Skip to content

Hãy yêu kẻ thù và cầu nguyện cho những kẻ ngược đãi anh em (Mt 5,44)

  • TRANG CHỦ
  • TIN & LUẬN
  • LỜI CHỨNG
  • VIDEO
  • TỦ SÁCH
  • TÌM HIỂU ĐỨC TIN CÔNG GIÁO
    • GIÁO LÝ DỰ TÒNG
    • VỀ NGUỒN KINH THÁNH
    • GIÁO LÝ CÔNG GIÁO
    • GIÁO HUẤN CỦA GIÁO HỘI
  • GIẢI TRÍ
  • CHỦ TRƯƠNG
  • LIÊN LẠC

Category: CHUYỆN CÁC THÁNH

Chuyện Các Thánh để làm gương sống

Posted on 09/05/201609/05/2016

Mẹ Teresa được Vantican phong thánh, bằng chứng từ 2 phép màu

Mẹ Teresa được Vantican phong thánh, bằng chứng từ 2 phép màu

ME TERESA

Mẹ Terasa được phong thánh sau 19 năm qua đời. Ảnh: Channel News Asia

 Tòa thánh Vatican ngày 4/9 đã tổ chức Lễ phong thánh cho Mẹ Teresa – một nữ tu vĩ đại đã cống hiến cả đời cho những hoạt động nhân đạo.

Trước 120.000 giáo dân từ khắp nơi trên thế giới đổ về quảng trường Thánh Peter, Giáo hoàng Francis I đã tuyên bố phong thánh cho Mẹ Teresa, một ngày trước kỷ niệm 19 năm ngày mất của bà.

QUANG TRUONG THANH PETER

Quảng trường nhà thờ Thánh Peter trong ngày phong thánh cho Mẹ Teresa. Ảnh: Reuters

Một bức chân dung khổng lồ của Mẹ Teresa đã kéo lên trước nhà thờ Thánh Peter tại Vatican.

Mẹ Teresa tên thật là Agnes Gonxha Bojaxhiu, sinh năm 1910 tại Albania. Bà bắt đầu tham gia Hội truyền giáo từ thiện tại Kolkata (Ấn Độ) từ năm 1950. Tại đây, bà đã lao động miệt mài, không mệt mỏi để giúp đỡ những người nghèo khó trong suốt gần nửa thế kỷ, nên còn được biết đến với tên “Thánh của người bần cùng”.

Năm 1979, Mẹ Teresa được trao giải Nobel Hòa Bình.

Quá trình phong thánh cho Mẹ Teresa cũng diễn ra rất nhanh. Sau khi bà qua đời tại Kolkata năm 1997, giáo dân toàn cầu đã yêu cầu phong thánh cho bà, buộc Giáo hoàng khi đó là John Paul II phải phá lệ, bắt đầu xét phong thánh vào năm 1999.

Quá trình phong thánh được đẩy nhanh khi có 2 phép màu đã được công nhận như những bằng chứng thuyết phục để Mẹ Teresa được phong thánh.

Thứ nhất, vào năm 2002, khối u dạ dày của một phụ nữ 30 tuổi người Ấn Độ tên là Monica Bersa đã được chữa khỏi một cách thần kỳ sau khi cô cầu nguyện Mẹ Teresa. Đây cũng là tiền đề quan trọng để Mẹ Teresa được ban “chân phước” vào năm 2003.

Phép màu thứ hai được công nhận vào năm 2015 khi một người đàn ông Brazil bị nhiễm khuẩn não cũng tự hồi phục nhờ gia đình cầu nguyện Mẹ Teresa.

Tháng 3/2016, Giáo hoàng Francis I đã công nhận phép mầu của Mẹ Teresa và cho biết sẽ phong thánh cho bà.

Hạo Nhân tổng hợp

Anh chị Thụ & Mai gởi

Posted on 08/31/2016

MẸ TÊRÊXA: TIỂU SỬ VÀ CHỨNG TỪ

MẸ TÊRÊXA: TIỂU SỬ VÀ CHỨNG TỪ

“Theo huyết thống, tôi là người Anbani. Theo quốc tịch, tôi là người Ấn Độ. Theo đức tin, tôi là một nữ tu công giáo. Theo ơn gọi, tôi thuộc về thế gian. Theo con tim, tôi hoàn toàn thuộc về Trái Tim Chúa Giêsu” (Mẹ Têrêxa)

Với dáng người nhỏ bé, nhưng với một đức tin sắt đá, Mẹ Têrêxa thành Calcutta được giao phó sứ mạng công bố tình yêu vô bờ bến của Thiên Chúa đối với nhân loại, đặc biệt đối với những người bần cùng nhất. “Thiên Chúa vẫn mãi yêu thương thế gian và Người sai chị em chúng ta ra đi để biểu lộ tình yêu và lòng thương cảm của Người đối với người nghèo“. Mẹ có một tâm hồn tràn đầy ánh sáng Chúa Kitô, một tâm hồn bùng cháy tình yêu đối với Ngài và bị thôi thúc bởi một mong ước duy nhất: “xoa dịu cơn khát của Chúa: khát tình yêu và khát các linh hồn“.

Thời thơ ấu

Agnes Gonxha Bojaxhiu sinh ngày 26 tháng 08 năm 1910, và chịu phép rửa ngay hôm sau, tại Skopje, Macedonia. Gia đình cô thuộc cộng đồng người Anbani. Đây là một gia đình công giáo, mặc dù đa số người Anbani ở đấy theo Hồi Giáo. Thời bấy giờ, Đế quốc Thổ Nhĩ Kỳ cai trị đất nước. Cha cô, ông Nikola, là một doanh nhân. Ông làm chủ một công ty và một cửa hàng thực phẩm. Ông thường du hành đó đây, biết nhiều thứ tiếng và rất quan tâm đến chính trị. Ông là một thành viên của Hội Đồng người Anbani. Cùng với vợ mình là bà Drana, ông đã dạy cho Agnes những bài học bác ái đầu tiên.

Khi Agnes lên 9, năm 1919, cha cô qua đời một cách đột ngột. Bà Drana phải một mình bươn chải hầu nuôi dạy ba người con là Aga (1904), Lazar (1907) và Agnes Gonxha (1910). Để sinh sống, bà lao động vất vả qua nghề thêu may. Dù vậy, bà vẫn dành thì giờ để giáo dục con cái. Gia đình cầu nguyện mỗi tối, đi nhà thờ hằng ngày, lần chuổi Mân Côi mỗi ngày trong suốt tháng Năm và chuyên cần tham dự các lễ kính Đức Mẹ. Họ cũng luôn quan tâm giúp đỡ những người nghèo khổ và túng thiếu đến gõ cửa nhà họ. Trong các kỳ nghỉ, gia đình có thói quen đến tĩnh tâm tại một nơi hành hương kính Đức Mẹ, ở Letnice.

Agnes rất thích đi nhà thờ, cô cũng thích đọc sách, cầu nguyện và ca hát. Mẹ cô tình nguyện chăm sóc một phụ nữ nghiện rượu ở gần đấy. Mỗi ngày hai lần, bà đến rửa ráy và cho người phụ nữ ấy ăn, đồng thời bà cũng chăm sóc một bà góa có 6 con. Những ngày bà không đi được, thì Agnes thay bà đi làm các việc bác ái đó. Khi bà góa qua đời, những người con của bà đến sống với bà Drana như con ruột của mình.

Ơn Gọi

Những năm trung học, cô Agnes dùng phần lớn thời gian để hoạt động trong hội Đạo Binh Đức Mẹ (Legio Mariae). Vì giỏi ngoại ngữ, cô giúp một linh mục gặp khó khăn trong ngôn ngữ, cô dạy giáo lý và đọc rất nhiều sách về các nhà thừa sai Slovenia và Croatia ở Ấn Độ. Khi lên 12, lần đầu tiên cô mong muốn dâng đời mình để làm việc Chúa, hiến trọn đời mình cho Chúa để Người quyết định. Nhưng cô phải làm sao để biết chắc chắn là Chúa có gọi cô hay không?

Cô cầu nguyện nhiều rồi tâm sự với các chị và mẹ mình. Cô cũng trình bày với vị linh mục giải tội: “Làm sao con biết chắc?”. Cha trả lời: “Căn cứ trên NIỀM VUI. Nếu con cảm thấy thực sự hớn hở vui mừng với ý tưởng rằng Chúa có thể gọi con phục vụ Người và tha nhân, thì đấy là bằng chứng cho thấy rằng con có ơn gọi”. Và cha nói thêm: “Niềm vui sâu xa mà con cảm nhận là la bàn để chỉ cho con biết hướng đi của đời mình”.

Năm 18 tuổi là năm trọng đại. Cô quyết định. Hai năm trước đó, cô đã đến tĩnh tâm nhiều lần tại Letnice và nhận ra rõ ràng là cô sẽ phải đi truyền giáo ở Ấn Độ. Vào ngày lễ Đức Mẹ Hồn Xác Lên Trời năm 1928, cô đến Letnice cầu nguyện xin Đức Mẹ chúc lành trước khi ra đi. Cô chuẩn bị gia nhập dòng Đức Mẹ Lorette, một hội dòng đang hoạt động tích cực tại Ấn Độ.

Ngày 25 tháng 09, cô lên đường. Cả cộng đồng tiễn cô ra ga: nào bạn hữu, nào láng giềng già trẻ, và dĩ nhiên cả Mẹ và bà chị Aga. Mọi người đều khóc.

Cô đi qua Zagreb, Áo, Thụy Sĩ, Pháp và đến Luân Đôn, rồi từ đấy vào một tu viện gần Dublin là nhà mẹ của Hội Dòng Đức Mẹ Lorette. Tại đấy, cô học nói tiếng Anh và sống nếp sống nữ tu. Ngày mặc áo dòng, cô chọn tên là Têrêxa, để tưởng nhớ chị thánh Têrêxa Hài Đồng ở Lisieux, nơi mà cô dừng chân trên đường đến Luân Đôn. Cùng thời gian này cô làm các thủ tục giấy tờ và năm 1928 cô khởi sự cuộc hành trình đầu tiên đến với Ấn Độ: đất nước ước mơ của cô! Cuộc hành trình này thật gian nan. Có vài chị em nữ tu đi cùng tàu với cô nhưng phần đông hành khách thì theo Anh giáo. Suốt nhiều tuần lễ, họ không được dự lễ và rước lễ, kể cả ngày Giáng Sinh. Tuy nhiên, họ cũng làm một máng cỏ, lần hạt và hát thánh ca Giáng Sinh.

Đầu năm 1929 họ đến Colombo, rồi đến Madras và cuối cùng là Calcutta. Họ tiếp tục đi đến Darjeeling, dưới chân dãy Hy mã lạp sơn, nơi mà người nữ tu trẻ sẽ hoàn tất thời gian huấn luyện. Ngày 23 tháng 05 năm 1929, chị Têrêxa vào tập viện và hai năm sau chị khấn lần đầu. Ngay sau đó, chị được chuyển đến Bengali để giúp đỡ các chị trong một bệnh viện nhỏ hầu chăm sóc các bà mẹ đau yếu, đói khát và không nơi nương tựa. Chị bị đánh động trước nỗi khốn cùng vô biên tại nơi này.

Nữ Tu và Giáo viên

Sau đó, chị được gởi đến Calcutta để học sư phạm. Khi nào có thể, chị đều đi giúp chăm sóc bệnh nhân. Khi ra trường, chị trở thành giáo viên và mỗi ngày phải đi xuyên qua thành phố. Công việc đầu tiên của chị là lau phòng học. Chẳng bao lâu, các em bé yêu mến cô giáo vì sự nhiệt tình và lòng trìu mến của cô, nên số học sinh lên đến ba trăm em. Ở một khu khác trong thành phố, còn 100 em nữa. Chị nhìn thấy nơi các em ở và đồ các em ăn. Cảm được sự chăm sóc và tình yêu của chị, các em gọi chị là ‘ma’ (mẹ). Những ngày chúa nhật, chị đi thăm viếng gia đình các em.

