Việt Nam: ‘Thời của khiếu kiện đất đai’

Việt Nam: ‘Thời của khiếu kiện đất đai’

Thứ sáu, 15 tháng 3, 2013

nguồn:BBC

 

Các vụ khiếu kiện đất đai ở ngoại vi Hà Nội và các thành phố lớn xảy ra liên tiếp

Đến nay, những tuyên bố hùng hồn của Đảng Cộng sản Việt Nam khi lên nắm quyền, hứa hẹn thực hiện cải cách ruộng đất toàn diện, vẫn chỉ là những lời rỗng tuếch, và vấn đề đất đai vẫn chiếm phần lớn trong các khiếu kiện tới chính quyền trung ương, tạp chí Anh Bấm The Economist ấn bản Á châu ngày 16/3 có bài bình luận.

Bài báo mở đầu với việc mô tả đơn từ khiếu kiện của 57 trong tổng số 63 tỉnh thành ở Việt Nam được gửi tới đầy ắp phòng khách nhà cụ bà Lê Hiền Đức, một người đấu tranh chống tiêu cực năm nay đã ngoài 80 tuổi.

Bà Đức được dẫn lời nói “Chính phủ thu đất và nói là để đầu tư vào các dự án an sinh xã hội, nhưng tôi thì gọi đó là hành động đi cướp đất”.

Về mặt lý thuyết, nhà nước vẫn chính thức sở hữu đất đai, nhưng từ năm 1993, nhiều nông dân đã được trao quyền sử dụng đất trong thời hạn 20 năm, là một bước đột phá so với thời kỳ trước đó, thời hợp tác xã nông nghiệp.

Bài báo cho hay nhiều quan chức địa phương thu đất cho các dự án phát triển, bồi thường người dân với mức thấp hơn nhiều so với giá thị trường, và việc khiếu kiện ngày càng tăng, không khác gì Bấm tình hình ở Trung Quốc.

Giá bất động sản đã giảm, kèm theo đó là tình trạng kinh tế chững lại và các cuộc khủng hoảng ngân hàng, nhưng cuộc xung đột đất đai vẫn nhức nhối.

Tình hình đặc biệt cấp bách ở các vùng ngoại vi Hà Nội và các thành phố lớn.

Theo tạp chí The Economist thì sự chênh lệch giữa giá bất động sản và giá tiền đền bù ở những nơi này là cao nhất, khiến nhiều dân làng tiến hành biểu tình bên ngoài các trụ sở công quyền.

Thậm chí có người còn tuyệt vọng bảo vệ đất của mình bằng gạch đá, hay các vũ khí thô sơ tự tạo, như trong trường hợp gia đình ông Bấm Đoàn Văn Vươn ở Hải Phòng.

Lý do thu hồi

Việc chính quyền huy động lực lượng mạnh trấn áp gia đình ông Vươn gây phản ứng khác nhau trên mạng.

Đầu tháng Năm tới đây, Quốc hội sẽ phải quyết định về hướng xử lý khi thời hạn 20 năm được quyền sử dụng đất bắt đầu hết hạn. Người ta cho rằng quyền này sẽ được gia hạn thành 50 năm.

Trong khi đó, các tổ chức cấp viện đang thúc giục chính phủ phải thu hẹp phạm vi các loại đất mà giới chức được phép thu hồi một cách hợp pháp để sử dụng cho các dự án phát triển.

Lấy đất để làm các dự án cơ sở hạ tầng thường là lý do được xem là có thể chấp nhận được, trong bối cảnh Việt Nam đang rất cần có thêm các cảng, các con đường có chất lượng.

Nhưng quy định hiện hành cho phép giới chức địa phương Bấm thu hồi đất với các lý do tù mù và chung chung là nhằm phát triển kinh tế.

Tạp chí Economist dẫn nguồn kết quả khảo sát của Ngân hàng Thế giới nói người dân Việt Nam coi việc quản lý đất đai là lĩnh vực tham nhũng thứ nhì, chỉ sau cảnh sát giao thông mà thôi.

Thế còn nhà nông cao tuổi ở miền bắc thì nói rằng đất đai mà họ đã bỏ công sức ra bảo vệ trước quân lính Pháp, rồi quân đội Mỹ, đã bị uổng phí bởi những thử nghiệm thất bại của Đảng Cộng sản và nay lại tiếp tục bị cắt xét để người ta xây nhà chung cư.

Nhiều vụ thu hồi đất được thực hiện với lý do chung chung là nhằm phát triển kinh tế

Công an tại Hà Nội bất đắc dĩ mới để các lão nông kéo lên biểu tình bên ngoài Phủ Chủ tịch.

Nhưng các cuộc phản đối đông người ở những khu vực ngoại vi thủ đô thường trở nên bạo lực, được bàn tán rộng rãi và biến thành chủ đề chỉ trích chính phủ trên mạng.

Tại Dương Nội, ngoại thành Hà Nội, người dân đã Bấm đụng độ với cảnh sát hồi cuối tháng Giêng nhằm không cho xe ủi vào san phá mồ mả tổ tiên. Một số người đã lên văn phòng tại Hà Nội của một tờ báo của nhà nước, đề nghị họ đưa tin.

Họ cũng đã gửi hồ sơ khiếu nại tới nhờ sự giúp đỡ từ cụ bà Lê Hiền Đức, một nhà hoạt động chống tham nhũng.

The Economicst trích lời nông dân Trần Văn Sang của Dương Nội, nói ông không chấp nhận khoản đền bù nhỏ nhoi 9.000 đô la Mỹ cho mảnh đất 720 mét vuông của ông. “Đất là nguồn sống của chúng tôi,” ông nói. “Chúng tôi sẽ quyết chết để giữ đất.”

Thượng nghị sỹ Mỹ kêu gọi VN cải cách

Thượng nghị sỹ Mỹ kêu gọi VN cải cách

Thứ sáu, 15 tháng 3, 2013

nguồn: BBC

Ông John McCain thăm bảo tàng về chiến tranh Việt Nam

Ông John McCain là cựu binh cuộc chiến Việt Nam

Thượng nghị sỹ Mỹ John McCain nói Việt Nam vẫn chưa nỗ lực trong lĩnh vực nhân quyền và pháp quyền.

Ông McCain vừa có Bấm bài viết trên tờ Wall Street Journal, trong đó ông kêu gọi Việt Nam có những bước đi cải cách về hướng dân chủ.

Bài viết tựa đề “Cựu tù nhân chiến tranh nói về Việt Nam, 40 năm sau” bắt đầu bằng hồi ức của ông về ngày cuối cùng ở Việt Nam, 14/3/1973, khi ông được trả tự do về Mỹ qua đường Philippines.

Lúc đó ông McCain và các bạn tù không cho rằng họ sẽ có ngày quay trở lại Việt Nam.

Thế nhưng ông thượng nghị sỹ đã quay lại đất nước từng cầm tù ông nhiều lần.

“Việt Nam là một đất nước tươi đẹp, và người Việt Nam thật hiếu khách,” McCain nhận xét.

“Tôi hài lòng thấy rằng Hoa Kỳ và Việt Nam đã đạt được nhiều tiến bộ trong tiến trình xây dựng một quan hệ tốt, hai bên cùng có lợi…”

‘Hy vọng chỉ là hy vọng’

Tuy nhiên, vị thượng nghị sỹ tiểu bang Arizona nhận định: “Khi nói tới các giá trị mà nước Mỹ tôn thờ – như tự do, nhân quyền và pháp quyền – các hy vọng lớn của chúng tôi cho Việt Nam nói chung vẫn chỉ là hy vọng”.

“Chính quyền Hà Nội vẫn bỏ tù và ngược đãi các nhân vật bất đồng chính kiến hòa bình, các nhà báo, blogger và các nhóm thiểu số về sắc tộc và tôn giáo vì lý do chính trị.”

Theo ông McCain, Việt Nam vẫn duy trì các điều luật, như Điều 88 Bộ Luật Hình sự, vốn cho chính quyền “quyền lực gần như vô biên đối với các công dân của mình”.

“Chính phủ Việt Nam vẫn chưa có hành động dù nhỏ để chứng tỏ Việt Nam tuân thủ các quyền con người mà quốc tế công nhận, thí dụ như thông qua và thực hiện Công ước Quốc tế chống việc tra tấn.

Ông John McCain khi bị bắt ở Hà Nội

Ông John McCain đã bị bắt làm tù nhân ở Hà Nội

Dù vậy, ông thượng nghị sỹ cũng thừa nhận rằng đã có một bước tiến tích cực, khi chính phủ Việt Nam bắt đầu đối thoại với tổ chức Ân xá Quốc tế (Amnesty International) và đang có nỗ lực sửa đổi Hiến pháp để bào vệ quyền công dân tốt hơn.

