Underwater mother Mary Statue

Underwater mother Mary Statue

Malaysia flight searching team found underwater mother Mary Statue. it’s a Miracle
httpv://www.youtube.com/watch?v=-WGVqMgCYP8

Every year, thousands of persons who are not afraid to dive, go there underwater to pray. It’s near Philippines. The Mother Mary statue was placed there years ago to prevent bad persons to kill thousand of fishes underwater with dynamites. And it did work as they knew that this statue was there so they did stopped their activity. Ave Maria.

Người Uighur từ đâu đến?

Người Uighur từ đâu đến?

Thứ năm, 24 tháng 4, 2014

Một nhóm Uighur bị chặn bắt ở Songla, miền Nam Thái Lan hồi tháng 3/2014

Câu chuyện về các nhóm người Hồi giáo dân tộc Uighur tìm cách sang Việt Nam bị bắt và trao nộp về cho quân Trung Quốc đang thu hút sự chú ý của dư luận quốc tế.

BBC Tiếng Việt giới thiệu các nguồn quốc tế về dân tộc Uighur từ trong lịch sử và các vấn đề họ đang gặp phải hiện nay ở Trung Quốc:

Là một trong số nhiều bộ lạc nói tiếng Turkic (Thổ) thời cổ, người Uighur hiện nay tập trung đông nhất tại Tân Cương, (Trung Quốc) nhưng cũng sống ở Pakistan, Kazachstan, Thổ Nhĩ Kỳ, Uzbekistan, Kyrgyzstan, Nga.

Ngoài ra họ có các cộng đồng nhỏ ở cả Ukraine, Đức và một số nước khác do lưu lạc đến sau này.

Các sử liệu Phương Tây ghi nhận sự tồn tại của Đế Quốc Hồi Hột (Uighur Empire) có thủ đô ở Karabalghasun bên bờ sông Orhon, ở về phía Tây của Trung Hoa.

Có hai nhóm Uighur chính: những người du mục, nổi tiếng về đua ngựa và từng được người Hán gọi là tộc Cao Xa hoặc Thiết Lặc, và những cộng đồng định cư làm nghề nông.

Về mặt chủng tộc, họ thuộc nhóm Âu Á (Eurasian) nên có nhiều nét hình thể giống người Đông Á nhưng cũng có những người mũi cao, tóc sáng.

Theo Britannica, đế quốc của người Uighur mà dân Hán cũng gọi là Duy Ngô Nhĩ, đã có quan hệ gắn chặt với các triều đại Trung Hoa.

Người Uighur thuộc nhóm Âu Á và có nền văn hóa lâu đời

Tuy thế, họ không bị người Hán coi là mối đe dọa như nhóm Hung Nô và người Uighur từng giúp vua Đường dẹp loạn An Lộc Sơn năm 755.

Các triều vua Hán thường mua ngựa của người Uighur và bán cho họ các sản phẩm nông nghiệp.

Một vị vương của tộc Uighur, Mouyu còn từng viếng thăm kinh đô Lạc Dương của Trung Hoa.

Vì có ngôn ngữ và tôn giáo giống các dân tộc Trung Á, người Uighur là cầu nối giữa Trung Hoa và các vùng phía Tây.

Kashgar, đô thị có từ thời cổ của người Uighur mà nay thuộc về Tân Cương, Trung Quốc, từng là một trung tâm thương mại trên Con đường Tơ lụa giữa Đông và Tây ở châu Á.

Đầu thế kỷ 20, người Uighur từng tuyên bố độc lập ngắn ngủi ở vùng Đông Hồi (East Turkestan).

Đến năm 1949, chính quyền Mao Trạch Đông thắng trong cuộc nội chiến ở Hoa lục, đưa quân vào làm chủ vùng đất này và gọi là Tân Cương, miền biên giới mới.

Trung Quốc lo ngại gì?

BBC News trích lời giới vận động người Uighur nói rằng văn hóa, thương mại và tôn giáo của họ bị chính quyền Trung Quốc trói buộc.

Trung Quốc cũng bị tố cáo đã tăng cường trấn áp người Uighur sau các cuộc biểu tình trong thập niên 1990 và trước thời gian diễn ra Thế Vận hội Bắc Kinh 2008.

Vẫn theo trang BBC News, trong thập niên qua, nhiều nhân vật nổi trội từ cộng đồng Uighur ở Tân Cương, ước tính có khoảng 9-10 triệu người, đã bị Trung Quốc bắt hoặc truy đuổi khiến họ phải trốn ra nước ngoài tỵ nạn.

Chính quyền Bắc Kinh nói có các nhóm ly khai Uighur và thậm chí có cả những tổ chức khủng bố thuộc sắc dân này.

Ngược lại, các nhóm vận động người Uighur tố cáo Bắc Kinh đưa di dân Hán vào vùng Tân Cương, bắt đầu từ các ‘binh đoàn’ lao động sản xuất nhưng có vũ trang từ thời Mao tới các đợt mới ồ ạt hơn về sau này.

Đại biểu từ Tân Cương tham gia Quốc hội Trung Quốc

Họ cho rằng các nhóm Hán tộc di dân vào Tân Cương làm loãng đi bản sắc của người bản địa và người Uighur trở thành thiểu số ngay tại tân Cương.

Vụ xung đột sắc tộc nghiêm trọng nhất xảy ra vào tháng 7 năm 2009 tại Urumqi, thủ phủ Tân Cương khi đám đông người Uighur tràn ra phố, tấn công người Hán, chém chết cả phụ nữ và trẻ em.

Vài ngày sau, các nhóm thanh niên Hán dùng gậy và thanh sắt đã ra phố lùng bắt và đánh trả người Uighur, gây ra thương vong và khiến chính quyền phải đưa quân cảnh ra phố.

Trong vụ bạo lực đó, gần 200 người đã bị thiệt mạng và theo truyền thông Trung Quốc thì đa số nạn nhân là người Hán.

Đầu tháng 3 năm nay, tại nhà ga xe lửa Côn Minh, tỉnh Vân Nam đã xảy ra một vụ tấn công nghiêm trọng nữa bằng đao mà các mạng xã hội Trung Quốc nói là do các thủ phạm người Uighur thực hiện.

Trong vụ việc, có ít nhất trên 40 thường dân Trung Quốc thiệt mạng và hơn 140 người bị thương.

Giới quan sát từ bên ngoài nói vụ tấn công gây ngạc nhiên vì cộng đồng Uighur ở Vân Nam và Hồ Nam chỉ có vài nghìn dân làm nghề trồng cấy, ít liên hệ với nhóm Uighur gốc du mục Tân Cương.

Tuy thế, các nguồn tin như New York Times cũng nói sau vụ đâm chém tại ga Côn Minh, công an Trung Quốc vây các khu nhà của người Uighur trong tỉnh và tiến hành các vụ bắt bớ.

Các đợt trấn áp cũ và mới có thể là lý do khiến một số nhóm Uighur tìm đường xuống Đông Nam Á.

Hội Uighur Thế giới tin rằng nhóm gặp nạn ở Bắc Phong Sinh là đồng bào của họ

Ngoài Việt Nam và Thái Lan, họ cũng đến cả Campuchia và một nhóm từng bị chính quyền Hun Sen trục xuất về Trung Quốc năm 2009.

Theo nhà báo Hamid Ismailov từ ban Trung Á của BBC, người Uighur chạy xuống Đông Nam Á là để tìm đường vòng trở lại Thổ Nhĩ Kỳ, nước cho họ trú ngụ do có cùng nguồn gốc ngôn ngữ và tôn giáo.

Mục tiêu của các nhóm Uighur vì thế không phải là tìm cách định cư ở lại Thái Lan hay Việt Nam.

Dù vậy, chính quyền các nước này đã tìm cách trục xuất họ về Trung Quốc.

Cách đối xử này khác hẳn với chuyện các nước Asean thường cho người tỵ nạn Bắc Hàn sang Nam Hàn định cư.

Vì dù tồn tại như một dân tộc có hàng triệu người nhưng lại không có nhà nước riêng, người Uighur đang phải chịu sự đưa đẩy của hoàn cảnh mà không có quốc gia nào bảo vệ.

