Xin lỗi Mạnh, người đồng hương và đồng bào của tôi – Thái Hạo

Lê Vi

– Thái Hạo

Vậy là đã dừng lại rồi, gần 20 năm ngục tù kêu oan thảm thiết. Tôi đau đớn. Nhưng rồi lại nghĩ, giờ ít ra anh đã thoát khỏi những song sắt, và chắc đang về thăm mẹ rồi. Anh đang nhìn thấy mẹ, ngồi bên mẹ trong ngôi nhà của mẹ… Chắc anh đã khóc, có cả giọt nước mắt hạnh phúc nữa vì được trở về và đoàn tụ, phải không anh? Tôi cầu nguyện rằng tôi đã đúng.

Giờ anh được tự do rồi, hãy đi thật nhiều để trả lại cho những năm tháng thanh xuân tù ngục đằng đẵng.

Nếu anh bị oan uổng, tôi cũng tin, oán hận không thể dễ dàng cởi bỏ. Sự đau đớn và nỗi uất ức sẽ kết lại, anh sẽ ở đó, và làm tiếp tục đòi công lý, theo cách của riêng anh. Phải không anh?

Tạm biệt anh, Lê Văn Mạnh. Cho tôi được cúi đầu, Xin lỗi anh.

– Thái Hạo

Hơn 48 năm sau…

Báo Tiếng Dân

Thục Quyên

23- 9- 2023

Sáng 30 tháng 4 năm 1975, Đại sứ Graham Martin được sơ tán bằng trực thăng khỏi Toà Đại sứ Hoa Kỳ tại Sài Gòn. Lúc 7h53, chiếc trực thăng cuối cùng của Thủy quân Lục chiến Mỹ cũng cất cánh, đánh dấu kết thúc sự hiện diện của Mỹ ở Việt Nam.

Đảng Cộng sản Việt Nam sau khi chủ động gây ra một cuộc chiến đẫm máu kéo dài 20 năm (1955- 1975) nhằm thôn tính miền Nam Việt Nam, mà họ gọi là “cuộc chiến chống Mỹ cứu nước”, rồi 48 năm sau đó, họ không ngừng khoe rằng, đó là “chiến thắng đẩy lùi trận địa của Chủ nghĩa Đế Quốc, mở rộng trận địa của Chủ nghĩa xã hội” (1); ngày 10/09/2023, họ đã hân hoan đón Tổng Thống Hoa Kỳ Joe Biden, rồi ra Tuyên bố chung về nâng cấp quan hệ Việt – Mỹ lên thành “Đối tác chiến lược toàn diện”.

Bản Tuyên bố chung nhấn mạnh, hai nước sẽ “cùng nhau hiện thực hóa nguyện vọng của người dân về một tương lai tươi sáng và năng động, góp phần duy trì hòa bình, ổn định, hợp tác và phát triển ở khu vực quan trọng này cũng như trên toàn thế giới”.

Trong đó (2), đôi bên cam kết sẽ tiếp tục làm sâu sắc hơn nữa hợp tác trên các lĩnh vực:

– Quan hệ chính trị – ngoại giao

– Hợp tác kinh tế – thương mại – đầu tư

– Hợp tác số, khoa học, công nghệ, đổi mới, sáng tạo

– Hợp tác giáo dục đào tạo

– Hợp tác về khí hậu, năng lượng, môi trường và y tế

– Hợp tác khắc phục hậu quả chiến tranh

– Hợp tác về quốc phòng – an ninh

– Thúc đẩy và bảo vệ quyền con người

– Phối hợp về các vấn đề khu vực và quốc tế

Tóm lại, đó là tất cả những lĩnh vực hợp tác khi xưa giữa chính phủ Việt Nam Cộng Hòa (1955- 1975) và Hoa Kỳ, với một vài triển khai để thích hợp với thời đại văn minh toàn cầu hóa hiện nay.

Cần 68 năm để Đảng Cộng Sản Việt Nam tìm thấy con đường này và hiểu rằng đó chính là “nguyện vọng của người dân về một tương lai tươi sáng và năng động.

Dù thế hệ của người Việt trẻ hôm nay không bị ràng buộc bởi những ngậm ngùi đổ vỡ, máu và nước mắt, hay những ý tưởng thua – thắng chính trị Quốc – Cộng của những thế hệ cha – ông, nhưng hai phần ba thế kỷ chậm trễ, không theo đà tiến hoá của thế giới là một lo ngại đáng kể cho cả dân tộc.

Một sự thay đổi đường hướng ngoại giao dù có được thực hiện đúng tiêu chuẩn cũng không đủ khả năng để tạo sức mạnh cho đất nước. Làm sao để Việt Nam bù đắp lại sự xuất huyết những tinh anh của dân tộc, một sự xuất huyết thường trực từ thời Pháp thuộc, kéo dài đến thời chiến tranh, tiếp theo bởi những bất công, o ép triền miên những người tài, cho tới ngày nay chưa hề chấm dứt?

Hợp tác kinh tế – thương mại – đầu tư, hợp tác số, khoa học, công nghệ, đổi mới, sáng tạo,  hợp tác giáo dục đào tạo, hợp tác về khí hậu, năng lượng, môi trường và y tế… tất cả đòi hỏi nhân lực với kỹ năng mới, lao động với công nghệ cao.

Óc sáng tạo cần môi trường tự do để trao đổi ý tưởng, và trong thời đại toàn cầu hóa cần tích lũy kinh nghiệm và hiểu biết quốc tế mới có thể cạnh tranh lành mạnh với các quốc gia khác. Mọi vấn đề cần chuyên viên có trình độ để hiểu và giải quyết tận gốc.

Những tuyên bố có cánh hay tăng tốc những hình phạt không thay đổi tình trạng nếu không có giải pháp thích nghi. Thí dụ, nếu bị bỏ mặc ngư dân Việt Nam một mình đối phó với tàu Trung quốc tấn công truy đuổi trên biển nhà, để kiếm sống, ngư dân (3) Việt Nam vẫn sẽ liều mạng ra đánh bắt ở những vùng biển nước ngoài, bất chấp mọi đe dọa, hình phạt.

Hoặc muốn thu hút đầu tư thì phải chú trọng huấn luyện để tạo ra người lao động có chuyên môn kỹ thuật. Thứ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội Nguyễn Bá Hoan đã phải lên tiếng báo động rằng nguồn lao động giá rẻ không còn là lợi thế thu hút đầu tư. Việc từ chối không bàn chuyện tăng lương tối thiểu (4) chỉ là một thái độ bóc lột người lao động chứ không giúp Việt Nam có cơ hội cạnh tranh tốt.

Ngay cả chiến dịch “đốt lò” của ông Tổng bí thư Trọng nhằm ra tạo hình ảnh tốt đẹp với các quốc gia đối tác, vì tất cả những hiệp định thương mại tự do thế hệ mới đều có những ràng buộc rất nghiêm khắc, liên quan đến tham nhũng; cũng mau chóng bị nghi ngờ vì chính chế độ cộng sản không có cơ chế kiểm soát, nên thuận tiện đẻ ra tham nhũng.

Tuyên bố chung ngày 10-9-2023 về nâng cấp quan hệ Việt – Mỹ lên “Đối tác chiến lược toàn diện“, là một cánh cửa cơ hội đáng mừng. Nhưng muốn nắm cơ hội để tiến lên thì chính phủ Việt Nam cần phải quyết tâm “vượt qua chính mình”, gạt bỏ mọi sợ hãi, kỳ thị, để mời sự đóng góp của mọi thành phần trong xã hội, cũng như phải có một chính sách thu hút nhân tài thật sự, trong và ngoài nước.

Quan trọng nhất hiện nay để thành công là, một khuôn khổ pháp lý nhằm ngăn chặn tình trạng lộng quyền, giúp điều hành thích ứng luật lệ Việt Nam với luật lệ quốc tế (những quốc gia đối tác).

_____

(1) Báo cáo chính trị của Ban chấp hành Trung ương Đảng tại đại hội lần thứ IV có đoạn: “… Đối với thế giới, thắng lợi của nhân dân ta đã đập tan cuộc phản công lớn nhất của tên đế quốc đầu sỏ chĩa vào các lực lượng cách mạng kể từ sau chiến tranh thế giới thứ hai, đẩy lùi trận địa của Chủ nghĩa Đế quốc, mở rộng trận địa của Chủ nghĩa Xã hội, phá vỡ một phòng tuyến quan trọng của đế quốc Mỹ ở Đông Nam Á, làm đảo lộn chiến lược toàn cầu phản cách mạng của chúng, đẩy Mỹ vào tình thế khó khăn chưa từng thấy, làm yếu hệ thống đế quốc chủ nghĩa, tăng thêm sức mạnh và thế tiến công của các trào lưu cách mạng thời đại, đem lại lòng tin và niềm phấn khởi cho hàng trăm triệu người trên khắp trái đất đang đấu tranh vì hòa bình độc lập dân tộc, dân chủ và Chủ nghĩa Xã hội“.

(2) https://nhandan.vn/tuyen- bo- chung- ve- nang- cap- quan- he- viet- nam- hoa- ky- len- doi- tac- chien- luoc- toan- dien- post771872.html

(3) https://www.bbc.com/vietnamese/forum- 66886405

(4) https://www.bbc.com/vietnamese/articles/c04jl2ynlzgo

Tử tù Lê Văn Mạnh bị thi hành án tử hình vào sáng ngày 22/9

Báo Tiếng Dân

RFA

23-9-2023

Mẹ tử tù Lê Văn Mạnh (thứ 4 từ trái qua) sau khi biết tin con mình bị thi hành án hôm 23/9. Ảnh: FB Đặng Bích Phượng

Tử tù Lê Văn Mạnh đã bị thi hành án tử hình vào sáng ngày 22/9 sau hơn 18 năm kêu oan trong một vụ án có nhiều tình tiết, bằng chứng không rõ ràng mà theo các luật sư là không đủ để kết tội.

Luật sư Lê Văn Luân, thuộc Văn phòng Luật sư Hưng Đạo Thăng Long ở Hà Nội – nơi gia đình tử tù Lê Văn Mạnh đã đến nhờ nộp đơn kêu oan hôm 20/9 – vừa đăng dòng trạng thái trên Facebook cá nhân với nội dung: “Tin và văn bản chính thức cho biết, bị án Lê Văn Mạnh đã bị thi hành án tử hình vào sáng ngày 22/9/2023.”

Trên các trang mạng Facebook đồng thời đăng tải một văn bản “Trích lục khai tử” đề ngày 22/9/2023 của UBND xã Thu Phong, huyện Cao Phong, tỉnh Hoà Bình cho biết tử tù Lê Văn Mạnh (sinh năm 1982) đã chết vào 8 giờ 45 phút ngày 22/9/2023 tại nhà thi hành án tử hình, Công an tỉnh Hòa Bình, xã Thu Phong, huyện Cao Phong, tỉnh Hoà Bình.

Trích lục khai tử. Ảnh trên mạng

Trước đó, vào ngày 18/9, gia đình tử tù Lê Văn Mạnh đã nhận được giấy báo có chữ ký của Chánh án Toà án Nhân dân tỉnh Thanh Hoá về việc thi hành án tử hình bằng hình thức tiêm thuốc độc đối với Lê Văn Mạnh.