Ngày 24 tháng 05 năm 1937, chị khấn trọn đời ở Darjeeling và trở thành, như lời chị nói, “hiền thê của Chúa Giêsu cho đến đời đời”. Chị được cử làm hiệu trưởng một trường phổ thông cơ sở tại trung tâm Calcutta, dành cho nữ sinh Bengali. Đôi khi chị cũng đích thân dạy sử địa. Cạnh trường là một trong những khu ổ chuột lớn nhất Calcutta. Chị Têrêxa không thể nhắm mắt làm ngơ được: Ai chăm sóc cho những người nghèo sống lang thang trên đường phố đây? Tinh thần bác ái toát ra từ những bức thư của mẹ chị nhắc lại tiếng gọi căn bản: hãy chăm sóc người nghèo.

Hội đoàn Legio Mariae cũng hoạt động trong trường này. Cùng với các nữ sinh, chị Têrêxa thường đi thăm bệnh viện, khu ổ chuột, người nghèo. Họ không chỉ cầu nguyện suông. Họ cũng nghiêm túc trao đổi về những gì mình thấy và làm. Cha Henry, một linh mục dòng Tên người Bỉ, là vị linh hướng của chị; ngài gợi ý nhiều điều trong công tác này. Ngài hướng dẫn chị Têrêxa trong nhiều năm. Qua các gợi ý của ngài, chị càng ngày càng mong muốn phục vụ người nghèo, nhưng bằng cách nào đây?

‘Ơn gọi trong ơn gọi’

Với tất cả những thao thức ấy, chị đi tĩnh tâm ngày 10 tháng 09 tại Darjeering. Sau này chị nói:  “đấy là chuyến đi quan trọng nhất trong đời tôi”. Đấy chính là nơi mà chị thực sự nghe được tiếng Chúa: “Hãy đến làm ánh sáng cho Thầy”“. Sứ điệp của Người rất rõ ràng: chị phải rời tu viện để giúp đỡ những kẻ khốn khổ nhất và cùng sống với họ. “Đấy là một mệnh lệnh, một bổn phận, một xác tin tuyệt đối. Tôi biết mình phải làm gì, nhưng không biết phải làm thế nào”. Ngày 10 tháng 09 là một ngày quan trọng đến nỗi Hội Dòng gọi ngày này là ‘ngày linh hứng’ (inspiration day).

Chị Têrêxa cầu nguyện, trình bày cho vài chị khác, tham khảo ý kiến mẹ bề trên, và mẹ bảo chị đến gặp đức tổng giám mục Calcutta, Đức Cha Perrier. Chị giải thích cho ngài về ơn gọi của mình, nhưng đức cha không cho phép. Ngài đã trao đổi với các cha dòng Tên Henry và Celeste Van Exem, là những vị biết rõ chị Têrêxa. Các ngài xem xét mọi mặt vấn đề: Ấn Độ sắp được độc lập và chị Têrêxa lại là một người Âu!  E rằng chị sẽ gặp những nguy hiểm về chính trị và nhiều vấn đề khác xuất phát từ việc phân biệt sắc tộc. Liệu Rôma có phê chuẩn quyết định này chăng? Đức cha khuyên chị cầu nguyện một năm nữa trước khi thực hiện quyết định này, nếu không thì nên gia nhập dòng các Nữ Tử thánh Anna, những nữ tu mặc sari xanh đang hoạt động cho người nghèo. Chị Têrêxa nghĩ rằng đấy không phải là con đường thích hợp cho mình. Chị muốn sống cùng với người nghèo. Một năm sau, khi chị Têrêxa trình lên ý định mình, đức tổng giám mục muốn cho phép, nhưng ngài bảo tốt hơn là chị hãy xin phép Rôma và Mẹ bề trên tổng quyền của chị ở Dublin. Chị lại phải chờ đợi một thời gian khá lâu để nhận được quyết định từ trung ương.

Quyết định

Tháng 08 năm 1948, chị Têrêxa được phép rời cộng đoàn Lorette với điều kiện là tiếp tục tuân giữ các lời khấn khó nghèo, khiết tịnh và vâng phục. Chị chia tay với chị em mình năm 38 tuổi, rời tu phục dòng Lorette để mặc lấy chiếc sari rẻ tiền màu trắng viền xanh. Trước hết, chị đến Patna để theo học một khóa huấn luyện y tá cùng với các nữ tu tại đấy. Chị thấy rõ ràng là chị chỉ có thể giúp đỡ người nghèo trong các căn nhà bẩn thỉu bệnh hoạn của họ nếu chị biết cách phòng bệnh và chữa bệnh. Kiến thức y khoa là điều kiện không thể thiếu được hầu chu toàn ơn gọi mới của mình.

Vị bề trên ở Patna, một bác sĩ, đã cho chị một lời khuyên khôn ngoan khi chị tỏ ý muốn ra sống giữa những người nghèo và chăm sóc họ. Chị bảo rằng chị muốn sống chỉ bằng cơm với muối, giống như người nghèo, và vị bề trên đáp lại rằng đấy là cách hay nhất để cản trở chị khỏi phải đi theo ơn gọi của chị: nếp sống mới đòi hỏi ở chị một sức khoẻ thật vững và thật tốt.

Sau khi trở về Calcutta, chị Têrêxa đến với các khu ổ chuột và đường phố, thăm viếng và giúp đỡ người nghèo. Toàn bộ tài sản của chị vẻn vẹn là một cục xà phòng và năm rupi (một đôla = 45 rupi; và 5 rupi = dưới 2000 VNĐ). Chị giúp tắm các em bé và rửa các vết thương. Người nghèo rất ngạc nhiên: Cái bà người Âu mặc chiếc sari nghèo nàn này là ai vậy? Mà bà nói thông thạo tiếng Bengali! Bà lại đến giúp họ rửa ráy, lau chùi và chăm sóc họ nữa chứ! Thế rồi chị bắt đầu dạy các em bé nghèo học chữ, học cách rửa ráy và giữ vệ sinh. Sau đấy chị mướn được một phòng nhỏ để làm lớp học.

Phần chị, chị vẫn tạm trú tại nhà các Chị Em Người Nghèo. Chúa là nơi nương tựa của chị để có được những sự trợ giúp vật chất. Và Người luôn có mặt: lúc nào chị cũng tìm ra thuốc men, quần áo, thức ăn và chỗ ở để đón người nghèo và chăm sóc họ. Vào giữa trưa, các em bé được uống một ly sữa và nhận một miếng xà phòng, nhưng đồng thời các em cũng được nghe nói về Chúa, Đấng Tình Yêu, và – ngược với cái thực trạng rành rành trước mắt các em – Người yêu thương các em, thực sự yêu thương các em.

Một thời điểm cảm động

Một hôm, một thiếu nữ Bengali, xuất thân từ một gia đình khá giả và là cựu học sinh của Mẹ Têrêxa, muốn đến ở với Mẹ mà giúp một tay. Đây là một thời điểm cảm động. Nhưng Mẹ Têrêxa rất thực tế: Mẹ nói về sự nghèo khó toàn diện, về những khía cạnh khó chịu của công việc Mẹ làm. Mẹ đề nghị thiếu nữ chờ đợi một thời gian nữa.

Ngày 19 tháng 03 năm 1949, thiếu nữ ấy trở lại trong một chiếc áo nghèo nàn và không mang trên người một món nữ trang nào. Cô đã quyết định. Cô là người đầu tiên gia nhập cộng đoàn của Mẹ Têrêxa và lấy tên khai sinh của Mẹ là Agnes. Những thiếu nữ khác nối tiếp cô: vào tháng 05 cộng đoàn có ba người, tháng 11 là năm người, năm sau đó là bảy người. Mẹ Têrêxa thiết tha cầu nguyện để có được nhiều ơn gọi hơn nữa cho Chúa Giêsu và Đức Mẹ. Có quá nhiều việc phải làm. Các chị em thức dậy thật sớm, cầu nguyện lâu giờ, dự thánh lễ để kín múc sức mạnh cho đời sống thiêng liêng hầu thực thi những công việc phục vụ người nghèo. Tạ ơn Chúa, có một ông tên là Gomes đã dâng tặng tầng cao nhất của căn nhà mình cho cộng đoàn Mẹ Têrêxa. Đây cũng là năm mà Mẹ Têrêxa lấy quốc tịch Ấn Độ.

Mẹ Têrêxa nhìn cộng đoàn lớn lên và biết rằng Mẹ có thể nghiêm túc nghĩ đến việc sáng lập một hội dòng. Muốn xây dựng hiến pháp đầu tiên, Mẹ tham khảo ý kiến của hai người đã từng giúp Mẹ trước đây: các cha dòng Tên Julien Henry và Celest Van Exem. Vị linh mục đọc lại lần cuối là cha De Gheldere. Giờ đây “hiến pháp của Hội Dòng Thừa Sai Bác Ái” có thể trình lên đức tổng giám mục, và ngài gởi về Rôma để xin phê chuẩn.

Đầu mùa thu, sắc lệnh phê chuẩn của Đức Thánh Cha đến, và ngày 7 tháng 10 năm 1950, lễ Mân Côi, nghi thức khánh thành diễn ra trong nhà nguyện của chị em. Đức tổng giám mục cử hành thánh lễ và cha Van Exem đọc sắc lệnh thành lập. Vào lúc ấy, có 12 chị em. Không đầy 5 năm sau, cộng đoàn được nâng lên thành hội dòng Tòa Thánh, có nghĩa là trực thuộc Đức Thánh Cha.

Những lãnh vực khác

Muốn đáp ứng trọn vẹn hơn các nhu cầu vật chất và thiêng liêng của người nghèo, Mẹ Têrêxa sáng lập:

  • Năm 1963: Tu hội Anh Em Thừa Sai Bác Ái.
  • Năm 1976: Nhánh nữ tu chiêm niệm.
  • Năm 1979, Các Nam tu sĩ chiêm niệm.
  • Năm 1984, Hội linh mục Thừa Sai Bác Ái.

Tuy nhiên, thao thức của Mẹ không dừng lại nơi những người có ơn gọi tu trì mà thôi. Mẹ thiết lập hội:

  • Những Cộng Tác Viên với Mẹ Têrêxa và những Cộng Tác Viên Bệnh Tật Và Đau Khổ, gồm những người thuộc nhiều quốc tịch khác nhau mà Mẹ chia sẻ tinh thần cầu nguyện, đơn sơ, hy sinh và công tác tông đồ qua những việc làm hèn mọn vì tình yêu. Tinh thần này cũng thôi thúc Mẹ thiết lập hội:
  • Giáo Dân Thừa Sai Bác Ái.
  • Để đáp lại yêu cầu của nhiều linh mục, năm 1981, Mẹ Têrêxa khởi xướng phong trào Corpus Christi dành những linh mục nào muốn chia sẻ linh đạo và đặc sủng của Mẹ.

Trong những năm lớn mạnh đó, thế giới bắt đầu chú ý đến Mẹ và các công trình mà Mẹ đã khởi xướng. Mẹ nhận được nhiều giải thưởng:

  • Giải Padmashri của Ấn Độ, năm 1962.
  • Giải Hoà Bình của Đức Giáo Hoàng Gioan XXIII, năm 1971.
  • Giải Nêru vì có công thăng tiến nền hòa bình và sự thông cảm trên thế giới, năm 1972.
  • Giải Nobel Hòa Bình, năm 1979; trong khi đó, các phương tiện truyền thông càng ngày càng ca tụng Mẹ hết lời qua các công việc Mẹ làm. Mẹ đón nhận tất cả ‘vì vinh danh Thiên Chúa và nhân danh người nghèo’

Chứng từ của một cuộc đời.

Toàn bộ cuộc đời và công trình của Mẹ Têrêxa là một chứng từ cho niềm vui trong yêu thương, cho sự cao cả và phẩm giá của mỗi một con người, cho giá trị của từng việc nhỏ nhất được thực thi với đức tin và tình yêu, và trên hết, cho sự kết hiệp mật thiết với Thiên Chúa.

