MẢ TỔ FORMOSA ĐÂY RỒI.

MẢ TỔ FORMOSA ĐÂY RỒI.

thanhnientudo /

MO TO
Dưới đây là nguyên văn bài trên báo Người đưa tin mới nhất.

Tôi chép lại gửi lên đây để phục vụ nhiều bà con không quen đọc báo mạng và cũng đề phòng bài này sẽ bị gỡ trong vài giờ tới.
Toàn bộ rác thải sau khi bị bịt “Đầu ra” là biển Đông nay lộn lên rừng, chôn ngay trong vườn nhà một ông to của UBND tỉnh Hà Tĩnh..

Tôi đoán (không khẳng định) việc cho chôn chất thải này hiệu quả hơn việc gieo trồng nông nghiệp 1000 lần. Nên đề cử ông GĐ sở này vào danh sách những người làm vườn giỏi nhất VN !.

Dưới đây là nguyên văn bài viết:

CHẤN ĐỘNG.

Chấn động: Formosa chôn chất thải ở trang trại của GĐ môi trường

Câu hỏi đặt ra: Formosa đã đưa rác thải về đâu để tiếp tục sục rửa hệ thống, thì bất ngờ nhận được tin báo “rùng mình” từ người dân địa phương.

Trong khi chúng tôi đang đặt câu hỏi: Khi bị các cơ quan chức năng chặn đường biển để kiểm tra, lâu nay Formosa đã đưa rác thải về đâu để tiếp tục sục rửa hệ thống, thì bất ngờ nhận được tin báo “rùng mình” từ người dân địa phương. Chúng tôi đã cải trang thành những người dân bản địa, xâm nhập một trang trại “ma” ở đầu nguồn sông Trí, nơi được cho là đang chôn lấp hàng ngàn m3 cặn cô đặc, lấy từ hệ thống xả thải của Formosa.

Bên trong khu rừng tràm bí ẩn

Chúng tôi có mặt tại Kỳ Anh (Hà Tĩnh) và một ngày đầu tháng 7/2016. Theo tin báo từ một người dân địa phương cho biết: Tại trung tâm xử lý rác thải của tập đoàn Formosa Hà Tĩnh, người ta đang phân loại và đóng gói rất nhiều chất thải màu đen như bùn, bốc mùi khó chịu. Sau khi tập kết đủ số lượng, một số xe tải được điều động đến và vận chuyển theo hướng đường tránh thị xã Kỳ Anh rồi mất hút…

Rác vừa đổ xuống, chờ san lấp.

Những con đường đất ngoằn ngèo, đầy vết bánh xe tải nối trung tâm thị xã Kỳ Anh (Hà Tĩnh) với vùng thượng Kỳ Trinh, đã đưa chúng tôi tiếp cận trang trại bí ẩn nằm giữa rừng tràm bao phủ. Chúng tôi đã hết sức bất ngờ và ngỡ ngàng, khi nhìn thấy hàng ngàn m3 rác thải công nghiệp đen kịt đang bốc mùi nồng nặc, được người ta vận chuyển đến, rồi chôn lấp ngay ở đây.

Phóng viên xuyên vào rừng tràm, mật phục ghi lại những hình ảnh khó tin: Khu đất hàng ngàn m2 tạo thành vùng lõm giữa những thân tràm bao bọc. Và những chiếc xe tải phủ kín bạt, oằn mình từ nhà máy Formosa Hà Tĩnh chở theo những bao tải chất thải mang đổ xuống bãi này. Xe đổ đến đâu, hệ thống máy múc tiến hành san lấp đến đó.

Theo ghi nhận của chúng tôi, đây là một khu rừng hoang vu, ít người qua lại và thường xuyên có nhiều thanh niên mặt mũi bặm trợn lai vãng, giám sát sự vào ra của những người lạ mặt. Thậm chí, người dân địa phương quanh vùng không ai được bén mảng đến nơi đây.
Nơi đây, người dân gọi là trang trại Hoàng Trinh. Giữa trang trại bí ẩn này, chỉ một ngôi nhà nhỏ với một đôi vợ chồng già trông nom, chăm sóc vườn tược và gia cầm cho ông chủ. Họ được thuê vào đây làm việc rồi dần dần chuyển đến sinh sống ở đây luôn.

Bất ngờ về sự tiếp tay của ông giám đốc

Cả một vùng đất trống phát ra mùi hôi thối nồng nặc – đấy là mùi của hóa chất. Phần lớn rác thải đã được người ta lấp đất lên nhưng chúng tôi vẫn có thể đánh giá được trữ lượng thông qua những bao tải lộ thiên.
Điều đáng chú ý là toàn bộ diện tích của trang trại này đều nằm bên cạnh thượng nguồn sông Trí và cách đó không xa chính là đập tràn cung cấp nước sinh hoạt và sản xuất cho hàng ngàn hộ dân quanh vùng.

Sự thật rùng mình.

Trong quá trình xâm nhập, đám xe tải đã phát hiện ra chúng tôi. Họ dừng vận chuyển để dò la tung tích. Chúng tôi quyết định rút về TP Hà Tĩnh, liên hệ làm việc và trình báo về việc làm nguy hại này. Bằng sự tiếp thu thiện chí, chiều ngày 11/7, đoàn liên ngành gồm: Phòng Cảnh sát Điều tra tội phạm về môi trường, Thanh tra Sở TN – MT, Trung tâm Quan trắc và Kỹ thuật môi trường Hà Tĩnh, Công an thị xã Kỳ Anh… đã theo chân chúng tôi đến hiện trường để tiếp cận sự việc. Điều bất ngờ đầu tiên với các cơ quan chức năng, trang trại “ma” này thuộc quyền sử dụng của ông Lê Quang Hòa, Giám đốc Công ty Môi trường – Đô thị thị xã Kỳ Anh.

Một cán bộ đang công tác tại Formosa Hà Tĩnh thừa nhận: “Đây chính là chất thải kim loại nặng, được lắng lại sau quá trình xử lý nước thải. Nó như một lớp bùn đen đọng lại dưới đáy hồ và được múc lên rồi đóng gói đi chôn lấp. Việc làm này là hết sức nguy hiểm vì có thể trong lớp bùn đó còn chứa rất nhiều kim loại nặng, có thể gây ra nhiều hậu quả khôn lường”.

Link bài này tại đây:

http://www.nguoiduatin.vn/chan-dong-formosa-chon-chat-thai-o-trang-trai-cua-gd-moi-truong-a249673.html

( ảnh không minh họa cho bài, chỉ cảnh báo thôi ,rằng: ta đã đến, dù chết ta vẫn ở lại đây!)

70 năm vụ án phố Ôn Như Hầu

 70 năm vụ án phố Ôn Như Hầu

Kính Hòa, phóng viên RFA
 

635751404277370349.jpg

Trụ sở chính của Việt Nam Quốc dân đảng ở số 7 phố Ôn Như Hầu.

 Courtesy of baotangcongan.hanoi.gov.vn

05:28/07:30

Phần âm thanh Tải xuống âm thanh 

Tròn 70 năm kể từ ngày lực lượng Việt Minh tấn công hàng loạt các cơ sở của Quốc dân đảng trên toàn quốc vào ngày 12 tháng 7 năm 1946, trong đó có nhà số 7 phố Ôn Như Hầu, Hà Nội. Quốc dân đảng bị buộc tội âm mưu đảo chính. Hình ảnh Quốc dân đảng trong các tài liệu trong nước là một hình ảnh không tốt. Sau đây là ghi nhận ý kiến từ một phía khác về sự kiện Ôn Như Hầu, cũng như di sản của Quốc dân đảng ngày nay.

Vụ Ôn Như Hầu

Tài liệu được công bố của đảng cộng sản Việt Nam nói rằng tại số 7 Ôn Như Hầu, Hà Nội, có nhiều căn hầm dùng làm nơi giam giữ và tra tấn với nhiều dụng cụ còn dính máu. Khai quật trong vườn chuối có nhiều xác người mà Quốc dân đảng đã thủ tiêu.

Người cộng sản họ dựng nên vụ án, rồi nói rằng trong đó có vũ khí với tra tấn, làm sao mà một cái nhà giữa thành phố Hà Nội lại như vậy. Chuyện đó hoàn toàn không phải là sự thật.
– Ông Trần Tử Thanh

Trả lời về thông tin này, ông Trần Tử Thanh, hiện là Chủ tịch Hội đồng đại biểu Quốc dân đảng, hiện sống tại Virginia, Hoa Kỳ cho rằng:

“Lúc đó Việt Nam quốc dân đảng chúng tôi mới nhận trụ sở Ôn Như Hầu mới có vài tháng thôi. Người nhà thầu đến sửa sang trụ sở đó cho Quốc dân đảng làm việc, sau này có kể lại là khi ông ta vào làm việc thì thấy trong khu vười chuối có vài ngôi mộ, hỏi ra thì mới biết là mộ đó của những người Trung Hoa quốc gia họ sang đây bị bệnh chết, rồi chôn ở đó. Dựa vào đó người cộng sản họ dựng nên vụ án, rồi nói rằng trong đó có vũ khí với tra tấn, làm sao mà một cái nhà giữa thành phố Hà Nội lại như vậy. Chuyện đó hoàn toàn không phải là sự thật.”

Ông Thanh còn thuật một câu chuyện là đêm hôm trước công an Việt Minh có đến lấy một số tử thi ở nhà xác thành phố, và sau đó đem đến số 7 Ôn Như Hầu, nói là do Quốc dân đảng giết hại.

Cũng theo tài liệu chính thức của Việt Nam thì vụ tấn công trụ sở Quốc dân đảng ở số 7 Ôn Như Hầu, cũng như hàng loạt cơ sở khác là nhằm để đập tan một âm mưu đảo chính lật đổ chính phủ.

Ông Trần Tử Thanh không đồng ý:

“Vụ đảo chánh lật đổ chính phủ thì chính ngay ông Võ Nguyên Giáp cũng đã liên hệ với một sĩ quan của Pháp để chính thức xin yểm trợ cho ông ta một số vũ khí tối tân, cũng như một số sĩ quan Pháp, để ông ta tấn công vào các cơ sở của Việt Nam Quốc dân đảng. Thì như vậy làm sao nói Việt Nam Quốc dân đảng liên hệ với Pháp được, tài liệu của những người cộng sản sau này cũng có đề cập đến vấn đề đó.”

6357514042773703491.JPG

Lệnh bắt những người ở số 7 phố Ôn Như Hầu, ngày 12 tháng 7 năm 1946.

Trong giai đoạn 1945-1946, chính phủ Việt Nam tại Hà Nội là một chính phủ có nhiều đảng phái, trong đó có lực lượng Việt Minh do người cộng sản làm nòng cốt. Kết luận về vụ án Ôn Như Hầu, ông Trần Tử Thanh cho rằng nguyên nhân chính là Việt Minh của đảng cộng sản muốn độc chiếm quyền lãnh đạo chính trị:

Chủ nghĩa cộng sản hay con người cộng sản thì khi họ đưa bất cứ vấn đề gì ra thì chúng ta cũng cần phải xét lại. Chắc chắn vụ Ôn Như Hầu phải được sự chuẩn thuận của ông Hồ Chí Minh và bộ tham mưu của ông ta, và đây hoàn toàn là dàn dựng. Ông Hồ Chí Minh đã ký một hiệp định sơ bộ với Pháp, đồng ý cho 15 ngàn quân Pháp trở lại Việt Nam. Và chính phủ Pháp sẽ công nhận ông ta là người chính thức đại diện cho người Việt Nam. Và người Pháp nói là để cho Việt Nam tự do trong Liên hiệp Pháp. Ông Hồ Chí Minh tham quyền hành, muốn đảng cộng sản nắm hết quyền, và khi chính phủ liên hiệp quốc gia và cộng sản được thành lập, ông ta dần dần loại bỏ các thành phần quốc gia, trong đó có các thành viên Quốc dân đảng, Đại Việt, cũng như Việt Nam cách mạng đồng minh hội của cụ Nguyễn Hải Thần. Tức là loại bỏ các thành phần quốc gia ra khỏi chính phủ bằng cách gây nên một vụ án.”

