NGHỊCH LÝ CỦA THỜI ĐẠI CHÚNG TA

NGHỊCH LÝ CỦA THỜI ĐẠI CHÚNG TA

Chúng ta có những tòa nhà cao hơn,
nhưng tính cách những người cư ngụ trong đó thì lại thấp  dần.

Chúng ta có những căn hộ phình to hơn,
nhưng gia đình thì lại teo nhỏ đi.

Chúng ta có điện thoại thông minh hiện đại hơn,
nhưng lại không còn thời gian dành riêng cho nhau hơn.

Chúng ta có nhiều kiến thức hơn,
nhưng lại kém phán đoán và suy xét hơn.

Chúng ta có thêm nhiều thuốc men,
nhưng lại kém sức khỏe hơn.

Chúng ta uống quá nhiều, hút quá mức, chi quá lố, cười quá ít.

Chúng ta lái xe quá nhanh, giận quá mau, thức quá muộn, dậy quá trễ.

Chúng ta đọc sách quá ít, xem tivi và vào Internet quá nhiều.

Chúng ta nói quá nhiều, yêu quá ít mà ghét thì lại quá thường xuyên.

Chúng ta học cách kiếm sống chứ không phải là xây dựng cuộc sống.

Chúng ta tăng số của cải,
nhưng lại giảm những giá trị của bản thân.

Chúng ta muốn làm trong sạch không khí,
nhưng lại gây ô nhiễm tâm hồn của nhau.

Chúng ta có thu nhập cao hơn,
nhưng đạo đức thì lại thấp hơn.

Chúng ta có nhiều món ăn hấp dẫn hơn,
nhưng vẫn không giảm bớt được những cơn đói.

Chúng ta trở nên thừa về số lượng (quantity ),
nhưng lại quá thiếu về phẩm chất ( quality ).

Chúng ta có thêm nhiều kênh truyền hình giải trí hơn,
nhưng lại không còn những thú vui lành mạnh gần gũi với thiên nhiên.

Chúng ta có tới hai nguồn thu nhập từ cả đôi vợ chồng trong gia đình,
nhưng mỗi người vẫn rất nghèo tình cảm và thiếu thốn yêu thương.

Chúng ta có thêm nhiều đôi đăng ký hôn thú,
nhưng lại không ít các tổ ấm có nguy cơ tan vỡ.

Chúng ta có đủ loại thuốc để kích thích, để giảm cân,
để chống stress, để an thần, để ngừa thai và để… phá thai !

Cuối cùng có thể chúng ta đã nài xin Chúa đủ điều
nhưng lại không biết cùng nhau cầu nguyện, trò chuyện với Chúa…

Ephata sưu tầm và biên tập

Lòng Nhớ Ơn Là Một Đức Quý

Lòng Nhớ Ơn Là Một Đức Quý 

 

Trong thế chiến vừa rồi, bà mẹ của một người lính nhảy dù Mỹ nhận được một bức thư của con hay rằng trong lúc bị thương và đói khát, đã được một người đàn bà ở Avranches cứu giúp, giấu không cho tụi Đức bắt. Chẳng may ít tháng sau chính người lính đó tử trận trong khi tấn công Ardennes. Nhưng bà mẹ anh ta vẫn tiếp tục thực hiện một ước nguyện không thể nào quên được. Bà dành dụm tiền trong hai năm để vượt Đại Tây Dương, lại thành phố ghi trong bức thư của con trai. Phải dò hỏi lâu bà mới kiếm được người đàn bà đã cho con trai bà trú ngụ – vợ một tá điền nghèo – và rụt rè đưa biếu người đó một gói nhỏ. Trong gói có một chiếc đồng hồ vàng, mà con trai bà được thưởng khi đâu một bằng cấp tốt nghiệp; chàng chỉ có mỗi vật đó là đáng giá.

Cử chỉ biết ơn của người mẹ đó làm cho toàn dân miền Normandie rất đỗi cảm động. Ở Arvanches và khắp cả vùng chung quanh ai cũng nhắc tới, gần như một truyền kỳ.

 

1

Lòng biết ơn là nghệ thuật nhận ơn huệ một cách vui vẻ, nhã nhặn, tỏ rằng mình cảm động trước mọi dấu hiệu nhân từ của người khác, dù lớn dù nhỏ. Phần đông chúng ta đều biết tỏ nỗi vui mừng khi được ai vui vẻ tiếp đãi, hoặc tặng một món quà, cho hưởng một cái lợi rõ rệt nào đó.

Không gì làm phật ý người ta bằng lối cám ơn ngoài miệng. Ông bạn gì của tôi, James Barrie mà các vở hát và các tác phẩm tỏ rằng đã hiểu rõ tâm lý thanh niên, thường kể câu chuyện này:

– Một buổi chiều nọ, một ông bạn tôi gốc gác ở Ecosse và tôi đương bàn bạc về công việc làm ăn. Đứa con gái ông chín tuổi, bước vô để dâng ông những chiếc bánh kẹp em mới làm xong vì biết ông thích thứ bánh đó. Ông bực mình vì câu chuyện bị ngắt, làm bộ nhấm nháp một chút, vội vàng khen em một lời nho nhỏ nhưng vẻ mặt vẫn nhăn nhó, rồi tiếp tục ngay câu chuyện bỏ dở. Em đó lúng túng, rất rầu rĩ, lặng lẽ bước ra. Vài tuần lễ sau má em hỏi em tại sao không làm bánh nữa. Em òa lên khóc, la lờn: “Không khi nào con làm bánh kẹp nữa” Em tuyệt vọng.

