Kiên Nhẫn – Kiên Cường: Cậu Bé Glen Cunningham

Kiên Nhẫn – Kiên Cường: Cậu Bé Glen Cunningham

Br. Huynhquảng

Hôm nay, mục Sống Đẹp xin được nêu tấm gương của cậu bé Glen Cunningham nhằm
giới thiệu chủ đề mới: Kiên Nhẫn – Kiên Cường. Qua bốn chủ đề mà chúng ta đã
cùng nhau học hỏi: Tha Thứ Hòa Giải, Xây Dựng Hiệp Nhất, Sống Hiện Tại, và Đơn
Sơ Chân Thật, thì đây là lúc chúng ta cùng nhau trao đổi về chủ đề Kiên Nhẫn –
Kiên Cường. Vì thực ra, để có thể tha thứ, xây dựng hiệp nhất, sống hiện tại,
sống chân thật, tất cả đều đòi hỏi một sự kiên nhẫn không ngơi nghỉ.

Cậu Bé Glen Cunningham

Khi mới bảy tuổi, đôi chân của Glen Cunningham bị phỏng nặng do một vụ thảm
họa. Theo nhận xét của bác sĩ, cậu bé Glen sẽ không bao giờ đi lại bình thường
được. Các bác sĩ đề nghị cưa chân cậu bé nếu muốn cậu được sống sót. Như thế,
vấn đề bây giờ không còn là chuyện khi nào đôi chân của Glen được bình phục,
nhưng là sự sống của cậu bé. Những ngón chân trái dần dần bị hao mòn đi; chân
phải dần dần ngắn hơn chân trái. Với kinh nghiệm đau đớn trong bản thân và
chứng kiến cơ thể mình tàn lụi dần, Glen quyết tâm với lòng mình là không đầu
hàng với số phận. Hằng ngày cậu tập những động tác theo hướng dẫn của bác sĩ
chỉ nhằm với ý chí rằng: Cần làm những gì cần phải làm trước khi mình không bao
giờ còn cơ hội để làm. Với ý chí tích cực kiên cường ấy, ba năm sau, cậu tự đi
mà không cần dùng nạng. Xa hơn, cậu đã tập chạy và không ngừng chạy khi có thể.
Năm 1938, Glen làm cho cả thế giới kinh ngạc khi phá kỷ lục thế giới với 4 phút
4.4 giây trong đường chạy một dặm.

Ca dạo tục ngữ Việt Nam truyền dạy rằng: “Nước chảy đá mòn; có công mài
sắt có ngày nên kim.” Và đúng là như vậy, Glen Cunningham như mẫu gương để
khơi niềm hy vọng cho chúng ta, dù trong hoàn cảnh nào, nếu chúng ta quyết chí
vươn lên, một ngày nào đó, thành quả sẽ đến với chúng ta. Nhìn vào những người
như Glen Cunningham, phần nào ta tìm thêm nghị lực để tiếp tục tiến tới và tiếp
tục hoàn thiện chính mình, và để tiếp tục đi đến cùng đích của đời mình.

Kiên cường, can đảm (fortitude, fortitudo) là một đức tính rất được đề cao
trong nền triết lý văn minh Hy Lạp. Theo triết gia Aristotle (A-ris-tot),
“Kiên cường là đức tính của những người không tỏ lộ sự sợ hãi khi họ dám
chết cho lý tưởng cao thượng.” Nhưng đức tính (virtue, arete) này cần phải
có quá trình tập luyện bền bỉ. Mẫu gương cho những cái chết cao thượng là những
người chiến sĩ anh dũng hy sinh cho quê hương, cho dân tộc. Nhưng theo triết
gia Plato, kiên cường không chỉ được hiểu là can đảm chết cho những lý tưởng
cao đẹp, nhưng còn là “sự chiến đấu với những khát vọng thú vui.” Tức
là phải chiến đấu với chính con người của mình. Còn theo triết gia Cicero (45
B.C), “Kiên cường không gì khác hơn chính là thái độ tinh thần có khả năng
chịu đựng mọi nguy hiểm dù phải chịu cực nhọc đau đớn, nhưng đồng thời không để
cho sự sợ hãi tiếp cận gần ta.” Tóm lại, sự can đảm kiên cường không chỉ
là hành động anh hùng, nhưng còn là sự kiên nhẫn tập luyện chịu đựng gian khổ
để làm chủ con người mình để dám chết, nếu khi cần, cho lý tưởng cao đẹp, và
dám sống mỗi ngày nhằm nâng cao giá trị con người của mình.

Jean-Jacques Rousseau phát biểu rằng, “Kiên nhẫn thì cay đắng, nhưng trái
của nó lại ngọt ngào.” Và quả đúng như vậy, hạt giống chỉ có thể nảy mầm
khi nó liên tục âm thầm tự lột lớp vỏ của mình ra. Như thế, kiên nhẫn đòi hỏi
sự kiên cường và can đảm. Kiên cường ở đây không chỉ là thực hiện những việc
lớn lao, nhưng quan trọng hơn chính là làm những việc nhỏ bình thường hằng ngày
với ý chí hoàn thiện chính mình. Dù làm những việc nhỏ, nhưng sự kiên trì hành
động từng ngày cũng đủ làm ta phải trả giá cho sự đau đớn, mất mát và từ bỏ
những điều thân thiết.

Thưa bạn, trong bài đầu tiên về chủ đề Kiên Nhẫn – Kiên Cường, tôi mời bạn ví đời
mình như là một người thợ xây. Mỗi ngày chúng ta dù làm việc gì (học hành, rèn
luyện nhân đức, thao luyện, cầu nguyện), chúng ta hãy coi như chúng ta đang đặt
một viên gạch lên bức tường của đời mình. Bức tường ấy có chắc chắn hay không,
có thẳng hàng hay không, có đẹp hay không đều lệ thuộc vào từng viên gạch chúng
ta đặt vào nó. Nếu mỗi một ngày chúng ta chỉ được quyền xây một viên gạch, thì
chúng ta cũng nên cẩn thận và kiên nhẫn cho từng viên gạch ấy. Và cũng nếu hôm
nay mình không thể đặt viên gạch vào bức tường của mình, thì mãi mãi chỗ ấy sẽ
là chỗ trống. Nếu một bức tường có nhiều lỗ hổng, càng xây lên cao, nguy cơ sụp
đổ của nó càng lớn. Và cũng vậy, nếu hôm nay tôi không kiên nhẫn và kiên cường
thi hành phận vụ của tôi, thì lỗ hổng vẫn còn đó, không ai giúp cho tôi được.
Vâng, kiên nhẫn thì cay đắng, nhưng trái của nó lại ngọt ngào!

