Phiên họp giữa Đức Giáo Hoàng và Tổng Bí Thư Nguyễn Phú Trọng.

Phiên họp giữa Đức Giáo Hoàng và Tổng Bí Thư Nguyễn Phú Trọng.

Nguyễn Long Thao

1/22/2013

VATICAN CITY 22/1/2013. _ Tin Tổng Bí Thư Đảng Cộng Sản Việt Nam hội kiến với
Đức Giáo Hoàng Bênêđictô XVI tại Vatican vào buổi sáng ngày 22 tháng 1 năm 2013
đã được các hãng thông tấn quốc tế loan tải một cách rộng rãi. Nói chung, các
bản tin nhận định rằng quan hệ ngoại giao giữa Tòa Thánh Vatican và Việt Nam
đang từng bước được củng cố thêm qua việc Đức Giáo Hoàng Bênêđictô XVI lần đầu
tiên tiếp một vị không phải là nguyên thủ một quốc gia mà là Tổng Bí Thư của
một đảng phái chính trị.

Trong cuộc họp báo, Linh mục Federico Lombardi, phát ngôn viên Tòa Thánh, cho
biết: Phái đoàn của ông Tổng Bí Thư Nguyễn Phú Trọng có 11 người, gồm giới chức
cao cấp trong đảng và chính quyền. Phái đoàn đã được Tòa Thánh đón tiếp với tất
cả nghi thức ngoại giao dành cho vị nguyên thủ quốc gia.

Ông Tổng Bí Thư đã hội kiến riêng với ĐGH nửa giờ đồng hồ trong phòng đóng kín.
Sau đó, ông Tổng Bí Thư và phái đoàn đã gặp Đức Hồng Y Tarcisio Bertone, Quốc
Vụ Khanh Tòa Thánh, Đức Tổng Giám Mục Dominique Mamberti, Bộ Trưởng Ngoại Giao đặc trách liên lạc giữa Tòa Thánh với các quốc gia. Phái đoàn cũng đã gặp một
số giới chức khác trong Bộ Ngoại Giao Tòa Thánh

Thông cáo báo chí của Tòa Thánh cho biết các buổi thảo luận đã diễn ra trong
tinh thần thân ái, thành thật và xây dựng. Hai bên hy vọng những vấn đề còn tồn
đọng sẽ được giải quyết sớm và sự hợp tác có kết quả hiện nay được củng cố
thêm.

Tòa Thánh Vatican và Việt Nam đang hướng đến việc thiết lập đầy đủ quan hệ
ngoại giao. Hiện giờ Tòa Thánh chỉ có đại diện không thường trú tại Việt Nam và
cả hai bên đang tiếp tục thảo luận vấn đề này.

Sau khi Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng gặp Đức Thánh Cha vào năm 2007, Tòa Thánh và
Việt Nam đã thiết lập uỷ ban nghiên cứu quan hệ ngoại giao. Đây là cuộc họp đầu
tiên giữa Thủ Tướng Việt Nam với giới chức cao cấp của Tòa Thánh. Đến năm 2009
Chủ Tịch Nhà Nước, Ông Nguyễn Minh Triết, đã gặp ĐGH và giới quan sát cho đây
là một bước tiến mới trong quan hệ Việt Nam – Vatican. Sau đó, Đức Tổng Giám
Mục Leopoldo Girelli đã được bổ nhiệm làm Đại Diện không thường trú tại Việt
Nam. Vậy sau phiên họp này, liệu có bước đột phá nào trong quan hệ ngoại giao
giữa Vatican và Việt Nam không? Chúng ta còn phải chờ xem.

Trên bình diện ngoại giao, theo nhận định của giới quan sát, mối liên hệ
Vatican – Hà Nội đã có tiến triển và vấn đề tự do tôn giáo đã có cải thiện.
Nhưng các chính phủ và các cơ quan nhân quyền trên thế giới vẫn coi Việt Nam là
nước đàn áp tôn giáo, đặc biệt là Thiên Chúa Giáo. Chính quyền Việt Nam bắt
chước Trung Quốc vẫn can thiệp vào việc bổ nhiệm Giám Mục. Tại các giáo phận và
các giáo xứ xa xôi, việc hành đạo vẫn bị giới hạn và gặp nhiều khó khăn, vẫn
phải qua thủ tục xin – cho. Tài sản Giáo Hội vẫn bi tịch thu. Người Công Giáo
vẫn bị coi là thành phần không đáng tin cậy, không được hưởng trọn vẹn quyền
lợi dành cho một công dân bình thường

Blogger Tạ Phong Tần vào chung kết giải thưởng nhà báo 2013

Blogger Tạ Phong Tần vào chung kết giải thưởng nhà báo 2013
Đăng bởi lúc 9:13 Sáng 23/01/13
nguồn:chuacuuthe.com
VRNs (23.01.2013) – Ngày 21/01/2013, Index  on Censorhip đã công bố danh sách chính thức những nhà văn và nhà báo được chọn
vào vòng chung kết các Giải thưởng năm 2013,
trong đó có chị Maria Tạ Phong Tần thuộc lãnh vực báo chí. Trên website của tổ chức này, chúng ta có thể đọc thấy hình và bản văn giới thiệu chị Tần. Kết quả chung
kết sẽ được công bố vào ngày thứ năm 21 tháng ba tới.
VRNs xin giới thiệu bài viết trên website của tổ chức này:
————————-
Tạ Phong Tần, blogger người Việt bị giam cầm
Tạ Phong Tần, một trong ba blogger Việt Nam, hình thành nên nhóm có danh xưng là “Câu lạc bộ nhà báo tự do”, đã là tâm điểm của một chiến dịch đàn áp tàn bạo của nhà cầm quyền. Việt Nam là một trong những nước hạn chế nhất thế giới về tự do ngôn luận và tự do báo chí, chỉ khá hơn được Trung Quốc, Eritrea và Bắc Triều Tiên là những nước có chỉ số tự do báo chí thấp nhất theo đánh giá của Hội Ký Giả Không Biên Giới.

