Cậu bé không tay đoạt huy chương bơi lội

Cậu bé không tay đoạt huy chương bơi lội

ZING NEWS

Không chỉ viết, gắp thức ăn, Hạnh còn có thể cầm dao gọt hoa quả, nhắn tin điện thoại, giúp bố mẹ việc nhà. Năm 11 tuổi, em đoạt huy chương đồng đại hội thể thao tỉnh Đồng Nai.

Cậu bé không tay đoạt huy chương bơi lội
Hồ Hữu Hạnh (16 tuổi, ngụ xã Gia Canh, huyện Định Quán, Đồng Nai) khuyết tật bẩm sinh, không tay. Tuy nhiên, với đôi chân dẻo dai, cậu có thể cầm nắm mọi vật dụng, làm việc như người bình thường.

Cậu bé không tay đoạt huy chương bơi lội

Bà Đỗ Thị Hợp, mẹ của Hạnh kể: “Khi mới chào đời, cháu không có tay nên gia đình rất buồn. Nhiều người cho rằng tôi sinh ra quái thai và kỳ thị, xa lánh”.

 

Cậu bé không tay đoạt huy chương bơi lội
Tuy nhiên, lên 3 tuổi, cậu bé đã có thể dùng chân cầm nắm được những vật nhỏ như lược chải tóc, đồ chơi… “Đến 6 tuổi, tôi đưa Hạnh đến trường, xin nhập học nhưng các giáo viên từ chối vì cho rằng em không có khả năng viết chữ”, bố cậu bé kể.

Cậu bé không tay đoạt huy chương bơi lội

Sau nhiều lần xin nhập học, cậu bé cũng được nhận vào trường. Hạnh thổ lộ, mới đầu, em phải kẹp bút vào giữa hai ngón chân và tập cách điều khiển, viết nét chữ liên tục trong nhiều tháng liền. “Năm lớp 1, chữ em rất xấu và khó đọc nhưng khi bước sang lớp 2, em đoạt giải vở sạch chữ đẹp do trường tổ chức”, Hạnh tự hào chia sẻ.

Cậu bé không tay đoạt huy chương bơi lội

Càng lớn, cậu học trò không tay càng tập cho đôi chân nhiều động tác khó. Hiện, Hạnh có thể làm mọi việc như người bình thường. Hàng ngày, em còn phụ giúp cha mẹ nấu ăn, giặt quần áo, rửa chén…

Cậu bé không tay đoạt huy chương bơi lội

Bà Hợp cho biết, con trai mình là người cá tính, năng động và luôn muốn thử sức với việc khó. Lên 5 tuổi, Hạnh tập lái xe đạp bằng cằm và học bơi lội. “Nhiều lần em nó phải nhập viện cấp cứu vì ngã xe. Vậy nhưng khi bình phục, Hạnh lại mang xe ra tập”, người mẹ tâm sự.

 

Cậu bé không tay đoạt huy chương bơi lội
Chàng trai không tay cho biết, ngoài việc gọt hoa quả, em có thể dùng chân cầm dao chặt cây, phát quang bụi rậm.

 

Cậu bé không tay đoạt huy chương bơi lội
Hạnh còn có biệt tài tạo hình, nặn tượng bằng chân. “Em dùng các ngón chân để nặn đất dẻo thành những hình thù yêu thích. Những sản phẩm em làm chủ yếu là cây cảnh”, Hạnh thổ lộ.

Cậu bé không tay đoạt huy chương bơi lội

Ngón chân của chàng học trò làm được những động tác khó như bấm bàn phím máy tính, bấm số trên thiết bị điều khiển tivi.

Cậu bé không tay đoạt huy chương bơi lội

Hạnh bấm phím, soạn tin nhắn văn bản trên điện thoại một cách thuần thục, dù chiếc máy là có bàn phím cứng hay cảm ứng.

 

Cậu bé không tay đoạt huy chương bơi lội
Gia đình và hàng xóm chia sẻ, Hạnh có tinh thần lạc quan, sống tự lập, luôn cố gắng cố gắng vươn lên trong cuộc sống. Ngoài việc học và phụ giúp cha mẹ việc nhà, cậu thiếu niên luôn quan tâm, chăm sóc các em nhỏ.

Cậu bé không tay đoạt huy chương bơi lội

Hồ Hữu Hạnh hiện là học sinh lớp 9 tại một trường cấp 2 ở huyện Định Quán (Đồng Nai). Thông minh, chăm chỉ nên suốt 9 năm ngồi trên ghế nhà trường, cậu luôn đạt danh hiệu học sinh giỏi toàn diện cấp trường.

 

Cậu bé không tay đoạt huy chương bơi lội
Hạnh dùng cằm và vai kẹp ống nước tưới vườn phụ giúp cha mẹ.

Cậu bé không tay đoạt huy chương bơi lội
Năm 2010, cậu tham dự Đại hội thể dục thể thao tỉnh Đồng Nai và đoạt huy chương đồng môn bơi lội. “Em mơ ước trở thành kỹ sư điện tử”, Hạnh chia sẻ.

PHÉP LẠ CỦA TÌNH YÊU

PHÉP LẠ CỦA TÌNH YÊU

LM Mark Link

Cách đây mấy năm tập san Readers Digest có thuật lại một câu chuyện cảm động về một em bé trong bệnh viện Milwaukee.  Em này bị mù, đần độn, lại còn bị liệt não nữa.  Em chỉ khá hơn loài thảo mộc một chút là biết đáp ứng lại âm thanh và sự ve vuốt mà thôi.  Cha mẹ em đã bỏ rơi em.  Nhưng bệnh viện cũng chả biết xử lý thế nào với trường hợp của em.  Thế rồi có một người nhớ đến May Lempke, bà y tá 52 tuổi sống gần đấy.  Bà nầy đã từng nuôi nấng năm đứa con của chính mình, nên bà sẽ biết cách chăm sóc cho một đứa trẻ như thế.  Họ yêu cầu bà chăm sóc đứa bé và bảo: “Thằng bé có lẽ sẽ chết yểu!”  Bà May trả lời: “Nếu tôi chăm sóc đứa bé, nó sẽ không chết yểu đâu, và tôi rất sung sướng được chăm sóc cho nó.”

Thế là bà May đặt tên cho cậu bé là Leslie.  Chăm sóc cho cậu bé quả thật không dễ dàng chút nào.  Ngày nào bà cũng phải xoa bóp toàn thân đứa bé, bà đã cầu nguyện cho nó, đã khóc vì nó, bà đã đặt đôi tay nó lên những giọt lệ của bà.  Một hôm, có người nói với bà: “Tại sao bà không gởi đứa bé ấy vào viện?  Nó chỉ làm phí cuộc đời của bà thôi?

Leslie càng lớn thì càng có nhiều vấn đề phải đặt ra cho bà May.  Bà phải giữ nó chặt vào một chiếc ghế để nó khỏi bị té xuống.  Thời gian trôi qua, năm mười, mười lăm năm.  Mãi đến khi Leslie 16 tuổi, bà May mới có thể tập cho nó đứng một mình được.  Suốt thời gian đó, bà May vẫn tiếp tục yêu thương và cầu nguyện cho cậu bé.  Ngoài ra bà còn kể cho cậu bé nghe những mẩu chuyện về Chúa Giêsu dù xem ra cậu chẳng nghe được tiếng bà.

Thế rồi một ngày nọ, bà May chợt nhận thấy Leslie dùng ngón tay của mình búng vào một sợi dây căng thẳng trên một gói đồ.  Bà tự hỏi; điều ấy có ý nghĩa gì?  Biết đâu Leslie lại nhạy cảm với âm nhạc chăng?  Và bà May bắt đầu cho Leslie nghe âm nhạc.  Bà chơi đủ loại hình âm nhạc mà bà tưởng tượng ra được với hy vọng có một loại nào đó có thể lôi cuốn cậu bé.  Cuối cùng, bà May và chồng mua được một chiếc dương cầm cũ kỹ.  Họ đặt nó vào giường ngủ của Lislie.  Bà May cầm những ngón tay của Leslie đặt vào tay bà và tập cho cậu bé biết cách nhấn phím xuống, nhưng xem ra cậu ta chả hiểu.

Thế rồi vào một đêm đông năm 1971, bà May bừng thức giấc vì nghe có tiếng đờn của ai đó đang chơi bản hoà tấu dương cầm số 1 của Tchaikovsky.  Bà lay lay chồng đánh thức ông dậy, và hỏi xem ông có quên tắt radio không.  Ông ta nói rằng không, nhưng họ quyết định tốt hơn là nên xem xét lại.  Và họ khám phá ra một điều vượt khỏi mọi giấc mơ kỳ quái nhất của họ.  Cậu Leslie đang ngồi tại chiếc dương cầm.  Cậu đang mỉm cười và chơi đàn một cách ngẫu hứng không thể nào tin được đây là sự thật!

Trước đây Leslie chưa bao giờ bước ra khỏi giường một mình.  Trước đây cậu bé chưa bao giờ tự mình ngồi vào chiếc dương cầm được, cậu cũng chưa bao giờ tự dùng tay ấn được vào phím đàn.  Thế mà bây giờ đây cậu lại đang chơi đàn tuyệt vời như thế!  Bà May vội quì gối xuống và thốt lên: “Lạy Chúa!  Con xin cảm tạ Ngài, Ngài đã không bỏ quên Leslie.”

Chẳng bao lâu, Leslie bắt đầu kiếm sống bằng cây dương cầm.  Cậu chơi được nhạc cổ điển, nhạc đồng quê miền tây, nhạc trữ tình, nhạc dạo và cả nhạc Rock nữa.  Hoàn toàn không thể nào tin nổi.  Tất cả những bài nhạc bà May đã từng chơi cho cậu nghe đều tồn trữ trong óc cậu và giờ đây tuôn trào ra trên phím dương cầm qua đôi tay cậu.  Giờ đây ở tuổi 28, Leslie bắt đầu nói chuyện.  Tuy không thể đối thoại lâu giờ.  Nhưng cậu có thể đặt câu hỏi, trả lời những câu đơn giản và phát biểu được những lời phê bình ngắn gọn.  Chẳng hạn, một buổi tối kia, đang xem một vở hài kịch trên truyền hình, cậu cảm thấy cuộc đối thoại chán ngắt, cậu bèn nói:

“Tốt hơn là chúng ta nên tắt nó đi, cả bọn chỉ toàn là lũ điên!”

Dạo này, Leslie chơi nhạc hoà tấu cho những ca đoàn nhà thờ, cho các cơ quan dân sự, cho các nạn nhân liệt não và cha mẹ họ, cậu còn xuất hiện cả trên đài truyền hình quốc gia nữa!  Các bác sĩ mô tả Leslie như là một người thông thái bị mắc một loại tâm bệnh, nghĩa là một người chậm phát triển về trí tuệ do tổn thất nơi não nhưng lại cực kỳ tài năng.  Họ không thể cắt nghĩa được hiện tượng dị thường này cho dù họ biết về nó gần 200 năm rồi.   Bà May Lempke cũng không thể cắt nghĩa được điều ấy nhưng bà biết chắc rằng nhờ tình yêu mà tài năng ấy được khai mở.

Chúng ta cần đọc đi đọc lại nhiều lần câu chuyện của bà May Lempke với những gì bà đã làm được cho Leslie nhờ tình thương không mệt mỏi của bà.  Nó đặc biệt thích hợp với chúng ta ngày nay vì ba lý do;

Thứ nhất, bằng một cốt chuyện gây cảm động, câu chuyện cụ thể hoá sứ điệp hàm chứa trong các bài đọc hôm nay, được gọi là giáo huấn của Đức Giêsu về việc yêu thương nhau.

Thứ hai, nó đã cụ thể hoá thành một cốt chuyện lý do tại sao chúng ta lại dành ngày hôm nay để làm Ngày Cho Mẹ, bởi vì, thông thường, các bà mẹ sống lời Đức Giêsu dạy về tình thương một cách kiên nhẫn và trung thành hơn bất cứ nhóm người nào khác.

Sau cùng, câu chuyện cũng cụ thể hoá năng lực kinh khủng của tình yêu.  Những gì mà bà May đã làm vì tình yêu cho Leslie qủa thật là lạ lùng.  Đó chính là những gì Đức Giêsu đòi hỏi phải có cho một tình yêu thương đích thực.  Đó là một phương cách để tạo nên những phép lạ trong đời sống của những người thuộc thời đại này, đúng như cách Đức Giêsu đã tạo nên những phép lạ trong đời sống của những người thuộc thời đại Ngài.

Qua tình yêu, Thiên Chúa đã để chúng ta tùy nghi sử dụng cái năng lực mãnh liệt nhất, trên thế gian này, đó là thứ năng lực mà mọi tiền của trên thế gian không thể mua được.  Đó là thứ năng lực mà mọi tri thức trên thế gian không thể tạo ra được.  Đó là thứ năng lực mà mọi lãnh tụ trên thế giới không thể chiếm hữu được.  Đó cũng là thứ năng lực mà mọi đạo quân trên trần thế không thể tập trung lại được.  Và kiều kỳ diệu hơn nữa, Tình yêu là năng lực mà mọi người đều có.

Bất chấp nam hay nữ

Bất kể thuộc tôn giáo nào

Bất kể thuộc quốc tịch nào

Bất kể được giáo dục theo phương pháp nào.

Tình yêu chẳng dành riêng cho người khoẻ mạnh

Cũng chẳng dành riêng cho người giàu có

Cũng chẳng dành riêng cho kẻ khôn ngoan

Cũng chẳng dành riêng cho người danh giá.

Tình yêu dành cho tất cả mọi người

Tình yêu làm cho tất cả chúng ta bình đẳng

trước mặt Thiên Chúa và bình đẳng đối với nhau.

Đây chính là Tin Mừng chứa đựng trong các bài đọc Kinh Thánh hôm nay.  Đây là Tin Mừng có khả năng biến đổi thế giới chúng ta một cách tuyệt hảo chẳng khác nào tình yêu của bà May Lempke đã biến đổi thế giới của Leslie.  Đây chính là Tin Mừng mà chúng ta phải rao to từ trên mái nhà và sống với nó thật trọn vẹn.

Và nếu chúng ta làm được như thế, chúng ta cũng có thể làm được những phép lạ bằng tình yêu của chúng ta ngay trong kiếp sống này y như Đức Giêsu đã làm nên những phép lạ nhờ vào tình yêu của Ngài trong thời gian Ngài sống trên dương thế.

LM Mark Link

BACH NIÊN GIAI LÃO

BACH NIÊN GIAI LÃO

Nữ 70 chưa phải là già !

Đến 80 tuổi vẫn là còn xuân !

Càng già càng dẻo, càng dai….bái phục, bái phục!?

Cụ bà MIEKO NAGAOKA 101 tuổi

với những thành tích bơi lội Thế Giới

đang nắm giữ 24 kỷ lục …

Cụ bà Mieko Nagaoka bắt đầu tự học bơi năm 82 tuổi để chữa chứng đau đầu gối của mình, đến nay cụ 101 tuổi và có một bảng thành tích đáng nể trong sự nghiệp bơi lội.

