Còn bao lâu nữa !

Còn bao lâu nữa !

Tụi mình trên dưới sáu/bảy mươi;

Nhìn đi ngó lại chỉ mười năm thôi.

Số đông biến mất đâu rồi;

Số hên còn lại lẻ loi chắc buồn.

Đếm kỹ còn mấy trăm tuần;

Thời gian vun vút, bao lần gặp nhau?

Thôi thì còn lại ngày nào;

Hãy vui ngày ấy, miệng chào thật tươi.

Khác biệt gì cũng thế thôi;

Mai kia nằm xuống để rồi được chi.

Sao bằng ta cứ vui đi;

                 Hơn thua dẹp hết, ôm ghì bạn xưa.

Anh chị Thụ Mai gởi

Ông tướng, bạn học cũ gọi điện chơi

Ông tướng, bạn học cũ gọi điện chơi 

Thái Bá Tân

Chúng mày tướng cũng được.
Muốn ăn bẩn, cứ ăn.
Muốn gái gú cứ việc.
Thích, cứ cướp của dân.
Có ngăn cũng chẳng được.
Vậy làm gì thì làm.
Nhưng là lính, phải giữ,
Giữ bằng được Việt Nam!
Không để một tấc đất,
Ngọn suối hay bờ sông
Rơi vào tay giặc Hán.
Nhớ lấy, tuyệt đối không!
Nếu chúng mày bán nước,
Hoặc chưa đánh đã hàng,
Thì trời tru đất diệt
Cả mày và họ hàng.
Sòng phẳng như thế nhé.
Muốn làm gì thì làm.
Nhưng là lính phải giữ,
Giữ bằng được Việt Nam.

Phản động
Nguyễn Văn An, chủ tịch
Quốc Hội ta trước đây,
Ủy viên Bộ Chính Trị,
Nói, đại khái thế này:
Đảng phạm lỗi hệ thống.
Sai phạm ngay từ đầu.
Không biết, không khắc phục,
Một thời gian quá lâu.
Nên đảng thành lực cản
Của dân chủ, tự do
Và tiến bộ xã hội,
Tự biến mình thành vua.
Theo tinh thần của Marx,
Thì đảng của chúng ta
Mới chính là phản động,
Suốt mấy chục năm qua.
Vâng, ông ấy nói thế,
Công khai và đàng hoàng.
Mời các bác Dư Luận
Lên Phây mà nhận hàng!
Một ông nữa, Trần Đĩnh,
Tác giả cuốn Đèn Cù,
Một người cộng sản gộc,
Gần gũi giới chóp bu.
Ông viết trong hồi ký:
Cái yếu của đảng ta
Là yếu về trí tuệ
Và cái tầm nhìn xa.
Viết, in thành sách nhé.
Còn hơn cả đàng hoàng.
Mới các bác Dư Luận
Lại lên Phây nhận hàng!

 

Nghịch cảnh nước ta (5)
Đời có lắm sự lạ.
Nhưng lạ nhất xưa nay
Trong số các sự lạ
Là cái lạ thế này:
Các quan ta, từ xã
Cho đến cấp trung ương,
Càng cao càng giàu nhé.
Giàu đến mức lạ thường.
Lương các quan dân biết.
Có thể nói khá bèo.
Thế mà có đốt đuốc
Cũng không thấy quan nghèo.
Mà quan, như ta biết,
Tất cả là đảng viên.
Tức đã thề liêm khiết,
Không bán mình vì tiền.
Hơn thế, đều đã học
Về Liêm Chính Kiệm Cần,
Học Tấm Gương Đạo Đức,
Và một lòng vì dân.
Thế mà lạ, lương ít
Mà quan thì cực giàu.
Có ai biết không nhỉ,
Quan kiếm tiền từ đâu?
Điều ấy đã là lạ,
Nhưng cũng chẳng thấm gì
So với cái lạ khác,
Phải nói lạ cực kỳ.
Quan của ta, cộng sản,
Rất kiên định lập trường.
Toàn chiến sĩ cách mạng
Phải nói rất quật cường.
Chống chủ nghĩa đế quốc
Và tư bản thối tha.
Xây thiên đường cộng sản
Trên đất Việt Nam ta.
Thế mà lạ, lạ lắm.
Quan nhỏ rồi quan to,
Cứ đua nhau lặng lẽ
Tích trữ vàng và đô
Để mua cái hộ chiếu
Cho con và người nhà
Sang xí chỗ đợi sẵn
Ở Mỹ, Canada.
Lạ nữa, cùng lý tưởng
Và đồng chí với nhau,
Mà xưa nay chưa thấy
Quan nào sang nước Tàu.
Thế đấy, giờ thế đấy
Nghịch cảnh ở nước ta.
Có đúng thế không nhỉ,
Hay là tôi điêu ngoa?