Nhưng có một khía cạnh anh dũng khác của vĩ nhân này mà ta chỉ biết được sau khi Mẹ qua đời. Đây là một điều Mẹ dấu kín đối với mọi người, kể cả những thân hữu gần gũi nhất với Mẹ: Trong cuộc sống nội tâm, Mẹ có một cảm nghiệm sâu lắng, đau đớn và thường xuyên rằng Mẹ ở xa cách Chúa, thậm chí bị Người ruồng bỏ, và vì thế càng ngày Mẹ càng khao khát được Chúa yêu thương nhiều hơn. Mẹ gọi cái cảm nghiệm nội tâm ấy là ‘bóng tối’. Cái ‘đêm đen cay đắng’ này khởi sự từ ngày Mẹ bắt đầu công việc phục vụ người nghèo và tiếp tục mãi cho đến cuối đời, khiến Mẹ ngày càng kết hiệp mật thiết hơn với Chúa. Qua cái tối tăm đó, Mẹ tham dự một cách huyền nhiệm vào cơn khát cùng cực và đau đớn của Chúa Giêsu và chia sẻ tự thâm sâu sự khốn cùng của người nghèo.

Trong những năm cuối đời, mặc cho sức khoẻ càng ngày càng giảm sút, Mẹ vẫn tiếp tục điều hành Hội Dòng và đáp ứng các nhu cầu của người nghèo và của Giáo Hội.

  • Năm 1997, số nữ tu của Mẹ Têrêxa là 4000 chị, hoạt động tại 610 nhà, trong 123 quốc gia trên thế giới.
  • Tháng 03 năm 1997, Mẹ chúc phúc cho vị bề trên tổng quyền mới của Hội Dòng Thừa Sai Bác Ái (chị Nirmala Joshi), rồi thực hiện một chuyến du hành ở nước ngoài.
  • Sau khi yết kiến Đức Thánh Cha lần chót, Mẹ về lại Calcutta, dành những ngày cuối đời để tiếp khách và dạy dỗ các nữ tu con cái mình.
  • Ngày 05 tháng 09 là ngày cuối cùng trong cuộc đời trần thế của Mẹ. Mẹ được tiễn đưa về vĩnh cửu theo nghi lễ quốc táng của Ấn Độ và thi hài Mẹ được chôn cất tại nhà mẹ của hội dòng Thừa Sai Bác Ái. Mộ của Mẹ trở thành nơi hành hương cho mọi người, giàu cũng như nghèo.

Không đầy hai năm sau ngày qua đời, do sự thánh thiện mà mọi người đã đồng thanh ca ngợi và những báo cáo về các ơn thiêng nhận được qua Mẹ, nên Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II đã cho phép tiến hành xem xét hồ sơ phong thánh cho Mẹ. Ngày 20 tháng 12 năm 2002, ngài phê chuẩn sắc lệnh công nhận nhân đức anh hùng và các phép lạ của Mẹ.

Ngày 19 tháng 10 năm 2003, Mẹ được nâng lên hàng chân phước (lễ kính vào ngày 05 tháng 9). Mẹ là người được phong chân phước nhanh nhất trong lịch sử Giáo Hội từ trước đến nay: chỉ 6 năm sau ngày qua đời. Trước Mẹ, thánh Gioan Bosco và thánh Maximilian Kolbe được phong chân phước 30 năm sau ngày qua đời và là những người được phong chân phước nhanh nhất.

Chân phước Têrêxa thành Calcutta – một người của toàn thể nhân loại, mang dòng máu Anbani, có quốc tịch Ấn độ và công dân danh dự của Hoa kỳ, nhưng lại xóa mình đến nỗi ít ai còn nhớ đến cái tên khai sinh Agnes Gonxha Bojaxhiu – mãi mãi là hình ảnh của một Kitô hữu có một đức tin không hề lay chuyển, một đức cậy bất chấp phong ba và một đức ái vượt mọi biên thùy. Lời đáp trả trước tiếng gọi của Chúa Giêsu “Hãy đến làm ánh sáng cho Thầy” đã biến người thành một nhà Thừa Sai Bác Ái, một ‘người mẹ của kẻ nghèo’, một biểu tượng cho lòng thương cảm của Thiên Chúa đối với con người và một bằng chứng sống động cho thấy rằng Chúa Giêsu từng ngày khắc khoải chờ đợi tình yêu của mỗi một linh hồn.

TRẦN DUY NHIÊN

Tổng hợp theo tài liệu của Mạng Lưới Vatican

và Hội Dòng Thừa Sai Bác Ái.

Posted on 08/26/2016

Nhìn ngắm cuộc sống của Mẹ Tê-rê-sa

Nhìn ngắm cuộc sống của Mẹ Tê-rê-sa

Dongten.net

ME TERESA

Dù  chỉ cao 1,52m, nhưng Mẹ Tê-rê-sa là một người nữ đầy sức mạnh và sức bền. Điều này được mẹ thể hiện qua tình yêu dành cho tha nhân, qua lòng can đảm ra đi gặp gỡ người khác trong mọi hoàn cảnh của họ, nơi khu nhà ổ chuột cũng như nơi những tâm hồn đang buồn phiền thất vọng.

Sinh năm 1910 tại Skopje – một vùng đất thuộc Đế quốc Ottoman lúc bấy giờ, mẹ sớm nhận thấy mình được sinh ra để phục vụ người nghèo và người kém may mắn. Khi còn là một nữ tu dòng Loreto, Mẹ Tê-rê-sa đã chăm sóc, dạy dỗ các bé gái nghèo khổ cho tới khi mẹ nghe được “tiếng gọi đời mình trong một lời gọi.”

Soeur Therese Magdala

Dòng Thừa Sai Bác Ái

“Chính khoảnh khắc ấy, khoảnh khắc đầu tiên vang vọng trong năm 1946 khi mẹ thực sự cảm thấy Đức Giê-su mời gọi mẹ xa rời dòng Loreto để khởi sự một sứ mạng mới ở giữa những con người nghèo khổ tại Calcutta.”

Mẹ Tê-rê-sa đã đi ngược lại với xu hướng của rất nhiều dòng tu lúc bấy giờ. Thay vì mong muốn mọi người đến với mình như các dòng tu khác, mẹ ra đi với trái tim của người tôi tớ để gặp gỡ tha nhân tại những nơi họ đang sinh sống.

Soeur Therese Magdala

Dòng Thừa Sai Bác Ái

“Mẹ đi tìm kiếm các linh hồn, đến nơi họ sinh sống, những nơi bị ruồng rẫy nhất và đến với các khu nhà ổ chuột. Trong lời cầu nguyện của mình, mẹ đến với những nơi ấy; và mẹ đã thực sự đến, thực sự bước vào và mang Đức Giê-su đến những nơi đó.”

Tuy nhiên, sự quan tâm chăm sóc mẹ dành cho tha nhân không chỉ giới hạn nơi những con người đường phố, nhưng còn dành cho hết thảy những ai mà mẹ gặp gỡ trong suốt ngày sống. Mẹ nhìn nhận mọi người là con người với phẩm giá cao cả, bất chấp điều kiện thể lý hiện tại của họ, và mẹ khích lệ người khác cùng làm như vậy.

Soeur Therese Magdala

Dòng Thừa Sai Bác Ái

“Mẹ từng nhấn mạnh tới với việc quan tâm dành cho người khác. Bạn có thăm hỏi những người gần bạn hay không? Bạn có giúp đỡ người sống bên bạn, người trong gia đình, hàng xóm láng giềng, những người đang cần sự giúp đỡ bên ngoài đường phố mỗi khi bạn trông thấy họ? Chúng ta cần mở rộng tầm mắt để nhìn thấy thực tại nơi những người khác.”

Mẹ Tê-rê-sa nhấn mạnh rằng chúng ta không được phép phân loại một người là “vô gia cư,” nhưng phải giúp họ nghiệm được tình Chúa yêu thương. Mẹ xác tín mạnh mẽ điều này và đã thực hành trong đời sống hàng ngày của mình. Đó cũng là lý do mẹ được trao tặng Giải Nobel Hòa Bình năm 1979.

Ngày 04 tháng 9  tới đây, đời sống của mẹ sẽ được tôn vinh, khi Đức Thánh Cha Phan-xi-cô nâng mẹ lên bậc Hiển Thánh trong Giáo Hội Công Giáo Rô-ma.

Quang Khanh, S.J.

(Lược dịch từ Rome Report 25-08-2016)

Posted on 08/26/201608/26/2016

THÁNH MONICA

THÁNH MONICA

THANH MONICA

Hoàn cảnh cuộc đời Thánh Monica đã có thể biến ngài thành một người vợ hay mè nheo, một nàng dâu nhiều cay đắng, và một người mẹ tuyệt vọng, tuy nhiên ngài đã không chịu thua bất cứ cám dỗ nào.  Mặc dù ngài là một Kitô Hữu, cha mẹ ngài đã gả cho một người ngoại giáo, ông Patricius, là người sống trong cùng tỉnh Tagaste ở Bắc Phi Châu.  Patricius là người tốt nhưng ông vô cùng nóng nẩy và phóng túng.  Ngoài ra Thánh Monica còn phải chịu đựng bà mẹ chồng hay gắt gỏng.  Ông Patricius thường rầy la vợ vì bà hay thương người.  Nhưng sự cầu nguyện và gương mẫu đời sống của Thánh Monica sau cùng đã chinh phục được người chồng cũng như mẹ chồng, ngài đã đưa họ trở về với đức tin Kitô Giáo.  Ông Patricius chết năm 371, sau khi rửa tội được một năm để lại người vợ goá và ba con nhỏ.

Người con cả, Augustine Hippo, nổi tiếng nhất (sau này là thánh).  Vào lúc cha chết, Augustine mới 17 tuổi và là sinh viên trường hùng biện ở Carthage.  Thánh Monica thật đau buồn khi thấy con mình đi theo tà thuyết Manikê và sống cuộc đời phóng đãng.  Có những lúc Thánh Monica không cho con được ăn ngủ ở trong nhà.  Và rồi một đêm kia, ngài được thị kiến và được đảm bảo là Augustine sẽ trở về với đức tin.  Từ đó trở đi ngài sống gần với con hơn để ăn chay và cầu nguyện cho con.  Quả vậy, ngài ở gần đến nỗi Augustine cũng phải bực mình.

Khi 29 tuổi, Augustine quyết định đi Rôma để dạy về hùng biện.  Một tối kia, Augustine nói với mẹ là anh ra bến tầu để từ giã bạn bè.  Nhưng, anh lại lên tầu đi Rôma.  Thánh Monica thật đau lòng khi biết mình bị lừa, nhưng ngài nhất định đi theo.  Vừa đến Rôma thì ngài lại biết là Augustine đã đi Milan.  Mặc dù việc di chuyển khó khăn, Thánh Monica vẫn nhất định bám sát.

Ở đây, Augustine bị ảnh hưởng bởi một giám mục, Ðức Ambrôsiô, là vị linh hướng sau này của Thánh Monica.  Augustine chấp nhận mọi lời khuyên của đức giám mục, và tập được đức khiêm tốn đến độ ngài có thể từ bỏ được nhiều tật xấu.  Thánh Monica trở thành người lãnh đạo của nhóm phụ nữ đạo đức ở Milan cũng như khi ở Tagaste.

Ngài tiếp tục cầu nguyện cho Augustine trong những năm anh theo học với đức giám mục.  Vào Phục Sinh năm 387, Ðức Ambrôsiô rửa tội cho Augustine và một vài người bạn của anh.  Không lâu sau đó, cả nhóm đi Phi Châu.  Lúc ấy, Thánh Monica biết cuộc đời ngài sắp chấm dứt, ngài nói với Augustine, “Con ơi, không có gì trên trần gian này làm mẹ vui lòng cả.  Mẹ không biết có gì còn phải thi hành và tại sao mẹ lại ở đây, vì mọi hy vọng của mẹ ở trần gian này đều đã được hoàn tất.”  Sau đó không lâu ngài bị bệnh và chịu đau đớn trong chín ngày trước khi từ trần.

Tất cả những gì chúng ta biết về Thánh Monica là trong tác phẩm Tự Thú của Thánh Augustine.

