Bị bắt, bị phạt vì bán vé số miền Nam ở… miền Trung

 Bị bắt, bị phạt vì bán vé số miền Nam ở… miền Trung

Nguoi-viet.com

Dân chúng phản đối việc đoàn kiểm tra liên ngành bắt một người phụ nữ bán vé số trước cổng chợ Phan Rang để đưa về trụ sở công an phường Kinh Dinh chỉ vì bán vé số miền Nam ở miền Trung. (Hình: Thanh Niên)

Dân chúng phản đối việc đoàn kiểm tra liên ngành bắt một người phụ nữ bán vé số trước cổng chợ Phan Rang để đưa về trụ sở công an phường Kinh Dinh chỉ vì bán vé số miền Nam ở miền Trung. (Hình: Thanh Niên)

NINH THUẬN (NV) – Thời thuộc Pháp, Việt Nam bị chia thành ba kỳ (Bắc kỳ, Trung kỳ, Nam kỳ) biệt lập. Nó là một vết nhơ trong lịch sử dân tộc. Giờ đây, Bộ Tài Chính Việt Nam cũng “phân kỳ” để bán… vé số!

Theo tờ Thanh Niên, hôm 1 tháng 9, dân chúng thành phố Phan Rang-Tháp Chàm đã phản ứng kịch liệt việc đoàn kiểm tra liên ngành do Thanh Tra Sở Tài Chính Ninh Thuận làm trưởng đoàn bắt giữ một phụ nữ bán vé số dạo trước cổng chợ Phan Rang, toan đưa bà về công an phường Kinh Dinh vì bà chào mời khách mua vé số của tỉnh… Bình Thuận!

Trước phản ứng của người phụ nữ bán vé số và những người chứng kiến, đoàn kiểm tra liên ngành chỉ lập biên bản thu giữ tám tờ vé số của tỉnh Bình Thuận với lý do đó là… vé số miền Nam! Sự kiện quái đản này đã khiến phóng viên đi tìm hiểu nguyên nhân.

VỤ ÁN TRỊNH VĨNH BÌNH KIỆN NHÀ NƯỚC VIỆT NAM TẠI TÒA ÁN THE HAGUE

VỤ ÁN TRỊNH VĨNH BÌNH KIỆN NHÀ NƯỚC VIỆT NAM TẠI TÒA ÁN THE HAGUE
——–
A.TÓM TẮT VỤ KIỆN
Ông Trịnh Vĩnh Bình sinh năm 1947, là một người Việt tị nạn tới Hà Lan vào năm 1976. Ông kinh doanh giò chả, thức ăn chế biến kiểu Việt Nam trên đất Hà Lan thành công và thành tỷ phú nên có biệt danh “Vua Giò Chả”. Năm 1986, Đại hội đảng cộng sản lần thứ 6 ở Việt Nam đã mở cửa kêu gọi Việt Kiều về đầu tư làm giàu cho quê hương. Là người yêu nước vô bờ nên vào năm 1987, ông đem tiền về Việt Nam đầu tư. Để xây dựng nhà xưởng, ông phải mua đất nhưng vào thời điểm này, Chính phủ chưa cho phép Việt kiều mua nhà đất, chính vì thế ông Bình đã phải nhờ người thân sống ở Việt Nam đứng tên giúp (cho đến hiện nay, phía Việt Nam vẫn quy định đất đai thuộc sở hữu toàn dân và Chính phủ cho tư nhân sử dụng tạm thời). Từ năm 1987 đến 1996, ông Bình đã rất thành công, mua hơn 284 ha đất, 2 cơ sở sản xuất và 11 căn nhà ở Bà Rịa-Vũng Tàu, Đồng Nai và TP.HCM, nâng số tài sản đầu tư lên gấp gần 8 lần số vốn, tới khoảng 30 triệu đô la Mỹ. Thấy số tiền của ông quá lớn, Tỉnh ủy đã chỉ đạo cho Công an Bà Rịa-Vũng Tàu đã khởi tố vụ án, khởi tố bị can và bắt tạm giam ông Bình về tội “vi phạm các quy định về quản lý và bảo vệ đất đai” và tội “đưa hối lộ”. Năm 1998, TAND tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu xét xử sơ thẩm và tuyên phạt ông Bình 13 năm tù. Sau khi kháng cáo, Tòa phúc thẩm TAND tối cao tại TP.HCM giảm xuống 11 năm tù (năm 1999) dù việc chứng minh 02 tội danh trên rất mất dạy. Đó là tội “vi phạm các quy định quản lý và bảo vệ đất đai” thì không có quy định nào về việc nhờ người thân đứng tên giùm là tội phạm cả; còn tội “đưa hối lộ” thì có một số quan chức đảng tố giác ông Bình đưa hối lộ nhưng họ chối bay chối biến là không nhận hối lộ. Kẻ đưa hối lộ nhưng không có kẻ nhận thì “cúng chùa” có phải hối lộ không? Tất cả tài sản của ông Bình đều bị Tỉnh ủy Bà Rịa Vũng Tàu chỉ đạo tịch thu để chia nhau sau khi nhập vào công quỹ đảng. Theo đó, nhiều số tài sản (nhà và đất) cũng được tòa phúc thẩm tuyên giao cho UBND tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu và Đồng Nai tịch thu; 2 cơ sở sản xuất (diện tích gần 40.000 m2) cùng 9 căn nhà trên địa bàn tỉnh được UBND tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu được giao cho Cục Thi hành án dân sự bán đấu giá. 
Ông tìm cách ra tù trước thời hạn và sống trốn chui trốn nhủi vì an ninh chìm giả dạng côn đồ tìm cách giết ông nuốt trọn tài sản. Ông theo đường bộ vượt rừng trốn sang Campuchia và về Hà Lan. Đến năm 2003, ông Bình kiện chính phủ Việt nam ra một Trung tâm trọng tài quốc tế tại Stockholm, Thụy điển đòi bồi thường 100 triệu USD vào năm 2005. 
Theo đơn kiện, ông Bình yêu cầu phía Việt Nam phải bồi thường số tiền khoảng 100 triệu USD. Ông Bình đã viện dẫn các quy định của Hiệp định khuyến khích và bảo hộ đầu tư mà Việt Nam đã ký kết với Hà Lan vào năm 1994 để tiến hành khởi kiện và ông chứng minh bản án hình sự kết tội ông ta tại Việt Nam trước đây chỉ là cái cớ để Chính phủ Việt Nam tiến hành tước đoạt quyền sở hữu đối với tài sản của ông ta, và như vậy đã vi phạm thỏa thuận tại hiệp định nêu trên và phải bồi thường cho ông ta. Phiên tòa quốc tế nhằm giải quyết vụ tranh chấp này lúc đó được dự định là sẽ khởi sự vào tháng 12/2005 tại Stockholm (Thụy Điển). Cầm chắc thất bại nên phía Việt Nam chọn hòa giải ngoài Trung tâm Trọng tài vào tháng 9/2005 với các cam kết như sau:
1. Phía Việt Nam có các nghĩa vụ: (a) Bồi thường cho ông Trịnh Vĩnh Bình 15 triệu (mười lăm triệu) USD là tiền chi phí đi kiện số tiền này giao ngay trong năm 2005. (b) Phía Việt Nam trao trả toàn bộ tài sản ở VN cho ông Trịnh Vĩnh Bình bao gồm phân xưởng, nhà kho, đất đai bất động sản. Việc trao trả tài sản chậm nhất vào năm 2012. (c) Phía Việt Nam cho ông Trịnh Vĩnh Bình ra vào Việt nam tự do để làm từ thiện.


2. Phía ông Trịnh Vĩnh Bình: Có nghĩa vụ giữ kín cam kết mật nói trên không được tiết lộ cho bất cứ cơ quan truyền thông nào.
Bản Cam kết trong buổi hòa giải này đã có sự chứng kiến của Trung tâm trọng tài Thương mại Stockholm và Văn phòng Thừa phát Lại xác lập vi bằng.

B. THỰC HIỆN CAM KẾT CỦA CÁC BÊN


1. Phía ông Trịnh Vĩnh Bình: đã im lặng giữ đúng cam kết là không tiết lộ lên cơ quan truyền thông để giữ uy tín quốc gia cho phía Việt Nam.


2. Phía Chính phủ Việt Nam: năm 2006, theo báo điện tử Thanh niên, Chính phủ Việt Nam đã miễn chấp hành hình phạt tù cho ông Trịnh Vĩnh Bình, và cho ông được phép trở lại Việt Nam. Và số tiền 15 triệu USD thì cù nhây đến năm 2014 mới trả hết và ông Bình cũng không đòi tiền lãi suất từ năm 2005 đến 2014. Còn tài sản, các bất động sản là 02 nhà xưởng sản xuất với diện tích gần 40.000 m2 cùng 9 ngôi nhà và đất, đoàn xe vận tải 12 chiếc, căn nhà 86 m2 trên diện tích đất hơn 2.000 m2 ở đường Trần Phú- Vũng Tàu và nhiều bất động sản ở các tỉnh thành khác..v.v… thì chưa thực hiện hoàn trả..
Thấy việc cam kết ban đầu bị vi phạm ông Trịnh Vĩnh Bình lần này nhờ đến một Tòa án quốc tế can thiệp. Hiện nay, ông Trịnh Vĩnh Bình đưa chính phủ Việt Nam ra Tòa án Trọng tài Quốc tế The Hague (Tiếng Anh) hay La Haye (Tiếng Pháp) – Hà Lan.
Vụ kiện chính thức khởi hành vào tháng 1.2015. Ngày 30.4.2015, có sự trùng hợp lý thú là phía Tòa án Quốc Tế đã chính thức gởi lệnh thông báo đến nhà nước Việt Nam vào đúng ngày đảng cộng sản ăn mừng 40 năm cưỡng chiếm Miền Nam. Người đứng tên là ông Trịnh Vĩnh Bình, mang quốc tịch Hà Lan. Nội dung đòi chính phủ Việt Nam với các liên can trực tiếp là Bộ kế hoạch đầu tư và UBND tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu phải bồi thường cho ông 1 tỷ USD vì đã trắng trợn vi phạm cam kết mật giữa ông và phía chính phủ Việt Nam vào năm 2005.
Tổ hợp luật sư của ông Trịnh Vĩnh Bình kỳ này cũng là các luật sư từng giúp cho tỷ phú dầu mỏ của Nga là ông Khodorkovski. Đó là Hãng luật Covington & Burling nổi tiếng của Mỹ.
Thuận lợi cho ông Bình và tổ hợp Luật sư của ông là chính Tòa án Quốc tế này đã tuyên án chính phủ Nga phải có nghĩa vụ bồi thường 50 tỷ USD cho ông Khodorkovski. Lần này cùng với các hiệp ước thương mại giữa Việt Nam và Hà Lan cùng với án lệ có sẵn thì phía Việt Nam thua kiện là rất cao.
Không như giải pháp im lặng như cam kết bị Việt Nam trắng trợn vi phạm. ông Trịnh Vĩnh Bình có hứa dùng 90% tiền được sau khi trừ các chi phí vụ kiện sẽ dùng từ thiện, hoạt động nhân đạo hay giúp các nạn nhân của chế độ cộng sản đi kiện ra các tòa án quốc tế đòi bồi thường, việc hỗ trợ bao gồm tư vấn cả tiền bạc nhằm giúp các nạn nhân lấy lại công lý cho mình. Không loại trừ khả năng một số tiền sẽ được giúp các tổ chức xã hội dân sự ở Việt Nam. 
Ban đầu Nhóm Luật sư muốn ông Bình khoán toàn bộ vụ việc cho họ bởi họ phòng ngừa việc phía Việt nam sẽ cho người ám sát ông nhưng ông Bình chọn phương án đồng hành cùng họ. Chắc chắn hơn nữa cho tiến trình vụ kiện có thể lâu dài hay bị nhà nước Việt Nam cho người đi ám sát ông Trịnh Vĩnh Bình thì ông Bình cũng đã hoàn tất lập chúc thư thừa kế vụ kiện cho các thừa kế của ông ngõ hầu theo đuổi vụ việc đến cùng. Nguồn tin cho hay là ông Bình được chính Tòa án Quốc tế khuyến cáo không nên quay về Việt Nam lúc này, ông cũng tuyên bố sẽ không về Việt Nam cho đến khi công lý thực thi hoàn toàn cho ông.
Trong vài ngày tới các cơ quan truyền thông tại Hòa Lan và EURO-zone sẽ thông báo tin này trên các phương tiện truyền thông nhằm khuyến cáo Việt kiều cân nhắc khi về Việt Nam đầu tư làm ăn.
Phía Việt Nam hiện nay, Chính phủ cũng vội vàng thuê một hãng luật nổi tiếng của Pháp để bào chữa trước Tòa án Quốc tế La Haye.

