Cafe Cộng & Nghị định 72

Cafe Cộng & Nghị định 72

Huy Đức

Bauxite vietnam

Quyết định cho an ninh điều tra quán cafe Cộng và việc áp dụng Nghị định 72 cho thấy, cho dù có ăn bò Kobe và xài I-phone, tư duy của những người cầm quyền vẫn không thoát ra khỏi vỏ bobo của thời bao cấp.

Không phải tự nhiên mà Cafe Cộng có thể trở thành chuỗi. Chủ nhân của nó đã thành công khi nhìn thấy tính hữu dụng của những món đồ vứt đi. Nếu chính quyền tự tin thì phải biết ơn óc hài hước của các nhà kinh doanh. Làm gì có bộ máy tuyên truyền nào có thể đưa những người mà ý tưởng của họ trở thành cơ sở lý luận cho những kẻ độc tài đày đọa loài người vô được quán ngồi cùng với những người tử tế.

Cafe Cộng là một ý tưởng kinh doanh chứ không có khả năng “âm mưu”. Quy kết vội vàng của Giám đốc Sở Văn hóa Hà Nội Tô Văn Động thể hiện não trạng của hệ thống, não trạng chỉ nhận biết khía cạnh “an ninh chính trị” trong sự muôn mặt của cuộc sống bình thường. Não trạng ấy còn chi phối tiến trình lập pháp của Nhà nước hiện nay, Nghị định 72 về internet bắt đầu có hiệu lực trong tuần này là một trong rất nhiều ví dụ.

Internet không chỉ là một phương tiện truyền thông mà còn là một không gian sống, một không gian kinh doanh. Việc xâm phạm bản quyền đã có Công ước Berne và Luật Sở hữu Trí tuệ lo. Tác giả nào thấy website khác lấy bài của mình thì kiện ra tòa. Hà cớ gì chính phủ phải dùng quyền hành chính để điều chỉnh những hành vi dân sự.

Bắc loa ra giữa làng hay viết bài trên Facebook vu khống, xúc phạm danh dự, quyền lợi của tổ chức, nhân phẩm của cá nhân đều đã được quy tội và định danh trong Bộ Luật hình sự Việt Nam kể cả những tội danh phi pháp và vi hiến như Điều 88 và Điều 258…

Làm báo, báo giấy hay báo online, phải được coi như những hành vi kinh doanh. Ở các quốc gia mà người dân có quyền tự do, từ những cậu học sinh trong trường phổ thông cho đến các doanh nhân, ai muốn ra báo thì cứ ra, chỉ khi họ sử dụng những tờ báo đó để bán, để đăng quảng cáo lấy tiền thì mới phải đăng ký kinh doanh và nộp thuế.

Tại sao Nghị định 72 lại phải quy định “các loại hình thông tin trên mạng như trang thông tin điện tử tổng hợp, mạng xã hội”; tại sao lại chỉ có “5 loại trang tin tổng hợp”; tại sao Nhà nước lại phải can thiệp vào “năng lực tài chính, nhân lực, kỹ thuật” của những người làm “trang tin”; tại sao “trang tin điện tử tổng hợp phải do tổ chức…”?

Tổng thống Mỹ không phải là tác giả nhãn hiệu Starbucks Coffee. Độc tài như Hitler cũng không thể đẻ ra chiếc xe Wolkswagen. Làm sao Nhà nước lại đóng khung khả năng sáng tạo của doanh nhân Việt Nam trong khuôn khổ được lập ra bởi những cái đầu hành chính, quan liêu.

Mãi tới năm 2006, Tuổi Trẻ mới được ra nhật báo cho dù một thập niên trước đó tờ báo này đã có đủ bạn đọc và tiền bạc để tăng kỳ. Và, chỉ vì sự thiếu hiểu biết của Bộ Thông tin, thương hiệu Tuổi Trẻ Chủ Nhật (tờ tuần báo rất có uy tín) đã phải đổi thành Tuổi Trẻ Cuối Tuần với lý do Tuổi Trẻ đã có một số báo ra ngày chủ nhật.

Cũng trong hơn hai thập niên qua, khi thị trường báo chí bắt đầu hình thành, những người làm báo tử tế hết sức khổ sở, muốn tăng trang quảng cáo cũng phải chạy ra Thủ đô, muốn tăng kỳ cũng phải ban, sở, bộ, ngành lạy lục. Từ manchette cho đến khổ báo, số trang… đếu phải xin phép thay vì tùy thuộc vào thị trường bạn đọc mà các chủ nhân kinh doanh tự chọn.

Làm sao Larry Page và Sergey Brin có thể kiến tạo nên Google; làm sao Mark Zuckerberg có thể nghĩ ra Facebook nếu như họ chỉ có thể “vùng vẫy” trong “5 loại trang tin tổng hợp”.

Năm 2005, 4 người Mỹ tự lập ra một dạng website – blog có tên là Huffington Post để đưa tin, bình luận… Website của họ có lúc thu hút lượng truy cập cao hơn cả New York Time. Năm 2011 Huffington Post được AOL mua lại với giá lên đến 315 triệu dollars. Cho dù không thể so sánh với Huffington Post về quy mô nhưng nếu không bị “tường lửa” và liên tục tấn công, cho dù không phải vì mục tiêu kiếm tiền, các chủ nhân của các trang Bauxite, Ba Sàm và Quê Choa… hoàn toàn có khả năng thu hút hàng chục triệu người đọc và trở nên giàu có.

Chỉ vì bị chính trị hóa, báo chí và internet không còn là một ngành kinh tế, một lĩnh vực kinh doanh tiềm năng. Đành rằng, nếu để tự do báo chí và internet thì chế độ không còn một mình một chợ sử dụng truyền thông nhà nước để tự tụng ca và huyễn hoặc mình. Nhưng, không lẽ chỉ vì lợi ích của một nhóm nhỏ mà phải bóp nghẹt khả năng sáng tạo của người Việt Nam, hy sinh phương tiện khai trí cho cả quan lẫn dân, đánh mất cơ hội vươn lên của quốc gia, dân tộc.

H.Đ.

Nguồn: facebook.com

HT Thích Quảng Độ từ chức lãnh đạo GH Phật giáo VN Thống nhất

HT Thích Quảng Độ từ chức lãnh đạo GH Phật giáo VN Thống nhất

Hòa thượng Thích Quảng Độ (AFP).

Hòa thượng Thích Quảng Độ (AFP).

Thanh Phương

RFI

Trong một cáo bạch đề ngày 30/08/2013, gởi đi từ Thanh Minh Thiền Viện, Sài Gòn, Hòa Thượng Thích Quảng Độ, Tăng Thống, tức lãnh đạo Giáo Hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất loan báo từ nhiệm khỏi Hội đồng Lưỡng viện của giáo hội này.

