Việt Nam phản đối Trung Quốc bắn cháy tàu cá của ngư dân

Việt Nam phản đối Trung Quốc bắn cháy tàu cá của ngư dân

Tàu đánh cá của ngư dân Việt Nam ở Lý Sơn, Quảng Ngãi.

Tàu đánh cá của ngư dân Việt Nam ở Lý Sơn, Quảng Ngãi.

25.03.2013

nguồn :VOA

Việt Nam ngày 25/3 một lần nữa tố cáo Trung Quốc vi phạm nghiêm trọng luật pháp quốc tế và đi ngược lại Tuyên bố ứng xử của các bên ở Biển Đông khi tàu tuần tra Trung Quốc nổ súng tấn công một tàu cá của ngư dân Việt hôm 20/3.

Tàu cá của thuyền trưởng Bùi Văn Phải, một ngư dân ở Lý Sơn, Quảng Ngãi, bị tàu tuần tra Trung Quốc truy đuổi và bắn cháy cabin cùng nhiều đồ đạc khi tàu đang đánh bắt cá trong vùng biển Hoàng Sa.

Phát ngôn nhân Lương Thanh Nghị của Bộ Ngoại giao Việt Nam nói “Đây là vụ việc hết sức nghiêm trọng, vi phạm chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa, đe dọa tính mạng và gây thiệt hại tài sản của ngư dân Việt Nam.”

Vẫn theo lời ông Nghị, Việt Nam kiên quyết phản đối và yêu cầu Trung Quốc xử lý hành động sai trái và vô nhân đạo, bồi thường thiệt hại cho ngư dân Việt Nam.

Người phát ngôn cho biết cùng ngày 25/03, đại diện Bộ Ngoại giao đã gặp đại diện đại sứ quán Trung Quốc tại Hà Nội để trao công hàm phản đối.

Việt Nam nói trong vài năm gần đây, giới hữu trách Trung Quốc đã bắt giữ hàng trăm đội đánh bắt cá của Việt Nam.

Tin Trung Quốc một lần nữa nổ súng vào ngư dân Việt đã khiến cộng đồng mạng phẫn nộ với nhiều lời kêu gọi tiếp tục các cuộc xuống đường biểu tình chống Trung Quốc.

Nguồn: AFP, Global Post

 

Nỗi buồn của người Việt già ở Nursing Home

Nỗi buồn của người Việt già ở Nursing Home

(Ai còn muốn sống lâu nữa không?).
Theo một thống kê của Cơ quan an sinh xã hội bang California, Mỹ, trong tổng số 400 nghìn người Việt hiện đang sinh sống ở miền Nam California, có khoảng 15 nghìn người trên 65 tuổi. 1/3 ở chung với con cháu. Số còn lại, ở trong các viện dưỡng lão (nursing home). Vẫn theo thống kê này, những người Việt già trên đất Mỹ rất sợ bị đưa vào nursing home!


Một nhóm thiện nguyện thăm viện dưỡng lão.

1. Xế chiều 29 tháng Chạp, tôi lái xe đến Viện Dưỡng lão thành phố Westminster , Orange County . Đây là cơ sở được xem như khá nhất trong số những viện dưỡng lão tại miền Nam Cali. Vì là ngày giáp tết nên quang cảnh khá lặng lẽ. Ở các lối đi trong khu vực dành cho người Việt, trên những băng ghế đặt rải rác dưới những tàn cây, không có cụ nào tản bộ hay ngồi nghỉ chân, trò chuyện. Bãi đậu xe cũng chỉ thấy lác đác vài chiếc của nhân viên trực. Nhìn qua khu dành cho người Mỹ, người Hàn Quốc và khu dành cho người Mexico thì đông người hơn. Có lẽ họ không biết hôm nay là giao thừa của người Việt.

Vào trong, tất cả đều vắng vẻ. Một lát, tôi mới thấy một y tá đẩy chiếc xe lăn, trên đó là một cụ ngoẹo đầu, mắt nhắm nghiền, rớt dãi chảy dài xuống khóe miệng. Trước cửa phòng số 6, một bà ngồi im lìm trên chiếc ghế nhựa, nét mặt thẫn thờ. Tôi hỏi: “Bà có con cháu vào thăm chưa?”. Nhìn tôi một lát, bà lắc đầu kèm theo tiếng thở dài mệt mỏi.

Tên bà là Trần Thị Nghị, 74 tuổi. Bà sang đây theo diện bảo lãnh của đứa con trai. Bà kể: “Hồi đầu, mọi sự tốt đẹp lắm. Nhưng được vài năm, con dâu tôi nói tôi ở dơ vì lúc đứa cháu nội bị sổ mũi, tôi lấy tay bóp mũi, vắt nước mũi cho nó. Bực mình quá, tôi nói hồi nhỏ tao cũng hay vắt nước mũi cho chồng mày vậy, mà có sao đâu! Thế là nó cấm tôi không được đụng đến con nó nữa. 3 tháng sau, chồng nó nghe lời nó, đưa tôi vào đây”.

Ở một phòng khác, cụ ông Nguyễn Văn Đức, 71 tuổi, nằm co quắp trên giường. Hỏi ra mới biết cụ bị bệnh suyễn. Đưa tay chỉ một hộp bánh, 2 hộp mứt, 2 hộp kẹo nằm chỏng chơ trên bàn, cụ phều phào: “Cái này con tôi cho, cái kia là của hội thiện nguyện, còn hộp đó là quà tặng của nhà chùa”.

Theo tập quán người Việt, một gia đình mà 2, 3 thế hệ gồm ông bà, cha mẹ, con cháu cùng ở chung với nhau thì được xem như gia đình hạnh phúc, ăn ở có đức, có hiếu. Nhưng người Mỹ nói riêng và người phương Tây nói chung, với bản tính thực tế thì họ lại không nghĩ vậy bởi lẽ ngay từ khi còn trẻ, họ đã được học tính tự lập – và điều này đã tác động rất lớn đến thế hệ người Việt thứ 2, thứ 3 – là những người sang Mỹ từ khi còn bé, hoặc sinh ra trên đất Mỹ. Họ hầu như ít nói tiếng Việt mà chỉ dùng tiếng Mỹ – ngay cả khi về nhà.

Phần lớn họ chịu ảnh hưởng nặng của lối sống Mỹ: 18 tuổi là ra ở riêng, cha mẹ già thì đưa vào viện dưỡng lão. Sự thành công về mặt học vấn, tài chính đã khiến họ chẳng còn quan tâm nhiều đến quá khứ của cha ông. Nếu như ở Việt Nam, con cái thường ngồi im nghe cha mẹ giáo huấn – dù ngồi một cách miễn cưỡng – thì ở Mỹ, phần lớn người Việt thế hệ thứ 2, thứ 3 lại chọn cách bỏ đi ra ngoài, không cần quan tâm đến những gì cha mẹ mình đang nói, dẫn đến xung đột… Sự xung đột lắm khi chỉ bắt nguồn từ một nguyên nhân nhỏ nhoi nhưng không được giải quyết thấu đáo, dẫn đến mâu thuẫn ngày càng trầm trọng.

Bà Lý Thị Vân, 69 tuổi, nằm tại phòng số 3, nói: “Có những điều ở Việt Nam coi là bình thường thì qua đây lại trở thành bất bình thường. Trong một bữa ăn chẳng hạn, lúc tôi dùng cái muỗng của tôi để múc canh trong tô canh thì thằng con rể tôi trợn mắt nhìn tôi rồi từ đó đến cuối bữa, nó không đụng vào tô canh đó nữa!”.

Vì vậy, với những người Việt cao tuổi ở miền Nam Cali, ba chữ “viện dưỡng lão” từ lâu đã là cơn ác mộng. Nó đánh thốc vào tim tạo thành những cơn kinh hãi, đến độ đã có một cụ quỳ sụp xuống ngay trước cổng vào viện dưỡng lão, chắp tay vái con ruột mình: “Ba lạy con, con cho ba về nhà, ba trải ghế bố nằm trong gara cũng được chứ con đừng bắt ba vô đây”. Ông Trần Ngọc Lâm chẳng hạn, khi tôi hỏi vợ con ông ra sao, có thường xuyên vào thăm ông không thì ông bực bội: “Làm ơn đừng nhắc đến vợ, đến con tôi nữa. Vợ, con mà để tôi sống như thế này à?”.

Ông Lê Cẩm, ở phòng số 9 trong viện dưỡng lão, kể: “Năm tui 68 tuổi, đi đứng bắt đầu yếu, mắt mờ, tay run, con trai tui nói mai đưa ba vô nursing home. Tưởng nó giỡn chơi, ai dè sáng hôm sau nó đưa tui vô thiệt. Tui hỏi nó sao con nỡ lòng nào mà làm vậy. Nó nói tỉnh bơ: Già rồi thì vô viện dưỡng lão chứ làm vậy là làm sao!”. Hỏi ông có biết mai là tết âm lịch cổ truyền không? Ông nói biết vì ba bữa trước, con ông vô thăm, có đem cho mấy hộp mứt. Trên gò má nhăn nheo của ông bỗng lăn dài những giọt nước mắt: “Tết nhất là ngày sum họp gia đình. Vậy mà…”.

2. Công bằng mà nói, sự sợ hãi viện dưỡng lão của các cụ cao niên người Việt – ngoài việc bị tách ra khỏi môi trường gia đình quen thuộc – mà hầu hết các cụ đều nghĩ rằng mình bị bỏ rơi, bị con cháu hắt hủi, thì còn một nguyên nhân nữa. Đó là khi tuổi tác đã cao, sức khỏe các cụ cũng sẽ xuống và bệnh tật ắt phải tới. Chuyện không thể tự chăm sóc cho mình là lẽ đương nhiên khi bệnh trạng các cụ tới thời kỳ nghiêm trọng, và cách giải quyết duy nhất là đưa các cụ vào viện dưỡng lão.

Anh Kevin Nguyen, có người mẹ 72 tuổi, hiện đã ở viện dưỡng lão, nói: “Tôi và vợ tôi đều phải đi làm, hai đứa con đi học nên không lấy đâu ra thời giờ chăm sóc mẹ tôi. Còn nếu mướn y tá hay điều dưỡng đến nhà ăn ở, nấu nướng và chăm sóc mẹ tôi thì tôi không đủ tiền”.

Một trong những nguyên nhân nữa dẫn đến việc các cụ buộc phải vào viện dưỡng lão. Đó là về già, các cụ thường bị lẫn, mất trí nhớ, thậm chí không nhận ra vợ (hoặc chồng) hay con cái, không cho họ tới gần. Anh Kevin Nguyen, nói tiếp: “Mẹ tôi đổi tính, trở nên khó chịu. Cụ luôn gắt gỏng, nghi ngờ tất cả mọi người”.

Chị Lam Hương, có mẹ cũng ở viện dưỡng lão tâm sự: “Cụ nhà tôi lúc nào cũng nghi ngờ có người ăn cắp tiền của cụ mặc dù tiền đó là của con, cháu cho. Ngày nào cũng vậy, cụ lôi túi tiền ra đếm vài chục lần rồi cũng không dưới chục lần, cụ chửi um lên, bỏ ăn, thậm chí cuốn quần cuốn áo đòi ra khỏi nhà vì “nhà này toàn quân ăn cắp”. Riết rồi không ai chịu nổi nữa, chúng tôi đành đưa cụ vào viện”.

