NGHỊ LỰC PHI THƯỜNG…

Kimtrong Lam

Ông ngoại đặt tên là Thường với hy vọng cháu gái bình thường, không bị tâm thần giống mẹ. Mười tám năm sau, cô bé trở thành niềm tự hào của cả gia đình.

Xếp tập vở lên chiếc giá sách bong tróc từng mảng gỗ đặt nơi góc tường, Thường rảo bước về phía cổng. “Mẹ ơi”, tiếng gọi cất lên giữa đêm tối. Không nghe thấy tiếng đáp lại, cô gái đi vòng qua nhà người hàng xóm rồi đến trước cổng đình, chạy ngược lên cánh đồng đầu làng, trên bờ đê mẹ cô đang ngồi thơ thẩn. Nhiều năm qua, việc tìm mẹ mỗi ngày không còn xa lạ với cô.

Nguyễn Thị Thường chào đời năm 2002 trong một gia đình chỉ có ba người đàn bà. Em không biết bố mình là ai. Tiếng là nhà có ba người nhưng mẹ em, bà Nguyễn Thị Hồng Minh (sinh năm 1973) và một người chị nữa người bị tâm thần, chỉ có chị cả Nguyễn Khánh Linh là tỉnh táo, bình thường. Đứa bé ấy lớn lên bằng chính sự yêu thương đùm bọc của người bác trong ngôi nhà rộng 20 m2, không có cả phòng vệ sinh.

Mẹ Thường, thi thoảng vẫn tỉnh táo vẫn giúp chị cả năm nay 56 tuổi, cắt cỏ, gặt lúa. Khi trái gió trở trời, bà lang thang đầu đường xó chợ, chẳng nhớ nổi đường về nhà.

Khi mang thai Thường, nhà nghèo chẳng có gì đáng giá ngoài chiếc giường gỗ cũ tróc sơn. Hàng xóm tặc lưỡi bảo: “Thân nó còn chẳng nuôi nổi nữa là thêm đứa trẻ”, bà Linh đưa em gái lên trạm xá với ý định bỏ cái thai. Tại đây, gặp người họ hàng khuyên: “Nhà nhiều người tâm thần, cố giữ đứa trẻ sau này còn đỡ đần lúc tuổi già”. Bà Linh lại vuốt nước mắt, quay xe đưa em về.

Giữa trưa nắng tháng 4/2002, Thường chào đời, tên được ông ngoại đặt với mong muốn lớn lên cháu bình thường, không thần kinh giống mẹ. Mẹ đẻ suốt ngày lang thang, không biết chăm con, mọi việc ăn ngủ, tắm giặt của đứa trẻ đều do bà Linh đảm nhận. Lớn lên với ba người phụ nữ, Thường gọi tất cả là mẹ.

Để nuôi cháu và hai đứa em thần kinh, bà Linh ngày chỉ dám ngủ 3-4 tiếng. Ngoài 7 sào ruộng, bà đi cuốc mướn thuê, trồng thêm rau cỏ. Mỗi lần thiếu tiền mua sữa, bà lại vay mượn người quen, quyết không để cháu thiếu đói.

Nhiều cái Tết, gia đình không có gạo nếp và thịt để gói bánh chưng. Thương cháu, bà Linh đi gói bánh thuê, lấy công là cặp bánh về cho cả nhà ăn Tết. Từ năm 7 tuổi, sau 23 tháng chạp, Thường luôn bận rộn bởi ngoài việc đồng áng, em còn phải lo cơm nước, giặt giũ cho hai mẹ thay bác.

“Tết đến cả nhà quây quần ăn bánh chưng bác mang về. Các mẹ cùng cười, cùng chia nhau chiếc bánh, với em đó là khoảnh khắc hạnh phúc nhất”, Thường hồi tưởng.

Hàng ngày, bà Linh dậy từ 1-2 giờ sáng ra đồng hái rau cho kịp phiên chợ sớm. Nhiều lúc em gái đi lang thang, không dám để cháu ở nhà một mình giữa đêm khuya, bà cho Thường đi cùng. Bác dưới ruộng, cháu trên bờ ríu rít trò chuyện. Chuyện chán, Thường ngủ thiếp trên bờ đê đến khi được đánh thức dậy với gánh rau to quằn mình trên vai bác.

***Năm Thường 4 tuổi, thấy những tờ giấy mời họp của bác để trên bàn, cô bé lôi ra tô theo chữ trong giấy.

Thấy cháu thích viết, bà Linh thử dạy chữ. Thường học nhanh, sau vài buổi đã thuộc, đọc vanh vách. “Mừng quá mày không giống mẹ, cháu ạ”, bà reo lên vui sướng. Từ ngày đó, những cánh cửa gỗ sần, cũ kỹ quanh nhà được Thường tận dụng làm bảng học cho riêng mình. Viết vẽ cô bé đều thể hiện lên đó.
Thấy cháu ham học, mỗi ngày đi bán rau, bà Linh đều chi một khoản mua sách. Nghỉ hè theo chân bác lên chợ, cô bé chỉ thích đến cửa hàng sách to nhất huyện đọc ké. Biết hoàn cảnh gia đình, chủ hàng ít khi đuổi. Dù nhỏ tuổi nhưng Thường không đọc truyện tranh, cổ tích như các bạn mà chọn những cuốn trong bộ sách hạt giống tâm hồn hay cách sống đẹp.
Năm lớp 6, từ một khúc mắc với người bạn, cô bé bị mắng “Đồ không có bố”. Thường bắt đầu cảm nhận sự khác biệt giữa mình và các bạn. Sau 2 đêm khóc ướt gối, sang ngày thứ 3, ngủ dậy thấy bác vẫn còng lưng bó rau, mồ hôi nhỏ xuống thành dòng, cô bé đứng thẳng dậy, vẽ một mặt cười và dòng chữ “Hãy cười lên” trên cánh tủ – nơi có nhiều ánh sáng nhất trong nhà.

Từ lúc đó, cô bé không bao giờ khóc khi ai đó nói những câu tương tự.

***Năm lớp 7, Thường được giới thiệu tới Khát Vọng – tổ chức chuyên giúp đỡ trẻ em gặp hoàn cảnh khó khăn. Khi là thành viên, em được giúp đỡ về vật chất và tham gia hội trại dành cho trẻ cùng hoàn cảnh.

Một lần biết đến câu chuyện một bạn mồ côi cha mẹ, phải đi bán vé số, Thường tự nhủ: “Mình may mắn hơn bạn vì vẫn có người yêu thương”. Từ ngày đó, từ một cô bé ít chia sẻ cảm xúc, Thường tham gia nhiều hoạt động trên trường như hội diễn văn nghệ, câu lạc bộ sách, cuộc thi hùng biện, thường xuyên viết và đăng các bài cảm nhận sách lên trang cá nhân của mình.

Bốn năm cấp 2, Thường là học sinh giỏi, năm nào cũng đạt giải Olympic Toán của huyện Thạch Thất. Năm lớp 9, sau khi đạt giải Nhì môn Văn cấp thành phố, cô bé được xét tặng học sinh ưu tú của Thủ đô.

Không có tiền đi học thêm, Thường tự học, tra cứu từ sách vở và Internet. Năm lớp 10, quỹ Khát Vọng tặng cho chiếc máy tính cũ. Nhà không có wifi, Thường kê bàn ra cổng ngồi học, bắt wifi nhờ hàng xóm. Dù ban đêm muỗi đốt, ban ngày nắng thiêu đốt, nhưng hiếm khi cô bé nghỉ học.

Không chỉ đảm bảo điểm số và thành tích tại trường, Thường cũng tự lên mạng học tiếng Anh, tập thuyết trình và luyện phát âm. “Ở cô bé này luôn có sự thôi thúc vươn lên mạnh mẽ tiềm ẩn dưới vẻ dễ thương, nhí nhảnh, hòa ái của một cô bé sinh ra từ nông thôn”, cô Vũ Thị Dung – người sáng lập quỹ Khát Vọng nhận xét.

Lên lớp 11, Thường tham gia cuộc tranh biện tại trường với chủ đề “Phụ nữ có nên phá thai không?”.

“Em nghĩ đến bản thân mình, nếu bác không cho cơ hội sống thì em đã không có mặt ở đây ngày hôm nay”, Thường nêu lý do tham gia. Kết quả, cô bé giành giải nhì.

Một năm trước, Thường biết tới Đại học Fulbright Việt Nam. Cô gái 18 tuổi đã quay lại quá trình tự gói bánh chưng và kể lại câu chuyện cuộc đời gắn liền với chiếc bánh bác làm bằng tiếng Anh, gửi đến hội đồng tuyển sinh. “Chiếc bánh này có ý nghĩa rất lớn vì nó gói ghém tình yêu và sự hy sinh của bác – người mẹ thứ hai của tôi – trong đó”, Thường diễn giải.

Đầu tháng 6/2020, biết tin cháu gái nhận được hỗ trợ tài chính trị giá 2,2 tỷ đồng trong 4 năm đại học, bà Linh chạy khắp xóm khoe: “Cái Thường được học trường Tây”, trong khi mẹ đẻ chỉ hềnh hệch cười khi biết con gái được đi học miễn phí.

Dưới cái nắng oi ả tháng 7, Thường mở chiếc hộp đựng giấy báo đỗ đại học lấy chiếc huy hiệu của nhà trường lau đi lau lại sạch bóng. Trong bốn năm tới, cô gái 18 tuổi quyết định chọn ngành tâm lý để trở thành nhà xã hội học, tốt nghiệp sẽ trở về quỹ Khát Vọng giúp đỡ những trẻ bất hạnh khác.

“Giờ em có thể tự tin đứng trước bác và mọi người nói rằng, quyết định giữ lại em 18 năm trước là một việc làm đúng đắn”, Thường nói, khóe mắt ánh lên niềm tự hào.

Theo Vnexpress

Image may contain: 3 people, text

NHỮNG BỨC ẢNH GÂY XÚC ĐỘNG

Image may contain: 1 person, shoes, child and outdoor

Mai-Agnetha Pham is with Mai-Agnetha Pham.

Nguồn: Fb Giuse Lê Quang Uy

#AnhGayXucDong

NHỮNG BỨC ẢNH GÂY XÚC ĐỘNG

Bé TONY HUDGELL, mới tròn 5 tuổi, đã quyết định đi bộ 10km bằng đôi chân giả của bé chặng đường dài nhằm vận động mọi người quyên góp được hơn 1.200.000 bảng Anh, giup bệnh viện Evelina đang được trưng dụng chữa trị đại dịch Virus Corona cho trẻ em ở London, thủ đô của vương quốc Anh, nơi các y bác sĩ vừa cứu bé qua cơn nguy kịch và hồi phục gần đây.

Bé Tony lú còn nhỏ xíu đã bị cha mẹ ruột đánh đập hành hạ đến mức hỏng cả hai chân.

Cha mẹ ruột của Tony đã bị bắt giữ và bé may mắn được một gia đình nhân ái nhận về làm con nuôi và lắp cho em đôi chân giả. Nghị lực và nhân cách của Tony khiến mọi người phải nể phục…

Cảm phục nghị lực sống của Hoa hậu bị bỏng 85% cơ thể

Cảm phục nghị lực sống của Hoa hậu bị bỏng 85% cơ thể

Cô Carol Mayer (53 tuổi) đến từ thành phố Cairns, bang Queensland, Úc, đã từng là Hoa hậu North Aspley (một cuộc thi nhan sắc cấp địa phương).

