Tổng lãnh thiên thần—Mi-ca-en, Gáp-ri-en, và Ra-pha-en

Chúc bạn và gia đình một ngày bình an và một weekend thư giãn nhé!

Cha Vương

Thứ 6: 29/09/2023

Hôm nay ngày 29/9, Giáo Hội mừng kính các vị tổng lãnh thiên thần—Mi-ca-en, Gáp-ri-en, và Ra-pha-en, nhưng đồng thời cũng mừng tất cả các thiên sứ được nhắc tới từ sách Sáng thế cho tới sách Khải huyền. Các vị hiện diện cách vô hình để hướng dẫn dòng lịch sử cứu độ. Tuy các vị là những sứ giả của Chúa, nhưng chỉ có các thiên thần Mi-ca-en, Gáp-ri-en, và Ra-pha-en là có tên. Các vị có nhiệm vụ bộc lộ cho con người biết các kế hoạch của Chúa và mang tới lệnh Người truyền, nhưng trước hết các vị là cộng đoàn đông đảo những vị thờ lạy Thiên Chúa hằng sống. Có rất nhiều loại Thiên Thần khác nhau được đề cập đến trong Thánh Kinh theo từng cấp bậc, đó là: angels (Thiên Thần), archangels (các Tổng Lãnh Thiên Thần), cherubim (Tiểu Thiên Sứ), seraphim (Thiên Thần Tối Cao), thrones (các Thần Cung), choirs (các tập hợp Thiên Thần), dominions (các Quyền Chi Phối), principalities (các Chức Vương, Công Quốc), và powers (Các Quyền Bính).

 THÁNH MI-CA-EN—danh từ Hebrew có nghĩa là “Ai bằng Thiên Chúa?” ám chỉ sự siêu việt của Thiên Chúa được nói đến trong sách Daniel (10, 13-21) thánh Mi-ca-en xuất hiện trong thị kiến của tiên tri Daniel như “hoàng tử vĩ đại” bảo vệ Israel chống lại quân thù và trong sách Khải Huyền của thánh Gioan (12-7) ngài dẫn đầu đạo binh Thiên Chúa chiến đấu với ma quỷ trong trận chiến vẻ vang sau cùng để bênh vực quyền tối cao của Thiên Chúa. Giáo Hội tôn kính người như Đấng Bảo Trợ và tin rằng Người vẫn dâng lời cầu nguyện của chúng ta lên ngài tòa Chúa. Thánh Mi-ca-en là quan thầy của những người phải dùng đến lò nung như làm bánh. Thánh Mi-ca-en cũng là quan thầy đoàn lính dù. Nhiều thành phố mang tên Người. Thánh Mi-ca-en cũng được cầu khi giúp bệnh nhân sắp qua đời.

 THÁNH GÁP-RI-EN—theo danh xưng Hebrew có nghĩa là “Uy lực của Thiên Chúa” cũng còn gọi là “Sứ Thần Truyền Tin”. Ngài luôn can thiệp vào những sứ mạng liên quan đến việc cứu rỗi loài người. Chính Ngài đã báo cho tiên tri Daniel (Dn 8, 16; 9, 21-27) thời đại xuất hiện của Đấng Cứu Thế với ông Zachariah.  Sự xuất hiện của Thánh Gáp-ri-en mà nhiều người biết đến là sứ giả được phái đến cùng trinh nữ Maria (Lc 1, 11-38; 8, 16-27; 9, 21-27) để loan báo ý định của Thiên Chúa, và cũng chính là người đã nhiều lần hiện ra với thánh Giuse. Năm 1951 Đức Giáo Hoàng Pius XII đặt Ngài làm quan thầy các chuyên viên truyền thông, truyền thanh và điện thoại.

THÁNH RA-PHA-ENtheo tiếng Hebrew có nghĩa là “Thiên Chúa chữa lành”. Chúng ta biết danh hiệu của vị Tổng Lãnh Thiên Thần này qua những trang sách Tobit thời Cựu Ước. Chính Ngài đã được Thiên Chúa sai đến giúp đỡ gia đình ông trong cơn hoạn nạn. Trong chuyện này ngài xuất hiện để dẫn dắt con ông Tobit là Tobia qua những cuộc mạo hiểm dị thường mà sau cùng dẫn đến một kết quả thật tốt đẹp: Tobia kết hôn với Sarah, ông Tobit được chữa khỏi mù mắt và tài sản của gia đình ông được hồi phục. Ngài cho hai cha con ông biết: “Ta là Ra-pha-en là một trong bảy khâm sai của Thiên Chúa, hằng ở bên cạnh Ngài trong huy hoàng của Ngài hiện diện”. Mục đích của câu chuyện này là để minh chứng sự Thiên Chúa quan phòng hằng hoạt động trong đời sống con người và hằng nghe lời cầu xin. Tổng lãnh Thiên Thần Raphael được cầu xin cho thể xác an khang và linh hồn khỏe mạnh. Ngài là quan thầy của người đi đường. (Tóm lược từ Nhóm Tinh Thần)

Lạy Chúa là Đấng thượng trí vô song, Chúa đã muốn cho thiên thần và người thế cộng tác vào chương trình cứu độ, xin cho các thiên thần đang phục vụ Chúa trên trời cũng luôn luôn phù hộ chúng con ở dưới đất. Chúng con cầu xin nhờ danh Chúa Ki-tô Chúa chúng con. Amen. (Lời nguyện đầu Lễ kính)

From: Do Dzung

Tổng Lãnh Thiên Thần Micae – Thanh Lâm 

LỄ CÁC TỔNG LÃNH THIÊN THẦN MICHAEL, GABRIEL VÀ RAPHAEL

Phêrô Phạm Văn Trung biên tập

Kinh thánh chỉ nêu tên Gabriel, Michael và Raphael.  Từ Tổng lãnh Thiên thần (archangel) bắt nguồn từ tiếng Hy Lạp αρχάγγελος.  Archangelos = αρχ– (arch-) (“đầu tiên, bậc nhất, thủ lĩnh”) và άγγελος (angelos) (“người đưa tin”).

Thế giới thiên thần rất bí ẩn và có thể gây nhầm lẫn cho con người chúng ta.  Chúng ta thường không nhìn thấy các thiên thần bằng mắt của mình, mặc dù nhiều nhân vật trong Kinh thánh được ghi lại là đã nhìn thấy các vị ở dạng có thân xác.

Đặc biệt, nhiều người hỏi: Có bao nhiêu tổng lãnh thiên thần trong Kinh thánh?”

Lễ các Tổng Lãnh Thiên Thần Michael, Gabriel và Raphael
Ngày 29 tháng 9 năm 2020

Kinh thánh chỉ cho biết tên của ba thiên thần thuộc hạng “tổng lãnh thiên thần.”

Đó là:

Michael “Bấy giờ, có giao chiến trên trời: thiên thần Michael và các thiên thần của người giao chiến với Con Mãng Xà.  Con Mãng Xà cùng các thiên thần của nó cũng giao chiến” (Khải huyền 12:7).

Gabriel “Tôi là Gabriel, hằng đứng chầu trước mặt Thiên Chúa, tôi được sai đến nói với ông và loan báo tin mừng ấy cho ông.” (Luca 1:19).

Tuy nhiên, trong sách Tôbia, khi thánh Raphael tiết lộ danh tính của mình, tổng lãnh thiên thần nói,“Tôi là Raphael, một trong bảy thiên thần đứng và phục vụ trước Vinh quang của Thiên Chúa” (Tôbia 12:15).

Điều này khiến nhiều người tin rằng có bảy vị tổng lãnh thiên thần.  Con số này cũng xuất hiện trong Sách Hípri, một văn bản cổ của người Do Thái không được chấp nhận là kinh điển trong cả Kinh thánh Do Thái hay Kinh thánh Công giáo.

Vì một số giáo hội Kitô giáo, ví dụ như Chính thống giáo, chấp nhận bảy tổng lãnh thiên thần: Michael, Gabriel, Raphael, Uriel, Salathiel, Jébudiel và Barachiel là “chính thức,” nên một số người Công giáo cũng có lòng sùng kính đối với cả bảy vị tổng lãnh thiên thần kể cả bốn vị ngoài Kinh thánh này.  Giáo hội Công giáo đã nói rất rõ ràng rằng điều này là nguy hiểm về mặt tâm linh.