Ngay sau khi nhận được tin này, gia đình tử tù Lê Văn Mạnh đã nói họ không chấp nhận bản án vì đây là án oan sai và tiếp tục ra Hà Nội để kêu oan cho con.

Năm 2005, khi mới 23 tuổi, Lê Văn Mạnh bị kết tội tử hình về hành vi “hiếp dâm và giết” một nữ sinh ở cùng thôn 4, xã Yên Thịnh, huyện Yên Định, tỉnh Thanh Hoá trong vụ án xảy ra hồi đầu năm đó.

Mẹ của Mạnh là bà Nguyễn Thị Việt cho biết, trong đúng ngày xảy vụ án, bà cùng Mạnh giúp chuyển đồ cho con gái bà cả ngày, và khi trở về nhà vào chiều muộn thì mới nghe tin thiếu nữ ở cùng thôn tên Lan bị giết chết. Bà đã giục con trai và chồng ăn cơm rồi cùng bà con trong thôn đi mò xác của người xấu số trên con sông ở làng.

Bà cho biết vì quần áo của con trai mình đã đem đi giặt trước đó nên Mạnh buộc phải mặc quần đùi rách để đi phụ giúp.

Người trong thôn mò được xác, Mạnh lên bờ với cái quần rách đó nhưng sau đó cởi ra vứt vào bụi cây để mặc quần khác vì bị trêu.

Khi công an về khám nghiệm tử thi và khám nghiệm hiện trường, họ tìm thấy cái quần đùi rách của Mạnh cách đó không xa, cho rằng đó là quần của thủ phạm và từ đó họ bắt người thanh niên này.

Vụ án xảy ra từ ngày 21/3/2005 nhưng đến ngày 20/4 công an Thanh Hóa mới bắt Mạnh về cáo buộc “cướp tài sản” trong một vụ án khác xảy ra ở Đồng Nai.

Sau bốn ngày bị tạm giam, Lê Văn Mạnh tiếp tục bị khởi tố bị can về cáo buộc “giết người, hiếp dâm trẻ em” vì một lá thư gửi cho gia đình thú nhận hành vi phạm tội.

Bà Việt cho biết, con trai bà kể lại là bản thân đã bị điều tra viên tra tấn, đánh vào chỗ hiểm để buộc phải nhận tội, và Mạnh phải viết giấy nhận tội theo ý của điều tra viên nếu không khó có thể bảo toàn tính mạng.

Trong các phiên toà, Mạnh liên tục kêu oan. Luật sư của Mạnh yêu cầu giám định thân thể của bị cáo để xác định liệu có bị tra tấn trong quá trình điều tra không nhưng toà bác bỏ.

Hôm 21/9, Phái đoàn Liên minh châu Âu (EU) cùng với Đại Sứ quán của Canada, Vương quốc Anh và Vương quốc Na Uy tại Việt Nam ra tuyên bố chung kêu gọi Hà Nội dừng việc thi hành án đối với ông Lê Văn Mạnh.

Tuyên bố chung đăng tải trên trang Facebook của Phái đoàn Liên minh châu Âu tại Việt Nam, đại diện ngoại giao của khối 27 quốc gia và ba quốc gia khác viết:

“Chúng tôi cực lực phản đối việc áp dụng hình phạt tử hình trong mọi thời điểm, mọi hoàn cảnh, đây là một hình phạt tàn ác, vô nhân đạo, hạ thấp nhân phẩm và không bao giờ có thể biện minh được, đồng thời vận động Việt Nam hoãn thi hành tất cả các án tử hình.”

Đây là tuyên bố chung thứ hai của EU và Anh quốc, Na Uy và Canada về án tử hình ở Việt Nam trong hai tháng gần đây. Cuối tháng trước, các quốc gia trên đã ra tuyên bố kêu gọi nhà chức trách Việt Nam dừng thi hành án tử hình đối với Nguyễn Văn Chưởng, người cũng bị kết tội giết người trong một vụ án hình sự ở Hải Phòng năm 2007.

Tản mạn về một bài viết: Một môn học mà thầy không muốn dạy trò không muốn học của Lý Chánh Trung

Báo Đ àn Chim Việt

Tác Giả: Nguyễn Văn Lục

22/09/2023

Tôi đã dụng tâm lấy lại tựa đề bài viết của Giáo sư Lý Chánh Trung đăng trên tờ Tuổi Trẻ chủ nhật, 13.11.1988 làm tựa đề cho bài viết của mình. Nay đã 35 năm trôi qua, 1988- 2023, qua mà như thể nó vẫn đúng.

Cũng ít ai làm như thế, vì thiếu gì tựa đề. Dụng tâm đó có thể là muốn nhắc lại, như ghi nhớ hình ảnh những người đã gặp, đã đi qua đời tôi. Nhưng cũng đồng thời muốn nói cho mọi người, nói cho độc giả đọc bài này thấy rằng: Cái tựa đề đó hay quá, súc tích và đủ nghĩa, muốn chê cũng không được. Vì thế, phần đầu bài viết của tôi chỉ cố gắng triển khai cái tựa đề của bài viết mà không đụng tới nội dung bài viết.

Ông Lý Chánh Trung, mặc dầu dân du học Pháp nhưng gốc gác vốn dân Vĩnh Bình, còn gọi là Trà Vinh, thuộc miền Tây. Ông bảo, về đến Vĩnh Bình là như chui vào cái rọ: tới nữa là lọt xuống biển, sang hai bên thì đụng hai cửa sông Cửu Long. Ông là dân miệt vườn, chữ nghĩa tuy có đầy mình nhưng cách diễn tả vẫn là dân ruộng, có sao nói dzậy. Ông nói: một môn học mà thầy không muốn dạy, trò không muốn học.

Ðối với ông cũng như đối với dân ruộng, nói dzậy là đủ rồi. Qua không muốn nói nữa. Ðủ rồi là không cần nói nữa, nói nữa là thừa. Nói nữa là qua nổi quạu.

Ðã không nói nữa thì ta thử xem, tựa đề đó muốn nói cái gì? Có đời nhà ai, có cái môn học kỳ quái gì mà thầy không muốn dạy, trò không muốn học? Thường thì chỉ có trò không muốn học. Ðiều đó hiểu được đối với những tên học trò lười. Nhưng học trò giỏi, học trò chăm thì vẫn muốn học.

Nhưng chữ trò ở đây, ông thầy muốn ám chỉ tất cả mọi trò, không trừ đứa nào. Ðứa dốt không muốn học đã đành, đứa giỏi cũng không muốn. Ðứa nhà quê, đứa ở tỉnh, đứa trong Nam, đứa ngoài Bắc, đứa học năm nay, đứa năm tới sắp lên, đứa thế hệ hôm nay, đứa thế hệ ngày mai…

Tất tần tật. Tất cả các trò, bất kể lứa tuổi, bất kể trai gái đều không muốn học.

Chúng đồng lòng bảo nhau không muốn học.

Trò đã không muốn học, đến thầy cũng không muốn dạy là cớ làm sao? Ai đã từng đi dạy học đều ôm lấy nghề, ấp ủ môn mình dạy như đứa con tinh thần. Nghề dạy nó chỉ cao quý ở chỗ ấy, chỗ muốn truyền đạt, muốn để lại di sản tinh thần cho những thế hệ đàn em. Nhưng chính ông thầy không muốn dạy thì còn gì là giáo dục?

Không thể có một nền giáo dục chân chính khi không có thầy, hay có thầy mà thầy không muốn dạy. Không thể nói tới một nền giáo dục hay một môn học mà cả người đi dạy và người đi học đều không muốn nhìn nhận nó.

Mà khi thầy không muốn dạy và trò không muốn học có nghĩa là những người lớn, những đàn anh, những cha mẹ, những cô dì chú bác, những bạn bè, những họ hàng, những láng giềng đều đã có thời chui qua cái ngưỡng cửa hẹp của môn học đó rồi.

Họ đều đã có thời không muốn học. Và ngay cả những kẻ cầm quyền, những kẻ đang hò hét ở bên trên bắt người khác phải học cái môn học đó, cũng đã một thời cố thu nhỏ mình lại để có thể chui lọt qua cái lỗ nhỏ của môn học ấy.

Họ cũng đã cố nhồi nhét cho xong, trợn mắt trợn mũi nuốt cho bằng được chữ nghĩa của môn đó, ê a tụng như tụng kinh cứu khổ. Họ học mà không tin, biết nó tào lao, nhưng vẫn học.

Nói cho cùng, té ra cả nước đều không ai muốn học.

Nhưng nếu không muốn dạy mà vẫn phải dạy, không muốn học mà vẫn phải học thì cớ sự sẽ ra làm sao? Còn làm sao nữa, chết cả nước! Hậu quả không lường hết được.

Nào ta thử xem. Thầy không muốn nói cứ phải nói trở thành giả dối, nói điều không thật, nói một đằng nghĩ một nẻo, hay nói xuôi, nói ngược, nói lắt léo. Thầy lúc đó đánh mất phẩm cách, tự hạ giá mình. Thầy phải đóng kịch giả bộ như tin tưởng vào điều mình muốn nói, giả bộ khen lấy được.

Ðóng kịch như thế thầy không còn là thầy, thầy không phải là người mà hóa ra ngợm. Trò không muốn học mà vẫn cứ phải học hóa ra đầu óc trở thành trì trệ, u tối, nói sảng hay học vẹt. Mất sáng kiến, mất sáng tạo, thiếu óc phê bình, thiếu tinh thần cầu học, thiếu óc tìm tòi.

Thà đừng học, nói cho cùng là càng học càng ngu. Cứ nhân bội số lên cả nước thì sẽ có một dân tộc đầu óc trì trệ, xuẩn động. Một dân tộc có tinh thần nô lệ, bảo thủ, giáo điều cản trở mọi xu hướng canh tân, mọi đà phát triển.

Nếu cả nước đều đóng kịch thì cả nước sẽ làm thành một vở kịch.

Cả nước đóng kịch cho nên bộ môn kịch nước ta coi như không khá được. Trước đây còn miền Nam, trụ sở nhà hát lớn đổi thành trụ sở Quốc hội. Trước thì nghệ sĩ trình diễn, nay có các dân biểu trình diễn thay thế họ. Ðã thế thì cần gì phải đi coi kịch nữa.

Và đây là một vài kết quả để chúng ta cùng nhau suy nghĩ về hậu quả của nền giáo dục của đất nước chúng ta.

Báo Tuổi Trẻ, ngày 21.08.1993 đã báo động về nguy cơ hụt hẫng nghiêm trọng đội ngũ cán bộ giảng dạy có trình độ cao. Dân chúng nghi ngờ các bằng tiến sĩ, phó tiến sĩ ở Việt Nam như ông  Hoàng Ngọc Hiến, một người đỗ tiến sĩ ở Liên Xô về đã nói đại ý: «Dắt con bò sang Liên Xô về cũng đậu tiến sĩ». Nói quá đáng chăng? (Trích Nhìn lại những chặng đường đã qua, Nguyễn Văn Trung, Nhà xuất bản Nam Sơn, Montréal, 1989).

