…Chim Kêu Vượn Hú – Trần Mộng Tú.

 Kimtrong Lam  Lương Văn Can 75.

Trần Mộng Tú.

Má ơi! Đừng gả con xa

Chim kêu vượn hú biết nhà má đâu…

Câu ca dao của miền Nam thời xa xưa đó bỗng quay về trong trí tôi mấy ngày cuối năm. Thuở đó, gả con xa có nghĩa là gả con sang làng khác, sang tỉnh khác. Là đưa dâu, đón dâu hết một ngày đò dọc hay đi bằng xe hàng một chặng đường dài từ sáng đến chiều. Cô gái đi làm dâu xa, khi sanh đứa con đầu lòng mới được về cho mẹ chăm nom “Con so nhà mạ/Con rạ nhà chồng”. Sanh con cứng cáp rồi lại quay về bên chồng. Có khi cả năm tới tết mới được ôm con về thăm cha mẹ, hay cha mẹ ốm đau lắm hoặc qua đời mới được về trả hiếu. Vì cô đã thuộc về dâu con nhà người. Cha mẹ thương nhớ con nhưng gái lớn thì phải theo chồng, nên tuy khóc nhưng cũng mừng vì con có gia đình. Nếu con được vào gia đình khá giả, tử tế cha mẹ hãnh diện, an tâm; nếu chẳng may con lấy phải chồng nghèo cũng khuyên con chịu thương chịu khó gánh vác giang san bên chồng, ở cho phải đạo dâu con. Số cô có vất vả lắm cũng là thức khuya, dậy sớm, làm đủ mọi việc trong gia đình. Số cô có khổ lắm thì gặp anh chồng vô tích sự, còn cờ bạc, rượu chè, gặp mẹ chồng cay nghiệt bắt bẻ. Như thế đã là quá sức chịu đựng cho một người phụ nữ rồi và làng trên, xóm dưới, ai cũng chê trách cái gia đình bên chồng cay nghiệt đó.

Chữ “Má ơi” cho ta biết câu hát đó phát xuất ở miền Nam nước Việt. Gái quê của miền tây Nam Bộ đẹp nổi tiếng. Gái Mỹ Tho, Cần Thơ, Bến Tre, gái Cao Lãnh, Nha Mân cô nào cũng đẹp, cũng da trắng, tóc dài. Hình ảnh những cô gái dậy thì trong chiếc áo bà ba ngồi bên sạp trái cây là hình ảnh những du khách ngoại quốc cho in vào những tấm thiệp lưu niệm gửi đi khắp nơi trên thế giới.

Cha mẹ chỉ gả cô sang làng khác, sang tỉnh khác thôi mà cô đã tức tưởi kêu lên như vậy rồi. Bây giờ cô lìa cha mẹ, xa anh em, xa làng, xa nước, sang tận Đại Hàn, Đài Loan, Trung Quốc lấy chồng.

Cô đi lấy chồng, một người chồng lớn hơn cô từ 10 đến 20 tuổi, người chồng tàn tật hay người chồng mang bệnh tâm thần, có cô chồng gần bằng tuổi cha mình. Cô không nói cùng chung ngôn ngữ, cô không biết gia cảnh nhà chồng, cô bước lên máy bay, bay tít lên vòm trời rồi hạ xuống một vùng đất hoàn toàn xa lạ. Cô kêu lên “Má ơi!”.

Nhưng má cô không thể nào nghe được tiếng kêu đó nữa. Cô mất liên lạc với gia đình, với quê nhà, ngay khi bước chân vào nhà chồng. Cô bị hành hạ, đánh đập, cô không biết chỗ trốn, không biết chỗ chạy. Nhà chồng trấn lột hết giấy tờ tùy thân của cô, cô không có một tờ giấy nào chứng minh cô là một người vợ đến từ phương xa, cô không có ngôn ngữ để giãi bầy.

Ở Đại Hàn, cô bị cả nhà chồng đánh đập. Cô bị đánh đến gẫy xương, cô chết, xác vứt xuống hầm như vất một con chó chết; cô bị đánh đến dập gan, nát phổi, cô chết ngay bên cạnh đứa con sơ sinh; hay cô tự tử vì không còn lối nào thoát ra được sự hành hạ ngoài cái chết. Cô ôm cả hai đứa con thơ dại nhẩy từ lầu cao xuống để ba mẹ con cùng chết. Đó là cách duy nhất có thể bảo vệ mình và con mình.

Ở Đài Loan, sau khi làm vợ vài tháng, cô bị đánh đập gán cho bao nhiêu tội cô không hề có, trước khi họ mang đi bán, như bán một con heo vào những động mãi dâm. Cô mất hết đường về.

Ở Trung Quốc, hình ảnh những cô dâu Việt Nam mặc áo dài truyền thống được quảng cáo trên tường, trên cột đèn ngoài phố, với cái giá rẻ mạt kèm theo những hàng chữ: Không còn trinh, được đổi cô khác. Cô về đến nhà chồng mới hay mình được đem về làm con vật tế thần cho từ bố chồng, anh chồng, đến em trai của chồng. Người ta coi như mua về được một con nô lệ vừa lao động trong việc đồng áng vừa phục vụ tình dục cho những người đàn ông trong nhà. Cô cũng không bao giờ trốn được họa chăng là phép lạ.

Nhưng phép lạ, đôi khi cũng xẩy ra nên thế giới bên ngoài mới biết được những nghịch cảnh mà những cô gái Việt Nam gánh chịu. Có cô đã trốn thoát.

Tại sao biết những chuyện bất hạnh như thế có thể xẩy ra cho mình mà các cô gái quê, vẫn theo nhau vào Sài Gòn tìm đến những dịch vụ hôn nhân với người nước ngoài.

Các bà mẹ vẫn hân hoan khi có con gái lấy chồng Hàn, chồng Đài Loan. Vì cũng trong mười cô chết thì có một cô may mắn sống, một cô không bị nhà chồng hành hạ và mang được tiền về cho cha mẹ ở cái làng nghèo nàn bên Việt Nam. Cái làng mà ruộng đồng, ao cá, không còn vì đất đai bị chiếm hết để xây cao ốc hay công xưởng, nhà máy. Có khi bị chiếm để xây những nghĩa địa cho các đại gia hay các ông lớn (chưa chết), những ngôi nhà mồ, đắp tô với rồng bay phượng múa, phỏng theo mô hình cung điện của các vua chúa thời xưa bên Trung Hoa.

Có bà mẹ đã nói: “Ôi! Trời kêu ai nấy dạ. Đâu có phải ai lấy chồng Hàn, chồng Đài Loan cũng chết hay cũng bị mang bán cả đâu. May mắn nó mang tiền về xây nhà mới cho mình chứ lấy chồng Việt để ôm nhau chết đói à?”. Có bà ngoại, bà nội nhìn con cháu bé lên bốn lên năm cất tiếng khen: “Con bé này xinh quá, nuôi cho mau lớn rồi gả chồng Hàn.”

Tôi đã nhiều lần đọc được những cái tin như thế, nghe lòng bải hoải cả mấy tuần. Cứ tự hỏi: Sao ở trong nước, không có phu nhân hay một tiểu thư nào là vợ, con, của một ông bộ trưởng, ông tổng giám đốc, ông thủ tướng hay một đại gia nào đó với gia tài cả trăm triệu, cả bạc tỷ Mỹ kim, đứng lên làm một việc gì tốt lành cho những cô gái này, như: xây trường dạy nghề, hướng dẫn công việc, cho mượn vốn buôn bán, để cứu giúp những cô gái quê, ít học, có một công việc nuôi thân. Tôi nghĩ nếu các cô được hướng dẫn thì cái tỷ lệ mang thân làm dâu Hàn, dâu Đài Loan, dâu Trung Quốc sẽ bớt đi nhiều. Hay ít ra giúp họ tìm cho rõ ngọn nguồn trước khi ký vào những tờ giấy hôn thú mang rủi nhiều hơn may đó.

Cái động lực nào đã đưa các cô đến chỗ không sợ hãi trước những chuyện người chồng Hàn có thể đánh vợ cho đến chết, hay hành hạ cho đến lúc người phụ nữ phải tự tử để an thân. Người chồng Đài Loan có thể mang vợ đi bán cho ổ mãi dâm, hoặc chuyện phải làm nô lệ tình dục cho cả một gia đình bên Trung Quốc. Kinh hoàng quá!

Cái xã hội cô đang sống có đưa bàn tay nào ra, níu cô lại, giúp đỡ cô hay cũng chính cái xã hội đó thản nhiên nhìn cô bước vào một thế giới cô không có khả năng hình dung ra trước được. Đau thương quá!

Cô đi lấy chồng như thế đau khổ cho cô, tủi nhục cho cha mẹ đã đành mà còn xấu hổ cho cả một quốc gia nữa. Ông anh tôi ở tiểu bang California, một hôm kể cho tôi nghe, ở cái club anh chơi tennis, anh gặp một người đàn ông Đại Hàn mới nhập hội chơi. Sau vài lần chơi chung, cà phê, ăn sáng hai người có vẻ hợp lắm. Một hôm anh Đại Hàn hỏi anh tôi người nước nào, anh tôi nói là người Việt Nam. Hôm sau thấy anh ta lạnh lùng ra mặt và có ý tránh không nói chuyện, mới đầu anh tôi không để ý, sau thấy mình hỏi anh ta lờ như không nghe. Anh tôi thấy vậy cũng phớt tỉnh. Anh không thích tôi thì tôi cũng chẳng cần thích anh. Bẵng độ hai ba tuần không nói với nhau, anh Đại Hàn bỗng một hôm quay lại thú thật: Mới đầu tôi tưởng ông là người Hoa hay người Phi, tôi không biết ông là Việt Nam. Tôi không thích dân Việt Nam, một cái dân gì mà cứ mang con gái họ bán hết cho nước này nước khác làm vợ. Người Hàn tử tế coi thường người Việt ở chỗ đó. Anh tôi nổi xùng. Thế cái thằng đi mua vợ rẻ có đáng khinh không? Hai bên lý sự một hồi, bất phân thắng bại. Bây giờ họ nói chuyện với nhau trong lúc chơi banh, nhưng vẫn không phải bạn. Một bên mua vợ giá rẻ và một bên bán vợ với bất cứ giá nào. Bên nào đáng khinh hơn.

Anh tôi kết luận: Nhục cho cả nước, anh em mình sang tận đây rồi mà vẫn nhục lây.

Có con mà gả chồng gần

Có bát canh cần nó cũng mang sang.

Tôi được người lớn tuổi hơn giảng cho nghe: canh cần là do chữ tần tảo (một loại rau tần / tảo là rau) Ngày trước người nghèo có thể kiếm rau tần trong vườn nấu những bát canh đạm bạc. Người con gái nghèo đi kiếm rau tần cả ngày được gọi là tần tảo. Nên mới có chữ “tần tảo” chỉ cho người phụ nữ chịu khó làm việc trong hoàn cảnh túng thiếu.

Bây giờ ở Việt Nam, các cô gái quê dù có muốn tần tảo cũng hiếm có cơ hội, cô không lấy chồng gần, vì người chồng gần cũng chẳng có việc làm, cả hai vợ chồng cô giỏi lắm cũng chỉ kiếm được một bát canh cho cả gia đình, làm sao cô có cơ hội để đem sang chia cho cha cho mẹ được. Cô đành phải lấy chồng xa, cô coi thân cô như một cuộc bài may rủi. Biết đâu cô chẳng kiếm được người tử tế, biết đâu cô chẳng mang tiền về cho mẹ uống thuốc, cho mẹ có một bát canh thịt thơm ngon, cho cha sửa nhà, mua sắm truyền hình, tủ lạnh, biết đâu…, biết đâu…, biết đâu…Cô lại chết thảm thương như thế. Cô không kêu được: “Má ơi!” nữa rồi…

“Chim kêu vượn hú biết nhà má đâu.”

Tâm nào còn an được để đón Xuân về!

Trần Mộng Tú. 


 

 Xế Bóng Cuộc Đời “Thôi Mình Đi Em Nhé… !’’ – Phan

 Phan

Hồi mới qua Mỹ, lần đầu thấy tấm bảng ghi là Estate Sale cắm ở góc đường, tôi đoán là một hình thức bán bớt đồ cũ trong nhà. Như bày bán ở garage thì gọi là Garage Sale, bày bán ở sân sau nhà thì gọi là Yard Sale, dọn nhà thì người ta bán bớt những thứ không tiện đem theo với bảng cắm là Moving Sale, còn Estate Sale… chắc cũng tương tự.