Di sản Quốc dân đảng

Quốc dân đảng Việt Nam được ông Nguyễn Thái Học thành lập năm 1927 nhằm mục tiêu lật đổ chế độ thực dân Pháp bằng bạo lực. Sau cuộc khởi nghĩa Yên Bái 1930 bị thất bại, ông Nguyễn Thái Học và nhiều đồng chí bị Pháp xử tử, hơn 300 người bị bắt đày biệt xứ sang Guyana thuộc địa Pháp tại Nam Mỹ.

Sự thành lập Quốc dân đảng Việt nam cũng được cho là lấy cảm hứng từ Quốc dân đảng Trung Quốc do Tôn Trung Sơn thành lập. Trên trang Web của Quốc dân đảng Việt Nam hiện nay người ta thấy khẩu hiệu Dân tộc độc lập, dân quyền tự do, dân sinh hạnh phúc, và đó là nội dung của chủ nghĩa Tam Dân mà Tôn Dật Tiên cổ súy.

Sau sự kiện Ôn Như Hầu, Quốc dân đảng và đảng cộng sản trở thành thù nghịch nhau, nhưng trong số đảng viên cộng sản cũng có một số người từng là đảng viên Quốc dân đảng. Theo ông Trần Tử Thanh, ông Trần Huy Liệu, một cán bộ Việt Minh tiếp nhận chiếu thoái vị của Vua Bảo Đại vào năm 1945 từng là đảng viên Quốc dân đảng. Một người khác là ông Văn Tiến Dũng, một thời là ủy viên Bộ chính trị đảng cộng sản, và đảm trách Bộ trưởng Bộ Quốc phòng. Cũng có nhà nghiên cứu cho rằng câu khẩu hiệu rất đặc biệt nằm trên các giấy tờ hành chính của nước Việt nam ngày nay là Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, độc lập tự do hạnh phúc cũng lấy từ chính tinh thần của chủ nghĩa Tam dân của Quốc dân đảng.

Chắc chắn vụ Ôn Như Hầu phải được sự chuẩn thuận của ông Hồ Chí Minh và bộ tham mưu của ông ta, và đây hoàn toàn là dàn dựng.
– Ông Trần Tử Thanh

Sau năm 1954, Việt Nam Quốc dân đảng hoạt động công khai tại miền Nam Việt Nam. Sau năm 1975, nhiều thành viên Quốc dân đảng bị đi tù cải tạo, trong đó có hai ông Vũ Hồng Khanh và Trần Văn Tuyên, từng phụ trách những vị trí quan trọng trong chính phủ liên hiệp tại Hà Nội trong giai đoạn 1945-1946.

Năm 2008, báo Tuổi trẻ ở Việt Nam đăng một loạt bài về nhà tù biệt xứ của những tù chính trị Việt Nam bị đưa sang Guyana, trong số đó có hơn 300 đảng viên Quốc dân đảng. Báo địa phương của Guyana, trong số ra ngày 17 tháng 11 năm 2008 có tường thuật buổi đặt biển đồng tưởng niệm các tù nhân với sự có mặt của một nhà báo đến từ Việt Nam là ông Đào Danh Đức.

Trang Việt Quốc của Quốc dân đảng cho biết là vào đầu năm 2010 tổ chức Quốc dân đảng ở Bắc Mỹ và châu Âu hợp lực dựng một tấm bảng đồng thứ hai để tưởng niệm những người đã hy sinh tại Guyana. Song ông Trần Tử Thanh cho biết là tấm bảng này đã bị hư hại, và có nhiều nghi ngờ cho rằng những người cộng sản Việt Nam đã tìm cách phá hoại. Tuy nhiên theo ý kiến của một nhà nghiên cứu độc lập trong nước thì Hà Nội không làm chuyện này, vì họ đã cho phép đăng công khai loạt bài tưởng nhớ các liệt sĩ Quốc dân đảng vào năm 2008.

Tại Việt Nam cũng như hải ngoại tên tuổi Nguyễn Thái Học cùng các đồng chí của ông như Nguyễn Khắc Nhu, Đoàn Trần Nghiệp, Cô Giang, Phó Đức Chính đều được trân trọng. Nhưng vụ án Ôn Như Hầu thì không có sự đồng ý như vậy.

Đích thị là ‘Việt gian’!

Đích thị là ‘Việt gian’!

Ai đề nghị cấp phép, cho Formosa thuê đất lên tới 70 năm, trong khi khung quy định thuê đất thường chỉ 49 năm? Ai nhắm mắt làm ngơ trước “hồ sơ đen” gây ô nhiễm môi trường khắp thế giới của Formosa khắp thế giới? Ai để cho Formosa xây ống xả thải ngầm đổ thẳng ra biển mà không hề ngăn chặn, giám sát? … Ai là người biết rác thải công nghiệp Formosa nguy hại nhưng vẫn cho đổ hàng trăm tấn trong trang trại rồi bí mật chôn lấp?  Xin thưa, đó là một người Việt Nam“.

____

PetroTimes

13-7-2016

H1Thật cay đắng khi phải thốt lên rằng: Người Việt chúng ta đang “đầu độc” nhau, đang “giết” nhau từng ngày, đang vì chút lợi lộc bản thân mà chà đạp cả lợi ích của cộng đồng, của dân tộc.

Vụ Formosa xả thải diệt cả vùng biển miền Trung, cho đến vụ nước uống C2 nhiễm độc chì đầu độc hàng triệu người, rồi việc người làm du lịch Việt tiếp tay cho hướng dẫn viên Trung Quốc xuyên tạc lịch sử nước nhà. Dư luận còn chưa nguôi thì lại lộ ra chuyện iám đốc Công ty Môi trường – Đô thị thị xã Kỳ Anh, Hà Tĩnh bí mật cho Formosa chôn lấp chất thải công nghiệp trong trang trại.

Trong những vụ việc khiến dư luận cay đắng và phẫn nộ này, không chỉ có các nhà đại tư bản quốc tế vì lợi nhuận bất chấp tất cả, mà còn có bàn tay của người Việt dẫn dắt, có đôi mắt của những người Việt cứ “nhắm mắt là ngơ”.

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia định nghĩa: “Việt gian” là một cụm từ miệt thị dùng để ám chỉ những người Việt Nam bị xem là phản quốc, làm tay sai cho ngoại bang, có những hành động đi ngược lại với quyền lợi dân tộc.

Cụm từ này được sử dụng để chỉ những thành phần mà Việt Minh cho là ủng hộ Pháp từ năm 1945 trở về sau.

Sau thời chiến thì khái niệm này tạm thời mờ nhạt đi vì đất nước không có chiến tranh, ngay hay gian trở thành tính cách của mỗi người (gọi là “người ngay”, “kẻ gian”) chứ không còn quy thành khái niệm mang tính chất miệt thị nữa.

Tuy nhiên với những diễn biến gần đây thì có lẽ chúng ta lại phải “lôi” khái niệm này ra dùng thêm một lần nữa.

Đầu tiên, xin nói đến vụ Formosa:

– Ai đề nghị cấp phép, cho Formosa thuê đất lên tới 70 năm, trong khi khung quy định thuê đất thường chỉ 49 năm?

– Ai nhắm mắt làm ngơ trước “hồ sơ đen” gây ô nhiễm môi trường khắp thế giới của Formosa khắp thế giới?

– Ai để cho Formosa xây ống xả thải ngầm đổ thẳng ra biển mà không hề ngăn chặn, giám sát?

Vụ Formosa xả thải hủy hoại môi trường, các cơ quan chức năng đang làm rõ vai trò, liên quan trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân. Để điểm mặt, chỉ tên lúc này là chưa thể nhưng đó chắc chắn là… người Việt Nam.

Rồi vụ nước giải khát C2 nhiễm chì:

– Ai là người biết nguyên liệu sản xuất, biết mẫu xét nghiệm nước nhiễm chì nhưng vẫn “mặt kệ” mà không hề cảnh báo tới người tiêu dùng?

Xin thưa, đó là Viện Kiểm nghiệm An toàn thực phẩm, Bộ Y tế – một cơ quan chuyên về kiểm nghiệm và các cán bộ ở đó là người Việt Nam.

– Ai là người biết hàng trăm ngàn chai nước C2 đang tràn lan ngoài thị trường, nhưng vẫn nhắm mắt “mặc kệ” mà không ra lệnh thu hồi triệt để. Thậm chí không ra cảnh báo rộng rãi, khiến cho Cơ quan Quản lý thị trường không thể vào cuộc, kiểm tra, thu hồi.

Xin thưa, đó là thanh tra Bộ Y tế, các cán bộ ở đó là những người Việt Nam.

Vụ hướng dẫn viên du lịch lộng hành ở Việt Nam:

– Ai là người để cho các hướng dẫn viên du lịch Trung Quốc “lọt” vào Việt Nam và hàng nghề?

Xin thưa đó là một số công ty du lịch ham lợi nhuận mà bán tour, bán suất hướng dẫn, chấp nhận cho các doàn khách Trung Quốc có hướng dẫn viên người Hoa.

Đó là các khu du lịch vì lợi nhuận mà bỏ qua việc giám sát, nhắm mắt làm ngơ để cho hướng dẫn viên Trung Quốc hoạt động mà không dám thẳng tay cấm cửa, ngăn chặn.

Các công ty du lịch đó, các khu du lịch đó là của người Việt.

Vụ đổ trộm chất thải của Formosa:

– Ai là người biết rác thải công nghiệp Formosa nguy hại nhưng vẫn cho đổ hàng trăm tấn trong trang trại rồi bí mật chôn lấp?

Xin thưa, đó là một người Việt Nam.

Một giám đốc công ty môi trường, hiểu rất rõ thế nào là nguy hại của rác thải công nghiệp, nhất là từ một nhà máy thép có tiền sử “phá hoại môi trường” như Formosa. Một người chắc chắn biết rất rõ Formosa vừa gây ra thảm họa môi trường, khiến hàng triệu đồng bào của anh ta phải mất đi sinh kế, quê hương của anh ta tiêu điều. Nhưng anh ta vẫn nhắm mắt vì mấy đồng lợi nhuận của cá nhân.

Những người như trên, những người Việt Nam vì chút quyền lợi bản thân mà làm ngơ, đạp lên cả lợi ích cộng đồng, lợi ích dân tộc thì gọi là gì? Có đáng với từ “Việt gian” như trước đây cha ông ta vẫn gọi?

Phi Luật Tân thắng kiện, CSVN có đủ can đảm kiện Trung cộng như Phi?

Phi Luật Tân thắng kiện, CSVN có đủ can đảm kiện Trung cộng như Phi?

Vũ Ngọc Yên

12-7-2016

Tòa Trọng Tài Thường Trực (Permanent Court of Arbitration – PCA), trụ sở tại Peace Palace ở The Hague, thủ đô Hoà Lan, là tổ chức liên chính phủ thường trực giải quyết các tranh chấp quốc tế giữa các quốc gia thành viên bằng biện pháp trọng tài và các biện pháp hòa bình khác.

Ngày thứ ba 12.07.2016 Tòa đã công bố phán quyết vụ Phi Luật Tân (Philippines) kiện Trung Cộng về  “đường 9 đoạn” trên Biển Đông.

Tòa PCA nhìn nhận cáo trạng của Phi cáo buộc Trung Công đã chiếm cứ nhiều đảo một cách phi pháp, đồng thời Tòa đã bác bỏ những yêu sách chủ quyền của Trung Cộng trên  các quấn đảo ở Biển Đông.

