Kẻ cầm đầu một mạng lưới tội phạm tin học quốc tế đã bị bắt ở Đức

Kẻ cầm đầu một mạng lưới tội phạm tin học quốc tế đã bị bắt ở Đức

RFI

Ảnh minh hoạ

Ảnh minh hoạ

REUTERS/Kacper Pempel/Files

Thụy My

Hãng tin Đức DPA hôm 17/08/2014 dẫn nguồn tin từ Viện Kiểm sát Düsseldorf cho biết, nghi can cầm đầu một mạng lưới tội phạm tin học quy mô được cho là đã trộm trên 40 triệu đô la tại nhiều ngân hàng quốc tế, đã bị bắt hồi tháng 12 năm  ngoái tại Francfort, Đức.

Trong số ra ngày hôm qua, tuần báo Der Spiegel đăng một bài báo dài nói về vụ cướp kỹ thuật số xứng đáng là một bộ phim gangster Hollywood. « Predator », tên trộm bí mật mang quốc tịch Thổ Nhĩ Kỳ được tờ báo cho là một trong những tin tặc tài ba nhất thế giới. Anh ta bị cảnh sát Đức bắt tại Francfort mùa đông năm ngoái, nhờ nguồn tin của tình báo Mỹ.

Theo các nhà điều tra, nghi can này là thủ phạm của « một trong những vụ cướp nhà băng được nghiên cứu kỹ nhất và thực hiện tốt nhất từ trước đến nay ». Tháng 2/2013, trong cùng một đêm gần 40 triệu đô la đã bị cướp mất tại nhiều ngân hàng trên thế giới, nhờ các thẻ tín dụng bị sao chép, được rút tiền không hạn chế. Hoạt động này cần có sự phối hợp của khoảng một trăm đồng lõa được tuyển mộ thông qua các nhánh trên khắp hành tinh. Những người này được huy động từ Đức cho đến Mỹ, Nhật để lấy trộm tiền tại nhiều máy rút tiền tự động (ATM).

Để tổ chức vụ cướp ngân hàng bằng kỹ thuật số này, thủ phạm trước hết đã xâm nhập vào hệ thống một chi nhánh Ấn Độ của một công ty tin học Mỹ, phụ trách quản lý lưu lượng giao dịch ngân hàng trên thế giới. Nhờ các kẽ hở trong hệ thống của công ty trên, tin tặc lấy được dữ liệu từ 12 thẻ tín dụng của ngân hàng Muscat tại Oman và hủy bỏ mọi hạn mức rút tiền.

Sau đó tin tặc sao chép lại các thông tin này vào hàng trăm thẻ tín dụng giả, rồi phân phối cho mạng lưới của mình. Theo Der Spiegel, chỉ riêng tại Đức, trong đêm đó nhiều máy rút tiền tự động tại hơn một chục thành phố đã cho rút 1,8 triệu euro.

Nhóm tội phạm này hành động thông qua các thẻ tín dụng sao chép. Hai đồng lõa đã bị bắt quả tang tại Düsseldorf với 170.000 euro trong túi, nhờ chỉ dẫn của một nhân chứng. Người thợ mộc Hà Lan cùng với người mẹ đã bị kết án bốn năm ba tháng tù giam hồi tháng 11 năm ngoái. DPA cho biết, do sợ gia đình bị trả thù, hai người này lúc đó đã không khai ra cấp trên trong mạng lưới tội phạm.

ĐTC tại Nam Hàn: Bài giảng lễ bế mạc Đại Hội Giới Trẻ Á Châu lần VI “Các con là hiện tại và tương lai của Giáo Hội”

ĐTC tại Nam Hàn: Bài giảng lễ bế mạc Đại Hội Giới Trẻ Á Châu lần VI “Các con là hiện tại và tương lai của Giáo Hội”

Chuacuuthe.com

1

VRNs (18.08.2014) -Sài Gòn- Sau đây là nội dung bài giảng của Đức Thánh Cha Phanxicô trong thánh lễ bế mạc Đại Hội Giới Trẻ Á Châu lần VI diễn ra vào Chúa Nhât hôm qua, 17.08 tại Nam Hàn

Các con thân mến,

Vinh quang của các vị tử đạo tỏa sáng trên các con! Đây là chủ đề của Ngày Giới Trẻ Á Châu lần VI, là sự an ủi và sức mạnh cho tất cả chúng ta. Hỡi những người trẻ Á châu: các con là những người thừa kế lời minh chứng tuyệt vời của các chứng nhân về Chúa Kitô. Ngài là ánh sáng của thế giới; Ngài là ánh sáng của cuộc sống của chúng ta! Các vị tử đạo Nam Hàn và vô số những anh hùng tử đạo khác trên khắp Á châu, đã bị tra tay và bắt bớ; họ đã đã trao lại cho chúng ta lời chứng vĩnh viễn về ánh sáng chân lý của Chúa Kitô xua tan mọi bóng tối và tình yêu của Chúa Kitô là sự chiến thắng vẻ vang. Nhờ Chúa Giêsu chiến thắng trên sự chết và sự tham dự của chúng ta vào chiến thắng ấy mà hôm nay chúng ta, những đồ đệ Chúa Ki-tô, có thể đối mặt với những thách thức trong mọi hoàn cảnh cuộc sống.

Những lời mà chúng ta vừa nói với nhau mang lại cho chúng ta niềm khích lệ. Một chủ đề khác của Ngày Đại hội là: “Giới trẻ Á châu! Hãy trỗi dậy!” gợi lên cho chúng ta về bổn phận và trách nhiệm. Chúng ta hãy cùng điểm qua những từ này.

Trước hết từ “Á Châu

Các con quy tụ nơi đây từ khắp nơi trên lục địa châu Á này. Mỗi người trong các con đều được tình yêu Thiên Chúa kêu mời cách đặc biệt từ những nơi chốn và lịch sử khác nhau. Nơi lục địa châu Á này được thấm nhuần một nền truyền triết học và tôn giáo vừa phong phú vừa lâu đời. Đó là một môi trường tuyệt vời để lời minh chứng của chúng ta về Chúa Kitô vang lên: “Thầy là Đường, là Sự Thật và là Sự Sống” (Ga 14, 6).  Lời minh chứng này không chỉ dành riêng cho các bạn trẻ châu Á, mà còn mời gọi tất cả mọi giới trên toàn lục địa mênh mông này đem vào đời sống xã hội với tinh thần bổn phận và quyền lợi. Đừng sợ đem đức tin vào mọi môi trường trong đời sống xã hội!