THAY DOI DAT NUOC

QUÊ HƯƠNG

Trong phút giây nào đó của cuộc đời ở hải ngoại, không biết người ta có bao giờ một lần nhớ quê hương.

QUÊ HƯƠNG
Quê hương mình đẹp quá anh biết không?
Có lục bình hoa tím ngắt dòng sông
Có lũy tre làng hàng dừa xanh bát ngát
Có hương thơm mùi lúa mới trổ bông.
*-*-*
Quê hương mình anh có còn nhớ không?
Tiếng mẹ hát ru trẻ thơ bên võng
Giữa trưa hè oi bức nắng tháng năm
Giọt mồ hôi lẫn nước mắt thành dòng.
*-*-*
Quê hương mình anh ơi có nhớ không?
Tháng sáu trời mưa đường biến thành sông
Chiều tan sở cha dắt xe dẫn bộ
Đôi vai gầy chỉ trùm tấm ni- lông
*-*-*
Quê hương mình anh hứa sẽ về thăm?
Có cô gái làng bên vẫn âm thầm
Đêm đêm thao thức chờ bên song cửa
Bóng người đi ngày ấy đã biệt tăm.
*-*-*
Quê hương mình đẹp quá phải không anh?
Có con sông nước vẫn chảy trong xanh
Có cô lái neo đò trên bến đợi
Muốn qua sông nhưng sao dạ chẳng đành…
Cỏ Tím 17/6/2016

QUE HUONG

* Đất nước mình đau lắm phải không anh ?

* Đất nước mình đau lắm phải không anh ?

Đất nước mình đau quá phải không anh ?
Những nắm đấm và dùi cui giáng xuống
Đầu mẹ , đầu con .. tội tình chi ? Oan uổng
Con ngất đi trong tiếng mẹ kêu gào

Người dân mình đau quá phải không anh ?
Họ là ai mà đánh dân không thương tiếc
Nhưng chắc chắn họ không phải là người Việt
Bốn ngàn năm chỉ biết mến thương nhau

Con của mẹ đau lắm phải không con ?
Da thịt trẻ thơ tím bầm , trầy xước
Không thể hiểu sao họ xuống tay cho được ?
Hay vì lệnh trên nên phải đánh như thù ?

Me của con đau lắm phải không me ?
Con chưa từng thấy me hét to như thế
Sự giận dữ và nỗi đau vô kể
Mẹ bàng hoàng ôm con trong 2 cánh tay gầy

Tim của tôi đau thắt lại hôm nay
Nhìn người dân tôi bị tù đày , đánh đập
Những giọt nước mắt rơi phải nuốt ngược vào trong thật gấp
Tay ơi , đừng run … Tin tức phải cho nhanh

Đất nước mình đau lắm rồi đó anh !
Những trận đòn , dùi cui , cú đá
Những thân mình oằn lên rồi gục ngã
Họ có làm gì đâu ? Chỉ yêu biển quê nhà

Mặc mày đau tao quyết đánh không tha
Bởi cái ghế này chúng tao cần ngồi mãi
Kêu cái gì ? Đòi cái gì ? Đứa nào dám cãi
Thì gái trai , già trẻ … đánh không từ !

Anh ơi , Chị ơi , Bạn ơi … còn vô cảm được nữa ư ?
Hay khô kiệt hết rồi trong tim dòng máu Việt ?
Có nghe không tiếng mẹ Việt Nam kêu thét
Còn chờ gì không đứng dậy ? Mọi người ơi !

NNN
08-05-2106

BIEU TINH

 

 

 

 

 

 

 

 

 

B T 2

 

 

 

 

 

B T 3

 

 

 

 

 

 

 

Facebook Ngọc Nhi Nguyen

“THỜI ĐẠI TÔI ĐANG SỐNG

TRĂN TRỞ CỦA CẢ GẦN 90 TRIỆU DÂN!

Cảm ơn nhà thơ Nguyễn Thị Thanh Yến!
Đã viết lên những điều trăn trở của toàn dân.