Ông viết: “Các quan hệ tốt, như quan hệ Mỹ-Việt lúc này, thường dựa trên cơ sở lợi ích chung, nhưng tôi tin rằng các quan hệ đối tác tuyệt vời và lâu dài nhất lại dựa trên nền tảng của các giá trị chung”.

Thượng nghị sỹ McCain bày tỏ hy vọng rằng Việt Nam và Hoa Kỳ đang trên con đường “từ hòa giải tới tình bạn thực sự”.

“Triển vọng này là một trong những sự ngạc nhiên lớn nhất và hài lòng nhất cuộc đời tôi,” ông nói, đồng thời hứa sẽ là người bạn trung thành của Việt Nam trước các thách thức.

Mới đây, Việt Nam lên tiếng chỉ trích Hoa Kỳ vinh danh một blogger và nói Washington can thiệp vào công việc nội bộ của Việt Nam.

Nỗi trăn trở của Chúa

Nỗi trăn trở của Chúa

TRẦM THIÊN THU

nguồn:chuacuuthe.com

VRNs (15.03.2013) – Lâm Đồng – Thánh Faustina cầu nguyện: “Lạy Chúa, niềm hy vọng duy nhất của con, con xin đặt trọn niềm tín thác vào Ngài, và con biết con sẽ không thất vọng” (Nhật Ký, số 317).

Ngày 11 và 12-3-2013, Cộng đoàn LCTX Giáo hạt Gia Định đã tổ chức chuyến bác ái mùa Chay tại Trung tâm Tâm thần Trọng Đức (1), cũng gọi là Cơ sở Tình thương Trọng Đức, thuộc Gx Thanh Bình, Giáo hạt Đức Trọng, GP Đà-lạt, tọa lạc tại ấp Thánh Bình 1, xã Bình Thạnh, huyện Đức Trọng, tỉnh Lâm Đồng. Tôi chỉ là “khách mời” được cùng tham dự.

Khởi hành từ Nhà thờ Hàng Xanh lúc 6 giờ 30, chúng tôi đến Cơ sở Tình thương Trọng Đức lúc 12 giờ 30. Được biết, Trại tâm thần Trọng Đức được thành lập năm 2006, được chia thành 2 khu – khu nam và khu nữ. Số bệnh nhân 2 khu có tới gần 400 người, độ tuổi từ 14-70, đủ hoàn cảnh éo le, kể cả thất tình, và đủ dạng bệnh từ nhẹ tới nặng. Các bệnh nhân được “quy tụ” từ khắp miền trên Việt Nam, đa số là ngoại giáo, tỷ lệ bệnh nhân Công giáo chỉ chiếm 5% mà thôi. Trong số bệnh nhân tâm thần có 2 tu sĩ Công giáo và 1 ni cô. Hiện có 2 tu sĩ Dòng Chúa Cứu Thế đang thực tập tại đây, các Dòng và các Tu hội thường xuyên thay phiên nhau cử các tu sĩ đến đây thực tập “sống” với người điên.

Trước đây, hai vợ chồng anh Phanxicô Bùi Văn Thu và chị Maria Trần Thị Tươi, cả hai vợ chồng mới ngoài 50 tuổi, đã băn khoăn “nỗi trăn trở của Chúa” nên tự nguyện làm “chuyện bao đồng”. Thấy người tâm thần lang thang không nơi nương tựa, dù gia cảnh nghèo khó, nhưng anh chị Thu-Tươi động lòng trắc ẩn nên đã bàn nhau đưa họ về nuôi. Mới đầu chỉ vài người, số bệnh nhân cứ tỷ lệ thuận tăng dần theo thời gian. Một số ít bệnh nhân nặng phải “biệt giam” vì “quậy” quá!

Khi chúng ta tới thăm, chỉ gặp được chị Tươi. Chị cho biết anh Thu bận đi Đaklak để nhận một số xe lăn của các nhà hảo tâm trao tặng. Thật tiếc vì không gặp được anh vào lúc này! Chị tâm sự rằng LM NS Gioan Nguyễn Văn Minh (Gx Hiển Linh, Giáo hạt Gia Định, TGP Saigon) là linh hướng của anh chị.

Tục ngữ Việt Nam nói: “Đồng vợ, đồng chồng, tát bể Đông cũng cạn”. Thật là đúng quá! Anh chị Thu-Tươi đã có trái tim của Chúa khi “chạnh lòng thương” những người điên sống vất vưởng, và họ đang cố gắng cùng nhau “tát cạn bể khổ” để có thể bơm vào đó đầy “nước yêu thương”. Đó là thực hiện một trong Tám Mối Phúc: “Phúc thay ai xót thương người, vì họ sẽ được Chúa Trời xót thương” (Mt 5:7).

Đặc biệt là trong số những người phục vụ có cô ruột, chị ruột, vài người con và cháu của chị Tươi. Nhìn họ thì biết họ có vẻ lam lũ, chắc chắn không là đại gia, nhưng họ có trái tim của Chúa. Tôi cảm thấy họ là những vị thánh đang sống giữa cuộc đời trần gian này. Xin Chúa luôn chúc lành cho họ!

Khu bệnh nhân nam có hơn 10 người phục vụ, khu bệnh nhân nữ cũng vậy. Gần 30 người phục vụ đều tự nguyện, không một đồng lương. Mà “phục vụ là tôn vinh Thiên Chúa, vâng phục và tuyên xưng Tin Mừng của Đức Kitô” (2 Cr 9:13). Trò chuyện với họ, tôi thấy “nổi gai ốc” và khâm phục họ, vì họ thực sự can đảm, có lẽ tôi không đủ can đảm như họ. Tôi thấy mình còn dở lắm!

Những người phục vụ cho biết rằng, mỗi sáng đều phải dọn và rửa phòng vì “xú uế” được “xả” ra tứ tung, ngày nào cũng phải giặt mùng, mền, chiếu, quần áo,… Mỗi tối họ phải tắm rửa và giặt giũ cho các bệnh nhân. Một ngày như mọi ngày, những người phục vụ phải làm đủ thứ việc, nhất là phải “chịu đựng” mùi tanh tưởi và hôi thối của những “chất thải từ trong ra”. Cứ tưởng tượng cũng đủ phải khâm phục sức chịu đựng dẻo dai của những người phục vụ ở đây. Không yêu Chúa thì không thể làm được như vậy. Yêu người bình thường đã khó, yêu người điên lại càng khó gấp bội. Không khó sao được vì người điên “nóng, lạnh” thất thường hơn mưa, nắng thì tất nhiên phải chịu đựng lắm mới có thể dịu dàng với những người lúc “hiền” lúc “dữ”. Không tức giận họ cũng là một nhân đức rồi. Bạn có chịu nổi không? Tình “mến Chúa, yêu người” của những người phục vụ tại trại tâm thần này hẳn là phải là vượt trội!

Hoàng hôn buông dần. Nắng vàng võ cuối trời. Đà-lạt dần phủ sương tím lam chứa đầy mộng mơ, nhưng là mơ ước thánh thiện, và mang sắc tím của mùa Chay Thánh. Hoa cà-phê nở rộ màu trắng tinh khiết và tỏa hương thơm ngào ngạt, đó là sự thanh khiết của tình yêu thương, nhưng bên cạnh đó lại có sắc Phượng tím trầm tư khiến lòng người trăn trở về cuộc đời, về số phận con người, nhất là về cuộc Khổ Nạn của Đức Kitô, và sắc tím hoa Pensée cũng khiến người ta không thể không suy tư về một điều gì đó cao thượng, vượt lên khỏi tầm thấp của trần tục.

Xe bon nhẹ nhàng lăn bánh nhưng lại trĩu nặng nỗi niềm mùa Chay và cái lạnh của tâm hồn mới thấm hơn cái lạnh của khí hậu Đà-lạt.

Chúng tôi nghỉ đêm tại Gx Thiện Lâm (Giáo hạt Đà-lạt, GP Đà-lạt), tọa lạc trên đường Nguyên Tử Lực, P. 8, Đà-lat, Lâm Đồng (hướng từ Vườn Hoa Đà-lạt vào Thung Lũng Tình Yêu). Quản xứ là LM Giuse Trần Minh Tiến (khoảng gần 70 tuổi, nhưng vẫn khỏe mạnh), từ 31-5-1975 tới nay. LM Tiến đã chọn khẩu hiệu “Phục Vụ Trong Tin Yêu” làm kim chỉ nam theo tinh thần phục vụ của Chúa Kitô, Vị Mục Tử Tối Cao. LM Tiến luôn nêu gương trong việc xả thân phục vụ hết mình theo tinh thần công đồng Vatican II. Trò chuyện với ngài, tôi thấy có nét chân chất, cởi mở và hòa đồng.

