Biển Đông dậy sóng và mối quan hệ tay ba

Biển Đông dậy sóng và mối quan hệ tay ba

Nam Nguyên, phóng viên RFA
2017-01-12
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình (phải) và Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng (trái) hội đàm tại Bắc Kinh ngày 12 tháng 1 năm 2017.

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình (phải) và Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng (trái) hội đàm tại Bắc Kinh ngày 12 tháng 1 năm 2017.

AFP photo

Tổng Bí Thư Đảng Cộng sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng đi Bắc Kinh, Ngoại trưởng Hoa Kỳ John Kerry thăm Việt Nam trước khi mãn nhiệm và sự kiện ông Rex Tillerson, người có thể thay thế ông Kerry, nặng lời răn đe Trung Quốc về vấn đề Biển Đông là những thông tin đang được dư luận chú ý.

Chờ đợi gì từ Trump?

Hầu hết báo mạng dòng chính ở Việt Nam đều có tin bài liên quan đến các sự kiện vừa nêu. Theo Người Lao Động Online, trong cuộc họp báo thường kỳ đầu tiên năm 2017 của Bộ Ngoại giao diễn ra chiều 12/1 ở Hà Nội, Người Phát ngôn Lê Hải Bình đã trả lời câu hỏi về việc ông Rex Tillerson, người được Tổng thống đắc cử Donald Trump chọn làm ngoại trưởng, khi bình luận về Biển Đông ngày 11/1 nói rằng, nước Mỹ phải  sẽ phải gửi tín hiệu rõ ràng đến Trung Quốc, thứ nhất việc xây dựng đảo nhân tạo phải dừng lại; thứ hai, Trung Quốc sẽ không được tới các đảo đó nữa.

Tôi nghĩ tiếng nói mạnh mẽ của Hoa Kỳ có lẽ rất là phù hợp với nguyện vọng chung của quốc tế và vì lợi ích chung của nhân loại. Phát biểu đấy cần phải được chia sẻ.
– TS Trần Công Trục

Ông Lê Hải Bình đã khá dè dặt khi lập lại quan điểm của Việt Nam, theo đó  duy trì hòa bình, ổn định, an ninh, an toàn hàng hải và hàng không ở khu vực là mục tiêu chung cũng là lợi ích chung của các nước trong và ngoài khu vực. Các bên liên quan, các bên trong và ngoài khu vực đều phải có trách nhiệm đóng góp mang tính xây dựng vào mục tiêu chung cũng như đảm bảo lợi ích chung.

Vậy thì quan điểm của ứng viên Ngoại trưởng Hoa Kỳ Rex Tillerson có phù hợp với quan điểm và lợi ích của Việt Nam hay không?

Chúng tôi nêu câu hỏi này với TS Trần Công Trục, nguyên Trưởng ban biên giới của Chính phủ Việt Nam hiện sống ở Hà Nội và được ông trả lời:

“Không những phù hợp với lợi ích Việt Nam mà phù hợp lợi ích chung của cả thế giới nữa. Bởi vì những việc làm của Trung Quốc như vậy vi phạm Công ước Luật Biển 1982, nó làm biến đổi môi trường sống của các loài thủy sản quý hiếm cũng như thay đổi, biến đổi của cả khu vực Biển Đông. Tôi nghĩ tiếng nói mạnh mẽ của Hoa Kỳ có lẽ rất là phù hợp với nguyện vọng chung của quốc tế và vì lợi ích chung của nhân loại. Tôi cho rằng phát biểu đấy cần phải được chia sẻ.”

8b87ca05-7cf4-41ec-bab3-aac976fe998c-400.jpg
Ông Rex Tillerson Wayne, cựu chủ tịch và giám đốc điều hành của ExxonMobil, là người được đề cử chức vụ Bộ trưởng Ngoại giao Hoa Kỳ. Ảnh chụp tại Capitol Hill, Washington, DC ngày 11/1/2017. AFP photo


Trong cuộc phỏng vấn của Nam Nguyên vào tối 12/1/2017, Thạc sĩ Hoàng Việt chuyên gia nghiên cứu Biển Đông hiện sống và làm việc ở Saigon nhận định:

“Trước đây khi ông Donald Trump đắc cử tổng thống thì nhiều người còn phân vân về chính sách đối ngoại của ông. Nhưng từ lúc tranh cử tổng thống, quan điểm của ông ấy là cần phải cứng rắn với Trung Quốc. Cho đến bây giờ thì những người ông bổ nhiệm như, cố vấn an ninh, cố vấn kinh tế ngoại trưởng, kể cả Bộ trưởng Quốc phòng, tất cả những nhân vật đó đều có quan điểm mạnh thể hiện chính sách của ông Trump.

Nếu mà Hoa Kỳ cứng rắn với Trung Quốc trên Biển Đông thì điều đó chắc chắn có lợi ích cho Việt Nam. Bởi vì nói cho cùng thì trong khu vực Biển Đông này phải có một quốc gia đủ mạnh để có thể kềm chế được Trung Quốc, kềm chế những tham vọng quá đáng của Trung Quốc trên Biển Đông này.”

Nhà Nghiên cứu Hoàng Việt cũng đề cập tới quan điểm không phản đối Hiệp định Đối tác Xuyên Thái Bình Dương TPP của ứng viên Ngoại trưởng Hoa Kỳ Rex Tillerson. Chuyên gia Hoàng Việt tiếp lời:

“Chúng ta mong chờ vào tương lai của TPP, nếu mà Hoa Kỳ một mặt mạnh mẽ cứng rắn hơn đối với Trung Quốc ở trên Biển Đông và mặt thứ hai là tiếp tục duy trì vận mệnh TPP thì có lẽ đấy là những tín hiệu tốt trong khu vực.”

Thế thăng bằng đu dây

Có những ý kiến cho rằng, phản ứng của Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Lê Hải Bình quá dè dặt và thể hiện thực tế quan hệ nước lớn nước nhỏ. TS Trần Công Trục nhận định:

“Tôi không đồng ý với việc dư luận cho rằng phát biểu của Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao không được mạnh mẽ. Trong bối cảnh đây là mới được nghe phát biểu của một ứng cử viên bộ trưởng. Đây mới là phát biểu còn hành động của ông ta thế nào còn là một câu chuyện nữa. Thứ hai, thậm chí khi đã lên chức bộ trưởng có phát biểu thì  cũng còn phải thể hiện trên hành động thực tế là Hoa Kỳ cần phải hành xử như thế nào trong việc lên án những hành động sai trái đó. Bởi vì, nên nhớ rằng trước đây rất nhiều lần Hoa Kỳ có nói, nhưng việc làm của họ chưa tương thích với lời nói cũng là câu chuyện khác.

Tôi cho rằng Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam phát biểu trong chừng mực là có những lý do khách quan, chứ không phải vì Việt Nam sợ Trung Quốc.  Bởi vì nếu Trung Quốc làm đúng thì Việt Nam sẽ tôn trọng, còn nếu Trung Quốc làm sai thì người Việt Nam sẽ đấu tranh đến cùng…”

Một tuần trước khi ông Donald Trump tuyên thệ nhậm chức Tổng thống Hoa Kỳ, chiều 12/1/2017 ông Nguyễn Phú Trọng Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam đã đến Bắc Kinh trong chuyến viếng thăm chính thức Trung Quốc kéo dài 4 ngày. Thông tấn xã Việt Nam mô tả hội đàm Nguyễn Phú Trọng – Tập Cận Bình là nhằm định hướng phát triển lành mạnh, lâu dài cho quan hệ Việt – Trung và về điều gọi là củng cố cục diện ổn định, thuận lợi cho công cuộc xây dựng và bảo vệ tổ quốc.

b536abe3-4b7e-4e23-8db3-2c8c6cd7a869-400.jpg
Ngoại trưởng Mỹ John Kerry (trái) được chào đón bởi Đại sứ Mỹ tại Việt Nam, Ted Osius tại sân bay Nội Bài, Hà Nội vào ngày 12 tháng một năm 2017. AFP photo

Vẫn theo Thông tấn xã Việt Nam, về vấn đề trên biển, hai Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và Tập Cận Bình cùng cho rằng đây là vấn đề tồn tại chủ yếu của quan hệ Việt Trung và là vấn đề hết sức phức tạp và hệ trọng, tác động chi phối rất lớn đến sự tin cậy chính trị, tình cảm nhân dân và cụ diện quan hệ hai nước, cục diện và tình hình khu vực cũng như thế giới.

Thạc sĩ Hoàng Việt, nhà nghiên cứu Biển Đông từ Saigon nhận định:

“Thông thường trong những giai đoạn quan trọng thì Việt Nam bao giờ cũng có các nhà lãnh đạo sang thăm Trung Quốc để trao đổi quan điểm hai bên và phía Trung Quốc cũng tương tự như vậy. Chắc chắn trong mối quan hệ này, mối quan hệ giữa Việt Nam Hoa Kỳ và Trung Quốc vô cùng phức tạp nhưng nó cũng đầy lợi ích đan xen.

Một mặt Việt Nam vẫn muốn duy trì quan hệ tốt với Trung Quốc vì quan niệm rằng duy trì được quan hệ với Trung Quốc thì mới duy trì hòa bình, mới có cơ hội để phát triển. Tuy nhiên Việt Nam lại lo ngại trước những tham vọng của Trung Quốc trên biển đặc biệt trên Biển Đông và vì vậy Việt Nam cũng muốn thúc đẩy mối quan hệ với các quốc gia khác, trong đó có Hoa Kỳ, Nhật Bản. Vì vậy mối quan hệ với Hoa Kỳ rất là quan trọng. cũng chính vì vậy mà quan hệ Việt Nam – Hoa Kỳ trong mấy năm gần đây cũng phát triển nhanh chóng.”

