‘Post’ này chẳng tày ‘Post’ nọ!

‘Post’ này chẳng tày ‘Post’ nọ!

Nguoi-viet.com

Huy Phương

Cục Trưởng Cục Báo Chí Hoàng Hữu Lượng vừa mở miệng lòi ra cái khả năng hiểu biết thấp kém, khi nói rằng, “Thế giới có rất nhiều tờ báo bưu điện có tiếng như Washington Post, Bangkok Post. Bộ giữ lại cái tên báo Bưu Điện Việt Nam cũng với hy vọng sẽ tạo được uy tín và danh tiếng như vậy!”

Bộ đây là Bộ Thông Tin và Truyền Thông, và cái gọi là “The Vietnam Post News” (Báo Bưu điện Việt Nam) là báo của Tổng Công Ty Bưu Điện Việt Nam (Vietnam Post) có nhiệm vụ “thực hiện chức năng cơ quan ngôn luận của bộ; thực hiện nhiệm vụ tuyên truyền vì sự nghiệp phát triển của ngành, lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý nhà nước của bộ: tổ chức quản lý, xuất bản báo điện tử Infonet theo đúng tôn chỉ, mục đích và nội dung thông tin theo quy định của pháp luật.”

Rõ ràng hơn, nhân dịp kỷ niệm “90 năm ngày Báo Chí Cách Mạng Việt Nam,” Thứ Trưởng Trương Minh Tuấn đã chúc Báo Bưu Điện Việt Nam, luôn giữ đúng tôn chỉ mục đích, đặc biệt, tờ Bưu Điện Việt Nam phải chuyên về bưu điện.”

Như vậy, không nghi ngờ gì nữa, tờ “The Vietnam Post News” là một tờ báo của ngành bưu điện mà vì chữ Post, Hoàng Hữu Lượng đã đem so sánh với Washington Post hay Bangkok Post. Theo kiến thức này thì New York Post hay Denver Post cũng là “cơ quan ngôn luận” của Sở Bưu Điện hai tiểu bang này.

Thực sự thì “Vietnam Post” của Hoàng Hữu Lượng chỉ là một loại báo đảng, báo bộ, báo ngành, báo tỉnh, báo huyện đang “trăm hoa đua nở” ở Việt Nam.

Nhưng trước hết Hoàng Hữu Lượng là ai? Sau một thời gian đi lính, năm 1982, y được bộ đội gửi theo học đại học Tổng Hợp Hà Nội, sau đó làm việc tại Viện Lịch Sử Quân Sự Việt Nam thuộc Bộ Quốc Phòng, và được làm ký giả cho Tạp Chí Lịch sử Quân sự, đã có dịp phỏng vấn nhiều nhân vật quan trọng trong quân đội Cộng Sản. Nói chung, Hoàng Hữu Lượng có nhiều “hồng” nhưng chẳng có chút “chuyên” nào, kiến thức và chữ nghĩa của ông chỉ mục đích ca tụng đảng hết lòng. Nếu như Hoàng Hữu Lượng là một quan chức có văn bằng Tiến Sĩ Báo Chí, thì đã có người viết bài cho ông nói, đằng này có sao nói vậy, nên ngoài kiến thức “vẹt” rổn rảng như các thủ trưởng khác, khi cao hứng nói ra chuyện ngoài đề là lòi cái “ngu” ra ngay.

Lãnh đạo ngành báo chí, nhưng y vẫn bị ám ảnh bởi hai chữ “cho phép:

“- Nước ta hiện có 849 cơ quan báo in, 67 đài phát thanh-truyền hình với gần 200 kênh truyền hình, 98 cơ quan báo chí điện tử và 1,525 trang thông tin điện tử tổng hợp, 420 mạng xã hội được phép hoạt động với lượng truy cập cao, ảnh hưởng ngày càng lớn về thông tin.”

849 tờ báo đó là báo nào, nếu không là báo đảng, báo đoàn, báo mặt trận, báo bộ, báo huyện, báo xã mà mỗi tờ báo đều có một tên đảng ủy ngồi chồm hổm trong đó. Tạp Chí Cộng Sản là Cơ Quan Lý Luận và Chính Trị của Trung Ương Đảng CSVN. Báo Người Lao Động là tiếng nói của Liên Đoàn Lao Động TP.HCM. Bộ Công An thì có báo Công An từ Công An Nhân Dân (báo Bộ) cho đến báo Công An Thành Phố (Sài Gòn), Công An Đồng Nai, Công An Đà Nẵng. Bộ Tư Pháp thì có báo Pháp Luật Việt Nam, báo Pháp Luật TP.HCM. Báo Tiền Phong là cơ quan của đoàn TNCS HCM. Báo Thanh Niên là Diễn Đàn của Hội Liên Hiệp Thanh Niên Việt Nam. Báo Thiếu Niên Tiền Phong là Cơ Quan Trung Ương Đoàn Thiếu Niên Cộng Sản HCM. Báo Phụ Nữ là Cơ Quan Liên Hiệp của Hội Phụ Nữ Việt Nam. Báo Phụ Nữ Thủ Đô Hà nội là Cơ Quan Liên Hiệp của Hội Phụ Nữ Hà Nội (cứ như vậy báo Phụ Nữ có mặt khắp nước…) Báo Cà Mau là cơ quan của đảng Bộ Đảng Cộng Sản tỉnh Cà Mau, Báo Hải Dương là cơ quan của đảng Bộ Đảng Cộng Sản tỉnh Hải Dương… Báo Người Cao Tuổi là cơ quan của Trung ương Hội Người Cao Tuổi Việt Nam (nằm trong mặt trận tổ quốc Việt Nam.) Báo Giác Ngộ là cơ quan của Giáo Hội PGVN (Quốc Doanh). Công giáo và dân tộc là tờ báo của Ủy Ban Đoàn Kết Công Giáo thành phố Sài Gòn. Ủy Ban Đoàn Kết Công Giáo này là một cơ quan được mặt trận tổ quốc Việt Nam thiết lập để vận động người công giáo thi hành những mệnh lệnh của đảng CSVN.

Trong 849 tờ báo này không hề có một tờ báo nào của tư nhân, nên chúng không mang còng của đảng thì cũng đội vòng kim cô của mặt trận, mà mặt trận là con của Đảng Cộng Sản.

Cũng đừng coi thường ông Cục Báo Chí Hoàng Hữu Lượng, ông khoe ông chỉ huy gần 35,000 cử nhân, tiến sĩ:

“Đến nay lực lượng báo chí đã có 35,000 người, trong đó có gần 18,000 là nhà báo chuyên nghiệp; tỉ lệ người làm báo có trình độ đại học và trên đại học là 95,9%.”

Hy vọng 35.000 người có trình độ đại học và trên đại học là 95,9% này không đến nỗi dốt như ông.

Nhiệm vụ của báo chí dưới chế độ Cộng Sản là gì? Cục trưởng Báo Chí xác định, “là một bộ phận của hệ thống chính trị dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng Sản và theo sự phân công của hệ thống chính trị đó, báo chí có quyền lợi và trách nhiệm thông tin, tuyên truyền chủ trương chính sách của Đảng Cộng Sản và Hệ Thống Nhà Nước, đoàn thể dưới sự lãnh đạo của nó…” Thế là, nếu “thú cách hóa” thì nhà báo ấy là con vẹt, “vật cách hóa” nhà báo ấy là cái loa tuyên truyền treo đầu xóm. Con vẹt không có suy nghĩ chỉ biết lặp lại, và cái loa chỉ có khả năng truyền đi nguyên xi những cái gì nó nhận được!

Con vẹt, cái loa làm sao mà tự do suy nghĩ và có tự do phát biểu được.

Nhà thơ Nguyễn Trọng Tạo ở trong nước phân biệt hiện nay có hai lối làm báo, “Làm báo nói láo ăn tiền” và “làm báo nói thật ăn đòn.” Nói xạo, ca tụng đảng, tâng bốc công ty, xí nghiệp, tạo thành tích láo thì có tiền bỏ túi, mà còn được lãnh huân chương lao động, hay trở thành “nhà báo nhân dân.”

Còn “nói thật ăn đòn” thì vô số kể:

Năm 1992, Vũ Kim Hạnh bị đình chỉ chức vụ Tổng Biên Tập báo Tuổi Trẻ, vì đã đụng tới Hồ Chí Minh, đăng tin của Hồ đã từng có vợ là người Trung Quốc.

Trần Quang Thành hiện đang định cư tại Tiệp Khắc là một nhà báo bị tạt acid khiến dung mạo bị dị dạng, thân thể bị hủy hoại 81%, chỉ vì dám viết bài phơi bày tham nhũng tại Việt Nam.

Năm 2008 Cộng Sản trừng phạt hai ký giả, giải nhiệm tổng biên tập và phó tổng biên tập báo Đại Đoàn kết vì báo có bài chỉ trích chính phủ và Đảng Cộng Sản cầm quyền.

Mới đây nhất, 2015, Kim Quốc Hoa, Tổng Biên Tập báo Người Cao Tuổi, bị cách chức và truy tố vì có những bài viết chống tham nhũng đụng tới đảng.

Làm báo đảng đã khổ vậy, còn làm báo “ngoài luồng” như các blogger thì bị kết tội phản quốc, gián điệp, chịu cảnh tù đày, đánh đập, bể đầu, hộc máu miệng, nhan nhản hằng ngày trên cái bãi rác có cắm bảng cấm “độc lập-tự do-hạnh phúc.”

Chánh án Tối Cao Pháp Viện Hoa Kỳ Hugo Black (1886-1971) đã nói, “Chỉ có một nền báo chí tự do không bị áp chế thì mới vạch trần hữu hiệu những thủ đoạn lừa bịp của chính phủ. Trong nhiều trách nhiệm của báo chí, quan trọng nhất là phòng chống bất cứ một bộ phận nào thuộc chính phủ lừa dối nhân dân…”

Nếu Hoàng Hữu Lượng biết chuyện hai nhà báo Mỹ Bob Woodward và Carl Bernstein của tờ Washington Post đã làm cho Tổng Thống Richard M. Nixon phải rời Bạch Ốc trước nhiệm kỳ, thì đã chẳng nói năng kiểu “ếch ngồi đáy giếng” kiểu này! Và hơn nữa, con ếch này lại muốn to bằng con bò cơ!

Con Cái Thời Nay

Con Cái Thời Nay

Huy Phương

Xem tin tức ở Việt Nam chúng ta thường nghĩ đến lúc đạo lý đã suy đồi. Thời gian qua, số vụ án con cái giết cha mẹ đang có chiều hướng gia tăng. Trên báo chí, không thiếu tin tường thuật những vụ án mạng tàn bạo do những đứa con bất hiếu thẳng tay đâm chém cha mẹ dù chỉ với những bất bình nhỏ.

Nếu kể chuyện nghịch nữ hoặc nghịch tử ở Việt Nam, hẳn phải mất hàng nghìn trang giấy: Tơ Đênh Triệu (Quảng Nam) say rượu giết cha. Đặng Hùng Phương (Vĩnh Long) giết cha rồi đem lên Sài Gòn phi tang. Trần Văn Kiệt (Tây Ninh) đâm cha sau một lần cãi vã. Lê Văn Lực (Thanh Hóa) chỉ vì lời mắng “đồ ăn hại” đã đoạt mạng cha mình. Nguyễn Xuân Hậu (Lào Cai) chỉ vì bị la không chịu lo sửa soạn Tết đã đâm chết cha. Nguyễn Khả Đ. (Rạch Giá) giết mẹ rồi giấu xác trong lu nước. Nguyễn Thị Phin (Tây Ninh) giết mẹ chiều 30 Tết để lấy tiền, vàng. Nông Văn Thùy (Bắc Giang) xin tiền không được, đã vung chày sát hại mẹ. Bùi Minh Đạt (Hà Nội) vì mâu thuẫn đất đai, đã dùng dao chém nhiều nhát vào cổ, đầu, tay mẹ khiến nạn nhân tử vong tại chỗ. Lê Văn Phước (Đồng Nai) trong lúc tắm rửa, vệ sinh cho người mẹ 82 tuổi bị tai biến, đã liên tục chửi bới và đánh đập khiến bà cụ tử vong…

Chúng ta những người Việt đang sinh sống ngoài Việt Nam, ở Hoa Kỳ hay các nước khác thường cho là mình may mắn không phải sống ở cái đất nước đạo lý suy đồi, luân thường bại hoại. Nước Mỹ có 320 triệu dân, nửa năm chưa xảy ra một vụ án mạng con giết cha mẹ, đất nước Việt Nam chỉ có 90 triệu dân, tuần nào cũng có chuyện cha mẹ bị con đâm chém. Nhưng như thế có phải cha mẹ người Việt sống ở Mỹ, đời sống được bảo vệ và có hạnh phúc hơn không? Sở dĩ chúng tôi trình bày như vậy, vì giữa văn hóa Việt và Mỹ có những phần khác biệt.

Nhà văn Lâm Ngữ Đường trong “Một Quan Niệm Về Sống Đẹp” (Nguyễn Hiến Lê dịch) đã cho rằng người cao niên ở Mỹ về già vẫn làm việc hăng hái, vì họ theo chủ nghĩa cá nhân một cách thái quá, tự đắc, muốn độc lập, cho sự nhờ vả con cái là tủi nhục. Trong các quyền của công dân không có cái quyền của cha mẹ được con cái phụng dưỡng. Tại phương Tây, ông già bà lão không muốn xen vào đời sống của con, lánh mặt trong một nơi nào đó, tự lo cho cái ăn ngủ của mình. Người Trung Hoa (và người Á Đông?) không có cái quan niệm cá nhân độc lập, mà cho rằng những người trong gia đình có bổn phận giúp nhau, nếu về già mà phải nhờ cậy con, có điều chi mà xấu hổ!

Bản năng của muôn loài là thương yêu và bảo vệ con. Con gà mẹ dùng đôi cánh che chở cho bầy gà con trước sự hung hiểm của diều hâu. Con chim bay xa tha mồi về mớm cho con non nớt yếu đuối bên bờ tổ. Hung dữ như cọp beo cũng không có loài nào ăn thịt con. Nhưng muôn loài cũng không có cái cảnh nào có đàn con đi kiếm thức ăn cho những người sinh nở ra chúng lúc họ về già, không còn khả năng săn nhặt, nằm chờ chết trong hang ổ. Nhà văn Lâm Ngữ Đường cho rằng, “Người nào cũng yêu con, nhưng người có văn hóa mới biết thương yêu cha mẹ!”

