Tín hữu G.P Vinh quyết liệt minh bạch vụ cá chết bằng diễu hành vì môi trường

Tín hữu G.P Vinh quyết liệt minh bạch vụ cá chết bằng diễu hành vì môi trường
 GNsP (12.06.2016) – Khoảng 9 giờ sáng ngày 12.06.2016 khoảng hơn 1000 người đã tham gia cuộc tuần hành yêu cầu nhà cầm quyền minh bạch thông tin vụ cá chết ở Miền Trung và đồng hành cùng với Đức Giám Mục Phaolô Nguyễn Thái Hợp bị báo đài nhà nước vu khống mạ lị và thể hiện tinh thần của người giáo dân trước vận mệnh tổ quốc.

Xuất phát từ nhà thờ giáo xứ Phú Yên, hàng trăm người chủ yếu là các bạn trẻ trong bộ đồng phục áo xương cá đã giương cao các băng rôn khẩu hiệu thể hiện ước muốn có một môi trường sống trong sạch và bảo đảm công ăn việc làm cũng như đòi hỏi công lý và hòa bình cho biển đông.

“Người dân chúng tôi cần biển sạch”, “phá hoại môi trường, làm dơ bẩn nguồn nước, đất đai và không khí bằng những độc tố là tội lỗi”, “phản đối VTV1 vu cáo đối với Đức Cha Phaolô Nguyễn Thái Hợp” hay “bảo vệ môi trường là bảo vệ căn tính Ki tôhữu” … là những thông điệp mà người dân muốn được gửi tới những người lãnh đạo.

Cha Antôn Đặng Hữu Nam đã chia sẻ trước khi đoàn người tuần hành bắt đầu rằng: “chúng ta không thể làm ngơ, bịt tai nhắm mắt trước những thảm cảnh của dân tộc. Cá chết trắng biển Miền Trung hơn 2 tháng nay, thay bằng giải quyết thảm họa đó thì nhiều nơi các quan chức lại ăn chặn tiền hỗ trợ từ các nơi khác gửi cho các nạn nhân. Chúng ta xuống đường để thể hiện thái độ ôn hòa trước những bất công và liên đới với những đau khổ của con người”.

Sau thánh lễ, cha Antôn Đặng Hữu Nam mặc áo hình xương cá màu trắng và trong tay cầm băng rôn biểu ngữ có nội dung “vàng trong dân thông tỏ, cá ngoài biển bất minh”. Được biết, hiện nay, cha Nam đang đau bệnh nặng, nhưng cha vẫn luôn đồng hành với bà con giáo dân giáo xứ cách riêng và cách chung dân tộc VN, để nói lên tiếng nói của sự thật, của hòa bình, của công lý và lên án những ai đang bao che cho cường quyền làm ô nhiễm môi trường biển.

1f552802-20d1-4eee-9335-f0fa1dfecfb8 2a2f8269-b24d-4b5e-8db8-a481cfebb67c 539dc557-b954-4a3e-b6e4-195b4ddd88f8 13434084_1765957893618495_1191795055_n 76433366-8e6d-43a6-9bb4-43a9575bfe4a 13413966_1765950500285901_2145214956_n 13453642_1765950556952562_198196566_n

Bà con giáo dân tuần hành, tọa kháng ôn hòa rất trật tự không ảnh hưởng đến giao thông công cộng. Đại diện Ban Điều Hành Giáo xứ nói “chúng tôi cảm thấy khó hiểu và khó chịu khi nhà cầm quyền cho tới nay vẫn chưa công bố nguyên nhân cá chết. Giáo xứ chúng tôi xuống đường để nói rằng chúng tôi cần một câu trả lời rõ ràng và trách nhiệm”

Một bạn nữ cho biết: “Chúng em rất háo hức tham gia tuần hành bảo vệ môi trường vì chính quê hương em đang gánh chịu những thảm họa này. Hi vọng rằng nhà cầm quyền sẽ biết lắng nghe tâm tư nguyện vọng của người dân.”

Anh Tuấn, một giáo dân tham gia tuần hành chia sẻ với chúng tôi: “Bảo vệ môi trường là trách nhiệm của mỗi người, ai cung khao khát sống trong một môi trường trong lành. Chính vì vậy chúng tôi tham gia tuần hành ôn hòa để nói lên tiếng nói của mình, tôi cũng tham gia các cuộc tuần hành mà giáo xứ phát động.”

Bích Phương, Lỗ Ngọc và Thái Dung

Ảnh: Văn Báu

Quốc hội Châu Âu tố cáo Việt Nam vi phạm nhân quyền

Quốc hội Châu Âu tố cáo Việt Nam vi phạm nhân quyền

Ỷ Lan, thông tín viên RFA
2016-06-10

2016---EU-vote-Plenary-622.jpg

Bản dự thảo Quyết Nghị chung của 6 chính đảng tố cáo Việt Nam vi phạm nghiêm trọng nhân quyền và tự do tôn giáo tại Việt Nam đã được đem ra thảo luận trước khoáng đại Quốc hội Châu Âu ở Strasbourg sáng thứ năm 9-6-2016.

RFA PHOTO/Ỷ Lan

Bản dự thảo Quyết Nghị chung của 6 chính đảng tố cáo Việt Nam vi phạm nghiêm trọng nhân quyền và tự do tôn giáo tại Việt Nam đã được đem ra thảo luận trước khoáng đại Quốc hội Châu Âu ở Strasbourg sáng thứ năm 9-6-2016. Cuộc thảo luận vô cùng sôi nổi với những lời phát biểu nồng nhiệt của các Dân biểu với nhiều bằng chứng lộ liễu đang xảy ra hằng ngày tại Việt Nam.

Đa số thông qua

Sau cuộc thảo luận suốt buổi sáng, lúc 12 giờ trưa Chủ tịch phiên khoáng đại yêu cầu lấy biểu quyết. Hầu như đa số tuyệt đối 751 Dân biểu đại diện 28 quốc gia Châu Âu đồng thanh biểu quyết thông qua Quyết Nghị.

Sau đây là một số phát biểu tiêu biểu sự quan tâm của Quốc hội Châu Âu đối với một quốc gia xa cách mấy mươi nghìn dặm.

Dân biểu Jose Ignacio Fera: (Liên minh Tự do và Dân chủ Châu Âu, người Bồ Đào Nha)

Cho đến bao giờ Liên Âu còn được phép tự mãn với chế độ độc tài như Venezuela và Việt Nam? Cả hai nhóm quốc gia này khởi đầu tên nước bằng chữ “V”. Nhưng không phải là chữ V của sự chiến thắng (Victory), mà là chữ V của sự độc ác (Villainy).
-DB Jose Ignacio Fera

“Tại Nhà nước độc đảng Việt Nam, kể từ năm 1975 Đảng Cộng sản cai trị trên 90 triệu dân, không cho phép bất cứ ai thách thức lãnh đạo Đảng và kiểm soát Quốc hội cũng như các toà án. Tại Việt Nam, tự do dân sự, tự do ngôn luận và nhân quyền là những khái niệm không được nghiêm chỉnh thừa nhận, và những vi phạm các nhân quyền cơ bản xảy ra hằng ngày.

Ngài Thích Quảng Độ, một Tăng sĩ Phật giáo được đề cử Giải Nobel Hoà bình năm nay 2016, là một tù nhân vì lương thức được Ân xá Quốc tế công nhận, đã trải qua hơn 30 năm tù đày cho sự đối lập ôn hoà chế độ Cộng sản. Ngài từng tuyên bố, tôi xin trích :

‘Một xã hội văn minh chẳng bao giờ cho phép bất cứ chính phủ nào, với bất cứ ý thức hệ hay chế độ chính trị nào, xúc phạm các nhân quyền phổ quát và cô lập nhân dân sau bức màn sắt khi nại cớ “không can thiệp” vào nội bộ các quốc gia.’

Thưa quý vị đồng viện, cho đến bao giờ Liên Âu còn được phép tự mãn với chế độ độc tài như Venezuela và Việt Nam? Cả hai nhóm quốc gia này khởi đầu tên nước bằng chữ “V”. Nhưng không phải là chữ V của sự chiến thắng (Victory), mà là chữ V của sự độc ác (Villainy).”

Dân biểu Demermaeker: (Đảng Bảo thủ và Cải cách Châu Âu, người Bỉ)

“Việt Nam mang hai bộ mặt khác nhau. Một bộ mặt trẻ trung, năng nổ, còn bộ mặt kia là nhà nước độc đảng — sự kiểm soát của Đảng Cộng sản là toàn triệt. Chế độ phản ứng theo đường lối hoang tưởng trước mọi phê phán, và các nhà bloggers, các tín đồ tôn giáo hay ai khác đều bị đàn áp. Thật quá rõ chuyện Việt Nam phục tùng ông Anh Cả Trung quốc. Linh mục Nguyễn Văn Lý vừa được thả, nhưng biết bao người khác vẫn còn bị giam giữ. Ngài Thích Quảng Độ, vị lãnh đạo Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất, đã bị giam nhốt trên 30 năm. Chúng tôi kêu gọi Liên Âu hãy áp lực trả tự do cho Ngài.”

Nữ Dân biểu Frédérique Ries: (Liên minh Tự do và Dân chủ Châu Âu, người Bỉ)

2016-06-09-MEP-vote-yes-400.jpg

Biểu quyết thông qua Bản dự thảo Quyết Nghị chung của 6 chính đảng tố cáo Việt Nam vi phạm nghiêm trọng nhân quyền và tự do tôn giáo tại Việt Nam tại Quốc hội Châu Âu ở Strasbourg sáng thứ năm 9-6-2016. RFA PHOTO/Ỷ Lan.

“Thưa ông Chủ tịch. Các cuộc biểu tình tiếp nối tại Việt Nam sau vụ tai tiếng môi sinh đã như châm lửa vào thuốc súng trong tháng tư. Bản Quyết nghị của chúng tôi hiển nhiên tố cáo cuộc đàn áp tàn bạo do chính quyền chỉ huy, rồi cuộc viếng thăm của Tổng thống Obama tháng năm vừa qua quả thực đã được sử dụng như bằng chứng ngoại phạm để nhà cầm quyền tiếp diễn bắt bớ tuỳ tiện. Khắp mọi ngày, các nhà báo, các bloggers, các người hoạt động bảo vệ nhân quyền, các lãnh đạo tôn giáo bị bắt bớ. Đây là điều chẳng có chi ngạc nhiên khi Việt Nam bị báo động đỏ trên thang hạng thế giới về đàn áp tự do báo chí.

