Chính quyền đánh đập Giáo dân biểu tình phản đối Formosa?

Chính quyền đánh đập Giáo dân biểu tình phản đối Formosa?

Xuân Nguyên, RFA
2016-08-16

banho-400.jpg

Giáo dân bị công an đánh đập vì biểu tình phản đối Formosa

Phần âm thanh Tải xuống âm thanh

Bà cụ Nhơn – 64 tuổi, bị công an đánh gãy tay.

Sáng ngày 15/8/2016 vừa qua, hơn 4.000 Giáo dân xứ Quý Hòa đã tuần hành biểu tình từ nhà thờ xứ đi đến thị xã Kỳ Anh để yêu cầu chính quyền minh bạch về việc hỗ trợ đền bù cho ngư dân bị tác hại bởi thảm họa môi trường do Formosa gây ra.

Yêu cầu chính quyền minh bạch

Hơn 4.000 Giáo dân xứ Quý Hòa mang theo rất nhiều biểu ngữ như: “Formosa cút khỏi Việt Nam”, “Hãy chung tay bảo vệ môi trường”,… đã tuần hành biểu tình đến trụ sở Ủy ban Nhân dân thị xã Kỳ Anh để yêu cầu minh bạch việc hỗ trợ, đền bù cho người dân ở trung tâm vùng thảm họa.

Tuy nhiên khi vừa đi đến đầu xóm đã bị công an xã, lực lượng cảnh sát cơ động của thị xã ngăn chặn.

Chị Phượng, một giáo dân tham gia cuộc biểu tình hôm 15/8 cho biết, chính quyền địa phương vẫn im lặng kể từ khi công ty Formosa nhận trách nhiệm và đã đền bù 11.500 tỉ đồng cho ngư dân 4 tỉnh miền Trung, nên họ quyết tâm tuần hành biểu tình lên Ủy ban Nhân dân Thị xã để yêu cầu giải trình.

Cũng theo chị Phượng, giáo dân ở đây đã nhiều lần muốn tuần hành biểu tình đến Ủy ban Thị xã Kỳ Anh, nhưng lần nào cũng thất bại, vì chính quyền luôn ngăn chặn khi giáo dân vừa đi đến đầu xóm. Chị cho biết quyết tâm của người dân:

“Dân muốn lên tận ủy ban nhân dân của thị xã, muốn họ trả lời chi tiết và chính xác để dân hiểu, nhưng bị cản không đi được. Ngày hôm qua dân quyết định đi, nhưng vừa lên tới đường của xóm thì công an xã điện lên cho cơ động của Thị xã, sau đó các múi đường chính lên đường quốc lộ bị chặn hết”.

Ông Nguyễn Thành Lạng, trưởng Hội đồng Mục vụ Giáo xứ Quý Hòa cho biết, Linh mục quản xứ đã đi vắng từ những ngày trước đó, nên ngày hôm qua bà con đã tự tổ chức biểu tình, Giáo dân rất bức xúc việc công ty Forrmosa đã lén lún chôn rác thải trong lòng đất ở khắp nơi trong Thị xã Kỳ Anh và có thể là ở nhiều tỉnh trên cả nước.

Theo ông đây cũng là nguyên nhân khiến cho hơn 4.000 Giáo dân quyết tâm biểu tình. Ông kể lại:

“Ngày hôm qua thì dân đi được khoảng 4 km so với nhà xứ thì không có chuyện chi, nhưng từ 3 km tiếp theo thì bị cản trở rất nhiều, họ không cho đi. Thậm chí công an còn đánh đập một số dân ở đây, một người bị gãy tay, còn một số bị thương nhẹ, đến bây giờ nạn nhân đó còn đang nằm tại bệnh viện thị xã Kỳ Anh”.

Công an đánh đập một số dân ở đây, một người bị gãy tay, còn một số bị thương nhẹ, đến bây giờ nạn nhân đó còn đang nằm tại bệnh viện thị xã Kỳ Anh

Ô. Nguyễn Thành Lạng, Giáo xứ Quý Hòa

Công an ngăn chận, đánh đập

Chị Phượng cũng xác nhận rằng, trong ngày hôm qua có khoảng 200 công an, cảnh sát cơ động được điều đến để ngăn chặn người dân đi biểu tình. Công an đã cướp hết băng rôn, biểu ngữ, loa phóng thanh của giáo dân, và họ lập hàng rào để chặn không cho dân bước qua.

Trước việc lực lượng công an đánh một số giáo dân khi họ cố gắng vượt qua hàng rào để tiếp túc biểu tình, giáo dân đã phải ‘tự vệ’. Chị Phượng cho biết:

“Dân vượt qua cái rào cản đó, nhưng họ không cho. Lực lượng của họ đông, có dùi cui và các vũ khí phòng vệ nhưng dân thì tay không, dân muốn qua nhưng không làm sao qua được. Giáo dân cũng đông, dân xông lên muốn vượt qua cái rào cản của họ, thì họ dùng dùi cui để đánh dân, có nhiều người bị đánh nhưng có một bà không may bị bong gân hay bị gì đó, công an bồng lên xe nhưng dân không cho, rồi có 2 người chở bà ấy đi bệnh viện, tiếp đó người dân mới bùng lên.”

Chị Phượng nói thêm, mặc dù bị cản trở nhưng giáo dân vẫn tiếp tục tuần hành lên Ủy ban thị xã Kỳ Anh, chỉ tiếc là tất cả băng rôn, biểu ngữ, loa phóng thanh đã bị cướp hết. Khi đến nơi thì chính quyền lại đóng cửa trụ sở, nên giáo dân đành kéo nhau trở về trong không khí bực bội.

Chị Hoa, con gái của bà Nhơn – một giáo dân bị công an đánh gãy tay trong ngày hôm qua kể về sự việc:

“Hôm qua dân đi biểu tình, thì bị công ăn chặn lại, thế là công an đập gục xuống, khi bà bắt đầu nằm xuống thì nó lại đạp bà 1 gậy nữa, tiếp theo nó đập vào chân. Khi anh công an đánh, bà liền ôm vào chân anh ấy, và anh ấy kéo lê lê bà đi 3 mét. Khi đó bà ngất xỉu nên họ bế bà vào viện. Vào đến bệnh viện Đa khoa Kỳ Anh thì bác sĩ siêu âm… và kết quả là bà bị bể xương ống”.

Chị còn cho biết, khi sự việc xảy ra, chính công an xã đã đưa mẹ của chị đến bệnh viện, họ chi trả những khoản viện phí cho việc điều trị. Chính quyền xã có đến hỏi thăm, nhưng viên công an đánh mẹ của chị bị gãy tay thì không thấy đến.

Chúng tôi liên lạc với một nhân viên công quyền ở xã Kỳ Hà để tìm hiểu về sự việc người dân biểu tình và một số người bị công an đánh đập trong ngày hôm qua, thì được ông cho biết:

“Công an có đánh dân đâu, do xô lấn nhau rồi bà tự ngã gãy tay thôi, chứ làm gì có ai đánh. Sau khi bà cụ bị gãy tay, thì có anh công an, cán bộ đưa đi bệnh viện. Ngày hôm qua dân đi biểu tình có mang băng rôn, loa đài, rồi hát,… đại ý như là nói xấu cán bộ, nói xấu nhà nước. Họ đòi hỏi sự minh bạch rồi, việc đền bù không thỏa đáng”.

Từ khi bị thảm họa đến giờ là không muối không biển, thì người dân lấy chi sống. Từ đó đến giờ gần 4 tháng trời rồi mà họ chỉ hỗ trợ 1 nhân khẩu 15kg gạo 1 tháng, mà số gạo người ta cấp cho mình đó không ăn được.

Người dân Kỳ Anh

Hiện trạng cuộc sống ngư dân

Người dân ở xã Kỳ Hà sống chủ yếu bằng nghề đánh bắt hải sản và làm muối, nhưng từ ngày thảm họa ô nhiễm môi trường biển xảy ra, họ không có bất kỳ thu nhập nào để trang trải cho cuộc sống. Có chăng là sự hỗ trợ từ phía nhà thờ, các nhà hảo tâm.

Còn phía chính quyền thì chỉ được 5 triệu đồng đối với những thuyền có công suất lớn hơn 90 Cv, còn thuyền múng thì được 3 triệu đồng một chiếc, và một người nhận được 15 kg gạo/tháng. Nhưng số gạo hỗ trợ có chất lượng cực kỳ kém. Chị chia sẻ:

“Từ khi bị thảm họa đến giờ là không muối không biển, thì người dân lấy chi sống. Từ đó đến giờ gần 4 tháng trời rồi mà họ chỉ hỗ trợ 1 nhân khẩu là 15kg gạo 1 tháng, mà số gạo người ta cấp cho mình đó không ăn được, gạo quá khô không ăn được, chỉ dùng làm bún, làm bánh được thôi. Mà 15kg gạo 1 tháng đó ăn với cái gì? Và cũng chẳng có một lời động viên nào từ phía chính quyền.”