Tần (ảnh) và các blogger thân hữu của cô đã bị bắt giữ vào tháng 9 năm 2011 (ND) và bị buộc tội “tuyên truyền chống lại nhà nước” thông qua các bài viết bị cáo buộc là đã “bóp méo và chống đối” nhà nước Việt Nam.
Trong thực tế, qua hơn 700 bài viết trên blog Công Lý và Sự Thật, cô đã phơi bày trước ánh sáng qui mô của tệ nạn tham nhũng trong nước. Cô đưa ra một loạt các vấn đề xã hội, bao gồm việc ngược đãi trẻ em, tham nhũng, thuế má không công bằng và việc tịch thu đất bất hợp pháp của các quan chức của đảng tại các địa phương.
Trước khi trở thành một nhà báo, Tần đã là nữ cảnh sát trong guồng máy của Hà Nội. Điều này đem lại cho cô một cái nhìn sâu sắc về hoạt động của hệ thống cai trị. Ngày 24 tháng 09 năm 2012 (ND), sau một phiên tòa kéo dài chỉ một ngày, Tần đã bị kết án phải trải qua mười năm trong tù, và năm năm quản thúc sau khi được thả. Cô đã từ chối nhận tội.
Trong tháng này, một tòa án khác ở Vinh thuộc tỉnh Nghệ An, miền Bắc Việt Nam, đã lại kết án 14 nhà hoạt động, trong đó có nhiều blogger bị phán đến 13 năm tù giam cùng với nhiều năm bị quản thúc tại gia sau đó. Theo đài BBC, việc kết án họ dựa vào những điều luật về an ninh quốc gia có thể được giải thích tùy tiện – trong trường hợp cụ thể này là điều 79 của bộ luật hình sự, nghiêm cấm một cách mơ hồ các hoạt động
nhằm lật đổ chính quyền. Ủy ban Bảo vệ Nhà báo cũng tường trình rằng các quan
chức nhà nước đã đánh đập và lột trần truồng phóng viên Nguyễn Hoàng Vi khi cô
bị giam giữ tại một trụ sở công an ở thành phố Hồ Chí Minh.
Rupert Abbott, nhà nghiên cứu về Việt Nam của Tổ chức Ân xá Quốc tế, nói với tờ New York Times rằng “Những bản án tù kinh hoàng này xác nhận những lo ngại của chúng tôi về những khả năng tồi tệ nhất – đó là nhà nước Việt Nam đã lựa chọn những blogger này là điển hình để răn đe những người khác”. Ông nhấn mạnh thêm rằng tình trạng chà đạp quyền tự do ngôn luận tại Việt Nam là “nghiêm trọng và ngày càng tồi tệ.”
Trước khi phiên tòa bắt đầu, mẹ của Tần đã tự tử trong một cuộc tự thiêu để chống lại tình trạng đối xử tàn tệ đối với con gái bà, cũng như những bạo lực, quấy rối và đe dọa trục xuất nhắm vào gia đình bà.

Freedom House: Việt Nam không tự do về quyền chính trị, dân sự

Freedom House: Việt Nam không tự do về quyền chính trị, dân sự

Phúc trình hàng năm của Freedom House.

Trà Mi-VOA

nguồn: VOA

17.01.2013

Theo phúc trình “Tự do Thế giới 2013” của tổ chức Freedom House vừa công bố, Việt Nam tiếp tục bị đánh giá là quốc gia không có tự do trong lĩnh vực quyền tự do chính trị và các quyền tự do dân sự của công dân.

Báo cáo thường niên của tổ chức bảo vệ nhân quyền có trụ sở tại Mỹ cho thấy
Việt Nam bị liệt kê trong số 47 nước không có tự do dù nằm ngoài danh sách 9
nước bị xem là thiếu tự do tệ hại nhất trên thế giới trong đó có Bắc Triều Tiên
và Syria.

Về lĩnh vực quyền tự do chính trị, Việt Nam bị đánh giá mức điểm thấp nhất
trong thang từ 1 tới 7. Về các quyền tự do dân sự, số điểm của Việt Nam là 5/7.

Bà Sarah Cook, chuyên gia phân tích cao cấp về lĩnh vực tự do internet và Đông
Á trong tổ chức Freedom House, phát biểu với VOA Việt ngữ:

“Điểm số của Việt Nam nhìn chung vẫn y như nhiều năm trước đây, và chúng tôi
cảm nhận Việt Nam đang gia tăng xu hướng đàn áp các quyền căn bản của công dân, với nghị định tăng cường quản lý internet của chính quyền, với các blogger bị
bắt và bị tuyên án nặng nề chỉ trích nhà nước hay phản ánh tình trạng tham
nhũng. Quyền tự do tôn giáo của người dân cũng tiếp tục bị hạn chế với nghị
định 92 quy định chi tiết về tín ngưỡng, tôn giáo có hiệu lực từ đầu năm nay.
Phúc trình của Freedom House quan trọng vì nó hằng năm đánh giá rõ ràng, khách
quan mức tự do về quyền chính trị và dân sự của công dân tại tất cả các nước
trên thế giới và điểm số xếp hạng có thể giúp người ta so sánh tình hình giữa
các nước. Chúng tôi hy vọng bản báo cáo thường niên này đề ra áp lực cho các
chính phủ phải thay đổi để tiến bộ khi nhìn vào điểm số của mình so với các
nước khác.”

Việt Nam bị xem là nước không có tự do trong tất cả các bảng xếp hạng 2012 của
tổ chức này bao gồm “Tự do Trên thế giới”, “Tự do Báo chí ”, và “Tự do trên
mạng Internet ”.

Freedom House nói chiến dịch đàn áp các nhà hoạt động trên mạng, những tiếng
nói chỉ trích nhà nước, các blogger, và các trang mạng xã hội tại Việt Nam đặc
biệt gia tăng kể từ năm 2008 tới nay.

Phúc trình Tự do thế giới của Freedom House công bố thường niên kể từ năm 1972
khảo sát và xếp hạng 195 quốc gia và 14 lãnh thổ trên thế giới. Báo cáo này
thường được các nhà làm chính sách, giới truyền thông, các tập đoàn quốc tế,
các nhà hoạt động và bảo vệ nhân quyền tham khảo để theo dõi xu hướng dân chủ,
ghi nhận những tiến bộ hay thụt lùi của các nước về quyền tự do chính trị và
dân sự của công dân.

 

Lòng Chúa Thương Xót tại Giáo xứ Thanh Đa

Lòng Chúa Thương Xót tại Giáo xứ Thanh Đa

Trầm Thiên Thu

1/12/2013                                         nguồn: Vietcatholic.net

TGP SAIGON – Chiều thứ Sáu, 11-1-2013, theo truyền thống tốt lành của giáo hạt Gia Định, các cộng đoàn Lòng Chúa Thương Xót (LCTX) của các giáo xứ trong giáo hạt Gia Định quy tụ về Gx Thanh Đa cùng tôn vinh LCTX. 14 giờ 30, mọi người lần Chuỗi LCTX; đúng “giờ linh” 3 giờ là Thánh Lễ do Lm Đaminh Nguyễn Đình Tân chủ tế.

Tôn kính LCTX là lòng sùng kính của thời đại chúng ta, thời cánh chúng. Khi làm việc sùng kính LCTX, cũng như các việc đạo đức khác, chúng ta cần tự cẩn trọng, vì có thể “quen quá hóa lờn”, lo hình thức và nghi thức mà quên tâm điểm phải là nội tâm chân thành với Thiên Chúa. Yêu thương là điều chúng ta nghe nói hằng ngày, càng cao niên càng nghe nhiều, mà Luật Chúa cũng chỉ có nhiêu đó, thế mà chúng ta vẫn chẳng thực hiện được bao nhiêu. Nói rất dễ, nhưng làm thì chẳng dễ chút nào!

Nhật Ký của Thánh Faustina, số 1541, ghi lại lời Chúa Giêsu: “Hãy khuyến khích
các linh hồn lần Chuỗi LTX mà Ta trao cho con. Chuỗi kinh này làm cho Ta vui
lòng ban cho mọi ơn mà họ cầu xin Ta qua Chuỗi kinh này. Khi các tội nhân lần
Chuỗi kinh này, Ta sẽ làm cho tâm hồn họ đầy sự bình an, và trong giờ chết họ
sẽ là người hạnh phúc”. Điều đó làm tăng lòng tin nơi chúng ta khi lần Chuỗi
LCTX và thêm tín thác nơi Thánh Tâm Thương Xót của Đức Kitô, Đấng đã chấp nhận
làm người để cứu độ nhân loại.

