Ngư dân chặn Quốc lộ 1A yêu cầu bồi thường thiệt hại do Formosa gây ra

Ngư dân chặn Quốc lộ 1A yêu cầu bồi thường thiệt hại do Formosa gây ra

2017-01-14
Sáng 14/01/2017, ngư dân Đông Yên dùng lưới cá chặn Quốc lộ 1A yêu cầu bồi thường thiệt hại do Formosa gây ra.

Sáng 14/01/2017, ngư dân Đông Yên dùng lưới cá chặn Quốc lộ 1A yêu cầu bồi thường thiệt hại do Formosa gây ra.

RFA
Vào lúc 10 giờ sáng hôm nay 14/01/2017, khoảng gần 1.000 bà con ngư dân xứ Đông Yên đã tập trung chặn ngang đường quốc lộ 1A đoạn qua Đèo Con ở huyện Kỳ Anh, Hà Tĩnh yêu cầu nhà cầm quyền đền bù thiệt hại trong thảm hoạ môi trường do Formosa gây ra hồi tháng 04/2016 vừa qua.

Lưới và cá được đổ ra giữa quốc lộ gây nghẽn tắc giao thông suốt nhiều giờ đồng hồ.

Một người dân tại cuộc biểu tình phản đối này cho Đài Á Châu Tự Do RFA biết:

“Người dân là của Đông Yên nhưng một phần nằm ở phường Kỳ Sơn và một phần nằm bên xã Kỳ Nam lúc nhiều nhất tầm khoảng trên dưới  1000 người. Người dân không đồng ý về vấn đề bồi thường không thỏa đáng nên người dân ra ngoài đường họ chặn đường phản đối.

Mất đâu từ 10 giờ sáng cho đến 2 giờ chiều mới thông xe được.

Chính quyền không đến giải quyết vấn đề gì cả chỉ có lực lượng công an giao thông đứng đó thôi không làm gì cả chỉ điều tiết xe chuyển hướng đi đường khác thôi, chằng có ai đại diện chính quyền đứng ra nhận trách nhiệm giải quyết cho người dân cả.

Cha xứ Đông Yên do ngài vắng mặt cho nên ngài nhờ Ban Hành Giáo lên nói với người dân là giải tán hết để thông đường xe.

Không có một xô xát nào đáng tiếc cả”.>/i>

Nguyễn Phú Trọng và 15 văn kiện ký kết khiến Việt Nam phải hoàn toàn thần phục Bắc Kinh

Nguyễn Phú Trọng và 15 văn kiện ký kết khiến Việt Nam phải hoàn toàn thần phục Bắc Kinh

Dân Làm Báo – Một cá nhân Nguyễn Phú Trọng, trong cương vị tổng bí thư của đảng độc tài toàn trị đã ký 15 “văn kiện hợp tác” giữa 2 quốc gia Việt Nam với Trung cộng. Hơn 90 triệu dân Việt Nam không biết nguyên văn nội dung của 15 “văn kiện hợp tác”, nhưng qua tóm tắt của nó chúng ta thấy rõ đây đúng nghĩa phải là 15 cam kết buộc Việt Nam phải thần phục Bắc Kinh mà Nguyễn Phú Trọng đã ký kết với Tập Cận Bình.

Vào chiều 12/01/2017, tại Đại lễ đường Nhân dân ở Bắc Kinh, Nguyễn Phú Trọng đã “bút sa… Việt Nam chết” những điều như sau:

– Thỏa thuận hợp tác đào tạo cán bộ cấp cao giữa Đảng Cộng sản Việt Nam và Đảng Cộng sản Trung Quốc.

Sẽ không bao giờ có chuyện “hợp tác” theo nghĩa song phương – cán bộ cấp cao CSVN đào tạo CSTQ và ngược lại. Chỉ có “hợp tác” một chiều, theo quan hệ thầy Bắc Kinh và học trò Hà  Nội. đó là: các quan thầy Bắc Kinh sẽ đào tạo một thành phần “thái thú bản xứ” làm tay sai cho thiên triều phương bắc.

– Bản ghi nhớ hợp tác giữa Ban Kinh tế Trung ương với Trung tâm Nghiên cứu phát triển Quốc vụ viện Trung Quốc.

Có nghĩa là Việt Nam phải ghi nhớ mọi hoạch định kinh tế của đảng CSVN áp đặt lên đất nước Việt Nam sẽ phải hoàn toàn đi theo và là một phần của toàn bộ kế hoạch phát triển kinh tế của Trung cộng. Điều này được bổ túc thêm bởi sức mạnh khống chế của Mao tệ với:

– Biên bản ghi nhớ giữa Ngân hàng Đầu tư phát triển Việt Nam và Ngân hàng Phát triển Trung Quốc về việc hợp tác tài trợ dự án và cho vay song phương trung, dài hạn giai đoạn 2017-2019.

“Hợp tác” này cho thấy Việt cộng đã quy đầu hoàn toàn sống nhờ vào tiền của Tàu cộng.

– Công thư trao đổi về việc hỗ trợ kỹ thuật lập quy hoạch tuyến đường sắt khổ tiêu chuẩn Lào Cai – Hà Nội – Hải Phòng.

Khi một dự án nằm trong lãnh thổ Việt Nam được đưa vào “văn kiện hợp tác” thì trong bối cảnh thần phục Bắc Kinh, chúng ta có thể hiểu rằng đường sắt LC-HN-HP đã hoàn toàn do Trung cộng làm chủ. Điều này cũng đáp ứng kế hoạch của Trung tâm Nghiên cứu phát triển Quốc vụ viện Trung Quốc mà Nguyễn Phú Trọng cũng đã ký kết như trên.

– Tuyên bố Tầm nhìn chung về hợp tác quốc phòng giữa Bộ Quốc phòng Việt Nam và Bộ Quốc phòng Trung Quốc đến năm 2025.

Với chiến lược xâm lấn Việt Nam, trong bối cảnh Bắc Kinh xâm chiếm biển đảo, văn kiện “hợp tác” quốc phòng giữa thành phần xâm lược và bị xâm lược cho thấy Nguyễn Phú Trọng đã thay mặt toàn thể quân đội ký bản đầu hàng đối với Bắc Kinh.

– Hiệp định khung hợp tác cửa khẩu biên giới đất liền giữa Bộ Quốc phòng Việt Nam và Tổng cục Hải quan Trung Quốc.

Điều này đã thêm một lần nữa đóng dấu và củng cố những thoả thuận dâng bán đất của đảng CSVN đối với Trung cộng. Mọi ký kết hợp tác vùng cửa khẩu là một tái xác quyết công nhận những vùng đất của Việt Nam đã bị lọt vào tay Trung cộng là của Trung cộng.

– Bản ghi nhớ giữa Bộ Công thương Việt Nam và Tổng cục Giám sát chất lượng, kiểm nghiệm kiểm dịch quốc gia Trung Quốc về việc tăng cường hợp tác trong lĩnh vực hàng rào kỹ thuật thương mại.

Điều này có nghĩa là chất lượng an toàn của mọi sản phẩm tuôn vào Việt Nam sẽ không được kiểm soát bởi Việt Nam là quốc gia tiêu thụ. Ngược lại đó được “kiểm soát” và phê chuẩn “an toàn” bởi quốc gia sản xuất ra những sản phẩm độc hại.

– Thỏa thuận hợp tác thả giống nuôi trồng nguồn lợi thủy sinh khu vực Vịnh Bắc Bộ Việt Nam-Trung Quốc.

Thỏa thuận này là cam kết của Nguyễn Phú Trọng để Trung cộng làm chủ, khai thác, có mặt và hoạt động trên toàn Vịnh Bắc Bộ dưới danh nghĩa “thả giống nuôi trồng nguồn lợi thủy sinh”.

– Kế hoạch hợp tác Du lịch Việt Nam-Trung Quốc giai đoạn 2017-2019.

Khi Tập Cận Bình lấy du lịch để là 1 trong 15 cam kết và gọi nó là một “kế hoạch” thì đây phải là một ý đồ chính trị. Qua cái gọi là “kế hoạch” này, chúng ta sẽ thấy không những hàng ngàn đoàn du lịch Tàu “đổ bộ” Việt Nam nhưng những trình bày về địa danh, lịch sử, nguồn gốc… của các danh lam thắng cảnh tại Việt Nam sẽ được “hợp tác” để được thuyết minh theo hướng “xâm lược mềm” của Bắc Kinh.