Lo ngại về việc hơn 1.000 học sinh tại giáo xứ có thể chưa được đi học trong năm học mới, ông Lạng cho biết, giáo viên các trường cấp I, II, III đã mời bà con đi họp phụ huynh để chuẩn bị cho năm học mới nhưng có lẽ các em học sinh sẽ khó có thể đến trường trong thời điểm này, vì gia đình không có tiền để đóng các khoản học phí. Ông tiếp lời:

“Các cô, thầy ở nhà trường cũng về để động viên, rồi lên kế hoạch cho năm học mới, nhưng dân ở đây bảo không có tiền để đóng các khoản đầu năm học mới. Nếu giả sử nhà trường giảm toàn bộ thì sẽ cho con em trở lại trường, còn nếu nhà trường chỉ giảm được mấy phần trăm đó, thì chắc chắn năm học mới này, con em ở Giáo xứ Quý Hòa thực sự chưa thể vào học được”.

Những giáo dân ở xứ Quý Hòa mà chúng tôi tiếp xúc sau cuộc biểu tình đều mong muốn, chính quyền địa phương cần triển khai nhanh việc hỗ trợ, đền bù cho người dân trong vùng thảm họa. Cần ưu tiên việc miễn tiền học phí, để các em có thể đến trường, đồng thời phải đóng cửa công ty Forrmosa, bởi nếu công ty còn hoạt động thì rác thải sẽ lại bị công ty này lén lút thải đi khắp nơi trên cả nước.

Trần Thị Lam – Chúng ta không vô can!

Trần Thị Lam – Chúng ta không vô can!

By Uyên Nguyên

2324713552309_n

Vậy là sau bao nhiêu ngày chờ đợi, cuối cùng dù đau đớn, ta cũng phải chấp nhận một sự thật là biển đã bị đầu độc.
Chúng ta tạm bằng lòng vì thủ phạm của tội ác đã được gọi tên.
Những người thiếu trách nhiệm, buông lỏng quản lý… rồi đây phải trả lời trước công luận và chịu trách nhiệm trước pháp luật.
Nhưng còn chúng ta, chúng ta có thật sự vô can?
Chúng ta đã thờ ơ với tình hình chính trị xã hội của đất nước khi nghĩ rằng mọi việc đã có Đảng và chính phủ lo.
Chúng ta nghĩ chỉ cần chăm sóc cho cái tổ của mình là đủ, những biến động ngoài cánh cửa không ảnh hưởng đến gia đình mình.
Chúng ta chỉ cần yên ổn.
Chúng ta dửng dưng trao vận mệnh của mình và con cháu mình vào tay của những kẻ tham lam và năng lực quản lý yếu kém.
Chúng ta sợ hãi đủ thứ, sợ một từ nhạy cảm, sợ cả cái bấm like với một bài viết bày tỏ quan điểm trên các trang facebook, sợ một tiếng nói thầm, sợ thể hiện chính kiến.
Chúng ta sống câm lặng như những cái bóng hoặc phù phiếm, sặc sỡ như loài côn trùng.
Chúng ta vô cảm.
Chúng ta hèn nhát.
Cho đến một ngày chúng ta hoảng sợ nhận ra rằng, mâm cơm nhà mình đã thiếu khuyết đi món ăn từ biển, hạt muối ta ăn không biết có an toàn, món rau không thể không chấm nước mắm… mùa hè ta đến biển chỉ để đứng trên bờ ngắm nhìn những con sóng.
Tai hoạ đã gõ cửa nhà tất cả chúng ta, không trừ một ai.
Chúng ta nơm nớp lo sợ cho tương lai.
Chúng ta sống trong môi trường xã hội nhưng quên mất một điều chúng ta được mẹ thiên nhiên bao bọc và nuôi dưỡng.
Khi mẹ thiên nhiên nổi giận thì không có biệt lệ cho bất kì ai.
Sự hèn nhát, sự sợ hãi, sự dửng dửng, vô cảm đã biến chúng ta thành những kẻ đồng loã với cái ác.
Chúng ta đã phản bội thiên nhiên, phản bội quê hương và cái giá chúng ta phải trả là môi trường sống của chính mình bị đầu độc, là sức khoẻ, sinh mạng, sự tồn vong của nòi giống.
Để xảy ra thảm cảnh môi trường như ngày hôm nay, tôi, bạn, tất cả chúng ta đều không vô can.

Trần Thị Lam

Hơn 30 ngàn giáo dân biểu tình đòi ‘Formosa cút khỏi Việt Nam’

Hơn 30 ngàn giáo dân biểu tình đòi ‘Formosa cút khỏi Việt Nam’

Nguoi-viet.com

bieutinh-nghean-FB-DungMai-081516

Khoảng 30,000 giáo dân giáo phận Vinh biểu tình vì môi trường hôm Thứ Hai 15/8/2016. (Hình: FB Dũng Mai)

XÃ ĐOÀI (NV) –  Khoảng hơn 30,000 giáo dân giáo phận Vinh đã biểu tình tuần hành trước khi tham dự thánh lễ đòi nhà cầm quyền Hà Nội đóng cửa nhà máy gang thép Formosa để bảo vệ môi trường sống cho con người.

Cuộc biểu tình đã diễn ra hôm Thứ Hai 15/8/2016 thay vì vào ngày Chủ Nhật hay cuối tuần như những lần biểu tình trước đây sau khi thảm họa biển miền Trung bị đầu độc từ nước thải của nhà máy luyện gang thép Formosa tại Vũng Áng, Hà Tĩnh.

Tin tức, hình ảnh và video clip về cuộc biểu tình hôm Thứ Hai ở Xã Đoài, nhà thờ chính tòa của giáo phận Vinh, được phổ biến nhanh chóng trên các trang facebook cá nhân cũng như trên trang mạng Tin Mừng cho Người Nghèo (GnsP).

Giáo dân từ các giáo xứ trong gió phận đã đi nhiều cây số “hành hương về nhà thờ Chính tòa Xã Đoài để tham dự Thánh Lễ Đức Mẹ Hồn Xác Lên Trời – Quan Thầy Giáo Phận Vinh và cùng hiệp thông cầu nguyện cho môi trường môi sinh, cho Ngư dân Miền Trung và cho Quê Hương Đất Nước”. Facebooker Đậu Văn Dương kể lại trên trang Facebook cá nhân.

bieutinh-nghean-FB-HungTran-081516

Giáo dân biểu tình với các biểu nghữ như “Formosa cút khỏi Việt Nam”, “Ai tiếp tay Formosa giết môi trường?”

Người ta đọc thấy nội dung của các biểu ngữ, băng-rôn như “Forrmosa cút khỏi Việt Nam”, “VTV phải xin lỗi Đức Giám Mục Nguyễn Thái Hợp”, “MẸ Địa Phận Vinh ơi ! Formosa đang hủy diệt con cái Mẹ”, “Yêu cầu Chính Phủ Việt Nam khởi tố Formosa” , “Huỷ hoại môi trường là huỷ hoại cuộc sống”, “Yêu cầu chính phủ đóng cửa Formosa”, “Formosa nhận lỗi, chính phủ Việt Nam Nhận Tiền, còn Nhân dân nhận thảm hoạ,’…

Hình ảnh và video clips đưa lên mạng cho thấy giáo dân cùng các linh mục, tu sĩ đã đi tuần hành từ các giáo xứ của mình “hô vang các khẩu hiệu bảo vệ con dân nước Việt và tiến về phía nhà thờ” chính tòa của giáo phận Vinh tại Xã Đoài (xã Nghi Diên, huyện Nghi Lộc tỉnh Nghệ An).

Hôm Chủ Nhật tuần trước (7/8/2015) chỉ có khoảng 5 ngàn giáo dân thuộc một số giáo xứ như Song Ngọc, Phú Yên và Mành Sơn biểu tình đòi đóng cửa Formosa và kêu gọi bảo vệ môi trường sống. Những cuối tuần trước đó kể từ khi có biến cố biển đầu độc cá chết dạt trắng bờ biển, các giáo xứ khác cũng đã luân phiên nhau biểu tình.

Theo sự tường thuật của trang mạng Tin Mừng Cho Người Nghèo, trong bài giảng thánh lễ Đại trào, Giám mục giáo phận Vinh, Đức cha Phaolô Nguyễn Thái Hợp kêu gọi cộng đoàn dân Chúa “Hơn bao giờ hết, chúng ta phải tha thiết xin Đức Maria giúp chúng ta giữ vững căn tính Kitô hữu của mình, có trách nhiệm với quê hương đất nước và với các thế hệ tương lai nhất quyết bảo vệ môi trường, đồng thời hiệp thông với những người đang là nạn nhân của thảm họa môi trường biển, cũng như nạn nhân của rất nhiều thảm họa khác. Xin Đức Maria cho chúng ta can đảm thực hiện quyền công dân được Hiếp pháp VN và các Công ước Quốc tế quy định, thể hiện một cách ôn hòa quyền đòi sự minh bạch trong việc điều khiển đất nước, cũng như xử lý các thảm họa môi trường và buộc những người gây ra thảm họa phải bị xét xử một cách công minh và các nạn nhân được đền bù xứng đáng.”

bieutinh-chaxu-FB-HungTran-081516

Một linh mục đồng hành cùng giáo dân trong cuộc tuần hành vì môi trường tại giáo phận Vinh ngày 15/8/2016. (Hình: FB Hùng Trần)

Cho tới nay, hàng trăm ngàn gia đình người dân từ Hà Tĩnh đến Thừa Thiên Huế bị ảnh hưởng nghiêm trọng mọi mặt từ thảm họa xả chất thải độc hại từ nhà máy gang thép Formosa Hà Tĩnh. Nhà cầm quyền CSVN mới chỉ cấp phát cho một số người cầm cự cái đói 15kg gạo mỗi tháng có thể kéo dài trong 6 tháng. Nhiều người đã phải bỏ xứ mà đi vì nhìn thấy tương lai mờ mịt trước mặt.