Trong cuộc họp báo ngày 12/1/2017 tại Hà Nội, Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Hải Bình đã không trả lời trực tiếp câu hỏi của báo chí nước ngoài, về việc Việt Nam mua tên lửa đất đối không Akash của Ấn Độ. Theo báo Người Lao Động Online, Ông Lê Hải Bình nói là sẽ chuyển câu hỏi đến cơ quan chức năng. Tuy vậy ông nhấn mạnh là Việt Nam kiên trì chính sách quốc phòng hòa bình, tự vệ, việc mua sắm quốc phòng nếu có là bình thường để bảo vệ đất nước.

Chắc chắn trong mối quan hệ này, mối quan hệ giữa Việt Nam Hoa Kỳ và Trung Quốc vô cùng phức tạp nhưng nó cũng đầy lợi ích đan xen.
– Thạc sĩ Hoàng Việt

Nhận định về vấn đề vừa nêu, TS Trần Công Trục nguyên Trưởng ban biên giới của chính phủ Việt Nam cho rằng, Việt Nam không thể không tính đến trách nhiệm lớn lao của mình trong việc đóng góp bảo vệ hòa bình, không để xung đột chiến tranh xảy ra. Nhưng điều đó không có nghĩa vì lý do phải làm mọi cách để đàm phán, hòa hoãn giải quyết hòa bình, thì Việt Nam lơ là việc cảnh giác. TS Trần Công Trục nhấn mạnh:

“Việt Nam luôn luôn cảnh giác và sẵn sàng tăng cường sức mạnh của mình để bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ chủ quyền thiêng liêng của mình khi có kẻ xâm lược trắng trợn, bất chấp quyền lợi chính đáng của Việt Nam, bất chấp luật pháp quốc tế, thì Việt Nam sẵn sàng đứng lên để đánh trả, để gìn giữ mảnh đất thiêng liêng của cha ông để lại….bảo vệ các quyền hợp pháp của mình là việc phải làm…”

Đối với chuyến thăm Việt Nam từ ngày 12 đến 14/1/2017 của Ngoại trưởng Hoa Kỳ John Kerry, qua truyền thông nhà nước người đọc báo cảm nhận, việc ông Kerry trở lại Việt Nam lần thứ 3 vào tuần lễ cuối cùng của nhiệm kỳ mang tính cách biểu tượng nhiều hơn, cho dù được mô tả là thúc đẩy quan hệ Đối tác toàn diện Việt – Mỹ.

Ngoại trưởng Mỹ được đề cử: Trung Quốc phải ngưng ngay việc bồi đắp đảo ở Biển Đông

Ngoại trưởng Mỹ được đề cử: Trung Quốc phải ngưng ngay việc bồi đắp đảo ở Biển Đông

Ông Rex Tillerson điều trần trước Ủy ban Đối ngoại Thượng viện Hoa Kỳ hôm 11/01/2017.

Ông Rex Tillerson điều trần trước Ủy ban Đối ngoại Thượng viện Hoa Kỳ hôm 11/01/2017.

AFP

Nhân vật được Tổng thống đắc cử Donald Trump chọn giữ chức vụ Ngoại trưởng Hoa Kỳ, ông Rex Tillerson, hôm qua 11/01 phát biểu trong phiên điều trần về việc bổ nhiệm tại Ủy ban Đối ngoại Thượng viện rằng hoạt động bồi lắp đảo nhân tạo rồi bố trí khí tài trên đó của Trung Quốc ở Biển Đông là bất hợp pháp, tương tự như vụ Nga chiếm bán đảo Crimea của Ukraine.

Khi được hỏi liệu bản thân có ủng hộ đường lối cứng rắn hơn đối với Trung Quốc hay không? thì ông Rex Tillerson trả lời là sẽ phải nhắn gửi đến Trung Quốc một tín hiệu rõ ràng hơn: đó là trước tiên Trung Quốc phải ngưng ngay việc bồi đắp đảo, thứ đến là việc tiếp cận đến những đảo nhân tạo đó cũng không được phép.

Tuy nhiên ông Rex Tillerson không nói rõ chi tiết về biện pháp nào sẽ thực hiện nhằm chặn Trung Quốc tại những đảo nhân tạo được dựng nên ở Biển Đông như thế.

Trung Quốc phải ngưng ngay việc bồi đắp đảo ở Biển Đông, và việc tiếp cận đến những đảo đó cũng không được phép.
Rex Tillerson

Hãng thông tấn Reuters loan tin như vừa nêu và cho biết cả đội ngũ nhận chuyển giao của Tổng thổng đắc cử Donald Trump cũng chưa có trả lời ngay về những biện pháp cụ thể chặn Trung Quốc tại những đảo nhân tạo bồi đắp lên ở Biển Đông.

Bắc Kinh dịu giọng

Phản ứng trước các tuyên bố cứng rắn của nhân vật được đề cử nắm chức Ngoại trưởng Mỹ nhiệm kỳ tới, chính phủ Bắc Kinh hôm nay không tỏ ra gay gắt như thường lệ.

Phát ngôn nhân Lục Khảng của Bộ Ngoại giao Trung Quốc lên tiếng cho rằng căng thẳng tại tuyến đường hàng hải có tầm chiến lược quan trọng qua Biển Đông đã giảm bớt và những quốc gia bên ngoài cần hỗ trợ nỗ lực hướng đến ổn định tại đó.

Ông Lục Khảng nhắc lại mối quan hệ Mỹ- Trung được dựa trên căn bản không đối đầu, không xung khắc, hợp tác đôi bên cùng có lợi. Hai phía cần tôn trọng lẫn nhau.

Giới ngoại giao Trung Quốc lên tiếng cho rằng họ không quá lo lắng về những lời lẽ mạnh mẽ của tổng thống đắc cử Donald Trump cũng như những nhân vật được chọn vào tân chính phủ Hoa Kỳ. Trung Quốc sẽ không thay đổi phương pháp căn bản tích cực tiếp cận trong mối quan hệ giữa Trung Quốc và Hoa Kỳ.

Việt Nam cẩn trọng

Cũng liên quan đến tuyên bố cứng rắn của ông Rex Tillerson về các hoạt động của Trung Quốc ở Biển Đông, Việt Nam hôm nay đưa ra các phát biểu như thường lệ.

Phát ngôn nhân Lê Hải Bình của Bộ Ngoại giao Việt Nam khi được báo giới hỏi về những lời lẽ cứng rắn của ông Rex Tillerson như vừa nêu đối với Trung Quốc tại Biển Đông, ông Bình cho rằng “các bên liên quan và các bên trong, ngoài khu vực đều phải có trách nhiệm đóng góp mang tính xây dựng vào mục tiêu chung cũng như đảm bảo lợi ích chung”.

Một cử chỉ hiếm thấy: Sếp lớn Hàn Quốc quỳ gối cúi đầu cảm tạ nhân viên vệ sinh

Một cử chỉ hiếm thấy: Sếp lớn Hàn Quốc quỳ gối cúi đầu cảm tạ nhân viên vệ sinh

Source: VietBF
Một cử chỉ hiếm thấy của vị Tổng thư ký Quốc hội Hàn Quốc đã quỳ gối cúi đầu chân thành cảm tạ những nhân viên vệ sinh không quản ngại gian khó để giữ gìn vệ sinh cho tòa nhà Quốc hội nước này nhân dịp đầu năm mới.
Ngày 2/1, rất đông các nhân viên vệ sinh của Quốc hội Hàn Quốc đã tham dự hoạt động chào mừng năm mới 2017 được tổ chức tại thủ đô Seoul
.
Tại buổi lễ long trọng này, Tổng thư ký Quốc hội Hàn quốc Woo Yoon Geun đã quỳ gối để bày tỏ lòng cảm kích tới các nhân viên không quản ngại gian khó để giữ gìn vệ sinh cho tòa nhà Quốc hội Hàn Quốc.
Trước lời cảm tạ hết sức thành tâm của ông Woo Yoon Geun, các nhân viên vệ sinh của tòa nhà Quốc hội Hàn Quốc đã đồng loạt cúi rạp người để đáp lễ. Ai nấy đều tỏ ra hết sức vui trước những lời chia sẻ, động viên của vị Tổng thư ký đáng kính.
Những hình ảnh này đã thu hút sự chú ý rất lớn của dư luận không chỉ ở Hàn Quốc mà còn ở các nước khác.


Hình ảnh ông Woo Yoon Geun quỳ gối bày tỏ lòng cảm kích trước sự nỗ lực của các nhân viên vệ sinh.



Buổi lễ chào mừng năm mới của các nhân viên vệ sinh tòa nhà Quốc hội Hàn Quốc được tổ chức hết sức long trọng tại thủ đô Seoul.
 
2/ Ở nước CHXHCN VIỆT NAM

di-hop-bang-oto-duoc-cong-qua-nuoc-ngap-o-ha-noi

VIỆT NAM, MỘT THỜI THỪA MÁU

VIỆT NAM, MỘT THỜI THỪA MÁU

FB Trần Trung Đạo

Trẻ em VN chết trong chiến tranh. Nguồn: internet/ FB Trần Trung Đạo

Trẻ em VN chết trong chiến tranh. Nguồn: internet/ FB Trần Trung Đạo

Trong ngôn ngữ Việt Nam, chữ “máu” không đơn giản chỉ một bộ phận cơ thể hay “thiếu máu” không phải dùng để chỉ một nguyên nhân ảnh hưởng đến sức khỏe như tại các nước khác mà còn khơi dậy nỗi đau đã in sâu trong nhận thức con người.

Nhắc tới chuyện thiếu máu năm nay, không thể quên có một thời Việt Nam dư thừa máu. Đâu cũng đều thấy máu. Máu chảy đầy sông. Máu ngập ruộng đồng. Máu loang đường phố. Thừa đến nỗi, máu của nhiều triệu người Việt đã đổ xuống không chỉ để thỏa mãn tham vọng bành trướng của Mao và CS quốc tế mà còn giúp các quốc gia vùng Đông Nam Á đang nghèo nàn bỗng trở nên giàu có.

