Xin cùng chia xẻ với Mường Khương

Xin cùng chia xẻ với Mường Khương

Quá khủng khiếp, chưa bao giờ xảy ra, sợ quá…là những cảm xúc quanh câu chuyện mà người dân Mường Khương (Lào Cai) vẫn còn bàn tán xôn xao sau cơn mưa đá dữ dội trong đêm 26 rạng 27/3 vừa qua.

Mặc dù đại họa mưa đá giáng xuống đã tạm dứt, nhưng người ta sẽ không thể nào quên được giây phút hãi hùng trong đêm đem mịt mù. Đêm đó, đã có một anh thợ điện ở Mường Khương trong lúc mình quấn chăn bông đầu đội mũ bảo hiểm đang co mình trú ẩn dưới mấy ván gỗ đã cố gọi điện về cho vợ con, nói những lời lẽ như của người sắp ra đi mãi mãi.

Đến hôm nay, sau 3 ngày vật lộn trong đống đổ nát, cả thị trấn vẫn quần quật khắc phục hậu họa chưa biết khi nào xong. Giá các loại vật liệu xây dựng tăng vọt, các tấm tôn lợp, tấm nhựa hay pro xi-măng cháy hàng. Ngay cả cái đinh cũng không có mà mua, còn các loại bạt che đã tăng giá lên gấp đôi. Mất nước đã 3 ngày, thị trấn Mường Khương chưa bao giờ mệt mỏi và khó khăn đến thế.


Mái nhà của gia đình ông Phền Sỉ Hùng bị mưa đá làm thủng lỗ chỗ như sao sa dưới ánh nắng.

Mái nhà của gia đình ông Phền Sỉ Hùng bị mưa đá làm thủng lỗ chỗ như sao sa dưới ánh nắng.
Căn nhà của anh Bùi Đình Điều ở ven thị trấn Mường Khương bị hỏng mái hoàn toàn, hiện chưa được sửa chữa. Gia đình anh vẫn phải chung sống cùng bầu trời “đầy sao” sau cơn mưa đá vừa qua.

Mái nhà của gia đình ông Phền Sỉ Hùng bị mưa đá làm thủng lỗ chỗ như sao sa dưới ánh nắng.
Thống kê đến chiều 27/3 thiệt hại sơ bộ tại 3 huyện Bắc Hà, Mường Khương, Si Ma Cai của Lào Cai đã khoảng hơn 70 tỉ đồng.

Một ngôi nhà trên đường dẫn vào thị trấn Mường Khương.
Một ngôi nhà trên đường dẫn vào thị trấn Mường Khương.

 

100% nhà lợp tấm pro xi-măng bị phá hủy hoàn toàn.
100% nhà lợp tấm pro xi-măng bị phá hủy hoàn toàn.

100% nhà lợp tấm pro xi-măng bị phá hủy hoàn toàn.
Chị Vàng Phà San thôn Mã Tuyển 3 vừa kể lại câu chuyện khủng khiếp vừa lau nước mắt khi căn nhà của chị nay đã trở thành đống phế liệu.

100% nhà lợp tấm pro xi-măng bị phá hủy hoàn toàn.
Vì các loại tấm lợp như tôn, tấm nhựa, pro xi-măng đang cháy hàng, người dân đành phải mua bạt về che tạm, nhưng giá bạt nhựa đã tăng lên gấp đôi.

Chiếc mũ bảo hiểm có chứng chỉ CR bị một viên đá trời đột một lỗ sắc ngọt.
Chiếc mũ bảo hiểm có chứng chỉ CR bị một viên đá trời đột một lỗ sắc ngọt.

Chiếc mũ bảo hiểm có chứng chỉ CR bị một viên đá trời đột một lỗ sắc ngọt.
Hầu hết đồ đạc đều bị ướt và hư hỏng bởi mưa đá đã làm hỏng mái, lúc đó mọi người chỉ còn lo bảo toàn tính mạng.

Chiếc mũ bảo hiểm có chứng chỉ CR bị một viên đá trời đột một lỗ sắc ngọt.
Người dân thị trấn bắt đầu dọn dẹp ngay sau khi mưa đá chấm dứt, nhưng liên tiếp 2 hôm sau vẫn có vài trận mưa đá dội xuống.

Nhiều căn nhà không mái tại thị trấn Mương Khương chưa biết lúc nào được sửa chữa.
Nhiều căn nhà không mái tại thị trấn Mương Khương chưa biết lúc nào được sửa chữa.

Nhiều căn nhà không mái tại thị trấn Mương Khương chưa biết lúc nào được sửa chữa.
Mái ngói của nhà ông bà Đỗ Viết Hợi tan nát, bản thân bà bị ngã đến chấn thương lưng trong lúc chạy trú mưa đá phải vào bệnh viện.

Người con trai của bà Hợi hay tin đã lập tức từ Yên Bái trở về để giúp đỡ bố mẹ khắc phục hậu quả.
Người con trai của bà Hợi hay tin đã lập tức từ Yên Bái trở về để giúp đỡ bố mẹ khắc phục hậu quả.

Người con trai của bà Hợi hay tin đã lập tức từ Yên Bái trở về để giúp đỡ bố mẹ khắc phục hậu quả.
Thị trấn Mường Khương trở thành một bãi thải phế liệu cực lớn. Toàn huyện Mường Khương có 13/16 xã bị thiệt hại nặng, với khoảng 30 người bị thương.

Tàn tích của mưa đá vẫn còn hằn rõ trên mái tôn.
Tàn tích của mưa đá vẫn còn hằn rõ trên mái tôn.

Ngoài tấm lợp pro xi-măng, loại mái tôn mỏng cũng bị mưa đá xé rách.
Ngoài tấm lợp pro xi-măng, loại mái tôn mỏng cũng bị mưa đá xé rách.

Hàng loạt kính xe vỡ bị vỡ.
Hàng loạt kính xe bị vỡ.

Một người dân đang bê ống nước bên cạnh đống đổ nát hiện diện khắp thị trấn.
Một người dân đang bê ống nước bên cạnh đống đổ nát hiện diện khắp thị trấn.

Một người dân đang bê ống nước bên cạnh đống đổ nát hiện diện khắp thị trấn.
Cả thị trấn Mường Khương biến thành công trường xây dựng, việc khắc phục hậu quả vẫn đang diễn ra trong sự mệt mỏi và bàng hoàng của người dân.

Một người dân đang bê ống nước bên cạnh đống đổ nát hiện diện khắp thị trấn.
Cảnh dọn nhà của gia đình ông Lý Sử Giờ, ông cho biết chỉ tạm thời lợp được một nhà, còn một căn nhà khác vẫn để đấy vì chưa có đủ kinh phí.

Hiện tại tỉnh Lào Cai đang huy động các lực lượng dồn sức hỗ trợ nhân dân khắc phục hậu quả.
Hiện tại tỉnh Lào Cai đang huy động các lực lượng dồn sức hỗ trợ nhân dân khắc phục hậu quả.

Anh Nguyễn v Thập gởi

43 Người VN Đi Ghe Vượt Biên, Trôi Tới Đài Loan, Được Cứu

43 Người VN Đi Ghe Vượt Biên, Trôi Tới Đài Loan, Được Cứu

(03/28/2013)

nguồn: vietbao.com

TAIPEI, TAIWAN — Hải quân Duyên  hải Đài Loan đã thấy một chiếc taù  đang trôi lênh đênh với 43 người Việt đang ẩn núp trên đó ở ngoaì khơi quận Hsinchu.

Hải quân Duyên hải Đài Loan hôm Thứ Ba được ngư dân điạ phương cho biết một chiếc tàu có đăng bộ Trung Quốc đang trôi ở 8 hải lý ngoài khơi Hsinchu.

Khi lính Haỉ Quân Đaì Loan tới, thì thấy 43 người Việt chen chúc trong khoang chật hẹp, mệt mỏi, kiệt sức.

Các thuyền nhân đã cảm ơn được cứu kịp thời trong khi họ bị bỏ rơi từ ngày 24-3-2013 với chút xíu nước, lương thực và dầu.

Họ mỗi người phải nộp tiền từ 3,000 yuan (483 USD) tới 4,000 yuan (644 USD) để được chở từ TQ tới Đaà Loan trên ghe đánh cá cũ cỡ 15 tấn.

Chủ ghe đã bỏ rơi họ sau khi khởi hành hôm 24-3, để ghe này lênh đênh trôi.

Các điều tra viên đang xem xét tại sao các người Việt Nam này muốn rời bỏ thiên đường xã hội chủ nghĩa VN để sang Đàì Loan, và nói đây là số lượng kỷ lục thuyền nhân mà lính Duyên Hải Đaì Loan bắt gặp.

ĐGM Kontum rửa chân cho dân làng cùi Đăk Pnan

ĐGM Kontum rửa chân cho dân làng cùi Đăk Pnan

Đăng bởi  lúc 11:08 Sáng 29/03/13

VRNs (29.03.2013) – Gia Lai – Đức Giám mục Micae Hoàng Đức Oanh, giám mục giáo phận Kontum, chủ tế lễ rửa chân tại làng cùi Đăk Pnan xã Konthup, Huyện Mang Yang, tỉnh Gia Lai, chiều hôm qua, lúc 18 giờ thứ năm ngày 28 tháng 03 năm 2013 cùng hai Linh mục đồng tế là cha Nguyễn Văn Công CSsR quản hạt Mang yang và cha Trần Thành Tâm, dòng Ngôi Lời

Chúng tôi cùng với Đức Cha Micae rời Thành phố Pleiku từ 16 giờ vượt qua khoảng 60 km, về phía Đông, tới làng cùi Đăk Pnan. Nơi đây bà con dân làng đã đến đông đủ và đang cùng với cha Công tập hát chuẩn bị lễ và chào đón Đức Cha Micae. Khi Đức Cha tiến vào khu vực dâng lễ thì bà con cùng vỗ tay và ùa ra chào đón Đức Cha thấm tình cha con.

Đức cha Micae đội nón giám mục lên đầu cháu bé – Ảnh VRNs

Làng cùi Đăk Pnan trước kia có nhà nguyện, nhưng năm vừa qua nhà cầm quyền đã phá nhà nguyện và tháp chuông của dân làng, nên bà con dân làng phải dời tạm ra nhà dệt của làng để làm nơi đọc kinh và tham dự thánh lễ. Sau sự kiện đó thì bà con đồng bào có làm đơn xin nhà cầm quyền cho che bạt để bà con có nơi tham dự lễ và đọc kinh không bị mưa, nắng nhưng không được. Vì vậy hiện nay bà con làng cùi phải dự lễ ở ngoài trời.

