Tại sao các nhà máy lọc dầu Việt Nam không thành công?

 Tại sao các nhà máy lọc dầu Việt Nam không thành công?

Kính Hòa, RFA
2016-09-12

nghison-622.jpg

Lễ khởi công dự án nhà máy lọc dầu Nghi Sơn ở Thanh Hóa hôm 02/10/2014.

Courtesy of NguoiLaoDong online

Tại sao các nhà máy lọc dầu Việt Nam không thành công?

04:18/06:28

Phần âm thanh Tải xuống âm thanh

Giữa tháng 8/2016, báo chí đưa tin nhà máy lọc dầu thứ hai của Việt Nam là Nghi Sơn ở Thanh Hóa, mặc dầu chưa hoàn thành đã bị lỗ. Nhà máy lọc dầu thứ nhất của Việt Nam là Dung Quất cũng không hoạt động tốt.

Chưa xây xong đã lỗ

Theo tiến sĩ Lê Đăng Doanh, chuyên gia kinh tế sống ở Hà Nội, thì khi nhà máy lọc dầu Nghi Sơn được quyết định xây dựng, chính phủ Việt Nam có các đối tác nước ngoài, một công ty ở Trung Đông và hai công ty Nhật Bản.

Tiền sĩ Lê Đăng Doanh nói rằng, chính phủ Việt Nam đã cho dự án này rất nhiều ưu đãi:

Khi chính phủ chấp nhận các ưu đãi đó thì chưa xét đến hai tình hình, một là Việt Nam đang đàm phán để ký kết các hiệp định thương mại tự do. Trông đó có việc cạnh tranh tự do trên lĩnh vực xăng dầu, và do đó thuế xăng sẽ giảm ở mức rất thấp.”

Ông Doanh nói thêm là, trong sự ưu đãi này, chính phủ Việt Nam sẽ bù lỗ cho các đối tác nếu nhà máy lọc dầu Nghi Sơn bị lỗ.

Theo ông Vũ Văn Khôi, một kỹ sư có kinh nghiệm trên bốn mươi năm tại tập đoàn Total chuyên về dầu khí của Pháp, những khoản thuế nhập khẩu bị giảm trên các sản phẩm xăng dầu từ các quốc gia ASEAN đã góp phần vào việc làm cho nhà máy Nghi Sơn chưa vận hành mà đã thấy lỗ.

Và ông Khôi cũng có nêu lên chuyện trách nhiệm của chính phủ Việt Nam phải bù lỗ cho các đối nước ngoài như đã hứa để khuyến khích đầu tư.

Một điều quan trọng nữa, theo ông Lê Đăng Doanh là Bộ Công thương trình đề án, và cũng chính Bộ công thương đi đàm phán đề án, nhưng cuối cùng lại để xảy ra chuyện không biết đến việc thuế xăng dầu sẽ giảm.

Tiến sĩ Lê Đăng Doanh nói tiếp về điều bất lợi thứ hai mà khi nghiên cứu dự án Nghi Sơn, chính phủ Việt Nam chưa tính đến, đó là sự phát triển vượt bậc của các loại công nghệ tiết kiệm xăng dầu, làm cho nhu cầu xăng dầu trên thế giới giảm mạnh.

Tiến sĩ Lê Đăng Doanh cho rằng việc giảm giá xăng dầu này trên thế giới cũng làm cho nhà máy lọc dầu thứ nhất của Việt Nam đã đi vào vận hành là Dung Quất cũng đang hoạt động một cách khó khăn.

Ông Vũ Văn Khôi cho rằng điều đó cũng đúng một phần, nhưng việc Việt Nam bị lỗ khi vận hành các nhà máy lọc dầu cũng có thể là do qui mô nhỏ so với các trung tâm lọc dầu lớn trên thế giới:

Các nhà máy lọc dầu thường mở ở những nơi có dầu hỏa rẻ tiền, chẳng hạn như Trung Đông. Họ có khuynh hướng xây những nhà máy lớn lắm. Nhà máy của mình nhỏ thì đương nhiên cái giá của mình phải cao hơn.”

Bên cạnh đó, theo ông Khôi, mặc dù giá xăng dầu có giảm nhưng nguyên liệu đầu vào là dầu thô cũng giảm so với trước đây, khi mà nhà máy Dung Quất bắt đầu vận hành.

Ngoài ra, theo ông Vũ Văn Khôi, thì có thể sự vận hành không có hiệu quả của nhà máy Dung Quất là do ở kinh nghiệm khai thác một nhà máy lọc dầu, thường rất phức tạp đòi hỏi nhiều nhân viên chuyên môn.

Một điều khác mà ông Vũ Văn Khôi lo lắng về chuyện sản xuất lỗ của nhà máy Dung Quất, một nhà máy do nhà nước sở hữu, là một mặt thị trường Việt nam có sự can thiệp nhiều của nhà nước, nhà máy Dung Quất lại là của nhà nước, cho nên nếu bị lỗ là điều cũng khó hiểu. Mặt khác theo ông Khôi là nếu thì trường ASEAN có thể tạo nên cung và cầu chung thì quyền lực của nhà nước Việt Nam ảnh hưởng lên thị trường của mình cũng bị hạn chế.

Hậu quả và tương lai hóa dầu VN

Khi được hỏi là liệu có nên duy trì nhà máy Nghi Sơn hay không khi mà biết chắc chắn rằng sẽ lỗ, Tiến sĩ Lê Đăng Doanh trả lời:

Nếu tính toán mà phải bù lỗ đến 70 năm thì có lẽ phải xem xét lại có cần tiếp tục dự án này hay không vì cái giá phải trả là lớn quá, tôi nghĩ rằng đấy là một bài toán mà chúng ta cần phải đề ra và cần phải xem xét.”

Trước đây, khi Việt nam bắt đầu nghiên cứu các dự án lọc dầu, thì cũng đã có ý kiến cho rằng công suất lọc dầu của thế giới đang cao, Việt Nam đi vào lĩnh vực này sẽ không có lợi. Nhưng mặt khác cũng có ý kiến cho rằng cần phải tự chủ nguồn cung cấp xăng dầu cho quốc gia nên cần phải có các nhà máy lọc dầu.

Đứng trước nhu cầu xăng dầu của thế giới đang thấp, khi được đặt câu hỏi là Việt Nam nên tổ chức ngành dầu khí của mình như thế nào, từ chuyện khai thác cho đến chế biến, Tiến sĩ Lê Đăng Doanh nói:

Tôi nghĩ đây là một thách thức rất là lớn. Mà nếu như giá dầu lại tăng lên, nhu cầu tăng lên thì việc đầu tư, để thăm dò và khai thác dầu khí cũng là một thách thức rất là quan trọng.”

Theo kỹ sư Vũ Văn Khôi, mặc dù các sản phẩm xăng dầu đang có giá thấp, nhưng vẫn có thể làm ra các sản phẩm khác từ dầu hỏa chẳng hạn như các chất nhựa:

Lúc này giá dầu thô đang kém, mà triển vọng lên cao không khả quan, vì thị trường nhất là thị trường Mỹ không bị thiếu, thành ra nên đặt vấn đề là vừa lọc vừa hóa dầu, tôi nhấn mạnh là phải vừa lọc vừa hóa, tức là chế biến thì nó cũng có ý nghĩa, vì bán dầu thô lúc này rất thiệt thòi.”

Ông Khôi vẫn lạc quan về một thị trường ASEAN với nhu cầu rất lớn về các sản phẩm hóa dầu trong tương lai mà Việt nam có thể cung cấp các sản phẩm của mình. Nhưng ông nghĩ rằng Việt Nam cần phải làm lớn để có thể có giá thành rẻ, chú ý đến việc đào tạo nhân lực, và điều rất quan trọng là hạn chế ảnh hưởng của ô nhiễm môi trường, nên lấy thảm họa Vũng Áng làm gương.

Xin được nhắc lại là nhà máy lọc dầu Dung Quất được xây dựng vào năm 2005 tại Quảng Ngãi, bắt đầu sản xuất vào năm 2009, khánh thành vào năm 2011, do nhà nước Việt Nam làm chủ. Phần công nghệ của nhà máy này do các công ty Pháp, Nhật Bản, Malaysia, và Tây Ban Nha xây dựng.

Dự án nhà máy lọc dầu Nghi Sơn ở Thanh Hóa, có qui mô lớn hơn Dung Quất, và nhà nước Việt Nam chỉ có một phần sở hữu, phần còn lại là của một công ty Kuwait và hai công ty Nhật Bản.

Việt Nam vẫn chưa ‘thoát Trung’ được

Việt Nam vẫn chưa ‘thoát Trung’ được

Nguoi-viet.com

Người dân tại Hà Nội biểu tình chống Chủ Tịch Trung Quốc Tập Cận Bình khi ông đến thăm Hà Nội hồi năm 2015. (Hình: HOANG DINH NAM/AFP/Getty Images)

Người dân tại Hà Nội biểu tình chống Chủ Tịch Trung Quốc Tập Cận Bình khi ông đến thăm Hà Nội hồi năm 2015. (Hình: HOANG DINH NAM/AFP/Getty Images)

NAM NINH, Trung Quốc (NV) – Dù Trung Quốc ngày càng xâm phạm biển đảo của Việt Nam, Hà Nội vẫn có vẻ muốn bám chặt lấy Bắc Kinh để tồn tại.

Thủ Tướng Nguyễn Xuân Phúc của Việt Nam đang có chuyến thăm viếng kéo dài gần một tuần lễ ở Nam Ninh, Trung Quốc, từ ngày 10 đến ngày 15 Tháng Chín, chỉ ít ngày sau khi có chuyến đi Bắc Kinh của Đại Tướng Ngô Xuân Lịch, ủy viên Bộ Chính Trị kiêm bộ trưởng Bộ Quốc Phòng.

Theo tường thuật của TTXVN, nhân vật quan trọng đầu tiên mà ông Nguyễn Xuân Phúc gặp là ông Trương Cao Lệ, phó thủ tướng Trung Quốc. Ông Phúc được thuật lời nói với ông Lệ rằng Việt Nam “coi trọng việc củng cố và tăng cường quan hệ hợp tác hữu nghị với nước Cộng Hòa Nhân Dân Trung Hoa, coi đây là một trong những ưu tiên hàng đầu trong chính sách đối ngoại của Việt Nam.”

