Nô Lệ của Tình Dục và của Bạo Hành

Nô Lệ của Tình Dục và của Bạo Hành
 ( Slaves of Sexual Abuse & Domestic Violence )

                                                                Hồi ký Pt. Nguyễn Mạnh San

Thông thường chúng ta chỉ thấy những đàn ông Việt  Nam độc thân, già có trẻ có, rủ nhau về quê hương Việt Nam yêu dấu lấy vợ hoặc có một số các ông lớn tuổi, đã có gia đình rồi hay góa vợ, có con cháu đầy đàn, nhưng khi về thăm quê nhà, con tim bớt chợt vui trở lại, làm rung động tâm hồn ngây ngất trước những bông hoa tươi thắm, cất giọng nũng nịu, chìu mến nói khẽ bên tai các cụ, các ông, các bác, các chú câu: Anh yêu dấu, anh hiểu cho lòng em là tình yêu không biên giới và tình yêu chân thật của em chi biết cho đi tất cả những gì em có, chứ không cần nhận lại, vậy anh còn chờ đợi gì mà không dám nói câu anh yêu em. Chính vì thế, đã có một số các ông về thăm quê nhà, bị mấy cô bồ nhí bỏ bùa mê, đáng tuổi con cháu của mình, thật không thể nào giải thích được những lý do thầm kín, tế nhị của từng trường hợp là tại sao lại có hiện tượng xẩy ra kỳ lạ này. Đặc biệt hơn nữa, người ta rất hiếm thấy một vài trường hợp phái nữ ở Hoa Kỳ về Việt Nam lấy chồng hoặc có bồ nhí phái nam, mà chỉ thấy rất nhiều trường hơp phái nam ở Hoa Kỳ về Việt Nam lấy vợ, quả thật đúng như vậy.

Sau đây là câu chuyện thứ nhất, khá đặc biệt của một cô gái đang trong tuổi hồi xuân ở Hoa Kỳ, bị chồng ly dị ở đây, về Việt Nam tái giá với một người đàn ông góa vợ, ông này ít hơn cô này vài tuổi, nhưng bề ngoài trông ông già hơn cô cả chục tuổi, ông là cựu chiến sĩ QLVNCH trong ngành pháo binh, mà tôi đã được trực tiếp gặp mặt ông trong một hoàn cảnh bất ngờ không hề được quen biết ông trước như sau:

Cách đây khoảng gần 20 năm, tôi được Sở Di Trú Hoa Kỳ (US Immigration & Naturalization Service) tuyển dụng tôi vào chức vụ Giám Khảo Di Trú và Nhập Tịch Hoa Kỳ (US Immigration & Naturalization Examiner) tại Dallas, nên trước khi chính thức nhận chức vụ này, tôi được phép   hiện diện cùng với vị Giám Khảo, trong vai trò quan sát viên tập sự (Observative Examination Trainee) để học cách thức sát hạch các ứng viên đã nạp đơn xin vô thường trú (Permanent Resident) hay xin nhập tịch (Citizenship), trong các buổi sát hạch các ứng viên này được sở di trú mời đến phỏng vấn, thì trong một buổi sát hạch một ứng viên xin cấp thẻ thường trú (Permanent Resident Card), ông này là cựu chiến sĩ pháo binh QLVNCH mà tôi vừa đề cập trong phần mở đầu trên đây. Thông thường trong các buổi sát hạch này, tôi phải ngồi ở vị thế giữ yên lặng, để quan sát học hỏi cách thức sát hạch các ứng viên của giám khảo, để mai kia tôi sẽ chính thức được lãnh nhận nhiệm vụ này. Nhưng hôm nay, vì ứng viên cựu chiến sĩ pháo binh này không rành tiếng Mỹ, để trả lời những câu hỏi của vị Giám Khảo hỏi ông, nên tôi được vị giám khảo yêu cầu tôi đóng vai trò thông dịch viên bất đắc dĩ cho ông ứng viên này. Câu hỏi đầu tiên của vị giám khảo hỏi ông: Vợ ông là người bảo trợ ông sang đây theo diện vợ chồng, đáng lý vợ ông phải có mặt cùng với ông hôm nay, nhưng vì lý do gì vợ ông lại vắng mặt, xin ông cho biết lý do. Ông trả lời : Thưa giám khảo, vợ tôi đã ký giấy ly dị tôi các đây 2 tháng, viện lý do trong đơn xin ly dị là tôi với nhà không hòa thuận nhau, luôn luôn cãi vã nhau như chó với mèo. Tôi có van xin vợ tôi hãy nhủ lòng thương xót cho thân phận cô đơn của tôi, không có họ hàng thân thuộc nào của tôi ở đây cả, xin nhà tôi hãy gắng chờ đợi thêm 8 tháng nữa cho đủ 2 năm, là tổng số thời gian tôi cư ngụ tại Hoa Kỳ và cũng là thời gian tôi chính thức lập giá thú với nhà tôi được 2 năm, rồi hãy ly dị tôi, chứ ly dị tôi ngay bây giờ, thì tội nghiệp cho tôi lắm, vì người ta cho tôi biết theo luật di trú quy định, nếu tôi lập giá thú song song với thời gian cư ngụ ở Hoa Kỳ mà chưa đủ 2 năm, thì tôi có thể sẽ bị Sở Di Trú trục xuất trả tôi tôi về Việt Nam. Sau khi năn nỉ hết lời, nhà tôi vẫn không chịu nghe những lời van xin của tôi, nhà tôi còn đe dọa tôi, nếu từ nay trở đi tôi không vâng lời làm những điều gì nhà tôi muốn, thì bắt buộc nhà tôi phải ly dị tôi, cho dù tôi bị trục xuất trả về Việt Nam, là không phải lỗi của nhà tôi mà là lỗi của tôi. Thực ra, chúng tôi đâu có cãi vã nhau bao giờ, đó là những lời bịa đặt vu khống của nhà tôi, vì từ khi tôi chung sống với nhà tôi đến nay, bất cứ điều gì nhà tôi muốn tôi làm, tôi chưa bao giờ từ chối và làm hết sức mình ngay tức khắc trong khả năng của tôi, để làm cho nhà tôi được hài lòng; ngoại trừ chỉ có một vấn đề chăn gối ái ân tình vợ chồng, thì đôi khi tôi phải tìm mọi cách tránh né, điều này làm cho nhà tôi rất tức giận, mắng chửi thậm tệ vào mặt tôi là đồ vô tích sự, tối ngày chỉ có biết ăn biết ngủ như con heo, trong khi nhà tôi biết rõ hàng ngày tôi đã phải uống các loại thuốc dược thảo thiên nhiên tinh khiết, nào là Tam Tinh Bổ Thận Hoàn, Cao Hổ Cốt, Sữa Ong Chúa, Mật Gấu Nguyên Chất hầm thuốc bắc với Mật Ong Chúa v.v.. tất cả đều được đặc chế từ Tây Tạng, Trung Quốc, nhưng cũng chẳng đem lại hiệu quả gì cho tôi, để có thể đáp ứng lại nhu cầu sinh lý của nhà tôi đòi hỏi hằng đêm, đã có nhiều lần tôi phải cố gắng trả bài đến tới mức tối đa, có lần gần như muốn tắt thở, tới sáng hôm sau thức giậy không nổi để đi làm và đã bị 2 hãng xưởng sa thải, vì ban ngày tôi phải làm việc lao động 12 tiếng và ban đêm tôi phải trả bài cho vợ tôi từ 4 cho đến 5 lần, chính vì lý do này mà ngày nay thân thể tôi trở nên hom hem, gầy ốm như que tăm, nhiều lúc tôi đi đứng lảo đảo như kẻ say rượu. Vậy xin giám khảo hãy cho lệnh điều tra xem những lời tôi khai ra đây hôm nay có đúng sự thật như tôi nói không? Nếu quả đúng như thế, thì xin giám khảo hãy chấp thuận cấp thẻ xanh cho tôi, cho phép tôi được ở lại đây là một thường trú nhân hợp pháp (Legal Permanent Resident), để tôi được tiếp tục vui hưởng cuộc sống tự do dân chủ, trong những ngày còn lại của cuộc đời tôi trên đất nước Hoa Kỳ này. Vị giám khảo trả lời: Tôi sẽ trình tất cả lời khai của ông lên Quan Tòa Di Trú thẩm định, sau khi có kết quả của ban điều tra sự việc và ông sẽ nhận được thư thông báo quyết định của Tòa Án Di Trú trong một ngày gần đây.

Khoảng 3 tháng sau, ông chồng pháo binh này đến văn phòng nơi tôi làm việc, điều trước tiên ông cho tôi biết, là ông đến để cám ơn tôi đã tận tình thông dịch những điều mà ông muốn nói cho vị giám khảo di trú nghe và sau nữa là ông đến để báo một tin mừng cho tôi biết, vị Quan Tòa Di Trú (Immigration Judge) đã gửi giấy thông báo cho phép ông được ở lại Hoa Kỳ, kèm theo tấm thẻ xanh với điều kiện tạm thời thường trú tại Hoa Kỳ là 2 năm (2-year Conditional Permanent Card). Nếu sau 2 năm đương sự không vi phạm pháp luật nào, sẽ được đổi thành tình trạng thường trú vĩnh viễn là 10 năm và trong thời gian 10 năm này nếu đương sự chưa nhập tịch, thì cứ 10 năm lại có quyền đổi lại thẻ xanh mới, có giá trị cho 10 năm kế tiếp. Trong thư thông báo còn cho biết , sau khi duyệt xét kết quả của cuộc điều tra về những lời khai của tôi với vị giám khảo là đúng sự thật 100%, nên Tòa Án Di Trú đã ra án lệnh không được trục xuất đương sự trả về nguyên quán và phải cấp thẻ thường trú tạm thời cho đương sự, vì đương sự bị đe dọa và bị cưỡng ép phải làm thỏa mãn tình dục cho người phối ngẫu, cho dù người đó là chồng hay vợ, nếu vụ này được đem ra xét xử ở Tòa Án Dân Sự, thì hành động này của người phối ngẫu, sẽ được coi là tội phạm hình sự  về hành động hiếp dâm chồng của mình (Crime of Spousal Rape: Rape is an act of sexual intercourse accomplished with a male or female who is a spouse of the perpetrator if force or violence is used or threatened, accompanied by apparent power of execution to the victim or to another person). Hơn thế nữa, truy lục hồ sơ ly dị của vợ ông trước khi lấy ông, vẫn còn được lưu giữ tại Tòa Án Dân Sự, có ghi rõ lý do người chồng đầu tiên của bà có quốc tịch Hoa Kỳ, đứng đơn xin ly dị bà này, là vì ông ta không chịu nổi sự đòi hỏi tình dục quá độ của bà mỗi đêm, có lẽ điều này cũng góp một phần quan trọng, làm bằng chứng cụ thể cho những lời khai của đương sự xin thẻ thường trú này với vị giám khảo, là hoàn toàn đúng sự thật. Nhưng khác với lần trước ly dị, lần này người đứng đơn ly dị ông cũng chính là bà vợ hồi xuân bị người chồng trước của bà ly dị bà, với niềm mong ước trong thâm tâm bà vợ ông lần này, là sau khi ly dị ông rồi, ông sẽ bị trục xuất trả về Việt Nam, nào ngờ Trời Bất Dung Nhan hay Thánh Nhân Đãi Kẻ Hiền Lành, nên không những ông được phép ở lại Hoa Kỳ mà còn được cấp Thẻ Thường Trú nữa. Luôn tiện đây, tác giả xin được xác nhận với độc giả, là từ trước tới nay, trong các bài viết có nội dung mang ý nghĩa pháp luật thực dụng của cùng một tác giả, chúng tôi hoàn toàn không chủ trương hướng dẫn độc giả về mặt pháp lý, mà mục đích duy nhất chỉ muốn được chia sẻ những tin tức thời sự đặc biệt với quí vị. Do đó, trong đề tài này tác giả cũng không cần phải giải thích them chi tiết của điều luật hình sự, về tội phạm hiếp dâm như vừa mới nêu ra ở đoạn trên đây. Đối với Tòa Án Di Trú quyết định nội vụ này, là cho phép đương sự được quyền ở lại Hoa Kỳ hợp pháp, là vì đương sự đích thực là nạn nhân bị đe dọa và bị cưỡng ép làm nô lệ cho tình dục, như đã trình bầy ở phần trên đây, mặc dù thời gian cư ngụ tại Hoa Kỳ và thời gian lập giá thú của đương sự, chưa đáp ứng đầy đủ tiêu chuẩn tối thiểu của tổng số thời gian cư ngụ tại Hoa Kỳ là 2 năm, để có thể được cứu xét ở lại Hoa Kỳ hợp pháp và được cấp Thẻ Thường Trú tạm. Truớc khi ông cựu chiến sĩ pháo binh này chào từ giã tôi ra về, ông có thuật lại cho chúng tôi nghe về cuộc đàm thoại mang tính chất rất trào phúng, nhưng lại mang ý nghĩa thực tế rất thâm sâu, do một người bạn ông bầy tỏ nỗi thắc mắc về cuộc tình duyên đầy lãng mạng nhưng lại bị dang dở của ông như sau:  Trước 1975, anh là một chiến sĩ pháo binh QLVNCH, chiến đấu dẻo dai can trường, anh đã tham dự những trận chiến đẫm máu ác liệt với quân thù cộng nô, đang quyết tâm muốn xâm chiếm Miền Nam thanh bình, hạnh phúc, tự do của những người dân Việt Nam hiền hòa chất phát, đang sinh sống an bình tại đây và được anh tâm sự cho biết, đã nhiều lần anh tuân lệnh cấp chỉ huy, bắn súng đại bác 120 ly, pháo kích vào địch quân hàng giờ, ngày cũng như đêm và lần nào đạn pháo kích cũng rót chính xác trúng mục tiêu địch quân đang di chuyển, làm cho địch quân phải tháo lui , bỏ lại hàng ngàn xác chết của đồng bọn cộng nô. Thế sao bây giờ tinh thần anh lại quá xuống dốc, đến nỗi trí óc anh không còn đủ sáng suốt, điều khiển khẩu súng bắn sao cho chính xác vào nơi hang sâu là nơi trú ẩn của địch quân và nhiều lần liên tiếp anh được yêu cầu yểm trợ pháo kích vào địch quân, nhưng đều bắn trật ra ngoài mục tiêu, làm cho địch quân càng hăng hái tiến quân, buộc anh phải rút lui về hậu tuyến và đã có lần xuýt tí nữa là anh bị chôn xác nơi trận tuyến rồi. Tôi liền trả lời bạn tôi rằng: Trước kia mỗi lần tôi tuân lệnh pháo kích vào địch quân là tôi xử dụng súng đại bác 120 ly của Quân Đội VNCH và đạn pháo kích cũng của Quân Đội VNCH cung cấp, nên tôi bắn bao nhiêu lâu, bao nhiêu lần trả được, hơn nữa lúc đó tôi còn quá trẻ, còn tràn đầy sức sống. Bây giờ mỗi lần tôi nhận được lệnh pháo kích của bà xã tôi, tôi không còn có súng đại bác 120 ly như trước để bắn, mà tôi phải dùng súng tiểu liên của riêng tôi để bắn và đạn bắn đi của riêng tôi cũng không đủ để bắn và nếu tôi phải bắn nhiều lần trong một đêm, thì sức tôi có hạn, làm sao chịu đựng nổi, trong khi tuổi tôi sắp sửa gần đất xa trời rồi, mong anh bạn hãy cảm thông cho hoàn cảnh hiện tại bi đát của tôi. Quả thật, đây là một trường hợp xẩy ra quá hy hữu, vì thông thường đến 95 phần trăm nạn nhân của tình dục là phái nữ, chứ không phải là phái nam như trường hợp trên đây của ông cựu chiến sĩ pháo binh trong câu chuyện này. Tuy nhiên, đây không phải là một trường hợp điển hình duy nhất cho phía đàn ông đâu, cũng có một số trường hợp tương tự như thế này, nhưng vì đa số đàn ông mang trong lòng nhiều tự ái rất cao trong vấn đề này, nên đành chịu ngậm bồ hòn làm ngọt, chôn kín vào đáy lòng, không dám nói ra.

Câu chuyện thứ hai cũng hết sức đặc biệt và cũng hết sức đáng thương tâm về một ông lão độc thân, mang quốc tịch Hoa Kỳ, mặc dầu tuổi cũng khá cao, nhưng ông chưa bao giờ lấy vợ, trời cho ông rất đẹp lão, nói năng nhỏ nhẹ như con gái ở tuổi dậy thì và ông được mệnh danh là Hoàng Tử Còn Trinh Nguyên, ông là một cựu tù nhân chính trị HO vì trước kia ông là một công chức hành chánh cao cấp trong thời chính phủ VNCH, nên bị mời đi cải tạo nhiều năm trong lao tù cộng sản. Sang tới Hoa Kỳ, ông vẫn sống độc thân liên tục cả hơn 10 năm, rồi tình cờ vào một buổi tối ông đi uống cà phê với một người bạn thân và gặp một cô chiêu đãi viên làm trong tiệm cà phê, cô này là một cư trú nhân bất hợp pháp (Illegal immigrant) ở đây đã gần một năm, cùng với đứa con gái ngoại hôn 7 tuổi của cô, từ Canada đến Hoa Kỳ theo diện du lịch. Vì bản chất thích chiêm ngưỡng những bông hoa tươi thắm biết nói, nên ông bị cô chiêu đãi viên là gái có một con trông mòn con mắt này, đã thu hút hồn ông ngay từ buổi đầu ông nhìn thấy cô, rồi tối nào ông cũng đến quán cà phê để si tình sắc đẹp của cô và với tài tán gái của ông, làm cho cô chiêu đãi viên này cũng phải si mê ông, không còn gọi ông là bác xưng cháu như những lần trước đây nữa, mà gọi ông là anh yêu dấu của lòng em, vắng bóng anh đời em sẽ trở nên quạnh hiu vô nghĩa. Ít lâu sau hai mẹ con cô vui mừng dọn về ở chung nhà với ông, như những cặp vợ chồng sống chung với nhau không hôn thú. Nếu chỉ nhìn bề ngoài của hai người này, thì người ta liên tưởng ngay đến câu: Chồng già vợ trẻ là tiên trên đời. Thực ra thấy thế nhưng không phải thế, tôi là người tư vấn cho ông ngay từ khi ông mới đặt chân lên đất Hoa Kỳ, nên chuyện thầm kín riêng tư gì của ông, ông cũng nói cho tôi nghe. Sau những năm ông ở tù cải tạo cộng sản cho đến khi được thả ra, tự nhiên ông mang chứng bệnh bất lực vĩnh viễn, uống đủ các thứ thuốc dược thảo loại mạnh nhất, cũng chẳng đánh thức được cậu bé quí tử của ông, suốt ngày suốt đêm cậu bé vẫn cứ ngủ im lìm một chỗ, mà nếu dùng thuốc tây để làm cậu bé quí tử thức dậy, thì rất nguy hiểm cho mạng sống của ông, vì ông bị bệnh tim mạch, đã 2 lần ông phải vào nhà thương cấp cứu để được thông van tim, bác sĩ chuyên khoa cho ông biết, nếu ông dùng loại thuốc tây như ông mong muốn, thì có ngày ông có thể sẽ được Chúa gọi ông về sớm để trình diện Ngài. Do đó, kể từ khi cô này về ở chung với ông, ban tối sau giờ làm việc ở quán cà phê ra về, cô có thói quen cần phải giải trí cho tâm hồn được co giãn lên tinh thần, bằng cách đến thăm chốn bồng lai tiên cảnh, cho tới một hay hai giờ sáng sớm hôm sau mới trở về lại nhà. Vì biết thân phận mình là con tầm không thể nhả tơ được, nên ông đành phải chấp nhận cuộc sống bên cạnh một kẻ đêm đêm đắp chăn bông, còn một kẻ đêm đêm hẩm hiu lạnh lùng. Nhưng dù sao nói đi thì như thế đấy, nhưng nghĩ lại ông nhận thấy mình cũng may mắn lắm, chẳng bị thiệt thòi gì nhiều, vì ban ngày trước khi cô đi làm, cô nấu cơm cho ông ăn, giặt quần áo cho ông, dọn dẹp sạch sẽ nhà cửa cho ông mỗi ngày, mà ông không phải trả một xu lương nào cho cô để làm những công việc này, trong khi đó, ông chỉ phải làm có 2 công việc nhẹ nhàng hàng ngày, việc thứ nhất là lái xe đưa con cô đi học, đến trường học đón con cô về nhà và việc thứ hai là lãnh nhiệm vụ giữ con nít (Baby sitter), săn sóc cho con cô ăn uống những thức ăn đã được mẹ nó nấu sẵn tại nhà ông, còn chuyện giải trí của cô hàng đêm nơi chốn bồng lai tiên cảnh, thì đâu có phải là lỗi của cô muốn làm như thế, mà là lỗi của con tầm không chịu nhả tơ, biết nói sao đây, ăn quen mà không nhịn quen, tình nghĩa đôi ta chỉ có thế thôi.

Sau 6 tháng chung sống với ông, một hôm bà chủ quán cà phê nói nhỏ cho cô biết, là sở di trú tại thành phố này đang mở chiến dịch lùng bắt những người ở lậu bất hợp pháp tại Hoa Kỳ và nếu cô bị bắt, thì tôi là chủ tiệm cũng sẽ bị truy tố trước pháp luật về tội đồng lõa với cô, là cố ý thuê mướn nhân viên di trú bất hợp pháp làm việc cho tiệm, nên tôi đành phải cho cô nghỉ việc làm từ hôm nay, vì trước tiên tôi muốn bảo vệ quyền lợi cho cô và sau là cho cả tôi nữa. Ngày hôm sau, cô nói thỏ thẻ với ông là anh ơi! anh yêu quí của lòng em, anh đã thương yêu hai mẹ con em từ bấy lâu nay, mà anh đã thương thì xin thương cho chót nhé, trong tuần lễ này, em muốn anh dẫn em đi làm giấy giá thú với anh, cho chọn nghĩa tình vợ chồng trước pháp luật, nếu không hai mẹ con em sẽ bị sở di trú lùng bắt để trục xuất trả về Việt Nam, thì tội nghiệp cho hai mẹ con em lắm. Sau đó ông có gọi điện thoại tham khảo ý kiến với tôi và ông cho tôi biết ông sẽ đưa cô đi làm giá thú với ông ngay mai, ông khẳng định là có làm giá thú thì cũng chẳng có  lợi lộc gì cho ông, nhưng vì lòng bác ái thương người như thể thương thân, ông muốn dang đôi cánh tay nhân ái ra, để cứu vớt mẹ con cô khỏi bị trục xuất trả về nguyên quán, là nơi đồng bào đang chịu cảnh áp bức, lầm than đói khổ. Nghe ông tỏ bầy nỗi lòng con tầm không nhả tơ của ông xong, tôi khuyên ông phải suy nghĩ vấn đề này cho thật kỹ càng, kẻo bút sa gà chết hoặc làm phúc phải tội đấy. Ông hiểu ngầm ý tôi nói và ông xác định tình trạng kẻ đắp chăn bông kẻ lạnh lùng, thì ông đã trở nên quen thuộc quá rồi và ông thú nhận tình trạng này là do lỗi tại ông chứ không phải do lỗi tại cô ấy. Tôi đồng ý với ông 2 điểm này, nhưng tôi vẫn cảnh giác cho ông biết trước, thời điểm đó ông nhịn nhục và chấp nhận sự đi sớm về khuya của cô ta như thế, là vì ông chưa phải là người chồng chính thức trên giấy tờ pháp lý với cô ta, nhưng sau khi ông đã trở thành người chồng chính thức với cô ta rồi, thì phản ứng tâm lý của ông đối với người vợ của mình sẽ khác hẳn và nếu người vợ ông chứng nào tật ấy không chịu chừa bỏ, vẫn còn tiếp tục đi sớm về khuya như trước kia, sẽ có ngày làm cho ông nổi cơn thịnh nộ, sóng gió bão bùng sẽ thổi sập căn nhà. Đúng như những điều dự đoán của tôi nói với ông trước khi ông ký giấy giá thú, chỉ 2 tuần lễ sau khi cô này chính thức là vợ của ông, vì ngựa quen đường cũ, vợ ông vẫn bỏ nhà đi sớm về khuya, rồi vào một đêm khuya mưa gió, vợ ông trở về nhà lúc 1 giờ sáng, ông cầm sẵn trong tay cái chổi lông gà dùng để phủi bụi, ngồi chờ sẵn trong phòng khách, vợ ông mở cửa vừa bước chân vào trong nhà, ông liền đứng dậy với thái độ giận dữ như con sư tử, quát tháo hỏi vợ: Cô đi đâu mà giờ này mới về hở? Có phải lại đến chỗ bồng lai tiên cảnh phải không? Cô trả lời: Đúng thế, anh đã biết rồi, đâu cần em phải xác nhận anh làm gì, vừa nghe xong câu trả lời, làm ông nổi cơn điên, một tay nắm tóc cô, một tay cầm chổi lông gà quất túi bụi vào người cô và miệng ông la hét một câu lập đi lập lại làm nhiều lần, kèm theo mỗi lần một cái đập chổi lông gà vào người cô: Này là bồng lai tiên cảnh, này là bồng lai tiên cảnh v.v.. chịu đau không nổi, cô tông cửa trước chạy thoát ra ngoài đường, kêu la ầm ĩ vang dội cả khu xóm trong đêm khuya thanh tịnh: Xin cứu sống tôi! xin cứu sống tôi! Hai bên hàng xóm cạnh nhà ông, nghe tiếng la hét của cô, họ gọi 911, chỉ vài phút sau xe cứu thương tới chở cô đi nhà thương, với nhiều vết thương chảy máu trên hai cánh tay cô và ngay đêm đó cảnh sát tới, còng tay ông đưa ông vào trại tạm giam, còn đứa con gái cô 7 tuổi được đưa đến nơi trú ẩn an toàn. Vì ông lãnh tiền già có 8 trăm 50 đồng mỗi tháng, ở nhà của chính phủ cấp với giá tiền thuê rẻ, sau khi trang trải tiền thuê nhà, điện nước, bảo hiểm xe, tiền ăn v.v.. mỗi tháng chỉ còn lại khoảng một trăm để tiêu vặt,  nên ông không có đủ tiền đóng thế chân, để được tại ngoại chờ ngày hầu tòa. Tội bạo hành đánh vợ bằng khí cụ nguy hiểm, gây những thương tích nặng cho vợ phải vào nằm trong nhà thương chữa trị mấy ngày, đáng lý ra ông phải lãnh một bản án rất nặng với nhiều năm tù ở, nhưng có lẽ Quan Tòa thấy ông đã nhiều tuổi, nên phạt ông 1 năm tù ở, 5 năm tù treo và không được phép tới gần người vợ cũ (Ex-wife) phải cách xa ít nhất một phần tư dặm. Chính nhờ vào hành động bạo hành này của ông đối với vợ, mà người vợ cùng đứa con gái riêng của cô ta được trở thành thường trú nhân hợp pháp tại Hoa Kỳ, mặc dầu cô ta mới làm giá thú với ông được 2 tuần, chưa được sở di trú mời đến phỏng vấn, để tiến hành thủ tục cấp thẻ thường trú cho cô ta, nhưng vì cô ta là nạn nhân của bạo hành trong gia đình nên được miễn trừ điều kiện thời gian.

Thi hành xong bản án 1 năm tù ở, ông trở về nhà tiếp tục cuộc sống độc thân như xưa kia lúc chưa lấy vợ. Cuộc đời của ông này long đong vất vả, chẳng khác nào như người con gái hồng nhan bạc mệnh. Vào một chiều Thứ Bẩy, ông đi dự bữa tiệc cưới con của một người bạn tại một nhà hàng, bất thình lình một người cảnh sát mặc sắc phục, bước đến bàn tiệc chỗ ông ngồi, mời ông ra ngoài nhà hàng để viên cảnh sát muốn nói chuyện riêng với ông, ông đứng dậy đi theo viên cảnh sát ra ngoài cửa nhà hàng, viên cảnh sát này cho ông biết, trong bữa tiệc cưới này có mặt người vợ cũ (Ex-wife) của ông và theo bản án của Tòa phán quyết bất cứ vì lý do gì, tình cờ hay hữu ý,  ông phải cách xa người vợ cũ của ông ít nhất là một phần tư dặm, nên ông phải rời nơi đây ngay bây giờ. Ông trả lời viên cảnh sát: Tôi là khách được nhà trai mời tôi đến dự tiệc cưới con của người bạn tôi, tôi không hề biết trước và cả ngay bây giờ tôi cũng không biết là người vợ cũ của tôi cũng có mặt ở đây, nhưng tại sao chỉ bắt một mình tôi phải rời khỏi nơi đây, mà không bắt cô ta cũng phải rời nơi đây như tôi, làm như thế là đối xử bất công cho riêng tôi, tôi nhất quyết không chịu rời nơi đây, viên cảnh sát tức thì còng 2 tay ông lại và tống ông lên xe cảnh sát, đưa ông vào trại giam. Ông bị buộc hai tội: Thứ nhất là có hành động vi phạm trong thời gian đang thi hành án treo (Violation of Probation) của ông, thứ hai là bất tuân lệnh sĩ quan công lực đang thi hành nhiêm vụ (Disobedience to Police Officer on duty). Nhưng lần này có lẽ chính quyền cho ông là bị tình trạng bất bình thường (Abnormal) không nguy hiểm, nên chỉ giam ông trong tù 2 tuần lễ, rồi thả ông về nhà. Tôi cũng nhận ra ông này có nhiều lúc bất bình thường thật vì cuộc sống long đong bất ổn của ông tại Hoa Kỳ và tôi nhớ có một lần tôi tôi hẹn gặp ông ở một shopping center, chúng tôi thấy nhau, ông tiến bước gần đến chỗ tôi đang đứng chờ ông và ông dơ tay bắt tay tôi, tôi chưa kịp cất tiếng chào hỏi ông, ông liền nói: Thầy Sáu hãy đứng yên, để tôi ban phép lành cho Thầy Sáu, thế là ông dơ tay lên cao trước mặt tôi và trước sự ngạc nhiên của một số những người đi qua đi lại trong khu thương mại, nhìn thấy ông đang dơ tay lên cao làm dấu Thánh Giá ban phép lành cho tôi, cử chỉ của ông ban phép lành giống y hệt như cuối Thánh Lễ, mà vị Linh Mục Chủ Tế ban phép lành cho giáo dân. Gặp mặt ông lần cuối cùng, trước khi ông vĩnh viễn từ giã cõi đời này, ông tâm sự với tôi rằng: Nếu không có tháng tư đen 1975 xẩy ra, cuộc đời tôi đâu có ba chìm bẩy nổi, khốn nạn, lênh đênh như cơn sóng thần đại dương thế này, đâu có tới 3 lần phải ngồi tù: Bị ở tù cộng sản tại Việt Nam chỉ vì là người quốc gia VNCH yêu nước, bị ở tù chỉ vì mê lấy gái đẹp làm vợ tại Hoa Kỳ và bị ở tù chỉ vì luật pháp bất công bênh vực đàn bà con gái tại Hoa Kỳ. Thôi, tất cả mọi sự chỉ là vô thường trên thế gian này và tất cả mọi người cũng sẽ trở về cát bụi, rồi ông lại dơ tay lên ban phép lành cho tôi lần thứ hai và cũng là lần chót của ông, lần thứ nhất ông ban phép lành cho tôi nơi công cộng, còn lần thứ hai tại nhà riêng của ông và tôi coi đây là một ân sủng đặc biệt của Chúa ban cho tôi, vì trong Thánh Lễ An Táng của ông, tôi được mời đến Phó Tế Lễ cho Linh Mục Chủ Tế Thánh Lễ và được phép thuyết giảng trong Thánh Lễ này, hơn thế nữa tôi còn được Linh Mục Chủ Tế Thánh Lễ ủy quyền cho tôi cử hành nghi thức an táng tại mộ phần của ông, để tiễn đưa ông đến nơi an nghỉ cuối cùng của cuộc đời ông.

MỐI TÌNH NGANG TRÁI CỦA NGƯỜI CHA VÀ CỦA NGƯỜI CON

MỐI TÌNH NGANG TRÁI CỦA NGƯỜI CHA VÀ CỦA NGƯỜI CON    

PT. Nguyễn Mạnh San

Cách đây  khoảng 10 năm, tôi có viết một câu chuyện, kể lại về một ông Việt kiều tên Robert Quách, góa vợ sống trong cảnh gà trống nuôi con, cho đến khi đứa con ông tới tuổi trưởng thành. Mặc dầu hiện tại ông đang trong tình trạng mỏi gối chùn chân, đi đứng chậm chạp, không vững nhưng chưa đến nỗi phải chống gậy, có lẽ ông nhờ uống thuốc dược thảo tam tinh bổ thận hoàn, được bào chế tận bên Tây Tạng, nên tâm hồn ông lúc nào cũng cảm thấy trẻ trung, yêu đời như ngày nào ông mới 20 tuổi.

Sau đây tôi xin được lược thuật lại những tình tiết gây cấn về mối tình ngang trái của ông Robert Quách và mối tình ngang trái của cậu con trai ông là Tommy, để quý đọc giả nào chưa đọc hai câu chuyện này trước kia, thì nay quý vị có dịp đọc hai câu chuyện này.