C. NHẬN XÉT SƠ BỘ VỀ VỤ KIỆN SẮP TỚI GIỮA CÁ NHÂN TRỊNH VĨNH BÌNH VÀ NHÀ NƯỚC VIỆT NAM


Đây là vụ kiện rất hay bởi các tác dụng của nó trên phương tiện truyền thông sẽ gây ảnh hưởng lớn đến tiến trình thay đổi chế độ độc tài và cải thiện môi trường đầu tư, giúp cho kinh tế Việt nam phát triển. Bởi vì khả năng thua kiện của nhà nước Việt nam, theo cá nhân tôi, là 95%. Thời kỳ bao cấp, Việt nam đóng cửa về thông tin nên trình độ quan trí rất thấp, nhất là các quan chức đầu tỉnh và trung ương. Hình như quyền chức càng cao thì họ càng khôn với dân trong quốc nội để bóc lột, còn ra đấu trường quốc tế ngơ ngơ ngáo ngáo. Điểm sáng duy nhất hiện nay trong trí nảo của họ là thuê ngay hãng Luật của Pháp, còn như trước kia, vụ kiện chất độc dioxin “màu da cam” đã làm cho giới luật trên toàn cầu cười đến tét cả rốn. Không biết Hãng Luật của Pháp mà họ thuê sẽ bảo vệ cho Nhà nước Việt Nam trong vụ kiện này ra sao nhưng đa số các luật sư là bạn bè của Cù Huy Hà Vũ cả. Thật khôi hài.
Còn cá nhân kiện một chính phủ là việc rất bình thường theo luật pháp quốc tế. Ngay cả vụ Khodorkovski cũng tương tự. Do Khidorkovski là tỷ phú có ý định tranh cử tổng thống và tham gia vào hoạt động chính trường, Putin đã quy kết ông vì tội trốn thuế và bắt tù. Sau khi ra tù, Khodorkovski đã kiện Chính phủ Nga tại tòa án quốc tế này và thắng kiện. Phía Nga hiện đang bồi thường cho khoản 50 tỷ USD cho ông. Còn Trịnh Vĩnh Bình kiện Nhà nước Việt nam thắng kiện sẽ là một vụ kiện rất đặc biệt bởi vì liên quan đến quan điểm của đảng cộng sản về sở hữu tư nhân đất đai. Khi đất đai hiện nay ở Việt Nam vẫn là sở hữu toàn dân, nếu phán quyết phía Việt Nam thua kiện và phía Việt Nam tuân thủ bản án quốc tế này đồng nghĩa với việc sửa đổi cơ bản luật đất đai và cả hiến pháp của họ. Trường hợp phía Việt nam thua kiện nhưng không tuân thủ bản án theo kiểu “tao đéo chấp hành, chúng mày làm gì tao” thì hậu quả còn xấu hơn nữa vì tình hình thế giới hiện nay đã không còn phe xhcn và dân trí Việt nam đã cao hơn trước nhiều. Phán quyết của Tòa án quốc tế La Haye có thể gây chấn động chính trường Việt nam để họ phải đổi mới thể chế.
Chúng ta biết rằng đảng cộng sản thiết lập hệ thống ba bộ máy nhà nước để tham nhũng. Do vậy, sở hữu toàn dân về đất đai là cơ sở pháp lý cho tham nhũng hệ thống. Thật sự, về bản chất sâu xa của vụ kiện là ông Bình kiện đòi sở hữu bất động sản mà ông đã mua ở Việt Nam. Phía Việt Nam đang nợ nần khắp thế giới. Nên nếu thua kiện, không thể quy ra giá trị 01 tỷ USD để trả cho ông Bình. Còn trả bằng bất động sản thì phải sửa đổi Hiến pháp và Luật Đất đai cho phù hợp với quốc tế. Chúng ta biết rằng cơ sở tồn tại của nền độc tài dựa vào 3 cột chống chủ yếu là: độc quyền thông tin lừa đảo dân chúng; sở hữu toàn dân về tư liệu sản xuất để bóp chặt kinh tế tư nhân; và thủ tiêu các hội đoàn đảng phái dân sự độc lập. Do vậy, việc thừa nhận sở hữu tư nhân về đất đai sẽ có tác dụng chủ yếu làm tan rã nền móng kinh tế của đảng cộng sản làm cho đảng không vận hành được cơ chế tham nhũng nữa; và đảng không tham nhũng thì sẽ sụp đổ. 

(Tổng hợp từ báo Pháp luật TP.HCM, báo Thanh niên, Bách khoa toàn thư mở Wikipedia, Huỳnh Bá Hải Dân Làm Báo.org

THƯ GỬI CÁC SINH VIÊN, HỌC SINH CÔNG GIÁO DỊP ĐẦU NĂM HỌC 2016 – 2017

THƯ GỬI CÁC SINH VIÊN, HỌC SINH CÔNG GIÁO DỊP ĐẦU NĂM HỌC 2016 – 2017

Các con rất thân mến,

Cha vui mừng gửi đến các con lời chào thân thương nhân dịp đầu Năm học 2016 – 2017 và cầu chúc các con một năm học an lành, nhiều kết quả và được Chúa chúc phúc.

Các con bắt đầu năm học mới trong khi trên thế giới cũng như tại Quê hương Việt Nam chúng ta đang có những sự kiện gây hoang mang và nhiều âu lo cho mọi người. Trong hoàn cảnh này, Cha tự hỏi các con có thể làm được gì cho Giáo Hội, cho Đất Nước và cho thế giới?

Đất Nước sẽ hùng cường khi có những người dân chí khí, thông minh và biết thương yêu Dân Tộc; Giáo Hội sẽ tràn đầy nhựa sống linh thiêng để thông truyền cho thế giới khi con cái Giáo Hội thấm nhuần và sống theo Tin Mừng của Chúa Giêsu. Vì vậy, để trở thành những người con xứng đáng và hữu ích cho Giáo Hội và Quê Hương, ngay từ bây giờ, khi đến trường, các con không được chỉ tìm học thêm kiến thức, nhưng còn phải rèn luyện con người của mình về mọi mặt mà Cha gồm tóm lại trong 4 chữ “Thành”: Thành Tài, Thành Công, Thành Nhân, Thành Thánh.

Các con hãy mơ những giấc mơ cao thượng để sống hiên ngang như cây tùng, cây bách, chứ đừng mơ ước những điều hèn kém, sống như ngọn cỏ, thỏa mãn với những thú vui vô bổ và tìm kiếm những lợi lộc ích kỷ, hại người. Có những em đến xin Cha Xứ nghỉ học giáo lý để đi học văn hóa và có khi còn đưa cả cha mẹ đến xin nữa. Các em này và cha mẹ của các em chỉ nghĩ đến “Thành Tài” và “Thành Công” mà coi thường việc “Thành Nhân” và “Thành Thánh”. Nếu các con làm như thế, các con sẽ là những con người khập khiễng và chẳng bao giờ các con có thể vươn cao như cây tùng, cây bách, nhưng sẽ chỉ là những dây gai bò là là trên mặt đất và khốn cho ai đạp phải gai của nó!

Trong nỗ lực tự rèn luyện con người của mình, các con phải đối diện với sức quyến rũ của nhiều thứ đam mê có thể giam hãm tâm hồn các con và kéo các con xuống đất bùn. Trong các thứ đam mê của tuổi trẻ hôm nay, đặc biệt phải nói đến đam mê chơi games và hút, chích các chất kích thích hủy hoại cuộc đời. Đây là hai thứ đam mê đã có từ lâu, nhưng ngày nay, đang lan tràn tới nhiều trường học và cả giáo xứ, làm bại hoại nhiều thanh thiếu niên bất kể nam hay nữ, làm cho kết quả học tập bị giảm sút và gây bất ổn cho nhiều gia đình. Có những em nói dối cha mẹ là đi lễ, đi học, nhưng rồi lại vùi đầu vào các tiệm internet để chơi games, hoặc rủ nhau đi hút chích.

Người ta nói, hiện nay loại game “Pokémon Go” đang làm giới học sinh, sinh viên mê say. Chơi loại game này, nhiều em đã gây ra tai nạn giao thông vì vừa chạy xe, vừa đi bắt những con vật ảo trong trò game. Đứng trước tệ nạn này, có những giáo xứ, những trường học đã mở cổng mời gọi các thanh thiếu niên đến chơi “Pokémon Go”, hy vọng sẽ giữ được các em trong môi trường lành mạnh. Sáng kiến này cũng chỉ giúp các em không gây ra tai nạn giao thông, nhưng vẫn không giúp đạt được điều căn bản là giải thoát các em khỏi ách nô lệ của đam mê.

Ngoài “Pokémon Go” và các chất kích thích hủy hoại cuộc đời, còn nhiều thứ đam mê khác, như dục vọng, tiền bạc, quyền lực. Mọi thứ đam mê đều dẫn con người đến tình trạng lệ thuộc, làm mất tự do và làm cho người ta xa nhau, cho dù vẫn ở gần nhau. Vì vậy, các con cần phải chiến đấu để giữ cho lòng được tự do và thanh thoát.

Để được như vậy, trước tiên, các con phải kiên cường quyết định dứt bỏthứ đam mê đang áp đảo các con và luyện tập để có được một nếp sống thanh thoát. Trong cuốn sách “Trên Đường Băng”, tác giả Tony Buổi Sáng kể lại câu chuyện một học sinh lớp 11 viết thư cho tác giả và kể về việc sau khi nghe cô giáo đọc bài ‘Chuyện ở West Point’ cho cả lớp nghe, cậu chợt bừng tỉnh. Cậu dứt khoát từ bỏ việc chơi game online, vì nó hại nhiều hơn lợi, mất nhiều hơn được. Cậu từ bỏ mọi cái lười biếng cố hữu và bắt đầu một chương trình sống mới (x. trg 23-25 ngay bên dưới).