Thánh Monica rất được mộ mến, nên nhiều người đã nhận tên Thánh Monica.  Giáo Hội tôn vinh ngài là bổn mạng của các bà mẹ, cách riêng các bà mẹ Công Giáo.  Nhiều đoàn thể hay thành phố lấy tên Ngài như thành phố Santa Monica, Los Angeles để kỷ niệm lần đầu tiên các nhà truyền giáo đến đây đúng ngày Lễ kính Thánh Monica 27/8.

Nhờ có được một Người Mẹ Tuyệt Vời, sau này Augustinô trở thành nhà giảng thuyết hùng biện, học giả uyên bác, một Thánh Giám Mục được phong là Tiến sĩ Hội Thánh.

Trong xã hội ngày nay, mọi thứ đều sẵn sàng, từ mì ăn liền, cà phê uống liền, đến việc tiêu xài liền (instant-credit) khiến chúng ta không còn kiên nhẫn.  Tương tự như thế, chúng ta cũng muốn lời cầu xin của chúng ta được đáp trả ngay lập tức.  Thánh Monica là gương mẫu của sự kiên nhẫn.  Những năm trường cầu nguyện, cộng với đức tính kiên cường và kỷ luật, sau cùng đã đưa đến sự trở lại của người chồng nóng nẩy, người mẹ chồng ưa gắt gỏng, và người con thông minh nhưng bướng bỉnh, là Augustine.

***************************** *********

Lạy Chúa, giữa những nghịch cảnh của cuộc sống gia đình, xin Chúa cho chúng con là những bà mẹ Công Giáo luôn biết siêng năng cầu nguyện.  Ngay cả đôi khi lời cầu nguyện của chúng con xem ra chưa được chấp nhận ngay, xin cho chúng con không sờn lòng nản chí nhưng biết phó thác vào ơn quan phòng của Chúa.  Xin cho chúng con hiểu rằng không phải những lời nói xuông của chúng con nhưng chính là những chứng tá yêu thương của chúng con trong những hy sinh hàng ngày mới đem lại ơn hoán cải cho những người xung quanh chúng con.  Amen!

Sưu tầm

From: Langthangchieutim

Posted on 06/17/2016

ÔNG THÁNH HAY LÀM PHÉP LẠ

ÔNG THÁNH HAY LÀM PHÉP LẠ

Thanh ANTON PADUA

Người ta thường gọi thánh Antôn Pađua là “ông thánh hay làm phép lạ.”  Ngài là linh mục tiến sĩ Hội Thánh.  Tuy ngay lúc sinh thời Ngài đã làm rất nhiều phép lạ, nhưng Ngài một mực hạ mình khiêm nhu.  Chính sự khiêm nhượng cộng với lòng mến Chúa yêu Ðức Mẹ say mê và thương người tha thiết của Ngài đã làm nên phép lạ.

Mở mắt chào đời vào năm 1195 tại Lisbon, thủ đô Bồ Ðào Nha, Ngài được đặt tên là Phênanđô.  Thuộc dòng dõi sang trọng và đạo hạnh, Phênanđô được mẹ ân cần dậy dỗ ngay từ tấm bé.  Giêsu Maria là những tiếng Phênanđô bập bẹ đầu tiên trong đời.  Ngay từ nhỏ, Phênanđô đã khấn giữ mình đồng trinh theo gương Ðức Mẹ.  Cậu đặc biệt yêu thương những kẻ khó nghèo.  Lên 10 tuổi, Phênanđô được mẹ trao phó cho cha bác huấn luyện chữ nghĩa và đường đạo đức.
Một lần Phênanđô đang sốt sắng quì cầu nguyện trước Ðức Mẹ thì bị ma quỉ nổi cơn ghen lôi đình, hắn nhẩy lên vai và bóp cổ cậu cho chết.  Cổ họng bị tắc nghẽn không sao kêu tên Giêsu Maria được.  Phênanđô liền dùng ngón tay vẽ hình thánh giá trên bậc đá.  Ma quỉ vô cùng khiếp sợ, hắn buông cậu ra, vội biến mất.  Chúa đã làm phép lạ khiến đá ra mềm, in sâu hình Thánh Giá cậu vẽ vào bậc đá.
Năm 17 tuổi, Phênanđô từ giã thế gian, vào tu dòng thánh Augustinô tại Lisbon.  Sau 2 năm, thầy xin đến một tu viện khác, xa nhà quê để dễ bề tu trì.  Bề trên sai thầy tới Cônimbriga.  Tại đây thầy học hành rất thông giỏi và nổi tiếng nhân đức.  Nhưng thầy luôn xưng mình là vô dụng, và chỉ muốn làm những công việc hèn hạ.
Sau khi khấn dòng, nhiệm vụ của thầy Phênnanđô là coi sóc bệnh nhân.  Thầy rất yêu thích nhiệm vụ này vì có dịp hãm mình và tỏ lòng yêu thương anh em.  Một lần, nhân dịp Lễ Chúa Giáng Sinh, vì ngăn trở giúp bệnh nhân nên thầy không thể dự lễ chung với nhà dòng.  Khi nghe chuông báo hiệu dâng Mình Thánh Chúa, thầy liền quì gối quay về phía nhà thờ.  Bỗng nhiên bức tường ngăn cách giữa nhà thờ và phòng y tế nứt ra, dành chỗ cho thầy chiêm ngắm Mình Thánh Chúa trên bàn thờ.
Năm 25 tuổi, thầy Phênanđô trở thành một linh mục dòng Augustinô.  Nhưng cha lại cảm mến gương lành và cuộc sống thánh thiện của thầy dòng Phanxicô lúc đó mới được thành lập, nhất là vô cùng cảm phục gương 6 thầy Phanxicô mới chết vì đạo.  Ðược ơn trên soi dẫn, cha đến xin bề trên chuyển sang dòng Phanxicô.  Bề trên chấp thuận sau khi biết rõ Thánh Ý Chúa.  Trong dòng Phanxicô, cha Phênanđô được đổi tên là Antôn.

Thời gian đầu tại dòng Phanxicô, người ta chưa biết tiếng nhân đức và sự thông thái cha Antôn, nên cha được trao cho nhiệm vụ rửa bát đĩa và quyét nhà.  Nhưng không bao lâu, danh tiếng cha được biết đến.  Chính cha thánh Phanxicô sai cha đi giảng đạo khắp miền Bắc Ý rồi qua cả nước Pháp.

Thiên Chúa đã dùng cha Antôn làm nhiều phép lạ để xác nhận những chân lý và mầu nhiệm trong đạo Công Giáo.

Một người giầu có, nhưng sống đời hà tiện, tham lam của cải.  Sau khi ông chết, cha Antôn trưng lời Chúa Kitô đã phán: “của cải ngươi ở đâu, thì lòng ngươi cũng ở đó.  Đồng thời sai người đi mở két vàng của người quá cố thì thấy một trái tim bằng thịt đang nằm chình ình trong két!  Vàng bạc bạn ở đâu, con tim bạn cũng ở nơi đó!

Một lần cha Antôn giảng về mầu nhiệm Chúa Giêsu ngự thật trong Thánh Thể.  Có người lạc đạo không tin, đến thưa với Ngài:

–       Nếu xem thấy phép lạ, tôi mới tin!

Cha Antôn nói với anh:

–       Hãy để con lừa của anh nhịn đói 3 ngày, rồi đem nó tới cửa nhà thờ, anh sẽ thấy phép lạ.

Ðúng ngày hẹn, người kia đem còn lừa đã nhịn đói ba ngày và thúng đồ ăn đến trước cửa nhà tờ, thấy thúng đồ ăn trước mắt, nó vội vàng chạy tới ăn lấy ăn để.  Nhưng vừa lúc đó, cha Antôn kiệu Mình Thánh Chúa tới cửa nhà thờ.  Lạ lùng thay, con lừa đột nhiên bỏ ăn, đến trước Thánh Thể Chúa: Nó quì gối, cúi đầu lậy ba lần.  Người lạc đạo đã tin, và sau đó trở lại Công Giáo.
Lần khác, ngài giảng ngoài bãi biển.  Nhiều người rối đạo cũng hiện diện, nhưng họ lấy tay bịt tai không nghe lời giảng.  Cha Antôn liền quay ra biển: “Loài người không thèm nghe lời giảng.  Vậy các ngươi hãy đến đây mà nghe!”
Lập tức, muôn vàn cá lớn cá bé nhô đầu lên khỏi mặt nước để nghe lời Ngài.  Cha Antôn nói với chúng:

–        Các ngươi hãy cảm tạ Thiên Chúa đã gìn giữ và nuôi dưỡng các ngươi.

Bầy cá gật đầu tỏ dấu nghe lời Ngài.  Sau đó cha ra hiệu cho bầy cá giải tán, chúng lần lượt chìm dần trong làn nước biển.
Một hôm, có người đến xưng tội với Ngài, nhưng vì quá xúc động, ông ta không thể nói lên lời.  Cha Antôn bảo ông viết các tội vào giấy rồi đưa cho Ngài xem.  Sau khi ban ơn Xá Giải, cha Antôn trao lại tờ giấy cho ông.  Về tới nhà, ông đem tờ giấy đã viết tội đi đốt, nhưng lạ lùng thay, khi mở ra, chỉ còn là một tờ giấy trắng bóc!  Trở lại gặp cha Antôn, ông thưa Ngài đầu đuôi câu truyện, Ngài nói với ông:

–        Chúa đã làm phép lạ để chứng nhận quyền tha tội của các vị linh mục.

Ngày khác, ba của cha Antôn tại Lisbon bị cáo Gian về tội giết người.  Dù dang ở xa quê hương, Thiên Chúa đã soi lòng cho cha biết giúp đỡ.  Bỗng nhiên cha thấy mình có mặt tại Lisbon.  Cha xin quan đem xác người chết tới công đường, rồi Ngài truyền cho xác chết sống lại và hỏi:

–     Có phải ba tôi đã giết anh không?

Anh ta trả lời “không phải” rồi lại lăn đùng ra chết!  Cùng lúc đó, cha Antôn thấy mình đang ở nhà dòng.  Ba của Antôn đã được giải oan.

Có lần, cha Antôn vào trọ tại một gia đình.  Giữa đêm, chủ nhà thấy phòng cha tự nhiên rực sáng.  Ngó vào trong phòng, ông bỡ ngỡ thấy cha đang ẵm bế Chúa Hài Nhi, âu yếm hôn kính và thưa truyện với Ngài.

Năm 1231, cha Antôn thấy mình yếu sức, nên xin về thành Pađua dọn mình chết.  Ngài lìa bỏ đời này cách êm ái ngay năm đó, sau khi đã sốt sắng chịu các Phép và hớn hở hát bài ca ngợi khen Ðức Mẹ.  Ngài chết khi mới được 36 tuổi.  Người ta lũ lượt tới viếng xác ngài ba ngày ba đêm liên tục.  Sau đó ngài được an táng trong nhà thờ thành Pađua.
Chúa đã làm vô vàn phép lạ do công nghiệp và lời bầu cử của cha Antôn, nên chỉ một năm sau khi qua đời, Giáo hội đã phong thánh cho ngài.  Chính ngày phong thánh cho cha Antôn, chuông các nhà thờ thành Lisbon tự nhiên đồng loạt kêu vang, mặc dù không có ai kéo.  Hai mươi ba năm sau, người ta cải mộ Ngài đưa vào nhà thờ mới.  Lúc đó, lưỡi Ngài vẫn còn tươi tốt như khi còn sống, chiếc lưỡi Ngài đã dùng để rao giảng lời Chúa và cứu giúp anh em đồng loại.  Hằng năm Giáo Hội mừng kính Ngài vào ngày 13 tháng 6.
Chính lòng khiêm nhượng, yêu Chúa, mến Ðức Mẹ và thương người của cha Antôn đa biến Ngài thành vị đại thánh, một vị thánh hay làm phép lạ.