Đơn Sơ Chân Thật – Nhạc Bất Quần

Br. Huynhquảng
Thưa quí bạn, chúng ta đã lần lượt suy ngẫm về ba đề tài: Tha Thứ, Hiệp Nhất,
và Sống Hiện Tại. Thực ra, sống giây phút hiện tại không gì khác hơn chính là
sống thật với con người mình. Sống hiện tại luôn luôn níu kéo chúng ta trở lại
với hiện tại, với bản chất con người thật của mình. Vì lý do đó, mục Sống Đẹp
hân hạnh giới thiệu đến quí bạn đề tài mới: Đơn Sơ – Chân Thật, chỉ với hy vọng
phần nào góp thêm chất liệu màu sắc để bạn và tôi cùng nhau hoàn thiện bức
tranh của chính mình. Kỳ này mục Sống Đẹp xin mượn nhân vật Nhạc Bất Quần trong
tiểu thuyết võ hiệp lừng danh của Kim Dung để giúp ta hiểu thêm hậu quả của sự
gian trá, không chân thật. Nhưng quan trọng hơn, nhân vật này có thể giúp ta
dừng lại để lắng nghe tiếng nói trong con tim: Động cơ gì đã dẫn quân tử kiếm
Nhạc Bất Quần dùng mọi thủ đoạn âm mưu để lừa gạt, để hại người, hại gia đình,
và hại chính mình.
Nhạc Bất Quần
Kim Dung thoạt đầu miêu tả Nhạc Bất Quần như một bậc chính nhân quân tử thuộc chính phái. Ông là chưởng môn phái Hoa Sơn, luyện thành công môn Tử Hà Công; ông ăn nói nhỏ nhẹ, thái độ khoan thai cộng với võ nghệ cao cường nên ông được nhiều người trong chốn giang hồ kính nể, đặc biệt Lệnh Hồ Xung, chàng một lòng kính phục sư phụ mình.
Dầu vậy, do tham vọng hợp nhất năm môn phái thành một, và sau đó sẽ làm minh
chủ Ngũ Nhạc Phái, Nhạc Bất Quần đã lừa gạt mọi người và dùng Lệnh Hô Xung để
che đậy tội lỗi của ông. Ông đã ăn cắp Tịch Tà Kiếm Phổ của nhà họ Lâm; ông
đoạt ngôi minh chủ trên tay Tả Lãnh Thiền, người cũng có tham vọng làm minh chủ
Ngũ Nhạc Kiếm Phái, và tệ hại hơn, ông đã đánh lừa chính vợ con ông và bản thân
ông khi ông tự thiến để luyện Tịch Tà Kiếm Phổ. Cuối cùng, Nhạc Bất Quần đã
thành công và đã đạt được mục đích; ông trở thành minh chủ Ngũ Nhạc Phái; ông
đã luyện thành công Tịch Tà Kiếm Phổ; ông đã có tất cả những gì ông khao khát,
nhưng cuối cùng ông đã đánh mất đi chính bản thân ông. Khi ông được tất cả cũng
chính là lúc ông mất tất cả.
Kim Dung tài tình lột dần mặt nạ của Nhạc Bất Quần, để dù Nhạc Bất Quần đã có
trong tay tất cả những gì ông muốn, nhưng khi mặt nạ đã bị lột bỏ, thì dù là
minh chủ của Ngũ Nhạc Phái, bên ông không còn ai là bạn hữu, không còn ai là đệ
tử, và cuối cùng phải chết dưới tay Ni-Cô Nghi Lâm phái Hằng Sơn. Bộ mặt thật
“ngụy quân tử” của Nhạc Bất Quần lộ ra khi ông có trong tay mọi thứ ông tham vọng và khao khát. Cảnh cuối đời của Nhạc Bất Quần diễn tả đúng với tên gọi của ông, nghĩa là “không chơi với ai.” Vì thực ra dù trước khi bị lột mặt nạ, ông có rất nhiều bạn hữu và được nhiều người kính nể, nhưng thực ra ông đâu có thực lòng giao tình bằng hữu với ai đâu! Với ông, tất cả các mối quan hệ đều ngấm ngầm tính toán hơn thua; ông dùng mọi người kể cả đại đệ tử, vợ ông, và con ông làm bàn đạp cho ông thực hiện âm mưu bá chủ võ lâm. Mối quan hệ của ông từ trong gia đình ra ngoài xã hội đều dựa trên sự gian dối, lừa gạt,
âm mưu… chứ không dựa trên sự thật, đơn sơ, chân chính của người võ sư.
* * *
Thưa bạn, cũng như Nhạc Bất Quần, điều nguy hiểm nhất cho cuộc đời chúng ta là đôi khi chúng ta đã gạt bỏ những gì chúng ta đang có để cố chụp giựt cho được điều mà chúng ta thích, vui. Động cơ này dễ dàng thúc dục chúng ta tìm mọi phương cách để đạt được mục đích kể cả khi phải dùng những kỹ xảo thấp hèn. Gạt bỏ những gì sẵn gần bên ta, trong gia đình ta, trong tâm hồn ta để rong ruổi tham vọng những sự xa ta, ngoài gia đình ta, và ngoài tâm hồn ta… đó là thất bại lớn nhất của một đời người. Chạy theo dục vọng để chiếm hữu, để được làm chủ một điều gì ngoài ta là một cuộc rong ruổi nguy hiểm và dễ dàng đánh mất chính ta; vì thực ra khi ta chỉ lo kiếm tìm những sự “bên ngoài” thìchắc một điều, sự “bên trong” không được quan tâm và chăm sóc cho chu đáo. Được điều gì khi ta thắng trận mà ta không biết ta trở về đâu. Hóa ra, cái sự thật căn bản vẫn là chính ta, trong ta chứ không phải bên ngoài được tô điểm bằng danh thơm hão huyền hư ảo. Từ đó ta học được rằng, dù xã hội có thể ban tặng cho ta tước hiệu hoa mỹ đến đâu đi chăng nữa, nhưng ta không thật với lòng ta, thì ta cũng mất tất cả – và điều mất mát lớn nhất trong cuộc đời chính là mất đi chính ta. Mong rằng chúng ta cùng giúp nhau mỗi ngày khám phá ra sự thật
về chính mình; cùng giúp nhau cẩn tĩnh về hiểm họa của những tiếng mời gọi ta
đi ra khỏi lòng ta. Thực tế cho thấy, “Đôi khi thế giới [con người] cứ lôi kéo bạn theo một hướng, mà theo con tim, bạn không mong muốn đi theo.”
Thưa bạn, nếu Nhạc Bất Quần biết nhận ra tài năng và thật tâm của Lệnh Hồ Xung,
nhận ra một gia đình hạnh phúc trong giá trị hiện tại của đời ông, chắc một điều ông sẽ đạt được cả “bên trong” lẫn “bên ngoài.” Nhưng đáng buồn thay ông đã không làm như vậy. Còn bạn thì sao?

Tiền bạc – mối đe dọa truyền kiếp

 

 

Tiền bạc – mối đe dọa truyền kiếp

 

Br. Huynh Quang                               nguồn: Brother Huynh Quảng

 

Aristotle cho rằng, tiền bạc chỉ là phương tiện hữu ích, nó chỉ có giá trị khi ta dùng nó để giúp ta đạt được những điều khác.

Khi quá tích trử và gom góp cho đời sống con người, chúng ta sẽ lãng quên khả năng tích trử công đức cho đời sống vĩnh cửu

Thời xưa, các ẩn sỉ ra chợ bán hàng và dùng tiền để mua bánh mì. Nếu tiền còn dư, họ sẽ cho người nghèo hết, vì họ sợ rằng, mang tiền về sẽ làm cho họ hằng ngày bận tâm tới việc cất giữ chúng; và nguy hiểm hơn chính là họ dần dần đặt sự an toàn của mình vào số tiền trong kho đó thay vì là Chúa.

.

“Đam mê tiền của là cội rể của mọi sự dữ” (I Tim 6:10). Giàu có không phải là tội, nhưng để tiền của làm chủ đích mọi suy nghĩ và hành động của mình là điều dễ dẫn ta tới tội. Mối nguy hiểm chính là khi ta có nhiều tiền bạc, ta dễ bị đánh lừa và nhận thức sai lầm rằng: Tiền bạc có thể ban cho ta có mọi thứ ta muốn mà không cần Chúa.[1] Nhưng thực ra, tài khoản trong nhà băng, dù nhiều đến bao nhiêu cũng không thể mua được bình an, công bằng, và tự tại. Như thế, tham lam cũng được cho là gốc của các loại tội vì nó rất gần với kêu ngạo – muốn làm chủ đời mình mà không cần Thiên Chúa. Mình muốn dùng những phương tiện vật chất để đảm bảo lấy trách nhiệm cuộc sống của mình và gạt Chúa ra khỏi đời mình – không lệ thuộc vào Đấng Tạo Hóa nữa, đó là một khuôn mặt mới của tội kêu ngạo.

Nhưng thực ra, theo Beothius, “Chúng ta càng sở hữu tiền của bao nhiêu, thì chúng ta cũng mất nhiều thời gian, sức lực, và tiền của bấy nhiêu để bảo vệ chúng.”[2] Như thế, sự giàu sang không làm cho ta nên giàu có, mà làm cho ta thêm héo khô, lo lắng, và bất an. Một ẩn sĩ đã tâm sự rằng, “Một tu sĩ với nhiều tiền của sẽ như một con thuyền nặng nề dễ dàng bị chìm trong cơn bão tố.”[3]

* * *

Chàng thanh niên trong Tin Mừng đã chạy đến Chúa Giêsu để hỏi xem làm thế nào để được hưởng sự sống đời đời (x. Mt 19:17). Ngoài vấn đề giữ lề luật ra, Đức Giêsu đánh thẳng vào tâm điểm của ơn gọi làm môn đệ khi Ngài mời gọi anh ta bán tất cả của cải mình có, bố thí cho người nghèo, và theo Ngài (x. Mt 19:22). Cốt lõi của vấn đề chính là từ bỏ chính mình, đặt cuộc đời mình trong tay Chúa, và liều thân theo Chúa với phận nghèo.

Tin Mừng thuật lại người thanh niên đã giữ nhiều lề  luật trong Mười Điều Răn, (chớ giết người, chớ ngoại tình, chở trộm cắp, chớ làm chứng dối, thảo kính cha mẹ, yêu người thân cận; ở đây, anh ta không nói đến lề luật “chớ tham tham”). Rõ ràng, “Khi đối diện với luật hoàn hảo của Thiên Chúa, anh ta buộc phải đối diện với điều luật ‘chớ tham lam’ (Ex 20:17).”[4] Tham lam, tôn sùng của cải là cản trở lớn nhất để người thanh niên theo Chúa. Anh ta không muốn từ bỏ của cải mình để theo Chúa, là vì của cải đã trở thành điểm tựa cho đời anh; của cải trở thành “chúa” của đời anh. Buồn thay, chân lý đã có được trong tầm tay, tự do và bình an đã được ban tặng, nhưng chỉ vì quá bận tâm đến của cải trần thế, người thanh niên đã khước từ những giá trị vĩnh cửu mà chọn những giá trị tạm bợ chóng qua. Đọc tiếp Mt 19: 23-30, Phêrô cũng đặt một câu hỏi tương tự như thế, “Thưa Thầy, chúng con đã bỏ mọi sự mà theo Thầy, vậy chúng con sẽ được gì?” Câu trả lời là các con “Sẽ được gấp trăm ở đời này và đời sau.” Ai theo Chúa với tất cả niềm tín thác đều xác tín và cảm nghiệm lời Chúa đúng tuyệt đối.

* * *

Trong thư I Timothê 6:6-10, thánh Phaolô đã khuyên nhủ rằng, “Còn những kẻ muốn làm giàu, thì sa vào cám dỗ với cạm bẫy, và lắm đam mê ngông cuồng tai hại, mà trầm luân diệt vong, hư khốn. Vì tham tiền là cội rễ mọi sự dữ. Cầu thỏa lòng tham, thì có kẻ đã lạc xa đức tin và bị bao nỗi đớn đau xâu xé.”

Với tiền bạc sẵn có trong tay, tính tham lam sẽ có cơ hội trỗi dậy. Vì tham lam không những là mong muốn chiếm đoạt điều mình không có, nhưng còn muốn sở hữu và chiếm đoạt những thứ mà mình hoàn toàn không cần đến.

Thói quen “shopping” dường như trở thành một thói quen của nhiều người, đặc biệt tại Hoa Kỳ. Thói quen đi shopping hằng tuần ở những nơi “on sales” thực ra đó là những lần mua những hàng hóa ngoài nhu cầu cần thiết. Shopping nhiều lần như thế sẽ trở thành thói quen xấu. Vì thực ra của cải vật chất phải là phương tiện để phục vụ con người, chứ chúng không thể trở nên trung tâm đời sống chúng ta và làm cho chúng ta quá bận tâm tới việc sở hữu
chúng. Quá bận tâm sỡ hữu một sự vật nào đó biểu lộ cho thấy tâm hồn ta đang ở
trong tình trạng bất an, đang muốn tìm một điều gì để khỏa lấp nỗi bất an, trống vắng ấy. Và như thế, suy nghĩ về điều gì, muốn sỡ hữu điều gì, muốn trao tặng điều gì đều là những biểu hiện khác nhau của một quả tim ẩn chứa sự khao khát muốn lấp đầy và kiếm tìm để được no thỏa.

