Giận con dâu, châm lửa đốt nhà

Giận con dâu, châm lửa đốt nhà

28/03/2013

nguồn:tuoitre.vn

TTO – Chỉ vì một phút tức giận con dâu, người đàn ông 62 tuổi đã phải trả giá bằng 9 năm tù với hai tội: “giết người và hủy hoại tài sản”.

Theo cáo trạng, năm 2010 ông Lê Văn Chấn từ huyện Định Quán, tỉnh Đồng Nai lên TP.HCM ở với gia đình con trai là anh Lê Văn Sinh tại khu phòng trọ số 36 đường số 10 phường Bình Hưng Hòa A, quận Bình Tân. Ông Chấn xin đi làm bảo vệ cho Công ty Bạch Đằng Giang.

Trong quá trình chung sống, giữa ông Chấn và con dâu là chị Ngô Thị Hải Nguyệt phát sinh mâu thuẫn nên khoảng tháng 1-2012, ông Chấn dọn đi chỗ khác ở. Tối 28-1-2012, ông Chấn đi xe đạp về nhà Sinh để thăm cháu nội. Thấy ông Chấn đến nhưng chị Nguyệt đóng cửa phòng không cho ông vào. Tức giận, ông Chấn đi về chỗ làm lấy một ổ khóa, một can nhựa và đi mua 150.000 đồng xăng (khoảng hơn 7 lít).

Nửa đêm, ông Chấn xách can xăng đến trước phòng trọ của con trai, con dâu. Sau khi quan sát, ông Chấn rót xăng ra hai bịch nilông (tổng cộng khoảng 5 lít) rồi ném hai bịch xăng trên vào phòng của anh Sinh qua lỗ thông gió. Số xăng còn lại ông tự tưới lên người mình với mục đích tự tử. Sau đó, ông Chấn lấy ổ khóa khóa cửa phòng của anh Sinh lại rồi châm lửa đốt. Khi lửa cháy nóng quá, ông Chấn cởi áo dập lửa rồi bỏ về công ty, sau đó đón xe về Đồng Nai và được gia đình đưa đến bệnh viện chữa trị vết bỏng (kết luận giám định ông Chấn bị thương tật 38%)

Giáo Phận Orange có thêm 1,000 tân tòng dịp Phục Sinh

Giáo Phận Orange có thêm 1,000 tân tòng dịp Phục Sinh
March 27, 2013

nguồn:nguoi-viet.com

ORANGE, California (NV) – Đức Giám Mục Kevin Vann, giám mục Giáo Phận Orange, sẽ rửa tội cho 972 người Công Giáo tân tòng tại Nhà Thờ Chánh Toà, 566 South Glassell St., Orange, CA 92866, trong buổi tối lễ vọng Phục Sinh, 30 Tháng Ba, tới đây, thông cáo báo chí của giáo phận cho biết.

Đức Giám Mục Kevin Vann sẽ lãm lễ rửa tội cho gần 1,000 giáo dân Công Giáo tân tòng. (Hình: Dân Huỳnh/Người Việt)

Đây là số người được rửa tội tại lễ Phục Sinh đông nhất trong 36 năm lịch sử giáo phận.

“Giáo phận chúng ta vinh dự rửa tội được cho nhiều người vào thời điểm quan trọng này. Đây là dịp quan trọng nhất trong năm của giáo phận chúng ta,” thông báo trích lời Đức Giám Mục Kevin Vann nói.
Niềm tin của giáo dân tại Orange County, tương đương 40% dân số của quận hạt, là lý do có nhiều người xin rửa tội vào dịp Tuần Thánh, một tuần quan trọng nhất trong năm của Giáo Hội Công Giáo toàn cầu.

Lễ Vọng Phục Sinh bao gồm bốn phần theo quy định, với những nghi thức rất nghiêm trang.

Giáo Phận Orange do cố Giáo Hoàng Paul VI thành lập năm 1976, rộng 782 dặm vuông, dài 42 dặm dọc bờ biển miền Nam California. Giáo phận hiện có 57 giáo xứ và 247 linh mục, phục vụ 1.2 triệu giáo dân.

Chương trình Tuần Thánh tại Nhà Thờ Chánh Toà

1-Thứ Năm, 28 Tháng Ba
Thánh Lễ: 8:15 AM (Đức Giám Mục Kevin Vann chủ tế); 6 PM (song ngữ)

2-Thứ Sáu, 29 Tháng Ba
Thánh Lễ: 1:15 PM

3-Thứ Bảy, 30 Tháng Ba
Vọng Phục Sinh: 8 PM

4-Chủ Nhật, 31 Tháng Ba
Lễ Phục Sinh: 8 AM; 11 AM; 1 PM (tiếng Tây Ban Nha)

Cho thuê chú rể và những chuyện bi hài

Cho thuê chú rể và những chuyện bi hài 

Sau đám cưới, cô dâu – chú rể được hai họ tiễn ra tận sân bay để đi trăng mật. Nhưng khi họ nhà gái vừa rời sân bay, thì cô dâu – chú rể… ai về nhà nấy. Họ hàng nhà gái không thể ngờ chàng rể mới là chàng rể đi thuê.

Một đám cưới ở tỉnh Quảng Trị, trong đó chú rể được thuê vào vai giống y như thật (Ảnh do Trung tâm Dịch vụ L.P tại Quảng Trị cung cấp)

Thuê cả họ nhà trai!

Một ngày giữa tháng 3.2013, đám cưới của cô dâu Hoàng Thị P. và chú rể K. được tổ chức khá long trọng tại trung tâm TP Đồng Hới – Quảng Bình. Khách dự đám ai cũng tấm tắc khen P. tốt số, lấy được người chồng đẹp trai, là giảng viên của một trường ĐH có tiếng ở miền Trung.

Trước tiệc cưới, lễ rước dâu và ra mắt ông bà tổ tiên cũng được tiến hành với đầy đủ nghi thức, có cả sính lễ như cau, trầu, rượu và bà con, họ hàng nhà trai cũng tặng quà cho cô dâu.

Đám cưới linh đình có sự tham gia đông đủ quan viên 2 họ và bạn bè nhà gái. Sau buổi lễ, chú rể và cô dâu cùng bà con 2 họ vào TP.Huế để chuẩn bị tổ chức đám cưới tại nhà trai 2 ngày sau đó. Vào Huế, cô dâu và họ nhà gái được bố trí ở tại 1 khách sạn ngay trung tâm thành phố.

Lễ rước được tổ chức tại ngôi nhà 2 tầng khá khang trang của chú rể K., nằm trong một con hẻm ngoằn ngoèo ở phường Phú Hậu (TP Huế). Nhà có đầy đủ tiện nghi và được trang hoàng cầu kỳ theo phong tục xứ Huế. Sau lễ, 2 họ tới 1 nhà hàng ở đường Nguyễn Sinh Cung để ra mắt bạn bè với khoảng 200 khách mời. Tại đây, chú rể cũng mang ly đi chúc cụng tưng bừng, cảm ơn họ nhà gái rối rít.

Sau đám cưới, cô dâu – chú rể được 2 họ tiễn ra tận sân bay Phú Bài để bắt đầu chuyến trăng mật. Nhưng thực tế, khi họ nhà gái vừa rời sân bay thì cô dâu – chú rể ai về nhà nấy và trở lại với công việc bình thường của mình. Cha mẹ và họ hàng nhà gái không thể ngờ K. là người đã được cô dâu thuê vào vai chú rể!

