Thư cảm ơn ĐTC viết từ nhà tù thiếu nìên Los Angeles!

Thư cảm ơn ĐTC viết từ nhà tù thiếu nìên Los Angeles!
Trần Mạnh Trác4/2/2013

 

 

(CNA) – Sau khi nghe tin Đức Giáo Hoàng Phanxicô rửa chân cho các tù nhân vị thành niên, những thanh thiếu niên trong trại giam Los Angeles đã viết thư cảm tạ Ngài vì đã cho họ một niềm hy vọng.

“Cảm ơn ông đã rửa chân cho những người trẻ giống như chúng tôi ở bên Ý”, một tù nhân viết, “Chúng tôi cũng là những người trẻ đã phạm phải sai lầm và Xã hội đã mất hy vọng về chúng tôi, cảm ơn ông đã không bỏ mất hy vọng về chúng tôi. ”
Đức Thánh Cha Phanxicô đã gây xôn xao dư luận sau khi quyết định sẽ cử hành Thánh lễ Thứ Năm Tuần Thánh tại Casal del Marmo là trung tâm giam giữ thanh thiếu niên ở Rome, thay vì ở Vương Cung Thánh Đường Thánh Gioan Latêranô.

Trong lúc còn lãnh đạo tổng giáo phận Buenos Aires, Ngài (Hồng Y Bergoglio) cũng đã từng cử hành phụng vụ Thứ Năm Tuần Thánh trong một nhà tù, một bệnh viện hoặc một nhà tế bần cho những người bị gạt ra bên lề xã hội.
Đức Thánh Cha đã giải thích lý do với các bạn trẻ ở Casal del Marmo rằng: “Đây là điều Chúa Giêsu đã dạy chúng ta. Vì thế mà đây là những gì Cha làm. Và Cha làm điều đó với tất cả trái tim của Cha. Cha làm điều này bằng trái tim của Cha bởi vì đó là nhiệm vụ của Cha, là một linh mục và giám mục, Cha phải phục vụ các con. “

Ngài nói thêm “Nhưng đó là một nhiệm vụ đến từ trái tim của Cha và là một nhiệm vụ mà Cha yêu thích. Cha thích làm việc đó bởi vì đây là những gì Chúa đã dạy” .

Đức Thánh Cha khuyến khích những người trẻ tuổi ở Rome trở nên tự hiến và hữu ích. “Và như vậy,” Ngài nói , “nhờ giúp đỡ lẫn nhau, chúng ta sẽ làm tốt cho nhau.”
Ngay trước khi rửa chân cho họ, Đức Giáo Hoàng xin các bạn trẻ tự đặt câu hỏi với chính mình: ‘Tôi thực sự sẵn sàng giúp đỡ người khác chưa?’
Theo gương Đức Thánh Cha, những thành viên của một tổ chức mục vụ cho thanh thiếu niên bị bỏ tù, hội ‘Sáng kiến Phục hồi Công lý cuả dòng Tên’ (the Jesuit Restorative Justice Initiative) đã rửa chân cho những trẻ vị thành niên ở nhà tù LA và đọc những lá thư đáp ứng cuả họ gửi cho Đức Giáo Hoàng trước nghiã cử cuả Ngài.

Một tù nhân cho biết, gương của Chúa Kitô qua việc rửa chân cho Mười Hai môn đệ đã dạy anh ta “một cái gì đó rất khác” so với những gì anh đã được dạy khi lớn lên, là chỉ đạt được sự tôn trọng trong cách “làm tổn thương kẻ thù”.

“Khi Chúa Giêsu rửa chân cho môn đệ của mình, Ngài đưa ra một cái gương về sự khiêm nhường,” tù nhân còn ở độ tuổi vị thành niên đó viết tiếp. “Tôi hy vọng chúng tôi có thể học hỏi từ điều này”.

Một tù nhân cho biết anh ta đã “lớn lên trong một ‘khu rừng’ của băng nhóm ma túy và bạo lực,” anh xin Đức Thánh Cha cầu nguyện cho anh để “một ngày nào đó khi Con được tự do, Con sẽ có thể để giúp đỡ những thanh niên khác như Cha (ĐGH) đã làm.”
Một thanh niên xin cầu nguyện cho “tất cả các nạn nhân bạo lực” đặc biệt là các gia đình của những người mà anh và các tù nhân khác “đã làm tổn thương.”

Hành động cuả Đức Giáo Hoàng sẽ khuyến khích cuộc chiến chống lại nạn nghiện ngập, một thiếu niên viết,
“Ma tuý là một phần đời sống cuả tôi từ rất lâu,” thiếu niên đó viết, “Nhưng ông (ĐGH) đã truyền cảm hứng cho tôi và tôi hứa là sẽ tỉnh táo và giúp đỡ người khác vượt qua các cơn nghiện độc ác của crystal meth”.

Một số tù nhân cảm ơn Đức Giáo Hoàng trong việc lựa chọn tên Phanxicô để noi gương thánh Phanxicô Assisi.
“Ngài (thánh Phanxicô) là một người hòa bình và đơn giản,” lá thư xin Đức Giáo Hoàng “cầu nguyện cho khu phố đầy băng đảng của chúng con có hòa bình.”
“Tôi chưa bao giờ được đến Rome”, một thanh niên viết cho Đức Thánh Cha, “Tôi không biết nó có ở gần Los Angeles không bởi vì tất cả đám thanh niên chúng tôi chỉ biết đến khu phố của mình mà thôi.” Anh cho biết hy vọng một ngày nào đó nhận được một ” cơ hội thứ hai ” và có lẽ nhận được “phép lành” từ Đức Giáo Hoàng Phanxicô.

Một thiếu niên nghĩ rằng Đức Thánh Cha phải “ở một gia đình tốt” và thừa nhận rằng “gia đình cuả Em đang đau khổ nhiều vì Em.”

“Em biết Em đã làm nhiều điều tồi tệ, nhưng Em không phải là một đứa trẻ xấu đâu”, bức thư viết.
Một thiếu niên xúc động về việc Đức Giáo Hoàng “hiểu rằng chúng Em có thể thay đổi và muốn thay đổi “, điều nó “giúp chúng Em” giúp đỡ người khác án giam khắc nghiệt nhất cho một trẻ vị thành niên ở Ý là 20 năm, một tù nhân ước ao rằng “điều đó trở thành một sự thật ở đây,” anh thêm rằng anh “hãnh diện” là một người Công giáo “bởi vì tôi có một giáo hoàng tuyệt vời như Đức Thánh Cha !!!”