Rất nhiều gia đình đã tan vỡ cũng chỉ vì liên quan đến tiền bạc, mua sắm vật chất.

Anh A làm lụng vất vả hằng ngày; chị B lo chăm sóc con cái và đưa chúng đi học. Rảnh rỗi đôi chút, chị đọc báo thấy “on sales” ở siêu thị này, siêu thị nọ liền lên kế hoạch, trước là chỉ để xem cho biết vì rẻ, dần dần chị mua một hai món hàng thật sự rẻ – và đúng nó rất rẻ theo giá cả thị trường. Từ từ chị B có thói quen đi shopping và mua những món hàng chỉ vì thấy
chúng rẻ và lý luận, “Nếu không mua thì uổng.”

Anh A tỏ ra khó chịu, cứ mỗi tuần đi làm về thấy nhiều món hàng mới lạ trong nhà mà vợ cho rằng mua chúng vì rẻ. Nào lá cái máy xay sinh tố, nào là cái thớt cắt thịt, nào là cái máy xay đậu, v.v,… “Chúng ta đã sắm đầy đủ rồi mà,” anh A lên tiếng. “Rẻ mà anh, on sales không mua thì uổng.” Cứ như thế, anh A dần nghĩ rằng vợ mình không biết quí công sức và đồng lương mình kiếm được; chị B lại cho rằng chồng mình tỏ ra keo kiệt không thương mình như xưa nữa, chỉ có mấy đồng bạc mà cũng đắn đo, cằn nhằn.

Mối bất hòa dần dần xuất hiện khi để cho tiền và vật chất chiếm chỗ trung tâm trong lối suy nghĩ của hai người; chủ đề của nhưng lần gặp gỡ chỉ là xoay quanh những món hàng và tiền bạc. Và để bảo vệ mình và lập trường của mình, anh A tìm những biện minh, lý lẽ để chứng mình rằng việc mình nói là đúng. Đồng thời, chị B cũng tìm mọi lý lẽ biện hộ để bảo vệ cái tôi của mình. Những cuộc nói chuyện của họ dần dần đi ra xa những chủ đề về con cái,
gia đình, bà con, bạn hữu, nhưng thay bằng là tiền, là hàng hóa vật chất. Mối rạn nứt bắn đầu khi chị B nghĩ rằng anh A không thương mình nữa; còn anh A thì cho rằng chị B không còn biết lo cho gia đình, cho mình và cho con. Cải vã, lời qua tiếng lại, bằng mặt mà không bằng lòng,… từ từ hiện diện giữa hai người,… hạnh phúc bay xa tầm hai người.

Đối với bất cứ ai, tiền bạc vật chất có thể sẽ là một đầy tớ tốt trung tín, nhưng chúng cũng có thể là ông chủ rất tồi. Anh A không hiểu được chị B đi mua sắm chẳng qua là biểu hiện một sự thiếu hụt nào đó trong con tim, trong gia đình, chứ từ ban đầu chị B đâu có ý tiêu xài phung phí. Chị B đâu có hiểu rằng việc anh A “tính toán” đôi chút đó là một sự biểu hiện sự lo lắng cho tương lai của mình, vợ và con của mình – Nơi anh A có một chút lo âu cho gia tương lai gia đình. Nếu những cuộc trò chuyện của họ nhằm vào hai điểm này, thì chắc chắn bầu khí hạnh phúc trong gia đình sẽ phát triển tốt đẹp hơn, nhưng vì trung tâm của nhưng lần trò chuyện là tiền và vật chất, nên không lạ gì chuyện bất hòa là có thật. Như thế đó, bản chất của vấn đề là tình cảm, tình yêu chứ đâu phải vật chất tiền bạc. Nhưng nếu không hiểu nội vụ đằng sau của sự kiện, mà lại quá chú trọng đến tiền bạc trên bề mặt, người ta sẽ bị dẫn đến thảm cảnh chia lìa, đau xót ngay trong gia đình và tâm hồn mình mà chính đương sự không hay biết.

Các tác giả Tin Mừng kết luận rằng, Giuđa nộp Thầy là vì lòng tham tiền bạc. Chúa Giêsu đã dạy chúng ta rằng, “Chớ lo lắng về ngày mai…” (Mt 6:25). Quả thật, khi quá chú tâm đến của đời sống dương thế, con người sẽ đành mất hướng đi vào Nước Trời. Khi quá tích trử và gom góp cho đời sống con người, chúng ta sẽ lãng quên khả năng tích trử công đức cho đời sống vĩnh cửu. Đó chính là mối nguy hiểm lớn nhất của lòng tham.

* * *

Cốt lõi  của vấn đề chính là từ bỏ chính mình, đặt cuộc đời mình trong tay Chúa, và liều  thân theo Chúa với phận nghèo.

Nhìn vào chính con người của mình chúng ta thừa nhận rằng, dường như chúng ta dễ đánh giá người khác theo tiêu chuẩn “having” (có) mà không là “being” (là), đó là dấu hiệu của sự đảo lộn trật tự trong tâm thức của con người chúng ta. Chúng ta thích làm bạn với những người có tiền của, nể vị những người chức quyền và học vị cao, trong khi chúng ta ít để ý hay quan tâm đến những người bình thường khác trong cộng đoàn và xã hội. Nhưng theo đức
tin chúng ta tuyên xưng, mọi người đều là con cái Thiên Chúa và họ là anh em với nhau. Chạy theo tiêu chuẩn trần thế, ta không những coi thường phẩm giá của người khác, mà còn đánh mất căn tính Kitô của mình. Theo chân phước John Paul II, con người chạy theo cái gọi là “tiêu chuẩn cuộc sống” được hiểu là hữu dụng, có chức năng và phong phú về mặt kinh tế.[5] Với tiêu chuẩn này, con người chỉ có giá trị khi họ còn sức lao động, làm ra của cải vật chất, nếu không, họ không còn có giá trị nữa. Xét theo “tiêu chuẩn” này,các em bé và những người già yếu trở nên những “người thừa” của xã hội. Vì họ không “hữu dựng và có chức năng về mặt kinh tế.” Đến đây ta nhận định rằng, đây là sự sai lạc nghiêm trọng trong lối suy nghĩ đề cao tiền của vật chất trong đời sống và mối quan hệ. Nếu quan niệm tiền bạc lên trên giá trị con người và để cho tiền bạc điều khiển cuộc sống của mình, một ngày nào đó, không sớm thì muộn, đương sự ấy sẽ không tìm thấy “giá trị” của mình nữa; vì có lúc đời mình cũng trắng tay như một em bé mới chào đời. Chẳng lẽ khi con người trắng tay thì mình không còn giá trị?!

Tóm lại, thánh Augustino đã trải qua kinh nghiệm rong ruỗi những giá trị vật chất tạm bợ, cuối cùng cũng nhận định rằng: “Chúng ta sẽ không bao giờ có thể thỏa mãn nổi khao khát về hoàn mỹ sâu thẳm trong con người của mình bằng những giá trị tạm bợ bất toàn.”[6]

(Còn tiếp)

 

[1] Cf. Aquinas, 1368-72.

[2] Loc. 1383-88.

[3] Loc. 1383-88.

[4] Warren W. Wiersbe, Wiersbe’s Expository Outlines on
the New Testament
, 71-72 (Wheaton, Ill.: Victor Books, 1997).

[5] Cf. Loc. 1358-63.

[6] Loc. 1388-93.

 

SỢI DÂY CHUYỀN ĐỊNH MỆNH

 

SỢI  DÂY CHUYỀN ĐỊNH MỆNH

                                                                                                    Túc Lynh

 lanhatmancoi

Nói đến dây chuyền thì người ta nghĩ ngay đến một món trang sức. Đặc biệt là phụ nữ, con nghĩ là đa phần ai cũng thích được đeo trên cái cổ xinh đẹp của mình một sợi dây chuyền. Người có điều kiện thì đeo những sợi dây chuyền có giá trị cao, người không có điều kiện thì cũng sẽ tìm cho mình một sợi dây chuyền hợp với khả năng của mình.

Nếu có ai đó được sở hữu một sợi dây chuyền bằng vàng có nạm những hạt kim cương thì càng tự hào hơn. Người ta nghĩ rằng chính sợi dây chuyền đó sẽ khẳng định được giá trị của mình thuộc hàng có đẳng cấp. Con nghĩ  phần lớn cũng đã hoặc từng mơ ước, mình sẽ sở hữu được sợi dây chuyền có đính kim cương. Vì ai cũng nghĩ kim cương là có giá trị tuyệt đối. Ngay cả con trước kia cũng vậy, mặc dù biết mình không có khả năng nhưng vẫn mơ ước là một ngày nào đó mình sẽ được đeo trên cổ để xum xuê với bạn bè. Rồi cũng đến ngày con cũng đã sở hữu một hạt kim cương (dù chỉ nhỏ bằng 5ly) những ngày mà con nhận được nó thì con cũng đã tự hào khoe với bạn bè, tỏ vẻ mình là người may mắn. Nhưng con vui chẳng bao lâu thì hạt kim cương đó đã bị kẻ trộm lấy mất. Con tiếc đến nỗi hơn một tuần không ăn uống được vì buồn và đau khổ.