Câu chuyện thứ nhất, ông Robert Quách về Việt Nam thăm thắng cảnh quê hương yêu dấu lần đầu tiên và cũng theo chân một số anh em bạn bè đồng tuổi với ông ở Hoa Kỳ trở về thăm Sàigòn, với mục đích trước tiên là được nhìn lại những cảnh đẹp thiên nhiên ở quê nhà, sau nữa là để có dịp được thưởng thức một vài món ăn đặc sản nặng tình quê hương, mà trong đó có món độc đáo uống bia nằm, tức là cảnh đi mây về gió, của hai tâm hồn quấn quít bên nhau, qua những giây phút tình yêu lên ngôi, chẳng khác nào như những thanh niên thiếu nữ trong tuổi dậy thì, mới biết nếm mùi yêu đương lần đầu tiên trên đời. Một số bạn bè kể chuyện lại cho ông nghe là có những du khách Việt kiều về Việt Nam, từ trung tuổi tới cao niên, đều ưa thích món bia nằm nội hóa này, vì nó được xếp vào hàng thứ nhì sau món cầy tơ bẩy món, mà hai món đặc thù này ông cũng ao ước muốn nếm thử xem sao, nhất là cả hai món loại này thuộc loại quốc cấm tại Hoa Kỳ, ngoại trừ loại uống bia nằm được chính quyền tiểu bang Nevada cho phép tiêu thụ, nhưng chỉ được phép tiêu thụ tại một nơi riêng biệt, do chính quyền chỉ định và dưới sự kiểm soát y tế chặt chẽ của chính quyền địa phương, thuộc vùng ngoại ô, cách xa thành phố Las Vegas của tiểu bang Nevada. Vậy, nếu ai bất chấp pháp luật mà dám vi phạm 2 loại quốc cấm này tại Hoa Kỳ, nếu bị bắt quả tang đang tiêu thụ loại này, thì tùy theo luật pháp của mỗi tiểu bang quy định, kẻ tiêu thụ cũng như người cung cấp, cả hai không những phải đóng tiền phạt vạ mà còn có thể bi lãnh án ở tù nặng hay nhẹ, để được chính quyền mời đi nghỉ mát một thời gian, trong cac trại giam có máy điều hòa không khí, nhưng hoàn toàn vắng bóng đàn bà.

Trở lại câu chuyện của ông Robert Quách vừa kể trên, hai tuần lễ đầu ở Việt Nam, cứ cách mỗi tối, bạn bè của ông lại rủ ông đến quán nhậu bia ôm, mặc dầu cô nàng mà ông ôm trong đôi cánh tay từ ái của ông, vừa trẻ đẹp lại vừa ăn nói có duyên, quả đúng với cái tên thơ mộng của nàng là Thu Hương, nhưng ông vẫn chưa cảm thấy hài lòng, hình như vẫn thiếu một cái gì đó trong lòng ông, khó thốt ra thành lời. Có lẽ Thu Hương hiểu được tâm trạng khao khát cái gì đó mà ông Quách đang thèm muốn trong lòng, nên vào một buổi tối, trước giờ quán bia ôm đóng cửa, cô đề nghị ông thuê một phòng ngủ ở khách sạn vào đêm nay, để hai chúng mình cùng nhau đồng ca một liên khúc tình yêu lên ngôi, rồi liên khúc này được đôi song ca tài tử, một già một trẻ, một tình yêu duy nhất, liên tục trình diễn cho nhau nghe mỗi đêm, kéo dài cho tới ngày ông hết phép nghỉ thường niên 3 tuần lễ, vì ông phải lên đường trở về Hoa Kỳ làm việc. Tuy nhiên trước khi chia tay với người yêu, nàng dẫn ông đến văn phòng chính quyền địa phương tại Sàigòn, để ký giấy giá thú với nàng và ông hứa với nàng là ngay sau khi về tới Hoa Kỳ, ông sẽ xúc tiến ngay giấy tờ bảo trợ cho nàng sang Hoa Kỳ theo diện vợ chồng (Category of Marriage). Chỉ cách 2 tháng sau khi ông trở về Hoa Kỳ, nàng liền điện thoại báo tin mừng cho ông biết, là nàng sắp sửa có tí nhau với ông, rồi tiếp theo 1 tháng sau, nàng lại báo tin mừng cho ông biết, là Tòa Tổng Lãnh Sự Hoa Kỳ chấp thuận cho phép nàng sang Hoa Kỳ, theo đơn xin đoàn tụ vợ chồng, mà ông đã đệ nạp với Sở Di Trú Hoa Kỳ và ông liền mua vé máy bay quay trở lại Việt Nam để đón nàng cùng sang Hoa Kỳ với ông, đồng thời cũng là dịp đầu tiên, để nàng đưa ông về giới thiệu với Mẹ, đây là người chồng yêu dấu của nàng, mà Mẹ nàng chưa từng thấy mặt đứa con rể của bà bao giờ, cũng như ông chưa từng thấy mặt Mẹ vợ bao giờ và hiện nay bà đang sống ở một vùng thôn quê, thuộc tỉnh Vĩnh Long. Khi Thu Hương dẫn ông về trình diện Mẹ nàng, chưa kịp mở miệng giới thiệu với Mẹ câu nào, thì bà vừa nhìn thấy mặt ông, bà té xuống đất ngất xỉu, vì bà nhận ra ông chính là Bố ruột của con gái bà và bà cũng chính là người tình năm xưa trước năm 1975 của ông, lúc đó ông là một Sĩ Quan QLVNCH trẻ tuổi, hào hoa phong nhã, đóng quân ở nơi gần tỉnh quê quán của bà, rồi sau tháng 4 năm 1975, ông bị kẹt lại Việt Nam và bà cố gắng giúp cho ông khỏi bị cộng sản bắt đi tù cải tạo, bà đã phải bán đi 2 lượng vàng là gia tài duy nhất của bà, để giúp ông có phương tiện vượt biên sang Hoa Kỳ, tính tới ngày tiễn ông lên đường vượt biên, thì bà đã có thai với ông được 6 tháng, mà sau này bà sanh con gái đặt tên là Thu Hương. Sau khi bà sanh Thu Hương, vì kế sinh nhai khó khăn tại quê quán, bà phải thường xuyên rời đi nơi này tới nơi khác, không có địa chỉ nơi cư trú nhất định, nên bà bị mất liên lạc với ông cả mấy chục năm qua, mà bà cứ tưởng rằng người yêu của bà đã chết trên biển cả, như nhiều người vượt biên đi tìm tự do, đã bị bão tố hay bị những tên hải tặc hãm hiếp giết chết trên biển cả. Trong mấy năm đầu đến Hoa Kỳ, ông Quách cũng cố gắng hết sức tìm kiếm tin tức về người tình năm xưa là Mẹ của Thu Hương, nhưng vẫn biệt tăm tích, nên sau vài năm, ông cảm thấy đàn ông ở một mình không tốt, ông đã lập gia đình và vợ ông đã sanh cho ông một bé trai kháu khỉnh, dễ thương, đặt tên là Tommy Quách, nhưng chỉ độ hơn 5 năm sau, ông lại bị lâm vào tình trạng đau lòng, tương tự như hoàn cảnh đau buồn của người tình năm xưa của ông vừa kể trên, là Mẹ Thu Hương vì bà đã phải vất vả ngược xuôi, đi buôn bán hàng rong, mới kiếm đủ tiền nuôi Thu Hương cho đến khi nàng khôn lớn. Trong khi đó, con trai của ông mới được 5 tuổi, thì vợ ông qua đời vì bệnh ung thư, ông ở vậy trong cảnh gà trống nuôi con cho tới ngày nay con trai ông đã 25 tuổi. Giờ đây, tình trạng của ông thật quá trớ trêu, ông vừa là chồng của nàng, lại vừa là Bố ruột của nàng và cũng sẽ là Bố ruột của đứa bé mà nàng sẽ sanh nó ra. Vậy để giải quyết tình trạng nan giải này, trước ngày ông quay trở về lại Hoa Kỳ cùng với vợ là Thu Hương, ông gọi điện thoại nhờ tôi tư vấn cho ông về vấn đề này. Tôi khuyên ông vì tương lai của đứa bé sắp ra đời, là con ruột của ông và Thu Hương vừa là vợ ông, lại vừa là con ruột của ông nữa, nên ông đừng ngần ngại, cứ đưa Thu Hương qua Hoa Kỳ và nếu có ai tò mò hỏi ông, cô này là ai vậy? Ông hãy mạnh dạn trả lời họ, cô ta là con gái của ông mà ông mới bảo trợ cô ta từ Việt Nam qua. Khi thời gian thường trú của Thu Hương ở Hoa Kỳ đủ 2 năm, ông làm giấy ly dị cô ta, để cô ta không bị trục xuất trả về Việt Nam và cô ta sẽ có nhiều cơ hội làm lại cuộc đời với người nào thương yêu hai mẹ con cô ta thật tình.Vì câu chuyện tình ngang trái của ông, ngoài Thu Hương, bà Mẹ của Thu Hương và ông ra, không một ai biết rõ sụ thật của câu chuyện này, đồng thời ông cũng cần giải thích cho đứa con trai ông là Tommy biết, ông sẽ bảo trợ chị Thu Hương hơn Tommy 2 tuổi, là con gái ngoại hôn của ông khi xưa ông còn độc thân ở Việt Nam và nhờ chuyến đi du lịch về Việt Nam vừa qua của ông, tình cờ ông gặp lại hai mẹ con chị Thu Hương, nên ông quyết định bảo trợ cho chị Thu Hương sang đây trước, còn Mẹ của chị Thu Hương chưa muốn sang ngay bây giờ, nhưng cũng sẽ sang sau. Thế là ông Quách làm theo đúng như những lời tư vấn trên đây của tôi. Sang tới Hoa Kỳ, 2 năm sau ông làm giấy ly dị Thu Hương, 4 năm sau, Thu Hương lấy chồng là một luật sư Mỹ rất giàu có, thương yêu hai mẹ con cô hết lòng, trợ giúp cô bảo lãnh cho Mẹ cô qua Hoa Kỳ, để cho Bố cô từng là chồng của cô và Mẹ cô từng là người tình năm xưa của Bố cô được đoàn tụ với nhau, trong những ngày còn lại cuối đời của hai ông bà già gần đất xa trời này. Nhưng tiếp theo câu chuyện này , thì phải kể đến câu chuyện tình yêu của cậu em trai cô, là Tommy sanh đẻ ở Hoa Kỳ, cùng Cha khác Mẹ với cô, có thể được coi là mối tình ngang trái di truyền, từ người bố là ông Quách, sang người con là Tommy như sau:

Chắc quý vị đọc giả vẫn còn nhớ, sau khi ông Quách không tìm kiếm được người tình năm xưa ở Việt Nam, là Mẹ của Thu Hương, ông đành lập gia đình với một thiếu nữ, cư ngụ cùng một tiểu bang với ông và hai người có một cậu con trai đầu lòng, kém cô Thu Hương 2 tuổi là Tommy, như đã được đề cập trên đây. Ngay sau khi ông bố Tommy đưa cô Thu Hương sang Hoa Kỳ, thì cũng là lúc Tommy ra trường 4 năm đại học ngành kỹ sư điện toán và anh đi về Việt Nam chơi cùng với một bạn học người Việt Nam, học cùng lớp với anh. Trong thời gian hơn 1 tháng anh ở Việt Nam, anh phải lòng với một cô gái 19 tuổi, sinh đẹp, tên là Quỳnh Hoa, cố này nói được những câu tiếng Mỹ thông thường, mỗi khi anh không hiểu tiếng Việt thì cô lại nói tiếng Mỹ cho anh hiểu. Hai người yêu nhau thắm thiết, Quỳnh Hoa làm thợ hớt tóc ôm, tuần nào anh cũng đến tiệm hớt tóc ôm ít nhất 2 lần, để cho Quỳnh Hoa hớt tóc ôm cho anh. Rồi trước ngày anh phải quay trở về Hoa Kỳ, để khởi sự nhận việc làm cho một hãng tư, mà hãng này có giao kèo với chính phủ liên bang, Quỳnh Hoa dẫn anh đi ký giấy hôn thú với nàng, tại một văn phòng chính quyền địa phương và anh hứa ngay sau khi anh về tới Hoa Kỳ, anh sẽ nạp đơn bảo trợ cho Quỳnh Hoa sang Hoa Kỳ đoàn tụ với anh và chỉ 8 tháng sau, qua cuộc phỏng vấn của Tòa Tổng Lãnh Sự Hoa Kỳ tại Sàigòn, Quỳnh Hoa được phép sang Hoa Kỳ đoàn tụ với chồng và một năm sau Quỳnh Hoa sanh cho anh một bé gái đầu lòng xinh xắn dễ thương. Nhân dịp đầy tháng con đầu lòng, vợ chồng Tommy tổ chức bữa tiệc gia đình, mừng thôi nôi cho con tại nhà và mời Bố, tức là Ông Nội của cháu bé và mời Mẹ của chị Thu Hương, là người tình năm xưa của Bố, hai người đang sống chung với nhau, đến nhà vợ chồng Tommy dự tiệc. Trong lúc ông ngồi ở phòng khách, chờ đợi hai vợ chồng Tommy dọn các thức ăn lên bàn tiệc ở phòng ăn, thì bất chợt ông Quách nhìn lên tấm hình chụp Bố Mẹ của con dâu ông treo trên tường, làm cho ông hết sức ngạc nhiên lẫn xúc động, vì Bố của Quỳnh Hoa trong tấm hình này, chính là người em trai ruột của ông, là một sĩ quan tình báo trong QLVNCH trước năm 1975, kể từ ngày ông vượt biên sang Hoa Kỳ và cho đến ngày ông về Việt Nam lần đầu tiên, gặp được mẹ con Thu Hương, ông vẫn chưa nhận được tin tức gì về người em trai này của ông, nên ông kín đáo không cho con trai ông biết về tấm hình này, ông âm thầm hỏi chuyện riêng con dâu, ông cũng giữ kín, không cho cô con dâu biết Bố của cô là em ruột của ông và cô kể lại sự việc xẩy ra cho Bố chồng nghe như sau:

Cô được Bà Ngoại của cô kể lại rằng, sau khi cộng sản xâm chiếm Miền Nam 1975, Bố cô bị đi tù cải tạo vì là cựu sĩ quan QLVNCH và bị giam trong một trại tù cải tạo ở miền Bắc, lúc đó cô mới 5 tuổi, ít lâu sau, Mẹ cô gửi cô cho Bà Ngoại nuôi, để Mẹ cô đi ra miền Bắc buôn bán, để dễ dàng đi thăm nuôi chồng mỗi khi chính quyền cho phép. Rồi một hôm Mẹ cô nhận được hung tin là Bố cô cùng 2 sĩ quan tù nhân khác, 3 người đang đi chốn trên đường vượt ngục, thì bị 2 tên cán bộ trại tù phát giác, bắn chết cả 3 người tại chỗ. Sau khi nghe được tin này, Mẹ cô đau buồn lâm bệnh nặng và vì không còn tiền để tiếp tục chữa bệnh nên 6 tháng sau Mẹ cô qua đời. Đọc xong 2 câu chuyện này, chúng ta nhận thấy câu chuyện thứ nhất, ông Quách về Việt Nam đã vô tình lập gia đình với cô con gái ruột của mình làm vợ. Câu chuyện thứ hai, Tommy con trai ông cũng về Việt Nam cưới vợ, nhưng người vợ của anh lại là cô em gái họ của anh, con Chú con Bác ruột với anh. Éo leo hơn nữa, nếu không phát giác kịp thời, thì Tommy con trai ông Quách phải gọi chị Thu Hương, người chị cùng Cha khác Mẹ với anh, là Dì ghẻ của anh và đứa con của chị Thu Hương cũng là con của Bố anh, trên thực tế phũ phàng này, nó cũng chính là em ruột của anh cùng Cha khác Mẹ với anh, thật là tình trạng éo le treo cẳng ngỗng này, không một ai có thể tưởng tượng nổi, làm sao lại có 2 câu chuyện thật và kỳ lạ như thế, có liên hệ mật thiết với nhau, sao lại có thể xẩy ra trên thết gian này? Hay đó chỉ là 2 câu chuyện xã hội giả tưởng mà thôi. Trên phương diện tình cảm, 2 câu chuyện tình yêu ngang trái trên đây không còn gì để kể thêm nữa và nếu nói theo ngành y học, có thể được coi như là một hiện tượng di truyền, từ người bố sang người con của hai mối tình ngang trái vừa kể trên đây, nhưng căn cứ trên phương diện pháp luật Hoa Kỳ, câu chuyện thứ nhất về ông Quách, nếu sở Di Trú Hoa Kỳ phát giác ra rằng ông Quách không sống chung với người vợ là cô Thu Hương, vì ngay từ ngày đầu cô đặt chân đến Hoa Kỳ, ông thuê một chung cư cho cô ở riêng với đứa bé con cô, căn cứ theo Pháp Luật Hoa Kỳ, coi đó là một cuộc hôn nhân gian dối, giả vờ lấy nhau trên giấy tờ (Fraud Marriage), cho dù cô có con với ông Quách đi chăng nữa, cô vẫn bị trục xuất trả về nguyên quán, trong trường hợp nếu cô không muốn mang đứa con đi theo cô về nguyên quán của cô, thì cô có thể để lại đứa con cho chính phủ Hoa Kỳ nuôi dưỡng, mặc dầu chồng cô không bị trục xuất nếu là công dân Hoa Kỳ (US Citizent), nhưng vẫn bị truy tố ra Tòa về tội lời khai man trá trước pháp luật và có thể lãnh án tù ở, nhưng nếu chồng cô chỉ là thường trú nhân (Permanent Resident), thì có thể bị trục xuất trả về nguyên quán cùng một lúc với cô. Trong trường hợp cô đem theo con về nguyên quán cùng với cô, thì đứa con cô sau này nó đủ18 tuổi, nó có thể xin giấy visa chiếu khán trở về Hoa Kỳ, nếu Cha của nó là công dân Hoa Kỳ hoặc trước kia nó được sanh ra tại Hoa Kỳ.

Nói tóm lại, sau tháng Tư đen 1975, biết bao nhiêu cảnh tang tóc, đau thương xẩy ra cho người Việt quốc gia dưới thời VNCH, nào là hàng triệu người phải lìa bỏ nước ra đi, để đi tìm tự do tại các quốc gia tự do trên khắp Năm Châu Bốn Bể, nào là hàng trăm ngàn người già, trẻ, lớn bé, trẻ thơ vô tội bị chết oan trên biển cả, nào là mấy trăm ngàn quân nhân, công cán chính của thời Quốc Gia VNCH, có người bị giam trong các trại tù cải tạo trên 2 thập niên, có nhiều người đã phải bỏ thân xác trong các chốn lao tù cải tạo cộng sản vì đói khổ, bệnh tật, không có thuốc men chữa trị, nào là những người vợ của các tù nhân cải tạo, phải vất vả ngược xuôi, lao đầu vào làm đủ mọi nghề lao động, kể cả nghề làm vợ bé cho các cán bộ cộng sản răng hô mã tấu mua vui, để kiếm tiền nuôi con cái còn thơ dại v.v. Kể sao cho hết những nỗi đau thương này, làm cho biết bao nhiêu người dân vô tội, phải bị chết đau đớn vì chính sách tàn bạo vô thần của công sản đỏ và biết bao nhiêu nước mắt đau khổ của những người dân vô tội, cũng như nước mắt và tiếng than khóc của những người vợ tù nhân cải tạo, của các góa phụ tù nhân cải tạo, trở thành những nước sông chảy dài tới tận biển đông.

TÌNH NGHĨA VỢ CHỒNG NHƯ ÁNG MÂY TRÔI

TÌNH NGHĨA VỢ CHỒNG NHƯ ÁNG MÂY TRÔI

  1. Nguyễn Mạnh San

Sau hơn 36 năm liên tục được phục vụ tha nhân trong trách nhiệm tinh thần của một Phó

Tế Vĩnh Viễn (Permenant Deacon), tôi đã được chứng kiến tận mắt và được nghe tận tai

những nỗi tâm tư uẩn khúc của những cặp vợ chồng trẻ có, trung niên có và cao niên có, đã

tâm sự cho tôi nghe về đời sống lứa đôi của họ. Vì sống trong một xã hội văn minh Hoa

Kỳ, có biết bao nhiêu những sự cám dỗ vật chất hàng ngày vây quanh họ, làm cho một số

tình nghĩa vợ chồng đổi thay, sống ích kỷ đối với nhau, chỉ muốn cá nhân mình được

hưởng thụ mọi thứ mình đang có, không muốn chia sẻ cho nhau những gì mình có, có

những cặp vợ chồng cư xử với nhau thiếu hẳn tình người. Chính vì thế, người ta có thể ví

tình nghĩa vợ chồng như áng mây trôi, nếu trôi vào bến nước trong, thì vợ chồng luôn luôn

sống bên nhau với những niềm vui tươi hạnh phúc bất tận bên nhau; nhưng nếu trôi vào

bến nước đục, thì người vợ hay người chồng sẽ phải gánh chịu biết bao nhiêu sự đau khổ.

Tuy nhiên, trong trường hợp như vậy, cả hai vợ chồng nếu có lòng tin vững mạnh vào sự

an bài của Thượng Đế, mà người ta thường gọi là định mệnh, để nhẫn nhục chịu đựng và

sẵn lòng tha thứ cho nhau những điều lầm lỗi của nhau, thì vợ chồng vẫn có thể sống hòa

thuận yêu nhau suốt đời. Sau đây tôi xin trình bầy về 2 trường hợp tình nghĩa vợ chồng,

thuộc giới cao niên, đang sống tại viện dưỡng lão và một trường hợp thuộc giới trung niên,

đang sống tại tư gia, mà cả 3 trường hợp này có nội dung hoàn toàn khác biệt nhau. Trong

việc hành xử công tác Tông Đồ Mục Vụ của một Phó Tế Công Giáo, tôi được Cha Chánh

Xứ sai đi thăm viếng, an ủi tinh thần cho 3 vị này trong nhiều tháng qua.

 

Trường hợp thứ nhất: Ông Cư bị mắc căn bệnh lãng trí, đi đứng không vững, phải đi bằng

walker và người con gái lớn phải gửi ông vào trong viện dưỡng lão đã hơn 6 tháng nay,

hàng tuần tôi vào thăm ông để an ủi và cầu nguyện cho ông và lần đầu tiên tôi vào thăm

ông, thì tình cờ tôi gặp bà vợ ông cũng vào thăm nuôi ông. Ông cho tôi biết hàng ngày, cứ

mỗi ngày bà mang thức ăn bà nấu ở nhà vào cho ông ăn cơm trưa và trước khi bà ra về lúc

3 giờ chiều để đi làm, bà đều tắm rửa sạch sẽ và thay quần áo cho ông,mặc dầu bà biết rõ

trong viện dưỡng lão, đã có nhân viên làm việc tại đây săn sóc mọi điều cho ông, nhưng

bất luận lần nào tôi vào thăm ông, tôi cũng được chứng kiến tận mắt cảnh tượng săn sóc

chồng hết sức chu đáo của bà, như người Mẹ đang săn sóc một đứa con còn nhỏ dại, làm

tôi hết sức cảm động và tự hỏi lòng mình, sao lại có những bà vợ đầy tình nhân ái, hết lòng

hy sinh cho chồng, cả những lúc chồng đau ốm như thế này, trong khi bà vợ vẫn phải đi

làm việc từ chiều cho đến tối khuya mới về tới nhà. Tôi còn được biêt bà có dư thừa tiền

bạc để thuê mướn thêm người đến săn sóc ông, thay cho bà trong viện dưỡng lão nếu bà

muốn, nhưng bà cho tôi biết là bà muốn được tự tay săn sóc ông, cho trọn vẹn tình nghĩa

vợ chồng và bà nhấn mạnh rằng cho dù vợ chồng chỉ ở với nhau có một ngày cũng nên

nghĩa. Đây đúng là một tấm gương sáng chói, cho những cặp vợ chồng đang sống trong

một xã hội Hoa Kỳ, được coi là văn minh vào bậc nhất trên thế giới, nhưng có quá nhiều

cạm bẫy vật chất cám dỗ người ta hàng ngày, bất kể già, trẻ, lớn bé đều có thể bị cám dỗ, nếu không ý thức được tình nghĩa thiêng liêng trong đời sống vợ chồng, tuy hai thân xác nhưng là một tâm hồn .

Trường hợp thứ hai: Ông Duy bị bán thân bất toại, nhưng trí óc vẫn còn sáng suốt bình

thường, phải nằm liệt giường, ăn uống phải có người bón, đi tiểu tiện phải có người bế lên

cho ngồi xe lăn, đưa vào nhà vệ sinh v.v…Nên người nhà phải gửi ông vào viện dưỡng lão

và thỉnh thoảng tôi có thì giờ, tôi cũng vào thăm ông. Lần đầu tiên tôi vào thăm ông, tôi

gặp bà vợ ông săn sóc ông chu đáo, y như trường hợp thứ nhất và bà cũng yêu cầu tôi, bất

luận ngày nào mà tôi có thể vào thăm chồng bà, thì xin cho bà biết trước, để bà có dịp được

gặp tôi, nhờ tôi tư vấn cho bà về những vấn đề khó khăn của bà đối với con cái. Mới đầu

tôi tin tưởng vào lời yêu cầu này của bà có lý do chính đáng, nên mỗi lần tôi vào thăm ông,

tôi đều có báo trước cho bà biết tôi đến thăm ông và bà luôn luôn có mặt và sau khi bà cho

ông ăn uống xong đâu đấy, bà liền tâm sự những câu chuyện khó khăn về con cái của bà

cho tôi nghe. Vì bẵng đi một tháng, tôi mắc công việc phải đi xa ngoài tiều bang, không

đến thăm ông được và khi tôi quay trở về, tôi vội vàng đến thăm ông, quên không báo cho

vợ ông biết trước như mọi lần, nên không có mặt bà, ông buồn rầu tâm sự cho tôi nghe là

cả tháng nay, vợ ông cũng chỉ đến thăm ông có 2 lần, mỗi lần bà chỉ thăm ông khoảng 20

hay 30 phút là bỏ ra về, vì Thầy phục vụ ở cùng giáo xứ với bà nhà tôi, nên bà ấy rất kính

nể Thầy và cứ mỗi lần Thầy đến thăm tôi, thì bà ấy lo săn sóc tôi chu đáo để cho Thầy nhìn

thấy tận mắt, nhưng khi nào Thầy không vào thăm tôi, thì bà ấy cũng không vào thăm tôi,

hoặc có vào thì chỉ độ 2 hay 3 lần mỗi tháng là cùng. Khi tôi mới vào viện dưỡng lão thì

ngày nào bà cũng vào săn sóc tôi như có mặt Thầy vậy, nhưng kể từ khi tôi ký tờ di chúc,

bằng lòng để lại tất cả tài sản, gồm nhà cửa đã trả hết tiền nợ ngân hàng và tiền bạc của tôi

để dành trong ngân hàng trên 3 trăm ngàn cho một mình bà có quyền thụ hưởng sau khi tôi

qua đời, thì bà tỏ thái độ thờ ơ, không còn tiếp tục hàng ngày đến viện dưỡng lão săn sóc

chu đáo cho tôi như trước kia nữa. Tới bây giờ tôi mới thấu hiểu câu nói của tiền nhân là:

Thức khuya mới biết đêm dài, sống lâu mới biết lòng người đổi thay. Nhưng may thay, kể

từ ngày có Thầy đến thăm tôi, vì sợ tôi kể cho Thầy nghe hết tất cả sự thật này, nên nhà tôi

mới yêu cầu Thầy, là mỗi lần Thầy đến thăm tôi, thì Thầy báo cho bà ấy biết trước, để bà

ấy có mặt với Thầy và bà ấy muốn tỏ cho Thầy thấy rằng bà ấy vẫn hết lòng thương yêu

chồng, qua những hành động săn sóc tận tình của bà dành cho tôi, trước mặt Thầy như

Thầy đã thấy. Vậy từ nay trở đi, nếu Thầy còn tiếp tục đến thăm tôi, thì xin Thầy nhớ báo

cho bà ấy biết trước, để tôi được hưởng cái phước lộc của Thầy, mà Chúa đã gửi Thầy đến

thăm tôi trong những lần vừa qua. Tôi cũng xin chân thành xác nhận với Thầy, mặc dầu

nhà tôi đối xử tệ bạc với tôi trong lúc tôi đau ốm, phải vào nằm trong viện dưỡng lão, mà

tôi vừa kể cho Thầy nghe, nhưng tôi không oán trách nhà tôi, vì mỗi người Công Giáo

chúng tôi, hầu hết ai ai cũng phải vác Thánh Giá, nếu muốn bước theo chân Ngài, có người

thì vác Thánh Giá nặng, có người vác Thánh Giá nhẹ, mà bên Phật Giáo coi đây là sự việc

quả báo hay còn gọi là nghiệp chướng, vì tội lỗi của mình gây ra hay là tội lỗi gây ra bởi

Cha Ông chúng ta, để lại cho con cháu đến đời này phải hứng chịu, thay cho Cha Ông của

chúng ta.

 

Trường hợp thứ ba: Ông Huy mới 60 tuổi, là một thi sĩ sáng tác nhiều bài thơ, miêu tả tình

yêu trai gái như cá với nước, tình yêu của Cha Mẹ dành cho con cái như mây trời bao la và

tình nghĩa vợ chồng cao ngất như núi thái sơn. Chúng tôi vẫn thường gặp mặt nhau, để hàn

huyên tâm sự với nhau. Ông Huy thường ngâm cho tôi nghe những bài thơ tình cảm xã hội,

mang tính chất triết lý về cuộc sống đạo đức, thủy chung của con người Việt Nam nói riêng

do ông sáng tác; còn tôi thường kể cho ông nghe những câu chuyện tình cảm, có dính líu

tới Pháp Luật Hoa Kỳ Thực Dụng, do tôi sưu tầm từ một số các vụ án, xét xử tội phạm tại

Tòa Án Liên Bang Hoa Kỳ, cũng là nơi tôi tòng sự trên 3 thập niên qua hoặc những câu

chuyện tình cảm oan trái do những tù nhân nam nữ, thuộc nhiều sắc tộc khác nhau, tâm sự

cho tôi nghe, trong số những anh chị em tù nhân này, có tới 90% là người Hoa Kỳ, bị giam

giữ tại các trại tù liên bang và tiểu bang, mà tôi được gửi đến để phục vụ họ, trong nhiệm

vụ là một Tuyên Úy trại tù tình nguyện, vào những ngày nghỉ cuối tuần. Mới đây ông Huy

bị bệnh nặng, phải vào nằm nhà thương mất 2 tuần lễ, ông mới được bác sĩ cho trở về nhà

nằm nghỉ dưỡng bệnh và sau hơn một tuần ông trở về nhà, tôi ghé thăm ông bất thình lình,

là chỗ bạn bè thân thiết, nên tôi không cần phải gọi điện thoại báo cho ông biết trước, tôi

theo chân ông vào trong bếp, ông tiếp tục bỏ mì gói vào bát nước sôi để chuẩn bị cho bữa

ăn trưa của ông. Nhìn thấy da mặt ông xanh xao, thân hình gầy còm như con cá mắm, đi

dứng chậm chạp, chứng tỏ sức khỏe của ông vẫn con yếu ớt lắm, mà ông vẫn phải tự nấu

nướng cho ông ăn, rồi ông buồn rầu cất tiếng tâm sự với tôi: Thưa Thầy, mặc dầu tôi được

bác sĩ cho về nhà dưỡng bệnh đã hơn 2 tuần nay, nhưng vẫn chưa lấy lại sức, chỉ có một

mình tôi ở nhà, tôi phải tự săn sóc lấy mọi chuyện cho tôi, kể từ khi tôi ở nhà thương về tới

nay, tôi vẫn tự tay nấu ăn lấy, dọn dẹp nhà bếp, cầu tiêu, nhà tắm cho sạch sẽ trong những

lúc nhà tôi không có ở nhà. Vì tôi không biết nấu nướng, nên thường ngày tôi chỉ biết nấu

mì gói, ăn thay cho bữa cơm trưa, trong khi nhà tôi thì mải mê đi làm một số các dịch vụ

thương mại, đến tối mịt mới quay trở về nhà, tất cả các con cháu tôi thì ở xa ngoài tiểu

bang, cho dù nếu các cháu có ở gần chúng tôi đi chăng nữa, nhà tôi cũng ngăn cản tôi,

không muốn cho tôi nhờ vả chúng nó bất cứ điều gì tôi cần sự giúp đỡ của các con tôi, nhà

tôi nói là đừng làm phiền chúng nó, vì chúng nó đã lập gia đình cả rồi, chúng nó còn phải

lo cho gia đình của chúng nó và để tránh khỏi phải cãi vã với nhà tôi về sự ngăn cản này,

nên tôi cũng chẳng bao giờ mở miệng nhờ cậy các con tôi giúp tôi bất cứ điều gì tôi cần,

nhưng nhiều lúc, trong lòng tôi cảm thấy rất buồn tủi, làm cho tôi có cảm tưởng như chúng

nó là con riêng của nhà tôi, chứ không phải con của hai chúng tôi nữa. Mấy chục năm sống

bên nhau, tôi biết rõ nhà tôi không thuộc loại người đàn bà rượu chè, cờ bạc, lẳng lơ trai

gái. Nhưng khổ một nỗi, lúc nào nhà tôi cũng chỉ nghĩ cách làm sao kiếm ra được thật

nhiều tiền và rồi cất giữ tất cả số tiền kiếm được là nhà tôi hài lòng vui vẻ, vì mỗi lần kiếm

được bao nhiêu tiền lại cất giữ đi bấy nhiêu hoặc lại đem số tiền vừa kiếm được đi đầu tư

vào dịch vụ thương mại khác, nên lúc nào nhà tôi cũng than thở với tôi là không có tiền.