Đây là một đám cưới giả. Chú rể K. và quan viên họ nhà trai được cô dâu P. thuê từ Trung tâm Dịch vụ nhân sự Long Phụng (có trụ sở ở phường Kim Long, TP Huế) với giá trọn gói trên 100 triệu đồng.

Một đám cưới có thuê chú rể ở tỉnh Quảng Trị. (Ảnh do Trung tâm Dịch vụ L.P tại Quảng Trị cung cấp)

Tập diễn kịch cả tuần

Chị P. là nữ doanh nhân thành đạt, có công ty riêng tại TP Huế chuyên kinh doanh hàng xuất nhập khẩu. Vì vướng bận kinh doanh nên chị không có điều kiện yêu đương, cưới chồng. Gia đình chị khá giả, gia giáo, chị là con một nên cha mẹ buộc phải cưới chồng.

Sau nhiều lần viện lý do bận kinh doanh, cuối cùng, chị đành phải thuê dịch vụ chú rể và làm đám cưới để người cha đang mắc bệnh ung thư giai đoạn cuối hài lòng. “Cứ cưới trước đã, sau đó lấy lý do chồng đi nước ngoài công tác và ở luôn nên ly dị” – chị P. cho biết.

Anh Vũ, một người làm việc tại Trung tâm Dịch vụ nhân sự Long Phụng, cho biết trước khi đám cưới của chị Hoàng Thị P. diễn ra, giữa 2 bên phải ký hợp đồng, trong đó ghi cụ thể từng công việc phải làm như yêu cầu chú rể thế nào, gia đình chú rể ra sao…

Dành cho những người “hoàn cảnh”. Đám cưới của chị P. và anh K. là một trong hàng chục đám cưới do Trung tâm Dịch vụ nhân sự Long Phụng tổ chức trong gần 2 năm qua, kể từ khi dịch vụ cho thuê chú rể ra đời tại TP Huế. Khách hàng chủ yếu là những người bị lỡ lầm về tình yêu, bị mang bầu nhưng người yêu ruồng bỏ, số ít vì lý do giới tính hoặc những người cần vốn làm ăn phải tổ chức đám cưới để bà con họ hàng… cho ít tiền. “Đa số những người tìm đến với chúng tôi đều có gia đình khá giả, ở những tỉnh khác đến Huế công tác, học tập” – anh Vũ cho biết.

Để chọn được gia đình “môn đăng hộ đối” với họ nhà gái, Trung tâm Dịch vụ nhân sự Long Phụng phải tìm thuê 1 chú rể có phong cách lịch lãm, đẹp trai, thành đạt. Cha mẹ của chú rể phải là những người ra vẻ trí thức, sang trọng.

Đặc biệt, trước khi đám cưới diễn ra, cô dâu phải dành gần cả tuần để cùng chú rể học thuộc kịch bản do phía Trung tâm Dịch vụ nhân sự Long Phụng dựng sẵn. “Mọi thủ tục, lễ nghi chúng tôi đều thực hiện như thật. Quà cưới tặng cô dâu do khách hàng chi trả” – anh Vũ cho biết.

Nhiều chuyện dở khóc dở cười

Cách đây vài tháng, chưa đầy 10 ngày sau đám cưới được tổ chức, Phạm Thị Thu H., quê Hà Tĩnh, đang công tác tại một sở ở tỉnh Thừa Thiên – Huế, cuống quýt khi nghe tin cha mẹ sẽ vào Huế thăm con và chữa bệnh. Biết là không thể viện lý do chồng đi nước ngoài vì đám cưới mới cách đó vài ngày, H. cầu cứu Trung tâm Dịch vụ nhân sự Long Phụng để thuê người vào vai chú rể và cha mẹ chồng.

Trước lễ cưới, phía trung tâm cũng tìm hiểu kỹ từng người quen của khách hàng nhưng nhiều lúc cũng không tránh được bại lộ. Khi đám cưới của cô dâu L. được tổ chức ở quê tại huyện Cẩm Xuyên – Hà Tĩnh kết thúc, trong bữa tiệc chia tay họ nhà trai, bất ngờ có người phát hiện chú rể giả.

Em trai của L. từng làm việc ở TP Huế nên có quen với người vào vai chú rể. Biết “chú rể” đã có vợ con ở Huế, em trai L. gắt giọng: “Sao mày có vợ con ở Huế rồi mà lại cưới chị tao? Lừa chị tao hả?”. “Không còn cách nào khác, tôi phải gọi anh ta ra giải thích. Biết chị mình đã mang thai, bị bạn trai bỏ nên em trai L. đành im lặng” – anh Vũ kể.

Trường hợp của chị Phan Thị Tuyết Nh. (quê Quảng Ngãi) thì hy hữu hơn. Sau đám cưới “giả” 3 ngày, mẹ của Nh. qua đời, chị Nh. phải thuê lại người đóng vai chú rể để cùng về quê chịu tang mẹ. Hôm sau, người đóng vai chú rể cùng anh Vũ lên đường vào Quảng Ngãi, đem theo vòng hoa chia buồn. “Chú rể” cũng chịu tang “mẹ vợ” và cùng ăn, cùng ở trong mấy ngày đám tang. Theo anh Vũ, sau vụ này, “chú rể” bỏ “nghề” luôn!

“Chú rể” phải biết nhậu

Hiện Trung tâm Dịch vụ nhân sự Long Phụng có hàng chục cộng tác viên. Họ là những ông, bà ở các CLB dưỡng sinh; công chức nghỉ hưu; sinh viên, học sinh hay những công nhân tại các nhà máy. Những người này thường có quan hệ xã hội ít, có chút kiến thức, bề ngoài sang trọng. Đặc biệt, những người vào vai chú rể phải có tửu lượng cao và luôn luôn tỉnh táo, có duyên chuyện trò. Anh Vũ cho biết: “Chú rể thường vào vai doanh nhân, giảng viên để sau đám cưới thường lấy lý do đi công tác nước ngoài dài ngày nhằm tạo đường rút lui cho cô dâu”.

Theo Người Lao Động

Chị Nguyễn Kim Bằng gởi

Mỹ quan ngại về tình hình nhân quyền Việt Nam

Mỹ quan ngại về tình hình nhân quyền Việt Nam

Ông Daniel Baer, Phó Trợ lý Ngoại Trưởng Hoa Kỳ đặc trách Dân chủ, Nhân quyền và Lao Động,

Ông Daniel Baer, Phó Trợ lý Ngoại Trưởng Hoa Kỳ đặc trách Dân chủ, Nhân quyền và Lao Động,

22.03.2013

nguồn: VOA

Chính quyền Hoa Kỳ một lần nữa bày tỏ quan ngại về tình hình nhân quyền xuống cấp tại Việt Nam và khẳng định rằng thăng tiến các quyền tự do cá nhân là trọng tâm then chốt trong chính sách của Mỹ tại Châu Á.

Phát biểu trước một ủy ban quốc hội Mỹ ngày 21/3, Phó Trợ lý Ngoại Trưởng Hoa Kỳ đặc trách Dân chủ, Nhân quyền và Lao Động, ông Daniel Baer, nói dù chính quyền độc tài Việt Nam tự hào về thành tích phát triển internet, nhưng giá trị của các thành tích này bị giảm đi rất nhiều bởi chính sách của Hà Nội trong việc ngăn chặn quyền tự do trao đổi quan điểm của công dân.

Ông Baer dẫn dụ trường hợp hàng loạt blogger tại Việt Nam bị Hà Nội dùng luật lệ về an ninh quốc gia để truy tố và bỏ tù chỉ vì họ đã thực hành một cách ôn hòa các nhân quyền căn bản của công dân.

