Tuổi Trẻ Sau 30 Năm Tị Nạn Cộng Sản Việt Nam

         Tuổi Trẻ Sau Ba Mươi Năm Tị Nạn Cộng Sản Việt Nam

   Chuẩn Tướng Lương Xuân Việt

Chỉ Huy Lữ đoàn trưởng Lữ đoàn 3 của Sư đoàn Không vận 101 USA
Ngày 5-2-2009, Chuan Tuong Lương Xuân Việt người Việt Nam tị nạn đầu tiên nhận chức Lữ đoàn trưởng Lữ đoàn 3 của Sư đoàn Không vận 101. Đại tá Việt chính thức lên thay Đại tá Dominic Caraccilo, trong một nghi lễ bàn giao tổ chức lúc 10 giờ sáng tại Hangar 3 trong căn cứ Fort Campbell Kentucky.

Đại Tá Việt tốt nghiệp bằng cử nhân môn Sinh-Hóa Học tại trường University of Southern California. Cũng đậu bằng tiến sĩ Khoa Học và Nghệ Thuật Quân Sự.

Ông Việt sinh tại Biên Hòa, sống với cha mẹ ở Sài Gòn trước năm 1975 và trong vùng Los Angeles sau khi tỵ nạn tại Hoa Kỳ. Ông lớn lên trong một gia đình gồm có tám anh chị em. Từ một đứa trẻ chưa đầy 10 tuổi phải di tản khỏi Sài Gòn vào cuối Tháng 4/1975, theo đoàn người tị nạn cộng sản đến nước Mỹ, nay 42 tuổi .

Cha của Đại Tá ViệtLương Xuân Đương, nguyên thiếu tá Thủy Quân Lục Chiến quân lực Việt Nam Cộng Hòa . Và đã qua đời tại California vào năm 1997.
Vợ ông Việt là bà Quyên Kimberly LauDenver. Có ba con gồm một gái, hai trai: Ashley Thu Diễm, 13 tuổi; Brandon Xuân Huy, 10 tuổi; và Justin Xuân Quốc, 7 tuổi. Gia đình ông đang sống tại Fort Bragg, North Carolina .
____________________

Trung Tá Lê Bá Hùng (39 tuổi)

Hạm Trưởng Khu Trục hạm USS LASSEN (DDG 82)

Trung Tá Lê Bá Hùng vừa được bổ nhiệm chức vụ Hạm Trưởng Khu Trục hạm USS LASSEN (DDG 82). Lễ bàn giao được cử hành ngày 23.4/2009 tại US Yokosuka Naval Base, Nhật Bản .
Ngày 7.11/2009, Trung tá Hùng hạm trưởng khu trục hạm USS Lassen cập cảng Tiên Sa – Đà Nẵng . Chuyến thăm của tàu Mỹ tới Việt Nam trong bốn ngày nhằm phát triển mối quan hệ đang bắt đầu giữa hải quân hai nước.
Trung Tá Lê Bá Hùng là con của ông Lê Bá Thông, cựu Trung Tá Hải Quân Việt Nam Cộng Hòa, hiện định cư tại Virginia, Hoa Kỳ từ năm 1975. Ông Hùng sinh ra tại thành phố Huế và lớn lên tại tiểu bang Virginia. Năm 1988, ông theo học tại US Naval AcademyAnnapolis, Maryland và tốt nghiệp ưu hạng năm 1992, với văn bằng Cử Nhân về Kinh tế .
Ông Hùng đã tốt nghiệp ưu hạng Trường Naval Post Graduate School với bằng Cao Học Khoa học về Operations Research; tốt nghiệp Summa – Laude từ Touro University International với bằng Master of Business Administration Degree in Military Management. Trung Tá Hùng hoàn tất The Naval War College – Non Resident Seminar Program và tốt nghiệp Trường Joint Forces Staff College .
Vợ là cô Lyn LêVirginia Beach, Virginia và có 1 cháu gái, Allison và 1 cháu trai, Christian.
Ông Hùng cùng cha mẹ rời Sài Gòn bằng thuyền đánh cá và cha ông làm hoa tiêu, ngày hôm sau 01.05/1975 được một tàu tiếp dầu hải quân kéo đi và tới ngày 02/05 thì gặp tàu chiến Hoa Kỳ và được đưa lên rồi sang định cư tại Mỹ . Sau 8 năm, anh chị còn lại tại Huế mới đoàn tụ vào năm 1983 .
________________________

Trung tá Võ Phi Sơn (39 tuổi)

Thăng Trung Tá 01.3.2009, đang cố vấn huấn luyện Trực Thăng

Trung tá Võ Phi Sơn
Con của cựu Trung tá Phi công Võ Phi Hổ, khóa 17 Võ Bị Quốc Gia Việt Nam. Sơn cùng gia đình thoát khỏi Việt Nam vào cuối tháng 4.1975. Sơn đến Hoa Kỳ khi mới lên 5 tuổi . Trung tá Hổ đoàn tụ gia đình tại đảo Guam, và được đưa về định cư tại Miami, Florida cuối tháng 5.1975.
Từ lớp 9, Sơn đã giữ vai trò Chủ tịch của National Honor SocietyScience Society tại trường Trung Học. Năm 1985, Sơn đỗ thủ khoa tại W.R. Thomas Junior High với nhiều giải thưởng lớn của liên bang như:

Award of Honor do The National Leadership Organization trao tặng;

The American Legion School Award do The American Legion trao tặng.
Sơn đã tốt nghiệp Tối Ưu trên tổng số 597 học sinh của lớp 1988; đoạt giải The Best Student of the Year Outstanding Math Student Award cùng rất nhiều giải khác với nhiều hiện kim.

Ra trường, Thiếu Úy Võ Phi Sơn lần lượt phục vụ tại nhiều đơn vị như Sư đoàn 2 Thiết Giáp, Sư đoàn 4 Bộ Binh, Sư đoàn 82 Nhảy Dù. Anh lái các phi cơ trực thăng OH-58 AC, Apache tham chiến tại chiến trường Afghanistan .
Hiện Trung tá Võ Phi SơnCố vấn phụ trách huấn luyện Trực thăng cho quân đội các nước Ả Rập đồng minh.
_________________________

Nữ đại úy phi công F18 Elizabeth Phạm


Ðại Úy Elizabeth Phạm sinh tại Seattle, Washington . Cô là ái nữ của Bác Sĩ Phạm Văn Minh hiện có phòng mạch tại Seattle.
Elizabeth Phạm tốt nghiệp đại học University of California, San Diego (UCSD) . Học kỹ thuật bay tại trường huấn luyện phi hành T34 của Hải Quân Hoa Kỳ tại Pensacola, Florida, với cấp bậc thiếu úy. Sau đó, cô tiếp tục theo học về kỹ thuật bay cấp cao T45 Goshawk tại trung tâm huấn luyện Meridian của Hải Quân Hoa Kỳ tại tiểu bang Mississippi.
Cuối năm 2003, Trung Úy Elizabeth Phạm tốt nghiệp “Top Hook” (thủ khoa), được đại tướng chỉ huy trưởng đích thân trao bằng tốt nghiệp và được tuyển chọn phi công đầu tiên của Thủy Quân Lục Chiến Hoa Kỳ điều khiển một chiến đấu cơ siêu thanh F18 Hornet trị giá $7 triệu. Elizabeth Phạm được thăng đại úy năm 2005.
Cô thành hôn với Ðại Úy Alexander Roloss, cũng là một sĩ quan phi công F-18, và hai vợ chồng cùng ở chung một đơn vị.


—————————–

Đại úy Phi Công Michelle Vũ

Nữ phi công phi đội kỵ binh 6-17 CAV

Đại úy Michelle Vũ học lái máy bay là muốn theo nghiệp cha, một cựu phi công QLVNCH.
Cử nhân thương mại tại đại học Cal Poly San Luis Obispo, California .

Cô Michelle Vũ cùng đơn vị đến Iraq vào Tháng 8, 2008 và vừa được thăng cấp đại úy 2/2008
Vừa tốt nghiệp đại học lúc 22 tuổi, tham gia lục quân Hoa Kỳ, học lái máy bay hai năm, sau đó được điều động về trung đoàn kỵ binh 17, rồi cùng đơn vị di chuyển từ Alaska sang Kuwait, rồi sang chiến trường Iraq và đang đóng quân tại căn cứ FOB Diamdback, gần Mosul.

_______________________
Nữ Khoa Học Gia Dương Nguyệt Ánh


Dương Nguyệt Ánh sinh 1960, phụ nữ người Mỹ gốc Việt làm trong Bộ Quốc phòng Hoa Kỳ. Bà sinh ở Việt Nam, cùng gia đình tỵ nạn sang Mỹ năm 1975
Dương Nguyệt Ánh tốt nghiệp Đại học Maryland ngành kỹ sư hóa học, khoa học điện toánquốc gia hành chính.
Bà làm việc cho Bộ Quốc phòng Hoa Kỳ, chức Tổng giám đốc Khoa học và Kỹ thuật của Trung tâm Vũ khí Hải quân Hoa Kỳ (Naval Surface Warfare Center) tại Maryland, tiểu ban chất nổ với nhiều giải thưởng.
Bà từng là người đại diện cho Hoa Kỳ trong Liên Minh Phòng Thủ Bắc Đại Tây Dương (NATO). Bà cũng là tác giả của bom áp nhiệt (Thermobaric Bomb).
Bà nhận giải Dr. Arthur Bisson Award for Naval Technology Achievement vào năm 2000, giải Civilian Meritorious Medal năm 2001 và giải Service to America Medal for National Security năm 2007
Dương Nguyệt Ánh có lập trường chống Cộng sản rõ rệt . Bà là dòng dõi cụ nghè Vân Đình Dương Khuê, là cháu ruột của nhạc sĩ Dương Thiệu Tước.

Dương Nguyệt Ánh,Thứ Trưởng Nội An Paul Schneider,
Tổng Giám Đốc Sở Di Trú Emilio Gonzalez.

Dương Nguyệt Ánh được Bộ Nội An (Homeland Security Dept.) vinh danh trong một buổi lễ đặc biệt, tổ chức ngày 15.1.2008 tại White House

____________________
Đại Úy Michael Đỗ

Thủy Quân Lục Chiến Mỹ

Đại úy Michael Đỗ, là một thuyền nhân, theo gia đình đến định cư tại Hoa Kỳ năm 1980 khi vừa 4 tuổi. Anh là con trai duy nhất của cựu Đại úy QLVNCH đã bị tù “học tập cải tạo” sau 30.4/1975 .
Anh đã tốt nghiệp trường đại học quân sự nổi tiếng West Point, và theo học để trở thành một kỹ sư ngành chế tạo hỏa tiễn hay thiết kế phi đạn (Missile Design) . Cũng có bằng Tiến sĩ ngành Quản trị Hành Chánh.
Năm 2005, Đại úy Michael Đỗ nhận lệnh đi chiến đấu tại Iraq , và đồn trú tại một thành phố đầy biến động là Fallujah. Với tư cách là một kỹ sư trong quân đội, anh được biệt phái làm việc trong Bộ Tham Mưu của Thiếu tướng Stephen Johnson.
Điều đáng chú ý là Đại úy Michael Đỗ luôn luôn dựng ngọn cờ vàng ba sọc đỏ tại Bộ Chỉ Huy hành quân của đơn vị mình .
—————————————–

Ðại Tá nữ bác sĩ Mylene Trần Huỳnh 44 tuổi

Trung Tá Bác Sĩ Không Quân Mỹ Mylene Trần Huỳnh, 44 tuổi, giám đốc của Air Force Medical Service (AFMS), thuộc chương trình Chuyên Viên Y Tế Quốc Tế (International Health Specialist – IHS), trực thuộc văn phòng “Office of the Air Force Surgeon General,” vừa được vinh thăng Ðại Tá trong một buổi lễ được tổ chức ngày 14.5.2010.   Y Sĩ Đại Tá Trần Huỳnh là con của cựu Y Sĩ Thiếu Tá Trần Đoàn thuộc binh chủng Nhẩy Dù QLVNCH

Ngày 19 tháng 9, năm 2009 vừa qua, cô Tini Trần đã lập gia đình với Edward Wong, hiện là thông tín viên của tờ New York Times tại Bắc Kinh. Wong cũng tốt nghiệp báo chí tại Đại Học California, Berkeley

Các giải thưởng về báo chí của Tini Trần

2005 Associated Press Managing Editors Award – Deadline Reporting AP staff coverage of Asian tsunami
2000 – National Headliners Award – 1st Place Coverage of a Major News Event AP coverage of 25th Anniversary of Fall of Saigon,
“Vietnam Legacy” – Associated Press Managing Editors Award – Enterprise Reporting AP coverage of 25th Anniversary of Fall of Saigon, “Vietnam Legacy”

1999 Los Angeles Times – Top of the Times Award Beat Coverage & Investigative Reporting

1995 – Associated Press Managing Editors Award, 1st Place Non-Deadline Writing “Return to Vietnam” Series,

The Tennessean – Asian American Journalists Association Award – 2nd Place Asian American Issues “Return to Vietnam” Series, The Tennessean – Green Eyeshade Investigative Awards, Finalist
Tại chiến trường Iraq



———————————————–

Đại Tá Nguyen M Hung,

Lực lượng duyên phòng, được giao trọng trách điều tra về vụ dàn khoan Deepwater Hirizon bị chìm làm tràn dầu vùng vịnh năm 2010.

