TÂM CAO KHÍ NGẠO , BÁC HỌC VÔ ÍCH.

 TÂM CAO KHÍ NGẠO , BÁC HỌC VÔ ÍCH.

Ở đời, mọi chuyện nhiều lúc sẽ không diễn ra theo đúng ý nguyện của con người. Việc tưởng rằng có lợi có khi lại thành vô ích. Đọc “10 điều vô ích” dưới đây, chúng ta sẽ rõ nguyên do.

Lâm Tắc Từ (1785 – 1850) là một trọng thần của triều Thanh. Ông nổi tiếng là người liêm khiết, có dũng khí. Lúc 54 tuổi, Tắc Từ viết ra 10 câu cách ngôn, sau hàng trăm năm vẫn khiến người đời tấm tắc khen ngợi.

Lâm Tắc Từ đã lấy những điều mà con người thường cho là hữu ích, lần lượt xem xét, phân định để chỉ ra vì sao chúng lại trở nên vô nghĩa. “10 vô ích” này vừa là tiêu chuẩn tu dưỡng của Lâm Tắc Từ, và cũng là nguyên tắc giáo dục con cái của ông.

  1. Tâm còn bất thiện, phong thủy vô ích

“Tồn tâm bất thiện, phong thủy vô ích”.

Sách “Đại học” có viết: “Cái đạo của việc học làm những việc quốc gia đại sự là làm rạng rỡ cái đức sáng của mình, là làm cho dân thay đổi tốt lên, là đạt đến và dừng ở nơi chí thiện”.

Nếu trong lòng còn có điều bất thiện, làm trái với thiên đạo, rõ ràng là tự chuốc lấy diệt vong. “Phong thủy vô ích” là nói nếu là người bất thiện, làm nhiều việc bất nghĩa, thì người đó không những mắc tội làm hổ thẹn tổ tông mà còn làm tổn hại đến con cháu.

Người ta cũng thường cho rằng chọn được phong thuỷ tốt, mảnh đất đẹp là có thể dưỡng được phúc khí, tài lộc cho con cháu đời đời. Thế nhưng, cái gốc của phong thuỷ không phải ở long mạch hay huyệt mộ mà chính ở lòng người. Tâm tốt thì dẫu ở vào nơi hiểm địa cũng gặp dữ hoá lành, chuyển hoạ thành phúc.

  1. Bất hiếu cha mẹ, thờ Thần vô ích

“Bất hiếu phụ mẫu, phụng thần vô ích”.

Sách “Luận ngữ” có viết: “Hiếu đễ là cái gốc làm người”. Trăm đức hạnh thì hiếu đứng đầu. Một người dù có được thành tựu vĩ đại như thế nào, trên đầu đội bao nhiêu vòng nguyệt quế đi nữa, nếu bất hiếu với cha mẹ, thì tất cả vinh quang kia đều trở nên vô nghĩa. Nếu bất hiếu với cha mẹ, cho dù có thành kính, kính cẩn với Thần như thế nào chăng nữa, tất cả đều là giả dối cả.

  1. Anh em bất hòa, bạn bè vô ích

“Huynh đệ bất hòa, giao hữu vô ích”.

“Kinh Thi” có viết: “Người khắp thiên hạ không bằng tình anh em”. Trong gia đình, cha mẹ là gốc rễ, anh em là cành lá. Chỉ có anh chị em dìu dắt giúp đỡ nhau, thì gia nghiệp mới hưng thịnh. Anh chị em mà còn không thể hòa thuận với nhau thì nói gì đến kết giao bạn bè, bằng hữu.

Rất nhiều người ra ngoài tiếp đãi bạn bè, rất mực lịch sự lễ độ, chân thành thẳng thắn, nhưng đối với anh chị em trong nhà thì khó mà thổ lộ hết lòng, thậm chí còn lời qua tiếng lại với nhau, thật đúng là hành vi đảo lộn, đạo nghĩa xa rời cả.

  1. Hành vi bất chính, đọc sách vô ích

“Hành chỉ bất đoan, độc thư vô ích”.

Khổng Tử nói: “Người xưa học vì mình, người nay học vì người”. Ý nói người xưa đi học là vì chính bản thân mình, ngày nay người ta lại đi học là vì người khác.

Học vì người khác tức là muốn được người khác ghi nhận, đánh giá, hành vi nông nổi, thiển cận, a dua. Còn học vì mình thì học tập, tu dưỡng, tích lũy năng lực, trong thì tu nhân đức, ngoài thì tu lễ nghĩa.

Nói một cách đơn giản, học là tu thân, làm điều chân chính. Nếu học cả bồ sách Thánh hiền, mà chỉ là để khoe khoang bản thân, hành vi bất chính, có thể nói là đọc sách vô ích.

  1. Làm việc ngang bướng, thông minh vô ích

“Tác sự quai trương, thông minh vô ích”.

Khổng Tử dạy học trò chuẩn mực hành xử chính đáng là: “Học trò ở nhà thì hiếu đễ, ra ngoài thì cung kính, cẩn thận, gần gũi với những người nhân đức, yêu thương tất cả mọi người, làm được như vậy mà còn dư sức thì lúc đó mới bắt đầu học văn hóa”.

“Làm việc ngang bướng” là nói người hành xử bất chấp tình lý, cố chấp, làm gì cũng tỏ ra hơn người. Người thích mị dân lấy lòng người khác, rắp tâm bất lương, thì cái thông minh tài hoa của họ cũng bị người khác lợi dụng, trở thành công cụ làm việc ác.

  1. Lòng dạ cao ngạo, học rộng vô ích.

“Tâm cao khí ngạo, bác học vô ích”.

Tự mãn chuốc lấy tổn hại, khiêm tốn được nhiều lợi ích. Cái đạo người quân tử khiêm nhu, xưa nay vẫn được người đời tán thưởng.

Đọc sách học rộng để làm gì? Để thông hiểu cổ kim, để tung hoành ngang dọc, biết đóng biết mở, có đầu có đuôi, là để tu thân dưỡng tính mà thôi. Người càng có học thức thâm sâu, càng là người khiêm tốn.

Nếu lấy học rộng để khoe khoang, tự cao tự đại, hùng hổ ép người, thì chỉ có thể nói là vẫn chưa lĩnh hội được cảnh giới cao nhất của việc học của cổ nhân.