“THỜI ĐẠI TÔI ĐANG SỐNG

Thời đại tôi đang sống
Trẻ con học chữ cái không bắt đầu bằng chữ a
Tiếng gọi đầu tiên không phải là bà
và trên vai đã chất chồng khoản nợ

Thời đại tôi đang sống
Cứ mở mắt là thấy mình khó ở
Tháng tư vấn vương hoa sữa
Đông sang vẫn nóng như hè

Trẻ con không đón hè bằng những tiếng ve
mà bằng iphon, ipad
Thức ăn ngập tràn các market
Nhưng nuốt vào mồm là ngập hoá chất dư thừa

Thời đại bây giờ ai cũng như lừa
Chỉ biết phận mình, thản nhiên bịt tai còn mặc đâu thiên hạ
Vào trang các hót gơn hót boi like còm tung lả tả
Chuyện xã hội đau nhưng nhức lại im lìm

Thời đại bây giờ con người sống thiếu hẳn trái tim
Mượn gió bẻ măng, gắp lửa bỏ tay người đâu ra mà nhiều thế
Thượng tầng nát bươm hạ tầng lẽ nào không thể
Ngỡ các đấng nam nhi đang mặc váy thay quần

Xã hội bây giờ người chế tạo máy bay lại là nông dân
Ông tiến sĩ cất bằng đi nuôi lợn
Người hiền lành luôn thua người bặm trợn
Chân thực ngủ vùi cho xảo trá lên ngôi

Thời đại bây giờ thủ khoa là con hộ đói mà thôi
Nhưng tuổi trẻ tài cao đương nhiên là con sếp
Bài thơ thần ngàn đời bất diệt
Bỗng đâu tan vì cái mới lên ngồi

Thời đại bây giờ thiên hạ um xùm vì mất một con ruồi
Con voi lọt qua mũi kim thì thản nhiên công nhận
Lấy hoạt động từ thiện nuôi thân còn mang lòng thù hận
Rắp tâm gieo tiếng ác cho người

Thời đại gì mà thương cái thân tôi
Bao chuyện trái ngang cứ vờ như không biết
Tai vẫn tinh mà như bị điếc
Miễn sao không vơi cơm vơi gạo nhà mình

Có những lúc trách mình rồi lại tự phân minh
Phận mình đàn bà biêt sinh con nuôi con là đủ
Những thứ lớn lao mang tầm vũ trụ
Xin nhường cho cánh đàn ông…

Đã thế rồi mà nhiều khi vẫn thấy lông bông
Ngơ ngác trước “Bụi Chương Mỹ, đĩ Đồ Sơn”
có khả năng trở nên thành ngữ
Niềm tin lung lay trước một xã hội hèn, mình cũng hèn đủ thứ
Dạy con thế nào đây trước bộn bề sóng gió cuộc đời

Tự thấy mình như kẻ dở hơi
Dẫu không còn trẻ vẫn muốn sinh thêm đứa nữa
Lại lo lúc ra đời trán con in dòng chữ
“Nợ ngân sách” mẹ ơi!!!”

NGUYỄN THỊ THANH YẾN

Facebook Huan Tran Dinh

Đất nước mình ngộ vậy đó em ơi.

Bài thơ của bác cũng rất hay

Nguyễn Tấn Thành's photo.

Nguyễn Tấn Thành

Đất nước mình ngộ vậy đó em ơi.
Bốn ngàn tuổi mà Dân chưa chịu thấy
Bốn ngàn tuổi mà Dân chưa chịu đứng
Để Mác Lê cai trị ngồi trên đầu.

Đất nước mình lạ thế đó em ơi
Chúng ru Dân trong muôn trò kỳ vỹ.
Chúng chia nhau muôn tượng đài nghìn tỷ.
Và mạng người với chúng cái móng tay.

Đất nước mình buồn thế đó em ơi
Rừng chúng phá, biển chúng dâng còn cánh đồng thì chết.
Trai nô nức rủ bán sức nơi xa.
Gái vui vẽ mong tìm chồng xứ lạ.

Đất nước mình thương quá đấy em ơi.
Mỗi đứa trẻ sinh ra phải gánh nợ Chúng xài.
Di sản mai sau chẳng còn gì trang trải.
Đến nơi đâu cũng nhục nhã cúi đầu.

Đất nước mình rồi sẽ ra sao em.
Câu hỏi trong anh, trong em, trong tất cả bạn bè.
Hãy đứng dậy vứt Mác Lê xuống cống.
Để làm lại, một Đất nước ngày mai !

Tặng em Trần Thị Lam.
Họa lại bài thơ mà em đã làm!

Đất nước.

 Đất nước.

canhco

RFA

Nhân bài thơ của cô giáo Lam ở Hà Tỉnh “Đất nước mình ngộ quá phải không anh?” đang làm xúc động cộng đồng mạng, xin mạn phép làm bài thơ nhỏ, tiếp nối nguồn cảm hứng của cô.