Ở Mỹ, trong giờ hành chánh mà một đứa con lang thang ngoài đường, thì cảnh sát lập tức kết tội cha mẹ của chúng, nhưng một cụ già bị bỏ ngoài đường thì người ta tìm đến sở xã hội, liệu có ai truy tìm và lên án những đứa con.

Chúng ta phải chờ vài ba thế hệ nữa may ra, chứ hiện nay, các bậc cha mẹ người Việt ở Mỹ, tâm lý vẫn chưa sẵn sàng, còn cảm thấy tổn thương và đau khổ, than trách khi bị con cái đẩy ra khỏi nhà. Những vị cao niên Mỹ không ai than phiền vì con cái không quan tâm hay “bỏ rơi” mình. Đối với họ, con trên 18 tuổi đã ra khỏi gia đình, vì muốn cho con tự lập, có khi muốn con đi học xa, thăm hỏi, quan tâm là điều tốt, nhưng cha mẹ không bao giờ kỳ vọng nơi con cái khi mình về già, trông đợi sự giúp đỡ của con. Cha mẹ và con cái từ đây hết còn bổn phận với nhau. Do đó, họ chuẩn bị để dành tiền, đầu tư, mua bảo hiểm nhân thọ, bảo hiểm “sức khỏe lâu dài,” chuẩn bị “hậu sự” cho mình.

Như vậy các bậc cha mẹ này không còn cảm thấy đau khổ vì những lý do về con cái.

Trái lại người Việt hay Á Đông luôn cho rằng trong trăm nết thì chữ hiếu đứng đầu (Bách hạnh hiếu vi tiên). Theo Phật Giáo thì “tâm hiếu là tâm Phật, hạnh hiếu là hạnh Phật.” Khi thấy con cái đối xử với mình tệ bạc thì đem lòng ai oán, nhất là vào buổi giao thời, vẫn thường so sánh lối sống của gia đình ngày xưa, với lối sống “Mỹ hóa” bây giờ của con cái, và cũng vì chính sự đổi thay quá nhanh chóng của con cái, sinh ra ở Mỹ, hay chịu lối sống Mỹ quá sớm, hoặc là dùng chữ gia đình “vô phước” như cách than phiền của nhiều vị.

Quí vị đã có dịp lui tới chuyện trò với các vị cao niên người Việt trong các nhà dưỡng lão, đã thường biết đến nỗi buồn của họ, không phải vì tiền, vì danh mà vì một nỗi cô đơn, chỉ vì con cái không ngó ngàng đến họ. Khi tôi muốn kể nỗi lòng của một vị cao niên buồn bã, cô đơn trong một nhà dưỡng lão, trên trang báo, thì ông cụ chấp tay vái tôi, “Thôi xin ông, con tôi mà biết tôi kể lể với ông thì chúng hành tôi đến chết mất!”

– Một gia đình, khi người cha qua đời, những đứa con thấy mẹ thui thủi một mình, khuyên mẹ bán ngôi nhà rồi về ở với chúng nó. Như một trái bóng, bà bị đưa qua đưa lại giữa những đứa con, và chỗ ở cuối cùng của bà bây giờ là nhà dưỡng lão!

– Một bà cụ khi bị đưa vào bệnh viện, rồi nhà hưu dưỡng, vì lo xa, bà làm thủ tục trao cho cô con gái duy nhất, ngôi mobile home của bà, nhưng chỉ ít lâu sau, cô này bán ngôi nhà lấy tiền bỏ túi. Khi khỏe mạnh được trở về nhà, bà phải đi “share” phòng cho đến lúc qua đời.

– Một gia đình lúc người cha mất, bà mẹ vội vã sang tên ngôi nhà cho hai cô con con gái. Cô chị trả cho em một nửa số tiền để lấy hẳn ngôi nhà, và mời bà mẹ ra khỏi nhà. Lý do: Hạnh phúc gia đình của riêng cô. Người mà cô chọn là chồng, chứ không phải mẹ!

– Nếu bạn đọc thấy một người phụ nữ luống tuổi thường đi xe đạp trong khu Little Saigon, đó là người mẹ có bốn đứa con, bà đang ở nhà “share” vì không đứa con nào chịu “nuôi” mẹ.

Hầu hết những nhân vật trong câu chuyện này là quý bà, vì trong buổi giao thời này, còn mang tâm lý “nội trợ,” không biết lái xe, không biết Anh ngữ, và tình thương con cái còn nhiều như thuở còn ở Việt Nam, còn các ông thì dễ sống hơn. Mặt khác là bậc cha mẹ người Việt ở Mỹ không biết là các con đổi thay quá nhanh.

Phần đông những bậc cha mẹ ở Mỹ lâm vào cảnh ngộ trên vì có con cái sinh ra ở Mỹ hay được đem đến Mỹ quá sớm, và con cái có bằng cấp càng cao, giàu có càng nhiều thì hình như càng không nghĩ đến chuyện mình phải có bổn phận phụng dưỡng cha mẹ già. Không những phụng dưỡng cha mẹ già mà còn như lường gạt, lừa đảo các bậc sinh thành như những câu chuyện thường xảy ra trong cộng đồng Việt Nam mà chúng tôi trình bày ở trên. Cái cảnh trong gia đình nghèo, anh chị em thương nhau, con cái hiếu với cha mẹ, hình như chúng ta vẫn thường thấy trong đời. Những đứa con lớn lên ở Việt Nam, đã qua cái cảnh thiếu ăn, cha tù đày, mẹ vất vả ngược xuôi, hẳn trong lòng chúng còn một chỗ tựa cho cha mẹ.

Những câu chuyện con, dâu, con rể mời cha mẹ ra khỏi nhà không thiếu ở đây, nhan nhản, chẳng khác gì những thảm cảnh con cái giết cha mẹ ở Việt Nam. Gia đình người Việt ở Mỹ chưa thấy cảnh cha mẹ chết dưới tay con, nhưng khổ đau u sầu do con cái gây nên thì không thiếu, “Giết nhau chẳng cái Lưu Cầu, giết nhau bằng cái u sầu độc chưa?”

Cuối cùng bài học chưa thuộc của tuổi già vẫn là: “…Người hiểu đời coi việc lo liệu cho con là nghĩa vụ, là niềm vui, không mong chờ báo đáp. Chờ báo đáp là tự làm khổ mình.” (Chu Dung Cơ).

Bài học thứ hai là đừng bao giờ “dốc túi” cho con quá sớm trước khi nhắm mắt.

Thực ra, “Nuôi con mới biết lòng cha mẹ, về già mới biết lòng con cái.”

Trong chúng ta ai thực sự đã chuẩn bị cho tuổi già như người bản xứ, thôi thì trăm sự, đường cùng phải nhờ đến ông nhà nước.

Huy Phương

Chị Nguyễn Kim Bằng gởi

Dị ứng với chữ nghĩa!

Dị ứng với chữ nghĩa!

Nguoi-viet.com

Tạp ghi Huy Phương

Tôi đồng ý với nhiều người đã cho rằng không có ngôn ngữ Việt Cộng, ngôn ngữ miền Nam mà chỉ có ngôn ngữ Việt Nam và ngôn ngữ phát triển và đa dạng hóa theo thời gian. Nhưng là một người sinh ra và lớn lên, sống ở miền Nam ít nhất là nửa thế kỷ, tôi cảm thấy hụt hẫng và cảm thấy dị ứng với thứ ngôn ngữ hôm nay, nói rõ là thứ ngôn ngữ phát sinh ra từ sau ngày đại họa, khi mà Việt Cộng cai trị toàn bộ đất nước miền Nam.

Người dân Việt Nam hiện nay dùng chữ “siêu” để thay cho chữ “rất
nhiều” hay “rất cao” như bảng quảng cáo này. (Hình: Getty Images)

Không phải dị ứng với chữ nghĩa, mà tôi còn dị ứng với giọng nói của Hà Nội bây giờ, nó khác xa với Hà Nội thanh lịch của bốn mươi năm về trước. Làm sao tôi quên được giọng nói của đài phát thanh Hà Nội, “thủ đô của nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa” mà mỗi tối, tôi vẫn thường phải nghe cái giọng the thé của cô xướng ngôn viên qua chiếc loa rè treo ở cái chòi gác đầu trại, những đêm rét buốt ở trong những trại tù Hoàng Liên Sơn. Giọng nói đó còn theo đuổi, ám ảnh tôi cho đến ngày hôm nay.

Từ ngày bị anh em “ngoài ta” thống trị, ngoài những tiếng “ngụy ngôn” xảo trá như cách mạng, giải phóng, học tập cải tạo, ngụy quân, ngụy quyền… chúng ta thấy cả một rừng chữ nghĩa đảo lộn trong một xã hội điên đảo. Dân Sài Gòn đã nhìn tận mắt loại chữ nghĩa quái đản, sản phẩm của chế độ mới như “xưởng đẻ,” “cửa hàng thịt phụ nữ,” “nhà đái nam, nhà đái nữ…”

Cũng không phải vì lý do chính trị mà tôi ghét nó, hoặc có định kiến, kiểu “ghét ai ghét cả tông nhân họ hàng,” nhưng tôi ghét cái thứ ngôn ngữ tùy tiện, vô nghĩa và lai căng hay bắt chước Tàu một cách hoàn toàn vô ý thức và thiếu khôn ngoan.

Trước khi đi quá xa, và để cho độc giả khỏi quên, tôi xin nói ngay vào lối nói kiểu Tàu của người trong nước bây giờ. Chúng ta vẫn nghe những tiếng lạ tai từ khi nón cối dép râu “tiến về Sài Gòn,” thứ ngôn ngữ đặc sệt Tàu, mà chúng ta chưa hề nghe, chưa biết dùng nhưng cuối cùng cũng phải dùng, phải nghe nếu không sợ bị lạc đường. Đó là những tiếng hộ khẩu, hộ lý, hải quan, xuất khẩu, trợ lý, thủ trưởng, đăng ký, đường cao tốc, vô tư, bức xúc, bảo vệ, cơ địa, xử lý, khẩn trương, triều cường, giải phóng mặt bằng, quân hàm, sư trưởng… khác xa những gì mà chúng ta đã dùng thời trước.

Cái thì quá Hán, nhưng có cái thì quá nôm na. Thủy Quân Lục Chiến thì gọi là “Lính Thủy Đánh Bộ,” Bạch Ốc là “Nhà Trắng,” trực thăng là “máy bay lên thẳng,” tài xế thì gọi là “lái xe,” đại tiện hay tiểu tiện thì gọi là “ỉa, đái”… có khi nửa nôm nửa hán như “cán bộ gái,” có khi thô bỉ như “giường cứng- giường mềm,” có lúc ngớ ngẩn và vô nghĩa như “làm gái!”

Nếu chữ nghiêm trang, nghiêm chỉnh của chúng ta để nói về một thái độ, một nhân dáng thì vì sao trong nước lại dùng chữ nghiêm túc (nghĩa của nó là đứng yên – toàn thể túc lập!) Nếu chữ “liên lạc” của chúng ta dùng trong nghĩa trao đổi, thông tin thì cũng với nghĩa đó, họ dùng chữ “liên hệ,” như trong nghĩa nó có nghĩa trói buộc với nhau như gia tộc, con cái, họ hàng. Vì chúng ta đâu cần phải “liên hệ” qua điện thoại với một công ty khi chỉ cần mua một món hàng.

Có những địa hạt, việc dùng chữ nghĩa quá tùy tiện và ngu dốt, một cách “nói chữ” như chữ “xử lý” bị lợi dụng một cách nặng nề và không cần thiết như nói “xử lý cá xong” thì đến “xử lý” rau. Thay vì nói đơn giản “một con bọ xít” thì họ nói “một cá thể bọ xít,” thay vì nói “đi dạy học tại trường X.” thì người ta nói “nhận công tác giảng dạy…”

Nói chung là người ta thích dùng “đại ngôn” cho nó oai, ra điều chữ nghĩa, như ông bà ta có câu: “dốt thì hay nói chữ,” quảng cáo cho mấy cái bồn rửa nhà cầu, người ta cũng dùng đến tiếng “hoành tráng.”

Ba chữ “dòng, luồng và chùm” bị lạm dụng và gán ép một cách ngây ngô như: – “Dòng kem dưỡng da;” – “Luồng tư duy, luồng thông tin , luồng văn hóa , khám bệnh ngoài luồng;” – “Chùm ảnh, chùm thơ…”

Trong nước bây giờ thích nói chữ, Tây hay Tàu hơn là thuần Việt: Ảnh “nude” hơn là ảnh khỏa thân , “VIP” hơn là nhân vật quan trọng , “logic” là lý luận, “tuổi teen” hơn là tuổi thiếu niên, “ô tô” thay vì xe hơi, “nội y” thay vì áo quần lót , “sở hữu” hơn là có , “khẩn trương” thay vì nhanh lên.

Nếu vì trời sương mù mà trên xa lộ nhiều chiếc xe hơi đụng nhau dây chuyền (xe nọ đụng đít xe kia) thì vì sao họ dùng chữ “đụng liên hoàn,” cho ra Tàu, trong khi chữ liên hoàn còn có nghĩa “trở lại” như thơ liên hoàn là bài thơ mà câu cuối lặp lại câu đầu tiên. Cái xe đầu tiên bị đụng không thể nào đụng lại cái xe cuối cùng trên đường!

Trong khi chúng ta dùng chữ máy thu thanh (radio) thì Cộng Sản dùng chữ “đài,” chữ này chỉ có thể dùng để chỉ nơi phát thanh, như đài phát thanh Hà Nội. Cũng với lối nói tắt này, đôi khi vô nghĩa, nhưng theo thói quen ở trong nước, người ta vẫn hiểu, như vừa “xuất viện” là mới ở bệnh viện (nhà thương) ra, “nhập viện” là vào nhà thương. Nếu nói “điện” thì phải hiểu nghĩa là điện thoại. Thu phí là thu lệ phí!