TTXVN thuật lại rằng chủ đích của chuyến thăm viếng của phái đoàn ông Nguyễn Xuân Phúc là “sẽ cùng các vị lãnh đạo cấp cao của đảng, chính phủ Trung Quốc đi sâu trao đổi về các biện pháp thúc đẩy quan hệ hai nước phát triển ổn định, lành mạnh trong thời gian tới, bao gồm việc duy trì gặp gỡ, tiếp xúc giữa lãnh đạo cấp cao hai đảng, hai nước.”

Khi Trung Quốc đưa giàn khoan đến phía Nam quần đảo Hoàng Sa dò tìm dầu khí ngay trong thềm lục địa của Việt Nam hồi năm 2014, dẫn đến cuộc đối đầu giữa hai bên kéo dài hai tháng rưỡi, có một số lời kêu gọi “thoát Trung” xuất hiện ở trên báo chí trong nước.

Tuy nhiên, các con số thống kê thương mại mậu dịch giữa hai nước cho thấy Việt Nam càng ngày càng lún sâu hơn vào sự lệ thuộc Trung Quốc.

Ngày 14 Tháng Hai, 2015, tờ Người Lao Động dựa vào các con số của Tổng Cục Thông Kê nói năm 2014, nhập siêu của Việt Nam từ thị trường Trung Quốc ở mức kỷ lục với $28 tỷ (trong khi thống kê của Trung Quốc nói tới $34 tỷ) vì “cái gì cũng nhập.” Đó là năm hai nước có căng thẳng tranh chấp trên biển.

TTXVN dựa theo thống kê của phía Trung Quốc nói, “năm 2015, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu Việt Nam và Trung Quốc đạt $95.8 tỷ, tăng 14.6% so với năm 2014, trong đó xuất khẩu của Trung Quốc sang Việt Nam đạt $66.1 tỷ, tăng 3.8% năm 2014, nhập khẩu của Trung Quốc từ Việt Nam đạt $29.7 tỷ, tăng 49.1%. Kim ngạch thương mại Việt-Trung hiện chiếm 2.4% trong tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của Trung Quốc, tăng 1.4% so với thời điểm năm năm trước.”

Theo các con số của Phòng Thương Mại và Công Nghệ Việt Nam, chỉ trong sáu tháng đầu năm 2016, mậu dịch hai chiều giữa Việt Nam và Trung Quốc đã đạt $32.3 tỷ, trong đó, Việt Nam nhập của Trung Quốc $23.2 tỷ trong khi Trung Quốc chỉ mua của Việt Nam có $9.1 tỷ.

Một viên chức thương mại của Trung Quốc dự đoán mậu dịch hai chiều giữa Việt Nam và Trung Quốc có thể đạt đến $100 tỷ năm nay, chứng tỏ lời hô hào “thoát Trung” chỉ như tiếng gào trong sa mạc.

Theo tờ South China Morning Post ở Hongkong, Bắc Kinh sẽ coi chuyến thăm viếng của phái đoàn ông Nguyễn Xuân Phúc để “nắn gân” Hà Nội hầu có kế hoạch đối phó thích hợp.

Người ta chỉ thấy TTXVN đưa ra những lời sáo rỗng mô tả chuyến đi của ông Phúc như “Hai bên cũng sẽ khuyến khích các cấp, các ngành của hai bên tăng cường giao lưu, hợp tác cùng có lợi; tích cực phối hợp giải quyết những vấn đề còn tồn tại, vướng mắc, đưa quan hệ hợp tác kinh tế, thương mại, đầu tư giữa hai nước bước vào giai đoạn phát triển mới, chất lượng, hiệu quả và bền vững; cùng nhau kiểm soát tốt bất đồng trên biển, kiên trì giải quyết các tranh chấp bằng biện pháp hòa bình, phù hợp luật pháp quốc tế, Công Ước Liên Hiệp Quốc Về Luật Biển 1982, duy trì hòa bình, ổn định ở Biển Đông và khu vực.”

Một điều mà phái đoàn ông Phúc muốn đạt được là giảm bớt thâm thủng mậu dịch với Trung Quốc, mà những người tiền nhiệm của ông từng đặt ra nhưng không đạt được.

Hồi Tháng Năm vừa qua, khi đến Việt Nam, Tổng Thống Mỹ Barack Obama loan báo gỡ bỏ toàn diện lệnh cấm bán võ khí sát thương cho Việt Nam. Một số nhà phân tích thời sự ở Trung Quốc cho rằng nếu Việt Nam nghiêng nhiều hơn về phía Washington, Bắc Kinh sẽ điều chỉnh lại chính sách đối với Hà Nội.

Khi đến Bắc Kinh ngày 30 Tháng Tám, ông Ngô Xuân Lịch được TTXVN thuật lời nói với Bộ Trưởng Quốc Phòng Trung Quốc Thường Vạn Toàn rằng: “Quan điểm nhất quán và xuyên suốt của đảng, nhà nước và quân đội Việt Nam là xây dựng mối quan hệ đoàn kết hữu nghị, ổn định lâu dài, tin cậy, hợp tác toàn diện với Trung Quốc.” (TN)

Ai sẽ đền bù cho người dân Việt Nam trong thảm họa Miền Trung?

Ai sẽ đền bù cho người dân Việt Nam trong thảm họa Miền Trung?

Sự lần khân và vội vã đáng ngờ

Sau mấy tháng dài im hơi lặng tiếng tìm nhiều cách lấp liếm, bao che cho thủ phạm đầu độc Biển Miền Trung gây nên thảm họa môi trường đẩy hàng chục triệu người dân vào bước đường cùng, chính phủ Việt Nam cuối cùng cũng phải tuyên bố: Thủ phạm đầu độc môi trường là Formosa.

lanh-dao-formosa-cui-dau-xin-loi

Với sự bao che, lấp liếm và đổ lỗi hết thủy triều đỏ cho đến những nguyên nhân nghe nực cười, nhất là việc bố trí cảnh sát và công an các loại canh phòng người dân, bảo vệ Formosa trước khi chịu công bố thủ phạm gây thảm họa, nhà cầm quyền Việt Nam đã cho người dân hiểu được họ đã và đang đứng về phía nào.

Điều nực cười là trước khi công bố thủ phạm là Formosa, khi chưa hề điều tra về thảm họa, về những thiệt hại người, của, môi trường, cuộc sống của người dân thì nhà cầm quyền Việt Nam đã nhanh nhẩu nhận 500 triệu đô la “bồi thường” của Formosa. Trong khi đó, việc điều tra cứ lần khân rồi hứa hoãn đến tận 15/9 mới công bố những thiệt hại do Formosa gây ra. Hẳn nhiên là chưa biết họ sẽ công bố những gì!

Câu hỏi đặt ra là: vì sao nhà cầm quyền Việt Nam vội vàng nhận 500 triệu đola mà không cần điều tra? Thậm chí, người thiệt hại là người dân nhưng nhà cầm quyền không hề hỏi han xem họ thiệt hại ra sao, chết người như thế nào và những vấn đề liên quan thì mức độ bồi thường như thế nào? Việc làm này chẳng khác gì việc mấy ông thầy bói mù sờ voi và phán bậy.

Trong khi chính họ đã tuyên bố điều tra nguyên nhân cá chết có thể phải đến hàng năm. Vậy hậu quả sự cùng cực của người dân, cũng như những cái chết của người dân do sự đầu độc gây ra, thì họ có phép thần thông của ma vương quỷ sứ để giải quyết?

Xin thưa là không, họ đã vội vàng nhằm khỏa lấp tảng băng chìm đằng sau sự kiện hủy hoại môi trường biển Miền Trung. Chỉ có điều sự khỏa lấp đó chưa đủ để người dân thấy “như thật” rằng đây là một chính phủ của dân.

Đền bù hay hỗ trợ?

gaomoccuutrongudan

Chính phủ Việt Nam đã dẫn Formosa vào đất nước này, nói theo ngôn ngữ dân gian, là đã “rước voi về giày mả tổ”. Họ phải chịu trách nhiệm gì trước nhân dân, và họ đã làm gì?

Cho đến nay, chính phủ Việt Nam dù đã nhận 500 triệu đola, thì người dân vẫn chưa biết được họ sẽ được đền bù như thế nào? Trong khi đó, từ đầu thảm họa đến nay, chính phủ chỉ công bố các biện pháp hỗ trợ!

Vậy hỗ trợ là gì?

Theo đúng từ điển Tiếng Việt, “Hỗ trợ” là động từ có nghĩa là giúp đỡ lẫn nhau, giúp đỡ thêm vào”. Do vậy, việc chính quyền hỗ trợ người dân  chỉ là sự giúp đỡ người dân trong lúc khó khăn và sự giúp đỡ này hoàn toàn không thể thay thế được cái cốt yếu người dân đang cần, mà chỉ là sự “thêm vào” khi khó khăn. Cần phải hiểu cho rõ nghĩa như vậy kẻo nhầm lẫn.

Thực ra, tiền của hỗ trợ người dân ở đây cũng lấy từ chính những đồng tiền thuế và của cải của người dân mà ra, chứ chính phủ thì làm gì có xu nào cho dân, chỉ có đi vay mượn phá phách xả láng và dân è cổ ra chịu nợ mà thôi.

Nói rõ như vậy để thấy rằng việc “hỗ trợ” người dân của chính quyền không phải là sự ban ơn hay một sự cho không từ trên trời rơi xuống. Và đó cũng là nhiệm vụ của chính quyền ăn lương của người dân.

Sau khi xảy ra thảm họa biển Miền Trung, chính phủ đã có quyết định số 772/QĐ-TTg, ngày 09 tháng 5 năm 2016 v/v hỗ trợ khẩn cấp cho người dân bị ảnh hưởng do hải sản chết bất thường tại các tỉnh Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị và Thừa Thiên Huế.

Sau đó, ngày 25/6/2016, ít ngày trước khi công bố thủ phạm đầu độc biển là Formosa, chính phủ có Quyết định tiếp theo số 1138, tăng thời hạn hỗ trợ ngư dân ảnh hưởng vụ cá chết.