Hôm sau, 12-3-2013, sau khi tham dự Thánh lễ, chúng tôi tới thăm các em mồ côi tại Dòng Mến Thánh Giá Khiết Tâm (gần Nhà thờ Dân tộc Camly – 1A Nguyễn Khuyến, P. 5, Đà-lạt). Hiện có 55 em mồ côi, 75% các em bị cha mẹ bỏ rơi, không nhìn nhận, nhưng các em vẫn được các Nữ tu chăm sóc và nuôi dưỡng chu đáo. Buổi sáng, hầu hết các em đi học ở trường (cấp II và cấp III) của nhà nước nên chúng tôi không gặp được.

Nhà thờ Camly có kiến trúc nhà Rông, được xây dựng năm 1960, thời ĐGM Simon Hòa Nguyễn Văn Hiền (*), với cấu trúc mái ngói đặc trưng. Đặc biệt trong nhà thờ có một tượng Đức Mẹ được đưa từ Pháp qua từ năm 1875.

Sau đó, chúng tôi về lại Trại tâm thần Trọng Đức để tham dự Thánh lễ lúc 10 giờ 30. Dâng lễ hôm nay là LM Phaolô Nguyễn Thanh Sơn (sinh 1974), phó xứ An Hòa (chính xứ là LM Giuse Nguyễn Văn Bảo). Cuối lễ có lãnh ơn toàn xá, vì Trại tâm thần Trọng Đức là nơi lãnh ơn toàn xá của GP Đà-lạt mỗi khi có Thánh lễ.

Dù đại đa số các bệnh nhân tâm thần không là Công giáo, nhưng họ vẫn tham dự Thánh lễ có thể nói là khá “nghiêm túc”, chỉ có vài bệnh nhân “đi ra, đi vô”. Cả nam và nữ, các bệnh nhân đều biết làm dấu, thuộc lòng nhiều kinh và nhiều bài thánh ca, đặc biệt là họ đọc Kinh Lạy cha rất “sành điệu”.

Chị Tươi cho biết giờ sinh hoạt của trại: Hằng ngày, các bệnh nhân đọc kinh 4 lần. Sáng dậy lúc 4 giờ 30, sau đó lần Chuỗi Mân Côi mùa Vui rồi ăn sáng, 10 giờ lần Chuỗi Mân Côi mùa Thương; buổi trưa ăn rồi đi ngủ; 14 giờ lần Chuỗi LCTX, 17 giờ lần Chuỗi Mân Côi mùa Mừng; sau đó tắm rửa và ăn, 20 giờ đi ngủ.

Năm nào cũng có những bệnh nhân xuất trại, nhiều người khỏi hẳn, chỉ một số ít phải trở lại để được “điều trị”. Thuốc men nào có là bao, chẳng đáng gì, chủ yếu là “thuốc thánh” mà thôi.

Phúc Âm của Thánh lễ ngày thứ Ba sau Chúa nhật IV mùa Chay là trình thuật Tin Mừng theo Thánh sử Gioan, nói về một người đau ốm đã 38 năm được Chúa Giêsu chữa lành.

Gần Cửa Chiên, có một hồ nước, tiếng Híp-ri gọi là Bết-da-tha. Nhiều người đau ốm, đui mù, què quặt, bất toại nằm la liệt ở đó, chờ cho nước động, vì thỉnh thoảng có thiên thần Chúa xuống hồ khuấy nước lên. Khi nước khuấy lên, ai xuống trước, thì dù mắc bệnh gì đi nữa, cũng được khỏi. Có một người đau ốm đã 38 năm. Đức Giêsu thấy anh ta nằm đấy và biết anh sống trong tình trạng đó đã lâu, Ngài lại gần và hỏi: “Anh có muốn khỏi bệnh không?” (Mt 5:6). Nghe vậy, chắc hẳn anh sướng rơn nên đáp ngay, nhưng với giọng buồn buồn: “Thưa Ngài, khi nước khuấy lên, không có người đem tôi xuống hồ. Lúc tôi tới đó, thì đã có người khác xuống trước mất rồi!” (Mt 5:7). Thật tội nghiệp! Đức Giêsu bảo: “Anh hãy trỗi dậy, vác chõng mà đi!” (Mt 5:8). Khỏe re, khỏi phải lết xuống hồ. Thế là anh ta liền được khỏi bệnh, vác chõng và đi ngon lành.

Chắc chắn những bệnh nhân tâm thần kia cũng muốn được lành, nhưng họ điên nên chẳng phân biệt được điều gì. Chúa cũng hỏi chính mỗi chúng ta, và hẳn là chúng ta cũng muốn khỏi bệnh – tinh thần và thể lý. Nhưng vấn đề là chúng ta có thành tâm và cố gắng hay không, như nhà ngụ ngôn La Fontaine (La Phông-ten) nói: “Hãy tự giúp mình trước, rồi trời sẽ giúp sau”. Thiên Chúa muốn tạo cơ hội cho chúng ta lập công, chứ Ngài chữa thì được ngay, chỉ là “chuyện nhỏ”.

Chúng ta không điên khùng theo nghĩa bệnh thể lý, nhưng đôi khi chúng ta lại điên khùng về nghĩa bệnh tâm linh, bệnh linh hồn. Người Do-thái thấy Chúa Giêsu chữa bệnh trong ngày Sa-bát, họ tìm cách bắt bẻ và muốn hại Ngài. Nhưng Ngài đã lánh đi. Tình trạng ghen ghét vì thấy người khác hơn mình cũng thường xảy ra trong chúng ta, ngay trong các hội đoàn và giáo xứ. Hãy cẩn trọng!

Sau đó, Đức Giêsu gặp người ấy trong Đền Thờ và nói: “Này, anh đã được khỏi bệnh. Đừng phạm tội nữa, kẻo lại phải khốn hơn trước!” (5:15). Đó cũng là lời cảnh báo với mỗi chúng ta, không trừ ai. Quả thật, trong mỗi chúng ta vẫn còn những “núi đồi” kiêu ngạo, những “thung lũng” tham lam, những “hố sâu” ghen ghét,… Đó là những thứ khiến chúng ta xa cách Thiên Chúa và không thể đến với tha nhân.

Xin mở ngoặc: Khi ở bên khu nam, chúng tôi thấy có một số Phật tử cũ góp chung tiền của để cho các bệnh nhân mỗi người một tô lớn đầy bún chay. Các bệnh nhân vừa ăn vừa trò chuyện rất vui vẻ, có em còn ca cải lương rất “mùi”, xuống xề rất điệu nghệ, giọng ca khỏe và khá hay.

Cũng nên nói thêm, trong chuyến đi bác ái mùa Chay lần này có 2 nữ Phật tử cùng đồng hành với Cộng đoàn LCTX Giáo hạt Gia Định. Họ tâm sự: “Tôi không có đạo, nhưng tôi tin có Chúa ngự trên cao. Tôi làm việc bác ái vì những người nghèo và bệnh nhân là hiện thân của Chúa, giúp họ là giúp Chúa, mai mốt Chúa sẽ rước tôi về”. Những lời chia sẻ thật thâm thúy, chắc chắn Chúa rất hài lòng và chúc lành cho họ.

Luật Chúa rất đơn giản và ngắn gọn: “Anh em hãy yêu thương nhau như Thầy đã yêu thương anh em” (Ga 15:12). Chữ “nhịn nhục” của Công giáo hay thật. Khi “nhịn” thì “nhục” lắm, nhưng là “cái nhục thánh thiện”, chính Chúa Giêsu đã “nhịn” và bị “nhục” đến tột cùng. Luật yêu xem chừng đơn giản mà thực hành lại quá nhiêu khê và khó khăn lắm! Do đó mới cần phải không ngừng nỗ lực, và “xé lòng chứng đừng xé áo” (Ge 2:13). Yêu tha nhân là yêu Chúa, đến với tha nhân là đến với Chúa. Đó cũng là sống đức tin và sống mùa Chay vậy!

TRẦM THIÊN THU

(1) Quý vị hảo tâm có thể liên lạc qua email: cstinhthuongtrongduc@gmail.com

(2) ĐGM Simon Hòa Nguyễn Văn Hiền (1906-1973), giám mục tiên khởi của GP Đà-lạt, thụ phong linh mục tại Rôma ngày 21-12-1935, tấn phong giám mục ngày 30-11-1955, giám mục chính tòa Đà-lạt ngày 24-11-1960.

