Lính ‘vừa cười vừa bắn’ ở Thiên An Môn

Lính ‘vừa cười vừa bắn’ ở Thiên An Môn

Thứ năm, 5 tháng 6, 2014

TQ đưa xe tăng và bộ đội Quân đoàn 27 vào Bắc Kinh trấn áp sinh viên

Trang CNN vừa trích đăng tài liệu họ nói là của giới quân sự Hoa Kỳ giải mật cho thấy có bộ đội Quân Giải phóng “vừa cười vừa bắn người” trong cuộc trấn áp đêm 3 rạng sáng ngày 4/6/1989 ở Bắc Kinh.

Các tài liệu do Cục Tình báo Quân sự (DIA) ghi lại cũng mô tả bức tranh về sự dũng cảm của các bác sỹ ở bệnh viện tại thủ đô Trung Quốc đã tìm mọi cách cứu người bị thương và ngăn không cho người chết bị công an đem đi thiêu nhanh chóng.

Những bác sỹ được cho là đặc biệt dũng cảm làm việc tại Bệnh viện số 4 ở Bắc Kinh đã chụp cả hình nhiều xác chết với hy vọng giúp thân nhân nhận diện.

Các xác chết này thường bị công an Trung Quốc nhanh chóng đem vào nhà thiêu.

Con số người bị bắn chết tại Bắc Kinh đêm hôm đó được ước tính ít nhất là hàng trăm còn phe đấu tranh dân chủ Trung Quốc nói là ‘hàng nghìn’.

Quân đoàn 27

Xe tăng và bộ đội thuộc Quân đoàn 27 được điều vào thủ đô Trung Quốc để trấn áp và giải tán biểu tình của sinh viên, công nhân và trí thức kéo dài nhiều tuần tại Thiên An Môn.

Các tài liệu, gồm cả những gì Hoa Kỳ giải mật nhân dịp 25 năm vụ thảm sát, nói rằng bộ đội Quân Giải phóng Nhân dân Trung Hoa đã “bắn vô tội vạ” vào người dân trên đường phố, bất kể họ là sinh viên hay không.

Tại Hong Kong đã có lễ tưởng niệm 25 năm ngày thảm sát Thiên An Môn.

Những gì tình báo Hoa Kỳ ghi lại nói có “những lính Trung Quốc cười” khi nổ súng bắn người.

Vẫn trang CNN nói những gì tình báo Mỹ ghi lại có nhiều phần không chính xác vì đã thu lượm cả các tin đồn đoán trong thành phố Bắc Kinh khi đó mà sau đó hóa ra là sai như tin ‘lãnh tụ Đặng Tiểu Bình chết’.

Trên thực tế, ông Đặng chỉ qua đời vào tháng 2/1997.

Nhưng bức tranh mà các phần ghi âm của Hoa Kỳ giúp người ta dựng lại cho thấy nhiều chi tiết xảy ra sau đêm ngày 4/6 và sự hoảng sợ của ban lãnh đạo Trung Quốc.

Đó là chuyện “các lãnh đạo ở tịt trong biệt thự không ra ngoài sau nhiều ngày” vì sợ có chính biến.

Biển số xe của họ cũng được thay đổi, theo bài của phóng viên Bấm Hilary Whiteman trên trang CNN.

Ngoài ra, một chiến dịch truy bắt sinh viên ở các điểm kiểm soát quanh Bắc Kinh và cả ở sân bay quốc tế cũng được triển khai.

“Những ai trông giống sinh viên và trí thức” đều thuộc đối tượng bị xét hỏi.

Hoa Kỳ và Trung Quốc vẫn bất đồng về cách nhìn nhận vụ Thiên An Môn 25 năm về trước.

Hôm 5/6/2014, Bộ Ngoại giao Trung Quốc cho hay họ đã gửi lời than phiền tới Hoa Kỳ bày tỏ sự “bất bình sâu sắc” về cách Hoa Kỳ nêu quan điểm liên quan tới vụ Thiên An Môn.

“TQ gửi lời than phiền tới Hoa Kỳ bày tỏ sự bất bình sâu sắc”

Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Hồng Lỗi

Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao TQ, ông Hồng Lỗi cho hay phía Trung Quốc đã lên tiếng một cách ‘long trọng nhất’ tới chính giới Mỹ.

Nước Mỹ trước đó đã đề nghị Trung Quốc “tính đủ số người biểu tình phản đối bị giết ở Thiên An Môn”.

Tại Trung Quốc nhân dịp kỷ niệm 25 năm vụ Thiên An Môn, đài báo chính thức không hề nói gì về vụ này.

Các cuộc tuần hành hoặc đốt nếu tưởng niệm nạn nhân Thiên An Môn chỉ được tổ chức ở Hong Kong, Đài Loan và các nơi có cộng đồng người Trung Quốc ở hải ngoại.

Còn theo biên tập viên chuyên về Trung Quốc của BBC, bà Carrie Gracie trong bài viết từ Bắc Kinh thì “sự lãng quên là cách để tồn tại” với người Trung Quốc khi động đến chủ đề Thiên An Môn

Theo bà Gracie, ngày nay nhìn lại, “Thiên An Môn là một phần của chu kỳ chính trị hy vọng và sợ hãi ở Trung Quốc,”

Tuy thế, từ sau 1989, “Đảng Cộng sản Trung Quốc đã chú ý tìm hiểu dư luận” nhưng nếu phải làm điều tương tự một lần nữa như trấn áp ở Thiên An Môn, “có lẽ họ sẽ vẫn làm”, theo phóng viên BBC.

G7 quan ngại sâu sắc về tình hình Biển Đông

G7 quan ngại sâu sắc về tình hình Biển Đông (RFI)

Nhóm G7 chống lại "mọi ý định đơn phương đòi hỏi chủ quyền qua đe dọa hoặc vũ lực" - REUTERS /Francois Lenoir

Nhóm G7 chống lại “mọi ý định đơn phương đòi hỏi chủ quyền qua đe dọa hoặc vũ lực” – REUTERS /Francois Lenoir

Đức Tâm

Các căng thẳng tại Biển Đông và biển Hoa Đông đã thu hút sự chú ý của nhóm 7 nước công nghiệp phát triển. Hôm qua, 04/06/2014, trong ngày đầu nhóm họp tại Bruxelles, lãnh đạo các thành viên G7 đã ra thông cáo về tình hình ở Biển Đông và biển Hoa Đông.

Bản thông cáo viết : « Chúng tôi quan ngại sâu sắc về những căng thẳng tại biển Hoa Đông và Biển Đông ». « Chúng tôi chống lại mọi ý định đơn phương của bất kỳ bên nào muốn khẳng định các đòi hỏi lãnh thổ hoặc biển qua việc đe dọa, cưỡng ép hoặc vũ lực ». Đồng thời, G7 kêu gọi tất cả các nước liên quan hãy tôn trọng luật pháp quốc tế để giải quyết các tranh chấp.

Mặc dù bản tuyên bố của G7 không nêu tên một nước nào, nhưng rõ ràng là nhắm vào Trung Quốc. Bởi vì Nhật Bản và Hoa Kỳ là thành viên của G7.

Đầu tháng Năm, tại hội nghị an ninh khu vực Châu Á – Đối thoại Shangri-la, ở Singapore, Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe đã nhấn mạnh là các nước cần phải tuân thủ luật pháp quốc tế nhằm giải quyết các tranh chấp về chủ quyền, lãnh thổ. Còn Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Chuck Hagel đã cáo buộc Trung Quốc gây mất ổn định trong khu vực.

Trung Quốc và Nhật Bản có tranh chấp chủ quyền lãnh thổ đối với quần đảo Senkaku/Điếu Ngư tại biển Hoa Đông.

Còn tại Biển Đông, Trung Quốc có tranh chấp với Việt Nam về chủ quyền quần đảo Hoàng Sa. Đồng thời, Bắc Kinh còn có tranh chấp với Việt Nam, Philippines, Malaysia, Brunei và Đài Loan về chủ quyền quần đảo Trường Sa.

 

Manila dự tính phản đối Bắc Kinh biến đổi nguyên trạng Biển Đông

Manila dự tính phản đối Bắc Kinh biến đổi nguyên trạng Biển Đông (RFI)

Ngoại trưởng Albert del Rosario họp báo về tình hình biển đảo Philippines - Reuters

Ngoại trưởng Albert del Rosario họp báo về tình hình biển đảo Philippines – Reuters

Đức Tâm

Chính quyền Manila đang xem xét khả năng chính thức phản đối Bắc Kinh làm thay đổi nguyên trạng các vùng biển đang có tranh chấp, sau khi Tổng thống Benigno Aquino, ngày hôm nay, 05/06/2014, nói rằng dường như Trung Quốc đang gia tăng sự hiện diện tại những nơi này.

Website thông tin Rappler của Philippines đưa tin, Ngoại trưởng Albert del Rosario nói với các nhà báo rằng nếu khẳng định được là Trung Quốc tăng cường hiện diện trong vùng biển đang có tranh chấp với Philippines và có những hành động giống như Bắc Kinh đã làm trên đảo Mabini, xây dựng các cơ sở hạ tầng, thì điều này gây lo ngại.

Đảo Mabini – tên quốc tế là Johnson South Reef, Trung Quốc gọi là Xích quan tiều và Việt Nam gọi là đảo Gạc Ma – thuộc quần đảo Trường Sa ở Biển Đông.

