Sau 4 năm Trump, ánh sáng dân chủ Mỹ vừa le lói.

Nhóm Phụ Trách Khủng Hoảng Bầu Cử thảo luận về Tu Chánh Án 25

 

Nhóm Phụ Trách Khủng Hoảng Bầu Cử thảo luận về Tu Chánh Án 25

Thiện Lê/Người Việt

ORANGE COUNTY, California (NV) – Sau tình hình hỗn loạn tại tòa nhà Quốc Hội ở Washington, DC hôm Thứ Tư, 6 Tháng Giêng, Nhóm Phụ Trách Khủng Hoảng Bầu Cử (National Task Force on Election Crises) tổ chức một buổi hội thảo để nói về những chuyện có thể xảy ra vào ngày 20 Tháng Giêng và sự khác biệt giữa giải nhiệm tổng thống nếu người đó phạm tội với Tu Chánh Án 25.

Buổi hội thảo được tổ chức hôm Thứ Năm, 7 Tháng Giêng, có sự tham gia của ba diễn giả là những chuyên gia về luật bầu cử và Hiến Pháp Hoa Kỳ.

Diễn giả đầu tiên là bà Rachel Kleinfeld, giám đốc của tổ chức Carnegie Endowment for International Peace.

Bà phát biểu: “Tôi muốn nói ba điểm. Đầu tiên là chuyện gì đã xảy ra. Thứ hai là ý nghĩa của chuyện đó, và thứ ba khả năng bạo lực có thể xảy ra từ đây cho đến ngày 20 Tháng Giêng.”

“Vậy chuyện gì đã xảy ra vào ngày 6 Tháng Giêng? Trong một buổi vận động, những người ủng hộ Tổng Thống Donald Trump kêu gọi Quốc Hội không làm tròn trách nhiệm của họ và không công nhận kết quả bầu cử. Sau đó, một nhóm rời khỏi nơi tụ tập và đi đến tòa nhà Quốc Hội. Nhóm người đó đột nhập vào tòa nhà Quốc Hội trong lúc các thành viên đang họp để công nhận kết quả bầu cử và tấn công một số người,” bà Kleinfeld nói.

Theo bà, đây là một “quân đội cá nhân” do Tổng Thống Donald Trump tạo ra, và ông dùng “quân đội” này để đe dọa đối thủ chính trị như những nước có nền dân chủ yếu như Nicaragua, Venezuela và các nước Phi Châu.

Bà nói thêm: “Chúng ta cũng phải nhắc đến thành phần thiếu dân chủ trong đảng Cộng Hòa. Tuy họ phải đeo mặt nạ chống hơi cay để rời khỏi Quốc Hội, sáu thượng nghị sĩ và 121 dân biểu vẫn tiếp tục phản đối một cuộc bầu cử đã được tuyên bố không có gian lận.”

Bà Kleinfeld cho rằng cuộc bạo loạn tại tòa nhà Quốc Hội sẽ thay đổi quá trình dân chủ của Hoa Kỳ, biến bạo lực thành một phần của chính trị.

Không chỉ vậy, bà còn nói đây là một thời điểm đầy nguy hiểm, hơn cả những lần tổng thống tuyên thệ trước.

Vào ngày 20 Tháng Giêng, bà cho rằng Tổng Thống Trump có thể ra lệnh đúng luật pháp để quân đội tuân theo, hoặc ông có thể ra lệnh trái luật, và quân đội sẽ không tuân theo.

“Đây là một tổng thống từng là thường dân, không có đủ thời gian để biết nhân viên làm việc ra sao. Vì vậy, Nhóm Phụ Trách Khủng Hoảng Bầu Cử kêu gọi ông từ chức để Phó Tổng Thống Mike Pence nắm quyền trong những ngày còn lại của nhiệm kỳ. Nếu ông không từ chức, chúng tôi đề nghị ông bị giải nhiệm theo Hiến Pháp Hoa Kỳ,” bà Kleinfeld nói.

Cuối cùng, bà cho rằng khả năng bạo lực xảy ra sẽ rất cao vào ngày Tổng Thống đắc cử Joe Biden tuyên thệ, tức là ngày 20 Tháng Giêng, vì có nhiều nhóm dân quân xuất hiện.

Theo bà, những nhóm này ủng hộ Tổng Thống Trump và coi cuộc bạo loạn ngày 6 Tháng Giêng là một chiến thắng.

*******

Diễn giả thứ hai là ông Eward B. Foley, giáo sư luật của đại học Ohio State University, nói về sự khác biệt giữa giải nhiệm tổng thống trong nhiệm kỳ và Tu Chính Án 25.

Ông Foley cho biết một tổng thống có thể bị giải nhiệm nếu phạm tội. Quốc Hội hiện nay không thể dùng quyền lực khẩn cấp để giải nhiệm Tổng Thống Trump trong hai tuần tới, nhưng vụ bạo loạn và kêu gọi bạo lực ngày 6 Tháng Giêng có thể được coi là ông Trump phạm tội.

Theo ông Foley, giải nhiệm không chỉ có nghĩa tổng thống không được nắm quyền trong những ngày còn lại của nhiệm kỳ, mà người đó còn không được ứng cử thành dân cử trong tương lai.

“Tổng Thống Trump nói ông dự định tranh cử lại trong tương lai. Vì vậy, sau ngày 20 Tháng Giêng, chúng ta cần phải suy nghĩ rất nhiều về vấn đề giải nhiệm,” Giáo Sư Foley nói.

Về Tu Chính Án 25, ông Foley cho biết đó không phải là luật giải nhiệm tổng thống, mà đó là luật để nhận ra lúc một tổng thống không thể giữ quyền hành nữa trong lúc còn nhiệm kỳ như các lý do về sức khỏe hay tinh thần.

*******

Diễn giả cuối cùng là ông Norman Ornstein, học giả của Học Viện Doanh Nghiệp Hoa Kỳ, nói về phản ứng của các cơ quan công lực trong cuộc bạo loạn ngày 6 Tháng Giêng.

“Chúng ta từng bị khủng bố nhiều lần, nhưng chưa bao giờ nghĩ đến một nhóm khủng bố trong nước tấn công tòa nhà Quốc Hội như vậy,” ông Ornstein nói.

Ông cho rằng các cơ quan công lực bảo vệ thủ đô Washington, DC không có phản ứng mạnh mẽ như những lần biểu tình hay bạo loạn từng xảy ra như biểu tình “Black Lives Matter” hay biểu tình kêu gọi bảo vệ quyền lợi người khuyết tật.

Trong những lần biểu tình đó, nhân viên công lực hiện diện rất đông đảo và còn trang bị để chống bạo động. Tuy nhiên, điều đó không xảy ra vào ngày 6 Tháng Giêng.

“Chúng ta biết hôm đó có ít nhất là một người cầm súng có đạn và còn mặc áo chống đạn vào trong tòa nhà Quốc Hội. Chúng ta còn thấy được nhiều hình ảnh các cảnh sát viên của Quốc Hội mở hàng rào cho đám đông vào, thậm chí còn chụp ‘selfie’ với họ,” ông cho biết.

Vì vậy, ông Ornstein cho rằng vụ bạo loạn đó có thể gây nguy hiểm cho tổng thống, khiến ông không làm việc được, dẫn đến việc Quốc Hội phải dùng Tu Chánh Án 25.

Khi đó, phó tổng thống và các giới chức thân cận phải kêu gọi Quốc Hội dùng Tu Chánh Án 25 để thay thế tổng thống. Ông Ornstein nhấn mạnh điều này hoàn toàn khác với việc giải nhiệm tổng thống nếu người đó phạm tội.

– Người ủng hộ Tổng Thống Trump tràn vào tòa nhà Quốc Hội trưa 6 Tháng Giêng. (Hình: Jon Cherry/Getty Images)

– Từ trái, bà Rachel Kleinfeld, ông Edward B. Foley và ông Norman Ornstein, ba diễn giả của buổi hội thảo. (Hình: Chụp từ màn hình Zoom)

– Tổng Thống Donald Trump kêu gọi và khích động đám đông tiến về Tòa nhà Quốc Hội hôm 6 Tháng Giêng. (Hình: Tasos Katopodis/Getty Images)

https://www.nguoi-viet.com/…/nhom-phu-trach-khung…/

Nước nghèo có thể dân chủ không? Người dân Malawi nói có

Nước nghèo có thể dân chủ không? Người dân Malawi nói có

Phương Tây ngả mũ trước nỗ lực gìn giữ nền dân chủ của một đất nước châu Phi bé nhỏ.

30/12/2020

By  JASON NGUYEN

Cử tri Malawi mừng chiến thắng của Tổng thống tân cử Lazarus Chakwera trong cuộc bầu cử lịch sử năm 2020. Ảnh: Amos Gumulira/ AFP.

Năm 2020, tổ chức Freedom House đánh giá rằng tình hình dân chủ đã xấu đi ở ít nhất 80 nước, trong đó có cả nước Mỹ.

Theo đó, các giá trị dân chủ đã xói mòn trong bối cảnh đại dịch. Nhiều quốc gia đã có những động thái như giới hạn tự do truyền thông và ngôn luận, trì hoãn nhiều cuộc bầu cử quan trọng, cũng như tăng cường giam giữ những tiếng nói đối lập – tất cả với lý do phòng chống dịch bệnh.