  1. Thời vận không còn, cố cầu vô ích.

“Thời vận bất tế, vọng cầu vô ích”.

“Vào bước đường cùng thì tự mình làm tốt thân mình, khi hiển đạt thì giúp cho cả thiên hạ được tốt”. Đường cùng tức là thời vận không còn. Thời vận cũng là một sức mạnh, khi hết thời vận thì chú ý tăng cường tu dưỡng tâm tính bản thân, nâng cao sức mạnh bản thân, thì thời cơ sẽ tự đến.

“Cố cầu” là truy cầu bừa bãi, cố gắng truy cầu thời cơ vốn không thuộc về bản thân mình, trái lại, nên tự truy cầu bản thân, vì lúc này dù cho có được cơ hội thì cũng sẽ mất đi rất nhanh.

  1. Lấy bừa của người, bố thí vô ích.

“Vọng thủ nhân tài, bố thí vô ích”.

Khổng Tử nói: “Bất nghĩa mà giàu và sang, đối với ta như phù vân. Người quân tử quý của cải, để có được của cải phải thuận theo đạo”. Lấy bừa của cải của người khác là bất nghĩa. Không có công lao mà nhận lộc, vơ đầy túi tham, tiện tay dắt dê, đều là hành vi bất nghĩa.

Lấy bừa của người, rồi đi bố thí, nói theo cách mĩ miều là mượn hoa dâng Phật, thì thực ra chỉ là giả thiện. Chi bằng dựa vào sức của đôi bàn tay, cần cù, ra sức lao động, bố thí bởi thiện tâm, như thế mới có thể yên lòng, đạt lý.

  1. Không giữ nguyên khí, thuốc  men vô ích.

“Bất tích nguyên khí, y dược vô ích”.

Mạnh Tử nói: “Ta giỏi dưỡng cái khí lớn lao của ta”. Nguyên khí là trạng thái nội tâm tinh thần phong phú, chính khí tràn trề, là cội nguồn hăng hái vươn lên, tích cực tiến thủ của con người.

Người không giữ gìn nguyên khí, thì hành động là cái vũ dũng của kẻ thất phu, cho rằng mình sức mạnh vô tận, nhưng lại luôn bị những ngoại lực làm cho nguyên khí tổn thương lớn.

Khi nguyên khí bị tổn thương nhiều, thì gửi gắm hy vọng vào thuốc thần tiên cứu chữa. Chữa được ngọn chứ không chữa được gốc, chữa được nhất thời chứ không chữa được cả đời.

  1. Dâm ác phóng túng, âm đức vô ích.

“Dâm ác tứ dục, âm đức vô ích”.

“Âm đức”, ý là tích âm đức, tích việc thiện nhỏ mà trở thành công đức lớn, phòng tránh việc ác nhỏ để tránh tổn hao công đức.

Nếu cuộc sống phóng túng xa xỉ, hoang dâm vô độ, tuy làm nhiều việc thiện, tích nhiều âm đức, thì cũng uổng công vô ích. Muốn độ cho người khác thì trước tiên phải tự độ cho mình, lấy mình làm gương, nghiêm khắc giữ mình theo giới luật, bắt đầu từ gian khổ, chất phác.

Vậy nên, “chớ thấy việc thiện nhỏ mà không làm, chớ thấy việc ác nhỏ mà cứ làm”.

Chị Lucie 1937 gởi

CÓ NHỮNG ĐIỀU CẦN SUY NGẪM,…

CÓ NHỮNG ĐIỀU CẦN SUY NGẪM,…

Tôi đã nhiều lần trải nghiệm thực tế trong đời sống của mình, khi suy ngẫm và nhìn về những diễn biến trước mắt qua những hoàn cảnh và trường hợp khác nhau để tôi và chúng ta cùng suy ngẫm thật sâu sắc.

Có nhiều người thích sống đời sống hưởng thụ cho bản thân và họ xem thường việc giúp đỡ người khác cho đến vô tâm đến những cảnh khó khổ của ười thân trong gia đình thì chẳng được mấy ai muốn quan tâm hay để ý đến.

Nên hãy suy ngẫm:

KHI bạn mạnh khỏe, THÌ hãy nghĩ đến khi bạn ốm đau. Phải cần có người chăm sóc.

KHI bạn thành công, THÌ hãy nghĩ đến khi mình thất bại. Phải cần có người sẻ chia và giúp đỡ.

KHI bạn vinh quang, THÌ hãy nghĩ đến khi mình vấp ngã. Phải cần có người đỡ mình lên để đi tiếp.

KHI bạn có đầy đủ người thân, THÌ hãy nghĩ đến khi mình chẳng còn ai bên cạnh. Phải cần có người để an ủi và động viên.

KHI bạn còn sống, THÌ hãy nghĩ đến khi mình mất đi. Phải cần có người đưa bước về nơi an nghĩ cuối cùng.

Có một kinh nghiệm mà tôi thường lưu tâm. Khi đi đến những đám tang, hay bắt gặp đám tang đi ngang qua, tôi thường quan sát chung quanh. Để phần nào đoán được khi sinh tiền người này đã sống ra sao, giữa sự so sánh một bên thì hiu quạnh không người đưa tiễn, một bên thì đầy ấm người thương tiếc đi sau.

Đó gọi là tinh thần Nhân quả một cách rất vi tế trong đạo Phật. Nếu chúng ta để tâm và quan sát. Và hãy sống theo tinh thần “làm gì được cho đời thì cứ làm”.

Vì BIẾT ĐÂU,…ngày mai ta sẽ ra sao.

Thì hôm nay hãy trân quý cuộc sống và yêu thương nhiều hơn khi có thể.

Giác Minh Luật

Lucie 1937 gởi

Tâm tĩnh lặng…Những câu nói giúp bạn sống an nhiên hơn

Tâm tĩnh lặng…Những câu nói giúp bạn sống an nhiên hơn

Cuộc sống này quá ngắn để yêu thương. Hãy sống cho thật an nhiên bạn nhé, để những bão giông của cuộc đời không thể nào chạm đến được tâm hồn của bạn. Hãy  điểm qua những câu nói cho phút giây tĩnh lặng…

Cuộc sống này luôn chuyển động từng giây, từng phút, chưa lúc nào và cũng sẽ không bao giờ ngừng lại. Và mỗi con người đều bị cuốn xoáy vào dòng chảy đầy cạm bẫy, chông gai, khó khăn và thử thách này. Có lúc bạn tưởng mình gục ngã, có lúc bạn thấy mình mệt mỏi, muốn buông xuôi tất cả nhưng lại không thể nào buông. Hãy nghỉ ngơi, hãy để tâm hồn mình được tĩnh lặng, lắng đọng mà suy ngẫm về cuộc đời, bạn sẽ thấy lòng nhẹ nhõm và thanh thản hơn nhiều.