Vì thế, người ta trù liệu ở Việt Nam đến năm 2010 có khoảng 35 ngàn tiến sĩ 62 ngàn thạc sĩ. Con số kể là lớn, đáng nể, nhưng chỉ tội là có đến 75% các ông bà có bằng tiến sĩ đó không giảng dạy mà lại đi làm cho các cơ quan công quyền. Theo Viện Thông tin Khoa học Philadelphia, từ 1998 đến 2002, Việt Nam có công bố gần 1500 công trình khoa học tự nhiên, nghĩa là cứ 200 người làm công trình khoa học ở Việt Nam, chỉ có hơn một người có công trình nghiên cứu (0,3 ở Mã Lai, tức cứ ba người làm công tác khoa học, có một người có công trình. Ở Ðại Hàn, riêng năm 2001, có đến 43.000 bằng sáng chế). Ðã thế, có vị có bằng tiến sĩ về sinh vật, nhưng lại viết hằng trăm bài về những đề tài chẳng có liên quan gì đến ngành học của ông cả (trích «Cái danh và cái thực của Giáo sư, Phó Giáo sư ở Việt Nam», tác giả Nguyễn Thế, talawas, 16.11.2004).

Ðã đến lúc, cần quy định rõ ràng như ở Mỹ, Publish hay Perish, hoặc là công bố công trình nghiên cứu hay xé bỏ văn bằng như tấm giấy lộn. Ở nước người, sau ba năm cầm cái bằng tiến sĩ về treo ở phòng khách mà không dùng để làm gì, không có công trình cũng không có giảng dạy thì nếu có tư cách, nên tước bỏ cái danh đó đi. Ðó chỉ là một thứ tiến sĩ giấy giống như những ông cửu phẩm, bát phẩm thời xưa thôi.

Về phía học trò, dưới đây, xin ghi lại một vài câu trả lời theo lối học vẹt, trả lời ngô nghê đến như… vô học.

«Năm 1963, dưới sự chỉ đạo của đồng chí Nguyễn Cao Kỳ, cuộc đảo chánh Ngô Đình Diệm đã đi đến thành công tốt đẹp.»

«Ðến rạng sáng ngày 30 tháng tư năm 1975, quân và dân ta hoàn toàn thắng lợi. Ðế quốc Mỹ và tay sai đầu hàng với một số đã rút về nước và một số đã trúng vào mũi tên đã tẩm thuốc độc đã hơn 4000 năm của dân tộc Việt Nam ta.»

«Nhiệm vụ của cụ Phan Chu Trinh là đứng ra thành lập Đảng Cộng sản để lãnh đạo các tổ chức của phong trào quần chúng thay đổi về nền kinh tế theo lối tư bản chủ nghĩa.»    

Ngay từ những năm sau Hiệp định Genève, tháng 10 năm 1956, nghĩa là 3 tháng sau khi Đảng nhìn nhận những sai lầm trong cải cách ruộng đất, luật sư Nguyễn Mạnh Tường, giáo sư trường Ðại học Văn khoa, Hà Nội đã đọc một bài tham luận: «Qua những sai lầm trong cải cách ruộng đất, xây dựng quan điểm lãnh đạo», nhằm vạch ra những sai lầm trong sự lãnh đạo của Ðảng và nhà nước. Cũng vì bài diễn văn này, ông đã mất chức giáo sư đại học và sống cuộc đời còn lại trong túng thiếu và bị bỏ rơi.

Năm 1991, nhân được dịp sang Pháp, ông đã đưa cho nhà xuất bản Quê Mẹ ở Paris in và phát hành cuốn sách tự thuật của mình: cuốn L’ excommunié (Kẻ bị khai trừ).

Kể từ lúc LCT cho đăng trên nhật trình cái bài báo quái đản: «Một môn học mà thầy không muốn dạy, trò không muốn học» đến nay đã gần nửa thế kỷ. Mặc dầu có chính sách cởi trói cho khoa học xã hội, mặc dầu đất nước đã có những thay đổi lớn lao về mặt kinh tế theo định hướng kinh tế thị trường với những quy luật của nó.

Cái môn học đó vẫn ngồi lì ra đó.

Ngay từ các nước cộng sản Ðông Âu. «Chính Đảng cộng sản và các người cầm đầu kể từ Hồ Chí Minh đã là nguyên nhân cho không biết bao nhiêu sai lầm, di lụy đến số phận dân tộc, đất nước. Di lụy đó kể từ chính sách cải cách ruộng đất, hợp tác hoá, cải tạo tư sản, đấu tố, chỉnh huấn, Nhân Văn Giai phẩm, chống xét lại.» (Trích Lữ Phương: «Lại một bóng ma của Mác», talawas, 16.4.2005).

Vì đánh mất cơ hội, họ lấn sâu thêm một lần nữa vào những sai lầm đáng nhẽ có thể tránh được sau 20 năm sai lầm ở miền Bắc. Nay thì có những sai lầm với những tên gọi mới: Chính sách đi vùng kinh tế mới, chính sách bần cùng hoá toàn bộ dân chúng miền Nam bằng đổi tiền, đánh tư sản mại bản, đánh tàn dư văn hoá Mỹ ngụy và nhất là chính sách học tập cải tạo đối với quân nhân và công chức miền Nam. Ðất nước Việt Nam thống nhất, một lần nữa chìm đắm trong những hận oán, trả thù đã quẳng hàng triệu người ra biển theo chính sách «con bò sữa thuyền nhân».

Sau 30 năm, chưa hề có một ngày vui. Chưa hề có một lời xin lỗi và chúng ta đòi hỏi cái tối thiểu là một lời xin lỗi đối với dân miền Nam.

Xin lỗi tất cả không trừ.

Xin lỗi ngững người làm ăn buôn bán vì bị tước đoạt tài sản, nhà cửa, tiền bạc. Truất hữu, chiếm đoạt tài sản của hằng trăm ngàn người, phải gọi tên nó là gì? Xin lỗi những nhà văn, những nhà trí thức vì bị sỉ nhục, mất cái quyền được phát biểu, được viết. Xin lỗi những sĩ quan, công chức đi học tập cải tạo chỉ vì khác chiến tuyến, chỉ vì thua và thắng, bất chấp luật lệ, giam giữ vô hạn định. Xin lỗi vợ con những người đi học tập, vì đã chia cắt, xa lìa vợ chồng con cái, làm đổ nát tan vỡ không biết bao nhiêu gia đình. Xin lỗi những người lính đã nằm xuống như tử sĩ ở nghĩa trang Biên Hoà vì không được mồ yên mả đẹp. Xin lỗi tuổi trẻ vì đã đánh mất tương lai, lẽ sống của họ vào những chủ nghĩa giáo điều áp đặt. Không muốn dạy mà phải dạy, không muốn học mà phải học.

Xin lỗi cả nước vì bao nhiêu năm đã làm cả nước buồn.

Trước giải phóng, người dân miền Nam cùng lắm chỉ biết lo. Sau giải phóng, chưa có một ngày vui, người dân chỉ thấy buồn. Nỗi buồn đó lan khắp phố phường, từ ngoài ngõ đến trong nhà, rồi thâm nhập vào tâm hồn mỗi người. Cái cảnh mà Trần Dần đã từng ghi lại:

Tôi bước đi

không thấy phố

không thấy nhà.

Chỉ thấy mưa sa

trên mầu cờ đỏ.

Hòa Thượng Tuệ Sĩ, một cao tăng còn sót lại, cũng ghi lại cùng một cảm nghiệm như thế :

Phố trưa nắng đỏ cờ hồng
Sầu trên thế kỷ điêu linh.
Giấc mơ hoang đảo thu hình tịch liêu
Hận thù sôi giữa nắng chiều
Sông tràn núi lở nước triều mênh mông
Khói mù lấp kín trời Ðông
Trời ơi tóc trắng rũ lòng quê cha
Con đi xào xạc tiếng gà
Ðêm đêm trông bóng Thiên hà buồn tênh.

Cũng xin ghi lại đây cảm nhận của một người xa quê hương, sau 13 năm du học, trở về thăm quê nhà vào năm 1977: «Trở về Huế sau mười mấy năm xa cách, tôi đã gặp lại một Huế thật là – người Huế thường chỉ tình trạng này bằng bốn chữ ‘xanh xương mét máu’ – một Huế đang giật mình, một Huế đang run sợ kinh hãi cho ngày mai, bên cạnh một Huế rất nghèo, rất khổ. Ði trên đường phố, ít ai ngẩng đầu lên, có trao đổi một nụ cười với ai thì nỗi gượng gạo nơi người ấy đã ngăn vành môi bên kia không cho cười hết miệng.

Huế 1977 mà tôi gặp lại là một Huế lơ đãng, sầu hận và nghi ngờ, một Huế bị phá sản hết mọi thiết tha.» (Thái Kim Lan, «Một niềm vui. Một giọt nước mắt», 1977).

Xin lỗi chính họ vì sự mù quáng, dốt nát của họ đã làm cả nước khốn khổ.

Lẽ dĩ nhiên là họ không bao giờ nhận lỗi. Họ cũng chẳng tự khúm núm để xin lỗi chính mình.

Nhưng tôi vẫn cứ đòi. Ðòi hôm nay. Không được. Mai đòi nữa. Không xin lỗi, cho nên không lạ gì, sau gần nửa thế kỷ, người miền Nam vẫn không quên và hiện nay vẫn chưa hàn gắn được những vết thương cũ.

Vì thế, đất nước chỉ thống nhất về mặt địa lý, nhưng lòng người vẫn chưa thực sự thống nhất.

Tôi cũng xin ghi lại ở đây: Hình ảnh một thanh niên Âu Châu trên chiếc áo T-Shirt với câu: Good bye Lenin. Thế hệ thanh niên, thế hệ tương lai của các dân tộc trên toàn thế giới giã từ cái chủ ngĩa Mác-Lê để lên đường.

Ðiều đó cũng muốn nhắn nhủ, hay mong mỏi, hay ước mơ, hay cầu vọng tuổi trẻ Việt Nam cũng có cơ may giã từ cái chủ nghĩa ấy để cùng với thanh niên thế giới, để có cơ hội xây dựng một đất nước Việt Nam chẳng những thanh bình, thịnh vượng mà còn Nam Bắc một nhà.

Tác giả Hoàng Tùng, với bài tham luận «Thời đại mới, tư tưởng mới» đã đề ra những hướng thay đổi chủ nghĩa xã hội cho kịp thời đại mới, nhưng vẫn khăng khăng cho rằng cho đến nay «chưa có học thuyết nào hơn hẳn học thuyết Marx trong việc thay thế chủ nghĩa tư bản để xây dựng tương lai con người.» (trích Lữ Phương, bài đã dẫn). Nhưng bằng vào cái ý hướng muốn cải sửa chủ nghĩa Mác của một số người trong Đảng, người ta vẫn hy vọng đản cộng sản đem lại một chút ánh sáng mới vào đêm trường tối tăm của cái chủ nghĩa ấy.