Đó là những việc làm của chính phủ đối với ngư dân thời gian qua.

Vậy đền bù là gì?

Đền bù là “trả lại đầy đủ, tương xứng với công lao, sự mất mát hoặc sự vất vả”

Cần phải hiểu rõ rằng: Formosa đã gây ra thảm họa biển Miền Trung Việt Nam, một thảm hoa môi trường ghê gớm. Họ là thủ phạm phải chịu trách nhiệm đền bù những thiệt hại do hành vi của họ gây ra cho người dân Việt Nam. Họ đã thừa nhận điều đó.

Việc đền bù phải tương xứng với những thiệt hại do thảm họa này gây ra.

Những ai được đền bù?

Hẳn nhiên, khi đã nói đến đền bù, thì tất cả những người bị ảnh hưởng, thiệt hại về mọi mặt bởi hành động của Formosa đều phải được đền bù tương xứng với sự thiệt hại và ảnh hưởng đó.

Cần phải hiểu rằng, thảm họa Biển Miền Trung không chỉ rảnh hưởng tới ngư dân mà có thể nói cả dân tộc Việt Nam, cả đất nước này, hiện nay và mai sau đều bị ảnh hưởng và thiệt hại.

Hầu hết các ngành kinh doanh, sinh sống đều bị thảm họa gây thiệt hại. Ngành thủy, hải sản bị thất thu hàng triệu tấn cá từ biển, hàng vạn ngư dân mất việc làm, đời sống bị đe dọa đã đành. Những ngành khác như du lịch vắng khách tắm biển, người kinh doanh không thể bán được hàng hóa bởi ngư dân không có tiền để tiêu dùng, ngành giao thông bị ảnh hưởng bởi lượng khách du lịch và vận tải hải sản không còn. Không chỉ có vậy, ngành chế biến hải sản, thủy sản, ngành nuôi trồng thủy, hải sản biển bị thất thu, ngành sản xuất muối không thể hoạt động, các ngân hàng không thể cho vay hoặc không thể thu hồi vốn khi ngư dân không còn biển để khai thác… Ngay cả những ngành tưởng như không liên quan đến biển như ngành văn hóa không thể có khách thưởng thức các tác phẩm văn hóa.

Có thể nói rằng, không có ngành nào và không có người dân Việt Nam nào đứng ngoài những thiệt hại bởi thảm họa biển Miền Trung. Cũng không chỉ có các tỉnh mà chính phủ đã liệt kê mới chịu ảnh hưởng. Bởi dân tộc Việt Nam là một, đất nước Việt Nam là một, không thể chỉ một nơi đau đớn mà nơi khác không bị ảnh hưởng cả tinh thần lẫn vật chất.

Mặt khác, thảm họa này không chỉ là một năm hoặc mươi năm, mà là hàng chục năm sau vẫn chưa thể khắc phục.

Hơn thế, sức khỏe, tính mạng người dân và giống nòi bị đe dọa hết sức nghiêm trọng hiện tại và lâu dài…

Tất cả những thiệt hại đó, thủ phạm phải đền một cách tương xứng.

Vậy, với 500 triệu đola mà chính phủ Việt Nam đã nhanh nhẩu, vội vàng nhận lấy đó có phải là số tiền đền bù tương xứng?

Xin thưa là không thể. Bởi số tiền đó, so với những thiệt hại mà Formosa gây ra chỉ là một hạt cát trên bãi biển miền Trung mà thôi.

Người dân có ủy quyền cho chính phủ nhận tiền đền bù của họ hay không? Vấn đề này là vấn đề về pháp lý, hãy để các luật gia phân tích. Ở đây, chúng ta chỉ phân biệt giữa đền bù và hỗ trợ cũng như những vấn đề liên quan trực tiếp thiệt hại của người dân.

Vậy ai sẽ đền bù?

Lẽ ra, trước thảm họa to lớn này, chính phủ phải đứng ra đòi Formosa đền bù cho những thiệt hại mà họ gây ra cho đất nước này, dân tộc này như sự đói nghèo dẫn đến tụt hậu, chậm phát triển của dất nước, thảm họa lâu dài đối với nòi giống, với xã hội… Nhưng hình như chính phủ này coi đó là những điều không quan trọng với họ?

Còn đối với người dân thì sao?

Cho đến nay, chưa hề có một nhóm, ủy ban của nhà nước hay bất cứ một tổ chức xã hội nào đứng ra nhận trách nhiệm đền bù cho người dân Việt Nam bị thảm họa Miền Trung. Tất cả những việc kê khai, điều tra (nếu có) của nhà nước, chỉ nhằm phục vụ việc “hỗ trợ” người dân bị ảnh hưởng mà thôi.

Mà như trên đã phân tích, việc hỗ trợ  của nhà nước dù bằng bất cứ nguồn tiền nào, đều không thể thay thế việc đền bù thiệt hại cho người dân.

Hẳn nhiên, cần phải có người chịu trách nhiệm đền bù rõ ràng cho người dân bị ảnh hưởng. Vậy nơi nào sẽ đền bù cho người dân? Chính phủ Việt Nam hay Formosa?

Nếu chính phủ chính thức nhận đền bù thay Formosa vì lỡ “ăn của chùa ngọng miệng” thì chính phủ phải kiếm đủ số tiền đền bù tương xứng thiệt hại của người dân và nền kinh tế quốc dân bởi thảm họa này. Và đúng đắn, nghiêm túc hơn nữa, chính phủ không được dùng tiền thuế của người dân cho việc đền bù mà lỗi là do Formosa gây ra. Ngoài ra, chính phủ có nhiệm vụ đòi hỏi Formosa bảo đảm đầy đủ quyền lợi của người dân, bởi họ được dân nuôi thì phải làm việc cho dân. Đơn giản vậy thôi.

Và khi đó, người dân cần kê khai đầy đủ những thiệt hại của mình, của ngành mình cũng như cộng đồng do thảm họa này gây ra. Chính phủ phải đền bù đầy đủ cho họ. Đó là trách nhiệm của chính phủ, nếu đã nhận lấy việc đề bù thay thủ phạm trong vụ này.

LeGPVinh (17)

Hẳn nhiên, khi chính phủ không đáp ứng được việc đền bù cho người dân, thì người dân có quyền lên tiếng, biểu thị thái độ của mình bằng biểu tình, bằng nhiều hình thức khác nhau nhằm đạt được công bằng cho mình.

Còn nếu chính phủ không nhận nhiệm vụ đền bù cho người dân, thì thủ phạm là Formosa phải đứng ra chịu trách nhiệm đền bù cho họ.

Và khi đó, người dân cần trực tiếp Formosa để đòi hỏi quyền lợi của mình. Hoặc bằng Tòa án. Điều đó không thể chối cãi.

Khi đó, chính phủ phải bảo đảm an toàn cho người dân đòi hỏi quyền lợi chính đáng, sự công bằng cho mình, chính phủ phải đứng về phía người dân chứ không thể dùng cảnh sát và các lực lượng ngăn cản.

Bởi nếu có hành vi dùng các lực lượng ngăn cản người dân đi đòi quyền lợi chính đáng cho mình, nhằm bảo vệ thủ phạm, thì chính phủ đó là chính phủ phản động, đứng về kẻ thù để chống lại nhân dân.

Và khi một chính phủ đứng lên chống lại quyền lợi người dân, thì người dân có quyền truất phế, loại bỏ chính phủ đó không cần thương tiếc.

Hà Nội, ngày 11/9/2016

J.B Nguyễn Hữu Vinh

Trịnh Xuân Thanh quy hàng “phản động”, quyết đối đầu Nguyễn Phú Trọng

Trịnh Xuân Thanh quy hàng “phản động”, quyết đối đầu Nguyễn Phú Trọng

Sau khi “quy hàng phản động”, Trịnh Xuân Thanh cầm “tín vật” do blogger Người Buôn Gió gửi đến nhằm chứng minh quyết tâm đối đầu với Nguyễn Phú Trọng. Ảnh: Facebook Người Buôn Gió.

Hoàng Trần (Danlambao) – Cuộc chiến triệt hạ phe phái dưới danh nghĩa “đả hổ diệt ruồi” của tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng đã hoàn toàn vỡ trận sau cú đào tẩu ngoạn mục của ông Trịnh Xuân Thanh – người vừa bị phế truất khỏi chiếc ghế phó chủ tịch tỉnh Hậu Giang.

Nguồn tin trên các mạng xã hội cho biết: Bên cạnh lời tuyên bố bỏ đảng, ông Thanh còn tìm cách phản đòn Nguyễn Phú Trọng qua việc bắt liên lạc và cậy nhờ sự giúp đỡ của ông Bùi Thanh Hiếu – tức blogger Người Buôn Gió, hiện đang phải sống lưu vong bên Đức.

Sự kiện một quan chức cấp cao chấp nhận “quy hàng” những người bị vu cáo “phản động” là việc làm chưa từng có tiền lệ trong lịch sử đảng CSVN.
Không còn đường lui?
Câu hỏi liệu ông Trịnh Xuân Thanh đang “trá hàng” hay “quy hàng” vẫn còn là một dấu chấm hỏi lớn đối với dư luận. Tuy vậy, những diễn biến dồn dập gần đây trong chính trường cộng sản đã cho thấy rằng vị cựu phó chủ tịch Hậu Giang không còn đường lui, đặc biệt là sau sự kiện nhà riêng ông này bị công an ập vào khám xét khi chưa hề có lệnh khởi tố.
Bên cạnh đó, những lời đồn đoán về việc cựu chủ tịch Vinalines – ông Dương Chí Dũng bị thủ tiêu trong trại giam Quảng Trị cũng đủ để làm cho các đối thủ của Nguyễn Phú Trọng phải ớn lạnh đến tận sống lưng.
Bị truy cùng đuổi tận, phải trốn ra nước ngoài và không còn gì để mất, việc Trịnh Xuân Thanh quay sang đối đầu với Nguyễn Phú Trọng cũng là điều dễ hiểu. Cú đòn đầu tiên chính là lá đơn cậy nhờ đăng trên facebook Người Buôn Gió vào hôm 7/9/2016, ông Thanh tuyên bố bỏ đảng với lý do “không còn niềm tin” vào cấp trên của mình là “đồng chí tổng bí thư”.
Đây là một cái tát khiến Nguyễn Phú Trọng choáng váng, toàn bộ âm mưu thanh trừng nội bộ đứng trước nguy cơ phá do “con ruồi” Trịnh Xuân Thanh đã bất ngờ thoát lưới.
Ảnh: Facebook Người Buôn Gió

Tiếp ngay sau đó, để khẳng định thêm về tính xác thực của lá đơn, blogger Người Buôn Gió trong loạt bài “Trịnh Xuân Thanh – con dê tế thần” hôm 8/9/2016 đã đưa yêu sách buộc ông Thanh phải công khai lên tiếng:

“Bây giờ anh ta tiếp tục đứng ra đối đầu với Nguyễn Phú Trọng, anh ta cần phải thể hiện. Không để thiên hạ nghi ngờ nếu như anh ta có phát ngôn gì đưa cho tôi là giả mạo.