Trong cáo bạch, Hòa thượng Thích Quảng Độ giải thích lý do của quyết định từ nhiệm là do các lãnh đạo khác của giáo hội vẫn nhất quyết giữ lại Hoà thượng Thích Chánh Lạc, Chủ tịch Văn phòng 2 Viện Hóa Đạo, ở chức vụ này, mặc dù trước đó Hòa thượng Quảng Độ với cương vị Tăng Thống, đã ra quyết định đình chỉ mọi chức vụ đối với Hòa thượng Chánh Lạc, một chức sắc bị xem là đã vi phạm nghiêm trọng giáo luật của đạo Phật.

Cuối bản cáo bạch, Hòa thượng Quảng Độ tuyên bố kể từ nay « xin lui về tịnh tu để trưởng dưỡng thân tâm, cầu nguyện cho thế giới hòa bình, Đạo Pháp trường tồn và lãnh thổ toàn vẹn. ».

Hòa thượng cũng tri ân những tổ chức, đoàn thể, người Việt hay quốc tế, cũng như các chức sắc , tăng ni, Phật tử trong và ngoài nước đã hậu thuẫn và sát cánh cùng Hòa thượng trong công cuộc đấu tranh cho dân chủ ở Việt Nam.

Là Viện trưởng Viện Hóa Đạo từ năm 1999, Hòa thượng Thích Quảng Độ đã chính thức nhận chức Tăng thống Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất ( bị cấm hoạt động) từ năm 2011, thay thế Hòa thượng Thích Huyền Quang, viên tịch năm 2008.

Hòa thượng Quảng Độ là một trong những nhà bất đồng chính kiến nổi tiếng ở Việt Nam và quốc tế. Ngài đã được trao giải nhân quyền Rafto của Na Uy vào năm 2006 và đã nhiều lần được đề cử cho giải Nobel Hòa bình.

Hòa thượng Thích Quảng Độ từ nhiệm(BBC)

Đại Lão Hòa Thượng Thích Quảng Độ từ chức (RFA)

Chết trong ngục tù cộng sản, một linh mục Rumani được phong chân phước

Chết trong ngục tù cộng sản, một linh mục Rumani được phong chân phước

Linh mục Vladimir Ghika (1873-1954) được phong chân phước tại Bucarest ngày 31/08/2013.

Linh mục Vladimir Ghika (1873-1954) được phong chân phước tại Bucarest ngày 31/08/2013.

DR

Thụy My

Linh mục người Rumani Vladimir Ghika thuộc dòng dõi hoàng tộc, là nạn nhân bị chế độ cộng sản Đông Âu đàn áp trong thập niên 50, hôm qua 31/08/2013 đã được phong chân phước tại Bucarest.

Khoảng 8.000 tín đồ người Rumani và từ các nước đã tham dự buổi lễ, có cả Hồng y Pháp André Vingt-Trois.

Xuất thân từ một gia đình hoàng tộc Rumani theo Chính thống giáo, Vladimir Ghika sang Pháp du học và cải đạo sang Thiên chúa giáo vào năm 1902, thụ phong linh mục tại Paris năm 1923, ở tuổi 50.

Là nhà ngoại giao của Vatican, ông đã chu du nhiều nước trên thế giới, được Hoàng đế Nhật Bản, Đức Giáo hoàng Phêrô 11 tiếp kiến, giao du với nhiều nhà văn tên tuổi. Giáo hoàng Phêrô 11 gọi ông là “vị tông đồ lãng du vĩ đại”.

Vladimir Ghika đã lập ra bệnh viện miễn phí đầu tiên tại Rumani, tham gia vào việc mở cửa thiền viện đầu tiên tại Nhật Bản năm 1933. Ông cũng là người thành lập một bệnh viện miễn phí tại Villejuif, vùng ngoại ô nghèo nàn của Paris năm 1927. Vladimir Ghika chăm sóc các bệnh nhân lao tại Roma. Đến khi Đệ nhị Thế chiến bùng nổ, ông ở lại Bucarest để giúp đỡ những người tị nạn Ba Lan đi trốn bọn quốc xã và cuộc tiến quân của Hồng quân Liên Xô.

Bị an ninh cộng sản bắt năm 1952, Vladimir Ghika bị tra tấn, đánh đập và qua đời trong nhà tù Jilava năm 1954. Phút lâm chung, ở cạnh ông có một người Do Thái, một người Hồi giáo và một người Chính thống giáo. Cho đến hơi thở cuối cùng, ông vẫn cố gắng kết hợp các giáo hội với nhau. Theo Vatican, việc Vladimir Ghika được phong chân phúc cần được xem là một tín hiệu của hòa bình và hòa giải.

Thành phố Madison, Wisconsin tuyên bố thứ sáu là ngày John ‘Vietnam’ Nguyen

Thành phố Madison, Wisconsin tuyên bố thứ sáu là ngày John ‘Vietnam’ Nguyen

Thị trưởng Thành phố Madison Paul Soglin.

Thị trưởng Thành phố Madison Paul Soglin.

30.08.2013

Một sinh viên người Mỹ gốc Việt 19 tuổi, cũng là một nghệ sĩ nhạc hip-hop tài hoa, và một nhà hoạt động tích cực cho công bằng xã hội, đã được thành phố Madison ở Wisconsin vinh danh qua tuyên bố Thứ Sáu là Ngày John “Vietnam” Nguyen, một năm sau ngày giỗ đầu của anh.

Báo Wisconsin State Journal tường thuật rằng Thị trưởng Thành phố Madison, ông Paul Soglin đã ra tuyên bố này hôm qua ngay trước bức tượng của nhà tranh đấu dân quyền nổi tiếng của Mỹ, là Mục sư Luther King Jr., tại tiền đình Tòa Thị Chính thành phố Madison, Wisconsin.

John Nguyen chết đuối tại Hồ Mendota đúng một năm về trước, để lại bao thương tiếc cho đông đảo người hâm mộ anh, vì tài năng cũng như vì các hoạt động xã hội của anh.

John Nguyen là một sinh viên thuộc chương trình First Wave và một nghệ sĩ hip hop có tài, chuyên cổ vũ cho công bằng xã hội, chủ nghĩa đa văn hóa, và sự dấn thân của công dân. Anh đi khắp nơi lưu diễn và trong những dịp này, luôn luôn gây ấn tượng đẹp và gợi cảm hứng cho những người đến xem, bằng những bản nhạc có lời lẽ và ý tưởng mới lạ và phong cách trình diễn độc đáo. John cũng thường xuất hiện tại các buổi hội thảo và chứng tỏ khả năng thuyết phục công chúng trong các bài đọc và tham khảo của anh.

Báo Wisconsin State Journal trích lời ông Willie Ney, Giám đốc Điều hành của Văn Phòng Nghệ Thuật Đa văn hóa – OMAI, nói rằng “John Nguyễn có một cá tính lớn hơn đời thường. John là biểu tượng của các nhà khoa bảng First Wave, vì anh vừa là một nghệ sĩ tài năng, một nhà hoạt động lại vừa là một nhà khoa bảng.”

Một số sự kiện cho “Ngày John Vietnam Nguyen” trùng hợp với chương trình “Nhìn lại Quá khứ, Hoạch định Tương lai”, nhân Lễ Kỷ niệm 50 năm cuộc tuần hành đòi dân quyền tại Hoa Kỳ.