H1Quân dân Phi phất cờ trên đảo Pasaga (Thị Tứ )- đảo này thuộc chủ quyền Việt Nam

Trong thời gian qua Trung cộng luôn tuyên bố chủ quyền  gần như trọn vẹn Biển Đông (80 %), bao gồm cả những vùng biển, hải đảo của nhiều quốc gia láng giềng trong đó có Phi Luật Tân. Nhưng nay các yêu sách chủ quyền này của Trung Cộng nêu ra đã bị năm thẩm phán trọng tài quốc tế phản bác.

Theo phán quyết, các  sự kiện lịch sử hay bản các bản đồ xưa mà Trung Cộng sử dụng làm chứng cứ để hỗ trợ cho tuyên bố chủ quyền “đường lưỡi bò” của mình đều không có cơ sở pháp lý. Tòa cho rằng Trung Cộng không có quyền lịch sử ở lãnh hải.

Đây là một phán quyết quốc tế đầu tiên trong vụ tranh tụng. Phán quyết này có thể dẫn đến những căng thẳng mới trong vùng.

Là trục giao lưu hàng hải của nền thương mại thế giới và có nhiều tài nguyên tôm cá, dầu hỏa và khí đốt nên Biển Đông mang  ý nghĩa chiến lược rất quan trong.

H2Đường 9 đoạn, còn gọi là đường lưỡi bò, của Trung Quốc ở Biển Đông.

Đảo hay rạn đá ngầm?

Vào năm 2013, Phi đã khiếu nại lên tòa trọng tài PCA về các cơ sở pháp lý mà Trung Quốc sử dụng để đặt ra đường lưỡi bò cũng như tuyên bố chủ quyền ở  Biển Đông.

Sau nhiều năm  thương thảo, Tòa đã công nhận sự khiếu nại của Phi Luật Tân. Trong khi đó, Trung Cộng ngay từ đầu đã khẳng định  không tham dự xét xử và sẽ không chấp thuận phán quyết.

Phán quyết về chủ quyền lãnh thổ trên các đảo,  dãi san hô, bãi cạn, đá ngầm, vùng cát bồi ở biển đông vượt quá thẩm quyền của Công Ước Luật Biển Liên Hiệp Quốc (UNCLOS)  và không liên hệ đến sự diễn giải của luật biển quốc tế. Thực tế Tòa Án Thường Trực không thể cho ra phán quyết trong các vụ tranh tụng chủ quyền lãnh thổ. Phi Luật Tân đã không đặt vấn đề chủ quyền trong đơn khiếu nại.

Trong đơn khiếu nại Phi nêu quan điểm pháp lý về các thực thể  tranh cãi (đảo, san hô, bãi sạn, rạn đá) trong vùng biển. Trung Cộng quả quyết những thực thể chiếm đóng là các đảo và dựa vào đó mà mở rộng chủ quyền lãnh hải theo UNCLOS. Phi Luật Tân ngược lại khẳng định đó chỉ là những rạn đá ngầm lúc chìm lúc nổi nên không thể căn cứ vào mà đưa ra yêu sách lãnh hải. Phi quả quyết rằng UNCLOS chưa bao giờ công nhận chủ quyền lãnh hải dựa trên đảo “nhân tạo” bao giờ. Bắc Kinh không có lý do gì để dùng chúng làm “điểm mốc” biện hộ cho đường chín khúc được.

Chính phủ Phi Luật Tân còn cho rằng một khi thủy triều xuống sẽ thấy các gò đá mà Trung Cộng cướp được của Phi  nằm trong thềm lục địa nước Phi. Vì thế xét theo UNCLOS, sự chiếm đóng của Trung Cộng trên các đảo  là phi pháp.

Việt Nam sẽ có phản ứng?

Phi Luật Tân thắng kiện. Tòa Án Quốc tế đã ủng hộ cáo trạng của nước này và bác bỏ yêu sách chủ quyền dựa trên những chứng cứ lịch sử và cách diễn giải UNCLOS  biện minh  cho “đường lưỡi bò” của Trung Cộng. Phán quyết này sẽ khích lệ nhân dân Việt Nam đòi lại quyền làm chủ trên những quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa mà Trung Cộng đang chiếm đóng. Nhưng liệu nhà nước CHXHCN Việt Nam có can đảm hành động như chính quyền Phi Luật Tân hay không?

Đổi nghề và đổi đời

Đổi nghề và đổi đời

Nguoi-viet.com

Phụ nữ Việt Nam tại một lớp học tiếng Hoa ở Đài Loan. (Hình minh họa: Sam Yeh/AFP/Getty Images)

Phụ nữ Việt Nam tại một lớp học tiếng Hoa ở Đài Loan. (Hình minh họa: Sam Yeh/AFP/Getty Images)

Tạp ghi Huy Phương

Nói chuyện ngư dân bỏ biển cũng như nói đến chuyện công nhân bỏ nhà máy và nông dân bỏ ruộng đồng. Trong một đất nước Cộng Sản mà các lực lượng công nông, thường được biểu dương là giai cấp tiên phong, không đủ đất sống phải đi làm thuê, ở mướn nước ngoài, thậm chí là kiếm tấm chồng hay bán thân nuôi miệng, thì đó là điều đáng xấu hổ cho giới cầm quyền vẫn thường rêu rao là “giương cao ngọn cờ độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội.”

Ước tính, khoảng 263,000 người bị ảnh hưởng sau thảm họa cá chết, trong đó có 100,000 lao động trực tiếp. Giải quyết vấn đề cá chết, biển nhiễm độc hiện nay là không thể có đủ lương thực trợ cấp cho ngư dân dài hạn, biển không biết bao giờ mới sạch để cho “con cá nó sống vì nước” trở lại. Việt Nam nhận $500 triệu và Formosa vẫn ở tại chỗ, không có gì bảo đảm là đã ngưng xả nước độc xuống biển, và cũng không ai kiểm soát được nhà máy sẽ hoạt động như thế nào trong tương lai.

Ông Doãn Mậu Diệp, thứ trưởng Bộ Lao Động, Thương Binh và Xã Hội, cho biết, sau sự cố, lãnh đạo bộ đã làm việc với các tỉnh để nắm tình hình khó khăn của ngư dân bị ảnh hưởng, “lắng nghe” nguyện vọng của ngư dân.”

Tôi đặt hai tiếng “lắng nghe” trong ngoặc kép! Chính phủ đã lắng nghe nguyện vọng của ngư dân như thế nào. Đó là Formosa phải cút khỏi Việt Nam và không lấy tiền hỗ trợ của Formosa, trong khi Formosa vẫn tồn tại, đó là hành động tiếp tay cho thủ phạm thải chất độc vào môi trường.

Formosa vẫn còn đó nhưng dân phải đổi nghề và ra đi! Chính phủ Việt Nam hiện nay rõ ràng là đã chọn nhà máy thép thay vì chọn cá.

“Bộ trưởng đã thống nhất với các tỉnh về việc cần phải có một đề án tổng thể về dạy nghề, tạo việc làm và xuất khẩu lao động. Sẽ có chương trình đưa 3,500 ngư dân (ưu tiên cho các huyện ven biển của bốn tỉnh miền Trung) đi xuất khẩu lao động tại Nam Hàn, và có kế hoạch đưa điều dưỡng viên đi Đài Loan, Nam Hàn, và Thái Lan.

Trong cuộc đời chúng ta, những người đã bỏ nước ra đi, đã đổi nghề nhiều lần. Từ một chuyên viên, một trí thức, một ông bộ trưởng, một thầy giáo, năm 1975 khi Cộng Sản Bắc Việt vào Sài Gòn, họ đều bắt buộc đổi nghề trong các trại cải tạo. Những nghề này hoàn toàn không liên quan gì đền nghề nghiệp cũ mà họ đã tốn công, tốn của để được đào tạo trong bao nhiêu năm. Bây giờ họ là những cuốc đất, trồng khoai, cấy lúa, nấu bếp hay chăn dê, giữ bò. Đây là những cuộc đổi nghề bất đắc dĩ vì thời thế nhưng họ làm được, cũng không đến nỗi vụng về. Những trí thức đã từng quen với ống nghiệm trong phòng bào chế hay đứng trên bục giảng, cả những người chỉ chuyên “bóp cò” cũng nấu chín một nồi cơm, đan dược những tấm tranh, lợp được một mái nhà tươm tất, không đến nỗi tệ vì đây chỉ là loại lao động căn bản, có thể nói “ai làm cũng được.”

Rồi khi ra tù, trong chế độ mới, họ lại “đổi nghề” một lần nữa, lăn lóc ngoài chợ trời, mở một xe hủ tiếu, đứng bán một quầy vé số hay thuốc lá lẻ, đạp xích lô. Cũng không sao! Những nghề này không cần khả năng chuyên môn, cũng chẳng cần bằng cấp, thì những người có chuyên môn, thuộc giới khoa bảng cũng làm được.

Bị đẩy ra nước ngoài, lại có dịp đổi nghề một lần nữa, đi bỏ báo, vào cắt chỉ trong shop may, hay nấu phở cũng không sao! Đó là những chuyện đổi nghề và đổi đời mà những người dân ở phía Nam sông Bến Hải đã trải qua.

Nhưng ngư dân phải đổi nghề là một thảm họa.

Vì địa thế nơi cư ngụ, gần biển cả, không có ruộng đồng, không có nương rẫy, nghề cá là một nghề gần gũi, thích hợp với sinh hoạt của họ, một nghề cha truyền con nối. Trong gia đình ngư dân, một đứa trẻ lên 10, 12 đã theo cha lên thuyền ra biển, tập vật lộn với biển cả, quen với cánh buồm, sợi lưới, mái chèo. Ngư dân cũng không thấy học vấn là cần thiết cho việc sinh nhai, chỉ cần quen việc, chịu đựng mưa gió. Họ cũng không nghĩ đến việc đầu tư cho con, học lên cao, quen với khoa học kỹ thuật để cải tiến nghề nghiệp, như con cái sau này có cơ hội xây dựng một nhà máy nước đá, ướp cá hay dùng xe lạnh chuyên chở hải sản đi xa để tăng lợi tức.

Không có phương tiện đầu tư cho tương lai, tầm nhìn gần và họ không nghĩ xa, kiểu ăn bữa nào lo bữa đó. Người chủ ghe hay bạn ghe trở về sau chuyến ra khơi đem cá về, thì đã có thương lái đến tận nơi, cân cá lấy tiền, hay chính người vợ, đứa con gái, trực tiếp đem hải sản ra chợ bán cho khách trong làng để đổi lại mớ sau, bộ áo quần hay tập sách cho con. Họ dựng vợ gả chồng trong thôn xóm qua sự gần gũi quen biết, cùng nghề nghiệp, cùng sớm hôm vui buồn theo con nước hay những ngày biển động.

Bây giờ bắt những thanh niên da đã sạm nắng, bàn chân trần đã chai, bỏ làng xóm, bỏ biển, bỏ gia đình, mang dày vớ, kéo một cái va-li “xuất khẩu” đi ngoại quốc, làm những công việc lạ lẫm, thì chẳng qua là& bước đường cùng!

Hiên nay, Việt Nam có 167 doanh nghiệp hoạt động dịch vụ xuất khẩu lao động, trong đó có khoảng 60% doanh nghiệp 100% vốn nhà nước hoặc cổ phần có vốn nhà nước chi phối. Công ty làm nhiệm vụ giới thiệu, đào tạo, thủ tục đi nước ngoài, lo nơi định cư, giấy tờ, hợp đồng lao động,… cho người lao động. Đổi lại, lao động chi trả cho công ty khoản phí gọi là phí môi giới. Tình hình “xuất khẩu lao động” hiện nay xẩy ra nhiều tệ nạn “bắt con bỏ chợ,” công nhân đối mặt với việc bị lừa đảo, bóc lột và ngược đãi.

Các cơ quan ngoại giao Việt Nam ở nước ngoài đã cấu kết với các nhà thầu, “sống chết mặc bay!”

RFA loan tin theo Ủy Ban Cứu Người Vượt Biển, hiện có hàng ngàn lao động Việt Nam lâm cảnh mất việc làm, vô gia cư, đói khát ở nước ngoài trong khi giới chủ nhân và các quan chức liên hệ tỏ ra tắc trách.