Chúng tôi không ngừng tố giác các vi phạm nhân quyền tiếp diễn và chúng tôi yêu sách trả tự do cho những ai bị vất vào sau chấn song sắt, như trường hợp Ngài Thích Quảng Độ, vị lãnh đạo và biểu tượng của phong trào Phật giáo Việt Nam. Ngài bị cướp mất tự do một cách liên tục cho tới nay kể đã 34 năm tròn. Nay Ngài đã 88 tuổi.

Thưa ông Chủ tịch. Hiện nay Ngài Thích Quảng Độ bị quản thúc không lý do, không xét xử tại Saigon. Sức khoẻ Ngài khá suy kiệt. Chúng tôi yêu cầu khẩn cấp Bà Mogherini đặt hết uy lực của vị Bộ trưởng Ngoại giao và An ninh Liên Âu để đạt cho được việc trả tự do cho Ngài Thích Quảng Độ và những tù nhân khác. Xin cám ơn.”

Nữ Dân biểu Barbara Lochbihler: (Đảng Xanh, người Đức)

“Cuộc thảo luận hôm nay đến từ cuộc đàn áp hung bạo những cuộc biểu tình tiếp theo thảm hoạ môi sinh. Liên Âu đã mở cuộc điều tra độc lập về những nguyên nhân của thảm trạng. Nhưng cũng là điều quan trọng để bảo đảm cho sự đền bù các nạn nhân, và tất cả những ai bị bắt bớ qua những cuộc biểu tình phải được trả tự do, bởi vì đơn giản là họ sử dụng quyền tự do ngôn luận. Đã nhiều năm nay chúng ta chứng kiến sự gia tăng các nỗ lực của Việt Nam để bắt bớ hay bịt miệng những nhà hoạt động bảo vệ nhân quyền như trường hợp Nguyễn Văn Đài bị bắt một ngày sau cuộc Đối thoại nhân quyền Liên Âu. Điều cho thấy Việt Nam sử dụng nhà tù để bịt miệng nhân dân.”

Dân biểu Csaba Sogor: (Đảng Dân chủ Thiên chúa giáo, người Hung Gia Lợi)

Dự thảo lần thứ 5 Luật Tôn giáo và tín ngưỡng trình lên Quốc hội là một sự vi phạm Công ước Nhân quyền quốc tế mà Việt Nam đã tham gia ký kết.
-DB Csaba Sogor

“Dự thảo lần thứ 5 Luật Tôn giáo và tín ngưỡng trình lên Quốc hội là một sự vi phạm Công ước Nhân quyền quốc tế mà Việt Nam đã tham gia ký kết. Thật quá rõ, các điều luật trong Dự thảo Luật sẽ hành xử như công cụ đầy quyền lực để kiểm soát với những giới hạn rộng rãi trong việc hành đạo hay tín ngưỡng tại Việt Nam. Liên Âu cần thúc đẩy Việt Nam viết Dự thảo Luật Tôn giáo mới tuân thủ những nghĩa vụ của Việt Nam theo điều 18 của Công ước Quốc tế về Các quyền dân sự và chính trị, nhằm bảo đảm việc hành đạo cho bất cứ tôn giáo hay tín ngưỡng nào tại Việt Nam không bị điều kiện hoá theo cách xử lý của nhà nước công nhận hay không, đăng ký hay chấp thuận.

Trên tất cả, tự do cơ bản về tôn giáo hay tín ngưỡng phải được trở thành thực tại ở Việt Nam.”

Trong cuộc tiếp xúc riêng với Dân biểu Ramon Tremosa i Bacells, người Tây Ban Nha là một trong những người bảo trợ cho bản Quyết Nghị, khi được hỏi liệu Việt nam không cải tiến về nhân quyền, thì  Hiệp ước Tự do mậu dịch đang ký kết giữa Liên Âu và Việt Nam sẽ ra sao ? Ông trả lời:

“Theo tôi, tôi nghĩ rằng Hiệp ước Tự do mậu dịch Liên Âu – Việt Nam cần chận đứng, bao lâu Việt nam không chịu tôn trọng nhân quyền. Và tôi nghĩ rằng quan điểm này được nhiều bạn đồng viện ở Quốc hội Châu Âu ủng hộ. Cho nên chúng ta phải theo dõi cẩn thận bằng cách nào Hiệp ước này tiến triển, vì đây là vấn đề tối ư quan trọng đối với chúng ta.”

Những điểm quan trọng

Bản Quyết Nghị Quốc hội Châu thông qua hôm nay có những điểm yêu sách quan trọng như:

Điều 2, Kêu gọi chính phủ Việt Nam chấm dứt tức khắc mọi cuộc sách nhiễu, hăm doạ, đàn áp các nhà hoạt động bảo vệ nhân quyền, xã hội, môi sinh ; nhấn mạnh rằng chính quyền phải tôn trọng quyền hoạt động thông qua sự phản kháng ôn hoà và trả tự cho tất cả những người bị bắt trái phép ; đòi hỏi trả tự do tức khắc cho tất cả các nhà hoạt động bị bắt tuỳ tiện như Lê Thu Hà, Nguyễn Văn Đài, Trần Minh Nhật, Trần Huỳnh Duy Thức và Đức Tăng Thống Thích Quảng Độ;

Điều 4, Tố cáo sự kết án và tuyên án nặng nề đối với các nhà báo và các bloggers như Nguyễn Hữu Vinh, Nguyễn Thị Minh Thuý và Đặng Xuân Diệu và kêu gọi trả tự do cho họ;

Điều 6, Biểu tỏ mối quan tâm về sự cân nhắc của Quốc Hội đối với Luật Hội và Luật Tôn giáo và tín ngưỡng vốn trái chống với các tiêu chuẩn quốc tế về tự do lập hội và tự do tôn giáo hay tín ngưỡng;

Điều 8, Tái kêu gọi việc xét lại một số điều luật đặc thù trong Bộ Luật Hình sự Việt Nam đã được sử dụng để triệt tiêu tự do ngôn luận ; nhận thấy điều đáng tiếc trong con số 18 nghìn tù nhân được ân xá ngày 2-9-2015 chẳng có một người nào là tù nhân chính trị ; tố cáo những điều kiện giam giữ và nhà tù tại Việt Nam và yêu cầu nhà cầm quyền Việt Nam bảo đảm không giới hạn quyền được luật sư bào chữa;

Điều 10, Kêu gọi nhà cầm quyền chấm dứt đàn áp tôn giáo và sửa đổi Luật tôn giáo để tái hồi địa vị pháp lý của những tôn giáo không được thừa nhận ; kêu gọi Việt Nam thu hồi Dự thảo lần 5 Luật tôn giáo và tín ngưỡng, hiện đang bàn thảo tại Quốc hội, và chuẩn bị Dự thảo Luật Tôn giáo mới tuân thủ theo các nghĩa vụ của Việt Nam đối với Điều 18 của Công ước quốc tế về Các quyền dân sự và chính trị ; kêu gọi trả tự do cho Mục sư Nguyễn Công Chính, Trần Thị Hồng và Ngô Hào;

Điều 14, Kêu gọi Chính phủ Việt Nam tiếp cận mời Thủ tục đặc biệt LHQ, đặc biệt mời Báo cáo viên đặc nhiệm LHQ về Tự do ngôn luận và Báo cáo viên đặc nhiệm LHQ về tình trạng những người đấu tranh bảo vệ nhân quyền;

Điều 16, (…) Nhấn mạnh tầm quan trọng của đối thoại nhân quyền giữa Liên Âu và Việt Nam, đặc biệt nếu cuộc đối thoại này được thi hành cụ thể ; nhấn mạnh rằng cuộc đối thoại này phải mang lại hiệu quả và định hướng thành tựu;

Ỷ Lan, Phóng viên Đài Á Châu tại Quốc hội Châu Âu, Strasbourg.

 

Động đất 5.2 Richter làm rung chuyển Nam California

 Động đất 5.2 Richter làm rung chuyển Nam California

Nguoi-viet.
LOS ANGELES, California (NV) –
Một trận động đất được coi là ở mức trung bình, vào khoảng 5.2 Richter làm rung chuyển khu vực Nam California lúc rạng sáng ngày Thứ Sáu, khiến cư dân nơi đây bàng hoàng thức giấc lúc khoảng 1 giờ 05 phút sáng.

Bản tin của tờ USA Today cho hay tâm điểm trận động đất này là nơi cách thành phố Borrego Springs chừng 13 dặm về phía Bắc-Tây Bắc trong vùng sa mạc ở về phía Đông của thành phố Los Angeles, theo báo cáo của Cơ Quan Thăm Dò Địa Chất Mỹ (USGS).

 
Bản đồ cho thấy thành phố Borrego Springs, nơi xảy ra động đất. (Hình: Google Map)

Trận động đất này lúc đầu được cho hay ở mức 5.1 Richter nhưng ngay sau đó được điều chỉnh là 5.2.

Ở về phía Tây của thành phố Los Angeles, nằm cách tâm điểm địa chấn chừng 100 dặm, trận động đất tạo ra sự rung chuyển kéo dài khoảng 30 giây, nhưng không có chấn động mạnh.

Nhân viên báo USA Today làm việc trong các tòa nhà cao ở gần phi trường Los Angeles cho hay tấm màn che cửa sổ rung lắc và tòa nhà chao đảo theo làn sóng chấn động.

Trận động đất này cũng được cảm thấy ở tận San Diego.

Chuyên gia về địa chấn, nữ Tiến Sĩ Lucy Jones, cho hay trận động đất xảy ra trên đường nứt San Jacinto, một trong những đường nứt có nhiều hoạt động nhất trong khu vực.

Bà nói rằng cũng đường nứt này gây ra trận động đất ở mức 6 Richter năm 1937 và 5.3 Richter vào năm 1980. (V.Giang)

Tìm thấy chất cực độc trong cá nục ở biển miền Trung

Tìm thấy chất cực độc trong cá nục ở biển miền Trung
Nguoi-viet.com
QUẢNG TRỊ (NV) – Mẫu cá nục trong kho đông lạnh của một cơ sở thu mua hải sản ở huyện Vĩnh Linh được lấy sau thời điểm cá chết hàng loạt ở miền Trung có chất phenol cực độc và cấm dùng trong thực phẩm.