Cộng Sản lấy tên Hồ Chí Minh đặt thay cho Sài Gòn có nhiều điều bất tiện và bất kính, vì người ta không thể nói: “Tôi đi… Hồ Chí Minh,” hay “Hồ Chí Minh bây giờ nạn cướp bóc tràn lan” mà phải dùng nguyên câu “thành phố Hồ Chí Minh.” Vì cái tên quá dài, nên bây giờ người Cần Thơ đi Sài Gòn thì chỉ cần nói là “lên thành phố!” là người ta đã hiểu.

Cỡ lớn láo như Phùng Quang Thanh, lên tới đại tướng mà còn mở miệng nói, “Không phong tướng, anh em tâm tư!” thì “chị em ta” cũng có thể nói, “Chị làm em cũng tâm trạng theo chị!” hay “con ấy… cực kỳ!” Danh từ, động từ, tĩnh từ, trạng từ… cứ loạn cả lên, toàn là những thứ “lộng ngôn” và “loạn ngôn” một cách rất “bất quy tắc!”

Thời trước đi học, mà viết, làm luận văn, nói lối này thì chắc chắn là bị thầy, cô giáo sổ…toẹt! Và thời nay nếu bỏ nước ra đi khá lâu, về thăm lại quê hương nên có một người đi theo để thông dịch.

Nói chuyện chữ nghĩa thời nay, thì phải viết thành một cuốn từ điển dày nghìn trang. Tôi không có tham vọng làm một cuộc nghiên cứu hay thống kê mà chỉ ghi.. tạp một vài chuyện mua vui. Nhưng chúng ta cũng nên cẩn thận, đừng ngộ nhận, khi có những tiếng ít nghe, ít dùng, nghe chưa quen tai đã vội chụp nón cối cho nó. Có lần tôi dùng tiếng “xiển dương” trong một bài viết, đã bị một ông bạn già khiển trách “sao lại dùng chữ Việt Cộng?”

Điều đau lòng tôi muốn trình bày với độc giả hôm nay là chúng ta lệ thuộc Tàu cả nghìn năm mà còn giữ được tiếng nói, chữ viết và bản sắc dân tộc. Trong nước nô lệ Cộng Sản mới bốn mươi năm mà dễ chừng ngôn ngữ đã có những sự thay đổi, nhất là ảnh hưởng không ít với những người đã đi ra nước ngoài, đã từng là nạn nhận của Cộng Sản. Tôi đã gặp những người tù chính trị đã ở trong nhà tù tập trung năm, mười năm mà vẫn dùng những danh từ “đi học tập- cải tạo” hay “trước giải phóng- sau giải phóng” một cách không suy nghĩ, thì trách gì vợ con họ, lấy lý do vì ở với Cộng Sản một thời gian dài, nên bị “đồng hóa!”

Một chuyện khác là các cơ quan truyền thông ở hải ngoại, vẫn cho mình là có lập trường chống Cộng nhưng vẫn dùng nguyên bản những tin tức, chương trình trong nước mà không chịu bỏ thời giờ sửa đổi lại theo cách nói và cách viết truyền thống của người Việt tại miền Nam trước 1975 và kể cả tại miền Bắc trước năm 1954.

Có khi vì thiếu vốn, lười biếng hay thỏa hiệp, truyền thông hải ngoại đem luôn cả chương trình làm sẵn, các cuốn phim của các nhà sản xuất hay đài truyền hình Việt Nam chiếu trong chương trình hằng ngày. Do vậy, tuy trên đài truyền hình không có cờ đỏ sao vàng, có chân dung lãnh tụ cộng sản, nhưng ngôn ngữ, hình ảnh, và chương trình từ giải trí đến thời trang, thi hoa hậu, đố vui, thực chất là những đài truyền hình Cộng Sản được soạn ra công phu để dành làm quà cho hải ngoại.

Người ta đã nói đến chuyện con ếch được luộc chín từ từ trong nước lạnh, hay chiến thuật vết dầu loang. Dần đà, chúng ta sẽ nghe quen tai, nhìn quen mắt và bị “luộc” lúc nào không hay.

Và những con người vốn chân chất, thật thà, tin người, chỉ thấy cái lợi trước mắt và cho cá nhân mình, không cảnh giác sẽ còn thua… nữa!

Những cái cột đèn

Những cái cột đèn

Nguoi-viet.com

Huy Phương

Thời thơ ấu, ở trong một thành phố nhỏ, có hai thứ âm thanh luôn luôn ám ảnh tôi, đó là tiếng chuông chùa và tiếng còi tàu. Trong khi tiếng chuông chùa mang lại sự thanh thản, an nhiên cho những cuộc đời thầm lặng thì tiếng còi tàu luôn luôn thúc giục, kêu gọi thoát ra khỏi những cảnh đời trói buộc, như lời vẫy gọi cho những chuyến đi xa.

Một cột đèn tiêu biểu ở Hà Nội, Việt Nam. Những chiếc loa được gắn trên cột đèn là một thói quen phát xuất từ thập niên 1960, vì nhu cầu tuyên truyền của cuộc chiến thời đó. (Hình: Hoang Dinh Nam/AFP/Getty Images)
Chẳng bao giờ “tôi thấy tôi thương những chuyến tàu,” trái lại từ sân ga, tôi thấy con tàu luôn luôn hăm hở như muốn bứt xiềng lao về phía trước. Tiếng máy phì phò, rít lên từng chặp như chính nó không chịu nỗi kìm hãm ngột ngạt, muốn bung ra, chạy về phía chân trời xa lạ, nhưng hẳn là mênh mông, đầy hy vọng.

Con tàu sẽ đi qua những cánh đồng bát ngát, hít thở lấy mùi vị của cỏ cây, đồng nội; con tàu sẽ chạy qua những nhịp cầu với dòng sông còn ngái ngủ, phủ đầy màn sương buổi sáng; con tàu sẽ chạy đến những thành phố xa lạ, mái ngói lô nhô đầy ánh nắng, gửi những tiếng còi dội vào vách núi, tỏa ra trên bờ cát trắng đang được vỗ về bởi những đợt sóng biển nhẹ nhàng.

Tôi có những người bạn đã may mắn, một ngày lên những con tàu ấy để ra đi. Khi trở lại, họ đã là một con người khác, những thay đổi dưới mắt tôi, là sự tươi tắn, tự tin và cả cuộc sống mới đã làm tôi thèm thuồng, mơ ước.

Còn tôi, trong tuổi ấu thơ, tôi trở về dưới mái nhà tù mù ánh điện vàng, ngạt thở với cái gia đình, nơi đó, tôi đã sinh ra và lớn lên. Mái ấm gia đình nào cũng thân quen, hiền hậu, quyến luyến, không ai muốn bỏ đi, nhưng với tôi là một khung cảnh buồn thảm, phiền muộn.

Những đứa trẻ vừa mới lên quá tuổi mười lăm vẫn thường ghét gia đình cũng như tâm trạng một người vừa đến tuổi trưởng thành muốn rời bỏ thành phố mình đang ở để đi đến một nơi khác. Cho đến một ngày kia, tôi đã được lên con tàu ấy, khởi đầu cho một chuyến đi xa. Rồi con tàu bỏ nhà ga, để lại tất cả ngôi nhà, con sông, chiếc cầu, những khuôn mặt thân quen, bạn bè, cùng những kỷ niệm của thời học trò. Tất cả hình ảnh hai bên con tàu đều chạy giật lùi về phía sau, xa dần, rồi khuất trong tầm mắt. Tôi không hề tiếc nuối, lưu luyến những gì giờ đây đã ở lại sau làn khói đen. Con tàu chạy mãi về phía trước, đi xa và xa mãi.

Không những chỉ đến Sài Gòn, từ Sài Gòn tôi đã vượt qua đại dương, đi hết nửa vòng trái đất, để đến những phương trời xa lạ, được tự do thở hơi mặn nồng của gió biển đại dương, hay may mắn nghe hương thơm của những cánh rừng lục địa.

Tôi có nhiều người bạn thời thơ ấu, sinh ra và lớn lên trong ngôi nhà của cha mẹ, khi cha mẹ qua đời ở lại trong ngôi nhà ấy. Người bạn này trở thành thầy giáo và trở lại dạy ở ngôi trường cũ mình học, kết hôn với một cô giáo cùng trường và nuôi con cũng lớn lên trong ngôi nhà cũ, mái ngói đã rêu phong ấy. Ngôi nhà mà hai mươi năm về trước tôi đã đứng ở ngoài cổng gọi tên anh cùng đi học, hai mươi năm sau, trở về thành phố cũ, tìm thăm lại bạn ngày xưa, cũng đã gặp lại anh trong ngôi nhà ấy, có thể cũng được ngồi lại trên bộ “trường kỷ” ngày xửa ngày xưa ấy. Có khác chăng là chúng tôi đã lớn lên, trưởng thành mỗi người mỗi cách, và gần như định mệnh đã trói buộc anh, gần nửa cuộc đời, gắn bó với những gì, mà có lẽ đối với tôi, đã trở thành dĩ vãng. Trong câu chuyện, người bạn cũ của tôi đã thổ lộ ý nghĩ của anh, là được như tôi, không phải vì cái địa vị hay công việc tầm thường của tôi, mà chuyện được đi xa và sống xa cái thành phố này.

Đối với cư dân Huế, được sống ở Sài Gòn đã là một điều mơ ước. Đối với người Sài Gòn, những người vượt qua đại dương, đi đến những phương trời xa lạ, hẳn cuộc sống phải tốt đẹp, hạnh phúc hơn.

Trong cảnh đời thay đổi, nay sống, mai chết, cơn lốc của chiến tranh đã chia lìa, xô đẩy người ta đi xa, từ một ngọn nguồn, chia ra làm trăm hướng. Có những sự thay đổi khốc liệt đến ngỡ ngàng, đau xót, cảnh “thương hải, tang điền,” chuyện “sông kia rày đã nên đồng,”để một đêm trở mình xót xa thế sự, “giật mình còn tưởng tiếng ai gọi đò!”

Thế nhưng vẫn có những người ở một chỗ, đứng một nơi, vẫn có những cuộc đời bất di bất dịch như một cái nhà ga nhỏ, ở một quận lỵ xa xôi nào đó, chứng kiến biết bao những chuyến tàu đi qua, hối hả với những tiếng máy hào hển, nhả những tàng khói đen trở lại, trong khi nhà ga vẫn đứng đó nhìn theo, và vì nhà ga không có đôi mắt nên không cảm thấy hơi cay mà nhỏ lệ.

Câu chuyện này làm tôi liên tưởng người cô già, trong khi anh em, con cháu đã tản mác hay lưu lạc bốn phương trời, cô vẫn còn ở đó, dưới mái từ đường cũ nát, nơi cô đã sinh ra và lớn lên, chịu cảnh thiệt thòi góa bụa, để lo hương khói và mồ mả cho ông bà, cha mẹ. Không có cô, ai còn lo được chuyện này!

Tôi còn nhớ rõ người đàn bà ngồi bán vé sau “guichet” của rạp chiếu bóng thường trực Vĩnh Lợi trên đường Bonard ngày nào, sau ngày gần một triệu người bỏ miền Bắc di cư vào Nam. Tôi nhớ rõ khuôn mặt và hình ảnh của bà, trong những ngày bỏ học cùng bạn bè chui vào rạp giữa một ngày Sài Gòn nóng bức. Lúc nào cũng thấy bà mặc một bộ y phục màu đen, không hề nghe bà nói, cũng chẳng bao giờ thấy bà cười. Hơn mười năm sau, sau khi lập gia đình, sinh con đẻ cái, vào quân đội, đi nhiều nơi, một ngày trở về thành phố, ngang qua rạp Vĩnh Lợi ngày xưa, tôi vẫn thấy bà lặng lẽ ngồi đó, như tôi đã thấy bà nhiều năm về trước. Hình như mọi sự thay đổi, xáo trộn ở ngoài kia, bà không có can dự hay bà không cần biết tới.

Tôi nghĩ đến những cái cột đèn cùng những số phận của nó.

Ngày xưa ở cái thành phố nhỏ, nhà chật, trời nóng, nhiều muỗi, lũ trẻ vẫn thường đem sách ra ngồi dưới vùng ánh sáng của ngọn đèn đường để học bài. Rồi lũ trẻ lớn lên, đỗ đạt, ra đời, mỗi người đi mỗi hướng, già đi hay thay đổi cùng thời gian. Chúng đã trở lại cái xóm cũ ấy đã bao lần, nhưng vô tâm, thờ ơ, có bao giờ nhớ tới hay nghĩ tới cái cột đèn ngày xưa đã cho bọn trẻ một vùng ánh sáng của chữ nghĩa trong thời thơ ấu.

Bây giờ những chiếc cột đèn không còn mang nguồn ánh sáng vàng vọt nữa, mà tràn đầy một vùng ánh sáng của ngọn đèn huỳnh quang, nhưng vẫn chôn chân nơi ấy, như mỗi số phận đã được an bài cho mỗi người.

Cũng những cái cột đèn đó, trên mình đã mang bao nhiêu khẩu hiệu, qua thời gian và thời đại, được cột trên mình với bao nhiêu sợi thép cứng, da thịt là vôi vữa trên thân thể đôi khi đã vỡ nát, có nơi lòi cả bộ xương sắt thép đã hoen rỉ.

Có những cái cột đèn mà số kiếp đọa đày, bỗng dưng một ngày nọ chịu mang trên mình bao nhiêu chiếc loa nặng nề, để từ đó nhận bao nhiêu lời nguyền rủa. Có thể ngày xưa, những chiếc cột đèn đó đã mang lại ánh sáng cho những vùng tăm tối, nhưng ngày nay chúng mang lại tai họa cho mọi người trong thành phố, với những âm thanh cuồng nộ, chát chúa, như giọng sủa hỗn xược của những con chó muốn chồm đầu vào khung cửa nhà người khác.

Có những chiếc cột đèn mà số phận hẩm hiu sinh ra và nằm cạnh chiếc cửa sổ nhà ai, có thể ngày xưa đã có lần hãnh diện, dù đêm đã khuya, còn rọi ánh sáng vào căn phòng của cô tiểu thơ nhà nọ, nhưng hôm nay lại mang đại họa lại cho cả gia đình này, khi mà người ta không thể bỏ đi, chạy trốn số phận cay nghiệt của định mệnh, đành phải ở lại với tai ương suốt cuộc đời còn lại.

Những cái cột đèn đã bị chôn chân, bị trói tay, không đường vùng vẫy, cựa quậy.