Ông Barrie nói tiếp:

– Và từ đó, em tuyệt nhiên không làm bánh nữa.

 

2

Thật là một điều phấn khởi khi ta nghĩ rằng lòng biết ơn có khi không phải chỉ là một tình cảm thoảng qua đâu mà có thể như một nguồn nước suốt đời không cạn Một người chồng nhớ hoài một lần nào đó vợ đã tận tình hy sinh cho mình, một người vợ nhớ hoài một món quà chồng tặng mình, nhờ vậy sự hòa hợp trong gia đình sẽ tăng lên vô cùng. Nhà tự nhiên học W. Hudson kể câu chuyện dưới đây:- Một buổi tối nọ, tôi dắt một ông bạn thân về nhà, gặp bữa, mời ông ăn. Ăn xong ông ta bảo “Anh thật có phước, chị nhà yếu đuối, phải săn sóc các cháu mà còn nấu cho anh được những món ngon như vậy.” Lời khen đó đã mở mắt tôi ra: nhờ ông bạn đó mà tôi mới thấy sự can đảm hằng ngày của nhà tôi mà trước kia tôi cứ cho là tự nhiên, và từ đó tôi tỏ lòng mang ơn nhà tôi.

Thái độ nhã nhặn khi nhận ơn đó, phải được biểu lộ trong cả những tiểu tiết, những việc lặt vặt. Người đưa thư, người giao sữa, người hớt tóc, chị hầu bàn ở khách sạn, người khiển thang máy (1), đều là những người giúp việc cho ta quanh năm. Ta biết cảm ơn họ thì những giao tế đó không có tính cách máy móc nữa mà có đượm thêm cái tình người, nhờ đó mà những công việc đơn điệu hằng ngày đỡ buồn tẻ, hóa dễ chịu hơn. Mấy năm trước, có lần tới Cannes, tôi ở chung một khách sạn với huân tước Grey, một chính khách Anh. Tôi nhận thấy ông cảm ơn người giữ cửa mỗi khi người này mở cửa cho ông. Một hôm tôi đánh bạo hỏi ông tại sao ông lại mất công như vậy. Ông ngó thẳng vào mặt tôi đáp: Tại chú ấy đã mất công giúp tôi.

Một bệnh nhân của tôi, bán vé ô tô buýt ở Londres, một hôm tâm sự với tôi rằng:

– Có nhiều lúc tôi ngán công việc của tôi quá. Thiên hạ kêu nài, làm tôi chịu không nổi, họ không bao giờ đem theo tiền lẻ cả. Nhưng có một bà sáng nào chiều nào cũng nhã nhặn cảm ơn khi tôi phát vé cho bà. Tôi cứ tưởng tượng rằng bà thay mặt tất cả các hành khách mà cảm ơn tôi, có vậy tinh thần tôi mới phấn khởi lên được.

Có khi phải cho tiền thưởng ; những lúc đó chúng ta nên nhớ rằng một nụ cười, một lời không sáo còn quý hơn món tiền thưởng nữa.

 

3

Một ông bạn thân của thi hào Paul Valéry có thói quen ăn bữa trưa ở một quán nọ tai Paris ; ông ta làm thinh khi người hầu bàn dọn ăn cho. Không khen chê gì cả và lần nào cũng thưởng một số tiền hậu hĩ. Valéry một hôm lại cùng ăn với ông và khi đi, mỉm cười cảm ơn người hầu bàn, khen rằng nhờ cách tiếp đãi niềm nở, khéo léo mà bữa ăn ngon hơn nhiều. Người hầu bàn đó nhớ hoài Valéry và cứ thỉnh thoảng lại hỏi thăm ông.

Ông giám đốc một nhà xuất bản nọ thường khen tài năng của cô thư ký Một hôm, nhà văn Arnold Bennett lại thăm ông ta, nói với cô thư ký:

– Ông chủ của cô khen cô là một thư ký tuyệt luân.

Cô ta đáp:

– Đâu phải là bí quyết của tôi, chính là bí quyết của ông chủ tôi đấy chứ.

Mỗi lần cô làm xong một việc gì dù là nhỏ nhặt tới đâu đi nữa, ông giám đốc cũng không quên cảm ơn cô. Nhờ được khuyến khích như vậy, cô tận tụy làm cho đến nơi đến chốn.

Không có gì làm cho đời sống – của chúng ta và của người khác – vui tươi rực rỡ hơn là lòng biết ơn.

 

4

Tôi biết một y sĩ cho một số bệnh nhân thần kinh suy nhược cái toa nầy: “đa tạ”. Khi một bệnh nhân tới nhờ ông chẩn mạch, có vẻ thất vọng, chán đời, óc chỉ nghĩ tới những đau khổ của mình thôi, mà cơ thể không có triệu chứng gì đau nặng cả thì ông ta khuyên:

– Liên tiếp sáu tuần lễ, hễ có ai giúp ông một việc gì thì ông nói: “đa tạ”, và để tỏ rằng trong thâm tâm thực tình ông mang ơn người đó thì ông nên vừa nói vừa mỉm cười nhé.