Trong Danh mục về lòng đạo đức bình dân, Giáo hội tuyên bố, “Việc gán tên cho các Thánh Thiên Thần không nên được khuyến khích, ngoại trừ trường hợp của Gabriel, Raphael và Michael, là những vị có tên trong Kinh Thánh.”

Kinh thánh là danh sách cuối cùng của chúng ta về các tổng lãnh thiên thần.  Là người Công giáo, chúng ta chỉ biết đến ba tên nhất định của các thiên thần của Thiên Chúa.  Bất kỳ tên nào khác đều bị nghi ngờ vì nó không phải là một phần của sự mặc khải thần linh.

Điều này không có nghĩa là chỉ có ba tổng lãnh thiên thần.  Kinh thánh nói rõ rằng có thể có “hàng ngàn” thiên thần hoặc “vô số” thiên thần, như Thánh Luca đã đề cập lúc Chúa Giêsu giáng sinh,“Và bỗng đâu đến hợp đoàn với thiên thần, có đoàn lũ cơ binh trên trời ngợi khen Thiên Chúa” (Luca 2:13).

Sự sáng tạo của Thiên Chúa không chỉ giới hạn trong ba vị tổng lãnh thiên thần, nhưng đồng thời chúng ta cũng không nên phát triển lòng sùng kính đối với các thiên thần không được Lời Chúa xác nhận.

Phụng vụ mừng lễ ba vị tổng lãnh thiên thần được tôn kính theo truyền thống của Giáo hội.  Theo Nghi thức Đặc biệt trong Sách Lễ Rôma năm 1962 của Thánh Giáo Hoàng Gioan XXIII, 29 tháng 9 là lễ Thánh Micae.  Trước khi cải tổ phụng vụ theo Công Đồng Vaticanô II, Lễ Thánh Gabriel được cử hành vào ngày 24 tháng 3 và lễ Thánh Raphael vào ngày 24 tháng 10.(1)  Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II cũng đã dạy một bài giáo lý về các Thiên thần trong các buổi Tiếp kiến Chung của ngài từ ngày 9 tháng 7 đến ngày 20 tháng 8 năm 1986.  Thánh Giáo Hoàng nói: “Theo sách Khải Huyền, các thiên thần tham gia vào sự sống của Ba Ngôi trong ánh sáng vinh quang cũng được kêu gọi để đóng vai trò của họ trong lịch sử cứu rỗi con người, trong những khoảnh khắc được Thiên Chúa Quan phòng thiết lập.  Tác giả của Thư Hípri (1:14) hỏi: “Hết thảy họ lại không phải là những thần phục dịch được sai đi giúp đáp vì phần ích những kẻ thừa hưởng ơn cứu rỗi đó sao?”

Giáo Lý của Giáo Hội Công Giáo số 328 – 330 dạy chúng ta rằng, “Sự hiện hữu của các hữu thể thiêng liêng, không có thể xác, mà Thánh Kinh quen gọi là các thiên thần, là một chân lý đức tin. Thánh Kinh và Thánh Truyền đều nhất trí như thế.”

Thánh Augustinô nói: “Thiên thần” chỉ chức năng chứ không chỉ bản tính.  Xét về bản tính là “thuần linh.”  Xét về chức năng là “thiên thần.”  Theo hữu thể, là thuần linh; theo hành động, là thiên thần; được tạo ra, ở một thứ bậc cao hơn con người, thiên thần không có cơ thể và không phụ thuộc vào vật chất để tồn tại hoặc hoạt động.  Các vị khác với những vị thánh, mà con người có thể trở thành.

Tự bản thể, các thiên thần là những tôi tớ và sứ giả của Thiên Chúa.  Vì các ngài hằng chiêm ngưỡng “Thánh Nhan Cha Ta ở trên trời” (Mt 18,10), nên các vị là “những người đi thực hiện Lời Chúa, sẵn sàng phụng lệnh Người,” “Hãy chúc tụng Yavê, hỡi các thần sứ của Người, những anh hùng dũng mạnh làm theo lời Người, sẵn vâng tiếng Người phán ra.  Hãy chúc tụng Yavê, hỡi các cơ binh của Người, tôi trung tùng phục ý Người” (Thánh vịnh 103,1,15).  Với tư cách là thụ tạo thuần linh, các ngài là những thụ tạo có ngôi vị creaturae personalis (Piô XII: Denzinger 3891) (2) có trí năng, ý chí và bất tử, “Vì chưng họ không thể chết nữa, bởi họ được như thiên thần và nên con cái Thiên Chúa, một khi đã là con cái của sự sống lại” (Luca 20, 36).  Các ngài hoàn hảo hơn mọi thụ tạo hữu hình.  Vinh quang rực rỡ của các ngài minh chứng điều ấy, “Tôi nghe tiếng lời ngài.  Vừa nghe tiếng lời ngài, tôi đã chết điếng, dập mặt xuống đất.  Và này, một bàn tay đụng đến mình tôi, tôi giật nảy, tôi chỗi dậy trên đầu gối…  Trong khi ngài nói với tôi lời ấy, thì tôi đã đứng dậy mà cứ run cầm cập.” (Đaniel 10,9-11).

Tổng lãnh thiên thần Michael

Tổng lãnh thiên thần Michael, được đề cập trong Sách Đanien, “Và này Michael, một trong các tướng hàng đầu đã đến trợ lực với ta. Và không có một ai tăng sức cho ta đấu với các vị ấy, trừ phi là Michael, (thần sứ) tướng của các ngươi” (Đaniel 10,13.22) và trong Khải huyền của Thánh Gioan (Khải huyền 12.7), là hoàng tử của các thiên thần, chiến thắng Satan trong trận chiến của thời kỳ cuối cùng.

Tên của tổng lãnh thiên thần Michael, trong tiếng Do Thái có nghĩa là ai giống như Thiên Chúa?  Ngài thường được hình dung như một chiến binh mạnh mẽ, mặc áo giáp và đi dép.

Tên của ngài xuất hiện trong Kinh thánh bốn lần, hai lần trong Sách Đanien, một lần trong Thư thánh Giuđa và một lần Sách Khải huyền.  Từ sách Khải Huyền, chúng ta biết về trận chiến trên thiên đường, Thánh Michael và các thiên thần của ngài chiến đấu với Lucifer và các thiên thần sa ngã khác (hoặc ác quỷ).

Tổng lãnh thiên thần Gabriel

Tên của Tổng lãnh thiên thần Gabriel có nghĩa là “Chúa là sức mạnh của tôi.”  Trong Kinh thánh, ngài xuất hiện ba lần với tư cách là một sứ giả.  Ngài đã được cử đến Đaniel để giải thích thị kiến liên quan đến Đấng Mêsia, và tôi nghe có tiếng người giữa (sông) Ulai; tiếng ấy gọi lớn và nói: “Gabriel, hãy cho người này hiểu thị kiến!” (Daniel 8:16), “trong lúc cầu kinh, tôi còn đang nói, thì Gabriel, người mà tôi đã thấy trong thị kiến ban đầu, đã vụt bay đến kề bên tôi vào lúc dâng của lễ ban chiều (9:21).   Ngài hiện ra với ông Dacaria khi ông đang dâng hương trong Đền thờ, để báo trước sự ra đời của con trai ông, thánh Gioan Tẩy giả, “Thiên thần Chúa đã hiện ra cho ông, đứng bên hữu hương án…. Ta là Gabriel, kẻ chầu hầu trước mặt Thiên Chúa, ta đã được sai đến nói với ngươi và đem tin mừng này cho ngươi!” (Luca 1,11-19).  Tổng lãnh Gabriel được biết đến nhiều nhất là thiên thần được Thiên Chúa chọn làm sứ giả Truyền tin, loan báo cho nhân loại biết mầu nhiệm Nhập thể, “Tháng thứ sáu, thiên thần Gabriel được Thiên Chúa sai đến một thành xứ Galilê, tên là Nazarét, tới cùng một trinh nữ đã đính hôn với một người tên là Yuse, thuộc nhà Ðavít, và tên trinh nữ là Maria” (Luca 1, 26-27).