Thiên Chúa đã nói qua miệng ngôn sứ Êdêkien: “Ta sẽ chăn dắt chúng trong đồng
cỏ tốt tươi và chuồng của chúng sẽ ở trên các núi cao Ít-ra-en. Tại đó chúng sẽ
nằm nghỉ trong chuồng êm ái, sẽ đi ăn trong đồng cỏ mầu mỡ trên núi non
Ít-ra-en. Chính Ta sẽ chăn dắt chiên của Ta, chính Ta sẽ cho chúng nằm nghỉ.
Con nào bị mất, Ta sẽ đi tìm; con nào đi lạc, Ta sẽ đưa về; con nào bị thương,
Ta sẽ băng bó; con nào bệnh tật, Ta sẽ làm cho mạnh; con nào béo mập, con nào
khoẻ mạnh, Ta sẽ canh chừng. Ta sẽ theo lẽ chính trực mà chăn dắt chúng” (Ed
34:14-6). Rõ ràng Thiên Chúa yêu thương mọi người, không trừ ai, thậm chí con
chiên nào yếu thì càng được Ngài quan tâm chăm sóc, như Thánh Phaolô xác định:
“Ở đâu tội lỗi đã lan tràn, ở đó ân sủng càng chứa chan gấp bội” (Rm 5:20).

Nói đi nói lại cũng vẫn là yêu thương. Tình yêu phát xuất từ Thánh Tâm, lòng
thương xót cũng phát xuất từ Thánh Tâm. Cách gọi khác nhau nhưng vẫn là MỘT:
Tình yêu à Thánh Tâm à LCTX.

Trong bài giảng, Lm Tân cũng nhấn mạnh đến chiều kích yêu thương khi tôn sùng
LCTX. Thánh Gioan là Tông đồ mệnh danh là người-được-Chúa-yêu và được tựa đầu
vào ngực Chúa Giêsu trong Bữa Tiệc Ly để nghe được nhịp-thổn-thức của LCTX,
thánh nhân nói rõ: “Ai không yêu thương, thì không biết Thiên Chúa, vì Thiên
Chúa là tình yêu” (1 Ga 4:8). Thậm chí thánh nhân còn nói “toạc móng heo” hơn:
“Nếu ai nói: ‘Tôi yêu mến Thiên Chúa’ mà lại ghét anh em mình, người ấy là kẻ
nói dối; vì ai không yêu thương người anh em mà họ trông thấy, thì không thể
yêu mến Thiên Chúa mà họ không trông thấy” (1 Ga 4:20). Nghe mà “nhột gáy” quá!

Thường thì ai cũng chỉ yêu người yêu mình, và không ưa người không ưa mình,
thậm chí ai không theo “phe” mình thì mình cũng “chơi tới bến”. Thế nhưng Chúa
Giêsu bảo rằng làm như vậy thì ai cũng làm được, người tội lỗi và người ngoại
cũng vẫn làm, sống LCTX là phải yêu cả kẻ thù (x. Mt 5:44; Lc 6:27 & 35).
“Căng” thật đấy!

Nhưng phải là như thế, không thế không được. Vì Thiên Chúa đã yêu thương chúng
ta trước, yêu vô điều kiện, yêu ngay khi chúng ta là những tội nhân khốn nạn và
đáng chết, thậm chí còn chết vì các tội nhân là chính chúng ta. Chắc chắn chúng
ta không yêu thương nhau thì không xong với Chúa đâu, đừng “lẻo mép”! Chính
người đời còn nói: “Ai khổ vì yêu, hãy yêu hơn nữa; chết vì yêu là sống trong
tình yêu” (Victor Hugo). Chết vì yêu lại là sống vì yêu. Lạ thật!

Yêu thương có liên quan mật thiết với tha thứ. Vĩ nhân Gandhi nói về lòng tha
thứ: “Cách xử thế vàng là biết tha thứ cho nhau”. Chính ông đã nói rằng “Bài
Giảng Trên Núi” (Bát Phúc hoặc Tám Mối Phúc Thật) của Chúa Giêsu là bản tuyên
ngôn độc lập tuyệt vời nhất.

LCTX đã có từ đời đời, chính Đức Maria đã tung hô: “Đời nọ tới đời kia, Chúa
hằng thương xót những ai kính sợ Người” (Lc 1:50), nhưng rõ ràng nhất là “giờ
linh” trên đồi Can-vê. Trước đó, quân lính đã đánh giập ống chân hai tội nhân
cùng bị đóng đinh với Đức Giêsu. Họ cũng định đánh giập ống chân Ngài luôn,
nhưng thấy Ngài đã tắt thở nên họ không đánh giập ống chân Ngài. Tuy nhiên, một
người lính lại “chơi khăm” mà lấy giáo đâm vào cạnh sườn Ngài. Nhân chứng Gioan
cho biết: “Tức thì, máu cùng nước chảy ra” (Ga 19:34). Đỉnh cao của LCTX là đó!

Xin “mở ngoặc” một chút. Nhà thờ Thanh Đa có ghi câu: “Hãy mang trong anh em
những tâm tư của Đức Kitô” (Pl 2:5), cả ở ngoài và trong nhà thờ. D(ó là câu
“châm ngôn” dành cho mọi người sống trong năm. Thiết nghĩ đây cũng là cách nhắc
nhở hay, vì sống kết hiệp với Chúa và cầu nguyện liên lỉ là điều rất cần thiết
cho bất kỳ ai.

Nói tới nhà thờ Thanh Đa, tưởng cũng nên nhắc lại “kỷ niệm đẹp” về Mẹ Têrêsa
Calcutta, người sáng lập Dòng Bác Ái Thừa sai. Gx Thanh Đa vùng ven của nội
thành Saigon nhưng đã được đặc ân đón tiếp Mẹ Thánh hai lần ghé thăm. Hiện nay,
nơi hàng ghế đầu của dãy bên trái nơi Nhà thờ Thanh Đa có di ảnh của Mẹ Thánh
nơi Mẹ đã quỳ tham dự Thánh lễ, và luôn có bình hoa tươi để tưởng nhớ Mẹ.

Chân phước Têrêsa Calcutta đến Nhà thờ Thanh Đa lần thứ nhất vào một buổi chiều
đầu tháng 11-1993, cùng đi với Mẹ có nữ tu Nirmala (nay là Bề trên Tổng quyền
Dòng Thừa Sai Bác ái), để tìm hiểu ơn gọi và xin mở cơ sở của Dòng tại đây.
Ngày 21-4-1994, Mẹ Têrêsa Calcutta đến Gx Thanh Đa lần hai, trao đổi với Lm
Đaminh Nguyễn Đình Tân về ý nguyện của Mẹ, Cha Đaminh rất cảm kích vì sự ưu ái
mà Mẹ dành cho giáo xứ và ngài sẵn sàng để ước nguyện của Mẹ thành sự thật. Rất
tiếc, do không được phép từ chính quyền, việc mở cơ sở tại đây vẫn chưa được
thực hiện.

Ngày 5-9-1997, Mẹ đã từ giã cõi đời để về Quê Thật theo tiếng gọi của Chúa,
ngày này cũng là ngày Giáo hội mừng kính Mẹ hằng năm.

Để tỏ lòng tôn kính và tri ân Mẹ Têrêsa Calcutta, ngày 14-5-2008, tượng đài của
Mẹ Thánh đã được trang trọng khánh thành trong khuôn viên thánh đường, gọi là
LINH ĐỊA TÊRÊSA CALCUTTA THANH ĐA.

