HIỆN TƯỢNG QUÁI ĐẢN THẾ KỶ 21

Image may contain: 2 people, text
Image may contain: ocean and text
Image may contain: 1 person
Liên Trà is with Vo Tuấn Em and 10 others.

HIỆN TƯỢNG QUÁI ĐẢN THẾ KỶ 21

Hiện tượng quái đản nhất của thế kỷ 21 có lẽ là người Mỹ đưa một thằng cha mù tịt về chính trị lên làm tổng thống. Trump là một tay mơ, hắn chẳng tôn thờ một chủ nghĩa nào hết. Hắn cực đoan ! Chỉ biết làm điều duy nhất là làm cho nước Mỹ vĩ đại trở lại. Trump không cần đồng minh, Trump sẵn sàng xù lông với bất kỳ ai làm cho Mỹ bị thua thiệt.
Bảo vệ Châu âu ư !? Đó là việc của Châu âu. NATO muốn tồn tại thì các nước có lợi ích phải ói tiền ra nuôi nó.
Tiêu diệt khủng bố ư ? OK. Dội bom Sirya. Hết khủng bố là xong việc. Mỹ rút quân !
Trump thấy mọi chuyện là do XHCN đẩy các dân tộc tới xung đột và đói nghèo. Trump tuyên bố phải tiêu diệt nó. Và không ai khác mà là Trung quốc là kẻ cầm đầu. Thế là có chiến tranh với Trung quốc. Thế kỷ 21 không cần phải chơi bom nguyên tử. Quả bom có sức hủy diệt là kinh tế. Đói thì gối phải bò. Đó là diều Trump học được từ VN….haha

Trump đã chơi ván bài tất tay. Áp thuế lên 500 tỷ hàng hóa của Trung quốc xuất qua Mỹ. Không phải chỉ là ngân khố Mỹ có thêm 125 tỷ mà là Trung quốc sẽ bốc hơi hàng ngàn tỷ vốn hóa. Các công ty sẽ chạy khỏi Trung quốc. Thất nghiệp tràn lan là áp lực khủng khiếp lên chính phủ.
Ngày 11/5/2020 , khi được hỏi về việc Trung Quốc đang muốn đàm phán lại thỏa thuận thương mại đã ký với Mỹ hồi tháng 1,
Tổng thống Donald Trump nói: “Tôi không quan tâm điều đó. Chúng ta đã ký thỏa thuận rồi!”, (theo Reuters.)
Trung quốc đương nhiên phải trả đũa, nhưng bằng cách nào thì cũng gây hại thêm cho họ vì kinh tế Trung quốc đã quá lệ thuộc vào xuất khẩu.
Con bài đáng sợ là Đài loan đang nằm trong tay Mỹ. Rất có thể Mỹ đơn phương công nhận Đài loan độc lập. Nếu điều đó xẫy ra sẽ kích hoạt phong trào đòi ly khai trong nội địa, viễn cảnh chia năm xẻ bảy là có thực.
Trung quốc là hiểm họa của thế giới, nó đã thuộc về dân tộc tính của họ. Đã đến lúc cả thế giới cùng Mỹ ngăn chặn điều này.

GIƯƠNG NGỌN CỜ HOA PHÙ CHÍNH NGHĨA
ĐẠP CON SÓNG DỮ DIỆT TÀ QUYỀN

Liên Trà

HÃY TÁCH KHỎI TRUNG CỘNG

Image may contain: 1 person, standing and outdoor
Hoang Le Thanh

HÃY TÁCH KHỎI TRUNG CỘNG

Lời kêu gọi với các bạn ở Bộ Ngoại giao.

Đặng Xương Hùng
Dang Xuong Hung

Nguyên Tổng Lãnh sự Việt Nam tại Geneva
Thụy Sĩ

Đây là thời khắc Việt Nam cần phải có thái độ dứt khoát và rõ ràng với Trung Quốc. Thoát Trung là kịch bản có lợi nhất cho nhân dân Việt Nam lúc này. Các bạn cần phải là những người đi đầu, với khí phách Nguyễn Cơ Thạch, Trần Quang Cơ.

Với đại dịch Corona, Trung Quốc đã trở thành kẻ thù của toàn nhân loại. Thế giới bên ngoài sẽ nhìn Việt Nam như thế nào đây khi Việt Nam vẫn chưa đóng cửa biên giới với Trung Quốc. Họ coi Việt Nam là nạn nhân hay họ coi Việt Nam là đồng minh của Trung Quốc, điều đó phụ thuộc rất nhiều vào thái độ của các bạn trong thời gian rất ngắn tới đây.

Hãy tách ra khỏi Trung cộng để đi với thế giới bên ngoài để lên án kẻ đã gây ra thảm họa corona này. Mọi điều đã đều sáng tỏ không cần phải cân nhắc thêm gì nữa đâu. Một lần để mãi mãi không phải núp đằng sau con ác quỷ đảng cộng sản Trung Quốc.

Các nước phương Tây đang gấp rút đưa công dân của họ sớm rời khỏi Việt Nam. Đến người dân bình thường cũng nhìn thấy đây là dấu hiệu báo trước một điều không lành sẽ có thể nổ ra ở đất nước ta.

Các bạn ơi đừng để nhân dân ta, gia đình tôi, gia đình bạn là nạn nhân đau thương nhất trong thảm họa toàn cầu này.

Tách ra khỏi Trung Quốc, đứng bên cạnh thế giới văn minh, các bạn sẽ tránh được cho đất nước ta những mất mát không đáng có.

Tôi kêu gọi các bạn với tất cả sự tha thiết của một người Việt Nam.

Đặng Xương Hùng
5/4/2020

Nguồn: https://m.facebook.com/story.php?story_fbid=10219372021884765&id=1637975507

TÀU CỘNG ĐÃ CHUẨN BỊ GÌ ĐỂ BỨC PHÁ?

Image may contain: outdoor
Lê Vi

TÀU CỘNG ĐÃ CHUẨN BỊ GÌ ĐỂ BỨC PHÁ?

Trung Quốc có xuất phát điểm là một nước đông dân, nghèo. Chính điều đó mà khi Trung Quốc mở cửa thì các cường quốc thi nhau đầu tư vào quốc gia này để tận dụng sức lao động rẻ và khai thác thị trường rộng lớn này. Qua nhiều năm mở cửa và nhờ sống cộng sinh với những nền kinh tế tiến bộ, Trung Quốc cũng giàu có lên như là một lẽ đương nhiên. Và với dân số gấp đôi Âu Châu, Trung Quốc dễ dàng vượt qua Nhật Bản và chiếm lấy vị trí nền kinh tế lớn thứ 2 thế giới.

Đời người bao giờ cũng có lúc thịnh lúc suy. Lúc thịnh thịnh thì cơ hội tới tấp đổ về và anh trở nên giàu có. Sự giàu có ấy nó có bền lâu hay không nó còn phụ thuộc rất nhiều vào trí tuệ của anh nữa. Khi thịnh anh có nhiều tiền, nhưng đồng tiền đó được anh đầu tư một cách thông minh thì cái thịnh đó nó sẽ là bàn đạp đưa anh lên một tầm cao mới, tầm cao đấy chính là sự bền vững. Còn nếu anh vô minh, thì khi qua thời thịnh vượng ấy, anh lại trở về với nghèo khó vốn có của anh. Nói tóm lại, thời thế là điều kiện khách quan, nó đến được với ta thì cũng có lúc nó bỏ ta mà đi. Trí tuệ là điều kiện chủ quan, chỉ có trí tuệ mới ở với ta mãi mãi, và cũng chỉ có trí tuệ mới nâng tầm được đẳng cấp của ta lên. Thời thế mang đến cho ta tiền bạc nhưng trí tuệ giúp ta giữ tiền được bền lâu. Những gì được xây dựng trên nền tảng trí tuệ thì đều bền lâu.

Tương tự như cuộc đời con người, thì lịch sử một quốc gia cũng vậy. Quốc gia nào cũng đều có lúc thịnh lúc suy. Lúc thịnh quốc gia trở giàu có, nhưng khi thịnh mà lãnh đạo đất nước và nhân dân (quan trọng nhất là tầng lớp lãnh đạo đất nước) đất nước đó không thay đổi tư duy để theo kịp với thế giới văn minh, thì ắt cái sự thịnh vượng đó không bền vững. Venezuela là một ví dụ, nhờ dầu mỏ tăng giá, đất nước này đã có sự phồn vinh bậc nhất Nam Mỹ. Nhưng khi đã phồn vinh mà chính quyền Hugo Chavez lại mang trí tuệ ăn lông ở lỗ thì kết quả là, hết thời hưng thịnh đất nước liền chìm trong tối tăm của đói nghèo và bất ổn. Hàn Quốc là một ví dụ cho trường hợp khác. Khi thời kỳ thịnh vượng đến, đất nước này trở nên giàu có. Và điều đáng nói ở đây là khi đang thịnh như vậy, quốc gia này đã chuyển mình sang dân chủ thành công. Chính vì thế mà năm 1997 khi bão khủng hoảng tài chính ập đến, hàn Quốc đã trụ vững và nay họ được đứng trong hàng ngũ G20 của thế giới.

Venezuela và Hàn Quốc là 2 mẫu đất nước có được thịnh vượng, nhưng cách mà mỗi nước giữ lấy sự thịnh vượng đó lại hoàn toàn khác nhau. Đây là một bài học cho Trung Quốc. Hiện nay Trung Quốc đang đi đến hồi kết của chu kỳ thịnh vượng nhưng xem ra sự thay đổi tư duy trên thượng tầng chính trị của đất đất nước này không thể như Hàn Quốc được. Đã vậy tư duy của người Trung Quốc Đại lục cũng chẳng gì khả quan. Cái đầu của anh thấp hơn đống tiền thì làm sao anh giữ được đống tiền ấy nguyên vẹn? Vậy nên, để nâng tầm quốc gia không chỉ đơn giản là anh giàu lên mà cần phải có thêm điều kiện đủ nữa. Điều kiện đủ đó là đầu anh phải đủ cao.

Hôm nay trên mạng có xuất hiện hình ảnh một cổng chào bằng hơi được dựng lên trước nhà hàng bán cháo nổi tiếng ở đường Thái Nguyên, thành phố Thẩm Dương, tỉnh Liêu Ninh, Trung Quốc. Trên cổng chào đó có treo một khẩu hiệu có nội dung rằng: “Nhiệt liệt chào mừng đại dịch ở Mỹ quốc. Chúc dịch bệnh ở tiểu Nhật Bản thuận buồm xuôi gió trong một thời gian dài”. Đây là một thái độ hả hê khi họ khi nước Mỹ và Nhật Bản đang vật lộn với dịch cúm. Khẩu hiệu không biết là xuất phát từ phía chính quyền hay người dân, có vẻ như phía chính quyền. Nhưng dù xuất phát từ phía nào thì hình ảnh này nó nói lên 2 ý nghĩa: Thứ nhất, nó tố cáo lên rằng, người Trung Quốc có tâm thức hằn học, hiếu thắng, lòng chứa đầy đố kỵ và có ác tâm khi hả hê khi đại họa ập xuống kẻ khác; Thứ nhì, khẩu hiệu này nó đã tố cáo tầm hiểu biết rất lùn của nhưng người chủ trương dựng nó lên.

Vì sao câu khẩu hiệu này lại thể hiện tầm trí tuệ thấp? Là như đã nói bài trước “Sự “sáng suốt” của vị quan thầy ĐCS Việt Nam” rằng, Trung Quốc đang ở vị trí trung tâm của chuỗi cung ứng toàn cầu. Họ là quốc gia xuất khẩu lớn nhất thế giới. Nghĩa là nền kinh tế của họ rất cần Mỹ, EU, Nhật Bản và nhiều nước khác tiêu thụ hết những gì họ làm ra. Như vậy, họ hả hê khi Mỹ và Nhật bị dịch bệnh thì có khác nào họ hả hê khi nền kinh tế của họ bị siết cổ? Mà như ta biết, nền kinh tế toàn cầu hiện nay là một mạng lưới chằn chịt, trong đó các chuỗi cung ứng như là những sợi chỉ dệt nên tấm lưới ấy. Tấm lưới này trải dài từ quốc gia này đến quốc gia khác, từ châu lục này đến châu lục khác. Chính vì thế mà khi kinh nền tế Mỹ hắc hơi thì kinh tế Trung Quốc cũng chao đảo. Như vậy khi thấy Mỹ và Nhật Bản gặp họa dịch bệnh mà hả hê thì có thể nói, những người này chẳng hiểu biết gì cả.

Sự thịnh vượng của Trung Cộng rồi cũng sẽ đến hồi kết thúc. Tư duy lãnh đạo CS Tàu Cộng vốn đã ấu trĩ vì mải nhốt trong 2 cái rọ với chủ nghĩa Đại Hán ở trong và chủ nghĩa Mác-Lê-Mao bên ngoài, thêm vào đó là dân trí của dân Tàu tầm như thế thì liệu Trung Cộng có vững bước vượt qua bẫy thu nhập Trung Bình và gia nhập vào hàng ngũ quốc gia tiến bộ không? Thực tế cho thấy Tàu Cộng vẫn chưa chuẩn bị đủ trí tuệ để có thể đứng vào hàng ngũ giành cho các quốc gia tiến bộ được. Vì sao? Bởi đơn giản, họ vẫn chưa muốn gọt bỏ chất mọi rợ bên trong họ được.

-Đỗ Ngà-

Sử dụng vũ khí sinh học, QUÉT SẠCH NƯỚC MỸ

Trì Hạo Điền Bài phát biểu của tướng Trì Hạo Điền-Nguyên Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Trung Quốc tại Hội nghị các tướng lĩnh bàn về chiến lược chiến tranh tương lai tổ chức năm 2005 … (Tài liệu đ…
DAOHIEU.WORDPRESS.COM

Bài phát biểu của tướng Trì Hạo Điền-Nguyên Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Trung Quốc tại Hội nghị các tướng lĩnh bàn về chiến lược chiến tranh tương lai tổ chức năm 2005 …

(Tài liệu được công bố trên Tạp chí Các vấn đề chiến lược, Ấn Độ, 15.4.2009)

Các nhà lãnh đạo Trung Quốc thường tuyên bố sự trỗi dậy của Trung Quốc hoàn toàn mang tính chất hoà bình và rằng Trung Quốc không có tham vọng bành trướng. Tuy nhiên, bài phát biểu của Bộ trưởng quốc phòng tại hội nghị các tướng lĩnh Trung Quốc về Chiến lược chiến tranh tương lai cách đây 4 năm lại cho thấy viên tướng này coi người Trung Quốc là chủng tộc siêu đẳng nhất thế giới và họ có sứ mệnh phải quét sạch nước Mỹ để làm bá chủ thế giới. Sự thay đổi của Trung Quốc đang làm thay đổi cán cân chiến lược, ít nhất là ở khu vực châu Á. Nhưng không ai có thể biết được khuôn hình và kết quả tương lai của sự thay đổi đó. Dư luận rộng rãi trên thế giới nghi ngờ về tham vọng bá quyền của Trung Quốc. Đây là một quá trình không thể dừng lại được. Dưới đây là toàn văn bài phát biểu của Tướng Trì Hạo Điền phản ánh một số khía cạnh của tư duy chiến lược của Trung Quốc hiện nay.

Như mọi người đều biết, theo quan điểm truyền bá của các học giả phương Tây, toàn thể loài người trên Trái Đất có nguồn gốc chung từ một người mẹ duy nhất ở Châu Phi. Như vậy, không một chủng tộc nào có thể tự nhận mình là chủng tộc siêu đẳng nhất. Tuy nhiên, theo các nghiên cứu của đại đa số các học giả Trung Quốc, người Trung Quốc khác với các chủng tộc khác trên thế giới. Chúng ta không có nguồn gốc từ Châu Phi. Trái lại, chúng ta có nguồn gốc độc lập trên đất Trung Quốc. Nguời Bắc Kinh ở Chu Khẩu Điếm mà tất cả chúng ta đều bắt nguồn từ đó đại diện cho một giai đoạn tiến hoá của tổ tiên chúng ta.