Báo chí tuyên truyền của chế độ nói công ty Formosa nhận lỗi, chấp nhận đền bù số tiền khoảng 500 triệu đô la nhưng đồng thời, nhà cầm quyền lại “hoàn thuế” cho Formosa số tiền tương đương như thế.

Điều này gây ngỡ ngàng, phẫn nộ cho dư luận người dân tại Việt Nam mà một số bloggers bình luận là chế độ đã đồng ý cho “Formosa lấy mỡ người dân Việt Nam rán người dân Việt Nam.’ (TN)

Cái đêm hôm ấy vận vào ngày nay.

 Cái đêm hôm ấy vận vào ngày nay.

canhco

RFA

Câu chuyện 28 năm về trước từng ám ảnh cả nước nay quay trở lại với chính cái nơi mà nó từng xảy ra. Trở lại với nội dung không sai một mảy may chỉ khác là nhân vật trẻ hơn, nghèo hơn và nhất là chung quanh nó không ai còn căm phẫn như ngày xưa, thậm chí người ta xem nó bình thường, không có gì phải ầm ĩ.

Ngày 23 tháng 1 năm 1988 báo Văn Nghệ lúc ấy do nhà văn Nguyên Ngọc coi sóc, đã đăng một bút ký của nhà văn Phùng Gia Lộc mang tên “Cái đêm hôm ấy đêm gì?” kể lại câu chuyện của một gia đình mà tác giả chứng kiến.

Lúc ấy chính quyền địa phương tỉnh Thanh Hóa có chính sách tận thu thuế của dân, bất kể nghèo cách mấy cũng phải đóng đủ số thuế mà địa phương đưa ra. Câu chuyện xoay quanh một gia đình nghèo, vì nghèo quá mà lại có một bà mẹ già gần tới ngày về với tổ tiên nên người nhà đã đóng cổ quan tài cho cụ. Trong chiếc quan tài ấy người nhà của cụ cất 70 kí thóc để sau này khi có tang ma thì mang ra sử dụng, vậy mà do không tiền đóng thuế số thóc ấy đã bị chính quyền thẳng tay lật chiếc quan tài và tịch thu bằng hết.

Câu chuyện chấn động cả nước nhưng người viết nó phải trốn chui trốn nhủi do sợ bị công an Thanh Hóa theo tới Hà Nội để bắt. Phùng Gia Lộc may có Nguyên Ngọc cất giấu mới thoát vòng truy bức của sai nha. Lạ thay bất kể dư luận kêu gào, không ai bị đem ra truy vấn vì đã làm một việc phản cách mạng như thế. Phùng Gia Lộc sau khi nổi tiếng vẫn là một nhà văn nghèo rớt mồng tơi, tiếp tục đạp xe lang thang như chưa bao giờ từng kể lại một bi kịch nơi anh ở hay đến thế. Mọi cử động được gọi là đổi mới không ra khỏi chiếc giường ngủ ọp ẹp của thời cách mạng tháng Tám, và người cổ vũ nhiệt liệt cho cái vở kịch “đổi mới” ấy lại là người đóng sầm cánh cửa hy vọng vào một cuộc thanh trừng cái ác, cái phản cách mạng đến tận đáy điển hình nhất tại Thanh Hóa: Tổng bí thư Nguyễn Văn Linh.

28 năm sau, cũng chính tại cái nơi mà chiếc quan tài bị lật úp lấy thóc lại xảy ra một việc tương tự.

Lần này chuyện xảy ra ban ngày, thay vì chiếc quan tài có thóc bên trong thì vật bị “cưỡng chế” là chiếc giường ngủ của hai vợ chồng một nông dân, chiếc giường là tài sản duy nhất của họ. Nhìn sai nha ào ào nhào vào tháo ra vác đi họ chỉ còn cay đắng ngồi khóc.

Theo gót Phùng Gia Lộc, hai tác giả Đào Tuy và Tuấn Nam đã tường thuật lại câu chuyện của gia đình chị Toàn một người dân ở làng Thành Liên, xã Trường Sơn, Nông Cống, Thanh Hóa. Theo chị Toàn kể lại do hết hạn đóng thuế mà hai vợ chồng chị không cách nào kiếm ra tiền, cán bộ xã làng đã kéo nhau đến tận nhà để “vận động” chị phải tìm cách nào đó hầu có tiền mà đưa cho họ.

Kể với phóng viên chị cho biết: “Họ đến đông lắm, cả trưởng làng, phó làng cùng các cán bộ ở làng. Có cả các anh công an xã nữa”, “Hai vợ chồng tôi đã khóc lóc van xin mong họ thư thư cho ít bữa nhưng không được”, chị Toàn cũng cho biết“Không tìm được cái gì đáng giá, mấy người ấy chực quay ra thì ông trưởng thôn lại lao vào. Ông ấy tháo chiếc giường mà vợ chồng cùng hai con của tôi đang nằm

Chiếc giường ấy, theo lời chị Toàn cho phóng viên biết là tài sản duy nhất mà vợ chồng chị sắm khi nên duyên chồng vợ.“Thấy trưởng làng vào tháo giường, mấy anh đội mạnh (công an viên- PV) cũng lao vào. Tất cả xúm vào tháo tung chiếc giường nhà tôi ra rồi bó lại khiêng ra nhà văn hóa của làng. Khi ấy tôi chỉ biết khóc nhưng van xin thế nào họ cũng chẳng động lòng”

Nguyễn Du, Ngô Tất Tố, kể cả Phùng Gia Lộc nếu nghe câu chuyện này ở thế kỷ 21 chắc  đành phải bẻ bút, bởi trong thời đại rực rỡ như ông Nguyễn Phú Trọng hả hê xác nhận lại xảy ra câu chuyện như thời sơ khai hơn cả phong kiến thực dân cộng lại thì hẳn là đáng ngạc nhiên lắm chứ?

Ngạc nhiên không phải vì tính “tháo vác” của cả một hệ thống chính quyền, ngay chiếc giường là vật hèn mọn nhất của một gia đình chúng cũng không từ nan. Ngạc nhiên bởi phản ứng của xã hội khi biết chuyện xảy ra ngay trong thời đại mình sống lại có phản ứng như câu chuyện của nước láng giềng Campuchia chứ không phải đang xảy ra tại Thanh Hóa, nơi từng cướp thóc dành cho người chết.

Quan tài hay giường ngủ, không vật gì chúng từ nan bởi dưới mắt của chúng, từ Bí thư Tỉnh ủy cho tới một tên xã trưởng con con lúc nào cũng muốn thị oai cho dân thấy thế nào là bạo lực cách mạng.

Bạo lực cách mạng trong trường hợp này được cả nước ngắm nghía, sờ mó, bỉu môi hay thậm chí chửi bới nhưng tiếc thay không một trí thức nào làm cho ra ngô ra khoai. Họ vẫn lang thang đâu đó trong khu vườn oang oang chữ nghĩa. Vài đại biểu Quốc hội đã về vườn vừa lên tiếng vừa run bởi không biết “bọn nó” mạnh tới đâu, không khéo chúng lại kéo tới tận nhà ném phân vào cửa.

Ngạc nhiên nhất là điều không đáng ngạc nhiên vẫn xảy ra: cả hệ thống im như gái ngồi phải cọc, bởi ra lệnh điều tra thì lại lòi ra cái nguyên nhân dẫn đến sự kiện: tận truy thu thuế.

Mà tận thu thuế thì chỉ có trung ương mới có quyền ra lệnh cho thuộc hạ trong lúc ngặt nghèo này. Kéo nó ra đấm không khéo nó lại thò cái công văn này hay nghị quyết nọ ra thì có mà gục mặt vào đâu cho hết  nhục?

Từ người già nằm liệt giường đến trẻ sơ sinh đều phải nộp 20 loại ‘phí’

Từ người già nằm liệt giường đến trẻ sơ sinh đều phải nộp 20 loại ‘phí’

Nguoi-viet.com

Không có tiền nộp phí, quỹ, gia đình bà Toàn bị tịch thu cái giường, tài sản giá trị nhất trong nhà. (Hình: Trí Thức Trẻ)

Không có tiền nộp phí, quỹ, gia đình bà Toàn bị tịch thu cái giường, tài sản giá trị nhất trong nhà. (Hình: Trí Thức Trẻ)

THANH HÓA (NV) – Dù là người già nằm liệt giường chờ chết đến đứa trẻ sơ sinh, tất cả đều bị buộc “tự nguyện” nộp đủ loại thuế, phí, quỹ cho nhà cầm quyền.