Duy chỉ có một đất nước có điểm số dân chủ tăng lên, đó là Malawi. Tạp chí The Economist (Anh) mới đây đã trang trọng gọi đất nước châu Phi này là quốc gia của năm.

Tình hình dân chủ xấu đi ở nhiều quốc gia trong năm 2020. Malawi là điểm sáng duy nhất. Đồ họa: The Economist.

Theo nhận định của Freedom House, câu chuyện ở Malawi đã “nêu bật tầm quan trọng của các thiết chế nhà nước độc lập cũng như một khu vực xã hội dân sự năng động trong việc duy trì tính toàn vẹn và dân chủ của bầu cử, đồng thời đưa ra các bài học quan trọng cho các cuộc bầu cử tương tự trong khu vực”.

Câu chuyện về mặt hồ phát sáng

Malawi là một quốc gia còn khá xa lạ với nhiều người trên thế giới, không riêng gì với người Việt Nam. Nằm giữa vùng Đông Nam châu Phi với dân số khoảng 19 triệu người, Malawi tiếp giáp với ba quốc gia là Mozambique, Tanzania, và Zambia.

Thu nhập bình quân đầu người của Malawi vào năm 2019 chỉ là 411 USD, theo số liệu của World Bank. Mức thu nhập này chỉ bằng ⅙ của Việt Nam. Malawi, theo đó, là một trong những quốc gia nghèo nhất thế giới.

Ánh bình minh phản chiếu trên mặt hồ Malawi khi các ngư dân trở về nhà sau một đêm làm việc dài. Ảnh: Marcus Westberg/ New York Times.

Địa danh nổi tiếng nhất tại quốc gia này có lẽ là hồ Malawi – một trong những hồ nước ngọt chứa lượng cá phong phú nhất thế giới. Dù có diện tích tương đối nhỏ (chỉ bằng một nửa Việt Nam), Malawi sở hữu đến 1/3 diện tích nước ngọt của cả châu Phi. Tên gọi của quốc gia này phản ánh đặc trưng đó. Malawi trong tiếng bản địa nghĩa là “vùng nước phát sáng” (flaming waters), tượng trưng cho hình ảnh mặt hồ Malawi phản chiếu những tia nắng mặt trời.

Malawi chỉ trở thành tên gọi chính thức khi quốc gia này giành độc lập khỏi Anh Quốc vào ngày 6/7/1964, thay cho tên cũ là Nyasaland (mang nghĩa “vùng nước rộng lớn” – broad waters).

Vào ngày độc lập, hơn 40.000 người đã đổ ra Quảng trường Trung tâm (Central Stadium) tại thủ đô Lilongwe và hô vang ‘Ufulu! Ufulu’ (‘Tự do! Tự do!) cho một khởi đầu mới của đất nước, và của chính họ.

Trong một khu vực vẫn còn mang nặng quá khứ thuộc địa, Malawi được xem là một hình mẫu khá thành công. Khi các quốc gia châu Phi khác vẫn đang phải đắm chìm trong xung đột giữa các bộ tộc, Malawi đang từng bước vững chãi chuyển mình sang thể chế dân chủ hậu thực dân.

Thăng trầm dân chủ hóa

Không lâu sau khi giành được độc lập, một cuộc tranh chấp quyền lực xảy ra giữa thủ tướng lúc bấy giờ là Hastings Kamuzu Banda và các bộ trưởng trong nội các chính phủ. Ba bộ trưởng sau đó bị bãi nhiệm, ba người khác từ chức.

Vào ngày 6/7/1966, Malawi trở thành một nước cộng hòa, và Banda được bầu làm tổng thống. Năm 1971, ông được bổ nhiệm làm tổng thống trọn đời. Hiến pháp cũng chính thức công nhận Đảng Quốc hội Malawi (Malawi Congress Party – MCP), lúc bấy giờ do tổng thống Banda lãnh đạo, là chính đảng duy nhất tại đây.

Tuy là đảng phái lâu đời nhất và có sức ảnh hưởng tại Malawi, nhưng bên cạnh công trạng lớn trong việc đưa quốc gia này thoát khỏi thuộc địa Anh và thúc đẩy phát triển kinh tế, MCP được cho là dùng phần lớn thời gian trong suốt 31 năm cầm quyền của mình để củng cố quyền lực và xây dựng một chế độ độc đảng.

Tổng thống đầu tiên của Malawi từ ngày giành độc lập – Hastings Banda, cùng với Nữ hoàng Anh Elizabeth II tại Blantyre, Malawi vào ngày 22/7/1979. Ảnh: Popula.com/ AP.

Mọi chuyện chỉ thay đổi từ ngày 8/3/1992, khi một lá thư mục vụ (pastoral letter) của Hội đồng Giám mục Công giáo Malawi được đọc tại các nhà thờ trên khắp đất nước.

Nội dung lá thư bày tỏ mối quan tâm về tình hình nhân quyền tồi tệ, nạn nghèo đói, và những ảnh hưởng nghiêm trọng của chúng đến cuộc sống của người dân lúc bấy giờ. Xuất hiện vào một thời điểm không thể thích hợp hơn, lá thư này như một luồng gió khích lệ với các đảng phái đối lập đang hoạt động ngầm. Họ chờ đợi cơ hội khơi mào một chiến dịch cải cách dân chủ.

Thổi thêm vào luồng gió này là áp lực từ quốc tế, khi chính phủ các quốc gia viện trợ đe dọa sẽ cắt các nguồn trợ cấp nếu Malawi không chịu đa nguyên hóa thể chế chính trị.

Các yêu cầu cải cách đã có một chiến thắng vang dội.

Vào cuối năm 1992, hai đảng phái đối lập trong nước là Liên minh cho Dân chủ (Alliance for Democracy) và Mặt trận Dân chủ Thống nhất (United Democratic Front – UDF) chính thức được thành lập và ra mắt công chúng.

Tháng 5/1994, cuộc bầu cử tự do đầu tiên chính thức diễn ra tại Malawi sau 30 năm kể từ ngày giành độc lập. Thủ tướng Banda sau đó bị ứng cử viên Bakili Muluzi của đảng đối lập UDF đánh bại. Đảng UDF cũng đã giành được đa số ghế trong quốc hội sau cuộc bầu cử này.

Năm 1995, một hiến pháp mới ra đời, đặt những viên gạch nền tiếp theo giúp Malawi chuyển mình sang một xã hội dân chủ. Hiến pháp mới cũng giới hạn số nhiệm kỳ của tổng thống Malawi xuống tối đa là hai, với mỗi nhiệm kỳ kéo dài 5 năm.

Trong nhiệm kỳ đầu tiên của mình, tổng thống Muluzi đã tiến hành những cải cách dân chủ sâu rộng hơn, thúc đẩy các quyền tự do cơ bản như quyền tự do ngôn luận và hội nhóm. Đó là một giai đoạn trái ngược hoàn toàn với thời kỳ lãnh đạo của cựu tổng thống Banda.

Tưởng chừng mọi việc đã an bài, thế nhưng, nền dân chủ của Malawi lại bị đe dọa một lần nữa.

Muluzi tái đắc cử tổng thống vào năm 1999, nhưng nhiệm kỳ thứ hai của ông không suôn sẻ như nhiệm kỳ đầu. Kết quả bầu cử bị đặt nghi vấn, kéo theo đó là một giai đoạn của các cuộc biểu tình, bạo lực, và cướp bóc.

Tổng thống Muluzi bị các tiếng nói cả trong và ngoài nước chỉ trích vì đã có những động thái ngày càng chuyên quyền. Không muốn bị giới hạn chỉ trong hai nhiệm kỳ, ông cũng đã nỗ lực sửa đổi hiến pháp nhằm gia hạn thời gian cầm quyền của mình, nhưng bất thành.

Bingu wa Mutharika và Bakili Muluzi, hai tổng thống của Malawi. Ảnh: Maravipost.com.

Không thể tiếp tục nắm quyền, vào cuộc bầu cử tiếp theo (năm 2004), Muluzi đề cử một ứng viên khác của Đảng UDF là Bingu wa Mutharika. Ông Mutharika sau đó đắc cử tổng thống.

Mutharika, giống như những người tiền nhiệm của mình, là đại diện cho một tình trạng đáng lưu tâm trong tiến trình dân chủ hóa ở các quốc gia châu Phi. Đó là việc người lãnh đạo trở nên chuyên quyền sau một thời gian tại vị.

Là một trong những thành viên sáng lập chủ chốt của Đảng UDF, Mutharika có một nền tảng học thuật và hoạt động công ích vững chắc. Ông từng làm việc tại các tổ chức quốc tế lớn như Liên Hợp Quốc và Ngân hàng Thế giới trước khi bước vào chính trường.

Trong nhiệm kỳ đầu tiên của Mutharika, Malawi trải qua nhiều thách thức lớn. Đất nước nhỏ này phải đối mặt với cuộc khủng hoảng dịch bệnh HIV/AIDS. Bên cạnh đó là sự thiếu hụt các đòn bẩy kinh tế, mất cân bằng an ninh lương thực, nền giáo dục xuống cấp, và cơ sở hạ tầng yếu kém.

Giống những người tiền nhiệm, Mutharika đã tiến hành nhiều cải cách quan trọng, trong đó nổi bật nhất là về kinh tế và chính trị.