Người ăn xin và chiếc nhẫn kim cương

Người ăn xin và chiếc nhẫn kim cương

07/03/2013

nguồn:thanhlinh.net

Người ăn xin trả lại chiếc nhẫn cưới kim cương tính đến nay ngày 6/3/2013 được ủng hộ 177.860 USD

Các nhà hảo tâm khắp thế giới đang mở bóp góp tiền ủng hộ một người ăn xin vô gia cư chân thật – người đã trả chiếc nhẫn đính hôn kim cương cho chủ nhân của nó, khi người phụ nữ này vô tình đánh rơi trong cái ly xin tiền của ông.

Chia sẻ trên đài CNN, bà Sarah Darling cho biết: “Tôi thật sự cảm thấy may mắn ngay lúc này khi tôi có chiếc nhẫn này. Tôi đã yêu mến chiếc nhẫn trước đây, Tôi yêu mến nó nhiều và giờ đây tôi càng yêu nó nhiều hơn nữa.”. Darling, sống tại thành phố Kansas, Missouri, nói bà rất buồn rầu khi phát hiện mình đã làm mất chiếc nhẫn. Bà hầu như chưa bao giờ tháo nhẫn ra, nhưng khi bị hơi ngứa khiến bà tháo nhẫn ra và bỏ vào trong bóp nhỏ đựng tiền lẻ và kéo khoá lại.

Sau đó, bà đã vô tình trút hết những gì trong bóp ấy vào chiếc ly xin tiền của ông Billy Ray Harris – một người ăn xin vô gia cư thường sống ẩn náu dưới một cây cầu ở quê nhà của bà. Cho đến hôm sau, bà mới phát hiện ra chiếc nhẫn của mình đã không còn nữa.

“Thật là thê thảm. Đó là một cảm giác mất mát lớn lao. Nó rất có ý nghĩa đối với tôi vượt trên cả giá trị về vật chất”.

Darling quay lại tìm ông Harris, nhưng ông không còn ở đó. Ngày tiếp theo, bà quay trở lại và đã gặp ông. Cô nói, tôi đã hỏi liệu ông ấy còn nhớ tôi không, nhưng tôi nghĩ là tôi đã cho ông một vật rất quý đối với tôi.

Ông trả lời: “Có phải chiếc nhẫn không?. Tôi có nó và giữ nó cho bà đây”. Bà rất đổi kinh ngạc.

Để tỏ lòng biết ơn với người ăn xin tốt bụng và ngay thật này, Darling và chồng đã lập ra một trang mạng để quyên góp tiền ủng hộ cho ông. Quỹ từ thiện này sau đó đã nhận được rất nhiều lời khen ngợi và tấm lòng hảo tâm đóng góp của nhiều người.

Chris và Mel từ Brentwood, nước Anh, đã ủng hộ 20 USD. Viết trên trang giveforward.com – trang web quyên góp tiền ủng hộ, họ chia sẻ: “Trong cuộc sống những gì ta cho đi sẽ quay trở lại. Này Billy, hành động tử tế của ông cho dù ông đang ở trong tình cảnh hết sức khó khăn đã chứng minh rằng vẫn còn có sự khiêm tốn trong thế giới này.

Ophelia Wong Zen-na, đóng góp 10 USD và viết: “Tôi ở Singapore và thật sự rất cảm phục sự chân thật của ông”. Brian Paul cũng cho 10 USD và nói: “Nếu tôi không bị thất nghiệp, tôi đã cho nhiều hơn, thế nhưng tôi cảm thấy thách đố phải làm một điều gì. Billy Harris đã làm tốt nhất có thể để trở nên điều mà ông ước mơ mình sẽ là. Không bao giờ trễ cả. Xin Chúa chúc phúc cho ông, và cám ơn ông đã không bao giờ đánh mất phẩm chất của mình cho dù trong hoàn cảnh khó khăn”.

Đến nay, một tuần sau khi phát động chiến dịch quyên góp, đã có hơn 3400 sự đóng góp với tổng số tiền lên tới gần 95.000 USD (ngày loan tin cách đây hơn 1 tuần). Toàn bộ số tiền mà các nhà hảo tâm đóng góp sẽ được trao trực tiếp cho ông Billy Ray Harris sau chiến dịch từ thiện dài 90 ngày. Chồng của Darling, Bill Krejci gọi đó là “điều không tưởng” nhưng có thật.

Krejci đã gặp gỡ Harris để thông báo về khoản từ thiện đó và tìm hiểu về cuộc sống của ông. Họ đã cùng nhau sửa chiếc xe đạp của Harris.

Tâm sự trên trang web, Krejci viết: “Chúng tôi đã nói nhiều về những kỷ niệm liên quan đến chiếc nhẫn của gia đình tôi và những đóng góp. Tôi nói một ngày không xa trong tương lai, vợ chồng tôi sẽ trao chiếc nhẫn đó cho con gái. Chúng tôi cũng đã nói tới sự phản hồi tích cực rất cuồng nhiệt về sự kiện này”. Harris nói với Krejci là ông đã tìm được chỗ ở an toàn và ổn định.

Phóng viên CNN hỏi về sự nổi tiếng sau khi trả lại chiếc nhẫn kim cương, Harris cho biết: “Tôi thích điều đó nhưng tôi không nghĩ là tôi xứng đáng. Điều tôi thực sự cảm thấy thích là thế giới này sẽ hành sử ra sao khi một người trả lại cái mà không phải là của họ và tất cả những điều ấy đã xảy ra”.

Về phần mình, Darling nói: “Tôi rất biết ơn những gì ông ấy đã làm. Với nhiều người khác có lẽ họ đã giữ chiếc nhẫn ấy rồi hay cũng có thể đã bán đi lấy tiền. Tôi thật sự hy vọng sự bất cẩn của tôi lúc đó sẽ mang đến điều thật tốt đẹp cho cuộc sống của Billy”.

Bạn thân mến,

Mùa Chay đọc câu chuyện của ông Billy Harris vô gia cư nghèo nàn trả lại chiếc nhẫn cưới kim cương cho chủ nhân của nó, tôi thầm đấm ngực ăn năn (đấm 3 lần), vì tôi thường có thành kiến không mấy tốt về những người ăn xin, nhất là người da đen nghèo nàn. Thành kiến này bắt nguồn từ những tệ nạn xã hội do người da đen gây ra loan tải trên các cơ quan truyền thông. Đi qua những khu cư dân da đen tồi tệ, tim tôi đập thình thịch và tôi chỉ muốn mau mau thoát ra khỏi khu ấy thì mới an tâm. Quả thật, da ông Billy đen nhưng lòng ông không đen chút nào, mà còn trắng hơn lòng của tôi, người có làn da trắng hơn ông, có đầy đủ vật chất hơn ông. Tôi thật khâm phục sự công chính của ông khi ông đang ở trong hoàn cảnh hết sức khó khăn, và có lẽ cả đời của ông cũng không sao mua được chiếc nhẫn mà ông đang có; thế nhưng ông đã không giữ lấy cho mình.

Nếu là Billy trong hoàn cảnh khốn khổ như thế, không biết đã có mấy ai tốt bụng như ông. Ông còn để lại bài học về sự khiêm nhường khi ông nói ông không xứng đáng được dư luận chú ý tới về việc làm cao quý của ông.

Tính đến hôm nay, số tiền người từ khắp nơi trên thế giới đóng góp ủng hộ ông đã lên tới $177860 USD (gần 2 trăm ngàn đô la). Đây quả là phần thưởng rất lớn về vật chất cho tấm lòng ngay thật hiếm có của ông. Hành động của ông còn để lại một ấn tượng tốt có ảnh hưởng về tâm linh cho những người đang sống chỉ mong chiếm đoạt những gì không thuộc về mình. Đọc tin tức về ông, tôi ngậm ngùi cho tình trạng xã hội bất ổn tại Việt Nam, nơi đang xảy ra nhiều những vụ cướp bóc của cải gây chấn thương, lấy đi sinh mạng của nhiều người.