Theo một loạt ký sự trên tờ báo điện tử Trí Thức Trẻ, một số làng xã ở huyện Hậu Lộc tỉnh Thanh Hóa tiêu biểu cho chính sách bóp cổ dân lấy đủ loại thuế, phí, quỹ bất kể già trẻ lớn bé cỡ nào và người ta có khả năng đóng hay không.

Theo loạt ký sự vừa kể, tại xã Hưng Lộc, nhà cầm quyền thôn Thái Hòa dùng thủ thuật chia ra thu mỗi năm 2 lần. “Mức thu ở thôn này cũng vô cùng khủng khiếp và đối tượng thu thì cũng chẳng chừa một ai,” Trí Thức Trẻ nói.

Ngày trước, “thu vụ 5” năm 2007, người dân phải “đóng 9 khoản thu cho thôn, 4 khoản cho hợp tác xã, 12 khoản thu cho xã.” Đến “Vụ 5” năm 2013, xã cũng tiến hành thu của dân “17 khoản thu các loại. Nhà có 4 khẩu, phải nộp hơn 1 triệu đồng. Rồi đến vụ đóng góp vừa rồi, “vụ 5 năm 2016,” gia đình 4 người của một ông vốn là đảng viên tên Chanh được nêu trong ký sự “phải đóng 1.8 triệu đồng.”

Theo ký sự của tờ Trí Thức Trẻ, số loại thuế, phí, quỹ mà người dân phải nộp cho nhà cầm quyền mỗi năm đều gia tăng cả số loại cũng như số tiền phải nộp. Chỉ có một thứ không di dịch là “cách thu… rắn như đinh.”

Một phụ nữ sợ bị nhà cầm quyền trả thù nên yêu cầu giấu tên nói gia đình bà “có 6 khẩu, lần thu này bà phải nộp hơn 2.8 triệu đồng.”

Bà kể về hoàn cảnh của mình rằng “Nhà tôi có 2 sào ruộng, mỗi mùa thu giỏi thì được 1.5 triệu đồng, trừ công sức, giống má phân do có khi còn lỗ. Ấy thế mà phải đóng ngần ấy tiền một vụ thì lấy đâu ra!”

Trong số 20 khoản thu bà liệt kê ra thì “có nhiều loại phí, quỹ na ná nhau, có chung một mục đích hoạt động như quỹ hoạt động xã hội, quỹ hoạt động thiếu niên, quỹ bảo trợ trẻ em, quỹ đền ơn đáp nghĩa…”

Đặc biệt lại còn có cả quỹ đóng góp “nghĩa địa” mà cả trẻ sơ sinh cũng không thoát nộp tiền.

Tuy siết cổ người dân khủng khiếp như vậy, tờ Trí Thức Trẻ phỏng vấn ông Mai Sỹ Diến, phó đoàn đại biểu quốc hội khóa 14 tỉnh Thanh Hóa, về sưu cao thuế nặng đang diễn ra ở địa phương, ông này đã chống chế rằng “chế độ ta làm gì có ‘cường hào, sưu cao, thuế nặng’ như thời phong kiến.”

Tờ Trí Thức Trẻ cũng đã gặp một phụ nữ khác tên Nguyễn Thị Toàn người làng Thành Liên của xã Trường Sơn thuộc huyện Nông Cống, tỉnh Thanh Hóa. Bà này kể chuyện cũ xảy ra 6 năm trước khi chồng bà còn sống, nhà cầm quyền thôn đã tháo gỡ cả chiếc giường nằm duy nhất, tài sản có giá trị nhất trong nhà, của gia đình bà mang đi chỉ vì gia đình bà không có tiền đóng thuế phí. (TN)

Hàng chục ngàn người lên tiếng về thảm họa môi trường

Hàng chục ngàn người lên tiếng về thảm họa môi trường

BTV Mặc Lâm
2016-08-15

Giáo dân tham dự thánh lễ

Hàng chục ngàn giáo dân tham dự thánh lễ

Chu Mạnh Sơn

Sáng hôm nay 15 tháng 8 năm 2016, hàng chục ngàn giáo dân thuộc nhiều giáo xứ trong giáo phận Vinh đã tập trung về khuôn viên Tòa Giám Mục Vinh để tham dự lễ Đức Mẹ lên trời và đồng thời cầu nguyện cho tất cả người dân tại các khu vực có thảm họa mội trường do Formosa gây ra tại 4 tỉnh miền Trung gồm Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị và Thừa Thiên Huế.

Từ sáng sớm trên khắp các ngã đường đổ về Tòa Giám mục các giáo xứ tập trung chung với nhau, trên tay cầm các biểu ngữ ngoài các nội dung tôn giáo người ta còn thấy những yêu cầu như: Dung túng Formosa là phản bội dân Việt, yêu cầu chính phủ đóng cửa Formosa, chính quyền + Formosa đang ra tay tàn hại giáo phận Vinh, cùng với hàng trăm biểu ngữ khác được giáo dân cầm trên tay và trật tự tiến về điểm tập trung.

Anh Chu Mạnh Sơn một giáo dân của Giáo phận Vinh cho biết:

-Sáng nay vào lúc 7 giờ rất đông những đoàn xe ô tô xe khách, xe máy hành hương về giáo phận. Rất đông giáo dân ở giáo xứ phụ cận giáo xứ Chính tòa đã đi bộ tuần hành cũng như cầm các banner biểu ngữ có ghi yêu cầu nhà cầm quyền duổi Formosa ra khỏi Việt Nam, phải minh bạch trong vấn đề cá chết, Lạy mẹ Maria xin thương đến giáo phận chúng con. Rất nhiều banner yêu cầu nhà cầm quyền phải đuổi Formosa ra khỏi Việt Nam.

Những người đi bộ đã tuần hành từ thị trấn Quan Hành đi bộ khoảng 3 cây số về nhà thờ Chính tòa. Trên đường đi có các linh mục cùng đồng hành và hô các khẩu hiệu yêu cầu nhà cầm quyền phải đuổi Formosa ra khỏi Việt Nam, nhà cầm quyền đã bán Formosa Hà Tĩnh 500 triệu bằng với bán đất nước Việt Nam cho Trung Cộng.

Anh Long, một giáo dân tham dự buổi lễ cho biết:

-Theo ghi nhận như năm ngoái thì năm nay có trên 40 ngàn giáo dân. Công an giao thông cỡ hàng chục người đến giữ trật tự cho bà con giáo dân xem lễ ngay trước cổng nhà thờ Chính Tòa số mặc áo vàng cũng phải mấy chục người.

Đây là lần đầu tiên một thánh lễ kết hợp với thái độ phản kháng chính quyền của giáo dân qua việc cho phép công ty Formosa tiếp tục hoạt động sau khi công ty này chấp nhận bồi thường 500 triệu đô la cho hành vi xả chất thải độc hại ra biển miền Trung.

Giám mục Nguyễn Thái Hợp chủ tế trong buổi lễ này, trong bài giảng của ngài đã có những chia sẻ như sau:

-Những ngổn ngang bề bộn và khó khăn của đất nước cũng như của vùng đất thân yêu này…chúng ta biết rằng bên cạnh một số tiến bộ của tiến trình hội nhập vào dòng chảy chung của thế giới, đất nước chúng ta đang trải qua một tình trạng tranh tối tranh sáng mà xem ra tối nhiều hơn sáng. Đạo đức xuống thấp, tham những và lợi ích nhóm đang ngự trị khắp nơi. Giáo dục mất định hướng, bạo lực tràn lan, nợ công tăng cao chất lượng của cuộc sống giảm. Nhân phẩm và nhân quyền chưa được tôn trọng. Mức lương thấp, việc làm thiếu. Môi trường sinh thái bị tàn phá chưa bao giờ thấy trong lịch sử. Nông thôn và nông nghiệp đang bị bỏ rơi. . .Hơn bao giờ hết chúng ta phải tha thiết xin Đức Maria giúp chúng ta giữ vững căn tính Kitô hữu của mình. Có trách nhiệm với quê hương đất nước và các thế hệ tương lai. Nhất quyết bảo vệ môi trường đồng thời hiệp thông với những người đang là nạn nhân của thảm họa môi trường biển cũng như nạn nhân của rất nhiều thảm họa khác.

Vào hôm Chủ Nhật ngày 7 tháng 8 vừa qua Giáo phận Vinh đã phát động “một ngày vì môi trường” thu hút sự tham gia của hàng chục ngàn giáo dân trong giáo phận. Ngày vì môi trường được dân chúng đánh giá cao sự dấn thân vào xã hội của giáo phận Vinh.

Người nhạc sĩ xưa và sáng tác của ngày nay

Người nhạc sĩ xưa và sáng tác của ngày nay

Cát Linh, phóng viên RFA
2016-08-14

trucho-630.jpg

Nhạc sĩ Trúc Hồ trả lời phỏng vấn Đài Á Châu Tự Do.