Mặc dầu nhà tôi hiểu rất rõ, là khi chết đi thì đâu có mang tiền đi theo mình được, nhưng

nhà tôi vẫn không chịu thay đổi cá tính bẩm sinh say mê tiền bạc hơn tất cả mọi thứ trên

đời này và nếu có ai sống trong hoàn cảnh như thế, nói theo môn tâm lý học, thì tiền mới

chính là người yêu duy nhất của người vợ hay của người chồng. Riêng với cá tính bẩm sinh

của tôi, tất cả những ai đã từng quen biết tôi, trong đó có cả Thầy cũng đã thấy rõ con

người của tôi như thế nào, trong nhiều năm qua, tôi sống rất giản dị và tôi chưa hề biết nói

câu từ chối lời yêu cầu giúp đỡ nào của ai hết, nếu lời yêu cầu đó nằm trong khả năng mà

Chúa đã ban cho tôi. Tiền bạc chỉ có ý nghĩa đối với tôi khi tôi là chủ nhân của đồng tiền,

chứ không phải là kẻ nô lệ cho đồng tiền, để đến nỗi quý trọng đồng tiền hơn tình người.

Trong hoàn cảnh của tôi, về mặt tinh thần, nhiều lúc tôi cảm thấy cô đơn, nhưng về mặt lý

trí, tôi cảm thấy niềm an ủi cho thân phận mình, vì Chúa ban cho tôi có được người vợ

đoan trang, nết na, chung thủy, nhưng chỉ phải mỗi cái tật say mê đi ra ngoài làm thương

mại, để mong ước kiếm được nhiều tiền thêm, nên không có đủ thì giờ chăm lo thu dọn nhà

cửa cho ngăn nắp sạch sẽ và tôi vẫn nhớ câu người ta thường nói: Được cái nọ mất cái kia

hoặc muốn theo chân Chúa thì phải vác Thánh Giá nặng hay nhẹ theo Ngài, quả đúng như

thế nên tôi lấy đó làm niềm an ủi, chấp nhận sống trong hoàn cảnh tự mình săn sóc cho

thân mình, kể cả trong những lúc đau ốm, đáng lý cần phải có người phụ giúp tôi, nhưng

nhìn chung quanh mình, cũng chỉ có một thân một mình, tôi với tôi. Kể từ ngày tha hương,

bỏ quê cha đất tổ để đi tìm tư do cho đến nay, chúng ta quen nhau đã mấy chục năm qua,

đây là lần đầu tiên và cũng là lần cuối cho tôi có dịp được tâm sự nỗi lòng thầm kín của tôi

với Thầy và xin Thầy hiểu cho tôi, là hoàn toàn tôi không có ý gì chê trách nhà tôi đâu, mà

chỉ để cho vơi đi niềm sầu muộn ấp ủ trong lòng bấy lâu nay.

Nói tóm lại, trường hợp thứ nhất tiêu biểu cho người vợ hết lòng hy sinh và yêu thương

chồng mình thật tình, hoàn toàn bất vụ lợi. Trường hợp thứ hai tiêu biểu cho hành động của

người vợ săn sóc chồng mình, với chủ đích tư lợi cá nhân, chứ không phải hoàn toàn vì

tình yêu chân thật đối với người chồng. Trường hợp thứ ba tiêu biểu cho tình thương yêu

của người vợ đối với người chồng không thuộc hàng ưu tiên, vì chỉ có tiền bạc mới là điều

tối quan trọng trên hết mọi sự và có thể nói tiền bạc chính là người yêu lý tưởng của người

vợ.

Tất cả 3 trường hợp vừa kể trên đây, trường hợp thứ nhất không xa lạ gì đối với tập quán

của người phụ nữ Việt Nam, ngay từ khi còn ở quê nhà, dù người vợ ở bất cứ tuổi nào đi

chăng nữa, già hay trẻ đều đối xử lòng nhân ái với chồng con như thế, nhất là những lúc

chồng con đau ốm, người vợ phải vất vả, nhiều khi bị kiệt sức vì lo lắng săn sóc cho chồng

cho con ngày đêm và đó cũng là một nét son độc đáo của người phụ nữ Việt Nam nói riêng

và của người phụ nữ Á Châu nói chung . Trường hợp thứ hai thường thấy xẩy ra tại Hoa

Kỳ, vì người vợ hoặc người chồng bị tiêm nhiễm với đời sống xa hoa vật chất, theo chủ

nghĩa tôn thờ cá nhân (Material Individualism), nên đôi lúc trở thành ích kỷ, chỉ muốn cho

thân mình được sung sướng, không cần nghĩ tới người khác đang đau khổ, cho dù người đó

là chồng hay là vợ của mình. Trường hợp thứ ba thì rất ít thấy xẩy ra, vì nếu có người vợ

nào nằm trong trường hơp tương tự như thế này, có thể coi đây là một căn bệnh tâm thần,

chỉ biết say mê tìm cách kiếm tiền, không dành nhiều thì giờ cho gia đình, miễn sao kiếm

được nhiều tiền để dành là cảm thấy hạnh phúc; khác biệt hẳn đối với những gia đình

không có đủ lợi tức hàng tháng để sống, nên sáng tối cả vợ lẫn chồng đều không có mặt ở

nhà, vì phải đi làm việc lao động vất vả hay phải đi buôn bán ngược xuôi, mới kiếm đủ tiền

nuôi sống gia đình. Vậy trong 3 trường hợp trên đây, chỉ có trường hợp thứ hai là đáng

buồn nhất cho những ai đang ở trong trường hợp này, nhất là đối với những người cao niên,

bị bệnh nặng, phải vào nằm co ro trong viện dưỡng lão một mình, mà không có người thân

trong gia đình đến thăm nom thường xuyên, thì trong lòng cảm thấy thật đau khổ vô cùng.

Nguyễn Mạnh San

MẸ ƠI! NÀO CON BIẾT TÌM MẸ Ở ĐÂU BÂY GIỜ

Thưa quý thân hữu:​

​ Sau khi đọc đề tài viết tiếng Việt của tôi được gửi qua email đến quý thân hữu, có người gọi điện thoại, có người gửi email yêu cầu tôi nên dịch đề tài này sang Anh Ngữ, để cho họ đưa cho con cháu của họ đọc, vì các cháu không đọc được tiếng Việt, như thế sẽ giúp cho các cháu hiểu được ý nghĩa thiêng liêng của tình Mẫu Tử như thế nào? Để đáp lại lời yêu cầu này của quý thân hữu, tôi xin gửi bài dịch sang Anh Ngữ kèm theo dưới đây. Thực ra, mục đích của tôi viết đề tài này là tôi muốn gửi một thông điệp nhắn nhủ giới trẻ phải biết hiếu thảo với cha mẹ, là những bậc sinh thành dưỡng dục mình nên người hữu dụng mai sau. Hơn nữa, lý do sâu xa tôi chọn viết đề tài này, là vì cách đây hơn 2 năm, tôi cùng một người bạn đang ngồi ăn trong một quán ăn nhỏ, trong khu trung tâm thương mại Phước Lộc Thọ, tại thành phố Little Saigon thuộc Quân Cam, California, bất tình lình bạn tôi dơ tay lên cao, chỉ vào một bà cụ cao niên, trông còn rất tráng kiện, đang đi gần tới chỗ chúng tôi ngồi, nói cho tôi biết là cách đây vài năm, bà cụ này cùng chồng sống chung với nhau trong một căn nhà khá khang trang rộng rãi, căn nhà này vào lúc đó trị giá khoảng trên 5 trăm ngàn đồng và đã trả hết nợ tiền nhà ngân hàng. Ít lâu sau, cụ ông qua đời vì mắc bệnh nan y, 2 người con cụ đề nghị mẹ hãy bán căn nhà này đi, sẽ mua căn nhà nhỏ cho mẹ ở, sau khi mua căn nhà nhỏ rồi, số tiền còn dư lại sẽ chia đồng đều cho 2 con. Cụ thấy đề nghi này hữu lý nên bằng lòng ngay. Nhưng cụ đâu có ngờ mưu mô gian dối của hai đứa con mình, nên sau khi bán nhà được gần 6 trăm ngàn đồng, chúng chia chác số tiền này cho nhau xong, chúng đưa cụ vào ở viện dưỡng lão và mỗi tháng chúng thay phiên nhau đến thăm cụ được một lần, trong khi chúng cư ngụ cùng một thành phố với cụ, cụ buồn rầu đau khổ vì bị con cái lừa đảo, tước đoạt nhà cửa của cụ, là nơi cụ cự ngụ nhiều năm, có nhiều kỷ niệm êm đềm với cụ ông và để tìm cách giải thoát nỗi niềm buồn rầu đau khổ trong lòng cụ, mỗi ngày cụ đi xe buýt lên trung tâm thương mại Phước Lộc Thọ, để đi bộ lang thang trong trung tâm, hễ có ai tò mò hỏi chuyện cụ là tại sao ngày nào cũng thấy cụ đi như vậy, thì cụ dốc hết bầu tâm sự của cụ cho họ nghe câu chuyện đau thương của cụ, nào là vừa mất chồng lại vừa mất nhà, rồi bị con cái tống vào trong viện dưỡng lão, trong khi trí óc cụ vẫn cón sáng suốt, khỏe mạnh bình thường và bất cứ ai nghe xong câu chuyện cụ kể, cũng cảm thấy bất bình, tội nghiệp cho cụ, là sao trên đời này lại có những đứa con bất hiếu và bất nhân với mẹ của mình như thế nhỉ? 

 NMSan.

MẸ ƠI! NÀO CON BIẾT TÌM MẸ Ở ĐÂU BÂY GIỜ

     (Where Is My Mom Now?)

  1. Nguyễn Mạnh San

Chỉ còn ít ngày nữa là toàn dân Hiệp Chủng Quốc Hoa Kỳ sẽ ăn mừng Ngày Tạ Ơn Thượng Đế hay Tạ Ơn Thiên Chúa (Thanksgiving Day), đã ban cho mọi người có một đời sống ấm no hạnh phúc, trên vùng đất Dân Chủ, Tự Do, Công Bằng, Bác Ái và đặc biệt về Quyền Sống, Quyền Bình Đẳng của mỗi con người đang sinh sống trong xã hội này, bất kể những ai trước kia thuộc sắc tộc nào đi chăng nữa, đã đến đây tìm tự do sinh sống, đều được pháp luật Hoa Kỳ bảo vệ một cách triệt để, bất khả xâm phạm cá nhân, đoàn thể hay tín ngưỡng, mà hầu như hiếm thấy có một quốc gia nào khác trên thế giới được pháp luật bảo vệ như luật pháp Hoa Kỳ.

Trong dịp toàn dân cả nước ăn mừng Lễ Tạ Ơn sắp đến này, cũng là một dịp cho tất cả mọi người trong gia đình tụ họp lại với nhau để tỏ lòng thành kính tạ ơn Ông Bà, Cha Mẹ chúng ta, là những bậc sinh thành, hy sinh nhiều gian khổ để nuôi dưỡng, dạy dỗ chúng ta trở nên những người hữu ích cho xã hội, mà chúng ta đang có cuộc sống ấm no hạnh phúc nơi đây. Người ta vẫn thường nói: Chết chồng chết vợ vẫn có thể có chồng khác vợ khác hoặc con cái chết vẫn có thể có con cái khác, nhưng Bố hay Mẹ chết không thể nào có Bố hay Mẹ khác, nếu có là chỉ có Bố Dượng hay Mẹ Ghẻ mà thôi. Do đó, những người trung tuổi trở lên còn sống cho đến nay hay những học sinh từ bậc tiểu học trở lên trong thời Quốc Gia VNCH, đều thuộc lòng câu ca dao: Công Cha Như Núi Thái Sơn, Nghĩa Mẹ Như Nước Trong Nguồn Chảy Ra, Một Lòng Thờ Mẹ Kính Cha, Cho Tròn Chữ Hiếu Mới Là Đạo Con.

Hôm nay, chúng tôi xin trình bầy cùng quý đọc giả dưới đây một số dữ kiện mới lạ xẩy ra rất hiếm thấy, được trích ra từ trong bài viết của tác giả Daikynguyenvn/NTDTV do cô Tuý Phượng chuyển đến cho chúng tôi đọc, về một câu chuyện hết sức thương tâm, đã làm cho không biết bao nhiêu người trên thế giới phải rơi lệ đầm đìa, về một cậu bé người Đức sống trong cô nhi viện, tên cậu là Derby, quyết tâm đi tìm Mẹ cậu dù không biết Mẹ mình ở đâu và tiếp theo câu chuyện này, là niềm tâm sự của tác giả, về lòng báo hiếu đối với người Mẹ yêu quí nhất đời của mình, đang phải nằm trên giường gần cả chục năm nay, bị bệnh mất trí, trong một viện dưỡng lão thuộc vùng ngoại ô thủ đô Hoa Thịnh Đốn.

Tháng 2 năm 1994, có một em bé bị bỏ rơi trong một lùm cây, nằm ngoài cổng trại trẻ mồ côi Yite Luo, ở phía bắc nước Đức và em bé này may mắn đã được một nữ tu sĩ tên là Terri, 50 tuổi, đang phục vụ tại đây, đi ra ngoài cổng trại, tình cờ nhìn thấy đứa bé đang khóc, bà liền đem đứa bé này vào nuôi dưỡng Lớn lên trong trại cô nhi được hơn 9 tuổi, cậu bé Derby luôn luôn mơ ước được tìm thấy Mẹ và trong lòng cậu lúc nào cũng ấp ủ câu nói: Mẹ ơi! con đã tìm Mẹ từ lâu lắm rồi, con xin Mẹ đừng bỏ con nữa, được không Mẹ? Rồi vào một ngày nắng ấm, các nữ tu sĩ đã dẫn bọn trẻ mồ côi đi đến một đồng cỏ xanh ở ven bờ sông dạo chơi, thì có một vài người cư dân tại đây, dang tay chỉ vào những đứa trẻ này và nói với con mình: Những đứa trẻ này đã bị cha mẹ bỏ rơi, nếu con mà không nghe lời, mẹ cũng bỏ con vào cô nhi viện đấy. Nghe thấy những lời nói này, Derby cảm thấy vô cùng đau lòng và cậu liền hỏi vị nữ tu sĩ: Tại sao cha mẹ con lại không cần con? Có phải là cha mẹ ghét con không? Giọng nói của Derby tràn đầy bi thương, không hề giống với lời nói của những đứa trẻ khác cùng độ tuổi. Nữ tu sĩ nghe xong giật mình, hỏi Derby: Tại sao con lại nghĩ như vậy? Derby trả lời: Tại vì con nghe mọi người đều nói như vậy, chúng con đều là những đứa trẻ bị cha mẹ bỏ rơi. Nữ tu sĩ an ủi cậu bé: Mặc dầu dì phước chưa hề gặp mẹ của con, nhưng dì phước tin rằng nhất định mẹ của con rất yêu thương con. Trên đời này không có người mẹ nào là không yếu thương con của mình cả. Năm đó mẹ của con để con lại, chắc chắn là vì một lý do bất đắc dĩ nào đó thôi. Derby nghe xong lặng im, không hỏi thêm lời nào, nhưng từ đó trở đi thái độ cậu thay đổi rất nhiều, cậu thường xuyên đứng bên cửa sổ của cô nhi viện, nhìn ra dòng sông Rhine, cậu hy vọng những giòng nước đang chảy trên sông Rhine với ánh mắt khát khao tìm thấy mẹ, mà dòng nước này sẽ có thể đem tình cảm yêu thương của cậu đến với mẹ.

Ngày Của Mẹ (Mother’s Day) vào năm 2003, không khí ấm áp của ngày Lễ Hội tụ họp các bà mẹ, làm dấy lên lòng khao khát mãnh liệt, hy vọng được gặp mẹ của Derby, vì các đài vô tuyến truyền hình hôm ấy chiếu lên những hình ảnh sinh hoạt ăn mừng về tình mẫu tử, mà trong đó có chiếu lên một cậu bé 6 tuổi, mồ hôi chẩy đầm đìa trên người đang phụ giúp mẹ cắt cỏ, trong khi mẹ cậu bé nhìn con vất vả cắt cỏ, không cầm được nước mắt. Derby nhìn thấy hình ảnh này, cậu nói với nữ tu sĩ: Con cũng muốn được làm việc giúp mẹ con. Dì phước ơi! Dì có biết cha mẹ con hiện đang ở đâu không ạ? Nữ tu sĩ trầm tư, không trả lời được lời nào vì từ ngày mang cậu bé Derby về nuôi trong cô nhi viện cho đến nay, không hề có tin tức gì về cha mẹ cậu bé cả. Ít lâu sau, khi Derby lên 9 tuổi, cậu bé rời khỏi cô nhi viện để đến học tập ở một ngôi trường gần đó và mỗi lần cậu giúp đỡ một người nào, nếu người đó tỏ lời cảm ơn cậu, cậu liền yêu cầu người đó hãy giúp đỡ 10 người khác vì đó là cách cảm ơn lớn nhất dành cho cậu. Những người này khi nghe xong lời yêu cầu của cậu, đều vô cùng cảm kích tấm lòng nhân ái vị tha của cậu và họ hứa sẽ thực hiện lời yêu cầu này của cậu. Rồi một hôm, có một người điều khiển chương trình nổi tiếng trên đài truyền hình của Đức là ông Rick, ông đang đi dạo chơi trên bờ sông Rhine gần nơi Derby cư ngụ, thì bệnh tim của ông đột nhiên tái phát, ông chưa kịp lấy thuốc từ trong túi ra uống, thì đã ngã ngất xỉu trên mặt đất, cậu bé Derby lúc ấy đang câu cá trên bờ sông phát hiện ra ông bị ngất xỉu, nên đã gọi điện thoại cho xe cứu thương đến chở ông vào nhà thương cấp cứu, nhờ được cấp cứu kịp thời, ông Rick đã hồi phục, ông nắm lấy đôi tay của Derby và nói: Cháu bé ơi, ông phải làm gì để cám ơn cháu đây? Nếu cháu cần tiền, ông có thể cho cháu rất nhiều tiền. Derby nghe xong lắc đầu nói: Nếu như ông có thể giúp đỡ 10 ngưới khác khi họ cần sự giúp đỡ, như vậy chính là ông đã cám ơn cháu rồi ạ. Từ đó về sau, ông Rick cảm thấy sống vui vẻ hơn, hạnh phúc hơn và nhận thấy đời sống của ông có ý nghĩa hơn, cứ mỗi lần ông giúp được một người. Sau một thời gian nghỉ việc dưỡng sức, ông quay trở lại đài truyền hình làm việc, ông kể lại câu chuyện cậu bé Derby cứu ông sống cho khán thính giả trên toàn thể nước Đức nghe. Cuối cùng ông nói: Có lẽ không ai tin đây là câu chuyện thật 100%, nhưng chuyện này đã bồi bổ cho tôi thêm rất nhiều mãnh lưc sống, xin quý bạn hãy giúp đỡ 10 người khác khi họ cần giúp và tôi tin rằng quý bạn cũng sẽ cảm nhận được loại cảm giác kỳ diệu này.

Thông qua chương trình của ông Rick được truyền hình đi khắp nước Đức vừa kể trên, mọi người đều xúc động về câu chuyện này và đã có nhiều người gọi cho ông Rick nói rằng họ sẵn lòng làm việc bác ái giúp đỡ cho 10 người nếu được yêu cầu, đồng thời có rất nhiều khán giả yêu cầu muốn được nghe Derby nói chuyện trên đài truyền hình, bởi vì họ muốn được thấy mặt cậu bé có đầy lòng bác ái này.

Tháng Giêng năm 2004, cậu Derby đã xuất hiện trên đài truyền hình đế chia sẻ về câu chuyện của cậu và khi mọi người nghe xong, có người đã đặt câu hỏi cậu: Lý do nào mà cậu lại có sự suy nghĩ như vậy? Cậu cố nén niềm xúc động để kể rõ chi tiết cuộc đời mình và có rất nhiều người xúc động phải bật khóc trước tình yêu vô bờ bến của cậu dành cho mẹ mình. Liền sau đó ông Rick ôm chặt tấm thân gầy yếu của Derby và nói: Mẹ của cháu nhất định yêu cháu vô cùng và nhất định cháu sẽ tìm được mẹ. Sau câu chuyện tình yêu mẹ của Derby, dân chúng nước Đức đều nhớ câu chuyện thương tâm này, họ đề ra chiến dịch làm 10 việc bác ái. Trước dây nhiều người dân đều thờ ơ với nhau, thì giờ đây họ đối xử với nhau đầy tình người và mọi người đều mong rằng người mà mình đang giúp đỡ, sẽ chính là mẹ của cậu bé Derby. Cậu Derby trở nên nổi tiếng và đài truyền hình cũng cố gắng bằng mọi cách giúp cậu tìm mẹ, nhưng mẹ của Derby mãi mãi vẫn biệt tăm tích.

Tháng 2 năm 2004, một sự việc bất hạnh và đau lòng đã xẩy ra với Derby, nơi Derby sinh sống là một khu phố nghèo. Sau khi Derby nổi tiếng, các tay xã hội đen nghĩ rằng cậu bé có nhiều tiền, đêm ngày 16/02/204, trên đường trở về trường học, Derby đã bị một nhóm lưu manh vây quanh, nhưng bọn chúng không tìm thấy tiền trong người cậu bé, nên đã tức giận đâm trọng thương cậu bé, cậu bị đâm thủng bụng và gan, cậu nằm trên vũng máu, mãi đến 2 tiếng đồng hồ sau mới được cảnh sát tuần tra phát hiện, họ đưa cậu vào bệnh viện cấp cứu, tại bệnh viện trong lúc hôn mê, Derby một mực gọi: Mẹ! Mẹ! Me!… mãi không thôi. Đài truyền hình trực tiếp phát sóng tình trạng của Derby, tất cả dân chúng đều cầu nguyện cho cậu. Mấy chục sinh viên đến sân trường đại học Alexanderplatz, nắm tay nhau thành một vòng tròn và kêu gọi: Mẹ! Mẹ!…….Những tiếng gọi này làm cảm động những người qua đường và họ nhập vào nhóm, đứng xếp hàng thành hình trái tim, số người tham gia càng lúc càng đông lên, hình trái tim cũng càng lúc càng lớn hơn. Điều cảm động hơn nữa la có hàng trăm người mẹ gọi điện thoại vào đài truyền hình xin được giả làm mẹ của Derby. Cô Rita , một giáo sư tại trường đại học Munich đã khóc nức nở và nói: Derby là một đứa bé tốt lành thánh thiện như vậy, nếu được giả làm mẹ của cậu bé, tôi cảm thấy vô cùng vinh dự. Vì Derby chỉ có một mẹ, trong khi có hàng trăm người mẹ gọi đện thoại để xin được giả làm mẹ của cậu, nên đài truyền hình đã thảo luận và chọn cô Judy giả làm mẹ của Derby, bởi vì cố ấy sống cùng thành phố với cậu bé, hơn nữa giọng nói của cố ấy cũng giống giọng nói của cậu bé, như vậy sẽ tạo ra cảm giác mật thiết hơn.

Sáng ngày 17/02/2004, sau một thời gian dài bị hôn mê, cậu bé Derby đã mở mắt, cô Judy đã ôm một bó hoa loa kèn tuyệt đẹp, xuất hiện ở đầu giường của Derby, cô nắm lấy bàn tay nhỏ bé của Derby và nói: Con trai yêu quý, Mẹ chính là mẹ của con đây. Đôi mắt cậu đột nhiên sáng rực lên, tỏ vẻ ngạc nhiên và hỏi: Mẹ thực sự là mẹ của con sao? Cô Judy cố ngăn nước mắt và gật đầu và hai dòng nước mắt nóng chảy ra từ đôi mắt của Derby: Mẹ ơi, con đã tìm mẹ từ lâu lắm rồi, con xin mẹ đừng bỏ con nữa, được không mẹ? Cô Judy gật đầu và nghẹn ngào nói: Con trai yêu quý của mẹ, con hãy yên tâm, mẹ sẽ không bao giờ rời xa con nữa. Trên khuân mặt tái nhợt của Derby nở một nụ cười và đây là giờ phút cuối cùng của Derby ở trên cõi đời này, cậu bé từ từ nhắm mắt lại, vĩnh viễn rời xa thế gian, nhưng đôi bàn tay của cậu bé vẫn còn nắm chặt bàn tay của mẹ.

Trong khi ghi lại câu chuyện trên đây cho đến hết phần cuối câu chuyện, tôi đã không kìm hãm được những giọt nước mắt cứ tuân tràn trên đôi má, làm tôi đã phải ngừng viết nhiều lần để lau khô những giọt lệ. Vì có những tình tiết trong câu chuyện này phản ảnh lại tình yêu thương của Mẹ tôi đối với các con, nhất là Mẹ tôi dành nhiều tình cảm cho riêng tôi trong thời niên thiếu của tôi, được sống bên cạnh Mẹ cùng với 3 cô em gái, trong cô nhi viện Dục Anh Nguyễn Tri Phương, Sàigòn trong nhiều năm, khác hẳn với em Derby phải sống mồ côi cha mẹ, một mình sống cô đơn trong cô nhi viện, vả lại có những tình tiết mô tả nỗi lòng của em Derby thương yêu mẹ đến như thế nào, làm cho tôi băn khoăn trong tâm tư, đôi lúc tôi tự hỏi lòng mình, là không biết mình đã có hành động cụ thể nào, có thể tiêu biểu cho lòng hiếu thảo của người con đối với người mẹ, đã hy sinh cả cuộc đời góa phụ son trẻ cho mình chưa? Đây là một điều thắc mắc thầm kín trong lòng tôi từ nhiều năm nay, trong tư thế là một người con trai trưởng duy nhất trong gia đình, cộng với 3 cô em gái, mà mỗi khi tôi vào thăm mẹ tôi, nhìn cụ nằm trên giường bệnh trong viện dưỡng lão và cũng là một dịp để tôi được bón cơm cho mẹ ăn, lòng tôi lại cảm thấy bồi hồi, thương xót cho số phận tuổi già sức yếu của mẹ tôi và cho đến nay tôi vẫn chưa tìm thấy câu trả lời minh bạch cho điều thắc mắc này của tôi, nhưng chỉ có một điều tôi tự cảm thấy niềm an ủi cho riêng tôi, là tôi biết rõ mẹ tôi rất hãnh diện có đứa con trai duy nhất là tôi, có tấm lòng bác ái, biết thương người nghèo khổ, đau yếu, hoạn nạn, luôn luôn sẵn lòng giúp đỡ mọi người khi được yêu cầu và hiểu ngầm theo khoa học, thì đó là dòng máu di truyền của Bố tôi và của Mẹ tôi truền lại cho tôi. Tôi vẫn còn nhớ lại khi Bố tôi qua đời, thì Mẹ tôi mới khoảng 26 tuổi, trẻ đẹp, biết bao nhiêu người có địa vị trong xã hội thời ấy, muốn cưới mẹ tôi về làm vợ, nhưng mẹ tôi một mực khước từ, quyết tâm ở vậy, làm việc lao động vất vả để nuôi 4 đứa con còn thơ dại, cho đến ngày các con trưởng thành lập gia thất. Tôi không bao giờ có thể quyên được những ngày còn ở Hànội trước năm 1954, sau khi Bố tôi qua đời và lúc đó tôi mới 10 tuổi, Mẹ tôi hàng ngày làm bánh chiên Caravat, đem bỏ mối cho một số cửa tiệm bán lẻ bánh kẹo và vào những ngày cuối tuần, từ 7 giờ 30 chiều cho đến 1 giờ khuya, hai tay tôi ôm thùng bánh chiên Caravat để đi theo người Cậu ruột của tôi là nhạc sĩ Hoàng An, em ruột của nhạc sĩ Hoàng Trọng, chơi đàn Accordion và thổi kèn Saxo cho một vũ trường, chỉ dành riêng cho những người Pháp, để bán cho các ông tây bà đầm ở đây ăn, kiếm thêm tiền hàng tuần cho mẹ tôi nuôi 4 anh em chúng tôi và có những đêm tôi run sợ muốn chết, vì có một vài ông tây say rượu, tranh giành gái nhẩy, đánh nhau ngay trong vũ trường. Rồi năm 1954 di cư vào Miền Nam, Mẹ tôi làm Quản Lý Cô Nhi Viện Dục Anh, Nguyễn Tri Phương, Sàigòn, trông năm săn sóc gần 200 trẻ mồ côi con trai, gồm các trẻ sơ sinh bị bỏ rơi cho đến những em trai lớn không nhà cửa, những em đã đủ tuổi đi học, ban ngày cho các em đến trường, những em lớn tuổi được gửi đi học nghề, Mẹ tôi kiếm việc làm cho các em và gả vợ cho các em. 4 anh em tôi cùng sống chung hòa mình với các em mồ côi trong nhiều năm, chẳng khác nào như anh em ruột trong một đại gia đình trong cô nhi viện này. Cũng trong suốt thời gian này, để góp phần gây quỹ cho Cô Nhi Viện Dục Anh có thêm tiền nuôi trẻ mồ côi, tôi đã thành lập ban nhạc, củng với 3 cô em gái tôi là Ban Vũ Tuyết Lê, Tuyết Lan, Tuyết Loan, trình diễn văn nghệ nhiều lần ở rạp Thống Nhất Sàigòn và ở một số tỉnh thuộc miền tây, như Cần Thơ, Vĩnh Long, Châu Đốc, Mỹ Tho. Chính vì nhờ sống chung với các trẻ mồ côi trong cô nhi viện, nên giúp tôi thấu hiểu được những nỗi bất hạnh của những đứa con mất cha mất mẹ, mà sau này, khi tôi khởi sự bước chân ra ngoài xã hội để tự lập sự nghiệp, tôi rất ưa thích làm việc từ thiện, say mê giúp đỡ tha nhân trong khả năng Chúa ban cho tôi, mỗi khi tôi được người ta yêu cầu giúp đỡ họ, thì tôi không bao giờ biết từ chối, mà lại mừng rỡ trong lòng, quên hết thời gian hay mọi sự khó nhọc để đáp lại lời yêu cầu của họ, vì hình như đó là món ăn di truyền quí giá nhất do cha mẹ truyền lại cho tôi, đã hòa lẫn vào trong máu tôi. Còn một việc làm thiện nguyện khác nữa của tôi, là trrong những năm tôi dạy lớp đàm thoại Anh Ngữ tại trường Taberd Sàigòn, vào những ngày cuối tuần, tôi tình nguyện lái xe Van của nhà trường cùng với Frère Algibert Nguyễn Văn Cách, chở các bác sĩ và những chị em tình nguyện viên thuộc Ủy Ban Y Tế (COMITA) của nhà trường, đến những khu xóm lao động, nằm xa xôi vùng ngoại ô Sàigòn, để khám bệnh miễn phí, phát thuốc miễn phí, hớt tóc cho những người nghèo tại đây. Như tôi vừa mới đề cập ở trên, tôi có một điều thắc mắc là sự đối xử của tôi hiện nay với Me tôi đang trên giường bệnh, không biết có hành động nào của tôi, có thể được tạm coi là sự báo hiếu một phần nhỏ nào đối với lòng hy sinh cao cả của Mẹ tôi dành cho tôi không? Chứ đối với những công việc làm bác ái của tôi, cho một số những người khác trong quá khứ cho đến hiện tại, qua ân sủng của Chúa ban cho tôi, thì tôi cảm thấy hài lòng, là mình đã đem hết khả năng sức lực của riêng tôi, để phục vụ tha nhân, trong suốt hơn 60 năm qua, từ khi tôi mới 15 tuổi còn đang cắp sách đến trường.

Đôi lúc ngồi thầm lặng một mình, để suy nghĩ lại trường hợp của cậu bé Derby, mồ côi cả cha lẫn mẹ, sống trong cô nhi viện, qua câu chuyện thương tâm vừa kể trên, tôi thấy cuộc đời của cậu Derby sao quá bất hạnh, đầy những tang thương, đau khổ kéo dài cho đến ngày cậu nhắm mắt vĩnh viễn ra đi, thoát khỏi cuộc đời ô trọc trên trần gian này.Trái lại, tôi chỉ mồ côi Cha khi còn trẻ thơ, nhưng vẫn còn Mẹ cho đến hôm nay và tôi cũng sống nhiều năm trong cô nhi viện như cậu Derby, nhưng sao tôi lại nhận được quá nhiều điều may mắn, ngoài sự mong đợi của tôi. Quả thật, đây là một sự huyền bí, chỉ có Thượng Đế hay Thiên Chúa mới biết được mà thôi. Con xin quỳ gối cúi đầu cảm tạ Thiên Chúa muôn đời, về những hồng ân mà Ngài đã ban cho con và cho gia đình con. Amen.