Những cái cột đèn chờ một trận động đất, một cơn bão lửa, hay một trận cuồng phong.

Tôi thấy tôi thương cho những cái cột đèn!

Những cái cột đèn chôn mình suốt đời theo cùng số phận.

Sợ

Sợ

Nguoi-viet.com

Tạp ghi Huy Phương

Con người ta suốt đời quanh quẩn trong một chữ “sợ.” Câu nói này không có gì là quá đáng, nếu bạn để ý quan sát trong nhóm người trung lưu, là thị dân ở chung quanh đây thôi.

Người phụ nữ sợ già, sợ xấu nên phải lui tới thẩm mỹ viện căng da, hút mỡ bụng, nâng ngực, sửa mũi, hay trang điểm, phấn son nhuộm tóc, mang lông mi giả, phun xăm lông mày, môi; sợ chồng chê nên phải “làm đẹp vùng kín…” Cũng có những người sống bằng những nỗi sợ của người khác là ông bác sĩ thẩm mỹ, những nhà trang điểm hay cả người thợ nhuộm tóc.

Sinh ra làm người, ai cũng sợ đói khát, sợ nghèo nàn, sợ chiến tranh, sợ chết chóc, sợ chia lìa. Có ai cho mình là người hoàn toàn không biết sợ. Với cảm giác thì sợ lạnh, sợ nóng, sợ đắng, sợ chua. Với vật thể thì có người sợ rắn, sợ gián, sợ giun, sợ…vợ, với tình cảm thì sợ buồn, sợ khổ. Người ngay thẳng thì sợ lưu manh, lường gạt, kẻ gian tà thường sợ cảnh sát, quan tòa và nhà tù. Trong xã hội bất an thì sợ tù đày, giam cầm, bắt bớ. Lo cho tấm thân thì phải biết sợ để kiêng cữ ăn uống, luyện tập cơ thể; sợ miệng tiếng mang họa thì giữ ý, nhịn lời; sợ người ta chà đạp đến danh dự của mình và cả của gia tộc thì phải biết giữ gìn nhân cách.

Sự sợ hãi lớn lao nhất là sự sợ hãi trước quyền lực. Bạo quyền thường tạo sự sợ hãi để khuất phục quần chúng, đã dùng roi điện, dùi cui, cùm kẹp, lưỡi lê, súng ống, nhà tù và cả xe thiết giáp như chiến xa Liên Xô vào Budapest năm 1956 hay của Trung Quốc dàn trận tại Thiên An Môn năm 1989.

Trong một xã hội độc tài sắt máu, chỉ những người không biết sợ mới trở nên anh hùng. Họ đối diện với sự đàn áp, trả thù, đánh đập và tù đày. Họ là những người như Đỗ Thị Minh Hạnh, Trần Khải Thanh Thủy, Tạ Phong Tần, Huỳnh Thục Vi, Điếu Cày, Phạm Thanh Nghiên, Việt Khang… sống dưới chế độ Cộng Sản mà dám thách thức đấu tranh trực diện với chính quyền có đủ quyền lực trong tay.

Trong khi chúng ta, những người đang sống trên mảnh đất tự do, được pháp luật bảo vệ, không ai dò xét, đàn áp mà lại sợ hãi, ngay cả những người vỗ ngực mang tiếng đấu tranh cho những người trong nước, đấu tranh cho dân chủ, tự do, nhân quyền.

Những buổi giới thiệu tác phẩm của một tác giả bình thường của hải ngoại, một tác giả chống Cộng, lại thường được chặn đường bằng những người mang danh chống Cộng. Tác giả vinh danh lá cờ vàng của tổ quốc ở trong hội trường, có đông đủ cử tọa, những người đã đóng góp công sức, xương máu và những năm tháng tù đày cho tổ quốc, thì bên ngoài cũng có những người mang lá cờ cùng màu sắc với bên trong, đang la ó, kêu gào chửi rủa, chỉ với một lý do: Họ đả đảo cái địa điểm tổ chức.

Họ dùng lá cờ và những lời mạ lỵ để hăm dọa, cản bước những người muốn đến tham dự một sinh hoạt văn học của một người quốc gia chân chính. Và chính vì lý do này, nhiều người đã …sợ.

Một ban nhạc có tiếng đấu tranh cho dân chủ, tự do và nhân quyền từ nhiều năm qua, kể cả những người trong cuộc đã từng là nạn nhân của chế độ trả thù của Cộng Sản trong nước, đã chùn chân vì một lời nhắn qua của một người vô danh, đứng trong bóng tối, không biết tên, biết họ, ném đá giấu tay. Chúng hăm dọa nếu ban nhạc này đến đây, sẽ có biểu tình lớn.

Cuối cùng là… buổi sinh hoạt có tính cách văn học, nói lên tội ác Việt Cộng này không có cái ban nhạc như đã ghi trong chương trình và trong thư mời độc giả, vì người chủ trì ban nhạc …sợ! Và chỉ vì sợ một lần, chúng ta sẽ phải sợ mãi mãi, và những người hăm dọa trở thành những người đắc thắng như thực sự họ có quyền lực vậy.

Buổi sinh hoạt giới thiệu tác phẩm mới này, cuối cùng cũng quy tụ được những người, có lẽ là những người… không biết sợ. Cuộc biểu tình theo lời hăm dọa không lớn lắm, nếu thời còn bé chúng ta bắt đầu dùng 10 ngón tay của mình để tập đếm trong giờ toán học đầu tiên của mình.

Cũng có nhiều người là cấp chỉ huy một thời oanh liệt, đụng trận đối đầu với cả một trung đoàn Cộng Sản xâm lược, đã nhiều lần mang thương tích ngoài mặt trận, không hề sợ Việt Cộng vì chuyên săn lùng và giết Việt Cộng, đã chùn bước vì sợ một lời kêu… “đả đảo” vô nghĩa của một người vô danh. Những người này đã nhân danh lá cờ chính nghĩa của chúng ta để áp lực, hăm dọa những người không làm theo và dám trái ý họ.

Nhiều người cho rằng “tránh voi không xấu mặt,” nhưng càng tránh, người ta càng lấn tới, càng tránh người ta tưởng rằng họ có chính nghĩa, chính nghĩa đó có nghĩa là bắt người khác phải theo mình, ai không giống tôi, họ là kẻ thù của tôi!

Chúng ta thông cảm và hiểu nỗi áp bức của những người trong nước, đang sống dưới chế độ công an trị, phải “giả dại qua ải,” chính Nguyễn Tuân xác nhận, ông gìn giữ được suốt đời là “nhờ biết … sợ,” vậy mà cũng phải ở tù 10 năm. Nhưng chúng ta đang sống trên đất tự do, không ai có quyền dọa nạt, uy hiếp, khủng bố bằng cách gọi điện thoại, hăm he hay tập họp để la lối, xỉa xói vào mặt người khác vì những lý do rất buồn cười, khó chấp nhận. Và, vì có người sợ, nên họ tiếp tục ngang nhiên sách nhiễu người khác.

Nếu ở đây, trong cái “ghetto” với những thế lực vô minh, chỉ dùng những lời hù dọa đã làm cho chúng ta lo sợ, như sợ những bóng ma mà chịu cúi mình, thì ở trong nước ai vào tù, ra khám, tranh đấu cho điều mà chúng ta thường gọi là tự do, dân chủ và nhân quyền?

Như vậy chúng ta còn dám tranh đấu cho ai hay nhân danh ai mà tranh đấu?

Mãi võ Sơn Đông

Mãi võ Sơn Đông

Nguoi-viet.com

Tạp ghi Huy Phương

Thế nào là quảng cáo mà quảng cáo quá lố? Những người vào tuổi tôi, có thể đã trải qua, ở tỉnh lỵ, buổi chiều sau phiên chợ tan, thường có những toán “Mãi võ Sơn Đông,” chuyên bán thuốc cao đơn hoàn tán, trống kèn inh ỏi, để khuyến dụ người qua lại, bọn trẻ con chúng tôi thường tò mò quây quần, tụ họp, không phải để mua thuốc, nhưng để xem khỉ làm trò.

– “Nghe đây! Nghe đây! Dầu này trị bá bệnh!”

– “Đàn bà đau bụng chổng khu,

Xức vô một tí xách cái dù đi chơi!”

– “Đàn bà chồng bỏ chồng chê,

Xức vô một tí, chồng mê về liền!”

Rõ ràng là quảng cáo quá lố! Nhưng lũ trẻ chúng tôi không quan tâm và bà con cũng không ai khiếu nại. “Đây anh Hai một chai, chị Tám hai chai!” Tin hay không tin là “tùy người đối diện,” những tay múa võ, bán thuốc hoàn toàn không chịu trách nhiệm. Khách hàng mua dầu “bá bệnh” của toán Sơn Đông cũng không thấy ai than phiền, khiếu nại khi không xách được “cái dù đi chơi” hay chưa thấy ông chồng tệ bạc trở về. Nhưng ngày nay, ở Trung Quốc, chỉ mới quảng cáo kem đánh răng, đã bị phạt đến hơn $1 triệu. Đây là điều chúng ta cần để ý đến khi chúng ta đang sống trong một thời đại mà quảng cáo “làm mưa làm gió,” không những trên đường phố mà hiện diện ngay trong gia đình chúng ta mỗi ngày.

Tân Hoa Xã đưa tin, một nhãn hiệu kem đánh răng do Từ Hy Đệ, “Đệ Nhất MC” của Đài Loan làm người mẫu quảng cáo, mới đây bị Cục Công Thương Thượng Hải (Trung Quốc) phán quyết là đã sai sự thật. Hy Đệ nói trong đoạn phim quảng cáo: “Chỉ cần một ngày, răng đã trắng ra trông thấy,” nhưng theo điều tra của cơ quan trên, hình ảnh người mẫu quảng cáo với hàm răng trắng bóng không tỳ vết là nhờ sửa chữa bằng kỹ thuật photoshop, hoàn toàn không do hiệu quả mà loại kem đánh răng Crest Mica mang lại. Theo đại diện của Cục Công Thương Thượng Hải, những mặt hàng sử dụng hàng ngày không được quảng cáo sai sự thật.

Chuyện photoshop là chuyện thường tình của lối quảng cáo bây giờ, “before” thì da nhăn, đồi mồi, nám… qua một lần “ủi” của photoshop thành “after” vừa trẻ lại 10 tuổi và có làn da mịn màng. Nhưng lặp đi lặp lại nhiều lần thì quen mắt, cũng phải tin.

Để bảo vệ cho quyền lợi của khách hàng (người tiêu thụ) chính tòa án tiểu bang California vừa ra phán quyết, khẳng định người tiêu dùng khi mua hàng trên mạng Internet, có quyền nêu nhận xét của mình về chất lượng dịch vụ của công ty cung cấp món hàng liên quan. Đây là vụ án chưa có tiền lệ trong lịch sử tư pháp Mỹ thời hiện đại.

Vào Tháng Năm, 2013, hãng giày nổi tiếng Skechers phải bồi thường cho khách hàng vì quảng cáo không đúng sự thật về sản phẩm của mình. Sau hơn 520,000 lời khiếu kiện của khách hàng, tòa án buộc Skechers phải trả lại từ $40-$84 cho mỗi khách hàng, tổng số tiền đền bù lên tới $40 triệu về loại giày đế mềm Shape-ups với lời quảng cáo giày này giúp người mang giảm cân, tăng sức khỏe, làm lớn mông, và săn chắc bắp thịt bụng. Quảng cáo này do người mẫu Kim Kardashian quảng cáo, giày bán rất chạy nhưng sau đó hơn nửa triệu khách hàng đã than phiền vì hãng đã quảng cáo “quá lố,” trong đó có khách hàng đã tốn thêm tiền để chữa bệnh đau lưng do giày Shape-ups gây ra.

Từ Hy Đệ sẽ trả số tiền phạt này hay chính công ty đã thuê mướn MC làm người quảng cáo để ca ngợi sản phẩm phải trả. Công ty sản xuất đã trả tiền thuê mướn MC, danh ca, nghệ sĩ và cả những nhân vật chính trị như ông Bob Dole (Viagra) vì biết rằng những nhân vật này được lòng tin của quần chúng. Những người này được trả tiền để nói, vì quảng cáo là một cái nghề thu nhập không ít, nên dù họ chưa bao giờ dùng giày Shape-ups Skechers, kem đánh răng Crest Mica, dược thảo này, thuốc bổ nọ, nếu được trả tiền, họ vẫn vui lòng nhận mình là người đang thực sự tiêu dùng món hàng đó. Những lời nói này không có gì bảo đảm, danh tiếng, nhan sắc hay học vấn không chứng thực lời “rao” của họ đáng tin cậy. Vấn đề là những nhân vật này có bước qua nổi những lôi cuốn của tiền bạc, và giữ được sự lương thiện hay không. Lương thiện ở đây là không chịu nói những lời dối trá.

Nếu có một loại “thần dược” diệt được mầm mống ung thư, thì nhà sáng chế hay ông bác sĩ này đã đoạt giải Nobel Y Khoa vẻ vang cho dân tộc Việt rồi, còn đâu những ông mãi võ Sơn Đông khua chiêng đánh trống từ ngày này qua tháng nọ để bán thuốc!

Quảng cáo quá lố có gây tai hại cho người tiêu dùng hay không?

Đi một đôi giày quảng cáo “dỏm” có thể bị đau lưng mà thôi, nhưng uống một loại thuốc quảng cáo “dỏm” có thể bị mất mạng, mà mất mạng từ từ, cũng không ai mổ xẻ để giám định nạn nhân chết vì những thứ thuốc này không? Chúng ta thấy những người trẻ ít tin lời quảng cáo, nhất là chuyện thuốc men. Trong khi đó chính người già Việt Nam (trên 62 tuổi) là khách hàng tốt bụng và cũng là nạn nhân của loại quảng cáo này.

