Cựu Bộ trưởng bị tố nâng đỡ con trai

Cựu Bộ trưởng bị tố nâng đỡ con trai

 

Ông Vũ Huy Hoàng thôi chức Bộ trưởng Công thương từ 4/2016

Cựu Bộ trưởng Công thương Vũ Huy Hoàng bị chất vấn về việc đưa con trai là Vũ Quang Hải vào các vị trí lãnh đạo bộ và doanh nghiệp từ 2011 tới nay.

Trong lần bổ nhiệm mới nhất hồi tháng Hai 2015, ông Hải, sinh năm 1986, được đưa vào vị trí Phó tổng giám đốc Tập đoàn Bia Sabeco, một trong những tập đoàn kinh tế lớn của nhà nước.

Báo chí lúc đó đưa tin nhưng không đặt nghi vấn.

Tuy nhiên chỉ sau khi ông Vũ Huy Hoàng thôi chức bộ trưởng vào tháng 4/2016 các kênh thông tin mới bắt đầu hướng chú ý vào các quyết định của ông.

Hiệp hội Đầu tư Tài chính Việt Nam (Vafi) trong lá thư đề ngày 13/6/2016 đặt câu hỏi về việc ông Vũ Quang Hải, mà Vafi nêu đích danh là con trai của ông Vũ Huy Hoàng, nhanh chóng được bổ nhiệm vào các vị trí quan trọng trong Bộ Công thương.

Phó chủ tịch Vafi Nguyễn Hoàng Hải được các báo trong nước dẫn lời, nói việc chất vấn vào thời điểm này là do tại thời điểm ông Vũ Quang Hải được bổ nhiệm ở Sabeco, ông “có nhiều việc gia đình không kịp triển khai” trong lúc Vafi cần tìm hiểu luật trước khi chất vấn.

Chủ tịch Vafi Đặng Văn Thanh từ chối trả lời BBC Tiếng Việt với lý do “mọi nội dung đều đã được viết đầy đủ trong thư”, theo đó nói trước khi gửi thư tới ông Vũ Huy Hoàng, họ đã nêu câu hỏi với Bộ Công thương “từ hơn một tháng nay” nhưng “chỉ nhận được sự im lặng và lẩn tránh của Bộ Công thương”.

‘Tự nguyện thôi vai trò’

Ông Vũ Huy Hoàng giữ chức Bộ trưởng Công thương từ 8/2007

Theo Vafi, ông Vũ Quang Hải lần lượt được đặt vào các vị trí Tổng giám đốc Công ty Cổ phần Đầu tư Tài chính Dầu khí (PVFI), Phó giám đốc Trung tâm Hỗ trợ Xuất khẩu thuộc Cục Xúc tiến Thương mại, hàm Phó vụ trưởng, và tiếp đến là Phó tổng giám đốc Tập đoàn Bia Sabeco.

Vafi nêu câu hỏi về tính hợp pháp của việc bổ nhiệm tổng giám đốc PVFI và trách nhiệm của ông Hải trong việc làm thua lỗ tại PVFI trong hai năm ông Hải làm lãnh đạo.

Vafi cũng đặt câu hỏi về cơ sở pháp lý bổ nhiệm ông Hải lên vị trí mang hàm phó vụ trưởng trong thời gian “đang chịu án kỷ luật tại PVFI”, điều mà Vafi cho là “hoàn toàn sai quy định của nhà nước”.

Thư chất vấn của Vafi viết rằng ông Vũ Quang Hải được trao chức tổng giám đốc PVFI khi mới 25 tuổi và “chẳng có thành tích gì, chẳng có tài năng gì” đã khiến “dư luận thắc mắc”, và hậu quả là kết cục làm ăn thua lỗ khiến “thuyền trưởng cao chạy xa bay”.

Lá thư được đồng sao gửi tới nhiều địa chỉ khác nhau, trong đó có Ban Nội chính Trung ương, Ủy ban Kiểm tra Trung ương Đảng và Thanh tra Chính phủ, viết rằng ông Hải đã về “nằm mai phục tại Cục xúc tiến thương mại” một năm để rồi “người hùng PVFI lại xuất hiện tại Sabeco với lý lịch mới như là ‘thần đồng về quản trị doanh nghiệp'”.

Vafi cũng “đề nghị cựu Bộ trưởng hãy nhanh chóng… khuyên bảo con mình tự nguyện thôi vai trò” tại Sabeco bởi nếu không thì “bản thân Bộ Công thương cũng không đỡ nổi” việc bổ nhiệm “hoàn toàn sai trái” đó.

Cùng lúc với việc bị Vafi gửi thư chất vấn, ông Vũ Huy Hoàng cũng đang đối diện với cáo buộc đã can thiệp để trì hoãn công tác thanh tra một số dự án của tập đoàn kinh tế nơi con ông được cử về.

Báo Dân trí nói rằng vào cuối năm 2015, Bộ trưởng Hoàng đã ‘ can thiệp kế hoạch thanh tra Sabeco‘.

Báo này nói ông Hoàng đề nghị “điều chỉnh kế hoạch” do Sabeco trong năm 2016 phải “triển khai nhiều nhiệm vụ quan trọng”, trong đó có việc phải “làm việc với thanh tra Bộ Tài chính” và xác nhận bản thân Bộ Công thương “đã tiến hành thanh tra” các dự án của Sabeco mà Bộ Xây dựng nhắm tới.

Bà Tô Linh Hương (áo hồng) từng được bổ nhiệm làm Chủ tịch Hội đồng Quản trị của Vinaconex khi mới 24 tuổi

Cũng Dân Trí cùng ngày đăng bài tố giác: “Với chức vụ là thành viên Hội đồng quản trị kiêm Phó Tổng Giám đốc Sabeco, năm 2016, khoản lương và thù lao mà ông [Vũ Quang] Hải nhận được khoảng 1,19 tỷ đồng, chưa kể có thể nhận thêm 250 triệu đồng tiền thưởng”.

Trước đây, Việt Nam từng có trường hợp bổ nhiệm người trẻ, là con một lãnh đạo cao cấp đương chức, vào vị trí quan trọng trong một tổng công ty lớn của nhà nước.

Tô Linh Hương trở thành chủ tịch Hội đồng Quản trị của Công ty Cổ phần Đầu tư Xây dựng (Vinaconex – PVC) vào năm 2012, khi mới 24 tuổi. Bà Hương là con gái ông Tô Huy Rứa, khi đó là Trưởng ban Tổ chức Trung ương Đảng CSVN, ủy viên Bộ Chính trị. Bà Hương đã rời vị trí này chỉ hai tháng sau ngày nhậm chức.

Tuy nhiên, đây dường như là lần đầu tiên có chuyện việc bổ nhiệm con lãnh đạo bị chất vấn công khai.

Ông Vũ Huy Hoàng làm Bộ trưởng Công thương hai nhiệm kỳ, tổng cộng chín năm.

NHỮNG KHÁC BIỆT CĂN BẢN GIỮA CÔNG GIÁO, CHÍNH THỐNG GIÁO VÀ TIN LÀNH

NHỮNG KHÁC BIỆT CĂN BẢN GIỮA CÔNG GIÁO, CHÍNH THỐNG GIÁO VÀ TIN LÀNH

Tác giả:  Lm. PX. Ngô Tôn Huấn

Hỏi: Trong bài trước cha đã nói  đến các Đạo cùng tôn thờ Thiên Chúa nhưng khác nhau về nhiều mặt thần học, tín lý, giáo lý, bí tích,  phụng vụ .v.v. Xin cha nói rõ hơn về những khác biệt này giữa Công Giáo, Chính Thống và Tin Lành.
Trả lời:

Vâng,  như đã giải thích trong bài trước, cả ba Nhánh Kitô Giáo trên đây, từ đầu,  đều thuộc Đạo Thánh của Chúa Kitô gọi chung là Kitô Giáo (Christianity). Nhưng theo dòng thời gian,  đã có những biến cố gây ra tình trạng rạn nứt hay ly giáo (schisms ) hoặc những cải  cách tôn giáo  (reformations) đáng tiếc xảy ra trong thế kỷ  16, khiến cho KitôGiáo bị phân chia thành 3 Nhánh chính trên đây. Ngoài ra, còn một nhánh Kitô Giáo nữa là Anh Giáo ( Anglican Communion) do vua Henri VIII (1491-1547) của nước Anh chủ xướng năm 1534 để lập một Giáo Hội riêng cho Nước Anh, tách khỏi Giáo Hội Công Giáo Rôma,chỉ vì Tòa Thánh La Mã ( Đức Giáo Hoàng Clement VII) không chấp nhận cho nhà vua ly di để lấy vợ khác.

Cho đến nay, mới chỉ có một số khá đông giáo sĩ và tín đồ Anh Giáo và Tin Lành  trở về với Giáo Hội Công Giáo,  còn các nhóm ly khai trên  vẫn chưa hiệp thông trọn vẹn được với Giáo Hội Công Giáo vì còn nhiều trở ngại chưa vượt qua được.. Nguyên nhân thì có rất nhiều, nhưng giới hạn trong câu hỏi được đặt ra, tôi chỉ xin nên sau đây những dị biệt căn bản giữa ba Nhánh Kitô Gíáo lớn trên đây mà thôi.

I- Chính Thống  (orthodoxy) khác biệt với Công Gíáo La Mã ( Roman Catholicism) ra sao?

Trước hết, danh xưng Chính Thống “Orthodoxy“, theo ngữ căn (etymology) Hy lạp ” orthos-doxa“, có nghĩa là  “ca ngợi đúng” (right-praise), “tin tưởng đúng ” ( right belief) . Danh xưng này được dùng trước tiên để chỉ lập trường của các giáo đoàn Kitô Giáo đã tham dự các Công Đồng đại kết (Ecumenical Councils) Nicêa I (325) Ephêsô (431) và nhất là Chalcedon (451) trong đó họ đã đồng thanh chấp thuận và đề cao những giáo lý được coi là chân chính (sound doctrines) , tinh tuyền của KitôGíáo được truyền lại từ các Thánh Tông Đồ để chống lại những gì bị coi là tà thuyết hay lạc giáo (heresy)

Do đó,trong bối cảnh này, từ ngữ “orthodoxy” được dùng để chỉ các giáo đoàn có chung lập trường bảo vệ các chân lý tinh tuyền của Kitô Giáo để đối nghịch với  lý thuyết của cá nhân hay của nhóm nào  bị coi là lạc giáo hay tà giáo .

Nhưng  sau biến cố năm 1054 khi hai Giáo Hội  Kitô Giáo Hy Lạp ở Constantinople( tượng trưng cho Đông Phương) và Giáo Hội Công Giáo LaMã ( Tây Phương) đã xung đột và ra vạ tuyệt thông cho nhau ( anthemas=excommunications) ngày 16 tháng 7 năm 1054  giữa Michael Cerularius, Thượng Phụ Constantinople và Đức cố Giáo hoàng Leo IX, vì có những bất đồng lớn về tín lý, thần học  và quyền bính, thì  danh xưng “Chính Thống” ( orthodoxy) lại được dùng để chỉ Giáo Hội Hy Lạp ở Constantinople đã ly khai không còn hiệp thông với Giáo Hội Công Giáo La Mã  nữa . Sau này, Giáo Hội “Chính Thống” Hy Lạp ở Constantinople đã lan ra các quốc gia trong vùng như Thổ nhĩ Kỳ, Nga, Albania, Estonia, Cyprus, Finland, Latvia,  Lithuania,  Rumania, Bulgaria, Serbia, Ukraine…Vì thế,  ở mỗi quốc gia này đều  có Giáo Hội Chính Thống nhưng độc lập với nhau về mọi phương diện.Nghĩa là không có ai là  người lãnh đạo chung của các Giáo Hội này, mặc dù họ có tên gọi chung là các Giáo Hội Chính Thống Đông Phương ( Eastern Orthodox Churches) tách khỏi khỏi Giáo Hội Công Giáo La Mã.(Tây Phương)

Tuy nhiên, hiện nay Thượng Phụ ( Patriarch) Giáo Hội Chính Thống Thổ Nhĩ Kỳ ở Istanbul  được coi là Thượng Phụ Đại Kết ( Ecumenical Patriarch) của các Giáo Hội Chính thông Đông Phương. Cách nay 6 năm Đức Thánh Cha Bê-nê-đich tô 16 ( đã về hưu)  đã sang thăm Đức Thượng phụ Giáo Chủ Chính Thống Thổ để tỏ thiện chí muốn đối thoại, đưa đến hiệp thông giữa hai Giáo Hội anh  em. Riêng Giáo Hội Chính Thống Nga, cho đến nay, vẫn chưa tỏ thiện chí muốn xích gần lại với Giáo Hội Công Giáo La Mã, vì họ cho rằng Công Giáo muốn “lôi kéo” các  tín hữu  Chính Thống Nga vào Công Giáo sau khi chế độ cộng sản ở Nga tan rã năm 1991, tạo điều kiện thuận lợi cho Giáo Hội Chính Thông Nga công khai  hành Đạo.

Trước khi xẩy ra cuộc ly giáo Đông-Tây năm 1054, hai Nhánh Kitô giáo lớn ở Đông và Tây phương ( The Greek Church and the Holy See=Rome)  nói trên vẫn hiệp thông trọn vẹn với nhau về mọi phương diện vì cả hai Giáo Hội anh  em  này đều là kết quả truyền giáo ban đầu của các Thánh Tông Đồ Phêrô và Anrê. Lịch sử truyền giáo cho biết là Thánh Phêrô đã rao giảng Tin mừng ở vùng  đất nay là lãnh địa của Giáo Hội Công Giáo La Mã (Roma) trong em ngài, Thánh Anrê (Andrew)  sang phía Đông để rao giảng trước hết ở Hy lạp và sau đó trong phần đất nay là Thổ Nhĩ Kỳ (Turkey). Như thế, cả hai Giáo Hội KitôGiáo Đông Phương Constantinople và Tây Phương Rôma đều có chung nguồn gốc Tông đồ thuần túy ( Apostolic succession) -và do đó- có các Bí tích hữu hiệu như nhau.

Sau đây là những điểm gây bất đồng khiến đi đến ly giáo (schism) Đông Tây

1- về tín lý, Giáo Hội Chính Thống Đông Phương- tiêu biểu ban đầu là  Giáo Hội Hy Lạp ở Constantinople-  bất đồng với Giáo Hội Công Giáo La Mã về từ ngữ “ Filioque” ( và Con) thêm vào trong Kinh Tin Kính Nicêa tuyên xưng “Chúa Thánh Thần bởi  Chúa Cha, và Chúa Con mà ra”.

Giáo Hội Chính Thông Đông Phương chỉ muốn nói : Chúa Cha Chúa Con và Chúa Thánh Thần đồng bản thể trong Mầu Nhiệm Thiên  Chúa Ba Ngôi ( Holy Trinity) là điều Giáo Hội Công Giáo cũng tuyên xưng, nhưng  Chính Thống Đông Phương chỉ  không đồng ý với Công Đồng Nicêa tuyên xưng :” Chúa Thánh Thần bởi Chúa Cha và Chúa Con mà ra“.

Ngoài ra , Giáo Hội Chính Thống  cũng không công nhận các tín điều về  Đức Mẹ  Vô Nhiễm  Thai (Immaculate Conception) và Lên Trời cả hồn xác (Assumption) mặc dù họ vẫn tôn kính Đức Mẹ là Mẹ Thiên Chúa (Theotokos). Sở dĩ thế, vì họ không công nhận vai trò lãnh đạo Giáo Hội của Đức Giáo Hoàng, nên đã bác bỏ mọi tín điều được các Đức Giáo Hoàng công bố  với ơn bất khả ngộ (Infallibility) mà Công Đồng Vaticanô I (1870) đã nhìn nhận.

Chính vì họ không công nhận quyền và vai trò lãnh đạo Giáo Hội hoàn vũ của Đức Giáo Hoàng Rôma, nên đây là trở ngại lớn nhất cho sự hiệp nhất (unity) giữa hai Giáo Hội Chính Thống và Công Giáo cho đến nay, mặc dù hai bên đã tha vạ tuyệt thông cho nhau sau cuộc gặp gỡ lịch sử giữa Đức Thánh Cha Phaolô VI và Đức Thượng Phụ Giáo Chủ Constantinople là Athenagoras I năm 1966.

Giáo Hội Chính Thống có đủ bảy bí tích hữu hiệu như Công Giáo. Tuy nhiên, với bí tích rửa tội  thì họ  dùng  nghi thức dìm xuống nước (immersion) 3 lần để nhấn mạnh ý nghĩa tái sinh vào đời sống mới, trong khi Giáo Hội Công Giáo chỉ dùng nước đổ trên đầu hay trán của người được rửa tội để vừa chỉ sự tẩy sạch tội nguyên tổ và các tội cá nhân ( đối với người tân tòng) và tái sinh vào sự sống mới, mặc lấy Chúa Kitô.

