Hiệu trưởng lấy thân mình che học sinh trong vụ thảm sát

Hiệu trưởng lấy thân mình che học sinh trong vụ thảm sát
nguồn:VNexpress.net

Không khóa được phòng, nữ hiệu trưởng Dawn Lafferty Hochsprung đã dùng thân mình để chèn cửa, bảo vệ các học sinh ở bên trong. Bà bị kẻ sát nhân bắn chết.

Hiệu trưởng Dawn Lafferty Hochsprung. Ảnh: AP

Diane Day, một nhà trị liệu làm việc tại trường tiểu học Sandy Hook, kể rằng bà đang ngồi họp với nữ hiệu trưởng Hochsprung và các giáo viên khác lúc 9h30 sáng 14/12 thì nghe thấy tiếng súng nổ.

“Chúng tôi chỉ mới ngồi vào bàn trò chuyện được 5 phút thì nghe thấy tiếng ‘pop. pop. pop’ “, WSJ dẫn lời bà Day kể. “Tôi sợ quá liền chui xuống gầm bàn”.

Trong khi đó, bà Dawn Hochsprung và một nhà tâm lý học của trường lập tức rời phòng và chạy ra bên ngoài.

“Họ không lưỡng lự gì về việc sẽ đối mặt hay đứng nhìn những gì đang diễn ra”, bà Day kể tiếp. “Ban đầu chúng tôi nghe thấy tiếng bọn trẻ la hét, sau đó mọi thứ yên ắng và tất cả những gì có thể nghe được chỉ là tiếng súng nổ”.

Tại một căn phòng, do cửa không có ổ khóa, bà Hochsprung đã dùng thân mình để chèn cho cửa khép chặt, không bị bung ra, chặn tên sát nhân xông vào giết hại các học sinh. Tuy nhiên, cũng vì thế mà bà bị bắn vào chân và tay.

Hochsprung là một trong 6 người lớn bị giết cùng 20 em học sinh trong vụ thảm sát sáng qua ở trường Sandy Hook.

“Bà ấy là một người anh hùng”, bà Day nói.

Bà Hochsprung,47 tuổi, tốt nghiệp cử nhân chuyên ngành giáo dục đặc biệt và đã lấy bằng thạc sĩ những năm 90. Bà đã thăng tiến qua nhiều cấp bậc, làm việc trong các trường tiểu học, trung học cơ sở và trung học phổ thông ở Connecticut.

Bà chỉ vừa nhậm chức hiệu trưởng ở trường tiểu học Sandy Hook, thành phố
Newtown cách đây hai năm. Trường có gần 600 học sinh từ mẫu giáo đến lớp 4.

“Hochsprung là một nhà lãnh đạo niềm nở nhưng nghiêm túc”, Tom Prunty, một người bạn có cháu gái học ở Sandy Hook và không bị thương trong vụ xả súng nhớ lại. “Cô ấy thực sự tốt bụng và rất vui vẻ, nhưng cô cũng là một phụ nữ rất khó tính. Cô ấy là đúng là kiểu thầy mà bạn muốn có cho con em mình. Và những đứa trẻ cũng rất yêu cô ấy”.

Mùa hè năm ngoái, Hochsprung là một trong 15 nhà giáo trên toàn nước Mỹ và là người đầu tiên ở Connecticut được nhận vào học chương trình tiến sĩ 27 tháng ở New York.

Gần đây, bà Hochsprung còn lắp đặt một hệ thống an ninh mới tại trường để đảm bảo an toàn cho học sinh. Mỗi vị khách đến thăm trường sau khi cổng khóa lúc 9h30 sáng đều phải rung chuông ở trước cửa. Một nhân viên sẽ sử dụng hệ thống giám sát trực quan để quyết định xem vị khách đó có được phép vào trường hay không.

Các bậc phụ huynh và các vị khách đến trường phải báo cáo trực tiếp với văn phòng chính và đăng ký tên tuổi. Phụ huynh được yêu cầu trình thẻ căn cước nhân viên bảo vệ không nhận ra họ.

Chính vì thế, sự ra đi của một nữ hiệu trưởng tài năng, nhiệt huyết và đam  mê đã để lại sự tiếc thương lớn cho cả cộng đồng người dân thành phố Newtown và bang Connecticut.

Anh Ngọc

 

Về cuốn ‘Bên Thắng Cuộc’

Về cuốn ‘Bên Thắng Cuộc’

Nguyễn Giang

bbcvietnamese.com

Thứ tư, 12 tháng 12, 2012

Mốc thời gian quan trọng: Sài Gòn 30 tháng 4 năm 1975

Khi tin ‘giải phóng miền Nam’ lan  đến một vùng quê Hà Tĩnh, một cậu bé còn chơi với bạn ở ngoài ruộng và bọn trẻ đã ‘buông nhau ra thôi không đánh vật’ nữa, nhưng cuộc giằng co chọn lối đúng và sai cho cả một dân tộc hóa ra mới chỉ bắt đầu và còn chưa kết thúc.

Với cậu bé chăn trâu ngày đó  mà nay thành danh với cái tên blogger Osin, hành trình vào đời và nghiệp làm báo cũng bắt đầu từ tháng 4/1975 khi sự ‘nhận mặt nhau’
diễn ra có triệu người vui và triệu người buồn của hai miền Nam Bắc Việt Nam sau cuộc nội chiến quốc tế hóa.

Khi được đọc bản thảo ‘Bên Thắng Cuộc’ (cả hai tập), tôi băn khoăn không hiểu vì sao Huy Đức không đặt tựa cho sách là ‘Bên Thắng Trận’ với cả sự oai hùng, hào khí
cách mạng như truyền thông chính thống vẫn nêu?

Có phải trận chiến quân sự và ý thức hệ dù lớn lao đến đâu cũng chỉ là một cuộc cờ và trận chiến vì tâm hồn và tương lai Việt Nam vẫn chưa dứt?

Những suy luận đến từ cuốn sách chắc sẽ còn nhiều, vì chỉ trong vòng vài tuần qua, số bài bình luận về cuốn ‘Bên Thắng Cuộc’ đã xuất hiện đông đảo với đầy
đủ những lời khen nhưng cũng có một số ý phê bình, đa số tôn trọng và không gay gắt.

Vì thế nên ở đây, tôi chỉ chia sẻ một số cảm quan riêng và tập trung vào những gì tôi nghĩ rằng sách đã gợi mở ra và tạo đà cho những người viết trong và ngoài nước đi
tiếp.

Trước hết, cuốn sách mổ xẻ khá rành mạch, chi tiết và làm mới lại nhiều giai đoạn lịch sử, biến cố, sự kiện quan trọng trong một thời kỳ cầm quyền của Đảng Cộng sản Việt Nam từ 1975 đến Đổi Mới.

Các đoạn có giá trị nhất, nhiều tư liệu mới nhất và tổng hợp được cách nhìn của các bên nhất phải kể đến giai đoạn lực lượng cộng sản Nam và Bắc tiến vào Sài Gòn,
và thời kỳ quân quản rồi thống nhất hai miền.

“Cuốn sách của tôi bắt đầu từ ngày 30-4-1975, ngày nhiều người tin là miền Bắc đã giải phóng miền Nam. Nhiều người thận trọng nhìn lại suốt hơn ba mươi năm, giật mình với cảm giác bên được giải phóng hóa ra lại là miền Bắc”

Sau đó là các diễn biến của thời kỳ đánh tư sản, tiêu diệt văn hóa, văn nghệ tự do, quy kết loại trừ tư bản Hoa kiều, cưỡng bức kinh tế mới, cho tới cuộc chiến với Khmer Đỏ cùng thời gian các nỗ lực duy chí ý nhằm áp đặt mô hình kinh tế xã hội chủ nghĩa bao cấp trên cả nước, đưa đến các thảm họa nhân đạo và sự suy sụp kinh tế.

Ở các chương này, ngòi bút Huy Đức tỏa sáng trong giọng văn âm thầm, cố gắng giữ vẻ bình thản nhưng bên trong sôi sục, thậm chí có chỗ nghẹn đi vì các biến cố đau đớn cho hàng triệu người mà anh chứng kiện cận cảnh, nhất là ở trong tâm thức một người đi bộ đội về và từ Bắc vào sống trong Nam.

Qua các chương đó, người đọc dù thuộc các thế hệ sau có thể hình dung ra được khá rành mạch vì sao sự mê tín với một mô hình độc tôn đã khiến lãnh đạo Đảng cầm quyền ở Việt Nam liên tiếp sai lầm mà các di chứng vẫn còn đang là chính sách hiện hành dù đã được bớt liều nhờ tác động khách quan và sự tự ý thức.

Dòng đời trong lịch sử

Cách viết ‘sử ký’ di chuyển từ bối cảnh lịch sử chung đến hoạt động của các nhân vật chính đã dựng lại nhiều hình ảnh sống động nhờ số lượng phong phú các tư liệu nguồn mà tác giả ghi lại hoặc phỏng vấn trực tiếp với nhiều nhân chứng, người trong cuộc ở cả các cấp cao.

Cuộc đời riêng, hoạt động và suy nghĩ, tính toán cá nhân và chính trị của các ông Lê Duẩn, Võ Nguyên Giáp, Võ Văn Kiệt, Trường Chinh, Phạm Văn Đồng, Lê Đức Thọ…được tái hiện rõ rệt.

Chuyện tình yêu, hôn nhân, gia đình vợ con họ được kể lại, ghi lại vừa đủ để phụ thêm cho các hiểu tính cách, các bước ngoặt trong đời những nhân vật này trong
bối cảnh xã hội, lịch sử mà không sa đà vào chuyện riêng tư.

Chẳng hạn cuộc tình và cuộc đời làm vợ thứ nhì của ông Lê Duẩn mà bà Nguyễn Thụy Nga phải gánh chịu cho thấy một giai đoạn mà văn hóa chính trị cộng sản rất hà khắc, thậm chí tàn khốc với việc riêng của tất cả mọi người, kể cả những nhân vật cao cấp, ngược hẳn với thời kỳ tung hê, thả cửa của quan chức hiện nay.