Có vài bệnh nhân bảo:

– Nhưng thưa bác sĩ, có ai giúp tôi được việc nào bao giờ đâu.

Vị y sĩ già đó, nhắc lại câu này trong Thánh kinh:

– Cứ tìm đi thì sẽ thấy.

Sáu tuần lễ sau, đa số bệnh nhân đó trở lại, thay đổi hẳn, không oán trách người khác nữa, tin rằng thiên hạ sao mà tự nhiên hóa ra tốt hơn, nhân từ hơn.

Có vài người không tỏ lời cảm ơn vì ngại quấy rầy người ta. Một bệnh nhân của tôi hết bệnh, rời dưỡng đường rồi, vài tuần sau trở lại để cảm ơn nữ y tá đã săn sóc cho mình.

Ông ta bảo:

– Tôi không dám tới sớm vì tôi nghĩ rằng có nhiều người lại cảm ơn cô quá, làm rầy cô.

Nữ y tá đó đáp:

– Trái lại. Ông lại thăm tôi, tôi mừng lắm chứ. Rất ít người hiểu rằng chúng tôi cần được khuyến khích, và những lời bệnh nhân khuyến khích chúng tôi làm cho chúng tôi phấn khởi nhiều lắm.

 

5

Vậy chúng ta đừng bao giờ nên ngại tỏ lời mang ơn người khácVì chúng ta đừng quên rằng nụ cười, lời cảm ơn,những hành động biểu lộ lòng mang ơn của ta giúp cho người chung quanh ta có một thái độ lạc quan về đời sống.

 

A. J. Cronin

(Trong Ý CAO TÌNH ĐẸP do NGUYỄN HIẾN LÊ tuyển dịch)

 

______________

(1) Người phương Tây bữa trưa thường ăn ở tiệm, tối mới về nhà

Nhiều người đang lãng phí cuộc đời chỉ vì 1 chữ!

Nhiều người đang lãng phí cuộc đời chỉ vì 1 chữ!

Nhiều người đang lãng phí cuộc đời mà không mấy ai để tâm, vì tưởng chừng một chữ đó rất đỗi bình thường trong cuộc sống hiện thực, nhưng nó lại lấy đi không biết bao nhiêu thời gian quý báu trong đời sống chỉ vì chữ đợi.

Đợi – cả một cuộc đời, con người ta phải đợi quá nhiều: Đợi tương lai, đợi đến khi hết bận, đợi đến lần sau, đợi đến khi có thời gian, đợi đến khi có điều kiện, đợi đến khi có tiền…

Nhưng rồi về sau, đợi hoài đợi mãi, đợi đến khi chẳng còn duyên phận, đợi đến khi chẳng còn thanh xuân, đợi đến cuối cùng không còn sức khỏe, không còn cơ hội, không còn lựa chọn, những thứ nhận được chỉ là sự hối tiếc và hối hận.

Điển hình trong số này có lẽ là ông bà, bố mẹ chúng ta. Họ:

Đợi đến khi con biết đi mới yên tâm.

Đợi đến khi con đi học mới yên tâm.

Đợi đến khi con đỗ đại học mới yên tâm.

Đợi đến khi con tìm được công việc mới yên tâm.

Đợi đến khi con có người yêu mới yên tâm.

Đợi đến khi con kết hôn mới yên tâm.

Đợi đến khi con có cháu mới yên tâm.

Đợi đến khi cháu biết đi mới yên tâm.

Đợi đến khi cháu đi học mới yên tâm.

Đợi đến khi cháu đỗ đại học mới yên tâm.

 

Thời gian vội vã lao đi; Cơ hội nảy sinh rồi tan biến… Vậy mà bạn vẫn chờ đợi và không dám thử – Con chim có đôi cánh mà không dám bay lên.

Nhưng đáng tiếc là cuối cùng, họ có thể chẳng kịp hưởng thụ cuộc sống, tận hưởng cuộc đời đã ra đi!

Vì thế cho nên, chúng ta hãy dừng ngay việc lãng phí cuộc đời vào chữ “đợi”, đừng để nó có cơ hội tái hiện trong cuộc sống của chúng ta thêm nữa.

Trong cuộc đời mỗi con người, có 6 thứ không thể đợi

Sức khỏe không thể đợi, vì một khi sức khỏe sa sút, tất cả mọi thứ trên đời đều biến mất.

Bi ai lớn nhất đời người là dùng sinh mệnh để đổi lấy phiền não và lãng phí lớn nhất đời người là dùng tính mạng để giải quyết rắc rối do bản thân mình tạo ra!

Sức khỏe là vốn liếng cơ bản và quan trọng nhất của cuộc đời mỗi con người, chớ dại dột hay xem nhẹ mà đợi đến khi có bệnh đầy người mới hối không kịp.