Một Tử Tội Người Việt Đã Bị Hành Quyết:

Một Tử Tội Người Việt Đã Bị Hành Quyết:

Hồi Ký PT. Nguyễn Mạnh San

Trên 20 năm trong nhiệm vụ là một Tuyên Úy Trại Tù tình nguyện, tôi đã có dịp tư vấn trực tiếp cho 3 vụ án tử hình, mà trong đó có một vụ người Việt, còn hai vụ kia là người Mỹ. Vụ tử hình người Mỹ thứ nhất là ông John, thì tôi đã có dịp trình bầy chi tiết về vụ này trong bài viết mới đây của tôi, trên một vài tờ báo nguyệt san và trên trang mạng điện tử. Câu chuyện người Mỹ tử hình thứ hai là một phụ nữ, chưa bị hành quyết vì còn phải chờ đợi kết quả của đương sự kháng cáo lên Tòa Án Tối Cao Pháp Viện của tiểu bang phán quyết, nên tội nhân tạm thời được đình hoãn ngày bị hành quyết và vụ án này sẽ được trình bầy kế tiếp sau bài viết này. Sau cùng là vụ thứ 4, thuật lại câu chuyện của các tù nhân Việt Nam nổi loạn (Uprising) trong trại tạm giam (Jail). Vậy, trước khi đi sâu vào nội vụ án tử hình người Việt này, như tôi đã có dịp thưa cùng đọc giả trong bài viết mới đây về vụ án tử hình của ông John, nay tôi xin phép được nhắc lại cùng đọc giả thêm một lần nữa, là mọi hành động xẩy ra của mỗi can phạm (Defendant), được thuật lại trong 4 đề tài hồi ký của tôi, hoàn toàn đều được trích ra từ những hồ sơ cá nhân, có liệt kê các tội phạm, do Văn Phòng Công Tố Viên (District Attorney Office) đại diện pháp luật, đệ nạp tại Văn Phòng Tố Tụng (Court Clerk Office), để truy tố các can phạm ra trước tòa án công khai xét xử hoặc là tôi chỉ nhắc lại những lời tâm sự của các can phạm, mà những lời tâm sự này được tôi kể lại, hoàn toàn không mang tính chất tiết lộ đời tư hay những hành động bí mật cá nhân, có thể gây ra sự bất lợi cho những người có liên hệ trực tiếp với các can phạm trong câu chuyện. Hơn thế nữa, những gì tôi thuật lại trong 4 bài hồi ký của tôi, hoàn toàn không hề có ý định bênh vực hay phê phán bất cứ một nhân vật nào trong những câu chuyện tôi kể và những câu chuyện này đều sự thật, thường xẩy ra trong Cộng Đồng Người Việt cũng như trong Cộng Đồng Người Mỹ.

Theo bản cáo trạng của văn phòng Công Tố Viên (District Attorney) đệ nạp tại Văn Phòng Tố Tụng (Court Clerk Office), có ghi rõ 5 tội danh của hung thủ, giết người trong vụ án xẩy ra vào ngày 12 tháng 11 năm 1992 và tất cả sự việc xẩy ra trong cùng một ngày như sau:

Tội thứ nhất (Count 1) : Hung thủ tên Hùng đã cố sát một người tên Hải với khí cụ nguy hiểm, bằng con dao cắt thịt (Butcher), đâm vào người nạn nhân, làm cho nạn nhân bị thương nặng và chết sau đó.

Tội thứ hai (Count 2) : Lấy chìa khóa hộp thư riêng của nạn nhân tại ngân hàng (Safe deposit box key), chìa khóa xe hơi của nạn nhân và một số đồ cá nhân của nạn nhân.

Tội thứ ba (Count 3) : Hành hung và cưỡng bức nạn nhân với ý định giết chết nạn nhân, cùng với hành động dùng dao đâm trúng vào tay trái của người vợ nạn nhân.

Tội thứ tư (Count 4) : Hung thủ lấy cắp chiếc xe hơi Honda Accord 1988 của nạn nhân, để dùng làm phuong tiện di chuyển cá nhân của hung thủ.

Tội thứ năm (Count 5) : Vào ngân hàng, dùng chìa khóa riêng của nạn nhân, để mở hộp thư riêng của nạn nhân (Safe Deposit Box), lấy cắp tiền mặt khoảng 36 ngàn đồng và nữ trang của nạn nhân cất giữ trong hộp thư riêng này.

Tiếp theo bản cáo trạng trên đây của Văn Phòng Công Tố Viên là lời tâm sự của hung thủ:  Thưa Thầy Sáu, cả hai chúng con quen thân nhau từ trong trại tỵ nạn, chúng con lúc đó còn độc thân và trước khi chúng con được ra khỏi trại tỵ nan, mỗi người chúng con được đưa đến với người bảo trợ ở hai tiểu bang khác nhau, anh Hải được tái định cư ở Oklahoma, còn con ở Ohio, hai chúng con đã kết nghĩa làm anh em với nhau khi còn ở trong trại tạm cư, vì anh Hải lớn tuổi hơn con, nên con coi anh Hải như người anh của con. Anh Hải mở tiệm hớt tóc ở Oklahoma City, còn con là kỹ sư điện toán (Computer engineer) cho một công ty lớn ở  tiểu bang Ohio. Sau nhiều năm chăm chỉ làm việc, con dành dụm được một số tiền khá lớn và con đưa số tiền này cho anh Hải, để chúng con hùn hạp chung với nhau, dự trù sẽ mở một cơ sở thương mại chung với nhau tại Việt Nam, là anh Hải sẽ dùng số tiền này của con để mua những chiếc máy computer cũ mang về VN và con sẽ là người chịu trách nhiệm sửa chữa những máy computer bị hư hại, đã được bán ra cho khách hàng, trong thời gian bảo hiểm máy bán ra vẫn còn hiệu lực. Nhưng khi anh Hải tới California thì lập gia đình với một thiếu nữ trẻ đẹp, đã có một con với đời chồng trước và anh liền bỏ ý định về VN làm thương mại với con, như chúng con đã thỏa thuận với nhau trước kia, và sau đó anh Hải đưa người vợ mới cưới trở về Oklahoma City, để mở lại tiệm hớt tóc như trước đây. Khi biết được anh Hải đã đổi ý định này, con đành phải chờ đợi thêm một thời gian khá lâu, con mới dám đến thăm gia đình anh Hải và vợ chồng anh Hãi đã niềm nở tiếp đón con như một người thân trong gia đình, cho phép con được tá túc ngay tại trong nhà anh Hải.

Con ở nhà anh Hải khoảng gần được một tuần lễ, thì vào một hôm trước ngày con lên đường trở về nhà ở Ohio,  con ngỏ lời với anh Hải, tại vì anh không còn muốn làm thương mại với em ở Việt Nam nữa, nên xin anh hãy trao lại cho em số tiền mà khi trước em đã đưa cho anh, để anh mua mấy cái máy computer cũ đem về Việt Nam, mở tiệm bán computer và sửa chữa computer, nay em rất cần đến số tiền này, để em sẽ chung vốn mở dịch vụ thưởng mại với một người bạn em tại Việt Nam. Vừa nghe con nói xong, anh Hải tỏ thái độ rất tức giận, cầm cái chầy đánh base ball dơ cao lên, hét to lên: Mày phải quỳ xuống đất, chắp tay lạy tao, xin tao tha tội cho mày, vì mày đã có những hành động tằng tịu với vợ tao, thì tao mới tha tội cho mầy và sẽ hoàn trả lại sô tiền đó cho mày, bằng không, tao sẽ đập chết mày ngay bây giờ. Con bình tĩnh trả lời anh Hải: Em luôn luôn kính trọng vợ anh như người chị ruột của em, em không hề có hành động hay lời nói nào bất kính hay tình ý gì đối với chị Hải như anh vừa mới buộc tội em, nên em không thể quỳ gối xuống, xin anh tha tội cho em được, vì em không có phạm tội gì hết. Thế là anh Hải hai tay nắm chặt cái chầy base ball, dơ cao lên, tiến bước tới gần con, đập xuống đầu con, may thay con né tránh được, con lùi bước, chạy nhanh vào trong nhà bếp, anh Hải cũng chạy theo sau con với cái chầy base ball trong tay anh, tới nha bếp con vội vàng mở ngăn kéo ra, lấy con dao thái thịt trong ngăn kéo ra, chĩa con dao thẳng vào mặt anh Hải và hô to: Anh không được quyền đánh em, anh mà tiến tới sát gần em nữa, em sẽ đâm anh, nhưng anh Hải vẫn cứ tiến tới, dơ cao cái chầy đập xuống đầu con, con né tránh và con dao con cầm trong tay trong tư thế tự vệ, đâm vào ngực anh Hải và đang trong lúc cả hai người sô sát nhau trong tư thế nguy hiểm, thì chị Hải xông vào can ngăn, chẳng may con dao mà con đang cầm trên tay, đầu con dao đâm trượt vào tay chị Hải, làm tay chị bị chảy máu, chứ con hoàn toàn không cố ý đâm chị Hải; liền ngay sau đó, con lấy chìa khóa xe hơi của anh Hải và chìa khóa hộp thư an toàn (Safe Deposit  Box) của anh Hải để ở ngân hàng, con lái xe ra đó mở hộp thư, lấy lại đủ số tiền mà anh Hải nợ con. Kể tới đây, tôi xin thưa củng đọc giả là còn rất nhiều điều uẩn khúc khác nữa, mà anh Hùng đã tâm sự với tôi, nhưng tôi không thể tiết lộ những điều đó ra đây được và tôi cũng không có nhiệm vụ phải kiểm chứng những điều tâm sự đó của anh Hùng có thật sự đúng hay sai, nhưng để tôn trọng linh hồn thiêng liêng của người chết, cũng như để giữ uy tín cá nhân cho những người có liên hệ với anh Hùng còn sống, và là một Phó Tế Công Giáo, tôi có bổn phận phải tuyệt đối giữ kín những điều anh Hùng tiết lộ sự bí mật này cho tôi nghe. Tôi chỉ có thể thuật lại những điều tâm sự gì, mà tôi nhận thấy không gây phương hại đến danh dự cá nhân của những người chết hay những người còn sống có liên hệ mật thiết với các nhân vật trong chuyện.

Anh Hùng cũng cho tôi biết thêm một chi tiết rất quan trọng, là anh bị buộc tội cố sát anh Hải vì anh đã đâm 3 nhát dao vào người anh Hải, một nhát vào đằng trước ngực, sát bên cạnh con tim và 2 nhát dao đâm đằng sau lưng. Nhưng anh xác nhận là ngay sau khi nhát dao đâm vào ngực anh Hải, làm anh Hải ngã gục xuống đất, anh liền bỏ đi ngay, lấy xe của anh Hải, lái đến ngân hàng để lấy tiền, hai nhát dao đâm đằng sau lưng không phải là của anh đâm, anh không biết 2 nhát dao đó là của ai? Sau khi anh Hải đã được chôn cất hơn 1 năm, luật sư của anh có cho anh biết, là nếu muốn giảo nghiệm xem 2 vết dao đâm sau lưng có phải cùng một con dao anh cầm trong tay đâm anh Hải hay không? Và có cùng vết tay của anh trên con dao đó hay không? Vậy, nếu muốn thế, anh phải trả tốn phí đào xác anh Hải lên, cộng với tốn phí giảo nghiệm y khoa DNA, thì ít nhất phải tốn 15 ngàn Mỹ kim, trong khi anh không còn một đồng xu dính túi, nên cuộc giảo nghiệm này không thể thực hiện được như điều anh mong muốn.

Đọc tới đây, nếu đọc giả nào đã có sẵn trong đầu một khái niệm tổng quát về pháp lý thông thường (Legal common sense), theo khả năng suy luận của mỗi người, để chúng ta thử phân tích xem bản án tử hình này có quá cay nghiệt hay thiếu sự công minh buộc tội bị cáo (Defendant) hay không? Xin quý vị hãy duyệt  lại bản cáo trạng về các hành động tội phạm của bị cáo, do Văn Phòng Công Tố Viên (DA) đệ nạp tại tòa án để chờ phiên tòa xét xử và hãy đối chiếu với những lời tâm sự của bị cáo, thì chúng ta có thể tìm ra được những câu trả lời Giải Đoán một cách tương đối khá hữu lý (Comparatively logical guessing answers) cho vụ án tử hình này; chứ không phải là chúng ta tìm ra được những câu trả lời Giải Đáp khá chính xác (Exact answers) cho vụ án tử hình này. Suốt gần 10 năm liên tục, tôi đóng vai trò tư vấn tinh thần (Spiritual counseling) cho bị cáo, tôi nhận thấy đúng là số phận của bị cáo phải chết, mà bên Phật Giáo gọi là nghiệp chướng, bên Công Giáo gọi là Chúa an bài vì những dữ kiện diễn tiến sau đây:

Điểm thứ nhất: Vụ án tử hình của bị cáo đã được vị nữ luật sư tư rất giỏi, không phải là luật sư công (Public defender) tình nguyện đứng ra bào chữa miễn phí cho bị cáo, hy vọng có thể đổi bản án tử hình xuống thành chung thân, trước một Ủy Ban Tái Xét Bản Án (Case Review Committee), gồm 5 hội viên do Thống Đốc tiểu bang bổ nhiệm 5 vị này. Bà luật sư này đã tận tình trình bầy cặn kẽ những lý lẽ xác đáng, là thân chủ của bà không hề có ý định cầm dao muốn đâm chết nạn nhân, mà thân chủ của bà cầm dao chỉ để tự vệ sinh mạng của mình và để cảnh cáo đối phương không được tiến gần sát bị cáo và để tránh không bị đối phương dùng chiếc chầy base ball đập chết bị cáo khi nhìn thấy đối phương đang tiến sát mình và dơ cao cái chầy lên đập vào vào người bị cáo, nên phản ứng tự nhiên trong tư thế tự vệ sinh mang của mình, bị cáo phản công lại bằng con dao đã có sẵn trong tay và bị cáo đã có lời cảnh cáo đối phương trước là nếu anh tiến sát vào người tôi, thì tôi sẽ đâm anh để bảo toàn sinh mạng của tôi. Do đó hành động bị cáo dùng dao đâm vào người đối phương hoàn toàn không có ý chủ mưu giết người, mà chỉ trong tư thế tự vệ của bị cao mà thôi, vì nếu bị cáo không có hành động tự vệ như vậy, thì chắc chắn 100% bị cáo sẽ bị đối phương dùng chiếc chày base ball đập chết tại chỗ. Sau khi Ủy Ban Tái Xét Bản Án nghe xong những lời bào chữa của luật sư cho bị cáo, Ủy Ban bỏ phiếu, có 4 phiếu thuận đệ trình lên Thông Đốc, xin giảm án tử hình xuống còn chung thân cho bị cáo và chỉ có 1 phiếu chống mà thôi. Nhưng vị Thống Đốc tiểu bang đã bác lời đề nghị của Ủy Ban và ra lênh y án. Tôi được luật sư của bị cáo cho biết, đây là một trường hợp ngoại lệ chưa xẩy ra bao giờ, vì thông thường từ trước tới nay, chỉ cần 3 phiếu thuận trên 2 phiếu chống của Ủy Ban Tái Xét, cũng được Thống Đốc cho giảm án; đằng này có tới 4 phiếu thuận đế nghị cho bị cáo được giảm án, chì có 1 phiếu chống mà vẫn không được giảm án, vì quyền quyết định tối hậu cho phép giảm án hay y án, là hoàn toàn tùy thuộc vào vị Thống Đốc tiểu bang.

Điểm thứ hai: Sau khi được biết tin Thống Đốc bác bỏ lời đề nghị xin giảm án cho bị cáo của Ủy Ban Tái Xét, bà luật sư và một số ít người trong Cộng Đồng Người Việt địa phương ở đây, vì bị cáo không phải là cư dân địa phương,  nên có ít người đi ủng hộ, đã cùng với chúng tôi đến gặp vị Thống Đốc, xin Ngài xét lại bản án tử hình, khoan hồng cho bị cáo được giảm án xuống còn chung thân, như lời đề nghị trước đây của Ủy Ban Tái Xét Bản Án đã trình lên Ngài, nhưng Ngài trả lời vì bị cáo không phải là công dân Hoa Kỳ, mà chỉ là thường trú nhân, nên vẫn là công dân của nước Việt Nam Xã Hội Chủ Nghĩa Cộng Sản, nếu  Đại Xứ Việt Cộng ở Washington DC viết thư yêu cầu giảm án cho bị cáo, thì Ngài sẽ chấp thuận cho giảm án, nếu ĐSVC từ chối thì Ngài vẫn y án như cũ.

Điểm thứ ba: Bà luật sư nói với tôi theo lời khuyên của Thống Đốc, là bà sẽ viết thư yêu cầu ĐSVC viết thư cho Thống Đốc bằng lòng xin giảm án cho bị cáo. Tôi có giải thích cho bà luật sư hiểu rõ là bà có viết thư cũng vô ích, vì bố của bị cáo là cựu quân nhân VNCH/ Biệt Kích Dù nhầy ra ngoài bắc mà vc coi lả kẻ thù không đội trời chung với họ, thì làm sao ĐSVC có thể bằng lòng viết thư cho Thống Đốc để xin giảm án cho bị cáo là con trai của kẻ thù vc được? Nhưng bà luật sư nhấn mạnh với tôi: Còn Nước Còn Tát, đâu có mất mát gì. Đúng như lời dự đoán trước của tôi, ĐSVC trả lời một cách né tránh với vị Thống Đốc là vấn đề này tùy thuộc vào Thống Đốc, chúng tôi không có ý kiến.

Điểm thứ tư: Chỉ 2 tuần lễ trước ngày hành quyết bị cáo, bà luật sư có mời bác sĩ pháp lý tâm thần (Forensic)  Lê Đình Phước đến trại tù khám bệnh tâm thần cho bị cáo. Bác sĩ LĐP là bác sĩ người Việt đầu tiên hành nghề pháp lý tâm thần ở Hoa Kỳ, nhưng vì không đủ thời gian cho bác sĩ chẩn bệnh tâm thần ở mức độ nào cho bị cáo, nên không giúp được gì cho bị cáo.

Đây là những điều nhận xét hoàn toàn khách quan của cá nhân tôi về bị cáo:

Anh Hùng là một thanh niên trên 30 tuổi, độc thân, theo đạo Công Giáo, tính tình vui vẻ, hiền hòa, điển trai, ưa thích nói chuyện khôi hài làm người nghe không nhịn được cười và tôi vẫn còn nhớ là 24 tiếng đồng hồ trước giờ bị hành quyết, anh được chính quyền cho phép ăn một bữa cơm cuối cùng miễn phí trên đời này (free last supper on the earth), muốn ăn gì thì ăn, cơm Tàu, cơm Nhật, cơm Đại Hàn, cơm Thái, cơm Việt Nam, v.v… Trước đó mấy ngày, anh nói với tôi là gần 10 năm nay anh chưa bao giờ được ăn phở, anh rất thèm ăn phở, nên tôi nhắc anh là nhân dịp này, tôi sẽ order món phở cho anh ăn, anh vui vẻ trả lời tôi: Thôi Thầy ơi! dại gì mà ăn phở, vì ăn phở chỉ được ăn có một món phở, trong khi ăn cơm Tầu ít nhất có 4 món trở lên, xin Thầy cứ order cơm Tàu cho con. Anh là người rất thông minh và nhậy cảm (theo nghĩa nhậy cảm của người quốc gia, chứ không phải theo nghĩa nhậy cảm của người cs). Chính anh sáng chế ra phương pháp thoát nước cầu tiêu trên máy bay, làm cho nước không bị ứ đọng tràn ra ngoài bồn cầu tiêu khi có quá nhiều người dùng cầu tiêu trên máy bay. Anh là người có nhiều năng khiếu, trong gần 10 năm anh sống trong trại tù, anh xé những chiếc áo hay cái quần của tù nhân mặc thành những sợi nhỏ, rồi anh dùng chiếc que, đan thành những bức tranh tuyệt đẹp, anh đan hình Đức Mẹ bế Đức Chúa Guêsu, hình Mẹ bồng con v.v.. trông như bức tranh sơn dầu thật tuyệt đẹp.

Trong giớ phút bị cáo bị hành quyết, ngoài sự có mặt người em trai và vợ chồng cô em gái của bị cáo ra, tử tội yêu cầu Cha Phùng Chí và tôi ngồi phòng bên tay trái dành cho thân nhân của bị cáo, nhìn qua cửa kính, ở phòng giữa là nơi bị cáo nằm trên cái giường, có tấm vải trắng phủ kín từ dưới chân lên đến cổ của bị cáo, mỗi bên chân bị khóa chặt vào thành giường, hai tay hai bên cũng thế, trên phía đầu bị cáo có một cái bình như bình nước biển, đã được pha trộn nước với thuốc độc giết người, chảy qua những ống plastic chằng chịt, để chuyền nước thuốc độc xuống vào hai cánh tay và vào hai ống chân của bị cáo, trông giống như bệnh nhân đang nằm trong phòng cấp cứu (intensive care). Phòng đối diện phía bên tay phải là nơi dành cho thân nhân của gia đình đương cáo (plaintiff), trông cũng giống hệt như phòng bên tay trái  bị cáo, nhưng trong phòng không thấy có một ai bên đương cáo hiện diện.

Trước khi bác sĩ ra lệnh bấm nút cho thuốc độc chạy qua ống plastic vào người bị cáo, trước mặt bị cáo có treo lủng lẳng chiếc mico phone, để bị cáo nói câu từ biệt thân nhân của hai bên lần cuối: Con xin Bố Mẹ hãy tha thứ cho lỗi lầm của con đã phạm và em cũng xin chi Hải tha thứ cho lỗi lầm của em đã làm cho chồng chi chết, cũng xin hai bên gia đình đừng thù oán nhau vì lỗi làm này của con và của em gây ra và cuối cùng xin vĩnh viễn từ biệt các thân nhân hiện diện nơi đây. Câu nói này của bị cáo vừa chấm dứt thì vị bác sĩ cho lệnh bấm nút, nước thuốc độc từ từ chảy qua ống plastic vào người bị cáo, da mặt của bị cáo trở nên thâm tím và đen dần dần, tới lúc này, tôi và một vài người khác thấy cảnh tượng diễn tiến như thế rất lấy làm xúc động, cúi mặt xuống đất, không dám nhìn lên bị cáo nữa, cho tới khi nghe tiếng tuyên bố cuộc hành quyết đã hoàn tất, chúng tôi mới dám đứng dậy ra khỏi phòng. Thân nhân bị cáo cho biết là xác của bị cáo sẽ được thiêu đốt để được đem về Ohio chôn cất, theo như di chúc của bị cáo trước khi chết. Đây là lần đầu tiên và hy vọng cũng là lần cuối cùng trong đời tôi, được chứng kiến tận mắt cuộc hành quyết một thanh niến đồng hương trẻ tuổi, thông minh, diện mạo khôi ngô, ăn nói nhỏ nhẹ, dí dòm, đáng mến đã ghi sâu trong tâm hồn tôi một ấn tượng bi thảm, mà trong suốt đời tôi không bao giờ có thể quên được.

(Xin đón đọc một tử tội người Mỹ giết chồng trong kỳ tới.)

PT. Nguyễn Mạnh San

Cựu Tuyên Úy Trại Tù Liên Bang và Tiểu Bang

Thuộc Tòa Tổng Giám Mục Công Giáo Oklahoma City

 