ĐGM Kontum rửa chân cho dân làng cùi Đăk Pnan

ĐGM Kontum rửa chân cho dân làng cùi Đăk Pnan

Đăng bởi  lúc 11:08 Sáng 29/03/13

VRNs (29.03.2013) – Gia Lai – Đức Giám mục Micae Hoàng Đức Oanh, giám mục giáo phận Kontum, chủ tế lễ rửa chân tại làng cùi Đăk Pnan xã Konthup, Huyện Mang Yang, tỉnh Gia Lai, chiều hôm qua, lúc 18 giờ thứ năm ngày 28 tháng 03 năm 2013 cùng hai Linh mục đồng tế là cha Nguyễn Văn Công CSsR quản hạt Mang yang và cha Trần Thành Tâm, dòng Ngôi Lời

Chúng tôi cùng với Đức Cha Micae rời Thành phố Pleiku từ 16 giờ vượt qua khoảng 60 km, về phía Đông, tới làng cùi Đăk Pnan. Nơi đây bà con dân làng đã đến đông đủ và đang cùng với cha Công tập hát chuẩn bị lễ và chào đón Đức Cha Micae. Khi Đức Cha tiến vào khu vực dâng lễ thì bà con cùng vỗ tay và ùa ra chào đón Đức Cha thấm tình cha con.

Đức cha Micae đội nón giám mục lên đầu cháu bé – Ảnh VRNs

Làng cùi Đăk Pnan trước kia có nhà nguyện, nhưng năm vừa qua nhà cầm quyền đã phá nhà nguyện và tháp chuông của dân làng, nên bà con dân làng phải dời tạm ra nhà dệt của làng để làm nơi đọc kinh và tham dự thánh lễ. Sau sự kiện đó thì bà con đồng bào có làm đơn xin nhà cầm quyền cho che bạt để bà con có nơi tham dự lễ và đọc kinh không bị mưa, nắng nhưng không được. Vì vậy hiện nay bà con làng cùi phải dự lễ ở ngoài trời.

Trong phần chia sẻ lời Chúa Đức Cha nói bằng tiếng Bahnar, đề cập đến Đạo yêu thương, bác ái, phục vụ mà tất cả mọi người chúng ta bất kể lương hay giáo, chúng ta đều là anh em với nhau, đã là anh em với nhau thì phải yêu thương nhau.

ĐGM Kontum giáo huấn cộng đoàn – Ảnh VRNs

Cộng đoàn Bahnar và Kinh lắng nghe chia sẻ Lời Chúa

Sau phần chia sẻ lời Chúa là nghi thức rửa chân tưởng nhớ lại việc Chúa Giêsu đã rửa chân cho các tông đồ và lập bí tích Thánh Thể và chức Linh mục. Đức Cha đã đến cúi xuống rửa chân cho 12 người đồng bào dân tộc Bahnar và dân tộc Kinh.

ĐGM Kontum rửa chân cho dân làng cùi Đăk Pnan – Ảnh VRNs

Cha Công, CSsR và cha Tâm, SVD đồng tế với Đức cha Micae

Sau phần nghi thức Thánh thể là giờ chầu chung của đồng bào, trước đó Đức Cha nói với đồng bào là vì chúng ta không có nhà nguyện nên chúng ta không có kiệu mình Thánh, nên chúng ta cùng quì chầu Thánh thể tại đây sau đó chúng tôi sẽ để ở trên phòng bà con đến chầu Thánh thể ở đó.

Một giáo dân người Bahnar nói với chúng tôi: “Chúng con rất cảm động và vui mừng vì Đức Cha đến làng Đăk Pnan dâng lễ trọng đại này, giúp cho bà con nhớ lại việc làm của Chúa khi xưa, bà con vui lắm và cũng cầu  xin sao cho chính quyền cấp phép dựng nhà nguyện cho đàng hoàng để bà con xem lễ không bị mưa nắng vì mùa mưa đến rồi không biết sao đây?”

Một chị khác thì nói: “Ôi bà con ở đây mừng lắm vì hôm nay Ông đến dâng lễ rửa chân cho bà con ở đây. Chúng tôi nhớ lời của Ông giảng khi nãy là yêu thương nhau và tất cả là anh em”.

Một anh khác nói tôi rất xúc động khi Đức Cha quì xuống rửa chân cho đồng bào làng cùi chúng tôi, chân chúng tôi dơ lắm làm rẫy mà chú. Bà con dân làng xin tất cả anh chị em ở xa có điều kiện hơn cầu nguyện cho dân làng Đăk Pnan chúng tôi để chúng tôi sớm được chính quyền cho dựng nhà nguyện để có cái chổ mà đọc kinh xem lễ.

PV. VRNs tại Pleiku

Anh chị Thụ & Mai gởi

Văn thư của UBCLHB và TGM Hải Phòng về vụ xét xử ông Đoàn Văn Vươn

Văn thư của UBCLHB và TGM Hải Phòng về vụ xét xử ông Đoàn Văn Vươn

Đăng bởi lúc 1:08 Sáng 31/03/13

nguồn:chuacuuthe.com

VRNs (31.03.2013) – UB CL-HB – Ngày 29/3/2013, Ủy ban Công lý và Hòa bình, trực thuộc Hội đồng Giám mục Việt Nam, và Tòa Giám mục Hải Phòng đã ra một văn thư gửi Tòa án Nhân dân Hải Phòng, đề cập đến vụ án xét xử anh em ông Đoàn Văn Vươn và gia đình.

Văn thư nói anh em nhà ông Đoàn Văn Vươn vô tội và đề nghị “trả tự do và bồi thường thiệt hại” cho họ.

Văn thư có đoạn viết: “Rõ ràng là ông Đoàn Văn Vươn và gia đình vì bảo vệ lợi ích hợp pháp của cá nhân và gia đình nên đã phòng vệ chính đáng trước các đối tượng đã vi phạm pháp luật xâm hại đến lợi ích hợp pháp của công dân, và hành vi phòng vệ chính đáng là không có tội. Họ phải được trả tự do và bồi thường thiệt hại thỏa đáng.”

Vụ ông Vươn: ‘Chính quyền sai hoàn toàn’

Vụ ông Vươn: ‘Chính quyền sai hoàn toàn’

Thứ bảy, 30 tháng 3, 2013

nguồn:BBC

Nhà của gia đình ông Vươn bị chính quyền phá.

Một luật sư khuyến cáo giới chức tòa án Việt Nam xét xử công minh cho phiên xử mà ông mô tả là sẽ đi vào lịch sử.

Luật sư Trần Vũ Hải, người không tham gia bào chữa trong vụ xử theo dự kiến diễn ra vào tuần tới, khuyến cáo giới thẩm phán cần xem xét các tình tiết được cho là sai trái về phía chính quyền huyện Tiên Lãng vốn dẫn tới việc gây ức chế và hành vi phản kháng của ông Vươn và người thân khi bị cưỡng chế đất.

