Từ nhân viên vệ sinh đến tiến sĩ Luật Harvard

Báo Nguoi-viet

Cuối Tháng Năm vừa qua, Rehan Staton, 27 tuổi, một “cựu” nhân viên vệ sinh, tốt nghiệp tiến sĩ Luật trường Harvard Law School. Câu chuyện của anh gây chú ý cho cả nước Mỹ, những người quan tâm và tin vào kết quả tốt đẹp, thành công từ ý chí và nghị lực.

Ngày 25 Tháng Năm, năm 2023, Rehan Staton bước lên sân khấu trong chiếc mũ và áo choàng tốt nghiệp, nhận bằng tiến sĩ Luật Harvard School tại khuôn viên trường ở Cambridge, Massachusetts.

Rehan Staton bước lên sân khấu trong chiếc mũ và áo choàng tốt nghiệp màu đen, nhận bằng cử nhân Luật Harvard tại khuôn viên trường ở Cambridge, Massachusetts. (Hình: Chụp từ video)

Theo The Guardian, khán giả trong buổi lễ kéo dài 90 phút đã chúc mừng Staton bằng những tràng vỗ tay lớn nhất, như để kết thúc một câu chuyện đẹp, có ý nghĩa cổ võ tinh thần nhất của mùa tốt nghiệp đại học Hoa Kỳ mùa Xuân năm nay. Thậm chí, mọi người có thể nghe rõ tiếng hét to: “Cậu bé của tôi, tiến lên, Rehan!”

Để có thời khắc rực rỡ và thành quả hôm nay, không phải là con đường dễ dàng cho Rehan Staton.

Khi mẹ của Staton rời bỏ gia đình, anh đối diện với nhiều khó khăn về tài chính, tinh thần sụp đổ. Cha của anh phải làm ba công việc khác nhau để nuôi dưỡng hai người con. Anh không thể vào bất kỳ trường đại học nào. Nhưng cuộc sống thì vẫn phải tiếp diễn. Staton xin vào làm ở Bates Trucking & Trash Removal, nơi cha và anh trai của anh đang làm.

Staton (bên trái) và anh trai làm ở Bates Trucking & Trash Removal (Hình: Staton Twitter)

Lúc đó, Staton không có ý định tiếp tục theo đuổi con đường học vấn. Nhưng từ những lời khuyến khích của đồng nghiệp, anh ghi danh vào Bowie State University và sau đó chuyển vào University of Maryland, College Park, và chọn chuyên ngành lịch sử.

Staton vẫn tiếp tục làm việc để chi trả tiền học. Đôi khi, thời điểm lớp quá gần với lúc làm việc, Staton không có thời gian tắm rửa. Anh vào lớp, cố gắng hết sức để không làm phiền bất kỳ ai vì “mùi công việc” từ cơ thể của mình.

Từ những câu chuyện của các đồng nghiệp, những người từng bị vướng tù tội trước đây, làm cho Staton nghĩ nhiều về luật pháp, hệ thống tư pháp nước Mỹ. Không dưới hai lần, Staton đã suy nghĩ về những bài học ở trường luật.

Nghĩ và hành động. Năm 2020, Staton được nhận vào Harvard Law School. Staton nói: “Lý do duy nhất mà tôi có được ngày hôm nay là nhờ sự giúp đỡ, lòng tốt và trái tim nhân ái của mọi người.”

Câu chuyện kỳ diệu đáng tự hào của anh thanh niên là “cựu” nhân viên vệ sinh Rehan Staton lay động cả nước Mỹ. Ông trùm truyền thông Tyler Perry đích thân gọi Staton đến gặp, đề nghị trả toàn bộ học phí trường luật cho anh.

Ngay khi bắt đầu vào Harvard Law School, Staton đã ghi dấu ấn vào sự nghiệp luật, từ lòng tri ân những người đã giúp anh. Rehan Staton là đồng sáng lập The Reciprocity Effect, một tổ chức phi lợi nhuận giúp gây quỹ và hỗ trợ tài chính cho những người làm việc trong các dịch vụ vệ sinh. Tổ chức này hiện đang hợp tác với Harvard và Staton hy vọng sẽ mở rộng sang nhiều trường học khác nữa trong tương lai. (K.L)

(Saigonnho News)

Kiên nhẫn

Năm 1889, Rudyard Kipling – nhà văn được giải Nobel Văn học năm 1907, đã từng nhận một lá thư từ chối của hội đồng chấm thi San Francisco: “Tôi rất lấy làm tiếc, thưa ông Kipling, nhưng quả thực ông không biết cách sử dụng tiếng Anh.”

Winston Churchill từng thi rớt kỳ thi vào lớp sáu. Ông trở thành Thủ tướng của nước Anh khi đã 62 tuổi, sau cả một đời chỉ toàn gặp thất bại. Sự đóng góp lớn nhất của ông là khi ông đã về hưu.

Albert Einstein đến năm lên 4 tuổi mới biết nói, và phải đến năm 7 tuổi mới biết đọc. Thầy giáo đã từng nhận xét về ông như sau: “Chậm phát triển, khó gần, luôn có những ước mơ ngớ ngẩn.” Ông từng bị đuổi học và bị từ chối nhận vào trường Bách khoa Zurich.

Louis Pasteur chỉ là một sinh viên bình thường trong số những sinh viên chưa tốt nghiệp, từng xếp thứ hạng 15/22 ở môn Hóa.

Tướng Douglas MacArthur đã từng bị từ chối gia nhập West Point không chỉ một mà đến hai lần. Đến lần thứ ba, ông mới được chấp nhận và đã lập nhiều chiến công ghi vào sử sách.

Năm 1944, Emmeline Snively, giám đốc của hãng đào tạo người mẫu Blue Book từng nói với cô người mẫu triển vọng Norma Jean Baker (Marilyn Monroe) rằng: “Cô nên học làm thư ký hay lấy chồng đi thì hơn.”

Khi từ chối ban nhạc rock The Beatles của Anh, người quản lý của hãng thu âm Decca đã nói rằng: “Chúng tôi không thích thứ âm nhạc của họ. Mấy nhóm guitar như thế đã lỗi thời rồi!”

Năm 1954, Jimmy Denny, giám đốc của hãng Grand Ole Opry, đã sa thải Elvis Presley chỉ sau một buổi biểu diễn. Ông nói với Presley rằng: “Anh chẳng thể đi đến đâu được. Anh nên quay về lái xe tải đi thì hơn.”

Khi Alexander Graham Bell phát minh ra chiếc điện thoại đầu tiên vào năm 1876, nó đã không nhận được sự ủng hộ của mọi người. Tổng thống Rutherford Hayes nói: “Đây quả thực là một phát minh gây ngạc nhiên, nhưng liệu có ai muốn sử dụng nó không?”

Trước khi phát minh ra bóng đèn tròn, Thomas Edison đã tiến hành hơn 2.000 cuộc thử nghiệm. Một phóng viên trẻ hỏi về cảm giác của ông sau khi thất bại quá nhiều lần như vậy. Ông nói: “Tôi chưa bao giờ thấy mình thất bại, dù chỉ một lần. Tôi phát minh ra bóng đèn tròn. Quá trình phát minh này có đến 2.000 bước”.

Sau nhiều năm thính lực bị giảm, đến năm 46 tuổi, nhà soạn nhạc người Đức Ludwig van Beethoven hoàn toàn không thể nghe được. Bất chấp điều đó, ông vẫn viết được những tuyệt phẩm âm nhạc – gồm năm bản nhạc giao hưởng – vào những năm cuối đời của mình.

” Thất bại chính là cơ hội để bạn khởi đầu lần nữa một cách hoàn hảo hơn.”

From: TU-PHUNG


 

Nguyễn Thục Quyên: Khoa học gia trong top quyền lực của thế giới

Sài gòn nhỏ

Người phụ nữ ấy từ ngày mới tới Mỹ chỉ biết vài câu tiếng Anh cho đến khi lấy bằng tiến sĩ thì đúng mười năm. Đó là một hành trình kỳ lạ, vượt lên bởi nghị lực phi thường, ý chí sắt đá và một tình yêu mãnh liệt dành cho khoa học, muốn góp sức bằng những nghiên cứu có tính ứng dụng cao cho thế giới. GS-TS. Nguyễn Thục Quyên là một điển hình của người trẻ Việt Nam sinh ra trong chiến tranh nhưng nhanh chóng bắt nhịp với làn sóng toàn cầu hóa, trở thành nữ khoa học gia duy nhất bốn năm liền nằm trong top 1% các nhà khoa học ảnh hưởng nhất thế giới, mà truyền thông quốc tế khi nhắc đến tên chị đã hình tượng sự ảnh hưởng đó chính là một loại quyền lực của tri thức.

Làm việc tại khoa hóa và hóa sinh Đại học California (Santa Barbara, Mỹ), ngoài việc giảng dạy, nghiên cứu, GS-TS. Nguyễn Thục Quyên còn thường xuyên đi nhiều nơi trong và ngoài nước Mỹ để tham dự và thực hiện các buổi thuyết trình khoa học. Giữa dòng công việc bận rộn, nữ khoa học gia đặc biệt ấy vẫn ưu ái dành cho Người Đô Thị cuộc trò chuyện thú vị ngay những ngày đầu năm mới 2019.

Xin được mở đầu câu chuyện bằng thông tin mà Clarivate Analytics vừa công bố cuối năm 2018. Đó là Giáo sư một lần nữa được vinh danh, khi nằm trong danh sách hơn 4.000 nhà khoa học toàn cầu vào top 1% những nhà khoa học có nhiều trích dẫn nhất thế giới (highly cited researchers – HCR). Nếu chúng tôi nhớ không nhầm thì Giáo sư là nhà khoa học nữ hiếm hoi trên thế giới bốn năm liền vào top 1% này. Thông tin vừa công bố mang lại cho Giáo sư cảm xúc như thế nào? 

Tôi rất vui và tự hào về nhóm nghiên cứu của mình. Vào được nhóm các nhà nghiên cứu có nhiều trích dẫn nhất thế giới có nghĩa là công việc của nhóm nghiên cứu chúng tôi được đồng nghiệp và cộng đồng khoa học công nhận, chứng tỏ những kết quả nghiên cứu khoa học ấy quan trọng cho nên được trích dẫn trong những bài báo của họ. Ý nghĩa những lần được vinh danh như vậy là động lực để tôi cố gắng hơn nữa.