Tôi đã gửi chứng minh thư và bằng lái xe của mình cho anh ta, nếu anh ta nhận được, anh ta phải cầm những thứ đó trên tay để chụp ảnh làm bằng chứng”.
Bất ngờ đã xảy ra, trong vòng chưa đầy 48 tiếng đồng hồ, yêu cầu này được chấp thuận. Facebook Người Buôn Gió đăng tải bức ảnh Trịnh Xuân Thanh trong trang phục sang trọng, đang tươi cười cầm “tín vật” là bằng lái xe và chứng minh thư mang tên Bùi Thanh Hiếu.
Nhìn bức ảnh này, không hề có dấu hiệu nào cho thấy ông Thanh đang phải trốn chui trốn nhủi như một số tin đồn trước đó.
Vỡ trận
Ảnh: Facebook Người Buôn Gió

Nếu những thông tin trên là đúng sự thật thì chắc chắn đây sẽ là cú đòn chí mạng nhắm thẳng vào uy quyền của tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng. Thậm chí, hành động này có nguy cơ gây ra những mâu thuẫn ngày càng nghiêm trọng hơn trong nội bộ đảng cộng sản.

Sau khi triệt hạ được Nguyễn Tấn Dũng tại đại hội đảng lần thứ 12, ông Trọng muốn sử dụng chiêu bài “đả hổ diệt ruồi” để uy hiếp những thế lực cứng đầu, không chịu quy phục.
Lá bài Trịnh Xuân Thanh được ông ta sử dụng như một “con dê tế đảng”, nhưng nay, con dê xổng chuồng ngoạn mục, Nguyễn Phú Trọng chỉ còn biết mang bộ mặt ê chề ra tế đảng.
Hiện nay, liên minh Nguyễn Phú Trọng – Trần Đại Quang đang có nhiều dấu hiệu rạn nứt. Nhóm lợi ích thân Mỹ của Đinh La Thăng không cam chịu ngồi yên chịu trận. Nguyễn Tấn Dũng không làm “người tử tế” như đã cam kết, đến nỗi Trương Tấn Sang dù vừa trở về sau chuyến đi nghỉ ở Châu Âu đã phải vội vàng “tuốt gươm” xung trận…
Sau vụ nổ súng rúng động tại Yên Bái, giữa những người đồng chí trong bộ chính trị thậm chí còn nhìn nhau bằng con mắt lo lắng và ngờ vực.
Chuyến đi Bắc Kinh của Ngô Xuân Lịch, tiếp đến là Nguyễn Xuân Phúc cũng không khiến tình hình bớt loạn lạc hơn. Chế độ cộng sản VN đang lâm vào tình trạng khủng hoảng thực sự.
Rõ ràng, thế lực đứng đằng sau Trịnh Xuân Thanh đã tung đòn làm phá sản toàn bộ toan tính của Nguyễn Phú Trọng. Âm mưu thanh trừng nội bộ núp danh nghĩa “đả hổ diệt ruồi” đã phá vỡ thế trận cân bằng quyền lực do chính ông tổng bí thư cầm chịch từ sau đại hội 12.
Một khi uy quyền bị thách thức, chiếc ghế của ông Trọng sẽ lung lay. Đó cũng là cơ hội cho các phe nhóm trỗi dậy, hậu quả nhãn tiền sẽ là một cuộc chiến “máu nhuộm lăng Ba Đình”.

9/9/2016

Tâm lý nô lệ của người Việt

Tâm lý nô lệ của người Việt

FB Nguyễn Xuân Hưng

10-9-2016

Sĩ phu nước ta nhiều lần chỉ ra thói hư tật xấu của đồng bào mình. Phan Kế Bính viết phong tục, quá nửa phê phán thói xấu hủ tục. Tản Đà, Phạm Quỳnh, Nguyễn Trường Tộ cũng lên án kịch liệt người Việt xấu xí. Phan Khôi viết thế này: “Sĩ phong nước ta, suy đồi đi là từ thời Lê Trung Hưng về sau. Người trên người dưới bắt chước nhau, thành ra cả một nước đều bỏ mất đại nghĩa, quên mất liêm sỉ, mà đổ xô nhau vào vòng danh lợi. Lòng tự trọng của người mình như ngọn lửa đã tắt, không còn bừng lên, như hột giống bị ẩm, không còn nứt lên được. Lại thêm cái kiểu chuyên chế từ xưa đến nay, cứ ở trên đè xuống ở dưới đợ lên, làm cho nhân dân ngày một đê hèn yếu ớt…”

Cội nguồn mọi thói xấu có căn nguyên từ lịch sử dân tộc. Hơn nghìn năm lệ thuộc trực tiếp. Từ Đinh Lê đến Nguyễn, không kể10 năm thuộc Minh đen tối, còn thì độc lập mà vẫn danh nghĩa là lệ thuộc. Trên ông vua ta có một thiên triều. Song, cái chốt đích đáng là toàn bộ nền văn hóa, lý luận cốt lõi, nền tảng xã hội lấy cơ sở từ Nho giáo, triết học ngoại lai. Lý luận trị nước ở một nước lãnh thổ rộng lớn, phong thủy khác, văn hóa khác bị du nhập vào dưới lưỡi gươm của kẻ nô dịch bá chủ, nó càng bị ép buộc chặt chẽ. Cả dân tộc là tù binh của ý thức hệ ngoại lai.

Lê Thái tổ phục hưng dân tộc đầu tk 15, song cuối cùng đất nước vẫn không vùng thoát khỏi thiên hạ của nhà Minh, Nho giáo bắt đầu phát triển hơn bất kỳ bao giờ trước đó. Lý Trần tam giáo đồng nguyên nước mạnh đến thế, mà sau Lê nước càng ngày càng ươn hèn. Đến Lê Trung hưng thì cái ưu việt của Nho giáo thời Lê Thánh tông đã phôi pha, còn cặn bã của nó phát tác, Phan Khôi cũng chỉ ra các thói hư tật xấu của người Việt bắt đầu nặng từ Lê Trung hưng.

Nô lệ về lý luận thì mọi mặt đời sống bị dẫn dắt cũng bị nô dịch. Không ai cai trị hữu hình, mà tư duy, phong tục, thói sống biểu hiện ra. Nghĩ một chiều, xã hội thời chiến triền miên, dân cũng như lính có ý thức phục tùng răm rắp, quan lại ai cũng tưởng, cũng muốn mình là tướng là tư lệnh. Từ đó, từ quan đến dân không ai thích nghe lời nói khác, nói gì đến tranh luận.

Thời hiện đại, trí thức Việt cũng không phải từ nước khác di cư đến, là hậu duệ của cha ông anh dũng và đau khổ, thì sao bắt trí thức thoát ra ngay. Đến các anh tự vỗ ngực là dân chủ, người khác nói không đúng ý mình, cũng nhảy lên có khi mạt sát lại. Theo dõi các nhà văn cãi nhau, ít ai nghe ai. Nói gì đến các quan chức nắm quyền trong tay, xử ai bắt ai cần gì lăn tăn tra văn bản pháp luật.

Hậu quả của tâm lý nô lệ là lối sống bầy đàn. Lạ thay nó xâm nhập cả vào thời kỳ thị trường méo mó. Một ông bán ốc Ông Già đắt khách, xuất hiện hàng chục Ông Già. Khắp nơi gà Mạnh Hoạch, vô tư vui vẻ. Còn chuyện a dua nghe nói thế, tin là thế không để lại dấu vết thì vô khối. Nó là tập quán.

Hai cái xe dựa nhau thoát nạn. Một báo thêu hoa dệt gấm. Các báo khác chẳng tự điều tra, thêu dệt theo. Ông ủy ban và chóp bu cũng tặng thưởng “theo báo chí phản ánh”. Cái vụ này là biểu hiện rõ các đặc tính nô lệ trong tư duy và hành xử. A dua nói theo, không cần nghe ý kiến khác, nên mới nên chuyện.

Năm 1945, cụ Hồ dẫn dắt dân ta giành độc lập, cụ có lý đề câu Tự do Hạnh phúc ngay sau chữ Độc lập. Từ nô lệ đến độc lập 2000 năm, đến tự do bao nhiêu năm, đến hạnh phúc thêm bao nhiêu nữa?

Người Việt về đặc tính tâm lý nô lệ giông giống người Hán. Sau nhà Tây Hán của Lưu Bang, kể cả Đông Hán, thì hầu hết thời gian bị ngoại tộc thống trị, ngay người TQ cũng nói dường như chỉ nhà Tống là tộc Hán. Gần nhất là Thanh triều làm nhục dân Hán mấy trăm năm, Lỗ Tấn mới chế diễu thói xấu dân tộc mình, Tôn Trung Sơn mới cách mạng được chính quyền, song Tôn xét cho cùng cũng là dân Quảng, chả phải Hán thuần, mà có dòng máu Việt. Thói hư tật xấu của Hán thì Việt có hết. Thói tốt của Hán thì Việt chỉ có một phần. Chuyện này bàn vào dịp khác.

Làm gì chữa khỏi tâm lý nô lệ của dân Việt? Anh hỏi tôi, tôi hỏi ai?