Carol Mayer đã từng bị bỏng 85% cơ thể sau một vụ cháy nhà xảy ra 20 năm trước, cô từng đối diện với khả năng sống sót 50/50.

Mới đây, cô Carol đã vừa xuất hiện trong một bộ hình khỏa thân mang thông điệp ý nghĩa được thực hiện bởi nhiếp ảnh gia người Anh Brian Cassey, những bức ảnh này đã vừa được đề cử tại giải ảnh Chân dung Nhân văn (Portrait of Humanity 2020 Award), một giải thưởng nhiếp ảnh được tổ chức bởi Tạp chí Nhiếp ảnh Anh quốc (British Journal of Photography).

Những bức ảnh chân dung chụp cô Carol Mayer được đặt tên là “The Skin I’m In” (Tôi sống trong làn da ấy). Bộ ảnh hiện tại đang rất thu hút sự chú ý.

Cô Carol Mayer trong một bức ảnh chụp chân dung (trái) được thực hiện bởi nhiếp ảnh gia Brian Cassey, và bức ảnh được chụp hồi cô trở thành Hoa hậu North Aspley hồi năm 1983 (phải)

Thời trẻ, Carol từng tham gia một cuộc thi nhan sắc và trở thành Hoa hậu vùng North Aspley (một cuộc thi nhan sắc cấp địa phương). Số phận đã đẩy cô vào một thử thách nghiệt ngã khi Carol bị mắc kẹt trong một vụ cháy nhà xảy ra hồi năm 2000 khiến cơ thể cô phải chịu những vết sẹo vĩnh viễn.

Cho tới giờ Carol vẫn không hiểu nổi nguyên nhân nào đã gây nên vụ hỏa hoạn kinh hoàng ấy và cô không có bất cứ ký ức nào về cách mà cô và cậu con trai của mình (khi ấy mới 18 tháng tuổi) có thể sống sót trải qua vụ việc.

Trong khi con trai cô được giải cứu kịp thời và không bị thương tích gì đáng kể, thì người mẹ đã phải trải qua 8 tuần hôn mê trong bệnh viện và sau đó là 9 tháng điều trị để phục hồi những vết bỏng nặng. Tổng cộng, Carol đã phải trải qua hơn 100 ca phẫu thuật lớn nhỏ.

Carol đã rất mạnh mẽ, nỗ lực vượt qua những năm tháng đầu tiên chứa đựng vô vàn bất ổn về thể chất và tinh thần. Giờ đây, sau 20 năm trải qua vụ việc vĩnh viễn làm thay đổi cuộc đời mình, cô sẵn sàng xuất hiện trong những bức ảnh chân dung khỏa thân của nhiếp ảnh gia Brian Cassey. Câu chuyện của cô đang nhận được sự quan tâm của công chúng.

Cô Carol Mayer khi chưa gặp phải biến cố

Nói về bản thân, Carol tâm sự: “Với những vết sẹo bỏng, người ta sẽ phải trải qua những khó khăn rất lớn về thể chất và tinh thần, rất khó để vượt qua. Nhưng nếu có đủ nghị lực, thì rồi cũng sẽ vượt qua được. Tôi đã không để sự việc đánh gục mình.

“Khi nhiếp ảnh gia Brian tiếp cận tôi, tôi nghĩ ngay rằng đây là một cơ hội tuyệt vời để cổ vũ những người cũng đang vật lộn trải qua hoàn cảnh tương tự, để mọi người thấy một khía cạnh kiên cường trong con người tôi”.

Trải qua biến cố, Carol đã học được khá nhiều điều về cuộc sống: “Hãy nghĩ tới những người bị ung thư, nếu tái phát, nếu di căn, nếu đã ở giai đoạn cuối, họ không còn nhiều thời gian nữa. Nhưng với sẹo bỏng, bạn sẽ khá hơn qua thời gian, bạn cần phải học được cách kiên nhẫn, học cách chấp nhận hoàn cảnh và qua đó sẽ học được thêm về nghệ thuật sống”.

Trải qua biến cố, Carol đã học được khá nhiều điều về cuộc sống

Khi nhận lời chụp bộ ảnh khỏa thân với nhiếp ảnh gia Brian Cassey, cô Carol đã phải trải qua những khó khăn tâm lý, cô phải cởi đồ, cởi bỏ cả dải băng-đô luôn đeo trên đầu: “Dải băng-đô là thứ tôi không bao giờ quên trong cuộc sống hàng ngày, bởi nó cho tôi cảm nhận an toàn, cảm giác nữ tính. Tôi sẽ cảm thấy rất lo lắng, căng thẳng nếu không có nó”.

Trải qua biến cố, cô Carol muốn chia sẻ với mọi người những thông điệp quan trọng của cuộc sống: “Câu chuyện của tôi có thể khiến mọi người nhận ra rằng, trước hết, cuộc sống của bạn có thể biến đổi khủng khiếp chỉ trong chốc lát, thứ hai, bạn luôn cần có nghị lực, thứ ba, bạn cần học cách chấp nhận, tiến bước và ngẩng cao đầu”.

“Dải băng-đô là thứ tôi không bao giờ quên trong cuộc sống hàng ngày, bởi nó cho tôi cảm nhận an toàn, cảm giác nữ tính”

Những bức ảnh chân dung của nhiếp ảnh gia Brian tập trung nhất vào đôi mắt xanh của Carol, anh chia sẻ: “Tôi không thể quên Carol sau khi thực hiện những bức ảnh này. Tôi đã sợ không dám hỏi cô ấy, nhưng rồi khi thử gọi điện và thu xếp thời gian gặp gỡ trò chuyện trực tiếp, cô ấy dù khá đắn đo nhưng rồi cũng rất quả quyết nhận lời.

“Cả hai chúng tôi đều có chung mục tiêu khi thực hiện những bức ảnh này. Chúng tôi muốn gửi thông điệp tới những người cũng đang phải sống với những vết sẹo bỏng suốt cả cuộc đời. Tôi rất vui, cho tôi và nhất là cho Carol, bởi bộ ảnh đã nhận được sự quan tâm chú ý từ nhiều tờ tin tức trên khắp thế giới”.

Cô Carol Mayer khi chưa gặp phải biến cố

      Cô Carol Mayer trong cuộc sống thường ngày

From: Do Tan Hung & Kim Bang Nguyen

Nghỉ học tránh dịch, hãy xem những tấm gương tự học thành tài Issac Newton và Abraham Lincoln

Nghỉ học tránh dịch, hãy xem những tấm gương tự học thành tài Issac Newton và Abraham Lincoln

Tâm Giao – Đan Tâm | Mar 18,220

Issac Newton, Abraham Lincoln, William Herschel (ảnh: Shutterstock).

Nghỉ học không có nghĩa là ngừng học! Tuy không đến trường có thể khiến một số học sinh buông thả bản thân, nhưng đối với ai có tinh thần tự học chân chính, đây lại là khoảng thời gian ươm mầm kỳ diệu. Cùng xem nhà bác học Issac Newton, nhạc công – nhà thiên văn học William Herschel và tổng thống Abraham Lincoln đã tự học để thành tựu chính mình.

Điểm chung của những người tự học là sự nỗ lực tự thân. Họ một mình nghiên cứu, luôn luôn đọc và làm không biết mệt mỏi, không phụ thuộc vào hoàn cảnh bên ngoài. 

Issac Newton – tự mình trong phòng suy nghĩ, thử nghiệm

Năm 1665, dịch hạch hoành hành khắp London đã cướp đi mạng sống của rất nhiều người. Newton khi đó 20 tuổi và đang là sinh viên tại Trinity College, Cambridge.

Do tính chất lây lan của dịch bệnh, trường học của Newton cho sinh viên nghỉ học. Các giáo sư và giảng viên đều không lên lớp, trong bối cảnh toàn bộ hoạt động kinh tế xã hội tại London gần như ngưng lại. Tuy nhiên, đối với một người có khả năng tự học như Newton, nghỉ học là cơ hội vàng để ông tự chủ hoàn toàn việc nghiên cứu của mình.

Newton trở về Woolsthorpe Manor, dinh thự của gia đình ông cách Cambridge khoảng 60 dặm về phía tây bắc. Quãng thời gian hơn một năm tại nhà tự học của ông về sau được gọi là annus mirabilis, hay “năm của những điều kỳ diệu”.

Đầu tiên, ông tiếp tục nghiên cứu các vấn đề toán học đang trong quá trình thực hiện tại Cambridge, các bài viết của ông về những vấn đề trên sau này trở thành những công trình mở đường của môn giải tích.

Tiếp đó, ông mua một vài lăng kính và thử nghiệm với chúng ngay trong phòng ngủ của mình. Ông khoan một lỗ trên cửa chớp để chỉ một chùm tia sáng nhỏ nhất có thể xuyên qua. Nhờ vậy, Newton bắt đầu xây dựng cho bản thân các tiên đề đầu tiên về quang hình học.

Newton đang làm thí nghiệm tại phòng của mình.

Sau thời gian nghỉ vì dịch bệnh, Newton trở lại Cambridge với vốn kiến thức phong phú, sâu sắc. Chỉ trong vòng 6 tháng, ông đã vượt xa bạn bè đồng trang lứa và chỉ mất hai năm sau để trở thành giáo sư. Tất cả các thành tựu này của ông chính là nhờ vào khoảng thời gian tự học phi thường.

William Herschel – quan sát, tìm tài liệu, tự chế tạo kính viễn vọng 

Nói đến tự học thành tài không thể không nhắc đến William Herschel – người nhạc công với niềm say mê thiên văn học.

William Herschel vốn là một nhạc công thực thụ trước khi là một nhà thiên văn học nổi tiếng. Trong những lần chơi nhạc và sáng tác những khúc nhạc, ông thường có thói quen nhìn lên bầu trời đêm đầy sao để tìm cảm hứng sáng tác. Lâu dần ông lại sinh ra yêu mến bầu trời đêm và các vì tinh tú lấp lánh.

Sau đó, ông tự đọc những tài liệu về thiên văn, tìm tòi học hỏi để tự làm một chiếc kính viễn vọng cho riêng mình với 16 tiếng mỗi ngày dùng để mài gương và ống kính.

Chiếc kính tự chế lại ngẫu nhiên cho ra những hình ảnh cực rõ nét của những vì sao và còn tốt hơn mọi chiếc kính đắt tiền nhất. Vì vậy, ông phát hiện ra rất nhiều tinh vân cũng như những chòm sao, vệ tinh mới cùng nhiều đóng góp khác cho ngành thiên văn.

Tình cờ trên hành trình tìm kiếm các vì sao mới, những ‘’vùng đất hứa’’ trong thiên hà bao la, ông đã vô tình phát hiện ra một vật thể lạ và báo cáo chúng cho cơ quan vũ trụ quốc tế NASA. Vật thể đó là Thiên Vương tinh, một trong số 7 hành tinh lớn nhất trong hệ mặt trời. Khám phá này thực sự đánh dấu một bước tiến lớn cho ngành thiên văn học.