Một cách nhìn khác xuyên qua những tư liệu quý mà Huy Đức thu lượm và tìm cách kiến giải là dòng ‘sinh hoạt quân sự’.

Ông Võ Văn Kiệt đến hội nghị sơ kết Thanh niên Xung phong năm 1981 ở Đắc Nông

Lồng vào các chiến dịch tiến vào Sài Gòn năm 1975, chiến tranh biên giới Tây Nam, xung đột Trung – Việt, hay đi ngược về thời kỳ kháng Pháp, chiến tranh Mỹ – Việt là
các chân dung sỹ quan, tướng lĩnh, nhân chứng của nhiều phía.

Các trận đánh, các cuộc ra quân, những vụ thảm sát, tàn phá của quân Pol Pot, quân Trung Quốc được mô tả bằng ngòi bút của người làm báo, viết phóng sự nên sống
động hơn nhiều so với các cuốn tiếng Việt từ trước tới nay về cùng chủ đề mà tôi được đọc.

Các vụ ‘thâm cung bí sử’ trong chính trường Việt Nam, nhất là giới tướng lĩnh như cái chết của các tướng Nguyễn Chí Thanh thời chiến tranh, rồi những chuyện đột tử của
các tướng Hoàng Văn Thái, Lê Trọng Tấn, Đinh Đức Thiện sau này cùng một âm mưu bao vây, hạ thấp tướng Võ Nguyên Giáp được mô tả thật sinh động.

Cuộc đời và các suy tư của ông Võ Văn Kiệt mà tác giả có thời gian gặp gỡ nhiều cũng được trình bày lại khá đầy đủ, cho người đọc cơ hội thấy được chân dung một
nhân vật cộng sản miền Nam luôn trăn trở để càng về cuối đời lại càng về gần với tinh thần dân tộc.

Nhân chứng và tư liệu

Đã có người khác đã bình luận về phương pháp viết của Huy Đức, gồm cả phần được và phần thiếu sót nên ở đây, tôi chỉ muốn chú ý đến cách sử dụng tư liệu của tác
giả để tạo dựng bối cảnh quốc tế hoặc khu vực cho phần nội dung Việt Nam của anh.

Giai đoạn viết về cuộc cách mạng dân chủ Đông Âu và Liên Xô sụp đổ không phải là phần mạnh nhất của tác giả.

Nhà báo Huy Đức và TBT Lê Khả Phiêu: bản thân tác giả là nhân chứng của nhiều sự kiện lịch sử

Huy Đức chủ yếu sử dụng lời kể của tiến sỹ Lê Đăng Doanh về chuyến đi của Tổng bí thư Nguyễn Văn Linh sang Đông Đức, cuộc gặp Erich Honecker, Mikhail Gorbachev và Nicolai Ceaucescu và tư liệu của Bùi Tín đã xuất bản khá lâu để dựng lại ‘cú sốc thể chế’ mà perestroika và glasnost gây ra cho ban lãnh đạo Hà Nội.

Sang để ‘chấn chỉnh’ lãnh tụ phe cộng sản quốc tế Gorbachev về đường lối xét lại, ông Linh đã cảm lạnh, sốt và ốm (theo cả nghĩa đen và bóng?) khi gặp sự hắt hủi,
coi thường của ‘đồng chí đàn anh’ – dấu hiệu Hà Nội bị Đông Âu bỏ rơi nên dần tìm sang ngả Trung Quốc.

Nhưng cũng vì dựa trên các trích dẫn đó là chính, nhiều lý giải về Đông Âu trong sách không theo kịp các tác phẩm xuất bản tại khu vực này hoặc sách của các tác giả Phương Tây trong 10 năm qua.

“Khi được đọc bản thảo ‘Bên Thắng Cuộc’, tôi băn khoăn không hiểu vì sao Huy Đức không đặt tựa cho sách là ‘Bên Thắng Trận’ với cả sự oai hùng, hào khí cách mạng? “

Nguyễn Giang

Về sự dính líu và cuộc tháo chạy của người Mỹ khỏi Đông Dương, quan hệ Mỹ – Trung về Campuchia cuốn sách cũng dùng quá nhiều luận điểm của nhân vật nổi tiếng thiên kiến và thiên hữu, ông Henry Kissinger trong cuốn ‘Ending the Vietnam
War’ (2003), thiếu hẳn các cuốn mới hơn về Trung Quốc như ‘Inside Ten
Episodes of China’s Diplomacy’ (2006) của Tiền Kỳ Tham.

Các đoạn về quan hệ Trung Xô  hoặc Trung Mỹ hay vai trò chỉ đạo của Moscow với Hà Nội trong nhiều thập niên cũng thiếu nhiều phần đối chiếu từ các sách mới mà giới nghiên cứu Âu Mỹ liên tiếp đưa gia thời gian qua như cuốn ‘Revolution
1989: The Fall of the Soviet Empire’ của Victor Sebestyen (2009) hay ‘Russian’s Cold War’ của Jonathan Haslam (2012).

Nói như thế không phải là để phê phán cuốn sách đầy đủ nhất từ trước tới nay về chính trị Việt Nam mà để bạn đọc Việt Nam tin tưởng rằng chủ đề ‘hệ thống cộng
sản’ vẫn được  giới khoa bảng quốc tế theo đuổi, cập nhật, và trong dòng sách này Bên Thắng Cuộc chắc chắn là một hồ sơ quan trọng nếu được dịch ra ngoại ngữ.

Phần trong nước, tác giả cũng sử dụng khá nhiều các văn kiện của Đảng Cộng sản Việt Nam để ghi nhận các bước tiến và lùi trong chính sách.

Nhưng vì ở Việt Nam luôn có khoảng cách khá lớn giữa ngôn từ văn bản với chính sách áp dụng thực và kết quả cuối cùng nên cách làm này dù cần thiết cho giới
cần tra cứu, lại dễ khiến bạn đọc bình thường có cảm giác bội thực của một thời phải ăn độn bo bo.

Trái lại, khi đi xa văn kiện, ngòi bút báo chí tinh tế đã giúp tác giả giải mã được chiến lược ‘pháo đài huyện’ mà các con đẻ của nó vẫn đang lãnh đạo đất nước
ngày hôm nay.

Xé rào: ông Trường Chinh thăm nhà máy bột giặt Viso năm 1983

Nào ai nghĩ chính phong trào ông Lê Duẩn tung ra nhằm gây dựng cán bộ trẻ từ huyện để đẩy thẳng lên trung ương hồi đó, theo Huy Đức, đã tạo đà cho ông Nguyễn Tấn Dũng từ huyện Cà Mau, tỉnh Minh Hải hay bà Trương Mỹ Hoa từ huyện Gò Công, tỉnh Tiền Giang và một số nhân vật khác lên cao.

Chính cách để các nhân vật thật tái hiện trong ánh sáng mới của lịch sử và tư liệu khiến ‘Bên Thắng Cuộc’ không nằm vào dạng tác phẩm nghiên cứu academic mà giống ký sự hay non-fiction biographic history tựa như của Simon Sebag Montefiore
trong ‘Stalin: The Court of the Red Tsa’ hay ‘Jerusalem: The Biography’.

‘Bên Thắng Cuộc’ còn nhiều phần phát hiện thú vị khác về ‘người trong cuộc’ mà tôi tin là bạn đọc sẽ đánh giá cao, và nếu những gì tác giả viết ra có gây dư luận
khen chê hay tạo ra tranh luận thì cũng là điều tốt vì đã lâu người đọc tiếng Việt chưa có trong tay một bộ sách đầy đủ, chân thực và nhiều tính gợi mở như thế về đất nước họ.

Và nếu vì đọc ‘Bên Thắng Cuộc’ mà có các tác giả khác nung nấu muốn viết thêm, viết lại, viết tiếp về chủ đề Việt Nam thì hẳn cũng là một thành công ‘ý tại ngôn
ngoại’ cho tác giả.

 

Tình Mẫu Tử

Tình Mẫu Tử
Cố bám víu vào một sườn dốc thẳng đứng bên một bờ vực sâu thẳm, bé sư tử con đang kêu gào thảm thiết để cầu cứu…
Mẹ chú nghe được, chạy đến bên vực, thấy con trong lúc vui chơi bị sa bước, mạng sống như chỉ mành treo chuông!

Mẹ đến ngay bờ vực sâu, cùng với 3 sư tử cái khác, và một sư tử đực. Những sư tử cái xúm lại bên nhau, nhưng xem chừng ai cũng sợ đến phiên mình nếu ra tay xuống cứu,
cũng có thể gặp chuyện chẳng lành, nên toan tiến rồi lại thoái, không biết bao nhiêu lần!!! Sau cùng chỉ có một con quyết định, được thúc đẩy bởi cái gọi là tình mẫu tử!

Từ từ từng bước, trong một dáng vẻ khắc khoải như nín thở, mẹ chú rón rén, dùng hết sức lực để giương những vuốt nhọn, bám chặt vào thành vực mà xuống… Chỉ cần một sẩy chân, cả hai mẹ con sẽ bị nát thây dưới lòng vực sâu thẳm.

Ngay vừa lúc sư tử con sắp sửa kiệt lực, mẹ chú đã lượn được xuống phía dưới, há rộng được miệng để ngoạm lấy con.

Rồi cũng bội phần nguy hiểm trên đường đi lên! Đúng là Trời còn thương: vài phút sau, cả hai mẹ con đã đến bến an toàn, để mẹ còn ban cho con một cử chỉ âu yếm!