Về kinh tế, ông tập trung vào việc chống tham nhũng và thiết lập các chính sách kinh tế bền vững để giúp đưa nền kinh tế thoát khỏi suy thoái. Còn về chính trị, Mutharika tập trung vào quá trình cải thiện tình hình nhân quyền và pháp quyền với một tôn chỉ: vì người dân Malawi.

Thế nhưng vào nhiệm kỳ thứ hai, bắt đầu từ năm 2009, chính sách của Mutharika đã quay ngoắt 180 độ so với những gì ông cố thực hiện trước đó. Có thể nói, Mutharika của năm 2004 và 2009 là hai phiên bản đối nghịch của nhau.

Mutharika ngày càng trở nên chuyên quyền và kém khoan dung trước những lời chỉ trích. Ông cách chức tùy tiện các quan chức chính phủ, sách nhiễu các nhà hoạt động phản đối chính sách mình đưa ra, công khai tuyên bố rằng sẽ “xử lý” và bỏ tù những người tổ chức các cuộc biểu tình chống lại chế độ của mình.

Biểu tình lớn ở Malawi năm 2011. Ít nhất 19 người đã chết trong cuộc đụng độ với quân đội. Ảnh: VOA.

Vào tháng 7/2011, sức ép lên chính quyền của Mutharika càng lên cao. Nhiều cuộc biểu tình đã nổ ra tại Malawi vì người dân bất mãn với giá lương thực tăng cao và cuộc khủng hoảng năng lượng trên toàn quốc. Quân đội được triển khai để trấn áp. 19 người biểu tình bị giết chết, hàng trăm người khác bị thương.

Ngày 5/4/2012, một sự kiện bất ngờ xảy ra: Mutharika đột ngột qua đời vì một cơn đau tim.

Cái chết của vị tổng thống chỉ được công bố chính thức hai ngày sau đó. Lý do là vì các quan chức chính quyền (vốn theo Mutharika) không muốn phó tổng thống lúc bấy giờ là Joyce Banda thế vào chỗ trống theo hiến pháp. Tấm thảm dẫn tới ghế tổng thống lúc đó đã được trải sẵn cho cậu em trai Peter Mutharika. Tuy vậy, với sự ủng hộ mạnh mẽ của người dân trong nước và quốc tế, Banda vẫn nhậm chức tổng thống tạm quyền.

Đến cuộc bầu cử năm 2015, Peter Mutharika giành thắng lợi với 36,4% số phiếu bầu. Ông vượt qua Lazarus Chakwera, ứng cử viên của đảng MCP, và Tổng thống tạm quyền Banda (đạt lần lượt là 27,8% và 20,2% số phiếu). Mặc dù Banda cáo buộc có gian lận bầu cử, Tòa án Tối cao Malawi đã bác bỏ cáo buộc này.

Tuy nhiên, chỉ vài năm sau, mọi sự tập trung không dành cho người về nhất, mà lại đổ dồn vào người về nhì: Lazarus Chakwera.

Khi người dân quyết tâm giành lại cuộc bầu cử

Lazarus Chakwera là một cái tên khá mới mẻ trong chính trường Malawi. Cuộc đời ông lẽ ra đã được định sẵn để trở thành một mục sư, chứ không phải là tổng thống.

Sinh ra trong gia đình có cha là một nhà truyền giáo, Chakwera theo học và tốt nghiệp cử nhân triết học tại Malawi, sau đó theo học thạc sỹ ngành thần học (theology) tại Nam Phi và Hoa Kỳ. Ông quyết định xông pha vào chính trường khi nhận thấy rằng đất nước của mình đang lâm vào khủng hoảng và trở nên chia rẽ hơn bao giờ hết trong suốt 25 năm qua.

Dáng dấp của Chakwera gợi nhớ đến một trong những nhà lãnh đạo dân sự vĩ đại nhất nước Mỹ – mục sư Martin Luther King Jr. – và bài phát biểu “Tôi có một giấc mơ” (I have a dream) nổi tiếng. Trong các bài diễn thuyết của mình, Chakwera thậm chí còn truyền đi những hy vọng táo bạo hơn.

“Đã đến lúc chúng ta vươn xa hơn những giấc mơ của mình”, ông nói. “Tất cả phải thức dậy, bởi vì đây chính là thời điểm để thoát khỏi giấc ngủ dài và biến giấc mơ của chúng ta thành hiện thực”.

Đó cũng chính là thời khắc người dân Malawi chợt thức tỉnh.

Lazakrus Chakwera gợi nhớ đến huyền thoại Martin Luther King Jr. Ảnh: Reuters.

Vào cuộc bầu cử tổng thống tháng 5/2019, cái tên Peter Mutharika lại được xướng lên là người chiến thắng với 38,57% số phiếu, theo sau là Chakwera với 35,41%. Thế nhưng, chiến thắng lần này của ông Mutharika không kéo dài được lâu.

Ủy ban Bầu cử Malawi (MEC) nhận được 147 báo cáo về gian lận bầu cử, trong đó có việc sử dụng hóa chất Tipp-Ex để tẩy xóa các phiếu bầu của ứng cử viên đảng đối lập. Các đảng đối lập đệ đơn lên Tòa án Hiến pháp, còn người biểu tình Malawi thì tràn ra đường để cất lên tiếng nói ủng hộ quyết định trên.

Vào tháng 2/2020, Tòa án Tối cao Malawi đưa ra phán quyết rằng đã có những sai sót “lớn, mang tính hệ thống, và nghiêm trọng” trong quá trình bầu cử; đồng thời yêu cầu tổ chức lại một cuộc bầu cử mới trong vòng 150 ngày.

Lần này thì hàng triệu cử tri Malawi quyết tâm không để gian lận bầu cử lặp lại.

Đại dịch COVID-19 ngăn cản các quan sát viên quốc tế đến giám sát cuộc bầu cử mới, nhưng điều này chẳng thành vấn đề. Các tổ chức dân sự, phóng viên, và các nhà hoạt động xã hội địa phương đã thay phiên giám sát từng quá trình, từ vận động, bầu chọn, cho đến kiểm và đếm phiếu.

Để đảm bảo không có gian lận xảy ra, người dân tuần hành “hộ tống” các thùng phiếu đến các trung tâm kiểm phiếu. Quân đội lại được triển khai, nhưng giờ đây là để bảo vệ dòng người biểu tình đang diễu hành đòi công lý.

Tháng 6/2020, cả đất nước trải qua giai đoạn hồi hộp nhất kể từ ngày độc lập. Người người chăm chú bên chiếc radio trong hàng tháng trời để dõi theo từng diễn biến của cuộc bầu cử mới.

Sau biết bao chờ đợi, người dân Malawi đã có lý do để ăn mừng. Kết quả cuối cùng không phụ lòng họ.

Người dân Malawi đón mừng phán quyết của Tòa án Tối cao tại thủ đô Lilongwe. Ảnh: The Economist/ AP.

Trong cuộc bầu cử “sạch” này, ứng cử viên Lazarus Chakewra đã chiến thắng với 59% trong tổng số 4,4 triệu phiếu bầu, bỏ xa đối thủ Mutharika.

Đây không chỉ là chiến thắng của riêng Chakewra, mà còn là của cả người dân Malawi trong nỗ lực bảo vệ nền dân chủ của mình.

Điều này cũng cho thấy tầm quan trọng của các thiết chế vững chãi đối với những quốc gia đang bước đầu xây dựng nền dân chủ: một hệ thống tòa án độc lập, một khu vực xã hội dân sự sôi động, một nền báo chí dấn thân, và một quốc hội đủ mạnh. Tất cả kết hợp lại sẽ khiến cho những kẻ đam mê quyền lực khó lòng bám trụ vào ảo tưởng của mình.

Đây cũng là một bài học cho tất cả các quốc gia khác – những nước xét về quy mô dân số và điều kiện phát triển đều hơn hẳn quốc gia châu Phi nhỏ bé này.

Người Malawi đã lựa chọn dân chủ. Họ không viện dẫn cái nghèo để thờ ơ với chính trị, hay để những kẻ chuyên quyền tước đi các quyền dân sự cơ bản nhất của mình: quyền được cất lên tiếng nói, quyền được bầu chọn người lãnh đạo, và quan trọng hơn hết, quyền được tiếp cận sự thật.

Malawi đáng được ngưỡng mộ vì lẽ đó. Tạp chí The Economist vinh danh họ là quốc gia của năm 2020 với một phát biểu hùng hồn:

“Dù đất nước còn nghèo, nhưng người dân Malawi không chấp nhận làm đối tượng bị cai trị. Họ là những công dân tự do.”

Sẽ còn rất nhiều việc phải làm để cải thiện đời sống của những công dân tự do nơi đây. Nhưng trước mắt họ đang là rất nhiều hy vọng.