James Macdonald trong tác phẩm When Globalization Fails: The Rise and Fall of Pax Americana, nhắc lại câu nói của cố TT Singapore Lý Quang Diệu, chiến tranh Việt Nam (đúng ra nên gọi “máu Việt Nam”) đã “giúp các quốc gia Đông Nam Á có thêm thời gian” để nâng cao mức sống, bởi vì nếu không, “Đông Nam Á chắc chắn đã lọt vào tay CS”. [1]

Đọc câu nói của cố TT Lý Quang Diệu và tìm hiểu các diễn biến chính trị trong cuộc chiến Việt Nam sẽ thấy ngay từ đầu cuộc chiến, nhiều triệu người Việt đã đổ máu một cách oan uổng cho ý thức hệ CS và bá quyền Trung Cộng chứ chẳng phải để “giải phóng dân tộc” hay “thống nhất đất nước” như hệ thống tuyên truyền của đảng nhồi nhét vào nhận thức của các thế hệ Việt Nam từ 1945 đến nay.

Máu Việt Nam, tham vọng Mao Trạch Đông

Đảng CSVN không chế tạo được một khẩu súng, một viên đạn, một túi lương khô nào nhưng có khả năng rút máu của nhân dân Việt Nam để cung cấp cho tham vọng của Mao.

Stalin, trong buổi họp với Mao và Hồ Chí Minh tại Moscow giữa tháng Hai, 1950 đã phó thác sinh mạng CSVN vào tay Trung Cộng. Theo William J. Duiker trong Ho Chi Minh: A Life, Stalin nói với Hồ Chí Minh tại Moscow “Từ bây giờ về sau, các đồng chí có thể tin tưởng vào sự giúp đỡ của Liên Xô, đặc biệt hiện nay sau thời kỳ chiến tranh, thặng dư của chúng tôi còn rất nhiều, và chúng tôi sẽ chuyển đến các đồng chí qua ngã Trung Quốc. Tuy nhiên vì điều kiện thiên nhiên, chính yếu vẫn là Trung Quốc sẽ giúp đỡ các đồng chí. Những gì Trung Quốc thiếu chúng tôi sẽ cung cấp.” Tới phiên Mao, y cũng lần nữa xác định với Hồ “Bất cứ những gì Trung Quốc có mà Việt Nam cần, chúng tôi sẽ cung cấp.”

Từ đó, Mao sử dụng đảng CSVN như những tay sai trung thành phục vụ cho lòng căm thù Mỹ của riêng y và bảo vệ vùng an toàn phía nam của Trung Cộng. CSVN, cũng từ đó, hoàn toàn lệ thuộc vào Trung Cộng, không chỉ phương tiện chiến tranh, kinh tế, quốc phòng, hệ ý thức, cơ sở lý luận mà cả cách nói, cách ăn mặc, cách hôn hít, chào hỏi.

Sự thù địch Mỹ trong lòng Mao bắt đầu từ thời gian Mao còn ở Diên An khi tàn quân của Mao bị quân Tưởng Giới Thạch bao vây và Mỹ lại công khai tuyên bố chỉ ủng hộ phe Tưởng. Lòng thù hận dâng cao sau xung đột Eo Biển Đài Loan, và trầm trọng hơn, sau chiến tranh Triều Tiên với gần 400 ngàn quân Trung Cộng bị giết, trong số đó có Mao Ngạn Anh (Mao Anying), con trai trưởng và gần gũi nhất của Mao. Đối với Mao kẻ thù số một là Mỹ. [2]

Mao chỉ thị toàn bộ bộ máy tuyên truyền tại Trung Cộng phải chống Mỹ bằng mọi cách. Chống Mỹ từ xa, chống Mỹ ở gần, chống Mỹ trong lý luận, chống Mỹ trong thực tế, chống Mỹ khi có mặt Mỹ và chống Mỹ khi chưa có mặt Mỹ.

Theo lệnh Mao, trong hội nghị lần thứ sáu của Trung ương Đảng CSVN từ ngày 15 đến 17 tháng 7 năm 1954, Hồ Chí Minh và bộ chính trị đảng CSVN đã nghĩ đến chuyện đánh Mỹ “Hiện nay đế quốc Mỹ là kẻ thù chính của nhân dân thế giới và nó đang trở thành kẻ thù chính và trực tiếp của nhân dân Đông Dương, cho nên mọi việc của ta đều nhằm chống đế quốc Mỹ”. [3]

Khẩu hiệu “Chống Mỹ cứu nước” được thai nghén từ quan điểm và thời điểm này. Nhưng “nước” trong khẩu hiệu “Chống Mỹ cứu nước” phải hiểu là nước Tàu chứ không phải nước Việt. Lý do, trong thời điểm 17 tháng 7, 1954 chưa có một người lính hay một cố vấn Mỹ nào ở miền Nam Việt Nam. Hôm đó, ngay cả hiệp định Geneva cũng còn chưa ký.

Đọc cái tài liệu trong thời kỳ chống Pháp để thấy Mao gần như đơn phương quyết định mọi hoạt động quân sự của Việt Minh kể cả việc chọn ngày, chọn tháng cần phải chiếm cho được Điện Biên Phủ. Theo Qiang Zhai, trong tác phẩm China and Vietnam war 1950-1975, Mao đã theo dõi một cách tường tận và chỉ thị một cách chi tiết cho từng sư đoàn Việt Minh trong mặt trận Điện Biên Phủ. [4]

Người viết xin mở ngoặc ở đây. Điều đó không có nghĩa những người Việt Nam đã hy sinh dù trong màu áo “Việt Minh”, trên đường tấn công vào bản doanh của tướng de Castries là những người đánh thuê cho Trung Cộng hay phục vụ một cách có ý thức cho chủ trương nhuộm đỏ Việt Nam của CS Quốc Tế. Không. Họ không biết điều đó. Đa số nông dân tay lấm chân bùn kia là những người Việt Nam yêu nước và họ đã chết trong ước mơ một ngày Việt Nam sẽ thực sự là một nước tự do, độc lập. Lòng yêu nước chân thành và trong sáng của họ sẽ không rơi vào quên lãng.

Nhuộm máu miền Nam

Kiên trì với mục đích CS hóa Việt Nam đề ra từ 1930, vào tháng 5, 1959, Ban Chấp hành Trung ương đảng Lao Động sau khi biết rằng việc chiến miền Nam bằng phương tiện chính trị không thành, đã quyết định chiếm miền Nam bằng võ lực dù phải “đốt cháy cả dãy Trường Sơn”.

Giáo sư Chu Hảo, nguyên Thứ trưởng Bộ Khoa học công nghệ của CSVN trong bài viết Đã Đến Lúc Cần Phải Đối Thoại đăng trên mạng Bauxit Viet Nam hôm 23/08/2016 cũng thừa nhận nguyên nhân sâu xa của thực trạng bi thảm tại Việt Nam hiện nay phát xuất từ lý do ý thức hệ: “Nguyên nhân gốc rễ của mọi ý kiến bất đồng, mọi bức xúc và phẫn uất đều nằm trong những điều bất cập, phản khoa học, phản tiến bộ, phản dân chủ của Cương lĩnh đảng CSVN và Hiến pháp nước CHXHCNVN”. [5]

Đảng CSVN từ ngày thành lập 3 tháng 2, 1930 đến nay đã có cả thảy 4 cương lĩnh đảng, gồm 3 cương lĩnh về “cách mạng dân tộc dân chủ” và 1 Cương lĩnh “về thời kỳ đổi mới, xây dựng đất nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa”. Nội dung có thay đổi trong mỗi thời kỳ nhưng mục tiêu tối hậu vẫn không thay đổi như Nguyễn Thanh Tâm thuộc Viện Lịch sử Đảng khẳng định: “chủ trương làm tư sản dân quyền cách mạng và thổ địa cách mạng để đi tới xã hội cộng sản. Đó là mục đích lâu dài, cuối cùng của Đảng và cách mạng Việt Nam.”[6]

Người viết cám ơn Gs Chu Hảo cuối cùng đã thấy ra điều đó. Rất tiếc giải pháp giáo sư đưa ra lại là “đối thoại”, một giải pháp không đúng với lý luận lẫn thực tế chính trị như đã diễn ra tại các quốc gia cựu CS Đông Âu và Liên Xô.

Từ ngày thành lập tại Hong Kong năm 1930, dù hoạt động dưới nhiều danh xưng (đảng Cộng sản Đông Dương, Hội nghiên cứu chủ nghĩa Mác ở Đông Dương, đảng Lao động Việt Nam, đảng Nhân dân Cách mạng ở miền Nam, đảng Cộng sản Việt Nam) nhưng đảng luôn kiên trì và hoàn toàn nhất quán về mục đích nhuộm đỏ Việt Nam.

Máu Việt Nam giúp các nước Đông Nam Á có cơ hội làm giàu

Trong khi máu của nhiều triệu người Việt trên cả hai miền Nam Bắc đổ xuống cho ý thức hệ CS và tham vọng của Mao Trạch Đông, các quốc gia Đông Nam Á tận dụng thời gian và cơ hội để phát triển kinh tế như TT Lý Quang Diệu thừa nhận.

Lấy thời điểm 1965 khi chiến tranh Việt Nam gia tăng cường độ, nền kinh tế Singapore tính theo GDP theo đầu người chỉ vào khoảng 500 đô la, tương đương với Mexico và Nam Phi. Năm 2015, GDP theo đầu người của Singapore lên đến 56 ngàn đô la, ngang với Đức.