LM Raymond Thư, CMC

http://www.dongcong.net

Posted on 05/23/201605/23/2016

THÁNH Ri-ta Ca-si-a, (St. Rita Cascia)

THÁNH Ri-ta Ca-si-a, (St. Rita Cascia)

Nữ tu , ngày 22/5

THANH RITA

Các thánh được Chúa ban phúc lành, và được Thiên Chúa cứu độ hằng thương xót. Đây chính là dòng dõi những kẻ tìm kiếm Chúa (Tv 23,5-6) hoặc “Không ai bỏ nhà, bỏ vợ, anh em, cha mẹ hay con cái vì nước Thiên Chúa, mà lại không được gấp bội ở đời này”( Lc 18, 29-30 ). Thánh Ri-ta Ca-si-a là Đấng đã được Thiên Chúa thương tuyển chọn nhờ lòng quảng đại, sự kiên trì, khiêm tốn, cầu nguyện liên lỉ của bà đối với cuộc đời  xem ra đầy khổ ải.

 Thánh Ri-ta Ca-si-a là ai ?

Thánh Rita sinh năm 1381 tại nước Ý Đại Lợi, miền Spoleto. Thánh nhân đã gặp truân chiên ngay từ bước đầu tiên khi Người muốn dâng mình trọn vẹn cho Chúa trong một tu viện nào đó,vì vâng lời cha mẹ, Người đã kết hôn  với một người chồng thô bạo, hung tợn và rất nóng tính. Thánh nhân đã can đảm,  anh dũng và kiên trì cầu nguyện cho một người chồng luôn lơ đãng, coi thường đạo lý và ham mê sắc dục. Thánh nhân đã luôn tâm niệm:” Hãy nghiệm xem Chúa tốt lành biết mấy, hạnh phúc thay ai trông cậy nơi Người”( Tv 33, 9 ). Lời cầu nguyện ròng rã của bà trong 18 năm trời đã được Chúa nhậm lời cho người chồng hung bạo,thô lỗ và tục tằn được ơn sám hối, ăn năn trở về với Chúa. Chúa đã cất người chồng của Rita bằng một cái chết do mối thù truyền kiếp của kẻ thù gây ra. Sóng gió tưởng qua đi cách êm thắm,nào ngờ, hai đứa con của bà đòi trả thù bằng cách  “răng thế răng, mắt thế mắt”, Rita lại tiếp tục cầu nguyện thà cho hai con bà chết, còn hơn để chúng còn sống mà phạm tội làm mất nước thiên đàng. Chúa đã nhậm lời Rita, hai người con ngã bệnh nặng, bà đã chăm sóc, khuyên răn hai người con trở về với Chúa trước khi chúng nhắm mắt lìa ời. Thánh Rita vẫn một lòng cương quyết dấn thân cho Chúa trong tu viện. Bà đã xin nhập Dòng thánh Augustine ở Ca-si-a, nhưng bị từ chối vì bà đã có chồng, không còn trinh khiết. Thánh nhân đã kiên trì cầu nguyện và phấn đấu hết sức, tin tưởng, cậy trông, phó thác nơi Chúa, Chúa đã chấp nhận lời Rita cầu xin và đã can thiệp bằng phép lạ để Ngài được nhận vào Dòng Augustine.

 ĐỜI SỐNG TẬN HIẾN CỦA Ri-ta ở Ca-si-a :

Thánh Rita sống đời tận hiến hết sức mực thước, gương mẫu, Ngài nổi bật trong những nhân đức như bác ái, ăn chay, hãm mình, phạt tội. Thánh nhân cầu nguyện cho những người đau yếu, bệnh hoạn, tật nguyền thường được Chúa nhậm lời. Với sự đạo đức, thánh thiện của Ngài, thánh Rita đã lôi kéo được rất nhiều người trở về với Hội Thánh Chúa Kitô. Thánh Rita đã được kết hiệp với sự thương khó của Chúa bằng những vết gai trên đầu, giống Chúa Kitô chịu đội mão gai. Các vết thương trên đầu của Rita trở nên đau nhức, mùi hôi xông lên khó chịu đến nỗi Ngài phải tránh xa mọi người.Thánh Rita coi đó là ơn huệ vô giá Chúa dành cho Ngài, Ngài xin được chịu cho tới chết. Thánh Rita đã sống những nhân đức hết sức anh hùng, Ngài đã qua đời ngày 22 tháng 5 năm 1457 vì bệnh lao phổi. Năm 1626; Rita được phong chân phước và năm 1900, Rita được phong lên bậc hiển thánh. Thánh Rita được coi là quan thầy của những trường hợp khó khăn nhất là những trường hợp khó khăn về hôn nhân, gia đình.

 LỜI CẦU NGUYỆN:

 “Lạy Chúa, Chúa đã mời gọi thánh Rita Ca-si-a đem hết sức mình sống đức ái toàn hảo, nhằm đạt lấy nước trời ngay ở trần gian. Này chúng con hết lòng tin tưởng vào lời chuyển cầu của thánh nhân, xin giúp chúng con bước đi vững vàng trên con đườg bác ái yêu thương trong niềm vui của người Kitô hữu.

 Linh mục Giuse Nguyễn Hưng Lợi DCCT

Posted on 03/18/2016

CHẲNG VỊ THÁNH NÀO KHÔNG CÓ MỘT QUÁ KHỨ, CŨNG CHẲNG TỘI NHÂN NÀO KHÔNG CÓ MỘT TƯƠNG LAI

CHẲNG VỊ THÁNH NÀO KHÔNG CÓ MỘT QUÁ KHỨ, CŨNG CHẲNG TỘI NHÂN NÀO KHÔNG CÓ MỘT TƯƠNG LAI

Vũ Đức Anh Phương, SJTHANH 1

Trong bài giảng thánh lễ sáng thứ ba, ngày 19.01, tại nhà nguyện thánh Marta, Đức Thánh Cha Phanxicô đã chia sẻ rằng: “Chẳng vị thánh nào không có một quá khứ, cũng chẳng tội nhân nào không có một tương lai.  Thiên Chúa không bao giờ dừng lại ở dáng vẻ bề ngoài mà luôn nhìn sâu vào tận tâm tư cõi lòng của con người.”

Khởi đi từ bài đọc một, kể lại việc Thiên Chúa đã tuyển chọn cậu bé Đa-vít để sau này trở thành vua của Ít-ra-en, Đức Thánh Cha chia sẻ rằng: “Ngay cả những vị thánh, trong cuộc đời của mình, cũng đã gặp phải những cám dỗ và tội lỗi, giống như cuộc đời của vua Đa-vít vậy.”

Thiên Chúa đã gạt bỏ vua Sa-un vì vua có một tâm hồn đóng kín, chiều theo ý dân chúng hơn là vâng phục Thiên Chúa.  Thiên Chúa đã quyết định chọn cho dân Ngài một vị vua khác.
Thiên Chúa đã chọn Đa-vít.  Sự chọn lựa ấy nếu dựa theo tiêu chuẩn của con người sẽ chẳng thể nào hiểu được, vì Đa-vít chỉ là một đứa trẻ và lại còn là đứa con nhỏ nhất của ông Gie-sê.

Nhưng Thiên Chúa đã phán rất rõ ràng với tiên tri Sa-mu-en rằng Ngài không xét theo hình dáng bên ngoài và những tiêu chuẩn theo kiểu người phàm.  Người phàm chỉ thấy điều mắt thấy, còn Thiên Chúa thì thấy tận đáy lòng.

Chúng ta thường bị chi phối bởi dáng vẻ bề ngoài và tự cho phép chúng ta theo đuổi những dáng vẻ ấy.  Nhưng Thiên Chúa là Đấng biết sự thật và những điều kín ẩn bên trong.  Ông Gie-sê cho bảy người con trai đi qua trước mặt ông Sa-mu-en, nhưng Thiên Chúa không chọn ai trong số họ.  Sa-mu-en cảm thấy khó khăn, bối rối và nói với ông Gie-sê: “Đức Chúa không chọn những người này.  Các con ông có mặt đầy đủ chưa?”  Ông Gie-sê trả lời: “Còn cháu út nữa, nó đang chăn chiên.”  Trước mắt người đời, đứa trẻ này không được tính, không đáng để quan tâm đến.

Đứa bé chẳng có gì khiến người ta phải lưu ý, nhưng Thiên Chúa đã chọn cậu và truyền cho Sa-mu-en xức dầu tấn phong cậu.  Và Thần Khí Đức Chúa ở với Đa-vít từ ngày đó trở đi.  Trọn cuộc đời của Đa-vít là cuộc đời của một người được Thiên Chúa xức dầu, được Thiên Chúa tuyển chọn.

Nhưng ngay lúc đó, Thiên Chúa có biến cậu Đa-vít thành một vị thánh không?  Câu trả lời là không.  Mặc dù vua Đa-vít là một thánh vương, điều này là sự thật, nhưng ngài chỉ trở thành thánh sau khi sống một thời gian lâu dài.  Trong cuộc sống đó, ngài cũng phạm tội, cũng vướng mắc bao lỗi lầm.
Vua Đa-vít là một vị thánh và cũng là một tội nhân.  Ngài là người có khả năng lãnh đạo con cái Ít-ra-en thống nhất đất nước, nhưng lại yếu đuối để rơi vào cám dỗ.  Không chỉ phạm tội, ngài còn là kẻ sát nhân.  Để che dấu ham muốn, dục vọng của mình (tội ngoại tình), vua Đa-vít đã mưu sát người khác.  Khi Thiên Chúa sai tiên tri Na-than đến chỉ cho vua thấy tội lỗi mà vua đã phạm – vì quả thực ngài không ý thức hết sự tàn ác, man rợ trong thủ đoạn của mình – vua Đa-vít đã ăn năn thú tội và nài xin sự tha thứ của Thiên Chúa.  Vua Đa-vít đã không lợi dụng Thiên Chúa cho những tính toán riêng tư của mình.  Khi bị truy đuổi buộc phải chạy trốn khỏi Giê-ru-sa-lem, ngài đã gởi trả lại Hòm Bia Giao Ước, vì không muốn dùng Thiên Chúa như vật thế thân cho mình.  Và sau này, khi bị xúc phạm, ngài cũng khiêm nhường thú nhận: “Tôi đáng bị như vậy.”

Vua Đa-vít cũng thật hào hiệp và trượng nghĩa.  Có thể hạ sát vua Sa-un nhiều lần, nhưng ngài đã không ra tay.  Ngài là một thánh vương và cũng là một đại tội đồ, nhưng đã ăn năn sám hối.  Tôi thực sự được đánh động khi nhìn ngắm cuộc đời của con người này.  Và cuộc đời ấy cũng khiến chúng ta phải suy nghĩ về chính cuộc sống của mình.  Tất cả chúng ta đã được Thiên Chúa tuyển chọn qua Bí Tích Thánh Tẩy, để được thuộc về Đoàn Dân Chúa, được trở nên những vị thánh.  Tất cả chúng ta đã được thánh hiến nhờ Đức Giêsu Kitô, để trở nên tinh tuyền, thánh thiện.  Khi đọc lại cuộc đời của vua Đa-vít từ khi còn là một chàng trai trẻ cho đến lúc tuổi già, chúng ta nhận thấy ngài đã làm nhiều điều tốt, nhưng cũng có những điều chẳng tốt lành gì.  Điều ấy khiến tôi xác tín rằng, trong hành trình của người Kitô hữu, cuộc hành trình mà Thiên Chúa đã mời gọi chúng ta đảm đương lấy, “chẳng vị thánh nào không có một quá khứ và cũng chẳng tội nhân nào không có một tương lai.”