– Thỏa thuận hợp tác giữa Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia-Sự thật và Nhà xuất bản Nhân dân Trung Quốc giai đoạn 2017-2021.

Đây là một nâng cấp để “sự thật” sẽ được xuất bản theo những điều láo lếu của Bắc Kinh. Toàn bộ diễn giải về chính trị theo ý hướng của Trung cộng sẽ được Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia tại Việt Nam tuân phục theo điều ký kết này. Lãnh vực xuất bản không thôi cũng chưa đủ để có được sự khống chế toàn diện về tư tưởng. Bên cạnh lãnh vực “đọc”, Nguyễn Phú Trọng đã mở rộng chu vi thần phục bằng 2 văn kiện khác cho lãnh vực “xem” và “nghe”:

– Bản ghi nhớ về việc hợp tác làm phim truyền hình chuyên đề “Sức lôi cuốn của Việt Nam – sức lôi cuốn của Trung Quốc” giữa Đài Truyền hình Việt Nam và Đài Truyền hình Trung ương Trung Quốc.

– Thỏa thuận hợp tác giữa Đài Tiếng nói Việt Nam và Đài Phát thanh quốc tế Trung Quốc.

Để mở rộng sự thần phục của đảng con đối với đảng cha ra đến nhân dân, Nguyễn Phú Trọng đã ký:

– Bản ghi nhớ về kế hoạch hợp tác giai đoạn 2017-2021 giữa Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam và Hội Hữu nghị đối ngoại nhân dân Trung Quốc.

Bên cạnh đó là 2 ký kết có tính nhân đạo là:

– Bản ghi nhớ hợp tác giữa Trung ương Hội Chữ thập Đỏ Việt Nam và Trung ương Hội Chữ thập Đỏ Trung Quốc.

– Bản ghi nhớ về hợp tác triển khai viện trợ không hoàn lại chuyên về lĩnh vực y tế công cộng giữa Bộ Kế hoạch và Đầu tư Việt Nam với Bộ Thương mại Trung Quốc.

Tuy nhiên, tưởng là nhân đạo nhưng văn kiện này cho phép Bắc Kinh có mặt, kiểm soát và “giải quyết” những đại nạn về y tế, môi trường xảy ra ở mức vĩ mô / công cộng mà nguyên nhân đến từ các nhà máy xây dựng bởi Trung cộng, những sản phẩm tiêu dùng sản xuất bởi Trung cộng.

Trong khi Hoa Kỳ với tân tổng thống Donald Trump đang hé lộ chính sách thân Nga chống Tàu và viễn ảnh đảng và các quan chức sẽ bị… bớt giàu vì TPP bị khai tử, Nguyễn Phú Trọng đã tức tốc sang Tàu và giao hẳn Việt Nam vào tay Bắc Kinh bằng 15 văn kiện ký kết trước sự chứng kiến của vua cha là Tập Cận Bình.

12.01.2017

sống trong một chế độ công an trị, luật pháp và quyền công dân chỉ là thứ yếu.

From facebook :  Lê Công Định‘s post.

Lê Công Định

Chiều hôm qua, sau khi lỡ mất cuộc gặp với Ngoại trưởng John Kerry, tôi đi ra quận 1 để gặp một nhà ngoại giao Úc. Khi xe taxi đưa tôi ra khỏi khu chung cư, lập tức các nhân viên an ninh chạy trên xe gắn máy đuổi theo.

Trên đường đi, nhiều lần họ định chặn xe tôi lại, nhưng vì đường đông nên đành chạy theo. Khi đến đầu đường Pasteur vắng người, một tay an ninh mặc áo đỏ phóng xe vượt lên chặn ngang taxi, rồi bước xuống yêu cầu tài xế quay xe về.

Anh tài xế không hiểu chuyện gì nên phản ứng quyết liệt, cuối cùng anh lái xe lách qua và đi tiếp. Mọi người hai bên đường đều nhìn tay an ninh với sự phẫn nộ dành cho hành vi ngang ngược của hắn.

Được một lúc, điện thoại của tôi reo. Bên đầu dây, một nhân viên an ninh khác yêu cầu tôi quay về và giải thích rằng có lệnh bên trên tôi không được ra khỏi nhà cả buổi tối.

Tôi hỏi lệnh nào và của ai, và nhấn mạnh họ không có quyền làm như vậy. Anh ấy giải thích đó là lệnh và tôi nên thông cảm cho công việc của anh ấy. Tôi nói hành động của họ không thể chấp nhận được, chứ đừng nói thông cảm.

Rồi tôi cúp máy và đi tiếp đến một khách sạn 5 sao gặp nhà ngoại giao Úc. Sau khi đi vào bên trong, tôi thấy ngay bóng dáng của các nhân viên an ninh bao vây bên ngoài. Tôi mặc kệ và cứ ngồi trò chuyện.

Trong buổi gặp đó, tôi tường thuật cho nhà ngoại giao ấy mọi diễn biến về nhân quyền của Việt Nam, với bằng chứng cụ thể và mới nhất là tôi đã bị ngăn cản gặp gỡ họ như thế nào.

Sau đó tôi ra về và cùng vài người bạn tụ tập uống rượu vang, nói chuyện về các bộ phim hay và công việc chuyên môn trong tuần của từng người. Nhớ lại các anh nhân viên an ninh lấp ló ngoài trời bất kể mưa nắng để rình mò mà thấy cám cảnh lẫn ngậm ngùi.

Tôi nói với các bạn, rằng sống trong một chế độ công an trị, luật pháp và quyền công dân chỉ là thứ yếu. Chỉ tội ngành tuyên giáo, luôn phải cố sức nói ngược lại dù biết chẳng ai tin. Rồi kệ nó, chúng tôi cứ uống rượu đến tối.

Nhà hàng Trung Quốc ở Italy bị tố nấu ‘thịt người’

|

nguồn: VN E xpress

Một nhà hàng Trung Quốc ở Italy đang bị điều tra sau khi nhân viên đăng ảnh lên Facebook tố cáo nơi này dùng bàn chân người chế biến món “tay gấu”.

nha-hang-trung-quoc-o-italy-bi-to-nau-thit-nguoi

Món “tay gấu” trong thực đơn nhà hàng Trung Quốc ở Italy. Ảnh: Mirror

Bồi bàn trong một nhà hàng ở Italy đăng ảnh hai bàn chân bị cắt rời từ cổ chân đựng trong một cái thau màu xanh lên Facebook, Mirror hôm qua đưa tin. Người này cáo buộc nhà hàng Trung Quốc đã bán thịt người cho khách hàng qua món ăn có tên “tay gấu”. (Xem ảnh, độc giả cân nhắc)

Tay gấu được coi là món quý hiếm và lâu đời trong nền ẩm thực Trung Quốc. Người bồi bàn giấu tên cho biết bàn chân người được chế biến để phục vụ một thương nhân Trung Quốc ở Slovenia, ông này đã gọi món tay gấu đãi bạn bè tại nhà hàng ở thành phố Padua, miền bắc Italy.

Một người dùng mạng xã hội đã tố cáo lên chính quyền sau khi nhìn thấy ảnh trên Facebook. Cảnh sát và cán bộ quản lý vệ sinh an toàn thực phẩm đã tới kiểm tra nhưng không tìm thấy dấu vết của thịt gấu.

Tuy nhiên, họ tìm thấy 25 kg thịt và cá đông lạnh không rõ nguồn gốc, bụi bẩn và dầu mỡ bám đầy tủ đông, sàn nhà và bếp nấu. Họ cũng tìm thấy nhiều gói đùi ếch và thịt cua đã hết hạn. Cảnh sát đã hỏi ý kiến một chuyên gia pháp y về ảnh hình bàn chân. Họ kết luận đó không phải chân gấu. Cuộc điều tra vẫn tiếp tục để xác minh đó có phải chân người không.

Hồng Hạnh

DÂN OAN CÁC TỈNH PHÍA NAM BIỂU TÌNH TẠi HÀ THÀNH

From facebook:  Tai Nguyen shared Đoàn Thanh Giang‘s post.

6,764 Views
Đoàn Thanh Giang with Trần Bang and 14 others.