Tự dặn là về phải tra tự điển, nhưng rồi tôi quên luôn! Nhớ lại những ngày mới đến Mỹ, ra đường thấy chữ gì không hiểu thì cứ nhủ lòng về tra tự điển, nhưng bao giờ cũng quên nhiều hơn là nhớ. Cho tới một hôm tình cờ nghe cô bạn Mỹ làm chung kể chuyện, tôi mới hiểu chính xác Estate Sale là bán sạch gia tài.

Cổ kể là vợ chồng cổ mua được bộ bàn ăn thuộc loại đắt tiền, còn rất mới, nhưng với giá chỉ một phần mười giá trị thực của bộ bàn ăn đó. Cô ấy cho biết bộ bàn ăn trị giá năm ngàn đô la Mỹ, dù nó chỉ còn mới được tám mươi phần trăm nhưng nếu phải mua với giá một, hai ngàn đô la Mỹ thì cổ cũng đồng ý mua. Vậy mà vợ chồng cô ấy mua được với giá chỉ năm trăm đô la từ một căn nhà treo bảng Estate Sale.

Cô ấy phải ghi xuống giấy ngày, giờ và địa chỉ của căn nhà đó. Rồi thông báo cho chồng cô ta biết trước mấy ngày để đến đúng hôm đó, hai vợ chồng dậy sớm mà đi xếp hàng. Khi lọt được vào ngôi nhà Estate Sale, cô nhanh chóng quyết định, nhưng phải kể là may mắn nên cô đã mua được bộ bàn ăn thuộc loại đắt tiền với giá quá rẻ. Trò chuyện thêm với cô bạn, tôi mới hiểu ra Estate Sale là bán toàn bộ đồ đạc trong nhà: từ ly tách muỗng chén, đến quần áo, giường ngủ, tủ trà, bệ thờ; tới cả tranh, tượng, đồ kỷ niệm…

Nhưng giá bán của Estate Sale không rẻ như Garage Sale, Yard Sale hay Moving Sale vì không phải là đồ thừa trong nhà. Lý do bán hết các thứ trong nhà vì chủ nhà phải vô viện dưỡng lão chẳng hạn; những người già neo đơn ấy không có thân nhân để có thể cho lại, nên họ bán hết, bán sạch, với giá cao hơn bán đồ cũ, đồ thừa của Garage Sale, Yard Sale hay Moving Sale… Người Mỹ đi Estate Sale như đi hội chợ, nhất là Estate Sale ở những khu nhà giàu. Ngay từ sáng sớm thiên hạ đã xếp hàng ghi tên, xe đậu dài hai ba “block” đường. Tới giờ mở cửa, người ta tranh nhau mua. Sau đó bưng bê nườm nượp, náo nức như được chia của.

Câu chuyện về Estate Sale như một hiểu biết thêm về đời sống Mỹ trong đầu óc mới tới định cư của tôi. Rồi thời gian và cuộc sống cá nhân quay cuồng theo cơm áo gạo tiền nên chả nhớ gì tới Estate Sale nữa. Cho tới một sáng cuối thu, dù đã 7 giờ nhưng mặt trời còn chưa ló dạng. Không gian yên ắng tới nỗi chỉ nghe mỗi tiếng đồng hồ tích tắc trên tường. Ngoài cửa sổ, sương còn phủ ngọn đồi sau nhà mờ ảo màu lá vàng phai. Không gian đẹp nhưng buồn quá, nhất là cái lạnh đã len lỏi về trên những ngón tay cảm giác điêu tàn. Tôi đi thay quần áo để lên đường, đi giúp một ông bạn già. Hôm nay ổng bán Estate Sale.

Tuy hẹn 9 giờ nhưng tôi đi sớm để có thời gian ngồi uống với ông bạn bình trà, bởi tôi nghĩ hôm nay có thể là lần cuối tôi gặp ông ấy. Nhớ lại, tôi quen biết ông chừng năm, bảy năm trước ở trung tâm sinh hoạt cao niên trong thành phố. Bữa đó chính ông đã đến bắt tay tôi trước, hỏi tôi có phải là Phan mà ông thường đọc đó không? Tôi có cảm tình ngay với một người lớn tuổi, hiền lành, đôn hậu. Tình thân chưa có nhưng lòng cảm mến thì nhiều, tôi cho ông số điện thoại để tiếp tục nói chuyện vào dịp khác bởi tôi đang bận với một cuộc phỏng vấn…

Rồi tình thân nảy nở sau những lần ông mời tôi đi uống cà phê, rất thỉnh thoảng, nhưng ông thực sự có hiện diện trong tôi như một người bạn mà tôi thường tự trách là ít thăm hỏi ông, hay mời ông đi uống nước. Giao tiếp với người già chỉ mất ít thời gian mà được lợi rất nhiều về kiến thức và kinh nghiệm sống. Biết thế, nhưng khi có thời gian rảnh thì tôi vẫn đi chơi với bạn trẻ nhiều hơn. Chỉ khi cần hỏi, là cần tới người già thì tôi mới nhớ tới ông, gọi ông, mời ông đi uống ly cà phê…

Tôi là một con người hiện đại qua cách tìm thông tin là biết hỏi ai; và ông bạn già là người thuộc thế hệ cũ sẵn sàng cho không kiến thức, kinh nghiệm tích lũy cả đời. Sự cho và nhận co giãn theo tuổi đời thì tôi co ông giãn. Đó là ý nghĩ hôm trời mới chớm thu, tôi gọi ông, mời ông đi uống ly cà phê vào một sáng cuối tuần. Hôm đó, tôi không có gì để hỏi ông mà chỉ là bỗng nhớ tới một người bạn mà quỹ thời gian của người đó không còn nhiều nên tôi dành thời gian rảnh rỗi cho ông. Hôm đó ông nói với tôi là “Anh cũng đã già…”. Tôi tin nhận xét của ông vì tôi đã vừa từ chối bạn bè trang lứa rủ nhau đi nông trại của một người bạn từ sáng sớm để hạ một con dê và nhậu tới chiều. Chắc chắn là một cuộc vui nhưng rồi cuộc vui nào cũng tàn. Bạn bè chưa già thì còn dịp khác để gặp. Nhưng ông bạn già hiu hắt như gió thu, hôm tình cờ gặp nhau ngoài chợ, lòng tôi bất an sau khi chia tay…

Hôm đầu thu đó, hỏi thăm ra mới biết, vợ ông đã qua đời hồi hè. Bà đi thăm con gái với cháu ngoại bên Cali, bị đột quỵ và mất luôn ở bên ấy. Ông muốn đưa bà về Dallas để lo ma chay vì bà đã sống ở Dallas mấy chục năm. Nhưng người con trai sống ở Dallas thì lại muốn em gái lo ma chay cho mẹ bên Cali cho tiện. Cái lý anh ta đưa ra là chết ở Mỹ thì lo ma chay ở đâu cũng chỉ là cái nhà quàn như nhau. Tôi chỉ quen biết ông như một người viết và một độc giả, chưa bao giờ tôi uống với ông một ly bia vì ông không rượu bia, không thuốc lá. Nhưng hôm đầu thu đó, ông tự tay mượn điếu thuốc đang cháy dở trên tay tôi; ông hút một hơi thuốc thật sâu, rồi trả lại. Tôi sợ ông sặc, nhưng ông đã không sặc.

Ông nhả khói chậm rãi và chìm vào tâm sự: “Tôi chưa bao giờ nói với anh, cũng không nghĩ tới chuyện nói với ai. Nhưng nỗi buồn trong tâm khảm tôi lớn dần như mầm bệnh ung thư tới hồi bộc phát. Tôi biết là trước sau gì cũng chết, tôi không sợ chết, chỉ buồn lòng người làm cha mà không biết dạy con mình. Vợ chồng tôi chỉ có hai người con. Lo được cho thằng lớn ăn học tới ra đại học không phải nợ tiền học đồng nào. Nó đi làm, lãnh lương cất riêng vào trương mục nhà băng của nó. Ngày ngày vẫn về nhà ăn ở, cha mẹ lo. Nó cho đó là lối sống Mỹ và nó chọn cách sống ấy. “Cha mẹ đừng tọc mạch vào thu nhập của con cái”. Nhưng khi nó muốn lấy vợ thì nó chọn lối sống của người Việt là dù sống ở đâu trên địa cầu thì chuyện cưới hỏi của con cái, cha mẹ người Việt cũng đứng ra lo cho con. Thế là vợ chồng tôi lo cưới vợ cho con trai.

Tôi không lấy gì làm buồn lòng vì cha mẹ tôi cũng đi cưới vợ cho tôi khi xưa. Nhưng rồi con tôi muốn mua nhà. Nó trình bày với vợ chồng tôi là nó mua nhà trăm rưỡi, cần mượn nhà băng một trăm ngàn, nếu trả trong ba mươi năm thì tổng số tiền nó phải trả cho nhà băng lên tới ba trăm ngàn. Nghĩa là một trăm ngàn vốn với hai trăm ngàn tiền lời trong ba mươi năm. Nó muốn cha mẹ giúp đỡ cho nó mượn một trăm ngàn để nó trả dứt căn nhà ngay khi mua, không phải trả tiền lời cho nhà băng. Nếu nó phải trả số tiền ba trăm ngàn trong ba mươi năm, thì mười năm cho một trăm ngàn. Nó sẽ trả cho cha mẹ một trăm ngàn trong mười năm là khả năng có thể.

Tôi bắt đầu thất vọng về con trai tôi. Vì gom hết tiền 401-K của cha mẹ thì đủ một trăm ngàn cho nó mượn. Vợ chồng đã về hưu thì tiền già gói ghém cũng đủ sống, nhưng tiền đâu lo cho con em nó còn trong đại học để khỏi mượn nợ? Tôi suy nghĩ nhiều đêm và chợt nghĩ đằng nào cũng mất con rồi! Đó là cái giá phải trả cho mưu cầu tương lai của con cái. Tôi đưa nó đến Mỹ chứ tự nó đâu đi một mình được. Tôi sinh ra nó chứ nó đâu tự xuất hiện trên đời này được…

Nhưng tôi thất bại trong chuyện dạy nó sống đùm bọc với người thân. Tôi có lỗi đã để nó hấp thụ lối sống ích kỷ của xứ sở này. Đằng nào tôi cũng mất con rồi. Nếu đồng ý cho nó mượn một trăm ngàn không tiền lời là tôi đã thẳng thắn nhìn nhận mình thua cuộc; không bao giờ dạy được con quay lại lối sống đùm bọc nhau của người Việt mình nữa. Nhưng từ chối nó… thì tôi mất luôn vợ! Vì mẹ nào chả thương con, thương càng mù quáng tình mẫu tử càng lên ngôi.

Nó trả lời cho tôi câu hỏi: “Tiền đâu để lo cho em nó?”. “Thì ba mẹ lấy tiền con trả hàng tháng để lo cho nó”. Tôi định hỏi câu hỏi quan trọng nhất theo kinh nghiệm của tôi là: “Nhưng con có chắc là con sẽ trả cho ba mẹ hàng tháng, hay trả vài tháng… rồi quên luôn?”. Tôi thương vợ tôi nên đã cho con trai tôi mượn một trăm ngàn. Vợ tôi mất tinh thần nhiều năm sau đó vì đúng là nó không trả.

Nhưng chúng tôi được trời phật cho lại đứa con gái muộn màng nhưng hết mực hiếu thảo. Nó là nguồn an ủi, niềm vui còn lại cho vợ chồng tôi. Lúc nào nó cũng vui vẻ nói là ba mẹ chết rồi thì tài sản cũng để lại cho anh em con thôi. Anh Hai cần trước thì anh Hai lấy trước. Ba mẹ đừng có giận anh Hai nữa, chỉ tổn hao sức khỏe cho ba mẹ thôi. Còn con, nợ học thì ai đi học ở Mỹ mà không nợ. Chừng con ra trường thì con trả. Ba mẹ đừng lo nữa.
Con bé lạc quan nói sao làm vậy. Về sau, nó lấy chồng bên Cali nên về Cali sống. Vợ tôi muốn bán nhà, dọn về Cali ở với con gái thì thằng con trai không cho đi vì bà nội phải ở Dallas để trông con cho vợ chồng nó đi làm… Đến cái chết đột ngột của mẹ nó. Tôi muốn đưa bà ấy về Dallas để lo ma chay vì bà ấy sống ở đây đã như là quê hương. Nó ngại tốn kém nên lý lẽ bất dung tình với cả cha mẹ. Tôi không buồn sao được anh…”.

