Bác sĩ gốc Việt lừng danh thế giới, ngỏ lời tạ ơn một trường nhỏ từng có lòng tốt đối với người tị nạn

 

Bác sĩ Phạm Sĩ hiện làm việc tại Mayo Clinic ở Minnesota. (Lebanon Valley College News)LEBANON – Ông Phạm Sĩ từng học để trở thành bác sĩ ở Sài Gòn, thì ước mơ bỗng bị tan vỡ bởi cuộc chiến. Câu chuyện lưu lạc của ông đến nước Mỹ đã được nhật báo Lebanon Daily News tường thuật vào đầu tháng Năm, với nội dung như sau.Ông thoát khỏi Việt Nam vào ngày 30 tháng Tư, 1975, ngày Sài Gòn và cả miền Nam Việt Nam rơi vào tay cộng sản. Ông có mặt trên một chiếc thuyền, bị tách rời khỏi đất nước, bỏ lại những người thân trong gia đình, và chỉ có bộ quần áo trên người.

Bốn mươi năm sau đó, Phạm Sĩ là một bác sĩ giải phẫu tim mạch tài ba hiếm hoi của thế giới, và là nhà nghiên cứu y khoa từng viết hơn 170 bài nghiên cứu và tham gia ca mổ ghép tim và gan cho cựu Thống Đốc Bob Casey của tiểu bang Pennsylvania.

Nhưng theo ông Phạm Sĩ nói, câu chuyện tay trắng làm nên sự nghiệp của ông chỉ có thể xảy ra là nhờ lòng nhân đạo của thị xã Annville và trường đại học nhỏ bé chuyên về khoa học và nghệ thuật tại thung lũng Lebanon này, được tỏ bày dành cho những người tị nạn chiến tranh cách đây hơn bốn thập niên.
Ông Phạm Sĩ kể rằng ông đã lớn lên cảm thấy bất lực trong một đất nước bị tàn phá bởi chiến tranh. Ông ước ao có thể chữa lành những vết thương mà bạn bè ông phải chịu đựng do bom đạn gây ra. Vì vậy ông vào Sài Gòn để học ngành bác sĩ.

Nhưng đến năm 1975, cuộc chiến diễn biến tệ hơn cho phía Việt Nam Cộng Hòa. Sau khi quân đội Mỹ rút khỏi, quân cộng sản Bắc Việt nhanh chóng xâm nhập và cưỡng chiếm miền Nam. Cha mẹ ông hồi đó sống ở miền Trung, và họ bị kẹt trong sự kiểm soát cộng sản khi cuộc xâm lăng tiến đến gần Sài Gòn.

Ông Phạm Sĩ nói, “Tôi biết chế độ cộng sản là gì và tôi biết dân chủ là gì, vì vậy tôi đã lựa chọn rời khỏi đất nước để rồi thành người tị nạn.”


Bác sĩ giải phẫu tim mạch Phạm Sĩ đang nhận giải thưởng Distinguished Alumnus (Cựu Sinh Viên Xuất Sắc) của trường Lebanon Valley College vào ngày 27 tháng Tư, 2018. (Hình cung cấp cho báo Lebanon Daily News)

Những người tị nạn được đưa tới đảo Guam, nơi họ ở lại cho tới tháng Sáu 1975, khi họ được phép đến trại Fort Indiantown Gap, nơi chứa 15,000 người tị nạn.

Ông nói, “Hồi đó tôi không có gì cả. Tôi chỉ có một bộ quần áo trên người.”
Những người tị nạn không được phép rời khỏi trại Gap, cho đến khi họ có được một người Mỹ bảo trợ, và những người độc thân như ông Sĩ đều nằm cuối danh sách mà sự ưu tiên là dành cho những gia đình. Tuy vậy, đến tháng Tám năm ấy, trường Lebanon Valley College (LVC) tạo một cơ hội cho 12 học sinh tị nạn được ghi danh và có được nơi ăn chốn ở, thông qua sự kết hợp giữa chương trình học bổng Pell Grants, chương trình vừa học vừa làm, một học bổng và một khoản tiền vay nhỏ. Thậm chí trường đại học này còn cung cấp các lớp học tiếng Anh bổ túc cho các sinh viên.

Giáo Sư Hóa Học Danh Dự Owen Moe, thời đó là một giáo sư nghiên cứu tại LVC, đã không lập tức để ý tới Phạm Sĩ. Cho đến khi họ bắt đầu cùng nhau làm việc trên các dự án, ông mới xác định ông Sĩ thuộc hạng sinh viên có thể vươn lên tới hàng đầu trong chức nghiệp.

Ông Moe nói, “Anh ấy có sự quyết tâm, và phải đối phó trước nhiều trở ngại. Anh đã tìm cách vượt qua mọi trở ngại đó.”


Bác sĩ Phạm Sĩ được ngồi cạnh vị Giáo Sư ân nhân Owen Moe (bên trái) và Viện Trưởng Lewis Thanye của trường Lebanon Valley College trong đêm trao giải thưởng 27 tháng Tư, 2018 tại trường này. (Hình cung cấp cho báo Lebanon Daily News)

Ông Phạm Sĩ nói rằng thầy Moe là một người dìu dắt tuyệt vời và là một niềm khích lệ lớn cho ông. Lúc đó ông rất biết ơn vì có cơ hội hoàn tất việc học tại một trường đại học Mỹ, với các giáo sư trực tiếp giảng dạy. Nhưng ít nhất mỗi tuần một lần, ông vẫn thức dậy và nghĩ rằng mình vẫn còn ở Việt Nam. Nơi đó cha mẹ ông đang sống dưới ách cai trị của cộng sản, và không biết ông còn sống hay đã chết.
Phạm Sĩ nói, “Chiến tranh làm cho người ta mau trưởng thành hơn. Đó là một vấn đề sống còn – bạn phải lớn lên, chiến đấu và tìm cách sống sót.”

Ông tốt nghiệp từ trường Lebanon Valley College, sau đó từ trường y khoa, và nhanh chóng vươn lên vượt qua hàng ngũ nghề nghiệp, trở thành trưởng khoa cấy ghép tim, phổi và tim nhân tạo, tại trường y khoa thuộc đại học University of Miami, ngoài những công việc khác. Ông đã công bố hơn 170 bài báo khoa học, giúp thành lập những phương pháp để ngăn chặn sự việc cơ thể tìm cách loại bỏ những bộ phận cấy ghép tim và phổi, và giúp một giải pháp được tiến xa hơn trong việc một phương thay thế phẫu thuật tim hở, theo thông tin do trường LVC cung cấp.

Vào năm 1993, ông là thành viên của một nhóm thực hiện ca cấy ghép gan và tim lần thứ bảy trên thế giới, mà bệnh nhân là cựu thống đốc Robert Casey của Pennsylvania.

Hiện nay ông đang làm việc cho Mayo Clinic tại Minnesota.
Tuy nhiên, những thành tựu mà ông Phạm Sĩ hãnh diện nhất sẽ không xuất hiện trong các cuốn sách lịch sử: đó là cung cấp các ca mổ cần thiết cho di dân, cho những người nghèo cư ngụ trong thành phố, và những người không có khả năng trả tiền giải phẫu.

Chính ở đó, ông Phạm Sĩ cảm thấy như thể đã hoàn thành sứ mạng ban đầu của ông: là sửa chữa những cơ thể bị phá hỏng, giống như những cơ thể mà cuộc chiến Việt Nam đã tìm cách hủy hoại. Ông cũng có cơ hội để chăm sóc các cựu chiến binh từng tham chiến ở Việt Nam. Trong số đo có một đại tá về hưu, người đã giúp lập một trại tị nạn nơi mà ông Phạm Sĩ từng ở.

Vì ông đam mê giúp đỡ người bệnh, một trong những thách thức chuyên nghiệp lớn nhất của ông là đối phó với thất bại sau một ca mổ có mức rủi ro cao.

Ông nói, “Bạn phải nói chuyện với các người thân trong gia đình, bạn biết đấy, nói cho người thân biết rằng bệnh nhân không thể qua khỏi. Thật khó, rất khó. Bạn phải học cách đối phó với chuyện đó và rồi tiếp tục đi tới. Nếu không, chuyện đó có thể trở nên khó khăn về mặt tâm lý.”

Mấy năm sau khi đến Mỹ, ông Sĩ mới có thể gửi thư cho cha mẹ thông qua một người bạn sống ở Canada. Bang giao giữa Hoa Kỳ và Việt Nam được nối lại vào cuối thập niên 1980, và trong thập niên 1990, ông đưa cha mẹ sang Mỹ để sống với ông trong một thời gian.

Đến lượt ông dẫn con cái về Việt Nam và tới các quốc gia nghèo kém khác, để các con ông có thể hiểu được sự may mắn mà chúng có được ở đất nước Hoa Kỳ này.

Ông đã nhận được giải thưởng cựu sinh viên xuất sắc của LVC, tại một buổi lễ ngày 27 tháng Tư, và ông rất vui khi lãnh thưởng. Thực vậy, ông ghi nhận công lao của cả trường LVC lẫn cộng đồng Annville đã đón tiếp những người tị nạn trắng tay như ông.

Ông nói, “Dân chúng Mỹ rất rộng lượng, giúp đỡ rất nhiều.”
Vị bác sĩ này hy vọng mọi thành công của ông sẽ khích lệ những di dân khác, để họ không bị nản lòng khi theo đuổi ước mơ của họ.
Ông nói, “Mọi sự sẽ tốt đẹp hơn. Thời gian sẽ chữa lành nhiều vết thương.”

Cô bé gốc Việt vượt nghịch cảnh trở thành hy vọng Paralympic của Mỹ

 
Cô bé gốc Việt Đỗ Thị Phương bị cụt cả 2 chân lúc 1 tuổi vì cha mẹ ôm bom tự tử do nghịch cảnh tình yêu, nay trở
thành nữ vận động viên Mỹ gốc Việt Haven Shepherd về người khuyết tật tại Olympic Mùa Đông ở Nam Hàn

VietPress USA(08/2/2018): Đừng bao giờ nản chí, đừng bao giờ tuyệt vọng. Khi Thượng Đế đóng một cánh cửa thì Ngài sẽ mở một cửa khác cho chúng ta đi. VietPress USA nhận được bài sau đây của ĐINH HƯƠNG / THEO THỜI ĐẠI dịch từ Dailymail nói về nữ Vận động viên khuyết tật Đỗ Thị Phương tức Have Shepherd trong nhóm đại diện Hoa Kỳ dự Paralympic tại Thế vận hội Mùa đông Olympic 2018 ở Nam Hàn.

Xin cám ơn tác giả và hân hạnh giới thiệu đến đọc giả khắp nơi về một nữ thiên tài thể thao Mỹ gốc Việt với nghịch cảnh cuộc đời rất đau thương nhưng cô đã vượt lên tất cả để trở thành niềm hãnh diện của Hoa Kỳ và cộng đồng Mỹ gốc Việt hiện nay.