Tham khảo:

How Malawi saved its democracy, The Continent

Which is The Economist’s country of the year?, The Economist

A historic day for Malawi’s democracy, The Economist

Malawi’s re-run election is a victory for democracy, The Economist

Nyasaland Becomes Malawi, 37th Free African Country; New Name Helps Mark Shift of Control From Whites to Black Majority, New York Times

History of Malawi, Britannica
The Erosion of Democracy in Malawi: President Bingu wa Mutharika’s Unholy Conversion, Brookings Institution

CHỦ NGHĨA ĐA NGUYÊN VÀ NỀN DÂN CHỦ

  Image may contain: text that says 'Pluralism'

 
CHỦ NGHĨA ĐA NGUYÊN VÀ NỀN DÂN CHỦĐỗ Ngà

Đa nguyên về bản chất nó là dựa trên nguyên tắc “tất cả đều hòa thuận”. Nguyên tắc này được nêu ra từ rất xa xưa bởi các nhà triết học Hy Lạp cổ đại. Họ cho rằng chủ nghĩa đa nguyên là một yếu tố thiết yếu của nền dân chủ, nó cho phép và thậm chí khuyến khích sự đa dạng của chính kiến. Để phát triển được chủ nghĩa đa nguyên thì mỗi người có phẩm chất “biết chấp nhận sự khác biệt”. Tuy nhiên để có con người biết chấp nhận sự khác biệt thì giáo dục thời cổ đại không thực hiện nổi. Chính vì vậy mà dù chủ nghĩa đa nguyên đã có từ lâu nhưng đợi đến thế kỷ 17 nó mới bắt đầu nảy nở và từ đó các nền dân chủ mới hình thành và phát triển.

Để đi đến bản hiến pháp tọa dựng nên nền dân chủ cho Hoa Kỳ thì tháng 10 năm 1787, 3 người thuộc đảng Liên Bang gồm Alexander Hamilton, James Madison và John Jay viết loạt sách có tựa The Federalist Paper, mỗi cuốn là một bài tiểu luận có giá trị. Nó là những bài phản biện sắc sảo để chuẩn bị viết nên bản Hiến pháp nổi tiếng. Trong đó có nhiều bài James Madison đã phản biện lại lỗ hổng mà Montesquieue đã viết trong cuốn Tinh Thần Pháp Luật nổi tiếng. Có tất cả 85 bài luận.

Trong bài luận The Federalist Paper số 10, James Madison đã cho rằng, nếu không có chủ nghĩa đa nguyên thì chính chủ nghĩa bè phái sẽ đưa đất nước đến các cuộc giao tranh chính trị cố hữu của và nó sẽ làm tan rã nền cộng hòa mới của Mỹ. Madison lập luận rằng, chỉ khi cho phép nhiều phe phái cạnh tranh bình đẳng để tham gia vào chính phủ thì nước Mỹ sẽ tránh kết quả thảm khốc này. Nghĩa là những đảng mạnh phải chấp nhận luật chơi công bằng, không dùng thế để loại bỏ đảng yếu hơn. Chính James Madison đã dựa vào chủ nghĩa đa nguyên xây dựng nên một nhà nước dân chủ và qua 245 năm, nó đã quá vững chắc.

Chính dựa trên nền tảng chủ nghĩa đa nguyên mà nền giáo dục nước này tạo ra cho nước Mỹ một nền tảng dân chủ vững chắc vì người dân Mỹ biết chấp nhận khác biệt. Chủ nghĩa đa nguyên nó giúp con người giảm căng thẳng với nhau, giúp con người chấp nhập sự thật rất dễ dàng. Một tổng thống hôm hay làm đúng, ngày mai ông ta lại trở thành kẻ phá hoại nền dân chủ thì với con người theo chủ nghĩa đa nguyên, họ sẽ dễ dàng vứt bỏ việc mến mộ và chuyển sang chỉ trích. Đó là lý do tại nao người dân Mỹ dồn phiếu cho Joe Biden trong cuộc bầu cử vừa qua. Nền dân chủ nước Mỹ được các vị khai quốc đặt nền tảng trước đây 2,5 thế kỷ giờ nó đã mọc rễ rất sâu trong lối sống người Mỹ rồi, phá không nổi dù cho người đó là tổng thống đầy quyền uy.

Chủ nghĩa CS nó nảy nở trên đất nước này qua 75 năm tạo ra tác hại ghê gớm. Bộ máy nhà nước CS không chấp nhận sự tồn tại của các đảng phái khác, không chấp nhận sự chỉ trích từ phía người dân đã đành, nó còn dựng nên một nền giáo dục thối tha mà nó gọi là “giáo dục XHCN”. Nền giáo dục này nó nặn ra con người phục tùng thiếu tư duy độc lập. Nếu nói ở Mỹ chủ nghĩa đa nguyên nó tồn tại trong bộ máy nhà nước lẫn trong tâm thức người dân thì tạo Việt Nam ngược lại nó chẳng tồn tại được ở chỗ nào cả. Nền tảng cho dân chủ Việt Nam vẫn là con số zero. Đó là lí do tại sao người Việt Nam dễ sùng bái lãnh tụ và dễ bị dắt mũi bởi những loại tin giả.

Có thể nói với nước Mỹ thì không ai đá đổ nổi nền dân chủ, còn với Việt Nam thì ngược lại, rất rất khó có thể gầy dựng nên một nền dân chủ được. Chỉ khi nào con người Việt Nam biết chấp nhận chủ nghĩa đa nguyên, thì khi ấy dân chủ mới nảy nở và lớn mạnh được.

-Đỗ Ngà-

Tham khảo:

https://www.thoughtco.com/pluralism-definition-4692539

https://www.history.com/topics/early-us/federalist-papers

 

New York Post kêu gọi Trump ‘dừng sự điên rồ’ và nhượng bộ

 

New York Post kêu gọi Trump ‘dừng sự điên rồ’ và nhượng bộ

Một trong những tờ báo yêu thích của Tổng thống Trump đang thúc giục ông “chấm dứt trò chơi đen tối này” và thừa nhận thất bại trong cuộc bầu cử tổng thống năm 2020.

Trong một bài xã luận gay gắt trên trang nhất được xuất bản hôm thứ Hai , tờ New York Post cáo buộc Trump “cổ vũ cho một cuộc đảo chính phi dân chủ” trong lời kêu gọi các đảng viên Cộng hòa quốc hội lật ngược kết quả vào ngày 6 tháng 1, khi Quốc hội họp để chứng nhận lá phiếu của Cử tri đoàn xác nhận Chiến thắng của Biden .

Kể từ cuộc bầu cử ngày 3 tháng 11 , chiến dịch tranh cử của Trump và nhóm pháp lý của nó đã khởi kiện hàng chục vụ kiện với những tuyên bố vô căn cứ và không có cơ sở về hành vi gian lận cử tri. Họ đã mất gần như tất cả.

“Bạn có mọi quyền điều tra cuộc bầu cử,” Post nói. “Nhưng chúng ta hãy nói rõ rằng: Những nỗ lực đó không đạt được kết quả gì”.

Bài báo gọi Sidney Powell, một trong những luật sư đã đưa ra các thuyết âm mưu sai lầm và hoang đường cáo buộc gian lận cử tri lớn, một “kẻ điên rồ”. Nó càng thổi bùng lên bởi Michael Flynn, cựu cố vấn an ninh quốc gia của Trump, người đã đưa ra ý tưởng tuyên bố thiết quân luật để tổ chức lại cuộc bầu cử ở bốn bang mà tổng thống đã thua, là phản quốc và “đáng xấu hổ.”

“Chúng tôi hiểu, thưa Tổng thống, rằng ông tức giận vì đã thua cuộc,” bài xã luận viết. “Nhưng tiếp tục đi trên con đường này thật là tai họa. Chúng tôi cung cấp điều này như một tờ báo ủng hộ ông và Nếu ông muốn củng cố ảnh hưởng của mình, thậm chí tạo tiền đề cho sự trở lại trong tương lai, ông phải chuyển sự giận dữ của mình thành một thứ gì đó hiệu quả hơn. “

Trump thường xuyên ca ngợi tờ báo New York Post vì bài đăng trong những ngày kết thúc của chiến dịch về Hunter Biden. Trump cũng có mối quan hệ rộng rãi với tờ Post từ những ngày ông còn là một nhà phát triển bất động sản. “Rất tự hào về @nypost, ‘tờ báo quê hương’ trước đây của tôi,” Trump đã tweet vào tháng 10.

Bài xã luận thúc giục Trump tập trung vào cuộc bầu cử ở vào ngày 5 tháng 1 ở Georgia sẽ quyết định đảng nào kiểm soát Thượng viện Hoa Kỳ. Đảng viên Đảng Dân chủ Jon Ossoff và Linh mục Raphael Warnock đang thách thức các TNS Cộng Hòa David Perdue và Kelly Loeffler.

Hiện tại, đảng Cộng hòa có 50 ghế tại Thượng viện, trong khi đảng Dân chủ kiểm soát 48 ghế. Nếu Warnock và Ossoff đều giành chiến thắng, đảng Dân chủ sẽ nắm quyền kiểm soát Thượng viện vào tháng 1 vì Phó tổng thống đắc cử Kamala Harris sẽ có thể bỏ bất kỳ phiếu thuận lợi nào.

“Nếu đảng Cộng hòa David Perdue và Kelly Loeffler giành chiến thắng, họ sẽ ngăn Biden quay trở lại những gì ông đã đạt được,” Post cho biết. “Thượng viện của đảng Cộng hòa có thể gây áp lực buộc Biden quay trở lại thỏa thuận cũ với Iran đã thất bại, có thể ngăn ông mở cửa biên giới phía nam của chúng tôi, sẽ ngăn ông tăng số thẩm phán ở Tòa án tối cao.