Là người Á Châu các con nhận ra tình yêu đã nằm sẵn trong nền văn hóa truyền thống lâu đời tuyệt đẹp này. Tuy nhiên là Kitô hữu, các con biết rằng sức mạnh thuần khiết của Tin Mừng sẽ “rửa tội” cho nền di sản văn hóa đã hoàn thiện này. Qua sự hiện diện của Chúa Thánh Thần đã được ban cho trong bí tích Rửa Tội và được cũng cố nơi bí tích Thêm sức và trong sự hiệp nhất với các chủ chăn, các con phân định những giá trị tích cực trong các nền văn hóa đa dạng ở Á Châu. Các con cũng có thể biện phân được điều gì là không phù hợp với đức tin Công giáo của mình, những gì là đi ngược lại đời sống ân sủng được ban trong Bí Tích Rửa Tội và những tiêu cực của nền văn thế hóa thế tục đầy tội lỗi, lũng đoạn đưa con người ta đến chỗ chết.

Quay trở lại với chủ đề của Ngày Đại hội, chúng ta hãy suy nghĩ về từ thứ hai: “Giới trẻ“.

Các con cùng bạn hữu là những người tràn đầy lạc quan, dồi dào sinh lực và thiện chí. Đó là những đặc tính nơi người trẻ. Hãy để Đức Kitô biến những lạc quan vốn có nơi các con vào trong niềm hy vọng Kitô giáo, sinh lực của các con vào trong các nhân đức, thiện chí của các con vào trong tình yêu tự hiến! Đây là con đường mà các con được mời gọi để bước đi. Đây là con đường để vượt qua tất cả những gì đe dọa niềm hy vọng, đe dọa việc thực  hành nhân đức và tình yêu trong cuộc sống và nơi nền văn hóa của các con. Bằng cách này, các con  sẽ trở nên quà tặng cho Chúa Giêsu và với thế giới.

Các bạn trẻ Kitô hữu, cho dù các con là công nhân hay sinh viên; khởi nghiệp hay an nghiệp; sống đời hôn nhân gia đình hay sống ơn gọi tu trì trì linh mục, các con không chỉ là thành phần của tương lai Giáo Hội mà cần hơn là  hiện diện và được yêu ngay thời điểm hiện tại của Giáo Hội! Hãy lôi kéo để gần nhau hơn nữa, gần hơn với Thiên Chúa, với các giám mục và linh mục, dùng những năm tháng này để xây dựng một Giáo Hội thánh thiện, truyền giáo và khiêm tốn hơn – một Giáo Hội nơi đó yêu thương và phụng thờ Thiên Chúa bằng việc tìm gặp và phục vụ người nghèo, người cô đơn, thấp cổ bé họng và chịu thiệt thòi nhất .

Trong đời sống Kitô hữu nhiều lần các con sẽ gặp những cám dỗ như các môn đệ trong Tin Mừng hôm nay là xa lánh những ai xa lạ, những người nghèo và người đau khổ. Đó là những người như người phụ nữ trong Tin Mừng hôm nay đã liên tục van xin: “Lạy Chúa, xin giúp tôi”. Lời cầu xin người phụ nữ Canaan là tiếng kêu của tất cả những người đang tìm kiếm tình yêu, sự đón nhận và tình bạn với Chúa Kitô. Đó là tiếng kêu của rất nhiều người đang sống nơi các thôn làng vô danh, tiếng kêu những người đương thời xung quanh ta và tiếng kêu của những chứng nhân tử đạo hôm nay đang bị bắt bớ và bách hại vì Danh Chúa Giêsu. “Lạy Chúa, xin giúp tôi” là tiếng van nài thổn thức bật lên từ trái tim của chúng ta. Hãy trả lời cho tiếng van xin này, không phải là lẫn trách trước các nhu của người khác, nhưng là phục vụ những người nghèo, người cần cứu giúp, bằng cách này chúng ta gắn bó với Chúa. Chúng ta phải nên giống Chúa Kitô, đáp lại lời van xin giúp đỡ bằng tình yêu, lòng thương xót và nhân từ.

Sau cùng từ “Trỗi dậy!” – nói đến trách nhiệm mà Chúa trao ban cho các con. Đây là bổn phận phải thận trọng, để không cho phép các áp lực, cám dỗ và tội lỗi của chúng ta làm cho chúng ta mất nhạy cảm đối với vẻ huy hoàng của sự thánh thiện, và niềm vui của Tin Mừng. Thánh vịnh đáp ca hôm nay liên tục mời gọi chúng ta “vui mừng và ca hát”. Không ai ngủ mà ca hát nhảy múa được.

Các con thân mến, “Ước gì chư dân cảm tạ Ngài, lạy Thiên Chúa, chư dân phải đồng thanh cảm tạ Ngài.” (Tv 67, 6); từ Ngài chúng ta “đón nhận lòng thương xót” (Rm 11:30). Tình yêu và lòng thương xót của Thiên Chúa tràn đầy lòng các con đẩy các con đi ra với thế giới, đến với các bạn bè, đồng nghiệp, hàng xóm, đồng hương, tất cả mọi người trên lục địa mênh mông này – ” họ cũng thế: nay họ không vâng phục Thiên Chúa, vì Người thương xót anh em, nhưng đó là để chính họ cũng được thương xót” (Rm 11:31). Do bởi lòng thương xót của Chúa mà chúng ta được cứu độ.

Các con thân mến,

Cha hy vọng rằng, trong sự hiệp nhất với Chúa Kitô và Giáo Hội, các con sẽ giữ vững con đường này, chắc chắn nó sẽ mang lại cho các con nhiều niềm vui. Bây giờ, chúng ta chuẩn bị bước sang phần phụng vụ Thánh Thể, chúng ta hãy nhớ đến Mẹ Maria là Mẹ chúng ta, người đã đem Chúa Giêsu vào trong thế gian. Xin Mẹ cũng lôi kéo chúng con đến với Chúa Giêsu và trong lòng từ ái của Mẹ xin giúp chúng con mang Chúa Giêsu đến cho người khác, để phụng sự Ngài cách trung thành và tôn vinh Ngài trong mọi lúc, mọi nơi  trên đất nước này và toàn lục địa Á Châu. Amen.