Cá nục tại Quảng Trị bị phát hiện có chứa chất cực độc. (Hình: Báo Tuổi Trẻ)

Báo Tuổi Trẻ chiều ngày 10 Tháng Sáu loan tin, ông Trần Văn Thành, giám đốc Sở Y Tế tỉnh Quảng Trị, xác nhận vừa có phúc trình gửi Ủy Ban Nhân Dân tỉnh về việc phát hiện chất phenol trong mẫu cá nục đông lạnh lấy tại một cơ sở thu mua hải sản ở huyện Vĩnh Linh sau khi vùng biển này xảy ra hiện tượng cá chết hàng loạt.

Theo phúc trình này, cơ quan chuyên môn của Sở Y Tế tỉnh vừa có kết quả xét nghiệm sáu mẫu cá lấy tại kho đông lạnh của bà L.T.T. (trú thị trấn Cửa Tùng, huyện Vĩnh Linh). Tại thời điểm kiểm tra ngày 7 Tháng Sáu, trong kho đông lạnh của bà T. có 110 tấn cá, gồm 70 tấn cá nục, 10 tấn cá ngừ, 20 tấn cá trích, cá sòng và 10 tấn cá lẫn lộn khác.

Sáu mẫu kiểm nghiệm gồm một mẫu cá ngừ, một mẫu cá trích, một mẫu cá sòng, ba mẫu cá nục. Trong ba mẫu cá nục thì có một mẫu được chủ cơ sở thu mua trước thời điểm xảy ra cá chết hàng loạt và hai mẫu được thu mua sau thời điểm cá chết hàng loạt tại Quảng Trị.

Kết quả, cơ quan chuyên môn xác định mẫu cá nục lấy sau thời điểm cá chết hàng loạt có chất phenol với hàm lượng 0.037mg/kg. Đây là chất cực độc và cấm dùng trong thực phẩm.

Ông Thành cho biết, đã chỉ đạo lấy tiếp các mẫu cá đông lạnh ở các kho khác để kiểm nghiệm, đồng thời tiêu hủy số cá nục có chất phenol này.

Nói với báo Tuổi Trẻ chiều cùng ngày, ông Hồ Sĩ Biên, chi cục trưởng Chi Cục An Toàn Vệ Sinh Thực Phẩm tỉnh Quảng Trị, cho biết phenol là chất hóa học cực độc thường chỉ dùng trong công nghiệp tẩy rửa, tuyệt đối cấm sử dụng trong thực phẩm, ngay cả trong việc sản xuất bao bì cũng không được sử dụng. Chỉ cần ngửi, hay sử dụng chất cực độc này thì sẽ bị ngộ độc cấp, tiêu chảy, rối loạn ý thức, trường hợp nặng có thể dẫn đến tử vong.

“Với hàm lượng 0.037mg/kg như trong mẫu cá nục này thì chưa đủ gây ngộ độc cấp nhưng nguy hiểm ở chỗ nếu tích lũy nhiều chất này thì có thể gây chết người,” ông Biên biện minh nhằm giảm áp lực dư luận. (Tr.N)

Xem thêm:

Quảng Trị phát hiện 30 tấn cá đông lạnh cực độc(VOA)

 “Ta có cả hàng ngàn giáo sư tiến sĩ, chả lẽ chỉ việc này mà không tìm ra nguyên nhân? Hay có sự bao che của nhà cầm quyền? Nếu chúng ta không xử lý kịp thời, điều tra rõ nguyên nhân và nhờ quốc tế can thiệp giúp đỡ để giải độc môi trường, thì có thể hàng thập kỷ sau chất độc mới có thể dịu bớt được.

Anh Thái Văn Dung.”

  “Đang lúc cá chết, chưa biết cá chết vì đâu mà lại đi ứng xử kiểu ngồi chồm hổm ăn để khuyến khích dân ăn, lại đi cởi áo tuột quần lao ra biển tắm. Đó là những việc làm ngu quá mức cần thiết.

Blogger Trương Duy Nhất.”

“Loài cỏ cây man rợ”

 “Loài cỏ cây man rợ”

Loài ma quái ngu si!
Ta yêu em lầm lỡ
Bây giờ đường nào đi!”

(Nhạc: Phạm Duy – Ta Yêu Em Lầm Lỡ)

 (1Corintô 11: 8-9)

Trần Ngọc Mười Hai

Nếu chỉ nghe có bấy nhiêu câu thôi, thì cũng chẳng có gì là lầm lỡ. Chẳng có gì để hát được rằng: “Em là cây cỏ úa, ta là loài ma hoang!”.

Thế đấy, là tình-tự âm nhạc, rất lầm lỡ, chỉ thấy những: “cỏ úa” với “ma hoang”. Nhưng, nếu bạn và tôi, ta cứ thế đi vào giòng nhạc có những ca-từ kỳ lạ, như: “man-rợ”, “sầu bi”, “ngu si” lại sẽ còn nghe các chữ với nghĩa ghê rợn đến như sau:

 “Em yêu ma quỷ dữ
Đã đến gieo sầu bi
Em là cây cỏ úa
Em đến gieo buồn thương!
Ta cho em tất cả
Hỡi nụ hôn tình đầu!
Bây giờ tình tan vỡ
Ta còn lại thương đau.”

(Phạm Duy – bđd)

Thế đấy là lời lẽ trong âm-nhạc của nghệ sĩ họ Phạm, rất ghê rợn. Nhưng, không ghê và cũng chẳng rợn bằng những lời được phát-biểu ở nhà Đạo rất Rôma, ngày hôm ấy, như sau:

“Hôm 25.05.2015  Đức Hồng Y Turkson, Chủ Tịch Hội Đồng Toà Thánh về Công Lý và Hoà Bình đứng ra tổ chức Hội Nghị Quốc Tế về chủ đề “Phụ Nữ và Lộ Trình Phát Triển Hậu 2015: Những Thách Đố Cho Những Mục Tiêu Phát Triển Bền Vững” từ ngày 22 đến 24.5 vừa qua. Đây là một Hội nghị bàn về vai trò của phụ nữ trong Giáo hội và Xã hội. Đức Thánh Cha Phanxicô là vị Giáo Hoàng rất quan tâm đến vị trí của phụ nữ trong Giáo hội và xã hội hôm nay. Ngài dự định sẽ có những thay đổi lớn lao trong Giáo triều khi đặt phụ nữ làm trưởng một văn phòng nào đó tại Vatican.

 Trong một đoạn thư gửi đến Hội nghị, ĐTC đã có những lời khích lệ như sau: “Nhiều người nam nữ muốn đóng góp cho Lộ Trình này, khi họ làm việc để bảo vệ và cổ võ sự sống, và chiến đấu chống đói nghèo, những hình thức nô lệ và những bất công mà người phụ nữ ở mọi thời đại, và trên khắp thế giới phải gánh chịu thường xuyên.”

 Người phụ nữ đang phải đối diện với nhiều thách đố và khó khăn khác nhau tại nhiều khu vực khác nhau trên thế giới. Ở Phương Tây, đôi khi họ vẫn còn bị đối xử phân biệt trong công việc; họ vẫn thường bị buộc phải chọn lựa giữa công việc và gia đình; họ thường xuyên phải chịu đựng tình trạng bạo lực gia đình trong vai trò là vợ sắp cưới, vợ, người mẹ, người chị em và bà. Ở các nước nghèo và đang phát triển, phụ nữ mang lấy những gánh nặng nề nhất: chính họ là những người phải vượt nhiều dặm đường để kín nước, cũng là những người thường phải chết khi sinh, là những người bị bắt cóc cho những khai thác tình dục hoặc buộc phải kết hôn khi còn trẻ hoặc ngược lại với ý muốn của họ. Đôi khi họ thậm chí bị khước từ quyền sống chỉ đơn giản vì là phái nữ.”

 Hội nghị cũng bàn về việc bảo vệ sự sống và khuyến khích cộng đồng quốc tế cùng nhau tôn trọng sự sống của con người ngay từ lúc thụ thai. Sự sống là quyền bất khả xâm phạm và ai được phép tước đoạt quyền này.

 Trong lá thư, Đức Giáo Hoàng Phanxicô cũng tái khẳng định như sau: “Sự sống tự bản chất có liên hệ với các vấn đề xã hội. Khi chúng ta bảo vệ quyền sống – từ lúc thụ thai cho đến cái chết tự nhiên– là chúng ta bảo vệ phẩm giá con người. Bảo vệ con người thoát khỏi những thảm hoạ của đói và nghèo, bạo lực và bách hại.”

 Đức Phanxicô cũng có những lời khích lệ công việc của Hội Đồng Tòa Thánh Công lý và Hòa Bình, cách riêng cá nhân Hồng Y Turkson như sau: “Xin cho công việc của hiền đệ được đánh dấu trước hết và trên hết bởi một khả năng chuyên môn, không tìm tư lợi hay những hoạt động giả tạo, nhưng bằng sự cống hiến đại lượng. Bằng cách này hiền đệ sẽ làm tỏ lộ muôn vàn ơn huệ mà Thiên Chúa ban tặng là những điều mà phụ nữ phải mang lại, trong khi khích lệ những người khác cổ võ sự nhạy bén, hiểu và đối thoại trong những mâu thuẫn lớn nhỏ đang cần giải quyết, trong việc chữa lành các vết thương, trong việc nuôi dưỡng hết mọi hình thức sự sống ở mọi cấp độ xã hội, và trong việc mặc lấy lòng thương xót và sự dịu dàng là điều mang lại sự hoà giải và hiệp nhất cho thế giới của chúng ta. Tất cả điều này là một phần của “sự khôn ngoan nữ tính” là điều mà xã hội của chúng ta đang rất cần đến.” GNsP (theo news.va)

 Các đấng bậc trong nhà Đạo có phát-biểu hoặc nói năng với con dân mọi người, thì cũng chỉ đến thế là cùng. Còn gì ghê rợn bằng ta nghe thêm lời thơ ở ca-từ nhạc-bản trên, như sau:

Ta yêu em lầm-lỡ,

Ôm vòng tay dại-khờ.

Em là loài hoang-thú

Ta vất vả tinh-khôn.

Loài phù-hoa mắt mờ.

Bạc vàng phấn son mơ.

Nơi mộ hoang lạc thú.

Em bước hỏng lửng-lơ

Ôi! chông gai đầy lối

Cất bước đi về đâu?

Một lần ta lầm-lỡ

Trăm đường còn sầu đau!