VietPress USA News.

www.vietpressusa.us

oOo

Bố mẹ ôm bom tự sát khiến con tật nguyền,

cô bé gốc Việt vượt nghịch cảnh trở thành hy vọng Paralympic của Mỹ

Là đứa con ngoài giá thú của một mối quan hệ không được chấp nhận, bố mẹ cô bé đã quá đau khổ, cùng quẫn nên ôm luôn con nhỏ rồi nổ bom tự sát.

Haven Shepherd, tên tiếng Việt là Do Thi Phuong, sinh ra trong một gia đình bất hạnh tại Việt Nam. Haven là kết quả từ mối tình vụng trộm của bố mẹ em. Vì không thể tìm được sự giải thoát và vấp phải nhiều chỉ trích, ngăn cấm từ gia đình, bố mẹ ruột của Haven đã vô cùng đau khổ, tuyệt vọng và rồi họ quyết đình cùng nhau quyên sinh.

Cặp tình nhân quẫn trí lúc bấy giờ ôm đứa con gái chỉ mới được 1 tuổi và quấn chất nổ tự chế lên người, định bụng rằng cả nhà 3 người sẽ nhanh chóng được hạnh phúc cùng nhau nơi chín suối.

 

Thế nhưng, cuộc đời nghiệt ngã cũng không làm cho họ được toại nguyện. Kết quả là cô bé bất hạnh Haven tuy có thể giữ được mạng sống nhưng đã mất đi cả bố mẹ và đôi chân của mình. Chỉ mới có tí tuổi đầu, Haven đã phải mang vết thương kinh khủng, mồ côi bố mẹ, bị cắt cụt chân từ đầu gối trở xuống và trải qua những tháng ngày đau đớn vì những cơn đau hành hạ.

 

Ông bà của Haven vì thương nên đón cháu về nuôi nhưng họ quá nghèo, không có đủ khả năng chi trả để chăm lo cho đứa cháu tật nguyền cùng với hàng đống chi phí chữa bệnh. Ông bà đã nghĩ đến việc phải dứt ruột đưa Haven vào trại trẻ mồ côi, nương nhờ vào sự hảo tâm của xã hội.

 

Thật may mắn làm sao, vào năm 2005, khi Haven được 20 tháng tuổi, cặp vợ chồng nhà Shepherd ở Mỹ, thông qua tổ chức Touch A Life biết đến câu chuyện của cô bé bất hạnh liền thấy vô cùng cảm thương. Anh Rob và chị Shelly vượt hàng nghìn dặm từ bang Missouri đến Việt Nam để gặp gỡ Haven và họ quyết định nhận nuôi cô bé.

 

Chị Shelly cho biết: “Ông bà của Haven đã già yếu và họ cũng không đủ điều kiện chăm sóc cho con bé. Nhìn con rất đáng thương, vì thế chúng tôi biết mình cần phải làm điều gì đó. Thật sự khi vừa nhìn thấy Haven, chúng tôi đã yêu con bé mất rồi”.

Kể từ năm đó, Haven trở thành một thành viên của gia đình Shepherd cùng với 6 anh chị em khác là con ruột của Shelly và Rob. Cô bé sống thật hạnh phúc và được sự động viên của gia đình, Haven đã vượt lên mọi định kiến, trở thành một vận động viên chuyên nghiệp với niềm đam mê thể thao bất tận.

Haven chia sẻ: “Ngay từ lúc bé, con đã luôn được mẹ kể cho nghe về đôi chân của mình bị mất như thế nào. Rằng bố mẹ ruột của con đã không chấp nhận được hoàn cảnh và tự sát với một quả bom, họ đều qua đời, con còn sống nhưng đôi chân thì bị cắt bỏ. Con luôn cảm thấy câu chuyện đó rất bình thường, dường như bất cứ đứa trẻ nào cũng như vậy.. Cho đến lúc lớn dần lên, con mới phát hiện ra đó là câu chuyện của mỗi mình con”.

 

“Đây quả là điều khó chấp nhận, nhưng con biết mình không thể lảng tránh quá khứ, vì thế bất cứ ai hỏi, con đều nói cho họ sự thật.”

 

“Tôi đã từng rất sợ hãi khi phải kể cho con về sự thật khủng khiếp của cuộc đời nó. Nhưng đến năm Haven 5 tuổi, có một lần sau khi nghe lại câu chuyện, con bé nhún vai và nói: ‘Con thấy điều này thật ngu ngốc’, và từ đó về sau Haven dường như đã chấp nhận bản thân mình”, chị Shelly bồi hồi kể lại.

Lớn lên với sự khác biệt trên cơ thể như vậy nhưng Haven vẫn luôn là một cô bé rất vui tươi, yêu đời và đặc biệt là vô cùng đam mê các môn thể thao vận động.

“Con nhớ có lần nhìn thấy các bạn chơi bóng rổ, nhìn lại chân mình con rất buồn, nghĩ rằng đó là thứ cả đời này mình sẽ không làm được. Rồi một người chị trong nhà nói con chưa thử làm sao biết được, đừng có chỉ ngồi đó rồi tự thấy thương hại bản thân mình. Lúc ấy con còn cảm giác như chị ta đang cố tình nói lời làm con bị tổn thương”.

Thế nhưng lời nói của người chị phần nào thật sự đã làm cho Haven sực tỉnh. Khiếm khuyết chỉ là thứ khiến cho con người ta càng trở nên đặc biệt hơn và nó cũng có thể chính là nguồn sức mạnh giúp ta vượt qua mọi trở ngại.

“Cũng như bao bậc cha mẹ khác khi có đứa con không lành lặn, họ chỉ mong con mình có được cuộc sống như người bình thường và yên ả. Tôi cũng mong vậy với Haven nhưng con bé đã chứng minh điều ngược lại bằng cách sống thật rực rỡ, hết mình và sôi động hơn bao giờ hết”, chị Shelly nói.

 

Từ thời trung học, Haven bắt đầu tham gia luyện tập rất nhiều môn thể thao khác nhau, từ chạy bộ, đá banh, lướt sóng, bơi lội… không có một giới hạn nào đối với cô bé bản lĩnh với ý chí kiên cường này. Đối với Haven, môn bơi lội được xem là môn sở trường và yêu thích nhất:

“Tháo đôi chân giả ra và nhảy xuống làn nước mát lạnh, con cảm thấy như mình được tự do vô cùng thoải mái trong thế giới riêng của mình”.

 

Ngoài các hoạt động thể thao, Haven cũng mạnh dạn thử sức làm người mẫu sau khi nhận ra rằng có quá nhiều người cảm thấy không hạnh phúc về chính con người mình. “Con muốn cho họ hiểu được rằng, khác biệt không hề đáng sợ nếu như chúng ta có thể thấy những điều độc đáo về bản thân một cách tích cực. Nếu con làm được, họ cũng sẽ làm được”.

 

Haven cũng thường xuyên đến thăm những người khuyết tật trong bệnh viện, cô nàng mong muốn câu chuyện về cuộc sống của mình sẽ truyền cảm hứng giúp họ chấp nhận khiếm khuyết của bản thân.

 

Bắt đầu từ năm 12 tuổi, tài năng vượt trội trong môn bơi lội của Haven đã giúp cô bé được vào đội tuyển bơi lội Paralympics Emerging Swim và hy vọng sẽ tham gia thi đấu chính thức vào năm 2020 – 2024. Haven là một trong những tay bơi cự phách được đặt niềm tin sẽ mang về vinh quang cho nước Mỹ một ngày không xa.

 
Tham dự đội tuyển Mỹ tại Paralympic Mùa Đông ở Rio De Janeiro, Brazyl

Gia đình Shepherd thật sự không giấu được sự tự hào về cô con gái nhỏ và họ thầm biết ơn vì cơ duyên năm xưa đã giúp cho gia đình mình được gặp Haven. Chị Shelly cảm động nói: “Là Haven đã chọn chúng tôi và con bé đã sống để chứng minh rằng, không có chân là một điều chẳng to tát gì cả”.

 
Hạnh phúc với tình thương yêu của cha mẹ nuôi

ĐINH HƯƠNG / THEO THỜI ĐẠI

(Nguồn: Dailymail)thunn

Anh chị Thụ & Mai gởi

Chân Dung Một H.O. — “Tiến Sĩ Nguyễn Ngọc Sẳng”


Chân Dung Một H.O. — “Tiến Sĩ Nguyễn Ngọc Sẳng”
 

LTS. – Anh Chị Em cựu tù nhân chính trị sang định cư tại Hoa Kỳ theo các danh sách H.O. từ năm 1990 đến nay, người đầu tiên lâu nhất là gần mười lăm năm, người trễ nhất cũng đã đến đây được sáu bảy năm. Gia đình, công việc coi như đều đã ổn định, nhưng số phận đã đem mỗi con người đi theo những con đường khác nhau. Sang đây, tùy cuộc đời đưa đẩy, có người đi học lại có cấp bằng để gia nhập vào đời sống Mỹ một cách dễ dàng, có người chịu làm nghề tay chân để sống qua ngày, không ít bạn xoay sang các ngành nghề thương mãi, cũng có người xuống tóc xuất gia ngày đêm kinh kệ…Sau bao nhiêu năm lao tù, đói khát, nhọc nhằn, sang đến đây, sức tàn lực kiệt, đã có rất nhiều người hiện đang đang nằm trong nursing home hay đã qua đời. Chúng tôi hy vọng, trong khả năng hạn hẹp, sẽ tìm hiểu và vẽ lại chân dung đa dạng của những người anh em mà chúng ta tạm gọi là những người H.O.

 Đây là một tấm gương sáng không những chỉ cho những người đồng hoàn cảnh với Ông, mà cả đối với lớp trẻ, con cháu.

Nguyễn Ngọc Sẳng sinh ra trong một gia đình nông dân nghèo ở làng Tân Chánh, huyện Cần Đước, tỉnh Long An. Thuở nhỏ ông theo học trường làng, vào trung học mới về được trường Quận, cấp hai mới lên Saigon theo học tại trường Chu Văn An. Năm 1962, mới đậu xong tú tài phần 1, phận nhà nghèo, không thể tiếp tục đi học, ông thi vào trường Sư Phạm Saigon khóa hai năm, về dạy trường tiểu học ở Vũng Tàu, rồi lấy vợ tại đây. Ba năm sau, 1967, Nguyễn Ngọc Sẳng bị động viên khóa 24 Sĩ Quan Trừ Bị Thủ Đức. Ra trường ông đổi về phục vụ tại Tiêu Khu Long Khánh và giữ chức vụ Trung Đội Trưởng thuộc Đại Đội 624 tại Chi Khu Định Quán, Long Khánh. Năm 1969, Nguyễn Ngọc Sẳng cầm lệnh giải ngũ về lại quê vợ, đỗ xong Tú Tài phần 2 và được bổ nhiệm dạy học tại trường Trung Học Thắng Nhì.