Lời chào của Tổng thiên thần Gabriel đối với Đức Mẹ, đơn giản nhưng đầy ý nghĩa, “Vui lên! Hỡi Ðầy ơn phúc!  Chúa ở cùng người!” (Luca 1, 28), đã trở thành lời cầu nguyện Ave Maria, Kính mừng Maria, thường xuyên và quen thuộc của mọi người Kitô hữu.

Tổng lãnh thiên thần Raphael

Hiểu biết của chúng ta về Tổng lãnh thiên thần Raphael đến từ sách Tôbia, “Và Raphael đã được sai đến chữa lành cả hai: giựt khỏi mắt Tôbit những vệt trắng, để ông được thấy tận mắt ánh sáng của Thiên Chúa – và ban Sara, con gái Raguel cho Tôbia con của Tôbit làm vợ và giải thoát nàng khỏi quỉ dữ Asmôđê” (3, 17).  “Và cũng vậy, Thiên Chúa đã sai ta đến chữa lành ngươi và Sara con dâu ngươi. Ta là Raphael, một trong bảy vị Thần sứ hằng túc trực để vào trước vinh quang Chúa” (12,15).

Nhiệm vụ của ngài như một người chữa bệnh tuyệt vời và đồng hành cùng Tôbia trẻ đã khiến ngài được mời gọi cho những cuộc hành trình và vào những thời điểm quan trọng trong cuộc sống.  Truyền thống cũng cho rằng Raphael là thiên thần khuấy động nước tại hồ nước nuôi cừu chữa bệnh ở Bethesda.  Tên của ngài có nghĩa là “Chúa đã chữa lành.”

Không giống như chúng ta, các thiên thần là những đấng thiêng liêng thuần khiết và không có bất cứ gì là vật chất.  Các ngài không có cánh, thân xác hoặc gươm kiếm.  Các Tổng Lãnh Thiên Thần được giao phó công việc giao tiếp và đưa những sứ điệp quan trọng cho con người.  Các Tổng Lãnh Thiên Thần có thể bảo vệ chúng ta khỏi sự dữ.  Thánh Micae và các thiên thần có quyền lực trục xuất Satan ra khỏi một nơi chốn.

Các Tổng Lãnh Thiên Thần vẫn hiện hữu ngày nay.  Thiên Chúa đã tạo dựng các thiên thần bất tử và các vị sẽ không bao giờ ngưng hiện hữu, cho đến muôn đời.

Lạy Chúa Giêsu, Đấng Cứu Chuộc cực thánh của chúng con, chúng con xin Chúa ban phúc cho ngôi nhà của chúng con, gia đình chúng con, mọi người trong gia đình chúng con.  Xin bảo vệ chúng con khỏi mọi sự dữ.

Thánh Thiên Thần Michael, xin hãy bảo vệ chúng con chống lại tất cả những kẻ xấu xa của địa ngục.

Thánh Thiên Thần Gabriel, xin hãy ban cho chúng con sự khôn ngoan để chúng con có thể hiểu được thánh ý Thiên Chúa.

Thánh Thiên Thần Raphael, hãy bảo vệ chúng con khỏi bệnh tật và mọi nguy hiểm đến tính mạng.

Xin các thiên thần hộ mệnh thánh thiện gìn giữ chúng con ngày đêm trên con đường dẫn đến ơn cứu độ.  Amen!

(1)Năm 745, tại công đồng Latêranô, Đức Giáo Hoàng Zacharia đã tuyên bố: “Giáo hội Công Giáo chỉ nhìn nhận ba tên gọi chính thức của các thiên thần: Michael, Gabriel và Raphael”.

Phụng vụ theo Công Đồng Vaticanô II mừng chung các tổng lãnh thiên thần Michael, Gabriel và Raphael vào ngày 29 tháng chín, ngày kỷ niệm lễ cung hiến một đại giáo đường kính thánh Michael ở thế kỷ IV, trong một miền quê Rôma nhưng ngày nay không còn.

(2)Enchiridion Symbolorum, definitionum et declarationum de rebus fidei et morum: Tuyển tập các tín biểu, định tín và tuyên bố về các vấn đề đức tin và luân lý.

Phêrô Phạm Văn Trung biên tập

Từ: aleteia.org và catholicculture.org

Nguồn: https://hdgmvietnam.com

From: Langthangchieutim

THIÊN LINH HUYỀN NHIỆM – Lm. Minh Anh, Tgp. Huế

 

 

 

 

 

 

 

Lm. Minh Anh, Tgp. Huế

 

THIÊN LINH HUYỀN NHIỆM

William Jennings Bryan and a Watermelon | Driving Thought

William. J. Bryan nói, “Quả dưa hấu có sức hút từ mặt đất gấp 200.000 lần so với trọng lượng của nó. Nó lấy vật liệu từ đâu để tô màu cho mình; rồi sau đó, hình thành một tầng trắng, một tầng đỏ, và dát dày bằng những hạt đen! Nếu bạn có thể giải thích cho tôi bí ẩn của quả dưa hấu, tôi sẽ giải thích cho bạn bí ẩn của Thiên Chúa, mà giữa Ngài với chúng ta, dày đặc các ‘thiên linh huyền nhiệm!’”.

Kính thưa Anh Chị em,

Thật thú vị, ý tưởng ‘quả dưa’ của Bryan được gặp lại trong Lời Chúa ngày lễ các Tổng Lãnh Thiên Thần. Qua đó, một nguyên tắc thần học được nhắc lại! Rằng, sự cứu rỗi luôn mang tính trung gian! Người không thể tự mình đến với Chúa; Chúa không tự mình đến với người! Trên hết, phải có Đức Kitô, Trung Gian Thiên Linh Huyền Nhiệm Tối Cao; và cùng Ngài, muôn vàn thần thánh và các trung gian khác. Vì khoảng cách giữa Chúa và người thì vô cùng, nên với vô vàn ‘thiên linh huyền nhiệm’, Thiên Chúa lấp đặc nó!

Bài đọc Đaniel mô tả sự dày đặc đó, “Từ trước nhan Ngài, một sông lửa cuồn cuộn chảy, ngàn ngàn hầu hạ Ngài, vạn vạn túc trực Ngài”. Đó là các ‘thiên linh huyền nhiệm’ Thiên Chúa đã tạo dựng; ngoài ra, còn có ‘các lớp’, ‘các tầng’ trung gian khác! Tin Mừng hôm nay nói các thiên thần “lên xuống” trên Con Người, mà giấc mơ Giacóp là hình ảnh tiền trưng, báo trước việc các ngài phục vụ Thiên Chúa, nhưng họ phục vụ Ngài vì chúng ta.

 

What Will Happen To Believers And Unbelievers Who Are Left Behind By ...

 

Angels with Jesus | Jesus pictures, Jesus art, Christ

“Ngàn ngàn hầu hạ Ngài, vạn vạn túc trực Ngài”.

Đức Phanxicô nói, “Chiến đấu là một thực tế diễn ra hàng ngày trong đời sống Kitô hữu từ trong trái tim, trong cuộc sống, trong gia đình, trong Giáo Hội… Nếu không chiến đấu, chúng ta sẽ bị đánh bại! May thay, Chúa đã giao nhiệm vụ này chủ yếu cho các thiên thần, để chiến đấu và chiến thắng!”. Các thiên thần đã hiện diện từ buổi tạo dựng và suốt lịch sử cứu độ, loan báo ơn cứu độ dù xa hay gần và phục vụ việc hoàn thành kế hoạch của Thiên Chúa, dẫn dắt Dân Chúa; loan báo các cuộc giáng sinh và các ơn gọi. Cuối cùng, Gabriel loan báo sự ra đời của Gioan Tiền Hô và chính Chúa Giêsu. Thánh Vịnh đáp ca thật ý nghĩa, “Lạy Chúa, giữa chư vị thiên thần, này con xin đàn ca kính Chúa!”.