Hoàng Minh

Đức Phanxicô phong chân phúc cho 124 vị tử đạo Đại Hàn

Đức Phanxicô phong chân phúc cho 124 vị tử đạo Đại Hàn

Vũ Văn An

8/16/2014

Theo tin CNA, Đức Phanxicô, hôm nay, 16 tháng Tám, đã phong chân phúc cho các vị Tử Đạo Đại Hàn là Phaolô Yun Ji-chung và123 đồng bạn, ca ngợi các hy sinh vĩ đại của họ và lời kêu gọi “đặt Chúa Kitô lên trên hết” của họ.

Trong Thánh Lễ tại Cổng Gwanghwamun ở Hán Thành, trước hàng chục ngàn người, ngài nói rằng “Tất cả các vị đã sống và chết cho Chúa Kitô, và nay các vị đang trị vì với Người trong hân hoan và vinh quang. Chiến thắng của các vị tử đạo, chứng tá của các vị đối với sức mạnh của tình yêu Thiên Chúa, tiếp tục mang nhiều hoa trái hiện nay tại Đại Hàn, trong Giáo Hội từng nhận được sự lớn mạnh do chính các hy sinh của các vị”.

“Việc chúng ta cử hành Chân Phúc Phaolô và Các Bạn Tử Đạo đem lại cho chúng ta cơ hội trở về với những giờ phút đầu tiên, thời sơ sinh, có thể nói như thế, của Giáo Hội tại Đại Hàn. Nó mời gọi chúng ta, người Công Giáo Đại Hàn, nhớ tới các việc lớn lao mà Thiên Chúa đã thực hiện tại đất nước này và trân qúi di sản đức tin và đức ái từng được các bậc cha ông ủy thác cho anh chị em”.

Kitô Giáo Đại Hàn có mặt từ thế kỷ 18, lúc các học giả Đại Hàn nghe biết sự phát triển đức tin tại Trung Hoa. Họ tới Trung Hoa để học hỏi Kitô Giáo nơi các nhà truyền giáo Dòng Tên. Rồi trở lại quê hương để giảng dạy đức tin, thu hút hàng ngàn tân tòng dù không có linh mục.

Các nhà cầm quyền Đại Hàn bắt đầu bách hại các Kitô hữu và ngăn cấm sách vở Công Giáo.

Phaolô Yun Ji-chung và Giacôbê Kwong Sang-yon, cả hai đều là người Công Giáo thuộc giai cấp quí tộc, bị chém đầu năm 1791 vì vi phạm lễ nghi Khổng Giáo. Việc xử trảm họ đánh dấu việc khởi đầu cuộc bách hại lớn hàng giáo dân Đại Hàn.

Chỉ có một linh mục duy nhất, xuất thân từ Trung Hoa, trong số 124 vị tử đạo được phong chân phúc hôm nay.

Lời tuyên bố chính thức của Đức Giáo Hoàng về việc phong chân phúc đã khiến công chúng hoan hô vang dội trong khi kèn đồng và trống phách trổi lên trong Công Trường Gwanghwamun. Những màn ảnh truyền hình khổng lồ dựng hai bên bàn thờ chiếu hình ảnh các vị tử đạo.

Bài giảng của Đức Phanxicô nói rằng nguồn gốc Kitô Giáo Đại Hàn chứng tỏ “tầm quan trọng, phẩm giá và vẻ đẹp” của ơn gọi làm người Công Giáo giáo dân.

Ngài nói: “Trong ơn quan phòng mầu nhiệm của Thiên Chúa, đức tin Kitô Giáo đã được mang tới các bờ biển Đại Hàn không qua các nhà truyền giáo; đúng hơn, nó đi thẳng vào tâm trí người dân Đại Hàn. Nó được dẫn khởi từ sự tò mò trí thức, muốn đi tìm sự thật tôn giáo. Nhờ gặp gỡ sơ khởi với Tin Mừng, các Kitô hữu Đại Hàn tiên khởi đã mở tâm trí mình cho Chúa Giêsu. Họ muốn hiểu biết nhiều hơn về Chúa Kitô, Đấng chịu đau khổ, chịu chết và đã sống lại từ cõi chết”.

Các vị tử đạo Đại Hàn đã được thừa nhận là Thánh. Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II phong hiển thánh cho 103 vị tử đạo Đại Hàn vào ngày 6 tháng Năm năm 1984 trong một cuộc viếng thăm Nam Hàn.

Trong bài giảng của ngài, Đức GH Phanxicô khẩn cầu các vị thánh này, Thánh Anrê Kim Taegon, Phaolô Chong Hasang và các bạn tử đạo, cùng với các vị mới được phong chân phúc.

Ngài nói “Tất cả các vị đã sống và đã chết cho Chúa Kitô, và giờ đây, các vị đang hiển trị với Người trong hân hoan và vinh quang”.

Đức Giáo Hoàng thảo luận bài đọc Tin Mừng trích từ chương 17 Tin Mừng theo Thánh Gioan và sự liên quan của nó đối với các vị vừa được phong chân phúc.

Ngài cho hay: “…Điều có ý nghĩa là khi Chúa Giêsu cầu xin Chúa Cha thánh hiến và che chở chúng ta, Người không xin Chúa Cha lấy chúng ta ra khỏi thế gian này. Chúng ta biết rằng Người sai các môn đệ ra đi làm men thánh thiện và sự thật trong thế gian: làm muối đất, làm ánh sáng thế gian. Về điều này, các vị tử đạo chỉ đường cho ta”.

Các vị tử đạo Đại Hàn “đã phải chọn giữa việc theo chân Chúa Giêsu hay theo thế gian. Họ biết cái giá của việc làm môn đệ. Họ sẵn sàng thực hiện những hy sinh lớn lao và tự để mình bị tước đoạt bất cứ những gì tách biệt họ khỏi Chúa Kitô: của cải, đất đai, danh tiếng và vinh dự, vì họ biết rằng chỉ một mình Chúa Kitô mới là trân châu ngọc qúi thực sự của họ”.

Đức GH lưu ý sự cám dỗ “muốn thỏa hiệp đức tin, muốn hạ thấp các đòi hỏi triệt để của Tin Mừng và sống theo tinh thần thời đại. Ấy thế nhưng các vị tử đạo kêu gọi chúng ta đặt Chúa Giêsu lên trên hết và nhìn mọi sự khác trên thế gian này trong tương quan với Người và vương quốc đời đời của Người. Các vị thách thức chúng ta suy nghĩ về điều ta sẵn sàng chết cho”.