Một lần nọ, khi con thấy có một số người đeo trên cổ những sợ dây chuyền, mà con thấy rất ngộ. Thường thì con chỉ thấy người ta đeo một sợ dây bằng kim loại hay bằng dây dù rồi có mặt dây chuyền. Còn không thì thấy người ta đeo chuỗi ngọc trai. Đằng này thì sợi dây đeo cổ này rất lạ. Trên sợi dây có những hạt tròn tròn rồi ngay nơi người ta gắn mặt dây chuyền thì sợi dây đó được gắn vào hình Mẹ Maria, rồi lại thêm một vài hạt tròn nữa. Cuối cùng thì có một cây Thánh Giá. Con thấy nó vừa lạ vừa ngộ ngộ làm sao, nhưng thiệt tình thì con không thích. Sợi dây đó nhìn theo cách bình thường thì theo con thiệt tình là không đẹp, và con cũng chẳng muốn sở hữu sợi dây đó.

Rồi đến một ngày, con nghe nói nhiều về những điều kỳ diệu từ sợi dây đeo cổ đó. “Sợi dây chuyền” ngộ ngộ đó, được người ta gọi là “Chuỗi Mân Côi”. Có người còn gọi đó là sợi “dây chuyền” đầy mầu nhiệm. Mầu nhiệm của Chuỗi Mân Côi không chỉ ở tổng thể mà mầu nhiệm ở từng hạt tròn tròn xinh xinh.

Ở “Sợi dây chuyền” này gồm những hạt tròn tròn nho nhỏ, xen kẻ với mỗi mười hạt là một hạt. Ngay nơi trang trí ở giữa Chuỗi lại là một vài hạt nữa và cuối cùng là một Cây Thánh Giá.

Điểm nổi bật ở “Sợi dây chuyền” này là một Cây Thánh Giá. Khi nhìn vào Thánh Giá trong đây, người ta tuyên xưng lại một niềm tin tuyệt đối và một “Tình yêu Ba Ngôi”. Tình yêu này vừa tròn đầy, vừa tuyệt diệu. Ở lời tuyên xưng này, con người nhận được một ấn tín tuyệt đối mình là đứa con có “bảo chứng”. Là một đứa con có một Người Cha Cao Cả, một Người Anh rất tuyệt vời, một Người Thầy dạy đầy trách nhiệm và đầy nhiệt tâm.

Ở Cây Thánh Giá, thì có lần con còn được nghe chia sẻ của một người bạn là. Anh ta có thể tồn tại được ở thế gian này, và hạnh phúc bình an được như thế này là nhờ vào Cây Thánh Giá. Anh ấy bảo là đã có lúc Cây Thánh Giá đối với anh là một gánh rất nặng, những tưởng anh đã không vác nổi. Nhưng rồi chính Cây Thánh Giá đã trở thành một “cây gậy”, “cây gậy” này đã dẫn đường anh khi anh đi qua vùng tăm tối trong cuộc đời. Rồi một ngày kia :Cây Thánh Giá” của anh đã trổ một bông hoa đẹp đến nỗi anh không dám nghĩ tới. Đó là ngày anh mất tất cả những gì thuộc về thế gian, nhưng chính khi đó thì anh mới thấy tâm hồn anh, lòng anh, niềm tin của anh dâng lên một cách tràn đầy. Anh đã có được sự bình an, có được niềm hạnh phúc trọn vẹn, một sự bình an thật sự khi anh trao phó hoàn toàn thân xác, tâm tư, cuộc đời còn lại của anh cho Người Chủ của Cây Thành Giá

Mỗi một hạt trong mười hạt là một lời Kinh chào mừng, mỗi hạt là một ý nghĩa, một điều kỳ diệu không chỉ dành cho người đọc mà còn được tặng cho những người mà chính người đọc nghĩ tới. Con xin nói cách cụ thể là ơn ích như thế nào khi người đọc và người được nghĩ tới. Đó là được chữa lành, được thay đổi suy nghĩ từ tiêu cực đến tích cực. Thai nhi còn trong bụng mẹ thì được gìn giữ khỏi nạn bị giết hại. Những bà mẹ trẻ người non dạ sẽ được ơn can đảm mà giữ lại đức con thơ dại của mình. Từ người lớn trưởng thành cho đến những bào thai trong bụng mẹ, không những thế mà còn dành cho những người đã mất.

Mỗi hạt cách giữa mười hạt thì là một lời xác tín có một tình yêu tuyệt vời của Ba Ngôi đang “sống với” đang “hiện hữu” cùng với nhân loại trong từng ngày ở thế gian này. –Một Đấng Tối Cao vì quá yêu thương nhân loại, đang sống trong một thế gian đầy cạm bẫy của sự gian ác. Người đã trao ban chính Người Con duy nhất mà Người rất yêu thương cho nhân loại, hòng nhờ vào Người Con chân thiện mỹ đó dẫn đưa và cứu thoát nhân loại thoát ra sự lệ thuộc vào tội lỗi.

Một Hoàng Tử đầy quyền năng, giàu có nhưng chấp nhận sự nghèo khó của thế gian để làm một con người thấp bé. Người Con đó có thể cứu sống người chết, chữa lành những căn bệnh nan y của nhân loại. Vậy mà để rồi cuối cùng chỉ nhận được một cái chết thảm thương của con người phản bội.

Một Đấng đầy sáng suốt, khôn ngoan. Có Người thì nhân loại mới biết là mình là ai, biết mình có một hồng ân nhận biết mình là những người con yêu quý của Đấng Tối Cao. Đấng ấy dẫn dạy con người biết tâm sự, trò chuyện với Người mà luôn dành phần chăm sóc cho con cái mình một cách chu đáo và cẩn thận nhất.

Sau lời xác tín là một Một Vị Chúa Tể trong Ba Ngôi mầu nhiệm thì người đọc và người được nghĩ đến cón có một lời tâm sự và van nài (theo suy nghĩ của con). Con nghĩ là tâm sự vì con cảm nhận được ở lời cầu nguyện này, đa phần là xin gìn giữ, xin cứu để khỏi phải đau khổ đời đời, chẳng những cho mình mà còn cho cả các linh hồn ở nơi luyện hình.

Hạt to ở giữa thì con người được nhắc nhở thêm là mình có một Người Mẹ. Người Mẹ tuyệt vời thân thương, luôn nhận lời và cầu xin giúp cho con cái mình, cho dù chúng còn sống hay đã chết. Người Mẹ đó cũng là một Vị Nữ Vương của trời đất, trong tay Mẹ có biết bao nhiêu niềm vui, sự bình an… mà chính Con Yêu Dấu của Mẹ trao tặng cho Người để Người vì sự dịu dàng, đảm đang, tỉ mẩn… theo bản tính của một Người Mẹ tràn đầy yêu thương mà ban cho con cái Mẹ.

Ngày đó con chỉ mới hiểu biết được một phần trong “Sợi Chuỗi” này, con đã nhìn thấy được ở đây có một sự liên kết vô hình kỳ lạ. Mà cả chính con, con cũng nhận được ơn phúc cho con và cho cả người thân của con. Khi đó con cũng đã hiểu biết gì về sự huyền nhiệm của “Sợi Chuỗi” này.

Trong bài chia sẻ này, con cảm thấy là trên thế gian không hề có một sợi dây chuyền nào đẹp và tuyệt vời như “Sợi dây chuyền” này. Ngay cả cho dù những sợi dây chuyện khác có nạm kim cương hay hồng ngọc thì chúng cũng chỉ là một vật vô tri. Và nó sẽ vô nghĩa khi ta thất vọng về cuộc sống, sẽ vô nghĩa khi ta không tồn tại ở thế gian. Lắm khi người sở hữu nó còn bị mang tai họa vì nó mà ra và người ta cũng sẽ chẳng có sự bình an đích thực. Có nó ta mãi lo giũ gìn sợ bị mất trộm, vì nó có khi ta còn mất cả mạng sống vì tính tham lam của con người.

Trong khi đó, khi sở hữu được “Sợi Chuỗi”. Con người ta thấy bình an, thấy hạnh phúc vì được làm một chút gì đó cho người khác, thấy hy vọng khi gặp gian truân trong cuộc đời… Đặc biệt là với những ai đã từng trải qua thời kỳ, khi biết mình bị bệnh nan y không thể dùng tài sản để cứu mạng sống. Thì những sợi dây chuyền kim cương hay quý hơn nữa sẽ trở nên rất vô dụng. Người ta sẽ chỉ nhìn nó một cách bất lực và mất niềm tin. Còn với “Sợi dây chuyền” mầu nhiệm này, thì người sở hữu nó lúc nào cũng thấy bình an, hạnh phúc. Điều đáng lưu tâm là, khi người có nó bị bệnh tật nan y. Các bác sỹ chịu bó tay thì chính “Sợi Chuỗi” này sẽ cứu, cứu tâm hồn, có khi còn cứu cả thể xác.

Cuối bài chia sẻ này của con, con xin giải thích vì sao con gọi là “Sợi dây chuyền định mệnh”. Con cảm nhận được rất nhiều điều kỳ diệu và những hoán cải tính cách, hoán cải con người của con. Cùng những điều đó, quyền năng của “Sợi dây chuyền” này làm cho con còn có khả năng biết giúp người khác cầu xin. Biết xin ơn can đảm cho những bà mẹ đang mang thai bị tác động xấu. Chính “sợi dây chuyền định mệnh” này của con mà giờ đây con mới biết thế nào là được gìn giữ bình an trong mọi hoàn cảnh khó khăn. Biết được giữ gìn mà thoát khỏi những gì không tốt đẹp. Con còn được dạy và nhận biết nhiều điều nữa. Và ở đây con cũng rất mong muốn quý vị thử một lần cảm nhận cùng con.

Con cũng xin được những quý vị nào chưa phải là người Công Giáo, một lần tìm hiểu, một lần suy niệm về những điều con vừa chia sẻ. Thử một lần để được nhiều điều, con dám khẳng định quý vị sẽ chẳng thất vọng. Có một điều cũng thú vị là, nếu có quý vị nào đang mang trong mình một căn bệnh chỉ nằm một chổ, không thể đi lại thì con xin cứ từ từ đọc và từ từ nghiền ngẫm những điều kỳ lạ trong “Sợi dây chuyền” này.