Theo lãnh đạo ngoại giao Philippines, việc Trung Quốc tăng cường hiện diện ở những vùng biển đang có tranh chấp là vi phạm Tuyên bố chung về ứng xử của các bên tại Biển Đông – DOC mà Trung Quốc và các nước ASEAN đã ký kết năm 2002.

Bên lề Hội nghị Á-Âu (ASEM), được tổ chức tại Manila, Tổng thống Benigno Aquino cho biết là ông đã nhận được các báo cáo về việc Trung Quốc gia tăng hiện diện trong vùng biển của Philippines và ông đã xem các bức ảnh chụp các tàu Trung Quốc trong khu vực bãi đá Gavin và Cuarteron thuộc quần đảo Trường Sa.

Theo nguyên thủ Philippines, có thể đó là những con tàu mà Trung Quốc đã từng điều động tới đảo Mabini – Gạc Ma trong thời gian qua.

Về phần mình, Ngoại trưởng del Rosario giải thích rõ hơn : « Thực ra, nếu chúng tôi biết rõ là tình hình nguyên trạng trong khu vực này đang bị thay đổi, thì chúng tôi sẽ tính đến việc đưa ra phản đối chính thức. Nhưng cho đến nay, chúng tôi không chắc chắn và chúng tôi đang theo dõi sát việc này ».

 

Các bà mẹ Thiên An Môn: Không muốn trả thù, nhưng từ chối sự lãng quên (*)

Các bà mẹ Thiên An Môn: Không muốn trả thù, nhưng từ chối sự lãng quên (*)

Patrick Saint-Paul, Le Figaro 30/05/2014

Thụy My dịch

clip_image002

Quảng trường Thiên An Môn, 1989.

Những bà mẹ của các thanh niên đã bị sát hại trong sự kiện ngày 4 tháng Sáu năm 1989 tiếp tục đấu tranh để được tưởng niệm họ và cho công lý. Nhưng gần đến ngày kỷ niệm 25 năm Mùa xuân Bắc Kinh, Tập Cận Bình lại siết chặt thêm gọng kìm, do sợ hãi một sự thật có thể làm chao đảo chế độ.

Mỗi năm, Bắc Kinh lại sống với nhịp điệu “những vụ mất tích mùa hè”. Gần đến ngày 4 tháng Sáu, thời điểm “nhạy cảm” nhất trong năm của Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa, chính quyền Trung Quốc lại buộc nhiều “nhà ly khai” hoặc chỉ đơn giản là các thân nhân những người mất tích phải “đi nghỉ mát”.

Nhân kỷ niệm 25 năm vụ đàn áp đẫm máu phong trào biểu tình sinh viên  năm 1989, các nhà quan sát và những người chủ trương tự do Trung Quốc chờ đợi xem thái độ của nhà cầm quyền có thay đổi hay không dưới sự cai trị của tân lãnh đạo Tập Cận Bình, mà một số người hy vọng ông ta là một nhà cải cách… Trên thực tế, Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) năm nay lại siết chặt thêm chủ trương cấm nêu lên “các sự kiện” ở quảng trường Thiên An Môn, khiến khó thể hy vọng đến cải cách chính trị.

“Các vị đã làm đúng khi đến đây trước khi người ta bắt tôi đi ‘nghỉ mát’. Cần phải tiếp tục kể lại câu chuyện của chúng tôi”. Bà Đinh Tử Lâm (Ding Zilin) thổ lộ với Le Figaro như vậy vào đầu tháng Hai. Con trai của bà là Tưởng Tiệp Liên (Jiang Jielian) là một trong những sinh viên đầu tiên đã ngã xuống dưới những lằn đạn, hôm 03/06/1989.

clip_image004

Bà Đinh Tử Lâm bên cạnh ảnh con trai, bị sát hại tại Thiên An Môn ngày 03/06/1989.

Là người sáng lập phong trào Các bà mẹ Thiên An Môn, một hiệp hội tập hợp những người mẹ của các sinh viên bị giết chết trong vụ thảm sát 1989, Đinh Tử Lâm bị giám sát cao độ từ đầu tháng Ba. Công an cấm vào căn hộ của bà ở Bắc Kinh cũng như mọi tiếp xúc với người ngoại quốc. Và vài tuần trước ngày kỷ niệm 25 năm Thiên An Môn, bà cùng với chồng đã biến mất, bị đưa đi quản chế ở một nơi nào đó không ai biết ở xa thủ đô Trung Quốc, cũng giống như hàng mấy chục nhà đấu tranh nhân quyền khác.

Năm nay, bà Đinh Tử Lâm sẽ không được đến mặc niệm tại địa điểm mà con trai bà đã bị một viên đạn cướp đi mạng sống hôm 3 tháng Sáu năm 1989, bị chính quyền ngăn trở như mọi năm. Bà kể lại: “Con trai tôi sinh ngày 2 tháng Sáu năm 1972. Mỗi năm, tôi đều mừng sinh nhật cháu vào ngày 2/6 trước khi cúng giỗ cháu vào ngày hôm sau. Ngay cả an ninh cũng biết chuyện này. Mỗi năm, các nhân viên công an đều nói với tôi là họ hiểu nỗi đau của tôi to lớn như thế nào. Nhưng họ lại không thương hại bà cụ bị bệnh tim sinh năm 1932, đã từng bị lên cơn đau tim vào cuối năm 2013. Bà nói: “Tôi không còn kể câu chuyện về con trai tôi từ nhiều năm qua. Nhưng sắp đến ngày kỷ niệm, tôi đã viết ra một cuốn sách, khiến tôi nhớ lại tất cả những chuyện cũ. Trái tim tôi đã không chống chọi được với nỗi đau.

Tôi đã cấm con tôi ra đi

clip_image006

Sinh viên đang dựng tượng Nữ thần Dân Chủ

Vào mùa xuân 1989, trên quảng trường rộng mênh mông ở trung tâm Bắc Kinh, địa điểm mang tính biểu tượng nhất của quyền lực Trung Quốc, các sinh viên đòi hỏi dân chủ và tự do đã được dân chúng tham gia ủng hộ, trong một không khí hồ hởi lan truyền khắp đất nước. Trước bức chân dung của Mao, họ dựng lên bức tượng “Nữ thần Dân Chủ” theo mô hình tượng “Nữ thần Tự Do” của Mỹ.

Bà Đinh thở dài não nuột: “Con trai tôi chỉ mới 17 tuổi, nhưng từ hai năm trước nó đã tranh đấu cho sự tiến triển của xã hội, đòi hỏi được tự do và dân chủ hơn. Cháu thường xuyên đến quảng trường Thiên An Môn để ủng hộ các sinh viên. Chồng tôi cổ vũ con trai. Nhưng tôi là đảng viên Cộng sản trung thành và một lòng tin vào Đảng từ năm 1960, tôi biết Đảng có thể đối xử tồi tệ với người dân như thế nào, từ khi một số đồng nghiệp của tôi bị đánh đập cho đến chết trong Cách mạng văn hóa.

Tôi nói với các học trò và với con tôi là đấu tranh chống lại Đảng chỉ vô ích. Nhưng từ khi lệnh thiết quân luật được ban bố hôm 20/5, các cháu chỉ có mỗi một ý tưởng trong đầu: đó là xuống đường. Chúng nó trách tôi trung thành với Đảng một cách mù quáng. Tôi thì tôi chưa bao giờ hy vọng là phong trào này có thể mang lại một sự thay đổi nhỏ bé nào. Tôi chỉ muốn bảo vệ các cháu thôi.

clip_image008

Sinh viên dựng lều chiếm cứ Thiên An Môn

Sau bảy tuần lễ chiếm đóng quảng trường, các sinh viên bị quân đội truy sát đêm 3 rạng 4 tháng Sáu. Giải phóng quân Trung Quốc huy động hàng chục ngàn lính với hàng trăm chiến xa hỗ trợ, và nổ súng. Tưởng Tiệp Liên không còn ở tại chỗ từ khi quân đội công bố thông báo với giọng điệu hết sức đe dọa, đòi hỏi sinh viên rời các lều trại trên quảng trường.

Cha của cậu đã đến phía tây thành phố, nhìn thấy các đoàn quân tiến về phía Thiên An Môn và cố làm giảm nhẹ những lo ngại của họ. Bà Đinh Tử Lâm nhớ lại: “Con trai tôi không ngừng lặp lại, nghĩa vụ của nó là phải xuống đường để hỗ trợ cho các bạn sinh viên. Tôi cấm cháu ra ngoài. Nó giận dữ bảo rằng, nếu tất cả các bậc cha mẹ đều như chúng tôi, thì đất nước chẳng còn chút hy vọng nào.

clip_image010

Quân đội đổ vào quảng trường

Chúng tôi không muốn trả thù

Bất lực, bà đóng cửa nhốt con trai trong nhà vệ sinh. Nhưng hai mẹ con vẫn tiếp tục đối thoại qua cánh cửa. Đinh Tử Lâm kể tiếp qua hơi thở nghẹn: “Nó hỏi tôi, làm cách nào có thể cứu được các sinh viên. Tôi trả lời rằng nếu tất cả mọi người dân Bắc Kinh đều xuống đường, thì không một ai dám bắn vào họ. Suốt cả đời, tôi hối tiếc đã nói câu này. Tôi chỉ có một mình. Nếu chồng tôi có mặt bên cạnh, có lẽ hai vợ chồng đã có thể giữ được con lại.