Trong bài viết của mình, ông Lý Chánh Trung viết vào năm 1975, ông Phạm Như Cương, Viện trưởng Viện Triết học có cho rằng cần mở thêm một khoa triết học đầy đủ ở trường Ðại học Tổng hợp Hà Nội. Ðã 30 năm rồi, lời hứa của ông Phạm Như Cương vẫn chưa thực hiện nổi. L.C. T viết: «Chúng tôi nghĩ không phải chỉ học triết học trước Mác, mà còn học cả triết học sau Mác… ngay cả cái triết học mà chúng ta đã phê phán rất nhiều như triết học hiện sinh thì nó cũng có những phần tích cực của nó. Một anh học trò cũ của tôi, đã thoát ly đi kháng chiến năm 1968, sau đó khi ra Hà Nội thì mấy anh có hỏi: tại sao anh lại đi theo cách mạng, động cơ nào thúc đẩy anh đến với cách mạng? Anh học trò trả lời rằng do triết học hiện sinh, chính vì triết học hiện sinh mà tôi đi theo cách mạng.»

Câu trả lời thật trớ trêu, nhưng vẫn là sự thật.

S.T.T.D Tưởng Năng Tiến – Thủ Huồng

Báo Đàn Chim Việt

Tác Giả: Tưởng Năng Tiến

21/09/2023

Năm 17 tuổi, đang khi học thi tú tài, tôi bỗng nhiên bị suyễn. Căn bệnh này – vào cuối thế kỷ trước, ở nước tôi – bị coi là loại nan y, vô phương chữa trị. Từ đó, thỉnh thoảng, tôi lại phải trải qua vài ba cơn suyễn thập tử nhất sinh.

Những lúc ngồi (hay nằm) thoi thóp tôi mới ý thức được rằng sinh mệnh của chúng ta mong manh lắm, và chỉ cần được hít thở bình thường thôi cũng đã là một điều hạnh phúc lắm rồi. If you can’t breathe, nothing else matters!

Vì thường xuyên sống bấp bênh và bồng bềnh (“giữa cõi âm và cõi dương”) như thế nên tôi … rất nhát. Địa ngục gần xịt hà. Mà địa ngục trong trí tưởng của tôi (kẻ luôn luôn theo mẹ đi chùa suốt thời thơ ấu) thì vô cùng khủng khiếp: đầy bọn lâu la đầu trâu mặt ngựa, với dầu sôi, lửa đỏ… ngó là muốn xỉu liền. Bởi vậy, suốt đời tôi không bao giờ dám làm điều gì ác; cũng không dám giữ riêng chi cho cá nhân mình, và sẵn sàng thực hiện mọi điều thiện khi có thể.

Với thời gian, cùng những phát kiến của y khoa, bệnh suyễn không còn hành hạ và đe dọa đến mạng sống của tôi như khi còn trẻ nữa. Nhưng cũng với thời gian, tà tà đời xế về chiều, rồi tôi cũng sắp sửa phải đối diện với cái chết thôi.

Nhờ đã từng sống “giữa cõi âm và cõi dương” nên tôi không ngán Thần Chết xíu nào ráo trọi. Tôi cũng chả ngại ngùng gì khi gặp mặt Diêm Vương. Tui sống rất đàng hoàng quá xá nên dù có xét nét tới đâu chăng nữa thì thằng chả vẫn phải công nhận rằng tui là “thằng đàng hoàng nhứt trong cái đám lộn xộn,” cùng thời.

Trong đám này có hai tên tuổi rất đáng phàn nàn là Ba Dũng và Bắc Hà, theo như ghi nhận của nhà báo Huy Đức:

“Trong bức ảnh này (Bogaya, Ấn Độ), khi xếp bằng dưới gốc bồ đề nơi được cho là Phật tổ từng ngồi, Bắc Hà (thứ nhất bên phải) là người duy nhất có dáng điệu rúm ró khác thường. Đây là giai đoạn mà ở quốc gia này, Bắc Hà chỉ ‘dưới Ba Dũng’ và hách dịch với phần còn lại, vậy nhưng khi đối diện với thần linh nhìn ông ta vô cùng sợ hãi.

Không chỉ có Bắc Hà, rất nhiều quan chức tối cao cứ sắp bước chân ra khỏi nhà là thỉnh ý các thầy tâm linh, đổ không biết cơ man nào tiền để xây chùa, xây đền… Họ nên đọc lại ‘Chuyện Thủ Huồng’ để thấy rằng, khi sợ Trời Phật thì cách tốt nhất là ngưng làm điều ác để bắt đầu các việc thiện. Đừng vì tâm quá hoảng loạn mà vội vàng truyền bá cái văn hóa hối lộ trần tục đến cõi thiêng liêng: vẫn thỏa sức vơ vét của dân rồi mong gỡ tội bằng cách cuống cuồng “mua Trời, bán Phật.”

Nhìn “dáng điệu của Bắc Hà” quả là “rúm ró” thiệt. Còn nét mặt của Ba Dũng – xem chừng – cũng không được tự tin gì cho lắm, ngó cũng lấm lét thấy rõ. Huy Đức còn khuyên “họ nên đọc lại ‘Chuyện Thủ Huồng’ để thấy rằng, khi sợ Trời Phật thì cách tốt nhất là ngưng làm điều ác để bắt đầu các việc thiện.”

Ủa, chớ Thủ Huồng là ai vậy cà?

Tui vô gu gồ thì thấy Wikipedia có những đoạn sau:

“Ngày xưa, khoảng năm 1755, ở châu Đại Phố có một người tên là Võ Hữu Hoằng. Ông xuất thân làm thơ lại. Trong hai mươi năm làm việc trong nha môn, ông đã thu tóm được nhiều tiền của. Sau khi vợ mất sớm lại không con, mà tiền bạc thì quá thừa thải, Thủ Huồng xin thôi việc về nhà.

Thủ Huồng (có sách ghi là Thủ Huồn) rất yêu vợ, cho nên khi nghe người mách rằng ở chợ Mãnh Ma (Quảng Yên) là chỗ người sống và người chết có thể gặp nhau, ông quyết đi tìm vợ.

Gặp nhau, trong lúc trò chuyện, Thủ Huồng ngỏ ý muốn xuống âm phủ chơi và được vợ đồng ý. Ở cõi âm, ông tận mắt nhìn thấy những cực hình dành cho những kẻ phạm nhiều tội ác khi còn sống. Và ông cũng đã nhìn thấy một cái gông to, mà cai ngục cho biết là để dành cho ông…

Khi trở lại cõi dương, Thủ Huồng đem toàn bộ tài sản dùng vào việc bố thí, xây dựng những công trình phúc lợi, đặc biệt là làm nhà để giúp dân nghèo…

Sau, Thủ Huồng được vợ đưa xuống cõi âm lần nữa, và thấy cái gông ngày cũ đã nhỏ lại rất nhiều.Từ đó, ông tiếp tục làm việc thiện, việc nghĩa cho đến khi mất …”

Hèn chi mà bữa rồi tôi có nghe nhà báo Đinh Ngọc Thu cho hay là ông Trần Đại Quang vừa cúng chùa Vĩnh Nghiêm một cặp đèn trị giá 19 tỷ lận. Trước đó, dư luận cũng có hơi lăn tăn chút xíu về một món quà từ thiện (bất ngờ) dành cho trẻ em ở huyện Võ Nhai – tỉnh Thái Nguyên.

Về sự kiện này, VOA có bài (“Chia Rẽ Về Quỹ Xây Trường Từ Con Gái Nguyễn Tấn Dũng”) nghe được vào hôm 11 tháng 9 năm 2017. Xin được trích dẫn vài đoạn ngắn:

Tin cho hay trường mới trông như một “bông hoa nổi bật giữa núi rừng”, có đầy đủ các phòng học, phòng chức năng, phòng đa năng, thư viện, bếp nấu, nhà ăn, nhà nội trú, khu vệ sinh, sân vui chơi cho các em…

Ông Hoàng Dũng ở TP. HCM, người từng nhiệt tình tham gia các hoạt động vì dân chủ, viết: “Nếu cả tập đoàn dòng họ nhà bạn khai thác một đất nước đến kiệt quệ rồi xây dựng lại vài chục công trình thiện nguyện bất kể đó là tiền sạch hay bẩn, thì bạn có xứng được tung hô không?”

Nhà báo Võ Văn Tạo ở Nha Trang, người thường xuyên lên tiếng về những chuyện gây bất bình ở Việt Nam, viết: “Cứ mặc sức tham nhũng trăm nghìn tỷ, phá nát đất nước, tạo trường rách nát đi. Hưu, bỏ vài tỷ xây 1 trường, sẽ được tri ân”.

Đã có hàng trăm những lời bình luận hay các ý kiến tương tự như của ông Dũng và ông Tạo.

Đáp lại các ý kiến này, trên trang Facebook cá nhân, giáo sư Ngô Bảo Châu bày tỏ ông có cái nhìn “đơn giản” về việc vận động nguồn tài trợ xây trường.

Với cái nhìn của một người từng sống giữa cõi âm và cõi dương như tôi thì tất cả những ý kiến thượng dẫn (dù pro hay con) đều hoàn toàn không đáng được quan tâm. Vấn đề thực sự cần được đặt ra là liệu những cái gông, đang nằm chờ dưới cõi âm, sẽ có nhỏ lại hay không – sau khi quý vị lãnh đạo quốc dân chịu chi (ít nhiều) để làm việc nghĩa?

Là một người có “thẩm quyền” trong lãnh vực này, tôi khẳng định: Có! Hồi thời Thủ Huồng dưới âm phủ tính toán ra sao, thời nay cũng y như vậy thôi.

Nói thí dụ cho dễ hiểu là nếu cái gông của ông Quang dài một thước thì sau khi cúng chùa cặp đèn giá trị 19 tỷ đồng nó sẽ ngắn bớt lại được một phân. Cứ như thế mà nhân lên, khi số tiền làm việc thiện lên tới 190 tỷ thì cái gông của ổng sẽ ngắn lại một tấc.

Theo tiến trình này, cùng với hàng vài chục tỷ đô la mà quý vị quan chức sốt sắng nôn ra thì chả mấy chốc mấy cái gông dưới địa ngục (dám)  sẽ biến mất luôn hết ráo. Cùng lúc trên dương gian số trẻ em Việt Nam  bán vé số sẽ bớt dần vì trường học mọc lên như nấm, bệnh viện cũng mọc theo nên hết có cái vụ chồng chất ba bốn mạng một giường như hiện tại. Còn cầu đường thì (ôi thôi) bắc ngang bắc dọc khắp nơi… nên không còn cái vụ con nít chết trôi, chết chìm đều đều nữa.

Mọi người đều vui như Tết. Ở ngoài nước, tất nhiên, tui cũng vui luôn. Chỉ có điều đáng tiếc, và cũng là chuyện đáng buồn, là riêng ông Trần Đại Quang mới góp có 19 tỷ đồng (cái gông mới ngắn lại được một phân) thôi thì đã chuyển qua từ trần – vào hôm 21 tháng 9 vừa qua. Phen này, dưới cõi âm, tôi e rằng ông (nguyên) Chủ Tịch Nước sẽ gặp nhiều chuyện lôi thôi lớn, và lôi thôi lắm.

CÁCH MẠNG VĂN HÓA: VĂN HÓA LÀ TAO, TAO LÀ VĂN HÓA!

Lê Vi

CÁCH MẠNG VĂN HÓA: VĂN HÓA LÀ TAO, TAO LÀ VĂN HÓA!