Cụ bà hơn 100 tuổi với thành tích bơi lội đáng nể - ảnh 1

Cụ bà Mieko Nagaoka – Ảnh: chụp màn hình pantip.com

Cụ bà Mieko Nagaoka sinh năm 1914, sống ở miền nam Nhật Bản, bắt đầu tự học bơi vào năm 82 tuổi với mục đích chữa chứng đau đầu gối của mình. Khi đó, cụ không hề biết phải bơi như thế nào mà chỉ đến bể bơi để thực hiện những bài tập cho đầu gối.

Năm nay, cụ bà Nagaoka đã 101 tuổi, được biết đến là vận động viên bơi lội lớn tuổi nhất ở Nhật Bản và còn tiếp tục tranh tài ở giải vô địch bơi thế giới của Liên đoàn bơi lội thế giới (FINA). Ngày 4.4 vừa qua, cụ đã hoàn thành phần thi bơi tự do nữ cự ly 1.500 mét trong thời gian 1 giờ 15 phút tại Nhật Bản.

Theo Hiệp hội bơi lội Nhật Bản, với kết quả trên, cụ trở thành người đầu tiên trên thế giới thực hiện chặng bơi 1.500 mét ở độ tuổi 100-104. Nhiều khả năng cụ sẽ được Tổ chức Kỷ lục Guinness thế giới chính thức công nhận kỷ lục, theo Kyodo News.

Từ mục đích chữa bệnh đến bảng thành tích đáng nể trên là câu chuyện bắt đầu từ lúc cụ đã hơn 80 tuổi. Năm 84 tuổi, cụ bà bắt đầu tham gia giải bơi Masters ở Nhật Bản. Bốn năm sau, lần đầu tiên cụ góp mặt tại giải bơi Masters thế giới tổ chức tại New Zealand năm 2002 rồi giành giải đồng nội dung bơi ngửa 50 mét. Đến năm 2004, bà Nagaoka lại tới Ý dự giải và giành 3 huy chương bạc ở nội dung bơi ngửa 50 mét, 100 mét và 200 mét, theo Tân Hoa xã.

Cụ bà hơn 100 tuổi với thành tích bơi lội đáng nể - ảnh 2

Cụ bà Nagaoka bắt đầu bơi khi đã ngoài 80 tuổi – Ảnh: chụp màn hình Tân Hoa xã

Cụ bà nhận được chứng nhận quốc gia năm 90 tuổi khi lập kỷ lục quốc gia tại cuộc thi ưa thích của mình ở nội dung bơi tự do 800 mét. Ở tuổi già như vậy nhưng cụ vẫn không ngừng luyện tập để cải thiện bảng thành tích cá nhân.

Nỗ lực của cụ đã được đền đáp vào năm 95 tuổi, lúc này cụ lập kỷ lục thế giới đầu tiên ở nội dung bơi ngửa 50 mét giải Masters. Hiện tại cụ đang nắm giữ 24 kỷ lục thế giới và vẫn có kế hoạch giành thêm nhiều huy chương nữa ở cả cự ly ngắn và dài.

Tạp chí bơi lội thế giới Swimming World Magazine mới đây công bố cụ Nagaoka lọt vào top 12 vận động viên bơi lội giải Masters thế giới của năm 2014, đại diện của các vận động viên ở độ tuổi từ 100-104.

“Tôi muốn bơi cho đến khi mình bước sang tuổi 105 nếu như tôi có thể sống thọ đến thế”, cụ Nagaoka nói.

Câu chuyện về cụ bà Nagaoka có lẽ là một minh chứng cụ thể cho câu nói “không bao giờ là muộn để bắt đầu một điều gì đó”.

Ngọc Ma

Anh Thợ Sửa Xe Đạp Và Giấc Mơ Mỹ

Anh Thợ Sửa Xe Đạp Và Giấc Mơ M

Phương Hoa

Tác giả: Phương Hoa
Bài số 3481-16-29881vb7030815

Tác giả định cư tại Mỹ từ 1994, vừa làm nail vừa học. Năm 2012, bà tốt nghiệp ngành dạy trẻ tại Chapman University khi đã 62 tuổi và trở thành bà giáo tại Marrysville Calif. Với loạt bài về Vietnam Museum, “Viện Bảo Táng Của Những Người Lính Bị Bỏ Quên” tác giả đã nhận giải chung kết Viết Về Nước Mỹ 2014. Bài sau đây trích tư  Việt Báo Tết Ất Mùi 2015.

* * *

blank

Tác giả Phương Hoa (giữa) chụp hình lưu niệm với vợ chồng Adam Le (trái).

Ngày xưa, khi đặt chân lên chiếc ghe câu nhỏ xíu cùng với mấy chục con người nêm cứng khoang thuyền để đào thoát khỏi Việt Nam, giấc mơ Mỹ của anh thợ sửa xe đạp tại một làng quê tên Lê Tường hiện ra trước mắt là một vùng trời biển mênh mông không thấy bến bờ. Hơn hai mươi lăm năm sau, chàng trai gốc chân quê ấy đã trở thành Adam Lê, ông chủ của City Cycle Werkes, một cơ sở chuyên mua bán sửa chữa xe Mô Tô có tầm cỡ tọa lạc tại trung tâm thành phố Cựu Kim Sơn, San Francisco, thành phố du lịch nổi tiếng của Hoa Kỳ.

Hành trang mang theo trong ngày đầu đặt chân lên đất Mỹ của Adam chỉ vỏn vẹn một nhúm kiến thức lớp Năm Việt Ngữ, chút ít kinh nghiệm về… ống bơm xe đạp cùng “mỏ-lếch-cờ-lê,” và một đồng hai mươi lăm cent ($1.25) Sở Di Trú Hoa Kỳ cho để anh gọi điện thoại khi cần. Thành công của chàng trai này không phải nhờ “phép lạ.”

Có lẽ không bút mực nào ghi cho hết những thăng trầm về cuộc đổi đời kỳ diệu của Adam. Sinh ra ở một ngôi làng nhỏ thuộc miền Trung, anh cưới vợ sớm như bao bạn bè khác. Gia đình chỉ sống nhờ vài sào ruộng được “hợp tác xã” chia cho nên anh phải làm thêm nghề sửa xe đạp. Cặp vợ chồng trẻ sinh được một bé trai trong cuộc sống vất vả của xã hội mới. Nhìn bạn bè đồng lứa lớp bị bắt đi “nghĩa vụ quân sự,” lớp vượt biên, một ngày kia anh bỗng cảm thấy mình cũng cần phải đi, để tìm tự do, tìm giấc mơ cho cả gia đình.

Hai mươi hai tuổi anh bỏ nước ra đi, bỏ lại Đương cô vợ trẻ, và đứa con vừa tròn mười tám tháng.

Những khi họp mặt bạn bè, Adam thường kể lại chuyện vượt biên ly kỳ ngày ấy. Thuyền ra khơi, anh vô cùng hoảng sợ. Biển cả hiểm nghèo như chực chờ nuốt chửng chiếc thuyền con có đám người đang rời bỏ quê hương. Chạy được gần hai ngày thì họ bị mất phương hướng. Lúc ghe vừa ra khơi, tài công phát hiện chiếc hải bàn bị mất. Người đàn ông được thuê chuyên chở người và vật dụng ra ghe chính đã ăn cắp chiếc hải bàn. Tối trời, anh ta cầm trúng cái gói nặng tay ngỡ là vàng bèn cuỗm luôn không giao lại. Đã thoát được rồi, tài công đành định hướng chạy tới luôn. Nhưng ra đến hải phận quốc tế thì trời đất mịt mù, không biết đường đi tiếp nên phải đánh liều quay lại để kiếm hải bàn.

Tối ngày thứ tư thì ghe trở về chỗ cũ. Một người dũng cảm tình nguyện lội vào bờ, đến nhà tay ăn cắp để đòi lại hải bàn. Nhiều người vì hãi hùng đã đổi ý nhảy xuống theo anh ta. Adam cũng rất muốn trở về, một phần vì sợ, phần vì thương vợ nhớ con. Tuy vậy, anh cắn răng bám chặt vào thành tàu giữ cho mình khỏi phóng xuống nước. Người ấy đòi được hải bàn mang ra ghe, nhưng bọn họ bị công an hùng hổ kéo quân rượt bắt vì tay đạo chích đã đi báo cáo. Nhờ sự lanh trí của tài công, chiếc thuyền con chạy “tốc khói,” khéo léo luồn lách ngoạn mục, cuối cùng đã đánh lạc hướng đám ghe công an.

Trải qua nhiều ngày sóng dồi gió dập tả tơi, họ cũng an toàn đến được đảo Palawan, Philippines.

Năm 1983, sau hơn hai năm chờ đợi trên đất Phi, Adam đến Mỹ và định cư ở thành phố San Francisco. Không bỏ lỡ thời gian, anh lao ngay vào trường học Anh Văn. Hết tám tháng trợ cấp của chính phủ, Adam xin vào thử việc không lương cho Dealers, một hãng sửa chữa mô tô ở thành phố San Francisco. Sau một tháng, anh được nhận làm tạm thời, lương chỉ $4.25/giờ. Công việc của chàng trai tị nạn mới đến là làm tạp vụ, dọn dẹp và lau chùi từ nhà xưởng cho đến phòng làm việc, toa lét.

Nhưng giấc mộng của Adam không phải là những nơi đó. Vốn từng làm nghề sửa xe đạp, chàng công nhân tạp vụ mơ ước có ngày sẽ được học sửa mô tô để làm việc như những chuyên viên thực thụ trong xưởng. Mỗi ngày đến cơ sở mang theo hoài bảo, anh làm việc siêng năng không mệt mỏi, hy vọng kiếm chút thời gian thừa để học lóm tay nghề. Giờ nghỉ giải lao, những buổi ăn trưa, nhân viên tụm năm tụm ba tán chuyện cười đùa. Riêng Adam ăn xong là bắt tay ngay vào làm việc. Nhà xưởng luôn gọn gàng, ngăn nắp. Văn phòng lúc nào cũng bóng loáng. Nhà vệ sinh bao giờ cũng sạch sẽ thơm tho. Làm xong hết việc, anh đến phụ giúp lặt vặt cho các nhân viên, và thường để ý học thầm cách thức người ta sửa chữa xe mô tô.

Khi đó Adam mới đến Mỹ, nào biết tí gì về luật lao động. Anh cắm cúi làm việc chăm chỉ là bởi do bản tính siêng năng. Trong hãng ai cũng thích cái anh chàng “ham việc” này. Làm được mấy tháng, ngày kia một người nhân viên tò mò hỏi anh có được lãnh tiền “overtime” cho những giờ phụ trội ấy. Anh tình thật trả lời không. Người đó thấy anh bị thiệt thòi, bèn gọi mách Sở Lao Động. Đối với đất nước Hoa Kỳ, đây là “chuyện lớn” vì bóc lột công nhân. Sở cử người đến điều tra và phạt hãng trả Adam một số tiền khá lớn, bồi thường cho tất cả thời gian anh đã làm trong những giờ ăn trưa và giờ nghỉ giải lao.

– Nhận được tiền bồi thường mà tôi…run muốn chết! Sau này Adam kể lại. -Dù đó là một số tiền không nhỏ, vì họ phạt hãng phải trả tiền lời và tiền gì đó tùm lum thứ, nhưng tôi chẳng những không mừng mà còn sợ bị đuổi việc.

Adam đem tiền về và chuẩn bị tư thế đi xin việc khác. Nhưng hôm sau anh vào hãng thì ông giám đốc đích thân ra hỏi chuyện. Rồi ông ký quyết định thuê chính thức người công nhân tạp vụ đã từng làm cho công ty bị phạt! Sau đó, hãng gửi Adam đến trường để được đào tạo tay nghề.

Có cơ hội tốt, Adam cố gắng học rồi thi lấy bằng kỹ thuật sửa chữa xe Mô Tô. Đó là mảnh bằng đầu tiên của anh trên đất Mỹ. Tốt nghiệp xong, Adam bắt đầu làm việc cho hãng. Anh tận dụng tối đa những gì học được để phục vụ khách hàng. Sự tận tâm của anh chuyên viên người Việt Nam nhỏ con nhất, tay nghề non trẻ nhất, và tiếng Anh bập bẹ nhất công ty đã được khách hàng ưa chuộng. Rất nhiều người gọi tới làm hẹn yêu cầu đích danh Adam sửa xe cho họ. Người trong công ty, kể cả giám đốc, nhiều lần tròn mắt kinh ngạc và thán phục nhìn anh thợ “tí hon” nhất hãng bằng động tác khéo léo tuyệt vời đã di chuyển một cách nhẹ nhàng những chiếc mô tô hàng trăm, hàng nghìn phân khối, nặng gấp nhiều lần sức nặng của anh.

Từ đó, Adam được giám đốc ưu ái chọn, gửi đi tu nghiệp mỗi năm một lần. Cho đến khi nghỉ việc ra riêng, Adam đã hoàn thành được mười mấy cái chứng chỉ sửa chữa mô tô.

Với sự làm việc cật lực, cộng thêm tiếp tục học hành, anh thợ trẻ Adam dần trở thành một chuyên viên nhiều kinh nghiệm và có uy tín nhất hãng. Bất cứ loại xe nào, từ mô tô phân khối nhỏ, đến các loại xe phân khối lớn, “lớn xác lẫn lớn tiền” như Honda, Suzuki, Yamaha, BMW… model của Mỹ, Nhật, Đức, Ý gì cũng không làm khó được Adam. Uy tín của anh ngày càng tăng. Sự hài lòng của đa số khách hàng dẫn đến việc một tờ tạp chí Motocycle Magazines của địa phương đã viết về Adam với những lời ngợi khen đặc biệt.

Rất là thú vị, sự thành công vượt bậc nhanh chóng của Adam không hề làm cho đồng nghiệp đố kỵ. Trái lại, các bạn cùng hãng rất thích anh vì cái tính hiền hòa, thân thiện, luôn giúp đỡ người khác. Về sau khi Adam mở xưởng, nhiều đồng nghiệp cũ đã đến phụ giúp anh một cách rất nhiệt tình trong những ngày đầu.

Không những Adam được bạn đồng nghiệp yêu mến, mà bạn bè thân hữu cũng rất quý anh. Anh thường ra tay giúp đỡ khi người ta hữu sự, từ đất Mỹ đến quê nhà, chẳng quản ngại khó khăn hay công sức. Tôi còn nhớ có lần người bạn của Adam đang sửa nhà thiếu người phụ, anh tình nguyện xin nghỉ việc ở hãng đến giúp bạn mình. Kết quả, anh đã bị ngã từ trên thang cao xuống đất. May mà anh chỉ bị gãy chân. Vợ con anh đã một phen mất vía, vì té kiểu đó rủi trúng đầu thì nguy hiểm vô cùng.