DÂN OAN CÁC TỈNH PHÍA NAM BIỂU TÌNH TẠi HÀ THÀNH

Sáng nay , 12/ 1/ 2017 gần 30 dân oan các tỉnh : Đồng Nai , Cần Thơ ,An Giang , bạc Liêu , tiền Giang , gia lai .Bình Định,

Bà con dân oan biểu tình tại phủ Thủ Tướng Nguyễn Xuân Phúc ; Cổng Phủ chủ tịch nước Trần Đại Quang,va Toà nhà Quốc hội,yêu cầu : nhà cầm Quyền trả đất trả nhà cho dân oan,do chính quyền cướp .

Các dân oan này ăn chực nằm chờ tại các cơ quan trung ương đã vài chục năm trời ! Đến giờ chưa có cơ quan nào giải quyết.

Chỉ còn hơn chục ngày nữa là tết nguyên đán ,  mà bà con vẫn phải đi đòi công lý tại các cơ quan đầu não trung ương nhưng họ vẫn bao che cho nhau?!

Bác Chinh

Bác Chinh

S.T.T.D 

RFA

Ta chỉ có thể thanh toán những điều xấu của quá khứ bằng cách thẳng thắn lôi nó ra ánh sáng của hiện tại, để cùng nhau nhận diện nó, để vĩnh viễn không cho phép nó tái diễn. Mà quá khứ cách mạng của ta thì đã tích tụ quá nặng nề những di sản xấu ấy.

Trần Đức Thảo

Tôi vừa được đọc một bài viết thú vị (“Kiêu Ngạo Nhận Vơ”) của blogger Hà Hiển, với câu kết khá bất ngờ:

Từ năm 1954 đến 1975, đúng là “ta” đã chiến thắng được “hai đế quốc to” cùng với được hơn chục nước trên thế giới đã đi theo con đường mà Lê nin đã chọn, tức theo CNCS, từ đó các Cụ nhà mềnh thấy CNCS “oách” quá, cứ đà này cả thế giới gần 200 nước sẽ theo CNCS hết sạch, dưới ngọn cờ bách chiến bách thắng của chủ nghĩa Mác Lê nin sẽ đi từ thắng lợi này đến thắng lợi khác rồi tiến lên giải phóng cả Hoa Kỳ, Ý, Đức, Anh, Pháp …abc… thoát khỏi ách bóc lột của CNTB …hu hu…!!!

Từ những nguyên nhân trên các Cụ lớn nhà mềnh mới sinh ra thói “Kiêu ngạo cộng sản” tuy không tốt nhưng có cái để …kiêu ngạo, nhưng các cụ nối ngôi sau này chẳng có cái gì lận lưng để mà “kiêu ngạo” cả. Chỉ là ăn theo thôi! Nên đúng là… “kiêu ngạo vì những cái không phải của mình” hay còn gọi là “kiêu ngạo cộng sản!”
Sau Cụ Trường Chinh, nếu có thì chỉ là “kiêu ngạo nhận vơ!” mà thôi!”

Nhận xét thượng dẫn về “Cụ Trường Chinh” khiến tôi chợt nhớ đến công trình biên soạn rất công phu (Bên Thắng Cuộc) của nhà báo Huy Đức. Tác giả đã dành nguyên một chương (chương 10, tập I)  cho ông Trường Chinh, nhân vật được coi là đã đặt nền móng cho chính sách “đổi mới” và được mô tả như một vị thánh tử vì đạo:

Trong những thời khắc khó khăn nhất của lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam, ông Trường Chinh đều đã có mặt: có khi là để lãnh đạo Việt Minh cướp chính quyền như hồi năm 1945, có khi đứng ra chịu trách nhiệm cá nhân về sai lầm của Đảng trong cải cách ruộng đất năm 1956, và trong thập niên 1980 là tự thức tỉnh và dẫn dắt Đảng thoát ra khỏi sự bế tắc bởi chính những đường lối của mình.

Cách nhìn của những người ngoại đạo, hay đã bỏ đạo (cộng sản) lại hoàn toàn khác:

  • Nguyễn Minh Cần:

Sau khi Lê Duẩn chết, Trường Chinh lên làm TBT. Ông vốn là một “lãnh tụ” nổi tiếng “giáo điều.” Ngay cái biệt hiệu của ông cũng nói lên đầu óc sùng bái họ Mao… Cũng trên cương vị TBTĐCSVN, hồi những năm 50, Trường Chinh đã lãnh đạo cuộc cải cách ruộng đất CCRĐ và chỉnh đốn tổ chức (CĐTC) Ở NÔNG THÔN MIỀN Bắc rập khuôn theo hình mẫu trung quốc đã đem lại vô vàn tai hoạ cho nhân dân. (Nguyễn Minh Cần. Đảng Cộng Sản Việt Nam. Arlington, VA: Tổ Hợp Xuất Bản Miền Đông Hoa Kỳ, 2016).

  • Vũ Thư Hiên:

Về sau này, khoảng đầu thập niên 50, tôi tình cờ vớ được cuốn Chủ Nghĩa Mác Và Công Cuộc Phục Hưng Nền Văn Hóa Pháp(*) của Roger Garaudy. Ðọc xong tôi mới ngã ngửa ra rằng ông Trường Chinh đáng kính của tôi đã làm một bản sao tuyệt vời của cuốn này trong trước tác Chủ Nghĩa Mác và Vấn Ðề Văn Hóa Việt Nam, được ca tụng như một văn kiện có tính chất cương lĩnh. Bố cục cuốn sách gần như giữ nguyên, thậm chí Trường Chinh trích dẫn đúng những đoạn mà Roger Garaudy trích dẫn Mác, Engels, và cả Jean Fréville. 

Tiếp đó là sự phát hiện đáng buồn của tôi về cuốn Trường Kỳ Kháng Chiến Nhất Ðịnh Thắng Lợi. Nó quá giống cuốn Trì Cửu Chiến Luận (Bàn về đánh lâu dài) của Mao Trạch-đông, trừ đoạn mở đầu rất đẹp, là một áng văn rất hay ...  (Vũ Thư Hiên. Đêm Giữa Ban Ngày. 2sd ed. Westminster, CA: Văn Nghệ, 1997).

Riêng trong lãnh vực thi ca thì Trường Chinh không hoàn toàn không bị tai tiếng gì ráo trọi. Ông sáng tác mình ên, không “mượn” câu chữ nào – nửa chữ cũng không – bất kể là của Tây hoặc của Tầu. Thơ của Trường Chinh, với bút hiệu Sóng Hồng, chỉ có chút khuynh hướng (và hơi hướng) Mạc Tư Khoa thôi:

Hỡi thi sĩ! Hãy vươn mình đứng dậy!
Thời rượu nồng, đệm gấm đã qua rồi.
Thôi thôi đừng khóc gió với than mây,
Hãy nhịp bước trên con đường tiến bộ.
Dùng thi khúc mà lạnh lùng soi tỏ
Những bệnh căn xã hội đã tràn đầy;
Cùng công nông vun xới cuộc tương lai
Ðã chớm nở từ Liên-xô hùng vĩ.

( Ngoại thành Hà Nội, tháng 6-1942)
Hơn 40 năm sau, sau khi kêu gọi giới thi sĩ “cùng công nông vun sới cuộc tương lai,” đến năm 1986 (vào lúc cuối đời, chả hiểu sao) bỗng Anh Cả Trường Chinh đổi ý. Ông Tổng Bí Thư đến già mới chợt tỉnh, theo như cách nói của nhà báo Tống Văn Công:

“Hoàng Ước, thư ký của Trường Chinh bảo tôi là một hôm Trường Chinh nói với mấy người giúp việc rằng ta trả cho người lao động đồng lương bóc lột. Hoàng Ước bèn nói lương chúng tôi chỉ đủ sống mười ngày.

Trường Chinh cau mày khó tin – bóc lột thì có nhưng sao lại có thể ác nghiệt hơn cả đế quốc đến thế – nhưng hôm sau ông bảo Hoàng Ước: Tôi đã hỏi nhà tôi, nhà tôi nói không có chế độ cung cấp đặc biệt thì lương ông cũng chỉ đủ cho nhà này ăn mười ngày. Sau đó Trường Chinh đến nhà máy thuốc lá Thăng Long nói: Phải cứu giai cấp công nhân!” (Trần Đĩnh. Đèn Cù II. Westminster, CA: Người Việt, 2014).