 

Người Uighur kêu gọi LHQ điều tra VN

Người Uighur kêu gọi LHQ điều tra VN

Thứ tư, 23 tháng 4, 2014

Ông Dilshat Rashit kêu gọi Liên Hiệp Quốc điều tra Việt Nam

Hội Người Uighur Thế giới kêu gọi Liên Hiệp Quốc điều tra Việt Nam về vụ đổ máu ở cửa khẩu Bắc Phong Sinh, tỉnh Quảng Ninh.

Ông Dilshat Rashit, phát ngôn viên của hội có trụ sở tại Đức nói với BBC tiếng Trung chiều 22/4:

“Chúng tôi khẩn thiết đề nghị Liên Hiệp Quốc hành động của chính quyền Việt Nam, vốn làm chết người Uighur, xem liệu họ có vi phạm Công ước Liên Hiệp quốc về Người Tị nạn hay không.”

Điều 31 của Công ước được gần 150 nước phê chuẩn cấm các nước thành viên trừng phạt những người vào nước họ từ nơi tính mạng hay sự tự do của họ bị đe dọa với điều kiện người nhập cư trái phép phải trình diện chính quyền và chứng minh được họ có lý do chính đáng để vượt biên.

Tuy nhiên Việt Nam chưa phải là thành viên của công ước có hiệu lực từ năm 1954 này.

Trong vụ người Uighur bị cho là cướp và nổ súng ở cửa khẩu Bắc Phong Sinh, hai lính biên phòng Việt Nam thiệt mạng.

Năm người Uighur cũng tử vong, ba người nhảy từ trên tầng ba xuống “tự tử” và hai người bị “bắn chết”, theo lời Đại tá Lê Tiến Thanh, Chỉ huy trưởng Bộ đội biên phòng Việt Nam nói với VTV hôm 18/4.

“Khi đã hoàn chỉnh thủ tục hồ sơ thì bạn [công an Trung Quốc] sang tiếp nhận để chuẩn bị ký vào hồ sơ thì bất ngờ vùng dậy, có hành động cướp súng của chiến sỹ biên phòng làm nhiệm vụ và đập vỡ ghế lấy chân để chống đối lại lực lượng công vụ và chúng đã cướp được một súng của biên phòng và dùng súng đó bắn lại lực lượng chức năng tại cửa khẩu.”

Chỉ huy Biên phòng Quảng Ninh, Đại tá Lê Tiến Thanh

Về nội tình vụ cướp và nổ súng, ông Thanh nói:

“Khi đã hoàn chỉnh thủ tục hồ sơ thì bạn [công an Trung Quốc] sang tiếp nhận để chuẩn bị ký vào hồ sơ thì bất ngờ vùng dậy, có hành động cướp súng của chiến sỹ biên phòng làm nhiệm vụ và đập vỡ ghế lấy chân để chống đối lại lực lượng công vụ và chúng đã cướp được một súng của biên phòng và dùng súng đó bắn lại lực lượng chức năng tại cửa khẩu.”

Trong khi đó phát ngôn viên Dilshat của Hội người Uighur Thế giới nói nhóm 16 người Uighur, trong đó có bốn phụ nữ và hai trẻ em, muốn được gặp các quan chức Liên Hiệp Quốc.

Tuy nhiên phía Việt Nam hoặc không hiểu hoặc hiểu những không đáp ứng.

Ông nói nhóm người Uighur đã chống cự khi thấy cảnh sát Trung Quốc xuất hiện ở Bắc Phong Sinh và dẫn tới vụ đổ máu.

Trang Bấm Facebook của Hội Người Uighur Thế giới cũng dẫn lại lời một blogger của Việt Nam, người đặt câu hỏi ai đã cho phép cảnh sát Trung Quốc mang theo vũ khí vào Bắc Phong Sinh và tại sao phải mất ba tiếng người ta mới có thể khống chế được nhóm người Uighur vốn chỉ có một khẩu súng và “không quá năm viên đạn”.

Không cấp hộ chiếu

Phát ngôn viên này nói hiện Hội Uighur Thế giới cũng không thể xác định được tung tích của nhóm người bị Việt Nam trả về và nói thêm.

“Sau sự cố này, cảnh sát địa phương [Trung Quốc] đã có đợt trấn áp người Uighur và bắt một số người cũng như tăng cường giám sát.”

Chỉ trong những ngày cuối tuần trước đã có 37 người bị bắt khi toan vào Việt Nam và 15 người bị bắt ở biên giới Thái Lan/Campuchia.

Cả Thái Lan và Việt Nam đều không phải là thành viên của Công ước Liên Hiệp Quốc về Người Tị nạn trong khi Campuchia đã phê chuẩn công ước này hồi năm 1992.

Phát hiện một hành tinh giống Trái đất ngoài Thái Dương hệ

Phát hiện một hành tinh giống Trái đất ngoài Thái Dương hệ

Hành tinh Kepler-186f

Hành tinh Kepler-186f

NASA/JPL-Caltech

Thanh Phương

Một êkíp các nhà thiên văn học quốc tế hôm qua, 17/04/2014, loan báo đã phát hiện hành tinh đầu tiên ngoài Thái Dương hệ có kích thước tương đương với Trái đất và có nhiệt độ giúp cho nước có thể tồn tại dưới dạng lỏng và như vậy sự sống có thể tồn tại. Hành tinh này nằm cách Mặt trời 490 năm ánh sáng ( 1 năm ánh sáng = 9.460 tỷ km ).

Hành tinh này, được đặt tên là Kepler-186f, đã được phát hiện nhờ kính viễn vọng không gian Kepler. Kepler-186f nằm trên một quỹ đạo chung quanh một ngôi sao, nhỏ hơn và ít nóng hơn Mặt Trời, trong một vùng mà nước có thể tồn tại ở dạng lỏng. Theo các nhà khoa học, đứng đầu là một nhà thiên văn học của cơ quan không gian Hoa Kỳ, phát hiện nói trên càng làm tăng thêm khả năng tìm thấy các hành tinh tương tự như Trái Đất trong Giải Ngân Hà.

Trong số gần 1.800 hành tinh ngoài Thái Dương hệ được phát hiện từ năm 1994, có khoảng 20 hành tinh xoay quanh ngôi sao nằm trong vùng có thể có sự sống. Nhưng các hành tinh đó lớn hơn Trái Đất nhiều và như vậy khó mà xác định là chúng được cấu tạo bằng đá hay bằng khí.

Vào cuối năm 2013, các nhà thiên văn học đã thẩm định có hàng tỷ hành tinh có kích thích tương đương với Trái đất nằm trên quỹ đạo chung quanh các ngôi sao tương tự như Mặt trời trong Giải Ngân Hà.

Telegraph cho biết, Trung Quốc sẽ trở thành quốc gia Kitô giáo lớn nhất vào năm 2030

Telegraph cho biết, Trung Quốc sẽ trở thành quốc gia Kitô giáo lớn nhất vào năm 2030

Chuacuuthe.com

VRNs (23.4.2014) – Sài Gòn – Theo Telegraph cho biết, Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa tuy là một quốc gia vô thần nhưng điều đó đang thay đổi một cách nhanh chóng khi nhiều người trong số 1,3 tỷ dân của đất nước này tìm kiếm ý nghĩa và sự an ủi tinh thần, cái mà cả chủ nghĩa cộng sản lẫn tư bản đều không cung cấp được.

Kitô giáo nói riêng đã tăng vọt kể từ khi các nhà thờ bắt đầu được mở cửa sau cái chết của Chủ tịch Mao vào năm 1976, báo hiệu sự kết thúc của Cách mạng Văn hóa.

Kitô giáo nói riêng đã tăng vọt kể từ khi các nhà thờ bắt đầu được mở cửa sau cái chết của Chủ tịch Mao vào năm 1976

Kitô giáo nói riêng đã tăng vọt kể từ khi các nhà thờ bắt đầu được mở cửa sau cái chết của Chủ tịch Mao vào năm 1976

Chỉ không đầy bốn thập kỷ sau đó, một số đã tin rằng Trung Quốc giờ đây đã sẵn sàng để trở thành không chỉ quốc gia số một thế giới về kinh tế nhưng còn là quốc gia có số dân Kitô giáo đông nhất.