Cảnh cứu mạng đầy kịch tính ở trên đã được nhiếp ảnh gia đời sống hoang dã Jean-Francois Largot, thâu được vào ống kính máy ảnh, trong khi anh đi thăm viếng một khu rừng bảo vệ hoang thú tại xứ Kenya ở châu Phi.
Anh chị Thụ & Mai gởi

Tham Nhũng: VN Hạng 123

Tham Nhũng: VN Hạng 123

(12/06/2012)

nguồn:Vietbao.com

Vào hôm Thứ Tư 5/12/2012, tổ chức chống tham nhũng có uy tín trên thế giới là Transparency International – Minh bạch Quốc tế – trụ sở tại Đức, đã công bố bản Chỉ số Tham nhũng CPI thường  niên, xếp hạng các quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới về mức độ tham nhũng được ghi nhận.

RFI ghi nhận rằng, trong danh sách năm 2012 này, Việt Nam chỉ xếp thứ 123 tụt
hơn 10 hạng so với năm ngoái.

Chỉ số CPI, tên tắt của Corruption Perception Index là một số liệu tổng hợp,
dựa trên các thống kê, điều tra, thăm dò khác đã được công bố trong năm về tình
hình tham nhũng tại một quốc gia nhất định.

Đây không phải là một chỉ số xếp loại tình trạng tham nhũng thuần túy, mà chỉ
là con số nêu bật cảm nhận – chẳng hạn như của các doanh nhân ngoại quốc – về
tình hình tham nhũng tại một nơi.

RFI nói, trên danh sách 176 được Minh bạch Quốc tế xếp hạng năm nay, theo thứ
tự từ «trong sạch» nhất đến «tham nhũng» nhất, như vậy là Việt Nam đứng thứ
123, bị thụt lùi 11 hạng so với bảng xếp hạng năm ngoái, khi Việt Nam được xếp
thứ 112, và trên tổng số 183 quốc gia.

Trong phạm vi khu vực Đông Nam Á, Việt Nam lẽ dĩ nhiên thua xa Singapore, nước
thường xuyên đứng trong các thứ hạng đầu của các nước trong sạch nhất. Năm nay
Singapore xếp thứ 5 trong danh sách, chỉ thua Đan Mạch, Phần Lan, New Zealand
và Thụy Điển.

Việt Nam cũng thua Brunei (hạng 46), Malaysia (hạng 54), Thái Lan (88), thậm
chí thua cả Philippines (hạng 105) và Indonesia (hạng 115), hai nước thường bị
tiếng tăm vì tham nhũng. Philippines chẳng hạn, trong năm 2011, còn đứng dưới
Việt Nam với hạng 129, nhưng năm nay đã qua mặt Việt Nam.

RFI ghi thêm, rằng trong bản xếp hạng CPI năm 2012, Việt Nam vẫn hơn ba nước
còn lại trong vùng, bị rớt vào diện các quốc gia bị xem là tham nhũng nhất thế
giới : Cam Bốt (hạng 157), Lào (hạng 160) và Miến Điện (hạng 172).

 

Nạn buôn trẻ em qua một nhân chứng và cũng là nhà họat động

Nạn buôn trẻ em qua một nhân chứng và cũng là nhà họat động
Thanh Trúc, phóng viên RFA, Bangkok
2010-02-04
nguồn: RFA
Vấn nạn buôn bán trẻ vào đường mãi dâm mà điểm phát xuất là từ Việt Nam hay từ Kampuchia, với điểm đến là những quán gái những ổ mãi dâm trá hình bên  Campuchia, được trình bày nhiều lần dưới nhiều hình thức trên mục Đời Sống Người Việt Khắp Nơi.
AFP photo
Em bé gái Việt Nam được cứu thóat khỏi một nhà chứa
Vết thương không lành
Càng tìm hiểu Thanh Trúc càng không dám quả quyết mình đã đi tới cùng đích của vấn đề, bởi theo yêu cầu của các tổ chức ngoài chính phủ thì rõ ràng từ bản chất sự việc được trình bày đã có cái giới hạn nhất định của nó, trong lúc đã đi, đã tới và đã thấy thì thực tế và sự cảm nhận ở trên mức độ  kinh hoàng đau xót hơn. Đó cũng là nỗi khó khăn của những tổ chức NGO ngoài chính phủ đang hoạt động công khai hay bán chính thức ở Xứ Chùa Tháp.
Hơn một lần Thanh Trúc từng hứa cùng quí vị là ngày nào còn những nạn nhân khốn khổ và nhỏ tuổi sa vào những cái bẫy tăm tối âm u bên xứ  Chùa Tháp  hoặc bất cứ nơi đâu, ngày ấy vết thương còn nhỏ máu vẫn phải được khơi lại.
Trở lại với mục Đời Sống Người Việt Khắp Nơi, linh mục Martino, một tiếng nói , một nhà hoạt động tích cực trong công việc phòng chống tệ nạn buôn bán trẻ vào đường mãi dâm, đặc biệt tập trung vào trẻ em Việt Nam, trình bày cùng quí vị về chuyến đi Kampuchia vừa hoàn tất,  về tổ chức One Body Village, Một Thân Hình, tổ chức phi chính phủ ở Hoa Kỳ đã âm thầm làm việc bao năm qua ở Kampuchia. Những nỗi khó khăn , nếu không muốn nói là khổ tâm, những cái được cái mất, của One Body Village nói riêng và những tổ chức ngoài chính phủ nói chung liên quan đến nổ lực phòng
chống tệ nạn thiếu nhi mại dâm ở đất nước Kampuchia.
Mục đích của chúng tôi là giúp trẻ em Việt Nam đang làm nô lệ tình dục ở Kampuchia và Việt Nam. Tại Kampuchia và Việt Nam chúng tôi có những căn nhà để nuôi dạy cũng như để cứu các em cũng như làm những công việc liên quan mà có thể ngăn chận tệ nạn đó.Nhưng mà đối với chính phủ Việt Nam và Kampuchia thì chúng tôi không có một cái tên tuổi gì cả.
Lần này mình qua bên đó dự tính là đi sáu ngày nhưng chúng tôi đã trở về trước một ngày bởi vì, không biết là dùng chữ thất bại hay thành công. Trên một góc nhìn nào đó thì chúng tôi đã thất bại, có nghĩa là chúng tôi quay trở lại những chỗ mà năm ngoái chúng tôi đi cũng như đã mười năm nay chúng tôi đi, thì gần như những chỗ đó không còn gì. Những  quán xá đó, những cái ổ , những động điếm những quán cà phê không còn đó nữa.
Cái thất bại là chúng tôi nghĩ nhưng có thể đó cũng là niềm vui, có thể là đã có quá nhiều người  nói đến thành họ đóng những cái ổ đó và phải di chuyển ra những chỗ khác.
Chúng tôi chỉ tìm được ở đó một chỗ mới, tôi đi vào đó thì cũng chỉ có vài em mà thôi. Nhưng mà trong  lần này tôi về thì cũng giống như năm ngoái, tức là khó mà đào sâu những gì mình có thể làm được. Chúng tôi thất bại là  không làm được cái gì nhiều cho các em, nhưng mà trên phương diện khác chúng tôi thành công, chúng tôi
nghĩ họ đã biết
Biến hình đổi dạng chứ không chết
Như vậy thì chắc  phải có một kết quả tốt đẹp nào đó rồi, cớ sao vẫn còn điều gì ưu tư khắc khoải trong từng lời nói của linh mục Martino? Mời quí vị nghe ông chia sẻ tiếp:
Mình nghĩ nó như vầy, tức là nó bị  động , quốc tế lên án rất nhiều. Giống như kỳ này mình đi mình chụp được rất nhiều hình, những bảng quảng cáo khắp nơi để bảo vệ trẻ em, những bảng quảng cáo trên những chiếc xe “túc túc” dọc hai bên đường, những cái áo của người dân. Thì quốc tế nhảy vô rất nhiều, tôi nghĩ là tiếng nói của quốc tế đánh vang cho nên họ phải rút lui ra phía đằng sau. Nói chung chúng ta đừng hy vọng là nó chết, nó tạm thời trở nên khó
và nó nằm im đó thôi.

Trẻ em thậm chí được rao bán trên internet
Trẻ em thậm chí được rao bán trên internet
Đến lúc này thì những trở ngại của các tổ chức ngoài chính phủ ở Kampuchia mới được hé lộ:
Tháng Mười tháng Mười Một năm 2009,  một số tổ chức phi chính phủ của nước mà có liên quan đến việc giúp các trẻ em đó thì đã bị chính phủ Kampuchia đóng cửa, họ kết án mình vô những cái tội đại khái là phản động, họ đuổi mình ra khỏi nước Kampuchia.
Mình không nói chuyện trực  tiếp với các tổ chức phi chính phủ đó nên không dám trả lời một cách rõ ràng. Nhưng theo cái nhìn của mình là người bên trong mười  một năm nay tiếp tục những công việc đó  thì mình nghĩ nó như vầy: bởi vì chúng ta đã làm những tiếng vang quá lớn. Những tổ chức đó cũng như tổ chức của chúng tôi,
tổ chức Một Thân Hình, đã làm những tiếng vang quá lớn và họ bị ảnh hưởng quá
nhiều trước quốc tế. Họ phải đuổi chúng tôi ra
Chẳng hạn như những cái nhà chúng  tôi nuôi các em , đại khái mỗi nhà chúng tôi gởi mấy em thôi, cái nỗi buồn lớn nhất, cái thật sự đau xót của chúng tôi là lần này chúng tôi trở về thì bốn  cái nhà ở Kampuchia và cả bốn người  đứng đầu đã bị bắt. Các em của tôi tản mát khắp nơi, các con cái của chúng tôi chưa, đang ngồi nói chuyện đây mà cảm thấy rất đau khổ là con cái của chúng tôi tản mát khắp nơi và tôi chỉ có thể liên lạc được với một đứa con trong tất cả những đứa  chúng tôi
nuôi.
Sẽ là một cuộc chiến không ngừng
Nếu được cứu về mà nay tản mát khắp  nơi thì có thể nói theo nhận định của các tổ chức ngoài chính phủ là các em đã và đang có nguy cơ rơi trở lại vào con đường cũ:
Không phải nguy cơ nữa mà điều đó  đang xảy ra bây giờ với những đứa con của mình. Đó là cái niềm đau  không phải chỉ những người  trong tổ chức Một Thân Hình mà tất cả những tổ chức phi chính phủ nào đã bỏ nhiều thời giờ, công sức, tiền bạc, thời gian  và cả tình yêu của mình vào đó. Đó là nỗi đau mà chắc chắn không có viên thuốc nào có thể xóa được