Đất nước.

Đất nước mình không những “ngộ” đâu em

Mà phải nói là rất “ngầu” mới đúng

Từ Bắc vô Nam dân không ai cầm súng

Nhưng giết đồng bào là số một em ơi

Người ở quê tưới rau bằng thuốc lạ

Kẻ thị thành dùng hóa chất nuôi heo

Miếng thịt đỏ để mười ngày không thối

Và dân ta cứ thoải mái rao mời

Thế cho nên Vũng Áng cá chết tươi

Thì Sài Gòn chạy ra mua bằng hết

Những chiếc xe to chất đầy cá chết

Vào trong Nam làm nước mắm cho dân

Đất nước mình xem ra rất tương thân

Nhưng chuyện ấy chỉ xảy ra trong đảng

Cán bộ chở che nhau vì ăn chung một ảng

Bất kể nhân dân trắng mắt ngồi chờ

Cho tới khi dân nổi dậy bất ngờ

Thì đảng mới giả vờ…xin lỗi

Em tin đi, dân sẽ cười tha tội

Bởi đất nước mình là một lũ mau quên

Đất nước mình lây nhiễm bệnh mau quên

Nên Vũng Áng cũng chỉ là chuyện nhỏ

Hãy nhìn kỹ cả nước mình bỏ ngỏ

Tàu hay Tây bất kể, tự nhiên vào.

Đất nước mình ngầu lắm mới tự hào

Mẹ liệt sĩ ngắm tượng đài quên đói

Trẻ vùng cao ở truồng chân quên mỏi

Chạy tới trường cho kịp trống điểm danh

Đất nước mình đầy một lũ lưu manh

Lấy tiếng loa phường thay cho súng ống

Dân cứ mãi tin vào ngày mai thơ mộng

Chẳng còn bao xa nên tiếp tục chịu đòn

Đất nước mình có một lũ luồn trôn

Quỳ mọp trước cả tập đoàn quỷ đỏ

Đất nước mình cứ mỗi ngày mỗi nhỏ

Vì đất đai bị chia chát trăm lần.

Đất nước mình vậy đó, cứ lâng lâng

Như say thuốc chạy lòng vòng. . . mãi mãi.

Cánh Cò

TRẢ LỜI MỘT EM GÁI HÀ TĨNH: CÁI ĐẢNG NÀY “NGỘ” THẬT PHẢI KHÔNG EM?

TRẢ LỜI MỘT EM GÁI HÀ TĨNH: CÁI ĐẢNG NÀY “NGỘ” THẬT PHẢI KHÔNG EM?

nguyenhuuvinh

nguyenhuuvinh's picture

Đất nước mình chẳng có ngộ đâu em
Năm ngàn năm, dân cũng không cần lớn
Bởi ngày ngày đảng chăm cho bú mớm
Dân đói dài… đảng, nhà nước phải “no”.

Đất nước mình, chẳng có lạ đâu em
Nồi lẩu, bánh chưng… hay tượng đài nghìn tỉ
Từ biển rộng, sông dài và giang sơn hùng vĩ
Cả 90 triệu con người là “của đảng” mà em.

Đất nước mình vui quá chứ em
Biển giao “bạn vàng”, rừng cho Tàu thuê nốt
Rừng chẳng cần, biển chết thì cứ chết
Khẩu hiệu bây giờ là “còn đảng, còn ta”.

Đất nước mình, sao em lại phải thương
Lũ trẻ kia làm mầm non của đảng
Rồi bọn chúng sẽ được sang… tư bản
Làm đĩ, trộm đồ… về nuôi đảng chứ sao.

Đừng hỏi anh, đất nước sẽ về đâu!
Mỗi lời em, như một lát cắt
Lưỡi dao ấy không bằng đồng, sắt
Mà thấu tận tim mình…
Hãy hỏi “Đảng”
Nghe em!

26/4/2016
J.B Nguyễn Hữu Vinh

Hà Tĩnh – Hà Nội.