Fenggang Yang cho biết,”Theo tính toán của tôi, Trung Quốc sẽ sớm trở thành quốc gia Kitô giáo lớn nhất trên thế giới”. Ông là một Giáo sư xã hội học tại Đại học Purdue và là tác giả của cuốn ‘Tôn Giáo ở Trung Quốc: Sống sót và Phục hưng dưới quyền Cộng sản .

Cộng đoàn Tin Lành Trung Quốc chỉ có một triệu thành viên vào năm 1949, đã vượt qua các nước được mang danh vì sự ‘bùng nổ Tin Lành’. Trong năm 2010, có hơn 58 triệu người Tin Lành ở Trung Quốc so với 40 triệu ở Brazil và 36 triệu ở Nam Phi, theo Diễn đàn về Tôn giáo và đời sống công cộng của Trung tâm nghiên cứu Pew cho biết.

Cũng theo ông Yang dự đoán, đến năm 2030, tổng số Kitô hữu ở Trung Quốc, bao gồm cả người Công giáo, sẽ vượt quá con số 247 triệu, vượt qua cả Mexico, Brazil và Hoa Kỳ như những cộng đồng Kitô giáo lớn nhất trên thế giới.

Giáo sư Yang nói tiếp, “Mao nghĩ rằng ông ta có thể loại bỏ tôn giáo. Ông ta nghĩ rằng mình đã thực hiện được điều này”. “Điều đó thật mỉa mai – họ đã không thực hiện được. Họ thực sự thất bại hoàn toàn.”

Theo Telegraph nhận định, làn sóng lan truyền mới của Kitô giáo đã khiến Đảng Cộng sản phải gãi đầu.

Một số quan chức cho rằng, các nhóm tôn giáo có thể cung cấp các dịch vụ xã hội mà chính phủ đôi khi không thể cung cấp, đồng thời tôn giáo cũng giúp đảo ngược cuộc khủng hoảng đạo đức ngày càng gia tăng trong một vùng đất, nơi mà tiền mặt, chứ không phải Cộng sản, đã trở thành vua.

Họ xem ra đồng ý với Thủ tướng Anh David Cameron, người đã nói vào tuần trước rằng Kitô giáo có thể giúp thúc đẩy trạng thái “tinh thần, thể lý và đạo đức” của nước Anh.

Tuy nhiên, những lãnh đạo khác của lãnh đạo Trung Quốc lại lo lắng về cách thức mà tôn giáo có thể định hình nền chính trị tương lai tại đất nước này, đồng thời có thể tác động lên sự nắm chặt quyền lực của Đảng Cộng sản.

Bà Shi, một nhà giảng thuyết tại Liushi, người cẩn thận mô tả hội thánh của bà thuộc hội ‘yêu nước’, cho biết: “Họ muốn các mục sư rao giảng theo cách của Cộng sản. Họ muốn đào tạo con người để thực hành đường lối của Cộng sản.” “Họ không tin tưởng hội thánh, nhưng họ phải chịu đựng hoặc chấp nhận … vì số lượng các Kitô hữu đang phát triển – họ không thể chống lại điều đó. Họ không muốn 70 triệu Kitô hữu trở thành kẻ thù của họ.”

PV.VRNs

 

Trốn trong gầm bánh phi cơ bay từ California đi Hawaii

Trốn trong gầm bánh phi cơ bay từ California đi Hawaii
Monday, April 21, 2014

Nguoi-viet.com
HONOLULU, Hawaii (AP) – Giới hữu trách cho hay một thiếu niên 16 tuổi “rất may mắn” khi sống sót và không bị thương tích gì sau khi trốn trong gầm bánh phi cơ bay từ California đến Hawaii, chịu đựng độ lạnh gay gắt ở cao độ 38,000 feet (khoảng 11,582 m) và thiếu dưỡng khí.

“Người này cũng không nhớ gì về chuyến bay,” theo lời phát ngôn viên FBI, ông Tom Simon, ở Honolulu cho báo chí hay tối Chủ Nhật. “Việc cậu ta sống sót là điều hết sức ngạc nhiên.”

Một chiếc máy bay của hãng hàng không Hawaiian Airlines. (Hình: Getty Images)

Thiếu niên bị FBI thẩm vấn sau khi tìm thấy lang thang trên phi đạo ở phi trường Maui sáng Chủ Nhật mà không có giấy tờ, theo ông Simon.

Ông Simon cũng cho hay các hình ảnh video an ninh ghi nhận được tại phi trường San Jose cho thấy thiếu niên này, sống ở Santa Clara, tiểu bang California, leo qua hàng rào để đến gần chiếc phi cơ thuộc chuyến bay Flight 45 của hãng hàng không Hawaiian Airlines vào sáng ngày Chủ Nhật.

Thiếu niên này bỏ nhà đi sau cuộc cãi cọ, phát ngôn viên Simon cho hay.

Ông nói rằng khi chiếc Boeing 767 đáp xuống Maui, thiếu niên nhảy khỏi gầm bánh phi cơ và đi lang thang trên phi đạo.

“Cậu ta bất tỉnh trong phần lớn thời gian của chuyến bay,” theo ông Simon. Chuyến bay này kéo dài khoảng 5 tiếng rưỡi đồng hồ. (V.Giang)

 

Số người chết trên phà Sewol đã hơn 100

Số người chết trên phà Sewol đã hơn 100

Thứ ba, 22 tháng 4, 2014

Thi thể các nạn nhân đang được đưa lên bờ

Số người thiệt mạng được xác nhận trong vụ lật phà ở Nam Hàn hôm 16/4 đã vượt quá con số 100, trong lúc có thêm nhiều thi thể được các thợ lặn đưa ra khỏi chiếc phà chìm.

Tổng cộng 104 người bị xác nhận là đã chết, trong khi 198 người vẫn còn mất tích và được cho là kẹt bên trong phà.

Hiện vẫn chưa rõ nguyên nhân nào khiến chiếc phà bị lật úp và chìm hai tiếng sau đó.

Bảy thành viên thủy thủ đoàn đã bị bắt giữ. Những người này đang bị dư luận chỉ trích dữ dội vì đã không sơ tán hành khách khi phà bị nghiêng.

Các hành khách đã được yêu cầu ở yên tại chỗ do thủy thủ đoàn bối rối không biết có nên ra lệnh cho họ rời phà hay không.

Tổng thống Nam Hàn Park Geun-hye hôm 21/4 đã lên án hành động của một số thành viên thủy thủ đoàn và gọi đó ‘không khác gì sát nhân’.

Robot sẵn sàng

Tổng cộng 174 người đã được giải cứu khỏi phà Sewol, vốn đang trên đường từ thành phố Incheon ở tây bắc đến đảo Jeju ở phía nam.

Có 476 hành khách ở trên tàu, trong đó có 339 học sinh và giáo viên đang trên đường đi dã ngoại.

Nhiều người trong số này đã bị kẹt bên trong phà khi nó nghiêng sang một bên và chìm sau đó.

Các thợ lặn vẫn đang lùng sục phần thân tàu bị chìm

Các thợ lặn hải quân đang lùng sục trong phà để tìm kiếm những người thiệt mạng. Thi thể các nạn nhân đang được đưa về cảng ở đảo Jindo một cách đều đặn, phóng viên BBC Jonathan Head tường thuật từ Jindo.

Mặc dù đã tiến vào được nhiều nơi trên phà lật úp, các thợ lặn vẫn đang cố gắng tiếp cận khu vực nhà hàng, nơi nhiều hành khách bị cho là còn bị mắc kẹt.

Một robot hoạt động dưới nước cũng đã được đưa đến cảng Jindo sáng 22/4 để sẵn sàng triển khai trục vớt phà lên mặt nước, cũng theo phóng viên Jonathan Head.