Ôi, cái hôm đầu thu đó! Nhớ lại sao mà buồn. Và tại sao lại có hôm nay, tôi đến giúp ông bạn bán Estate Sale, bán hết gia tài một lần để giã biệt. Buổi chiều cuộc đời như không gian thu tràn ngập lá vàng bay, những nảy nở mùa xuân, khoe sắc hạ, thu úa, đông về…

Ông bạn già có sống tới trăm tuổi thì mùa thu thứ một trăm của cuộc đời cũng phải rời bỏ ngôi nhà không cần bật đèn giữa nửa đêm cũng biết lối đi; bán bỏ cả cái thìa khuấy ly cà phê mỗi sáng mà người gia chủ chắc là khuấy ly cà phê bằng cái thìa khác sẽ không ngon. Rồi bức tranh mua Garage Sale có vài đồng bạc hồi mới qua Mỹ, nhưng không có nó trên tường nhà thì cứ tưởng mình đang ở chơi nhà bạn, hay nhà bà con chứ không phải nhà mình; đến tiếng cái đồng hồ nhà mình cũng khác hẳn tiếng đồng hồ nhà khác mà chỉ có mình phân biệt được… lại còn nắm đất quê hương trên bàn thờ hồi ra đi mình mang theo để nhớ đường về. Nhưng nó nằm im lặng đã bốn mươi năm. Bây giờ người đem nó đi còn gửi lại nắm xương ở quê người thì nắm đất quê hương ấy trở thành oan nghiệt.

Cho không ai lấy, bán chẳng ai mua, mà ném qua cửa sổ thì hóa ra mình đã biến thành thú vật. Tôi ứa nước mắt trên tay lái, làm sao ông bạn tôi có thể sống sau hôm nay khi chính tay tôi bán hết những gì đã gắn bó với ông cả đời. Tôi, chính tôi, đã tiếp tay thần chết sớm bắt ông rời bỏ thói quen và kỷ niệm; rồi rời bỏ tới người thân; cuối cùng là rời bỏ cuộc đời… Nhưng nhớ lại tâm sự đầu thu của ông, ông đi dự đám tang của vợ bên Cali như người quen biết cũ, mấy chục năm vợ chồng còn lại cái trống không trong lòng già. Con trai ông đi dự đám tang của mẹ dửng dưng đến mức lúc về, anh ta nhắc ông là ba phải làm di chúc căn nhà lại cho con, vì ba đi đột ngột như má thì chính phủ lấy nhà…

Tôi nghĩ chắc anh ta không chỉ muốn lấy căn nhà đã trả hết mà muốn lấy luôn cả phần bảo hiểm nhân thọ của cha nên mới chọc giận ông đúng thời điểm tinh thần và thể lực của ông suy kiệt nhất sau mấy ngày đám tang bên Cali. Tôi biết anh ta và từng gặp mặt vì Dallas đâu có mấy nhà hàng của người Việt. Anh là ai trong gia đình lớn của anh, gia đình nhỏ của anh, trong xã hội anh đang sống… tôi không quan tâm tới địa vị hay tên tuổi của anh ở địa phương. Tôi chỉ biết là tôi đã có lỗi với một người không có lỗi gì với tôi là anh. Tôi đã đồng tình với ý kiến của con gái ông, dù chỉ nghe ông kể.

“… con còn phải đi làm và lo lắng cho gia đình con. Con không thể chăm sóc cho ba mỗi ngày như má. Nhưng má mất rồi thì ba không thể ở một mình. Ba có chuyện gì, không ai biết, không ai hay… làm sao con yên tâm. Con xin ba giao hết nhà cửa cho anh Hai muốn làm gì làm. Ba về Cali với con. Ba phải ở viện dưỡng lão vì con không thể và không có thời gian để lo cho ba như má. Nhưng vài hôm con sẽ ghé thăm ba một, hai tiếng đồng hồ; con nấu được gì ngon, con đem vô cho ba ăn. Ba có chuyện gì, người chăm sóc cho ba sẽ báo ngay cho con, con vô ngay với ba…”.

Tôi có tào lao lắm không khi không lên tiếng về chuyện nhà người khác? Tôi nói với ông hôm đầu thu: “Chia buồn với ông về sự mất mát người thân nhất của ông mà tôi không biết, cho dù ông có cho hay thì tôi chắc cũng không có điều kiện bay qua Cali để viếng tang của bà. Thôi thì ngày nào còn sống hãy tính chuyện đời cho xong để êm xuôi khi ra đi. Ông bà đã giúp con trai không phải nợ tiền học. Tôi tính nhanh là đã cho anh ta năm chục ngàn. Ông bà cho anh ta mượn một trăm ngàn mua nhà và không hoàn lại. Vậy là ông bà đã cho con trai một trăm năm chục ngàn. Bây giờ ông bán căn nhà mà ông đang ở cũng cỡ một trăm năm chục ngàn. Số tiền đó cho hết con gái là công bằng với con cái. Ông về Cali sống với đề nghị của con gái là hoàn toàn hợp lý.

Số tiền bảo hiểm nhân thọ của vợ ông, gửi con gái để lo cho ông những ngày cuối đời. Thừa thiếu gì thì tôi tin là con gái ông không tính toán với ông. Còn phần bảo hiểm nhân thọ của ông thì di chúc lại cho con gái. Nhưng chỉ nhờ cô ta quản lý số tiền đó để về sau chia đều cho hết cháu nội, cháu ngoại của ông bà. Cứ đứa nào vô đại học thì được nhận một khoản tiền do ông bà để lại cho con cháu ăn học. Tôi biết, với đà lạm phát và trượt giá ở nước Mỹ thì số tiền học bổng miễn hoàn lại cho con cháu sẽ không nhiều, nhưng rất có ý nghĩa về mặt tinh thần với đời thứ ba của gia đình ông trên nước Mỹ…”.

Câu chuyện đầu thu mới đó mà đã cuối thu rồi! Ông bạn tôi đúng là người độ lượng như tôi đã tin ông như thế! Ông giao căn nhà cho con dâu để cho mướn kiếm thêm tiền chợ cho cháu nội ông được sống sung túc hơn. Ông di chúc lại căn nhà cho con dâu của ông chứ không bán. Giấy tờ xác quyết là tài sản riêng của con dâu, “để nhỡ… vợ chồng con xảy ra chuyện bất trắc gì sau khi ba mất, thì ba mẹ chỉ giúp được con một chỗ ở để nuôi mấy đứa cháu nội của ba mẹ. Cảm ơn con”.

Ông cho hết con gái khoản tiền bảo hiểm nhân thọ của mẹ cô ấy. Ông nghe tôi về khoản tiền bảo hiểm nhân thọ của ông. Ông chỉ còn giữ lại hàng hà kỷ niệm trong từng đồ vật mà tôi đang bán cho những người không quen biết. Thế nên mắt ông lạc thần trông theo từng kỷ niệm vĩnh biệt ông lần cuối khi bước ra khỏi cửa một mái ấm gia đình đã tới hồi kết. Đó là buổi sáng một ngày cuối thu mà tôi sẽ không bao giờ quên với hình ảnh một người đàn ông biệt xứ lúc cuối đời, tay khép lại cánh cửa nhà mình lần cuối, bình thản nói: “Thôi, mình đi nghe em…”, là di ảnh của bà mà ông kẹp ở nách để khóa cửa ra đi…

Ngoài đường, những trang trí cho ngày lễ Halloween đã lên đèn dọc lối đi. Tôi nhìn ông thả bộ ra xe mà thấy một kiếp người đến với cuộc đời cách nay tám mươi năm, chỉ có tiếng khóc là gia tài thì hôm nay là món cuối cùng Estate Sale. Ông trầm ngâm buổi sáng, thở dài buổi trưa, rồi ngấn lệ buổi chiều theo từng kỷ niệm vĩnh biệt ông ra đi. Nhưng cuối ngày ông lại mỉm cười với di ảnh vợ lúc khóa cửa. Cái nháy mắt tinh nghịch của ông với di ảnh bà là bằng chứng ông đến với cuộc đời này bằng một tiếng khóc nhưng khi ra đi ông đã đem theo một người tình.

Tôi nhìn theo ông ấy tan vào màn đêm phủ về. Nhìn lại mình sau một ngày tiếp tay thần chết, nách tôi kẹp chai rượu thần chết thưởng cho tôi nhưng quân sĩ của thần chết đã giao lộn vào nhà một người không uống rượu nên phải nằm chờ tới Estate Sale này. Tới Estate Sale của tôi, cũng là kinh doanh từ vốn liếng là tiếng khóc chào đời, tôi sẽ kẹp nách mang theo được gì lúc ra đi? Chỉ biết chai rượu thường nhưng để lâu năm cũng ngon như nước cam tuyền… từ đầu tiên mộng tới phiền muộn sau. Đâu đó là thơ Bùi Giáng. Uống xong ly rượu cùng nhau / Hẹn rằng mãi mãi quên nhau muôn đời… Khi hiểu được thơ Bùi Giáng thì cuộc đời coi như đã tàn thu. Còn bạn?

Phan

From: Giao Su Nguyen Phi Phuong


 

Hội thánh có lập trường thế nào với những người li dị rồi tái hôn-Cha Vương 

Tháng 2 rồi bạn ơi! Chuẩn bị đón Xuân chưa? Chúc một ngày an lành nhé. Đừng quên cầu nguyện cho nhau.

Cha Vương 

Thứ 5: 01/012/2024

GIÁO LÝ:  Hội thánh có lập trường thế nào với những người li dị rồi tái hôn? Theo lời dạy của Chúa Giêsu, Hội thánh vì tình yêu đón nhận họ cách yêu thương. Bất cứ ai thành hôn trong Hội thánh, sau đó li dị, rồi tái hôn, thì làm nghịch lại đòi hỏi rõ ràng của Chúa Giêsu là “hôn nhân bất khả phân ly”. Hội thánh không thể xóa bỏ đòi hỏi này. Đã rút lại sự trung tín khi ly dị, rồi lại tái hôn, đó là phản lại với bí tích Thánh Thể, là bí tích nói lên đặc tính Tình yêu Thiên Chúa không thể đảo ngược, không thể đổi thay. Do đó, những người tái hôn này đã sống trong tình trạng mâu thuẫn như thế, họ không được rước lễ. (YouCat, số 270)

*Lưu ý: Nếu một giao ước hôn nhân đã tháo gỡ (annulled) thì hai “vợ chồng” không còn bị ràng buộc gì với nhau nữa, hoàn toàn tự do, họ có thể lập gia đình với bất cứ ai hay với nhau. Tuy nhiên, phải lưu ý về những ngăn trở “cũ”, nếu chúng còn hiện diện, chúng sẽ là nguyên cớ khiến giao ước hôn phối vô hiệu một lần nữa.

**Nếu ai ly thân hoặc ly dị mà quyết định sống đời sống độc thân—không đi một bước nữa, thì họ vẫn được rước lễ.

 SUY NIỆM: Đức Bênêđictô XVI nói rằng không phải giải quyết mọi trường hợp như nhau, Đó là một “tình trạng đau khổ” và ngài mời gọi các mục tử cần phân biệt những tình trạng khác nhau, để giúp đỡ về phần thiêng liêng, và bằng cách thích hợp nhất các tín hữu đó. (Bí tích tình yêu, 29)

Những người ly dị tái kết hôn, mặc dầu trong tình trạng như vậy họ vẫn thuộc về Hội thánh, Hội thánh vẫn chăm chú theo họ cách đặc biệt, và ước mong họ cố gắng phát triển một lối sống Kitô hữu bằng cách vẫn tham dự Thánh lễ, nhưng không rước lễ ; bằng cách nghe Lời Chúa, thờ lạy Chúa trong bí tích Thánh Thể và cầu nguyện; bằng việc tham gia vào đời sống cộng đoàn; bằng việc đối thoại không ngần ngại với một linh mục hay một người hướng dẫn thiêng liêng, bằng việc tận tụy bác ái cụ thể và làm việc đền tội, bằng việc dấn thân để giáo dục con cái họ.

(Đức Bênêđictô XVI, Bí tích tình yêu) (YouCat, số  270 t.t.)

LẮNG NGHE: Thưa anh em, khi được kêu gọi ở địa vị nào, mỗi người cứ ở địa vị đó trước mặt Thiên Chúa. (1 Cr 7:24)

CẦU NGUYỆN: Lạy Chúa, bao nhiêu gia đình đang đau khổ về mặt thể xác lẫn tinh thần, xin Chúa hàn gắn và chữa lành những rạn nứt do tội lỗi và tính ích kỷ gây ra để cho gia đình họ được vui vẻ và hạnh phúc.