Phát triển nhanh không kém với Singapore là Nam Hàn. Trong thập niên từ 1950 đến 1960 Nam Hàn là quốc gia nghèo nhất thế giới, nghèo hơn cả Nam Việt Nam, Bolivia và Mozambique, nhưng ngày nay, quốc gia này giàu hơn cả Tây Ban Nha và New Zealand. [7]

Các quốc gia khác trong vùng từ Thái Lan đến Nam Dương, Mã Lai đều phát triển nhanh chóng trong thời kỳ chiến tranh Việt Nam nhờ chính sách đầu tư rộng rãi của Mỹ để lấy lòng đồng minh nhằm bao vây và ngăn chận CS lan tràn.

Mọi việc đều có nguyên nhân

Mùa Giáng Sinh vừa rồi, giáo sư Tương Lai trong bài viết Nhớ Lại Mùa Giáng Sinh B-52 đăng trên nhiều báo trong nước vẫn tiếp tục một giọng điệu tuyên truyền đã được đảng lặp đi lặp lại hơn 40 năm qua: “Hiểu thêm những điều này để càng thấy rõ xương máu của các chiến sĩ và nhân dân ta trong một cuộc chiến không cân sức giữa biết bao những toan tính lợi ích của các nước lớn là đau đớn và uất hận đến thế nào cho thân phận một nước nhỏ trong trùng điệp những mưu mô được khoác ra ngoài những tấm áo sặc sỡ! “ [8]

Thưa giáo sư, mọi việc trên đời đều có nguyên nhân.

Nếu chịu lắng lòng và suy nghĩ, ông sẽ truy ra được nguồn gốc của chiến tranh Việt Nam. Tại sao Mỹ không ném bom hay can thiệp vào nội bộ Senegal, Tunisia, Morocco hay hàng trăm thuộc địa khác của Pháp mà chỉ can thiệp vào thuộc địa Việt Nam?

Ngay cả trong cuộc chiến tranh giành độc lập đẫm máu của Algeria chống thực dân Pháp, dù là đồng minh lâu năm với lãnh tụ Pháp de Gaulle, Mỹ đã công khai bày tỏ cảm tình với lý tưởng độc lập, tự do của nhân dân Algiera và xem xung đột Algeria là chuyện nội bộ của Pháp. [9]

Sau Thế chiến Thứ hai Mỹ chủ trương giải thực nhưng sự đe dọa của Trung Cộng và CSVN đã làm Mỹ thay đổi chính sách đối với Á Châu. TT Richard Nixon thừa nhận việc Mỹ đã đổ nhiều trăm triệu đô la giúp Pháp chỉ với mục đích duy nhất là ngăn chận làn sóng đỏ CS từ Bắc Kinh xuống Đông Nam Á qua ngã Hà Nội. Sau khi Pháp rút, Mỹ đã cố gắng hết sức trong nhiều năm để bảo vệ miền Nam.

Nếu chịu lắng lòng và đọc lại các sử liệu quốc tế, ông cũng biết, trong suốt cuộc chiến Việt Nam, Mỹ không hề chủ trương đổ bộ lên Hải Phòng như đã từng đổ bộ Incheon tháng 9, 1950 để mở đường tấn công Bắc Hàn. Miền Nam trong hai thời kỳ đệ nhất và đệ nhị cộng hòa cũng không có ý định chiếm đoạt lãnh thổ miền Bắc hay lật đổ cơ chế CS miền Bắc. Sau gần một trăm năm chịu đựng không biết bao nhiêu đau khổ dưới ách thực dân, mục đích của nhân dân miền Nam là có được cơm no, áo ấm, có được cuộc sống tự do và xây dựng miền Nam thành một nước cộng hòa hiện đại.

Sau Thế chiến Thứ hai, phong trào giải thực được phát động từ Á sang Phi. Phần lớn các dân tộc bị trị đã giành lại nền tự chủ bằng các cuộc vận động hòa bình hay được trao trả quyền độc lập, riêng Việt Nam thì không. Việt Nam tiếp tục chìm sâu trong biển máu ý thức hệ cho đến 1975 và rồi tiếp tục chịu đựng nghèo nàn, độc tài, lạc hậu cho đến hôm nay.

Không cần phải một giáo sư mà một người bình thường cũng biết chính cơ chế chính trị, kinh tế và văn hóa độc quyền cộng sản hiện nay là nguyên nhân tạo ra tình trạng chậm tiến của đất nước, và do đó cần phải được tháo gỡ càng nhanh càng tốt, càng sớm càng tốt. Đừng tiếc nuối.

Trần Trung Đạo

_____

[1] James Macdonald, When Globalization Fails: The Rise and Fall of Pax Americana, 2015

[2] Seymour Topping, the former managing editor of the New York Times. China vs. the US: The Roots of a Love-Hate Relationship (Part 1), World Policy Journal, Dec 14, 2011.

[3] Lịch sử Việt Nam, Chương IV: Đảng Lãnh Đạo Cách Mạng xã hội chủ nghĩa ở miềN Bắc Và kháng chiến chống Mỹ, cứu Nước(1954-1975)

[4]Quang Zhai, China & The Vietnam Wars, 1950-1975, University of North Carolina Press, 2000.

[5] Chu Hảo, Đã đến lúc cần phải đối thoại, Bauxit Viet Nam, 23/08/2016

[6] Nguyễn Thanh Tâm, Viện Lịch sử Đảng- Học viện Chính trị- Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh, các cương lĩnh của Đảng Cộng sản Việt Nam, Tuyên Giáo, 31/1/2010

[7] South Korea: One of the World’s Great Success Stories Heads to the Polls

[8] Tương Lai, Nhớ lại mùa giáng sinh B-52 (Mênh mông thế sự 58), Bauxite Viet Nam, 26/12/2016

[9] France and the Algerian War, 1954-1962: Strategy, Operations and Diplomacy, Martin S. Alexander, J.F.V. Keiger, pp 148-150

Cấm dân đặt tượng Ðức Thánh Trần trên bục trong sân nhà

Cấm dân đặt tượng Ðức Thánh Trần trên bục trong sân nhà

Nguoi-viet.com

Tượng Ðức Thánh Trần Hưng Ðạo được đặt trên bục cao 1mét trong sân nhà ông Phương bị xã bắt đem xuống. (Hình: Báo Pháp Luật Sài Gòn)

LÂM ÐỒNG (NV) – Cho rằng người dân đặt tượng Ðức Thánh Trần Hưng Ðạo trên bục cao là vi phạm, chính quyền xã Ninh Gia, huyện Ðức Trọng buộc phải hạ tượng xuống.

Nói với báo báo Pháp Luật Sài Gòn, chiều 10 tháng 1, gia đình ông Tống Hồ Phương, xã Ninh Gia, huyện Ðức Trọng, vừa gửi đơn khiếu nại về việc chính quyền xã không cho phép gia đình ông đặt tượng Ðức Thánh Trần Hưng Ðạo trên bục cao trong khuôn viên nhà riêng của mình.

Anh Nguyễn Xuân Quang, cháu ông Phương cho biết, gia đình đặt mua tượng Ðức Thánh Trần Hưng Ðạo ở làng đá Non Nước, Ðà Nẵng, do các nghệ nhân chạm khắc từ phiên bản của Hội Mỹ Thuật Việt Nam.

Trước khi mang tượng về khoảng 10 ngày, gia đình ông Phương có lên Sở Văn Hóa tỉnh Lâm Ðồng xin phép. Cán bộ nơi đây cho biết “tượng không nằm trong danh mục phải có giấy phép, cũng không thuộc diện cấm nên gia đình cứ làm.”

Thế nhưng, khoảng 15 giờ ngày 4 tháng 1, khi gia đình ông Phương đang dựng tượng lên bục, thì trưởng công an xã Ninh Gia đến yêu cầu hạ xuống. Khoảng hai tiếng sau chủ tịch, phó chủ tịch xã cũng có mặt yêu cầu gia đình hạ tượng. Gia đình ông Phương yêu cầu xã đưa ra văn bản cho rằng việc làm của mình thuộc diện bị cấm thì đại diện xã không có.

Tuy nhiên từ hôm đó trở đi, ngày nào chính quyền xã cũng cho người vào ép gia đình phải hạ tượng xuống. Thậm chí, có lần cán bộ Phòng Văn Hóa Thông Tin huyện Ðức Trọng cùng đi với chính quyền xã và cũng yêu cầu tương tự nhưng gia đình ông Phương không làm theo vì cho rằng pháp luật không cấm.

Thấy không ép được, ngày 6 tháng 1, chính quyền xã này cử cán bộ địa chính xã đến dùng chiêu lập biên bản “vi phạm khi xây dựng cái bục cao 1 mét, rộng 90 cm trái phép.”

“Ðại diện ủy ban xã nói, tội này có thể bị xử phạt từ 3 triệu đến 5 triệu đồng, nhưng đến nay vẫn chưa ra quyết định xử phạt hành chính. Họ bảo gia đình đặt bức tượng ở đâu cũng được nhưng không được đặt lên cái bục. Ðồng thời hạn 60 ngày phải hạ tượng xuống, nếu không sẽ tổ chức cưỡng chế,” anh Quang bất bình nói.

Chiều cùng ngày, nói với báo Pháp Luật Sài Gòn qua điện thoại, ông Nguyễn Ngọc Huyên, chủ tịch xã Ninh Gia, xác nhận sự việc trên.

“Việc xây dựng bục đặt tượng của gia đình ông Phương là vi phạm, nên đã lập biên bản vi phạm. Cụ thể là có hành vi xây dựng công trình xây dựng khác không có giấy phép. Hiện xã đang trong quá trình xử lý nên sẽ thông báo kết quả sau,” ông Huyên nói.

 

Cũng theo ông Huyên, xã không có thẩm quyền trong việc cho phép hay không cho việc làm chủ bức tượng. Nhưng khi đặt bức tượng đó lên cái bục thì không được vì cái bục là công trình vi phạm. Việc ông Phương có được sử dụng bức tượng hay không phải có ý kiến của cơ quan có thẩm quyền là ngành văn hóa cụ thể là Phòng Văn Hóa Thông Tin huyện và Sở Văn Hóa Thông Tin.