USCG photo. Đai tá Nguyen M Hung trã lời phỏng vấn trong cuộc hợp báo từ giới Truyền thông Hoa Kỳ.

_________________
Một người Mỹ gốc Việt làm cố vấn cho Tổng thống Mỹ

Tổng thống Mỹ ngày 7-10 vừa qua đã bổ nhiệm thêm 8 người vào những vị trí then chốt, trong đó người Mỹ gốc Việt, tiến sĩ, bác sĩ Nguyễn Thanh Tùng được bổ nhiệm vào Ủy ban cố vấn của Tổng thống về người Mỹ gốc châu Á – Thái Bình Dương.

Theo website chính thức của Nhà Trắng, Tiến sĩ Nguyễn Thanh Tùng là giáo sư y khoa tại trường Đại học California, San Francisco (UCSF), nơi ông chăm sóc y tế cho cộng đồng đa sắc tộc và đào tạo bác sĩ lâm sàng. Ông cũng là giám đốc Dự án phát triển sức khỏe cộng đồng người Việt và là điều tra viên chính của Trung tâm đào tạo, nghiên cứu và nâng cao nhận thức về ung thư cho cộng đồng người Mỹ gốc châu Á tại UCSF, trong vai trò này ông đảm nhiệm nghiên cứu chăm sóc sức khỏe cho người Mỹ gốc Á. Ông nghiên cứu sự phát triển của ung thư vú, ung thư cổ tử cung, ung thư đại trực tràng và tác hại của thuốc lá đối với người Mỹ gốc Á.
——————————-

Một phụ nữ Việt Nam được bổ nhiệm vào chức vụ thẩm phán Liên Bang Mỹ

Với 91 phiếu thuận và 3 phiếu chống, Thượng viện Hoa Kỳ vào hôm qua, 07/05/2012 đã chấp thuận việc bổ nhiệm bà Jacqueline H. Nguyễn vào chức vụ thẩm phán tại Tòa Kháng án Liên bang Khu vực 9. Theo giới quan sát, nữ thẩm phán Việt Nam như vậy đã trở thành một phụ nữ gốc Á Châu đầu tiên được cử vào một tòa kháng án liên bang, định chế tư pháp ngay dưới Tối cao Pháp viện.
—————————————–

Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ vinh danh một phụ nữ Việt
Chị Ðỗ Minh Thùy mới đây được Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ vinh danh là cựu sinh viên xuất sắc nhất của tháng Bảy
Ngoại trưởng Hoa Kỳ Hillary Clinton đã tuyên dương chị Ðỗ Minh Thùy (người mặc áo dài màu vàng), trong một cuộc họp mặt nhân kỷ niệm 20 năm chương trình Fulbright Việt Nam.
————————————

Ngô Thanh Hải : Thượng nghị sĩ gốc Việt đầu tiên ở Canada

Thẩm phán Ngô Thanh Hải (Bên phải, ngoài cùng)
Thủ tướng Canada Stephen Harper hôm qua, 07/09/2012, đã loan báo quyết định bổ nhiệm 5 thượng nghị sĩ mới, trong đó có giáo sư, thẩm phán Ngô Thanh Hải. Đây là công dân Canada gốc Việt đầu tiên được bổ nhiệm vào Thượng viện nước này. Ông Ngô Thanh Hải sẽ là thượng nghị sĩ đại diện cho vùng Ottawa.
—————————————————-

Janet Nguyen hay Janet Q. Nguyen,

https://vivi099.files.wordpress.com/2015/05/th.jpg
Thượng nghị viện – California 11.1014
Janet Nguyễn (sinh 1976) là một chính khách người Mỹ gốc Việt. Bà là thành viên thuộc Đảng Cộng hòa (Hoa Kỳ), Thượng viện tiểu bang California vào tháng 11 năm 2014. Bà là người gốc Việt đầu tiên làm giám sát viên một quận của Hoa Kỳ và cũng là người đầu tiên được bầu vào Thượng viện của một tiểu bang. Với chiến thắng của mình, bà sẽ là người giữ chức vụ dân cử cao cấp nhất của cộng đồng người Việt tại Hoa Kỳ (trong thời điểm hiện nay, 2014).

Janet Nguyễn sinh năm 1976 tại Sài Gòn. Cha của bà từng là một người lính trong chính quyền Sài Gòn cũ. Sau năm 1975, cả gia đình đã phải trốn về quê sống cùng bà ngoại của Janet Nguyễn để tránh không phải vào trải cải tạo của chế độ mới.
———————————

Joseph Cao Quang Ánh

https://vivi099.files.wordpress.com/2015/05/josephcaoofficialphoto2009.jpg

Sinh ngày 13.3.1967, là cựu dân biểu thuộc Đảng Cộng hòa

Đại diện cho khu bầu cử quốc hội số 2 của tiểu bang Louisiana trong Hạ viện Hoa Kỳ từ năm 2009 đến 2011. Ông đã đánh bại ứng cử viên Dân chủ đương nhiệm William J. Jefferson vào ngày 6 tháng 12 năm 2008 để trở thành người Mỹ gốc Việt đầu tiên phục vụ trong Quốc hội Hoa Kỳ. Trước khi trở thành dân biểu, ông là một luật sư tại vùng New Orleans.
Cao Quang Ánh sinh tại Sài Gòn, Việt Nam Cộng hòa, là con thứ 5 trong một gia đình Công giáo có 8 người con. Khi ông 8 tuổi, ông cùng một người chị và một người em trai rời Việt Nam đến Hoa Kỳ, vài ngày trước khi Sài Gòn thất thủ. Sau sự kiện 30 tháng 4 năm 1975, cha ông, một sĩ quan trong Quân lực Việt Nam Cộng hòa, bị chính quyền Cộng Sản bắt đi “học tập cải tạo” 6 năm. Sau đó, ông sống ở Houston, Texas và tốt nghiệp trung học Jersey Village. Năm 1990, ông nhận bằng cử nhân khoa học (Bachelor of Science) ngành vật lý tại Đại học Baylor.
———————————————

Ève-Mary Thái Thị Lạc – sinh ngày 6.2,1972 tại Việt Nam,

https://haiz00.files.wordpress.com/2015/05/thai-thi-lac-1-in.jpg
Người Canada gốc Việt đầu tiên đắc cử dân biểu Quốc hội Canada và cũng là người gốc Việt đầu tiên giữ chức vụ dân biểu cấp liên bang tại một quốc gia Tây phương.
————————————–
Chân dung 9 tân sĩ quan gốc Việt tốt nghiệp HV Hải Quân Mỹ .
Con cháu của Ngụy Saigon anh hùng thiệt tình đấy thế.


https://haiz00.files.wordpress.com/2015/04/infonet_tau_hai_quan_my_anh1.jpg
ANNAPOLIS, Maryland (NV) Lần đầu trong lịch sử Hoa Kỳ, số sĩ quan Hải Quân Mỹ gốc Việt khóa 2015, theo học bốn năm và tốt nghiệp Học Viện Hải Quân Hoa Kỳ đông nhất, vào ngày Thứ Sáu, 22 Tháng Năm, tại sân vận động Navy-Marine Corps Memorial của học viện ở Annapolis, Maryland, với sự chủ tọa của Phó Tổng Thống Hoa Kỳ Joe Biden.

—————————————
Kenny Hồ
Thiếu Úy Hải Quân Kenny Hồ, 23 tuổi, sinh tại Los Angeles, California và tốt nghiệp trung học West Covina, West Covina. Gia đình không có ai tham gia quân đội. Ước vọng đi khắp thế giới và ảnh hưởng tích cực đến những ai được gặp và tại bất cứ nơi nào đặt chân đến.
Thiếu Úy Hải Quân Kenny Hồ. (Hình: Kenny Hồ cung cấp)
 ——————————–
Heather Bùi
Thiếu Úy Hải Quân Heather Bùi, 22 tuổi, sinh tại San Diego, California. và tốt nghiệp trung học Mira Mesa, San Diego. Anh em không có ai tham gia quân đội, nhưng thân phụ cô phục vụ trong Hải Quân QLVNCH. Mong gia đình được hãnh diện bằng cách gia nhập Hải Quân Hoa Kỳ và sẽ phục vụ hải quân cho đến khi không còn thích công việc đang làm nữa.
Thiếu Úy Hải Quân Heather Bùi.
——————————————
Lưu Lệ Hằng (Thiên văn học, Vật lý thiên văn).


Sinh năm 1963 ở miền nam Việt Nam, lớn lên tại Sài Gòn. Cha bà là một thông dịch viên làm việc cho quân đội Hoa Kỳ.
Ngày 30.4.1975, Lưu cùng gia đình di tản ra khỏi Việt Nam và tị nạn vào Hoa Kỳ, tiểu bang Kentucky, bà thi đậu vào Viện Đại học Stanford và tốt nghiệp cử nhân vật lý năm 1984.

—————————————–

Đại Tá Hải Quân HK Vũ Thế Thùy Anh

Đại Tá Hải Quân Vũ Thế Thùy Anh
————————
Còn.. còn rất nhiều con Ngụy Quân, Ngụy Quyền khắp 5 Châu thành đạt, ích cho xã hội, lợi cho nhân loại, là những nhân tài hữu dụng góp sức cho nhân sinh cho hành tinh này… không như cặn bã.. rác rến…tệ đoan bất hảo của con cháu Đảng Cướp, Đảng Trộm Cắp của chế độ CSVN chỉ biết học hỏi và mưu sinh bằng con đường hèn hạ bất lương và vô đạo đức khắp nơi trên thế giới làm nhục quốc thể.

Hành trình theo đuổi giấc mơ của cô bệnh nhân ung thư nhí 11 tuổi

Hành trình theo đuổi giấc mơ của cô bệnh nhân ung thư nhí 11 tuổi

Noa học may từ người bà của em.

Noa học may từ người bà của em.

Faiza Elmasry

15.11.2015

Năm nay là một năm bận rộn đối với cô bé Noa Sorrell, 11 tuổi. Em đã bị chẩn đoán mắc bệnh ung thư, phải trải qua hóa trị nhưng trong quá trình điều trị, em đã đạt được một giấc mơ của riêng mình.

Kể về trải nghiệm thay đổi cả cuộc đời mình, em Noa nói:

“Hồi tháng 1 năm nay, em bị chẩn đoán mắc chứng ung thư lâm bào Hodgkin. Em cũng hơi sợ nhưng bác sĩ nói rằng bệnh này có thể chữa được, hoàn toàn có thể chữa được, mặc dầu không phải là một việc đơn giản.”

Theo Hiệp hội Ung thư Hoa Kỳ, bệnh Hodgkin hay ung thư lâm bào Hodgkin là một loại ung thư bắt đầu phát triển trong các tế bào bạch cầu được gọi là lâm bào. Lâm bào là một phần trong hệ miễn dịch.

Trong quá trình điều trị căn bệnh này, em Noa có nhiều thời gian rảnh rỗi và em nghĩ mình cần phải làm gì đó để tìm niềm vui cho bản thân:

“Em trải qua hóa trị trong ba tháng. Em chẳng có gì để làm cả. Nếu em không bắt đầu may vá và thiết kế quần áo thì em chắc sẽ chán chết mất.”

Em Noa học may quần áo từ người bà quá cố của em, đã qua đời năm ngoái. Em Noa luôn luôn mơ ước mình sẽ trở thành một nhà thiết kế thời trang và Quỹ Make a Wish đã giúp điều ước đó của em trở thành sự thật.

Tổ chức phi lợi nhuận này giúp những trẻ em mắc bệnh hiểm nghèo thực hiện những điều ước. Họ đã sắp xếp tổ chức cho em Noa có cơ hội trình bày bộ sưu tập thiết kế quần áo của em trong tuần lễ Thời trang LA.

Chỉ với chiếc máy may cũ hiệu Singer được bà để lại, Noa đã tạo ra cả một bộ sưu tập thời trang mùa xuân dành cho các em gái trong độ tuổi thiếu niên, lấy cảm hứng từ hoa và những màu sắc tươi sáng. Noa nói:

“Em đã rất lo lắng bởi em không chắc là liệu mình có thể hoàn thành chúng đúng hạn hay không. Nhưng cùng lúc đó thì em cũng rất háo hức cho Tuần lễ Thời trang. Em đã làm việc rất chăm chỉ bởi vì ngoài việc phải cố gắng may hết 10 bộ cho bộ sưu tập trong một tháng rưỡi, em vẫn phải đi học và làm nhiều việc khác nữa.”

Mẹ em Noa, bà Maralice Sorrell, nhận xét về việc làm của con gái mình:

“Tôi nghĩ rằng ý tưởng về việc sản xuất ra một thứ gì đó trong giai đoạn như thế này quả thực rất có ý nghĩa truyền cảm hứng cho mọi người.”

Noa và em gái của em trong Tuần lễ Thời trang LA.

Noa và em gái của em trong Tuần lễ Thời trang LA.

Bà Sorrell nói rằng, sự quyết tâm và sự yêu mến dành cho công việc máy vá đã giúp em Noa đánh bại căn bệnh ung thư:

“Con bé cứ đi học về là làm bài tập rồi ngồi vào máy may, đôi khi ngồi cả bốn tiếng một ngày. Có lúc nó ngồi may đến tận 4 giờ sáng.”

Em Noa tiếp tục thiết kế và may quần áo cho những người bạn của em ở trường và cho cả gia đình em. Bà Sorrell cho biết:

“Con bé có mắt thẩm mỹ, tạo được ra những bộ quần áo phù hợp với phong cách và tính cách của người đó, và chúng tôi thực sự rất mong muốn sẽ giúp nó phát triển điều đó.”