Câu chuyện của Billy trả lại chiếc nhẫn làm cho tôi nhớ lại câu chuyện của Ladarô trong Thánh Kinh Luca 16:19-31:

“Có một nhà phú hộ kia mặc toàn gấm vóc, lụa là, ngày ngày yến tiệc linh đình.   Lại có một người hành khất tên là Lazarô, nằm bên cổng nhà ông đó, mình đầy ghẻ chốc, ước được những vụn bánh từ bàn ăn rớt xuống để ăn cho đỡ đói, nhưng không ai thèm cho.  Những con chó đến liếm ghẻ chốc của người ấy.  Nhưng xảy ra là người hành khất đó chết và được các thiên thần đem lên lòng Abraham.  Còn nhà phú hộ kia cũng chết và được đem chôn.  Trong hỏa ngục phải chịu cực hình, nhà phú hộ ngước mắt lên thì thấy đàng xa có Abraham và Lazarô trong lòng Ngài.  Liền cất tiếng kêu la rằng:  “Lạy cha Abraham, xin thương xót tôi và sai Lazarô nhúng đầu ngón tay vào nước để làm mát lưỡi tôi, vì tôi phải quằn quại trong ngọn lửa này.”  Abraham nói lại:  “Hỡi con, suốt đời con, con được toàn sự lành, còn Lazarô gặp toàn sự khốn khổ.  Vậy bây giờ Lazarô được an ủi ở chốn này, còn con thì chịu khốn khổ.  Vả chăng, giữa các ngươi và chúng tôi đây đã có sẵn một vực thẳm, khiến những kẻ muốn từ đây qua đó, không thể qua được, cũng như không thể từ bên đó qua đây được.”  Người đó lại nói:  “Đã vậy, tôi nài xin cha sai Lazarô đến nhà cha tôi, vì tôi còn năm người anh em nữa, để ông bảo họ, kẻo họ cũng phải sa vào chốn cực hình này.”  Abraham đáp rằng:  “Chúng đã có Môisen và các tiên tri, chúng hãy nghe các ngài.”  Người đó thưa:  “Không đâu, lạy cha Abraham!  Nhưng nếu có ai trong cõi chết hiện về với họ, thì ắt họ sẽ hối cải.”  Nhưng Abraham bảo người ấy:  “Nếu chúng không chịu nghe Môisen và các tiên tri, thì cho dù kẻ chết sống lại đi nữa, chúng cũng chẳng chịu nghe đâu.”

Câu chuyện dụ ngôn Lazarô và người phú hộ không chỉ phản ảnh thực trạng xã hội vào thời đại của Chúa Giêsu, mà còn cả trong xã hội chúng ta đang sống ở thế kỷ thứ 21. Thời đại của nền văn minh vượt bực, thời đại của phát minh điện toán a-còng @, nhưng vẫn còn đó hai giai cấp giàu sang và nghèo nàn. Người giàu thì lại giàu thêm, giàu quá mức, đến cả cái phôn cũng được mạ vàng để cầm nói chuyện cho sướng. Và ngược lại, người nghèo thì lại nghèo quá nghèo, cái gì cũng không có, đến nỗi chết không có hòm mà chôn. Sự bình đẳng giữa hai gia cấp giàu nghèo chỉ được tìm thấy nơi nấm mộ sâu trong lòng đất, và công lý chỉ được tìm thấy ở bên kia ngưỡng cửa cuộc đời.

Câu chuyện của Billy và Darling xảy ra trong Mùa Chay 2013 là tấm gương sống Mùa Chay ý nghĩa và hấp dẫn hơn bao giờ hết, một hành động bác ái tuyệt vời. “Bóp bác ái” của bà Darling mở ra dốc hết những gì có vào “cái ly chân thật” của Billy đã đánh động và làm thức tỉnh hàng ngàn trái tim trên thế giới. Câu nói của Thánh Phaolô “Cho thì có phúc hơn là nhận” thật có ý nghĩa khi một trái tim sống ngay thật và một tấm lòng biết mở rộng để cho đi.

Lạy Chúa, xin cho con một trái tim khiêm nhường và biết cho đi.

Minh Châu

Phản ứng của thế giới trước tin có giáo hoàng mới

Phản ứng của thế giới trước tin có giáo hoàng mới
Người dân vui mừng khi nhìn thấy khói trắng bắt đầu xuất hiện, báo tin Giáo hoàng mới đã được chọn.

Người dân vui mừng khi nhìn thấy khói trắng bắt đầu xuất hiện, báo tin Giáo hoàng mới đã được chọn.

13.03.2013

nguồn:VOA

Tổng thống Argentina, bà Cristina Kirchner nói rằng “chúng tôi chúc mừng Ngài thực hiện sứ mạng mục vụ hiệu quả.” Bà cho biết “trách nhiệm to lớn đã đặt lên hai vai của Ngài để mưu tìm công lý, bình đẳng, tình huynh đệ và hòa bình cho nhân loại.”

Tổng thống Hoa Kỳ Barack Obama gửi lời chúc mừng nồng nhiệt đến vị “giáo hoàng đầu tiên của châu Mỹ,” và gọi Đức Giáo Hoàng Phanxicô là “nhà vô địch tranh đấu cho người nghèo và những người cô thế nhất trong chúng ta.” Tổng thống Obama cũng nói rằng sự chọn lựa này “nói lên sức mạnh và sự sinh động của một khu vực ngày càng định hình cho thế giới chúng ta.”

Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc Ban Ki-moon hy vọng có dịp hợp tác với Tòa Thánh dưới “tài lãnh đạo khôn ngoan” của Đức Giáo Hoàng Phanxicô.

Hai nhà lãnh đạo châu Âu, Herman Van Rompuy và Jose Manuel Barroso, cầu chúc tân giáo hoàng “một nhiệm kỳ lâu dài và đầy ơn phúc.”

Thủ tướng Anh David Cameron và Tổng thống Pháp Francois Hollande cũng ca ngợi và gửi lời chúc mừng. Thủ tướng Cameron gọi thứ Tư là “ngày trọng đại” của các tín hữu Công giáo toàn thế giới.

Tiểu sử Đức Tân Giáo Hoàng Phanxicô Đệ Nhất

Tiểu sử Đức Tân Giáo Hoàng Phanxicô Đệ Nhất


Đặng Tự Do

3/13/2013                                      nguồn: vietcatholic.net

Đức Tân Giáo Hoàng Phanxicô Đệ Nhất, vị Giáo Hoàng thứ 266 của Giáo Hội Công Giáo, được bầu trong lần bỏ phiếu thứ 5 vào ngày 13 tháng Ba năm 2013, năm nay 76 tuổi và sẽ mừng sinh nhật thứ 77 vào tháng 12 tới đây. Ngài nguyên là Đức Hồng Y Jorge Mario Bergoglio, sinh ngày 17 tháng 12 1936.

Ngài sẽ đi vào lịch sử như là vị Giáo Hoàng đầu tiên được sinh ra ở châu Mỹ.

Ngài là Tổng Giám Mục của Buenos Aires từ năm 1998 và đã được Chân Phước Giáo Hoàng Gioan Phaolô II nâng lên hàng Hồng Y vào ngày 21 tháng Hai năm 2001 cùng trong một nghi lễ tấn phong Hồng Y với Đức Cố Hồng Y Phanxicô Xaviê Nguyễn Văn Thuận của Việt Nam.

Đức Tân Giáo Hoàng Jorge Bergoglio được sinh ra tại Buenos Aires, trong một gia đình có năm người con của một công nhân đường sắt người Ý. Sau khi học tại chủng viện Villa Devoto, ngài gia nhập Dòng Tên vào ngày 11 tháng Ba năm 1958. Ngài hoàn thành cử nhân triết học tại Đại Học Maximo San José ở San Miguel, và sau đó giảng dạy văn học và tâm lý học tại hai trường Inmaculada ở Santa Fe, và Salvador ở Buenos Aires. Ngài được Đức Tổng Giám Mục José Ramón Castellano phong chức linh mục vào ngày 13 tháng 12 năm 1969. Ngài tiếp tục khoa triết học và thần học tại San Miguel và trở thành giáo sư thần học.

Dòng Tên đã bầu ngài làm Giám Tỉnh Á Căn Đình từ năm 1973 đến 1979 vì danh tiếng về tài lãnh đạo của ngài. Năm 1980, ngài trở thành giám đốc chủng viện San Miguel, nơi ngài đã được đào tạo. Ngài phục vụ trong cương vị đó cho đến năm 1986 trước khi sang Đức hoàn thành luận án tiến sĩ và trở về quê hương của mình để phục vụ như là cha giải tội và linh hướng tại Córdoba.

Ngài thay Đức Hồng Y Quarracino vào ngày 28 tháng 2 năm 1998 trong chức vụ Tổng Giám Mục thủ đô Buenos Aires. Ngài cũng đồng thời được bổ nhiệm là Đấng Bản Quyền cho người Công Giáo Đông Phương ở Á Căn Đình.

Ngày 21 tháng Hai năm 2001, Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II tấn phong Hồng Y cho ngài với Hiệu Tòa là nhà thờ Thánh Robert Bellarmino.