Nhờ tinh thần hiếu học và cần cù, sáu năm sau, Nguyễn Ngọc Sẳng đã tốt nghiệp Cử Nhân Văn Chương tại Đại Học Văn Khoa Saigon, và từ một giáo viên tiểu học, ông đã được nhập ngạch giáo sư Trung Học Đệ Nhị Cấp, bổ nhiệm về dạy tại trường Trung Học Thị Xã Vũng Tàu. Chỉ ở trong quân đội hai năm, nhưng chế độ Cộng Sản xem chuyện biệt phái về ngành giáo dục của một sĩ quan là một trọng tội, do đó trung úy Nguyễn Ngọc Sẳng đã bị tập trung cải tạo đúng 5 năm rưỡi qua các trại Vũng Tàu, Long Khánh và Hàm Tân ở trại Z.30C.

Năm 1981, Nguyễn Ngọc Sẳng được ra tù và về sống tại quê vợ và cũng là nơi ông đã dạy học trong nhiều năm. Trong thời gian ấy, vùng biển Vũng Tàu cũng là nơi người ta chọn để vượt biên nhiều nhất, tuy vậy gia đình ông nhà giáo Sẳng quá nghèo, không kiếm đâu ra vài chỉ vàng để đóng góp với chủ tàu. Nghề nghiệp nuôi sống của một người đi tù “cải tạo” mới về ít vốn liếng như ông là đi bán vé số dạo trong các quán giải khát và ăn nhậu trên bãi biển Vũng Tàu trong gần hai năm trời, nghề mà ông không khỏi ngượng ngập khi phải gặp không ít những khuôn mặt quen thuộc tại địa phương hay buồn phiền khi cầm trên tay nắm vé số trong những chiều mưa ế ẩm.

Nghề bán vé số không khá, nhất là khi phải nài nỉ khách mua và phải đi lang thang suốt ngày. Sau đó, ông nhận một việc làm tưới cây kiểng cho một Hotel, nhưng chỉ trong một tuần đã bị chủ đuổi vì bắt gặp ông ngồi nhâm nhi bên ly cà phê, mặc đầu chưa tới giờ làm việc. Thấy ông có chút sức khỏe, một chủ khách sạn ở bãi sau đề nghị ông về làm cho họ với một số tiền hằng ngày ổn định hơn.

Công việc hằng ngày của ông là xách nước ngọt cho khách tắm biển tại các phòng tắm trên bãi của nhà hàng. Mỗi ngày, “ông thầy” Nguyễn Ngọc Sẳng phải xách hơn 150 thùng nước ngọt cho khách hàng từ chỗ nước máy ra các phòng tắm trên bãi, và vì ở ngoài bãi suốt ngày, da ông đen nhẽm, đám môn sinh Vũng Tàu cũng khó nhìn ra ông.

Tuy công việc khá cực nhọc, nhưng bù lại, với tiền công mỗi ngày ông mua được 6, 7 kg gạo, đủ ăn và chi dùng cho gia đình. Làm việc như thế ròng rã suốt hai năm cho tới một ngày nọ, ông may mắn gặp được một người phụ huynh học sinh có lòng tốt, thấy ông thầy giáo cũ quá vất vả, muôn giúp đỡ ông. Vị này có quen một người vừa trúng số độc đắc, đang mở một cửa hàng xe đạp, giới thiệu cho ông Sẳng về đó làm kế toán cho cửa hàng. Cuộc đời ông từ đó khá thêm một bậc, được ở trong bóng mát, đỡ phải vất vả lăn lộn ngoài bãi biển.

Dần dà ông dành dụm được tí vốn, và nhờ sự giúp đỡ của người chủ cũ, Nguyễn Ngọc Sẳng đã mở được một cửa hàng xe đạp nhỏ. Nhờ sinh vào thời buổi “toàn dân đi xe đạp”, gia đình ông cũng kiếm được chút tiền, vừa lúc chương trình H.O. tới, ông có đủ tiền để lên Saigon dịch vụ xuất cảnh, muốn đi sớm phải có “chỉ” và được xếp vào danh sách H.O.4. Tháng 11-1990, gia đình ông giáo Sẳng đã tới được đất Mỹ, thuộc diện “mồ côi”, do một nhà thờ bảo lãnh, về định cư tại thành phố Tucson, tiểu bang Arizona.

Cũng như các cựu tù nhân chính trị mới sang Mỹ, ông phải làm nhiều nghề để sinh tồn...Thoạt đầu, ông theo một người bạn làm nghề cắt cỏ, trong khi không có tay nghề, công việc của ông là cào lá, hốt cỏ, rác cho vào bao đem đi. Năm sau ông xin được một chân làm assembly trong một hãng nhỏ, sau đó hãng đem công việc sang Mễ, ông lại đổi nghề. Lần này ông làm công việc là đóng bao bì cho cho một hiệu sản xuất dụng cụ học sinh. Trong sáu năm cuối cùng, Nguyễn Ngọc Sẳng làm janitor quét dọn cho nhà thương Tucson Medical Center vào ban đêm.

Điều đáng nói là từ lúc sang Hoa kỳ, ban ngày đi làm kiếm sống, nhưng ban đêm ông lại tới trường để theo học các lớp ESL vì ông vốn là giáo sư dạy Việt Văn vốn liếng tiếng Anh không có bao nhiêu. Ròng rã như thế, trong 7 năm, vừa đi làm vừa đi học, Nguyễn Ngọc Sẳng lấy xong văn bằng Master of Education vào năm 1998 và từ đấy ông mới chính thức có công việc tại Khu Học Chánh Tucson. Có lẽ cá nhân ông Nguyễn Ngọc Sẳng chưa bao giờ cho mình là già, và tuy đã có viêc làm ổn định, ông vẫn còn đi học… Cuối năm 2004 vừa qua, vào ngày 18 tháng 12, ông giáo Nguyễn Ngọc Sẳng, mới ngày nào sang Mỹ ban đêm còn ngồi trong các lớp ESL, đã vinh dự nhận văn bằng Ph.D. của University of Arizona.

Số các cựu tù nhân chính trị đến Mỹ theo diện H.O. nhận văn bằng Ph.D. không nhiều, hầu hết đều đã có vốn liếng Anh Ngữ từ trước, Nguyễn Ngọc Sẳng là một trường hợp đặc biệt. Phải nói là ông đã nổ lực nhiều lần hơn những người đồng hoàn cảnh để vươn lên. Luận án tiến sĩ của Nguyễn Ngọc Sẳng là “The Role of Cultural Factors Affecting the Academic Achievement of Vietnamese Immigrant/Refugee Students in the United States” (Những Yếu Tố Văn Hóa Ảnh Hưởng Đến Sự Thành Công Trong Học Vấn của Học Sinh Di Dân/ Tỵ Nạn Việt Nam trên đất Mỹ).

Mọi sự chưa bao giờ là chậm. Nguyễn Ngọc Sẳng đỗ bằng Ph.D. lúc ông đã 62 tuổi cũng chưa phải là già. Xin chào mừng người bạn tù H.O.4.

 Huy Phương 

www.vietthuc.org

MANG LẤY ÁCH

MANG LẤY ÁCH

 

Báo Văn Học số 193 tháng 5 năm 2002, trong mục Tin Văn do Thế Quân phụ trách, đăng tin về em bé Mattie Stepanek 11 tuổi, hiện sống với mẹ ở Upper Marlboro, bang Maryland.  “Mới sinh ra, em đã mang một căn bệnh di truyền quái ác có tên là “dysautonomic mitochondrial myopathy”, một hình thức khá hiếm hoi của bệnh yếu cơ – muscular dystrophy.  Bệnh này đã giết chết ba anh chị em của Mattie, còn bản thân em thì đời sống bị dính liền vào chiếc xe lăn với một bình oxygen thường xuyên bên cạnh.  Nhỏ nhắn, yếu ớt, thiếu sức khỏe và mang một căn bệnh vô phương cứu chữa như thế, nhưng em luôn vui vẻ, lạc quan.  Em rất ham học và sáng tạo.  Em bắt đầu làm thơ và viết văn vào lúc 3 tuổi.  Em đọc và mẹ em đánh máy lại.  Lúc 5 tuổi, em đã có mấy trăm bài thơ và đến nay đã có hàng ngàn bài thơ.”

 

“Em có ba ước mơ: thứ nhất là xuất bản một tập thơ của riêng em, thứ hai là được diện kiến với “model” của em là cựu tổng thống Jimmy Carter, và cuối cùng là được xuất hiện trong chương trình truyền hình của Oprah.  Năm 2001, cả ba ước mơ của em không những đã thành đạt mà còn thành đạt ngoài ý muốn.  Tháng 7 năm 2001, hai nhà xuất bản “VPS Books” và “Hyperion Books” hợp tác nhau xuất bản thi tập đầu tiên của em, tựa đề là “Heartsongs.”  Ngay lập tức, nó trở thành “bestseller” trên toàn quốc.  Tháng 10 năm 2001, em được diện kiến cựu tổng thống Carter trong chương trình truyền hình “Good Morning America.”  Và ngày 19 tháng 10 năm 2001, em xuất hiện trong chương trình truyền hình Oprah.

 

Tối ngày 17 tháng 4 năm 2002, Mattie xuất hiện trong chương trình “Lary King Live” của hệ thống truyền hình CNN.  Trong cuộc trò chuyện này, bằng một giọng nói lưu loát, cử chỉ sống động, em trả lời nhiều câu hỏi về cuộc sống, việc học, việc làm thơ và những mơ ước của em một cách thông minh, chân thành và đôi khi còn pha chút dí dỏm.  Trả lời câu hỏi liên quan đến căn bệnh nan y của em, Mattie nói: “Các bác sĩ không tin rằng cháu sẽ sống nổi một ngày.  Nhưng cháu đã sống được.  Rồi họ lại bảo “OK, thằng nhỏ sống đến 6 tháng là cùng.”  Cháu đã sống… Khi cháu lên 2, họ nói “OK, 10 tuổi thôi.”  Bây giờ đây cháu đã được 11 tuổi.  Họ sẽ có thể nói “đến mười mấy thôi, quá lắm là đến hết tuổi thiếu niên, nhưng cháu dự tính sẽ sống đến 101 tuổi lận”.

 

Đề cập đến sự kiên trì phấn đấu của mình để tồn tại và sáng tác, em phát biểu: “Đôi khi, cháu tự hỏi: Tại sao lại là cháu?  Tại sao cháu lại có một đời sống khó khăn như thế này?  Tại sao mấy anh chị em của cháu lại chết?  Tại sao bệnh không lành?  Nhưng rồi cháu nghĩ lại và tự hỏi: Tại sao không phải là cháu chứ?  Cháu có thể chịu đựng được tốt hơn một đứa trẻ khác đã phải chịu những khó khăn trong đời của nó.  Hoặc là cháu có thể chịu đựng tốt hơn một đứa nhỏ chẳng hiểu gì chuyện đó cả và có thể còn đau khổ hơn”.