Trong phần chia sẻ lời Chúa Đức Cha nói bằng tiếng Bahnar, đề cập đến Đạo yêu thương, bác ái, phục vụ mà tất cả mọi người chúng ta bất kể lương hay giáo, chúng ta đều là anh em với nhau, đã là anh em với nhau thì phải yêu thương nhau.

ĐGM Kontum giáo huấn cộng đoàn – Ảnh VRNs

Cộng đoàn Bahnar và Kinh lắng nghe chia sẻ Lời Chúa

Sau phần chia sẻ lời Chúa là nghi thức rửa chân tưởng nhớ lại việc Chúa Giêsu đã rửa chân cho các tông đồ và lập bí tích Thánh Thể và chức Linh mục. Đức Cha đã đến cúi xuống rửa chân cho 12 người đồng bào dân tộc Bahnar và dân tộc Kinh.

ĐGM Kontum rửa chân cho dân làng cùi Đăk Pnan – Ảnh VRNs

Cha Công, CSsR và cha Tâm, SVD đồng tế với Đức cha Micae

Sau phần nghi thức Thánh thể là giờ chầu chung của đồng bào, trước đó Đức Cha nói với đồng bào là vì chúng ta không có nhà nguyện nên chúng ta không có kiệu mình Thánh, nên chúng ta cùng quì chầu Thánh thể tại đây sau đó chúng tôi sẽ để ở trên phòng bà con đến chầu Thánh thể ở đó.

Một giáo dân người Bahnar nói với chúng tôi: “Chúng con rất cảm động và vui mừng vì Đức Cha đến làng Đăk Pnan dâng lễ trọng đại này, giúp cho bà con nhớ lại việc làm của Chúa khi xưa, bà con vui lắm và cũng cầu  xin sao cho chính quyền cấp phép dựng nhà nguyện cho đàng hoàng để bà con xem lễ không bị mưa nắng vì mùa mưa đến rồi không biết sao đây?”

Một chị khác thì nói: “Ôi bà con ở đây mừng lắm vì hôm nay Ông đến dâng lễ rửa chân cho bà con ở đây. Chúng tôi nhớ lời của Ông giảng khi nãy là yêu thương nhau và tất cả là anh em”.

Một anh khác nói tôi rất xúc động khi Đức Cha quì xuống rửa chân cho đồng bào làng cùi chúng tôi, chân chúng tôi dơ lắm làm rẫy mà chú. Bà con dân làng xin tất cả anh chị em ở xa có điều kiện hơn cầu nguyện cho dân làng Đăk Pnan chúng tôi để chúng tôi sớm được chính quyền cho dựng nhà nguyện để có cái chổ mà đọc kinh xem lễ.

PV. VRNs tại Pleiku

Anh chị Thụ & Mai gởi

Truyền hình Việt Nam bị phát hiện ngụy tạo thông tin về góp ý Hiến pháp

Truyền hình Việt Nam bị phát hiện ngụy tạo thông tin về góp ý Hiến pháp

Người được Đài truyền hình VTV1 gọi là "linh mục Nguyễn Quốc Hiếu".

Người được Đài truyền hình VTV1 gọi là “linh mục Nguyễn Quốc Hiếu”.

nuvuongcongly.net

Thanh Phương

nguồn: RFI

Trong chương trình thời sự tối 26/03/2013 của kênh VTV1 Đài Truyền hình Việt Nam, có một phóng sự nhan đề : « Chức sắc tôn giáo góp ý sửa đổi Hiến pháp 1992 ». Phóng sự này trích dẫn phát biểu của một người được chú thích là « Linh mục Nguyễn Quốc Hiếu, Chủ tịch Ủy ban Đoàn kết Công giáo tỉnh Bắc Ninh ». Thế nhưng, Văn phòng Tòa Giám mục Bắc Ninh ngày 28/03 vừa qua đã ra thông cáo khẳng định Giáo phận Bắc Ninh không có linh mục nào tên là Nguyễn Quốc Hiếu.

Như vậy là truyền hình Nhà nước Việt Nam một lần nữa bị bắt quả tang ngụy tạo thông tin, trong bối cảnh mà báo chí chính thức trong nhiều ngày qua đã liên tục đả kích các kiến nghị, tuyên bố về sửa đổi Hiến pháp năm 1992.

Trong bài phóng sự nói trên VTV1 đã khẳng định : « Vai trò lãnh đạo của Đảng CSVN đối với đất nước và xã hội là không thể phủ nhận. Đây là khẳng định của đại diện các tôn giáo của tỉnh Bắc Ninh. » Để chứng minh cho khẳng định đó, đài truyền hình Nhà nước đã trích dẫn các phát biểu của một số chức sắc Phật giáo và Công giáo ở tỉnh Bắc Ninh, trong đó có người được giới thiệu linh mục Bắc Ninh, nhưng rốt cuộc bị phát hiện không phải là người tu hành.

Sau chương trình ngày 26/03, hôm qua, 29/03, VTV1 lại phát một phóng sự mới : « Bà con Công giáo góp ý dự thảo sửa đổi Hiến pháp ». Bài phóng sự bắt đầu tại xã Chính Tâm, huyện Kim Sơn, Ninh Bình. Phóng viên đài này khẳng định : « Bà con gọi những người đòi đa nguyên đa đảng, phi chính trị hóa quân đội là những người không chính tâm ». Bài phóng sự trích dẫn phát biểu của một số giáo dân, theo hướng bài bác những người « lợi dụng việc góp ý Hiến pháp để đòi xóa bỏ những quy định có tính nguyên tắc của chế độ ».

Tại giáo xứ Kim Thành, Bùi Chu, Nam Định, phóng viên VTV1 đã gặp linh mục Nguyễn Hòa Kiên. Theo tường thuật của phóng viên này, thì linh mục Nguyễn Hòa Kiên cũng cho rằng không ai được quyền lợi dụng việc góp ý Hiến pháp để « làm điều sai trái ». Nhưng phát biểu của Cha Kiên dường như đã bị VTV1 dùng thủ thuật chèn ngoại cảnh để che lấp việc cắt xén và ráp nối. Cụ thể, dường như họ đã ráp câu « Tất nhiên chúng ta cũng phải nhắc lại rằng người góp ý cũng phải thực tâm và chân thành » với câu « Bởi vì Chúa không bao giờ bảo rằng một người giáo dân tốt là lại đi chống Nhà nước ».

Đây không phải là lần đầu tiên mà truyền hình Nhà nước cắt xén câu nói của một chức sắc Công giáo, như trường hợp của cựu Tổng giám mục Hà Nội Ngô Quang Kiệt. Trong bài phát biểu với Ủy ban Nhân dân thành phố Hà Nội ngày 20/09/2010, Đức cha Kiệt đã nói nguyên văn rằng : « Chúng tôi đi nước ngoài rất nhiều, chúng tôi rất là nhục nhã khi cầm cái hộ chiếu Việt Nam đi đâu cũng bị soi xét, chúng tôi buồn lắm chứ, chúng tôi mong muốn đất nước mình mạnh lên. Làm sao như một anh Nhật nó cầm cái hộ chiếu là đi qua tất cả mọi nơi, không ai xem xét gì cả. Anh Hàn Quốc bây giờ cũng thế. »

Nhưng đài truyền hình Nhà nước lúc đã cắt gần hết câu nói này của Tổng Giám mục Ngô Quang Kiệt, chỉ để lại đoạn « Chúng tôi đi nước ngoài rất nhiều, chúng tôi rất là nhục nhã khi cầm cái hộ chiếu Việt Nam », để rồi sau đó báo chí chính thức và cả một số người bị lầm tưởng đã kịch liệt đả kích Đức Cha Kiệt.

Việc phát các bài phóng sự nói trên có lẻ chủ yếu là nhằm đối lại với bản nhận định và góp ý dự thảo Hiến pháp của Hội đồng Giám mục Việt Nam, trong đó các lãnh đạo Giáo hội đã mạnh dạn đặt lại vấn đề về Điều 4 Hiến pháp, tức là gián tiếp đòi đa nguyên, đa đảng. Bản góp ý của các vị giám mục đã gây tiếng vang rất lớn và đã được nhiều linh mục, tu sĩ, giáo dân ủng hộ

Văn thư của UBCLHB và TGM Hải Phòng về vụ xét xử ông Đoàn Văn Vươn

Văn thư của UBCLHB và TGM Hải Phòng về vụ xét xử ông Đoàn Văn Vươn

Đăng bởi lúc 1:08 Sáng 31/03/13

nguồn:chuacuuthe.com

VRNs (31.03.2013) – UB CL-HB – Ngày 29/3/2013, Ủy ban Công lý và Hòa bình, trực thuộc Hội đồng Giám mục Việt Nam, và Tòa Giám mục Hải Phòng đã ra một văn thư gửi Tòa án Nhân dân Hải Phòng, đề cập đến vụ án xét xử anh em ông Đoàn Văn Vươn và gia đình.

Văn thư nói anh em nhà ông Đoàn Văn Vươn vô tội và đề nghị “trả tự do và bồi thường thiệt hại” cho họ.

Văn thư có đoạn viết: “Rõ ràng là ông Đoàn Văn Vươn và gia đình vì bảo vệ lợi ích hợp pháp của cá nhân và gia đình nên đã phòng vệ chính đáng trước các đối tượng đã vi phạm pháp luật xâm hại đến lợi ích hợp pháp của công dân, và hành vi phòng vệ chính đáng là không có tội. Họ phải được trả tự do và bồi thường thiệt hại thỏa đáng.”

Vụ ông Vươn: ‘Chính quyền sai hoàn toàn’

Vụ ông Vươn: ‘Chính quyền sai hoàn toàn’

Thứ bảy, 30 tháng 3, 2013

nguồn:BBC

Nhà của gia đình ông Vươn bị chính quyền phá.

Một luật sư khuyến cáo giới chức tòa án Việt Nam xét xử công minh cho phiên xử mà ông mô tả là sẽ đi vào lịch sử.

Luật sư Trần Vũ Hải, người không tham gia bào chữa trong vụ xử theo dự kiến diễn ra vào tuần tới, khuyến cáo giới thẩm phán cần xem xét các tình tiết được cho là sai trái về phía chính quyền huyện Tiên Lãng vốn dẫn tới việc gây ức chế và hành vi phản kháng của ông Vươn và người thân khi bị cưỡng chế đất.

Ông Vươn và gia đình gồm sáu người sẽ bị đưa ra xét xử vì tội “giết người và chống người thi hành công vụ.”