“… Đảng viên Đảng Dân chủ sẽ cố gắng loại bỏ ông như một sự sai lầm chỉ có một kỳ hạn và thành thật mà nói, ông đang giúp họ làm điều đó. Bảo đảm Thượng viện có nghĩa là đảm bảo di sản của ông, ”Post nói thêm. “Nếu ông khăng khăng muốn dành những ngày cuối cùng của mình tại nhiệm sở và đe dọa thiêu rụi tất cả, đó sẽ là cách ông được ghi nhớ. Không phải với tư cách là một nhà cách mạng, mà với tư cách là một kẻ vô chính phủ ”.

https://www.nytimes.com/…/new-york-post-trump-editorial…

https://www.bloomberg.com/…/new-york-post-tells-trump…

https://www.thewrap.com/ny-post-trump-concede/

Covid: Hai đảng đối đầu ở Hạ viện sau khi Trump ngăn gói kích cầu

 

Covid: Hai đảng đối đầu ở Hạ viện sau khi Trump ngăn gói kích cầu

Đảng Dân chủ và Đảng Cộng hòa đã chặn nỗ lực của nhau trong việc sửa đổi nội dung gói hỗ trợ quan trọng 900 tỷ đôla sau khi Tổng thống Donald Trump gửi trả lại Quốc hội yêu cầu một số thay đổi.

Việc cứu trợ kinh tế vì ảnh hưởng của dịch corona virus, kèm với ngân sách liên bang trị giá 1,4 tỷ đôla, đã được cả hai đảng đồng ý.

Nhưng ông Trump nói rằng các khoản trợ cấp chỉ một lần này dành cho người Mỹ nên được tăng từ 600 đôla lên 2.000 đôla, và viện trợ nước ngoài nên cắt giảm.

Dự luật chưa có hiệu lực, nhiều người Mỹ đối mặt với một Giáng sinh bất định.

Trợ cấp thất nghiệp sẽ hết hạn vào thứ Bảy nếu dự luật không được ban hành, và lệnh giãn nợ có thể không được gia hạn.

Các nhà lập pháp có thể sẽ thông qua dự luật thay thế vào thứ Hai để ngăn việc đóng cửa chính phủ một phần có thể xảy ra một ngày sau đó, nhưng điều này sẽ không bao gồm viện trợ virus corona và ông Trump vẫn sẽ phải ký thông qua.

Trong cuộc họp vào thứ Năm để phản ứng lại sự can thiệp của ông Trump, các đảng viên Dân chủ tại Hạ viện đã chặn các nỗ lực của Đảng Cộng hòa cắt viện trợ nước ngoài khỏi dự luật chi tiêu liên bang, trong khi Đảng Cộng hòa từ chối cho phép tăng các khoản trợ cấp virus corona lên 2.000 đô la.

Lãnh đạo Đảng Cộng hòa tại Hạ viện Kevin McCarthy nói trong một bức thư gửi các đồng nghiệp rằng: “Các đảng viên Đảng Dân chủ tại Hạ viện dường như đang chật vật trong việc lắng nghe có chọn lọc.”

Giữa lúc tình trạng cãi vã tiếp tục ở Đồi Capitol, tổng thống lại đang đón Giáng sinh tại khu nghỉ dưỡng của ông ở Palm Beach, Florida. Một bản ghi nhớ của Nhà Trắng cho biết ông đã làm việc “không mệt mỏi” với “nhiều cuộc họp và cuộc gọi”, dù người ta đã bắt gặp ông tại sân gôn vào sáng thứ Năm.

Chủ tịch Hạ viện Nancy Pelosi, một đảng viên Đảng Dân chủ, cho biết Hạ viện sẽ họp lại vào thứ Hai tới để bỏ phiếu về việc chi trả để kích cầu cho người Mỹ.

Cùng ngày, Hạ viện cũng dự kiến sẽ bỏ phiếu về dự luật chi tiêu quốc phòng trị giá 740 tỷ đôla, mà hôm thứ Tư, ông Trump đã phủ quyết thay vì ký thành luật. Các nhà lập pháp dự định sẽ phủ nhận quyền phủ quyết của tổng thống và ban hành luật bất kể thế nào, nhưng để làm được như vậy họ cần 2/3 số phiếu thông qua ở cả Hạ viện và Thượng viện.

Ông Trump đang phản đối các điều khoản trong dự luật quốc phòng quy định việc hạn chế việc rút quân khỏi Afghanistan và châu Âu, đồng thời xóa tên các lãnh đạo Liên minh miền Nam khỏi các căn cứ quân sự.

Dự luật cứu trợ virus corona trị giá 900 tỷ đôla – với ngân sách lớn hơn được triển khai – đã được Hạ viện và Thượng viện thông qua với con số áp đảo vào thứ Hai nhưng một ngày sau đó, ông Trump đã bóng gió đưa lời đe dọa phủ quyết, mô tả gói này trong một tuyên bố video là một “sự xấu hổ” đầy những thứ “lãng phí”.

Ông chần chừ đối với các khoản tiền viện trợ hàng năm trong ngân sách liên bang cho các quốc gia khác, lập luận rằng thay vào đó, những khoản tiền này nên dành cho những người Mỹ đang gặp khó khăn.

Quyết định của ông Trump hồi trả gói giải pháp trở lại Đồi Capitol Hill đã gây rúng động cho các nhà lập pháp vì ông chủ yếu đứng ngoài cuộc đàm phán cho dự luật viện trợ virus corona vốn đã bị đình trệ kể từ tháng 7.

Cố vấn kinh tế hàng đầu của ông Trump, Bộ trưởng Tài chính Steven Mnuchin, đã đề xuất cứu trợ 600 đôla vào đầu tháng này, và nhiều người đã đặt câu hỏi tại sao tổng thống chờ đến bây giờ mới phản đối.

Các khoản chi trả một lần 600 đôla và trợ cấp thất nghiệp liên bang là một nửa số tiền được tài trợ từ dự luật cứu trợ virus corona lớn cuối cùng vào tháng 3, trong đó có 2,4 tỷ đô la cứu trợ kinh tế.

Việc ông Trump kêu gọi các khoản thanh toán một lần hào phóng hơn cho người Mỹ đã cho thấy ông có sự đồng thuận hiếm hoi với một số đảng viên Đảng Dân chủ tự do, những người vốn dĩ là đối thủ chính trị của ông.

Nữ Dân biểu Alexandria Ocasio-Cortez đã tweet: “Thật vui khi thấy Tổng thống sẵn sàng ủng hộ quyền lập pháp của chúng ta.”

Nhưng nhiều thành viên đảng Cộng hòa của tổng thống được cho là thất vọng khi các đảng viên Dân chủ giờ đây sẽ xem họ như là lũ bủn xỉn vì từ chối việc chi tiêu cao hơn.

Trong cuộc họp hội nghị vào hôm thứ Tư, các thành viên Đảng Cộng hòa tại Hạ viện nói rằng ông Trump đã ném họ vào gầm xe buýt, theo hãng tin AP.

Nhiều người trong số họ bây giờ phải đối mặt với thế tiến thoái lưỡng nan khi lựa chọn giữa tổng thống và đảng phái.

Tuy những người bảo thủ đang phản đối về thâm hụt nghìn tỷ đôla của Hoa Kỳ, họ và tổng thống đã ban hành cắt giảm thuế vào năm 2017, điều này làm tăng thêm mức thấu chi của Mỹ.

Sự bế tắc của quốc hội diễn ra trong bối cảnh các cuộc bỏ phiếu thứ hai ở Georgia cho hai ghế Thượng viện sẽ quyết định cán cân quyền lực ở Washington vào năm tới.

Các thượng nghị sĩ Đảng Cộng hòa David Perdue và Kelly Loeffler đang chiến đấu cho sự nghiệp chính trị của mình trong cuộc bầu cử đặc biệt ngày 5 tháng 1. Cả hai đều ủng hộ dự luật viện trợ vừa bị ông Trump bác bỏ.

Nếu đảng viên Dân chủ Jon Ossoff và Raphael Warnock có thể lật ngược hai ghế này, đảng của họ sẽ kiểm soát Quốc hội và Nhà Trắng sau khi Tổng thống đắc cử Joe Biden nhậm chức vào cuối tháng tới.

– Chủ tịch Hạ viện Nancy Pelosi yêu cầu Hạ viện bỏ phiếu về các biện pháp kích cầu vào thứ Hai

– Tổng thống lại đang đón Giáng sinh tại khu nghỉ dưỡng của ông ở Palm Beach, Florida

https://www.bbc.com/news/world-us-canada-55435942

https://abc7chicago.com/stimulus-update-will-we…/9029074/

Trump gặp Pence sau khi kêu gọi ‘lật kèo’ bầu cử

 Thứ sáu, 25/12/2020, 09:09 (GMT+7)

Trump gặp Pence sau khi kêu gọi ‘lật kèo’ bầu cử

Trump thảo luận hơn một tiếng với Pence ngay sau khi ông kêu gọi “phó tướng” không công nhận kết quả bỏ phiếu của đại cử tri đoàn.

Các nguồn thạo tin cho biết cuộc gặp giữa Tổng thống Mỹ Donald Trump và Phó tổng thống Mike Pence diễn ra tại Phòng Bầu dục hôm 23/12, sau khi Trump nhiều lần phàn nàn “phó tướng” của ông chưa nỗ lực hết mình để lật ngược kết quả bầu cử.

Vài giờ trước khi gặp Pence, Trump đã chia sẻ lại dòng tweet kêu gọi Phó tổng thống “hành động” và không phê chuẩn kết quả bỏ phiếu của đại cử tri đoàn trong phiên họp lưỡng viện quốc hội hôm 6/1.