(Phạm Duy – bđd)

Nói cho đúng, những ca-từ hoặc tâm-tình phát-biểu của đấng bậc trong Đạo/ngoài đời, cũng chưa ghê và rợn bằng truyện kể nhẹ từng định-nghĩa với định-hình người nữ-phụ ở trần-gian như sau:

“Nữ-phụ là cái chi chi? Dẫu có ra gì, cũng chẳng làm sao.

Phụ-nữ người/ngợm thế nào? Cứ để mắt đọc và rồi thấy ngay.

Thấy là thấy thế này đây:

 Phụ nữ là gì ư?

Là thiên-thần, nắm giữ sự thật và giấc mộng nhiều giả-tưởng.

Nữ-phụ, là mớ bong-bong toàn những mâu-thuẫn với đối-chọi,

Là, kẻ sợ bóng sợ gió, sợ cả con ong vò vẽ lẫn chuột bọ.

Nhưng, nàng lại có thể một mình ra tay tóm cổ tên vô-lại đột-nhập vào nhà.

Nàng chua như giấm, ngọt như nụ hồng,

Nàng hôn ta có thể cả giây phút dài, rồi lại hỉnh mũi như người không quen.

Gặp cơn giận dữ, nàng dập ta như chơi, nhưng có lúc lại nhẹ nhàng như tơ lụa

Nàng mạnh hơn cả rượu nồng, êm hơn giòng sữa óng ả, buổi nắng ráo.

Đôi lúc nàng cũng trả đũa lẫn trả-thù, có khi nàng cũng buồn/vui lẫn lộn,

Nàng thù ghét ta như thứ nọc độc nhưng lại yêu ta như mụ điên…

Và, nàng còn là gì nữa? Hãy cứ tự tiện mà thêm thắt…”

(trích điện-thư cổ mang giòng chữ rất Anh-ngữ: What a woman!)

Ấy đấy, một định nghĩa về…nữ-phụ. Nhưng, không phải thứ nào cũng đúng hết. Bởi, có lập cả ngàn trang tự-điển cũng không thể nào nói hết về phụ-nữ với nữ-phụ chốn dân-gian, phàm trần.

Không tin ư? Bạn và tôi, ta cứ mở email hàng tuần mà các lão ông gửi tung-toé, đến tràn đồng. Hãy cứ đọc rồi ắt biết, không cần phê. Và, đọc thêm nữa, sẽ thấy những giòng chảy như câu hát, rất thế này:

 “Ta yêu em vất vả
Ôi! lần cuối lần đầu
Em là cành gai sắc
Cho thịt nát xương đau.

Yêu em nên mất cả
Vỡ nụ hôn tình đầu
Yêu là sầu chất chứa
Yêu còn được là bao?
Người ngoảnh lưng dấu mặt
Cuộc đời mới đi xây
Đi van xin hạnh phúc
Nô lệ nào rủi may.

Ta thương em nhỏ bé
Với giấc mơ bạc vàng
Em là cây cỏ úa
Ta là loài ma hoang.”

(Phạm Duy – bđd)

Vâng. Hát, thì hát thế. Chứ, có ma nào lại tin như thế?

Vâng. Thôi thì, có hát mấy cũng cứ kệ. Chỉ xin bạn và tôi, ta cứ đi vào giòng chảy âm thầm gồm những lời lẽ rất ghê rợn về nữ-phụ ở ngoài đời, đến độ thế. Cũng có thể, thân-phận người nữ-phụ ngoài đời, hoặc trong Đạo còn tệ hơn thế đấy.

Thôi thì, tệ hay không tệ hơn thế, ta vẫn cứ tìm-hiểu thêm đôi chút để còn cảm-thông/thông-cảm với người chị, người em ở chốn Nước Trời là thánh-hội rất hôm nay, như thế này. Trước hết, là lời Kinh Sách rất như sau:

“Đức Chúa là Thiên-Chúa phán: “Con người ở một mình thì không tốt. Ta sẽ cho nó một trợ-tá tương-xứng với nó. Đức Chúa là Thiên-Chúa lấy đất nặn ra mọi dã-thú, chim trời và dẫn đến với con người, xem con người gọi chúng là gì: hễ con người gọi mỗi sinh-vật là gì, thì tên nó sẽ là thế. Con người đặt tên cho mọi súc vật, chim trời và dã-thú, nhưng con người không tìm được cho mình một tr-tá tương-xứng. Đức Chúa là Thiên-Chúa cho một giấc ngủ mê ập xuống trên con người, và con người thiếp đi. Rồi Chúa rút một cái xương sườn của con người ra, và lắp thịt thế vào. Đức Chúa là Thiên-Chúa lấy cái xương sườn đã rút từ con người ra, làm thành một người đàn bà và dẫn đến với con người. Con người nói: “Phen này, đây là xương bởi xương tôi, thịt bởi thịt tôi! Nàng sẽ được gọi là đàn-bà, vì đã được rút từ đàn-ông ra.” (Sáng Thế Ký 2: 18-23)

Và, thư thứ nhất thánh Phaolô gửi cộng-đoàn Côrintô, lại cũng viết:

“Thật vậy, không phải người nam tự người nữ mà có, nhưng người nữ tự người nam. Cũng chẳng phải người nam được dựng nên vì người nữ, nhưng người nữ vì người nam” (1Corintô 11: 8-9)

Theo Kinh Sách Do-thái-giáo, người nữ được tạo-thành không theo hình-ảnh Thiên-Chúa, mà chỉ là “chiếc-xương-sườn-cụt-của-nam-nhân mang-ảnh-hình Thiên-Chúa. Thế nên, sở dĩ có ác-thần/sự dữ nơi gian-trần này, là doqua ngươi phụ nữ. Nói cách khác, với thế-giới do nam-nhân khuynh-loát đồng thời là thần-thánh sánh với mọi loài, cả đến nữ-phụ, thì: phụ-nữ đồng-nghĩa với những gì thấp kém, yếu hèn, hoặc hạ tầng bết bát.

Truy-tầm nền văn-minh phương Tây cũng như đạo-giáo thời kim/cổ, phần lớn đều nói lên cùng một ý-niệm thuần-nhất, rất như thế. Chẳng hạn như, triết-gia Plato trích lời Socrates khi xưa bảo: “Anh có biết là trong thế-gian này, người nam bao giờ cũng tốt/lành nhiều bề hơn người nữ chứ?” Triết-gia Xenôphôn vốn là học trò của Socrates lại cũng bảo: “Đàn-bà lý-tưởng là người thấy càng ít càng tốt, nghe càng ít càng hay và đừng hỏi gì nhiều, mới là điều tuyệt-diệu.”

 Kinh/Sách Ấn-giáo có nói: “Với người nữ, thì: việc cao-cả nhất là tự-diệt mình, khi chồng chết.” Trong khi đó, truyền-thống Ấn-độ lại cũng khuyên: “Lề-luật cấm phụ-nữ không được làm học-trò Đức Vệ-Đà.” Và, luật Manu Ấn-độ cũng khuyên-răn: “Khi nhỏ, phận gái phải làm tôi đòi cha đẻ của mình. Đến khi khôn lớn, thuộc về chồng và khi chồng chết, lại tùy thuộc con cái. Là đàn-bà, không ai được sống tách riêng một mình, bao giờ hết.”

 Theo Phật-giáo, sở dĩ đàn-bà phải sống đời nữ-lưu khổ sở, là bởi kiếp trước họ nặng nợ nhiều thứ. Thế nên, kinh Phật cũng có lời: “Con mong đời sau sống kiếp nam-nhân người phàm.” Đến như kinh Koran của đạo Hồi, cũng quan-niệm người nữ chỉ bằng phân nửa nam-nhân; và đàn bà bao giờ cũng là người hay quên sót. Bởi, bản-chất con người họ lại rất kém khi phân-biệt tốt/xấu.

Tìm-hiểu nguyên-do tại sao người nữ lại chịu cảnh “thấp cổ bé họng” đến như thế, các nhà nghiên-cứu nhận ra rằng: rất nhiều lý-do ta có thể nại ra, viết không hết. Tựu-trung thì, mọi việc tập-trung vào các lý-do chính sau đây: thời xưa, nhân-số phụ-nữ gia-tăng không nhiều như nam-giới là vì mỗi khi phải đấu-tranh thi-đua với nam-nhân, phụ-nữ bao giờ cũng thua thiệt và luôn luôn thuộc giai-cấp thấp/hèn ở dưới. Đằng khác, do cơ-thể các bà dễ bị thương-tổn khi cưu-mang sinh đẻ và cho con bú, nên các bà bao giờ cũng bị gọi là “phái yếu”, hết.

Tóm lại, từ thời tiền-sử cho đến thời du-mục/nông-nghiệp, phụ-nữ được ví như “Bà Mẹ Đất” tượng-trưng cho sự sinh-sôi/nảy-nở và phát-triển. Khi nam-giới trở-thành thần-thánh sống ở cõi trên cao chót vót chín tầng mây vần-vũ, họ mới ban ơn “mưa móc” rắc/tưới tinh-khí cho nữ-giới thụ-thai, sinh-sản làm lợi cho nghề nông cung-cấp ngũ cốc, thực phẩm nuôi sống rất nhiều đời.

Có nhiều thời, nữ-giới được coi là “người tù của chiến-tranh” biến thành chiến-lợi-phẩm cho đám quân/binh dành chiến-thắng. Do đó, họ có rất ít quyền-hành, cả quyền được sống ngang bằng, đồng-đều trong xã-hội do nam-nhân quản-cai. Ở vào lợi-thế như thế, nam-nhân lại coi đó như quyền-lợi Trên ban khiến họ có quyền được hưởng như thế, không áy náy.

Xem thế thì, vô hình chung, tác-giả kinh-thánh Do-thái-giáo lại vẫn coi nữ-giới ngang bằng loài thú, dù cũng do Đức Chúa tạo-thành. Mà, đã là loại thú, thì họ thuộc quyền nam-nhân đầu đời là Ađam. Ađam đặt tên cho người nữ cũng một kiểu như ông đã đặt tên cho mọi loài.

Duy có điều là: người nữ không được phép san-sẻ cùng một trạng-huống, vinh-quang và hình-ảnh của Thiên-Chúa. Ađam do Thiên-Chúa tạo thành, còn Evà-nữ-nhân-đầu-đời lại là khúc xương sườn cụt, rút từ cơ-thể của Ađam là nam-nhân. Dù, Evà là người có quan-hệ bàng-tộc với Ađam, tức hơn hẳn mọi loài nào khác, nhưng bà vẫn cứ phải theo lệnh của người bạn đời mình, đem cho anh ta mọi hạnh-phúc, sướng vui cả thể xác lẫn tinh-thần.