Tiếc rằng ông không “tỉnh” được lâu. Chỉ hai năm sau, năm 1988, Trường Chinh đột ngột từ trần. Thôi thế cũng xong. Cuối cùng, rồi ông cũng thoát. Thoát khỏi cái XHCN do chính ông đã dụng công xây đắp nhưng giai cấp công nhân thì không. Họ kẹt: kẹt lớn, kẹt lắm, và (e) sẽ kẹt luôn – nếu chế độ hiện hành vẫn tiếp tục tồn tại.

Báo Vietnamnet, số ra ngày 9 tháng 3 năm 2015, ái ngại cho hay: “Lương tối thiểu mới đáp ứng hơn 1/3 nhu cầu tối thiểu.”  Và đó là mức lương cơ sở cho cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang, chớ giới công nhân thì  còn tệ hơn thế nữa!

Thế họ sống làm sao?

Thưa họ “ăn thịt mình để sống” – như nguyên văn lời Phó Viện Trưởng Viện Dinh Dưỡng Quốc Gia (PGS-TS Lê Bạch Mai) vào ngày 28 tháng 8 năm 2015:

Những khảo sát của viện năm đó cho thấy chất lượng bữa ăn của công nhân không khác gì hai chữ “tồi tệ” khi trong khẩu phần ăn chỉ có 12% protein (chất đạm), 16% chất béo…

“Khi năng lượng khẩu phần ăn không đủ thì (cơ thể) phải sử dụng nguồn năng lượng dự trữ của mình. Khi đó khối cơ của người lao động bị bào mòn, bị lấy đi hằng ngày… và họ rơi vào thực trạng như ăn thịt mình …’ Họ chưa chết đói. Nhưng sẽ đói đến lúc chết”.

Bản thân ông Trường Trinh (đôi khi) cũng đói, theo như lời của trưởng nam Đặng Xuân Kỳ – nguyên Ủy Viên Ban Chấp Hành Trung Ương:

“Ông cụ tôi ra ngoài không dám ăn uống bất cứ thứ gì. Họp Bộ chính trị với Trung ương cũng uống nước của nhà mang theo và nếu không về nhà ăn trưa được thì ông cụ nhịn.” (T. Đĩnh, tr. 208).

Chung cuộc, may thay, ông Trường Chinh cũng đã cứu được chính mình. Ông qua đời vì tai nạn chứ không phải vì bị đầu độc – như rất nhiều đồng chí khác.

Nghĩa tử là nghĩa tận. Tôi đang không rảnh (lắm) và cũng chả thấy có chút hứng thú gì khi phải đụng chạm gì đến một người … đã chết. Vấn đề, chả qua, vì chẳng đặng đừng – như “lời trăng trối” của triết gia (ngoại đạo) Trần Đức Thảo:

Ta chỉ có thể thanh toán những điều xấu của quá khứ bằng cách thẳng thắn lôi nó ra ánh sáng của hiện tại, để cùng nhau nhận diện nó, để vĩnh viễn không cho phép nó tái diễn. Mà quá khứ cách mạng của ta thì đã tích tụ quá nặng nề những di sản xấu ấy.

Nạn cộng sản sẽ qua, và sắp qua. Chúng ta khó mà có thể tái thiết đất nước và xây dựng một tương lai ổn định nếu không nhìn cho thật rõ về quá khứ.

Tưởng Năng Tiến

(*) Vì thấy nhà văn Vũ Thư Hiên đánh dấu hỏi (?) sau chú thích về cuốn sách của Roger Garaudy nên chúng tôi tìm hiểu thêm, và được biết tên chính xác của tác phẩm là  Le communisme et la renaissance de la culture français –Paris, Éditions sociales, 1945 – chứ không phải là Le Marxisme et la Renaissance de la culture Français.

Trong cuốn Những Lời Trăng Trối (trang 309) Trần Đức Thảo cho biết là ông được giao trách nhiệm “dịch ngược” tác phẩm Đề Cương Văn Hoá Văn Nghệ Cách Mạng ra Pháp ngữ, và được chính Trường Chinh mời gặp để “bắt tay” cùng với lời cảm ơn.

Tổng Giám mục Giuse Ngô Quang Kiệt: Tại Miền Trung, chúng ta thấy bóng tối của Herodes

Ảnh của nguyenhuuvinh

Cuộc hội ngộ đầu năm

Ngày 7/1/2017, Nhóm Giáo huấn xã hội Công giáo đã tập trung về Đan viện Xito, Châu Sơn, Tỉnh Ninh Bình để hành hương, tập huấn đầu năm, chúc mừng năm mới Đức TGM Giuse Ngô Quang Kiệt nhân dịp năm mới.

Gần 200 người thuộc nhiều Giáo phận đã tề tựu về đây từ khá sớm với niềm vui lâu ngày gặp lại từ nhiều tỉnh khác nhau. Đặc biệt, nhóm học tập Giáo huấn xã hội Công giáo từ Thái Bình với đầy đủ các thành phần nam nữ, già trẻ tíu tít như đi dự hội, phấn khởi và vui mừng khi được gặp lại người cha chung mà nhiều người lần đầu được gặp mặt.

Trong buổi nói chuyện với lớp Giáo huấn xã hội Công giáo, Đức TGM Giuse Ngô Quang Kiệt đã chỉ rõ: Việc học tập GHXHCG là việc hết sức cần thiết theo lời kêu gọi của Hội đồng Giám mục Việt Nam. Đây là một tài liệu quan trọng và quý giá của Giáo hội được hình thành từ ngàn xưa. Trong các sách về các tiên si A Mốt, Ô Sê, Isaia… đã nhiều lần lên án những bất công. Chúa đã nhiều lần không nhận những của lễ của những kẻ bất công.

Qua nhiều đời của các Đức Giáo Hoàng, nhất là ĐGH Leo XIII đã đề cập đến các quyền cơ bản của con người trong xã hội. Đặc biệt đến Công đồng Vaticano II, với thông điệp “Vui mừng và hy vọng, lo âu và buồn khổ” của con người cũng chính là những vui mừng và hy vọng, lo âu và buồn khổ của chính Giáo hội Công giáo bởi Giáo hội không đứng ngoài lề xã hội.

Sau đó GHXHCG được Ủy ban Công lý – Hòa bình của Tòa Thánh biên soạn, trong đó có sự đóng góp lớ lao của Đức cố Hồng Y Fanxico Nguyễn Văn Thuận. Tài liệu do Nhà xuất bản Tôn giáo ấn hành. Việc học tập và phổ biến tài liệu này, nhằm để người tín hữu và người dân có ý thức thực hiện tình yêu thương, bác ái với mọi vấn đề xã hội và tự nhiên, nhằm xây dựng một xã hội tốt đẹp, một thế giới bình an.

Do vậy, việc học tập GHXHCG là nhiệm vụ của mỗi tín hữu và cộng đoàn, việc này hoàn toàn hợp lẽ với đạo đức và phù hợp luật pháp hiện hành. Chúng ta cần cổ vũ cho việc học hỏi nhằm nâng cao nhận thức của mỗi người về thế giới xung quanh, về xã hội và cách xây dựng xã hội tốt đẹp, trước hết là những hành xử cá nhân phù hợp với các nguyên tắc đạo đức và tình yêu thương cần có.

Bởi nhiều khi trong đời sống cá nhân và xã hội, người ta không biết cách xử lý và hành động ra sao cho phù hợp. Do vậy, cần có những đường hướng, phương cách để hành động cho đúng đắn theo đường hướng lời Chúa trong đời sống.

Trong thực tế đời sống xã hội và đời sống giáo dân thời gian qua đã thể hiện đầy tình bác ái và hiệp thông trong Giáo hội trong các trận lũ lụt cũng như thảm họa ở Miền Trung Việt Nam.

Ngài cho biết, trong thời gian 3 tháng qua, ngài đã có 5 lần ghé thăm các nạn nhân của thảm họa Formosa, những thể hiện tình yêu thương của tín hữu tại đây đã nói lên tinh thần giáo lý phúc âm của Giáo hội Công giáo.

Ngài nói: Chúng ta mong muốn cho đất nước, xã hội chúng ta ngày càng tốt đẹp, cần học hỏi Giáo huấn XHCG để thấm nhuần lời Chúa.  Và khi biết những điều tốt đẹp đó, khi cần thì phải đứng ra để tham gia xây dựng xã hội theo lời kêu gọi “Công dân phải tham gia chính trị như là hành động bác ái”, không thể để những người xấu nằm quyền điều hành xã hội. Để những đóng góp của mình làm xã hội tốt đẹp hơn.