 

Trong bài Phúc Âm hôm nay, Chúa Giêsu mời gọi chúng ta mang lấy ách của Người trên đôi vai chúng ta.  Phải chấp nhận những nhọc nhằn vất vả, bệnh tật ốm yếu, khổ đau buồn sầu, và tất cả những ngang trái ngoài ý muốn như là cái ách phải mang lấy trong cuộc đời.

 

Người Do Thái dùng thành ngữ cái ách để chỉ sự vâng phục, phục tùng.  Họ nói về cái ách của lề luật, cái ách của các giới răn, cái ách của Vương Quốc, và cái ách của Thiên Chúa.  Chúa Giêsu đã dùng hình ảnh cụ thể này để diễn tả lời mời gọi của Người.

 

Theo William Barclay, Chúa Giêsu nói, “Ách của Ta thì êm ái.”  Chữ “êm ái”, tiếng Hy Lạp là “chrestos” có nghĩa là vừa vặn.  Trong xứ Palestine những cái ách của con bò được làm bằng gỗ; con bò phải được dẫn đến tiệm thợ mộc để đo kích thước phù hợp với từng con.  Sau đó cái ách phải được thợ mộc đẽo gọt, điều chỉnh, sửa chữa cẩn thận cho thật vừa vặn để không làm trầy da hay tổn thương đến con vật.

 

Có một huyền thoại cổ kể lại rằng Chúa Giêsu là người thợ mộc sản xuất ra những cái ách vừa vặn vào loại hạng nhất ở xứ Galilêa, và trong khắp cả nước người ta ùn ùn kéo đến với Người để mua những cái ách hạng nhất do Người làm ra.  Thời ấy, các cửa tiệm cũng có những nhãn hiệu dán trên cửa, và cái nhãn hiệu của tiệm thợ mộc ở Nagiarét nổi tiếng với hàng chữ: “My yokes fit well” – “Ách Ta rất vừa vặn”.

 

Chúa Giêsu nói: “Ách của Ta thì êm ái”, có nghĩa là: “Cuộc sống Ta ban cho con không phải là gánh nặng làm tổn hại đến con; bổn phận của con đã được đo lường thích hợp với con rồi.”  Bất cứ điều gì Thiên Chúa gửi đến cho chúng ta đã được làm để phù hợp chính xác với những nhu cầu và khả năng của chúng ta.

 

Chúa Giêsu nói: “Gánh của Ta thì nhẹ nhàng.”  Đúng như lời của một thầy Rabbi đã nói:“Gánh của tôi đã trở nên bài ca của tôi.”  Điều này không có nghĩa là gánh nặng thì dễ dàng mang vác; nhưng có nghĩa rằng nó được đặt trên vai chúng ta bằng tình yêu.  Nó sẽ được mang vác trong tình yêu.  Và tình yêu sẽ làm cho những gánh nặng nề nhất cũng trở nên nhẹ nhàng như thánh Augustinô đã nói: “Ở đâu có tình yêu, ở đó hết khó nhọc.”

 

Sưu tầm

Một học sinh nữ tàn tật nhưng có ý chị vươn lên , thật đáng trân trọng;

From facebook:   Kimtrong Lam‘s post.
 
Image may contain: 1 person, sitting and outdoor
Image may contain: one or more people, people sitting and outdoor
Image may contain: one or more people and people standing
Image may contain: 2 people, people standing and outdoor
Image may contain: 1 person, smiling, sitting, grass, tree, outdoor and nature
Kimtrong Lam to Lương Văn Can 75.

Một học sinh nữ tàn tật nhưng có ý chị vươn lên , thật đáng trân trọng;

Từ khi sinh ra, đôi tay của cô gái nhỏ bé Nguyễn Thị Huyền đã cong vẹo, đôi chân cũng nhỏ xíu không thể tự đi lại. Thế nhưng nữ 9X khiến nhiều người nể phục bởi tự mình đi làm thêm khi học ĐH, tham gia một số cuộc thi để kiếm tiền trang trải cuộc sống xa nhà.

Nguyễn Thị Huyền chưa bao giờ oán trách số phận mà luôn lạc quan, yêu đời

Không may mắn như mọi người, Nguyễn Thị Huyền (27 tuổi, quê Đắk Nông) khi mới lọt lòng đã bị dị tật bẩm sinh, đôi tay cong vẹo cùng đôi chân nhỏ xíu. Suốt tuổi thơ và thời đi học ở gần nhà, mọi sinh hoạt của Huyền đều có sự giúp đỡ của cha mẹ. Vậy mà đến khi lên đại học, Huyền đã tự mình tìm việc làm thêm, tham gia một số cuộc thi để kiếm tiền trang trải cuộc sống xa nhà. Nữ 9X đời đầu còn năng nổ tham gia các hoạt động thiện nguyện khiến nhiều người nể phục.

Nguyễn Thị Huyền là con thứ tư trong gia đình có bảy anh chị em. Mẹ Huyền có thời gian bị liệt nên tất cả gánh nặng cơm áo gạo tiền đè nặng lên đôi vai người cha mang trong mình căn bệnh hở van tim. Tất cả anh chị em đều bình thường, duy chỉ có Huyền do mẹ bị động thai nên khi sinh ra, bạn đã bị khuyết tật. Có lẽ vậy mà con đường học hành của Huyền khá gian nan. Năm 7 tuổi, Huyền học lớp tình thương tại xã. Được vài tháng, lớp đóng cửa, Huyền phải nghỉ học ở nhà. Không nản chí, Huyền nhờ anh chị chỉ cách viết chữ, làm toán để tự học. Đến năm 15 tuổi, được sự giúp đỡ của một cán bộ xã, Huyền được trở lại trường và bắt đầu từ chương trình lớp 4.

Vì các ngón tay không cầm nắm được nên Huyền phải ‘nuôi’ móng tay dài để làm tất cả mọi việc, từ chải đầu, cầm bút cho đến giặt đồ, gõ bàn phím

Huyền kể, ban đầu thầy cô không tin bạn có thể học được lớp 4 nhưng sau đó ai cũng bất ngờ vì Huyền hoàn thành xuất sắc bài khảo sát đầu năm. Đến lớp 5, Huyền còn được đại diện lớp đi thi vở sạch chữ đẹp.

Học xong lớp 12, Huyền đăng ký thi vào trường Đại học Công nghệ thông tin và trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn (Đại học Quốc gia TP.HCM). Sát ngày thi, 2 cha con Huyền cầm số tiền dành dụm của gia đình xuống TP.HCM dự thi. Vừa thi xong khối A vào trường Đại học Công nghệ thông tin thì hai cha con hết tiền nên Huyền phải bỏ thi khối C.

“Đi học từ lớp 4 đến lớp 10 mình không có một người bạn, lúc nào cũng lủi thủi một mình. Các bạn cứ chỉ chỉ vô mình rồi kêu mình là người ngoài hành tinh. Đến lớp 10 các bạn còn dùng đồng hồ chỉ thẳng vào mặt mình rồi nói mình là yêu quái biến hình. Hồi đó mình cũng buồn nhiều lắm.” Nguyễn Thị Huyền chia sẻ

Ngày nhận tin con gái đậu Đại học, cha mẹ Huyền đã khóc nức nở xen lẫn tâm trạng vừa vui nhưng cũng nhiều nỗi lo lắng, phần vì nghĩ tới những ngày tháng cô con gái nhỏ bé phải một thân một mình nơi đất khách, phần vì hàng xóm họ hàng nói ra nói vào: Người ta lành lặn học đại học xong còn không có việc làm, con Huyền nó vậy, học ra ai nhận. Thương con, thương ước mơ đi học của con, gia đình đã để Huyền lên TP làm hồ sơ nhập học.

Bạn bè gọi mình là ‘yêu quái’, ‘người ngoài hành tinh’

Chúng tôi hẹn gặp Huyền vào một ngày TP xuất hiện những cơn mưa đầu mùa, bầu trời u ám nhưng chiếc áo vàng Xuân Tình nguyện mà Huyền mặc nổi bật cả một góc sân.

Nữ 9X nhỏ xíu ngồi lọt thỏm trên chiếc xe lăn với khuôn mặt tươi tắn, mái tóc đen dài mượt mà. Đôi bàn tay Huyền cong vẹo, mỏng tang không cầm nắm được gì. Huyền phải để móng tay dài làm điểm bám cho các cử động từ giặt đồ đến gõ bàn phím.

Đôi chân Huyền cũng chỉ bé tẹo như chân những đứa trẻ lên 5, lên 6 và yếu ớt nên đi lại khá khó khăn. Khi bắt đầu nói chuyện với Huyền, chúng tôi dần cảm nhận Huyền là một cô gái tự tin, nỗ lực vươn lên trong cuộc sống. Huyền chưa bao giờ oán trách số phận hay tự ti mà luôn tươi cười, lạc quan. Mỗi lần đi chơi cùng bạn bè, Huyện cũng điệu đà thoa son, mặc váy. Với Huyền, khuyết tật của cơ thể không hẳn là kém may mắn, mà kém may mắn là khi không đủ niềm tin và nghị lực vượt qua mặc cảm nỗi đau để đạt được ước mơ của mình. Do đó, nữ 9X coi sự khiếm khuyết của cơ thể như là một thử thách mà bản thân cần phải vượt qua.

Huyền năng nổ tham gia các hoạt động thiện nguyện ở trường và các câu lạc bộ bên ngoài

“Đến giờ nghĩ lại mình thấy các bạn gọi mình là yêu quái cũng đúng thôi, vì có yêu quái nào xấu xí đâu, yêu quái nào cũng xinh đẹp và giỏi giang mà”, nói rồi Huyền cười giòn tan.

Ước mơ trở thành Nick Vujicic của Việt Nam.

Hiện Huyền đang là sinh viên năm 3 khoa Công nghệ phần mềm. Huyền tâm sự rằng chọn ngành học này theo nguyện vọng của gia đình và khi ra trường tìm việc phù hợp với bản thân. Theo lời Huyền thì học Công nghệ phần mềm khá thuận tiện vì không phải di chuyển nhiều. Chỉ khi đến giờ thực hành phải mang theo chiếc laptop to hơn cả lưng quả là một điều không dễ dàng.

Huyền có một ước mơ cháy bỏng đó là được truyền nghị
lực sống đến tất cả mọi người.

Đáng nể nhất là ngay từ năm nhất đại học, Huyền đã đi bán thẻ wifi ở ký túc xá và tham gia các cuộc thi sáng tác thơ, văn để kiếm tiền tự trang trải cuộc sống xa nhà.

Chúng tôi hỏi thu nhập thế nào, Huyền thỏ thẻ: “Công việc làm thêm giúp mình mỗi tháng có từ 700.000 đến 1,2 triệu đồng Dù chi tiêu tiết kiệm nhưng có những ngày mình phải ăn mì gói sống để dằn bụng. Thà vậy chứ mình không muốn tới quán cơm mà người ta không lấy tiền”.