Kể về ước mơ của mình, em Noa nói:

“Em mơ ước trở thành một nhà thiết kế thời trang nổi tiếng. Em muốn bán những mẫu thiết kế của mình. Em không chắc là em có thể làm điều đó như thế nào nhưng em biết rõ là em muốn trông thấy mọi người mặc những bộ quần áo do em thiết kế.”

Mẹ của Noa cũng có một ước mơ.

“Tôi muốn được nhìn thấy con bé lớn lên, muốn nhìn thấy nó được sống hạnh phúc, vui vẻ.”

Noa nói rằng em đang rất hạnh phúc. Em có một chiếc máy may mới và đang rất bận rộn với việc học và tạo ra những bộ sưu tập thời trang thu đông.

Nguồn: VOA, cancer.org

Câu chuyện đổi đời của một gia đình H.O.

Câu chuyện đổi đời của một gia đình H.O.

Nguoi-viet.com

Huy Phương

Một H.O. muộn màng

Cựu Trung Úy Lê Văn Thiệu, tốt nghiệp khóa 1 Ðại Học Chiến Tranh Chính Trị Ðà Lạt bị tập trung trong các trại tù cộng sản 7 năm.

Người vợ tù và những đứa trẻ ở Gio Linh. (Ảnh gia đình)

Sau khi đi tù về, ông làm nghề thợ mộc nuôi con, cho mãi đến năm 1995, gia đình mới sang Mỹ theo một chương trình H.O. khá muộn màng: H.31. Sau 5 năm định cư tại Hoa Kỳ, năm 2000 con đầu là Lê Thành học xong bằng Master về ngành điện tử tại đại học UTA (University of Texas at Arlington). Năm 2004 con trai thứ ba, Lê Ðức Hiếu tốt nghiệp Master Computer science. Năm 2005, Lê Huy, con trai thứ nhì lấy bằng tiến sĩ cũng ngành điện tử. Năm 2010 con trai út Lê Ðức Hiển, ra đời năm 1972 sau khi ông Thiệu từ trại tù trở về, cũng đã tốt nghiệp y khoa.

Vào năm 2005, nhân ngày lễ kỷ niệm 15 năm ngày thành lập hội H.O. Dallas-Fort Worth, gia đình ông Lê Văn Thiệu đã được vinh danh là một gia đình đến Mỹ muộn màng nhưng đã sớm thành công trên đất người.

Năm 2006, ba anh em nhà họ Lê thành lập công ty “Luraco technologies, Inc.” sử dụng kỹ thuật cao (high-tech) chuyên về nghiên cứu và chế tạo sản phẩm cho quốc phòng Mỹ. Ba năm trước công ty được cấp kinh phí từ US Army để nghiên cứu và chế tạo ra một bộ cảm ứng thông minh (Intelligent Multi-Sensor) cho hai động cơ trực thăng chiến đấu hàng đầu của Mỹ là Blackhawk và Apache. Ðể làm được điều này, nghiên cứu (research proposal) của công ty Luraco phải xuất sắc và vượt trội hơn nhiều công ty danh tiếng khác. Phát minh bộ cảm ứng thông minh này của công ty Luraco sẽ tiết kiệm hàng tỷ Mỹ kim mỗi năm cho Bộ Quốc Phòng Hoa Kỳ về vấn đề bảo trì và an toàn cho hai loại máy bay trên. Hãng WPI tại Fort Worth, Texas đã mời Tiến Sĩ Lê Huy làm việc với chức vụ là khoa học gia (scientist) để đảm trách việc nghiên cứu về Flexible Active Circuits và Optical Sensors dùng trong hỏa tiễn và phi thuyền không gian.

Hai năm qua công ty Luraco cũng thắng được hai hợp đồng với US Air Force và được cấp kinh phí để chế tạo hệ thống kết nối những sensors FADEC (Full Authority Digital Electronic Control) trong động cơ phản lực F.35 của Không Quân Hoa Kỳ. FADEC là project lớn dưới sự giám sát của cơ quan NASA Hoa Kỳ. Ngoài NASA, công ty Luraco vinh dự được làm việc chung với Boeing và GE là hai công ty chế tạo động cơ phản lực (jet engine) cho phản lực cơ Hoa Kỳ.

Ðây là công ty duy nhất của người Việt Nam nhận được kinh phí trực tiếp từ Bộ Quốc Phòng Mỹ để nghiên cứu và chế tạo những sản phẩm kỹ thuật cao cho quân đội. Người Mỹ khó tin được là các em trong công ty mới mẻ này là con một gia đình tỵ nạn cộng sản chỉ mới đặt chân đến Hoa Kỳ từ năm 1995.

Thực dụng trong ngành thẩm mỹ ở Mỹ, Luraco là công ty đầu tiên sáng chế ra ghế Mini Pedicure Spa cho trẻ em, Jet nam châm (Magna-Jet) cho bồn Spa, máy khử mùi hóa chất (ChemStop) và máy hút bụi nail (Partigon) cũng như ghế Massage iRobotics. Hai năm liền 2010 và 2011 công ty Luraco được vinh dự đón nhận bằng khen là một trong 50 công ty Châu Á phát triển nhanh nhất trên toàn quốc Hoa Kỳ. Năm 2010 công ty Luraco được xếp hạng thứ 69 trong 100 công ty phát triển nhanh vùng Dallas Fort Worth do Khoa Thương Mại trường Ðại Học SMU bình chọn.

Trong bốn anh em nhà họ Lê, Tiến Sĩ Kevin Huy Lê là một thành viên trong Hội Quang Học Quốc Tế (The International Society for Optical Engineering) và là người giám định (Peer Reviewer) cho nhiều công bố về khoa học kỹ thuật cũng như tác giả của hơn 20 “technical publications in journals and conference proceedings.”

Những ngày ở Gio Linh

Nhớ lại những ngày xa xưa, Lê Thành, giám đốc công ty Luraco, ngày nay cũng là một MC và “Mạnh Thường Quân” của cộng đồng tị nạn tại Dallas, Ft. Worth đã nói rằng anh không bao giờ quên những ngày khốn khổ ở vùng quê Gio Linh, một vùng bị chiến tranh tàn phá rất nặng nề, ngổn ngang những đống gạch vụn và những hố bom. Sau tháng 4, 1975, khi thân phụ phải vào trại tù tập trung, mẹ anh phải đưa các con về nương tựa bên ngoại. Khi mẹ anh kiếm được một chân y tá tại trạm y tế Gio Linh, Thành mới lên 5 tuổi, cùng với đứa em kế theo mẹ về trạm xá, còn hai em nhỏ trong đó có một đứa mới sinh phải “rứt ruột” gởi cho ông bà ngoại nuôi. Ba mẹ con ở trong một căn phòng lợp tranh, vách đất, không có điện bên cạnh trạm xá. Sau những giờ đi học, Thành phải đi mót củi, nấu cháo hay khoai và trông chơi với em. Thành rất thương mẹ, nhớ đến những lúc mẹ khóc, nước mắt ướt cả mặt anh, vì cuộc sống quá cơ cực, cô đơn, mà chồng không biết lưu lạc ở trại tù nào. Con đến trường thì bị gọi là “con ngụy,” mẹ nơi chỗ làm thì được xem là “chồng có nợ máu!”

Sau 7 năm, khi cha của ông đi tù về mở một tiệm mộc, mẹ ông bỏ việc trở về sum họp với gia đình tại thôn Gio Mai. Thành lên trung học rồi thi đỗ vào Ðại Học Sư Phạm Huế, những năm cuối cùng trước khi lên đường đi Mỹ, Thành dạy tại trường Cao Ðẳng Sư Phạm Quảng Trị. Nhờ những tín chỉ của ÐH Sư Phạm, chỉ 5 năm sau khi đến định cư tại Dallas- Ft Worth, Lê Thành đã lấy xong Master ngành điện tử, cùng với các em Lê Hiếu, bốn năm sau lấy bằng tiến sĩ cùng ngành để xây dựng lên một công ty có đủ khả năng cạnh tranh với các công ty lớn của Mỹ.

So với những gia đình cựu tù nhân khác, gia đình ông Lê Thiệu đến Mỹ tương đối muộn, vì lúc ra tù, ông tìm về quê cũ, một vùng đất xa xôi, nghèo khổ, xa ánh sáng đô thị, thiếu hẳn tin tức và bạn bè. Nhất là sau khi Thừa Thiên, Quảng Trị sát nhập với Quảng Bình của miền Bắc để thành Bình Trị Thiên, tỉnh này thuộc cơ chế hành chánh của miền Bắc, khắt khe và đầy sự kỳ thị. Mãi đến đầu năm 1990, khi thấy thấy rõ, chắc chắn bạn bè lên đường đi định cư ở Mỹ, ông Lê Thiệu mới dám nộp đơn cho công an địa phương.

Nhờ tinh thần hiếu học và sự cố gắng vươn lên trong hoàn cảnh khắc nghiệt của tuổi ấu thơ, đến Mỹ, anh em nhà họ Lê như giống tốt gặp môi trường đất đai, khí hậu, phân bón tốt đã đâm chồi, nẩy lộc, cho trái tốt. Tuy vậy “nhớ công ơn cha mẹ đã trải qua những nỗi nhọc nhằn, tạ ơn nước Mỹ, đất của cơ hội đã cưu mang cho chúng con một đời sống mới, và cộng đồng người Việt tị nạn luôn luôn gần gũi, thương yêu gia đình chúng con,” đó là những lời giãi bày của những đứa trẻ từ mảnh đất Gio Linh nghèo khó, hôm nay đã thành công trên đất nước Hoa Kỳ.

Con phải cố gắng để mà giỏi gấp đôi người ta.

Con phải cố gắng để mà giỏi gấp đôi người ta.

Bài Ghi Ngắn của Đoàn Thanh Liêm

*     *     *

Condoleezza Rice sinh năm 1954 tại tiểu bang Alabama là một phụ nữ người Mỹ gốc Phi châu với thành tích xuất sắc trong các chức vụ làm giáo sư về môn bang giao quốc tế tại đại học danh tiếng Stanford California – và nhất là còn làm cố vấn an ninh và làm ngọai trưởng dưới thời của Tổng thống George W Bush từ năm 2001 đến 2009.

Vào năm 2010, bà cho xuất bản cuốn Hồi ký Gia đình (A Family Memoirs) ghi lại rất nhiều chi tiết về sinh họat trong gia đình của bà gồm ba người là cha, mẹ và bản thân bà là người con gái duy nhất mà được gọi với cái tên Condi trong chỗ thân mật riêng tư của gia đình.

Vào các thập niên 1950 – 60, nạn kỳ thị chủng tộc vẫn còn rất khắt khe tàn bạo đối với người da màu (coloured people) tại các tiểu bang thuộc miền Nam nước Mỹ. Vì thế, mà bà mẹ Angelena Rice đã luôn luôn phải căn dặn nhắc nhở con gái Condi rằng : “Con phải cố gắng hết sức mình để mà có thể giỏi giang gấp đôi người khác (twice as good). Vì nếu được như vậy, thì dù người ta có thể không ưa con, nhưng ít nhất họ cũng phải nể trọng con…”

Và đúng theo lời khuyên bảo của bà mẹ như thế, Condoleezza Rice đã hết sức cố gắng trau giồi học tập để trở thanh một phụ nữ chuyên viên với tài năng vượt trội và được mời giữ những chức vụ quan trọng và cao quý nhất trong guồng máy của chánh phủ Liên bang Hoa kỳ vào đầu thế kỷ XXI mới đây thôi. Tên tuổi của Condi Rice đã được tòan thể dân tộc Mỹ và nhiều người khác trên thế giới biết đến và ái mộ.

Sự thành công của Condoleezza Rice có thể được coi như một tấm gương rất tốt đẹp cho lớp người trẻ tuổi là hậu duệ trong các gia đình Việt nam chúng ta hiện di cư tỵ nạn trên đất Mỹ vậy. Quả thật, người Việt chúng ta hiện định cư ở Mỹ cũng là một sắc dân thiểu số (ethnic minority) – nên khó mà tránh khỏi được những chuyện phân biệt kỳ thị thường tình xảy ra trong xã hội ở Mỹ cũng như ở nhiều nơi khác. Vì thế, mà con em chúng ta đều phải cố gắng học tập chuyên cần nghiêm túc – để mà có đủ khả năng chuyên môn hầu vươn lên được trong cái xã hội văn minh vốn đòi hỏi sự tranh đua nhiều khi hết sức gay gắt (extremely tight competition).

Đây cũng là điều mà cha ông chúng ta từ xưa vẫn hay nhắc nhở khuyến khích con cháu trong mỗi gia đình là phải cố gắng để có được tình trạng “Con hơn Cha, Nhà có Phúc”. Và tiền nhân cũng còn luôn khuyên nhủ, đánh giá cao những thành đạt của lớp hậu duệ, cụ thể như câu : “Hậu sinh khả úy”, “Hậu sinh khả ái” v.v… nữa vậy./

Westminster, California Tháng Bảy 2015

Đoàn Thanh Liêm

NGƯỜI CHA GIÚP CON BỊ HỘI CHỨNG DOWN THÀNH SINH VIÊN GIỎI TOÀN NĂNG

NGƯỜI CHA GIÚP CON BỊ HỘI CHỨNG DOWN
THÀNH SINH VIÊN GIỎI TOÀN NĂNG

Trích EPHATA 649

Tại thành phố Sàigòn có một chàng trai bị Down 27 tuổi nhưng lại biết chơi đàn organ, đạt đai nâu võ Aikido, bơi lội, đá banh, có khả năng đọc, hiểu tiếng Anh cơ bản và đã theo học trường Đại Học Văn Lang.