Cho nên, giải pháp “chữa cháy” của Việt Nam đưa ngư dân vùng biển có cá chết đi lao động ở nước ngoài là một giải pháp “mạt hạng” chỉ có lợi cho ngân sách nhà nước và kẻ “lái người” vô đạo.

Ngoài giải pháp xuất khẩu “ngư dân,” hiện nay, chính phủ hứa cấp 15kg gạo mỗi tháng cho một người trong thời gian tối đa sáu tháng đối với nhân khẩu thuộc gia đình chủ tàu và hộ gia đình của lao động trên tàu khai thác hải sản vùng ven bờ, vùng lộng không lắp máy hoặc lắp máy có công suất dưới 90 CV. Các doanh nghiệp, chủ vựa, tàu dịch vụ hậu cần nghề cá có hoạt động thu mua được vay vốn tín dụng tại các tổ chức tín dụng do Ngân Hàng Việt Nam chỉ định với lãi suất thấp áp dụng cho lĩnh vực ưu tiên, kỳ hạn ngắn và được ngân sách nhà nước hỗ trợ 100% lãi suất trong thời gian tối đa sáu tháng.

Bộ Lao Động, Thương Binh và Xã Hội triển khai một dự án tổng thể về dạy nghề, việc làm, xuất khẩu lao động, trong đó ưu tiên một số huyện nghèo ven biển bị ảnh hưởng.

Nhưng rồi sau sáu tháng, sự việc sẽ ra sao?

Chính phủ có bảo đảm sau sáu tháng biển sẽ sạch, và ngư phủ đã ra khơi bắt được con cá sống về chưa, trong khi nguyên nhân biển nhiễm độc và con cá chết là Formosa vẫn còn đó?

Đảng Cộng Sản Việt Nam đứng về phía Formosa chứ không phải đứng về phía dân tộc.

RIÊNG MỘT KHOẢNG CHIỀU

RIÊNG MỘT KHOẢNG CHIỀU

Kha Đông Anh

Khi đã trưởng thành tâm lý, chắc hẳn ai cũng đã từng hơn một lần suy tư về thân phận con người để khả dĩ nhận ra nó nhỏ nhoi và bọt bèo.  Theo quy luật, ai cũng có một ngày hóa thành cát bụi, trở về nơi mình xuất xứ.

Buổi chiều, sau cơn mưa, tôi lặng đứng nhìn dòng người qua lại trên phố, chợt nghe lòng mình thánh thót những giọt ưu tư rỉ ra từ vết trầm bâng khuâng không tên.  Rất lạ.  Thứ cảm giác khó tả như những sợi nhỏ, dài, đan quyện nhau, chằng chịt như mạng nhện trong căn nhà bỏ hoang.

KHOANG CHIEU

Con tim mặc vẻ bí ẩn.  Con người đôi khi trở nên mâu thuẫn, một loại mâu-thuẫn-hợp-lý.  Thật vậy, đôi khi ta không hiểu hết chính mình.  Những câu hỏi tưởng chừng đơn giản mà thành như vấn nạn.  Miệt mài đi tìm mình mà vẫn không gặp, chênh vênh một cõi về.  Đam mê và hoài bão cứ giằng co đêm ngày.

Những năm gần đây, việc hiến xác cho khoa học trở nên phổ biến hơn, nhiều người đã tình nguyện làm việc này.  Từ tháng 10-1997, tôi là người mang số thẻ 119.  Tôi là một trong những người đầu tiên được trường Đại Học Y Dược TP HCM “cúng sống” ba lần.  Sau đó không còn tổ chức lễ Macabê để tri ân những người hiến xác vì số người tăng lên nhanh quá đông.  Từ khi thực hiện ý định này, tôi thấy mình có chút gì đó hữu ích hơn, giảm bớt ích kỷ đáng kể, cái TÔI trong tôi bớt “hung hãn” hơn xưa.

Đời người một khoảng trăm năm
Tưởng dài mà ngắn – Nhiều buồn, ít vui!

Khi đã trưởng thành tâm lý, chắc hẳn ai cũng đã từng hơn một lần suy tư về thân phận con người để khả dĩ nhận ra nó nhỏ nhoi và bọt bèo.  Theo quy luật, ai cũng có một ngày hóa thành cát bụi, trở về nơi mình xuất xứ.

Nói vậy không có ý bi quan yếm thế, nhưng để nhận diện mà cố vươn lên và sống hữu ích hơn, không chỉ cho chính mình mà còn cho mọi người.  Sống trong thời đại bùng nổ thông tin, không ai lại không biết ít nhiều về thế giới.  Một trong những điều khiến chúng ta quan tâm chắc phải là sự bất công giữa con người với nhau, sự bạc đãi và lạm dụng trẻ em, chiến tranh, coi thường nhân phẩm…  Tất nhiên, đó chỉ vì thiếu tình yêu thương đích thực.

Các nhà lãnh đạo đã và đang tìm mọi biện pháp hữu ích khả thi nhất để vãn hồi hòa bình, tìm hạnh phúc cho con người, xoa dịu vết thương cuộc đời vốn dĩ không ít đau khổ.  Vì đời người ngắn ngủi nên cần phải làm “cái gì đó” cho đáng sống.  Cần chau chuốt và nuôi dưỡng những tư tưởng vĩ đại, và chỉ cần một bề ngoài giản dị mà không quê mùa.

Những đám mây làm buổi chiều xuống thấp.  Thấp dần. Đang chạm vào đêm.  Khoảng chiều thật kỳ lạ.  Ngôn từ chiều cao siêu như thầm nhắc tôi lời của Pithagore: “Đừng thấy bóng mình to mà tưởng mình vĩ đại.”

Khi tư tưởng chín muồi thì thân xác bắt đầu rã rời, chuẩn bị tan rữa để hóa thành cát bụi!  Một nghịch-lý-thuận.  Thế nhưng con người rất dễ “lên mặt”, nhất là khi có chút gì đó hơn người khác về một phương diện nào đó.  Thánh Phalô nói: “Ai tưởng mình là gì mà kỳ thực không là gì hết, thì là lừa gạt chính mình” (Gl 6:2-3).  Con người luôn bị giằng co, đôi khi mâu thuẫn: “Điều tôi muốn thì tôi lại không làm, điều tôi không muốn thì tôi lại làm” (Rm 7:19).

Cuộc sống luôn phức tạp và có nhiều điều khiến người ta hoang mang, lo lắng, thậm chí là sợ hãi – nhất là trong thế giới ngày nay.  Tuy nhiên, Chúa biết rõ mười mươi, biết rõ chúng ta hơn chính chúng ta biết mình, thế nên rất nhiều lần Ngài đã trấn an: “Đừng sợ!” (Mt 10:26; Mt 10:28; Mt 10:31; Mt 14:27; Mt 17:7; Mt 28:5; Mt 28:10).  Thật vậy, “dù cha mẹ có bỏ con thì vẫn còn Thiên Chúa đón nhận” (Tv 26:10), và “Đấng đã gọi tôi, Ngài đang ở với tôi, Ngài không để tôi cô đơn một mình” (Ga 8:29).

Tình yêu Thiên Chúa quá tuyệt vời, quá kỳ diệu, Lòng Chúa Thương Xót quá bao la, con người chúng ta không thể hiểu nổi. Chưa thể dò được khoảng cách giữa trời và đất thì chúng ta không bao giờ đủ trình độ hiểu hết Ý Chúa!

Con đã từng cảm thấy bất xứng và cầu xin như Giáo Hoàng tiên khởi Phêrô: “Lạy Chúa, xin tránh xa con, vì con là kẻ tội lỗi!” (Lc 5:8).  Nhưng con vẫn tin cậy Ngài: “Lạy Chúa, xin thương xót con vì con là kẻ có tội” (Lc 18:9-14).  Và con đầu hàng vô điều kiện để Ngài điều khiển: “Lạy Chúa, này con đây, con đến để thực thi ý Ngài” (Dt 10:7 & 9).  Xin Chúa thương thánh hóa và nâng đỡ hạt-bụi-con luôn mãi.  Amen!

Kha Đông Anh

From Langthangchieutim

Lãnh đạo Việt Nam nên đổi nghề*

Lãnh đạo Việt Nam nên đổi nghề*

 FB Lê Công Định

Trong kế hoạch sử dụng “tiền bồi thường” của Formosa, Chính phủ có ý định dành một khoản tiền hỗ trợ ngư dân địa phương chịu thiệt hại vì mất ngư trường chuyển đổi nghề. Ý định đó, dù rất thực tế, cho thấy Chính phủ hoàn toàn hiểu rõ nhưng bất lực trước những khó khăn sau đây:

1. Không thể đóng cửa Formosa và phải chấp nhận Công ty này tiếp tục xả thải độc hại ra biển, nên ngư dân khó có thể trông mong trở ra biển đánh bắt thuỷ sản trong vài tháng tới. Do vậy, chỉ còn mỗi con đường chuyển đổi nghề.

2. Chấp nhận Formosa tiếp tục hoạt động là chấp nhận biển miền Trung trở thành Biển Chết. Ngư trường truyền thống của một quốc gia ven biển hàng ngàn năm nay xem như chấm dứt, ít nhất trong nhiều chục năm tới.

3. Để mặc Biển Đông cho tàu chiến và thuyền đánh cá của Trung Quốc tự tung tự tác đúng chiến lược bành trướng và thâu tóm Biển Đông của chính quyền Bắc Kinh.

Đối với một chính quyền bất lực trước vấn đề mưu sinh của người dân và an ninh của quốc gia như vậy, điều cốt lõi không phải là chuyển đổi nghề của ngư dân. Mà thay vào đó, người dân mong muốn và yêu cầu toàn bộ giới lãnh đạo cộng sản cầm quyền phải chuyển đổi nghề cho dân nhờ. Nghề gì phù hợp với năng lực của quý vị thì tôi đành chịu.

Rất tiếc phải nói thẳng ra như thế!

__________

* Đầu đề do BBT BVN tự đặt.

Nguồn: https://www.facebook.com/LSLeCongDinh/posts/1728066847467092?pnref=story

NGƯỜI CÓ BÌNH AN SẼ ĐEM BÌNH AN ĐẾN KHẮP NƠI

 NGƯỜI CÓ BÌNH AN SẼ ĐEM BÌNH AN ĐẾN KHẮP NƠI

Tuyết Mai

Hay lắm khi Thiên Chúa ban cho chúng ta sự BÌNH AN trong tâm hồn thì dù mắt nhìn thấy mọi biến chuyển chung quanh trong cuộc sống ngày qua ngày, tai có nghe thiên hạ chửi hay nói xấu sau lưng mình cũng chẳng có thể làm tâm ta bị động vì những lời nói gây chiến của họ.   Nhưng quan trọng hơn hết là miệng ta không cần phải nói gì cả mà hãy dâng hết lên cho Thiên Chúa cùng cầu nguyện thật nhiều cho Linh Hồn sống đời của họ.

Do đó khi Thiên Chúa ban cho ai sự BÌNH AN thì gia đình người ấy hẳn sẽ luôn sống trong Chúa, trong an vui, trong thuận hoà vì hiểu biết nên thông cảm cho từng nỗi khó khăn của từng người trong gia đình, nhất là có vấn đề trẻ già xung khắc.   Có chuyện buồn phiền thì từ ông bà, cha mẹ là người có dầy kinh nghiệm sống đời sẽ đem lời an ủi và khuyên răn cho chúng con cháu chớ không dùng lời chửi bới chúng cách thậm tệ mà để con cháu chắt chúng ghim trong dạ.   Vì dần những lời đay nghiến ấy sẽ tích tụ, sẽ biến thành thù hận và ghét bỏ.