Khi còn trẻ, con người ta có thể mang bán sức lấy tiền mà ít ai nhận thức rõ rằng, khi về già, có mang bao nhiêu tiền ra cũng khó có thể đổi được sức khỏe và mạng sống.

Hiếu kính không thể đợi, bởi bố mẹ đi rồi, chúng ta có muốn bày tỏ lòng hiếu thảo cũng chẳng còn cơ hội;

Cây muốn lặng nhưng gió chẳng đừng, không biết đã có bao nhiêu người con muốn chăm sóc bù đắp cho bố mẹ nhưng song thân không thể đợi được đến lúc đó.

Chúng ta khôn lớn thành người cũng là lúc cha mẹ già đi từng ngày, vì thế, kính hiếu với cha mẹ là việc phải đặt lên đầu, càng sớm càng tốt. Ơn dưỡng dục nặng tựa núi, nếu không thể báo đáp, cả đời người làm con sẽ phải sống trong hối tiếc.
 

   

Giáo dục không thể đợi, bởi vì từ khi còn là mầm cây đã ngả nghiêng, khi trưởng thành khó mà có thể chỉnh cho thẳng;

Nghèo khó không thể đợi, phải tìm cách “thoát nghèo” càng sớm càng tốt bởi vì thời gian lâu dần, bạn sẽ trở nên ì ạch, kém nhạy bén;

Tình bạn không thể đợi, bởi vì không có bạn, muốn thoát khỏi trạng thái cô đơn có lẽ chẳng hề dễ dàng.

Thanh xuân không thể đợi, bởi lẽ thời gian đã trôi qua rồi, có bỏ ra bao nhiêu tiền cũng chẳng mua lại được.

Một cuộc sống quá vội vã hối hả sẽ mang đến cho bạn nhiều thứ, trong đó là không ít những tiếc nuối. Thế nên, hãy tận dụng thời gian trước mắt thật tốt, đó mới là việc quan trọng nhất với mỗi người.

Trân trọng duyên phận, trân trọng thời gian chúng ta được ở bên nhau chính là cách mà chúng ta trân trọng sinh mệnh của bản thân.

Tu-Phung gởi

4 Điều Cần Ghi Nhớ Để Vượt Qua Những Sóng Gió Trong Cuộc Đời

4 Điều Cần Ghi Nhớ Để Vượt Qua Những Sóng Gió Trong Cuộc Đời

 Trên những đoạn khúc khuỷu của đường đời, chúng ta thường dễ trượt ngã và oán trách số phận: “Sao đời lại bất công như thế?”. Nhưng người Ấn Độ khác hẳn lại luôn dùng kim chỉ nam là 4 quy tắc tâm linh đầy sâu sắc dưới đây để đi qua những cơn sóng của niềm vui và nỗi buồn trong cuộc sống.

 1Bất cứ người nào bạn gặp cũng đúng là người mà bạn cần gặp

Không ai ngẫu nhiên bước vào cuộc đời bạn mà không mang một ý nghĩa nào đó. Tất cả những người chúng ta gặp trên đường đời đều là những người “thầy” vô giá. Dù họ yêu thương bạn, bỏ rơi bạn, giúp đỡ bạn hay tranh đấu với bạn, tất cả chỉ để dạy bạn cách sống, cách yêu thương, cách bao dung và nhẫn nhường. Số phận luôn sắp đặt đúng người vào đúng thời điểm để tôi luyện ý chí và phẩm cách con người bạn, để bạn nhận ra đâu là giá trị cuộc sống và giá trị của bản thân mình. Vậy nếu bạn chỉ biết ơn những người trao cho bạn cơ hội mới, những người tặng bạn những khoảnh khắc ngọt ngào, và thù ghét những người để lại vết thương lòng trong bạn thì bạn mới chỉ hiểu một nửa thông điệp của tạo hóa.

2. Bất cứ điều gì xảy ra trong cuộc đời bạn đều là những điều nên xảy ra

Không có điều gì chúng ta từng trải qua trong cuộc đời mình đáng ra không nên xảy ra cả, kể cả những điều nhỏ nhặt nhất. Trước mỗi một sai lầm hay vấp ngã, chúng ta đều than thở “Giá như mình không làm thế thì mọi chuyện đã khác”. Nhưng không, chẳng có cái giá nào hết bởi vì những gì nên xảy ra thì đều đã xảy ra.

Qua đó, chúng ta rút ra được bài học để hoàn thiện, phát triển bản thân hơn. Thay vì ngồi đó bực tức, bất lực, trách mình vì đã đánh đổ nước cam lên chiếc laptop ban sáng, bạn hãy bình tĩnh chấp nhận, lau chùi nó rồi nó đem chiếc máy tính đi sửa và rút kinh nghiệm lần sau không bao giờ để nước vào túi đựng laptop nữa, có phải là tốt đẹp hơn không? Khi bị kẹt cứng trên một tuyến đường đông đúc trong lúc đưa con đi học, bạn cũng sẽ không nghĩ rằng nếu đi nhanh hơn thì một chiếc xe tải lao như bay trên đường có thể cướp đi sinh mạng của mình và con mình?