Tin Mừng hôm nay minh hoạ vai trò trung gian của Philipphê khi ông dẫn Nathanael đến với Chúa Giêsu. Trong cái nhìn đức tin, Philipphê là một ‘thiên linh huyền nhiệm’, người đã dẫn Nathanael đến với Con Thiên Chúa, ‘Thiên Linh Huyền Nhiệm Tối Cao’. Và Chúa Giêsu đã mặc khải một cách cụ thể không dè giữ về các ngài, “Các anh sẽ thấy trời rộng mở, và các thiên thần của Thiên Chúa lên lên xuống xuống trên Con Người”.

 

Daniel 7:10 A fiery stream issued and came forth from before him ...

 

Anh Chị em,

“Ngàn ngàn hầu hạ Ngài, vạn vạn túc trực Ngài”. Trong cuộc sống, biết bao ‘thiên linh huyền nhiệm’ Chúa quan phòng đã chuẩn bị xa gần để bạn và tôi có thể nhận biết, yêu mến và phụng sự Ngài. Trước hết, cả triều thần thánh trên trời; tiếp đến là Mẹ Giáo Hội, trong đó, bao tâm hồn đạo đức; và này, ông bà, cha mẹ và bao con người, bao phương tiện. Như vậy, bên cạnh một triều thần vô hình, các thiên thần có cánh, còn có vô vàn các ‘thiên thần không cánh’. Họ là ‘các lớp’, ‘các tầng’ dày đặc phục vụ trong chương trình cứu rỗi của Thiên Chúa vì mỗi người chúng ta. Hãy cảm tạ Thiên Chúa và biết ơn các ngài. Đến lượt chúng ta, bạn và tôi cũng hãy trở nên những ‘thiên linh huyền nhiệm!’.

Chúng ta có thể cầu nguyện,

“Lạy Chúa, cho con luôn trở nên một ‘thiên linh huyền nhiệm’ cho anh chị em con!”, Amen.

Lm. Minh Anh, Tgp. Huế

Hiệu quả tích cực của bí tích Giải tội là gì?

Nguyện xin sự bình an của Chúa ngự trị trong lòng bạn hôm nay và mãi mãi.

Cha Vương

Thứ 5: 28/09/2023

GIÁO LÝ: Hiệu quả tích cực của bí tích Giải tội là gì? Bí tích Giải tội cho tội nhân làm hòa với Thiên Chúa và Hội thánh, được trở lại làm con Chúa và lại được Chúa yêu thương. (YouCat, số 239) 

SUY NIỆM: Giây phút sau khi ban phép tha tội giống như nước từ hoa sen tưới xuống sau khi thể thao, như luồng gió mát sau cơn bão mùa hè, như được thức dậy dưới tia sáng mặt trời, như người lặn không bị trọng lực hút… Hòa giải với Chúa là lại được làm con Chúa, được yêu mến, được đón nhận vào tình yêu Người, được hòa thuận lại với Người. (YouCat, số 239 t.t.)

❦ Cứ yêu mến Chúa Giêsu, đừng sợ, dù bạn có phạm mọi tội trên đời. Chúa Giêsu sẽ lặp lại lời này cho bạn: “Tội con nhiều, nhưng đã được tha, vì con yêu mến nhiều”. (Thánh Padre Piô, 1887-1968)

 LẮNG NGHE: Bởi thế, ta hãy mạnh dạn tiến lại gần ngai Thiên Chúa là nguồn ân sủng, để được xót thương và lãnh ơn trợ giúp mỗi khi cần. (Dt 4:16)

CẦU NGUYỆN: Lạy Chúa đứng trước lòng xót thương, cảm thông, tha thứ của Chúa, xin giúp con biết đáp trả lại tấm lòng bao la yêu thương của Chúa để khỏi sống trong hận thù, sống trong hờn căm.

THỰC HÀNH: Trở về với Chúa và cố gắng hết sức xin ơn Chúa làm hoà với nhau.

From: Do Dzung

Xin Lỗi Chúa – Hiền Thục  

TÌNH YÊU ĐƯỢC CHỨNG MINH BẰNG VIỆC LÀM – TGM Giuse Vũ Văn Thiên

TGM Giuse Vũ Văn Thiên

Trong cuộc sống cá nhân của mỗi chúng ta, lời nói và việc làm thường có những khoảng cách xa vời, thậm chí có lúc hoàn toàn trái ngược nhau.  Những bài diễn thuyết hùng hồn với những mỹ tự bóng bảy nhiều khi chỉ là đồ trang trí cho những tư tưởng rỗng tuếch, nhất là với thời đại bùng nổ thông tin như hiện nay.  Với công nghệ quảng cáo tiếp thị, cái gì cũng nhất thế giới, đồ gì cũng là chất lượng hàng đầu… suy cho cùng, chỉ là sự dối trá.  Để chứng minh lời nói của một người có thật hay không, người ta phải kiểm chứng việc làm của người đó.  Thiếu việc làm, tình yêu chỉ là chót lưỡi đầu môi và giả tạo.

Chúa Giêsu trong Tin Mừng hôm nay nói đến một người cha và hai người con.  Người cha sai hai con đi làm vườn nho.  Hình ảnh vườn nho một lần nữa lại được Đức Giêsu dùng để so sánh với cuộc đời.  Chúng ta dễ nhận ra, nơi hình ảnh người cha này là chính Thiên Chúa.  Người cha này có hai người con.  Một người, khi được cha trao việc thì chối từ, nhưng sau hối hận; người thứ hai mau mắn nhận lời, rồi lại không làm.  Kết luận Chúa Giêsu đưa ra là: việc làm và đời sống của một người là tiêu chuẩn lượng giá về nhân cách của người ấy chứ không phải lời nói.  Người con thứ nhất tuy từ chối lời đề nghị của cha mình, những đã sớm hối hận và đã đi làm vườn nho cho cha.  Người con này được kể là người con hiếu thảo và được cha yêu mến.  Trái lại, người con thứ hai khi được trao việc thì nhanh nhảu nhận lời, nhưng rốt cuộc lại không làm gì.  Đây là người con chỉ vâng lời và hiếu thảo bằng môi mép, còn trong thực tế thì lười biếng và dối trá.

Hai người con tượng trưng cho hai lối sống, hai trào lưu, hai quan niệm và cũng là hai cách thực hành đời sống Đức Tin của chúng ta.  Có thể hai nhân vật ấy đồng thời hiện hữu trong chính con người của mỗi chúng ta, khi chúng ta bị cám dỗ sống giả hình hoặc bất tuân.  Thiên Chúa là Cha vẫn luôn mời gọi chúng ta làm điều thiện.  Trước lời mời gọi ấy, có những người “miệng nói hay, mà tay không làm.”  Trái lại, có những người khước từ rồi sau đó nhận ra lẽ phải và gắng công thực hiện ý Chúa.

Trong bối cảnh xã hội hôm nay, cách thức thực hành Đạo bị ảnh hưởng nghiêm trọng.  Tại nhiều nơi và đối với nhiều người, đời sống Đức tin chỉ dừng lại ở những nghi lễ bề ngoài mà ít để ý đến chiều sâu và đời sống nội tâm.  Theo lẽ thường tình, một khi hình thức tăng thì nội dung giảm.  Khi người ta quá chú trọng đến bề ngoài thì dễ quên bề trong.  Tại nhiều nơi, lời kêu gọi học hỏi giáo lý để giúp sống Đạo bị bỏ ngoài tai, thậm chí giáo dân còn “tìm cách bỏ trốn” mỗi khi đến giờ học giáo lý.  Hậu quả của việc không học giáo lý là một Đức tin mờ nhạt, một lối giữ đạo nửa vời.  Nhiều bạn trẻ đã mất Đức tin khi tiếp cận với nền văn minh và lối sống đô thị.