Hè năm ngoái, được sự giới thiệu của một người bạn, Huyền đăng ký tham gia cuộc thi Who are you? với mong muốn được làm Nick Vujicic một lần. Trên cả bất ngờ, Huyền làm cho khán giả vừa khóc, vừa cười nên giành được giải nhất. Nhiều lần sau, Huyền được mời làm diễn giả một số chương trình để nói về nghị lực sống bằng những câu chuyện về chính cuộc đời của mình.

Rồi Huyền mang trong mình ước mơ cháy bỏng là được trở thành một diễn giả, một Nick Vujicic của Việt Nam để được nói với mọi người về cuộc sống này, về nghị lực và ý chí.
Huyền cũng điệu đà, mặc váy, thoa son khi đi chơi cùng bạn bè

Thấy chúng tôi có vẻ thắc mắc, Huyền tự tin nói tiếp: “Mình đi học một ngày rất nhiều người giúp đỡ, đi ra cửa chỗ nào có bậc thang mình không đi được cũng có người lại giúp mình. Mình đến trường cũng có người bế lên lầu, mà trong những người đó có người thân, người không thân. Những người đó mình không trả ơn cho người ta được nên mình giúp những người mình có thể. Hơn hết mình muốn truyền cảm hứng cho mọi người, không việc gì phải bi quan này nọ hết. Mình thấy các bạn buồn này buồn kia thì mình sẽ nói, chọc cười các bạn. Mình muốn mọi người đều lạc quan như mình”.
Còn ước mơ gần nhất của cô sinh viên nhỏ xíu đó là được ra trường đúng hạn và có được công việc ổn định để có thể phụ giúp cha mẹ. Huyền nói cả cuộc đời cha mẹ đã phải khổ nhiều, Huyền mong rằng khi có việc làm rồi, Huyền có thể chăm sóc được cha mẹ.

Thương binh cụt 2 chân trở thành Thuong nghi si Hoa Kỳ

Thương binh cụt 2 chân trở thành Thuong nghi si Hoa Kỳ

                     Thương binh người Mỹ 36 tuổi phấn đấu học trường

                    Harvard và trở thành Nghị sỹ bang Florida

nghi-sy-brian-mast

Brian Mast, một cựu chiến binh bị mất hai chân ở Afganishtan, đã trở thành Nghị sỹ Mỹ. (Ảnh: Getty Images)

Tấm gương phấn đấu của Brian Mast, một cựu chiến binh 36 tuổi đã tốt nghiệp trường Harvard sau khi bị mất đôi chân tại chiến trường Afganishtan. Anh mới trở thành Nghị sỹ sau khi giành chiến thắng ở bang Florida.

Tuần trước, Brian Mast đã chiến thắng ở bang Florida để trở thành nghị sỹ Mỹ. Đặc biệt, nghị sỹ Brian là một cựu chiến binh bị mất cả hai chân trong cuộc chiến ở Afganishtan.

Cuộc đời của anh đã thay đổi vào tháng 9/2010 khi đang là chuyên gia phá bom trong Lực lượng đặc nhiệm Mỹ ở Afghnistan. Lúc đi qua một cây cầu để kiểm tra nghi vấn, một quả bom bên lề đường đã phát nổ khiến anh bị thương nặng.

brian-2

Brian bị mất hai chân và một phần của tay trái. Cuộc đời binh nghiệp của anh chấm dứt từ đó.

Brian nói: “Tôi là một người lính. Tôi xác định là phục vụ đất nước. Nhưng khi bị thương, tôi đã mất phương hướng”, theo Daily Mail.

Thay vì chìm trong đau khổ, Brian đã quyết định xem thương tật như là một chương mới trong cuộc đời của mình. Brian tâm sự: “Lúc đó tôi nghĩ, tôi phải tìm điều gì đó để làm trong cuộc đời còn lại”.

Brian quyết tâm không để khuyết tật ngăn cản cuộc sống

Nằm trên giường bệnh, xung quanh là vợ con, anh đã tự hứa với mình phải làm được điều phi thường. Nếu không thể tiếp tục phục vụ quân đội, anh sẽ phục vụ đất nước theo cách khác – tranh cử Nghị viện.

Brian nói: Tôi sẽ không để những kiến thức của tôi trở thành quá khứ. Tôi quyết định bước vào một trận đấu mới. Tôi biết tôi sẽ có mặt ở thủ đô Washington vào ngày nào đó”.

Sau nhiều tháng phục hồi khó khăn, anh đã học cách đi lại bằng chân giả. Chỉ 2 tháng sau vụ nổ, Brian đã có thể đi lại cùng gia đình.

Cuối cùng vào tháng 2/2012, anh đến Trung tâm Y khoa Quân đội và bắt đầu làm việc ở Phòng An ninh Nội địa.

Nhưng lúc đó anh đối mặt với thách thức khác.

Sau khi tốt nghiệp phổ thông, anh đã gia nhập quân ngũ theo bước chân người cha. Nhưng để thực hiện giấc mơ vào Nghị viện, anh cần có bằng đại học.

Như thường lệ, Brian đặt mục tiêu cao nhất cho bản thân mình, vào học trường Harvard.

Năm 2013, anh đăng ký một khóa học online về kinh tế học. Đến đầu năm nay, anh đã tốt nghiệp với bằng kinh tế của Harvard. Lúc đó anh cảm thấy sẵn sàng tham gia chính trị.

Và cũng chưa bao giờ chọn một trận đấu dễ dàng, anh đã quyết định tranh cử ở bang Florida với 11 ứng cử viên khác.

Một trận đấu không dễ dàng, bởi vì anh là cựu chiến binh khuyết tật.

Anh đã gặp phải những câu hỏi khó như: “Tại sao anh luôn mặc quần lửng, có phải để mọi người biết về khuyết tật của anh?”. Brian nói lý do thực sự đơn giản hơn nhiều, vì chân giả của anh không thể mặc vào những chiếc quần dài.

nghi-sy-brian-3

Brian nói với hãng tin CBS12: “Bạn phải chạy đến đích. Bạn phải chiến đấu như thể là ngày cuối cùng của cuộc đời”

Ngày 8/11, Brian đứng cùng vợ con để đợi công bố kết quả bầu cử. Và anh đã đánh bại ứng cử viên đảng Dân chủ Randy Perkins để trở thành Nghị sỹ tiếp theo của bang Florida.

Brian nói trên trang web tranh cử: “Tôi tin vào trái tim mình, rằng khó khăn mà chúng ta đối mặt không quan trọng bằng cách mà chúng ta ứng xử với khó khăn đó”.

“Chúng ta sẽ không thu mình trong góc phòng và từ bỏ khi cuộc sống gặp khó khăn”

“Chúng ta làm chủ thách thức của mình. Chúng ta sử dụng những thách thức đó như công cụ để làm chúng ta trở lên mạnh mẽ nhất có thể. Tôi tin rằng đó là trạng thái chúng ta cần phấn đấu”

“Tại Quốc hội, tôi sẽ phục vụ người dân như tôi đã làm trên chiến trường, bất kể bản thân được gì hay mất gì”.

Hiện nay tại Hạ viện và Thượng viện Mỹ có khoảng 20% nghị sỹ đã từng phục vụ trong quân đội.

Dương Minh

Sứ Ðiệp Của Một Người Tàn Tật

Sứ Ðiệp Của Một Người Tàn Tật

Msgr. Petrus Nguyễn Văn Tài

Hằng năm tổ chức có tên là “Tự nguyện chịu đau khổ” hành hương đến Lộ Ðức để chia sẻ kinh nghiệm của họ khi đối đầu với đau khổ. Năm 1982, khách hành hương đã chú ý đến lời chia sẻ của Jacques Lebreton, một phó tế vĩnh viễn không tay, mù mắt. Chúng ta hãy lắng nghe chứng từ của ông:

Sau trận đánh ở El Alamem, tôi và các bạn của tôi đang lo gỡ mìn. Một anh bạn tôi cầm một quả lựu đạn và vô tình mở chốt. Trong cơn hốt hoảng, anh trao cho tôi. Tôi cứ tự nhiên cầm lấy quả lựu đạn. Nó đã nổ tung trong tay tôi. Tôi tối tăm mặt mũi, không nói được nữa. Tôi cảm thấy mình đang chết. Tôi chỉ còn là một người không tay, không mắt… Tôi toan tự tử.

Trên giường bệnh ở nhà thương, tôi, một người đã không giữ đạo từ lâu, tôi bắt đầu cầu nguyện. Tôi xin được rước lễ. Tôi đã hiểu nguyên do sự đau khổ của tôi là tội lỗi nhân loại: đó là thù oán, kiêu căng, chiến tranh… Và tôi đã tìm lại được sự an vui và trông cậy.

Tôi cảm thấy một cái gì tương tự như Chúa Giêsu trong vườn Giêtsêmani. Ngài cũng không muốn chịu đau khổ. Ngài đã van xin: “Lạy Cha, nếu có thể được, xin cho con khỏi uống chén này”, nhưng liền sau đó, Ngài lại thưa: “Lạy Cha, xin vâng theo ý Cha”. Sau thảm kịch Golgotha, Ngài đã sống lại. Chính nhờ mầu nhiệm chết và sống lại mà Chúa Kitô muốn cho chúng ta cùng sống. Tôi đã đạt đến mức độ không phải là chịu đựng mà là chấp nhận. Chịu đựng là một thất bại. Chấp nhận là một chiến thắng. Trên giường bệnh, tôi đã khóc, khóc vì sung sướng với ý nghĩ ấy. Ðiều mà tự nhiên tôi cũng không thể chịu được, nay nhờ ơn Chúa tôi đã chịu được.

Như lời văn hào Mauriac nói: “Chúa Giêsu không đến để xóa bỏ đau khổ, nhưng để cùng hiện diện với những người đau khổ“. Tôi đã cảm nghiệm được lời Chúa phán: “Phúc cho những kẻ khóc lóc, phúc cho những kẻ đau khổ”.

Tại Evreux, tôi được gặp một người đàn bà hoàn toàn bất toại, đến nỗi không thể nói được. Nhưng nhờ ngón chân cái của bà, bà có thể máy động bàn chữ cái trên một miếng ván và bà đã tặng cho tôi một bài thơ có tựa đề “Nụ cười”.

Tôi liên tưởng đến một người đàn ông khác, bị điếc lúc 14 tuổi, mù từ lúc lên 16 tuổi. Trên giường bệnh, lúc hấp hối, người đàn ông 87 tuổi này đã thốt lên như sau: “Tôi đã trải qua một cuộc đời tốt đẹp”.