Nguồn gốc nền văn minh Trung Hoa

Trước đây, chúng ta thường nói rằng nền văn minh Trung Quốc có lịch sử 5.000 năm. Nhưng hiện nay, rất nhiều chuyên gia nghiên cứu trong nhiều lĩnh vực khác nhau, trong đó có khảo cổ học, văn hóa sắc tộc, và văn hoá khu vực đã đi tới một sự thống nhất rằng các phát hiện mới như nền văn hoá Hongshan ở vùng Đông Bắc, nền văn hoá Liangzu ở tỉnh Chiết Giang, các phế tích Jinsha ở tỉnh Tứ Xuyên, và khu di tích văn hoá đế chế Yongzhou ở tỉnh Hồ Nam tất cả đều cho thấy bằng chứng về sự tồn tại của nền văn minh tiền Trung Quốc, và chúng khẳng định rằng riêng lịch sử canh tác lúa đã có từ 8.000-10.000 năm truớc đây. Điều này bác bỏ quan niệm về lịch sử 5.000 năm của Trung Quốc…

Bởi vậy, chúng ta có thể xác định rằng chúng ta là sản phẩm của nền văn hoá có nguồn gốc từ cách đây hơn 1 triệu năm, nền văn minh và tiến bộ với lịch sử hơn 10.000 năm, một dân tộc có 5.000 năm lịch sử, và một thực tế Trung Quốc với lịch sử hơn 2.000 năm. Đó là dân tộc Trung Quốc tự gọi mình như vậy.Là dòng dõi của Viêm và Hoàng, dân tộc Trung Quốc mà chúng ta tự hào thuộc về dân tộc đó. Nước Đức Hitle đã từng kiêu hãnh tự coi mình là chủng tộc siêu đẳng nhất trên Trái đất, nhưng thực tế là dân tộc chúng ta còn siêu việt hơn người Đức rất nhiều.

Đã có nhiều bài học, trong đó có bài học về sự sụp đổ của Liên Xô và Đông Âu, cũng như bài học về tại sao Đức và Nhật Bản lại thất bại trong Chiến tranh thế giới thứ Hai. Đã có rất nhiều cuộc thảo luận về sự sụp đổ của chủ nghĩa Cộng sản ở Liên Xô và các nước Đông Âu. Hôm nay, điều quan trọng với chúng ta là nói về các bài học thất bại của Đức và Nhật Bản.

Như mọi người đều biết, nước Đức phát xít cũng nhấn mạnh rất nhiều về vấn đề giáo dục cho dân chúng, đặc biệt là cho thế hệ trẻ. Đảng và Chính phủ quốc xã đã tổ chức và xây dựng rất nhiều thể chế tuyên truyền giáo dục, ví như Cơ quan hướng dẫn tuyên truyền quốc gia, Bộ Giáo dục và tuyên truyền quốc gia, Cục thanh tra nghiên cứu dư luận thế giới và giáo dục, và Cơ quan thông tin, tất cả đều nhằm gieo vào tâm trí của dân chúng Đức, từ học sinh các lớp tiểu học đến các trường đại học, là dân tộc Đức là chủng tộc thượng đẳng, và thuyết phục dân chúng rằng sứ mệnh lịch sử của chủng tộc Ariăng (Arian) là trở thành chủ nhân thế giới và thống trị toàn thế giới. Khi đó, nhân dân Đức thống nhất chặt chẽ hơn nhiều so với chúng ta hiện nay.

Tuy vậy, nước Đức đã bị thất bại nhục nhã cùng với nước Nhật Bản đồng minh. Vì sao vậy? Chúng ta đã đi tới một số kết luận tại các hội nghị nghiên cứu của Bộ Chính trị để nghiên cứu về các quy luật quyết định sự thăng trầm của các cường quốc lớn, và tìm cách phân tích sự phát triển nhanh chóng của Đức và Nhật Bản. Khi đó, chúng ra đã quyết định xây dựng mô hình đất nước dựa theo mô hình nước Đức, song chúng ta quyết không lặp lại các sai lầm mà người Đức đã mắc phải.

Xin nêu ra những nguyên nhân cơ bản dẫn tới thất bại của họ: Thứ nhất, họ có quá nhiều kẻ thù cùng một lúc, bởi họ đã không tuân theo nguyên tắc là chỉ tiêu diệt kẻ thù ở một thời điểm nhất định; Thứ hai, họ quá hăng hái, thiếu sự kiên nhẫn và bền gan, những phẩm chất đòi hỏi phải có để thực hiện những sự nghiệp vĩ đại; Thứ ba, khi tới thời điểm đòi hỏi phải tỏ ra tàn bạo thì họ lại tỏ ra quá mềm yếu, do vậy đã để lại những nguy cơ bộc lộ về sau này.

Giả dụ khi đó, Đức và Nhật có thể làm cho Mỹ đứng trung lập và tiến hành chiến tranh từng bước đối với Liên Xô. Nếu thực hiện chiến lược đó, tranh thủ thời gian đẩy nhanh các nghiên cứu và thành công trong việc làm chủ công nghệ hạt nhân và tên lửa, và sử dụng các vũ khí đó bất ngờ tấn công Mỹ và Liên Xô, thì khi đó Mỹ và Liên Xô đã không thể chống lại họ và buộc phải đầu hàng.

Đặc biệt là Nhật Bản đã phạm phải sai lầm khi tiến hành cuộc tấn công bất ngờ vào Trân Châu Cảng. Cuộc tấn công này không nhằm vào các phần có tầm quan trọng sống còn đối với nước Mỹ. Thay vì điều đó, cuộc tấn công này lôi kéo nước Mỹ tham gia chiến tranh, tham gia lực lượng những nước đào huyệt chôn vùi hai nhà nước phát xít Đức và Nhật Bản.

Tất nhiên, nếu họ không phạm 3 sai lầm nói trên và giành chiến thắng, thì lịch sử thế giới đã được viết theo hướng khác hẳn. Trong trường hợp đó, Trung Quốc sẽ không nằm trong tay chúng ta. Nhật Bản có thể chuyển thủ đô của họ tới Trung Quốc và thống trị toàn bộ đất nước Trung Quốc. Sau đó, Trung Quốc và toàn bộ châu Á dưới sự chỉ huy của Nhật Bản với toàn bộ sự thông minh của Phương Đông sẽ chinh phục phương Tây do Đức lãnh đạo và thống nhất toàn thế giới.

Người Trung Hoa có là chủng tộc thượng đẳng?

Như vậy, những nguyên nhân cơ bản dẫn tới thất bại của Đức và Nhật Bản là lịch sử không sắp xếp để họ trở thành những chủ nhân của Trái Đất, vì tóm lại là họ không phải những chủng tộc ưu việt nhất.

So sánh về hình thức bên ngoài, Trung Quốc ngày nay giống một cách đáng ngại với người Đức trước kia. Cả hai đều coi mình là những dân tộc siêu đẳng nhất; cả hai đều có lịch sử bị các cường quốc bên ngoài bóc lột và do vậy đều mang nặng sự hận thù; cả hai đều cảm thấy mình sống trong một không gian rất không phù hợp; cả hai đều giương cao ngọn cờ dân tộc và chủ nghĩa xã hội và gắn cho mình nhãn hiệu chủ nghĩa xã hội quốc gia; cả hai đều có một nhà nước, một đảng, một nhà lãnh đạo, và một học thuyết.

Nhân dân Trung Quốc chúng ta thông minh hơn người Đức bởi xét về cơ bản, chúng ta là chủng tộc ưu việt hơn chủng tộc của họ. Đó là kết quả bởi việc chúng ta có lịch sử lâu đời hơn, đông dân hơn và đất đai rộng lớn hơn. Xét trên cơ sở này, tổ tiên của chúng ta để lại cho chúng ta hai di sản cốt yếu nhất, đó là chủ nghĩa vô thần và sự thống nhất vĩ đại. Đó chính là đức Khổng Tử, người đã sáng lập ra nền văn hoá Trung Quốc và để lại cho chúng ta những di sản này.

Hai di sản nói trên xác định rằng chúng ta có khả năng sống còn cao hơn Phương Tây. Đó là lý do giải thích tại sao chủng tộc Trung Quốc thịnh vượng lâu dài như vậy. Chúng ta có sứ mệnh không được để bị chôn vùi cả trên Thiên đàng cũng như trên Trái đất, bất kể đó là những thảm họa do thiên nhiên, do con người gây ra hay thảm hoạ quốc gia và cho dù chúng nghiêm trọng tới mức nào. Đây là ưu thế của chúng ta.

Ví dụ về phản ứng đối với chiến tranh chẳng hạn. Do cho tới nay nước Mỹ chưa hề nhìn thấy chiến tranh trên đất nước họ, nên một khi các kẻ thù vào đất Mỹ, họ có thể tiến tới tận thủ đô Oasinhtơn trước khi Quốc hội Mỹ kết thúc việc thoả luận và cho phép tổng thống Mỹ tuyên bố tình trạng chiến tranh. Tuy nhiên, đối với chúng ta, chúng ta sẽ không lãng phí thời gian vào những việc tầm thường như vậy. Đồng chí Đặng Tiểu Bình có lần đã nói: Lãnh đạo Đảng sẽ thông qua các quyết định một cách mau lẹ. Một khi các quyết định được thông qua, chúng sẽ được thực hiện ngay lập tức. Sẽ không có việc lãng phí thời gian vào những việc tầm thường như ở các nước tư bản. Đó là ưu thế của chúng ta.

Nguyên tắc tập trung dân chủ của Đảng Cộng sản Trung Quốc được xây dựng trên truyền thống và sự thống nhất vĩ đại. Mặc dù nước Đức phát xít cũng nhấn mạnh tới cơ chế tập trung ở mức cao khi ra các quyết định, song họ chỉ chú trọng tới quyền lực điều hành đất nước, nhưng lại coi thường cơ chế lãnh đạo tập thể ở cấp Trung ương. Bởi thế về sau này Hitle đã bị rất nhiều người phản bội, điều đó đã làm suy kiệt ghê gớm khả năng chiến tranh của Đức quốc xã.

Có một nhận xét rất nổi tiếng trong một bộ phim về sức mạnh và quyền uy: Những kẻ thù thường gặp nhau trên một con đường nhỏ, chỉ có những kẻ dũng cảm mới chiến thắng. Dạng chiến đấu với tinh thần một mất một còn đã cho phép chúng ta dành được quyền lực tại Trung Quốc đại lục. Số phận lịch sử đã quyết định rằng Trung Quốc và Mỹ sẽ không tránh khỏi đối đầu trên một con đường nhỏ và chiến đấu chống lại nhau! Mỹ, không giống như Nga và Nhật Bản, chưa bao giờ làm tổn thương Trung Quốc và cũng giúp Trung Quốc chống lại cuộc chiến đấu chống Nhật Bản. Tuy vậy, Mỹ tất yếu sẽ là trở ngại, trở ngại lớn nhất! Về lâu dài, quan hệ giữa Trung Quốc và Mỹ sẽ là đấu tranh một mất một còn.

Có thời, một số người Mỹ tới thăm Trung Quốc và tìm cách thuyết phục chúng ta rằng mối quan hệ giữa Trung Quốc và Mỹ là một quan hệ phụ thuộc lẫn nhau. Đồng chí Đặng Tiểu Bình khi đó đã trả lời một cách lịch sự: Hãy về nói với chính phủ của các ngài rằng Trung Quốc và Mỹ không có mối quan hệ phụ thuộc và hiểu biết lẫn nhau như vậy. Rõ ràng là đồng chí Đặng Tiểu Bình đã quá lịch sự, đồng chí ấy có thể nói thẳng: Quan hệ giữa Trung Quốc và Mỹ là một trong các quan hệ đấu tranh một mất một còn.

Tất nhiên, hiện giờ không phải là thời gian thích hợp để phá vỡ quan hệ với Mỹ. Chính sách cải cách và mở cửa ra thế giới bên ngoài của chúng ta còn phải dựa vào tiền vốn và công nghệ của họ, chúng ta vẫn còn cần tới nước Mỹ. Do vậy, chúng ta cần phải nỗ lực tăng cường quan hệ của chúng ta với Mỹ, học tập nước Mỹ trên mọi lĩnh vực và sử dụng Mỹ làm tấm gương cho việc tái thiết đất nước.

Quét sạch nước Mỹ

Để giải quyết vấn đề nước Mỹ, chúng ta cần phải vượt lên trên những điều thông thường và hạn chế. Trong lịch sử, khi một nước đánh bại và chiếm đóng một nước khác, họ không thể giết hết dân chúng của nước bị chinh phục một cách hiệu quả bằng gươm hoặc giáo dài, hay thậm chí bằng súng tiểu liên hoặc súng máy. Bởi vì không thể giữ được vùng đất rộng lớn mà không duy trì người của mình trên vùng đất đó. Tuy nhiên, nếu chúng ta chinh phục nước Mỹ theo kiểu đó, chúng ta không thể đưa nhiều người Trung Quốc di cư tới Mỹ.

Chỉ có thể sử dụng nhũng biện pháp đặc biệt để quét sạch nước Mỹ và sau đó chúng ta mới có thể đưa nhân dân Trung Quốc tới đó. Đây là lựa chọn duy nhất đối với chúng ta. Đó không phải là vấn đề chúng ta muốn hay không muốn. Những biện pháp đặc biệt nào chúng ta có thể thực hiện để quét sạch nước Mỹ ? Những loại vũ khí thông thường như máy bay chiến đấu, đại bác, tên lửa hay tàu chiến không thể làm điều đó; các loại vũ khí huỷ diệt như vũ khí hạt nhân cũng không thể làm được như vậy. Chúng ta không ngu ngốc đến nỗi cùng tự huỷ diệt với Mỹ bằng cách sử dụng vũ khí hạt nhân, cho dù trên thực tế chúng ta vẫn tuyên bố giải quyết vấn đề Đài Loan bằng mọi giá.

Chỉ có thể sử dụng loại vũ khí không huỷ diệt, nhưng có khả năng giết nhiều người chúng ta mới có thể giành lấy nước Mỹ cho chúng ta. Công nghệ sinh học hiện đại đang phát triển nhanh chóng, và các loại vũ khí sinh học mới được phát minh nối tiếp nhau. Tất nhiên là chúng ta không để lãng phí thời gian; trong những năm qua chúng ta đã nắm được khả năng trở thành chủ nhân của các loại vũ khí này. Chúng ta có khả năng đạt được mục tiêu quét sạch nước Mỹ một cách hoàn toàn bất ngờ. Khi đồng chí Đặng Tiểu Bình còn sống, Ban chấp hành trung ương Đảng đã sáng suốt đưa ra quyết định đúng đắn là không phát triển các nhóm tàu sân bay và thay vào đó, tập trung phát triển các loại vũ khí có thể thủ tiêu hàng loạt dân chúng của nước thù địch.

Xét về mặt nhân đạo, chúng ta cần phải cảnh báo cho dân chúng Mỹ và thuyết phục họ rời khỏi nước Mỹ và để lại vùng đất họ từng sinh sống trên đó cho người Trung Quốc. Hoặc là ít nhất họ phải rời khỏi một nửa nước Mỹ để nhường phần đất đó cho người Trung Quốc, bởi phát hiện ra nước Mỹ lần đầu tiên chính là người Trung Quốc.

Nhưng sẽ phải làm điều đó như thế nào? Nếu chiến lược đó không thực hiện được, thì khi đó chúng ta chỉ còn một lựa chọn duy nhất. Tức là sử dụng những biện pháp kiên quyết để Quét sạch nước Mỹ và giành lấy nước Mỹ cho chúng ta ngay lập tức. Thực tế lịch sử của chúng ta cho thấy chừng nào chúng ta thực hiện được điều đó, không có nước nào trên thế giới có khả năng ngăn cản chúng ta. Hơn nữa, với một nước Mỹ với một tư cách thế giới bị mất đi, thì tất cả các kẻ thù khác buộc phải đầu hàng chúng ta.

Vũ khí sinh học là một loại vũ khí tàn ác chưa từng thấy, song nếu nước Mỹ không chết thì Trung Quốc sẽ bị huỷ diệt. Nếu nhân dân Trung Quốc bị mắc kẹt trên diện tích đất hiện nay, thì sự sụp đổ hoàn toàn của xã hội Trung Quốc chắc chắn sẽ xảy ra. Theo cách tính mô hình hoá trên máy tính của tác giả Yellow Peril, hơn một nửa dân số Trung Quốc sẽ chết, và con số đó sẽ là hơn 800 triệu người! Ngay sau khi giải phóng, vùng đất màu vàng của chúng ta có khoảng 500 triệu dân, trong khi dân số chính thức hiện nay là hơn 1,3 tỉ người. Khả năng của vùng đất màu vàng này đã đạt tới mức giới hạn của nó. Một ngày nào đó người ta có thể biết điều đó xảy ra nhanh chóng như thế nào, sự sụp đổ lớn có thể xảy ra vào bất kỳ thời điểm nào và hơn một nửa dân số của chúng ta sẽ buộc phải ra đi.