Cô Sina Vann một nhân chứng sống của nạn buôn bán trẻ em
Cô Sina Vann một nhân chứng sống của nạn buôn bán trẻ em, nói chuyên ở Washington DC
Đó là công việc của linh mục Martino và One Body Village ở Kampuchia mười  mấy năm nay mà chừng như bây giờ đang bị khựng lại.
Chúng tôi gắng làm cái gì có thể làm  được, chúng tôi liên lạc với một hai xơ ở bên Kampuchia, ngồi xuống nói chuyện để xem chúng tôi có thể qua tay họ để làm được những gì.
Trở về Việt Nam, về những vùng có  nguy cơ cao nằm sát biên giới Kampuchia, nơi mà chỉ một phút làm ngơ một giờ quên lãng một đứa bé nhiều đứa bé bị đẩy qua  đất nước bên kia với giá vài trăm đô như Sina Vann Nguyễn Thị Bích đã kể cho quí vị nghe trong bài trước.
Đa số dân quê ở đây nghèo thật là nghèo, linh mục Martino xác nhận. Từ lâu, tổ chức One Body Village Một Thân Hình Hình giúp cha mẹ nghèo ở Việt Nam bằng cách hổ trợ phương tiện để họ buôn bán nhỏ lẻ, kiếm huê lợi hầu bảo đảm  cái ăn cái mặc hàng ngày cho mình và cho con cái, để họ đừng phải mang con đi bán cho người ta.
Theo Free The Slaves, Giải Phóng Nô  Lệ, một tổ chức phi chính phủ ở Hoa Kỳ, hiện toàn thế giới có hai mươi bảy triệu nô lệ thực thụ, một phần ba trong số này là trẻ em, là những nô lệ tình dục nhỏ tuổi.
Những nạn nhân khốn khổ này, Free The Slaves khẳng định, phải vắt kiệt sức lực nhỏ bé của mình ra để phục vụ những ông những bà chủ bất lương , những khách mua hoa bệnh hoạn mà  không được trả lương, cũng không biết đường nào để chạy trốn cái cảnh bạo hành lạm dụng mà các em phải hứng chịu.
Nhưng rồi Free The Slaves Giải Phóng Nô Lệ vẫn đoan chắc một điều là nhân loại có thể chấm dứt tệ nạn nô lệ tình dục kinh khủng đó.  Linh mục Martino nói ông đồng ý với nhận định của tổ chức Free The Slaves, là ánh sáng chắc chắn ở cuối đường hầm.
Nhưng con đường hầm đó rất là dài mà chúng ta mỗi người phải thắp  lên ánh sáng. Giống như chạy marathon vậy đó, là người này thắp rồi người bên cạnh tiếp tục thắp và ánh sáng cuối đường hầm nó vô cùng sáng. Nhưng điều đó hoàn toàn tùy thuộc vào tôi vào chị vào tất cả những người đang nghe. Khi mỗi người  chúng ta nghe được và thắp lên một ngọn nến thì tôi tin tưởng chắc chắn không phải là một hy vọng mà là một bảo đảm rằng trong một ngày rất gần chuyện đó không còn nữa.
Vừa rồi là linh mục Martino, người  đang phấn đấu không mệt mỏi trong công việc phòng chống tệ nạn buôn trẻ Việt Nam vào đường nô lệ tình dục.
Thanh Trúc kính chào tạm biệt quí vị.

Cha Stêphanô Chân Tín với những năm bị quản thúc

Cha Stêphanô Chân Tín với những năm bị quản thúc

Đăng bởi cheoreo lúc 1:00 Sáng 5/12/12
nguồn: chuacuuthe.com

VRNs (05.12.2012) – Sàigòn – Sau 3 bài giảng sám hối vào Mùa chay năm 1990 tại Đền Đức Mẹ HCG Sàigòn, cha Stêphanô Chân Tín, DCCT đã bị nhà cầm quyền quản thúc 3 năm tại xã Cần Thạnh, huyện Cần Giờ. Chính trong thời gian khó khăn tại đây, Thiên Chúa đã chọn ngài cho một sứ vụ mới.

Trong thánh lễ đặt viên đá đầu tiên xây dựng nhà thờ An Thới Đông tại huyện Cần Giờ (27.3.2004), trong bài diễn văn, cha Stêphanô Chân Tín kể lại như sau: “Đầu thập niên 80, một người trong xã thuộc ấp An Hòa là anh Nguyễn Văn Bạc bị đưa đi học tập cải tạo. Trong trại anh gặp những người Công giáo tốt. Anh được giới thiệu đến DCCT Sàigòn. Tại đây, cha Bạch Văn Lộc cùng thầy Đỗ Minh Hạo đã nhận giúp anh học Giáo lý. Sau đó, các anh chị Legio từ Sàigòn tới An Thới Đông để chia sẻ, nâng
đỡ đời sống đức tin của anh và tiếp tục dạy giáo lý cho gia đình anh, cho bà mẹ
và vợ chồng con cái người em trai của anh tất cả là 13 người. Con đã ban bí tích Rửa tội cho họ vào tháng 6.1993. Sau đó, cùng một hai thầy DCCT và một số anh chị em Legio xuống chia sẻ với bà con giáo dân vào mỗi Chúa nhật hàng tuần. Công việc phân chia một cách đơn giản. Con thăm hỏi chung mọi người và cử hành phụng vụ tại nhà anh Bạc. Các thầy phụ trách giáo lý dự tòng trong một gia đình khác. Các anh chị Legio thì tới từng gia đình để thăm hỏi, tiếp cận và giúp đỡ mọi chuyện trong chừng mực có thể được.

Tới đầu năm 1997, chính quyền địa phương phát hiện ra công việc hoạt động của con và các anh chị Legio. Công việc dạy giáo lý và cử hành phụng vụ với phẩm phục tại gia bị nghiêm cấm. Đức Cha Nicôla Huỳnh Văn Nghi cho phép không mang lễ phục để dâng lễ.

Chuyện học giáo lý cũng vẫn được tiếp tục, số người xin gia nhập dự tòng mỗi ngày một gia tăng. Chính quyền không cho tụ tập đông người thì bà con tụ tập học giáo lý tại các gia đình ngoài Công giáo. Một thời gian sau, đến lượt các gia đình này cũng xin theo Đạo khi họ nhận ra niềm vui của những người dự tòng và giáo lý tốt đẹp của Chúa. Sự khó dễ của chính quyền lại hóa ra duyên cớ khiến hạt giống đức tin được gieo vãi trên diện tích rộng hơn và số người đón nhận đức tin mỗi ngày một gia
tăng.” (Lịch sử DCCT, Lm. Rôcô Nguyễn Tự Do)

Với nhiều người, cha Stêphanô Chân Tín là một linh mục trí thức có những tư tưởng phản biện sâu sắc, luôn lên tiếng bênh vực Giáo hội, bảo vệ quyền con người trước những bất công, trước việc phẩm giá con người bị xúc phạm dù trong bất cứ chế độ nào. Bên cạnh đó cũng có rất nhiều anh chị em giáo dân, đặc biệt là những anh chị em giáo dân tại An Thới Đông biết tới cha như là một linh mục tận tụy với những công việc dạy giáo lý, ban các Bí tích cho những người muốn tin theo Chúa.

Đường lối của Thiên Chúa thật kỳ diệu. Trong những năm tháng tưởng chừng như khó khăn nhất của cuộc đời, Thiên Chúa lại xếp đặt để cha Stêphanô Chân Tín có thể loan báo Tin Mừng một cách trực tiếp như Hiến pháp của Dòng mời gọi.

Trong bài giảng thánh lễ  nhập quan cho cha Stêphanô Chân Tín, cha Giuse Hồ Đắc Tâm, Bề trên tu viện DCCT Sàigòn nói: “Người trí thức xem cái tước tiến sĩ thần học là đỉnh cao của cuộc đời cha Chân Tín. Còn trong Nhà dòng xem vị trí Giáo sư thần học và chức Giám đốc Học viện DCCT ở Đàlạt là đỉnh cao của đời tu của ngài. Nhưng Thiên Chúa không xét xử dựa trên những chuyện đó. Có lẽ đỉnh cao của cuộc đời ngài là thời gian ngài bị quản thúc ở Cần Thạnh. Vì chính thời gian đó mở đầu cho công cuộc truyền giáo của ngài ở vùng An Thới Đông. Từ chỗ chỉ một vài người theo Đạo,
đến nay vùng truyền giáo này đã có hơn 500 anh chị em theo Đạo. Như thế, chúng
ta mới thấy ơn Chúa đã làm nơi ngài trong thời gian mà người ta cho là tù ngục.”

Những năm bị quản thúc, Thiên Chúa đã chọn cha Stêphanô cho một sứ vụ mới

Những người con An Thới Đông về dự lễ tang người cha đã sinh ra mình trong đức tin

Giáo phận Sàigòn tự hào về điểm truyền giáo An Thời Đông mà Thiên Chúa đã dùng cha Stêphanô để khởi đầu

Cha Stêphanô gắn bó với giáo điểm An Thới Đông từ năm 1990-1997. Hiện nay giáo điểm này đã có hơn 500 giáo dân

PV.VRNs

Cha Stêphanô Chân Tín vừa qua đời lúc 16:15, ngày 01.12.2012

Cha Stêphanô Chân Tín vừa qua đời lúc 16:15, ngày 01.12.2012

Đăng bởi pleikly lúc 6:02 Chiều 1/12/12

VRNs (01.12.2012) – Sài Gòn – ChaChân Tín vừa qua đời lúc 16:15, ngày 01.12.2012, tại Nhà hưu dưỡng – Tỉnh DCCTN, số 38 Kỳ Đồng, Sài Gòn.