THỰC HÀNH: Làm một hy sinh để cầu nguyện cho những gia đình mà bạn biết đang gặp khó khăn nhé.

From: Do Dzung

TỰ TÌNH – Nguyễn Hồng Ân 


Thảm trạng gia đình tại Mỹ – Nam Huỳnh-Truyện ngắn

Câu chuyện tác giả  kể lại đã hơn 20 năm . kể từ lúc chính gia đình này qua được MỸ.  Một bà mẹ quá, rất trẻ co’ 3 con, gia tài mang theo rát “KHỦNG”… Thế rồi moi sự biến đổi bất ngờ… NC xin im lằng để các bạn theo dõi mới thấm… và lòng nhân hậu của người đọc đã đãm lệ cho cảnh đời QUÁI ÁC hơn cả địa ngục ở trần gian.  Mời nhìn tấm gương gia đình ác quỹ để lấy đó răn dạy con cháu và tự mình cạo sạch THAM SÂN SI!.

Thảm trạng gia đình tại Mỹ
Nam Huỳnh

Sau 30-4-1975, như tất cả các Sĩ Quan QLVNCH còn ở lại miền Nam, bản thân tôi đã phải chịu hơn 6 năm tù “cải tạo”.

Trước khi có dịp định cư tại Hoa Kỳ, tôi đã nghe nhiều chuyện “dở khóc, dở cười” tại cái quê hương hợp chủng này, nên tôi luôn cẩn thận, chuẩn bị tinh thần để sẵn sàng đối diện với thực tế.

Đặt chân đến Mỹ vừa tròn 3 tháng, thì gia đình tôi đã phải ứng phó với sự “kỳ thị” của “cô con dâu”!

Từ quê hương đau khổ, nghèo nàn, được sang một đất nước giàu mạnh, văn minh tột đỉnh, dân chủ thật sự, tự do nhất thế giới… thật là một phúc đức lớn lao! Nhưng niềm vui chưa trọn, thì chuyện buồn lại đến liên miên…

Vì con trai tôi sponsor, nên bước đầu gia đình tôi phải về ở chung tại San José. Tôi cũng đã sòng phẳng “trả tiền phòng” hàng tháng coi như “share phòng” hầu tránh phiền muộn về sau. Thế nhưng càng ngày tôi thấy “cô con dâu” càng tỏ ra “kỳ thị” với 3 đứa em chồng và thường sửa sai, gây gổ luôn cả chồng. Bà vợ tôi phải lo đi chợ nấu ăn cho cả nhà nên bận rộn suốt ngày! Thế mà chẳng được ơn mà còn bị oán.

Bạn hữu của cô con dâu thấy chuyện bất bình, đã lén gọi điện thoại lại báo cho chúng tôi. Cô ta nói với bạn, “Phải gắt gao với họ (chúng tôi) để chồng không dám giúp đỡ họ… và đoan chắc rằng họ chẳng bao giờ dám xa rời hoặc bỏ đi, vì lý do duy nhất là họ mới qua Mỹ, chưa có xe. Không tiền thì phải chấp nhận đau thương thôi!”

Chịu đựng đau khổ được 3 tháng, vợ chồng tôi bàn nhau tìm đường “di tản”!

May mắn làm sao, chỉ vài hôm sau, một người bạn thân từ Dallas gọi sang và rủ chúng tôi qua. Thế là chúng tôi quyết định “move” sang Garlant (Dallas) thuộc tiểu bang Texas.

Chúng tôi ra đi vì hạnh phúc của con trai tôi, tôi không muốn cái hạnh phúc của con bị sứt mẻ vì sự hiện diện của chúng tôi, và cũng để cho chúng tôi được an thân.
Thượng đế cũng thương nên qua Garland tôi tìm được việc làm tại hãng Mervyn. Làm “Machine Operator” được 3 tháng, thì nhận được “giấy” đi khám sức khỏe để vào permanent, nhưng vì vết thương chiến tranh còn để lại “nơi cột sống” nên tôi phải nghỉ việc.

Một lần nữa, gia đình tôi phải “move” đi tìm việc làm. Cuộc phiêu lưu vì “đô la” bắt đầu.

Chúng tôi di chuyển xuống Houston, một thành phố khá lớn, nằm phía Nam của Texas. Tại thành phố nghèo việc làm này, tôi cũng may mắn tìm được một job: lái xe đưa rước những gia đình H.O mới sang Mỹ đi học Anh ngữ ESL. Nhờ vậy, tôi đã được tiếp xúc với rất nhiều bạn bè thuộc mọi giới trong xã hội để được tìm hiểu, học hỏi thêm kinh nghiệm.

Mỗi người một số phận, mỗi gia đình một hoàn cảnh, tuy nhiên đa số đều giống na ná nhau: khó khăn về ngôn ngữ phong tục tập quán, trong gia đình thì vấn đề con cái đã trở nên nghịch lý.

Tôi chỉ biết lấy kinh nghiệm của người đến Mỹ trước, an ủi tất cả anh em để họ có đủ niềm tin và an tâm, hầu vượt qua được bước “khởi đầu nan”! Và tôi đã đi thấy nghe, hoặc chứng kiến, nhiều chuyện “cười ra nước mắt”!

Tháng 5/95 tôi có dịp giúp đưa một người bạn là chị H. đến “viện dưỡng lão” để thăm “bà cô chồng”.

Bà cô trong “Viện Dưỡng Lão” là một bà cụ đã 89 tuổi nhưng vẫn còn nét đẹp lão quí phái. Tóc trắng cả mái đầu, mắt vẫn còn long lanh, trong sáng. Bà đọc báo không cần mang kính lão. Bà chỉ có một khuyết tật nhỏ là hơi lãng tai. Khi tiếp xúc với Bà chỉ viết trên giấy để bà đọc, và bà trả lời rất rõ ràng.

Lần đầu đi với chị H, và sau khi chị H trở về Cali, chúng tôi vẫn đến thăm bà ta những khi rảnh rỗi và rồi được bà kể là bà lập gia đình năm 19 tuổi, đến năm 24 tuổi thì ông nhà mất, để lại 3 đứa con, mà đứa con gái út chỉ mới lên 2 tuổi!

Góa chồng ở lứa tuổi 24, tuy vẫn còn trong độ thanh xuân, nét mỹ miều còn làm bao thanh niên trong Quận theo đuổi, nhưng vì thương con, thương chồng, bà quyết ở vậy nuôi ba đứa con đến ngày khôn lớn.

Bà tần tảo mua bán, lập nghiệp từ một ít vốn của ông chồng để lại. Sau đó bà làm chủ 2 tiệm vàng tại quận TB thuộc tỉnh Tây Ninh.

Ngày 30/4/75 miền Nam thất thủ. Thời thế đổi thay. Bà cùng 2 con gái di tản sang Hoa Kỳ. Dù tuổi đời bà đã 69 tuổi. Quyết định bỏ cả ruộng vườn nhà cửa và chỉ mang theo 03 bao cát vàng.

Đến cuối năm 1975, bà ta và 2 con được phép định cư tại Texas.

Qua năm 76, dù mới định cư chưa được 1 năm nhưng với số vàng sẵn có trong tay, bà quyết định mua một ngôi nhà để cho con gái út (còn gọi là Út Thơm) và chồng cùng các cháu an cư rồi sẽ lập nghiệp, và các cháu được an tâm học hành.

Sau 9 năm, hai cháu ngoại đã tốt nghiệp Đại Học. Một là Bác Sĩ, một là Dược Sĩ…

Khi thấy cháu ngoại dự trù mở phòng mạch mà không có tiền, bà đã không do dự, mà còn khuyến khích, hỗ trợ bằng cách trao lại cho Út Thơm tất cả tài sản còn lại của Bà để Út Thơm lo cho cậu con bác sĩ có được phòng mạch…

Theo bà nghĩ sở dĩ trước đây bà giữ số vàng mang theo là vì sợ con, cháu ỷ lại, tiêu pha hết. Không còn để phòng thân khi hữu sự. Nay, các cháu đã thành tài. Bà không cần lo nữa và an tâm sang luôn tên nhà, giao hết của cải cho Út Thơm.

Một tuần lễ sau đó, Út Thơm cùng chồng và 2 con tổ chức đãi mừng Ngoại 79 tuổi và Út Thơm cùng chồng ngỏ ý đưa Bà đi nghỉ mát vùng xa… đổi gió. Bà ngập ngừng suy nghĩ nhưng vì 2 cháu năn nỉ thêm, nên miễn cưỡng bằng lòng cho gia đình được vui!

Sáng thứ bảy, cả nhà dậy sớm lo cho Bà ăn sáng, quần áo và vật dụng thường dùng. Hai cháu ngoại dìu Bà ra xe để lên đường. Ngồi trên xe khoảng 30 phút, xe dừng trước một tòa nhà lớn lao, sang trọng.

Tại đây, Bà được Bác Sĩ Mỹ khám bệnh trước khi đi chơi xa. Khám xong, Út Thơm vui vẻ bảo với Bà bác sĩ nói sức khỏe Mẹ rất tốt, ngoại trừ chỉ bị hơi lãng tai thôi! Sau đó Út Thơm dìu Bà lên phòng khách ngồi, mang cho Bà lon trà ướp lạnh, rồi bảo: “Mẹ uống nước chờ con vào trong thanh toán tiền cho Bác Sĩ, xong con trở ra chở Mẹ đi.”

Ngồi chờ suốt mấy tiếng đồng hồ, Bà sốt ruột nên đi tìm. Chẳng thấy cô Út ở đâu! Bà bắt đầu lo sợ… thì xuất hiện cô y tá người Mỹ đến nói gì Bà chẵng hiểu và dẫn Bà vào phòng ăn. Đến nơi nhưng Bà không ăn, nhìn quanh toàn là những bà Mỹ già, chẳng có người VN và cũng chẳng có ai quen.

Bà gọi tên Út Thơm… nhưng vô vọng! Bà chạy ra ngoài nhưng nhân viên trực không cho Bà đi. Bà la, khóc và nói thật nhiều nhưng chẳng ai hiểu Bà, vì Bà chưa hề biết tiếng Mỹ.

Bắt đầu từ đây, Bà phải sống với bao nhiêu cực hình mà đám y tá Mỹ trắng, Mỹ đen rất bạc đãi, đôi khi còn xô đẩy Bà nữa!

Khi tôi đến thăm thì Bà đã ở đây được 9 năm, tuổi đã 88 tuổi. Suốt 9 năm dài, Út Thơm, con gái Bà không bao giờ trở lại thăm mẹ. Con cháu Bà, tuy phòng mạch ở downtown cách nơi đây chỉ 20 phút lái xe, cũng chẳng hề thăm viếng!

Gặp chúng tôi Bà vẫn còn sáng suốt. Bà yêu cầu chúng tôi giúp cứu Bà ra khỏi trại Dưỡng Lão này, liên lạc giùm với em trai của Bà, hy vọng sẽ đưa Bà trở về quê hương. Nhưng, than ôi, chúng tôi cũng như em trai Bà tất cả phải bó tay. Vì luật của Hoa Kỳ là ai gởi Bà vào thì chính người đó mới có quyền lãnh ra. Em trai Bà là cậu ruột của Út Thơm, đã có lần đến gặp Út Thơm để yêu cầu cô lãnh Bà ra giao cho gia đình Ông nuôi. Chẳng những bị Út Thơm xua đuổi, ông cụ còn bị gia đình Út Thơm hăm gọi cảnh sát vì chen vào nội bộ gia đình cô!

Từ lúc hiểu được hoàn cảnh của Bà, chúng tôi thường dành thì giờ đến thăm Bà. Mang quà bánh biếu, Bà không ăn. Biếu tiền, Bà không nhận. Bà nói Bà tuyệt thực và cầu nguyện ơn trên cho Bà chết sớm. Từ hơn 2 năm rồi, Bác Sĩ ra lịnh bắt Bà ngồi xe lăn, nên đến nay Bà không đi đứng được nữa.

Giữa năm 1995, vì tôi bị thất nghiệp nên phải move đi tiểu bang khác. Mãi đến năm 1998, chúng tôi trở về Houston thăm Bà ta… nhưng, tiếc thay Bà đã vĩnh viễn lìa bỏ cái “địa ngục xa lạ” này, ra đi trong cô quạnh. Hết một kiếp người!

Hình ảnh bà cụ bị con cháu bỏ rơi trong viện dưỡng lão làm tôi trăn trở mãi. Mỹ quốc là một siêu cường quốc, có nền văn minh và phát triển cao nhứt thế giới, nơi có đủ thứ luật lệ bảo vệ con người. Một xứ xở tốt đẹp như thế, tại sao đạo lý lại không được quan tâm” Phải chăng đây là nơi suy tàn của đạo lý gia đình Việt Nam”

Công Cha như núi bỏ hoang!
Nghĩa Mẹ như nước lụt tràn lối đi!