Cô gái Pakistan: Malala Yousafzai – tiếng nói cho giáo dục

Cô gái Pakistan: Malala Yousafzai – tiếng nói cho giáo dc

Jos. Tú Nạc,

 

NMS 1/11/2013

nguồn:Vietcatholic.net

“Họ không cấm được tôi. Tôi cần nhận được sự giáo dục. Dù ở nhà, ở trường học, hay bất cứ nơi nào. Đây là yêu cầu của chúng tôi đối với toàn thế giới. Hãy cứu Pakistan chúng tôi! Hãy cứu Swat của chúng tôi.”

Đây là những lời của Malala Yousafzai. Cô là một thiếu nữ từ Thung lũng Swat ở
Pakistan. Malala đã thốt lên những lời này trong phim “Class Dismissed”. Cuốn
phim này nói về sự giáo dục đối với thiếu nữ ở Thung lũng Swat. Adam Ellick và
tờ New York Times đã dựng cuốn phim này năm 2009. Họ bắt đầu cuốn phim này sau khi một nhóm, gọi là Taliban, nắm quyền kiểm soát thung lũng này. Nhóm Hồi giáo cực đoan này tuyên bố cấm sự giáo dục đối với thiếu nữ.

Malala không đồng ý với Taliban. Cô đã tranh đấu cho sự giáo dục của mình ở
tuổi 11. Từ đó, cô là tiếng nói cho nền giáo dục của thiếu nữ. Sự tranh đấu của
cô đã ảnh hưởng đến thế giới.

Cuối năm 2008, Taliban đưa ra một thông báo trên đài phát thanh. Họ nói rằng
sau ngày 15 tháng 1 ngăm 2009, con gái ở thung lũng swat không còn được đi học.
thông báo này làm Malala rất buồn. Cô đã yêu mái trường.

Sau thông báo này Malala đạ viết một cuốn nhật ký. Mỗi ngày cô đều viết những
suy nghĩ và trải nghiệm của mình. Nhưng Malala không giấu kín cuốn nhật ký. Cô
đã chia sẻ cuốn nhật ký của cô trên website tin tức BBC của Pakistan. Malala
muốn cho thế giới biết về nỗ lực tranh đấu của cô cho giáo dục.

Để bảo vệ sự sống, cô đã dùng bút danh là Gul Makai. Cô đã nói với Owais Tohid,
người viết tin tức của chương trình Spotlight, lý do mà cô muốn chia sẻ cuốn
nhật ký của mình trên internet.

“Tôi muốn gào thét lên. Tôi muốn nói với toàn thế giới những gì mà chúng tôi
đang phải trải qua. Nhưng điều đó không thể. Taliban sẽ giết tôi, giết cha tôi
và cả gia đình tôi. Tôi không muốn chết mà không để lại một dấu tích nào. Nên
khi viết tôi đã chọn một cái tên khác.”

Năm 2009, Pakistan đã đánh Taliban. Trong thời gian giao chiến. Malala và gia
đình đã rời khỏi nhà, nhiều gia đình khác cũng rời khỏi Thung lũng Swat. Sau
vài tháng, chính quyền Pakistan giành được quyền kiểm soát Thung lũng Swat.
Nhưng nhiều thủ lĩnh Taliban vẫn ở trong khu vực này.

Malala và gia đình trở lại thung lũng Swat. Cô cũng đến trường trở lại. Malala
đã bắt đầu lên tiếng nhiều về vần đề quyền lợi giáo dục cộng đồng đối với thiếu
nữ. Sau đó, Adam Ellich đã phát hành phim tài liệu về những trải nghiệm của
Malala. Malala và cha cô đã gặp những nhà lãnh đạo quốc tế. Cô đã xuất hiên
trên truyền hình. Cô đã nói chuyện với nhiều cơ quan thông tấn. Vượt thời gian,
Malala đã trở nên nổi tiếng về sự can đảm của cô đã dám lên tiếng chống lại
Taliban.

Dân chúng trên khắp thế giới đã chú ý đến những nỗ lực của Malala. Năm 2011,
những viên chức nhà nước đã giới thiệu cô là ứng viên Giải thưởng Hòa binh
Thiếu nhi Quốc tế, Cô không đạt. Nhưng cô được tôn vinh về lòng can trường và
dũng cảm. Malala đã nói với BBC về cách mà các phương tiện truyền thông tin tức
đã giúp đỡ tạo cho công việc của cô thực hiện được.

“Trường Trung học và Cao đẳng Khushal của tôi và những phương tiện truyền thông
đại chúng đã ủng hộ tôi rất nhiều. Nếu không có BBC, không có New York Times,
làm sao mà tiếng nói của tôi có thể vươn tới quần chúng.”

Dân chúng Pakistan cũng tôn vinh những nỗ lực của Malala cho nền giáo dục nữ
giới. Tháng 12 năm 2011 các viên chức thẩm quyền đã trao tặng cho cô Giải
thưởng Hòa bình Quốc gia dành cho Thanh niên đầu tiên cho cô. Sau khi nhận phần
thưởng này, Malala đã nói với các cơ quan truyền thông. Cô nói với họ về những
kế hoạch của mình trong tương lai.

“Tôi muốn thay đổi hệ thống chính trị để có một xã hội công bằng và bình đẳng.
Tôi muốn thay đổi vị trí của thiếu nữ và phụ nữ. Tôi có kế hoạch mở trường học
của riêng tôi cho thiếu nữ.”

Nhưng không một ai ở Pakistan tự hào về những thành công của Malala. Taliban
không bằng lòng ý kiến những ý kiến của cô. Họ không ưa cách mà cô đã cổ vũ
thiếu nữ và phụ nữ đi học.

Vào ngày 9 tháng Mười năm 2012, những phần tử thuộc Taliban đã cố tìm cách giết
cô. Họ muốn làm im tiếng nói của cô mãi mãi. Vào lúc tan trường của Malala.
Malala và các học sinh khác đang trên xe bus nhà trường về nhà. Những người có
vũ trang súng đã chận chiếc xe bus. Một trong số họ đã yêu cầu cho biết học
sinh nào là Malala Yousafzai. Kho họ thấy cô, họ đã bắn cô. Những viên đạn đã
trúng đầu và ngực cô. Và cũng trúng hai em khác trên xe bus. Sau biến cố kinh
hoàng này, những tay súng đã bỏ chạy.

Malala đã bị thương rất trầm trọng. Nhưng cô vẫn còn sống sau cuộc tấn công
này. Các bác sỹ đã thực hiện một cuộc giải phẫu để lấy những viên đạn ra. Nhưng
người ta sợ Malala không được an toàn tại bệnh viện địa phương. Họ sợ Taliban
sẽ tìm cách giết cô lần nữa. Nên gia đình Malala và các bác sỹ quyết định đưa
cô rời khỏi Pakistan. Họ đã đưa cô bằng máy bay tới Anh quốc để chữa trị.

Tin tức về Malala đã lan khắp thế giới. Nhiều người tỏ ra căm phẫn Taliban đã
nhắm mục tiêu vào một cô gái trẻ trung, vô tội. Những người khác yêu cầu chính
phủ Pakistan phải đưa ra những hành động của họ. Nhưng hầu hết người ta noi về
việc mà Malala đã tranh cho đấu cho giáo dục đã ảnh hưởng tới họ. Feryal Gauhar
đã viết những suy tư của bà trên tờ Express Tribune của Pakistan.