Abraham Lincoln – dành nhiều thời gian đọc sách

Có lẽ chúng ta không còn xa lạ với Abraham Lincoln, là vị Tổng thống thứ 16 trong lịch sử Hoa Kỳ, nổi bật với tinh thần tự học. Ông sinh ra trong một gia đình nghèo khổ, cha mẹ ông là những nông dân mù chữ. Vì vậy, ông không có điều kiện đi học chính thức. Thời gian theo học thực sự của ông có lẽ chỉ kéo dài 18 tháng do các giáo viên không chuyên nghiệp dạy. Kiến thức của ông chủ yếu có được từ việc tự học, tự mình đọc mọi cuốn sách có thể mượn được, từ Kinh Thánh, đến các sách tiểu sử, và sách văn chương.

Tổng thống thứ 16 của Mỹ – Abraham Lincoln.

Ông thông thạo Kinh thánh, các tác phẩm của William Shakespeare, lịch sử Anh và lịch sử Mỹ, ngoài ra ông còn học được phong cách trình bày giản dị trước thính giả. Ông dành nhiều thời gian đọc sách đến nỗi những người hàng xóm cho rằng ông cố tình làm vậy để khỏi phải làm những công việc chân tay nặng nhọc.

Vì vậy, nếu phải làm việc hoặc học tập ở nhà trong khoảng thời gian dài, ta có thể noi gương nhà bác học Issac Newton, nhạc công – nhà thiên văn học William Herschel và tổng thống Abraham Lincoln.

“Hãy luôn vươn tới bầu trời, vì nếu không chạm tới những ngôi sao thì bạn cũng sẽ ở giữa những vì tinh tú”.

Có lẽ nhờ khoảng thời gian nghỉ học mà những đứa trẻ có thể nâng cao khả năng tự học, thăng hoa hiểu biết và năng lực của bản thân, để khi quay trở lại trường học lợi hại gấp hai, gấp ba. Hãy nói với con của bạn về điều đó và tin rằng đúng là như thế.

Thực ra, có thời gian để suy nghĩ, thử nghiệm và tìm tòi một cách thoải mái không giới hạn là cơ hội đột phá bản thân. Điều quan trọng là giúp bọn trẻ hiểu rằng chúng phải quý giá thời gian, biết ơn cơ hội, trân trọng chính mình.

MỘT CẬU BÉ ĂN XIN NGƯỜI PHI LUẬT TÂN ĐƯỢC HỘI THÁNH CÔNG NHẬN LÀ TÔI TỚ CHÚA

MỘT CẬU BÉ ĂN XIN NGƯỜI PHI LUẬT TÂN ĐƯỢC HỘI THÁNH CÔNG NHẬN LÀ TÔI TỚ CHÚA

Tôi Tớ Chúa (Servant of God) là bước đầu tiên để có thể Tuyên Thánh ( gồm ba bước: Tôi Tớ Chúa – Á Thánh – Hiển Thánh ) cho một người đã chết, nhưng được nhìn nhận có những nhân đức anh hùng trong khi còn ở dương thế.

Từ khu ổ chuột, một thiếu niên Phi Luật Tân được Tòa Thánh công nhận là Tôi Tớ Chúa ngày 7.11.2018, vì luôn truyền cảm hứng của lòng tin, sự thánh thiện, niềm vui sống, tình yêu cuộc sống… cho đến khi trút hơi thở ở tuổi 17.

 1-TUỔI THƠ BẤT HẠNH

Darwin Ramos sinh tại khu ổ chuột của thành phố Pasay, ngoại ô Manila, Phi Luật Tân ngày 17.12.1994, trong một gia đình nghèo khổ. Mẹ là thợ giặt ủi. Cha nghiện rượu nặng. Khi Darwin đủ khôn lớn, người cha bắt cậu và đứa em gái Marimar đi bới rác kiếm tiền. Hai anh em không được đi học.

Lúc 5 tuổi, không hiểu sao cơ bắp Darwin Ramos cứ yếu dần. Cậu thường xuyên vấp té. Năm lên 7, hai chân càng lúc càng đau nhức, cuối cùng, cậu không thể tự đứng. Bác sĩ chẩn đoán cậu bị chứng loạn dưỡng cơ Duchenne.

Lẽ ra, biết con mình đau đớn bệnh tật, cha của cậu phải lo chạy chữa và cho con nghỉ ngơi. Ngược lại, ông lại thấy đây là cơ hội kiếm tiền. Mỗi sáng ông đưa đứa con tật nguyền tội nghiệp tới ga xe lửa Libertad, gần nhà để ăn xin.

Xót xa hơn, ông bắt cậu phải cho mọi người qua lại nhìn thấy đôi chân tật nguyền để đánh động lòng thương, sự trắc ẩn mà có thể có nhiều tiền…

Bất cứ ai biết hoàn cảnh của Darwin đều cảm thương cậu. Còn bản thân, với sự tốt bụng và hiền lành vốn có, dù mỗi ngày chỉ xin được ít tiền và bị cha lấy để uống rượu, Darwin không buồn, ngược lại, cậu thấy vui vì nghĩ, dù bệnh tật, mình vẫn có thể giúp mẹ và còn có thể có ích cho gia đình.

Cứ thế, trong nhiều năm, cuộc sống vất vả của Darwin vẫn phải tiếp tục trong hoàn cảnh: chui rúc trong khu ổ chuột, khuyết tật, chịu đựng sự đau đớn của căn bệnh, sống đói nghèo, và ăn xin…

 2-THAY ĐỔI LỚN

Đầu năm 2006, các chi dưới của Darwin hoàn toàn bất động. Mỗi khi di chuyển, cậu phải dùng tay để trườn người cách hết sức vất vả.

Cho đến một ngày, một nhóm giáo dục viên đường phố đến Libertad và phát hiện Darwin đang lê lết trên sân ga. Họ là những người thuộc Tổ Chức Nhịp Cầu Nối với Trẻ Em. Họ mang sứ mạng giúp đỡ người khyết tật và trẻ em tàn tật, bị vứt bỏ, sống lang thang trên đường phố Manila.

Sau nhiều lần chuyện trò, Darwin đồng ý theo họ về Trung Tâm Đức Mẹ Guadalupe, nơi nuôi dưỡng trẻ em tật nguyền. Cuộc đời Darwin bất ngờ biến đổi. Cậu được chăm sóc tử tế. Bệnh dù không thể khỏi, nhưng ít ra, cậu được quan tâm chu đáo và không phải ăn xin, không phải lê lết trên đường phố.

Tại đây, lần đầu tiên Darwin được biết Đức Tin Kitô giáo. Cậu mau chóng yêu mến Chúa Giêsu và đức tin. Dần dà, cậu khao khát trở thành Kitô hữu.

Darwin được lãnh nhận Bí Tích Thánh Tẩy ngày 23.12.2006. Một năm sau, ngày 22.12.2007, cậu được Rước Lễ Lần Đầu và lãnh nhận Bí Tích Thêm Sức.

 3-HẠNH PHÚC TRONG CHÚA

Những người bị loạn dưỡng cơ Duchenne sẽ ảnh hưởng đến tim và phổi. Vì thế, cậu càng lúc càng khó thở, cần được hỗ trợ bằng những điều trị y khoa.

Trong khi tình trạng bệnh tật mỗi ngày một tồi tệ, Đức Tin của Darwin vào Thiên Chúa càng lúc càng sâu sắc hơn, mãnh liệt hơn. Mối tương quan của cậu với riêng Chúa Giêsu càng ngày càng phát triển.

Cậu như chìm sâu vào lòng thương xót của Người đến độ, chính sự gắn kết chặt chẽ giữa cậu với Chúa Giêsu làm cho cậu được an ủi, được hạnh phúc lớn. Niềm an ủi và hạnh phúc này giúp cậu cảm thấy như không còn đau đớn và thống khổ về mặt thể xác. Người ta chưa bao giờ nghe cậu nói về bệnh tật, mà chỉ nghe cậu nói đến “nhiệm vụ vì Chúa Giêsu”.

Cậu dâng lên Chúa Giêsu mọi đau khổ như dâng chính hiến lễ đời mình. Cậu chấp nhận thánh giá và kết hợp cùng Thánh Giá của Chúa để thánh hóa mình. Có lần cậu nói với một Linh Mục trong ban điều hành trung tâm: “Con nghĩ, Chúa Giêsu muốn con kiên cường tới cùng, giống như Người vậy”.

 4-ĐỐI VỚI MỌI NGƯỜI XUNG QUANH

Như có sức mạnh thiêng liêng kỳ diệu kể từ ngày đón nhận Đức Tin, vốn hiền từ, Darwn lại càng dễ mến hơn. Người ta thấy cậu cười nhiều hơn. Dù bệnh tật có tấn công đến mức nào, cậu vẫn giữ nét mặt thật đẹp, đôi môi thật tươi. Nụ cười của Darwin sáng ngời, có sức đem lại niềm vui cho bất cứ ai cậu gặp gỡ. Cậu hoàn toàn mở lòng với hết mọi người để sống với mọi người càng lúc càng thân thiện hơn, hạnh phúc hơn…

 5-TUẦN THÁNH CỦA RIÊNG BẢN THÂN

Cứ thế, Darwin Ramos kiên cường chóng chọi với bệnh tật. Và rồi điều tồi tệ nhất vẫn xảy ra. Nhiều chứng nhân kể lại những ngày cuối của Darwin Ramos như là  tuần Thánh của riêng cậu. Cậu chiến đấu bất khuất, dũng cảm trong đức tin tuyệt đối vào Chúa Giêsu và phó thác cho Người đến cùng.

Ngày thứ hai 16.9.2012, Darwin không thể thở nên phải dùng máy trợ thở. Cậu chỉ giao tiếp với mọi người bằng cách viết vào một cuốn sổ.

Thứ năm 20.9.2012, Darwin viết rằng cậu đang trải qua cuộc chiến đấu tâm linh với ma quỷ.

Thứ sáu, đúng ngĩa là thứ sáu Tuần Thánh, 21.9.2012, Darwin viết hai lời cuối vào sổ tay: “Rất cảm ơn” và “Con rất hạnh phúc”. Darwin được lãnh nhận Bí Tích Xức Dầu. Sau đó cậu im lặng cho đến hết ngày thứ bảy, một thứ bảy Tuần Thánh của bản thân theo đúng ngày thứ bảy Tuần Thánh ngủ yêu mà Chúa Giêsu đã từng trải qua.

Chúa nhật 23.9.2012, Darwin Ramos chính thức tham dự lễ Phục Sinh của Chúa Giêsu bằng sự hiến dâng trọn vẹn cuộc đời, linh hồn và thân xác của mình.

Darwin Ramos vĩnh viễn rời bỏ trần gian ở tuổi 17, lứa tuổi đẹp nhất đời người. Đức Giám Mục Honesto Ongtioco của Giáo Phận Cubao đã bắt đầu tiến trình Tuyên Thánh theo đề nghị của Hiệp Hội Những Người Bạn của Darwin Ramos. “Darwin là một ví dụ điển hình của sự thánh thiện”, Đức Cha nhận định, “Cậu thiếu niên gần gũi với Chúa Giêsu trong nỗi đau lẫn hạnh phúc”.

Lm. JB. NGUYỄN MINH HÙNG, Giáo Phận Phú Cường

Đừng bao giờ đầu hàng số phận!

Đừng bao giờ đầu hàng số phận!

Tên ông ấy là Sylvester Stallone – một trong những ngôi sao điện ảnh Mỹ nổi tiếng và thành công bậc nhất từ trước đến giờ. Nhưng hãy nghe kể về những ngày xa xôi ấy, khi Stallone chỉ là một diễn viên vô danh, vật lộn với những vai diễn nhỏ và thường xuyên bị từ chối trong các buổi thử vai.