Ông Jacques Lebreton kết luận như sau: “Tôi, một người không tay, không mắt, tôi cũng thấy đời tươi đẹp. Cuối cùng, sự tàn tật lớn lao nhất là bị chia lìa với Thiên Chúa. Tôi không thể nói như vậy, nếu tôi lành lặn với đôi mắt và đôi tay. Nhưng tôi có thể nói như vậy vì tôi biết thế nào là sống xa Chúa. Và hôm nay, sau một chặng đường dài, tôi lớn tiếng kêu lên với tất cả các người anh em của tôi rằng: Thiên Chúa hằng sống. Ðức Kitô đã sống lại”.

Ðã có khoảng 6,000 vụ lành bệnh lạ lùng được ghi nhận tại Lộ Ðức, trong số này chỉ có 64 vụ được Giáo Hội công nhận là phép lạ. Nhưng phép lạ cả thể nhất của Lộ Ðức cũng như của những trung tâm Thánh Mẫu khác: chính là phép lạ của lòng tin. Và trong những phép lạ của lòng tin ấy, kỳ diệu hơn cả vẫn là niềm tin, sự chấp nhận, tinh thần lạc quan của chính những người đau khổ. Trong niềm đau tột cùng trong thân xác cũng như tâm hồn, những con người ấy vẫn còn thấy được ý nghĩa của cuộc sống, tình yêu cao cả của Chúa. Ðó chính là phép lạ mà Chúa vẫn tiếp tục thực hiện qua những người có lòng tin. Và đó cũng là phép lạ mà chúng ta không ngừng kêu cầu Chúa thực hiện.

Nhìn lên thập giá Chúa, trong niềm hiệp thông với Mẹ Ngài, chúng ta hãy cầu xin Chúa ban cho chúng ta được tiếp tục tin yêu, được tiếp tục nhìn thấy ánh sáng phục sinh giữa những đêm tối của khổ đau, thử thách. Chúng ta cũng hãy cầu nguyện cho không biết bao nhiêu người đang quằn quại trong đau đớn của thể xác, trong cô đơn của tâm hồn. Xin cho họ được nâng đỡ, ủi an và tìm được niềm tin.

Msgr. Petrus Nguyễn Văn Tài

Anh chị Thụ & Mai gởi

Gương chịu đựng bệnh ung thư với đức tin của cha Francisco Rencoret

Gương chịu đựng bệnh ung thư với đức tin của cha Francisco Rencoret

Ngày Chuá Nhật 14 tháng 8 vừa qua, hàng trăm người đã tham dự Thánh lễ an táng của cha Francisco Rencoret, một Linh mục trẻ người Chilê, qua đời ngày 13 tháng 8 (2016), sau hơn một năm chịu đựng và chiến đầu chống lại căn bệnh ung thư phổi cách kiên cường và với đức tin mạnh mẽ. Cha hưởng dương 35 tuổi.

franciscorencoret 

Trong Thánh lễ an táng, cha Andrés Ferrada, một vị huấn luyện đào tạo tại chủng viện Giáo hoàng Santiago đã chia sẻ: “Thiên Chúa trung thành với tình yêu không điều kiện của Ngài, bởi vì Ngài là Cha thương xót, bởi vì Thiên Chúa hiền dịu. Đây là những lời cuối cùng mà cha đã nói với ba của mình trước khi bước vào cánh tay của Thiên Chúa Cha: ‘Ba ơi đừng quên, Thiên Chúa dịu hiền’, và xác tín này xuất phát từ đức tin Cha đã nhận được từ trong gia đình, từ trong Giáo hội và nó nuôi dưỡng cha trong suốt cuộc sống của mình. Năm trước, Thiên Chúa đã cho cha thấy rằng các hoạt động cơ bản trong cuộc sống của cha và của sứ vụ Linh mục là ôm lấy Thánh giá. Vì vậy cha đã viết trong sổ tĩnh tâm thiêng liêng của cha: ‘Con chạy đến với Chuá, ôi Chúa Giêsu để ôm lấy Thánh giá’. Trong những tháng ngày này cha đã đón nhận Thánh giá với lòng can đảm, để Thiên Chúa là Thiên Chúa trong cuộc sống của cha, cảm nghiệm sâu sắc hơn sự tha thứ của Ngài và trao ban sự tha thứ cho tất cả.” Đó là những lời có thể nói là tóm tắt con đường thiếng liêng của Cha Rencoret, đặc biệt trong những ngày chịu đựng cơn bệnh ung thư.

 Cha Rencoret chịu chức năm 2013 và được gửi sang Roma để học Giáo luật tại Đại học Giáo hoàng Gregoriana. Nhưng thật không may, cha đã phải bỏ dở chương trình học, rời Roma để trở về quê nhà điều trị ung thư, sau khi khám phá ra mình mắc phải căn bệnh hiểm nghèo. Trong những tuần trước đây, mọi người hy vọng cha sẽ hồi phục gia khi các xét nghiêm cho thấy một sự tiến triển đáng kể trong việc ngăn ngừa các tế bào di căn ở phổi đã được phát hiện trước đó. Nhưng cũng thật không ngờ, hai khối u não bất ngờ đã tước đi mạng sống của cha.

 Vào giữa tháng 6, cha Rencoret bất ngờ nhân được điện thoại của Đức Thánh Cha Phanxicô. Đức Thánh Cha nghe biết về bệnh tình của cha Rencoret và đã gọi để biết về tình hình sưc khỏe của cha, cũng như cho cha biết là Đức Thánh Cha đang cầu nguyện cho cha. Cha Rencoret cho biết là Đức Thánh Cha đã nâng đỡ, khuyến khích cha rất nhiều cũng như trao mang lại cho cha tình yêu Giáo hội. Cha Rencoret đã thưa với Đức Thánh Cha: “Con đang dâng những đau khổ của con để cầu nguyện cho ơn gọi, những khó khăn và đau khổ của Đức Thánh Cha”. Cha Rencoret đã sống những giây phút cuối đời trong sự bình an, tin tưởng vào lòng thương xót của Thiên Chúa.

 Cha Mauricio Valdivia, bạn học của cha Rencoret tại Đại chủng viện Giáo hoàng Santiago nói: “Tôi tin là cha Rencoret có thể hiều cách này hay cách khác, không phải là không khó khăn, Thiên Chúa ban cho cha món quà thời gian để cha chuẩn bị cho mình, và tôi tin là thời gian đã chín mùi để cha gặp Chúa. Cha đã cảm nghiệm sự tự phó mình đó khi cha nói cha muốn được cứu rỗi hơn là được chữa lành bệnh, và từ khía cạnh đó cha đã cảm nghiệm nó là một cơ hội đặc ân. Cha luôn rất bình an. Cha đã có thể chuẩn bị cho gia đình, trao cho họ sức mạnh và sự bình an. Tôi đã có cơ hội đi cùng cha đến bệnh viện, ở lại đó một đêm với cha và chúng tôi đã nói nhiều chuyện với nhau và xưng tội với nhau, trong món quà của tình bạn Linh mục, với sự thanh thản của con tim biết cách tìm kiếm ý muốn của Thiên Chúa”

 Cha Valdivia nhớ lại, trong ơn gọi Linh mục của mình, cha Rencoret có một sự cảm thông đặc biệt với những người thấp bé, khốn khổ, cần giúp đỡ nhất. Không có một người ăn xin nào trong giáo xứ lại không biết cha Pancho. Cha giúp đỡ cho các người vô gia cư sống trên đường phố. Tại nơi đầu tiên cha Rencoret được bổ nhiệm đến, có một người nằm liệt giường, cha đã thu góp quần áo và các vật dụng mang đến cho người này. Cha cũng giúp như thế cho nhiều người khác nữa… Cha ao ước mang sự an ủi đến cho những người đau khổ và mang cho họ lòng thương xót của Thiên Chúa. Cha Valdivia đánh giá cao tình bạn với cha Rencoret, cha nói: “Tình bạn với cha Rencoret là một phúc lành tôi nhận được và hôm nay tôi biết mình có một người anh em ở trên Nước Trời đang khẩn cầu cho tôi. Chúng ta cầu nguyện cho cha Rencoret nhưng cũng đặc biệt cầu nguyện cho cha mẹ và gia đình của cha vượt qua được nỗi đau thương mất mát người thân yêu và tìm được sự an ủi”.

 (RadioVaticana 01.09.2016)

Anh chị Thụ & Mai gởi

Hình ảnh đầy nghị lực của cặp thầy trò không chân leo núi cao 1132m

Hình ảnh đầy nghị lực của cặp thầy trò không chân leo núi cao 1132m

THỨ TƯ, 14/09/2016    THẾ GIỚI

Vntinnhanh.vn – Thầy trò không chân leo núi cao truyền cảm hứng cho cư dân mạng Trung Quốc.

leo-nui-1

Trên con đường leo lên ngọn núi Lao Sơn ở tỉnh Sơn Đông hôm nay, người dân bắt gặp một cặp đôi khác biệt và đầy nghị lực. Đó là cậu bé tên Gao cùng người thầy Chen đang cố gắng leo lên đỉnh núi không phải bằng chân mà lại là nhờ chính đôi tay của mình.

Được biết, Gao năm nay 11 tuổi. Cậu gặp tai nạn xe hơi và mất đi đôi chân cách đây vài năm. Thấy Chen chính là người truyền cảm hứng cho cậu bé trong quá trình thích nghi với cuộc sống mới.

leo-nui-2

Gao,11 tuổi bị mất hai chân do một tai nạn xe hơi. 

thay-chen-3

Thầy Chen chính là người truyền cảm hứng và nghị lực sống cho cậu bé. 

Về phía Chen, anh 33 tuổi. Chen mất đi cả hai chân cách đây hai thập kỷ. Dù vậy, Chen vẫn vô cùng lạc quan và khẳng định tai nạn thảm khốc không khiến anh niềm tin sống. Không chỉ vậy, Chen còn là một ca sĩ, diễn giả và nhà leo núi có tiếng. Anh đã leo được hơn 100 ngọn núi bao gồm cả núi Hoàng Sơn và Thái Sơn.

leo-nui-4

Hai thầy trò không chân leo núi cao khiến cộng đồng mạng xúc động. 

Lần này, Chen quyết định cùng cậu bé Gao leo lên núi Lao Sơn, cao tới 1132m và phải leo qua rất nhiều bậc thang đá mới tới được đỉnh. Đây cũng chính là lần đầu tiên cậu bé 11 tuổi leo núi bằng sử dụng 2 hộp gỗ và dùng nội lực bước lên. Hình ảnh hai thầy trò không chân cố gắng chinh phục ngọn núi cao và ý chí khiến cộng đồng mạng không khỏi xúc động.

Song Yi (Theo Shanghaiist)

Tấm gương sáng để ngưỡng mộ !

 Tấm gương sáng để ngưỡng mộ !

Fed Checkney

 

 

 

 

 Ông Chuck Feeney

Sự cao thượng tâm hồn nằm trong tấm lòng mà không phải ở quần áo bên ngoài.

Xem ra Ông này còn là bậc thầy của Bill Gates nữa.

Đáng kính phục …

Đây là một ông lão mới thoạt nhìn trông nghèo khó và keo kiệt.