Năm 1989, Đương vợ anh bồng con xuống tàu vượt biển đến Philippines. Hay tin, Adam vội vã bay qua trại tỵ nạn để bảo lãnh họ. Thời gian anh ở Phi một tuần lễ, chẳng những là tuần lễ hạnh phúc của vợ con anh, mà đó cũng là tuần lễ may mắn của bạn bè, bà con đồng hương, và những người cư ngụ cùng nhà với vợ anh, trong đó có ông xã của kẻ viết bài này. Đến bây giờ ông ấy vẫn còn nhớ cái cảnh những người quen đến ngồi đầy sân trước gian trại vợ Adam ở, để nghe anh kể chuyện về nước Mỹ và chiêu đãi trà nước bánh kẹo cho mọi người. Trước khi về Mỹ, anh đã tặng đến đồng bạc cuối cùng cho tất cả những người quen biết. Ai nấy đều mừng quýnh, vì số tiền này có thể giúp họ mua thức ăn thêm cũng được vài tuần.

Adam đoàn tụ vợ con sau mười ba năm xa cách. Bạn bè thường đùa, chấm anh “5 Star” về tính thủy chung. Mới hơn hai mươi tuổi, dễ nhìn lại có tài, Adam được ông giám đốc điều hành của hãng “chấm” và ngỏ ý muốn tác thành cho cô em của ông. Cô gái Nhật xinh đẹp này cũng rất thích Adam. Nhưng anh đã khéo léo từ chối, một lòng chờ đợi vợ.

Đương đoàn tụ với chồng được vài năm, thì từ mức lương lau chùi dọn rửa chỉ hơn bốn đồng bạc/giờ khi bắt đầu của anh đã vượt lên tới mức trên…”sáu số,” chiếm kỷ lục hãng. Ngoài những lúc đi làm hãng, Adam còn dạo mua xe cũ về sửa chữa rồi bán lại. Đến năm 1995, sau hơn mười năm ở Mỹ, trong khi nhiều bạn đồng nghiệp kỳ cựu người bản xứ của Adam vẫn còn ở nhà thuê, vợ chồng anh chàng tị nạn da vàng gốc quê đã mua được ngôi nhà hai tầng có vườn sau rất đẹp ở gần bờ biển San Francisco.

Mộng lớn của Adam là hình thành một cơ sở kinh doanh do mình tự làm chủ. Anh để ý học hỏi, thu thập kinh nghiệm về kinh doanh chờ cơ hội. Giấc mơ này là động lực cho Adam làm việc bất kể ngày đêm. Sau khi mua nhà, anh “tăng tốc,” tận dụng từng chút thời gian rảnh dùng vào việc mua bán xe mô tô. Anh mua tất cả các loại xe, cũ mới, phân khối lớn nhỏ, kể cả các loại xe cổ đắt tiền (Classic Motorcycles). Lúc nào nhà anh mô tô cũng chất đầy garage, chất đầy tầng trệt. Xe nào còn mới tốt thì anh mua về lau chùi đánh bóng lại rồi bán ngay. Xe cũ thì tân trang sơn sửa rồi mới bán. Đi làm về nếu không đi mua xe, anh lao vào miệt mài sửa chữa. Việc làm phụ này đã cộng thêm thu nhập đáng kể vào thu nhập chính của gia đình. Và cuối cùng anh cũng đã thực hiện được mơ ước.

Người ta thường nói, “Sau lưng người đàn ông thành công luôn luôn có một phụ nữ…tốt” quả không sai chút nào. Nếu nói về sự thành công của Adam Lê mà không nhắc đến người “nội tướng” trẻ trung xinh đẹp và hiền thục của anh một chút thì sẽ là một thiếu sót. Đương Nguyễn cũng là một cô gái xuất thân từ chốn thôn quê, được dạy dỗ với đầy đủ công dung ngôn hạnh. Sang Mỹ đòan tụ cùng Adam, cô chẳng những vừa lo việc sinh con, chăm sóc nuôi dạy chúng, mà cô còn đi làm, là một chuyên viên thẩm mỹ. Đương là cánh tay đắc lực của Adam. Dù luôn bận rộn, vợ Adam vẫn lo con cái chu đáo. Cậu con trai trưởng là một kỹ sư vi tính đã đi làm, cô con gái út đang theo học dược ở UC Davis, còn cậu con trai giữa thì đã học xong, ở nhà phụ giúp bố từ khi anh mua xưởng.

Adam mua lại xưởng sửa chữa mô tô này vào năm 2010. Chỉ trong vòng một năm, sự thành công của Adam có thể thấy rõ. Trên trang web “Yelp,” người ta cập nhật rất nhiều lời khen của khách hàng viết về ông chủ Adam Lê và City Cycle Werkes. Hầu hết họ đều cho điểm “5 Star” và kèm theo những lời giới thiệu rất nhiệt tình cộng với nhiều hình ảnh họ chụp khi đến lấy xe từ xưởng của Adam. Uy tín của anh và City Cycle Werkes được mấy vị Professor dạy ngành Motorcycle Technician ở đại học cộng đồng City College of San Francisco biết đến. Họ thường giới thiệu các sinh viên chuyên ngành của trường đến gặp Adam Lê để phỏng vấn, tìm hiểu về kinh nghiệm nghề nghiệp, cũng như việc điều hành sơ sở kinh doanh ngành “Motorcycle Business” để họ về làm “Project” tốt nghiệp.

Điều ngạc nhiên là, trong bốn năm qua, cơ sở làm ăn rất quy mô và phát đạt của Adam lại không hề tốn tiền cho những quảng cáo bạc nghìn bạc triệu trên TV, cũng chẳng phải trả đồng nào cho nhật báo, tạp chí, hay radio. Tuy nhiên, anh cũng có một cách quảng cáo rất riêng, rất độc đáo. Đó là dùng chiêu thức “chinh phục cái bao tử” để hấp dẫn, làm cho khách hàng nhớ đến mình.

blank

Cửa tiệm City Cycle Werkes.

Sau một năm mở cửa, City Cycle Werkes phát triển rất tốt, vợ chồng Adam bàn tính việc mở một buổi tiệc Tất Niên đãi khách hàng, để tỏ lòng cám ơn sự ủng hộ của họ. Đương, cô vợ đảm đang của anh đã đưa ý kiến đãi khách hàng bằng các món ăn thuần tuý quê nhà của mình, thay vì những món ăn của người Mỹ. Ấy vậy mà khách hàng, hầu hết là người Mỹ, đều thích các loại thức ăn Việt Nam có nước mắm do Đương và bạn bè cô tự tay nấu lấy. Lần đãi đầu tiên là để “thử lửa,” không ngờ được khách hàng chiếu cố rất tận tình. Cho nên từ đó về sau, mỗi năm vợ chồng Adam đều đãi tiệc tất niên bằng thức ăn truyền thống của người Việt Nam.

Năm nay, buổi tiệc Tất Niên được tổ chức vào Chúa Nhật tuần lễ đầu tiên của tháng Mười Hai, 2014. Vợ chồng tôi cũng được Adam mời đến San Francisco dự buổi tiệc này.

Đến San Francisco kiếm chỗ đậu xe thật khổ. Khắp nơi đều “thiên la địa võng,” những cột đồng hồ trả tiền, lúc nào xe cũng nối đuôi nhau sát sàn sạt. Phải vòng vòng đến gần hết nửa bình xăng mới tìm ra chỗ. Đến khi tìm được chỗ thì vô đậu lại vất vả “thần sầu.” Đường xe cộ qua lại nườm nượp, chỗ đậu thì bé tẻo bé teo, tôi rất tệ về đậu pa-ra-leo (parallel), nên phải “thò ra thụt vào” cả buổi mới lắp được xe vào chỗ trống.

Xưởng City Cycle Werkes của Adam nằm giữa trung tâm thành phố San Francisco, nơi được xem một tất đất “bao nhiêu là tất vàng.” Chiều dài của xưởng chiếm nguyên cả một block đường, mặt trước là đường chính Ellis Street, còn mặt sau nằm trên đường Willow Street. Chúng tôi đến cũng sớm nhưng đã thấy rất đông người lăng xăng, nhộn nhịp. Nhiều người Mỹ đang lần lượt dắt các loại xe mô tô lớn nhỏ từ phần trước xưởng đem ra dựng tràn khắp hai bên đường, mặt cửa trước lẫn phía cửa sau.

Adam vui vẻ ra chào chúng tôi. Anh cho biết hôm nay Chúa Nhật, các cơ sở kinh doanh xung quanh đều đóng cửa, cột đồng hồ được miễn phí, nên anh tạm dời một số mô tô ra ngoài, lấy chỗ xếp bàn ghế cho bữa tiệc. Thấy tôi nhìn những người Mỹ đang dắt xe ra, Adam nói đó là mấy người thợ phụ của anh và những khách hàng thân tín, năm nào họ cũng tình nguyện đến sớm phụ giúp.

Tôi hoa mắt nhìn đám mô tô đủ kiểu đủ màu, và thử đếm nhưng không tài nào đếm xuể.

Nhìn lướt qua và nhẩm tính, chỉ riêng số mô tô được đưa ra ngoài đường, tôi thấy mỗi bên cũng có đến vài chục. Đám mô tô như một rừng hoa, chúng đứng khoe càng nghênh ngang trên đường như những con ngựa trời. Có chiếc nhỏ bằng chiếc Honda 90 nhà tôi từng chạy bên Việt Nam ngày trước, nhưng có những chiếc to đùng gần bằng chiếc xe hơi thể thao. Một người Mỹ cao lớn từ bên trong đang hì hục dắt ra một chiếc hiệu Honda to ơi là to. Cái bửng có đèn và kiến chắn gió trước tay lái khuỳnh ra như đầu một chiếc xe hơi. Trông ông ta dắt đi có vẻ khá vất vả.

– Chiếc xe này to kinh quá, ông Mỹ đó dắt trông gần “ná thở,” không biết bằng cách nào mà anh di chuyển được nó để sửa chữa? Tôi hỏi Adam.

– Ồ! Là nhờ kinh nghiệm nghề nghiệp thôi chị ạ. Adam cười nói. -Xe to cỡ nào cũng dắt được cả, nếu mình biết cái “thế” để lái nó đi theo ý mình.

Xe cộ qua lại hai bên đường nhiều người giảm tốc độ, tò mò nhìn đám xe mô tô dày đặc trước cửa City Cycle Werkes. Thậm chí có người còn nhấn còi inh ỏi, chắc là bạn hàng của Adam. Tôi thích thú mỉm cười. Đây cũng là một cách quảng cáo độc đáo nữa của Adam. Sự việc dựng xe đầy trước cửa này đã đặc biệt gây chú ý cho người qua lại. Chắc thế nào sau buổi tiệc cũng sẽ có thêm khách hàng đến mua xe hoặc đem mô tô đến sửa.

Sau khi ngắm đã đời các kiểu mô tô mới nhìn thấy lần đầu, tôi đi vào bên trong. Mấy người Mỹ đã giúp dọn dẹp trống trải một phần nhà xưởng và đang sắp xếp bàn ghế. Adam chỉ tôi vô phòng trong, nơi vợ anh đang cùng mấy phụ nữ người Việt chuẩn bị thức ăn. Tôi có nghe Đương nói tối hôm trước, là cô đã đặt hai con heo thật lớn cho buổi tiệc từ một trại chăn nuôi trên Modesto, một con heo tươi và một con heo quay. Tôi đã cười thầm vì nghe như cô đang chuẩn bị cho một đám cưới vương giả bên Việt Nam. Cô còn nói cả tháng nay đi làm về cô còn phải lo ướp đến vài trăm pound thịt gà lẫn thịt bò, thịt sườn, để nướng.

Nhưng tôi vẫn không tin được mắt mình khi nhìn số thức ăn bày biện trên bàn. Bằng cách nào Đương đã chuẩn bị được số thức ăn “hùng vỹ” như núi, dày đặc như rừng này nhỉ. Hỏi ra mới biết, vợ chồng Adam có một số bạn bè thân thiết, đã gửi “phu nhân” của họ đến giúp Đương nấu nướng từ ngày trước cho đến hôm nay. Toàn bộ đều là “home made” hết, không mua một món nào. Thức ăn rất đa dạng và nhiều gấp mấy lần một cái đám cưới Việt Nam ngày xưa. Ngoài các món gà, bò, heo, oyster nướng, còn có thịt phay thịt lụi, xôi cúc xôi giò, bánh bèo bánh hỏi, chả giò chạo tôm, chả ốc chả lụa, tính sơ sơ cũng cở trên vài chục món, chưa kể các loại bánh ngọt và trái cây. Nhiều lọ thủy tinh đựng đủ loại nước mắm ớt tỏi chanh đường pha sẵn, trong văng vắt những mảnh vụn đỏ tươi của ớt, trắng ngà của tỏi, và xanh dịu của những tép chanh. Nhìn các món ăn truyền thống quê nhà, tôi chưa nếm mà đã chảy nước miếng.

Bữa tiệc không phải chỉ có những món ăn thịnh soạn. Mỗi góc phòng được chất vô số thùng bia các loại, nước trái cây, sô đa, bên cạnh một thùng đá thật lớn chứa đầy bia lạnh. Phía trái bên ngoài office của Adam là chiếc bàn dài thấp. Trên bàn và cả bên dưới có rất nhiều loại rượu, từ rượu nho đến Whiskey, Vodka, cả mấy chai Rémy Martin, và Rémy Martin XO cũng chen vai sát cánh cùng lũ rượu kia như mời chào thực khách. Chợt nhớ lại có lần Đương kể, hồi Adam còn ở nhà, một người bạn có anh đi Mỹ gửi hình về đã cho Adam xem hình ông anh đang cầm lon bia uống. Về nhà bữa trưa vợ dọn vài cọng rau lang luộc với cơm độn bo bo, anh nói, “Ước gì anh được đến Mỹ để uống một lon bia như anh của thằng bạn thì có chết cũng cam lòng.” Anh làm sao ngờ được, có ngày anh chẳng những đến được Mỹ mà còn đãi người Mỹ cả rượu Rémy Martin XO trên trăm đô la/chai!

Khách khứa lần lượt kéo đến đông đảo. Khi được mời nhập tiệc, họ tự động đi lấy thức ăn, chọn đồ uống rồi ra bàn ngồi và chăm chỉ thưởng thức. Điều làm tôi ngạc nhiên là người nào cũng có vẻ rất quen thuộc với các món ăn Việt. Lấy thức ăn xong họ không quên múc nước mắm cho những món cần phải chấm như bánh hỏi, hay gỏi cuốn, chả ốc. Nghe kể năm nay Adam mời trên năm trăm thực khách, vì số lượng khách hàng thân thuộc gia tăng. Nhưng rút kinh nghiệm từ năm ngoái, anh chia ra mời làm nhiều giờ khác nhau. Lớp khách này ăn xong chào từ biệt là lớp khác thế vào. Nhờ vậy mà từ mười giờ sáng đến sáu giờ chiều, đội ngũ bếp núc có đủ thì giờ chiên kịp chả giò và tai vạc nhân tôm nóng giòn cho tất cả mọi người chứ không bị lật đật như năm ngoái.

Tôi lấy một cây chả ốc và ít xôi giò vào đĩa, bưng lại ngồi gần nhà tôi. Bên phải là ông Mỹ to con, người khi nãy đã vất vả dắt chiếc Honda bự chảng. Ông ấy đang nhai ngồm ngoàm tôm chiên trong đĩa, chai Heineken để trước mặt. Thấy tôi nhìn ông gật đầu chào, rồi hỏi về những thành phần trong các món ăn. Ông khen món nào cũng tuyệt.