Người Việt chỉ biết Cách mạng văn hóa dưới thời Mao Chủ tịch là cuộc chấn hưng văn hóa long trời lở đất. Nhưng ít ai biết nó long trời lở đất thế nào. Cuộc cách mạng này dùng lực lượng trẻ vị thành niên, gọi là Hồng vệ binh để chống các thế lực thù địch, chống các trí thức, nhà văn hóa, chống luôn cán bộ lãnh đạo cao cấp còn mang tư tưởng văn hóa lạc hậu hay tự diễn biến bởi văn hóa tư sản.

Rất nhiều sự kiện, tình tiết long trời lở đất được ghi nhận từ nhân chứng lịch sử, kể cả trong hồi kí của những người từng là Hồng vệ binh nay đã lão thành. Ở đây chỉ nhắc lại các sự kiện vẫn còn mang tính thời sự.

Ngày 29 tháng 5 năm 1966, đợn vị Hồng vệ binh đầu tiên được thành lập một cách tự phát tại trường trung học thuộc Đại học Thanh Hoa để hưởng ứng đường lối cách mạng “Phá tứ cựu, lập tứ tân” của Chủ tịch Mao. Muốn chấn hưng văn hóa (Lập tứ tân) phải phá bốn cái cũ trước: cựu tư tưởng, cựu văn hóa, cựu phong tục, cựu tập quán. Năm đó, trong lễ khai giảng, Hiệu trưởng Đại học Thanh Hoa tiếp đón một giáo sư danh tiếng của nước ngoài. Lẽ ra Hiệu trưởng tiếp đón theo phong tục tập quán “môn đăng hộ đối”, nhưng một thiếu niên thuộc thành phần bần cố nông đã thay Hiệu trưởng tiếp đón. Đồng chí thiếu niên tiền phong ấy đã xông vào ngạo nghễ đi trên thảm đỏ và hất vị giáo sư kia ra ngoài lề. Nhiều thầy giáo lên tiếng phản đối về hành vi của thiếu niên thì lập tức bị thiếu niên quát lại: “Ai cho phép bọn trí thức, tiểu tư sản chúng mày đi trên thảm đỏ, chiếc thảm mang màu cách mạng? Phải đào tận gốc trốc tận rễ bọn Trí, Phú, Địa, Hào!”. Lập tức cả ngàn học sinh vung tay hô: “Trí, Phú, Địa, Hào, đào tận gốc, trốc tận rễ!” Hiệu trưởng và nhiều thầy cô cho rằng, học trò như vậy là vô lễ, vô văn hóa. Thiếu niên quát: ‘Văn hóa là của chúng mày à? Văn hóa là tao, Tao là văn hóa!”

Ngay lúc đó, đội Hồng vệ binh được thành lập. Buổi lễ trở thành buổi đấu tố các thầy cô ngay trước sân cờ. Hiệu trưởng bị dội lên đầu một xô nước bể phốt. Nhiều thầy cô bị nhốt vào chuồng bò, bắt phải bò như một con bò trong đống phân chuồng nhẫy nhụa. Hồng vệ binh còn sáng tạo ra hình phạt “đi máy bay” (phạm nhân quỳ xuống đất, hai cánh tay đưa ra phía sau làm đôi cánh) để mang lại hứng thú cho các anh hùng xuất thiếu niên.

Ngày 1 tháng 8 năm 1966, Chủ tịch Mao viết thư ngợi khen phong trào Hồng vệ binh ở Đại học Thanh Hoa là cách mạng triệt để và bày tỏ sự “hậu thuẫn nồng nhiệt và tích cực”. Sau đó phát động phong trào Hồng vệ binh toàn quốc, kể cả lệnh nghiêm cấm quân đội, công an can thiệp. Hồng vệ binh có quyền truy quét tận hang ổ bọn phản cách mạng, kể cả trong lãnh đạo cao cấp, trong quân đội và công an, tức không có vùng cấm!

Lưu Thiếu Kỳ, Phó Chủ tịch Đảng, Chủ tịch nước, nguyên soái Bành Đức Hoài, Bộ trưởng Bộ Quốc Phòng, Đặng Tiểu Bình, Tổng thư kí Đảng cùng nhiều lãnh đạo cao cấp cũng bị Hồng vệ binh đấu tố, bắt giam và hạ nhục bằng trò “xích chó” và “đi máy bay”.

Sau cái chết của vợ chồng Chủ tịch Lưu Thiếu Kỳ và hàng vạn người, cả nước Trung Quốc như rơi vào đại tang. Trong khi Hồng vệ binh được tổ chức ăn mừng và trao huân chương anh hùng. Không khí vui chơi tưng bừng náo nhiệt ngay trong tang lễ. Nhiều trí thức sợ hãi không dám hó hé một câu. Tuy nhiên, trong số các lãnh đạo và trí thức có người lên tiếng, rằng trong lúc đau thương, lẽ ra không nên tổ chức hội hè như vậy. Một lãnh đạo thành phố lệnh dừng mọi cuộc vui, bởi dẫu sao “nghĩa tử là nghĩa tận”. Nhiều người được trang bị Chủ nghĩa Mác – Lê đến tận răng đã viện dẫn Các Mác: “Chỉ có loài súc vật mới quay lưng trước nỗi đau của đồng loại để chăm sóc cho bộ lông của mình”. Lập tức những người đứng đầu Hồng vệ binh, đại diện là đồng chí Lâm Bưu nói: “Đó là bọn đầu trâu mặt ngựa, không phải đồng loại của chúng ta!” Do những người này còn sở hữu quyền lực, cho nên Hồng vệ binh trước khi đấu tố và hành hình đã ra công văn gửi Mao Chủ tịch xử lý trước. Công văn vạch rõ:

“Trong lúc Hồng vệ binh mở tiệc ăn mừng với sự tham dự của Mao Chủ tịch và nhiều Lãnh đạo cấp cao thì bọn phản cách mạng lại nhân danh văn hóa truyền thống tổ chức tang lễ đầy mu ám làm cho Mao Chủ tịch và quý Lãnh đạo cao cấp mất vui. Chúng lợi dụng tử thi của Lưu Thiếu Kỳ và thân xác những kẻ đã chết trong tay Hồng vệ binh ra xuyên tạc, tạo dư luận xấu gây mất uy tín của Mao chủ tịch và Lãnh đạo cao cấp, làm suy giảm niềm tin của nhân dân đối với công cuộc Cách mạng văn hóa vĩ đại của chúng ta. Cách mạng phải triệt để, không hữu khuynh. Đề nghị Mao Chủ tịch xử lý nghiêm! Xin kèm theo danh sách bọn phản cách mạng”.

Công văn trên được đọc công khai trên đài phát thanh với tuyên bố: “Tang lễ là thứ văn hóa, phong tục, tập quán cổ lỗ của bọn phong kiến, tư sản phản động, cần loại trừ. Đến lúc phải chấn hưng văn hóa bằng chính văn hóa cách mạng. Đó là văn hóa của ta. Văn hóa là ta, ta là văn hóa!”

Những người lén lút phản đối công văn trên đều bị Hồng vệ binh phát hiện và thanh trừng thẳng tay. Sau đó nhà nào làm tang lễ cho người quá cố cũng đều bị Hồng vệ binh tấn công phá cả quan tài lẫn cờ phướn. Có người lỡ mồm nói: “Cách mạng văn hóa gì mà bạo lực như côn đồ vô văn hoá vậy?” Lập tức người ấy bị xử phạt và bị xích như xích chó. Mao Chủ tịch lại ngợi khen và Hồng vệ binh được nước xin Mao Chủ tịch ký chi 350 ngàn tỉ tệ cho cuộc đại chấn hưng văn hóa của Hồng vệ binh, bất chấp 22 triệu người dân chết vì đói. Bọn dân đói chết càng nhiều thì chiến dịch “xoá đói giảm nghèo” càng nhanh thắng lợi.

Việc xưa xem xét, chứng cứ còn ghi. Không khí Cách mạng văn hóa vẫn còn hừng hực cho đến bây giờ, dù Hồng vệ binh được Chủ tịch Mao điều về nông thôn và tự giải tán vào tháng 12 năm 1968. Một số Hồng vệ binh sau này trở thành chỉ huy tác chiến không gian mạng.

Vinh quang Hồng vệ binh!

Chu Mộng Long

——

Hình ảnh của Tân hoa xã:

‘Kiêu ngạo cộng sản’ làm khổ đời dân thế nào?

 Báo Đất Việt

Đảng chủ trương công an trị để giữ chế độ và trấn áp mọi tiếng nói đối lập

Kêu gọi thực hiện đa đảng, tam quyền phân lập, xã hội dân sự, Luật tư hữu đất đai, tự do ứng cử, bầu cử; Tự do ngôn luận, Tự do lập hội, Tự do biểu tình theo luật, tôn trọng Nhân quyền… như bên Tây thì lại là “bất hảo”, là “suy thoái”, “phản động”?

Hôm trước mình phê bình chuyện “toàn hệ thống chính trị đồng loạt ra quân” để thực hiện Nghị quyết Quốc hội về “đấu giá biển xe đẹp” rùm beng trên các phương tiện truyền thông; coi đó như là một trong những biểu hiện của thói “sĩ diện hão” vốn đang phát huy lên tầm cao mới ở xã hội ta hiện nay. Cái xe 6 tỷ đồng và hãnh diện với cái biển số đẹp 32 tỷ đồng?

Thế là liền bị một số người mắng mỏ, già chả biết gì thì im đi, ngu đừng có nói bừa. Bên Singapore, bên Qatar cũng đấu giá biển đẹp, nhiều nước cho cá nhân chọn biển mình thích.

Hôm qua thì nêu thắc mắc: Tại sao lại định danh biển số xe máy, xe ô tô theo chủ cho đến chết, chứ không theo xe? Thế là cũng mấy người vào bảo, ông chả biết gì, bên Úc cũng vậy, bên Mỹ thế kia… Không biết đừng có nói càn!

Dạo trước mình đem cái sổ tiết kiệm của người vợ đã mất ra Ngân hàng rút tiền, có đủ chứng minh nhân dân, giấy đăng ký kết hôn, hộ khẩu, nhưng ngân hàng không cho rút. Yêu cầu các con ở nước ngoài phải làm giấy từ bỏ quyền lợi trong Sổ tiết kiệm và lấy Giấy chứng nhận, bố mẹ của vợ tôi đã chết. Tôi được giải thích rằng, nay áp dụng Luật thừa kế như bên Tây, cái này bên người ta đã áp dụng hàng trăm năm rồi, bác không biết à?

Tôi chịu mất mấy chục triệu, chứ không đủ sức chạy các giấy tờ quá phức tạp.

Tôi bảo, áp dụng đúng Luật thừa kế như Tây cũng tốt, nhưng Dân ta chưa quen, chưa làm di chúc quen, nên hàng vạn người chết đột ngột trong dịch COVID-19, nay xử lý tài sản cho người còn sống thế nào sẽ vô cùng phức tạp đó. Đáng lẽ Dân ta chưa quen Luật thừa kế như Tây thì ta có những bước quá độ cho Dân quen dần có được không?

Không! Luật là Luật, không có ngoại lệ.