2- Về phụng vụ, Giáo Hội Chính Thống dùng bánh có men (leavened bread) và ngôn ngữ Hy lạp  khi cử hành phung vụ  trong khi Giáo Hội Công Giáo dùng bánh không men (unleavened bread) và tiếng Latinh trong phụng vụ thánh trước Công Đồng Vaticanô II, và nay là các ngôn ngữ của mọi tín hữu trên thế giới.

3- Sau hết, về mặt kỷ luật giáo sĩ:  Giáo Hội Chính Thông cho phép các phó tế và linh muc được kết hôn trừ Giám mục, trong khi kỷ luật độc thân (celibacy) lại  được áp dụng cho mọi cấp bậc trong hàng giáo sĩ và tu sĩ Công Giáo, trừ phó tế vĩnh viễn (pernanent deacons).

Đó là những khác biệt căn bản giữa Giáo Hội Chính Thống Đông Phương và Giáo Hội Công Giáo La Mã.

Tuy nhiên, dù có những khác biệt và khó khăn trên đây, Giáo hội Công Giáo và Giáo Hội Chính Thống Đông Phương đều rất gần nhau về nguồn gốc tông đồ và về nền tảng đức tin, giáo lý, bí tích và Kinh thánh. Vì thế,  giáo lý của Giáo Hội Công Giáo đã dạy rằng: “Đối với các Giáo Hội Chính thống, sự hiêp thông này sâu xa đến nỗi “chỉ còn thiếu một chút là đạt được mức đầy đủ để có thể cho phép cử hành chung phép Thánh Thể của Chúa Kitô” (x.SGLGHCG, số 838).

II- Tin lành ( Protestantism) và những khác biệt với Công Giáo.

Như đã nói trong bài trước, Tin lành, nói chung, là Nhánh KitôGíáo đã tách ra khỏi Giáo Hội Công Giáo sau những cuộc cải cách tôn giáo do Martin Luther, một linh mục Dòng thánh Augustinô, chủ xướng vào năm 1517 tại Đức và lan sang Pháp với John Calvin và Thụy sỹ với Ulrich Zwingli  và các nước Bắc Âu và bắc Mỹ  sau đó.

1- Ở góc độ thần học,

Những người chủ trương cải cách (reformations) trên đã hoàn toàn bác bỏ mọi nền tảng thần học về bí tích và cơ cấu tổ chức giáo quyền (Hierachy) của Giáo Hội Công Giáo. Họ chống lại  việc ban ân xá (indulgences) và vai trò trung gian của Giáo Hội trong việc hòa giải con người với Thiên Chúa qua bí tích tha tội hay hòa giải (reconciliation) vì họ không nhìn nhận bí tích truyền chức thánh (Holy Orders) qua đó Giám mục, Linh mục được truyền chức thánh và có quyền tha tội nhân danh Chúa Kitô (in persona Christi) cũng như thi hành mọi sứ vụ (ministry) thiêng liêng khác. (rửa tội, thêm sức, thánh thể,  Xức dầu thánh, chứng hôn).

Điểm căn bản trong nền thần học của Tin Lành là con người đã bị tội tổ tông phá hủy mọi khả năng hành thiện rồi (làm việc lành), nên mọi nỗ lực cá nhân để được cứu rỗi, hay nhờ ân xá để được tha các hình phạt hữu hạn  đều vô ích và vô giá trị. Họ chủ trương  chỉ cần tuyên xưng đức tin vào Chúa Kitô dựa trên Kinh Thánh là được cứu rỗi mà thôi. (Sola fide, sola scriptura).

Ngược lại, Giáo Hội Công Giáo tin rằng con người vẫn có trách nhiệm cộng tác với ơn Chúa để được cứu rỗi. Nói khác đi, muốn được cứu độ, con người phải cậy nhờ trước hết vào lòng thương xót vô biên của Thiên Chúa và công nghiệp cứu chuộc vô giá của Chúa Kitô, nhưng cũng phải có thiện chí công tác với ơn thánh để sống và thực thi những cam kết khi được rửa tội. Nếu không, Chúa không thể cứu ai được như Chúa Giêsu đã nói rõ: “không phải bất cứ ai thưa với Thầy: lạy Chúa, lạy Chúa là được vào Nước Trời cả đâu! Nhưng chỉ có ai thi hành ý muốn của Cha Thầy là Đấng ngự trên trời, mới được vào mà thôi.” (Mt 7:21).

Nói khác đi, không phải cứ rửa tội xong, rồi cứ hát Alleluia và kêu danh Chúa Kitô là được cứu độ. Điều quan trong hơn nữa là phải sống theo đường lối của Chúa, nghĩa là thực thi những cam kết khi được rửa tội: đó là mến Chúa, yêu người và xa lánh tội lỗi. Nếu không, rửa tội và kêu danh Chúa thôi sẽ ra vô ích.

Anh em tin lành không chia sẻ quan điển thần học này, nên họ chỉ chú trọng vào việc đọc và giảng Kinh Thánh nhưng không nhấn mạnh đến phần đóng góp của con người như Chúa Giêsu đòi hỏi trên đây. Ngoài phép rửa và Kinh Thánh, họ không tin và công nhận một bí tích nào khác.Điển hình, vì không công nhận phép Thánh Thể, nên họ không tin Chúa Giêsu thực sự hiện diện trong hình bánh và rượu, mặc dù một số Giáo phái Tin lành có nghi thức bẻ bánh và uống rượu nho khi họ tụ họp để nghe giảng kinh thánh. Sứ vụ quan trọng của họ chỉ là giảng Kinh Thánh  vì họ chỉ  tin có Kinh Thánh ( Sola Scriptura) mà thôi.

2-  Nhưng Kinh Thánh được cắt nghĩa theo cách hiểu riêng của họ, nên có rất nhiều mâu thuẫn hay trái ngược với cách hiểu và cắt nghĩa của Giáo hội Công Giáo.

Thí dụ, câu Phúc Âm trong Matthêu 22 : 8-9 trong đó Chúa Giêsu dạy các tông đồ “ không được gọi ai dưới đất  là cha là thầy vì anh  em chỉ có một Cha là Cha trên trời” mà thôi. Vì họ hiểu câu này hoàn toàn theo nghĩa đen (literal meaning) nên đã chỉ trích Giáo Hội Công giáo là ‘lạc giáo=heretical” vì đã cho gọi Linh mục là “ Cha” (Father, Père, Padre)!.

Thật ra, Giáo Hội cho phép gọi như vậy, vì căn cứ vào giáo lý của Thánh Phaolô, và dựa vào giáo lý này,  Công Đồng Vaticanô II,  trong Hiến Chế Tín lý Lumen Gentium,  đã dạy rằng; “ Linh mục phải chăm sóc giáo dân như những người cha trong Chúa Kitô  vì đã sinh  ra họ cách thiêng liêng nhờ phép rửa và giáo huấn.” (1 Cor 4: 15; LG. số 28).

Một điểm sai lầm nữa trong cách đọc và hiểu Kinh Thánh của Tin lành là câu Phúc Âm Thánh Marcô kể lại một ngày kia Chúa Giêsu đang giảng dạy cho một đám đông người, thì Đức Mẹ cà các môn đệ của Chúa đến. Có người trong đám đông đã nói với Chúa rằng:

Thưa Thầy có mẹ và anh em, chị em của Thầy ở ngoài kia đang tìm Thầy.” (Mc 3:32). Anh em tin lành đã căn cứ vào câu này để phủ nhận niềm tin Đức Mẹ trọn đời đồng trinh của Công Giáo và Chính thống, vì họ cho rằng  Mẹ Maria đã sinh thêm con cái sau khi sinh Chúa Giêsu. Nghĩa là họ chỉ tin Đức Mẹ đồng trinh cho đến khi sinh Chúa Giêsu mà thôi. Thật ra cụm từ “anh chị em “trong ngữ cảnh (context) trên đây chỉ là anh chị em theo nghĩa thiêng liêng (spiritual brotherhood, sisterhood)  và đây là cách hiểu và giải thích Kinh Thánh của Công Giáo và Chính Thống, khác với Tin lành.

Sau hết, về mặt quyền  bình, các giáo phái Tin lành đều biệt lâp nhau và cùng  không công nhận Đức Giáo Hoàng là Đại Diện duy nhất của Chúa Kitô trong sứ mạng chăn dắt đoàn chiên của Người trên trần thế.Và đây là trở ngại lớn cho việc hiệp thông (communion) và hiệp nhất (unity) với Giáo Hội Công Giáo.

3- về bí tích:

Tất cả các nhóm Tin Lành đều không có các bí tích quan trọng như Thêm sức, Thánh Thể, Hòa giải, Sức Dầu bệnh nhân và Truyền Chức Thánh vì họ không có nguồn gốc Tông Đồ ( Apostolic succession) do đó, không có chức linh mục và giám mục hữu hiệu để cử hành các bí tích trên.

Đa số các nhóm này  chỉ có phép rửa ( Baptism) mà thôi. Nhưng nếu nhóm nào không rửa tội với nước và công thức Chúa Ba Ngôi (The Trinitarian Formula) thì không thành sự ( invalidly) . Do đó, khi gia nhập Giáo Hội Công Giáo, tín hữu Tin Lành nào không được rửa tội với nước và công thức trên thì phải được rửa tội lại như người tân tòng.(catechumen). Nếu họ được rửa tội thành sự thì chỉ phải tuyên xưng đức tin khi gia nhập Công Giáo mà thôi.

Đó là những khác biệt căn bản giữa Công Giáo và Tin Lành nói chung. Tuy nhiên, Giáo Hội vẫn hướng về các anh em ly khai này và mong ước đạt được sự hiệp nhất với họ qua nỗ lực đại kết (ecumenism) mà Giáo hội đã theo đuổi và cầu nguyện  trong nhiều thập niên qua.

Chúng ta tiếp tục cầu xin cho mục đích hiệp nhất này giữa những người có chung niềm tin vào Chúa Kitô nhưng đang không hiệp thông (communion) với Giáo Hội Công Giáo, là Giáo Hội duy nhất Chúa Giêsu đã thiết lập trên nền tảng các Tông đồ.

Ước mong những giải thích trên thỏa mãn câu hỏi được đặt ra.

Lm. Phanxicô Xaviê Ngô Tôn Huấn

Những cô gái quý hiếm

Những cô gái quý hiếm

Bùi Tín

31-1-2016

Cô nhà báo phơi bày quỷ kế

Trên  các mạng thông tin tự do gần đây, giữa lúc có nhiều tin tức thời sự nóng bỏng như sự kiện cá chết hàng loạt trong vụ Formosa ở Hà Tĩnh và chuyến đi thăm VN của TT B.Obama, đã xuất hiện một số bài viết  đặc sắc và có giá trị, liên quan đến một số cô gái nổi bật do những ý tưởng, nhân cách khác thường.

Đây có thể là báo hiệu của một mùa xuân trên mặt trận truyền thông rất đáng chú ý, các nữ nhi yêu nước, yêu dân chủ như những bông hoa đẹp nở rộ đầu mùa xuân.

Các cô gái nhà văn, nhà báo, blogger, tham gia phong trào Dân chủ, Nhân quyền  những năm gần đây xuất hiện ngày càng đông đảo. Sau Dương Thu Hương, PhạmThị Hoài, Ý Nhi  đã xuất hiện Võ Thị Hảo, Bùi Minh Hằng, Đỗ Thị Minh Hạnh, Trịnh Kim Tiến, Hoàng Thụy My, Trang Hạ, Dương Thị Xuân, Bùi Minh Hằng … Một số cây bút nữ có uy tín, có đông bạn đọc đã rút chân ra khỏi hội Nhà Văn VN do đảng quá tận tình chăn dắt- một tổ chức Phi Chính Phủ ONG trá hình, ăn lương của Nhà nước và của đảng CS – để tự mình lập nên Văn đoàn Độc lập VN, như Ngô Thị Kim Cúc, Thùy Linh, Dư Thị Hoàn…

Hôm nay 30-5 trên mạng Anh Ba Sàm có bài rất nên đọc của cô nhà báo Nguyễn Nguyên Bình, mang cái tít rất vui là “Bài viết cho các vị chưa lú hẳn”, nội dung  mới mẻ, đầy kiến thức, đi khá sâu phân tích vụ án “cá chết la liệt dọc bờ biển miền Trung” hiện chưa được chính quyền kết luận minh bạch.

Tôi được biết rất sớm về cô Nguyên Bình, khi cô say mê nghề làm báo từ khi gần 30 tuổi vào những năm 1968,1969, sau khi học đại học Văn, tình nguyện về tập sự viết báo tại tòa soạn báo Quân Đội Nhân Dân. Cô là con gái yêu của nguyên thiếu tướng Nguyễn Trọng Vĩnh, hồi đó là chính ủy Quân khu IV, rồi Đại sứ VN tại Trung Quốc. Tôi luôn coi anh Vĩnh cùng  chị Ban vợ anh là bạn vong niên, anh lớn tuổi hơn tôi đúng một con giáp – năm nay anh thọ 101 tuổi, còn minh mẫn,thật đáng mừng, –  và tôi cũng luôn coi cô Nguyễn Nguyên Bình là bạn đồng nghiệp vong niên. Tôi quý cô Nguyên Bình ở tính tình hiền hậu, rất thông minh, lại chăm chỉ, hiện cô có trình độ chữ Hán và tiếng Hoa loại siêu, một tay phiên dịch chuyên nghiệp.

Chính vì vậy bài viết của cô về sự kiện Formosa rất lý thú, mở ra nhiều kiến thức mới mẻ về chính sách bá quyền bành trướng của TQ. Chúng đã tận dụng kho tàng chiến thuật và chiến lược của Tôn Tử để tề gia, trị quốc, bình Đông Nam Á. Theo cô, vụ cá chết vừa qua là nằm trong ‘’ Kế liên hoàn’’ là kế thứ 35 trong Binh Pháp Tôn Tử , nối nhiều kế, móc nối nhau tạo thành chuỗi móc xích hoàn chỉnh, tạo phản ứng dây chuyền rối loạn rất khó tìm ra manh mối.

Cô nhà báo chỉ ra quỷ kế “Tiếu lý tàng đao” – dấu dao trong  nụ cười, là kế thứ 10 trong 36 kế của Binh pháp Tôn tử, được vận dụng trong hàng loạt dự án hoành tráng nhưng rất quỷ quyệt, như Bâu xít Tây Nguyên, các nhà máy nhiệt điện, xi măng, hóa chất, trồng rừng, giao thông vận tải và tiêu biểu nhất là Formosa.

Cô nhà báo giải thích rằng để qua mắt dư luận có phần nghi ngại, phía TQ thực hiện kế “Man thiên quá hải nghĩa là “che trời để qua biển” là kế số 1 trong 36 kế. TQ xảo quyệt đội lốt, hùn vốn, phối hợp chung vốn với  các nhà đầu tư Indônesia, Malaixia, Đài Loan ( phần lớn đều gốc gác Hoa Kiều ĐNÁ ) để thu lợi nhuận cao, bán thiết bị cũ với giá cao, dành lao động kỹ thuật và lao động phổ thông cho công nhân lục địa, đồng thời khống chế các địa bàn hiểm yếu về quốc phòng nước ta.

Một kế nữa là “Tá đao sát nhân” – mượn dao giết người, như lũng đoạn các ngư trường truyền thống, buộc ngư dân VN phải di dời xuống phía Nam, gây căng thẳng xung đột với chính quyền và ngư dân tại vùng này.

Một kế thâm hiểm nữa là “Quan môn tróc tặc” kế số 22 của Tôn tử,  nghĩa là “đóng cửa bắt địch” như bao vây VN cả phía Đông (sông MêKông) và phía Tây ( ven biển), rải người từ Bắc xuống phía Nam để khi cần thì nhanh chóng chiếm cả nước không mấy khó khăn, theo thế trận vây kín.

Kế hiểm cuối cùng là kế “Phản khách vi chủ” là kế Tôn Tử thứ 30, – từ Khách biến thành chủ. Đó là kế cuối cùng hoàn thành việc bình thiên hạ, biến khách thành chủ, ngay từ khi đầu đã thuê đất rồi coi là tô giới riêng, làm chủ nhiều vùng đất, lập khu vực, hàng rào, làng mạc, phố xá cửa hàng cửa hiệu, chợ quán, phố xá trường học, bệnh xá riêng…Khi cần là biến ngay thành đất TQ hoàn toàn rồi.

Toàn bộ dã tâm bá quyền bành trướng của Bắc Kinh được nhà báo Nguyễn Nguyên Bình vạch trần, từ lý thuyết Tôn Tử đến thục tế hiện trường, như một bản cáo trạng đầy đủ, không ai có thể che dấu phản biện nổi.