Nỗi sợ phải vào viện dưỡng lão còn có một lý do khác: Đó là nhân viên của nhiều viện dưỡng lão thiếu khả năng chuyên môn, thiếu sự nhiệt tâm và không được huấn luyện kỹ lưỡng, cộng với sự cắt giảm tài trợ của chính quyền do thiếu hụt ngân quỹ dẫn đến số người bị ngược đãi, bị bỏ mặc trên cả hai phương diện sinh lý lẫn tâm lý càng ngày càng tăng, chưa kể có cụ còn bị bắt phải nín lặng, không được phép than phiền, kêu cứu khi lên cơn đau dạ dày hay đau khớp.

Cụ ông Trần Văn Sinh, trước khi sang Mỹ là y tá ở Bệnh viện Bình Dân, TP HCM, nói: “Một thời gian dài, tôi bị trầm cảm vì tuyệt vọng, và tôi được cho uống thuốc an thần một cách rất thản nhiên. Khi tôi báo cáo việc này với ban quản trị, thì con tôi lúc vào thăm đã bị ngăn chặn với lý do là làm trở ngại việc điều hành”.

Theo tìm hiểu của tôi, Viện Dưỡng lão thành phố Westminster có khoảng 90% là người già trên 65 tuổi. Số còn lại là từ 80 tuổi trở lên. Cũng xin nói thêm là ở Orange County , các viện dưỡng lão đều do người Mỹ làm chủ và điều hành. Nó thường được chia làm hai khu chính là nội trú và bán trú cùng nhiều khu phụ. Khu nội trú dành cho các cụ ở thường trực. Khu bán trú dành cho những bệnh nhân sau khi điều trị ở bệnh viện nhưng không đủ tiền để nằm lại vì viện phí rất cao, nên phải chuyển vào viện dưỡng lão để nằm chờ, lúc bình phục họ sẽ về nhà.

Thường thì nhân viên quản lý sắp xếp các khu theo sắc tộc, như khu dành cho người da trắng, khu cho người Việt Nam, Hàn Quốc, Trung Quốc, Thái Lan v.v… Nếu thiếu phòng, các cụ phải nằm bất cứ khu nào còn trống. Chả thế mà cụ bà Lê Thị Lài, 67 tuổi, sau hơn 2 tháng ở chung với khu người Mỹ da đen rồi lúc được chuyển sang khu người Việt, cụ ngơ ngác như người tâm thần, hỏi gì cũng ú ớ. Nếu người Việt vào đông, các cụ được nhà bếp nấu riêng món ăn Việt nhưng chỉ vào buổi trưa và buổi tối, còn bữa sáng vẫn phải ăn món ăn Mỹ. Hầu hết những trường hợp được đưa vào đây là do bệnh lý, đòi hỏi phải có sự trợ giúp thường trực của nhân viên y tế cùng các thiết bị mà chỉ các viện dưỡng lão mới có khả năng cung cấp. Những người này thường mắc phải những bệnh gây mất năng lực về thể chất lẫn tinh thần, hoặc họ yếu đến nỗi không thể di chuyển, tự tắm rửa hay tự ăn uống được.

Trao đổi với tôi, phóng viên Vince Gonzales thuộc Đài CBS, người đã làm những phóng sự về vấn đề ngược đãi người già ở các viện dưỡng lão cho biết: “Nhiều người trong số họ cần có sự chăm sóc suốt đời vì họ không bao giờ có thể hồi phục để có thể tự chăm sóc cho mình, chứ đừng nói là cho về nhà. Tương lai của họ một là sẽ chết trong viện dưỡng lão, hai là chuyển vào bệnh viện nếu bệnh nặng rồi chết ở đó và ba là bệnh viện trả về để chờ chết…”.

Nỗi cô đơn chiều 29 tết.
3. Đã đến bữa cơm chiều. Những cụ còn khỏe thì chậm chạp lê bước, hoặc tự mình lăn xe xuống nhà ăn. Yếu quá thì nằm trong phòng, chờ điều dưỡng mang thức ăn đến. Cô Jenny Pham, một điều dưỡng người Việt ở đây, cho biết: “Viện có rất ít điều dưỡng Việt Nam nên tụi em thường bị điều đi phục vụ toàn khu, chứ không cứ gì khu người Việt”. Theo luật riêng của tiểu bang California, mỗi viện dưỡng lão phải có đủ nhân viên săn sóc cho bệnh nhân, nhất là các dịch vụ khẩn cấp, mỗi bệnh nhân phải được y tá săn sóc ít nhất 3 hoặc 2 tiếng mỗi ngày.

Jenny Pham nói tiếp: “Khi có đoàn kiểm tra, viện dưỡng lão thuê mướn thêm điều dưỡng cho đông đủ, đồng thời sắp xếp cứ 1 điều dưỡng chăm sóc cho 10 người theo luật định để che mắt. Khi đoàn kiểm tra đi, mỗi đứa tụi em lại phải chăm sóc cho 19, 20 người…”. Tôi hỏi: “Mấy hôm nay, gia đình các cụ vào thăm có nhiều không?”. Jenny Pham đáp: “Cũng ít thôi, chủ yếu là các hội đoàn thiện nguyện. Em biết có 26 cụ từ ngày vào đây, có cụ ở đã 5 năm nhưng chưa thấy ai đến thăm lần nào”.

Tôi hỏi: “Đêm giao thừa có tổ chức gì không?”. Jenny Pham lắc đầu: “Dạ không, mấy cụ còn khỏe, còn minh mẫn thì tụ họp nhau lại uống trà, nói chuyện hồi xưa. Còn hầu hết đều nằm trên giường. Nhiều cụ khi em hỏi ngày mai là mùng 1 tết rồi, biết không? Có cụ nhe răng cười, chẳng biết gì hết”.

Tôi ra về và lúc bước ngang phòng số 7, một đôi vợ chồng trẻ cùng hai đứa con đang đứng cạnh một cụ già ngồi trên xe lăn. Người phụ nữ nói: “Chào ông nội đi rồi về con”. Ông cụ miệng méo xệch: “Bay cho nó ở chơi thêm chút nữa, vừa mới vô mà”. Anh con trai đỡ lời: “Con đưa các cháu vào chúc tết ba, bây giờ dẫn tụi nó đi coi xiếc cá heo. Vé mua rồi, sắp tới giờ diễn rồi…”.

Dẫu biết ở bầu thì tròn, ở ống thì dài, sống đâu theo đó, nhưng sao tôi vẫn thấy nao lòng vì ở quê nhà giờ này, gia đình nào chắc cũng đang quây quần, sum họp…

Nguồn: Quyên Ca

Chị Nguyễn Kim Bằng gởi

Đức Giáo hoàng Francis sẽ rửa chân cho tù nhân.

Đức Giáo hoàng Francis sẽ rửa chân cho tù nhân.

Đức Giáo hoàng bỏ nhẫn vàng, chọn nhẫn bạc.

Giáo hoàng Francis tiếp tục cho thấy sự giản dị khi ông vừa bỏ qua truyền thống cũ, với việc chọn chiếc Nhẫn Ngư phủ bằng bạc thay vì bằng vàng.

 

Chiếc Nhẫn Ngư phủ bằng bạc mà Giáo hoàng Francis đeo trong lễ đăng quang. Ảnh: AFP

Chiếc nhẫn bạc được mạ vàng, một trong những biểu tượng của người đứng đầu Vatican, sẽ được trao cho Giáo hoàng Francis trong thánh lễ đăng quang của ông. Chiếc nhẫn này được làm theo mẫu của một chiếc nhẫn do nhà điêu khắc người Italy, Enrico Manfrini, thiết kế cho Giáo hoàng Paul VI.

Manfrini, qua đời năm 2004 và là người có biệt danh nhà điêu khắc của Giáo hoàng, đã thiết kế nên những đồ vật mang tính tôn giáo cho một số người đứng đầu Tòa thánh trước đây, như các Giáo hoàng Pius XII, Paul VI và John Paul II.

Chiếc nhẫn giản dị, thường được đeo trên tay phải của các Giáo hoàng, có hình Thánh Peter cầm trong tay một cặp chìa khóa. Đó là lúc mà Thánh Peter được giao những chiếc chìa khóa dẫn tới thiên đường.

Giáo hoàng Francis đã chọn chiếc nhẫn bạc trong số ba mẫu nhẫn mà ông nhận được, AFP dẫn lời người phát ngôn Federico Lombardi của Vatican.

Ban đầu, chiếc Nhẫn Ngư phủ có vai trò vừa là biểu tượng cho người đứng đầu Giáo hội vừa là một con dấu. Tuy nhiên, ngày nay, Giáo hoàng có một con dấu riêng để dùng cho việc đóng dấu vào các văn bản.

Có nhiều lời đồn đoán được đưa ra có liên quan tới loại nhẫn mà Giáo hoàng Francis chọn, sau khi ông quyết định từ chối chiếc thánh giá bằng vàng để tiếp tục đeo chiếc thánh giá giản dị của ông trong lần xuất hiện đầu tiên sau khi được bầu là người đứng đầu Giáo hội.

“Đây không phải là lần đầu tiên một Giáo hoàng chọn một chiếc nhẫn bằng bạc”, Claudio Franchi, thợ kim hoàn đã tạo ra chiếc nhẫn của cựu giáo hoàng Benedict XVI nói.

Vatican hôm qua cũng công bố huy hiệu và khẩu hiệu mà Giáo hoàng Francis sẽ sử dụng. Đó đều là huy hiệu và khẩu hiệu mà ông từng dùng khi còn là tổng giám mục tại Buenos Aires, Argentina.

Đức Giáo hoàng Francis sẽ rửa chân cho tù nhân

Tân Giáo hoàng sẽ tổ chức thánh lễ vào tuần tới bằng cách đích thân rửa chân cho những thanh niên tại một trại giam ở Rome.

 

¢nh: AFP

Trong bức ảnh chụp năm 2008, Tổng giám mục Bueno Aires, Jorge Bergoglio, nay là Giáo hoàng Francis, làm lễ rửa chân cho những người nghiện ma túy. Ảnh: AFP

“Khi còn là Tổng giám mục của Buenos Aires, Hồng y Bergoglio từng tổ chức thánh lễ trong nhà tù, bệnh viện hay nhà tế bần cho người nghèo hoặc những người ở dưới đáy xã hội”, Washingtonpost dẫn lời Vatican cho biết.

Tòa thánh cho rằng, bằng việc lựa chọn đến một nhà tù giam giữ người vị thành niên, Giáo hoàng Francis đã quyết định tiếp tục con đường này và duy trì phong cách sống đơn giản.

Thông thường, các buổi lễ rửa chân vẫn được tổ chức trước dịp lễ Phục Sinh tại Vatican hoặc một pháp đình ở Rome. Tuy nhiên, vào Thứ Năm Tuần thánh tới (28/3), buổi lễ rửa chân sẽ được tổ chức trong trại giam Casal del Marmo tại Rome, và Giáo hoàng Francis sẽ đích thân rửa chân cho những thanh niên bị giam giữ. Giáo hoàng Benedict cũng từng thực hiện nghi thức này tại chính nơi đây năm 2007.

Lễ rửa chân vào ngày thứ Năm trước lễ Phục Sinh là một truyền thống của đạo Cơ Đốc, bắt nguồn từ thời Chúa Giêsu. Trong ngày lễ, Giáo hoàng sẽ rửa và hôn lên chân của 12 người để tái hiện một hình ảnh miêu tả trong Kinh Thánh, về hành động đầy nhún nhường của Chúa Giêsu đối với 12 tông đồ trong đêm cuối cùng, trước khi Chúa bị đóng đinh.