Tổng thống Mỹ Donald Trump tại Nhà Trắng, ngày 3/12. Ảnh: Reuters.

Một người thạo tin cho biết cuộc thảo luận hôm 23/12 “không liên quan” đến dòng tweet, song không nói rõ liệu chủ đề về cuộc họp phê chuẩn kết quả ngày 6/1 của quốc hội có được hai người nêu ra hay không.

Các nguồn tin cho hay Trump những ngày gần đây đã bày tỏ thắc mắc về việc tại sao Pence, với tư cách Chủ tịch Thượng viện chủ trì cuộc họp quốc hội ngày 6/1, không thể tự đảo ngược kết quả phiếu đại cử tri và trao chiến thắng cho ông.

Pence và nhiều trợ lý Nhà Trắng đã nỗ lực giải thích với Trump rằng vai trò Chủ tịch Thượng viện của Phó Tổng thống chủ yếu mang tính hình thức và ông không thể nào đơn phương bác bỏ kết quả bỏ phiếu của các đại cử tri.

Sau khi kết thúc cuộc thảo luận với Pence, Tổng thống Mỹ cùng Đệ nhất phu nhân tới Florida để đón Giáng sinh. Rudy Giuliani, luật sư riêng của Trump, cũng đi cùng Tổng thống tới dinh thự Mar-a-Lago và dự kiến tiếp tục cùng nhau thảo luận về nỗ lực “lật kèo” kết quả bầu cử ở quốc hội.

Ngày 6/1, quốc hội Mỹ sẽ họp toàn thể dưới sự chủ trì của Phó tổng thống Mỹ và cũng là Chủ tịch Thượng viện Mike Pence, nhằm xác nhận phiếu bầu của đại cử tri đoàn các bang. Đại cử tri đoàn hôm 14/12 đã hoàn tất quá trình bỏ phiếu, với 306 phiếu cho Joe Biden và 232 phiếu cho Tổng thống Trump.

Trước ngày 6/1, thay vì nhận thua, Trump cùng các đồng minh vẫn thực hiện nhiều kế hoạch nhằm đảo ngược kết quả bầu cử. Tổng thống Mỹ còn cảnh báo sẽ xảy ra cuộc biểu tình “rầm rộ” tại thủ đô Washington vào ngày xác nhận kết quả bầu cử.

Ngọc Ánh (Theo CNN)

Gần 2,1 triệu cử tri Georgia bỏ phiếu sớm trong cuộc đua vào Thượng viện

 

VOA Tiếng Việt

Gần 2,1 triệu người đã bỏ phiếu sớm trong cuộc bầu cử thượng viện vòng hai ở Georgia mà Reuters nói là sẽ quyết định khả năng phe Dân chủ kiểm soát cả hai viện Quốc hội cũng như chương trình nghị sự của Tổng thống đắc cử Joe Biden.

Theo hãng tin này, hơn một phần tư các cử tri đăng ký của tiểu bang đã bỏ phiếu sớm bằng cách đi bầu trực tiếp hoặc gửi phiếu bầu qua đường bưu điện, và đó là dấu hiệu cho thấy tỷ lệ người đi bầu cho cuộc đua vào hai ghế tại Thượng viện Mỹ sẽ cao.

Khoảng 4 triệu cử tri Georgia đã đi bỏ phiếu trong cuộc bầu cử hồi tháng 11 mà ông Biden đã đánh bại Tổng thống Donald Trump.

Cuộc bầu cử vào Thượng viện được tổ chức vòng hai vì không một ứng viên nào giành được hơn 50% số phiếu hôm 3/11.

Ứng viên Đảng Dân chủ Raphael Warnock và Jon Ossoff đối đầu lần lượt với Kelly Loeffler và David Perdue.

Theo Reuters, tiểu bang Georgia chỉ công bố thông tin về số người đi bầu, chứ không kiểm phiếu cho tới ngày bầu cử 5/1.

Tin cho hay, khoảng 1,3 triệu người đã đi bỏ phiếu sớm tại các điểm bầu cử trực tiếp. Khoảng 721 nghìn người đã bỏ phiếu qua thư. Tổng cộng có khoảng 1,3 triệu người Georgia yêu cầu lá phiếu gửi qua đường bưu điện.

(Nếu không vào được VOA, xin hãy dùng đường link voaviet2019.com hoặc vn3000.info để vượt tường lửa)

Gần 2,1 triệu cử tri Georgia bỏ phiếu sớm trong cuộc đua vào Thượng viện

Gần 2,1 triệu cử tri Georgia bỏ phiếu sớm trong cuộc đua vào Thượng viện
VOATIENGVIET.COM
Gần 2,1 triệu cử tri Georgia bỏ phiếu sớm trong cuộc đua vào Thượng viện

“Mục nát đến xương tuỷ” – TNS Cộng hoà chỉ trích ân xá của ông Trump

“Mục nát đến xương tuỷ” – TNS Cộng hoà chỉ trích ân xá của ông Trump

(The Hill) – Thượng nghị sĩ Cộng hoà Ben Sasse vào thứ Tư chỉ trích gay gắt những ân xá mới nhất được Tổng thống Donald Trump dành cho các đồng minh chính trị, như cựu Chủ tịch vận động tranh cử Paul Manafort, và cố vấn chính trị Roger Stone.

Ông Sasse gởi ra tuyên bố vào tối thứ Tư, đặc biệt nhắc đến Manafort và Stone. “Điều này mục nát đến xương tuỷ,” Thượng nghị sĩ từ Nebraska nói ngắn gọn. “Những tội phạm đại hình như Manafort và Stone vi phạm nhiều lần và một cách trắng trợn luật pháp và gây thiệt hại cho nhân dân Mỹ,” tuyên bố ghi.

Sasse là Thượng nghị sĩ Cộng hoà đầu tiên chỉ trích ân xá của Tổng thống, và có vẻ như sẽ có người theo ông.

Trump cũng ân xá Charles Kushner – thông gia với Tổng thống, bố của con rể Jared Kushner. Ông bố Kushner vào năm 2004 nhận 18 tội danh đóng góp vận động tranh cử bất hợp pháp, trốn thuế và can thiệp nhân chứng. Ông ta lãnh bản án 2 năm tù, nhưng được tha bổng sau 14 tháng thụ án.

Cựu Thống đốc New Jersey Chris Christie vào lúc đó là Biện lý Hoa Kỳ đã truy tố ông Charles. Christie cho hay, những tội ác của Kushner bố nằm trong số “kinh khủng” nhất mà ông từng giải quyết.

Dân biểu Adam Schiff (Dân chủ – California) – Lãnh đạo Dân chủ trong cuộc điều tra luận tội ông Trump – gọi ân xá dành cho Manafort là điều sỉ nhục. “Trong suốt cuộc điều tra của Mueller, luật sư của ông Trump đưa ra ý tưởng ân xá cho Manafort, vì vậy ông ta rút lại hợp tác với công tố viên, khai man, bị truy tố, và rồi Trump khen ngợi Manafort đã không ‘phản bội.’ Ân xá của ông Trump bây giờ là một kế hoạch đồi bại, vô pháp luật đến tận cùng,” Schiff đăng trên Twitter vào thứ Tư.

Một số Thượng nghị sĩ Cộng hoà kêu gọi ông Trump tránh tạo ra bê bối liên quan đến ân xá. Thượng nghị sĩ Susan Collins (Cộng hoà – Main) hồi đầu tháng khuyên ông Trump nên theo đề nghị từ Văn phòng Luật sư Ân xá thuộc Bộ Tư pháp. Thượng nghị sĩ Pat Toomey (Cộng hoà – Pennsylvania) – người chuẩn bị hồi hưu vào cuối năm 2022 – bày tỏ, “Tôi nghĩ ân xá nên được sử dụng một cách thận trọng.”

Những ân xá gây tranh cãi của ông Trump có thể làm dấy lên tranh luận về liệu quyền lực hiến pháp rộng lớn của tổng thống đối với những bản án liên bang có cần thiết phải xem lại hay không.

Là công tố viên trong cuộc điều tra cựu Tổng thống Bill Clinton có tên Whitewater, ông Paul Rosenzweig trong một bài xã luận đăng trên The Atlantic vào thứ Tư cho rằng, một trong những nhà lập quốc, George Mason, đã nhìn thấy trước khả năng các vị tổng thống tương lại có thể sử dụng ân xá để hỗ trợ đồng minh chính trị hay đồng phạm của mình.

Ông Mason lập luận, Tổng thống “không nên có quyền ân xá vì ông ta có thể thường xuyên ân xá cho những tội phạm mà cá nhân ông ta mong muốn. Nói cách khác, những kẻ này cố tình phạm tội để giúp ông ta và sau đó ông ta sẽ ân xá”

“Điều này có thể xảy ra, vào một ngày tương lai, ông ta sẽ thiết lập một chế độ quân chủ và phá hoại nền cộng hoà. Nếu ông ta có quyền ân xá trước khi có cáo trạng, hay truy tố, thì có thể không chấm dứt điều tra và ngăn chặn bị phát hiện hay không?” nhà lập quốc viết.

Image may contain: 2 people, suit and closeup

Nhánh ô liu khô héo của Biden

Van Pham is with  Kathleen Quach

 BÀI VIẾT RẤT HAY DỰ ĐOÀN XEM ÔNG BIDEN CÓ THÀNH CÔNG?