Ông Vươn và gia đình gồm sáu người sẽ bị đưa ra xét xử vì tội “giết người và chống người thi hành công vụ.”

Luật sư Hải cũng so sánh vụ án ở Cống Rộc, Tiên Lãng này với Bấm vụ án Nọc Nạn xảy ra ở tỉnh Bạc Liêu từ thời Pháp thuộc mà trong đó các bị cáo chính, là nông dân người Việt đã phản kháng đàn áp, cưỡng bức ruộng đất và giết chết năm người của chính quyền thực dân Pháp và phong kiến ở Nam Kỳ, đã được tha bổng.

“Trong phiên xử này, nhân dân hy vọng rằng tòa án của Việt Nam, nhà nước công nông Việt Nam, sẽ bảo vệ tốt hơn quyền của nông dân so với tòa án thực dân Pháp hoặc ít nhất là bằng.

“Đây là phiên xử thể hiện tính công minh của hệ thống tư pháp Việt Nam và là dịp để so sánh với hệ thống tư pháp của chế độ cũ”, luật sư Hải nói với BBC hôm 30/03.

Tin cho hay gần một chục luật sư có thể được chấp nhận tham gia bảo vệ quyền lợi hợp pháp cho ông Đoàn Văn Vươn, Đoàn Văn Quý và người thân trong phiên tòa dự kiến từ ngày 2-5/4 xử vụ người dân nổ súng chống cưỡng chế đất đai ở huyện Tiên Lãng, Hải Phòng đầu tháng 1/2012, theo báo trong nước.

Mở bằng chương trình nghe nhìn khác

Tờ Bấm Người Lao Động hôm thứ Sáu cho hay tám luật sư có thể được tham gia bào chữa cho sáu anh em trong gia đình ông Vươn trong phiên sơ thẩm, nếu không có gì thay đổi.

Trước phiên tòa tuần sau, một số ý kiến của giới quan sát cho hay chính quyền Hải Phòng có thể sẽ muốn xét xử vụ án trong một động thái đa mục tiêu, vừa tiếp tục qua đó răn đe khả năng lặp lại các vụ phản kháng chống cưỡng chế vốn thu hút chú ý của công luận, vừa có thể muốn xoa dịu dư luận.

“Trong phiên xử này, nhân dân hy vọng rằng tòa án của Việt Nam, nhà nước công nông Việt Nam, sẽ bảo vệ tốt hơn quyền của nông dân so với tòa án thực dân Pháp hoặc ít nhất là bằng”

Luật sư Trần Vũ Hải

Nhà báo Huy Đức vào tuần này viết trên Bấm Facebook về điều ông gọi là “tội và công” của anh em nhà ông Đoàn Văn Vươn.

“Về tội, anh Vươn chỉ làm “trầy da, tróc vảy” mấy cán bộ công an. Về công, anh thức tỉnh được ở tầm cao nhất.

“Tòa nên chiểu theo khoản 4, điều 8 của Bộ Luật Hình sự (Những hành vi tuy có dấu hiệu của tội phạm, nhưng tính chất nguy hiểm cho xã hội không đáng kể, thì không phải là tội phạm và được xử lý bằng các biện pháp khác) để miễn truy cứu trách nhiệm hình sự cho các thành viên trong gia đình anh.

“Rồi lịch sử sẽ còn nhắc lại vụ Đoàn Văn Vươn. Bản án là sự lựa chọn để lại tiếng thơm hay để lại vết nhơ trăm năm cho Chế độ”, nhà báo Huy Đức bình luận.

‘Ân giảm nếu nhận tội’?

“Con người ai cũng có quyền tự vệ khi bị kẻ khác đe dọa tính mạng hoặc lợi ích chính đáng của mình. Tự vệ, trước hết đó là quyền cơ bản của con người”

Nguyễn Thị Ánh Hiền, Dân luận

Có dự đoán từ giới quan sát cho rằng các bị can là thành viên gia đình của ông Vươn có thể phải đối mặt với mức án tù khoảng dưới mười năm, hoặc có thể chỉ khoảng 7 năm trở xuống, một số có thể sẽ được giảm án qua các hình thức ân giảm qua các đợt ân xá hàng năm, nếu chịu nhận tội.

Tuy nhiên, trên truyền thông tự do trên mạng Internet, nhiều ý kiến tiếp tục đề nghị tha bổng cho các bị can, và đặt vấn đề các ông Vươn, Quý và những người thân chỉ “tự vệ chính đáng.”

Các phiên xử được dự đoán sẽ diễn ra trong vòng bảo vệ an ninh, trật tự nghiêm ngặt của chính quyền và các lực lượng cảnh sát, an ninh.

Ngay sau phiên xử ông Vươn và người thân tuần sau, từ 8-10/4 sẽ bắt đầu phiên tòa sơ thẩm xử vụ án “Hủy hoại tài sản, thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng” đối với 5 bị can nguyên cán bộ huyện Tiên Lãng.

Đó là các ông Lê Văn Hiền, nguyên Chủ tịch UBND huyện Tiên Lãng; ông Nguyễn Văn Khanh, nguyên Phó Chủ tịch UBND huyện Tiên Lãng; ông Phạm Xuân Hoa, nguyên Trưởng phòng Tài nguyên – Môi trường huyện Tiên Lãng; ông Lê Thanh Liêm, nguyên Chủ tịch UBND xã Vinh Quang; và ông Phạm Đăng Hoan, nguyên Bí thư Đảng ủy xã, theo tờ Người Lao Động.

‘Tự vệ chính đáng’

Từ 8-10/4 sẽ xử cựu quan chức Tiên Lãng, Hải Phòng trong đó có cựu Chủ tịch Lê Văn Hiền

Hôm 30/3, bài báo trên tờ Bấm Dân Luận của tác giả Nguyễn Thị Ánh Hiền với tựa đề “Đi tìm sự hợp lý trong lý do biện minh “tự vệ” ở vụ án Đoàn Văn Vươn” đặt vấn đề:

“Con người ai cũng có quyền tự vệ khi bị kẻ khác đe dọa tính mạng hoặc lợi ích chính đáng của mình. Tự vệ, trước hết đó là quyền cơ bản của con người.

“Biện pháp tự vệ được sử dụng khi phải đối mặt với tình huống sắp bị tấn công hoặc sắp bị đe dọa. Nếu không tự vệ thì nguy cơ xảy ra thiệt hại rất nghiêm trọng.”

Tác giả nhận đang là sinh viên Luật ở một đại học tại Sài Gòn khẳng định: “Một hành vi không làm cho một người có tội trừ phi tâm của họ có tội.”