Vào lúc 22 giờ, Tưởng Tiệp Liên nhảy qua cửa sổ nhà vệ sinh và la to: “Vĩnh biệt mẹ !. Chàng thanh niên sau đó bị giết chết vào lúc 23 giờ 10 phút.

clip_image012

Máu đã đổ trước cường quyền!

Từ đó đến nay, bà Đinh Tử Lâm thệ nguyện trung thành với lý tưởng của người con, mà bà đã lập một bàn thờ trên đó đặt bình tro cốt của con trong phòng khách. Chân dung của chàng trai được treo trên tường, bên cạnh nhiều bằng tưởng thưởng của các tổ chức bảo vệ nhân quyền. Một tấm ảnh do bà Lưu Hà (Liu Xia), vợ của giải Nobel hòa bình đang bị giam cầm là Lưu Hiểu Ba (Liu Xiaobo) chụp, được đặt đối diện với bức tượng kỷ niệm người con trai.

Cựu giáo sư triết của trường đại học Bắc Kinh danh giá, Đinh Tử Lâm đấu tranh không ngơi nghỉ cho tiến bộ xã hội và cho tự do. Vào Đảng năm 1960, bà là một trong số 303 nhà trí thức Trung Quốc ký tên vào Hiến chương 08, được công bố ngày 10/12/2008 để đòi hỏi cải cách chính trị và xúc tiến phong trào dân chủ Trung Quốc.

Nhưng nhất là năm 1992 bà đã thành lập một mạng lưới gồm 150 bà mẹ, Các bà mẹ Thiên An Môn, mà những người con đã ngã xuống đêm 3 rạng 4 tháng Sáu năm 1989 tại Bắc Kinh, mà chính quyền từ chối mọi tiếp xúc với báo chí. Đến 1993, bà bị cấm giảng dạy. Kể từ đó, chính quyền liên tục quấy nhiễu để ngăn cản Đinh Tử Lâm tiếp xúc với các bà mẹ có con bị sát hại khác. Nhà nước thúc giục bà sang tị nạn ở Đài Loan, nơi một bộ phận trong gia đình bà đã định cư từ năm 1949 nhưng bà chưa bao giờ nhượng bộ.

clip_image014

Sơ tán các sinh viên bị thương

Là lãnh đạo Các bà mẹ Thiên An Môn, bà Đinh Tử Lâm không ngừng đòi hỏi sự thật và công lý về vụ thảm sát tháng Sáu năm 1989. Bà nhắc lại: “Chúng tôi không muốn trả thù, nhưng từ chối sự quên lãng. Và chúng tôi chỉ có ba yêu sách đơn giản: một cuộc điều tra để tìm ra sự thật về những gì đã diễn ra; công lý phải được thực thi và những kẻ chịu trách nhiệm phải bị đưa ra xét xử, đặc biệt là Lý Bằng (Li Peng), người đã công bố lệnh thiết quân luật; bồi thường cho gia đình các nạn nhân.

Những yêu cầu của bà chưa bao giờ thay đổi. Nhưng Đảng lo ngại nếu đáp ứng, sẽ xảy ra một cơn địa chấn chính trị mà các rung chấn sẽ làm bản thân Đảng sụp đổ. “Hai mươi lăm năm sau, tôi tự hỏi, ai sợ hãi ai? Tôi hy vọng Tập Cận Bình sẽ là một đại đế sáng suốt và tử tế. Nhưng tôi không ảo tưởng, sự kiện ông ta ngưỡng mộ Mao khiến tôi lo sợ. Tôi không còn hy vọng mọi việc sẽ thay đổi” – Đinh Tử Lâm than thở, đã gần kiệt sức.

clip_image016

Cuộc đấu tranh không cân sức

Đó là lý do khiến bà chuyển giao chức trách đứng đầu Các bà mẹ Thiên An Môn, lo ngại lý tưởng đấu tranh của thế hệ mình sẽ biến đi khi họ qua đời vì tuổi già. Nâm Vĩ Kiệt (You Weijie), 61 tuổi, có chồng bị sát hại trong vụ Thiên An Môn, lên thay. Trong căn hộ ở Bắc Kinh bị công an quản chế hồi đầu tháng Ba, tân chủ tịch chia sẻ: “Tôi biết những rủi ro chứ, áp lực không ngừng tăng lên đối với chúng tôi từ đầu năm. Nhưng tôi không thể xóa đi câu chuyện lịch sử này, và muốn rằng cuộc chiến đấu cho công lý được tiếp tục.

Chồng bà là Dương Minh Hồ (Yang Minghu), nhân viên của Ủy ban Xúc tiến Thương mại Trung Quốc, năm ấy 42 tuổi. Người vợ góa kể lại: “Chúng tôi thức giấc vào nửa đêm 3 rạng 4 tháng Sáu bởi những tràng súng nổ. Sau khi nhìn qua cửa sổ, chồng tôi lo ngại và quyết định đi cùng với các sinh viên về phía Thiên An Môn. Tôi không đi với anh ấy vì phải lo cho con trai nhỏ năm tuổi. Vào lúc hai giờ sáng, một viên đạn đã xé toang khung chậu và bàng quang của Dương Minh Hồ.

clip_image018

Một thế hệ hào hùng không còn được biết đến

Giới trẻ Trung Quốc không biết đến Thiên An Môn

Nâm Vĩ Kiệt tìm được chồng vào sáu giờ sáng tại bệnh viện. Anh chống chọi được hai ngày rồi mới qua đời. “Chúng tôi ủng hộ 100% các yêu sách của sinh viên, tất cả không phải là điều sai lầm. Nếu chính quyền thời đó đáp ứng, Trung Quốc đã có một số phận tốt đẹp hơn. Chúng tôi có được phát triển kinh tế. Nhưng thiếu vắng mở cửa chính trị, chúng tôi sống trong một xã hội phi đạo đức với trái tim bệnh hoạn. Nếu Trung Quốc tiếp tục tận dụng con đường này, thì cuối cùng sẽ sụp đổ. Không thể tiếp tục lâu dài mà không có mở cửa về dân chủ, vì dân chủ là điều kiện của tự do. Tiện nghi vật chất, mà các đảng viên được hưởng lợi là chính, không thể thay thế được.

Vụ đàn áp đẫm máu đêm 3 rạng 4 tháng Sáu đã làm cho hàng trăm người chết, thậm chí hơn một ngàn, theo một số nguồn tin. Các bà mẹ Thiên An Môn đã chính thức nhận dạng được 202 nạn nhân – một công việc tỉ mỉ chủ yếu dựa trên các ảnh chụp những xác chết, theo Nâm Vĩ Kiệt. Chính mắt bà trông thấy xác của bảy người tại bệnh viện Tongren nơi chồng bà được đưa đến, nhưng hôm đó chỉ nhận ra được ba thi thể.

clip_image020

Có bao nhiêu thanh niên đã bị giết hại trong Mùa xuân Bắc Kinh???

Bà nhận xét: “Nhiều gia đình không biết người thân của mình đã biến mất như thế nào, hay không dám nói ra do sợ bị trả thù. Người ta không biết có 1.000 hay 3.000 người bị giết chết. Chỉ có mỗi mình chính quyền mới biết được danh sách. Ngày nào mà họ công bố và nhìn nhận trách nhiệm, sẽ là một dấu hiệu tiến bộ vô biên cho tự do và dân chủ của đất nước.

Từ năm 1989, chế độ cộng sản đã nỗ lực tránh mọi sự nhắc nhở đến biến cố Thiên An Môn. ĐCSTQ cấm đoán các phương tiện truyền thông chính thức, trên internet và sách mọi liên tưởng đến vụ đàn áp Mùa xuân Bắc Kinh, cho đến nỗi đại đa số thanh niên Trung Quốc không hề biết đến vụ thảm sát này. Gần đến ngày kỷ niệm 25 năm Thiên An Môn, chế độ càng siết chặt thêm gọng kìm. Nâm Vĩ Kiệt tóm tắt: “Mỗi năm, khi chúng tôi đi về phía các nghĩa trang nơi chồng, con chúng tôi được chôn cất, luôn luôn công an còn đông đảo hơn là thân nhân các nạn nhân.

P. S.-P.

(*) Nguyên tác “Au nom des fils de Tiananmen”

TQ từ chối nộp bằng chứng minh định chủ quyền ở Biển Đông

TQ từ chối nộp bằng chứng minh định chủ quyền ở Biển Đông

Phát ngôn viên Bộ Ngọai giao Trung Quốc Hồng Lỗi. Phát ngôn viên Bộ Ngọai giao Trung Quốc Hồng Lỗi.

04.06.2014

Trung Quốc bác yêu cầu của tòa án trọng tài Liên hiệp quốc về việc đệ trình bằng chứng minh định tuyên bố chủ quyền theo bản đồ đường lưỡi bò ở Biển Đông.

Bắc Kinh viện dẫn lý do không công nhận sự can thiệp của tòa quốc tế trong vụ kiện do Philippines khởi xướng.