Giới chức của khối hành pháp Hoa Kỳ, Daniel Baer, mô tả việc Hà Nội lạm dụng các điều luật “an ninh quốc gia” để khống chế quyền tự do ngôn luận và tự do thông tin của người dân là “tàn bạo”.

Ông Baer còn lưu ý rằng trong vài năm qua, Việt Nam cũng đình trệ các tiến bộ trong lĩnh vực tự do tôn giáo.

Về phía lập pháp, các Thượng nghị sĩ trong Quốc hội Mỹ thúc giục chính quyền của Tổng thống Obama nhấn mạnh đến việc phát huy nhân quyền và dân chủ trong khuôn khổ chiến lược “trục xoay Châu Á” của Washington, vốn chủ yếu là nỗ lực tăng cường sự hiện diện quân sự và thúc đẩy thương mại của Mỹ trong khu vực trước sự trỗi dậy của Trung Quốc.

Thất vọng về việc Hà Nội không cải thiện thành tích nhân quyền đã khiến Hoa Kỳ đình hoãn một cuộc đối thoại nhân quyền thường niên với Việt Nam hồi cuối năm ngoái.

Hãng thông tấn AP trích dẫn nguồn tin từ các giới chức Mỹ cho hay cuộc đối thoại kế tiếp, theo kế hoạch, sẽ diễn ra tại Hà Nội vào giữa tháng tư năm nay.

Sự An bài của Thượng Đế

Sự An bài của Thượng Đế

Thật kỳ diệu:3 vị Giáo Hoàng chụp chung1 tấm hình
Bavi_GiaoHoang2

Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II và hai Đức Hồng Josef Ratzinger (Benêđíctô XVI) và Jorge Mario Bergoglio (Phanxicô) Xem hình trên & dưới :

=============================================================

Nhìn bức hình người ta tự hỏi: Phải chăng đây là một sự trùng hợp ngẫu nhiên hay một sự an bài kỳ diệu khi ba Đức Hoàng Giáo Hoàng trong ba triều đại liên tiếp nhau cùng chụp chung trong một tấm hình: Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II và hai Đức Hồng Josef Ratzinger (Benêđíctô XVI) và Jorge Mario Bergoglio (Phanxicô)

Một điều hoàn toàn chắc chắn là trong lịch sử Giáo Hội chưa hề xảy ra một sự kiện như thế.

Đây quả là một điều thật kỳ diệu, đáng cho chúng ta phải suy nghĩ và nhất là đầy lòng tin tưởng và yêu mến Giáo Hội và Đấng Kế Vị Thánh Phêrô, Đức Thánh Cha Phanxicô.

Chúa Cứu Thế vẫn luôn trung tín với lời hứa của Ngài trước khi trở về cùng Chúa Cha và trao “chìa khóa” cho Phêrô:Thầy sẽ ở với các con mọi ngày cho tới tận thế.”

Mời xem Video Lễ đăng quang DGH Francis : Click vào Link:

https://www.youtube.com/embed/qZMBoOWz08A?feature=player_embedded

Tín đồ Kytô khắp thế giới cử hành Lễ Lá

Tín đồ Kytô khắp thế giới cử hành Lễ Lá

Đức Giáo Hoàng Phanxicô cử hành thánh lễ ngày Chủ Nhật Lễ Lá tại Quảng trường Thánh Phêrô, ở Vatican, 24/3/2013.

Đức Giáo Hoàng Phanxicô cử hành thánh lễ ngày Chủ Nhật Lễ Lá tại Quảng trường Thánh Phêrô, ở Vatican, 24/3/2013.

24.03.2013

nguồn: VOA

Tín đồ Kytô khắp thế giới hôm Chủ nhật cử hành Lễ Lá, đánh dấu bắt đầu Tuần Thánh.

Tại Rome, Đức Giáo Hoàng Phanxicô hướng dẫn đoàn rước kiệu, trước khi cử hành Lễ Lá đầu tiên trong tư cách Giáo chủ.

Hàng vạn tín đồ Công giáo tay cầm lá cây ô-liu đã đứng chật quảng trường Thánh Phêrô để dự Lễ Lá.

Theo Thánh Kinh của người Công giáo, đám đông đã vẫy những cành lá đón Chúa Giê-su tại Jerusalem trước khi Chúa bị hành hình trên thập giá.

Sau thánh lễ Chủ nhật, Đức Giáo Hoàng Phanxicô còn 6 nghi thức phụng vụ trong tuần này, trước khi cử hành Lễ Phục Sinh vào chủ nhật tới, chấm dứt tuần lễ quan trọng nhất theo lịch của người Công giáo.

Hôm thứ Bảy, Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã dùng máy bay trực thăng đến thăm cựu Đức Giáo Hoàng Bênêđictô tại nhà nghỉ của các giáo hoàng bên ngoài thành phố Rome.

Hình ảnh do Vatican phổ biến cho thấy đương kim và cựu giáo hoàng đã dùng bữa trưa và cùng đọc kinh với nhau.

Việt Nam phản đối Trung Quốc bắn cháy tàu cá của ngư dân

Việt Nam phản đối Trung Quốc bắn cháy tàu cá của ngư dân

Tàu đánh cá của ngư dân Việt Nam ở Lý Sơn, Quảng Ngãi.

Tàu đánh cá của ngư dân Việt Nam ở Lý Sơn, Quảng Ngãi.

25.03.2013

nguồn :VOA

Việt Nam ngày 25/3 một lần nữa tố cáo Trung Quốc vi phạm nghiêm trọng luật pháp quốc tế và đi ngược lại Tuyên bố ứng xử của các bên ở Biển Đông khi tàu tuần tra Trung Quốc nổ súng tấn công một tàu cá của ngư dân Việt hôm 20/3.

Tàu cá của thuyền trưởng Bùi Văn Phải, một ngư dân ở Lý Sơn, Quảng Ngãi, bị tàu tuần tra Trung Quốc truy đuổi và bắn cháy cabin cùng nhiều đồ đạc khi tàu đang đánh bắt cá trong vùng biển Hoàng Sa.

Phát ngôn nhân Lương Thanh Nghị của Bộ Ngoại giao Việt Nam nói “Đây là vụ việc hết sức nghiêm trọng, vi phạm chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa, đe dọa tính mạng và gây thiệt hại tài sản của ngư dân Việt Nam.”

Vẫn theo lời ông Nghị, Việt Nam kiên quyết phản đối và yêu cầu Trung Quốc xử lý hành động sai trái và vô nhân đạo, bồi thường thiệt hại cho ngư dân Việt Nam.

Người phát ngôn cho biết cùng ngày 25/03, đại diện Bộ Ngoại giao đã gặp đại diện đại sứ quán Trung Quốc tại Hà Nội để trao công hàm phản đối.

Việt Nam nói trong vài năm gần đây, giới hữu trách Trung Quốc đã bắt giữ hàng trăm đội đánh bắt cá của Việt Nam.

Tin Trung Quốc một lần nữa nổ súng vào ngư dân Việt đã khiến cộng đồng mạng phẫn nộ với nhiều lời kêu gọi tiếp tục các cuộc xuống đường biểu tình chống Trung Quốc.

Nguồn: AFP, Global Post

 

Nỗi buồn của người Việt già ở Nursing Home

Nỗi buồn của người Việt già ở Nursing Home

(Ai còn muốn sống lâu nữa không?).
Theo một thống kê của Cơ quan an sinh xã hội bang California, Mỹ, trong tổng số 400 nghìn người Việt hiện đang sinh sống ở miền Nam California, có khoảng 15 nghìn người trên 65 tuổi. 1/3 ở chung với con cháu. Số còn lại, ở trong các viện dưỡng lão (nursing home). Vẫn theo thống kê này, những người Việt già trên đất Mỹ rất sợ bị đưa vào nursing home!


