Cùng Chúa Đàn Guitar – Sr. HBTT – Diệu Hiền – Phạm Trung & Nhà Thờ Tắc Sậy

httpv://www.youtube.com/watch?v=yGf9YnY1wRw&feature=youtu.be

Cùng Chúa Đàn Guitar – Sr. HBTT – Diệu Hiền – Phạm Trung

httpv://www.youtube.com/watch?v=jVU8cV6f35I

Nhà Thờ Tắc Sậy (Nhà Thờ Cha Trương Bửu Diệp) – Cà Mau

Published on Jan 12, 2017

Cha Phanxicô Trương Bửu Diệp sinh ngày 01-01-1897; rửa tội ngày 02-02-1897 tại Họ Đạo Cồn Phước, nay thuộc ấp Mỹ Lợi, xã Mỹ Luông, huyện Chợ Mới, tỉnh An Giang; cha Ngài là Ông Micae Trương Văn Đặng và Ngài là Bà Lucia Lê Thị Thanh.
Năm 1904, lên 7 tuổi, mẹ mất, theo cha lên Băctambang – Campuchia.
Măm 1909, vào Tiểu Chủng Viện Cù Lao Giêng, mãn tiểu chủng viện, Ngài vào tu học tại Đại Chủng Viện Nam Vang, Campuchia vì lúc đó các họ đạo khu vực đồng bằng sông Cửu Long trực thuộc giáo phận Phnom Penh, Campuchia.
Năm 1924, Ngài thụ phong Linh Mục tại Nam Vang.
Năm 1924-1927, Ngài làm Cha Phó Họ Đạo Hố Trư, một họ đạo Việt Nam tại tỉnh Kandal, Campuchia.
Năm 1927-1929, Ngài làm giáo sư Tiểu Chủng Viện Cù Lao Giêng.
Tháng 3-1930,Ngài nhận chức Cha Sở Họ Đạo Tắc Sậy. Ngài đã giúp đỡ thành lập nhiều họ đạo trong vùng như: Bà Đốc, Cam Bô, An Hải, Chủ Chí, Khúc Tréo, Rạch Rắn.
Năm 1945-1946, chiến tranh loạn lạc, bà con giáo dân di tản, Cha Bề Trên Địa Phận là Cha Trần Minh Ký và cả người Pháp khuyên Ngài lánh mặt, chờ khi nào yên ổn lại trở về Họ Đạo, nhưng Ngài trả lời: “Tôi sống giữa đoàn chiên, chết cũng giữa đoàn chiên, tôi không đi đâu hết”.
Ngày 12-3-1946, Ngài bị bắt cùng với trên 70 giáo dân họ đạo Tắc Sậy, bị lùa đi và giam chung với bổn đạo tại lẫm lúa của Ông giáo Sự ở Cây Gừa. Do tranh chấp giữa các giáo phái, và vì bênh vực quyền lợi giáo dân, Ngài đã chết thay cho những người bị bắt chung. Thi hài với vết chém sau ót ngang mang tai, bị vứt xuống ao nhà Ông giáo Sự, đã được giáo dân họ đạo Khúc Tréo vớt lên trong tư thế trần truồng như Chúa Giêsu trên thập giá và được đưa về chôn cất trong phòng thánh nhà thờ Khúc Tréo (họ lẻ của Ngài).
Đến năm 1969, hài cốt Ngài được di dời về nhà thờ Tắc Sậy là nhiệm sở Ngài thi hành chức vụ mục tử suốt 16 năm.