Nhưng việc ông làm lại khiến ông trở thành gương sáng cho các phú hào khác, như Bill Gates và Warren Buffett đều chịu ảnh hưởng rất lớn từ ông.
Ông đã 76 tuổi, ở cùng vợ trong một căn hộ cho thuê ở thành phố San Francisco nước Mỹ. Ông chưa từng mặc qua quần áo hàng hiệu, kính mắt rất cũ kỹ, đồng hồ đeo tay cũng không hợp thời. Ông không thích món ăn ngon, thích nhất là sữa hâm nóng và bánh sandwich cà chua giá rẻ. Ông cũng không có xe hiệu riêng, ra ngoài thường đều đi bằng xe buýt, túi xách mà ông từng dùng để đi làm là túi vải.
Mặt khác, nếu bạn cùng ông đến một quán rượu nhỏ uống bia, ông nhất định sẽ cẩn thận kiểm tra đối chiếu hóa đơn; nếu bạn ở lại nhà ông ấy, trước khi ngủ ông ấy nhất định sẽ nhắc bạn tắt đèn.
Một ông già “nghèo khó” như vậy, bạn có biết trước 76 tuổi ông đã làm những việc gì chăng?
Ông đã từng cống hiến cho đại học Cornell 588 triệu đô la Mỹ, cho đại học California 125 triệu đô la Mỹ, cho đại học Stanford 60 triệu đô la Mỹ. Ông từng bỏ vốn 1 tỷ đô la cải tạo và xây mới 7 trường đại học ở New Ireland và hai trường đại học ở Northern Ireland. Ông từng thành lập quỹ từ thiện để phẫu thuật sứt môi hở hàm ếch cho trẻ em ở các nước đang phát triển… Cho đến nay, ông đã quyên 4 tỷ đô la, còn 4 tỷ nữa đang chuẩn bị quyên góp.
Ông là người sáng lập tập đoàn được miễn thuế toàn cầu DFS. Keo kiệt với chính mình, hào phóng với mọi người, thích kiếm tiền lại không thích được tiền – ông là Chuck Feeney.
Trước mắt, Chuck Feeney còn ba nguyện vọng: Một là trước năm 2016 quyên hết 4 tỷ đô la còn lại. Hiện tại, từ số tiền kia mỗi năm đều có hơn 400 triệu đô la chảy về các nơi cần trên thế giới.
Ông đã dựng nên một tấm gương cho những người giàu có: “Trong khi hưởng thụ cuộc sống đồng thời quyên góp cho mọi người”. Bill Gates và Warren Buffett đều chịu ảnh hưởng nhiều từ ông mà đã thay đổi hành động của mình.

Sau khi việc thiện của Chuck Feeney bị tiết lộ ra, rất nhiều phóng viên muốn tiếp xúc với ông. Trong tâm ai cũng đều có một nghi vấn: Làm sao Chuck Feeney có thể dửng dưng trước gia tài hàng tỷ đô la kia chứ?
Đối với nghi vấn của mọi người, Chuck Feeney mỉm cười kể cho mọi người một câu chuyện:
“Một con hồ ly thấy bồ đào trong vườn kết trái đầy, muốn vào trong ăn một chầu no bụng, nhưng giờ nó mập quá, không chui vào được. Thế là ba ngày ba đêm nó không ăn không uống để thân thể gầy xuống, cuối cùng cũng chui vào được! Ăn no nê, cảm thấy thỏa mãn, nhưng khi nó muốn rời đi, lại không chui ra được. Bất đắc dĩ đành phải giở trò cũ, lại ba ngày ba đêm không ăn uống. Kết quả, lúc nó đi ra, bụng vẫn giống như lúc đi vào.”
Kể xong câu chuyện, Chuck Feeney nói:
“Mỗi người đều là trần trụi sinh ra, cuối cùng cũng đơn độc ra đi, không ai có thể mang theo tài phú và danh tiếng mà bản thân đã đau khổ tìm kiếm cả đời.”
Truyền thông hỏi Chuck Feeney, vì sao ông lại quyên góp hết gia tài của mình?

Câu trả lời của ông đơn giản và ngoài dự đoán của mọi người .

Ông nói: “Bởi vì tấm vải che tử thi không có túi đựng.”

CHÍNH LÚC CHO ĐI LÀ LÚC ĐƯỢC NHẬN LÃNH

CHÍNH LÚC CHO ĐI LÀ LÚC ĐƯỢC NHẬN LÃNH

CHO DIMột cậu bé xuất hiện trước cửa hàng bán chó và hỏi người chủ cửa hàng: “Giá mỗi con chó là bao nhiêu vậy bác?”

Người chủ cửa hàng trả lời: “Khoảng từ 30 tới 50 đô la một con!”

Cậu bé rụt rè nói: “Cháu có thể xem chúng được không ạ?”

Người chủ cửa hàng mỉm cười rồi huýt sáo ra hiệu. Từ trong chiếc cũi, năm chú chó con bé xíu như năm cuộn len chạy ra, duy có một chú bị tụt lại sau khá xa. Ngay lập tức, cậu bé chú ý tới chú chó chậm chạp, hơi khập khiễng đó. Cậu liền hỏi: “Con chó này bị sao vậy bác?”

Ông chủ giải thích rằng nó bị tật ở khớp hông và nó sẽ bị khập khiễng suốt đời. Nghe thế, cậu bé tỏ ra xúc động: “Đó chính là con chó cháu muốn mua”.

CON CHO 1

Chủ cửa hàng nói: “Nếu cháu thực sự thích con chó đó, ta sẽ tặng cho cháu. Nhưng ta biết cháu sẽ không muốn mua nó đâu”.

Gương mặt cậu bé thoáng buồn, cậu nhìn thẳng vào mắt ông chủ cửa hàng và nói: “Cháu không muốn bác tặng nó cho cháu đâu. Con chó đó cũng có giá trị như những con chó khác mà. Cháu sẽ trả bác đúng giá. Thực ra, ngay bây giờ cháu chỉ có thể trả bác 2 đô la 37 xu thôi. Sau đó, mỗi tháng cháu sẽ trả dần 50 xu được không ạ?”

“Bác bảo thật nhé, cháu không nên mua con chó đó”, người chủ cửa hàng khuyên. “Nó không bao giờ có thể chạy nhảy và chơi đùa như những con chó khác được đâu.”

Ông vừa dứt lời, cậu bé liền cúi xuống vén ống quần lên, để lộ ra cái chân trái tật nguyền, cong vẹo được đỡ bằng một thanh kim loại. Cậu ngước nhìn ông chủ cửa hàng và khẽ bảo: “Chính cháu cũng chẳng chạy nhảy được mà, và chú chó con này sẽ cần một ai đó hiểu và chơi với nó.”

Dan Clark

Chuyện tiếp theo…
                    Cậu bé và con chó nhỏ

Cậu bé, với chiếc chân trái phải mang khung thép trong suốt bốn tháng qua, về đến nhà, trên tay ôm một chú cún con. Chú cún này bị tật ở xương hông, nên chỉ có thể đi được những bước khập khiễng.

Việc cậu bé chọn mua một chú cún bị tật khiến bố mẹ cậu vừa ngạc nhiên, vừa xót xa vì thương cảm. Nhưng điều khiến họ ngạc nhiên hơn nữa, đó là từ ngày có người bạn mới, cậu bé như trở thành một con người khác, lúc nào cũng tươi vui, tràn đầy hy vọng.

Ngay từ ngày đầu tiên đón chú cún về nhà, cậu bé đã cùng mẹ đến gặp bác sĩ thú y để tìm ra cách chữa trị tốt nhất cho cún con. Bác sĩ khuyên rằng, nếu cậu bé chịu khó xoa bóp, kéo căng chân cún đều đặn mỗi sáng và dắt chú đi dạo ít nhất một dặm mỗi ngày thì các cơ xung quanh chiếc hông bị vẹo của cún con sẽ dần trở nên mạnh khỏe. Cơ may trở lại bình thường của cún con là hoàn toàn có thể và tùy thuộc rất nhiều ở cậu bé.

Mặc dù chú cún cứ rên rỉ khó chịu mỗi lần cậu bé xoa bóp chân cho chú, và dù cậu luôn cảm thấy chân trái đau nhức mỗi khi dẫn cún đi dạo, nhưng trong suốt hai tháng trời, cả hai đã nghiêm túc tập luyện theo chế độ phục hồi dành riêng cho họ. Vào tháng thứ ba, cả hai đã có thể đi được ba dặm mỗi sáng trước khi cậu bé đến trường mà không hề cảm thấy đau chân tí nào.

Vào một sáng thứ bảy, khi cả hai đang trên đường trở về sau buổi tập như thường lệ, thì bất thình lình, một chú mèo nhảy ra khỏi bụi cây bên đường khiến cún con hết sức hoảng hốt. Chú nhảy chồm lên, giật tung dây xích ra khỏi cổ rồi phóng như tên bắn ra giữa dòng xe cộ. Cún con va phải một chiếc ô tô, bị hất tung lên vệ đường. May mắn thay, chú chó vẫn còn thoi thóp thở. Ghì chặt người bạn nhỏ yêu thương vào lòng, cậu bé đi nhanh về nhà, không để ý thấy khung thép bên chân trái của mình đã boong ra tự lúc nào.

Mẹ cậu tất tả đưa chú chó đến viện thú y. Trong khi cậu bé đang lo lắng chờ đợi bên ngoài, mẹ cậu ôm cậu vào lòng, nghẹn ngào nói trong nước mắt:

– Con không để ý thấy điều gì ư? Con đã có thể đi lại bình thường được rồi đấy!

– Sao lại như vậy được hả mẹ? – Cậu bé ngạc nhiên.

– Con trai của mẹ, con bị viêm tủy xương – Người mẹ giải thích. – Căn bệnh này khiến chân con ngày càng yếu, nhưng nó không thực sự là một căn bệnh nan y nếu con quyết tâm vượt qua nỗi đau đớn và tích cực tập luyện hàng ngày. Con biết điều ấy, nhưng con lại không tin vào chính mình. Con luôn chống cự không để bố mẹ giúp con điều trị, cả bố và mẹ cũng thực sự không biết mình nên làm gì nữa. Nhưng chú cún con đã làm thay đổi mọi thứ. Kỳ diệu thay, khi con giúp chú chó, con cũng đang tự giúp chính mình để trở nên mạnh mẽ và trưởng thành hơn.

Ngay lúc đó, cánh cửa phòng mổ hé mở. Bác sĩ thú y bước ra tươi cười thông báo:

– Cháu có thể yên tâm, chú chó của cháu sẽ sớm khỏe lại thôi!

Chuyện xảy ra ngày hôm đó đã để lại trong cậu bé một bài học sâu sắc, đó là khi cho đi cũng chính là lúc chúng ta nhận được; lúc quên mình là lúc chúng ta tạo nên những điều kỳ diệu của cuộc sống.