Giới chức cứu hộ nói họ sẽ tiếp tục cùng các thợ lặn tìm kiếm thêm hai ngày nữa, nhưng gia đình các nạn nhân đã đồng ý cho phép trục vớt phà sau đó.

Cuộc điều tra đang tập trung vào việc phà quay đầu đột ngột, vốn được cho là làm phà mất thăng bằng dẫn đến bị lật và khả năng nhiều người có thể đã được cứu sống nếu lệnh sơ tán được đưa ra kịp thời.

Thuyền trưởng Lee Joon-seok không có mặt trong phòng điều khiển vào thời điểm chiếc phà bắt đầu nghiêng.

Người cầm lái lúc đó là một tài phụ không có kinh nghiệm trên các vùng biển nhiề̉u sóng gió, phía công tố cho biết.

 

Ba lý do người Uighur tới Việt Nam

Ba lý do người Uighur tới Việt Nam

Nguyễn Hùng

BBC Tiếng Việt

Thứ hai, 21 tháng 4, 2014

Người Uighuir chờ ra tòa ở Thái Lan hồi tháng Ba năm 2014

Nhiều người Uighuir cũng bị Thái Lan kết tội nhập cảnh trái phép trong tháng Ba

Vụ việc vượt biên trái phép của người Trung Quốc qua cửa khẩu Bắc Phong Sinh, Quảng Ninh hôm 18/4 cuối cùng đã làm bảy người chết và nhiều người bị thương.

Một trong những lý do mà một nhà báo Việt Nam đưa ra là sự không hiểu biết lẫn nhau giữa hai bên. Người Uighur, hay còn gọi là Duy Ngô Nhĩ, có vẻ không hiểu những gì mà lính biên phòng Việt Nam và Trung Quốc nói với họ khi buộc họ phải trở về Trung Quốc ngay lập tức.

Sĩ quan phiên dịch của cuộc gặp, Thiếu tá Nguyễn Minh Đãi, 43 tuổi, người được điều động từ Đồn Biên phòng Cửa khẩu Quốc tế Móng Cái xuống Bắc Phong Sinh đã chết cùng Thiếu úy Lê Vũ Việt, 24 tuổi trong vụ đụng độ trưa ngày 18/4.

Năm người Uighur bị chết và lý do được quan chức Quảng Ninh nói với BBC là họ nhảy từ tầng cao của đồn biên phòng xuống.

Số người còn lại được phía Việt Nam ngay lập tức trao cho phía Trung Quốc.

Những bức hình được truyền thông Việt Nam đăng tải cho thấy lính Trung Quốc mặc đồ rằn ri và mang mũ có biển ‘Công an Quảng Tây’, tỉnh giáp ranh với Quảng Ninh đã có mặt ở cửa khẩu Bắc Phong Sinh để nhận bốn phụ nữ mang khăn trùm đầu cùng hai trẻ nhỏ.

Những người đàn ông hoàn toàn không xuất hiện trong các bức ảnh được đăng tải chính thức cho dù trên mạng xã hội cũng có những ảnh được cho là chụp thi thể của những người Uighur, có người nằm đè lên nhau, trên xe gia súc kéo.

Việc Việt Nam ngay lập tức trao trả người Uighur mà không qua xét xử và tìm hiểu nguyên nhân họ phải bỏ nhà mang theo trẻ nhỏ ra đi đã gây ra chỉ trích.

Công dân mạng cũng bất bình với hình ảnh các thi thể người Uighur nằm ngổn ngang.

Chính sách ‘Hán hóa’

Một đồng nghiệp của BBC tiếng Trung nói anh có nói chuyện với một người Uighur đang sống lưu vong ở London và những người Uighur hải ngoại biết rất ít về hàng ngàn người Duy Ngô Nhĩ sống ở tỉnh biên giới Vân Nam.

Đồng nghiệp BBC cũng nói thường mỗi khi có chuyện gì xảy ra với người Uighur ở Tân Cương, nơi có hàng triệu người Duy Ngô Nhĩ sinh sống, người Uighur hải ngoại thường lên tiếng ngay lập tức và cũng thường gắn thêm động cơ chính trị cho những gì xảy ra.

Nhưng trong trường hợp này chưa có tuyên bố gì từ hội người Uighur hải ngoại.

Mặc dù vậy anh cũng nói sau vụ tấn công bằng dao ở Côn Minh khiến gần 30 người chết và hàng trăm người bị thương hồi tháng Ba, Trung Quốc đã trục xuất người Uighur ở nhiều tỉnh về lại Tân Cương.

Phái đoàn Uighur từ Tân Cương ở Quốc hội Trung Quốc đầu tháng Ba

Trong tháng Ba cũng diễn ra vụ tấn công bằng dao của người Uighur ở Côn Minh

Ngoài Việt Nam, người Uighur cũng tới Thái Lan

Năm nay cũng là kỷ niệm năm năm vụ bạo động ở thủ phủ Urumqi của Tân Cương hồi tháng Bảy năm 2009 làm hơn 200 người chết và hàng ngàn người bị thương.

Mỗi trường hợp ra đi của người Uighur đều có những lý do cá nhân.

Nhưng có ba lý do bao trùm cho mọi cuộc “bỏ phiếu bằng chân” từ khi Trung Quốc kiểm soát toàn diện Tân Cương hồi năm 1949.

Đó là: đói nghèo, phân biệt đối xử và bị đẩy ra rìa xã hội.

Chính sách ‘Hán hóa’ của Trung Quốc, với mục tiêu người Hán chiếm đa số ở mọi nơi, khiến cho số người Hán ở Tân Cương chiếm tới 40% theo thống kê từ vài năm về trước.

Trong những vụ ra đi gần đây, người ta thấy người Uighur thường kéo cả gia đình đi theo.

Riêng trong những ngày cuối tuần qua, số người Uighur vượt biên vào Việt Nam và Thái Lan đã là 51 người trong đó có năm người thiệt mạng ở Bắc Phong Sinh.

Các quan chức Việt Nam không tiết lộ gì về danh tính 21 người vượt biển vào Việt Nam mà Hà Nội nói phía Trung Quốc đã bắt giữ.

Nhưng nhóm 16 người vào Việt Nam ở Bắc Phong Sinh và nhóm 15 người bị bắt ở Sa Kaeo, Thái Lan có cả thảy bảy phụ nữ và chín trẻ em.

Báo Phnom Penh Post nói những người Uighur cảm thấy họ không thể sống nổi ở quê hương do chính sách hà khắc của chính quyền Trung Quốc.

‘Tị nạn’

Trên thực tế chuyện người Uighur vào Việt Nam để tới nước thứ ba, có thể là Thổ Nhĩ Kỳ, nơi có cộng đồng lớn người Uighur, đã từng xảy ra.

Sau bạo động ở Tân Cương hồi năm 2009, một nhóm 22 người Duy Ngô Nhĩ cũng đã băng qua Việt Nam để tới Campuchia nộp đơn xin tị nạn.

Tuy nhiên Phnom Penh đã trả họ về Trung Quốc dưới sức ép của Bắc Kinh cho dù không phải là trả vội vàng qua biên giới như Việt Nam.

Ngay cả Thái Lan, nước cởi mở hơn với người tị nạn so với Việt Nam và Campuchia, hồi tháng trước cũng kết án hàng chục người Uighur xâm nhập trái phép cho dù Hoa Kỳ kêu gọi Bangkok bảo vệ những người này.

Cảnh sát bán quân sự ở Tân Cương nơi gần như năm nào cũng có bất ổn

Cách hành xử của Việt Nam, dù nay đã là thành viên Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc, là điều khó tránh khỏi.

Sức ép của Trung Quốc với Việt Nam, cả về chính trị, thương mại và quân sự, luôn hiện hữu.

Người ta cũng đã đặt câu hỏi tại sao Trung Quốc thông báo cho phía Việt Nam về cả hai vụ người Uighur toan vượt biên vào Quảng Ninh nhưng vì lý do nào đó bản thân phía Trung Quốc lại không thể chặn được những người này rời Trung Quốc.