Cuộc sống của ông có lúc ở đỉnh điểm của sự cùng cực khi bị trục xuất khỏi nhà thuê vì không có tiền, phải lang thang trên đường phố. Khi không còn 1 xu dính túi để mua đồ ăn, vất vưởng 3 ngày liền tại trạm xe buýt, ông đã phải nén nỗi đau để bán đi chú chó của mình – người bạn đồng hành mà ông vô cùng yêu quý chỉ bởi không còn gì cho nó ăn.

Ông bán cho 1 người lạ gần 1 quán rượu với giá chỉ $25. Ông kể rằng khi ông trao người bạn đó vào tay người lạ, ông đã bước đi và nước mắt dàn dụa.

Hai tuần sau đó,Stallone vô tình xem được trận quyền Anh giữa 2 võ sĩ Mohammed Ali và Chuck Wepner, trận đấu này là tác nhân thay đổi cuộc đời ông từ đó. Kịch tích của trận đấu đã truyền cảm hứng cho Stallone viết nên kịch bản phim sau này vô cùng nổi tiếng, ROCKY.

Ông hoàn thành kịch bản sau 20 giờ liên tục viết, dòng chữ tuôn trào đầy cảm xúc. Ông đem chào bán ROCKY và nhận được phản hồi từ 1 nhà làm phim đồng ý với mức giá $125.000 cho kịch bản 20 giờ viết đó. Nhưng Stallone kèm 1 yêu cầu khi bán: ông sẽ đóng vai chính trong bộ phim đó! Vâng, không ai khác, mà là chính ông – một diễn viên nhỏ vô danh bấy giờ, sẽ là vai chính trong bộ phim do chính ông viết. Và tất nhiên, nhà làm phim hoàn toàn không đồng ý, họ muốn 1 diễn viên thực thụ – một ngôi sao gạo cội bấy giờ chứ không phải “một gương mặt không tên tuổi với biểu cảm thiếu tự nhiên và giọng nói nực cười” – họ trả lời. (Những biến chứng mà mẹ ông gặp phải khi sinh hạ khiến cho phần trái cơ mặt của Stallone – bao gồm một phần môi, cằm và lưỡi – vĩnh viễn bị liệt. Đó là lý do tại sao khán giả thường thấy gương mặt ông có vẻ thiếu tự nhiên khi diễn và có cách nói với chiếc môi trễ xuống đặc trưng)

Và Stallone nhận lại kịch bản, ra về.

Một vài tuần sau, nhà làm phim gọi lại cho ông, họ nâng mức giá lên $250.000 – ông lại một lần nữa từ chối con số khổng lồ đó. Họ tiếp tục nâng giá lên $350.000. Ông TIẾP TỤC từ chối. Họ muốn kịch bản của ông, còn ông lại chỉ muốn mình là vai chính trong phim. Ông từ chối tiền khi tiền ở thời điểm đó là thứ ông thiếu, là nguyên nhân cho những bi kịch liên tiếp bấy giờ của ông. Tất cả nhờ một niềm tin bất tận và ước mơ cháy bỏng.

Cuối cùng, nhà làm phim nhượng bộ, họ đồng ý cho ông thủ vai chính với mức giá trả cho kịch bản phim giảm xuống còn $35.000.

Những ngày tháng sau đó làm nên huyền thoại!

Bản thân ông lao vào tập luyện không ngừng nghỉ trong khoảng nửa năm để có vóc dáng như một võ sĩ quyền Anh thực thụ. Đôi chân mỏi rã rời do tập chạy, những đốt ngón tay sưng vù do tập đấm… tất cả những đau đớn đó đều được Stallone chấp nhận hy sinh, VÌ MỘT ROCKY.

Bộ phim sau đó trở thành hiện tượng phòng vé, thu về tới 225 triệu USD trên toàn cầu và trở thành bộ phim ăn khách nhất năm 1976. Không chỉ thành công rực rỡ về mặt thương mại, tác phẩm này còn được đề cử 10 giải Oscar và chiến thắng ba giải (bao gồm cả “Phim hay nhất”). Nhân vật Rocky trở thành một biểu tượng văn hóa, một tấm gương về sự vươn lên và sau này còn được dựng tượng tại thành phố Philadelphia. Sylvester Stallone trở thành người đầu tiên kể từ hai huyền thoại Charlie Chaplin và Orson Welles được đề cử Oscar cho “Nam diễn viên chính” lẫn “Biên kịch”.

Và bạn biết điều đầu tiên Stallone làm với $35.000 tiền kịch bản là gì không? Ông đã tìm cách mua lại chú chó mà ông đã bán đi ngày nào. Tình yêu với người bạn ông từng gắn bó đã khiến ông đứng bên quán rượu trong 3 ngày chỉ để chờ đợi gặp người mà ông đã bán chú chó ấy. Đến ngày thứ 3, ông thấy người đàn ông và con chó của mình. Ông giải thích lý do và mong chuộc lại chú chó của mình với giá $100, người kia từ chối, ông nâng mức giá lên $500, rồi $1000… cuối cùng bạn tin không? Ông đã phải dùng $15.000 để mua lại chú chó ông từng bán chỉ với $25.

Và ngày nay, chúng ta biết đến 1 Stallone thành công, 1 huyền thoại phim hành động với quá khứ từng rơi vào bi kịch cùng cực.

Thông điệp từ cuộc đời ông: ĐỪNG BAO GIỜ đầu hàng số phận!

(Photo: Sylvester Stallone và người bạn mà ông ngưỡng mộ – Donald Trump)

Sưu tầm

Image may contain: 2 people, people smiling

Từ một cô bé nhặt rác đến nhận học bổng của Đại học Melbourne

Từ một cô bé nhặt rác đến nhận học bổng của Đại học Melbourne
(Ảnh: CCF)

Là một cô gái với xuất thân trong gia cảnh khó khăn, Sophy phải làm việc liên tục cả tuần ở bãi rác để giúp đỡ cha mẹ.

Công việc thường ngày của Sophy là ở bãi rác nhặt nhạnh những thứ có thể bán đồng nát và còn sử dụng được, em phải hít những khói bụi độc hại và mùi hôi thối từ bãi rác.

Ngay cả bữa ăn hàng ngày của cô bé cũng là những thức ăn thừa nhặt nhạnh ở bãi rác.

Từ một cô bé nhặt rác đến nhận học bổng của Đại học Melbourne
(Ảnh: CCF)

Nhờ vào Quỹ Trẻ em Campuchia (Cambodian Children’s Fund), một tổ chức phi lợi nhuận giúp các trẻ em có hoàn cảnh khó khăn nhất tại thủ đô Phnom Penh, từ đó Sophy có cơ hội vươn tới tương lai tươi sáng hơn và “thoát khỏi” bãi rác.

Những năm sau đó, Sophy theo học tại Trinity College thuộc Đại học Melbourne, Úc và tốt nghiệp thủ khoa, nhận được vinh dự đọc bài diễn văn trong ngày tốt nghiệp của mình.

Từ một cô bé nhặt rác đến nhận học bổng của Đại học Melbourne
Sophy trong lễ tốt nghiệp của mình (Ảnh: CCF)

Nhưng thành tựu mà Sophy đạt được càng nổi bật hơn khi người ta biết mãi tận đến năm 11 tuổi cô mới được đến trường.

Là sinh viên đầu tiên của Quỹ Trẻ em Campuchia (CCF), Sophy không chỉ truyền cảm hứng cho các bạn học đồng trang lứa bởi thành tích tốt nghiệp thuộc loại xuất sắc, mà còn là người giành được học bổng toàn phần của Đại học Melbourne danh tiếng, nơi giúp cô hoàn thành bằng cử nhân của mình trong thời gian sắp tới.

Từ một cô bé nhặt rác đến nhận học bổng của Đại học Melbourne
(Ảnh: CCF)

Tân SV Harvard Derrick Ngô: ‘Cần có mục tiêu và phải theo đuổi mục tiêu’

Tân SV Harvard Derrick Ngô: ‘Cần có mục tiêu và phải theo đuổi mục tiêu’

VOA


Sinh viên trung học Derrick Ngô, thành phố Houston, bang Texas.
Sinh viên trung học Derrick Ngô, thành phố Houston, bang Texas.

Bằng một giọng trầm buồn, nhưng ấm và vang, Derrick Ngô, thanh niên gốc Việt vừa được nhận vào trường Đại học Harvard, chia sẻ với VOA về câu chuyện vượt khó và ý chí phấn đấu kiên cường của anh.

Chàng trai vừa tốt nghiệp thủ khoa trường trung học Energy Institute High School ở thành phố Houston, bang Texas, nói: “Chúng ta cần phải có mục tiêu và tầm nhìn và phải kiên trì theo đuổi mục tiêu đó.”

Derrick nhớ lại thời thơ ấu đầy nghiệt ngã khi mẹ anh vướng vào vòng lao lý do cờ bạc năm anh lên 7.

“Gia đình tôi gặp nhiều trở ngại ngay khi tôi còn bé. Mẹ tôi nghiện đánh bạc nặng và vướng vào án tù do đó sự chăm sóc của người mẹ không hiện diện trong tuổi thơ của tôi. Tôi và chị em tôi luôn gặp nhiều rủi ro và sống bất an, thiếu vắng sự chăm sóc của đấng sinh thành.”

Derrick kể mẹ của anh trước đây sống ở thành phố Hồ Chí Minh và bà sang Hoa Kỳ định cư, sinh ra anh khi gia đình sống ở thành phố Philadelphia, bang Pennsylvania năm 2001 và cho đến năm anh 3 tuổi thì gia đình chuyển xuống thành phố Houston.

Do cuộc sống bấp bênh, thiếu thốn và thường phải di chuyển, anh đã phải chuyển 10 trường khác nhau để hoàn thành bậc phổ thông.

“Sự giáo huấn của nhà trường có ảnh hưởng đến tôi nhiều hơn là từ mẹ,” anh nói thêm.

Sự giáo huấn của nhà trường có ảnh hưởng đến tôi nhiều hơn là từ mẹ.
Derrick Ngô

Cái nghèo, miếng cơm, và án tù liên tiếp của người mẹ bủa vây cuộc sống của anh học trò và các chị em cùng mẹ khác cha.

Derrick chia sẻ rằng anh đã ra một quyết định táo bạo là phải thoát ly khỏi gia đình để có thời gian dồn tâm trí vào việc học.

Năm 15 tuổi, Derrick sống tự lập, thỉnh thoảng lắm mới nhận được trợ cấp của mẹ. Nhưng cũng nhờ có sự hỗ trợ của mẹ mà anh có thể trang trải các chi phí chính cho các sinh hoạt cần thiết. Đến năm 17 tuổi, Derrick trở thành người vô gia cư, không còn nhận được sự trợ giúp từ mẹ do bà vừa mãn án tù này lại phải thụ án tù khác.

Lời tự bạch của Derrick Ngô trên trang Houston Food Bank.
Lời tự bạch của Derrick Ngô trên trang Houston Food Bank.

​Tính kỷ luật và lòng kiên nhẫn đã giúp Derrick bám lấy mục tiêu của chính mình.