Phong cách giản dị của Giáo hoàng mới, nhấn mạnh vào sự nhún nhường, phục vụ và cam kết đối với người nghèo, đã nhận được sự ủng hộ của báo giới. Một số người e ngại phong cách quá thực tế của Giáo hoàng có thể làm giảm giá trị của chức vụ này, nhường chỗ quá nhiều cho văn hóa hiện đại. Tuy nhiên, hình ảnh về một Giáo hoàng với tinh thần phục vụ rõ ràng đã cải thiện hình ảnh của Giáo hội Công giáo.

Những người ủng hộ ông trên mạng đã vui mừng loan báo những tin tốt về Giáo hoàng mới. Các bức ảnh chụp hồng y Bergoglio rửa chân cho những bệnh nhân AIDS trẻ tuổi, hay hôn chân những trẻ sơ sinh đã được chia sẻ rộng rãi trên mạng xã hội.

Đức Giáo hoàng Francis thời trai trẻ

Người đứng đầu Tòa thánh Vatican sinh ra trong một gia đình di dân từ Italy. Ông học ngành hóa học trước khi lựa chọn đi theo con đường của Chúa.

 

Undated handout picture provided by Bergoglio family of Pope Francis (L) in his young years with his brother Oscar Bergoglio

Giáo hoàng Francis sinh ngày 17/12/1936. Trong ảnh là Giáo hoàng (trái) và em trai Oscar Bergoglio thời còn học tiểu học.
Undated handout picture provided by Bergoglio family of Pope Francis in his young years
Từ thời trẻ, Giáo hoàng Francis đã gây ấn tượng bởi đôi mắt sáng và nụ cười tươi.
 

Undated handout picture provided by Bergoglio family. From L to R, up: Pope's sister Maria Helena, Pope's mother Regina Sivori, Pope's brother Alberto, Jorge Bergoglio Pope Francis, Pope's brother Oscar, Pope's sister Martha, Pope's stepbrother Enrique Narvaja. Sitting from L to R: Pope's grandfather Juan   Bergoglio, Pope's grandmother Maria and Pope's father Mario

Các thành viên trong gia đình của Bergoglio. Giáo hoàng Francis đứng thứ hai từ trái sang ở phía sau. Mẹ ông, bà Regina Sivori ngồi ở thành ghế sofa, thứ hai từ trái sang. Người cha Mario Oscar Bergoglio ngồi ở ghế, đầu tiên từ phải sang.
 

n this undated picture courtesy of journalist Sergio   Rubin, the then Cardinal Jorge Mario Bergoglio (back row 2-L), poses for a picture with his family.

Giáo hoàng Francis, đứng thứ hai hàng sau từ trái sang, trong một bức ảnh gia đình thu gọn. Cha ngài là công nhân đường sắt, mẹ ở nhà nội trợ.
 

Undated picture released by Clarin's journalist Sergio Rubin of Jorge Mario Bergoglio (R) posing with unidentified   schoolmates in Buenos Aires, Argentina.

Giáo hoàng Francis (đầu tiên, bên phải) chụp ảnh kỷ niệm cùng các bạn học ở Buenos Aires, Argentina. Ngài học ở trường công lập trước khi theo học chuyên ngành hóa học.
 

In this undated picture courtesy of Argentine journalist Sergio Rubin, Cardinal Jorge Mario Bergoglio celebrates the holy mass in an undetermined   church.

Jorge Mario Bergoglio chủ trì một thánh lễ. Ngài được thụ phong linh mục vào năm 1969.
 

Thánh lễ khai mạc sứ vụ Phêrô của Đức Thánh Cha Phanxicô, Giám Mục Roma

Thánh lễ khai mạc sứ vụ Phêrô

của Đức Thánh Cha Phanxicô, Giám Mục Roma

VATICAN. 200 ngàn tín hữu cùng với đại diện chính quyền 132 quốc gia cũng như nhiều phái đoàn các Giáo Hội Kitô và liên tôn đã tham dự thánh lễ khai mạc sứ vụ Phêrô của ĐTC Phanxicô từ lúc 9.30 sáng ngày 19-3-2013 tại Quảng trường Thánh Phêrô.

Lúc 8 giờ 45, ĐTC Phanxicô đã đi trên chiếc xe díp màu trắng, mui trần, không có kiếng chắn đạn, tiến ra Quảng trường thánh Phêrô. Ngài tiến qua các lối đi để chào thăm các tín hữu, reo vui, vẫy cờ quốc gia của họ. Có một lúc ĐTC truyền dừng xe lại, ngài xuống xe ôm hôn một người khuyết tật, và những lúc khác, ngài ôm hôn các em bé do các nhân viên an ninh bế lên ngài.

Trước thánh lễ, lúc 9 giờ 20 phút, ĐTC đã xuống hầm dưới bàn thờ chính của Đền Thờ Thánh Phêrô và đến trước mộ của Thánh Tông Đồ trưởng. Tại đây, cùng với 10 thủ lãnh các Giáo hội Công Giáo nghi lễ Đông Phương, trong đó có 4 vị Thượng Phụ Giáo Chủ, 4 vị Tổng Giám Mục trưởng, trong số này 4 vị là Hồng Y, ngài cầu nguyện và xông hương trên mộ Thánh Nhân. Từ mộ thánh Phêrô, hai thầy Phó tế đã lấy hai chiếc đĩa: một đựng dây Pallium và một đựng nhẫn Ngư Phủ của ĐTC, để tháp tùng ngài trong đoàn rước tiến ra lễ đài trên thềm đền thờ thánh Phêrô.

Thành phần tham dự

Đi trước ĐTC trong đoàn rước là 180 vị đồng tế, hầu hết là các Hồng Y, trong phẩm phục màu trắng vàng, trong khi ca đoàn Sistina của Tòa Thánh hát kinh cầu các Thánh xin các vị phù giúp Đức tân Giáo Hoàng.

Trong đoàn đồng tế, đặc biệt cũng có 2 LM đó là Cha José Rodriguez Carballo người Mêhicô, và Cha Aldolfo Nicolás Pachón, người Tây Ban Nha, Bề trên Tổng quyền dòng Tên. Hai vị được mời đồng tế trong tư cách là Chủ tịch và Phó Chủ tịch Hiệp Hội các Bề trên Tổng quyền dòng nam.
Việc giúp lễ do 15 tu sĩ Phanxicô thuộc Đền thánh La Verna ở miền trung Italia, nơi thánh Phanxicô Assisi nhận 5 dấu thánh, đảm trách với sự phụ giúp của 4 thầy thuộc dòng Phanxicô Viện Tu ở Roma. Phần thánh ca trong buổi lễ do Ca đoàn Sistina của Tòa Thánh gồm 65 ca viên do Nhạc trưởng là Đức ông Massimo Palombella điều khiển, cộng thêm với Ca đoàn tổng hợp gồm 80 ca viên.

Bên trái bàn thờ là 200 GM và 33 phái đoàn của các Giáo Hội Kitô anh em, đứng đầu là Đức Thượng Phụ Bartolomaios I, Giáo Chủ Chính Thống Constantinople bên Thổ Nhĩ Kỳ, và cũng được coi là vị thủ lãnh danh dự chung của toàn Chính Thống giáo. Các vị lãnh đạo các Giáo Hội Tin Lành, Hội đồng đại kết các Giáo Hội Kitô, và cả thầy Alois Loeser, tu viện trưởng tu viện Đại kết Taizé bên Pháp.

Cũng ở bên trái nhưng xuống phía trước bàn thờ là phái đoàn của các tôn giáo bạn, từ Do thái giáo, Phật giáo, Hồi giáo, đạo Sikh, Jaina và Ấn Giáo. Sau đó là 1.200 LM và chủng sinh.

Bên hông phải bàn thờ là chỗ dành cho 132 phái đoàn chính thức của các nước, đứng đầu là Tổng thống Cộng hòa Italia, ông Giorgio Napolitano, Bà Tổng thống Cristina Fernández de Kirchner của Argentina, 6 vị vua, 32 vị Tổng thống, 3 thái tử, phần còn lại là các thủ tướng chính phủ, phu nhân Tổng thống, hoặc Phó tổng thống, trong đó có Ông Joseph Biden của Hoa Kỳ.

Chính quyền thành Roma đã bố trí một số màn hình khổng lồ tại khu vực quảng trường Thánh Phêrô và đường Hòa Giải để dân chúng có thể tham dự thánh lễ.

ĐTC tiến ra lễ đài trước sự vỗ tay vang dội của mọi người. Nhiều lá cờ quốc gia cũng được các tín hữu phất lên, dưới bầu trời đẹp.

Nghi thức nhận Pallium và nhẫn Ngư Phủ

Nghi thức khai mạc sứ vụ Phêrô, theo qui định của ĐTC Biển Đức 16, nay được cử hành liền trước thánh lễ, vì không phải là bí tích. Nghi thức này gồm phần trao dây Pallium Giáo Hoàng và trao nhẫn Ngư Phủ.

Dây Pallium được trao cho ĐTC là dây làm bằng lông chiên màu trắng, có 6 hình Thánh Giá màu đỏ, khi được đeo vào cổ, có một phần dài ở phía trước ngực và một phần dài ở sau lưng. Đây là biểu hiệu cổ kính nhất của Giám Mục. Simeon thành Tessalonica viết: “Dây Pallium chỉ Chúa Cứu Thế khi gặp chúng ta như chiên lạc đàn, Ngài vác lên vai, và khi nhận lấy nhân tính con người trong cuộc nhập thể, Ngài thần hóa nhân tính ấy bằng cái chết của Ngài trên Thánh Giá, Ngài dâng chúng ta cho Chúa Cha, và qua cuộc phục sinh, Ngài nâng chúng ta lên cao”.
Vì thế dây Pallium nhắc nhớ vị Mục Tử nhân lành (cf Ga 10,11), vác trên vai con chiên lạc (cf Lc 15,4-7), và 3 câu trả lời yêu mến đáp lại 3 câu Chúa Giêsu Phục Sinh hỏi thánh Phêrô, và Chúa dạy thánh nhân hãy chăn các con chiên con và chiên mẹ của Ngài (cf Ga 21,15-17).

3 vị Hồng Y là Angelo Sodano, niên trưởng HY đoàn, trưởng đẳng GM, ĐHY Godfried Danneels, nguyên TGM Bruxelles bên Bỉ, trưởng đẳng HY Linh Mục, và ĐHY Jean Louis Tauran, người Pháp, trưởng đẳng HY Phó tế lần lượt tiến lên trước mặt ĐTC. ĐHY Tauran cầu xin Thiên Chúa của hòa bình ban cho ĐGH dây Pallium đã lấy từ bàn thờ tuyên xưng đức tin của Thánh Phêrô Tông Đồ, là Đấng mà Mục Tử nhân lành đã truyền chăn dắt các chiên con và chiên mẹ của Ngài, và ngày hôm nay ĐTC kế vị thánh nhân. Xin Thánh Thần Chân Lý ban ơn soi sáng và phân định cho sứ vụ của ĐTC củng cố các anh em trong đức tin duy nhất.

Rồi ĐHY trưởng đẳng Phó tế tiến lên đeo dây Pallium vào cổ Đức tân Giáo Hoàng, tiếp đến ĐHY trưởng đẳng LM Danneels kết thúc với lời nguyện: ”xin Thiên Chúa chúc lành và củng cố ơn Thánh Linh để sứ vụ của Đức tân Giáo Hoàng tương ứng với sự cao cả của đoàn sủng mà Chúa đã ban cho Người.”