Hà Nội lại âm mưu rút rỉa thuế dân hòng ‘xử lý nợ xấu’

Hà Nội lại âm mưu rút rỉa thuế dân hòng ‘xử lý nợ xấu’

Nguoi-viet.com

Phạm Chí Dũng

Việt Nam đương đại. Công cuộc “xử lý nợ xấu” ngày càng không lối thoát trong một nền kinh tế suy thoái năm thứ tám liên tiếp cùng thảm trạng ngân sách chỉ còn chờ vỡ nợ.

Mùa Hè năm 2016, chỉ vài tháng sau khi một quan chức lãnh đạo của công ty quản lý các tài sản tín dụng (VAMC) gián tiếp thú nhận rằng từ khi được sinh ra đến nay, công ty chưa bao giờ mua nợ xấu bằng tiền mặt, và sau đó là “năm 2016 VAMC sẽ chỉ mua nợ xấu rất ít,” đã hiện ra một thông tin rất đáng để người dân xuống đường biểu tình: Một lần nữa giới tham mưu tài chính cho chính phủ lại âm thầm bày mưu tính kế “dùng ngân sách để xử lý nợ xấu” – mà về thực chất là rút rỉa tiền đóng thuế của nhân dân và của cả những người rất nghèo.

Móc túi dân trả nợ xấu

Vneonomy – một tờ báo nhà nước bắt đầu có chút hơi hướng phản biện sau sự sụp đổ của “triều đại Nguyễn Tấn Dũng” – vào Tháng Tám đưa tin: Dự thảo kế hoạch tái cơ cấu nền kinh tế giai đoạn 2016-2020 do Bộ Kế Hoạch và Đầu Tư chủ trì xây dựng đã dự kiến trong năm 2017, Ngân Hàng Nhà Nước và Bộ Tài Chính sẽ trình Quốc Hội dự thảo nghị quyết “Đề án nghiên cứu khả năng bố trí nguồn lực ngân sách nhà nước để xử lý một phần nợ xấu.”

Trong bản tin ngắn gọn của mình, Vneconomy cũng hàm ý một chi tiết đáng chú ý không kém: Trong các nội dung chính của dự thảo, vấn đề sử dụng ngân sách nhà nước để xử lý nợ xấu không được đề cập cụ thể, mà lại được “giấu” trong phần phụ lục về danh mục chương trình liên quan.

Vào Tháng Mười, 2014, ba năm sau khi triển khai đề án xử lý nợ xấu, chính phủ của Nguyễn Tấn Dũng và Nguyễn Văn Bình đưa kiến nghị “xem xét dành một phần chi ngân sách nhà nước để xử lý nợ xấu của các doanh nghiệp nhà nước” ra Ủy Ban Thường Vụ Quốc Hội. So với thái độ giấu diếm trong phụ lục hiện thời thì động tác tống ra văn bản kiến nghị vào năm 2014 là chủ động, chủ quan và mang tính thách thức hơn nhiều.

Nhưng cũng bởi vì quá chủ quan nên chính phủ Nguyễn Tấn Dũng đã vấp phải một làn sóng phản đối quyết liệt từ đủ mọi thành phần dân chúng và cả trong giới quan chức. Cho tới lúc đó, đa số người dân đều đã nhận ra nợ xấu có nguồn gốc cơ bản từ những chiến dịch kinh doanh cực kỳ phiêu lưu của các tập đoàn, tổng công ty nhà nước vào các lĩnh vực chứng khoán, bất động sản, bảo hiểm trong thời kỳ “đầu cơ vàng” những năm 2006-2007, để sau đó khi các thị trường đầu cơ lao dốc và gần như sụp đổ thì phần lớn các chủ thể đầu tư đều rước họa vào thân. Chỉ tính riêng những tập đoàn lớn của nhà nước có tham gia đầu cơ như thế đã mang về số lỗ kinh hoàng, như Tập Đoàn Xăng Dầu Việt Nam (Petrolimex) lỗ 10,000 tỷ đồng, Tập Đoàn Điện Lực Việt Nam (EVN) lỗ 30,000 tỷ đồng…

Trong lúc dư luận và công luận xã hội dồn dập phản ứng trước đề nghị dùng ngân sách để xử lý nợ xấu của chính phủ Nguyễn Tấn Dũng, một đại biểu quốc hội khu vực Hải Phòng là ông Trần Ngọc Vinh đã thẳng thừng nói: “Hiện ngân sách rất eo hẹp, thu chi chưa cân đối được mà còn chi cho ngân hàng nữa thì ngân sách hụt rất lớn. Không bao giờ cho phép lấy tiền ngân sách đắp vào khoản lỗ của các ngân hàng.”

Ít ngày sau đó, Phó Thủ Tướng Vũ Văn Ninh buộc phải yêu cầu Bộ Kế Hoạch và Đầu Tư không đưa vào báo cáo trình Quốc Hội nội dung dùng ngân sách để xử lý nợ xấu.

Nhưng đó là câu chuyện thất bại của nhóm quyền lực – tài phiệt vào năm 2014. Hai năm sau đó – 2016 – nợ xấu trong hệ thống ngân hàng Việt Nam càng lộ rõ như một thể dịch hỗn tương của căn bệnh ung thư giai đoạn cuối.

Khối ung thư sắp vỡ

Nợ xấu bất động sản lại chiếm đến ít nhất 70% tổng nợ xấu lên đến 500,000 tỷ đồng trong khối ngân hàng. Nhưng cú thử thực hiện bản thành tích của VAMC chỉ xử lý trên giấy được khoảng 10% số nợ xấu mua lại từ các ngân hàng thương mại sẽ thấy triển vọng để khoảng một phần ba khối tổ chức tín dụng “một đi không trở lại” là rất cao trong vài năm tới.

Những ngân hàng phải ra đi đầu tiên đã có tên trong bảng phong thần: Ngân Hàng Xây Dựng, Đại Dương, GPBank. Năm 2015, dù Ngân Hàng Nhà Nước đã cố gắng trám bít những lỗ rò bằng biện pháp mua lại các ngân hàng này với giá 0 đồng, nhưng chiến thuật thuần tính tình thế đó cũng có nghĩa là chính phủ phải “ôm” lại nợ xấu và căn bệnh khó cứu của những ngân hàng này, để lại hậu quả cho tới ngày nay.

Vào cuối năm 2015, trong khi Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng và Thống Đốc Nguyễn Văn Bình cố ép nợ xấu về dưới 3% thì chính báo cáo của Ủy Ban Giám Sát và Tài Chính Quốc Gia – một cơ quan phân tích tài chính thuộc chính phủ mà trước đây mang tâm thế khá khép nép – lại cho thấy tỉ lệ nợ xấu thực lên đến 17%.

Sau đại hội 12, đã xuất hiện khá nhiều thông tin về tình trạng nợ xấu tăng đột biến tại nhiều ngân hàng thương mại. Nói cách khác, nếu như trước đây Ngân Hàng Nhà Nước tìm cách “phù phép” để đẩy các khoản nợ đặc biệt xấu và không thể thu hồi được lên những nhóm nợ cao hơn (có thể thu hồi), thì nay do chẳng có gì thu hồi được nên nợ xấu vẫn còn y nguyên và vẫn hàng ngày lãi mẹ đẻ lãi con. Toàn bộ “công tác xử lý nợ xấu” của VAMC từ trước đến nay chỉ còn ý nghĩa trên giấy.

Vậy lấy gì để “xử lý nợ xấu,” nếu thị trường bất động sản vẫn tiếp tục ì ạch, các ngân hàng không thể tống khứ được “của nợ” đang ôm, còn chính phủ cũng chẳng thể “đẩy” được các tỷ đô la trái phiếu ra quốc tế?

Tiền từ túi kẻ trộm có trở về tay người lương thiện?

Vào giữa năm 2016, Bộ Tài Chính phải gián tiếp thừa nhận kế hoạch phát hành $3 tỷ trái phiếu đặc biệt mà chính phủ Nguyễn Tấn Dũng tung hỏa mù vào cuối năm 2015 đã phá sản.

Và chẳng có gì ngạc nhiên về sự phá sản tất yếu trên, nếu nhìn lại kết quả của toàn bộ 500 hồ sơ chào bán nợ xấu mà VAMC gửi cho các tổ chức tài chính nước ngoài từ năm 2014 vẫn vô vọng hồi âm chính thức. Nếu cả VAMC mà còn không thuyết mị nổi những doanh nghiệp cá mập trong nước “ôm” lại nợ xấu, sẽ chẳng một tập đoàn nước ngoài nào dại dột rước lấy “của nợ Việt Nam.”

Liệu họ có xử lý nợ xấu bằng “quyết tâm” in tiền và in tiền ồ ạt mà do đó sẽ giúp thị trường “thăng hoa” lạm phát?

Nếu vào những năm trước, hành động tùy tiện có thể xảy ra khi chính phủ và Ngân Hàng Nhà Nước muốn làm gì tùy ý, thì vào chính lúc này, khi tình thế ngân sách đã trở nên khốn quẫn và tương lai chính trị biến thành bịt bùng sau vụ quan chức thảm sát nhau ở Yên Bái, xu hướng thân ai người đó lo phổ biến đến mức chẳng một quan chức nào của Ủy Ban Thường Vụ Quốc Hội và của chính phủ mới muốn mạo hiểm chịu trách nhiệm về nợ xấu theo cách “người ăn ốc, kẻ đổ vỏ.” Không có lý do gì để chính phủ đệ trình và quốc hội thông qua một cách quá dễ dàng cho thống đốc Ngân Hàng Nhà Nước xuất quỹ dự trữ ngoại tệ, dù chỉ 10%, để trả nợ thay cho các ngân hàng sắp phá sản.

Nhưng nếu Ngân Hàng Nhà Nước và Bộ Tài Chính “nhìn trộm” vào quỹ bảo hiểm xã hội và quỹ bảo hiểm y tế, như đã lăm le 500 tấn vàng cất giấu trong dân, điều gì sẽ xảy ra?

Trong đạo làm người, ai có thể tin được tiền từ túi kẻ trộm sẽ trở về tay người lương thiện?

Không giống như con số 500 tấn vàng quá khó để cắp về, hai thứ quỹ bảo hiểm xã hội và bảo hiểm y tế lại luôn chực chờ dưới bàn tay sẵn sàng tung hứng trò ảo thuật của nhà nước.