Mạc Đăng Mừng chính là chàng trai lập được những kỳ tích hiếm có này. Đằng sau những thành tích của Mừng là nỗ lực không biết mệt mỏi của cha, người đã tìm mọi cách thay đổi số phận của chàng trai.

Không chấp nhận nhìn con chịu bất hạnh

Chúng tôi tìm đến nhà Mừng vào thời điểm cuối ngày. Nhà Mừng nằm cạnh Nhà Thờ Xóm Chiếu, Quận 4, Sàigòn. Như thường lệ, gần nửa năm nay, đến tầm 17 giờ, bà An, mẹ của Mừng, lại ngồi cửa đợi chồng và con đi học về. Đây là niềm vui được bà mong chờ nhất trong ngày. Kết thúc buổi học ở trường, về đến nhà, Mừng khoe ngay với bà An về điểm thi kết thúc môn học kỹ năng Photoshop đạt điểm cao.

Để cậu con trai Mạc Đăng Mừng có thể hòa đồng và phát triển như những đứa trẻ bình thường khác, vợ chồng ông Mạc Văn Mỹ, 66 tuổi, đã phải nỗ lực rất nhiều. Ông Mỹ cho biết, lúc ông bà bước sang tuổi tứ tuần mới sinh đứa con trai đầu lòng. Niềm vui chưa được trọn vẹn thì nỗi buồn ập đến khi ông bà biết tin Mừng đã mắc Hội Chứng Down bẩm sinh.

Trước đây, do điều kiện y tế chưa phát triển nên việc phát hiện thai nhi mắc bệnh rất khó khăn. Ngày ấy, trông Mừng rất èo uột phải ẵm trên tay, thương con, ông bà Mỹ đã chạy chữa khắp nơi. Cứ nghe ai nói ở đâu có thầy hay thuốc tốt là họ lại đưa con đến trị bệnh.

Cậu bé Mừng ngày ấy 7 tuổi mới chỉ biết lết, 9 tuổi bập bẹ nói và phải đến 12 tuổi mới đi những bước tập tễnh đầu tiên. Nhìn tương lai của con quá chông chênh, không ít lần vợ chồng suy sụp, tuyệt vọng. Bà An tâm sự: “Lúc 5 tuổi, Mừng vẫn còn yếu lắm, đặt đâu ngồi đó, đầu thì ngoẹo một bên, mỗi lần cầm muỗng cháo đút cho con mà nước mắt bà nuốt vào trong. May mắn chúng tôi được một bác sĩ khuyên hãy mua một cây đàn cho cháu.

Vị bác sĩ giải thích, đánh đàn sẽ giúp những đầu ngón tay được kích thích, nếu làm việc này thường xuyên sẽ giúp não bộ phát triển”. “Còn nước còn tát”, ông bà lại bấu víu vào chút hy vọng ấy để tiếp tục chữa trị cho con. Về nhà, hai vợ chồng gom hết tài sản có giá trị trong nhà mang đổi được 5 chỉ vàng để mua cho con cây đàn Organ. Từ đó, người ta thấy trong căn nhà nhỏ phát ra những âm thanh từ tiếng đàn Organ. Ông Mỹ cho biết, hồi đầu để có thể chỉ cho con học đàn, ông đã phải đi học lỏm, bởi lẽ thuê giáo viên ai cũng từ chối. Họ cho rằng, một đứa bé đến đứng còn không vững như Mừng thì làm sao có thể học đàn.

Có thể nói, con đường hòa nhập của Mạc Đăng Mừng quả lắm chông chênh. Ngày Mừng biết rõ từng phím đàn, biết cảm thụ được những âm thanh trong trẻo từ tiếng đàn Organ, ông Mỹ nghĩ ngay đến một nơi dạy đàn bài bản. Ông dẫn Mừng tới một cơ sở dạy nhạc nhưng chẳng cần nghe người cha giãi bày, chủ cơ sở từ chối thẳng thừng: “Cháu nó bị như vậy học hành làm gì cho tốn tiền !”. Người cha vẫn nhẫn nại nhờ người nọ khóa đàn lại để Mừng tự mở. Trước ánh mắt tò mò xen lẫn nhiều nghi ngại, cậu bé Mừng làm theo lời cha và đặt bàn tay lên phím đàn dạo những bản nhạc đơn giản. Thấy vậy, người chủ ngạc nhiên: “Ủa, nó biết chơi đàn luôn hả ?”

Để tiện chăm sóc con, bà An phải xin nghỉ việc ở cơ quan. Mỗi đêm trước khi Mừng ngủ, bà đều dành ra một khoảng thời gian nhất định để kể chuyện cổ tích cho con nghe. Ông Mỹ thì luôn sát cánh bên con trong việc học hành. “Để cho con có đầy đủ chất dinh dưỡng, tôi luôn áp dụng chế độ ăn nhiều rau củ quả, thực phẩm có lợi cho sự phát triển của não bộ. Trong quá trình tiếp xúc hàng ngày, mình phải hòa đồng với con, không chỉ làm cha, làm mẹ mà còn là một người bạn. Thấy con có lỗi thì phải “mổ xẻ” đi từ ngoài vào trong, mưa dầm thấm lâu chứ không thể đi ngang về tắt được”, bà An chia sẻ.

Hai vợ chồng ông Mỹ trước đây đều theo học chương trình giáo dục của Pháp, nên để dạy cho con ông bà phải tự mày mò tìm từng cuốn giáo trình tiếng Việt. Rồi họ quyết định cho Mừng đi học. Nghe tin này, họ hàng nội ngoại phản đối, vì lo Mừng không thể tiếp thu. Vậy mà Mạc Đăng Mừng đã hoàn thành chương trình học lớp 9 tại Trung Tâm Bảo Trợ Dạy Nghề và Đào Tạo Việc Làm cho Người Tàn Tật thành phố Sàigòn.

Phạm Đăng Mừng trong lớp võ Aikido.

Tình yêu thường làm thay đổi một số phận

Cách đây 2 năm, sau khi Mừng hoàn thành chương trình học lớp 9 cho người tàn tật, vợ chồng ông Mỹ quyết định cho con đi học nghề. Hai ông bà xin được cho Mừng học tin học tại trung tâm ở đường Bến Vân Đồn, Quận 4. “Chỉ tháng đầu là tôi đưa con đi và đón con về. Còn sau đó, sáng thì tôi chở, trưa Mừng tự đi bộ về. Từ trung tâm về nhà cũng khá xa nhưng tôi muốn tập cho con tính tự lập. Thi thoảng, tôi chạy xe từ xa để nhìn con đi về, mỗi lần như thế tôi thấy rất mừng. Có hôm đi học về thì trời mưa, nó tìm chỗ trú rồi gọi điện về bảo con đang đứng ở đoạn đường nào, số nhà mấy để tôi chạy đến chở về”, ông Mỹ nghẹn ngào kể.

Suốt hơn một năm trời, Mừng miệt mài bên chiếc máy vi tính và đã lấy được chứng chỉ A tin học, đồng thời tiếp tục học nâng cao. Cách đây mấy năm, có một nhà sư đã chỉ cho ông Mỹ lấy những hạt đá nhỏ li ti đem về để con trai chà chân mỗi ngày. Theo ông Mỹ, việc này sẽ làm tăng ma sát ở chân để con có cảm giác. Ban đầu mới chà thì hơi đau, nhưng dần dần Mừng lại thấy thích thú. Hôm nào không phải đến lớp, hai cha con lại cùng nhau đi xe đạp quanh công viên.

Người cha giúp đứa con bị bệnh Down thành sinh viên giỏi toàn năng

Ông Mỹ hướng dẫn con trai tự học sau những giờ học trên lớp.

Ông Mỹ cho biết, hiện tại Mừng đang theo học lớp Kỹ Thuật Đồ Họa tại trường Đại Học Văn Lang, quận Bình Thạnh. Vì trường học khá xa, nên hôm nào hai cha con cũng phải dậy từ rất sớm mới kịp giờ học. Buổi trưa, hai cha con ở lại ăn cơm chay từ một tổ chức từ thiện để lấy sức cho buổi chiều lên lớp.

Vì chương trình học khá nặng, nên ông Mỹ xin Ban Giám Hiệu nhà trường cho phép được dự thính trong lớp học cùng con. Người cha già vẫn cần mẫn ghi chép cẩn thận trong mỗi giờ học vi tính, học tiếng Anh chuyên ngành để về nhà giảng lại cho con. “Vợ chồng tôi luôn mong sau này con sẽ có tương lai. Nghĩ vậy, tôi cũng ráng đi học để tối về chỗ nào con chưa hiểu giảng lại cho nó. Hy vọng sau này con sẽ có công ăn việc làm để tự lo cho bản thân”, ông Mỹ nghẹn ngào nói.

Bất kể là mưa hay nắng, Mừng vẫn đến lớp đều đặn mỗi ngày. Ở trường con học thì cha cũng học, về nhà khi con học thì cha lại là thầy. Đều đặn công việc ấy suốt hơn 20 năm nay, ông bà đã dần đưa con tiếp cận trí thức hòa nhập với cộng đồng. Giờ đây, Mừng không chỉ biết tự lo liệu cho sinh hoạt cá nhân, mà còn biết quan tâm tới người xung quanh. “Có hôm đi học về thấy mẹ bị ốm, Mừng hỏi han liên tục xem mẹ đau chỗ nào, đã đỡ hơn chưa. Có hôm anh chàng bảo mẹ từ nay để con tự giặt giũ quần áo, nhưng tôi không đồng ý và bảo con phải học tính ngăn nắp, gọn gàng trước đã. Nghe mẹ nói vậy, Mừng cười rồi ngoan ngoãn làm theo”, bà An vui vẻ cho hay.

Tình yêu thương con chính là nguồn động lực để vợ chồng ông Mỹ nỗ lực, bền bỉ sát cánh bên con suốt một thời gian dài. Chia sẻ về phương pháp giúp con hòa nhập với tri thức cộng đồng, ông Mỹ vui vẻ cho hay: “Để con có cuộc sống ổn định như hiện tại, hai vợ chồng tôi đã phải huấn luyện con từ khi còn nhỏ để cháu tập tính tự lập, bền bỉ và ngăn nắp.

Bản thân tôi thấy có 4 cách áp dụng với cháu và có kết quả ngoài mong đợi, đó là dạy cháu học đàn, học võ, đi bơi và chà chân. Những phương pháp này có tác động rất lớn đến sự phát triển thể chất, não bộ và tinh thần cho con. Tôi rất mừng khi có một ông giám đốc đồng ý nhận cháu về công ty tin học làm việc, sau khi cháu ra trường”. Khi được hỏi về ước mơ sau này, chàng trai Mạc Đăng Mừng trả lời rành rọt: “Ước mơ của Mừng đó là trở thành võ sư Aikido, hoàn thành xong khóa học Thiết Kế Đồ Họa. Con cũng sẽ cố gắng học thật giỏi để tự đi làm”.

Nhìn vào cuốn album của gia đình ghi lại khoảnh khắc của Mừng đạt được nhiều huy chương, không ai ngờ được đây chính là thành tích của một chàng trai bị Hội Chứng Down. Tại giải thể thao dành cho người khuyết tật năm 2014, Mừng giành được Huy Chương Vàng cá nhân, Huy Chương Đồng tập thể môn bóng rổ và Huy Chương Bạc đồng đội môn bóng đá kết hợp dành cho người thiểu năng trí tuệ và người không bị thiểu năng trí tuệ.

Ngoài ra, chàng trai này còn biết chơi đàn Organ khá điêu luyện, biết võ Aikido, thành thạo bơi lội, yêu đá banh và có khả năng đọc hiểu một số câu tiếng Anh cơ bản. Nhìn vào cuốn album của gia đình ghi lại khoảnh khắc của Mừng đạt được nhiều huy chương, không ai ngờ được đây chính là thành tích của một chàng trai bị Hội Chứng Down.

KHÔI NGUYÊN, Gia Đình và Xã Hội, eva.vn

Ghi chú thêm của Ephata:

Em Mạc Đăng Mừng có tên Thánh là Giuse, đã học Rước Lễ và Thêm Sức tại Nhà Thờ Mactynho Q. 1, Sàigòn. Mẹ em cho biết: năm em 7 tuổi vẫn chưa thể đi đứng được, bà đã khóc rất nhiều, đã tìm đến cầu khấn ơn chữa lành cùng Mẹ Fatima Bình Triệu, và Chúa đã nhậm lời !

giadinh.net.vn

Bàn Chân Năm Ngón

Bàn Chân Năm Ngón

Đức Ông Phêrô Nguyễn Văn Tài

Một người thanh niên tên là Tony Melendez bỗng trở nên quen thuộc với nhiều người kể từ khi Ðức Gioan Phaolô II (nay là thánh G.P.II) đến viếng thăm tiểu bang California, Hoa Kỳ dạo mùa hè năm 1987.

Nhiều người đã chứng kiến buổi lễ tiếp đón Ðức Thánh Cha hôm đó và khó quên hình ảnh vô cùng cảm động khi vị Giáo Hoàng bước xuống từ một lễ đài cao để ôm hôn một người thanh niên đang hát với tiếng đàn Guitar của mình.  Ðiều gì đã làm cho khung cảnh ấy trở nên khác lạ và giây phút ấy đã trở nên luyến nhớ cho nhiều người?