“Nếu phiên tòa xử gia đình ông Vươn tới đây được sử dụng như là cách thức để chính quyền trả thù những kẻ phản kháng, niềm tin ít ỏi còn lại vào công lý ở VN sẽ bị chà đạp”

Nhà báo Hồng Ngọc

Trước đó, trên BBC Việt ngữ trong bài viết “Đoàn Văn Vươn – từ công lý đến bạo lực”, tác giả Bấm Hồng Ngọc, cựu nhà báo của VietnamNet và Văn hóa – Thể thao đưa ra quan điểm:

“Dù ai cũng biết gia đình ông Vươn phạm pháp trong cuộc đáp trả ấy, thì phản kháng tuyệt vọng ấy cần phải được nhìn nhận theo hướng gia đình ông Vươn là nạn nhân, trước khi bị nhìn nhận như thủ phạm,

“Nếu phiên tòa xử gia đình ông Vươn tới đây được sử dụng như là cách thức để chính quyền trả thù những kẻ phản kháng, niềm tin ít ỏi còn lại vào công lý ở Việt Nam sẽ bị chà đạp, và bạo lực ở nơi này hay nơi khác sẽ lại tiếp diễn, nghiêm trọng hơn,” nhà báo tự do Hồng Ngọc cảnh báo.

ĐTC Francis rửa chân cho tù nhân và phụ nữ trong ngày thứ Năm tuần thánh.

ĐTC Francis rửa chân cho tù nhân và phụ nữ trong ngày thứ Năm tuần thánh.

Nguyễn Long Thao

3/28/2013

nguồn:Vietcatholic.net

Rome 28/3/2013.- Đức Thánh Cha Francis trong ngày thứ Năm tuần thánh năm 2013 đã có một quyết định thật đặc biệt, gây rất nhiều ngạc nhiên cho báo chí và các cơ quan truyền thông quốc tế. Đó là việc thay vì cử hành nghi thức rửa chân tại đền thờ Thánh Phêrô, Ngài đã đến nhà tù Casal del Marmo ở ngoại ô thành phố Rome để cử hành Thánh Lễ rửa chân và hôn chân các tù nhân mà chính phủ Ý Đại Lợi đang giam giữ họ tại đây.

Điểm đặc biệt nữa là trong số 12 tù nhân được chọn để ĐGH rửa chân, có 2 nữ tù nhân người Hồi Giáo. Đây là lần đầu tiên tại Vatican phụ nữ được chọn để Đức Giáo Hoàng rửa chân. Tuy nhiên, với ĐGH đương nhiệm, khi còn là Hồng Y cai quản Tổng Giáo Phận Buenos Aires ở Argentina, Ngài đã từng rửa chân cho các tù nhân và phụ nữ trong nghi thức Thứ Năm tuần thánh.

Trong bài giảng ngắn gọn và ứng khẩu, Đức Thánh Cha nói với các tù nhân rằng tất cả mọi người, kể cả Giáo Hoàng, cần phải có tinh thần phục vụ người khác như Chúa Giêsu. Chúa Giêsu là đấng cao cả mà đã nêu gương rửa chân cho người khác, thì chúng ta thiết yếu là phải có tinh thần phục vụ người khác.

Tưởng cũng nên nói thêm ĐTC đã cử hành thánh lễ cho các Linh Mục vào sáng thứ Năm tại Vatican và trong lễ này ĐTC nhắc nhở các Linh mục phải để ý đến người nghèo, người cùng khổ và đừng lo ngại gì về vai trò của mình là người “quản lý” giáo hội.

Nguyễn Long Thao

Những đứa trẻ với ước muốn thoát nghèo

Những đứa trẻ với ước muốn thoát nghèo

Thanh Trúc, phóng viên RFA
2013-03-28

nguồn:RFA

thanhhoa.gov.vn-305.jpg

Một lớp học ở trường tiểu học Trung Lý I, huyện Mường Lát, tỉnh Thanh Hóa. Ảnh minh họa.

Photo courtesy of thanhhoa.gov.vn

Nghe bài này

Tải xuống – download

Chiềng, một bản xa và nghèo nhất xã Trung Lý, huyện Mường Lát, tỉnh Thanh Hóa, nơi phần đông cư dân sống bằng nghề cuốc đất trồng khoai bao đời nay.

Trường học quá xa

Để đến trường mỗi ngày, các em học sinh ở bản Chiềng phải vất vả lội bộ năm cây số ra bản Cò Cài, nơi có trường  tiểu học Trung Lý 2.

Thầy Phạm Đăng Dung, hiệu trưởng trường tiểu học Trung Lý 2, cho biết:

“Bản Cò Cài thuộc địa bàn vùng sâu vùng xa và đặc biệt khó khăn của tỉnh và của huyện. Đồng bào nghèo ở khu vực, căn bản dân tộc Thái là chủ yếu, Thái trắng, thì làm nương làm rẫy thôi.”

Thấy con đội nắng đội mưa đi học xa, cha mẹ ra Cò Cài dựng lán cho con ở gần trường để đi học:

“Gọi là làm nhà tạm cho hai em học sinh ấy ở, bố mẹ thì ở trên nương cách nơi các em 5 kilômét để lao động sản xuất. Thứ Bảy và Chủ Nhật các em lại về với bố mẹ, chiều Chủ Nhật lại vào khu trường. Hàng tuần như vậy gia đình cũng hỗ trợ ít thức ăn để các em tự túc, lo toan  cuộc sống.”

Hai em học sinh mà thầy hiệu trưởng Phạm Đăng Dung vừa nhắc tới là Phạm Thị Nguyệt và Ngân Thị Đòa, mười một tuổi, học lớp Năm trường Trung Lý 2. Từ mấy năm nay, cả hai ở ngoài lán do cha mẹ dựng gần trường, mang theo em nhỏ vào để trông và dẫn em đi học cùng.

Bản Cò Cài nằm ngoài vùng phủ sóng nên muốn nói  chuyện qua điện thoại thì mấy thầy trò phải ra một nơi có thể  bắt sóng liên lạc. Đây cũng là lần đầu Phạm Thị Nguyệt cầm đến cái điện thọai di động để  nói với Thanh Trúc. Năm bảy tuổi, còn học Lớp Một, Nguyệt đã ra lán ở với đứa em trai năm tuổi rồi:

Bố mẹ thấy trường xa quá nên bố mẹ vào dựng lều cho đi học. Cái lều bằng tre và gỗ lấy ở trên rừng. Em ở với hai em, em nhỏ của em học Lớp Ba và một em học Mẫu Giáo.
-Ngân Thị Đòa

Đêm đầu tiên ở một mình, Nguyệt nhớ lại, Kiên khóc vì thiếu bố mẹ, Nguyệt dỗ dành mãi em mới nín:

“Nhà của cháu lợp bằng tre, cháu là người dân tộc Thái, cháu học Lớp Năm trường tiểu học Trung Lý 2. Vì cháu muốn học mà bố mẹ ở xa  nên bố mẹ vào lợp nhà cho, nhà chỉ có một phòng thôi, không có bếp.”