Khi được hỏi về kinh nghiệm phấn đấu vượt khó, anh chia sẻ:

“Chúng ta cần phải có mục tiêu và tầm nhìn. Chỉ khi nào đặt ra được mục tiêu thì chúng ta mới thực hiện được điều mình muốn. Chúng ta phải kiên trì theo đuổi mục tiêu đó, thảo ra các bước và phương pháp để quyết đạt mục tiêu, biến mục tiêu thành hiện thực. Để làm được điều này phải có tính kỷ luật và kiên trì, không được bỏ cuộc. Nếu bạn bỏ cuộc thì những hy vọng về một cuộc sống tốt đẹp hơn cũng vuột mất.”

Chỉ khi nào đặt ra được mục tiêu thì chúng ta mới thực hiện được điều mình muốn. Chúng ta phải kiên trì theo đuổi mục tiêu đó.
Derrick Ngô

Hiện đang thực tập tại quỹ từ thiện Houston Food Bank, sinh viên 18 tuổi này cho biết anh sẽ bay đến trường Harvard ở thành phố Boston vào cuối tháng 8 này để bắt đầu nhập học. Anh đang chọn theo một trong hai ngành triết học hoặc kinh tế. Tuy chưa biết sẽ theo ngành nào, nhưng Derrick cho biết anh muốn trở thành một người có ảnh hưởng tích cực đối với người khác:

“Hiện giờ thì tôi chưa chọn ngành học, nhưng có thể chọn giữa kinh tế và triết học để tìm hiểu về những trải nghiệm của con người, những bài học giúp con người thoát nghèo.”

“Tôi nhận ra rằng nếu không biết tận dụng trường học, giáo dục và tất cả những gì mình có để học tập thì tôi sẽ mãi mãi không bao giờ thoát được hoàn cảnh hiện tại,” Derrick nói với đài truyền hình ABC.

Khi nói đến gia đình, anh Derrick không oán trách điều gì cả. Anh xem quá khứ nghiệt ngã là bệ phóng, là điểm tựa để hướng đến tương lai. Anh vẫn liên lạc với mẹ, chị và các em, dù không được thường xuyên.

Anh nhớ lời mẹ kể rằng anh mồ côi cha từ năm 2 tuổi, và hiện anh vẫn còn một người dì đang sống ở Việt Nam, nhưng không biết sống ở vùng nào. Anh nói anh nhất định sẽ về thăm quê hương Việt Nam.

httpv://www.youtube.com/watch?list=PL231429C17BE39E34&time_continue=5&v=xsr0ImxflJc

Học sinh gốc Việt vượt qua nghịch cảnh, vào Harvard (VOA)

Bạn sẽ làm gì nếu sớm mai thức dậy tứ chi hoàn toàn bị tê liệt

Bài học thấm thía tôi học được khi chứng kiến một người bỗng nhiên mất đi tất cả: Phàn nàn chỉ lãng phí năng lượng, cách phản ứng trước biến cố mới quyết định bạn hạnh phúc hay khổ đau

15-04-2019 –

Bạn sẽ làm gì nếu sớm mai thức dậy tứ chi hoàn toàn bị tê liệt. Liệu bạn có cảm thấy bất công hay không? Câu trả lời sẽ khiến bạn bất ngờ.

Khi 19 tuổi, tôi từng làm điều dưỡng viên tại khoa chấn thương tủy sống của bệnh viện địa phương (SCIU). Công việc của tôi là hỗ trợ các bệnh nhân làm những thứ mà họ không thể tự làm. Trong suốt 6 tháng, tôi nhận ra rằng mình trở nên khiêm tốn hơn trước những con người có ý chí mạnh mẽ nhất trên đời này. Một trong số đó là Ali, người tôi đã chăm sóc trong suốt 4 năm liền.

Bi kịch lớn nhất của Ali là một ngày cậu bỗng nhiên tỉnh dậy và phát hiện toàn thân bị tê liệt, không có cách nào cứu chữa. Tưởng như cuộc sống đã khép lại với chàng trai trẻ khi chỉ vài tuần nữa là Ali sẽ tốt nghiệp đại học. Thế nhưng, Ali chưa không hề oán trách số phận, mà luôn lạc quan, quan sát và tận hưởng từng chút thời gian còn lại của cuộc sống, dù đang nằm trên giường bệnh.

Suốt thời gian chăm sóc Ali, tôi nhận ra bản thân học được nhiều thứ từ sự chịu đựng của Ali với bệnh tật và cách Ali phản ứng với những nghịch cảnh diễn ra trong đời mình còn hơn những bài học trong trường lớp.

Ali đã dạy tôi những bài học vô giá: Cuộc sống không bao giờ công bằng, phàn nàn chỉ khiến năng lượng bị lãng phí. Cách bạn suy nghĩ và phản ứng trước những biến cố cuộc đời là thứ sẽ quyết định hạnh phúc hay khổ đau của bạn.

Đây là những bài học vô cùng thấm thía về cuộc sống mà tôi học được trong suốt thời gian chăm sóc Ali tại bệnh viện:

Suy nghĩ theo cách nào, bạn sẽ cảm nhận về cuộc sống như vậy

Khi rơi vào trạng thái mệt mỏi hay tức giận, điều chúng ta làm thường là tìm một ai đó để than phiền hoặc một lý do để bao biện. Nên nhớ rằng cảm nhận của bạn phụ thuộc vào cách nghĩ từ bên trong chứ không phải những yếu tố bên ngoài. Bài học ở đây chính là hãy điều khiển cảm xúc, đừng để hoàn cảnh điều khiến bạn.

Cách bạn đánh giá chính mình cũng là cách người khác nhìn nhận bạn

Trong lần gặp đầu tiên, mỗi người thường đưa ra một vài nhận xét mang quan điểm cá nhân về đối phương. Tuy nhiên, ấn tượng ban đầu đó không hoàn toàn chính xác khi bạn nhận ra họ không giống những gì bạn từng hình dung.

Chẳng hạn như khi gặp Ali, tôi nghĩ anh ta thật đáng thương, nhưng Ali không cho phép người khác thương hại mình. Vì suy nghĩ của bạn về bản thân sẽ được biểu lộ một cách khéo léo qua thái độ, ngôn ngữ và cử chỉ của bạn. Nên hãy nhớ, bạn nhìn nhận bản thân như thế nào cũng chính là cách người khác đánh giá về bạn.

Phàn nàn giống như tìm cách ra khỏi một cái hố bằng xẻng thay vì dùng thang

Phàn nàn là thói quen của hầu hết mọi người. Nhưng chắc chắn đó không phải là cách để thoát khỏi khó khăn và nó thường khiến bạn giậm chân tại chỗ. Dù tình hình có thảm hại đến mức nào, bạn luôn có quyền lựa chọn chống trả hay chấp nhận từ bỏ.

Trên thực tế, buồn bã là cách để thúc đẩy sự thay đổi, nhưng phàn nàn thì không. Hơn nữa, bạn không thể vừa cố gắng thay đổi và vừa phàn nàn cùng một lúc được.

Cuộc đời không phải là một sân chơi được thiết kế công bằng

Đã bao nhiêu lần bạn thốt lên “Cuộc sống thật không công bằng”. Tại sao cuộc sống cần phải công bằng? Khái niệm này có phát huy sự sáng tạo, có tạo điều kiện phát triển, tái tạo con người không?

Thật ra, công bằng chỉ là quan điểm mang tính chủ quan và mỗi người mỗi khác, Ali và những người giống anh vẫn tin rằng cuộc đời không hề bất công với họ, và tiến lên phía trước dù gặp nhiều chông gai.

Vậy nên, thay vì dán nhãn mọi thứ bằng cái mác công bằng, hãy coi các sự kiện xảy ra như một cơ hội để học hỏi và phát triển.

Từ bỏ hay đương đầu là lựa chọn của bạn

Ali có quyền từ bỏ nhưng anh ấy không làm thế. Đó là lí do anh ấy trở thành nguồn cảm hứng cho nhiều người trong đó có tôi. Khi khó khăn bủa vây, thật dễ dàng để đánh mất tầm quan trọng của việc chọn không bỏ cuộc.

Quan điểm của tôi là khi bạn muốn tiếp tục đương đầu, hãy tự hào về điều đó, về cách bạn hiên ngang tiến về phía trước khi nhiều người khác phải bước lùi lại.

Thử thách càng lớn, cơ hội càng tuyệt vời

Bài học giá trị nhất của tôi ở SCIU là thay vì bỏ thời gian và công sức để tránh né thương tổn, mỗi người hãy tự mình bơi vào giữa vòng xoáy và cảm nhận hoàn toàn về nó. Để được công nhận tốt nghiệp, chúng ta bắt buộc phải đạt điểm A ở hai bài học “thách thức” và “bất mãn”. Vì những thử thách kinh hoàng nhất thường mang đến cơ hội tuyệt vời nhất.

Những kỉ niệm về Ali luôn nhắc nhở rằng: Chẳng có lí do gì để phàn nàn về cuộc sống này. Những bài học sâu sắc nhất về lòng can đảm, sức mạnh và phẩm giá sẽ không đến khi bạn cảm thấy thoải mái. Bạn sẽ chỉ học được chúng khi phải trải qua những biến cố, nghịch cảnh lớn nhất của cuộc đời. Những điều mà bạn cho là “bất công” xảy đến trong đời lại chính là một bước đệm giúp xác định ta thật sự là ai.

*Theo chia sẻ của Thomas Koulopoulos, nhà sáng lập Delphi Group trên INC.com

Hà Lê.

Image may contain: 1 person, flower, plant and text
Image may contain: one or more people and text
Image may contain: one or more people, coffee cup and text

Tiến sĩ An Kim Bằng : ‘Nghèo đói là trường đại học tốt nhất’

Tiến sĩ An Kim Bằng : ‘Nghèo đói là trường đại học tốt nhất’

Posted on 07/03/2015

Đây câu chuyện cảm động mà tiến sĩ An Kim Bằng (Jinpeng An), người Trung Quốc, tốt nghiệp toán học tại Đại học Harvard, kể về người mẹ nghèo của mình.

“Mẹ ít văn hoá, nhưng mẹ nhớ khi nhỏ được thầy giáo dạy là, Golgi có nói một câu: Nghèo đói là trường đại học tốt nhất. Nếu con có thể tốt nghiệp trường đại học này, thì những trường đại học như Thiên Tân, Bắc Kinh con chắc chắn đều đỗ…”.

Ngày 5/9/1997, là ngày tôi rời gia đình đi nhập học ở Đại học Bắc Kinh, khoa Toán. Ngọn khói bếp dài cất lên từ trên nóc ngôi nhà nông dân cũ nát gia đình tôi. Người mẹ chân thập thễnh của tôi đang nấu mì sợi cho tôi, những bột mì này có được nhờ mẹ đổi năm quả trứng gà cho hàng xóm, chân mẹ bị thương vì mấy hôm trước, để thêm tí tiền cho tôi nhập học, mẹ đẩy một xe chất đầy rau từ thôn ra thị trấn, trên đường bị trật chân.

Bưng bát mì, tôi đã khóc. Tôi buông đũa quỳ xuống đất, xoa nắn chỗ chân sưng phồng lên to hơn cả cái bánh bao của mẹ, nước mắt rơi xuống đất… Nhà tôi ở Thiên Tân, làng Đại Hữu Đới, huyện Vũ Thanh, tôi có một người mẹ tốt nhất thế gian tên là Lý Diệm Hà. Nhà tôi vô cùng nghèo khó.