Nhớ bà cụ đã mất. Thương chính thân thế gia đình mình, tôi không muốn tin điều ấy là có thực. Đành chỉ còn biết cầu mong cho các thế hệ tương lai không còn thảm cảnh này.

Santa Ana, California.
Nam Huỳnh (PHT)

From: giang pham & KimBang Nguyen


 

Điều gì đe dọa đôi Hôn phối?-Cha Vương

Chúc bạn một ngày thật ấm áp trong vòng tay yêu thương của Chúa nhé. Hãy thận trọng mặc đủ ấm khi ra ngoài nhé đừng để tay chân lạnh cóng thì nguy đó.

Cha Vương

Thứ 3: 16/01/2024

GIÁO LÝ:  Điều gì đe dọa đôi Hôn phối? Điều thực sự đe dọa đôi Hôn phối đó là tội. Điều phục hồi cho đôi hôn phối là tha thứ. Điều làm cho họ được mạnh mẽ là cầu nguyện và trông cậy vào Thiên Chúa hiện diện. (YouCat, số 264)

SUY NIỆM: Sự xung đột giữa nam và nữ trong cuộc sống lứa đôi có khi dẫn tới ghen ghét nhau, đó không phải là dấu hiệu do hai giới không thể hòa hợp nhau; cũng không phải do có khuynh hướng di truyền làm cho bất trung, hoặc là có cản trở đặc biệt về tâm lý đối với việc kết hợp để sinh sống. Thực ra, nhiều đôi vợ chồng bị đe dọa bởi thiếu đối thoại với nhau, thiếu quan tâm đến nhau. Thêm vào đó, còn có vấn đề kinh tế và xã hội nữa. Nhưng vai trò chính vẫn là tội: ghen tuông, thống trị, gây gổ, mê dâm, không trung thành, và các nhân tố phá hoại khác. Vì thế mỗi cặp vợ chồng rất cần đến tha thứ và hòa giải với nhau, nhờ bí tích Hòa giải. (YouCat, số 264 t.t.)

LẮNG NGHE: Anh em hãy có lòng nhân từ, như Cha anh em là Đấng nhân từ. Anh em đừng xét đoán, thì anh em sẽ không bị Thiên Chúa xét đoán. Anh em đừng lên án, thì sẽ không bị Thiên Chúa lên án. Anh em hãy tha thứ, thì sẽ được Thiên Chúa thứ tha. (Lc 6:36-37)

CẦU NGUYỆN: Lạy Chúa, tội lỗi thuộc về bản tính yếu đuối ích kỷ của con người còn tha thứ thì thuộc về tình yêu và lòng vị tha của Thiên Chúa, xin cho các đôi vợ chồng biết nhận thức ra mối đe doạ trong đời sống hôn nhân của họ mà chạy đến Chúa để xin ơn tha thứ.

THỰC HÀNH: Mối đe doạ lớn nhất trong đời sống ơn gọi của bạn vào thời điểm này là gì? Hãy chạy đến Chúa với hết lòng trông cậy và xin ơn bền đỗ đến cùng nhé.

From: Do Dzung

YÊU TRONG TÌNH CHÚA | LM NGUYỄN SANG – HƯƠNG LAN 

Tại sao Hôn phối không thể phân ly (bất khả phân)?-Cha Vương

Ước mong gia đình bạn được luôn tràn đầy bình an và con hiền cháu ngoan nhé.

Cha Vương

Thứ 2: 15/01/2024

GIÁO LÝ:  Tại sao Hôn phối không thể phân ly (bất khả phân)? Hôn phối không thể phân ly vì 3 lý do. (1) Trước hết vì việc tự hiến cho nhau không giữ lại gì đó là chính bản tính của tình yêu. (2) Rồi vì đó giống như là hình ảnh trung tín vô điều kiện của Thiên Chúa với thụ tạo của Người. (3) Sau cùng vì nó diễn tả tình yêu hiến dâng của Chúa Kitô cho Hội thánh Người, đến nỗi chết trên Thánh giá. (YouCat, số 263)

SUY NIỆM: Vào thời kỳ mà 50% các đôi vợ chồng ly dị, tất cả các hôn nhân chung thủy với nhau là một dấu hiệu lớn, dấu hiệu về Thiên Chúa. Trên trái đất chúng ta có biết bao chuyện chỉ là tương đối, nên cần phải có những người tin rằng chỉ có Thiên Chúa là tuyệt đối. Do đó, những gì không tương đối là rất quan trọng, chẳng hạn phải tuyệt đối nói sự thật, hoặc phải tuyệt đối trung thành. Việc trung thành tuyệt đối trong hôn nhân chứng tỏ rằng đó không phải do khả năng của con người mà đúng hơn là do lòng trung thành với Thiên Chúa, Đấng luôn luôn trung tín dù chúng ta có phản bội bằng bất cứ cách nào, và dù chúng ta không biết là Thiên Chúa trung tín như vậy. Kết hôn tại nhà thờ là chứng tỏ chúng ta đặt tin tưởng hy vọng vào Thiên Chúa hơn là vào khả năng yêu đương của chúng ta. (YouCat, số  263 t.t.)

❦  Người làm chồng, hãy yêu thương vợ, như chính Đức Kitô yêu thương Hội thánh và hiến mình vì Hội thánh; như vậy, Người thánh hóa và thanh tẩy Hội thánh bằng nước và lời hằng sống, để trước mặt Người, có một Hội thánh xinh đẹp lộng lẫy, không tỳ ố, không vết nhăn hoặc bất cứ một khuyết điểm nào, nhưng thánh thiện và tinh tuyền. Cũng thế, chồng phải yêu vợ như yêu chính thân thể mình. Yêu vợ là yêu chính mình. (Ep 5,25-28)

❦  Nếu ta không trung tín, Người vẫn một lòng trung tín, vì Người không thể nào chối bỏ chính mình. (2 Tm 2,13)

❦  Ghen ghét đốt nóng lên các cãi lộn, còn tình yêu che đậy mọi thứ xúc phạm. (Cn 10,12)

❦  Mọi lo âu, hãy trút cả cho Người, vì Người chăm sóc anh em. (1 Pr 5,7)

❦  Mẹ đi đâu con sẽ đi đó. Mẹ lưu lại đâu con sẽ lưu lại đó. Dân của mẹ sẽ là dân của con. Thiên Chúa của mẹ sẽ là Thiên Chúa của con. Mẹ chết ở đâu con cũng sẽ chết ở đó. Xin Giavê xử tàn nhẫn với con và còn hơn thế nữa, nếu không phải chỉ cái chết mới làm con lìa mẹ. (Rt 16-17)

LẮNG NGHE: Chúng tôi là sứ giả thay mặt Đức Kitô, như thể chính Thiên Chúa dùng chúng tôi mà khuyên dạy. Vậy, nhân danh Đức Kitô chúng tôi nài xin anh em hãy làm hòa với Thiên Chúa. (2 Cr 5,20)

CẦU NGUYỆN: Lạy Chúa, Chúa nhìn thấy chúng con và biết rõ về chúng con, xin cho những cặp vợ chồng mỗi ngày bước đi trong sự khiêm nhường và sẵn sàng phục vụ lẫn nhau hơn là phục vụ chính mình, và xin gìn giữ họ khỏi tham vọng ích kỷ và sự tự phụ, kiêu ngạo và tấm lòng cứng cỏi đối với Chúa và đối với nhau đang làm tan vỡ hạnh phúc gia đình.

THỰC HÀNH: Áp dụng câu tục ngữ nầy  “Chồng giận thì vợ bớt lời – Cơm sôi bớt lửa chẳng đời nào khê “

vào đời sống hàng ngày của bạn nhé.

From: Do Dzung

NGUYỆN CẦU CHUNG ĐÔI 1-Ns Giang Ân- Cs sĩ Hồng Mơ..Thánh ca lễ cưới 

Vợ Chồng Và Những Rắc Rối Đầy Thú Vị – Nguyễn Khắc Hiền

Nguyễn Khắc Hiền

Để duy trì nòi giống nên nam và nữ những con người của hai giới tính vẫn cứ phải đến với nhau, ở với nhau một quãng thời gian dài đến trọn đời, chúng ta gọi đó là vợ chồng!

Trước khi tìm hiểu những bí ẩn rắc rối của quan hệ vợ chồng ta hãy cùng xem hai từ VỢ  – CHỒNG
VỢ, Một từ trắc nghe như lặng lẽ cam chịu thể hiện một tĩnh từ. Nhưng trong quan hệ giao tiếp chữ vợ luôn đứng trước chữ chồng. Ví dụ: “Vợ chồng tôi xin cảm ơn…”

CHỒNG- Một từ mang thanh bằng, nghe như sắp xếp dễ lăn mà chung chiêng thế nào? Phải chăng đây là động từ?
Mối quan hệ vợ chồng và một tưởng tưởng lãng mạn khẳng định điều này. Cái động và cái tĩnh gặp nhau tạo lên những bí ẩn thiêng mà đầy rắc rối. Thật là tĩnh mà động, động mà tĩnh.

Trong cuộc sống vợ chồng, vốn trước đó chưa ai có thể hình dung được một cách cụ thể, nhưng khi nó tới người ta vào cuộc rất nhanh chóng. Hai con người không có quan hệ huyết thống, vốn không quen biết nhau, sinh ra và lớn lên ở hai gia đình khác nhau về mọi phương diện: Ăn, ngủ , sở thích giáo dục…Vậy mà chỉ qua một giai đoạn ngắn, gọi là giai đoạn (tìm hiểu) yêu đương rồi đến ở với nhau chăm sóc cho nhau và sống với nhau lâu hơn những người ruột thịt của mình!

Hai con người không họ hàng ấy, không quen biết ấy bắt đầu chăm sóc cho nhau, lo lắng cho nhau. Họ nói với nhau bằng mắt nhiều hơn. Họ hiểu nhau ý nhị. trước mặt những người ngoài họ nói với nhau bằng ký hiệu, bằng ngôn ngữ riêng. (ngôn ngữ tình yêu) hay bằng mật mã. Họ thuộc những dáng điệu, đi đứng ăn nói. Họ chấp nhận và chiều theo mọi cá tính cả tốt lẫn xấu của nhau. Những kế hoạch làm ăn của vợ chồng được lặng lẽ thực hiện mà không cần văn bản
Họ bảo vệ nhau, hy sinh cho nhau thậm chí đến mù quáng. Họ làm đúng câu: “xấu chàng hổ ai .

Có những cặp vợ chồng đánh nhau, chửi nhau đến thậm tệ. Nhưng chỉ qua một thời gian rất ngắn họ lại anh, anh em, em không chút ngượng nghịu. Họ nhanh chóng tha thứ cho nhau .

Họ cười và nói chuyện với nhau nhiều hơn tất cả những người thân của chính họ  và cũng bức bội giận dỗi nhau nhiều hơn với những người thân khác.

Có thể nói ;  Cuộc sống vợ chồng là thiêng liêng bí ẩn rắc rối và đầy thú vị.
Có một ví dụ :Người vợ không may lên một cái nhọt nhỏ ở chỗ kín. (Khi chưa cần sự can thiệp của bác sỹ ) thì chắc chăn chỉ có người chồng chăm lo thuốc thang chứ không thể ai khác. Ngược lại ,người chồng cũng vậy. Con cái anh em khó thay thế được công việc ấy.

Thật đáng tiếc biết bao, có những cặp vợ chồng (đầu gối má kề) đã 15 năm hay 20 năm mà vẫn còn dẫn nhau ra tòa để ly dị.
Có phải đó là những con người hiếu thắng?. Chồng muốn thắng vợ điều gì để thể hịên đức lang quân hay vợ muốn thắng chồng..? và đôi khi họ lấy con ra làm trọng tài. Họ không còn nghĩ rằng ,người họ muốn thắng ấy lại là người đã từng chăm lo săn sóc minh và chia sẻ với mình những vui buồn…

Nói và viết về cuộc sống vợ chồng thật khó mà kể hết ra được. Đó là những bí ẩn đã tạo thành sức mạnh mà họ có thể tát cạn Biển Đông.

Chúng ta hãy xem người ngoài nói về họ: “Vợ chồng nhà ấy, hay nhà ấy có chuyện…” rõ ràng câu nói ấy coi vợ chồng họ chỉ là một  và chình họ nói về họ: ” anh ấy, nhà tôi,…” Họ nói về chồng mình, vợ mình như nói về chính mình.