Khi được hỏi ăn uống ra sao thì Nguyệt cho biết thêm là hai chị em tự nấu cơm ăn với rau hái trên rừng chứ không có tiền mua thịt.

Ước mơ của Nguyệt là “lớn lên làm bác sĩ vì mấy năm nay mẹ em ốm nên em muốn làm bác sĩ để chữa bệnh cho mẹ, nhà em nghèo. Em cũng không thích đồ chơi, Kiên thì thích xe ô tô.”

Đó là cô bé Phạm Thị Nguyệt mà chừng như khôn lớn trước khi kịp hồn nhiên tuổi nhỏ. Cứ mỗi chiều tan trường, Nguyệt về lán chuẩn bị nhóm lửa bắt cơm, giao cho Kiên trông giúp rồi mang quần áo xuống giặt dưới suối. Thực sự trước đó vì thấy con ham học, vả lại muốn con quen với cuộc sống tự lập, cả nhà Nguyệt dọn ra  Cò Cài một thời gian.

Được một năm, bố mẹ Nguyệt về lại dưới Chiềng để đi nương, còn hai chị em ở lại lán trên Cò Cài để tiếp tục đi học.

Theo thầy Phạm Đăng Dung cho biết, Vì lán ở cạnh suối, nước thường lên cao những ngày mưa, chị em Nguyệt dắt díu nhau trên chiếc cầu ghép bằng cây ngang giòng suối, có khi đến trường thì đã ướt ngoi ngóp. Vậy mà cô học trò siêng năng này không nghỉ học buổi nào.

Cách đó không bao xa là lán của Ngân Thị Đòa. Đòa vào Cò Cài đã hai năm. Ngày trước, Đòa đi học bên xã Mường Lý, mỗi lần đến trường thì phải ngồi bè qua sông Mã. Cảm giác hồi hộp mà Đòa nhớ lại là khi trời mưa nước dâng cao và chiếc bè  cây chở các em trở thành mong manh hơn bao giờ hết. Đòa phải nắm chặt lấy tay hai em và chỉ hết sợ khi bè tấp vào bờ bên kia. Những ngày mưa to quá thì ba chị em đều nghỉ học:

“Bố mẹ thấy trường xa quá nên bố mẹ vào dựng lều cho đi học. Cái lều bằng tre và gỗ lấy ở trên rừng. Em ở với hai em, em nhỏ của em học Lớp Ba và một em học Mẫu Giáo.

Bố mẹ ở ngoài Chiềng, làm nương rẫy để nuôi ba chị em ăn học. Ăn rau rừng và măng. Măng thì hái trên rừng, còn rau thì đi hái ở dưới suối. Gạo thì cuối tuần em ra ở ngoài Chiềng bố mẹ lại lấy cho, chiều Chủ Nhật lại vào. Thường thì ăn rau thôi, không có thịt, có lần bố đi săn được thì bố gởi vào cho.

Ước mơ của Đòa là lớn lên “làm công an, vì em muốn thế giới này không còn kẻ xấu.”

Phải ở lán mà đi học

PIC2-200.jpg

Pham Thi Nguyet va em trai ten Kien trong lan cua hai em. Photo courtesy of Hoang Phuong

Nhà của Đòa trong bản Chiềng có tất cả bốn chị em. Khi Đòa học xong Lớp Ba, bố mẹ muốn em nghỉ học vì sợ có lúc em sẽ bị  rơi xuống sông khi đi bè tới trường, hơn nữa tiền đi bè mảng xem ra còn nhiều hơn cả học phí. Đứa em gái kế Đòa đã phải nghỉ học để phụ bố mẹ đi nương. Sợ hai em sau thất học, Đòa khóc lóc năn nỉ bố mẹ cho ba chị em ra ở lán ngoài Cò Cài như bạn Nguyệt. Đó là lý do thúc đẩy em phải chăm em giúp em học cho giỏi để sau này hai em trở thành bác sĩ và giáo viên như mơ ước:

“Em phải cố gắng học thật giỏi để có thể đạt được ước mơ của mình. Em ao ước những giấc mơ của chúng em sẽ thành hiện thực.”

Thương quá các em tôi, những đứa bé  sớm hiểu biết trong  một góc khuất vùng xa  nghèo khó kia, nơi mà thầy hiệu trưởng  Phạm Đăng Dung  của trường Trung Lý 2  thường hãnh diện khi nhắc tới  hai tấm gương  hiếu học,  ngoan ngoãn và chăm chỉ của trường:

“Từ Lớp Một đến Lớp Bốn Nguyệt là học sinh tiên tiến, một trong những học sinh hàng đầu của trường về cả hạnh kiểm lẫn học lực. Vừa rồi em có đi thi giao lưu học sinh giỏi cấp huyện và cũng đoạt giải. Nói chung Nguyệt rất chăm chỉ học tập.”

Đòa cũng vậy, mới đây em cũng được đại diện trường cùng với Nguyệt góp mặt trong chuyến đi giao lưu học sinh giỏi từ các trường tiểu học trong địa bàn huyện Mường Lát:

“Đòa thì mới chuyển sang trường hai năm nay, học lực của Đòa  khá. Nguyệt là giỏi nhưng mà Đòa thì khá. Em Đòa được bố mẹ quan tâm hơn một chút vì bố mẹ có điều kiện hơn.”

Được cái dân tình ở bản Cò Cài  hiền lành và chơn chất, mọi người đều biết nhau và biết cảnh sống xa nhà của các học sinh nhỏ trong những ngôi nhà tạm của các em, thầy hiệu trưởng Phạm Đăng Dung nói:

“Đã nói nhà tạm thì không kiên cố được, nhà tạm cho em ở nói chung chỉ ở mức đảm bảo ở được thôi. Hầu hết dân trên địa bàn đều làm nhà sàn, mô hình nhà sàn của người dân tộc. Khí hậu cũng tương đối khắc nghiệt, mùa đông rất lạnh, mùa hè thì nóng mặc dù ở trên rừng nhưng giáp Lào. Điều kiện ở thì cũng có chăn có nệm, tương đối là đảm bảo cuộc sống”

Chăn mền, vài bộ quần áo và sách vở, là tất cả những gì đáng giá trong lán của Nguyệt và Đòa. Mỗi cuối tuần hai chị dẫn các em băng rừng về bản Chiềng, được bố mẹ gom góp cho ít  gạo và thức ăn, chiều Chủ Nhật dắt  nhau trở về lán ở bản Cò Cài.