Con xin chân thành cám ơn quý vị đã dành thời gian quý báu để đọc bài chia sẻ của con. Con xin tận hiến tất cả những gì thuộc về con lên Trái Tim Vô Nhiễm của Mẹ, xin Mẹ gìn giữ và luôn cầu thay nguyện giúp ch chúng con.

Con cũng xin Ba Ngôi Thiên Chúa luôn phù trì và ban tràn đầy ân sủng trên chúng con.

Con

Túc Lynh

Sàigon ngày 24 tháng 7 năm 2012

http://www.conggiao.org/cach-lan-hat-man-coi/

ĐAU KHỔ – GIAN TRUÂN PHẢI CHĂNG LÀ BẤT HẠNH???

ĐAU KHỔ – GIAN TRUÂN PHẢI CHĂNG LÀ BẤT HẠNH???                                     

  NHÂN CHỨNG CỦA MỘT NỮ TÂN TÒNG

                                                                                                          Maria Túc Lynh

   Là con người, khi ta gặp những biến cố, những sự kiện mà trái ngược với mong ước, nhiều khi còn làm cho con người phải chịu thiệt thòi rất nhiều. Và ai cũng nghĩ đó là những bất hạnh, mà ai rơi vào thì đều nghĩ cái bất hạnh của mình là nặng nề nhất.

  Tuy nhiên câu chuyện mà hôm nay tôi xin phép được kể ra để hầu cùng quý vị câu chuyện về một người phụ nữ. Đối với người khác có lẽ sẽ cất tiếng than và oán trách Ông Trời khi đã dồn cuộc đời mình đến đường cùng.

  Nhà chị ở tương đối gần với nhà tôi, gia đình chị có 4 người. Hai vợ chồng chị và hai đứa con trai.  Một đứa khoảng 20 tuổi bị bại não từ khi mới sinh, một đứa cũng khoảng mười lăm tuổi thì bị down. Chồng chị là thợ hồ, khi nào có người gọi thì mới có việc để làm. Gia đình chồng và gia đình chị có lẽ cũng không khá giả nên tôi cũng không nghe chị nói là họ giúp đỡ gì.

  Có nhiều lần tôi gặp chị ở tiệm làm tóc gần nhà, tôi có trò chuyện với chị. Thấy chị cứ tất tả hối nhanh khi thợ đang làm cho chị. Tôi có hỏi chị, chị bảo là chị phải về nhanh để chăm sóc đứa con. Chị bảo là cuộc sống hiện tại của chị tuy rất khó khăn, nhưng chị luôn bảo là đây là Cây Thánh Giá Chúa đã trao thì chị phải nhận và không một lời than thở với tôi. Điều đặt biệt ở chị mà tôi thấy rỏ nhất, là hình như không bao giờ chị buồn và thất vọng khi đối diện với hoàn cảnh hiện tại. Chị bảo chị biết là Chúa và Đức Mẹ thương chị nhiều lắm, nên chị không thấy lo lắng.

  Một thời gian ngắn tôi không còn dịp để trò chuyện cùng chị, sau đó thì biết rằng, Chúa cho chị một công việc mà cả tôi và chị đều nghĩ là Chúa làm, chứ chị thì không thể nào làm được vì chị vốn là một người hiền lành và thật thà. Đó là nghề môi giới mua bán nhà, nghề này thường chỉ dành cho những người nhanh nhẹn và phải dữ dữ một chút (theo tôi là vậy). Trong khi chị thì… chị giới thiệu cho người ta mua bán với nhau rồi họ muốn cho chị bao nhiêu thì cho. Chị không dám hỏi, có người tốt bụng thì cho đúng với phần trăm hay hơn một chút, cũng có người qua mặt luôn để khỏi mất tiền. Gặp những cảnh đó thì chị chỉ biết cười chứ không dám hỏi người ta vì sợ người ta mắng. Cũng nhiều lần chị bị những người môi giới khác ăn hiếp và chửi rủa chị. Chị cũng sợ và né tránh chứ không dám trả lời. Nói chung là nếu với người đời thì chị là người vừa chậm chạp vừa khờ khạo.

  Nhưng chị cho biết là có Chúa luôn bên cạnh chị, nên chị vẫn thấy vui vẻ, vô tư. Không lo lắng gì, có thì ăn, không thì nhịn. Nhưng một thời gian ngắn sau thì Chúa đã ban cho gia đình chị một cuộc sống dễ chịu hơn. Chồng chị thì có nhiều người gọi đi làm, chị thì vừa chăm sóc hai đứa con dại khờ, vừa có nhiều người tìm đến để nhờ chị mua bán nhà. Gia đình chị đang dần dần dễ thở (như lời chị). Cuộc sống tương đối ổn chưa được bao lâu thì chị bỗng phát bệnh ung thư và đã di căn lên não. Tôi nghĩ là nếu gặp tôi chắc là tôi buồn sợ lắm và có thể tôi cũng sẽ thở than với Chúa. Nhưng với chị thì tôi rất bất ngờ, là chị không hề than trách hay kêu đau. Nằm trên giường bệnh khi mắt đã gần như không thấy gì, nhưng miệng chị vẫn cười tươi mỗi lúc có người đến thăm chị.

  Tôi đã đến thăm chị vào một buổi tối sau chuyến đi Đức Mẹ Măng Đen về. Tôi đến thăm chị và gởi tặng chị ảnh Mẹ Măng Đen mà bố đỡ đầu tôi (là linh mục) đã làm phép tặng tôi. Tôi nghĩ rằng Mẹ sẽ nhận lời chúng tôi mà chữa lành cho chị, linh hồn hay thể xác đều tốt. Khi nhận ảnh Đức Mẹ từ tay tôi, chị đã rất vui và nói với tôi là chị rất muốn người khác tặng chị ảnh Đức Mẹ. Nhất định chị sẽ đặt nơi trang trọng nhất trong nhà.

  Gặp chúng tôi, chị không ngồi được, mắt thì không mở ra và không thấy gì. Chị chỉ nhận dạng tôi qua giọng nói. Tôi hỏi chị có đau không, chị nói là đau lắm. Tuy đau như thế nhưng chị vẫn cười và luôn miệng cám ơn Mẹ đã thương chị. Chị còn khoe với tôi một điều mà tôi thấy rất hay và có ý nghĩa trong cuộc đời sống đạo của tôi. Đó là cho dù biết mình sắp chết nhưng chị vẫn rất vui vẻ, vô tư và vẫn giữ thói quen tốt lành là đọc kinh mỗi tối trước khi đi ngủ. Mỗi tối chị đọc ba Kinh rồi mới ngủ, gồm kinh Lạy Cha, Kinh Mính Mừng, Kinh Sáng Danh để tạ ơn Chúa. Tôi nghe chính miệng chị nói như vậy làm cho tôi rất ngưỡng mộ.

  Tôi thấy Chúa sao mà ngộ thế, Chúa đã từng cho thấy những người Công Giáo không đẹp để tôi thấy khó chịu khi nghĩ về đạo Công Giáo. Chúa lại cho tôi thấy một người con gái Chúa sao mà dễ thương và đáng yêu đến thế. Tôi đã quen biết chị khi tôi chưa biết Chúa, và trong mắt tôi, chị thật là một mẫu người mà tôi phải cố gắng noi theo. Giờ đây khi tôi đã theo Chúa, thì chị chính là một tấm gương sáng mà tôi suốt đời này phải cố gắng học theo. Trong nghèo khó thì hy vọng và tạ ơn. Trong bệnh tật nan y thì cũng chỉ một lời tạ ơn và xin vâng theo Thánh ý Chúa.

  Khi tôi viết những dòng này về chị thì chị đã được Chúa rước về được khoảng 5 tháng rồi. Tôi nghĩ chị đã sống đẹp lòng Chúa khi cho những người chung quanh thấy cách ăn và nết ở của chị. Tôi đã thấy trong chị hình ảnh của một Chúa Giêsu hiền lành, khiêm nhu, thật thà, phó thác và xin vâng.

  Chị tên là Maria Nguyễn Thị Muôn.

  Điều đặc biệt của chị làm cho tôi thấy rất tuyệt vời rằng, chị cũng là một tân tòng mà tâm tình chị trọn vẹn như vậy. Tôi thiết nghĩ là gia đình chồng chị và chồng chị phải là những người Kitô hữu rất đẹp lòng Chúa thì chị mới có thể noi theo mà sống đẹp lòng Chúa như vậy. Trong tôi cũng có một chút hãnh diện, vì tôi cũng là tân tòng. Tôi nghĩ chúng tôi đều là tân tòng mà dễ thương và xinh đẹp vì Chúa đã chọn và ban cho.

  Thật lòng mà nói thì chúng tôi, những tân tòng còn nhỏ dại, còn ngây thơ trong việc sống đạo và cần rất nhiều lời cầu nguyện của quý vị. Được sống như chị Maria Muôn thì quá tốt và công phúc của những lời cầu nguyện của quý cha, quý thầy và mọi người chắc chắn sẽ được Chúa đền bù xứng đáng.

  Tôi nghĩ tân tòng như cây non, cần được chăm sóc và vun bón và nâng đỡ rất nhiều của những người đạo Công Giáo gốc. Tôi cũng biết là chúng tôi cũng cần phải nỗ lực gấp nhiều lần để sống trọn vẹn hơn.

  Cuối cùng,với tâm tình của một tân tòng, tôi xin thật lòng cám ơn quý vị đã đồng cảm đọc bài tâm tình này của tôi. Tôi cũng xin quý vị góp một lời cầu nguyện cho những tân tòng chúng tôi, và đặc biệt hơn. là cầu nguyện cho linh hồn chị Maria Nguyễn Thị Muôn.