Cuộc sống này quá ngắn để yêu thương. Nên hãy luôn yêu thương nhau khi còn có thể.

Khi bạn thức dậy vào buổi sáng, hãy nghĩ rằng mình còn sống là một đặc ân lớn lao được hít thở, được suy nghĩ, được tận hưởng và được yêu thương.

Nếu đã là con đường của bạn, bạn phải tự bước đi. Người khác có thể đi cùng, nhưng không ai có thể bước hộ bạn.

Trong cuộc đời này, có một số chuyện nhất nhất phải tự mình giải quyết. Dù đêm tối đến đâu, đường xa đến mấy thì vẫn cứ phải một mình kiên cường tiến lên phía trước.

Bạn không thể nào thẳng tiến bước trên đường đời cho đến khi bạn biết cho qua và học hỏi từ những thất bại, sai lầm và đau buồn trong quá khứ.

Tình yêu bắt đầu bằng nụ cười, đơm hoa kết trái bằng nụ hôn và kết thúc bằng những giọt nước mắt…

Dù đó là giọt lệ buồn hay vui thì tình yêu ấy đã cho bạn những kỷ niệm thật ấn tượng và sâu sắc, là dấu ấn của tâm hồn và đánh dấu bước trưởng thành của bạn.

Hãy ngước lên cao để thấy mình còn thấp và hãy nhìn xuống thấp để thấy mình chưa cao.

Sao phải lo lắng về những thứ bạn không thể thay đổi? Hãy buông bỏ và tiếp tục tiến lên vì cuộc sống không chờ đợi ai.

Tầm nhìn của bạn sẽ trở nên rõ ràng chỉ khi bạn biết nhìn vào trái tim bạn.

Ai nhìn ra ngoài, Mơ.

Ai nhìn vào trong, Thức Tỉnh.
Cuộc sống rất ngắn. Đừng lãng phí nó bởi nỗi buồn. Hãy là chính mình, luôn vui vẻ, tự do, và trở thành bất cứ gì bạn muốn.

Đừng nghĩ mãi về quá khứ. Nó chỉ mang tới những giọt nước mắt.

Đừng nghĩ nhiều về tương lai. Nó chỉ mang lại lo sợ.

SỐNG Ở HIỆN TẠI VỚI NỤ CƯỜI TRÊN MÔI NHƯ TRẺ THƠ. Nó sẽ mang lại niềm vui cho bạn.
Đừng nhìn dáng vẻ bề ngoài, vì đó là lừa dối.

Đừng vì của cải vật chất, vì có thể mất đi.

Hãy tìm người nào có thể làm bạn mỉm cười, bởi vì nụ cười mới có thể làm ngày âm u trở nên tươi sáng.
Có lẽ cuộc sống muốn chúng ta chọn lầm người trước khi gặp đúng người, để rồi chúng ta mới biết cảm ơn món quà của cuộc sống.

Hãy tự đặt mình trong vị trí của người khác. Nếu trong hoàn cảnh ấy bạn cảm thấy bị tổn thương, thì người khác cũng sẽ cảm nhận như vậy.

Người hạnh phúc nhất không nhất thiết phải là người có mọi thứ tốt nhất, mà là người biết tận hưởng và chuyển những gì xảy đến với mình trong cuộc sống một cách tốt nhất.

Đừng sợ khi bị chỉ trích,

Nếu nó không đúng sự thật, bỏ qua nó.

Nếu nó không công bằng, tránh bị tổn thương vì nó.

Nếu nó khờ khạo, mỉm cười với nó.

Còn nếu nó đúng, học từ nó…

Học cách sống tức là học cách tự do, và tự do tức là chấp nhận việc gì phải đến sẽ đến.

Anh chị Thụ & Mai gởi

Có hai thứ cha mẹ cần trang bị cho con cái, và chỉ hai thứ đó là đủ

Có hai thứ cha mẹ cần trang bị cho con cái, và chỉ hai thứ đó là đủ

Tỉ phú Hồng Kông Yu Pang-Lin vừa qua đời ở tuổi 93, để lại di chúc hiến toàn bộ tài sản trị giá khoảng 2 tỉ USD cho hoạt động từ thiện.

“Nếu các con tôi giỏi hơn tôi thì chẳng cần phải để nhiều tiền cho chúng.

Nếu chúng kém cỏi thì có nhiều tiền cũng chỉ có hại cho chúng mà thôi” – ông Yu Pang-Lin khẳng định.

Yu Pang-Lin không phải là người đầu tiên trên thế giới “keo kiệt” với con nhưng lại hào phóng với xã hội. Người giàu nhất thế giới – Bill Gates – từng tuyên bố sẽ chỉ để lại cho con 0,05% tổng tài sản kếch xù của mình. Báo chí hỏi tại sao lại như vậy, ông trả lời đại ý: Con tôi là con người, mà đã là con người thì phải tự kiếm sống, không chỉ kiếm sống để phục vụ chính bản thân mình mà còn phải góp phần thúc đẩy xã hội. Đã là con người thì phải lao động. Tại sao tôi chí Time bầu chọn là 1 trong 25 nhân vật ảnh hưởng nhất thế giới, tác giả cuốn sách nổi tiếng 7 thói quen để thành đạt – viết di chúc để lại tiền cho con và ra đi năm 2012.


Cả chín người con không ai nhận tiền. Họ lý giải rất giản dị rằng họ là những người bình thường và hoàn toàn có thể tự lao động, tự kiếm sống được.

Tương tự, tỉ phú Warren Buffett viết di chúc chỉ để lại 10% tài sản của mình cho con, còn lại là làm từ thiện. Tuy nhiên, ba người con, dù không phải quá giàu có, cũng từ chối và dành luôn số tiền đó cho từ thiện.