Bởi vậy mới nói, đừng ngồi mà ước “giá như” bởi chẳng có gì xảy ra trong cuộc đời là không có nguyên do. Nhẹ nhàng chấp nhận mới có thể ung dung, tự tại. Không có gì chúng ta trải qua lại có thể khác đi và đừng tốn thời gian để hối tiếc về những chuyện đã qua.

3. Chuyện gì đến, ắt sẽ đến

Tất cả mọi chuyện trên đời đều xẩy đến vào đúng thời điểm nó xẩy ra, không sớm hơn hay muộn hơn. Chúng ta không thể đoán trước điều gì sắp xảy ra, cũng không thể ngăn chặn nó vì nó đã ở đó và sẽ xảy ra vào một thời điểm mình không ngờ tới. Việc lo sợ vào một ngày nào đó một chuyện tồi tệ ập đến sẽ khiến bạn quên đi những giây phút đáng quý của hiện tại. Dù là niềm vui hay nỗi buồn, hãy học cách can đảm đón nhận nó. Bạn không thể kiểm soát thế giới xung quanh bạn. Chuyện gì phải đến cũng sẽ đến và phải học cách bình thản đối diện với những chuyện có thể bất ngờ xảy ra. Đôi khi, chúng ta phải chờ đợi rất lâu và trải qua rất nhiều những “chuyện sẽ đến” để hiểu hết ý nghĩa của thời điểm. Thời điểm luôn là món quà mà Thượng Đế trao cho những ai biết nhẫn nại, kiên trì và quyết tâm.

 4. Chuyện gì đã qua, hãy để cho nó qua

Quy tắc này rất đơn giản. Khi một điều gì đó đã kết thúc, thì có nghĩa là nó đã hoàn thành trách nhiệm giúp ta phát triển. Duyên phận của chúng ta với điều đó đã chấm dứt để nhường chỗ cho mối nhân duyên khác hội tụ. Đôi khi chia tay một người hay rời bỏ một công việc chưa chắc đã là điều không tốt, bởi vì biết đâu đó lại là cơ hội để mình tìm được một công việc mới tốt hơn hay một người khác tử tế hơn.

Đó là lý do chúng ta phải biết buông bỏ, để lại sau lưng những muộn phiền và quá khứ để dành sức tiếp tục cuộc hành trình của đời mình. Để có thể an nhiên, mỗi người nên biết tùy duyên và thuận theo tự nhiên mà sống.

Không phải ngẫu nhiên mà bạn đọc được bài viết này bởi vậy nếu cảm thấy đúng, đừng giữ cho riêng mình mà hãy chia sẻ! Hãy yêu thương bản thân, sống an nhiên và luôn hạnh phúc nhé!

Hãy Cám Ơn Cuộc Sống.

Van Pham
Nếu bạn sống lạc quan & một cái nhìn tích cực. Bạn sẽ giải quyết tốt nhiều sự việc khộng vừa ý. Đồng thời sẽ giúp tâm hồn bạn nhẹ nhàng thanh thản với từng ngày trong cuốc sống…

***********

Hãy Cám Ơn Cuộc Sống.

* Nếu bạn thấy đêm nay khó ngủ – Hãy nghĩ đến những kẻ không nhà chẳng nệm ấm chăn êm.

* Nếu bạn gặp một ngày tồi tệ nơi làm việc – Hãy nghĩ đến những người đã mấy tháng nay không tìm được việc làm.

* Nếu bạn chán nản vì mối quan hệ xấu đi – Hãy nghĩ tới những kẻ không bao giờ biết hương vị của thương yêu và được người yêu thương lại.

* Nếu bạn buồn phiền vì thêm một cuối tuần vô vị trôi qua – Hãy nghĩ tới những người phụ nữ quẫn bách, quần quật cả ngày, suốt tuần không nghĩ, chỉ mong kiếm được chút tiền còm nuôi mấy miệng ăn.

* Nếu bạn hỏng xe dọc đường, phải cuốc bộ vài dặm vài mới tìm ra được người giúp đỡ – Hãy nghĩ tới những ai liệt cả đôi chân, luôn khao khát được bước đi như bạn.

* Nếu bạn cảm thấy đời mình bị mất mát và băn khoăn về ý nghĩa kiếp người – Xin bạn hãy biết ơn cuộc sống vì có nhiều người đã không được sống hết tuổi trẻ của mình để có những trải nghiệm như bạn.

* Nếu bạn cảm thấy mình là nạn nhân của những ai hay cay nghiệt, dốt nát, nhỏ nhen, nghi kỵ – Hãy nhớ rằng việc đời có khi còn tệ hại hơn thế rất nhiều.

Image may contain: text and nature

Ước muốn cuối cùng.

To Truong shared Ron Dinh‘s post.
 
 
Image may contain: 2 people

Ron Dinh

 

Ước muốn cuối cùng.

Một tử tù đang chờ thi hành án, anh cầu xin một điều ước cuối cùng là một cây bút chì và một tờ giấy. Sau khi viết cho một vài phút, anh nhờ nhân viên bảo vệ nhà tù gửi giúp bức thư này cho người mẹ ruột của mình.

Trong thư anh viết …

Mẹ, nếu có công lý trong thế giới này, con và mẹ nên bị kết án từ hình cùng nhau. Mẹ cũng có tội cũng như con vì những gì con đã làm.