“Tiếng nói của em là tiếng nói mà đã làm cho chúng ta cân nhắc kỹ rằng có thể
có những đường lối khác để hành động. Điều đó có thể là sự kháng cự đối với mọi
hình thức trấn áp. Hôm nay, những cố gắng làm im tiếng sẽ chỉ tạo cho em thêm
mãnh mẽ hơn.”

Hai nhóm quyền phụ nữ ở Anh, họ đã tổ chức một cuộc tập trung ủng hộ Malala.
Tại sự kiện này, họ đã lên tiếng.

“Malala dũng cảm đã nói lên những gì mà nhiều người trong chúng ta muốn nói
nhưng chúng ta rất sợ …Giống như nhiều người trên khắp thế giới, chúng ta được
đánh thức và cổ vũ bời lòng quả cảm của cô. Chúng ta cầu mong cô và bạn bè của
cô mau bình phục,”

Giờ đây, dân chúng trên toàn thế giới đang trả lời. Cha của cô, ông Ziauddin
Yousafzai đã nói với tạp chí Time,

“Mọi người trên toàn thế giới đã lên án cuộc tấn công bằng những lời mạnh mẽ.
Họ đã cầu nguyện cho con gái tôi. Cháu không chỉ là con gái của tôi, mà cháu là
con gái của mọi người, chị em của mọi người.”

Người Mỹ gốc Việt có tên trong danh sách ‘tài năng trẻ’ của Forbes

Người Mỹ gốc Việt có tên trong danh sách ‘tài năng trẻ’ của Forbes

Danh sách có tên gọi ’30 under 30’ của Forbes gồm 30 cá nhân xuất sắc nhất dưới 15
tuổi trong 15 lĩnh vực như tài chính, marketing hay công nghệ.

 

VOA Tiếng Việt

15.01.2013

Anh Nam Nguyễn, 29 tuổi, mới được tạp chí Forbes chọn vào danh sách những
thanh niên tài năng dưới 30 tuổi, có khả năng tạo nên sự thay đổi trên toàn thế
giới.

Danh sách có tên gọi ’30 under 30’ gồm 30 cá nhân xuất sắc nhất dưới 15 tuổi
trong 15 lĩnh vực như tài chính, marketing hay công nghệ.

Anh Nam Nguyễn dứng ở vị trí thứ 19 trong danh sách hơn 30 thanh niên xuất sắc nhất trong lĩnh
vực marketing và quảng cáo.

Trả lời VOA Việt Ngữ, anh Nam cho biết anh rất bất ngờ khi được Forbes lựa
chọn.

Anh Nam cho biết: “Đây không phải là điều tôi từng mong đợi, nhất là một
giải thưởng có quy mô như vậy. Forbes là một tạp chí danh tiếng, với lượng
người đọc có khả năng xuất sắc. Vì vậy nên khi được nêu tên trong danh sách ‘30
under 30’, tôi thực sự bị choáng ngợp, nhưng đồng thời cũng cảm thấy hết sức
vinh dự.”

Chàng thanh niên gốc việt 29 tuổi là giám đốc phụ trách về nội dung của công ty
360i.

Anh quản lý nội dung theo thời gian thực, tận dụng các dữ liệu về người tiêu
dùng để tạo ra các sản phẩm đa phương tiện cho các công ty lớn như Coca-Cola
hay Kraft Foods.

Anh Nam Nguyễn sinh ra và lớn lên tại California.  Nhưng anh cho biết Việt
Nam có một vị trí quan trọng trong anh và đó chính là lý do vì sao anh đã giữ
tên họ Việt Nam.

Anh Nam cũng mới cùng cha trở lại Việt Nam, và anh gọi đó là một ‘ước mơ đã
thành sự thật’.

Anh Nam nói: “Tôi sinh ra và lớn lên ở Hoa Kỳ, tôi luôn luôn tự hỏi về
nguồn gốc Việt Nam của mình. Dù là một người Mỹ nhưng tôi luôn tự hào là một
người gốc Việt. Tôi thất rất hạnh phúc khi được cảm nhận văn hóa Việt Nam từ âm
thanh của đường phố, quang cảnh, con người và ẩm thực của Việt Nam. Tôi thật sự
xúc động được trở về nơi đã sinh ra cha mẹ tôi.”

Anh Nam nói với VOA Việt Ngữ rằng anh hy vọng sẽ có dịp quay trở lại Việt Nam
trong tương lai.

 

Tình yêu hồi sinh cô gái trẻ Afghanistan Aesha

Tình yêu hi sinh cô gái tr Afghanistan Aesha

Sau hơn 2 năm kể từ ngày thảm kịch kinh hoàng bị chồng cắt tai, xẻo mũi được phát hiện, cô gái Afghanistan Aesha đã hồi sinh trong tình yêu thương chan chứa của cha mẹ nuôi.

Mái ấm gia đình đã giúp cô có thể dũng cảm soi khuôn mặt mình vào gương, đối diện với một phần ký ức đau buồn mà cô từng muốn vùi sâu, chôn chặt. Nếu không có gì thay đổi, vào mùa hè năm tới, Aesha sẽ có một khuôn mặt mới như chưa hề có tai họa xảy ra sau hàng loạt các cuộc phẫu thuật.

Câu chuyện của Aesha lần đầu tiên được biết đến khi hình ảnh đau lòng về khuôn mặt cô xuất hiện ở trang bìa tạp chí Time của Mỹ năm 2010. Kể từ đó, số phận và một phần đời đau khổ của Aesha luôn được cả thế giới chú ý.

Aesha và người cha nuôi Mati sau 3 cuộc phẫu thuật

Nỗi đau tột cùng của cô gái trẻ

Năm 12 tuổi, cha Aesha hứa gả cô cho một tay súng Taliban đã có tuổi ở tỉnh Oruzgan. Đám cưới diễn ra trong nước mắt của những người phụ nữ trong gia đình. Tuy nhiên, sau đám cưới, Aesha vẫn được sống chung cùng cha mẹ. Hai năm sau đó, vào cái ngày Aesha tròn 14 tuổi, người đàn ông Taliban già khụ đó đã đến đón cô bé về nhà để làm vợ.

Gia đình nhà chồng Aesha có tới 11 người anh em. Khi người chồng đi chiến đấu ở Pakistan, Aesha nghiễm nhiên thuộc về quyền sở hữu của cha chồng và 10 người còn lại trong gia đình. Tất cả các thành viên trong nhà chồng Aesha đều là lính Taliban tại tỉnh Uruzgan. Hằng ngày, họ thay nhau lạm dụng và bóc lột sức lao động của cô bé.

Cô gái Afghanistan tự tin và hạnh phúc trong cuộc sống mới

Bị hành hạ triền miên, Aesha nghĩ cách để thoát khỏi gia đình Taliban tàn ác đó. Một hôm, khi gia đình chồng không để ý, cô đã lẻn trốn một mình. Trong thời gian bỏ trốn, Aesha bị cảnh sát Taliban bắt giữ và bị phạt 5 tháng tù giam. Sau đó, Aesha được trả lại cho gia đình nhà chồng. Chồng Aesha trở về biết chuyện đã tố cáo với chính
quyền Taliban rằng hành động bỏ nhà của cô đã bôi nhọ danh dự dòng tộc. Được sự
đồng ý của Taliban, Aesha sẽ phải chịu những hình phạt nặng nhất theo ý của nhà
chồng.