Tất cả những viện dẫn, chứng minh, bảo vệ quan điểm như ba trường hợp tôi nêu trên, đều là ngụy biện, áp đặt “tiêu chuẩn kép”. Cái gì có lợi cho mình thì bảo bên Tây, nước văn minh, người ta áp dụng lâu rồi. Mình thấy đúng, thấy hay thì áp dụng. Ngu không biết, kêu gì?

Thế sao kêu gọi thực hiện đa đảng, tam quyền phân lập, xã hội dân sự, Luật tư hữu đất đai, tự do ứng cử, bầu cử; Tự do ngôn luận, Tự do lập hội, Tự do biểu tình theo luật, tôn trọng Nhân quyền… như bên Tây thì lại là “bất hảo”, là “suy thoái”, “phản động”?

Chịu. Người của chế độ này chỉ biết nói lấy được. Chỉ biết phải một mình quen rồi!

Cho nên ra thế giới cứ như những thằng khùng, con hâm!

Tóm lại, toàn dân ta, từ quan đến dân đều phải thoát ra khỏi lối mòn tư duy, vứt bỏ những định kiến sai lầm chất đầy trong tiềm thức, để có cách nhìn mới, cách nghĩ mới, để có thể nhìn đúng bản chất sự vật và nói đúng sự thật một cách chân thành, khiêm tốn thì xã hội mới văn minh được. Nhưng trước hết lại phải giải thoát khỏi cái ngã tướng kiêu ngạo cộng sản lỗi thời đi đã, trở thành con người thiện lành, khiêm tốn, chân thật mới có khả năng tu dưỡng kết quả.

Mạc Văn Trang

Võ An Đôn sắp đi tị nạn Mỹ sau một năm bị cấm xuất cảnh

Báo Nguoi-viet

September 20, 2023

PHÚ YÊN, Việt Nam (NV) Luật Sư Võ An Đôn được xác định là một trong hai nhân vật bất đồng chính kiến, được nhà cầm quyền Việt Nam cho đi Mỹ tị nạn chính trị theo cuộc dàn xếp của Mỹ trước khi ông Joe Biden, tổng thống Mỹ, đặt chân đến Việt Nam.

Người còn lại không được nêu danh tính, nhưng được mô tả là một giáo dân của Giáo Xứ Cồn Dầu và đã bị chính quyền Đà Nẵng cưỡng chế nhà hồi năm 2018.

Luật Sư Võ An Đôn tại một phiên tòa trước khi ông bị tước thẻ hành nghề. (Hình: Công An Nhân Dân)

Trước đó, hãng tin Reuters hôm 18 Tháng Chín thuật lời viên chức chính phủ Mỹ tiết lộ chuyện có hai nhân vật bất đồng chính kiến được trả tự do từ nhà tù, trong lúc hai người khác được cho đi Mỹ tị nạn. Tuy vậy, danh tính cả bốn người không được tiết lộ.

Dựa trên thực tế, công luận biết hai người được trả tự do từ nhà tù là tù nhân lương tâm Nguyễn Bắc Truyển (hiện đã đi tị nạn tại Đức) và nhà báo tự do Mai Phan Lợi.

Còn hai người được cho đi Mỹ cùng gia đình của họ được xếp định cư theo chương trình “Định cư tị nạn ưu tiên 1.” Nguồn tin nói rằng hai người này “không bị giam trong tù nhưng bị cấm xuất cảnh.”

Sau đó, Luật Sư Võ An Đôn xác nhận với đài Á Châu Tự Do (RFA) rằng ông là một trong hai người được nhắc đến, tuy nhiên ông vẫn đang ở tại quê nhà Phú Yên và “chưa rõ thời điểm được xuất cảnh.”

Luật Sư Đôn cũng tiết lộ thêm rằng Tổng Lãnh Sự Quán Hoa Kỳ ở Sài Gòn đang sắp xếp cho ông và vợ con đi Mỹ.

Hồi cuối Tháng Chín năm ngoái, Luật Sư Võ An Đôn và vợ con bị chặn lại ở phi trường Tân Sơn Nhất ngay trước chuyến bay đi Mỹ tị nạn.

Cũng theo lời ông Đôn nói với RFA, trong một năm qua việc học của các con ông không bị trở ngại, tuy nhiên cơ quan an ninh “thường xuyên canh gác, cũng như cho những người hàng xóm theo dõi khiến gia đình cảm thấy rất bất an.”

Vài ngày trước, Công An Tỉnh Phú Yên có thông báo miệng rằng đã gỡ bỏ lệnh cấm xuất cảnh đối với ông Võ An Đôn.

Hồi năm 2018, sau khi bị tước thẻ hành nghề, Luật Sư Đôn khởi kiện bộ trưởng Tư Pháp Việt Nam nhưng bất thành.

Luật Sư Võ An Đôn và vợ con bị chặn lại ở phi trường Tân Sơn Nhất ngay trước chuyến bay đi Mỹ tị nạn hồi Tháng Chín, 2022. (Hình: Facebook Đôn An Võ)

Người ta tin rằng, sở dĩ Luật Sư Đôn bị tước thẻ là vì ông thường xuyên nhận bào chữa cho các nhân vật là dân oan, blogger như bà Cấn Thị Thêu, bà Nguyễn Ngọc Như Quỳnh (Mẹ Nấm)…

Nhà cầm quyền Việt Nam đang cầm tù ít nhất 159 người tù chính trị trong khi 22 người đã bị bắt giam nhưng chưa có án, theo cáo buộc của tổ chức Theo Dõi Nhân Quyền (HRW). Chỉ tính trong tám tháng đầu năm nay, đã có 15 người bị tuyên các bản án nặng nề, bất chấp luật lệ hình sự tố tụng của chế độ. (N.H.K) 

Quan hệ Mỹ-Trung đáng lo ngại

Báo Nguoi-viet

September 19, 2023

Hiếu Chân/Người Việt

Những người quan sát thời sự không ngạc nhiên khi thấy gần đây, các nhà lãnh đạo Hoa Kỳ có vẻ như xuống giọng khi nói tới Trung Quốc và cuộc cạnh tranh giữa hai nước. Nhưng nhìn vào hành động của chính quyền Biden, không khó nhận thấy Mỹ nói một đằng làm một nẻo, một chiếc thòng lọng đang siết dần quanh Trung Quốc. Về phần mình, Trung Quốc không ngây thơ tin vào những lời đường mật của Washington mà ngược lại, đang đẩy cuộc đối đầu tới mức khó có thể thỏa hiệp.

Hải Quân Hoa Kỳ liên tục hoạt động trên Biển Đông như một thách thức với Trung Quốc về tương quan lực lượng ở Thái Bình Dương. (Hình minh họa: Noel Celis/Pool/AFP via Getty Images)

Phát biểu trong cuộc họp báo tại Hà Nội tuần trước, ngay sau buổi làm việc với Tổng Bí Thư Nguyễn Phú Trọng, Tổng Thống Joe Biden nói “Hoa Kỳ không có ý định kiềm chế Trung Quốc,” nước Mỹ “không tìm cách gây tổn thương Trung Quốc” và “tất cả chúng ta đều tốt hơn nếu Trung Quốc phát triển tốt.”

Và như để thể hiện thiện chí ổn định mối quan hệ song phương rất căng thẳng sau chuyến thăm Đài Loan của bà Nancy Pelosi năm ngoái, nhất là sau vụ khinh khí cầu do thám của Trung Quốc bay vào vùng trời nước Mỹ và bị bắn hạ ngoài bờ biển South Carolina, những tháng gần đây Hoa Kỳ đã cử nhiều quan chức cao cấp tới Bắc Kinh đề nghị nối lại liên lạc cấp cao giữa hai bên.

Sau Ngoại Trưởng Antony Blinken, Bộ Trưởng Tài Chính Janet Yellen, Đặc Phái Viên Về Khí Hậu, cựu Ngoại Trưởng John Kerry và Bộ Trưởng Thương Mại Gina Raimondo, sắp tới Lãnh Đạo Đa Số Thượng Viện Chuck Schumer sẽ dẫn một đoàn thượng nghị sĩ liên bang tới Trung Quốc nhằm giải thích những thắc mắc về một số chính sách và luật lệ liên quan tới Trung Quốc mà Quốc Hội Mỹ đã ban hành.

Nhưng đó chỉ là một mặt – một củ cà rốt – trong chính sách đối với Trung Quốc của chính quyền Biden. Quan trọng hơn và được thực hiện ráo riết hơn là mặt đối lập – là cây gậy; theo đó Hoa Kỳ ngày càng đẩy mạnh chiến lược thu phục đối tác và đồng minh để bao vây Trung Quốc cả về an ninh và kinh tế.

Sự kiện ông Biden tới Ấn Độ dự hội nghị G20, sau đó đến Việt Nam ký kết thỏa thuận nâng cấp quan hệ song phương là dấu hiệu rõ ràng cho thấy vấn đề Trung Quốc là trọng tâm hàng đầu trong chính sách đối ngoại của Mỹ hiện nay, trên cả vấn đề bảo vệ Ukraine trong cuộc xâm lược của Nga.

Mỹ có nhiều lý do để cứng rắn với Trung Quốc sau nhiều thập niên thực hiện chính sách “kết giao” (engagement), góp phần giúp Trung Quốc phát triển thần tốc. Nhưng những hành vi hung hăng và những ý định mờ ám của Bắc Kinh đã xóa sạch mọi thiện cảm mà người dân Mỹ dành cho họ.

Sự kiện Trung Quốc canh tân quân đội, phát triển các loại vũ khí tân tiến và đưa ra những tuyên bố sắt máu đòi thâu tóm Đài Loan bằng vũ lực, thậm chí đe dọa tấn công phủ đầu các căn cứ Mỹ tại châu Á và đảo Guam, đảo Hawaii, đánh chìm các hàng không mẫu hạm Mỹ… là nền tảng để quân đội Mỹ phải chuyển sang chiến lược kiềm chế, ngăn chặn và đánh bại Trung Quốc nếu nổ ra chiến tranh giữa hai nước.

Nước xa không cứu được lửa gần. Ngoài tiềm lực sẵn có, Mỹ vẫn cố xây dựng mạng lưới đồng minh và đối tác, cùng chia sẻ mục tiêu chung. Đến nay ở khu vực Mỹ có sáu hiệp ước tương trợ quốc phòng hoặc cam kết phòng thủ với Nhật Bản, Nam Hàn, Úc, New Zealand, Philippines và Thái Lan; có luật về quan hệ với Đài Loan, có khối Bộ Tứ (QUAD – gồm Mỹ, Nhật, Úc, Ấn Độ), có liên minh AUKUS (Mỹ-Anh-Úc). Việc Mỹ gia tăng bán vũ khí phòng thủ cho Đài Loan và củng cố mối quan hệ nhiều thăng trầm giữa Nhật Bản và Nam Hàn trong hội nghị tại trại David mới đây là bước tiến mới trong công cuộc thiết lập vành đai an ninh đối phó với Trung Quốc.

Trong lĩnh vực kinh tế cũng vậy. Chính sách kinh tế thực dụng và duy lợi của Trung Quốc vừa không minh bạch, không công bằng vừa làm méo mó các nguyên tắc căn bản của thị trường tự do. Sự kiện Bắc Kinh gia tăng kiểm soát và hạn chế các công ty nước ngoài để tạo thuận lợi cho các doanh nghiệp nội địa làm cho Trung Quốc trở thành nơi “không thể đầu tư được” như nhận định của Bộ Trưởng Raimondo.