Các nghiên cứu được trích dẫn nhiều như vậy chứng tỏ Giáo sư đang hòa vào dòng chảy nghiên cứu tiên tiến của thế giới, thực hiện được những công trình mà quốc tế quan tâm, có tác động lớn tới rộng rãi cộng đồng. Và chắc hẳn, thời gian biểu dành cho nghiên cứu sẽ phải hết sức đặc biệt, theo cách người ta hay đòi hỏi phụ nữ “vừa giỏi việc khoa học nhưng phải đảm đang việc nhà” và rồi họ lại thắc mắc “nữ giới làm khoa học thì chắc càng khó hơn”. Giáo sư đã bao giờ đối diện với những điều như vậy? 

Tôi có hai công việc: giáo sư/nhà khoa học và nội trợ. Điều khó khăn nhất khi làm hai công việc này là tôi luôn thiếu ngủ, thường xuyên vội vã và không có nhiều thời gian cho bạn bè, bố mẹ và anh chị em. Tôi luôn phải cố gắng dung hoà thời gian cho công việc ở trường và ở nhà.

Là một trong những người tiên phong nghiên cứu pin mặt trời hữu cơ, Giáo sư Nguyễn Thục Quyên hiện có 7 phòng thí nghiệm riêng cho nhóm nghiên cứu

“Nữ giới làm khoa học lại càng khó hơn” – tôi cảm nhận điều này rất đúng trong sự nghiệp của tôi và cả những đồng nghiệp nữ trên thế giới. Là phụ nữ làm khoa học, bạn phải làm việc chăm chỉ và tốt hơn rất nhiều để có được sự công nhận giống như các đồng nghiệp nam. Tôi đối diện với những câu hỏi như vậy rất nhiều. Trong tình huống đó, tôi thường nói với mọi người rằng tôi yêu thích những gì tôi làm và tôi tập trung vào công việc, cố gắng làm hết khả năng. Tôi để công việc và kết quả nghiên cứu của mình tự nói lên.

Theo quan sát của tôi, trong vòng 20 năm qua, đã có sự thay đổi suy nghĩ trên khá nhiều. Khi tôi còn là nghiên cứu sinh, tôi tham dự các hội nghị quốc tế, hầu hết diễn giả được mời là nam, chỉ có một vài người là nữ hoặc có các hội nghị hoàn toàn không có diễn giả nữ. Ngày nay, các hội nghị có nhiều diễn giả là nữ được mời hơn nhưng vẫn chỉ khoảng 25%. Tôi hy vọng trong tương lai, sẽ có nhiều thay đổi hơn nữa và xã hội công nhận rằng, phụ nữ có thể làm tốt công việc nghiên cứu khoa học như các đồng nghiệp nam của họ.

Là phụ nữ, làm nghiên cứu khoa học ở Mỹ rất khó khăn, thành thử không nhiều giáo sư khoa học là phụ nữ, nhất là những người lọt vào top 1% những nhà khoa học có nhiều trích dẫn nhất thế giới. Tôi không được may mắn trong chuyện tình cảm và đã chia tay với người bạn đồng hành sau 12 năm chung đường, vì không được sự hỗ trợ từ người đàn ông đó. Dường như anh ấy không muốn tôi có một sự nghiệp thành công và khi tôi càng thành công, anh ấy càng cảm thấy mất tự tin, cho dù anh cũng là giáo sư cùng phân ngành và một trong những nhà khoa học có nhiều trích dẫn nhất thế giới…

Trong một lần chia sẻ về lý do chọn đề tài, rằng thế giới khoa học vật liệu rộng lớn và đa dạng, nhưng Giáo sư chọn vật liệu hữu cơ và pin mặt trời hữu cơ bởi nỗi niềm với quê nhà, là tuổi thơ và cảnh nghèo không có điện thắp sáng. Quê hương với Giáo sư, dường như vẫn là một nỗi niềm chia hai nửa buồn vui?

Mỗi sự kiện xảy ra trong cuộc sống của tôi dạy cho tôi một bài học. Tôi luôn đánh giá cao bài học cuộc sống và những sự kiện tốt hay xấu, vui hay buồn, khó khăn, gian nan, cực khổ, đều giúp tôi trưởng thành, định hình tôi ngày hôm nay. Tuổi thơ khó khăn đã dạy tôi rất nhiều, như là óc sáng tạo, sự kiên nhẫn, tạo cho tôi rất nhiều động lực, cố gắng nhiều hơn để có một cuộc sống tốt hơn. Khi học đại học, tôi có nhiều động lực thúc đẩy hơn sinh viên Mỹ cùng trường…

Năng lượng tái tạo (renewable energy) rất quan trọng trong tương lai, vì năng lượng hóa thạch sẽ cạn kiệt và sử dụng nhiều năng lượng tái tạo giúp môi trường phát triển xanh, giảm ô nhiễm hơn. Năng lượng tái tạo cũng cực kỳ quan trọng cho các vùng sâu hoặc vùng cao… Việt Nam là một nơi hoàn hảo để phát điện từ pin mặt trời vì nắng khá nhiều quanh năm và không có tuyết.

Tấm pin mặt trời hữu cơ do Giáo sư Nguyễn Thục Quyên và cộng sự nghiên cứu

Tôi có những châm ngôn sống của riêng mình: Hãy làm những gì bạn yêu thích và yêu những gì bạn làm. Làm việc chăm chỉ và tận hưởng cuộc sống vì bạn chỉ có một cuộc đời. Sống giúp đỡ những người xung quanh và làm việc hữu ích cho xã hội. Hãy cố gắng và đừng từ bỏ dễ dàng. Thiết lập mục tiêu cho bản thân và theo đuổi nó. Đừng để mọi người ngăn cản bạn đạt được mục tiêu của mình. Khi người ta đạp tôi xuống, tôi càng cố gắng vươn lên. Tôi sử dụng những điều tiêu cực như động lực để cố gắng nhiều hơn. Tôi cho mọi người thấy những gì tôi có thể làm…

Là một trong những người tiên phong nghiên cứu pin mặt trời hữu cơ, được biết Giáo sư có 7 phòng thí nghiệm riêng cho nhóm nghiên cứu, và đã cùng các cộng sự đề xuất một kỹ thuật mới để sản xuất ra loại pin mặt trời polyme hữu cơ đơn lớp, có khả năng đưa các quang điện hữu cơ vào những thiết bị điện tử có thể đeo, mang trên người và phát điện năng ở quy mô nhỏ. Nghiên cứu đó hiện đã ứng dụng rộng rãi chưa, thưa Giáo sư? 

Chúng tôi vẫn đang tiến hành. Nghiên cứu về OLED (Organic Light-Emiting Diode, tức các điốt phát quang hữu cơ – PV) bắt đầu từ đầu những năm của thập niên 1990, vì vậy nó phát triển hơn nhiều so với pin mặt trời hữu cơ, bắt đầu tích cực vào cuối thập niên 2000. Những thách thức hiện tại đối với pin mặt trời hữu cơ là tuổi thọ và hiệu quả của mô-đun. Chúng tôi cần cải thiện hiệu suất mô-đun của pin lên 15% và tuổi thọ từ 20 năm trở lên.

Nghiên cứu gần đây của chúng tôi tập trung vào các pin mặt trời hữu cơ bán trong suốt, các bộ tách sóng hữu cơ, pha tạp chất bán dẫn hữu cơ, vật lý thiết bị, vật lý quang của vật liệu phát sáng. Trong tương lai, tôi muốn làm việc về cảm biến sinh học và điện tử sinh học để giao tiếp giữa các hệ thống điện tử hữu cơ và sinh học cho ứng dụng trong sức khỏe và y tế.

Lựa chọn khó khăn nhất trong đời mà Giáo sư từng phải đối diện là gì? 

Đó là con đường sự nghiệp nào tôi nên theo đuổi: giảng dạy, nghiên cứu, làm việc cho một công ty hóa chất, hoặc công việc công nghiệp, hoặc vừa giảng dạy và nghiên cứu. Tôi mất gần hai năm để quyết định theo đuổi sự nghiệp giáo sư ở đại học, vừa làm nghiên cứu vừa giảng dạy.

Giáo sư Nguyễn Thục Quyên và người mẹ có ảnh hưởng rất lớn đến lựa chọn nghề giáo của cô: bà Trần Thị Thái (nguyên giáo sư Toán – Lý Trường trung học tổng hợp Ban Mê Thuột trước 1975)

Gia đình lớn có ảnh hưởng như thế nào đến Giáo sư, theo nghĩa định hình tính cách con người và tính cách làm việc/làm khoa học?

Tôi sinh ra trong một gia đình có truyền thống giảng dạy lâu đời: bốn thế hệ. Bà ngoại tôi kể rằng ông cố của tôi dạy chữ nho trong trường làng. Ông ngoại tôi và mẹ tôi là giáo viên toán. Một dì của tôi là giáo sư dạy Đại học Bách khoa. Một dì khác là giáo viên cấp 1. Một dì nữa làm bác sĩ giải phẫu cho đến khi định cư ở Đức. Cậu tôi Trần Khang Thụy và mợ tôi Đào Kim Ngọc làm cho Đại học Kinh tế cho đến khi về hưu. Hiện nay, em gái út của tôi là giáo sư toán Đại học Mt. San Antonio College Walnut, California. Em tôi lấy bằng tiến sĩ toán từ MIT. Trong gia đình của mẹ tôi, học hành và giáo dục là vô cùng quan trọng và tôi lớn lên với truyền thống như vậy.

Tôi nhớ rất rõ khoảnh khắc trong đời khi tôi muốn trở thành một giáo viên. Lúc tôi năm tuổi, mẹ tôi là giáo viên trong một ngôi làng, không có nhà giữ trẻ nên bà đưa chị em tôi đến lớp học. Chúng tôi chơi im lặng ở phía sau lớp học hoặc trước cửa lớp. Một ngày nọ, tôi chán chơi với các em của mình. Tôi đã xem mẹ dạy và thấy mẹ dạy rất hay. Tất cả các học sinh chú ý và lắng nghe bài giảng của mẹ. Lúc đó tôi nghĩ “khi lớn lên, tôi muốn làm giáo viên như mẹ”.