Phát ngôn nhân Bộ Ngọai giao Trung Quốc Hồng Lỗi ngày 4/6 khẳng định rằng Bắc Kinh giữ vững lập trường không chấp nhận hoặc tham gia vào vụ kiện.

Tuyên bố của Trung Quốc được đưa ra 1 ngày sau khi Tòa án trọng tài Liên hiệp quốc yêu cầu Bắc Kinh phải phản hồi đơn kiện của Philippines nộp mà qua đó Manila đề nghị tòa bênh vực quyền của họ trong vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý chiếu theo Công ước Liên hiệp quốc về Luật biển.

Bộ Ngoại giao Philippines kêu gọi Trung Quốc cân nhắc lại quyết định từ chối tham gia vụ kiện, đồng thời nói rằng tòa trọng tài quốc tế là cơ chế giải quyết tranh chấp một cách ôn hòa, cởi mở, và hữu nghị.

Theo đề nghị của tòa, Trung Quốc phải trưng ra luận cứ và bằng chứng trước giữa tháng 12 năm nay để biện hộ cho các đòi hỏi chủ quyền ở Biển Đông.

Bloomberg News ngày 31/5 dẫn phát biểu của Thủ tướng Việt Nam cho biết Hà Nội cũng đã chuẩn bị sẵn sàng các bằng chứng cho vụ kiện các đòi hỏi chủ quyền của Trung Quốc ở Biển Đông ra trước tòa trọng tài quốc tế và đang cân nhắc thời điểm tốt nhất để nộp đơn kiện.

Nguồn: Reuters, Bloomberg News

Ðức Giáo Hoàng ủng hộ giải pháp hai quốc gia ở Trung Đông

Ðức Giáo Hoàng ủng hộ giải pháp hai quốc gia ở Trung Đông

Đức Giáo hoàng Phanxicô gặp Tổng thống Palestine Mahmoud Abbas ở Bethlehem, ngày 25/5/2014.

Đức Giáo hoàng Phanxicô gặp Tổng thống Palestine Mahmoud Abbas ở Bethlehem, ngày 25/5/2014.

Tin liên hệ

Scott Bobb

26.05.2014

JERUSALEM — Đức Giáo hoàng Phanxicô chuẩn bị kết thúc chuyến viếng thăm 3 ngày đến Trung Đông với một loạt các cuộc họp với những nhà lãnh đạo tôn giáo và chính trị ở Israel. Hôm qua, trong ngày thứ nhì của chuyến đi tới Vùng Đất Thánh, nhà lãnh đạo Vatican đã bày tỏ sự ủng hộ đối với một giải pháp hai quốc gia trong cuộc xung đột giữa Israel và Palestine.

Tổng thống Palestine Mahmoud Abbas đã chào đón Đức giáo hoàng Phanxicô ngày hôm qua. Người đứng đầu giáo hội Công giáo đã phát biểu như sau:

“Đã đến lúc mọi người cần can đảm thể hiện sự hào phóng và sáng tạo vì lợi ích chung, cần can đảm để thúc đẩy hòa bình dựa trên sự thừa nhận của mỗi người về hai quốc gia, về quyền được tồn tại và hưởng hòa bình, an ninh trong biên giới được quốc tế công nhận.”

Đức giáo hoàng Phanxicô cầu nguyện tại bức tường ở Bethlehem.

Đức giáo hoàng Phanxicô cầu nguyện tại bức tường ở Bethlehem.

Đức giáo hoàng đã có chặng dừng chân không báo trước và cầu nguyện tại bức tường bao quanh phần lớn khu vực Bethlehem.

Tổng thống Palestine Abbas chào đón Giáo hoàng, và nói rằng người Palestine đánh giá cao nỗ lực của Ngài cho quyền lợi của người Palestine.

Ông Abbas nói: “Chúng tôi đã cho Đức giáo hoàng thấy tình hình bi thảm hiện thời ở Jerusalem, Đông Jerusalem, thủ đô của chúng tôi kể từ năm 1967, kế hoạch của Israel nhằm thay đổi danh xưng, hiện trạng và nhằm cô lập các cư dân Palestine, tín đồ Thiên chúa giáo và Hồi giáo, nhằm buộc họ phải dời cư.”

Đức giáo hoàng sau đó đã cử hành thánh lễ với sự tham gia của hàng nghìn người tại Quảng trường Máng Cỏ, gần nơi mà người Thiên chúa tin rằng Chúa Jesus chào đời.

Ông Praveen Dsouza, một tu sĩ từ Ấn Độ, là một trong các tín đồ tham dự buổi cầu nguyện.

Ông Dsouza nói: “Đức giáo hoàng hiện thời là một người đại diện mạnh mẽ cho Chúa. Tôi nghĩ Ngài có thể chạm tới trái tim và khối óc của những người tại đây. Tôi chắc chắn như vậy.”

Bà Shankhshir Azza, một tín đồ Hồi giáo sinh sống ở Nablus, phát biểu cảm tưởng như sau:

“Ngài tới đây đồng nghĩa với việc Ngài đặt lòng tin vào trường hợp của chúng tôi. Ngài ủng hộ chúng tôi. Ngài ủng hộ người dân Palestine, trẻ em Palestine và quyền sống trong hòa bình giống như bất kỳ các sắc dân nào khác.”

Đức Giáo hoàng cầu nguyện tại sông Jordan.

Đức Giáo hoàng cầu nguyện tại sông Jordan.

Đức Giáo hoàng thăm Jordan hôm thứ Bảy. Ngài đã cầu nguyện tại sông Jordan, nơi nhiều người tin rằng Chúa Jesus đã chịu phép rửa và gặp gỡ những người tị nạn Syria.

Đức Giáo hoàng Phanxicô nói: “Chúng tôi thực sự xúc động vì những bi kịch và nỗi đau phát xuất từ các cuộc xung đột ở Trung Đông. Tôi nghĩ đến trước hết là đất nước Syria yêu quý. Cuộc chiến khởi đầu giữa những người anh em đã kéo dài 3 năm qua và đã biến nhiều người thành nạn nhân, buộc hàng triệu người trở thành người tị nạn.”

Trước đó, tại một buổi cầu nguyện ở Amman, Đức giáo hoàng kêu gọi sự khoan dung tôn giáo ở Trung Đông và khắp nơi trên thế giới.

Bầu cử Ukraine 2014: xong rồi, có tân tổng thống, an tâm hơn

Bầu cử Ukraine 2014: xong rồi, có tân tổng thống, an tâm hơn

Nguyễn Khanh, RFA
2014-05-26

RFA

Các ứng cử viên Petro Poroshenko và Yulia Tymosheko

 

Các ứng cử viên Petro Poroshenko và Yulia Tymosheko

Kết quả những cuộc thăm dò cử tri sau khi họ vừa rời phòng phiếu cho thấy người dân Ukraine đã chọn được tổng thống.

Đúng như dự đoán được đưa ra từ những ngày đầu tiên của cuộc vận động tranh cử, người được chọn không ai khác hơn, chính là nhà tỷ phú Petro Poroshenko, nổi tiếng trong chính trường vì từng giữ nhiều vai trò quan trọng khác nhau như vai trò của ngoại trưởng hay vai trò bộ trưởng kinh tế, đồng thời cũng nổi tiếng trong thương trường với biệt danh “Vua Chocolat”, đang làm chủ những hãng xưởng sản xuất kẹo ở nhiều quốc gia, kể cả những cơ xưởng do ông dựng lên trên lãnh thổ Liên Bang Nga, kẻ thù không đội trời chung với những người bỏ phiếu chọn ông làm người lãnh đạo và điều khiển một quốc gia đang gặp quá nhiều khó khăn.

Mặc dù lực lượng dân quân thân Nga tìm đủ mọi cách để gây cản trở cho cư dân miền Đông muốn tham gia cuộc bầu cử (không đầy 20% phòng phiếu miền Đông mở cửa), nhưng hình ảnh ghi nhận được ở thủ đô Kiev và những nơi khác cho thấy cử tri đứng xếp hàng chờ đến lượt để làm nhiệm vụ công dân là bằng chứng xác nhận người dân Ukarine nôn nóng muốn thấy một chính phủ chào đời, thay thế cho chính quyền lâm thời được dựng lên hồi tháng Hai vừa rồi sau cuộc cách mạng lật đổ nhà lãnh đạo thân Nga Viktor Yanukovych.

Hội Đồng Bầu Cử Trung Ương Ukraine cho biết có tới 60% cử tri đi bầu, những cuộc thăm dò cho thấy hơn 55% bỏ phiếu cử tri chọn ông Poroshenko, đủ để ông tự tin “vui mừng đón nhận tin chiến thắng và trách nhiệm đầy khó khăn” đi kèm với lời cam kết sẽ dựng một chính phủ như ý người dân trông chờ, cho biết việc đầu tiên ông sẽ làm sau ngày tuyên thệ nhậm chức là đến vùng Donetsk Luhansk, nói chuyện trực tiếp với lực lượng thân Nga đang làm chủ tình hình, muốn tách rời khỏi Ukraine để sáp nhập vào Liên Bang Nga như cư dân Crimea mới làm cách đây chỉ một vài tháng trời.