Sau đó là nghi thức trao nhẫn Ngư Phủ. Ngay từ ngàn năm thứ I, nhẫn là biểu hiệu riêng của Giám Mục. Chiếc nhẫn Ngư Phủ được trao cho ĐTC Phanxiô bằng bạc có hình thánh Phêrô đang cầm chìa khóa, có nghĩa đó là nhẫn chứng thực thực đức tin và nói lên nghĩa vụ được ủy thác cho thánh Phêrô là củng cố các anh em mình (cf Luca 22,32). Nhẫn này được gọi là Nhẫn Ngư Phủ vì thánh Phêrô là Tông Đồ Ngư Phủ (cf Mathêu 4,18-19). Sau khi tin vào lời Chúa Giêsu (cf Luca 5,5), thánh nhân đã thả lưới và kéo vào bờ mẻ cá lạ lùng (cf Gioan 21,3-14).

ĐHY Angelo Sodano, trưởng đẳng GM, nói: ” Kính thưa Đức Thánh Cha, chính Chúa Kitô, Con Thiên Chúa hằng sống, là Mục tử và là Giám mục của các linh hồn chúng ta, Đấng đã xây dựng Giáo Hội trên đá tảng, ban cho ĐTC Nhẫn này, ấn tín của Thánh Phêrô Ngư Phủ, Người đã sống niềm hy vọng trên biển Tiberiade và Chúa đã trao cho Người chìa khóa nước trời. Ngày hôm nay, ĐTC kế vị Thánh Phêrô trong Giám mục đoàn của Giáo Hội này, làm đầu trong tình hiệp thông hiệp nhất theo giáo huấn của Thánh Phaolô Tông Đồ. Xin Thánh Thần tình yêu được phú vào tâm hồn chúng ta làm cho ĐTC được tràn đầy sức mạnh và sự dịu dàng để giữ gìn các tín hữu Chúa Kitô, qua sứ vụ của ĐTC, trong sự hiệp thông duy nhất”.

Rồi ĐHY Sodano trao Nhẫn Ngư Phủ cho ĐTC, giữa tiếng vỗ tay vang dội của cộng đoàn.

Tiếp đến là nghi thức tuân phục. Hồi ĐGH Biển Đức 16 khai mạc sứ vụ, ngoài các Hồng y còn có các đại diện LM, tu sĩ nam nữ và giáo dân, tổng cộng là 12 người, nhưng lần này chỉ có 6 HY đại diện, mỗi đẳng GM, LM và Phó tế 2 vị. Hai vị đứng đầu là ĐHY Giovanni Battista Re và ĐHY Bertone.

Trong nghi thức này không có đại diện LM, tu sĩ nam nữ và giáo dân vì họ sẽ cử hành nghi thức tuân phục trong buổi lễ ĐTC Phanxicô sẽ cử hành trong mùa Phục Sinh khi đến nhận Nhà thờ chính tòa giáo phận Roma của ngài là Đền thờ thánh Gioan Laterano.

Thánh lễ kính Thánh Giuse với kinh nguyện và các bài đọc đi kèm bắt đầu sau nghi thức nhận Pallium và nhẫn Ngư Phủ của ĐTC.

Bài Tin Mừng được hát bằng tiếng Hy Lạp kể lại sự tích thánh Giuse sau khi thấy Đức Maria có thai, thì toan tính âm thầm bỏ rơi Người, nhưng đã được Sứ thần Chúa hiện ra trong giấc mộng và dạy hãy đón nhận Đức Maria về nhà mình.

Bài giảng của ĐTC

Anh chị em thân mến,

Tôi cảm tạ Chúa vì được cử hành Thánh Lễ này, khai mạc sứ vụ Phêrô trong ngày lễ trọng kính Thánh Giuse, Hôn Phu của Đức Trinh Nữ Maria, và là Bổn Mạng của Giáo Hội: đây là một dịp trùng hợp đầy ý nghĩa và cũng là lễ bổn mạng của Vị Tiền Nhiệm Đáng Kính của tôi: chúng ta gần gũi ngài trong kinh nguyện, đầy lòng quí mến và biết ơn (vỗ tay).

Tôi thân ái chào các anh em Hồng y và Giám Mục, các linh mục, phó tế, tu sĩ nam nữ và tất cả anh chị em giáo dân. Tôi cám ơn các đại diện của các Giáo Hội và Cộng đoàn Giáo Hội khác hiện diện nơi đây cũng như các đại diện của cộng đồng Do thái và các cộng đồng tôn giáo khác. Tôi gửi lời chào nồng nhiệt đến các vị Quốc trưởng và Thủ tướng chính phủ, các phái đoàn chính thức của bao nhiêu nước trên thế giới và ngoại giao đoàn.

Chúng ta đã nghe trong Tin Mừng rằng “Giuse làm như Thiên Thần Chúa đã truyền và đón nhận hiền thê của mình” (Mt 1,24). Trong những lời này có gồm tóm sứ mạng mà Thiên Chúa ủy thác cho Giuse, sứ mạng làm người canh giữ. Nhưng canh giữ ai? Thưa là canh giữ Mẹ Maria và Chúa Giêsu, nhưng đó là một sự canh giữ được nới rộng cho toàn thể Giáo Hội, như Chân phước Gioan Phaolô 2 đã nhấn mạnh: ”Thánh Giuse, vì yêu thương chăm sóc Mẹ Maria và vui mừng tận tụy giáo dục Đức Giêsu Kitô, như thế Ngài cũng giữ gìn và bảo vệ nhiệm thể của Ngài là Giáo Hội, mà Đức Thánh Trinh Nữ là hình ảnh và gương mẫu” (Tông Huấn Redemptoris Custos, 1).

Thánh Giuse thi hành công việc canh giữ ấy như thế nào? Thưa một cách kín đáo, khiêm tốn, trong thinh lặng, nhưng với một sự hiện diện liên lỷ và trung tín hoàn toàn, cả khi Ngài không hiểu. Từ khi kết hôn với Mẹ Maria cho đến biến cố Chúa Giêsu 12 tuổi tại Đền thờ Jerusalem , Ngài ân cần yêu thương đồng hành trong mọi lúc. Ngài ở cạnh Maria Hiền thê của Ngài trong những lúc thanh thản cũng như trong những lúc khó khăn của cuộc sống, trong hành trình đi Bêlem để kiểm tra dân số, và trong những giờ hồi hộp và vui mừng của cuộc sinh hạ; trong lúc bi thảm tị nạn sang Ai Cập và trong cuộc vất vả tìm con tại Đền Thờ; và rồi trong cuộc sống hằng ngày tại nhà Nazareth, trong phòng làm việc nơi thánh nhân đã dạy nghề cho Chúa Giêsu.

Thánh Giuse đã sống ơn gọi gìn giữ Mẹ Maria, Chúa Giêsu và Giáo Hội như thế nào? Thưa trong sự luôn quan tâm để ý tới Thiên Chúa, cởi mở đối với những dấu hiệu của Chúa, sẵn sàng đối với dự phóng của Chúa, không phải tới điều riêng của mình, nhưng điều mà Thiên Chúa yêu cầu Vua Davít, như chúng ta đã nghe trong bài đọc thứ I; Thiên Chúa không mong ước một nhà do con người làm ra, nhưng Chúa muốn lòng trung thành với Lời Ngài, với kế hoạch của Ngài; và chính Thiên Chúa xây dựng căn nhà, nhưng bằng những viên đá sống động nhờ Thánh Thần của Ngài. Và thánh Giuse là người ”canh giữ”, vì Ngài biết lắng nghe Thiên Chúa, để cho thánh ý Chúa hướng dẫn, và chính vì thế thánh nhân càng nhạy cảm hơn đối với những người được ủy thác cho Ngài, biết đọc các biến cố một cách thực tế, chú ý đến những gì ở chung quanh và biết đưa ra những quyết định khôn ngoan hơn. Các bạn thân mến, chúng ta thấy thánh Giuse đáp ứng ơn gọi của Chúa như thế nào, với thái độ sẵn sàng, mau mắn, nhưng chúng ta cũng thấy đâu là trung tâm điểm ơn gọi Kitô, là chính Chúa Kitô! Chúng ta hãy gìn giữ Chúa Kitô trong đời sống chúng ta, để giữ gìn những người khác, để giữ gìn thiên nhiên, công trình sáng tạo.

“Nhưng ơn gọi của người canh giữ không phải chỉ liên hệ đến các tín hữu Kitô chúng ta mà thôi, nhưng còn có một chiều kích đi trước và nhân bản, liên hệ tới tất cả mọi người. Đó là việc bảo tồn toàn thể thiên nhiên, vẻ đẹp của công trình tạo dựng, như được trình bày cho chúng ta trong Sách Sáng Thế và như thánh Phanxicô Assisi đã chỉ cho chúng ta; đó là tôn trọng đối với mỗi thụ tạo của Thiên Chúa và môi trường trong đó chúng ta sinh sống. Đó là giữ gìn con người, chăm sóc tất cả mọi người, mỗi người, với tình yêu thương, đặc biệt là các trẻ em, người già, những người yếu đuối hơn và thường ở ngoài lề tâm hồn chúng ta. Đó là chăm sóc lẫn nhau trong gia đình: vợ chồng gìn giữ nhau, và trong tư cách là cha mẹ, họ chăm sóc con cái, rồi với thời gian cả con cái cũng trở thành những người gìn giữ cha mẹ. Đó là sống những tình bạn chân thành, là một sự gìn giữ nhau trong sự tín nhiệm, trong sự tôn trọng và trong thiện ích. Xét cho cùng, tất cả đều được ủy thác cho sự gìn giữ của con người, và đó là một trách nhiệm liên hệ tới tất cả chúng ta. Anh chị em hãy trở thành những người gìn giữ hồng ân của Thiên Chúa.

“Và khi con người thiếu sót trách nhiệm của mình, khi chúng ta không chăm sóc công trình tạo dựng và các anh chị em chúng ta, thì khi ấy xảy ra sự tàn phá và con tim trở nên chai đá. Rất tiếc là trong mỗi thời đại, đều có những “vua Hêrôđê” đề ra những mưu đồ chết chóc, hủy hoại và bóp méo khuôn mặt của con người nam nữ.

Tôi muốn xin tất cả những người đang nắm giữ các vai trò trách nhiệm trong lãnh vực kinh tế, chính trị hoặc xã hội, tất cả những người thiện chí: “Chúng ta hãy trở thành những người gìn giữ công trình tạo dựng, gìn giữ kế hoạch của Thiên Chúa được ghi khắc trong thiên nhiên, giữ gìn tha nhân, môi sinh; chúng ta đừng để cho những dấu hiệu tàn phá và chết chóc tháp tùng hành trình của thế giới chúng ta! Nhưng để ”gìn giữ” thì chúng ta cũng phải chăm sóc chính mình! Chúng ta hãy nhớ rằng oán ghét, ghen tương, kiêu ngạo làm cho cuộc sống bị nhơ bẩn! Gìn giữ có nghĩa là canh chừng những tâm tình chúng ta, con tim chúng ta, vì chính từ đó nảy sinh những ý hướng tốt hay xấu: những ý hướng xây dựng và những ý hướng hủy hoại! Chúng ta không được sợ sự tốt lành, và cũng đừng sợ sự dịu dàng!