Giáo sư Nguyễn Thục Quyên (hàng đứng, giữa) trong một dịp hội ngộ gia đình ở Việt Nam, với vợ chồng người cậu ruột Trần Khang Thụy và Đào Kim Ngọc

Thành công của tôi ngày hôm nay là nhờ vào sự cố gắng của bản thân và công ơn của rất nhiều người đã khuyến khích, chỉ dẫn và giúp đỡ tôi: cha mẹ, anh chị em, họ hàng thân thuộc, thầy cô, bạn bè, đồng nghiệp. Cho dù họ không giúp đỡ tôi được về tài chính nhưng họ giúp đỡ về mặt tinh thần, nhất là cô em gái Uyên Ly. Tôi nói chuyện với Ly hầu như hàng ngày và tôi hỏi ý kiến em rất nhiều về công việc. Ly cũng là tư vấn thời trang cho tôi khi tôi đi thuyết trình trên thế giới. Em rể tôi nhưng tôi gần gũi và coi như em trai mình, Le An, đã giúp đỡ tôi rất nhiều trong sửa sang và bảo quản nhà, vì tôi rất bận công việc, không có thời giờ chăm chút nhà cửa. Mà thực sự thì tôi cũng không biết làm (cười). Mẹ tôi luôn là người khuyến khích và ủng hộ tôi về chuyện học hành. Tôi biết ơn gia đình và bạn bè rất, rất nhiều.

Qua những chuyến về Việt Nam để hội thảo, nghiên cứu khoa học… Giáo sư có dự án nào thực hiện ở Việt Nam không? 

Hiện tại tôi đang bàn luận với một số đồng nghiệp ở VinGroup về việc nghiên cứu khoa học và phát triển trường đại học theo tiêu chuẩn quốc tế (VinUni). Ước mơ của tôi là một ngày nào đó Việt Nam sẽ có một tổ chức nghiên cứu khoa học có thể cạnh tranh với Mỹ, châu Âu, Úc, Trung Quốc, Nhật Bản…

Chuyện học tiếng Anh của Giáo sư đã trở thành giai thoại với nhiều du học sinh. Đặc biệt, có một giai thoại khác đáng ngưỡng mộ hơn: chỉ trong thời gian rất ngắn so với lộ trình học hành thông thường, Giáo sư đã hoàn thành xong chương trình đại học, thạc sĩ và tiến sĩ. Kỳ tích đó đến từ đâu?

Hồi ở trường làng của Phước Tỉnh và Long Điền tôi không học tiếng Anh, cho đến năm lớp 11, tôi chuyển qua Trường trung học phổ thông Trần Nguyên Hãn, Vũng Tàu. Tôi theo không kịp chương trình tiếng Anh, trường phải miễn cho tôi. Trước khi đi Mỹ, anh em tôi về Sài Gòn học khóa tiếng Anh cấp tốc vài tháng. Tôi qua Mỹ tháng 7. 1991 diện HO với bố, mẹ, anh trai và ba em gái. Cả gia đình biết rất ít tiếng Anh, nên thời gian đầu ở Mỹ rất cực.

Tôi quyết tâm học tiếng Anh thật nhanh bằng cách đi học tại ba trường ở ba thành phố cùng một lúc. Cứ sáng, chiều, tối, mỗi buổi học ở một trường. Mỗi ngày tôi xem tin tức đài truyền hình Mỹ để tập nghe. Tháng 9.1993, tôi xin vô học Santa Monica College. Mùa thu, tôi lấy bốn lớp tiếng Anh dành cho người nước ngoài. Tôi học ngày đêm, rồi tới những trung tâm dạy kèm sinh viên miễn phí trong trường để học thêm. Sau một năm thì tôi được vô học chính như những sinh viên khác…

Từ ngày mới tới Mỹ chỉ biết vài câu tiếng Anh cho đến khi tôi lấy bằng tiến sĩ thì đúng mười năm. Tôi chuyển từ Đại học Cộng đồng Santa Monica qua Đại học tiểu bang thành phố Los Angeles (UCLA) mùa thu năm 1995. Tôi xin làm ở một phòng thí nghiệm của ngành sinh vật, nhưng chỉ được rửa dụng cụ thí nghiệm cho họ. Sau một năm, tôi thấy mọi người làm nghiên cứu rất thú vị và tôi cũng xin làm thí nghiệm nhưng họ không nhận, họ nói “nghiên cứu không dành cho tất cả mọi người, bạn nên tập trung vào việc học tiếng Anh”. Rất buồn vì bị coi thường nhưng tôi không nản chí, thậm chí nhờ vậy mà tôi cố gắng nhiều hơn.

Sau khi tốt nghiệp đại học tháng 12.1997, tôi nộp đơn xin học lấy bằng cao học. Trong một năm, tôi lấy bằng cao học lý – hóa (tháng 12.1998) và quyết định ở lại lấy bằng tiến sĩ cũng ngành này. Tôi nhận được học bổng của phân ngành lý – hóa để học tiến sĩ. Trong thời gian này, tôi làm trong phòng thí nghiệm 6 ngày/tuần và hết sức thích thú. Thường tôi làm 16 tiếng một ngày cho tới 2 giờ sáng mới về nhà. Sinh viên Mỹ không làm nhiều và không cố gắng bằng tôi. Ai cũng hỏi tại sao tôi siêng vậy. Tôi trả lời vì khi ở Việt Nam, gia đình tôi rất nghèo, lớn lên không có nhà ở và không có cơm ăn, thường hay bị bạn bè chê cười. Qua Mỹ cũng bị nhiều người Mỹ lẫn Việt Nam coi thường, thành thử tôi phải cố gắng để có một cuộc sống tốt đẹp hơn. Tôi đã khóc rất nhiều lần ở Việt Nam, lẫn ở Mỹ.

Thầy hướng dẫn của tôi – Benjamin Schwartz – rất tốt và tôi học hỏi được nhiều từ ông. Ông cho phép tôi tham dự rất nhiều đại hội trong và ngoài nước. Năm cuối của chương trình tiến sĩ, tôi là một trong bảy sinh viên trong 8.000 sinh viên được học bổng toàn trường, khoảng 30.000 USD…

Tôi ra trường tháng 6.2001, trước những sinh viên trong phòng thí nghiệm sinh vật mà trước đây tôi đã từng phải rửa dụng cụ thí nghiệm cho họ. Khi biết tôi được giải toàn trường, họ có vẻ rất mắc cỡ vì họ lấy bằng tiến sĩ trong tám năm, trong khi tôi lấy bằng tiến sĩ chỉ ba năm. Trong tám năm họ viết được một hoặc hai bài báo, còn tôi có được 12 bài báo khoa học và thuyết trình 19 lần ở đại học trong nước và các đại học quốc tế. Khi ra trường, tôi được giải thưởng xuất sắc của phân ngành lý – hóa.

Kể nhiều như thế không phải để chứng minh tôi giỏi hơn người. Thế giới rộng lớn, ngoài kia chắc chắn có người giỏi hơn tôi, mà để tôi muốn nói rằng, tôi hoàn thành chương trình đại học, thạc sĩ và thậm chí tiến sĩ trong thời gian ngắn là vì tôi có rất nhiều động lực, tôi muốn có một cuộc sống tốt hơn, và trọn vẹn niềm đam mê khoa học.

Du lịch là một trong những cách giúp Giáo sư Nguyễn Thục Quyên cân bằng lại cuộc sống, sau những áp lực công việc. Trong ảnh là chuyến du lịch Brazil của cô với mẹ 

Trong 28 năm định cư tại Hoa Kỳ, có lần nào Giáo sư ăn Tết ở Việt Nam? 

Tôi chưa về Việt Nam ăn Tết một lần nào từ khi xa quê, vì thường Tết cổ truyền Việt Nam trùng với mùa dạy của trường. Tôi ước rằng tôi sẽ có cơ hội quay trở lại Việt Nam để ăn mừng năm mới.

Ở Mỹ, nếu Tết vào ngày cuối tuần thì tôi về thăm gia đình và ăn Tết với gia đình; còn Tết vào những ngày trong tuần thì tôi vẫn phải đi làm. Tết bên Mỹ không có không khí mừng xuân như ở Việt Nam. Tôi vẫn chuẩn bị một mâm trái cây, dọn dẹp nhà cửa, không đổ rác ba ngày đầu năm.

Như Giáo sư chia sẻ, lịch làm việc hằng ngày dày đặc và nhiều áp lực, từ 8-12 tiếng cho công việc ở trường, thế nhưng nhìn thần thái của Giáo sư lại cảm giác rất nhẹ nhàng, yêu đời. Giáo sư có bí quyết gì chăng? 

Mặc dù lịch trình làm việc rất bận rộn và căng thẳng nhưng tôi luôn cố gắng dành thời giờ để tập thể dục như yoga, đi xe đạp, đi bộ, chạy bộ, zumba. Thỉnh thoảng, tôi đi spa cũng là để thư giãn và giảm những căng thẳng công việc…

Các du học sinh Việt Nam vẫn hay đối diện với câu hỏi mang màu sắc dân tộc tính: nên ở lại hay về nước cống hiến. Giáo sư quan niệm về việc này như thế nào?

Ở lại nước ngoài hay về nước cống hiến phụ thuộc vào những gì sinh viên muốn làm. Nếu họ muốn làm nghiên cứu thì rất khó làm ở Việt Nam. Nếu họ muốn làm việc cho một công ty hay dạy học thì trở về và giúp đỡ đất nước là rất tốt. Mỗi nơi có những điều hay riêng. Ở Việt Nam thì vui hơn, có gia đình, bạn bè và cuộc sống đỡ bị stress hơn.