Lãnh đạo đảng và Nhà nước không dám làm, phân tích, mổ xẻ, xử lý vụ án lớn này  thì một cô nhà báo am hiểu lý luận bành trướng gốc gác Đại Hán và theo dõi thực tiễn đã mạnh dạn phơi bày ra ánh sáng dư luận .

Trên đây là một bài báo rất cần cho 19 ủy viên Bộ Chính trị, cho 500 đại biểu quốc hội khóa XIV mới được bàu, cho các quan chức các bộ Tài nguyên Môi trường, Bộ Nông nghiệp và phát triển Nông thôn, Bộ Kế hoạch và đầu tư, cơ quan  Tổng thanh tra chính phủ nghiên cứu, ghi nhận và đề ra phương án giải quyết, không thể cứ ngậm miệng ăn tiền mãi được nữa.

Sách để tham khảo:

Mời đọc tác phẩm: Tôn tử binh pháp, Thiên Thứ nhất – Trang Sách Truyện Việt Nam thư quán

Miến Đã Đi Rồi

 Miến Đã Đi Rồi

S.T.T.D Tưởng Năng Tiến

tuongnangtien's picture

tuongnangtien

RFA

Dù cùng sống chung ở San Francisco Bay Area, tôi chưa bao giờ gặp mặt Kyle Mizokami. F.B, email, chit chat, điện thoại – qua lại – cũng không luôn. Tuy thế, tôi vẫn nghi ngại rằng cái ông nhà báo này có máu … bài Tầu hay tư thù (chi đó) với qúi vị lãnh đạo của nước Trung Hoa Lục Địa.

Thằng chả cứ kiếm chuyện cà khịa với con người ta hoài à. Năm 2014, Kyle Mizokami chế nhạo: “Quân đội Trung Quốc là con rồng giấy.” Nói tới vậy mà vẫn chưa đã nư, và cũng chưa đã miệng, nên đương sự còn thòng thêm vài câu nữa:

Beijing embraces its worst neighbors in part to keep them in check. This worked with Pakistan, but failed with North Korea. In Myanmar, China cozied up with the oppressive military regime only for it to suddenly open up and seek ties with the West and Japan. China’s net gain was years of condemnation for supporting the junta—which is to say, a net loss.

“Bắc Kinh bảo bọc các láng giềng tồi tệ nhất một phần là để giữ họ trong vòng kiểm soát. Điều này có hiệu quả với Pakistan, nhưng không thành công với Bắc Triều Tiên. Tại Miến Điện, TQ nồng ấm lên với chế độ quân sự áp bức chỉ vì nó đột nhiên mở ra và tìm kiếm các mối quan hệ với phương Tây và Nhật Bản. Cái ‘được’ của TQ là nhiều năm bị lên án vì ủng hộ cho chính quyền quân sự – đó thật ra là chỉ lỗ nặng.” (The Chinese Military Is a Paper Dragon. Bản dịch của Phan Văn Song).

Qua năm 2015, Miến Điện không chỉ “đột nhiên tìm kiếm các mối quan hệ với phương Tây và Nhật Bản,” mà còn thản nhiên từ bỏ luôn chế độ quân phiệt nữa. Burma, rõ ràng, đã “thay lòng đổi dạ.” Thái độ, tất nhiên, cũng đổi thay hẳn. Trung cộng, phen này, không chỉ “lỗ nặng” mà lỗ chỏng gọng luôn:

Chính phủ Miến Điện từ chối dự án thủy điện Myitsone hơn 3 tỷ USD … là một “cái tát” đối với  Trung Quốc

–  Miến Điện tuyên án chung thân khổ sai 153 công dân Trung Quốc

Chiến đấu cơ Myanmar ném bom lãnh thổ Trung Quốc, 4 người chết

Xung đột sắc tộc ở miền bắc, quan hệ Miến Điện -Trung Quốc rạn vỡ

Đám tướng lãnh ở Nay Pyi Taw tuy tham lam, và ác độc nhưng không hoàn toàn ngu ngốc. Ít nhất thì chúng cũng không ngu đến nỗi mang những phần đất chiến lược của đất nước cho thuê  (và cũng không để cho Trung Cộng đấu thầu những dự án có thể đe doạ đến an ninh quốc phòng) như đám cộng sản Việt Nam. Do thế, thay vì dậy ngay cho thằng em một bài học, Vương Nghị lại lật đật bay qua thủ đô Miến Điện để chúc mừng tân chính phủ, và còn “cam kết sẽ không can thiệp vào nội bộ của Myanmar” (pledging that China would not interfere in the internal affairs of Myanmar). Đúng là mềm nắn rắn buông!

Ông Ngoại Trưởng quả là một kẻ thức thời. Cái thời mà Mao Trạch Đông có thể “xuất khẩu cách mạng” và cung cấp súng đạn – vô tội vạ – cho Miến Cộng, Miên Cộng, Mã Cộng, Thái Cộng, Phi Cộng, Việt Cộng … để quấy phá Á Châu đã qua tự lâu rồi.

Theo Reuters, ngân sách quân sự của Trung Cộng năm 2016 không nhiều nhặn gì cho lắm (135.39 tỷ Mỹ Kim) chỉ bằng khoảng một phần tư của Hoa Kỳ vào cùng thời điểm. Đã ít rồi mà phần lớn lại chỉ được dùng vào việc trị an, nghĩa là để “đối phó” với hơn một tỉ người dân trong nước. Đó là lý do khiến cho Vương Nghị phải đành xuôi xị: “cam đoan không can thiệp vào nội bộ của Myanmar.”

Nói tóm lại là Thúy đã đi rồi. Miến cũng đi luôn. Nàng Đã “ôm cầm qua thuyền khác.” Từ nay đường ai nấy đi, tiền ai nấy sài, nhà ai nấy ở, hồn ai nấy giữ.

Ngó hình của Daw Aung San Suu Kyi bên cạnh Barack Obama tình tứ và mặn nồng (coi) thấy ghét. Dám phải có kẻ … ghen!

Ảnh: nytimes

Có ghen tuông cỡ nào chăng nữa thì cũng đã muộn màng rồi. Quyền lực cứng của Bắc Kinh, chắc chắn, không thể nào giữ được Burma trong vòng tay nữa. Thế còn quyền lực mềm của họ thì sao?

Đây là một câu hỏi hết sức ngây thơ. Xin thưa là chẳng có “trăng/sao” gì ráo trọi. Trung Cộng không thể sử dụng “soft power” ở bất cứ nơi đâu, chứ chả riêng chi tại Myanmar, giản dị chỉ vì họ chưa bao giờ có được thứ quyền lực này cả.

Bức hình bên trên tôi chụp ở Rangoon vào hai tháng trước, tháng 4 năm 2016. Tôi đố bạn tìm được một chữ Tầu nào trong đó, nửa chữ cũng không luôn.

Cả nước Miến Điện chỉ có một cái Viện Khổng Tử duy nhất ở Mandalay thôi, và mãi tới năm 2013 mới khai giảng được một lớp đàm thoại tiếng Hoa đầu tiên nhưng chưa chắc đã có ma nào theo học. Người Miến gốc Hoa, tất nhiên, khỏi cần phải học nói tiếng Tầu. Còn người Miến, cũng như người Miên, chớ có phải người điên đâu mà học tiếng Trung Hoa làm chi – mấy cha?

Ảnh hưởng rõ nhất (và dám là duy nhất) của người Trung Hoa ở Miến Điện là … món phá lấu lòng heo. Đây là thức ăn  được cả nước ưa chuộng, bất kể là dân thôn quê hay thành thị, bởi hết sức ngon và vô cùng rẻ. Chỉ có điều rất phiền là hàng quán ở Myanmar này (thường) chả có rượu bia gì ráo!

Quán phá lấu cạnh hồ Inya, Yangon. Ảnh chụp tháng 4 năm 2016

Quán phá lấu ở một làng quê, thuộc thành phố Bago. Ảnh chụp tháng 4 năm 2016

Cũng như người Lào, người Miến hiền lành đến độ khiến tôi (đôi khi) phải … lấy làm ái ngại. Những ông phu xe ba bánh đều xua tay và lắc đầu quầy quậy, nếu hành khách có nhã ý trả cho họ một số tiền nhiều hơn giá cả thông thường. Qúi ông tài xế taxi ở Myanmar cũng thế. Dù xe không có máy tính tiền, cũng chả thấy ai mặc cả hay trả giá lôi thôi gì ráo.

Tôi hay la cà ở những tiệm ăn vỉa hè nên thỉnh thoảng vẫn bị chủ quán vội vã rượt theo, la ơi ới, vì tưởng thực khách bỏ quên tiền – số tiền trà nước (pour boire) để lại tại bàn. Xã hội Miến Điện vẫn cứ giữ được nét hiền lành này thêm bao lâu nữa là một câu hỏi tuy thú vị nhưng rất khó trả lời.

Cứ nhìn những bích chương quảng cáo trường học (thuần bằng Anh ngữ) du khách cũng có thể biết được là Burma đang hăm hở mở cửa ra với thế giới bên ngoài. Mà “thế giới bên ngoài” thì (than ôi) không hẳn đã toàn những điều tử tế!

Ảnh chụp tháng 4 năm 2016

Dù phải trải qua hơn nửa thế kỷ dưới chế độ quân phiệt, giềng mối của xã hội Miến Điện đến nay (may thay) vẫn còn chặt chẽ – theo như nhận xét của giáo sư Cao Huy Thuần: “Ở Myanmar, dù tướng tá có hư hỏng, văn hóa đó vẫn còn tốt, xã hội đó vẫn còn tốt, con người ở đó vẫn còn tốt, vẫn còn cùng nhau chia sẻ một đạo đức chung.”

Và sở dĩ dân tộc này “vẫn còn cùng nhau chia sẻ một đạo đức chung” là nhờ vào niềm tin vững bền vào quốc giáo của họ:

“Người Miến Điện, khi bị cai trị bằng súng đạn, vẫn có một sức mạnh bền bĩ nhờ tín ngưỡng. Họ dùi mài niềm tin trong im lặng, thâm trầm, y cứ vào lời dạy của giáo chủ để làm phương châm sống. Sự dùi mài niềm tin ấy trở thành máu thịt, rèn luyện họ thành những trí tuệ biết tập trung vào công việc.

Những đền đài và tượng đài vĩ đại nhất thế giới của họ không làm bằng sự tự mãn, bằng xương máu, hoặc để được ghi vào sách Guiness, mà được tỉ mỉ dựng xây từ thế hệ này qua thế kỷ khác, bằng công và của chắt chiu từng ngày… Các lớp học trong chùa suốt năm thập niên qua tiếp tục dạy con người trở thành kẻ hiền lương trong mọi hoàn cảnh.” (Từ Khanh, “Yangon, Những Lớp Học Não Nề Nhưng Đầy Hy Vọng” – Đàn Chim Việt).

Ảnh chụp tháng 4 năm 2016

Ngày tháng ở Burma, tôi cứ có cảm giác nôn nao khi thấy hàng chữ “Moving Myanmar Forward” in trên những chiếc taxi ở đất nước này. Miến Điện, rõ ràng, đang chuyển động và cố nhoai mình về phía trước – moving forward.

Ảnh chụp tháng 4 năm 2016

Dù muộn – cuối cùng –  dân tộc này cũng đã tạo được cơ hội để hoà nhập vào hướng tiến chung của loài người. Đất nước tôi thì chưa, và không biết sẽ còn phải chờ đợi thêm bao lâu nữa?

Formosa không sai!!!

Formosa không sai!!!

Trần Quốc Việt (Danlambao) – Formosa không sai khi xây dựng nhà máy thép tại Vũng Án vì đây là một trong những “ chủ trương lớn của Đảng”.

Formosa không sai khi đưa đường ống xả thải khủng ở dưới biển ra thật xa bờ vì làm đúng theo lời Đảng khuyên hãy “vươn ra biển lớn”.

Formosa không sai khi không công bố sự thật về nguyên nhân cá chết vì làm theo đúng lời dạy của Lê Nin, một trong những đại tổ phụ của Đảng, là “Nói sự thật là thói quen tiểu tư sản. Ngược lại, nói láo thường được biện minh bởi mục đích của nói láo.”

Formosa không sai khi gây ra thảm họa môi trường biển vì noi gương tinh thần kiên cường ngày xưa của Đảng là phải chiến thắng cho được “dù phải đốt cháy cả dãy Trường Sơn”.

Formosa không sai khi không tin biển đã chết, mà cho dù biển chết chăng nữa thì họ luôn luôn tin Đảng có thể tạo ra biển khác như Đảng có thể tạo ra mặt trời thứ hai- “ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng/ Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ.”

Formosa không sai khi tin người dân Việt Nam sẽ không bao giờ đói khổ do biển chết bởi vì Đảng từng dạy nhân dân Việt Nam rằng “với sức người sỏi đá cũng thành cơm”.

Tóm lại Formosa không sai gì. Đảng không sai gì. Chỉ có nhân dân ta là lú lẫn, nóng vội và sai lầm khi muốn biết ngay bây giờ sự thật về cá chết. Sự thật ấy sẽ công bố vào ngày Việt Nam có chủ nghĩa xã hội hoàn thiện mà họ nói không biết trăm năm tới nữa có được hay không. Còn bây giờ hãy sống và chết như Đảng và Formosa đã lập trình.

09.06.2016

Trần Quốc Việt

danlambaovn.blogspot.com

Ngẫm chuyện xưa nay: Nghêu Sò Ốc & Thị Hến Quốc Hội

Ngẫm chuyện xưa nay: Nghêu Sò Ốc & Thị Hến Quốc Hội

Lão Trượng (Danlambao) – Vở tuồng hiện nay đang diễn ra trên đất nước nhưng chưa có tác giả dàn dựng, Thị Hến ở xã Châu Hòa, huyện Giồng Trôm, tỉnh Bến Tre lọt vào mắt cú vọ Ba Ếch nên được gánh hát Hành Phương Bắc đến Hải Dương rồi đóng đô Hà Nội. Thị Hến Nguyễn Thị Kim Ngân lên như diều gặp gió, ngày 31 tháng Ba vừa qua làm chủ tịch Quốc Hội, dưới trướng có 500 Nghêu Sò Ốc Hến…

*

Theo Wikipedia thì Ngao Sò Ốc Hến hay Nghêu Sò Ốc Hến, là một tuồng tích dân gian rất nổi tiếng từ Bắc chí Nam tại Việt Nam. Nhân vật, cũng như tình tiết trong tuồng tích này, dưới nhiều biến thể khác nhau, đã trở thành điển cố, điển tích sân khấu sau này.

Nguyên tên chữ của vở tuồng là Di Tình, là một vở tuồng đồ (tức tuồng do các nhà nho nghèo sáng tác hoặc dựa theo tích dân gian) sáng tác bằng văn vần chữ Nôm, tuy nhiên dân gian thường gọi theo tên một số nhân vật trong tuồng. Tác giả khuyết danh, không rõ thời gian sáng tác, vở tuồng được xem là xuất phát từ tuồng Quảng Nam, sau lan đến cả Bình Định rồi phổ biến cả nước.

Nội dung câu chuyện với hình ảnh Trộm Ốc nhờ thầy bói Nghêu gieo quẻ chỉ hướng vào ăn trộm nhà Trùm Sò. Ốc đem của trộm được bán cho Thị Hến, một gái góa trẻ đẹp. Lý trưởng và Trùm Sò đến lục soát bắt được tang vật, liền giải Thị Hến lên trình quan huyện. Khi đến công đường, Thị Hến đã làm cho quan huyện và thầy đề mê mệt vì nhan sắc của mình. Kết quả là Trùm Sò mất tiền, thầy Lý bị đòn, Thị Hến được tha bổng. Kết thúc vở là cảnh cả quan huyện, thầy đề, thầy lý vì mê mẩn Thị Hến chạm mặt nhau và bị các bà vợ đánh ghen tại nhà Thị Hến.

Đây là tuồng hài do tác giả sống trong dân gian sáng tác, lấy đề tài trong cuộc sống đời thường và để diễn cho dân chúng xem, nội dung mang tính châm biếm, đả kích quan lại địa phương, giàu chất hài hước, làm cho vở diễn có sức hấp dẫn từ đầu đến cuối… Nhiều nhân vật trong vở trở thành những thành ngữ thông dụng trong dân gian.