“Gia đình nói là sở cho phép nhưng chúng tôi chưa thấy văn bản nào, chỉ là nói miệng thôi. Tôi nghĩ gia đình phải lập hồ sơ xin phép, nếu sở cấp hoặc không cấp thì cũng phải có trả lời bằng văn bản, thì mới đúng quy định,”ông Huyên nói. (Tr.N)

MÙA XUÂN TÂY TẠNG VÀ CÂU CHUYỆN NHỮNG DÒNG SÔNG

MÙA XUÂN TÂY TẠNG VÀ CÂU CHUYỆN NHỮNG DÒNG SÔNG

Ngô Thế Vinh

Hình 1: Đức Dalai Lama và Cực Thứ Ba của Trái Đất. nguồn: activeremedy.org

Hình 1: Đức Dalai Lama và Cực Thứ Ba của Trái Đất. nguồn: activeremedy.org

Gửi Nhóm Bạn Cửu Long

If Tibet dries, Asia dies. Nghĩa là: Nếu Tây Tạng khô hạn, Châu Á chết

CỰC THỨ BA CỦA TRÁI ĐẤT

Khoảng ba trăm triệu năm trước, Tây Tạng còn nằm dưới đáy biển Tethys nguyên là một đại dương mênh mông bao trùm cả diện tích Châu Á và Ấn Độ. Do hành trình va chạm dữ dội của hai khối tiền lục địa Gondwanaland và Laurasia tạo nên cơn địa chấn với sức ép khổng lồ từ khối đất Ấn Độ dồn lên phía bắc tạo thành dãy Hy Mã Lạp Sơn và Cao nguyên Tây Tạng.

Với lịch sử địa chất ấy, Tây Tạng là vùng đất cao từ 3500 tới 5000 m – được mệnh danh là “xứ tuyết”, “nóc của trái đất”, hay “Cực Thứ Ba / Third Pole” — hai cực kia là Bắc Cực và Nam Cực. Tây Tạng với diện tích hơn một triệu km2 gần bằng Tây Âu nhưng cô lập với thế giới bên ngoài bởi ba bề núi non hiểm trở: phía nam là dãy Hy Mã Lạp Sơn, phía tây là rặng Karakoram, phía bắc là các rặng Kunlun và Tangla; riêng phía đông cũng bị cắt khoảng bởi các dãy núi không cao và lũng sâu và thoải dần xuống tới biên giới Trung Hoa, ráp gianh với hai tỉnh Tứ Xuyên và Vân Nam.

Phía tây bắc, Tây Tạng là một vùng đất hoang đông giá, gần như không người no-man’s-land trải dài hơn 1200 km từ tây sang đông. Phía nam là vùng núi non với thảo nguyên, nơi sống của dân du mục với các đàn cừu dê và những con bò Yaks.  Phía đông là tỉnh Kham và đông bắc là tỉnh Amdo (quê hương của Đức Dalai Lama thứ 14) là vùng trù phú và đông dân nhất. Thứ đến là vùng đất phía nam khí hậu bớt khắc nghiệt, nơi có con Sông Yarlung Tsangpo với những phụ lưu như một mạch sống.

Người nông dân Tây Tạng chủ yếu trồng lúa mạch và khoai tây là hoa màu phụ. Khí hậu thay đổi thất thường như mưa đá, đông giá nên mùa màng luôn luôn bị hư hại. Nguồn thực phẩm ổn định hơn là nuôi gia súc ngoài đàn bò Yaks còn có trừu, dê và gà để lấy trứng. Tsampa làm từ bột lúa mạch sấy là món ăn thường nhật của người Tây Tạng. Quốc gia Tây Tạng là hình ảnh mênh mông của những thảo nguyên với núi cao và lũng sâu, bầu trời thường thì trong xanh như ngọc. Cho tới cuối thế kỷ 19, nếp sống của họ vẫn vậy như từ hàng ngàn năm trước.

XỨ SỞ CỦA ĐẠO PHẬT

Đạo Phật du nhập vào Tây Tạng 12 thế kỷ sau khi Phật Thích Ca nhập niết bàn, khoảng thế kỷ thứ 7 sau Công nguyên. Khí Tông Cương Tán (Songtsen Gampo) là một tù trưởng tài ba đã thống nhất được các bộ lạc trên cả một vùng băng tuyết tới chân Hy Mã Lạp Sơn; ông cưới công chúa Nepal làm hoàng hậu và chính nàng công chúa này đã du nhập đạo Phật vào Tây Tạng. Tây Tạng thời kỳ ấy là một quốc gia hùng mạnh khiến vua Trung Hoa đời Nhà Đường cũng phải xin cầu hòa và gả công chúa cho Khí Công Cương Tán, nàng công chúa gốc Hán này cũng đem đạo Phật vào Tây Tạng. Đạo Phật từ đó đã phát triển rất mạnh trên vùng đất mới, hòa nhập với tín ngưỡng Bon đa thần để biến thể thành một thứ đạo Phật cao siêu và thần bí.

Tới thế kỷ 14 một vị chân tu tên Tống Cáp Ba – Tsongkhapa đã sáng lập nên phái Hoàng Mão Hoàng Y của Phật giáo chính thống Tây Tạng. Sau khi ông mất, người kế thừa cũng là một vị chân tu tên Gendun Drup được toàn thể giới tăng lữ suy tôn làm Dalai Lama (Lama là một từ Tây Tạng có nghĩa là bậc thầy), ông có công phát huy đạo Phật đồng thời cũng xây dựng được một nền hành chánh kết hợp với giáo quyền trị vì quốc gia Tây Tạng. Vị đại sư mưu trí này đã đặt ra quy luật tái sanh của Dalai Lama theo đó khi chết linh hồn vị Dalai Lama sẽ nhập vào một trẻ sơ sinh như hiện thân của Bồ Tát Quán Thế Âm – Bodhisatva  Avalokitesara.

Tới thế kỷ 16, do các giáo phái lại chống đối nhau dẫn tới sự can thiệp của quân Mông Cổ, sau đó thì chính Đại Hãn Mông Cổ là Altan Khan do cảm phục kiến thức cao sâu của vị đại sư nên cũng xin quy y, đồng thời phong tước cho vị Lama là Dalai Lama – Dalai là từ Mông Cổ có nghĩa biển cả, bao hàm kiến thức mênh mông.

Đây là thời kỳ cực thịnh của Phật giáo Tây Tạng ghi dấu bằng công trình xây cất Lâu Đài Mùa Đông – Cung Điện Potala 1000 phòng của các vị Dalai Lama, được coi như một kỳ quan kiến trúc của thế giới.

Nhưng về phương diện lịch sử thì ngôi Chùa Jokhang mới là di tích cổ kính nhất, được xây dưới triều vua Khí Tông Cương Tán, nơi chứa tượng Phật do công chúa Nepal thỉnh về. Kỳ quan của Jokhang không phải chỉ là các tượng Phật mà là tấm bia đá dựng trước chùa như di tích lịch sử về một quá khứ hùng mạnh của quốc gia Tây Tạng, đã từng gây khốn đốn cho các vua Trung Hoa đời nhà Đường. Trên tấm bia là bản hiệp ước được phê chuẩn bởi Đại Hoàng đế Tây Tạng và Hoàng đế Trung Hoa vào năm 821- 822 khắc bằng hai thứ tiếng Tây Tạng và Trung Hoa với nội dung [Hình 2]:

“Thỏa thuận cùng nhau về sự liên minh giữa hai quốc gia… tìm cách ngăn ngừa những nguyên nhân gây tàn hại cho hai xứ sở bây giờ và mai sau, để mang lại hòa bình lâu dài cho thần dân hai nước. Thỏa ước được khắc trên bia này để cho các thế hệ tương lai được biết tới.” (1)

h2Hình 2: Jokhang, ngôi chùa có lịch sử hơn 1,300 năm ghi dấu một thời kỳ hưng thịnh của quốc gia Tây Tạng. Tấm bia ghi bản hiệp ước giữa Đại Hoàng đế Tây Tạng và Hoàng đế Trung Hoa vào năm 821- 822 đã bị phá huỷ. Jokhang, cùng với lâu đài Potala được UNESCO đưa vào danh sách Di sản Thế giới. Nguồn: internet

Giữa thời kỳ hưng thịnh của quốc gia Tây Tạng [618-907] nơi đầu nguồn Sông Mekong thì lúc ấy Việt Nam lại đang phải sống trong tối tăm nhục nhã dưới ách thống trị của người Tàu với cái tên An Nam Đô Hộ Phủ. Việt Nam đã bị nô lệ Tàu tổng cộng 1050 năm trước khi lấy lại được nền tự chủ với các triều đại Ngô, Lê, Lý, Trần.

Nhưng rồi cũng không tránh được lẽ thịnh suy, những thế kỷ sau đó Tây Tạng lại bị Trung Hoa xâm lấn, thủ đô Lhasa thường xuyên bị chiếm đóng. Đến đầu thế kỷ 20, nhân lúc triều đình Mãn Thanh bị cuộc Cách Mạng Tân Hợi của Tôn Dật Tiên lật đổ, nhân dân Tây Tạng đã lại vùng lên và tuyên bố độc lập nhưng bị đàn áp và đã gặp phải sự thờ ơ đến tàn nhẫn của thế giới. Trung Hoa cho dù dưới thể chế chánh trị nào vẫn xem Tây Tạng như phần lãnh thổ của họ.

MỘT TÂY TẠNG ĐAU THƯƠNG

Năm 1933 khi vị Dalai Lama 13 viên tịch, tương truyền rằng người ta thấy mặt ngài ngoảnh về hướng đông bắc, phía tỉnh Amdo. Kết hợp với một số điềm báo triệu khác, các vị trong hội đồng giáo phẩm tới được ngôi làng Takster tỉnh Amdo và họ đã tìm ra đứa trẻ hai tuổi là đứa con thứ tư trong một gia đình nông dân nghèo khó, và sau một chuỗi những trắc nghiệm thử thách, cậu bé Tenzin Gyatso sinh ngày 6 tháng 7 năm 1935, được công nhận là hiện thân của Đức Dalai Lama thứ 14.