Năm 2015, quỹ bảo hiểm xã hội chi tổng cộng 435,129 tỷ đồng để đầu tư, trong đó cho ngân sách nhà nước vay 324,000 tỷ đồng, mua trái phiếu chính phủ 45,500 tỷ đồng, tổng cộng phần dính dáng đến ngân sách nhà nước lên đến 370,000 tỷ đồng. Ai sẽ bảo đảm là con số này sẽ trở về tay những người đóng bảo hiểm xã hội nếu ngân sách nhà nước bị phá sản?

Bởi vì nếu hậu quả xấu xảy ra, sẽ có rất nhiều người đóng bảo hiểm xã hội không nhận được đồng nào sau khi về hưu. Thậm chí, nhiều cán bộ cách mạng lão thành một đời theo đảng cũng sẽ vô vọng khi bước chân vào văn phòng phát lương hưu trí.

BỊ LỪA !

Ngô Trường An

BỊ LỪA !

Ôi Trời! Trải qua gần 60 năm trong cuộc đời, tui ăn ở đâu có bất nhơn, thất đức chi mô mà người ta cứ thay nhau lừa tôi hoài vậy?
Tuổi 17 là tuổi của mộng mơ, trong sáng. Nhưng tôi thì bắt đầu nếm quả lừa từ đây! Tôi há hốc miệng khi nghe các chú bộ đội Bắc Việt kể về ông Liên Xô, kể về ông Trung Quốc. Tôi trằm trồ thán phục về sự văn minh và giàu có của Miền Bắc VN XHCN trong sự mô tả của ông bác họ tập kết vừa về. Tôi chăm chú lắng nghe cán bộ hoạch định tương lai quê hương của mình tiến lên XHCN. Tôi ước ao ngày đó mau đến, ngày mà toàn dân VN muốn cái gì, chỉ cần ấn nút là có ngay cái đó.
Tôi ngưỡng mộ về các anh hùng: Lê Văn Tám, Tô Vĩnh Diện, Nguyễn Văn Trổi…. Tôi xúc động về cuộc đời hoạt động của bác. Tôi khâm phục về tài ém máy bay trong mây của phi công Phạm Tuân, của anh 2 Thiêng dùng Rìu chém rơi trực thăng Mỹ…..
Trải qua 40 năm cuộc đời, tôi đã thấu hiểu phần nào về sự đần độn, cả tin của mình. Thế nhưng, những lời nói có cánh của bọn họ, luôn đưa tôi vào tròng, không thoát ra được! Họ nói sẽ xoá nghèo cho quê hương của tôi! Họ dứt khoát sẽ đưa tỉnh tôi thành một tỉnh công nghiệp! Họ quyết tâm không để cho một công dân nào thất nghiệp!!! Và cứ thế. Tôi ăn quả lừa hết lần này đến lần khác. Haida!
Cách đây 2 ngày, truyền thông loan tải tin một tài xế xe tải mưu trí, dũng cảm cứu một xe khách mất thắng ở giữa đèo. Tin này báo nhà nước đưa liên tục. Bộ giao thông khen thưởng đặc cách trao vô lăng vàng cho tài xế xe tải Phan Văn Bắc. Công an Lâm Đồng thưởng nóng 10 triệu cho Bắc. Mạng xã hội chia sẻ chóng mặt….
Tôi mừng cho 30 mạng đồng bào tôi thoát chết! Tôi ngưỡng mộ và khâm phục tài xế Bắc! Tôi LIKE tất cả những stt nói về tài xế Bắc! Tôi phong anh tài xế này là anh hùng, là anh dũng, là thiên thần…. có những mỹ từ nào tốt đẹp nhất, tôi đều dành hết cho anh.
Thế nhưng, hôm nay đọc bài báo này mới biết mình bị bọn truyền thông nó lừa.http://motthegioi.vn/…/vu-xe-tai-cuu-xe-khach-tren-deo-bao-…. Đại khái là xe khách mất thắng chạy với tốc độ 120km/h. Phía trước là xe tải anh Bắc đang chạy cùng chiều, xe khách muốn vượt qua mặt xe tải nhưng có một chiếc xe ngược chiều đang chạy đến, tài xế xe khách hết đường tránh nên buộc lòng cho đầu xe khách đâm vào đuôi xe tải, sau đó 2 xe dừng hẳn.
Thái độ của tài xế xe tải (Phan Văn Bắc) lúc đó muốn giữ nguyên hiện trường để báo công an. Như vậy, anh ta có ý bắt đền xe khách. Thế mà bọn truyền thông tung hô mọi đức tính cao đẹp của anh này làm cho tôi mắc lởm! Uổng công tôi ca ngợi, like, comment những lời có cánh…
Chế độ bịp bợm sản sinh ra nền giáo dục gian manh, đối trá. Truyền thông là công cụ của chế độ, là sản phẩm của giáo dục. Bởi thế, sống trong xã hội này, muốn tìm cho được một sự thật hoàn hảo, thì điều đó hết sức xa xỉ.

CẢM HẬN

Inna Lyna shared Linh Nguyen‘s post.
Linh Nguyen's photo.
Linh Nguyen's photo.
Linh Nguyen's photo.
Linh Nguyen's photo.
Linh Nguyen's photo.
+3

Linh Nguyen added 7 new photos — with Cao Sieu Nguyen.

Đất nước tôi những tượng đài ngàn tỉ
Những công trình thế kỷ… bỏ hoang vu
Những cuộc tiệc tiền chùa… vua chúa sợ
Mà sao em…liều sinh mạng đến trường

Đất nước tôi dư nhà thơ, nhà báo
Xúm tung hô ngụy tạo, xạo, lăng nhăng..
Có ai biết những mảnh đời bất hạnh
Mái tranh nghèo từng bữa ruột thiếu ăn

Đất nước tôi thừa giáo sư, tiến sĩ
Làm thầy đời hô khẩu hiệu… trăng sao
Phòng máy lạnh, xe công xài…quý tộc
Những sinh linh nầy mạng sống tựa lông bay.

Đất nước tôi có lắm điều oan khuất
Bao người nghèo, nghèo đến chết thì thôi.
Hai ổ bánh mì thành phiên tòa quái gỡ
Vạn vạn tỉ đồng… rút kinh nghiệm trơn tru.

Ôi đất nước của ngàn năm văn vật
Có lẽ nào bọn thánh vật nhởn nhơ
Mạng các em thua con gà, con chó
Chưa biết cười đã đẫm lệ tuổi thơ.

Thơ : MAI CHIÊU SƯƠNG
Hình : Linh Nguyen
8/8/2016

CẦU NGUYỆN CHO MÔI TRƯỜNG QUÊ VIỆT

CẦU NGUYỆN CHO MÔI TRƯỜNG QUÊ VIỆT

Lm. Lê Quang Uy, DCCT,

Trích EPHATA 710

Thật   bất   ngờ,   trong   những   ngày   cuối   tháng   8, Papa Phanxicô đã mở lời mời gọi toàn Hội Thánh Công Giáo hãy cùng nhau cầu nguyện cho Môi Trường vào ngày thứ năm 1.9.2016,  và từ nay hằng năm, ngày  1 tháng   9   sẽ   là   Ngày   Thế   Giới   Cầu   Nguyện   cho   Môi Trường,   nguyên   văn   được   đặt   nêu   là   “World   Day   of Prayer for the Care of Creation”, cùng một ngày như bên Chính Thống Giáo ( Orthodox Church ) đã làm từ lâu.

Tiếc quá, đúng vào ngày này, Nhóm Fiat chúng tôi lại đang trên đường rong ruổi từ Sàigòn ra Quy Nhơn để tổ chức Vui Trung Thu sớm cho các em thiếu nhi và cũng là dịp thăm viếng các bệnh nhân phong của Làng Quy Hòa. Thiết nghĩ việc cầu nguyện cho Môi Trường sẽ còn phải làm hằng năm và làm liên tục lâu dài trong năm, chứ không chỉ tổ chức theo “phong trào” như Nhà Nước vẫn hay làm theo kiểu “đánh trống” xong rồi thì “bỏ dùi”.

Chúng tôi quyết định dời lại đến đêm thứ bảy 3.9.2016 mới tổ chức được 1 giờ cầu nguyện cho Môi Trường của quê hương Việt Nam ngay dưới chân Thập Giá Thầy Giêsu sát bãi biển của làng phong Quy Hòa. Và chắc chắn trong mỗi Thánh Lễ anh chị em chúng tôi hiệp dâng ở mọi nơi mọi lúc, sẽ còn luôn nêu lên ý cầu nguyện cho Môi Trường của chúng ta, tương tự như việc cầu nguyện trong Phụng Vụ dành cho Hội Thánh, cho người còn sống cũng như đã qua đời.

Thứ bảy 3 tháng 9. 18g chiều, các trò chơi sinh hoạt cho các em thiếu nhi đã kết thúc bằng cuộc rước đèn Trung Thu trên các ngả đường của làng phong, rồi cứ thế nhẹ nhàng các em cầm đèn đi về -với gia đình. Anh em Fiat chúng tôi dùng bữa cơm chiều, nghỉ ngơi một chút. Đúng 20g chúng tôi quay quần chung quanh tượng đài Chúa Giêsu chịu chết trên Thập Giá nằm ngay sát bờ biển Quy Hòa. Mỗi bạn trẻ đều mặc đồng phục áo thun xanh da trời, một chiếc khăn quàng bịt đầu màu vàng yến, một ngọn nến với lồng giấy trên tay.