Luật sư Hải cũng so sánh vụ án ở Cống Rộc, Tiên Lãng này với Bấm vụ án Nọc Nạn xảy ra ở tỉnh Bạc Liêu từ thời Pháp thuộc mà trong đó các bị cáo chính, là nông dân người Việt đã phản kháng đàn áp, cưỡng bức ruộng đất và giết chết năm người của chính quyền thực dân Pháp và phong kiến ở Nam Kỳ, đã được tha bổng.

“Trong phiên xử này, nhân dân hy vọng rằng tòa án của Việt Nam, nhà nước công nông Việt Nam, sẽ bảo vệ tốt hơn quyền của nông dân so với tòa án thực dân Pháp hoặc ít nhất là bằng.

“Đây là phiên xử thể hiện tính công minh của hệ thống tư pháp Việt Nam và là dịp để so sánh với hệ thống tư pháp của chế độ cũ”, luật sư Hải nói với BBC hôm 30/03.

Tin cho hay gần một chục luật sư có thể được chấp nhận tham gia bảo vệ quyền lợi hợp pháp cho ông Đoàn Văn Vươn, Đoàn Văn Quý và người thân trong phiên tòa dự kiến từ ngày 2-5/4 xử vụ người dân nổ súng chống cưỡng chế đất đai ở huyện Tiên Lãng, Hải Phòng đầu tháng 1/2012, theo báo trong nước.

Mở bằng chương trình nghe nhìn khác

Tờ Bấm Người Lao Động hôm thứ Sáu cho hay tám luật sư có thể được tham gia bào chữa cho sáu anh em trong gia đình ông Vươn trong phiên sơ thẩm, nếu không có gì thay đổi.

Trước phiên tòa tuần sau, một số ý kiến của giới quan sát cho hay chính quyền Hải Phòng có thể sẽ muốn xét xử vụ án trong một động thái đa mục tiêu, vừa tiếp tục qua đó răn đe khả năng lặp lại các vụ phản kháng chống cưỡng chế vốn thu hút chú ý của công luận, vừa có thể muốn xoa dịu dư luận.

“Trong phiên xử này, nhân dân hy vọng rằng tòa án của Việt Nam, nhà nước công nông Việt Nam, sẽ bảo vệ tốt hơn quyền của nông dân so với tòa án thực dân Pháp hoặc ít nhất là bằng”

Luật sư Trần Vũ Hải

Nhà báo Huy Đức vào tuần này viết trên Bấm Facebook về điều ông gọi là “tội và công” của anh em nhà ông Đoàn Văn Vươn.

“Về tội, anh Vươn chỉ làm “trầy da, tróc vảy” mấy cán bộ công an. Về công, anh thức tỉnh được ở tầm cao nhất.

“Tòa nên chiểu theo khoản 4, điều 8 của Bộ Luật Hình sự (Những hành vi tuy có dấu hiệu của tội phạm, nhưng tính chất nguy hiểm cho xã hội không đáng kể, thì không phải là tội phạm và được xử lý bằng các biện pháp khác) để miễn truy cứu trách nhiệm hình sự cho các thành viên trong gia đình anh.

“Rồi lịch sử sẽ còn nhắc lại vụ Đoàn Văn Vươn. Bản án là sự lựa chọn để lại tiếng thơm hay để lại vết nhơ trăm năm cho Chế độ”, nhà báo Huy Đức bình luận.

‘Ân giảm nếu nhận tội’?

“Con người ai cũng có quyền tự vệ khi bị kẻ khác đe dọa tính mạng hoặc lợi ích chính đáng của mình. Tự vệ, trước hết đó là quyền cơ bản của con người”

Nguyễn Thị Ánh Hiền, Dân luận

Có dự đoán từ giới quan sát cho rằng các bị can là thành viên gia đình của ông Vươn có thể phải đối mặt với mức án tù khoảng dưới mười năm, hoặc có thể chỉ khoảng 7 năm trở xuống, một số có thể sẽ được giảm án qua các hình thức ân giảm qua các đợt ân xá hàng năm, nếu chịu nhận tội.

Tuy nhiên, trên truyền thông tự do trên mạng Internet, nhiều ý kiến tiếp tục đề nghị tha bổng cho các bị can, và đặt vấn đề các ông Vươn, Quý và những người thân chỉ “tự vệ chính đáng.”

Các phiên xử được dự đoán sẽ diễn ra trong vòng bảo vệ an ninh, trật tự nghiêm ngặt của chính quyền và các lực lượng cảnh sát, an ninh.

Ngay sau phiên xử ông Vươn và người thân tuần sau, từ 8-10/4 sẽ bắt đầu phiên tòa sơ thẩm xử vụ án “Hủy hoại tài sản, thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng” đối với 5 bị can nguyên cán bộ huyện Tiên Lãng.

Đó là các ông Lê Văn Hiền, nguyên Chủ tịch UBND huyện Tiên Lãng; ông Nguyễn Văn Khanh, nguyên Phó Chủ tịch UBND huyện Tiên Lãng; ông Phạm Xuân Hoa, nguyên Trưởng phòng Tài nguyên – Môi trường huyện Tiên Lãng; ông Lê Thanh Liêm, nguyên Chủ tịch UBND xã Vinh Quang; và ông Phạm Đăng Hoan, nguyên Bí thư Đảng ủy xã, theo tờ Người Lao Động.

‘Tự vệ chính đáng’

Từ 8-10/4 sẽ xử cựu quan chức Tiên Lãng, Hải Phòng trong đó có cựu Chủ tịch Lê Văn Hiền

Hôm 30/3, bài báo trên tờ Bấm Dân Luận của tác giả Nguyễn Thị Ánh Hiền với tựa đề “Đi tìm sự hợp lý trong lý do biện minh “tự vệ” ở vụ án Đoàn Văn Vươn” đặt vấn đề:

“Con người ai cũng có quyền tự vệ khi bị kẻ khác đe dọa tính mạng hoặc lợi ích chính đáng của mình. Tự vệ, trước hết đó là quyền cơ bản của con người.

“Biện pháp tự vệ được sử dụng khi phải đối mặt với tình huống sắp bị tấn công hoặc sắp bị đe dọa. Nếu không tự vệ thì nguy cơ xảy ra thiệt hại rất nghiêm trọng.”

Tác giả nhận đang là sinh viên Luật ở một đại học tại Sài Gòn khẳng định: “Một hành vi không làm cho một người có tội trừ phi tâm của họ có tội.”

“Nếu phiên tòa xử gia đình ông Vươn tới đây được sử dụng như là cách thức để chính quyền trả thù những kẻ phản kháng, niềm tin ít ỏi còn lại vào công lý ở VN sẽ bị chà đạp”

Nhà báo Hồng Ngọc

Trước đó, trên BBC Việt ngữ trong bài viết “Đoàn Văn Vươn – từ công lý đến bạo lực”, tác giả Bấm Hồng Ngọc, cựu nhà báo của VietnamNet và Văn hóa – Thể thao đưa ra quan điểm:

“Dù ai cũng biết gia đình ông Vươn phạm pháp trong cuộc đáp trả ấy, thì phản kháng tuyệt vọng ấy cần phải được nhìn nhận theo hướng gia đình ông Vươn là nạn nhân, trước khi bị nhìn nhận như thủ phạm,

“Nếu phiên tòa xử gia đình ông Vươn tới đây được sử dụng như là cách thức để chính quyền trả thù những kẻ phản kháng, niềm tin ít ỏi còn lại vào công lý ở Việt Nam sẽ bị chà đạp, và bạo lực ở nơi này hay nơi khác sẽ lại tiếp diễn, nghiêm trọng hơn,” nhà báo tự do Hồng Ngọc cảnh báo.

Những đứa trẻ với ước muốn thoát nghèo

Những đứa trẻ với ước muốn thoát nghèo

Thanh Trúc, phóng viên RFA
2013-03-28

nguồn:RFA

thanhhoa.gov.vn-305.jpg

Một lớp học ở trường tiểu học Trung Lý I, huyện Mường Lát, tỉnh Thanh Hóa. Ảnh minh họa.

Photo courtesy of thanhhoa.gov.vn

Nghe bài này

Tải xuống – download

Chiềng, một bản xa và nghèo nhất xã Trung Lý, huyện Mường Lát, tỉnh Thanh Hóa, nơi phần đông cư dân sống bằng nghề cuốc đất trồng khoai bao đời nay.

Trường học quá xa

Để đến trường mỗi ngày, các em học sinh ở bản Chiềng phải vất vả lội bộ năm cây số ra bản Cò Cài, nơi có trường  tiểu học Trung Lý 2.

Thầy Phạm Đăng Dung, hiệu trưởng trường tiểu học Trung Lý 2, cho biết:

“Bản Cò Cài thuộc địa bàn vùng sâu vùng xa và đặc biệt khó khăn của tỉnh và của huyện. Đồng bào nghèo ở khu vực, căn bản dân tộc Thái là chủ yếu, Thái trắng, thì làm nương làm rẫy thôi.”

Thấy con đội nắng đội mưa đi học xa, cha mẹ ra Cò Cài dựng lán cho con ở gần trường để đi học:

“Gọi là làm nhà tạm cho hai em học sinh ấy ở, bố mẹ thì ở trên nương cách nơi các em 5 kilômét để lao động sản xuất. Thứ Bảy và Chủ Nhật các em lại về với bố mẹ, chiều Chủ Nhật lại vào khu trường. Hàng tuần như vậy gia đình cũng hỗ trợ ít thức ăn để các em tự túc, lo toan  cuộc sống.”

Hai em học sinh mà thầy hiệu trưởng Phạm Đăng Dung vừa nhắc tới là Phạm Thị Nguyệt và Ngân Thị Đòa, mười một tuổi, học lớp Năm trường Trung Lý 2. Từ mấy năm nay, cả hai ở ngoài lán do cha mẹ dựng gần trường, mang theo em nhỏ vào để trông và dẫn em đi học cùng.

Bản Cò Cài nằm ngoài vùng phủ sóng nên muốn nói  chuyện qua điện thoại thì mấy thầy trò phải ra một nơi có thể  bắt sóng liên lạc. Đây cũng là lần đầu Phạm Thị Nguyệt cầm đến cái điện thọai di động để  nói với Thanh Trúc. Năm bảy tuổi, còn học Lớp Một, Nguyệt đã ra lán ở với đứa em trai năm tuổi rồi:

Bố mẹ thấy trường xa quá nên bố mẹ vào dựng lều cho đi học. Cái lều bằng tre và gỗ lấy ở trên rừng. Em ở với hai em, em nhỏ của em học Lớp Ba và một em học Mẫu Giáo.
-Ngân Thị Đòa

Đêm đầu tiên ở một mình, Nguyệt nhớ lại, Kiên khóc vì thiếu bố mẹ, Nguyệt dỗ dành mãi em mới nín:

“Nhà của cháu lợp bằng tre, cháu là người dân tộc Thái, cháu học Lớp Năm trường tiểu học Trung Lý 2. Vì cháu muốn học mà bố mẹ ở xa  nên bố mẹ vào lợp nhà cho, nhà chỉ có một phòng thôi, không có bếp.”