Sau đây là thông tin chính thức từ Văn phòng Tỉnh DCCT VN, VRNs xin kính chuyển đến quý vị độc giả gần xa. Kính xin quý vị cầu nguyện cho cha Chân Tín và loan tin cho những người cần biết.

———

CHA STÊPHANÔ NGUYỄN TÍN (CHÂN TÍN), DCCT

Sinh ngày 15.11.1920, tại làng Vạn Xuân, huyện Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên-Huế

Ngày 02.08.1944: Khấn lần đầu trong DCCT

Ngày 06.06.1949: Lãnh sứ vụ Linh mục

được gọi về nhà Cha lúc 16g15 ngày 01 tháng 12 năm 2012, hoàn tất hành trình 92
năm ở trần gian, 68 năm tu sĩ Dòng Chúa Cứu Thế, 63 năm thi hành sứ vụ Linh mục.

Thánh lễ nhập quan cử hành lúc 16 giờ 30, ngày Chúa Nhật 02.12.2012.

Nghi thức di quan cử hành lúc 21 giờ 00, thứ Hai 03.12.2012.

Thánh lễ an táng cử hành lúc 6 giờ 00, thứ Ba 04.12.2012, tại Đền Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp Sài Gòn.

Địa chỉ: 38 Kỳ Đồng, Phường 9, Quận 3.

Điện thoại: (08) 38437715, Ext. 105

Email: [email protected]

Hoả táng tại Bình Hưng Hoà.

Xin hiệp lời cầu nguyện cho Cha Stêphanô Chân Tín.

Xin miễn phúng viếng vòng hoa các loại.

Những người cụt tay phi thường

Những người cụt tay phi thường
Họ không chỉ duy trì cuộc sống như 1 người bình thường mà còn xây dựng được những thành tích phi thường. Lưu ý quý đôc giả Những người cụt tay này không phải là thương phế binh VNCH
1. Tài xế xe ôm không tay

Anh Liu – một tài xế hành nghề “xe ôm” tại Jimo, tỉnh Sơn Đông, Trung Quốc đã
bị các nhân viên cảnh sát cảnh cáo vì không hề có giấy phép lái xe và điều
khiển xe gắn máy khi đã bị cụt hai tay. Các sĩ quan cảnh sát đã buộc anh Liu
phải dừng xe khi thấy anh chở khách quá tải, nhưng họ thật sự sốc khi thấy anh
đã bị cụt cả hai tay mà vẫn có thể điều khiển xe một cách dễ dàng.

Anh Liu đã bị cụt cả hai tay khi mới 10 tuổi do điện giật. Bố mẹ anh đã gửi anh tới
một rạp xiếc địa phương để “học nghề”, và tại đó anh đã được đào tạo để có thể
điều khiển xe gắn máy mà không cần phải có đầy đủ cả hai tay. Tại cơ quan cảnh
sát, anh Liu thừa nhận rằng rạp xiếc trước đây anh từng làm đã giải tán và anh
buộc phải quay sang làm nghề lái xe chở khách để kiếm sống, và hơn 10 năm nay,
anh chạy xe trong khi không hề có bất cứ loại giấy phép nào. Các sĩ quan cảnh
sát đã quyết định không phạt tiền, nhưng họ buộc anh Liu phải dừng ngay công
việc này, bởi nó có thể gây nguy hiểm cho anh và cho cả các hành khách nữa.

2. Không tay vẫn trở thành vận động viên bắn cung
Mark Stutzman – cư trú tại Richland, bang Washington, Mỹ, đã bị cụt cả hai tay kể từ
khi mới sinh, song điều đó không ngăn cản được người đàn ông 28 tuổi này trở
thành một tay bắn cung thiện xạ. Mark đến với bộ môn bắn cung từ năm 16 tuổi và
từ đó đến nay anh luôn luôn có mặt trong tất cả các giải bắn cung được tổ chức
tại Mỹ.
Khi thi đấu, anh ngồi trên ghế, giữ cây cung bằng chân phải, và sử dụng hàm
răng của mình để căng dây cung. Mark không bao giờ tự ti rằng mình là một tay
cung khuyết tật, và khi kết thúc giải đấu, anh thường chụp chung ảnh kỷ niệm
với các tay cung khác. Khả năng “thiện xa” của Mark không hề kém bất cứ tay
cung bình thường nào, và anh hoàn toàn có khả năng sẽ trở thành một ứng cử viên
trong đội tuyển bắn cung Mỹ tại Olympic 2012 tới.
3. Không tay chơi piano cực đỉnh
Lưu Vĩ, 23 tuổi, người Trung Quốc, là một chàng trai tật nguyền, anh không có tay
như những người bình thường khác vì lúc 10 tuổi anh chạm tay vào điện cao thế
khi đang chơi với bạn, và cánh tay của anh đã mất đi vĩnh viễn từ khi đó. Nhưng
với nghị lực và lòng quyết tâm của mình, Lưu Vĩ hàng ngày tập luyện làm mọi thứ
bằng đôi chân của mình và một trong những việc đó là đánh đàn piano.
Vào tối 10/10/2010 vừa qua, tại vòng chung kết của cuộc thi China’s Got Talent,
diễn ra tại sân vận động Thượng Hải, Trung Quốc, chàng trai Lưu Vĩ chơi đàn
piano bằng chân đã giành giải nhất cuộc thi.
Anh chia sẻ hồi mới bị tai nạn anh rất đau khổ và đã khóc rất nhiều, nhưng rồi
anh nhận ra rằng khóc mãi chỉ làm mình mệt mỏi và anh đã luôn tự nói với mình:
“Mất tay, thì đã sao nào?” Sau đó anh quyết định trở thành một nhạc sĩ và tự
học chơi piano bằng chân. Bằng nỗ lực của chính mình anh đã vượt lên tất cả và
tìm ra cách chơi đàn bằng những ngón chân.
4. Viết thư pháp bằng chân
Đã từng là một đầu bếp tại một nhà hàng ở Bắc Kinh, song vụ nổ ga đã khiến người
đàn ông này bị thương nghiêm trọng và đã cụt cả hai tay. Để tiếp tục kiếm sống
và nuôi dưỡng bố mẹ già, anh đã nỗ lực luyện tập viết thư pháp bằng chính đôi
chân của mình.
5. Đô vật không tay
Ngay từ khi mới lọt lòng, Kyle Maynard đã không có đủ chân tay như những người bình thường, song nhờ sự kiên trì và tài năng thiên bẩm, anh đã trở thành một tay
vật có tên tuổi tại tiểu bang Washington nói riêng và toàn nước Mỹ nói chung.
Tháng 8/2004, Kyle ghi danh vào Trường đại học Georgia, và vẫn tiếp tục tham
gia câu lạc bộ đô vật. Anh muốn học ngành tâm lý thể thao, để có thể trở thành
một huấn luyện viên thể thao hoặc làm quản lý một trung tâm sức khỏe.
Hiện tại Maynard làm phát ngôn viên cho Ủy ban tuyên truyền của bang Washinton,
phụ trách về mảng các bài phát biểu động viên tinh thần. Anh cũng là tác giả
của cuốn sách “The True Story of a Congenital Amputee Who Became a Champion in
Wrestling and in Life” (Tạm dịch: Câu chuyện có thật về một người tật nguyền đã
thành công trong bộ môn đấu vật và trong cuộc sống)
6. Vận động viên golf cụt tay vô địch thế giới
Tommy McAuliffe – sinh năm 1893 tại Buffalo, New York, từng được biết đến là “vận
động viên golf cụt tay vô địch thế giới”. Cả hai cánh tay của ông đã bị cắt bỏ
sau vụ tai nạn tầu hỏa kinh hoàng tại Mỹ vào năm 1902. Tommy McAuliffe đã cố
gắng để có thể viết chữ bằng cách giữ một chiếc bút chì trong miệng.
Khi còn là sinh viên, ông làm thêm tại một sân golf gần nhà và đã cố gắng học
chơi bằng cách giữ cây gậy đánh golf giữa cổ và vai của mình. Sau khi kết thúc
đại học, Tommy đã khuyến khích anh trai của mình, ông Walter, một tay golf
chuyên nghiệp, cùng tổ chức show diễn “Trick Shot” (tạm dịch: những pha đánh
golf điệu nghệ như xiếc) tại New York. Chương trình của ông đã nhanh chóng trở
nên phổ biến, và ông đã tới tất cả 48 tiểu bang tại Mỹ, Canada và Úc để biểu
diễn. Những tay golf cự phách cùng thời với ông chỉ có thể ghi được trung bình
85 điểm trên sân golf 18 lỗ, nhưng đối với Tommy, thì con số này là 92. Với khả
năng phi thường đó, ông đã được gọi là “vận động viên golf cụt tay vô địch thế
giới”.
7. Không tay vẫn lái máy bay bình thường
“Người chiến thắng không làm gì khác thường. Họ thực hiện chúng theo cách khác
thường”. Nhận định trên hoàn toàn chính xác trong trường hợp của cô gái
người Mỹ, Jessica Cox. Từ khi sinh cô không có tay nhưng ở tuổi 28 cô gái này
đã trở thành nữ phi công không tay đầu tiên trong lịch sử. Cô đã có thể bay
trên nền trời chỉ nhờ vào chân của mình.
Jessica tin rằng với khả năng sáng tạo, kiên nhẫn, tự tin thì không có gì là
không thể. Cô tốt nghiệp khoa tâm lý tại đại học Arizona. Cô có thể viết, sử
dụng máy vi tính, điện thoại di động, chải tóc, trang điểm, thậm chí gắn lông
mày… bằng chân. Cô gái người Mỹ này còn là một vũ sư và là võ sinh Tae
Kown-Do đai đen nữa đấy các bạn ạ.
8. Không tay vẫn trở thành nghệ sĩ guitare
Tony Melendez là nhạc sỹ guitar, nhà soạn nhạc người Mỹ gốc Nicaragua. Anh sinh năm 1962 nhưng không có hai cánh tay do người mẹ khi mang thai dùng thuốc
Thalidomine. Tuy nhiên, lòng say mê âm nhạc đã thôi thúc anh học guitar bằng
một cách mà không ai nghĩ anh có thể làm được: dùng chân.
Tony bắt đầu biểu diễn từ năm 1985 tại Los Angeles. Năm 1987, anh đã biểu diễn
bài “Never be the same” chào mừng Giáo Hoàng John Paul II đến thăm
Los Angeles. Giáo hoàng đã nói khẽ với Tony rằng: “My wish for you is that
you continue to give hope to others and continue in what you are doing”
(Tạm dịch: Tôi mong rằng anh sẽ tiếp tục thắp sáng niềm hi vọng cho mọi người
và hãy tiếp tục công việc mà anh đang làm). Lời nói đó đã khích lệ anh rất
nhiều để quyết tâm theo con đường âm nhạc đến ngày nay.
9. Vận động viên thể hình
Bị mất đi cả hai cánh tay trong một vụ tai nạn khi mới 2 tuổi, cô Barbie Guerra.
Barb đã tìm được niềm cảm hứng cho riêng mình: luyện tập để trở thành một vận
động viên thể hình.
10. Không tay vẽ thiệp giáng sinh