“Thắp sáng lên trong con tình yêu Chúa, thắp sáng lên trong con tình tuyệt vời…” Tiếng hát của vỏn vẹn mấy chục bạn trẻ chúng tôi như tan loãng vào giữa biển trời dào dạt tiếng sóng vỗ và phi lao lộng gió. Chúng tôi mở đầu với những dẫn nhập ngắn gọn về Thông Điệp Laudato Si của Papa Phanxicô, sau đó chọn công bố bài Tin Mừng Tám Mối Phúc theo Thánh Mátthêu… “Phúc thay ai xây dựng hòa bình, vì họ sẽ được gọi là Con Thiên Chúa” ( Mt 5, 9 ). Thật sự thì không thể có một Môi Trường trong sạch và nhân ái, hiểu theo cả nghĩa đen lẫn nghĩa bóng, nếu như con người ta không cùng nỗ lực vun đắp hòa bình, chữa lành các tổn thương xúc phạm của con người đối với Thiên Chúa,của con người đối với nhau và của con người đối với môi trường sinh thái. Tiếp theo là 3 bạn trẻ tiến lên dâng 3 lời nguyện hoàn toàn tự phát nên rất chân thành mộc mạc, giống như 3 lời sám hối xen kẽ với 3 lần Kinh Lạy Cha được xướng lên: “Chúng con xin lỗi Chúa vì đã từ khước Chúa, đã gạt Chúa ra khỏi cuộc sống của chúng con…” – “Chúng con xin lỗi nhau vì bao nhiêu tranh chấp, gian dối và độc ác đã dành cho nhau…” – “Chúng con xin lỗi thế giới thiên nhiên vì đã xả rác, vì đã gây ô  nhiễm, vì đã lạm dụng và tàn phá môi trường chung quanh…”

Cuối cùng, chúng con xin cùng với Thánh Phanxicô, vị Thánh của Môi Trường, hát lên Kinh Hòa Bình: “Lạy Chúa, xin hãy dùng con như khí cụ Bình An của Chúa…” Vâng, các bạn trẻ chúng con sẽ luôn nhớ sống điều chúng con đã tâm nguyện, khởi đi từ những việc rất nhỏ như: dừng xe ngã tư thì tắt máy, không bấm còi xe vô tội vạ, khóa vòi nước thật cẩn thận, không hắt nước ra đoạn đường nhựa trước nhà, không dùng điện hoang phí, không xả rác bừa bãi nhất là bã kẹo cao su, hạn chế dùng các hộp xốp và túi nhựa, không cắt hoa chết để chưng bàn thờ nhưng dùng những chậu hoa nhỏ được ươm trong vườn… Không những bản thân nhớ làm thật ân cần, mà còn rủ rê mời gọi người khác cùng làm từ những thay đổi nhận thức và hành vi đối với Môi Trường.

Vâng, những việc nhỏ ấy ngỡ như tầm thường và lẩm cẩm, có vẻ như chẳng xoay chuyển được cục diện Môi Trường Sống đang ngày một xấu đi, thế nhưng với ơn Chúa, tất cả sẽ như những ngọn nến nhỏ xíu góp chung thành những bó đuốc lớn thắp sáng Tình Yêu của Chúa giữa cuộc đời… Hôm sau, Chúa Nhật 4.9.2016, các bạn trẻ đã dàn hàng ngang đổ ra bãi biển, tay cầm các bao tải , nhặt cho sạch bao nhiêu là rác thải của những người ngoài thành phố Quy Nhơn vào đây pique- nique ngày lễ 2 tháng 9 vừa qua. Đến giữa trưa thì chúng tôi chia tay với các Nữ Tu  Phan  Sinh Thừa Sai Đức Mẹ, chúng tôi hứa  cầu nguyện cho  Quy  Hòa thật  nhiều, các dì đã nộp  đơn khiếu kiện Nhà Nước vì đã ngang nhiên lên dự án giải tỏa toàn bộ làng phong 60 ha đã có từ năm 1929 do Lm. Paul Maheu và Sr. Charles Antoine gầy dựng, đẩy các bệnh nhân phong và gia đình họ vào khu vực chân núi Long Mỹ. Chúng tôi nghĩ bụng, Nhà Nước nói là để làm khu du lịch sinh thái, nhưng thực chất có lẽ đã bán đứng cho nước ngoài   kinh doanh trong   thời gian  50   năm, không chừng cũng vẫn là mất vào tay Trung Quốc như ở các bãi biển tuyệt đẹp khác của Việt Nam.

“Ôi Thần Linh Thánh Ái, xin thương ban xuống những ai lòng đầy thiện chí, ơn An Bình.”

Lm. Lê Quang Uy, DCCT,

8.9.2016

Vì sao Tổng BT Trọng khó có thể xử lý được ông Trịnh Xuân Thanh?

 Vì sao Tổng BT Trọng khó có thể xử lý được ông Trịnh Xuân Thanh?

Kami

RFA

Ngày 7/9/2016 truyền thông nhà nước đưa tin nguyên Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hậu Giang, ông Trịnh Xuân Thanh đã xin ra khỏi Đảng CSVN. Theo đó, ông Trịnh Xuân Thanh nói ông xin ra khỏi Đảng vì lý do “không tin vào sự chỉ đạo của đồng chí Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng”. Cùng thời điểm đó trên mạng internet cũng xuất hiện tài liệu ba trang, được cho là báo cáo của ông Trịnh Xuân Thanh gửi Ủy ban Kiểm tra Trung ương.

Theo báo Thanh Niên cho biết, ngày 4/9/2016 ông Trịnh Xuân Thanh đã bất ngờ gọi điện thoại cho một phóng viên của tòa báo này ở Cần Thơ. Sau khi trình bày nhiều nội dung nhằm giải trình và kêu oan sai trong những vấn đề liên quan đến bản thân mình như báo chí thông tin, thì ông Thanh cho biết đã làm đơn xin ra khỏi Đảng và đã gửi đến các cơ quan chức năng ở Trung ương cũng như Tỉnh ủy Hậu Giang.

Vụ việc ông Trịnh Xuân Thanh là mối quan tâm lớn của Đảng CSVN và dư luận, nên thông tin của báo Thanh Niên đưa ra cho thấy là có cơ sở. Tôi cho rằng ông Trịnh Xuân Thanh còn tự do để viết ba lá đơn như dư luận đã đọc, vì chỉ có ông Thanh mới biết rõ các chi tiết về những quan hệ của cha của ông, Trịnh Xuân Giới với đảng và với cá nhân Tổng Bí Thư Nguyễn Phú Trọng

Câu hỏi “Bây giờ ông Trịnh Xuân Thanh ở đâu?” cũng không khó để trả lời, vì ông Thanh đang là đối tượng điều tra của Ủy Ban Kiểm Tra Trung Ương và Tổng Cục An Ninh 2 của Bộ Công An, nên khó có thể đi khỏi Việt Nam, dù có muốn.

Nhưng lá đơn có nội dung chỉ trích ông Trọng lọt ra ngoài cho ta thấy những cán bộ đảng và an ninh đang quản lý ông Thanh là không thuộc phe của ông Trọng. Sở dĩ không nói là ông Trịnh Xuân Thanh vẫn ngoài vòng cương tỏa của chính quyền cũng vì, thực sự ông Trịnh Xuân Thanh chỉ là nạn nhân bị các phe phái trong nội bộ lãnh đạo Đảng CSVN mượn làm cái cớ để thanh trừng lẫn nhau.

Nhìn chung, Tổng Bí Thư Nguyễn Phú Trọng muốn dùng vụ việc Trịnh Xuân Thanh để tạo ngòi nổ trong việc thanh trừng các thành phần thân Mỹ trong ban lãnh đạo Đảng CSVN còn lại sau Đại Hội Đảng 12. Mà trước hết là Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy TP. HCM Đinh La Thăng, một cái gai trong mắt ông Nguyễn Phú Trọng lâu nay. Hẳn chúng ta còn nhớ vụ báo Tuổi Trẻ gỡ bài trả lời của Bí thư Thành ủy TP.HCM Đinh La Thăng về tranh cãi quanh việc bổ nhiệm ông Bob Kerrey vào chức vụ quan trọng của Đại học Fulbright Việt Nam.

Dư luận cần nhớ là Tổng cục dầu khí là thành trì và cái nôi đưa ông Thăng đi lên đến vị trí hôm nay. Những sai phạm của ông Thanh ở ngành dầu khí thì ông Thăng phải biết, nhưng ông Thanh vẫn lọt qua và leo cao hơn cho thấy sự quan hệ nâng đỡ, thậm chí là bao che giữa ông Thăng và ông Thanh là có.

Nếu biết khi ông Trịnh Xuân Thanh lúc nắm chức vụ Chủ tịch Hội đồng quản trị Tổng Công ty cổ phần Xây lắp Dầu khí Việt Nam (PVC), thì ông Vũ Quang Thuận là Tổng giám đốc PVC và hai người cùng phải chịu trách nhiệm trong việc Tổng Công ty cổ phần Xây lắp Dầu khí Việt Nam (PVC) lỗ 3.500 tỷ đồng. Tuy nhiên, đến nay ông Vũ Quang Thuận Tổng giám đốc, người trực tiếp điều hành doanh nghiệp thì lại “hạ cánh an toàn”. Người chịu toàn bộ trách nhiệm chỉ là ông Trịnh Xuân Thanh.

Dư luận thì khẳng định rằng, ông Vũ Quang Thuận là cánh tay phải của ông Đinh La Thăng thời ở Tổng công ty Sông Đà. Đến tháng10/2005, khi ông Thăng giữ chức vụ Chủ tịch Hội đồng quản trị Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam (PetroVietnam) và sau đảm nhiệm chức Chủ tịch Hội đồng thành viên Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam (12/2008) thì đã kéo ông Vũ Quang Thuận đi theo.

Đáng chú ý, sau khi PVC thua lỗ, ông Thuận bị miễn nhiệm chức vụ Tổng giám đốc PVC, thì ngay sau đó tháng 10/2013, ông Vũ Đức Thuận lại được bổ nhiệm làm Phó giám đốc Sở GTVT tỉnh Thái Bình. Ngày 27/2/2015, Bộ GTVT đã có quyết định điều động, bổ nhiệm ông Vũ Đức Thuận – Phó giám đốc Sở GTVT tỉnh Thái Bình làm Chánh Văn phòng Bộ Giao Thông Vận tải kể từ ngày 1/3/2015. Đó cũng là thời kỳ, ông Đinh La Thăng giữ chức Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải (8/2011). Việc này cho thấy, bản thân ông Đinh La Thăng phải chịu một phần trách nhiệm.

Nói như vậy để thấy, để tấn công ông Đinh La Thăng, thì trước hết phải xử lý được ông Trịnh Xuân Thanh để lấy cớ “thịt” tiếp ông Vũ Quang Thuận để tạo đà xốc tới.