Tiếp đến, các con phải giữ cho lương tâm được ngay thẳng và trong sáng. Trong lá thư gửi quý Thầy Cô nhân Ngày Nhà Giáo năm 2014, Cha đã nói về một câu chuyện có tựa đề “Lương tâm giá bao nhiêu tiền một cân?”. Hôm nay Cha muốn kể lại cho các con. Câu chuyện kể về một anh lái xe, vì xe hỏng nên xuống lấy hai hòn đá chặn hai bánh sau để sửa xe. Sửa xe xong, anh lên xe đi, để lại hai hòn đá trên đường. Mặc dù được một cụ già nhắc bảo, anh vẫn rồ máy cho xe chạy. Đến trạm kiểm soát, anh thấy mất ví tiền, trong đó có giấy phép lái xe. Trở lại chỗ sửa xe để tìm, anh không thấy ví tiền, nhưng thấy một mảnh giấy yêu cầu anh vác hòn đá lên đồi để tìm ví tiền. Theo hướng chỉ dẫn, anh lên tới đỉnh đồi nơi có một nấm mộ mà trên đó anh thấy đặt ví tiền và một tờ giấy. Giấy phép lái xe và tiền đầy đủ không thiếu một đồng. Còn tờ giấy thì viết như sau: “Cái ví này là do tôi nhặt được… Đây là mộ của con trai tôi. Hai năm trước, vào một đêm, nó đi xe máy về nhà, vấp phải hòn đá của một kẻ nào đó không có lương tâm bỏ ở trên đường, bị ngã mà chết. Tôi đưa anh đến tận mồ của con trai tôi là mong anh hiểu rõ một đạo lý: “Lương tâm là vô giá, làm người có thể để mất cái gì thì mất nhưng nhất thiết không được để mất lương tâm“.

Sau cùng, các con còn phải có bạn tốt và phải chăm chỉ cầu nguyện. Các thứ đam mê có sức quyến rũ mạnh như vũ bão, có thể bẻ gẫy ý chí của các con. Vì thế, để đứng vững trong quyết định, các con cần có sự trợ giúp của các bạn tốt và của chính Thiên Chúa, Đấng đã xuống thế gian làm người, ban sức sống thần linh cho tất cả những ai đón nhận Ngài, “để họ được sống và sống sung mãn” (Ga 10,10).

Sau cùng, xin cho Cha gửi lời chào thăm các Thầy Cô và các bạn học của các con.

Với lòng thương mến, Cha cầu nguyện cho các con và xin Chúa chúc lành cho các con trong năm học mới này. Xin Mẹ Maria giang rộng vòng tay Hiền Mẫu che chở và gìn giữ các con.

Cha thân ái chào các con!

Ngày 04 tháng 9 năm 2016

DING D DAO

 

+ Giuse Đinh Đức Đạo

Chủ tịch Ủy Ban Giáo dục Công Giáo

Giám mục Giáo phận Xuân Lộc

  Trích từ tác phẩm “Trên Đường Băng” tr 23-25

Một cậu bé học lớp 11 ở Quảng Bình vừa gửi mail cho Tony. Cậu nói cô giáo của cậu đọc bài “Chuyện ở West Point” cho cả lớp cậu nghe cách đây hai hôm. (Một trong những bài viết của Tony Buổi Sáng, nêu cao tinh thần vượt khó học tập, rèn luyện). Cậu chợt bừng tỉnh. Cậu THỀ sẽ từ bỏ hoàn toàn việc chơi game online, cậu nói nó hại nhiều hơn là được. Cậu THỀ từ bỏ mọi cái lười biếng cố hữu. Cứ 10 giờ đêm cậu ngủ và 5 giờ sáng thức dậy, chạy bữa đầu một vòng quanh nhà, mỗi ngày tăng lên một vòng nữa. Tối về cậu sẽ bay đá vào bao cát 100 cái mới tắm và đi ngủ. Cậu cũng tự ra điểu kiện một ngày học 10 từ tiếng Anh mới, cậu sẽ láy sách tiếng Anh cấp 2 ra và dò lại với mục tiêu là nắm vững những gì đã học, không sót một chữ. Cậu sẽ đọc lại hết các sách giáo khoa lớp trước như lịch sử địa lý, cái mà cậu nghĩ là tầm phào trước đây. Cậu cũng đã thu âm các bài tiếng Anh do mình tự đọc. Cậu nói, chưa bao giờ có cái gì truyền cảm hứng cho cậu đến như vậy. Cứ mỗi sáng thức dậy, lồng ngực lại đầy khí trời của một ngày mới và tinh thần tràn đầy năng lượng. Cậu lại lao vào học tập, rèn luyện say mê.

Cậu hứa với Tony, thời điểm con người có chuyên môn là học thì phải tập trung vào học. HỌC SINH SINH VIÊN THÌ PHẢI HỌC. Cậu quyết tâm sắt đá và sẽ trở thành một người đàn ông tuyệt vời, là câv tùng câv bách chứ khòng phải là dâv leo tầm gửi. Cậu sẽ báo cáo cho Tony vào từng tháng sự tiến bộ của mình, dù Tony có đọc và có trả lời không thì cậu cũng không quan tâm, đơn giản là cậu muốn rèn luyện kỹ năng viết.

Tony thấy hài lòng. Sẵn đây nói luôn với các bạn trẻ. Nếu Thượng Đế có cho ta lại một cuộc đời, chúng ta nên thiết lập các mục tiêu sớm hơn. Và với bất cứ lứa tuổi nào, sự tỉnh thức cũng đều không muộn.

 Dù đã đi làm, ngay bây giờ, hãy đén các trung tâm ngoại ngữ đé học. Hãy ra các nhà sách đé mua sách vể đọc. Hãy đén các trung tâm thể dục thé thao đé ghi danh tập võ, tập cáu lông tennis, tập khiêu vũ, tập bơi lội… Trên Facebook của bạn bè, chẳng có gì mới đâu. Mấy trang tin tức cũng vậy, đọc vài tờ báo chính thống biết xã hội xung quanh thế nào, rổi thôi, tắt máy. Online một ngày 30 phút là đủ. Một dân tộc hùng cường sẽ bắt đầu bằng những hoc sinh khỏe mạnh và thông tuệ. Đất nước hóa rông, hãy kiêu hãnh là một hồng cầu, đừng là khúc ruột thừa của con rồng ấy.

Sức mạnh chỉ có từ nội lực và tinh thần bên trong. Bạn thử quan sát lúc gà con nó nở. Đầu tiên, con gà con bên trong quả trứng sẽ cựa mình, nó sẽ mổ cái vỏ, rùng mình trút lớp vỏ ấy, và bước ra nhìn đời. Còn nếu ai đó mong muốn giúp nó mà tìm cách bóc tách cái vỏ, thi con gà con ấy sẽ chết Cuộc đời cũng y chang vậy, không ai làm giùm cho đâu, không ai có thể giúp MÌNH THÀNH ĐẠT được.

Mình muốn mình thành ai, thì tự quyết. Có những tuổi trẻ đấy sức sống, bụng sáu múi, mặt đẹp sáng bừng, trí não thông tuệ… ở ngoài sân bóng, ngoài hồ bơi, trong những trung tâm thể dục thể thao, các nhà văn hóa, cùng nắm tay nhau hát vang ngoài công viên, đi vùng cao vùng xa xóa mù chữ, mang ánh sáng văn hóa với cộng đồng. Chúng ta có một quỹ thời gian ít ỏi để xây dựng nền móng cho ngôi nhà minh. Thành cao ốc chọc trời hay nhà tranh xiêu vẹo thì tùy bạn quyết định vào hôm nay. Nếu để tới ngày mai, bạn đã bị mất một ngày vô nghĩa, và có khi sẽ không bao giờ làm được cái gì hết Người thất bại hay hẹn, câu cửa miệng là: “Thôi từ từ, để mai cũng được”.

[…]


TrenDuongBang

 

Cứ mãi ở ao làng, rồi ao sẽ cạn.

Sao không ra sông ra biển để vẫy vùng?

Sao cứ tự trói mình trong nếp nghĩ bùng nhùng?

Sao cứ mãi online và thở dài ngao ngán?

Sao cứ để tuổi trẻ trôi qua thật chán?

Trên đường băng sân bay mỗi đời người.

Có những kẻ đang chạy đà và cất cánh.

 (trích “Trên Đường Băng”)

************

Ngày Độc lập, dân Việt vẫn mơ độc lập

Ngày Độc lập, dân Việt vẫn mơ độc lập

VOA

Trà Mi

3-9-2016

Lễ diễu binh, diễu hành mừng 70 năm Cách mạng Tháng 8 và Quốc khánh 2/9 ở Hà Nội, 2/9/2015. Ảnh: AP

Việt Nam hôm nay kỷ niệm 71 năm Ngày Quốc khánh, khai sinh nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà nay là Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

Truyền thông nhà nước đăng bài viết của Chủ tịch nước Trần Đại Quang nhân Lễ Độc lập năm nay kêu gọi phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trước yêu cầu mới.

Ông Quang nói sức mạnh của đảng nằm ở mối quan hệ gắn bó với nhân dân. Ông thúc giục “mọi chủ trương, đường lối, chính sách của đảng, pháp luật của nhà nước phải hợp với lòng dân, xuất phát từ lợi ích và nguyện vọng chính đáng của người dân” và, vẫn theo lời ông, phải “đi vào cuộc sống.”

Phát biểu được đưa ra trong lúc ngày càng xuất hiện nhiều chỉ trích và kêu gọi nhà cầm quyền lắng nghe tiếng nói và nguyện vọng của người dân để thực hiện những cải cách sâu rộng, cụ thể về nhiều mặt từ kinh tế, chính trị, đến đời sống xã hội và chính sách bảo vệ chủ quyền giữa những vấn nạn về tham nhũng, tai tiếng về nhân quyền của Việt Nam và mối đe dọa từ Trung Quốc.

Anh Nguyễn Đình Hà, một nhà hoạt động trẻ tại Hà Nội, chia sẻ cảm xúc nhân ngày Quốc khánh năm nay:

“Trong tiêu đề của Việt Nam rằng ‘Độc lập-Tự do-Hạnh phúc’, cả ba điều đó tại Việt Nam hiện nay gần như không đạt được điều nào cả. Quyền tự do của công dân thì bị xâm phạm. Độc lập của đất nước thì không thật sự toàn vẹn vì lãnh thổ bị xâm chiếm, kinh tế bị lệ thuộc nước ngoài. Còn về hạnh phúc thì đời sống người dân cơ cực-đau khổ, đặc biệt là người dân ở các tỉnh miền Trung hiện nay do thảm họa môi trường. Đời sống dân hết sức khó khăn mà chính quyền không có sự quan tâm đúng mức, cần thiết.”

Từ Sài Gòn, nhà thơ Đỗ Trung Quân, một trí thức trong giới văn nghệ sĩ được nhiều người biết đến, nói Lễ Độc lập đối với phần lớn dân chúng nhìn chung chỉ là một ngày nghỉ, không mấy ai háo hức chờ đón trong ý nghĩa thiêng liêng của nó:

“Đối với tôi, ngày hôm nay như là một ngày bình thường. Chính quyền vẫn làm những buổi kỷ niệm tưng bừng. Còn người dân đa phần coi đây là một ngày được nghỉ để đi du lịch, thư giãn, giải trí. Trong tình hình đất nước như thế này, với bao nhiêu biến cố từ biển đảo cho đến vấn đề Formosa thì tinh thần người dân bị tổn thương, cuộc sống của họ bị ảnh hưởng. Lễ lạc phải đi kèm với một cuộc sống sung túc thì người ta mới đón nhận được. Còn bây giờ, trong hoàn cảnh này, người dân Hà Tĩnh vẫn xuống đường và họ vẫn bị đàn áp. Như thế, rất khó có một tâm trạng ‘vui chung’. Các vấn nạn xảy ra cho xã hội như thế, người dân không hoàn toàn tập trung vào lễ lạc được.”