Nhờ học giỏi, hai em được trường miễn mọi khoản đóng góp. Thấy cô cũng thường đến lán thăm nom khuyến khích các em học, xin điện từ nhà dân bắt vào lán để các em có ánh sáng học bài.

Học sinh trường Trung Lý 2  huyện Mường Lát hầu hết là người Thái và người H’mông, nhà nào cũng hoàn cảnh khó khăn, con cái không học đến nơi đến chốn, kịp đến tuổi thanh thiếu niên thì đi làm rẫy với bố mẹ rồi lập gia đình sớm:

“Về thực chất, trước nhất là xuất phát điểm thấp, hai nữa lực học của các em không được cao, thứ ba là điều kiện gia đình rồi cái quan tâm của gia đình còn nhiều hạn chế, nên  việc để học và thi đỗ vào các trường đại học hoặc là các trường cao đẳng trong cả nước là hơi ít.

Cái thực tế của địa phương là khi các em học hết Cấp Một thì lên học Cấp Hai trên xã. Đường lên xã là băng qua hai mươi lăm cây số đường rừng nữa. Qua Cấp Hai thì có thể vào học Cấp Ba, còn nếu như em nào không theo được thì nghỉ ở nhà, xây dựng gia đình, tiếp tục cuộc sống làm nương rẫy như bố mẹ hoặc đi làm công nhân viên miền Nam miền Bắc chẳng hạn.

Chính vì thế  dù như cha mẹ có cho con ra ở lán, ở trong nhà tạm gần trường để đi học như Nguyệt và Đòa , thầy Phạm Đăng Dung nói tiếp, tưởng cũng là những tấm  gương vượt khó tiêu biểu  và rất đáng kỳ vọng:

“Ở góc độ người giáo dục và người thầy cái vui nhất là các em đã vượt hoàn cảnh khó khăn và biết vươn lên trong cuộc sống của mình của gia đình, biết vươn lên trong học tập. Các em biết suy nghĩ, biết lo lắng, biết hướng tới một tương lai để sau này giúp ích được điều gì đó cho quê hương cho làng xã của các em, nơi đang còn rất nghèo.”

Mục Đời Sống Người Việt Khắp Nơi với câu chuyện ở lán nuôi em ăn học của Phạm Thị Nguyệt và Ngân Thị Đòa tại bản Cò Cài, huyện Mường Lát, tỉnh Thanh Hóa, chấm hết ở đây.

Xin liên lạc và  góp ý qua địa chỉ:  [email protected]

Giáo dân Philippines đóng đinh trên thập giá


Giáo dân Philippines đóng đinh trên thập giá

Thứ sáu, 29 tháng 3, 2013   nguồn:BBC

http://www.bbc.co.uk/vietnamese/multimedia/2013/03/130329_philippines_crucifixions.shtml

Media Player

Mở bằng chương trình nghe nhìn khác

Giáo dân ở làng San Pedro Cutud, tỉnh Pampanga miền Bắc Philippines diễn cảnh Chúa Giê-su bị đóng đinh trên thập giá trong tuần lễ Phục Sinh, với người đóng vai chính bị “đóng đinh thật” vào tay, trước sự chứng kiến của nhiều du khách và cư dân địa phương.

Đức Thánh Cha rửa chân cho các trẻ vị thành niên phạm pháp.

Đức Thánh Cha rửa chân cho các trẻ vị thành niên phạm pháp.

HỠI CÁC BẠN TRẺ, ĐỪNG  ĐỂ AI LẤY CẮP  NIỀM HY VỌNG CỦA BẠN

Đó là câu nói của Đức Thánh Cha Phanxicô trong thánh lễ với những trẻ phạm nhân.

Hãy nhìn vào cử chỉ rửa chân để thấy sự trìu mến của Chúa Giê Su”, Đức Thánh Cha đã nói như thế trong bài giảng để giải thích cho các bạn trẻ hiểu ý nghĩa nổi bật của sự “phục vụ” và tình yêu trong nghi thức rửa chân vào ngày Thứ Năm Tuần Thánh. Rồi đến lúc chia tay, Đức Thánh Cha đã nhấn mạnh với các bạn trẻ rằng” Các con đừng để ai đánh cắp niềm hy vọng”.

Đức Thánh Cha đã chủ sự thánh lễ Thứ Năm Tuần Thánh  còn gọi là “ Thánh Lễ Tiệc Ly ” vào thứ Năm, ngày 28/3/2013 với các phạm nhân trẻ tuổi trong nhà nguyện của trại giam giữ trẻ vị thành niên Casal del Marmo, phía bắc của Rome.

Thánh lễ được đồng hành bởi những bài thánh ca và tiếng guitar của những phạm nhân và các thiện nguyện viên. Vào cuối thánh lễ, Đức Thánh Cha đã rước Mình Thánh Chúa ra bàn thờ trong thinh lặng. Sau đó Ngài có cuộc gặp gỡ với các bạn trẻ trong phòng tập thể dục. Cùng đi với Ngài có vị Giám Quản, Đức Hồng Y Agostino Vallini. Các bài thánh thư trong thánh lễ được đọc bởi một trẻ phạm nhân, một nhà giáo dục và cha Nicolo Ciccolini, một trong những linh mục phục vụ nhà tù.

Trong nghi thức của phụng vụ hôm nay, Đức Thánh Cha đã rửa chân cho 10 em trai và 2 cô gái trẻ, thay cho 12 tông đồ mà Chúa Giê Su đã rửa chân khi xưa, trước hôm Ngài chịu nạn.

Viện chăm sóc này có 35 bé trai và 11 cô gái từ khoảng 14 đến 21 tuổi và đem lại cho họ cơ hội hướng nghiệp và tái hòa nhập. Chỉ có 8 trong số họ là người Ý, những người khác đến từ Bắc Phi và các quốc gia Slavic, và Roma. Không phải tất cả họ đều là những người Công giáo và Đức Thánh Cha đã giải thích ý nghĩa của hành động của mình trong một bài giảng rất ngắn gọn và rất mạnh mẽ.

Sự trìu mến của Đức Giê Su

Trọng tâm của bài giảng là” Hãy nhìn vào cử chỉ này ( rửa chân) để thấy sự trìu mến của Đức Giê Su”

Đây là lần đầu tiên từ nhiều thế hệ qua, Đức Thánh Cha đã không cử hành Thứ Năm Tuần Thánh tại Latran – theo phong tục của Giám Mục thành Rome- cũng không ở đền thánh Phêrô. Cũng theo truyền thống, Giáo Hoàng thường rửa chân cho các linh mục trong giáo phận của mình. Nhưng năm 2007, Đức Thánh Cha Benedicto XVI đã rửa chân cho 12 giáo dân.