Vũ Đức Anh Phương, SJ

Nguồn: R. Vatican

Posted on 11/23/201511/23/2015

Sơ lược Các thánh tử đạo Việt Nam (phần 1 & phần 2)

httpv://www.youtube.com/watch?v=L3DgPrmn8RU

Sơ lược Các thánh tử đạo Việt Nam (phần 1)

httpv://www.youtube.com/watch?v=aJUadXzcCNA

Sơ lược Các thánh tử đạo Việt Nam (phần 2)

Posted on 11/22/201511/23/2015

Các Thánh Tử Đạo Việt Nam -DuyHan & 117 Thánh Tử Đạo Việt Nam

httpv://www.youtube.com/watch?v=B1CO_TSgnzc

Các Thánh Tử Đạo Việt Nam -DuyHan

117 Thánh Tử Đạo Việt Nam Tập 1/6

117 Thánh Tử Đạo Việt Nam Tập 2/6

117 Thánh Tử Đạo Việt Nam Tập 3/6

117 Thánh Tử Đạo Việt Nam Tập 4/6

117 Thánh Tử Đạo Việt Nam Tập 5/6

117 Thánh Tử Đạo Việt Nam Tập 6/6

Posted on 11/21/2015

ANH EM LÀM CHỨNG CHO THẦY

ANH EM LÀM CHỨNG CHO THẦY

 LM Antôn Nguyễn Cao Siêu, S.J.

Trong số 117 vị Tử Đạo Việt Nam, được phong thánh năm 1988, có một phụ nữ duy nhất, mẹ của 6 người con.  Đó là bà Anê Lê Thị Thành, còn gọi là bà Đê.

Trước khi là một anh hùng tử đạo, bà đã là một người mẹ hiền gương mẫu. “Thân mẫu chúng tôi rất chăm lo việc giáo dục các con. Chính người dạy chúng tôi đọc chữ và học giáo lý, sau lại dạy cách dự thánh lễ và xưng tội rước lễ.”  Đó là lời khai của cô con gái út trước giáo quyền.

Thanh LE THI THANH  

   Nhà bà Đê là nơi các linh mục trú ẩn.  Buổi sáng lễ Phục Sinh năm 1861, quan Tổng Đốc Nam Định cho quân bao vây làng của bà.  Bà Đê bị bắt lúc đã 60 tuổi.  Bà bị đánh đập tra tấn, bị ép phải chối đạo, bị lôi qua Thánh Giá, bị bỏ rắn độc vào người.  Khi con gái đến thăm bà trong nhà giam, đau đớn vì thấy quần áo mẹ loang đầy vết máu, bà đã an ủi con với một niềm lạc quan lạ lùng: “Con đừng khóc, mẹ mặc áo hoa hồng đấy, mẹ vui lòng chịu khổ vì Chúa Giêsu, sao con lại khóc?”  Sau ba tháng chịu đủ mọi cực hình, người phụ nữ ấy đã hiến đời mình cho Chúa.

     Cuộc đời của vị thánh nữ tiên khởi của Việt Nam là một sức nâng đỡ lớn cho chúng ta.  Thiên Chúa đã làm điều phi thường nơi một người phụ nữ già nua, yếu đuối.  Quan “Hùm Xám” tỉnh Nam Định cũng phải bó tay trước sự yếu đuối kiên vững của bà.

     Khôn ngoan và đơn sơ, can đảm chịu đau khổ, bà thánh Đê đã phó mặc cho Chúa đời mình.  Bà chẳng lo phải nói gì, phải làm gì trước tòa án, vì sức mạnh của Thánh Thần ở với bà.

     Hội Thánh thời nào cũng cần những người dám sống vì đức tin, dám làm chứng cho Chúa trước mặt người đời.

Sống đức tin là một loại tử đạo không đổ máu, không đòi hy sinh mạng sống, nhưng lại đòi hy sinh cả tương lai vững vàng ổn định.

Mỗi ngày, chúng ta thường bị đặt trước những chọn lựa, trước thập giá của Đức Giêsu, y hệt như các vị tử đạo ngày xưa.

    Có khi chúng ta đã bước qua thập giá, khi chọn mình, đã chối Chúa bằng chính cuộc sống.

    Càng có tự do, ta lại càng dễ sa sút đức tin.  Tiền bạc, tiện nghi, khoái lạc vẫn là những thụ tạo gây ra những cuộc bách hại êm ả và khủng khiếp mà cuối cùng chúng ta cũng phải đối diện.

    Ước gì chúng ta không để mất đức tin được mua bằng giá máu của bao vị tử đạo, và ước gì chúng ta không ngừng chuyển giao đức tin ấy cho hơn 70 triệu đồng bào trên quê hương.

 

***********************************

Lạy Các Thánh Tử Đạo Việt Nam, các ngài đã dám sống đến cùng ơn gọi Kitô hữu trong một hoàn cảnh khó khăn nguy hiểm.  Sự hy sinh của các ngài cho thấy tình yêu mạnh hơn sự chết và chết là cửa mở vào cõi sống bất diệt.  Dù mang phận người yếu đuối, nhưng nhờ ơn Chúa đỡ nâng, các ngài đã chiến thắng khải hoàn.  Xin cầu cho chúng con là con cháu các ngài biết can trường sống đức tin của bậc cha anh trong một thế giới vắng bóng Thiên Chúa, biết nhiệt thành làm chứng về tình yêu bằng một đời hiến thân phục vụ.  Ước gì ngọn lửa đức tin mà các ngài đã thắp lên bằng cuộc sống và cái chết, được bừng tỏa trên Tổ quốc Việt Nam.  Ước gì máu thắm của các ngài thấm vào mảnh đất quê hương để công cuộc truyền giáo sinh nhiều hoa trái.

 

LM Antôn Nguyễn Cao Siêu, S.J.

Posted on 11/11/201511/11/2015

Cuộc công du di tích Thánh Maria Goretti sẽ đi đến tiểu bang đông người Viêt ở Hoa Kỳ

Cuộc công du di tích Thánh Maria Goretti sẽ đi đến tiểu bang đông người Viêt ở Hoa Kỳ

 

Cuộc công du cuả vị đại sứ lòng Thương Xót.

Cuộc công du của di tích thánh Maria Goretti, vị thánh được phong thánh trẻ nhất cuả đạo Công Giáo và là vị đại sứ đặc biệt của Đức Giáo Hoàng Phanxicô cho năm Thánh Thương Xót, đã sắp hoàn tất chương trình công du qua miền Đông Hoa Kỳ, sẽ kết thúc với ba tiểu bang Louisiana, Texas và Oklahoma, là những tiểu bang đông dân VN. Sau Oklahoma, linh cữu cuả thánh Goretti sẽ bay trở về Ý.

Đây là di hài đầy đủ cuả thành Maria Goretti, toàn thể bộ xương được giữ trong một hình sáp trông như người sống và bảo quản trong một linh cửu bằng kính.

Đã có nhiều đề nghị cho một cuộc công du thứ hai dành cho các tiểu bang miền Tây cuả Hoa Kỳ, nhưng cho tới nay thì hình như chương trình công du đã đầy. Những người Việt tại Hoa Kỳ có lòng mong muốn được kính viếng xác thánh, có lẽ phải bay qua 3 tiểu bang nói trên theo lịch trình đính kèm ở cuối bài.

Mặc dù Hoa Kỳ là nơi mà nhiều cháu chắt (con cháu cuả các em trai) cuả thánh nữ đang sinh sống, nhưng đây là lần đầu tiên Ngài được nghinh tiếp tại Hoa Kỳ (từ tháng 9 cho đến tháng 11, 2015. )

Thánh Nữ Maria Goretti được nhiều người biết đến qua tước hiệu Trinh Nữ Tử Đạo, tuy nhiên điểm nổi bật nhất là, trong cơn đau khủng khiếp trước khi chết, đã có lòng thương xót và tha thứ vô điều kiện cho kẻ giết hại mình. Nhờ vào lòng nhân hậu, thương xót, tha thứ, và khẩn cầu của Thánh nữ, kẻ tội nhân sau này cũng đã được ơn hóan cải.

Thánh Nữ Maria Goretti còn có một biệt danh nữa là “Hay làm phép lạ” (“wonder worker”). Theo lời linh mục Carlos Martins, Gíam đốc Cơ quan Bảo quản Kho Báu Di-Tích các Thánh của Tòa Thánh, thì với trên 160 thánh tích đang được Vatican lưu giữ, di tích cuả Thánh Maria Goretti có thành tích làm nhiều phép lạ nhất.

Tháng 3 năm 2015, Ðức Thánh Cha Phanxicô đã công bố một năm thánh bất thường của lòng Thương Xót, sẽ bắt đầu từ ngày 08 tháng 12 năm 2015, và di tích của Thánh Maria Goretti đựơc xử dụng như là một nỗ lực của Tòa Thánh để chuẩn bị và cổ động cho năm thánh tuyệt vời này trong đời sống cuả Giáo Hội.

Vì là một vị đại sứ cuả Đức Giáo Hoàng, cho nên người ta thấy có nhiều cấp chính quyền đã tổ chức nghênh tiếp trọng thể. Bộ Nội An Hoa Kỳ (the U.S. Department of Homeland Security) cắt cử 6 nhân viên bảo vệ và ở nhiều thành phố như tại Chicago đã xếp đặt một toán cảnh vệ đứng dàn chào.

Linh mục Martins cho biết cuộc hành hương nhằm nêu cao đức Tha Thứ.

Trong bài giảng lễ khai mạc cuộc hành hương tại Chicago, Cha Martins đã chia sẻ câu chuyện về đức Tha Thứ đó: Ngài mô tả nàng trinh nữ Maria mới 11 tuổi đã bị anh hàng xóm 19 tuổi Alessandro Serenelli đâm dã man tới 14 nhát dao như thế nào, mà Maria vẫn kiên cường không từ bỏ trinh tiết của mình; và rồi một ngày sau đó trong cơn hấp hối vì triệu chứng viêm phúc mạc (peritonitis, màng bụng bị rách), phải trải qua nhiều cuộc phẫu thuật không có thuốc mê để cầm máu trong nội tạng, và dù như thế, Maria đã nói trên giường bệnh, “Tôi tha thứ cho Alessandro Serenelli và muốn anh ấy ở với tôi trên thiên đường mãi mãi.”

Anh Serenelli, tuy nhiên, từ chối sự tha thứ và bị bỏ tù. Sáu năm sau, Maria xuất hiện với anh trong một giấc mơ và đưa cho anh 14 bông hoa kèn trắng, cho 14 vết đâm, và anh ta đã bắt đầu ăn năn.

Bây giờ, Cha Martins cho biết, anh Serenelli một ngày nào đó cũng rất có thể sẽ được công nhận là một vị thánh, vì hành động anh hùng đã chấp nhận sự tha thứ của Maria Goretti và của Thiên Chúa, và tha thứ cho chính mình.

“Anh đã phải sống 62 năm sau khi phạm tội ác khủng khiếp đó, và thế giới đã không bao giờ cho phép anh ta quên nó,” Cha Martins nói.

Serenelli đã kết thúc những ngày cuối cùng của mình làm một tu sĩ khó khăn dòng Phanxicô.

Vì là một đứa con cột trụ cuả gia đình cho nên sau khi Maria qua đời, mẹ cô đã không thể làm ruộng mà chăm sóc cho năm người con trai còn bé, vì vậy ba em trai cuả thánh Maria Goretti đã được cho đi làm con nuôi tại Hoa Kỳ. Hai người đã sống đến tuổi trưởng thành và con cháu của họ đang sống ở nhiều nơi trên nước Mỹ.

Thánh Maria Goretti qua đời năm 1902 cho nên được coi là một vị thánh hiện đại. Cho tới nay thì Ngài giữ danh dự là vị thánh Công Giáo được phong thánh trẻ tuổi nhất, là vị thánh duy nhất có mẹ còn sống để tham dự lễ phong thánh cuả mình. Lúc Ngài được phong thánh năm 1950, thì lòng sùng kính đã lan rộng đến nỗi Thánh lễ phong thánh không thể tổ chức trong thánh đường thánh Phêrô như trước mà phải tổ chức tại quảng trường Thánh Phêrô cho có đủ chỗ đứng.

Tiểu sử Thánh Maria Goretti.

Maria là một cô gái ‘lọ lem’ sinh ra trong cảnh bần cùng. Khi cô được 6 tuổi thì người cha phải bỏ vùng Ancona nghèo khó (phía đông nước Ý) để di chuyển qua Nettuno hấp dẫn hơn ở phía tây. Vùng Nettuno cách Roma khoảng 40 dặm về phía nam.