Trong cảm xúc chia sẻ trên Facebook, anh Paulus Lê Sơn, một nhà hoạt động trẻ ở Nghệ An, viết rằng:

“Độc lập ơi độc lập,
Sao tên người cứ mãi xa xôi
Dân nước Nam bao giờ mới thấy
Dân chủ tự do như mấy anh Tây.”

Và anh kết thúc bài viết của mình với dòng thơ: “Ngày độc lập sao ta vẫn mơ độc lập?”

Nhà thơ Đỗ Trung Quân chia sẻ với hoài bão này:

“Đó không phải là tâm trạng của một tác giả đâu. Tôi cũng mơ như thế đấy. Tôi mơ một cái độc lập thật sự, chúng ta có một chủ quyền thật sự. Chiến tranh đã quá lâu rồi, lệ thuộc quá nhiều rồi.”

Người bạn trẻ tên Hà ở Hà Nội tiếp lời:

“Em mong muốn trong tương lai, đất nước mình được thật sự dân chủ, phát triển; người dân được thật sự độc lập, tự do, hạnh phúc, chứ không chỉ là những khẩu hiệu. Mọi mặt ở đây đều gắn liền với vấn đề chính trị. Phải dựa trên cải cách về chính trị. Chính quyền phải tôn trọng quyền tự do-dân chủ của người dân. Nền kinh tế phải được là kinh tế thị trường không có sự định hướng xã hội chủ nghĩa gì cả vì hiện nay nền kinh tế Việt Nam bị rối loạn bởi sự định hướng rất sai trái và quản lý không hiệu quả. Về mặt xã hội thì bị băng hoại bởi thực trạng giáo dục. Đạo bây giờ còn bị suy thoái. Em mong muốn những khẩu hiệu [độc lập-tự do-hạnh phúc] đó phải được thực hiện dựa trên những cải cách kinh tế, chính trị, xã hội.”

Bản Tuyên ngôn Độc lập do Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc ngày 2/9/1945 nhấn mạnh đến một nước Việt Nam “độc lập-tự do-hạnh phúc”, sáu chữ vàng mở đầu các văn bản hành chánh chính thống và là tôn chỉ trong các khẩu hiệu tuyên truyền của đảng Cộng sản cầm quyền.

Sở Thái Bình không khuyến khích nông dân tự sản xuất điện, Nhật Bản nhanh tay hốt ngay hàng nóng!

Sở Thái Bình không khuyến khích nông dân tự sản xuất điện, Nhật Bản nhanh tay hốt ngay hàng nóng!

Chủ nhân chiếc lò đốt triệt để rác thải và tạo ra điện năng cho biết đã dỡ bỏ chiếc lò chỉ vì bị Sở KHCN Thái Bình cấm chế tạo.Ngay lập tức, các chuyên gia Nhật Bản đánh hơi được mùicông nghệ và nhảy vào đề nghị hợp tác. Chuyên gia Nhật cho biết nếu ông Bùi Khắc Kiên không được khuyến khích sáng chế tại Việt Nam, họ sẵn sàng mời ông sang Nhật Bản làm việc.
Bảo làm sao công nghệ của Việt Nam cứ mãi ì ạch.

Sở Thái Bình không khuyến khích nông dân tự sản xuất điện, Nhật Bản nhanh tay hốt ngay hàng nóng!

Sở Thái Bình không khuyến khích nông dân tự sản xuất điện, Nhật Bản nhanh tay hốt ngay hàng nóng!

 

Với sáng chế lò đốt có khả năng đốt triệt để rác thải ở nhiệt độ cao và dùng nhiệt năng để phát điện, đã có công ty của Nhật quan tâm.’ name=’description

Khi được hỏi về cách làm khoa học của người Nhật Bản, ông Nakayama cho biết: “Tại Nhật Bản, không chỉ có các chương trình hỗ trợ các nhà khoa học nghiên cứu mà có rất nhiều chương trình, cuộc thi nhằm khuyến khích sự sáng tạo của nhân dân. Mỗi sáng chế của người dân đều được một hội đồng có trách nhiệm thẩm tra tính ứng dụng và tạo điều kiện tốt nhất để họ tiếp tục phát huy sáng tạo của mình.”

Có thể thấy rằng, để có một nền khoa học phát triển như hiện nay, người Nhật Bản đã có cách làm rất khác với Việt Nam. Bởi để giúp được ông Bùi Khắc Kiên đi đăng ký bản quyền, đoàn công tác của Bộ Khoa học Công nghệ cũng phải năm lần bảy lượt tới địa phương để tìm hiểu, trong khi Sở KHCN Thái Bình đã nhanh chóng cấm đoán người dân sáng chế mà không tìm hiểu cái hay, cái dở của họ, tính ứng dụng ra sao.
Khi được hỏi về cách làm khoa học của người Nhật Bản, ông Nakayama cho biết: “Tại Nhật Bản, không chỉ có các chương trình hỗ trợ các nhà khoa học nghiên cứu mà có rất nhiều chương trình, cuộc thi nhằm khuyến khích sự sáng tạo của nhân dân. Mỗi sáng chế của người dân đều được một hội đồng có trách nhiệm thẩm tra tính ứng dụng và tạo điều kiện tốt nhất để họ tiếp tục phát huy sáng tạo của mình.”

Xem thêm: 

Thảm cảnh lò đốt rác phát điện: Người Nhật thấy “ngọc”

Một Formosa khác trong đất liền: Tỉnh Bình Dương

Một Formosa khác trong đất liền: Tỉnh Bình Dương

Mai Thanh Truyết (Danlambao)Tỉnh Bình Dương được bao bọc bởi sông Sài Gòn và nối kết với ồ chứa nước Dầu Tiếng phía Tây, phía trung tâm có sông Bé chảy xuống, và phía Đông có sông Đồng Nai; cộng thêm hệ thống sông rạch kết nối với ba dòng sông chínhVới trên 500 Cty hiện diện ở Bình Dương tự do… xả thải khí, rắn, và nhất là phế thải lỏng vào mội trường. Cộng thêm năm nhà máy sản xuất bột giấy. Câu hỏi được đặt ra là, lượng khổng lồ nước thải sẽ đi về đâu?…
*
Bình Dương thuộc miền Đông Nam Việt, nằm trong vùng kinh tế quan trọng phía Nam, với diện tích 2694,4 km2. Với tọa độ địa lý 10o51′ 46″ – 11o30′ Vĩ độ Bắc, 106o20′ – 106o58′ kinh độ Đông. Phía Bắc giáp tỉnh Bình Phước. Phía Nam giáp Thành phố Sài Gòn. Phía Đông giáp tỉnh Đồng Nai. Phía Tây giáp tỉnh Tây Ninh và Thành phố Sài Gòn.
Với dân số 1,7 triệu theo thống kê 2011. Hiện tại tuy chưa có thống kê chính thức nhưng chắc chắn con số trên đã tăng cao vì sự hiện diện của Trung Cộng qua việc xây dựng Đông Đô Đại phố và các khu chế xuất, khu công nghiệp nằm rải rác khắp tỉnh. Con số không thể thống kê được vì ước tính có hàng trăm ngàn lao động TC nhập cư “lậu”.
Đông Đô Đại Phố
Đông Đô Đại Phố được xây dựng trên quy mô 26 mẫu tây ngay tại trung tâm của thành phố mới Bình Dương. Dự án được xây dựng theo phong cách Trung Hoa với mục tiêu tạo ra một khu đô thị hiện đại phục vụ cho cộng đồng người Hoa sinh sống và làm việc tại Bình Dương.
Dự án đã hoàn tất từ giữa năm 2012 và vẫn tiếp tục phát triển rộng thêm nữa.

 
Khu Công nghiệp
Với một diện tích nhỏ và mật độ dân số năm 2011 là 628 người/km2, tỉnh Bình Dương phải chịu đựng một mức phát triển hoàn toàn không ứng hợp với chiều hướng toàn cầu hóa, phát triển không không cân bằng với việc bảo vệ môi trường, cũng như hầu hết các công ty hiện có đều không qua các tiêu chuẩn quy định bởi Luật Môi Trường và Luật Đầu tư trước khi được cấp giấy phép xây dựng như:
– Dự án phải có nghiên cứu tác động môi trường (Environmental Impacts Assessement);
– Dự án phải có phương án thanh lọc (“xử lý”) các chất phế thải lỏng, rắn, và khí;
– Dự án phải qua thủ tục đấu thầu quốc tế và được quốc hội CS Bắc Việt nếu dự án có mức đầu tư trên 300 trệu Mỹ kim;
– Dự án phải tận dụng lao động địa phương. Lao động nước ngoài được thuê mướn chỉ là những lao động chuyên môn mà địa phương không thể cung cấp được.
Nhưng đối với trường hợp tại Bình Dương, các quy định trên đều vắng bóng trong dự án, giống như tất cả các dự án trên toàn cõi đất nước, điển hình là nhiều Dự án khai thác Bauxite ở Tân Rai, Bảo Lộc, Nhân Cơ, Đắc Nông, hay Formosa, Hà Tỉnh v.v… Cộng thêm việc các đường phố đã được thay tên Việt bằng những tên Tàu…
Chính vì vậy, sau gần 10 phát triển, tỉnh Bình Dương hiện có 30 (trong số 298 KCX, KCN trên cả nước) Khu chế xuất, Khu công nghiệp mọc dày đặc khắp tỉnh.
Mỗi KCX, KCN thông thường có từ 5 đến 20 Cộng ty đủ loại, từ biến chế thực phẩm, hóa chất, làm bao bì v.v…). Đặc biệt KCN Việt Hương 1 có 54 Cty, Việt Hương 2, 30 Cty, Phú Mỹ III có 123 Cty, Nam Tân Yên, 46 Cty, Sóng Thần I, 72 Cty, Sóng Thần II, 86 Cty.
Đặc biệt hơn nữa, Bình Dương còn có 5 Cty sản xuất bột giấy tương tợ như Nhà máy xuất Bột giặt Hậu Giang, tuy có quy mô nhỏ hơn, dưới 100.000 tấn bột giấy/năm cho mỗi nhà máy. Đó là:
– Cty Bột giấy Đông đô (Trung Cộng);
– Chánh Dương Paper (Trung Cộng);
– Glaz Paper (Đức);
– Vina Graft (Trung Cộng);
– New Toyo Nhật).
Chùng ta hãy hình dung, với trên 500 công ty hiện diện ở Bình Dương tự do… xả thải khí, rắn, và nhất là phế thải lỏng vào mội trường. Cộng thêm năm nhà máy sản xuất bột giấy kể trên (muốn sản xuất 1 tấn bột giấy, mức thải lỏng giao động từ 50-60 tấn gồm sút caustic, và dioxin trong quá trình tẩy rửa…).
Câu hỏi được đặt ra là, lượng khổng lồ nước thải sẽ đi về đâu?
Tỉnh Bình Dương được bao bọc bởi Sông Sài Gòn và nối kết với Hồ chứa nước Dầu Tiếng phía Tây, phía trung tâm có sông Bé chảy xuống, và phía Đông có sông Đồng Nai (nguồn nước chính của hệ thống cung cấp nước cho Tp Sài Gòn và vùng phụ cận); cộng thêm hệ thống sông rạch kết nối với ba dòng sông chính kể trên.
Như vậy, Bạn có thể trả lời câu hỏi trên rồi chứ?
Nước sông bị ô nhiễm hóa chất độc hại!
Nước ngầm (giếng nước) bị ô nhiễm!
Đất mặt bị ô nhiễm ảnh hưởng lên cây trái, rau đậu, và chăn nuôi!
Không khí bị ô nhiễm gây ra bao mầm bịnh cho người dân!
 