Một cái tôi trọn vẹn!
Với quãng thời gian họ sống bên nhau từ 5 năm đến 60-70 năm, những cách gọi nhau âu yếm luôn giữ được âm sắc dịu dàng, mặc dù có thể thay đổi về từ ngữ.
Ví dụ: anh, em, cậu, tớ, mình, đằng ấy và cuối cùng là ông bà. Hai từ ông bà được dùng đến trọn đời
Tất cả những cụm từ ấy, mỗi cặp vợ chồng đều tự chọn mà không ai bắt buộc và quy ước bao giờ. Họ luôn trung thành với từ đầu tiên khi đến với nhau. Nếu người chồng đang gọi vợ bằng em mà chuyển sang gọi bằng cô tức là đã có vấn đề.
Sự thành đạt trên con đường công danh của vợ hay chồng đều phụ thuộc vào công sức của cả hai vợ chồng.

Thật đau đớn khi hai từ VỢ – CHỒNG đứng độc lập thì những bí ẩn rắc rối và đầy thú vị ấy đều tan biến và không còn có nghĩa nữa. Nếu một trong hai người phải ra đi trước thì tiếng khóc của người còn lại đau đớn và ai oán biết bao. Cái vòng tang trắng trên đầu người vợ hay chồng cũng mang một nét đặc biệt khác.

Ôi cuộc sống vợ chồng, rắc rối thiêng liêng bí ẩn mà thú vị*!

Nguyễn Khắc Hiền

From: Tuan Ba Cao & KimBang Nguyen


 

Lễ kính Thánh Gia – Cha Vương

Chúc bình an! Hôm nay Giáo Hội mừng lễ kính Thánh Gia, cầu mong gia đình bạn luôn hạnh phúc và bền vững trong Chúa Ki-tô, thánh cả Giuse, và Mẹ Maria nhé.

Cha Vương

Thứ 7: 30/12/2022

TIN MỪNG: Khi các nhà chiêm tinh đã ra về, thì sứ thần Chúa hiện ra báo mộng cho ông Giu-se rằng: “Này ông, dậy đem Hài Nhi và mẹ Người trốn sang Ai-cập, và cứ ở đó cho đến khi tôi báo lại, vì vua Hê-rô-đê sắp tìm giết Hài Nhi đấy!” (Mt 2:13)

SUY NIỆM: Gia đình nào cũng gặp những khó khăn, khủng hoảng trong đời sống, do công ăn việc làm khó khăn, con cái hư hỏng, cha mẹ bất hoà… Phương thế vượt qua không phải là giận ghét, bạo lực, nghi kỵ, nhưng là TÌNH YÊU, tình yêu dựa trên đức ái . Chỉ có tình yêu mới “cứu vãn” được gia đình, một tình yêu dựa trên lòng đạo đức, vâng giữ điều răn Chúa dạy. Mời bạn suy niệm lời của Thánh Phaolô nhắc nhở bạn về đời sống gia đình theo tinh thần của Chúa. Đừng để tinh thần của thế tục lừa dối Bạn nhé. “Thưa anh em, anh em là những người được Thiên Chúa tuyển lựa, hiến thánh và yêu thương. Vì thế, anh em hãy có lòng thương cảm, nhân hậu, khiêm nhu, hiền hoà và nhẫn nại. Hãy chịu đựng và tha thứ cho nhau, nếu trong anh em người này có điều gì phải trách móc người kia. Chúa đã tha thứ cho anh em, thì anh em cũng vậy, anh em phải tha thứ cho nhau. Trên hết mọi đức tính, anh em phải có lòng bác ái : đó là mối dây liên kết tuyệt hảo. Ước gì ơn bình an của Đức Ki-tô điều khiển tâm hồn anh em, vì trong một thân thể duy nhất, anh em đã được kêu gọi đến hưởng ơn bình an đó. Bởi vậy, anh em hãy hết dạ tri ân. Ước chi lời Đức Ki-tô ngự giữa anh em thật dồi dào phong phú. Anh em hãy dạy dỗ khuyên bảo nhau với tất cả sự khôn ngoan. Để tỏ lòng biết ơn, anh em hãy đem cả tâm hồn mà hát dâng Thiên Chúa những bài thánh vịnh, thánh thi và thánh ca, do Thần Khí linh hứng. Anh em có làm gì, nói gì, thì hãy làm hãy nói nhân danh Chúa Giê-su, và nhờ Người mà cảm tạ Thiên Chúa Cha. Người làm vợ hãy phục tùng chồng, như thế mới xứng đáng là người thuộc về Chúa. [Xin lưu ý: Quan niệm văn hóa thời bấy giờ trong đó vợ phải phục tùng chồng, con cái phục tùng cha mẹ, và nô lệ phục tùng chủ nhân của họ. Nhưng câu này không phải thế, Thánh Phaolô đề cập tới việc phục tùng lẫn nhau hơn là sự cầm quyền của đối tượng này trên đối tượng khác, “hãy coi ai là ‘boss’ của ai nè”. Vợ chồng, vì thế, sẽ phục tùng lẫn nhau khi mỗi bên bắt chước tình yêu tự hiến của Đức Ki-tô đối với Hội Thánh. “Vì lòng kính sợ Đức Ki-tô, anh em hãy phục tùng lẫn nhau” (5:21)] Người làm chồng hãy yêu thương chứ đừng cay nghiệt với vợ. Kẻ làm con hãy vâng lời cha mẹ trong mọi sự, vì đó là điều đẹp lòng Chúa. Những bậc làm cha mẹ đừng làm cho con cái bực tức, kẻo chúng ngã lòng.” (Côlôsê 3:12-21)

Câu/chữ nào đánh động bạn nhất, tại sao? Hãy chia sẻ cảm nghĩ của bạn với vợ, chồng, con, bạn bè, v.v… trong gia đình.

LẮNG NGHE: Thiên Chúa đã xuất hiện trên mặt đất và sống giữa loài người chúng ta. (Br 3,38)

CẦU NGUYỆN: Lạy Chúa Giêsu, gương mẫu của gia đình Thánh Gia dạy cho con biết tất cả hạnh phúc gia đình đều bắt nguồn từ việc tuân hành thánh ý Chúa. Xin cho các bậc phụ huynh và những người con cháu trong gia đình luôn biết chu toàn bổn phận của mình để gia đình được hạnh phúc, Thiên Chúa được vinh danh, xã hội luôn an bình.

THỰC HÀNH: Tránh ngôn từ dằn vặt, chỉ trích xem ai là người có lỗi trong gia đình, và hãy dặn lòng tập sống khoan dung hơn.

From: Đỗ Dzũng


 

Vợ Chồng nên ngủ chung hay ngủ riêng?-Trần Mỹ Duyệt

 Ba’o Mai

Trần Mỹ Duyệt

Văn chương bình dân đã dùng hình ảnh trên để diễn tả cảnh vợ chồng gắn bó, quen thuộc với nhau.

Ngoài ra, trong ca dao còn có câu: “Vợ chồng đầu gối tay ấp”, hoặc: “Đôi ta chung chiếu chung giường” để nói rằng vợ chồng không những chia cơm xẻ áo, mà còn cả chung chiếu, chung giường nữa.

Đã là vợ chồng sống với nhau cùng một nhà, thì phải ăn cùng mâm, cùng bàn, và dĩ nhiên là ngủ cùng giường, ngoại trừ trong thời gian vắng nhà, hoặc vợ hay chồng bệnh tật mà bắt buộc phải ngủ riêng. Thánh Kinh đã nói về sự gần gũi thân mật của vợ chồng khi viết: “Người nam sẽ bỏ cha mẹ mình và quyến luyến với vợ mình, và cả hai sẽ trở nên một” (Sáng Thế Ký 2:24). Sau này trong Tin Mừng Mátthêu, Đức Kitô đã nhắc lại, và thêm rằng: “Vì thế họ không còn là hai nữa, mà là một thân xác” (19:6).

Làm sao vợ chồng có thể “nên một” trong khi mỗi người một giường? Dưới cái nhìn tâm lý, vợ chồng ngủ chung mới hội đủ hai điều kiện chính yếu của tình yêu, đó là “nên một với người mình yêu” và “gần gũi với người yêu”.

Vợ chồng ngày nay với nhiều lý do, đang có xu hướng thích ngủ riêng. Ngủ riêng mỗi người một phòng, và chỉ sáp lại khi cả hai cần chuyện vợ chồng hoặc vì nhu cầu sinh lý. Theo một khảo cứu của National Sleep Foundation, có tới 25% cặp vợ chồng người Mỹ ngủ riêng. Và theo Đại học Toronto’s Ryerson, thì con số ấy tăng lên từ 30-40%. Vậy đâu là những lý do?

Lý do ngủ riêng

Những lý do theo National Sleep Foundation là vì giấc ngủ bị quấy rầy:

  • Người kia gáy to.
  • Người này có các loại mùi hôi làm cho khó chịu.
  • Cướp chăn mền của nhau.
  • Hot flashes (triệu chứng gây ra do hậu quả của thời kỳ tiền mãn kinh cũng như trong thời gian mãn kinh của phụ nữ). Bắt đầu khi người phụ nữ bước vào tuổi 40. Thí dụ, trong người nóng nảy, toát mồ hôi, bực bội, cáu gắt, hơi thở dồn dập…
  • Thời khoá biểu và thói quen khác nhau, người đi ngủ trước, người ngủ sau.

Ngoài ra, hay thức giấc thường xuyên vì tiếng động, tiểu đêm, hoặc trằn trọc khó ngủ. Người đọc sách, người dùng điện thoại, Iphone, Ipad, chơi games, xem ti vi, mở đèn, hay gây tiếng động ồn ào khiến người kia không thể ngủ được.

Nhưng về mặt ích lợi, cũng có những người thích không khí yên tĩnh, thích hợp với việc sáng tác, viết lách, sưu tầm, khảo cứu. Kẻ lại ưa sự riêng tư, mến không gian riêng, hành động theo phong cách của mình, và không muốn bị ai làm phiền cũng như làm phiền người khác. Và đối với một số người thì nhu cầu sinh lý không còn đòi hỏi nữa nên không cảm thấy nhu cầu cần ngủ chung.

Tóm lại, việc vợ chồng ngủ riêng đối với nhiều người được coi là bình thường, thoải mái, riêng tư, và có lợi cho sức khỏe. Nhưng căn cứ vào con số thống kê trên, liệu việc vợ chồng ngủ riêng có phải là một hiện tượng xã hội thời nay hay không? Hay vì quan niệm hôn nhân, gia đình đang từ từ biến dạng ngay trên giường ngủ?…

Ích lợi của ngủ chung

Theo những nhà nghiên cứu chuyên môn, và theo kết quả một số cuộc khảo cứu mang tính chất khoa học về việc những cặp vợ chồng ngủ chung, thì trước hay trong khi ngủ, hành động yêu thương, âu yếm, hôn, đụng chạm, hay vuốt ve của họ sẽ tạo ra kích thích tố oxytocin, còn được gọi là kích thích tố tình yêu “love hormone”. Nó giúp cơ thể thư giãn, giảm huyết áp và cũng góp phần cho việc chữa bệnh. Theo tâm sinh lý và phân tâm học, không thỏa mãn chính đáng nhu cầu sinh lý có thể dẫn đến trầm cảm, hoặc tự cô lập, và một số căn bệnh về thể lý cho cả chồng cũng như vợ.

Thống kê theo the Sleep Foundation, 60 phần trăm các cặp vợ chồng người Hoa Kỳ ngủ chung. Theo kết quả khảo cứu, lên giường cùng giờ với nhau thường mang lại rất nhiều điều ích lợi về sức khỏe thể lý cũng như tâm lý. [1]

Một giấc ngủ ngon ban đêm còn ảnh hưởng tích cực trực tiếp đến các sinh hoạt ngày hôm sau của một cặp vợ chồng. Ngủ ngon làm gia tăng giá trị của cuộc sống. Các ông sẽ tỏ ra dễ chịu, các bà ít cáu gắt và dịu dàng với chồng hơn sau một đêm hạnh phúc bên nhau. Ngoài ra, khi nằm bên nhau, cảm giác “an toàn” khiến giấc ngủ sâu, không bị hồi hộp. Lo lắng, chập chờn, thường là nguyên nhân của mất ngủ. Ngủ chung cũng rất có lợi cho những người bị bệnh mất ngủ, mộng du, hay gặp ác mộng vì nếu có chuyện gì xảy ra, người phối ngẫu có thể giúp đỡ hữu hiệu.