  Với tấm lòng của một tân tòng nhỏ bé, con xin Chúa ban cho quý vị ân nhân của chúng con được nhiều phúc lộc. Con cũng xin Chúa trả công bội hậu cho những ai đã cầu nguyện cho chúng con.

  Xin Chúa chúc lành cho quý vị, và chúc quý vị được tràn đầy ơn Thánh Thần và hồng ân của Đức Chúa Giêsu Phục Sinh đầy quyền năng qua lời cầu bầu của Đức Maria!

  Saigon, ngày 7 tháng 4 năm 2012

  Maria Túc Lynh

 
 

PHẢI CHĂNG KHÔNG DỤ THÌ DỌA???

 

                         PHẢI CHĂNG KHÔNG DỤ THÌ DỌA???           

                                                                                                        Tác giả: Túc Lynh

Cách đây gần 4 năm, trong một lần nói chuyện về những vấn đề về những chuyện lạ của những niềm tin với một người luật sư ở nơi tôi làm việc (thời gian đó tôi cũng còn nhiều nghi ngờ về ý nghĩa của hai chữ đức tin).

 Tôi tin là vì tôi thấy, tôi tin là vì tôi được, nhưng tin theo kiểu lơ tơ mơ. Chính vì thế khi nghe con người trí thức này phân tích về những câu chữ trong Kinh Thánh. Ông ta nói rằng: ông ta đã có thời gian để chiêm niệm và nghiên cứu rất kỹ những ý nghĩa trong từng câu kinh của nhà Phật lẫn của Công Giáo, trong thời điểm ông ấy có tang của mẹ. Ông ta bảo tôi rằng, nếu tôi đọc cẩn thận và suy xét theo kiến thức lý trí thì tôi sẽ nhận ra ngay. Những câu từ trong đó hễ không dụ dỗ để người ta nghe bùi tai và mê hoặc thì chắc chắn sẽ bắt gặp những câu nói hăm dọa để con người phải sợ mà răm rắp làm theo. Ông ấy còn nói thêm là con người ta phải có chính kiến, chỉ cần mình sống đúng là tuyệt vời. Không nhất thiết phải theo một tôn giáo nào hay tìm một niềm tin ở một tôn giáo nào.

Lúc đó tôi đã có khái niệm về Công Giáo cũng khá khá. Nhưng thật lòng thì sau khi nghe ông ấy nói là nếu mình gia nhập vào tôn giáo nào đó thì mình sẽ chịu lệ thuộc vào một số điều luật sẽ vô lý nếu theo như cách sống và suy nghĩ ở thời đại này.

 Lúc đó điều tôi nghĩ vô lý nhất của đạo Công Giáo là vấn đề ly hôn. Tại sao người ta không thể chấp nhận nhau, người chồng (người vợ) đay nghiến nhau, làm khổ nhau. Thậm chí còn mưu tính hại nhau, lại không được nghĩ tới chuyện chia tay nhau, ly hôn để giải thoát. Thêm nữa là sau khi không chịu nổi rồi phạm luật ly hôn, nhưng tuyệt nhiên không được kết hôn lần nữa. Nếu mình lỡ yêu ai thì coi như cả hai phải sống trong tội lỗi suốt đời.

 Tôi cũng yêu Chúa Giêsu, nhưng vấn đề này thì tôi thấy Chúa vô lý thật. Tôi nghĩ Chúa đâu có lập gia đình, thì làm sao Chúa hiểu được cái khổ của người phải chịu đựng một con người không vừa ý mình chút nào. Lắm khi còn làm khổ mình. Thời của Chúa thì có lẽ con người đâu có nhiều manh tâm, con người đâu có nhiều mưu mô quỷ kế như con người hiện nay. Tôi nói lên rỏ điều này vì tôi rất thường xuyên chứng kiến từng cặp vợ chồng than trách nhau, phàn nàn nhau, thậm chí còn xúc phạm nhau rất nặng nề.

 Chỉ một vấn đề đó, cũng làm cho tôi phải xét lại mình để xem mình có thật lòng quyết chọn Công Giáo để làm điểm tựa cho cuộc đời không?

 Tôi đã có rất nhiều điều muốn tìm hiểu, muốn thử thách nhiều để xem Chúa có thật sự đáng sợ, Chúa có thật sự chỉ dụ dỗ, hứa suông, đạo Công Giáo có thật sự làm được một điều là một người có thể cầu xin Chúa cứu chữa cho một người ở xa?. Đạo Công Giáo có thật là chỉ cần một lời cầu nguyện của một người xa lạ thì một linh hồn người chết nào đó được cứu, một người xa lạ nào đó được bình an… Vì trước đó tôi chỉ biết cầu nguyện, nói chính xác là tôi chỉ cầu xin cho bản thân mình, nên điều tôi nhận được là một chuyện cũng dễ hiểu và tôi chấp nhận.

 Rồi đến khi tôi có nhiều dịp tìm hiểu và học hỏi về vấn đề ly hôn vì sao là một tội nặng, thì tôi mới hiểu ra vấn đề ở đây là cũng vì muốn gìn giữ hạnh phúc cho con người. Và khi phân tích ra thì tôi hiểu được thêm là kết hôn là tự do lựa chọn của con người. Khi người ta quyết định kết hôn để sống chung với nhau thì việc của Chúa thì là chúc phúc và dùng lề luật để bảo vệ hạnh phúc cho con người. Khi quyết định kết làm một thì họ đã tuyên thề là dù đau yếu, khỏe mạnh, giàu sang hay nghèo khó, buồn vui đều luôn ở bên nhau và tôn trọng nhau mà!. Chúa không thể nào chấp nhận cho con người có thể tùy tiện ưng thì kết mà không ưng thì cởi. Nếu gia đình mà lung tung như thế thì con cái sẽ ra sao? Chắc chắn những đứa con trong gia đình chia rẽ như vậy có tâm sinh lý không bình thường chút nào cả. Chính tôi cũng đã từng chứng kiến những đứa trẻ có cha mẹ ly hôn, chúng trông rất tội nghiệp, đứa nhút nhát thì luôn co cụm lại, đứa lanh lẹ thì tỏ ra bất cần đời, đứa chính chắn hơn thì suy nghĩ rất lệch về một phía… Vì như thế xã hội sẽ loạn vì cái tính vốn không trung tín của con người. Từ đó tôi mới thấy đây lại là một điều luật rất cần thiết cho con người, để xã hội được trật tự và phát triển hoàn thiện hơn.

 Rồi cho đến một hôm, tôi nghe có một giờ trong ngày mà nếu mình biết tận dụng để cầu nguyện thì điều tuyệt vời sẽ xảy ra. Kỳ lạ một điều là vào đúng thời điểm đó mà xin ơn chữa lành thì rất tốt, vì chính Chúa Giêsu sẽ nhận lời. Tôi cũng chưa biết thực hư ra làm sao thì Chúa cho tôi cơ hội để kiểm nghiệm.

 Người thân của tôi là một bệnh nhân mà tôi nghĩ là người này được sắp đặt là phải trao cho tôi, để tôi có dịp kiểm nghiệm lại những gì còn nghi nan trong lòng. Người này không những khiến tôi phải cầu nguyện vào đúng lúc giờ mà người Công Giáo gọi là giờ Lòng Thương Xót một lần. Mà người này làm cho tôi phải cầu nhiều lần. Một lần thì anh ta bị một cơn bệnh đã lâu năm hành hạ tới mức anh ấy nghĩ là bế tắc phải chờ phẫu thuật. Lúc đó cũng vào 3 giờ chiều. Tôi chỉ biết quỳ ngay hành lang bệnh viện để cầu cứu một Người đầy quyền năng nhưng rất nhân từ với một niềm tin người thân của mình sẽ được cứu chữa mà tôi cũng không biết căn cứ vào đâu. Và điều kỳ diệu đã xảy ra, Người Bác Sỹ tuyệt vời đó đã ra tay kịp thời mà tôi không mất một chi phí nào. Người thân của tôi đã được Vị Bác Sỹ tuyệt vời này vuốt ve và chữa lành cho hết cơn đau.

 Lần thứ hai thì anh ta ở cách tôi rất xa, lần này thì tôi không có dịp vào bệnh viện để chăm anh. Nhưng kỳ lạ một điều là cũng vào lúc 3 giờ chiều, tôi nhận được tin anh đang đau đớn vật vã vì cơn đau. Anh nghĩ là có lẽ anh phải vào bệnh viện, tôi lập tức theo thói quen là gọi ngay Vị Bác Sỹ tuyệt vời của tôi ra tay. Và anh ấy lại tiếp tục được hết đau và khỏi nhập viện.

 Lần thứ ba anh ấy gặp tai nạn ở quốc lộ, xe của anh ấy coi như thành phế thải. Vì anh ấy có cú va chạm mạnh nên cũng bất tỉnh. May một điều là khi vừa tỉnh lại thì anh ấy liền báo tin cho tôi. Ngay lúc đó tôi liền dâng lời cầu khẩn với Vị Bác Sỹ của tôi, Bác Sỹ của tôi cực kỳ đáng yêu. Người không ngại địa lý, bất kể thời gian. Không đòi hỏi một điều kiện gì mà chỉ biết hết lòng cứu chữa. Cuối cùng thì người thân của tôi chỉ bị xây xước bên ngoài da.

 Lần thứ tư thì một chị bạn gái mà tôi chưa gặp mặt bao giờ, chúng tôi quen biết nhau chỉ qua cái máy tính và điện thoại. Có một lần chị bị lên cơn cao huyết áp, mà không có loại thuốc nào có thể hạ được. Chị mệt quá chỉ kịp nhắn tin qua điện thoại cho tôi, tôi cũng kịp thời cầu xin vào lúc 3 giờ chiều. Chỉ sau lời cầu khẩn vài phút thì cơn huyết áp kia đã được hạ xuống một cách nhẹ nhàng. Xin nói thêm là chị ấy là một bác sỹ đa khoa thuộc dạng giỏi ở Ninh Thuận.