Tony là hiện thân của niềm Hy Vọng.  Tony đã chào đời không có hai cánh taỵ  Nhưng Tony đã vận dụng những ngón chân của mình để học đàn guitar.  Không những thế, anh còn dùng chân trong nhiều công việc khác như xếp quần áo, vắt một ly nước chanh.

Anh đã biết biến sự tàn tật kém may mắn của mình thành một khả năng thuần thục.

Ngạc nhiên trước khả năng lạ lùng ấy của anh, nhiều người đã hỏi anh: “Bí quyết nào đã giúp anh chẳng những chấp nhận chính mình để sống bình thường mà còn sử dụng guitar một cách tuyệt diệu như thế ?”.

Anh đã trả lời như sau: “Tôi đã cầu nguyện : Lạy Chúa, xin nhận lấy con và dùng con theo thánh ý Chúạ  Tôi đã tự hiến cho Chúa như một của lễ sống động và Chúa đã nhậm lời tôi”.

·        Không ai trong chúng ta chọn lựa được sinh ra hay không sinh ra.

·        Không ai trong chúng ta chọn lựa làm đàn ông hay đàn bà.

·        Không ai trong chúng ta chọn lựa được làm người xinh đẹp hay xấu xí, thông minh hay ngu đần, khỏe mạnh hay bệnh tật, giàu sang hay nghèo hèn …

Dưới mắt người đời, mỗi người chúng ta đến trong trần gian này với cả một định mệnh.  Người ta vẫn nói: có người sinh ra dưới một ngôi sao xấu, có người sinh ra dưới một ngôi sao tốt, có người kém may mắn.

Nhưng trong ánh mắt Tình Yêu của Thiên Chúa, thì số phận nào cũng là một hồng ân cao cả.

Trong chương trình Quan Phòng của Ngài, mỗi người, dù nhỏ bé hèn mọn, dù tàn tật bất hạnh đến đâu, cũng đều có một chỗ đứng.  Do những bất trắc của thiên nhiên, hay do hậu quả của tội lỗi, nhiều người phải sinh ra với tất cả một gánh nặng của bất hạnh.  Nhưng Thiên Chúa không bao giờ bỏ cuộc vì những hư hỏng ấy, Ngài luôn có một chương trình cho mỗi người.

Lắm khi chúng ta thấy được những kỳ diệu của Thiên Chúa được thể hiện qua những bất hạnh, mất mát của con người.

Đức Ông Phêrô Nguyễn Văn Tài

httpv://www.youtube.com/watch?v=zlZPYGBXQ44

Chàng lao công gốc Việt trở thành khoa học gia không gian vũ trụ của Mỹ

Chàng lao công gốc Việt trở thành khoa học gia không gian vũ trụ của Mỹ

Tiến sĩ Phạm Đăng Khánh.

Tiến sĩ Phạm Đăng Khánh.

Trà Mi-VOA

27.06.2015

Một thanh niên làm lao công cho các cửa hàng trong những khu mua sắm khi sang Mỹ tỵ nạn trở thành một nhà khoa học không gian vũ trụ của Trung tâm Thí nghiệm Nghiên cứu Không quân Hoa Kỳ sau 25 năm miệt mài vượt khó vươn lên.

Đó là câu chuyện thành công của Tiến sĩ Phạm Đăng Khánh, cháu nội đích tôn của sử gia nổi tiếng Phạm Văn Sơn và là cháu ngoại của nhà thơ lừng danh một thời Bàng Bá Lân.

Đến Mỹ năm 1991 theo diện HO vì bố mẹ là cựu tù nhân chính trị từng làm việc cho chính phủ Mỹ trước năm 1975, chàng thanh niên 19 tuổi quyết tâm theo đuổi ‘giấc mơ Mỹ’, phấn đấu tiến thân bằng con đường học vấn.

Ý chí kiên trì và những nỗ lực không ngừng đã mang về cho anh những thành quả đáng nể. Trong số này phải kể tới hàng trăm bài viết nghiên cứu khoa học cùng hàng chục giải thưởng của Không quân Hoa Kỳ như Huy chương Không quân về Thành tựu dân sự, Giải Kỹ sư Không quân Xuất sắc, Bài nghiên cứu Xuất sắc nhất năm. Anh cũng là thành viên phê bình trong các ủy ban luận án Tiến sĩ và Thạc sĩ tại các trường đại học Mỹ, cố vấn nghiên cứu cho các cơ quan khoa học danh tiếng của Mỹ như Cơ quan Phòng thủ Tên lửa, Cơ quan Dự án Nghiên cứu Quốc phòng cao cấp, Hội Kỹ thuật Khoa học Quốc phòng Hoa Kỳ..v..v..

Tạp chí Thanh niên VOA hôm nay mời các bạn cùng gặp gỡ tấm gương thành công Phạm Đăng Khánh, niềm tự hào của người Việt hải ngoại.

TS. Khánh: Khi tôi đến Mỹ, mọi sự đều bỡ ngỡ về văn hóa, lịch sử, phong tục-tập quán. Khó khăn lớn nhất đối với tôi và cả gia đình là không có đủ khả năng đọc hiểu và nói tiếng Anh. Bản thân tôi phải bắt đầu lại con đường học vấn từ lớp 10. Các khó khăn về kinh tế người tỵ nạn nào cũng phải đương đầu, nhưng mình cũng phải cố gắng. Tôi cùng với em trai mỗi sáng sớm phải đi làm thêm. Sáng sớm, chúng tôi đi dọn dẹp, lau chùi các cửa hàng to trong các khu thương mại lớn. Mình làm 2-3 tiếng/ngày, và đi học cho tới 10 giờ đêm. Lên thạc sĩ, mình được học bổng. Mình biết tiết kiệm nên tiền học bổng cũng đủ trang trải các chi phí như đi lại, xe cộ, bảo hiểm.

Trà Mi: Với những cái giá đã trả để có được vị trí hôm nay, nhìn lại, anh nghiệm ra cho mình điều gì?

TS. Khánh: Tôi nghĩ mình lúc nào cũng nên luôn làm việc chăm chỉ, không được hài lòng với những gì đạt được, và con đường đó lúc nào cũng đòi hỏi những hy sinh. Chẳng hạn như vì công việc, thời gian của tôi dành cho gia đình đã bị ít đi.

Trà Mi: Tư chất ham học, nỗ lực, và sự may mắn chiếm tỷ lệ thế nào trong sự thành công của anh?

TS. Khánh: Tinh thần học hỏi và sự nỗ lực, hai tố chất này cộng lại chiếm 90%. Còn lại là do sự may mắn hay do cơ hội chính mình tự tạo nên. Những người tỵ nạn như tôi khi gặp khó khăn mà không biết cách giải quyết vấn đề và đương đầu với khó khăn một cách tích cực thì rất khó khăn. Làm sao để vượt qua và tìm phương hướng tùy thuộc vào bản thân mỗi người kèm theo các yếu tố tác động xung quanh từ gia đình.

Trà Mi: Nếu đặt tất cả những bí quyết thành công anh vừa kể vào môi trường ở Việt Nam, anh nghĩ đích đến của mình có giống ngày hôm nay không?

TS. Khánh: Chị hỏi một câu rất sát thực tế. Những tố chất về nỗ lực, ham học, sự giúp đỡ của những người xung quanh thì ở trong hay ngoài nước mình đều có được, nhưng môi trường nuôi nấng nghiên cứu và các chính sách hay những khuyến khích từ các cơ quan, hội đồng khoa học rất quan trọng. Có thể trong nước đang dần dần có môi trường này nhiều hơn so với những năm trước, nhưng những điều kiện đó không thể nào bằng được bên Mỹ này.

Trà Mi: Có nhiều con đường để thành công, vì sao anh chọn theo đuổi con đường khoa học đầy cam go đòi hỏi rất nhiều kỳ công và chất xám để tiến thân?

TS. Khánh: Lĩnh vực khoa học luôn năng động, thay đổi, biến động nên tôi muốn đóng góp một phần nào đó cho hướng đi này.

Trà Mi: Thành tựu hôm nay đạt được trên đất Mỹ có ý nghĩa thế nào đối với anh, một người tỵ nạn gốc Việt?

TS. Khánh: Tôi vẫn luôn tự hào mình là người Việt Nam và đề ra mục tiêu dài hạn là hỗ trợ các doanh nghiệp nghiên cứu sáng tạo do người Việt đứng đầu hoặc các chuyên gia người Việt ở đây.

Trà Mi: Vì sao mục tiêu đó chỉ mới giới hạn ở cộng đồng người Việt ở Mỹ? Anh có bao giờ nghĩ tới mình có thể làm gì để đóng góp, giúp đỡ nơi chôn nhau cắt rốn của mình chăng?

TS. Khánh: Câu hỏi này tương đối rất khó. Bất kỳ thể chế nào muốn thu hút nhân tài về giúp nước phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Nếu đất nước trân trọng sự phát triển về khoa học, thúc đẩy và động viên tinh thần nghiên cứu khoa học thì ai cũng muốn về giúp đỡ cả. Hiện nay, tôi biết vài nhân tài người Việt bên này đang hợp tác với các cơ quan hữu trách ở Việt Nam để nâng cấp giáo dục đại học. Nhân tài người Việt ở nước ngoài đang dần dần trở về hợp tác và giúp đỡ phát triển kinh tế trong nước. Tôi nghĩ nếu môi trường và các điều kiện trong nước thích hợp với các nhân tài bên này và tạo điều kiện cho họ phát triển tài năng và lương bổng gần gần với bên này thì dần dần họ sẽ trở về thôi.

Trà Mi: Theo ý kiến của Tiến sĩ, học vấn cao và vị trí lãnh đạo có phải là thước đo chính xác về sự thành công của người trẻ hay không?

TS. Khánh: Tôi nghĩ học vấn vẫn là một công cụ nhiều tiềm năng. Về tinh thần lãnh đạo, đối với giới trẻ, nếu mình có vị trí cao trong một cơ quan hay tổ chức nào đó, mình nên truyền đạt tinh thần đóng góp tích cực và tinh thần tự nguyện. Tinh thần lãnh đạo và học vấn, hai điều này phải luôn đi đôi với nhau.

Trà Mi: Một lời khuyên cho các bạn trẻ ngưỡng mộ thành quả anh đạt được, anh sẽ nói gì?

TS. Khánh: Tôi muốn gửi đến các bạn trẻ một lời khuyên đơn giản thôi, đó là phải luôn luôn làm việc tích cực, ham học và hướng tới. Đây là những bí quyết đã giúp tôi thành công. Và mình cũng không nên quên nguồn gốc gia đình của mình và bản thân mình là ai.

Trà Mi: Xin cảm ơn Tiến sĩ Khánh rất nhiều về thời gian dành cho cuộc trao đổi hôm nay.

Cao hơn Đỉnh Thái

Cao hơn Đỉnh Thái

Giới thiệu:

Quý anh chị Cursillista rất thân mến.

“ Công Cha như núi Thái Sơn,

Nghĩa Mẹ như nước trong nguồn chảy ra.”

Trên đời, những câu chuyện cảm động về tình mẹ có rất nhiều và bàng bạc trong văn chương. Tình Mẫu Tử cao thượng, hy sinh tất cả cho con là điều không thể chối cãi. Nhân ngày Lễ của Cha (Father’s day) chúng tôi muốn chia sẻ với quý Anh Chị một câu chuyện rất cảm động, khi đọc câu chuyện này chúng ta nghĩ rằng đó là một  chuyện cổ tích, nhưng thực ra đây là câu chuyện hoàn toàn có thật, đã lấy đi không biết bao nhiêu là nước mắt của độc giả trên toàn thế giới. Câu chuyện kể về tình Phụ Tử, một tình yêu của người cha dành cho đứa con vô cùng bao la, vĩ đại không bút nào kể xiết. Trong tâm tình đó, chúng tôi xin trân trọng giới thiệu với quý Anh Chị câu chuyện CAO HƠN ĐỈNH THÁI.

Thân kính.

Dick Hoyt và Rick Hoyt, hai cha con 66 tuổi và 44 tuổi, đang nổi tiếng hiện nay trên thế giới với cái tên ‘Đội Hoyt’ (Team Hoyt). Hai con người phi thường này đã lập nên những kỉ lục bất cứ vận động viên vĩ đại nào cũng phải thán phục. Nhưng trên hết đó là một câu chuyện về tình cha con, sự yêu thương và hy sinh vô bờ bến.

Một câu chuyện thật về tình yêu thương, niềm tin và hy vọng

Dick Hoyt đáng được tôn vinh là một người cha vĩ đại. Nếu ai đã trải qua cảm giác phải chăm sóc một người tật nguyền lâu năm, ắt sẽ thấy rằng không có một tình yêu nào có thể lớn hơn tình yêu của ông bố Hoyt với cậu con trai chưa sinh ra đời đã bị chẩn đoán mắc bệnh bại não (cerebral palsy), một loại bệnh tĩnh với các tổn thương não đã định hình khó có thể thay đổi.