Khi được hỏi ăn uống ra sao thì Nguyệt cho biết thêm là hai chị em tự nấu cơm ăn với rau hái trên rừng chứ không có tiền mua thịt.

Ước mơ của Nguyệt là “lớn lên làm bác sĩ vì mấy năm nay mẹ em ốm nên em muốn làm bác sĩ để chữa bệnh cho mẹ, nhà em nghèo. Em cũng không thích đồ chơi, Kiên thì thích xe ô tô.”

Đó là cô bé Phạm Thị Nguyệt mà chừng như khôn lớn trước khi kịp hồn nhiên tuổi nhỏ. Cứ mỗi chiều tan trường, Nguyệt về lán chuẩn bị nhóm lửa bắt cơm, giao cho Kiên trông giúp rồi mang quần áo xuống giặt dưới suối. Thực sự trước đó vì thấy con ham học, vả lại muốn con quen với cuộc sống tự lập, cả nhà Nguyệt dọn ra  Cò Cài một thời gian.

Được một năm, bố mẹ Nguyệt về lại dưới Chiềng để đi nương, còn hai chị em ở lại lán trên Cò Cài để tiếp tục đi học.

Theo thầy Phạm Đăng Dung cho biết, Vì lán ở cạnh suối, nước thường lên cao những ngày mưa, chị em Nguyệt dắt díu nhau trên chiếc cầu ghép bằng cây ngang giòng suối, có khi đến trường thì đã ướt ngoi ngóp. Vậy mà cô học trò siêng năng này không nghỉ học buổi nào.

Cách đó không bao xa là lán của Ngân Thị Đòa. Đòa vào Cò Cài đã hai năm. Ngày trước, Đòa đi học bên xã Mường Lý, mỗi lần đến trường thì phải ngồi bè qua sông Mã. Cảm giác hồi hộp mà Đòa nhớ lại là khi trời mưa nước dâng cao và chiếc bè  cây chở các em trở thành mong manh hơn bao giờ hết. Đòa phải nắm chặt lấy tay hai em và chỉ hết sợ khi bè tấp vào bờ bên kia. Những ngày mưa to quá thì ba chị em đều nghỉ học:

“Bố mẹ thấy trường xa quá nên bố mẹ vào dựng lều cho đi học. Cái lều bằng tre và gỗ lấy ở trên rừng. Em ở với hai em, em nhỏ của em học Lớp Ba và một em học Mẫu Giáo.

Bố mẹ ở ngoài Chiềng, làm nương rẫy để nuôi ba chị em ăn học. Ăn rau rừng và măng. Măng thì hái trên rừng, còn rau thì đi hái ở dưới suối. Gạo thì cuối tuần em ra ở ngoài Chiềng bố mẹ lại lấy cho, chiều Chủ Nhật lại vào. Thường thì ăn rau thôi, không có thịt, có lần bố đi săn được thì bố gởi vào cho.

Ước mơ của Đòa là lớn lên “làm công an, vì em muốn thế giới này không còn kẻ xấu.”

Phải ở lán mà đi học

PIC2-200.jpg

Pham Thi Nguyet va em trai ten Kien trong lan cua hai em. Photo courtesy of Hoang Phuong

Nhà của Đòa trong bản Chiềng có tất cả bốn chị em. Khi Đòa học xong Lớp Ba, bố mẹ muốn em nghỉ học vì sợ có lúc em sẽ bị  rơi xuống sông khi đi bè tới trường, hơn nữa tiền đi bè mảng xem ra còn nhiều hơn cả học phí. Đứa em gái kế Đòa đã phải nghỉ học để phụ bố mẹ đi nương. Sợ hai em sau thất học, Đòa khóc lóc năn nỉ bố mẹ cho ba chị em ra ở lán ngoài Cò Cài như bạn Nguyệt. Đó là lý do thúc đẩy em phải chăm em giúp em học cho giỏi để sau này hai em trở thành bác sĩ và giáo viên như mơ ước:

“Em phải cố gắng học thật giỏi để có thể đạt được ước mơ của mình. Em ao ước những giấc mơ của chúng em sẽ thành hiện thực.”

Thương quá các em tôi, những đứa bé  sớm hiểu biết trong  một góc khuất vùng xa  nghèo khó kia, nơi mà thầy hiệu trưởng  Phạm Đăng Dung  của trường Trung Lý 2  thường hãnh diện khi nhắc tới  hai tấm gương  hiếu học,  ngoan ngoãn và chăm chỉ của trường:

“Từ Lớp Một đến Lớp Bốn Nguyệt là học sinh tiên tiến, một trong những học sinh hàng đầu của trường về cả hạnh kiểm lẫn học lực. Vừa rồi em có đi thi giao lưu học sinh giỏi cấp huyện và cũng đoạt giải. Nói chung Nguyệt rất chăm chỉ học tập.”

Đòa cũng vậy, mới đây em cũng được đại diện trường cùng với Nguyệt góp mặt trong chuyến đi giao lưu học sinh giỏi từ các trường tiểu học trong địa bàn huyện Mường Lát:

“Đòa thì mới chuyển sang trường hai năm nay, học lực của Đòa  khá. Nguyệt là giỏi nhưng mà Đòa thì khá. Em Đòa được bố mẹ quan tâm hơn một chút vì bố mẹ có điều kiện hơn.”

Được cái dân tình ở bản Cò Cài  hiền lành và chơn chất, mọi người đều biết nhau và biết cảnh sống xa nhà của các học sinh nhỏ trong những ngôi nhà tạm của các em, thầy hiệu trưởng Phạm Đăng Dung nói:

“Đã nói nhà tạm thì không kiên cố được, nhà tạm cho em ở nói chung chỉ ở mức đảm bảo ở được thôi. Hầu hết dân trên địa bàn đều làm nhà sàn, mô hình nhà sàn của người dân tộc. Khí hậu cũng tương đối khắc nghiệt, mùa đông rất lạnh, mùa hè thì nóng mặc dù ở trên rừng nhưng giáp Lào. Điều kiện ở thì cũng có chăn có nệm, tương đối là đảm bảo cuộc sống”

Chăn mền, vài bộ quần áo và sách vở, là tất cả những gì đáng giá trong lán của Nguyệt và Đòa. Mỗi cuối tuần hai chị dẫn các em băng rừng về bản Chiềng, được bố mẹ gom góp cho ít  gạo và thức ăn, chiều Chủ Nhật dắt  nhau trở về lán ở bản Cò Cài.

Nhờ học giỏi, hai em được trường miễn mọi khoản đóng góp. Thấy cô cũng thường đến lán thăm nom khuyến khích các em học, xin điện từ nhà dân bắt vào lán để các em có ánh sáng học bài.

Học sinh trường Trung Lý 2  huyện Mường Lát hầu hết là người Thái và người H’mông, nhà nào cũng hoàn cảnh khó khăn, con cái không học đến nơi đến chốn, kịp đến tuổi thanh thiếu niên thì đi làm rẫy với bố mẹ rồi lập gia đình sớm:

“Về thực chất, trước nhất là xuất phát điểm thấp, hai nữa lực học của các em không được cao, thứ ba là điều kiện gia đình rồi cái quan tâm của gia đình còn nhiều hạn chế, nên  việc để học và thi đỗ vào các trường đại học hoặc là các trường cao đẳng trong cả nước là hơi ít.

Cái thực tế của địa phương là khi các em học hết Cấp Một thì lên học Cấp Hai trên xã. Đường lên xã là băng qua hai mươi lăm cây số đường rừng nữa. Qua Cấp Hai thì có thể vào học Cấp Ba, còn nếu như em nào không theo được thì nghỉ ở nhà, xây dựng gia đình, tiếp tục cuộc sống làm nương rẫy như bố mẹ hoặc đi làm công nhân viên miền Nam miền Bắc chẳng hạn.

Chính vì thế  dù như cha mẹ có cho con ra ở lán, ở trong nhà tạm gần trường để đi học như Nguyệt và Đòa , thầy Phạm Đăng Dung nói tiếp, tưởng cũng là những tấm  gương vượt khó tiêu biểu  và rất đáng kỳ vọng:

“Ở góc độ người giáo dục và người thầy cái vui nhất là các em đã vượt hoàn cảnh khó khăn và biết vươn lên trong cuộc sống của mình của gia đình, biết vươn lên trong học tập. Các em biết suy nghĩ, biết lo lắng, biết hướng tới một tương lai để sau này giúp ích được điều gì đó cho quê hương cho làng xã của các em, nơi đang còn rất nghèo.”

Mục Đời Sống Người Việt Khắp Nơi với câu chuyện ở lán nuôi em ăn học của Phạm Thị Nguyệt và Ngân Thị Đòa tại bản Cò Cài, huyện Mường Lát, tỉnh Thanh Hóa, chấm hết ở đây.

Xin liên lạc và  góp ý qua địa chỉ:  nguyent@rfa.org

Giận con dâu, châm lửa đốt nhà

Giận con dâu, châm lửa đốt nhà

28/03/2013

nguồn:tuoitre.vn

TTO – Chỉ vì một phút tức giận con dâu, người đàn ông 62 tuổi đã phải trả giá bằng 9 năm tù với hai tội: “giết người và hủy hoại tài sản”.

Theo cáo trạng, năm 2010 ông Lê Văn Chấn từ huyện Định Quán, tỉnh Đồng Nai lên TP.HCM ở với gia đình con trai là anh Lê Văn Sinh tại khu phòng trọ số 36 đường số 10 phường Bình Hưng Hòa A, quận Bình Tân. Ông Chấn xin đi làm bảo vệ cho Công ty Bạch Đằng Giang.

Trong quá trình chung sống, giữa ông Chấn và con dâu là chị Ngô Thị Hải Nguyệt phát sinh mâu thuẫn nên khoảng tháng 1-2012, ông Chấn dọn đi chỗ khác ở. Tối 28-1-2012, ông Chấn đi xe đạp về nhà Sinh để thăm cháu nội. Thấy ông Chấn đến nhưng chị Nguyệt đóng cửa phòng không cho ông vào. Tức giận, ông Chấn đi về chỗ làm lấy một ổ khóa, một can nhựa và đi mua 150.000 đồng xăng (khoảng hơn 7 lít).