Lần đầu tiên có bằng cử nhân Việt Ngữ tại Hoa Kỳ

Lần đầu tiên có bằng cử nhân Việt Ngữ tại Hoa Kỳ
Bà Natalie Trần (trái) là đồng chủ tịch Hội đồng Cố vấn Giáo dục Mỹ - Việt của Đại học Cal State Fullerton.
Bà Natalie Trần (trái) là đồng chủ tịch Hội đồng Cố vấn Giáo dục Mỹ – Việt của Đại học Cal State Fullerton.
26.08.2013
Một trường đại học của Hoa Kỳ đang gấp rút chuẩn bị các chương trình đào tạo cử nhân Việt Ngữ để giúp các sinh viên có hành trang tốt hơn khi hòa nhập với cộng đồng người Mỹ gốc Việt tại Hoa Kỳ cũng như ở các nước khác.

Đại học Cal State Fullerton tại tiểu bang California hiện đang chuẩn bị cho 3 chương trình giảng dạy gồm chương trình bằng cử nhân Việt Ngữ, chương trình sư phạm giảng dạy Việt Ngữ và chương trình song ngữ Việt – Anh.

Bà Natalie Trần, giảng viên tại trường này, cho VOA Việt Ngữ biết rằng bà cảm thấy có trách nhiệm tham gia và đóng góp cho chương trình này vì bà là người Mỹ gốc Việt.

Bà nói: “Cộng đồng người Việt Nam sống tại hải ngoại đã được 38 năm. Chương trình này giống như một ước mơ, và một hoài bão của nhiều người trong cộng đồng Việt Nam tại hải ngoại. Cộng đồng Việt Nam ở quận Cam có một số lớp Việt Ngữ đang dạy trong các trường công lập nhưng mà đa số các thày cô dạy các lớp này có chứng chỉ dạy các môn khác như toán, lý hay hóa. Hiện giờ chưa có chương trình nào đào tạo cho giáo viên có kinh nghiệm và kiến thức để dạy các chương trình Việt Ngữ. Thì đây sẽ là chương trình đầu tiên”.
Cộng đồng người Việt Nam sống tại hải ngoại đã được 38 năm. Chương trình này giống như một ước mơ, và một hoài bão của nhiều người trong cộng đồng Việt Nam tại hải ngoại.
Bà Natalie Trần nói.
Đây được coi là chương trình đào tạo cử nhân Việt Ngữ đầu tiên và duy nhất ở Mỹ hiện nay và sẽ chính thức nhận học viên vào năm 2014.

Bộ Giáo dục Mỹ đã hỗ trợ một khoản ngân quỹ để Đại học Cal State Fullerton thực hiện các chương trình vừa kể.

Dân biểu Ed Royce, một nhà lập pháp quan tâm tới tình hình Việt Nam và là một cựu sinh viên của Đại học Cal State Fullerton, được cho là người đã có công giúp trường này giành được khoản ngân quỹ thực hiện chương trình đầu tiên là hơn 200 nghìn đôla.

Với số lượng người Việt tại Mỹ tập trung nhiều nhất ở California, hiện có nhu cầu lớn học tập Việt Ngữ tại bang này.

Bà Natalie nói Việt Ngữ rất quan trọng đối với cộng đồng tại đây, nhất là những người trẻ tuổi.

Bà nói: “Vấn đề ngôn ngữ rất là quan trọng và cần thiết. Khi mà các em có được hai ngôn ngữ thì các em có rất nhiều lợi ích cho cộng đồng của chúng ta cũng như cho cộng đồng Mỹ. Thứ nhất là vấn đề tìm việc làm có thể dễ dàng hơn.Thứ nhì là tiểu bang California cần một lực lượng lao động không những có kiến thức văn hóa mà còn biết cả ngôn ngữ về Việt Nam để sử dụng hàng ngày đồng thời tăng cường khả năng đóng góp cho cộng đồng”.

Việc thành lập Hội đồng Cố vấn Giáo dục Mỹ – Việt của Đại học Cal State Fullerton mà bà Natalie là đồng chủ tịch được coi là một bước quan trọng trong quá trình chuẩn bị cho chương trình đào tạo.
Natalie cũng nhận được rất nhiều đóng góp ý kiến từ các vị không những trong cộng đồng Việt Nam tại Quận Cam mà còn từ các tiểu bang khác mà còn từ nươc khác như Úc hay Canada, nơi cộng đồng Việt Nam sinh sống.
Bà Natalie Trần.
Các thành viên của hội đồng này bao gồm nhiều thành phần trong cộng đồng người Việt, trong đó đa phần là những người làm việc trong ngành giáo dục.

Bà Natalie cho biết các thành viên của hội đồng đã có những đóng góp nhằm hình thành chương trình giảng dạy cử nhân Việt Ngữ.

Nữ giáo sư này cho hay, cộng đồng người Việt nói chung phản ứng tích cực trước tin sẽ có chương trình đào tạo cử nhân Việt Ngữ.

Bà Natalie nói: “Trong thời gian 6 tháng nay, khi mà Natalie đi ra tiếp xúc với cộng đồng thì cảm thấy cộng đồng của mình hết sức nỗ lực hỗ trợ cho 3 chương trình này, như là về phương diện truyền thông cũng như là về phương diện phân phối chia sẻ tin tức cần thiết cho chương trình này cho các hội đoàn và các tổ chức. Natalie cũng nhận được rất nhiều đóng góp ý kiến từ các vị không những trong cộng đồng Việt Nam tại Quận Cam mà còn từ các tiểu bang khác mà còn từ nươc khác như Úc hay Canada, nơi cộng đồng Việt Nam sinh sống”.

Ngoài ngôn ngữ, theo bà Natalia, các sinh viên cũng sẽ được giảng dạy về cả văn hóa và lịch sử Việt Nam.

Giới chức của trường báo chí địa phương hay rằng họ hy vọng sẽ đào tạo được khoảng 100 sinh viên thuộc cả 3 chương trình mỗi năm.

Học sinh chém nhau như phim trước cổng trường

Bệnh viện quận 8 cho biết lúc 12g ngày 24/8, khoa cấp cứu có tiếp nhận một thanh niên bị nhiều vết đâm được người đi đường chuyển đến. Do nguy kịch, bệnh viện đã chuyển nạn nhân đến bệnh viện 115 cấp cứu.
Ông Nguyễn Hữu Thanh (46 tuổi) người chuyển bệnh nhân đến bệnh viện thuật lại: “Tôi đi làm về ngang qua trường THPT Tạ Quang Bửu (P.5 Q.8) thấy học sinh nhốn nháo. Một chiếc xe gắn máy ngã lăn lóc trước cổng trường. Nhìn phía trước, một thanh niên mặc đồng phục học sinh đang chạy thục mạng. Phía sau, một học sinh khác của trường Tạ Quang Bửu tay cầm con dao dài khoảng 30cm vấy máu truy đuổi.
Trường Tạ Quang Bửu, chém nhau, học sinh

Trước cổng trường PTTH Tạ Quang Bửu, nơi xảy ra vụ việc.