HOA THƠM ANH ĐÁNH CẢ CỤM

HOA THƠM ANH ĐÁNH CẢ CỤM

PT Nguyễn Mạnh San

Polyamore

Trong đời sống thường nhật, nhất là trong một xã hội được coi là văn minh nhất thế giới, đã có nhiều sự việc éo le ngang trái xẩy ra thật qúa bất ngờ, hoàn toàn vượt trên sự dự đoán và điều ước muốn tốt đẹp của mọi người, tạo nên nhiều hoàn cảnh bi thương đầy nước mắt mà đôi khi những người ở trong cuộc phải âm thầm, chịu đựng nỗi đau khổ pha lẫn mối uất hận hoặc đau khổ pha lẫn với niềm ân hận triền miên trong suốt cả cuộc đời còn lại của mình. Nhưng không phải tất cả những trường hợp éo le ngang trái bất ngờ đó xẩy ra đều vượt trên sự dự đoán và điều ước muốn tốt đẹp của mọi người đâu. Xét cho cùng trong nhiều trường hợp, chẳng qua cũng tại một phần lớn vì người ta qúa tự tin vững chắc vào khả năng hiểu biết và sự suy luận chủ quan của lòng mình để thực thi một công việc gì hay để giúp đỡ một người nào đó, nhưng kết qủa lại bị người ta hiểu lầm mình hoặc chính mình lại là nạn nhân của sự việc, đúng như câu nói: Làm ơn nên oán hay Làm phúc phải tội. Nhân dịp mùa Phục Sinh lại đến mỗi năm, những người Thiên Chúa Giáo trên khắp hoàn cầu hân hoan đón mừng những hồng ân đang được ban phát cho mọi người, qua sự phục sinh của Chúa Cứu Thế trở lại với nhân loại. Chúng tôi xin cống hiến đến qúy độc giả một câu chuyện khá éo le, thương tâm với đầy nước mắt của một nhân vật chính trong câu chuyện, chỉ vì muốn thể hiện lòng thương người như thể thương thân, nhưng có lẽ vì một phần thiếu sự suy tính kỹ càng và không chịu tham khảo ý kiến với bạn bè thân thuộc trước khi thực thi ý định của mình, nên tự mình chuốc lấy đau khổ vì đã lỡ dại đi vẽ đường cho hiêu chạy như câu chuyện dưới đây.
Chị Thu Cúc đến văn phòng nhờ tôi góp ý kiến để giúp chị giải quyết một vấn đề rắc rối trong gia đình chị như sau: Cách đây hơn một năm chị có cô em gái cùng Cha khác Mẹ kém chị 5 tuổi, còn kẹt ở Việt Nam trong khi Cha Mẹ của chị và Mẹ kế của chị cũng đã qua đời cả rồi tại quê nhà và thấy em gái mình vẫn sống đơn độc, tối ngày than khóc với chị trong điện thoại để nhờ cậy chị giới thiệu cho bất cứ ai, trẻ đáng tuổi em út hay già đáng tuổi chú bác, người Việt hay Mỹ ở đây bằng lòng lấy cô ta làm vợ, để bảo trợ cho cô ta được sang Hoa Kỳ theo diện hứa hôn (Fiancée) hay theo diện vợ chồng (Spouse) vừa nhanh chóng và chắc chắn hơn, thay vì phải chờ đợi từ 8 đến 10 năm nữa mới có thể sang đây đoàn tụ với chị theo diện anh chị em ruột bảo trợ cho nhau. Nhận thấy sáng kiến của em mình đưa ra rất hữu lý nên chị quyết tâm giúp đỡ em mình sang đây sớm chừng nào tốt chừng ấy theo đúng như sáng kiến của em mình. Nhưng liên tục gần 2 năm trời, chị kiếm mỏi mòn con mắt cũng chẳng tìm ra một ai, kể cả người Mỹ da mầu và đã có lần chị hớn hở tìm ra được 2 nhân vật người Mỹ gốc Việt, bằng lòng với điều kiện chỉ gỉa vờ lấy em chị làm vợ, chứ không chịu lấy thiệt, một phần cả 2 vị này tuổi đã cao niên và một phần tối quan trọng khác là biết rõ ngọc thể của mình đang trong tình trạng hôn mê đã lâu năm, không có một thứ thuốc men nào có thể giúp hồi sinh được, ngoại trừ có một thứ thuốc có thể giúp được nhưng bác sỹ khuyên chớ có dùng loại thuốc này, uống vào là có thể đi tầu suốt luôn vì cả hai đương sự đang bị bệnh tim mạch. Biết tình trạng mình có thể về chầu Chúa không bao xa mà 2 nhân vật này vẫn làm cao, tỏ vẻ ta đây vẫn còn qúy giá hơn món đồ cổ nhiều, đòi hỏi phải có của hồi môn ứng trước toàn phần; phải chi nếu họ chấp nhận ứng trước nửa phần của hồi môn, phần còn lại xin được trả góp hàng tháng sau khi cô em gái của chị đã sang tới đây, thì chị đã bằng lòng ngay rồi. Nhưng khổ một nỗi họ vẫn nằng nặc đòi phải ứng trước toàn phần trong khi của hồi môn lại qúa cao, cho dù chị có phải vét sạch trương mục checking và trương mục saving đã để dành được 5 năm qua của cả 2 vợ chồng chị trong ngân hàng đi chăng nữa, thì cũng không đủ để trang trải toàn phần của hồi môn này. Thế rồi vì qúa thương yêu em mình, chị đã nghĩ ra được một phương kế tựu kế mà chị cho là thượng sách nhất, vừa hợp pháp đúng theo luật di trú Hoa Kỳ quy định mà lại vừa đưa được em gái mình qua đây một cách nhanh chóng không phải tốn một đồng xu cắc bạc nào. Thực thi vấn đề này không có gì khó khăn cả, chỉ làm sao thuyết phục được chồng chị bằng lòng làm theo lời yêu cầu của chị là xong hết mọi chuyện như đã dự tính.
Vào một buổi tối cuối tuần, sau khi chị đã lo săn sóc cho 3 đứa con còn nhỏ tuổi, đứa lớn nhất 12 tuổi, đứa thứ nhì 8 tuổi, đứa út 4 tuổi ăn uống xong đâu đó và đưa chúng vô phòng ngủ của chúng, chị mới tâm sự những sự việc diễn tiến vừa kể trên cho chồng chị nghe về tình trạng cô em gái của chị và tiếp theo chị mạnh dạn bầy tỏ ý định của chị với chồng, là xin anh hãy thương em bằng lòng để cho em nhờ luật sư làm đơn xin ly dị anh ở tòa án và chúng mình chỉ gỉa vờ ly dị nhau trên giấy tờ mà thôi, vẫn sống chung với nhau một nhà, không có gì thay đổi hết, để tình trạng anh trở thành độc thân, rồi sau khi bản án ly dị ban hành đã được đủ 6 tháng, anh có quyền nạp giấy tờ bảo trợ cho cô em gái của em sang đây theo diện hứa hôn, khi em gái của em sang tới đây, anh sẽ lập hôn thú với nó để trên giấy tờ nó là vợ của anh, như thế nó sẽ được ở lại đây hợp pháp để chờ có thẻ thường trú, sau khi nó có thẻ thường trú và ở đây đủ 2 năm rồi, anh sẽ nạp giấy ở tòa án xin ly dị nó, tới lúc đó anh và em lại tái lập hôn thú với nhau có sao đâu. Nếu anh bằng lòng chiều theo ý em làm công việc bác ái này, tức là anh sẽ để phúc đức lại cho con chúng ta sau này. Mới thoạt nghe xong vợ mình đưa ra ý kiến như vậy, lòng anh rất sửng sốt và anh từ chối ngay ý kiến của vợ. Anh giải thích cho vợ hiểu rằng làm như thế là gian dối với pháp luật Hoa Kỳ, vi phạm tội hình sự, nếu cơ quan chính quyền biết được sự thật gian dối này, cả 2 chúng ta sẽ bị truy tố ra tòa và sẽ bị ngồi tù nhiều năm, suốt thời gian ngồi tù, 3 đứa con của chúng ta sẽ bị Bộ An Sinh Xã Hội mang giao cho cha mẹ nuôi nuôi dưỡng chúng nó, thế là em và anh đã trực tiếp làm cho các con của chúng ta trở thành mồ côi cả cha lẫn mẹ. Vậy em có điên khùng không mà đi xúi giục anh làm chuyện gian dối này? Em hãy nên nhớ rằng ở đời có nhiều cách để giúp đỡ tha nhân, có nhiều cách để làm công việc bác ái, cách này không được thì phải đi tìm cách khác, chứ cách của em đưa ra không thực tế và còn nguy hiểm cho bản thân chúng ta nữa, anh nghĩ có lẽ em đang hay sắp bị bệnh tâm thần rồi, anh sẵn sàng đưa em đi khám bệnh với bác sỹ tâm thần nếu em muốn. Như em cho biết đã gần 2 năm em cố gắng tìm mọi cách để giúp cho em gái em sang đây cho mau mà không được, thì bây giờ em nên nạp giấy bảo trợ cho nó đi, dù nó có phải chờ đợi thêm 8 hay 10 năm nữa mới sang được là ngoài ý muốn và khả năng của em, nó đâu có lý do gì để trách móc chị của mình được. Nhưng vài ngày sau, vì qúa thương yêu em gái mình, chị lại tỉ tê cố gắng thuyết phục chồng mình làm theo ý chị, bằng cách viện ra lý lẽ cho rằng chuyện gian dối này chỉ có 3 người trong cuộc biết mà thôi, đó là anh, em và cô em gái và cả 3 người không nói ra chuyện này cho bất cứ ai nghe, thì em hỏi anh làm sao cơ quan chính quyền có thể biết được sự gian dối này và tất cả chúng ta đều hiểu rõ sự nguy hiểm đến tính mạng của mỗi người, nếu nói ra là cả 3 người đều bị ở tù nên điên khùng gì mà đem chuyện bí mật của gia đình mình kể cho người khác nghe để hại vào thân. Lần này nghe vợ mình giải thích một cách hữu lý như vậy, làm anh siêu lòng và anh bằng lòng để vợ xúc tiến mọi chuyện như nàng muốn. Thế là chỉ vài tháng sau cả 2 vợ chồng đều nhận được bản án ly dị của tòa án gửi tới. Giai đoạn kế tiếp là chị phải ở nhà một mình trông nom săn sóc 3 đứa con để chồng đi về Việt Nam, trước là giúp cho cô em vợ lo liệu các thủ tục giấy tờ tại địa phương, sau là phải chụp hình chung với cô em vợ để làm bằng chứng 2 người là tình nhân với nhau, để khi anh trở về lại Hoa Kỳ, sẽ kèm theo những tấm hình trông thơ mộng này với mẫu đơn bảo trợ diện fiancée tại Sở Di Trú. Không đầy 8 tháng sau cô em gái điện thoại từ Việt Nam báo tin vui cho chị biết là em đã được gọi đi phỏng vấn và đã được cấp giấy chiếu khán vào Hoa Kỳ, bây giờ em chỉ còn thu dọn nhà cửa, chờ đi khám sức khỏe và mua vé máy bay nữa là xong hết mọi sự, để lên đường qua Hoa Kỳ sum họp với chị. Chị Thu Cúc rất mừng rỡ khi nghe được em gái của mình báo cho chị tin vui này, nhưng đồng thời chị lại cảm thấy lo lắng cho cô em thân gái một mình, đường xá xa xôi hàng ngàn dặm, không biết nói tới một câu tiếng Mỹ nào, có thể đi lạc cổng lên máy bay mỗi khi phải chuyển máy bay tại phi trường quốc ngoại 1 lần và 2 lần phải chuyển máy bay ở phi trường quốc nội mới đến được đây. Nghĩ tới đó, để đề phòng trường hợp như vậy có thể xẩy ra cho cô em gái, chị lại đưa ý kiến với chồng là nếu anh đã hết phép thường niên rồi thì anh hãy xin sở cho anh nghỉ một tuần lễ không ăn lương để về Việt Nam lo chuyện khẩn cấp gia đình của anh. Như đã có ma đưa lối qủy đưa đường, cứ tìm những lối dặm trường mà đi nên anh chấp nhận ngay lời đề nghị này của chị. Một lần nữa chị lại phải hy sinh ở nhà một mình trông nom săn sóc 3 đứa con thơ trong một tuần lễ. Tới đúng ngày đúng giờ quay về của chồng cùng cô em gái như đã ghi trong 2 vé máy bay, chị vui sướng dẫn 3 đứa con thơ theo chị lên phi trường, chờ đợi sớm hơn 2 tiếng đồng hồ trước khi máy bay tới, để mừng đón chồng và để chào đón cô em gái cùng cha khác mẹ với chị mà lòng chị đã ấp ủ tình thương yêu, lo lắng, săn sóc gửi tiền về giúp đỡ em mình hàng tháng trong những năm qua như một người mẹ thương con. Nhưng hỡi ôi, có ai học được chữ ngờ bao giờ, máy bay đã tới, tất cả các hành khách trên chuyến bay đã bước ra khỏi máy bay, đôi mắt chị nhìn về tứ phía mà vẫn chẳng thấy bóng dáng người chồng yêu quý của mình đâu cả, cũng chẳng thấy bóng dáng cô em gái thân thương của chị đâu hết. 3 đứa con thơ cầm tay nối đuôi nhau chạy nhanh theo chân mẹ đến quầy hàng bán vé máy bay, để chị hỏi thăm tin tức. Tại đây chị được một nhân viên của hãng máy bay cho biết là có tên của 2 người này trong danh sách, nhưng không hiểu tại sao không thấy 2 người này đến trình diện để lên máy bay, có thể là 2 người này trình diện trễ sau khi máy bay đã cất cánh chăng? Vậy muốn biết chắc 2 người này sẽ đổi vé đến vào ngày mai không, thì sáng sớm mai hãy điện thoại cho họ để được xác nhận, vì giờ này đã khuya, không còn chuyến bay nào khác tới nữa. Như linh tính báo cho chị biết một điều bất hạnh đang xẩy đến cho chị, vì nếu trễ chuyến máy bay, chồng chị đã phải điện thoại cầm tay cho chị biết và chị đã điện thoại cầm tay nhiều lần cho chồng từ trước khi ra phi trường cho đến lúc này, nhưng vẫn không thấy anh kêu lại, mặc dù mỗi lần chị gọi, chị đều có để lại lời nhắn tin gọi lại chị khẩn cấp. Rồi niềm đau đớn trộn lẫn trong uất ức từ từ dâng lan tràn trong tâm hồn chị, nước mắt chị cứ tuôn trào ra như thác nước, cố lau đi cho khô bao nhiêu thì nước mắt lại tuôn trào ra bấy nhiêu, cuối cùng không thể kìm hãm nỗi xúc động rung chuyển trên toàn thân thể, từ trên đầu lan xuống dưới đôi chân, làm đôi chân chị lạnh run lên, gần như bước đi không nổi, chị đã phải bật òa lên tiếng khóc nức nở như con nít tại phi trường là nơi công cộng, hòa đồng với tiếng khóc thút thít của đứa con út thấy mẹ khóc, nó cũng khóc theo. Cả đêm hôm đó, chị đã khóc cạn nước mắt cho đến sáng sớm cố gắng ngồi dậy, chị soi gương thấy đôi mắt mình đỏ ngầu như 2 hòn máu, không thấy lòng trắng đâu hết, hai mí mắt sưng húp lên như 2 trái banh, không còn nhìn thấy rõ những cảnh vật ở chung quanh, Ðến giờ phút này chị mới nhận ra là vì chị qúa tự tin vào sự suy nghĩ của mình không chịu bàn thảo hay hỏi ý kiến với một ai trước khi yêu cầu chồng mình làm chuyện này, nên chị đã vấp phạm một điều sai lầm khủng khiếp, trong niềm đau xót tận cõi lòng, hối tiếc cho việc làm hết sức ngu xuẩn của mình thì đã qúa muộn, không còn cách nào để cứu vãn được tình thế nữa; rồi có những phút cảm xúc, buồn tủi nghẹn ngào trong nước mắt, và mối tức giận căm thù dâng lên tới cuống họng làm chị gần như bị nghẹt thở đứng tim như người mất hồn, cũng tại vì cô em gái yêu tinh, tàn nhẫn đã cướp đi mất người chồng yêu quý của chị, đã cướp đi người cha yêu dấu của 3 đứa con còn thơ dại, đang sống dưới sự đùm bọc của một người mẹ qúa đau khổ, mà giờ đây, người mẹ đó chính là chị, đang phải trả một cái gía qúa đắt, đắt hơn gấp trăm ngàn lần so với cái gía của hồi môn của 2 vị cao niên đòi hỏi chị trước đây, rồi chị lại tự an ủi thân phận mình, cho rằng đây là Thánh Ý Chúa định và đối với những người không thuộc cùng tôn giáo với chị, thì có lẽ cho rằng đây là Ý Trời, Ðịnh Mệnh an bài hay còn gọi là Nghiệp Chướng. Chị vẫn còn ghi nhớ rõ trong tâm trí của chị những câu mà chồng chị đã nói với chị ngay lúc ban đầu khi chị yêu cầu chồng chị hãy làm công việc này cho chị: Em hãy nên nhớ ở đời có nhiều cách để giúp đỡ tha nhân, có nhiều cách để làm công việc bác ái, cách này không được thì phải đi tìm cách khác, chứ cách của em đưa ra không thực tế và còn nguy hiểm cho bản thân chúng ta nữa, anh nghĩ có lẽ em đang hay sắp bị bệnh tâm thần rồi, anh sẵn sàng đưa em đi khám bệnh với bác sĩ tâm thần nếu em muốn. Bây giờ chị mới hiểu được chồng chị nói rất đúng, vì qúa thương yêu em gái mình mà trở nên mù quáng trong tư tưởng lẫn việc làm, vô tình chính chị là người đã vẽ đường cho hiêu chạy, để ngày nay chị mất chồng, các con mất cha, chị tự hỏi lòng mình thế thì lỗi về ai đây, lỗi mình chứ còn lỗi ai vào đây nữa.
Đúng một tuần lễ sau ngày chị và 3 con thơ trở về nhà từ phi trường, chị nhận được lá thư của chồng chị, nói những lời tạ lỗi với chị: anh đã phản bội em, xin em hãy rộng lòng tha thứ những lỗi lầm và hành động đáng ghê tởm của anh đối với em như hiện nay, anh không còn xứng đáng làm chồng của em nữa và anh cũng không xứng đáng làm cha của 3 đứa con của chúng ta nữa, xin em hãy can đảm tiếp tục nuôi dưỡng và dậy dỗ các con để sau này chúng nó sẽ trở thành những người có tư cách, gương mẫu trong xã hội, đừng để chúng nó giống tính cha nó sau này. Sở dĩ anh không dám quay trở về với em và với con cái là vì cô em gái của em đã dính bầu tâm sự với anh đã lâu mất rồi, kể từ lần đầu tiên anh đến Việt Nam lo thủ tục giấy tờ cho cô nàng mà anh đã làm theo lời yêu cầu của em. Vì thế anh và em gái em còn mặt mũi nào để quay trở về gặp em và các con của anh nữa, mong em thông cảm cho tình trạng trớ trêu này của anh. Tiện đây anh cũng xin nhắc lại là trong bản án ly dị, có ghi rõ anh phải cấp dưỡng tài chánh cho các con của anh hàng tháng. Ðiều này anh xin hứa danh dự với em, là ngay sau khi anh có việc làm, anh sẽ gửi tiền hàng tháng về cho em. Anh biết chắc trong trương mục tiết kiệm của anh và của em, vẫn còn đủ tiền cho em chi tiêu hàng tháng ít nhất cả một năm nữa mới hết. Vậy em đừng lo lắng về vấn đề tài chánh vì tháng tới là anh đã có việc làm rồi, thì anh sẽ gửi tiền về ngay cho em. Ðọc xong lá thư, lòng chị cảm thấy xót xa, sẵn lòng tha thứ lỗi lầm của chồng mình, nhưng sự tức giận và lòng hận thù cô em gái lại tràn ngập trong lòng chị không thể nào tha thứ cho đứa em gái vô ơn bạc nghĩa, ăn cháo đái bát, nhẫn tâm đã cướp đi người chồng yêu quý của chị, đã cướp đi người cha yêu dấu của 3 đứa con còn thơ dại, nên chị quyết tâm tìm cách trả thù bằng mọi giá để làm sao trục xuất đứa em gái yêu tinh này phải quay trở về mái nhà xưa nghèo đói khổ sở của nó ở Việt Nam, cho hả dạ nỗi lòng đau khổ của chị, để không còn phải ôm mối sầu hận suốt cuộc đời còn lại của chị trên thế gian này.
Sau khi chị Thu Cúc đã kể cho tôi nghe hết tất cả các sự việc diễn tiến từ đầu đến cuối câu chuyện ngang trái thương tâm như tôi vừa mới trình bầy trên đây, chị liền hỏi ý kiến tôi là chị có nên đến sở di trú để khai hết sự thật đầu đuôi câu chuyện của vợ chồng chị với cô em gái yêu tinh này không, để nơi đây thụ lý sự việc và áp dụng luật lệ về di trú để trục xuất đứa em gái yêu tinh này phải trở về Việt Nam, dù 2 vợ chồng chị có đi ở tù cũng được, các con có bị giao cho Cha Mẹ nuôi nuôi dưỡng chúng thì cũng chẳng sao, vì tội ai làm người đó chịu, đó là lẽ công bằng phải trả mà Thiên Chúa đã phán dậy bảo con cái của Ngài và cũng là lẽ công bằng của pháp luật được áp dụng trong một xã hội văn minh đã quy định. Trước khi tôi đi sâu vào chi tiết để trả lời về ý kiến của chị hỏi tôi, mà trong đó có 2 phương diện khác nhau, một phương diện về tâm lý tình cảm và một về phương diện về pháp lý thực dụng, nghĩa là áp dụng vào luật di trú Hoa Kỳ hiện hành, thì việc đầu tiên tôi xin nhắc lại lời nói của chị ở trên: Nào là Thánh Ý Chúa định, nào là Ý Trời, nào là Ðịnh Mệnh an bài hay còn gọi là Nghiệp Chướng. Nếu nói như thế là để an ủi, làm vơi bớt được nỗi buồn khổ trong tâm hồn chị, thì đó là điều tốt; chứ thực ra trường hợp của chị không phải là do Thánh Ý Chúa định mà là do chính chị định. Vì chị đã tự biết và tự thú nhận rằng tại qúa tự tin vào sự suy nghĩ của mình, không chịu bàn thảo hay hỏi ý kiến ai về chuyện này nên chị đã gây ra một lỗi lầm khủng khiếp này. Có rất nhiều người mỗi khi gặp phải sự đau khổ, cũng thường nói những câu y như chị nói để tự an ủi mình; tuy nhiên chị vẫn còn sáng suốt hơn nhiều người, là biết nhận ra lỗi lầm của mình làm. Ðể quay trở lại trả lời về ý kiến của chị đưa ra hỏi tôi, thì trước tiên trên phương diện tâm lý tình cảm, nếu có người đàn bà hay cô gái nào bị người yêu phụ bạc, thì có lẽ hầu hết họ cũng đều có những ý nghĩ và những phản ứng tương tự như của chị. Ai cũng hiểu câu: Giận qúa mất khôn, đúng thế, chị hãy cố gắng bình tâm suy nghĩ lại và thứ tự hỏi lòng mình xem: Ai là người khởi xướng vụ ly dị? Ai là người thuyết phục chồng chị chấp nhận để chị giả vờ ly dị anh ấy? Ai là người thúc đẩy chồng chị đi về Việt Nam lần thứ nhất để giúp đỡ lo thủ tục giấy cho cô em gái của chị bằng cách đóng kịch là tình nhân với cô em gái của chị? Rồi ai là người xúi giục chồng chị qua Việt Nam lần thứ hai để đón cô em gái chị qua đây? Chẳng cần trả lời thì chị cũng biết người đó là ai rồi. Chỉ cần nhìn sơ qua vào tấm hình chồng chị chụp chung với cô em gái của chị mà chị vừa đưa cho tôi xem, thì tôi phải nói thẳng với chị một câu rằng: Vô tình chị đã xúi giục anh ấy đi thám hiểm hai qủa núi Hỏa Diệm Sơn lộ thiên cao vút lên trời như thế, thì không riêng gì chồng chị mà bất cứ ai đã cả gan dám đến đó một mình, nếu không bị chết thiêu thì cũng khó tìm được lối thoát thân trở về nhà an toàn, hoặc gỉa dụ nếu cô em gái của chị đang đóng vai một trong hai vị nữ anh hùng Trưng Trắc hay Trưng Nhị mà đang cưỡi trên lưng voi, thì con voi đó cũng phải toát mồ hôi dù ngoài trời đang lạnh. Chắc chị thường nghe người ta nói: Hoa thơm anh đánh cả cụm, nhưng nếu đem áp dụng câu này vào trường hợp của chồng chị, thì tội nghiệp cho anh ấy, vì các dữ kiện xẩy ra cho thấy chồng chị không phải là người chủ động làm công việc này từ đầu đến cuối, chẳng qua anh ta đã phải chiều lòng theo ý của chị, để thi hành một công tác mà cả chị và anh ấy cũng không tiên liệu được những điều gì sẽ xẩy đến bất lợi cho gia đình mình. Vì lần đầu tiên thân trai dặm trường, xa vợ xa con, từ quốc ngoại trở về quê hương, được đứng trước một pho tượng nữ thần tình ái Venus bằng xương bằng thịt, với một thân hình nẩy lửa tràn đầy nhựa sống của cô em vợ như tôi vừa đề cập ở trên, thì làm sao ông anh rể có thể tránh khỏi hành động trao bầu tâm sự cho cô em vợ của mình được. Theo sự suy luận của riêng tôi, trong câu chuyện éo le này, chị và cô em gái của chị mới là 2 nhân vật đáng trách nhất, vì lòng ngây thơ vô tình của chị đã thúc đẩy anh ấy trở về Việt Nam thân trai một mình, không có chị đi hộ tống bên cạnh, cộng với sự chào đón qúa nồng thắm của người em gái đang độ tuổi thanh xuân, nên rất dễ dàng dẫn đưa 2 người cùng rủ nhau vào vườn địa đàng rong chơi, hóng mát và chồng chị thật sự đã dóng vai ông Adong, còn em chị đã đóng vai bà Evà như sự việc đã xẩy ra. Nói tới đây, chị Thu Cúc gật đầu nhiều lần, tỏ vẻ tán đồng quan điểm với tôi. Chị còn nói câu: Tội ai làm người đó chịu, nhưng chị đã quên đi mất một điều, là trong vấn đề này, 3 đứa con của chị có làm gì đâu mà chúng phải bị chia lìa xa cha mẹ ruột thương yêu của chúng, để đến ở với cha mẹ nuôi nếu vợ chồng chị bị đi ở tù. Tiếp theo tôi xin giải thích vấn đề này trên phương diện pháp lý: Cho dù chị có đến Sở Di Trú khai ra tất cả sự thật, Sở Di Trú không ở trong cương vị có thẩm quyền tài phán nội vụ của chị khai ra vì vấn đề rõ rệt ở đây, là chồng chị đã có nạp chứng từ ly dị với chị do tòa án cấp, đầy đủ các giấy tờ và hình ảnh đòi hỏi bởi đơn xin bảo trợ mà chồng chị đã nạp đầy đủ hồ sơ cho Sở Di Trú, là những bằng chứng hiển nhiên xác nhận em gái chị là tình nhân của người chồng cũ của chị, cho dù người tình này là em gái ruột của chị đi chăng nữa, pháp luật không hề ngăn cấm người chồng ly dị vợ không được quyền bồ bịch hay cưới người em gái ruột của người vợ cũ về làm vợ, miễn sao đương sự không vi phạm tội đa thê là được. Giấy tờ bảo trợ fiancée của người chồng cũ của chị đã được Sở Di Trú duyệt xét và chấp thuận và người fiancée này đã được tòa Ðại Sứ Hoa Kỳ hay Tòa Tổng Lãnh Sự Hoa Kỳ ở Việt Nam phỏng vấn và đã cấp giấy chiếu khán cho phép đương sự được quyền nhập cảnh Hoa Kỳ để được phép cư ngụ tại đây trong vòng 90 ngày, nếu vì lý do gì khác, người đứng tên bảo trợ không chịu làm giấy hôn thú với người fiancée, thì tới lúc đó, người fiancée này mới phải quay trở về nguyên quán của mình mà thôi. Hoặc gỉa thử sau khi cưới nhau rồi trong khoảng thời gian 2 năm, nếu có sự tố giác của người chồng kèm theo những bằng cớ cụ thể, chứng minh là người vợ chỉ gỉa vờ lấy anh vì anh có quốc tịch Hoa Kỳ, để được phép sang đây mau chóng mà khi sang tới đây rồi lại không chịu ăn ở với anh như là vợ, vì cô nàng có những lý do thầm kín riêng tư, thì người vợ này sẽ bị trục xuất về nguyên quán; trái lại người chồng có quốc tịch mà gỉa vờ lấy cô ta về làm vợ qua trực tiếp cá nhân với nhau hay qua trung gian những tổ chức dịch vụ thương mại mua bán tình yêu, nghĩa là cô ta trả tiền trực tiếp cho anh này hoặc trả tiền cho anh qua trung gian cơ quan dịch vụ để được nhập cảnh Hoa Kỳ, nhưng trên thực tế 2 người không hề sống chung với nhau như vợ chồng. Trường hợp như vậy, nếu cơ quan chính quyền biết được có bằng cớ cụ thể, thì cả 2 đương sự bị truy tố ra tòa: Một người bị trục xuất trả về nguyên quán, còn một người có quốc tịch có thể vừa bị phạt vạ bằng hiện kim và vừa bị lãnh án tù ở nhiều năm hay ít năm tùy theo tội trạng của đương sự. Trường hợp của chồng chị và cô em gái của chị sẽ không nằm trong các lý do vi phạm luật lệ vừa kể trên, vì chị đã chính thức ly dị chồng chị trước tòa án nên anh ấy đã trở thành độc thân, có quyền lấy vợ khác, và cô em gái chị độc thân đã được cấp giấy chiếu khán vào Hoa Kỳ để gặp lại người yêu là chồng cũ của chị, và để 2 người sẽ làm hôn thú với nhau khi cô em gái chị sang tới đây. Như thế không có điều gì bị coi là bất hợp pháp cả và câu chuyện của chị theo tôi, có thể điển hình bằng 2 câu ngắn gọn nhưng đầy ý nghĩa mà người ta vẫn thường nói: Cõng Rắn Cắn Gà Nhà hoặc Rước Voi Về Rầy Mồ.
Ðể kết thúc câu chuyện của chị, tôi xin chia sẻ cùng chị một vài ý tưởng thâm thúy mà tôi vẫn còn nhớ những lời chân thành, ân cần nhắn nhủ đến các học trò của một vị linh mục khả kính, cũng là thầy dạy học tôi khi tôi còn ở bậc trung học như sau: Sự thù hận mà cứ ôm ấp lâu ngày trong tâm hồn, sẽ làm nguy hại cho tinh thần lẫn thể xác của con người, trái lại chỉ có sự tha thứ sẽ là một liều thuốc bổ vô gía cho sức khỏe của con người, vì nó sẽ đem lại sự bình an đến trong tâm hồn mỗi người chúng ta và nhờ vào sự bình an này, chúng ta sẽ sống lâu sống khỏe cho tới ngày Chúa gọi về với Ngài.

HỒI TƯỞNG LẠI THỜI GIAN HƠN 20 NĂM LIÊN TỤC PHỤC VỤ TÙ NHÂN TRONG CÁC TRẠI TÙ LIÊN BANG VÀ TIỂU BANG TẠI OKLAHOMA

HỒI TƯỞNG LẠI THỜI GIAN HƠN 20 NĂM LIÊN TỤC PHỤC VỤ TÙ NHÂN

TRONG CÁC TRẠI TÙ LIÊN BANG VÀ TIỂU BANG TẠI OKLAHOMA (In       Remembrance of Over 20 Years Serving Prisoners in Federal & State Penitentiaries of Oklahoma

PT. Nguyễn Mạnh San

Thời gian thấm thoát trôi mau như một cơn gió thoảng, vì mới ngày nào đây tôi lãnh nhận nhiệm vụ là một Tuyên Úy Trại Tù (Prison Chaplain), do Đức Tổng Giám Mục Công Giáo Oklahoma City Eusebius J. Beltran chỉ định tôi và kể từ ngày đó đến nay, tôi đã được phục vụ Anh Chị Em tù nhân, không phân biệt sắc tộc, tôn giáo, màu da, liên tục hơn 20 năm qua và trong công tác Mục Vụ Tông Đồ Trại Tù này đã được thi hành một cách tốt đẹp, là nhờ một phần tình nguyện, góp công góp sức, tận tình chung vai sát cánh với tôi trong nhiều năm qua của ông Nguyễn Văn Cường, cựu Phó Tỉnh Trưởng Hành Chánh Tỉnh Lâm Đồng, thời chính thể Việt Nam Cộng Hòa, trong nhiêm vụ là Thừa Tác Viên Trại Tù (Prison Minister), cũng do Đức Tổng Giám Mục Công Giáo Beltran chỉ định ông. Rất may mắn nhờ vào thời gian dài liên tục phục vụ tù nhân, mà bản thân tôi đã học hỏi được nhiều bài học kinh nghiệm sống quí giá trên đời, giúp tôi hiểu thấu thế nào mới thực sự là con người có lòng bác ái nhân từ? Thế nào mới thực sự là kẻ gian ác, nguy hiểm cho xã hội? Thế nào mới thực sự là tình ngay lý gian? Tất cả những câu hỏi vấn nạn này, qua sự tâm tình riêng tư của các tội nhân với tôi, cho tôi nhận biết có nhiều điều bí ẩn, éo le, gay cấn, mà cá nhân tôi chưa từng thấy có sách vở nào ghi chép lại những điều này, cho dù sau mấy chục năm tôi ngồi ghế nhà trường từ Việt Nam sang tới Hoa Kỳ.

blank

Phải nói có 2 điều quí trọng và quí giá nhất trong đời tôi, mà tôi đã học hỏi được và rút kinh nghiệm từ Anh Chi Em tù nhân, qua những năm tháng liên tục tôi vào trại tù thăm nom họ, đã tạo cho tôi được 2 đức tính: Kiên Nhẫn và  Im Lặng. Tôi học được tính kiên nhẫn là vì mỗi lần tôi vào thăm tù nhân, nhiều khi tôi phải ngồi chờ đợi hàng nửa giờ, cho tới khi nào cai tù (Rover) đem tù nhân từ xà lim (Cell) đến cho tôi gặp và sau khi tôi hỏi thăm sức khỏe, an ủi tinh thần, rao giảng Lời Chúa và đọc kinh cầu nguyện cho họ xong, thì nhiều khi tôi lại phải chờ đợi thêm hàng nửa giờ nữa, cho tới khi nào người cai tù quay trở lại, để đem họ trở về xà lim. Nhờ vào sự chờ đợi qua nhiều năm tháng vừa kể, nên đã giúp cho bản thân tôi đức tính kiên nhẫn ngoài sức tưởng tượng của tôi. Hơn thế nữa, nhiều khi tôi phải ngồi im lặng từ 10 cho đến 15 phút, để lắng tai nghe nữ tù nhân tâm sự, kể lể cho tôi nghe những nguyên do nào mà họ bị bắt giam, nhất là nhiều khi tôi phải ngồi im lặng rất lâu, đối diện với những nữ tù nhân, mà đương sự chỉ biết thút thít khóc, nghẹn ngào không nói được lời nào, vì đây là lần đầu tiên trong đời bị bắt giam, làm đương sự quá xúc động, nên tôi phải đợi chờ cho đương sự nín khóc, tôi mới có thể bắt đầu khuyên giải đương sư; chắc mọi người cũng thừa biết, là ai cũng thích nói cho người khác nghe, chứ chẳng có ai lại thích ngồi yên lặng để phải nghe người khác nói tràng giang đại hải hay phải ngồi im lặng để nghe tiếng khóc nức nở của người ngồi đối diện với mình, cho dù mọi người vẫn biết rằng: Nói ít nghe nhiều là một điều tốt nhất trong mọi hoàn cảnh, mọi trường hợp. Do vậy, nhờ những trường hơp thường xuyên phải ngồi im lặng như tôi vừa kể trên đây, nên đã tạo cho tôi thành một thói quen, là nói ít nghe nhiều. Hơn thế nữa, tôi còn học được bài học về lòng trung thành, sống chết có nhau của những Anh Chị Em Tù Nhân, trong giới giang hồ tứ chiến, chẳng hạn bây giờ cả hai người đã bị ngồi tù rồi, hay một người ở trong tù, còn người kia còn tại đào, nhưng họ vẫn tìm mọi cách để có thể liên lạc được với nhau, giúp đỡ người bạn trong tù bằng nhiều phương cách kín đáo. Có một điều đặc biệt nhất cho tôi, là được nghe những lời tâm sự nhiệt thành của nhiều Anh Chi Em Tù Nhân, mà họ không sợ nói ra những sự thật vê các hành động tội phạm của họ cho tôi nghe, có thể sẽ bị tiết lộ cho chính quyền biết, để làm bằng chứng buộc tội họ, vì họ hiểu rõ rằng, theo luật lệ hiện hành, những vị tuyên úy trại tù, như Linh Mục, Mục Sư, Phó Tế, chính quyền không được quyền mời những vị này ra trước tòa làm nhân chứng (Witness), để phải khai ra những điều gì mà tù nhân đã tâm sự cho họ nghe ( by US current law, a Prison Chaplain cannot be a witness to testify against a prisoner before the Court). Đối với những phạm nhân hình sự (Criminals), như phạm các tội: Cướp của giết người, tổ chức quy mô đi ăn cướp nhà băng, hiếp dâm, biển thủ, buôn bán sì ke ma túy, trồng cần sa tại tư gia, in bạc giả, giết vợ hay giết chồng với kế hoạch tinh vi vì hận thù hay ghen tuông, sáng chế tại tư gia những viên thuốc kích thích tình dục (Estercy) v.v.., mà người ta thường nói: Đi đêm có ngày gặp ma, hoặc không qua được lưới trời, nên những tội nhân này mới bị bắt vào tù. Thật sự, nếu ai đã từng có thời gian lâu dài gần gũi tù nhân, đều nhận thấy trong số những loại tội phạm vừa kể, có khá nhiều tội nhân có trình độ bằng cấp văn hóa cao, như đã từng là Thẩm Phán, Luật Sư, Bác Sĩ, Kỹ Sư v.v.., có một trí óc thông minh tinh xảo, bằng những mưu kế sắc bén, tính toán kỹ lưỡng trước khi họ hành động, chứ không giống như những tội nhân phạm tội ăn cắp vặt (Shop lifter) trong các cửa tiệm buôn bán quần áo hay trong các siêu thị bán đồ ăn, lái xe say rượu ngoài đường phố (DUI), mua dâm trong các ổ mãi dâm (Prostitute) , tổ chức cờ bạc bất hợp pháp (Illegal gambling) tại tư gia, hối mại (Bribery) nhân viên công lực  v.v..  Do đó, tôi đã thu thập được rất nhiều những câu chuyện tội phạm có thật xẩy ra, về những tệ đoan trong xã hội, giúp tôi am tường nhiều về những mặt trái cuộc đời của Anh Chị Em Tù Nhân, thuộc đủ mọi loại tội phạm; đặc biệt về những Anh Chị Em Tù Nhân trẻ tuổi gia nhập các băng đảng, nên tôi rất thông cảm họ vì nhận thấy đa số tội nhân thuộc thành phần này, trước kia họ là những trẻ mồ côi, không Cha không Mẹ, không có ai dậy dỗ họ hoặc là nạn nhân của những gia đình đổ vỡ, bị Cha hay Mẹ ghẻ đánh đập tàn nhẫn khi còn bé, lớn lên họ trở thành những kẻ mất niềm tin vào những người sống chung quanh họ, nên họ chỉ muốn trả thù đời bằng những hành động côn đồ, gian ác, vô lương tâm, hoặc khi còn trẻ tuổi, họ bị ảnh hưởng bởi chơi với những bạn bè xấu, tụ họp thành những băng đảng, sống ngoài vòng pháp luật, chỉ chuyên môn đi ăn cướp giết người lấy của. Do đó, tất cả những kinh nghiệm trong nhiệm vụ là một tuyên úy trại tù tình nguyện, phục vụ tù nhân liên tục vào những ngày nghỉ cuối tuần, trong suốt thời gian dài hơn 20 năm qua, đã cho tôi những bài học kinh nghiệm cụ thể, quí giá, để nhận biết rõ thế nào là một cuộc sồng tốt lành, hữu ích cho gia đình và cho xã hội. Nhờ vào những kinh nghiệm quí giá này, đã giúp cho tôi vượt qua được những sự khó khăn, trở ngại trong suốt hơn 32 năm tôi phục vụ trong Ngành Tư Pháp Hoa Kỳ, tại Tòa Án Liên Bang Hoa Kỳ của tiểu bang Oklahoma, đặc trách Luật Sư Đoàn Liên Bang và Nhập Tịch, cho đến ngày tôi về hưu vào lúc tuổi đời đã xế chiều, mang nhiều kỷ niệm đẹp trong tâm tư, nhưng giờ đây chỉ còn là những dư âm muôn vàn nỗi tiếc nhớ.