Ban đầu, vở tuồng mang tính chất là tuồng dân gian, tình tiết không cố định, chỉ lưu hành trong dân gian. Theo thời gian vở tuồng được dàn dựng với tính cánh hài độc đáo tạo thành bức tranh vân cẩu trong xã hội nên trở thành phổ thông…

Trước năm 1975 tại miền Nam, vở cải lương Nghêu Sò Ốc Hến do nghệ sĩ Năm Châu chuyển thể và nghệ sĩ Ba Vân làm đạo diễn, với các diễn viên Trường Xuân (Bói Nghêu), Thanh Điền (Huyện Trìa), Thanh Kim Huệ (Thị Hến), Nam Hùng (Thầy Đề), Tô Kim Hồng (Bà Huyện), Giang Châu (Trùm Sò)… đã thu hút khán giả thưởng ngoạn, nhiều câu đối thoại trong vở tuồng trở thành nổi tiếng trong dân gian. Hiện tượng này cũng giống như hiện tượng Kim Dung tại miền Nam Việt Nam trước năm 1975. Chẳng hạn như tên Trùm Sò, là một danh từ riêng, có một thời gian đã trở thành một danh từ chung, một tính từ, đồng nghĩa với keo kiệt, hà tiện. Ví dụ: “Thôi đừng trùm sò quá. Có mấy chục ngàn mà.” Sự chuyển thể này tương tự như tên Sở Khanh, một nhân vật trong Truyện Kiều của thi hào Nguyễn Du đã trở thành một danh từ chung hoặc tính từ chỉ người đàn ông thiếu tư cách, người tồi trong cách đối xử với phụ nữ.

Điển hình nhân vật Trùm Sò khi xuất hiện với những câu:

Trùm Sò nói với Ất, Giáp: Làm gì mệt? Làm có vậy mà mệt? Làm từ sáng sớm tới chiều tối mà than mệt.

Trùm Sò nói với Ất, Giáp: Sao làm biếng quá vậy? Trai trẻ gì làm biếng quá vậy. Tao đi ăn giỗ cả ngày có mệt mỏi gì đâu

Trùm Sò nói với Ất, Giáp: Im… Mấy người nghèo không được quyền nói, để mấy người giàu người ta nói

Trùm Sò nói với Ất, Giáp: Có hứa là thưởng liền chớ hổng có nói gì hết. (Giả vờ lục lọi trong người). Thôi rồi, bỏ quên tiền trong nhà rồi. Sáng mai thưởng sớm hé. Sáng mai thưởng sớm.

Trùm Sò nói với Ất: Mày tính bằng tao tính hông. Tao tính riết rồi muốn sói đầu hết rồi thấy hông.

Trùm Sò nói với Ất: Cái gì? Ai nói cho mày mượn? Tiền bạc để trong tủ nó mục hay sao mà cho mượn mậy. Tao cho vay. Mày nhớ kỹ là tao cho vay. Tao chuyên môn cho vay mà.

Trùm Sò nói với Giáp: Đưa ra 10 quan mà lấy vô 130 quan đâu có nhiều nhỏ gì đâu mậy!

Trùm Sò: Trời nào đánh trâu. Thôi dẹp…. Ông trời ổng đánh mày. Mày sàng qua, sàng lại rồi mày né cách nào cho trúng con trâu…

Nhân vật Thị Hến xuất hiện khi trưởng thôn âm mưu dùng gói đồ trộm này để sai người lén để vào nhà của Thị Hến để vu oan cho nàng. Thế rồi pháp sư Bảy và cô Ba đồng bóng bàn bạc với nhau về kế hoạch của trưởng thôn về việc giả lên đồng để đi tìm đồ trộm cho Trùm Sò. Trùm Sò không hề biết là hắn nằm trong kế hoạch riêng của trưởng thôn.

Thị Hến nhan sắc mặn mà, nhiều đấng mày râu thèm nhỏ dãi nhưng nàng tâm sự với Cua, em gái nàng, rằng nàng không muốn tái giá. Thị Hến cũng tỏ rõ sự căm ghét đối với bọn quan lại, nhà giàu bóc lột dân làng. Cua là người yêu của chàng Ốc. Cua tiết lộ cho Ốc biết rằng trưởng thôn chính là người đã đốt quán nước của chị mình để tạo áp lực bắt Thị Hến làm vợ lẽ. Cua không biết rằng Ốc vì muốn có tiền để giúp chị em Ốc dựng lại quán nước nên đã trộm của nhà Trùm Sò. Ốc cũng cầu hôn của bằng số vàng bạc mà chàng ta trộm được ở nhà Trùm Sò. Cua sau khi biết là đồ trộm đã trách Ốc và đề nghị chia tay, nhưng Thị Hến đã khuyên can và thể hiện sự cảm thông dành cho Ốc.

Vụ án lại xảy ra tại công đường, quan huyện trách thầy đề tại sao không có ai kiện thưa và yêu cầu thầy đề phải làm sao cho dân tình thưa kiện lẫn nhau. Buổi kiện hôm đó là vụ của Trùm Sò kiện Thị Hến vì đã tàng trữ đồ trộm. Mặc dù trưởng thôn và Trùm Sò đã “biết luật” và dâng “quà biếu” lên cho quan, nhưng vì quan đã mê mệt trước Thị Hến, nên quan đã xử trưởng thôn và Trùm Sò thua kiện. Cuối buổi, quan hẹn Thị Hến tối đó sẽ ghé nhà nàng. Sau khi quan đi khỏi, thầy đề bảo với Thị Hến rằng quan sẽ không thể tới được vì vợ quan sẽ không cho phép, nên đề nghị với nàng để thầy đề ghé nhà.

Vợ quan huyện, vợ thầy đề, và vợ trưởng thôn không thấy chồng về nên đi tìm khắp nơi. Quan viện cớ đi kiểm tra dân tình vào lúc đêm tối, thực ra là để đến nhà Thị Hến. Vợ quan trong lúc ghen tuông, bà ta đã vô tình nói ra việc chức quan của chồng mình là do bà đã đút lót mà có được. Bà đã lột quần áo ngoài của quan, hy vọng quan sẽ xấu hổ mà về, nhưng quan vẫn tiếp tục đi đến nhà Thị Hến.

Chị em Hến và Cua đang chuẩn bị nhà cửa để đón tiếp các vị khách theo như kế hoạch của hai nàng. Người đến đầu tiên là trưởng thôn. Sau đó thầy đề đến, trưởng thôn sợ hãi phải núp dưới gầm giường. Khi quan tới, thầy để cũng hoảng hốt nấp vào bồ lúa. Chỉ một chốc, các bà vợ đã ập tới để bắt tại trận các ông chồng đi đêm của mình.

*

Sau năm 1975 vở tuồng Nghêu, Sò, Ốc, Hến lại thay hình đổi xác. Theo bài viết của Đỗ Ngọc Thạch qua vở tuồng nầy thì với các nhân vật theo vở tuồng tân thời, ở làng Đào Kép… họ đều hành nghề đúng như các nhân vật trong vở tuồng: Người tên Nghêu làm nghề thầy bói và có tới nửa số người tên Nghêu bị mù như vậy. Người tên Sò đều thành nhà giàu, thành ông Trùm, người tên Ốc đều thành kẻ trộm và những cô gái tên Hến đều làm nghề “mua đồ ăn trộm” như Thị Hến trong vở tuồng!…

Lê Nghêu bị mù bẩm sinh! Tuy bị mù, nhưng Nghêu vẫn có thể đi lại bình thường trong nhà cũng như trong làng nhờ có đôi tai cực thính và cái mũi có tài ngửi mùi còn hơn cả những con chó ngửi mùi giỏi nhất! Nghêu nhanh chóng học thuộc tất cả những thuật tử vi, tướng số của người bố và mới chỉ mười tuổi, danh tiếng bói toán của Nghêu đã vượt xa người bố!

Nhân vật Trần Sò là con trưởng làng. Nhà trưởng làng chuyên làm hương mà giàu có nhất nhì không chỉ trong làng mà cả trong phủ, huyện. Nhờ có bí quyết gia truyền làm hương trầm đã từ ba đời, Nhang của trưởng làng có mùi hương thơm đặc biệt nên rất đắt hàng, kẻ ăn người ở trong nhà có đến gần trăm người. Trần Sò được cha gửi học những ông thầy Đồ danh tiếng trong vùng nên giữa đám đông những người nông dân đa phần mù chữ do đói nghèo, Trần Sò là người danh giá số một. Cái biệt hiệu “Trùm Sò” cũng là sự chuyển dịch thuận chiều từ vở tuồng Nghêu, Sò, Ốc, Hến sang Trần Sò!

Nhân vật Ốc vốn là trẻ mồ côi sống vạ vật ngoài chợ Huyện. Lúc Ốc gần mười tuổi thì được Ốc bố, đang là một tay trộm nổi tiếng nhất làng Đào Kép đem về nuôi và truyền hết bí quyết của nghề ăn trộm, cho nên Ốc con cũng nhanh chóng nổi tiếng như Ốc bố.

Nhân vật Thị Hến có phần đặc biệt hơn cả. Tất cả những người lấy tên Hến của làng Đào Kép đều là con nhà khá giả nhưng sau khi trải qua vài lần gia đình đổ vỡ, vài cuộc tình ngang trái, éo le thì đều bỏ nhà ra ở riêng và sống độc thân với nghề cầm đồ. Thời nào cũng vậy, lúc thịnh cũng như lúc suy, nghề cầm đồ tuy có lên bổng xuống trầm nhưng không bao giờ mất đi mà luôn tồn tại dai dẳng, thiên hình vạn trạng. Nhân vật Thị Hến là một cô gái xinh đẹp, quyến rũ. Ngoài nhan sắc trời cho, Thị Hến còn được thừa hưởng của người mẹ năng khiếu diễn tuồng, nhất là khi vào vai Đào Lẳng thì người xem bị cuốn hút tuyệt đối!

Thị Hến làm một chuyến Hành Phương Nam dĩ nhiên có thêm các nhân vật bám đuôi… Chuyến du hành Phương Nam diễn ra thật thuận buồm xuôi gió, ba người Nghêu, Ốc và Thị Hến đã đi một vòng hết lượt tất cả các các nơi nổi tiếng cả về người và đất của Miền Nam tràn ngập nắng và gió, mà chẳng hề gặp bất cứ khó khăn, trở ngại gì khiến cho cả Ốc và thầy Nghêu vẫn chưa thể “tỏ tình” với Hến… Tới bất cứ đâu, Thị Hến cũng ngỡ ngàng, đắm say trước cảnh vật tràn đầy sức sống của những vùng đất mới. Hồi còn nhỏ, Hến chỉ biết Miền Nam qua những câu hát “Miền Nam em dừa nhiều. Miền Nam em dứa nhiều. Miền Nam em xoài thơm. Miền Nam em khoai bùi…”. Giờ thì Miền Nam đã ở ngay trước mặt Thị Hến, đang từng phút từng giây, từng ngày chinh phục Thị Hến và cuối cùng thì Thị Hến đã bị chinh phục hoàn toàn: Thị Hến quyết định vào hẳn Miền Nam sinh sống nốt nửa đời còn lại!

Theo lời thầy Nghêu, ở Thị Hến có một mùi gì đó thật kỳ lạ, nó khiến con người ta như là có thêm sức sống, sự khát khao điều gì đó!… nên Thị Hến dễ chinh phục.

*

Vở tuồng hiện nay đang diễn ra trên đất nước nhưng chưa có tác giả dàn dựng, Thị Hến ở xã Châu Hòa, huyện Giồng Trôm, tỉnh Bến Tre lọt vào mắt cú vọ Ba Ếch nên được gánh hát Hành Phương Bắc đến Hải Dương rồi đóng đô Hà Nội.

Thị Hến Nguyễn Thị Kim Ngân lên như diều gặp gió, ngày 31 tháng Ba vừa qua làm chủ tịch Quốc Hội, dưới trướng có 500 Nghêu Sò Ốc Hến…

Chỉ trong một tuần thì xảy ra hình ảnh cá chết hàng loạt ở ven biển, ngày 6/4 ngư dân địa phương phát hiện cá chết vùng biển một số xã thuộc Kỳ Anh ở Hà Tĩnh. Bốn ngày sau, hiện tượng tiếp diễn tại vùng biển ở huyện Quảng Trạch, Quảng Bình. Đến ngày 19/4, hiện tượng cá chết hàng loạt xuất hiện ở vùng biển Quảng Trị và tiếp tục lan rộng 4 tỉnh miền Trung từ Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị và Thứa Thiên vào Thừa Thiên – Huế… dọc theo ven biển dài 240 km. Theo giới quan sát thì nguyên nhân xảy ra do “yếu tố gây độc trong môi trường nước” nên thảm họa hiện tượng cá chết bởi ô nhiễm nguồn nước do các nhà máy tại khu công nghiệp Vũng Áng, huyện Kỳ Anh, Hà Tỉnh xả thải gây độc.

Vũng Áng trở thành khu kinh tế theo quyết định của Thủ Tướng CS vào tháng 4 năm 2006. Tổng diện tích là 227,81 km2, bao gồm 9 xã nằm trong huyện Kỳ Anh tỉnh Hà Tĩnh. Thời gian tỉnh Hà Tĩnh cho thuê đất của khu kinh tế Vũng Áng kéo dài 70 năm, là một dự tính nằm trong chiến lược của Trung Cộng. Đây là khu vực riêng của người Tàu, ngay cả chính quyền CSVN cũng không được xâm phạm. Công ty Gang Thép Formosa Hà Tĩnh thuộc Formosa Plastics Group của Đài Loan nhưng hầu bao (cổ phần) nắm số lượng lớn lại thuộc Trung Quốc, công ty nầy chiếm 33 km2 tại khu kinh tế Vũng Áng. Nhà máy luyện gang thép Formosa thiết lập đường ống thải chất cặn bã độc hại ra biển.

Như đã đề cập, thảm nạn cá chết mang hậu quả tai hại cho người dân các tỉnh miền Trung. Hình ảnh cá chết và những bài viết về trường hợp nầy phổ biến rộng rãi từ trong nước đến hải ngoại. Tác hại về môi trường rất khó lường vì tác hại lâu dài.

Trong thời gian gia, giới chức trách nhiệm thì lấp la lấp liếm, âm ớ hội tề… không đưa ra nguyên do mà theo giới quan sát thì do chất thải độc hại của Formosa.

Người dân ý thức được vấn đề đó nên biểu tình đòi bảo vệ mội trường, đòi xử phạt nhiêm minh tổ chức gây ra thảm họa thì bị công an, mật vụ… đàn áp thẳng tay! Đại biểu Quốc Hội phải đại diện tiếng nói người dân thì lại câm như hến.

Chủ tịch Quốc Hội chỉ biết cho cá ăn trong ao khi tiếp đón TT Obama mà không biết cá chết ven biển Đông trong 6 tuần lễ qua hay sao?

Cái dzụ Thị Hến Chủ Tịch Quốc Hội cho cá ăn trở thành trò cười cho bàng dân thiên hạ. Theo trang web của Dân Làm Báo:

“Sáng 23/5/2016, chủ tịch quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân rủ tổng thống Obama đến thăm ao cá “bác Hồ” và thực hiện “nghi thức” cho cá ăn.

Video cho thấy cảnh Obama từ tốn ném từng miếng thức ăn cho cá, xem đây như một thú vui tao nhã. Trái lại, bà Ngân mặc dù mặc bộ áo dài khá duyên dáng nhưng lại tỏ ra khá vội vã, tay bà vốc từng nắm thức ăn to tổ bố rồi quăng xuống ao, y hệt như cách cho heo ăn.

Có lẽ do sốt ruột vì phải “diễn” quá lâu, bà Ngân bèn cầm cả xô thức ăn mang đổ hết xuống ao, vừa nhanh gọn, lại đỡ rườm rà. Cũng may là bà không ném luôn cái xô vào đầu lũ cá đang loi nhoi dưới ao.

Khuôn mặt tổng thống Obama chỉ kịp ồ lên một cách ngạc nhiên trước “nghi thức” khá thô thiển của bà nữ chủ tịch quốc hội.

Chi tiết nhỏ nhưng cũng đủ cho thấy sự khác biệt lớn trong phong cách hành xử của hai vị lãnh đạo, một bên là do dân cử, còn một bên là đảng cử”.

Và, theo ghi nhận của Hồ Liệt Ngư (Danlambao) – “… Hình ảnh bà ủy viên bộ chính trị đảng cộng sản, kiêm chủ tịch đảng hội, cộc cằn thô lỗ, vốc từng nắm cá quăng xối xả xuống ao như quăng cám vào chuồng lợn, hất nguyên cái xô thức ăn xuống ao như đi đỗ bô, rồi vội vã ngoảy đít quay đi làm Obama chỉ kịp ồ một tiếng và vẫy tay chào lẹ đàn cá để theo kịp bà Ngân, đã làm cho cư dân mạng vừa cười ngất ngư vừa xấu hổ cho đất nước Việt Nam có một mụ cộng sản vô văn hóa, cục mịch như thế lại ngồi ngất ngưởng trên đầu và đại diện cho 90 triệu dân Việt trong cái gọi là Quốc Hội Việt Nam.

Có bạn đã bênh vực màn diễn cho “cá bác Hồ” đớp cám heo của đồng chí Kim Ngân rằng – đồng chí gái xuất thân từ ao cá tra Bến Tre, may mà đồng chí ấy đứng trên bờ ao quăng cám cho cá chứ đồng chí ấy diễn show theo kiểu nông dân Nam bộ, ngồi trên cầu lắt lẻo khó coi mà cho cá ăn thì Ồ-ba-ma có nước mà Ồ-chết-bỏ…”.