Có một điều quan trọng là quảng cáo mỹ phẩm quá lố có thể tàn phá một nhan sắc, quảng cáo dược phẩm quá lố có thể giết một mạng người, nhưng có một thứ quảng cáo quá lố có thể giết cả một thế hệ, đó là loại quảng cáo chính trị, là lời hứa hẹn đường mật của các ứng cử viên hay các đảng phái cầm quyền. Việt Minh kêu gọi: “Đoàn kết tất cả các tầng lớp nhân dân không phân biệt giàu nghèo, tôn giáo, già trẻ, trai gái, miền ngược, miền xuôi… để đánh đuổi Nhật-Pháp làm cho nước Việt Nam hoàn toàn độc lập.” Nhưng lúc chiếm được một nửa miền Bắc rồi thì chuyện “đoàn kết tất cả các tầng lớp nhân dân” đã trở thành một loại mồm mép quảng cáo, phân biệt bần nông với địa chủ, phát động phong trào đấu tố, tổng số người bị đấu tố trong cải cách ruộng đất đã được thống kê là 172,008 người; số người bị oan sai là 123,266 người, chiếm tỉ lệ 71.66%. Chùa nhà thờ thành nơi phơi lúa, ngô của hợp tác xã, lòng người ly tán, con tố cha, vợ đấu chồng. Giành được nửa nước, mang danh độc lập, nhưng mang súng đạn của Liên Xô, Trung Quốc về, xô đẩy hàng triệu thanh niên ra chiến trường đi xâm lược miền Nam.

Quảng cáo cho chuyện giải phóng, miền Bắc vẽ ra hình ảnh dân chúng miền Nam bị bóc lột tận xương tủy, không có được cái bát ăn cơm, sau ngày “giải phóng,” để đem vào một chục cái chén “ngang” rồi mang về một chiếc honda, vài cái “đài” lẫn “đổng.”

Miệng lưỡi ngành tuyên huấn Cộng Sản cũng chẳng khác gì người khua chiêng gióng trống Sơn Đông ngoài phiên chợ. Chính vì miệng lưỡi này mà hàng vạn vạn thanh niên miền Bắc phải nát thân vì bom đạn, mang cái ảo tưởng đi giải phóng cho người, nhưng chính thân mình thì sống dưới trăm tầng áp bức. Thành phần đầu não Hà Nội chủ trương dùng xương máu của thanh niên Việt Nam để “đánh cho Liên Xô-Trung Quốc.” “Độc Lập” nhưng thuần phục Trung Quốc, bán đất, nhường biển. “Tự Do” có nghĩa là bịt mồm, chặn họng, bắt bớ giam cầm những người muốn có tiếng nói chính trực. “Hạnh Phúc” phải chăng là bán sức, bán trôn khắp cùng bàng dân thiên hạ.

Quảng cáo là tuyên truyền. Nói một lần nghe lạ tai, người không tin, lập lại trăm lần cũng phải tin. Nếu chúng ta nói: Đừng tin những gì Cộng Sản nói, thì cũng phải nói, đừng tin những gì người ta quảng cáo, hay ngược lại.

Cuộn chỉ thời gian (Tạp ghi Huy Phương)

Cuộn chỉ thời gian (Tạp ghi Huy Phương)

Tạp ghi Huy Phương

“Cảm ơn đời mỗi sớm mai thức dậy,

Ta có thêm ngày nữa để yêu thương”

(Kahlil Gibran)

Chuyện gì nhắc chúng ta biết rằng một ngày đã qua: Tiếng đồng hồ báo thức mỗi buổi sáng hay khi chúng ta mở vòi nước để làm vệ sinh khi ra khỏi giường? Chuyện gì nhắc chúng ta một tuần lễ đã qua: Sáng Thứ Bảy này dậy trễ hay có hẹn đưa gia đình đi chơi cuối tuần?

Chuyện gì nhắc chúng ta hai tuần đã qua: Ðến kỳ lãnh check lương hay ngày rằm hay mồng một ăn chay? Chuyện gì nhắc chúng ta một tháng đã qua: Trả các thứ bill nhà, bill điện, bill nước? Chuyện gì nhắc chúng ta sáu tháng đã qua: Vặn đồng hồ lui hay tới một giờ? Chuyện gì nhắc một năm đã trôi qua: Phải chăng là những khúc ca Giáng Sinh rộn ràng và các thương xá giăng đèn kết hoa, và với người Việt là hoa cúc, hoa mai, bánh chưng, bánh tét và những bài hát về Mùa Xuân đã trở lại?

Trọn một năm rồi, hôm nay tôi trở lại văn phòng dịch vụ khai thuế mà cảm thấy như mới đến đây hôm qua, cũng anh chàng khai thuế vui tính, những chồng hồ sơ ngổn ngang, trên vách chiếc đồng hồ tròn chậm rãi đếm giây… Cách đây một năm tôi đã ngồi trên chiếc ghế này, hôm nay tôi lại đến đây. Mùa khai thuế đã tới. Một năm nữa đã qua. Ði khai thuế mỗi năm hẳn lòng ta chẳng có cảm xúc gì, nhưng bạn cứ tưởng tượng, nào ngày con cháu chúng ta tốt nghiệp, nào ngày tan trường, ngày tựu trường, Mùa Thu lá rụng, rồi Mùa Ðông tuyết rơi.

Không những một giờ, một ngày qua rất nhanh, mà một năm, mười năm cũng như phút chốc. Phương Ðông nói: “Thời gian như bóng câu qua cửa sổ” (câu quang quá khích). Ca dao Việt Nam lại nói: “Thời giờ thấm thoắt thoi đưa -Nó đi đi mãi chẳng chờ đợi ai!” Thời gian có những bước đi cố định của nó, nhưng qua chủ quan, nhanh chậm hay dài ngắn lại “tùy người đối diện”, dù Lamartine đã thốt nên lời: “Thời gian ơi, xin hãy ngừng cánh bay.” (Ô temps, suspends ton vol!), cũng như chúng ta vẫn thường than vãn: “Ngày vui qua mau!” Trái lại, Kim Trọng tương tư Thúy Kiều thì một ngày cũng dài bằng ba năm: “Sầu đong càng lắc càng đầy- Ba thu dọn lại một ngày dài ghê!” Người bị gông cùm, lao lý thì “Nhất nhật tại tù, thiên thu tại ngoại.” Phải chăng vì: “Người vui thì than đêm ngắn- Kẻ buồn lại hận canh dài.” Những ngày ở trong tù 35 năm về trước, hằng ngày phải lao động khổ sai vất vả, chúng tôi thấy ngày quá dài, chỉ mong đến lúc có tiếng kẻng “thu dụng cụ” để ra về, kiếm chén khoai lửng dạ và ngã tấm thân gầy guộc mệt nhoài trên chiếc chõng tre. Ðêm là lúc tự do, riêng rẽ một mình thì quá ngắn, vì người tù cảm thấy sợ hãi khi nghe tiếng kẻng đánh thức mỗi buổi sớm mai để thức dậy trước một ngày nữa, vất vả và vô vọng.

Bây giờ đến lúc tóc đã hoa râm, ngoảnh mặt nhìn lại: “Hồng Hồng! Tuyết Tuyết! Mới ngày nào còn chữa biết chi chi!” (Nguyễn Công Trứ), con cháu ngày nào, còn bồng bế nay đã trưởng thành, nghĩ lại “đời người như giấc mộng.” Nghĩ lại, thời hoa niên, rồi chiến tranh, tù đày, lưu lạc quê người cũng qua nhanh. Bây giờ không còn nói chuyện một ngày qua, một tuần qua, một tháng qua, mà nói chuyện mười năm, ba mươi năm, sáu mươi năm qua. Nhìn lại quá khứ, hình như chúng ta đều mang trong lòng nỗi tiếc nuối hơn là vui mừng vì chúng ta đã làm được điều gì đó trong những ngày tháng cũ.

Ai cũng nói được câu “dĩ vãng là lịch sử,” là những điều đã qua, nhưng tất cả văn thơ, âm nhạc đều khóc lóc, thương tiếc những ngày tháng cũ. Người thì xin đi lại từ đầu, người thì gọi ngày xưa là hoa bướm… Hiện tại là món quà Trời cho (Present) nhưng ít ai biết giá trị mà nâng niu nó, để khi nó đã trở thành dĩ vãng mới buồn bã khóc than. Phật Pháp cũng có nói đến: “Quá khứ đã qua, tương lai chưa tới, hãy sống tĩnh thức trong giờ phút hiện tại!”

Ðể biết giá trị của thời gian, phương Tây nói:

“Ðể biết giá trị của một năm, hãy hỏi một sinh viên vừa thi trượt năm cuối.

Ðể biết giá trị của một tháng hãy hỏi một người mẹ sanh non.

Ðể biết giá trị của một tuần hãy hỏi chủ bút của một tuần báo.

Ðể biết giá trị của một giờ, hãy hỏi những người yêu đang chờ đợi gặp nhau.

Ðể biết giá trị của một phút, hãy hỏi người vừa lỡ chuyến tàu.

Ðể biết giá trị của một giây, hãy hỏi người vừa thoát chết trong đường tơ kẽ tóc.

Ðể biết giá trị của một phần nghìn giây hãy hỏi người vừa nhận huy chương bạc trong cuộc thi Olympic.”

Thời gian đi những bước đều đặn, như tiếng đồng hồ kêu “tic-toc” nhịp từng giây, nó chẳng bao giờ có thể chạy nhanh hơn theo ý ta, hay chậm lại để chờ đợi ai. Trong những chuyện cổ tích của Ðông Âu, ông Tiên cho mỗi con người một “cuộn chỉ thời gian”, chiều dài của cuộn chỉ là chiều dài của mỗi đời người. Ai thấy đời khổ đau thì cứ kéo vội sợi chỉ đi nhanh, ai muốn hưởng hạnh phúc thì kéo cuộn chỉ chậm lại.

Này người bạn già của tôi ơi! Khổ đau hay hạnh phúc, bạn đã kéo “cuộn chỉ đời” bạn, nhanh hay chậm, thì chúng ta chỉ còn lại mươi vòng chỉ nữa thôi. Vì thời gian vẫn trôi đi, nên chúng ta không thể dừng lại, mà vẫn phải tiếp tục kéo sợi chỉ ra khỏi cái lõi của nó, cho đến lúc thở ra hơi thở… cuối cùng. Liệu trong mươi vòng chỉ còn lại này, chúng ta có thể làm gì để bù đắp cho gần cả một “cuộn chỉ đời” dài dằng dặc của những ngày tháng đã qua từ bao lâu nay không?

BỐN MƯƠI NĂM và câu chuyện đổi đời

BỐN MƯƠI NĂM và câu chuyện đổi đời

Huy Phương

quangtri1972-1

Huy Phương

“Trời còn khi nắng khi mưa
Ngày còn khi sớm khi trưa, nữa người!”

(Ca Dao)

Ông sĩ quan cao cấp sang đây quá chậm trong khi những người đi trước đã ổn định cuộc sống. Trong những ngày tháng chờ đợi, một hạ sĩ quan của ông ngày trước, bây giờ là một chủ tiệm phở khá đắt khách, ngỏ ý giúp ông việc làm trong tiệm của anh. Anh không thể biếu người chỉ huy cũ của mình một số tiền, nhưng có thể giúp ông một số thu nhập hằng tháng. Nhưng ông này thẳng thắn từ chối, và nói với những người quen là: “Tao mà đi làm công cho thằng lính hồi xưa của tao hay sao?”
Ông tổng giám đốc một cơ quan ngày trước sang định cư tại đất này, chán ngán vì cảnh đời vân cẩu, bể dâu, theo ông, những “thằng” ngày xưa không đáng làm tài xế cho ông, qua Mỹ trước ông, nay nhà cao, xe đẹp, có cuộc sống thong dong, trong khi ông không kiếm nỗi được việc làm năm đồng bạc một giờ. Ông sinh ra bi quan, hận đời, chưa già mà tóc đã bạc phơ, sống cuộc đời khép kín, không muốn giao du với ai.

Nhiều cấp chỉ huy hành chánh và quân sự ngày trước, sang đây ngậm ngùi làm nghề cắt cỏ, thợ sơn, lau nhà, gác cổng…, nhưng cũng không thiếu những “lính trơn” qua đến vùng đất hứa thành công vượt bực.
Có những người vui vẻ nhận một cuộc sống thay đổi. Một bác sĩ quân y, rất giỏi giải phẫu, sau khi chịu cảnh tù đày, đến Mỹ chậm trễ, không có cơ hội học lại nghề cũ, ông phải vào shop may. Bàn tay ông trước kia thành thạo việc mổ xẻ, cắt khâu cho thương binh từ mặt trận về, thì bây giờ hai bàn tay ấy, suốt nhiều năm cắt chỉ, đóng khuy, không hề mang một chút mặc cảm. Một vị hiệu trưởng một trường trung học, sang đây làm nghề giao pizza suốt 13 năm, lái xe suốt mấy chục nghìn dặm đường, nhận những đồng tiền tip của thiên hạ để nuôi con và có đủ phương tiện bảo lãnh hai con đã lập gia đình trước lúc ông được đến Mỹ. Một vị giáo sư Thanh tra Trung học, phụ tá của một Phụ Tá Tổng Trưởng Giáo Dục, quên quá khứ để làm lại cuộc đời trên đất Mỹ, từ những nghề vẫn được xem là “thấp kém” như y công trong bệnh viện (CNA-Certified Nursing Assistant,) giữ trẻ em (babysitter), thợ làm bánh bông lan để sống còn và có cơ hội để lo cho các con còn ở Việt Nam sang đoàn tụ với cha mẹ.

Những người thành công ở hải ngoại thường là những người quên quá khứ của mình, sẵn sàng làm lại cuộc đời. Một quân nhân trước đây mang cấp bậc trung sĩ, di tản vào những ngày cuối cùng trong cuộc chiến, sang đây đã chịu khó cắp sách đến trường và bây giờ là một luật sư khá nổi tiếng. Để làm gương cho con cháu và tuổi trẻ Việt Nam ở Mỹ, ông Nguyễn Ngọc Sẳng, một người tù sau khi ra khỏi tại tập trung, phải đi làm những nghề mà xã hội vẫn xem thường như đi bán vé số ở bến xe và quán nhậu, xách nước ngọt cho du khách tắm ở Vũng Tàu, đã phấn đấu khi đến Mỹ, lấy bằng Tiến Sĩ Giáo Dục khi ông đã 63 tuổi. Xuất thân là nghề “nhà binh”, Thiết Đoàn Trưởng Thiết Giáp Nguyễn Hữu Lý đã nhận bằng Cao Học Văn Chương tại Dallas năm 73 tuổi. Nguyên Thượng Nghị Sĩ VNCH, ông Lê Tấn Bửu bị tù tập trung 13 năm, đến Mỹ năm ông đã 70 tuổi, đáng ra là tuổi dưỡng già, ông đã trở lại làm sinh viên và tốt nghiệp Tiến Sĩ năm 81 tuổi.