– Khi nãy tôi thấy ông dắt chiếc mô tô to thế ra ngoài. Ông thật là giỏi! Tôi bắt chuyện.

– Ồ! Tôi mà giỏi gì! Ông lắc đầu cười: -Adam mới là “thằng guy” tôi khâm phục nhất.

blank

Gia đình chủ nhân: vợ chồng Adam Le và các con.

Khi biết tôi là bạn đồng hương với Adam, ông vui vẻ tự giới thiệu tên là Jackson, rồi bắt đầu huyên thuyên “quảng cáo” cho Adam. Thì ra Jackson là khách hàng kỳ cựu từ cái hãng cũ Adam làm trước đây. Ông nói rất nhiều người theo Adam qua đây, vì bây giờ cái dealer cũ đã đóng cửa.

– “Adam is awesome!” Adam thật là cừ khôi! Ông Jackson nói. -Anh ấy chẳng những có tay nghề giỏi mà còn rất chân thật. Từ việc mua bán đến sửa chữa, Adam không bao giờ chặt chém hay lừa gạt khách hàng. Anh luôn tự tay sửa chữa những bộ phận quan trọng cho xe của khách hàng, chỉ để thợ làm phụ những việc nhỏ mà thôi. Cho nên tôi đã đi với anh ta hàng chục năm rồi đó!

Adam luôn bận rộn tiếp khách. Khi nào rảnh chút là ngồi xuống trò chuyện với bạn bè. Ly rượu trên tay, mặt mũi anh trông hồng hào phương phi và rất hạnh phúc. Có lẽ vì rượu cộng thêm niềm vui chất ngất. Anh cho biết, tổ chức bữa tiệc này mệt và tốn công tốn của rất nhiều lần so với việc đặt nhà hàng Mỹ làm sẵn đem đến.

– Nhưng đây mới là điểm đặc biệt làm cho họ nhớ đến mình, anh chị ạ! Rồi anh cười với vẻ hãnh diện: – Chúng tôi đã tập cho toàn bộ khách Mỹ ở đây biết ăn nước mắm!

Vợ chồng tôi cùng nâng ly chúc mừng cho thành công của Adam. Thừa dịp, tôi hỏi anh thêm nhiều chi tiết về cuộc đời, công việc, những khó khăn mà anh gặp phải trên bước đường tị nạn, và chuyện thành lập cơ sở. Chạy đi rồi chạy lại, anh vui vẻ chia xẻ hết mọi điều như tôi đã viết ở trên. Khi được hỏi kỷ niệm nào đáng nhớ nhất trên con đường đưa anh đến với sự nghiệp ngày hôm nay, Adam cho biết, kỷ niệm căng thẳng nhất là khi quyết định “quit job” để mua lại cái xưởng sửa chữa mô tô đang bị vỡ nợ.

– Đó là một sự lựa chọn có tính cách sinh tử! Anh nhớ lại. -Vào thời điểm năm 2010, nền kinh tế nước Mỹ cũng chưa có gì sáng sủa, tôi lại đang có một việc làm ổn định với mức lương rất là lý tưởng. Bạn đồng nghiệp cho là tôi bị điên. “Quit job” đi mở cơ sở kinh doanh là làm lại tất cả từ đầu, tự đi lên bằng con số không to tướng. Anh rùng mình: -Nếu chẳng may thất bại, thì có nước phải gánh chịu “từ chết tới bị thương.”

Adam còn kể, vợ chồng anh đã mất nhiều đêm thức trắng và suy nghĩ đến nhức cả đầu. Cái xưởng này người chủ cũ mở cũng đã một thời gian, nhưng đến khi ấy business đã bị chết, ế thê thảm. Vợ Adam cũng lo lắng. Chủ cũ là người Mỹ trắng mà còn thất bại, huống chi mình là dân đầu đen, rủi bị khách hàng kỳ thị thì làm sao.

Một kỷ niệm nữa được Adam xem là vất vả trên bước đường sự nghiệp là việc đi học nghề. Anh vốn dĩ sinh ra là một người dân quê. Ngoài việc sửa xe đạp cho bà con trong làng, anh cũng từng cấy cày làm ruộng. Cho nên việc đi làm cực nhọc như lau chùi dọn dẹp chỉ là chuyện nhỏ đối với anh. Đến chừng anh học sửa chữa mô tô mới là điều khổ sở. Adam cho biết, với số tiếng Anh “đong chưa đầy cái lá mít” anh phải vất vả tra tự điển từng chữ một để hiểu và làm bài.

– Không bao giờ tôi quên khóa học đầu tiên hảng gửi tôi đi để học lấy cái chứng chỉ (Certificate) sửa chữa mô tô. Adam nói. – Thật khó trăm bề! Trong khi học tôi bị “lùng bùng,” thầy nói thầy nghe, bạn nói bạn nghe, tôi chả hiểu họ nói cái giống gì. Về phòng trọ, tôi ôm cái tự điển, thức trắng đêm để tra từng chữ một và học đến khi nào gục xuống mới thôi. Tôi gạo bài mệt đến gần …”đứt bóng!” Anh cười và nói đùa.

Trước khi hoàn thành việc mua cơ sở này, Adam phải trải qua một tình huống thật ngặt nghèo, nghiêm trọng. Vừa đặt tiền cọc mua xưởng xong, anh bỗng nhiên ngã bệnh. Từ chứng xây xẩm ù tai như bị điếc, bác sĩ làm xét nghiệm và phát hiện có một mảnh gì đó nhỏ xíu nằm trong đầu, phía sau tai phải của anh. Theo lời bác sĩ, nếu không giải phẩu kịp thời để lấy ra cái mảnh ấy, có nguy cơ nó sẽ di chuyển và rơi vào não bộ. Họ còn nói, giải phẩu ngay lúc ấy dù có phần nguy hiểm đến tính mạng, nhưng sác xuất cứu sống Adam có nhiều hơn là để đến khi nó thực sự đụng vào não, vì sẽ hết đường cứu gỡ.

Vợ con anh hoảng hốt, gia đình anh bên Việt Nam sợ hãi, bạn bè anh lo âu. Ai nấy đều khuyên Adam nên dừng lại việc mua xưởng, chờ sau khi làm phẩu thuật xong hãy tính. Nhưng người đàn ông trẻ này rất can đảm và kiên cường. Anh đã không một chút lo âu sợ sệt, cương quyết tiến hành việc mua bán trước ngày nhập viện.

– Cơ hội tốt đã đến. Adam nói. – Tìm được địa điểm thích hợp chẳng phải dễ, nên không thể nào chờ đợi được.

Thế là Adam nhất quyết tiến hành hoàn tất mọi việc trước khi nhập viện. Chỉ trong thời gian một tháng đợi làm thủ tục và các loại xét nghiệm cần thiết cho cuộc đại phẩu thuật, Adam đã cố gắng tận dụng tối đa thời gian của mình. Mỗi ngày anh hết đi mua xe đem về sửa lại, đến trông coi thợ thuyền tân trang nhà xưởng, rồi đặt hàng hóa, phụ tùng chuẩn bị cho ngày khai trương. Đến khi anh nhập viện, thì việc sửa chữa, thủ tục mua bán, và giấy phép kinh doanh đều đã hoàn tất. Cộng thêm việc trên năm chục chiếc mô tô đã được anh mua về làm mới lại hoàn toàn.

Tôi ngồi nghe mà lòng ngưỡng mộ vô cùng. Thường thì khi người ta biết mình sắp trải qua một cuộc giải phẩu nghiêm trọng, bác sĩ tiên đoán “lành ít dữ nhiều” không ai tránh khỏi lo sợ. Có lẽ nhiều người, trong đó có tôi, sẽ đình hoãn dự tính cho tương lai trước khi biết kết quả. Ngược lại, Adam đã rất tự tin nghĩ mình sẽ qua khỏi. Có lẽ nhờ ý chí kiên cường ấy mà Adam vượt qua được hiểm nghèo, để giờ đây anh trở thành một trong những nhà triệu phú của thành phố nổi tiếng San Francisco.

Vợ Adam đi ngang qua nghe chuyện, cô dừng lại chia xẻ:

– Anh ấy “quỳnh liều” lắm anh chị ơi! Sau khi mổ xong, mới vừa xuất viện anh đã vội vã đến xưởng để điều hành công việc, chuẩn bị cho ngày khai trương. Em tìm mọi cách để anh ấy ở nhà tịnh dưỡng một thời gian, nhưng không được. Nhìn thấy anh đầu quấn kín nhiều lớp băng trắng lù lù, chạy tới chạy lui chỉ thị mọi người, ai nấy cũng đều lắc đầu.

Adam còn kể lại một chuyện khác, làm tôi ngồi nghe mà mắt cứ tròn lên. Sau khi xưởng khai trương được vài tháng, ông CEO, chủ của cái hãng cũ Motorcycle Dealers mà Adam từng làm -dealer này cách xưởng Adam không xa mấy- có ghé lại xem. Đến nơi quan sát cách làm ăn của Adam, ông tỏ vẻ ngạc nhiên và khâm phục. Ông thật lòng khen ngợi, rồi nói thật với Adam về tình hình hãng cũ. Rằng giám đốc điều hành đương nhiệm làm việc không hiệu quả nên hãng đang trên đà xuống dốc. Ông đề nghị Adam hãy bán cái xưởng mới, góp phần hùn vào công ty ông, thì ông sẽ mời Adam về làm giám đốc điều hành với mức lương gấp đôi lương của anh trước kia, để cùng chung tay cứu lấy hãng. Một đề nghị thật bất ngờ và hấp dẫn, đã làm vợ chồng Adam mất ngủ thêm một thời gian nữa. Người kế toán trưởng của hãng cũng thay mặt Tổng Giám Đốc tới lui nhiều lần quan sát việc Adam điều hành xưởng, và cố thuyết phục Adam hợp tác.

Nhưng cuối cùng, Adam đành phải từ chối lời mời tuyệt vời ấy vì thấy cơ sở mới của anh ngày càng phát triển theo tỷ lệ thuận. Anh nói với chúng tôi:

– Tôi nghĩ thà làm cho mình tự do hơn, lãnh công việc điều hành nhiều trách nhiệm lắm!

Lát sau thì ông cựu giám đốc tài chính cái dearler cũ cũng đến. Adam nói năm nào anh cũng mời và ông ấy đều đến, thật lòng chúc mừng cho anh. Ông giờ đã về hưu.

Tôi chợt xúc động khi nhìn ông Mỹ da trắng và Adam da vàng, hai mái đầu bạc và đen ôm nhau thân thiết, rồi Adam ân cần đưa ông chủ cũ đi lấy từng món thức ăn. Ông ấy đã không nhìn lầm người khi chọn nhận chàng công nhân “culi” không biết tiếng Anh để cho đi học nghề. Quả thật với tấm lòng công bình bác ái và không kỳ thị, ông cựu giám đốc đã tạo ra một kỳ tích cho đất nước. Từ việc nước Mỹ phải trả lương cho chàng thanh niên tị nạn da vàng, bây giờ hàng năm chàng thanh niên ấy đã đóng góp một mức thuế thật là không nhỏ để góp phần xây dựng cái quê hương thứ hai này của anh.

– Phải nói là anh thật giỏi! Tôi nói xong, hỏi một câu cuối cùng trước khi từ giã ra về: -Anh có kinh nghiệm gì để chia xẻ với bà con mình, những người mới đến Mỹ sau này?

Nhà triệu phú “cựu thợ sửa xe đạp” cười hiền lành:

– Tài giỏi chi đâu chị! Mỹ là đất có rất nhiều cơ hội. Chỉ cần cố gắng làm việc thì sẽ găt hái kết quả tốt. Rồi anh nói thêm: -Người Mỹ có câu, “Hard work, pays off” mà! Người đến Mỹ không biết một chữ tiếng Anh, bắt đầu bằng công việc “cu li” như tôi còn làm được thì ai mà chẳng làm được!

Tối đó về nhà, vợ chồng tôi bàn tán mãi về chuyện của Adam Lê. Tôi chợt nhớ lại câu nói của anh. Quả đúng là nhờ vào sự “hard work,” làm việc chăm chỉ, mà “Giấc Mơ Mỹ” của anh chàng thợ sửa xe đạp ngày xưa đã đơm bông kết trái một cách rất mỹ mãn.

Phương Hoa

Đi tìm mộ cụ Nguyễn Hiến Lê

Đi tìm mộ cụ Nguyễn Hiến Lê

NGUYENHIENLE4

Đọc bài này mà buồn rưng rưng. Học giả Nguyễn Hiến Lê là người mà tất cả các nhân sĩ trí thức, sinh viên học sinh VN trước năm 75 đều kính trọng ông.  Sau năm 75 VNCH bị cưỡng chiếm, CS thu gom đốt hết sách vở, tôi đã giấu lại một số sách của ông và đã tặng cho các nhà trí thức ở Hà Nội vào thăm miền Nam, họ đã đọc và phải thốt lên: “Ở trong Nam nhiều người viết sách hay quá, toàn những sách có giá trị văn học đạo đức”.

Phải mất hơn 15 năm sau, tôi mới thấy ở Saìgòn cho in lại các tác phẩm của ông, nhưng thật đáng buồn họ lại không biết đến cuộc sống của ông, tác giả sống chết ra sao?  Sách của Ông là người Thầy là kim chỉ nam của tôi khi còn là một học sinh lớp năm cho đến bây giờ!  Bây giờ tôi vẫn còn giữ lại những quyển sách được in trước năm 75 của ông làm kỷ niệm : “Quẳng gánh lo đi mà vui sống, Sống đẹp, Đắc Nhân Tâm, Nghệ Thuật Nói trước Công Chúng”.  Nhất là đọc cuốn Nghệ Thuật Nói trước Công Chúng, đã giúp tôi thành công trong các buổi thuyết trình ở trường của thời trung học,  tôi đã trở thành kẻ tháo vác, có tài hùng biện đứng đầu trong lớp.

Nhớ đến ông, Học giả Nguyễn Hiến Lê với lòng kính trọng và thương tiếc!

MDDL

Đi tìm mộ cụ Nguyễn Hiến Lê

Trần Thị Trung Thu

–  Mộ Nguyễn Hiến Lê hả? Chị không biết. Chị chưa nghe cái tên này bao giờ.

Chị Dương vừa nói vừa lắc cái đầu nhỏ nhắn làm đuôi tóc vẫy vùng sau lưng. Giọng nói nhẹ nhàng của cô gái miền Tây không chút giấu giếm và đùa giỡn. Nhìn sâu vào mắt chị, tôi biết chị nói thật.

NGUYENHIENLE1

Có lẽ nào, tôi tự nhủ trong lòng. Ông Nguyễn Hiến Lê mà chị ấy không biết sao. Tôi cứ nghĩ một vị học giả lẫy lừng như ông chí ít ai từng cắp sách đến trường đều biết. Huống hồ, chị là một nhân viên kế toán kiêm luôn chân giữ thư viện huyện mà lại lạ lẫm với cái tên quen thuộc ấy sao. Kỳ lạ! Ngửa mặt nhìn tấm bảng hình chữ nhật treo vững vàng trên bậu cửa, tôi nhẩm lại dòng chữ “Phòng Văn hóa Thông tin huyện Lai Vung – tỉnh Đồng Tháp”. Không lẽ nào.