Chúng ta cần phải chuẩn bị sẵn sàng hai phương án. Nếu thành công trong việc sử dụng vũ khí sinh học bất ngờ tấn công nước Mỹ, chúng ta có thể giảm thiểu thiệt hại về người trong cuộc chiến tranh với Mỹ. Nếu trong trường hợp cuộc tấn công đó thất bại, và kích động một cuộc phản công bằng vũ khí hạt nhân từ nước Mỹ, Trung Quốc sẽ phải gánh chịu một thảm hoạ, trong đó  hơn một nửa dân số sẽ chết. Bởi vậy, chúng ta cần phải sẵn sàng với các hệ thống phòng không để bảo vệ các thành phố lớn và vừa của Trung Quốc…

Nguồn: http:..vn.myblog.yahoo.com.phamvietdaonv

LẠI HOANG TƯỞNG

Image may contain: text
Lê Vi

LẠI HOANG TƯỞNG

Cách đây khá lâu, trong một phái đoàn từ Việt Nam sang Úc thăm trường đại học Victoria University nơi tôi giảng dạy, có một nhà báo. Nói chuyện, anh khoe là anh có đọc một số cuốn sách của tôi xuất bản ở hải ngoại, trong đó có cuốn “Văn học Việt Nam dưới chế độ cộng sản, 1945-1990”. Tôi hỏi anh thấy nó thế nào. Anh đáp: “Hầu hết các chi tiết đều chính xác.” Nhưng anh phàn nàn: “Tại sao anh lại gọi ‘dưới chế độ cộng sản’ nhỉ? Nghe nó mất cảm tình quá.” Tôi ngạc nhiên: “Nhưng ‘cộng sản’ là tên chính thức của đảng mà!” Anh cười: “Thì biết vậy, nhưng chữ ‘cộng sản’ vẫn có âm hưởng xấu. Nó kinh kinh. Nếu anh dùng chữ ‘dưới chế độ xã hội chủ nghĩa’ thì sẽ nhẹ nhàng hơn.”

À, lúc ấy tôi mới hiểu, té ra, ngay cả các đảng viên Cộng sản cũng thừa nhận chữ ‘cộng sản’ có âm hưởng xấu. Không ai muốn nhận mình là cộng sản cả. Bị gọi là cộng sản, người ta thấy xấu hổ.

Vậy mà bây giờ ông Nguyễn Phú Trọng lại khoác lác về niềm tự hào cộng sản.

Lại thêm một kẻ hoang tưởng nữa!

Tôi biết nhà cầm quyền Việt Nam hay quan tâm đến dân tình. Khoảng năm 1980, tôi nghe nhà thơ Chế Lan Viên kể chuyện: Công an thường giả dạng hành khách trên các tuyến đường xe lửa từ Sài Gòn ra Hà Nội và ngược lại để nghe ngóng và ghi chép các câu chuyện tiếu lâm chế giễu chế độ. Và họ nhận thấy: Họ thường nghe các câu chuyện tiếu lâm ấy trên chuyến tàu từ Hà Nội vào Sài Gòn hơn là theo chiều ngược lại. Từ đó, họ rút ra kết luận: sự bất mãn ở miền Bắc trầm trọng hơn ở miền Nam.

Bây giờ, để biết dân tình, không cần phải làm cái việc nhiêu khê như vậy nữa. Chỉ vào facebook là đủ biết. Đủ thấy dân chúng chửi không từ ai cả. Nhất là giới lãnh đạo, kể cả người đứng đầu là ông Nguyễn Phú Trọng, người có biệt danh là “Lú”.

– Nguyễn Hưng Quốc

BIỂU TƯỢNG LẠC HẬU

BIỂU TƯỢNG LẠC HẬU

 Lưu Thiên Lý

Hơn một trăm năm trước.

Năm 1917, tại đất nước Nga, bên trời Âu, đã xảy ra cuộc chính biến lật đổ chế độ phong kiến Nga Hoàng, thay vào là một chế độ cai trị chuyên chế dưới nhãn hiệu Xô Viết. Chế độ mới lên cầm quyền tại Nga giương ngọn cờ màu “máu đỏ” làm nền, nổi bật với hình tượng hai vật thể đan chéo nhau, cây búa và cái liềm màu vàng, được xưng tụng là biểu tượng của lực lượng nổi dậy gồm hai giai cấp vô sản bị “bóc lột” trong xã hội nước Nga thời ấy.

Trong ý nghĩa đó, hình cây búa là biểu tượng của lực lượng công nhân, đã liên kết với giai cấp nông dân lấy biểu tượng cái liềm, hiệp lực cướp chính quyền.

Cuộc chính biến tại Nga được mệnh danh là “Cách mạng vô sản”, hay “Cách mạng tháng Mười” do đảng Cộng sản xử dụng chủ thuyết đấu tranh giai cấp của Karl Marx làm nền tảng hoạt động, đặt dưới quyền lãnh đạo của Vladimir Lenin chiếm quyền cai trị, thay đổi quốc hiệu nước Nga thành Cộng Hòa Liên Bang Xô Viết.

Sau 74 năm tồn tại.

Vào năm 1991, lá quốc kỳ búa liềm của Cộng Hòa Liên Bang Xô Viết đã bị chính những thành phần cấp tiến trong nội bộ đảng cộng sản Liên Xô hạ xuống, dẹp bỏ không thương tiếc trên toàn lãnh thổ liên bang. Thay vào, lá quốc kỳ tam sắc của chế độ Nga Hoàng trước kia lại được phất phới kéo lên, kèm theo quốc hiệu mới, Cộng Hòa Liên Bang Nga.

Điểm lại hai biến cố lịch sử nêu trên trong thế kỷ 20, vốn từ lòng tin vào ý nghĩa cách mạng tốt đẹp của biểu tượng “búa, liềm” mà đảng cộng sản Nga khuấy động, nhằm so sánh với dòng phát triển trí tuệ của nhân loại khối tự do trong thế kỷ qua, để minh chứng sự thất bại tất yếu của toàn thể khối “búa liềm cộng sản”.

Chuyện“búa và liềm”. Khởi đi từ thế kỷ thứ 19.

Cơ sở nền tảng văn minh “cơ khí học” của phương Tây được tổ chức hoàn thiện.

Trước nhất là những dụng cụ kỹ thuật căn bản, chế tạo bằng kim loại gang, sắt, thép, đồng, như: dao, kéo, búa, kìm, cưa, đục … cung cấp cho những xưởng thợ chuyên sản xuất hàng hóa gia dụng số lượng lớn, để từ đó hình thành tầng lớp công nhân.

Cây “búa” để đập, đóng, cùng với cái “kìm” dùng để giữ chặt vật liệu là hai dụng cụ đầu tiên mà mọi công nhân đều phải thực hành thành thạo trong các xưởng thợ.

Cùng vào thời đại ấy, đối với nhà nông, cái “liềm” để gặt lúa mì cũng là một dụng cụ thiết yếu trong công việc đồng áng, sản xuất ra lương thực phục vụ đời sống người dân trong xã hội.

Bước sang thế kỷ 20. Hình ảnh của cây búa và cái liềm đã bị chọn làm biểu tượng đề cao hai lực lượng sản xuất, mà đảng cộng sản “đệ Tam Quốc Tế Nga” cho là “bị bóc lột” đem gắn lên nền lá cờ màu đỏ thể hiện ý chí đấu tranh cách mạng một mất một còn, nhằm mục đích khích động tinh thần bất mãn, xử dụng bạo lực đối kháng trong tầng lớp người lao động chiếm đa số giữa xã hội đương thời.

Kết quả, cuộc cách mạng “búa liềm” năm 1917 tại Nga đã thành công.

Đó là chuyện từ hơn 100 năm trước.

Bên ngoài thế giới cộng sản, một nửa nhân loại văn minh tiến bước vào thế kỷ 21.

Biết bao tiến bộ khoa học kỹ thuật phát minh lần lượt được áp dụng. Biết bao biến cố thăng tiến chính trị làm thay đổi bộ mặt xã hội toàn cầu. Máy móc vạn năng dần dần thay thế cho sức lao động tay chân của con người. Hầu hết các ngành sản xuất công nghiệp lẫn nông nghiệp đều đã được phân loại tính năng kỹ thuật, xếp vào những hạng mục công trình chuyên môn, áp dụng theo từng dây chuyền sản xuất khoa học, bảo đảm chất lượng và sản lượng cao.

Nếu xưa kia, giai cấp thợ thuyền từng đổi bát mồ hôi lấy bát cơm, giai cấp nông dân một nắng hai sương thu hoạch vụ mùa, thì nay, theo đà thời gian tiến hóa, cả hai giai cấp lao động đều dần dần được chuyển đổi vào các phương thức sản xuất mới mẻ, nhẹ nhàng, nhờ bởi vô số những phát minh kỹ thuật, hữu hiệu gấp trăm, gấp ngàn lần thời buổi sơ khai “cách mạng tháng Mười 1917”.

Nhân loại thực sự chuyển mình bước vào giai đoạn kỹ nghệ hóa, tự động hóa. Cây búa trong xưởng thợ hay cái liềm ngoài ruộng đồng ngày nay đã trở thành những dụng cụ lạc hậu lỗi thời, kém hiệu quả sản xuất, không còn tồn tại trong hầu hết đôi bàn tay của lực lượng lao động tập thể công, nông.

Thế kỷ 21. Trong khắp công xưởng những cổ máy đóng, máy cắt, máy ép, máy hàn, máy kéo, người máy robot đủ loại lớn nhỏ, đã thay thế hẳn chức năng cây búa.

Lực lượng công nhân tiến bộ trên toàn thế giới ngày nay không chấp nhận hình ảnh cây búa thô sơ của hơn 100 năm trước là biểu tượng cho giới sản xuất hiện đại.

Nhìn thẳng vào giá trị thực tại, cây búa đóng đinh giờ đây chỉ là một đồ vật gia dụng nhỏ bé rẻ tiền thường xuyên nằm ụ, bất động trong hộp đồ nghề tại các tư gia.

Cái liềm gặt lúa cũng biến mất, không còn là dụng cụ trên ruộng đồng, bởi vì, đâu đâu cũng đã xuất hiện các loại máy liên hợp gặt đập lúa cở lớn, cở nhỏ trong mỗi vụ mùa thu hoạch của nhà nông khắp năm châu.

Kỹ nghệ hóa cộng với tự động hóa chính là thành tựu của trí tuệ con người dưới thể chế tự do, giúp thăng tiến nền sản xuất toàn cầu, bao gồm luôn những đất nước vẫn còn bị chìm đắm trong cơn mê chủ thuyết lạc hậu Marx-Lenin.

Trí tuệ đã thực sự làm chủ đời sống loài người, không cần đến loại bạo lực đấu tranh “giải phóng”, đấu tố thủ tiêu tương tàn man rợ, mà cộng sản quốc tế từng gieo rắc kinh hoàng trên gần bán phần địa cầu trong thế kỷ trước.

Trí tuệ thế kỷ 21 thật sự đã đánh bật chủ thuyết hoang tưởng “cộng sản” xuất hiện vào đầu thế kỷ 20, tan biến khỏi con đường tiến hóa của nhân loại.

Có trên dưới 200 quốc gia kề vai trong tổ chức Liên Hiệp Quốc cùng gìn giữ hòa bình, củng cố phát triển trên hành tinh trái đất, hiện nay chỉ sót lại vỏn vẹn có 3 quốc gia châu Á, là: Trung Cộng, Việt Nam cộng sản, Bắc Triều Tiên, vẫn còn cam chịu ách thống trị độc đảng mê muội, gian hùng, tráo trở, không hổ thẹn, không chùng tay, khi vẫn khư khư nấp bóng dưới lá cờ máu mang hai biểu tượng của sự lạc hậu là cây búa và cái liềm.

Thực trạng đời sống cho thấy rõ, người dân của ba quốc gia Á châu bất hạnh kể trên đang cùng chung một chịu đựng khốn khó cay nghiệt hơn cả thời phong kiến Nga Hoàng. Cần phải kể ra tại Việt Nam, như:

– Giai cấp nông dân bị cán bộ cộng sản cầm quyền ức hiếp đuổi nhà, cưỡng chiếm đất đai, mất hết phương tiện sinh sống, nâng con số dân oan khiếu kiện tăng lên hàng chục vạn người, nền tảng đạo đức xã hội băng hoại, tệ nạn xã hội hoành hành.

– Giai cấp công nhân bị hệ thống buôn dân, bán nước, chèn ép, lường gạt, ăn chận, cướp công, xảy ra khắp nơi, lâm cảnh thất nghiệp, bế tắc sinh kế.

– Tệ nạn bè phái tham nhũng đục khoét công quỹ hoành hành trong hầu hết cơ quan ban ngành trên cả nước, từ trung ương xuống đến địa phương làng, xã.

– Công nợ nhà nước bội tăng hàng năm. Số lượng doanh nghiệp sản xuất bị rút ruột sạch vốn, liên tiếp công bố phá sản, gây ra nạn suy trầm kinh tế không có lối thoát.

Kết luận

Tầng lớp công, nông toàn cầu đang tiếp nối phát triển theo kỷ nguyên thời đại mới. Trong khi cây búa và cái liềm mà các chế độ cộng sản tôn vinh là biểu tượng, tự nó đã thoái thân trở thành đồ vật rẻ tiền nhỏ bé, trì trệ, lạc hậu, không có giá trị mang lại hiệu quả thực chất cho đời sống con người giữa cao trào nhân loại tiến triển vượt bậc.

Toàn cảnh xã hội ngày nay đã bước khoảng cách rất xa, hơn hẳn 100 năm trước.

Có một điều chắc chắn, các thế hệ nhân loại sinh ra và lớn lên trước hoặc sau năm 2000, thế kỷ 21, đến nay vừa tròn tuổi trưởng thành, như Joshua Wong và Denise Ho của xứ sở Hồng Kông, đều không biết, hoặc không cần biết, hoặc thậm chí không thể ngờ, về sự đa dụng của cây búa và cái liềm đến độ đã từng gây nên những cơn bão máu trầm luân, thảm sát hàng triệu con người đồng loại, được ghi lại trên nhiều trang sử thời tiền bán thế kỷ 20. Với thế hệ đang tuổi trưởng thành, nếu họ biết đến cây búa hay cái liềm, thì cũng chỉ là 2 vật dụng thô sơ, hạ tiện còn tồn tại mà trí tuệ chẳng bao giờ cần thiết chạm đến nó.

Vậy mà, vẫn còn có một nhóm đầu óc vữa vụn hoang mê, vừa to mồm tô đậm chủ thuyết cộng sản ngoại lai dưới lá cờ “búa liềm”, vừa  công khai thú nhận nghi ngờ “không biết chắc” cho tới cuối thế kỷ 21 này, tức là gần ngót 2 thế kỷ xuất hiện, đảng cộng sản của họ sẽ “có hay không đủ” khả năng xây dựng cho xong cái hình thù xã hội chủ nghĩa theo kiểu Mác-Lê, hoặc, hình thù xã hội chủ nghĩa cải lương kiểu Mao-Tập (?); đã vậy, họ lại vừa dùng mánh khóe gian hùng cố hữu, bám chắc chiếc ghế thống trị quyền uy, duy trì biện pháp xử dụng bạo lực, tù đày, để đàn áp khát vọng tự do, dân chủ của muôn triệu dân lành.

Bất hạnh thay, đảng cộng sản sau hơn 70 năm thống trị, đã cho thấy, chỉ là một thiểu số não trạng xơ cứng kém phẩm chất, thiếu kiến thức, vô lương tâm, có biệt tài luồng lách hiến đất, dâng biển cho ngoại bang phương bắc, khoác lác che giấu hành vi bán rẻ giang sơn để làm giàu cho bè nhóm, sống vinh thân phì gia ích kỷ, hủy hoại giá trị truyền thống văn minh và công lao dựng nước hàng nghìn năm của dân tộc Việt, giữa thời đại trí tuệ ngày càng vươn cao trong cộng đồng nhân loại.