Nếu có một sự so sánh giữa hai cảnh đời trôi nổi, thì người bi quan than thở cho số phận, chức tước, địa vị, của cải, bổng lộc không còn, còn người lạc quan lấy hoàn cảnh của họ sau năm 1975, sau khi đi tù về hay những ngày đói khổ ở Việt Nam để nói những lời tri ân với cuộc sống mới. Ông Nguyễn Thanh Ty, một cựu tù nhân chính trị, đã nói:
“Nếu không có nước Mỹ thì có lẽ thằng con trai tôi, giờ này đang ôm bình cà rem đi bán ở Chợ Đầm, Nha Trang. (cháu đã đỗ kỹ sư sau khi cha định cư ở Mỹ)

Ông H.O. Nguyễn Ngọc Trạng thì tâm sự: “Nếu không có cuộc đổi đời này, thì thằng con bị tâm thần của tôi chắc phải đi ăn xin ở bến Ninh Kiều, Cần Thơ và thân tôi còn đạp xe ôm ở bến Bắc Mỹ Thuận cho đến khi ngã xuống vì kiệt lực.”

Trong chiến tranh có rất nhiều cảnh đổi đời trái ngược. Có người giàu có bạc triệu, ngày 30 tháng 4-1975, bỏ nước ra đi chỉ với hai bàn tay trắng. Cũng có người nghèo khó, vượt biển ra hải ngoại, ngày nay đã trở thành triệu phú ở hải ngoại. Xuất thân con nhà nhèo, thuở nhỏ phải đi chăn trâu, vào trường tiểu học không có được một cái giấy khai sinh, ngày nay, Hồ Văn Trung là Chủ tịch Tập đoàn Trangs Group sản xuất thực phẩm, có trụ sở và chi nhánh khắp nơi trên thế giới như: Úc, Mỹ, Anh, Việt Nam, Châu Phi…

Thế gian vẫn thường quan niệm: “Con Vua thì lại làm Vua, con Sãi ở chùa thì quét lá đa!” nhưng chiến tranh và loạn lạc sinh ra chuyện đổi đời. Ngày nay con Vua phải đi bán chợ Trời (trường hợp Mệ Bảo Ân con Vua Bảo Đại sau năm 75,) con thầy Chùa thời buổi “mạt pháp”, trong tay có hàng triệu đô la là chuyện thường tình.
Nếu có kẻ bất tài, vô học mà may mắn leo lên chức vụ cao, người đời gọi cảnh này là “chó nhẩy bàn độc!”. Ngày nay, trên quê hương đổi đời có bao nhiêu loại “nhảy bàn độc!” Y tá chích thuốc, du kích khiêng cáng lên ghế Tể Tướng, thiến heo, thợ mộc đóng hòm cũng có ngày lên ngôi Hoàng Đế. Đến như Nikita Khrushchev, thuở nhỏ phải đi chăn lợn, có thể lên đến chức Tổng bí thư của Liên Bang Xô Viết. Có những chuyện đổi đời nhờ công lao khó nhọc, tinh thần cầu tiến nhưng cũng có những trường hợp “đổi đời” như chuyện “chó ngáp phải ruồi” mà người đời thường hay mai mỉa.
Nếu nói “xỏ xiên” chuyện đời đổi, thì không ai bằng ngòi bút Trần Tế Xương: “Công đức tu hành Sư có lọng, xu hào đủng đỉnh Mán ngồi xe!”

Người đời thường an ủi, cho rằng những chuyện thăng trầm, “lên voi xuống chó” đều do định mệnh, số phận đã an bài cho mỗi người. Nhưng câu chuyện 40 năm từ ngày người Việt Nam bỏ nước ra đi, và ngay cả những người của chế độ Cộng Sản trong nước đã có những cuộc đổi đời khốc liệt.
Nhưng “đổi đời” không phải là một định luật. Có những ông bác sĩ sau năm 1975 sang đây vẫn là bác sĩ, kỹ sư vẫn là kỹ sư (nhất là ngành công chánh), có ông quyền thế tham nhũng chạy trước mang theo cả bọc vàng, vẫn có vài căn nhà, mấy tiệm ăn hay mở đôi ba cái 7-11 cũng là chuyện thường tình.
Nhưng phần lớn, biến cố 30 tháng 4-1975 rõ ràng là “Trời làm một trận lăng nhăng, ông hóa ra thằng, thằng hóa ra ông!”
Dân gian dã có câu “không có ai giàu ba họ, mà cũng chẳng có ai khó ba đời!”
Không cứ ở đời con Vua, số phận “đẻ bọc điều” thì lại làm Vua, còn dân đen “sinh ra dưới một vì sao xấu” suốt đời phải chịu số phận hẩm hiu.

Chấp nhận và an vui. Không phấn đấu được thì cho là số phận an bài, số phận có thể thay đổi được sự sống chết, sự giàu nghèo, may rủi, nhưng số phận không thay đổi được nhân cách, sự suy nghĩ và cái nhìn của con người đối với cuộc sống này. May mắn đổi đời giàu có, không trả thù dĩ vãng, kiêu ngạo vênh váo thì chẳng may sa chân chịu số phận thấp hèn, có gì đâu mà mặc cảm, tủi thân.
Vậy thì anh cũng đừng buồn, ngày nay anh không còn quyền cao, chức trọng hay không có tiền của trong tay, chuyện là anh có còn là người tử tế cho người ta thương yêu kính nể anh không?

Huy Phương

Cuộc tái định cư của cựu tù nhân chính trị

Cuộc tái định cư của cựu tù nhân chính trị

Nguoi-viet.com
Nhìn lại quãng đường tị nạn và hội nhập


Huy Phương & Võ Hương-An

(Chân Dung H.O. & Những Cuộc Ðổi Ðời)

Ngày 30 tháng 4 năm 1975, Cộng Sản Bắc Việt, tức nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa, núp dưới ngụy danh Mặt Trận Dân Tộc Giải Phóng Miền Nam, đã cưỡng chiếm nước Việt Nam Cộng Hòa và cai trị đến nay vừa đúng 40 năm (1975-2015).

Trong 40 năm độc tài toàn trị, Cộng Sản Việt Nam (CSVN) đã lập nên nhiều “thành tích” đáng xấu hổ trong lịch sử dân tộc cũng như trước mắt quốc tế, trong đó có hai “thành tích” lớn tới mức đánh động lương tâm dân tộc các nước dân chủ văn minh, khiến họ phải ra tay can thiệp. Ðó là việc bỏ tù hàng trăm ngàn người thua cuộc trong các nhà tù khổ sai, ngụy danh là trại cải tạo, mà không xét xử; và tạo nên một xã hội áp bức trong đói kém, bần cùng, khiến cả triệu người phải bỏ nước ra đi để tìm tự do, bất kể hiểm nguy đến tính mạng.

Gia đình H.O. Phan Cảnh Cho và H.O. Hoàng Văn Ngọ được nhân viên
thiện nguyện Hội Tương Trợ Cựu Tù Nhân Chính Trị Nam Cali đón tiếp
ngày 20 tháng 7, 1993 tại phi trường John Wayne. Chú ý đến chiếc
rương sắt (X) phía dưới, vật dụng lên đường quen thuộc của nhiều
gia đình H.O. (Ảnh tài liệu do Huy Phương cung cấp)

Chưa có một nước nào trên thế giới mà sau một biến động quân sự và chính trị lại đưa tới những làn sóng di dân tị nạn ào ạt lên đến hàng triệu người như Việt Nam dưới chế độ Cộng Sản, khiến thế giới phải phát sinh ra những từ ngữ mới để nói lên thực trạng bi thảm đó. Họ gọi những người liều chết ra biển lớn tìm tự do trên những con thuyền mỏng manh bất chấp sóng gió, hải tặc, là những boat people (thuyền nhân) và thời đại này của Việt Nam là the age of uprooting (thời đại trốc rễ). [1] Họ học được những từ ngữ mới, như trại tù khổ sai thì Cộng Sản gọi là trại học tập cải tạo, re-education camps và tù nhân được gọi là học viên! Thật là mỉa mai chữ nghĩa!

Lịch sử tị nạn Việt Nam hoặc lịch sử cộng đồng người Việt hải ngoại vào hậu bán thế kỷ XX là một đề tài lớn, đòi hỏi sự nghiên cứu lâu dài và rộng rãi. Cuộc tái định cư của cựu tù nhân chính trị (ex-political prisoners) hay cựu tù cải tạo (ex-reeducation camp detainees) và gia đình, thường được gọi một cách dung dị là “đi H.O.” (đọc: hát-ô).

“Tại sao và từ bao giờ chúng ta có mặt trên nước Mỹ?” Tại Hoa Kỳ, sau tháng 4 năm 1975, mới chỉ có khoảng 125,000 người Việt, là số tị nạn đầu tiên do Hoa Kỳ giúp di tản hoặc tự tìm đường thoát thân khi Sài Gòn hấp hối; đến năm 1980, con số này lên 231,000 người; và đến năm 2012, cộng đồng Việt Nam tại Mỹ lên đến gần 1.3 triệu, trở thành di dân Châu Á đông vào hàng thứ 4 của nước Mỹ, chỉ sau Ấn Ðộ, Philippines và Trung Quốc. Cộng đồng người Mỹ gốc Việt tại Hoa Kỳ chiếm hơn một nửa tổng số người Việt có mặt trên thế giới và 72% trong số này đã mang quốc tịch Hoa Kỳ.[2]

Thành phần tạo nên cộng đồng người Việt tại Hoa Kỳ gồm có:

– Thuyền nhân (vượt biên, vượt biển);

– Ðoàn tụ gia đình;

– Con lai;

– Cựu nhân viên chính phủ Mỹ, cựu nhân viên sở Mỹ;

– Cựu tù nhân chính trị (cựu tù cải tạo), thường được gọi là thành phần H.O.

Có thể nói rằng nước Mỹ là xứ sở của di dân và tị nạn. Ðầu thập thập niên 1990, sự nhập cư của lớp cựu tù chính trị và gia đình đã đẩy số người Việt di dân lên cao rõ rệt, và sau vài năm bở ngỡ, lúng túng ban đầu trong việc điều chỉnh cuộc sống mới trên đất mới, những gia đình H.O. bắt đầu đi vào ổn định nơi ăn chốn ở, học hành và công ăn việc làm. Lần hồi, bước vào thế kỷ 21, di dân tị nạn H.O. bắt đầu vươn vai đứng dậy, có những đóng góp cho quê hương mới cả về vật chất cũng như trí tuệ, khi lớp con cái H.O. được trang bị kiến thức đầy đủ ngang tầm cở bản xứ, đã hội nhập một cách tự tin và bình đẳng.

Mỗi một tù cải tạo là một số phận. Ðến khi được trở thành một H.O. và cùng gia đình đi tái định cư tại Hoa Kỳ cũng là mỗi H.O. một số phận. Có thể nói cuộc đời của mỗi H.O. mang dấu ấn hai lần “cải tạo” với ý nghĩa hoàn toàn trái ngược nhau.

Lần đầu, CSVN “cải tạo” trong ý đồ tiêu diệt bằng cách đầy đọa tù nhân cho chết dần chết mòn trong tù để khỏi mang tiếng tàn bạo, dã man, đối với thế giới. Nếu người tù may mắn sống sót trở về với gia đình thì ý chí tự do, quật cường cũng đã bị thui chột để chỉ còn là một kiếp sống thừa; thêm vào đó, chính sách cải tạo cũng gián tiếp bần cùng hóa gia đình tù cải tạo bằng sự phân biệt đối xử ngoài xã hội.

Lần “cải tạo” thứ hai, do Hoa Kỳ chủ trương, nhằm giúp đở tái tạo người cựu tù chính trị và gia đình, tái lập một cuộc đời mới, đầy đủ nhân cách và phẩm giá, với mọi điều kiện thuận lợi trong xã hội mới để khả dĩ vươn lên.

Trong khi cùng chịu chung một chính sách ngục tù nhưng mỗi một tù nhân là một số phận, mỗi một trại cải tạo là một thế giới, thậm chí, cái thế giới bé nhỏ đó khi thay đổi người điều hành hay thay đổi nơi chốn, cũng có thể trở thành là địa ngục trần gian hay một nơi giam giữ còn tính người, có thể sống qua ngày, nghĩa là có đa dạng tù đày.


Chú thích:

[1]: Hataipreuk Rkasnuam and Jeanne Batalova, Vietnamese Immigrants in the United States, http://www.migrationpolicy.org/article/vietnamese– immigrants- united- states

[2]: http://www.vietnam.ttu.edu/resources/vietnamese– american.php

Nhân chuyện bang giao Mỹ-Cuba, nhớ Elian Gonzalez

Nhân chuyện bang giao Mỹ-Cuba, nhớ Elian Gonzalez

Nguoi-viet.com

Tạp ghi Huy Phương
Ngày 1 Tháng Giêng, 1959, ông Fidel Castro lãnh đạo một lực lượng quân sự thành công chống Tổng Thống Fulgenio Batista, một tướng lãnh độc tài, và đưa dân tộc Cuba vào một thứ độc tài đẫm máu khác.

Tháng Hai, 1960, chính quyền Castro ký một hiệp thương với Liên Xô, và sau đó, tiếp tục thắt chặt quan hệ và ngày càng nhận nhiều viện trợ quân sự và kinh tế của quốc gia này. Hoa Kỳ cắt đứt mọi quan hệ ngoại giao và áp dụng chính sách cấm vận lên Cuba vào ngày 31 Tháng Giêng, 1961.

Hai cha con Elian Gonzalez vẫy tay chào trước khi rời Hoa Kỳ bay về Cuba.
(Hình: Tim Sloan/AFP/Getty Images)

Trong thời gian này, cũng như hoàn cảnh Việt Nam, hàng nghìn người Cuba đã chối bỏ chế độ Cộng Sản vượt biển đến Floria, Hoa Kỳ, trên những con thuyền tồi tàn, rách nát.