Khi đọc xong cuốn “Bảy ngày trong Đồng Tháp Mười”, tôi nổi hứng muốn đi tìm mộ tác giả để thắp một nén nhang biết ơn. Nhớ có lần đọc trong một cuốn sách nói rằng mộ ông nằm ở Lai Vung, tôi phóng xe Honda đến đó. Tôi nghĩ, với một người có nhiều đóng góp cho nền văn hóa như ông, chắc sẽ có một khu mộ đàng hoàng mà chỉ cần hỏi nhỏ người dân ở đó là biết. Cho nên, ngay cả khi chị Dương nói một câu rất chân thật nhưng phũ phàng, tôi cũng không suy suyển lòng tin. Tôi tự an ủi, chắc chị nghe không rõ tiếng tôi, cũng có thể là chị chưa kịp nhớ ra. Tôi cẩn thận ghi tên ông ngay ngắn vào một tờ giấy rồi đưa chị đọc. Chị đọc đi đọc lại một cách chậm rãi như thể đầu óc đang làm việc hết công suất để sàng lọc từng milimet trí nhớ hòng tìm ra cái tên Nguyễn Hiến Lê. Cuối cùng, chị trả lại tôi mảnh giấy với nụ cười e lệ.

–  Chị không biết thật rồi. Chắc anh Tú, trưởng phòng Văn hóa Thông tin biết. Để chị dẫn em vô gặp anh ấy nhé.

Tôi lẽo đẽo theo chị trong lòng khấp khởi mừng. Nếu quả thật người tôi đang đi tìm có ở Lai Vung và nổi tiếng như thế thì trưởng phòng Văn hóa Thông tin huyện biết là cái chắc. Anh Tú có phòng làm việc riêng, trên bàn chiếc máy tính nối mạng đang phát một bài nhạc cách mạng hào hùng. Sau khi nghe nguyện vọng của tôi, anh nhún vai nói giọng rề rà nhưng chắc nịch.

–  Anh chưa nghe tên ông ấy bao giờ. Chắc em lầm với ông Huỳnh Thủy Lê ở Sa Đéc rồi.

Tôi nhủ thầm, người miền Tây thích đùa và biết cách đùa khéo quá. Chắc anh ấy thử mình thôi chứ với chức vụ anh ấy mà không biết ông Nguyễn Hiến Lê thì còn ra thể thống gì nữa. Tôi cố nở một nụ cười hỏi lại anh bằng giọng nhẹ tênh:

–  Anh không biết ông ấy thật à?

–  Thật mà. Ông ấy là ai vậy em? Anh hỏi lại tôi hết sức bình tĩnh như đang chờ được cung cấp thông tin về một con người xa lạ. Nhìn chiếc máy tính, tôi đề nghị:

–  Anh cho em mượn máy tính chút nhé? Anh đồng ý.

Tôi gõ tên ông vào Google, cả một núi thông tin về ông xổ ra nhưng không có một chi tiết nào đả động đến chuyện mộ ông hiện ở đâu. Anh trưởng phòng đứng cạnh tôi nheo mắt chăm chú đọc. Cuối cùng anh à lên một tiếng:

–  Ông này cũng nổi tiếng dữ hen.

ng-hien-le-4

Thấy anh có vẻ say sưa, tôi bỏ ra ngoài hiên ngồi mong nguôi ngoai cơn thất vọng đang dâng lên trong lòng. Có vẻ như ông trời cũng biết tôi buồn, nên đang nắng ngon lành, tự dưng đổ mưa xối xả. Cơn mưa giữa trưa đuổi bắt nhau trên những tấm tôn lúp xúp, xám màu. Mưa níu chân tôi lại nơi góc hiên thư viện. Ngồi xuống chiếc ghế đá lạnh lẽo, tôi tự hỏi mình còn cách nào không, còn mối quan hệ nào tôi chưa chạm tới để tìm ra mộ ông không. Tôi có cảm tưởng mình đang phiêu lưu trong khu rừng rậm rạp để tìm kiếm một linh hồn bí ẩn trên sách vở. Giây phút linh hồn mỏng manh kia vút lên trời cao khiến tôi thấy lòng hồi hộp một cách lạ kỳ. Tôi chỉ mới hỏi han hai người, quá ít để đi tới một kết luận. Hẳn phải còn một khe hở nào đó mà tôi chưa tìm ra.

Chợt nhớ bà cô dạy văn hồi cấp 3. Quê của cô ở Lai Vung thế nào cô cũng có chút thông tin về mộ ông Nguyễn Hiến Lê nếu nó thật sự ngự trị tại đây. Cô là người học cao hiểu rộng chắc sẽ giải đáp được thắc mắc cho tôi. Không chần chừ đến một giây, tôi hăng hái bấm số điện thoại của cô. Tiếng bên kia đầu dây đánh thức những dây thần kinh trong người tôi đến mức phấn khích như người chết đuối vớ được chiếc phao. Nhưng đôi khi, phao không đưa ta đến bờ được. Cô biết ông nhưng không biết mộ ông nằm ở đâu. Cô hứa sẽ gọi điện hỏi thăm bà con ở Lai Vung xem thử có ai biết không, và dặn tôi chờ.

NGUYENHIENLE2

Còn ai có thể trả lời câu hỏi của tôi đây? Nhà giáo không biết liệu nhà văn có hơn không? Nghĩ thế tôi không ngần ngại bấm số của một anh nhà văn. Tôi tin rằng giới văn nghệ sĩ rất rành mấy chuyện bên lề này. Anh bạn tôi là người hay giang hồ vặt, lại thêm dân miền Tây, chắc sẽ có những thông tin hay ho. Nhưng câu hỏi của tôi thuộc loại khó nuốt, anh biết rất rõ ông Nguyễn Hiến Lê nhưng cái vụ mồ mả thì anh bí. Anh nói sẽ gọi những bạn văn của anh để hỏi xem có ai biết không. Lại một lời hứa.

Đã hỏi hai “nhà” rồi, tôi hăng hái hỏi nốt nhà báo cho đủ bộ tam. Nhà báo đi còn ác liệt hơn nhà văn và giao thiệp rộng, sao lại không hỏi thử nhỉ? Đã mất công đi xuống tận đây thì lẽ nào lại đi về tay không? Tôi tìm số anh nhà báo quê miền Tây. Sau hồi chuông thứ nhất, anh bắt máy liền. Vừa nghe câu hỏi của tôi xong, anh đáp lại bằng một tràng cười sặc sụa. Có vẻ như chuyện tôi đang làm buồn cười lắm. Khi không lại đi tìm mộ một người không phải họ hàng thân thích, chưa một lần gặp mặt, chỉ biết qua những trang sách. Thật điên rồ! Cuối cùng, anh cũng nín được cười để trả lời tôi một cách rõ ràng và mạch lạc rằng không biết.

Ngoài kia mưa vẫn rơi, gió vẫn thổi, và tôi ngồi đây, lục tìm trong danh bạ số điện thoại của một người quen ở Đồng Tháp, bất chợt bàn phím ngừng ở số tổng đài 19001080. Tại sao lại không gọi nhỉ? Tổng đài là nơi giải đáp mọi thắc mắc từ quan trọng đến tầm phào mà. Hơn nữa, nơi ấy đâu chỉ có một cái đầu. Tôi bấm số tổng đài. Tiếng tút tút dài đằng đẵng kết thúc bằng giọng nhẹ nhàng của cô nhân viên. Nhưng nghe yêu cầu của tôi xong, giọng cô có vẻ khác. Tôi nghĩ rằng cô đã phải nhịn cười. Cô nói tôi chờ máy để cô tra cứu thông tin. Một phút. Ba phút. Năm phút trôi qua. Đến phút thứ sáu, cô nói rằng tổng đài của cô chưa cập nhật thông tin này và mong khách hàng thông cảm. Tôi có thể thông cảm và hiểu cho yêu cầu kỳ quặc này, nhưng sẽ thật là có lỗi với người đã khuất khi ông mất đến nay là tròn 25 năm. 25 năm mà chưa cập nhật thì bao giờ mới cập nhật đây?

ng-hien-le-5

Chị Dương thấy tôi cầu cứu hết mọi nơi mà không kết quả gì cũng ái ngại giùm tôi.

–        Em tính đi đâu bây giờ?

–        Em cũng không biết nữa. Tôi nghĩ đến đoạn đường về.

–        Em có muốn về nhà chị ăn cơm không?

Có người nhắc, tự dưng cái bụng tôi đâm ra dở chứng. Tôi biết người miền Tây rất hiếu khách nhưng không ngờ hôm nay lại được mục kích sự hào sảng ấy. Cớ gì lại từ chối lòng tốt của một người như chị nhỉ?

–        Em không làm phiền chị chứ?

–        Phiền gì đâu. Về cho biết nhà. Sau này có xuống Lai Vung thì ghé nhà chị chơi.

Trời đã tạnh. Cơn mưa ban trưa như gột rửa cái nóng mùa hè, để lại những vũng nước loang loáng trên đường. Chị chạy xe đi trước, tôi rà rà theo sau. Mái tóc chị bay bay trong gió làm tôi nhẹ lòng. Nếu chuyến đi này không tìm được mộ ông Lê thì ít nhất, tôi cũng có thêm được một người chị dễ thương. Tóm lại là không lỗ.

Từ phòng Văn hóa Thông tin đi chừng 2 km nữa là tới nhà chị. Ngôi nhà lá nằm im ắng bên đường quốc lộ. Cả nhà đang xem ti vi nên không ai chú ý đến tôi. Mọi người chỉ lao xao về tôi khi nghe tôi hỏi mộ ông Nguyễn Hiến Lê. Ba má chị là người sống gần hết một đời ở đây cũng không biết mộ ông ở đâu. Thấy vậy, tôi không hỏi thêm ai nữa. Tôi còn nhớ lời tựa của ông Nguyễn Hiến Lê mở đầu cho cuốn Đông Kinh Nghĩa Thục có đoạn như sau: “Mà có bao giờ người ta nghĩ đến việc thu thập tài liệu trong dân gian không? Chẳng hạn khi một danh nhân trong nước qua đời, phái một người tìm thân nhân hoặc bạn bè của người đã mất, để gom góp hoặc ghi chép những bút tích cùng dật sự về vị ấy, rồi đem về giữ trong các thư khố làm tài liệu cho đời sau. Công việc có khó khăn tốn kém gì đâu, mà lại có lợi cho văn hóa biết bao. Có như vậy các người cầm bút mới có tài liệu để soạn sách, còn như bây giờ thì một nhà văn Việt viết tiểu sử Tản Đà còn khó hơn viết tiểu sử của Molier, của Shakespeare, của Tolstoi. Thực là ngược đời nhưng rất dễ hiểu. Vì tra cứu ở đâu bây giờ để viết về đời sống của Tản Đà?” Thật không ngờ, điều ông luôn canh cánh trong lòng đến khi mất lại vận vào chính đời ông.

Tôi đi tìm nơi an nghỉ của ông chỉ vì lòng kính trọng. Theo tôi, ông là một trí thức thứ thiệt lúc nào cũng trăn trở vun vén cho văn hóa nước nhà. Ông đã góp vào nền văn hóa Việt Nam một số lượng tác phẩm đồ sộ gấp bốn lần thời gian ông làm việc. Nhưng quan trọng hơn, đó là nhân cách sống của ông: giản dị và tự trọng. Một con người như thế rất đáng để tôi đi tìm và thắp một nén nhang chứ. Có điều, tôi vô duyên, không tìm được mộ ông dù biết là ông chỉ nằm đâu đó quanh đây. Tôi biết ông qua một người thầy đáng kính. Đúng rồi, người thầy của tôi. Sao tôi không nghĩ ra nhỉ? Tôi cuống quýt gọi điện, thầy cười nói đi mà không rủ, ra nông nỗi này ráng chịu. Thì thầy cũng chưa tới mà, xem như chuyến này em đi dò đường trước, lần sau dẫn thầy đi mới ngon lành chứ. Thầy cười ha hả bảo được, rồi nhắn cho tôi địa chỉ mộ ông. Tôi hí hửng chạy lại khoe với chị Dương cái tin: “Mo Nguyen Hien Le o chua Phuoc An – gan nga tu Cai Buong, Vinh Thanh, Lai Vung”. Cả nhà chị xúm xít quanh tôi khi nghe nói tôi đã tìm ra nơi an nghỉ của ông. Tôi sung sướng đọc to rồi hồ hởi hỏi đường đi đến đó, nhưng lạ thay, tôi đọc xong mà chẳng ai hiểu đó là đâu. Cuối cùng, ba chị Dương đoán một hồi mới rõ đó là ngã tư Cai Bường, thuộc xã Vĩnh Thạnh, huyện Lấp Vò chứ không phải Lai Vung. Té ra, cả cuốn sách tôi đọc lẫn tin nhắn của thầy đều sai tên huyện. Ba chị Dương dặn:

–        Từ Lai Vung con đi thêm khoảng 10km nữa dọc theo quốc lộ 80 là sẽ tới ngã tư Cai Bường. Tới đó con hỏi chùa Phước Ân ai cũng biết hết.

Từ biệt ngôi nhà thân thiện, tôi tiếp tục cuộc khám phá. Mưa bắt đầu nặng hạt quất vào mặt, vào mũi, vào áo mưa ràn rạt nhưng tôi không cảm thấy rét buốt. Có điều gì đó cựa quậy trong lòng, vừa đê mê vừa khấp khởi. Tôi thấy con đường trắng xóa trong màn mưa như những bông tuyết bay lững lờ trong không trung. Giọt mưa nào ngọt ngào rớt lên môi mắt tôi. Giọt mưa nào tắm mát tâm hồn tôi. Đường mưa vắng tanh không một bóng người. Tịnh như chốn này chỉ có mình tôi và linh hồn ai đó đang luẩn khuất trong mưa, hí hửng và reo vui.

Vĩnh Thạnh nghèo nàn và ướt át chào đón tôi. Từ ngã tư Cai Bường rẽ tay trái vào hơn 1km đường đất nữa là tới chùa Phước Ân. Con đường len lỏi qua những vườn cây ăn trái xanh mướt và một cây cầu gỗ bắc ngang con kênh. Nhà dân nằm im lìm dưới tán lá như trái chín giấu mình sau vòm lá. Không khí thuần khiết hòa vào hương xoài dịu êm khiến tôi ngẩn ngơ. Người thiên cổ về chốn điền viên này nằm, sáng nghe tiếng chuông chùa, chiều nghe tiếng sóng vỗ, làm tôi cũng phát ham.

Chùa Phước Ân hiện ra trước mắt tôi vừa trang nghiêm lẫn thân thiện. Ngôi chùa đơn sơ ẩn hiện sau lớp lá bồ đề lóng lánh nước mưa. Tôi dắt xe chầm chậm qua sân chùa. Không một bóng người. Không gian im ắng. Đang khi tôi không biết hỏi ai thì có một bà cụ đi ra. Bà mặc áo nâu sòng, mái tóc đã hoa râm. Tay bà cầm cỗ tràng hạt đang lẩm bẩm tụng kinh. Nghe tôi hỏi mộ ông, bà nói:

–   Ông Lê viết sách chứ gì?