“Và ở đây, tôi muốn ghi nhận thêm điều này: chăm sóc, giữ gìn, đòi phải có sự tốt lành, đòi phải được sống với sự dịu dàng. Trong các sách Phúc Âm, thánh Giuse xuất hiện như một người mạnh mẽ, can đảm, chuyên cần làm việc, nhưng trong tâm hồn Ngài trổi vượt một sự rất dịu dàng, đây không phải là đức tính của kẻ yếu, trái lại, nó chứng tỏ một tâm hồn mạnh mẽ và có khả năng chú ý, cảm thương, thực sự cởi mở đối với tha nhân, yêu thương. Chúng ta không được sợ sự tốt lành và dịu dàng!

“Ngày nay, cùng với lễ Thánh Giuse, chúng ta cử hành khởi đầu sứ vụ của tân GM Roma, người Kế Vị Thánh Phêrô, cũng bao gồm một quyền bính. Dĩ nhiên Chúa Giêsu Kitô đã ban quyền cho thánh Phêrô, nhưng đó là quyền bính gì thế? Sau ba câu Chúa Giêsu hỏi thánh Phêrô về tình yêu, có 3 lời mời gọi: hãy chăn các chiên con, hãy chăn giắt các chiên mẹ của Thầy. Chúng ta không bao giờ được quên rằng quyền bính đích thực là phục vụ và cả Giáo Hoàng, để thi hành quyền bính này, ngày càng phải tiến sâu hơn vào việc phục vụ ấy, việc phục vụ có tột đỉnh sáng ngời trên Thập Giá; Giáo Hoàng phải nhìn đến sự phục vụ khiêm tốn, cụ thể, đầy đức tin, của thánh Giuse và như thánh nhân, mở rộng vòng tay để giữ gìn toàn thể Dân Chúa và yêu thương, dịu dàng, đón nhận toàn thể nhân loại, nhất là những người nghèo nhất, yếu đuối nhất, những người nhỏ bé nhất, những người mà thánh Mathêu mô tả trong cuộc phán xét chung về đức bác ái: những người đói, khát, ngoại kiều, người trần trụi, bệnh nhân, tù nhân (Xc Mt 25,31-46). Chỉ những ai phục vụ với lòng yêu mến mới biết giữ gìn!

Trong bài đọc thứ hai, Thánh Phaolô nói về Abraham, người ”đã tin, kiêm vững trong niềm hy vọng bất chấp mọi nghịch cảnh” (Rm 4.18). Kiên vững trong niềm hy vọng, bất chấp mọi nghịch cảnh! Cả ngày nay, đứng trước bao nhiêu chân trời đen xám, chúng ta cần thấy ánh sáng hy vọng và chính chúng ta trao ban hy vọng. Giữ gìn công trình tạo dựng, mỗi người nam nữ, với cái nhìn dịu dàng và yêu thương, đó chính là mở rộng chân trời hy vọng, là mở ra một luồng sáng giữa bao nhiêu mây mù, là mang sức nóng hy vọng! Và đối với tín hữu, đối với các tín hữu Kitô chúng ta, như Abraham, như thánh Giuse, niềm hy vọng mà chúng ta mang có chân trời của Thiên Chúa được mở rộng cho chúng ta trong Chúa Kitô, được xây dựng trên đá tảng là Thiên Chúa.

“Giữ gìn Chúa Giêsu với Mẹ Maria, giữ gìn toàn thể công trình sáng tạo, giữ gìn mỗi người, đặc biệt là người nghèo nhất, giữ gìn chính chúng ta; đó là một công tác phục vụ mà Giám Mục Roma được kêu gọi chu toàn, nhưng đó cũng là ơn gọi mà tất cả chúng ta được mời gọi làm cho ngôi sao hy vọng được chiếu sáng rạng ngời: Chúng ta hãy gìn giữ với lòng yêu mến điều Thiên Chúa đã ban cho chúng ta!

“Tôi cầu khẩn sự chuyển cầu của Đức Trinh Nữ Maria, của Thánh Giuse, của thánh Phêrô và Phaolô, thánh Phanxicô, xin Chúa Thánh Linh tháp tùng sứ vụ của tôi, và tôi nói với tất cả anh chị em rằng: xin cầu nguyện cho tôi! Amen
Các ý nguyện
Bài giảng của ĐTC bị ngắt quãng nhiều lần vì những tiếng vỗ tay của các tín hữu, lần đầu khi ngài chúc mừng lễ Bổn mạng của Vị Tiền nhiệm và mời gọi các tín hữu cầu nguyện cho Người.

Trong phần lời nguyện phổ quát, đã có 5 ý nguyện được xướng lên là tiếng Nga, Pháp, Arap, Swahili bên Phi châu và tiếng Hoa, lần lượt cầu cho Giáo Hội: Xin Thiên Chúa toàn năng nâng đỡ mọi người, các mục tử và tín hữu, sống tuân phục vô điều kiện đối với Tin Mừng; xin Chúa gìn giữ ĐGH Phanxicô trong việc thi hành sứ vụ của Người Kế Nhiệm Thánh Phêrô và Chủ Chăn của toàn thể Giáo hội; cầu cho các người cầm quyền: xin Chúa soi sáng tâm trí và hướng dẫn họ trong việc xây dựng nền văn minh tình thương; cầu cho những người nghèo khổ trên trái đất: xin Chúa bồi dưỡng, an ủi và ban cho họ niềm hy vọng nhờ lòng bác ái của các tín hữu Kitô; sau cùng là cầu cho gia đình của Thiên Chúa đang tụ họp trong thánh lễ: xin Chúa biến đổi cuộc sống của tất cả các tín hữu nên giống Chúa Giêsu.
Để rút ngắn thời gian buổi lễ, không có phần tiến dâng lễ vật, và ĐTC cũng không đích thân cho rước lễ, nhưng một thầy Phó tế đã làm thay. Trong khi đó có 500 LM mang Mình Thánh Chúa phân phát cho các tín hữu tại khu vực hành lễ. Sau thánh lễ, ở bên trong Đền thờ Thánh Thánh Phêrô, ĐTC đã chào thăm các vị thủ lãnh của 132 phái đoàn chính thức do chính phủ các nước gửi đến dự lễ. Bắt đầu là bà tổng thống Cristina Kirchner của Argentina và tổng thống Giorgio Napolitano của Italia.

Lễ khai mạc sứ vụ của ĐTC kéo dài gần 2 tiếng đồng hồ và được nhiều tín hữu trên thế giới theo dõi qua truyền hình.

G. Trần Đức Anh OP

Khoảng 300 000 tín đồ công giáo dự lễ đăng quang Giáo Hoàng Phanxicô

Khoảng 300 000 tín đồ công giáo dự lễ đăng quang Giáo Hoàng Phanxicô

Quảng trường Thánh Phêrô, Vatican, trong lễ đăng quang của Giáo Hoàng Phanxicô, 19/03/2013

Quảng trường Thánh Phêrô, Vatican, trong lễ đăng quang của Giáo Hoàng Phanxicô, 19/03/2013

REUTERS/Alessandro Bianchi

Huê Đăng / Tú Anh

nguồn: RFI

Tại Roma, trong ánh nắng ấm, khoảng 300 000 tín đồ công giáo đã đứng chật quảng trường Thánh Phêrô vào sáng nay, 19/03/2013. Trong lễ đăng quang, vị Giáo Hoàng đầu tiên xuất thân từ châu Mỹ la tinh nhấn mạnh đến yếu tố con người và môi trường. Ngài kêu gọi « bảo vệ sự sống cho muôn loài » và « yêu thương » người nghèo.

Tân Giáo Hoàng giải thích « quyền lực thật sự » của một vị giáo chủ là « phụng sự và phụng sự một cách khiêm tốn và cụ thể » . Giáo Hoàng Phanxicô còn kêu gọi phải tranh đấu chống lại mọi « dấu hiệu tàn phá » và phải « bảo vệ » môi trường.

Từ Roma, thông tín viên Huê Đăng tường thuật :

Tờ mờ sáng sớm hôm nay, một số trục lộ chung quanh khu vực Tòa Thánh đã được cảnh sát giao thông phong tỏa theo kiểu “nội bất xuất ngoại bất nhập”, xe cộ ùn tắc, không được phép vào các khu vực gần Tòa Thánh. Người dân thành phố Roma lại thêm một phen lận đận với những hàng xe bus dài cả mấy cây số chở giáo dân từ khắp nơi đổ về Quảng trường Thánh Phêrô. Hàng ngàn cảnh sát an ninh, các lực lượng đặc biệt phòng chống khủng bố của Ý đã được huy động để bảo vệ an ninh chung quanh các khu vực gần Tòa Thánh.

Khoảng trên dưới 300 000 giáo dân cùng với các phái đoàn của các nguyên thủ quốc gia, của chính phủ Nhà nước của 132 nước, cùng với đại diện của các phái đoàn giáo hội và các dòng xứ đã tụ tập trong Đại sảnh đường của Tòa Thánh và trước Quảng trường Thánh Phêrô để tham dự Thánh lễ khai mạc sứ vụ giáo chủ của Đức Giáo Hoàng Phanxicô.

Đúng vào lúc 8h45, tân Giáo Hoàng đứng trên xe jeep trắng mui trần, không có kiếng an toàn chắn đạn, đã tiến vào Quảng trường Thánh Phêrô trước những tiếng reo hò nồng nhiệt của giáo dân chào vị giáo chủ mới đến từ “nơi tận cùng thế giới”. Tấm tình nồng nhiệt của giáo dân đã khiến có lúc Giáo Hoàng Phanxicô đã phải cho xe ngừng lại để Ngài xuống xe, ôm hôn những người khuyến tật hay bồng lấy các em bé được cha mẹ rối rít truyền đến tay của Đức Giáo Hoàng.

Trước khi chính thức khai mạc Thánh lễ, Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã xuống tầng hầm của đại sảnh đường của Tòa Thánh để cầu nguyện trước Thánh mộ của Thánh Tông Đồ trưởng. Từ mộ Thánh Phêrô, hai mục sư Phó tế đã dâng lên Giáo Hoàng hai chiếc đĩa: Một đĩa đựng khăn bào Pallium (khăn làm bằng lông chiên màu trắng, có 6 hình Thánh Giá màu đỏ, coi như biểu tượng của Giáo Hoàng, sẽ được Đức Giáo Hoàng quàng vào cổ trong những nghi lễ chính thức của Giáo hội),và đĩa kia đựng chiếc nhẫn Ngư Phủ của Giáo Hoàng.

Trong bài diễn văn khai mạc Thánh lễ, những câu chữ đầu tiên tân Giáo Hoàng dành cho người tiền nhiệm của mình: “Hôm nay là ngày Thánh San Giuseppe, cũng là tên Thánh ngày của cựu Giáo Hoàng Benedicto XVI”. Trong bài diễn văn, Giáo Hoàng Phanxicô đã nhắc nhở giáo dân “đừng do dự hay lo âu khi phải thực hiện những điều tốt lành, thậm chí khi cần phải có những cử chỉ chăm sóc ân cần …. Quyền lực thực sự phải được thể hiện qua tinh thần giáo vụ, nhất là đối với những thành phần nghèo khó và yếu kém trong xã hội ”.

Đám đông tín đồ trước quảng trường đã nhiều lần tung hô “vạn tuế Phanxicô” và giương cao biểu ngữ với nhiều thứ tiếng khác nhau để chúc mừng Giáo Hoàng mới.