Ngài đã được bổ nhiệm vào một số vị trí trong Giáo Triều Rôma như Thánh Bộ Giáo sĩ, Thánh Bộ Phụng Tự và Kỷ Luật Bí Tích, Thánh Bộ Đời Sống Tận Hiến và các Tu Hội Tông Đồ. Ngài cũng là một thành viên của Ủy ban châu Mỹ La tinh và Hội đồng gia đình.

Đức Hồng Y Bergoglio nổi tiếng với sự khiêm tốn cá nhân, mạnh mẽ bảo vệ các học thuyết Giáo Hội và dấn thân cho công bằng xã hội. Ngài sống trong một căn nhà nhỏ, chứ không phải tại nơi cư trú nguy nga của giám mục.

Dù là Hồng Y, ngài thường sử dụng các phương tiện giao thông công cộng, và tự mình nấu ăn cho mình.

Sau cái chết của Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II, Đức Hồng Y Bergoglio, đã được nhiều người coi là một ứng viên sáng giá vào ngôi Giáo Hoàng vào năm 2005.

Hồng y Bergoglio của Argentina được bầu làm Giáo hoàng mới( VOA)

Tân Giáo Hoàng là người Argentina ( Báo Người Việt)

Tân Giáo hoàng và Việt Nam

Tân Giáo hoàng và Việt Nam

Thứ tư, 13 tháng 3, 2013

nguồn: BBC

Các lãnh đạo Việt Nam thăm Tòa Thánh nhưng quan hệ không biến chuyển gì

Giữa lúc các lãnh đạo Thiên Chúa giáo trên thế giới đang họp để bầu tân Giáo hoàng, người đứng đầu chương trình tiếng Việt của Vatican nói cửa vào Tòa Thánh luôn rộng mở với các lãnh đạo Việt Nam bất kể ai là Giáo hoàng.

Linh mục Trần Đức Anh, người đã hai lần phụ trách đưa tin tức của Ban tiếng Việt, đài Vatican về bầu chọn người đứng đầu Tòa thánh, nói quan hệ Việt Nam – Tòa Thánh phụ thuộc chủ yếu vào Hà Nội.

“Cái nguyên tắc của Tòa Thánh của các vị Giáo hoàng là tiếp tất cả các vị nào yêu cầu,”

“Thành ra kể cả Fidel Castro hay phía các chính phủ mà các nước Tây Phương không muốn tiếp thì bên này Giáo hoàng sẵn sàng tiếp.”

“Đó là nguyên tắc của các vị Giáo hoàng.”

“Sở dĩ các vị lãnh đạo nhà nước Việt Nam qua bên này là có sự thay đổi của nhà nước Việt Nam,”

“Có thể phía nhà nước Việt Nam nghĩ rằng phải mở rộng ra, tiếp xúc với các nước, các tổ chức trên thế giới.”

Trong thời gian tám năm trị vị của Giáo hoàng Benedict 16, ông Nguyễn Tấn Dũng đã trở thành thủ tướng đầu tiên của Việt Nam từng tới thăm Vatican và gặp Giáo hoàng hồi năm 2007.

Tới tháng 12/2009, Chủ tịch Nguyễn Minh Triết cũng đã có chuyến thăm và gặp gỡ tương tự.

 

“Có thể ngay cái chuyện Ngài chọn tên người ta cũng có thể biết sơ sơ đường hướng của ngài. Rồi trong lễ khai mạc sứ vụ Ngài thường nói ra hướng đi của Ngài”

Đầu năm nay Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng cũng đã hội kiến Giáo hoàng.

Trong khi đó trong suốt 27 năm cầm quyền của Giáo hoàng trước đó, John Paul II, không có chuyến viếng thăm cao cấp tương tự nào từ Hà Nội tới Vatican.

Tên và thông điệp

Linh mục Trần Đức Anh cũng nói người ta có thể biết về đường hướng của Giáo hoàng mới dựa vào tên hiệu Ngài chọn và vào bài phát biểu mở đầu cho nhiệm kỳ.

“Vị nào lên làm Giáo hoàng cũng lấy sách Phúc âm theo luật Chúa làm tiêu chuẩn hành động, dĩ nhiên mỗi vị có sắc thái riêng.”

“Có thể ngay cái chuyện Ngài chọn tên người ta cũng có thể biết sơ sơ đường hướng của Ngài,”

“Rồi trong lễ khai mạc sứ vụ Ngài thường nói ra hướng đi của Ngài.”

Linh mục Anh giải thích thêm:

“Trường hợp của Giáo hoàng Benedict XVI, chính Ngài giải thích tại sao Ngài chọn tên [của mình] – tại vì Giáo hoàng Benedict VI là người dấn thân rất nhiều cho việc kiến tạo hòa bình.

“Giáo hoàng Benedict XVI nói rằng Ngài cũng muốn đi theo đường hướng đó, đóng góp vào xây dựng hòa bình không những cho thế giới mà cả cho cộng đoàn giáo hội và những cộng đoàn nhỏ hơn nữa.

“Đức Giáo hoàng Benedic XV [trị vì] từ 1914-1922 giữa lúc diễn ra Thế Chiến I, Ngài đóng góp rất nhiều cho hòa bình.”

Về người tiền nhiệm của Giáo hoàng Benedict XVI, Linh mục Anh nói Giáo hoàng John Paul II muốn nối tiếp sự nghiệp của hai người tiền nhiệm Paul XI, người chỉ làm Giáo hoàng 34 ngày và John XXIII.

 

Việt Nam có số tín đồ Công giáo đông thứ nhì châu Á, chỉ sau Philippines

Linh mục Trần Đức Anh cũng nói Giáo hoàng John Paull II đã có nhiều công trong cải tổ Giáo hội, thúc đẩy đối thoại liên tôn và xây dựng hòa bình trên thế giới.

Hiện Vatican và Hà Nội vẫn chưa có quan hệ ngoại giao và Giáo hội Công giáo ở Việt Nam gần đây bắt đầu lên tiếng về các vấn đề chính trị, sau khi đã nhiều lần bày tỏ quan điểm về các chủ đề xã hội.

Hôm 01/03, Hội đồng Giám mục Việt Nam bày tỏ bất đồng với Điều 4 Hiến pháp 1992 về quyền lãnh đạo độc tôn của Đảng Cộng sản trong một kiến nghị nhân dịp lấy ý kiến sửa đổi Hiến pháp.

Hội đồng Giám mục cũng nêu lên những mâu thuẫn, bất hợp lý trong cơ cấu chính trị tại Việt Nam và những hậu quả của cơ chế đó với người dân và đất nước.

RSF gọi VN là ‘kẻ thù của internet’

RSF gọi VN là ‘kẻ thù của internet’

thứ ba, 12 tháng 3, 2013

nguồn: BBC

Phóng viên không Biên giới

Phóng viên không Biên giới ra phúc trình nhân ngày chống kiểm duyệt mạng

Tổ chức Phóng viên không Biên giới (RSF) nói Việt Nam nằm trong 5 quốc gia theo dõi internet một cách nghiêm ngặt nhất.

Bốn nước kia là Syria, Trung Quốc, Iran và Bahrain.

RSF cũng kêu gọi ngừng bán các công cụ theo dõi mạng cho các nước đang đàn áp bất đồng chính kiến.

Phúc trình mới mang tên ” Bấm Kẻ thù của internet“, chuyên đề theo dõi (surveillance), được RSF đưa ra đúng ngày 12/3 – ngày Thế giới chống kiểm duyệt mạng.

RSF cũng nêu danh 5 công ty: Gamma, Trovicor, Hacking Team, Amesys và Blue Coat là đã giúp các chính phủ kiểm soát mạng internet.

Bấm Việt Nam đứng thứ năm về theo dõi và kiểm duyệt mạng, với nhận xét: hệ thống mạng ở Việt Nam tuy chất lượng còn yếu nhưng vẫn bị chính quyền kiểm soát chặt chẽ.

Phúc trình của RSF viết: “31 người sử dụng internet hiện đang bị cầm tù và các cà phê internet bị kiểm soát chặt chẽ, người dùng (theo quy định) phải xuất trình giấy tờ trước khi vào mạng”.

Theo dõi chặt

RSF nhận xét rằng tại Việt Nam, các nhà cung cấp dịch vụ đóng vai trò quan trọng trong việc kiểm soát và theo dõi người sử dụng mạng.

Các nhà cung cấp chặn các website mà chính phủ không hài lòng.