Bằng tất cả tấm lòng, tôi xin cám ơn người dân Ukraine đã đi bầu với con số kỷ lục…Tôi biết chắn chắn sự hỗ trợ của người dân sẽ giúp xây dựng một chính phủ vững mạnh, tạo cơ hội để (chúng ta cùng) giải quyết những trở ngại đang phải đương đầu

Petro Poroshenko

“Bằng tất cả tấm lòng, tôi xin cám ơn người dân Ukraine đã đi bầu với con số kỷ lục” vị Tổng Thống đắc cử mới 48 tuổi của Ukraine nói trong bài diễn văn chiến thắng đọc tối Chủ Nhật, chỉ vài giờ đồng hộ sau khi phòng phiếu đóng cửa. “Tôi biết chắn chắn sự hỗ trợ của người dân sẽ giúp xây dựng một chính phủ vững mạnh, tạo cơ hội để (chúng ta cùng) giải quyết những trở ngại đang phải đương đầu”.

Các quan sát viên bầu cử. RFA

Các quan sát viên bầu cử. RFA

Những trở ngại ông nói tới là “bát ổn, chấm dứt cuộc chiến và đem lại hòa bình cho đất nước” và chắc chắn, “sẽ làm việc với Liên Bang Nga” để giải tỏa những bất đồng như ông từng nói lúc còn vận động tranh cử. Nói rõ hơn, ông muốn bắt đầu thảo luận để đi đến một hiệp định mới về an ninh với đại cường quốc láng giềng, nơi thành phần lãnh đạo một mặt vẫn gọi cuộc bầu cử của người dân Ukraine là cuộc bầu cử bất hợp pháp, nhưng mặt khác cho hay sẵn sàng công nhận kết quả của cuộc bầu cử, “tôn trọng quyết định của người dân Ukraine”.

Đại đa số cử tri cho biết có nhiều lý do để họ bỏ phiếu chọn ông Poroshenko làm tân tổng thống. Bà Natalia dẫn theo 2 cậu con trai còn nhỏ đi bầu ở trung tâm thủ đô Kiev cho biết chọn ông Proshenko “vì ông ta có kinh nghiệm làm việc, đồng thời cũng là người thực tế, biết phải làm gì và biết tương nhượng khi thấy cần thiết”. Bà đưa ra dẫn chứng “ông ta từng làm bộ trưởng ngoại giao, bộ trưởng kinh tế và nhất là một thương gia rất thành công, điều đó chứng tỏ ông ta có tài ăn nói, khôn khéo, biết cách giải quyết vấn đề”, giúp Ukraine qua được khó khăn “chính trị, ngoại giao lẫn kinh tế”.

Tôi bỏ phiếu chọn ông Poroshenko vì tôi tin ông ta học được kinh nghiệm của những chính phủ xấu xa cũ, ông ta biết nghe tiếng nói của người dân hơn, biết một chính quyền tham nhũng là một chính quyền không thể nào tồn tại được

Natalia

Một bà -cũng tên Natalia- đang làm việc cho trường đại học của thủ đô Kiev nói rằng từ năm 2001 đến giờ đã có 4 cuộc bầu cử diễn ra, “nhưng không kỳ bầu cử nào quan trọng cho kỳ bầu cử này”. Bà giải thích “chẵng ai ngờ những cuộc bầu cử trước đây lại đẩy Ukraine đến vực thẳm vì thành phần lãnh đạo không biết nghe dân, họ chỉ biết chia chác quyền hành và tham nhũng”. Bà hy vọng “tôi bỏ phiếu chọn ông Poroshenko vì tôi tin ông ta học được kinh nghiệm của những chính phủ xấu xa cũ, ông ta biết nghe tiếng nói của người dân hơn, biết một chính quyền tham nhũng là một chính quyền không thể nào tồn tại được”.

Các thùng phiếu có đánh số. RFA

Các thùng phiếu có đánh số. RFA

Ngay chính một số người Việt Nam đang sinh sống ở Ukraine cũng chia sẻ nhận xét tương tự. Hầu như không ai ngạc nhiên khi được tin ông Poroshenko đắc cử, “vui mừng vị không phải bầu cử vòng hai” như lời ông Thông nói với bạn bè trong bữa cơm -vừa ăn vừa bàn tán và theo dõi tin tức bầu cử-. “Tôi thấy an tâm hơn, tôi mong chính phủ của ông Poroshenko sớm ra mắt mọi người, may quá chỉ bầu có vòng đầu đã xong chứ phải bầu vòng hai trong tình huống quốc gia đang sôi bỏng như thế này thì khó lắm”. Khó ở đây, ông Thông giải thích, là “ngày nào còn chính quyền lâm thời là ngày đó còn mệt với Nga”.

Một người Việt khác, ông Tiến, mong ước “chính phủ mới phải nghe dân”, nhắc lại các chính quyền cũ “có lối làm việc cứ như là Sa Hoàng của Nga thời xưa, không đếm xỉa gì đến nguyện vọng của dân chúng cả”. Ông Tiến cho biết lý do tại sao đoàn biểu tình đã lật đổ được chính quyền cũ của ông Viktor Yanukovych nhưng đến bây giờ họ vẫn không rời những điểm đóng chốt ngay tại trung tâm thủ đô Kiev “vì họ chờ xem chính phủ mới sẽ làm việc như thế nào, có thật sự là một chính quyền của dân và vì dân hay lại giống như các chính phủ cũ, chỉ hứa mà không bao giờ giữ lời hứa”.

Những cuộc thăm dò cũng cho thấy về nhì trong cuộc bầu kỳ này là bà Cựu Thủ Tướng Yulia Tymoshenko với khoảng gần 13% tổng số phiếu. Trong bài diễn văn đọc sau khi biết tin không thành công, người từng điều hành chính phủ Kiev nói rằng bà “xin được chúc mừng nhân dân Ukraine đã hết lòng tham gia cuộc bầu cử bất chấp đe dọa lẫn thái độ hung hăng của Kremlin” cho biết thêm “cuộc bầu cử diễn ra công bằng và dân chủ”, kêu gọi ông Poroshenko “xây dựng đoàn kết quốc gia”.

Cũng cần nói thêm sau khi bỏ phiếu, bà Tymoshenko có nói rằng một trong những việc vị tân tổng thống phải làm là tiến hành thủ tục để gia nhập NATO, xem đó là “cách duy nhất có thể giúp giải quyết áp lực nặng nề đến từ Moscow”.

Đức Thánh Cha Phanxicô viếng thăm Vương Quốc Giordani

Đức Thánh Cha Phanxicô viếng thăm Vương Quốc Giordani

LM. Trần Đức Anh OP

5/24/2014

AMMAN. Trưa ngày 24-5-2014, ĐTC Phanxicô đã đến thủ đô Amman của Giordani, chặng đầu tiên trong chuyến viếng thăm Thánh Địa trong vòng 3 ngày cho đến hết thứ hai, 26-5 tới đây, nhân dịp kỷ niệm 50 năm cuộc gặp gỡ lịch sử giữa Đức Phaolô 6 và Đức Thượng Phụ Athenagoras của Giáo Hội Chính Thống Constantinople, là vị đứng đầu trong tất cả các vị Thượng Phụ Chính Thống giáo.

Cuộc viếng thăm được giới báo chí quốc tế mô tả là rất khó khăn, xét vì tình hình địa phương, nhưng ĐTC đã đặt biến cố này dưới sự bảo trợ của Mẹ Maria. Thực vậy, sáng thứ sáu 23-5-2014, ngài đã trở lại Đền Thờ Đức Bà Cả lần thứ 8 để cầu nguyện trước ảnh Đức Mẹ là Phần Rỗi của dân Roma và phó thác cho Mẹ cuộc viếng thăm này.

Cuộc gặp gỡ cách đây nửa thế kỷ giữa Đức Phaolô 6 và Đức Thượng Phụ Athenagoras đáng kỷ niệm đặc biệt vì đã mở ra một trang mới trong lịch sử ngàn năm giữa hai khối Giáo Hội và chuyến viếng thăm lần này của ĐTC Phanxicô không những để kỷ niệm biến cố đó, nhưng còn nhắm tăng cường các quan hệ đại kết, và không quên phát triển cuộc đối thoại liên tôn với Hồi giáo.

Cùng đi với ĐTC trên chuyến bay dài 4 tiếng từ Roma có 30 vị thuộc đoàn tùy tùng và 70 ký giả quốc tế.

Vương quốc Giordani chỉ rộng gần 89 ngàn cây số vuông, bằng 1 phần 4 Việt Nam, nhưng lại rộng gấp quá 4 lần lãnh thổ của Israel và Palestine cộng lại, vì hai nước này chỉ có 20.700 cây số vuông, tuy rằng họ có dân số đông hơn, gần 8 triệu người, so với 6 triệu 400 ngàn dân cư của Giordani. Cũng vậy về con số tín hữu Công Giáo: tại Giordani chỉ có 107 ngàn tín Công Giáo, trong khi tại Israel và Palestine có 266 ngàn tín hữu Công Giáo, tức là gần gấp 3.

Tại Giordani có 3 giáo phận với 4 GM và 69 giáo xứ và 143 LM triều và dòng, 210 nữ tu. Các tín hữu Công Giáo la tinh ở Giordani thuộc quyền Tòa Thượng Phụ Công Giáo la tinh ở Jerusalem với Đức Thượng Phụ hiện nay là Fouad Twal, người Giordani.