Bài thơ của cô gái Hà Tĩnh như sau:

ĐẤT NƯỚC MÌNH NGỘ QUÁ PHẢI KHÔNG ANH
Đất nước mình ngộ quá phải không anh
Bốn ngàn tuổi mà dân không chịu lớn
Bốn ngàn tuổi mà vẫn còn bú mớm
Trước những bất công vẫn không biết kêu đòi…
Đất nước mình lạ quá phải không anh
Những chiếc bánh chưng vô cùng kì vĩ
Những dự án và tượng đài nghìn tỉ
Sinh mạng con người chỉ như cái móng tay…
Đất nước mình buồn quá phải không anh
Biển bạc, rừng xanh, cánh đồng lúa biếc
Rừng đã hết và biển thì đang chết
Những con thuyền nằm nhớ sóng khơi xa…
Đất nước mình thương quá phải không anh
Mỗi đứa trẻ sinh ra đã gánh nợ nần ông cha để lại
Di sản cho mai sau có gì để cháu con ta trang trải
Đứng trước năm châu mà không phải cúi đầu…
Đất nước mình rồi sẽ về đâu anh
Anh không biết em làm sao biết được
Câu hỏi gửi trời xanh, gửi người sau, người trước
Ai trả lời dùm đất nước sẽ về đâu…

Trần Thị Lam,

Gv Trường Chuyên – Hà Tĩnh

Đất Nước Mình Có Gì Ngộ Đâu Em!

Đất Nước Mình Có Gì Ngộ Đâu Em!
( Trần Kim Thành – gửi cô Trần Thị Lam)

Đất nước mình có gì ngộ đâu em!
Đến quyền con người giờ cũng không còn nữa,
Bốn ngàn năm để đời sau nguyền rủa
Những bất công thành rất đỗi bình thường(!)

Đất nước mình có gì lạ đâu em
Những dự án và tượng đài nghìn tỷ
Được dựng lên đâu phải để kì vĩ
Sự xa hoa xây trên triệu mảnh đời!

Đất nước mình chẳng buồn được nữa đâu em
Khi nỗi đau đã trở thành chai sạn.
Tài nguyên giờ chỉ còn rừng trơ và biển cạn,
Những cánh đồng hoang hóa xác xơ…

Đất nước mình thương lắm em ơi!
Em thấy không? ngoài kia bao mảnh đời bất hạnh
Cứ miệt mài mưu sinh trong ngổn ngang nghich cảnh
Chẳng bao giờ đòi hỏi tổ quốc ghi.

Em đừng hỏi anh đất nước sẽ về đâu
Đừng hỏi trời xanh, hỏi người sau, người trước
Hãy hỏi thế hệ mình – đang làm chủ đất nước
Đã làm gì mà đất nước phải quặn đau…!

HINH ANH

 

Cá chết ở miền Trung & Thơ từ những cây viết không chuyên

Cá chết ở miền Trung & Thơ từ những cây viết không chuyên

Mặc Lâm, biên tập viên RFA
2016-04-30

Người dân thu gom ốc biển chết ở Kỳ Anh, tỉnh Hà Tĩnh hôm 27/4/2016.

AFP

Your browser does not support the audio element.

Chỉ trong vòng một tuần lễ sau vụ cá chết trắng ở 4 tỉnh miền Trung, trên hệ thống mạng xã hội xuất hiện hàng chục bài thơ của những cây bút không chuyên viết những dòng tự sự về tình trạng hoi hóp này và liên tưởng đến những cái chết trắng khác đang dần dần trở thành hiện thực.

“Đất nước mình ngộ quá phải không anh?”

Từ Hà Tĩnh, nơi có Vũng Áng và Formosa khi mọi con mắt đổ dồn vào nó với những bức xúc không cần che dấu đã xuất hiện bài thơ của một cô giáo trường chuyên. Bài thơ ngay lập tức được tải rộng khắp trên mạng xã hội, bài thơ được share hàng ngàn lần và người chơi Facebook gần như đi đâu cũng gặp bài thơ này.

Bài thơ hay mặc dù nó rất bình thường, nó nói ra những điều mà mọi người đều thấy. Nó nhắc tới nỗi ngây thơ đến dại dột của người dân khi bị chèn ép, ngược đãi thậm chí lừa dối nhưng vẫn bình chân như vại và cảm thấy đấy không phải là việc của mình. Sự ngây thơ ấy được tác giả bài thơ là cô giáo Trần Thị Lam nén lại trong hình ảnh của một em bé bốn ngàn tuổi rồi mà vẫn thích bú mớm không chịu đứng dậy trên đôi chân của mình.

Em bé Việt Nam khập khểnh và bệnh tật trên khắp cơ thể. Hình ảnh cá chết đầy mặt biển là một tiếng chuông gọi hồn cuối cùng cho những chiếc thuyền nhớ biển khơi và người ngư dân nhớ sóng. Cô giáo Lam không khóc mà nước mắt lưng tròng. Cô viết những dòng chữ mang nỗi ngậm ngùi cay đắng của tất cả chúng ta, những người nói tiếng Việt trên khắp thế giới.