Thế đó, câu truyện tạo-thành của hai nhân-vật nam và nữ mang tính rất hư-cấu, nhưng lại được nền văn-minh cũng như đạo-giáo Đông/Tây ấp-ủ tự ngàn xưa, khó phai nhạt. Và, họ vẫn coi đó là thứ “sự thật” khó vứt bỏ. Và, đó lại là nền-tảng của thứ thần-học xưa cổ trong thánh hội, qua nhiều thời-đại. Và, đó cũng lại là triết-thuyết về sự sống, rất văn-minh theo Âu/Mỹ ta không thể xoá bỏ được.

Tốt hơn hết, chi bằng ta cứ trở về với đời sống bình-thường của thời-đại cách-mạng khoa-học vi-tính/truyền-hình; để rồi hy-vọng vào ngày mai sáng sủa lại có cuộc cách-mạng lớn vực dậy khúc xương sườn cụt nay trở-thành lý-tưởng cho đời sống rất nam-nhân, của con người. Quyết thế rồi, nay mời bạn và tôi ta đi vào vùng trời truyện kể có những chương-đoạn làm nền hỗ-trợ cho một cuộc vui sống rất nên làm.

Truyện kể nhẹ, là giòng chảy đầy kể lể như thế này:

“Truyện rằng:

 Hôm ấy, người vợ đang nấu ăn trong nhà bếp, ông chồng bèn chạy đến đứng ngay bên, nhắc tuồng bằng những câu nghe quen quen:

-Này em! Hãy cẩn thận khi nấu nướng. Ơ kìa, giời ơi! Sao em lại cho ít muối thế, làm sao ngon được?” “Ấy chết! Nước sôi rồi, em cho thịt vào nổi đi kẻo muộn.

Người vợ lúc nào cũng nghe bấy nhiêu câu liên quan đến chuyện bếp núc là nghề của nàng, bèn đáp:

-Anh làm ơn bước ra ngoài nhà một chút có được không? Nấu nướng là nghề của em mà!

-Ấy! Ấy! Em có biết là các tay đầu bếp giỏi, nổi tiếng trên thế-giới đều là đàn ông không? Anh cũng thuộc một trong những người như thế đấy.

-Thế, anh có biết biệt-tài của đàn-bà phụ-nữ ngoài chuyện để đái ra, còn hơn đàn ông biết nhiều chuyện không? Đầu bếp đàn ông chỉ được vài mống, còn đàn-bà chúng em ai cũng làm được nhiều thứ mà đàn ông không biết làm. Lại chẳng được cái tích-sự gì, chỉ mồm mép thôi, không?

-Ừ đúng đấy! Lâu rày mình đâu biết những chuyện rõ như ban ngày ấy, nhỉ?…”  

 Vâng. Có những chuyện khác-biệt giữa đàn-ông/đàn-bà rõ như ban ngày, mà đàn ông nhiều người đâu đã biết. Biết thế rồi, nay mời bạn và tôi, ta hãy hát ca-từ vui/buồn ở trên như chấp-nhận cuộc sống có vui/có buồn rất đầy đủ. Để rồi, lại sẽ ngẩng đầu cao hướng về phía trước mà tự-hào. Tự hào rằng, dù nam hay nữ, ta vẫn hiên-ngang sống vui, sống mạnh, sống vững-chãi mãi về sau.

Vâng. Hiểu thế rồi, nay ta lại hát những câu như:

“Ta yêu em vất vả.
Ôi! lần cuối lần đầu,
Em là cành gai sắc.
Cho thịt nát xương đau.

Yêu em nên mất cả.
Vỡ nụ hôn tình đầu.
Yêu là sầu chất chứa.
Yêu còn được là bao?
Người ngoảnh lưng dấu mặt.
Cuộc đời mới đi xây.
Đi van xin hạnh phúc.
Nô-lệ nào rủi may.

 Ta thương em nhỏ bé
Với giấc mơ bạc vàng
Em là cây cỏ úa
Ta là loài ma hoang.”

(Phạm Duy – bđd)

Vâng. Dù, có là hay không là “cỏ úa” hay “ma hoang”, ta đây đàn-ông vẫn là đàn-ông, hoặc đàn-bà vẫn cứ là đàn-bà, chẳng ai thua ai kém ai đến một chữ.

 Trần Ngọc Mười Hai

Và những quyết tâm

Coi mọi người không thua mình.

“Tôi cứ tưởng bây giờ tôi đã chết,

 “Tôi cứ tưởng bây giờ tôi đã chết,

Trước dung-nhan Thượng-Đế, xét tội/công.

Xin tha-thứ bao tội lỗi chất-chồng

Những chối bỏ, khinh chê người tật/bệnh.

Kẻ già nua, thơ trẻ Ngài truyền lệnh

Người bơ-vơ hèn mọn chính là Ta.”

(Dẫn từ thơ Nguyên Đỗ)

Mai Tá lược dịch.

Bơ vơ hèn mọn. Tật bệnh, lũ trẻ thơ. Và, người nữ-phụ chất-chồng nhiều tội-lỗi, Chúa thứ tha. Chúa tha thứ, Ngài thẩm-định mọi việc không do quá-khứ, hệ-lụy mà do biết từ-bỏ những gì lôi kéo người người xuống bùn đen. Bùn đen hôm nay, mon men đến gần với Chúa, để được tha-thứ. Tin Mừng cho thấy diện-mạo hai nhân-vật: một Biệt-phái tên Simôn, một nữ-phụ gọi tắt là Maria. Biệt-phái theo ngôn-ngữ Do-thái-giáo, là “người tách riêng”. Vào thời của Chúa, người Biệt phái như thế rất đông. Đông đến 6 ngàn người. Và, họ ở rải-rác trên toàn cõi Palestine.

Hôm nay, Biệt Phái Simôn mời Đức Kitô đến nhà, phải chăng để huênh hoang khoe chòm xóm: mình quen lớn. Hay, chỉ muốn thách thức thái độ và lời dạy của Đức Kitô, thôi? Điều này, không rõ. Nhưng, chúng ta đều biết, Đức Giê-su không chọn người để đến thăm. Ngài nhận lời đến với người giàu – kẻ nghèo, dù Biệt Phái. Với giới kinh sư, thu thuế, và người phạm tội, rất đáng ghê. Vào nhà Biệt Phái Simôn, ta thấy dường như ông ta cố ý để ngỏ cửa, và tiếp đón hời hợt như muốn đặt Đức Kitô vào tình trạng lúng túng, khó xử. Cửa để ngỏ, khiến người nữ phụ tội lỗi dễ đi  thẳng vào bên trong, để gặp Chúa. Dù không đuợc mời, nhưng chị vẫn đến. Chị đến, để xem Đức Kitô đối xử ra sao với đám tội phạm. Lạm dụng tình.

Cử chỉ của người nữ phụ tội lỗi, những là: xõa tóc, đổ dầu thơm lên chân. Rồi còn, hôn chân Chúa và khóc lóc, làm đẫm ướt chân Ngài. Cảnh tượng này, có lẽ đã gây xúc phạm đối với những người công chính hiện diện, buổi hôm ấy. Trình thuật kể rõ chi tiết, để nêu lên hai thái cực của hai loại người tội lỗi. Hai thái cực này, có thể gây khó chịu cho nhân vật chính được mời, là Đức Kitô.

Lỗi của Biệt Phái Simôn, là: tuy mời Đấng Thiên Sai Đức Chúa, nhưng ông lại không làm thủ tục xã giao đúng với qui cách của nhà chủ, tức: ông ta đã không rửa chân, không ôm hơn hoà bình. Không đổ dầu lên tóc. Cả đến cử chỉ sám hối – ăn năn, cũng không. Cảnh trí trong truyện, còn dẫn đến tình huống gay hơn: khi Chúa quay về phía người nữ phụ từng phạm lỗi khi trước, Ngài nói: “Tội của chị nhiều thật đấy, nhưng đã được tha; bằng chứng là chị đã yêu mến nhiều.” (Lc 7: 47)

Trình thuật Phúc âm, ngay từ đầu cho thấy: các xử sự của Đức Kitô rất nhẹ nhàng. Tự do. An bình. Ngài không tỏ dấu hiệu bất an. Lúng túng. Cũng chẳng ra lệnh cho người nữ phụ phải ngưng ngay các hành vi dễ gây ngộ nhận, ra như thế. Bởi, với người đời, chị luôn bị coi là người tội lỗi, mà lại dám có cử chỉ khiếm nhã, với Đấng Hiền Từ, Yêu Thương là Đức Kitô, sao? Thay vì nổi giận hoặc ngượng ngùng trước những động tác hơi xỗ sàng ấy, Đức Kitô đã không khiển trách chị; trái lại, Ngài tuyên bố: tội của chị đã được tha. Tuyên bố như thế, chẳng phải là: Chúa muốn chứng tỏ quyền uy của Ngài, là tha tội. Nhưng, qua hành động ấy, Ngài muốn nói với mọi người, rằng: lòng tin-yêu và hối cải của người phạm lỗi đã đem lại cho họ sự thứ tha. Tha thứ ấy, nay được thể hiện qua việc đổ tràn tình thương tiếp diễn, ngay sau đó.

Tình yêu và tội lỗi, hai điều không thể đi chung, cùng sống tương hợp với nhau. Càng không thể hiện diện trong cùng một nhân vị. Nhưng ở đây, người nữ phụ đã bày tỏ lòng chị đã tin-yêu Chúa thật sự. Nên, vì tình thương ấy, mọi lỗi phạm của chị đã trở thành những sơ xuất chị làm trong quá khứ. Hiện tại, khi được thứ tha, tâm hồn chị trở nên trong trắng. Rất nhiều. Xem thế thì, tình thương yêu xóa bỏ được mọi tì vết dù rất lớn, trong quá khứ. Quá khứ, không quan trọng. Hiện tại, mới cần quan tâm.

Thời nay, người đời thường chú trọng đến những gì người khác đã làm trong quá khứ. Vẫn cứ chụp lên đầu những người làm điều sai quấy bằng các nhãn hiệu/tên gọi rất khắt khe. Dù, họ đã biết đổi thay. Khắt khe quá, khiến đương sự dù có muốn, cũng không thoát khỏi các tai tiếng về các lỗi phạm, thời quá khứ. Và cứ thế, tiếng xấu cứ đeo bám họ suốt chuỗi ngày còn lại. Với Chúa, quá khứ tội lỗi không còn là vấn đề. Điều Ngài quan tâm, là: biết hối hỗi. Và, từ nay không làm thế.