–   Vâng ạ.

Nhìn tay chân tôi tím tái, bà lặng lẽ mời vào phòng khách. Trong gian phòng ấm cúng bên ly trà nóng, bà cụ hỏi tôi có bà con thân thích gì với ông ấy không? Sao lại đi thăm mộ lúc trời mưa gió như thế này? Làm thế nào mà biết ông nằm ở đây? Tôi ngồi hầu chuyện bà cụ một hồi đủ để giải thích cho bà hiểu tôi chẳng là gì của ông cả và đi tìm mộ ông chỉ để thắp một nén nhang vì lòng mộ mến thôi.

NGUYENHIENLE3
Mộ Cụ Nguyễn Hiến Lê
Tại ngã tư Cai Bường, thuộc xã Vĩnh Thạnh, huyện Lấp Vò

Nghe xong bà cười, rồi bà kể tôi nghe chuyện cách đây khoảng một tháng, cũng có cậu sinh viên đến viếng mộ ông ấy. Cậu ta còn mua trái cây, đèn nhang cho ông ấy nữa. Bà chưa đọc sách ông nên hỏi ông ấy viết sách hay lắm sao mà mất lâu thế vẫn còn có người nhớ đến.

Tôi trả lời ông ấy không những viết hay mà còn rất hữu ích nữa. Nghe thế, bà dẫn tôi vào chánh điện, nơi khung ảnh ông Nguyễn Hiến Lê được treo bên cạnh người vợ thứ hai của ông, bà Nguyễn Thị Liệp. Sau khi ông mất, bà Liệp xuất giá đi tu và trước khi bà mất, bà nói con cháu hãy đem ông bà về đây an nghỉ. Phía sau lớp kính mờ ảo, nụ cười ông vẫn tươi rói và đôi mắt dường như vẫn dõi theo trần đời.

–  Đi theo bà, bà dẫn cháu ra mộ ông ấy.

Bên trái chùa có một khoảng đất rộng dành cho những người đã qua đời an nghỉ. Ngôi mộ ông Nguyễn Hiến Lê nằm lọt thỏm trong số khoảng 20 ngôi mộ khác. Không có gì đặc biệt cho thấy đó là ngôi mộ của một con người lỗi lạc. Nó nhỏ nhắn và giản dị như chính cuộc đời ông. Cạnh mộ, hoa đổ nhang tàn.
Tôi cắm vào lư hương nén nhang thành kính. Hương trầm tỏa bay. Cay cay khóe mắt.

Trần Thị Trung Thu

nguồn: Email của Do Huu Nghia

Ðôi nét về cụ Nguyễn Hiến Lê

ng-hien-le-3

Nguyễn Hiến Lê (1912-1984) quê ở làng Phương Khê, phủ Quảng Oai, tỉnh Sơn Tây, nay thuộc huyện Ba Vì, Hà Nội. Ông được biết đến như một nhà văn, học giả, dịch giả, nhà giáo dục.

Xuất thân từ một gia đình nhà Nho, ông học tại Hà Nội. Năm 1934, ông tốt nghiệp Trường Cao đẳng Công chính Hà Nội, sau đó làm việc tại ​miền ​Nam . Sau ​ thời điểm  tháng Tám năm 1945, ông đi dạy học ở Long Xuyên. Năm 1952, ông chuyển lên Sài Gòn mở nhà xuất bản và biên dịch sách, sáng tác, viết báo.

Nguyễn Hiến Lê đã dành trọn phần đời còn lại của mình để miệt mài viết sách. Ông có khoảng 120 tác phẩm sáng tác, biên soạn, dịch thuật thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau như giáo dục, văn học, ngữ học, triết học, lịch sử, du ký, gương danh nhân, chính trị, kinh tế…

Ông làm việc đều đặn 13 tiếng đồng hồ mỗi ngày, gồm sáu tiếng đọc tài liệu và hơn sáu tiếng để viết. Nhờ áp dụng nghiêm ngặt thời gian biểu này, ông đã hoàn thành một khối lượng tác phẩm đồ sộ. Nhiều tác phẩm của ông trở thành cuốn sách gối đầu giường của thanh niên trẻ.

(TH.C sưu tầm theo Wikipedia)

Mẹ của 322 đứa con, một phụ nữ phi thường, một người đàn bà vĩ đại

Mẹ của 322 đứa con, một phụ nữ phi thường, một người đàn bà vĩ đại

Mẹ của 322 đứa con

Chị là Huỳnh Tiểu Hương, người sáng lập Trung tâm Nhân đạo Quê Hương (ấp Tân Long, P.Tân Đông Hiệp, TX.Dĩ An, Bình Dương). Chưa từng một lần sinh nở, nhưng chị có đến 322 đứa con.

Mẹ của 322 đứa con

Niềm hạnh phúc của mẹ Hương trước đàn con, những thiên thần bé nhỏ

Từ khi sinh ra, chị đã không biết cha mẹ mình là ai. Lang thang khất thực, chị trải qua vô vàn tủi nhục, từng nhiều lần tìm cách quyên sinh, nhưng “thần chết” từ chối rước đi. Cuối cùng, chị đã tìm thấy hạnh phúc bằng cách mang lại sự sống cho hàng trăm đứa trẻ bị vứt bỏ, và dành hết tình yêu  cho chúng.

Chị là Huỳnh Tiểu Hương, người sáng lập Trung tâm Nhân đạo Quê Hương (ấp Tân Long, P.Tân Đông Hiệp, TX.Dĩ An, Bình Dương). Chưa từng một lần sinh nở, nhưng chị có đến 322 đứa con.

Nằm đợi xe tải đâm chết

Chúng tôi về thăm Trung tâm Nhân đạo Quê Hương (TTNĐQH) vào một buổi sáng mùa thu, giữa lúc một nhóm gần chục đứa trẻ đang quấn quýt bên mẹ Hương.

Dáng người nhỏ nhắn, dù đã 46 tuổi, nhưng gương mặt với nụ cười thật hiền của chị còn phảng phất nhan sắc một thời. Cuộc nói chuyện của chúng tôi cứ bị gián đoạn bởi vài phút lại có vài đứa trẻ đến “làm phiền” mẹ Hương. Những lúc ấy, chị lại cười, xin lỗi chúng tôi.

“Tôi không biết chính xác mình sinh ra ở đâu và cha mẹ là ai. Bởi vì, lúc lớn lên, tôi chỉ biết có bà nội. Chúng tôi không có nhà, nên lang thang khắp nơi, làm đủ thứ việc, từ lượm ve chai, rửa chén, bán trà đá, thuốc lá, đến ăn xin trên tàu hỏa từ Sài Gòn ra đến miền Trung.

Cuộc sống của kẻ bụi đời, giang hồ thì anh biết khổ như thế nào rồi. Nhưng khổ nhất là khi bà mất, tôi bơ vơ một mình, cứ đi trong vô định, ngày nào cũng bị đám bụi đời khác ăn hiếp, có đồng nào tụi nó cướp sạch. Nhiều đêm, tôi không thể nằm xuống ghế đá công viên được vì bị tụi nó đánh, người đau ê ẩm. Thế rồi, chuyện gì đến cũng đến…”, chị Hương mở đầu câu chuyện.

Sau khi bị một đám thanh niên bụi đời hãm hại, đau đớn cả thể xác lẫn tinh thần, nhìn phía trước cuộc đời chỉ thấy một màu đen kịt, lần đầu tiên chị nghĩ đến việc giải thoát cho mình bằng cách nằm ngang đường ray xe lửa giữa đêm vắng.

Nhưng, dường như số phận chưa đồng ý giải thoát cho chị, nên một cụ già đi lượm ve chai đã phát hiện, ngăn cản và đưa chị về nhà cưu mang. Lần đầu tiên trong đời, chị có nhà, hạnh phúc tưởng như đã mỉm cười thì chị lại phải ra đi khi một lần nữa chị bị người cháu của ông cụ tiếp tục hại.

Rời nhà ông cụ, chị lang thang đến một khu đào vàng ở vùng A Lưới (Thừa Thiên – Huế) làm thuê. Ở đây, cuộc sống của chị chẳng khác nào địa ngục giữa trần gian khi ban ngày phải làm cật lực, đêm xuống, những gã đàn ông bặm trợn xúm vào xâu xé chị như một món đồ chơi. Không những thế, chị còn liên tục bị đánh đập.

nh-2151021867
Tháng ngày cay đắng của chị Hương đã lùi xa, hiện chị đang hạnh phúc bên những thiên thần nhỏ

Tủi nhục đỉnh điểm, một đêm tối trời, chị ra giữa đường nằm đợi xe tải lao tới để kết thúc cuộc đời. Nhưng, lần thứ 2, chị không được toại nguyện khi chiếc xe tải đang ầm ầm đổ dốc vẫn thấy chị, kịp thắng lại. Tay tài xế mặt cắt không còn giọt máu, xuống xe chửi chị xối xả và không quên tặng chị một bạt tai nảy đom đóm trước khi đi. Sau đó, thêm một lần chị được cứu sống khi gieo mình xuống biển ở Vũng Tàu.

“Tôi bỏ ý định quyên sinh khi một lần tôi thấy đứa trẻ mới sinh bị bỏ rơi. Lúc ấy, ngay cả miếng ăn của tôi cũng còn khó kiếm, nhưng nhìn cháu bé đang khóc oe oe, mình mẩy kiến bu đầy, tôi thương quá, không cầm lòng được nên bế cháu lên. Kể từ đó, tình cảm người mẹ trong tôi trỗi dậy. Tôi lượm bất cứ thứ gì có thể ăn được, từ khoai lang, các loại rau sống để nhai, mớm cho cháu. Đến giờ, tôi vẫn không hiểu phép màu nào giúp cháu sống được”, chị Hương kể tiếp.

Người mẹ vĩ đại

Năm 1987, vận may đến khi một người Đài Loan tình cờ gặp chị bế con nhỏ, đã động lòng trắc ẩn, muốn nhận chị làm con nuôi và thuê cho chị một nơi ở.

Trước khi về nước, người đàn ông này đã đưa cho chị một số tiền đủ để mua căn nhà nhỏ. Từ căn nhà này, chị bắt đầu kiếm được tiền bằng cách mua đi bán lại kiếm lời. Có vốn trong tay, chị thành lập Cty SX kinh doanh nước tinh khiết, tạo việc làm cho người cơ nhỡ, mồ côi.

nh-315102251
Chị Hương đang bận bịu với những đứa trẻ sơ sinh

“Tôi có 3 điều ước, thứ nhất là xây nhà ở cho các cháu mồ côi có nơi nương tựa, thứ 2 là xây một trường học cho các cháu và điều ước thứ 3 là xây một bệnh viện đa khoa nhân đạo để chữa bệnh miễn phí cho các cháu mồ côi, người già neo đơn, người tàn tật. Ba điều ước trên, tôi đã thực hiện được khoảng một nửa. Nhưng phần còn lại là một hành trình đầy khó khăn mà một mình tôi rất khó thực hiện”, chị Hương nói.

Kể từ đây, chị không còn phải lang thang nữa mà đã có của ăn của để. Nhưng, chị luôn đau đáu ước mơ là giúp đỡ những đứa trẻ có hoàn cảnh giống chị xưa kia. Vì thế, toàn bộ tiền kiếm được, chị dành hết cho việc từ thiện, mua đất, cất nhà và đón những đứa trẻ mồ côi, tàn tật về chăm sóc.

Năm 2001, Trung tâm Nhân đạo Quê Hương ra đời với diện tích hơn 2.000m2. Năm 2005, chị tiếp tục mở rộng trung tâm lên 4.100m2. Từ 30 em ban đầu, tăng lên 157. Đến nay, diện tích trung tâm là 10.000m2, số trẻ em cơ nhỡ, mồ côi, tàn tạt được chị Hương cưu mang là 322 em.

Bên cạnh đó, trung tâm còn có bếp ăn tình thương dành cho 170 người mù, tàn tật, không nơi nương tựa. Hơn 300 đứa trẻ của trung tâm đều được nhập hộ khẩu và đều mang họ Huỳnh.

Nói về việc đặt tên cho các cháu, ông Phan Văn Bảy, trợ tá đắc lực cho chị Hương, cười buồn: “Mỗi cái tên của chúng gợi nhớ một kỷ niệm. Như cháu bị bỏ rơi ngay cổng trung tâm, chúng tôi đặt tên là Cổng, nhưng sau đó được đổi thành Công cho đẹp, đứa mang tên Hảo là do mẹ chúng đặt trong thùng mì Hảo Hảo… Buồn nhất là nhiều đứa phát hiện muộn, không cứu được, hoặc khi phát hiện, phải đưa đi nằm bệnh viện rất lâu”. Ông Bảy cho biết, số khu công nghiệp ở đây mọc lên tỷ lệ thuận với trẻ bị vứt bỏ.

nh-4151022223
Chị Hương dạy các con học

Hiện nay, toàn bộ chi phí của trung tâm đều do chị Hương lo là chính, ngoài ra là tấm lòng hảo tâm của các Mạnh Thường Quân và những đứa con của trung tâm đã ra ngoài làm việc.

Tận mắt nhìn cảnh sinh hoạt của các cáu nhỏ ở trung tâm, tôi thấy rất rõ là các em nhỏ đã có một gia đình, được sống trong tình yêu thương thật sự của mẹ Hương và các cộng sự của trung tâm. Ở đây, các em được đi học kiến thức, học nghề, học năng khiếu và đã có những em bước chân vào giảng đường cao đẳng, đại học. Khi các em trưởng thành, chị lại ngược xuôi đi tìm việc cho các em. Đến tuổi, chính chị là người lo việc dựng vợ, gả chồng cho các con. Năm 2012, chị Hương đứng ra tổ chức đám cưới tập thể cho 11 cặp đôi.

Một trang báo không thể nào nói hết 46 năm cuộc đời với vô số những biến cố, thăng trầm của chị. Chỉ biết rằng, Huỳnh Tiểu Hương là một người phụ nữ phi thường, một bà mẹ vĩ đại.

Vĩ đại hơn nữa khi chúng tôi biết được, từ năm 2007 đến nay, chị bị căn bệnh ung thứ vú hoành hành, nhưng chị vẫn luôn tươi cười và chưa bao giờ than thở. “Mấy lần phải nằm viện, ngày nào chị ấy cũng gọi điện về hỏi thăm và nói chuyện với mấy đứa nhỏ”, ông Bảy nói.

KHƯƠNG HỒNG THỦY

Người đàn ông di tật

Người đàn ông di tật

(Anh Claudio Vieira de Oliveira)

Một người đàn ông sinh ra với dị tật khiến đầu bị lộn ngược đã vượt lên tất cả để trở thành một diễn giả truyền nhiều cảm hứng cho độc giả.