Tôi tin chắc rằng, trong những ngày còn lại của cuộc đời tôi trên trần thế này, tôi sẽ không bao giờ có thể quên được một vài vụ án tử hình (Death Rows) của người Mỹ, mang nhiều tình tiết éo le, ngang trái, mà trong đó có một vụ tử hình người Việt Nam duy nhất tại Oklahoma City và một vụ các tù nhân VN nổi loạn (Uprising) trong trại tù, mà trong những vụ này, tôi là người được may mắn, trực tiếp tư vấn về tinh thần (Spiritual counseling), chỉ dẫn các thủ tục pháp lý (Legal Procedures) cho các tù nhân. Sau đây tôi xin tuần tự tường thuật lại những chi tiết đặc biệt, đáng ghi nhớ nhất trong suốt hơn 20 năm qua tôi phuc vụ tù nhân, xin được chia sẻ cùng đọc giả về những gì tôi nghe tận tai, thấy tận mắt về Anh Chị Em Tù Nhân. Lẽ dĩ nhiên, tôi chỉ hoàn toàn đóng vai trò đưa tin (Massenger) đến cho quý đọc giả biết những dữ kiện đã xẩy ra trong mỗi vụ án, đã được liệt kê tội trạng rõ ràng trong hồ sơ truy tố bị cáo (Defendant) ra trước tòa xét xử, do Công Tố Viên (District Attorney) đệ nạp tại Phòng Tố Tụng (Court Clerk Office) và thuật lại những lời tâm sự của tù nhân và những lời tư vấn của tôi đối với các tội nhân trong cuộc, chứ hoàn toàn tôi không hề có ý định phân tích pháp lý của mỗi vụ án (Legal analises for each case), bênh vực cho bị cáo (Defense for the defendant) hay phê phán vụ án (Criticism on the case) đúng hay sai. Trước khi thuật lại những vụ án tử hình, mang nhiều tình tiết éo le ngang trái, tôi xin lược thuật lại vắn tắt một vụ án đánh cướp ngân hàng, mà bị cáo là một người được coi là thông minh, nhanh trí (Smart & quick-minded) với đầy ý chí cương quyết là sau khi mãn hạn tù, anh sẽ ghi tên đi học luật, để trở thành một luật sư với ý nguyện để giúp đỡ tù nhân nào nghèo, không có tiền thuê mướn luật sư tư, phải nhờ cậy đến luật sư công như sau:

Anh này vừa học xong bậc trung học, anh bị bạn bè lôi kéo ra nhập một băng đảng, chuyên đi ăn cướp nhà băng. Vì anh là người có ăn học, thông minh lại nhanh trí, anh dược anh em trong băng đảng tín nhiệm, bầu anh lên làm lãnh tụ và 2 lần anh điều nghiên kế hoạch đánh cướp nhà băng đều thành công, nhưng tới lần thứ 3 bị thất bại và bị bắt giam, lãnh án 10 năm tù ở, cộng thêm 5 năm án treo. Khi tôi gặp anh ở trong tù, thì chỉ còn hơn 1 năm nữa là anh mãn hạn tù. Trong thời gian nằm tù, anh cảm thấy bất mãn về lối làm việc chậm chạp, thiếu thiện chí của một số luật sư công (Public Defendant) bào chữa cho tù nhân nghèo, không có tiền thuê mướn luật sư tư (Private Attorney), anh liền nẩy ra ý định, là sau khi mãn hạn tù, anh nhất quyết theo học luật để trở thành một luật sư, cãi thí cho tù nhân nghèo. Tôi có hỏi anh lấy tiền đâu ra để học luật, thì anh cho biết là 2 lần anh đánh cướp nhà băng thành công, nên anh đã bỏ số tiền gần 4 trăm ngàn đồng cướp được của nhà băng vào trong một cái chum (Jar), đem chôn dấu cái chum đó xuống sâu dưới lòng đất, đằng sau vườn nhà anh, khi mãn tù anh sẽ đào nó lên. Khoảng 8 năm sau, tình cờ tôi gặp lại anh tại một tiêm ăn, anh cho tôi biết là anh đã lấy được bằng tiến sĩ luật khoa, nhưng anh không hội đủ điều kiện hạnh kiểm, để thi lấy bằng hành nghề luật sư (Bar Examination), vì anh là cựu tù nhân hình sự đang còn nằm trong tình trạng án treo và anh cho biết, anh đang làm việc cho một hãng luật sư tư (Law firm), vì không có bằng hành nghề luật sư nên anh chỉ chuyên ngồi nghiên cứu (Research) các vụ án đã xử, để viết những bài lý đoán (Pleadings) đưa cho luật sư ra tòa bào chữa cho thân chủ. Tôi cũng có hỏi anh ta là làm sao lấy được tiền trong chum đó ra, như anh đã nói với tôi khi anh còn bị giam giữ trong trại tù, vì nhà của anh đã bị tich thu và chính quyền đã cho đem đấu giá căn nhà của anh trước khi anh mãn hạn tù. Anh cho biết anh nhờ người bạn thân của anh đứng tên, mua lại căn nhà này cho anh và anh đã đào cái chum đó lên, trích ra một số tiền để trả nợ số tiền mà bạn anh đã ứng trước mua căn nhà này lại cho anh. Nhờ vậy, anh không cần phải mượn tiền nhà trường, để đi học lấy bằng luật, như ước vọng của anh khi còn ở trong tù và tiếp theo sau đây là Vụ án tử hình người Mỹ thứ nhất:

Người tử tội tên John, có vợ 1 con. Ông là một tín đồ Công Giáo rất ngoan đạo. Ông làm việc cho một hãng thương mại tư, chuyên sản xuất những thuốc diệt trùng sâu bọ và vì ông là một chuyên viên giới thiệu các sản phẩm hóa học của hãng mới chế tạo, nên thường xuyên ông phải đi xa ngoài tiểu bang, vắng nhà mỗi lần ít nhất từ 1đến 2 tuần lễ, để giải thích về sự công dụng tối đa của từng sản phẩm mới được chế tạo này, cho các đại lý của hãng ở những tiểu bang khác biết. Cứ mỗi lần vắng nhà như thế, vợ ông ở nhà với đứa con trai 5 tuổi, lại dẫn trai về nhà ngủ với bà và để giấu kín hành động ngoại tình này của bà, bà cho tiền đứa con đi mua kẹo bánh ăn và dặn nó đừng nói cho bố biết chuyện này khi bố nó trở về nhà. Đúng là đi đêm cho lắm thì cũng có ngày gặp ma. Một hôm ông nhận được lệnh phải trở về hãng gấp vì cần phải có mặt ông ở hãng, ông liền đáp máy bay trở về trình diện hãng trước tiên và giải quyết xong mọi việc, ông lái xe từ hãng trở về nhà, nhưng lại quên không gọi điện thoại báo tin cho vợ biết trước là ông đang trên đường về nhà, khi ông mở cửa bước vào nhà, nhìn vào trong phòng ngủ, thì thấy một tên trai trẻ đang nằm ôm vợ ông trên giường. Ông cố gắng lấy lại sự bình tĩnh, đi ra ngồi phòng khách, chờ đợi vợ ông ra gặp ông để hạch hỏi tội, trong khi đó tên trai trẻ kia, vội vàng mặc quần áo, lặng lẽ chuồn đi cửa sau mất dạng. Vì bị bắt quả tang với hành động ngoại tình, nên người vợ liền quỳ gối xuống trước mặt ông, khóc lóc thảm thiết, xin ông tha thứ và hứa sẽ không bao giờ dám tái phạm hành động này lần thứ hai nữa, ông đồng ý tha thứ cho vợ lần đầu. Thế nhưng khổ một nỗi là vợ ông đã ăn quen nhiều nhưng nhịn không quen và mới chưa đầy một tháng sau, ông trở về nhà bất thình lình, lại bắt gặp quả tang cảnh tượng vợ mình y hệt như lần trước, nhưng với thằng trai trẻ khác, cũng diễn ra trong phòng ngủ của hai vợ chồng ông. Ông cho tôi biết, đáng lý lần này ông định rút súng, tặng một phát đạn ân huệ cho đôi gian dâm phụ này về chầu diêm vương, nhưng bất chợt ông bình tâm suy nghĩ lại, vì thương đứa con trai còn nhỏ dại, không muốn cho nó bị mồ côi Cha Mẹ, phải đi ở với Cha Mẹ nuôi, vì ông suy đoán trước, là sau khi giết vợ và tình địch rồi, thì chắc chắn ông sẽ bị lãnh án tối đa tử hình hoặc chung thân khổ sai trong nhà tù, nên ông đành phải quyết định ly dị vợ và mặc dầu vợ ông phạm tội ngoại tình, nhưng tòa án vẫn phán quyết cho vợ ông được nuôi con, còn ông được quyền đón con về nhà ông vào những ngày cuối tuần.

Sau hơn 10 năm sống cảnh độc thân tại chỗ và lúc này con trai ông đã 16 tuổi, bất chợt ông nhớ lại một câu nói trong Kinh Thánh: Đàn ông sống một mình không tốt, nên trong một chuyến đi công tác xa tại tiểu bang California, ông gặp một cô gái gốc Mỹ lai Mễ, cô này mới 18 tuồi, xinh đẹp như nàng tiên giáng trần, có thân hình gợi cảm như nữ thần tình ái Venus, vì mê sắc đẹp tự nhiên, không trang điểm phấn son của cô, ông liền ngỏ lời muốn cưới cô làm vợ. Cô cho ông biết là cô đã có một người bạn trai rất thân, hơn cô 2 tuổi, cũng tỏ tình yêu cô và anh ta muốn cô chờ anh 2 năm nữa khi anh ra trường, anh sẽ cưới cô làm vợ, nhưng cô vẫn chưa nhận lời đề nghị này. Nay mới gặp ông lần đầu tiên, cô đã cảm thấy yêu mến ông, mặc dầu ông lớn hơn cô tới 2 con giáp, nhưng ông là người hào hoa phong nhã, giầu có, nên cô bằng lòng lấy ông làm chồng, nhưng với điều kiện cho phép cô thỉnh thoảng được giao tiếp với người bạn trai này của cô trước mặt ông, chỉ trong tình bạn hữu mà thôi. Ông bằng lòng ngay với điều kiện này của cô đưa ra và ông còn nói thêm, là người bạn trai này gặp cô trước mặt ông hay vắng mặt ông ở nhà, cô cứ việc thù tiếp anh ta, ông sẽ không ghen tuông gì cả, nhưng ông nhấn mạnh ngoài người bạn trai này ra, cô không được phép giao tiếp với bất cứ người đàn ông già trẻ lớn bé nào khác. Ông tâm sự cho tôi biết, thực ra ông lấy cô này hoàn toàn chỉ vì sắc đẹp quyến rũ mê hồn của cô như một pho tượng sống động, tuyệt tác lõa thể, biết thốt ra những lời yêu đương chìu mến bên tai ông, sau những giờ ông đi làm về nhà mệt mỏi; chứ thực sự không phải ông lấy cô ta vì ham muốn tình dục, vì sau ngày ông ly dị người vợ đầu tiên, không hiểu tại sao ông bị mắc chứng bệnh liệt dương (Impotent), kéo dài cho tới nay đã hơn 10 năm rồi. Vậy giả thử sau khi lấy cô về làm vợ, nếu cô ta có ăn nằm với người bạn trai trẻ này, thì ông cũng cảm thông cho hoàn cảnh sinh lý đòi hỏi của lứa tuổi dậy thì và sẵn sàng tha thứ cho cô, trong khi thể xác ông ở trong tình trạng bất lực, không thể nào đáp ứng nhu cầu tình dục đòi hỏi của cô được, nhưng miễn sao cô không được phép ngủ chung chạ với bất cứ những tên già trẻ nào khác, ngoại trừ người bạn trai của cô mà ông đã cho phép, ông mong rằng đừng giống như trường hợp người vợ đầu tiên của ông, đã lỗi phạm nhiều lần ăn nằm với nhiều tên trai trẻ, nên ông đành phải ly dị và nếu cô cũng lỗi phạm như vậy, thì ông không thể nào cứ tiếp tục tha thứ cho cô được.

Thế rồi chỉ một tháng sau, ông tổ chức đám cưới với cô thật linh đình, ở một nhà hàng sang trọng, nhưng không được tổ chức Nghi Lễ Hôn Phối lần thứ hai trong Thánh Đường, vì nghi thức hôn phối với người vợ trước của ông chưa được Tóa Án Hôn Phối Công Giáo ban bố án lệnh triệt tiêu. Ông tặng  cho cô dâu một chiếc nhẫn cưới hột xoàn và một chiếc xe hơi convertible sport đắt giá mới toanh. Nhưng cuộc tình duyên lần thứ hai này của ông kéo dài mới được gần một năm, thì 2 lần ông đi công tác xa về nhà bất thình lình, đều bắt quả tang vợ ông ngủ với trai và mỗi lần như thế với tên trai trẻ khác nhau, chứ không phải là cậu trai trẻ bạn của vợ ông trước khi cô lấy ông, mà ông đã cho phép được quyền đến thăm vợ ông, như mới kể ở trên đây. Lần đầu tiên ông bắt gặp vợ ngủ với tên thứ nhất, ông đã định tặng cho nó một phát đạn, nhưng đến khi bắt gặp vợ ngủ với tên thứ hai, thì khiến ông suy nghĩ lại, là làm sao có thể bắn chết một lúc cả hai tên được, vì bắn tên thứ nhất chết, chưa kịp bắn tên thứ hai, thì có thể ông đã bị bắt giam vào tù rồi, nên ông quyết định là phải giết vợ mình, để trừ tận gốc tội ngoại tình của vợ, ai bảo nàng ham mê tình dục với những chàng trai trẻ. Ông đặt kế hoạch giết vợ bằng cách cho tiền người bạn trai của vợ ông đến giết nàng, trong khoảng thời gian ông đi công tác xa nhà 2 tuần. Ông nghĩ làm như thế, chính quyền không biết ông là kẻ chủ mưu giết vợ và lại dễ dàng cho anh chàng bạn nàng, đến nhà tỏ tình thân mật như mọi khi với vợ ông, mà nàng sẽ không hề có ý nghi ngờ anh này âm mưu đến giết nàng. Sau phút ái ân với vợ ông, thừa lúc cô ngủ thiếp đi, anh dùng túi nylon chụp kín từ đầu đến cổ nàng, rồi kéo 2 đầu sợi giây, đã gắn sẵn vào túi nylon, xiết thật chặt, làm nàng nghẹt thở, từ từ rẫy chết trong im lặng, không ai nghe thấy tiếng nàng la lên kêu cứu. Chỉ vài ngày sau, nhà chức trách tìm ra manh mối, cà hai người đều bị bắt giam và qua lời thú tội của chàng trai này, kẻ chủ mưu giết vợ là người chồng, nên ông bị lãnh án tử hình.

Gần 10 năm trời, ông ở trong tù chờ kết quả kháng cáo lên các tòa án liên bang cấp cao hơn, để hy vọng được giảm án xuống còn chung thân, nhưng cuối cùng các đơn kháng cáo của ông đều bị tòa án tối cao Hoa Kỳ bác bỏ và gần đến ngày ông bị hành quyết bằng cách cho chich thuốc độc (Injection), thì ông bị đau nặng và chết một cách nhanh chóng, có lẽ nhờ sự ăn năn sám hối thật lòng của ông suốt gần 10 năm trong trại tù và suốt hơn 2 năm ông bi giam cầm trong trại tạm giam (Jail) là nơi tôi phục vụ, cứ mỗi lần tôi đến an ủi ông, đọc Phúc Âm cho ông nghe, cho ông rước Mình Thánh Chúa, thì ông đều tập họp được ít nhất từ 5 đến 10 anh em tù nhân khác, không phân biệt tôn giáo, chủng tộc đến nghe tôi thuyết giảng Lời Chúa, trong số này có một anh thanh niên người Ấn Độ theo đạo Phật, xin tôi lập thủ tục cho anh được rửa tội theo đạo Công Giáo, rất tiếc chưa kịp hoàn tất thủ tục rửa tội cho anh, thì anh bị thuyên chuyển đến trại tù liên bang ở tiểu bang Pennsylvania.

Khoảng vài tháng trước khi ông lìa trần vì bệnh, tôi được gặp lại ông một lần chót. Trong dịp này tôi có tỏ bầy lòng biết ơn sâu xa của tôi đối với ông, vì trong suốt thời gian hơn 2 năm ông bị giam cầm trong trại tạm giam Oklahoma County jail, mỗi cuối tuần tôi vào thăm tù nhân tại đây, chính ông là người đã quy tụ được một số anh em tù nhân khác đến nghe tôi rao giảng Lời Chúa, nhờ thế những anh em này đã tỏ lòng ăn năn sám hối tội lỗi của mình, để cùng nhau đọc kinh cầu nguyện xin Chúa tha tội cho họ. Nhân dịp này, ông cũng tâm sự cho tôi biết, giá ông cứ coi vợ ông như một bông hoa hồng xinh tươi, tỏa ra mùi hương ngào ngạt, mọc trong vườn hoa công cộng, để bất cứ ai muốn đến ngắm nhìn bông hoa và muốn thưởng thức mùi hương thơm của bông hoa thì đến, như ông đã cho phép chàng trai trẻ bạn của vợ ông được độc quyền đến thưởng thức mùi hoa thơm của nàng, thì ngày nay đâu đến nỗi ông phải lãnh bản án tử hình. Có một điều đau đớn hơn nữa cho ông, là trong khi ông ở tù được 5 năm, thì người con trai yêu quí duy nhất của ông 21 tuổi và là con trai của người vợ đầu tiên mà ông đã ly dị, cũng bị ở tù cùng trại tạm giam với ông, về tội bán cần sa ma túy, mà tôi đã viết lại câu chuyện tình cảm rất ly kỳ của cậu con trai ông, yêu một nữ tù nhân là một thiếu phụ đã có 2 con, hơn cậu 9 tuổi, ở cùng trong trại tạm giam với cậu, nhưng chưa bao giờ hai người thấy mặt nhau, mà chỉ nói chuyện hàng đêm với nhau qua ống thoát nước cầu tiêu, từ lầu 5 xuống lầu 4 và từ lầu 4 lên lầu 5. Câu chuyện này có tựa đề là: Tình Đầu Cũng Là Tình Cuối, trang 311, trong cuốn Tuyển Tập Pháp Luật Hoa Kỳ Thực Dụng (Sách tặng không bán) và trên trang mạng điện tử cũng như trên một số báo chí cách đây hơn 2 năm. Rồi sau 3 năm ông qua đời, cậu con trai ông, không biết vì lý do bí ẩn gì, cậu đã treo cổ tự vận trong trại giam, trong khi người yêu của cậu vẫn còn trong tù. Có một điều đặc biệt tôi cần nói ra đây, là cậu con trai này đẹp trai như nam tài tử James Dean và người yêu của cậu cũng có giáng điệu đẹp hồn nhiên như nữ tài tử Julie Andrews, Tuy hai người chưa bao giờ thấy mặt nhau, nhưng nhờ sự thăm viếng nhiều lần của tôi với cặp tình nhân không chân dung này, họ đã yêu cầu tôi miêu tả hình dáng của mỗi bên cho họ nghe và họ đã hứa hẹn với nhau qua ống tháot nước cầu tiêu là, sau khi mãnh hạn tù, họ sẽ làm đán cưới với nhau. Thôi cũng là điều phúc đức cho ông John, đã được Chúa gọi ông về sớm với Ngài trước khi bị hành quyết, chứ nếu ông còn sống tới khi ông nghe được tin con mình treo cổ tự vận, thì có lẽ ông sẽ bị đứng tim (heart attack), chết theo con mình, vì khi ông còn sống, ông vẫn thường nói với tôi và với các bạn tù nhân của ông trong trại tạm giam Oklahoma County Jail, là cậu con trai duy nhất này của ông, ông coi nó là một bảo vật quí giá nhất trên đời ông.

Bạc Tình Bạc Nghĩa

Bạc Tình Bạc Nghĩa

Phó Tế  NGUYỄN MẠNH SAN

Khi còn ở Việt Nam chúng ta chỉ được nghe kể chuyện lại hoặc đôi khi được nhìn thấy tận mắt tai nghe những thảm cảnh vợ chồng bị đổ vỡ vì người chồng có bồ bịch với người đàn bà khác, bỏ bê vợ con hoặc có vợ bé còn rơi đem giấu diếm ở một nơi kín đáo.

Nhất là trong giới phụ nữ bình dân, nhiều cảnh đau thương đến rơi lệ của những người vợ dịu hiền, thật thà chất phác, phải làm việc vất vả ngày đêm bằng chân tay, thay thế cho người chồng bội bạc và thay thế cho người Cha vô trách nhiệm, để nuôi dưỡng một đàn con nhỏ dại khờ đến khi chúng khôn lớn, được thể hiện qua câu hò đã đi sâu vào lòng người phụ nữ Miền Nam, vang vọng lên trong các đêm khuya thanh vắng từ các xóm nghèo như: Hò ơi! Gió đưa bụi chuối sau hè, Anh mê vợ bé bỏ bầy con thơ.

Tuy nhiên theo sự nhận xét khách quan cho biết, những thảm cảnh này xảy ra trước đây ở Việt Nam, phần nhiều là chỉ bạc tình chứ không đến nỗi bạc nghĩa, mặc dầu là người chồng hết yêu thương vợ mình thật đấy, nhưng cái ơn sâu nghĩa nặng ngàn vàng của người vợ, hàng ngày tận tụy săn sóc từ miếng cơm manh áo cho chồng cho con được sống êm ấm hạnh phúc trong những năm tháng vợ chồng còn chung sống bên nhau, thì họ đâu nỡ lòng nào dám quên cái ơn sâu nghĩa nặng ngàn vàng đó, nếu không bằng cách này thì cũng bằng cách khác, trực tiếp hay gián tiếp, họ cũng cố gắng làm tốt một việc gì để đền đáp lại một phần nào cho vợ cho con, vì họ nghĩ lại hành động sai quấy của mình đã phạm lỗi đối với vợ con.

Nhưng kể từ khi chúng ta bỏ quê hương đi tìm tự do để được định cư tại Hoa Kỳ đã hơn 33 năm qua, thì có một số những cặp vợ chồng bị đổ vỡ lại xảy ra trái ngược hẳn đối với những thảm trạng vừa mới được kể trên, mà có lẽ chúng ta cũng nên đổi ngược lại câu hò trên cho đúng với thực trạng nội dung của câu chuyện mà chúng tôi sắp kể lại dưới đây đến quý độc giả là: Hò ơi! Gió đưa bụi chuối sau hè, Em mê bồ nhí bỏ bầy con thơ.

Chúng tôi nói như thế hoàn toàn không có ngụ ý muốn ám chỉ một ai, chê bai hay bênh vực một nhân vật nào trong câu chuyện này, vì từ trước cho đến nay, mỗi khi chúng tôi viết một đề tài mang tính chất pháp luật thực dụng Hoa Kỳ (US applicable law), là để độc giả và chúng tôi cùng nhau tìm hiểu thêm những vấn đề có liên quan đến luật pháp tại đây và luôn luôn được kèm theo một câu chuyện xảy ra có thực, để dẫn chứng cho những điều luật mà những nhân vật trong câu chuyện đã vi phạm, đồng thời cũng giúp cho chúng ta ghi nhớ những điều luật này để khi cần, chúng ta có thể chỉ dẫn cho người khác biết.

Hôm nay, lại một lần nữa, đề tài chúng tôi xin trình bày cùng quí độc giả cũng không đi ra ngoài mục đích đó và câu chuyện Bạc Tình Bạc Nghĩa có liên quan đến vấn đề ly dị (Divorce), kèm theo tội ngoại tình (Adultery), cả hai vấn đề này đều nằm trong Bộ Luật Gia Đình Hoa Kỳ (American Family Law) là nơi chúng ta đang sinh sống, qua những tình tiết dưới đây:

Anh Tony Chung và chị Ngọc Thúy đã lấy nhau được trên 14 năm và có 4 người con, đứa lớn nhất 11 tuổi và nhỏ nhất hơn 2 tuổi, vợ anh là người có bằng cấp 4 năm đại học, làm nghề bán bảo hiểm xe hơi và nhân thọ, nhưng từ khi lập gia đình với anh Tony Chung đến nay, chị Ngọc Thúy chỉ ở nhà lo việc nội trợ và săn sóc con cái nhà cửa, trong khi anh Tony Chung làm chủ một cơ sở thương mại có khoảng 15 nhân viên người Việt và người Mễ, làm việc dưới quyền chỉ huy trực tiếp của anh. Sau khi trả lương cho nhân viên và trừ tất cả mọi chi phí cho cơ sở thương mại, lợi tức hàng tháng anh thu về ít nhất từ 15 cho đến 20 ngàn trở lên, nên cuộc sống của gia đình anh rất trưởng giả, không kém gì đời sống sang trọng của một gia đình bác sĩ Mỹ chuyên khoa tại đây.

Cách đây hơn 2 năm, anh Tony Chung tình cờ bắt gặp quả tang chị Ngọc Thúy đang đi vui vẻ tay trong tay một cách âu yếm với một người thanh niên, trông trẻ tuổi hơn anh đến 6, 7 tuổi tại một shopping center, vừa nhìn thấy cảnh tượng này như một tiếng sét đánh trúng ngay vào trái tim anh, làm anh hoa cả đôi mắt như sắp sửa té xuống đất, anh vội vàng bước nhanh tới một cái ghế dài đã kê sẵn trong hành lang của trung tâm, để anh ngồi xuống lấy lại hơi thở và sự bình tĩnh trong tâm hồn.

Sau vài phút anh lấy lại được sự bình tĩnh, anh vội vàng lái xe trở về thẳng nhà, ngồi ở phòng khách chờ đợi vợ về để hỏi vợ mình xem tại sao lại có sự việc lạ lùng như thế đã xảy ra trước mắt anh vào buổi chiều nay khi anh đến shopping center để định mua một món quà đặc biệt để tặng vợ mình, nhân dịp kỷ niệm ngày cưới nhau sắp được 15 năm vào Thứ Bảy cuối tuần này.

Như có linh tính báo trước là hành động của chị chiều nay đã bị lộ diện đối với chồng chị rồi, nên khi chị vừa mới mở cửa bước vào nhà, chị đã nhìn thấy anh Tony Chung với nét mặt thất sắc, pha lẫn một chút giận dữ, là chị hiểu ngay sẽ phải đối đáp thế nào với anh, chị thong thả bình tĩnh ngồi xuống chiếc ghế đối diện với anh.

Không cần phải chờ đợi chồng chị lên tiếng đặt câu hỏi, chị đã vội vàng nói: “Em đoán chắc anh đã biết hoặc đã thấy những sự việc gì em làm chiều nay rồi, em không cần phải nhắc lại làm gì, vì nhắc lại chỉ làm cho anh tức giận và làm tổn thương đến lòng tự ái của anh, là anh đã có người vợ phạm tội ngoại tình.

Điều này đúng thật 100%, em không dám chối cãi sự thật vẫn là sự thật, nếu em có chối cãi thì chỉ làm cho anh tức giận thêm và có thể dẫn đưa anh đến một hành động thiếu suy xét, mà kết quả sẽ còn tệ hại hơn cho chúng ta và cho con cái chúng ta sau này. Em xin chấp nhận tạ lỗi với anh về hành động phạm tội ngoại tình của em và cho đến ngày hôm nay, em không còn cách gì để che đậy hành động ngoại tình của em nữa, em xin phép được chia tay với anh kể từ giờ phút này, em ra đi không cần đòi hỏi tiền bạc hay tài sản gì của anh mà anh đã bỏ công bỏ sức lực, bỏ tiền bạc trong nhiều năm qua, để tạo dựng lên sự nghiệp như ngày hôm nay, và em cũng sẵn sàng để lại 4 con cho anh nuôi dưỡng chúng nên người.

Vì đối với em, anh là người Cha rất tốt, biết lo lắng săn sóc cho các con được hoàn toàn đầy đủ từ vật chất cho đến tinh thần, nhưng nếu nói anh là người chồng tốt thì cần phải xét lại những điểm sau: Từ ngày anh lấy em về làm vợ, mới có 3 tháng sau, cuối tuần nào anh cũng đi nhậu với bạn bè, không tại nhà mình thì cũng hết nhà bạn này đến nhà bạn khác, mỗi lần như thế em phải đi theo anh và mang tất cả 4 đứa con nhỏ theo anh cho đến nửa đêm hoặc gần 1 giờ sáng hôm sau mới về tới nhà.

Sở dĩ em phải theo chân anh như vậy, là để lái xe đưa anh về nhà được an toàn, vì sợ anh uống rượu vào, lái xe có thể dễ gây tai nạn hoặc bị cảnh sát bắt giam. Em biết anh không thể bỏ tật uống rượu, vì rượu là người yêu suốt đời của anh và những người bạn nhậu của anh là những người tri kỷ với anh, chứ không phải là vợ anh và con anh.

Trong 10 năm qua liên tục, em đã cố gắng tìm đủ mọi cách để thuyết phục anh bỏ uống rượu hay yêu cầu anh thỉnh thoảng hãy uống, nhưng em đã hoàn toàn thất bại. Mặc dù tiền bạc anh đưa cho em tiêu xài quá dư thừa, nhưng anh nên hiểu rằng tiền bạc không tạo dựng được tình yêu. Người ta vẫn thường nói tiền hết thì tình cũng hết, nhưng đối với em, tiền hết nhưng tình vẫn còn.

Đúng như thế, bao nhiêu năm trời sống bên cạnh anh, tâm hồn em vẫn cô đơn trống trải, không có tình yêu, mãi cho đến hơn 2 năm nay em mới thật sự có tình yêu. Vậy em xin trả lại cuộc sống độc thân tự do của anh. Với tài năng, tiền bạc và tài sản mà anh đang có, thì anh muốn ai chả được, những thiếu nữ trẻ trung, xin đẹp và tài giỏi hơn em gấp trăm ngàn lần đang sẵn sàng chờ đợi anh ở Việt Nam, anh chỉ cần gật đầu một cái, là cô nào cô ấy  tranh nhau tình nguyện xin được đến nâng khăn sửa túi cho anh.

Một điều chót em muốn nhắc nhở với anh một lần nữa, là tình yêu đích thực không thể mua được bằng tiền bạc như anh tưởng, mà chỉ có thể mua được bằng những cử chỉ âu yếm, ân cần săn sóc với lời nói ngọt ngào trìu mến đối với người mình yêu. Vì tình yêu không phải là một thứ đồ cổ quí giá, đem cất giấu đi một nơi an toàn, sợ bị người khác đánh cắp mất nên thỉnh thoảng lại mang nó ra lau chùi cho sạch những bụi bặm, để đem nó ra khoe cho một số bạn thân thiết nhìn thấy khen ngợi, xong rồi lại đem cất giấu nó đi một chỗ. Nếu bất cứ ai có quan niệm tình yêu bằng những hành động như thế, thì người đó sẽ không bao giờ có được tình yêu chân thành đáp lại của người mình yêu.

Đây là một kinh nghiệm sống đau thương trong tình yêu của anh đã dành cho em, mà em đã phải âm thầm cắn răng chịu đựng trong suốt gần 15 năm qua và cho tới giờ phút này, em phải thú thật với anh rằng, mới chỉ hơn 2 năm qua, em mới có được tình yêu thật sự trong trái tim  em, vì người em yêu đã không cư xử với em như là một thứ đồ cổ quí giá như anh đã cư xử với em, mà người này đã ân cần săn sóc em để đáp ứng đúng với nhu cầu tình cảm tâm lý của người con gái khi lấy chồng, giống như cây cỏ hoa lá muốn được xanh tươi lâu dài, thì cần phải được tưới nước đều đặn.

Mặc dầu em biết rõ hành động này của em đối với pháp luật, em đã phạm tội ngoại tình và đối với luân thường đạo lý gia đình theo phong tục nho giáo Việt Nam, thì em là một người đàn bà hư thân mất nết, đã phản bội lại tình yêu của anh dành cho em, nhưng khổ một nỗi, tình yêu mà anh dành cho em là thứ tình yêu như em vừa mô tả ở trên.

Nếu em cứ vẫn tiếp tục chung sống với anh như một món đồ cổ quí giá của anh, thì suốt đời em sẽ không bao giờ có được tình yêu đích thực với anh như em hằng mong đợi và tới một ngày nào đó trong tương lai, em sẽ không còn là một thứ đồ cổ quí giá để anh cất giấu đi nữa, mà em sẽ trở thành một thứ đồ chơi cũ kỹ vô dụng, đến lúc đó, anh sẽ thẳng tay vứt bỏ nó đi không thương tiếc.”

Một tuần lễ sau câu chuyện này xảy ra, anh Tony Chung gọi điện thoại đến văn phòng chúng tôi để yêu cầu được giúp đỡ, vì chúng tôi là chỗ thân tình quen biết nhau trong nhiều năm, hơn thế nữa tôi lại được mời rao giảng Tin Mừng trong Thánh Lễ Thành Hôn của vợ chồng anh nên anh đã kể lại cho chúng tôi nghe tất cả mọi sự việc diễn tiến xảy ra như chúng tôi đã trình bày ở phần trên và anh yêu cầu riêng tôi hãy giúp anh hòa giải vấn đề này với vợ anh.

Điều duy nhất anh ao ước là làm sao thuyết phục vợ anh hãy quay trở về với gia đình, để săn sóc 4 đứa con còn khờ dại, chúng đang khóc lóc thảm thiết vì nhớ thương Mẹ không có ở nhà.

Anh cho tôi biết là anh sẵn sàng tha thức mọi lỗi lầm của vợ anh và hứa sẽ bỏ hẳn uống rượu như lời yêu cầu của vợ anh. Tôi bằng lòng giúp anh Tony Chung và tôi đã tìm đến gặp chị Ngọc Thúy đang tá túc tại nhà người bạn gái thân của chị.

Tôi đã đưa ra nhiều lý lẽ vững chắc để cố gắng thuyết phục chị hãy quay trở về và tôi nhấn mạnh đến tình nghĩa vợ chồng, cho dù chỉ ở với nhau một ngày cũng nên nghĩa vợ chồng, đặc biệt tình Mẹ thương yêu con cái của người Việt Nam thì rộng bao la bát ngát như đại dương vô bờ bến, nhất là 4 đứa con thơ dại của chị đang khóc lóc kêu gào vì không thấy mặt chị trong suốt một tuần qua.

Nhưng chị Ngọc Thúy đã trả lời tôi: “Trước hết con xin hết lòng cảm ơn Thầy đã khuyên bảo con bằng những lời lẽ thật trí lý, nhưng mọi chuyện đã quá trễ, con xin phép được ví con như một con chim đã bị nhốt trong lồng nhiều năm với đầy đủ thức ăn nhưng thiếu nước uống, bây giờ nó có dịp may được bay ra khỏi lồng, để bay đến một nơi chân trời mới, thì nó đâu còn muốn bay trở về chốn cũ, là nơi đối với nó như một nhà tù bị biệt giam một mình và con đã nhờ một vị luật sư lo thủ tục giấy tờ ly dị tại Tòa án nên xin Thầy hãy thông cảm cho con.”