Khi tôi ra đời, bà nội ngã bệnh ngay trên giường sưởi, tôi bốn tuổi, ông nội lại mắc bệnh hẹp khí quản và bán thân bất toại, những món nợ trong nhà lớn dần theo năm. Khi bảy tuổi, tôi được đi học, học phí là mẹ vay người khác. Tôi thường đi nhặt những mẩu bút chì bạn bè vứt đi, dùng dây buộc nó lên một cái que rồi viết tiếp, hoặc dùng một cái dây chun xoá sạch những cuốn vở bài tập đã viết, rồi viết lại lên đó, mẹ thương tôi đến mức, cũng có lúc đi vay vài hào của hàng xóm để mua vở và bút chì cho tôi. Nhưng cũng có những khi mẹ vui vẻ, là khi bất kể bài kiểm tra nhỏ hay kỳ thi lớn, tôi luôn đứng đầu, toán thường được 100/100 điểm. Dưới sự khích lệ của mẹ, tôi càng học càng thấy ham thích. Tôi thực sự không hiểu trên đời còn có gì vui sướng hơn được học hành.

 Chưa đi học lớp một tôi đã thông thạo cộng trừ nhân chia và phân số, số phần trăm; khi học Tiểu học tôi đã tự học để nắm vững Toán Lý Hoá của bậc Trung học Phổ thông; Khi lên trung học, thành phố Thiên Tân tổ chức kỳ thi vật lý của bậc Trung học, tôi là đứa học trò nông thôn duy nhất của cả năm huyện ngoại thành Thiên Tân được giải, một trong ba người đỗ đầu. Tháng 6 năm đó, tôi được đặc cách vào thẳng trường Trung học số 1 danh tiếng của Thiên Tân, tôi vui sướng chạy như bay về nhà.

Nào ngờ, khi tôi báo tin vui cho cả nhà, mặt bố mẹ chất chứa toàn những đau khổ; bà nội vừa mất nửa năm, ông nội đang gần kề cái chết, nhà tôi đã mắc nợ tới hơn mười nghìn Nhân dân tệ rồi. Tôi lặng lẽ quay về bàn học, nước mắt như mưa suốt một ngày. Đến tối, tôi nghe thấy ở ngoài nhà có tiếng ồn ào. Thì ra mẹ tôi đang định dắt con lừa con của nhà đi bán, cho tôi đi học, nhưng ba tôi không chịu. Tiếng ồn ào làm ông nội nghe thấy, ông đang bệnh nặng, trong lúc buồn bã ông đã lìa đời. Sau lễ an táng ông nội, nhà tôi lại mắc thêm vài nghìn tệ tiền nợ nữa.

Tôi không còn dám nhắc đến việc đi học nữa, tôi cất “Giấy báo nhập học” thật kỹ vào vỏ gối, hàng ngày tôi ra đồng làm việc cùng mẹ. Sau hai hôm, tôi và ba tôi cùng lúc phát hiện ra: con lừa con biến mất rồi. Ba tôi sắt mặt lại, hỏi mẹ tôi:

– Bà bán con lừa con rồi à? Bà bị thần kinh à? Sau này lấy gì kéo, lương thực hoa màu bà đẩy xe tay nhé, bà tự cõng nhé? Bà bán lừa một hai trăm bạc liệu cho nó học được một học kỳ hay là hai học kỳ?

Hôm đó mẹ tôi khóc, mẹ tôi dùng một giọng rất dữ dội rất hung dữ để gào lại ba tôi:

– Con cái mình đòi đi học thì có gì sai? Nó thi lên được trường số 1 của thành phố nó là đứa duy nhất của cả huyện này đấy, tôi không thể để cho tiền đồ của nó bị lỡ dở được. Tôi sẽ dùng tay đẩy, dùng lưng vác, để cho nó đi học…

Cầm sáu trăm tệ mẹ vừa bán lừa, tôi thật sự chỉ muốn quỳ xuống dập đầu trước mẹ. Tôi đã thích được học quá rồi, mà còn học tiếp, thì mẹ sẽ khổ sở bao nhiêu, vất vả bươn chải thêm bao nhiêu? Mùa thu năm đó tôi quay về nhà lấy áo lạnh, thấy mặt ba tôi vàng như sáp, gầy da bọc xương đang nằm trên giường sưởi. Mẹ bình thản bảo: “Có gì đâu, bị cảm, sắp khỏi rồi”. Ai ngờ, hôm sau tôi xem vỏ lọ thuốc của ba, thì thấy đó là thuốc ngăn ngừa tế bào ung thư phát triển. Tôi kéo mẹ ra ngoài nhà, khóc hỏi mẹ mọi chuyện là thế nào, mẹ bảo, từ sau khi tôi đi học, ba bắt đầu đi ngoài ra máu, ngày càng nặng lên.

Mẹ vay sáu nghìn tệ đưa ba lên Thiên Tân, Bắc Kinh đi khắp nơi, cuối cùng xác định là u nhu ruột bowel polyps, bác sĩ yêu cầu ba phải mổ gấp. Mẹ chuẩn bị đi vay tiền tiếp, nhưng ba kiên quyết không cho. Ông nói, bạn bè họ hàng đã vay khắp lượt rồi, chỉ vay mà không trả thì còn ai muốn cho mình vay nữa!

Hàng xóm kể với tôi: Mẹ dùng một phương pháp nguyên thuỷ và bi tráng nhất để gặt lúa mạch. Mẹ không đủ sức gánh lúa mạch ra sân kho để tuốt hạt, mẹ cũng không có tiền thuê người giúp, mẹ bèn gặt dần, lúa mạch chín chỗ nào gặt chỗ đó, sau đó dùng xe cải tiến chở về nhà, tối đến mẹ trải một tấm vải nhựa ra sân, dùng hai tay nắm từng nắm lúa mạch đập lên một hòn đá to…Lúa mạch trồng trên ba mẫu đất của nhà, một mình mẹ làm, mệt đến mức không đứng dậy nổi nữa thì mẹ ngồi xổm xuống cắt, đầu gối quỳ còn chảy máu, đi đường cứ cà nhắc…Không đợi hàng xóm kể hết, tôi chạy như bay về nhà, khóc to gọi mẹ: “Mẹ, mẹ, con không thể đi học nữa đâu…”.

Kết quả, mẹ vẫn tống tôi lên trường. Tiền sinh hoạt phí mỗi tháng của tôi chỉ 60 đến 80 tệ, thật thảm hại nếu so với những người bạn học khác mỗi tháng có 200-240 tệ. Nhưng chỉ mình tôi biết, món tiền nhỏ này mẹ tôi cũng phải tằn tiện lắm, từ ngày đầu tháng đã dành từng hào từng hào, bán từng quả trứng gà, rau xanh lấy từng đồng từng đồng, có lúc dành dụm không đủ đã phải giật tạm vài đôi chục. Mà cha tôi, em trai tôi, dường như chẳng bao giờ có thức ăn, nếu nhà ăn rau cũng chẳng dám xào mỡ, chỉ chan tí nước dưa muối ăn qua bữa. Mẹ không muốn tôi đói, mỗi tháng mẹ chăm chỉ đi bộ hơn mười cây số mua mì tôm với giá bán buôn.

Rồi mỗi cuối tháng, mẹ vất vả cõng một túi nặng lên Thiên Tân thăm tôi. Trong túi ấy ngoài những gói mì tôm ra, còn có nhiều xếp giấy loại mẹ phải đi bộ ra một xưởng in ngoài thị trấn cách nhà 6km để xin cho tôi (đó là giấy để tôi làm nháp toán), cả một chai tương cay rất to, cải bẹ muối thái sợi, và cả một cái tông đơ để cắt tóc. (Cắt tóc nam rẻ nhất Thiên Tân cũng phải 5 tệ, mẹ muốn tôi dành tiền cắt tóc để mua thêm lấy vài cái bánh bao mà ăn).

Khi nói, mẹ không nhìn tôi, mẹ nhìn xa xăm ra con đường đất ngoài kia, như thể con đường ấy dẫn tới tận Thiên Tân, tới Bắc Kinh.

Tôi là học sinh cấp 3 duy nhất của Thiên Tân đến cả rau ở bếp ăn nhà trường cũng không mua nổi, chỉ có thể mua vài cái bánh bao, mang về ký túc ăn cùng mì sợi khô hoặc chấm với tương ớt, kẹp dưa muối để ăn qua bữa. Tôi cũng là học sinh duy nhất không có giấy kiểm tra, chỉ có thể tận dụng giấy một mặt của xưởng in để viết bài. Tôi là đứa học sinh duy nhất chưa bao giờ dùng xà phòng, khi giặt quần áo tôi thường đi nhà bếp xin ít bột kiềm nấu ăn (alkali – chất kiềm, dùng để hấp bánh bao, làm bánh nướng, làm nước sôđa) là xong. Nhưng tôi chưa bao giờ tự ti, tôi cảm thấy mẹ tôi khổ cực cả đời, như người anh hùng chống lại đói khổ, làm con của người mẹ như thế tôi rất tự hào. Hồi mới lên Thiên Tân, tiết học tiếng Anh đầu tiên khiến tôi ù cạc. Khi mẹ lên, tôi kể cho mẹ nghe tôi sợ tiếng Anh thế nào, ai ngờ mẹ chỉ cười bảo: “Mẹ chỉ biết con là đứa trẻ con khổ cực nhất, mẹ không thích con kêu khó, vì chịu khổ được thì chả còn gì khó nữa”.

Tôi hơi bị nói lắp, có người bảo, học tiếng Anh đầu tiên cần làm chủ được cái lưỡi của mình, bởi vậy tôi thường kiếm một hòn sỏi ngậm vào miệng mình, rồi gắng đọc tiếng Anh. Hòn sỏi cọ xát vào lưỡi tôi, có lúc máu chảy ra bên mép, nhưng tôi cố gắng để kiên trì. Nửa năm trôi qua, hòn sỏi nhỏ đã bị mài tròn đi, lưỡi tôi cũng đã nhẵn, tiếng Anh đã thành người giỏi thứ 3 của lớp. Tôi vô cùng cảm ơn mẹ, lời mẹ khích lệ tôi vượt qua khó khăn lớn trong học tập. Năm 1996, lần đầu tiên tôi được tham gia cuộc thi Olympic tri thức toàn quốc khu vực Thiên Tân, đoạt giải Nhất môn Vật lý và giải Nhì môn Toán học, tôi được đại diện Thiên Tân đi Hàng Châu tham gia Cuộc thi Olympic toàn Trung quốc môn Vật lý. “Đoạt lấy chiếc Cup giải Nhất toàn Trung quốc tặng mẹ, rồi lên đường dự Olympic Vật lý Thế giới!” Tôi không ngăn được nỗi khao khát trong lòng, tôi viết thư báo cho mẹ tin vui và mơ ước của tôi. Kết quả, tôi chỉ được giải Nhì, tôi nằm vật ra giường, không ăn không uống. Dù tôi là người đạt thành tích cao nhất trong đoàn Thiên Tân đi thi, nhưng nếu tính cả những khốn khổ của mẹ tôi vào, thì thành tích này không xứng đáng! Tôi về trường, các thầy ngồi phân tích nguyên nhân thất bại cho tôi thấy: Tôi những muốn phát triển toàn diện cả Toán Lý Hoá, những mục tiêu của tôi quá nhiều nên sức lực tinh thần tôi phải phân tán rộng.