Tôi có một số lời khuyên cho bạn trẻ Việt Nam, là hãy có niềm tin vào bản thân. Khi bạn có ước mơ, hãy biến nó thành sự thật, đừng để mọi người làm bạn thay đổi ý kiến và từ bỏ ước mơ của mình. Khi bạn vấp ngã trong cuộc đời, có thể khóc một vài ngày nhưng sau đó suy nghĩ nguyên do mình vấp ngã để biến sự vấp ngã thành một kinh nghiệm sống. Bạn cần phải có trách nhiệm với chính bản thân, hành động và cuộc đời mình. Khi gặp khó khăn, hãy tự nhủ lòng sẽ có ngày mai và có thể ngày mai sẽ là một ngày tốt hơn!…

MỘT SỐ GIẢI THƯỞNG CỦA GS-TS. NGUYỄN THỤC QUYÊN

Được bầu vào Thành viên ưu tú của Hiệp hội Hóa học Hoàng gia Anh 2016

Giải thưởng Nghiên cứu khoa học Alexander von Humboldt-Foundation của Đức 2015

Giải thưởng Nghiên cứu khoa học của Quỹ Khoa học quốc gia Mỹ 2010

Giải thưởng Nghiên cứu khoa học của Alfred P. Sloan Foundation 2009

Giải thưởng Nghiên cứu khoa học của Camille Dreyfus Foundation 2008

Giải thưởng Nghiên cứu khoa học Harold J. Plous Memorial Award and Lectureship 2007

Giải thưởng Nghiên cứu khoa học của Quỹ Khoa học quốc gia Mỹ cho những nhà khoa học trẻ 2006

Giải thưởng Nghiên cứu khoa học của Hải quân quốc gia Mỹ 2005…

Trung Dũng thực hiện – ảnh:  Lê An

Nổ lực phi thường của chàng trai có cái đầu lộn ngược

Liên kết web sau đây để xem hình:

https://tinyurl.com/24c8bb5f

Thật là phi thường ! con người có quá nhiều nghị lực, thật đáng khâm phục…..

Mắc phải chứng bệnh hiếm gặp khiến các khớp xương dính lấy nhau, Claudio Viera de Oliveira không thể hoạt động như người bình thường, thế nhưng nỗ lực của anh đã khiến cả thế giới nể phục.

Sinh ra với cơ thể không hoàn thiện như người khác, Claudio Viera de Oliveira gặp phải chứng bệnh hiếm gặp khi xương của anh biến đổi khiến đầu không thể thẳng và cơ thể anh thường xuyên trong trạng thái co cứng. Từ khi mới sinh, các bác sĩ đã tư vấn với mẹ Claudio rằng bà nên cho anh một mũi tiêm nhân đạo để anh không khổ sở trong cuộc sống sau này của mình, thế nhưng người mẹ đã quyết định vẫn nỗ lực hết mình giúp anh vượt qua khó khăn.

Claudio cùng gia đình của mình, chứng bệnh quái ác đã khiến cơ thể ảnh không thể phát triển đồng thời cổ bẻ ngược ra phía sau khiến khả năng hô hấp gặp nhiều vấn đề.
Giờ đây, khi đã 40 tuổi Claudio bắt đầu xuất bản cuốn sách đầu tiên về cuộc đời mình cũng như cách thức mà anh vượt qua khó khăn để thích nghi với cuộc sống. Cách thức anh viết nên cuốn sách này cũng khiến nhiều người không cầm nổi nước mắt, sử dụng một cây bút được kẹp trong miệng, dùng môi điều khiển chuột máy tính và điện thoại để tổng hợp thông tin, Claudio đã tự thích nghi bằng những cách thức không ai tưởng tượng nổi.
Cuốn sách mang tên “El mundo esta a contramano” (Tạm dịch: Thế giới theo cách nó không thế) được xuất bản Brazil, quê hương của Claudio và mới đây một chương trình ra mắt tác phẩm đã được tổ chức tại Triển lãm nghệ thuật thành phố Sao Paulo để vinh danh thành quả của Claudio suốt khoảng thời gian vừa qua.

Khi muốn viết, người đàn ông này phải nằm xuống, ngậm bút trong miệng thế nhưng nó không ngăn cản nổi anh cho ra mắt cuốn sách đầu tiên.
Bạn bè nói rằng Claudio không thể làm gì nếu như không có sự giúp đỡ. Cơ thể biến dạng khiến anh không thể ngồi xe lăn và có ngồi được thì người đàn ông này cũng khó lòng điều khiển chiếc xe theo ý mình.

Các hoạt động hàng ngày của Claudio gặp rất nhiều khó khăn.

Claudio phát biểu: “Từ khi mới còn là một đứa trẻ, tôi đã luôn cố gắng hết mình trong công việc và luôn làm mình bận rộn. Tôi không muốn phụ thuộc quá nhiều vào người khác nên các công việc như kế toán, nghiên cứu khách hàng cũng như tư vấn tôi đều có thể tự làm một mình.
Giờ đây tôi còn sáng tạo ra cách để có thể bật được TV, nghe điện thoại, nghe đài, dùng Internet hay thậm chí là sử dụng máy tính. Tất nhiên, tôi tự làm chúng mà không cần nhờ tới sự giúp đỡ nào”, Claudio tự hào phát biểu.

Trái ngược với cơ thể khiếm khuyết, Claudio luôn tự tin, yêu đời và truyền cho người khác những nghị lực sống phi thường.

Mẹ của Claudio cho rằng: “Chúng tôi không bao giờ tìm cách chữa trị cho Claudio và luôn muốn Claudio được phát triển theo đúng những gì mà cậu được sinh ra. Khi Claudio ra đời, bác sĩ nói với tôi rằng con tôi khó lòng tồn tại được do các khớp cơ dính vào nhau, khả năng thở thường xuyên gặp khó khăn. Có người thậm chí còn bảo tôi hãy bỏ đói Claudio để con tôi thoát khỏi kiếp khổ này”.

Kể từ khi còn 8 tuổi, Claudio đã tự học cách để di chuyển bằng đầu gối mặc dù những cơn đau tạo ra bằng cách di chuyển này không ai hiểu nổi. Claudio bị thương nhiều tới nỗi gia đình anh phải thay lại toàn bộ sàn nhà bằng vật liệu mềm hơn, thế nhưng những cơn đau kia không làm Claudio nản lòng.

Trái ngược lại với số phận nghiệt ngã, Claudio luôn tự tin vào bản thân, anh không ngại ngùng khi đi ra phố, anh nhảy, hát và thậm chí nói chuyện vui vẻ với mọi người mặc dù trong con mắt của anh thế giới như đang lộn ngược.

Claudio luôn tự tin, anh hay cười và đam mê hoạt động như người bình thường. Mặc dù vậy nghị lực của anh là thứ mà một người không khiếm khuyết cũng phải ghen tị.

Những vật dụng trong căn nhà anh đều được đặt ở vị trí thấp, điều này giúp anh có thể tự làm mọi thứ, Claudio ghét nhờ người khác và anh cho rằng anh có thể sinh hoạt như mọi người bình thường.

Khi lớn lên, mẹ Claudio cho rằng anh không nên tới trường do sẽ bị bạn bè trêu chọc đồng thời những hoạt động trường lớp không phù hợp với cơ thể của Claudio. Anh van xin mẹ cho mình đi học, giao tiếp với bạn bè cùng trang lứa và từ đó cuộc đời anh bước sang một trang mới.

Claudio luôn tự tin, anh hay cười và đam mê hoạt động như người bình thường. Mặc dù vậy nghị lực của anh là thứ mà một người không khiếm khuyết cũng phải ghen tị.

Claudio cho rằng: “Trong suốt cuộc đời, tôi đã tìm cách thích nghi với cuộc sống từ cơ thể của mình. Tới giờ tôi cảm thấy mình hoàn toàn bình thường, tôi là một người bình thường. Tôi không nhìn thế giới theo cách ngược lại mọi người, nó hoàn toàn bình thường trong tâm trí tôi, đây cũng là điều tôi luôn nói với mọi người trong các buổi thuyết trình.

Ở thời điểm hiện tại, mọi thứ đã dễ dàng hơn với tôi rất nhiều. Tôi không ngại gặp gỡ mọi người nữa và có thể tự hào nói với họ rằng tôi là một diễn giả chuyên nghiệp, nhiều tổ chức trên toàn thế giới từng mời tôi về diễn thuyết cho họ”.

Van Vu

Theo Trí thức trẻ/Dailymail

From: Do Tan Hung & Kim Bang Nguyen

Bà Trương Thị Phượng, ở tuổi 75, hãnh diện lên nhận bằng cử nhân ngành quản trị kinh doanh.

Bien HoaThiên Hạ Chuyện

Tháng 5 vừa qua, những ai tham dự lễ tốt nghiệp ở trường đại học California State Long Beach (CSULB) đều bất ngờ khi nhìn thấy bà Trương Thị Phượng, dáng người nhỏ nhắn, với mái đầu bạc trắng ở tuổi 75 hãnh diện lên nhận bằng cử nhân ngành quản trị kinh doanh.

Càng bất ngờ hơn khi bà Phượng sang Mỹ cách đây 11 năm, khi ấy bà đã 64 tuổi và mới bắt đầu tìm trường đi học. Nói về sinh viên đặc biệt này, ông Michael Solt, trưởng khoa quản trị kinh doanh cho biết: “Bà học không thua gì những sinh viên trong độ tuổi 20 và tôi nghĩ các sinh viên trẻ đều ngưỡng mộ bà Phượng lắm”.

Bà Phượng từng học ngành Anh Văn ở Đại Học Văn Khoa Sài Gòn nhưng chuyện học bị đứt quãng. “Đậu tú tài xong, tôi bắt đầu đi làm để kiếm sống giúp gia đình, nhưng cũng theo học Đại Học Văn Khoa Sài Gòn vì muốn làm nghề dạy tiếng Anh. Nhưng vì chiến tranh đang ác liệt, tôi là con cả nên phải ngừng học để phụ cha mẹ nuôi bảy đứa em”.

Đến năm 1967, bà vào làm ở công ty Điện Lực Việt Nam và được đào tạo thành kế toán viên, làm được một năm thì bà trở thành trưởng phòng kế toán. Đến năm 1979 bà lập gia đình rồi theo chồng về Cần Thơ vì ông là nhân viên của Điện Lực Cần Thơ, đến đầu năm 2007 thì bà sang Mỹ.

“Lúc mới qua, tôi ở nhờ nhà em gái út khoảng một năm rưỡi để giúp em tôi nuôi các cháu. Đến năm 2008, em tôi chỉ cho tôi cách nộp đơn xin chính phủ Mỹ tài trợ đóng học phí đi học. Tôi xin học California State Long Beach vào năm 2013 ngành quản trị kinh doanh vì từng có kinh nghiệm làm kế toán”.