Những người cha kiên quyết không để lại tiền cho con hoặc những người con quyết liệt không nhận tài sản thừa kế chắc chắn không phải là những người không coi trọng đồng tiền, vì hơn ai hết họ đã phải đổ mồ hôi, công sức và trí tuệ cả đời để tạo dựng nên sản nghiệp.

Tuy nhiên, họ cũng hiểu có một thứ còn quý giá hơn tiền, quan trọng hơn tiền, đó chính là trách nhiệm, mà trước hết là trách nhiệm với chính mình (tự mình phải chịu trách nhiệm về mình), rồi trách nhiệm với gia đình, cộng đồng, xã hội… Họ cũng ý thức được một cách sâu sắc ẩn họa của việc xài những đồng tiền không do chính mình làm ra.

Có người nói rằng có hai thứ mà cha mẹ cần trang bị cho con cái và chỉ hai thứ đó là đủ, còn không, nếu có để lại cho con thứ gì đi nữa mà thiếu hai thứ đó thì coi như chưa cho con gì cả.

Hai thứ đó là: ý thức tự chịu trách nhiệm về bản thân mình và năng lực để tự chịu trách nhiệm.

Một con người biết trách nhiệm và có năng lực để thực hiện điều đó khi đi học sẽ học thực, học vì mình (và do đó sẽ khó có kiểu học đối phó; mua điểm, mua bằng; học vì cha, vì mẹ); khi đi làm sẽ làm hết mình, tự giác và luôn hướng tới hiệu quả cao nhất (và do đó sẽ không có kiểu làm “giả cầy”, thụ động; làm gian, làm dối như một vài trường hợp mà không khó cũng có thể nhận diện được ở nhiều cơ quan, công sở)…

Không để lại tiền cho con nhưng để lại cho con ý thức trách nhiệm và trang bị cho con năng lực để tự chịu trách nhiệm thông qua giáo dục làm người, giáo dục làm việc, ấy là đã để lại một sản nghiệp đồ sộ cho con rồi.

Đời người

From facebook:   Kimtrong Lam‘s post.
 
Image may contain: 1 person, sitting, beard and outdoor

Kimtrong Lam to Lương Văn Can 75.

Đời người

Tiếng gọi từ trái tim của Richard Gere đã gây ra cơn bão trên mạng Internet! “Không ai trong chúng ta có thể tránh được cái chết…””:

Richard Gere luôn là tâm điểm chú ý của người hâm mộ. Ông là thần tượng ở mọi nơi trên thế giới và về ông không cần tới bất kỳ một quảng cáo nào. Gần đây, một đoạn nhật ký của ông trong Facebook đã gây ra một cơn bão về cảm xúc. Hàng trăm ngàn người đã chia xẻ bài viết của ông, rất nhiều người trong số đó không phải là các fan hâm mộ của Richard.

Tòa soạn của chúng tôi: Strength-mind.blogspot.com xin cung cấp cho các bạn một bản dịch của đoạn hồi ký tuyệt vời này:

“Mẹ của một trong những người bạn của tôi luôn luôn duy trì một lối sống lành mạnh. Bà chỉ ăn những thức ăn sạch và bổ dưỡng, không uống rượu và không hút thuốc lá, thường xuyên tập thể dục và rất sợ ra nắng mặt trời mà không có kem bảo vệ. Bà thường xuyên tham khảo ý kiến chuyên gia dinh dưỡng và vật lý trị liệu, sinh hoạt đúng theo quy định của họ. Có thể nói rằng bà luôn chăm chút cho sức khỏe của mình.

Bà bây giờ 76 tuổi, và bà được chẩn đoán là bị ung thư da và ung thư tủy xương. Hơn nữa, bà còn mắc thêm chứng loãng xương ở giai đoạn nghiêm trọng…

Cha của bạn tôi không hề từ chối bất kỳ một điều gì đối với bản thân. Ông chưa bao giờ chơi thể thao và rất thích ăn ngon, ông thậm chí còn phết bơ trực tiếp lên những miếng thịt hun khói. Ông tự cho phép mình uống rượu và tắm nắng trên bãi biển cho đến khí da bắt đầu bong ra như bánh nướng.

Có thể nói rằng trong cả cuộc đời của mình, ông ấy không hề đếm xỉa đến những lời khuyên của các bác sĩ và sống tự do theo sở thích của mình. Hiện nay ông đang ở tuổi 81, và bác sĩ nói rằng nhiều người trẻ còn phải ghen tỵ với sức khỏe của ông.
Dù có cố gắng đến đâu đi chăng nữa thì bạn cũng không thể thoát khỏi chất độc bên trong mình. Sớm hay muộn nó sẽ quật ngã bạn. Nói như người mẹ bị bệnh nan y của bạn tôi: “Nếu như tôi biết trước cuộc sống của tôi sẽ kết thúc thế nào, tôi sẽ không bao giờ nghe các bác sĩ, và sẽ sống hạnh phúc.”

Đó là cuộc sống, và không ai trong số chúng ta sẽ thoát khỏi định mệnh. Vì vậy, không nên coi bản thân mình như một cái gì đó thứ cấp. Trong khi có thời gian, hãy sống trong niềm vui của mình. Bởi vì ngày mai có thể sẽ quá muộn.

Vì vậy, hãy làm những gì bạn muốn. Hãy ăn ngon, hãy tắm nắng dưới ánh mặt trời, hãy lười biếng nếu muốn. Hãy là ngớ ngẩn và kỳ lạ, nhưng là chính mình. Bởi vì, không ai trong chúng ta có đủ thời gian cho tất cả mọi thứ còn lại! ”

Trong những lời đơn giản này ẩn chứa ý nghĩa sâu sắc. Nếu những dòng này làm bạn có một cái nhìn mới về cuộc sống của bạn, hãy chia sẻ chúng với bạn bè của mình.

Nguyễn Hoàng Lân
theo Strength-mind.blogspot. com

MUỐN SỐNG TỐT, XIN GHI NHỚ 5 CHỮ ĐỪNG

MUỐN SỐNG TỐT, XIN GHI NHỚ 5 CHỮ ĐỪNG

Con người muốn được sống hạnh phúc, thanh thản mà trong tâm lại vẫn cứ ôm giữ các loại tâm tranh đấu, oán hận thì vĩnh viễn không thể nào đạt được. Hãy ghi nhớ 5 thứ “đừng” sau đây để cuộc sống không phải vướng bận điều gì nữa! 