Đón tiếp

Từ trên máy bay bước xuống, ĐTC đã được đại diện Quốc vương Abdullah II là hoàng thân Ghazi bin Muhammed, cố vấn trưởng về tôn giáo và văn hóa của quốc vương, tiếp đón, cùng với đại diện của giáo quyền, trong đó có Đức Thượng Phụ Fouad Twal, các GM và Cha Pierbattista Pizzaballa, Bề trên dòng Phanxicô tại Thánh Địa tiếp đón. Hai em bé, một trai một gái, dâng tặng ĐTC đóa hoa phong lan (orchidea) màu đen là biểu tượng của Vương quốc Giordani. Trong khi 200 trẻ em đón chào ngài bên trong sân bay và 2 ngàn em khác chờ ngài từ bên ngoài phi trường.

Có 10 người gia nhập phái đoàn chính thức của ĐTC sau khi ngài đặt chân lên đất Giordani, đặc biệt là Rabbi Do thái Abraham Skorka, Viện trưởng Học viện đào tạo Rabbi ở Buenos Aires, và Imam Hồi giáo Omar Abboud, Tổng thư ký tổ chức đối thoại liên tôn, cả hai đều là bạn của ĐTC từ khi ngài là TGM giáo phận thủ đô của Argentina.

Liền đó, ngài cùng với đoàn tùy tùng đi xe về hoàng cung Al-Husseini ở trung tâm thủ đô Amman cách đó 38 cây số nơi diễn ra nghi thức đón tiếp chính thức. Quốc vương và hoàng hậu Rania đón tiếp ĐTC ngay tại cổng vào hoàng cung và tiến qua đoàn quân danh dự.

Vua Abdullah 2 là cháu đích tôn 43 đời của Ngôn sứ Muhammad sáng lập Hồi giáo. Còn hoàng hậu Rania năm nay 44 tuổi là người Palestine sinh trưởng tại Kuwait.

Diễn văn đầu tiên của ĐTC

Trong lời đáp từ sau lời chào mừng của Vua Abdullah, ĐTC nói bằng tiếng Ý:

”Tôi cảm tạ Thiên Chúa vì được viếng thăm Vương quốc Giordani, theo vết các vị tiền nhiệm của tôi Phaolô 6, Gioan Phaolô 2 và Biển Đức 16, và tôi cám ơn Quốc Vương Abdullah II vì những lời chào đón nồng nhiệt, nhớ lại cuộc viếng thăm mới đây của Quốc vương tại Vatican. Tôi cũng chào thăm Hoàng gia, chính phủ và nhân dân Giordani, đất nước có lịch sử phong phú và ý nghĩa lớn về mặt tôn giáo đối với Do thái, Kitô và Hồi giáo.

”Đất nước này quảng đại đón tiếp đông đảo ngừơi tị nạn Palestine, Irak và những người đến từ các vùng khác bị khủng hoảng, đặc biệt là từ Siria láng giềng, bị đảo lộn vì cuộc xung đột kéo dài đã quá lâu. Sự đón tiếp đó đáng được cộng đồng quốc tế ngưỡng mộ và hỗ trợ. Giáo Hội Công Giáo theo khả năng của mình, muốn dấn thân trong việc trợ giúp người tị nạn và những người sống trong cảnh túng thiếu, đặc biệt là qua trung gian của Caritas Giordani. ”Trong khi tôi đau lòng nhận thấy những căng thẳng cao độ vẫn kéo dài ở vùng Trung Đông, tôi cám ơn chính quyền của Vương quốc Giordani vì những gì đang thực hiện và tôi khích lệ tiếp tục dấn thân trong việc tìm kiếm hòa bình lâu bền mong ước cho toàn vùng; để đạt mục đích ấy, người ta thấy hơn bao giờ hết cần có một giải pháp hòa bình cho cuộc khủng hoảng ở Siria, và giải pháp công chính cho cuộc xung đột giữa Israel và Palestine.

”Nhân cơ hội này, tôi tái bày tỏ lòng kính trọng sâu xa và sự quí chuộng của tôi đối với Cộng đoàn Hồi giáo, đánh giá cao vai trò lãnh đạo của Quốc vương trong việc thăng tiến một sự hiểu biết thích hợp hơn về các nhân đức mà Hồi giáo tuyên dạy, cũng như sự sống chung thanh thản giữa tín đồ các tôn giáo khác nhau. Tôi biết ơn đối Giordani vì đã khích lệ các sáng kiến quan trọng cổ võ cuộc đối thoại liên tôn để thăng tiến sự cảm thông giữa người Do thái, Kitô và Hồi giáo, trong đó có sáng kiến ”Sứ điệp liên tôn từ Amman” và vì đã cổ võ giữa lòng LHQ việc cử hành hàng năm ”tuần lễ hòa hợp giữa các tôn giáo”.

”Giờ đây tôi muốn thân ái gửi lời chào thăm các cộng đoàn Kitô hiện diện tại đất nước này từ thời các thánh Tông Đồ, và đang góp phần xây dựng công ích của xã hội trong đó họ hoàn toàn hội nhập. Tuy ngày nay con số của họ bị giảm bớt, nhưng họ vẫn có cách thi hành một hoạt động có chất lượng cao và được quí chuộng trong lãnh vực giáo dục và y tế, qua các trường học và nhà thương, và họ có thể yên hàn tuyên xưng đức tin, trong niềm tôn trọng tự do tôn giáo là một quyền cơ bản của con người, và tôi nồng nhiệt cầu mong quyền này được đặc biệt tôn trọng ở mọi nơi tại Trung Đông cũng như trên toàn thế giới. Quyền này bao gồm tự do cá nhân và tập thể được chọn lựa tôn giáo mà mình tin là thật và công khai bày tỏ tín ngưỡng của mình” (Biển Đức 16, Tông huấn ”Giáo Hội tại Trung Đông”,26). Các tín hữu Kitộ cảm thấy và là những công dân đúng nghĩa và muốn góp phần vào việc xây dựng xã hội cùng với các đồng bào Hồi giáo của họ, đóng góp phần đặc thù của mình.

Sau cùng tôi đặc biệt cầu chúc hòa bình và thịnh vượng cho Vương quốc Giordani, cho nhân dân nước này, và tôi cầu mong cuộc viếng thăm này góp phần gia tăng và thăng tiến những quan hệ tốt đẹp và nồng nhiệt giữa các tín hữu Kitô và Hồi giáo”.

Ngài cũng ứng khẩu cám ơn Vua Abdullah đã bảo vệ cộng đồng Kitô tại Giordani và là một người hòa bình, người xây dựng hòa bình.

Cử hành thánh lễ đầu tiên

Giã từ hoàng gia Giordani, ĐTC đã tới sân vận động quốc tế Al-Hussein cách đó 11 cây số để cử hành thánh lễ lúc gần 3 giờ chiều cho các tín hữu.

Hiện diện tại Sân Vận động có 30 ngàn tín hữu, không kể hàng ngàn người khác tham dự thánh lễ từ bên ngoài qua các màn hình khổng lồ. Trong số các tín hữu có nhiều người tị nạn Công Giáo đến từ Palestine, Siria và Irak, đặc biệt có 1.400 em được rước lễ lần đầu trong thánh lễ này.

Đồng tế với ĐTC có 5 Hồng Y thuộc đoàn tùy tùng của ngài, 6 HY khác đến từ các Giáo Hội địa phương, đứng đầu là ĐHY Becharai Rai, Giáo chủ Công Giáo Maronite từ Liban, ngoài ra có 6 vị Thượng Phụ, 115 LM, 60 phó tế và đan sĩ đến từ các nước Arập.

Bài giảng của ĐTC

Trong bài giảng, ĐTC khai triển 3 hoạt động chính của Chúa Thánh Linh là chuẩn bị, thúc giục và sai đi. Ngài nói:

“Trong Tin Mừng chúng ta đã nghe lời Chúa Giêsu hứa với các môn đệ: ”Thầy sẽ xin Chúa và Người sẽ ban cho các con Đấng An ủi khác để Ngài ở lại với các con mãi mãi” (Ga 14,16). Đấng An ủi thứ I là chính Chúa Giêsu; Đấng thứ 2 là Chúa Thánh Linh.

”Ở đây chúng ta không xa nơi Chúa Thánh Linh đã ngự xuống trong quyền năng trên Đức Giêsu thành Nazareth, sau khi Gioan đã làm phép rửa cho Đức Giêsu trong sông Giordan (Xc Mt 3,16). Vì thế Tin Mừng Chúa Nhật này, và cả nơi mà nhờ ơn Chúa tôi ở đây như người hành hương, mời gọi chúng ta hãy suy tư về Chúa Thánh Linh, về điều mà Chúa thực hiện trong Chúa Kitô và nơi chúng ta, và chúng ta có thể tóm tắt thế này: Chúa Thánh Linh thực hiện 3 hành động: chuẩn bị, thúc đẩy và sai đi.