 Rồi cũng đến lượt tôi, tôi bị bắt buộc chịu đau để sinh thiết tế bào ung thư. Cũng vào lúc giờ linh thiêng này. Tôi đã không thấy đau đớn và đáng nhớ hơn là tôi được chữa lành hoàn toàn.

 Kể từ lúc đó, tôi bắt đầu có khái niệm về múi giờ thật đặc biệt gọi là giờ Lòng Thương Xót của Chúa Giêsu. Cũng từ lúc đó tôi lại biết thêm một điều rất hay và dễ thương của Đạo Công Giáo. Rằng người này có thể cầu xin dùm người kia, chỉ cần người cầu xin có một niềm tin tuyệt đối. Và theo tôi tìm hiểu được thì giờ này chính là giờ mà một Con Người vô tội, Con Người hiền lành, nhân từ đầy quyền năng phải chịu giết chết vì tính ích kỷ và nhẫn tâm của con người. Và cũng chính giờ này là giờ Đạo Công Giáo tuyên xưng một công cuộc cứu độ của một Vị Chúa Tể đã hoàn tất.

 Quý vị có từng nghe và từng thấy có ai đó vì yêu thương con người mà chịu hành hình đến chết. Vậy mà khi sống lại Người đó lại tiếp tục yêu thương và cưu mang nhân loại tiếp tục. Thế gian chỉ duy nhất một Người và đó chính là Chúa Giêsu.

 Chúa Giêsu Phục Sinh quả là một hồng phúc vĩ đại mà Thiên Chúa đã ban cho nhân loại. Bất kể con người đó thuộc về tôn giáo nào, bất kể con người đó tội lỗi ra sao. Nhưng một khi biết chạy đến, biết kêu cầu, biết gọi điện thoại đúng vào giờ đó thì Vị Cứu Tinh sẽ ra tay cứu giúp kịp thời.

 Tôi dám khẳng định như vậy là vì thời điểm đó tôi còn nhiều nghi ngờ về tôn giáo này. Cũng thời gian đó tôi không hề muốn và có ý định chính thức gia nhập vào gia đình tôn giáo đó. Vậy mà Con Người Nhân Từ Độ Lượng kia vẫn không chấp nhất mà chiều theo tôi một cách cần mẫn. Người không hề trách phạt hay sử dạy điều gì. Có lẽ Người nghĩ là nên để tôi tự do làm những gì mình thích, nhưng Người không bỏ mặc tôi mà luôn luôn bên cạnh tôi để có mặt bất cứ lúc nào tôi cần.

 Và cho tới chiều hôm nay – khi tôi đã chịu Phép Rửa Tội, tôi được một cậu bé là người em trong Chúa rủ tôi và khuyên là tôi nên tới tham dự một Thánh Lễ mà được gọi là Đại Lễ Kính Lòng Thương Xót Chúa Giêsu ở Trung Tâm Mục Vụ do một Đức Cha đức cao trọng vọng làm chủ tế. Lúc đầu thì tôi nghĩ là Lễ thì nhà thờ nào cũng được và cha nào giảng cũng được. Với lại ở nhà thờ nào thì ngày đó mọi người Công Giáo cũng đều được lãnh một ơn toàn xá.

 Tôi là một tân tòng, tôi nghĩ là mình mới được Rửa Tội chưa được hai năm chắc tội cũng chưa đến nỗi nhiều để phải nhận nhiều ơn toàn xá. Thú thật là tôi rất mê Giáo Xứ Ba Chuông, ở đó giờ đây tôi không còn biêt là cha nào giảng lôi cuốn hay không lôi cuốn. Nhưng điều quan trọng là tới đó thì tôi được cảm giác rất thân thương và quen thuộc. Ở đó tôi còn được thấy Chúa tôi bị đóng đinh trên Thập Giá thật là thương tâm. Ở đó tôi có thể vừa khóc vừa cười với Chúa tôi mỗi khi tôi gặp chuyện vui buồn, trắc trở, thất bại hay thành công. Và điều quan trọng nữa là ngày hôm đó tôi cũng có việc phải tới nhà thờ nhiều nên cũng được dự nhiều Lễ, nên tôi dự định là sẽ không tham dự như lời cậu bạn kia mời. Không ai có thể dụ dỗ tôi bằng cách được thứ này hay thứ kia, một khi tôi không muốn thì cho dù thế nào tôi cũng không thèm.

 Kỳ lạ một điều là đầu thì quyết định không đi, nhưng trong lòng cứ thấp thỏm. Cứ giống như “Đi không nỡ, ở cũng không đành”. Cuối cùng tôi cũng bị cái tôi đòi hỏi, tôi đã làm khó anh bạn nhỏ kia bằng cách là phải có chỗ để ngồi, phải ở một chỗ thoáng để không bị ngộp thở. Vì tôi đã được nghe rằng ở đó chắc chắn rất đông người và không dễ gì có một chỗ ngồi ổn định. Nhưng có lẽ Chúa muốn tôi đi, nên anh bạn nhỏ kia đã đồng ý đáp ứng yêu cầu của tôi. Thế là tôi phải đi vì nể, vì tò mò.

 Điều Chúa làm quả thật vừa chu đáo, vừa kỳ diệu. Khi tới nơi thì tôi thấy bắt đầu oải vì trời thì nắng nóng quá, mà lại phải ngồi ngoài trời. Chỗ mát thì người ta ngồi hết, chỉ còn những chỗ rất nắng. Không lẽ đi về, thật lòng thì tôi cũng nản rồi. Nhưng lúc đó tôi nhìn thấy hình ảnh Lòng Chúa Thương Xót và thấy rỏ câu: “Lạy Chúa Giêsu con tín thác vào Ngài” cũng đang ở ngoài nắng. Tôi liền chợt nghĩ Người còn chịu phơi mình dưới nắng để chờ tôi tới xin xỏ ơn ích, thì tôi chỉ là một người đầy tội lỗi, nhỏ bé thì có xứng đáng gì khi chịu nắng một chút, mà lúc đó lại có một cô gái sẳn sang cho tôi che nhờ dước bóng cây dù. Thế là lúc đó trong tâm trí tôi Chúa cho nhớ tới những con người đau yếu, bệnh tật, những người ờ những vùng sâu vùng xa không có điều kiện để được có cơ hội hiếm có này, mà nay Chúa đã trao cho tôi. Thế là tôi lập tức tận dụng những gì mình đang có để vội vàng “chạy dịch vụ” cho những anh chị em thân thương của tôi không có dịp đến cầu xin. Ngay lúc đó tôi chỉ còn biết tôi và Chúa tôi đang ngấm ngầm thỏa hiệp với nhau về những vụ xin xỏ mà chỉ có tôi và Chúa tôi biết mà không cần những người khác biết. Mặc dù tôi biết là Chúa tôi đang cho họ những ơn cần thiết nhất. Quý vị không biết là tôi đã rất xúc động và vui tới mức nào đâu. Tôi cảm giác tôi là người hạnh phúc nhất trong Thánh Lễ hôm đó.

 Rồi đến khi Thánh Lễ bắt đầu, thì tôi càng cảm nhận tình yêu Lòng Thương Xót Chúa dành cho tôi và những người tôi “chạy giúp” đã tuôn tràn như mưa. Và đến khi được nghe những lời chia sẻ đơn sơ (như lời Đức cha nói) tôi thấy Đạo Công Giáo sao mà gần gũi và dễ sống quá. Sống trong ơn nghĩa của Đạo Công Giáo con người ta được hướng dẫn cặn kẽ hơn về tình yêu, về tình bác ái… Đức Cha cũng dễ thương lắm, Đức Cha không có vẻ xa cách hay nói những điều khó hiểu.

 Nhưng đó chỉ là hoàn cảnh và điều kiện để mọi người đón nhận hồng ân. Điều tôi muốn nhấn mạnh ở đây là, sau khi được tham dự Thánh Lễ về thì việc “chạy dịch vụ” cho những anh chị em đau khổ của tôi cùng lúc đều thấy có thay đổi tích cực. Người thì hòa giải với chồng và cùng nhau đồng lòng để tìm hướng cho tương lai chứ không như trước đó mỗi người một thế giới riêng. Người thì tìm thấy bình an cho dù trong người đang mang bệnh tật và tình cảm vợ chồng cũng có chiều hướng xấu…Đây là một dịch vụ rất thành công mà tôi tiếp tục được nhận từ Chúa Giêsu.

 Sau khi nghe những người đó hân hoan kể lại thì tôi cảm thấy Chúa Giêsu quả là một ông sếp cực kỳ dễ thương tốt bụng. Một bề trên không hề làm khó người đầy tớ bất tài, trái lại luôn tạo nhiều dịp để đứa tớ gái này có cơ hội học hỏi để hoàn thiện hơn.

 Ở bài viết này, tôi xin phép không dám được chia sẻ với những ai là người Công Giáo. Vì làm sao tôi dám “múa rìu qua mắt thợ”. Mà tôi chỉ xin phép được gợi ý và mời những quý vị chưa phải là người Công Giáo. Cho dù quý vị thuộc tầng lớp trí thức thượng lưu, hay thuộc bất cứ tôn giáo nào, nhưng tôi nghĩ sẽ có lúc quý vị cũng có những dịp quý vị sẽ bế tắc trong công việc, trong bệnh tật, trong cuộc sống.

 Tôi xin quý vị nếu lỡ như có rơi vào thì xin hãy nhớ rằng có một tôn giáo có một giờ đặc biệt là 3 giờ chiều chỉ dành riêng cho những cảnh đời ngang trái, những bệnh tật nan y, những khuất tất không biết mở ra từ đâu… để qua giờ đó tất cả sẽ được giải quyết khi người ta biết trao ý đó cho Chúa Giêsu và nói lên một câu rất đơn giản “Lạy Chúa Giêsu, con tín thác vào Ngài”. Mọi chuyện sẽ làm cho quý vị thật bất ngờ và hạnh phúc.