Chẳng thể tin được rằng, một dân tộc từng dựng nước qua 4 nghìn năm văn hiến, ngày nay lại không còn có đủ năng lực và trí tuệ để loại trừ, vứt bỏ 2 biểu tượng lạc hậu “búa, liềm” vô trí, vô thức, vô nghĩa, đã, đang, và sẽ còn đè nặng lên đời sống xã hội, tiếp tục cản trở con đường hướng tới tương lai của dân tộc Việt.

Lưu Thiên Lý

Montreal, 2019

From: Bác sĩ: Hạnh Văn Phùng

Chính trị Việt Nam: Một thập kỷ nhìn lại

Chính trị Việt Nam: Một thập kỷ nhìn lại

 

Đồ họa: Luật Khoa. Ảnh: VietNamNet, Reuters, RFA.

***

Đồ họa: Luật Khoa. Ảnh: VOA.
Đồ họa: Luật Khoa. Ảnh: VOA.

Mười năm trước, “xã hội dân sự” còn là một khái niệm hết sức xa lạ và nhạy cảm. Mười năm đủ để bình thường hóa và đưa khái niệm này vào cuộc sống hàng ngày. 

“Xã hội dân sự” xa lạ và nhạy cảm bởi hầu hết người Việt Nam đang sống ngày nay đều không có cơ hội được học và được trải nghiệm một xã hội bình thường với ba thành tố chính: chính quyền, thị trường và xã hội dân sự. Từ năm 1954 ở miền Bắc và từ năm 1975 trên cả nước, đảng Cộng sản Việt Nam thi hành chính sách kiểm soát xã hội một cách toàn diện và không cho phép thị trường lẫn xã hội dân sự tồn tại. Cuộc cải cách kinh tế mang tên “Đổi Mới”, bắt đầu từ năm 1986, đã bình thường hóa khái niệm “thị trường”, nhưng “xã hội dân sự” thì phải chờ đến cuối những năm 2000 mới bắt đầu được nói đến. Các tổ chức phi chính phủ (NGO) dần đóng vai trò chính trị lớn hơn trong đời sống xã hội, tuy vậy, gần như chỉ mang tính chất phụ họa và tư vấn cho chính quyền nhiều hơn là gây được sức ép. 

Bước ngoặt đến vào năm 2011, sau sự kiện tàu hải giám Trung Quốc cắt cáp tàu Bình Minh 2 của PetroVietnam trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam ngày 26/5. Một làn sóng phẫn nộ lan khắp Internet, cả blog lẫn mạng xã hội Facebook. Nhật Ký Yêu Nước (một trang facebook thành lập ngày 12/4/2010, chính thức hoạt động ngày 16/4/2010) phát lời kêu gọi biểu tình phản đối Trung Quốc.

Và ngày Chủ nhật, 5/6/2011, các cuộc biểu tình chống Trung Quốc đã nổ ra cả ở Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh, thu hút hàng nghìn người tham dự. Phong trào biểu tình này sau cùng kéo dài tới 11 tuần lễ, kết thúc vào ngày 21/8. Đây không phải là phong trào biểu tình đầu tiên ở Việt Nam kể từ sau năm 1975, nhưng nó là một bước ngoặt lịch sử: Lần đầu tiên có một phong trào xã hội chấp nhận những rủi ro cao nhất để công khai thách thức sự kiểm soát của chính quyền đối với các sinh hoạt chính trị của người dân, vốn trước đó bị coi là cấm kỵ. 

Phong trào biểu tình năm 2011 tạo đà cho sự ra đời của hàng loạt hội, nhóm độc lập, công khai đấu tranh đòi các quyền chính trị “nhạy cảm” như tự do ngôn luận, lập hội, tụ tập ôn hòa, bầu cử công bằng, v.v. Kể từ đây, các thiết chế phi chính phủ không còn thuần túy đóng vai phụ họa và tư vấn cho chính quyền nữa, mà trực tiếp huy động quần chúng gây sức ép buộc chính quyền phải thay đổi thái độ, hành vi và thể chế.

Không ai hiểu điều này hơn đảng Cộng sản, bởi họ đã thành công bằng chính phương pháp này trong suốt lịch sử đấu tranh của mình.

Đồ họa: Luật Khoa. Ảnh: kenhthoitiet.vn.
Đồ họa: Luật Khoa. Ảnh: kenhthoitiet.vn.

Thập niên qua đã xác lập một thực tế không thể phủ nhận: Môi trường không còn được coi là vấn đề thuần túy kỹ thuật nữa, nó đã biến thành (hoặc được thừa nhận là) một vấn đề chính trị hệ trọng. 

Khi “đại dự án” khai thác bauxite ở Tây Nguyên được thông qua năm 2009, đã có hàng nghìn người Việt trong và ngoài nước lên tiếng phản đối, chỉ ra các tác hại của dự án trên nhiều mặt: quốc phòng, môi trường, kinh tế, văn hóa bản địa… Ô nhiễm môi trường chỉ là một trong các nguyên nhân – dường như không mấy ai khi ấy hình dung được rằng chỉ nửa thập niên sau, đó sẽ là một trong các vấn đề đau đầu nhất ở Việt Nam đương đại.

Mùa xuân 2015, chính quyền Hà Nội tiến hành “cải tạo và thay thế cây xanh” bằng cách chặt hạ 2.000 cây gỗ, cây lâu năm trên toàn thành phố. Đó cũng là năm mà mùa hè nắng nóng kỷ lục làm ít nhất một người dân chết vì cảm nắng ngay giữa vườn hoa thủ đô, và tới tháng Sáu, mưa bão làm cây đổ, giết chết thêm vài người. Nhiều cây bị bật gốc, cho thấy bộ rễ còn nằm nguyên trong bọc ni-lông buộc dây nhựa.

Năm 2016, cá chết hàng loạt nổi lên ven bờ ở một loạt tỉnh miền Trung: Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên-Huế, Đà Nẵng… Được ghi nhận từ ngày 3/4/2016, số cá chết phải lên đến hàng nghìn tấn, cả cá biển lẫn cá nuôi trong bè ở các nhà dân địa phương. Tháng Tư chính thức đánh dấu sự bắt đầu của một trong những thảm họa môi trường biển lớn nhất từ trước tới nay trong lịch sử Việt Nam. Không ai có thể biết chính xác tất cả các nguyên nhân dẫn tới thảm họa này, chỉ mơ hồ hiểu rằng nghi phạm chính là tập đoàn thép Formosa của Đài Loan, đối tượng bị cáo buộc xả chất thải độc hại vào thẳng đại dương.

Cách chính quyền đối phó với thảm họa và giải quyết hậu quả không hứa hẹn điều gì tốt đẹp, vì chỉ xoay quanh: (1) các cuộc họp kín và thông báo ra công luận sau đó rằng “biển đã tự làm sạch”, “đã an toàn”, ngư dân có thể yên tâm bám biển; (2) trấn áp các ý kiến chống đối, đặc biệt là đàn áp biểu tình và bỏ tù nhà hoạt động.

Bên cạnh nguyên nhân biến đổi khí hậu, nguyên nhân cực kỳ quan trọng (và nghiêm trọng) dẫn tới suy thoái môi trường là những đại dự án, những chủ trương lớn của đảng và nhà nước, trải dài suốt từ bauxite Tây Nguyên (2009) đến thủy điện, nhiệt điện và điện hạt nhân, lấn biển xây khu đô thị… Theo các dự báo khác nhau, đồng bằng sông Cửu Long có thể biến mất do chìm dưới biển trong vòng 30-50 năm tới. Cũng theo một báo cáo quốc tế, riêng trong năm 2017, có hơn 71.300 người chết ở Việt Nam do các nguyên nhân liên quan đến ô nhiễm môi trường; trong đó, số tử vong vì ô nhiễm không khí lên tới 50.232 người.

Năm 2019, hạn hán, cháy rừng xảy ra trên diện rộng. Bụi mịn trở thành nỗi ám ảnh của người dân ở các thành phố lớn. Chất lượng không khí ở Việt Nam đã lập kỷ lục thế giới về ô nhiễm, độc hại. Chính quyền vẫn vậy: vụng về trong ứng phó khẩn cấp, tùy tiện và luộm thuộm trong xử lý dài hạn, nhưng rất khẩn trương, mạnh mẽ, triệt để trong đàn áp tiếng nói phê phán, nhất là những trường hợp “có tổ chức”.

Đồ họa: Luật Khoa. Ảnh: RFA.
Đồ họa: Luật Khoa. Ảnh: RFA.

Đất đai luôn nằm ở trung tâm của mọi nghị trình chính trị và kinh tế Việt Nam. Xưa, sở hữu toàn dân về đất đai là viên ngọc đính trên chiếc vương miện ý thức hệ xã hội chủ nghĩa mà các nhà lãnh đạo của đảng đội vào. Nay, khi lý tưởng ý thức hệ đã sụp đổ, nó trở thành bổng lộc chính mà đảng phân phối cho các tín đồ của mình để đổi lấy lòng trung thành với chế độ. Chuyện cưỡng chế đất đai, do đó, không có gì mới. Cái mới của thập kỷ qua là bức tranh đất cát được phơi bày ở một quy mô lớn chưa từng thấy, nhờ một công cụ mới: mạng xã hội. 

Chỉ đến thời đại của Internet và đặc biệt là mạng xã hội, những vụ cướp đất đầy tai tiếng mới được phơi bày, luôn luôn đầy bạo lực, máu, nước mắt, và tù tội. Những cái tên đất, tên làng đã đi vào… lịch sử cướp đất: Tiên Lãng, Văn Giang, Đồng Tâm, Dương Nội, Thủ Thiêm, và nhiều nữa. Cùng với đó là nhiều tên người, là những nạn nhân của bạo lực, gồm cả giết chóc, đánh đập lẫn tù tội, từ chính quyền: Đặng Ngọc Viết (nổ súng bắn chết cán bộ rồi tự sát), Đặng Văn Hiến (tử tù), Cấn Thị Thêu (hai lần đi tù), Nguyễn Mai Trung Tuấn (trẻ vị thành niên, bản thân và cả nhà đi tù), Vũ Thị HảiTrần Ngọc Anh (bị bỏ tù và bị hành hung nhiều lần), Lê Thị Trâm (bị máy xúc đè, chấn thương sọ não nhưng thoát chết nhờ ruộng lún), v.v. 

Tai vạ cho dân bắt đầu từ khi các tập đoàn “đỏ” xuất hiện, bắt tay với nhà nước thâu tóm đất đai nhân danh các dự án “phát triển kinh tế”. Dân chỉ nhận được mức bồi thường rẻ mạt, nếu có. Trong khi đó, một trong những nguyên tắc quan trọng nhất của các quyền liên quan đến đất đai, theo luật quốc tế, là: đất đai chỉ được chuyển giao với sự đồng ý của người dân; sự đồng ý đó phải là đồng ý từ trước, tự nguyện, và trên cơ sở được thông tin đầy đủ. Nguyên tắc ấy đương nhiên bị vi phạm hoàn toàn trong thực tế ở Việt Nam.

Tất cả những điều này được các nhà lý luận của chế độ “tổng kết” đơn giản, đại loại thành: đất nước đang trên đà chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa – hiện đại hóa, tạo áp lực lớn về sự phát triển, khoảng cách giàu nghèo ngày càng gia tăng, dẫn đến mâu thuẫn trong nội bộ nhân dân diễn biến phức tạp, có mặt còn diễn ra gay gắt. Cách đối phó là “làm tốt công tác tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo, thực hiện tốt quy chế dân chủ ở cơ sở”, đồng thời “chủ động đấu tranh với các hoạt động lợi dụng khiếu nại, tố cáo để tuyên truyền, kích động, lôi kéo quần chúng tham gia tập trung đông người, gây rối an ninh, trật tự…”.

Không có dấu hiệu gì cho thấy vấn đề đất đai sẽ bớt nhức nhối ở Việt Nam trong thập niên tới, chừng nào một đảng chính trị vẫn có độc quyền lập quy hoạch và kế hoạch sử dụng đất, quyết định giá đất, và có quyền dí súng vào đầu chủ đất bắt phải nhận tiền đền bù. 

Đồ họa: Luật Khoa. Ảnh: Reddit/Chưa rõ tác giả.
Đồ họa: Luật Khoa. Ảnh: Reddit/Chưa rõ nguồn.

Ngày 20/8/2012, ông Nguyễn Đức Kiên – sáng lập viên Ngân hàng TMCP Á Châu (ACB), tên thường gọi là “bầu Kiên” – bị bắt giam. Sự việc được báo trước trên một trang blog có tên “Quan Làm Báo”, kéo theo một chiến dịch thông tin rầm rộ tiếp sau đó trên blog này, mang đầy màu sắc “thuyết âm mưu”. Có lẽ rất ít người hiểu được vụ án bầu Kiên, vì nó liên quan đến nhiều khái niệm kinh tế-tài chính-ngân hàng còn quá mới và phức tạp đối với dân chúng Việt Nam, nhưng quan trọng hơn cả, là vì về bản chất, nó là “chuyện cung đình”, chuyện của một thế giới mà dân thường không được phép đặt chân vào và không thể hiểu. Thế giới ấy là của riêng các tập đoàn “tư bản đỏ” và nhà nước.

Tuy không hiểu về từng vụ án, nhưng dần dần, người dân Việt Nam, nếu tỉnh táo quan sát, cũng nhận ra rằng các tập đoàn, công ty lớn đang nổi lên, trở thành những thế lực hùng mạnh có đủ khả năng lũng đoạn cả nền kinh tế lẫn chính trị Việt Nam. Bề nổi của tảng băng khổng lồ này là vụ án tập đoàn AVG, mà cựu chủ tịch là doanh nhân Phạm Nhật Vũ, đẩy hai cựu bộ trưởng vào tù, một trong hai người đó đã khai phạm tội theo “tinh thần chỉ đạo” của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng. 

Dường như những “ông lớn” này muốn gì, đảng và nhà nước phải chiều nấy, từ đất đai đến tín dụng, đến việc gần như thành lập các “khu tự trị” bất khả xâm phạm. Nhưng cái quan trọng hơn cả mà họ nhận từ đảng và nhà nước chính là… bộ máy thể chế. Nói cách khác, những nhà tư bản đỏ đã sử dụng chính guồng máy chính sách làm công cụ phục vụ cho mình. Họ thường được gọi bằng cái tên chung chung là “nhóm lợi ích”. 

Dĩ nhiên, họ cũng thao túng truyền thông – cả báo chí chính thống lẫn mạng xã hội – để bịt tất cả những thông tin bất lợi. Chẳng hạn, người dùng facebook Việt Nam lâu nay vẫn tự hiểu rằng: động đến chính quyền nhiều khi không sao, chứ động đến các tập đoàn lớn là có nguy cơ bị bịt miệng ngay lập tức, bởi đội ngũ “dư luận viên” của họ đông tới hàng ngàn, sẵn sàng “báo cáo vi phạm” (report abuse) tập thể để Facebook gỡ bài, hình ảnh, thậm chí đánh sập luôn trang facebook đăng tin hại đến uy tín của họ. Nặng hơn nữa, người đưa tin có thể bị công an bắt – đây là chuyện đã từng xảy ra không chỉ một lần.

Truyền thông chính thống dường như không có bất kỳ bản tin bất lợi nào cho các tập đoàn lớn như Vingroup, Sungroup, hay FLC, mặc dù mạng xã hội luôn có nhiều tin đồn và nghi vấn về các vụ tai nạn, hỏa hoạn hay các vụ thâu tóm đất đai của các tập đoàn này. Ấn tượng của xã hội về các tập đoàn này như là những thành trì bất khả xâm phạm là rất rõ ràng, nhưng gần như không thể có bằng chứng chứng minh. Báo chí quốc doanh tê liệt, còn báo chí độc lập thì bất lực, không điều tra nổi. 

Nền chính trị Việt Nam đã chính thức bước vào chế độ tài phiệt (plutocracy). Đây là điều rất đáng lo ngại, bởi chống một nhà nước độc tài đã khó khăn, chống một nhà nước độc tài kết hợp chặt chẽ với tài phiệt còn khó khăn, nguy hiểm gấp bội.

Đồ họa: Luật Khoa. Ảnh: Thanh Niên.
Đồ họa: Luật Khoa. Ảnh: Thanh Niên.