Một nhóm thiện nguyện thăm viện dưỡng lão.

1. Xế chiều 29 tháng Chạp, tôi lái xe đến Viện Dưỡng lão thành phố Westminster , Orange County . Đây là cơ sở được xem như khá nhất trong số những viện dưỡng lão tại miền Nam Cali. Vì là ngày giáp tết nên quang cảnh khá lặng lẽ. Ở các lối đi trong khu vực dành cho người Việt, trên những băng ghế đặt rải rác dưới những tàn cây, không có cụ nào tản bộ hay ngồi nghỉ chân, trò chuyện. Bãi đậu xe cũng chỉ thấy lác đác vài chiếc của nhân viên trực. Nhìn qua khu dành cho người Mỹ, người Hàn Quốc và khu dành cho người Mexico thì đông người hơn. Có lẽ họ không biết hôm nay là giao thừa của người Việt.

Vào trong, tất cả đều vắng vẻ. Một lát, tôi mới thấy một y tá đẩy chiếc xe lăn, trên đó là một cụ ngoẹo đầu, mắt nhắm nghiền, rớt dãi chảy dài xuống khóe miệng. Trước cửa phòng số 6, một bà ngồi im lìm trên chiếc ghế nhựa, nét mặt thẫn thờ. Tôi hỏi: “Bà có con cháu vào thăm chưa?”. Nhìn tôi một lát, bà lắc đầu kèm theo tiếng thở dài mệt mỏi.

Tên bà là Trần Thị Nghị, 74 tuổi. Bà sang đây theo diện bảo lãnh của đứa con trai. Bà kể: “Hồi đầu, mọi sự tốt đẹp lắm. Nhưng được vài năm, con dâu tôi nói tôi ở dơ vì lúc đứa cháu nội bị sổ mũi, tôi lấy tay bóp mũi, vắt nước mũi cho nó. Bực mình quá, tôi nói hồi nhỏ tao cũng hay vắt nước mũi cho chồng mày vậy, mà có sao đâu! Thế là nó cấm tôi không được đụng đến con nó nữa. 3 tháng sau, chồng nó nghe lời nó, đưa tôi vào đây”.

Ở một phòng khác, cụ ông Nguyễn Văn Đức, 71 tuổi, nằm co quắp trên giường. Hỏi ra mới biết cụ bị bệnh suyễn. Đưa tay chỉ một hộp bánh, 2 hộp mứt, 2 hộp kẹo nằm chỏng chơ trên bàn, cụ phều phào: “Cái này con tôi cho, cái kia là của hội thiện nguyện, còn hộp đó là quà tặng của nhà chùa”.

Theo tập quán người Việt, một gia đình mà 2, 3 thế hệ gồm ông bà, cha mẹ, con cháu cùng ở chung với nhau thì được xem như gia đình hạnh phúc, ăn ở có đức, có hiếu. Nhưng người Mỹ nói riêng và người phương Tây nói chung, với bản tính thực tế thì họ lại không nghĩ vậy bởi lẽ ngay từ khi còn trẻ, họ đã được học tính tự lập – và điều này đã tác động rất lớn đến thế hệ người Việt thứ 2, thứ 3 – là những người sang Mỹ từ khi còn bé, hoặc sinh ra trên đất Mỹ. Họ hầu như ít nói tiếng Việt mà chỉ dùng tiếng Mỹ – ngay cả khi về nhà.

Phần lớn họ chịu ảnh hưởng nặng của lối sống Mỹ: 18 tuổi là ra ở riêng, cha mẹ già thì đưa vào viện dưỡng lão. Sự thành công về mặt học vấn, tài chính đã khiến họ chẳng còn quan tâm nhiều đến quá khứ của cha ông. Nếu như ở Việt Nam, con cái thường ngồi im nghe cha mẹ giáo huấn – dù ngồi một cách miễn cưỡng – thì ở Mỹ, phần lớn người Việt thế hệ thứ 2, thứ 3 lại chọn cách bỏ đi ra ngoài, không cần quan tâm đến những gì cha mẹ mình đang nói, dẫn đến xung đột… Sự xung đột lắm khi chỉ bắt nguồn từ một nguyên nhân nhỏ nhoi nhưng không được giải quyết thấu đáo, dẫn đến mâu thuẫn ngày càng trầm trọng.

Bà Lý Thị Vân, 69 tuổi, nằm tại phòng số 3, nói: “Có những điều ở Việt Nam coi là bình thường thì qua đây lại trở thành bất bình thường. Trong một bữa ăn chẳng hạn, lúc tôi dùng cái muỗng của tôi để múc canh trong tô canh thì thằng con rể tôi trợn mắt nhìn tôi rồi từ đó đến cuối bữa, nó không đụng vào tô canh đó nữa!”.

Vì vậy, với những người Việt cao tuổi ở miền Nam Cali, ba chữ “viện dưỡng lão” từ lâu đã là cơn ác mộng. Nó đánh thốc vào tim tạo thành những cơn kinh hãi, đến độ đã có một cụ quỳ sụp xuống ngay trước cổng vào viện dưỡng lão, chắp tay vái con ruột mình: “Ba lạy con, con cho ba về nhà, ba trải ghế bố nằm trong gara cũng được chứ con đừng bắt ba vô đây”. Ông Trần Ngọc Lâm chẳng hạn, khi tôi hỏi vợ con ông ra sao, có thường xuyên vào thăm ông không thì ông bực bội: “Làm ơn đừng nhắc đến vợ, đến con tôi nữa. Vợ, con mà để tôi sống như thế này à?”.

Ông Lê Cẩm, ở phòng số 9 trong viện dưỡng lão, kể: “Năm tui 68 tuổi, đi đứng bắt đầu yếu, mắt mờ, tay run, con trai tui nói mai đưa ba vô nursing home. Tưởng nó giỡn chơi, ai dè sáng hôm sau nó đưa tui vô thiệt. Tui hỏi nó sao con nỡ lòng nào mà làm vậy. Nó nói tỉnh bơ: Già rồi thì vô viện dưỡng lão chứ làm vậy là làm sao!”. Hỏi ông có biết mai là tết âm lịch cổ truyền không? Ông nói biết vì ba bữa trước, con ông vô thăm, có đem cho mấy hộp mứt. Trên gò má nhăn nheo của ông bỗng lăn dài những giọt nước mắt: “Tết nhất là ngày sum họp gia đình. Vậy mà…”.

2. Công bằng mà nói, sự sợ hãi viện dưỡng lão của các cụ cao niên người Việt – ngoài việc bị tách ra khỏi môi trường gia đình quen thuộc – mà hầu hết các cụ đều nghĩ rằng mình bị bỏ rơi, bị con cháu hắt hủi, thì còn một nguyên nhân nữa. Đó là khi tuổi tác đã cao, sức khỏe các cụ cũng sẽ xuống và bệnh tật ắt phải tới. Chuyện không thể tự chăm sóc cho mình là lẽ đương nhiên khi bệnh trạng các cụ tới thời kỳ nghiêm trọng, và cách giải quyết duy nhất là đưa các cụ vào viện dưỡng lão.

Anh Kevin Nguyen, có người mẹ 72 tuổi, hiện đã ở viện dưỡng lão, nói: “Tôi và vợ tôi đều phải đi làm, hai đứa con đi học nên không lấy đâu ra thời giờ chăm sóc mẹ tôi. Còn nếu mướn y tá hay điều dưỡng đến nhà ăn ở, nấu nướng và chăm sóc mẹ tôi thì tôi không đủ tiền”.