Thị Hến Kim Ngân không biết gì việc cho cá ăn, cá rất tạp ăn, người cho chỉ rải cho cá ăn từ từ, thức ăn cho cá có nhiều protéin, cá rất tham ăn, đớp nhiều quá sẽ bị đầy bụng. Có lẽ Thị Hến cùng bọn ăn hại đái nát nầy đớp nhiều quá nhưng không sao nên tưởng cá cũng như thế!

Trong khi đó thì TT Obama được “quân sư” hướng dẫn nghệ thuật cho cá ăn nên xử dụng tuyệt chiêu Mãn Thiên Hoa Vũ (mưa hoa đầy trời) mà Kim Dung mô tả trong Anh Hùng Xạ Điêu.

Đây là tuyệt chiêu phóng ám khí. Khi ra tay thì ám khi bay đầy trời, đối thủ hết thoát. Chiêu này xuất phát từ Tây Vực người xài chiêu này nhất thiết phải là nữ và điều kiện tiên quyết nhất nữa là phải xinh đẹp và thân hình “rực lửa” thì sử chiêu mới đạt đến độ vi diệu . “Hoa” ở đây cũng giống như một loại ám khí thông thường các cao thủ có nhiều chiêu giấu ám khí rất lợi hại. Ám khí có thể ngậm trong miệng giấu trong tay áo, trong binh khí… nói chung là càng bí ẩn kín đáo thì hiệu quả càng cao.

Tây Vực nổi tiếng về kỳ hoa dị thảo, độc trùng rắn rết…. tuỳ tiện chọn đại cũng đủ cả trăm loại để kết thành bộ Bách Hoa Y. Khi sử dụng chiêu này chỉ cần xoay người như bông vụ thì quần áo trên người cũng tự nhiên không cánh mà bay vào đối thủ.

Bắc Cái Hồng Thất Công dựa vào môn võ công nầy để sáng chế nhằm phá bầy rắn của Tây Độc Âu Dương Phong và dạy cho Hoàng Dung.

Tuyệt chiêu Mãn Thiên Hoa Vũ và Thiên Nữ Tán Hoa cũng tương tự như nhau nhưng khác nhau cách sử dụng. Có lẽ khi Ba Ếch gặp Thị Hến lúc hàn vi đang nuôi heo truyền cho tuyệt chiêu dùng xô cám hất vào máng cho heo ăn nên áp dụng chiêu thức nầy với cá nuôi trong ao…

Thị Hến Kim Ngân được giới truyền thông trong nước ca ngợi là “niềm hãnh diện cho phụ nữ Việt Nam” nhưng khi xuất hiện nơi ao cá thì hình ảnh nầy là điều sỉ nhục cho phụ nữ VN!

Thị Hến Chủ Tịch Quốc Hội ơi!. Cá chết là hiện tượng báo nguy cho Nghêu Sò Ốc Hến.

Trong đời thường, lão tôi tối kỵ và không thích nghe, đọc, huống hồ hạ bút khi đem nữ giới ra chế giễu và đả kích (có lẽ từ nhỏ cho đến khi trưởng thành, hình ảnh mẫu thân cao quý, thiêng liêng quá, như cây đại thụ nghìn năm nên ảnh hưởng và biến đổi quan niệm sống cho bản thân)… nhưng trường hợp Nguyễn Thị Kim Ngân là người quyền lực cao nhất nước và được giới truyền thông trong nước, đảng, nhà nước CS ca tụng tận mây xanh nên đành phá lệ đã “vi phạm” điều tối kỵ này. Thiện tai!

Lão Trượng

danlambaovn.blogspot.com

Thủ phạm gây ra nguyên nhân cá chết

Thủ phạm gây ra nguyên nhân cá chết

Thạch Đạt Lang

14-6-2016

Một số nghệ sỹ dùng nghệ thuật để lên tiếng vụ vụ cá chết hàng loạt ở cầu Tràng Tiền, Huế. Ảnh: internet

Ngày 02.06.2016, Trương Minh Tuấn bộ trưởng bộ Thông Tin và Truyền Thông, nhưng dân chúng thường gọi là bộ bốn Tê (Tình, Tiền, Tài, Tật) đã có cuộc họp báo về nguyên nhân cá chết.

Trong cuộc họp báo, ông Tuấn cho hay là nhờ vào sự làm việc nhanh chóng, cấp kỳ, triệt để nghiêm túc của các nhà khoa học nên sau gần 2 tháng đã tìm ra được nguyên nhân cá chết hàng loạt ở bờ biển 4 tỉnh miền Trung. Tuy nhiên, vì sự tế nhị của vấn đề nên phải chờ một thời gian phản biện, xác minh của các phần sở, cơ quan liên hệ rồi mới (được phép) công bố kết quả điều tra.

Bên lề cuộc họp báo, bộ trưởng Trương Minh Tuấn còn nói rõ hơn là “Nguyên nhân cá chết liên quan đến thủ phạm gây ra nguyên nhân đó”!

Câu nói bên lề ngoài phòng họp gây ra một trận bão cười, chế diễu trên facebook. Nhiều người cười ông nói chuyện huề tiền. Riêng người viết nhận thấy ông Tuấn vậy mà thâm. Thâm cực kỳ, thâm triệt để, thâm đến thế là cùng, không thể thâm hơn được.

Ông Trương Minh Tuấn thật ra không nói chuyện huề tiền đâu. Là bộ trưởng Thông Tin & Truyền Thông, ông Tuấn dư hiểu biết tối thiểu, nguyên nhân gây ra cá chết là do ai, vì sao?

Với phương tiện khoa học, kỹ thuật, hightech hiện nay, để điều tra nguyên nhân cá chết hàng loạt người ta có thể phân tích thành phần nước biển, các hóa chất bên trong, sự chuyển động các luồng nước, thủy triều, sự thay đổi sinh thái đại dương, địa chấn dưới lòng biển sâu, mổ xẻ xác cá chết… Kết quả sẽ có trong vòng 24 giờ đồng hồ, chậm nhất là vài ngày chứ thể kéo dài hơn hai tháng.

Cho rằng việc điều tra nguyên nhân cần phải chờ cả năm là lời ngụy biện của những kẻ gian manh, thâm độc, a dua với cái ác để hãm hại người dân, bênh vực, bào chữa cho chế độ CS.

Là một cán bộ, đảng viên cao cấp trong hệ thống độc đảng sắt máu, để bảo vệ chỗ ngồi, mạng sống, tài sản, cơ nghiệp của mình và gia đình đã luồn lọt, len lỏi, chạy chọt bao nhiêu năm, Trương Minh Tuấn không thể nói rõ mà phải bóng gió để ai hiểu được thì hiểu.

Chịu khó suy nghĩ, phân tích kỹ lưỡng câu nói của Trương Minh Tuấn, sẽ thấy rõ ngay ý của ông bộ trưởng ăn nói (có vẻ) ấm ớ này.

Thủ phạm trực tiếp thì đương nhiên là Formosa rồi, nhưng còn thủ phạm gián tiếp?

Ông Tuấn muốn ám chỉ, không ai khác ngoài đảng CSVN và tứ đầu chế Trọng, Quang, Phúc, Ngân và những kẻ tiền nhiệm như Nguyễn Tấn Dũng, Trương Tấn Sang, Nguyễn Sinh Hùng…

Gần 2 tuần lễ đã trôi qua từ khi Trương Minh Tuấn họp báo, chưa thấy có nhúc nhích, rục rịch gì về chuyện phản biện, xác minh thêm về nguyên nhân thảm họa.

Để làm dịu cơn sốt, sự lo lắng về biến cố chấn động gây nguy hiểm cho sức khỏe của toàn dân, đảng CSVN – thủ phạm gián tiếp việc cá chết hàng loạt – đưa Tôn Nữ Thị Ninh ra khuấy động một sự việc xảy ra 47 năm về trước: Vụ Bob Kerrey và toán đặc nhiệm của ông bắn chết 24 người dân ở Thạnh Phong, Bến Tre.

Thế là cả mạng xã hội ồn ào, (tạm thời) quên đi vụ Formosa, quay nòng súng (online) chĩa sang Tôn Nữ Thị Ninh, tới tấp khai hỏa.

Có ăn, có học nhưng già đầu còn dại, lại thêm máu ăn trên, ngồi trước. Gần thất thập cổ lai hy nhưng vẫn thích đè đầu, cỡi cổ thiên hạ, cho nên Tôn Nữ Thị Ninh ăn đạn cũng không oan uổng gì lắm, cho bỏ tật hỗn láo, xấc xược thâm căn, cố đế của người cộng sản. Hậu quả thế là còn nhẹ.

Tuy nhiên, Tôn Nữ Thị Ninh là chuyện nhỏ, khi Bob Kerrey đã quyết định trụ lại chức vụ Chủ Tịch Hội Đồng Tín Thác, sẽ chẳng còn gì đáng bàn thêm. Ông Kerrey chỉ là người đảm trách nhiệm vụ vận động tài chánh, không giữ nhiệm vụ giảng dạy, chẳng nên lo lắng sinh viên nào sẽ gọi ông là thầy.

Hãy trở lại chuyện chính. Đừng quên rằng các độc chất khiến cá chết hàng loạt sẽ không chừa một ai, dù là những người đứng đầu bộ chính trị như: tổng bí thư, chủ tịch nước, chủ tịch quốc hội, thủ tướng hay người dân nghèo khổ, đói ăn, thiếu mặc.

Nước mắm, muối, các sản phẩm chế biến từ các loại hải sản chứ không chỉ riêng gì cá, tất cả đều sẽ bị nhiễm độc không có cách nào tránh. Đừng nghĩ rằng hễ có tiền, ăn toàn thực phẩm nhập cảng là an toàn.

Trong những ngày sắp tới, người dân VN sẽ đối phó ra sao, phải làm gì với thảm họa đang đe dọa sự sinh tồn của dân tộc, đất nước, khi thủ phạm gián tiếp quyết tâm che chở cho thủ phạm trực tiếp bằng những hành vi trấn áp, giam giữ, bắt bớ, hành hung thô bạo người dân biểu tình đòi hỏi sự trả lời minh bạch về thảm họa?

Từ thiện vì ai?

Từ thiện vì ai?

Mặc Lâm, biên tập viên RFA
2016-06-11

ta-bich-loan-622.jpg

Bà Tạ Bích Loan trong chương trình Làm từ thiện để làm gì?

Screen capture

00:49/12:27

Liên tiếp hai chương trình mới nhất của VTV do bà Tạ Bích Loan làm người dẫn chương trình đang bị cộng đồng mạng phản ứng dữ dội vì nội dung, tính cách và mục đích mà nó nhắm tới.

Trình độ và tâm địa

Chương trình thứ nhất có tên: “Chia sẻ để làm gì?” nhắm tới MC Phan Anh khi người MC này có một status trên trang Facebook của anh, chia sẻ những suy nghĩ về hiện tượng cá chết tại miền Trung. Bà Loan và khách mời là đại tá công an, TBT tờ Đại đoàn kết Hồng Thanh Quang đấu tố anh không khác gì hình ảnh của những ngày cải cách ruộng đất.

Nếu “Chia sẻ để làm gì?” mang màu sắc đấu tố một người thì chương trình thứ hai có tên “Làm từ thiện để làm gì?” lại có mục đích tấn công hàng ngàn người trong và ngoài nước khi họ dấn thân vào công việc từ thiện. Trong vai trò người dẫn chuyện, bà Tạ Bích Loan đưa ra gợi ý rằng việc làm từ thiện đang dẫn tới hậu quả nào đó hay không, bà Loan nói:

“Và để cho lương tâm chúng ta không áy náy, ăn ngon ngủ ngon thì liệu mình có đang làm cái gì đó không có lợi, thậm chí có khi còn gây hại cho người được nhận món quà của mình?”

“ Nó phơi bày trình độ của người làm chương trình này là bà Tạ Bích Loan, và đồng thời nó cũng phơi bày tâm địa của bà ấy và phơi trần tâm địa của vị khách được mời đến, là những người có vấn đề về mặt nhân cách.
-TS Nguyễn Xuân Diện”

Sau gợi ý có tính định hướng ấy, câu trả lời của khách mời là TS Đặng Hoàng Giang, Phó giám đốc Trung tâm Hỗ trợ Cộng đồng và Nghiên cứu Phát triển (CECODES) đã làm người xem căm phẫn tột độ và hàng chục ngàn ý kiến xuất hiện trên mạng xã hội phản ứng dữ dội về phát biểu của ông ta sau khi được bà Loan mớm lời:

“Tôi nghĩ là chúng ta với tất cả cái tâm và lòng tốt của mình cũng nên có ý thức về những mối nguy như thế. Lấy ví dụ nếu chúng ta đem những quần áo ở dưới xuôi hay quần áo có design của nước ngoài đến và đưa cho người dân tộc ở, xin lỗi, người ta mặc chẳng hạn, thì về mặt lâu dài nó sẽ có tác động sẽ đánh mất bản sắc văn hóa của họ. Thay vì họ mặc đồ thổ cẩm của họ thì họ sẽ mặc quần áo dưới xuôi. Đấy là tiềm năng gây hại mà chúng ta cần ý thức rất rõ về những điều ấy thay vì chúng ta cứ làm một cách vô tư. Tôi không nói là có hại lập tức hay mức độ thế nào nhưng đấy là ví dụ của việc tai hại.”

Hai chương trình 60 phút mở này được TS Nguyễn Xuân Diện nhìn dưới góc nhìn văn hóa như sau:

“Chương trình 60 phút mở của đài truyền hình Việt Nam do bà Tạ Bích Loan là chủ của chương trình đó tính đến nay đã là số thứ 2. Số thứ nhất có chủ đề: “Chia sẻ để làm gì?” đã làm cho dư luận căm phẫn và cho rằng đây là màn đấu tố trắng trợn đối với MC Phan Anh. Chương trình thứ hai mang tên: “Làm từ thiện để làm gì?” Đấy là một câu hỏi mà bản thân của nó đã mang sự không thành thật, đã mang một ác ý và mang một tâm địa độc ác.

Từ thiện để làm gì? Hỏi một câu như thế là đã đánh vào người làm từ thiện. Mặc dù chương trình này thẳng thắn đặt ra những vấn đề từ thiện như những người những cơ quan, cơ quan công quyền ở các tỉnh biên giới phía Bắc đã cản trở ngăn cấm và không chấp nhận người dân làm từ thiện mà tôi là một nạn nhân trong những ví dụ đó.

Chương trình cũng đặt vấn đề có những người làm từ thiện để kiếm chác hay lấy danh tiếng . . . thế nhưng cách đặt vấn đề từ câu hỏi đầu tiên “làm từ thiện để làm gì?” cho thấy một tâm địa ác độc của người đặt câu hỏi đó. Qua đó người ta đặt vấn đề Tạ Bích Loan đã làm chương trình này để làm gì? Những câu hỏi thể hiện việc cả vú lấp miệng em, không dẫn dắt mà là áp đặt. Không để cho khách nói mà mình tranh nói. Không để diễn giải những điều tốt đẹp của những người làm thiện nguyện, chọc vào bên ngoài của sự từ thiện bằng những tâm địa không tốt.

Người ta đặc biệt phản ứng với ông TS Đặng Hoàng Giang, một ông TS học ở Áo về tưởng rằng ông thấm nhuần tư tưởng mới mẻ phóng khoáng,  nhân ái của châu Âu mà ông đã học. Thế nhưng khi về đến Việt Nam ông lại phát biểu những câu như thế thì tôi cho rằng ông không hiểu gì về văn hóa càng không hiểu gì về từ thiện và ông không có tư cách gì phát biểu những vấn đề này.

mc-phan-anh-400.jpg

MC Phan Anh trong chương trình Chia sẻ trên mạng xã hội để làm gì? Screen capture.

Chương trình đã bị phản ứng dữ dội của cộng đồng mạng, nói tóm lại chương trình 60 phút mở có thể ban đầu nó được triển khai từ format của nước ngoài thì tốt nhưng khi thực hiện thì nó phơi bày trình độ của người làm chương trình này là bà Tạ Bích Loan, và đồng thời nó cũng phơi bày tâm địa của bà ấy và phơi trần tâm địa của vị khách được mời đến, là những người có vấn đề về mặt nhân cách.”

Câu phát biểu của ông Đặng Hoàng Giang xét về khía cạnh văn hóa hay nhân văn đều có vấn đề. Bản sắc văn hóa không được gìn giữ dưới tâm thức cứng ngắt và gò bó, bất kể sự cần thiết cao hơn đó là lòng nhân đạo cần phải ưu tiên trước bất cứ giá trị dựa dẫm nào. Bản sắc văn hóa được hình thành từ hành vi vô nhân đạo chỉ là một thứ bản sắc nhằm trình diễn chứ không có giá trị nhân văn, là cái gốc của mọi thực hành và kế tục văn hóa.