Tôi chạy tới thì em học sinh chạy trốn có dấu hiệu đuối sức, trong khi phía sau người đuổi tới chỉ còn cách em chừng 4m. Tôi tấp sát vào em nói lớn: “Con lên xe, chú cứu con”. Em học sinh nhảy lên xe, tôi chạy thẳng đến bệnh viện quận 8”.
Chỉ cho chúng tôi xem những vệt máu có dính trên xe, anh Thanh cho biết nếu không cứu kịp thời, em học sinh này sẽ bị đâm tiếp và có thể không bảo toàn được tính mạng.
Còn theo người dân chứng kiến, nạn nhân là học sinh một trường khác đến đón một nữ sinh lớp 11 của trường Tạ Quang Bửu. Khi nữ sinh vừa ngồi trên xe bất ngờ một học sinh của trường Tạ Quang Bửu rút dao đâm từ sau đâm tới. Nhát dao sượt qua tay nữ sinh và ghim thẳng vào người nam sinh ngồi phía trước. Em này ngã xuống và bị đâm thêm một nhát nữa. Sau đó là cuộc rượt đuổi đến cách cầu Tạ Quang Bửu chừng 50m thì được cứu.

Trường Tạ Quang Bửu, chém nhau, học sinh
Em Nguyễn Thị Yến Thanh bước ra từ trụ sở công an P. 5. Trên tà áo dài đồng phục còn dính nhiều vết máu.

Công an phường 5 có mặt tại hiện trường mời nữ sinh bị đâm và một số nhân chứng về cơ quan lấy lời khai. Nữ sinh ngồi sau bị thương nhẹ là Nguyễn Thị Yến Thanh học lớp 11 trường Tạ Quang Bửu và thủ phạm gây án cũng là bạn học cùng lớp với Thanh có tên là Bách. Hiện Bách đã bỏ trốn khỏi hiện trường.
Qua trao đổi với gia đình, được biết nạn nhân trong vụ việc là Mai Anh Tuấn hiện là học sinh trường PHTH Thăng Long ngụ tại P.4, Q.8 đã trải qua phẫu thuật tại bệnh viện 115.
Trả lời P.V VietNamNet về vụ việc, hiệu trưởng trường PTTH Tạ Quang Bửu chỉ trả lời vỏn vẹn: “Chúng tôi không hay biết gì về việc này ?”.
Hiện chưa rõ nguyên nhân và động cơ gây án.
Trần Chánh Nghĩa

Ông Lê Hiếu Đằng: Báo Quân đội Nhân dân ‘bỏ bóng đá người’

Ông Lê Hiếu Đằng: Báo Quân đội Nhân dân ‘bỏ bóng đá người’

23.08.2013

Bài viết “Suy nghĩ trong những ngày nằm bịnh” của ông Lê Hiếu Ðằng, nguyên Phó Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc, là đề tài được truyền thông Việt ngữ khắp nơi bàn tán sôi nổi trong mấy ngày gần đây. Bài viết mà ông Đằng nói ông gửi cho “bạn bè, đồng đội, nhân sĩ trí thức, văn nghệ sĩ, thanh niên SVHS Việt Nam”, kêu gọi họ hãy dấn thân hành động để đoàn kết dân tộc và xây dựng một xã hội tốt đẹp hơn.


Với bài viết mang tựa đề “Màn Tung Hứng vụng về” trên báo Quân đội Nhân Dân số ra hôm nay, thứ Sáu 23 tháng 8, tác giả đã mạnh mẽ đả kích những nhận định của ông Đằng. Nội dung chỉ trích bài “Suy nghĩ trong những ngày nằm bịnh” của ông Lê Hiếu Đằng, một đảng viên kỳ cựu có trên 40 tuổi Đảng, là “đầy những lỗi tư duy, lập luận phiến diện, hàm hồ, ấu trĩ”.

Trong một cuộc điện đàm với Ban Việt ngữ VOA, ông Lê Hiếu Đằng nói ông đã trình bày rõ ràng tất cả những gì muốn nói trong bài viết, và giờ đây sẵn sàng tranh luận công khai, nhưng không muốn đáp những chỉ trích của báo Quân đội Nhân Dân.

“Quan điểm của tôi là nếu anh muốn tranh luận công khai thì anh hãy tạo điều kiện, diễn đàn đàng hoàng. Tôi và một số bạn bè tôi sẽ tranh luận công khai. Còn nếu anh chơi kiểu gọi là “bỏ bóng đá người” thì tôi không có nói, không tranh luận làm gì, bởi vì các trang mạng người ta cũng đã thấy cái việc đó không đúng, người ta nói rồi thì tôi nói cũng lặp lại những ý đó thôi. Mà tôi là người trong cuộc thành ra không hay lắm, không khách quan… thì thôi cứ để cho dư luận, công luận người ta phê phán thôi, phải không. Chuyện đó tôi nói rất rõ ràng rồi: tôi đấu tranh rất ôn hòa, công khai minh bạch chứ ai kêu gọi vũ trang hay lật đổ gì đâu! ”

Tác giả Phạm Trung, người viết bài trên tờ Quân đội Nhân dân, nói bài viết của ông Đằng có thể bị các nhóm mà tờ báo nhà nước mô tả là “dân chủ” trong ngoặc kép, khai thác để gây xáo trộn và đổ máu tại Việt Nam. Ông Lê Hiếu Đằng:

“Bây giờ cái khuynh hướng bạo lực ấy không ai chấp nhận được. Thành ra trên trang mạng có những ý kiến quá khích, chửi bới tụi tôi, nhưng mà chúng tôi không để ý. Bây giờ cái thời đại này là cái xu thế là phải đoàn kết để xây dựng đất nước. Cái xu thế đó đang lên thành ra cực đoan của cả hai bên đều không thể chấp nhận được, thành ra tôi để ngoài tai những việc đó, không đáng cho mình nói. Những điều mà tôi muốn nói tôi nói rất rõ rồi. Từng câu từng chữ từng ý rất rõ. Tôi viết tôi phân tích từng điểm một mà, chính trị, rồi mặt xã hội rồi mặt độc lập và chủ quyền dân tộc, tôi nói rất rõ rồi không cần phải nói gì thêm.”

Báo Quân đội Nhân dân, tiếng nói của lực lượng vũ trang và nhân dân Việt Nam, còn nói rằng bài viết của ông Lê Hiếu Đằng là một lời hiệu triệu, sẽ “lôi kéo, kích động gây xáo trộn xã hội dẫn tới cảnh nồi da xáo thịt, thây chất đầy đồng, máu chảy thành sông ” như cảnh đã diễn ra ở các nước Syria, Libya, và Ai Cập.