Nửa đêm, ông Chấn xách can xăng đến trước phòng trọ của con trai, con dâu. Sau khi quan sát, ông Chấn rót xăng ra hai bịch nilông (tổng cộng khoảng 5 lít) rồi ném hai bịch xăng trên vào phòng của anh Sinh qua lỗ thông gió. Số xăng còn lại ông tự tưới lên người mình với mục đích tự tử. Sau đó, ông Chấn lấy ổ khóa khóa cửa phòng của anh Sinh lại rồi châm lửa đốt. Khi lửa cháy nóng quá, ông Chấn cởi áo dập lửa rồi bỏ về công ty, sau đó đón xe về Đồng Nai và được gia đình đưa đến bệnh viện chữa trị vết bỏng (kết luận giám định ông Chấn bị thương tật 38%)

Cho thuê chú rể và những chuyện bi hài

Cho thuê chú rể và những chuyện bi hài 

Sau đám cưới, cô dâu – chú rể được hai họ tiễn ra tận sân bay để đi trăng mật. Nhưng khi họ nhà gái vừa rời sân bay, thì cô dâu – chú rể… ai về nhà nấy. Họ hàng nhà gái không thể ngờ chàng rể mới là chàng rể đi thuê.

Một đám cưới ở tỉnh Quảng Trị, trong đó chú rể được thuê vào vai giống y như thật (Ảnh do Trung tâm Dịch vụ L.P tại Quảng Trị cung cấp)

Thuê cả họ nhà trai!

Một ngày giữa tháng 3.2013, đám cưới của cô dâu Hoàng Thị P. và chú rể K. được tổ chức khá long trọng tại trung tâm TP Đồng Hới – Quảng Bình. Khách dự đám ai cũng tấm tắc khen P. tốt số, lấy được người chồng đẹp trai, là giảng viên của một trường ĐH có tiếng ở miền Trung.

Trước tiệc cưới, lễ rước dâu và ra mắt ông bà tổ tiên cũng được tiến hành với đầy đủ nghi thức, có cả sính lễ như cau, trầu, rượu và bà con, họ hàng nhà trai cũng tặng quà cho cô dâu.

Đám cưới linh đình có sự tham gia đông đủ quan viên 2 họ và bạn bè nhà gái. Sau buổi lễ, chú rể và cô dâu cùng bà con 2 họ vào TP.Huế để chuẩn bị tổ chức đám cưới tại nhà trai 2 ngày sau đó. Vào Huế, cô dâu và họ nhà gái được bố trí ở tại 1 khách sạn ngay trung tâm thành phố.

Lễ rước được tổ chức tại ngôi nhà 2 tầng khá khang trang của chú rể K., nằm trong một con hẻm ngoằn ngoèo ở phường Phú Hậu (TP Huế). Nhà có đầy đủ tiện nghi và được trang hoàng cầu kỳ theo phong tục xứ Huế. Sau lễ, 2 họ tới 1 nhà hàng ở đường Nguyễn Sinh Cung để ra mắt bạn bè với khoảng 200 khách mời. Tại đây, chú rể cũng mang ly đi chúc cụng tưng bừng, cảm ơn họ nhà gái rối rít.

Sau đám cưới, cô dâu – chú rể được 2 họ tiễn ra tận sân bay Phú Bài để bắt đầu chuyến trăng mật. Nhưng thực tế, khi họ nhà gái vừa rời sân bay thì cô dâu – chú rể ai về nhà nấy và trở lại với công việc bình thường của mình. Cha mẹ và họ hàng nhà gái không thể ngờ K. là người đã được cô dâu thuê vào vai chú rể!

Đây là một đám cưới giả. Chú rể K. và quan viên họ nhà trai được cô dâu P. thuê từ Trung tâm Dịch vụ nhân sự Long Phụng (có trụ sở ở phường Kim Long, TP Huế) với giá trọn gói trên 100 triệu đồng.

Một đám cưới có thuê chú rể ở tỉnh Quảng Trị. (Ảnh do Trung tâm Dịch vụ L.P tại Quảng Trị cung cấp)

Tập diễn kịch cả tuần

Chị P. là nữ doanh nhân thành đạt, có công ty riêng tại TP Huế chuyên kinh doanh hàng xuất nhập khẩu. Vì vướng bận kinh doanh nên chị không có điều kiện yêu đương, cưới chồng. Gia đình chị khá giả, gia giáo, chị là con một nên cha mẹ buộc phải cưới chồng.

Sau nhiều lần viện lý do bận kinh doanh, cuối cùng, chị đành phải thuê dịch vụ chú rể và làm đám cưới để người cha đang mắc bệnh ung thư giai đoạn cuối hài lòng. “Cứ cưới trước đã, sau đó lấy lý do chồng đi nước ngoài công tác và ở luôn nên ly dị” – chị P. cho biết.

Anh Vũ, một người làm việc tại Trung tâm Dịch vụ nhân sự Long Phụng, cho biết trước khi đám cưới của chị Hoàng Thị P. diễn ra, giữa 2 bên phải ký hợp đồng, trong đó ghi cụ thể từng công việc phải làm như yêu cầu chú rể thế nào, gia đình chú rể ra sao…

Dành cho những người “hoàn cảnh”. Đám cưới của chị P. và anh K. là một trong hàng chục đám cưới do Trung tâm Dịch vụ nhân sự Long Phụng tổ chức trong gần 2 năm qua, kể từ khi dịch vụ cho thuê chú rể ra đời tại TP Huế. Khách hàng chủ yếu là những người bị lỡ lầm về tình yêu, bị mang bầu nhưng người yêu ruồng bỏ, số ít vì lý do giới tính hoặc những người cần vốn làm ăn phải tổ chức đám cưới để bà con họ hàng… cho ít tiền. “Đa số những người tìm đến với chúng tôi đều có gia đình khá giả, ở những tỉnh khác đến Huế công tác, học tập” – anh Vũ cho biết.

Để chọn được gia đình “môn đăng hộ đối” với họ nhà gái, Trung tâm Dịch vụ nhân sự Long Phụng phải tìm thuê 1 chú rể có phong cách lịch lãm, đẹp trai, thành đạt. Cha mẹ của chú rể phải là những người ra vẻ trí thức, sang trọng.

Đặc biệt, trước khi đám cưới diễn ra, cô dâu phải dành gần cả tuần để cùng chú rể học thuộc kịch bản do phía Trung tâm Dịch vụ nhân sự Long Phụng dựng sẵn. “Mọi thủ tục, lễ nghi chúng tôi đều thực hiện như thật. Quà cưới tặng cô dâu do khách hàng chi trả” – anh Vũ cho biết.

Nhiều chuyện dở khóc dở cười

Cách đây vài tháng, chưa đầy 10 ngày sau đám cưới được tổ chức, Phạm Thị Thu H., quê Hà Tĩnh, đang công tác tại một sở ở tỉnh Thừa Thiên – Huế, cuống quýt khi nghe tin cha mẹ sẽ vào Huế thăm con và chữa bệnh. Biết là không thể viện lý do chồng đi nước ngoài vì đám cưới mới cách đó vài ngày, H. cầu cứu Trung tâm Dịch vụ nhân sự Long Phụng để thuê người vào vai chú rể và cha mẹ chồng.

Trước lễ cưới, phía trung tâm cũng tìm hiểu kỹ từng người quen của khách hàng nhưng nhiều lúc cũng không tránh được bại lộ. Khi đám cưới của cô dâu L. được tổ chức ở quê tại huyện Cẩm Xuyên – Hà Tĩnh kết thúc, trong bữa tiệc chia tay họ nhà trai, bất ngờ có người phát hiện chú rể giả.

Em trai của L. từng làm việc ở TP Huế nên có quen với người vào vai chú rể. Biết “chú rể” đã có vợ con ở Huế, em trai L. gắt giọng: “Sao mày có vợ con ở Huế rồi mà lại cưới chị tao? Lừa chị tao hả?”. “Không còn cách nào khác, tôi phải gọi anh ta ra giải thích. Biết chị mình đã mang thai, bị bạn trai bỏ nên em trai L. đành im lặng” – anh Vũ kể.

Trường hợp của chị Phan Thị Tuyết Nh. (quê Quảng Ngãi) thì hy hữu hơn. Sau đám cưới “giả” 3 ngày, mẹ của Nh. qua đời, chị Nh. phải thuê lại người đóng vai chú rể để cùng về quê chịu tang mẹ. Hôm sau, người đóng vai chú rể cùng anh Vũ lên đường vào Quảng Ngãi, đem theo vòng hoa chia buồn. “Chú rể” cũng chịu tang “mẹ vợ” và cùng ăn, cùng ở trong mấy ngày đám tang. Theo anh Vũ, sau vụ này, “chú rể” bỏ “nghề” luôn!

“Chú rể” phải biết nhậu

Hiện Trung tâm Dịch vụ nhân sự Long Phụng có hàng chục cộng tác viên. Họ là những ông, bà ở các CLB dưỡng sinh; công chức nghỉ hưu; sinh viên, học sinh hay những công nhân tại các nhà máy. Những người này thường có quan hệ xã hội ít, có chút kiến thức, bề ngoài sang trọng. Đặc biệt, những người vào vai chú rể phải có tửu lượng cao và luôn luôn tỉnh táo, có duyên chuyện trò. Anh Vũ cho biết: “Chú rể thường vào vai doanh nhân, giảng viên để sau đám cưới thường lấy lý do đi công tác nước ngoài dài ngày nhằm tạo đường rút lui cho cô dâu”.

Theo Người Lao Động

Chị Nguyễn Kim Bằng gởi

Mỹ quan ngại về tình hình nhân quyền Việt Nam

Mỹ quan ngại về tình hình nhân quyền Việt Nam

Ông Daniel Baer, Phó Trợ lý Ngoại Trưởng Hoa Kỳ đặc trách Dân chủ, Nhân quyền và Lao Động,

Ông Daniel Baer, Phó Trợ lý Ngoại Trưởng Hoa Kỳ đặc trách Dân chủ, Nhân quyền và Lao Động,

22.03.2013

nguồn: VOA

Chính quyền Hoa Kỳ một lần nữa bày tỏ quan ngại về tình hình nhân quyền xuống cấp tại Việt Nam và khẳng định rằng thăng tiến các quyền tự do cá nhân là trọng tâm then chốt trong chính sách của Mỹ tại Châu Á.