Về lâu dài, ít ai biết được rằng, mục tiêu diệt trừ hết các cách thành phần thân Mỹ trong nội bộ ban lãnh đạo Đảng CSVN là âm mưu của Bắc Kinh, họ muốn dùng bàn tay Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng, người đang có thanh thế sau vụ “lật ngược” thế cờ hạ ông Nguyễn Tấn Dũng tại Đại hội 12.

Dù rằng, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã giao Ủy ban Kiểm tra Trung ương, Chính phủ tiếp tục làm rõ các sai phạm với quan điểm là xử lý nghiêm, điều tra làm rõ trách nhiệm của cá nhân, tập thể sai phạm theo quy định, không bao che bất kỳ ai. Điều đó đã được ông Nguyễn Văn Nên, Bí thư Trung ương Đảng khẳng định “Tổng Bí thư đã chỉ đạo, hiện các cơ quan của Đảng, Chính phủ đang khẩn trương làm rõ để kết luận, xử lý đến cùng và công bố cho nhân dân biết. Đây là quyết tâm của Đảng, Chính phủ, bất kỳ cán bộ nào có sai phạm sẽ bị xử lý nghiêm để tránh các sai phạm tương tự”.

Tuy nhiên, những dự định của Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng đang khó trở thành hiện thực, khi có những thế lực trong Đảng đang tìm mọi cách để ngăn chặn tiến trình này. Việc ông Trịnh Xuân Thanh tuyên bố ra khỏi Đảng đồng thời gửi đơn tới Ủy ban Kiểm tra Trung ương, thông qua báo báo Thanh Niên và các kênh khác đề nghị công bố lá đơn là bằng chứng cho thấy ông Thanh không đơn độc

Cứ xem “lý luận” của lá đơn nói trên không phải việc thành khẩn nhận khuyết điểm như thông lệ, mà lý do không còn tin tưởng vào sự lãnh đạo của TBT Nguyễn Phú Trọng. Cụ thể là vì “Không tin vào sự chỉ đạo của đ/c Tổng Bí Thư”. Điều đó cho thấy, một mình ông Trịnh Xuân thanh và “sư phụ” Vũ Huy Hoàng, nguyên Bộ trưởng Bộ Công thương không đủ tầm làm việc của “Thần Trụ Trời” như thế. Mà phải có một nhân vật tay to hơn, có uy lực hơn trong đảng và có đủ sức mạnh để ngăn chặn những toan tính nguy hiểm của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.

Vậy ai đã chống lưng cho ông Trịnh Xuân Thanh ?

Ngược dòng thời gian trước đây ít ngày, Ban Bí thư đã bất ngờ ra Thông báo số 13-TB/TW ngày 17/8/2016 lưu ý các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan trực thuộc Chính phủ, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương kể từ ngày 18/8/2016, không xem xét điều chỉnh tuổi của đảng viên mà thống nhất xác định tuổi của đảng viên theo tuổi khai trong hồ sơ Lý lịch đảng viên (hồ sơ gốc) khi được kết nạp vào Đảng.

Đó chính là cái đích mà phe của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng nhắm đến. Nói rõ luôn cho khỏi phải đoán, đó là Chủ tịch Nước Trần Đại Quang, người từ nhiều năm nay đã mang tai tiếng nhờ tỉnh lãnh đạo Ninh Bình quê hương ông sửa năm sinh từ 1950 thành 1956. Tức là sau chỉ một đêm, nhờ một giấy xác nhận, ông Trần Đại Quang, khi đó là Bộ trưởng Bộ Công An trẻ lại tới 6 tuổi. Ít tuổi hơn cả em ruột mình.

Chủ tịch Nước Trần Đại Quang gần đây đã có nhiều hoạt động để chống sức ép từ phía Trung Quốc. Còn nhớ là trong 1 tháng ở Mỹ vào đầu năm 2015, ông Trần Đại Quang đã có nhiều tiếp xúc với các cơ quan tình báo, phản gián và hội đồng an ninh quốc gia Mỹ .

Các động thái mới đây nhất của Chủ tịch Nước Trần Đại Quang trong việc Việt Nam đưa tên lửa ra bảo vệ Trường Sa, là điều mà báo chí quốc tế đánh giá rằng “Việt Nam đã âm thầm phòng vệ nhiều đảo của mình tại khu vực có tranh chấp tại Biển Đông bằng các giàn pháo di động mới có khả năng tấn công đường băng và căn cứ quân sự của Trung Quốc”.

Hay mới nhất, phát biểu tại Đối thoại Singapore lần thứ 38 do Viện Yusof Ishak – Nghiên cứu Đông Nam Á (ISEAS) tổ chức hôm 30/8/2016, Chủ tịch Nước Trần Đại Quang đã cảnh báo rằng những diễn biến gần đây trong khu vực và trên Biển Đông đã “tác động tiêu cực đến môi trường an ninh khu vực, nhất là tự do, an ninh, an toàn hàng hải, hàng không”. Đây là những điều điều khiến Trung Quốc hết sức căm tức.

Các quan hệ đối ngoại theo chính sách “viễn giao cận công” mà ông Quang đang thực thi như mua tên lửa Brahmos của Ấn Độ ( 500 triệu USD) bằng tín dụng của Ấn Độ cấp, liên kết với Pháp-Anh cùng lên tiếng về an ninh hàng hải..chính là kế thừa con đường ngoại giao quốc phòng của ông Nguyễn Tấn Dũng. Điều này được nhiều người trong đảng gọi là “thực thi đường lối của Nguyễn Tấn Dũng mà không có Nguyễn Tấn Dũng”. Chính sách này đang được một bộ phận trong đảng thúc đẩy, nó phù hợp nhu cầu “chống Tàu nhưng không vỡ đảng” của họ.

Từ khi Đại hội Đảng CSVN lần thứ 12 kết thúc, với việc Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tiếp tục giữ chức vụ cao nhất trong đảng thêm một thời gian theo tỏa thuận giữa các phe là 2 năm trước khi nghỉ hưu và nhường lại vị trí này cho người khác (có lẽ là Chủ tịch Nước Trần Đại Quang) kiêm luôn 2 chức vụ Tổng bí thư kiêm Chủ tịch Nước.

Tuy nhiên theo các nhà quan sát cho rằng, ông Nguyễn Phú Trọng ỷ vào sự ủng hộ của Bắc Kinh nên đang định lật kèo để ở lại tiếp tục giữ chức Tổng Bí thư đến hết nhiệm kỳ, thông qua việc tiêu diệt vây cánh của cựu Thủ tướng Nguyễn tấn Dũng. Điều đó sẽ xâm hai trực tiếp đến quyền lợi của ông Trần Đại Quang. Nên buộc ông Quang phải ra tay chặn đứng âm mưu này.

Nếu nói như Tiến sỹ Nhị Lê, Phó Tổng biên tập Tạp chí Cộng sản thì, tình trang của Đảng CSVN hiện nay: “Các tổ chức của đảng là tập hợp những củ khoai tây trong cái bao tải. Cắt cái dây một cái là nó bung ra mỗi củ khoai tây lăn một góc… Lợi ích phường hội, bè cánh trong Đảng là những u bướu ác tính, hay nói cách khác, là những cục nghẽn mạch, nếu không kịp thời chữa trị thì Đảng sẽ bị đột quỵ”. Đây là một điều hết sức nguy hiểm đối với sự tồn vong của Đảng CSVN.

Do vậy, ngoài mặt, thì việc Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng xử lý các sai phạm của ông Trịnh Xuân Thanh nhằm giúp lấy lại lòng tin trong dân chúng đối với Đảng CSVN, khi đã ở mức tồi tệ chưa từng thấy và điều đó được đáng giá là “Đây cũng là giọt nước cuối cùng để Đảng khôi phục niềm tin của người dân.”.

Tuy nhiên phía sau là mục đích nhằm tranh giành quyền lực của một kẻ tham quyền cố vị. Và vụ việc của ông Trịnh Xuân Thanh trong thời gian gần đây đã cho thấy việc đấu đá tranh giành quyền lực vẫn chưa hề chấm dứt, và có lẽ đây là việc muôn thủa sẽ không có hồi kết.

Không chỉ Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Việt Nam Mai Tiến Dũng đã chính thức bác bỏ tin đồn cho rằng, đã xảy ra việc bắt giữ ông Trịnh Xuân Thanh. Thật ra việc bắt ông Trịnh Xuân Thanh đâu có dễ như ông Trọng và mọi người nghĩ? Nếu dễ bắt ông Thanh thì họ (phe ông Trọng) đã từ lâu bắt rồi.

Song ông Trịnh Xuân Thanh bây giờ đang ở đâu?

Nhiều ý kiến cho rằng ông Trịnh Xuân Thanh đã bỏ trốn, đó là những người không biết gì về những điều vừa kể trên. Chả có ai trốn chui chốn lủi lại gọi điện cho báo Thanh Niên (vì họ sẽ truy ra ở đâu gọi đến), là tờ báo xung kích đầu tiên khui vụ của ông Trịnh Xuân Thanh ra trước công luận.

Hơn thế nữa, ông Trịnh Xuân Thanh còn cả gan vuốt râu hùm, khi dùng vụ việc này để mượn đơn từ để tố cáo và chỉ trích Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng một cách công khai; kể cả việc ông Trọng ép bên công an xử lý nhanh vụ việc này. Điều đó cho thấy ông Trịnh Xuân Thanh chả phải trốn đi đâu hết cả. Muốn biết thì cứ hỏi Chủ tịch Nước Trần Đại Quang là rõ.

Bộ trưởng công an Tô Lâm, người đang đứng giữa cầm chịch cho trận đấu võ đài này của hai bên, dường như có vẻ nghiên về ủng hộ ông Trần Đại Quang. Ít ra ông Tô Lâm cũng là một trong những người hiếm hoi được Mỹ đánh giá cao. Phải chăng vì thế nên ông Trịnh Xuân Thanh mới đủ tự do mà công bố lá đơn ra dư luận?

Vì thế, có lẽ còn lâu Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng mới xử lý được ông Trịnh Xuân Thanh.

Ngày 08/09/2016

© Kami