Các phóng viên của các hãng thông tấn có mặt ở quảng trường đã phỏng vấn giáo dân, và đại đa số đều rất hồ hởi trước một Đức Giáo Hoàng đầu tiên là người Nam Mỹ, và mọi người đều xem như là một sự kiện mới, có tín hiệu thay đổi trong hàng Giáo hội.

Sau khi Thánh lễ chấm dứt, Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã đón tiếp để chào mừng và cám ơn các phái đoàn của các quốc gia đã đến dự thánh lễ. Trong các nhân vật trọng yếu của các quốc gia, người ta ghi nhận sự hiện diện của Phó Tổng thống Mỹ Joe Biden, bà Thủ tướng Đức Angela Merkel, Thủ tướng Pháp Jean-Marc Ayrault, vua Bỉ Alberto II và Hoàng hậu Paola, Hoàng tử Alberto II của vương quốc Monaco.

Về phía Nhà nước Ý có sự hiện diện của Tổng thống Giorgio Napolitano và Thủ tướng Mario Monti.

Nguyên thủ quốc gia đầu tiên là Tổng thống Achentina Cristina Kirchner đã có những lời chúc mừng nồng nhiệt đến Đức Giáo Hoàng, dù rằng theo một số báo chí Achentina thì quan hệ giữa Tổng Giám mục Bergoglio và Tổng thống Cristina trước đây không hề đơn giản.

Giáo Hoàng chuyện trò thân mật, giáo dân thích thú

Giáo Hoàng chuyện trò thân mật, giáo dân thích thú
Đức Giáo hoàng Phanxicô đến chào tín hữu tại Vatican, Chủ nhật ngày 17 tháng 3.

Đức Giáo hoàng Phanxicô đến chào tín hữu tại Vatican, Chủ nhật ngày 17 tháng 3.

17.03.2013

nguồn:VOA

Đức Giáo hoàng Phanxicô đã chào đón khoảng 150.000 người đứng chật quảng trường Thánh Phêrô bằng bài nói chuyện thân mật của ngày Chủ nhật đầu tiên sau khi lên ngôi được 4 hôm.

Khác với thông lệ, Ngài nói bằng tiếng Ý và ít khi nhìn vào giấy soạn sẵn. Ngài bắt đầu bằng “buon giorno,” chào một ngày vui vẻ và chấm dứt bằng “buon pranzo,” chúc mọi người có bữa ăn trưa ngon miệng.

Cách nói chuyện tự phát và pha chút khôi hài nhẹ nhàng của Đức Giáo hoàng đã khiến mọi người trong quảng trường thích thú.

Trước khi xuất hiện vào trưa Chủ nhật đầu tiên, Đức Giáo hoàng đến giáo xứ Thánh Anna, một giáo xứ nhỏ ở Vatican để giảng đạo trước mấy trăm giáo dân ở đây, đa số là công nhân.

Sau thánh lễ, Ngài bắt tay với giáo dân và ôm hôn các em bé.

Khi có hai tu sĩ được giới thiệu với Ngài, hai người này định quỳ gối thì Ngài đã nhanh tay đỡ họ đứng yên.

Đức Giáo hoàng cũng đăng tin tweet đầu tiên trên tài khoản @Pontifex do người tiền nhiệm để lại. Trong tweet này Ngài viết “Các bạn thân mến, tôi cảm tạ các bạn từ đáy lòng và tôi xin các bạn tiếp tục cầu nguyện cho tôi. Giáo hoàng Phanxicô.”

‘Giáo hội nghèo vì người nghèo’

‘Giáo hội nghèo vì người nghèo’

Chủ nhật, 17 tháng 3, 2013

nguồn:BBC

Giáo hoàng vẫy tay với các nhà báo

Hàng nghìn nhà báo quốc tế đã đến tham dự buổi tiếp kiến của Giáo hoàng Francis

Tân Giáo hoàng Francis nói Ngài muốn một ‘Giáo hội nghèo’ và ‘vì người nghèo’ trong cuộc gặp mặt báo chí quốc tế lần đầu tiên hôm thứ Bảy ngày 16/3 sau khi Ngài được chọn làm người đứng đầu Giáo hội Công giáo La Mã.

Ngài cũng giải thích việc Ngài chọn tông hiệu Francis là theo tên của Thánh Francis sống vào thế kỷ thứ 12 và 13 – vị thánh tượng trưng cho ‘nghèo khó và hòa bình’.

Ông kêu gọi các nhà báo hãy hiểu Giáo hội với cả ‘các đức tính và tội lỗi’ và hãy cùng với Giáo hội tập trung vào ‘Chân, Thiện, Mỹ’.

Nguyên Hồng y Jorge Mario Bergoglio, 76 tuổi và đến từ Argentina, là sự lựa chọn bất ngờ của các hồng y trong cuộc mật nghị ở Vatican để bầu ra người lãnh đạo mới của Giáo hội.

‘Chúa soi đường’

Trong cuộc tiếp kiến đầu tiên ở Vatican, Ngài nói Chúa Giê-su chứ không phải giáo hoàng mới là trung tâm của Giáo hội. Ngài cũng nhấn mạnh bản chất của Giáo hội là ‘tâm linh’ chứ ‘không phải chính trị’.

Ông nói chính Chúa Trời đã khiến cho cựu Giáo hoàng Benedict XVI thoái vị và soi đường cho các hồng y lựa chọn ông làm giáo hoàng.

Giáo hoàng Francis cũng cho biết Ngài chọn tông hiệu Francis là vì một vị hồng y người Brazil đã ôm chầm lấy Ngài chúc mừng và thì thầm vào tai Ngài ‘đừng quên người nghèo’ khi có kết quả Ngài được chọn làm giáo hoàng.

Ngài kể ngay lập tức Ngài đã nghĩ đến Thánh Francis của vùng Assisi, nước Ý, vốn là người sáng lập ra dòng tu Francis có sứ mạng chăm lo cho người nghèo.

Không những tượng trưng cho nghèo khó và hòa bình, Giáo hoàng Francis còn cho biết Thánh Francis ‘yêu mến và chăm sóc’ những công trình của Tạo hóa và lưu ý rằng hiện nay nhân loại ‘có quan hệ không tốt với tự nhiên’.

Các tín đồ Công giáo tin rằng Thánh Francis còn yêu thương các loài động vật như ‘huynh đệ’. Thậm chí Ngài còn được tin là đã giảng đạo cho chim chóc.

Trước đó đã từng có phỏng đoán rằng Giáo hoàng Francis – vốn là một hồng y thuộc dòng Tên – chọn tông hiệu theo Thánh Francis Xavier, một nhà truyền giáo ở châu Á thuộc dòng Tên vào thế kỷ 16.

Tuy nhiên Giáo hoàng Francis đã giải thích rằng điều này không đúng.

Phóng viên BBC ở Vatican David Willey cho biết phong cách của vị tân giáo hoàng rất khác với vị tiền nhiệm là Benedict XVI.

Ngài dùng những từ ngữ đơn giản, dễ hiểu để nói về những giá trị đạo đức. Ngài cũng có khiếu khôi hài, phóng viên Willey nhận định.

Tòa thánh Vatican cũng đã thông báo rằng Giáo hoàng Francis sẽ đến vấn an Giáo hoàng danh dự Benedict XVI trong tuần tới.

Đức Giáo Hoàng hô hào ‘Một Giáo hội cho người nghèo’ (VOA)

Tân Giáo hoàng bỏ tiền túi trả tiền khách sạn

Tân Giáo hoàng bỏ tiền túi trả tiền khách sạn

– Ngay trong ngày đầu tiên lãnh đạo 1,2 tỷ tín đồ Công giáo khắp thế giới, tân Giáo hoàng đã gây ấn tượng khi tự mình nhận hành lý tại khách sạn và trả tiền phòng. Ngài cũng đích thân nói lời cảm ơn từng nhân viên khách sạn.

Giáo hoàng Francis ang t¡o ra nhïng thay Õi t¡i Vatican

Giáo hoàng Francis đang tạo ra những thay đổi tại Vatican

Chỉ trong vòng 12 giờ sau khi trở thành người đứng đầu tòa thánh Vatican, Giáo hoàng đã xoá tan những truyền thống lâu đời về sự cầu kỳ, kiểu cách vốn tồn tại hàng trăm năm tại đây khi có nhiều hành động khác hẳn với những người tiền nhiệm.

Những hành động đó một lần nữa khẳng định sự giản dị, khiêm nhường vốn có của Giáo hoàng, người vẫn thường đi lại bằng xe buýt tại quê nhà, hôn lên chân của những bệnh nhân AIDS, cầu nguyện cùng với những gái mại dâm hay từ bỏ ngôi biệt thự sang trọng dành riêng cho tổng giám mục Buenos Aires.

Trong buổi lễ diễn ra hôm qua, khác với người tiền nhiệm Benedict XVI, người đã đọc bài diễn văn dài đến 3 trang bằng tiếng La-tinh, tân Giáo hoàng Francis chỉ diễn thuyết trong vòng khoảng 10 phút bằng tiếng Italia. Trong bài phát biểu, ngài nhấn mạnh tất cả các tín đồ Thiên chúa giáo cần phải “xây dựng” nhà thờ và “bước đi” với niềm tin.

Ngài đề nghị các linh mục phải xây nhà thờ trên những nền tảng vững chắc và còn cảnh báo rằng: “Điều gì xảy ra khi lũ trẻ xây những lâu đài trên bãi biển? Tất cả chúng đều sụp đổ. Nếu chúng ta không hướng về chúa Giê-su, chúng ta sẽ chỉ trở thành một tổ chức phi chính phủ đáng thương chứ không phải người con của Chúa trời”.

Không chỉ trong lời nói, phong cách giản dị của Giáo hoàng Francis còn được thể hiện ngay ở những bộ lễ phục. Thay vì khoác lên mình tấm che ngực hình cây thánh giá màu vàng được trao sau khi được bầu làm giáo hoàng, trong buổi lễ hôm qua, cựu hồng y của Argentina vẫn mặc trang phục quen thuộc như khi còn là giám mục.

Ngài cũng từ chối khoác lên bộ áo choàng nhung màu đỏ mà người tiền nhiệm từng mặc khi lần đầu xuất hiện trước công chúng thế giới năm 2005. Ngài thấy hài lòng với bộ áo khoác dành cho giáo hoàng màu trắng giản dị.

“Với tôi có một điều chắc chắn là đã có sự thay đổi lớn về phong cách. Đây không phải chuyện nhỏ”, Sergio Rubin, người viết tiểu sử cho giáo hoàng nói.

Cũng trong ngày thứ Năm, một thay đổi nhỏ nữa những cũng rất đáng chú ý đã xảy ra khi Giáo hoàng cùng đoàn tùy tùng dừng lại bên một ngôi nhà thuộc sở hữu của Vatican, nơi giáo hoàng ở trước mật nghị.

Tại đây ngài tự nhận hành lý của mình và nói: “Tôi muốn cảm ơn các nhân viên, những người làm việc tại đây”, Pawel Rytel-Andrianek, một vị khách trong tòa nhà chứng kiến sự việc, kể lại.

“Và ngài tiến lại cảm ơn toàn bộ nhân viên ở đây, từng người một, không hề vội vã”. Giáo hoàng sau đó đã trả hóa đơn tiền phòng của mình “để làm gương”, người phát ngôn của Vatican, Federico Lombardi, cho hay.