– ”Trong lúc Chúa Giêsu chịu phép rửa, Thánh Linh ngự xuống trên Đức Giêsu để chuẩn bị Người thi hành sứ mạng cứu độ; sứ mạng này có đặc tính như của một Đầy tớ khiêm hạ và hiền lành, sẵn sàng chia sẻ lịch sử cứu độ và tận hiến toàn toàn. Nhưng Chúa Thánh Linh, hiện diện ngay từ đầu lịch sử cứu độ, đã hoạt động trong Đức Giêsu khi Người được chịu thai trong lòng đồng trinh của Đức Maria thành Nazareth, thực hiện biến cố lạ lùng là sự nhập thể. Thiên Thần nói với Đức Maria: ”Chúa Thánh Linh đã bao phủ Trinh Nữ, sẽ che bóng cho Trinh Nữ và Trinh Nữ sẽ sinh Con và được đặt tên là Giêsu” (Xc Lc 1,35). Tiếp đến Chúa Thánh Linh đã hành động trong ông Simeon và bà Anna, trong ngày dâng Chúa Giêsu vào Đền thờ (Xc Lc 2,22). Cả hai vị chờ đợi Đức Thiên Sai, được Chúa Thánh Linh soi sáng và đến thăm Hài Nhi Giêsu, cả hai trực giác thấy rằng đó chính là Đấng toàn dân mong đợi…

– Thứ hai, Thánh Linh thúc đẩy. Ngài đã xức dầu trong nội tâm cho Đức Giêsu và xức dầu cho các môn đệ, để họ có cùng tâm tình của Đức Giêsu và nhờ đó có thể đảm nhận trong đời sống của họ những thái độ tạo điều kiện dễ dàng cho hòa bình và hiệp thông. Với sự xức dầu của Thánh Linh, nhân tính của chúng ta được ghi đậm sự thánh thiện của Đức Giêsu Kitô và làm cho chúng ta có thể yêu thương anh chị em với cùng tình thương mà Thiên Chúa yêu thương chúng ta. Vì thế, cần có những cử chỉ khiêm tốn, huynh đệ và tha thứ, hòa giải. Những cử chỉ này là tiền đề và điều kiện để có hòa bình chân thực, vững chắc và lâu bền. Chúng ta hãy cầu xin Chúa Cha xức dầu chúng ta để chúng ta hoàn toàn trở thành những người con của Ngài, luôn phù hợp với Đức Kitô, để chúng ta cảm thấy tất cả là anh chị em và như thế xua đuổi khỏi chúng ta những oán hận và chia rẽ, đồng thời yêu thương nhau như anh chị em. Và đó là điều Đức Giêsu yêu cầu chúng ta trong Phúc Âm: ”Nếu các con yêu mến Thầy, thì hãy tuân giữ giới răn của Thầy, và Thầy sẽ xin Chúa và Ngài sẽ ban cho các con một Đấng An ủi khác, để Người ở lại với các con mãi mãi” (Ga 14,15-16).

– Và sau cùng Chúa Thánh Linh sai đi. Đức Giêsu là Đấng Được Sai Đi, đầy Thánh Linh của Cha. Được xức dầu với cùng Thánh Linh, cả chúng ta cũng được sai đi như sứ giả và chứng nhân hòa bình.

”Hòa bình không thể mua được: đó là một hồng ân cần kiên nhẫn tìm kiếm và xây dựng một cách khéo léo nhờ những cử chỉ lớn nhỏ bao gồm đời sống hằng ngày của chúng ta. Con đường hòa bình được củng cố nếu chúng ta nhìn nhận rằng tất cả chúng ta có cùng máu mủ và là thành phần của nhân loại; nếu chúng ta không quên mình có một người Cha duy nhất trên trời và tất cả đều là con cảu Ngài được dựng nên theo hình ảnh giống Ngài.

ĐTC thân ái chào thăm Đức Thượng Phụ, các anh em GM và linh mục, tu sĩ giáo dân, các em Rước lễ lần đầu.. và ngài kết luận rằng:

”Các bạn thân mến, Chúa Thánh Linh đã ngự xuống trên Đức Giêsu cạnh sông Giordan, và khởi sự công trình cứu chuộc hầu giải thoát thế gian khỏi tội lỗi và sự chết. Chúng ta hãy xin Chúa chuẩn bị con tim chúng ta để gặp gỡ anh chị em vượt lên trên những khác biệt về tư tưởng,ngôn ngữ, văn hóa, tôn giáo; xin Chúa xức dầu toàn thể con người chúng ta bằng dầu từ bi của Ngài, chữa lành các vết thương sai lầm, thiếu cảm thông, tranh biện, và sai chúng ta đi với lòng khiêm tốn và từ bi trên những nẻo đường khó khăn nhưng phong phú trong công trình tìm kiếm hòa bình.

ĐTC giảng hoàn toàn bằng tiếng Ý, và sau bài giảng, có một Đức Cha dịch sang tiếng Arập.

Trong phần hiệp lễ, 118 LM và Phó tế đã phân phát Mình Thánh Chúa cho các tín hữu.

Cuối thánh lễ, Đức Thượng Phụ Fouad Twal đã đại diện mọi người chào mừng ĐTC và nói đến những thách đố mà Giáo Hội địa phương đang phải đương đầu. Ngài nói: Thánh Địa bị quá nhiều chia rẽ, và Giáo Hội Công Giáo địa phương, đặc biệt là Tòa Thượng Phụ Công Giáo la tinh Jerusalem hết sức cố gắng hiệp nhất nội bộ, hiệpnhất giữa các Giáo Hội và toàn dân. Chúng con là một Giáo Hội nhỏ bé, nhưng cũng là một Giáo Hội lắng nghe, tháp tùng và cộng tác theo khả năng khiêm hạ của mình, vào hành trình hoán cải, vì chúng ta luôn ở trong tình trạng hoán cải trường kỳ (Evan. gaudium 25).

Người dân Ukraine đi bầu tổng thống

Người dân Ukraine đi bầu tổng thống

Chủ nhật, 25 tháng 5, 2014

Đây là cuộc bầu cử đặc biệt quan trọng ở Ukraine

Người dân Ukraine hôm nay ngày 25/5 đi bỏ phiếu để bầu tổng thống mới trong bối cảnh đất nước này vừa trải qua nhiều tháng hỗn loạn sau khi cựu Tổng thống Viktor Yanukovych bị lật đổ.

Có 18 ứng viên tranh cử trong cuộc bầu cử được cho là hết sức quan trọng để đoàn kết đất nước.

Tuy nhiên phe thân Nga ở miền đông phản đối cuộc bầu cử này và đã đe dọa sẽ ngăn chặn bỏ phiếu.

Khoảng 20 người đã thiệt mạng trong một đợt giao tranh giữa phiến quân và quân chính phủ trong những ngày qua.

Bạo lực ở miền đông, nhất là ở Donetsk và Luhansk đã làm cản trở nghiêm trọng công việc chuẩn bị cho bầu cử.

‘Vua sôcôla’

Ông trùm ngành bánh kẹo Petro Poroshenko, vốn có biệt danh là ‘vua sôcôla’ nhiều khả năng sẽ giành chiến thắng.

Cựu Thủ tướng Yulia Tymoshenko bị ông Poroshenko bỏ xa trong các cuộc thăm dò ý kiến.

Để giành chiến thắng ngay từ vòng một thì ứng viên phải giành được hơn 50% số phiếu. Nếu không thì sẽ phải bầu cửa vòng hai vào ngày 15/6.

Trong một bài diễn văn trên truyền hình hôm thứ Bảy ngày 24/5, Thủ tướng Arseniy Yatsenyuk đã kêu gọi người dân bỏ phiếu và ‘bảo vệ Ukraine’.

“Cuộc bầu cử này sẽ sự thể hiện ý chí của người dân Ukraine ở miền tây, đông, bắc và nam,” ông nói.

Trong một động thái bất ngờ, Tổng thống Nga Vladimir Putin hôm thứ Sáu ngày 23/5 nói rằng ồng sẽ tôn trọng kết quả cuộc bỏ phiếu và sẵn sàng làm việc với bất cứ ai được người dân Ukraine bầu làm tổng thống.

Ông Poroshenko dẫn đầu trong các cuộc thăm dò dư luận

Kiev và phương Tây đang cáo buộc Moscow kích động tình cảm ly khai ở đông Ukraine. Tổng thống Putin đã bác bỏ cáo buộc này.

Hơn 1.000 quan sát viên của Tổ chức An ninh và Hợp tác châu Âu đã (OSCE) được huy động ở các phòng bỏ phiếu trên toàn quốc.

Tuy nhiên OSCE đã rút hầu hết các quan sát viên của họ khỏi Donetsk do lo sợ cho an ninh của họ.

Một số phần tử ly khai thân Nga đã cảnh báo mọi người không được bỏ phiếu.

“Nếu cần thiết chúng tôi sẽ sử dụng bạo lực,” ông Denis Pushilin, một lãnh đạo của Cộng hòa nhân dân Donetsk tự phong, được hãng tin AFP dẫn lời nói.

Phe ly khai ở Donetsk và Luhansk đã tuyên bố độc lập khỏi Ukraine sau khi trưng cầu dân ý hôm 11/5 – một động thái không được Kiev và các đồng minh phương Tây công nhận.

Hơn 75.000 cảnh sát và tình nguyện viên đã được huy động để đảm bảo an ninh cho cuộc bầu cử.

Phòng phiếu sẽ mở cửa cho đến 8 giờ tối giờ địa phương, tức 11 giờ tối giờ Việt Nam. Kết quả cuối cùng sẽ được công bố vào thứ Hai ngày 26/5.