“Nếu bạn có 70% đảng viên Đảng Cộng hòa nghĩ rằng Biden đã đánh cắp cuộc bầu cử, thì đó là một cái vức sâu khó đào thoát.”

Nhưng nếu bất kỳ tổng thống nào có thể đạt được thành công trong thời kỳ đầy cay đắng và đau đớn này, thì đó chính là Biden. Ông ấy được bầu chọn để xoa dịu hơn là khuấy động, dỗ dành hơn là chống đỡ, và theo tất cả các biểu hiện cho đến nay, ông ấy hiểu điều đó. TNS CH Mitt Romney đã phát biểu như trên.

*******

Nhánh ô liu khô héo của Biden

Frank Bruni,

New York Times

Năm tới sẽ đến, ông Joe Biden sẽ tuyên thệ nhậm chức, và chúng ta sẽ hàn gắn. Đó là lời hứa cơ bản trong chiến dịch tranh cử của ông ta, phải không? Đó là hy vọng.

Nhưng tôi đang đấu tranh vất vả để cố giữ lấy dù chỉ là một phần nhỏ của niềm tin vào điều này.

Giống như Tổng thống đắc cử Biden, tôi tin vào những điểm chung, vào sự hợp tác, trong việc xác định nơi chúng ta gặp gỡ nhau hơn là nơi chúng ta phân kỳ. Tôi bị thu hút bởi ông ấy, cũng như rất nhiều người Mỹ khác, bởi vì ông ấy đại diện cho sự bình tĩnh sau cơn bão, cảm giác sau cơn xúc động.

Nhưng bình tĩnh có phải là ảo ảnh không? Sự bình thường có lỗi thời không? Trong nhiều tuần kể từ khi thua cử rõ ràng, Donald Trump đã tiếp thị thành công một thực tế thay thế kỳ lạ, đến mức 70% cử tri đăng ký dưới Đảng Cộng hòa tin rằng chiến thắng của Biden là không hợp pháp, theo một cuộc thăm dò của Quinnipiac tháng này. Trump đã từ chối chấp nhận tthua cuộc trong khoảng thời gian dài lịch sử, không thể tưởng tượng được trước đây. Và tuyệt đại đa số các thành viên Đảng Cộng hòa trong Quốc hội đã chơi theo, tích cực hoặc thụ động, nhiều người trong số họ hiểu rõ hơn, tất cả đều là những kẻ phản bội nền dân chủ và là biểu tượng của sự hèn nhát.

Biden có nên chìa cho đám người này một cành ô liu chăng?

Ông ta mong đợi ​​sẽ chắt được những giọt đường hoàng từ đám này chăng?

Mong muốn điều đó có thể giống như đi tìm yêu tinh. Năm mới sẽ cho chúng ta biết.

Năm hiện tại, ở phần cuối kéo dài lê thê, sắp chấm dứt. Nước Mỹ là một tấm thảm sờn đang bị giằng kéo bởi những bàn tay khổng lồ, ngày càng dữ dội. Vị tổng thống độc ác gây chia rẽ, chỉ muốn phục vụ cho bản thân trong lịch sử hiện đại của đất nước đã hoàn toàn theo chủ nghĩa hư vô. Một đại dịch xảy ra một lần trong đời mà lẽ ra chúng ta phải có mục đích chung lại khiến chúng ta chống lại nhau.

Nhưng tổng thống đó đang đóng gói. Sự ra đời của các loại vắc-xin hiệu quả hứa hẹn sẽ giải quyết được tất cả sự chết chóc và sợ hãi. Chúng ta có cơ hội để khám phá xem những biện pháp nào về sự hợp tác, tính chính trực và tính thực tiễn cũ kỹ đã để lại gì cho chúng ta.

Đó sẽ là câu chuyện chính trị của năm 2021, một năm mà bao trùm lên trên bất kỳ phiên điều trần xác nhận cụ thể nào, bất kỳ vụ bê bối cụ thể nào, sẽ là những tiếng sấm sét tàn lụi của những kẻ tay sai của Trump và dư chấn tàn nhẫn của việc đóng cửa xã hội và suy thoái kinh tế.

Chúng ta sẽ nắm bắt cơ hội mới này – có thể là cơ hội tốt nhất của chúng ta – để hòa hợp, chỉ một chút thôi và hoàn thành một việc gì đó. Hoặc chúng ta sẽ đánh mất nó.

Chúng ta hoặc sẽ lùi lại những bước nhỏ để hướng tới một chương mới của chính phủ Mỹ ít đảng phái dã man hơn vài năm qua – hay nhiều thập niên – đã từng xảy ra, hoặc chúng ta sẽ chấp nhận phân cực và tê liệt như là bối cảnh mặc định của đất nước trong tương lai gần. Cái giá chính xác là lớn lao theo cảm nhận của tôi.

Mitt Romney ở Utah, đảng viên Cộng hòa duy nhất ở Thượng viện đã bỏ phiếu để kết tội Tổng thống Trump vào cuối phiên tòa luận tội cho biết: “Tôi nghĩ rất khó để trở lại như cũ. Chúng tôi đã nói chuyện một ngày sau khi các đại cử tri trong Cử tri đoàn chính thức hóa chiến thắng của Biden.

Romney nói, một trong những trở ngại là môi trường truyền thông mà ở đó những người Mỹ khác nhau hiện đang nhận lấy những thông tin hoàn toàn khác nhau. Ông nói: “Nếu bạn có 70% đảng viên Đảng Cộng hòa nghĩ rằng Biden đã đánh cắp cuộc bầu cử, thì đó là một cái hang sâu khó đào thoát.”

Nhưng nếu bất kỳ tổng thống nào có thể đạt được thành công trong thời kỳ đầy đắng cay và đau đớn này, thì đó chính là Biden. Ông ấy được bầu chọn để xoa dịu hơn là khuấy động, dỗ dành hơn là chống đỡ, và theo tất cả các biểu hiện cho đến nay, ông ấy hiểu điều đó.

Chỉ cần nhìn vào sự thận trọng khác thường của ông ấy khi đối mặt với những lời khiêu khích sau bầu cử của Trump và các đảng viên Cộng hòa khác. Trong suốt phần lớn tháng 11 và tháng 12, các phóng viên đã tìm kiếm từ Biden một vài tiếng hú thống khổ, một số lời tố cáo nảy lửa, và thay vào họ chỉ nhận những lời phủ dụ từ tốn. Ông ta lẩm bẩm đều nhịp rằng cuối cùng thì đảng Cộng hòa cũng sẽ thay đổi. Nó không gây thỏa mãn nhưng nó đúng đắn. Vì nếu la hét ngược lại thì phỏng có ích gì?

Ngay cả khi cuối cùng ông ấy đã quở trách Trump và những người ủng hộ Trump trong đảng Cộng hòa trong một bài phát biểu vào ngày 14 tháng 12, ông ấy đã làm như vậy với lời kêu gọi thống nhất và một lời tái cam kết sẽ làm việc chăm chỉ cho những người Mỹ đã không bỏ phiếu cho ông ấy cũng như cho người Mỹ khác. Các tố cáo của ông có chừng mực và xen giữa những phản ánh tốt về nền dân chủ.

Ba ngày sau, khi Stephen Colbert phỏng vấn Jill Biden và ông, Joe Biden vẫn tỏ ra bình thản và khẳng định chắc nịch khi Colbert tự hỏi về sự hung dữ mà đảng Cộng hòa đang theo đuổi người con trai Hunter. Biden nói, “Cứ kệ nó đi,” và đảm bảo với Colbert rằng cho dù nỗ lực của đảng Cộng hòa không công bằng hay quá mức, ông sẽ luôn cố gắng làm việc với họ miễn là phúc lợi của người Mỹ còn được cân nhắc.

Đó không chỉ là điệu bộ công khai. Tờ Washington Post đưa tin rằng trong một cuộc họp gần đây với những người ủng hộ ông, tỏ ra lạc quan về các cơ hội lưỡng đảng, Biden nói với họ: “Có thể tôi sai, nhưng tôi dự đoán với bạn: Khi cái bóng của Donald Trump khuất dần, bạn sẽ thấy một sự thay đổi khủng khiếp.”

Jack Markell, cựu thống đốc Dân chủ bang Delaware, nói với tôi rằng Biden “đã chứng tỏ sự chín chắn đáng kinh ngạc bằng cách chọn cuộc chơi thiện chí này và không lao vào cuộc cãi vã nào trong lúc này. Giọng điệu của ông ấy đã rất hoàn hảo, và điều đó sẽ phục vụ tốt cho ông ấy. ”

Cũng tương tự như 36 năm của ông ở Thượng viện và tám năm trên cương vị phó tổng thống. Ông ấy đã giao thiệp rộng rãi với nhiều đảng viên Cộng hòa quyền lực trong Quốc hội, và họ đã từng thương lượng với ông ấy, khá đủ để nhìn nhận, ít nhất là riêng tư, rằng ông ấy không phải là một kẻ ảo tưởng hay ưa khoa trương.

“Các thượng nghị sĩ đảng Cộng hòa từ Mitch McConnell trở xuống biết ý định của ông ấy,” theo lời Pete Buttigieg, người có chiến dịch tranh cử tổng thống nhấn mạnh sự cần thiết phải chấm dứt chiến tranh không ngừng ở Washington, đã nói với tôi trong một cuộc phỏng vấn hơn một tuần trước khi ông ấy trở thành ứng cử viên của Biden cho chức Bộ trưởng Giao thông. Buttigieg nói rằng “Họ biết rằng ông ấy là một người tốt. Họ biết rằng ông ấy có thiện chí.” Và thêm rằng ông ta không nói “như một kiểu người bảo vệ Joe Biden theo đảng phái” mà là một người quen thuộc với những gì các nhà lập pháp Đảng Cộng hòa nói về tổng thống đắc cử khi họ không đứng trước micrô và máy quay truyền hình.