Nếu giờ tôi chỉ chọn một mục tiêu trước mắt là kỳ thi Toán, nhất định tôi thắng. Tháng 1 năm 1997, tôi cuối cùng đã giành chiến thắng tại kỳ thi Olympic Toán toàn Trung Quốc với điểm số tuyệt đối, lọt vào đội tuyển Quốc gia, cả mười kỳ thi kiểm tra ở đội tuyển tôi đều là người đứng đầu. Với thành tích đó, tôi được sang Argentina tham gia kỳ thi Olympic Toán quốc tế. Nộp xong phí báo danh, tôi gói những sách vở cần chuẩn bị và tương đậu cay của mẹ lại, chuẩn bị lên đường. Giáo viên chủ nhiệm và thầy giáo dạy Toán thấy tôi vẫn mặc bộ quần áo thải của người khác cho, những thứ áo quần màu sắc chả đâu vào đâu, kích cỡ khác nhau, bèn mở tủ áo của tôi ra, chỉ vào những áo trấn thủ vá, những áo bông tay đã phải nối hai lần, vạt đã phải chắp ba phân, hỏi tôi:

“Kim Bằng, đây là tất cả quần áo của em ư?”

Tôi chả biết nói sao, vội đáp: “Thầy ơi, em không sợ người khác chê cười! Mẹ em thường bảo, Phúc Hữu Thi Thư Khí Tự Hoa – trong lòng có sách vở tất mặt mũi sáng sủa, em mặc những thứ đồ này đi Mỹ gặp tổng thống Clintơn em cũng chẳng thấy ngượng”.

Ngày 27/7, Olympic Toán học Thế giới lần thứ 38 chính thức khai mạc. Chúng tôi thi liên tục suốt năm tiếng rưỡi, từ 8 giờ 30 phút sáng tới 2h chiều. Ngày hôm sau công bố kết quả, đầu tiên công bố Huy chương Đồng, tôi không muốn nghe thấy tên mình; Sau đó công bố Huy chương Bạc, cuối cùng, công bố Huy chương Vàng, người đầu tiên, người thứ hai, người thứ ba là tôi. Tôi khóc lên vì sung sướng, trong lòng tự nói: “Mẹ ơi, con mẹ thành công rồi!”

Tin tôi và một người bạn nữa đoạt Huy chương Vàng kỳ thi Olympic Toán học ngay chiều hôm đó đã được Đài phát thanh Nhân dân Trung ương TQ và Đài truyền hình Trung ương TQ đưa. Ngày 1/8, chúng tôi vinh quang trở về, lễ đón long trọng được Hiệp hội khoa học Trung Quốc và Hội Toán học Trung Quốc tổ chức. Khi đó, tôi muốn về nhà, tôi muốn sớm gặp mẹ, tôi muốn chính tay tôi đeo tấm huy chương vàng chói lọi lên cổ mẹ… Hơn mười giờ đêm tối hôm đó, tôi cuối cùng đã đội trời đêm về đến nhà. Người mở cửa là ba tôi, nhưng người một tay ôm chặt lấy tôi vào ngực trước lại chính là mẹ tôi.

Dưới trời sao vằng vặc, mẹ tôi ôm tôi rất chặt…

Tôi lấy tấm huy chương vàng đeo lên cổ mẹ, khóc một cách nhẹ nhõm và sung sướng. Ngày 12/8, trường Trung học số Một của Thiên Tân chật ních người, mẹ được ngồi lên bàn Chủ tịch danh dự cùng với các quan chức Cụcgiáo dục Thiên Tân và các giáo sư toán học hàng đầu. Hôm đó, tôi đã phát biểu thế này:

“Tôi muốn dùng cả sự sống của tôi để cảm tạ một người, là người mẹ đã sinh và nuôi nấng tôi. Mẹ tôi là một người phụ nữ nông dân bình thường, nhưng những đạo lý mẹ dạy tôi nên người đã khích lệ tôi cả đời. Năm tôi học lớp 10, tôi muốn mua cuốn sách “Đại từ điển Anh-Trung” để học tiếng Anh, mẹ tôi không có tiền, nhưng mẹ vẫn nghĩ cách giúp tôi. Sau bữa cơm sáng, mẹ tôi mượn một chiếc xe cải tiến, chất một xe rau cải trắng, hai mẹ con tôi đẩy ra chợ huyện cách hơn bốn mươi km bán rau. Đến được chợ đã gần trưa, buổi sáng đó tôi và mẹ chỉ ăn hai bát cháo ngô nấu với khoai lang đỏ, lúc đó bụng đói cồn cào, chỉ mong có ai tới mua cho cả xe rau ngay. Nhưng mẹ vẫn nhẫn nại mặc cả từng bó, cuối cùng bán với giá 1 hào một cân. Hai trăm cân rau đáng lẽ 21 tệ, nhưng người mua chỉ trả 20 tệ. Có tiền rồi tôi muốn ăn cơm, nhưng mẹ bảo nên đi mua sách trước, đó là việc chính của ngày hôm nay. Chúng tôi đến hiệu sách hỏi, giá sách là 8 tệ 2 hào 5 xu, mua sách rồi còn lại 1 tệ 7 hào 5 xu. Nhưng mẹ chỉ cho tôi 7 hào rưỡi đi mua hai cái bánh bột nướng, một tệ kia còn phải cất đi để dành cho tôi làm học phí. Tuy ăn hết hai cái bánh nướng, nhưng đi bộ tiếp 40km về nhà, tôi vẫn đói tới mức hoa mắt chóng mặt, lúc này tôi mới nhớ ra tôi đã quên không phần cho mẹ ăn một miếng bánh nướng nào, mẹ tôi chịu đói cả ngày, vì tôi mà kéo xe suốt 80km đường xa. Tôi hối hận tới mức chỉ muốn tát cho mình một cái, nhưng mẹ tôi chỉ bảo: “Mẹ ít văn hoá, nhưng mẹ nhớ khi nhỏ được thầy giáo dạy là, Golgi có nói một câu: Nghèo đói là trường đại học tốt nhất. Nếu con có thể tốt nghiệp trường đại học này, thì những trường đại học như Thiên Tân, Bắc Kinh con chắc chắn đều đỗ”.

Khi mẹ nói thế mẹ không nhìn tôi, mẹ nhìn ra con đường đất xa xôi, cứ như thể con đường đất đó có thể thông tới tận Thiên Tân, đi thẳng tới Bắc Kinh. Tôi nghe mẹ bảo thế, tôi không thấy đói nữa, chân tôi không mỏi nữa…Nếu nghèo đói là trường đại học tốt nhất, thì tôi muốn nói rằng, người mẹ nông dân của tôi chính là người thầy giáo giỏi nhất của đời tôi”.

Dưới khán đài, không biết có bao nhiêu đôi mắt đã ướt đẫm, tôi quay về phía người mẹ tóc hoa râm của tôi, cúi người xuống kính cẩn…

Suu tam

 

VẺ VANG MỸ GỐC VIỆT

Kevin Nguyen shared a post.
Image may contain: 1 person, smiling, sitting
Image may contain: 1 person, smiling, eyeglasses
Image may contain: sky, outdoor and nature
Image may contain: one or more people, people standing, outdoor and text
No automatic alt text available.
+4
Daniel Nguyen

VẺ VANG MỸ GỐC VIỆT

Hyperloop One – Con tàu vượt thời gian sắp thành hiện thực dưới sự lãnh đạo của một kỹ sư trẻ tài ba gốc Việt .

AICP cạnh tranh để mang Hyperloop đến Texas.

Austin – Dallas chỉ mất 20 phút.
Dallas – Houston chỉ 30 phút.

Hai ngày vừa qua, hầu hết Truyền thông Mỹ đều nói về Hyperloop One. Về một ước mơ đã rất gần với hiện thực. Hyperloop là một sáng kiến mới, là một hệ thống tàu siêu tốc, để di chuyển người và vật ở tốc độ máy bay, với mức giá của một vé xe đò. Theo tiêu chuẩn: tiết kiệm năng lượng, thời gian, và an toàn.

Tại Austin – Texas có một đội ngũ Kỹ sư, Kiến trúc sư, và các nhà Khoa học thuộc Công ty AECOM, một Công ty Kỹ thuật có văn phòng tại Dallas và Houston, đã vinh dự được chọn vào vòng bán kết trong cuộc thi này.

Steven Dương, Lãnh đạo nhóm Nghiên cứu về dự án, nói với tờ Houston Chronicle: TEXAS là một môi trường lý tưởng cho các dự án thương mại đầu tiên Hyperloop One. Bởi dân số là một phần quan trọng của nó, nhưng không phải chỉ dân số, mà là sự tăng trưởng dân số. Cũng như khí hậu TEXAS là thích hợp.

Đề án này sẽ làm thay đổi hoàn toàn cách thức vận chuyển trong quá khứ, và sẽ tạo ra một thế giới kết nối tuyệt vời !. Theo những nhận định khách quan từ các nguồn tin liên hệ, cho rằng: Nhóm AICP thuộc Công ty AECOM có một xác xuất rất lớn để đạt chiến thắng. Hiện dự án đang được trình bày tại Newseum ở Washington.DC. Được biết, dự án Texas này, hiện được đặt biệt chú ý, là hai trong số 11 dự án được vô semi-finalists nổi bật. Steven Dương cùng đội ngũ AICP cũng dành nhiều kỳ vọng cho dự án này.

Nếu công trình này được chọn thì là tin quá vui cho dân Texas. Công trình dự kiến sẽ hoàn tất vào năm 2021. Năm năm nữa, khi chúng ta di chuyển từ Austin to Dallas chỉ mất 20 phút, cũng như từ Dallas to Houston cũng chỉ có 30 phút, thay vì 4 tiếng đồng hồ. Một Hyperloop 640 dặm sẽ kéo dài từ Dallas đến Houston, với điểm dừng ở Austin và San Antonio trên đường đi.. . Hooray !”

Càng vui hơn khi được biết: Trưởng nhóm công trình này là một thanh niên người gốc Việt còn rất trẻ chưa tới 30 tuổi. Steven Dương là con trai thứ của Ông Dương Hải Sơn, và bà Đỗ T Xuân Thanh, sống ở Knoxville – TN. Steven là một trong hai anh em sinh đôi. Người anh em sinh đôi khác là Kevin Dương. Ở tuổi 28, Kevin Dương đang là Giảng sư Đại học. PH.D. , Professor of Political. Cả hai em đều có những thành tựu vượt bực.

Steven Dương, có ngoại hình nhỏ nhắn, điềm đạm. Tự tin nhưng khiêm nhường, luôn gắn bó với gia đình. Lúc nhỏ em đã là một học sinh nổi tiếng xuất sắc. Từ trường học cho đến khi bước chân ra đời làm việc, Steven Dương luôn đạt được những thành tích vượt trội, và được yêu mến từ gia đình, đồng nghiệp, cũng như bạn bè chung quanh.

Sau ba năm cùng cộng sự làm việc cực nhọc, theo đuổi công trình “Hyperloop One Challenge”, đi được đến kết quả hôm nay dù chưa phải là final, nhưng với kết quả vượt qua 2,600 công trình, để vào được top 35, và rồi cũng sẽ chỉ có 3 trong 35 công trình được chọn. Tuy nhiên từ một hành trình cam go, đi được tới giai đoạn semi-finalists thì cũng đã là một cố gắng vượt bực.