Đức Phanxicô kết thúc bài giảng của ngài bằng một lời cầu nguyện: “Ước chi lời cầu nguyện của mọi vị tử đạo Đại Hàn, kết hợp với lời cầu nguyện của Đức Mẹ, Mẹ Giáo Hội, giúp chúng ta nhận được ơn kiên nhẫn trong đức tin và trong mọi việc lành phúc đức, ơn thánh thiện và trong sạch tâm hồn, và lòng nhiệt thành tông đồ trong việc làm chứng cho Chúa Giêsu trên quê hương yêu quí này, trên khắp Á Châu, và cho tới tận cùng trái đất”.

Xin xem thêm:

Đức Giáo hoàng phong chân phước cho 124 vị tử đạo Triều Tiên (RFI)

Đức Giáo Hoàng Phanxicô cử hành thánh lễ phong chân phước trước cung của triều vua Chosun - REUTERS /Ahn Young-joon

Đức Giáo Hoàng Phanxicô cử hành thánh lễ phong chân phước trước cung của triều vua Chosun – REUTERS /Ahn Young-joon

Thái Lan : Rải truyền đơn chống chính quyền quân sự

Thái Lan : Rải truyền đơn chống chính quyền quân sự

RFI

Tướng Prayuth Chan-ocha, lãnh đạo chính quyền quân sự Thái Lan, Bangkok, 20/05/2014

Tướng Prayuth Chan-ocha, lãnh đạo chính quyền quân sự Thái Lan, Bangkok, 20/05/2014

REUTERS/Athit Perawongmetha

Thanh Phương

Hàng trăm truyền đơn chống chính quyền quân sự đã được rải trước Bộ Tổng tham mưu quân đội Thái Lan hôm nay, 15/08/2018, một hành động hiếm hoi trong bối cảnh mọi chỉ trích chế độ quân phiệt đều bị đàn áp kể từ sau cuộc đảo chính tháng Năm.

Những truyền đơn nói trên được rải sau khi hôm qua một toà án quân sự vừa tuyên án 3 tháng tù treo và phạt tiền một nhà đối lập vì tội đã tổ chức một cuộc biểu tình không được phép vào ngày 25/05 ở Chiang Rai, miền Bắc Thái Lan.

Ngoài các mạng xã hội, hiện nay ở Thái Lan hầu như không có mọi hành động phản kháng nào, mọi cuộc tập hợp chính trị đều bị cấm. Ngay cả những hành động mang tính biểu tượng cũng bị đàn áp, chẳng hạn như một sinh viên đọc cuốn tiểu thuyết « 1984 » của nhà văn George Orwell, với nội dung đả phá chế độ toàn trị, cũng đã bị câu lưu. Nhiều người cũng đã bị bắt vì dám giơ ba ngón tay chào giống như trong phim « The Hunger Games », một cử chỉ đã trở thành biểu tượng cho thái độ phản kháng chế độ quân sự.

Kể từ sau cuộc đảo chính ngày 22/05, chính quyền quân sự hạn chế rất nhiều các quyền tự do cá nhân ở Thái Lan. Họ cũng đã loại trừ khả năng tổ chức bầu cử Quốc hội trước mùa thu năm 2015, bất chấp lời kêu gọi của Liên Hiệp Châu Âu và Hoa Kỳ muốn Thái Lan nhanh chóng trở lại con đường dân chủ.

Các lãnh đạo quân đội Thái Lan giải thích rằng họ đã phải chiếm chính quyền để chấm dứt 7 tháng biểu tình bạo động chống chính phủ của Thủ tướng Yingluck Shinawatra, em gái của cựu Thủ tướng Thaksin. Nhưng một số người tố cáo phe quân sự lấy cớ này để xóa bỏ ảnh hưởng của ông Thaksin, cũng đã bị lật đổ trong cuộc đảo chính năm 2006 và nay vẫn bị phe bảo hoàng ở Thái Lan xem là một mối đe dọa.

 

Đức Phanxicô đã tới Hán Thành

Đc Phanxicô đã ti Hán Thành
Vũ Văn An

8/14/2014

Tin CNN vừa cho hay Đức GH Phanxicô đã tới Hán Thành thứ Năm hôm nay, đánh dấu cuộc viếng thăm đầu tiên của một vị giáo hoàng trong 25 năm nay.

Cuộc viếng thăm lịch sử này cũng là một xác nhận đối với việc thay đổi dân số Công Giáo vì càng ngày con số người Công Giáo càng xuất thân từ Châu Mỹ La Tinh, Châu Phi và Châu Á, chứ không phải từ thành trì lịch sử là Châu Âu nữa.

Lionel Jensen, giáo sư phụ khảo ngành Ngôn Ngữ Và Văn Hóa Đông Á tại Đại Học Notre Dame cho hay: “Cuộc thăm viếng Nam Hàn của Đức Giáo Hoàng là phần thứ nhất của một việc mở cửa rất thông minh với Á Châu. Sự hiện diện của Đức Giáo Hoàng là một biểu tượng mạnh mẽ của việc Vatican thừa nhận rằng: chính tại Á Châu và Hạ Sahara của Phi Châu Giáo Hội đang lớn mạnh một cách trông thấy nhất”.

Trong cuộc thăm viếng 5 ngày tại Nam Hàn, Đức GH sẽ phong chân phúc cho 124 vị tử đạo Đại Hàn, giúp cử hành Ngày Giới Trẻ Á Châu lần thứ 6 và cử hành Thánh Lễ cho hoà bình và hòa giải, nhằm nhiều vào mối liên hệ Nam Bắc Hàn.

Bộ Quốc Phòng Nam Hàn cho hay Bắc Hàn bắn ba phi tiễn tầm ngắn ra biển phía đông Bán Đảo Triều Tiên khoảng một giờ trước khi Đức GH đặt chân xuống Hán Thành.

Bán Đảo Triều Tiên tiếp tục vẫn là một bán đảo bị chia đôi. Phát ngôn viên Tòa Thánh, Cha Lombardi nói rằng: một trong các sứ mệnh của Đức GH là “đi tới Đại Hàn để cầu nguyện cho hòa giải và hòa bình”.

Đức Phanxicô sẽ gặp Tổng Thống Nam Hàn là Park Geun-hye, cũng như sẽ cử hành Thánh Lễ với thân nhân các nạn nhân của vụ đắm phà Sewol, trong đó các phụ nữ từng bị bắt buộc làm nô lệ tình dục cho quân lính Nhật trong Thế Chiến II cũng có mặt.