Hậu quả của “Tư duy ngược”

Hậu quả của “Tư duy ngược”

Mặc Lâm, biên tập viên RFA
2013-08-22

000_Hkg4467982-305.jpg

Một đại biểu với lá phiếu trên tay trong ngày Đại hội toàn quốc lần thứ 11 của Đảng Cộng sản VN tại Hà Nội, 17/1/2011

AFP photo

Ông Lê Phú Khải, tuy là một phóng viên kỳ cựu của Đài truyền hình Trung Ương nhưng không bao giờ gia nhập Đảng Cộng sản mặc dù cả gia đình ông hầu hết là Đảng viên thâm niên. Lý do nào dẫn đến việc từ chối gia nhập Đảng của ông Lê Phú Khải được Mặc Lâm tìm hiểu thêm qua bài phỏng vấn sau đây:

Mặc Lâm: Như chúng tôi được biết ông là một phóng viên kỳ cựu của Đài Truyền hình Trung ương Việt Nam và xuất thân từ một gia đình hầu hết là Đảng viên Đảng Cộng sản nhưng chỉ có ông là không gia nhập Đảng. Xin được hỏi ông lý do nào ông chọn thái độ đứng ngoài Đảng thưa ông?

Ô. Lê Phú Khải: Là vì tôi đọc sách triết học rất nhiều, tôi thấy một xã hội có đối thoại thì mới tiến bộ được. Nếu độc thoại thì không thể nào khá được. Chính vì vậy nhận thấy mình không hợp với một xã hội độc thoại, một Đảng độc thoại như thế.

Đường lối của Đảng phải do đảng viên góp ý thì nó mới thành đường lối. Đàng này đảng viên phải nghe ý kiến nghị quyết của trên xuống và phải chấp hành thì quá phi lý. Đó là tư duy ngược!
– Ô. Lê Phú Khải

Đường lối của Đảng phải do đảng viên góp ý thì nó mới thành đường lối. Đàng này đảng viên phải nghe ý kiến nghị quyết của trên xuống và phải chấp hành thì quá phi lý. Đó là tư duy ngược! Ví dụ như báo Nhân dân nói “đưa nghị quyết đảng vào cuộc sống” như vậy là nghị quyết đảng từ trên trời rơi xuống à? Phải nói là đưa cuộc sống vào nghị quyết đảng mới đúng, để từ đó mới trở thành nghị quyết của Đảng. Đó chính là “Nhận thức luận”  của Lenin đấy. “Từ trực quan sinh động tới tư duy trừu tuợng”.

Tôi có anh bạn ở Cà Mau ra Bắc tập kết sau này anh ấy làm chức cũng lớn. Một lần anh ấy về quê anh ấy bảo: “má ơi nhà mình xa quá”. Bà má nổi đóa bả chửi: “chỉ có mày đi xa chứ nhà mình đâu có xa!” như vậy là tư duy ngược rồi còn gì nữa?

Mặc Lâm: Thưa ông, tuy nhiên có một nghịch lý là từ đó đến nay đã gần 70 năm, số lượng đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam vẫn tăng không ngừng, cho đến nay đã có hơn ba triệu Đảng viên so với ngày đầu là 5.000 người. Câu hỏi đặt ra là tại sao số luợng cứ tăng mặc dù sai lầm vẫn rõ ràng như vậy?

Ô. Lê Phú Khải: Chính vì nó tăng như thế cho nên nó mới sai lầm! Bởi vì người ta cần chất lượng chứ không ai cần số lượng. Anh càng tăng bao nhiêu thì chứng tỏ cái chất lượng của anh bấy nhiêu. Số lượng không nói lên điều gì cả khi ngày xưa chỉ có 5.000 đảng viên nguời ta vẫn làm nên cuộc Cách mạng Tháng Tám. Bây giờ kết nạp cả học sinh, sinh viên vào Đảng nữa. Đảng lãnh đạo tuyệt đối thế thì học sinh lãnh đạo thầy à? Nó phi lý ở chỗ đó.

LPK-250.jpg

Ông Lê Phú Khải

Như trong bài viết của anh Lê Hiếu Đằng tôi thấy anh ấy viết rất đúng. Trong trường phổ thông cũng kết nạp học sinh vào đảng, thế thì cái thằng học sinh trong lớp nó còn coi thầy ra cái gì nữa? Vì nó là Đảng cơ mà! còn thầy là nguời ngoài đảng thì làm sao thầy dạy được? như thế có phải là tư duy ngược hay không?

Tôi không phải là đảng viên cũng không phải là nguời cách mạng nhưng tôi là nguời tư duy, và tôi thấy như thế là tư duy ngược cho nên dứt khoát tôi không vào Đảng. Tôi không thể chấp nhận cái tư duy ngược như vậy.

Mặc Lâm: Chúng tôi được biết ông là một phóng viên kỳ cựu của đài Truyền hình Trung Ương và từng có dịp gặp gỡ các nhân vật cao cấp trong chính phủ trong đó có Thủ tướng Phạm Văn Đồng. Ông từng nói Thủ tướng Đồng là người có thái độ “kiêu ngạo cộng sản”. Theo ông thì đây là bản tính cá nhân hay nảy sinh từ hệ thống Đảng Cộng sản khiến cho Đảng viên thâm nhiễm cá tính này?

Ô. Lê Phú Khải: Không phải riêng ông Đồng đâu, rất nhiều người có chức có quyền như vậy. Do họ không đối thoại mà chỉ độc thoại nên họ rất chủ quan. Họ chỉ cho ý kiến của mình là đúng mà thôi.

Tôi nhớ ngày xưa khi ông nội tôi làm thư ký cho Toàn quyền Đông Duơng thì ông nội tôi kể khi đi đâu thì Toàn quyền cũng mang theo kỹ sư hay các nhà chuyên môn để nghiên cứu việc trồng cây gì nuôi con gì… Toàn quyền Đông Dương không có “quyết”. Chính anh kỹ sư phải xem phải suy nghĩ để “quyết” sau đó có biên bản đàng hoàng. Anh quyết, anh tham mưu sau này có chuyện gì tôi lôi cổ anh ra, như thế mới là khoa học.

Đây là cơ may cho ĐCS vì bây giờ có những người ôn hòa, nhiệt huyết, tâm huyết trong những vấn đề của đất nước, góp ý với Đảng để cùng với Đảng đối lập về tư duy để có đường lối đúng xây dựng đất nước.
– Ô. Lê Phú Khải

Còn bây giờ, một ông lớn xuống. Cây gì ổng thích thì bảo trồng cây đó và không ai được cãi cả. Nay trồng cây này, mai trồng cây kia mà không thăm hỏi gì cả thì chết dân!

Không thể nào tư duy xuôi chiều được mà phải tư duy nhiều chiều và có đối thoại thì mới tìm ra chân lý. Điều đó là quá rõ ràng, là ABC về triết học.

Tôi là một công dân, tôi sống trong chế độ Đảng cầm quyền thì tôi phải chấp nhận vì trước hết tôi phải sống đã. Tuy nhiên tôi không vào Đảng vì lý do đó.

Mặc Lâm: Trước tình cảnh mà ông gọi là tư duy ngược ấy thì đề nghị của ông Lê Hiếu Đằng như ông đã biết là thành lập Đảng Dân chủ Xã hội để đối trọng với Đảng Cộng sản Việt Nam phải chăng là cơ hội để Đảng Cộng sản có dịp tự thay đổi tư duy của mình qua phản biện của Đảng kia hay không?