Đó là một buổi chiều, khi Aesha 18 tuổi, cô bị gia đình nhà chồng đưa lên trên một đỉnh núi. Tại đây, chồng cô cùng với những người anh em của anh ta đã khống chế và cắt mũi, cắt tai Aesha. Sau khi thực hiện hành vi thú tính, phần mũi và tai của Aisha được hắn cầm ném xuống vực. Khi tỉnh dậy bên vũng máu với vết thương đau đớn đến tột cùng, Aesha đã cố gắng lê lết về đến nhà ông ngoại. Cha đẻ của Aesha đã đến và
đưa con gái tới một trung tâm y tế của Mỹ, nơi Aesha được chăm sóc suốt 10
tuần. Các bác sĩ tại đây đã chuyển cô tới một trung tâm bí mật ở Kabul và đưa
tới Mỹ hồi tháng 8/2010.

Tình thương yêu giúp hồi sinh

Những ngày mới đến Mỹ, Aesha luôn sống trong sự hoảng loạn tâm lý bởi những cơn ác mộng cứ hành hạ cô triền miên. Nỗi ám ảnh về ngày kinh hoàng trên ngọn núi đôi lúc dội về khiến Aesha như điên dại. Cô từ chối bất cứ sự giúp đỡ y tế nào, thậm chí có những cơn thịnh nộ, kèm theo hành động bạo lực chống trả lại. Đó là một cú sốc tâm lý kinh khủng đối với một cô gái vừa bước qua tuổi trăng tròn. Hiểu được điều này,
các bác sĩ đã tạm dừng quá trình tái tạo mũi để làm biện pháp tâm lý cho Aesha.
Sau khi được trấn an tinh thần, Aesha hứa thay đổi và cho biết, cô rất cần có
người thân và một mái ấm thực sự.

Aesha xuất hiện lần đầu trên tạp chí Time

Và thật kỳ diệu, một cặp vợ chồng người Mỹ gốc Afghanistan đã dang tay chào đón Aesha. Đó là vào trước lễ Tạ ơn năm 2011, ông bà Mati Arsala đã đến làm thủ tục để nhận Aesha làm con nuôi và đón cô gái về nhà sống cùng ở California. Trong vòng tay yêu thương của cha mẹ nuôi, Aesha như lấy lại được sự cân bằng trong cuộc sống.

Cô chia sẻ: “Giờ đây tôi đã hiểu được ý nghĩa của cuộc sống và biết sống như thế nào”. Hiếm có bố mẹ nuôi nào thương con như ông bà Mati. Ông Mati mất ăn mất ngủ vì lo lắng cho cô gái. Ông chăm sóc cô tận tình như đứa con rứt ruột sinh thành. Ông đã phải rút rất nhiều trong phần tiền dành về hưu của mình để trang trải cho những chi phí phát sinh từ việc chữa trị của Aesha.

Aesha không còn gặp những cơn ác mộng nữa. Cô nhận ra có nhiều phụ nữ trên thế giới cũng phải trải qua nỗi khổ giống như cô, vì vậy cô không lẻ loi, đặc biệt là bên cạnh cô còn có rất nhiều người tốt bụng, có cha mẹ nuôi và những nhà hảo tâm luôn lo lắng cho các đợt điều trị của cô. Ông Mati đã chuyển cả gia đình từ California lên
New York để tiện cho việc phẫu thuật của Aesha. Trải qua suốt 6 tháng với các
cuộc phẫu thuật chỉnh hình, trên trán của Aesha đã nổi lên một cục u thâm sì,
còn phần mũi cũng mọc lên một chút ụ thịt nhỏ. Sau lễ Giáng sinh năm nay, Aesha
sẽ bước vào lần phẫu thuật thứ tư dự kiến kéo dài 8 giờ để tái tạo, cấy ghép
nhiều tầng da thịt.

Các bác sĩ đã đặt một vỏ silicon dưới da trán của Aesha và từ từ bơm chất lỏng vào trong đó để mở rộng phần da. Sau đó, họ sẽ sử dụng phần da trán này để đắp vào chiếc mũi mới. Các bác sĩ cũng phải lấy mô từ cánh tay Aesha, cấy nó lên mặt cô để tạo thành lớp bên trong và phần dưới của mũi. Bước kế tiếp là lấy sụn từ xương sườn nằm bên dưới ngực của cô để dựng khung mũi. Sau cùng là phần da từ trán sẽ được đắp phủ lên tạo thành chiếc mũi hoàn thiện. Nếu phẫu thuật lần này thành công,
Aesha đã đi được một nửa đoạn đường tìm lại nhan sắc. Và nếu may mắn, cô gái sẽ
có một chiếc mũi hoàn chỉnh vào mùa hè năm tới.

Aesha cho biết, ký ức kinh hoàng là một phần trong con người cô, thuộc về cuộc đời cô. “Nó mãi mãi trong tâm trí tôi, nhưng tôi phải sống và phải yêu” – cô gái Afghanistan không nhớ nổi mình 21 hay 22 tuổi, mạnh mẽ nói về tương lai như vậy.

nguồn: Anh Nguyễn Đình Hữu gởi

Việc phong thánh Chân Phước Gioan Phaolô II sắp xẩy ra

 
Việc phong thánh Chân Phước Gioan  Phaolô II sắp xẩy ra

Bùi Hữu Thư
 
1/11/22013

nguồn: Vietcatholic.net

Chân Phước Gioan Phaolô II

Hồng Y Re cho rằng điều này sẽ được công bố trong năm 2013 hay 2014

ROME, ngày 11, tháng 1, 2013 (Zenit.org) – Bộ trưởng về hưu của Thánh Bộ Giám  Mục nói Chân Phước Gioan Phaolô II có lẽ sẽ được phong thánh trong năm nay  hay năm tới.

Đức Hồng Y Giovanni Battista Re tiên đoán như vậy khi giới thiệu trong tuần
này tác phẩm “Il Papa e il Poeta” (Đức Giáo Hoàng và Thi Sĩ, do một chuyên gia Vatican viết là ông Mimmo Muol.

Đức Hồng Y nói: “Nếu không được trong năm nay thì sẽ trong năm tới . Ngài giải thích là đã có thêm một phép lạ được gán cho sự cầu bầu của Đức  Giáo Hoàng người Ba Lan, “chắc chắn là có một phép lạ có giá trị cho  việc phong thánh cho ngài.”

Các chuyên gia của Bộ Phong Thánh đang duyệt xét các phép lạ này.

Đức Hồng Y nói: “Thời gian duyệt xét có thể rất ngắn ngủi,” thánh  bộ phong thánh đang nghiên cứu ba hay bốn phép lạ “để đánh giá xem phép  lạ nào vững vàng nhất.”

Hồng Y Re giải thích: “Các vụ chữa lành đang được định giá bới một ủy  ban gồm bẩy bác sĩ, là thành viên của một cơ quan y khoa chuyên về nội khoa,
có trách vụ xem xét tất cả mọi chi tiết.”

Giới chức Vatican đã về hưu cho hay các bác sĩ này được xếp hạng là “rất  cứng rắn và tỉ mỉ”, họ sẽ không coi một vụ chữa lành là một phép lạ nếu  có một bệnh tật tương đương có thể được trị liệu bình thường cũng có hiệu  quả.