Sự lớn mạnh của Đạo Công Giáo tại Nam Hàn rất đáng kể, tăng từ 5 triệu 200 ngàn người năm 2005 lên 5 triệu 400 ngàn người năm 2013. Ấy là đã giảm so với 10 năm trước năm 2005 là thời kỳ mức tăng lên tới 70 phần trăm. Hiện tỷ số người Công Giáo là khoảng 11 phần trăm dân số Đại Hàn. Phần đông theo Phật Giáo (khoảng 25%) hay Thệ Phản (khoảng 18%).

Tại một đất nước có trình độ kỹ thuật cao nhưng đồng thời cũng là một đất nước có số nợ gia hộ trung bình cao nhất, Đức Giáo Hoàng Phanxicô chắc chắn sẽ nhấn mạnh tới sứ điệp thông thường của ngài về sự đơn giản và khiêm nhường. Chính ngài yêu cầu được sử dụng chiếc xe hơi nhỏ nhất có thể có cho chuyến viếng thăm của mình.

Đức Cha Peter Kang U-il, chủ tịch Hội Đồng GM Đại Hàn, từng viết rằng “Đại Hàn đã trải nghiệm một phát triển nhanh về kinh tế và xã hội, và nay phải chật vật với nhiều tranh chấp phát sinh do cảnh phân cực xã hội mỗi ngày một gia tăng”. Ngài cũng cho rằng: Giáo Hội Đại Hàn phải cố gắng theo đuổi sự lớn mạnh về thiêng liêng, hơn là sự lớn mạnh về vật chất.

Theo tin AP, tại phi trường quân sự ở phía nam Hán Thành, Đức Phanxicô đã bắt tay 4 thân nhân của vụ chìm phà từng làm thiệt mạng hơn 300 người và 2 con cháu các vị tử đạo Đại Hàn thà chết chứ không chối bỏ đức tin.

Một số vị cao niên Công Giáo không cầm được nước mắt, cúi đầu thật sâu lúc chào kính Đức Giáo Hoàng. Một bé trai và một bé gái mặc quốc phục Đại Hàn đã dâng hoa lên Đức Phanxicô. Sau đó, Đức GH đã bước lên chiếc xe hơi nhỏ mầu đen sản xuất trong nước để vào Hán Thành, nơi ngài và Nữ Tổng Thống Park Geun-hye sẽ đọc diễn văn.

Ông Co Young-rae, một người đàn ông Phật Giáo 58 tuổi, phát biểu: “Vì đất nước chúng tôi kinh qua nhiều tình huống không may, nên người dân Nam Hàn rất đau lòng. Ước muốn của tôi là cuộc viếng thăm của Đức Giáo Hoàng có thể băng bó những con người tan nát cõi lòng này”.

Khi máy bay của Đức GH bay qua vùng trời Trung Quốc trên đường tới Nam Hàn sáng sớm Thứ Năm, Đức GH Phanxicô đã gửi 1 điện văn chào kính và cầu nguyện cho Chủ Tịch Trung Quốc Xi Jinping.

Theo tin BBC, nội dung điện văn vỏn vẹn chỉ có thế này: “Tôi xin ngỏ những lời chúc tốt đẹp nhất của tôi tới ngài và các đồng công dân của ngài, và tôi khẩn cầu Thiên Chúa ban phúc hoà bình và thịnh vương xuống cho đất nước”.

Đây quả là dịp hiếm hoi để trao đổi vì Tòa Thánh và Bắc Kinh không có liên hệ ngoại giao. Đây cũng là một cố gắng nữa trong việc có được các liên hệ tốt hơn với Trung Quốc và hàn gắn sự nứt rạn giữa nhà cầm quyền Trung Quốc và những người Công Giáo phải thờ phượng bên ngoài Giáo Hội được nhà nước thừa nhận.

Giáo hoàng kêu gọi hòa giải và đối thoại liên Triều

Giáo hoàng kêu gọi hòa giải và đối thoại liên Triều

RFI

Đức Giáo hoàng Phanxicô viếng thăm Hàn Quốc nhằm củng cố đạo Công giáo tại châu Á - REUTERS /Hwang Gwang-mo /Yonhap

Đức Giáo hoàng Phanxicô viếng thăm Hàn Quốc nhằm củng cố đạo Công giáo tại châu Á – REUTERS /Hwang Gwang-mo /Yonhap

Thanh Phương

Giáo hoàng Phanxicô đã đến Seoul hôm nay, 14/08/2014, mở đầu chuyến viếng thăm Hàn Quốc nhằm củng cố đạo Công giáo tại châu Á và cũng nhằm thúc đẩy hòa giải và đối thoại liên Triều. Thế nhưng, đúng ngày hôm nay, Bình Nhưỡng đã đáp lại thiện chí này bằng một loạt tên lửa bắn ra biển.

Đức Giáo hoàng đã được Tổng thống Hàn Quốc Park Geun-Hye đón tại sân bay và đã được các em học sinh tặng hoa. Tại sân bay, Ngài cũng đã gặp hai người Bắc Triều Tiên đào tỵ và thân nhân của các nạn nhân chiếc phà Sewol bị đắm vào tháng tư, khiến hơn 300 người thiệt mạng, đa số là học sinh.

Phát biểu trước Tổng thống Park Geun-Hye và các lãnh đạo khác của Hàn Quốc, Đức Giáo hoàng Phanxicô đã kêu gọi hai miền Triều Tiên đối thoại và tha thứ để đạt đến hòa bình.

Về phần Tổng thống Hàn Quốc thì nhắc lại rằng kể từ khi bán đảo Triều Tiên bị phân làm đôi cho đến nay, đã có hơn 700 ngàn gia đình bị chia cắt. Bà Park Geun-Hye nhấn mạnh rằng : « Chúng tôi muốn đi đến thống nhất đất nước, nhưng Bắc Triều Tiên phải từ bỏ chương trình hạt nhân. »

Từ Seoul, thông tín viên RFI Frédéric Ojardias gởi về bài tường trình :

« Hàn Quốc đã là một quốc gia mà Phúc Âm được truyền bá rộng rãi và khi đến thăm nước này, Giáo hoàng nhắm tới toàn bộ châu Á. Tuy 5 triệu tín đồ Công giáo Hàn Quốc chỉ chiếm 10% dân số, nhưng đây là thiểu số tôn giáo phát triển nhanh nhất, với mỗi năm có thêm 100 ngàn người được rửa tội.