 Có một điều cũng không kém phần quan trọng nữa là con người ta nhất định không thể dùng cái lý trí, vốn kiến thức, trí thông minh của con người để ngồi suy gẫm những Lời Huyền Nhiệm thật sâu sắc và đầy quyền năng của một Đấng mà người đời gọi là Thánh.

 Vì Người hứa thì Người đã thực hiện hết, Người muốn con người phải có một khuôn mẫu nào đó chẳng qua là tìm và dẫn con người đến một cái đích thật trọn hảo mà thôi. Đừng dùng cái khôn hạn hẹp của con người để rồi nhận định sai lệch. Đương nhiên mọi người đều có quyền tự do để chọn cho mình một tình trạng để sống.

 Tôi rất chân thành cám ơn quý vị đã đón nhận và đọc những tâm tình của tôi. Vì tôi đã thấy, đã được nên tôi tin. Chính nhờ vậy mà giờ đây tôi lại tiếp tục cậy nhờ vào Lòng Thương Xót của Chúa mà tiếp tục xin giải thoát và chữa lành cho những anh chị em thân thương của tôi.

 Đặc biệt là những quý vị đọc bài tâm tình này của tôi, tôi xin Lòng Thương Xót của Chúa Giêsu sẽ ban tràn đầy những ơn phúc. Vấn đề còn lại là quý vị tin hay không mà thôi, Chúa chúng tôi không hề hù dọa hay dụ dỗ gì ai cả. Chúa chúng tôi chỉ biết luôn luôn dang rộng vòng tay để đón nhận những thương tích, những đau khổ mà cuộc đời đã trao cho những con người đã dùng cái tự do để chọn lựa.

 Để chứng minh cho tình yêu cao cả của Thiên Chúa tôi xin trích dẫn một câu trong Tân Ước đã nêu lên rất rỏ: “…Thiên Chúa đã yêu thế gian đến nỗi đã ban Con Một, để ai tin vào Con của Người thì khỏi phải chết, nhưng được sống muôn đời…”. (Ga 3,16)

 Một lần nữa tôi xin chân thành cám ơn quý vị.

 Saigon, ngày 15 tháng 4 năm 2012

 Túc Lynh

Đức Tin: Một Gia Tài Vô Giá

 
ĐỨC TIN – MỘT GIA TÀI VÔ GIÁ
 
                                                                      tác giả: Túc Lynh
 
Con là một tân tòng nhỏ bé, yếu đuối. Quan trọng nhất, là con còn rất non trẻ trong việc sống đạo và phương pháp giữ đạo. Con xin tự giới thiệu về mình như thế, để quý vị có cách nhìn rộng lượng hơn dành cho con, khi con được chia sẻ về đức tin còn mong manh của con.  
Thời gian gần đây, con đã được dịp tiếp xúc với nhiều người con cái yêu quý của Chúa.
 Người thì con được nhìn thấy một niềm tin và cách sống theo Thánh Ý Chúa rất gương mẫu – Ở gia đình đó con thấy tràn ngập hạnh phúc khi họ có một đức tin tuyệt đối vào Chúa.
 Người thì con được nhờ hiệp lời cầu nguyện, vì theo anh bạn nhỏ này có thể vì con là người mới theo Chúa. Nên Chúa đặc biệt ưu ái mà nhận lời nhanh hơn, những gì cậu bé đó cầu xin Chúa.
 Người thì bảo, con là đứa được Chúa ra tay chữa lành một cách kịp thời. Cô ấy cho rằng, con đã được Chúa trao ban một ơn đặc biệt. Và muốn con nên thường xuyên hiệp lời để gia tăng thêm niềm tin tuyệt đối vào Vị Đại Thiên Y là Chúa.
 Người thì muốn con phải được thêm nhiều ơn Chúa, bằng việc tìm mọi cách để được gần gũi và tiếp cận với Chúa qua nhiều hình thức. Chị đã rất nhiệt tình đưa con tham gia vào nhiều hội nhóm trong giáo xứ.
 Nhưng cho dù bằng cách nào, phương pháp hay hình thức nào thì con cũng nhận ra rằng Chúa  đã nhận lời con cầu xin mỗi khi con rước Chúa vào lòng.
Có rất nhiều người nói với con rằng: Đức tin là một cái ơn, không phải ai cũng được, không phải ai cũng nhận ra.
Theo con thì đức tin được con xem như là một “gia tài”. Mà “gia tài” này không bắt buộc phải có một di chúc thì mình mới được thừa hưởng.
Gia tài theo thói thường thì khi muốn hưởng thì phải có di chúc, hoặc muốn có được nó thì ít nhất phải có công tạo dựng, hay có công trạng gì đó. Mà có người chỉ vì một gia tài nhỏ bé đã đánh mất bản chất và mạng sống của mình. Ngày trước khi con có dịp chứng kiến những nghịch cảnh chỉ vì một gia tài, mà cha mẹ, vợ chồng, con cái chống lại nhau. Ngày đó, con đã được nghe những lời rất đau lòng từ người mẹ, người cha than thở rằng. Không ngờ có ngày chính những đứa con thân yêu của mình, vì chút tài sản của do mình tạo ra mà con mình lại kiện ngược mình hòng tranh giành chút tài sản. Những tình cảm anh chị em thân nghĩa ngày nào, chỉ vì một căn nhà tự mà ngoảnh mặt không nhìn nhau và lôi nhau ra tòa để xỉ vả nhau. Bằng mọi cách họ tìm thật nhiều chứng cứ để tranh lợi về phần mình. Con tin rằng khi quý vị chứng kiến những tình cảnh trái ngang đó, quý vị sẽ rất chán ngán cho cái tình đời.
Con đã từng chứng kiến nhiều người đã sở hữu được những gia tài là tiền của, nhà đất. Chỉ sau một thời gian thì gần như họ khổ sở vì nó. Người thì lo lắng tìm cách gìn giữ, nhất quyết không chia sẻ cho người khác khi cần thiết, người thì tìm mọi cách để kiếm thêm. Nói chung là gần như ít có người nào cảm thấy an toàn khi sở hữu trong tay một gia tài. Gia tài nhiều thì lo nhiều, gia tài ít thì lo ít. Họ được nó nhưng họ lại không có được cái bình an thật sự.
Nói tóm lại, để hưởng một gia tài không phải là một vấn đề đơn giản. Mà cái gia tài này, lại không được vững bền. Ở bên nó, con người ta không bao giờ nhìn thấy được cái gia tài trên cả tuyệt vời là “Đức tin”. Vì người ta rất thích bám chặt vào những giá trị vật chất hiện tại.
Sở dĩ con phân tích về gia tài một cách cụ thể như thế để chứng minh cho quý vị hiểu là vì sao con ví Đức tin là một gia tài vô giá.
Khi con sở hữu được Đức tin là gần như con cảm thấy rằng, con đang được thừa hưởng một  gia tài vô cùng to lớn. Mà gia tài này nếu mình thật tâm xin thì Người Chủ, Người Cha, Một Người có đầy đủ quyền thế trao ban bất cứ lúc nào cho mình, mà không cần phải có bất cứ một loại giấy xác nhận nào và thời hạn.
Khi con nhận ra con có Chúa, thì điều đầu tiên con xin Chúa cho con biết tin vào Chúa. Để được Chúa trao tặng ơn này thì con không quên nhờ Đức Mẹ đã cầu giúp cho con. Và con đã được.
Giờ đây, khi chính con được Chúa trao tặng Đức tin. Và những người bạn của con (tất cả họ đều chưa là người Công Giáo), nhưng đều có được “đức tin” nơi Chúa thì chúng con cảm thấy mình rất giàu có. Giàu có ân sủng, giàu có bình an, giàu có tình yêu…
Khi con xin con rất ao ước được rước Chúa vào lòng, thì bây giờ con đã được. Khi con xin con được nhiều dịp để gần gũi với Chúa thì con lại được một chị cho con tham gia vào một hội trong giáo xứ. Hội này lại được cầu nguyện cùng với các linh mục, và được Chầu Thánh Tâm Chúa hàng tuần. Con gần như rất vui và bình an.
Khi chúng con có được “gia tài” này thì chúng con rất an vui, trái với những người được thừa hưởng của cải vật chất thế gian, luôn sợ phải bị mất, tìm cách cất giấu… Gia tài của chúng con không những đem lại hạnh phúc bền vững, mà còn cứu giúp chúng con thoát những lần nguy hiểm trong đời sống. Gia tài chúng con còn cứu giúp chúng con thoát khỏi những cơn bệnh hiểm nghèo, mà cho dù có bỏ ra bao nhiêu tài sản cũng không được chữa lành. Và đặc biệt là chúng con luôn muốn chia sẻ gia tài này, với tất cả những ai chúng con quen biết.
Chúa bảo là chính đức tin của con đã cứu con, chúng con đã tin và chúng con, đứa thì được chữa lành ung thư, người thì được chữa lành bệnh hư thận… Đức tin không những chữa lành bệnh tật thể xác mà còn cho cả tâm hồn nữa. Khi chúng con được gia tài này thì trong lòng chúng con luôn thấy bình an, vui tươi và nhẹ nhàng.
Con rất chân thành cám ơn quý vị đã đọc tâm tình chia sẻ của con. Mục đích của con là chỉ mong mọi người đều có một gia tài thật trù phú cho riêng mình để được an vui hơn. Và nhân đây con cũng xin quý vị cho con một lời cầu nguyện để con biết cách gìn giữ và làm gia tài đức tin của con được vững chắc và phong phú hơn.
Saigon, ngày 25 tháng 7 năm 2011
Con,
 Túc Lynh