Theo RSF, các nhà cung cấp dịch vụ có thể tự quyết định chặn các website nào mà không phải thống nhất với hãng khác. Thí dụ VNPT chặn Facebook, nhưng một số nhà cung cấp khác thì lại không.

Tổ chức nghiên cứu OpenNet Initiative năm 2012 đưa ra một danh sách các website bị chặn ở Việt Nam, bao gồm nhiều báo, blog cả trong nước lẫn nước ngoài, cùng các website mang thông tin nhân quyền và đối lập.

Kiểm duyệt và theo dõi gắt gao hơn Việt Nam có Syria, Trung Quốc, Iran và Bahrain.

Tại Syria, nơi có 5 triệu người sử dụng internet, 22 nhà báo và 18 người sử dụng internet bị bỏ tù.

Trung Quốc trong khi đó có mạng lưới kiểm duyệt internet rộng lớn nhất.

RSF nhắc tới hệ thống tường lửa đồ sộ và tinh vi, vốn được gọi là “Trường thành” của Bắc Kinh.

Phúc trình nói: “Trung Quốc bỏ tù con số người làm thông tin và báo chí nhiều hơn bất cứ quốc gia nào khác”.

“Ngày nay, 30 nhà báo và 69 công dân mạng đang ngồi tù.”

RSF kêu gọi cấm bán các thiết bị theo dõi mạng cho các nước vi phạm bị liệt kê trong danh sách ‘Kẻ thù của internet’.

Tổ chức này cho rằng không thể trông đợi các công ty tự nguyện làm công việc này mà các chính phủ phải can thiệp và có chế tài.

Cuba: Một nhà dân chủ tuyên bố ra báo độc lập

Cuba: Một nhà dân chủ tuyên bố ra báo độc lập

Blogger Yoani Sanchez phát biểu trong hội nghị Hiệp hội Báo chí Liên châu Mỹ Inter American Press Association tại Puebla ngày 9/3/2013.

Blogger Yoani Sanchez phát biểu trong hội nghị Hiệp hội Báo chí Liên châu Mỹ Inter American Press Association tại Puebla ngày 9/3/2013.

REUTERS/Imelda Medina

Tú Anh

nguồn:RFI

Trong một động thái thách thức chế độ La Habana, phóng viên dân báo Yoani Sanchez tuyên bố sẽ phát hành một tờ báo độc lập với hệ thống truyền thông do nhà nước kiểm soát. Được công luận ngoài nước biết đến như một nhà dân báo Cuba kiên quyết, Yoani Sanchez, 37 tuổi tuyên bố như trên tại Mêhicô trong chuyến xuất ngoại đầu tiên trong đời.

Trong cuộc họp báo bên lề hội nghị của Hiệp hội Báo chí Liên châu Mỹ Inter American Press Association tại Puebla, Mêhicô Chủ nhật 10/03/2013, blogger Cuba Yoani Sanchez tuyên bố : « Tôi đã nói với rất nhiều người và giờ đây tôi thông báo với chính phủ nước tôi là tôi sẽ về Cuba và ra một tờ báo độc lập ».

Nhà nữ phóng viên dân báo Cuba khẳng định « không ai có thể ngăn chận được quyết tâm » của bà mặc dù phát hành một tờ báo độc lập tại Cuba bị xem là « phi pháp » theo luật hiện hành. Nguyện vọng của Yoani Sanchez là đem lại « tia sáng cho một nước Cuba bị kiểm duyệt , bị bịt miệng, bị tách ly ra khỏi phần còn lại của thế giới và đặt biệt là cho người dân Cuba bị cấm đoán thông tin ».

Tác giả của những bài xã luận phê phán chế độ áp bức gây khó khăn cho đời sống hàng ngày của người dân Cuba cho biết bà nhận được hậu thuẫn của rất nhiều người có khả năng và tâm huyết thực hiện một tờ báo ngoài luồng kiểm duyệt.

Nữ Blogger Cuba này nhận định chính sách « cải cách » của chủ tịch Raul Castro chỉ là giải pháp « tuyệt vọng » vì chế độ bị đặt vào chân tường. Khi hay tin tổng thống Hugo Chavez qua đời, bà thẩm định rằng Venezuela sẽ không ủng hộ Cuba như trước và sẽ làm cho La Habana phải cải cách nhiều hơn, giảm bớt quốc doanh và mở rộng lãnh vực kinh tế cho tư nhân.

Năm 2008, tuần báo Times xếp Yoani Sanchez vào danh sách 100 nhân vật có ảnh hưởng lớn nhất trên thế giới năm 2008. Năm ngoái, rút kinh nghiệm sau nhiều lần bị bắt, bà đưa ra một phương châm : ” không sợ hù dọa, không xiêu lòng trước lời ngon ngọt và không ký bất kỳ văn kiện nào ».

Ngày 18/02/2013, blogger từng bị công an bắt giam, bao vây quản chế, và sau khi vất vả đòi được cấp hộ chiếu dựa theo luật mới, đã rời hải đảo đi thăm 12 quốc gia trong vòng ba tháng trong đó có một số nước lớn như Tây Ban Nha, Brazil, Mehico và Hoa Kỳ.

Tuần trước tại Tây Ban Nha , Yoani Sanchez nhận một giải thưởng iRedes của cộng đồng mạng xã hội của các quốc gia sử dụng tiếng Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha. Hôm nay, Tây Ban Nha cũng là chặng dừng chân của một nhà tranh đấu Cuba khác là bà Berta Soler, lãnh đạo phong trào « Phụ nữ áo trắng », thân nhân của các tù nhân chính trị. Trong khuôn khổ chính sách “cởi trói du lịch”  của Raul Castro có hiệu lực từ 14/01/2013, nhà tranh đấu cho quyền tự do dân chủ tại Cuba được phép xuất ngoại 16 ngày.

Nguyễn Hoàng Vi là một trong bảy phụ nữ của thế giới được IFEX vinh danh

Nguyễn Hoàng Vi là một trong bảy phụ nữ của thế giới được IFEX vinh danh

Mặc Lâm, biên tập viên RFA
2013-03-09

nguyen-hoang-vi-305.jpg

Blogger Nguyễn Hoàng Vi

Photo courtesy of Dân Làm Báo

Tổ chức IFEX, chữ viết tắt của International Freedom of Expression Exchange network, có trụ sở tại Canada, vừa vinh danh 7 phụ nữ của nhiều quốc gia vì đã có những nỗ lực tranh đấu cho quyền tự do phát biểu. Blogger Nguyễn Hoàng Vi của Việt Nam vinh dự là người thứ năm có tên trong danh sách này.

Đứng đầu danh sách là Tanya Lokshina, một phụ nữ hoạt động nhân quyền nổi tiếng của Nga. Người thứ hai là luật sư Quinsayas của Philippines. Thứ ba là nhà hoạt động của Bahrain, chị Khawaja. Thứ tư là Suprani, nữ họa sĩ biếm họa người Venezuela. Thứ năm là blogger Nguyễn Hoàng Vi của Việt Nam. Thứ sáu là nhà báo Lima của Colombia; và thứ bảy là Iryna Khalip, nhà báo, nhà hoạt động của Belarus.

Trả lời IFEX, Nguyễn Hoàng Vi nói về những thách thức của bản thân mình như sau:

“Chúng tôi không cho phép nỗi sợ hãi làm tê liệt bản thân mình. Trong tận cùng tâm thức, chúng tôi nhận ra rằng nên tha thứ tất cả những gì họ đã làm trên thân xác của chúng tôi. Tuy nhiên tha thứ không có nghĩa là chấp nhận.

Chúng tôi phải cho họ biết rằng những gì chúng tôi làm không dựa trên hận thù của cá nhân đối với kẻ gây ra; chúng tôi hành động chỉ để bảo vệ những quyền căn bản của chúng tôi, những quyền mà họ đang có cũng như tất cả chúng tôi phải có.”

“Khi chấp nhận đấu tranh không ai nghĩ mình đấu tranh để được vinh danh hay giải thưởng nào đó cho nên có hay không có mình vẫn tiếp tục con đường mình đã chọn. Giải này giống như một sự cổ động thêm tinh thần để mình tiếp tục khẳng định con đường mình đi.”

Nguyễn Hoàng Vi

Trả lời về cảm tưởng của mình Nguyễn Hoàng Vi cho đài Á Châu Tự Do biết:

“Khi biết mình được vinh danh như vậy thì tôi rất vui và cảm thấy phần nào được an ủi vì đã đánh đổi, trả giá những gì mình đã trải qua. Nhưng còn rất nhiều người phải trả giá hơn mình nữa. Khi chấp nhận đấu tranh không ai nghĩ mình đấu tranh để được vinh danh hay giải thưởng nào đó cho nên có hay không có mình vẫn tiếp tục con đường mình đã chọn. Giải này giống như một sự cổ động thêm tinh thần để mình tiếp tục khẳng định con đường mình đi.”