“…Nếu Trung Quốc gặp vấn đề với người Hồi giáo Tân Cương và phật tử ở Tây Tạng thì Việt Nam cũng từng có vấn đề với người Thượng ở Tây Nguyên và người H’Mong ở Mường Nhé, Điện Biên. “

Và nếu Trung Quốc gặp vấn đề với người Hồi giáo Tân Cương và Phật tử ở Tây Tạng thì Việt Nam cũng từng có vấn đề với người Thượng ở Tây Nguyên và người H’Mong ở Mường Nhé, Điện Biên.

Những người Thượng và người H’Mong cũng từng vượt biên qua Lào, Campuchia để tới Thái Lan với hy vọng được đi tỵ nạn và thực tế rất nhiều người đã tới được Hoa Kỳ.

Hiện chưa rõ động cơ cá nhân của nhóm hơn 50 người Uighur mới nhất bỏ nước ra đi và một luật sư ở Việt Nam nói đáng ra Hà Nội cần điều tra rõ ràng vụ việc trước khi có quyết định trao trả những người Duy Ngô Nhĩ muốn vào Việt Nam.

Khi bạo động Tân Cương xảy ra hồi năm 2009, Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan đã coi những gì xảy ra là “hành động diệt chủng” cho dù Bắc Kinh nói hầu hết trong số 200 người chết ở Urumqi là người Hán.

Với đợt bỏ trốn mới nhất này, Trung Quốc không công khai lý do tại sao người Uighur phải ra đi và những lời kêu gọi những nước như Việt Nam điều tra không phải không có lý.

Nhưng thực hiện theo những lời kêu gọi đó lại bất khả thi với chính sách hiện nay của Việt Nam về nhân quyền và cách tiếp cận ngoại giao hiện có của Hà Nội đối với Bắc Kinh.

 

Nhà văn lớn nhất của Nam Mỹ vừa qua đời

Nhà văn lớn nhất của Nam Mỹ vừa qua đời
Friday, April 18, 2014

Nguoi-viet.com


Hà Tường Cát/Người Việt

MEXICO CITY – Gabriel Garcia Marquez, 87 tuổi, văn hào người Colombia nổi danh khắp thế giới với tác phẩm “Trăm Năm Cô Đơn,” qua đời hôm Thứ Năm 17 tháng 4, 2014, tại Mexico City, nơi ông đã sống 30 năm cuối đời.

Gabriel Garcia Marquez những năm cuối cùng ở Mexico. (Hình: Suzana Gonzalez/Bloomberg via Getty Images)

Bản tuyên dương của Hàn Lâm Viện Thụy Điển khi trao giải Nobel Văn Học năm 1982 cho ông viết: “Mỗi tác phẩm mới của G.G Marquez được đón nhận bằng những lời chỉ trích, và độc giả đón nhận như một biến cố trọng đại trên thế giới.”

Tổng Thống Mexico Enrique Pena Nieto gọi Marquez là “một trong những nhà văn vĩ đại nhất của mọi thời đại.”

Cựu Tổng Thống Hoa Kỳ, Bill Clinton, cho rằng Marquez đã “nắm bắt được trọn vẹn niềm vui, nỗi buồn của cả loài người,  bằng trí tưởng tượng thiên tài, cách suy nghĩ mạch lạc và một sự trung thực hiếm có trong cảm xúc.” Gia đình Tổng Thống Clinton gặp và ăn tối với Marquez ở nhà của văn sĩ  nổi tiếng người Mỹ, William Syron (1925-2006) năm 1994, sau nhiều năm ông bị từ chối visa vào nước Mỹ vì quá trình hoạt động chính trị.

Marquez được coi như nhà văn Nam Mỹ sáng tác bằng tiếng Tây Ban Nha vĩ đại nhất kể từ thời Miguel de Cervantes (1547-1616), tác giả “Don Quixote de la Mancha,” tiểu thuyết hiện đại đầu tiên ở Âu Châu  và là một trong những tác phẩm lớn nhất trong văn học Tây Phương.

Chủ nghĩa hiện thực là căn bản trong những tác phẩm của Garcia. Những tác phẩm đầu tay của ông phản ánh hiện thực cuộc sống ở quê hương Colombia. Nhưng sau đó vì dự tính quá nhiều chi tiết trước khi sáng tác nên ông chuyển sang hướng được gọi là chủ nghĩa hiện thực huyền ảo (magical realism).

Chủ đề chính yếu trong sáng tác của Marquez là sự cô độc. Tác phẩm quan trọng nhất trong sự nghiệp của ông và đã đưa đến giải thưởng văn chương Nobel năm 1982 là Trăm Năm Cô Đơn (Cien anos de soledad), viết trong 18 tháng, bắt đầu năm 1965, xuất bản năm 1967 ở Tây Ban Nha. Cuốn sách được dịch ra hơn 30 thứ tiếng, kể cả Việt Ngữ, và bán được khoảng 30 triệu bản.

Trăm Năm Cô Đơn bao gồm nhiều bình diện, phản ánh cuộc sống của các dân tộc châu Mỹ La Tinh và những sự kiện quan trọng trong lịch sử của miền đất này. Sự pha trộn giữa những yếu tố hiện thực và giả tưởng trong tiểu thuyết diễn tả giá trị thẩm mỹ của chủ nghĩa hiện thực huyền ảo của văn học. Sự tham lam, tính ích kỷ làm mất đi bản chất của những con người có đầy đủ thể lực, trí tuệ và chỉ có tình yêu thương mãnh liệt mới có thể là yếu tố cần thiết để vượt thoát khỏi sự cô đơn.

Bài phát biểu đọc ngày 8 tháng 12 năm 1982 tại Stockholm khi nhân lãnh giải Nobel do Hàn Lâm Viện Thụy Điển trao tặng, mang tựa đề “Sự cô đơn của Châu Mỹ La Tinh,” phác họa những nội dung Marquez viết trong các tiểu thuyết và truyện nngắn của mình. Ông nêu ra chủ nghĩa thực dân Âu Châu và di sản của nó, sự hủy diệt văn hóa Mỹ La Tinh và ông đặc biệt nhấn mạnh đến những quốc gia chịu ảnh hưởng tiêu cực do chính sách đối ngoại của các cường quốc với tình hình chính trị rối ren qua nhiều năm.

Theo Marquez, Nam Mỹ đã trải qua 5 cuộc chiến tranh và 17 vụ đảo chính mà hậu quả là đem đến những nhà lãnh đạo độc tài và sự thoái hóa trên mọi mặt của sinh hoạt xã hội. Ông phê phán quá trình giải phóng đất đai nhưng thay thế bằng sự áp đặt nền văn minh ngoại nhập. Ông đề cập đến một thực trạng là trong khi Âu Châu sẵn sàng chấp nhận văn hóa nghệ thuật của dân Mỹ La Tinh thì họ lại nhìn những nguyện vọng chuyển đổi bằng con mắt nghi ngờ và đồng ý với những hành động trấn áp của chính quyền quân phiệt. Marquez tin rằng mỗi dân tộc ở đây nên được có cơ hội để tạo dựng lý tưởng riêng cho vận mệnh của mình thoát ra khỏi nỗi cô đơn.

Trăm Năm Cô Đơn là chuyện về bảy thế hệ của một gia đình ở tỉnh Macondo, một địa danh tưởng tượng mà Marquez tạo nên phần nào theo mô hình của khu đô thị Aracataca, quê hương ông tại Colombia. Mặc dầu câu chuyện diễn tiến theo trình tự nhưng thời gian và lịch sử không hẳn đã là sự nối tiếp tự nhiên mà được linh động hóa. Không gian Macondo, một tỉnh được thành lập trong khu rừng nhiệt đới xa xôi hẻo lánh ngay đầu tiên đã là thể hiện cho nỗi đơn độc.

Biện bạch về nỗi cô độc tận cùng trong các tác phẩm của mình, Marquez cho rằng “cô độc  là điều mà tất cả mọi con người đều phải đối mặt lúc này hay lúc khác và mỗi người có những phương cách không giống nhau để thể hiện.” Do đó theo ông, “cô độc là cảm xúc xuất hiện trong tác phẩm của rất nhiều nhà văn, thâm chí có người không ý thức được rằng mình đang thể hiện sự cô độc qua ngòi bút.”