  •  1)   Con cháu đều có phúc của con cháu, đừng quá vì con cháu mà biến mình thành thân trâu ngựa. Nên tranh thủ thời gian hưởng thụ cuộc sống, đừng vì con cháu mà làm việc quá sức, làm cố quá là sát thủ nguy hiểm nhất của sức khỏe. 

+  2)   Tiền khi sinh chẳng mang theo đến, khi tử chẳng mang theo đi. Sức khỏe mới là thứ quan trọng hơn nhiều, có sức khỏe thì mới có tất cả.

 Trong dân gian có câu nói: “Không sợ kiếm ít tiền, chỉ sợ chết sớm”. Có sức khỏe thì ngại gì không kiếm được tiền. Vì sức khỏe, khi nào cần chi tiêu thì hãy chi tiêu, có tiền đừng keo kiệt.

 +   3) Cuộc đời thật ngắn ngủi, tình yêu lại không dễ tìm kiếm, cho dù yêu hay được yêu đều là duyên phận, đều nên đón nhận, ngày hôm nay bạn buông bỏ, thì kiếp này nó sẽ không bao giờ đến với bạn nữa.

+   4)   Trong cuộc đời, ai cũng có thể phải gặp những chuyện khó khăn hay không vừa ý, đừng nên vì thế mà “nộ khí xung thiên”. Tức giận là tồn tại khách quan, không nên giữ ở trong lòng, nín thở thì khí sẽ ứ tắc, khí ứ tắc thì sẽ sinh bệnh.

   Gặp phải những sự việc khiến ta tức giận, hãy tìm người để khai thông nó, thổ lộ ra hết, như vậy sẽ gỡ bỏ nó nhanh hơn, nội tâm sẽ yên bình trở lại.

     Bạn bè chính là công cụ “thông tức khí” tốt nhất, cũng là nguồn động lực, khích lệ tinh thần, tiếp thêm sức mạnh tốt nhất cho bạn. 

5)  Lòng dạ khoáng đạt, dùng thiện lương nhân ái để đối đãi, không để ý những chuyện nhỏ, gạt bỏ ân oán, cũng không để thù hận trong lòng. Hãy làm cho mỗi ngày trong cuộc đời của bạn là một ngày vui sống.

  Người xưa sống được trường thọ vì họ có “tam bất thức”, chính là không cần biết 3 điều, không quan tâm ân oán, không quan tâm tuổi tác, không quan tâm bệnh tật.

S.T.

Nhân Sinh Như Mộng

  Nhân Sinh Như Mộng

Một nhà doanh nghiệp rất nổi tiếng, cứ cách một đoạn thời gian, ông lại dẫn theo vợ con đến nơi hỏa táng để xem. Có người không hiểu, hỏi ông nguyên do. Ông nói rằng, chỉ cần đến  nơi hỏa táng, cái tâm nóng nảy sẽ rất mau chóng an tĩnh lại, thấy danh lợi tiền tài thật nhẹ nhàng.

Ở nơi hỏa táng này, không kể bạn là quan to quý tộc quyền cao chức trọng, uy danh hiển hách hay  là một người dân bình thường, nghèo rớt mồng tơi, không ai biết đến, cuối cùng đều sẽ phải đến đây, chung một tư thế, lặng yên nằm xuống, sau đó bị đưa vào bên trong lò hỏa táng đang bốc cháy ngùn ngụt, khi trở ra lần nữa, thì chỉ là một chiếc hộp vuông nho nhỏ được bọc trong tấm vải đỏ.

– Khi đến chẳng mang theo thứ gì, khi đi chỉ như một làn khói.

Đời người chính là đơn giản như vậy! Vinh hoa phú quý phút chốc thoáng qua, ân ái tình thù cũng chỉ như cát bụi. Hôm nay sống trong một thế giới vật chất dục vọng

 tràn lan, bên cạnh chúng ta là đầy những cám dỗ mê hoặc: quyền lực, địa vị, tiền bạc, mỹ sắc.., hễ không  cẩn thận, thì trong tâm sẽ dậy sóng.

Nội tâm chúng ta vốn dĩ trong sáng, thuần tịnh, bình lặng sẽ trở nên ngông cuồng, ngạo mạn và tư lợi.

Khi bạn cảm thấy hiện thực và lý tưởng có sự chênh lệch,

Khi bạn cảm thấy uất ức thương tâm, không có người hiểu bạn,

Khi bạn vì ân oán tình thù mà canh cánh trong lòng,

Khi bạn vì lợi ích được mất mà so đo tính toán,

Khi bạn khom lưng chau mày đối với quyền thế,

Khi bạn vì địa vị cao thấp mà mưu tính hại nhau…

Sao bạn không đi đến nơi hỏa táng xem thử, đối diện với một nắm tro bụi, bạn còn có gì không buông xuống được đây? –

 “Đời người tựa như một giấc mộng! 

Tuyệt đối đừng nói rằng bạn có tiền..!!??”

Đã biết chốn ni là quán trọ

Hơn, thua, hờn oán.. để mà chi!

Thử ra ngồi xuống bên phần mộ

Hỏi họ mang theo được những gì..

Chốn ấy trăm năm ngỡ tít mờ

Đâu ngờ ập đến tựa cơn mơ.

– Sống Thương và Hiểu từng giây phút

Ngay kiếp mong manh gặp bến bờ..