Nhà văn Nguyễn Viện nhận xét về việc bảo tồn bản sắc mà ông Giang phát biểu:

“Tôi có nhiều dịp đi lên những vùng cao, có dịp tiếp xúc với nhiều người làm văn hóa, viết văn, làm báo tôi thấy có một sự sai lầm rất lớn trong việc mà người ta gọi là bảo tồn văn hóa bản sắc dân tộc, hay là những người làm du lịch cũng vậy họ quan niệm rất đơn giản là cần phải giữ nguyên trạng để làm du lịch hoặc bảo tồn bản sắc.

Thực ra trong vấn đề này việc bảo tồn như thế làm tôi có cảm giác người ta muốn biến cái vùng đó hay những con người ở đó thành những thứ đồ chơi, giải trí cho khách du lịch, giống như người ta tham quan sở thú vậy. Cái thứ hai tôi thấy nó hoàn toàn thiếu tính nhân văn ở chỗ là con người ai cũng muốn sướng, cũng muốn có nhà cao cửa rộng, có mọi phương tiện tốt đẹp thì tại sao những người ở vùng cao lại không cho người ta có cái quyền ước ao đó?

Con người trước thượng đế, hay một công dân trước pháp luật tất cả đều bình đẳng như nhau. Người H’mông, người Mèo người Thái hay người Nùng người ta đều có cái quyền, trách nhiệm cũng như quyền lợi, hưởng thụ tất cả những thành tựu của xã hội. Không lý do gì mà chúng ta duy trì tình trạng lạc hậu đó để làm du lịch hay để bảo tồn văn hóa một cách vô nhân đạo.

Nếu nói về bản sắc văn hóa thì tôi tự hỏi rằng liệu mấy ông mấy bà làm chương trình đó họ có đóng khố hay cưỡi truồng, theo truyển thống như ông Chữ Đồng Tử hay họ cũng mặc vest, cũng caravate, dùng tất cả những thứ hàng hiệu của Tây phương hiện nay trong khi bắt người ta phải mặc thổ cẩm?”

“ Người ta thực sự làm từ thiện thì không vì danh tiếng mà họ chỉ muốn chia sẻ nỗi niềm, nỗi đau của người khác, người ta cảm nhận được, thông cảm được.
-Nhà báo Sương Quỳnh”

Nhà báo Sương Quỳnh tuy khá trầm tĩnh trước cơn sóng dư luận đang ập tới với chương trình “60 phút mở” của VTV, cũng không dấu sự ngạc nhiên vì cái nhìn lệch lạc của người trách nhiệm chương trình này, bà nói:

“Mình cũng rất khó nói, bởi vì nhiều khi cảm nhận của họ những gì mà người ta không thực tâm, họ không diễn đạt được hay hiểu hết được những tấm lòng của những người làm từ thiện. Bởi vì những người thực tâm làm từ thiện thì họ âm thầm lắm, họ không muốn đưa tên tuổi ra và họ không dám dùng hai chữ từ thiện nữa mà họ dùng từ “chia sẻ”. Chỉ có những người nào chia sẻ bằng cả tấm lòng thì họ mới thông cảm, mới thấu hiểu được những nỗi niềm. Người ta thực sự làm từ thiện thì không vì danh tiếng mà họ chỉ muốn chia sẻ nỗi niềm, nỗi đau của người khác, người ta cảm nhận được, thông cảm được.

Còn những người không chia sẻ được những điều đó, họ làm chỉ vì danh tiếng, họ muốn phải có một cái gì mang lợi lại thì họ sẽ phát huy cái kiểu như thế.”

Khác biệt giữa người và những động vật khác

Bất cứ quốc gia nào cũng từng nhiều lần nhận và chia sẻ từ thiện tới các quốc gia khác. Trong những chương trình xóa đỏi giảm nghèo hay trợ giúp y tế, Việt Nam đã nhận không ít tài trợ từ ngoại quốc và không ai đặt ra câu hỏi mục đích việc trợ giúp của họ là gì.

Thế nhưng đối với những tổ chức NGO hay cá nhân, việc làm từ thiện tại Việt Nam là hành động vượt lề không được chấp nhận. Có không ít đoàn thể làm từ thiện bị ngăn cản, từ chối, thậm chí bị tịch thu khi không muốn giao quà cho chính quyền địa phương phân phối cho người nhận.

Hầu hết trong các trường hợp việc giao quà cho địa phương là phương thức bất khả kháng mặc dù biết rằng những phần quà ấy sẽ rất khó đến đúng tay người nhận, đó là chưa nói tới việc ăn chặn công khai của chính quyền địa phương mà ngôn ngữ báo chí gọi là “xà xẻo”.

Lý giải hành vi cấm cản này nhà văn Nguyễn Viện cho biết nhận xét của ông:

“Thông qua những gì mà tôi thấy thì tôi có thể nói, thứ nhất không phải đến bây giờ mà từ rất lâu rồi, tôi nhớ từ sau năm 1975 tới giờ thì tôi thấy tất cả những hoạt động mang tính từ thiện tự phát gần như luôn luôn không được nhà nước chấp nhận. Tôi có cảm giác ở đây có hai vấn đề, thứ nhất nhà nước muốn độc quyền chuyện làm từ thiện và sự độc quyền ấy mang ẩn ý nhà nước không muốn dân chúng mang ơn ai ngoài đảng. Ý thứ hai hơi tồi tệ, mà báo chí trong nước cũng đã đưa tin và ngay cả những chuyện như vậy, bi thảm như thế mà người ta vẫn cứ xà xẻo.”

Ý nghĩa quan trọng của việc làm từ thiện đối với từng cá nhân đó là làm cho lương tâm mình bớt dằn vặt trước bất công, thiếu thốn, đau khổ của người khác. Mỗi lần cho người cơ nhỡ một ít tiền, người lương thiện cảm nhận mình đã vứt đi một ít cắn xé trong lòng trước bất hạnh của người khác. Thượng đế cho con người tính thiện và đó là khác biệt rất lớn giữa người và những động vật khác.

Những đứa trẻ vùng cao thiếu thốn quanh năm và cái đói, cái lạnh luôn là nỗi ám ảnh của chúng. Chưa giúp được đói thì việc mang lại manh áo ấm cho chúng là cần thiết. Cần thiết hơn tất cả mọi luận điểm xem ra cao quý nhưng hoàn toàn xa xỉ nếu không muốn nói là đi ngược lại với lòng nhân ái mà loài người vốn có.

Bản sắc văn hóa nếu cần được gìn giữ như quan điểm của ông Đặng Hoàng Giang thì ngay cả nếu giữ được cũng không giúp ích gì cho các cộng đồng thiểu số mà còn có tác dụng ngược lại. Nó sẽ hằn sâu vào lòng người dân vùng cao vì họ bị xem như những con rối bằng rơm, không biết ăn, không biết rét mà chỉ biết trình diễn qua manh áo thổ cẩm được ca tụng là bản sắc văn hóa.

Bản sắc văn hóa của các dân tộc thiểu số được người làm văn hóa trong phòng lạnh định nghĩa theo công thức cho và nhận vì vậy người nhận phải nằm trong một khung sườn nào đó phù hợp với toan tính của người cho, mà bản sắc văn hóa là một trong những chiếc khuôn mang nặng quán tính cộng sản.

Ông Đặng Hoàng Giang được cộng đồng mạng xã hội chú ý bởi vì ông là một Việt kiều Áo và đang giữ chức Phó giám đốc Trung tâm Hỗ trợ Cộng đồng và Nghiên cứu Phát triển. Trong vai trò này ông chưa làm được gì cho các tổ chức xã hội dân sự tại Việt Nam và trách nhiệm nghiên cứu phát triển của ông nếu đặt nền tảng trên những gì ông phát biểu trong chương trình VTV khiến người ta đặt câu hỏi: Làm sao phát triển trong cái khuôn lạnh lẽo và chủ quan như vậy?

sẽ chẳng ai còn muốn cay nghiệt với cuộc đời…

Xem những hình ảnh này, sẽ chẳng ai còn muốn cay nghiệt với cuộc đời…
Nhìn những bức ảnh vừxúc động, vừa cảm phục, vừa rơi nước mắt. Thương lắm nhng con người ko đầu hàng số phận. T thấy may mắn và xấu hổ vì mình lành lặn, có tất cả nhưng nhiều lúc còn ko nỗ lực bằng họ 

Xem những hình ảnh này, sẽ chẳng ai còn muốn cay nghiệt với cuộc đời...

Bn có cm nhn thế nào sau khi xem nhng bnh v nhng con người này?

Xem những hình ảnh này, sẽ chẳng ai còn muốn cay nghiệt với cuộc đời...

Hình ảnh bé gái Trần Thị Hiếu Thảo (trú tại ấp Sơn Ton, xã An Thạnh Nhì, huyện CùLao Dung, Sóc Trăng) đang tự xúc cơm khiến nhiều người cảm động. Năm 2010, béThảo chào đời nhưng hình hài không trọn vẹn. Khi 10 tháng tuổi, bố Thảo không may bịtai nạn giao thông qua đời. Nhà nghèo, không đất sản xuất nên mẹ bé gửi con cho ngoại để đi Bình Dương làm công nhân. Không đầu hàng số phận, Thảo tự tập viết chữbằng tay, bằng miệng, tự xúc cơm ăn mà không cần ai giúp…
Xem những hình ảnh này, sẽ chẳng ai còn muốn cay nghiệt với cuộc ��ời...

Bé Hà Văn Tài, sinh năm 2006 (trú t
ại xã Cam An, Cam Lộ, Quảng Trị) sinh ra đã không may mắn, thân thể��em không có đôi tay, chỉ có đôi chân bên ngắn, bên dài… Chỉ có bàngoại là người thân duy nhất nhưng Tài rất biết nghe lời, chăm chỉ và chịu khó. Không có đôi tay, em sử dụng đôi chân dẻo dai, linh hoạt của mình để làm tất cả mọi việc. Trong ảnh, cậu bé Tài đang tự mình viết những nét chữ nắn nót bằng đôi chân.

Xem những hình ảnh này, sẽ chẳng ai còn muốn cay nghiệt với cuộc đời...
Bụ bẫm, tinh nghịch và lúc nào cũng cười đùa vui vẻ hồn nhiên, đó là cô bé “chim cánh cụt” Nguyễn Hoài Thương (trú ấp Cây Sộp, xã Tân An Hội, huyện Củ Chi, TP. HCM). Bélà con gái thứ hai của vợ chồng anh Nguyễn Văn Lợi và chị Trần Thị Cẩm Giang. Em sinh ra đã không có chân tay do di chứng của chất độc da cam.

Xem những hình ảnh này, sẽ chẳng ai còn muốn cay nghiệt với cuộc đời...
Tạo hóa đã không cho cu bé này một cơ thể hoàn thiện như bao đứa trẻ khác, thếnhưng đã cho em một đôi chân kì diệu. Đó là cậu bé “chim cánh cụt” Hồ Hữu Hạnh sinh năm 2001 tại vùng quê nghèo ở xã Gia Canh, huyện Đình Quán, tỉnh Đồng Nai. Em sinh ra với thân thể không lành lặn, không có tay nhưng bù lại Hạnh có đôi chân dẻo dai và khéo léo. Mọi công việc dù nặng nhọc tới đâu, Hạnh cũng cố gắng thực hiện cho bằng được…

Xem những hình ảnh này, sẽ chẳng ai còn muốn cay nghiệt v��i cuộc đời...
Cụt hai chân, đi lại khó khăn, thế nhưng chàng trai dũng cảm Hoàng Lê Anh Tú vẫn kiên cường vươn lên. Hiện anh đang đảm nhiệm vai trò công nhân bắn nhám tại công ty TNHH San LimFurniture Việt Nam.

Xem những hình ảnh này, sẽ chẳng ai còn muốn cay nghiệt với cuộc đời...

Chỉ với một tay còn lành lặn, 30 năm qua, ông Huỳnh Văn Đôn, sống tại Thị trấn Hậu Nghĩa, huyện Đức Hòa, tỉnh Long An vẫn hàng ngày đóng gói rồi kéo từng xe trấu vài trăm kg đi bán để mưu sinh. Tai nạn lao động năm 15 tuổi tại nhà máy xay xát lúa gạođã cướp đi cánh tay phải của ông. Dù vậy những khiếm khuyết trên cơ thể vẫn không khiến ông nản lòng. Người vợ đau ốm liên miên, người con trai bị bệnh tâm thần nhẹ vàđứa cháu ngoại mồ côi cha là nguồn động lực để ông luôn vươn lên trong cuộc sống.

Xem những hình ảnh này, sẽ chẳng ai còn muốn cay nghiệt với cuộc đời...

Năm 2000, một tai nạn giao thông kinh hoàng đã khiến cô bé Tiền Hồng Diễm, 4 tuổi phải cắt bỏ toàn bộ phần thân dưới từ xương chậu trở xuống và trở thành người tàn tật.Ông nội của Hồng Diễm đã cắt một quả bóng rổ lắp vào người cháu gái để cô bé di chuyển thuận lợi hơn, vì vậy Tiền Hồng Diễm còn có biệt danh là “cô gái bóng rổ”. Không chịu đầu hàng trước số phận, Hồng Diễm đã chăm chỉ luyện tập bơi lội, bộ môn thể thao mà cô cực kỳ có năng khiếu, và trở thành một vận động viên Paralympic Games nổi tiếng ở Trung Quốc.

Xem những hình ảnh này, sẽ chẳng ai còn muốn cay nghiệt với cuộc đời...
Cô Linda, 37 tuổi, sống tại Chicago, sinh ra vốn đã không có đôi tay do mắc một căn bệnh di truyền hiếm gặp có tên Hội chứng Holt-Oram. Tuy nhiên, cô Linda quyết khôngđầu hàng số phận và đã sử dụng đôi chân thay cho tay trong những công việc hàng ngày như nấu ăn, rửa bát, dọn giường… Con trai cô, bé Timmy, 11 tuổi cũng bị mắc Hội chứng Holt-Oram giống mẹ. Cậu bé kiên cường đã học được tinh thần chiến đấu kiên cường của mẹ, quyết không để bệnh tật làm nhụt chí. Timmy có thể bơi lội, tập võ và chơi điện tử… như tất c�� bạn bè cùng trang lứa.

Xem những hình ảnh này, sẽ chẳng ai còn muốn cay nghiệt với cuộc đời...
Cho dù phải đối mặt với biết bao khó khăn trong cuộc sống, thậm chí còn chẳng đượcăn no mặc ấm và thay vì được cắp sách đến trường giống như các bạn cùng trang lứa, cậu bé nhà nghèo ở Campuchia phải làm đủ thứ việc nặng nhọc, thế nhưng nụ cười tươi t��n vẫn luôn nở trên môi.
Xem những hình ảnh này, sẽ chẳng ai còn muốn cay nghiệt với cuộc đời...
Ở Hàn Quốc, một cậu bé dị tật bẩm sinh – Yu Tae-ho không có cánh tay và chỉ có 4 ngón chân trên mỗi bàn chân nhưng có thể tự làm rất nhiều việc, không những thế, trong hơn chục năm qua cậu bé khuyết tật này luôn tràn đầy niềm tin yêu cuộc sống. Yu Tae-ho thực sự đã làm được những điều đáng kinh ngạc và mang đến nguồn sức mạnh tinh thần lớn lao cho những bạn nhỏ khuyết tật và mồ côi cùng chung cảnh ngộ nhưcậu.
Xem những hình ảnh này, sẽ chẳng ai còn muốn cay nghiệt với cuộc đời...
Lúc mới ra đời, cô bé người gốc Trung Quốc Annie Clark, đến từ Pittsburgh, bang Pennsylvania, đã không có bàn tay. Tuy nhiên điều đó không thể ngăn cản được niềmđam mê của em đối với học hành. Annie đã giành được giải nhất trong cuộc thi viết chữđẹp Nicolas Maxim vào năm 2012 và nhận được phần thưởng trị giá 1.000 USD (tươngđương 22,3 triệu đồng).
Xem những hình ảnh này, sẽ chẳng ai còn muốn cay nghiệt với cuộc đời...
Liêu Trí, sinh năm 1985, từng là một vũ công giỏi và là một cô giáo dạy khiêu vũ. Năm 2008, trận đại động đất Tứ Xuyên đã chôn vùi cô gái trẻ suốt 26 tiếng đồng hồ, đồng thời khiến cho cuộc đời của cô thay đổi hoàn toàn: mất con gái, mất vị hôn phu và mấtđi đôi chân của mình. Tuy nhiên, cô gái đầy nghị lực đã không đánh mất niềm tin và hy vọng vào cuộc sống. Cô vẫn tiếp tục con đường sự nghiệp khiêu vũ mà mình đã theo đuổi suốt bao năm qua trên đôi chân giả và trở thành một biểu tượng cho tấm gương vượt lên s phận. Không những vậy, cô gái giàu lòng nhân ái còn rất nhiệt tình tham gia tình nguyn, cứu tr cho người dân ở những vùng đất không may gặp thiên tai.
Xem những hình ảnh này, sẽ chẳng ai còn muốn cay nghiệt với cuộc đời...
Cách đây 47 năm, ông Lê Kiệt Văn đã bị mđi hai chân trong mt tai nn khng khiếp, thế nhưng “người đàn ông khng l” theo cách gọi ca bà con  thành ph Nam Sung, tnh T Xuyên, Trung Quc lại có một sc sng mnh m và tr thành ngun cm hng sng cho nhng người khuyết tật như ông. Tt c nhng công vic nng nhc như cấy lúa, leo cầu thang, tải gạo, đi cày…

Chị Nguyễn Kim Bằng gởi

VẾT NHƠ NHUỐC CỦA TỰ VẪN

VẾT NHƠ NHUỐC CỦA TỰ VẪN

Rev. Ron Rolheiser, OMI

TU VAN

Mới đây, tôi đọc liên tiếp ba quyển sách viết về tự vẫn, đều là lời của những người mẹ mất con vì tự vẫn.  Cả ba quyển đều mạnh mẽ, chín chắn, không chiều theo cảm xúc sai lầm, và rất đáng đọc.  Lois Severson có con gái là Patty tự tử, bà viết quyển sách: Chữa lành vết thương từ sự tự vẫn của con gái tôi, Chuyển Thương Đau Thành Lời Nói.  Gloria Hutchinson có con trai là David tự tử, bà viết quyển sách: Tổn Thương Đã Xong, Sự Tự Vẫn Của Đứa Con Một.  Marjorie Antus có con gái là Mary tự tử, bà viết quyển sách Con Gái Tôi, Tự Vẫn, và Thiên Chúa, Một ký ức Hy vọng.  Patty và David trạc 25 tuổi, còn Mary chỉ mới thiếu niên.