Đây cũng là một cộng đồng có ảnh hưởng lớn về mặt chính trị và kinh tế, với 20% dân biểu Quốc hội là người Công giáo. Tổng thống Park Geun-Hye cũng đã được rửa tội và đã từng học trong một trường đại học của Dòng Tên ở Seoul.

Đức Giáo hoàng muốn khai thác sự năng động của Giáo hội Hàn Quốc để biến quốc gia này thành một « trung tâm truyền giáo ». Hàn Quốc vẫn gởi rất nhiều linh mục, tu sĩ đến các nước châu Á và phong trào này có thể tăng tốc.

Vatican dĩ nhiên là rất quan tâm đến nước Trung Quốc láng giềng, cũng như đến Bắc Triều Tiên, quốc gia vẫn không dung thứ tự do tôn giáo và vẫn truy bức các tín đồ Thiên chúa giáo. Vài phút trước khi máy bay của Giáo hoàng đáp xuống Seoul, Bình Nhưỡng đã bắn ba tên lửa tầm ngắn vào vùng biển Nhật Bản. »

Xin xem thêm:

Giáo hoàng Francis đến Hàn Quốc(BBC)

Tổng thống Nam Hàn Park Geun-hye đã có mặt tại sân bay Incheon để đón Đức Giáo hoàng

Các hoạt động chuẩn bị cho lễ phong chân phước đang diễn ra ở Quảng trường Gwanghwamun

Săn đàn hổ dữ hay cưỡi lưng hổ?

Săn đàn hổ dữ hay cưỡi lưng hổ?

Bùi Tín

11.08.2014

Ông Tập Cận Bình, Tổng Bí thư đảng CS Trung Quốc kiêm Chủ tịch nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa, đang nổi lên như nhân vật cương quyết nhất trong việc chống tham nhũng trong nước ông – được coi là một thảm họa đe dọa sự tồn vong của chế độ.

Ông nhậm chức khi vụ án vợ chồng Bạc Hy Lai – Cốc Khai Lai đang làm dư luận sôi động, Bạc đang nổi lên như một ngôi sao sẽ leo lên tột đỉnh quyền lực do được Giang Trạch Dân bảo trợ. Trước đó Bạc Hy Lai là Ủy viên Bộ Chính trị được cho là đang nắm chắc vị trí Ủy viên thường vụ Bộ Chính trị bao gồm 9 người có thế lực lớn nhất, để rồi sẽ lên cao hơn nữa. Mức án tử hình cho Cốc Thái Lai và chung thân cho Bạc Hy Lai làm rung động hàng ngũ quan chức cao cấp nhất của đảng CS.

Đầu năm 2014, vụ án Chu Vĩnh Khang được mở tiếp ra, gây chấn động gấp nhiều lần vụ án Bạc Hy Lai. Vì Chu là Ủy viên thường vụ Bộ Chính trị, lại là Ủy viên thường vụ Bộ Chính trị có thế lực bậc nhất, với chức vụ Trưởng Ban Chính – Pháp của đảng CS, trực tiếp nắm các bộ máy chuyên chính là công an, tình báo, phản gián, tư pháp, tòa án, kiểm sát, thanh tra; có thể nói là trên thực tế có quyền sinh quyền sát không hạn độ.

Số cán bộ liên quan đến Chu Vĩnh Khang bị cất chức, bắt giam không ngừng tăng rất nhanh, tháng 4/2014 là 150 người, tháng 6 vừa qua đã lên đến gần 400, theo Thời báo Hoa Nam (25/7). Những người bị bắt đều là các nhân vật tai to mặt lớn, cán bộ cao cấp trong ngành công an và ngành dầu khí là hai ngành Chu Vĩnh Khang từng đứng đầu trên cương vị Bộ trưởng Công an (2002-2007) và Tổng Giám đốc Tập đoàn dầu khí quốc gia (1996-1998).

Theo tin trên, gần một trăm nhà kinh doanh lớn, những tỷ phú đô la Đỏ
cũng bị sờ gáy, như hai nhà đại tài phiệt Lưu Hán và Ngô Bình lừng danh ở Tứ Xuyên có quan hệ chặt chẽ với con trai của Chu Vĩnh Khang là Chu Bân.

Giới quân sự cũng bị chấn động mạnh khi nhiều sỹ quan cấp cao bị thẩm vấn, tiêu biểu nhất là Tướng Từ Tài Hậu, từng là Phó Bí thư Quân ủy Trung ương đầy thế lực, tưởng như không ai dám động đến.

Đến ngày 26 tháng 7/2014 tờ Epoch Times đưa tin chấn động. Một nhân vật nữa từng được coi là bất khả xâm phạm đã bị bắt giữ ở Thiên Tân. Đó là Tăng Khánh Hồng, từng là Ủy viên thường vụ Bộ Chính trị, Phó Chủ tịch nước, trước đó là Trưởng ban Tổ chức Trung ương đầy thế lực. Ngay trước đó báo này cũng đưa tin ông Giả Khánh Lâm, cựu Chủ tịch Hội nghị hiệp thương chính trị nhân dân, nguyên Ủy viên Bộ Chính trị đảng CS Trung Quốc đã bị bắt giam.

Tờ Weibo của Trung Quốc ở Hồng Kông (5/2014) gọi các nhân vật bị bắt vừa qua là những “siêu hổ”, nghĩa là những con hổ rất hung dữ, nanh vuốt nhọn hoắt, rất nguy hiểm.

Nếu hoàn tất hồ sơ, phiên tòa để xét xử vụ án khổng lồ này sẽ là sự kiện chính trị chấn động Trung Quốc và không khỏi vang dội ra toàn thế giới.

Có một nét đáng chú ý là Pháp Luân Công (PLC), một tổ chức có gần 100 triệu thành viên ở Trung Quốc và hơn 20 triệu ở các nước khác, rất quan tâm đến vụ án cực lớn này. Họ cho rằng có một sự trùng hợp rõ rệt là những bầy “siêu hổ” tham nhũng lớn nhất cũng đồng thời là những bầy sói tàn bạo nhất đối với PLC. Họ lập luận rằng Chu Vĩnh Khang, Tăng Khánh Hồng, Giả Khánh Lâm, Bạc Hy Lai… đều là những tên đồ tể chủ trương sát hại PLC một cách điên loạn nhất. Những kẻ này chủ trương dùng lực lượng công an cùng bọn côn đồ xã hội đen để bắt bớ, tra tấn, thủ tiêu không xét xử các thành viên hoàn toàn lương thiện và có đạo đức của PLC. Tội ác tày trời của họ là đã lợi dụng lời vu khống của lãnh đạo CS coi PLC là “tà đạo” nguy hiểm cho xã hội, đã tổ chức giết rất nhiều thành viên PLC, lấy các bộ phận của nạn nhân đem bán lấy tiền chia nhau. Các bộ phận đó thường là gan, thận, tim, mắt…của các nam nữ thành viên PLC được bán theo giá cao cho các bệnh nhân giàu có để được ghép thay cho các bộ phận đã bị bệnh nặng.