Ngài nói: “Bẩy bác sĩ của uỷ ban này phải đồng ý đây là một trường hợp  không thể giải thích được, về phương diện nhân loại và khoa học.”

Pháp : phong trào chống luật hôn nhân đồng giới tính xuống đường

Pháp : phong trào chống luật hôn nhân đồng giới tính xuống đường

Từ vùng Var-miền Nam- kéo lên Paris phản đối dự luật cho phép hôn nhân đồng giới tính. Ảnh ngày 13/01/2013.

Từ vùng Var-miền Nam- kéo lên Paris phản đối dự luật cho phép hôn nhân đồng giới tính. Ảnh ngày 13/01/2013.

Reuters

Tú Anh

nguồn:RFI

Hàng trăm ngàn người Pháp chống « hôn nhân đồng giới tính » đã xuống đường tại Paris vào trưa ngày hôm nay 13/01/2013. Được hậu thuẫn của Giáo hội Công giáo và cánh hữu đối lập, đoàn biểu tình từ ba hướng kéo về trung tâm thủ đô để gây sức ép với chính phủ Pháp trước ngày quốc hội thảo luận dự thảo luật cho phép người đồng tính kết hôn chính thức và nhận con nuôi.

Dự luật hôn nhân đồng tính là một trong những lời hứa của ứng cử viên François Hollande sẽ được quốc hội đem ra thảo luận vào ngày 29/01/2013. Trong Liên Hiệp Châu Âu, hôn nhân đồng tính đã được luật pháp bảo đảm tại nhiều nước thành viên như Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha và Hà Lan…

Giáo hội Công giáo Pháp và một phần cánh hữu đối lập hy vọng sẽ huy động ít nhất 800 ngàn người để gây sức ép. Nhiều vị giám mục Công giáo và lãnh đạo Hồi giáo cũng tham gia biểu tình.

Cảnh sát Pháp dự đoán số người tham gia sẽ không hơn 300.000.

Theo một kết quả thăm dò ý kiến , 56% người Pháp đồng ý với dự luật hôn nhân đồng tính nhưng chỉ có 50% ủng hộ việc cho phép các cặp đồng tính nhận con nuôi.

Người Tây Tạng tự thiêu đầu tiên của năm 2013 để phản đối Trung Quốc

Người Tây Tạng tự thiêu đầu tiên của năm 2013 để phản đối Trung Quốc

Người Tây Tạng tự thiêu (ảnh tư liệu)

12.01.2013

nguồn: VOA

Một người đàn ông Tây Tạng đã thiệt  mạng sau khi tự thiêu để phản đối sự cai trị của Trung Quốc tại những khu vực của người sắc tộc Tây Tạng.

Người đàn ông — tên Tsebey, trong độ tuổi 20, đã thiệt mạng tại địa điểm phản
kháng trong vùng Tang Sở ở mạn đông Tây Tạng.

Các nhà hoạt động Tây Tạng nói rằng đây là vụ tự thiêu đầu tiên trong năm 2013.

Từ năm 2009 tới nay, hơn 90 người Tây Tạng đã tự thiêu để phản đối sự chiếm
đóng của Trung Quốc.

Sự gia tăng gần đây của những vụ tự thiêu xảy ra trùng với nhiều cuộc biểu tình
chống Trung Quốc, bất chấp sự hiện diện đông đảo của các lực lượng an ninh
Trung Quốc.

Bắc Kinh tố cáo lãnh tụ tinh thần Tây Tạng đang sống lưu vong, Đức Đạt Lai Lạt
Ma, khích động những vụ tự thiêu để thúc đẩy phong trào đòi độc lập cho Tây
Tạng. Vị tu sĩ đoạt giải Nobel Hòa bình này phủ nhận tố cáo vừa kể.

 

Liên Hiệp Quốc quan ngại về việc kết án tù 14 nhà hoạt động nhân quyền ở Việt Nam

Liên Hiệp Quốc quan ngại về việc kết án tù 14 nhà hoạt động nhân quyền ở Việt Nam

Logo Phủ Cao ủy nhân quyền Liên Hiệp Quốc

Logo Phủ Cao ủy nhân quyền Liên Hiệp Quốc

Thanh Phương
nguồn: RFI

Hôm qua, 11/01/2013, phát ngôn viên Phủ Cao ủy Nhân quyền Liên Hiệp Quốc OHCHR đã bày tỏ mối quan ngại về việc tòa án Việt Nam buộc tội và kết án tù 14 nhà hoạtđộng Công giáo và Tin Lành trong phiên xử sơ thẩm ngày 08 và 09/01 vừa qua ở thành phố Vinh.

Trong phiên xử đó, 14 người nói trên bị khép vào tội « hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân », chiếu theo điều 79 Bộ Luật Hình sự, do họ bị cáo buộc là đảng viên đảng Việt Tân, mà chính phủ Việt Nam xem là một tổ chức khủng bố. Ba người lãnh án nặng nhất là Lê Văn Sơn, tức Paulus Lê Sơn, Hồ Đức Hòa và Đặng Xuân Diệu, mỗi người bị tuyên án 13 năm tù giam và 5 năm quản chế. Những người còn lại lãnh án từ 3 đến 8 năm tù giam và từ 2 đến 4 năm quản chế. Chỉ có một người được hưởng án treo.

Trong cuộc họp báo hôm qua tại Genève, phát ngôn viên OHCHR, ông Rupert
Colville ghi nhận rằng : « Mặc dù Việt Tân là một tổ chức đấu tranh ôn hòa
cho cải tổ dân chủ, chính phủ Việt Nam lại xem đây là một ”tổ chức phản
động”. Trong số những người bị buộc tội, không một ai đã tham gia vào những hành vi bạo lực
».

Phát ngôn viên OHCHR cũng bày tỏ quan ngại về việc các bản án đã được tuyên chỉ sau hai ngày xét xử. Theo lời ông Rupert Colville, vụ xử này, cũng như vụ bắt giam luật sư hoạt động nhân quyền Lê Quốc Quân cuối tháng 12 vừa qua, phản ánh xu hướng gia tăng hạn chế quyền tự do ngôn luận ở Việt Nam, đặc biệt là đối với những người chỉ trích chính phủ. Phát ngôn viên Phủ Cao ủy Nhân quyền LHQ kêu gọi chính quyền Hà Nội xem xét lại việc sử dụng Luật Hình sự để cầm tù những người chỉ trích các chính sách của chính phủ, cũng như xem xét lại toàn bộ những vụ vi phạm quyền tự do ngôn luận và lập hội ở Việt Nam.

Việc kết án tù nặng nề 14 nhà hoạt động Công giáo và Tin Lành đã bị các tổ chức nhân quyền quốc tế và một số nước phương Tây chỉ trích kịch liệt.

Trong thông cáo đưa ra ngày hôm qua, tổ chức Phóng viên không biên giới tuyên bố có thể chứng minh rằng blogger Paulus Lê Sơn, một trong ba người bị kết án nặng nhất, không hề tham gia một hoạt động nào của Việt Tân, khi ở Bangkok trong thời gian từ 25 đến 30/11/2011, đơn giản chỉ là vì lúc đó Lê Sơn dự một khóa huấn luyện do Phóng viên không biên giới tổ chức cho các blogger Đông Nam Á. Đối với Phóng viên không biên giới, rõ ràng là chính quyền Việt Nam đã sử dụng những « chứng cớ ngụy tạo » để kết án những blogger chỉ trích họ. Tổ chức này cực lực phản đối việc kết án Paulus Lê Sơn và bảy blogger khác, đồng thời yêu cầu trả tự do ngay lập tức cho họ.