Một trong những nguyên nhân nữa dẫn đến việc các cụ buộc phải vào viện dưỡng lão. Đó là về già, các cụ thường bị lẫn, mất trí nhớ, thậm chí không nhận ra vợ (hoặc chồng) hay con cái, không cho họ tới gần. Anh Kevin Nguyen, nói tiếp: “Mẹ tôi đổi tính, trở nên khó chịu. Cụ luôn gắt gỏng, nghi ngờ tất cả mọi người”.

Chị Lam Hương, có mẹ cũng ở viện dưỡng lão tâm sự: “Cụ nhà tôi lúc nào cũng nghi ngờ có người ăn cắp tiền của cụ mặc dù tiền đó là của con, cháu cho. Ngày nào cũng vậy, cụ lôi túi tiền ra đếm vài chục lần rồi cũng không dưới chục lần, cụ chửi um lên, bỏ ăn, thậm chí cuốn quần cuốn áo đòi ra khỏi nhà vì “nhà này toàn quân ăn cắp”. Riết rồi không ai chịu nổi nữa, chúng tôi đành đưa cụ vào viện”.

Nỗi sợ phải vào viện dưỡng lão còn có một lý do khác: Đó là nhân viên của nhiều viện dưỡng lão thiếu khả năng chuyên môn, thiếu sự nhiệt tâm và không được huấn luyện kỹ lưỡng, cộng với sự cắt giảm tài trợ của chính quyền do thiếu hụt ngân quỹ dẫn đến số người bị ngược đãi, bị bỏ mặc trên cả hai phương diện sinh lý lẫn tâm lý càng ngày càng tăng, chưa kể có cụ còn bị bắt phải nín lặng, không được phép than phiền, kêu cứu khi lên cơn đau dạ dày hay đau khớp.

Cụ ông Trần Văn Sinh, trước khi sang Mỹ là y tá ở Bệnh viện Bình Dân, TP HCM, nói: “Một thời gian dài, tôi bị trầm cảm vì tuyệt vọng, và tôi được cho uống thuốc an thần một cách rất thản nhiên. Khi tôi báo cáo việc này với ban quản trị, thì con tôi lúc vào thăm đã bị ngăn chặn với lý do là làm trở ngại việc điều hành”.

Theo tìm hiểu của tôi, Viện Dưỡng lão thành phố Westminster có khoảng 90% là người già trên 65 tuổi. Số còn lại là từ 80 tuổi trở lên. Cũng xin nói thêm là ở Orange County , các viện dưỡng lão đều do người Mỹ làm chủ và điều hành. Nó thường được chia làm hai khu chính là nội trú và bán trú cùng nhiều khu phụ. Khu nội trú dành cho các cụ ở thường trực. Khu bán trú dành cho những bệnh nhân sau khi điều trị ở bệnh viện nhưng không đủ tiền để nằm lại vì viện phí rất cao, nên phải chuyển vào viện dưỡng lão để nằm chờ, lúc bình phục họ sẽ về nhà.

Thường thì nhân viên quản lý sắp xếp các khu theo sắc tộc, như khu dành cho người da trắng, khu cho người Việt Nam, Hàn Quốc, Trung Quốc, Thái Lan v.v… Nếu thiếu phòng, các cụ phải nằm bất cứ khu nào còn trống. Chả thế mà cụ bà Lê Thị Lài, 67 tuổi, sau hơn 2 tháng ở chung với khu người Mỹ da đen rồi lúc được chuyển sang khu người Việt, cụ ngơ ngác như người tâm thần, hỏi gì cũng ú ớ. Nếu người Việt vào đông, các cụ được nhà bếp nấu riêng món ăn Việt nhưng chỉ vào buổi trưa và buổi tối, còn bữa sáng vẫn phải ăn món ăn Mỹ. Hầu hết những trường hợp được đưa vào đây là do bệnh lý, đòi hỏi phải có sự trợ giúp thường trực của nhân viên y tế cùng các thiết bị mà chỉ các viện dưỡng lão mới có khả năng cung cấp. Những người này thường mắc phải những bệnh gây mất năng lực về thể chất lẫn tinh thần, hoặc họ yếu đến nỗi không thể di chuyển, tự tắm rửa hay tự ăn uống được.

Trao đổi với tôi, phóng viên Vince Gonzales thuộc Đài CBS, người đã làm những phóng sự về vấn đề ngược đãi người già ở các viện dưỡng lão cho biết: “Nhiều người trong số họ cần có sự chăm sóc suốt đời vì họ không bao giờ có thể hồi phục để có thể tự chăm sóc cho mình, chứ đừng nói là cho về nhà. Tương lai của họ một là sẽ chết trong viện dưỡng lão, hai là chuyển vào bệnh viện nếu bệnh nặng rồi chết ở đó và ba là bệnh viện trả về để chờ chết…”.

Nỗi cô đơn chiều 29 tết.
3. Đã đến bữa cơm chiều. Những cụ còn khỏe thì chậm chạp lê bước, hoặc tự mình lăn xe xuống nhà ăn. Yếu quá thì nằm trong phòng, chờ điều dưỡng mang thức ăn đến. Cô Jenny Pham, một điều dưỡng người Việt ở đây, cho biết: “Viện có rất ít điều dưỡng Việt Nam nên tụi em thường bị điều đi phục vụ toàn khu, chứ không cứ gì khu người Việt”. Theo luật riêng của tiểu bang California, mỗi viện dưỡng lão phải có đủ nhân viên săn sóc cho bệnh nhân, nhất là các dịch vụ khẩn cấp, mỗi bệnh nhân phải được y tá săn sóc ít nhất 3 hoặc 2 tiếng mỗi ngày.

Jenny Pham nói tiếp: “Khi có đoàn kiểm tra, viện dưỡng lão thuê mướn thêm điều dưỡng cho đông đủ, đồng thời sắp xếp cứ 1 điều dưỡng chăm sóc cho 10 người theo luật định để che mắt. Khi đoàn kiểm tra đi, mỗi đứa tụi em lại phải chăm sóc cho 19, 20 người…”. Tôi hỏi: “Mấy hôm nay, gia đình các cụ vào thăm có nhiều không?”. Jenny Pham đáp: “Cũng ít thôi, chủ yếu là các hội đoàn thiện nguyện. Em biết có 26 cụ từ ngày vào đây, có cụ ở đã 5 năm nhưng chưa thấy ai đến thăm lần nào”.

Tôi hỏi: “Đêm giao thừa có tổ chức gì không?”. Jenny Pham lắc đầu: “Dạ không, mấy cụ còn khỏe, còn minh mẫn thì tụ họp nhau lại uống trà, nói chuyện hồi xưa. Còn hầu hết đều nằm trên giường. Nhiều cụ khi em hỏi ngày mai là mùng 1 tết rồi, biết không? Có cụ nhe răng cười, chẳng biết gì hết”.

Tôi ra về và lúc bước ngang phòng số 7, một đôi vợ chồng trẻ cùng hai đứa con đang đứng cạnh một cụ già ngồi trên xe lăn. Người phụ nữ nói: “Chào ông nội đi rồi về con”. Ông cụ miệng méo xệch: “Bay cho nó ở chơi thêm chút nữa, vừa mới vô mà”. Anh con trai đỡ lời: “Con đưa các cháu vào chúc tết ba, bây giờ dẫn tụi nó đi coi xiếc cá heo. Vé mua rồi, sắp tới giờ diễn rồi…”.