 RFA

00:00/00:00

Phần âm thanh Tải xuống âm thanh

Khi người nhạc sĩ sáng tác, nhạc phẩm của họ ảnh hưởng rất nhiều từ chính thời đại họ sống. Chính vì vậy, âm nhạc Việt Nam đã có những ca khúc tiền chiến bất hủ về một xã hội qua nhiều biến động của thời cuộc, những bản nhạc tình thơ mộng, lãng mạn gắn liền với những cách trở vì cuộc chiến.

Rồi mấy mươi năm sau, cũng chính những nhạc sĩ ấy, ở một nơi rất xa quê hương, họ tiếp tục sáng tác, nhưng đó là những sáng tác trăn trở về một Việt Nam đang có nhiều câu hỏi.

Từ một bài thơ

“Đất nước mình ngộ quá phải không anh
Bốn ngàn tuổi mà dân không chịu lớn
Bốn ngàn tuổi mà vẫn còn bú mớm
Trước những bất công vẫn không biết kêu đòi…

Đất nước mình lạ quá phải không anh
Những chiếc bánh chưng vô cùng kì vĩ
Những dự án và tượng đài nghìn tỉ
Sinh mạng con người chỉ như cái móng tay…”

Tôi ghi nhận: “Hào khí” của tuổi trẻ VN, can đảm viết lên những lời thơ mang tính “tự trào”, thách thức với chế độ bạo quyền Cộng sản Việt Nam.
– Nhạc sĩ Trần Duy Đức

Trần Duy Đức, người chuyên chắp cánh cho những tứ thơ của Mai Thảo, Du Tử Lê, Ngô Tịnh Yên nay lại trăn trở khi tình cờ “nghe” cô giáo Trần Thị Lam ở Hà Tĩnh đặt ra một câu hỏi trong câu trả lời, “Đất nước mình ngộ quá phải không anh?”

“Tôi nhận được bài thơ Đất nước mình ngộ quá phải không anh hơi muộn (01/05/2016) từ email của 1 người bạn gửi cho, và phổ nhạc trong thời gian ngồi chờ hẹn Trần Thái Hoà ghé thăm để cùng nhau đi ăn tối. Sau khi phổ nhạc xong, mới hay trên YouTube có hàng chục nhạc sĩ đã phổ nhạc. Nhưng “lỡ” phổ nhạc bài thơ này rồi, thì thôi, cũng gọi là chút lòng ngậm ngùi nghĩ về đất nước mình… Tuy nhiên, tự an ủi mình 1 điều: Đã giữ được trọn vẹn nguyên bản của bài thơ, chỉ thêm thắt vài chữ “vô thưởng vô phạt”: Ôi, và, thì, mà… như chút gia vị cho món ăn thêm mặn mà…”

Trần Duy Đức đã từng dạo lên tiếng cổ cầm Koto trong Khúc mưa sầu, từng viết lên những ca khúc mang dáng dấp nhân sinh, đã nhìn thấy tiếng khóc của đứa bé 4 ngàn năm chưa chịu lớn qua lời trần tình của cô giáo Trần Thị Lam.

Hơn thế nữa, ông còn nghe thấy tiếng kêu gào của những ngư dân Việt Nam đang bị tước mất đi nguồn sống.

Từ đó, ông nghe thấy tiếng vọng từ một người trai trẻ trong mình đang cất lên tiếng nói của thế hệ thanh niên Việt Nam (VN).

“Khi làm công việc chuyển nhạc vào bài thơ này, điều đầu tiên tôi ghi nhận: “Hào khí” của tuổi trẻ VN, can đảm viết lên những lời thơ mang tính “tự trào”, thách thức với chế độ bạo quyền Cộng sản Việt Nam; ẩn chứa sự “khích tướng” đối với người dân trong nước: “…Trước những bất công mà không dám kêu đòi!” (Ôi tôi yêu biết bao và kỳ vọng biết mấy những người tuổi trẻ VN trong nước…)

Từ nỗi niềm ấy, Trần Duy Đức Nên đã cố gắng dẫn dắt dòng nhạc của mình kết hợp với 3 niềm cảm xúc: Hùng, Bi, Hài, chuyển sang những chuỗi âm thanh kết nối, phù hợp với từng ý nghĩa, tâm tình của từng chữ, từng câu, từng vần của bài thơ vào ca khúc, như lời thúc dục tuổi trẻ VN  đứng lên, dấn thân cho Tổ Quốc…

Tiếng hát Trần Thái Hoà đã cùng với Trần Duy Đức gửi đến tuổi trẻ Việt Nam tiếng gọi ấy.

“Tôi cảm kích, trân quý ở Trần Thái Hòa một tấm lòng của người tuổi trẻ VN hải ngoại, ước muốn “tiếp lửa” với những người tuổi trẻ trong nước.”

Cho đến Biển Đông

Có lẽ những người nghe nhạc Việt Nam không ai không biết đến nhạc sĩ Song Ngọc, tác giả của ca khúc Tiễn đưa nổi tiếng. Ông còn được biết đến với tên Hàn Sinh của ca khúc “Xin gọi nhau là cố nhân”, Hoàng Ngọc Ân của ca khúc Định mệnh.

DatNuocMinhNgoQua.jpg

Bản phổ nhạc của nhạc sĩ Trần Duy Đức từ bài thơ Đất nước mình ngộ quá phải không anh của cô giáo Trần Thị Lam. Courtesy of phonuipleiku.org

Những bản tình ca diễm lệ, những cuộc tình ‘Định mệnh’, những ước mơ về chuyến bay đêm thời trai trẻ của Song Ngọc được nhường chỗ cho nhịp điệu oai hùng, tiếng nói của dân tộc Việt Nam con Rồng cháu Tiên, về một Trường Sa, Hoàng Sa của “tổ tiên bao ngàn năm gầy dựng cơ đồ”.

“Biển Đông dậy sóng

Tàu giặc xâm lấn

Muôn triệu người Việt Nam yêu nước

Quyết một lòng bảo vệ non sông

Đây Hoàng Sa, đây Trường Sa của tổ tiên ta

Bao ngàn năm gầy dựng cơ đồ

Con cháu thề cùng chống xâm lăng…” (Biển Đông dậy sóng)

Sau hơn 40 năm rời quê hương và hơn nửa đời người dành cho sáng tác, một ngày nọ, nét đẹp hào phóng, lãng mạn trong các ca khúc của ông hoá thành tiếng gọi hào hùng của biển Đông đang dậy sóng.

“Tôi viết Biển Đông dậy sóng trong tâm trạng của một người đang nhìn về quê hương mình và bất lực…”

Và ‘Con đường Việt Nam’

Song Ngọc, Trần Duy Đức là nhạc sĩ của những bản tình ca lãng mạn, ru lòng người bằng những câu chuyện nhẹ nhàng, bay bổng. Thế nhưng, sau mấy mươi năm, cũng chính bằng âm nhạc, họ nói lên tiếng nói của một dân tộc. Họ trăn trở nhìn về Biển Đông, họ ưu tư trước câu hỏi về một đất nước bốn ngàn năm chưa chịu lớn.

Vì sao? Vì bên trong đất nước ấy, có những người đang bị lao tù vì quê hương, vì đồng bào

“Trong bóng tối trại giam, nơi cầm tù những người có tội.
Nhưng trớ trêu tình đời – có những người đi tù vì quê hương.
Bao người vì yêu nước vẫn dấn thân dẫu ngục tù đọa đầy,
dẫu chông gai để còn có ngày mai,
vẫn hiên ngang bước đường dài miệt mài.
Đi lao tù vì đồng bào, vì quê hương…” (Con đường Việt Nam)

Tôi viết Biển Đông dậy sóng trong tâm trạng của một người đang nhìn về quê hương mình và bất lực.
– Nhạc sĩ Song Ngọc

Con đường Việt Nam là tác phẩm do một tù nhân lương tâm trong nước sáng tác và chính nhạc sĩ Trúc Hồ hoà âm, dành tặng riêng cho người tù lương tâm Trần Huỳnh Duy Thức.

Và người thể hiện ca khúc này, ca sĩ Thế Sơn đã thật sự chạm vào tận sâu trái tim của người Việt.

Rất nhiều những sáng tác của nhạc sĩ Trúc Hồ đã vượt đại dương để về có mặt bên cạnh người trong nước, những người đấu tranh cho một Con đường Việt Nam. Những ca khúc ấy như ngọn lửa truyền cho mọi người sức mạnh, cho mọi người biết rằng “Đã đến lúc”.

“Không phải người dân trong nước mà tất cả người Việt Nam trên toàn thế giới đều nhìn về Việt Nam với một nỗi buồn đau lo lắng không biết Việt Nam mình sẽ thế nào. Khi ngồi máy bay đi công tác sang Úc, có một bức hình chụp biểu tình ở Sài Gòn, nhiều người giương cao biểu ngữ, rồi nghe được bài giảng của Đức giáo hoàng trong đó có câu ‘bước vào nấm mồ của dối trá, của hận thù, bất công’. Từ đó, anh có cảm xúc và viết xong ca khúc ‘Đã đến lúc’ vào ngày 5 tháng 5 vừa qua.” (Trích: Phóng sự đặc biệt của SBTN)

“Đã đến lúc đứng lên công bằng

Người VIệt Nam  suốt đời cùng nhịp chân tiến lên

Vì quê hương vì Tổ quốc Việt Nam.”