Như Nhiên

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

From Nguyễn Kim Bằng gởi

Ngẫm xem có đúng không nhé

          Ngẫm xem có đúng không nhé

1.Tranh chấp với người nhà, giành được rồi thì tình thân cũng mất đi.
2.Tính toán với người yêu, rõ ràng rồi thì tình cảm cũng phai nhạt.
3.Hơn thua với bạn bè, chiến thắng rồi thì tình nghĩa cũng không còn.
4.Khi tranh luận, người ta chỉ hướng đến lý lẽ mà quên rằng cái mất đi là tình cảm, còn lại sự tổn thương là chính mình
5.Cái gì đã đen thì sẽ đen, trắng là trắng, tốt nhất hãy để thời gian chứng minh.
6. Rũ bỏ sự cố chấp của bản thân, dùng lòng khoan dung để nhìn người xét việc; thêm một chút nhiệt tình, một chút điềm tĩnh và ấm áp thì cuộc sống sẽ luôn có ánh mặt trời và suốt đời mình sẽ là người thắng cuộc.
7.Ở đời, sống là để bản thân mình xem, đừng tham vọng mọi người đều hiểu bạn; cũng đừng mong cầu mọi việc đều theo ý mình.
8.Khi đau buồn hay mỏi mệt, nên biết tự an ủi lấy bản thân.
9.Không có người lo lắng thì càng phải mạ

10.Không có ai cổ vũ cũng phải biết tự bay lên.
11.Không có người chiêm ngưỡng cũng cần thơm tho và tươm tất.
12.Cuộc sống, không có khuôn mẫu cố định, chỉ cần một trái tim trong sáng và nhiệt huyết.
13.Gặp phiền não thì tự tìm lấy niềm vui riêng, đừng quên đi hạnh phúc
14.Dù bận rộn cũng nhớ giữ lại chút thanh nhàn, đừng để mất sức khỏe.
15.Mệt mỏi rồi thì tạm dừng lại nghĩ ngơi, đừng đánh mất niềm vui cuộc sống.
16.Chỉ cần trong lòng luôn nhớ đích đến và biết hiện giờ mình đang làm gì ở đâu thì yên tâm, sẽ không bị lạc đường!

BUÔNG…!

Ðời còn vướng một chữ buông
Mà sao học mãi không xong cả đời
Buông là tất cả được thôi
Không buông, lụy khổ, cuộc đời mất đi

Cớ sao ôm giữ mà chi..?
Tham lam, vọng tưởng, sân si suốt đời
Tựu chung cũng một chữ “tôi”
Thương yêu, ghét bỏ từ nơi tâm mình

Ðừng nghe rước lấy ưu phiền
Tâm không bình lặng, thân liền động ngay
Xin người cố giữ tâm an
Thân mong tránh dữ, làm lành, vầy duyên

Hãy lo tu tỉnh ngày đêm
Hầu mong thoát khỏi muộn phiền, si mê
Buông là tĩnh thức muôn bề
Thân, tâm thanh tịnh, tìm về giác chân …

From:  Nguyễn Kim Bằng gởi

HÃY NHÌN XUỐNG ĐỂ THẤU HIỂU VÀ SẺ CHIA

 HÃY NHÌN XUỐNG ĐỂ THẤU HIỂU VÀ SẺ CHIA

Xã hội phát triển, đồng nghĩa đời sống vật chất và tinh thần con người ngày càng được nâng lên.  Tuy nhiên, nhiều người trong chúng ta lại không cảm thấy hạnh phúc dù họ không hề thiếu thứ gì.  Họ khó chịu, mệt mỏi khi gặp chuyện không vừa ý, khi thua kém người khác hay khi không được thỏa mãn điều gì đó,… và thường nghĩ rằng mình là người bất hạnh nhất, cảm thấy trên đời không ai khổ bằng mình.

Vậy nếu bạn cảm thấy mình là người bất hạnh nhất thì ai sẽ là người hạnh phúc nhất?  Câu trả lời là chẳng có ai!  Bởi cuộc sống này không có điều gì là toàn mỹ, không có gì là toàn nhất cả.  Được cái này thì mất cái kia!  Hãy nhìn rộng ra và làm vài phép so sánh, bạn sẽ thấy mừng vì mình chưa phải người bất hạnh nhất đâu.

Nếu bạn cảm thấy việc học đối với bạn quá nhàm chán, luôn là một gánh nặng và bạn muốn bỏ cuộc thì hãy nhìn sang những đứa trẻ trong lớp học tình thương hay những em nhỏ sáng đánh giày, tối học trong lớp bổ túc văn hóa, chắc chắn bạn sẽ rút lại ý định bỏ học của mình. 

Cuộc sống này không có điều gì là toàn mỹ, không có gì là toàn nhất cả Hay khi bạn cảm thấy căn nhà mình ở quá “ngột ngạt”, không đủ rộng lớn đối với mình thì hãy thử sống trong khu ổ chuột để biết cảm giác thiếu thốn, ngột ngạt thật sự nó như thế nào.

Cảm giác bị ba mẹ mắng thật không dễ chịu chút nào!  Nhưng liệu có bằng cảm giác của người không còn ba mẹ la rầy hay phải chứng kiến gia đình “mỗi người một nơi” không?  Bạn có thể tự trả lời được.  Còn nhiều điều, nhiều điều khác lắm nhưng chỉ qua vài ví dụ như vậy cũng có thể thấy ta vẫn còn sung sướng hơn nhiều người.

Hôm trước tôi có xem một đoạn phóng sự trên TV về tình hình chiến sự tại Syria, một phóng viên đã hỏi những người tị nạn một câu như thế này :

– Nếu được ước, các anh sẽ ước gì?

Tất cả đều trả lời :

– Chúng tôi chỉ muốn kết thúc chiến tranh, chúng tôi chỉ muốn trở về nhà sống cuộc sống yên bình.

Trong khi chúng ta mãi lo nghĩ làm sao để sống giàu có, phủ phê thì những người tị nạn Syria chỉ mong ước đất nước kết thúc chiến tranh để có thể bình yên trở về nơi “chôn rau cắt rốn” của mình.  Thế mới biết, trong lúc khó khăn, nguy hiểm thì điều chúng ta cần nhất chính là bình yên thật sự.

Bạn tôi có lần kể cho tôi nghe chuyện về một ca sĩ hát nhạc cổ điển rất nổi tiếng.  Cô từng kết hôn với một người chồng giàu có và rất hạnh phúc.  Một hôm, cô đến một quốc gia láng giềng để trình diễn, và đêm trình diễn đó rất thành công.  Sau buổi diễn, khi cô bước ra khỏi nhà hát cùng với chồng và con trai, phóng viên điện ảnh liền đua nhau tới phỏng vấn.

Mọi người đều ca tụng và ngưỡng mộ người ca sĩ.  Họ ca ngợi cô vì cô đã nổi tiếng ngay sau khi tốt nghiệp đại học, lại được bầu là một trong mười người chơi nhạc cổ điển hay nhất trên thế giới ở tuổi 25.  Một số người ca ngợi rằng cô có chồng giàu, làm chủ một công ty rất lớn và có một con trai rất xinh xắn, luôn luôn mỉm cười.