Khi Maria mới lên chín thì cha cô đã đột ngột chết một cách bi thảm. Lúc này là đứa con gái lớn, Maria phải thay mẹ chăm sóc cho 5 đứa em trong khi bà đi làm việc ở ngoài đồng, và cô cũng phải phụ vào công việc đồng áng với bà thì mới có thể trang trải chi phí tiền ăn tiền ở.

Đây là một thời gian khủng khiếp và đau khổ cho cả gia đình. Đối với Maria thì đặc biệt còn khó khăn hơn nữa bởi vì ngoài những trách nhiệm chăm sóc cho gia đình nói trên, cô còn phải mang thêm gánh nặng nấu ăn và dọn dẹp cho hai người hàng xóm thô lỗ là Giovanni Serenelli và con trai cuả ông là Alessandro. Anh Alessandro là người phụ việc đồng áng cuả mẹ cô.

Cũng trong thời gian này, Alessandro bắt đầu nảy sinh ra những ý nghĩ bất chính về Maria. Anh thường nói ra nhiều điều thô lỗ với cô, làm cho cô phải bỏ chạy. Thế rồi tới giai đoạn anh ước ao tình dục đối với cô, cho dù phải dùng bạo lực.

Sau nhiều tháng rình rập, Alessandro đã tìm được cơ hội bắt gặp Maria ở một mình và anh đã nỗ lực cưỡng hiếp cô. Maria đã chống cự không cho anh vi phạm mình, đến nỗi Alessandro đã tức giận mà dã man đâm cô nhiều nhát dao. Maria qua đời vào ngày hôm sau, đau đớn một cách khủng khiếp vì bị nhiễm trùng ở các vết rách trên màng bụng. Những lời cuối cùng của cô, “Tôi tha thứ cho Alessandro Serenelli … và tôi muốn anh ấy ở với tôi trên thiên đường mãi mãi.”

Trong thời gian ngồi tù, Alessandro đã được Maria hiện ra và tha thứ cho anh. Đó là một hành động của lòng thương xót và tha thứ, hành động đầy tình yêu này đánh động Alessandro và anh bắt đầu ăn năn. Đây là một bước ngoặt cuả đời anh, ân sủng đã thay đổi trái tim anh. Từ thời điểm đó, anh sống một cuộc sống tươi đẹp hơn , chuyển đổi qua sự thánh thiện, cuối cùng đã trở thành một tu sĩ dòng khó nghèo Phanxicô.

Alessandro Serenelli đã qua đời vào ngày 6 tháng 5 năm 1970 tại tu viện Macerata. ‘Thày’ để lại một lời khai như sau, đề ngày 05 tháng 5 1961, như là một di sản tinh thần của chính mình:

“Tôi đã gần 80 tuổi. Tôi sắp kề đất rồi.
“Nhìn lại quá khứ, tôi có thể thấy rằng trong cái đầu cuả tuổi thanh niên, tôi đã chọn một con đường xấu dẫn tới sự hủy hoại chính bản thân mình.
“Hành vi của tôi đã bị ảnh hưởng bởi sách báo, bởi phương tiện truyền thông và bởi các gương mù gương xấu mà phần lớn những người trẻ tuổi đã nương theo mà không hề suy nghĩ. Và tôi đã làm như vậy. Tôi không quá lo lắng.
“Đã có rất nhiều gương quảng đại và tận tình cuả những người ở chung quanh tôi, nhưng tôi không quan tâm đến họ, vì một lực lượng bạo lực mù quáng đã đẩy tôi đi về phía sai trái của cuộc sống.
“Khi tôi 20 tuổi, tôi đã phạm một tội ác đam mê. Bây giờ, chỉ nhớ lại thôi cũng đủ là một cái gì đó khủng khiếp đối với tôi. Maria Goretti, bây giờ là một vị Thánh, là Thiên thần tốt của tôi, đã được đấng Quan Phòng gửi đến cho tôi để hướng dẫn và cứu thoát tôi. Tôi vẫn còn giữ trong lòng những lời quở trách của cô và những lời tha thứ của cô. Cô cầu nguyện cho tôi, cô ấy đã can thiệp cho kẻ giết mình. Qua 30 năm tù.
“Công bình mà nói, tôi đáng phải trải qua tất cả cuộc sống của mình trong tù. Tôi chấp nhận sự kết án vì đó là lỗi của tôi.
“Cô Maria bé nhỏ đã thực sự là ánh sáng của tôi, người bảo vệ tôi;. Với sự giúp đỡ của cô, tôi cư xử tốt trong thời gian 27 năm tù và cố gắng sống một cách trung thực khi một lần nữa tôi được chấp nhận ở giữa các thành viên của các Anh Em của Thánh Phanxicô, các tu sĩ khó nghèo ở vùng Marche đã chào đón tôi với một lòng bác ái cuả các thiên thần vào tu viện của họ như là một người anh em, chứ không phải là một người đầy tớ. Tôi đã sống trong cộng đồng được 24 năm, và bây giờ thì tôi đang bình thản chờ đợi để dự kiến Thiên Chúa, để được ôm lấy những người thân yêu một lần nữa, và để được ở bên cạnh vị Thiên Thần Bản Mệnh của tôi và bà mẹ thân yêu của cô, bà Assunta.
“Tôi hy vọng bức thư này có thể dạy cho những người khác bài học hạnh phúc của những đứa trẻ thơ, cuả việc tránh ác và luôn luôn nương theo con đường chính trực. Tôi cảm thấy rằng tôn giáo với những giới luật của nó không phải chỉ là một cái gì đó mà chúng ta không thể sống mà không có, nhưng đúng hơn là một thực tế thoải mái, một sức mạnh thực sự trong cuộc sống và là sự an toàn duy nhất trong mọi hoàn cảnh, thậm chí kể cả hoàn cảnh cuả những người đau đớn nhất trong đời.”

Ký tên, Alessandro Serenelli.

Posted on 10/21/201510/21/2015

Phép lạ sau việc phong thánh cho cha mẹ của thánh Teresa Hài Đồng Giêsu

Phép lạ sau việc phong thánh cho cha mẹ của thánh Teresa Hài Đồng Giêsu

Hạnh các Thánh

Cô bé Carmen 7 tuổi có một câu chuyện thật phi thường. Nhờ cô bé mà chân phước Louis Martein và Zelie Guerin, cha mẹ của thánh Teresa Hài Đồng Giêsu, sẽ được phong thánh ngày hôm nay, tại Quảng trường thánh Phêrô.

Cô bé nhỏ ở Tây Ban Nha, hồi năm 2008 bị sinh non, khi mới ở trong bụng mẹ có 6 tháng. Bé đã phải đấu tranh để sống trong vài tuần đầu tiên, bởi vì chứng xuất huyết não và nhiều bệnh ngặt nghèo khác.

Nhưng những người thân yêu của bé và nhiều xơ Carmen đã xin lời chuyển cầu của vợ chồng nhà Martin. Và Vatican đã xác nhận việc lành bệnh của bé là một phép lạ.

Cha mẹ của bé Carmen, đã kể câu chuyện này với CNA.

‘Chúng tôi chỉ là một gia đình nữa đón nhận phép lạ này với đôi tay mở rộng. Nhưng chúng tôi và Carmen chỉ là những người bình thường như bao người khác.’

Bé Carmen bây giờ đã được 7 tuổi.
Anh Santos, cha của bé cho biết, ‘Con gái chúng tôi sinh non, khi chỉ mới 6 tháng thai kỳ đầy biến chứng, và các cơ quan của bé chưa phát triển đủ. Các biến chứng phơi bày rõ ràng, chứng xuất huyết não, nhiễm trùng … tình trạng của bé ngày càng xấu đi khiến chúng tôi lo lắng tột cùng.’

Cả hai vợ chồng đều phải trải qua ‘một tình trạng khủng khiếp.’

‘Với một vài bậc cha mẹ phải đối mặt với tình trạng này sẽ có cảm giác bất lực, buồn thảm, tội lỗi và vô vọng … nhưng trước hết, chúng tôi có một con trai 5 tuổi, và phải cố gắng để tình trạng này không tác động đến cháu.’

Các bác sỹ bảo hai vợ chồng hãy sẵn sàng cho trường hợp xấu nhất. Mỗi ngày đều là một ngày trọng đại.

‘Bé Carmen đang ngày càng yếu đi.’ Bé quá yếu đến nỗi, dù đã được 35 ngày tuổi, nhưng cha mẹ của bé không được chạm đến con mình để tránh nhiễm trùng cho bé.

‘Các bác sỹ bảo là họ không thể làm gì thêm được nữa, và lúc đó họ mới cho phép chúng tôi chạm vào bé.’ Cha mẹ bé Carmen cho biết, ‘trong suốt toàn thời gian này, chúng tôi không bao giờ mất đức tin, chúng tôi bám chặt vào đức tin của mình, và điều này giúp chúng tôi rất nhiều.

Với chúng tôi, đức tin là nền tảng gia đình, như thường nói, không có đức tin thì không có hi vọng.’

Carmen bé nhỏ sinh nhằm lễ kính thánh Têrêsa Avila, nên mẹ của bé tìm một tu viện hay nhà thờ có liên hệ với thánh nữ.

‘Chúng tôi thấy câu trả lời cho mình đến qua lời cầu nguyện. Carmen vẫn sống, dù bé rất yếu, vậy nên chúng tôi quyết tâm phải tìm được một địa điểm khác nữa. Rồi tôi tìm kiếm trên Google xem có địa điểm nào để cầu nguyện với thánh Têrêsa không, và ngay lập tức cho ra kết quả là tu viện thánh Giuse và thánh Têrêsa ở thành phố Serra tỉnh Valencia.

Tôi đến đó, vào lúc chiều muộn, và không thể vào được vì đã đến giờ đóng cửa. Vậy nên tôi điện thoại kể cho các xơ dòng Carmen chuyện của bé Carmen và các xơ bảo sẽ cầu nguyện cho bé.’

Xơ cũng nói với anh Santos là nhà anh có thể đến tham dự thánh lễ sáng chúa nhật.

‘Chúng tôi đến đó dự thánh lễ, cầu nguyện và nhanh chóng ra về vì phải chăm bé đang ở trong bệnh viện cách đó 25 dặm.’

Sau 4 hay 5 chúa nhật như vậy, các xơ dòng Carmen bắt đầu gần gũi với vợ chồng anh. Và đây cũng là lúc cha mẹ của thánh Teresa Hài Đồng Giêsu đến trong cuộc đời gia đình bé Carmen.

Louis Martin và Zelie Guerin, kết hôn năm 1858, chỉ 3 tháng sau khi gặp mặt. Hai người sống khiết tịnh trong gần một năm, rồi sau đó bắt đầu có đến 9 mặt con. Bốn bé bị chết khi nhỏ, còn 5 người con gái lớn đi tu.

Gia đình Martin được biết đến vì đời sống mẫu mực thánh thiện của cầu nguyện, chay tịnh và bác ái. Hai vợ chồng thường thăm các người già và mời người nghèo đến dùng bữa với họ tại nhà mình.

Con gái của ông bà, Têrêsa, đi tu dòng Carmen, là Đóa hoa nhỏ Têrêsa Hài đồng Giêsu. Thánh nữ đã viết quyển tự thuật ‘Câu chuyện một linh hồn’ có ảnh hưởng sâu đậm về đường thiêng liêng. Têrêsa được phong thánh vào năm 1925, và được phong làm Tiến sỹ Giáo hội vào năm 1997.

Một người con gái khác trong gia đình, Leonia Martin, cũng được mở án phong thánh vào năm 2015 này.

Còn vợ chồng Martin được phong chân phước năm 2008.

Anh Santos cho biết, ‘Cha mẹ của thánh Têrêsa được phong chân phước vào ngày 19-10, 4 ngày trước khi bé Carmen sinh ra.’

Các xơ Carmen đưa cho cha mẹ bé một vài tấm hình của vợ chồng nhà Martin, một lời kinh và tiểu sử sơ lược về hai vị.