Ô. Lê Phú Khải: Tôi thấy là quá đúng rồi chứ gì nữa? Đây là cơ may cho Đảng Cộng sản vì bây giờ có những người ôn hòa, nhiệt huyết, tâm huyết… rất nhiệt huyết trong những vấn đề của đất nước thì người ta góp ý với Đảng để cùng với Đảng đối lập về tư duy để có đường lối đúng xây dựng đất nước. Đây là cơ may của Đảng Cộng sản.

Những người này đều có “lý lịch” cùng chung với Đảng Cộng sản và đó là những người yêu nước chân thành. Họ chủ truơng ôn hòa từ trước tới giờ và rất đứng đắn.

Mặc Lâm: Một lần nữa xin được cảm ơn ông.

Đức Thánh Cha Bênêdictô giải thích lý do Ngài từ chức.

Đức Thánh Cha Bênêdictô giải thích lý do Ngài từ chức.


Trần Mạnh Trác

8/21/2013

Đức Thánh Cha Bênêdictô đã giải thích lý do tại sao Ngài từ chức một cách đột ngột.

“Thiên Chúa đã nói với tôi như thế,” Ngài nói.

Các hệ thống thông tin đã đồng loạt đưa tin cuả Thông Tấn Xã Zenit (cuả Toà Thánh) về sự tiết lộ này. Sự tiết lộ xảy ra khi Đức Thánh Cha Bênêdictô đã trả lời một câu hỏi cuả một vị khách đến thăm Ngài vài tuần trước đây, vị khách này xin được giấu tên.

Đức Thánh Cha Bênêdictô cho biết Ngài nghe được tiếng nói cuả Thiên Chuá trong một “kinh nghiệm tâm linh” (
tình trạng ngất trí, xuất thần, nhập định?), chứ không phải là được Chuá hiện ra. Qua những “kinh nghiệm tâm linh” trong nhiều tháng trời như thế, Ngài đã cảm nghiệm rõ ràng Thánh ý cuả Chuá là muốn Ngài thực hiện cái “ước muốn tuyệt đối” của mình là được kết hiệp với Thiên Chúa trong lời cầu nguyện riêng tư.

Bây giờ, sau khi chứng kiến “sức thu hút” của vị kế nhiệm, Đức Thánh Cha Bênêdictô nói thêm rằng Ngài còn xác tín hơn nữa rằng việc từ chức quả là “ý định của Thiên Chúa”.

Sự tiết lộ trên rõ ràng làm đảo lộn biến cố và ý nghĩa lịch sử cuả ngày 11 tháng 2 khi Ngài tuyên bố từ chức trước Hồng Y đoàn rằng “Sức khoẻ, tuổi già của tôi không còn phù hợp với những gánh nặng cuả sứ vụ giáo hoàng”.

Cũng hoàn toàn trái ngược với những báo cáo cuả báo chí cho rằng Ngài đã gần như bị điếc, lờ đờ, ốm yếu và “có vẻ kiệt sức.”

Và còn có những tin đồn đãi thất thiệt cho rằng Ngài đã chán nản sau khi người quản gia đáng tin cậy là Paolo Gabriele bị bắt vì tội rì rỏ những thư từ cá nhân.

Rồi làng báo cuả nước Ý còn tung tin đồn nhảm rằng Ngài đã tuyệt vọng trứơc một mạng lưới vững chắc đang lũng đoạn Giáo Triều, đó là mạng lưới hoạt động hành lang cuả các giám mục đồng tính.

Hãng thông tấn Zenit cho hay Đức Thánh Cha Bênêdictô vẫn gắn bó với kế hoạch là sống một cuộc sống ẩn dật, rất ít tiếp khách và chăm lo cầu nguyện ở tu viện trong khuôn viên Vatican, tận hưởng cảnh đẹp cuả thành phố Rome với vùng núi Apennine làm hậu cảnh xa xa.

“Trong các cuộc gặp gỡ, vị cựu giáo hoàng cũng không đưa ra lời bình luận nào, không tiết lộ bí mật nào, không tuyên bố một lập trường nào để tránh việc bị hiểu lầm rằng đó có thể là ‘lời của một vị Giáo Hoàng Khác’. Ngài vẫn còn dè dặt (reserved) giống như trước đây,” theo tin Zenit.

Một mối lo ngại đã được đặt ra là liệu sự có mặt cuà Ngài trong khuôn viên Vatican có ảnh hưởng gì tới vị kế nhiệm đang phải đấu tranh để tìm một thế đứng không? Nhưng sự “mến chuộng” cuả quần chúng dành cho Đức Phanxicô trong những tháng qua, và sự thay đổi về cách giao tiếp bình dân của vị giáo hoàng mới đã làm cho mối lo ngại trên trở thành dư thừa.

Đức Giáo Hoàng Phanxicô có vẻ thoải mái với sự hiện diện cuả đức Bênêdictô, thậm chí có thể bông đuà với báo chí hồi tháng 7 vừa qua rằng: “đã có thời chúng ta có tới 2 hoặc 3 giáo hoàng cùng một lúc, họ không thèm nói chuyện với nhau mà chỉ lo đấm đá xem ai mới là Giáo Hoàng thật!”

Có Đức Bênêdictô sống ở Vatican, Đức Thánh Cha Phanxicô nói thêm, “là giống như có một người ông – một người ông khôn ngoan – sống ở nhà”

Sự liên hệ giữa 2 vị có vẻ chặt chẽ. Bức tông thư đầu tiên cuả ĐGH Phanxicô, ban hành tháng bảy vừa qua, đã được Đức Bênêdictô khởi sự khi còn tại chức và Đức Phanxicô tiếp nối công việc sau đó. Mới đây trước khi lên đường đi Rio, Đức Phanxicô đã ghé qua nhà Đức Bênêdictô để xin ý kiến.

Đức Phanxicô cho biết Ngài đã khuyên Đức Bênêdictô tiếp khách và xuất hiện thường xuyên hơn, nhưng cho đến nay Đức Bênêdictô mới chỉ xuất hiện 1 lần với Đức Phanxicô trong một buồi lễ bên trong khuôn viên Vatican. Bình luận về sự kiện này, Đức Phanxicô cho rằng Đức Bênêdictô là một con người “thận trọng” (
Prudence)

Có vẻ cuộc sống ẩn dật cuả Đức Bênêdictô đang được cởi mở rộng hơn ra. Ngày Chúa Nhật vừa qua (18-8-13), theo lời khuyên cuả Đức Phanxicô rằng Ngài nên đi nghỉ dưỡng ở Castel Gandolfo như Ngài đã thường làm mọi năm để tránh cái nóng oi ả cuả Roma, Đức Bênêdictô đã lên đường đi hóng mát và nghe trình diễn nhạc cổ điển trước công chúng, nhưng đã trở về tu viện ngay chiều hôm đó.