Ngủ chung và vai trò sinh lý

“Bước vào hôn nhân không vì nhu cầu sinh lý nhưng cần thực hiện sinh lý 1 cách có ý thức và yêu thương.” Hôn nhân đi kèm với sinh lý, nên ngủ chung khiến việc chăn gối tiện lợi và giúp vợ chồng hạnh phúc hơn. Khoảng cách của việc riêng giường khiến cảm hứng chăn gối và tình cảm dễ đi đến chỗ nguội lạnh và tắt hẳn.

Nhu cầu sinh lý, không chỉ mang ý nghĩa truyền sinh, nó còn đóng vai trò hòa giải và làm tan biến nhiều khó khăn, hiểu lầm hoặc lạnh giá khi hai vợ chồng hòa hợp và tan biến vào nhau trong một hành động sinh lý với ý thức tình yêu. Ca dao Việt Nam có một câu rất thích hợp và ứng dụng trong đời sống tâm sinh lý, tình cảm của vợ chồng. Nó cũng là một bí quyết giữ chồng rất tâm lý:

Ngủ chung tạo cơ hội cho hai tâm hồn dễ gần gũi và thông cảm nhau hơn. Họ có thể trao đổi, chia sẻ và hiểu nhau về những vấn đề cuộc sống. Cái giường vì thế được gọi là cái nôi êm ái của tình yêu vợ chồng.

Bồng lai của đôi hạc trắng chính là cái tổ, cũng như đối với cặp vợ chồng là chiếc giường êm ái. Vì ở trên cái giường mà:

Riêng đối với ảnh hưởng của văn hóa Việt Nam, khi bước vào tuổi cao niên, thường là tuổi 60 như lời Tam Nguyên Yên Đổ Nguyễn Khuyến: “Sáu mươi ông đã lão ru mà!” vợ chồng thường ngủ riêng. Lời giải thích chung chung vẫn là, chúng tôi đã già rồi, chẳng còn hứng thú về việc đó nữa nên ngủ riêng mỗi người một giường cho khỏe. Nhưng sinh lý được cho là sự thỏa mãn tình cảm của hai phái. 40% đàn ông trên 70 vẫn còn ham muốn chuyện vợ chồng. Tại Hoa Kỳ, qua cuộc khảo cứu của Indiana University’s Center for Sexual Health Promotion, 43% đàn ông và 22% đàn bà ở lứa tuổi trên 70 vẫn còn có hành động sinh lý.

Và dẫu cho dù không còn “chuyện ấy” với nhau đi nữa, thì việc vợ chồng ngủ chung vẫn là một biểu lộ tình yêu tha thiết và bền chặt: “Yêu nhau cho đến đầu bạc, răng long!”

Và hai sẽ trở nên một

Trong hôn nhân, vợ chồng trở nên một: một tinh thần và một thân xác. Thánh Phaolô đã giải thích về vấn đề này trong thư gửi Côrinthô: “Vợ không có quyền trên thân xác mình nhưng là chồng. Cũng vậy, chồng không có quyền trên thân xác mình nhưng là vợ.” (1 Cor 7:4). Thân xác đã thuộc về nhau và là của nhau: “Xương của xương tôi, thịt của thịt tôi” (Sáng Thế Ký 2:23), không lẽ xương ngủ một nơi còn thịt ngủ một nơi.

Tóm lại từ căn bản Thánh Kinh đến những khảo cứu khoa học, cũng như từ những khám phá tâm lý, thì việc vợ chồng ngủ chung với nhau là một việc làm bắt buộc, và cần thiết. Nếu vì bất cứ lý do gì mà vợ chồng không ngủ chung với nhau thì đó chỉ là một giải pháp tạm thời cần phải giải quyết. Đã là vợ chồng chúng ta không có lý do gì để ngủ riêng.

Trần Mỹ Duyệt

(Hiệu đính từ bài viết đã được phổ biến ngày Nov.1, 2017)

Tài liệu tham khảo:

  1. Sleep Centers of Middle Tennessee

https://sleepcenterinfo.com › blog › should-i-go-to-bed-a..


 

TÔI MUỐN NÊN THÁNH

Làm sao để nên thánh trong đời thường hằng ngày ?

Mời bạn đón đọc chuyện kể của Cha Mễn  sau đây :

Có một chị nội trợ, có chồng, có con, trong một gia đình rất bình thường, đã viết một lá thư tâm sự với một linh mục, được đăng công khai trên tờ báo Công Giáo Và Dân Tộc cách đây vài năm. Nội dung của lá thư đại khái như sau:

Kính thưa cha, qua những gì cha đã giảng dạy trong dịp tĩnh tâm vừa qua và qua những gì con đã đọc được trong kinh thánh, con thấy một ngày sống của Chúa Giêsu quả là tất bật. Ngài rất vĩ đại. Ngài quả là một Đấng Thiên Sai. Ngài quả là một Đấng tiên tri. Ngài quả là một vị Vua Cao Cả. Ngài quả là một vị tư tế thánh thiện tuyệt hảo. Ngài chữa bệnh. Ngài rao giảng trên núi. Ngài làm phép lạ. Ngài gọi anh mù ra riêng một bên, rồi làm cho anh ta được sáng mắt. Ngài biến đổi tâm hồn của một cô gái bị 7 quỷ dữ ám. Ngài làm cho kẻ chết sống lại. Và Ngài đã làm biết bao nhiêu chuyện phi thường, giúp cho không biết bao nhiêu người. Quả thật, quả thật, con yêu mến Chúa vô cùng, con cảm phục Chúa vô chừng.

Nhưng, khi càng cảm phục Chúa bao nhiêu thì con lại càng cảm thấy buồn bã bấy nhiêu.

Con buồn, vì một ngày sống của con sao mà không giống Chúa tí nào cả.

Thưa cha, từ sáng sớm, vừa mở mắt ra, là con phải lo cà phê cho chồng, lo sữa cho con nhỏ, lo chiên cơm cho những đứa con lớn cho chúng ăn, để chúng kịp giờ đi học. Bản thân con cũng chưa kịp rửa mặt nữa.

Khi mà tất cả, chồng đi làm, con đi học, thì lạy Chúa và thưa cha, con lại phải lo đi thu gom những tàn dư của những áo quần mặc hôm trước. Con có hàng thau đồ. Rồi lạy Chúa, ngày nào cũng thau đồ. Thứ hai thau đồ. Thứ ba thao đồ. Thứ tư đồ đầy thau. Thứ năm thau đầy đồ. Và con phải giặt, phải xả, phải phơi, phải ủi, phải xếp, phải đưa vào tủ cho ngăn nắp, cho gọn gàng, của ai ra người đó. Ngày nào cũng chỉ có bấy nhiêu thôi, con đâu có làm được những chuyện gì gọi là vĩ đại, con đâu có làm được gì gọi là cao cả như Chúa đâu. Cho nên con cảm thấy buồn và con rất buồn. Buồn, vì con cảm thấy xa sự thánh thiện quá.

Rồi lạy Chúa, khi phơi đồ xong, con vừa chỉ kịp rửa mặt, thì cái giỏ treo ở góc bếp kêu lên, chị ơi em nè chị. Thế là con xách giỏ ra chợ.Đi chợ vừa về thì ông táo ở bếp lên tiếng: Chị ơi em đây, em sẵn sàng rồi, chị có dùng đến không ?

Rồi việc lo cho ông táo xong, thì cũng lại là lúc chồng về, con về. Thế là con lo dọn bữa ăn trưa cho mọi người.

Ăn xong, họ đi ngủ trưa, còn con thì lại phải lo lấy đồ phơi vô nhà. Lại ủi, lại xếp, lại đơm nút, lại vá những chỗ hình chữ L, rồi lại xếp vô tủ.

Rồi lạy Chúa, buổi chiều về những đứa con đại học chữ to kêu ơi ới: Mẹ ơi cho con tắm. Thế là con lại phải xăng tay áo lên, lại phải xăng quần lên để tắm cho chúng nó.

Rồi cha ơi, Chúa ơi, tối đến, lại cơm tối.

Cơm tối xong, con mệt quá, con đi ngủ. Có khi, con chỉ kịp đọc qua quýt một vài kinh cho an tâm là đã xong bổn phận đọc kinh tối.

Mà rồi nào có được ngủ yên đâu. Mới 11 giờ đêm, thì đồng hồ nước đã gọi. Thế là phải xách xô, lại phải xách ống nước ra để chuyền nước, kẻo ngày mai không có nước xài. Bởi lâu nay, nước hay bị cúp thất thường.

Đang chuyền nước thì thằng con trai nhỏ ở trong mùng kêu ơi ới: Mẹ ơi cho con đái.

Cho nên cha ơi, Chúa ơi, con thấy một ngày của con sao mà xa vời với Chúa Giêsu quá.

Chúa Giêsu thánh thiện và vĩ đại bao nhiêu, thì con lại thấy một ngày sống của con sao nó tầm thường và chán chường bấy nhiêu. Con buồn quá.

***

Thế nhưng, vị linh mục đó đã trả lời cho lá thư của chị như sau:

Chị ơi, trong một bài giảng phong thánh cho 1 vị thánh hiển tu, Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô Đệ Nhị đã nói với các vị Hồng y, với các quan khách, và với cộng đoàn dân Chúa đang dự lễ hôm đó như sau:

“Kính thưa chư vị quý mến. Cho đến hôm nay, tôi vẫn chưa tìm thấy được một việc gì nổi bật nơi vị thánh của chúng ta, để chia sẻ với quý chư vị. Bởi vị thánh này chỉ làm toàn những việc tầm thường thôi.

Ngài không có làm gì gọi là cao cả: Ngài không có bằng cấp cử nhân, tiến sĩ.  Ngài không phải là thành viên của hàn lâm viện. Ngài không hề có đi rao giảng ở các nước truyền giáo. Suốt đời của Ngài không hề làm một  phép lạ nào.

Thế nhưng, thưa qúy chư vị.Không phải tổng số những việc làm, sẽ đánh giá sự thánh thiện của một người.

– Không phải giá trị cao thấp, lớn nhỏ của việc làm, để đánh giá sự thánh thiện của một người.

Nhưng là chính cường độ tình yêu được đặt trong mỗi việc làm, sẽ đánh giá sự thánh thiện của một người.

Vậy thì chị ơi, xin chị đừng có sợ cái thau đồ. Mà chị hãy sợ:

– Trong mỗi thau đồ, chị có đặt cường độ tình yêu ở trong đó hay không ?

– Chị có đặt sức mạnh của tình yêu và lòng kiên nhẫn ở trong đó hay không?

Càng yêu Chúa, càng yêu chồng, càng yêu con nhiều, thì thau đồ đó sẽ đánh dấu sự thánh thiện của chị.

Như vậy, cái mà chị cho là tầm thường thì coi chừng, đó chính là chìa khóa mở cửa Thiên Đàng cho chị, nếu chị biết sử dụng chìa khóa đó.

Xin chị đừng quá mơ ước những chuyện cao siêu, những chuyện phi thường.

– Chị muốn được tử đạo ư ? Còn bổn phận lo cho chồng, lo cho con, ai sẽ gánh vác ?

– Trốn tránh trách nhiệm của mình có phải là công đức, có phải là thánh thiện trước mặt Chúa không ?

Mà mơ ước tử đạo kiểu của chị, thì nói thiệt thời này, sẽ không còn nữa đâu, chị đừng mơ. Chính khi chị cố gắng chu toàn những bổn phận hằng ngày, chính khi chị làm những việc tầm thường, những việc nho nhỏ như chị đã làm, đang làm và sẽ tiếp tục làm ở trong gia đình, mà biết đặt cường độ tình yêu trong đó, yêu Chúa, yêu chồng, yêu con, thì có thể coi đó là tử đạo rồi đó. Và sự thánh thiện sẽ được Chúa đánh giá cũng từ đó.

Lạy Chúa, xin cho con biết đặt cường độ tình yêu vào trong từng việc làm hằng ngày của con, để con xứng đáng là con Chúa và đáng được Chúa yêu thương hơn nữa. Amen.

From: Ngọc Nga & KimBang Nguyen


 

ĂN NĂN

ĂN NĂN

Vợ chồng tôi sắp li hôn.