Cũng theo Weibo, kẻ cầm đầu đích thực của nhóm tham nhũng đang bị tóm gáy không phải ai khác, chính là nguyên Tổng Bí thư Giang Trạch Dân, và người từng khai tử PLC cũng không phải ai khác, chính cũng là Giang Trạch Dân, khi Giang công khai tuyên bố vào năm 1999 đặt “tà pháp” PLC ra ngoài vòng pháp luật. Cuộc tàn sát PLC bắt đầu từ đó. Một số thành viên PLC ở Hà Lan và Bồ Đào Nha còn đòi truy tố Giang ra tòa án quốc tế về tội diệt chủng.

Công luận Trung Quốc ngày càng nhận ra hầu hết những “siêu hổ” hiện bị giam trong chuồng đều là tay chân tin cẩn nhất của Giang Trạch Dân, do chính Giang lựa chọn và giới thiệu. Chu Vĩnh Khang, Giả Khánh Lâm, Tăng Khánh Hồng, Bạc Hy Lai, Có tin chính Giang đã từng không đồng tình với việc chọn Tập Cận Bình thay cho Hồ Cẩm Đao. Còn có tin tay chân Giang định ám sát Tập Cận Bình.

Vụ án siêu nghiêm trọng vê bầy “siêu hổ” tham nhũng của Trung Quốc đang ở thời kỳ kết thúc. Tập Cận Bình đang suy nghĩ và tính toán. Đụng đến, bắt giam các nguyên Ủy viên Bộ Chính trị, rồi bắt giam 2 nguyên Ủy viên Thường vụ Bộ Chính trị là những hành động mạo hiểm chưa từng có. Xã hội Trung Quốc rất hoan ngênh việc kiên quyết nói và làm như thế. Nhưng ông có dám đụng tiếp đến nguyên Tổng Bí thư đảng CS TQ Giang Trạch Dân hiện vẫn còn nhiều ảnh hưởng, nhiều chân tay trong đảng hay không?

Cũng nên nhớ rằng Giang Trạch Dân, Lý Bằng, Chu Vĩnh Khang, Tăng KhánhHồng, Bạc Hy Lai…cũng là những kẻ sốt sắng nhất trong vụ tàn sát hàng mấy ngàn sinh viên trên quảng trường Thiên An Môn tháng 6 năm 1989, qua xích hàng trăm xe tăng, theo ý kiến của Đặng Tiểu Bình. Lúc ấy chỉ có Triệu Tử Dương là chống lại.

Tập Cận Bình vẫn còn dè dặt khi thời kỳ khởi đầu vụ án sắp kết thúc. Bản cáo trạng chung sẽ được công bố, chuẩn bị cho cuộc xử án. Giang Trạch Dân vẫn còn là con hổ dữ nhiều nanh nhiều vuốt, có tay chân trung thành cài khắp nơi ở mọi cấp. Có thể Giang sẽ ra tay trước. Có thể lắm.

Tập Cận Bình đang săn bầy hổ dữ hay đang cưỡi lưng hổ, một tư thế không dễ chịu, không thoải mái chút nào. Tình hình sẽ có thể rất ly kỳ, sôi động vào cuối năm nay.

Và tác động đến Việt Nam chắc sẽ không nhỏ.

 

Video: 3 linh mục, 1 nữ tu và… qua đời vì Virus Ebola

Video: 3 linh mục, 1 nữ tu và… qua đời vì Virus Ebola

Dòng Tên Việt Nam

Ba linh mục, một nữ tu, vị giám đốc bệnh viện và một nhân viên xã hội cùng làm việc tại trung tâm chăm sóc y tế ở thủ đô Monrovia của Liberian đã chết vì bị lây từ người bệnh dịch virus Ebola, trong khi làm việc phục vụ các bệnh nhân. Trong đó có một linh mục người Tây Ban Nha, chỉ sau 2 ngày đưa về Nước ngài đã trút hơi thở cuối cùng. Sau đây là nội dung video của bản tin:

httpv://www.youtube.com/watch?v=rlmB39iEqJo&list=PLosRt-84-9uS02bPoHQKeCVhgUFqsa_Xv

Robin Williams đã ‘treo cổ tự vẫn’

Robin Williams đã ‘treo cổ tự vẫn’

Thứ tư, 13 tháng 8, 2014

Tên của Williams trên Đại lộ Danh vọng đã trở thành nơi tưởng niệm không chính thức

Diễn viên và danh hài người Mỹ Robin Williams đã tự vẫn tại nhà riêng ở California, cảnh sát xác nhận.

Cảnh sát trưởng hạt Marin, Keith Boyd, cho biết Williams, 63 tuổi, đã mắc chứng trầm cảm trước khi ông treo cổ tự vẫn.

Vợ Williams nhìn thấy ông lần cuối vào tối ngày 10/8 và phát hiện ông đã chết vào chiều ngày 11/8, ông Boyd cho biết.

Những lời chia buồn đã được gửi đến khắp nơi từ Tổng thống Obama và nhiều người khác.

Vợ Robin Williams được nói đã thấy ông trước khi đi ngủ vào tối 10/8. Bà rời khỏi nhà vào 10:30 sáng hôm sau và tưởng rằng ông đang ngủ trong một phòng khác.

Chiều ngày 11/8, thư ký riêng của Williams bắt đầu lo lắng sau khi gõ cửa nhưng không thấy ông trả lời. Người này sau đó bước vào phòng và phát hiện William đã tắt thở và thi thể đã lạnh.

Các nhà điều tra nói kết quả khám nghiệm tử thi sáng ngày 12 cho thấy nguyên nhân gây ra cái chết là bị ngạt do treo cổ, tuy nhiên nhà chức trách cũng đang đợi kết quả thử chất độc trước khi đưa ra kết luận cuối cùng.

Williams nổi tiếng với các vai diễn trong Good Morning Vietnam và được trao giải Oscar nhờ vai chính trong Good Will Hunting.