Phát biểu trước một ủy ban quốc hội Mỹ ngày 21/3, Phó Trợ lý Ngoại Trưởng Hoa Kỳ đặc trách Dân chủ, Nhân quyền và Lao Động, ông Daniel Baer, nói dù chính quyền độc tài Việt Nam tự hào về thành tích phát triển internet, nhưng giá trị của các thành tích này bị giảm đi rất nhiều bởi chính sách của Hà Nội trong việc ngăn chặn quyền tự do trao đổi quan điểm của công dân.

Ông Baer dẫn dụ trường hợp hàng loạt blogger tại Việt Nam bị Hà Nội dùng luật lệ về an ninh quốc gia để truy tố và bỏ tù chỉ vì họ đã thực hành một cách ôn hòa các nhân quyền căn bản của công dân.

Giới chức của khối hành pháp Hoa Kỳ, Daniel Baer, mô tả việc Hà Nội lạm dụng các điều luật “an ninh quốc gia” để khống chế quyền tự do ngôn luận và tự do thông tin của người dân là “tàn bạo”.

Ông Baer còn lưu ý rằng trong vài năm qua, Việt Nam cũng đình trệ các tiến bộ trong lĩnh vực tự do tôn giáo.

Về phía lập pháp, các Thượng nghị sĩ trong Quốc hội Mỹ thúc giục chính quyền của Tổng thống Obama nhấn mạnh đến việc phát huy nhân quyền và dân chủ trong khuôn khổ chiến lược “trục xoay Châu Á” của Washington, vốn chủ yếu là nỗ lực tăng cường sự hiện diện quân sự và thúc đẩy thương mại của Mỹ trong khu vực trước sự trỗi dậy của Trung Quốc.

Thất vọng về việc Hà Nội không cải thiện thành tích nhân quyền đã khiến Hoa Kỳ đình hoãn một cuộc đối thoại nhân quyền thường niên với Việt Nam hồi cuối năm ngoái.

Hãng thông tấn AP trích dẫn nguồn tin từ các giới chức Mỹ cho hay cuộc đối thoại kế tiếp, theo kế hoạch, sẽ diễn ra tại Hà Nội vào giữa tháng tư năm nay.

Việt Nam phản đối Trung Quốc bắn cháy tàu cá của ngư dân

Việt Nam phản đối Trung Quốc bắn cháy tàu cá của ngư dân

Tàu đánh cá của ngư dân Việt Nam ở Lý Sơn, Quảng Ngãi.

Tàu đánh cá của ngư dân Việt Nam ở Lý Sơn, Quảng Ngãi.

25.03.2013

nguồn :VOA

Việt Nam ngày 25/3 một lần nữa tố cáo Trung Quốc vi phạm nghiêm trọng luật pháp quốc tế và đi ngược lại Tuyên bố ứng xử của các bên ở Biển Đông khi tàu tuần tra Trung Quốc nổ súng tấn công một tàu cá của ngư dân Việt hôm 20/3.

Tàu cá của thuyền trưởng Bùi Văn Phải, một ngư dân ở Lý Sơn, Quảng Ngãi, bị tàu tuần tra Trung Quốc truy đuổi và bắn cháy cabin cùng nhiều đồ đạc khi tàu đang đánh bắt cá trong vùng biển Hoàng Sa.

Phát ngôn nhân Lương Thanh Nghị của Bộ Ngoại giao Việt Nam nói “Đây là vụ việc hết sức nghiêm trọng, vi phạm chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa, đe dọa tính mạng và gây thiệt hại tài sản của ngư dân Việt Nam.”

Vẫn theo lời ông Nghị, Việt Nam kiên quyết phản đối và yêu cầu Trung Quốc xử lý hành động sai trái và vô nhân đạo, bồi thường thiệt hại cho ngư dân Việt Nam.

Người phát ngôn cho biết cùng ngày 25/03, đại diện Bộ Ngoại giao đã gặp đại diện đại sứ quán Trung Quốc tại Hà Nội để trao công hàm phản đối.

Việt Nam nói trong vài năm gần đây, giới hữu trách Trung Quốc đã bắt giữ hàng trăm đội đánh bắt cá của Việt Nam.

Tin Trung Quốc một lần nữa nổ súng vào ngư dân Việt đã khiến cộng đồng mạng phẫn nộ với nhiều lời kêu gọi tiếp tục các cuộc xuống đường biểu tình chống Trung Quốc.

Nguồn: AFP, Global Post

 

Chủ Chứa Ở Nga: Các Quan Chức Việt Ngậm Miệng Ăn Tiền

Chủ Chứa Ở Nga: Các Quan Chức Việt Ngậm Miệng Ăn Tiền

Mạch Sống, ngày 20/03/2013

Một nguồn tin kín đáo bắt đầu hé lộ chứng cớ về hệ thống ô dù đã và tiếp tục bao che cho đường dây buôn người của Bà Nguyễn Thuý An, chủ ổ mãi dâm đã hoạt động bình chân như vại ở Nga trên 20 năm nay.

Bà ta không chỉ là một chủ chứa thuần tuý mà còn là kẻ đứng đầu đường dây buôn người từ Việt Nam sang đến Nga. Bà ta đã lừa néo nhiều chục cô gái trẻ, từ Kiên Giang đến Thủ Đức, từ Sài Gòn ra Hà Nội, sang Nga lao động để rồi khống chế họ và dùng bạo lực ép họ phải làm gái mãi dâm.

Tiền bà ta thu được từ sự dày vò thân xác của các cô gái lên đến trên nửa triệu Mỹ kim mỗi năm. Bà ta lại dùng nó để cho các người Việt buôn bán nhỏ vay nặng lãi. Hàng ngày bà ta lái xe Mercedes đến khu “Chợ Liu” của người Việt, ở Trung Tâm Thương Mại Mátxcơva, để thu tiền lãi. Bà ta dùng “phia” (tiếng lóng của từ mafia) để khủng bố các con nợ. Người gốc Nghệ An, bà ta đã tậu mua nhiều bất động sản ở trong nước, từ bắc vào nam.

Lẽ sống của người đàn bà có một không hai này là sẵn sàng tung tiền để mua ô dù bao che và cũng sẵn sàng trả thù nạn nhân nào dám tỏ thái độ bất hợp tác: “Ơn một trả mười. Thù một trả mười.”

Bà ta cho biết là nhờ nắm pháp luật trong tay nên mới dám làm “nghề” này và đã “làm rất lâu rồi, nắm được pháp luật rất rõ.”

Bà ta tuyên bố: “Chính vì như vậy làm không bao giờ ảnh hưởng đến mình cả… Đ.M. ảnh hưởng bây giờ tất cả liên quan đến Đ.M. con cháu người ta cả chứ không liên quan gì đến mình.”

Cẩn thận: Đoạn ghi âm các lời phát biểu của Bà Nguyễn Thuý An sau đây mang nhiều từ ngữ thô tục. http://youtu.be/tcTpr0I9Ygk

Bà ta ngang nhiên lộng hành vì đã tung tiền mua chuộc các người có “chức vụ rất là to” để che chở cho việc làm ăn của bà ta.

Theo tin của Đài Á Châu Tự Do, người chồng hờ  của bà chủ chứa mà cũng là “quản gia” của ổ mãi dâm là Ông Nguyễn Anh Huy có quen biết lớn ở Toà Đại Sứ Việt Nam ở Nga:  “Ông Tuấn Anh là anh của Ông Huy… còn vợ của Ông Tuấn Anh, làm ở bên đại diện cộng đồng người Việt Nam…, là cháu ruột của Ông Nguyễn Đông Triều.”

Trên thực tế, bà ta chỉ sử dụng người chồng hờ để thắt chặt quan hệ ô dù, chứ thường xuyên mắng nhiếc ông ta không tiếc lời: “Im đi… Mẹ nhà mày… Đ.M. mày, làm sao có loại đàn ông như thế, có trên đời này.”

Ông Nguyễn Đông Triều là Tham Tán Công Sứ Liên Bang Nga ở Toà Đại Sứ. Ông là người mà bốn nạn nhân trốn thoát được hồi đầu tháng 2 đã gọi đến để cầu cứu và chỉ ít lâu sau thì chính Bà An đã đưa Ông “quản gia” Huy và một thành phần “phia” đến tận nơi ẩn náu mà chỉ có Ông Triều biết để bắt cả bốn cô về. Bà ta đánh đập và tra tấn bốn cô gái khốn khổ này không nương tay.

Điều bà ta không ngờ là trong thời gian ngắn ngủi trốn thoát được, các nạn nhân đã gọi về cho gia đình cầu cứu. Thân nhân của họ ở ngoại quốc lên tiếng mạnh mẽ và truyền thông ở hải ngoại, kể cả báo chí Mỹ, làm lớn chuyện.  Rồi các dân biểu Hoa Kỳ và Canada nhập cuộc và cảnh sát liên bang Nga tiến hành điều tra.

“Thật ra còn cái gì để nói nữa. Chuyện nó bét nhè như thế này rồi,” Bà An than thở với một người thân tín. “…liên quan đến rất là nhiều người… cả một đoàn người luôn… một đống người luôn.”

Bà ta cáo buộc các đài phát thanh, các tờ báo đăng tải tin tức về vụ giải cứu 15 cô gái Việt nạn nhân của bà ta là báo phản động:  “Báo …ở bên Mỹ làm là báo chống lại người Việt Nam… luôn luôn đi moi móc ba cái tin để phóng một thành mười” và “ở Việt Nam không bao giờ có những tờ báo này để mà đọc cả.”

Quả vậy, không một tờ báo nào ở Việt Nam chạy một mẩu tin nào về vụ buôn người có ô dù bao che lộ liễu này.

Bà ta chửi rủa các báo, các mạng này là đã gây xáo trộn trong “nhà” — tức là nhà chứa – làm cho các nạn nhân xôn xao: “Bọn chó ấy ở trong nhà nó nghe nói chuyện báo báo chí chí mạng mạng là nó cứ loạn [lên] xin về.”

Nhưng rồi bà ta khoe là có người bạn “rất là thân”, “chức vụ rất là to” trước đây công cán ở Nga, rồi về nước và bây giờ đã được cử sang Hoa Kỳ. Bà ta đang nhờ người này giải độc ở Hoa Kỳ và Canada.

Bà ta mô tả cách hoạt động ô dù này: “Phong bì cho người ta, phong bì theo kiểu kín đáo” và muốn “người ta ngậm miệng thì người ta phải ăn tiền.”