Sự chứng kiến và học hỏi từ trong gia đình nào luôn có sự xào xáo, om xòm to tiếng ấy hẳn con trẻ sẽ bắt chước mà đem ra đời hành xử với mọi người cách rất ích kỷ, nghĩ sao nói vậy thì thử hỏi đứa trẻ ấy sẽ ra sao, thành công hay thất bại trong đời? Hay luôn là tai họa cho người và cho đời? Và có phải nhà tù có xây nhiều bao nhiêu cũng không đủ chứa những trẻ bất trị và bất an cho xã hội hay không?.

Bởi thế mà Thiên Chúa ban cho ai có được sự BÌNH AN và sự KHÔN NGOAN thì cần lắm cho chúng ta ông bà, cha mẹ phải nên tận dụng thời giờ Chúa ban để giáo dục chúng trẻ trong tình yêu thương, xây dựng như một thầy, cô giáo đúng nghĩa.   Vì chẳng phải ai cũng có được Ơn ban của Chúa mà không cất công tìm kiếm Chúa trong THỜI GIỜ mà Chúa ban đồng đều (ngày 24 giờ) cho tất cả con cái Người được hưởng dùng đâu.   Vì sao? Thưa vì chúng ta người lớn mải lo tìm kiếm của cải Thế Gian.

Cái đáng tội là chúng ta bậc ông bà, cha mẹ thấy sai mà không sửa, thấy làm bậy mà không dừng thì còn bấy lâu thời giờ để chúng ta sửa đổi cách sống sao cho xứng đáng trong mắt Chúa và làm gương tốt lành cho thế hệ tương lai con cháu chắt sau này?.

Vì ai làm gương xấu cho một đứa trẻ thì cả một tương lai thế hệ của chúng sẽ bắt chước theo xấu cùng đem theo nhiều người xuống VỰC SÂU của TỘI LỖI.   Còn ai biết sống làm gương tốt lành ngay từ bây giờ thì quả thật người ấy ắt sẽ được nên THÁNH ngay tại đời này và tất cả con cháu chắt của họ cũng sẽ nên THÁNH cách không khó, thưa có phải??.

Y Tá của Chúa,

Tuyết Mai

9 tháng 7, 2016

THẦY ƠI, CỨU CON!

THẦY ƠI, CỨU CON!

LM Giuse Trần Việt Hùng

Câu truyện xưa kể rằng có một người đi du hành bị lạc trong bãi cát cuốn.  Thầy Khổng Tử đi ngang qua thấy sự nguy hiểm của người khách lạ, Thầy nói: Rõ thật người ta nên tránh xa những chỗ như thế này.  Kế đó, Đức Phật đi qua thấy trạng thái nguy hiểm này và nói: Hãy để cho tình trạng con người như thế mà nêu gương bài học cho cả thế giới.  Rồi Đức Mohammed cũng đi ngang qua đó và nói với người đang bị chìm sâu vào lòng cát: Alas, đây là ý của Chúa.  Cuối cùng, Chúa Giêsu xuất hiện trong hoàn cảnh nguy cơ này và nói: Này anh, hãy cầm lấy tay của Thầy, Thầy sẽ cứu con.

Có nhiều tôn giáo trên thế giới.  Các tôn giáo có rất nhiều giáo điều rất đáng khâm phục và ngưỡng mộ.  Nhưng chỉ có một Đấng có thể ban ơn cứu độ cho con người khỏi vòng nô lệ tội lỗi.  Chúa Giêsu phán: Thầy là Đường, là Sự Thật và là Sự Sống.  Không ai đến được với Cha mà không qua Thầy (Ga 14, 6).  Không có một vị sáng lập tôn giáo nào đã dám công bố như Chúa Giêsu, bởi vì họ không thể làm được.  Chỉ có Chúa Giêsu có uy lực và quyền năng để tha thứ tội lỗi và ban cho chúng ta sự sống muôn đời. Thiên Chúa yêu thế gian đến nỗi đã ban Con Một, để ai tin vào Con của Người thì khỏi phải chết, nhưng được sống muôn đời (Ga 3, 16).

Ông Phêrô chìm trong nước, hoảng sợ chỉ kịp la lên: Lạy Thầy, xin cứu con!  Nghe lời kêu cứu thân thương, chắc chắn Chúa sẽ cứu.  Ông Phêrô là dân chài, sợ gì nước chứ.  Vậy mà khi bị ngụp xuống nước ông vẫn hoảng.  Ông hoảng vì thấy Chúa đi và đứng trên nước.  Ông sợ vì ông đang ở cạnh Đấng có quyền năng trên hết mọi sự.  Câu truyện ông Phêrô được đi trên nước và chìm xuống giúp chúng ta nhiều bài học suy tư trong cuộc đời.  Bài học của niềm tin.  Phêrô thưa lại rằng: “Lạy Thầy, nếu quả là Thầy, thì xin truyền cho con đi trên mặt nước mà đến cùng Thầy” (Mt 14, 28).  Phêrô đã tin vào Thầy có quyền đi trên mặt nước.  Ông đã xin một điều quá sức mình.  Vì một vật nặng xuống nước ắt sẽ chìm.  Ông tin và ông bước xuống nước.  Ông đi trên mặt nước nhưng nhìn sóng biển và gió mạnh, ông sợ hãi và quên nhìn vào Chúa.  Ông bị chìm.

Lần đầu tiên tôi có kinh nghiệm đi vượt biên trên biển bằng ghe đánh cá.  Thật tình mà nói trước khi ra đi, tôi chẳng biết gì về biển cả và không lo sợ chi.  Tôi cũng không tưởng tượng sự bao la và sức mạnh của biển khơi và những cơn giông bão, sóng ngầm, sóng bạc đầu.  Quyết định ra đi là đi thôi.  Chúng tôi khởi hành trong đêm tối, từng tốp vài ba người cập bến và lên ghe.  Ra đi giữa đêm tối phải đối diện với nhiều khó khăn.  Làm sao qua mặt được những chòi gác canh.  Tôi chỉ có một niềm tin phó thác trong Chúa.  Niềm hy vọng sự tự do và sự sống còn chỉ lờ mờ.  Hành trình vượt biển đó chính là bài học của hành trình trên sóng nước mỗi ngày.  Cho dù lo sợ và hồi hộp, chúng ta hãy cầu nguyện, cậy trông và phó thác.  Lạy Thầy, xin cứu con!  Đó là tất cả những tâm tình mang theo trên biển.

Có những khúc quanh cuộc đời làm cho chúng ta phải chùn bước, phải lo sợ và chán nản.  Chúng ta làm việc lành phúc đức, ăn ở hiền lành và sống đạo đức tốt lành.  Chúng ta nghĩ sống tốt sẽ được an hưởng sự bình an hạnh phúc.  Thế rồi một ngày đi khám bác sĩ, phát giác ra rằng mình đang bị ung thư, bị tiểu đường, bị xơ gan, sạn mật… hoặc là nghe tin buồn một người thân bị tai nạn, một thành viên trong gia đình mới qua đời, một đứa con bỏ nhà ra đi, một đứa chửa hoang, một đứa rơi vào nghiện ngập hút sách, đứa thì vào băng đảng, đứa bị đi tù, và gia đình ly dị phá tán, con cái truỵ lạc…  Hỡi ôi, đời là bể khổ!  Tất cả những tai ương, thảm cảnh và khổ đau có thể xảy ra cho mỗi người trong cuộc lữ hành.  Người ở trong cuộc cảm thấy choáng váng mặt mày và giống như bị chìm xuống nước chới với. Bao nhiêu mộng ước bỏ dở.  Lo lắng trách nhiệm gia đình còn nặng nề.  Bao nhiêu công việc dở dang đang đợi chờ.  Biết cậy dựa vào ai?  Tâm trạng rơi vào sự hoảng sợ và lo lắng.  Biết rằng sự lo lắng không làm thay đổi được hiện trạng đang xảy ra.  Những ai có niềm tin thì chạy đến cầu trời khấn phật, chạy thầy chạy thuốc và cầu vái tứ phương mong sao thoát nạn.  Môn đệ của Chúa thì kêu lên: Lạy Thầy, xin cứu con!

Có những lúc chúng ta bị tuột dốc trong chán nản, đơn côi, thất bại, đau buồn và có khi tuyệt vọng.  Tin theo Thầy Giêsu, dù trong trạng huống nào chúng ta vẫn phải có niềm hy vọng và cậy trông. Chúng ta hãy kêu lên: Lạy Thầy, xin cứu con!  Chúa sẽ giơ tay cứu chúng ta theo cách của Chúa.  Các thứ bệnh tật cả phần hồn lẫn phần xác đều có thể được chữa lành.  Niềm tin tưởng và lòng cậy trông kiên vững vào quyền năng của Chúa sẽ giúp chúng ta tìm được sự bình an.  Biết đâu sự rủi ro và bệnh tật sẽ sinh hoa kết trái trong đời sống đạo.  Sức mạnh đời sống tâm linh rất cần thiết để nâng đỡ khi yếu đuối bất hạnh.  Chúa Giêsu mời gọi chúng ta: Tất cả những ai đang vất vả mang gánh nặng nề, hãy đến cùng tôi, tôi sẽ cho nghỉ ngơi bồi dưỡng(Mt 11, 28).

Trong bất cứ bậc sống nào, độc thân, tu trì hay gia đình, mỗi người đều có những đêm tối sóng cuộn gió cuồng.  Khi còn non trẻ cũng như khi đã luống tuổi, chúng ta luôn phải đối diện với những cạm bẫy ở đời.  Người ta thường nói: Khôn ba năm dại một giờ.  Sa ngã cũng là chuyện thường tình trong cuộc đời, nhưng hậu quả có thể tai hại ghê gớm.  Có nhiều người đã mất cả chức vị, danh dự và lý tưởng. Đối với xã hội, có khi người ta trở thành trắng tay và bị tù đày.  Nhưng trong tâm tình của một Kitô hữu, chúng ta phải nhìn vào khía cạnh tâm linh để vượt thắng.  Rơi xuống, chìm xuống hay sa ngã, mỗi người đều có cơ hội trỗi dậy.  Ông Saolô khi bị luồng sáng đánh ngã ngựa, ông đã trỗi dậy và đổi đời trở thành môn đệ trung thành của Chúa.  Maria, người phụ nữ bị bắt qủa tang phạm tội ngoại tình và bị thiên hạ tố cáo để ném đá cho chết, Chúa Giêsu đã lên tiếng cứu vớt nàng và nói rằng: Con về và đừng phạm tội nữa.

Ông Phêrô tuy nóng nảy và vội vàng nhưng ông đã chứng thực niềm tin vào Thầy của mình.  Ông dám đi trên mặt nước.  Khi ông nhìn xuống và chú ý đến sóng gió, ông đã bị chìm.  Hãy ngước nhìn lên Chúa và cậy trông nguồn ân sủng từ trên ban cho.  Chúng ta ra khơi vào đời là phải đối diện với muôn thử thách chông gai.  Chúng ta không thể lượng định được cái gì sẽ xảy đến.  Hành trình đức tin là một cuộc mạo hiểm trong đêm tối.  Có những vị tu sĩ đầu tư cả cuộc đời để phục vụ tha nhân nơi vùng sâu nước độc.  Có những vị đã lăn xả phục vụ cho những người tàn tật, mồ côi và phong cùi.  Họ đã phải phấn đấu và vươn lên không ngừng.  Nhưng trong Giáo Hội, trải qua các thời đại, đã có những gương mù, gương xấu làm cho con thuyền Giáo Hội vì sóng gió và nghiêng ngả.  Những lạm dụng tính dục, những tham lam danh lợi, quyền lực và những sa ngã tục luỵ của các thành viên đã làm cho Giáo Hội tự lặng chìm.  Chúng ta luôn tỉnh thức cầu nguyện cho Giáo Hội.