Hiện Steven đang có mặt ở Washington, D.C. với trọng trách thuyết phục, trình bày với Quốc hội về các kế hoạch, ngân khoảng, tốn kém và nhất là chứng minh được sự hữu dụng và cần thiết của phương tiện giao thông hiện đại này cho Texas. Đoạn đường phía trước còn dài. Tuổi trẻ, thông minh, nghị lực … Chia vui và chúc em thành công !.
Chúng ta thử tìm hiểu về Hyperloop:
Hyperloop Transportation Technologies, hay còn gọi là HTT, là một Công ty Nghiên cứu của Mỹ được thành lập bằng cách sử dụng, kết hợp, chọn lựa những ý kiến từ những đội ngũ xuất sắc trên toàn thế giới, để phát triển một hệ thống giao thông dựa trên khái niệm Hyperloop. Elon Musk, the CEO of Tesla Motors and SpaceX, lên ý tưởng đề ra vào năm 2013.

Hyperloop One là một Công ty tư nhân duy nhất trên thế giới xây dựng một hệ thống Hyperloop hoạt động thương mại, họ đang nỗ lực để nghiên cứu, phát minh, và xây dựng các thiết bị được gọi là Hyperloops, có mục tiêu rút ngắn thời gian di chuyển. Đi du lịch từ một thành phố này đến thành phố khác với thời gian ngắn nhất. Tốc độ có thể ở đạt được đến 760 dặm (mph) một giờ.

Điều đó sẽ giống như bạn đi du lịch trên một chiếc xe – hoặc Thùng xe (pod). Hành khách hoặc hàng hóa sẽ dần dần tăng tốc độ trong một ống áp suất thấp. Hành khách bên trong sẽ có cảm giác mình đang ở trên máy bay. Hay có thể nói như đang trên một con tàu tương lai, với tốc độ nhanh vượt bực: 760 miles / Hour ( có chút giống như khinh công phim chưởng!)

Ba năm qua, HTT đã nổ lực để biến giất mộng này thành hiện thực,
chỉ tiêu của Công ty là phải có ba hệ thống phục vụ vào năm 2021. Các doanh nghiệp tham gia cuộc thi, “Hyperloop one Challenge”, sẽ nghiên cứu các thiết bị, cũng như tìm vị trí thích hợp để lắp đặt hệ thống. Cho đến nay, HTT đã nhận 2.600 bản đệ trình từ các đội trên toàn thế giới, và chỉ vừa mới hôm qua, quyết định thu hẹp nó xuống còn 35 đội ở vòng bán kết. Trong đó có 11 đội thuộc Hoa Kỳ.

11 nhóm semifinalists của nước Mỹ, và 24 đối thủ quốc tế tham gia cạnh tranh vẫn còn đang thi thố tài năng trong “Global one Challenge”. 35 đội được vào bán kết đang nỗ lực để mang lại các Hyperloop ở khu vực của họ, và ba nhóm chiến thắng cuối cùng sẽ được công bố vào cuối năm nay.
https://youtu.be/HYWEQwgkzXo

Hành trình từ học sinh ‘đội sổ’ đến cử nhân y tá xuất sắc của mẹ Việt ở Mỹ

 

Hành trình từ học sinh ‘đội sổ’ đến cử nhân y tá xuất sắc của mẹ Việt ở Mỹ

By Tạp Chí Hoa Kỳ – 18 Tháng Năm, 2018

Chỉ tốt nghiệp trung cấp ở Việt Nam, rồi đi xuất khẩu lao động, chị Cẩm Tú, 36 tuổi, từng gặp muôn vàn khó khăn khi theo chồng Mỹ nhập cư.

Chị Cẩm Tú, cử nhân y tá sắp tốt nghiệp trường Nevada State College, Mỹ.

Ở độ tuổi 36, nhiều phụ nữ Việt ở nước ngoài đã có một công việc ổn định, hay yên phận với việc nội trợ, chăm sóc chồng con. Thế nhưng chị Cẩm Tú, người con gái Sài thành, vẫn miệt mài hoàn thành nốt kỳ học cuối ngành khoa học điều dưỡng, trường Nevada State College, Las Vegas.

Đi học thường đứng “đội sổ”, nói tiếng Anh bập bẹ, chỉ tốt nghiệp trung cấp ở Việt Nam rồi đi xuất khẩu lao động ở Nhật, những tháng ngày đầu tiên đặt chân lên đất Mỹ là chuỗi ngày khó khăn vô cùng với chị. Rào cản ngôn ngữ khiến chị không muốn giao tiếp với ai, trừ ông xã người Mỹ, công tác trong quân đội.

“Tôi nói tiếng Anh chỉ mỗi ông xã tôi hiểu vì anh đã quen với cách nói của tôi. Vì đã quen nhau 2 năm ở Nhật trước khi kết hôn nên hầu như chúng tôi hiểu ý nghĩ của nhau nhiều hơn là lời nói. Còn người khác không ai hiểu tôi nói gì”, chị .

Là người chăm chỉ, lại có vốn tiếng Nhật kha khá, nên ngay sau khi sang Mỹ năm 2010, chị Tú xin làm ở một nhà hàng của Nhật, làm phụ bếp cho các đầu bếp sushi. Thời gian này chị cũng đi học ở lớp tiếng Anh dành cho người nhập cư.

Bước ngoặt đến vào năm 2012, khi chị sinh con đầu lòng. “Tôi sinh mổ rất đau, bên cạnh chỉ có chồng nên rất tủi thân. May mắn là lúc đó có một y tá rất tuyệt vời. Cô ấy luôn chăm sóc, động viên và dành những lời ân cần cho tôi. Cô luôn miệng nói “I believe in you! You can do this”, (Tôi tin cô. Cô có thể làm được mà). Khi đó tôi nghĩ cô ấy như một người thân của mình vậy”, chị Tú nhớ lại.

Hình ảnh cô y tá tận tụy, hết lòng chăm sóc bệnh nhân luôn thường trực trong tâm trí chị. Vì thế, sau khi cai sữa con 6 tháng, chị Tú bảo lãnh mẹ sang Mỹ chăm con hộ và chính thức đăng ký học tiếng Anh chỉn chu ở trường cao đẳng cộng đồng.

Khi tiếng Anh đủ khá, chị đăng ký học lớp hộ sinh. Có được tấm bằng hành nghề, chị xin làm ở một viện dưỡng lão. Dù rất bận rộn, nhưng chị vẫn vừa đi làm bán thời gian, vừa đi học tiếp tiếng Anh nâng cao. Ngày càng thấy gắn bó với công việc chăm sóc người bệnh, chị sau đó còn đăng ký học tiếp lớp hoá, sinh, dinh dưỡng, giải phẫu học, sinh lý học, và nhiều lớp khác.

Chị Tú , lúc đầu chị chỉ định học hệ Cao đẳng nhưng thầy cô bạn bè, ai cũng nói chị có khả năng nên quyết định làm liều. Ngày chị đăng ký học Cử nhân trường Nevada State College, hai vợ chồng chị đã nói chuyện với nhau rất nhiều. Anh nói học ngành này rất khó, áp lực về điểm số rất cao, thời gian gò bó, sợ chị không chịu nổi. Nếu không đáp ứng chị có thể bị học lại, rất tốn kém và xa hơn là cho thôi học.

“Tôi biết trước mắt mình là cả núi khó khăn. Nhưng tôi không từ bỏ. Người ta học một, tôi sẽ cố học mười”, chị Tú tâm sự.

Chị Tú nhận được nhiều sự giúp đỡ từ người chồng làm trong quân đội.

Với tiêu chí học chậm mà chắc, chị Tú hoàn thành các môn học đại cương trong vòng 4 năm (tính cả thời gian học hộ sinh), trong khi nhiều bạn bè Mỹ của chị chỉ cần 2 hoặc 3 năm đã xong.

Chị kể: “Tôi còn nhớ ngày đầu đi thực tập ở bệnh viện, tôi ngơ ngác lắm. Tôi bị người hướng dẫn mắng ngay trước mặt nhiều người. Tôi đã khóc rất nhiều hôm đó, thấy xấu hổ vô cùng. Nhưng cũng từ lần đó, tôi tự nhủ sẽ cố gắng, nỗ lực gấp nhiều lần để không bao giờ bị như vậy”.

Tuần nào cũng vậy, cứ 3 ngày học lý thuyết xong, chị Tú lại đi thực tập ở bệnh viện. Lịch dày đặc từ 6 giờ sáng đến 4 giờ chiều khiến chị bận tối mắt tối mũi. Bước vào học chuyên ngành, chị càng tất bật hơn khi hoàn thành chương trình học 4 kỳ trong 15 tháng.

“Nhiều lúc tôi cảm thấy có lỗi với con vì không có nhiều thời gian cho bé. Có lần con ốm mà vẫn phải đi làm, đến nơi rơi nước mắt lo cho con nên sếp lại cho về. Rồi những hôm bận học quá, con muốn vào phòng chơi với mẹ nhưng tôi ra điều kiện phải im lặng. Nhìn con lủi thủi xem ipad tôi thương vô cùng”, chị Tú nói.

Được chồng hỗ trợ việc đưa đón con đi học và dọn dẹp nhà cửa trong nhà, chị vùi đầu vào việc học. Chị học ngày học đêm, lên thư viện, về nhà lại đọc sách, xem tivi, tra cứu internet, chỗ nào không hiểu lại hỏi thầy cô, bạn bè. Đã bao đêm chị ngủ mà trên tay vẫn còn cầm giáo trình học.

“Những lúc tôi làm bài thi không hài lòng, thực tập trong bệnh viện mệt mỏi, anh lại an ủi và động viên tôi nhiều. Gánh nặng đặt lên vai anh khi vừa phải lo toàn bộ chi phí trong nhà, vừa chi tiền cho tôi học. Vì thế, tôi không thể để phụ lòng anh”, chị Tú tâm sự.

Chị sẽ chính thức tốt nghiệp hệ cử nhân y tá trong 3 tháng nữa.

Những cố gắng của chị được đền đáp xứng đáng khi phần lớn các môn học chị đều giành điểm tuyệt đối (chỉ một môn điểm B). Chị còn được trường đề cử vào Nursing Hornor Society, hiệp hội dành cho sinh viên chuyên ngành y tá và cho y tá có thành tích xuất sắc.

Người hướng dẫn từng mắng chị trước mặt mọi người, sau này dành nhiều lời khen cho chị. Trong bức thư viết gửi học trò, bà tin chị sẽ là một y tá giỏi, bởi chị có chuyên môn tốt, và “kỹ năng giao tiếp, xử lý mọi việc tuyệt vời”. Nhiều bạn bè trong lớp cũng khâm phục chị bởi sự cần cù, chịu khó và giúp đỡ mọi người.

Còn 3 tháng nữa mới chính thức tốt nghiệp, nhưng chị Tú đã được cầm trên tay tấm bằng loại giỏi (Magna Cum Laude). Chị dự định sẽ xin vào làm y tá tại một bệnh viện quân đội, để phục vụ cho những người đồng đội của chồng.

“Tôi bắt đầu đi học bên này lúc 31 tuổi và chuẩn bị tốt nghiệp ở tuổi 36. Nếu không thử không bao giờ tôi nghĩ mình có thể làm được. Vì thế, tôi tin mọi người đều có thể làm đến cùng để theo đuổi ước mơ. Quan trọng nhất là sự kiên trì và đam mê ngành mình đã chọn”, chị Tú nói.

Image may contain: 2 people, people smiling, selfie and closeup
Image may contain: 3 people, people smiling, people sitting and outdoor
Image may contain: 1 person, smiling, hat