Bộ trưởng Quốc phòng Lào ‘tử nạn’

Bộ trưởng Quốc phòng Lào ‘tử nạn’

Thứ bảy, 17 tháng 5, 2014

Bộ trưởng Quốc phòng Lào Douangchay Phichit

Bộ trưởng Quốc phòng Lào Douangchay Phichit được xác định có mặt trên phi cơ.

Tin cho hay bộ trưởng Quốc phòng kiêm Phó Thủ tướng Lào ông Douangchay Phichit đã thiệt mạng cùng một số quan chức khác khi một phi cơ quân sự rơi ở miền Bắc nước này vào sáng ngày 17/5/2014.

Hôm thứ Bảy, thông tấn xã Lào dẫn nguồn tin từ Văn phòng Chính phủ Lào xác nhận có một tai nạn phi cơ quân sự xảy ra lúc 7 giờ sáng 17/5 tại làng Nadee, huyện Paek, tỉnh Xiêng Khoảng.

Lãnh đạo chính quyền tỉnh này được một tờ báo của Việt Nam dẫn lời cùng ngày ‘khẳng định’ có 5 người ‘tử nạn’ trong chuyến bay với hàng chục hành khách đang di chuyển tới một địa điểm để dự một lễ kỷ niệm.

“Có 4 lãnh đạo cao cấp của Lào tử nạn trong tai nạn này. Trong đó có ông Douangchay Phichith – Uủ viên Bộ chính trị, Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Bộ quốc phòng Lào, Bộ trưởng Bộ An ninh Lào, Bí thư kiêm Thị trưởng Thủ đô Vientiane, Trưởng Ban tuyên giáo TƯ Lào,”

“Phu nhân của ông Douangchay Phichith cũng tử nạn,” Bí thư tỉnh ủy, tỉnh trưởng Xiêng Khoảng Somkot Mangnomek được tờ Tiền phong Online thuật lời nói.

“Có 4 lãnh đạo cao cấp của Lào tử nạn trong tai nạn này. Trong đó có ông Douangchay Phichith – UV Bộ chính trị, Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Bộ quốc phòng Lào, Bộ trưởng Bộ An ninh Lào, Bí thư kiêm thị trưởng thủ đô Vientiane, Trưởng Ban tuyên giáo TƯ Lào. Phu nhân của ông Douangchay Phichith cũng tử nạn”

Tiền Phong Online

Trước đó, Hãng thông tấn RIA Novosti dẫn lời giới chức quân sự Lào cũng cho biết trong số những người trên máy bay có Bộ trưởng Quốc phòng cùng gia đình, ngoài ra còn có Bộ trưởng Công an và Đô trưởng Vientiane cùng một số người khác.

Ít nhất năm người bị xác nhận là đã thiệt mạng và ba người được tìm thấy còn sống, Tân Hoa xã dẫn các nguồn thạo tin cho hay.

Danh tính của những người thiệt mạng vẫn chưa được chính thức công bố. Tuy nhiên tờ New York Times dẫn nguồn tin từ giới chức Lào nói Bộ trưởng Quốc phòng Lào và Đô trưởng Vientiane bị xác nhận là đã chết.

‘Dự lễ kỷ niệm’

Theo RIA Novosti, chiếc máy bay đã rơi trên đường đưa các quan chức cao cấp của Lào đến tỉnh Xiêng Khoảng để dự lễ kỷ niệm 55 năm ngày thành lập Sư đoàn 2 của Quân đội Nhân dân Lào.

Truyền thông chính phủ Lào cho biết chiếc máy bay bị rơi khi còn cách sân bay Xiêng Khoảng chỉ 1.500 mét.

Một số nguồn tin từ Bộ Quốc phòng Lào nói với Tân Hoa xã chiếc máy bay này là loại AN74TK-300D do Nga sản xuất.

Chiếc máy bay bị cho là đã rơi trên đường đến tỉnh Xiêng Khoảng

Trong tin đăng sáng 17/5, hãng thông tấn AP dẫn nguồn Bộ Ngoại giao Thái Lan xác nhận một máy bay quân sự của Lào được tin là chở theo Bộ trưởng Quốc phòng nước này đã rơi.

Tin của AP nói số người có mặt trên máy bay là khoảng 20 người.

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Thái Lan Sek Wannamethee cho biết thông tin trên được phía Lào cung cấp.

Bộ trưởng Quốc phòng Lào và nhiều quan chức cao cấp trong đoàn vừa có tiếp xúc với Bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc Thường Vạn Toàn, người đang ở thăm Lào bốn ngày từ 15/5.

Theo Vietnam News, cuối năm ngoái, ngày 7/12, Tướng Douangchay Phichit đã ký kết với Bộ trưởng Quốc phòng Việt Nam, Đại tướng Phùng Quang Thanh một ‘kế hoạch hợp tác quân sự’ Việt – Lào ở Hà Nội.

Được biết năm 1998, Trung tướng Tổng tham mưu trưởng quân đội Việt Nam Đào Trọng Lịch, người được cho là có thể vào vị trí Bộ trưởng Quốc phòng, cũng tử nạn cùng 12 sỹ quan cao cấp khác khi đang trên máy bay từ thủ đô Vientiane đi Xiêng Khoảng.

 

Hơn 2,000 người thân Nga tấn công sở cảnh sát Ukraine ở Odessa

Hơn 2,000 người thân Nga tấn công sở cảnh sát Ukraine ở Odessa
Sunday, May 04, 2014

Nguoi-viet.com
ODESSA, Ukraine (AFP) – Hơn 2,000 người thân Nga hôm Chủ Nhật tấn công trụ sở cảnh sát ở thành phố Odessa tại Ukraine, nơi 42 người chết trong các cuộc đụng độ hai ngày trước đây.

Một phóng viên AFP có mặt tại chỗ cho hay đám đông khi tấn công vào bộ chỉ huy cảnh sát đã đòi thả những người bị bắt trước đây.

Người thân Nga đập phá trụ sở Sở Cảnh Sát Odessa. (Hình: (AP Photo/Vadim Ghirda)

Ðể giảm tình trạng căng thẳng, cảnh sát thả 67 người bị bắt trong các cuộc đụng độ trên đường phố thời gian qua, giữa sự hoan nghênh của phía người biểu tình thân Nga.

Thành phần tấn công, vũ trang bằng gạch đá và dùi cui, đã lọt vào được một sân trong của tòa nhà.

Odessa, một cảng ở vùng Hắc Hải, có khoảng hơn 1 triệu dân, hiện vẫn bàng hoàng sau các cuộc giao tranh trên đường phố giữa phía thân Nga và thân chính phủ Kiev hôm Thứ Sáu, dẫn đến một đám cháy lớn khiến 38 người chết.

Ða số những người bị kẹt trong một tòa nhà của nghiệp đoàn địa phương tại trung tâm Odessa là thành phần thân Nga, rút vào cố thủ ở đây.

Cả hai bên dùng bom xăng ném lẫn nhau khiến ngọn lửa bùng lên, tạo tình trạng hỗn loạn khi người ta tìm cách thoát ra ngoài.

Theo giới chức y tế, có 30 người chết vì ngạt khói và tám người khác chết khi tìm cách thoát hiểm.

Thủ tướng Ukraine, ông Arseniy Yatsenyuk, đã đến thăm Odessa trước đó trong ngày Chủ Nhật, đổ lỗi cho cảnh sát địa phương là làm việc “không hiệu quả.” (V.Giang)

 

Ngoài hàng giả, Trung Quốc còn có chính quyền giả

Ngoài hàng giả, Trung Quốc còn có chính quyền giả
Sunday, May 04, 2014

Nguoi-viet.com
BẮC KINH, Trung Quốc (WSJ) – Ở Trung Quốc có rất nhiều thứ giả – từ các cửa hàng Apple giả, cho tới nhà báo giả, hàng hiệu đắt tiền Gucci giả. Nay người ta có thể cho thêm vào danh sách đó một mục nữa là chính quyền giả.

Nguồn tin từ giới truyền thông địa phương mới đây cho hay một cơ chế mang tên “Chính Quyền Nhân Dân thành phố Dengzhou” ở tỉnh Hà Nam (Henan) vừa bị phát giác và bị dẹp bỏ sau khi biết là giả.

Tư dinh một giới chức cao cấp ở tỉnh Hà Nam, Trung Quốc. Một thành phố của tỉnh này vừa bắt ba người tội lập chính quyền giả. (Hình minh họa: AFP/Getty Images)

Theo nguồn tin này, chính quyền nói trên được ba người dân nơi đây thành lập hồi năm ngoái, có cả con dấu giả và giấy tờ hành chánh giả.

Họ cũng tìm cách tuyển mộ nhân viên công chức, gửi đi các thông cáo tìm người và có được hơn 10 ứng viên trước khi bị chính quyền thật dẹp bỏ.

Cả ba người nói trên khai rằng họ muốn tự xóa bỏ chính quyền địa phương hiện hữu vì “không làm gì cho dân chúng.”

Trụ sở của chính quyền giả này nằm ngay cạnh tòa nhà hành chánh của chính quyền thật.

Chính phủ giả bị khám phá sau khi họ đưa giấy đòi một công ty phát triển địa ốc phải nộp tiền phạt do xây cất trái phép trong khu vực.

Chủ công ty này nghi ngờ nên đi báo, và ba người này bị bắt. (V.Giang)