Chúa Giêsu có uy quyền biến đổi, cứu vớt và chữa lành.  Chúng ta hãy chạy đến bên Chúa xin ơn tha thứ để chúng ta có thể khởi lại từ đầu.  Chúng ta biết rằng không có khi nào trễ, nếu chúng ta biết làm lại từ đầu.  Thánh Phêrô đã sa phạm nhiều lần nhưng Phêrô không ngại an năn khóc lóc trở về cùng Chúa.  Chúa đã cứu Phêrô và trao cho ông quyền cai quản Hội Thánh của Ngài.  Còn Thầy, Thầy bảo cho anh biết: Anh là Phêrô, nghĩa là Tảng Đá, trên tảng đá này, Thầy sẽ xây Hội Thánh của Thầy, và quyền lực tử thần sẽ không thắng nổi (Mt 16,18).  Lạy Chúa, xin giơ tay cứu giúp chúng con trong mọi cơn gian nan, sầu khổ.  Chúng con hoàn toàn đặt niềm tin tưởng nơi Chúa. Lord Jesus, I trust in you and Lord Jesus, save me. 

LM Giuse Trần Việt Hùng

Quả bom Formosa: Cái giá của vô cảm & vô minh

 Quả bom Formosa: Cái giá của vô cảm & vô minh

 Tác giả: Nguyễn Quang Dy

.KD: Cựu chuyên gia ngoại giao Nguyễn Quang Dy vừa gửi cho mình bài viết này. Một bài viết như ông nói, hôm nay nhân 49 ngày mất của nhà văn Nguyễn Khắc Phục, một người bạn thân của ông, ông viết tiếp một bài nữa về vụ Formosa!

Cố nhà văn Nguyễn Khắc Phục, khi còn sống có tác phẩm nổi tiếng “Học phí trả bằng máu”. Còn hôm nay, cả dân tộc VN đang tiếp tục viết “Học phí trả bằng máu và cả nước mắt”, bởi sự vô cảm và vô minh của những quan chức có trách nhiệm, trước hết là Võ Kim Cự, nguyên Chủ tịch UBND Hà Tĩnh

.Cảm ơn tác giả Nguyễn Quang Dy

Ảnh Ông Võ Kim Cự, nguyên Chủ tịch UBND Hà Tĩnh, người “có công” đưa Dự án Formosa vào VN

Sau những tai họa giáng xuống đầu người dân mấy tỉnh miền Trung, xã hội Việt Nam lại càng phân hóa. Thay vì trên dưới một lòng để chung sức đối phó với thảm họa môi trường và đe dọa chủ quyền, để chống tham nhũng và cải cách thể chế, thì khủng hoảng lòng tin vẫn là vấn đề nhức nhối. Tuy quả bom nổ chậm Formosa đã được tháo ngòi, nhưng khối thuốc nổ vẫn còn đó. Người dân trong vùng bị nạn vẫn “sống trong sợ hãi”. Chủ quyền quốc gia vẫn đang bị đe dọa. Người ta vẫn hành xử vô cảm và vô minh, như vô can và vô tội.

Hệ lụy của tai họa môi trường

Trong khi thực phẩm, hoa quả bị nhiễm độc, thì nước đóng chai cũng bị nhiễm chì (như vụ URC và C2). Nay không ai còn dám ăn hải sản và tắm biển Miền Trung (trừ quan chức địa phương diễn trò hề). Nhiều người dân còn lo xa dự trữ cả nước mắm và muối, trong khi nước biển, nước sông và không khí đều bị ô nhiễm. Không phải chỉ có “người Trung quốc xấu xí” đầu độc thế giới, mà người Việt Nam tham lam cũng đang đầu độc lẫn nhau một cách hồn nhiên. Không biết từ bao giờ người ta đã trở thành tham lam, vô cảm đến tàn nhẫn. Đồng tiền mất giá không đáng lo ngại bằng mất nhân cách và nhân quyền.

Tình hình đột ngột xấu đi khi chủ quyền Biển Đông bị đe dọa, mà sự kiện dàn khoan HD 981 là một bước ngoặt (5/2014). Ngư dân Việt Nam thường xuyên bị “tàu lạ” bắt nạt và khủng bố, mất dần chủ quyền đánh cá trong vùng biển của mình. Bước ngoặt thứ hai là sự kiện cá chết hàng loạt tại Vũng Áng và bốn tỉnh Miền Trung (4/2016). Phải mất hơn hai tháng quanh co và trì hoãn, đến ngày 30/6 chính phủ mới kết luận Formosa là thủ phạm và phạt 500 triệu USD để bồi thường thiệt hại. Nhưng dư luận vẫn thất vọng và bất bình.

Thứ nhất, dư luận cho rằng số tiền phạt 500 triệu USD mà Chính phủ thỏa thuận với Formosa một cách vội vã, chưa dựa trên đánh giá toàn diện thiệt hại trước mắt và lâu dài do thảm họa môi trường mà Formosa gây ra. Con số có thể lớn hơn nhiều.

Thứ hai, nếu hỗ trợ ngư dân Miền Trung chuyển đổi làm nghề khác (như xuất khẩu lao động…) thì có thể rơi vào bẫy của Trung Quốc, vì ngư dân sẽ phải bỏ ngỏ Biển Đông để lực lượng “Dân quân Biển” Trung Quốc kiểm soát. Không những ngành hải sản và du lịch biển của Việt Nam bị tê liệt, mà an ninh và chủ quyền quốc gia cũng bị đe dọa.

Thứ ba, không thấy Chính phủ đề cập đến việc hỗ trợ người dân bị nạn kiện Formosa (về dân sự và hình sự). Trong khi đó, Bộ luật Hình sự mới vừa được Quốc hội vội vã biểu quyết “dừng áp dụng ngay lập tức” (trước ngày 30/6). Liêụ có phải vì Điều 79 Khoản 1 và điều 235 Khoản 5 có thể được vận dụng để kiện Formosa, nên phải hoãn?

Thứ tư, không thấy Chính phủ và các bộ ngành liên quan nhận lỗi và giải thích về trách nhiệm đối với thảm họa môi trường, không thấy nói sẽ xử lý thế nào đối với những tổ chức hay cá nhân mắc sai phạm nghiêm trọng (như thủ tướng đã tuyên bố).

Thứ năm, không thấy Chính phủ xin lỗi hay giải thích tại sao lại đàn áp bằng bạo lực đối với người dân biểu tình ôn hòa đòi biển sạch và minh bạch (như thế lực thù địch). Người dân coi hành động trấn áp này đồng nghĩa với bao che cho Formosa.

Đấu tranh quyền lực và chống tham nhũng

Tuy Đại hội Đảng và bầu cử Quốc hội đã “tạm xong”, nhưng đấu tranh quyền lực còn tiếp diễn. Những động thái “chống tham nhũng” gần đây cho thấy những người thuộc cơ chế quyền lực cũ (hay nhóm lợi ích) đang là đối tượng bị “chỉnh lý”, để cơ chế quyền lực mới củng cố thế lực.

Sau khi xử lý vụ phó chủ tịch Hậu Giang Trịnh Xuân Thanh (về chiếc xe Lexus gắn biển Xanh bất minh) và vụ Bộ trưởng Bộ Công thương Vũ Huy Hoàng (đã điều chuyển con trai vào các chức vụ bất minh), cuộc “chính lý” vẫn đang tiếp diễn. Trong bối cảnh Trung Quốc đang tập trận quy mô lớn tại Biển Đông (5-11/7) để răn đe trước khi Tòa án Thường trực (PCA) ra phán quyết về tranh chấp Biển Đông (12/7), hội nghị Trung ương 3 (từ 4/7) đang bàn về vấn đề nhân sự “hệ trọng”. Đáng lưu ý là nguyên phó chủ tịch Bà Rịa-Vũng Tàu Phan Thanh Bình đã bị truy tố về “sai phạm quản lý đất đai”. Ông Bình là người đã tổ chức mít tinh phản đối Trung Quốc đem dàn khoan HD981 vào Biển Đông (5/2014) nên đã bị cách chức. Liệu việc xử lý ông Phan Thanh Bình mà không xử lý các cá nhân có trách nhiệm đã mắc sai phạm nghiêm trọng trong vụ bê bối Formosa có phải là một tín hiệu đáng suy nghĩ?

Ngoài ra, hội nghị TƯ 3 chắc sẽ phải bàn đối sách của Việt Nam về tranh chấp chủ quyền tại Biển Đông, trước khi Tòa án Thường trực (PCA) phán quyết về vụ kiện của Philippines. Việt Nam phải có thái độ trước phán quyết của PCA, không thể lẩn tránh, vì đây là thước đo đánh giá và phân biệt thái độ của các nước ASEAN “xoay trục” về phía nào. Để đối phó với phán quyết của PCA, Trung Quốc đã tìm mọi cách phân hóa và lôi kéo được sự ủng hộ của 3 nước ASEAN là Campuchia, Lào và Brunei (tại khu vực Đông Nam Á).

Việt nam có thể trì hoãn, không dám kiện Trung Quốc ra PCA như Philippine đã làm, vì sợ “nhạy cảm” (hay nói cách khác là sợ Trung Quốc). Nhưng nếu Việt Nam không dám kiện Formosa hoặc nếu không hỗ trợ pháp lý cho người dân bị nạn kiện Formosa (như các nước khác đã làm), là vô cùng dại dột và không thể biện minh. Kiện về môi trường là một việc khó khăn và phức tạp nhưng được lòng dân, và được quốc tế ủng hộ. Vì vậy, phải kết hợp “nhà nước và nhân dân cùng làm”, phải kết hợp chặt chẽ giữa quốc gia với quốc tế, phối hợp “ba mặt giáp công” là mặt trận pháp lý, khoa học và truyền thông.

Đây không phải là lần đầu tiên. Năm 2008, với sự hỗ trợ của Hội Luật gia Đồng Nai và Đoàn Luật sư Bà Rịa-Vũng Tầu, nông dân 3 tỉnh Đồng Nai, t/p Hồ Chí Minh, Bà Rịa-Vũng Tàu đã kiện công ty Vedan vì đã xả chất thải độc ra sông Thị Vải. Cuối cùng Vedan đã phải bồi thường 119,5 tỷ VNĐ cho Đồng Nai, 45,7 tỷ VNĐ cho t/p Hồ Chí Minh, 53,6 tỷ VNĐ cho Bà Rịa-Vũng Tầu. Năm 2015, trong vụ kiện BP làm tràn dầu ra vịnh Mexico, BP đã phải bồi thường cho Mỹ 18,7 tỷ USD và chi phí 54 tỷ USD để khắc phục hậu quả môi trường. Theo luật sư Trần Quốc Thuận (nguyên Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội), điều mà người dân Miền Trung cần làm lúc này là thu thập đủ chứng cứ để kiện Formosa.

Đến ngày 30/6/2016, chính phủ mới công bố nguyên nhân và thủ phạm gây ra thảm họa môi trường, nhưng các nhà khoa học và điều tra đã biết từ lâu, tuy không được phép công bố. Ngày 22/4/2016, thiếu tướng Nguyễn Xuân Lý, cục trưởng C49 (phòng chống tội phạm môi trường) cho biết, “phía C49 không thể phát ngôn ngay được vì ảnh hưởng tới nhiều vấn đề khác”. Điều đó có nghĩa C49 đã biết nhưng không được nói.

Về số tiền Formosa đền bù thiệt hại, có nhiều ý kiến khác nhau. Có ý kiến thắc mắc tại sao con số 500 triệu USD lại tròn trĩnh như vậy? Dựa trên cơ sở nào? Theo thông báo thì đến 30/6/2016 chính quyền Hà Tĩnh mới lập ra “Hội đồng đánh giá thiệt hại do Formosa gây ra”. Nếu con số đó là của Formosa đưa ra, thì có hợp lý hay không? Theo cách tính của một chuyên gia môi trường (để tham khảo) thì tổng thiệt hại vật chất và tinh thần của thảm họa này phải là 690.69 triệu USD, nếu tính theo chuẩn của US EPA (Environalental Protection Agency), và ước tính phải mất khoảng 69 tháng mới có thể đánh giá được hết thiệt hại.