Các cuộc cạnh tranh quyền lực trong nội bộ đảng Cộng sản Việt Nam không phải là hiện tượng mới. Cái mới của thập kỷ qua là cuộc cạnh tranh này đã mang một hình hài khác. Nếu như trước đây, nội bộ đảng chỉ dàn xếp về mặt chính trị với nhau, thì nay, xu hướng xử lý về mặt pháp lý ngày càng gia tăng. Trước đây, nội chiến giữa các quan chức có căng lắm cũng chỉ có kết quả là một phe bị cho thôi chức vụ, hạ cánh an toàn (dĩ nhiên, chúng tôi hiểu bạn còn đang nghĩ đến chuyện thủ tiêu). Nhưng trong 10 năm qua, án tù, thậm chí là án tử hình được mang ra để xử lý những bất đồng nội bộ ở cấp cao nhất: Bộ Chính trị. 

Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng, nhân vật trung tâm của chính trị Việt Nam thập kỷ qua, đã phơi bày một phần cuộc đấu đá quyền lực trong đảng ra trước mặt báo và pháp đình, thông qua chiến dịch chống tham nhũng vô tiền khoáng hậu trong lịch sử đảng. Chiến dịch này đã làm thay đổi hẳn cách nhìn về quan chức nhà nước và cơ quan nhà nước trong công chúng nước ta. Trước đây, người ta coi làm quan, làm nhà nước là một công việc ổn định, vừa màu mỡ vừa an toàn, “đến hẹn lại lên”. Nay, ấn tượng đó đã sụp đổ cùng với những Đinh La ThăngNguyễn Bắc Son, Trương Minh Tuấn, v.v. 

Tuy vậy, bộ mặt mới của cuộc chiến nội bộ không làm bản chất của cuộc chiến thay đổi. Không có bất kỳ một cuộc cải cách thể chế nào được khởi xướng để chống tham nhũng một cách có hệ thống, chiến dịch chống tham nhũng sau cùng chỉ là bình mới của một thứ rượu cũ. Hai cái chết bí ẩn của Nguyễn Bá Thanh và Trần Đại Quang, cùng với vụ mất tích kỳ lạ của Đinh Thế Huynh, tiếp tục phủ bóng chính trường với nhiều màu sắc ma quái, tạo ra ấn tượng mạnh mẽ trong công chúng về những phương pháp thanh trừng nội bộ cổ xưa. Pháp luật, suy cho cùng, vẫn chỉ là công cụ thanh trừng chứ không phải là nguyên tắc tổ chức quyền lực nhà nước. Không có thứ công lý nào đạt được với một thứ pháp luật như vậy. 

Đồ họa: Luật Khoa. Ảnh: AFP.
Đồ họa: Luật Khoa. Ảnh: AFP.

Nếu 10 năm đầu tiên của thế kỷ 20 có thể coi là thập kỷ WTO, khi chính trị Việt Nam xoay vần theo các vòng đàm phán gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), rồi kể từ 2006 là ảnh hưởng của tổ chức này tới xã hội Việt Nam, thì thập kỷ tiếp theo mọi thứ lại xoay vần theo hai hiệp định thương mại đặc biệt quan trọng: TPP và EV-FTA. 

Hiệp định Đối tác Xuyên Thái Bình Dương (TPP) có nguồn gốc từ một hiệp định thương mại giữa bốn nước Brunei, Chile, New Zealand và Singapore năm 2005. Đến cuối những năm 2000, Việt Nam chính thức tham gia các vòng đàm phán cùng với Mỹ, Nhật và nhiều nước khác ven bờ Thái Bình Dương. Khi chính quyền Barack Obama (Mỹ) quyết định xoay trục từ châu Âu và Trung Đông sang Đông Á thì TPP nằm ở trung tâm bàn cờ địa chính trị của Mỹ, mà một lý do lớn là cạnh tranh ảnh hưởng với Trung Quốc. 

Suốt từ đó cho tới năm 2016, khi 12 nước chính thức ký kết hiệp định này, Việt Nam đã phải gật đầu với các yêu cầu thay đổi thể chế, mà đặc biệt nhất là công nhận quyền thành lập công đoàn độc lập của người lao động, cũng như phải đối mặt với các sức ép lớn về nhân quyền từ Mỹ và một số nước khác để đổi lấy những lợi ích về thương mại. Đến tháng 1/2017, Tổng thống Mỹ mới lên nắm quyền là Donald Trump rút Mỹ khỏi hiệp định này, các nước còn lại thay đổi nội dung hiệp định và biến nó thành CPTPP, với những ràng buộc lỏng lẻo hơn về thể chế. 

Hiệp định Thương mại Tự do EU – Việt Nam (EV-FTA) cũng chi phối chính trị Việt Nam gần như cả thập kỷ qua, bắt đầu từ năm 2012 và cho đến nay vẫn chưa kết thúc. Mặc dù các cơ quan hành pháp của hai bên đã đàm phán và ký kết xong vào tháng 12/2015, tiến trình phê chuẩn hiệp định tại các cơ quan lập pháp lại diễn ra rất chậm chạp. 

EV-FTA một mặt dỡ bỏ 99% các hàng rào thuế quan hai chiều, tạo điều kiện cho Việt Nam tiếp cận thị trường rộng lớn của 28 nước Liên minh Châu Âu (EU), nhưng cũng ràng buộc Việt Nam vào hàng loạt vấn đề nhân quyền gai góc như công đoàn độc lập và bảo vệ môi trường. Kết quả là Việt Nam phải sửa đổi Bộ luật Lao động, ghi nhận quyền thành lập và gia nhập công đoàn của người lao động và cam kết sẽ phê chuẩn các hiệp định lõi của Tổ chức Lao động Quốc tế. Các nhóm nhân quyền cũng tranh thủ cơ hội này để vận động EU gây sức ép lên Việt Nam trong hàng loạt các vấn đề nhân quyền như án tử hình, xét xử công bằng, tự do biểu đạt, tự do Internet, v.v. Dự kiến, Nghị viện EU sẽ bỏ phiếu quyết định số phận của hiệp định này vào tháng 2/2020. 

Đồ họa: Luật Khoa. Ảnh: TIME.
Đồ họa: Luật Khoa. Ảnh: TIME.

Là một nước không nhỏ về quy mô lãnh thổ và dân số, nhưng nhỏ về mọi thứ khác, số phận của Việt Nam không thể thoát ra khỏi cuộc chơi địa chính trị của các nước lớn. Trung Quốc và mối quan hệ Mỹ – Trung tiếp tục phủ bóng nền chính trị Việt Nam. 

Suốt 10 năm qua, không một năm nào tình hình tranh chấp chủ quyền trên Biển Đông giữa Việt Nam và Trung Quốc không có chuyện. Ngày 25/8/2010, tại phiên họp Ủy ban Thường vụ Quốc hội, ông Nguyễn Phú Trọng – khi đó là Chủ tịch Quốc hội – đã nói là chưa cần báo cáo về tình hình Biển Đông vì “không có gì mới” so với một năm trước đó. Câu “không có gì mới” sau này được nhiều người đem ra chế giễu, cho rằng nó hàm ý là vẫn căng thẳng như thế.

2011, tàu hải giám Trung Quốc cắt cáp tàu của PetroVietnam.

2012, Tổng Công ty Dầu khí Hải Dương Trung Quốc (CNOOC) tuyên bố mời thầu chín lô dầu khí trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam. 

2014, Trung Quốc triển khai giàn khoan dầu khổng lồ Haiyang Shiyou 981 ra Biển Đông, vào vùng biển gần quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam. 

2017, Trung Quốc thua kiện Philippines ở tòa án quốc tế. 

Năm nào, người dân Việt Nam, nhất là ở Hà Nội và Sài Gòn, cũng biểu tình phản đối Trung Quốc hoặc các chính sách có liên quan đến Trung Quốc. Gần như cuộc biểu tình nào cũng bị đàn áp, chưa tính những sách nhiễu “hậu biểu tình” mà lực lượng an ninh tiến hành đối với những gương mặt phản kháng. 

Hậu quả là, sau nhiều lần bị đàn áp, dần dần dư luận Việt Nam có vẻ đã… quen với việc Trung Quốc gây hấn trên Biển Đông, xâm phạm vào chủ quyền biển đảo của Việt Nam. Nếu đó là sự thật thì chứng tỏ chiến lược “tằm ăn dâu” (phương Tây gọi là “salami slicing”, nghĩa là “cắt từng lát salami”) của Trung Quốc trên Biển Đông đã thành công: gây ảnh hưởng, lấn át, xâm phạm đối phương bằng từng hành động nhỏ, không đủ để gây chiến tranh, nhưng từng bước lấn chiếm, cho đến khi đối phương giật mình tỉnh ra thì đã muộn, chủ quyền đã mất hoàn toàn về tay Trung Quốc. 

Hành xử của Bắc Kinh với Hà Nội thể hiện trong một loạt từ khóa: tằm ăn dâu, đàm phán song phương, gác tranh chấp cùng khai thác, giữ đại cục. Đáp lại, Hà Nội có “bốn không”: không tham gia liên minh quân sự; không liên kết với nước này để chống nước kia; không cho nước ngoài đặt căn cứ quân sự hoặc sử dụng lãnh thổ Việt Nam để chống lại nước khác; không sử dụng vũ lực hoặc đe dọa sử dụng vũ lực trong quan hệ quốc tế. “Bốn không” này đã được nêu trong Sách trắng Quốc phòng 2019. Ngoài ra, còn một chiến thuật đã và vẫn đang được Hà Nội sử dụng vô cùng hiệu quả, nhưng không được nêu chính thức trong văn bản nào: đu dây. 

“Đu dây” cũng là một cách ngoại giao khéo léo để “không liên kết với nước này để chống nước kia”, không làm bên nào mất lòng. Điều đáng nói là Hà Nội không chỉ “đu dây” giữa hai siêu cường Trung Quốc và Mỹ, mà còn đu dây với… chính nhân dân mình. Sự đu dây này thể hiện qua nhiều điểm:

  • Báo chí chính thống lúc thì đồng loạt đưa tin rầm rộ về việc Trung Quốc gây hấn, xâm phạm chủ quyền biển đảo Việt Nam; lúc lại im lặng, nghìn tờ như một. 
  • Các trang mạng xã hội (của ngành tuyên giáo và công an) một mặt hô hào yêu nước, một mặt kêu gọi “theo sát chủ trương, đường lối của nhà nước”, một mặt nữa, công kích, lăng mạ những người biểu tình; 
  • Hàng loạt cuộc biểu tình bị đàn áp khốc liệt, nhưng lại cũng có vài cuộc diễn ra an toàn. (Thường thì lần biểu tình đầu có thể sẽ được “bật đèn xanh”, nhưng đến lần thứ hai thì cơ quan công quyền có thái độ khác hẳn, cứng rắn, thô bạo hơn). 

Trong ngắn hạn, cái sự đu dây này có thể mang lại hiệu quả. Nhưng một nhà nước chính danh thì phát ngôn và hành động phải minh bạch, nhất quán, không được “bóng gió”, “gửi tín hiệu” này nọ đến dân chúng và nhất là, tuyệt đối không được lừa dân, không được phép dùng bạo lực với dân.

Đồ họa: Luật Khoa. Ảnh: Getty Images.
Đồ họa: Luật Khoa. Ảnh: Getty Images.

Một số khuynh hướng, biến động chính trị-xã hội được nhắc tới ở trên, như vấn nạn cưỡng chế đất đai, tranh chấp chủ quyền biển đảo, và cuộc đấu đá nội bộ đảng Cộng sản, thật ra vốn là những gì vẫn liên tục xảy ra trong nền chính trị Việt Nam hơn nửa thế kỷ nay. Tuy nhiên, điều khác biệt là, trong quá khứ, tất cả những mâu thuẫn, xung đột, biến động và khuynh hướng đó diễn ra âm thầm như sóng ngầm, bởi vì thời ấy chưa có Internet và mạng xã hội. 

Hai sự kiện – Việt Nam nối mạng toàn cầu (Internet) vào cuối năm 1997, và mạng xã hội Yahoo! 360 ra đời vào giữa 2005 – đã thật sự tạo nên những bước ngoặt lịch sử. Dù vậy, xét về tính tương tác và khả năng kết nối, Yahoo! 360 không thể bằng Facebook. Và toàn bộ Việt Nam, trên mọi mặt kinh tế-văn hóa-xã hội-truyền thông, cả thể chế chính trị lẫn cuộc đấu tranh dân chủ để thay đổi thể chế ấy, đều đã biến đổi hoàn toàn từ khi Facebook lên ngôi vào đầu thập niên vừa qua. 

Kể từ khi có mạng xã hội, lần đầu tiên trong lịch sử, người Việt có thể viết ra những suy nghĩ, cảm xúc, quan điểm của mình, và phổ biến cho nhiều người khác (đại chúng) đọc, mà không phải thông qua một tờ báo hay một nhà xuất bản nào, không bị ai kiểm duyệt. Lần đầu tiên, người Việt có thể tự chụp hình, tự làm phim, tự viết nhạc, tự biểu diễn, và phổ biến đến đại chúng, nhận tương tác, phản hồi ngay lập tức. Lần đầu tiên, người Việt có thể tự mình lập ra một trang báo, một nhà xuất bản, một kênh truyền hình/phát thanh. Lần đầu tiên, người Việt có thể mở diễn đàn, tổ chức thảo luận, tranh luận, thậm chí cãi vã nhau, mà không nhất thiết phải gặp mặt nhau. Lần đầu tiên, người Việt có thể kêu gọi tụ tập, tuần hành, biểu tình không xin phép nhà nước. 

Về phía nhà nước, lần đầu tiên, họ phải đối phó với tình trạng thông tin về các sai phạm, tiêu cực của quan chức, cán bộ bị phơi lên mạng. Dân trở nên bạo dạn hơn và khôn ngoan hơn, không dễ bắt nạt, hà hiếp họ như thời chưa có mạng xã hội. 

Hơn thế nữa, mạng xã hội lại còn có nhiều thông tin đa dạng hơn, nhanh chóng hơn và rất nhiều khi là thông tin “độc” hơn, tồn tại song song và cạnh tranh với các cơ quan báo đài chính thống. 

Những người dân yếu thế cảm thấy được bảo vệ hơn, nếu họ biết cách tận dụng mạng xã hội. Và lực lượng đối lập, những người bất đồng chính kiến, người hoạt động dân chủ-nhân quyền, không còn là các nạn nhân bị chính quyền đàn áp trong câm lặng nữa. Họ đã có một công cụ, một diễn đàn hiệu quả để thể hiện mình trước công luận, công khai thu hút quần chúng trong cuộc chiến không cân sức với đảng cầm quyền. 

Tóm lại, nhờ mạng xã hội, người dân Việt Nam lần đầu tiên được “mở miệng” và phần nào có được tiếng nói, ảnh hưởng trong tiến trình chính sách (dù vẫn còn vô cùng hạn chế). 

Mạng xã hội, nhất là Facebook, đã trở thành “mặt trận truyền thông”, là nơi đảng Cộng sản và các xu hướng chính trị đối lập cạnh tranh để gia tăng ảnh hưởng, thu hút quần chúng. Cuộc chiến chống độc tài đã được dịch chuyển lên không gian mạng, nơi ấy người ta sinh sống, làm việc, mua bán, hưởng thụ, học tập, yêu thương nâng đỡ nhau hay căm ghét tiêu diệt nhau. 

Không chỉ là mặt trận, mạng xã hội đã thực trở thành cuộc sống của người Việt Nam. 

Đồ họa: Luật Khoa. Ảnh: Reuters.
Đồ họa: Luật Khoa. Ảnh: Reuters.

Bất chấp mọi báo cáo đẹp đẽ về sự phát triển của Việt Nam, dòng người đào thoát khỏi quê hương chưa bao giờ dừng lại, mà còn ngày một lớn hơn, ồ ạt hơn. 

Có hai thứ đo được phẩm chất của một quốc gia: số nước miễn visa cho công dân nước mình và số người rời bỏ nước đó ra đi. Số nước miễn visa cho thấy người Việt Nam được thế giới tôn trọng và chào đón cỡ nào, còn số người bỏ nước ra đi cho thấy Việt Nam đáng sống ra sao. 

Tiếc rằng, cho đến nay, trong thời đại toàn cầu hóa, công dân Việt Nam chỉ có thể tới thăm 51 trên tổng số hơn 200 nước mà không cần xin visa, trong đó hầu hết là các nước đang và kém phát triển. Còn số người rời Việt Nam ra đi nhiều đến mức người ta chỉ có thể cảm nhận, chứ không thể có con số, bởi không ai đếm được những người ra đi theo những con đường bất hợp pháp. 