Những điều này sẽ có ý nghĩa hơn, khi chuẩn bị kỷ niệm biến cố 100 năm Đức Mẹ hiện ra ở Fatima. Ngài nói đến biến cố này như một sự nhắc nhở mời gọi mọi người hiệp thông với Hội thánh Công giáo hoàn vũ trong dịp kỷ niệm trọng đại này.

Buổi nói chuyện đã cuốn hút người nghe và giả tỏa cho nhiều tín hữu, học viên nhiều điều nghi ngại, củng cố lòng tin vững chắc cho họ trong việc học tập những điều tốt đẹp từ Giáo huấn XHCG.

Sau bữa trưa dùng chung với các học viên, Đức TGM Giuse Ngô Quang Kiệt đã làm hướng dẫn viên tự nguyện để hướng dẫn tất cả anh chị em Nhóm GHXHCG đi thăm vường Fatima, một công trình sắp khánh thành vào dịp Kỷ niệm 100 năm biến cố Đức Mẹ hiện ra ở Fatima. Công trình do công sức lao động miệt mài thời gian qua của tất cả các đan sĩ, linh mục và cộng đồng thuộc Đan viện Xito. Đây là một công trình nghệ thuật độc đáo, nhiều mô hình, vật thể chứa đựng nhiều ý nghĩa lớn và thú vị.

Như một hướng dẫn viên du lịch, ngài đã giải thích cho đoàn người hiểu về ý nghĩa của từng viên đá, gốc cây tại đây mang những ý nghĩa gì trong Kinh Thánh.

Đặc biệt, khi hiện ra ở Fatima năm 1917 là năm mà cuộc Cách mạng Cộng sản ở nước Nga thành công, bắt đầu một thể chế Cộng sản trên thế giới. Ngay khi đó, Đức Mẹ đã cho biết: “Nước Nga sẽ gieo rắc lầm lạc khắp thế giới, gây ra những trận chiến tranh và các cuộc bắt bớ Giáo Hội. Kẻ lành sẽ bị tử đạo, Đức Thánh Cha sẽ phải chịu nhiều đau khổ, một số quốc gia sẽ bị hủy diệt”.

Thực tế đã chứng minh điều đó là sự thật.

Ngày nay, đất nước Việt Nam vẫn là nơi bám trụ cuối cùng của chủ nghĩa Cộng sản hoang tưởng, gieo rắc biết bao đau thương, tang tóc cho người dân Việt. Tại vườn Fatima này có mô hình Dâng đất nước Việt Nam cho trái tim Mẹ.

Trước bức tượng Đức mẹ Fatima, Bên cạnh bản đổ Việt Nam được ghép bằng đá, nổi trên mặt bằng với một bên là hồ nước tượng trưng Biển Đông và bên kia là đồi núi. Bên cạnh đó, dòng truyền thuyết “Trăm trứng” về sự hình thành nòi giống Việt, chung nghĩa đồng bào được tái hiện bằng vườn trứng đá.

Đức TGM Giuse Ngô Quang Kiệt đã hướng dẫn đoàn người thăm từng khu vực với những câu chuyện Kinh Thánh khác nhau với Giếng nước trong Sa mạc, câu chuyện về ông Giakêu… Tất cả đều được bố trí xây dựng công phu, tỉ mỉ và đầy ý nghĩa đến từng hòn đá, cây trồng tại đó.

Tại miền Trung ta thấy tất cả những bóng tối của Herodes

Sau khi hướng dẫn đoàn người thăm vườn Fatima, Đức TGM Giuse Ngô Quang Kiệt đã cùng đoàn người lên hang núi. Đây là nơi các tu sĩ, đan sĩ Xito đã xây dựng trên đỉnh núi cây Thánh giá từ lâu. Giữa lưng chừng núi có một hang rộng, ở đây có thể dâng Thánh lễ. Đường lên hang với hàng trăm bậc đá. Cuộc leo dốc là một thử thách, nhưng tất cả những người trong đoàn, dù già, trẻ… đều không ai bỏ cuộc.

Thánh lễ ban chiều, cũng là Thánh lễ đồng tế của Đức TGM Giuse Ngô Quang Kiệt, cha Bề trên Đan viện Châu Sơn, hai linh mục từ Dòng Chúa Cứu thế Hà Nội là Cha Giuse Ngô Văn Kha, Phó bề trên DCCT Hà Nội và cha Gioan Nguyễn Ngọc Nam Phong.

Đặc biệt đây cũng là Thánh lễ tạ ơn của linh mục Fanxico Xavie Phạm Văn Phúc là nghĩa tử của ngài.

Trong bài giảng Thánh lễ, Đức TGM Giuse đã nêu bật lên những mối quan tâm, lo âu của ngài. Những hệ lụy từ những thể chế chính trị bất chính và đen tối từ xưa đến nay đã hãm hại dân lành và đi ngược lại với lương tâm đạo đức loài người.

Ngài nói: “Suốt năm qua cả nước hướng về miền Trung. Với thảm hoạ Formosa.  Với thảm hoạ lũ lụt vừa do mưa vừa do thuỷ điện Hố Hô xả nước bừa bãi. Tại miền Trung ta thấy tất cả những bóng tối của Hêrode. Đó là bóng tối bạo quyền, dùng quyền hành áp bức. Tự do bán đất cho nước ngoài, tự do xả chất độc, tự do xả nước bất chấp quyền dân. Đó là bóng tối chết chóc. Vì bảo vệ quyền lợi tài phiệt và một nhóm nhỏ mà giết chết đời sống hàng triệu người dân. Đó là bóng tối gian dối vì không công khai minh bạch. Đó là bóng tối xác thịt tội lỗi. Vinh thân phì gia bất chấp sinh mạng và quyền lợi của người khác”.

Và Ngài kêu gọi: “Trong bối cảnh thế giới và xã hội Việt Nam hôm nay, Chúa mời gọi chúng ta: Hãy bừng sáng lên. Để muôn dân nhận biết Chúa thật. Để mọi người khắp nơi trở thành con cái trong nhà Chúa”.

Ngài cũng đã nói lên những niềm vui, những hy vọng trong hòa cảnh tối tăm của đất nước, của xã hội. Ngài nói: “Nhưng giữa những bóng tối dầy đặc ấy lại xuất hiện ánh sáng. Ánh sáng của tình yêu thương bác ái. Khắp thế giới bao tấm lòng bác ái tập trung về miền Trung. Để cảm thông, để yêu thương, để chia sẻ. Và đặc biệt những xứ đạo, các cha, anh chị em giáo dân đã biết quan tâm chia sẻ với anh chị em lương dân. Anh chị em lương dân cảm nhận được tình yêu thương. Không biết chạy vào đâu đã tìm đến với các giáo xứ công giáo. Và họ cảm nhận được vẻ đẹp của Chúa, của đạo, của anh chị em công giáo. Đó chính là ánh sáng chiếu trong đêm tối. Ánh sáng của đạo Chúa đã làm cho anh chị em giáo dân sáng lên. Qua ánh sáng đó người muôn phương tìm đến thờ phượng Chúa.

Khi cứu trợ tại các xứ đạo mọi sự diễn ra trong trật tự. Không có tranh giành chen lấn. Vì mọi người đều vâng lời cha xứ. Chính quyền thắc mắc: sao giáo dân lại yêu mến và vâng lời các cha mà không vâng lời chính quyền. Người giáo dân trả lời: Vì các cha đã hiến trọn cuộc đời, dành mọi tài sản, sức lực, của cải cho Chúa, cho Giáo hội, cho dân chúng, nên chúng tôi yêu mến và vâng phục. Nếu các ông cũng hiến tài sản, sức khoẻ, thì giờ cho dân thì dân yêu mến và vâng lời ngay”.

Thánh lễ đã kết thúc một ngày tĩnh tâm và gặp gỡ, tập huấn của Nhóm Giáo huấn XHCG và gặp gỡ với Đức TGM Giuse Ngô Quang Kiệt là một niềm vui lớn của nhiều giáo dân từ nhiều nơi trên đất nước.

Những lời căn dặn, tâm sự của ĐứcTGM Giuse như những sự nâng đỡ, dìu dắt và hướng dẫn để các giáo dân, các tín hữu đi theo con đường sáng mà Giáo hội đã đúc kết và chỉ ra.