Nhà ở xa trường lại không biết lái xe, nên mỗi ngày bà phải đi xe buýt tổng cộng bốn tiếng đồng hồ để đến trường. Những năm đầu học ở đây, lúc còn khỏe thì bà lấy những lớp buổi sáng, rồi khi sức khỏe xuống thì bà chọn những lớp xế chiều.

Là người cao tuổi đi học đại học cùng với sinh viên trẻ, tất nhiên là bà cũng gặp trở ngại trong việc học. Thứ nhất là nghe tiếng Anh không nhanh bằng các bạn trẻ. Thứ hai là tiếp cận sử dụng kỹ thuật sử dụng các ứng dụng mới trong vi tính. Vì cao tuổi và lượng sức mình nên bà chỉ lấy hai tín chỉ một học kỳ, chọn con đường đi từ từ cũng đến đích, không như các bạn trẻ lấy đến bốn năm tín chỉ vẫn OK!

Bà khuyên các bạn trẻ lúc nào cũng nên tìm cách học, học suốt đời để cầu tiến, phát triển bản thân mình vì con đường học vấn để có kiến thức không phải chỉ là cách tiến thân trong xã hội mà chính là bổn phận của con người. Nhờ tri thức và trải nghiệm, con người ta sẽ cảm thấy được tự do và có được sự hài lòng và tự tin trong đời sống.

– Bài của tác giả Thiện Lê

Anh Nick không có chân và tay, nhưng đã trở nên chân tay của Chúa.

Trường Thân Văn

Một gia đình hạnh phúc, vui mừng Chúa Jesus Christ Giáng Sinh, suốt cả cuộc đời mình.

Cho dù Anh chủ nhà này không có tay và không có chân. Hình ảnh dưới, anh Nick Vujicic và vợ cùng các con. Anh Nick không có chân và tay, nhưng đã trở nên chân tay của Chúa. Anh ấy đi khắp thế giới loan báo Tin Mừng, khuyên lơn mọi người có đủ tay và chân hãy vui sống, đừng bao giờ bỏ cuộc. Hàng chục vạn người ở Hà Nội và tp Hồ Chí Minh đã từng trò chuyện trực tiếp và nghe anh ấy làm chứng về tình yêu của Thiên Chúa, qua ms. Bùi Quốc Phong thông dịch.

Tôn vinh Đức Chúa Trời.

TVT.

Xem thêm:

Nick Vujicic và cuộc sống gia đình đẹp như mơ: 1 vợ đẹp, 4 con ngoan 

Tạ Ơn Thiên Chúa trong mọi hoàn cảnh (1)

Tác giả: Phùng Văn Phụng

Người ta dễ dàng cám ơn khi thành công, khi nhận được lời nói yêu thương, khi nhận quà tặng với tâm tình yêu mến. Khi gặp sự thất bại, bị hành hạ, tủi nhục, đau đớn, bất hạnh… mở lời nói cám ơn Chúa vì những bất hạnh, đau khổ, bịnh tật nghèo nàn, cô đơn thật khó vô cùng. Nhưng giữa sự oán trách, hận đời, bực tức, đắng cay và nếu nhìn sự kiện đó với khía cạnh sâu xa hơn, chịu đựng sự khó khăn để thông phần đau khổ với Chúa Giêsu chịu đóng đinh trên thập tự, lòng ta sẽ dịu lại và dễ chấp nhận khó khăn, đau khổ đó.

1)Tạ ơn Thiên Chúa vì bị tù đày.

Sau ngày 30 tháng 04 năm 1975 hầu hết những người có trình độ ở miền Nam đều bị đi tù cộng sản.

Những người ưu tú của miền Nam làm việc cho Việt Nam Cộng hoà đều đóng tiền đi tù vì nghe theo lời của Ủy Ban Quân Quản Sài gòn lúc bấy giờ ra thông báo học tập một tháng cho sĩ quan từ thiếu úy trở lên và các viên chức của chánh quyền Sài gòn từ Chánh sở trở lên.

Sự thơ ngây, lầm tưởng thông báo trên của cộng sản là sự thật, cho nên quân nhân, công chức miền Nam đều bị lừa gạt đi tù từ 5 năm đến 17 năm.

Tôi cũng chung số phận những người miền Nam thơ ngây đó. Tôi trình diện đi tù từ ngày 14 tháng 6 năm 1975 và được thả ra ngày 28 tháng 02 năm 1983. Còn thiếu 3 tháng 14 ngày nữa là đủ trọn vẹn 8 năm. Chịu đựng thiếu thốn, đói rét, lạnh lẽo ở các miền rừng núi âm u ở miền Bắc: Lào Cai, Vĩnh Phú, Hà Nam Ninh… Trong tù có nghe tin Tướng Nguyễn Hữu Có đang xây dựng trại ở Thanh Hóa, Nghệ An để các tù nhân cộng sản định cư và vợ con muốn đoàn tụ thì xin ra khu định cư đó để ở cùng các tù nhân.

***

Sau khi được thả về, tôi thường nghe lén đài VOA, BBC có nói đến chương trình ra đi trong trật tự cho những người cải tạo.

Cuối cùng có sự thoả thuận giữa Mỹ và Việt Nam. Những người ở tù trên ba năm được di cư sang Mỹ. Dưới ba năm thì không được.

Tôi tạ ơn Chúa vì tôi đã ở tù trên ba năm nên được qua Mỹ theo diện HO cùng với gia đình.

Từ ngày qua Mỹ cách nay 29 năm tôi được hưởng không khí tự do, không còn hồi hộp, lo âu, bị bắt bỏ tù lại bất cứ lúc nào. Không có ai khám nhà, hỏi thăm, theo dõi, rình mò.

Không đi tù không cảm nghiệm được tự do là quý.

Không đi tù không học được tính khiêm nhường, chịu nhẫn nhục trước cán bộ đáng em cháu mình.

Không đi tù, cuộc sống bình thường trôi chảy, đi dạy học và con đường hoạn lộ êm ả, thênh thang, không có bất cứ trở ngại nào để làm tôi suy nghĩ, có lẽ tôi không biết đến đạo Chúa, không biết Chúa Giê su là ai.

2)Tạ ơn Thiên Chúa vì bị bịnh nan y:

Khi bị bịnh nặng bịnh nan y chẳng hạn, thông thường con người phản ứng, tức giận trách Chúa sao người khác không bịnh mà Chúa để tôi bịnh. Cho nên tạ ơn Thiên Chúa khi bịnh nan y là một điều rất khó. Làm sao có thể tạ ơn được khi thân thể đau nhức, mệt mỏi, rã rời và biết mình sắp chết. Nhưng cũng có người nhân lúc bịnh hoạn, có thì giờ suy nghĩ, soát xét lại cuộc đời của mình, để ăn năn sám hối những lỗi lầm đã qua. Và trong bài: Lời tạ ơn lạ thường, một bà 84 tuổi đau đớn vì bịnh ung thư, đã dâng lời tạ ơn Chúa như sau:

 “Tôi rất cám ơn Chúa đã cho tôi một cơ hội để tỏ lòng biết ơn Ngài! Năm nay tôi 84 tuổi, đang bị bệnh ung thư và phải nằm cấm cung ở nhà. Tôi xin dâng những tật bệnh và những cơn đau này cho Chúa để cầu nguyện cho các linh hồn nơi luyện ngục, cho những người mẹ đã và đang dự định phá thai, và cho các thai nhi vô tội…! Tôi rất vui và hạnh phúc khi có được cơ hội để đền đáp lại hồng ân và tình yêu vô bờ bến mà Ngài đã dành cho tôi, một tạo vật nhỏ bé và bất xứng…!”(2)

3)Tạ ơn Thiên Chúa vì bị tật nguyền.

Rất khó tạ ơn Chúa vì bị tật nguyền. Thông thường tạ ơn Chúa vì ta được lành lặn, làm ăn giàu có, thành công. Chứ tật nguyền làm sao tạ ơn Chúa cho được.

Nhưng có nhiều trường hợp con người vẫn tạ ơn Chúa vì những bất hạnh, khiếm khuyết của cơ thể. Như trường hợp Nick Vujicic.(3)

Nick Vujicic đang nói chuyện tại một nhà thờ ở Ehringshausen, Đức (tháng 4 năm 2011)

Nicholas James “Nick” Vujicic sinh ngày 4 tháng 12 năm 1982, tại Brisbane, Úc, là một người truyền bá Phúc Âm và diễn giả truyền cảm hứng người Úc gốc Serbia, khi được sinh ra đã không có tứ chi mà chỉ có 1 bàn chân và 2 ngón chân nhỏ.

Nick bị hội chứng tetra-amelia bẩm sinh, một loại rối loạn hiếm gặp, gây ra sự thiếu vắng cả bốn chi.

Cha mẹ của anh là Dushka (Душка) và Boris Vujicic (Борис Вујичић). Mặc dù là một đứa trẻ khỏe mạnh nhưng từ khi sinh ra Nick đã không có cả hai chi trên và dưới mà chỉ có hai bàn chân nhỏ (một trong số đó có hai ngón chân). Anh có hai anh chị em ruột là Michelle và Aaron.

Nick Vujicic có đến Việt Nam từ ngày 22 tháng 5 đến ngày 26 tháng 5 năm 2013.

Nick viết sách để truyền bá sự lạc quan, vui vẻ, niềm tin vào tương lai, niềm tin vào Chúa và niềm hy vọng.

Cuốn sách đầu tay của Nick – Life Without Limits: Inspiration for a Ridiculously Good Life (nhà xuất bản Random) – ra mắt công chúng năm 2010. Nick đưa ra thị trường DVD Life’s Greater Purpose – một bộ phim tài liệu được bấm máy vào năm 2005, có nội dung thuật lại cuộc sống gia đình và những hoạt động thường ngày của Nick. Phần thứ hai của DVD được quay tại hội thánh Tin Lành địa phương của anh ở Brisbane – một trong những bài nói chuyện về động lực cuộc sống đầu tiên của anh. Nick cũng giới thiệu đĩa DVD dành cho giới trẻ với nhan đề No Arms, No Legs, No Worries: Youth Version.

Nick vẫn làm việc bình thường giống như mọi người.

Anh đã tốt nghiệp đại học và trở thành một diễn thuyết gia nổi tiếng về chủ đề làm chủ cuộc sống. Anh truyền cảm hứng cho rất nhiều người nhất là giới trẻ.