Amdo lúc đó đang thuộc quyền kiểm soát của quân Trung Quốc nên phải trải qua hai năm thương thuyết khó khăn, cậu bé Tenzin Gyatso mới được rời Amdo lên thủ đô Lhasa và được đưa vào Cung Điện Mùa Hè Norbulingka rồi Cung Điện Mùa Đông Potala để được nuôi dưỡng và giáo dục đúng theo giáo lý bởi những vị cao tăng uyên bác. Trong thời gian đó, một quan nhiếp chính được chỉ định để lo việc nước.

Tình hình càng trở nên tệ hại khi Tưởng Giới Thạch bị thua phải chạy ra đảo Đài Loan (1949), Hồng Quân chiếm trọn Hoa Lục đồng thời cũng xua quân vào cưỡng chiếm Tây Tạng với chiêu bài “giải phóng nhân dân Tây Tạng đang bị giai cấp phong kiến áp bức.”

Và đã có ngay từng đợt hàng trăm ngàn binh lính Trung Cộng tiến vào Tây Tạng, kéo theo sau là gia đình của họ. Khác xa với hứa hẹn ban đầu bảo đảm tự do tín ngưỡng và phong tục tập quán của dân Tây Tạng, họ mở ngay chiến dịch chống tôn giáo, đồng thời thi hành “chánh sách tàm thực/ tầm ăn dâu” không ngừng di dân gốc Hán vào đất nước Tây Tạng.

Năm 1950, do nhu cầu cấp bách của thời cuộc, ở cái tuổi mới 16, Tenzin Gyatso đã phải rất sớm đứng ra đảm đương mọi trách nhiệm chánh trị điều hành quốc gia Tây Tạng.  Năm 1954, Gyatso bị đưa sang Trung Quốc gặp Mao Trạch Đông trong ý muốn thuyết phục vị Dalai Lama trẻ tuổi ấy chấp nhận một xứ sở Tây Tạng sát nhập vào trật tự nước Trung Hoa.

Trước nguy cơ diệt vong, năm 1959 nhân dân Tây Tạng lại nhất loạt nổi dậy, nhưng đã bị Hồng Quân trấn áp và tàn sát không thương tiếc. Trong cuốn tự truyện Tự Do Trong Lưu Đầy – Freedom in Exile, Tenzin Gyatso viết:

“Trong gần một thập niên, ở cương vị người lãnh đạo chánh trị và tôn giáo cho dân tộc Tây Tạng, tôi đã cố gắng tái tạo mối liên hệ hòa bình giữa hai quốc gia Tây Tạng và Trung Hoa, nhưng trách vụ ấy không thể hoàn thành. Tôi đi tới kết luận là tôi sẽ phục vụ dân tộc tôi được nhiều hơn nếu tôi sống ở nước ngoài.” (1)

Đức Dalai Lama thứ 14 đã dẫn hơn một trăm ngàn dân Tây Tạng vượt biên giới thoát sang Ấn Độ. Bất chấp sự chống đối và cả hăm dọa của Bắc Kinh, chánh phủ Ấn vẫn giúp định cư số người Tây Tạng lưu vong này nơi thị trấn Dharmasala dưới chân rặng Hy Mã Lạp Sơn. Một chánh phủ lưu vong Kashag được hình thành như niềm hy vọng sống còn đối với người dân Tây Tạng trong nước.

Phía Trung Quốc bất kể nguyện vọng dân Tây Tạng ra sao, họ vẫn sát nhập quốc gia này vào “Nước mẹ vĩ đại Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa.” Tháng 9 năm 1965, Bắc Kinh tuyên bố lập “Vùng tự trị Tây Tạng – Tibetan Autonomous Region” trực thuộc nước Trung Hoa. Điều ấy có nghĩa là quốc gia Tây Tạng bị Bắc Kinh xoá tên trên bản đồ thế giới.

Và rồi các giai đoạn thảm khốc nhất đã diễn ra trong suốt thập niên sau đó khi có cuộc Cách Mạng Văn Hóa. Cả một di sản văn hóa của dân tộc Tây Tạng bị tận diệt một cách công khai và có hệ thống bởi những đoàn Vệ Binh Đỏ. Các đền đài tu viện bị phá trụi, các tranh tượng tôn giáo bị hủy hoại. Hàng chục ngàn người Tây Tạng bị kết tội “phản động” vì không chịu lên án Đức Dalai Lama và từ bỏ đức tin của họ.

Theo thống kê của Trung Cộng (1982) có 3.87 triệu người Tây Tạng, nếp sống đơn sơ và hiếu khách nhưng họ là một dân tộc đang phải sống trong nô lệ và chịu nỗi khổ đau vô hạn “trong nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa”.

h3Hình 3: Uống nước nhớ nguồn. Ngay sau cuộc nổi dậy của nhân dân Tây Tạng 1959 bị Bắc Kinh đàn áp đẫm máu khiến Đức Dalai Lama và hơn 100,000 người Tây Tạng phải tỵ nạn sang Ấn Độ. Việt Nam Cộng Hoà lúc ấy đã tức thời gửi lúa gạo sang cứu trợ. Lúa gạo ấy đã được gieo trồng từ nguồn nước con Sông Mekong. Đức Dalai Lama đã tiếp Phái đoàn Việt Nam tại Darjeeling, Ấn Độ. Từ trái: Gs Lê Xuân Khoa Tổng thư ký Hội Văn hoá Á Châu, Thượng toạ Thích Trí Dũng, Đức Dalai Lama, và Phó Chủ tịch Quốc Hội VNCH Cổ Văn Hai. (4)

Tháng 10 năm 1987, không còn kiên nhẫn hơn được nữa, dân Tây Tạng lại vùng dậy và cũng lại bị quân chiếm đóng Trung Cộng đàn áp tàn bạo. Đã có khoảng 1.2 triệu người Tây Tạng bị giết, một con số thật khủng khiếp nếu so với tổng số dân Tây Tạng chưa tới 4 triệu.

Để phối hợp với các cuộc đấu tranh ở trong nước, Đức Dalai Lama đã rời Dharmasala và du hành qua nhiều quốc gia trên thế giới để nói lên nguyện vọng được sống trong độc lập và tự do của nhân dân Tây Tạng.

Tenzin Gyatso chỉ nhận mình là một nhà sư giản dị, không bao giờ tự huyền thoại hóa mình là Phật Sống. Bất cứ ở đâu, bất cứ lúc nào, vẫn luôn luôn là một con người nhu hòa không định kiến, vượt lên trên mọi khen chê. Ông là một con người giàu lòng từ bi, hơn thế nữa là con người của tự do. Với tinh thần bất bạo động linh hoạt – active non-violence, ông luôn luôn cố gắng tái tạo mối liên hệ tin cậy và hòa bình với phía thù nghịch cho dù Bắc Kinh không từ một thủ đoạn nào để gây tai tiếng và bôi nhọ ông.

h4Hình 4: Jampa Yeshi, tên người thanh niên Tây Tạng đang chạy như một ngọn đuốc trên một đường phố New Dehi 26.3.2012 đòi tự do cho nhân dân Tây Tạng. Từ 2009 tới 2016, đã có 153 nhà sư và thường dân Tây Tạng tự thiêu phản kháng sự chiếm đóng của Trung Quốc. Nguồn: AP, photo by Manish Swarup

Cho dù gần đây Trung Cộng cho xây dựng lại một số chùa chiền ở Tây Tạng bề ngoài như một “sửa sai sau Cách Mạng Văn Hóa” nhưng chỉ là để phát triển kỹ nghệ du lịch; cùng một lúc họ cho gài công an chìm vào khắp các tu viện, đi xa hơn nữa Bắc Kinh còn cấm người trẻ đi tu và đồng thời cưỡng bách các vị sư già ngoài 60 tuổi phải về hưu trong khi vẫn không ngừng rêu rao “Tự do tôn giáo là điều được ghi trong hiến pháp”.

Nếu chỉ viếng thăm Tây Tạng “như một khách du lịch” và đi theo đoàn du khách với cô hướng dẫn người gốc Hán thì mọi sự đều rất êm thấm, cũng như một số khách Tây Phương – kể cả chánh trị gia lão thành Edward Heath cựu thủ tướng Anh, được Bắc Kinh tổ chức cho đi thăm Tây Tạng, khi trở về nói mọi chuyện ở đó đều tốt đẹp. Họ nói thật qua những điều dàn dựng và được phép cho thấy. Và bao giờ cũng vậy, những điều cho thấy ấy là một sự dối trá trắng trợn.

TÂY TẠNG VÀ BÀI HỌC AN NAM ĐÔ HỘ PHỦ

Trong khoảng hơn 20 năm từ 1995, kể từ khi có mối quan tâm về con Sông Mekong dài hơn 4,800 km ấy, về phương diện địa dư chính trị/ geopolitics, người viết luôn luôn xem Tây Tạng như một quốc gia, và con Sông Mekong chảy qua 7 quốc gia – thay vì 6. Nếu không kể Tây Tạng như một quốc gia đầu nguồn, một cách vô thức, cộng đồng quốc tế đã mặc nhiên hợp thức hoá dã tâm của Bắc Kinh muốn xoá Tây Tạng trên bản đồ thế giới.

Trong buổi lễ trao Giải thưởng Nhân quyền Robert F. Kennedy ngày 9 tháng 11 năm 1998 tại Đại Học Georgetown, Đức Dalai Lama tỏ ý ao ước được viếng thăm Việt Nam năm 2000. Điều đặc biệt hơn nữa là Đức Dalai Lama còn có đề nghị với các học giả Việt Nam hãy cung cấp cho các nhà sử học Tây Tạng những sử liệu liên quan tới mối quan hệ giữa Việt Nam – Trung Hoa và Việt Nam – Tây Tạng.