Anh Claudio Vieira de Oliveira, 37 tuổi, sinh ra đã bị dị tật khiến cổ gập ngược, đôi chân biến dạng, tay và cánh tay hầu như không thực hiện được chức năng gì. Khi đó, các bác sỹ tin rằng anh hầu như không có cơ hội sống sót.

Thế nhưng, người đàn ông tới từ Monte Santo, Brazil này đã vượt qua mọi khó khăn cùng cực để tốt nghiệp kế toán và trở thành một diễn giả.
dị tật
Claudio chia sẻ: ‘Từ khi còn nhỏ, tôi đã luôn muốn bản thân mình phải bận rộn làm việc. Tôi không muốn dựa dẫm hoàn toàn vào người khác. Tôi đã học cách bật ti vi, cầm điện thoại, bật đài, dùng máy tính và Internet. Tôi làm kế toán và nghiên cứu cũng như tư vấn cho khách hàng.’

Claudio gõ bàn phím bằng một cây bút ngậm trong miệng, sử dụng điện thoại và chuột máy tính bằng môi, thậm chí còn làm ra một đôi giày đặc biệt giúp mình đi lại quanh thị trấn. Sự tự lập đầy quyết tâm đã giúp anh hoàn thành việc học với tấm bằng kế toán của trường Đại học bang Feira de Santana.

Bà Marie Jose, mẹ anh Claudio chia sẻ: ‘Mọi người nói rằng thằng bé sẽ chết vì đến việc hít thở với nó còn khó khăn. Một vài người còn nói đừng cho nó bú nữa, nó sắp chết rồi. Nhưng giờ thì thật là hạnh phúc, Claudio đã giống như những người bình thường khác, đó là cách mà nó đã được chúng tôi nuôi dạy.

Chúng tôi luôn khuyến khích nó làm những điều bình thường mà những người khác làm. Thế nên giờ thằng bé rất tự tin. Nó không còn xấu hổ khi đi ra ngoài nữa, nó hát và nhảy múa.’

Năm 8 tuổi, anh Claudio đã bắt đầu tự mình đi lại sau thời gian dài luôn được người khác đưa đi. Bố mẹ anh đã sửa lại sàn nhà để anh có thể đi mà không tự làm mình bị thương.

Giường, ổ điện và đèn ở phòng Claudio cũng được chuyển xuống thấp hơn để anh có thể tự làm mọi việc mà không cần nhờ người giúp. Mặc dù không thể dùng xe lăn do cơ thể khuyết tật của mình, nhưng Claudio vẫn xin mẹ cho đến trường đi học cùng những đứa trẻ khác.

Các bác sỹ gần đây đã chẩn đoán Claudio mắc một chứng bệnh hiếm gặp là co cứng khớp bẩm sinh. Cơ tay và chân của anh có nhiều chỗ co lại nối với nhau khiến chúng không thể duỗi ra đúng cách.


Anh Claudio Vieira de Oliveira trở thành diễn giả
Claudio cho biết: ‘Cơ thể tôi đã thích nghi được với thế giới xung quanh. Hiện giờ tôi không còn cảm thấy mình khác biệt so với mọi người nữa, tôi đã là một người bình thường. Tôi cũng không nhìn mọi thứ lộn ngược – đây là một trong những điều tôi hay nói khi tham gia diễn thuyết.

facebook Lâm Kim Trọng

httpv://www.youtube.com/watch?v=duQFRyFlgsQ&feature=youtu.be

Claudio Vieira – Monte Santo

Video do chị Helen  Hương Nguyễn gởi

Video – Nên xem một lần trong đời

Video – Nên xem một lần trong đời

Dòng tên Việt Nam

Trong cuộc sống, có rất nhiều điều làm cho chúng ta dễ thất vọng, chán nản và bỏ cuộc. Khi rơi vào những tình cảnh như vậy chúng ta nên xem đoạn video này, hy vọng nó sẽ  giúp chúng ta tìm được sức sống mới cho cuộc đời tương lai của mình…

httpv://www.youtube.com/watch?v=lvCOsdWZxqQ&list=PLosRt-84-9uQpGtGu3wlbuDX2YT8JetLq

ĐỪNG BAO GIỜ THẤT VỌNG

Cha Của Những Người Cùi Di Linh

Cha Của Những Người Cùi Di Linh

Lòng nhân ái và gương hy sinh của Đức Cha Jean Cassaigne chăm sóc những bệnh nhân bị phong cùi tại Trại Cùi Di Linh, Việt Nam.

“Có đau mới hiểu người đau và biết thương họ nhiều hơn”.

Khi Giám Mục Jean Cassaigne từ trần tại Di Linh, Trung Tưóng Dương Văn Minh và Trung Tướng Nguyễn Khánh , đương kim Quốc Trưởng và Thủ Tướng VNCH  dự lễ cầu hồn Đức Cha tại Vương Cung Thánh Đường Saigon và truy tặng Đệ Ngủ Đẳng Bảo Quốc Huân Chương cho vị Đức Cha đáng kính này.

GIÁM MỤC JEAN CASSAIGNE
MỘT NGƯỜI PHÁP MANG TRÁI TIM VIỆT

Năm 1914, chiến tranh Pháp-Đức bùng nổ, Jean phải đầu quân tham chiến, đến năm 1918 được thưởng huy chương Anh Dũng Bội Tinh và từ chối mọi đề nghị hôn nhân. Năm 1920, Jean từ bỏ mọi vướng mắc thế sự, dâng hiến cuộc đời tại Chủng Viện Thừa Sai Hải Ngoại Paris ( Missionnaires Étrangères de Paris – MEP ) để nối gót các Thừa Sai đã ra đi vì Chúa. Năm 1925, ông thụ phong Linh Mục. Năm 1926, khi có tên trên danh sách 8 vị Thừa Sai được cử đi các nước Viễn Đông: Ấn Độ, Trung Hoa, Nhật Bản, Lào, Linh Mục Cassaigne đã chọn Việt Nam, đất nước thân yêu của Giám Mục Đắc Lộ ( Alexandre de Rhodes ) để dừng chân.
Theo tài liệu của bác sĩ Gerard Chapuis, một người Pháp gốc Việt ngày 5.5.1926, tàu cập bến Sàigòn, cha Cassaigne được dưa về Cái Mơn học tiếng Việt, chọn tên tiếng Việt là Gioan Sanh. Sau đó, ông được Giám Mục Địa Phận Sàigòn Dumortier cử đến vùng rừng núi Di Linh, noi có nhiều người K’Ho. Lúc này bệnh phong đang hoành hành nơi đây. Một lần, cha Gioan đi tìm thăm bệnh nhân, gặp rất nhiều người bệnh nặng, thân xác héo tàn; từ đó ông quyết tâm dựng một mái nhà để chăm sóc những người bất hạnh này. Ông kêu gọi các bệnh nhân từ trong rừng đến đây cùng chung sống. Với sự hỗ trợ của nhiều người quen, ông mở được một nhà phát thuốc, băng bó, chữa trị cho các bệnh nhân. Lần ấy, ông cũng bị bệnh sốt rét rừng hành hạ, phải về Pháp chữa trị trong 9 tháng.

Ngày trở lại Di Linh, công việc ngày càng nhiều, làng phong thêm con cháu, ông kêu gọi các Nữ Tu Nữ Tử Bác Ái Vinh Sơn giúp ông chia sẻ số phận bạc bẽo của các bệnh nhân phong và ba Nữ Tu đã hết lòng cùng ông chăm sóc bệnh nhân. Ông thường khuyên các Nữ Tu trẻ mới tiếp xúc với bệnh nhân “Họ quá đau khổ, đừng làm hay có cử chỉ gì khiến họ đau khổ hay buồn tủi thêm. Họ là những người đáng quý, đáng thương và tha thứ, phải băng bó cả hai vết thương cùng một lúc, thể xác và tinh thần”.

Ông kể lại rằng, ngày đầu mới băng vết thương cho người cùi, vì chưa quen nên ông đã suýt ói mửa. Ông đã chạy vội vào lùm cây bên cạnh, nói là đi đại tiện. Ói xong lau mặt, ông trở ra tiếp tục băng bó. Làm như vậy để cho người cùi bớt tủi hổ vì thấy mình dơ bẩn. Ông rất mực thương yêu bệnh nhân, người giàu có hay nghèo đều đối xử như nhau, không quở mắng hay nặng lời với bất cứ bệnh nhân nào.
Một hôm vào dịp Tết, có hai anh say rượu đánh nhau, ông đến can, nhưng bị một anh xô té. Ông đứng dậy, cười tươi vỗ vai anh ta không chút giận hờn. Sợ rằng các Nữ Tu biết sẽ quở trách anh ta, ông đã giữ kín chuyện này. Sau này, có người kể lại cho một Nữ Tu. Sơ đã hỏi ông và ông trả lời: “Đâu có gì đáng trách với người bệnh hoạn tật nguyền. Con đừng để ý nữa. Cha muốn vậy. Tội cho cả cha lẫn họ.”
Lần khác, một bệnh nhân bị một Nữ Tu quở trách nặng lời vì đã phạm lỗi. Cha Cassaigne nghe thấy, liền lên tiếng trách sơ trước mặt bệnh nhân. Sau đó ông đi tìm xin lỗi sơ và nói: “Hôm qua cha trách con, cốt ý để cho bệnh nhân đừng tủi, mặc dầu con đã làm phải. Cha đến xin con đừng buồn. Chúng ta không thể làm Chúa Giêsu buồn thì cũng đừng làm cho người cùi buồn. Vì họ là con Chúa, là hình ảnh Chúa Cứu Thế đau khổ trên thập giá”.

Ba Nữ Tu người Việt tận tụy, trở thành cánh tay đắc lực giúp ông điều hành làng phong là các sơ Céleste Joséphine và Angélique. Cha Cassaigne hay nói với các Nữ Tu: “Cha là người Pháp, nhưng có trái tim Việt Nam”.

Ngày 24.12.1945, cha Cassaigne đột ngột được tin Tòa Thánh Roma bổ nhiệm ông làm Giám Mục Giáo Phận Sàigòn nên đành phải từ biệt những con người bệnh tật và mảnh đất ông yêu thương nhất. Thế rồi, như một định mệnh, ngày 26.3.1943. Ông đọc phiếu kết quả xét nghiệm xác nhận ông bị nhiễm vi trùng Hansen ( bệnh phong ). Ông cười nói: “Đây là quà mừng lễ quan thầy của tôi”. Ông nói với những người đang lo lắng ở xung quanh: “Không phải bị mà là được về Di Linh với đoàn con ! Có đau mới hiểu người đau và biết thương họ nhiều hơn”.
Sau khi gửi thư cho Đức Khâm Sứ Tòa Thánh tại Việt Nam và Tổng Quyền Hội Thừa Sai Paris xin từ chức trở về Di Linh, đến năm 1954, cha Cassaigne được toại nguyện “hồi hương” về Di Linh. Năm 1970, các bệnh cũ của ông trở nặng, sốt rét, cột sống bị gặm nhấm và đau dạ dày. Cuối tháng 10 năm 1971, xương dùi của ông bị gãy và ông không rời khỏi giường được nữa. Nhiều người muốn đưa ông về Pháp chữa trị, nhưng ông đã từ chối: “Tôi là người Pháp nhưng trái tim tôi là của người Việt Nam. Tôi muốn sống trong đau khổ và chết nơi đây. Việt Nam là quê hương của tôi”. Cha Cassaigne qua đời vào ngày 30 tháng 10 năm 1973. Ông được an táng cạnh Nhà Thờ, gần tháp chuông, giữa đàn con đáng thương của mình, đúng theo nguyện vọng sâu xa của ông.

Trong quyển sách “Lạc Quan Trên Miền Thượng” viết về cha Cassaigne, cha Giuse Phùng Thanh Quang đã kể lại chi tiết cuộc đời và công việc phục vụ của ông. Trong phần kết, cha Giuse đã viết: “Những ai được may mắn sống gần gũi với Đức Cha đều thường được dịp nghe Ngài nói: “Đời tôi chỉ có 3 ước nguyện: Tôi ao ước được đau khổ vì Chúa và vì người anh em – Tôi ao ước được đau khổ như vậy lâu dài, suốt đời và được vững lòng chịu đựng – Tôi ao ước được an nghỉ giữa bầy con cái phong cùi của tôi”.

Bác sĩ Gérard Chapuis cho biết thêm: từ năm 1972, ở cuối Nhà Thờ Đức Mẹ Fatima Bình Triệu, Người ta thấy có bức tượng một Giám Mục tay trái cầm Thánh Giá, tay phải ôm ngang vai một người cùi, dưới chân trái có một em bé khỏe mạnh, cả 3 đầu ngước mắt lên trời cao. Dưới bệ tượng có ghi: Đức Cha Gioan Cassaigne. Ngày nay, bức tượng không còn nữa, nhưng trên bức tường ngoài hiên của Nhà Thờ, có gắn nhiều bảng ghi: “Tạ ơn Đức Giám Mục Gioan Sanh”. Điều đó chứng tỏ Gioan Cassaigne Sanh vẫn còn sống mãi trong lòng người Việt.
Nếu một hòn đảo xa xôi ngàn trùng như Molokai đã hãnh diện vì có cha Damien Tông Đồ Người Hủi thì Giáo Dân nước Việt lại càng hãnh diện hơn vì có một Đức Cha Gioan Sanh phong cùi, tôi tớ của người hủi.

Trên thực tế, từ ngày 11.4.1929, làng phong được chính thức công nhận và được trợ cấp. Ngay từ những ngày đầu, số người bị bệnh phong tập trưng đã lên đến 21 người. Đến thàng 4 năm 1931, làng có một nhà nguyện nhỏ làm nơi cầu nguyện và Thánh Lễ đầu tiên được cử hành ngày 15.3.1936. Sang năm sau, làng được dời lên đồi (chỗ hiện nay) có kỹ sư người Pháp vẽ kiểu cho cả Nhà Thờ và tháp chuông. Ngày 22.5.1952, nhằm lễ Thăng Thiên, khánh thành làng phong mới, ngày càng nhiều, làng phong thêm con cháu, ông kêu gọi các Nữ Tu Nữ Tử Bác Ái Vinh Sơn giúp ông chia sẻ số phận bạc bẽo của các bệnh nhân phong và ba Nữ Tu đã hết lòng cùng ông chăm sóc bệnh nhân. Ông thường khuyên các Nữ Tu trẻ mới tiếp xúc với bệnh nhân “Họ quá đau khổ, đừng làm hay có cử chỉ gì khiến họ đau khổ hay buồn tủi thêm. Họ là những người đáng quý, đáng thương và tha thứ, phải băng bó cả hai vết thương cùng một lúc, thể xác và tinh thần”.

Trần trung Sáng
Kiến Thức Ngày Nay

Chú bé Lula

Chú bé Lula

Chú bé Lula ,sinh ra vào tháng 10 năm 1945, tại 1 gia đình nông dân ở Ba-Tây ( Brazil- Vì nhà nghèo ,nên từ lúc mới 4 tuổi ,thằng nhỏ đã phải đi bán đâu-phụng ngoài đường ,nhưng vẫn quần áo tả tơi ,và thiếu ăn .