“Mọi người ở đây cho biết trong suốt 20 năm qua, ngài chưa từng đề nghị Vatican cử ô tô đón mình”, Rytel-Andrianek nói tiếp. “Ngay cả khi tới mật nghị cùng một linh mục khác trong giáo phận của mình, ngài vẫn ra đường đón taxi để tới mật nghị. Quả là một cử chỉ rất giản dị”.

20 điều ít biết về tân Giáo hoàng Francis

– Giáo hoàng Francis yêu thích tango, bóng đá và từng có thời làm vệ sĩ gác cửa cho một quán bar ở Buenos Aires. Đó là một vài trong số những điều ít biết về tân giáo hoàng nổi tiếng giản dị, khiêm nhường của Vatican.

Giáo hoàng Francis c§m lá cÝ in logo cça Ùi bóng yêu thích San Lorenzo.
Giáo hoàng Francis cầm lá cờ in logo của đội bóng yêu thích San Lorenzo.

1. Giáo hoàng Francis, tên thật là Jorge Mario Bergoglio, xuất thân từ một gia đình trung lưu có 5 người con và có cha là công nhân đường sắt gốc Italia.

2. Cha ông, Mario Jorge, di cư từ vùng Piedmont của Italia tới Argentina.

3. Tân Giáo hoàng thành tạo tiếng Italia, Đức, Tây Ban Nha. Ông cũng nói được tiếng Anh, Pháp, Bồ Đào Nha dù không trôi chảy và và một chút thổ ngữ Piedmont.

4. Ông từng bị cắt một lá phổi thời thiếu niên vì bị nhiễm trùng.

5. Giáo hoàng Francis yêu thích tango. “Tôi yêu tango và thường khiêu vũ thời còn trẻ”, ông từng nói với Francesca Ambrogetti và Sergio Rubin, tác giả cuốn hồi ký “El Jesuita” năm 2010 của ông.

6. Ông từng có bạn gái khi còn trẻ. “Cô ấy nằm trong nhóm bạn mà tôi từng khiêu vũ cùng. Nhưng sau đó tôi nhận ra niềm đam mê với tôn giáo”, Giáo hoàng Francis tiết lộ với Ambrogetti và Rubin.

7. Ông từng làm vệ sĩ gác cửa tại một quán bar ở Buenos Aires để kiếm tiền thời còn là sinh viên.

8. Giáo hoàng Francis là fan cuồng nhiệt của câu lạc bộ bóng đá San Lorenzo, một đội bóng ở Buenos Aires. Năm 1972, San Lorenzo là đội bóng Argentina đầu tiên từng giành giành hai chức vô địch trong một năm.

9. Bức họa yêu thích của ông là “White Crucifixion” (Đóng đinh vào thập giá màu trắng), do Marc Chagall vẽ năm 1939.

10. Bộ phim yêu thích của ông là “Babette’s Feast”, một bộ phim của Đan Mạch sản xuất năm 1987.

11. Ông từng nghiên cứu triết học tại Đại học công giáo Buenos Aires và cũng có bằng thạc sĩ hóa học tại Đại học Buenos Aires.

12. Giáo hoàng Francis từng giảng dạy văn học, tâm lý, triết học và thần học trước khi trở thành tổng giám mục của Buenos Aires.

13. Ông là đồng tác giả cuối sách “Sobre el Cielo y la Tierra” (Trên thiên đường và trái đất).

14. Ông đảm nhiệm chức tổng giám mục của Buenos Aires từ 1998-2013. Trong thời gian làm tổng giám mục, ông đã trở thành tấm gương cho người khác với lối sống khiêm nhường, tránh mọi sự xa hoa.

Jorge Mario Bergoglio nói chuyÇn vÛi mÙt hành khách khi i trên xe iÇn ng§m ß Buenos Aires.

Jorge Mario Bergoglio nói chuyện với một hành khách khi đi trên xe điện ngầm ở Buenos Aires.

15. Giáo hoàng Francis thường sử dụng phương tiện công cộng thay vì taxi hoặc xe riêng để đi lại quanh Buenos Aires. Ông sống trong một căn hộ nhỏ với một linh mục nhiều tuổi hơn và tự nấu ăn.

16. Ông được Giáo hoàng John Paul tấn phong làm hồng y năm 2001.

17. Trong mật nghị bầu giáo hoàng năm 2005 mà ông được xem là ứng viên sáng giá. Giáo hoàng Francis được cho là trở thành nạn nhân của một chiến dịch bôi nhọ của những người khác, vốn cáo buộc rằng ông không bao giờ cười.

18. Giáo hoàng Francis thường bay tới Rome bằng vé máy bay hạng phổ thông.

19. Francis là giáo hoàng đầu tiên không phải người châu Âu kể từ thời Gregory III, người sinh ra tại vùng đất là Syria ngày nay và được bầu làm giáo hoàng năm 731.

20. Ông sẽ lấy tước hiệu là Giáo hoàng Francis chứ không phải Francis I. Giải thích về điều này, phát ngôn viên Vatican Federico Lombardi nói: “Sẽ là Francis I nếu chúng ta có Francis II”.

Anh chị Thụ & Mai gởi

 

Gia đình hiếm ở VN: Dạy con bằng bó đũa

Gia đình hiếm ở VN: Dạy con bằng bó đũa

Gia ình hi¿m ß VN: D¡y con b±ng bó ia, Tin téc trong ngày, dai gia dinh viet nam, dai gia dinh hiem co nhat viet nam, gia dinh truyen thong, gia dinh da the he, tin tuc, tin nhanh, tin hot, vn

Ông bà Giáo cùng con cháu

Thứ Sáu, 15/03/2013

Một lần, nghe phong thanh có một người con có ý định muốn tách ra ở riêng, trong bữa cơm, ông Nguyễn Văn Giáo đã cầm cả bó đũa và lấy hết sức mạnh để bẻ nhưng không gãy cái nào. Sau đó, ông Giáo đặt bỏ bó đũa xuống và bẻ gẫy từng chiếc dễ dàng. Người con hiểu ý của bố và từ bỏ luôn ý định ra riêng.

Việc to, nhỏ, bố mẹ đều xin ý kiến từng người con

Theo ông Nguyễn Văn Giáo, nguồn kinh tế chính để cho đại gia đình vận hành là công ty sản xuất và kinh doanh Thành Đạt (chuyên về đồ gỗ, nội thất). Ngoài ra, còn có thêm một cửa hàng kinh doanh quần áo đồ dùng thể thao và một cửa hàng buôn bán vật liệu xây dựng đều mang tên Thành Đạt. Mọi công việc ở công ty, cửa hàng, việc bếp núc nội trợ trong gia đình đều được ông bà Giáo phân công dựa trên ưu, nhược điểm của mỗi người.

Kể về việc này, ông Giáo ví dụ: Anh Nguyễn Văn Thầm – con trai thứ 3 là người nhanh nhạy, có nhận định rất sát với thị trường được cử làm Giám đốc Công ty sản xuất và kinh doanh Thành Đạt. Con trai thứ tư Nguyễn Văn Thì có mặt mạnh về chính trị thì làm Xã đội trưởng ở xã Yên Phú và được giao quản lý cửa hàng bán đồ thể thao. Anh Nguyễn Văn Thúy làm quản đốc phân xưởng sản xuất mộc, anh út Nguyễn Văn Trà trông coi việc kinh doanh ở xưởng mộc. Chị dâu cả quán xuyến việc bếp núc và sinh hoạt của cả nhà. Còn bốn chị em dâu người thì làm ở xưởng mộc, người quản lý buôn bán cửa hàng vật liệu xây dựng, người được giao quản lý cửa hàng bán quần áo đồ dùng thể thao… Cứ như vậy, mọi người không ai bảo ai cứ tự giác làm công việc của mình. Ngay trong mỗi gia đình nhỏ đều phải có một người đứng đầu tự bảo ban nhau và chịu trách nhiệm trước ông bà.

Trả lời cho câu hỏi việc phân công công việc khó tránh khỏi sự tị nạnh ở mỗi người, ông Giáo giải thích: “Phân rõ ràng như vậy chỉ để quản lý cho dễ, chứ không có ý là phân cao thấp giữa các con. Mọi người trong nhà đều có trách nhiệm giúp đỡ bảo ban nhau. Đứa nào cũng là con nhưng mỗi đứa mỗi tính, chẳng ai giống ai. Bởi vậy, phải tùy người mà răn dạy và giao việc, nhưng phải luôn đảm bảo công bằng. Trước khi quyết định việc gì gia đình cũng phải bàn bạc, xin ý kiến của từng người. Con dâu, cháu dâu mới về cũng đều coi như con đẻ của mình và đều có bổn phận như nhau”.

Ông Giáo kể: “Năm nào cũng vậy, bữa cơm tất niên được coi như buổi “tổng kết năm”, cả gia đình đoàn tụ ăn với nhau trong bữa cơm cuối cùng của năm cũ để nhìn lại những gì đã và chưa làm được. Mỗi người báo cáo việc làm ăn và chia sẻ chuyện gia đình. Người nào được giao quản lý việc gì sẽ đứng lên báo cáo về công việc của năm, làm ăn được – thua thế nào, nợ ra sao… Các cháu thì báo cáo việc học hành của mình. Rồi sau đó cả gia đình ngồi lại bàn bạc với nhau hướng làm ăn năm tới”.

Truyền thống “ăn chung nồi, tiêu chung túi” đã có từ đời trước

Truyền thống “Ăn chung một nồi, tiêu chung túi” của gia đình ông Giáo đã có từ thời bố ông Giáo. Ông đã gây dựng thành nếp nhà và dày công gìn giữ, vun đắp trong suốt cuộc đời.

Ông Giáo nhớ lại: “Hồi ấy nhà tôi nghèo lắm, bố mẹ làm lụng quần quật vẫn không kiếm đủ cái ăn cho 8 đứa con. Để lo cho các con có cuộc sống tươm tất, cả nhà đã phải xoay đủ nghề từ làm ruộng, công nhân bốc xếp đến làm thợ xây, thợ mộc… Suốt quá trình đó, ông cụ luôn tâm niệm, sức mạnh tổng lực của các thành viên trong gia đình cùng nỗ lực lao động mới đem lại cơm no, áo ấm. Vì thế, sau này các con khôn lớn, lấy vợ sinh con, ông đều vận động họ không ra riêng, sống quây quần bên nhau”.

Với vợ chồng ông Giáo, phương châm để các con sống hòa thuận là sai đâu bảo đó. Với con cháu không hài lòng ở ông điều gì hoặc thấy ông có điều gì chưa phải, chưa đúng thì gặp ông để trao đổi lại. Tất nhiên muốn có được quan hệ “biện chứng” này, ông Giáo cũng luôn là người biết quan tâm, chăm sóc đến mọi người. Có lẽ vì thế mà trong gia đình ông không có chuyện chừa việc cho người khác. Không lườm nguýt hoặc bằng mặt không bằng lòng, càng không có cảnh sợ bố mẹ chia cho người này nhiều của để dành hơn người kia. Mọi thứ trong gia đình từ những thứ nhỏ nhất, ông bà Giáo đều phân chia cân bằng.

Trước đây cũng có gia đình có ý định ra ở riêng. Trong bữa ăn tối, nghe thấy bóng gió chuyện này, ông Giáo đã khôn khéo nhắc nhở các con bằng việc vận dụng truyện ngụ ngôn “Câu chuyện bó đũa”. Ông cầm cả nắm đũa lấy hết sức bình sinh bẻ nhưng không thể làm gãy một cái đũa nào. Rồi ông bỏ nắm đũa xuống mâm, nhặt từng cái một và bẻ gãy rất dễ dàng. Sau đó, ông gọi riêng người đó đến nhắc nhở: Ông bà, cha mẹ như cái gốc, con cháu như cái cành. Gốc có vững, cành lá mới xanh. Nghe những lời nhắc nhở của ông người con ấy đã  tự nhận ra. Cũng từ đó, lần lượt những đứa con của ông Giáo xây dựng gia đình nhưng tuyệt nhiên không ai tính chuyện ra ở riêng.