Bạn không thể đọc những tự thuật này mà không nhói trong tim cho ba người trẻ chết một cách thật bất hạnh.  Những gì các quyển sách này mô tả trong từng trường hợp, là về một con người đáng yêu, quá nhạy cảm, đã phải đấu tranh cảm xúc lâu dài, và từ thời thơ ấu đã phải chịu sự mất cân bằng sinh hóa.

Nghe những câu chuyện đời này, sẽ cho bạn tin chắc hơn bao giờ hết rằng không một Thiên Chúa nào đáng thờ phượng lại lên án những con người phải xa lìa gia đình sự sống chỉ bởi vì cách họ chết.  Gabriel Marcel có một câu nói: Yêu ai đó là nói rằng, ít nhất với bạn, người đó sẽ không chết.  Đây là giáo lý Kitô giáo vững chắc.

Là Kitô hữu, chúng ta tin rằng, chúng ta là một cộng đoàn tín hữu, làm nên Thân thể Chúa Kitô cùng với tất cả những ai đã chết trong đức tin trước chúng ta.  Một phần niềm tin này là việc Chúa Kitô đã cho chúng ta sức mạnh để giữ chặt hay lơi lỏng, nghĩa là tình yêu của chúng ta cho ai đó có thể giữ người đó trong gia đình, trong cộng đoàn ân sủng, và trong cả thiên đàng nữa.  Trong cả ba quyển sách này, các bà mẹ làm rõ rằng, đây chính là những gì mà họ đang làm.  Gia đình của họ, vòng tròn ân sủng của họ, tình yêu của họ, và thiên đàng của họ phải có cả đứa con đã mất của họ.  Thiên đàng của tôi cũng có ba người trẻ này, và bất kỳ nhận thức thực sự nào về Thiên Chúa, ân sủng, tình yêu, và đời sống gia đình cũng phải như thế.

Đây là một sự an ủi sâu sắc, nhưng nó không xóa hết được nỗi đau.  Với bậc cha mẹ, mất đi một người con, dù là vì lý do gì, đều để lại một vết thương không gì chữa lành nổi ở đời này.  Cái chết của đứa con đi ngược lại tự nhiên, đầu bạc phải tiễn đầu xanh.  Cái chết của con cái luôn thật khó khăn, nhưng nếu đó là chết vì tự vẫn thì nỗi đau còn nặng nề hơn muôn phần.  Không giống cái chết bệnh lý, cái chết vì tự vẫn gây nản lòng và giận dữ, một điều không xác đáng, không cần thiết, và có thể xem là một hành động bội bạc.  Và còn có một câu hỏi không hồi kết rằng: Làm sao tôi phản ứng trước việc này?  Đáng ra tôi phải tính táo hơn, cảnh giác hơn?  Tôi đã lơ là chuyện gì?  Tại sao tôi không ở bên con trong thời điểm định mệnh đó?  Tội lỗi và giận dữ hòa chung với tang thương.

Nhưng đó không phải là tất cả.  Ngoài tất cả những điều này, vốn đã quá đủ để đánh gục một con người, chính là vết nhơ gắn với tự vẫn.  Đến tận cùng, bất chấp nhận thức rõ hơn và thái độ sáng suốt hơn về tự vẫn, vẫn có đó một vết nhơ mang tính xã hội, tinh thần, và tôn giáo với sự tự vẫn, và điều này đúng cả trong đạo lẫn thế tục.  Không lâu trong quá khứ, nhà thờ thường từ chối làm tang lễ cho những ai tự tử.  Bây giờ, các nhà thờ đã thay đổi thái độ và làm lễ an táng, nhưng sự thật là, nhiều người vẫn đấu tranh trong lòng để chấp nhận tiễn đưa một cách an bình và chúc phúc cho những ai đã chết vì tự vẫn.  Vết nhơ vẫn còn đó.  Những ai chết vì tự vẫn, thường bị xem là đáng nguyền rủa, họ bị cho là chết ngoài vòng sự sống và ân sủng.  Vì vậy, với hầu hết mọi người, chẳng có gì là an ủi trong cái chết của họ.

Trong các bài viết khác của mình, tôi đã nói rằng đa số các vụ tự vẫn phải được hiểu là một cái chết vì bệnh tật tinh thần, một sự mất cân bằng sinh hóa, một cơn đột quỵ cảm tính, một khối ung thư cảm xúc, hay một sự nhạy cảm quá đỗi tước đi hết sức bật cần thiết để sống. Tuy nhiên, ở đây, tôi muốn nói cụ thể hơn về vấn đề vết nhơ gắn với tự vẫn.

Vẫn có một vết nhơ gắn với tự vẫn, chuyện này thật rõ ràng.  Nghĩ như thế, thì một điều sẽ giúp chúng ta, đó là suy nghĩ về cách Chúa Giêsu đã chết.  Cái chết của Ngài rõ ràng không phải là tự vẫn, nhưng cũng mang vết nhơ nhuốc tương tự.  Thập giá là một nhơ nhuốc, dù là nhìn từ góc độ tôn giáo, tinh thần và xã hội.  Một người chết trên thập giá, bị xem là chết ngoài lòng thương xót của Thiên Chúa và ngoài sự chúc lành và chấp nhận của cộng đồng.  Các gia đình của những người bị đóng đinh mang một tủi hổ nhất định, và những người bị đóng đinh sẽ được chôn cất xa, ở ngay nơi mà họ mang lấy vết nhơ nhuốc của mình.  Và người ta cho rằng họ nằm ngoài lòng thương xót của Thiên Chúa và cộng đồng.

Cái chết của Ngài rõ ràng không phải là tự vẫn, nhưng gợi lên cho chúng ta một nhận thức tương tự. Vết nhơ nhuốc mà chúng ta gắn với tự vẫn, cũng là cái mà chúng ta gắn với cách Chúa Giêsu đã chết.

Rev. Ron Rolheiser, OMI

Những nghịch lý tồn tại đã từ lâu

Những nghịch lý tồn tại đã từ lâu

 songchi’s blog, RFA

…tại sao đã cầm quyền hơn 7 thập kỷ ở miền Bắc và hơn 4 thập kỷ trên cả nước, nhưng trong rất nhiều khía cạnh, nhà nước cộng sản Việt Nam không thèm học hỏi những cái hay ở những nước đi trước, những nước phát triển, mà cứ để mặc cho những vấn đề tiêu cực, lạc hậu tồn tại hết năm này qua năm khác, và Việt Nam cứ càng ngày càng tụt hậu trong cái bãi lầy luẩn quẩn?

Đọc hai bài báo Chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan: 40 người dân phải nuôi một công chức(Pháp Luật TP.HCM), và 11 triệu người ăn lương: Ngân sách nào kham nổi?” (VietNamNet).

Chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan nói: “Bộ máy nhà nước của chúng ta hiện nay có khoảng 2,8 triệu cán bộ, công chức, viên chức.

Nếu cộng cả đối tượng nghỉ hưu, các đối tượng khác hưởng lương, trợ cấp từ ngân sách nhà nước, con số này lên tới 7,5 triệu người, chiếm 8,3% dân số cả nước. Còn nếu cộng toàn bộ số người hưởng lương và mang tính chất lương thì con số này lên tới 11 triệu người. Không ngân sách nào nuôi nổi bộ máy ăn lương lớn như vậy.

Nước Mỹ có diện tích lớn xấp xỉ 30 lần nước ta, dân số gần gấp bốn lần nhưng đội ngũ công chức của họ chỉ có 2,1 triệu. Nhìn sang Trung Quốc thì chúng ta thấy đội ngũ công chức của họ cũng chỉ chiếm 2,8% dân số.

Như vậy, chúng ta thấy 160 người dân Mỹ chỉ nuôi một công chức, trong khi đó 40 người dân Việt Nam phải nuôi một công chức…”.

Chưa kể các tổ chức quần chúng công cần phải cấp kinh phí hoạt động như Mặt trận Tổ Quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị-xã hội như Hội Phụ nữ, Hội Nông dân, Đoàn Thanh niên, Công đoàn, và Hội Cựu chiến binh, cùng 28 hội đặc thù khác…khiến ngân sách quốc gia rơi vào tình cảnh khó khăn từ lâu nay.

Thử nhìn sang các quốc gia như Bắc Âu nói chung và Na Uy nói riêng, dù giàu có nhưng bộ máy nhà nước, bộ máy hành chính công rất gọn nhẹ, một phần do các nước này ít dân, họ luôn luôn suy nghĩ làm thế nào để người dân có thể tự gánh bớt việc và nhà nước cũng như các công ty tư nhân khỏi phải thuê nhiều nhân công.

Người dân phải tự làm lấy hết, mọi thứ giao dịch được tiến hành qua internet, ví dụ sử dụng netbank để giao dịch chi tiêu tại nhà không cần phải đến ngân hàng chỉ trừ khi thật cần thiết, tự khai báo số điện hàng tháng qua internet chứ không cần có người đi ghi điện và trả tiền qua tài khoản ngân hàng, khai báo thuế, mua vé máy bay, đặt khách sạn, mua vé xem phim…qua internet. Khi lắp đặt điện thoại, khi sửa chữa bất cứ cái gì từ internet bị trục trặc chẳng hạn…thì gọi điện thoại cho cơ quan, công ty đó để được hướng dẫn và tự làm lấy chứ không có người tới làm thay, còn nếu bất cứ cái gì mà có người tới làm thì giá dịch vụ sẽ rất đắt, cho nên người dân phải tập làm tất cả mọi thứ.

Đã vậy các nước Bắc Âu còn tiến tới mức dùng máy móc để thay thế dần con người trong mọi công việc đơn giản. Ví dụ trong các siêu thị bây giờ bên cạnh các nhân viên ngồi cashier tính tiền cho khách hàng thì có một dãy máy tính tiền tự động, người mua sẽ sử dụng thẻ quẹt mã vạch của các món hàng mình mua và cuối cùng đi qua quầy tự động để trả tiền; đi vệ sinh công cộng bây giờ cũng không mấy nơi có người ngồi thu tiền nữa mà cứ tự động bỏ tiền vào máy, lấy cái giấy có mã vạch rồi quẹt cái mã vạch đó qua một cái máy scan bên ngoài nhà vệ sinh và cửa tự động mở ra cho ta đi vào; đi xem phim thì vẫn có thể mua vé tại rạp hay mua vé qua internet tại nhà, nhưng khi mua vé qua internet bây giờ các rạp họ không in vé ra cho khách như trước nữa mà họ sẽ gửi mã vạch vào điện thoại của người mua, khi đến rạp cứ việc giơ điện thoại có mã vạch ra cho người soát vé họ scan kiểm soát là xong…

Phần lớn mọi thứ chi tiêu bây giờ là bằng thẻ visa card, master card, credit card… chỉ trừ mua những thứ lặt vặt, chính phủ Thụy Điển còn tính đến chuyện trong tương lai gần sẽ hoàn toàn không sử dụng tiền mặt nữa, kể cả mua một chai nước ngọt hay một cái bánh mì. Các nước phát triển đang tiến dần tới một thực tế là tất cả những loại việc đơn giản sẽ giao dịch qua internet hoặc do máy móc tự động làm, con người do đó phải có trình độ, phải có những kỹ năng cao hơn thì mới kiếm được việc.

Mọi thứ chi tiết, giấy tờ hành chính liên quan đến mỗi công dân đều được lưu trữ vào hệ thống tư liệu của nhà nước, mỗi người chỉ cần có số cá nhân (personal number), khi đi tới bất cứ cơ quan nào người ta chỉ cần hỏi personal number là ra mọi thứ thông tin cần thiết.

Trong khi đó, ở những quốc gia lạc hậu mà lại đông dân như Việt Nam thì quá thừa người nên bất cứ việc gì cũng có thể thuê nhân công, từ ghi điện, lắp đặt điện thoại, đủ các loại dịch vụ sửa chữa từ sửa vá quần áo, sửa giày, đồng hồ, máy vi tính… trở đi, cái gì cũng có dịch vụ làm sẵn, kể cả dịch vụ đi du học hay kết hôn với người nước ngoài, muốn học cái gì cũng có người dạy và dạy cái gì cũng có người học.

Như vậy thì phù hợp với hoàn cảnh đông dân của Việt Nam. Và thuận lợi cho những ai có tiền là có đủ dịch vụ cần thiết, có người làm cho mình, mà giá nhân công ở Việt Nam thì rẻ rề, còn ở nước ngoài mà thuê người thì chỉ có chết tiền! Nhưng ngược lại, mặt tiêu cực là tạo ra sự bất bình đẳng trong xã hội, khi có một tầng lớp người chỉ cần bỏ tiền ra là thuê được sức lạo động của người khác trong bất kỳ loại công việc gì dù đơn giản, và có một tầng lớp người chỉ chuyên đi làm các loại dịch vụ phổ thông phục dịch người khác. Và khi có thể kiếm sống được bằng những công việc đơn giản thì người ta không có như cầu phải tự học hỏi thêm, nâng cao mình hơn nữa.

Ngoài ra, có những điều đáng nói hơn ở đây. Thứ nhất là nền kinh tế “tiền mặt” ở Việt Nam. Cái này báo chí cũng đã nói nhiều lần. Một nền kinh tế mà mọi thứ giao dịch đều bằng tiền mặt như ở Việt Nam chỉ tồn tại ở những quốc gia lạc hậu, và chính việc giao dịch bằng tiền mặt như thế mới dẫn tới tình trạng là nhà nước không thể kiểm soát được nguồn gốc, đường đi của dòng tiền, tất cả những vấn nạn tham nhũng, hối lộ, trốn thuế, thu nhập không minh bạch, kể cả rửa tiền…mới có cơ hội tồn tại, sinh sôi phát triền đến mức không thể khống chế, tiêu diệt như hiện nay.

Cứ thử nghĩ nếu mọi thứ giao dịch tiền bạc đều đi qua cổng ngân hàng, công khai sờ sờ đó thì những “căn bệnh” trên làm sao mà hoành hành được? Tất nhiên, cũng sẽ có, ngay cả những quốc gia được đánh giá chỉ số minh bạch, trong sạch cao cũng không thể nói là 100% không có tham nhũng hay trốn thuế, rửa tiền, nhưng mức độ ít hơn nhiều vì không dễ thực hiện.

Tuy nhiên, đối với một nhà cầm quyền không minh bạch như Việt Nam và với một bộ máy quen “bôi trơn” bằng tiền, quan chức cho tới cán bộ quen sống bằng “bổng, lậu” nhiều hơn bằng lương, quen “chân ngoài dài hơn chân trong” thì chắc là sẽ không thích như vậy. Chỉ riêng chuyện phải kê khai tài sản thôi cũng đủ chết các quan to quan nhỏ, lộ hết cả bí mật!

Thứ hai là sự rườm rà trong khâu giấy tờ, hành chính, một người dân khi ra đời, lớn lên, đi học, đi làm… ở Việt Nam phải cần không biết bao nhiêu loại giấy tờ, bao nhiêu lần kê khai; mãi đến gần đây mới thấy học theo các nước là đơn giản với số cá nhân personal number và lưu trữ mọi thứ trong hệ thống, nhưng cũng không rõ đã thực hiện được chưa.