Mẹ hãy nhớ lại đi, khi con ăn cắp chiếc xe đạp của thằng bé gần nhà. Mẹ đã giúp con giấu chiếc xe đạp đó đi để bố không nhìn thấy nó. 

Mẹ có nhớ lần con lấy trộm tiền từ ví của người hàng xóm không? Mẹ đã đi siêu thị mua sắm cùng với con.

Mẹ có nhớ ai đã bênh vực con khi con cãi lại bố đến nỗi bố phải bỏ đi không? Bố chỉ muốn sửa dạy con vì con đã gian lận trong bài thi và cuối cũng là con phải bị đuổi học.

Mẹ ơi, lúc đó con chỉ là một đứa trẻ, không lâu sau con đã trở thành một thiếu niên hư nghịch và bây giờ con đang là một tử tù chờ thi hành án.
Mẹ ơi, lúc đó con chỉ là một đứa trẻ con cần được bao biện, nhưng cái thực sự con cần là được sửa trị.

Nhưng thôi, con tha thứ cho mẹ! Con chỉ muốn viết thư này để nó có thể đến được nhiều người khác đang làm cha làm mẹ, với hi vọng rằng, họ có thể nhận ra điều tạo nên người tốt kẻ xấu trên thế giới này là sự giáo dục.

Cảm ơn mẹ đã cho con cuộc sống và cũng đã giúp con đánh mất nó.

Đứa con tử tù của mẹ.

“Giáo dục là vũ khí mạnh nhất mà bạn có thể sử dụng để thay đổi thế giới.” (Nelson Mandela)

Tu hành không phải là buông bỏ, mà là thấu hiểu lẽ hoán đổi trong đời

 Tu hành không phải là buông bỏ, mà là thấu hiểu lẽ hoán đổi trong đời

Một bữa nọ, hai thầy trò cao tăng ngồi nói chuyện với nhau:

Đệ tử: Thưa thầy, đạo Phật khuyên người ta buông bỏ mọi thứ đúng không?

Sư phụ: Không đúng!

Đệ tử: Rõ ràng có câu “buông bỏ tất cả” đấy thôi?

Sư phụ: “Buông bỏ tất cả” để làm gì?

Đệ tử: Đúng thế, đệ tử cũng thấy rất nghi ngờ! Đệ tử thấy đạo Phật luôn nhìn vấn đề tiêu cực. Nhiều người hỏi đệ tử: “Nếu mọi sự đều buông bỏ thì lấy đâu ra tiền? Quần áo? Mọi người đều không làm việc thì thế giới này sao có thể tồn tại?”.

Sư phụ: Mọi sự buông bỏ thì dẫn đến sụp đổ, cái gì cũng không buông bỏ thì cũng dẫn đến sụp đổ.

Đệ tử: Như vậy phải làm thế nào?

Sư phụ: Thay thế và hoán đổi!

Đệ tử: Nhờ thầy chỉ rõ cho con!

Sư phụ: Con có thể kêu một người ăn mày cam tâm cho con số tiền đang nắm chặt trong tay họ không?

Đệ tử: Không thể được.

Sư phụ: Con có thể dùng hòn sỏi đổi lấy số tiền trong tay người ăn mày không?

Đệ tử: Con nghĩ không được.

Sư phụ: Tại sao?

Đệ tử: Vì tiền đáng giá hơn.

Sư phụ: Vậy nếu dùng vàng để đổi thì sao?

Đệ tử: Vậy thì được.

Sư phụ: Tại sao?

Đệ tử: Vì vàng đáng giá hơn.

Tinh Vệ biên dich

Sư phụ: Vì thế, cách buông bỏ đơn giản nhất chính là hoán đổi. Nguyên nhân khiến người ta không buông bỏ là vì không giành được thứ tốt hơn. Dùng thức ăn chay thay cho thức ăn mặn, con sẽ buông bỏ được con dao mổ. Dùng bố thí thay cho giành giật, con sẽ buông bỏ được lòng tham. Dùng tín ngưỡng thay cho hư vô, con sẽ buông bỏ được nỗi trống rỗng. Dùng trí tuệ thay cho ngu dốt, con sẽ buông bỏ được cố chấp. Dùng chính niệm thay cho tạp niệm, con sẽ buông bỏ được ngông cuồng. Dùng nhẫn nại thay cho báo thù, con sẽ buông bỏ được giận dữ. Dùng yêu thương thay cho tham lam, con sẽ buông bỏ được đau tim. Tu hành không phải là buông bỏ, mà là để hiểu lẽ hoán đổi.

Do Tan Hung & Nguyen Kim Bang gởi

Ba đề nghị của cố Hồng Y Nguyễn Văn Thuận

Sáng nay con nghe đài Đức mẹ hằng cứu giúp con được đánh động qua lời chia sẻ của Cố Hồng Y Nguyễn Văn Thuận về uống chén đắng với chúa Giêsu.

Có ba đề nghị của cô Hồng y Thuận trong đau khổ cuộc đời có ba điều nên tránh: 

Thứ nhất đừng điều tra tại ai. Hãy cảm ơn dụng cụ nào Chúa dùng để thánh hóa con.