Chuyên gia Phạm Chi Lan: “Formosa đã đóng góp được gì?”

 Chuyên gia Phạm Chi Lan: “Formosa đã đóng góp được gì?”

Đất Việt

13-8-2016

Chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan đặt câu hỏi: "Rốt cuộc Formosa đã đóng góp được gì cho Việt Nam mà được hưởng ưu đãi và hoàn thuế số tiền lớn đến mức như vậy?"

Chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan đặt câu hỏi: “Rốt cuộc Formosa đã đóng góp được gì cho Việt Nam mà được hưởng ưu đãi và hoàn thuế số tiền lớn đến mức như vậy?”

“Rốt cuộc Formosa đã đóng góp được gì cho Việt Nam mà được hưởng ưu đãi và hoàn thuế số tiền lớn đến mức như vậy”.

Đó là câu hỏi được chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan đặt ra với Đất Việt khi nói về việc Cục thuế Hà Tĩnh giải quyết hoàn thuế VAT cho Formosa Hà Tĩnh số tiền lên tới 13.483,4 tỷ đồng.

PV: Trong  báo cáo vừa trình Bộ Tài chính, Tổng cục Thuế cho biết, từ năm 2014 đến tháng 5/2016, Cục Thuế tỉnh Hà Tĩnh đã giải quyết hoàn thuế GTGT cho Formosa Hà Tĩnh 13.483,4 tỷ đồng (trong đó có 1.459,4 tỷ đồng ghi thu ngân sách, ghi chi hoàn thuế).

Đáng chú ý, trong các giải pháp hỗ trợ về thuế GTGT đối với các doanh nghiệp bị thiệt hại trong sự kiện trên, riêng Formosa được hoàn thuế GTGT nhập khẩu theo hình thức ghi thu-ghi chi trong thời hạn 3 ngày kể từ ngày cơ quan hải quan xác nhận thông quan và xác định số thuế GTGT nhập khẩu phải nộp phát sinh.

Bà có bất ngờ trước việc Formosa Hà Tĩnh được hoàn thuế một số tiền lớn như vậy không? Theo bà, đây có phải là minh chứng cho việc các doanh nghiệp FDI đang được hưởng quá nhiều ưu đãi?

Chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan: Tôi thật sự rất ngạc nhiên khi biết thông tin này. Lúc đầu, Formosa được miễn và hoàn thuế hơn 13.000 tỷ đồng. Sau đó Tổng cục Thuế đã trừ đi những cái Formosa bị phạt và còn hơn 10. 000 tỷ đồng hoàn thuế VAT.

Hơn 10.000 tỷ đồng nếu tính vào thời giá cuối năm 2014, đầu năm 2015 thì nó tương đương với 500 triệu USD. Có nghĩa là chúng ta đã cho họ 500 triệu USD từ trước.

Người ta không thể không so sánh, việc vi phạm của Formosa, cả một tội tày đình như thế, cam kết bồi thường 500 triệu USD nhưng đến nay họ mới chỉ bồi thường có 1 nửa số tiền. Thế mà tiền miễn hoàn thuế nhà nước trả cho Formosa lại đúng bằng số tiền doanh nghiệp này phải bồi thường cho ngư dân 4 tỉnh miền Trung sau sự cố môi trường.

Con số đó thật sự  rất phản cảm được đưa ra vào một thời điểm mà cả xã hội vẫn đang sục sôi về Formosa. Chính phủ vẫn còn hứa phải làm tiếp, Bộ TNMT hứa hết tháng 8 này sẽ công bố mức nguy hại tầng đáy biển như  thế nào và biện pháp để khắc phục. Còn đối với người dân bị thiệt hại, cuộc sống của họ còn gặp khó khăn, ảnh hưởng từ thế hệ này qua thế hệ khác.

Từ trường hợp của Formosa có thể thấy rằng chúng ta đang dành quá nhiều những ưu đãi cho doanh nghiệp FDI. Rốt cuộc Formosa đã đóng góp được gì cho Việt Nam mà được hưởng ưu đãi đến mức như vậy?

Nếu so sánh giữa doanh nghiệp FDI và doanh nghiệp Việt Nam thì thấy vô cùng tội nghiệp cho doanh nghiệp trong nước. Chỉ cần chậm nộp thuế một chút là bị truy thu, bị phạt tới nơi tới chốn. Không ai buông cho doanh nghiệp trong nước, dù chỉ là một lỗi sơ suất nhỏ, lỗi chứng từ thì cũng bị phạt rất nặng.

PV: Từ trường hợp của Formosa , có ý kiến cho rằng Việt Nam rải thảm đỏ để thu hút đầu tư FDI nhưng cuối cùng chúng ta chẳng nhận được gì nhiều mà vô hình chung gây mất công bằng, ép chết doanh nghiệp vừa và nhỏ trong nước. Bà có đồng tình với một mức độ nào đó với nhận định trên hay không? Theo bà, Formosa có phải là trường hợp cá biệt không hay còn nhiều ông lớn FDI khác cũng được hưởng lợi từ những ưu đãi này?

Chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan: Thực tế đúng là như vậy.

Việc chúng ta ưu đãi quá mức cho Formosa với quy mô lớn như vậy đã làm bật các nhà đầu tư đàng hoàng, uy tín ra. Dù vốn làm cùng ngành nhưng họ không thể nào có được điều kiện như Formosa nên buộc phải rút lui. Việc này tạo ra sự cạnh tranh không lành mạnh ngay giữa những doanh nghiệp nước ngoài với nhau. Và với trường hợp của Formosa, chúng ta đã nhận được một nhà đầu tư tồi. Tất cả thiết bị công nghệ là của Trung Quốc. Đằng sau Formosa , nhà thầu chính của họ là công ty MCC của Trung Quốc.

Đối với doanh nghiệp trong nước thì những ưu đãi với Formosa đã tràn lấn doanh nghiệp trong nước. Các doanh nghiệp thép của chúng ta thường xuyên kêu ca rằng nhà nước cho quá nhiều doanh nghiệp nước ngoài mới vào, gây nên sự cạnh tranh không lành mạnh trên thị trường.  Với những cơ chế thuế và ưu đãi dành cho nước ngoài như vậy, sẽ càng gây thêm sức ép và sự thua thiệt đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở trong nước.

Thực tế thời gian qua, không chỉ mình Formosa mà nhiều doanh nghiệp FDI khác cũng nhận được những ưu đãi trên. Tuy nhiên không phải doanh nghiệp FDI nào cũng xấu xí. Nhiều doanh nghiệp nước ngoài hoạt động vẫn rất tốt và có uy tín, được đánh giá cao.

Đất Nước Nhìn Từ Hà Tĩnh

Đất Nước Nhìn Từ Hà Tĩnh

S.T.T.D Tưởng Năng Tiến

RFA

Ảnh của tuongnangtien

Tuongnangtien

Ngày 1 tháng 8 năm 2016, từ Washington D.C., phóng viên Nam Nguyên (RFA) dè dặt đi tin:

Chủ tịch nước Trần Đại Quang có vẻ như đã bật đèn xanh, việc truy cứu trách nhiệm hình sự, đối với các giới chức chính quyền Việt Nam ở địa phương, cũng như các bộ ngành ở Trung ương có liên quan tới dự án Formosa Hà Tĩnh…

Trao đổi với chúng tôi, nhà hoạt động dân quyền và báo chí công dân hiện sống và làm việc ở Saigon – TS Phạm Chí Dũng cho rằng: ‘Phát ngôn của ông Trần Đại Quang Chủ tịch nước là một phát ngôn mang tính chất tín hiệu. Theo tôi hiểu ngay trước mắt là tín hiệu thí chốt, con chốt ở đây chính là ông Võ Kim Cự …”

Nam Nguyên và Phạm Chí Dũng là hai nhân vật chuyên nghiệp trong lãnh vực truyền thông nên đều có thái độ dè dặt (cần thiết) trước một nguồn tin, còn cần kiểm chứng. Chớ đám thường dân (và là dân nhậu) như tui thì khỏi cần phải dè chừng, hay nhìn trước ngó sau, gì ráo. Từ trên bàn rượu, tụi tui đã ngửi thấy có mùi khói – cùng mùi dê nướng – và đã bình luận (“thôi xong!”) ngay khi đám báo chí nhà nước vừa mới bắt đầu nhen lửa:

– Báo Tiền Phong (18/07/2016) : “Formosa và Ba Lần Đụng Độ Ông Võ Kim Cự”

– Báo Tuổi Trẻ (22/07/2016) : “Ông Võ Kim Cự Có Trách Nhiệm Gì Trong Vụ Formosa Thuê Đất”

– Báo Vnexpress (24/07/16) “Formosa Chôn Lấp Chất Thải ở Đâu”

– Báo Dân Trí  (25/07/2016) : “Trả Lời Của Ông Võ Kim Cự Là Lấp Liếm”

– Báo VnMedia (26/07/2016) : “Cận Cảnh Biệt Thự Khủng Của Nguyên Bí Thư Tỉnh Ủy Võ Kim Cự”

Kim Cự, phen này, chắc chết – chết chắc – dù chưa bước qua ngưỡng tuổi sái mươi! Ông ấy chết oan và chết yểu chăng? Không có đâu. Thằng chả – lẽ ra – phải “đi” tự lâu rồi, ngay cái hồi mà người dân tố giác tân chủ tịch và phó chủ tịch tỉnh Hà Tĩnh dùng bằng giả, hơn năm năm trước lận.