Tháng Mười Một, 1999, một chiếc thuyền đánh cá Hoa Kỳ tìm thấy một đứa bé Cuba nằm bất tỉnh trên một ruột xe cao su trong eo biển Florida ngoài khơi thành phố Miami. Đó là Elian Gonzalez, 6 tuổi, đi cùng với mẹ, cha kế và 9 người khác vượt biên từ Cuba tìm đường sang Hoa Kỳ tị nạn, tất cả đều bỏ mình trên biển, trong một cơn bão, khi chỉ còn cách Hoa Kỳ 56 km, duy chỉ có ba người sống sót, trong đó có Elian. Cha mẹ Elian ly dị nhau từ nhiều năm trước và cha của Elian, ông Juan Miguel Gonzalez, đã có gia đình khác.

Hoa Kỳ cho phép ông Lazaro Gonzalez ở thành phố Miami, bác ruột của Elian, tạm chăm sóc Elian chờ quyết định tình trạng di trú của em, tất cả hy vọng Elian sẽ được hưởng quy chế tị nạn như nhiều người đã trốn khỏi Cuba nhiều năm trước đến Hoa Kỳ.

Nhưng cha của Elian, với sự yểm trợ và thúc đẩy của ông Fidel Castro, yêu cầu chính phủ Hoa Kỳ trả Elian về Cuba. Một cuộc tuần hành được chính phủ Cuba tổ chức với hàng trăm nghìn người Cuba yêu cầu chính phủ Mỹ trả lại Elian cho Cuba. Một sự tranh chấp giữa Fidel Castro và cộng đồng người Mỹ gốc Cuba tại Miami thành hình. Tuy nhiên, Sở Di Trú Hoa Kỳ, áp dụng nguyên tắc thông thường về đoàn tụ gia đình, phán quyết trả Elian lại cho cha của em, vì những người thân thuộc của Elian ở Miami không phải cha hay mẹ ruột của em.

Hai tháng sau đó, sau khi tòa án tối cao Mỹ bác đơn kháng cáo của họ hàng Elian tại Miami, đêm 22 Tháng Tư, 2000, các viên chức FBI, trang bị tận răng, tấn công vào ngôi nhà mang số 2319 NW 2nd Street ở Little Havana, Miami, bắt Elian mang đi trong sự vùng vẫy tuyệt vọng và tiếng khóc la của em. Chính phủ Fidel Castro coi đây là một thắng lợi vĩ đại của mình và cộng đồng người Cuba sau đó đã bầy tỏ sự bất mãn của mình với quyết định của chính phủ Clinton, để một năm sau ông Al Gore, ứng cử viên tổng thống của Đảng Dân Chủ, thua ông George W. Bush chỉ với 537 phiếu. Nếu Elian không bị trả về Cuba, hẳn ông Al Gore có thể có đủ phiếu của dân tị nạn Cuba để trở thành tổng thống thứ 43 của Hoa Kỳ.

Cha ruột của Elian lúc ấy đang làm nghề hầu bàn tại Cuba, sau chiến thắng vang dội “đem Elian về với tổ quốc Cuba,” ông được sắp xếp, cất nhắc để trở thành một dân biểu Quốc Hội Cuba vào năm 2003. Elian trở thành bảo vật của Cuba, được công an bảo vệ nghiêm ngặt, khó có ai gặp được em. Trong viện bảo tàng thành phố, có một gian phòng triển lãm những gì liên quan đến câu chuyện Elian. Báo chí Cuba cho rằng, ông Fidel Castro đặc biệt quan tâm đến việc học hành của Elian và cha của em luôn luôn được chủ tịch Cuba tiếp kiến mỗi khi có dịp đến Havana.

Một đứa trẻ mới lên 6, sẽ dễ quên mọi chuyện, hình ảnh người mẹ mình và những ngày vượt biển đầy gian nguy, chết chóc. Nếu ở lại Hoa kỳ, Elian sẽ sống dưới một lối giáo dục khác và thành một con người khác. Nhưng ở Cuba, vào dịp Lễ Phục Sinh 2010, kỷ niệm 10 năm Elian “về với tổ quốc,” hình ảnh Elian Gonzalez được đưa lên truyền thông Cuba, với hình ảnh một thanh niên, đoàn viên Đoàn Thanh Niên Cộng Sản Cuba, với đồng phục, cầu vai đỏ, huy hiệu đoàn trên tay áo, tóc hớt cao và được đề cao: “Elian Gonzalez bảo vệ cách mạng tại Đại Hội Thanh Niên.”

Trước đây, vào năm 1980, nước này đã mở cửa, để cho bất cứ ai cũng có thể ra đi với giấy thông hành. Gần 125,000 người Cuba đã chạy sang Mỹ. Cuba và Mỹ năm 1994 từng ký một thỏa thuận nhập cư theo đó hai bên tạo điều kiện cho việc di cư của người dân Cuba tới Mỹ diễn ra một cách “an toàn, hợp pháp và có trật tự.” Bây giờ, nếu như theo lời Chủ Tịch Cuba Raul Castro mới đây, đòi hỏi Mỹ phải tôn trọng chế độ Cộng Sản ở quốc gia này, nghĩa là Cuba vẫn không từ bỏ “búa liềm,” sau khi mở cửa bang giao, sẽ có bao nhiêu người Cuba tìm cách đến Mỹ nữa. Chỉ trong năm 2014 này, tuần duyên Hoa Kỳ đã bắt được hơn 2,000 di dân Cuba mạo hiểm tìm đường vượt biển chạy khỏi chế độ Cộng Sản. Chúng ta cũng biết rằng khoảng cách từ Cuba đến Key West, Florida, không bao xa.

Rồi đây khi có bang giao trở lại giữa Cuba và Hoa Kỳ, những người chấp nhận chết chóc ngày trước để vượt biển đến Hoa Kỳ, sẽ có dịp trở lại du lịch, viếng thăm hay “về quê ăn Tết” như những người Việt Nam của chúng ta. Elian cũng có cơ hội được Cuba gửi trở lại du học ở Hoa Kỳ. Cán bộ Cộng Sản Cuba cũng sẽ có cơ hội xâm nhập cộng đồng người Cuba tị nạn ở Miami, hay nói chung là Florida, và cộng đồng này rồi đây cũng sẽ chia rẽ, hết sự đoàn kết, xung đột chính kiến, và khẩu hiệu “hòa giải” sẽ được nêu ra. Nhiều dân gốc Cuba sẽ có cơ hội trở lại quê nhà để đầu tư, buôn bán và tình trạng này sẽ không khác gì người Việt chúng ta đã liều chết vượt thoát ra khỏi quê hương, nay lại có cơ hội trở về nơi chốn họ đã bỏ ra đi.

Và trong tình trạng Cuba nghèo đói vì bị cấm vận từ suốt 50 năm nay, sẽ có cảnh Cuba hải ngoại tị nạn “áo gấm về làng.” Phi trường La Havana rồi đây sẽ có hằng trăm thân nhân chờ đợi đón một “Cuba kiều” về thăm quê hương, không khác gì quang cảnh của Tân Sơn Nhứt 10, 20 năm về trước. Và rồi dân Cuba ở Mỹ sẽ có cơ hội “bảo lãnh” cho thân nhân ruột thịt đến Mỹ, sẽ có thanh niên hay ông già về Cuba lấy vợ. Ai muốn hút xì gà Havana hảo hạng thì kỳ này tha hồ, ai hảo ngọt, sẽ có đường cát Cuba giá rẻ mạt.

Liệu trong suy nghĩ của chúng ta, những cái chết như của bà mẹ Elian Gonzalez trên Vịnh Mexico và hàng trăm nghìn người Việt Nam bỏ mình trên biển Đông có còn ý nghĩ gì không? (*)

(*) Theo con số của Cao Ủy Liên Hiệp Quốc về người tị nạn, từ năm 1975 đến 1985 có 849,228 người vượt biển, trong đó năm 1981 Hội Hồng Thập Tự Quốc Tế cho rằng phân nửa số người vượt biển đã chết dưới tay hải tặc.

‘Lãng tử hồi đầu’

‘Lãng tử hồi đầu’
July 06, 2014

Nguoi-viet.com
Tạp ghi Huy Phương


Từ năm 111 trước Công Nguyên, Việt Nam bắt đầu 1,000 năm Bắc thuộc, trong thời gian này đã có nhiều cuộc khởi nghĩa của người Việt chống lại sự thống trị của vương triều phương Bắc.

Sau khi giành độc lập, các triều đại phong kiến của Việt Nam thường có một thái độ ngoại giao là khôn khéo và mềm mỏng, duy trì bang giao với các triều đại phong kiến, và giữ chế độ triều cống để nhận được sự công nhận ngoại giao của các triều đại Trung Quốc.

Việt Nam đã giữ việc gửi sứ giả sang triều cống các hoàng đế Trung Hoa với những lễ vật, đặc sản địa phương hàng năm hoặc khi có sự thay đổi ngôi vị lãnh đạo, hay kế vị ngôi vua với mục đích để bình thường hóa quan hệ ngoại giao, tâm lý là để xoa dịu một quốc gia lớn mới bị bại trận khỏi mất thể diện.

Theo các nhà sử học như Francois Joyaux, hành động triều cống chủ yếu là nghi lễ ngoại giao, không có ảnh hưởng gì đối với quyền nội trị và bang giao với các nước khác của Việt Nam. Cũng cần ghi nhận rằng càng về sau việc triều cống của các triều đình phong kiến Việt Nam đối với các triều đại phong kiến phương Bắc càng giảm dần và càng mang tính hình thức nhiều hơn. Và “triều đình Việt cần sự thụ phong Trung Hoa để được kính nể, cũng như một quốc gia tân tiến ngày nay không thể tránh khỏi sự thừa nhận quốc tế để đứng vững.”

Như vậy quan hệ giữa Trung Hoa và Việt Nam là quan hệ giữa một quốc gia nhỏ và một nước lớn, có nhẹ nhàng như trước đây thì Việt Nam cũng phải là đứa em phải biết vâng lời đàn anh. Chưa bao giờ Việt Nam được coi là chư hầu của Tàu, tệ hơn là như ngày nay Trung Quốc lớn láo coi Việt Nam là thứ con cái mà là thứ con cái hư đốn và Trung Hoa là phụ mẫu.

Trung Quốc vẫn thường kể công là đã viện trợ cho Cộng Sản Bắc Việt từ năm 1955-1975 hơn 1 triệu 5 tấn lương thực, hậu cần và trang bị kỹ thuật, hơn 4 triệu khẩu súng đủ loại từ súng trường cho tới tên lửa, nhiều tàu chiến, xe tăng. CSVN là kẻ chịu ơn Trung Cộng, nhưng lại vô ơn, nên Trung Cộng đã cất quân hỏi tội Việt Nam, và “cho một bài học” như năm 1979. Ðối đáp với đại ân nhân, để cân bằng số lương thực, súng đạn này, Bắc Việt cho rằng mình đã đóng góp lại bằng xương máu của dân Việt, như vậy không ai phải mang ơn ai, như các nhà lãnh đạo CSVN đã tuyên bố, “Việt Nam đánh Mỹ là đánh cho Liên Xô và Trung Quốc, tiền bạc, vật chất nào trả nổi sinh mạng của khoảng 3-5 triệu người?”

Cuộc chiến biên giới Việt-Trung năm 1979 sau khi Trung Cộng bất bình vì Việt Nam kéo quân sang Kampuchea, được phía Việt Nam gọi là “chiến tranh bảo vệ biên giới phía Bắc” hay “cuộc chiến chống bè lũ bành trướng phương Bắc,” trong khi Trung Cộng gọi là “chiến tranh đánh trả tự vệ trước Việt Nam.”

Mâu thuẫn giữa Liên Xô và Trung Cộng, bất đồng về cuộc chiến Ðông Dương từ lâu đã biến hai nước bạn thành thù.

Từ năm 1973, lãnh đạo Trung Cộng đã có lập trường: “Bề ngoài ta đối xử tốt với họ (Việt Nam) như đối xử với đồng chí mình, nhưng trên tinh thần phải chuẩn bị họ trở thành kẻ thù của chúng ta.” Dưới con mắt Bắc Kinh, Việt Nam vẫn là kẻ “hắc tâm,” “vô ơn,” “ngạo ngược.” Quân Việt Nam có mặt ở Lào, Kampuchea đã làm cho Trung Quốc lo ngại về một “tiểu bá quyền” Việt Nam và thâm tâm Bắc Kinh luôn luôn “dạy cho Việt Nam một bài học.” Mối quan hệ xem ra có vẻ tốt đẹp sau này là một mối quan hệ “bằng mặt mà không bằng lòng” xem ra vẫn âm ỉ thù hận. Theo Tiến Sĩ Lý Tiểu Binh của Ðại Học Central Oklahoma cho VOA Việt Ngữ (tháng 2, 2012) hay, có khả năng Bắc Kinh lại muốn dạy cho Việt Nam một bài học mới nữa.

Tương quan giữa Trung Cộng và Việt Cộng, như vậy chưa bao giờ là tương quan giữa cha con hay chủ tớ, như Trung Cộng vừa ngang ngược, trịch thượng lên tiếng, coi Việt Cộng như con cái, mà lại là đứa con “ngỗ nghịch,” mà người cha, phải xử lý nó đúng với trách nhiệm của mình! Còn những đứa con cũng phải biết thân phận mình đang ở vị thế nào! “Trung Quốc dụng tâm lương khổ, phụng khuyến Việt Nam lãng tử hồi đầu”(dịch: Trung Quốc phải dùng tâm trạng đau khổ kêu gọi đứa con hoang ngỗ ngược Việt Nam sớm hối cải trở về).

Trung Cộng không muốn ai can thiệp vào chuyện “nội bộ” của Việt Nam và Tàu vì đây là chuyện trong nhà, “xử lý nội bộ” hay “đóng cửa dạy nhau,” hay tệ hơn nữa là “đóng cửa dạy con.” Ðất nước Việt Nam chẳng qua chỉ là khu vườn sau của Trung Cộng và chính phủ Việt Nam là “đứa con hỗn xược!” (Một nhà ngoại giao Á Châu ở Hà Nội nói với báo Der Spiegel (”Tấm Gương”): “Bắc Kinh bực tức những đứa trẻ con hỗn xược trong ngôi vườn ở phía Nam của Trung Quốc.”) Như vậy với những khẩu hiệu ngoại giao, vuốt ve, “16 chữ vàng” trong thời gian trước, đã được Trung Cộng vứt vào hố xí, mà Tổng Bí Thư Nguyễn Phú Trọng vẫn cứ phải “ngậm bồ hòn làm ngọt” trong một thế yếu vì đã quá lệ thuộc, một hai coi Trung Cộng là “người bạn láng giềng lớn, muốn hay không cũng phải ăn đời ở kiếp với nhau…” Trong thời điểm này mà Nguyễn Tấn Dũng còn “cúc cung:”- “ Việt Nam lúc nào cũng biết ơn sự hỗ trợ và giúp đỡ lớn từ Trung Quốc!”