Những tác phẩm khác của ông không chỉ dựa theo chủ đề cô đơn. Ông đã giải thích: “Qua mỗi cuốn sách, tôi cố gắng đi theo một đường khác. Không thể áp đặt ý chí trong việc chọn lựa phong cách vì nếu gượng ép sẽ bất thành.” “La Violencia” lấy khung cảnh là cuộc nội chiến giữa các đảng phái chính trị Colombia trong thập niên 1960. “Tình Yêu thời (Dịch) Thổ Tả” (1985) là bản cáo trạng đối với một xã hội đánh giá con người không bằng phẩm giá mà bằng của cải sở hữu. Xã hội như thế bóp chết những tình cảm trong sáng tốt đẹp, muốn có tình yêu và hạnh phúc thì phải giải phóng con người khỏi xã hội ấy. “Vị Đại Tá Chờ Thư” (1961) mang tính cách huyền ảo đến mức nhân vật chính cũng không được gọi tên, tạo cho người đọc ấn tượng về sự vô danh của số phận con người. Luận điểm của truyện này là một lời nhắn nhủ, rằng đời người có khi phải sống bằng hy vọng dẫu rằng niềm hy vọng ấy có khi chỉ là ảo vọng.

Marquez có tổng cộng gần 20 truyện dài và 5 tuyển tập truyện ngắn. Cho đến những năm cuối cuộc đời, khi sức khỏe đã suy kém nhiều, ông vẫn còn sáng tác: “Sống Để Kể  Chuyện” (2002) là cuốn tự truyện về cuộc đời của chính ông. Cuốn hồi ký được coi là khá chân thực, đề cập rõ hơn về sự cô đơn, những trải nghiệm và ký ức còn lắng đọng trong một con người cô độc với những niềm đau, ước mơ, khát vọng và suy tư trăn trở về ý nghĩa cuộc sống qua cuộc đời đó.

Gabriel Garcia Marquez sinh năm 1927 ở Aracataca, theo học luật khoa đại học Cartagena, Colombia, nhưng chán ngán các môn học khô khan, quyết định bỏ học để chuyển sang lãnh vực văn chương dù rằng đã phải trải qua một giai đoạn rất khó khăn về sinh kế.

Ngay khi còn đi học, từ 1948 ông viết báo cho tờ El Espectador và bắt đầu những tác phẩm văn học đầu tiên bằng 10 truyện ngắn đã nhanh chóng nổi tiếng. Sau khi bỏ học ông chuyển về Barranquilla và tham gia một nhóm các nhà báo có tinh thần tiến bộ và nhờ đó có cơ hội tiếp cận với các nhà văn sau này nổi danh như William Fulkner và Ernest Hemingway. Năm 1955 ông làm đặc phái viên cho tờ El Espectador ở Thụy Sĩ, có dịp đến Ý và qua Paris. Ở đây ông được tin tờ báo bị đình bản, nhưng không nhận vé máy bay về nước mà ở lại Paris tiếp tục viết văn. Ba năm sau, ông trở về nước, đi qua Venezuela.

Năm 1960 khi cách mạng Cuba thành công, Marquez đến Havana làm phóng viên cho hãng thông tấn nhà nước Prensa Latina và trở thành bạn của Fidel Castro. Từ 1961 đến 1965, ông không viết được tác phẩm văn học nào trong khi làm phóng viên thường trú cho Prensa Latina ở New York rồi Mexico City.

Năm 1974, sau khi nổi tiếng trên thế giới với Trăm Năm Cô Đơn (1967), Marquez sống ở Mexico, Cuba, Paris và  tham gia các hoạt đông chính trị. Từ 1981, ông hoàn toàn sống lưu vong tại Mexico sau khi chính quyền bảo thủ Colombia lên án ông bí mật cung cấp tài chính cho phong trào du kích cánh tả M-19.

Bây giờ, những gì khiến người ta luyến tiếc Marquez không chỉ ở văn chương của ông mà còn vì những đặc điểm của con người ông: thể hiện qua tính cách hài hước, dí dỏm, ấn tượng sâu sắc về nỗi cô đơn, vẻ huyền ảo nhưng rất gần thực tế. Là người có lý tưởng cách mạng và hoạt động chính trị, các tác phẩm của ông luôn phản ánh chính trị và thời cuộc, nhưng ông không bao giờ để bị trói buộc vào ý thức hệ ấy khi viết. Đối với ông, sứ mệnh của một nhà văn cách mạng là phải viết hay, để tiểu thuyết của mình trình bày ra lý tưởng nhưng không bỏ quên khả năng lôi cuốn tác động người đọc bằng hiện thực.

Cuối cùng, có thể kể ra dưới đây một vài trong số 1,038 danh ngôn của Gabriel Garcia Marquez do trang goodreads.com  sưu tập:

Ký ức của trái tim thường xóa đi cái xấu và phóng đại cái tốt / Không thuốc nào có thể chữa nếu hạnh phúc không trị nổi / Già không ở tuổi tác mà do cảm nhận / Ai chờ mong nhiều chỉ có thể nhận được ít / Ít ai xứng đáng với nước mắt của ta nhưng kẻ nào xứng đáng sẽ không làm ta khóc. (HC)

Tai nạn phà Sewol : Hàn Quốc bị sốc mạnh, khoảng 300 người vẫn mất tích

Tai nạn phà Sewol : Hàn Quốc bị sốc mạnh, khoảng 300 người vẫn mất tích

24 tiếng đồng hồ sau thảm họa, lực lượng cứu hộ ráo riết tím người mất tích. Nhiều người còn kẹt trong phà Sewol. Ảnh chiếc phà chìm ngày 16/04.

24 tiếng đồng hồ sau thảm họa, lực lượng cứu hộ ráo riết tím người mất tích. Nhiều người còn kẹt trong phà Sewol. Ảnh chiếc phà chìm ngày 16/04.

REUTERS/Kim Kyung-Hoon

Anh Vũ

RFI

Một ngày sau vụ tai nạn chiếc phà biển Sewol bị đắm, cả đất nước vẫn trong cơn sốc mạnh. Hôm nay 17/04/2014, các lực lượng cứu hộ tiếp tục nỗ lực tối đa để tìm kiếm những người còn sống sót ngoài khơi Hàn Quốc. Các gia đình nạn nhân và dư luận bắt đầu trút phẫn nộ lên chính phủ và thủy thủ đoàn trong cách giải quyết vụ tai nạn.

Theo lực lượng bảo vệ bờ biển, hiện tại đã vớt được 9 thi thể nạn nhân. Vẫn còn 287 người mất tích trên tổng số 475 hành khách trên phà, trong đó có 325 học sinh trung học, theo thông báo mới.

Các đội cứu hộ tiếp tục làm việc trong cả đêm hôm qua dưới ánh đèn pha cực mạnh với hy vọng tìm được người sống sót, nhưng dòng biển chảy mạnh và tầm nhìn dưới nước hạn chế đã khiến các thợ lặn không thể vào được bên trong phần thân tàu bị chìm. Ba cần cẩu nổi khổng lồ đã được triển khai tại hiện trường để dựng lên lại chiếc tàu.

Vụ tai nạn khiến cả đất nước Hàn Quốc bàng hoàng, nhất là đa số nạn nhân là các học sinh nhỏ tuổi. Sau cơn sốc mạnh, các gia đình nạn nhân trút phẫn nộ lên chính phủ và thuỷ thủ đoàn về cách xử lý thảm hoạ

Thông tín viên Frederic Ojardias tại Seoul tường trình:

‘ Cả Hàn Quốc vẫn còn bàng hoàng trong cơn sốc mạnh. Nhật báo Chosun Ilbo chạy tựa : « Trong 140 phút cả đất nước chứng kiến cảnh những người con bị chết ngay trước mắt mình ».

Các sự kiện chính thức đều bị hoãn lại, Quốc hội cũng ngừng hoạt động. Tâm trạng chủ yếu của các gia đình lúc này là phẫn nộ. Phẫn nộ về cách xử lý vụ tai nạn của chính phủ. Ban đầu chính quyền đưa ra những con số để trấn an. Họ đã thông báo sai là tất cả các trẻ nhỏ đều đã được cứu sống.