Xem video Đức Bênêdictô đi nghỉ mát ở Castel Gandolfo

Chính quyền Miến Điện bị chỉ trích trong vụ xe Liên Hiệp Quốc bị tấn công

Chính quyền Miến Điện bị chỉ trích trong vụ xe Liên Hiệp Quốc bị tấn công

Biểu tình phản đối phái viên đặc biệt Liên hiệp quốc Tomas Ojea Quintana, ở Sittwe, ngày  13,/08/ 2013.

Biểu tình phản đối phái viên đặc biệt Liên hiệp quốc Tomas Ojea Quintana, ở Sittwe, ngày 13,/08/ 2013.

REUTERS/Soe Zeya Tun

Anh Vũ

RFI

Hôm qua 21/8/2013, Phái viên đặc biệt của Liên Hiệp Quốc về nhân quyền Miến Điện Tomas Ojea Quintana chỉ trích chính quyền Miến Điện đã vô trách nhiệm để đoàn xe của tổ chức quốc tế bị tấn công trong khi đang làm nhiệm vụ tại nước này.

Tuần này, trong khi một đoàn xe của Liên Hiệp Quốc cùng phái viên đặc biệt Quintana đang đi thị sát một thành phố miền trung, nơi xảy ra các vụ bạo lực giữa cộng đồng Hồi giáo và Phật giáo hồi tháng ba vừa qua, thì bị một đám đông khoảng 200 người tấn công thô bạo. Họ đập kính xe, tung ra những lời chửi rủa các nhân viên Liên Hiệp Quốc. Dù không xảy ra xô xát lớn nhưng sự cố đã khiến các nhân viên của Liên Hiệp Quốc hoảng sợ.

Theo lời ông Quintana mô tả với báo chí thì ông đã không được cảnh sát bảo vệ gì mặc dù họ không ở cách xa đoàn là mấy. Đặc phái viên Liên Hiệp Quốc suy luận rằng qua vụ việc này ông đã hiểu được nỗi sợ hãi của những người dân bị truy sát trong vụ bạo lực trước đó.

Thành phố mà đoàn xe của phái viên Liên Hiệp Quốc bị đe dọa là Meiktila, nơi hồi tháng Ba, gần 13 nghìn người Hồi giáo, đã bị đuổi ra khỏi nhà phải chạy đến sống trong các trại tỵ nạn.

Sau vụ tấn công trên ông Ojea Quintana đã hủy chuyến thăm một trại đang có 1600 người Hồi giáo trú thân, đồng thời ông yêu cầu chính phủ phải kiềm chế ngay lập tức đám đông.

Đặc phái viên của Liên Hiệp Quốc không phủ nhận những thay đổi tích cực về tình hình nhân quyền tại Miến Điện, nhưng bên cạnh đó ông đánh giá tình hình ở tiểu bang Rakhine, nơi xảy ra các cuộc xung đột giữa cộng đồng Phật giáo với Hồi giáo vẫn là một mảng tối trong bức tranh cải cách của chính phủ Miến Điện hiện nay.

Những nghịch lý của nhà cầm quyền

Những nghịch lý của nhà cầm quyền

Thanh Quang, phóng viên RFA
2013-08-21

RFA

000_Del6229696-305.jpg

Anh Lê Quốc Quyết (trái), em trai của Luật sư Lê Quốc Quân tại một nhà thờ Công giáo tại Hà Nội ngày 07 tháng bảy năm 2013.

AFP photo

Ngay sau khi 2 sinh viên yêu nước Nguyễn Phương Uyên và Đinh Nguyên Kha được tòa phúc thẩm cho giảm phân nửa án sơ thẩm, thì những người có tâm huyết với quê hương, dân tộc như doanh nhân Lê Quốc Quyết, LS Nguyễn Bắc Truyển, chị Bùi Minh Hằng, chị Trần Thị Nga, nhà báo Trương Minh Đức…bị côn đồ, công an hành hung, giữa lúc công an cấm người dân, phóng viên quay phim, chụp ảnh. Những nghịch lý đó nói lên điều gì ?

Doanh nhân Lê Quốc Quyết, em của LS Lê Quốc Quân đang tù tội, cho biết:

Dạ, thứ nhất là mình không lường được cách hành xử của chế độ độc tài. Tức là nó phi logic lắm. Mình rất khó nói về các diễn biến, bởi vì nó đã có vấn đề rồi, thì nó luôn luôn xảy ra những vấn đề mà mình không lường được. Cho nên, chuyện Nguyễn Phương Uyên được thả thì hết sức vui mừng.

Ban đầu, tôi cảm nhận đây là một tín hiệu tốt cho cái chung, là tiền lệ rất tốt. Tức là lần đầu tiên, một cô bé yêu nước một cách trong sáng, quyết tâm bảo vệ chính kiến của mình cho đến cùng nhưng lại được án treo và được thả ngay tại tòa, thì đây là một tín hiệu rất vui mừng. Cộng với việc xung quanh phiên tòa, lúc đầu người ta bố ráp, bắt bớ, nhưng sau đó họ để cho đi diễu hành như thời cụ Phan bội Châu đòi trả tự do cho người yêu nước. Những người ủng hộ Uyên-Kha diễu hành khắp chợ Tân An như thế thì thấy tưởng như dân chủ bắt đầu lan tỏa khắp nước VN rồi.

Những viên công an mật vụ họ cố tình làm sai trong khi nhà nước này cho nó có quyền lực dường như vô biên vì cái gọi là “an ninh quốc gia”, có khả năng xuyên phá các ngành nghề khác.
– Anh Lê Quốc Quyết

Tuy nhiên, qua chuỗi dài sự đàn áp cùng cách hành xử của giới cầm quyền và công an cho tới giờ cộng với việc những người có được dư luận quốc tế tốt như anh Điếu Cày, anh Lê Quốc Quân cũng chưa có tín hiệu gì tốt lành trong khi người thân bị đàn áp, rồi bao nhiêu bạn bè thân hữu khác tiếp tục bị đàn áp, thì tôi thấy, có thể, trong bộ máy cai trị có vấn đề: Người làm thì ít mà người phá thì nhiều.

Một mặt, những người chủ trương thân phương Tây có những động thái nhằm xoa dịu hình ảnh VN trên trường quốc tế bằng việc xử những án nhẹ đối với người yêu nước, thì ngược lại, những phe khác cố phá mối quan hệ đó bằng cách cho đánh phá, bắt bớ, gây gổ với nhiều người, ảnh hưởng đến hình ảnh của VN.

Thanh Quang: Như vậy thì người dân, nhất là những người có tâm huyết với đất nước, vận nước, quê hương, dân tộc phản ứng như thế nào?

Anh Lê Quốc Quyết: Có lẽ giới cầm quyền đã chọn cái cách là đẩy người dân đến bước đường cùng. Cá nhân chúng tôi là người rất ôn hòa. Đặc biệt khi đối mặt với nhân viên công lực thì tôi hết sức ôn hòa. Nhưng cảnh hành hung của công an, cái hung dữ của họ, họ thật sự là thú tính. Thực ra, những người chưa trải nghiệm này luôn luôn đặt câu hỏi, như sáng nay, những luật sư gọi điện cho tôi hỏi rằng liệu mình có làm cái gì nó không ? Có cái gì đó không mà nó tấn công như thế ? Nhưng đó là những người chưa thực sự trải nghiệm những hành động dã man của cơ quan công lực hoặc những viên mật vụ của VN.