Nick hiện đang định cư ở Los Angeles, California, Mỹ.  Ngày 12 tháng 2 năm 2012, anh kết hôn với Kanae Miyahara. Ngày 13 tháng 2 năm 2013, con trai họ là Kiyoshi James Vujicic chào đời, cân nặng khoảng 3,9 kg.

Nick đã xuất bản ba cuốn sách và hai DVD:

Sách: Life Without Limits, 2010 (Cuộc sống không giới hạn, dịch giả: Nguyễn Bích Lan)

Sách: Unstoppable (Không thể bị cản)

Sách: Limitless (Không giới hạn)

DVD: Life’s Greater Purpose (Mục đích lớn hơn của cuộc sống)

DVD: No Arms, No Legs, No Worries: Youth Version (Không tay, Không chân, Không lo lắng: Phiên bản Tuổi trẻ)

Nick là một tấm gương kiên nhẫn đáng học hỏi và bắt chước, nhất là giới trẻ có nhiều cơ hội, tương lai phía trước đầy triển vọng.

(1)Thánh Phaolô viết: “Anh em hãy tạ ơn Thiên Chúa trong mọi hoàn cảnh, vì đó là điều Thiên Chúa muốn trong Đức Kitô Giêsu” (1Tx 5, 18).

(2) Lời Tạ Ơn Lạ Thường

(3) https://vi.wikipedia.org/wiki/Nick_Vujicic

Tác giả: Phùng Văn Phụng

24 tháng 11 năm 2022

(ngày lễ Tạ ơn)

Bryan Phạm bỏ việc lương cao, lập diễn đàn AHN với 200,000 thành viên

Bryan Phạm bỏ việc lương cao, lập diễn đàn AHN với 200,000 thành viên

August 22, 2022

Trà Nhiên/Người Việt

LAS VEGAS, Nevada (NV) – Từ một kỹ sư nhu liệu với mức lương “đáng mơ ước,” đến nhà đầu tư bất động sản, nhưng Bryan Phạm lại quyết định “gác kiếm” để khởi nghiệp và sáng lập diễn đàn Asian Hustle Network (AHN), chấp nhận không có thu nhập năm đầu, chỉ vì một ước mơ.

Từ trái, anh Bryan Phạm và cô Maggie Chui-đồng sáng lập Asian Hustle Network, và MC Eric Chen trong một buổi hội thảo. (Hình: Bryan Phạm cung cấp)

Ước mơ của chàng trai 33 tuổi là gầy dựng diễn đàn kết nối giới trẻ gốc Á để các thành viên học hỏi, chia sẻ kinh nghiệm về khởi nghiệp, về cách lãnh đạo, và làm cách nào để làm chủ doanh nghiệp.

AHN là “đứa con tinh thần” mà anh Bryan đồng sáng lập với cô Maggie Chui vào Tháng Mười Một, 2019. Mới đầu, AHN chỉ là một group nhỏ trên Facebook, nhưng chưa đầy một tuần lại thu hút 10,000 người nhấn nút tham gia.

Rồi sau đó thì trung bình group thu hút hơn 10,000 người mỗi tuần, để đến giờ đây diễn đàn AHN, www.asianhustlenetwork.com, có đến hơn 200,000 thành viên khắp thế giới.

Lý tưởng của “kẻ mộng mơ”

“Năm 2018, tôi tìm kiếm một diễn đàn gốc Á trực tuyến để tham gia nhưng lại không tìm được gì. Tôi thấy cộng đồng mình khi ấy thật rời rạc, coi nhau là đối thủ nhiều hơn là đoàn kết,” anh Bryan nói với nhật báo Người Việt.

“Các diễn đàn lúc bấy giờ toàn nói về đồ ăn và trà sữa, chứ chưa thấy một nơi nào cùng hỗ trợ các chủ doanh nghiệp hoặc một nơi nào đó dành cho những ‘kẻ mộng mơ’ như tôi. Thế là tôi hạ quyết tâm tự tạo một diễn đàn và đó là Asian Hustle Network,” anh bộc bạch.

Bryan Phạm đồng sáng lập Asian Hustle Network để kết nối cộng đồng gốc Á. (Hình: Bryan Phạm cung cấp)

Giải nghĩa cho sự thành công bất ngờ của AHN, anh Bryan cho biết: “Có thể AHN ra mắt là lúc cộng đồng cần nhất, họ cần mội diễn đàn để kết nối người có cùng chí hướng, cùng hỗ trợ nhau, và để cùng thành công.”

“Cha đẻ” của AHN cũng cho biết, khoảng 60% thành viên của diễn đàn là người từ 24 đến 36 tuổi, đa số là các bạn trẻ đang trên đường tìm kiếm ước mơ, và ý tưởng kinh doanh.

Cha mẹ của Bryan là thuyền nhân, vượt biển sang Mỹ năm 1987.

Anh sinh trưởng ở thành phố San Gabriel, thuộc Los Angles County. Sau đó, anh tốt nghiệp đại học UC Irvine, với ngành kỹ sư nhu liệu.

Sau khi ra trường, chàng sinh viên trẻ làm việc ở San Franciso trong bảy năm. Vài năm trở lại đây, anh chuyển sang sinh sống tại Las Vegas.

Anh làm kỹ sư nhu liệu được 10 năm, sau đó nhảy vào đầu tư bất động sản, nhưng chính ý tưởng thành lập diễn đàn của giới trẻ gốc Á đã thôi thúc anh đổi nghề.

“Một năm đầu thì AHN chẳng có thu nhập nào nhưng đến giờ nghĩ lại thì quyết định này thật đúng đắn dẫu nó không dễ dàng là bao,” anh tâm sự.

Buổi hội thảo 2022 Uplifted Conference của Asian Hustle Network, ở Las Vegas, thu hút hơn 500 thành viên tham dự. (Hình: Bryan Phạm cung cấp)

Diễn đàn của những nhà lãnh đạo tương lai

Các thành viên chính thức của AHN được tham gia giao thiệp với các chuyên gia ở nhiều lĩnh vực, được học hỏi kinh nghiệm qua các buổi hội thảo, được cung cấp các thông tin bổ ích và nguồn trợ giúp để mọi người cùng tiến phía trước.

Tháng Tư vừa qua, AHN thành công bằng việc tổ chức buổi hội thảo Uplifted Conference ở Las Vegas khi thu hút hơn 500 thành viên tham dự.

Anh Bryan cho biết buổi hội thảo tiếp theo sẽ được tổ chức từ 27 đến 28 Tháng Tư, 2023, và dự trù hơn 1,000 người tham dự.

Thêm vào đó, anh Bryan còn bật mí rằng sẽ có AHN Talk Series, buổi hội thảo mời các diễn giả có kinh nghiệm để chia sẻ nhiều chủ đề cũng như câu chuyện thành công của họ.

Vào 23 Tháng Tám, AHN Talk Series sẽ ra mắt ở Seatle, Washington, sẽ mời hai diễn giả một nữ, một nam, sinh sống ở đó để thuyết trình.

Sau đó, mỗi tháng AHN Talk Series sẽ có buổi hội thảo ở khắp Hoa Kỳ như ở Washington DC, New York, và sẽ mở rộng hơn sang các nước Á Châu như Việt Nam, Nam Hàn, và Singapore.

Anh Bryan cũng chia sẻ thêm rằng dù AHN vẫn còn được xem là công ty khởi nghiệp nhưng vẫn luôn sát cánh hỗ trợ cộng đồng.

Vừa rồi, AHN quyên góp tiền cho trường Good Shepherd Academy ở Los Angles, để hỗ trợ học sinh nơi đây.

“Chúng tôi luôn nghĩ mình có bổn phận giúp đỡ cộng đồng vì thành công mà AHN có được mới chỉ là sự bắt đầu thôi,” anh nói.

Bryan Phạm khuyến khích mọi người tham gia Asian Hustle Network để cùng học hỏi kinh nghiệm và chia sẻ thành công. (Hình: Bryan Phạm cung cấp)

Anh Bryan cũng khuyến khích các bạn trẻ: “Nếu các bạn muốn khởi nghiệp mà còn mông lung, hoặc muốn biết thêm về kinh nghiệm, về các giấy tờ chuyên môn khi kinh doanh thì hãy tham gia AHN để bạn không còn phải lạc lõng nữa, hãy cùng đồng hành trên chặng đường này.”

Vị đồng sáng lập AHN cũng chia sẻ chặng đường khởi nghiệp không hào quang như mọi người vẫn nghĩ.

“Đừng bị lừa là khởi nghiệp chỉ toàn ‘màu hồng.’ Chúng ta phải luôn siêng năng và làm việc hết mình vì đó là chặng đường gian nan, thậm chí là lắm chông gai,” anh Bryan tâm sự. [kn]

Liên lạc tác giả: nguyen.nhien@nguoi-viet.com

Bài Học Cuộc Sống Từ Ngôi Sao Điện Ảnh Sylvester Stallone

GÓC SUY GẪM…

Bài Học Cuộc Sống Từ Ngôi Sao Điện Ảnh Sylvester Stallone

Câu chuyện về cuộc đời tài tử – huyền thoại điện ảnh Sylvester Stallone sẽ khiến bạn phải nghĩ lại về quyết tâm theo đuổi ước mơ của riêng mình.

Sylvester Stallone là một trong những ngôi sao điện ảnh Mỹ nổi tiếng và thành công bậc nhất từ trước đến giờ. Nhưng hãy nghe kể về những ngày xa xôi ấy, khi Stallone chỉ là một diễn viên vô danh, vật lộn với những vai diễn nhỏ và thường xuyên bị từ chối trong các buổi thử vai.

Cuộc sống của ông có lúc ở đỉnh điểm của sự cùng cực khi bị đuổi khỏi nhà thuê vì không có tiền, phải lang thang trên đường phố. Khi không còn một xu dính túi để mua đồ ăn, vất vưởng ba ngày liền tại trạm xe buýt, ông đã phải nén nỗi đau để bán đi chú chó của mình – người bạn đồng hành mà ông vô cùng yêu quý chỉ bởi không còn gì cho nó ăn.

Ông bán cho một người lạ gần một quán rượu với giá chỉ 25 USD (khoảng 550.000 VNĐ). Ông kể rằng khi ông trao người bạn đó vào tay người lạ, ông đã bước đi và nước mắt giàn giụa.