Như vậy, Bình Dương hiện tại có phải là một Formosa trong đất liền hay không, hở các bạn?
Và những lồng đèn đỏ, tượng trưng cho trang trí đặc thù của Trung Cộng cũng hiện diện khắp nơi, không những ở Bình Dương mà ở khắp nơi nào có sự hiện diện của Hán tộc Trung Cộng.
Bà con ở hải ngoại cần đề cao cảnh giác trước những lồng đèn đỏ nầy: Nhà hàng, Công ty thực phẩm, Trung tâm thương mại v.v… có trang trí Lồng đèn Hán tộc” cần nên tránh, nhất là trong những dịp lễ, tết trung thu, tết nguyên đán.
Trên đây là những biểu hiện của cuộc Hán hóa không tiếng súng của Trung Cộng với sự tiếp tay của các Thái thú biết nói tiếng Việt của CSVN.
Kỷ niệm ngày 2/9/2016 sắp trở thành 1/10/2020

Bỏ Đảng và hệ lụy

 Bỏ Đảng và hệ lụy

Mặc Lâm, biên tập viên RFA
2016-09-02

RFA

000_Hkg10250097.jpg

Các đại biểu giơ thẻ đảng tại lễ bế mạc Đại hội toàn quốc lần thứ 12 của Đảng Cộng sản Việt Nam ở Hà Nội vào ngày 28 tháng 1 năm 2016

 AFP Photo

Bỏ đảng và hệ lụy

04:23/07:13

Phần âm thanh Tải xuống âm thanh

Trong vài ngày qua câu chuyện ông Võ Văn Thôn đang là đầu đề thời sự xoay quanh vấn đề bỏ Đảng của các đảng viên cao cấp, lâu năm. Nguyên nhân của mỗi cá nhân có thể khác nhau nhưng nếu tập trung từng trường hợp riêng biệt thì nguyên nhân lớn nhất vẫn là do chủ trương toàn trị của Đảng tuy nhiên cho tới nay con số người bỏ Đảng vẫn không nhiều.

Vì sao bỏ Đảng?

Trưa ngày 28 tháng 8 năm 2016, ông Võ Văn Thôn cựu giám đốc Sở Tư pháp thành phố Hồ Chí Minh, từng được tặng thưởng Huân chương Độc lập hạng 3, Huân chương kháng chiến hạng 1 xác nhận quyết định xin ra khỏi Đảng Cộng sản Việt Nam.

Câu chuyện bắt đầu vào ngày 24 tháng 8, chi bộ đảng mà ông sinh hoạt tổ chức cuộc họp nhằm tiến hành “đấu tố” ông, vì ông đã tự ứng cử Quốc hội khóa rồi mặc dù thất cử, cuộc đấu tố này như một giọt nước tràn ly khiến ông quyết định bỏ Đảng 4 ngày sau, ông cho biết:

“Tôi mới có ý kiến đó bữa 28 tây thôi. Hôm đầu năm tôi có đăng ký ra ứng cử Đại biểu Quốc hội Hội đồng nhân dân rồi bây giờ chi bộ kiểm điểm kỷ luật khiển trách cho nên tôi không đồng ý và xin ra khỏi Đảng. Tôi đưa ý kiến vào chiều Thứ Sáu rồi Thứ Bảy Chủ Nhật cho nên các cơ quan của đảng cấp trên chưa thấy có ý kiến.

Chuyện này là đảng viên mà còn trong đảng thì có quy định trong nội bộ trong tổ chức đoàn thể nào cũng vậy thôi tôi có xin phép ở chi bộ nhưng mà bây giờ mấy ổng cũng kiểm điểm nên tôi không đồng tình, tôi không có vi phạm cho nên tôi nộp đơn người ta mới nhận, kiểm điểm chỉ trong tổ chức đảng thôi chứ người ta không đặt vấn đề ra ứng cử gì cả. Nó có tính cách xử lý kỷ luật mà tôi không đồng tình tôi thấy nó không đúng cho nên tôi không đồng ý và phản đối với hình thức như thế.”

Thời gian sau khi về hưu, ông Võ Văn Thôn tham gia câu lạc bộ Lê Hiếu Ðằng, một tổ chức tập hợp nhiều nhân sĩ trí thức từ trước 1975, phần lớn đều từng là đảng viên Đảng Cộng sản.

Hôm đầu năm tôi có đăng ký ra ứng cử Đại biểu Quốc hội Hội đồng nhân dân rồi bây giờ chi bộ kiểm điểm kỷ luật khiển trách cho nên tôi không đồng ý và xin ra khỏi Đảng.
– Ông Võ Văn Thôn

Trước ông Thôn hơn hai năm, Bác sĩ Đinh Đức Long cũng đã quyết định bỏ Đảng vì sự bao che trong toàn bộ hệ thống mà ông là một thành viên lẫn nạn nhân, nói với chúng tôi lý do khiến ông có quyết định này:

“Tôi đấu tranh trong nội bộ đảng chống tiêu cực trong tổ chức Đảng. Tôi đấu tranh từ cấp chi bộ cơ sở tới Đảng ủy của bệnh viện lên Thành ủy Đảng Cộng sản Việt Nam và tận Ban kiểm tra trung ương, Ban Nội chính trung ương, đấy là về mặt Đảng. Còn chính quyền thì lên đến cấp Bộ trưởng thế nhưng tất cả các cấp đều không có nhận thức gì hết, khi tôi kiện ra tòa thì tòa cũng kéo dài cả năm trời không xử và các cơ quan ngôn luận cũng vậy báo chí tôi đưa tài liệu thì không có hồi âm gì hết chỉ sau khi tôi từ bỏ Đảng Cộng sản Việt Nam và tòa xử tôi thắng kiện thì từ đó trở đi khi ông giám đốc là người vi phạm pháp luật đã bị bắt giam. Cuối cùng là gì đó là các cấp vi phạm pháp luật nói không đi với làm không những vi phạm pháp luật Việt Nam mà còn vi phạm pháp luật quốc tế”.

Bên cạnh sự bao che, độc đoán, chủ nghĩa Mác Lê là một trong những nguyên nhân khiến đảng viên nào có ý thức về sự độc hại của nó sẽ suy nghĩ và từ bỏ Đảng. Giáo sư Nguyễn Đình Cống là một trí thức đã công khai bỏ Đảng sau khi Đại Hội 12 tiếp tục kiên trì theo đuổi chủ nghĩa này.

Ngày 3 tháng 2 năm 2016 ông đã thông báo từ bỏ Đảng Cộng sản Việt Nam và yêu cầu tổ chức Đảng xóa tên ông ra khỏi danh sách.

TS Phạm Chí Dũng, một đảng viên có rất nhiều bài viết phản biện chống lại sự độc tài toàn trị, chà đạp nhân quyền cũng như các quyền sơ đẳng của công dân, sau khi nhận thấy Đảng không có khả năng tự đổi mới như nhiều lần tuyên bố, ngày 05 tháng 12 năm 2013, TS Phạm Chí Dũng tuyên bố quyết định ra khỏi Đảng vì tự nhận thấy Đảng Cộng sản không còn đại diện và phục vụ cho quyền lợi của đại đa số nhân dân, và điều đó đi ngược với tôn chỉ mục tiêu ban đầu của Đảng cùng lời thề của ông khi vào Đảng.

Vì sao chưa bỏ đảng?

000_Hkg10250114-400.jpg

Các thành viên của Ủy ban Trung ương mới của Đảng Cộng sản Việt Nam tại lễ bế mạc Đại hội toàn quốc lần thứ 12 tại Hà Nội, ngày 28 tháng một năm 2016. AFP Photo

Cho tới nay sau hơn 85 năm thành lập, tổng cộng người bỏ Đảng Cộng sản Việt Nam chưa tới con số trăm trong 4 triệu rưỡi đảng viên hiện nay thật quá ít ỏi. Nguyên nhân thì nhiều nhưng điều chủ yếu mà đa số không vượt qua được là nỗi sợ hãi.

Ông Đặng Xương Hùng, cựu lãnh sự từng làm việc tại Bộ Ngoại giao Việt Nam từ năm 1983 nguyên lãnh sự Việt Nam tại Genève từ năm 2008 đến 2012 và cũng là người từ bỏ Đảng Cộng sản, cho biết sự lo sợ của người đảng viên khi bỏ Đảng không phải cho chính họ mà là cho chính gia đình họ, ông nói:

“Cân nhắc chứ. Cân nhắc nhiều lắm chứ vì mình còn đang ở bộ phận được hưởng lợi mà bỏ đi. Rồi sự đe dọa nữa ai mà chả sợ? Ai mà chả sợ nhất là sợ sự tàn ác, trả thù của Việt Nam? Nó rất quỷ quái, nó không những chỉ trả thù cá nhân đâu mà vào gia đình, vào những người khác của mình làm cho mình nhụt chí đi. Có những người không sợ với cá nhân họ nhưng người ta sợ việc làm của họ sẽ ảnh hưởng đến gia đình người thân. Nếu người nào đã xác định được giới hạn cuối cùng của sự trả giá để vượt qua nỗi sợ đó thì chả còn gì là sợ nữa.”

Có những người không sợ với cá nhân họ nhưng người ta sợ việc làm của họ sẽ ảnh hưởng đến gia đình người thân.
– Ông Đặng Xương Hùng

Bác Sĩ Đinh Đức Long là hình ảnh mới nhất phản ánh sự trả thù của Đảng, ông cho biết:

“Sau khi tôi từ bỏ Đảng thì có thuận lợi là dư luận trong nước và quốc tế quan tâm đến việc này. Sau khi thắng kiện tôi về làm việc bình thường và có một số việc lạ là an ninh theo dõi tôi năm sáu an ninh chìm nổi và khi tôi tham gia các hoạt động xã hội dân sự như tham gia các cuộc mít ting kỷ niệm những ngày Trung Quốc xâm lược Hoàng Sa Trường Sa hay ngày 17 tháng 2 cuộc chiến tranh biên giới và nhất là cái vụ cá vừa rồi thì an ninh đã chận và đánh tôi, hành hung tôi, bắt vào đồn công an câu lưu 6 tiếng đồng hồ. Họ thường xuyên theo tôi có những ngày còn chặn đường không cho tôi đi làm nữa và bây giờ họ vẫn còn giám sát tôi bằng cách theo dõi.”

Luật gia Lê Hiếu Đằng nguyên Phó Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, 45 năm là đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam cũng bỏ Đảng vào ngày 4 tháng 12 năm 2013. Trước khi mất ông đã nói với đài Á Châu Tự Do về tâm nguyện của ông mà một trong những ước ao đó là đảng viên đừng sợ nữa:

“Tâm nguyện của tôi là mọi người đừng sợ gì nữa, phải hành động, phải làm việc, phải đấu tranh để bảo vệ chủ quyền – toàn vẹn lãnh thổ, đấu tranh vì nhân quyền, dân quyền, bảo vệ môi trường. Thực tế đó là ba yếu tố vì con người, cho con người. Còn chủ nghĩa xã hội là cái không nói nữa, ngay tại Liên Xô- quê hương của nó người ta cũng đã chán ngán rồi. Tại sao con cái các ông lãnh đạo đi các nước tư bản học hành, trong khi các ông bắt cả dân tộc này phải đi theo con đường mơ hồ chẳng tới đâu. Do đó trong thủ bút tôi nêu rõ Đảng Cộng sản nay là lực cản sự phát triển của đất nước. Đó là cái nguy hiểm nhất, phải đấu tranh để ngăn chặn điều đó”.