Dẫu biết ở bầu thì tròn, ở ống thì dài, sống đâu theo đó, nhưng sao tôi vẫn thấy nao lòng vì ở quê nhà giờ này, gia đình nào chắc cũng đang quây quần, sum họp…

Nguồn: Quyên Ca

Chị Nguyễn Kim Bằng gởi

Đức Giáo hoàng Francis sẽ rửa chân cho tù nhân.

Đức Giáo hoàng Francis sẽ rửa chân cho tù nhân.

Đức Giáo hoàng bỏ nhẫn vàng, chọn nhẫn bạc.

Giáo hoàng Francis tiếp tục cho thấy sự giản dị khi ông vừa bỏ qua truyền thống cũ, với việc chọn chiếc Nhẫn Ngư phủ bằng bạc thay vì bằng vàng.

 

Chiếc Nhẫn Ngư phủ bằng bạc mà Giáo hoàng Francis đeo trong lễ đăng quang. Ảnh: AFP

Chiếc nhẫn bạc được mạ vàng, một trong những biểu tượng của người đứng đầu Vatican, sẽ được trao cho Giáo hoàng Francis trong thánh lễ đăng quang của ông. Chiếc nhẫn này được làm theo mẫu của một chiếc nhẫn do nhà điêu khắc người Italy, Enrico Manfrini, thiết kế cho Giáo hoàng Paul VI.

Manfrini, qua đời năm 2004 và là người có biệt danh nhà điêu khắc của Giáo hoàng, đã thiết kế nên những đồ vật mang tính tôn giáo cho một số người đứng đầu Tòa thánh trước đây, như các Giáo hoàng Pius XII, Paul VI và John Paul II.

Chiếc nhẫn giản dị, thường được đeo trên tay phải của các Giáo hoàng, có hình Thánh Peter cầm trong tay một cặp chìa khóa. Đó là lúc mà Thánh Peter được giao những chiếc chìa khóa dẫn tới thiên đường.

Giáo hoàng Francis đã chọn chiếc nhẫn bạc trong số ba mẫu nhẫn mà ông nhận được, AFP dẫn lời người phát ngôn Federico Lombardi của Vatican.

Ban đầu, chiếc Nhẫn Ngư phủ có vai trò vừa là biểu tượng cho người đứng đầu Giáo hội vừa là một con dấu. Tuy nhiên, ngày nay, Giáo hoàng có một con dấu riêng để dùng cho việc đóng dấu vào các văn bản.

Có nhiều lời đồn đoán được đưa ra có liên quan tới loại nhẫn mà Giáo hoàng Francis chọn, sau khi ông quyết định từ chối chiếc thánh giá bằng vàng để tiếp tục đeo chiếc thánh giá giản dị của ông trong lần xuất hiện đầu tiên sau khi được bầu là người đứng đầu Giáo hội.

“Đây không phải là lần đầu tiên một Giáo hoàng chọn một chiếc nhẫn bằng bạc”, Claudio Franchi, thợ kim hoàn đã tạo ra chiếc nhẫn của cựu giáo hoàng Benedict XVI nói.

Vatican hôm qua cũng công bố huy hiệu và khẩu hiệu mà Giáo hoàng Francis sẽ sử dụng. Đó đều là huy hiệu và khẩu hiệu mà ông từng dùng khi còn là tổng giám mục tại Buenos Aires, Argentina.

Đức Giáo hoàng Francis sẽ rửa chân cho tù nhân

Tân Giáo hoàng sẽ tổ chức thánh lễ vào tuần tới bằng cách đích thân rửa chân cho những thanh niên tại một trại giam ở Rome.

 

¢nh: AFP

Trong bức ảnh chụp năm 2008, Tổng giám mục Bueno Aires, Jorge Bergoglio, nay là Giáo hoàng Francis, làm lễ rửa chân cho những người nghiện ma túy. Ảnh: AFP

“Khi còn là Tổng giám mục của Buenos Aires, Hồng y Bergoglio từng tổ chức thánh lễ trong nhà tù, bệnh viện hay nhà tế bần cho người nghèo hoặc những người ở dưới đáy xã hội”, Washingtonpost dẫn lời Vatican cho biết.

Tòa thánh cho rằng, bằng việc lựa chọn đến một nhà tù giam giữ người vị thành niên, Giáo hoàng Francis đã quyết định tiếp tục con đường này và duy trì phong cách sống đơn giản.

Thông thường, các buổi lễ rửa chân vẫn được tổ chức trước dịp lễ Phục Sinh tại Vatican hoặc một pháp đình ở Rome. Tuy nhiên, vào Thứ Năm Tuần thánh tới (28/3), buổi lễ rửa chân sẽ được tổ chức trong trại giam Casal del Marmo tại Rome, và Giáo hoàng Francis sẽ đích thân rửa chân cho những thanh niên bị giam giữ. Giáo hoàng Benedict cũng từng thực hiện nghi thức này tại chính nơi đây năm 2007.

Lễ rửa chân vào ngày thứ Năm trước lễ Phục Sinh là một truyền thống của đạo Cơ Đốc, bắt nguồn từ thời Chúa Giêsu. Trong ngày lễ, Giáo hoàng sẽ rửa và hôn lên chân của 12 người để tái hiện một hình ảnh miêu tả trong Kinh Thánh, về hành động đầy nhún nhường của Chúa Giêsu đối với 12 tông đồ trong đêm cuối cùng, trước khi Chúa bị đóng đinh.

Phong cách giản dị của Giáo hoàng mới, nhấn mạnh vào sự nhún nhường, phục vụ và cam kết đối với người nghèo, đã nhận được sự ủng hộ của báo giới. Một số người e ngại phong cách quá thực tế của Giáo hoàng có thể làm giảm giá trị của chức vụ này, nhường chỗ quá nhiều cho văn hóa hiện đại. Tuy nhiên, hình ảnh về một Giáo hoàng với tinh thần phục vụ rõ ràng đã cải thiện hình ảnh của Giáo hội Công giáo.

Những người ủng hộ ông trên mạng đã vui mừng loan báo những tin tốt về Giáo hoàng mới. Các bức ảnh chụp hồng y Bergoglio rửa chân cho những bệnh nhân AIDS trẻ tuổi, hay hôn chân những trẻ sơ sinh đã được chia sẻ rộng rãi trên mạng xã hội.

Đức Giáo hoàng Francis thời trai trẻ

Người đứng đầu Tòa thánh Vatican sinh ra trong một gia đình di dân từ Italy. Ông học ngành hóa học trước khi lựa chọn đi theo con đường của Chúa.

 

Undated handout picture provided by Bergoglio family of Pope Francis (L) in his young years with his brother Oscar Bergoglio

Giáo hoàng Francis sinh ngày 17/12/1936. Trong ảnh là Giáo hoàng (trái) và em trai Oscar Bergoglio thời còn học tiểu học.
Undated handout picture provided by Bergoglio family of Pope Francis in his young years
Từ thời trẻ, Giáo hoàng Francis đã gây ấn tượng bởi đôi mắt sáng và nụ cười tươi.
 

Undated handout picture provided by Bergoglio family. From L to R, up: Pope's sister Maria Helena, Pope's mother Regina Sivori, Pope's brother Alberto, Jorge Bergoglio Pope Francis, Pope's brother Oscar, Pope's sister Martha, Pope's stepbrother Enrique Narvaja. Sitting from L to R: Pope's grandfather Juan   Bergoglio, Pope's grandmother Maria and Pope's father Mario

Các thành viên trong gia đình của Bergoglio. Giáo hoàng Francis đứng thứ hai từ trái sang ở phía sau. Mẹ ông, bà Regina Sivori ngồi ở thành ghế sofa, thứ hai từ trái sang. Người cha Mario Oscar Bergoglio ngồi ở ghế, đầu tiên từ phải sang.
 

n this undated picture courtesy of journalist Sergio   Rubin, the then Cardinal Jorge Mario Bergoglio (back row 2-L), poses for a picture with his family.