Lời Chúa hôm nay cũng dạy chúng ta cần thận trọng khi nhận định về tư cách của một người.  Chắc hẳn những người có mặt lúc Chúa Giêsu tuyên bố những lời này cảm thấy “sốc:”  “Tôi bảo thật các ông, những người thu thuế và những cô gái điếm vào Nước Thiên Chúa trước các ông.”  Lời tuyên bố của Chúa đảo ngược bậc thang giá trị mà người Do Thái thường dựa vào để nhận định một con người.  Thì ra, những người mũ cao áo dài chưa chắc đã là những người thánh thiện.  Những người biệt phái và luật sĩ dù khôn ngoan chưa hẳn đã là những người ngay chính.  Để nhận định tư cách của họ, còn phải xem đời sống hằng ngày của họ ra sao, họ có thực hành đức công bình mà họ vẫn rao giảng hay không, đó mới là điều quan trọng.  Một người có quá khứ tội lỗi, nhưng thành tâm thiện chí ăn năn hối cải, thì họ được Chúa tha thứ.  Trong cuộc sống, vì có một quá khứ nghiện ngập, tù đầy khi muốn hoàn lương vẫn gặp phải những thành kiến của những người xung quanh, để rồi những người muốn làm một con người bình thường mà cũng không được.  Ngôn sứ Edêkien đã truyền lại lời của Chúa: “Nếu kẻ gian ác từ bỏ điều dữ nó đã làm, mà thi hành điều chính trực công minh, thì nó sẽ cứu thoát mạng sống mình!”   Vâng, trong cuộc đời, chúng ta còn khắt khe hơn Thiên Chúa trong việc xét đoán anh chị em mình.  Những người thu thuế và những cô gái điếm được vào Nước Trời, vì họ đã để cho Lời Chúa thấm nhập và thay đổi cuộc đời tội lỗi của họ.  Họ đã can đảm đoạn tuyệt với quá khứ xấu xa, để mặc lấy Đức Giêsu phục sinh, trở nên con người mới, thánh thiện tinh tuyền.  Như thế, đối với Chúa, không thể vin vào một quá khứ xa xưa – dù tốt lành – để biện minh cho những lỗi lầm mình đang phạm.  Thiên Chúa công minh vô cùng trong xét xử.  Ngài vừa công bằng vừa giàu lòng thương xót.

“Hãy có cùng một cảm nghĩ, cùng một lòng mến, cùng một tâm hồn, cùng một ý hướng như nhau.  Đừng làm chỉ vì ganh tỵ hay vì hư danh, nhưng hãy lấy lòng khiêm nhường mà coi người khác hơn mình.”  Đó là lời khuyên của Thánh Phaolô gửi tới cộng đoàn tín hữu Philiphê.  Khi nhấn mạnh đến đức khiêm nhường, vị Tông đồ dân ngoại trình bày Đức Giêsu như mẫu mực và lý tưởng của mọi Kitô hữu: Người là Thiên Chúa đã tự huỷ, mặc lấy thân nô lệ, sống như người trần thế vì yêu thương chúng ta (Bài đọc II). Những ai tiến bước theo Chúa Giêsu sẽ đẹp lòng Thiên Chúa Cha.

Hãy bớt những lời nói và hãy gia tăng việc làm.  Hãy nói ít và nghe nhiều.  Hãy học sống thinh lặng để cảm nhận sự hiện diện của Chúa và những điều kỳ diệu Chúa làm quanh ta.  Những điều kỳ diệu ấy, ta chỉ có thể cảm nhận bằng Đức tin và tình mến Chúa yêu người.

TGM Giuse Vũ Văn Thiên

From: Langthangchieutim

Thánh Vinh-sơn Phaolô

Hôm nay 27/09 Giáo Hội mừng kính Thánh Vinh-sơn Phaolô, (St. Vincent de Paul), nguyện xin thánh nhân chuyển cầu cho Bạn và gia đình nhé.

 

Cha Vương

Thứ 4:27/09/23

The Catholic Reader: Saint Vincent de Paul Quotes

Thánh nhân sinh năm 1581 tại Gát-côn, nước Pháp. Người làm linh mục rồi đi Pa-ri phục vụ một giáo xứ. Người sáng lập tu hội Thừa Sai để giúp đào tạo các giáo sĩ và nâng đỡ những người nghèo. Được thánh nữ Lu-y Ma-ri-lắc cộng tác, người đã lập tu hội Nữ Tử Bác Ái. Người là gương mẫu hoàn hảo về việc sống đức bác ái như Chúa Ki-tô dạy, luôn sẵn sàng cứu giúp những người cùng khốn. Người nhận ra khuôn mặt của Chúa Ki-tô nơi bất cứ ai đang gặp đau khổ. Người qua đời tại Pa-ri năm 1660.

Saint Vincent Archabbey Vocation Blog: Saint Vincent de Paul, Our Patron

Khi gần chết, ngài đã thốt lên: “Lạy Chúa, con đã làm những việc theo lệnh Chúa, nay xin Chúa ban cho con những gì Chúa đã hứa.” Ngài đã an nghỉ trong Chúa vào ngày 27 tháng 9 năm 1660, lúc 80 tuổi.

Đức Giáo Hoàng Lêô 13 tôn thánh Vincent làm bổn mạng các hội Từ thiện Công Giáo. Ngày nay trên thế giới , hội Bác ái Vinh sơn đã lan tràn rất nhiều nơi.

Sau đây là những câu nói để đời của Thánh Nhân, Bạn hãy bỏ ra mấy phút để đọc và lắng nghe coi thánh nhân đang muốn nhắn nhủ Bạn điều gì mà đến gần với Chúa hơn.

Câu nào đánh động bạn nhất? Đối với mình thì câu (3) và (4)


 

(1) Anh em hãy nhớ rằng cuộc sống Kitô hữu là một cuộc sống hoạt động; chứ không phải chỉ là lời nói và mộng mơ.

(2) Vũ khí mạnh nhất để chống lại ma quỷ là đức khiêm nhường. Bởi vì, như ma quỷ không có bất cứ một ý niệm nào về sự “khiêm nhường” thì ma quỷ cũng không biết làm thế nào để rũ bỏ sự “khiêm nhường”.

(3) Chúng ta nên đơn giản trong tình cảm, ý tưởng, hành vi và ngôn từ, chúng ta nên làm những gì chúng ta thấy không có sự giả tạo hoặc lừa lọc trong đó.

(4) Tôi ước muốn từng giây phút quá khứ, hiện tại và tương lai đều được tôi cũng như mọi người sử dụng một cách tốt nhất.

(4) Trên thiên đàng chúng ta sẽ nghỉ ngơi.

(5) Một người càng tấn tới trong việc yêu mến Thiên Chúa thì nhất định càng yêu thích đau khổ, chịu bị khinh thường, đó chính là dấu hiệu của lửa tình ái, những thứ khác đều là mây khói.

 

Đỗ Dzũng sưu tầm

MONG GẶP – Lm. Minh Anh, Tgp. Huế

MONG GẶP

Lm. Minh Anh, Tgp. Huế

Misunderstood – Renewal Blog

“Có mẹ và anh em Thầy đang đứng ngoài kia, muốn gặp Thầy!”.

G. K. Chesterton nói, “Địa ngục là lời khen tặng tuyệt vời của Thiên Chúa đối với ‘thực tế tự do’ của con người!”. Với câu nói đó, Leighton Ford nhận xét, “Chết tiệt, đó là một lời khen?”. Vâng, bởi lẽ Chúa đang nói, “Bạn thật quan trọng. Tôi coi trọng bạn, Tôi mong gặp bạn. Hãy chọn từ chối Tôi, hãy chọn địa ngục nếu bạn muốn. Tôi sẽ để bạn đi!”.

Kính thưa Anh Chị em,

“Tôi coi trọng bạn, Tôi mong gặp bạn!”. Lời Chúa hôm nay cho thấy không chỉ Thiên Chúa ‘mong gặp’ con người; nhưng con người mọi thời, cách đây hơn hai ngàn năm cũng như ngày nay, bạn và tôi, ai cũng đều ‘mong gặp’ Ngài, mong gặp Giêsu!

Toàn bộ Tin Mừng cho thấy, qua Chúa Giêsu, Thiên Chúa đi tìm con người! Và ngược lại, rất nhiều người muốn tìm gặp Ngài với nhiều lý do riêng! Một số cần được chữa lành như anh mù Bartimê, người đã la hét và đuổi theo Ngài cho đến khi được Ngài xót thương; một số vì tò mò như Giakêu trèo lên cây để có thể thấy Ngài; số khác được nghe lời Ngài như đám đông chen lấn bên hồ Gênêzareth; một số vì yêu thương, muốn chăm sóc Ngài như Đức Maria hoặc Maria Mađalêna. Vậy tại sao bạn và tôi ‘mong gặp’ Ngài?