Đức Thánh Cha đã nói với người trẻ bằng cả nhiệt huyết trong trái tim mình, Ngài rửa chân, lau chân, và hôn chân của họ, chính Ngài, đã quỳ xuống bằng hai đầu gối trước họ: trong đó có 2 cô gái trẻ và những người Hồi giáo. Ngài cũng ôm hôn họ khi trao chúc bình an và chính Ngài cho rước lễ tất cả mọi người trong nhà nguyện.

“Thật cảm động biết bao, Đức Thánh Cha đã nói trong bài giảng với tất cả trái tim mình: Đức Giê Su rửa chân cho các môn đệ. Phê rô không hiểu gì cả. Và ông đã từ chối. Nhưng Chúa Giê Su giải thích cho ông. Giê Su, Thiên Chúa, đã làm điều đó. Và Chúa lại giải thích cho tất cả các môn đệ: “Các con có hiểu điều thầy vừa mới làm cho các con? Các con gọi thầy là Thầy, là Chúa, và các con đã gọi đúng lắm, vì đúng là thầy như thế.  Vậy nếu, thầy là Thầy là Chúa mà còn rửa chân cho các con, các con cũng phải rửa chân cho nhau. Thầy đã nên mẫu gương để các con cũng làm như thầy.”

Sau đó Đức Thánh Cha phân tích đoạn Lời Chúa như sau: “Đó là mẫu gương của Chúa Giê Su: chính Ngài, Ngài là quan trọng nhất, và Ngài rửa chân, bởi vì giữa chúng ta, ai là người cao trọng hơn hết phải là người phục vụ người phục vụ người khác, và đó có phải là dấu chỉ, là tượng trưng, phải hay không?

Tôi đến để phục vụ bạn đây

“Rửa chân có nghĩa là: “tôi phục vụ cho bạn đây”. Và chúng ta cũng vậy, giữa chúng ta, chúng ta không phải rửa chân cho nhau mỗi ngày sao? Nhưng điều này có ý nghĩa gì? Chúng ta cần phải giúp đỡ lẫn nhau? Đôi khi chúng ta có chút bực bội người này người khác… Và này! Hãy bỏ chúng đi. Bỏ đi. Và nếu có ai đó xin ta chút ân huệ gì, hãy làm ngay điều đó”.

“Hãy giúp đỡ nhau” Đức Thánh Cha nhắc lại: Đó chính là điều Chúa Giê Su dạy  ta, và là điều mà tôi đã làm. Và tôi đã làm điều này bằng cả trái tim tôi, bởi vì đó là nhiệm vụ của tôi là linh mục và giám mục, tôi phải trở nên người phục vụ các bạn. Đó là một nhiệm vụ đến từ trái tim tôi, và tôi yêu mến nó. Tôi yêu mến điều đó và tôi yêu mến bởi vì Thiên Chúa đã dạy tôi làm như vậy. Các bạn cũng vậy, hãy giúp đỡ chúng tôi, hãy luôn giúp đỡ nhau, người này người kia và bằng cách giúp đỡ nhau, chúng ta làm cho nhau điều tốt lành.”

Đức Thánh Cha kết luận: “Giờ đây, chúng ta sẽ làm, nghi thức rửa chân, và hãy suy nghĩ về nó. Ước gì mỗi người trong chúng ta suy nghĩ rằng: tôi, thật sự, tôi có sẵn sàng giúp đỡ người khác không? Suy nghĩ chỉ điều đó thôi, và suy nghĩ rằng dấu chỉ này là sự trìu mến mà Giê Su đã làm, bởi vì Giê Su chỉ đến để làm điều đó, để phục vụ và giúp đỡ chúng ta”.

Đừng để bị đánh cắp.

Bà Paola Severino, bộ trưởng bộ Công Lý Italia, sau đó đã nói : « Tôi đã thấy tràn trề tình yêu trong cái nhìn của  bạn. Tràn đầy niềm hứng khởi phục vụ » Nhiều người trẻ đã khóc vì xúc động.

Đức Thánh Cha nói thêm vài lời với người trẻ và những người có trách nhiệm để cảm ơn và thêm vào: “Đừng để ai lấy cắp niềm hy vọng. Hãy tiến lên luôn luôn với niềm hy vọng, luôn luôn với niềm hy vọng!”

Mỗi người nhận một quả trứng Phục Sinh và một ổ bánh hình chim bồ câu, ở Ý  “Chim bồ câu” là biểu tượng của lễ Phục Sinh. Phần mình, Đức Thánh Cha cũng nhận món quà là một bàn quỳ và một cây thánh giá gỗ do chính các bạn trẻ làm tại phân xưởng của họ.

Lm Mic Nguyễn Khắc Minh.

Dịch từ Zenit 28/3/2013

Giận con dâu, châm lửa đốt nhà

Giận con dâu, châm lửa đốt nhà

28/03/2013

nguồn:tuoitre.vn

TTO – Chỉ vì một phút tức giận con dâu, người đàn ông 62 tuổi đã phải trả giá bằng 9 năm tù với hai tội: “giết người và hủy hoại tài sản”.

Theo cáo trạng, năm 2010 ông Lê Văn Chấn từ huyện Định Quán, tỉnh Đồng Nai lên TP.HCM ở với gia đình con trai là anh Lê Văn Sinh tại khu phòng trọ số 36 đường số 10 phường Bình Hưng Hòa A, quận Bình Tân. Ông Chấn xin đi làm bảo vệ cho Công ty Bạch Đằng Giang.

Trong quá trình chung sống, giữa ông Chấn và con dâu là chị Ngô Thị Hải Nguyệt phát sinh mâu thuẫn nên khoảng tháng 1-2012, ông Chấn dọn đi chỗ khác ở. Tối 28-1-2012, ông Chấn đi xe đạp về nhà Sinh để thăm cháu nội. Thấy ông Chấn đến nhưng chị Nguyệt đóng cửa phòng không cho ông vào. Tức giận, ông Chấn đi về chỗ làm lấy một ổ khóa, một can nhựa và đi mua 150.000 đồng xăng (khoảng hơn 7 lít).