Theo công bố mới đây của nguyên Chủ tịch nước Trương Tấn Sang thì hiện nay có 4 triệu 500 ngàn đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam, tính trung bình nếu mỗi gia đình có thêm 2 người ăn theo thì con số ấy sẽ lên đến 13 triệu 500 ngàn người có liên hệ trực tiếp tới Đảng. Thử đặt câu hỏi 9 triệu người ăn theo ấy sẽ ra sao nếu cha anh của họ từ bỏ Đảng?

Tường bê tông gầm cầu vượt bể nát như nhà bỏ hoang

  Tường bê tông gầm cầu vượt bể nát như nhà bỏ hoang

Nguoi-viet.com

Cơ quan hữu trách dùng những mảnh tôn che đậy phần mảng bê tông bị bể ở gầm cầu vượt. (Hình: Thanh Niên)

Cơ quan hữu trách dùng những mảnh tôn che đậy phần mảng bê tông bị bể ở gầm cầu vượt. (Hình: Thanh Niên)

SÀI GÒN (NV) – Nhiều mảng bê tông gầm cầu vượt Nguyễn Hữu Cảnh, quận Bình Thạnh, bể nát từng mảng lớn, buộc cơ quan chức năng phải dùng tôn rào chắn xung quanh để cảnh báo nguy hiểm.

Theo mô tả của Thanh Niên, ngày 1 tháng 9, gầm cầu vượt Nguyễn Hữu Cảnh, đoạn giao với đường Điện Biên Phủ xuất hiện nhiều mảng bê tông bể nát, tạo những khoảng trống lớn vào khu vực dạ cầu. Bê tông bể, lộ ra nhiều thanh sắt đã hoen gỉ và xuất hiện nhiều vết nứt lan sang những khu vực khác.

Khi dùng tay đẩy nhẹ những mảng bê tông có vết nứt này, cũng có thể cảm nhận được độ rung có thể sập xuống bất cứ lúc nào. Toàn bộ khu vực hư hỏng rộng khoảng 10 mét vuông, kéo dài từ thành cầu xuống nền móng. Phía trên thành cầu cũng lộ ra nhiều vết nứt, hở hàm ếch từ 10-20 cm.

Để cảnh báo nguy hiểm, cơ quan hữu trách dùng nhiều mảnh tôn chắp vá và nhằm che khuất các vết nứt, bể. Đồng thời, đóng các trụ sắt và bọc tôn xung quanh khu vực, đặt bảng cảnh báo mọi người không được đến gần.

Nói với phóng viên Thanh Niên, ông Phạm Sanh, chuyên gia giao thông cho rằng, cầu vượt Nguyễn Hữu Cảnh hư là do trong tính toán kết cấu cầu không ổn, cộng với việc bảo trì cầu không được kỹ. (Tr.N)

Mở rộng Tân Sơn Nhất vì ‘lãnh chúa’ cho dùng ‘lãnh địa’

Mở rộng Tân Sơn Nhất vì ‘lãnh chúa’ cho dùng ‘lãnh địa’

Nguoi-viet.com

Phi trường Tân Sơn Nhất sau trận mưa chiều 26 tháng 8. Đây là hệ quả của việc Bộ Quốc Phòng Việt Nam tùy tiện lập ra các khu dân cư vây quanh phi trường này. (Hình: Facebooker Biên Hòa Young)

Phi trường Tân Sơn Nhất sau trận mưa chiều 26 tháng 8. Đây là hệ quả của việc Bộ Quốc Phòng Việt Nam tùy tiện lập ra các khu dân cư vây quanh phi trường này. (Hình: Facebooker Biên Hòa Young)

VIỆT NAM – Chính phủ Việt Nam vừa chính thức giao cho ba bộ và chính quyền thành phố Sài Gòn trách nhiệm phối hợp thực hiện việc mở rộng phi trường Tân Sơn Nhất.

Theo báo chí Việt Nam thì chủ trì kế hoạch phối hợp mở rộng phi trường dân sự lớn nhất Việt Nam là… Bộ Quốc Phòng! Lý do Bộ Quốc Phòng giữ vai trò chủ trì vì phần đất 21 héc ta nơi sẽ xây dựng thêm các nhà ga, trung tâm bảo trì – sửa chữa phi cơ, bãi đậu phi cơ là đất… của Bộ Quốc Phòng Việt Nam!

Phi trường Tân Sơn Nhất khởi công năm 1930 tại xã Tân Sơn Nhất, quận Gò Vấp, tỉnh Gia Định. Năm 1933 đón chuyến bay đầu tiên từ Pháp tới. Năm 1956 được mở rộng với phi đạo dài 3,000 mét bằng bê tông. Trước đó phi đạo ở Tân Sơn Nhất chỉ chừng 1,500 mét và mặt là đất nện.

Trước tháng 4 năm 1975, khu vực Tân Sơn Nhất vừa có phi trường dân sự, vừa có một số căn cứ quân sự và phi trường quân sự. Tổng diện tích ban đầu của khu vực Tân Sơn Nhất chừng 1,900 héc ta, phần lớn được để trống vừa vì lý do an ninh, vừa nhằm có thể mở rộng phi trường Tân Sơn Nhất khi cần.

Sau tháng 4 năm 1975, các căn cứ quân sự ở khu vực Tân Sơn Nhất trở thành “chiến lợi phẩm” của Bộ Quốc Phòng Việt Nam. Từ giữa thập niên 1980, Bộ Quốc Phòng Việt Nam bắt đầu phân lô, cấp đất cho các sĩ quan làm nhà và các đơn vị có tài sản để liên doanh. Khu vực Tân Sơn Nhất trở thành hỗn loạn trong tình trạng “vô chính phủ” – các viên chức dân sự, kể cả công an không có quyền lai vãng – khoảng một thập niên. Đến giữa thập niên 1990, Bộ Quốc Phòng Việt Nam mới giao các khu dân cư do họ tạo ra cho chính quyền thành phố Sài Gòn để chính quyền thành phố này xây dựng hệ thống cấp điện, cấp nước, hệ thống thoát nước, cấp hộ khẩu cho cư dân trong các khu dân cư trên đất quân sự. Bộ Quốc Phòng Việt Nam tiếp tục sở hữu phần đất còn lại.

Đó là lý do tổng diện tích phi trường Tân Sơn Nhất giảm từ 1,900 héc ta xuống còn… 850 héc ta.

Do lưu lượng phi cơ, hành khách dân sự càng ngày càng tăng mà không thể mở rộng, phi trường Tân Sơn Nhất trở thành quá tải. Cục Hàng Không Việt Nam và Tổng Công Ty Cảng Hàng Không Việt Nam trình kế hoạch vay $18.7 tỷ để xây dựng một phi trường mới tại Long Thành, Đồng Nai.

Kế hoach này bị nhiều chuyên gia kinh tế và hàng không phản đối vì phí tổn quá lớn và mức độ tác động đến kinh tế – xã hội theo hướng tiêu cực rất khó lường. Chẳng hạn nợ nần của quốc gia sẽ tăng mà không có gì bảo đảm dự án phi trường Long Thành sẽ sinh lợi. Theo một báo cáo của chính quyền tỉnh Đồng Nai, nếu phải sử dụng 5,000 héc ta đất để thực hiện dự án phi trường Long Thành, chính quyền sẽ phải thu hồi đất của 5,400 gia đình, ảnh hưởng tới sinh hoạt, sinh kế của 17,000 người. Theo nhiều chuyên gia, thay vì xây dựng phi trường Long Thành thì nên mở rộng phi trường Tân Sơn Nhất về hướng Bắc bởi tại đó đang còn 157 héc ta đất. Tuy nhiên đề nghị đó lại bất khả thi bởi 157 héc ta đất ấy là… tài sản của Bộ Quốc Phòng.

Giống như các “khu đất quốc phòng” trên khắp Việt Nam, trước nay, Bộ Quốc Phòng có thể sử dụng các “khu đất quốc phòng” như tài sản để góp vốn vào nhiều liên doanh, hoặc đem bán hay cho thuê, kể cả cho thuê chứa hàng buôn lậu chứ dứt khoát không giao lại để thực hiện các dự án phát triển hạ tầng quốc gia, Bộ Quốc Phòng cũng không chịu từ bỏ quyền sở hữu 157 héc ta đất ở cạnh phi trường Tân Sơn Nhất để mở rộng phi trường này.

Sau các chuyên gia, tới lượt dân chúng và báo giới đả kích kịch liệt việc chính phủ Việt Nam chấp nhận cho Bộ Quốc Phòng thủ giữ và đem 157 héc ta đất cạnh phi trương Tân Sơn Nhất cho thuê làm sân golf 18 lỗ, rồi đi vay $18.7 tỷ xây dựng phi trường Long Thành.

Những câu hỏi như tại sao lại dùng “đất quốc phòng” làm sân golf (?), nếu Bộ Quốc Phòng không có nhu cầu, tại sao không thu hồi đất đó dùng vào các mục tiêu công ích như mở rộng phi trường Tân Sơn Nhất (?), chính quyền có biết nhiều dự án sân golf không sinh lợi, đầu tư sân golf về thực chất chỉ là kiếm đất xây dựng biệt thự, nhà hàng, không (?), chính quyền có biết nếu có sân golf thì chủ đầu tư sẽ phải dùng một lượng lớn thuốc bảo vệ thực vật, lượng thuốc này sẽ làm môi trường ô nhiễm trầm trọng hay không (?),… đều không được trả lời.

Trước sự phẫn nộ càng lúc càng tăng, tháng 2 năm ngoái, Bộ Giao Thông-Vận Tải Việt Nam loan báo đã tính toán lại, theo đó chi phí thực hiện dự án phi trường Long Thành không tới mức $18.7 tỷ mà chỉ cần vay chừng… $15.8 tỷ.

Nói cách khác, dự án phi trường Long Thành vẫn được duyệt, Bộ Quốc Phòng vẫn giữ được 157 héc ta đất cạnh phi trường Long Thành.

 

Tuy nhiên thực tế luôn luôn không như mong muốn, khu vực Tân Sơn Nhất không chỉ bị kẹt xe, ngập lụt nặng nề vì những khu dân cư do Bộ Quốc Phòng Việt Nam tạo ra bất chấp qui hoạch hồi giữa thập niên 1980 mà phi cơ cũng bị kẹt. Theo thiết kế, vào lúc này, phi trường Tân Sơn Nhất chỉ có thể tiếp nhận khoảng 25 triệu lượt khách/năm nhưng con số khách đến và đi hiện đã xấp xỉ 30 triệu lượt/năm.

Văn phòng chính phủ Việt Nam thừa nhận, do hạ tầng thiếu đủ thứ nên nhiều chuyến bay đến Tân Sơn Nhất phải lượn trên trời để chờ đáp, vừa gây thiệt hại lớn về kinh tế, vừa đe dọa an ninh, an toàn hàng không. Đó cũng là lý do phải gấp rút mở rộng phi trường Tân Sơn Nhất. Theo thông báo của ông Trịnh Đình Dũng, một trong các phó thủ tướng Việt Nam thì Bộ Quốc Phòng đã đồng ý giao 21/157 héc ta đất!