Hà Nội, 13/1/2017

J.B Nguyễn Hữu Vinh

***********

Phụ lục: Bài giảng của Đức TGM Giuse Ngô Quang Kiệt

HÃY BỪNG SÁNG

Is 60,1-6; Ep 3,2-3a.5-6; Mt 2,1-12

Thánh Lễ Tạ Ơn của Tân LM FX Phạm văn Phúc

Châu sơn 07-01-2017

Hôm nay là một ngày thật đẹp. Ngày thứ Bảy đầu tiên trong tháng đầu tiên của  năm 2017. Ngày hôm nay cha mới Phanxico Xavie Phạm văn Phúc, trong tháng đầu tiên đời linh mục, đến dâng thánh lễ Tạ ơn trên núi Đức Mẹ.

Trong những ngày giờ đầu tiên của năm mới, Lời Chúa nói mời gọi ta: “Hãy bừng sáng lên, hỡi Giê-ru-sa-lem”. Vì “bóng tối đang bao trùm mặt đất, và mây mù phủ lấp chư dân”. Thời Isaia cũng như thời Chúa Giê-su dân Israel sống trong bóng tối dầy đặc. Nhưng Chúa sẽ đến chiếu ánh sáng xé tan màn đêm tăm tối. Lời tiên báo ứng nghiệm khi Chúa Giê-su sinh ra. Tin mừng cho thấy Hêrode đại diện cho thế lực bóng tối. Nhưng Chúa Giê-su đã chiếu lên ánh sáng.

Herode là bóng tối của bạo quyền, dùng quyền để thống trị dân chúng. Chúa Giêsu là ánh sáng hiền lành khiêm nhường, đến không phải để cai trị nhưng để phục vụ.

Hêrode  là bóng tối chết chóc. Sẵn sàng giết chết các trẻ em để bảo vệ ngai vàng. Chúa Giêsu chiếu lên ánh sáng sự sống. Chúa đến cho mọi người được sống và sống dồi dào.

Hêrode là bóng tối gian dối lừa gạt các nhà đạo sĩ. Chúa Giêsu là ánh sáng, là Đường Đi, là Sự Thật và là Sự Sống.

Hêrode là bóng tối tội lỗi, xác thịt. Nên ngôi sao đến Giêrusalem vụt tắt. Chúa Giêsu là ánh sáng Thần Khí nên làng quê Belem nhỏ bé rực sáng.

Trong bối cảnh thế giới và xã hội Việt Nam hôm nay, Chúa mời gọi chúng ta: Hãy bừng sáng lên. Để muôn dân nhận biết Chúa thật. Để mọi người khắp nơi trở thành con cái trong nhà Chúa.

Suốt năm qua cả nước hướng về miền Trung. Với thảm hoạ Formosa.  Với thảm hoạ lũ lụt vừa do mưa vừa do thuỷ điện Hố Hô xả nước bừa bãi. Tại miền Trung ta thấy tất cả những bóng tối của Hêrode. Đó là bóng tối bạo quyền, dùng quyền hành áp bức. Tự do bán đất cho nước ngoài, tự do xả chất độc, tự do xả nước bất chấp quyền dân. Đó là bóng tối chết chóc. Vì bảo vệ quyền lợi tài phiệt và một nhóm nhỏ mà giết chết đời sống hàng triệu người dân. Đó là bóng tối gian dối vì không công khai minh bạch. Đó là bóng tối xác thịt tội lỗi. Vinh thân phì gia bất chấp sinh mạng và quyền lợi của người khác.

Nhưng giữa những bóng tối dầy đặc ấy lại xuất hiện ánh sáng. Ánh sáng của tình yêu thương bác ái. Khắp thế giới bao tấm lòng bác ái tập trung về miền Trung. Để cảm thông, để yêu thương, để chia sẻ. Và đặc biệt những xứ đạo, các cha, anh chị em giáo dân đã biết quan tâm chia sẻ với anh chị em lương dân. Anh chị em lương dân cảm nhận được tình yêu thương. Không biết chạy vào đâu đã tìm đến với các giáo xứ công giáo. Và họ cảm nhận được vẻ đẹp của Chúa, của đạo, của anh chị em công giáo. Đó chính là ánh sáng chiếu trong đêm tối. Ánh sáng của đạo Chúa đã làm cho anh chị em giáo dân sáng lên. Qua ánh sáng đó người muôn phương tìm đến thờ phượng Chúa.

Khi cứu trợ tại các xứ đạo mọi sự diễn ra trong trật tự. Không có tranh giành chen lấn. Vì mọi người đều vâng lời cha xứ. Chính quyền thắc mắc: sao giáo dân lại yêu mến và vâng lời các cha mà không vâng lời chính quyền. Người giáo dân trả lời: Vì các cha đã hiến trọn cuộc đời, dành mọi tài sản, sức lực, của cải cho Chúa, cho Giáo hội, cho dân chúng, nên chúng tôi yêu mến và vâng phục. Nếu các ông cũng hiến tài sản, sức khoẻ, thì giờ cho dân thì dân yêu mến và vâng lời ngay.

Trong bóng tối của thời đại hôm nay, mọi người đều đi tìm quyền lực, tiền bạc và hưởng thụ. Khi đi tìm mọi thứ cho bản thân, người ta sẵn sàng chà đạp người khác. Gây nên bóng tối đau khổ chết chóc bất công. Trong bóng tối đó linh mục sáng lên như ngọn đuốc. Vì dám đi ngược chiều thời đại. Từ bỏ bản thân. Hiến dâng cuộc đời cho Chúa. Phục vụ tha nhân.

Hôm nay chúng ta vui mừng. Vì trong đoàn người góp phần chiếu ánh sáng của Chúa trên thế giới tăm tối hôm nay, có thêm tân linh mục FX Phạm văn Phúc. Tạ ơn Chúa ban thêm ánh sáng cho thế giới nhiều bóng tối hôm nay. Cám ơn ông bà cố và gia đình đã quảng đại dâng hiến người con ưu tú cho Chúa và cho dân Chúa. Cám ơn cha đã hi sinh cuộc đời như ngọn nến cháy lên để đem ánh sáng cho thế giới. Hôm nay Chúa cũng nói với cha: Hãy bừng sáng lên, vì bóng tối đang bao phủ dân chúng.

Như ngọn nến muốn cháy sáng phải tiêu hao đời mình. Chúc cha ngày càng hăng say tiêu hao đời mình. Để bừng lên ánh sáng rực rỡ cho mọi người nhận biết Chúa.

TGM Giuse Ngô Quang Kiệt

httpv://www.youtube.com/watch?v=6ze7tokDzgM

Cha bị triệu tập vì một bài báo của con trên VOA?

Cha bị triệu tập vì một bài báo của con trên VOA?

VOA

Nhà báo độc lập Phạm Chí Dũng

Nhà báo độc lập Phạm Chí Dũng

Ông Phạm Văn Hùng, 86 tuổi, thân phụ của nhà báo độc Phạm Chí Dũng đã bị “triệu” đến Thành ủy thành phố Hồ Chí Minh để “làm việc” vào ngày 10/1.

Nhà báo Phạm Chí Dũng xem đây là một hành vi bất nhã và thiếu lễ độ. Ông nói với VOA như sau:

“Gia đình tôi đánh giá cách mời của họ là một sự trịch thượng và vô lễ vì họ chỉ cho người thông báo qua điện thoại.”

Nhà báo Phạm Chí Dũng cho biết có rất nhiều cơ quan của thành ủy có mặt trong buổi triệu tập này và họ đưa ra nhiều lời đe dọa, trong đó có đe dọa khởi tố Hội Nhà báo Độc lập Việt Nam do ông làm chủ tịch:

“Trong buổi làm việc đó có cả quan chức của Đảng như Ban Nội chính Thành Uỷ, Ban Tuyên giáo Thành Uỷ, và Văn phòng Thành Uỷ. Họ có ý kiến mà tôi nghe ba tôi thuật lại rằng họ nói tôi viết bài xuyên tạc, viết bài sai sự thật. Thậm chí có ý kiến cho rằng đã đủ yếu tố để khởi tố tôi về vụ thành lập Hội Nhà báo Độc lập Việt Nam.”

Ông Dũng tin rằng Thành ủy cảm thấy những bài báo của ông đã đụng chạm đến sân sau của Thành ủy, trong đó có một bài viết trên VOA đề cập đến ông cựu Bí thư Thành ủy Lê Thanh Hải.