Nửa đêm, ông Chấn xách can xăng đến trước phòng trọ của con trai, con dâu. Sau khi quan sát, ông Chấn rót xăng ra hai bịch nilông (tổng cộng khoảng 5 lít) rồi ném hai bịch xăng trên vào phòng của anh Sinh qua lỗ thông gió. Số xăng còn lại ông tự tưới lên người mình với mục đích tự tử. Sau đó, ông Chấn lấy ổ khóa khóa cửa phòng của anh Sinh lại rồi châm lửa đốt. Khi lửa cháy nóng quá, ông Chấn cởi áo dập lửa rồi bỏ về công ty, sau đó đón xe về Đồng Nai và được gia đình đưa đến bệnh viện chữa trị vết bỏng (kết luận giám định ông Chấn bị thương tật 38%)

Giáo Phận Orange có thêm 1,000 tân tòng dịp Phục Sinh

Giáo Phận Orange có thêm 1,000 tân tòng dịp Phục Sinh
March 27, 2013

nguồn:nguoi-viet.com

ORANGE, California (NV) – Đức Giám Mục Kevin Vann, giám mục Giáo Phận Orange, sẽ rửa tội cho 972 người Công Giáo tân tòng tại Nhà Thờ Chánh Toà, 566 South Glassell St., Orange, CA 92866, trong buổi tối lễ vọng Phục Sinh, 30 Tháng Ba, tới đây, thông cáo báo chí của giáo phận cho biết.

Đức Giám Mục Kevin Vann sẽ lãm lễ rửa tội cho gần 1,000 giáo dân Công Giáo tân tòng. (Hình: Dân Huỳnh/Người Việt)

Đây là số người được rửa tội tại lễ Phục Sinh đông nhất trong 36 năm lịch sử giáo phận.

“Giáo phận chúng ta vinh dự rửa tội được cho nhiều người vào thời điểm quan trọng này. Đây là dịp quan trọng nhất trong năm của giáo phận chúng ta,” thông báo trích lời Đức Giám Mục Kevin Vann nói.
Niềm tin của giáo dân tại Orange County, tương đương 40% dân số của quận hạt, là lý do có nhiều người xin rửa tội vào dịp Tuần Thánh, một tuần quan trọng nhất trong năm của Giáo Hội Công Giáo toàn cầu.

Lễ Vọng Phục Sinh bao gồm bốn phần theo quy định, với những nghi thức rất nghiêm trang.

Giáo Phận Orange do cố Giáo Hoàng Paul VI thành lập năm 1976, rộng 782 dặm vuông, dài 42 dặm dọc bờ biển miền Nam California. Giáo phận hiện có 57 giáo xứ và 247 linh mục, phục vụ 1.2 triệu giáo dân.

Chương trình Tuần Thánh tại Nhà Thờ Chánh Toà

1-Thứ Năm, 28 Tháng Ba
Thánh Lễ: 8:15 AM (Đức Giám Mục Kevin Vann chủ tế); 6 PM (song ngữ)

2-Thứ Sáu, 29 Tháng Ba
Thánh Lễ: 1:15 PM

3-Thứ Bảy, 30 Tháng Ba
Vọng Phục Sinh: 8 PM

4-Chủ Nhật, 31 Tháng Ba
Lễ Phục Sinh: 8 AM; 11 AM; 1 PM (tiếng Tây Ban Nha)

Sự An bài của Thượng Đế

Sự An bài của Thượng Đế

Thật kỳ diệu:3 vị Giáo Hoàng chụp chung1 tấm hình
Bavi_GiaoHoang2

Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II và hai Đức Hồng Josef Ratzinger (Benêđíctô XVI) và Jorge Mario Bergoglio (Phanxicô) Xem hình trên & dưới :

=============================================================

Nhìn bức hình người ta tự hỏi: Phải chăng đây là một sự trùng hợp ngẫu nhiên hay một sự an bài kỳ diệu khi ba Đức Hoàng Giáo Hoàng trong ba triều đại liên tiếp nhau cùng chụp chung trong một tấm hình: Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II và hai Đức Hồng Josef Ratzinger (Benêđíctô XVI) và Jorge Mario Bergoglio (Phanxicô)

Một điều hoàn toàn chắc chắn là trong lịch sử Giáo Hội chưa hề xảy ra một sự kiện như thế.

Đây quả là một điều thật kỳ diệu, đáng cho chúng ta phải suy nghĩ và nhất là đầy lòng tin tưởng và yêu mến Giáo Hội và Đấng Kế Vị Thánh Phêrô, Đức Thánh Cha Phanxicô.

Chúa Cứu Thế vẫn luôn trung tín với lời hứa của Ngài trước khi trở về cùng Chúa Cha và trao “chìa khóa” cho Phêrô:Thầy sẽ ở với các con mọi ngày cho tới tận thế.”

Mời xem Video Lễ đăng quang DGH Francis : Click vào Link:

https://www.youtube.com/embed/qZMBoOWz08A?feature=player_embedded

Tín đồ Kytô khắp thế giới cử hành Lễ Lá

Tín đồ Kytô khắp thế giới cử hành Lễ Lá

Đức Giáo Hoàng Phanxicô cử hành thánh lễ ngày Chủ Nhật Lễ Lá tại Quảng trường Thánh Phêrô, ở Vatican, 24/3/2013.

Đức Giáo Hoàng Phanxicô cử hành thánh lễ ngày Chủ Nhật Lễ Lá tại Quảng trường Thánh Phêrô, ở Vatican, 24/3/2013.

24.03.2013

nguồn: VOA

Tín đồ Kytô khắp thế giới hôm Chủ nhật cử hành Lễ Lá, đánh dấu bắt đầu Tuần Thánh.

Tại Rome, Đức Giáo Hoàng Phanxicô hướng dẫn đoàn rước kiệu, trước khi cử hành Lễ Lá đầu tiên trong tư cách Giáo chủ.

Hàng vạn tín đồ Công giáo tay cầm lá cây ô-liu đã đứng chật quảng trường Thánh Phêrô để dự Lễ Lá.

Theo Thánh Kinh của người Công giáo, đám đông đã vẫy những cành lá đón Chúa Giê-su tại Jerusalem trước khi Chúa bị hành hình trên thập giá.

Sau thánh lễ Chủ nhật, Đức Giáo Hoàng Phanxicô còn 6 nghi thức phụng vụ trong tuần này, trước khi cử hành Lễ Phục Sinh vào chủ nhật tới, chấm dứt tuần lễ quan trọng nhất theo lịch của người Công giáo.

Hôm thứ Bảy, Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã dùng máy bay trực thăng đến thăm cựu Đức Giáo Hoàng Bênêđictô tại nhà nghỉ của các giáo hoàng bên ngoài thành phố Rome.

Hình ảnh do Vatican phổ biến cho thấy đương kim và cựu giáo hoàng đã dùng bữa trưa và cùng đọc kinh với nhau.