Người trong nước bất lực, người bên ngoài lại càng bất lực hơn. Bài thơ của cô diễn tả sự bất lực ấy bằng một câu cũng bất lực không kém: “Đất nước mình ngộ quá phải không anh?”

Đất nước mình ngộ quá phải không anh
Bốn ngàn tuổi mà dân không chịu lớn
Bốn ngàn tuổi mà vẫn còn bú mớm
Trước những bất công vẫn không biết kêu đòi…

Đất nước mình lạ quá phải không anh
Những chiếc bánh chưng vô cùng kì vĩ
Những dự án và tượng đài nghìn tỉ
Sinh mạng con người chỉ như cái móng tay…

Đất nước mình buồn quá phải không anh
Biển bạc, rừng xanh, cánh đồng lúa biếc
Rừng đã hết và biển thì đang chết
Những con thuyền nằm nhớ sóng khơi xa…

Đất nước mình thương quá phải không anh
Mỗi đứa trẻ sinh ra đã gánh nợ nần ông cha để lại
Di sản cho mai sau có gì để cháu con ta trang trải
Đứng trước năm châu mà không phải cúi đầu…

Đất nước mình rồi sẽ về đâu anh
Anh không biết em làm sao biết được
Câu hỏi gửi trời xanh, gửi người sau, người trước
Ai trả lời dùm đất nước sẽ về đâu…

Câu hỏi “Đất nước mình rồi sẽ về đâu” được một cây bút nghiệp dư từ Oregon trả lời vài giờ sau khi bài thơ được cô giáo Lam post trên Facebook của mình. Bài thơ mang tên: “Anh trả lời liền…”

Anh trả lời liền. . .

Anh trả lời liền đất nước sẽ về sau

Khi thế giới đã về từ lâu lắm

Bởi cả nước được đảng bồng, đảng ẳm

Nên nhân dân hạnh phúc quá còn gì?

Đất nước mình vì thế chẳng chịu đi

Bởi đôi chân đã trở thành đất sét

Tiến sĩ giấy ngồi nhìn nhau lấm lét

Sợ đảng không tin nên phải viết điều thừa

Đất nước mình biển vẫn bạc như xưa

Chỉ có điều là bạc mầu cá chết

Rừng còn đó không bao giờ cháy hết

Dù đảng ta vẫn nhiệt liệt phá rừng

Em đừng hỏi chiếc bánh chưng to thế

Để làm gì khi dân chúng đói meo

Nhưng em ơi đấy chỉ là bánh vẽ

Thì dẫu to hay bé có hết nghèo?

Em đừng buồn khi dân không chịu lớn

Bởi lớn lên dân sẽ bị đảng “đì”

Dân khôn lắm họ núp sau bóng đảng

Giả ngu si cho đảng khỏi tự ti

Đảng yêu dân nên làm điều sai quấy

Cũng chẳng qua sợ dân chọn sai đường

Dân cõng nợ là yêu thương cõng đảng

Xét cho cùng thì cũng chỉ trơ xương

Đất nước mình tuy có ngộ đấy em

Nhưng nghĩ lại không có gì khó hiểu

Dân vẫn thấy nồi cơm to hơn văn miếu

Thì em ơi mấy ngàn năm nữa vẫn bị đảng lừa…

Bài thơ chấm dứt bằng câu khẳng định: sự lừa dối của đảng vẫn thế nếu dân mình cứ xem nồi cơm hơn mọi thứ khác, trong đó có văn hóa, lịch sử, chính trị cũng như ý niệm về tự do dân chủ. Ý nghĩa của bài thơ lồng chéo đan nhau làm thành chiếc võng chắc chắn cho người đọc nó nằm lên tha hồ suy gẫm.

Cũng viết về đảng khi trả lời cho cô giáo Lam, một tác giả không nêu tên khẳng định đảng là ánh sáng soi đường, soi cả đường đi lối về của dân chúng. Soi như con cò cần mẫn soi mồi cho đàn cò con đang lóp ngóp chờ cò mẹ ở nhà. Có điều là giống với nhiều tác giả khác, bài thơ kết lại với sự hối hận âm ỉ và tiếng than cháy bỏng của người viết về những câu hỏi đáng ra mọi người đều phải trằn trọc với những cách trả lời khác nhau.

Bài thơ mà cô giáo Lam đưa ra, lại nhận được từ những tác giả khác với những câu trả lời mà chính cô cũng không ngờ tới.

Đảng ta ánh sáng soi đường.