Bài báoBắt đầu cấp mã số cá nhân cho người dân từ năm 2016 trên tờ Người đưa tin viết từ năm 2014:

“Theo tính toán sơ bộ của Bộ Tư pháp, việc cung cấp số định danh cá nhân thay cho việc phải khai các thông tin cá nhân, việc ứng dụng công nghệ thông tin vào giải quyết thủ tục hành chính sẽ giúp tiết kiệm thời gian điền thông tin, ước tính khoảng trên 461 tỷ đồng/năm. Nếu trừ đi các khoản chi phí tại 4 cấp chính quyền trong các giao dịch hành chính thì mới có thể tiết kiệm được tối thiểu là gần 2.500 tỷ đồng.

Theo thống kê, hiện nay trong số 5.400 thủ tục hành chính các loại thì có tới 1.600 thủ tục yêu cầu khai thông tin cá nhân liên quan tới giấy tờ của công dân. Với quy mô dân số lên tới gần 90 triệu, số lượng giao dịch hành chính công giữa công dân và cơ quan hành chính, sự nghiệp được thực hiện hàng năm trung bình khoảng 600.000 giao dịch/ngày. Phần lớn thủ tục hành chính đòi hỏi công dân phải tự chứng minh về nhân thân thông qua việc xuất trình hoặc nộp bản sao, trong khi mỗi công dân có thể sở hữu khoảng 20 loại giấy tờ…”.

Và cuối cùng, bộ máy nhà nước, bộ máy hành chính công quá nặng nề ở Việt Nam khiến ngân sách vốn còm cõi ngày càng hụt hơi. Như chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan đã vạch ra ở trên.

Mỗi người dân phải còng lưng nuôi cùng lúc hai bộ máy nhà nước rồi bộ máy đảng ngày càng phình to, thêm nhiều người, nhiều chức vụ, bên cạnh đó đội ngũ nhân viên ăn lương nhà nước quá đông, rồi đủ các loại tổ chức quần chúng công, hội này hội kia…chịu sao cho thấu. Rồi cũng sẽ đến lúc Việt Nam vỡ nợ mà thôi!

Có một câu hỏi rất đơn giản là tại sao đã cầm quyền hơn 7 thập kỷ ở miền Bắc và hơn 4 thập kỷ trên cả nước, nhưng trong rất nhiều khía cạnh, nhà nước cộng sản Việt Nam không thèm học hỏi những cái hay ở những nước đi trước, những nước phát triển, mà cứ để mặc cho những vấn đề tiêu cực, lạc hậu tồn tại hết năm này qua năm khác, và Việt Nam cứ càng ngày càng tụt hậu trong cái bãi lầy luẩn quẩn?

Nhưng có thể, câu trả lời cũng đơn giản không kém, là nhà nước này không thật tâm muốn cải cách, sửa đổi cái gì hết!

S.C.

Nguồn: http://www.rfavietnam.com/node/3304

xem thêm:

Nói thật không sợ mất lòng

Quốc hội Châu Âu tố cáo Việt Nam vi phạm nhân quyền

Quốc hội Châu Âu tố cáo Việt Nam vi phạm nhân quyền

Ỷ Lan, thông tín viên RFA
2016-06-10

2016---EU-vote-Plenary-622.jpg

Bản dự thảo Quyết Nghị chung của 6 chính đảng tố cáo Việt Nam vi phạm nghiêm trọng nhân quyền và tự do tôn giáo tại Việt Nam đã được đem ra thảo luận trước khoáng đại Quốc hội Châu Âu ở Strasbourg sáng thứ năm 9-6-2016.

RFA PHOTO/Ỷ Lan

Bản dự thảo Quyết Nghị chung của 6 chính đảng tố cáo Việt Nam vi phạm nghiêm trọng nhân quyền và tự do tôn giáo tại Việt Nam đã được đem ra thảo luận trước khoáng đại Quốc hội Châu Âu ở Strasbourg sáng thứ năm 9-6-2016. Cuộc thảo luận vô cùng sôi nổi với những lời phát biểu nồng nhiệt của các Dân biểu với nhiều bằng chứng lộ liễu đang xảy ra hằng ngày tại Việt Nam.

Đa số thông qua

Sau cuộc thảo luận suốt buổi sáng, lúc 12 giờ trưa Chủ tịch phiên khoáng đại yêu cầu lấy biểu quyết. Hầu như đa số tuyệt đối 751 Dân biểu đại diện 28 quốc gia Châu Âu đồng thanh biểu quyết thông qua Quyết Nghị.

Sau đây là một số phát biểu tiêu biểu sự quan tâm của Quốc hội Châu Âu đối với một quốc gia xa cách mấy mươi nghìn dặm.

Dân biểu Jose Ignacio Fera: (Liên minh Tự do và Dân chủ Châu Âu, người Bồ Đào Nha)

Cho đến bao giờ Liên Âu còn được phép tự mãn với chế độ độc tài như Venezuela và Việt Nam? Cả hai nhóm quốc gia này khởi đầu tên nước bằng chữ “V”. Nhưng không phải là chữ V của sự chiến thắng (Victory), mà là chữ V của sự độc ác (Villainy).
-DB Jose Ignacio Fera

“Tại Nhà nước độc đảng Việt Nam, kể từ năm 1975 Đảng Cộng sản cai trị trên 90 triệu dân, không cho phép bất cứ ai thách thức lãnh đạo Đảng và kiểm soát Quốc hội cũng như các toà án. Tại Việt Nam, tự do dân sự, tự do ngôn luận và nhân quyền là những khái niệm không được nghiêm chỉnh thừa nhận, và những vi phạm các nhân quyền cơ bản xảy ra hằng ngày.

Ngài Thích Quảng Độ, một Tăng sĩ Phật giáo được đề cử Giải Nobel Hoà bình năm nay 2016, là một tù nhân vì lương thức được Ân xá Quốc tế công nhận, đã trải qua hơn 30 năm tù đày cho sự đối lập ôn hoà chế độ Cộng sản. Ngài từng tuyên bố, tôi xin trích :

‘Một xã hội văn minh chẳng bao giờ cho phép bất cứ chính phủ nào, với bất cứ ý thức hệ hay chế độ chính trị nào, xúc phạm các nhân quyền phổ quát và cô lập nhân dân sau bức màn sắt khi nại cớ “không can thiệp” vào nội bộ các quốc gia.’

Thưa quý vị đồng viện, cho đến bao giờ Liên Âu còn được phép tự mãn với chế độ độc tài như Venezuela và Việt Nam? Cả hai nhóm quốc gia này khởi đầu tên nước bằng chữ “V”. Nhưng không phải là chữ V của sự chiến thắng (Victory), mà là chữ V của sự độc ác (Villainy).”

Dân biểu Demermaeker: (Đảng Bảo thủ và Cải cách Châu Âu, người Bỉ)

“Việt Nam mang hai bộ mặt khác nhau. Một bộ mặt trẻ trung, năng nổ, còn bộ mặt kia là nhà nước độc đảng — sự kiểm soát của Đảng Cộng sản là toàn triệt. Chế độ phản ứng theo đường lối hoang tưởng trước mọi phê phán, và các nhà bloggers, các tín đồ tôn giáo hay ai khác đều bị đàn áp. Thật quá rõ chuyện Việt Nam phục tùng ông Anh Cả Trung quốc. Linh mục Nguyễn Văn Lý vừa được thả, nhưng biết bao người khác vẫn còn bị giam giữ. Ngài Thích Quảng Độ, vị lãnh đạo Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất, đã bị giam nhốt trên 30 năm. Chúng tôi kêu gọi Liên Âu hãy áp lực trả tự do cho Ngài.”

Nữ Dân biểu Frédérique Ries: (Liên minh Tự do và Dân chủ Châu Âu, người Bỉ)

2016-06-09-MEP-vote-yes-400.jpg

Biểu quyết thông qua Bản dự thảo Quyết Nghị chung của 6 chính đảng tố cáo Việt Nam vi phạm nghiêm trọng nhân quyền và tự do tôn giáo tại Việt Nam tại Quốc hội Châu Âu ở Strasbourg sáng thứ năm 9-6-2016. RFA PHOTO/Ỷ Lan.

“Thưa ông Chủ tịch. Các cuộc biểu tình tiếp nối tại Việt Nam sau vụ tai tiếng môi sinh đã như châm lửa vào thuốc súng trong tháng tư. Bản Quyết nghị của chúng tôi hiển nhiên tố cáo cuộc đàn áp tàn bạo do chính quyền chỉ huy, rồi cuộc viếng thăm của Tổng thống Obama tháng năm vừa qua quả thực đã được sử dụng như bằng chứng ngoại phạm để nhà cầm quyền tiếp diễn bắt bớ tuỳ tiện. Khắp mọi ngày, các nhà báo, các bloggers, các người hoạt động bảo vệ nhân quyền, các lãnh đạo tôn giáo bị bắt bớ. Đây là điều chẳng có chi ngạc nhiên khi Việt Nam bị báo động đỏ trên thang hạng thế giới về đàn áp tự do báo chí.

Chúng tôi không ngừng tố giác các vi phạm nhân quyền tiếp diễn và chúng tôi yêu sách trả tự do cho những ai bị vất vào sau chấn song sắt, như trường hợp Ngài Thích Quảng Độ, vị lãnh đạo và biểu tượng của phong trào Phật giáo Việt Nam. Ngài bị cướp mất tự do một cách liên tục cho tới nay kể đã 34 năm tròn. Nay Ngài đã 88 tuổi.

Thưa ông Chủ tịch. Hiện nay Ngài Thích Quảng Độ bị quản thúc không lý do, không xét xử tại Saigon. Sức khoẻ Ngài khá suy kiệt. Chúng tôi yêu cầu khẩn cấp Bà Mogherini đặt hết uy lực của vị Bộ trưởng Ngoại giao và An ninh Liên Âu để đạt cho được việc trả tự do cho Ngài Thích Quảng Độ và những tù nhân khác. Xin cám ơn.”

Nữ Dân biểu Barbara Lochbihler: (Đảng Xanh, người Đức)

“Cuộc thảo luận hôm nay đến từ cuộc đàn áp hung bạo những cuộc biểu tình tiếp theo thảm hoạ môi sinh. Liên Âu đã mở cuộc điều tra độc lập về những nguyên nhân của thảm trạng. Nhưng cũng là điều quan trọng để bảo đảm cho sự đền bù các nạn nhân, và tất cả những ai bị bắt bớ qua những cuộc biểu tình phải được trả tự do, bởi vì đơn giản là họ sử dụng quyền tự do ngôn luận. Đã nhiều năm nay chúng ta chứng kiến sự gia tăng các nỗ lực của Việt Nam để bắt bớ hay bịt miệng những nhà hoạt động bảo vệ nhân quyền như trường hợp Nguyễn Văn Đài bị bắt một ngày sau cuộc Đối thoại nhân quyền Liên Âu. Điều cho thấy Việt Nam sử dụng nhà tù để bịt miệng nhân dân.”

Dân biểu Csaba Sogor: (Đảng Dân chủ Thiên chúa giáo, người Hung Gia Lợi)

Dự thảo lần thứ 5 Luật Tôn giáo và tín ngưỡng trình lên Quốc hội là một sự vi phạm Công ước Nhân quyền quốc tế mà Việt Nam đã tham gia ký kết.
-DB Csaba Sogor

“Dự thảo lần thứ 5 Luật Tôn giáo và tín ngưỡng trình lên Quốc hội là một sự vi phạm Công ước Nhân quyền quốc tế mà Việt Nam đã tham gia ký kết. Thật quá rõ, các điều luật trong Dự thảo Luật sẽ hành xử như công cụ đầy quyền lực để kiểm soát với những giới hạn rộng rãi trong việc hành đạo hay tín ngưỡng tại Việt Nam. Liên Âu cần thúc đẩy Việt Nam viết Dự thảo Luật Tôn giáo mới tuân thủ những nghĩa vụ của Việt Nam theo điều 18 của Công ước Quốc tế về Các quyền dân sự và chính trị, nhằm bảo đảm việc hành đạo cho bất cứ tôn giáo hay tín ngưỡng nào tại Việt Nam không bị điều kiện hoá theo cách xử lý của nhà nước công nhận hay không, đăng ký hay chấp thuận.

Trên tất cả, tự do cơ bản về tôn giáo hay tín ngưỡng phải được trở thành thực tại ở Việt Nam.”

Trong cuộc tiếp xúc riêng với Dân biểu Ramon Tremosa i Bacells, người Tây Ban Nha là một trong những người bảo trợ cho bản Quyết Nghị, khi được hỏi liệu Việt nam không cải tiến về nhân quyền, thì  Hiệp ước Tự do mậu dịch đang ký kết giữa Liên Âu và Việt Nam sẽ ra sao ? Ông trả lời:

“Theo tôi, tôi nghĩ rằng Hiệp ước Tự do mậu dịch Liên Âu – Việt Nam cần chận đứng, bao lâu Việt nam không chịu tôn trọng nhân quyền. Và tôi nghĩ rằng quan điểm này được nhiều bạn đồng viện ở Quốc hội Châu Âu ủng hộ. Cho nên chúng ta phải theo dõi cẩn thận bằng cách nào Hiệp ước này tiến triển, vì đây là vấn đề tối ư quan trọng đối với chúng ta.”

Những điểm quan trọng

Bản Quyết Nghị Quốc hội Châu thông qua hôm nay có những điểm yêu sách quan trọng như:

Điều 2, Kêu gọi chính phủ Việt Nam chấm dứt tức khắc mọi cuộc sách nhiễu, hăm doạ, đàn áp các nhà hoạt động bảo vệ nhân quyền, xã hội, môi sinh ; nhấn mạnh rằng chính quyền phải tôn trọng quyền hoạt động thông qua sự phản kháng ôn hoà và trả tự cho tất cả những người bị bắt trái phép ; đòi hỏi trả tự do tức khắc cho tất cả các nhà hoạt động bị bắt tuỳ tiện như Lê Thu Hà, Nguyễn Văn Đài, Trần Minh Nhật, Trần Huỳnh Duy Thức và Đức Tăng Thống Thích Quảng Độ;

Điều 4, Tố cáo sự kết án và tuyên án nặng nề đối với các nhà báo và các bloggers như Nguyễn Hữu Vinh, Nguyễn Thị Minh Thuý và Đặng Xuân Diệu và kêu gọi trả tự do cho họ;

Điều 6, Biểu tỏ mối quan tâm về sự cân nhắc của Quốc Hội đối với Luật Hội và Luật Tôn giáo và tín ngưỡng vốn trái chống với các tiêu chuẩn quốc tế về tự do lập hội và tự do tôn giáo hay tín ngưỡng;

Điều 8, Tái kêu gọi việc xét lại một số điều luật đặc thù trong Bộ Luật Hình sự Việt Nam đã được sử dụng để triệt tiêu tự do ngôn luận ; nhận thấy điều đáng tiếc trong con số 18 nghìn tù nhân được ân xá ngày 2-9-2015 chẳng có một người nào là tù nhân chính trị ; tố cáo những điều kiện giam giữ và nhà tù tại Việt Nam và yêu cầu nhà cầm quyền Việt Nam bảo đảm không giới hạn quyền được luật sư bào chữa;

Điều 10, Kêu gọi nhà cầm quyền chấm dứt đàn áp tôn giáo và sửa đổi Luật tôn giáo để tái hồi địa vị pháp lý của những tôn giáo không được thừa nhận ; kêu gọi Việt Nam thu hồi Dự thảo lần 5 Luật tôn giáo và tín ngưỡng, hiện đang bàn thảo tại Quốc hội, và chuẩn bị Dự thảo Luật Tôn giáo mới tuân thủ theo các nghĩa vụ của Việt Nam đối với Điều 18 của Công ước quốc tế về Các quyền dân sự và chính trị ; kêu gọi trả tự do cho Mục sư Nguyễn Công Chính, Trần Thị Hồng và Ngô Hào;

Điều 14, Kêu gọi Chính phủ Việt Nam tiếp cận mời Thủ tục đặc biệt LHQ, đặc biệt mời Báo cáo viên đặc nhiệm LHQ về Tự do ngôn luận và Báo cáo viên đặc nhiệm LHQ về tình trạng những người đấu tranh bảo vệ nhân quyền;

Điều 16, (…) Nhấn mạnh tầm quan trọng của đối thoại nhân quyền giữa Liên Âu và Việt Nam, đặc biệt nếu cuộc đối thoại này được thi hành cụ thể ; nhấn mạnh rằng cuộc đối thoại này phải mang lại hiệu quả và định hướng thành tựu;

Ỷ Lan, Phóng viên Đài Á Châu tại Quốc hội Châu Âu, Strasbourg.