Cuối tuần đầu của tháng 3, chính phủ Việt Nam cử phái đoàn 20 công an Interpol từ Hà Nội gởi sang Nga để điều tra, do sự lên tiếng của Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ — và Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ thì phải trả lời ngày càng nhiều các vị dân cử liên bang đã lên tiếng.

Toà Đại Sứ Việt Nam ở Nga thết đãi phái đoàn công an Interpol hậu hĩ. Chưa kịp tiếp xúc và phỏng vấn một nạn nhân nào, họ đã nhanh chóng quay về nước với kết luận là không có gì để phải can thiệp.

Bà An than thở là đã phải tốn 50 nghìn Mỹ kim cho việc khoản đãi phái đoàn này.

“Người ta nhận những cái khoản tiền quà cáp của mình lớn thì người ta có trách nhiệm. Nôm na là vậy”, bà ta kể lể. “Tiền nong bao nhiêu cũng phải giải quyết hết, để làm sao cho câu chuyện nó nhẹ đi đã.”

Đứng trước mối nguy cận kề sẽ bị bắt bởi cảnh sát liên bang Nga, kế hoạch của bà ta là mua chuộc giới chức ở Nga, ở Mỹ, ở Canada và ở Việt Nam: “Năm ba triệu không vấn đề gì cả… 5 triệu, 50 triệu không giá trị gì luôn… 500 triệu không giá trị gì luôn…”

Theo nguồn tin đáng tin cậy từ Nga, đầu tháng 3 cảnh sát liên bang Nga đã phá cửa sổ xông vào căn chung cư ở trên tầng lầu 16, nơi giam giữ các nạn nhân, nhưng chỉ thấy căn phòng trống rỗng với nhiều vali ngổn ngang. Trước đó mấy tiếng đồng hồ, Bà An đã được một cú điện thoại từ Toà Đại Sứ Việt Nam báo động nên kịp thời đưa tất cả các cô gái đi dấu ở một nơi khác.

Cũng theo nguồn tin này, lượng thông tin thu thập được về hoạt động chân rết của ổ buôn người của Bà An khá nhiều và đang được đãi lọc để tuần tự phổ biến để sao không ảnh hưởng đến cuộc giải cứu 10 nạn nhân mà tính mạng vẫn nằm trong tay của ổ buôn người và ô dù của chúng.

Nắm sẵn trong mình nhiều hộ chiếu giả của nhiều quốc gia, Bà An cho biết là đã sẵn kế hoạch cao chạy xa bay để làm ăn ở một thành phố khác, nước khác: “Tao không thiếu gì cách. Hết.”

Bài đọc thêm:

Buôn Người Bên Nga: Thêm 3 Nạn Nhân Hồi Hương
http://www.machsong.org/modules.php?name=News&file=article&sid=2618

Các Nạn Nhân Bên Nga Bị Chuyển Nơi Giam
http://www.machsong.org/modules.php?name=News&file=article&sid=2616

Một thiện nguyện viên gây quỹ để giải cứu nạn nhân bên Nga
http://www.machsong.org/modules.php?name=News&file=article&sid=2614

Bay Từ Mỹ Về SG, Bị Bẻ Khóa Hành Lý, Mất Tới 8.000 Đô

Bay Từ Mỹ Về SG, Bị Bẻ Khóa Hành Lý, Mất Tới 8.000 Đô

(03/22/2013)

nguồn:vietbao.com

SAIGON — Nếu bạn có về thăm Việt Nam, khi mang theo hàng hiệu hay phẩm vật giá trị, không nên để  trong hàng lý ký gửi.

Vì đã có nhiều trường hợp bị trộm.

Bản tin VnExpress hôm Thứ Năm 21-3-2013 tựa đề “Mất đồ hiệu trong hành lý ký gửi sân bay,” kể rằng một hành khách từ Mỹ về, tới sân bay Tân Sơn Nhất, lấy vali ra thì đã mất đồ trị giá hơn 8.000 đôla.

Bản tin kể:

“Đáp chuyến bay từ Mỹ về sân bay Tân Sơn Nhất, hành khách Huỳnh Minh Hùng thất lạc 2 vali ký gửi. Ngày hôm sau, anh tìm lại được nhưng cho biết vali đã bị bẻ khóa, mất toàn bộ đồ đạc giá trị hơn 8.000 USD.”

Anh đã kể với thông tấn VnExpress rằng, vào ngày 14/3, chuyến bay của anh từ Mỹ về Việt Nam của hãng Asiana (Hàn Quốc) đáp xuống sân bay Tân Sơn Nhất lúc 23h45. Anh đến khu vực nhận hành lý nhưng không thấy 2 vali ký gửi của mình.

Anh thông báo sân bay là mất đồ, tới hôm sau sân bay mới nói là tìm được, nhưng, bản tin VnExpress ghi thêm:

“…ngay khi nhận được hành lý, anh Hùng phát hiện có dấu hiệu bất thường. Khóa của 2 vali bị bẻ gãy. Trước sự chứng kiến của nhân viên khu vực báo mất hành lý, anh Hùng mở vali kiểm tra thì bên trong đồ đạc đã bị xáo trộn…”

Trong đó, nhiều đồ hàng hiệu của anh đã bị mất, tổng trị giá mất là hơn 8.000 đôla.

Những sách nhiễu bẩn thỉu

Nhng sách nhiu bn thu


Huỳnh Thục Vy

3/20/2013                                                  nguồn: Vietcatholic.net

Tuần trước, nhân viên của Lãnh sự quán Hoa Kỳ đã thông báo với tôi là: ngày thứ Tư 20 tháng 3 này Viên chức Chính trị của Lãnh sự sẽ đến thăm gia đình tôi.

Tôi đã cho họ biết là thông báo qua điện thoại thì công an sẽ biết ngay và sẽ rất khó khăn cho chuyến viếng thăm. Vì năm ngoái, khi họ thông báo như vậy với gia đình tôi, ngay lập tức những ngày sau đó liên lạc điện thoại giữa tôi và nhân viên Lãnh sự đã bị cắt. Tôi không thể gọi lại cho họ để hẹn địa điểm trò chuyện như đã hứa, còn an ninh lẫn công an giao thông Quảng Nam đã lập chốt canh mọi ngã đường vào nhà tôi đúng ngày hẹn. Vậy là chuyến thăm năm ngoái không thực hiện được.

Sau khi cân nhắc những thông tin mà tôi thông báo cho họ, vị viên chức Lãnh sự đã hồi âm là tiếp tục hủy chuyến thăm lần này và sẽ gặp gia đình tôi vào một dịp khác. Đội ngũ an ninh nghe lén đã không biết chuyện này vì chúng tôi liên lạc qua email, nên hôm nay công an xã và dân phòng vẫn rình rập xung quanh nhà tôi.

Em gái tôi-Huỳnh Khánh Vy mới sinh em bé được 20 ngày. Em bé sinh thiếu tháng nên rất yếu và bị nhiễm trùng từ lúc mới sinh ra. Gia đình chúng tôi lại mới đưa em bé mới sinh nhập viện lần thứ hai ở Đà Nẵng cách đây hai ngày, vì sau khi về nhà cháu lại bị thiếu máu, nhiễm trùng rốn và vàng da. Các em tôi phải trở lại Đà Nẵng để chăm lo cho cháu bé.

Giữa lúc chúng tôi đang lo lắng cho sức khỏe của cháu bé và của em gái tôi Khánh Vy thì công an lại giở trò bẩn thỉu. Sáng nay, công an Đà Nẵng đã tới phòng trọ của Khánh Vy gây rối đòi Khánh Vy, Hiếu và Minh Đức xuất trình giấy tờ. Các em tôi không cho công an vào phòng trọ vì Khánh Vy chưa hết thời gian ở cử, rất yếu và dễ bị bệnh hậu sản. Họ đã quát tháo to tiếng và đe dọa sẽ bắt các em tôi vì tội chống người thi hành công vụ.

Sự sách nhiễu này của an ninh đã ảnh hưởng lớn đến sức khỏe của Khánh Vy. Bây giờ Khánh Vy đang bị chặn ở nhà trọ không lên bệnh viện thăm cháu bé được. Ngay lúc tôi viết những dòng này, an ninh Đà Nẵng đang làm việc với chủ nhà trọ. Trong những ngày sắp tới, không biết các em tôi sẽ ở đâu? Nếu không được lưu trú ở Đà Nẵng, Khánh Vy làm sao đến thăm em bé đang nằm bệnh viện? Những đàn áp xấu xa này nhắm vào sản phụ và trẻ sơ sinh đã cho thấy bộ mặt phi nhân cùng cực của Chính quyền Cộng sản Việt Nam.

Mấy ngày trước, Khánh Vy mới viết một bài để trình bày hoàn cảnh bị sách nhiễu của hai vợ chồng em. Đến hôm nay thì những trò bẩn của họ lại nhắm thẳng vào em gái tôi. Điều này cho thấy chính quyền độc tài đang rất cay cú, họ muốn dập tắt tiếng nói của em gái tôi từ lúc mới bắt đầu. Vì quyền tự do được bày tỏ quan điểm và thông tin, xin mọi người ủng hộ cho nỗ lực lên tiếng của em gái tôi.

Riêng ba tôi Huỳnh Ngọc Tuấn và tôi Huỳnh Thục Vy, thời gian gần đây không bị họ sách nhiễu trắng trợn như lúc trước vì chúng tôi được công luận bảo vệ. Nhưng thay cho những hành động đàn áp công khai thì họ lại lén lút hack tài khoản gmail của ba tôi và tôi. Sau khi kiểm soát tài khoản email của ba tôi, họ đã gởi đến các cơ quan truyền thông và thân hữu của gia đình tôi những thông tin sai lạc, làm bận tâm và mất thì giờ của những người mà chúng tôi trân trọng và tri ân.

Rồi họ mấy lần họ cho an ninh cả nam lẫn nữ, nửa đêm xuống giả vờ rình rập trước nhà tôi nhưng cố tình để chúng tôi biết sự hiện diện của họ chỉ nhằm phá giấc ngủ và không khí yên ổn của cả gia đình tôi. Nhà chúng tôi ở quê, không có tường cao, chỉ có bờ rào bằng cây bụi, nên người hàng xóm làm chỉ điểm cho an ninh lúc nào cũng sẵn sàng nhảy xổ qua nhà tôi để nói là “bắn chim” nhưng thực chất là để xem anh chị em tôi đang nói chuyện gì. Sau một năm, con gái ông ta, từ một giáo viên miền núi đã chuyển xuống dạy học ở một trường lớn của thị xã trong khi nhiều bạn bè của cô ta không tìm được việc làm.