Đất nước mình chẳng có ngộ đâu em

Năm ngàn năm dân cũng không cần lớn

Bởi ngày ngày đảng chăm lo bú mớm

Dân đói dài, đảng nhà nước phải “no”

Đất nước mình chẳng có lạ đâu em

Nồi lẩu, bánh chưng…hay tượng đài nghìn tỷ

Từ biển rộng, sông dài và non sông hùng vĩ

Cả 90 triệu con người là của “đảng” mà em

Đất nước mình vui quá chứ em

Biển giao “bạn vàng”, rừng cho Tàu thuê nốt

Rừng chẳng cần, biển chết thì cứ chết

Khẩu hiệu bây giờ là “còn đảng, còn ta”

Đất nước mình sao em lại phải thương

Lũ trẻ kia làm mầm non của đảng

Một số đứa sẽ được sang tư bản

Cứ cúi đầu. . . tiếp bước đảng quang vinh

Đừng hỏi anh, đất nước sẽ về đâu?

Mỗi lời em, như một đường dao cắt

Lưỡi dao ấy không bằng đồng, sắt

Mà thấu tận tim mình. . .

Hãy hỏi “đảng”

. . . Nghe em

“Đất nước mình không ngộ quá đâu em”

Và rồi một bài thơ khác lại xuất hiện, trả lời cho cô giáo Lam với cái tựa khá hấp dẫn: “Đất nước mình không ngộ quá đâu em”.

000_9Y4W5-622.jpg

Cá chết ở bờ biển huyện Quảng Trạch, Quảng Bình hôm 20/4/2016.

Tác giả Baron Trịnh tỏ ra nghiêm túc khi dùng những điển tích được lịch sử hóa thành rồng thành tiên trong suốt một chặng dài của lịch sử dân tộc. Bài thơ họa lại ý chính của cô giáo Lam ở từ “ngộ”. Ngộ có thể được xem là ngộ nghĩnh hay một trạng từ chỉ sự ngạc nhiên. Không ngạc nhiên sao được khi chúng ta cùng ngồi chung con thuyền của thế kỷ 21 nhưng tâm thế thì cứ như người của thế kỷ thứ nhất khi mà con người còn tiếp cận với nhau như các siêu nhân để từ đó mọi biến động nhân quần đều đổ vấy cho lịch sử. Đất nước mình cũng thế, từ thời chúng ta còn là những chiếc trứng đã nảy sinh chuyện chia đôi cũng như huyền thoại thánh Gióng chưa bao giờ được chúng ta xem là tâm lý AQ đầy trắc ẩn.

Một đất nước quá nhiều huyền thoại thì sản sinh ra những kẻ hoạt đầu là điều không nên hối tiếc than van. Baron Trịnh thẳng thắn trả lời cái mấu chốt ấy cho cô giáo Lam bằng 4 câu kết đầy sức hút: Em hỏi đất nước mình rồi sẽ về đâu? / Anh chưa biết nhưng có một điều rất tuyệt / Chưa biết về đâu nhưng cứ đi tắt đón đầu là duyệt  / Chưa biết về đâu nhưng cứ phải tiến lên đầu!

Đất nước mình không ngộ quá đâu em
Dù bốn nghìn năm dân vẫn không chịu lớn
Bởi tổ tiên ta sinh ra không là con mà là trứng
Khi cha mẹ ly hôn nào có dám kêu đòi

Đất nước mình không lạ quá đâu em
Thánh Gióng lên ba đã ăn cơm nong cà thúng
Chử Đồng Tử úp nón thành cung điện nguy nga sừng sững
Cùng một cha, Tấm làm mắm Cám rất bình thường

Đất nước mình không buồn quá đâu em
Dù biển bạc rừng vàng giờ đây đang cạn kiệt
Nhưng có nồi cơm Thạch Sanh ăn mãi không bao giờ hết
Nàng Tô Thị chờ chồng nghìn năm lẻ có gì đâu

Đất nước mình có gì mà phải thương đau
Vì đến tiều phu cũng mơ làm hoàng đế
Nên chút nợ nần là chuyện nhỏ như con dế
Đánh thắng ba siêu cường sợ gì đám năm châu

Em hỏi đất nước mình rồi sẽ về đâu?
Anh chưa biết nhưng có một điều rất tuyệt
Chưa biết về đâu nhưng cứ đi tắt đón đầu là duyệt
Chưa biết về đâu nhưng cứ phải tiến lên đầu!

Một tác giả khác, Cương Biên, viết những dòng thơ nhẹ nhàng hơn gửi cho cô gáo Lam, và tác giả biết rằng cô giáo ấy hôm nay không thể ngủ.