Sau 2 năm yêu nhau và 16 năm chung sống. Chúng tôi đến với nhau từ thời tôi còn hai bàn tay trắng. Hai vợ chồng trầy trật tạo dựng sự nghiệp, cuối cùng rồi cũng có ngày phát triển như hôm nay. Nhưng khi kinh tế đã đủ đầy thì tình yêu cũng thay đổi..Thực ra là do tôi đã nguôi dần cảm xúc với vợ. Tôi ngoại tình và tự thấy cuộc sống hôn nhân quá tẻ nhạt. Sống chung thực ra chỉ làm vợ tôi thêm đau khổ, vậy nên tôi nghĩ li hôn là giải pháp. Vợ tôi ngày xưa rất cá tính, cô ấy tất nhiên không chịu, nhưng sự im lặng kéo dài cũng khiến cô ấy ngột ngạt. Phụ nữ thực ra không giỏi chịu đựng như người ta tưởng, nhất là về phương diện tình cảm, nếu không níu được họ vẫn biết sẵn sàng buông….

Hôm qua nhà bên vợ có đám giỗ, vợ bảo nhà năm này không làm cỗ, chỉ bày chút hoa quả cúng tổ tiên thôi. Anh về cũng được, nếu bận thì thôi. Vợ nói thì nói vậy, tôi tự thấy vẫn nên về.

Bộ Sưu Tập Hình Ảnh Nhà Quê Miền Tây Cực Chất: Hơn 999+ Hình Ảnh 4K

Bố mẹ vợ đón tôi vẫn bằng nụ cười như mọi khi nhưng có vẻ hơi khách khí. Có lẽ vì biết chúng tôi sắp chia tay nên họ đón tôi như khách, không cho tôi động tay động chân việc gì. Mẹ vợ nhìn tôi lạnh nhạt, còn bố vợ đối với tôi vẫn thân tình niềm nở. Bố vợ tôi là người ít nói. Từ ngày làm rể ông, chưa bao giờ tôi thấy ông can thiệp vào chuyện gia đình con cái.

Nhưng lần này có vẻ như ông muốn nói. Ông bảo: Từ trước giờ bố vẫn đối với tôi như hai người đàn ông với nhau. Nhưng hôm nay bố muốn nói chuyện với tôi là tư cách bố vợ.

Giọng ông chậm rãi, đều đều, nhỏ đủ để tôi nghe.

Ngày xưa hồi cái Bống nó yêu con, bố mẹ không đồng ý. Bố mẹ chỉ có mình nó là con, bao yêu thương chăm sóc dồn cho nó cả. Tính nó từ bé đã ương bướng vì được bố mẹ nuông chiêu, cưng như hoa như trứng. Bố vẫn nghĩ nó lớn lên trong đủ đầy sẽ không thể nào chịu được khốn khó. Ngày nó nói yêu con và muốn lấy con, bố đã cản ngăn, không phải vì chê con mà vì sợ con gái bố nông nổi. Nó quen ăn sung mặc sướng, con thì thiếu thốn khổ nghèo. Nó vốn quen đón đưa, con thì một mái nhà để ở cũng không có. Nó yêu con, tưởng tình yêu là vĩ đại lắm, tưởng phong ba gì cũng vượt được, nhưng khi đối mặt với thực tại cơm tiền có chịu nổi không? Bố chỉ sợ nó lấy con rồi, được dăm bữa nửa tháng sẽ chạy về nhà than rằng con không quen chịu khổ, như vậy sẽ rất thiệt thòi cho con. Dù vậy nó vẫn kiên quyết lấy, nó khóc lóc suốt ngày, nó quỳ lạy van xin. Làm cha mẹ, không thể thấy con mình yêu sống yêu chết mà nỡ can ngăn. Thôi thì nó lớn rồi, tự làm tự chịu. Các con về với nhau, nhà phải đi thuê. Ba lần bảy lượt bố nói các con về sống chung, nó bảo không về. Nó không muốn con cảm thấy xấu hổ vì cậy nhờ nhà vợ, ăn không dám ăn, nói không dám nói. Rồi trong lúc khốn khó, con tập tành kinh doanh. Nó cũng nghỉ việc nhà nước hỗ trợ con. Nó mang bầu trong thời gian làm ăn nhiều thất bại. Đôi bận nó về nhà, người lả đi vì suy nhược, nhưng nó giấu con, không muốn con nghĩ ngợi mông lung. Cuối cùng thì có công trồng cây cũng đến ngày hái quả. Các con dần có của ăn của để. Đứa trước lớn lên, đứa sau ra đời. Bố mẹ nhìn vào, cảm thấy hạnh phúc vì con mình đã trưởng thành, cứng cáp. Lâu rồi nó về nhà, mấy lần trốn trong nhà tắm khóc. Mẹ con biết mới cố tra hỏi, nó bảo chồng con ngoại tình. Nó bảo nó không khóc trước mặt chồng, không muốn tỏ ra yếu đuối. Bố cũng không ngờ đứa con gái cá tính và bướng bỉnh ngày xưa nay lại trở nên yếu mềm như vậy. Từ bé tới lớn, người có thể làm nó khóc cũng chỉ có con. Người ta nói:

– Khó khăn thử thách lòng chung thủy của đàn bà.
– Giàu có thử thách lòng chung thủy của đàn ông.

Khó khăn không làm lung lạc ý chí và tình yêu của vợ con, nhưng tiền bạc đã làm con thay đổi. Bố không biết rốt cuộc là con gái bố đã làm sai điều gì với con, nó không biết ăn ở hay đối nhân xử thế tệ bạc? Nó ăn chơi trác táng hay bỏ bê chồng con? Là nó không tốt ở chỗ nào, hay chỉ vì đơn giản là con khát thèm sự mới mẻ? Con nhìn xem, người phụ nữ đầu ấp tay gối với con 16 năm qua. 16 năm tuổi thanh xuân đẹp nhất cuộc đời nó dành để cùng con mưu sinh bươn chải. 16 năm nó bận bịu cho chồng cho con đến quên cả đòi hỏi.

Giờ đến khi kinh tế đủ đầy rồi thì lại đối diện với cảnh chia ly.

Người phụ nữ đã vì con mà từ bỏ đầy đủ ấm êm. Vì con mà cam tâm chịu khổ. Vì con mà mạnh mẽ, cũng vì con mà yếu đuối.

Cuối cùng con lại làm khổ nó chỉ vì một người phụ nữ chưa một ngày vì con mà hao tâm tổn sức. Người phụ nữ con đang yêu hiện tại, bố nghĩ nó chẳng có gì hơn vợ con, ngoại trừ tuổi trẻ. Tuổi trẻ vợ con cũng đã từng có, nhưng nó đã dành hết cho con rồi. Tiền bạc mà người phụ nữ kia đang được hưởng từ con, cũng có một phần mồ hôi và nước mắt của vợ con trong đó.

Là đàn ông bố biết, bản năng chinh phục ẩn giấu trong mỗi người. Nhiều khi chúng ta nhìn con mồi nằm gọn trong hang của mình rồi thì thèm khát những con mồi đang tung tăng ngoài kia. Ta thường đứng bên này đồi rồi ngó sang bên kia đồi xuýt xoa “ở bên kia cỏ sao mà xanh thế”. Thực tế thì đứng núi này chắc chắn sẽ thấy núi khác cao hơn. Bố không muốn trách móc con. Nhưng bố là bố thì cũng như con đối với con của mình.

Làm bố, không thể thấy con mình khổ đau mà làm ngơ, không thể thấy con mình chịu ấm ức mà không lên tiếng. Làm bố của một cô con gái, ngay cả khi thấy nó cười vẫn cảm thấy bất an…

Chưa bao giờ tôi thấy bố vợ tôi nói nhiều như hôm nay, cũng chưa bao giờ ông uống rượu nhiều như vậy. Cả buổi tôi không nói một lời nào, chỉ sợ mỗi câu mình nói ra sẽ trở nên vô duyên vô dụng.

Vợ tôi từ đâu chạy ra, giật chén rượu trên tay bố:

Bố ạ, bố đừng uống nữa, đừng nói những chuyện vô nghĩa như thế nữa. Con đã giữ đúng lời hứa với bố ngày xưa “Dù khổ cực đến đâu cũng không phụ bỏ anh ấy”. Bố xem con gái bố mạnh mẽ thế này, con có khóc đâu mà bố lại khóc!

Bạn trai Hòa Minzy ẩn ý gia đình đã có con với bức ảnh 3 người và bé ...

Trong giây phút ấy nghe lời kể của ông, bao nhiêu kí ức hiện về trong trí nhớ như một cuộn phim quay chậm lại từng chi tiết. Người ta vẫn thường nói “khi bình yên, người ta thường quên đi những lời thề trong giông bão”, quả không sai.

Dù sao thì ngày mai tôi vẫn phải đến tòa án…

Đến tòa để rút lại đơn li hôn.

NB

 From: Ngoc Bich& KimBang Nguyen


 

Tại sao gia đình tôi hòa thuận?

Tôi rất sợ phải nghe ba mẹ cãi nhau. Tôi thường phải làm quan tòa và lẫn lộn không biết nên nghĩ gì. Mẹ hay nói:

– Con thấy ba kỳ cục không, nếu gặp người đàn bà khác, bà ta đã đập tan mọi thứ trong nhà ra rồi.

Ngược lại ba thường hỏi:

– Con gái, tuy con còn bé nhưng con có thấy ba chịu đựng mẹ giỏi như thế nào không? Ba phải làm sao đây?

Tôi hay nhìn những tấm hình ba mẹ chụp thời mới cưới treo trên tường, hai người nhìn nhau tươi cười hạnh phúc làm sao. Họ đã từng yêu nhau thắm thiết, tại sao tình yêu lại thay đổi mau chóng và thê thảm như vậy. Họ rất khó quên, khi gây gỗ thường kể đi kể lại những chuyện giận hờn xảy ra năm xửa năm xưa, rồi từ từ nặng lời với nhau. Tôi và em gái cũng hay có chuyện vì giành đồ chơi, hay vì phân công dọn dẹp nhà cửa không đều, nhưng chỉ chút sau là chúng tôi quên và tiếp tục chơi với nhau vui vẻ. Tôi muốn gia đình hòa thuận, êm ấm như hồi tôi còn bé. Lâu rồi chúng tôi không được đi picnic, đi câu cá với nhau.

Ngày ba tôi đập tan những tấm hình đám cưới treo trên tường, là ngày ba mẹ quyết định ly dị. Ba mẹ gọi hai chị em tôi vào phòng, chúng tôi đứng trên những mảnh vụn và được hỏi:

– Hai đứa con phải quyết định, đứa nào muốn ở với mẹ, đứa nào muốn ở với ba. Chúng ta sẽ phải chia hai.

Tôi và em gái chỉ biết khóc. Cách đây mấy tháng, tôi cũng giúp ý kiến thằng Tâm để nó chọn lựa bố hay mẹ. Bây giờ tới phiên nó sẽ giúp tôi? Tôi biết Tâm rất khổ, trong lớp nó không còn muốn chơi với ai cả ngoại trừ tôi. Cô giáo và những bạn hiểu chuyện thường nói lời an ủi, thương hại và cũng làm nó thêm bực mình, muốn lẩn tránh. Nó trở nên ít nói và không cười nữa. Tôi biết rồi sẽ phải trải qua những chuyện y như vậy. Tôi rất sợ.

Đêm hôm đó tôi không ngủ được, chạy sang phòng em thấy nó còn thức, tôi rủ nó ra bàn thờ cùng đọc kinh. Chúng tôi chỉ thuộc kinh Lạy Cha và Kính Mừng, tôi ước gì có thể đọc được những kinh thật dài như người ta đã đọc trong nhà thờ để Chúa hiểu và lắng nghe chúng tôi hơn.

Một chút sau ba má tôi cũng ra phòng khách cùng quỳ đọc kinh với chúng tôi – có lẽ vì nửa đêm tiếng cầu kinh của chị em tôi lớn quá làm họ không ngủ được. Thật là nhiệm mầu, sau khi đọc kinh, ba má tôi đã xin lỗi nhau và quyết định không ly dị nữa. Tất cả chúng tôi cùng khóc.

Tôi nghe mẹ tôi kể với bạn của bà, nhờ sự thành khẩn của hai đứa tôi trong lần đọc kinh đó mà bà đã suy nghĩ lại. Tình trạng gia đình tôi từ đó khá hẳn. Gia đình tôi càng ngày càng hòa thuận.

Ba đã treo lại những tấm hình đám cưới lên tường và treo thêm tấm gia đình bốn người chúng tôi vừa chụp ở tiệm.

Tôi tin lời cầu nguyện sẽ luôn được Chúa chấp nhận nếu mình cầu xin hết lòng và ở trong một hoàn cảnh thật sự cần giúp đỡ. Tôi cũng an tâm không cần phải học nhiều bài kinh dài và mới, Lạy cha và Kính mừng có thể tạm đủ.

ST

nguồn trên mạng

From:TU-PHUNG