Và ai cũng hiểu rằng Đức Dalai Lama muốn nhân dân Tây Tạng tìm đến “Bài học Việt Nam”, làm thế nào dân tộc Việt vẫn lấy lại được nền tự chủ sau cả ngàn năm đã bị người Tàu đô hộ và quyết tâm đồng hóa. Đó như một “thông điệp hy vọng” của những người dân Tây Tạng đang bị Trung Quốc áp bức như hiện nay. (4)

Nhưng cũng để thấy ngay một khác biệt sâu xa giữa hai quốc gia Việt Nam và Tây Tạng. Trong hơn một ngàn năm bị đô hộ ấy, Trung Hoa chưa có nạn nhân mãn, Việt Nam vẫn là xứ xa xôi còn bị coi là man di chưa xuống xa tới Đồng Bằng Sông Cửu Long, chưa phải đối đầu với “chính sách tàm thực di dân Hán hóa” như thảm trạng hiện nay của Tây Tạng, khiến dân Tây Tạng đang mau chóng trở thành thiểu số trong biển người Hán ngay trên chính quê hương của họ. Với chiêu bài dân chủ nhân danh quyền tự quyết, nếu có một cuộc trưng cầu dân ý diễn ra trên đất nước Tây Tạng do Bắc Kinh chủ xướng, thì đó là một “cuộc tự sát” mà không một người dân Tây Tạng nào có thể ngây thơ chấp nhận.

Đã 16 năm kể từ năm 2000, Đức Dalai Lama năm nay cũng đã hơn 81 tuổi, và không có cuộc viếng thăm nào của Đức Dalai Lama tới Việt Nam. Chấp nhận hay không cuộc viếng thăm ấy là một thử thách can đảm đối với nhà cầm quyền Cộng sản Hà Nội. Đó cũng là thước đo mức tự chủ của Việt Nam đối với Trung Quốc.

TÂY TẠNG MẠCH SỐNG CỦA CHÂU Á

Các con sông lớn như mạch sống cho toàn vùng Châu Á đều bắt nguồn từ Cao nguyên Tây Tạng. (2)

Phía tây, gần rặng núi Kailash là hai con Sông Indus và Sutlej chảy về hướng tây nam và giao thoa với ba con sông khác để hình thành vùng châu thổ Punjab giữa hai nước Ấn và Hồi.

Phía nam là con Sông Yarlung Tsangpo hay “nguồn tinh khiết” còn được mệnh danh là “con sông cao nhất thế giới”, với các ghềnh thác xuyên dãy Hy Mã Lạp Sơn, rồi chảy qua Ấn độ, Bhutan và Bangladesh, con sông mang tên Brahmaputra trước khi đổ vào Vịnh Bengal, thuộc Ấn Độ Dương.

Phía đông là khởi nguồn của các con sông lớn khác: Sông Dương Tử 6,500 km dài nhất Châu Á chảy về hướng đông theo suốt chiều ngang lãnh thổ Trung Hoa tới Thượng Hải, còn Hoàng Hà thì chảy về hướng bắc rồi sang đông tới Thiên Tân – Tianjin, và cả hai cùng đổ ra biển Trung Hoa.

Phía nam là hai con Sông Irrawaddy và Salween chảy xuống Miến Điện theo hướng bắc nam trước khi đổ vào Biển Andaman, những con đập thuỷ điện Made-in China nay đang bắt đầu xiềng xích và huỷ hoại hệ sinh thái của hai con sông Miến Điện này. [Hình 5]

h5Hình 5: Quốc gia Tây Tạng, nơi phát xuất những con sông lớn của Châu Á. Nguồn: Meltdown in Tibet, Michael Buckley, Palgrave MacMillan 2014

Riêng con Sông Mekong dài hơn 4,800 km, mang nhiều tên khác nhau, bắt nguồn từ Tây Tạng: có tên Dza-Chu có nghĩa “nguồn nước của đá,” tiếp tục chảy về hướng nam băng qua những hẻm núi sâu của tỉnh Vân Nam với tên Trung Hoa là Lancang Jiang “con sông xanh cuộn sóng,” qua đến biên giới Lào Thái mang một tên khác Mae Nam Khong “con sông mẹ,” xuống Cam Bốt lại mang một tên khác nữa Tonle Thom “con sông lớn” cuối cùng chảy qua Việt Nam mang tên Cửu Long “chín con rồng” với hai nhánh chính là Sông Tiền và Sông Hậu đổ ra Biển Đông bằng chín cửa sông, và nay chỉ còn bảy.

Cũng để thấy một con Sông Mekong hoang dã không còn nữa khi 6 con đập dòng chính khổng lồ Vân Nam đã hoàn tất, và 12 con đập hạ lưu Lào và Cam Bốt đang lần lượt được triển khai, cùng với những kế hoạch thuỷ lợi nguy hiểm là chuyển dòng lấy nước trên suốt chiều dài con Sông Mekong. Hậu quả là sự suy thoái của toàn thể hệ sinh thái lưu vực Sông Mekong và Đồng Bằng Sông Cửu Long thì khô hạn, nhiễm mặn và đang chết dần.

TIẾNG NÓI BẢO VỆ MÔI SINH

Đức Dalai Lama không chỉ là vị lãnh đạo tinh thần của dân Tây Tạng, ông còn là tiếng nói của “từ tâm” luôn luôn đấu tranh cho nhân quyền và bảo vệ môi sinh cho toàn hành tinh này.

Với quốc gia Tây Tạng, Đức Dalai Lama đã giành ưu tiên cho bảo vệ môi sinh thay vì thay vì những vấn đề chính trị nóng bỏng.

“Lịch trình chính trị có thể hoãn lại 5 – 10 năm nhưng cộng đồng quốc tế cần tập trung quan tâm tới biến đổi khí hậu trên Cao nguyên Tây Tạng: khối băng tuyết đang tan rã, nạn phá rừng, và ô nhiễm nguồn nước do những dự án khai thác hầm mỏ, là những vấn đề cấp thiết, không thể chờ đợi.”

Đức Dalai Lama đã nói với Đại sứ Hoa Kỳ Timothy Roemer như vậy trong một gặp gỡ ở New Delhi, thủ đô Ấn Độ vào tháng 8, 2009. Nguồn: Wikileaks Cables, the Guardian 10-8-2009

Từ trên đầu nguồn, những con sông lớn Châu Á đang bị Trung Quốc phá huỷ một cách toàn diện và có hệ thống: với khí thải từ các nhà máy gây hiệu ứng nhà kính khiến khối băng tuyết đang tan rã, rồi nạn phá rừng tự sát / suicidal deforestation, tới các kế hoạch khai thác hầm mỏ đại quy mô, tàn phá sinh cảnh, gây ô nhiễm các nguồn nước; những con sông trên Cao nguyên Tây Tạng cũng đang bị Trung Quốc xiềng xích bởi những con đập thuỷ điện và người dân Tây Tạng thì bị đuổi ra khỏi vùng đất đang sinh sống của họ.

h6Hình 6: Hâm Nóng Toàn Cầu trên Tây Tạng; Nếu Tây Tạng khô hạn, Châu Á chết. Nguồn: Meltdown in Tibet, Michael Buckley, MacMillan 2014

Hoa Lục xác nhận là sẽ xây các con đập lớn trên thượng nguồn Sông Yarlung Tsangpo – Brahmaputra, trước khi con sông ấy chảy sang Ấn Độ, Bhutan và Bangladesh. Brahmaputra là dòng sông huyết mạch của bao nhiêu triệu cư dân của 3 quốc gia này.

Giới chức Hoa Lục cho biết họ sẽ còn xây thêm những con đập khác giữa các quận hạt Sangro và Jiacha. Khi hoàn tất, tổng số công suất của những con đập thủy điện này sẽ “nhiều lần lớn hơn” công suất con đập Tam Hiệp (Three Gorges Dam) lớn nhất thế giới trên sông Dương Tử. Nguồn năng lượng mới này tương đương với 100 triệu tấn than đá, hoặc bằng toàn trữ lượng dầu khí trên Biển Đông. Yan Zhiyong, tổng giám đốc Nhóm Tham vấn Thủy điện Trung Quốc (China Hydropower Engineering Consulting Group) nhận định: “Tây Tạng là nguồn dự trữ thủy điện lớn nhất so với các tỉnh khác của Trung Quốc. Chuyển điện từ Tây Tạng sang các tỉnh miền Đông sẽ giải quyết vấn đề thiếu năng lượng của Trung Quốc”.

Anant Krishnan, nhà ngoại giao cao cấp của Ấn Độ cho rằng kế hoạch xây đập tràn lan của Bắc Kinh, cho dù đó là trong lãnh thổ Trung Quốc — thực ra là trong lãnh thổ quốc gia Tây Tạng, chắc chắn sẽ ảnh hưởng tác hại tới mối quan hệ đối với các quốc gia hạ nguồn. Rồi ông ta cũng không quên so sánh:

Ấn Độ bị báo động vì những con đập trên sông Yarlung Tsangpo- Brahmaputra, cũng giống như với các quốc gia Thái Lan, Lào, Cam Bốt và Việt Nam đối với những con đập Vân Nam trên thượng nguồn Sông Lancang – Mekong”.

h7Hình 7: Cứu Tây Tạng là cứu mạch sống Châu Á. Nguồn: International Campaign for Tibet

Cho dù đang có những mối lo âu về sự tồn vong của quê hương nhưng Đức Dalai Lama cũng rất quan tâm tới những vấn đề chung của nhân loại. Ông đề cập tới vấn đề môi sinh với một tầm nhìn xa và trong mối tương quan toàn cầu và luôn luôn muốn “giữ xanh” hành tinh này, qua thông điệp nhân Ngày Môi Sinh Thế Giới / World Environment Day [06.05.1986]:

“Hòa bình và sự sống trên trái đất đang bị đe dọa bởi những hoạt động của con người thiếu quan tâm tới những giá trị nhân bản. Hủy hoại thiên nhiên và các nguồn tài nguyên thiên nhiên là do hậu quả của lòng tham lam và thiếu tôn kính đối với sự sống trên hành tinh này… Chúng ta dễ dàng tha thứ cho những gì đã xảy ra trong quá khứ do bởi u minh. Nhưng ngày nay do hiểu biết hơn, chúng ta phải duyệt xét lại với tiêu chuẩn đạo đức là phần gia tài nào mà chúng ta thừa hưởng, phần nào chúng ta có trách nhiệm sẽ truyền lại cho thế hệ mai sau.”