Với tựa bài thơ: “Uất hận quá rồi nước mắt chảy vào tim” Cương Biên thay cô giáo Lam viết tiếp những trăn trở quanh mình. Những hình ảnh tan nát của quê hương chập chờn trong giấc ngủ của cô cũng như nỗi ám ảnh của hàng loạt cá tôm chết trắng bờ biển đã làm tác giả phải thảng thốt:

Cô không thể soạn tiếp bài
Bởi hồn lạc về Hà Tĩnh
Nơi nước mắt nhân dân đang chảy dài về phía biển
Và biển chiều ứa máu oan khiên

Có lẽ đêm nay cô lại trắng đêm
Chập chờn bãi bờ phủ đầy tôm cá chết
Chập chờn tiếng thở dài thấu đêm đen những con thuyền cắm sào trên bến
Chẳng dám ra khơi ngay giữa biển quê mình

Có lẽ đêm nay cô lại trắng đêm
Chập chờn lúa chết khô giữa thì con gái
Chập chờn ruộng đồng nứt nẻ hoang bờ bãi
Những đàn bò ăn cả bao nilon

Có lẽ đên nay cô lại trắng đêm
Bởi giật mình Đền Hùng thất thủ
Bao nhiêu tượng đài ngổn ngang đổ vỡ
Xoang xoảng nứt niềm tin

Có lẽ đêm nay cô lại trắng đêm
Bởi bóng ma những chợ trời hóa chất
Cứ lượn dọc lượn ngang giữa những đàn gia súc
Toác miệng cười trên những cánh đồng xanh

Có lẽ đêm nay cô lại trắng đêm
Mơ thấy con cháu mình biến đổi gen mang hình thù kỳ quái
Thấy dải đất chữ S co rúm lại
Rồi bay ra khỏi bản đồ…

Đêm đã khuya rồi căm phẫn chẳng thành thơ
Chắc nhiều người cũng như cô thêm một đêm khó ngủ
Học trò ơi đất nước này là của ai hãy nhìn cho tỏ
Uất hận quá rồi, nước mắt ngược vào tim…

Chỉ một bài thơ ngắn lại có sức mạnh lay động hàng triệu con tim trên mạng xã hội cho chúng ta thấy được nhiều điều, đó là niềm tuyệt vọng nào cũng có giới hạn của nó. Chảy tới đâu thì nước cũng vẫn là nước, chỉ có con người là tồn tại và ngay cả tồn tại trong nỗi đau đớn bất lực nhất mà thượng đế đã ban cho.

Cô giáo Lam mới đây có tin bị công an mời làm việc để yêu cầu gỡ bỏ bài thơ khỏi trang Facebook của cô. Cộng đồng mạng lại một phen bàn ra tán vào trước cách hành xử kỳ lạ này, bởi, không một thế lực nào có thể làm thay đổi dòng chảy của thơ khi nó được viết với tâm thế của sự trăn trở chứ không phải theo đơn đặt hàng như các nhà thơ lớn nhỏ đang xếp hàng chờ để được ghi tên vào Hội nhà thơ các loại…

ĐẤT NƯỚC MÌNH NGỘ QUÁ PHẢI KHÔNG ANH

ĐẤT NƯỚC MÌNH NGỘ QUÁ PHẢI KHÔNG ANH

Đất nước mình ngộ quá phải không anh
Bốn ngàn tuổi mà dân không chịu lớn
Bốn ngàn tuổi mà vẫn còn bú mớm
Trước những bất công vẫn không biết kêu đòi…

Đất nước mình lạ quá phải không anh
Những chiếc bánh chưng vô cùng kì vĩ
Những dự án và tượng đài nghìn tỉ
Sinh mạng con người chỉ như cái móng tay…

Đất nước mình buồn quá phải không anh
Biển bạc, rừng xanh, cánh đồng lúa biếc
Rừng đã hết và biển thì đang chết
Những con thuyền nằm nhớ sóng khơi xa…

Đất nước mình thương quá phải không anh
Mỗi đứa trẻ sinh ra đã gánh nợ nần ông cha để lại
Di sản cho mai sau có gì để cháu con ta trang trải
Đứng trước năm châu mà không phải cúi đầu…

Đất nước mình rồi sẽ về đâu anh
Anh không biết em làm sao biết được
Câu hỏi gửi trời xanh, gửi người sau, người trước
Ai trả lời dùm đất nước sẽ về đâu…

TRẦN THỊ LAM (Hà Tĩnh)

Quê hương rồi sẽ về đâu?

BAI THO

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Quê hương rồi sẽ về đâu?

Trần Lệ Nguyên, 4-2016, những tháng ngày biển chết.

facebook Tao Vo Van