Khởi đi từ bất hạnh

Năm 1962, Dick Holt đau xót nhìn đứa con trai chào đời trong tình trạng bị dây rốn quấn cổ và được chẩn đoán liệt não, sẽ phải sống như thực vật cả đời. Vì tình trạng đó, các bác sĩ khuyên vợ chồng Dick và Judy nên đưa con vào một trung tâm bảo trợ xã hội đặc biệt. Tuy nhiên, với lòng thương con vô bờ, Holt cha từ chối lời khuyên đó. Người cha trẻ mới 22 tuổi  để ý thấy đôi mắt của Rick, tên đứa con, biết hướng mắt nhìn theo ông khi ông di chuyển quanh phòng. Vì vậy Dick hy vọng và tin tưởng rằng Rick vẫn có thể suy nghĩ và nhận thức được mọi sự việc xảy ra chung quanh.

Thế rồi vợ chồng Dick tìm đủ mọi cách để giúp đứa con tham dự vào mọi sinh hoạt của gia đình. Khi làm bất cứ điều gì, họ cũng tâm niệm rằng Rick đang dõi theo và cố gắng nhận biết tất cả mọi việc, như bất cứ một đứa trẻ nào khác. Đôi vợ chồng nuôi dưỡng niềm tin một ngày con họ có thể giao tiếp được trong một chừng mực nào đó.

Họ đưa con đến những trung tâm phục hồi chức năng, đến cầu cạnh những nhà nghiên cứu y khoa, cho con tham gia vào tất cả các hoạt động gia đình, vui chơi trong vườn, giúp con tận hưởng niềm vui được bơi dưới nước mà đứa trẻ nào cũng khao khát hoặc đưa Rick đi cùng trong các kỳ nghỉ của gia đìn Nói cách khác, cặp vợ chồng trẻ Dick và Judy đối xử với Rick như đối xử với một đứa trẻ bình thường. Để làm được điều đó, họ phải hy sinh hầu như tất cả những thú vui trong đời, dành hết thì giờ bên Rick, tìm hiểu Rick và tiếp tục nuôi hy vọng.

Các bác sĩ, dù đã cố thuyết phục bố mẹ Rick rằng họ chẳng có chút hy vọng nào, dù có cố gắng đến đâu. Tuy nhiên, năm 11 tuổi, trong nỗ lực không thể tả được bằng lời, cha mẹ Rick đã thuyết phục các nhà khoa học Trường Đại học Tuft, bang Massachusetts kể cho Rick nghe một câu chuyện hài. Trước sự ngạc nhiên của họ, Rick đã cười. Các nhà khoa học thừa nhận rằng họ đã lầm, Rick vẫn nhận biết được thế giới sinh động quanh cậu và cậu rất muốn được tham gia và khám phá thế giới ấy.

Cuối cùng, người ta làm riêng cho Rick một chiếc máy tính đặc biệt, có thiết bị gắn vào đầu Rick, bộ phận duy nhất trên người cậu có thể cử động được đôi chút. Thiết bị này giúp Rick mã hóa những điều não cậu muốn nói và chuyển thành âm thanh điện tử. Điều đầu tiên mà cậu bé Rick nói với bố mẹ là một môn thể thao. Bậc phụ huynh đáng kính ấy giờ đây biết thêm một điều, niềm đam mê của con trai họ là thể thao.

Khi chiếc máy mang tên Hi vọng được gắn vào đầu Rick, cậu đồng thời được chấp nhận đến trường học. Cũng trong thời gian này, cậu bé bộc lộ niềm đam mê với môn điền kinh. Năm 1977, khi trường cậu bé có chương trình chạy marathon để quyên góp cho một học sinh bị tai nạn xe hơi, Rick đã nói với bố rằng: “Bố ơi, con muốn chạy để quyên tiền cho bạn ấy!”. Một nguồn tin khác cho biết Rick đã nảy ra cảm hứng muốn tham dự vào các cuộc chạy thể thao sau khi xem một bài báo. Dick, một trung tá thuộc Lực Lượng Vệ Binh Quốc Gia Hoa Kỳ, sửng sốt trước ý muốn bất ngờ hầu như không tưởng của đứa con 16 tuổi. Lòng ngập tràn vui mừng lẫn lo âu, người cha ôm con nói: “Được rồi con. Chúng ta sẽ chạy thi.” Thế rồi người cha 37 tuổi mà trước đó chưa hề chạy marathon bao giờ phải khổ luyện tập dợt để sẽ đẩy con chạy.

Thể hiện tình cha

Dick bắt đầu tập luyện chạy mỗi ngày với một bao xi măng đặt trong chiếc xe lăn thay cho trọng lượng của Rick vì Rick bận học ở trường. Dick đã có thể cải thiện sức khỏe của mình rất nhiều mà ngay cả khi đẩy con, ông đã có thể tạo được một kỷ lục cá nhân là 5km trong 17 phút.

Sau khi hai cha con kết thúc cuộc đua đầu tiên dài năm dặm, Rick mừng rỡ nói: “Thưa cha, khi chúng ta đang chạy, con cảm thấy như con không còn tật nguyền nữa.” Dù đang mệt muốn kiệt sức, Dick sung sướng rưng rưng nước mắt trước niềm vui của con.

Từ đó, vì niềm đam mê điền kinh và thể thao nói chung của đứa con tật nguyền, Dick cho con mượn thân xác để tham gia vào những cuộc thi triền miên được tổ chức tại nhiều nơi suốt năm trong và ngoài nước Mỹ với danh hiệu tham dự viên là “Team Holt”.

Năm 1984, Dick trở thành một vận động viên điền kinh nổi tiếng và được mời tham dự các cuộc thi ba môn phối hợp (bơi, đạp xe, chạy bộ). Đó vốn là cuộc thi dành cho những người có sức khỏe tốt và dẻo dai. Ban tổ chức muốn Dick tham gia và chỉ mình ông mà thôi, không có Rick. Ông từ chối. Năm kế tiếp, họ lại đưa ra lời mời tương tự, nhưng một lần nữa ông lại từ chối nếu không có con trai của mình cùng tham gia.

Dick nói với các nhà tổ chức, “Rick chính là lý do tôi tham gia các cuộc thi này; tôi không muốn thi đấu một mình. Rick là động lực thúc đẩy tôi. Hơn nữa, nếu không có Rick, tôi không biết phải làm gì với hai cánh tay của mình”. Sau khi miệt mài thiết kế cho con những phương tiện an toàn như ban tổ chức yêu cầu, đội Hoyt được tham gia và về đích trong số 50% những người về đầu.

Sau khi hoàn tất cuộc đua Boston Marathon lần thứ 15, cuộc đua mà họ đã bị từ chối vào năm 1981 khi lần đầu tiên đăng ký tham gia, họ đã được tôn vinh như những Anh hùng của nước Mỹ nhân kỷ niệm lần thứ 100 môn marathon.

Năm 2003, Dick bị một cơn trụy tim, tuy nhiên, bác sĩ cho biết chính tình trạng sức khỏe tốt nhờ tham gia thể thao thường xuyên đã cứu sống ông. Sau khi hồi phục, hai cha con Dick và Rick lại tiếp tục những cuộc đua mới. Dick vẫn khăng khăng rằng chính con trai mình mới là vận động viên điền kinh, chứ không phải ông. Dick nói: “Tôi không biết phải giải thích thế nào, nhưng mỗi khi đứng đằng sau chiếc xe lăn của con trai, tôi cảm thấy lâng lâng khó tả. Rick là cỗ máy hoạt động của cả hai chúng tôi. Tôi cho Rick mượn thân thể mình, nhưng chính tinh thần của Rick mới là động lực thúc đẩy chúng tôi tiến về phía trước”.

Thành tích 36 năm kiên trì

Mặc dù người ta nhìn thấy Dick và Rick Hoyt trên trường đua nhiều lần, nhưng không lần nào khán giả ngừng ngưỡng phục người cha đáng kính vừa chạy vừa đẩy con mình đang ngồi trong xe lăn, gò lưng đạp xe kéo theo một chiếc xe lăn lên dốc xuống đồi, hay vừa bơi vừa kéo đứa con tật nguyền.

Rick cũng đã chứng tỏ mình hơn cả một vận động viên “đặc biệt” khi lấy xong bằng tốt nghiệp Đại học Boston và trở thành người khuyết tật bại não đầu tiên tốt nghiệp đại học. Rick làm việc tại phòng thí nghiệm máy tính của trường, nơi anh có thể hỗ trợ phát triển một hệ thống giúp những người khuyết tật có thễ giao tiếp thông qua các cử động của đôi mắt. Rick nói: “Tôi đã chứng minh cho những người khuyết tật thấy rằng họ không nhất thiết phải suốt đời ngồi yên một chỗ và nhìn cuộc sống trôi qua trước mắt. Họ cũng có thể tới trường, có việc làm và tham gia vào các hoạt động hàng ngày trong xã hội”.

Tính đến hết năm 2009, Team Holt đã tham gia cả thảy 1.009 cuộc thi, trong đó có đủ các môn, từ marathon đến ba môn phối hợp và thậm chí cuộc chạy bộ vòng quanh nước Mỹ. Đội Holt luôn về đến đích trong các cuộc đua, có khi bỏ lại phía sau hơn một nửa số vận động viên khác và đôi lần về nhất.

Đội Hoyt được tôn vinh tên tuổi vào Viện Người Thép Danh Tiếng (Ionman Hall of Fame) vào năm 2008.

Tính đến tháng Tư năm 2013, hai cha con Hoyt đã tham dự tổng cộng 1,077 cuộc chạy gay go đòi hỏi sức chịu đựng bền bỉ, trong số đó gồm có 70 cuộc đua chạy việt dã (marathon) và sáu cuộc đua tam hợp Người Thép (Ionman triathlon). Họ đã tham dự cả thảy 30 lần trong giải Boston Marathon. Ngoài ra, để bổ sung vào danh sách những thành tựu của họ, năm 1992 cha con Dick và Rick đạp xe và chạy vòng quanh nước Mỹ, hoàn thành khoảng đường dài 3,735 dặm (6,011 km) trong 45 ngày.

Khi dự thi ba bộ môn thể thao phối hợp triathlon, Dick bơi với giây cột quanh eo để kéo Rick nằm trên một xuồng phao. Qua phần đua xe đạp, Rick ngồi phiá trước một chiếc xe đạp dọc được thiết kế đặc biệt. Đối với phần chạy bộ, Dick đẩy Rick ngồi trên xe lăn.

Năm  2013, Dick đã là một người già 73 tuổi và Rick đã 51 tuổi nhưng mãi mãi vẫn là một đứa con tật nguyền. Mỗi lần chuyển đổi giữa các bộ môn thi từ bơi sang đạp xe đạp, từ đạp xe đạp đổi qua chạy bộ, người cha già phải thao tác thật nhanh tự tay bồng con đặt vào ghế, nai nịch an toàn, xong tiếp tục cuộc thi. Xin mời xem đoạn phim thật cảm động dưới đây:

Click:  http://www.youtube.com/watch?v=QnN5bvVtVao.

Thú thật cùng quý Anh Chị, cứ mỗi lần xem đoạn video này, tôi không khỏi nghẹn lòng, phải ngưng gõ bàn phím chữ và ngồi thừ ra một lúc. Đây quả là một trong những đoạn video về tình cha  gây xúc động nhất.

Ngày nay, hai cha con Holt -hay nói cho đúng hơn là người cha Dick Holt đã già- mỗi năm dự đua ít hơn và dành thì giờ cho các cuộc nói chuyện trước công chúng nhiều hơn. Thuở bắt đầu sự nghiệp thể thao, họ tham gia 50 cuộc đua mỗi năm nhưng bây giờ chỉ nhắm mục tiêu tham dự còn khoảng phân nửa số lượng đó mỗi năm mà thôi. Holt cha cho biết chưa có ý định hoàn toàn rút lui các cuộc thi.

Ngày 08 tháng Tư năm 2013, một bức tượng đồng vinh danh cha con Hoyt đã được khánh thành gần khởi điểm của cuộc chạy đua Boston Marathon tại Hopkinton, Massachusetts.

Do vụ khủng bố đặt bom nổ ngày 15 tháng Tư, Đội Hoyt chưa kịp hoàn tất cuộc chạy đua Boston Marathon năm 2013. Lúc vụ nổ xảy ra, họ còn cách lằn mức đích khoảng một dặm và đã bị giới hữu trách cuộc đua chặn lại cùng với hàng ngàn vận động viên khác. Họ an toàn và được một người lái xe SUV ngang qua chở họ đến khách sạn Sheraton tạm trú.

Kết luận

Tình yêu vị tha thực sự giúp con người có được sức mạnh để làm những điều không tưởng. Sở dĩ ông Dick Hoyt có đủ kiên nhẫn và nghị lực trải qua tất cả những cuộc đua đầy thử thách là vì ông đã tìm thấy mục đích cao cả trong đời là đem lại niềm vui và hạnh phúc của con trai ông. Ông không muốn để cho con mình bị xem là người thừa trong xã hội. Ông muốn cho con tham gia vào các hoạt động xã hội để giúp con cảm thấy hạnh phúc.Vì lẽ đó, ông đã luôn cố gắng hơn bao giờ hết.

“Nếu trong tim ta có một tình yêu vô điều kiện, ta có thể tìm thấy cho mình một nguồn năng lượng to lớn để thực hiện những điều không tưởng. Ta có thể vượt qua những giới hạn của bản thân và chuyển hóa mọi giới hạn đó thành điều kỳ diệu.”

Khẩu hiệu của Đội Hoyt đó là “bạn có thế” và họ chính là sự minh chứng sống khẳng định bạn có thể khi bạn quyết định làm. Thông điệp của đội Hoyt đã làm rung động mọi người.