Anh chị Thụ Mai & gởi

GẶP GỠ NGƯỜI CON GÁI KHUYẾT TẬT ĐẦY NGHỊ LỰC

GẶP GỠ NGƯỜI CON GÁI KHUYẾT TẬT ĐẦY NGHỊ LỰC

Ngô Thị Hồng Lâm

image

Theo lịch hẹn trước với người Giám đốc “Trung tâm Nghị lực sống”, tôi đến Trung tâm này vào một chiều đông cuối năm 2015 trong tiết trời se lạnh! Trung tâm tọa lạc trên tầng 6 của khu chung cư cao tầng Linh Đàm, Hà Nội.

Tiếp tôi tại “Trung tâm Nghị lực sống” là cô gái khuyết tật Thảo Vân , Giám đốc của Trung tâm. Thoạt nhìn tôi không thể tưởng tượng đây là bà Giám đốc của một trung tâm đào tạo nghề vào hạng nổi danh mà thế giới mạng đang nhắc đến với tất cả sự kính nể. Thảo Vân cho biết: cô sinh năm 1987, là con thứ ba trong một gia đình Kito giáo ở đất Nghệ An. Cả ba anh em khi sinh ra đều bình thường. Người chị gái đầu hiện đang sống ở Đức với cơ thể lành lặn. Anh kế là Nguyễn Công Hùng rồi đến Thảo Vân.

Khi lớn lên thì anh Hùng bỗng bị một cơn sốt và cơ thể bị co quắp biến dạng. Sau đó đến lượt Thảo Vân cũng trải qua căn bệnh và chịu chung thiệt thòi như anh trai của mình. Cơ thể của cô co rút dần khi cô lên 5 tuổi. Có điều may hơn anh Hùng chút ít là đôi tay của cô hoạt động bình thường, vẫn làm được nhiều việc.

Một thuận lợi vững chắc cho anh chị em của Thảo Vân, cha mẹ của các em là những người rất coi trọng sự học tập và quan tâm hỗ trợ cho các con vươn lên. Năm 2001, chiếc máy tính đầu tiên về làng là của Cha sở Nhà thờ. Thảo Vân được bố bế vào Nhà thờ xem máy tính. Trong đầu em bắt đầu mở ra một thế giới mới, với rất nhiều giấc mơ lạ kỳ. Và từ đây, thỉnh thoảng em lại được bố bế vào Nhà thờ để học những bài cơ bản về máy tính do Cha sở dạy. Thảo Vân đã tiếp thu rất nhanh kĩ thuật computer một cách bất ngờ. Một công nghệ đang còn rất hạn chế với nhiều người khỏe mạnh, huống chi với người khuyết tật thì hoạt động sẽ gặp vô vàn khó khăn, chật vật hơn. Nhưng hai anh em đã quyết vượt lên.

Một năm sau, mẹ của Thảo Vân bán hết những tài sản có giá trị trong nhà, để mua về một bộ máy tính cho anh Công Hùng học. Thảo Vân thỉnh thoảng được học ké qua anh Hùng dạy lại, cùng với sự tự học đam mê, tự nghiên cứu. Trong đó cô tự học cả tiếng Anh.

Năm 2003 Nguyễn Công Hùng dạy học miễn phí cho 3 bạn khuyết tật trong làng đến nhà của mình học, để giúp các bạn hòa nhập với thế giới văn minh. Cũng từ đó anh Nguyễn Công Hùng đã đào tạo cho 20 người khuyết tật trong vùng. Sau khi học, các em tự mở ra dịch vụ phục vụ nhu cầu của cộng đồng, như đánh máy, chụp ảnh kĩ thuật số, tin học để tự nuôi sống bản thân và giảm bớt gánh nặng cho xã hội.

Năm 2005 anh Nguyễn Công Hùng được giải công nghệ thông tin và vinh danh!

Năm 2006 Thảo Vân học hết lớp 12, với vốn công nghệ thông tin mà em tiếp thu được từ người anh, Thảo Vân ra Hà Nội tìm cơ hội tốt hơn để trải nghiệm cuộc sống. Trong điều kiện cực kỳ khó khăn của một người khuyết tật gần như toàn thân, sinh hoạt của Thảo Vân vô cùng hạn chế. Mỗi khi di chuyển em phải có người bồng bế và chăm sóc những sinh hoạt cá nhân.

Cùng với anh trai của mình, hai anh em đã nỗ lực tạo dựng một Trung Tâm đào tạo cho các em khuyết tật vào đời, với những hành trang bước đầu giúp các em có thể tự nuôi sống mình. Đó là kĩ năng sống, kĩ năng làm việc với doanh nghiệp, đồng thời cũng là những công cụ khai sáng giúp các em tiếp xúc với thế giới bên ngoài, với bao nhiều điều hay, ý lạ mà họ chưa hề biết. Các môn học cơ bản các em bắt buộc phải thông qua là:

Tin học, chỉnh sửa ảnh, marketing online và tiếng Anh cho mỗi khóa 30 em học sinh khuyết tật. Cộng sự có 3 người do Trung tâm chi trả lương hàng tháng cùng với đội ngũ tình nguyện viên đầy nhiệt tình.

Chúng tôi đang trò chuyện thì có bạn Tom tìm gặp Thảo Vân để chuyển sự hỗ trợ quý báu cho 2 em khuyết tật đang theo học tại Trung tâm này do Tom kêu gọi bạn hữu đóng góp. Thật cảm động trước tình cảm của Tom, một sinh viên người Anh 23 tuổi, yêu mến đất nước Việt Nam. Trong một lần du lịch đến Việt Nam, Tom đã tìm đến Trung tâm để tiếp cận học sinh khuyết tật. Thông qua Thảo Vân Tom đã bảo trợ hai em học sinh khuyết tật đang theo học tại Trung tâm.

image

Thảo Vân và Tom

Được biết, Trung tâm cũng đã nhận “thách đố” của TS Phùng Liên Đoàn, một Kỹ sư nguyên tử lực tại Hoa Kỳ, qua quỹ “Khuyến khích Tự lập”, của gia đình ông. Trước bài này ít lâu, Bauxite Việt Nam có hân hạnh được biết chương trình “Khuyến khích Tự lập” của ông Đoàn, cũng biết thêm bằng cách nào ông đã tiếp cận được Thảo Vân của “Nghị lực sống”.

Từ 2003 “Trung tâm Nghị lực sống” đi vào hoạt động đến nay đã đào tạo nghề cho 700 người khuyết tật, giúp họ tự đảm bảo cuộc sống của mình. Kinh phí để đào tạo cho một người khuyết tật học tại Trung tâm là 30 triệu. Các em ăn ở và học tại Trung tâm. Khi đã có kiến thức và tay nghề, Trung tâm còn cộng tác tìm việc cho họ. Đã có hơn 500 người khuyết tật “ra trường” từ Trung tâm tìm được việc làm.

image

Một lớp học tại “Trung tâm Nghị lực sống”.

Vừa qua, Trung ương Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam cũng đã vào cuộc, hỗ trợ nguồn kinh phí “Dự án dạy nghề” cho “Trung tâm Nghị lực sống”, giúp Trung Tâm có thêm ít nhiều điều kiện tài chính để đào tạo cho những người kém may mắn.

Tôi được Thảo Vân dẫn đến khu học tập của các em tại tầng 10 của tòa nhà với một dàn 10 máy vi tính chất lượng tốt nhất do cộng đồng hỗ trợ cho Trung tâm. Được biết một khó khăn lớn nhất đối với “Trung tâm Nghị lực sống” hiện nay là: có năm phải chuyển nhà đến 6 lần. Mỗi lần đi tìm thuê địa điểm mới là rất gian nan. Vì nhiều người Việt họ kiêng kị cho người khuyết tật thuê nhà – một điều không thể hiểu nổi đối với các nước văn minh dân chủ, nơi luôn dành cho người tàn tật những điều kiện ưu tiên nhất, như nhà cho thuê công cộng, lối đi vào các quán hàng, nơi đỗ xe, nhà toa-lét…

Trong 5 năm vừa qua, vừa đào tạo, vừa kinh doanh và được sự ủng hộ của các tình nguyện viên và sự hỗ trợ đáng kể của các nhà hảo tâm, “Trung tâm Nghị lực sống” đã dành dụm mua được một miếng đất diện tích 250m2 ở Văn Giang. Ước mong của Thảo Vân được cộng đồng chung tay hỗ trợ, đã có đủ tài chính để đi vào xây dựng trụ sở của mình, sắp tới sẽ có một nơi ổn định đào tạo nghề cho người khuyết tật, vừa làm kí túc xá cho các em ở tỉnh xa nghỉ lại, giảm bớt khó khăn cho học viên trong sinh hoạt học hành của họ.

Thật đáng khâm phục nghị lực và ý chí của một cô gái tàn tật, những tưởng phải chịu trắng tay trước định mệnh nghiệt ngã. Vậy mà với sự kiên cường không lùi bước trong hàng chục năm, nay công việc cô đang làm đã giảm bớt một gánh nặng không nhỏ cho gia đình và xã hội trong việc hỗ trợ chăm sóc người khuyết tật, ngõ hầu tạo điều kiện cho những người kém may mắn trong xã hội có cơ hội vươn lên, hòa nhập cộng đồng. Một công việc quả đầy khó khăn và thách thức ngay cả đối với những người khỏe mạnh bình thường. Nghị lực, ý thức sống vượt lên chính mình của Thảo Vân còn là tấm gương soi vằng vặc cho những kẻ lười biếng, tham nhũng, đục khoét công quỹ, miệng nói cứ như thánh nhưng thực chất là lũ chuyên ăn tàn phá hại tài sản của đất nước!

Xin gửi đến cộng đồng trong và ngoài nước những thành quả của công việc đầy ý nghĩa nhân văn tích cực mà Thảo Vân đang làm cho người khuyết tật kém may mắn và rất mong nhận được sự ủng hộ, chung tay của cộng đồng, giúp cho ngôi nhà của “Trung tâm Nghị lực sống” do Thảo Vân quản lý và điều hành sớm thành hiện thực.

Trong sự thành công của Thảo Vân không thể không nhắc tới một bạn gái trẻ tình nguyện phục vụ Thảo Vân trong mọi sinh hoạt như bồng bế, tắm giặt hàng ngày, đó là Nguyễn Thị Phượng, một người bạn quý góp phần quan trọng vào thành công của Thảo Vân và “Trung tâm Nghị lực sống”.

image

Nguyễn Thị Phượng đang đỡ đần Thảo Vân

Chúc Thảo vân mãi mãi có đủ sức khỏe để giữ bền lòng yêu công việc của mình, và những thành công đầy ý nghĩa của cô sẽ ngày càng được nhân rộng ra, để nay mai sẽ có thêm nhiều “Trung tâm Nghị lực sống” trên một đất nước vốn đang rất cần được góp sức để vượt qua những khó khăn cơ hồ không vượt nổi!

N.T.H.L.

Tác giả gửi BVN