Vợ của Williams, bà Susan Schneider, nói bà hy vọng ông sẽ được nhớ đến bởi niềm vui mà ông đã mang lại cho thế giới

Williams trong lễ trao giải Oscar với các đồng nghiệp Matt Damon và Ben Afleck

Trong quá khứ Williams từng đề cập và thậm chí đùa cợt về bệnh nghiện rượu và ma túy. Người phát ngôn của ông nói hôm 11/8 rằng ông cũng bị trầm cảm nặng

Gần đây, ông cũng đã phải quay trở lại một trung tâm phục hồi để cai nghiện, Thời báo Los Angeles đưa tin hồi tháng Bảy.

Trong một thông cáo, vợ của Williams, bà Susan Schneider, nói bà “vô cùng đau khổ” và “xin được tôn trọng sự riêng tư trong thời gian khó khăn này”.

“Chúng tôi cũng hy vọng mọi người sẽ không quá tập trung vào cái chết của Robin mà hãy nhớ đến niềm vui và tiếng cười mà ông đã mang lại cho hàng triệu người.”

Tổng thống Obama nói Williams đã “khiến chúng ta cười, khiến chúng ta khóc”.

“Ông đã hào phóng mang tài năng của mình đến cho những người cần chúng nhất – từ những quân nhân đóng ở nước ngoài cho đến những người thiếu điều kiện ở quê nhà”.

Ông Terry Gilliam, đạo diễn phim The Fisher King mà Williams từng tham gia diễn xuất, nói với BBC rằng ông chưa từng gặp “bất cứ ai xuất chúng như Robin”.

“Ông có thể tiếp thu đủ thứ kiến thức, dù là tin tức, bách khoa toàn thư hay sách vở … Và kết hợp chúng lại theo cách tuyệt vời nhất, khiến chúng luôn bất ngờ, hài hước và kỳ quái”.

 

Chad rút giấy phép và phạt dầu khí TQ

Chad rút giấy phép và phạt dầu khí TQ

Thứ ba, 12 tháng 8, 2014

Công nhân Trung Quốc và người Chad sửa một giếng dầu ở Koudalwa năm 2013

Cộng hòa Chad vừa quyết định rút giấy phép và phạt tập đoàn dầu khí CNPC của Trung Quốc 1,2 tỷ USD vì ‘vi phạm luật môi trường’.

Cả năm giấy phép khai thác cung cấp cho CNPC bị Bộ Dầu khí của Chad rút lại, theo AFP đưa tin hôm 10/8/2014.

Bộ trưởng Djerassem Le Bemadjiel cho báo chí biết hôm thứ Bảy tuần qua về quyết định của chính quyền Chad và nêu ra “sự xuống cấp của môi trường” là lý do họ không cho công ty Trung Quốc tiếp tục làm việc.

Tập đoàn dầu khí quốc gia CNPC của Trung Quốc đã bị buộc phải ngưng hoạt động ở Chad hồi tháng 5 năm nay.

Chad nêu ra các bằng chứng về “hoạt động không thể chấp nhận được” của nhà khai thác Trung Quốc và nói nhiều bãi khoan dầu “để tràn ra bên ngoài”.

CNPC từ chối trả khoản tiền phạt lên tới 1,2 tỷ đôla Mỹ (800 triệu euro).

Đáp lại, quốc gia vùng Trung Phi cho hay họ sẽ đâm đơn kiện CNPC cả ở Ndjamena và tại một toà án ở Pháp.

Chad bác bỏ chuyện dàn xếp ngoài tòa vì “các nỗ lực đàm phán thân thiện đều trở nên vô ích”, quan chức chính phủ Chad, ông Abdoulaye Sabre nói.

Tuần tới, Chad cử người sang Paris để kiện công ty Trung Quốc ra tòa án thương mại nếu phía Trung Quốc tiếp tục từ chối trả tiền phạt.

Chad là nước thuộc nhóm nghèo tại châu Phi, với số dân trên 11 triệu người và thu nhập bình quân chỉ 720 đôla một năm, theo số liệu của Ngân hàng Thế giới năm 2011.

Giáp giới với Niger, Nigeria, Libya và Sudan, Chad có nguồn dầu khí, các mỏ vàng và uranium lớn nhưng bị coi là một trong những quốc gia tham nhũng nhất thế giới, theo BBC Monitoring.

Hồ Chad là nguồn cung cấp nước cho hàng triệu người ở bốn nước xung quanh

Nam Hàn phát hành tem và đồng xu đặc biệt cho chuyến viếng thăm của ĐTC Phanxicô

Nam Hàn phát hành tem và đồng xu đặc biệt cho chuyến viếng thăm của ĐTC Phanxicô

Chuacuuthe.com

VRNs (09.08.2014) -Sài Gòn-  Như chúng tôi đã đưa tin, Đức Thánh Cha Phanxicô sẽ viếng thăm mục vụ Nam Hàn từ ngày 14 đến 18.08. Ngài sẽ tham dự Đại hội giới trẻ Châu Á và làm cử hành Thánh lễ Phong Chân Phước cho 124 Vị Tử Đạo Công Giáo Nam Hàn.

Hôm thứ 4 và thứ 5 vừa qua, Bưu chính và ngân hàng trung ương Nam Hàn đã phát hành 1,3 triệu con tem và một loạt các đồng xu mang tính kỷ niệm để chào mừng chuyến thăm sắp tới của ĐTC.

1

Tem được thiết kế dựa trên thông điệp mong muốn của ĐTC cho hòa bình và hòa giải trên bán đảo Nam Hàn. Gồm 2 mẫu thiết kế, một mẫu tem là hình chân dung của ĐTC, còn lại là hình ảnh Ngài với chú chim bồ câu trên tay. Những con tem này sẽ được bán tại các bưu điện trên toàn quốc từ thứ Sáu.

Hai thiết kế của các đồng xu đã được kết hợp biểu tượng hoà bình của Công Giáo và các biểu tượng truyền thống của Nam Hàn, ngân hàng này nói. 30.000 đồng xu bạc, với mệnh giá 50.000 won (48 USD), sẽ mang biểu tượng “taegeuk”, một biểu tượng chính của quốc kỳ Nam Hàn, với các thánh giá và một con chim bồ câu mang theo một nhành ôliu. Một thánh giá được tô điểm bằng các biểu tượng như bông huệ, nhành ôliu, bồ câu và bông hồng Sharon là quốc hoa của đất nước này, sẽ được khắc lên 60.000 đồng xu bằng đồng, với mệnh giá 10.000 won.

Pv. VRNs