Cá nhân chúng tôi gặp phải những hành động ấy diễn ra hàng ngày, và mình cố giữ hết sức ôn hòa, luôn luôn kêu gọi công an sắc phục can thiệp. Bởi vì những người đánh đập tôi thì tôi nhớ mặt, nhớ biển số xe, và tôi xác định rõ ràng đó là những người theo dõi tôi. Nhưng công an lại đứng thờ ơ. Cho nên, nỗi bức xúc sẽ đẩy người dân đến bước đường cùng, buộc họ phải đối đấu trực diện vì không còn cách nào khác.

Riêng cá nhân tôi, tuy thường xuyên bị tấn công, nhưng tôi thấy rất bình an, kể cả việc tôi có chết trước trụ sở công an TP Bà Rịa thì tôi thấy bình an thôi, vì mình thuộc lẽ phải nên không có gì e ngại cả. Và tôi hy vọng nhiều người dân sẽ cảm nhận được việc này. Và càng ngày họ càng dám dấn thân hơn.

Lá bùa “an ninh quốc gia”

000_Del6229699-250.jpg

Nghệ sĩ Violon Trí Hải trong một buổi cầu nguyện cho LS Lê Quốc Quân hôm 07/7/2013 tại Hà Nội. AFP photo

Thanh Quang: Trước khi trở lại điểm mà anh vừa nói, tức là sự tàn ác của công an hiện nay, thì hành động của công an khiến những người có tâm huyết với đất nước, cũng là nạn nhân của công an, phải phản ứng, chẳng hạn như ghi hình, quay phim về hành động sai trái, tàn ác của công an. Nhưng mới đây, cảnh sát giao thông lại cấm người dân, phóng viên quay phim, chụp ảnh – điều mà LS Trương Anh Tú thuộc Đòan LS TP Hà Nội cho là “trái luật”. Anh nhận xét như thế nào về văn bản của công an cấm người dân quay phim, chụp hình như vậy ?

Anh Lê Quốc Quyết: Tôi nghĩ nếu mình đứng ở góc độ của kẻ cầm quyền, đặc biệt những kẻ cầm quyền độc tài họăc những nhóm quyền lợi, thì những văn bản đó, đương nhiên nó sẽ ra, mà thậm chí còn ra những văn bản hà khắc hơn nữa. Bởi vì xu hướng độc tài, xu hướng họ bảo vệ quyền lợi cho chính họ – tức xu hướng họ sử dụng pháp luật như công cụ để bảo vệ họ, bảo vệ nhóm quyền lợi và chế đố độc tài. Cho nên việc họ ra văn bản ấy thì tôi không ngạc nhiên.

Nhưng tôi chỉ ngạc nhiên về chuyện họ muốn quan hệ hợp tác với nước phương Tây, hợp tác một cách tòan diện, mà họ lại tiếp tục hành vi ngăn cấm dư luận cũng như ra những quyết định, nghị định kỳ quặc như thế thì thấy trái ngược với chủ trương như họ tuyên bố. Tức hành động của họ trái ngược với tuyên bố của họ.

Thanh Quang: Trở lại hành động công an, thưa anh Lê Quốc Quyết, Thiền sư Thích Nhất Hạnh có lần đã nói về xã hội đen và công an rằng họ tuy hai mà là một. Và trong tình hình người dân tiếp tục là nạn nhân ngày càng đáng ngại của công an, thì nhạc sĩ Tô Hải có báo động rằng người dân vào đồn công an còn là người sống nhưng khi ra khỏi đồn công an trở thành người chết. Anh nhận xét vấn đề này, nói chung, như thế nào ?

Anh Lê Quốc Quyết: Thứ nhất, về nhận xét của Thiền Sư Thích Nhất Hạnh, tôi nghĩ, cho đến bây giờ, đầu tiên là ngành ngọai tuyến, tức những viên công an mật vụ, họ cố tình làm sai trong khi nhà nước này cho nó có quyền lực dường như vô biên vì cái gọi là “an ninh quốc gia”, có khả năng xuyên phá các ngành nghề khác.

Qua chuỗi dài sự đàn áp cùng cách hành xử của giới cầm quyền và công an cho tới giờ thì tôi thấy, có thể, trong bộ máy cai trị có vấn đề: Người làm thì ít mà người phá thì nhiều.
– Anh Lê Quốc Quyết

Họ lợi dụng cái cớ “an ninh quốc gia”. Những nhân viên công lực ấy có cái thẻ mà tôi thấy mỗi lần họ bám theo chúng tôi, chẳng hạn như tôi đang đi bằng xe hơi, nó đi xe Honda, khi xuống tầng hầm cấm xe Honda, họ đưa thẻ thì đi qua hết. Họ bám theo chúng tôi xuyên suốt dù có tới tận rừng cao su ở Tây Ninh đi chăng nữa, thì họ vẫn đưa cái thẻ đấy, và tất cả ban ngành đều phải theo lời nó. Họ chỉ dẫn thế nào thì phải làm theo thế đấy. Cho nên nhà cầm quyền cho họ một quyền lực quá sức, dẫn đến việc lạm quyền. Họ lạm quyền lại lôi các ngành nghề khác vào nữa.

Trường hợp như thế, như Thiền Sư Nhất Hạnh đã nói, thì rõ ràng là công an và côn đồ là một. Đặc biệt là lực lượng ngoại tuyến, là lực lượng đã từng đánh đập chúng tôi cũng như những người bạn của chúng tôi. Thì chính họ là côn đồ chứ không phải họ sử dụng côn đồ nữa. Và tôi nhớ mặt họ. Hành vi của họ là côn đồ.

Còn việc bác Tô Hải nói người dân vào đồn công an là người sống mà ra đồn công an là người chết thì thực ra có nhiều trường hợp. Đó là vào đồn công an còn sống, ra đồn công an là chết: chết về mặt thể xác cũng như tâm hồn. Có những người ra khỏi đồn công an, thể xác còn sống nhưng tâm hồn họ bị hỏang lọan hoặc bị tha hóa. Kể cả trong trại giam cũng thế, vào thời điểm này. Nhưng tôi nghĩ nếu trại giam của thời Chí Phèo tha hóa con người thế nào thì xã hội ở thời buổi này, trại giam thời buổi này cũng tha hóa những người tù thường phạm còn thậm tệ gấp 10 lần so với thời Chí Phèo của Nam Cao nữa.

Như vậy rõ ràng là họ chết cả thể xác lẫn tâm hồn. Nhưng đối với cá nhân chúng tôi hoặc những anh em đấu tranh có lý tưởng, thì thực ra, tâm hồn chúng tôi vẫn bình an, và chúng tôi vẫn sống mãnh liệt – càng mãnh liệt hơn.

Thanh Quang: Xin cám ơn anh Lê Quốc Quyết.