Sự kiện chấn động 39 người Việt Nam chết trong một chiếc container khi đang tìm cách nhập cư lậu vào Anh năm 2019 chỉ là phần nổi của một dòng chảy lớn suốt thập kỷ qua. Những tưởng nạn thuyền nhân vượt biển ra đi đã chấm dứt hơn 20 năm trước, nhưng vẫn có những đoàn thuyền đưa người Việt Nam vượt biên tới Úctới Đài Loan và không ai biết còn tới những nơi nào khác nữa. 

Rời bỏ quê hương bằng đường máy bay đi xuất khẩu lao động, đi lấy chồng nước ngoài, đi đầu tư, đi du học vẫn là xu hướng ngày càng lớn. Các làng quê Việt Nam, đặc biệt là ở miền Trung và miền Tây Nam Bộ ngày càng vắng bóng người trẻ hơn. 

Khi những đứa con của một quốc gia lũ lượt rời bỏ nó, là lúc quốc gia đó phải bắt đầu suy nghĩ về sự tồn vong và tưởng tượng lại về tương lai của mình.

***

Bình minh vẫn sẽ đến trên mọi miền Việt Nam vào sáng ngày 1/1/2020, nhưng mặt trời thì không phải nơi nào cũng thấy.

Tưởng nhớ GS Nguyễn Văn Bông: Đối Lập Chính Trị

Tưởng nhớ GS Nguyễn Văn Bông: Đối Lập Chính Trị

Posted on 10/11/2019 by webmaster1 in Tham Luận /

….”Nguyễn Văn Bông dầu được chánh quyền mời về, nhưng ông không e dè đăng đàn thuyết trình đề tài “Ðối lập chánh trị trong chế độ dân chủ” ngày 1 Tháng Tám năm 1963, nhân buổi lễ khai giảng năm học, trước cử tọa gồm viện trưởng, khoa trưởng, giáo sư cùng hàng ngàn sinh viên.”…

Trích bài phát biểu của GS Trần Văn Chi nhân ngày giỗ GS Nguyễn Văn Bông Little Saigon, 10/11/2006)

Đối Lập Chính Trị – GS Nguyễn Văn Bông

I – Định Nghĩa Và Các Quan Niệm Về Đối Lập

Nói đến Dân Chủ là chúng ta nghĩ ngay đến vấn đề đối lập, mà đối lập là gì? Và được quan niệm như thế nào?

A – Định Nghĩa

Chúng ta đã dùng nhiều danh từ đối lập. Mà đối lập là gì? Thế nào là đối lập? Đứng về phương diện lịch sử mà suy xét, đối lập phát sinh ở sự thực hành chính trị và liên quan đến lịch trình biến chuyển của chế độ Đại Nghị. Nói đến đối lập tức là nói đến cái gì ở ngoài đa số, ngoài chính phủ. Đối lập là khía cạnh nghị viện của vấn đề. Ý niệm đối lập cần phải được phân tích rõ ràng hơn nữa để phân biệt nó với những hiện tượng tương tự. Đối lập có ba đặc điểm: Một sự bất đồng về chánh trị, có tánh cách tập thể và có tính cách hợp pháp.

  1. Trước nhất, đối lập phải là một sự bất đồng về chánh trị. Hiện tượng đối lập chỉ có, khi nào những kẻ chống đối có thể tổng hợp lại tất cả những vấn đề được đặt ra, đưa những vấn đề ấy lên một mực độ đại cương và phán đoán theo một tiêu chuẩn chính trị. Có thể có một số đông người dân chận đường chận xá để phản đối một chính sách của chính phủ, có thể có một số đông sinh viên, một đoàn thể văn hóa hay tôn giáo biểu tình đòi hỏi những cái gì. Đành rằng những sự kiện ấy có thể có hậu quả chính trị, nhưng đó không phải là đối lập. Đó chỉ là một sự khước từ, kháng cự hay phản đối. Hiện tượng đối lập chỉ có, khi nào sự khước từ ấy, sự kháng cự ấy, sự phản đối ấy được chính trị hóa.
  2. Là một sự bất đồng về chính kiến. Đối lập phải có tính cách tập thể. Trong bất cứ lúc nào, luôn luôn có những người bất đồng chính kiến với chính quyền. Có thể có một thiểu số đông anh em, thỉnh thoảng họp nhau, rồi trong lúc trà dư tửu hậu, bàn quốc sự, có một thái độ chống đối đường lối, chủ trương của chính phủ. Đó là những kẻ chống đối, những cá nhân đối lập. Và những kẻ chống đối ấy có thể có trong chính thể Độc Tài, Cộng Sản. Đó không phải là đối lập.

Đối lập chỉ có khi nào sự bất đồng chính kiến ấy có tính cách tập thể, khi nào nó là kết quả biểu hiện một sự hành động có tổ chức của những kẻ chống đối. Nói đến sự hành động có tổ chức là nghĩ ngay đến chính đảng. Chỉ có đối lập khi nào có một chính đảng đối lập.

  1. Là một sự bất đồng về chính kiến có tính cách tập thể, đối lập phải hợp pháp nữa. Có thể vì một lý do gì mà một đoàn thể phải dùng võ lực chống lại chính quyền. Có thể vì một lý do gì mà một chính đảng phải hoạt động âm thầm trong bóng tối. Những hành động ấy, đành rằng nó có tính cách tập thể và kết quả của một sự bất đồng chính kiến, không được xem là đối lập. Những hành động ấy chỉ được xem là những cuộc âm mưu phiến loạn hay kháng chiến, nó không còn là đối lập nữa. Vì đối lập chỉ hoạt động trong vòng pháp luật.

B – Các Quan Niệm Về Đối Lập

Một khi đã ý thức được danh từ “đối lập” và nhận định tầm quan trọng của nó trong cuộc sinh hoạt chính trị, vấn đề then chốt được đặt ra là xác định vị trí của đối lập trong các chính thể. Nếu tinh túy của dân chủ là lòng độ lượng, khoan dung và tự do chính trị, thì lẽ tất nhiên lòng độ lượng, khoan dung và tự do chính trị ấy được thể hiện trên bình diện chính trị, qua những quyền của đối lập và sự hiện diện của đối lập chỉ là kết quả của sự thừa nhận tự do chính trị. Đối lập chỉ có giá trị và hiệu quả trong một chế độ mà triết học chính trị là Dân Chủ Tự Do. Vì đối lập dựa trên tinh thần khoan dung, trên sự chính đáng của bất đồng chính kiến. Vì thừa nhận tính cách tương đối của chân lý chính trị.

Một quan niệm đối lập như thế, dựa trên Chủ Nghĩa Tự Do, Chính Thể Độc Tài không thể chấp nhận được. Trong chính thể này, chính quyền là tất cả, còn đối lập chẳng những vô ích mà còn nguy hiểm nữa. Vô ích vì những nhà độc tài luôn cho rằng ý thức hệ của mình là bất di bất dịch và vai trò của cơ quan công quyền không phải tìm lấy một ý chí đi sát với nguyện vọng của quốc gia mà trái lại chỉ có nhiệm vụ áp dụng mệnh lệnh của chính đảng nắm quyền lãnh đạo. Chẳng những vô ích, đối lập còn nguy hiểm nữa. Nguy hiểm cho sự thực hiện nguyện vọng của quần chúng, vì hành động của đối lập phân ly quần chúng. Bởi thế, đối lập cần phải được thanh trừng và những cái mà người ta gọi là Dân Chủ, quyền tự do công cộng, những lợi khí mà đối lập dùng để hoạt động, lợi khí ấy cần phải được cấm nhặt.

Bị khước từ bởi những chính thể Độc Tài, đối lập chỉ được thừa nhận trong chính thể Dân Chủ, chẳng những trên bình diện triết lý chính trị, đối lập còn được chứng minh qua khía cạnh cuộc điều hành thực tiễn của định chế. Chính sự hiện diện của đối lập phản ảnh tính cách chân chính của ý chí quốc gia. Trong những chế độ mệnh danh là “nhất tề – nhất trí”, trong những chế độ mà người ta chỉ nghe 99 phần trăm, đành rằng không phải không thể có được, nhưng sự vắng mặt của đối lập làm cho người ta lắm lúc phải hoài nghi. Chỉ trên bình diện thực tại, vai trò của đối lập chứng tỏ rằng, mặc dù bị loại ngoài hệ thống chính quyền, đối lập cần có mặt và phát biểu.

Một quan niệm quá ư rộng rãi về Dân Chủ, lẽ tất nhiên – dựa trên một sự đối lập chân thành, xây dựng. Nhưng ý niệm đối lập ngày nay quá biến chuyển. Một hiện tượng mới đã xảy ra, một đối lập, không phải trong chính thể, mà chống chính thể Dân Chủ, một sự đối lập hoàn toàn phủ nhận nguyên tắc Dân Chủ, một sự đối lập về ý thức hệ. Tất cả vấn đề là thử hỏi, trước một sự đối lập như thế, thái độ của chính thể Dân Chủ phải như thế nào. Một vấn đề hết sức phức tạp, tế nhị và trên bình diện quốc tế, những giải pháp bảo vệ chính thể Dân chủ tùy thuộc hoàn cảnh thực tại chính trị của mỗi nước.

Dù sao, để trở lại vấn đề đối lập trong chính thể Dân Chủ, không ai có thể chối cãi tính cách chính đáng của sự hiện diện của đối lập. Nhưng đối lập, chẳng những phải có mặt mà còn phải có thể phát biểu nữa. Mà đối lập phát biểu để làm gì và hành động của đối lập sẽ có tác dụng gì trong guồng máy chính trị quốc gia? Và theo thủ tục nào, dưới hình thức nào, với những bảo đảm nào, đối lập có thể mạnh dạn và thành thực phát biểu ý kiến?

Đó là hai vấn đề cực kỳ quan trọng, vấn đề vai trò của đối lập và vấn đề qui chế của đối lập, hai vấn đề căn bản mà chính thể Dân chủ cần phải giải quyết một cách phân minh để ổn định cuộc sinh hoạt chính trị và để đối lập làm tròn sứ mạng của nó.

II- Vai Trò Của Đối Lập

Trong chính thể Dân Chủ thật sự, hiện diện của đối lập là một điều hết sức chính đáng. Chính đáng vì thừa nhận đối lập tức là thừa nhận tự do chính trị. Chẳng những chính đáng, đối lập lại còn cần thiết nữa. Cần thiết cho phẩm tính, đối lập còn cần thiết cho sự hiện hữu của chính quyền nữa. Trong cuộc sinh hoạt chính trị ổn định, đa số ở đâu ra, chính quyền hiện tại ở đâu ra, nếu không phải là sự kết tinh của sự tranh chấp với đối lập? Trên khía cạnh này, đối lập đóng vai trò căn bản, vai trò hợp tác với chính quyền, đó là hai khía cạnh của vai trò đối lập.

A – Vai Trò, Hạn Chế Và Kiểm Soát Chính Quyền

1- Hạn chế và kiểm soát chính quyền. Đó là một trong những hoạt động cốt yếu của đối lập ở bất cứ lúc nào trong cuộc sinh hoạt chính trị. Trước hết, ở giai đoạn tuyển cử đối lập có mặt, có thể phát biểu ý kiến, đối lập có quyền phủ nhận làm cho chính quyền bỏ bớt thái độ cứng rắn, những chương trình mỵ dân, những hứa hẹn hão huyền. Đối lập chận đứng lại những tư tưởng hẹp hòi, những quan điểm thiển cận, tư tưởng và quan điểm không phải của một chính phủ quốc gia mà hoàn toàn lệ thuộc vào mệnh lệnh của đảng phái.

2- Đối lập bảo đảm tính cách đích xác công khai của những quyết định của nhà nước. Thật vậy, khi mà chúng ta nói đến ý chí của toàn dân, ý chí của quốc gia, cần phải nhận định rằng đó chỉ là ý chí của đa số. Ý chí của đa số là ý chí của quốc gia, cái phương trình ấy chỉ có giá trị khi nào quyết định của đa số được chấp thuận trong một bầu không khí cởi mở, sáng tỏ và tự do. Chính đối lập bảo đảm tính cách đích xác của quyết định của đa số và bắt buộc đa số nắm chính quyền phải tham dự một cuộc tranh luận công khai. Vẫn biết rằng, trong chế độ Tổng Thống hay trong chế độ Đại Nghị mà chính phủ có đa số ở Quốc Hội, đối lập không thể ngăn cản chính quyền hành động theo ý của họ. Nhưng, tự do chỉ trích, đối lập bắt buộc địch thủ phải tiết lộ dự định của họ, những lý do của một quyết định của họ. Và như thế, đối lập bảo đảm rằng, khi một biện pháp hay chính sách được chấp thuận, những lý lẽ chống đối hay bênh vực biện pháp, chính sách ấy, đều được công khai đưa ra dư luận. Vai trò hạn chế và kiểm soát chính quyền, đối lập đảm đương một cách thiết thực hơn nữa trên diễn đàn Quốc Hội.

3 – Với phương tiện nào đối lập đóng vai trò của nó trên bình diện nghị viện? Đành rằng cơ cấu chính phủ nước này không giống nước kia, nhưng trong bất cứ chính thể Dân Chủ nào, người ta cũng tìm thấy từng ấy phương tiện cho phép đối lập phát biểu công khai ý kiến của họ. Trong những lúc bàn cãi và biểu quyết ngân sách quốc gia, sự hiện hữu của đối lập bắt buộc chính quyền bỏ hẳn chương trình mỵ dân, thái độ cứng rắn, và nhứt là chính quyền hết sức dè dặt khi bắt buộc toàn dân phải hy sinh quá độ. Cuộc đối thoại giữa chính phủ và quốc hội – chung qui giữa chính quyền và đối lập – qua những cuộc tranh luận, những câu hỏi, những cuộc tiếp xúc với ủy ban hay giữa phiên họp công khai là những dịp mà các vị Dân Biểu đối lập nói lên những lạm dụng của cơ quan hành chánh, hay nhận được – qua cuộc trình bày của các vị Bộ Trưởng – tin tức về một vấn đề nhất định hay câu trả lời đích xác. Vai trò hạn chế và kiểm soát chính quyền được biểu hiện một cách thiết thực nữa qua nguyên tắc trách nhiệm chính trị. Chúng ta biết rằng trong chế độ Đại Nghị, chính phủ bắt buộc phải từ chức khi đa số ở Quốc Hội biểu quyết chống chính phủ. Yếu điểm này sẽ là một ảo mộng nếu không có một đối lập thực sự.

Vậy qua từng giai đoạn của sự khởi thảo chương trình và trong hành động hàng ngày, chính quyền luôn luôn để ý đến lập trường của đối lập, tự kiểm soát lấy mình và trong việc ấn định kế hoạch quốc gia, lắm lúc phải nhận lấy chủ trương của đối lập. Thái độ này không nhằm làm vui lòng đối lập mà cho toàn dân, vì để ý đến lập trường của đối lập trong việc xác định đường lối chính trị, chính quyền hướng về nguyện vọng của quốc gia.

4 – Hạn chế và kiểm soát chính quyền. Vai trò tối quan trọng này, không phải đối lập luôn luôn đảm đương với tất cả hiệu quả thật sự. Không, vấn đề không phải ở chỗ đó. Vấn đề là ở khía cạnh tâm lý của toàn dân. Vấn đề là mỗi công dân có thể chắc chắn rằng, ngoài Quốc Hội hay trên diễn đàn Quốc Hội, có những người đại diện có thể phát biểu ý kiến của mình, không phải theo đường lối của chính quyền mà khác hẳn chính quyền. Và dù rằng ý kiến không được chấp thuận đi nữa, họ có cảm giác rằng sự kiện ấy do nơi quyền lợi tối cao của quốc gia, chứ không phải vì tính thị hiếu nhất thời, chuyên chế. Cần phải nhận định rằng, đối lập không những là tượng trưng cho một khuynh hướng chính trị, đối lập còn có giá trị tự bản chất nó nữa. Vì chỉ có đối lập và bởi đối lập mà việc kiểm soát của toàn dân mới có tính cách chân thành và hiệu lực trong một chế độ thương nghị, không những hạn chế, kiểm soát chính quyền, đối lập còn cộng tác với chính quyền nữa.