Đặc biệt, chính quyền của ông Tập đã tung tiền thực hiện cái gọi là đại dự án “Vành Đai và Con Đường” (BRI) – đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng ở hơn 100 nước – như một nỗ lực làm thay đổi trật tự thế giới theo hướng có lợi cho Trung Quốc, không chỉ làm cho Mỹ mà cả Châu Âu và nhiều nước khác phải lo ngại. Tới nay, BRI đã lộ nguyên hình là một cái “bẫy nợ” khổng lồ, hơn 60% số quốc gia đã vay tiền của Trung Quốc lâm vào tình trạng nợ nần chồng chất.

Tại hội nghị G20 vừa qua, Tổng Thống Biden cam kết cải tổ Ngân Hàng Thế Giới và Quỹ Tiền Tệ Quốc Tế để giúp các nước nghèo được vay vốn dễ dàng hơn cho các dự án hạ tầng thiết yếu, phát triển năng lượng sạch, chống biến đổi khí hậu. Mỹ sẽ cung cấp $25 tỷ vốn ban đầu và vận động $200 tỷ khác cho các nước nghèo trong vòng một thập niên tới, coi đây là liều thuốc giải độc cho cái tham vọng BRI của ông Tập Cận Bình.

Mỹ cũng ký một thỏa thuận với Saudi Arabia, Ấn Độ và Liên Minh Châu Âu (EU) nhằm kết nối giao thương giữa Ấn Độ, Trung Đông và Châu Âu trong một mạng lưới đường sắt và hải cảng; tiến tới ổn định tình hình và hội nhập khu vực Trung Đông vào thế giới bên ngoài. Chính sách ngoại giao dùng tiền mua ảnh hưởng của Bắc Kinh giờ đây đã bị thách thức từ các sáng kiến kết nối mới của Mỹ.

Tại Ấn Độ và Việt Nam, trong chuyến đi vừa qua, ông Biden đã cam kết hợp tác sâu rộng trong các lĩnh vực công nghệ thiết yếu, một phần để bảo đảm chuỗi cung ứng hàng hóa cho người Mỹ không bị gián đoạn, phần khác để giúp các nước này phát triển, tách ra và cạnh tranh được với Trung Quốc.

Ở Ấn Độ, đó là các dự án về điện toán lượng tử (quantum computing), thám hiểm không gian và viễn thông thế hệ 5 (5G), thế hệ 6 (6G). Đổi lại, Ấn Độ cam kết thải bỏ thiết bị và công nghệ viễn thông của Huawei, ZTE của Trung Quốc, thay bằng các sản phẩm phương Tây trong chương trình “Rip and Replace” (gỡ và thay thế) do Mỹ chủ xướng. Con voi Ấn được đại bàng Mỹ tiếp sức sẽ trở thành đối thủ nặng ký về công nghệ của con rồng Trung Quốc.

Ở Việt Nam, quan hệ song phương được nâng lên “đối tác chiến lược toàn diện,” ảnh hưởng tới mọi phương diện từ giáo dục đến công nghệ và đã có những biên bản ghi nhớ được ký kết giữa doanh nghiệp địa phương và các công ty Mỹ như Nvidia, Amkor, Synopsis… trong lĩnh vực sản xuất chất bán dẫn. Đầu tư công nghệ của Mỹ tại Việt Nam chưa nhiều nhưng sẽ biến nước này thành điểm hấp dẫn các công ty Mỹ và phương Tây đang chuyển một phần cơ sở sản xuất ra khỏi Trung Quốc; từ đó làm giảm vai trò thống trị của Trung Quốc trong những lĩnh vực công nghệ cao.

Với chuyến đi Ấn Độ và Việt Nam của Tổng Thống Biden vừa qua, rõ ràng Mỹ đã mở rộng đáng kể mạng lưới đồng minh và đối tác trong khu vực Thái Bình Dương-Ấn Độ Dương đủ mạnh để làm đối trọng với ảnh hưởng của Trung Quốc.

Bắc Kinh tất nhiên không ngồi im và mọi hành động kể trên của Mỹ đều được giới tinh hoa chính trị của Trung Quốc coi là thù địch và tìm cách trả đũa. Các chính sách và hành động của Mỹ như gia tăng tần suất và quy mô các cuộc tập trận trong khu vực, tuần tra bảo vệ tự do hải hành (FONOPs), nhất là các chuyến viếng thăm Đài Loan của các quan chức cao cấp Mỹ, liên tục cung cấp vũ khí tân tiến cho Đài Loan và củng cố quan hệ với các nước lân cận Trung Quốc làm cho Bắc Kinh hết sức phẫn nộ. Họ liên tục tố cáo Mỹ có thái độ đối đầu và gây bất ổn trong khu vực mà né tránh nguyên nhân thật sự là sự trỗi dậy đầy hung hăng và thách thức của chính Trung Quốc.

Tình trạng cạnh tranh ngày càng tăng cũng khiến Trung Quốc thêm quyết tâm canh tân quân đội, mở rộng kho vũ khí nguyên tử và vũ khí quy ước, xây dựng hạm đội hải quân lớn nhất thế giới.

Đáng lo ngại là trong cuộc đối đầu hiện nay, Trung Quốc chẳng những không nhượng bộ mà còn từ chối mọi đề nghị nối lại liên lạc cấp cao giữa hai nước, hai quân đội. Những chuyến đi Bắc Kinh liên tục của các quan chức Mỹ hầu như không đạt được một kết quả cụ thể nào. Một sự hiểu lầm nào đó, một sự cố va chạm nào đó của phi cơ và tàu chiến hai nước trên vùng Biển Đông, biển Hoa Đông đều có thể trở thành cái cớ cho một cuộc xung đột nóng mà hậu quả sẽ hết sức tàn khốc.

Ông Tập và ông Biden có thể sẽ gặp nhau tại Thượng Đỉnh APEC ở San Francisco trong vài tháng nữa. Nếu hai nhà lãnh đạo Mỹ-Trung không tìm được giải pháp cho cuộc đối đầu hiện nay thì tình hình sẽ hết sức nguy hiểm. Lợi ích và tham vọng của các bên có thỏa hiệp được không? Nhìn một cách khách quan, triển vọng quan hệ Mỹ-Trung Quốc trong tương lai là rất u ám. [kn]

Lại một tử tù oan sắp bị hành hình

Ngày 18/09/2023, Chánh Án Tòa án Nhân dân tỉnh Thanh Hóa đã gởi văn bản cho gia đình em Lê Văn Mạnh để thông báo về việc thi hành bản án tử hình.

Thật ra, đây không phải là một sự việc mới mẻ gì, 8 năm trước, tháng 10/2015, tỉnh Thanh Hóa đã từng có lần thông báo như vậy rồi đình hoãn cho đến nay.

Xem ra, lần này số phận của bị án tử hình Lê Văn Mạnh đã bị các cơ quan tư pháp tỉnh Thanh Hóa quyết định.

Thủ tục thông báo này tương tự như vụ án em Nguyễn Văn Chưởng mà gia đình đã nhận vào thượng tuần tháng 09/2023 vừa qua.

Thông báo về việc thi hành án tử hình Lê Văn Mạnh của TAND tỉnh Thanh Hoá. Ảnh trên mạng

Cùng với vụ án Nguyễn Văn Chưởng, Hồ Duy Hải thì vụ án Lê Văn Mạnh cũng là một trong những vụ án oan điển hình mà gia đình đã kêu oan cho em trong suốt 18 năm qua.

Hồ sơ vụ án cho thấy, các chứng cứ buộc tội đối với Lê Văn Mạnh rất sơ sài và hầu như không có gì đáng kể ngoài lời khai nhận tội của chính em ấy.

Ảnh chụp màn hình

Điều này, chính trong quá trình xét xử, em ấy đã cho biết mình liên tục bị điều tra viên dùng nhục hình để ép cung, buộc nhận tội. Chưa kể, khi ở phòng giam, thì lại tiếp tục bị bạn tù đánh đập cũng chỉ với mục đích ép nhận tội.

Tuy nhiên, theo quy định pháp luật, thì chỉ lời khai nhận tội vẫn chưa đủ cơ sở để tòa án tuyên xử có tội nếu lời khai nhận tội ấy không phù hợp với các chứng cứ buộc tội khác.

Chưa kể rằng, để tham khảo, trong vụ án đối với ông Nguyễn Thanh Chấn đã từng được minh oan, thì hồ sơ cũng từng có hàng loạt lời khai nhận tội của ông ấy, kể cả khi thực nghiệm điều tra, ông ấy cũng đã diễn án đúng như kết luận điều tra. Sau khi được minh oan, thì chúng ta đều biết chúng đều là “kịch bản” được cơ quan cảnh sát điều tra tạo dựng, trong đó, ông Nguyễn Thanh Chấn phải vào vai diễn viên bất đắc dĩ. Ông Chấn cho biết, ông được cán bộ cảnh sát điều tra buộc tập dượt rất nhiều lần trong suốt một tháng để chuẩn bị cho buổi thực nghiệm điều tra. 

Cho đến khi ông diễn thành thục, thì họ mới tổ chức mời các thành phần tiến hành tố tụng đến để chứng kiến và lập biên bản. Đương nhiên, sau đó ông Nguyễn Thanh Chấn bị tòa án tuyên có tội và phải chịu hình phạt chung thân. Sau khi thụ án oan ức đoạn trường 10 năm, thì hung thủ thật sự mới ra đầu thú, ông được minh oan.

Mẹ tử tù Lê Văn Mạnh (bìa phải) cùng mẹ tử tù Hồ Duy hải và Nguyễn Văn Chưởng cùng biểu ngữ kêu oan cho Nguyễn Văn Chưởng ở Hà Nội. Ảnh trên mạng

Cho thấy, về phương diện thực tế, những lời khai nhận tội trong quá trình điều tra không có nhiều giá trị lắm, vì chúng đã có thể chỉ là kịch bản của cơ quan cảnh sát điều tra tạo dựng lên mà thôi. Tuy vậy, về phương diện xét xử, nhiều tòa án đã dễ dàng căn cứ vào lời khai nhận tội của bị can như là chứng cứ chính yếu, mang tính chất quyết định để tuyên xử bị cáo có tội, kèm theo hình phạt chung thân, tử hình.

Nếu công chúng từng biết, ban đầu, Lê Văn Mạnh bị bắt giữ về một vụ án “Cướp tài sản” vốn không liên quan gì đến vụ án mạng giết người cả. Vụ án trở nên khó hiểu, khi đột nhiên Lê Văn Mạnh chợt viết thư cho cha mình để nhận tội giết người trong một vụ án mạng(?!)

Chỉ có thể giải thích sự khó hiểu như sau: Cơ quan Cảnh sát Điều tra không có khả năng phá án đối với vụ án mạng. Cho nên, nhân dịp bắt giữ Lê Văn Mạnh vì một vụ án khác thì đã quyết định dùng Lê Văn Mạnh vào vai thế thân cho thủ phạm… Điều này không chỉ giúp họ đóng lại hồ sơ vụ án mạng mà còn giúp họ đạt được thành tích phá án, làm tiền đề tiến thân.

ÁN MẠNG ĐÃ XẢY RA NHƯ THẾ NÀO?