Ở thời điểm đó, trên trang Dân Luận, đã có độc giả (ông Quốc Tuấn) bầy tỏ sự vui mừng: Hehe, Chưa khi mô mà chính giới ở Hà Tĩnh rúng động như mấy ngày bữa ni. Các quan bị điểm danh đều lo chạy ngược chạy xuôi. Ông Tuấn, tiếc thay, mừng hụt!

Hai vị quan đầu tỉnh, rõ ràng, đều là người biết chạy (và chạy rất giỏi, bất kể ngược xuôi) nên mọi chuyện hoá êm ru bà rù – dù Hà Tĩnh hoàn toàn không được yên tĩnh gì cho lắm:

– Hà Tĩnh: Người dân bao vây đập phá trụ sở xã, hành hung cán bộ

        – Thương Binh Hà Tĩnh Biểu Tình

– Hà Tĩnh Đầy Ắp Người Trung Quốc

– Chính quyền cưỡng chế, đập nát nhà thờ giáo xứ Đông Yên, Kỳ Anh, Hà Tĩnh

Tất cả những sự kiện vừa ghi đều là chuyện nhỏ, nếu so với việc lạm thu (và tận thu) thuế má ở những vùng quê tỉnh Hà Tĩnh. Báo Nông Nghiệp Việt Nam đã đi một loạt bài phóng sự công phu, của hai ký giả Hoàng Anh & Thiện Nhân, khiến công luận phải bàng hoàng:

– “Sức Tàn Lực Kiệt

– “Ròng Rã Hơn 10 Năm Gánh Các Khoản Thu Phi Lý

– “Những Giọt Nước Mắt Trong Chiến Dịch Thu Ngân Sách

– “Thu Như Ở Hà Tĩnh Thì Nông Dân Chịu Sao Nổi

– “Có Thứ Quỹ Gọi Là Nuôi Cán Bộ”

– “Đừng Đẩy Nông Dân Vào Đường Cùng

Xin ghi lại một vài đoạn ngắn, trích từ  Báo Nông Nghiệp Việt Nam (số ra ngày 6 tháng 7 năm 2015) về cuộc sống khốn cùng của một gia đình nông dân Hà Tĩnh, và cách thu thuế vô cùng bất nhân của quan chức ở địa phương này:

Giữa mùa hạ ở Thường Nga, một xã nghèo miền thượng Can Lộc, trời xanh ngằn ngặt, nắng như thiêu như đốt. Nắng chết cỏ chết cây, đất đai, ruộng đồng đanh lại, cảm giác như bị cả một lò lửa khổng lồ nung đốt.

 Vạn vật cỏ cây, con người im lìm chịu trận. Duy chỉ có tiếng loa truyền thanh từ trụ sở UBND xã vẫn cứ đều đặn hoạt động hết công suất. Giọng cán bộ truyền thanh giục giã, vang vọng, đanh thép len lỏi khắp trong làng, ngoài xóm, ra đến tận ngoài đồng vẫn còn nghe rõ: UBND xã yêu cầu nhân dân hoàn thành nghĩa vụ đóng nộp trong ba ngày chiến dịch…

Hạn chỉ trong vòng 3 ngày nhân dân phải đóng nộp đầy đủ, nhà nào thiếu, dù chỉ một cân thôi cũng phải chịu nộp phạt thêm 5%. Thực hiện chiến dịch thu nộp, mỗi hộ dân Thường Nga phải gánh hai phần đóng góp. Phần thu của xóm và phần thu của xã. Ở xóm bao gồm các khoản thu nội đồng, thu bê tông, thu hội quán.

Phần thu tại xã gồm: Thu quỹ giao thông thủy lợi phục vụ sản xuất, thu thầu hợp đồng, thu phí vườn đồi, phí kinh doanh chưa đến mức thu thuế tháng, thu HTX môi trường, quỹ khuyến học, hai loại quỹ, quỹ đền ơn đáp nghĩa, quỹ QPAN, phạt quân sự, kế hoạch hóa, thuế đất phi nông nghiệp…

Gia đình ông Ngụ bà Hương có 8 sào ruộng, 6 nhân khẩu. Để có đủ cái ăn, mỗi vụ, ngoài phần ruộng được chia ông bà còn phải đấu thêm 3 sào của những gia đình chán ruộng. Quần quật đến nỗi, mùa gặt, nửa đêm bà Hương phải đeo ắc quy gắn bóng đèn để ra đồng. Vậy mà thóc lúa cũng không đủ chi phí đầu tư và nộp sản.

Bà Lê Thị Hương. Ảnh: báo Nông Nghiệp Việt Nam

Suốt cuộc trò chuyện, bà Hương liên tục khóc. Nhất là khi chúng tôi nhìn vào phương án thu của gia đình họ. Phần thu của xóm hết 558 nghìn đồng, phần thu của xã hết 928 nghìn đồng. Chưa phải thuộc diện nhiều so với các hộ khác, nhưng để có tiền đóng nộp họ phải bán hết những hạt thóc cuối cùng.

Nước mắt và tiếng khóc tức tưởi của bà Lê Thị Hương, buồn thay, đã không khiến cho bất cứ quan chức nào động lòng thương xót – kể cả hơn chục vị đồng hương (trong Ban Chấp Hành Trung Ương Đảng Khoá XII) Hà Tĩnh: Nguyễn Thanh Bình, Nguyễn Chí Dũng, Phạm Xuân Dũng, Trần Hồng Hà, Nguyễn Mạnh Hùng, Lê Minh Hưng, Thuận Hữu, Uông Chu Lưu, Lê Thị Nga, Võ Trọng Việt ….

Ủy Viên Trung Ương Đảng ở đâu mà nhiều dữ vậy, hả Trời? Đúng là “quân gian dậy đất tựa đàn ong!” Thảo nào mà ông Võ Kim Cự không bị ai chất vấn hay phiền hà gì ráo; hoạn lộ, vẫn hanh thông thấy rõ:

          – 6/2005-7/2010: Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Ủy ban Nhân dân tỉnh  Hà Tĩnh, Đại biểu HĐND tỉnh

          – 8/2010 đến nay: Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch Ủy ban Nhân dân tỉnh (thay ông Lê Văn Chất nghỉ hưu theo chế độ), Đại biểu Quốc hội khóa XIII.

          – 01/2015: Bí thư tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Hà Tĩnh, Trưởng đoàn Đại biểu Quốc hội

          – 16/10/2015: Bí thư Đảng đoàn Liên minh HTX Việt Nam nhiệm kỳ 2015-2020.

Chưa hết, Võ Kim Cự còn được đề cử làm thành viên Uỷ Ban Kinh Tế Của Quốc Hội nữa vì “Ông Cự có bằng Cử nhân tài chính kinh tế, bằng Thạc sĩ về quản trị kinh doanh, nên tham gia vào Uỷ Ban Kinh Tế là phù hợp và bình thường” – theo như (nguyên văn) lời giải thích của ông Nguyễn Hạnh Phúc, Tổng Thư Ký Quốc Hội Việt Nam. Mọi chuyện chỉ trở nên “không bình thường” sau khi nhà nước quyết định biến ông Võ Kim Cự thành dê mang ra nướng, cho át bớt mùi cá chết cùng mùi chất thải của Formosa.

Các điểm chôn lấp chất thải của Formosa ở Hà Tĩnh. Ảnh & chú thíchvnexpress

Tôi thì thành thật tin rằng ông Võ Kim Cự không có gì sai mà chỉ xui thôi. Xui là ông ấy đớp nhầm đồ độc của công ty Formosa nên bỏ mẹ, hay bỏ mạng, chớ có quan chức nào mà không phải “ăn” để sống – đúng không? Giữa bầy  ong hàng chục ngàn con lớn nhỏ đang “dậy đất”  nước này mà đem vài con nhơ nhỡ – cỡ Võ Kim Cự – ra nướng thì đây chỉ là một việc làm có tính cách đãi bôi thôi, chả có tác dụng gì đâu.

Công an lại đánh dân

Công an lại đánh dân

Hoàng Dung, thông tín viên RFA
2016-08-12

RFA 

620.jpg

Cảnh người dân phản đối công ty đổ chất thải tại xã Ninh An, thị xã Ninh Hòa, tỉnh Khánh Hòa sáng ngày 12 tháng 08 năm 2016

RFA photo

Công an đánh dân

04:09/04:50

Phần âm thanh Tải xuống âm thanh

Vào sáng ngày 12 tháng 08 năm 2016 hàng trăm người dân thuộc xã Ninh An, thị xã Ninh Hòa, tỉnh Khánh Hòa đã kéo đến trụ sở của công ty cổ phần môi trường xanh để phản đối công ty này đổ chất thải gây ảnh hưởng tới sức khỏe cho người dân, tuy nhiên khi người dân đến công ty thì chính quyền đã huy động một lực lượng cảnh sát cơ động gần 200 người với đẩy đủ vũ khí rồi đánh đập người dân.