Trong khi mọi người nói những lời có cánh, người ca sĩ chỉ lắng nghe.  Sau đó, cô bắt đầu nói rất chậm rãi: “Trước hết tôi muốn cám ơn tất cả mọi người vì lời ca ngợi về tôi và gia đình tôi, và tôi hy vọng tôi cũng qúy mến những điều này như các bạn.  Tuy nhiên, các bạn chỉ thấy một phần và đã không nhìn thấy những phần khác.  Sự thật là, đứa con trai xinh xắn của tôi mà các bạn nói rằng luôn luôn tươi cười thật ra bị câm.  Ngoài ra, bé còn một người chị ở nhà cũng đang mắc bệnh tâm thần, cháu bị giữ trong căn phòng chắn bằng các thanh sắt trên cửa sổ năm này qua năm khác.”

Nghe cô ca sĩ nói, đám đông im lặng nhìn nhau.  Cô ca sĩ tiếp tục nói một cách bình tĩnh: “Ðiều này cho chúng ta biết những gì?  Tôi tin rằng chỉ có một lời giải thích, đó là Thượng Đế ban tình thương cho mọi người rất công bằng.”

Câu chuyện của cô ca sĩ cho ta thấy Thượng Đế rất công bằng bởi trong vũ trụ chúng ta đang sống luôn tồn tại một pháp lý: có được, có mất.

Con người ta thường dễ sa đà vào những thứ phù phiếm mà thường bỏ quên những thứ đáng quý ở thực tại.  Ước mơ, khát khao sống tốt hơn là chính đáng nhưng chẳng may không đạt được cũng đừng quá buồn bởi còn nhiều người khó khăn hơn gấp vạn lần ta. Hãy mở lòng ra, nhìn xung quanh với ánh mắt từ bi và bao dung, sẽ biết rằng ta còn may mắn hơn rất nhiều người, và đó cũng là một lý do để ta cảm thấy thêm yêu đời.

Thượng Đế cho ta cái cổ không những để ta ngước lên trên phấn đấu mà còn để ta nhìn xuống để thấu hiểu, chia sẻ với những mảnh đời còn khó khăn, bất hạnh.

Hoàng An 

Anh chị Thụ & Mai gởi

Đừng tìm hạnh phúc nơi nào xa quá

Đừng tìm hạnh phúc nơi nào xa quá

https://thanhnientudo.files.wordpress.com/2015/11/img_7952.jpg 


Đừng tìm hạnh phúc nơi nào xa quá 
Hãy quay về tìm nó ở trong ta 
Chỉ cần tâm thanh thản sẽ nhận ra 
Vì hạnh phúc là điều đơn giản nhất 
  

Khi ăn uống biết ngon là hạnh phúc 

Khi tai còn nghe rõ những âm thanh 
Khi mắt còn thấy rõ áng mây lành 
Khi đi đứng nói làm đều tự tại 
  

Biết giúp ích nhân loại điều thiết thực 
Biết sẻ chia vật chất lẫn tinh thần 
Biết cảm thông mọi rắc rối thế nhân 
Biết trang trải bằng tình thương chân thật 
  

Người hạnh phúc nhất là người trầm tĩnh 

Trái tim người thật sự vị nhân sinh 
Mọi việc làm có chánh niệm phân minh 
Sự an tịnh tâm hồn luôn có mặt. 
  
( Tường Vân ) 
Suy ngẫm !

Ai đang ‘cày’ để dành dụm tiền bạc, nhà cửa, đất đai cho con cái thì đọc ngay đi

Ai đang ‘cày’ để dành dụm tiền bạc, nhà cửa, đất đai cho con cái thì đọc ngay đi

 “Con cái nếu giỏi hơn ta thì cần tiền để làm gì? Nếu như chúng không được như ta, vậy thì giữ tiền của ta để làm gì”.

Đó là câu nói của Lâm Tắc Từ, một vị quan nổi tiếng đời nhà Thanh.

Tôi có một người bạn, một lần sau khi đã uống rượu say đã nói rằng: “Ông có tin hay không? Tôi đã gửi tiền vào ngân hàng, đến đời cháu của tôi cũng xài không hết.”

Tôi trả lời tin. “Nhưng người già vẫn hay nói rằng “con cháu tự có phúc của con cháu”, ông không cần phải lưu cấp của cải cho con cháu như vậy đâu”

Ông ấy đã cười và nói: “Cái gì gọi là phúc chứ? Tôi quá nửa đời người mới thoát được nghèo đói, nếu không để lại của cải cho con cháu, thì e rằng con cháu của tôi sẽ nghèo. Tôi chính là để lại tiền cho con cháu để chúng không phải giống như tôi trong đời này”

Lời ông ấy nói là thật lòng. Quanh chúng ta có rất nhiều người nghĩ như vậy, có 10 đồng thì để cho con cháu 5 đồng. Chúng ta vẫn luôn nghĩ là nên dành dụm tiền cho con cháu, như thế có thể làm cho cuộc sống của chúng sau này được tốt hơn.

Có một câu nói của Lâm Tắc Từ, một vị quan nổi tiếng thời nhà Thanh, đã làm tôi tỉnh ngộ:

“Con cái nếu giỏi hơn ta thì cần tiền để làm gì? Người hiền đức mà giàu có thì tự nhiên sẽ suy hao chí khí. Nếu con cháu không bằng được ta thì cũng chẳng lưu cấp tiền bạc để làm gì, người ngu muội mà giàu có thì càng trở nên ngu muội”.

Lời nói này quả thật là hết sức sâu sắc và đúng đắn. Con cháu nếu như hơn hẳn ta như vậy thì không cần phải lưu cấp gì cho nó, nếu chúng là người hiền tài thì để lại nhiều của cải chỉ làm cho chúng tiêu hao ý chí phấn đấu. Còn nếu con cháu là hạng bình thường, như vậy ta cũng không cần thiết phải dành dụm của cải cho nó. Chúng vốn đã ngu muội mà ta lại lưu cấp tiền bạc cho chúng thì chỉ khiến chúng càng thêm ngu muội mà thôi. Nhưng đến hôm nay, có thể chân chính lĩnh hội được ài học này từ Lâm Tắc Từ thì chẳng được mấy người.