Giáo hoàng Francis, đứng thứ hai hàng sau từ trái sang, trong một bức ảnh gia đình thu gọn. Cha ngài là công nhân đường sắt, mẹ ở nhà nội trợ.
 

Undated picture released by Clarin's journalist Sergio Rubin of Jorge Mario Bergoglio (R) posing with unidentified   schoolmates in Buenos Aires, Argentina.

Giáo hoàng Francis (đầu tiên, bên phải) chụp ảnh kỷ niệm cùng các bạn học ở Buenos Aires, Argentina. Ngài học ở trường công lập trước khi theo học chuyên ngành hóa học.
 

In this undated picture courtesy of Argentine journalist Sergio Rubin, Cardinal Jorge Mario Bergoglio celebrates the holy mass in an undetermined   church.

Jorge Mario Bergoglio chủ trì một thánh lễ. Ngài được thụ phong linh mục vào năm 1969.
 

Chủ Chứa Ở Nga: Các Quan Chức Việt Ngậm Miệng Ăn Tiền

Chủ Chứa Ở Nga: Các Quan Chức Việt Ngậm Miệng Ăn Tiền

Mạch Sống, ngày 20/03/2013

Một nguồn tin kín đáo bắt đầu hé lộ chứng cớ về hệ thống ô dù đã và tiếp tục bao che cho đường dây buôn người của Bà Nguyễn Thuý An, chủ ổ mãi dâm đã hoạt động bình chân như vại ở Nga trên 20 năm nay.

Bà ta không chỉ là một chủ chứa thuần tuý mà còn là kẻ đứng đầu đường dây buôn người từ Việt Nam sang đến Nga. Bà ta đã lừa néo nhiều chục cô gái trẻ, từ Kiên Giang đến Thủ Đức, từ Sài Gòn ra Hà Nội, sang Nga lao động để rồi khống chế họ và dùng bạo lực ép họ phải làm gái mãi dâm.

Tiền bà ta thu được từ sự dày vò thân xác của các cô gái lên đến trên nửa triệu Mỹ kim mỗi năm. Bà ta lại dùng nó để cho các người Việt buôn bán nhỏ vay nặng lãi. Hàng ngày bà ta lái xe Mercedes đến khu “Chợ Liu” của người Việt, ở Trung Tâm Thương Mại Mátxcơva, để thu tiền lãi. Bà ta dùng “phia” (tiếng lóng của từ mafia) để khủng bố các con nợ. Người gốc Nghệ An, bà ta đã tậu mua nhiều bất động sản ở trong nước, từ bắc vào nam.

Lẽ sống của người đàn bà có một không hai này là sẵn sàng tung tiền để mua ô dù bao che và cũng sẵn sàng trả thù nạn nhân nào dám tỏ thái độ bất hợp tác: “Ơn một trả mười. Thù một trả mười.”

Bà ta cho biết là nhờ nắm pháp luật trong tay nên mới dám làm “nghề” này và đã “làm rất lâu rồi, nắm được pháp luật rất rõ.”

Bà ta tuyên bố: “Chính vì như vậy làm không bao giờ ảnh hưởng đến mình cả… Đ.M. ảnh hưởng bây giờ tất cả liên quan đến Đ.M. con cháu người ta cả chứ không liên quan gì đến mình.”

Cẩn thận: Đoạn ghi âm các lời phát biểu của Bà Nguyễn Thuý An sau đây mang nhiều từ ngữ thô tục. http://youtu.be/tcTpr0I9Ygk

Bà ta ngang nhiên lộng hành vì đã tung tiền mua chuộc các người có “chức vụ rất là to” để che chở cho việc làm ăn của bà ta.

Theo tin của Đài Á Châu Tự Do, người chồng hờ  của bà chủ chứa mà cũng là “quản gia” của ổ mãi dâm là Ông Nguyễn Anh Huy có quen biết lớn ở Toà Đại Sứ Việt Nam ở Nga:  “Ông Tuấn Anh là anh của Ông Huy… còn vợ của Ông Tuấn Anh, làm ở bên đại diện cộng đồng người Việt Nam…, là cháu ruột của Ông Nguyễn Đông Triều.”

Trên thực tế, bà ta chỉ sử dụng người chồng hờ để thắt chặt quan hệ ô dù, chứ thường xuyên mắng nhiếc ông ta không tiếc lời: “Im đi… Mẹ nhà mày… Đ.M. mày, làm sao có loại đàn ông như thế, có trên đời này.”

Ông Nguyễn Đông Triều là Tham Tán Công Sứ Liên Bang Nga ở Toà Đại Sứ. Ông là người mà bốn nạn nhân trốn thoát được hồi đầu tháng 2 đã gọi đến để cầu cứu và chỉ ít lâu sau thì chính Bà An đã đưa Ông “quản gia” Huy và một thành phần “phia” đến tận nơi ẩn náu mà chỉ có Ông Triều biết để bắt cả bốn cô về. Bà ta đánh đập và tra tấn bốn cô gái khốn khổ này không nương tay.

Điều bà ta không ngờ là trong thời gian ngắn ngủi trốn thoát được, các nạn nhân đã gọi về cho gia đình cầu cứu. Thân nhân của họ ở ngoại quốc lên tiếng mạnh mẽ và truyền thông ở hải ngoại, kể cả báo chí Mỹ, làm lớn chuyện.  Rồi các dân biểu Hoa Kỳ và Canada nhập cuộc và cảnh sát liên bang Nga tiến hành điều tra.

“Thật ra còn cái gì để nói nữa. Chuyện nó bét nhè như thế này rồi,” Bà An than thở với một người thân tín. “…liên quan đến rất là nhiều người… cả một đoàn người luôn… một đống người luôn.”

Bà ta cáo buộc các đài phát thanh, các tờ báo đăng tải tin tức về vụ giải cứu 15 cô gái Việt nạn nhân của bà ta là báo phản động:  “Báo …ở bên Mỹ làm là báo chống lại người Việt Nam… luôn luôn đi moi móc ba cái tin để phóng một thành mười” và “ở Việt Nam không bao giờ có những tờ báo này để mà đọc cả.”

Quả vậy, không một tờ báo nào ở Việt Nam chạy một mẩu tin nào về vụ buôn người có ô dù bao che lộ liễu này.

Bà ta chửi rủa các báo, các mạng này là đã gây xáo trộn trong “nhà” — tức là nhà chứa – làm cho các nạn nhân xôn xao: “Bọn chó ấy ở trong nhà nó nghe nói chuyện báo báo chí chí mạng mạng là nó cứ loạn [lên] xin về.”

Nhưng rồi bà ta khoe là có người bạn “rất là thân”, “chức vụ rất là to” trước đây công cán ở Nga, rồi về nước và bây giờ đã được cử sang Hoa Kỳ. Bà ta đang nhờ người này giải độc ở Hoa Kỳ và Canada.

Bà ta mô tả cách hoạt động ô dù này: “Phong bì cho người ta, phong bì theo kiểu kín đáo” và muốn “người ta ngậm miệng thì người ta phải ăn tiền.”

Cuối tuần đầu của tháng 3, chính phủ Việt Nam cử phái đoàn 20 công an Interpol từ Hà Nội gởi sang Nga để điều tra, do sự lên tiếng của Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ — và Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ thì phải trả lời ngày càng nhiều các vị dân cử liên bang đã lên tiếng.