Một phụ huynh còn ném cả chai nước vào mặt Thủ tướng khi ông đến gặp gỡ các gia đình nạn nhân. Nỗi phẫn nộ chủ yếu đổ lên thủy thủ đoàn.

Trong lúc xảy ra đắm tàu, thủy thủ đoàn đã nhiều lần ra lệnh cho hành khách phải ngồi yên, thế nhưng chính những người không chịu nghe lệnh thì lại sống sót.

Thủy thủ đoàn cũng đã chần chừ 18 phút sau vụ va chạm mới gọi điện kêu cứu. Cuối cùng, cũng giống như vụ đắm tàu Concordia ở ven biển nước Ý trước đây, thủy thủ đoàn và thuyền trưởng là những người đầu tiên rời khỏi chiếc phà. Viên thuyền trưởng đã bị cảnh sát thẩm vấn.

Trong số những nguyên nhân của thảm hoạ, người ta ngày càng thiên về khả năng phả va chạm với dải đá ngầm. Một số cơ quan truyền thông khẳng định, vì khởi hành muộn nên thuyền trưởng quyết định cho tàu đi đường tắt để đến nơi nhanh hơn.’

Xin xem thêm:

Nam Hàn tiếp tục tìm hành khách mất tích (BBC)

Phụ huynh học sinh trường Danwon thắp nến cầu nguyện

Cha Frans Van Der Lugt, S.J. nhà truyền giáo Dòng Tên tại Syria đã bị sát hại

Cha Frans Van Der Lugt, S.J. nhà truyền giáo Dòng Tên tại Syria đã bị sát hại

Chỉnh Trần, S.J.

4/7/2014

Bản tin từ Trụ sở Dòng Tên tại Rôma cho hay những kẻ vũ trang đã đột nhập cộng đoàn Dòng Tên tại Homs, bắt cóc và bắn chết cha Frans Van Der Lugt, S.J. một nhà truyền giáo Dòng Tên phục vụ tại Syria.

Cha Frans sinh tại Hà Lan năm 1938. Ngài gia nhập Dòng Tên năm 1958 và chịu chức linh mục năm 1971. Cha đã phục vụ tại Syria từ năm 1960. Bất chấp nguy hiểm từ cuộc nội chiến tại Syria, cha đã tình nguyện ở lại thành phố Homs để đồng hành và giúp đỡ những người dân bị kẹt lại thành phố chết chóc này.

Các nhân chứng nói rằng vị linh mục này đã trở thành mục tiêu trực tiếp của những kẻ vũ trang. Một tay súng đã bước vào cộng đoàn của các tu sĩ Dòng Tên, bắt cha Van Der Lugt, dẫn cha ra sau vườn và bắn vào đầu cha.

Cha Van Der Lugt là một nhân vật nổi tiếng ở Homs vì những nỗ lực của ngài trong việc giúp cho hàng viện trợ lọt qua những hàng rào phong tỏa để đến với dân chúng đang đói khát.

Trong một cuộc phỏng vấn hồi tháng hai, cha Van der Lugt cho biết ngài không muốn rời bỏ thành phố Homs. Ngài nói: “Người dân Syria đã cho tôi quá nhiều, lòng hảo tâm và tất cả những gì họ có. Họ đang chịu đau khổ, và tôi muốn chia sẻ nỗi đau và những khó khăn cùng với họ”.

Trước đây, cha Van Der Lugt đã tải lên Youtube một đoạn video mô tả cuộc sống bi đát của người dân thành phố Homs. Ngài cho biết: “Chúng tôi, dù là Kitô hữu hay tín đồ Hồi giáo, đang phải sống trong những điều kiện khó khăn và đau khổ. Chúng tôi bị đói khát trầm trọng. Chúng tôi quý trọng sự sống, chúng tôi không muốn chết, không muốn chìm trong đại dương của tử thần và đau khổ”.

Một người anh em Dòng Tên khác của cha Van Der Lugt, cha Paolo Dall’Oglio, S.J, người Ý đã bị nhóm Thánh chiến Hồi giáo, một nhóm phiến quân vũ trang có liên hệ với Al-Qaeda, bắt cóc vào tháng bảy năm 2013. Hiện không rõ tung tích và số phận của cha Paolo Dall’Oglio ra sao.

Tại Syria, các tu sĩ Dòng Tên không làm chính trị, nhưng cam kết theo đuổi các hoạt động nhân đạo và lặp lại lời kêu gọi “hòa bình và hòa giải ở Syria.”

Cha Federico Lombardi, S.J., phát ngôn viên Tòa Thánh nói rằng cha Van Der Lugt đã thể hiện lòng can đảm phi thường khi chấp nhận ở lại bên cạnh người dân Syria dẫu cho ngài phải đối diện tình huống nguy hiểm đến tính mạng.

Trong một tuyên bố, nữ Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Mỹ Jen Psaki nói rằng nước Mỹ “đau buồn” trước thông tin về cái chết của cha Van Der Lugt. Bà nói rằng vị linh mục đã dấn thân phục vụ để xoa dịu những nỗi đau vì nội chiến của người dân Homs. Nữ phát ngôn viên này cũng lên án những đe dọa tiếp tục chống lại các Kitô hữu thiểu số tại Syria.

Một số chiến binh Hồi giáo nằm trong liên minh nổi dậy đã chống lại các Kitô hữu và buộc hơn 450,000 người phải rời bỏ nhà cửa của mình. Trước cuộc nội chiến, tại Syria có khoảng 2,5 triệu Kitô hữu.

Chỉnh Trần, S.J.

Trung Quốc và hành động “Ngư Ông đắc lợi”

Trung Quốc và hành động “Ngư Ông đắc lợi”

Thanh Quang, phóng viên RFA
2014-04-13

thanhquang04132014.mp3

000_Nic6300125-305.jpg

Ngoại trưởng Iraq Hoshyar Zebari (phải) và Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Wang Yi trong một cuộc họp báo vào ngày 23 tháng 2 năm 2014 tại thủ đô Baghdad, Iraq.

AFP PHOTO / Sabah ARAR

Trung Quốc ngoài chuyện ngày càng đẩy mạnh tham vọng bành trướng bá quyền, như tại vùng biển Đông và cả biển Hoa Đông nhưng luôn lớn tiếng “sống chung hòa bình”, “không hề chủ trương tạo thêm căng thẳng”, “ luôn theo đuổi mục tiêu giải quyết mọi tranh chấp bằng đường lối ngoại giao”…, thì hiện có một đặc điểm gây nhiều chú ý của Hoa Lục là trong thế “tọa sơn quan hổ đấu” để trở thành “Ngư Ông đắc lợi”.

Trục lợi ở Trung Đông

Chuyện “Ngư Ông đắc lợi” của Trung Nam Hải nổi bật nhất là kể từ khi Bắc Kinh vững mạnh về kinh tế và đặc biệt là về quân sự sau khi ông Đặng Tiểu Bình theo đuổi chủ trương “mèo đen hay mèo trắng không quan trọng, miễn là nó bắt được chuột” và chỉ thị thuộc cấp “giấu mình chờ thời”.

Có lẽ công luận bắt đầu lưu ý đến hành động “Ngư Ông đắc lợi” của Trung Quốc diễn ra tại Trung Đông sau khi lực lượng đa quốc do Hoa Kỳ dẫn đầu tiến vào Afghanistan hồi năm 2001 vì bị khủng bố tấn công và sau khi Tổng thống George W. Bush đưa quân chiếm đóng Iraq hồi năm 2003 với cớ ngăn chận võ khí tàn sát hàng loạt của Saddam Hussein.