Trong ngành tâm lý học có một định luật nổi tiếng: “Định luật: Không đáng”; việc không đáng để làm, thì cũng không đáng để làm cho tốt. Hãy nghĩ xem, nếu đã có một núi vàng, vậy cớ sao lại cam tâm mỗi ngày đầm đìa mồ hôi đi đãi cát tìm vàng làm chi? Tuy nhiên nếu như mang một tâm lý “không đáng” đó mà đi học tập và làm việc, thì chắc chắn những gì đạt được cũng là một cuộc sống tẻ nhạt

Có quá nhiều người trong chúng ta không hiểu lý do vì sao các tỷ phú nước ngoài có thể dùng hầu hết gia tài cả đời của mình đi làm từ thiện. Ví dụ như nhà tỷ phú giàu thứ 2 thế giới Warrent Buffet đã dành 99% tài sản của mình cho từ thiện. Một đồng nghiệp của tôi đã hỏi; “Chẳng lẽ con cháu của ông ấy không giận ông ấy sao?” Tôi nghĩ cô bạn đồng nghiệp chắc chắn là chưa nghe đến chuyện giữa Buffet và cậu con trai nhỏ của mình – Peter Buffett. Peter Buffett rất yêu âm nhạc.

Một ngày trước khi chuyển tới Milwaukee, cậu đã tới tìm cha để vay tiền (đó là lần đầu tiên và duy nhất cậu vay tiền của cha) và cậu đã bị từ chối. Peter đã rất giận dữ, sau đó đã tìm đến ngân hàng để vay tiền. Cậu đã kể lại rằng “trong thời gian trả nợ ngân hàng cậu đã học được rất nhiều điều trong cuộc sống và công việc. Sau này nghĩ lại cậu thấy rằng quan điểm của cha cậu là rất đúng đắn.”

Nếu bạn thật sự thương yêu con của mình, thì trong phương diện tài chính nên chặt chẽ một chút. Tiền bạc là con dao hai lưỡi, nó có thể làm tổn thương con bạn. Bạn là người đưa những đứa con mình tới với thế giới này nên cần phải hết sức coi trọng sự trưởng thành và chín chắn của chúng, cần phải tạo cho chúng sự mạnh mẽ. Hãy để chúng biết cuộc sống là có cả mồ hôi và nước mắt, đôi khi còn bị chảy máu, phải dãi nắng dầm mưa mà không có bố mẹ, người thân cầm ô che chở. Hãy để chúng biết tự mình phấn đấu mới là tốt nhất, vinh quang nhất. Hãy để những đứa con của bạn biết rằng chính bản thân chúng mới tạo được những chiếc thìa vàng để thưởng thức bát canh cuộc sống với rất nhiều hương vị hấp dẫn. 

S.T.

“CON GIÁN”

Một ngày không có tiếng cười là một ngày lãng phí”   (C. Chaplin)

“CON GIÁN” 

  • “Một con gián, không biết từ đâu, bay vào nhà hàng và đậu lên vai một quý bà. 
  • Quý bà vô cùng hoảng hốt. Khuôn mặt sợ đến tái mét, bà vừa la hét, vừa nhảy ra khỏi ghế ngồi, cố lắc thật mạnh để tách con gián ra. 
  • Con gián bay sang đỗ lên vai một quý bà khác. Quý bà này cũng sợ hãi không kém và tạo ra một sự hỗn loạn còn lớn hơn. 
  • Và cứ thế, con gián chuyền từ người này sang người khác. Sự hỗn loạn ngày càng gia tăng. 
  • Cuối cùng người bồi bàn cũng chạy tới. Anh lấy chiếc khăn xua nhẹ và con gián vô tình bay sang vai anh. Rất bình tĩnh, anh chậm rãi đi ra cửa, rồi chạm nhẹ vào nó. Con gián tự bay ra vườn. Sự hỗn loạn kết thúc”. 

“Nhìn qua, chúng ta dễ lầm tưởng rằng, sự hỗn loạn là do con gián mang lại. Nhưng qua cách xử lý của người bồi bàn, chúng ta hiểu là không phải thế. Sự hỗn loạn thực tế đã được tạo ra bởi những hành động của các quý bà đối với con gián, chứ không phải bản thân con gián”.

Trong cuộc sống, những chuyện ta không mong muốn vẫn luôn xảy ra. Chẳng hạn, nhỏ thì như chuyện: cơm sống, canh mặn; hoặc lớn hơn như chuyện: trẻ con hàng xóm đánh nhau hay anh chồng nhậu say xỉn… Bản thân chúng chưa phải là vấn đề; chính thái độ và cách xử lý không thích hợp của chúng ta mới thực sự biến chúng thành vấn đề.

.Thực sự nguyên nhân của màn huyên náo vừa rồi không phải là con gián, mà là do khả năng yếu kém của những vị khách không thể kiểm soát được sự quấy rầy vô duyên của con gián khi nó xuất hiện bất ngờ trong khách sạn.

Tự dưng tôi nhận ra rằng không phải là tiếng hét của cha tôi, vợ tôi hay sếp tôi khiến tôi bực mình, mà là do khả năng yếu kém của bản thân tôi khi không thể kiểm soát được cảm xúc khi phải nghe những lời nói đó.

Không phải là việc tắc nghẽn giao thông khiến tôi bực mình, mà là do khả năng yếu kém của bản thân tôi khi không thể kiểm soát được cảm xúc do con đường tôi đi đang bị tắc.

Không phải vấn đề của tôi là gì, mà là do chính phản ứng của tôi đối với vấn đề đó đã gây ra những lộn xộn cho cuộc đời mình.

Vì thế bài học rút ra từ câu chuyện con gián ở trên là:

Không bao giờ nên “phản ứng” trong đời, mà luôn luôn “ứng phó”.

Những vị khách nọ phản ứng khi bị con gián nhảy lên người, trong khi anh bồi bàn ứng phó với nó.

Phản ứng là những hành động mang tính bản năng, còn việc ứng phó là hành động được thực hiện sau khi đã được suy nghĩ kĩ và có kế hoạch.

Đây thực sự là một cách tuyệt vời để hiểu về cuộc đời.

Chị Nguyễn Kim Bằng gởi