Bài viết trên của ông Dũng cho VOA vào tháng 12, 2016 có đoạn: “Có dư luận cho biết công an đã nắm rõ được hành vi gây thất thoát của ông Trần Phương Bình tại DongA Bank, nhưng không dám bắt vào năm 2015 là vì DongA Bank là một ngân hàng của Thành ủy TP HCM được bí thư thành ủy khi đó là ông Lê Thanh Hải che chắn. Luồng dư luận này cũng cho rằng việc ông Trần Phương Bình bị bắt vào thời điểm cuối năm 2016, khi ông Lê Thanh Hải đã nghỉ, là một đòn đánh vào ông Hải và khối tài sản khổng lồ tích góp qua nhiều năm của ông này”.

Ngoài ra, theo theo ông Dũng, chính quyền muốn chặn những bài viết tiếp theo của ông về Tp. Hồ Chí Minh hay cụ thể hơn là các bài liên quan đến ông Lê Thanh Hải.

“Ngay trong một bài báo mà họ đặc biệt nhấn mạnh, bài liên quan đến ông Trần Phương Bình, cựu chủ tịch hội đồng quản trị Ngân hàng Đông Á ở Tp. HCM bị bắt. Trong bài đó trong dẫn nguồn dư luận đánh giá rằng ông Trần Phương Bình có mối quan hệ có lẽ được che chắn bởi ông Lê Thanh Hải thành thử không bị bắt vào năm 2015.”

Ông Dũng cũng tin rằng cuộc triệu tập này do ông Lê Thanh Hải đứng phía sau, thông qua Phó Bí thư thường trực Tất Thành Cang:

“Cũng không loại trừ khả năng là ông Lê Thanh Hải có nhờ riêng ông Tất Thành Cang để ông Tất Thành Cang tổ chức một cuộc họp như vừa rồi, lấy danh nghĩa của thành ủy để đặt ra những vấn đề liên quan đến ông Lê Thanh Hải.”

Cũng theo nhà báo độc lập, những bài viết của ông liên quan đến chế độ hiện hành, quốc nạn tham nhũng, thực chất nền kinh tế, và các quyền tự do căn bản của người dân bị đàn đáp. Trong khi đó chính quyền từ trung ương đến địa phương lại bưng bít các thông tin này.

Trong thư ngỏ cho thành ủy ngay trong ngày 10/1, ông Dũng đề nghị đối thoại với ông Tất Thành Cang để cùng tìm ra sự thật. Tuy nhiên, ông Dũng tin rằng thư ngỏ của ông sẽ không được phản hồi.

Kiên Giang: Tiểu thương mang quan tài phản đối tháo dỡ chợ

Kiên Giang: Tiểu thương mang quan tài phản đối tháo dỡ chợ

Nguoi-viet.com

Lực lượng chức năng bảo vệ việc tháo dỡ chợ Tân Hiệp. (Hình: Báo Dân Trí)

KIÊN GIANG (NV) – Chính quyền huyện Tân Hiệp đưa cả trăm cảnh sát xuống cưỡng ép tháo dỡ chợ thị trấn Tân Hiệp ngay trước Tết Nguyên Đán, buộc tiểu thương mang quan tài ra phản đối quyết liệt.

Theo báo Dân Trí, ngày 10 Tháng Giêng, khi công an tháo dỡ chợ bị nhiều người phản đối nên công an còng tay dẫn về đồn. Một số người dùng điện thoại chụp hình, quay phim… cũng bị giật mất điện thoại và đưa về đồn công an “làm việc.” Để phản đối, tiểu thương đã đặt hai chiếc quan tài ở đầu chợ, nhưng công an đã cướp lấy đem giấu.

Bà Nguyễn Thị Ánh Tuyết, một tiểu thương nói: “Các khiếu nại của bà con tiểu thương chúng tôi chưa được chính quyền địa phương xem xét giải quyết thấu đáo thì sáng 10 Tháng Giêng, ủy ban huyện đã cho lực lượng chức năng xuống cưỡng chế tháo dỡ chợ trong khi ngày Tết cận kề. Việc này lãnh đạo địa phương đã ép chúng tôi vào bước đường cùng, vì hàng hóa nhập về không thể buôn bán.”

Giải thích về việc này, ông Nguyễn Văn Đức, chủ tịch huyện Tân Hiệp cho rằng: “Đây không phải là tài sản thuộc quyền sở hữu riêng của công dân nên huyện không cưỡng chế, mà đây là công trình của nhà nước nên chúng tôi tháo dỡ khi nó đã xuống cấp.”

Tin cho biết, chợ thị trấn Tân Hiệp đã tồn tại hơn 60 năm với gần 300 tiểu thương kinh doanh buôn bán. Khi xây dựng chợ mới, chính quyền địa phương không họp lấy ý kiến, lắng nghe nguyện vọng của tiểu thương…

Đến khi công ty Sao Mai, một doanh nghiệp tư nhân liên kết với huyện xây dựng chợ mới cách chợ cũ 1 cây số vào gần xong vào cuối 2014, thì mới vận động tiểu thương di dời, nhưng tiểu thương không đồng tình vì cho rằng giá thuê cao, khu chợ xa dân cư, lô sạp thiếu và nhỏ… Cách làm này trái quy định pháp luật, mặt khác làm nhiều tiểu thương trở tay không kịp.

Thấy không thể tuyên truyền bằng miệng, chính quyền ra hạn định di dời chợ hạn chót là ngày 20 Tháng Ba năm 2015. Tuy nhiên tiểu thương vẫn “án binh bất động.”

Đến ngày 26 Tháng Tám năm 2016, chủ tịch huyện Tân Hiệp ra quyết định đình chỉ hoạt động chợ thị trấn Tân Hiệp để di dời sang khu chợ mới, với lý do “chợ cũ đã xuống cấp và hệ thống cứu hỏa không bảo đảm nên buộc phải di dời sang chợ mới.”

Các tiểu thương tiếp tục khiếu nại lên ủy ban tỉnh Kiên Giang, buộc nơi này phải thành lập tổ công tác kiểm tra lại quá trình xây chợ mới, xóa chợ cũ của lãnh đạo huyện Tân Hiệp.

Sau khi kiểm tra, tổ công tác của tỉnh cho biết huyện Tân Hiệp “có sai phạm,” vì vậy nên xem lại việc hỗ trợ cho các tiểu thương có đất gian hàng cho thuê, đầu tư, sửa chữa, cải tạo chợ cũ trong thời gian qua… Thế nhưng, kiến nghị của tỉnh chưa được huyện Tân Hiệp xem xét thực hiện thì sáng 10 Tháng Giêng đã cho lực lượng xuống cưỡng chế tháo dỡ chợ cũ. (Tr.N)

Việc ngăn chặn thô bạo

From facebook: Suong Quynh and Hoang Le Thanh shared Lê Công Định‘s post.

Lê Công Định with Charles Sellers.

Việc ngăn chặn thô bạo tại nhà hôm nay khiến tôi phải huỷ bỏ cuộc gặp chiều nay với Ngoại trưởng Mỹ John Kerry theo lời mời của Tổng Lãnh sự quán Hoa Kỳ, một lần nữa cho thấy nhà cầm quyền Việt Nam vi phạm nghiêm trọng quyền tự do đi lại của công dân nói riêng và nhân quyền nói chung.

Đây là bằng chứng cụ thể và rõ ràng về hồ sơ vi phạm nhân quyền của nhà cầm quyền Việt Nam. Tôi đã thông báo đầy đủ cho cơ quan ngoại giao Hoa Kỳ và Ngoại trưởng John Kerry để các viên chức ngoại giao Mỹ soạn thảo báo cáo và tài liệu cần thiết cho mục đích chế tài nhân quyền đối với các quan chức vi phạm Luật Nhân quyền Magnitsky Toàn cầu vừa được Tổng thống Obama ký ban hành.

Không diện kiến Ngoại trưởng John Kerry nhưng tác động của việc không đi gặp lại tốt hơn đi gặp, chắc chắn là điều cần làm đối với một người tranh đấu như tôi trong hoàn cảnh hiện tại. Thứ Sáu ngày 13 đầu năm 2017 không phải là một ngày tồi tệ vậy.

SỰ THAM LAM TÀN ÁC..