http://us.24h.com.vn/noel-2011-c64e2022.html cực
đỉnh

Nhìn ngắm tấm thiệp Giáng sinh đẹp đẽ trên đây, ít người có thể tưởng tượng rằng
chúng được vẽ bằng chân. Đây là các tác phẩm của Peter Longstaff (48 tuổi), một
nghệ sĩ Anh đã bị cụt cả hai tay. Những tấm thiệp của Peter Longstaff được anh
thể hiện rất sinh động, lúc thì mô tả những ngọn nến lung linh, khi lại mang
hình ảnh một con hươu ở xứ sở thần thiên trong mùa đông lạnh giá…

Anh chị Thụ & Mai gởi

ĐGM JEAN CASSAIGNE, Vị Tông Đồ Phong Cùi

ĐGM JEAN CASSAIGNE, Vị Tông Đồ Phong Cùi

Tác giả: Trầm Thiên Thu

Nguồn: Thanhlinh.net

Nhớ ĐGM JEAN CASSAIGNE, Vị Tông Đồ Phong Cùi

Hồi còn thiếu niên, tôi thường đọc báo Trái Tim Đức Mẹ và báo Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp. Có lần đọc bài viết về Đức cha Jean Cassaigne (thường gọi Cha Sanh), tôi đã thực sự ấn tượng. Cũng hồi đó, một lần đến nhà thờ Fatima Bình Triệu, tôi thấy có tượng ngài đứng với một bệnh nhân cùi ngồi bên chân ngài, tôi càng ấn tượng về ngài. Nhưng ngày nay không còn thấy bức tượng đó nữa.

Theo yêu cầu của Hội Đồng Giám Mục Việt Nam về “tập kỷ yếu Năm Linh Mục”, Giáo Phận Đàlạt hoàn toàn nhất trí chọn Đức cha Cassaigne là chứng tá sống động về mầu nhiệm Giáo Hội “yêu thương và phục vụ”. Đây là những chứng từ sống độngvà rất gần gũi để giới thiệu về ông Tổ của công cuộc truyền giáo cho anh chị em Kơho Lâm Đồng và là Vị Sáng lập Trại Phong Di linh từ năm 1929.

NGƯỜI GIEO GIỐNG TỐT

Trong bản tường trình năm 1920, Đức Cha Victor Quinton Giám Mục Giáo phận Sàigòn đã nói đến ý định truyền giáo cho người Dân Tộc trên cao nguyên Djiring – Langbiang. Nhưng công cuộc truyền giáo này chỉ thực sự bắt đầu khi Đức Cha Dumortier đặt Cha Jean Cassaigne (tên Việt nam là Sanh), một linh mục thuộc Hội Thừa Sai Balê đến Di Linh năm 1927. Đức Cha Dumortier viết trong bản tường trình năm 1927 như sau:

“Chúa Quan Phòng đã sắp đặt cho tôi một vị tông đồ như ý để khởi sự công cuộc truyền giáo cho người Dân Tộc. Tôi thấy Cha Cassaigne được chuẩn bị tốt để chịu được gian khổ thiếu thốn. Vừa khi biết chương trình truyền giáo của tôi, Cha Cassaigne đã tình nguyện và bầy tỏ niềm vui khôn tả khi nghe tôi công bố việc bổ nhiệm Ngài vào công cuộc này“.

Thứ tư ngày 20-10-1926, Cha Cassaigne lên đường đến thí điểm truyền giáo Di Linh. Ngài đi từ Sàigòn đến Phan Thiết, rồi từ Ma Lâm lên Cao nguyên Di Linh. Nhưng gặp mưa bão càn quét vùng cao nguyên làm con đường từ Ma Lâm lên Di Linh hư hại nặng cho nên Ngài phải trở về Sàigòn.

Cho đến ngày 24-01-1927, Cha Cassaigne mới có thể từ Đàlạt chính thức đến nhận thí điểm truyền giáo Di Linh. Toà Giám Mục Sàigòn đã chuẩn bị cho Ngài một căn nhà mua lại của ông Ngô Châu Liên để làm cơ sở lập thí điểm truyền giáo.

Ngay trong buổi chiều đầu tiên đến vùng đất Di Linh, Cha Cassaigne đã nhìn thấy những người Dân Tộc lặng lẽ nghi ngại đi ngang qua nhà Ngài. Ngài đã nhìn thấy những anh chị em Dân Tộc được trao phó cho Ngài, cả một cánh đồng truyền giáo rộng lớn đang chờ đợi Ngài. Để có thể gặp gỡ những người Dân Tộc rụt rè nhút nhát trước những người xa lạ, Cha Cassaigne khởi sự bằng cách học nói tiếng của họ, một ngôn ngữ quá mới mẻ và không có chữ viết. Cha Cassaigne đã phải mầy mò ký tự từng chữ trong ngôn ngữ của họ. Công việc này đã cuốn hút vị Thừa Sai trẻ đầy nhiệt huyết. Vì thế, vào tháng 12-1929 Cha Cassaigne đã xuất bản tự điển Pháp – Kơho – Việt, đây là cuốn tự điển đầu tiên hình thành chữ viết cho ngôn ngữ Kơho, một công trình rất đáng trân trọng vì góp phần giữ gìn bản sắc dân tộc và phát triển cho người dân tộc Kơho.

Tháng 12-1937 Cha Cassaigne xuất bản cuốn: PHONG TỤC TẬP QUÁN người Dân Tộc Kơho, đây cũng là một công trình đầu tiên nghiên cứu về người Kơho, một công trình giúp cho Cha Cassaigne có thể hiểu và gặp gỡ được với những người Dân Tộc và từ đó nói về Chúa cho họ. Năm 1938 Cha cho xuất bản tập Giáo lý cho người Kơho.

Chính nhờ việc hiểu được ngôn ngữ và phong tục tập quán Kơho, Cha Cassaigne đã thực sự trở thành người khai phá, trở thành ÔNG TỔ CỦA CÔNG CUỘC TRUYỀN GIÁO cho người Dân Tộc, và Cha đã thành công trong việc  đem Ơn Cứu Độ đến cho rất nhiều người Dân Tộc thuộc các buôn làng trong miền Cao Nguyên Di Linh – Langbiang.

Hoa trái của công cuộc truyền giáo là vào chiều ngày áp lễ Đức Mẹ Vô Nhiễm, 07.12.1927, Cha Cassaigne đã rửa tội cho bà Ka Trut, một bệnh nhân phong cùi thường xuyên nhận sự giúp đỡ của cha. Bà Maria Ka Trut qua đời ngày 20-12-1927 và được an táng ngày 22-12-1927 tại nghĩa trang của người Dân Tộc Di Linh.

Tin Mừng của Chúa đã được người Dân Tộc đón nhận vì họ cảm nghiệm được tình yêu Chúa qua những hành vi bác ái yêu thương của Cha cassaigne. Họ đã thực sự nhận ra Cha Cassaigne yêu thương họ qua việc Ngài yêu thương đón nhận và nuôi dưỡng những anh chị em phong cùi của họ, những con người bất hạnh vì gia đình và buôn làng sợ hãi bị lây nhiễm đã xua đuổi họ vào trong những khu rừng vắng để họ chết dần chết mòn trong nỗi đau thể xác và tinh thần.

Ngày 17-2-1929, Cha Cassaigne đã quy tụ những người bệnh nhân phong cùi và thành lập Trại Cùi Di Linh. Ngài đã xây dựng làng Cùi thành một gia đình ấm cúng che chở những bệnh nhân phong cùi bất hạnh để cho cuộc đời của họ được yên ủi sớm tối có nhau.