Toà Đại Sứ Việt Nam ở Nga thết đãi phái đoàn công an Interpol hậu hĩ. Chưa kịp tiếp xúc và phỏng vấn một nạn nhân nào, họ đã nhanh chóng quay về nước với kết luận là không có gì để phải can thiệp.

Bà An than thở là đã phải tốn 50 nghìn Mỹ kim cho việc khoản đãi phái đoàn này.

“Người ta nhận những cái khoản tiền quà cáp của mình lớn thì người ta có trách nhiệm. Nôm na là vậy”, bà ta kể lể. “Tiền nong bao nhiêu cũng phải giải quyết hết, để làm sao cho câu chuyện nó nhẹ đi đã.”

Đứng trước mối nguy cận kề sẽ bị bắt bởi cảnh sát liên bang Nga, kế hoạch của bà ta là mua chuộc giới chức ở Nga, ở Mỹ, ở Canada và ở Việt Nam: “Năm ba triệu không vấn đề gì cả… 5 triệu, 50 triệu không giá trị gì luôn… 500 triệu không giá trị gì luôn…”

Theo nguồn tin đáng tin cậy từ Nga, đầu tháng 3 cảnh sát liên bang Nga đã phá cửa sổ xông vào căn chung cư ở trên tầng lầu 16, nơi giam giữ các nạn nhân, nhưng chỉ thấy căn phòng trống rỗng với nhiều vali ngổn ngang. Trước đó mấy tiếng đồng hồ, Bà An đã được một cú điện thoại từ Toà Đại Sứ Việt Nam báo động nên kịp thời đưa tất cả các cô gái đi dấu ở một nơi khác.

Cũng theo nguồn tin này, lượng thông tin thu thập được về hoạt động chân rết của ổ buôn người của Bà An khá nhiều và đang được đãi lọc để tuần tự phổ biến để sao không ảnh hưởng đến cuộc giải cứu 10 nạn nhân mà tính mạng vẫn nằm trong tay của ổ buôn người và ô dù của chúng.

Nắm sẵn trong mình nhiều hộ chiếu giả của nhiều quốc gia, Bà An cho biết là đã sẵn kế hoạch cao chạy xa bay để làm ăn ở một thành phố khác, nước khác: “Tao không thiếu gì cách. Hết.”

Bài đọc thêm:

Buôn Người Bên Nga: Thêm 3 Nạn Nhân Hồi Hương
http://www.machsong.org/modules.php?name=News&file=article&sid=2618

Các Nạn Nhân Bên Nga Bị Chuyển Nơi Giam
http://www.machsong.org/modules.php?name=News&file=article&sid=2616

Một thiện nguyện viên gây quỹ để giải cứu nạn nhân bên Nga
http://www.machsong.org/modules.php?name=News&file=article&sid=2614

Bay Từ Mỹ Về SG, Bị Bẻ Khóa Hành Lý, Mất Tới 8.000 Đô

Bay Từ Mỹ Về SG, Bị Bẻ Khóa Hành Lý, Mất Tới 8.000 Đô

(03/22/2013)

nguồn:vietbao.com

SAIGON — Nếu bạn có về thăm Việt Nam, khi mang theo hàng hiệu hay phẩm vật giá trị, không nên để  trong hàng lý ký gửi.

Vì đã có nhiều trường hợp bị trộm.

Bản tin VnExpress hôm Thứ Năm 21-3-2013 tựa đề “Mất đồ hiệu trong hành lý ký gửi sân bay,” kể rằng một hành khách từ Mỹ về, tới sân bay Tân Sơn Nhất, lấy vali ra thì đã mất đồ trị giá hơn 8.000 đôla.

Bản tin kể:

“Đáp chuyến bay từ Mỹ về sân bay Tân Sơn Nhất, hành khách Huỳnh Minh Hùng thất lạc 2 vali ký gửi. Ngày hôm sau, anh tìm lại được nhưng cho biết vali đã bị bẻ khóa, mất toàn bộ đồ đạc giá trị hơn 8.000 USD.”

Anh đã kể với thông tấn VnExpress rằng, vào ngày 14/3, chuyến bay của anh từ Mỹ về Việt Nam của hãng Asiana (Hàn Quốc) đáp xuống sân bay Tân Sơn Nhất lúc 23h45. Anh đến khu vực nhận hành lý nhưng không thấy 2 vali ký gửi của mình.

Anh thông báo sân bay là mất đồ, tới hôm sau sân bay mới nói là tìm được, nhưng, bản tin VnExpress ghi thêm:

“…ngay khi nhận được hành lý, anh Hùng phát hiện có dấu hiệu bất thường. Khóa của 2 vali bị bẻ gãy. Trước sự chứng kiến của nhân viên khu vực báo mất hành lý, anh Hùng mở vali kiểm tra thì bên trong đồ đạc đã bị xáo trộn…”

Trong đó, nhiều đồ hàng hiệu của anh đã bị mất, tổng trị giá mất là hơn 8.000 đôla.

Cô bé Malala Yousafzai, Pakistan: 1 trong 4 người đoạt giải Index of Censorship năm 2013

Cô bé Malala Yousafzai, Pakistan: 1 trong 4 người đoạt giải Index of Censorship năm 2013

Đăng bởi lúc 9:03 Sáng 22/03/13

VRNs (22.03.2013) – Index of Censorship – Cô bé Malala Yousafzai, 15 tuổi, người Pakistan, đã nhận được sự chú ý toàn cầu vì đã dũng cảm đứng dậy chống quân  Taliban. Cô Yousafzai được chú ý lần đầu tiên khi mới 11 tuổi, khi ấy cô bé đã viết một cuốn nhật ký với bút danh Urdu, mô tả của Taliban đóng cửa trường học của cô tại thành phố Mingora.

Taliban đã đóng cửa và tàn phá của hơn 100 trường học trong huyện. Sau đó, năm 2009, một nhà báo và nhà làm phim của báo New York Times đã thực hiện một bộ phim về Yousafzai và cuộc đấu tranh của cô để theo đuổi việc học hành của mình. Cùng năm đó, cô bắt đầu xuất hiện trước công chúng trên truyền hình, để bảo vệ quyền học hành của các bé gái.

Trong tháng 10 năm 2012, một tay súng Taliban bắn Yousafzai ở đầu và ngực, vì đã dám phanh khui tội ác Taliban. May mắn, cô đã được đưa trở về nhà từ trường học ở quận Swat của Pakistan tiết. Cô đã được đưa tới một bệnh viện ở Birmingham để cấp cứu, sau đó là phẩn thuật. Cô đã được xuất viện vào tháng Giêng, nhưng sẽ trở lại để trải qua phẫu thuật tái cấu trúc sọ.

Cô bé Yousafzai nhanh chóng được nhiều người biết đến. Năm 2011, cô chủ trì một phiên họp của trẻ em do Quỷ cứu trợ nhi đồng LHQ Unicef tài trợ, được tổ chức ở quận Swat của Pakistan.  Đức Giám Mục Desmond Tutu đề cử cô bé Yousafzai ứng cử viên cho giải thưởng Hòa bình Quốc tế thiếu nhi. Sau những nỗ lực trên, trong tháng 11 năm 2012, hơn 60.000 người bỏ phiếu, Cô bé Yousafzai được trao giải Nobel hoà bình.

Ngày 21.03 vừa qua, Cô bé Yousafzai đoạt giải vận động giáo duc của Index of Censorship 2013.

PV. VRNs

Viết theo Index of Censorship