The Biblical World: How important were Jesus' brothers in the early ...

Chinh phục Chúa Giêsu, một điều không dễ! “Vì dân chúng quá đông”. Dẫu tìm Ngài với những ý định trong sáng nhất, nhưng không phải lúc nào chúng ta cũng dễ đạt được mục tiêu. Chắc chắn sẽ có những trở ngại và bạn phải chuẩn bị cho chúng! Satan luôn cố tách bạn xa Ngài qua tội lỗi, thậm chí gieo vào lòng chúng ta nỗi sợ đi xưng tội khiến ân sủng chữa lành của Ngài tắc nghẽn. Thế giới cũng tìm cách giữ bạn xa Chúa, nó chào mời hàng vạn thú vui khiến bạn rời xa việc cầu nguyện, suy tư và hoán cải. Và tất nhiên, bản thân bạn và tôi rất ít có khuynh hướng đạo đức, phục vụ người khác và sống đức hạnh. Sự lười biếng và nuông chiều thân xác có thể vượt thắng cả những người giỏi nhất. Vì thế, điều cần làm là hãy cho Chúa Giêsu biết bạn và tôi ‘mong gặp’ Ngài!

Brian Deacon - The Face of Jesus

Nhưng tại sao Chúa Giêsu lại có vẻ như từ chối những ai ‘mong gặp’ Ngài? Không đâu! Điều đáng kể đối với Ngài là những “Ai nghe lời Thiên Chúa và đem ra thực hành”; và điều này không miễn trừ cho cả mẹ Ngài và những người thân yêu của Ngài. Chúa Giêsu không hạ thấp họ, nhưng nâng họ, nâng chúng ta lên một mức độ thân mật hơn cả thân mật của quan hệ huyết thống. Đây là vẻ đẹp của tình yêu Thiên Chúa!

Anh Chị em,

“Vẻ đẹp của tình yêu Thiên Chúa!”. Vẻ đẹp đó còn phản ánh một điều đáng kinh ngạc hơn! Rằng, Thiên Chúa ‘mong gặp’ con người! Ngài khao khát quan hệ mật thiết với mỗi người từ trái tim, khối óc và tinh thần; bởi lẽ, Ngài là tác giả và cội nguồn của tình yêu – một tình yêu không bao giờ thất bại, không bao giờ lãng quên, không bao giờ thoả hiệp, không bao giờ dối trá, không bao giờ khiến ai thất vọng. Tình yêu Ngài không lay chuyển, vô điều kiện, không ngừng nghỉ, không thể cản ngăn và không có kết thúc. Không gì có thể khiến Ngài rời bỏ chúng ta, hoặc rút lại tình yêu và sự chăm sóc. Ngài yêu chúng ta, ‘mong gặp’ chúng ta, dù chúng ta thế nào. Bản chất của Ngài là yêu. Đó là lý do tại sao Ngài tạo dựng chúng ta – để được kết hợp và chia sẻ tình yêu của Ngài!

Chúng ta có thể cầu nguyện,

“Lạy Chúa, con thật quan trọng đối với Chúa. Cho con biết chọn Chúa, ‘mong gặp’ Chúa từng giây phút. Đừng để con chọn ‘tự do’ địa ngục và thế gian mời mọc mỗi ngày!”, Amen.

Lm. Minh Anh, Tgp. Huế

From: KimBang Nguyen

BÍ ẨN ĐẠI VĂN HÀO VOLTAIRE NHÌN THẤY QUỶ DỮ PHÚT HẤP HỐI

Bức phù điêu bằng sáp này được trưng bày tại bảo tàng Victoria & Albert ở Luân Đôn mô tả những giờ phút cuối cùng trước khi lâm chung của đại văn hào nước Pháp Voltaire với gương mặt hoảng loạn, đau đớn, vật vã.

Tài liệu ghi lại các nhân chứng chứng kiến lại trong giây phút hấp hối, Voltaire đã hoảng loạn và gào thét những điều khó hiểu, như thể ông trông thấy quỷ.

François-Marie Arouet hay Voltaire (1694 – 1778) là một nhà văn, nhà triết học người Pháp nổi tiếng trong phong trào” triết học ánh sáng” và những quan điểm ngụy biện về quyền “tự do” của con người. Ông là nhà văn chống Chúa và đánh phá Kitô giáo, đấu tranh cho những mục tiêu chính trị núp bóng danh nghĩa là quyền bình đẳng của xã hội…

 

Nhắc đến nước Pháp thế kỷ 18 và nhắc đến cuộc Cách mạng Pháp đẫm máu bạo lực, độc tài đã đưa mấy ngàn người vô tội lên máy chém, bỏ tù hàng vạn người Công giáo gồm nhiều giám mục, linh mục, tu sĩ không thể không nhắc tới Voltaire có đóng góp rất lớn cho cuộc cách mạng này.

Sinh thời, Voltaire được biết đến là người bài xích Kitô giáo một cách ngông cuồng. Mặc dù sinh ra trong gia đình quý tộc, cha là một quan chức thuế và mẹ thuộc dòng dõi cao quý nhưng ông lại chống Chúa và đánh phá Công giáo.
Tư tưởng bài xích Kitô giáo bằng ngôn từ sắc sảo khiến Voltaire trở thành biểu tượng cho phong trào chống Chúa lúc bấy giờ.

Ngày 30/5/1778, Voltaire qua đời ở tuổi 84. Có nhiều tài liệu nghiên cứu về cái chết của một nhà văn, triết gia lỗi lạc này; đặc biệt là khoảnh khắc hấp hối khó hiểu của ông.

V&A · Sculpture

 

Một số tài liệu ghi lại Voltaire qua đời do đột quỵ. Nhưng trong giây phút đau đớn, ông đã phát ra những tiếng hét đáng sợ mà không ai hiểu được.
Theo lời kể lại của bà giúp việc trong nhà ông thì Voltaire đã nhìn thấy những hình ảnh ghê rợn, rồi ông tru tréo: “Một bàn tay đang kéo tôi xa rời Chúa Trời…quỷ bắt lấy tôi rồi…,tôi trông thấy hỏa ngục… Hãy cút đi, chính mày đã đưa ta đến tình trạng này, hãy buông tha cho ta”.

Có lúc, ông lại van xin trong ai oán: “Xin Chúa Trời hãy thương xót”, rồi quay ra than vãn với người trong nhà rằng “Ta phải ra đi trong sự bỏ rơi của Chúa”.
Theo một tài liệu khác, nhân chứng tận mắt thấy những giờ phút cuối đời của Voltaire tả rằng: “Nếu quỷ có thể chết được, cũng không chết dữ dội như Voltaire”.

【Mơ Thấy Người Chết】Điềm Lành Hay Dữ & Đánh Con Gì

Wikipedia không ghi rõ chi tiết về cái chết của Voltaire nhưng có đề cập tới một số giả thiết khó hiểu về giây phút lâm chung đau đớn của đại văn hào. Wiki cũng đề cập thêm rằng sau khi qua đời, Voltaire bị các thánh đường tại Paris từ chối chôn cất bởi ông đã không ít lần báng bổ Chúa bằng giọng văn châm biếm, miệt thị.

Bạn bè thân và gia đình đã phải mang thi thể ông tới Scellières, thuộc thành phố Champagne, cách Paris khoảng một trăm dặm. Tại đây, một linh mục bằng lòng cho chôn cất Voltaire với đầy đủ nghi lễ Công giáo.

A New Vision for Dreams of the Dying - The New York Times

 

Đó chỉ là trường hợp đặc biệt và còn nhiều nhân vật khác chống lại Thiên Chúa. Một cá nhân dù là người nổi tiếng hay là không nổi tiếng, nếu báng bổ Thiên Chúa, chính là không biết tôn trọng lương tri, đạo đức con người, người đó sẽ phải chịu nhận hậu quả đáng tiếc, sau này dẫu có hối hận cũng muộn màng. Từ cổ chí kim tới nay những kẻ chống lại Thiên Chúa chẳng bao giờ có kết cục tốt đẹp cả, cho nên đừng có dại mà chống lại Ngài.