Năm 1977, sau khi chịu chức linh mục và chính thức làm Cha Sở Tắc Sậy, cha Antôn Vũ Xuân Vinh hay chạy đến cầu nguyện với vị tiền nhiệm của mình là Cha Phanxicô Trương Bửu Diệp, hiện đang có phần mộ trong khuôn viên nhà thờ Tắc Sậy, để xin Ngài cầu thay nguyện giúp cho cha và họ đạo trong thời buổi khó khăn, và Ngài đã được toại nguyện nhiều. Từ đó cha Antôn cổ võ nhiều người gần xa đến khấn xin cùng Cha Phanxicô. Bao nhiêu ơn lành đã được Thiên Chúa ban xuống cho khách hành hương mỗi ngày một tăng, nhờ lời chuyển cầu của Cha Phanxicô. Mộ phần Cha Phanxico là nơi mà bao khách thập phương đến khấn xin kể cả người lương người giáo, trong nước cũng như hải ngoại. Cha Phanxicô trở thành vị cầu bầu thần thế trong tâm hồn nhiều người. Do đó khách thập phương tuôn đến mỗi ngày một đông đảo. Ngày lễ giỗ Cha Phanxicô trở thành ngày hẹn của bao tâm hồn và số khách mỗi năm đều gia tăng. Ơn lành qua lời bầu cử của Cha Phanxicô đã làm cho nhiều người được ơn Đức Tin, được trở thành con cái Thiên Chúa.
Chính vì vậy, ngày 21 – 01 – 1997, Đức Giám Mục Giáo Phận Cần Thơ đã chính thức đặt nhà thờ Tắc Sậy thành TRUNG TÂM TRUYỀN GIÁO PHANXICÔ của Giáo Phận Cần Thơ.
Kể từ đó, Trung Tâm Truyền Giáo mỗi ngày một phát triển về mọi mặt hầu đáp ứng nhu cầu hành hương của bà con xa gần, quốc nội cũng như hải ngoại. Trung tâm đã xây dựng các cơ sở vật chất và nhất là ngôi Thánh Đường dâng kính Cha Phanxicô đang được hoàn thành để đáp ứng nhu cầu tâm linh của khách hành hương mỗi năm mỗi gia tăng. Tiếng tăm của Trung Tâm hành hương Cha Phanxico Trương Bửu Diệp, đã vang khắp năm châu…

Mình ơi – Dậu Nguyễn

httpv://www.youtube.com/watch?v=V1betrDxFHA&list=PLYNu2WsZ1JUhQ7J1GGZCKRwWY41IaYbRS

Mình ơi – Dậu Nguyễn (4K)

“Mình ơi”. Nhạc và lời: Diệu Hương. Tiếng hát: Ngọc Hạ. Hình ảnh và video clips: Internet. Thực hiện nhạc cảnh: Dậu Nguyễn.

ANH HÙNG VÔ DANH

Tặng những chiến sĩ vô danh tranh đấu cho tổ quốc Việt Nam

ANH HÙNG VÔ DANH

Họ là những anh hùng không tên tuổi
Sống âm thầm trong bóng tối mông mênh,
Không bao giờ được hưởng ánh quang vinh
Nhưng can đảm và tận tình giúp nước.
Họ là kẻ tự nghìn muôn thuở trước
Ðã phá rừng, xẻ núi, lấp đồng sâu
Và làm cho những dất cát hoang vu
Biến thành một giải sơn hà gấm vóc
Họ là kẻ không nài đường hiểm hóc,
Không ngại xa, hăng hái vượt trùng sơn
Ðể âm thầm chuẩn bị giữa cô đơn
Cuộc Nam Tiến mở giang sơn lớn rộng

Họ là kẻ khi quê hương chuyển động
Dưới gót giầy của những kẻ xăm lăng,
Ðã xông vào khói lửa, quyết liều thân
Ðể bảo vệ Tự Do cho Tổ Quốc,
Trong chiến đấu, không nài muôn khó nhọc,
Cười hiểm nguy bất chấp nỗi gian nan,
Người thất cơ đành thịt nát xương tan
Nhưng kẻ sống lòng son không biến chuyển.

Và đến lúc nước nhà vui thoát hiểm,
Quyết khước từ lợc lộc với vinh hoa,
Họ buông gươm quay lại chốn quê nhà
Ðể sống lại cuộc đời trong bóng tối.
Họ là kẻ anh hùng không tên tuổi
Trong loạn ly như giữa lúc thanh bình
Bền một lòng dũng cảm, chí hy sinh
Dâng đất nước cả cuộc đời trong sạch.

Tuy công nghiệp không ghi trong sổ sách,
Tuy bảng vàng bia đá chẳng đề tên,
Tuy mồ hoang xiêu lạc dưới trời quên
Không ai đến khấn nguyền dâng lễ vật,
Nhưng máu họ đã len vào mạch đất,
Thịt cùng xương trộn lẫn với non sông.
Và anh hồn chung với tấm tinh trung
Ðã hòa hợp làm linh hồn giống Việt.

– Tác giả Thi sĩ Đằng Phương (Giáo Sư Nguyễn Ngọc Huy)

httpv://www.youtube.com/watch?v=xUFUP8HhZqo

Anh Hùng Vô Danh (thơ Đằng Phương)