Hiện chưa rõ chính quyền Việt Nam đem đổi những gì cho Bộ Quốc Phòng để có thể sử dụng 21 héc ta đó. Dựa trên tường thuật của báo chí Việt Nam thì chỉ có thể biết là Bộ Quốc Phòng sẽ đảm trách việc xây dựng nhà ga lưỡng dụng và “chủ trì, phối hợp với Bộ Giao Thông-Vận Tải để chọn nhà đầu tư có năng lực thực hiện việc cải tạo, mở rộng đường lăn, bãi đậu phi cơ.” Bộ Quốc Phòng cũng là phía “chủ trì việc nghiên cứu quy hoạch thêm các nhà ga khoảng 10 – 20 triệu hành khách/năm và trung tâm bảo trì, sửa chữa phi cơ…”

Chỉ riêng các diễn biến xoay quanh việc mở rộng phi trường Tân Sơn Nhất và xây dựng phi trường Long Thành cũng đã đủ để cho người ta mường tượng rằng tại Việt Nam, ngoài lãnh thổ thuộc nhà nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam, ít nhất còn có lãnh thổ thuộc về một nhóm khác mang tên “quân đội nhân dân Việt Nam.” (G.Đ)

VN đứng áp chót trong bảng xếp hạng ‘chỉ số tử tế’

VN đứng áp chót trong bảng xếp hạng ‘chỉ số tử tế’

(Sự kiện) – Việt Nam xếp thứ 124 trên tổng số 125 quốc gia được điều tra, chỉ sau mỗi Libya – đất nước bất ổn ở Trung Đông.

Bảng xếp hạng “Chỉ số tử tế quốc gia” của nhà cố vấn chính sách độc lập Simon Anholt vừa được công bố ngày 24/6. Bảng xếp hạng “Chỉ số tử tế” toàn cầu được công bố nhằm đánh giá mức độ đóng góp của các nước cho thế giới. Theo bảng này, Việt Nam xếp thứ 124 trên tổng số 125 quốc gia được điều tra.

Theo tờ The Economist, bảng xếp hạng “Good Country Index” (tạm dịch: Chỉ số quốc gia tử tế) được dựa trên khoảng 35 bộ dữ liệu, chia thành 7 lĩnh vực: Đóng góp về khoa học công nghệ, đóng góp về văn hóa, đóng góp vào hòa bình và an ninh thế giới, trật tự thế giới, bảo vệ môi trường hành tinh, đóng góp vào sự phồn vinh và bình đẳng của thế giới, đóng góp về y tế sức khỏe.

 ybia - nước đang trong cuộc nội chiến kéo dài hơn 3 năm qua - bị đánh giá là có
Lybia – nước đang trong cuộc nội chiến kéo dài hơn 3 năm qua – bị đánh giá là có “chỉ số tử tế” thấp nhất trong tổng 125 quốc gia được xếp hang.

Mức độ đóng góp này được tính trên nền mức độ giàu nghèo của các nước theo tỷ lệ thu nhập quốc dân, nhằm tránh khỏi sự phân biệt giàu nghèo giữa nước lớn và nước bé.(Tức là nước nghèo có đóng ít hơn cũng có thể được tính ngang bằng nước giàu mà đóng góp nhiều hơn).

Theo bảng xếp hạng công bố, Ireland được coi là quốc gia “tử tế” nhất hành tinh, xếp ở vị trí thứ nhất, tiếp sau đó là Phần Lan, Thụy Sĩ, Hà Lan và New Zealand. Mỹ, quốc gia được coi là cường quốc số một thế giới chỉ được xếp ở vị trí 21 trong bảng này.

Ở cuối bảng xếp hạng, Việt Nam đứng thứ 124/125 quốc gia được điều tra, chỉ sau mỗi Libya – đất nước bất ổn ở Trung Đông.

Cụ thể, về khoa học công nghệ, Việt Nam đứng thứ 89/125, với tỷ lệ đóng góp tương đối là âm, trong đó bằng sáng chế có tỷ lệ đóng góp gần như bằng không.

Về mặt văn hóa, Việt Nam đứng thứ 76/125, được đánh giá khá tốt về mặt xuất khẩu đồ sáng tạo nghệ thuật.

Ở chỉ số đóng góp cho hòa bình thế giới, Việt Nam chỉ đứng thứ 103/125. Trong chỉ số này, Việt Nam được đánh giá cao vì mức xuất khẩu vũ khí thấp nhưng bị đánh giá kém ở lĩnh vực an toàn Internet và đóng góp tài chính cho quân đội Liên Hợp Quốc.

Việt Nam đứng thứ 123/125 trong chỉ số trật tự thế giới và bảo vệ môi trường (hành tinh và khí hậu). Đặc biệt, Việt Nam bị đánh giá rất thấp trong chỉ số thải độc ra môi trường.

Một chỉ số khả quan hơn là sự đóng góp vào phồn vinh và bình đẳng kinh tế giới giới, xếp thứ 79/125. Về đóng góp cho y tế và sức khỏe thế giới, Việt Nam đứng thứ hạng 111/125 bởi hiện vẫn đang nhận rất nhiều từ viện trợ nước ngoài về thuốc chữa bệnh, vắc xin. Tuy vậy, Việt Nam được đánh giá là có đóng góp cho Tổ chức Y tế thế giới (WHO).

 Bảng xếp hạng
Bảng xếp hạng “chỉ số tử tế quốc gia” được tờ The Economist đồ họa rút gọn lại.

Theo chuyên gia tư vấn chính sách Simon Anhold, bảng xếp hạng này được đưa ra nhằm mục đích khuyến khích các “quốc gia bình thường” tự coi mình là một thành viên của cộng đồng quốc tế chứ không phải là một đất nước riêng lẻ.

Chuyên gia tư vấn chính sách Simon Anhold

Ông này cho rằng kiểu tư duy “chỉ biết đến mình” chỉ đem lại sự bất lợi, và ông đưa ra một câu chuyện hài hước để minh họa cho điều này. Ông kể: “Một con gà trong một ngôi làng ở Trung Quốc bị cúm. 20 năm trước, đó chỉ là tin xấu cho con gà và gia đình của nó, thế nhưng ngày nay nó đe dọa đến sự sống còn của cả nhân loại vì quá trình toàn cầu hóa”.

Chuyên gia tư vấn này giải thích thêm: “Ngày nay, các quốc gia ngày càng phát triển hơn, nhưng thế giới và hành tinh này cùng toàn thể nhân loại trên đó thì ngày càng trở nên tệ hại hơn. Việc các nước chỉ chăm chăm chú trọng vào bản thân mình có thể dẫn đến tình trạng ích kỷ không vì cộng đồng quốc tế”.

Tuy nhiên, bảng xếp hạng này chỉ là đánh giá chủ quan của riêng chuyên gia tư vấn Anhold mà không thông qua bất cứ một tổ chức chuyên xếp hạng, đánh giá có uy tín nào, nên nó chỉ có giá trị về mặt tham khảo. Ngoài ra, một số người cũng tỏ ra hoài nghi về cách thức chấm điểm và xếp hạng của chuyên gia này, đồng thời cho rằng nó không phản ánh đúng thực tế đang diễn ra tại một số quốc gia.

Tổng hợp

Tệ nạn buôn người đang gia tăng tại Việt Nam

Tệ nạn buôn người đang gia tăng tại Việt Nam

2016-09-02

buonnguoi-622.jpg

Tòa án Việt Nam hôm 10/06/2016 tuyên án 10 năm tù một phụ nữ gạ bán cô gái 15 tuổi sang Malaysia làm nghề mại dâm.

File photo

Tệ nạn buôn người đang gia tăng tại Việt Nam, tuy nhiên cơ quan chức năng vẫn chưa nắm được cụ thể tình hình.

Mạng Irinnews loan tin này hôm nay và trích dẫn con số của Bộ Công An đưa tại hội nghị vào ngày 14 tháng 7 vừa qua; đó là tỷ lệ các trường hợp buôn người gia tăng từ năm 2011 đến năm 2014 là gần 12% so với thời kỳ 4 năm trước đó.

Tuy nhiên theo bài báo trên Irinnews thì con số thực tế chắc chắn cao hơn nhiều; đặc biệt khi mà những kẻ buôn người đang lợi dụng việc tăng nhanh số người trẻ sử dụng các công cụ mạng xã hội.

Một chuyên viên làm việc cho tổ chức phi chính phủ có tên Blue Dragon Children’s Foundation nói rằng theo ghi nhận của tổ chức này thì tình trạng vừa nêu hiện rất phổ biến ở Việt Nam; mặc dù thiếu số liệu thống kê để chứng minh mức độ tràn lan như thế nào.

Chính phủ Hà Nội đã cho công bố chiến lược chống nạn buôn người giai đoạn 2016- 2020.

Khi đưa ra chiến lược cho giai đoạn mới, lần đầu tiên chính phủ Việt Nam thừa nhận có tình trạng đàn ông và trẻ em nam bị buôn bán.

TƯ CÁCH CÔNG DÂN

TƯ CÁCH CÔNG DÂN

FB Mạc Văn Trang

2-9-2016

Ngày 2/9/1945 Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc Tuyên ngôn Độc lập, câu đầu tiên trích từ bản Tuyên ngôn Độc lập năm 1776 của nước Mỹ: “Tất cả mọi người đều sinh ra có quyền bình đẳng. Tạo hóa cho họ những quyền không ai có thể xâm phạm được; trong những quyền ấy, có quyền được sống, quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc”. Tiếp đó Hiến pháp của nước Việt Nam DCCH được công bố 1946, Điều 10 quy định rõ ràng các quyền tự do cá nhân: “Công dân Việt Nam có quyền: tự do ngôn luận, tự do xuất bản, tự do tổ chức và hội họp, tự do tín ngưỡng, tự do cư trú, đi lại trong nước và ra nước ngoài”…

Những điều tuyên bố trên đã hơn 70 năm, do oái oăm của lịch sử, đến nay vẫn là những mong ước của nhân dân ta, xét về TƯ CÁCH CỦA CÔNG DÂN.

Tư cách công dân, theo nghĩa thông thường là người có ý thức, thái độ và hành vi đúng đắn trong việc thực hiện các NGHĨA VỤ và QUYỀN LỢI trong mối quan hệ với nhà nước, với Tổ quốc, với xã hội và với chính bản thân mình.

Về NGHĨA VỤ với Tổ quốc, với nhà nước, với xã hội – cái này dân ta thấm thía lắm rồi. Ngày trước toàn dân ta đã “đem hết tinh thần và lực lượng, tính mệnh và của cải ra để bảo vệ nên độc lập”, “thà hy sinh tất cả chứ không chịu mất nước, không chịu làm nô lệ”, đã “thóc không thiếu một cân, quân không thiếu một người” để giành và giữ độc lập cho Tổ quốc. Ngày nay, hàng ngày, hàng giờ dân ta vẫn luôn phải ra sức “đóng”, “nộp”, “chấp hành”, “kê khai”, “trình báo”, “thực hiện”, “thi hành”, “truy thu”… mọi thứ do nhà nước từ trung ương đến tỉnh, huyện, xã, thôn đưa ra. Người dân đã và đang kiệt sức vì nghĩa vụ đóng góp.

Còn về QUYỀN LỢI, dường như dân mình ít khi quan tâm, đòi hỏi, có khi không ý thức rõ mình có những quyền gì! Có lẽ dân ta nhớ nhất là “quyền đi bầu”, vì loa, đài chỉ ra rả nhắc quyền ấy suốt những ngày bầu cử. Nhưng bầu ai thì “Đảng chọn, dân bầu”, biết trước rồi, nên cũng chỉ là cái quyền hờ, thành nghĩa vụ đối với chính quyền là chủ yếu, để có con số đẹp: 99,9% cử tri đi bỏ phiếu… lập kỷ lục khùng nhất thế giới.