Dù có mang trên người những khiếm khuyết về mặt thể chất hay không đi chăng nữa, chúng ta có thể học được rất nhiều từ câu chuyện của họ, hãy cho ước mơ của chúng ta một hy vọng, một cơ hội thứ hai để sống mặc cho tuổi tác có như thế nào đi chăng nữa, và hãy nhìn thế giới một cách rộng mở hơn. Câu chuyện của Rick và Dick cũng khiến cho chúng ta phải suy nghĩ lại về những gì chúng ta cho rằng “không thể” cho tới giờ và hãy thử cố gắng hết sức một lần nữa xem.

Tóm tắt về thành quả giúp con vượt lên trên số phận, Dick Holt nói: “Tôi yêu gia đình và chỉ muốn trở thành một người cha tốt nhất trong khả năng của tôi. Chỉ cần có được niềm vui khi ở bên cạnh con, được tận hưởng những giây phút đó, chúng tôi sẽ tiếp tục vượt  qua được những khó khăn trở ngại phía trước”.

Qua 36 năm dài sống cho con và hy sinh cho con, ông quả xứng đáng là một trong những người cha tốt nhất thế giới.

Phan Hạnh sưu tầm.

BMH

Washington, D.C

Nghị Lực Phi Thường của cô gái nhỏ cụt cả hai tay

https://thanhnientudo.files.wordpress.com/2015/06/img_3207.jpg

Đầu bếp cụt cả hai tay, Maricel ApatanApatan (Nguồn: Facebook)

Đây là câu chuyện có thật về một phụ nữ trẻ, người đã trải qua những thời khắc khủng khiếp nhất trong cuộc đời. Khi bạn đọc câu chuyện này, bạn sẽ nhận ra rằng những trải nghiệm của bạn có khi không là gì cả so với những gì mà cô gái trẻ này đã trải qua.
Vào ngày 25/9/2000, Maricel Apatan là một cô bé 11 tuổi sống tại một ngôi làng ở thành phố cảng Zamboanga, Philippines. Vào ngày đó, cô gái nhỏ đã đi lấy nước cùng với người chú của mình.

Trên đường đi, họ gặp bốn người đàn ông. Những người này mang theo nhiều con dao dài. Họ bắt chú cô úp mặt xuống đất, sau đó cứa cổ và giết chú ấy.
Maricel cực kỳ sốc trước cảnh tượng tàn khốc này, đặc biệt khi những người đàn ông này là láng giềng gần nhà cô. Cô đã cố chạy thoát khỏi những tên sát nhân, nhưng chúng vẫn chạy theo đuổi bắt cô.

Trong lúc hoảng sợ, cô đã kêu khóc và van xin họ “Kuya, ‘wag po, ‘wag n’yo akong tagain! Maawa po kayo sa akin!” (“Đừng giết cháu! Xin hãy rủ lòng thương xót cháu!”)
Thế nhưng những kẻ máu lạnh này chẳng mảy may bận tâm đến cô. Một tên trong bọn đã dùng con dao dài chém vào cổ cô.
Maricel ngã xuống đất và bất tỉnh ngay lập tức.

Khi cô tỉnh dậy, cô thấy khắp nơi toàn là máu. Cô cũng thấy bàn chân của những kẻ sát nhân đang rảo xung quanh cô, nhưng cô giả vờ là mình đã chết.
Khi chúng bỏ đi, Maricel cố hết sức bình sinh để chạy về nhà. Trên đường đi, cô thấy hai bàn tay mình bị rơi ra. Thì ra những tên sát nhân đã tàn nhẫn cắt đứt cả hai tay cô. Cô khóc không ngừng, nhưng vẫn tiếp tục chạy.
Đôi khi, cô ngất đi và ngã xuống đường, nhưng rồi cô lại tỉnh lại và tiếp tục chạy.
Lúc về đến gần nhà, Maricel cất tiếng gọi tìm mẹ.

Khi nhìn thấy con gái mình, mẹ Maricel gào thét lên trong nỗi kinh hoàng tột độ. Bà dùng một tấm chăn quấn đứa con gái bé bỏng toàn thân đẫm máu và đưa cô đến bệnh viện.
Lúc này lại phát sinh một vấn đề: nhà Maricel cách đường cao tốc 12 km, và họ phải mất 4 giờ để đi bộ ra đến đường cao tốc.
Khi hai mẹ con đến được bệnh viện, các bác sĩ đều cho rằng Maricel chắc chắn không thể qua khỏi, nhưng họ vẫn thực hiện ca phẫu thuật kéo dài 5 giờ cho cô bé. Các bác sĩ đã khâu 25 mũi cho vết thương bị con dao dài chém ở cổ và lưng.

Cuối cùng Maricel đã qua khỏi cơn nguy kịch và cô bé bị mất hai bàn tay.
Trớ trêu thay, ngày hôm sau lại chính là ngày sinh nhật của Maricel, cô tròn 12 tuổi.

Bi kịch vẫn chưa dừng lại tại đây. Khi mẹ con Maricel trở về nhà, họ thấy căn nhà của mình đã biến mất. Nó đã bị những kẻ vô lương tâm lục soát và đốt cháy.
Vì thế, gia đình cô bé lâm vào cảnh màn trời chiếu đất và không có tiền để chi trả cho khoản viện phí 50.000 peso.
Lúc này, Chúa đã phái rất nhiều thiên thần đến giúp đỡ gia đình Maricel.
Đức Tổng giám mục Antonio Ledesma, một người họ hàng xa của nhà Maricel, đã trả tiền viện phí, giúp họ tố cáo và đưa những tên tội phạm ra tòa. Những kẻ sát nhân cuối cùng đã bị kết án tù cho những hành vi tàn ác của chúng.
Ngày nay, Maricel đang sống cùng các nữ tu ở tu viện Regina Rosarii tại thành phố Quezon, Philippines.
Điều kỳ diệu không chỉ dừng lại đó. Không chịu ngồi yên và chấp nhận số phận định đoạt, Maricel đã tiếp tục vươn lên trong cuộc sống.
Thay vì oán trách Chúa vì sao cô không có tay như người khác, thì giờ đây cô học cách sử dụng cổ tay nhuần nhuyễn một cách đáng kinh ngạc, khiến bạn cảm thấy vô cùng bất ngờ và ấn tượng.
Maricel được mọi người nhận xét là cực kỳ siêng năng, chăm chỉ, giỏi sử dụng máy tính, ngoan và lễ phép nhất trong trường học dành cho các trẻ em tàn tật.
Năm 2008, cô tốt nghiệp khóa học về Quản lý Nhà hàng Khách sạn. Ngoài ra, cô còn nhận được huy chương Vàng cho bộ môn Nghệ thuật và Thủ công mỹ nghệ.

https://thanhnientudo.files.wordpress.com/2015/06/img_3200.jpg

Đầu bếp Maricel đang tạo hình một chiếc bánh kem (Nguồn: Facebook)

https://thanhnientudo.files.wordpress.com/2015/06/img_3201.jpg

Đầu bếp Maricel đang bắt bông kem cho chiếc bánh (Nguồn: Facebook)

Năm 2011, cô đã hoàn tất chương trình đào tạo để trở thành một đầu bếp – một đầu bếp không có đôi bàn tay.
Không gì có thể ngăn được cô gái trẻ vươn tới những ước mơ của mình. Câu chuyện về Maricel cho tất cả chúng ta niềm tin rằng phép màu vẫn luôn hiện hữu trong cuộc sống này nếu bạn không ngừng vươn lên và không bao giờ đầu hàng trước nghịch cảnh.

https://thanhnientudo.files.wordpress.com/2015/06/img_3202.jpg

Maricel đang trang trí chiếc bánh (Nguồn: Facebook)

https://thanhnientudo.files.wordpress.com/2015/06/img_3203-0.jpg

Maricel đang hoàn tất những công đoạn cuối cùng để hoàn thành chiếc bánh (Nguồn: Facebook)

https://thanhnientudo.files.wordpress.com/2015/06/img_3204-0.jpg

Một chiếc bánh hoàn hảo đã ra lò (Nguồn: Facebook)

https://thanhnientudo.files.wordpress.com/2015/06/img_3205-0.jpg

Các loại bánh khác được tạo ra bằng hai cánh tay khéo léo của Maricel (Nguồn: Facebook)

https://thanhnientudo.files.wordpress.com/2015/06/img_32061.jpg

Cô gái bé nhỏ Maricel không bao giờ từ bỏ ước mơ của mình dù cô phải vượt qua những nghịch cảnh khắc nghiệt trong cuộc đời (Nguồn: Facebook)

Tony Melendez – Never Be The Same

Tony Melendez – Never Be The Same

Một người thanh niên tên là Tony Melendez bỗng trở nên quen thuộc với nhiều người kể từ khi Ðức Gioan Phaolô II (nay là thánh G.P.II) đến viếng thăm tiểu bang California, Hoa Kỳ dạo mùa hè năm 1987.

Nhiều người đã chứng kiến buổi lễ tiếp đón Ðức Thánh Cha hôm đó và khó quên hình ảnh vô cùng cảm động khi vị Giáo Hoàng bước xuống từ một lễ đài cao để ôm hôn một người thanh niên đang hát với tiếng đàn Guitar của mình.  Ðiều gì đã làm cho khung cảnh ấy trở nên khác lạ và giây phút ấy đã trở nên luyến nhớ cho nhiều người?

Tony là hiện thân của niềm Hy Vọng.  Tony đã chào đời không có hai cánh tay.  Nhưng Tony đã vận dụng những ngón chân của mình để học đàn guitar.  Không những thế, anh còn dùng chân trong nhiều công việc khác như xếp quần áo, vắt một ly nước chanh.

Anh đã biết biến sự tàn tật kém may mắn của mình thành một khả năng thuần thục.

Ngạc nhiên trước khả năng lạ lùng ấy của anh, nhiều người đã hỏi anh: “Bí quyết nào đã giúp anh chẳng những chấp nhận chính mình để sống bình thường mà còn sử dụng guitar một cách tuyệt diệu như thế?”.

Anh đã trả lời như sau: “Tôi đã cầu nguyện : Lạy Chúa, xin nhận lấy con và dùng con theo thánh ý Chúa.  Tôi đã tự hiến cho Chúa như một của lễ sống động và Chúa đã nhậm lời tôi”.

·        Không ai trong chúng ta chọn lựa được sinh ra hay không sinh ra.

·        Không ai trong chúng ta chọn lựa làm đàn ông hay đàn bà.

·        Không ai trong chúng ta chọn lựa được làm người xinh đẹp hay xấu xí, thông minh hay ngu đần, khỏe mạnh hay bệnh tật, giàu sang hay nghèo hèn…

Dưới mắt người đời, mỗi người chúng ta đến trong trần gian này với cả một định mệnh.  Người ta vẫn nói: có người sinh ra dưới một ngôi sao xấu, có người sinh ra dưới một ngôi sao tốt, có người kém may mắn.

Nhưng trong ánh mắt Tình Yêu của Thiên Chúa, thì số phận nào cũng là một hồng ân cao cả.

Trong chương trình Quan Phòng của Ngài, mỗi người, dù nhỏ bé hèn mọn, dù tàn tật bất hạnh đến đâu, cũng đều có một chỗ đứng.  Do những bất trắc của thiên nhiên, hay do hậu quả của tội lỗi, nhiều người phải sinh ra với tất cả một gánh nặng của bất hạnh.  Nhưng Thiên Chúa không bao giờ bỏ cuộc vì những hư hỏng ấy, Ngài luôn có một chương trình cho mỗi người.

Lắm khi chúng ta thấy được những kỳ diệu của Thiên Chúa được thể hiện qua những bất hạnh, mất mát của con người.

Đức Ông Phêrô Nguyễn Văn Tài

Xin mở Youtube để nhìn thấy Kỳ Công của Thiên Chúa….

httpv://www.youtube.com/watch?v=zlZPYGBXQ44

Tỉ phú Trung Quốc qua đời, không để lại cho con cháu 1 xu

Tỉ phú Trung Quốc qua đời, không để lại cho con cháu 1 xu

27/05/2015 10:22

ðHạ Nam

Khi tuyên bố chuyển toàn bộ khối tài sản 9,3 tỉ Nhân dân tệ (tương đương 2 tỉ USD) vào ngân hàng để làm từ thiện sau khi qua đời, tỉ phú Trung Quốc Yu Pang-Lin đã nói rằng: “Nếu các con tôi tài giỏi hơn tôi, chúng sẽ không cần tới số tiền này. Còn nếu chúng không đủ năng lực, gia sản của tôi sẽ chỉ làm hại chúng mà thôi”.

2-yu-pang-lin-01-rebw-1431565767176-207-1-436-450-crop-1431566185043

Cho đi là hạnh phúc

Sinh thời, ông Yu được mô tả là một “tỉ phú từ thiện” có ngoại hình và lối sống khá kỳ quặc.

Tóc của ông nhuộm màu đen tuyền và chải bồng lên. Ông thường xuyên mặc áo trắng kiểu Mao Trạch Đông với đôi giày màu trắng.

Bàn làm việc của ông ở ngay giữa một văn phòng cùng với hàng nửa tá nhân viên.

Mặt bàn đầy những vật linh tinh như: một bát trái cây nhựa, một máy đếm tiền và một cặp mô hình máy bay song đấu, một của Trung Quốc, một của Mỹ.

Ít khoe khoang tài sản, ông sống tại khách sạn Panglin và thích ăn kiểu buffet tự chọn, ngồi bên dưới một bức chân dung khổng lồ của mình đang mỉm cười.

ty phu trung quoc qua doi

Tỉ phú  Yu Pang-lin đã gửi toàn bộ khối tài sản trị giá 2 tỉ USD cho ngân hàng để làm từ thiện sau khi mình qua đời.