” Hoa Kỳ bị dính sâu vào những vùng nóng ở các khu vực khác thì tiến trình tái cân bằng cũng như trở lại Á Châu của Hoa Kỳ bị chậm đi. Điều đó là có lợi cho Trung Quốc.
-LS Vũ Đức Khanh”

Qua bài tạm dịch là “Chiến tranh vì dầu hỏa: Trung Quốc trục lợi từ cuộc chiến 10 năm của Mỹ ở Iraq”, chuyên gia Ken Schortgen Jr. nhận xét rằng “trong khi trên thực tế Hoa Kỳ chẳng kiếm được bao nhiêu dầu qua nỗ lực dân chủ hóa xứ Iraq, thì hàng ngàn chiến binh Mỹ đã bỏ mình ở đó mà xem chừng như để cho Trung Quốc “đắc lợi” (qua những hợp đồng) từ chính phủ Iraq mới được dựng lên”. Theo bài báo , “Trung Quốc kiên nhẫn nằm chờ bên lề trong khi Hoa Kỳ cùng đồng minh lo ứng phó với nội tình mới, thường hỗn độn, tại Iraq sau khi lật đổ Saddam Hussein năm 2003, thì Trung Quốc tái xuất hiện hồi năm 2008 và ký kết hợp đồng béo bở đầu tiên thời hậu Saddam”.

Tạp chí The Diplomat còn cho hay Bắc Kinh hồi năm 2010 đã ký với Baghdad nhiều hiệp ước thương mại trị giá nhiều tỷ đô la trong nhiều lãnh vực, từ công nghiệp, du lịch cho tới giao thông.

Chuyên gia Ken Schortgen vừa nói cũng không quên nhắc tới chuyện Trung Quốc đã đặt nền tảng cho hoạt động hầm mỏ ở Afghanistan, nơi “lính Mỹ chiến đấu và bỏ mạng để mở hành lang kinh tế tự do và dân chủ” tại xứ này. Chuyên gia vừa nêu khẳng định rằng qua hậu quả một thập niên tử vong của lính Mỹ tại cả Iraq lẫn Afghanistan, liên minh kinh tế và hợp tác ngoại quốc do Hoa Kỳ hình thành chẳng mang lại thành quả bao nhiêu, nên cái “khỏang trống” đó được cường quốc Trung Quốc đang trỗi dậy nhảy vào”.

001_GR346140-250.jpg

Bản đồ hình lưỡi bò trên Biển Đông do Trung Quốc đơn phương công bố. AFP PHOTO.

Hoặc, chuyện “Ngư Ông đắc lợi” của Trung Quốc ở Ả Rập Saudi, khi ý định công khai của Riyadh qua chính sách ngoại giao quay lưng với Mỹ thì nó cũng hàm ý một sự chuyển hướng sang Bắc Kinh dù Ả Rập Saudi khó có thể hoàn toàn từ bỏ “ô dù an ninh” của Mỹ.

Hai phân tích gia Hoa Kỳ Daniel Wagner và Giorgio nêu lên câu hỏi qua bài “Liệu Hoa Kỳ có mất Ả Rập Saudi vào tay Trung Quốc hay không?”, lưu ý rằng “Trung Quốc hài lòng dù không được xem là nước tích cực xúc tiến ổn định trong khu vực (Trung Đông), nhưng lại trục lợi từ hoạt động quân sự của Mỹ”, “Trung Quốc cũng hài lòng là chơi trò trở ngại cho nỗ lực quốc tế do Mỹ dẫn đầu cô lập kinh tế Iran, để (Bắc Kinh) trở thành nước xuất khẩu số một sang thị trường Iran”. Bài báo kết luận rằng “Trung Quốc nằm chờ cho đúng thời cơ để khai thác cơ hội trong tương lai khi xảy ra rạn nứt giữa Washington và Riyadh”.

Có lẽ hành động “Ngư ông đắc lợi” rõ rệt nhất của Bắc Kinh hiện giờ – nói theo lời tác giả Jeanette Seiffert – là “Trung Quốc thấp thỏm đợi chờ trong vụ Crimea” và cả Ukraine.

“Tọa sơn quan hổ đấu”

Qua tiểu tựa hàm ý “Bắc Kinh làm ngư ông đắc lợi”, tác giả nhận định rằng biện pháp phương Tây cấm vận kinh tế đối với Nga có thể có lợi cho Trung Quốc. “Trung Quốc, đã là nước mua dầu nhiều nhất của Nga, chắc chắn hài lòng trước diễn biến này, và có thể trở thành ‘Ngư Ông đắc lợi’ trong vụ khủng hỏang Ukraine, trục lợi trong khi những nước khác đánh đấm nhau”, mà một cái lợi hàng đầu cho Trung Nam Hải hẳn là có cơ may mua được võ khí tối tân cùng lượng dầu hỏa với ‘giá hữu nghị” của Maxtcơva.

Theo Chủ tịch Ecrhard Cordes của Ủy ban Quan hệ Kinh tế Đông Âu Đặc trách Các Hiệp hội Công nghiệp Đức, thì Nga sẽ ngày càng xa lánh Âu Châu, thì Trung Quốc sẽ là kẻ được lợi. Hay nói đúng hơn, cuộc đấu nhau giữa con hổ Mỹ/EU và con hổ Liên bang Nga tiếp diễn càng lâu thì con “tàng long” Trung Nam Hải trong thế ‘tọa sơn quan hổ đấu” càng đắc lợi.

“Việc Nga chiếm Crimea một cách dễ dàng như vậy tạo nên một tiền đề pháp lý và chiến lược để một ngày nào đó, TQ nhân danh một lý do lịch sử cũng như việc bảo vệ Hoa Kiều ở đâu đó.
-GS Nguyễn Hưng Quốc”

Về vấn đề này, từ Canada, LS Vũ Đức Khanh, chuyên về bang giao quốc tế và vấn đề biển Đông, nhận xét:

“Trong bối cảnh chính trị thế giới hiện giờ, nếu như Hoa Kỳ bị dính sâu vào những vùng nóng ở các khu vực khác thì tiến trình tái cân bằng cũng như trở lại Á Châu của Hoa Kỳ bị chậm đi, hoặc có thể phải có những thay đổi chiến thuật khác. Điều đó là có lợi cho Trung Quốc. Và trong mối quan hệ căng thẳng giữa Hoa Kỳ và Nga hiện giờ, coi như Trung Quốc đạt được lợi nhiều nhất trong vấn đề đó. Vì khi Hoa Kỳ đụng với Nga trong hiện tại bằng những đòn kinh tế, Nga bắt buộc phải có những thỏa hiệp với Trung Quốc để tiếp tục đứng vững về kinh tế; đồng thời Nga hoặc Hoa Kỳ cũng phải đổ thêm nguồn nhân lực, vật lực vào Cimea và Ukraine.”

Qua bài “ Bàn cờ mới: Trung Quốc được lợi”, GS Nguyễn Hưng Quốc ở Úc nhận xét rằng nước có lợi lớn nhất trong cuộc xâm lấn Crimea của Nga vừa rồi chắc chắn là Trung Quốc, như ông phân tích:

“Lợi ở hai điểm chính: Một, kế hoạch bao vây và kiềm chế Trung Quốc của Mỹ chắc chắn sẽ chậm lại và yếu hơn; như vậy, Trung Quốc sẽ có đủ thời gian để phát triển quân sự ở châu Á; hai, việc Nga lấn chiếm Crimea một cách dễ dàng như vậy cũng tạo nên một tiền đề pháp lý và chiến lược để một ngày nào đó, Trung Quốc nhân danh một lý do lịch sử cũng như việc bảo vệ Hoa Kiều ở đâu đó có thể xua quân lấn chiếm lãnh thổ hoặc một phần lãnh thổ của các nước khác. Đối tượng đáng lo nhất trước mắt là nhóm đảo Điếu Ngư / Senkaku hiện đang tranh chấp với Nhật, đảo Hoàng Nham / Scarborough hiện đang tranh chấp với Philippines; Trường Sa và rộng hơn, Biển Đông hiện đang tranh chấp với Việt Nam.”

Sau khi phân tích về việc “Ngư Ông TQ đắc lợi”, GS Nguyễn Hưng Quốc không quên nêu lên câu hỏi rằng “Chuyện liên quan đến Nhật và Philippines thì đã có hai nước ấy lo; còn chuyện liên quan đến Việt Nam thì sao? Ai lo?”