B – Vai Trò Cộng Tác Với Chính Quyền

Cho rằng đối lập cộng tác với chính quyền, đó là một khẳng định có hơi mâu thuẫn. Tuy nhiên chính đó là khía cạnh tích cực của vai trò đối lập. Và chúng ta có thể quả quyết rằng cái lợi của chính quyền là dung túng đối lập.

1 – Qua những cuộc tranh luận trong một bầu không khí cởi mở, những ý tưởng khích động tinh thần, những định kiến bớt phần cứng rắn, những ý kiến được chọn lọc và uy quyền sáng tỏ. Bất cứ một chính quyền nào cũng có khuynh hướng tự giam mình trong tình trạng cô đơn, chỉ nghe lời của đồng chí và lấy quyết định phù hợp với ảo vọng hoang đường qua những nhận xét riêng biệt của mình về thời cuộc. Đối lập có mặt, nhắc lại cho đoàn thể ở chính quyền tính cách phức tạp của thực tại chính trị, đem lại những màu sắc chính trị và đôi khi phản kháng lại những truyền tin báo cáo đơn phương của chính phủ. Qua những hành vi tích cực ấy, chính quyền thâu lượm được những dấu hiệu quý giá về tình trạng tinh thần của dư luận. Chẳng những trong lãnh vực thông tin, vai trò cộng tác với chính quyền của đối lập nổi bật lên nữa qua khía cạnh nghị viện.

2 – Tất cả những công việc thuộc về thiết lập chương trình nghị sự, về những vấn đề cần phải được thảo luận, những dự án ưu tiên, những cuộc tiếp xúc v.v…, tóm lại, vấn đề liên hệ đến việc tổ chức công tác của Quốc Hội, sự thỏa thuận giữa đối lập và chính quyền là điều kiện cốt yếu của một tình trạng chính trị ổn định. Và lịch sử đã chứng minh rằng, trong những trường hợp đặc biệt, trong những tình trạng khẩn cấp, tối cần, trong những trường hợp mà sinh tồn của quốc gia được đặt ra, trong những trường hợp ấy, lịch sử đã chứng minh rằng đối lập từ khước độc lập và lắm lúc lại ủng hộ chính quyền để bảo vệ uy thế của chính quyền lúc phải đương đầu với mọi cuộc ngoại xâm.

3 – Hướng dẫn chính quyền tham gia vào cuộc điều hành công tác Quốc Hội, một sự đối lập có tổ chức, có hệ thống đóng một vai trò cực kỳ quan trọng là chủ trương một chính sách để thay thế cho chính sách chính quyền. Cần phải nhấn mạnh đặc điểm này. Trong những xứ mà tình trạng chính trị chưa ổn định, trong những xứ mà đối lập vắng mặt, người ta luôn luôn lo ngại cho tương lai chính trị quốc gia. Ai sẽ thay thế nhà lãnh tụ hôm nay? Viễn tượng những cuộc cách mạng đẫm máu, những cuộc chính biến, viễn tượng những gián đoạn chính trị đầy hậu quả làm cho cuộc sinh hoạt chính trị kém phần tích cực. Đối lập, trong chính thể Dân Chủ, cho phép Quốc Gia xoay chiều, đổi hướng trong khung cảnh của định chế và không tổn thương đến sự liên tục của cuộc sinh hoạt chính trị. Đối lập là chính phủ của ngày mai, đối lập tượng trưng sự tin tưởng vào định chế quốc gia, đối lập duy trì sự liên tục của chính quyền.

Một sự đối lập hữu hiệu là một lực lượng tích cực. Cần phải nhận định rằng đối lập không phải là lực lượng luôn luôn chống đối chính quyền. Đối lập và chính quyền là hai yếu tố căn bản của thế quân bình chính trị trong chính thể Dân Chủ.

Hạn chế và kiểm soát chính quyền, cộng tác với chính quyền, một khi đã hiểu như thế, vai trò của đối lập, vấn đề được đặt ra bây giờ là thử hỏi trong điều kiện nào đối lập có thể làm tròn sứ mạng của nó trong một bầu không khí khoan dung, khi mà một số quyền hạn của đối lập được xem là bất khả xâm phạm và đồng thời đối lập thông suốt nhiệm vụ của mình. Kê khai những quyền hạn ấy, ấn định nghĩa vụ của đối lập, tức là bàn đến vấn đề quy chế của đối lập.

III – Quy Chế Của Đối Lập

Vấn đề ấn định quy chế của đối lập tùy thuộc mỗi quan niệm riêng về đối lập. Nếu đối lập chỉ được xem là một quyền đối lập, nó chỉ là hậu quả tất nhiên của thể chế chính trị Dân Chủ Tự Do. Đối lập tức là có quyền xử dụng tất cả những tự do hợp pháp. Trái lại, nếu đối lập được đưa lên hàng một chức vụ rất cần thiết cũng như chính quyền, nếu đối lập được xem không phải là một việc bất đắc dĩ, mà là một liều thuốc kích thích chính quyền, thì theo quan niệm này, quy chế chẳng những bảo đảm tự do của đối lập mà còn chú ý tới công hiệu của nó nữa. Tổ chức đối lập, định chế hóa đối lập đó là quan niệm thứ hai của đối lập.

Nhưng dù có được định chế hóa hay không, đối lập để có thể đảm đương vai trò chủ yếu của nó, phải là một đối lập tự do và xây dựng. Nói đến đối lập tự do là phải nghĩ ngay đến quyền hạn của nó; nói đến đối lập xây dựng là nghĩ đến ngay nghĩa vụ của nó.

A – Một Trong Những Quyền Hạn Của Đối Lập

1 – Là quyền không thể bị tiêu diệt. Vì đối lập luôn luôn là một chướng ngại, chính quyền hay có khuynh hướng thừa một cơ hội nào đó, tẩy trừ phần tử rối loạn ấy đi. Vẫn biết rằng, có những lúc, những giờ phút nguy nan, đối lập hoặc tự mình, hoặc thỏa thuận với chính quyền, ngưng hẳn những phê bình hay chỉ trích. Nhưng đó chỉ là im hơi, lặng tiếng; chớ quyền sinh tồn vẫn là quyền tối cao của đối lập. Tiêu diệt đối lập tức là dọn đường cho Chủ Nghĩa Độc Tài. Đối thoại trở thành độc thoại.

2 – Quyền thứ hai của đối lập là quyền phát biểu. Và quyền phát biểu này được thể hiện bởi những cái mà người ta gọi là tự do công cộng. Số phận của đối lập sẽ ra sao nếu đối lập không tự do có ý kiến khác hẳn ý kiến chính quyền, và tự do phát biểu ý kiến ấy trên báo chí và sách vở? Nếu đối lập không được tự do hội họp? Chỉ có đối lập thật sự trong một chế độ mà các tự do này được ấn định và chế tài một cách hợp lý.

Chúng ta có nói rằng thừa nhận đối lập tức là thừa nhận tính cách tương đối của chân lý chánh trị Dân Chủ. Tính cách tương đối này được thể hiện qua sự tự do tuyển cử. Tự do tuyển cử tức là tự do trình ứng cử viên, tự do cổ động và nhất là sự bảo đảm tính cách chân thành của kết quả cuộc bầu cử.

Trên bình diện đại nghị, đối lập cần phải được đặc biệt bảo vệ. Trường hợp Dân Biểu đối lập bị bắt bớ hay tống giam không phải là những trường hợp hiếm có. Vì thế mà quyền bất khả xâm phạm của Dân Biểu là một thực tại.

Những quyền hạn mà chúng tôi đã sơ lược kê khai không phải chỉ dành riêng cho đối lập. Đó là quyền bảo vệ tất cả công dân trong chính thể Dân Chủ. Nhưng phải thành thật mà nhận định rằng tự do phát biểu, tự do tuyển cử, quyền bất khả xâm phạm v.v… là những điều kiện quí giá cho đối lập luôn luôn bị chính quyền đe dọa.

Đó là điều kiện tối thiểu. Một quan niệm cấp tiến đã đi đến chỗ định chế hóa đối lập. Đối lập trở thành một thực thể có hiến tính. Đó là trường hợp của Anh Quốc vậy.

Ở nước Anh, đối lập có một tước vị chính thức “đối lập của Nữ Hoàng”. Và đối lập của Nữ Hoàng có cả chính phủ riêng của họ, một nội các bóng trong Hạ Nghị Viện. Vị lãnh tụ đối lập của Nữ Hoàng là một nhân vật cao cấp đầy uy thế, luôn luôn được mời đến cùng vị Thủ Tướng tham dự những buổi lễ chính thức và luôn luôn được tham khảo ý kiến về những vấn đề chính trị trọng đại. Và xin nhắc lại một điều rất lý thú là “nhà nước lại phải trả lương cho vị lãnh tụ đối lập”.

Nhưng dù sao, định chế hóa hay không, quyền sinh tồn và những điều kiện thuận tiện để tự do phát biểu, chỉ có ý nghĩa khi nào đối lập tin tưởng có quyền nắm lấy chính quyền. Chính sự bình đẳng trong vận hội ấy làm cho cuộc sinh hoạt chính trị thêm phần phấn khởi.

Đối lập có vài quyền hạn để đảm đương vai trò của nó. Nhưng đối lập không phải chỉ có quyền. Một số nghĩa vụ hạn chế hoạt động của đối lập, nghĩa vụ nhằm mục tiêu tôn trọng tinh thần Dân Chủ.

B – Những Nghĩa Vụ Của Đối Lập

Một trong những nghĩa vụ của đối lập là thừa nhận quy luật đa số. Những ai quan tâm đến cuộc bầu cử đều rõ rằng có thể xảy ra trường hợp mà vị Tổng Thống đắc cử hay một chính đảng chiếm đa số ở Quốc Hội trong lúc phiếu của mình lại kém địch thủ thất bại. Nhưng đó chỉ là hậu quả kỹ thuật của luật tuyển cử. Và công lý là một chuyện, mà hợp pháp là một chuyện khác nữa. Trường chính trị là một cuộc tranh đấu công nhận quy luật đa số, tức là thẳng thắn tham gia cuộc đấu tranh bởi đó là luật lệ của nguyên tắc dân chủ.

Nghĩa vụ thứ hai của đối lập là hoạt động một cách ôn hòa xây dựng và có tinh thần trách nhiệm. Những chỉ trích vớ vẩn, những vu khống không có căn bản chính trị của những kẻ tự cho là chính khách, những phê bình chỉ đem lại hoài nghi và bất mãn, đó là những tệ đoan của sự đối lập không xứng đáng với danh hiệu của nó. Vì đâu lại có một hiện tượng bất thường như thế? Ngoài tham vọng cá nhân, hiện tượng này phát sinh từ một hệ thống chính đảng nhất định và liên quan đến khía cạnh ý thức hệ của một vài chính đảng.

Trong một xứ, một hệ thống đa đảng là một thực tại chính trị, khi mà không một chính đảng nào chiếm đa số hay ưu thế trên sân khấu chính trị. Chính phủ luôn luôn là một chính phủ liên hiệp. Mà liên hiệp tức là tập hợp những khuynh hướng mâu thuẫn, dung hòa những chính sách tương phản. Chính cái viễn tượng không bao giờ tự mình chiếm được hoàn toàn quyền và thực hiện những chương trình hứa hẹn làm cho chính đảng thiếu ý thức xây dựng và tinh thần trách nhiệm. Tính cách rời rạc và chia rẽ của đối lập, chỉ biết phá hoại biến đổi hẳn mối tương quan truyền thống giữa đa số và thiểu số. Đối lập không còn là đối lập ngoài và chống chính phủ, đối lập ở đây là đối lập trong chính phủ.

Chẳng những thế, khía cạnh ý thức của một vài chính đảng là nguyên do thứ nhì của sự thiếu tinh thần xây dựng. Đối lập chỉ có nghĩa trong một khung cảnh chính trị nhất định. Nếu chúng ta đồng ý về một nguyên tắc căn bản, nếu chúng ta thừa nhận chủ quyền nhân dân, nguyên tắc phân quyền, tự do chính trị, nếu chúng ta tôn trọng nhân vị, sự độc lập của Thẩm Phán hay quyền tự do phát biểu, thì cuộc tranh chấp chính trị chỉ nằm trên lãnh vực thực tiễn qua những nguyên tắc thứ yếu. Trái lại, nếu đối lập nhằm chống lại, không phải một khuynh hướng chính trị hay một chính sách nhất định, mà chính cả nền tảng của xã hội, nghĩa là chống cả chính thể, thì khẳng định rằng đối lập là chính phủ tương lai không còn giá trị nữa. Vì đặc tính của đối lập về ý thức hệ là chiếm chính quyền để rồi thủ tiêu quyền đối lập.

Trong một tình trạng như thế, trước tình trạng mà đối lập không thi hành nghĩa vụ của nó, những quyền hạn không còn lý do tồn tại nữa. Và “Chính Thể Dân Chủ” cần phải có những biện pháp thích nghi để đối phó. Sa thải những phần tử bất chính trong hành chính, bắt buộc đối lập phải có một chương trình và có năng lực nắm chính quyền trước khi lật đổ chính phủ, sửa đổi luật bầu cử, đặt ngoài vòng pháp luật những chính đảng quá khích, đó là một vài ví dụ cụ thể về biện pháp được áp dụng để bảo vệ Chính Thể Dân Chủ.

IV – Đối Lập Trong Các Quốc Gia Chậm Tiến

Phác họa như thế, vai trò và “qui chế đối lập” trong “chính thể dân chủ” qua sự biến chuyển của ý niệm trong xã hội cận đại, chúng ta không khỏi tự nhủ rằng đó là lý tưởng. Và tự hỏi rằng lý tưởng ấy có phù hợp với những quốc gia trên đường phát triển, với hiện tình những nước vừa thu hồi độc lập.

Thực tại chính trị cho chúng ta biết rằng, đối lập nếu không hoàn toàn vắng mặt, thì chỉ được dung túng một phần nào, một phần nhỏ nào, trong những nước mới này, những nước mệnh danh là Dân Chủ và đồng thời cũng được xem là những chính thể không độc tài. Tại sao lại có một sự kiện oái oăm như thế?

Lý do thứ nhất mà người ta đưa ra là sự đe dọa trầm trọng của độc tài Cộng Sản. Những nước mới này, là những nước bị nạn Cộng Sản đe dọa và có nước đang chiến đấu một mất một còn với Cộng Sản. Dung túng đối lập tức là cho Cộng Sản cơ hội núp sau lá cờ đối lập để phá hoại nền dân chủ. Đối lập Cộng sản là đối lập về ý thức hệ, và chúng ta biết rằng đối lập về ý thức hệ là đối lập chống chính thể Dân Chủ.

Lý do thứ hai là trình độ giáo dục của quần chúng. Người ta cho rằng dân chúng chưa có một trình độ giáo dục về chính trị khá đầy đủ để cho có thể xử dụng một cách hoàn hảo những quyền tự do công cộng. Và như thế, đối lập chỉ có hại vì nó sẽ là bức bình phong của những tham vọng cá nhân của những kẻ không cơ sở chính trị chỉ dựa trên cuộc chính đồ sinh hoạt. Hơn nữa, thì giờ gấp rút, nâng cao mực sống của toàn dân là một việc tối cần, lúc kiến quốc không phải lúc bàn cãi, phê bình hay chỉ trích.

Những lý do mà chúng ta vừa nêu ra rất là chính đáng. Nhưng chính đáng không có nghĩa là phải chấp nhận. Trong lĩnh vực chính trị và xã hội, sự hoàn hảo của một định chế chính trị là kết quả của kinh nghiệm. Làm sao hy vọng một nhận thức khá cao của quần chúng, nếu hôm nay không có học tập hướng về Dân Chủ? Không phải nhất thiết áp dụng tất cả những gì đã có hay đang có ở Tây Phương. Thực tại chính trị xã hội văn hóa của mỗi nước là yếu tố căn bản. Nhưng điều kiện tối thiểu phải có để đối lập được phép khởi đầu và phát triển.

Vả lại, vì thiếu đối lập mà Cộng Sản và những phần tử phản Dân Chủ nắm mất chính nghĩa đối lập và lợi dụng khai thác những bất mãn, than phiền của quần chúng.