Ngày hôm sau, tôi cũng tìm cách gặp được anh chàng trai trẻ, là người đã cám dỗ chị Ngọc Thúy với niềm hy vọng thuyết phục được anh ta, là xin anh ta hãy buông tha chị Ngọc Thúy ra và anh hãy khuyên chị ta nên quay trở về với chồng con của chị đang chờ đợi chị ở nhà từng giờ từng phút.

Tôi đã giải thích cho anh ta nghe tình yêu chân thật là chỉ biết cho đi chứ không cần phải nhận lại, đúng như câu hát: Tình cho không biếu không. Anh cũng nên hiểu rằng không ai có quyền ngăn cấm anh yêu một người đàn bà có chồng có con, nhưng đối với lẻ công bằng của một con người có lương tri, dù trực tiếp hay gián tiếp, anh không nên có hành động thiếu lương tâm của con người, để đến phá hoại đời sống hạnh phúc của gia đình người khác như anh đang làm.

Nếu thật sự anh yêu chị Ngọc Thúy hết lòng, thì anh có bổn phận thiêng liêng là phải khuyên bảo chị ta nên quay trở về với chồng với 4 đứa con thơ dại của chị sớm chừng nào tốt chừng ấy và anh cũng nên nhớ câu châm ngôn mà người ta thường nói: Hễ ai gieo gió thì người đó sẽ gặt bão. Đúng như thế và để đáp lại những lời tôi đã khuyên nhủ anh, anh trả lời tôi bằng một câu rất ngắn gọn: “Xin cảm ơn Thầy và con xin thưa với Thầy, là có những trường hợp lý trí không biết được lý lẽ của con tim mà trường hợp của chúng con cũng đang ở trong một tình trạng y như vậy.”

Vấn đề thứ nhất (nên nhớ mỗi tiểu bang luật lệ mỗi khác, nhất là luật dân sự của Louisiana (civil law) áp dụng giống luật của Pháp Napoleon Code), theo như luật hôn phối và gia đình (Marriage and Family) của tiểu bang Oklahoma, điều 43 đoạn 101 nói về ly dị và tiền trợ cấp hôn thê (Divorce and Alimony), đã liệt kê những nguyên cớ pháp lý căn bản (Basically legal grounds) dưới đây, để người chồng hay người vợ chỉ cần căn cứ vào một trong những yếu tố cơ bản này, là có đủ lý do yêu cầu Tòa cứu xét đơn thỉnh nguyện xin ly dị mà chị Ngọc Thúy đã nhờ luật sư đang tiến hành thủ tục ly dị chồng:

1.  Bỏ bê gia đình.

2.  Ngoại tình với người khác.

3.  Bất lực sinh lý hay thể xác.

4.  Có bầu với người khác.

5.  Rất hung dữ.

6.  Bội ước hôn nhân.

7.  Bất hòa với nhau.

8.  Say sưa rượu chè.

9.  Trốn tránh trách nhiệm với gia đình.

10.  Bị lãnh án tù ở về tội hình sự.

11.  Bản án ly dị đã được ban hành ở một tiểu bang khác nhưng người chồng hay người vợ ở tiểu bang này vẫn phải lãnh một số trách nhiệm liên đới với nhau.

12.  Bị bệnh tâm thần liên tục trong 5 năm.

Vấn đề thứ hai là tội ngoại tình (Adultery Offense), có nghĩa là người vợ hay người chồng có hành động tình dục với người khác trong lúc đang chung sống với nhau có hôn thú.

Trong trường hợp của cặp vợ chồng anh Tony Chung như chị Ngọc Thúy đã thú tội với chồng, anh Tony Chung có thể đệ đơn truy tố vợ mình ra Tòa về tội ngoại tình và nếu Tòa xét thấy những bằng chứng cụ thể do anh Tony Chung đưa ra là đúng sự thật, thì Tòa sẽ phán quyết một bản án về hình sự tội ngoại tình đối với chị Ngọc Thúy, vì theo điều luật số 21 đoạn 871 đã quy định những tội danh và những hình phạt (Crimes and Punishments) của tiểu bang Oklahoma, là người nào vi phạm tội danh này, sẽ bị ở tù không quá 5 năm hoặc chỉ bị phạt tiền tối đa là $500.00 Mỹ kim, hoặc vừa bị ở tù lẫn đóng tiền phạt vạ cho Tòa.

Vấn đề thứ ba là bất cứ người đàn ông hay người đàn bà nào đó, có hành động cụ thể liên hệ đến tình dục với người đã có vợ hay có chồng hoặc bằng những hành động can thiệp trực tiếp vào nội bộ gia đình của người khác, làm phá hoại hạnh phúc gia đình của người ta, làm cho vợ chồng người ta phải ly dị nhau.

Trong trường hợp này anh Tony Chung có thể truy tố anh chàng trai trẻ này ra Tòa về hành động mật thiết tư tình với vợ anh mà anh đã nhìn thấy rõ tận mắt và qua lời thú tội của vợ anh, làm cho vợ chồng anh phải xa lìa nhau và 4 đứa con thơ dại trở nên mồ côi Mẹ.

Nếu anh chàng này bị Tòa kết án có phạm tội tư tình thật sự (Alienation of Affections), thì anh ta phải bồi thường thiệt hại vật chất lẫn tinh thần cho anh Tony Chung và có thể bị lãnh án tù ở. Nhưng đáng tiếc là hầu hết các tiểu bang trong đó có Oklahoma, đều bãi bỏ điều luật lâu đời này, ngoại trừ các tiểu bang như Hawai, Illinois, Mississipi, New Hamsphire, New Mexico, North Carolina, South Dakota và Utah thì vẫn còn duy trì áp dụng điều luật cũ này.

Nói tóm lại, chúng ta nhận thấy các nhân vật trong câu chuyện vừa kể trên đây, những người bị thiệt thòi nhất và đáng thương xót nhất vẫn là 4 đứa con còn dưới tuổi vị thành niên.

Tuy nhiên, chúng tôi vẫn được chứng kiến tận mắt những cảnh gia đình sống rất đầm ấm hạnh phúc như hồi còn ở Việt Nam.

Chúng tôi quen biết một số gia đình sang đây theo diện cựu tù nhân chính trị HO, ban ngày người vợ cũng phải đi làm vất vả cực nhọc cùng với chồng tại các hãng xưởng, nhưng chiều về tới nhà, người vợ vội vàng chạy xuống bếp để nấu cơm cho chồng con ăn bữa cơm tối, buổi sáng trước khi đi làm, người vợ phải thức dậy sớm để pha cà phê cho chồng uống và sửa soạn gói thức ăn cho hai vợ chồng đi làm mang theo cho bữa cơm trưa tại hãng, nhưng người vợ luôn luôn tỏ ra vui vẻ, không bao giờ có một lời than thân trách phận mình với ai hết, chúng ta có thể ví những người vợ này giống như những bông sen mọc trong bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn.

Chính vì thế mà có một số các con cái của họ, sau khi học thành tài, ra trường có việc làm tốt, đều tỏ ra thương yêu và biết ơn người Mẹ nhiều hơn người Cha, có những trường hợp như vầy, con cái đến tuổi lập gia đình mà vẫn không chịu đi lấy chồng hay lấy vợ, nhất định sống độc thân ở nhà để phụng dưỡng Cha Mẹ.

Chúng tôi đã có nhiều dịp được tiếp xúc với các bà vợ này và các bà đã tâm sự cho chúng tôi biết: mặc dầu ban ngày phải đi làm cực nhọc cùng với chồng, để kiếm thêm lợi tức thì mới đủ chi tiêu trong gia đình hàng tháng và giúp đỡ cho con cái có thêm phương tiện tiếp tục học hành ra trường, để sau này chúng có một tương lai tốt đẹp hơn trên miền đất tự do này, những buổi chiều đi làm về, vì không có người giúp việc trong nhà như thời còn chính phủ quốc gia Việt Nam Cộng Hòa nên các bà tình nguyện tự tay lo việc bếp nước cho gia đình, chứ không phải bị áp lực nào của chồng con, hơn nữa các bà rất thấu hiểu được những nỗi đau khổ tột cùng về vật chất lẫn tinh thần của người chồng, đã bị giam cầm nơi chốn lao tù cộng sản trong nhiều năm, thì nay họ đã được may mắn sống sót đến nước tự do dân chủ này, và cũng chính nhờ vào những người chồng đã được chính phủ cho phép sang đây theo diện HO, mới có quyền đem vợ con đi theo, nên họ là những người xứng đáng được đền bù lại tất cả những gì mà người vợ có thể làm được cho chồng, và những đưa con khôn lớn có thể làm được cho cha của chúng tại đây.

Chúng ta phải công nhận rằng, đây đúng là những tấm gương sáng chói vô giá, tiêu biểu cho những người vợ Việt Nam, suốt đời chỉ biết hy sinh thân mình cho sự hạnh phúc của chồng và của con cái và cho cả các cháu nội cháu ngoại nữa.

Phó Tế Nguyễn Mạnh San

Tuyên Úy Trại Tù

Đừng hỏi vì sao em buồn và đừng hỏi vì sao em vui

Đừng hỏi vì sao em buồn và đừng hỏi vì sao em vui

Phó Tế Nguyễn Mạnh San

Trên thế giới không có một nước nào có một hệ thống pháp luật đa dạng và phức tạp như pháp luật của quốc gia Hoa Kỳ. Điều này cũng rất dễ hiểu, vì Hoa Kỳ là một nước tạp chủng, bao gồm mọi sắc dân trên thế giới đến đây sinh sống và lập nghiệp, mà người ta gọi quốc gia này là Hiệp Chủng Quốc Hoa Kỳ (The United States of America).

Đó là lý do làm cho luật pháp Hoa Kỳ trở nên đa dạng và phức tạp nhất trên thế giới. Hơn thế nữa, để bảo vệ cho tất cả các sắc dân đang sinh sống tại quốc gia này được hưởng
quyền lợi một cách đồng đều và công bằng, nên Luật Di Trú Hoa Kỳ lại càng phức
tạp, mỗi khi phải áp dụng luật di trú, để cứu xét từng trường hợp cho phép những đơn xin nhập cảnh Hoa Kỳ hay những người cư ngụ bất hợp pháp, phải bị trục xuất ra khỏi Hoa Kỳ.  Đây là một vấn đề nan giải và nhức nhối nhất cho Hoa Kỳ từ ngày lập quốc cho tới hiện tại. Nan giải và nhức nhối chỉ vì Luật Di Trú Hoa Kỳ nói riêng, được áp dụng dựa trên 3 yếu tố: Chính Trị, Nhân Đạo và Tôn Giáo tại các Tòa Án Di Trú, khác hẳn với luật hình sự và dân sự được áp dụng tại các Tòa Án Tiểu Bang và Liên Bang Hoa Kỳ.

Trong phạm vi bài viết này, chúng tôi chỉ muốn trình bầy đến quý độc giả về 2 trường hợp xẩy  ra, có liên quan đến Luật Di Trú như sau:

Trường hợp thứ nhất:

Qua sự giới thiệu trung gian của người anh họ ở Việt-Nam, anh Tùng về Việt-Nam làm Lễ Đính Hôn với cô Thu, kém tuổi hơn Thu tới 12 tuổi nhưng nhìn vào bề ngoài cứ tưởng cô Thu và anh Tùng bằng tuổi nhau, nhiều lúc trông cô còn trẻ hơn anh Tùng vài tuổi. Có
lẽ nhan sắc và nét mặt của cô trông trẻ hơn tuổi đời của cô vì cô Thu chưa bao giờ lập gia đình, cộng thêm lại được sinh trưởng trong một gia đình nề nếp, có tiền của nên cô không phải lo lắng cho kế sinh nhai hàng ngày, mà cô chỉ biết cắp sách đi học năm thứ hai ngành quản trị thương mại tại một đại học tư; còn anh Tùng đang sinh sống tại Hoa Kỳ, thì ban ngày phải làm việc cực nhọc vất vả để nuôi Mẹ già và nuôi thân, ban tối phải đi học thêm 2 năm nữa để lấy bằng kỹ sư điện, nên trông anh già hơn trước tuổi đời của anh, cộng thêm với nét mặt anh lúc nào cũng buồn rầu như đưa đám ma vì đã một lần bị vợ bỏ để đi lấy chồng khác nhưng chưa có con với anh. Có thể vì tuổi tác hai người chênh lệch nhau
khá nhiều, nên cô Thu bị rớt tới 2 lần cuộc phỏng vấn và phải chờ tới gần 2 năm
sau, mới đậu cuộc phỏng vấn lần thứ 3, để được phép qua Hoa Kỳ theo diện hôn
thê (Fiancee) với anh Tùng.

Cô Thu sang tới đây được 2 tháng thì anh Tùng đưa cô Thu đi làm giấy hôn thú, vì nếu anh Tùng không làm giấy hôn thú với cô Thu trong vòng 3 tháng, kể từ ngày cô đặt chân đến Hoa Kỳ, thì cô Thu phải quay trở về nguyên quán, và ngay sau khi nhận được giấy hôn
thú, anh Tùng liền lập thủ tục bảo trợ mẫu I-130 cho vợ với sở di trú, để cô Thu sẽ được mời đi phỏng vấn và sẽ được lãnh nhận thẻ thường trú (Permanent Resident Card).

Sống chung với nhau chưa đầy 6 tháng, bỗng dưng anh Tùng bỏ nhà ra đi không một lời từ giã vợ và đồng thời cô Thu nhận được thư mời cả hai vợ chồng đến Sở Di Trú để được phỏng
vấn. Tới ngày hẹn phỏng vấn, cô Thu một mình đến trình diện Sở Di Trú và cô đã  kể rõ hết sự việc là chồng mình âm thầm bỏ nhà ra đi đã mấy tháng nay, không một lời từ biệt với cô, nên cô cũng không biết chồng cô bây giờ đang ở đâu. Tuy nhiên người giám khảo Immigration Examiner) đã cho cô biết trước là cô vẫn được chấp thuận cấp phát Thẻ Thường Trú với điều kiện, có giá trị tạm thời trong vòng 2 năm (2-year Conditional
Permanent Resident Card), vì hành động vô trách nhiệm của người chồng (Irresponsible
husband) bỏ chốn  nhà ra đi, mà  không cho người vợ biết lý do và trong vòng 2 năm nếu cô Thu không vi phạm tội hình sự (Criminal) nào, có công ăn việc làm, đóng thuế lợi tức
cho chính phủ, thì sau 2 năm, cô sẽ được cấp lại Thẻ Thường Trú không còn điều kiện gì hết.

Theo luật di trú của Hoa Kỳ, nếu 2 người lấy nhau mà không ăn ở với nhau chung một nhà như vợ chồng hoặc ly dị nhau trong vòng 2 năm, thì người vợ hoặc người chồng có thể bị trục xuất trả về nguyên quán. Nhưng trường hợp của cô Thu không bị trục xuất trả về
nguyên quán, vì lý do vừa được nêu ở trên đây. Ít lâu sau cô Thu nhận được lá thư của chồng từ Tiểu Bang khác gửi tới cho cô và trong thư anh xin cô hãy tha thứ cho hành động bỏ trốn cô ra đi một cách âm thầm của anh. Vì người vợ anh đã bỏ anh để đi lấy một  người Mỹ trẻ tuổi hơn anh, đẹp trai hơn anh, lại là một kỹ sư điện tử và để đáp lại hành động cư xử tàn nhẫn của người vợ anh đối với anh, anh đã ăn ở với một cô gái Mỹ, tóc bạch kim, trẻ đẹp ngây thơ như một nàng tiên giáng trần, mới 22 tuổi. Anh có kể cho nàng nghe câu chuyện anh cưới em làm vợ từ Việt-Nam và anh yêu cầu nàng hãy chờ đợi cho đủ 2 năm nữa, anh sẽ
nạp đơn xin ly dị em, thì nàng và anh sẽ làm giá thú với nhau. Anh giải thích cho nàng hiểu nếu anh làm đơn xin ly dị em ngay bây giờ, em sẽ có thể bị trục xuất trả về nguyên quán theo luật di trú, điều này anh hoàn toàn không muốn có hành động bất nhân như vậy đối với em và cô nàng Mỹ này cũng đồng ý với đề nghị của anh đưa ra.

Đọc xong lá thư của chồng, cô Thu khóc suốt cả tuần lễ, cạn hết nước mắt, vì thực sự cô yêu anh Tùng bằng hết cả tâm hồn lẫn thể xác, đây chính là mối tình đầu của cô, tuy lấy
chồng hơi muộn màng, nhưng chưa bao giờ cô biết  yêu ai ngoài anh Tùng ra. Có một số người nằm trong hoàn cảnh tương tự như trường hợp của cô, họ đều tỏ ra nỗi vui mừng vì không bị trục xuất trả về nguyên quán, còn bị chồng bỏ thì đi lấy chồng khác, hoặc lấy chồng người Mỹ lại càng dễ dàng hơn. Nhưng riêng trong trường hợp của cô Thu, dù có được cấp thẻ thường trú để ở lại Hoa Kỳ làm việc, nhưng cô vẫn cảm thấy đau buồn vì mất người mình yêu, hơn thế nữa, lấy chồng trẻ tuổi hơn mình là một điều hạnh phúc lớn lao cho cô, mà cô cảm nghiệm thấy chồng trẻ vợ già là tiên trên đời. Những người quen biết cô thấy cô lúc
nào cũng buồn, đều đặt câu hỏi với cô vì sao cô buồn, thì cô trả lời họ rằng: Đừng hỏi vì sao em buồn, em không thể nói ra được.

Trường hợp thứ hai:

Anh Rick (đổi tên Việt sang tên Mỹ khi nhập tịch) về Việt-Nam lấy cô Hương làm vợ và lập hôn thú tại Việt-Nam. Anh Rick hơn cô Hương tới 16 tuổi và khi cô Hương sang tới đây thì
mấy tháng sau là nhận được Thẻ Thường trú. Vì vợ còn quá trẻ và lại có nhan sắc, sợ vợ mình dễ bị người khác dụ dỗ, nên anh Rick không cho vợ đi làm hoặc không được tiếp xúc với bất cứ ai, cần đi đâu mua gì thì anh lái xe chở vợ đi. Cô Hương đến Hoa Kỳ đã hơn 6 tháng, chưa được gặp mặt hay nói chuyện với người Việt kiều nào ở đây hết, ngoại trừ chỉ được phép nói chuyện với những anh em, bà con họ hàng thân thuộc trong gia đình của anh mà thôi. Tình trạng của cô chẳng khác nào như một tù nhân bị quản thúc tại gia vô hạn định. Lẽ dĩ nhiên, chuyện gì phải đến nó sẽ đến, không ai biết được ngày mai sẽ ra sao, tốt hay xấu, chỉ có Thượng Đế mới biết trước được những gì sẽ xẩy ra mai sau.
Trong số những bà con thân thuộc với chồng của cô Hương, có một người hiểu khá rành về luật di trú và cảm thấy bất bình về cách đối xử của chồng cô đối với cô như một kẻ bị nô lệ
tình dục, và đã có lần chồng cô nổi cơn ghen tương, đánh đập cô, nên người bà con này đã giải thích cho cô nghe về luật di trú là: Dù lấy nhau chưa đủ 2 năm, hoặc vợ chồng chung sống với nhau bất kể thời gian lâu hay mau, nếu người vợ có bằng chứng xác nhận mình là nạn nhân bị bạo hành bởi người chồng, hoặc bị chửi  bới, đe dọa đến mạng sống của mình từ người chồng, đều có thể xin Tòa Án Di Trú xét xử, thu hồi lệnh trục xuất trả về nguyên quán nếu có, mà luật di trú đã qui định.

Một hôm anh Rick lại nổi cơn ghen, đánh đập vợ có thương tích, nên cô gọi số điện thoại 911, chỉ 5 phút sau cảnh sát tới nơi cô cư ngụ và đưa cô đến nơi trú ẩn (Shelter), đồng
thời còng  2 tay người chồng, đưa về trại tạm giam chờ ngày ra tòa xét xử. Tòa phán quyết bản án dành cho anh Rick 9 tháng tù ở và 2 năm án treo về tội bạo hành trong gia đình. Còn cô Hương được quyền ly dị chồng mà không bị trục xuất trả về nguyên quán, mặc dù cô mới đoàn tụ với chồng tại Hoa Kỳ chưa đủ 1 năm, nhưng vì cô là nạn nhân làm nô lệ tình dục và bị bạo hành bởi người chồng, nên Tòa Án Di Trú xét xử, cho phép cô được duy trì tình trạng thường trú tại Hoa Kỳ như trước đây.

Thế là cô Hương như một con chim sổ lồng, kể từ nay cô được hoàn toàn tự do, muốn đi đâu thì đi, muốn tiếp xúc làm bạn bè với ai thì làm, không còn phải lo sợ bị chồng chửi mắng đánh đập như một đứa con gái hư thân mất nết bị Bố chửi mắng đánh đập nữa. Chỉ vì muốn sang Hoa Kỳ được hưởng đời sống tự do no ấm, nên cô mới chấp nhận đi lấy ông chồng già, đáng tuổi Bố của mình, hơn nữa cô cứ tưởng lấy chồng già sẽ được chiều chuộng như đứa con gái cưng của Bố, đâu có ngờ lấy chồng già là đeo gông vào cổ. Những người quen biết cô, không biết chuyện đau khổ trong cuộc đời  tình ái quá khứ của cô và thấy cô lúc nào cũng vui tươi cười đùa như một đứa con nít vô tư, thì lấy làm ngạc nhiên và đều hỏi cô: Này cô Hương ơi, tới cái tuổi trên 30 mùa xuân của cô rồi, tại sao cô lúc nào cũng vẫn còn vui tươi nhí nhảnh như cô con gái hãy còn xuân vậy, thì cô trả lời: Đừng hỏi em vì sao em vui, nguyên do quá tế nhị, làm em không thể nói ra đây được.

PT Nguyễn Mạnh San

nguồn: Baomai.blogspot.com

Bị tù vì hành động si tình

Bị tù vì hành động si tình

                                                                                                                 PT. Nguyễn Mạnh San
 
                                                                                    nguồn: http://baomai.blogspot.com
 
Người ta vẫn thường nói nửa đùa nửa thật với nhau rằng lấy vợ là đi ở tù hay lấy vợ là lãnh bản án chung thân khổ sai. Câu nói đùa này có thể đúng với ông chồng hiền lành lấy phải bà vợ thuộc loại phù thủy. Chứ ở trên đời này, nếu muốn đạt được tình yêu chung thủy trọn vẹn và một niềm hạnh phúc lâu bền thì không hẳn có tiền mua tiên cũng được, mà người ta phải trả bằng mồ hôi nước mắt, bằng sự hy sinh, nhẫn nại, và chịu đựng.
Tình yêu là một vấn đề rất phức tạp, đôi khi trở nên vòng lẩn quẩn không lối thoát. Bằng cớ là có trường hợp người ta yêu mình thì mình lại không yêu người ta, mà lại đi yêu một người khác không yêu mình. Rốt cuộc, người thứ nhất chạy theo người thứ hai, người thứ hai chạy theo người thứ ba… Và nếu cứ để tình trạng này kéo dài hoài mà không chinh phục được con tim của người mình yêu, thì tình yêu dễ trở thành tình tuyệt vọng. Trong giây phút quẫn trí, tình tuyệt vọng có thể đưa đến chỗ tự kết liễu đời mình hoặc thúc đẩy mình có những hành động điên cuồng, đe dọa đến tính mạng của người mình yêu, vì không muốn thấy người mình yêu đi yêu người khác.
Tuy nhiên, trong trường hợp dưới đây, một nam sinh viên yêu say đắm một nữ sinh viên cùng lớp. Anh không hề có lời nói hăm dọa, hay hành động nào nguy hại đến tính mạng của người anh yêu cho dù anh không được cô này yêu lại. Nhưng thật không may cho anh, chỉ vì một vài hành động si tình của anh đối với cô mà anh đã bị coi là vi phạm đến điều luật tiểu hình nên đã bị tống giam. Câu chuyện xảy ra như sau:
Hình minh họa
Chàng sinh viên trẻ tuổi này, tính tình rất dễ thương, hiền lành với giọng nói thật truyền cảm. Anh ta đang theo học gần hết năm thứ 4 tại một trường đại học tư và anh đã yêu thầm một nữ sinh viên cùng học chung với anh trong một vài lớp, trong khi cô sinh viên này hoàn toàn không hay biết gì. Vài tháng trước ngày ra trường của hai người, anh mạnh dạn yêu cầu cô ở lại lớp học vài phút để anh có chuyện muốn nói với cô.
Thế là ngay buổi chiều tan học học hôm ấy, anh đã mạnh dạn bày tỏ nỗi lòng của anh yêu cô từ ngày đầu tiên khi anh nhìn thấy cô bước vào trong lớp học, và tình yêu đó càng ngày càng bùng cháy trong tim anh, đến nỗi anh không thể nào giữ kín trong lòng được nữa, mà hôm nay anh phải nói cho cô biết là đời anh sẽ vô nghĩa nếu không lấy được cô làm vợ. Vậy mong cô hãy chấp nhận tình yêu chân thành này của anh. Anh cũng hứa với cô là ngay sau lễ ra trường của hai người, anh sẽ mua tặng cho cô chiếc nhẫn đính hôn tuyệt đẹp để chờ tới ngày anh tìm được việc làm thì anh sẽ tổ chức lễ cưới trọng thể tại Nhà Thờ, mời bà con bạn bè hai họ đến tham dự thánh lễ và chung vui tiệc cưới.
Nghe anh tâm sự xong, cô bạn ôn tồn trả lời rằng cô rất cảm động được nghe thấy những lời nói chân thành, phát xuất từ con tim của anh, và cô rất cám ơn anh về tình cảm cao quý dành cho cô trong suốt 3 năm qua; nhưng rất tiếc, cô phải nói lên sự thật là cô đã có người yêu rồi, xin anh thông cảm cho tình trạng hiện tại của cô. Mặc dầu tin và hiểu rõ những lời cô bạn vừa giải thích là sự thật, chàng sinh viên vẫn nuôi hy vọng có thể thuyết phục được cô lìa bỏ người yêu, để đáp lại tình yêu của anh một ngày nào đó.
Thế rồi, vào những buổi chiều có lớp học chung với cô, sau giờ tan học, anh đều lái xe theo sau xe cô và cho tới khi nhìn thấy xe cô chạy vào lối đậu xe riêng của nhà cô, thì anh mới lái xe về nhà anh. Còn những buổi chiều nào không có cô học chung lớp, thì ngay sau khi tan học, anh cũng lái xe qua nhà cô để xem cô đã về tới nhà hay chưa? Đã có vài lần cô bất chợt nhìn vào kính xe chiếu hậu thì thấy anh đang lái xe theo sau xe của cô về tới nhà cô và lần này cô không thể kiên nhẫn chịu đựng lâu hơn nữa cái cảnh anh cứ theo dõi cô như theo dõi kẻ gian, làm cô rất bực mình, nên cô điện thoại báo cho cảnh sát biết tình trạng như thế để nhờ cảnh sát can thiệp dùm. Ngày hôm sau, khi cô vừa lái xe về tới nhà thì cô trông thấy một xe cảnh sát đang đậu sẵn ở đầu đường nhà của cô và khi xe của anh vừa đi qua ngã tư nhà của cô thì xe cảnh sát chạy theo sau xe anh, hú còi báo hiệu cho anh phải ngừng xe lại. Cảnh sát đến giải thích cho anh biết là kể từ hôm nay anh không được quyền lái xe theo sau xe cô bạn học của anh và không được lái qua nhà của cô ta. Nếu anh còn tái phạm hành động này nữa thì anh sẽ bị tống giam và bị truy tố. Sau khi nghe những lời cảnh báo của cảnh sát, anh không còn dám lái xe theo sau xe cô và cũng không còn dám lái xe qua nhà cô nữa, và một tuần lễ sau, anh cũng nhận được án của Tòa là kể từ nay cấm anh không được bén mảng đến gần hoặc bất cứ có một hành động hay lời nói nào làm phiền hà đến đương cáo. Nếu vi phạm án lệnh này, bị cáo sẽ bị trừng phạt nghiêm khắc trước pháp luật.
Hình minh họa
Tuy nhiên, đúng là ma đưa lối quỷ đưa đường, anh đã tìm ra được số điện thoại nhà của cô và anh đã gọi điện thoại phân trần với cô rằng anh không hề có bất cứ một âm mưu nào nhằm ám hại cô mà chỉ vì quá yêu cô, quá nhớ cô, nên anh mới dám có hành động như thế. Cô trả lời anh là cô không cần biết, cũng không muốn nghe thêm những điều anh giải thích và kể từ nay anh phải chấm dứt ngay việc gọi số điện thoại này. Khổ một nỗi, khi con người si tình thì cũng giống như một kẻ điên không biết nhớ nhưng vẫn nhớ tới người mình yêu và như một kẻ say không biết buồn nhưng vẫn biết thốt ra những điều phiền muộn ở trong lòng. Nên, chỉ một tuần lễ sau, anh lại gọi điện thoại cho cô lần thứ hai. Lần nay, cô liền báo cho cảnh sát biết sự việc vừa xảy ra và cảnh sát đã đến nhà còng tay anh đưa vào trại giam.
Theo một số điều khoản qui định trong các Bộ Luật Tiểu Hình của nhiều tiểu bang, hành động liên tiếp theo đuổi một người dưới mọi hình thức khác nhau, gây phiền hà cho người ta, cho dù vì tình yêu đi chăng nữa, làm cho người ta bị hồi hộp, lo sợ, tinh thần bị căng thẳng, và cảm thấy tính mạng của mình đang bị đe dọa bởi hành động như vậy, thì bất cứ ai vi phạm điều khoản này, sẽ bị lãnh án tù ở hay tù treo cộng thêm tiền phạt vạ. Hai hành động vừa kể trên của anh chàng si tình đã làm cho người anh yêu cảm thấy bị phiền hà lẫn lo sợ, nên anh đã bị bỏ tù 1 năm cộng 5 năm tù treo, mà may mắn anh không bị đóng tiền phạt vạ. Nhưng trong thời gian án treo, nếu anh còn tái phạm những hành động tương tự như vậy nữa thì anh có thể bị phạt vạ từ hai ngàn năm trăm đến mười ngàn Mỹ kim và có thể bị ở tù từ 5 đến 10 năm.
Hình minh họa
Trong suốt thời gian anh ở tù, cứ mỗi lần tôi gặp riêng anh, anh lại tâm sự cho tôi biết thêm chi tiết là anh không hề cảm thấy hối hận gì về hành động của anh đối với cô bạn học này. Việc anh lái xe theo dõi và gọi điện thoại cho nàng, trước tiên là vì anh quá yêu, quá nhớ nàng, sau nữa là mong tìm một cơ hội để cố gắng thuyết phục được con tim của nàng về cho anh. Anh nhấn mạnh, chính nhờ ở tù mà anh đã có những đêm thức tới sáng để suy ngẫm lại cuộc đời của anh, giúp anh tự hiểu lòng mình nhiều hơn và cảm thấy tình yêu của anh đối với nàng càng cao đẹp bao nhiêu thì lại càng làm anh nhớ nàng bấy nhiêu. Cao hứng, anh đã đọc cho tôi nghe 4 câu thơ do anh mới sáng tác đêm trước:
“Yêu em trên hết mọi điều.
Yêu em anh bị ở tù vẫn yêu.
Số em là số đào hoa.
Số anh là số nhà pha mới về.”
Anh còn cho tôi biết là sau khi ra khỏi tù, anh sẽ không bao giờ đi tìm kiếm nàng nữa, sẽ luôn luôn nhớ nàng trong lời cầu nguyện của anh và anh sẽ hiến dâng cuộc đời của anh cho Chúa. Tôi quên đi mất không hỏi xem anh hiến dâng cuộc đời anh cho Chúa như thế nào?
Gần 4 năm sau ngày ra khỏi tù, anh có viết cho tôi một lá thư khá tỉ mỉ. Kể rằng anh đang theo học môn Thần Học tại một trường Đại Học Tin Lành để trở thành một Mục sư, và anh rất vui mừng được tin giáo phái nhà thờ của anh sẽ sai anh đi truyền giáo cho những người mắc bệnh AIDS tại Phi Châu sau ngày anh được chịu chức Mục sư.
Câu chuyện si tình trên đây nhắc tôi nhớ lại cách đây hơn 2 năm, cũng có một thanh niên đẹp trai, dáng người cao ráo, ăn nói rất có duyên. Anh si mê một cô gái rất thùy mỵ, duyên dáng và cô là một trong những học trò cũ của lớp dự bị hôn nhân do tôi giảng dạy trước đây. Anh gặp cô này tình cờ trong bữa tiệc cưới của người em gái bạn anh. Lẽ dĩ nhiên, cô em gái bạn anh đã cho anh biết rõ cô này đã có người yêu rồi nhưng chưa làm đám hỏi. Mặc dầu biết được như thế, anh vẫn tìm cơ hội để tỏ tình với cô, nhưng bị cô từ chối bằng những lời lẽ cảm ơn ngọt ngào, vì rất tiếc cô đã có bồ rồi, và sắp sửa làm đám hỏi.
Người si tình thì cũng tương tự như người điên hay người say rượu, trí óc đâu còn đủ minh mẫn để nhận xét điều nào nên làm và điều nào không nên làm? Cũng cùng một niềm hy vọng thuyết phục được người mình yêu như anh chàng si tình vừa kể ở trên, chỉ có khác nhau cách thức. Thay vì lái xe theo dõi và gọi điện thoại, anh này lại gửi thư 2 lần cho người anh yêu với những lời lẽ van xin, kèm theo những bông hoa tươi thắm đến nàng ở sở làm.
Lần thứ nhất anh gửi hoa đến qua bưu điện, nàng từ chối không nhận hoa, còn lá thư nàng mở ra đọc, rồi xé bỏ. Lần thứ hai, anh tận tay mang hoa đến với lá thư tình, nhưng đã được dặn trước nên người tiếp đãi viên của sở nàng đã từ chối không nhận cả hai thứ. Lần này, cô được ông xếp của cô ở sở khuyên nên thông báo cho cảnh sát biết sự việc để ngăn ngừa những điều bất lợi có thể xảy ra cho cô trong tương lai. Ông còn cho cô biết là theo một thống kê của một hãng tư nhân, cứ 1 trong 12 người trong số 8 triệu người đàn bà Mỹ là nạn nhân của những vụ bị hành hung bằng vũ lực, bị quấy nhiễu tình cảm, bị hăm dọa tính mạng, bị quấy nhiễu tình dục v.v… và ông khuyên cô nên đề phòng.
Trước khi gọi điện thoại cho cảnh sát, cô có điện thoại hỏi ý kiến tôi xem có cách nào khác giúp cô để giải quyết vấn đề này được không? Tôi khuyên cô đừng vội gọi điện thoại cho cảnh sát, hãy để tôi giúp cô bằng cách nói chuyện riêng với anh chàng về vấn đề này trước đã. Nếu không có hiệu quả thì khi đó báo với cảnh sát cũng chưa muộn. Ngay ngày hôm sau, anh ta và tôi gặp nhau tại một địa điểm hẹn trước, và tôi đã kể lại cho anh nghe những gì tôi biết được câu chuyện của anh với cô nàng mà anh đang yêu. Nghe xong, anh xác nhận với tôi những gì tôi vừa kể ra là đúng sự thật, và anh yêu cầu tôi cho anh một lời khuyên.
Tôi liền kể lại cho anh nghe về câu chuyện si tình ở trên, và tôi khuyên anh nên chấm dứt ngay vấn đề gửi thư, gửi hoa cho người anh yêu, nếu anh muốn tránh không bị liên lụy đến pháp luật như anh chàng si tình kia đã bị. Anh cần nên nhớ rằng bất cứ hành động nào để tỏ bày tình yêu với đối tượng mình yêu mà không được chấp nhận, thì phải nên chấm dứt ngay, bằng không người thực hiện hành động sẽ bị chế tài theo luật pháp Hoa Kỳ, nếu có lời khiếu nại của đối tượng.
Luôn tiện đây, tôi có dẫn chứng một câu chuyện tình yêu của một thanh niên khác cho anh này thấy rằng tình yêu chỉ nên cho đi mà không cần nhận lại, vì nhận lại chưa chắc đã có hạnh phúc, mà đôi khi chỉ chuốc lấy nhiều nỗi phiền muộn cho riêng mình hoặc cho cả hai người, và có một điều đừng quên rằng lấy được người mình yêu về làm vợ hay làm chồng, có thể trở nên rất hối tiếc nếu không chiếm được trái tim của người mình yêu.
Như một anh thanh niên kia yêu say đắm một nữ sinh trung học duyên dáng. Khi anh ta ngỏ ý muốn cưới cô ta về làm vợ, cô trả lời anh là hãy chờ đợi cô thêm một năm nữa để cho cô học xong rồi hãy tính đến chuyện trăm năm. Trong suốt một năm chờ đợi, anh đã chiều chuộng cô đủ mọi thứ từ tinh thần đến vật chất để làm vừa lòng cô. Đúng một năm sau, cô ra trường, đám cưới của hai người được tổ chức trọng thể tại Nhà Thờ, với sự có mặt đông đủ họ hàng, bạn bè của cả hai bên đến tham dự Thánh Lễ. Nhưng ba năm sau, tình cờ tôi gặp lại anh ta, anh tâm sự với tôi rằng: “Thầy ơi, con rất buồn vì con được biết vợ con yêu thương một người khác trước khi lấy con. Mặc dầu nàng đã có một đứa con với con rồi, thân xác nàng thì ở bên cạnh con thật đấy, nhưng con tim nàng thì vẫn gửi lại cho người nàng yêu ở một phương trời xa cách. Con chẳng biết phải giải quyết tình trạng này ra sao? Về mặt tôn giáo thì không được phép ly dị vợ, còn về đời sống lứa đôi thì nhiều lúc con cảm thấy như con đang sống với một người vợ là người máy chỉ biết nói, nhưng không biết xúc động vì không có trái tim; chứ không phải là người vợ bằng xương bằng thịt, có trái tim biết rung động để hòa nhịp với trái tim của người chồng nữa.”
Hình minh họa
Nghe xong câu chuyện này, anh chàng tặng hoa nói với tôi rằng anh sẽ chấm dứt, không còn dám tìm cách này hay cách khác để liên lạc với cô gái nữa và trong tương lai, anh sẽ đi tìm một lẽ sống hướng thượng, có ý nghĩa hơn đối với cuộc sống hiện tại của anh để cố quên đi mối tình tuyệt vọng này. Trước khi chia tay với anh, tôi nhắc nhở cho anh nhớ lại một câu mà người ta thường nói:
“Thời gian là một liều thuốc nhiệm màu, sẽ làm cho người ta quên dần đi những kỷ niệm đau buồn trong quá khứ.”
Nhất là khi người ta biết hy sinh thì giờ của mình để làm những công việc hữu ích chung cho tha nhân, như tình nguyện đi làm những công tác xã hội, hoạt động cho những cơ quan thiện nguyện, làm những công việc tông đồ mục vụ cho Nhà Thờ hay cho Nhà Chùa thì họ đâu còn có thì giờ rảnh rang để ngồi ôn lại những dĩ vãng đau buồn, xa xưa của đời mình nữa.
Hơn một năm sau, tôi gặp lại anh chàng tặng hoa, anh cho tôi biết anh đang tình nguyện làm công tác xã hội cho một Nhà Thờ vào cuối tuần, để đưa đồ ăn đến tận nhà cho những cụ già ở một mình trong những căn nhà riêng, không có họ hàng, con cháu đến trông nom chăm sóc, và ngoài ra anh còn đi thu góp những đồ đạc, quần áo cũ của người ta, mang về cho Nhà Thờ để phân phát cho những người nghèo khổ. Nhờ vậy, anh không còn thì giờ để nghĩ đến chuyện xưa của anh nữa và đôi lúc nếu có nghĩ tới thì chỉ biết cầu nguyện cho người anh yêu được sống hạnh phúc bên chồng con của nàng, chứ không như trước kia, tối ngày anh chỉ ngồi nghĩ đến mưu kế, làm thế nào chinh phục được con tim của nàng. Giờ đây, anh xin cúi đầu tạ ơn Chúa đã ban cho anh bình an trong tâm hồn, để anh tiếp tục làm những công việc ích lợi cho tha nhân và cho chính bản thân anh nữa.
Quả thật, tình yêu chỉ biết cho đi mà không cần nhận lại thì bao giờ cũng cao đẹp, đáng được quý trọng nhất trên đời vì nó biểu tượng cho tấm lòng vị tha, chỉ biết thương yêu tha nhân một cách bất vụ lợi, giống như một đại dương tràn đầy sóng nước bao la, trôi đi không thấy bến bờ. Hơn thế nữa, tình yêu còn là món ăn tinh thần vô giá, để bồi bổ và nuôi dưỡng tâm hồn lẫn thể xác con người được sống vui vẻ về phần hồn và khoẻ mạnh về phần xác. Chả thế mà một bản nhạc tình ca lãng mạn, nổi tiếng khắp Năm Châu qua nhiều thế hệ, đã vang lên những lời ca yêu đương thắm thiết, cộng với những âm điệu trầm bổng thánh thót, rót vào tận lòng người nghe, để ngợi khen tình yêu với tựa đề “Tình Yêu Là Vật Đẹp Muôn Màu.”
Cho dù màu sắc có bị phai lạt theo dòng thời gian trôi mau, nhưng tình yêu muôn đời vẫn là một báu vật hữu hình, luôn luôn ngự trị ở trong mọi trái tim con người và ngay cả ở trong mọi trái tim những sinh vật nào sống trên trái đất, biết yêu thương, biết nhớ nhung và biết giận hờn. Tình yêu làm cho người ta cảm thấy sung sướng nhất khi yêu cũng như khi được yêu, nhưng đồng thời nó cũng làm cho người ta cảm thấy đau khổ nhất khi tình yêu bị khước từ. Vậy tình yêu cao thượng nhất trên đời là tình yêu vị tha, có nghĩa là khi mình yêu ai thì không đòi hỏi người ấy phải yêu lại mình mà sẵn sàng chấp nhận sự đau khổ để người mình yêu được hạnh phúc, và hãy coi hạnh phúc của người mình yêu cũng là hạnh phúc của mình.
Những hành động si tình của hai người vừa mới được kể ở trên nếu xảy ra ở Việt Nam, có lẽ hai đương sự sẽ không hề bị liên lụy đến pháp luật. Vì tôi còn nhớ hồi tôi ở Việt Nam, tôi được biết có một vài cô em gái của bạn tôi, mỗi lần nhận được thư bày tỏ tình yêu của người ta gửi đến cho các cô thì các cô mở thư ra đọc một cách thích thú và còn mang khoe những lá thư đó cho bạn bè cùng đọc, lấy làm hãnh diện là có nhiều kẻ yêu say đắm mình mà mình chẳng thèm để ý đến họ, hoặc còn khoe với bạn bè là tao có nhiều thằng cứ lẽo đẽo mỗi ngày đạp xe đạp theo sau xe tao về đến tận cửa nhà như những tên giữ an ninh cho tao, và mặc dù chẳng yêu thương gì người ta, nhưng vẫn nhận hoa, nhận quà gửi đến, rồi mang đi khoe với bạn bè để ra cái điều là ta xinh đẹp đến nỗi có nhiều kẻ phải si mê và tặng quà cho ta.
Ngược lại ở Hoa Kỳ, người ta luôn phải tôn trọng đời sống riêng tư của mỗi cá nhân, không ai có quyền dòm ngó hay xâm phạm đến đời tư của người khác, cho dù sự xâm phạm đó không hại gì nhau.
Để kết thúc, si tình là một trong những hiện tượng thường thấy xảy ra trong mọi thời đại và ở khắp mọi nơi trên hoàn cầu. Có phải vì con tim quá yêu một người mà trở thành si tình chăng? Vậy nếu cảm thấy tình yêu cứ mỗi ngày mỗi gia tăng mạnh mẽ ở trong tâm hồn, thì người si tình cần phải thận trọng những dự tính hành động của mình đối với người mình yêu, để tránh khỏi bị liên lụy đến pháp luật.