Những lỗ hổng về truyền thông

Thảm họa môi trường đã trở thành thảm họa truyền thông và khủng hoảng lòng tin. Người ta hay nói “mất lòng tin là mất tất cả”. Vậy lòng tin từ đâu?

Từ trước đến nay chưa có một vấn đề nào có thể lôi kéo được sự quan tâm và bức xúc của cộng đồng người Việt trong nước và ngoài nước nhiều đến thế, không phân biệt trí thức – khoa học hay người dân lao động, không phân biệt báo chí “lề phải” hay “lề trái”. Vì môi trường là vấn đề “trung tính”, không có “thế lực thù địch” nào có thể xúi dục. Đây là vấn đề toàn cầu và vấn đề sống còn của nhân loại, nên không có nhà nước nào lại dại dột đàn áp và bịt miệng dư luận. Đây là vấn đề phải tranh thủ sự giúp đỡ của quốc tế (như một nghĩa vụ toàn cầu), nhất là về mặt khoa học, pháp lý và truyền thông. Từ chối sự giúp đỡ của quốc tế để đối phó với một thảm họa môi trường là vô cùng dại dột và không thể biện minh.

Ngày 20 và 25/6/2016, kênh truyền hình Đài Loan PTS đã phát chương trình phóng sự điều tra dài 60 phút “Viêt Nam: Cái chết của cá” nói về nguyên nhân cá chết tại vùng biển Miền Trung mà Formosa là nghi phạm chính. Chương trình này đã gây chấn động dư luận Đài Loan, tác động đến chính giới. Tuy nhiên, khi PTS vào Việt Nam làm chương trình này có lẽ không được  sự ủng hộ của cơ quan chức năng và sự phối hợp của Đài truyền hình Trung ương hay địa phương, mà phải “làm chui”, (với sự hỗ trợ của vài nhà báo “lề trái”).

UDN (United Daily News) là tờ báo lớn thứ 3 Đài Loan, với đường lối biên tập ủng hộ liên minh chính trị do Quốc Dân Đảng (KNT) cầm đầu, đã bị thua Đảng Dân Tiến của bà Thái Anh Văn trong cuộc tổng tuyển cử (1/2016). Vừa rồi, báo UDN đã đưa tin chính phủ Việt Nam cấm xuất cảnh hai lãnh đạo của Formosa nhằm gây áp lực buộc họ phải chịu nhận trách nhiệm vụ cá chết tại Vũng Áng. Tuy nhiên, Formosa “không xác nhận” tin này.

Trong khi đó, phóng viên kênh truyền hình PTS của Đài Loan bình luận, “Nếu quả thật không có chuyện cấm xuất cảnh (là một việc rất nghiêm trọng) thì lẽ ra Formosa phải phủ nhận và tuyên bố thông tin đó là sai sự thật. Đằng này, họ lại chỉ úp mở “không xác nhận” thông tin. Dù sự thật thế nào, chính phủ Việt Nam cũng cần lên tiếng vì hiện đang có dư luận xì xào rằng phía Việt Nam “phá án” bằng “nghiệp vụ Bắc Giang” (tức ép cung). Nếu UDN đặt điều thì Việt Nam hoàn toàn có thể kiện UDN vì họ đã vu khống chính phủ.

Để hội nhập quốc tế, việc kết nối quốc tế về truyền thông là một việc cần làm vì đây là một khâu yếu của Việt Nam. Trong khi đó, cần tránh những tranh cãi gây tai tiếng và chia rẽ nội bộ mà dư luận hay gọi là hiện tượng “đấu tố” lẫn nhau hay “ném đá” hội đồng. “Khôn nhà dại chợ” chỉ có lợi cho các thế lực thù địch. Sự cố truyền thông của chương trình VTV “60 phút mở” do nhà báo Tạ Bích Loan chủ trì, với một số đồng nghiệp khác, là một ví dụ. Gần đây cuộc “bút chiến” trên mạng giữa Biên tập viên Lê Bình của VTV 24, với luật sư Trần Vũ Hải, là một ví dụ khác. Các sự cố đáng tiếc này bộc lộ những lỗ hổng về truyền thông.

Tuy nhiên, có những dấu hiệu đáng mừng là một số báo chí Viêt Nam (như Zing.Vn) đã cử phóng viên sang Đài Loan điều tra và làm phóng sự. Phóng viên của Zing đã gặp gỡ phỏng vấn các nghị sĩ Quốc hội, các tổ chức Xã hội Dân sự và người dân Đài Loan về những gì liên quan tới Formosa (cả ở Đài Loan lẫn Việt Nam).

Bà Su Chih-feng, một nghị sỹ đảng cầm quyền Dân Tiến, cựu thị trưởng Vân Lâm (thủ phủ của Formosa và tâm điểm của ung thư) đã nói rằng Formosa là “quái vật khổng lồ”, phải cẩn trọng và cứng rắn với họ để tránh những rủi ro, vì quyền lực của họ rất lớn đối với chính quyền. Trong 9 năm làm thị trưởng Vân Lâm (2005-2014) bà Su đã từng lên tiếng từ chối dự án thép hàng tỷ đô của Formosa vì nguy cơ ô nhiễm cao. Bà Su khuyên nên kiểm soát chặt không cho họ đốt than cốc gây ô nhiễm nghiêm trọng. Trước khi hoạt động, chính phủ phải buộc họ thỏa thuận xử phạt thế nào nếu xẩy ra ô nhiễm hoặc gây ra bệnh tật.

Một nghị sỹ Đài Loan khác, ông Kuen-yuh Wu cho biết đã kêu gọi Formosa phải giải trình về vụ cá chết và cho biết nhiều người ở Đài Loan đang kiện Formosa vì tỷ lệ ung thư tăng. Ông nói khi Formosa tới các nước khác để đầu tư họ phải thực hiện các trách nhiệm xã hội chứ không chỉ làm ăn kiếm lợi. Họ phải quan tâm đến các vấn đề như ô nhiễm, quyền con người, quyền người lao động. “Formosa là trường hợp cá biệt. Thật đáng tiếc là chuyện này đã xẩy ra. Chúng tôi cũng quan ngại về hành vi của Formosa ở Việt Nam. Đó cũng là lý do chúng tôi muốn giám sát hơn nữa hoạt động của công ty này ở nước ngoài. Formosa có ảnh hưởng rất lớn đến chính phủ Đài Loan trong quá khứ. Nhưng tôi tin chính phủ mới sẽ không chấp nhận kiểu ảnh hưởng thế này và sẽ kiểm soát tập đoàn này tốt hơn…”

Có thể hiểu Formosa đang hết thời. Tuy trước đây họ có thể thao túng chính phủ Đài Loan (cũng như Việt Nam) nhưng “thành tích” hủy hoại môi trường của họ quá lớn, nên uy tín của họ đã xuống quá thấp, ở Đài Loan cũng như các nơi khác trên thế giới. Nếu Việt Nam tiếp tục bao che cho họ theo kiểu “phạt cho tồn tại” là vô cảm và vô minh. Chủ nghĩa tư bản hoang dã và chủ nghĩa xã hội thân hữu đang trở thành kẻ thù của nhân loại tiến bộ.

Những lỗ hổng về khoa học và pháp lý

Nghị sỹ Kuen-yuh Wu nói với phóng viên Zing rằng cho đến giờ ông vẫn chưa được đọc báo cáo điều tra, những gì ông biết chỉ dừng trên thông tin báo chí đưa như việc xuất hiện xyanua và phenol. Chưa tiếp cận được báo cáo thì ông không biết nồng độ xyanua trong nước ra sao và vì vậy khó đưa ra được kết luận của mình. Với độ dài đường ống thải hiện nay, chất độc chỉ lan ra được 47km, vì vậy nồng độ chất độc phải cao lắm mới lan ra tới 300km. Bộ TN&MT giải thích rằng khi xyanua và phenol kết hợp trở thành “tấm chăn” khổng lồ hút nhiều chất độc khác nên làm cá chết trên diện rộng. “Xyanua là rất độc và nguyên nhân cá chết hẳn là do xyanua, nhưng xyanua khi kết hợp lan rộng đến thế nào thì cần phải đọc báo cáo chi tiết. Là chuyên gia về độc tố học, tôi chưa từng đọc thấy tài liệu nào nói đến trường hợp hút các chất độc khác kiểu này”. Nói cách khác, ông ta chưa được thuyết phục.

Một chuyên gia khác là kỹ sư Nguyễn Minh Quang cũng khuyên là nên công bố các tài liệu khoa học và báo cáo điều tra để có cơ sở thuyết phục. Kết quả phân tích các mẫu nước thu thập trong khu vực Lăng Cô ngày 15/4/2016, trong khi có hiện tượng cá chết hàng loạt ở đây, đã bác bỏ lập luận của phía Việt Nam vì cả hai chất phenol và xyanua không được phát hiện trong tất cả các mẫu nước. Ngược lại, 5 trong 6 mẫu nước thu thập được có chứa NH4 với nồng độ từ 0,154 đến 0,416 mg/L. Với nồng độ đó, cá biển có thể chết ngay lập tức vì nồng độ an toàn của ammonia/ammonium cho cá nước mặn là zero… Do đó, không có một độc tố nào hiện diện trong cá chết vì ammonia/ammonium.

Theo ông Quang, giả sử hơn 50% mẫu cá chết thu được thật sự chết vì phenol và xyanua, như tuyên bố của Bộ trưởng Trần Hồng Hà, thì mức độ chính xác của nguyên nhân chỉ là 50% và gián tiếp thừa nhận rằng có một “yếu tố cực độc” khác đã giết số mẫu cá chết còn lại.  Nếu kết quả phân tích mẫu cá không được công bố, thì bất cứ ai cũng có thể giả thiết rằng chính “yếu tố cực độc” kia đã giết chết hàng loạt cá biển miền Trung, và lập luận này có cơ sở khoa học vì ammonia/ammonium được phát hiện trong nước biển ở nồng độ có thể giết chết cá, mặc dù ở cách xa nguồn nước thải trên 250 km. Nếu giả thiết này là đúng thì mức độ chính xác về nguyên nhân cá chết do phía Việt Nam đã công bố là “con số không!”

Ông Quang cũng khuyến nghị nên soát xét lại giấy phép xả thải của Formosa để lấp tất cả “kẽ hở pháp luật,” vì theo Bộ trưởng Trần Hồng Hà có thể nói “ta chưa tiên liệu được các chất thải của Formosa”. Cái cần giám sát nhất là từ luyện cốc, cần có hệ thống kiểm soát đạt “tiêu chuẩn 52”, nhưng vì đang trong giai đoạn chạy thử, nên chưa cơ quan nào được vào, chỉ khi nào họ đã vận hành rồi thì mới vào. Đây là kẽ hở pháp luật. Ta chưa kiểm soát được. Đáng ra phải đáp ứng tiêu chuẩn 52. Hệ thống quan trắc cũng chưa quan trắc được phenol, xyanua do pháp luật còn lỗ hổng, không có giám sát trong quá trình giám sát, thử nghiệm. Vì vậy, ông Quang đề xuất cách tốt nhất là lưu giữ lại nước thải ở hồ chứa tạm và chỉ được xả ra môi trường khi nào hội đủ tiêu chuẩn được ghi trong giấy phép qua kết quả phân tích.

Nói cách khác, đấu tranh trên ba mặt trận khoa học, pháp lý, và truyền thông còn tiếp diễn, và cần sự trợ giúp của quốc tế. Kết luận của Chính phủ  mới chỉ là bước đầu. Các nhà khoa học cần tiếp tục điều tra và phản biện để có cơ sở kiện formosa. Nếu Việt Nam nhận tiền phạt “cho phép tồn tại” thì sẽ mắc bẫy Formosa và các thế lực bất minh. Đấy là cách mà lâu nay họ vẫn làm. Xét cho cùng, Formosa chỉ là bề nổi của tảng băng chìm.