Trong tâm tình này, tay trộm nghèo treo cạnh Chúa trên đồi cao hôm ấy, cũng đã ý thức. Hắn biết kêu gọi tình thương Chúa tha thứ. Nên, được Chúa hứa cho về với Ngài, nơi cõi phúc. Có lẽ, nhiều người sẽ cho đây là chuyện bất công, Chúa đã làm? Nhưng hãy nhớ rằng: ý niệm công bằng của Chúa, không là công bằng trần gian, ta vẫn hiểu. Thử hỏi: nếu Chúa không tha thứ; không đặt nặng đến hành vi ta làm trong hiện tại, thì e rằng người người sẽ không khỏi lúng túng về các lỗi phạm thời đã qua, của mình.

Đây còn là ý chính ở bài đọc 1. Nếu chỉ kể những việc mình làm trong quá khứ, thì Đavít sẽ là tay tội phạm tày trời. Hết cướp vợ người khác, lại giết người không gớm tay, không buông tha cả những đầu xanh vô tội. Nhưng, Đavít đã biết sám hối và đổi thay, nên ông được Yavê Chúa thứ tha. Nhờ sám hối – đổi thay, Đavít đã đi vào vòng tay ôm thương yêu của Chúa. Đúng như lời tiên tri Nathan nói: “Về phía Chúa, Người đã bỏ qua tội của ngài rồi.” (2Sm 12: 13).

Một lần nữa, Thiên Chúa cho thấy: Ngài muốn cải hóa người phạm lỗi, chứ không xử phạt. Xử phạt là hành vi hủy hoại. Chúa chẳng bao giờ hủy hoại ai. Một thứ gì. Ngài muốn mọi người trở nên một. Một thân mình. Một cộng đoàn yêu thương. Cộng đoàn biết sống hài hoà. Bình an. Trong nội tâm.

Tư tưởng này, thánh Phao lô cũng bộc bạch ở bài đọc 2. Tất cả mọi người hãy củng cố niềm tin vì đã có tình thương yêu tha thứ của Chúa, với mình. “Người được nên công chính không phải nhờ đã làm những gì luật dạy, nhưng nhờ tin vào Đức Kitô.” (Gl 2: 16). Đó là khác biệt giữa lối hành xử của Simôn Biệt Phái và Maria, người nữ phụ đầy lỗi phạm.

Hôm nay, tất cả mọi người, công chính cũng như có tội, nhờ có niềm tin thương mến nơi Chúa, nên đã được cứu rỗi. Tin, không là động thái của tri thức. Tin, cũng không phải là mớ tín điều mọi người cần giữ. Nhưng, trước hết và trên hết, tin chính là hành động của những người biết yêu thương. Tin tưởng vào điều gì. Vào người nào.

Nếu agapè (lòng mến) là ngôn từ chỉ định tình Cha thương yêu, thì pistis (lòng tin), là đường lối để ta đáp lại tình yêu thương ấy. Ta không thấy Chúa, cũng không bao giờ biết được Ngài, nhưng vẫn tin vì đã dựa vào các trình thuật/truyện kể, nơi Phúc Âm. Ở nơi đó, Chúa đến với ta,qua xác hèn phàm trần bằng xương bằng thịt, của Đức Kitô. Nhờ đó, ta có bước dài củng cố lòng tin mà dâng hiến trọn mình để Ngài chăm sóc. Mến thương. Tựa như người nữ phụ tội lỗi đã làm, hôm nay. Và như thánh Phaolô khuyên nhủ, tin vào Đức Kitô đã cải hoán cuộc đời của chúng ta.

Như thánh Phaolô, luật lệ không còn mang ý nghĩa gì, đối với ta. Luật lệ, sẽ không là chuyện cần thiết ta phải có, khi cuộc sống của mọi người đã có tình thương yêu hướng dẫn. Ai yêu thật sự, chẳng bao giờ làm điều sai quấy. Ác độc. Dù họ có vi phạm những chấm phết của luật lệ. Và, khi đã yêu, thì luật lệ tự khắc sẽ được tuân thủ. Nói khác đi, nếu chỉ giữ luật mà không yêu thương, thì kết cuộc cũng sẽ đưa đến những hậu quả thảm khốc, không ngừa trước.

Chính vì thế, mà thánh Phaolô  -người Biệt Phái hăng say săn bắt người phạm luật Do Thái thuở trước-  đã biết từ bỏ luật lệ của nhóm mình để trở về hiến tặng trọn đời mình cho Đức Chúa. Và khi đã hiến trọn chính mình, thánh nhân dám nói lên câu để đời: “Tôi sống, nhưng không còn phải là tôi, mà là Đức Kitô sống trong tôi.” (Gl 2: 20). Hôm nay, cuộc sống và lời rao giảng của thánh nhân đã trở thành gương sáng, cho ta theo.

Lm Richard Leonard sj

Mai Tá lược dịch.

Lời Chúa để suy ngẫm

Tin Mừng: (Lc 7: 36-8:3)

Một hôm, Có người thuộc nhóm Pharisêu mời Đức Giê-su dùng bữa với mình. Đức Giêsu đến nhà người Pharisêu ấy và vào bàn ăn. Bỗng một phụ nữ vốn là người tội lỗi trong thành, biết được Người đang dùng bữa tại nhà ông Pharisêu, liền đem theo một bình bạch ngọc đựng dầu thơm. Chị đứng đằng sau, sát chân Người mà khóc, lấy nước mắt mà tưới ướt chân Người. Chị lấy tóc mình mà lau, rồi hôn chân Người và lấy dầu thơm mà đổ lên.

Thấy vậy, ông Pharisêu đã mời Người liền nghĩ bụng rằng: “Nếu quả thật ông này là ngôn sứ, thì hẳn phải biết người đàn bà đang đụng vào mình là ai, là thứ người nào: một người tội lỗi!” Đức Giêsu lên tiếng bảo ông: “Này ông Simôn, tôi có điều muốn nói với ông!” Ông ấy thưa: “Dạ, xin Thầy cứ nói.” Đức Giêsu nói: “Một chủ nợ kia có hai con nợ: một người nợ năm trăm quan tiền, một người năm chục. Vì họ không có gì để trả, nên chủ nợ đã thương tình tha cho cả hai. Vậy trong hai người đó, ai mến chủ nợ hơn?” Ông Simôn đáp: “Tôi thiết tưởng là người đã được tha nhiều hơn.” Đức Giê-su bảo: “Ông xét đúng lắm.”

Rồi quay lại phía người phụ nữ, Người nói với ông Simôn: “Ông thấy người phụ nữ này chứ? Tôi vào nhà ông: nước lã, ông cũng không đổ lên chân tôi, còn chị ấy đã lấy nước mắt tưới ướt chân tôi, rồi lấy tóc mình mà lau. Ông đã chẳng hôn tôi một cái, còn chị ấy từ lúc vào đây, đã không ngừng hôn chân tôi. Dầu ô-liu, ông cũng không đổ lên đầu tôi, còn chị ấy thì lấy dầu thơm mà đổ lên chân tôi. Vì thế, tôi nói cho ông hay: tội của chị rất nhiều, nhưng đã được tha, bằng cớ là chị đã yêu mến nhiều. Còn ai được tha ít thì yêu mến ít.” Rồi Đức Giêsu nói với người phụ nữ: “Tội của chị đã được tha rồi.” Bấy giờ những người đồng bàn liền nghĩ bụng: “Ông này là ai mà lại tha được tội?” Nhưng Đức Giêsu nói với người phụ nữ: “Lòng tin của chị đã cứu chị. Chị hãy đi bình an.”

Sau đó, Đức Giê-su rảo qua các thành phố, làng mạc, rao giảng và loan báo Tin Mừng Nước Thiên Chúa. Cùng đi với Người, có Nhóm Mười Hai và mấy người phụ nữ đã được Người trừ quỷ và chữa bệnh. Đó là bà Maria gọi là Maria Mácđala, người đã được giải thoát khỏi bảy quỷ, bà Gioanna, vợ ông Khuda quản lý của vua Hêrôđê, bà Susanna và nhiều bà khác nữa. Các bà này đã lấy của cải mình mà giúp đỡ Đức Giêsu và các môn đệ.

HÃY SÁM HỐI ĂN NĂN

HÃY SÁM HỐI ĂN NĂN

Trong tiểu thuyết “Giường đàn bà” đã kể lại những cuộc tình bị đồng tiền làm hoen ố.  Tình yêu chỉ là một món hàng mà người có tiền hay không có tiền đều dùng nó để mua bán trao đổi.  Câu chuyện xoay quanh các nhân vật: Mạch – một phóng viên trẻ, đang học đại học, là nhân tình của một tổng biên tập giàu có và đa tình – người trả tiền nhà và đóng học phí cho cô.

Sau khi tan vỡ mong ước được làm mẹ do người tình một mực đòi cô phá thai, cuộc sống tinh thần của Mạch bị đảo lộn.  Cô quyết định trả thù người tình bằng cách cặp với Bob – một nhà văn nghèo đang tìm kiếm vốn tài trợ cho bộ phim mà anh chuyển thể kịch bản từ tiểu thuyết của mình.

Tình yêu khó khăn giữa Mạch và Bob vừa nhen nhóm đã bị những giá trị vật chất trong cuộc sống lấn lướt và dập tắt.  Bob phải ngủ với bà Thẩm Xán – một chủ doanh nghiệp giàu sang để hòng moi tiền đầu tư làm phim.  Mạch bị sự giàu sang và phong trần của giám đốc đẹp trai Trần Tả – chồng của Thẩm Xán – quyến rũ.  Bob chấp nhận cầm tiền của Trần Tả để bỏ rơi Mạch. Mạch bị Thẩm Xán đánh ghen tới trụy thai…

Tiểu thuyết hé lộ một phần sự thật về cuộc sống tàn nhẫn ở các thành phố lớn, hiện đại – nơi giá trị vật chất chiến thắng giá trị đạo đức và con người không vượt qua nổi chính mình.  Đồng tiền trôi nổi cũng kéo theo phận người nổi trôi đầy sóng gió nghi nan.  Con người lao vào vòng xoáy của vật chất đến vong thân chính mình.  Con người đã quên mất mục đích sống của mình nên cũng đánh mất phẩm giá làm người của mình.