Dưới thời phong kiến, đế quốc cai trị, dân ta phải thực hiện các nghĩa vụ rất nặng nề, nhưng ý thức đòi quyền công dân thì rất thấp. Nhà thơ Tản Đà đã từng thốt lên: “Dân hai lăm triệu, ai người lớn/ Nước bốn nghìn năm vẫn trẻ con”, hay “Cũng bởi thằng dân ngu quá lợn/ Cho nên quân nó dễ làm quan” (1927).

Ngày nay những quyền công dân được ghi trong Hiến pháp 2013 cũng rất đầy đủ, rất đẹp, nhưng thực tế dân ta đã ý thức và đấu tranh để được hưởng những quyền đó như thế nào? Bà con hãy đọc một số điều trong Hiến pháp và liên hệ thực tế xem những điều sau đây được hiện thực hóa trong đời sống thế nào?

“Điều 14 (Hiến pháp 2013)

1. Ở nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, các quyền con người, quyền công dân về chính trị, dân sự, kinh tế, văn hóa, xã hội được công nhận, tôn trọng, bảo vệ, bảo đảm theo Hiến pháp và pháp luật.

2. Quyền con người, quyền công dân chỉ có thể bị hạn chế theo quy định của luật trong trường hợp cần thiết vì lý do quốc phòng, an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, đạo đức xã hội, sức khỏe của cộng đồng.

Điều 16

1. Mọi người đều bình đẳng trước pháp luật.
2. Không ai bị phân biệt đối xử trong đời sống chính trị, dân sự, kinh tế, văn hóa, xã hội.

Điều 17

1. Công dân nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là người có quốc tịch Việt Nam.
2. Công dân Việt Nam không thể bị trục xuất, giao nộp cho nhà nước khác.
3. Công dân Việt Nam ở nước ngoài được Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam bảo hộ.

Điều 19:

Mọi người có quyền sống. Tính mạng con người được pháp luật bảo hộ. Không ai bị tước đoạt tính mạng trái luật.

Điều 20:

1. Mọi người có quyền bất khả xâm phạm về thân thể, được pháp luật bảo hộ về sức khoẻ, danh dự và nhân phẩm; không bị tra tấn, bạo lực, truy bức, nhục hình hay bất kỳ hình thức đối xử nào khác xâm phạm thân thể, sức khỏe, xúc phạm danh dự, nhân phẩm.

2. Không ai bị bắt nếu không có quyết định của Toà án nhân dân, quyết định hoặc phê chuẩn của Viện kiểm sát nhân dân, trừ trường hợp phạm tội quả tang. Việc bắt, giam, giữ người do luật định.

Điều 22

1. Công dân có quyền có nơi ở hợp pháp.
2. Mọi người có quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở. Không ai được tự ý vào chỗ ở của người khác nếu không được người đó đồng ý.
3. Việc khám xét chỗ ở do luật định.

Điều 23

Công dân có quyền tự do đi lại và cư trú ở trong nước, có quyền ra nước ngoài và từ nước ngoài về nước. Việc thực hiện các quyền này do pháp luật quy định.

Điều 24

1. Mọi người có quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo, theo hoặc không theo một tôn giáo nào. Các tôn giáo bình đẳng trước pháp luật.

2. Nhà nước tôn trọng và bảo hộ quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo.

3. Không ai được xâm phạm tự do tín ngưỡng, tôn giáo hoặc lợi dụng tín ngưỡng, tôn giáo để vi phạm pháp luật.

Điều 25

Công dân có quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tiếp cận thông tin, hội họp, lập hội, biểu tình. Việc thực hiện các quyền này do pháp luật quy định.

Điều 26

1. Công dân nam, nữ bình đẳng về mọi mặt. Nhà nước có chính sách bảo đảm quyền và cơ hội bình đẳng giới.

2. Nhà nước, xã hội và gia đình tạo điều kiện để phụ nữ phát triển toàn diện, phát huy vai trò của mình trong xã hội.

3. Nghiêm cấm phân biệt đối xử về giới.

Điều 27

Công dân đủ mười tám tuổi trở lên có quyền bầu cử và đủ hai mươi mốt tuổi trở lên có quyền ứng cử vào Quốc hội, Hội đồng nhân dân. Việc thực hiện các quyền này do luật định.

Điều 28

1. Công dân có quyền tham gia quản lý nhà nước và xã hội, tham gia thảo luận và kiến nghị với cơ quan nhà nước về các vấn đề của cơ sở, địa phương và cả nước.

2. Nhà nước tạo điều kiện để công dân tham gia quản lý nhà nước và xã hội; công khai, minh bạch trong việc tiếp nhận, phản hồi ý kiến, kiến nghị của công dân.

Điều 29

Công dân đủ mười tám tuổi trở lên có quyền biểu quyết khi Nhà nước tổ chức trưng cầu ý dân.

Điều 30

1. Mọi người có quyền khiếu nại, tố cáo với cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền về những việc làm trái pháp luật của cơ quan, tổ chức, cá nhân.

2. Cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền phải tiếp nhận, giải quyết khiếu nại, tố cáo. Người bị thiệt hại có quyền được bồi thường về vật chất, tinh thần và phục hồi danh dự theo quy định của pháp luật.

3. Nghiêm cấm việc trả thù người khiếu nại, tố cáo hoặc lợi dụng quyền khiếu nại, tố cáo để vu khống, vu cáo làm hại người khác.

Điều 31

1. Người bị buộc tội được coi là không có tội cho đến khi được chứng minh theo trình tự luật định và có bản án kết tội của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật.

2. Người bị buộc tội phải được Tòa án xét xử kịp thời trong thời hạn luật định, công bằng, công khai. Trường hợp xét xử kín theo quy định của luật thì việc tuyên án phải được công khai.

3. Không ai bị kết án hai lần vì một tội phạm.

4. Người bị bắt, tạm giữ, tạm giam, khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử có quyền tự bào chữa, nhờ luật sư hoặc người khác bào chữa.

5. Người bị bắt, tạm giữ, tạm giam, khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án trái pháp luật có quyền được bồi thường thiệt hại về vật chất, tinh thần và phục hồi danh dự. Người vi phạm pháp luật trong việc bắt, giam, giữ, khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án gây thiệt hại cho người khác phải bị xử lý theo pháp luật”. (hết trích)

Một người dân chưa ý thức rõ về những quyền này, không bức xúc khi những quyền đó chưa được thực, không có hành động đấu tranh đòi thực thi những quyền đó thì chưa trưởng thành về tư cách công dân.

Tư cách công dân không chỉ đòi hỏi người dân có nhận thức và thực hiện đúng quyền và nghĩa vụ trong hiện tại, mà còn thể hiện trách nhiệm với những di sản của tổ tiên, cha ông để lại và trách nhiệm với tương lai của đất nước, của các thế hệ mai sau.

Một người lãnh đạo, đại diện cho các công dân phải thể hiện một tư cách công dân tiêu biểu, nêu gương cho quốc dân. Một người chỉ biết thu vén cho lợi ích cá nhân, gia đình, phe nhóm, không đấu tranh, chăm lo cho quyền lợi của mọi công dân, của Tổ quốc, của xã hội thì không xứng đáng là người lãnh đạo, hơn nữa còn nêu gương xấu về tư cách công dân.

Cũng vì thế ở các nước văn minh, người lãnh đạo có sai lầm, khuyết điểm, phạm vào tư cách công dân, họ phải từ chức, hoặc bị cách chức ngay, vì nêu gương xấu về tư cách công dân. Đã nêu gương xấu mà còn tiếp tục lãnh đạo quốc gia thì tác hai vô cùng đến các công dân khác.

Cho nên có người chức lớn, quyền cao, chức danh đầy mình mà tư cách công dân thấp bé, vì vụ lợi “ngậm miệng ăn tiền”, “mũ ni che tai”, trở nên ích kỷ, hèn nhát; ngược lại có những em bé mà thể hiện tư cách công dân lớn lao. Ta còn nhớ 2 anh em cậu bé người Hy Lạp, anh 7 tuổi, em 5 tuổi, khi nghe quốc hội bàn bán một hòn đảo đi để trả nợ, 2 em đã “mổ lợn” lấy tiền để dành đem nộp tại ngân hàng trung ương với tuyên bố: Mỗi người dân hãy góp tiền trả nợ, không được bán hòn đảo. Ông Chủ tịch quốc hội đã mời 2 em lên gặp, và hỏi, vì sao lại làm vậy? Cậu bé 7 tuổi thọc tay túi quần, ưỡn ngực nhìn thẳng vào mái đầu bạc của ông Chủ tịch đang cúi xuống lắng nghe: Cháu không muốn các bác bán hòn đảo để trả nợ. Tổ quốc không phải để bán! Đó, tư cách công dân của một em bé đã thức tỉnh ý thức công dân cả một dân tộc.

Còn ở ta, tư cách công dân có được tôn trọng và phát huy, khi Khai quốc công thần Đại tướng Võ Nguyên Giáp 3 lần viết thư can ngăn dự án bô – xít Tây Nguyên, nhưng quốc hội hay chính phủ chẳng ai thèm đoái hoài; 62 nhân sĩ trí thức tiêu biểu dâng kiến nghị lên Đại hội Đảng CSVN lần thứ XII, chẳng được hỏi han, còn bị bêu là “suy thoái tư tưởng đạo đức”, và cho đám DLV chửi bới là phản động, ăn tiền, tay sai cho nước ngoài… Một môi trường như vậy, làm sao hình thành và phát triển được tư cách công dân. Tư cách công dân không trưởng thành thì đám dân chúng vẫn là một bầy người “không chịu lớn”, như lời thơ của cô giáo Trần Thị Lam:

“Đất nước mình ngộ quá phải không anh
Bốn ngàn tuổi mà dân không chịu lớn
Bốn ngàn tuổi mà vẫn còn bú mớm
Trước những bất công vẫn không biết kêu đòi” …

Tư cách công dân ngày nay còn đòi hỏi ý thức mình là một công dân toàn cầu/ công dân quốc tế. Liên hiệp quốc đã khuyến cáo mỗi quốc gia phải giáo dục cho công dân nước mình, nhất là thế hệ trẻ có nhân thức, thái độ, hành vi là một công dân toàn cầu. Một GS Nhật đã phát biểu: Nước nào có nhiều công dân toàn cầu sẽ là nước dẫn đạo thế giới. Như vậy suy ra, những nhà lãnh đạo quốc gia nào nặng chủ nghĩa dân tộc cực đoan hẹp hòi, chỉ lo tranh giành lợi ích cho đất nước mình, bất chấp lợi ích của các quốc gia khác, bất chấp luật pháp quốc tế, thì họ không có tư cách công dân quốc tế, nước họ to, những tư cách công dân quốc tế của họ thấp bé, không được nhân loại tôn trọng, làm sao đủ tư cách dẫn đạo thế giới.

Trở lại với mỗi bà con ta, mỗi người dân không chỉ biết thực hiện đầy đủ nghĩa vụ mà còn phải có nhận thức, thái độ, hành động đòi hỏi thực hiện đầy đủ quyền công dân của mình, để bản thân mình và con cháu mình có tư cách công dân, tức là trưởng thành. thành “người lớn”.

Về quảng cáo