Vậy để tránh mọi sự ngộ nhận giữa chính quyền và nhân dân, để cho trạng thái tinh thần khủng hoảng của dư luận được thể hiện một cách ôn hòa, để cho phần tử phiến loạn hết cơ hội lợi dụng tuyên truyền và khai thác, vấn đề đối lập tự do và xây dựng cần phải được đặt ra. Và như thế không những trong những nước tiền tiến, mà chính ngay trong những tân quốc gia, công cuộc kiến quốc và cứu quốc, công cuộc xây dựng nền Dân Chủ phải là kết tinh của hoạt động song phương giữa chính quyền và đối lập.

Giáo Sư Nguyễn Văn Bông

 

“7 tội ác lớn nhất” của Mao Trạch Đông được phơi bày sau 39 năm ngày ông mất

CON NGƯỜI VÀ CUỘC SỐNG
PHƠI BÀY TỘI ÁC MAO TRẠCH ĐÔNG

About this website

Tháng 12/2014 trên mạng có lưu truyền một bài viết ký tên tác giả là Trang Quế Tam, tổng kết 7 tội ác lớn nhất của nhân loại do ông Mao Trạch Đông gây ra. Cựu lãnh đạo Trung Quốc Mao Trạch Đông nắm quyền 27 năm, lấy đấu tranh giai cấp làm cương lĩnh chủ yếu để tiến hành con đường cực tả. Trên đường lối đó, ông đã dùng dẫn dụ và cưỡng bức để gây ra biết bao thảm họa vô cùng tàn nhẫn cho xã hội mà mỗi thảm cảnh có thể được coi như là lớn nhất của nhân loại.

  1. Năm 1957 “Phản cánh hữu”, chụp mũ và giám sát 550.000 người phe cánh hữu, lấy những lời phát biểu của những người phe cánh hữu lập hồ sơ, khống chế nội bộ phe cánh hữu, tổng số gần 1 triệu người. Những người trong phe cánh hữu này hầu hết là thành phần tri thức, họ trong khi phe đấu đã tự sát nhiều đến mức không kể xiết. Đây là cuộc chiến chống lại nhiều người trí thức nhất của nhân loại.
  2. Năm 1958 “Đại nhảy vọt”, để hùa theo cách làm liều lĩnh của Mao Trạch Đông, toàn quốc hưởng ứng một cách quá khích. Các nơi đua nhau phóng đại sản lượng thu hoạch mùa vụ, sáng tạo ra con số không tưởng, sản lượng trên một mẫu là 5.000 – 60.000 kg lương thực, thậm chí ông còn “nghiêm trọng” đặt ra vấn đề “lương thực nhiều quá ăn không hết thì phải làm sao?”Đây là chuyệnhoang đường nhất của lịch sử loài người.
  3. Theo thống kê của Hồ sơ giải mật Quốc gia, từ mùa xuân năm 1958 đến mùa xuân năm 1962, tại Trung Quốc có 37 triệu 500 nghìn người chết đói. Người dân cho rằng, nếu như tính cả người chết đói, chạy nạn bị thất lạc, trẻ sơ sinh chết do không đủ sữa, chết do bị bội thực, chết vì đói rét, vì quá đói đi ăn trộm đồ ăn bị đánh chết, không cho chạy nạn bị đánh chết… Nếu như tính tất cả những nguyên nhân đó, thì con số người chết ước chừng 60 triệu người. Mao Trạch Đông đứng đầu vềthảm họaliên quan đến tính mạng con người, là điều thê thảm nhất của nhân loại.
  4. Năm 1957 sau khi chống lại phe cánh hữu, phần tử cánh hữu và cả người nhà bị đưa về nông thôn, họ đều bị giám sát lao động, đồng thời bất kể lúc nào cũng có thể bị lôi ra phê đấu, để làm tài liệu sống cho đấu tranh giai cấp. Các vùng nông thôn rộng lớn này biến thành một trại giam khổng lồ, không cần tường bao, không có thời hạn thi hành án. Mao Trạch Đông tạo ra một trại giam khổng lồ chưa từng có trong lịch sử, cũng như tương lai.
  5. Mao Trạch Đông thông qua rất nhiều thủ đoạn, khi mới đề xuất thì rất rõ ràng, nhưng khi kết thúc thì rất đen tối, thực thi sự sùng bái cá nhân, mê tín cá nhân. “Sáng xin chỉ thị, chiều phải báo cáo”, “Kính nghênh hồng bảo thư”… Mê tín cá nhân và sùng bái cá nhân của Mao Trạch Đông đã lừa gạt con người mấy thế hệ, từ cổ chí kim, trong nước ngoài nước không ai sánh nổi.
  6. Tháng 9/1962, bà Giang Thanh, vợ của ông Mao từ hậu trường bước ra khoa tay múa chân nói về việc chính trị quốc gia. Năm 1965 Mao Trạch Đông và bà ta ở trong phòng kín mưu đồ, đưa ra “Bình tân biên lịch sử kịch (hải thụy bãi quan)”, Giang Thanh được đề cử lên làm Phó Tổ trưởng Cách mạng Văn hóa Trung ương, sau đó lên làm Cố vấn Cách mạng Văn hóa Quân ủy, rồi Ủy viên Cục Chính trị. Ngoài Mao Trạch Đông ra, bà Giang Thanh trở thành cánh tay đắc lực với quyền lực vượt qua tất cả các lãnh đạo trong Trung ương ĐCSTQ. Bà Giang Thanh đã lợi dụng quyền lực mà Mao Trạch Đông giao cho để làm vô số việc ác, chuyện xấu và các vụ bê bối. Mao Trạch Đông trao quyền lực lớn nhất cho vợ của mình, chuyện này cũng chưa từng có trong lịch sử.
  7. Mao Trạch Đông phát động kẻ thù chính trị đả kích Đại Cách mạng Văn hóa, khiến cho Trung Quốc lâm vào đại loạn. Trong 10 năm Đại Cách mạng Văn hóa, hơn 20 triệu người bị giết chết, tự sát và thảm sát. Đây là tội ác giết người vô tội, tàn khốc vàvô nhân tính lớn nhấttrong lịch sử nhân loại.

Vì sao chính trị Mỹ tiến bộ nhất thế giới?

Vì sao chính trị Mỹ tiến bộ nhất thế giới?

Nguyễn Quang Duy

Chính sách liên tục thay đổi, nội bộ các đảng chính trị liên tục bất đồng, các đảng chính trị liên tục tranh cãi, luận tội, truất phế, là đặc tính nổi bật trong sinh hoạt chính trị tại Hoa Kỳ.

Vậy tại sao nhiều người vẫn tin tưởng vào thể chế tự do và xem nền dân chủ Mỹ như một mẫu mực chính trị tiến bộ nhất thế giới?

Chủ quyền thuộc về toàn dân

Nước Mỹ thành lập từ 13 thuộc địa Anh Quốc, nên ngay từ thời lập quốc người Mỹ đã lo ngại quyền lực chính trị bị tóm thâu vào tay 1 cá nhân, 1 nhóm chính trị gia, 1 tiểu bang lớn đông dân hay 1 đa số quá bán ủng hộ độc tài.

Vì thế Bản Tuyên ngôn Độc lập Hoa Kỳ nêu rõ mọi người phải được bình đẳng và có quyền được sống, được tự do và được hạnh phúc.

Các nhà lập quốc xây dựng một Hiến pháp với nguyên tắc chủ quyền thuộc về toàn dân, chính phủ chỉ được làm những điều người dân cho phép.

Người dân cho phép Tổng thống đại diện cho quốc gia, Thượng viện đại diện cho tiểu bang và Hạ Viện đại diện cho cử tri quận hạt.

Chính phủ trung ương với 3 nhánh có thẩm quyền và chức năng rõ rệt: Quốc Hội làm luật, Tư pháp giải thích luật và Hành Pháp thi hành luật. Mọi đạo luật phải được cả Thượng viện và Hạ Viện thông qua và đồng thời phải được Tổng thống ký ban hành.

Ba nhánh vừa độc lập với nhau, vừa kiểm soát và cân bằng quyền lực cho nhau. Vì thế ngay chính Tổng thống cũng bị luận tội và có thể bị truất phế.

Mỗi tiểu bang có cơ quan Lập pháp, Tư pháp và Hành pháp riêng để quản trị những vấn đề thuộc thẩm quyền và chức năng của tiểu bang.

Nói tóm lại thể chế chính trị Mỹ chặt chẽ đến độ không thể phát sinh độc tài, cũng như tối thiểu được nạn lạm dụng quyền lực và tham nhũng.

Toàn dân chính trị

Chức vụ Tổng thống và Phó Tổng thống do Cử tri đoàn từ các tiểu bang bầu lên.

Mỗi tiểu bang có số đại cử tri bằng với số dân biểu và nghị sĩ tiểu bang cộng lại. Việc bầu chọn các đại cử tri tuỳ thuộc mỗi tiểu bang, vì thế tại nhiều tiểu bang các đảng chính trị phải cạnh tranh từng lá phiếu.

Các đảng chính trị phải vận dụng chiến thuật và chiến lược tranh cử vừa sáng tạo vừa thích hợp nhất để thu hút cử tri đi bầu và bầu cho ứng cử viên đảng mình.

Người Mỹ ngay từ khi còn bé ở gia đình đã được khuyến khích tranh luận chính trị, khi lớn lên thường hiểu rõ quyền hạn và nghĩa vụ chính trị, nên thường rất tích cực tham gia tranh luận chính trị và thực hiện quyền chính trị.

Chính phủ hay Quốc hội không được phép lập ra cơ quan tuyên truyền cho đường lối chính sách.

Truyền thông báo chí tự do và tư nhân quảng bá bầu cử một cách rầm rộ tạo một bầu không khí tranh cử nhộn nhịp khác xa với thế giới.

Chính trị Mỹ có thể được xem là một nền chính trị được toàn dân tham gia rất đáng để người Việt chúng ta học hỏi.

Hai đảng cùng mục đích

Cả hai đảng Dân chủ và Cộng hòa bắt nguồn từ đảng Dân chủ Cộng hòa (Democratic Republican Party), được hai nhà lập quốc Mỹ James Madison và Thomas Jefferson thành lập năm 1791.

Mục đích là đối lập với đảng Liên bang (Federalist Party) thuộc giới tinh hoa và quý tộc giàu có, những người muốn đề cao sức mạnh của chính phủ liên bang.

Đảng Dân chủ Cộng hòa ủng hộ quyền của các tiểu bang, ưu tiên hỗ trợ cho nông dân và giới lao động thành thị.

Khi nắm được chính quyền, đảng Dân chủ Cộng hòa lại bị chia thành hai đảng Dân Chủ và đảng Whig. Đảng Whig đổi thành đảng Cộng hòa với chủ trương xóa bỏ chế độ nô lệ.

Năm 1860, Tổng thống Cộng Hòa đầu tiên Abraham Lincoln đắc cử và chiến thắng trong cuộc nội chiến Bắc Nam.

Tổng thống Lincoln tái lập hòa bình, thực hiện hòa giải và hòa hợp với mục đích tạo ra một chính quyền của dân, do dân và vì dân.

Từ đó cả hai đảng Cộng Hòa và đảng Dân chủ đều có chung mục đích là cạnh tranh để thành lập một chính quyền của dân, do dân và vì dân.

Lưỡng đảng tranh quyền

Nhờ có chung mục đích cả hai đảng Cộng Hòa và Dân Chủ chấp nhận tồn tại nhiều khuynh hướng khác nhau, dễ dàng chấp nhận thành viên thay đổi chính kiến và cả việc thay đổi đảng.

Cả hai đảng thật ra bao gồm hằng ngàn tổ chức chính trị, kinh doanh, tín ngưỡng, nghiệp đoàn, dân sự và phong trào xã hội lớn nhỏ cùng hằng chục triệu đảng viên cá nhân không tham gia tổ chức.

Cả hai đảng không có bất kỳ cơ quan nào kiểm tra lý lịch, hoạt động hay quan điểm chính trị của đảng viên.

Đảng viên không có bất kỳ tư lợi, nghĩa vụ hay bó buộc nào liên quan đến đảng mình tham dự, chỉ cần ghi danh là có quyền bầu đại diện đảng trong cuộc bầu cử sơ bộ.

Lãnh đạo đảng là những chính trị gia thắng cử như Tổng Thống, Thống Đốc, lãnh đạo đảng ở Thượng Viện và Hạ Viện liên bang và tiểu bang.

Ở cấp tiểu bang các Uỷ Ban của đảng sẽ chịu trách nhiệm gây quỹ, tổ chức tranh cử và bầu cử sơ bộ.

Các Ủy Ban không có quyền ngăn cản người ra tranh cử ngay cả khi người ấy bất đồng quan điểm với đa số trong đảng hay công khai chống lại các mục tiêu của đảng.

Ứng cử viên phải tự đưa ra chương trình hành động, tự xây dựng nhóm tham mưu và tự vận động các cử tri đảng viên trong các cuộc bầu cử sơ bộ.

Quyết định ai đại diện đảng ra tranh cử Tổng thống và Phó Tổng Thống chủ yếu thuộc về cử tri đoàn của các tiểu bang tham dự Đại hội đảng.

Tất cả chính trị gia đều phải qua cuộc bầu cử sơ bộ. Chính trị gia thắng cử sẽ được Ủy Ban vận động hỗ trợ tranh cử với các đảng khác.

Bằng cách công khai tranh luận chính sách các chính trị gia lôi cuốn các nhóm nhỏ và cá nhân gia nhập đảng, xây dựng sức mạnh chiến thắng đối phương.

Chương trình hành động hay Cương lĩnh chính trị của mỗi đảng được đại biểu các tiểu bang soạn thảo và thông qua trong Đại hội đảng tổ chức mỗi bốn năm, vì thế chính sách đảng luôn luôn thay đổi, thậm chí thay đổi cả chiến lược quốc gia.

Quyết định ai thắng cử Tổng thống và Phó Tổng thống lãnh đạo quốc gia sẽ thuộc về Cử tri đoàn.

Nhờ hệ thống tranh cử này Tổng thống được dân Mỹ chọn đều là những người thật sự tài giỏi và đều thích ứng với thời cuộc trong và ngoài nước Mỹ.

Nhưng như đã trình bày bên trên quyền lực của Tổng thống bị giới hạn rất nhiều, họ làm được gì thì còn tùy thuộc vào thế mạnh mà cử tri ban cho ở Thượng Viện và Hạ Viện.

Học được gì?

Xã hội Mỹ là xã hội tự do, đa văn hóa, đa nguyên, đa đảng chính nhờ nền tảng chủ quyền thuộc về toàn dân và cách sinh hoạt toàn dân chính trị người Mỹ không bị ràng buộc bởi ý thức hệ, không cực đoan chính trị, dễ đồng thuận, dễ thỏa hiệp và rất thực dụng.

Chính sách liên tục thay đổi, nội bộ các đảng chính trị liên tục bất đồng, các đảng chính trị liên tục tranh cãi, luận tội, truất phế, tất cả những xáo trộn chính trị đều đã được các nhà lập quốc Mỹ nghĩ tới khi xây dựng thể chế chính trị tự do, 250 năm về trước, và trở thành một giá trị dân chủ của nền chính trị Hoa Kỳ.

Mục đích chung của cả hai đảng Cộng Hòa và Dân Chủ là cạnh tranh để thành lập chính quyền của dân, do dân và vì dân.

160 năm đã qua mục đích này không hề thay đổi, nhờ vậy dân Mỹ ngày càng giàu hơn, nước Mỹ càng ngày càng mạnh lên.

Từ 13 thuộc địa bị phân hóa bởi chiến tranh Nam Bắc, Hoa Kỳ trở thành một cường quốc số 1 trên thế giới và giữ vững vị thế cho đến nay. Chính trị Mỹ được nhiều người xem là tiến bộ và dân chủ nhất thế giới.

Sau biến cố 30/4/1975, nước Mỹ trở thành quốc gia định cư của 3 triệu người Việt tự do.

Nhiều người Mỹ gốc Việt đã trở thành dân cử liên bang, tiểu bang và địa phương, nhiều tướng lãnh quân đội, nhiều công chức cao cấp và nhiều người thành đạt luôn hướng về bên kia Thái Bình Dương mong mỏi một ngày Việt Nam có tự do.

Rút tỉa những ưu điểm và kinh nghiệm của Hoa Kỳ sẽ giúp Việt Nam tự do sớm vượt qua những khó khăn ban đầu xây dựng một thể chế chính trị lưỡng đảng tranh quyền tân tiến như Mỹ và nhiều quốc gia khác trên thế giới.

Nguyễn Quang Duy

Melbourne, Úc Đại Lợi

16/10/2019