Blogger Nguyễn Hoàng Vi là người từng bị cơ quan công an xâm phạm thân thể rất nặng nề khi cô cố gắng tới phiên tòa xử ba blogger Tạ Phong Tần, Điếu Cày và Anh Ba Sài gòn.

Trong vài ngày qua thế giới liên tiếp có những vinh danh cho các blogger Việt Nam vì những đóng góp và hy sinh của họ. Trước tiên là blogger Tạ Phong Tần, vào ngày 3 tháng 3 bà được Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ vinh danh là một trong 10 phụ nữ can trường. Ngày 7 tháng 3 blogger Huỳnh Ngọc Chênh được tổ chức Phóng Viên không biên giới vinh danh là công dân mạng Internet vì những đóng góp của ông trong việc tranh đấu cho tự do ngôn luận, và hôm nay là blogger Nguyễn Hoàng Vi được vinh danh là người phụ nữ dấn thân tranh đấu cho quyền tự do phát biểu.

Bến Tre: Nhà 4 Người Tự Tử; Hà Tĩnh: 2 HS Lớp 7, 11 Tự Tử

Bến Tre: Nhà 4 Người Tự Tử; Hà Tĩnh: 2 HS Lớp 7, 11 Tự Tử

(03/08/2013)                   nguồn:vietbao.com

HANOI — Tự tử đang trở thành nan đề tại Việt Nam. Những bản tin mới đây cho biết nhiều trường hợp tự tử rất đau lòng đã xảy ra: báo Người Lao Động hôm Thứ Năm kể chuyện một gia đình 3 người ở Bến Tre đã tự tử cùng lúc, trong đó người phụ nữ đang mang thai tháng thứ 7; và VietnamNet hôm Thứ Tư kể chuyện một học sinh lớp 7 ở Hà Tĩnh đã treo cổ tự tử trong nhà, và cũng ở Hà Tĩnh một nữ sinh lớp 11 nhảy sông tự tử.

Báo Người Lao Động ghi nhận rằng vào khoảng 10 giờ ngày 7-3, người nhà ông Lê Thành Trung (36 tuổi ngụ ấp 1 xã Sơn Đông, TP Bến Tre, tỉnh Bến Tre) phát hiện ông chết trong tư thế treo cổ. Vợ ông Trung là bà Nguyễn Thị Kim Phượng (35 tuổi, đang mang thai tháng thứ 7) và con là Lê Huy Phát (7 tuổi) nằm chết trên giường.

Khám nghiệm các nạn nhân, Bệnh viện Đa khoa Nguyễn Đình Chiểu (bệnh viện tỉnh Bến Tre) kết luận bà Phượng và cháu Phát chết do uống thuốc rầy.

Bản tin cũng nói, Công an tỉnh Bến Tre cho biết cả hai vợ chồng ông Trung là nhân viên ngân hàng, nguyên nhân dẫn đến bi kịch có thể do nợ nần.

Trong khi đó, thông tấn VietnamNet hôm Thứ Tư ghi nhận tin từ Phó Trưởng Công an xã Cẩm Thạch Trần Duy Thiệu cho biết, theo như người nhà kể lại, khoảng 18h tồi ngày 06/3, chị Nguyễn Thị Tiến (mẹ cháu, trú thôn 4) đi làm về thì phát hiện con trai là Đinh Văn Tuấn (SN 2000, đang học lớp 7 trường THCS Cẩm Thạch) treo cổ ngay bên cửa sổ.

Bản tin nói, lúc đó, người nhà tháo dây ra, gỡ người xuống để sơ cứu nhưng đã quá muộn. Cậu bé đã tử vong, người bầm tím, co cứng.

Viên chức Trưởng xóm 4 nói rằng: “Cháu bé này rất ngoan, học giỏi, gần đây không có biểu hiện gì bất thường. Chỉ nghe bạn học kể lại là lúc chiều cháu vi phạm lỗi nên bị cô phạt lau nhà.”

Cũng tin VietnamNet, nói rằng trước đó, rạng sáng ngày 6/3, tại huyện Thạch Hà cũng đã xẩy ra một vụ học sinh chết đuối thương tâm do tự tử. Nạn nhân là nữ sinh đang học lớp 11 Trường THPT Nguyễn Trung Thiên.

Bản tin viết: “Nhiều dấu hiệu cho thấy, nữ sinh này đã bị ức chế tâm lý do bị thầy chủ nhiệm truy chuyện mất ghế nhựa trong lớp.”

Nếu những chuyện học sinh tự tử xảy ra tại Mỹ, Bộ Giáo Dục hẳn là phải điều tra các giáo viên liên hệ, có thể sẽ truy to hình sự nếu có yếu tố bạo hành bằng ngôn ngữ hay kỳ thị, đồng thời sẽ khiển trách ban giám hiệu. Tuy nhiên tại VN, ban giám hiệu và thầy cô đều đứng chung dưới “lá cờ của đảng lãnh đạo,” cho nên không ai bận tâm gì.

Blogger Huỳnh Ngọc Chênh đoạt giải thưởng Công dân mạng 2013

Blogger Huỳnh Ngọc Chênh đoạt giải thưởng Công dân mạng 2013

Blogger Huỳnh Ngọc Chênh

Blogger Huỳnh Ngọc Chênh

(huynhngocchenh.blogspot.com)

RFI

Ngày 07/03/2013, tổ chức Phóng viên không biên giới, với sự hỗ trợ của tập đoàn tin học Google, quyết định trao tặng giải thưởng Công dân mạng – Netizen 2013 cho blogger Việt Nam Huỳnh Ngọc Chênh. Trong thời gian từ 27/02 đến 05/03, hơn 40 000 người sử dụng internet đã bỏ phiếu qua mạng YouTube của tổ chức Phóng viên không biên giới, lựa chọn người được giải, trong số 9 ứng viên.

Theo Phóng viên không biên giới, ông Huỳnh Ngọc Chênh là một trong những blogger có ảnh hưởng nhất tại Việt Nam. Hiện nay, blog của ông mỗi ngày có khoảng 15 000 người đọc, nhưng lại bị ngăn chặn ở Việt Nam. Người đọc phải dùng phần mềm để vượt qua hệ thống kiểm duyệt.

Ông Huỳnh Ngọc Chênh không ngần ngại chỉ trích chính phủ và bảo vệ quyền tự do ngôn luận. Ông tập trung vào các vấn đề dân chủ, nhân quyền và các tranh chấp lãnh thổ giữa Việt Nam và Trung Quốc ở Biển Đông. Do các bài viết này, ông đã bị chính quyền đe doạ, bị theo dõi và nghe trộm điện thoại. Bất chấp tất cả các vấn đề gặp phải, ông vẫn tiếp tục viết và trả lời các câu hỏi của các cơ quan truyền thông nước ngoài về những chủ đề nhậy cảm nhất ở Việt Nam.

Khi biết tin được trao giải Công dân mạng 2013, ông Huỳnh Ngọc Chênh cho biết giải thưởng tác động lớn đối với bản thân ông, tạo cho ông một nguồn cảm hứng mới, động viên toàn thể các blogger, những nhà báo tự do khác ở Việt Nam, những người đang bị ràng buộc, hạn chế về tự do ngôn luận.

Lễ trao giải thưởng Công dân mạng sẽ được tổ chức vào ngày 12/03/2013, tại trụ sở của chi nhánh Google Pháp, ở Paris, nhân Ngày Thế giới chống kiểm duyệt internet.

Năm 2008, lần đầu tiên, tổ chức Phóng viên không biên giới khai trương Ngày Thế giới chống kiểm duyệt internet, với mục đích duy trì mạng internet tự do, tất cả mọi người đều có thể tiếp cận. Năm 2010, tập đoàn Google liên kết với Phóng viên không biên giới lập giải thưởng Cộng dân mạng và hàng năm, trao giải thưởng này cho những người sử dụng internet, blogger hoặc nhà ly khai sử dụng internet có những hoạt động nổi bật trong lĩnh vực bảo vệ quyền tự do ngôn luận trên internet. Giải Công dân mạng có tiền thưởng là 2500 euro.

Trả lời phỏng vấn RFI, blogger Huỳnh Ngọc Chênh cho biết cảm tưởng của ông khi biết tin được trao giải thưởng này:

Blogger Huỳnh Ngọc Chênh-08/03/2013

 

08/03/2013

 

Nghe (08:20)