Hai tuần sau, Stallone vô tình xem được trận đấm bốc giữa hai võ sĩ Mohammed Ali và Chuck Wepner. Trận đấu này là tác nhân thay đổi cuộc đời ông từ đó. Kịch tích của trận đấu đã truyền cảm hứng cho Stallone viết nên kịch bản phim sau này vô cùng nổi tiếng – Rocky.

Ông hoàn thành kịch bản sau 20 giờ liên tục viết, dòng chữ tuôn trào đầy cảm xúc. Ông đem chào bán Rocky và nhận được phản hồi từ một nhà làm phim đồng ý với mức giá 125.000 USD (khoảng 2,7 tỉ VNĐ) cho kịch bản 20 giờ viết đó.

Nhưng Stallone kèm một yêu cầu khi bán: ông sẽ đóng vai chính trong bộ phim đó! Vâng, không ai khác, mà là chính ông – một diễn viên nhỏ vô danh bấy giờ, sẽ là vai chính trong bộ phim do chính ông viết. Và tất nhiên, nhà làm phim hoàn toàn không đồng ý, họ muốn một diễn viên thực thụ – một ngôi sao gạo cội bấy giờ chứ không phải “một gương mặt không tên tuổi với biểu cảm thiếu tự nhiên và giọng nói nực cười” – họ trả lời. (Những biến chứng mà mẹ ông gặp phải khi sinh hạ khiến cho phần trái cơ mặt của Stallone – bao gồm một phần môi, cằm và lưỡi – vĩnh viễn bị liệt. Đó là lí do tại sao khán giả thường thấy gương mặt ông có vẻ thiếu tự nhiên khi diễn và có cách nói với chiếc môi trễ xuống đặc trưng).

Và stallone nhận lại kịch bản, ra về.

Một vài tuần sau, nhà làm phim gọi lại cho ông, họ nâng mức giá lên 250.000 USD (khoảng 5,45 tỉ VNĐ) – ông lại một lần nữa từ chối con số khổng lồ đó. Họ tiếp tục nâng giá lên 350.000 USD (khoảng 7,6 tỉ VNĐ). Ông tiếp tục từ chối. Họ muốn kịch bản của ông, còn ông lại chỉ muốn mình là vai chính trong phim. Ông từ chối tiền khi tiền ở thời điểm đó là thứ ông đang thiếu, là nguyên nhân cho những bi kịch liên tiếp bấy giờ của ông. Tất cả nhờ một niềm tin cho mơ ước!

Cuối cùng, nhà làm phim nhượng bộ, họ đồng ý cho ông thủ vai chính với mức giá trả cho kịch bản phim giảm xuống còn 35.000 USD (khoảng 760 triệu VNĐ).

Những ngày tháng sau đó đã làm nên huyền thoại!

Bản thân ông lao vào tập luyện không ngừng nghỉ trong khoảng nửa năm để có vóc dáng như một võ sĩ quyền Anh thực thụ. Đôi chân mỏi rã rời do tập chạy những đốt ngón tay sưng vù do tập đấm… Tất cả những đau đớn đó đều được Stallone chấp nhận hy sinh, vì một Rocky.

Bộ phim sau đó trở thành hiện tượng phòng vé, thu về tới 225 triệu USD (khoảng 4900 tỉ VNĐ) trên toàn cầu và trở thành bộ phim ăn khách nhất năm 1976. Không chỉ thành công rực rỡ về mặt thương mại, tác phẩm này còn được đề cử 10 giải Oscar và chiến thắng ba giải (bao gồm cả Phim hay nhất). Nhân vật Rocky trở thành một biểu tượng văn hóa, một tấm gương về sự vươn lên và sau này còn được dựng tượng tại thành phố Philadelphia.

Sylvester Stallone trở thành người đầu tiên kể từ hai huyền thoại Charlie Chaplin và Orson Welles được đề cử Oscar cho Nam diễn viên chính lẫn Biên kịch.

Và bạn biết điều đầu tiên Stallone làm với 35.000 USD tiền kịch bản là gì không? Ông đã tìm cách mua lại chú chó mà ông đã bán đi ngày nào. Tình yêu với người bạn ông từng gắn bó đã khiến ông đứng bên quán rượu trong ba ngày chỉ để chờ đợi gặp người ông đã bán chú chó ấy. Đến ngày thứ ba, ông thấy người đàn ông và con chó của mình. Ông giải thích mong chuộc lại chú chó với giá 100 USD (khoảng 2,1 triệu VNĐ), người kia từ chối, ông nâng mức giá lên 500 USD (khoảng 11 triệu VNĐ), rồi 1000 USD (khoảng 22 triệu VNĐ)… cuối cùng bạn tin không? Ông đã phải dùng 15.000 USD (khoảng 327 triệu VNĐ) để mua lại chú chó ông từng bán chỉ với 25 USD.

Và ngày nay, chúng ta biết đến một Stallone thành công, một huyền thoại phim hành động với quá khứ từng rơi vào bi kịch cùng cực

***

Nghèo khó, gian nan đúng là tệ. Rất tệ. Nhưng hãy nghĩ về ước mơ của mình. Bạn hẳn có một ước mơ chứ? Một ước mơ đẹp, và bạn vô cùng mong muốn biến ước mơ thành hiện thực? \

Nhưng đời chẳng bao giờ đẹp như mơ. Bạn vấp phải rất nhiều khó khăn, nhiều trở ngại để đạt được ước mơ của mình. Và dường như ông trời cứ ném những khó khăn đó tới bạn để ngăn cản bạn đi đến việc thực hiện ước mơ?

Cuộc đời lúc nào cũng vậy, luôn đầy khó khăn, đầy thử thách. Với bất kì ai, cuộc đời cũng ném đầy gian nan vào những lúc mình gặp sự cố. Nhưng bạn ơi, đừng để các cánh cửa đóng lại vô vọng trước mắt bạn, đừng để sự khinh mạt, thói lọc lừa và những gian nan đè nát ước mơ của bạn, dù bạn có gặp bi kịch đến mức phải lang thang trên đường phố như Stallone đã từng.

Phải rồi, xã hội mà, con người mà, họ có thể đánh giá bạn qua diện mạo của bạn, qua những gì bạn có, nhưng đừng bao giờ để họ cướp đi ước mơ của bạn.

Hãy tiếp tục ước mơ, đừng bao giờ đầu hàng số phận. Chính bạn, không ai khác, chính bạn mới là người quyết định cho cuộc đời mình chứ không phải suy nghĩ hay ánh nhìn ác ý từ người khác.

Chỉ cần bạn còn sống, thành công chưa bao giờ rời xa.

Tiến Sĩ Stefan Bean – 100% Việt, bị bại liệt, bị bỏ rơi – tranh cử Orange County

Tiến Sĩ Stefan Bean – 100% Việt, bị bại liệt, bị bỏ rơi – tranh cử Orange County

Báo Nguoi-Viet

May 14, 2022

Đỗ Dzũng/Người Việt

ORANGE COUNTY, California (NV) – Bị bại liệt lúc 2 tuổi, bị cha mẹ bỏ rơi, được đưa sang Mỹ qua chương trình “Operation Babylift” những ngày cuối cuộc chiến Việt Nam, và ngồi xe lăn suốt đời. Tuy nhiên, tất cả những điều này không thể cản trở Tiến Sĩ Stefan Bean, tên Việt Nam là Lê Thành Nam, trở thành một mẫu người thành công, có gia đình, có bốn người con, và bây giờ ra ứng cử chức tổng quản trị Sở Giáo Dục Orange County trong cuộc bầu cử sơ bộ vào Thứ Ba, 7 Tháng Sáu, tới đây.

Tiến Sĩ Stefan Bean (Lê Thành Nam) và bốn người con. Ông tranh cử chức tổng quản trị Sở Giáo Dục Orange County vào ngày 7 Tháng Sáu tới đây. (Hình: drbeanoc.com)

Trước khi ứng cử lần này, là lần đầu tiên, Tiến Sĩ Stefan Bean từng làm giáo sư đại học Cal State Dominguez Hills, Carson; hiệu trưởng Cornerstone Academy, Los Angeles; giáo viên, hiệu trưởng, và tổng quản trị Học Khu Aspire Public Schools, Los Angeles.

Sau khi tốt nghiệp trung học Lutheran High School of San Diego, ông lấy bằng cử nhân đại học USC, bằng cao học đại học Loyola Marymount University, và bằng tiến sĩ (doctorate) đại học Cal State Fullerton.

“Tôi bị bại liệt từ lưng trở xuống, cha mẹ bỏ lúc tôi 2 tuổi, rồi người ta thấy tôi ngồi trên lề đường, họ đưa vào trại mồ côi, may mắn đi trong chuyến bay không bị rớt qua chương trình Babylift ngày 6 Tháng Tư, 1975, với tên thật là Lê Thành Nam,” Tiến Sĩ Stefan Bean kể. “Trong danh sách, tôi đi chuyến bay thứ nhất, túi của tôi người ta đã bỏ lên đó rồi. Nhưng không hiểu sao, họ đưa tôi sang chiếc máy bay khác.”

Chiếc máy bay C-5 đó, chuyến bay thứ nhất, cất cánh từ phi trường Tân Sơn Nhất được 12 phút thì bị rớt, làm thiệt mạng 141 trong số 149 trẻ mồ côi.

“Nơi đầu tiên tôi đến là San Diego, ở với gia đình ông bà Greg và Judy Bean. Năm năm sau, khi tôi được 7 tuổi, ông bà chính thức nhận tôi làm con nuôi, đổi tên thành Stefan Bean. Ông bà có hai người con, nhận nuôi thêm 10 đứa, như vậy, tôi có 11 anh chị em.”

Tiến Sĩ Stefan Bean tại nhật báo Người Việt. (Hình: Người Việt)

Vượt qua khó khăn, lập gia đình, có con

Tiến Sĩ Stefan Bean cho biết, ông từng trải qua nhiều cuộc giải phẫu, “để người ta bỏ thêm thịt vào chân tôi.”

Trường học của ông không có đủ tiện nghi cho một học sinh khuyết tật, thế là cha mẹ đưa ông vào trường tư để ông có đủ điều kiện học.

Mặc dù không thể chơi các môn thể thao như bóng rổ hoặc bóng chày, cậu bé Stefan không ngồi yên một chỗ.