Ông Giáo tâm sự: “Tách chén còn có lúc va nhau sứt vòi, mẻ quai huống chi là con người. Sống chung nhiều thế hệ dưới một mái nhà sẽ có những va chạm về quan niệm sống. Nhà tôi có 4 thế hệ với 24 con người, đủ cả người già, trẻ nhỏ. Mỗi người mỗi tính và quan điểm sống của mỗi thế hệ khác nhau nên đôi lúc cũng xảy ra chuyện này chuyện nọ. Dù vậy, vợ chồng tôi luôn cố gắng giữ cân bằng qua cách sống cởi mở và trách nhiệm. Chỉ cần thấy ai trong bữa cơm bình thường cười nói vui vẻ mà bữa đó lại ít nói, buồn buồn là phải tìm hiểu ngay. Tôi phải đảm nhiệm vai trò của một người cầm còi, tìm hiểu rõ ngọn ngành rồi đưa ra phán quyết cuối cùng. Được cái, tất cả con cháu đều nghe theo. Mọi người sống chan hòa, yêu thương nhau nên chín bỏ làm mười, chuyện to hóa nhỏ, chuyện nhỏ thành không có gì”.

Từ những năm 1999, gia đình ông Giáo đã được UBND tỉnh Hưng Yên, UBND huyện Yên Mỹ tặng danh hiệu “Gia đình ông bà, cha mẹ mẫu mực, con trung hiếu, cháu thảo hiền”.

Anh chị Thụ & Mai gởi

Việt Nam: ‘Thời của khiếu kiện đất đai’

Việt Nam: ‘Thời của khiếu kiện đất đai’

Thứ sáu, 15 tháng 3, 2013

nguồn:BBC

 

Các vụ khiếu kiện đất đai ở ngoại vi Hà Nội và các thành phố lớn xảy ra liên tiếp

Đến nay, những tuyên bố hùng hồn của Đảng Cộng sản Việt Nam khi lên nắm quyền, hứa hẹn thực hiện cải cách ruộng đất toàn diện, vẫn chỉ là những lời rỗng tuếch, và vấn đề đất đai vẫn chiếm phần lớn trong các khiếu kiện tới chính quyền trung ương, tạp chí Anh Bấm The Economist ấn bản Á châu ngày 16/3 có bài bình luận.

Bài báo mở đầu với việc mô tả đơn từ khiếu kiện của 57 trong tổng số 63 tỉnh thành ở Việt Nam được gửi tới đầy ắp phòng khách nhà cụ bà Lê Hiền Đức, một người đấu tranh chống tiêu cực năm nay đã ngoài 80 tuổi.

Bà Đức được dẫn lời nói “Chính phủ thu đất và nói là để đầu tư vào các dự án an sinh xã hội, nhưng tôi thì gọi đó là hành động đi cướp đất”.

Về mặt lý thuyết, nhà nước vẫn chính thức sở hữu đất đai, nhưng từ năm 1993, nhiều nông dân đã được trao quyền sử dụng đất trong thời hạn 20 năm, là một bước đột phá so với thời kỳ trước đó, thời hợp tác xã nông nghiệp.

Bài báo cho hay nhiều quan chức địa phương thu đất cho các dự án phát triển, bồi thường người dân với mức thấp hơn nhiều so với giá thị trường, và việc khiếu kiện ngày càng tăng, không khác gì Bấm tình hình ở Trung Quốc.

Giá bất động sản đã giảm, kèm theo đó là tình trạng kinh tế chững lại và các cuộc khủng hoảng ngân hàng, nhưng cuộc xung đột đất đai vẫn nhức nhối.

Tình hình đặc biệt cấp bách ở các vùng ngoại vi Hà Nội và các thành phố lớn.

Theo tạp chí The Economist thì sự chênh lệch giữa giá bất động sản và giá tiền đền bù ở những nơi này là cao nhất, khiến nhiều dân làng tiến hành biểu tình bên ngoài các trụ sở công quyền.

Thậm chí có người còn tuyệt vọng bảo vệ đất của mình bằng gạch đá, hay các vũ khí thô sơ tự tạo, như trong trường hợp gia đình ông Bấm Đoàn Văn Vươn ở Hải Phòng.

Lý do thu hồi

Việc chính quyền huy động lực lượng mạnh trấn áp gia đình ông Vươn gây phản ứng khác nhau trên mạng.

Đầu tháng Năm tới đây, Quốc hội sẽ phải quyết định về hướng xử lý khi thời hạn 20 năm được quyền sử dụng đất bắt đầu hết hạn. Người ta cho rằng quyền này sẽ được gia hạn thành 50 năm.

Trong khi đó, các tổ chức cấp viện đang thúc giục chính phủ phải thu hẹp phạm vi các loại đất mà giới chức được phép thu hồi một cách hợp pháp để sử dụng cho các dự án phát triển.

Lấy đất để làm các dự án cơ sở hạ tầng thường là lý do được xem là có thể chấp nhận được, trong bối cảnh Việt Nam đang rất cần có thêm các cảng, các con đường có chất lượng.

Nhưng quy định hiện hành cho phép giới chức địa phương Bấm thu hồi đất với các lý do tù mù và chung chung là nhằm phát triển kinh tế.

Tạp chí Economist dẫn nguồn kết quả khảo sát của Ngân hàng Thế giới nói người dân Việt Nam coi việc quản lý đất đai là lĩnh vực tham nhũng thứ nhì, chỉ sau cảnh sát giao thông mà thôi.

Thế còn nhà nông cao tuổi ở miền bắc thì nói rằng đất đai mà họ đã bỏ công sức ra bảo vệ trước quân lính Pháp, rồi quân đội Mỹ, đã bị uổng phí bởi những thử nghiệm thất bại của Đảng Cộng sản và nay lại tiếp tục bị cắt xét để người ta xây nhà chung cư.

Nhiều vụ thu hồi đất được thực hiện với lý do chung chung là nhằm phát triển kinh tế

Công an tại Hà Nội bất đắc dĩ mới để các lão nông kéo lên biểu tình bên ngoài Phủ Chủ tịch.

Nhưng các cuộc phản đối đông người ở những khu vực ngoại vi thủ đô thường trở nên bạo lực, được bàn tán rộng rãi và biến thành chủ đề chỉ trích chính phủ trên mạng.

Tại Dương Nội, ngoại thành Hà Nội, người dân đã Bấm đụng độ với cảnh sát hồi cuối tháng Giêng nhằm không cho xe ủi vào san phá mồ mả tổ tiên. Một số người đã lên văn phòng tại Hà Nội của một tờ báo của nhà nước, đề nghị họ đưa tin.

Họ cũng đã gửi hồ sơ khiếu nại tới nhờ sự giúp đỡ từ cụ bà Lê Hiền Đức, một nhà hoạt động chống tham nhũng.

The Economicst trích lời nông dân Trần Văn Sang của Dương Nội, nói ông không chấp nhận khoản đền bù nhỏ nhoi 9.000 đô la Mỹ cho mảnh đất 720 mét vuông của ông. “Đất là nguồn sống của chúng tôi,” ông nói. “Chúng tôi sẽ quyết chết để giữ đất.”

Thượng nghị sỹ Mỹ kêu gọi VN cải cách

Thượng nghị sỹ Mỹ kêu gọi VN cải cách

Thứ sáu, 15 tháng 3, 2013

nguồn: BBC

Ông John McCain thăm bảo tàng về chiến tranh Việt Nam

Ông John McCain là cựu binh cuộc chiến Việt Nam

Thượng nghị sỹ Mỹ John McCain nói Việt Nam vẫn chưa nỗ lực trong lĩnh vực nhân quyền và pháp quyền.

Ông McCain vừa có Bấm bài viết trên tờ Wall Street Journal, trong đó ông kêu gọi Việt Nam có những bước đi cải cách về hướng dân chủ.

Bài viết tựa đề “Cựu tù nhân chiến tranh nói về Việt Nam, 40 năm sau” bắt đầu bằng hồi ức của ông về ngày cuối cùng ở Việt Nam, 14/3/1973, khi ông được trả tự do về Mỹ qua đường Philippines.

Lúc đó ông McCain và các bạn tù không cho rằng họ sẽ có ngày quay trở lại Việt Nam.

Thế nhưng ông thượng nghị sỹ đã quay lại đất nước từng cầm tù ông nhiều lần.

“Việt Nam là một đất nước tươi đẹp, và người Việt Nam thật hiếu khách,” McCain nhận xét.

“Tôi hài lòng thấy rằng Hoa Kỳ và Việt Nam đã đạt được nhiều tiến bộ trong tiến trình xây dựng một quan hệ tốt, hai bên cùng có lợi…”

‘Hy vọng chỉ là hy vọng’

Tuy nhiên, vị thượng nghị sỹ tiểu bang Arizona nhận định: “Khi nói tới các giá trị mà nước Mỹ tôn thờ – như tự do, nhân quyền và pháp quyền – các hy vọng lớn của chúng tôi cho Việt Nam nói chung vẫn chỉ là hy vọng”.

“Chính quyền Hà Nội vẫn bỏ tù và ngược đãi các nhân vật bất đồng chính kiến hòa bình, các nhà báo, blogger và các nhóm thiểu số về sắc tộc và tôn giáo vì lý do chính trị.”

Theo ông McCain, Việt Nam vẫn duy trì các điều luật, như Điều 88 Bộ Luật Hình sự, vốn cho chính quyền “quyền lực gần như vô biên đối với các công dân của mình”.

“Chính phủ Việt Nam vẫn chưa có hành động dù nhỏ để chứng tỏ Việt Nam tuân thủ các quyền con người mà quốc tế công nhận, thí dụ như thông qua và thực hiện Công ước Quốc tế chống việc tra tấn.

Ông John McCain khi bị bắt ở Hà Nội

Ông John McCain đã bị bắt làm tù nhân ở Hà Nội

Dù vậy, ông thượng nghị sỹ cũng thừa nhận rằng đã có một bước tiến tích cực, khi chính phủ Việt Nam bắt đầu đối thoại với tổ chức Ân xá Quốc tế (Amnesty International) và đang có nỗ lực sửa đổi Hiến pháp để bào vệ quyền công dân tốt hơn.

Ông viết: “Các quan hệ tốt, như quan hệ Mỹ-Việt lúc này, thường dựa trên cơ sở lợi ích chung, nhưng tôi tin rằng các quan hệ đối tác tuyệt vời và lâu dài nhất lại dựa trên nền tảng của các giá trị chung”.

Thượng nghị sỹ McCain bày tỏ hy vọng rằng Việt Nam và Hoa Kỳ đang trên con đường “từ hòa giải tới tình bạn thực sự”.

“Triển vọng này là một trong những sự ngạc nhiên lớn nhất và hài lòng nhất cuộc đời tôi,” ông nói, đồng thời hứa sẽ là người bạn trung thành của Việt Nam trước các thách thức.

Mới đây, Việt Nam lên tiếng chỉ trích Hoa Kỳ vinh danh một blogger và nói Washington can thiệp vào công việc nội bộ của Việt Nam.