Nhân loại hôm nay dường như người ta chỉ cần tiền và bằng mọi cách kiếm ra tiền.  Vì tiền mà người ta bỏ ra ngoài tất cả những giá trị đạo đức, tình yêu, lòng chung thuỷ….  Cuộc sống nếu đề cao đồng tiền lên trên mọi thứ luân lý, đạo đức thì đó là một xã hội suy đồi, nơi đó con người khó mà có những giây phút hạnh phúc đích thực, mà chỉ là những hạnh phúc giả tạo, mong manh dễ tan vỡ mà thôi.

Điều đáng tiếc cho xã hội hội hôm nay là người ta mất ý thức về tội.   Người ta đề cao tự do đến nỗi luôn làm theo ý mình mà gạt bỏ lề lật của Chúa hay những luân thường đạo lý.  Người ta luôn dùng mục đích để biện minh cho phương tiện, cho dù đó là phương tiện xấu xa, đê tiện.  Có biết bao cô gái trẻ bán thân vì lý do để lấy tiền trang trải cho gia đình, hay cho việc học bản thân.  Có biết bao người ngoại tình vì để đền ơn cho kẻ giúp đỡ thi ân.  Có biết bao người phá thai vì đông con, vì nghèo đói…  Có phải vì nghèo đói để rồi mình có thể làm tất cả mọi chuyện cho dù đó là những chuyện phi nhân thất đức hay không?  Có phải vì tiền mà mình có thể loại bỏ luân thường đạo lý hay không?  Cuộc sống nếu không còn những giá trị đạo đức sẽ là một bể khổ đối với con người.  Vì con người luôn phải đối đầu với biết bao con người xấu, với biết bao tệ nạn xấu.  Xã hội loài người sẽ hỗn loạn nếu con người đặt vật chất lên trên mọi giá trị tinh thần.  Nếu con người đề cao vật chất thì người ta sẽ dễ dàng chà đạp lên nhau chỉ vì một chút vật chất tầm thường mau qua.

AN NAN

Lời Chúa hôm nay mời gọi chúng ta hãy có một tấm lòng sám hối chân thành như Đa-vít, hay như người phụ nữ tội lỗi đã khóc dưới chân Chúa và lấy tóc mà lau chân Chúa.  Họ đều là những con người có quá khứ tội lỗi.  Họ đều mang thân phận yếu đuối của con người.  Họ đã phạm tội nhưng họ đã biết trỗi dậy.  Cuộc đời họ đã ngụp lặn trong biết bao đam mê lầm lạc nhưng lương tâm luôn làm họ cắn rứt.  Họ đã từng chọn những phù phiếm trần gian hơn là những giá trị đạo đức.  Thế nhưng, họ không có bình an tâm hồn khi sống xa luật Chúa để lao vào những chuyện phi nhân thất đức.  Họ đã trở về với lòng sám hối chân thành.  Đa-vít đã mặc áo nhặm để sám hối ăn năn.  Người phụ nữ đã quyết tâm đập bể bình ngọc như phá bỏ những hào nhoáng, phù phiếm mau qua.  Họ đã nhận ra giá trị đích thực của con người là biết làm chủ chính mình, biết giữ được phẩm giá làm người của mình.  Một con người có lý trí để biết đâu là thiện là ác, có ý chí để hướng dẫn hành vi mình đi theo lẽ phải.  Giá trị của con người là biết làm chủ bản thân để sống đúng với phẩm giá làm người, với luân thường đạo lý.  Nếu con người không còn khả năng làm chủ bản thân để đi theo lề luật thì con người đâu hơn loài vật.  Nếu con người sống chỉ biết tranh giành nhau danh lợi thú trần gian thì con người đang tự đầy đọa mình trong khổ ải trần gian.

Ước gì mỗi người chúng ta hãy biết chọn Chúa hơn là những vinh hoa phú quý trần gian.  Ước gì mỗi người chúng ta biết lắng nghe tiếng nói sự thật như Đa-vít để thật lòng ăn năn trở về với Chúa.  Nguyện xin Chúa là Đấng từ bi và hay thương xót xin giúp sức để chúng ta can đảm sám hối và canh tân đời sống mỗi ngày một tốt hơn.  Amen.

LM Jos Tạ Duy Tuyền

ĐI THĂM MẸ GIÀ Ở TRUNG TÂM NGƯỜI GIÀ

ĐI THĂM MẸ GIÀ Ở TRUNG TÂM NGƯỜI GIÀ

(Hạnh phúc gia đình)

Tuyết Mai

Hôm nay tôi quyết định đến thăm mẹ già 91 tuổi của tôi tại trung tâm người già ở thành phố Westminster, Ca.   thay vì đến thăm mẹ ở nhà bà chị cả, nó thoải mái làm sao!.   Được cái nơi trung tâm này cũng không xa nhà của tôi mấy và cũng trên con đường tôi đi công chuyện hằng ngày.

Vui nhất là tôi được gặp lại vài bác nơi trung tâm người già tôi đã làm việc trước đây cũng được 4 năm.   Các bác ai nấy đều nhìn già hơn, nghễnh ngãng hơn, quên nhiều hơn nhưng rồi tất cả đã nhận ra tôi cô y tá Mai ngày nào hằng ngày vui vẻ và phục vụ cho các bác.

Cũng là dịp cho các bác nói xấu về ban điều hành ở trung tâm cũ và cũng là lý do các bác muốn thuyên chuyển qua trung tâm mới này.   Nơi nghe nói có cô giám đốc là người đạo Công Giáo luôn quan tâm đến sức khoẻ ưu tiên hàng đầu cho các bác.   Nơi miễn cho các bác những món tiền phải hối lộ không cần phải có.   Như tốn tiền thêm cho các tài xế nếu muốn được ngồi ghế trước, đến trung tâm sớm nhất và được về sớm nhất.

Miễn được những món tiền lớn ở những ngày như ngày Tết, sinh nhật 3 đứa con của cô giám đốc, cùng phải đút lót nịnh hót (thường là bằng tiền mặt) và những món quà rất có giá trị khác cho những nhu cầu riêng mà cô giám đốc thường vui vẻ mà nhận .   Tôi cũng được các bác cho biết nhiều chi tiết của nội bộ khi nhắc lại từng tên tuổi của những người trong ban điều hành.

Cuối cùng thì các bác cũng trả lại cho hai mẹ con tôi thời gian tĩnh lặng cho nhau.    Nhưng ngồi một lát chờ xem mẹ tôi có gì để nói hay chia sẻ với tôi nhưng rốt cuộc cũng chỉ là những chuyện của các bác cùng ngồi chung bàn và biết rõ gia cảnh của họ là hết chuyện và rồi hình như bà cụ muốn tôi đi về … Để chìu mẹ tôi và tôi đã chào mẹ tôi để về còn đi công chuyện và hẹn gặp lại mẹ trong vài ngày kế tiếp.   Ấy, chỉ có bấy nhiêu nhưng cũng đã cho tôi thời gian bên mẹ thật quý.

Tôi hứa với mẹ tôi rằng từ nay tôi sẽ đến thăm mẹ tôi thường xuyên hơn và nếu trung tâm cho phép tôi sẽ nấu món ăn mềm mang lại trung tâm cho mẹ ăn vì bà cụ chẳng còn một cái răng nào mà trung tâm lại cho mẹ tôi ăn điểm tâm bằng nửa ổ bánh mì thịt vừa cứng lại vừa dai.   Thôi thì mẹ già như chuối ba hương, làm gì được cho mẹ thì làm, thưa có phải?.

Khuyên những con cái ai có cuộc đời đau khổ vì bị bỏ bê, bị xã hội loại bỏ, và bị coi như thành phần dư thừa ngay chính trong gia đình và họ hàng của mình suốt từ thuở nhỏ mà sự có mặt của mình (from accident) trên cõi đời này là do bởi sự thiếu chín chắn, vô trách nhiệm, có cuộc sống ích kỷ rất cá nhân của người lớn.   Mà hiện còn mẹ già thì vì Chúa mà hãy bỏ qua tất cả, tha thứ tất cả để tâm hồn được nhẹ nhàng, thanh thản và làm gương tốt cho con, cho cháu chúng thấy và học theo.

Người Mỹ có câu “You have to earn it” chớ không phải làm cha làm mẹ cứ đẻ chúng con cái ra, liệng bỏ chúng như những đứa trẻ vô thừa nhận (vô danh) để rồi ở cuối đời mong rằng chúng trả hiếu cho ư?.   Giả như hành động vô trách nhiệm của người lớn ấy làm cho cuộc đời của chúng thành những trai gái làng chơi, là thành phần du đãng bất trị của xã hội vì chúng nghiện ngập, quấy phá và cướp bóc … Thì ai là người chịu trách nhiệm đây?.    Quả là buồn vô hạn, cay đắng cuộc đời mà chẳng ai chịu hiểu dùm cho chúng cả!??.

Y Tá của Chúa,

Tuyết Mai

8 tháng 6, 2016

“Một số người Việt đạo đức giả”

 “Một số người Việt đạo đức giả”

Cập nhật : 14:35 | 05/05/2016

“Người Việt Nam thật là đạo đức giả. Họ than phiền và tức giận về những gì đang xảy ra với những con cá nhưng chính họ lại đang phá hoại đất nước của họ”, một người nước ngoài nhận xét.

Dịp lễ 30/4 và 1/5, nhiều điểm du lịch trong nước đón hàng nghìn lượt khách mỗi ngày. Không chỉ chịu cảnh quá tải, nhiều nơi du khách khi đi tham quan, mua sắm, ăn uống thiếu ý thức đã xả rác bừa bãi, tràn lan. Kết thúc kỳ nghỉ, hình ảnh đọng lại tại các địa điểm du lịch là rác và rác.

Đặc biệt là tại các khu du lịch biển như bãi biển Quất Lâm (Nam Định), bãi biển Hải Tiến (H.Hoằng Hóa, Thanh Hóa), bãi biển Cồn Vành (Thái Bình), Khu vực tắm biển tại xã đảo Tam Hiệp, huyện Núi Thành tỉnh Quảng Nam….du khách thản nhiên xả rác vô tư trên bờ biển.

 HINH RAC 1
Hình ảnh chụp tại Cồn Vành, Thái Bình (Ảnh: Nguyễn Thị Hiền).