Ông chọn làm trọng tài cho các trận đấu, tham gia các hoạt động ngoại khóa, tham gia ban chấp hành hội học sinh, và phát triển khả năng nói tiếng Anh của mình.

Ông trở thành học sinh xuất sắc, được bầu làm trưởng khối lớp 6, và với khả năng ăn nói lưu loát, được đưa đi Washington DC phát biểu, vận động cho quyền lợi người khuyết tật.

Sau khi tốt nghiệp trung học, ông được học bổng toàn phần vào học đại học USC, và tốt nghiệp bằng cử nhân.

Tại USC, trong lúc làm việc trong trường, ông gặp cô Janet Soares, người vợ tương lai.

“Tôi xin hẹn đi chơi với cô ba lần, đều bị từ chối. Phải đến lần thứ tư cô mới đồng ý,” Tiến Sĩ Stefan Bean vừa nói vừa đưa ba ngón tay lên.

Hai người hẹn hò nhau một năm, sau khi làm đám hỏi một năm, họ làm đám cưới năm 2000, sau đó có bốn người con với nhau, con gái 19 tuổi đang học USC, con gái 17 tuổi và con trai 14 tuổi đang học trung học Los Alamitos High School, và con gái 11 tuổi học Rossmoor Elementary School.

Năm 2014, Janet Bean, người bạn đời của tiến sĩ, phát hiện bị ung thư, và qua đời năm 2020.

Dù trong cảnh “gà trống nuôi con,” dù vẫn phải ngồi xe lăn, Tiến Sĩ Stefan Bean vẫn làm tròn nhiệm vụ của người cha, chăm sóc các con đầy đủ.

“Cả đời tôi như vậy quen rồi,” ông nói một cách vui vẻ.

Tiến Sĩ Stefan Bean: “Cho dù gặp thử thách ra sao, cho dù sinh ra như thế nào, con người có thể vượt qua tất cả nhờ giáo dục.” (Hình: Người Việt)

Ứng cử để làm chính sách nâng đỡ học sinh

Khi được hỏi vì sao muốn làm tổng quản trị Sở Giáo Dục Orange County, Tiến Sĩ Stefan Bean cho biết: “Khi Janet còn sống, tôi có hứa với vợ tôi rằng tôi sẽ bảo vệ con cái không bị tẩy não qua các chương trình giáo dục có dạy về tình dục và thay đổi giới tính.”

“Trường học phải là nơi nâng đỡ học sinh, dạy cho các em tranh đua phù hợp với thế giới ngày nay, chứ không phải dạy những điều người ta muốn dạy, ví dụ như lý thuyết về chủng tộc, giống như chủ nghĩa Marxist,” ông tiếp.

Ông giải thích thêm: “Chúng ta đã có kinh nghiệm với Cộng Sản tại Việt Nam, chúng ta không muốn điều đó xảy ra ở đây. Những cái này không thuộc về trường học. Trường học nên dạy học sinh cách suy nghĩ thấu đáo về khoa học, kỹ thuật, nghệ thuật, và toán học…”

Về chủng tộc, ông Bean nói rõ hơn: “Chúng ta cần nâng đỡ và hiểu thêm sự khác biệt giữa những nền văn hóa, và làm thế nào chúng ta có thể làm việc như là một dân tộc.”

“Lý thuyết về chủng tôi đôi khi đi quá xa, làm cho chúng ta có cảm giác chủng tộc này hơn chủng tộc khác. Chúng ta muốn trân trọng mọi chủng tộc, một cách không thiên vị,” Tiến Sĩ Bean nói thêm.

Tiến Sĩ Bean cũng ủng hộ tạo cơ hội công bằng cho tất cả học sinh.

Ông nói: “Tất cả cơ hội phải công bằng. Học sinh phải có cơ hội công bằng để họ trở thành những gì họ muốn. Ngay cả trong trường hợp của tôi, tôi cũng được giúp đỡ một chút, và tôi tin như vậy, nhưng không phải là tôi được cơ hội vì màu da của tôi, vì hoàn cảnh của tôi.”

Nghị Viên Phát Bùi của Garden Grove (trái) và Tiến Sĩ Stefan Bean. (Hình: Người Việt)

Về chức vụ tổng quản trị hiện nay, Tiến Sĩ Stefan Bean cho biết: “Nếu đắc cử, tôi sẽ làm việc chung với Hội Đồng Giáo Dục để đạt kết quả cho mọi người.”

Theo trang web tranh cử của ông, www.drbeanoc.com, Tiến Sĩ Stefan Bean được bốn trong năm thành viên Hội Đồng Giáo Orange County chính thức ủng hộ. Ngoài ra, ông cũng được đảng Cộng Hòa Orange County, Nghị Hội Đảng Cộng Hòa Orange County, và một số dân cử và cựu dân cử chính thức ủng hộ.

Chức tổng quản trị Sở Giáo Dục Orange County

Các học khu tại California đều được quản trị một cách độc lập. Các thành viên Hội Đồng Giáo Dục do cử tri bầu lên, và họ bổ nhiệm tổng quản trị. Nói cách khác, tổng quản trị học khu thực hiện chính sách của Hội Đồng Giáo Dục, giống như một công ty, trong đó, tổng giám đốc được Hội Đồng Quản Trị bổ nhiệm và làm việc theo chính sách của hội đồng này.
Trong lĩnh vực giáo dục cấp quận hạt ở Orange County, việc điều hành có khác.

Các thành viên Hội Đồng Giáo Dục Orange County và tổng quản trị do cử tri bầu lên. Nói cách khác, tổng quản trị chịu trách nhiệm với cử tri, chứ không phải với Hội Đồng Giáo Dục.
Vì thế, phải có một sự tương nhượng nào đó để tổng quản trị phối hợp làm việc với Hội Đồng Giáo Dục.

Tiến Sĩ Stefan Bean cùng người vợ quá cố và bốn người con. (Hình: Drbeanoc.com)

Ông Stefan Bean cho biết thêm, về mặt ngân sách, các học khu có hai nguồn thu, từ tiền thuế của dân và từ tiểu bang.

“Nguồn ngân sách của tiểu bang phải được tổng quản trị Sở Giáo Dục Orange County xem xét,” ông Bean giải thích. “Orange County có 28 học khu. Nếu tổng quản trị không đồng ý, thì học khu phải làm lại ngân sách (phần nhận từ tiểu bang). Sau đó, tổng quản trị đưa qua Hội Đồng Giáo Dục Orange County bỏ phiếu.”

“Mặc dù chưa có luật rõ ràng ai có toàn quyền về ngân sách, nhưng quận hạt có thể thông qua một nghị quyết, và vẫn có thể gây ảnh hưởng ngân sách học khu,” ông giải thích thêm.

Khi được hỏi giáo dục quan trọng như thế nào, Tiến Sĩ Stefan Bean không ngần ngại nói: “Cho dù gặp thử thách ra sao, cho dù sinh ra như thế nào, con người có thể vượt qua tất cả nhờ giáo dục.”

Độc giả có thể nghe câu chuyện của Tiến Sĩ Stefan Bean tại: www.youtube.com/watch?v=ODMFROPnh-4.

—–
Liên lạc tác giả: dodzung@nguoi-viet.com

Một người tù oan nỗ lực học để có bằng đại học

Một người tù oan nỗ lực học để có bằng đại học

Ryan Matthews ( trong hình) là người ở tiểu bang Louisiana, Mỹ. Vào giữa tháng 12 này, Ryan vừa nhận được bằng đại học. kết quả của những nỗ lực không ngừng từ thân phận của một người tù oan.

Khi còn trẻ, cậu bỏ học, thường đi chơi với một người bạn thân. Một đêm tháng 4-1997, một tên cướp đội mũ trùm mặt bắn chết chủ tiệm tạp hóa ở Bridge City cách New Orleans 16km. Ryan khi đó 17 tuổi, cậu và bạn không hề tới nơi xảy ra án mạng nhưng xe hơi của họ giống xe hung thủ theo mô tả của các nhân chứng. Chừng ấy chứng cứ đủ để họ bị bắt.

Ryan ngồi tù hai năm rưỡi. Đến ngày xét xử, bồi thẩm đoàn gồm 11 người da trắng và một người da màu đánh giá anh có tội. Ryan bị kết án tử hình lúc mới 19 tuổi.

Ở trong tù, cậu cố gắng không để đầu óc bị giam cầm. Cậu nói “Tôi đọc sách. Tôi tập thể dục. Tôi viết. Tôi không thể để nơi này hạ gục tôi. Tôi không thể nổi điên để rồi họ chiến thắng. Tôi đã dính đến chuyện tôi không làm, vì vậy nếu tôi mất trí, tôi sẽ mất đi động lực và sẽ không bao giờ thoát ra được”.

Cuối cùng các luật sư và gia đình đã chứng minh Ryan vô tội. Ryan được trả tự do năm 2004, sau 5 năm tù oan. Hai tháng sau anh lấy chứng chỉ GED (tương đương bằng tốt nghiệp trung học). Một năm sau, vì hậu quả của bão Katrina, gia đình Ryan dọn tới Denton, tiểu bang Texas.

Một số năm sau nữa, anh quyết theo học Đại học Phụ nữ Texas (TWU). Vừa học vừa làm. Ryan khi đó đã có vợ và 4 con. Hàng ngày anh đi làm tới khuya, tranh thủ lúc rảnh đưa con đi học và học bài. Việc anh đi học là nối gót của người chị gái là Monique Coleman. Họ cùng theo học một đại học. Cuối cùng anh đã TN đại học vào tháng 12/2019. Còn cô chị gái đã tiếp tục học lấy bằng tiến sĩ với mục đích sửa đổi luật pháp về án oan và đưa người bị kết án oan tái hòa nhập. Cô muốn không ai lặp phải nỗi khổ như em mình. Còn mẹ của họ, bà Pauline Matthews, 71 tuổi, cũng trở lại trường và đang học ngành công tác xã hội tại TWU.

Con đường học vấn của Ryan chưa kết thúc. Anh đang đi tìm việc cho ngành anh học, về kinh doanh, và sau đó sẽ tiếp tục học lên cao học quản trị tài chính – kế toán.

Một con người đầy nghị lực, và một gia đình yêu chuộng học vấn, dù xuất thân rất khó khăn.

Fb Nguyễn Thị Bích Hậu