Chị Nguyễn một người dân ở xã Ninh An cho biết, người dân chỉ lên phản đối không cho công ty này đổ rác gây ô nhiễm cho người dân và coi công ty giải thích ra sao, nhưng họ lại bị chính quyền huy động cảnh sát cơ động đánh dân.

Chị Nguyễn bức xúc kể:

“Sáng nay nó mới đưa cảnh sát cơ động tỉnh lên gần 200 người ra, dân tức quá coi nhà máy giải thích sao nhưng cuối cùng nó không giải thích dân, nó xô xát dân, cơ động nó đánh dân, 3 người già nó hành hung nằm bệnh viện, 1 đứa em nằm bệnh viện nữa, 1 đứa nhỏ 10 tuổi đang nằm bệnh viện Ninh Hòa, nó đánh trên đầu trên cổ, những người nặng quá nó chở xuống bệnh viện nó để đó, còn có 3 người nghèo quá không có tiền đóng bệnh viện về nhà nằm đó, nói chung rất là thảm thương”

Chị Thủy một người dân ở xã Ninh An, người bị công an đánh trong sáng nay kể lại sự việc mà chị bị đánh, chị cũng cho biết là có một số người bị đánh rất nặng nhưng không có tiền để nạp tiền viện phí nên họ đành chịu đau về nhà.

“Nó đánh trên đầu, vô bụng, vô mặt, tụi em bị lôi trên xe 12 chỗ ngồi nó chở đi, vùng mặt má em nó sưng lên nhiều quá, ảnh hưởng mắt, còn chị kia nó đá trong bụng chị kia nhiều lắm, mà chị quá khổ quá không có tiền nhập viện nên chị kia về, giờ trong người em đau đầu chóng mặt, chủ yếu đau nơi vùng mắt”

400.jpg

Một người dân bị công an đánh.

Lý do mà người dân xã Ninh An sáng nay lên tận công ty cổ phần môi trường xanh phản đối thì chị Nguyễn cho biết là do công ty này chở các chất độc hại về đổ gần khu dân cư, tuy nhiên trước đây người dân họ không phản ứng và cứ thế công ty cứ tiến tới làm dần và gần 3 tháng nay công ty đã xây dựng lên nhà máy, và từ đó nhiều người ở xã Ninh An đã có những hiện tượng như: Gây ngứa, có người ung thư, bữa nay chết người thứ 4 rồi. Đứng trước sự việc đó thì dân mới bức xúc không cho nhà máy hoạt động nữa chị Nguyễn cũng cho biết là nhà máy xử lý rác thải này được xây dựng ngay trên thượng nguồn con sông, đây là nguồn nước dùng cho tưới tiêu và sinh hoạt của người dân và nhà máy chỉ nằm cách khu dân cư chưa đầy 1 km.

“Nó hoạt động được 3 tháng, thì tự nhiên dân chị bắt đầu có hiện tượng gây ngứa, có người ung thư bữa nay chết là người thứ 4 rồi, hiện nay còn 2,3 người bị bệnh ung thư chưa chết nữa. cho nên dân bức xức không cho nó hoạt động nữa, chặn chiếc xe chở chất độc gây hại, dân đòi nhà máy ngừng hoạt động vì dân bệnh đau quá nhiều rồi, nhưng nhà máy vẫn không ngừng hoạt động”

Ý kiến của cơ quan chính quyền

Để tìm hiểu sự việc thì Hoàng Dung thông tin viên của đài Á Châu Tự Do có liên lạc với các cơ công quyền ở thị xã Ninh Hòa, tỉnh Khánh Hòa thì người phát ngôn của phòng công an thị xã cho biết:

“Cái đó của ủy ban anh gọi số văn phòng anh hỏi nhé”

Sau đó chúng tôi tiếp tục liên lạc với văn phòng ủy ban nhân dân thị xã Ninh Hòa và người phát ngôn cho biết đó là tin hàng lang chứ sự việc không phải vậy, cô này cũng cho biết là cảnh sát cơ động được huy động để đưa chiếc xe nằm ở đó đi thôi:

“Cái đó là tin hành lang, chứ đâu có gì đâu, tại vì do cái xe nằm ở đó nên đưa đi chứ có đụng động gì đâu”

Những người tham gia trong buổi biểu tình rồi đụng độ với cảnh sát cơ động cho biết nguyên nhân là nhà máy xử lý rác thải rắn này từ khi đi vào hoạt động thì có rất nhiều người dân ở đây bị bệnh tật, họ chỉ muốn công ty ngừng hoạt động cũng như tiếp nhận ý kiến của dân, tuy nhiên họ lại không nghe, người dân cho biết họ rất bức xức trước cách ứng xử của chính quyền là huy động lực lượng cảnh sát cơ động để đánh dân, người dân cũng cho biết họ sẽ tiếp tục đấu tranh để yêu cầu nhà máy này ngừng hoạt động để trả lại cuộc sống yên bình cho người dân như trước đây.

Nhiều người bị tấn công khi đến điều tra nhà máy xả thải nguy hại tại thôn Ninh Ích

Nhiều người bị tấn công khi đến điều tra nhà máy xả thải nguy hại tại thôn Ninh Ích

CTV Danlambao – Blogger Nguyễn Ngọc Như Quỳnh cùng một số người hoạt động tại Nha Trang vừa bị tấn công khi đang trên đường đến thôn Ninh Ích (xã Ninh An, thị xã Ninh Hoà, tỉnh Khánh Hoà) để tìm hiểu thông tin về cuộc biểu tình bảo vệ môi trường của người dân nơi đây.

Vụ việc xảy ra vào trưa ngày 13/8/2016 – đúng một ngày sau khi xảy ra cuộc đàn áp dã man của hàng trăm công an Khánh Hoà đối với người dân địa phương.

3 người đi chung với blogger Nguyễn Ngọc Như Quỳnh gồm: Biện Đình Luật, Tôn Nữ Khiêm Cung và Nguyễn Bá Vinh cũng đều bị hành hung, đập phá điện thoại.
Trước đó, trên đường đi, blogger này đã bị nhiều an ninh thường phục bao vây và theo dõi. Trong số này, cô nhận ra một viên an ninh tên Nguyên, cán bộ PA88 công an tỉnh Khánh Hoà.
Trong bản tin khẩn cấp gửi đi trên facebook, Nguyễn Ngọc Như Quỳnh viết:
“Một nhóm côn đồ đi trên xe Exciter đã bịt kín bảng số, tấn công 4 chị em chúng tôi: Biện Đình Luật Tôn Nữ Khiêm Cung Nguyễn Bá Vinh 
 
Chúng cố tình đạp tôi và Luật xuống đường, giật ba lô, giỏ xách ném xuống nước, đập nát và cướp luôn điện thoại của Cung.
 
Vừa đạp vào người tôi vừa đập nát điện thoại tôi chúng vừa gầm gừ:
 
– Ai cho phép mày chụp hình quay phim công ty tao?
 
Cung và Vinh đi sau cũng bị tấn công vì chúng thấy Cung cầm điện thoại nên đã giựt đứt túi xách và cướp luôn điện thoại của Cung”.
Hiện trường vụ tấn công

Được biết, mục đích chuyến đi lần này là để tìm hiểu vụ việc người dân thôn Ninh Ích biểu tình phản đối Công ty Môi trường Khánh Hoà xả chất thải độc hại gây ô nhiễm môi trường.

Theo phản ánh của người dân địa phương: Mỗi lần nhà máy đốt rác là khói, bụi trắng bám đầy mái tôn, nền nhà người dân. Không chỉ vậy, khi hít phải khói, bụi từ nhà máy thải ra người dân thấy khó chịu, nhức đầu, mẩn ngứa. Xe chở rác qua khu dân cư thì bốc mùi hôi thôi không chịu nổi.
Do quá phẫn nộ, người dân nơi đây đã liên tục biểu tình chặn xe nhằm yêu cầu nhà máy đóng cửa và dời đi nơi khác.
Để bảo kê cho công ty này, hôm 12/8/2016, nhà cầm quyền đã huy động hàng trăm công an đã kéo đến đàn áp, đánh đập dã man người dân nơi đây.
Video phổ biến trên mạng xã hội cho thấy lực lượng công an ra tay hết sức tàn bạo. Nhiều phụ nữ cũng bị đánh đập gây thương tích và phải nhập viện. Thậm chí, cả trẻ em cũng bị xịt hơi cay…

Để có thể sai khiến cả lực lượng CA hùng hậu đối đầu với nhân dân, chắc chắn sau lưng nhà máy này phải có một thế lực ghê gớm nào đó chống lưng.

Trên facebook cá nhân, blogger Nguyễn Ngọc Như Quỳnh nhận định:

“Sự cố chúng tôi gặp phải khi trên đường về rõ ràng không phải là tình cờ. 

Và đương nhiên, chuyện này chỉ làm chị em chúng tôi thêm vững tin vào việc mình làm và cảm thấy khinh bỉ bọn hèn hạ.”