NGÔ THẾ VINH

California, ngày 11.01.2017

_____

Tham khảo:

1/ Freedom in Exile; The Autobiography of The Dalai Lama. Tenzin Gyatso, Hodder & Stoughton Ltd, London, 1990.

2/ Meltdown in Tibet: China’s Reckless Destruction of Ecosystems from the Highlands of Tibet to the Deltas of Asia. Michael Buckley. Palgrave MacMillan, New York, 2014   

3/ Global Ecology and the Made in China Dams; Ngô Thế Vinh, Viet Ecology Foundation 2010; http://vietecology.org/Article.aspx/Article/62

4/ The Nine Dragons Drained Dry, The East Sea in Turmoil. Ngô Thế Vinh, Viet Ecology Press, Người Việt Books, Nxb Giấy Vụn 2016.

CHÚC MỪNG ANH – ĐẶNG XUÂN DIỆU.

From facebook:  Phan Thị Hồng with Hoang Le Thanh.
CHÚC MỪNG ANH – ĐẶNG XUÂN DIỆU.

Ngày mai 12/1/2017, Người bị tuyên án 13 năm tù – anh Đặng Xuân Diệu – bị trục xuất sang Pháp chữa bệnh.

Báo cáo từ CA Nghệ An cho biết chiều nay 12/1, Công An tỉnh Nghệ An đã tới gia đình anh Đặng Xuân Diệu để thông báo: TNLT Đặng Xuân Diệu sẽ lên đường đi Pháp vào tối mai, 13/1/2017, kết thúc sớm 13 năm thi hành án (kể từ 30/7/2011).

Anh Diệu là 1 trong nhóm 14 thanh niên bị khép vào điều 79 BLHS.

Anh đi Pháp theo chữa bệnh vì sức khoẻ hiện đang rất kém.

Chúc mừng anh Diệu & gia đình, mặc dù anh sẽ không được gặp mẹ anh trước khi đi (từ trại giam Xuyên Mộc – HCM – Paris).

Cảm ơn anh Tam Trương Minh và nhiều anh em bạn bè khác đã kiên trì đồng hành suốt thời gian qua.

—————————–

Đại diện nhà nước CHXHCN Việt Nam vừa chính thức tới gặp thân nhân của tù nhân lương tâm Đặng Xuân Diệu ở xóm 3 xã Nghi Đồng, huyện Nghi Lộc, tỉnh Nghệ An để thông báo cho gia đình biết Nhà nước Việt Nam đã chính thức chấp nhận đề nghị của một số cơ quan ngoại giao Quốc tế trong việc từ bỏ việc giam giữ anh Đặng Xuân Diệu kể từ ngày 12 tháng 1 năm 2017.

Anh Đặng Xuân Diệu là một trong ba người bị án cao nhất (13 năm tù giam) trong vụ án 14 thanh niên Công giáo năm 2011 với nhiều tai tiếng bấy lâu nay.

Cho đến nay, đã có 12 trong tổng số 14 người bị kết án đã được trả tự do. Hai người còn lại đó là anh Hồ Đức Hoà với 13 năm tù giam và chị Nguyễn Đặng Minh Mẫn với 8 năm tù giam.

Việc nhà nước Việt Nam chấp nhận phóng thích anh Đặng Xuân Diệu là kêt quả của rất nhiều năm đấu tranh, vận động của các tổ chức theo dõi nhân quyền, các tổ chức nhân đạo, các cơ quan ngoại giao và nỗ lực của nhiều cá nhân.

Có rất nhiều nguồn tin cho biết, các cá nhân, tổ chức khác vẫn đang theo dõi chặt chẽ việc giam giữ hai người còn lại của vụ án này và hồ sơ vụ án này sẽ còn được họ sử dụng trong nhiều năm tới như một bằng chứng về tình trạng bắt người, xét xử, giam cầm và tra tấn người một cách tuỳ tiện vô luật pháp của nhà nước Việt Nam hiện nay.

Chúng ta hãy cùng chờ xem các diễn biến tiếp theo về trường hợp anh Đặng Xuân Diệu và vụ án này.

Theo tin Fb: Tam Trương MinhHoàng Dũng

Image may contain: 1 person, text

Người đàn ông nhập viện bất thường sau khi rời trụ sở công an

 Người đàn ông nhập viện bất thường sau khi rời trụ sở công an

  • Đăng Nhật       
  • Thứ Tư, ngày 11/01/2017

(Dân Việt) Theo bản tường trình của vợ ông Lê Văn Long (SN 1971), sau khi làm việc tại trụ sở Công an thị trấn Đăk Hà (huyện Đăk Hà, tỉnh Kon Tum), ông Long phải đi cấp cứu tại Bệnh viện Đa khoa Kon Tum trong tình trạng vỡ ruột non, gãy xương quai hàm, bầm tím nhiều nơi trên cơ thể…

ong-long

 

 

 

 

 

 

 

Ông Long đang điều trị tại bệnh viện.

Cà Mau: Cầu vừa thông xe, chưa khánh thành đã sập

Chân Trời Mới Media added a new video.

Cà Mau: Cầu vừa thông xe, chưa khánh thành đã sập

Chiếc cầu Ô Rô ở Xã Đất Mũi, Huyện Ngọc Hiển, Tỉnh Cà Mau vừa gây xôn xao cả nước khi vừa khánh thành ít hôm đã sập đùng xuống nước. May cầu sập trong đêm, nên không nghe nói có ai bị thiệt mạng. Tuy nhiên cầu sập trong tình trạng chẳng có gì đè lên nó!

Các phóng viên không giấu nỗi ngao ngán tình trạng thi công ẩu chiếc cầu 4 tỉ và xây trong 3 năm này không thua gì dân địa phương nên đưa ra lời bình hơi nặng so với truyền thông lề đảng.

Nguồn clip: HGTV

Chủ bút Người Việt sang làm trưởng Ban Việt Ngữ đài VOA

 Chủ bút Người Việt sang làm trưởng Ban Việt Ngữ đài VOA

Nhà báo Phạm Phú Thiện Giao. (Hình: Dân Huỳnh/Người Việt)

WASHINGTON, DC (NV) – Nhà báo Phạm Phú Thiện Giao vừa từ nhiệm chức chủ bút nhật báo Người Việt để sang làm trưởng Ban Việt Ngữ đài phát thanh Tiếng Nói Hoa Kỳ (VOA) tại Washington, DC, bắt đầu từ Tháng Giêng, 2017.

Nhà báo Phạm Phú Thiện Giao gia nhập nhật báo Người Việt năm 2002, bắt đầu cầm bút năm 2003, và sau đó làm phụ tá tổng thư ký.

Năm 2008, ông làm biên tập viên chương trình Việt Ngữ đài phát thanh Á Châu Tự Do (RFA), Washington, DC.

Ông bắt đầu đảm nhiệm vị trí chủ bút nhật báo Người Việt, Westminster, từ năm 2009 đến năm 2017.

Ông Giao tốt nghiệp kỹ sư cơ khí tại Sài Gòn và cao học kinh tế tại Hoa Kỳ.

Theo trang web của đài VOA, các chương trình tiếng Việt đầu tiên được phát thanh từ năm 1943 đến năm 1946. Ðến năm 1951, Ban Việt Ngữ bắt đầu hoạt động liên tục cho đến nay.

 

Hiện nay, VOA tiếng Việt có hai buổi phát thanh mỗi ngày tại Việt Nam, và có bản tin trên Internet, phục vụ trên 90 triệu thính giả/độc giả Việt Nam trong nước và hàng triệu người Việt ở nước ngoài.

Ngoài ra, VOA tiếng Việt cũng phát hành một trang báo mạng tại địa chỉ www.voatiengviet.com và các chương trình truyền hình trên mạng ở trang nhà, Youtube, và Facebook, với nội dung chính là tin thời sự liên quan đến Việt Nam, Châu Á, và thế giới, cùng các chuyên mục khác về phụ nữ, đời sống, thể thao, dạy Anh Ngữ… (Ð.D.)

Thủ tướng Việt Nam thừa nhận nợ công vượt trần

 Thủ tướng Việt Nam thừa nhận nợ công vượt trần

VOA

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc thừa nhận nợ công của chính phủ Việt Nam đã vượt trần

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc thừa nhận nợ công của chính phủ Việt Nam đã vượt trần

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc thừa nhận nợ công của chính phủ Việt Nam đã vượt trần và cảnh báo về nguy cơ sụp đổ nền tài khóa quốc gia nếu tình trạng này không được chấm dứt.

Tại một hội nghị tổng kết ngành tài chính được tổ chức tại Hà Nội hôm 6/1, thủ tướng được các báo trong nước trích lời cho biết tỷ lệ nợ công tăng rất nhanh, trung bình gấp 3 lần tốc độ tăng trưởng GDP trong 5 năm qua.

Theo ghi nhận của truyền thông trong nước, bộ tài chính ước tính nợ công của Việt Nam chiếm 64.73% GDP vào cuối năm ngoái – gần chạm ngưỡng cho phép 65%.