Cáo trạng của VSKND tỉnh Thanh Hóa đã quy kết Lê Văn Mạnh là hung thủ giết người với mô tả như sau: Vào lúc 17h00, ngày 21/03/2005, trong lúc cháu Hoàng Thị Loan, sinh năm 1991 (lúc ấy 14 tuổi) đi vệ sinh thì Lê Văn Mạnh, sinh năm 1982 (lúc ấy 23 tuổi), trú cùng thôn đang đi tìm trâu dọc bờ sông thấy nên nảy sinh ý định hiếp dâm cháu Loan.

Mạnh đã bịt miệng, vật cháu Loan xuống đất thực hiện hành vi hiếp dâm. Do Loan chống cự nên Mạnh đã hành hung cháu Loan đến bất tỉnh rồi đem giấu xác Loan vào bụi cây ở bờ sông. Tại đây, Mạnh đã xé quần áo của cháu Loan làm dây quấn thắt vào cổ nạn nhân nhằm để mọi người nghĩ rằng cháu tự buộc cổ mình tự sát…

Tối cùng ngày gia đình phát hiện Loan mất tích liền tổ chức đi tìm nhưng không thấy. Đến 13h00 ngày 22/03/2005, người dân phát hiện xác Loan tại bờ sông Cầu Chày, thuộc xã Xuân Minh.

Tại hiện trường, cơ quan điều tra thu nhận được chiếc quần đùi được xác định là của Lê Văn Mạnh. Ngày 30/03/2005, kết quả giám định pháp y cho thấy cháu Loan “chết ngạt do thắt cổ, nạn nhân có bị ngạt nước, có bị hiếp dâm”.

Đến 20/4/2005, Lê Văn Mạnh bị bắt theo lệnh bắt tạm giam số 01 ngày 14/4/2005 của cơ quan CSĐT (CA tỉnh Đồng Nai) về hành vi cướp tài sản và bỏ trốn trong một vụ án khác không có liên quan. Ngày 23/4/2005, xuất hiện bức thư của Lê Văn Mạnh từ trong tù gửi cho bố với nội dung nhận tội giết người, cơ quan cảnh sát điều tra thu giữ bức thư này làm bằng chứng kết tội.

Từ năm 2005 đến năm 2008, Lê Văn Mạnh đã phải trải qua 7 phiên tòa, gồm ba lần xét xử sơ thẩm, ba lần xét xử phúc thẩm và một lần xét xử giám đốc thẩm. Trong những lần xét xử đó, tòa án các cấp đều kết luận Lê Văn Mạnh có tội và xử y án tử hình. Tuy nhiên, trong tất cả các phiên tòa có mặt, Mạnh đều phản cung, tố cáo rằng mình bị đánh đập dã man bởi các phạm nhân cùng phòng giam và điều tra viên.

Suốt 18 năm qua, từ 2005 đến nay (năm 2023), gia đình của Lê Văn Mạnh vẫn kiên trì kêu oan cho con trai mình.

Để tìm cách buộc tội Lê Văn Mạnh vào vụ án mạng, Cơ quan Cảnh sát Điều tra đã bày mưu cho bạn tù hành hung, trấn áp tinh thần để buộc em ấy viết lá thư nhận tội gởi cho cha mình. Dù nội dung lá thư thực hư như thế nào đi nữa. Nhưng bằng cách đó, một mặt cơ quan cảnh sát điều tra đã công nhiên thừa nhận sự vi phạm pháp luật khi xâm phạm vào quyền bí mật thư tín của Lê Văn Mạnh, tự tiện đọc thư của em ấy gởi cho cha mình. Mặt khác, dùng thủ đoạn gian dối để tạo dựng chứng cứ giả là lời thú nhận tội của em Lê Văn Mạnh thể hiện qua bức thư.

OAN SAI NHƯ THẾ NÀO?

Thời điểm tháng 10/2015, nhiều luật sư đã gởi đơn kiến nghị khẩn cấp đến các lãnh đạo cao cấp cho rằng vụ án Lê Văn Mạnh có dấu hiệu oan sai và vi phạm thủ tục tố tụng.

Trong văn bản, các luật sư phân tích, về các bản án sơ thẩm cũng như phúc thẩm không có chứng cứ buộc tội nào khác ngoài lời nhận tội của bị cáo, mà chính bị cáo phủ nhận toàn bộ tại phiên tòa. Điều này đã vi phạm nghiêm trọng quy định tại Bộ luật Tố tụng Hình sự, vì: “Không được dùng lời nhận tội của bị can, bị án làm chứng cứ duy nhất để kết tội”. Nhưng cả 6 lần xét xử, tòa án đều đã dùng lời khai nhận tội là chứng cứ duy nhất để buộc tội Lê Văn Mạnh.

Trong quá trình cơ quan cảnh sát điều tra tiến hành lấy lời khai của trẻ chưa thành niên là cháu (Lê Thị L. – Em gái Lê Văn Mạnh) lúc đó mới 9 tuổi đã không có mặt bố mẹ của cháu, là những người giám hộ cũng là một vi phạm tố tụng hình sự nghiêm trọng.

Đáng ngạc nhiên, là khi cơ quan pháp y đã kết luận có thu thập được tinh trùng trong người cháu Loan nạn nhân, nhưng dứt khoát, không thực hiện xét nghiệm DNA để đối chiếu, so sánh với DNA của em Lê Văn Mạnh, mặc dù luật sư và chính bị cáo nhiều lần yêu cầu.

Điều này không chỉ là hành xử rất khó hiểu của cơ quan cảnh sát điều tra, mà thật ra, nó đã là một thủ tục mang tính chất bó buộc đối với công tác điều tra hình sự.

Tương tự như vậy, nạn nhân là cháu Loan bị chết trong tình trạng bị hành hung, hiếp dâm và thắt cổ bằng chính chiếc áo của mình. Tuy nhiên, cơ quan điều tra lại không hề tiến hành thu thập mẫu vân tay hoặc mẫu DNA có trên người cháu để so sánh với mẫu DNA của em Lê Văn Mạnh.

Ngoài các tình tiết trên, trong hồ sơ vụ án, các luật sư cũng đã phát hiện ra hàng loạt mâu thuẫn, thiếu sót khác của cơ quan tố tụng tỉnh Thanh Hóa.

QUAN ĐIỂM CỦA VIỆN KIỂM SÁT NHÂN DÂN TỐI CAO

Trong bản kháng nghị giám đốc thẩm vào năm 2007, Viện Kiểm sát Tối cao cũng cho rằng “cơ quan điều tra mắc nhiều thiếu sót, mâu thuẫn và chưa có cơ sở vững chắc để kết luận Lê Văn Mạnh phạm tội Giết người, Hiếp dâm trẻ em”. Vẫn theo quan điểm của Viện Kiểm sát, vật chứng duy nhất là chiếc quần sooc rách được Mạnh thay ra vứt bỏ gần hiện trường khi đi mò xác Linh được xác định mất giá trị chứng cứ buộc tội với Lê Văn Mạnh. Ngoài ra, cơ quan điều tra cũng chưa xác định cụ thể hiện trường gây án ở đâu; nạn nhân chết do nguyên nhân trực tiếp (chết ngạt, đánh đập hay hiếp dâm)… Tình tiết ai đánh đập, ai ép cung bị cáo cũng chưa được làm rõ”.

***

Thế nên, đối với vụ án của em Lê Văn Mạnh, sau khi xem xét qua quan điểm của chính Viện Kiểm sát Tối cao cũng như của luật sư, chúng ta có thể đánh giá một cách khách quan và thận trọng rằng: Cho dù chưa thể khẳng định là em ấy có bị oan hay không trong vụ án mạng? Thế nhưng, với hồ sơ vụ án thể hiện quá trình điều tra một cách đầy cẩu thả, tự tiện bỏ qua hàng loạt thủ tục điều tra để xác định Lê Văn Mạnh có phải là thủ phạm trong vụ án hay không một cách hết sức khó hiểu? Thế nên, quá trình điều tra ấy không chỉ xác định được ai là tội phạm mà còn có khả năng tạo ra một vụ án oan.

Do vậy, chúng ta có thể khẳng định vụ án của em Lê Văn Mạnh là một vụ án oan điển hình. Thế nên, thật dễ hiểu khi nhiều tổ chức quốc tế như Ân Xá Quốc Tế, Hội Luật Gia Quốc tế ICJ và Reprieve đã gởi văn bản chính thức đến chính quyền Việt Nam để yêu cầu xem xét lại vụ án này.

Công chúng đã từng lên tiếng một cách đầy mạnh mẽ để yêu cầu các lãnh đạo cao cấp can thiệp vào vụ án oan của em Hồ Duy Hải và mới đây là Nguyễn Văn Chưởng và tin rằng điều đó là chính đáng, thì cũng cần phải tiếp tục lên tiếng mạnh mẽ như thế cho vụ án đối với em Lê Văn Mạnh. Điều đó là trách nhiệm lương tâm của tất cả chúng ta.

* Ngoài số điện thoại của ông Võ Văn Thưởng – Chủ tịch nước, ai có các số điện thoại của các ông Nguyễn Phú Trọng – Tổng Bí thư Đảng, ông Vương Đình Huệ – Chủ tịch Quốc Hội và ông Phạm Minh Chính – Thủ Tướng, thì xin thông tin để chúng ta cùng nhắn tin đề nghị hoãn thi hành bản án tử hình cho em Lê Văn Mạnh.

Cập nhật, Tòa Án Nhân Dân Tối Cao đang xem xét khiếu nại

Con trai tôi bị bọn buôn người hành hung, bắt làm việc suốt ngày và ép lên mạng lừa các nạn nhân khác”

Đài Á Châu Tự Do 

Cha đẻ của một nạn nhân (tuổi vị thành niên ở Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang) bị một nhóm buôn người lừa và ép đưa ra nước ngoài gần đây, hôm 15/9/2023 cho Đài Á Châu Tự Do biết, con của ông bị nhóm buôn người bắt phải làm việc vất vả nhiều tiếng đồng hồ một ngày với công việc ‘lên mạng’ kết bạn và ‘lừa những nạn nhân’, đồng thời đã bị hành hung, tra tấn khi không làm đúng theo ý của chúng.

“Cháu vẫn liên lạc được, nhưng có điều là bị hành hạ dữ lắm, bị bắt làm từ 9h30 sáng cho tới 12h30 đêm, làm không đạt, chúng đánh cháu dữ lắm. Gia đình không giúp được, gia đình nghèo khổ, không có tiền giúp, còn tụi bên kia (đường dây buôn người) nói là phải có tiền mới cứu nổi cháu,” – ông Trịnh Hữu Phước, cha của Trịnh Khánh Hoàng Anh, 17 tuổi, người bị một nhóm buôn người xuyên biên giới lừa gạt và đưa đi khỏi địa phương từ hôm 20/8/2023, nói với đài RFA Tiếng Việt về những điều đã xảy ra với con trai của ông – người hiện được gia đình cho biết là đang ở tại một địa phương tại Myanmar.

https://vi.rfa.org/xFwx0N

RFA.ORG

“Con trai tôi bị bọn buôn người hành hung, bắt làm việc suốt ngày và ép lên mạng lừa các nạn nhân khác”