Vô cảm và vô can

Trong khi thảm họa môi trường Miền Trung được Chính phủ kết luận là do Formosa gây ra, thì Hà Tĩnh có tới 16 trung ương ủy viên (số lượng nhiều vô địch toàn quốc). Trong đó có hai người đứng đầu hai bộ quan trọng nhất đối với các dự án đầu tư là Bộ KH&ĐT và Bộ TN&MT. Cơ cấu nhân sự bất thường này có liên quan gì đến Formosa không? Chẳng lẽ Hà Tĩnh có nhiều nhân tài như vậy? Hay đó là phần thưởng cho sự đóng góp của tỉnh vào thảm họa này? Ông Võ Kim Cự (nguyên Chủ tịch/Bí thư Hà Tĩnh) là người có công rước Formosa vào Việt Nam đầu tư, và ban phát nhiều ưu đãi đặc biệt (thậm chí sai phạm quy định) thì nay vô can. Ông Cự vẫn là Chủ tịch Liên minh Hợp tác xã và đại biểu quốc hội.

Liên quan đến những nội dung sai phạm, ông Võ Kim Cự và các lãnh đạo tỉnh Hà Tĩnh đã thừa nhận kết luận của Thanh tra Chính phủ là khách quan và cam kết sẽ “nghiêm túc tiếp thu, khắc phục, chấn chỉnh những sai phạm”. Ông Cự cho biết, “Có cái đã xử lý, có cái đang xử lý và sẽ xử lý một cách nghiêm túc những khuyết điểm trên”. Không hiểu ông Cự “xử lý và khắc phục” thế nào thảm họa môi trường (và có thể là thảm họa an ninh). Nếu ông Cự và các quan chức khác có liên quan mà vô can, thì sẽ còn nhiều ông Cự khác và còn nhiều Formosa khác. Tại sao các quan chức địa phương có thể rủ nhau đi ăn hải sản và tắm biển sau khi góp phần để xảy ra thảm họa môi trường này? Thật vô cảm và vô minh!

Trong khi đó người dân địa phương bị nạn ở Hà Tĩnh sống ra sao? Cả nước quan tâm và đồng cảm với thảm cảnh cá chết do biển nhiễm độc, ngư dân mất nguồn sinh sống và mất luôn ngư trường truyền thống bao đời nay. Nhưng chưa hết, hệ quả của dự án Formosa còn có những thảm cảnh và góc khuất mà nhiều người không biết, nếu thiếu truyền thông hay vô cảm. Nhà báo Trần Đăng Tuấn đã “giận run người” khi biết tin 155 học sinh thôn Đông Yên (xã Kỳ Lợi, thị xã Kỳ Anh, Hà Tĩnh) bị thất học do tái định cư. Theo báo Một Thế giới (25/6/2016), bố mẹ các em chưa đi tái định cư và chính quyền yêu cầu các em phải đi học tại các trường trên khu vực tái định cư (cách nhà tới 25 km) nên các em thất học. Một số giáo viên tình nguyện tổ chức dạy các em trong khi chờ đợi, đã bị chính quyền quy tội “làm trái pháp luật”. Họ nơm nớp “sống trong sợ hãi” như tội phạm vì bị công an xã liên tục “triệu tập”.

Ông Nguyễn Hữu Sum, Trưởng phòng Giáo dục và Đào tạo Thị xã Kỳ Anh khẳng định với báo chí: “Theo quy định của Luật giáo dục và Điều lệ Trường Tiểu học, THCS thì việc mở lớp dạy học mà không được sự cho phép của chính quyền địa phương và cơ quan hữu quan, đặc biệt là sử dụng đội ngũ chưa đủ tiêu chuẩn để lên lớp là vi phạm pháp luật”. Nếu nói như vậy thì Cụ Hồ ngày trước đã “vi phạm pháp luật” vì dám phát động “bình dân học vụ”! Trong khi những người cầm quyền sai phạm nghiêm trọng vẫn vô can, và những tỷ phú gây ra thảm họa môi trường được “khoan hồng”, thì những giáo viên tình nguyện và học sinh cơ nhỡ lại trở thành tội phạm “vi phạm pháp luật” chỉ vì là nạn nhân của Formosa, chỉ vì muốn học. Nếu nói “đánh kẻ chạy đi chứ không đánh kẻ chạy lại” thì họ đang đánh ai đây?

Thay vì xin lỗi dân và giải thích với dư luận sẽ xử lý như thế nào những cá nhân mắc sai phạm gây ra thảm họa môi trường (như thủ tướng đã nói), thì Chính quyền tiếp tục dọa trấn áp để bịt miệng dư luận, với lý do “các thế lực thù địch” xui khiến. Thế lực thù địch nào xui khiến các giáo viên và học sinh cơ nhỡ muốn được học? Ai là thù địch?

Trong khi đó du lịch Trung Quốc đang tràn vào Việt Nam, gây ra nhiều bất ổn (cả về số lượng lẫn tính chất phức tạp). Đây là một hệ quả tất yếu của mối quan hệ Trung-Việt đầy bất ổn. Tuy chưa đến mức báo động, nhưng đây là một vấn đề đáng lo ngại, nếu đặt nó bên cạnh những vấn đề bất ổn khác như hàng vạn người lao động Trung Quốc đang sinh sống tại các khu vực có các dự án khủng của Trung Quốc tại Miền Trung (như Vũng Áng). Việc Trung Quốc vừa lập Tổng Lãnh sự quán tại Đà Nẵng cũng là một câu hỏi đáng suy nghĩ trong bối cảnh Biển Đông đang nóng lên từng ngày trước phán quyết của PCA.

Việc Formosa gây ra thảm họa môi trường làm cá chết, buộc chính phủ phải di dân và mất biển, có phải là một ý đồ lâu dài đối với Việt Nam? Thời điểm gây ra cá chết hàng loạt làm khủng hoảng xã hội trước chuyến thăm Việt Nam của Tổng thống Obama, có phải là một ý đồ trước mắt để cản đường quan hệ Việt-Mỹ? Việc Formosa chiếm cảng nước sâu Sơn Dương tại Vũng Áng có liên quan gì tới chiến lược của Trung Quốc tại Biển Đông?

Đầu tư và bảo vệ môi trường

Theo chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan, trong hơn hai tháng qua, để bắt được Formosa cúi đầu nhận tội, Chính phủ Việt Nam đã có nỗ lực rất lớn. Tuy nhiên, vẫn còn 2 vấn đề lớn chưa được giải đáp thỏa đáng. Thứ nhất, nếu Formosa khẳng định nguyên nhân xả thải làm nhiễm độc biển là do lỗi của các nhà thầu phụ, thì các nhà thầu phụ này là ai? Chính phủ Việt Nam cần biết đích danh các nhà thầu phụ đó để có biện pháp xử lý thích đáng. Formosa nó là do sự cố chập điện, vậy chập điện là vô tình hay cố ý? Thứ hai, những cá nhân và tổ chức nào của Việt Nam có trách nhiệm trong vụ việc này vì đã buông lỏng quản lý, giảm sát, hoặc đưa ra nhiều “ưu đãi” vượt quá mức quy định cho Formosa, để họ gây ra thảm họa môi trường?

Chính phủ Việt Nam phải lập ra các tổ chức giám sát để theo dõi thực hiện những cam kết mà Formosa đã tuyên bố, như bồi thường thiệt hại kinh tế cho người dân, đảm bảo xử lý triệt để chất thải độc trước khi thải ra môi trường, phối hợp với các bộ ngành và các tỉnh miền Trung xây dựng các giải pháp đồng bộ, không để xảy ra sự cố môi trường tương tự.

Từ nay, những dự án lớn phải do chính phủ Trung ương quyết định, chứ không để cho chính quyền địa phương quyết định nữa. Phải điều hòa mục tiêu phát triển quốc gia để tránh tình trạng các địa phương đua nhau đầu tư phát triển bằng mọi giá, với những dự án chưa thẩm định kỹ, với các cán bộ yếu kém đưa ra những quyết định bất minh.

Tuy “mất bò mới lo làm chuồng”, nhưng vẫn phải điều chỉnh chính sách đầu tư. Không chấp nhận những dự án có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường cao. Không nên tin vào lời hứa của các nhà đầu tư, mà coi nhẹ thẩm định dự án. Phải kiên quyết xử lý nghiêm những cá nhân, tổ chức nào sai phạm trong vụ Formosa, nhằm răn đe các trường hợp tương tự không để xảy ra nữa. Vì vậy, không thể để cho những cá nhân, tổ chức này vô can.

Lời cuối

Nhiều người ngạc nhiên tại sao Formosa lại liều lĩnh đến phi lý khi đầu tư 10 tỉ USD (sau tăng lên 28 tỷ) cho một dự án thép có công suât 7,5 triệu tấn/năm (sau tăng lên 22 triệu tấn). Điều này là cực kỳ rủi ro vì giá thép đã giảm 200%. Vậy lý do thực sự là gì? Người ta có lý do để nghi ngờ là China Steel mượn danh Formosa để chuyển dịch sản xuất thép từ quặng tới thép thô vốn là khâu tốn kém nhất và ô nhiễm nhất sang Việt Nam, để cắt giảm chi phí và để tránh ô nhiễm môi trường Đài Loan. Nhưng Formosa và China Steel không thể tự mình làm được điều đó nếu không có các quan chức tham nhũng Việt Nam vô cảm và vô minh.

Thảm họa môi trường do Formosa gây ra tại Miền Trung còn lớn hơn sự kiện Trung Quốc đem dàn khoan HD981 vào hải phận Việt Nam tại Biển Đông (5/2014), là một bước ngoặt gây khủng hoảng quan hệ Trung-Việt. Formosa là một quả bom nổ chậm và là một tử huyệt đối với Việt Nam, cả về môi trường lẫn an ninh. Muốn vô hiệu hóa quả bom nổ chậm và tử huyệt này, phải “xoay trục” để thoát Trung và cải cách thể chế. Muốn khắc phục sai phạm dẫn đến thảm họa môi trường (và an ninh) thì việc chống tham nhũng và kiểm soát các nhóm lợi ích phải đi đôi với cải cách thể chế.  

NQD. 7/7/2016

Đề nghị nhà nước huy động tiền, vàng của lãnh đạo, đảng viên trước

Đề nghị nhà nước huy động tiền, vàng của lãnh đạo, đảng viên trước

FB Thái Bá Tân

Ảnh minh họa

Hãy huy động tiền, vàng từ các quan tham nhũng trước. Ảnh: internet

ĐỀ

NGHỊ NHÀ NƯỚC

Nợ đến ngày phải trả,
Ngân khố gặp khó khăn.
Nhà nước muốn huy động
Tiền và vàng của dân.

Đó là chủ trương đúng,
Dân ủng hộ hai tay.
Để thực hiện cho tốt,
Xin đề nghị thế này.

Nhà nước phải huy động
Trước hết từ đảng viên.
Đảng viên mới có chức,
Tham nhũng và có tiền.

Chức nhỏ huy động ít.
Chức lớn huy động nhiều.
Ghi rõ, bốn triệu vị
Tổng cộng được bao nhiêu.

Ủy viên bộ chính trị
Phải đi đầu làm gương.
Tiếp đến các bộ trưởng
Và các vị trung ương.

Rồi các cục, vụ trưởng,
Các trưởng ban, trưởng phòng,
Đến các cụ hưu trí
Và các bác công nông.

Đảng viên đã tuyên thệ
Vì nước và vì dân.
Nay không thể không giúp
Khi đất nước khó khăn.

Vị nào không chịu giúp,
Cứ tìm cách chối từ,
Đề nghị cách chức hết,
Kể cả tổng bí thư.

Còn dân, không có chức,
Không cách được, tất nhiên,
Thì phải tự xoay xở
Mà nộp vàng, nộp tiền.

Như thế là sòng phẳng.
Nhà nước làm cách này
Chắc chắn sẽ hiệu quả.
Dân ủng hộ hai tay.