Những rắc rối mà gia đình tôi gánh chịu từ Chính quyền độc tài thật không thể kể hết ra đây mà không làm mất thời gian theo dõi của quý vị độc giả. Những sách nhiễu đó âm thầm, nhỏ nhặt nhưng đã gây khó khăn rất nhiều cho gia đình tôi trong cuộc sống. Cuộc sống của gia đình chúng tôi không còn là cuộc sống của những người dân thường mà là cuộc sống của những người cứ ngày đêm canh chừng những tấn công bất ngờ từ chế độ và luôn ở tư thế sẵn sàng “chiến đấu”. Chúng tôi không chùn bước vì điều đó, nhưng đó không phải là cuộc sống đáng mong đợi, đặc biệt là gia đình tôi đã có thêm một thành viên bé nhỏ mới ra đời. Tôi tự hỏi liệu thế hệ tiếp theo của gia đình tôi phải sống và lớn lên như thế nào trong hoàn cảnh liên tục bị sách nhiễu như thế?

Sự trình bày về hoàn cảnh của gia đình tôi chỉ nhằm vạch bộ mặt xấu xa của chế độ cộng sản chứ không nhằm gieo rắc sợ hãi cho những tiếng nói đang có dự định cất lên. Một người hiền lành, ít nói như em gái tôi cuối cùng đã lên tiếng. Như một người anh trên Facebook đã nói, bất cứ cuộc đấu tranh cho những giá trị tiến bộ nào trong bất cứ quốc gia và thời đại nào, chúng ta phải có đủ những hy sinh và trả giá trước khi thành công. Một tương lai tốt đẹp hơn cho Việt Nam đòi hỏi mọi người Việt Nam trong mọi tầng lớp, tuổi tác, nghề nghiệp, giới tính, trình độ học vấn. Những trả giá của chúng ta hôm nay sẽ mang đến một tương lai tươi sáng hơn cho con cháu chúng ta. Điều đó hoàn toàn xứng đáng!

Tam Kỳ, ngày 20 tháng 3 năm 2013,

Huỳnh Thục Vy (Danlambao)

Gia đình hiếm ở VN: Dạy con bằng bó đũa

Gia đình hiếm ở VN: Dạy con bằng bó đũa

Gia ình hi¿m ß VN: D¡y con b±ng bó ia, Tin téc trong ngày, dai gia dinh viet nam, dai gia dinh hiem co nhat viet nam, gia dinh truyen thong, gia dinh da the he, tin tuc, tin nhanh, tin hot, vn

Ông bà Giáo cùng con cháu

Thứ Sáu, 15/03/2013

Một lần, nghe phong thanh có một người con có ý định muốn tách ra ở riêng, trong bữa cơm, ông Nguyễn Văn Giáo đã cầm cả bó đũa và lấy hết sức mạnh để bẻ nhưng không gãy cái nào. Sau đó, ông Giáo đặt bỏ bó đũa xuống và bẻ gẫy từng chiếc dễ dàng. Người con hiểu ý của bố và từ bỏ luôn ý định ra riêng.

Việc to, nhỏ, bố mẹ đều xin ý kiến từng người con

Theo ông Nguyễn Văn Giáo, nguồn kinh tế chính để cho đại gia đình vận hành là công ty sản xuất và kinh doanh Thành Đạt (chuyên về đồ gỗ, nội thất). Ngoài ra, còn có thêm một cửa hàng kinh doanh quần áo đồ dùng thể thao và một cửa hàng buôn bán vật liệu xây dựng đều mang tên Thành Đạt. Mọi công việc ở công ty, cửa hàng, việc bếp núc nội trợ trong gia đình đều được ông bà Giáo phân công dựa trên ưu, nhược điểm của mỗi người.

Kể về việc này, ông Giáo ví dụ: Anh Nguyễn Văn Thầm – con trai thứ 3 là người nhanh nhạy, có nhận định rất sát với thị trường được cử làm Giám đốc Công ty sản xuất và kinh doanh Thành Đạt. Con trai thứ tư Nguyễn Văn Thì có mặt mạnh về chính trị thì làm Xã đội trưởng ở xã Yên Phú và được giao quản lý cửa hàng bán đồ thể thao. Anh Nguyễn Văn Thúy làm quản đốc phân xưởng sản xuất mộc, anh út Nguyễn Văn Trà trông coi việc kinh doanh ở xưởng mộc. Chị dâu cả quán xuyến việc bếp núc và sinh hoạt của cả nhà. Còn bốn chị em dâu người thì làm ở xưởng mộc, người quản lý buôn bán cửa hàng vật liệu xây dựng, người được giao quản lý cửa hàng bán quần áo đồ dùng thể thao… Cứ như vậy, mọi người không ai bảo ai cứ tự giác làm công việc của mình. Ngay trong mỗi gia đình nhỏ đều phải có một người đứng đầu tự bảo ban nhau và chịu trách nhiệm trước ông bà.

Trả lời cho câu hỏi việc phân công công việc khó tránh khỏi sự tị nạnh ở mỗi người, ông Giáo giải thích: “Phân rõ ràng như vậy chỉ để quản lý cho dễ, chứ không có ý là phân cao thấp giữa các con. Mọi người trong nhà đều có trách nhiệm giúp đỡ bảo ban nhau. Đứa nào cũng là con nhưng mỗi đứa mỗi tính, chẳng ai giống ai. Bởi vậy, phải tùy người mà răn dạy và giao việc, nhưng phải luôn đảm bảo công bằng. Trước khi quyết định việc gì gia đình cũng phải bàn bạc, xin ý kiến của từng người. Con dâu, cháu dâu mới về cũng đều coi như con đẻ của mình và đều có bổn phận như nhau”.

Ông Giáo kể: “Năm nào cũng vậy, bữa cơm tất niên được coi như buổi “tổng kết năm”, cả gia đình đoàn tụ ăn với nhau trong bữa cơm cuối cùng của năm cũ để nhìn lại những gì đã và chưa làm được. Mỗi người báo cáo việc làm ăn và chia sẻ chuyện gia đình. Người nào được giao quản lý việc gì sẽ đứng lên báo cáo về công việc của năm, làm ăn được – thua thế nào, nợ ra sao… Các cháu thì báo cáo việc học hành của mình. Rồi sau đó cả gia đình ngồi lại bàn bạc với nhau hướng làm ăn năm tới”.

Truyền thống “ăn chung nồi, tiêu chung túi” đã có từ đời trước

Truyền thống “Ăn chung một nồi, tiêu chung túi” của gia đình ông Giáo đã có từ thời bố ông Giáo. Ông đã gây dựng thành nếp nhà và dày công gìn giữ, vun đắp trong suốt cuộc đời.

Ông Giáo nhớ lại: “Hồi ấy nhà tôi nghèo lắm, bố mẹ làm lụng quần quật vẫn không kiếm đủ cái ăn cho 8 đứa con. Để lo cho các con có cuộc sống tươm tất, cả nhà đã phải xoay đủ nghề từ làm ruộng, công nhân bốc xếp đến làm thợ xây, thợ mộc… Suốt quá trình đó, ông cụ luôn tâm niệm, sức mạnh tổng lực của các thành viên trong gia đình cùng nỗ lực lao động mới đem lại cơm no, áo ấm. Vì thế, sau này các con khôn lớn, lấy vợ sinh con, ông đều vận động họ không ra riêng, sống quây quần bên nhau”.

Với vợ chồng ông Giáo, phương châm để các con sống hòa thuận là sai đâu bảo đó. Với con cháu không hài lòng ở ông điều gì hoặc thấy ông có điều gì chưa phải, chưa đúng thì gặp ông để trao đổi lại. Tất nhiên muốn có được quan hệ “biện chứng” này, ông Giáo cũng luôn là người biết quan tâm, chăm sóc đến mọi người. Có lẽ vì thế mà trong gia đình ông không có chuyện chừa việc cho người khác. Không lườm nguýt hoặc bằng mặt không bằng lòng, càng không có cảnh sợ bố mẹ chia cho người này nhiều của để dành hơn người kia. Mọi thứ trong gia đình từ những thứ nhỏ nhất, ông bà Giáo đều phân chia cân bằng.

Trước đây cũng có gia đình có ý định ra ở riêng. Trong bữa ăn tối, nghe thấy bóng gió chuyện này, ông Giáo đã khôn khéo nhắc nhở các con bằng việc vận dụng truyện ngụ ngôn “Câu chuyện bó đũa”. Ông cầm cả nắm đũa lấy hết sức bình sinh bẻ nhưng không thể làm gãy một cái đũa nào. Rồi ông bỏ nắm đũa xuống mâm, nhặt từng cái một và bẻ gãy rất dễ dàng. Sau đó, ông gọi riêng người đó đến nhắc nhở: Ông bà, cha mẹ như cái gốc, con cháu như cái cành. Gốc có vững, cành lá mới xanh. Nghe những lời nhắc nhở của ông người con ấy đã  tự nhận ra. Cũng từ đó, lần lượt những đứa con của ông Giáo xây dựng gia đình nhưng tuyệt nhiên không ai tính chuyện ra ở riêng.

Ông Giáo tâm sự: “Tách chén còn có lúc va nhau sứt vòi, mẻ quai huống chi là con người. Sống chung nhiều thế hệ dưới một mái nhà sẽ có những va chạm về quan niệm sống. Nhà tôi có 4 thế hệ với 24 con người, đủ cả người già, trẻ nhỏ. Mỗi người mỗi tính và quan điểm sống của mỗi thế hệ khác nhau nên đôi lúc cũng xảy ra chuyện này chuyện nọ. Dù vậy, vợ chồng tôi luôn cố gắng giữ cân bằng qua cách sống cởi mở và trách nhiệm. Chỉ cần thấy ai trong bữa cơm bình thường cười nói vui vẻ mà bữa đó lại ít nói, buồn buồn là phải tìm hiểu ngay. Tôi phải đảm nhiệm vai trò của một người cầm còi, tìm hiểu rõ ngọn ngành rồi đưa ra phán quyết cuối cùng. Được cái, tất cả con cháu đều nghe theo. Mọi người sống chan hòa, yêu thương nhau nên chín bỏ làm mười, chuyện to hóa nhỏ, chuyện nhỏ thành không có gì”.

Từ những năm 1999, gia đình ông Giáo đã được UBND tỉnh Hưng Yên, UBND huyện Yên Mỹ tặng danh hiệu “Gia đình ông bà, cha mẹ mẫu mực, con trung hiếu, cháu thảo hiền”.

Anh chị Thụ & Mai gởi