Nhưng cuộc sống của cha Cassaigne sắp thay đổi một cách bất ngờ. Ngày 20-2-1941, ngài nhận được một bức điện tín khiến ngài buồn bã. Thật là bất thường khi nhìn thấy ngài trong trạng thái này, đến nỗi người ta phải dò hỏi ngài. “Họ đã tấn công dồn dập bắt tôi làm Giám Mục”, ngài càu nhàu trả lời. Quả thật, Đức Giám Mục Sài-gòn vừa qua đời năm vừa rồi  và Tòa Thánh trong thời kỳ khó khăn này, tìm một người để kế vị và đã chọn vị Linh Mục của người phong cùi. Vị Thừa Sai phải rời bỏ Di Linh. Sự chia ly rất đau lòng cho cả hai phía: anh em Thượng và nhất là những bệnh nhân phong cùi mất người cha của họ; vị Linh Mục phải xa con cái ngài. Dù vậy vị Thừa Sai
không do dự khi vâng lời Tòa Thánh với đức tin và can trường: “Tôi là kẻ từng mơ thành một Thừa Sai tầm thường. Tôi, kẻ đã coi sự nghèo khó của mình là niềm hãnh diện và niềm vui, lại trở thành một hoàng tử của Giáo Hội. Nhưng, dù người ta sẽ thay y phục và chỗ ở của tôi, song chẳng ai thay được con người chất phác nơi tôi”. Những lời lẽ thật khiêm nhường. Khẩu hiệu Giám mục là “Bác Ái và Yêu Thương” đã nói lên điều đó.

Ngày 24-6-1941, ngay từ 7 giờ sáng, chuông các Nhà Thờ Sàigòn đồng loạt đổ vang, báo tin lễ tấn phong Đức Cha Cassaigne. Nghi lễ diễn ra ở Nhà Thờ Chính Tòa. Đám đông ken dày, có những bạn bè đến từ khắp nơi… và những anh em Thượng đi thành đoàn đại diện. Các anh em Thượng bận y phục ngày lễ; họ làm khách tham dự thấy vui thích, mặc dù nhiều người An Nam tỏ ra khó chịu trước cảnh tượng ấy. Nghi lễ Phụng Vụ dài, quá dài đối với anh em Thượng.

Họ liền rời chỗ để đi tham quan tháp chuông. Khi ra khỏi Nhà Thờ Chính Tòa và
bị đám đông xô lấn khiến họ hoảng sợ, họ liền trèo lên cây cao để nhìn đám
rước. Đức Cha Cassaigne mỉm cười khi nhìn thấy họ.

Tân Giám Mục bắt tay vào công việc. Đó là một con người đơn sơ. Lối vào Tòa Giám Mục rộng mở tự do và bất cứ ai cũng có thể gõ cửa văn phòng của ngài. Các nhân chứng ngày nay vẫn còn nhớ lại đã thấy ngài đi xe đạp hoặc xe Vespa thăm các khu nghèo ở Sàigòn. Ngài dong duổi khắp địa phận rộng lớn của Ngài.

Ngày 19-12-1954, vào dịp kỷ niệm thụ phong Linh Mục của Ngài, Đức Cha Cassaigne dâng Thánh Lễ Tạ Ơn. Nhưng trong khi cử hành Thánh Lễ, ngài thấy trên mặt da mình, chỗ phía trên cổ tay một chút, có một vết đỏ hồng màu rượu. Khi Thánh Lễ kết thúc, ngài lấy một cái kim châm vào chỗ ấy: hoàn toàn không cảm thấy đau ! Ngài hiểu đó là BỆNH CÙI. “Linh Mục dâng hiến tế Thánh Thể, cũng phải trở thành hy vật”, sau này ngài sẽ viết như thế. Công việc vất vả sáu tháng vừa qua đã làm cho các bộ phận cơ thể Ngài vốn mệt mỏi, lại bị suy yếu, đến nỗi bệnh cùi nằm phục từ lâu, nay phát tác.

Đức Cha Cassaigne giữ bí mật tin này, chỉ cho các bề trên của ngài biết. Thuốc điều trị do các bác sĩ cho, đã làm Ngài suy kiệt. Sẽ phải mau chấm dứt thôi ! Vết hồng lan rộng gấp đôi. Ngày 5-3-1955, Ngài viết cho cha bề trên Hội Thừa Sai Paris: “Tôi xin Cha cho phép tôi nộp đơn từ chức sang Tòa Thánh và rút lui về Trại Phong Di Linh, bên cạnh những con cái mà tôi yêu thương nhất và Chúa quyền uy, với lòng nhân ái vô biên, đã cho tôi được nên giống như họ“.

Lời cầu xin của ngài được chấp thuận và Tòa Thánh bổ nhiệm một Giám Mục kế vị Ngài, Đức Cha Simon-Hòa Nguyễn Văn Hiền, được tấn phong trong Nhà Thờ Chính Tòa của ngài ngày 30-11-1955. Ngày 02-12-1955, Đức Cha Cassaigne trở về Di Linh.

Từ đây, Đức Cha dành trọn cuộc đời còn lại để sống giữa những người con cái để âm thầm yêu thương và phục vụ Trại Phong Di Linh. Tháng 2-1973 Đức Cha bị té gẫy xương bên đùi phải, và chính vì vết thương này mà Ngài phải trải qua gần 8 tháng liệt giường. Bên giường bệnh, Đức Cha nói với người nữ tu chăm sóc Ngài và một số bệnh nhân thay phiên trực: “Suốt 47 năm dài (1926-1973), cha đã sống giữa các con, đã sống tại Việt Nam này và đã dâng hiến tất cả cho các con. Giờ đây cha không còn tiếc gì về sự dâng hiến toàn diện ấy. Việt Nam chính là quê hương thứ hai của cha, bởi vì Chúa muốn như vậy. Khi về với Chúa, cha vẫn ở với các con, các con đừng lo…”.

Thứ bảy ngày 20-10-1973, Đức Cha bắt đầu trở bệnh nặng với những cơn đau khiến phải phải thốt lên: “Tôi đau đớn lắm, tôi đau đớn quá”. Mười ngày trôi qua, vào lúc 10 giờ đêm ngày 30-10-1973, Đức Cha lãnh nhận bí tích Xức dầu lần cuối do cha sở họ Di Linh và rạng sáng hôm sau Đức Cha đã được Chúa gọi về hồi 01 giờ 25. Đức Cha được an táng bên nhà nguyện Trại Phong ngày 05-11-1973.

NẢY MẦM ĐỨC TIN

Cha Phanxicô Darricau, một linh mục thuộc Hội Thừa Sai Paris, đã viết về sự kiện Đức Cha Cassaigne trở lại làng cùi Di Linh như sau: “Ngài đã về và đã được đón tiếp trọng hậu, tôn kính. Nhưng nhà chưa xây ngay được nên ngài đã đến ở chung với tôi tại Ka-la, cách trại phung hai cây số. Nhà xứ của tôi nhỏ, không cung cấp nổi cho ngài một căn phòng riêng. Ngài cũng không muốn lấy phòng của một đồng nghiệp. Chúng tôi lấy tấm màn ngăn phòng ăn làm đôi, một bên là giường nhỏ của ngài, một bên là cái bàn ăn. Suốt trong 6 tháng, chúng tôi có niềm vui được sống chung với nhau. Sau đó ngài tới sống tại căn nhà dành riêng cho ngài ở trại cùi. Nhưng trưa nào ngài cũng về Ka-la dùng bữa với tôi, khẩu phần có khá hơn trong trại. Bao nhiêu sức lực còn lại ngài dành để phục vụ trại phong. Sức ngài giảm nhiều so với trước kia, do những đau đớn của căn bệnh…”.

Cha Christian Grison, người quản nhiệm cuối cùng của  Trung tâm Thượng Di-linh (từ 1965 đến 1975), người đã gần gũi với Đức Cha Cassaigne trong mười năm cuối cùng của ngài tại làng cùi Di-linh, đã viết về Vị Tông đồ người phong cùi như sau: “Tôi được phúc sống mười năm gần Đức Cha Cassaigne, vì thời gian đó tôi phụ trách xứ đạo thượng tại Di-linh. Tôi đã chứng kiến tình cảm ưu ái mà ngài khơi dậy khi ngài trở nên nhỏ bé với những kẻ nhỏ bé, trở nên phong cùi với những người phong cùi. Sự mến phục người ta dành cho ngài đó, không bao giờ ngài sử dụng vì lợi ích riêng của mình; tất cả được hướng về sự cứu trợ cho người phong cùi. Mối quan tâm duy nhất của ngài, tôi có thể nói là nổi ám ảnh đối với ngài cho đến khi ngài chết, đó là tìm nguồn tài trợ cho làng cùi.

Ngày 26-7-2007, bà Maria Nguyễn Thị Lệ, sinh năm 1938 tại Bắc Ninh đã đến viếng mộ Đức Cha và để lại chứng từ: “Tôi sinh sống tại khu phố III (ấp Tân Xuân) thị trấn Di Linh từ năm 1975 đến 1983. tôi bị bệnh thấp khớp và đặc biệt là bị đau buốt dây thần kinh tọa. Một bác sĩ cho biết bệnh tôi rất khó chữa, nhưng tôi cũng kiên trì chịu đựng và chỉ uống một số thuốc đau nhức thông thường nên chỉ giảm đau chốc lát, vì nghèo không có tiền đi bệnh viện. Năm 1983 tôi bị những cơn đau dữ dội, lết đi không nổi, đau đớn đến độ chán nản thất vọng vì bệnh tật, đau khổ vì hoàn cảnh nghèo khổ cơ cực, bữa no bữa đói… dầu vậy, tôi không bỏ Chúa, cố gắng bước đi chậm chạp, đau buốt với một bàn chân bị sưng tấy nặng nề.

Khoảng tháng 6/1983, sau giờ chầu Thánh Thể ban chiều, tôi đến trước tượng Đức Cha Cassaigne ở cuối nhà thờ vừa khóc vừa than vì sự đau đớn, nghèo nàn của mình và tôi thưa với Đức Cha: Cha ơi, thương con, kẻo con chết vì con đau đớn quá, con nghèo khổ chẳng có tiền chữa bệnh, con chỉ muốn chết cho yên, con xin Đức Cha cầu xin Chúa và Đức Mẹ cất bệnh đau đớn cho con, nếu đẹp lòng Chúa và Đức Mẹ; còn nếu không, thì xin Đức Cha thêm sức cho con để con chịu dựng cơn bệnh này cho nên. Từ từ, ngày qua ngày, con cảm thấy sự đau buốt giảm dần, và sau một thời gian con khỏi bệnh hẳn, đi đứng bình thường. Cuối năm 1983 con bỏ Di Linh về Đắc Nông với gia đình người con để làm ăn, cho đến nay là 24 năm con lành bệnh. Con xin tạ ơn Chúa tạ ơn Đức Cha Cassaigne. Con, Maria Nguyễn Thị Lệ”.