Tiếp theo Tòa Đại sứ Hoa Kỳ ở Hà Nội, Bộ Ngoại giao Pháp hôm qua cũng vừa ra tuyên bố « lên án » việc chính quyền Việt Nam kết án tù nặng nề 14 nhà hoạt động Công giáo và Tin Lành. Phát ngôn viên bộ Ngoại giao Pháp Philippe Lalliot nhắc lại rằng : « Chính quyền Việt Nam đã có những quyết định tương tự trong những tháng gần đây ». Đối với ông Lalliot, những quyết định như vậy « vi phạm nghiêm trọng nhân quyền, đặc biệt là quyền tự do ngôn luận và tự do lập hội ». Phát ngôn viên
bộ Ngoại giao Pháp nhấn mạnh rằng các quyền tự do này được bảo đảm bởi Công ước
Quốc tế về các quyền Chính trị và Dân sự, mà Việt Nam tham gia.

Quốc tế chỉ trích Việt Nam về các án tù đối với 14 thanh niên Công giáo

Quốc tế chỉ trích Việt Nam về các án tù đối với 14 thanh niên Công giáo

Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ Victoria Nuland.

 

Trà Mi-VOA

10.01.2013
nguồn: VOA

Hoa Kỳ và các tổ chức bảo vệ nhân quyền trên thế giới đồng loạt lên án nhà cầm quyền Việt Nam về các mức án lên tới 13 năm tù đối với 14 nhà hoạt động Công giáo trẻ. Tòa án Nhân dân tỉnh Nghệ An hôm 9/1 kết tội những thanh niên này ‘hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân’ vì có liên hệ tới đảng Việt Tân ở hải ngoại.

Những bản án này cùng với việc bắt giữ các blogger khác và một luật sư nhân quyền hôm 27/12 là một phần trong xu hướng nhân quyền hết sức đáng quan ngại của Việt Nam…

Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ Victoria Nuland.

Ngay trong ngày 9/1, Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ đã lên tiếng bày tỏ quan ngại sâu sắc trước việc Hà Nội kết án 14 nhà hoạt động vì họ đã thực thi quyền tự do bày tỏ quan điểm của công dân.

Vụ xử hàng loạt các nhà hoạt động Công giáo trẻ diễn ra sau khi Hà Nội bắt giam
nhà bất đồng chính kiến tích cực cổ võ cho tự do tôn giáo và nhân quyền tại
Việt Nam, luật sư Lê Quốc Quân, với cáo buộc tội ‘trốn thuế’ và giữ y án tổng
cộng 22 năm tù đối với blogger Điếu Cày, Tạ Phong Tần bất chấp sự phản đối mạnh
mẽ của thế giới.

Phát ngôn nhân Bộ Ngoại giao Mỹ, Victoria Nuland, nhấn mạnh:

“Những bản án này cùng với việc bắt giữ các blogger khác và một luật sư
nhân quyền hôm 27/12 là một phần trong xu hướng nhân quyền hết sức đáng quan
ngại của Việt Nam, khơi dậy những nghi vấn nghiêm túc về các cam kết của Hà Nội
với Công ước Quốc tế về Quyền Dân sự và Chính trị và với Tuyên ngôn Quốc tế
Nhân quyền.”

Phát ngôn nhân Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ cho biết trong số các trường hợp mà chính
phủ Hoa Kỳ quan tâm và vẫn đang nêu lên với chính phủ Việt Nam có blogger Điếu
Cày, Tạ Phong Tần, AnhbaSG, và 14 thanh niên Công giáo vừa bị kêu án tổng cộng
hơn 80 năm tù hôm 9/1.

 

14 người Công giáo và Tin Lành bị cáo buộc ‘hoạt động nhằm lật đổ chính quyền’
(ảnh: thanhnienconggiao).

 

​​14 nhà hoạt động mà nhiều người trong số này là các blogger bị Việt Nam cáo buộc là thành viên hoặc tham gia hoạt động với đảng Việt Tân, một tổ chức chính trị đấu tranh đòi dân chủ cho Việt Nam. Hà Nội cáo buộc Việt Tân là một tổ chức khủng bố, nhưng chính phủ Mỹ nói không có bằng chứng cho thấy Việt Tân cổ xúy bạo động.

Đại sứ quán Mỹ tại Hà Nội kêu gọi Việt Nam phóng thích ngay lập tức các nhà
hoạt động này cùng tất cả các tù nhân lương tâm khác.

Cùng ngày 9/1, đồng Chủ tịch Nhóm Nhân quyền Việt Nam, dân biểu liên bang Hoa
Kỳ Loretta Sanchez, ra thông cáo nêu rõ tình trạng đàn áp nhân quyền tại Việt
Nam là một thách thức với lương tâm của thế giới, khiến quốc tế phẫn nộ và
chứng tỏ Hà Nội không chấp nhận sự bất đồng chính kiến.


Dân biểu Loretta Sanchez.

 

​​​​Dân biểu Sanchez đề nghị chính phủ Mỹ phải hành động ngay lập tức trước thực trạng vi phạm nhân quyền tiếp diễn tại Việt Nam. Bà Sanchez cho biết sẽ tiếp tục kêu gọi Quốc hội Mỹ vận động chính quyền của Tổng thống Barack Obama chống lại sự đàn áp nhân quyền ở Việt Nam.

Các tổ chức bảo vệ nhân quyền quốc tế nói bản án của 14 thanh niên Công giáo là
hành động chà đạp công lý và nằm trong khuôn khổ chiến dịch đàn áp ngày càng
mạnh tay của Hà Nội đối với quyền tự do bày tỏ quan điểm.

Hội Ân xá Quốc tế cho rằng diễn giải hoạt động của 14 người trẻ này là âm mưu
lật đổ chính quyền là vô căn cứ. Năm ngoái, chính phủ Việt Nam đã tăng cường
trấn áp các tiếng nói chỉ trích nhà nước và các nhà hoạt động ôn hòa. Ân xá
Quốc tế dự đoán với bản án của 14 thanh niên Công giáo đầu năm 2013, xu hướng
này sẽ tiếp diễn trong năm nay.

Theo tổ chức Theo dõi Nhân quyền Human Rights Watch, vụ án của 14 nhà hoạt động
ôn hòa là một bằng chứng thêm nữa chứng tỏ sự chuyên quyền, bạo ngược của Hà
Nội đối với nhân dân và với thế giới khi cho rằng những ai tìm cách bảo vệ
quyền con người là một mối đe dọa cho nhà nước.

Ủy ban Bảo vệ Ký giả CPJ chỉ ra rằng các bản án khắc nghiệt cho thấy mức độ quá
đáng của Việt Nam trong việc sẵn sàng đàn áp giới làm báo độc lập. CPJ kêu gọi
chính quyền Hà Nội đảo ngược phán quyết với 14 nhà hoạt động trẻ và phóng thích
tất cả các nhà báo tự do đang bị cầm tù vì những tội danh giả mạo liên quan đến
an ninh quốc gia.

Theo thống kê năm 2012 của CPJ, Việt Nam xếp thứ sáu trên thế giới trong danh
sách các nước bỏ tù ký giả tệ hại nhất.