‘Mẹ bề trên bảo chúng tôi rằng có lẽ hai chân phước này, từng chữa lành phép lạ cho một đứa trẻ, cũng có thể giúp cho chúng tôi.

Và ngay đêm đó, chúng tôi bắt đầu cầu nguyện với hai vị.’ Các xơ trong tu viện cũng chung lời cầu nguyện cho Carmen bé nhỏ.

‘Ngày hôm sau, bắt đầu có một loạt thay đổi trong tình trạng của bé.’

Hôm sau, bé Carmen được chuyển đến một bệnh viện khác, và bắt đầu hồi phục thấy rõ. Bé bắt đầu thở mà không cần máy hỗ trợ, và các nhiễm trùng cũng suy giảm. Đến ngày thứ ba, bé được rời phòng chăm sóc đặc biệt, dù vẫn phải mất vài năm để chắc chắn liệu bé có chịu các tác động phụ do chứng xuất huyết não hay không.

Carmen cuối cùng cũng được ra viện ngày 02-01-2009, cùng ngày sinh nhật của thánh Teresa Hài Đồng Giêsu.

Mười lăm ngày sau, thánh tích của hai chân phước Louis và Zelie đến Lerida, Tây Ban Nha. Các xơ dòng Carmen khuyến khích gia đình hãy đến đó.

Và ở đó, họ gặp thỉnh cáo viên cho án phong thánh của vợ chồng nhà Martin, và giải thích về việc chữa lành của con gái mình. Thỉnh cáo viên, bắt đầu điều tra việc này từ tháng 11, 2009.

Cho đến tháng 3, 2015, các thỉnh cáo viên mới xác nhận phép lạ xảy đến cho bé Carmen, và điều này sẽ nâng vợ chồng nhà Martin lên bậc hiển thánh.

Gia đình bé Carmen đón nhận tin vui này vào ngày 18-3, trong dịp lễ hội Fallas de Valencia.

“Cả gia đình chúng tôi đang xuống phố San Vicente ở Valencia, trong lễ Dâng hoa kính Đức Mẹ Che chở, để dâng bó hoa của mình. Đột nhiên, điện thoại reo lên, và sau sáu năm, các thỉnh cáo viên đã cho chúng tôi một tin thật trọng đại.

Một thời khắc rất đặc biệt và quá xúc động, có thể xảy đến trong một thời điểm khác, nhưng lại thật tuyệt khi tin tức đến khi chúng tôi đang ở dưới chân Đức Mẹ.’

Cha mẹ của bé Carmen kể cho bé mọi chuyện về việc bé được chữa lành như thế nào.

‘Với chúng tôi, đây luôn luôn là một phép lạ, và quá tuyệt vời khi chúng tôi có thể thấy bé có phản ứng với mọi sự và đang bình phục. Được trải qua chuyện như thế này thật khác xa với việc được nghe kể. Khi chuyện này xảy đến cho bạn, thì đức tin được tái khẳng định.’

Cha mẹ bé Carmen nói rằng họ là những người có đức tin mạnh mẽ trước khi phép lạ xảy đến, nhưng bây giờ họ còn sống đạo hơn nữa.

Cả gia đình sẽ chứng kiến lễ phong thánh cùng với người thân và bạn bè. Họ ‘hơi căng thẳng và lo lắng’ khi chờ đón thánh lễ phong thánh sẽ diễn ra vào sáng ngày 18-10 theo giờ Vatican [khoảng 5 chiều giờ Việt Nam] Nhưng họ cũng ‘đầy hân hoan.’

Đây là lần đầu tiên Giáo hội phong thánh cho một cặp vợ chồng cùng lúc.

J.B. Thái Hòa chuyển dịch

Posts pagination

Previous page Page 1 … Page 33 Page 34 Page 35 … Page 45 Next page
  • Tạo vật sống hiệp quần
  • Tạo vật sinh động
  • Tạo Vật biết yêu thương
  • Tạo vật linh động
  • Tạo vật uyên ương
  • Tạo vật sống quây quần
  • Tạo vật đẹp xinh
  • Tạo vật mỹ miều

Tìm bài viết theo câu chữ :

Bài Mới Đăng Trong Tuần

  • Lại suy nghĩ về sự chết – Bài viết của Phùng Văn Phụng 05/13/2025
  • Nguyễn Thanh Thủy – hành trình đến Mỹ cùng 2 đứa con ‘khờ’ và di chứng 13 năm tù cải tạo 05/13/2025
  • ‘THƯƠNG’, ‘CHỌN’ – Lm. Minh Anh, Tgp. Huế 05/13/2025
  • Cựu Bí thư Bến Tre Lê Đức Thọ được giảm án, hoàn trả vàng, giữ lại Mercedes và đồng hồ tiền tỷ 05/13/2025
  • Có ít nhất 8 lý do Canada không muốn tổ quốc của mình thành tiểu bang thứ 51 của Hoa Kỳ 05/13/2025
  •  Vợ cũ của chồng thuê bằng được căn hộ cùng tầng với nhà tôi – Truyen ngan HAY 05/13/2025
  • Lễ Kính Đức Mẹ Fatima- Cha Vương 05/13/2025
  • CHÚA CHỌN AI – Lm. Antôn Nguyễn Cao Siêu, SJ 05/13/2025
  • SỤP ĐỔ VÌ CÁI SIÊU THỊ 05/13/2025
  • Ngày Lễ Mẹ (Ngày Mother Day) – Nguyễn Thế Giác 05/12/2025
  • 50 Năm Viễn Xứ | Kimmy Dương – Tỵ nạn Việt Nam, “nhận” 21 ngàn, trả 21 triệu 05/12/2025
  • ‘Giấc Mơ Mỹ’ đang hấp hối – Trúc Phương/Người Việt 05/12/2025

Bài Viết được nhiều Người đọc nhất

  • 488249293_3190320147790964_5811723882009145138_nNGHĨ KHÁC ĐI ĐỂ HẠNH PHÚC 04/05/2025 (47)
  • 489775214_3509369652705309_6315258010580728168_nMột Chuyến Bay Bình Thường Nhưng Mang Theo Câu Chuyện Không Tầm Thường- Truyện ngắn HAY 04/06/2025 (47)
  • 474240973_1131760288421251_8592717597717942419_nBỊ LỪA DỐI – (theo ANTG) – Truyện ngắn HAY 04/05/2025 (38)
  • 488959221_1383185732693116_5177489225598057235_nHÔN NHÂN KHÔNG ĐỔ VỠ CHỈ VÌ NGOẠI TÌNH, MÀ CÒN VÌ NHỮNG ĐIỀU NHỎ NHẶT MỖI NGÀY – Lm. Anmai, CSsR 04/07/2025 (34)
  • download (4)Tĩnh tâm Mùa Chay 2025 – Bài 3: Đi qua niềm đau 04/06/2025 (34)
  • luom-racVợ nhặt rác nuôi con, tìm chồng mất tích…-Truyện ngắn HAY 04/08/2025 (29)
  • Picture1Sự Khiêm Nhường và Đơn Sơ tột cùng của Đức Giáo Hoàng Phanxicô (1936 – 2025)-Tác giả: Phùng Văn Phụng 04/25/2025 (26)
  • 8680070938_3840f3ea48_b-1Chuyện Đổi Đời: Trình Diện Đi Tù – Tác giả: Phùng Văn Phụng 04/22/2025 (26)
  • HanhHuongBolentamcapĐang trong Mùa Chay ta phải làm gì? 04/06/2025 (25)
  • 488257255_1222433596553527_8450990688600603305_nCŨNG MỘT KIẾP NGƯỜI – VỀ VỚI BỤI TRO, NÊN HÃY SỐNG MỘT ĐỜI YÊU THƯƠNG – Anmai CSsR 04/14/2025 (24)
  • 492310250_9725045627540881_4547063421751041195_nGiáo hoàng Francis chỉ để lại tài sản trị giá 100 USD sau khi qua đời 04/23/2025 (23)
  • 490434439_10161325534683660_5196017615473710390_n SAO CHA LẠI GIẤU CON?- Tác giả: Nguyễn Nga- Truyện ngắn HAY 04/13/2025 (22)
  • 490749069_1084443647055245_1211740210788459374_nTỐI NAY: NGƯỜI PHỤ NỮ MỸ GỐC VIỆT ĐẦU TIÊN BAY VÀO VŨ TRỤ 04/14/2025 (22)
  • 492004198_1927213064748347_2821936583567411993_nTUỔI GIÀ, KHI THIẾU MỘT NGƯỜI BẠN ĐỜI 04/16/2025 (20)
  • downloadĐƠN SƠ ĐẾN TẬN CÙNG – MỘT CÁI CHẾT NÓI LÊN CẢ MỘT CUỘC ĐỜI-Lm. Anmai, CSsR 04/24/2025 (19)
  • thumbnailBA NỖI ĐAU KHỔ – Lm. Mark Link, S.J.  04/17/2025 (19)
  • VHNT-20-va-50-nam-4-1920×136420 năm và 50 năm vẫn nguyên vẹn giá trị Việt Nam Cộng Hòa 04/23/2025 (17)
  • 21Hiểu thêm về Mỹ và Trump 04/08/2025 (17)

Bạn đọc bốn phương

Flag Counter

BÀI VIẾT THEO THÁNG NĂM

BÀI VIẾT THEO THỂ LOẠI

Loạt Bài Mới Đăng

  • Lại suy nghĩ về sự chết – Bài viết của Phùng Văn Phụng 05/13/2025
  • Nguyễn Thanh Thủy – hành trình đến Mỹ cùng 2 đứa con ‘khờ’ và di chứng 13 năm tù cải tạo 05/13/2025
  • ‘THƯƠNG’, ‘CHỌN’ – Lm. Minh Anh, Tgp. Huế 05/13/2025
  • Cựu Bí thư Bến Tre Lê Đức Thọ được giảm án, hoàn trả vàng, giữ lại Mercedes và đồng hồ tiền tỷ 05/13/2025
  • Có ít nhất 8 lý do Canada không muốn tổ quốc của mình thành tiểu bang thứ 51 của Hoa Kỳ 05/13/2025
  •  Vợ cũ của chồng thuê bằng được căn hộ cùng tầng với nhà tôi – Truyen ngan HAY 05/13/2025
  • Lễ Kính Đức Mẹ Fatima- Cha Vương 05/13/2025
  • CHÚA CHỌN AI – Lm. Antôn Nguyễn Cao Siêu, SJ 05/13/2025
  • SỤP ĐỔ VÌ CÁI SIÊU THỊ 05/13/2025
  • Ngày Lễ Mẹ (Ngày Mother Day) – Nguyễn Thế Giác 05/12/2025
  • 50 Năm Viễn Xứ | Kimmy Dương – Tỵ nạn Việt Nam, “nhận” 21 ngàn, trả 21 triệu 05/12/2025
  • ‘Giấc Mơ Mỹ’ đang hấp hối – Trúc Phương/Người Việt 05/12/2025
  • S.T.T.D. Tưởng Năng Tiến – Phùng Cung 05/12/2025
  • BIỂU HIỆN CỦA NÔ LỆ HIỆN ĐẠI TRONG ĐỜI SỐNG XÃ HỘI – Nguyen Anh Tuan 05/12/2025
  • Người Nga và nước Nga – Tiến sĩ vật lý Nguyễn Đình Đăng 05/12/2025
  • VĂN HOÁ KHUYẾN KHÍCH – Lm. Minh Anh, Tgp. Huế 05/12/2025
  • “Thật, tôi bảo thật các ông: Tôi là cửa cho chiên ra vào. (Ga 10:7)-Cha Vương 05/12/2025
  • 50 Năm Sau Tương Lai Nào Cho VN/ Từ Thức/ Diễn Đọc Thiên Hoàng 05/11/2025
  •   ƯỚC GÌ MẸ CÓ MƯỜI TAY – CA DAO MƯỜNG – HÌNH ẢNH VCH 05/11/2025
  • TIẾNG NGƯỜI LẠ – Lm. Minh Anh, Tgp. Huế 05/11/2025
  • LIÊN LẠC
Proudly powered by WordPress