PT. Nguyễn Mạnh San

Nước Mắt Làm Ướt Áo Thày Tu

 
                                                                                       tác giả: Phó Tế Nguyễn Mạnh San
 
Hầu hết mọi người đều biết, một khi vị tu sĩ nào đã được thụ phong chức Linh Mục rồi, thì vị Linh Mục đó tuyệt đối phải tuân hành các giáo điều của Giáo Hội Công Giáo truyền dạy, mà một trong các giáo điều đó là tất cả các Linh Mục phải duy trì tình trạng độc thân và không được phép luyến ái với bất cứ một người phụ nữ nào sau khi đã được thụ phong chức Linh Mục. Nếu vị Linh Mục nào muốn lập gia đình hoặc vì một lý do gì lỡ vi phạm vào 2 giáo điều vừa kể trên, bắt buộc vị Linh Mục đó phải tự mình tình nguyện nạp đơn lên Giáo Quyền, xin phép được từ bỏ thiên chức Linh Mục của mình, để trở thành một thường dân ngoài đời, không còn năng quyền của một Linh Mục, để cử hành những phép bí tích trong Nhà Thờ, tại những nơi thờ phượng hay tại tư gia nữa; ngoại trừ trường hợp chỉ có một số rất ít, những vị Mục Sư đã lập gia đình rồi, thuộc vài giáo phái Tin Lành, nạp đơn xin được phép chuyển nhập vào Giáo Hội Công Giáo và đơn xin sẽ được Giáo Quyền Tối Cao trong Giáo Hội Công Giáo cứu xét và nếu đơn xin được chấp thuận, thì những vị Mục Sư này sẽ trở thành những vị Linh Mục trong hàng ngũ Linh Mục của Giáo Hội Công Giáo, hoặc có một số ít các Thầy Phó Tế Vĩnh Viễn đã có gia đình rồi, nhưng chẳng may người vợ qua đời sớm và theo nội quy của Giáo Hội Công Giáo, một khi người chồng đã được chịu chức Phó Tế Vĩnh Viễn (Permanent Deacon) rồi, thì sau khi vợ qua đời, không được phép lấy vợ khác, nhưng được Giáo Quyền ban cho một đặc ân, như trong trường hợp các con đã tới tuổi trưởng thành và chúng nó đã có thể tự lập được cuộc sống, thì những Phó Tế nằm trong tình trạng độc thân này, đều có thể nạp đơn xin trở thành Linh Mục lên Giáo Quyền cứu xét và nếu đơn xin được chấp thuận, thì chỉ phải học thêm môn Thần Học từ 1 cho đến 2 năm nữa, là hội đủ điều kiện chịu chức Linh Mục nếu muốn.
 
Sau đây chúng tôi xin tường thuật lại một câu chuyện có thật của một vị Linh Mục giải thích cho chúng tôi nghe về lý do tại sao Ngài không còn là Linh Mục nữa và Ngài đã được Giáo Quyền cho phép cởi bỏ áo tu sĩ, để có một cuộc sống ngoài đời bình thường như trăm ngàn giáo dân khác và Ngài đã lập gia đình. Câu chuyện của cựu Linh Mục này do chính Ngài tâm sự với chúng tôi như sau:
          Cứ mỗi năm Tết đến, khi tôi còn là Linh Mục, tôi đều về Việt Nam nghỉ phép thường niên 3 tuần lễ, với mục đích duy nhất là chỉ để thăm viếng thân mẫu của tôi đã già yếu, mà người Công Giáo thường xưng hô với thân phụ mẫu của một Linh Mục là Ông Bà Cụ Cố nếu lớn tuổi hoặc Ông Bà Cố nếu còn trẻ tuổi. Năm đầu tiên  tôi về thăm thân mẫu của tôi và một hôm, có một cặp vợ chồng quen thân với Bà Cố tức Mẹ tôi, họ nghe được tin tôi từ Hoa Kỳ về thăm Bà Cố, nên họ đến thăm chào hỏi tôi và bà vợ của ông chồng này, tình cờ kể lại cho tôi nghe một câu chuyện khá thương tâm, về một thiếu phụ bị chồng bỏ, ở cùng trong xứ đạo với Mẹ tôi, chị ta rất ngoan đạo, Mẹ tôi cũng biết rõ chị này không bao giờ bỏ Lễ ngày Chủ Nhật. Chị đang phải nuôi 2 đứa con trai, đứa lớn 11 tuổi, đứa nhỏ 9 tuổi, chồng của chị bỏ nhà ra đi, không một lời từ biệt với vợ và 2 con, biệt tăm tích đã gần một năm nay rồi, để đi theo tiếng gọi của tình yêu mới với một cô gái trẻ đẹp, kém chị ta cả chục tuổi.
 
Hàng ngày chị phải dậy thật sớm thổi mấy nồi xôi đậu xanh và đậu đen, để cùng với đứa con trai lớn mang xôi ra chợ bán, đến gần xế trưa 2 Mẹ con mới trở về nhà, vội vàng ăn uống xong xuôi đâu đấy, rồi 2 Mẹ con lại cùng với đứa con trai út, rời nhà để đi ra chợ làm phu khuân vác, dọn dẹp sạch sẽ cho các sập bán hàng lẻ ở ngoài chợ, 3 Mẹ con làm tới tối mịt mới quay trở về nhà. Ngày nào cũng như ngày ấy, cả 3 Mẹ con không được nghi ngơi, ngoại trừ sáng sớm ngày Chủ Nhật, 3 Mẹ con đi dự Thánh Lễ xong, lại ra chợ tiếp tục làm những công việc hàng ngày mà 3 Mẹ con vẫn làm và kể từ khi chồng chị bỏ nhà ra đi, 2 đứa con chị phải nghỉ học ở nhà giúp đỡ Mẹ những công việc lao động vừa được kể trên, mới kiếm được đủ tiền nuôi sống 3 Mẹ con cho đến ngày hôm nay.
Tôi vừa nghe kể xong câu chuyện này, động lòng thương xót và tội nghiệp cho 2 đứa trẻ nhỏ không được đi học,  nên tôi liền yêu cầu cặp vợ chồng này, hãy dẫn tôi đến thăm 3 Mẹ con chị ta ở tại nhà chị ta, để tôi nói cho người Mẹ biết là tôi sẵn sàng giúp đỡ chị, bằng cách bảo trợ tài chánh cho 2 đứa con chị được tiếp tục cắp sách đi học trở lại, cho tới khi chúng học xong bậc trung học. Sau khi chị nghe tôi nói thế, chị tỏ ra rất xúc động, chị nói:
 
Con xin hết lòng đội ơn Cha, những điều Cha nói làm con cứ ngỡ là con đang nằm chiêm bao, vì đây là điều ước mong duy nhất của con, mà hàng ngày con cầu xin Chúa ban xuống cho con cách riêng, để làm sao con có thể đưa 2 con của con trở lại trường học, như trước kia hàng ngày, chồng của con vẫn đưa 2 con đến trường, khi anh ấy vẫn còn ở nhà với con. Giờ đây thật là sung sướng hạnh phúc biết bao cho con và 2 con của con, vì Cha đã thay mặt Thiên Chúa đến đây để đáp ứng lời cầu nguyện của con từ bấy lâu nay.

          Nhờ vào số tiền hàng năm của tôi gửi về cho chị và chị coi tôi như là người Bố đỡ đầu tinh thần cho 2 con của chị, để giúp đỡ cho 2 cháu được tiếp tục đi học, như tôi đã hứa và sau khi chị trang trải tiền học phí, tiền mua sách vở cho 2 con, chị cho tôi biết vẫn còn dư thừa chút đỉnh, nên 2 cháu không cần phải làm bất cứ một công việc gì nặng nhọc, để phụ giúp chị như trước kia nữa, mà chúng chỉ biết vùi đầu vào sách vở, đến cuối năm cả 2 cháu đều được lãnh nhận phần thưởng danh dự, là 2 học sinh giỏi nhất lớp, được nhà trường khen thưởng và mỗi cháu còn nhận được một trăm Mỹ kim của tôi với tư cách là Bố đỡ đầu tinh thần của chúng từ Hoa Kỳ gửi về, để tưởng thưởng cho chúng học giỏi. Như đã nói ở phần trên, mỗi năm tôi về Việt Nam một lần, để thăm nom sức khoẻ của thân mẫu tôi, mỗi lần về như thế, tôi đều có ghé nhà chị ta để đón 2 đứa con của chị về nhà Mẹ của tôi ăn cơm vài ba lần và để thăm hỏi sức khoẻ của chúng, đồng thời cũng để kiểm điểm lại sự học hành của chúng xem chúng học hành tới đâu. Lẽ dĩ nhiên, những lần tôi đến đón chúng về nhà Mẹ tôi, thì không bao giờ có Mẹ chúng đi theo chúng.

Qua những kinh nghiệm trong công tác Tông Đồ Mục Vụ của tôi là một Linh Mục cho tôi biết, việc gì phải đến thì nó sẽ đến, ngoại trừ Thiên Chúa hay Thượng Đế ra, không ai có thể biết trước được việc gì sẽ xẩy đến cho mình. Tất cả 6 lần trong 6 năm liên tục, tôi về Viêt Nam để thăm viếng thân mẫu tôi và cũng như mọi năm, trong thời gian 3 tuần lễ tôi ở nhà Mẹ tôi, tôi đều có đến đón 2 đứa con tinh thần của tôi về nhà Mẹ tôi ăn cơm và trò chuyện với chúng vài tiếng đồng hồ, xong rồi tôi lại lái xe đưa chúng về nhà Mẹ của chúng, thả chúng xuống trước cửa nhà, mà tôi không cần phải xuống xe để dẫn chúng vào nhà, lúc đón cũng như lúc đưa chúng về, chỉ có một lần Mẹ chúng thấy tôi tới, thì chị vội vàng chạy ra chỗ xe tôi đang đậu để chờ chúng, chị mời tôi vào nhà uống trà, có 2 đứa con cũng ngồi cùng cả đấy, chúng tôi trao đổi với nhau vài ba câu chuyện xã giao, kéo dài khoảng 15 phút, thì tôi đứng dậy xin cáo biệt chị ra về, vì còn phải chở Mẹ tôi đưa tôi đến thăm Cha Chánh Xứ họ đạo Nhà Thờ Tân Định, như đã có hẹn trước với Ngài.
Năm nay tôi về VN là lần thứ 6 như mọi năm, để thăm Mẹ tôi. Cũng như thường lệ, tôi lái xe đến đón 2 đứa con tinh thần, luôn luôn chúng nó đã đứng chờ sẵn ở trước cửa nhà, khi xe tới, chẳng cần phải nói lời nào, tự động chúng mở cửa xe phía sau và leo lên xe ngay. Nhưng lần này, khác hẳn những lần trước, chỉ thấy Mẹ chúng đang đứng chờ trước cửa nhà và khi xe của tôi vừa chạy tới, thì chị chạy vội ra, mời tôi vào trong phòng khách ngồi chờ 2 cháu, chị cho biết là 2 cháu còn đang mắc bận thay áo quần trong phòng tắm. Trong lúc tôi ngồi trong phòng khách đợi 2 cháu, thì chị ngồi trên chiếc ghế cách xa, đối diện với tôi và nói:
Thưa Cha, con hết lòng tạ ơn Cha đã giúp đỡ cho 2 đứa con của con được đi học liên tục gần 6 năm qua, ơn trời biển bao la này của Cha dành cho 2 con của con, tất cả chúng con không biết đến bao giờ mới có thể đền đáp lại ơn này cho Cha, nhưng chúng con sẽ luôn luôn ghi tạc ơn này tận đáy lòng chúng con, cho tới khi chúng con lìa đời. Hôm nay con dám mạnh dạn, để xin Cha cho phép con được bầy tỏ sự thầm kín chân thành nhất từ đáy lòng của riêng con với Cha, là xin Cha bảo lãnh cho 2 đứa con của con được sang Hoa Kỳ tiếp tục sự học của chúng, để chúng nó có một cơ hội tiến thân trên con đường học vấn và nhờ đó, chúng nó sẽ có thể trở thành những nhân tài nổi danh trên thế giới mai sau, góp phần làm vẻ vang cho dân tộc Việt Nam ở quốc ngoại.
Để có thể thực hiện được ý nguyện thầm kín này của con, con xin Cha vì tấm lòng nhân từ bác ái của Cha, xin Cha hãy bằng lòng làm giấy hôn thú giả với con một cách kín đáo, chỉ có Cha và con biết chuyện này mà thôi và khi sang tới Hoa Kỳ, con và 2 con của con sẽ cư trú tại một tiểu bang khác, cách xa tiểu bang nơi Cha đang ở, để tránh sự dòm ngó dị nghị của mọi người chung quanh, không làm phương hại đến thanh danh của Cha là một Linh Mục thánh thiện, rồi gắng đợi đến 2 năm sau, Cha mới làm giấy ly dị con, tới lúc đó chúng con đã trở thành thường trú nhân hợp pháp tại Hoa Kỳ rồi, chúng con không còn sợ bị trục xuất trả về VN nữa.
Tôi cố gắng ngồi yên lặng để nghe chị nói hết lời, chứ thực ra, vừa nghe chị nói đến câu làm giấy hôn thú giả, thì tôi đã hết hồn, cảm tưởng như có quân khủng bố đang đặt trái bom dưới nệm ghế tôi ngồi và tôi cố gắng lấy lại sự bình tĩnh, để giải thích cho chị hiểu rõ rằng:
Đối với Luật Công Giáo, không bao giờ cho phép một Linh Mục làm một điều gì dối trá trước mặt Chúa và hơn thế nữa, đối với luật pháp Hoa Kỳ lại càng chết tươi, ăn năn tội chẳng kịp, hành động giả vờ lấy nhau làm vợ làm chồng, không chóng thì muộn cũng sẽ bị chính quyền phát giác, tới lúc đó người phối ngẫu ở Hoa Kỳ, sẽ được mời đi nghỉ mát nhiều năm trong trại tù và có thể cộng thêm một số tiền phạt vạ nữa; còn người phối ngẫu từ nước ngoài tới, thì ở trong tư thế sẵn sàng khăn gói quả mướp, chờ ngày lên đường bị tống xuất trở về quê cũ. Vì mới cách đây vài năm tại tiểu bang California, chính quyền tiểu bang hợp tác với chính quyền liên bang, đã khám phá ra cùng một lúc, nhiều cặp vợ chồng giả vờ lấy nhau (Fraud Marriage), nhưng không hề ăn ở với nhau một ngày nào và để áp dụng đúng theo Luật Di Trú Hoa Kỳ (US Immigration Law) đã quy định, thì tất cả những người phạm pháp này, đều bị truy tố ra Toà Án Di Trú (US Immigration Court) xét xử.
Nếu can phạm ở đây có quốc tịch, thì chỉ lãnh bản án đi nghỉ mát nhiều năm trong nhà tù, còn nếu can phạm chỉ là thường trú nhân thôi, thì sau khi đã mãn hạn thời gian nghỉ mát ở tù về, thì có thể sẽ bị Sở Di Trú trục xuất đương sự trả về nguyên quán, riêng những can phạm từ nước ngoài vào, thì bị tạm giam để chờ ngày lên đường về quê cha đất tổ. Tôi vừa mới nói tới đây, chưa kịp giải thích thêm, thì chị đã chạy nhào tới ôm chặt lấy tôi trong vòng tay của chị, ngả đầu lên vai tôi, khóc nức nở, làm ướt đẫm chiếc áo chùng thâm của tôi đang mặc trên người và lần này không còn phải là trái bom nổ chậm đặt dưới nệm ghế tôi đang ngồi nữa, mà hình như có ai đang chích mũi thuốc mê vào người tôi, đưa tôi vào thế mê hồn trận, nên tôi không còn biết trời trăng mây nước ra sao nữa, rồi chị cứ vừa khóc vừa tỉ tê kể lể tràng giang đại hải bên tai tôi, nào là em đã thương yêu Cha từ nhiều năm nay rồi, em biết rõ có một số Linh Mục đã được Giáo Quyền cho phép cởi áo tu sĩ ra ngoài đời lập gia đình có sao đâu, lấy vợ đâu có phải là một hành động xấu xa gì, trái lại hành động này là một hành động can đảm, đáng phục, vì dám công khai thú nhận một sự thật tình yêu công chính, không việc gì phải sợ sệt, dấu diếm trước giáo hội và trước giáo dân của mình. Như thế, rõ ràng trường hợp của Cha, nếu Cha bằng lòng lấy em làm vợ, là vì lòng nhân từ bác ái của Cha, để cứu giúp một thiếu phụ với 2 đứa con còn nhỏ dại vượt trùng dương hàng ngàn dặm, để đến được bến bờ tự do hạnh phúc, chứ đâu có phải vì Cha ham mê sắc dục hay vì mê gái 2 con trông mòn con mắt của em đâu, mà đến nỗi làm Cha phải xin từ bỏ chiếc áo chùng thâm để lấy em và nếu sự việc này cho rằng Cha phạm tội trước mặt Chúa, thì hoàn toàn lỗi tại em vì em đã cám dỗ Cha, chứ Cha đâu có cám dỗ em, Chúa biết rõ từng sợi tóc trên đầu của mỗi người, nên Chúa sẽ hiểu rõ việc làm này của Cha, vì con người ta chỉ có thể che mắt thế gian, chứ không thể nào che mắt Chúa được v.v…..
Mà thôi, đúng là ma đưa lối quỷ đưa đường, cứ tìm những phút dặm trường mà đi, sự thể đã ra nông nỗi này rồi, biết nói gì hơn, một khi đôi con tim của hai kẻ đã cùng nhau hoà chung một điệp khúc tình ca bất hủ, mà những ai thương yêu nhau vẫn còn nhớ câu hát: Thương Nhau Cởi Áo Cho Nhau, Về Nhà Mẹ Hỏi Qua Cầu Gió Bay. Thế là tôi đành phải nhắm mắt đưa chân, để thề hứa với chị, là sau khi tôi được giáo quyền cho phép cởi bỏ chiếc áo chùng thâm này ra, thì tôi sẽ quay trở về VN cưới chị làm vợ chính thức và đem 3 Mẹ con chị sang đoàn tụ với tôi ở Hoa Kỳ.
Đúng 1 năm sau, sau khi tôi được Giáo Quyền cho phép tôi trở thành thường dân, tôi đã giữ đúng như lời thề hứa trước kia với chị và tôi đã trở về VN cưới chị làm vợ và đã đưa cả 3 Mẹ con chị sang Hoa Kỳ chung sống với tôi. Đến lúc này, tôi mới hiểu rõ rằng, trong mỗi một cuộc sống của con người trên trần thế, dù lập gia đình hay sống độc thân, trong mọi hoàn cảnh khác biệt nhau và trong mọi môi trường sinh sống khác biệt nhau, mỗi người đều phải trả cho cái giá đắt hoặc rẻ của nó, mà mỗi người đã tự chọn lựa môi trường cho cuộc sống của mình.
Nhưng ngay bây giờ, nếu ai hỏi tôi : Nên Lập Gia Đình hay Nên Đi Tu, thì tôi thực tâm sẽ trả lời họ rằng:  Nên Đi Tu thì hơn, như người ta thường nói Tu Là Cõi Phúc, Tình Là Giây Oan. Vì tôi là người đã có diễm phúc được từng trải  nhiều năm sống trong 2 môi trường khác biệt nhau này, mà nhờ đó, tôi mới biết rõ đời sống vợ chồng không đơn giản như tôi nghĩ khi tôi còn đang trong thiên chức Linh Mục. Quả thật đúng như câu nói: Có nằm trong chăn mới biết chăn có rận và giờ đây, làm tôi nhớ lại những lời nhắn nhủ chân thành của một Linh Mục lớn tuổi, mà tôi kính trọng Ngài như người Anh Cả của tôi, đã nói với tôi trước ngày tôi về VN lần đầu:
Tôi biết Cha có một đời sống rất thánh thiện ( Religious life) với lòng tự tin mãnh liệt (Strongly self-confident) vào Đấng Quyền Năng Tối Cao sáng tạo ra trời đất và con người chúng ta, đó là 2 yếu tố tiên quyết, cần phải có đối với những vị tu hành thuộc bất cứ tôn giáo nào, mà Cha đã có, nhưng trên thực tế, nếu có 2 yếu tố này vẫn chưa đủ sức lực, để chống chọi lại những cạm bẫy cám dỗ của đồng tiền và tình dục, mà chúng ta luôn luôn cần phải ý thức và tự cảnh giác lòng mình trước những cạm bẫy cám dỗ này, kẻo không, chúng ta sẽ bị rơi vào cạm bẫy, rồi tới lúc đó lại đổ vạ cho ma quỷ cám dỗ chúng ta. Vậy xin Cha hãy ghi nhớ 2 câu nói sau đây trong đời sống tu hành của chúng ta là:
 
Phòng Bệnh Hơn Chữa Bệnh và Lúa Chín Đầy Đồng, Nhưng Thợ Gặt Thì Ít, chứ không thiếu như nhiều người tưởng lầm. Nhiều lúc ngồi một mình thầm lặng để suy ngẫm lại những lời nhắn nhủ này, tôi mới cảm thấy thấm thía cho cuộc đời hiện tại của tôi.

Phó Tế Nguyễn Mạnh San
Cựu Phụ Tá Trưởng Phòng Tố Tụng
Đặc Trách Luật Sư Đoàn Liên Bang và Nhập Tịch 
Toà Án Liên Bang Hoa Kỳ
Oklahoma City, Oklahoma

image

  
           Mê Hồn Tựu Kế
 
     Yêu người giảng nhớ tín trung
   Lửa tình đốt cháy áo chùng thày tu!
 
     Mê hồn lược kể vốn xưa nay
     Lịch sử đông tây vẫn tỏ bày
     Trận thế hóa trang dùng dụ địch
     Thiên thời chờ đợi để ra tay
     Nhân hòa đã đến liền hành động
     Địa lợi lừa vào hết thể xoay
     Tựu kế yêu kiều giăng cạm bẫy
     Chim sa lồng chận khó xa bay!
   
     Mồi ngon dành sẵn cớ sao bay!
     Xác thịt ham nên tạo cảnh này
     Bào chữa đam mê do quỷ xúi
     Đổ thừa thúc giục khiến tâm say
     Cầm cày còn muốn quay đầu lại (1)
     Thì luống khôn làm để được ngay
     Ô-uế chết giành chôn kẻ chết (2)
     Hứa rồi gắng giữ chớ xuôi tay!
       Hoài Việt Nguyễn Vĩnh Tường
 
(1) Chúa Giê –su nói:““Ai đã tra tay cầm cày mà còn ngoái lại đàng sau, thì không thích hợp với Nước Thiên Chúa.” (Lc9,62)