Hèn mạt đến thế sao!

Cách nói xách mé của Trung Cộng bây giờ nghe ra không khác gì lời nói xấc láo của Tôn Nữ Thị Ninh, đối với quần chúng. Thị nguyên là Ðại Sứ Ðặc Mệnh Toàn Quyền của Việt Nam tại Liên Hiệp Châu Âu (EU), phó chủ tịch Ủy Ban Ðối Ngoại của Quốc Hội Ba Ðình, ủy viên Trung Ương Hội Liên Hiệp Phụ Nữ Việt Nam, đã từng tuyên bố trong buổi họp báo tại Câu Lạc Bộ Báo Chí Quốc Gia Hoa Kỳ hồi tháng 10 năm 2004, khi bị chất vấn về tình trạng vi phạm nhân quyền ở Việt Nam, rằng, “Trong gia đình chúng tôi có những đứa con, cháu hỗn láo, bướng bỉnh thì để chúng tôi đóng cửa lại trừng trị chúng nó, dĩ nhiên là trừng trị theo cách của chúng tôi. Các anh hàng xóm đừng có mà gõ cửa đòi xen vào chuyện riêng của gia đình chúng tôi.”

Thưa bà phó chủ tịch, nếu nay mai Ðại Sứ Trung Cộng tại Liên Hiệp Quốc mượn tạm “danh ngôn” của bà để phát biểu, khi có ai đó chất vấn về cuộc xung đột Việt Trung vừa qua, thì bản thân bà có nghe lọt lỗ tai không? Cũng quan hệ theo lối này, thì những anh hàng xóm như ASEAN, Nhật Bản, Phillippines, Mỹ và ngay cả Tòa Án Quốc Tế “đừng có mà gõ cửa đòi xen vào chuyện riêng của gia đình cha con chúng tôi.”

Trung Cộng càng ngày càng lấn lướt, thâm độc, dùng tất cả “mưu ma chước quỷ” để “chơi” Việt Nam “làm cho cho mệt cho mê, làm cho đau đớn ê chề cho coi!”

Không những một, mà Trung Cộng đem tới Biển Ðông bốn giàn khoan! Rồi sao? – Việt Nam đang chờ một “thời điểm thích hợp” để kiện Trung Cộng ra Tòa Án Quốc Tế! Lời tuyên bố “hùng hổ” này chắc làm Bắc Kinh sợ “vãi đái!”

Việt Nam đang ở trong thế không biết kêu “mạ” nào, có một mụ mạ, ông cha thì đã cho mình là đứa con hỗn xược, cần dạy dỗ và cứ lăm le đòi cho roi vọt thì còn trong cậy đến ai bây giờ!

Lại nói chuyện ‘đi và về’

Lại nói chuyện ‘đi và về’

May 11, 2014

Nguoi-viet.com
Tạp ghi Huy Phương

“…thứ nhất tôi không thích chính trị,
thứ hai là tôi không có dính tới chính trị.
Cuộc đời tôi chỉ có hát, hát và hát mà thôi!”
(Phát biểu của một danh ca tị nạn cộng sản tại hải ngoại)

Tháng Chín, 2012, Cục Nghệ Thuật Biểu Diễn CSVN ký giấy phép đồng ý cho ca sĩ Khánh Ly về Việt Nam hát, theo đó, Khánh Ly sẽ có mặt trong bốn chương trình do Công Ty Giải Trí Ðồng Dao tổ chức tại ba thành phố lớn: Hà Nội, Ðà Nẵng và Sài Gòn. Dư luận hải ngoại đã lên tiếng về chuyện về hay không về, thương và ghét, nhưng rồi như chơi “trò ú tim,” Khánh Ly không về, nhưng không hề nói lý do, trong đó có phải một phần phải chăng từ nguồn dư luận từ hải ngoại tỏ ra không đồng tình với chuyện về của cô.


Ca sĩ Khánh Ly. (Hình: Facebook)

Nhưng năm nay, Khánh Ly đã thực sự về đến Việt Nam và “hát cho đồng bào mình nghe” như cách nói của ca sĩ Lệ Thu trong một cuộc phỏng vấn của BBC hồi Tháng Giêng, 2013.

Bênh vực cho bạn “đồng nghiệp” Khánh Ly, Lệ Thu nói: “Tôi có thể hát được ở Úc, Pháp, Anh, Ðan Mạch thì tại sao tôi không hát được trên quê hương tôi?” Và Lệ Thu cũng tỏ thái độ rõ ràng hơn: “Từ khi bắt đầu hát cho tới giờ, thứ nhất là tôi không thích chính trị, thứ hai là tôi không có dính tới chính trị. Cuộc đời tôi chỉ có hát, hát và hát mà thôi!”

Tôi nghĩ, khác với Lệ Thu, Khánh Ly chưa bao giờ phát biểu theo lối này. Cô có thái độ chính trị rõ ràng, đã buồn vui theo vận nước nổi trôi, với những ngày “nội chiến,” với những đêm “chôn dầu vượt biển,” thiết tha với “Sài Gòn ơi vĩnh biệt!” với “Ai về xứ Việt,” và cô đã mặc chiếc áo dài vàng quốc kỳ Việt Nam trên sân khấu hải ngoại! Cô cũng là người đã từng nói: “Ði thì cùng đi, về thì cũng cùng về!” Hoặc như là: “Tôi chỉ về khi không còn chế độ cộng sản nữa mà thôi!”

Cũng như chúng ta biết trong một cuộc phỏng vấn của tuần báo Việt Weekly trước đây, ông Nguyễn Hoàng Ðoan, chồng của Khánh Ly, trả lời về nguồn tin “Khánh Ly được trả cát xê $2 triệu để mời cô về hát,” ông Ðoan đã khẳng định rằng: “Chị không thể nhận lời là vì, trong 30 năm nay, khán giả hải ngoại là người đã nuôi sống gia đình anh chị, để anh chị có cơ hội nuôi các con ăn học đâu ra đó. Anh chị không thể nào quay lưng lại, nhổ nước bọt vào những người quý mến mình, cưu mang mình…” và “… chị không thể phản bội lại những người hải ngoại, dù số lượng khán giả hải ngoại rất là nhỏ so với trong nước, nhưng họ chính là người đã từng nuôi nấng tiếng hát của chị trong 30 năm nay.”

Nhưng bây giờ Khánh Ly cũng có thể bắt đầu nói như Lệ Thu và còn tệ hơn thế nữa. Theo báo Giáo Dục Việt Nam ở trong nước, thì Khánh Ly đã có nhiều phát biểu hoàn toàn trái ngược và phản bội lại những gì cô đã nói, đấm ngực mình xưng tội “lỗi tại tôi mọi đàng.”

“Tôi rất hối hận, tôi muốn trong nước quên đi những lỗi lầm quá khứ của tôi. Tôi chỉ muốn về thăm quê hương như một người bình thường.”

Khi được hỏi chuyện Khánh Ly tham gia vào các chương trình ca nhạc kháng chiến thời Hoàng Cơ Minh, thì cô nói: “Tôi tham gia vì ham vui, vì có tiền, chứ chẳng bao giờ tin vào Hoàng Cơ Minh cả,” và: “Dưới sức ép của các phe nhóm phản động, tôi phải hát cho các chương trình của họ. Nếu không sẽ bị coi là không xác định lập trường.” (Báo Giáo Dục Việt Nam, ngày 7 Tháng Tám, 2012)

Và ai bắt Khánh Ly phải nói nặng lời, “vỗ mặt” với những người chưa muốn “về” như cô: “Tôi hy vọng là không phải ước mơ chỉ của riêng tôi mà là ước mơ chung của tất cả những người được gọi là người…”

Tội nghiệp cho Khánh Ly, đã năn nỉ, “hối hận, muốn trong nước quên đi những lỗi lầm quá khứ” nhưng rõ ràng là Khánh Ly không biết thân phận mình, may ra cũng chỉ hát được ở Hà Nội, còn Huế và Sài Gòn thì xin hẹn kiếp khác! Như vậy thì cũng chưa là “bằng chứng hùng hồn của chính sách đại đoàn kết dân tộc,” như lời nói phấn khởi của Phạm Duy đâu!

Ðộng lực nào đã làm cho Khánh Ly thay đổi, quay vòng 180 độ như vậy, nó cũng giống thái độ của Phạm Duy, Nguyễn Cao Kỳ về nước, cũng tuyên bố quá lời, tỏ ra hối hận về những điều họ đã nói đã làm trong quá khứ, tệ hơn nữa, là hết lời lên án cộng đồng tị nạn đã nuôi sống họ một thời gian dài bằng cả tinh thần lẫn vật chất.

Nếu chúng ta đã từng suy nghĩ: “Phạm Duy là thế đó!” thì cũng đừng nên ngạc nhiên với con người Khánh Ly. Về phía chính quyền Việt Nam việc này, việc Khánh Ly về, đương nhiên là có lợi cho họ.

Vì tiền thì ai cũng cần, vì nhu cầu đứng trên sân khấu với một số lượng khán giả lớn lao thì người nghệ sĩ nào cũng mơ ước, có thể một lần rồi thôi, nhưng như thế cũng làm cho người nghệ sĩ thỏa mãn ít nhất là một lúc nào đó ở cuối đời khi nhan sắc và giọng hát đã đi vào những ngày cuối đời. Ngay cả những nhà văn, nhà thơ miền Nam đã một thời mặc áo lính cũng về nước giới thiệu sách, “giao lưu văn hóa” thì còn trách gì ai! Cũng không thể nói rằng: “Tôi đã ra mắt sách ở Sydney, đọc thơ ở Paris, vì sao tôi không thể làm chuyện ấy ở Hà Nội?”

Nhưng liệu Khánh Ly có cần phải nói những lời hối tiếc và than thở, vì sự thật ở hải ngoại này, ngoài sự hấp dẫn của đồng đô la màu lục, không có “sức ép của các phe nhóm phản động nào” bắt Khánh Ly phải lên sân khấu như lời tuyên bố của cô?

Khánh Ly cứ về, nhưng ai bắt Khánh Ly phải lên giọng kết án nơi chốn mà cô đã dung thân gần 40 năm qua. Không như Phạm Duy về luôn Việt Nam, cô còn có con đường trở lại nơi đây, mà chắc chắn không để nương mình nơi tu viện.

Trước Khánh Ly thì Tuấn Ngọc, Lệ Thu, Khánh Hà, Thanh Tuyền, Ý Lan, Thái Châu, Sơn Tuyền, Ðức Huy, Giao Linh, Phương Dung, Chế Linh…(danh sách còn dài) đã về hát trong nước. Ca hát cũng là một cái nghề kiếm sống! Những Chế Linh, Sơn Tuyền thì không nói làm gì, ngay cả Lệ Thu, dư luận hải ngoại cũng không hề quan tâm, nhưng với Khánh Ly thì lại khác. Cô đã có chỗ đứng trong lòng người hâm mộ qua một thời gian dài, từ trong nước ra đến hải ngoại. Phải chăng “thương nhau lắm thì cắn nhau đau,” chì chiết lắm cũng vì đã quá thương mến, đã là thần tượng thì phải giữ hình ảnh thần tượng trong lòng những người hâm mộ.

Chỉ có một điều tích cực là dù sao thì Khánh Ly và những ca sĩ “trở về xứ Việt” không phải để hát “Dưới bóng cây Kơ-Nia,” “Tiếng chày trên sóc Bam Bo,” hay “Như có Bác trong ngày vui đại thắng” mà là những bài hát của một thời thịnh trị, hạnh phúc miền Nam, mà có thể ngày trước miền Bắc chỉ được nghe lén, và người miền Nam đã thương đã nhớ từ ngày Sài Gòn thất thủ. Ðó là những thứ mà khán giả trong nước đang chờ đợi, kể cả những viên chức chính quyền cộng sản như thứ trưởng Văn Hóa Vương Duy Miên. Nỗi khát khao đó được đánh giá trên những chiếc vé vào cửa nghe Khánh Ly hát, đắt hơn nghìn lần bữa cơm của những đứa trẻ mò cua bắt ốc trên cánh đồng Việt Nam!

Tôi chỉ tiếc trong lần về Việt Nam này, trong lần viếng mộ Trịnh Cộng Sơn, những việc như Khánh Ly rót rượu Cognac lên thân tượng, tạo dáng để phóng viên Ngoisao.vn chụp ảnh đưa lên Internet mang đầy kịch tích, không hề có một mảy may xúc động, tình cảm. Gia đình Trịnh Công Sơn cho biết, lần này có nghe chuyện khánh Ly về nhưng không được thăm viếng cũng như không hề liên lạc.

Ðúng là “búa rìu dư luận,” trong nước chê Khánh Ly là “Danh ca về nước vì… tiền” (Tiền Phong Online), “Ca sĩ Khánh Ly lại… nhúng chàm” (Việt Báo Online), “Sự tráo trở của Khánh Ly” (GDVN), hải ngoại thì lên án Khánh Ly là “phản bội.”

Có lẽ Khánh Ly suy nghĩ đã dám sống thật cho mình, bước qua dư luận, chỉ tiếc là trước sau không như một. Thà cách đây mươi năm cô đã nói thẳng như Lệ Thu nói hôm nay “thứ nhất tôi không thích chính trị, thứ hai là tôi không có dính tới chính trị. Cuộc đời tôi chỉ có hát, hát và hát mà thôi!”

Ngày xưa Ðỗ Mục than thở:

“Thương nữ bất tri vong quốc hận,
Cách giang do xướng Hậu Ðình Hoa!”

Bên kia sông thì quá gần để tiếng hát còn vẳng lại, xa nửa vòng bên kia trái đất thì ai còn nghe. Thôi thì cứ “Hát nữa đi em!”