Thứ hai đừng than thở với bất cứ ai, ta đã có Chúa thánh thần và Đức mẹ là nơi con tâm sự trước tiên.

Thứ ba khi đã qua đừng nhắc lại, đừng trách móc, đừng hận thù và bỏ qua và nói Alêluia

Con tạ ơn chúa. Amen

Chị Khổng Hoàng gởi

KINH NGUYỆN CỦA NHỮNG NGƯỜI CAO NIÊN

KINH NGUYỆN CỦA NHỮNG NGƯỜI CAO NIÊN

(được chuẩn ấn của TGM Montréal, 2.1983)

Lạy Chúa, đã hơn bảy mươi năm nay, Chúa ban cho con ân huệ được sống ở đời; và từ khi con sinh ra, Chúa đã không ngừng ban cho con tràn đầy ơn lành và tình yêu vô cùng của Chúa. Bao nhiêu năm nay, cùng chung số phận với mọi người, đời con trôi đi trong hân hoan xen lẫn phiền sầu, thành công xen lẫn thất bại, với bao bệnh hoạn và tang khó. Nhờ ơn Chúa phù hộ giữ gìn, con đã lướt thắng được các trở ngại và tiến lại gần Chúa. Ngày hôm nay, con cảm thấy được vô cùng an ủi, vì được Chúa ban cho có nhiều kinh nghiệm phong phú, và được Chúa chiếu cố đoái thương. Vì thế, linh hồn con không ngừng ca tụng tri ân Chúa.

          Tuy nhiên, hằng con gặp thấy quanh mình nhiều người cao niên mà Chúa đang thử thách nặng nề: Họ bị tê liệt, tàn tật, bất lực, và đôi khi không còn đủ sức cầu nguyện với Chúa; có những người mất hết mọi khả năng tinh thần, và trong một đời sống hư ảo vô thức, họ không còn thể tiếp xúc được với Chúa. Con nhìn ngắm họ và băn khoăn tự nhủ mình rằng: “Nếu tôi cũng bị như họ thì sao?”.

          Vì thế, lạy Chúa, ngày hôm nay, trong lúc còn được hưởng đủ mọi khả năng cử động và suy tư, con xin dâng lên trước việc sẽ chấp nhận vâng theo Thánh Ý Chúa; và ngay từ bây giờ con muốn rằng, sau này bất cứ gặp phải một thử thách nào như thế, con cũng xin dâng cho Chúa để làm vinh danh Chúa và cứu rỗi các linh hồn. Và cũng ngay từ bây giờ, con xin Chúa ban ơn phù trợ cho những người lúc đó sẽ lấy trách nhiệm giúp đỡ con.

          Nếu một mai bệnh tình xâm phạm tới trí óc con, khiến con mất sự minh mẫn, thì ngay từ bây giờ, trước mặt Chúa đây, con xin hứa trước sẽ vâng chịu, và vâng chịu trong trạng thái yên lặng kính thờ. Nếu mai này con bị chìm đắm trong tình trạng hôn mê kéo dài, thì con mong rằng mỗi giờ phút còn lại của đời con sẽ đều là những thời gian liên tục chúc tụng tri ân Chúa, và chớ gì hơi thở sau hết của con cũng sẽ là một hơi thở của lòng mến yêu. Con ước ao cậy trông rằng, vào giờ đó, con sẽ được Đức Mẹ nắm tay dẫn dắt đến trình diện trước Thiên Nhan để ca tụng ngợi khen Chúa muôn đời. Amen.

 

Kinh nguyện này được đọc trong thánh lễ tạ ơn của những người cao tuổi (trên 70) ngày chủ nhật 09.10.2016, tại nhà thờ Thánh Marcô, Montréal, Quebec, Canada.

Anh Hồ Công Hưng gởi

Lời của cụ Phan Chu Trinh 100 năm trước:

 
 
Image may contain: 1 person, text
Bình Vương Gia

 

Lời của cụ Phan Chu Trinh 100 năm trước:

1. Trong khi người nước ngoài có chí cao, dám chết vì việc nghĩa, vì lợi dân ích nước, thì người nước mình tham sống sợ chết, chịu kiếp sống nhục nhã đoạ đày.

2. Trong khi người ta dẫu sang hay hèn, nam hay nữ ai cũng lo học lấy một nghề, thì người mình chỉ biết ngồi không ăn bám.

3. Trong khi họ có óc phiêu lưu mạo hiểm, dám đi khắp thế giới mở mang trí óc, thì ta suốt đời chỉ loanh quanh xó bếp, hú hí với vợ con.

4. Trong khi họ có tinh thần đùm bọc, thương yêu giúp đỡ lẫn nhau, thì ta lại chỉ quen thói giành giật, lừa đảo nhau vì chữ lợi.

5. Trong khi họ biết bỏ vốn lớn, giữ vững chữ tín trong kinh doanh làm cho tiền bạc lưu thông, đất nước ngày càng giàu có, thì ta quen thói bất nhân bất tín, cho vay cắt cổ, ăn quỵt vỗ nợ, để tiền bạc đất đai trở thành vô dụng.