From facebook: Lê hồng Song‘s post.
Image may contain: one or more people and outdoor

Lê hồng Song

 SỰ THAM LAM TÀN ÁC..( Lòng tham vô đáy, nhưng chỉ cần những mẩu bánh vụn vặt…) Trích. Môt người quốc dân tác giả Lê Luân.

“Quốc gia nào mà xây dựng bằng lòng tham, thì quốc gia đó sẽ sụp đổ bởi những mẩu bánh mỳ.”

Mới nghe thì có vẻ như đã thấy nhận định này của tôi hàm chứa trong đó đầy những mâu thuẫn và sẽ có nhiều người muốn mắng mỏ tôi ngay khi đọc những câu này. Thế nhưng xin nhẫn nại thêm một chút và chúng ta cùng nhau mổ xẻ để thấy cái điều tôi vừa nói có gì mà cần phải bác bỏ hay không lúc đó cũng chưa muộn.

Chúng ta có thể quan sát mỗi ngày qua các sự kiện liên tiếp. Chẳng phải gì to tát đâu xa, tôi nói ngay đến việc người ta hành xử với nhau tàn ác còn hơn cả loài cầm thú mà chúng có thể sẵn sàng giết thịt nhau khi có loài nào đó tấn công cái tổ hoặc cướp đi miếng ăn của nó. Có phải gì hiếm hoi đâu, chuyện những người không may mà đi trộm chó, gà, trâu hay các tài sản khác của người dân ở những vùng quê, người ta phát hiện ra thì những tên trộm cắp kia chỉ có nước chết hoặc thương tật đầy mình. Dân làng họ xâu xúm vào đánh đập, gậy gộc đủ cả, cứ thế mà nã vào đầu, phang vào chân, tay, mạng sườn kẻ cắp cho đến khi chết. Thế có phải là người ta quyết bảo vệ tài sản của mình đến cùng bằng những hành động vô nhân tính hay không.

Nguyễn Đình Phong, kẻ trộm chó, bị dân đốt cháy đen bên chiếc xe máy.
Nguyễn Đình Phong, kẻ trộm chó, bị dân đốt cháy đen bên chiếc xe máy.
Những hành vi ấy quả là man rợ chứ có đất nước văn minh nào mà lại làm thế như dân chúng chúng ta. Thế thử hỏi luật pháp và chính phủ còn có giá trị gì nữa để mà duy trì và điều chỉnh hành vi con người. Mà nhìn vào đấy thì thấy rõ là người dân đúng là sẽ làm mọi cách kể cả là hung bạo và dãn man nhất để quyết bảo vệ cho được tài sản của mình, dù chẳng phải quá to tát gì. Hiện trạng này ở các vùng quê thì tôi cho là không thiếu đâu. Vậy có phải là họ đang hành xử còn không cả bằng thời thực dân, phong kiến hay không, vì ngày xưa còn có công đường để kêu quan khi làng xóm mâu thuẫn, bắt được kẻ trộm, cướp thì đều lôi lên quan mà tâu bẩm và xét xử theo luật lệ. Chứ cũng không đến nỗi như bây giờ. Mà một dân tộc tàn ác với nhau như thế thì có khi nào đất nước văn minh và tốt hơn lên được không. Tôi cho là chỉ có làm cho con người ngày càng tàn bạo và coi thường luật pháp mà thôi, mà như thế thì cái chính phủ kia cũng bị xem thường nốt chứ đâu có giá trị gì để mà người dân cần đến. Quả là nguy cấp cho một đất nước mà con người sẵn sàng hung khí, hô hào một cách hung hãn để mà hành hạ đồng loại mình. Thật đau đớn và bại hoại hết chỗ nói.

Với chuyện con chó, con trâu đã kinh khủng như vậy. Vậy còn chuyện hôi của khi gặp người tai nạn trên đường, chuyện ngang nhiên nhặt tài sản của người khác đánh rơi hay không may làm vung vãi ra mà người ta kêu trợ giúp nhưng cứ nhơn nhơn chẳng thèm để tâm, lại còn muốn nhặt cho thật nhiều rồi mang về sử dụng như chốn không người. Đấy là hành vi khác gì trộm cướp và coi khinh luật pháp đâu. Thế thì quả là loạn lạc thực sự rồi chứ còn phải chờ đợi đến đao binh, bom đạn, chém giết gì mới cho là loạn lạc thì e là đã quá muộn màng và hết sức ngu dốt.

Với cái miếng ăn và tài sản của mình thì bảo vệ bằng được, nhưng sẵn của người khác hở ra là lấy mất ngay tắp lự. Mà cũng bởi lối suy nghĩ này mà hầu như là ai cũng tính vào chính phủ để có quyền chức mà tìm cách đục khoét của công, làm giàu cho mình và gia đình. Cứ nhìn vào tệ trạng tham nhũng, sự suy cấp về con người, các cơ sở hạ tầng quốc gia thiếu thốn, sơ sài, yếu kém thì có thể thấy rõ nó là kết quả của việc vơ vét cho đầy túi tham của mình mà không để tâm gì đến việc chung của đất nước. Thế nó không xuất phát từ lòng tham vô đáy thì còn là gì vào đây nữa. Tôi không thể tìm ngôn từ nào để mà giải thích chuẩn xác hơn được.

Thế nhưng đó chỉ là những cái vụn vặt và nhỏ mọn thôi, chỉ như những mẩu bánh có thể ăn được ngay tức khắc. Thế còn cái lớn hơn như chuyện chính sách kinh doanh làm ăn, chuyện đánh thuế tiêu dùng, chuyện chèn ép thương nhân, chuyện bị gây phiền hà trong công việc, chuyện bị cướp đoạt tài sản bằng cách tham nhũng ngân khố quốc gia với những con số khổng lồ, mà tất cả những cái đó nó rất thiết thực đánh vào túi tiền và chất lượng sống, vào điều kiện kinh doanh và cơ hội phát triển của người dân, thì dân chúng lại thờ ơ như chuyện riêng của nhà quan, chẳng màng gì cả, vì người ta không thấy nó bị thiệt hại gì như việc tên trộm, cướp lẻn vào nhà bắt trộm con chó hay dắt trộm trâu, bò của người ta đi mất.

Nhận thức của người dân khiến tôi lo lắng tới những hậu họa khôn lường, vì nếu một lúc nào đó họ không thể lao động đủ mà đóng thuế, sông hồ và không khí ô nhiễm, thực phẩm độc hại, bệnh viện thì tăng giá, giáo dục thì nâng học phí, lộ phí đi đường và xăng, dầu, điện, nước cứ leo lên nữa. Thế thì họ định sống thế nào và làm gì để mà trả cho những thứ đó đây, hay lại nhăm nhăm để cướp giật của người khác?

Mà cũng vì cái lòng tham vô đáy nhưng lại dễ thỏa mãn bằng những cái nhỏ nhặt này của người Việt mà các quốc gia khác lợi dụng điểm yếu đó mà khai thác và bóc lột được chúng ta từ tài nguyên thiên nhiên đến trí tuệ và sức người. Họ chỉ cần rót cho ít vốn vào làm ăn, đầu tư, hoặc cho vay với lãi suất thấp, chuyển giao công nghệ giá rẻ (mà có nguy cơ làm ô nhiễm môi trường, độc hại với con người, năng suất thấp, vận hành tốn kém và lại mau hỏng), cam kết vài điều khoản mà có vẻ như có lợi cho chính phủ, cho người dân bằng cách cho ít lợi nhuận hoặc chia sẻ quyền lợi kinh tế, thế là làm ráo, làm tuốt và làm nhanh cật lực. Bởi thế mà chúng ta cứ bị bóc lột sau khi đã bị dụ dỗ và mua chuộc bằng ít lợi ích cho thỏa cái lòng tham của mình. Đây chính là vấn đề lớn của dân tộc mà chúng ta phải nhận ra và thay đổi, nếu không thì chúng ta sẽ luôn bị mua chuộc và lợi dụng để cho người khác làm ăn mà thôi.

Quốc gia nào mà xây dựng bằng lòng tham, thì quốc gia đó sẽ sụp đổ bởi những mẩu bánh mỳ.

Bởi vậy tôi mới nói, đa phần người dân thì lòng tham vô đáy, nhưng chỉ cần những mẩu bánh vụn vặt để no cái bụng và ấm cái thân là đã đủ rồi, chẳng cần gì khác cả. Quốc gia lụn bại và suy vong cũng từ đây mà ra.