Kỳ dị như thế, nhưng khó ai có thể đặt câu hỏi về sự hào phóng của ông Yu.

Ông Yu vui mừng có sự hỗ trợ của gia đình, nhưng nói rằng ông sẽ làm việc từ thiện của mình dù có sự chấp thuận hay không của họ. Bởi ông Yu cho rằng:

“Tôi không quan tâm những gì người khác nghĩ. Hiến tặng tiền của mình làm cho tôi hạnh phúc. Tôi đã từng là người nghèo”.

Nói là làm, cho tới tận thời điểm ông, trở về cõi vĩnh hằng (hưởng thọ 93 tuổi), ông Yu được mệnh danh là tỉ phú làm từ thiện số 1 Trung Quốc.

Trong vòng 5 năm liên tiếp, ông luôn đứng đầu danh sách các tỉ phú làm từ thiện của Trung Quốc theo Hurun – Tạp chí chuyên nghiên cứu về người giàu Trung Quốc.

Năm 2007, ông góp mặt trong danh sách những nhà hảo tâm hàng đầu thế giới do tạp chí danh tiếng Time bình chọn.

Tại Trung Quốc, ông Yu được biết đến là nhà tài phiệt bất động sản tầm cỡ, Chủ tịch hãng bất động sản Foo Tak và khách sạn Shenzhen Panglin tại Thâm Quyến.

Ông cũng là người sáng lập Quỹ Yu Pang-lin Foundation, quỹ dành riêng để chăm sóc sức khỏe, giáo dục và cứu trợ thiên tai. Ông đã hiến tổng cộng 25 triệu nhân dân tệ nhằm cải thiện sức khỏe của người dân.

Đặc biệt, tỉ phú Yu rất quan tâm đến việc giúp đỡ những người mắc bệnh đục thủy tinh thể.

Từ năm 2003, Quỹ từ thiện Yu Pang-lin đã hỗ trợ phục hồi thị lực cho hơn 300.000 người đến từ hơn 20 tỉnh và khu tự trị khắp Trung Quốc, bao gồm cả một số khu vực nghèo như tỉnh Thanh Hải, Cam Túc, Vân Nam và Quý Châu.

Sở dĩ ông Yu đặc biệt quan tâm các bệnh nhân bị đục nhân mắt là vì căn bệnh này từng làm ông mù lòa cách đây 10 năm.

“Tôi là người giàu mà còn cảm thấy đau đớn nên người bình thường chắc sẽ đối mặt với nhiều khó khăn hơn nếu chẳng may không nhìn thấy ánh sáng”- ông Yu đã tâm sự như thế sau khi ông phục hồi thị lực sau ca mổ mắt.

Trải qua những năm tháng nghèo khổ, có đôi lần không may mắc phải bệnh trọng, bằng tấm lòng “thương người như thể thương thân” ngay từ khi còn trẻ, ông Yu đã luôn muốn dùng kinh nghiệm bản thân để giúp đỡ những người khác.

Vào những năm 1940, ông chọn công việc nhà báo và biên tập viên để hiểu rõ hơn về những khó khăn của tầng lớp dân nghèo.

Đến năm 1980, ông Yu bắt đầu quyên góp tiện để xây dựng trường học, trung tâm cấp cứu, các tuyến xe buýt công cộng, đường hầm, đài phun nước và nhiều dự án cơ sở hạ tầng khác.

Ông Yu từng nói ước mơ thuở bé của mình là mua xe cứu thương cho người dân sau khi nhìn thấy một bệnh nhân tử vong vì xe cứu thương không tới kịp.

Bên cạnh đó, ông cũng dành một khoản tiền lớn để trao học bổng và tài trợ cho 20 trường đại học ở Trung Quốc, đóng góp hơn 70 triệu nhân dân tệ cho các sáng kiến giáo dục.

Một con người đầy nghị lực và giàu lòng nhân ái

ty phu trung quoc qua doi

Tỉ phú Yu Pang -lin chia sẻ làm từ thiện chính là bí quyết giúp ông sống thọ.

Ít ai biết rằng “đại gia từ thiện” Yu Pang-lin vốn là chàng trai nghèo nhưng đầy nghị lực.

Sinh ra tại một ngôi làng nhỏ ở tỉnh Hồ Nam, phía Nam Trung Quốc, ông tới Thượng Hải từ thuở còn là thanh niên, hi vọng tìm được vận may.

Khi mới đặt chân tới Thượng Hải, ông làm kéo phu xe và bán nữ trang rẻ tiền trên hè phố. Không rõ nguyên cớ vì sao, vào năm 1954, ông bị bắt vì bị cáo buộc oan uổng rằng ông xuất thân từ một gia đình địa chủ giàu có.

Không thể minh oan cho bản thân, sau đó, ông Yu bị kết án 3 năm tù ở một trung tâm “cải tạo tư tưởng.”

Sau khi được thả, may mắn bắt đầu mỉm cười với ông khi ông có trong danh sách những người hiếm hoi được cấp giấy phép du lịch sang Hồng Kông. Ông tìm được việc lau dọn tại ‘một công ty lớn.

Mặc dù không biết nói tiếng Anh hoặc tiếng Quảng Đông, nhưng với bản tính cần cù, ham học hỏi, thông minh lại kiên trì nên ông Yu được ông chủ cất nhắc lên một vị trí quản lý cấp thấp, và chắt chiu dành dụm suốt thời gian đó.

Sau một thời gian chăm chỉ làm việc, ông gom hết tiền dành dụm theo chủ của mình sang Đài Loan mở công ty kinh doanh bất động sản vào những năm 1970.

Tại đây, ông thu mua một số tòa nhà cũ, sau đó bán lại với giá cao gấp 10, thậm chí 100 lần số vốn ban đầu.

Sau đó, Yu đầu tư vào bất động sản và cổ phiếu tại Hồng Kông. Ông nổi tiếng tại Hồng Kông với danh hiệu “Vua khách sạn ái tình” – vì có nhiều khách sạn của ông đã được cho khách thuê theo giờ.

Năm 1975, ông tậu căn hộ sân vườn sang trọng, từng là nơi ở của ngôi sao võ thuật Lý Tiểu Long.

Năm 2008, khi chính quyền Hồng Kông ngỏ ý mua lại để làm Bảo tàng Lý Tiểu Long, ông quyết định hiến luôn căn nhà này.

Căn hộ đó được Yu mua với giá không tới 110.000 USD nhưng giá trị của nó hiện được xác định hơn 18 triệu USD. Từ đó ông được gọi là “tỉ phú hào phóng” nhất Trung Quốc.

Năm 2010, trong một bữa tiệc, nhà tài phiệt Hồng Kông cho biết ông đã gửi toàn bộ khối tài sản trị giá 2 tỉ USD cho ngân hàng để làm từ thiện sau khi mình qua đời.

Khi được hỏi tại sao không để lại cho các con một xu nào, ông Yu giải thích: “Nếu các con tôi giỏi giang, tôi không cần để lại nhiều tiền bạc cho chúng. Còn nếu chúng không đủ năng lực, tiền bạc chỉ làm hại chúng mà thôi”.

Không mấy ngạc nhiên khi Yu Pang-Lin cũng khuyến khích bạn bè của ông làm như vậy.

Phát biểu với báo giới, ông cho hay: “Tôi đã lớn lên trong nghèo đói và nhận thức rõ ràng sự thiếu thốn của người nghèo. Họ cần sự giúp đỡ. Còn với hai đứa con, tôi tin chúng có thể tự xoay sở được”.

Dennis Pang, người cháu của tỉ phú Yu thừa nhận rằng ban đầu khi nghe ông nội của mình khăng khăng cho đi tất cả những gì ông đã làm ra khiến Pang khá hoang mang, khó tin đó là sự thật.

Nhưng khi nhận công việc trợ lý cá nhân của ông nội mình, và thấy tận mắt những việc tốt mà Quỹ từ thiện Yu Pang-Lin đã làm được, Pang thật sự tôn trọng quyết định của ông nội Yu bằng cả tấm lòng kính phục.

“Trước khi đến đây, tôi đã bối rối. Nhưng bây giờ khi thấy những người mà ông tôi giúp, tôi hiểu rằng đó là một sự đặc biệt” – Dennis Pang chia sẻ.

Nhà tài phiệt tốt bụng qua đời vào ngày 2/5 vừa qua, thọ 93 tuổi. Tỉ phú này cũng từng chia sẻ làm từ thiện chính là bí quyết giúp ông sống thọ.

Cậu bé không tay đoạt huy chương bơi lội

Cậu bé không tay đoạt huy chương bơi lội

ZING NEWS

Không chỉ viết, gắp thức ăn, Hạnh còn có thể cầm dao gọt hoa quả, nhắn tin điện thoại, giúp bố mẹ việc nhà. Năm 11 tuổi, em đoạt huy chương đồng đại hội thể thao tỉnh Đồng Nai.

Cậu bé không tay đoạt huy chương bơi lội
Hồ Hữu Hạnh (16 tuổi, ngụ xã Gia Canh, huyện Định Quán, Đồng Nai) khuyết tật bẩm sinh, không tay. Tuy nhiên, với đôi chân dẻo dai, cậu có thể cầm nắm mọi vật dụng, làm việc như người bình thường.

Cậu bé không tay đoạt huy chương bơi lội

Bà Đỗ Thị Hợp, mẹ của Hạnh kể: “Khi mới chào đời, cháu không có tay nên gia đình rất buồn. Nhiều người cho rằng tôi sinh ra quái thai và kỳ thị, xa lánh”.

 

Cậu bé không tay đoạt huy chương bơi lội
Tuy nhiên, lên 3 tuổi, cậu bé đã có thể dùng chân cầm nắm được những vật nhỏ như lược chải tóc, đồ chơi… “Đến 6 tuổi, tôi đưa Hạnh đến trường, xin nhập học nhưng các giáo viên từ chối vì cho rằng em không có khả năng viết chữ”, bố cậu bé kể.

Cậu bé không tay đoạt huy chương bơi lội

Sau nhiều lần xin nhập học, cậu bé cũng được nhận vào trường. Hạnh thổ lộ, mới đầu, em phải kẹp bút vào giữa hai ngón chân và tập cách điều khiển, viết nét chữ liên tục trong nhiều tháng liền. “Năm lớp 1, chữ em rất xấu và khó đọc nhưng khi bước sang lớp 2, em đoạt giải vở sạch chữ đẹp do trường tổ chức”, Hạnh tự hào chia sẻ.

Cậu bé không tay đoạt huy chương bơi lội

Càng lớn, cậu học trò không tay càng tập cho đôi chân nhiều động tác khó. Hiện, Hạnh có thể làm mọi việc như người bình thường. Hàng ngày, em còn phụ giúp cha mẹ nấu ăn, giặt quần áo, rửa chén…

Cậu bé không tay đoạt huy chương bơi lội

Bà Hợp cho biết, con trai mình là người cá tính, năng động và luôn muốn thử sức với việc khó. Lên 5 tuổi, Hạnh tập lái xe đạp bằng cằm và học bơi lội. “Nhiều lần em nó phải nhập viện cấp cứu vì ngã xe. Vậy nhưng khi bình phục, Hạnh lại mang xe ra tập”, người mẹ tâm sự.

 

Cậu bé không tay đoạt huy chương bơi lội
Chàng trai không tay cho biết, ngoài việc gọt hoa quả, em có thể dùng chân cầm dao chặt cây, phát quang bụi rậm.

 

Cậu bé không tay đoạt huy chương bơi lội
Hạnh còn có biệt tài tạo hình, nặn tượng bằng chân. “Em dùng các ngón chân để nặn đất dẻo thành những hình thù yêu thích. Những sản phẩm em làm chủ yếu là cây cảnh”, Hạnh thổ lộ.

Cậu bé không tay đoạt huy chương bơi lội

Ngón chân của chàng học trò làm được những động tác khó như bấm bàn phím máy tính, bấm số trên thiết bị điều khiển tivi.

Cậu bé không tay đoạt huy chương bơi lội

Hạnh bấm phím, soạn tin nhắn văn bản trên điện thoại một cách thuần thục, dù chiếc máy là có bàn phím cứng hay cảm ứng.

 

Cậu bé không tay đoạt huy chương bơi lội
Gia đình và hàng xóm chia sẻ, Hạnh có tinh thần lạc quan, sống tự lập, luôn cố gắng cố gắng vươn lên trong cuộc sống. Ngoài việc học và phụ giúp cha mẹ việc nhà, cậu thiếu niên luôn quan tâm, chăm sóc các em nhỏ.

Cậu bé không tay đoạt huy chương bơi lội

Hồ Hữu Hạnh hiện là học sinh lớp 9 tại một trường cấp 2 ở huyện Định Quán (Đồng Nai). Thông minh, chăm chỉ nên suốt 9 năm ngồi trên ghế nhà trường, cậu luôn đạt danh hiệu học sinh giỏi toàn diện cấp trường.

 

Cậu bé không tay đoạt huy chương bơi lội
Hạnh dùng cằm và vai kẹp ống nước tưới vườn phụ giúp cha mẹ.

Cậu bé không tay đoạt huy chương bơi lội
Năm 2010, cậu tham dự Đại hội thể dục thể thao tỉnh Đồng Nai và đoạt huy chương đồng môn bơi lội. “Em mơ ước trở thành kỹ sư điện tử”, Hạnh chia sẻ.