Sau khi được lên tiểu học ,lúc đó đã dọn lên thủ đô Rio de Janeiro,sau buổi họcchú bé thường hay cùng với 2 người bạn cùng lứa đi đánh giầy ở đâu đường ,hôm nào không có khách ,thì coi như là nhịn đói.

Năm 12 tuổi ,vào 1 buổi xế chiều ,có 1 người khách ,là chủ 1 tiệm giặt ủi và nhuộm áo quần đến chiếu cố,3 đứa trẻ chạy lại chào hàng. Ông chủ tiệm nhin vào 3 cặp mắt van xin khẩn khoản đó ,không biết quyết định chọn đứa nào.Cuối cùng ông ta nói : Đứa nào cần tiền nhất ,thì tôi cho nó đánh giầy ,và sẽ trả công 2 đồng „

Công đánh 1 đôi giầy chỉ có 20 xu ,2 đồng đúng là 1 món tiền rất lớn .3 cặp mắt đều sáng lên.


Một đứa nhỏ nói : từ sáng đến giờ cháu chưa được ăn gì cả ,nếu không kiếm được tiền hôm nay ,cháu sẽ chết đói !“

Đứa khác nói: „ Nhà cháu đã hết thức ăn từ 3 ngày nay ,mẹ cháu lại đang bệnh,cháu phải mua thức ăn cho cả nhà tối nay ,nếu không thì lại bị ăn đòn…“ .

Cậu Lula nhìn vào 2 đồng bạc trong tay ông chủ-tiệm ,nghĩ ngợi 1 lúc ,rồi nói : “Nếu cháu được ông cho kiếm 2 đồng này ,thì cháu sẽ chia cho 2 đưá đó mỗi đứa 1 đồng !!”

Câu nói của Lula làm Ông chủ Tiệm và 2 đứa nhỏ kia rất là ngạc nhiên.

Cậu giải thích thêm: “Tụi nó là bạn thân nhất của cháu, đã nhịn đói hết 1 ngày rồi ,còn cháu thì hồi trưa còn ăn được ít đậu phụng,nên có sức đánh giầy hơn chúng nó, Ông cứ để cháu đánh đi ,chắc chắn Ông sẽ hài lòng”

Cảm động trước câu nói của thằng nhỏ,Ông chủ tiệm đã trả cho hắn 2 đồng bạc ,sau khi được hắn đánh óng đôi giầy.Và thằng nhỏ Lula giữ đúng lời , đã đưa ngay cho 2 đứa bạn mỗi đứa 1 đồng.


Vài ngày sau, Ông chủ Tiệm đã tìm đến thằng nhỏ Lula, nhận chú bé cứ sau buổi tan học là đến học nghề ở tiệm giặt nhuộm của ông ta ,và bao cả bữa cơm tối .

Tiền lương lúc học nghề tuy là rất thấp ,nhưng so với đánh giầy thì khá hơn rất nhiều.

Thằng bé hiểu rằng :Chính vì mình đã đưa tay giúp đỡ những người khốn đốn ,nên mới đem đến cho mình cơ hội làm thay đổi cuộc đời.

Từ đó ,miễn là có khả năng,chú bé Lula không ngần ngại giúp đỡ những người sống khốn khổ hơn mình.

Sau ,Lula nghỉ học đi làm thợ trong 1 nhà máy, để bênh vực cho quyền lợi của những người thợ ,cậu ta tham gia vào công-đoàn ,năm 45 tuổi ,Lula lập ra đảng Lao-Công.

Năm 2002 ,trong cuộc ứngcử tổng-thống ,khẩu hiệu của Lula là : Ba bữa cơm no cho tất cả những người trong quốc gia này .Và đắc cử làm Tổng Thống xứ Brazil.Năm 2006 đắc cử nhiệm kỳ 2 ,cho 4 năm tới.

Trong 8 năm tại chức, Ông ta đã thực hiện đúng lời mình đã hứa :

-93% trẻ em và 83% người lớn ở nước này được no ấm.Thực hành đúng tâm niệm : giúp đời !!

Và nước Ba-tây dưới sự lãnh đạo của Ông đã không còn là “con khủng long nhai cỏ” mà đã trở nên “Con mãnh sư Mỹ Châu”. Và xây nên nền kinh tế đứng thứ 10 trên thế giới.

Luiz Inácio Lula da Silva : đó là tên của vị tổng thống đã giải nhiệm vào 31.12.2010

Viết về em tôi, chàng Hiệp sỹ vừa mới đi xa

Viết về em tôi, chàng Hiệp sỹ vừa mới đi xa
WGPSG — Tháng giêng về trong cái rét cắt da cắt thịt từ đâu ập đến. Từng đoàn xe lăn lặng lẽ nối theo dòng người lầm lũi bước trong chiều mưa tiễn đưa chàng Hiệp sỹ trở về lòng đất mẹ Xã Đoài thân yêu. Phảng phất đâu đây là những nghẹn ngào, xúc động, bâng khuâng…
Như cơn gió thoảng qua, Phanxicô Xaviê Nguyễn Công Hùng, chàng Hiệp sỹ đầy nghị lực đã ra đi. Không một lời giã biệt, em lặng lẽ về bên Chúa trong phút đau thương.
Chỉ cách đây ít ngày, em còn hăng hái dẫn đoàn khuyết tật Nghị Lực Sống đón lễ Giáng sinh do Đức Cha Đệ tổ chức tại Thái Bình và hẹn mẹ sẽ về tham dự tuần chầu tại quê nhà Xã Đoài thế mà nay đã nhẹ nhàng, bình thản đi xa. Không ai có thể nghĩ rằng em ra đi vội vàng đến vậy.
Có thi sỹ nào đó từng phát biểu rằng: “Con người sinh ra không phải để tan biến đi như một hạt cát vô danh. Họ sinh ra để in dấu lại trên mặt đất, in dấu lại trong trái
tim người khác” [1]
. Những lời trên đây dường như đã phần nào họa lại hình ảnh tuyệt vời của người hiệp sỹ nhỏ bé của chúng ta.
Phanxicô Xaviê Nguyễn Công Hùng sinh ngày 26.6.1982 tại giáo xứ Chính tòa, xã Nghi Diên, huyện Nghi Lộc, tỉnh Nghệ An. Từ năm lên hai tuổi, em đã vướng vào căn bệnh bại liệt để rồi từ đó cho đến cuối đời làm bạn với chiếc xe lăn.
Thế nhưng, cuộc đời em không vì thế mà ra lầm than, tăm tối. Em như ánh lửa hồng bừng sáng, đã cháy là cháy hết mình. Em đã sống trọn vẹn đời người đẹp đẽ và ý nghĩa. Đẹp trong sự vươn lên quả cảm và ý nghĩa trong tinh thần cao thượng. Và như lời Đức Cha Phaolô Nguyễn Thái Hợp chia sẻ tại thánh lễ an táng thì lẽ ra xã hội phải đứng ra trợ giúp nhưng em đã làm ngược trở lại thi ân với bao người khuyết tật, cứu
trợ để bao mảnh đời “đủ áo, no cơm” và cống hiến xây dựng xã hội này nhân văn hơn, tốt đẹp hơn.
Cũng không phải đơn giản khi các phương tiện thông tin đại chúng đồng loạt phát đi bản tin đầy thương cảm sâu sắc về sự ra đi của Hiệp sỹ Công nghệ Thông tin Nguyễn Công Hùng. Riêng cộng đồng mạng thì đi từ cảm giác bàng hoàng, xôn xao đến ngậm ngùi, hụt hẫng, nuối tiếc và cuối cùng rã rời, bâng khuâng.
Em, một giáo dân trẻ của xứ Chính toà Xã Đoài, đã trọn vẹn phó thác niềm tin vào Thiên Chúa để làm nên những điều thực sự diệu kỳ. Số phận tưởng chừng bất hạnh đó đã trở nên muối men mặn nồng ướp đời và như là một quà tặng tự trời cao để gây thêm niềm hy vọng, lạc quan nơi những thân phận tột cùng đau khổ nhất.
Ví như hạt giống âm thầm gieo vào đất mẹ thế nào thì cuộc đời chàng trai đầy nghị lực cũng đã sống và hành động như vậy. “Nếu hạt lúa gieo vào lòng đất không chết đi, thì nó vẫn trơ trọi một mình; còn nếu chết đi, nó mới sinh được nhiều hạt khác”(Ga 12, 25).Hạt giống Công Hùng đã  chịu mục nát trong âm thầm và hy vọng để tiết xuân rạng rỡ, để rồi đây lớp lớp đàn em vươn mình trong nắng khoe tươi.
Niềm hạnh phúc trao ban đã cuốn Công Hùng dấn thân miệt mài trên con đường dấn thân vì cộng đồng. Hầu như khắp các tỉnh thành em đều đã đi qua và để lại dấu ấn đẹp đẽ. Chính em đã thay đổi cái nhìn của người đời về người khuyết tật.
Công Hùng đã không tìm cách để giữ lại “những gì tôi có, những gì tôi là” nhưng đồng cảm, sẻ chia với mọi người bất hạnh từ quê nhà xứ Nghệ nghèo khó đến vùng trung du Yên Bái; từ những thôn xóm miền tây Hà Tĩnh ra phố thị Hà thành, từ vùng tâm lũ Quảng Bình đến cả bản làng Sơn La mù tít xa xôi…
Tất cả xuất phát từ một cơ thể bại liệt hoàn toàn bất động, chỉ còn cái đầu với hai
ngón tay phải yếu đuối làm việc nhưng bù lại là một trí thông minh sắc bén, một
nghị lực tuyệt vời và một con tim Kitô hữu nồng nàn yêu thương.
Nguyễn Công Hùng vẫn luôn ưu tư lo lắng để có thể đóng góp nhiều hơn, nhiều hơn nữa. Có tờ báo viết rằng em mỗi đêm chỉ ngủ chừng 3 tiếng. Ấy không phải nói quá nhưng quả thật giống như con ong chăm chỉ, Hùng vẫn miệt mài làm việc và sáng tạo để trao cho đời những giọt mật thơm ngon.
Rồi đây, đời sẽ gác lại những danh hiệu, sẽ quên đi những ánh hào quang phù vân bọt bèo bề mặt nhưng giữ lại cho Phanxicô Xaviê sự gì tinh hoa nhất. Sinh thời, người bạn trẻ Công giáo nhỏ bé này vẫn hằng tâm niệm lời của thánh Phaolô tông đồ trong thư
gửi tín hữu Philiphê: “Tôi làm được mọi sự nhờ Đấng ban ơn thêm sức cho tôi”. (Pl 4,13).
Không phải điều gì khác nhưng đây mới thực sự là nguồn động viên an ủi giúp Hùng chọn lựa gương hy sinh phục vụ của Đức Kitô làm tâm điểm phấn đấu của đời mình. Chính đây mới làm nên nghị lực sống phi thường để vượt qua những đau đớn bệnh tật và khổ đau kiếp người để kiên vững, tin yêu và làm nên Hiệp sỹ Nguyễn Công Hùng của ngày hôm nay.
Khi hạt giống nghị lực của em bắt đầu nhiệm vụ cao cả trong đời mình là mang niềm tin người Kitô hữu làm chứng nhân giữa xã hội Việt Nam hôm nay thì một bóng cả, một tượng đài tinh thần bắt đầu được dựng lên trong tim triệu triệu người con đất Việt mang trong mình dòng máu Lạc Hồng không kể lương hay giáo, sang hay hèn, giàu hay nghèo, khuyết tật hay không.
Tạm biệt nhé Công Hùng, người Hiệp sỹ “của muôn thời” [2], người em họ bé bỏng.
Xin khép lại những gì còn dang dở trên bước đường hành hiệp để em bắt đầu bước vào cõi trường sinh: “Những hẹn hò từ nay khép lại, thân nhẹ nhàng tựa như mây…” [3]
Thánh lễ an táng và tiễn biệt Cố Hiệp sỹ CNTT Nguyễn Công Hùng

Trong niềm tiếc thương vô hạn,  chiều ngày 3/1/2013, một thánh lễ trang trọng và đầy an ủi dành cho gia đình  người thân Hiệp sỹ Phanxicô Xaviê Nguyễn Công Hùng đã được tổ chức tại nhà  thờ Chính tòa Xã Đoài, giáo phận Vinh.
Đức Giám mục Phaolô Nguyễn Thái  Hợp, vị lãnh đạo tinh thần của nửa triệu người Công giáo Nghệ An – Hà Tĩnh –  Quảng Bình, đã bỏ qua những công việc hết sức bộn về cuối năm để chủ tế thánh  lễ như để nói lên sự quan tâm đặc biệt dành cho người bạn trẻ này.
Đồng tế với Ngài còn có Cha Phêrô Nguyễn Văn Viên, Tổng đại diện giáo phận, Cha G.B Nguyễn Khắc Bá, Giám đốc Đại Chủng viện Vinh Thanh, Cha Phêrô Nguyễn Văn Hương, Chánh Văn phòng TGM.
Gần 20 linh mục, đông đảo quý thầy, quý sơ, quan khách chính quyền, đại diện các tổ chức phi chính phủ, các tổ chức thiện nguyện, các cơ quan thông tấn – báo chí – truyền hình, thân quyến, ân nhân, thân hữu và bà con gần xa đã không quản ngại đường sá xa xôi và thời tiết khắc nghiệt để tiễn biệt người hiệp sỹ trở về lòng đất mẹ Xã Đoài thân yêu.
Hiệp thông chia buồn với tang quyến lúc này còn có điện phân ưu từ Nguyên TGM Giuse Ngô Quang Kiệt, Đức Cha Phêrô Nguyễn Văn Đệ, giám mục Thái Bình; Đức Cha Đặng Đức Ngân, giám mục Lạng Sơn và rất nhiều linh mục, tu sỹ, giáo dân và bè bạn khắp mọi miền đất nước.
Trong bài chia sẻ thấm đẫm niềm xúc động của mình, Đức Cha Phaolô chủ tế đã khắc hoạ hình ảnh đáng khâm phục của người hiệp sỹ. Cuộc đời em là “dấu nối” trọn vẹn giữa đạo với đời và là chứng nhân sống động của Tin Mừng trong xã hội hôm nay.
Vị chủ chăn giáo phận cũng gửi lời chia buồn sâu sắc tới gia đình tang quyến
và cầu mong linh hồn Phanxicô Xaviê sớm đi vào giao ước tình yêu tuyệt đối để chung hưởng niềm vui bất tận của Nước Trời.
Sau thánh lễ, linh mục Phanxicô Xaviê Võ Thanh Tâm, quản hạt Xã Đoài đã cử hành nghi thức tiễn biệt người con yêu quý của giáo xứ Chính tòa. Thi hài Hiệp sỹ Nguyễn Công Hùng được an nghỉ tại nghĩa trang giáo họ Xã Đoài.
Chú thích:
[1] Trích lời Sukhomlinskij, thầy giáo người Nga.
[2] Trích lời Tiến sỹ Lê Thống Nhất trong bài thơ khi nhận được tin Hiệp sỹ Nguyễn Công Hùng ra đi.
[3] Trích bài hát “Như một lời chia tay” của cố nhạc sỹ Trịnh Công Sơn.
Maria Thanh Mai gởi