From: Do Tan Hung& KimBang Nguyen


 

VẪN CHÁY SÁNG – Lm. Minh Anh, Tgp. Huế

Lm. Minh Anh, Tgp. Huế

“Để những ai đi vào thì nhìn thấy ánh sáng!”.

Trong “Fan the Flame”, tạm dịch “Thổi Cho Nó Bùng Lên!”, Joseph Stowell nhận xét, “Trong thế vận hội Olympic, người Hy Lạp có một cuộc đua có thể nói là duy nhất. Kẻ chiến thắng không phải là người về đích đầu tiên, nhưng là tất cả những ai về đích với ngọn đuốc trên tay ‘vẫn cháy sáng’. Như vậy, bất cứ ai cũng có thể là người chiến thắng!”.

Kính thưa Anh Chị em,

Qua Tin Mừng hôm nay, Chúa Giêsu mời gọi bạn và tôi ‘thổi cho nó bùng lên’ ngọn lửa đức tin của mình trong thế giới, một thế giới xem ra ‘rất tối’. Là Kitô hữu, chúng ta khác nào vận động viên chạy cho hết đường đua của mình mà đuốc trên tay ‘vẫn cháy sáng!’.

Thật là lợi thế khi trong bóng tối, mỗi người có một đuốc sáng. Ai vây quanh đuốc sáng sẽ không lãng phí thời gian để dò dẫm hay tần ngần; thay vào đó, tất cả có thể nhanh chóng đến nơi họ cần. Có đuốc sáng, mọi người cảm thấy nhẹ nhõm, kể cả bản thân người cầm đuốc. Đây là giá trị đức tin của mỗi Kitô hữu trong thế giới ngày nay. Qua bài đọc Esdra, vua Kyrô xứ Ba Tư khác nào người cầm đuốc; nhờ ông, dân Chúa đã đồng tâm, đồng lực, xây một đền thờ Chúa ở Giêrusalem hầu danh Ngài rạng sáng.

Chúa Giêsu còn khẳng định, “Vì chẳng có gì bí ẩn mà lại không trở nên hiển hiện, chẳng có gì che giấu mà người ta lại không biết”. Thật hấp dẫn! Khi không được người khác khen ngợi, chúng ta có thể buồn hoặc cảm thấy như bị lãng quên; vậy mà đây là lúc chúng ta cần giữ cho lửa bùng lên trong ‘thế giới rất đen’ đó. Vì lẽ, mọi bí ẩn sẽ được hiển hiện vào ‘Ngày của Chúa’. Nhiệm vụ của chúng ta giờ đây không phải là hô hoán, mà là giấu chúng đi; đợi ngày đến đích, nơi có phần thưởng vĩnh cửu. Đó là sự khôn ngoan của người cầm đuốc! Miễn sao, kết thúc hành trình, đuốc ‘vẫn cháy sáng’.

Chúa Giêsu còn nói, “Ai đã có, thì được cho thêm; còn ai không có, thì ngay cái họ tưởng là có, cũng sẽ bị lấy mất!”. Khi nói “Ai đã có”, Ngài ám chỉ những ai cầm đuốc đã dẫn dắt thành công nhóm đồng hành; người ấy sẽ được giao phó nhiều hơn. “Ai không có”, ám chỉ người không giữ được lửa; người ấy sẽ bị loại, đuốc trên tay cũng bị tước đi. Giữ cho đức tin ‘vẫn cháy sáng’, hay để cho đuốc tắt là trách nhiệm của mỗi người!

Anh Chị em,

“Để những ai đi vào thì nhìn thấy ánh sáng!”. Chúa Giêsu muốn chúng ta ‘thổi cho nó bùng lên’ ánh lửa đức tin; nó phải rực sáng, luôn hiện hữu và tồn tại. Hơn bao giờ hết, thế giới đang cần ánh đuốc đức tin của bạn và tôi một cách cấp thiết. Chúng ta đang ở trong một sân vận động bão táp, chiến tranh và nghèo đói. Hãy cầu xin Chúa Thánh Thần thổi bùng ngọn lửa đức tin trong trong linh hồn mình, giữ cho nó khỏi tắt, hầu có thể chiếu sáng và tiếp lửa cho những ánh đuốc đang lụi tàn vì gió bão của anh chị em mình. Nhờ đó, mọi người có thể về đích với đuốc ‘vẫn cháy sáng’. Để rồi, cùng họ, chúng ta có thể reo lên “Việc Chúa làm cho ta ôi vĩ đại!” như tâm tình của Thánh Vịnh đáp ca.

Chúng ta có thể cầu nguyện,

“Lạy Chúa, đừng để con thoả mãn với những ‘đích ngắn’ thế gian; sợ rằng, con không về ‘đích đời đời’ là chính Ngài khi đuốc trên tay rơi mất hồi nào mà không hay!”, Amen.

Lm. Minh Anh, Tgp. Huế

From: KimBang Nguyen

Linh mục, sau khi giải tội có được nói ra điều mình biết trong tòa Giải tội không?

Chúc bạn và gia quyến tràn đầy ơn phúc lành của Chúa.

Cha Vương

Thứ 2: 25/09/2023

GIÁO LÝ: Linh mục, sau khi giải tội có được nói ra điều mình biết trong tòa Giải tội không? Không bao giờ, dù bất cứ trường hợp nào, linh mục phải tuyệt đối giữ sự bí mật của tòa Giải tội. Bất cứ Linh mục nào nói ra cho người khác điều gì mình đã nghe biết trong tòa Giải tội sẽ tức khắc bị vạ tuyệt thông. Dù cảnh sát, công an hỏi, linh mục cũng không được nói hoặc làm dấu hiệu gì. (YouCat, số 238)

 SUY NIỆM: Hầu như không có linh mục nào mà không coi trọng việc giữ bí mật tòa giải tội. Có những linh mục liều chết hoặc chấp nhận bị hành hạ để giữ lòng trung thành. Vì thế ta có thể nói cởi mở và không phải dè dặt với một linh mục, ta cứ tin ở ngài cách an toàn, vì nhiệm vụ của ngài lúc giải tội là hoàn toàn làm “cái tai của Thiên Chúa”. (YouCat, số 238 t.t.)

Sau đây là câu chuyện về sự trung thành của ấn toà giải tội.

Thánh Mateo Correa Magallane là một vị tử đạo khác của ấn tòa giải tội. Ngài bị bắn ở Mexico trong cuộc nội chiến Cristero vì đã từ chối tiết lộ những lời thú tội của các tù nhân chống lại chính phủ Mexico. Ngài sinh ra tại Tepechitlán, Zacateca ngày 22/7/1866 và được thụ phong linh mục vào năm 1893. Cha đã phục vụ như cha tuyên úy ở nhiều thị trấn và giáo xứ khác nhau và cũng là thành viên của Hiệp sĩ đoàn Columbus. Vào năm 1927, dưới thời General Eulogio Ortiz, ngài bị quân đội Mexico bắt giữ. Vài ngày sau đó, một vị tướng đã cử ngài đến giải tội cho những người sắp bị bắn. Sau khi ngài giải tội cho họ xong, vị tướng này đã yêu cầu ngài tiết lộ những gì lời thú tội mà ngài mới nghe nơi tòa giải tội. Cha Mateo trả lời bằng một câu “không” vang dội và đã bị hành quyết. Hiện nay, xác của ngài được tôn kính tại Nhà thờ Durango.

Ngày 22/11/1992, ngài được phong chân phước và ngày 21/05/2000, ngài được Đức thánh Giáo hoàng Gioan Phao lô II phong thánh.

LẮNG NGHE: Đứa ngồi lê đôi mách sẽ tiết lộ điều bí mật, còn người tín cẩn giữ kín chuyện riêng tư. (Cn 11:13)

CẦU NGUYỆN: Lạy Chúa, vị Linh mục là người đại diện Chúa, ngồi tòa ban ơn xá giải, xin cho các ngài luôn trung thành với nhiệm vụ như một người Cha Nhân Từ đón tiếp con lầm đường, hối lỗi trở về.