Một chứng từ khác do bác sĩ K’Đỉu chia sẻ bên phần một Đức Cha Cassaigne trong đêm canh thức dịp lễ Giỗ năm 2007:

“Dân gian thường nói: Không có mợ, chợ cũng đông! Nhưng với Trại Phong chúng con nói chung và bản thân con nói riêng, trải qua kinh nghiệm của cuộc sống, con đã nhận ra rằng: nếu không có sự hiện diện của Đức Cha Jean Cassaigne thì có lẽ không có Trại Phong Di Linh và chắc chắn cũng không có con trên cuộc đời này. Nhưng nhờ tình yêu thương của Đức Cha đã giúp ba mẹ con can đảm sống với căn bệnh đáng sợ mà còn được hạnh phúc vì được làm con Chúa.

Khi Đức Cha ra đi về với Chúa, thì con mới được 5 tuổi,  với thời gian đó và tuổi thơ, con chưa biết Đức Cha được bao nhiêu. Nhưng càng ngày qua các biến cố của cuộc đời, con đã nhận ra từng bước bàn tay yêu thương quan phòng của Chúa dìu dắt chúng con, như lời Đức Cha đã hứa: Trên thiên đàng, cha sẽ biết được nhiều, biết rõ hơn về nhu cầu của chúng con; cha sẽ cầu nguyện đắc lực và nhiều hơn gấp bội cho chúng con.

Với ngọn đèn rực sáng đức tin và tình bác ái mà Đức Cha đã thắp sáng bằng sự dâng hiến tất cả cho Chúa và cho chúng con, và với lời cầu bầu của Đức Cha bên cạnh Chúa mà con đã nhận được biết bao hồng ân trong cuộc sống: được dạy dỗ nuôi nấng, được yêu thương chăm sóc, và được học hành như bao người khác, có thể nói còn hơn nhiều người khác nữa. Nhờ tình thương và hồng ân của Đức Cha, nhờ những người đã tiếp nối vòng tay yêu thương của Đức Cha và nhờ những ân nhân xa gần mà ngày hôm nay, có thể nói được, là con đã thành đạt trong cuộc sống, có chỗ đứng trong xã hội: con đã là bác sĩ chuyên khoa ngoại, điều vượt ra ngoài mơ ước của con.

Đây là cảm nghiệm của riêng con, xin được chia sẻ như một chứng từ về tình yêu thương mà Đức Cha cố dành cho chúng con”.

TRẦM THIÊN THU

(Tổng hợp)

 

Lạc vào chốn bồng lai của sắc tím hồng

Lạc vào chốn bồng lai của sắc tím hồng
Sự đa dạng sắc màu của thiên nhiên không chỉ tạo ra vẻ trẻ trung tươi mát của màu lục, vẻ hiền hòa thanh bình của màu xanh hay vẻ rực rỡ nồng nàn của màu đỏ. Sắc tím đậm chất thơ cũng khắc họa lên những bức tranh thiên nhiên đẹp như trên thiên đường hay trong truyện cổ tích.
Một màu tím ngát trải dài ở một khu vườn Nhật Bản, khung cảnh đẹp như trên thiên đường
Cực quang tím hồng – một trong những hiện tượng thiên nhiên đẹp nhất trên thế giới
Một khoảnh khắc hoàng hôn rực trong sắc tím
Một con đường đan kết bằng hoa tím, nơi tổ chức đám cưới lý tưởng cho những cặp tình nhân
Cánh đồng hoa tím trải dài đến tận chân trời
Sắc tím hồng nhạt của hoa sakura luôn được xem là nét đẹp tình tứ nhất vào mùa xuân
Với sắc tím hồng đậm, sakura vẫn khiến khung cảnh thơ mộng và diễm lệ như thế này
Một góc yên bình và vẫn đầy chất thơ
Chiếc cầu Moss Bridges tại Ireland khi trải lên tấm thảm tím hồng đẹp như chốn bồng lai
Một thác nước trong hang động ở Chattanooga,Tennessee
Thử tưởng tượng một ngày bạn được chèo thuyền thăm đảo Skye ở Scotland, bạn sẽ choáng ngợp trong sắc tím hùng vĩ này
Một góc nên thơ khác ở xứ sở Phù Tang
Con đường trải hoa tím hồng đi vào xứ sở thần tiên
Màu tím hoa Fuji ở Nhật Bản đẹp đến  mức làm xao lòng du khách
Màu tím nhẹ phủ lên trên ngôi nhà và  chiếc cầu tạo ra một khung cảnh chỉ có trong cổ tich
Anh chị Thụ & Mai  Và
Nguyễn Kim Chúc gởi

Trẻ em chết ngoài đường : 8 quan chức Trung Quốc bị kỷ luật

Trẻ em chết ngoài đường : 8 quan chức Trung Quốc bị kỷ luật

Loại thùng rác ngoài đường phố, nơi phát hiện thi hài của các trẻ em (DR)

Loại thùng rác ngoài đường phố, nơi phát hiện thi hài của các trẻ em (DR)

Anh Vũ

RFI

Theo AFP hôm nay, tám quan chức địa phương của một tỉnh miền tây nam Trung Quốc đã bị kỷ luật sau khi xảy ra cái chết thương tâm của năm em nhỏ trên đường phố. Vụ việc còn làm dấy lên cuộc tranh luận về tình trạng phân hóa giàu nghèo trong xã hội Trung Quốc, cường quốc kinh tế thứ 2 thế giới.

Sự việc xảy ra tại thành phố Tất Tiết, tỉnh Quý Châu, hôm 16/11 vừa qua, một người dọn rác của thành phố đã phát hiện thấy 5 em nhỏ bị chết trong một thùng xe chứa rác sau một đêm trú ẩn trong đó để tránh rét. Dường như các em nhỏ này bị chết ngạt do khí monoxyde carbonne khi dùng than để đốt lò sưởi.

Những trẻ nhỏ này đều bỏ học, sống lây lất lang thang vì cha mẹ của các em phải đi kiếm sống ở những nơi xa. Không có ai chăm sóc, các em này phải đi lang thang khắp nơi tự kiếm ăn.

Cái chết của những đứa trẻ xấu số này đã gây xúc động mạnh trong dư luận xã hội. Trên các mạng Twitter của Trong Quốc bùng nổ những bình luận tỏ phẫn nộ trước thái độ bàng quang vô cảm của chính quyền và tình trạng phân hóa giàu nghèo ngày càng sâu sắc trong xã hội.

Đa số ý kiến trong dư luận đều cho rằng cái chết thương tâm của 5 em nhỏ là bằng chứng cho sự xuống cấp của chăm sóc xã hội và giáo dục ở Trung Quốc. Tuy nhiên, một số tiếng nói của cư dân mạng cũng đòi phải trừng phạt gia đình vô trách nhiệm đã để các em nhỏ phải lang thang kiếm sống.

Báo chí chính thức cho biết, đầu tuần này, chính quyền địa phương đã kỷ luật thải hồi và đình chỉ chức vụ 8 quan chức phụ trách các vấn đề xã hội và giáo dục của thành phố Tất Tiết. Thời gian gần đây dư luận xã hội ở Trung Quốc đều nhận thấy một thực tế đáng báo động đó là kinh tế phát triển, nhiều người giàu lên đồng thời kéo theo là sự phân hóa
giàu nghèo sâu hơn, trong khi các chính sách xã hội công cộng không được chăm
lo. Chính quyền Trung Quốc ngày càng tỏ ra vô trách nhiệm và vô cảm với số phận
của người dân nghèo.

 

Đức Giáo hoàng kêu gọi không nghe những lời tiên đoán về tận thế

Đức Giáo hoàng kêu gọi không nghe những lời tiên đoán về tận thế

Đức Giáo Hoàng Benedicto 16.

Đức Giáo Hoàng Benedicto 16.

RFI

Thụy My

Trong khi một số nhà tiên tri loan báo ngày tận thế là ngày 21/12/2012, Đức Giáo hoàng
Benedicto thứ 16 trong thánh lễ hôm nay 18/11/2012 tại Vatican đã kêu gọi các
tín đồ công giáo không nên dừng lại ở « sự tò mò về thời điểm và các lời dự báo
».

Từ cửa số bao lơn nhìn ra quảng trường Thánh Phêrô, Đức Giáo hoàng Benedicto 16 đã rao giảng bài Phúc âm trong ngày, trong đó Chúa Giêsu nói với các thánh tông đồ về ngày
Ngài lại xuống thế gian vào lúc tận thế, khi « bầu trời trở nên âm u » « các vì sao rơi rụng xuống từ trời ».

Theo Đức Giáo hoàng, thì Chúa Giêsu không hành động như một « nhà tiên tri » mô tả « ngày tận thế », mà ngược lại muốn giải thoát vĩnh viễn các môn đệ khỏi các lời tiên đoán
về thời điểm thế giới sẽ bị tận diệt.

Đức Giáo hoàng Benedicto 16 giải thích, Chúa Giêsu “muốn mang lại cho các tín đồ chiếc chìa khóa cho sự suy ngẫm sâu sắc hơn, đúng bản chất hơn, và nhất là chỉ ra con đường phải đi hôm nay và ngày mai để bước vào cuộc sống vĩnh hằng”. Ngài nói tiếp : « Tất cả rồi sẽ trôi qua, nhưng lời của Chúa không hề thay đổi ».