6. Trong khi họ biết tiết kiệm tang lễ, cư xử hợp nghĩa với người chết, thì ta lo làm ma chay cho lớn, đến nỗi nhiều gia đình bán hết ruộng hết trâu.

7. Trong khi họ ra sức cải tiến phát minh, máy móc ngày càng tinh xảo, thì ta đầu óc thủ cựu, ếch ngồi đáy giếng, không có gan đua chen thực nghiệp.

8. Trong khi họ giỏi tổ chức công việc, sắp xếp giờ nghỉ giờ làm hợp lý, thì ta chỉ biết chơi bời, rượu chè cờ bạc, bỏ bê công việc.

9. Trong khi họ biết gắng gỏi tự lực tự cường, tin ở bản thân, thì ta chỉ mê tín nơi mồ mả, tướng số, việc gì cũng cầu trời khấn Phật.

10. Trong khi họ làm việc quan cốt ích nước lợi dân, đúng là “đầy tớ” của dân, được dân tín nhiệm, thì ta lo xoay xở chức quan để no ấm gia đình, vênh vang hoang phí, vơ vét áp bức dân chúng, v.v…
BVG.”Sưu tầm”

Một toa thuốc rất hay cả về tinh thần lẫn thể xác

Một toa thuốc rất hay cả về tinh thần lẫn thể xác

I. Sức khỏe: 

Tổ chức Y Tế Thế Giới (WHO) định nghĩa: “Sức khỏe là một tình trạng thoải mái hoàn toàn về thể chất và hoàn cảnh, chứ không phải là một tình trạng không có bệnh tật hay tàn tật”.. 


II. Bí quyết trường thọ:

 1. Chấp nhận với những gì mình đang có 
 2. Thích nghi với hoàn cảnh của mình 
 3. Điều chỉnh để đạt được điều mong muốn. 

III. Phòng ngừa bệnh tật: 

 1. Không vui quá hại tim
 2. Không buồn quá hại phổi
 3. Không tức quá hại gan
 4. Không sợ quá hại thần kinh
 5. Không suy nghĩ quá hại tỳ
 6. Xua tan hoài niệm cay đắng bằng tha thứ và lãng quên
 7. Với người cao tuổi tránh tranh luận hơn thua. 

IV. Thức ăn & uống trong ngày: 

  •  Một củ hành: chống ung thư
  •  Một quả cà chua: chống tăng huyết áp
  •  Một lát gừng: chống viêm nhiễm
  •  Một củ khoai tây: chống sơ vữa động mạch
  •  Một trái chuối: làm phấn chấn thần kinh, bớt lo âu, chống táo bón, giảm được béo 
  •  Một quả trứng hay ít thịt nạc: chống suy dinh dưỡng
  •  Uống 1 đến 2 lít nước mỗi ngày: giải độc cơ thể.       
  • V.   Triết lý của người Trung Hoa hiện đại: 1. Một Trung Tâm là sức khỏe
     2. Hai một chút: Một chút Vui vẻ – Một chút nhiệt tình
     3. Ba Quên: Quên tuổi tác – Quên bệnh tật – Quên hận thù
     4. Bốn Có: 
    Có nhà ở 
    Có bạn đời 
    Có bạn tri ân 
    Có lòng vị tha.
    5. Năm Phải:
     Phải vận động 
     Phải biết cười 
     Phải lịch sự hòa nhã 
     Phải biết nói chuyện 
     Phải coi mình là người bình thường VI. Dưỡng bát khí – Nhà sư Thái Ất Chân Nhân:  1. Ít nói năng để dưỡng Nội Khí
     2. Kiêng sắc dục để dưỡng Tinh Khí 
     3. Bớt ăn hăng mạnh để dưỡng Huyết Khí 
     4. Đừng nhổ nước bọt để dưỡng Tạng Khí 
     5. Chớ giận hờn để dưỡng Can Khí 
     6. Chớ ăn quá độ để dưỡng Vị Khí 
     7. Ít lo lắng để dưỡng Tâm Khí 
     8. Tránh tà tâm để dưỡng Thần Khí.

     VII. Hãy Dành Thì Giờ – Đức Mẹ Teresa Calcutta:

  •  Hãy dành thì giờ để suy nghĩ. Đó là nguồn sức mạnh.
  •  Hãy dành thì giờ để cầu nguyện. Đó là sức mạnh toàn năng. 
  •  Hãy dành thì giờ cất tiếng cười. Đó là tiếng nhạc của tâm hồn. 
  •  Hãy dành thì giờ chơi đùa. Đó là bí mật trẻ mãi không già. 
  •  Hãy dành thì giờ để yêu và được yêu. Ưu tiên Thiên Chúa ban. 
  •  Hãy dành thì giờ để cho đi. Một ngày quá ngắn để sống ích kỷ. 
  •  Hãy dành thì giờ đọc sách. Đó là nguồn mạch minh triết. 
  •  Hãy dành thì giờ để thân thiện. Đó là đường dẫn tới hạnh phúc. 
  •  Hãy dành thì giờ để làm việc. Đó là giá của thành công. 
  •  Hãy dành thì giờ cho bác ái. Đó là chìa khóa cửa thiên đàng.
  • From Thầy Định Nguyễn gởi