THỰC HÀNH: Cầu nguyện cho các linh mục của Chúa.

From: Do Dzung

Đuốc sáng tâm linh – Nguyễn Hồng Ân Ft. Lm. Pet. Thanh Liêm

LIÊN HỆ VỚI CẢ CHÚA GIÊSU VÀ CHÚA KITÔ- Rev. Ron Rolheiser, OMI

 Rev. Ron Rolheiser, OMI

 

Với tôi, suốt nhiều năm trời, Kitô chỉ đơn thuần như cái họ của Chúa Giêsu, như Jack Smith, Susan Parker, Giêsu Kitô. 

Về mặt tri thức thì tôi biết nó không phải thế, nhưng về mặt thực tế, cả trong đời sống đức tin cá nhân và với tư cách thần học gia, tôi xem danh Kitô như thể đơn thuần là cái họ của Chúa Giêsu vậy.  Dù là khi cầu nguyện, viết lách hay giảng dạy, tôi gần như luôn dùng hai danh này cùng nhau, Giêsu Kitô, như thể cả hai có sự đồng nhất tuyệt đối.

 Nhưng không phải vậy.  Chúa Giêsu là nhân vị thần thiêng trong Ba Ngôi, người từng sống trên địa cầu với xác thịt khí huyết và giờ đang ở bên Chúa Cha, là một phần trong Ba Ngôi Thiên Chúa.  Nhưng ngài cũng là một cấu thành then chốt trong hiện thực của Chúa Kitô, Chúa Kitô thì hơn cả Chúa Giêsu.

 Chúa Kitô là một huyền nhiệm bao gồm cả chúng ta, những môn đệ của Chúa Giêsu trên địa cầu, các bí tích, kinh thánh và giáo hội.  Kinh Thánh nói rõ ràng: Chúng ta là Thân thể của Chúa Kitô trên địa cầu.  Chúng ta không đại diện hay thay thế cho Chúa Kitô, không phải là một sự hiện diện thần nhiệm mơ hồ nào đó của Chúa Kitô.  Chúng ta là Thân thể Chúa Kitô, cũng là Phép Thánh Thể và Lời Chúa.

Are You A Member of the Body Or Just A Member of the Church ...

 Sự phân biệt này có những liên quan rất lớn đến cả đời sống đức tin cá nhân và cách chúng ta sống đức tin trong giáo hội.  Đơn giản đồng nhất Chúa Giêsu và Chúa Kitô thì sẽ bào mòn cương vị môn đệ của chúng ta, bất kể chúng ta thường hay liên hệ với danh nào nhất (Giêsu hay Kitô).

 Xin cho tôi nói về một sai lầm của tôi.  Khi sống đức tin, tôi dễ dàng và thực tế về mặt hiện sinh, liên hệ với Chúa Kitô hơn là Chúa Giêsu.  Nghĩa là tôi có niềm tin và sự gắn bó cả đời với hiện thực của sự phục sinh, với giáo huấn của Chúa Giêsu, với giáo hội, các bí tích và kinh thánh Kitô giáo.  Tôi tin rằng việc tham dự Phép Thánh Thể là điều quan trọng nhất mà tôi làm trong đời, rằng Bài giảng trên núi là quy tắc đạo đức lớn nhất và giáo hội, bất chấp những lỗi phạm của mình, là Thân thể Chúa Kitô trên địa cầu.

 

 Nhưng không như nhiều nhà thần nghiệm và các thánh đầy đức tin mà tôi đã đọc về cuộc đời họ, không như nhiều người bạn và đồng nghiệp theo Phái Phúc âm, tôi vất vả trong việc có ý thức thực sự rằng Chúa Giêsu là một người bạn và người yêu thân thiết.  Tôi chật vật để trở thành người môn đệ yêu dấu trong phúc âm theo thánh Gioan, dựa đầu vào ngực Chúa Giêsu, có sự mật thiết một đối một với Chúa Giêsu đến mức làm cho các thứ khác trở nên tương đối.  Tôi biết Chúa Giêsu là thật và Ngài muốn có sự mật thiết một đối một với mỗi chúng ta, nhưng sự thật là tôi chật vật để thật sự cảm nhận điều đó và để biến nó thành phần trọng tâm trong cương vị môn đệ của mình.  Ngoại trừ những thời khắc ân sủng trong lời cầu nguyện, thì sự gắn bó với Phép Thánh Thể, giáo huấn của Chúa Giêsu và với giáo hội chính là tâm điểm đức tin và cương vị môn đệ của tôi.  Theo thói quen, tôi liên hệ với Chúa Kitô nhiều hơn Chúa Giêsu.

 Và cho tôi mạo hiểm thêm vào điều này: Tôi tin rằng điều này cũng đúng với các giáo hội Kitô giáo khác.  Chúng ta có những giáo hội liên hệ với Chúa Kitô hơn và có những giáo hội liên hệ với Chúa Giêsu hơn.  Ví dụ như, giáo hội Công Giáo La Mã là giáo hội rất quy hướng về Chúa Kitô.  Cộng đoàn hội thánh, Phép Thánh Thể, các bí tích và giáo huấn của Chúa Giêsu là những điều then chốt.  Không người Công Giáo La Mã nào có thể nói rằng tôi chỉ cần mối quan hệ riêng với Chúa Giêsu là đủ.  Với người theo Anh Giáo, Tân Giáo và Tin Lành đường lối chính cũng vậy.  Nhưng với các giáo hội thuộc phái Phúc Âm thì lại không hẳn vậy, khi mà ủy lệnh đặc biệt trong Phúc Âm theo thánh Gioan rằng phải có mối quan hệ mật thiết với Chúa Giêsu dễ dàng trở thành giáo lý trọng tâm của cương vị môn đệ Kitô Hữu.

Nhưng không phải các giáo hội khác nhau theo chiều kích này mà tiệt trừ chiều kích kia.  Ví dụ như, Công Giáo La Mã, Anh Giáo và Tin Lành dòng chính nhấn mạnh về việc cầu nguyện riêng là công cụ để liên hệ với nhân thể của Chúa Giêsu như một người bạn và người yêu thân thiết.  Về chuyện này, Công Giáo La Mã đem lại một truyền thống cầu nguyện kính mến phong phú, đôi khi quá phong phú.  Ngược lại, phái Phúc Âm với trọng tâm rất mạnh về Chúa Giêsu, dùng các buổi phụng vụ lời Chúa và giảng dạy làm cách chính để liên hệ với mầu nhiệm rộng hơn của Chúa Kitô.

 

 

He calls us his friends. – The Rev. Alexander Pryor

 Chúng ta có những điều đáng để học hỏi từ cả hai.  Các giáo hội, cũng như các cá nhân, đều phải hướng về cả hai, Chúa Giêsu và Chúa Kitô, nghĩa là chú trọng mối quan hệ riêng với Chúa Giêsu Kitô và tham gia vào mầu nhiệm nhập thể lịch sử của Chúa Kitô, mầu nhiệm mà mỗi chúng ta đều có phần.  Chúng ta phải tập trung vào Chúa Giêsu, nhưng cũng phải tập trung vào Phép Thánh Thể, Lời Chúa và cộng đoàn tín hữu, tất cả đều là Thân thể Chúa Kitô.  Đức tin và cương vị môn đệ của chúng ta phải vừa riêng tư một cách sâu sắc, vừa chung một cách rõ ràng.  Không một Kitô hữu nào có thể nói rằng cương vị môn đệ của mình chỉ hệ tại ở mối quan hệ cá nhân với Chúa Giêsu, cũng như không một Kitô hữu nào có thể nói rằng mình không cần Chúa Giêsu, chỉ cần giáo hội và các bí tích.

 Chúng ta là môn đệ của Chúa Giêsu Kitô, cả về mặt nhân thể và mầu nhiệm.  Chúng ta gắn bó với một bộ giáo huấn, một loạt bí tích, Phép Thánh Thể và cộng đoàn hữu hình mà chúng ta gọi là giáo hội, cũng như với một người tên là Giêsu là tâm điểm của mầu nhiệm lớn lao này và là người muốn trở nên người bạn và là người yêu của chúng ta.

 Rev. Ron Rolheiser, OMI

From: Langthangchieutim