Trong khi vụ việc cá chết hàng loạt ở miền Trung đang gióng lên hồi chuông cảnh báo về hiện tượng ô nhiễm môi trường biển thì hình ảnh xả rác bừa bãi càng khiến nhiều người bức xúc.

Trần Hùng John, chàng Việt kiều Mỹ cảm thấy buồn và xấu hổ khi nhìn những hình ảnh mà bạn bè quốc tế đăng trên nhiều diễn đàn khác nhau về việc xả rác của người Việt. Người nước ngoài cho rằng người Việt đạo đức giả vì vừa than phiền tức giận về những gì xảy ra với những con cá thì chính họ lại đang phá hoại đất nước bằng cách xả rác bừa bãi.

Trong kỳ nghỉ vừa rồi ở Việt Nam, Hùng còn tận tai nghe thấy một người bố nói với con nhỏ của anh ta là “cứ vứt rác xuống đường đi”.

 RAC 2
Bờ biển dài trải đầy rác (ảnh zing)
 HINH RAC 3
Khu vực tắm biển tại xã đảo Tam Hiệp, huyện Núi Thành tỉnh Quảng Nam cũng rơi vào tình trạng ngập ngụa rác (Ảnh: Thiên Sơn).

Hùng John chia sẻ: “Trong khi cả nước đang tranh luận về vụ cá chết ở miền Trung, tôi muốn được nhắc mọi người nhớ rằng chính con người Việt Nam chúng ta vẫn là thủ phạm lớn nhất đang phá huỷ đất nước. Thật buồn nhưng đúng là như thế. Đã đi dọc Việt Nam hai lần, số lượng rác và mức ô nhiễm mà tôi nhìn thấy làm tôi rất buồn và giận. Vứt rác bừa bãi quá nhiều, sông và suối bị nhiễm bẩn, đốt rác và các nguyên liệu khác bừa bãi… còn nhiều nhiều việc như thế. Một đất nước xinh đẹp đang bị làm ô nhiễm bởi chính con người của nó.

Chắc chắn sẽ có nhiều tranh luận ví dụ như Việt Nam vẫn đang phát triển, hoặc cơ sở hạ tầng còn kém nhưng tất cả những điều đó chỉ là nguỵ biện cho một thực tế đơn giản là không có nhiều người ở đây quan tâm đến môi trường, hoặc không đủ quan tâm để hành động. Và sẽ chẳng có gì thay đổi, thậm chí cả sau sự cố về cá này”.

“Tôi đoán là một vài người sẽ cảm thấy bị xúc phạm nhưng đây là một sự thật rất thật. Trước khi Việt Nam cần được cứu khỏi bất cứ thế lực bên ngoài nào, thì Việt Nam cần phải tự cứu khỏi mình trước”, Hùng John nói.

 HINH RAC 4
 HINH 5
 HINH 6
Ở đâu có bóng dáng khách du lịch, ở đó có rác (nguồn ảnh phượt)

Rất nhiều độc giả khác cũng bày tỏ sự bức xúc với hành động xấu xí, thiếu ý thức của người Việt khi đi du lịch.

“Lối sống ăn đâu xả đấy, vô văn hóa …lớp người này không được dạy dỗ giáo dục nên coi thường mọi quy định vì cộng đồng, đến nay cũng chưa phải đã muộn chúng ta cần giáo dục lớp trẻ từ khi còn nhỏ ở cả gia đình, nhà trường, xã hội mới mong có tương lai không còn người xả rác nơi công cộng”, một độc giả bày tỏ.

“Dân mình ý thức kém! Đó là thực tế. Cần phải phạt nặng bằng tiền và lao động công ích! Bắt dọn sạch chỗ rác anh vừa vất và chỗ khác nữa, nếu có do không bắt được! Sau đó nêu đích danh, nơi làm việc, ảnh (tùy trường hợp), đặc biệt những người viên chức, người có học thức, tuổi đời từ 18 – 55. Chỉ có thế đất nước này mới sạch đẹp!”, một độc giả khác tiếp lời.

K . Minh

“CÒN NHẢY KHẬP KHIỄNG CHO ĐẾN BAO GIỜ ?”

“CÒN NHẢY KHẬP KHIỄNG CHO ĐẾN BAO GIỜ ?”



Tuần lễ thứ 10 mùa Thường Niên và một nửa tuần 11 năm chẵn, bài đọc một trong mỗi Thánh Lễ hằng ngày kể cho chúng ta câu chuyện về Ngôn Sứ Elia trong sách Các Vua quyển thứ nhất, thuộc phần thứ hai (1V 17, tt.).

Elia là một ngôn sứ “lớn” nổi tiếng thời Cựu Ước, với thân phận Ngôn Sứ, ông đã trải qua biết bao gian khổ khi thi hành sứ mạng của mình, Khi mở ra những trang Kinh Thánh trong những ngày này, mới thấy Lời Chúa có sức mạnh sống động làm sao, chúng ta cùng nhau đọc để suy nghĩ và chọn lựa cách sống hôm nay.

Tên tuổi Elia gắn liền với tên tuổi một vị vua tên là Akháp, vị vua này nổi tiếng là gian ác và bạc nhược, triều đại của Akháp là triều đại mở màn dẫn đến cuộc lưu đày đau đớn của dân tộc Do Thái ở Babylon bởi một “con hùm xám miền cận đông” Nabucôđônôso. Dưới thời Akháp, Israel phân rã, bên trong thì kinh tế phá sản, đạo đức suy đồi, luật pháp rối loạn, luân lý xuống cấp, lòng người chán nản, phân rẽ dân tộc, bất công lan tràn, ngoài biên cương thì Babylon gầm gừ đe dọa thôn tính.

Bạc nhược, Akháp, vị vua đắm mình trong tửu sắc, ông xây dựng cung điện nguy nga với những vật liệu quý hiếm mà ông mua được bằng sưu cao thuế nặng của dân. Vàng bạc, đá quý ông thu tích về để tận hưởng sự giàu sang, tài sản của ông kếch sù, đất đai của ông rộng mênh mông…

Gian ác, Akháp là thủ phạm trong vụ án cướp đất của ông Navôt. Lòng tham không đáy của Akhap được sự tiếp ứng đầy thủ đoạn hèn mạt của hoàng hậu Isave, Họ đã dựng lên vụ án vu khống ghép tội Navôt rồi cướp vườn nho của Navôt, vườn nho là gia sản kế thừa của gia tộc Navôt, là đất thiêng, là linh vật của tổ tiên Navôt truyền lại. Điều đau đớn là “dân chúng, kỳ mục và thân hào cư ngụ trong thành làm theo lệnh bà Isave” (1V 21, 11).

Suy đồi, Akháp xây đền thờ cho Baal, tổ chức lễ bái, buộc dân phải cúng tế trong các đền thờ của dân ngoại mà Akháp đã xây để thỏa lòng các bà vợ dân ngoại của Akháp. Khi được nhắc nhở trở về với Chúa, ông còn lươn lẹo: “Tôi không dám thử thách Đức Chúa” (Is 7, 12).

Không quan tâm đến vận mệnh đất nước, Akháp mải mê vui thú với những trò chơi hoang tưởng của mình, say sưa bên các mỹ nhân, để mặc bọn quan quyền địa phương tung hoành ức hiếp người, gây bất công tràn lan trên cả dân tộc.

Giữa tình trạng nhiễu nhương đó, Ngôn Sứ Elia xuất hiện, dù rất cô độc nhưng ông vẫn mạnh mẽ lên tiếng cảnh báo Akháp. Kết quả là Elia phải chạy trốn quyền lực thế gian mà sống cô độc trong một khe núi. Trong cơn túng cực, Kinh Thánh nói Đức Chúa nuôi Elia bằng cách cho một con quạ đen mang bánh và thịt đến cho ông.

Ông uống nước nơi khe núi, nhưng đến một ngày, nước trong khe ấy cũng cạn khô. Dám chống lại cường quyền, Elia đã phải trả giá bằng một cuộc lẩn trốn trong gian nan (17, 2 tt.).

Không từ bỏ sứ mạng ngôn sứ của mình, một lần nữa Elia xuất hiện, trong cuộc thách đố sống còn giữa việc thờ phượng Thiên Chúa và bái lạy Baal. Đứng trước một lực lượng thật đông đảo của đối phương, 450 thầy cúng của Baal, phía sau họ là thế lực của hoàng hậu Isave, Elia không khiếp sợ,

Elia cất tiếng cảnh báo toàn dân và nặng lời với sự hèn nhát, ngu xuẩn và lòng dạ hẹp hòi mà người dân cứ mãi câm lặng chịu đựng: “Các ngươi nhảy khập khiễng hai chân cho đến bao giờ ?” (18, 21). Nhảy khập khiễng, cách nói về một lối sống hèn nhát, tư lợi, ích kỷ, thiếu tầm nhìn, chấp nhận thỏa hiệp với thần ngoại, thỏa thuận với sự dữ.

Giận bọn bái lạy thần ngoại một, Elia giận dân Israel mười. Tuy chiến thắng lẫy lừng hiển nhiên trong cuộc thách đố, nhưng dân vẫn không mở mắt. Một lần nữa, trong cô đơn, Elia trốn chạy cuộc truy sát của bà Isave. Trốn ở núi Carmen, ông than thở: “Lạy Đức Chúa, đủ rồi, xin cất mạng tôi…” Chỉ còn Chúa cho Thần Sứ đến an ủi ông, mang bánh và sữa đến cho ông và nhắc nhở ông “phải ăn và uống, đường còn quá dài”, ông ngồi dậy, chấp nhận ăn uống và tiếp tục chấp nhận sứ mạng ngôn sứ đầy cay đắng của mình (19, 1 – 8).

Câu chuyện về một vị Ngôn Sứ còn dài, kéo theo những chi tiết chuyển tải nhiều giá trị thiêng liêng mà lúc này đây sao quá sống động với thực tế của quê hương đất nước. Mỗi người tin được mời gọi đọc và chọn lựa thái độ của mình trong xã hội. Chẳng có thể tách chuyện Đức Tin ra khỏi những vấn đề xã hội, chẳng thể tách chuyện tinh thần ra khỏi chuyện sống chết cơm áo gạo tiền, chẳng thể tách chuyện chính trị ra khỏi chuyện thiêng liêng mầu nhiệm.

Khi đọc Kinh Thánh thấy có cái gì đó cay nồng trong khóe mắt như những giọt nước của biển mặn đau thương.

Lm. VĨNH SANG, DCCT,

10.6.2016