Rõ ràng, các tương tác của Biden với McConnell sẽ được định hình bởi kết quả của hai cuộc đua Thượng viện ở Georgia và liệu đảng Dân chủ hay đảng Cộng hòa sẽ kiểm soát nhánh Thượng viện. Tuy nhiên, dù bằng cách nào, McConnell sẽ đóng một vai trò quan trọng trong số phận của chương trình nghị sự của Biden, và khả năng mờ nhạt, chập chờn rằng hai người có thể không trở thành những kẻ tử thù bị nhốt trong cuộc chiến vĩnh cửu như sự mê hoặc của giới truyền thông, sau Ngày bầu cử, với việc liệu họ đã bắt đầu nói chuyện chưa.

Cứ như thể tất cả các nhà báo chính trị ở Washington đều bị dồn vào cuộc dạo chơi của một bà góa nào đó đang nghển cổ chờ dấu hiệu đầu tiên của cột buồm lưỡng đảng. Đó kìa! Trên đường chân trời! Một cuộc gọi điện thoại xuyên qua lối đi!

Dân biểu Veronica Escobar, một đảng viên Dân chủ Texas cho biết: “Tôi cảm thấy như mình đang đi trên một chuyến tàu uốn lượn siêu tốc, chạy giữa hy vọng và vô vọng. Chúng tôi đã nói chuyện chỉ vài giờ trước khi Tòa án tối cao Hoa Kỳ bác bỏ đơn kiện từ tổng chưởng lý đảng Cộng hòa của bang nhà của bà để yêu cầu các thẩm phán huỷ bỏ các công bố kết quả cho Biden ở 4 tiểu bang, Texas không nằm trong số đó. 17 Tổng chưởng lý thuộc đảng Cộng hòa của 17 bang khác đã ủng hộ vụ kiện. 126 đồng liêu Cộng hòa của bà trong Hạ viện, bao gồm cả Dân biểu Kevin McCarthy của California, lãnh đạo thiểu số cũng vậy.

Bà Escobar nói, “Ban đầu, tôi vô cùng tức giận và ghê tởm. Có luật sư trong danh sách đó. Có những cựu chiến binh trong danh sách đó. Tôi đang ở trên máy bay, đọc những cái tên đó, lắc đầu nói: ‘Chúa ơi, chuyện gì đang xảy ra ở đây vậy?’ Nhưng rồi tôi thấy hy vọng khi tôi dò tìm tên của một số đồng liêu nhất định và cảm thấy nhẹ nhõm vì họ không có trên danh sách đó.” Thật vậy, 70 thành viên đảng Cộng hòa tại Hạ viện đã bỏ qua không tham gia.

Escobar nói, “Đó là nơi tôi tìm thấy hy vọng của mình. Có thể họ là con đường phía trước.”

Có những nơi bổ sung để tìm thấy hy vọng. Chiến dịch tiêm chủng vừa mới bắt đầu nhìn nhận chính phủ như một lực lượng mang tính xây dựng, thậm chí là cứu cánh. Và một khi chúng ta đã được chủng ngừa đủ số lượng, chúng ta có thể – và có thể khao khát – đến với nhau, theo cả nghĩa đen và nghĩa bóng. Buttigieg đã hình dung “sự trở lại này, tôi hy vọng, sẽ đến với một cuộc sống vật chất và xã hội khác vào mùa hè”.

Anh nói, “Điều đó chỉ thay đổi cảm giác về việc là một người Mỹ. Đó không phải là vấn đề chính sách, nhưng đó là một động lực sẽ xảy ra xung quanh chúng ta.”

Mặc dù các đảng viên Cộng hòa tại Hạ viện vẫn tiếp tục, ngay cả sau khi Đại cử tri đoàn đã phát biểu, để khom mình trước và nuông chìu Tổng thống Trump, các đảng viên Cộng hòa tại Thượng viện bắt đầu hát một giai điệu du dương hơn, với McConnell là người chủ trì bất ngờ của họ.

Ông không chỉ tuyên bố trên diễn đàn Thượng viện rằng “Cử tri đoàn đã phát biểu” và công khai chúc mừng Biden; ông cũng chỉ thị riêng cho các thượng nghị sĩ Đảng Cộng hòa không được lăn xả theo cuộc tấn công của Trump vào những kết quả đó.

Biden, luôn niềm nở, đã gọi điện và cảm ơn McConnell. Liệu cuộc hôn nhân này có thể cứu vãn được không?

Câu trả lời của Romney đặc biệt thú vị, vì ông ấy nằm trong nhóm các nhà lập pháp Đảng Cộng hòa nhỏ nhưng có quyền lực mà chính quyền Biden sẽ phải tìm kiếm sự hợp tác. Và ông nói rằng số phận của sự thân mật phụ thuộc vào những biến số chính, một số trong số đó nằm ngoài tầm kiểm soát của Biden:

Ông tự hỏi thành lời: “Trump sẽ làm gì? Liệu ông ấy có cảm thấy mệt mỏi với viễn cảnh xuất hiện trên TV mỗi ngày và chiến đấu không? Tôi không nghĩ vậy. Mọi người sẽ bỏ đi hay sẽ tiếp tục muốn được giải trí bởi một người trình diễn có tay nghề đặc biệt cao?”

Nếu họ vẫn say sưa và chương trình của ông ấy là một cuộc thi bình thường của sự hoang tưởng và tự thương hại, thật khó để thấy làm sao mà Washington thay đổi.

Ngoài ra, Romney nói, “Đảng của tôi sẽ đi về đâu? Điều đó sẽ ảnh hưởng đến bản chất của cuộc đối thoại. Có hai con đường chúng ta có thể đi. Một con đường là: Chúng ta cần thu phục giới trẻ, cần làm tốt hơn với thiểu số, cần lấy lại những vùng ngoại ô mà chúng ta đã đánh mất. Tôi không thấy nhiều người tranh cãi vì điều đó.”

Ý của ông là về các nhà lãnh đạo tương lai của đảng và những đảng viên Cộng hòa, những người có thể đang xem xét cuộc đua tổng thống năm 2024. “Ben Sasse, Chris Christie,” ông ấy nói, ám chỉ thượng nghị sĩ Nebraska và cựu thống đốc New Jersey. “Đó là về tất cả những gì tôi có thể nghĩ ra.”

Tuy nhiên, ông nói thêm, “làn đường bên kia” của các chính trị gia đang cố gắng chiếm đoạt chủ nghĩa dân túy của Trump rất đông. Ông đề cập đến các Thượng nghị sĩ Josh Hawley, Tom Cotton, Marco Rubio và Rick Scott, cùng với Ron DeSantis, thống đốc Florida và Nikki Haley, cựu thống đốc Nam Carolina, người từng là đại sứ đầu tiên của Trump tại Liên Hợp Quốc. Ông nói, nếu họ lôi kéo được cuộc tranh luận của Đảng Cộng hòa, “đó sẽ là một môi trường đầy thách thức đối với chính quyền Biden.”

Ông nói, “Mặt khác, có một số người trong chúng ta cảm thấy có trách nhiệm làm việc trên cơ sở lưỡng đảng.” Romney nằm trong một nhóm nhỏ gồm các thành viên Đảng Cộng hòa và Dân chủ, những người đã đề xuất một thỏa thuận kích cầu có vẻ như sẽ đẩy luật cứu trợ đại dịch về phía trước, và việc Hạ viện và Thượng viện sau đó thông qua gói cứu trợ 900 tỷ đô la, dù cho có sai sót nghiêm trọng như thế nào, như Carl Hulse viết trên tờ The Times vào hôm thứ Hai rằng “nó chứng tỏ sự thăng tiến của các người ôn hoà như một lực lượng mới trong một Thượng viện bị chia rẽ” và nó minh định “niềm tin của Biden rằng vẫn có thể đạt được những thỏa thuận tại Quốc hội”.

Biden có thể được giúp đỡ bởi sự cẩn trọng mà ông ấy đã thực hiện để không có vẻ quá đảng phái. Romney nói: “Tôi chưa đánh giá nội các một cách chặt chẽ, nhưng chúng chưa có gì đáng báo động. Họ là những người trưởng thành. Họ là đảng viên Đảng Dân chủ và họ tự do hơn tôi, nhưng đó là điều mà quốc gia đã chọn.”

Ông nói, điều quan trọng đối với Biden là “nhận ra rằng trong khi ông giành được số hơn với bảy triệu phiếu bầu, Tổng thống Trump cũng có số phiếu kỷ lục. Và một phần của điều đó là bởi vì mọi người rất sợ hãi những điều mà họ nghĩ rằng ông ấy có thể làm.”

Ông đã đưa ra Green New Deal làm ví dụ. “Hãy đừng chứng minh những kẻ gây sợ hãi đã đúng. Đừng gây nên hàng loạt các động thái văn hóa sẽ làm khiếp sợ và tiếp thêm sức mạnh cho những tiếng nói cực đoan nhất trong đảng của tôi. “

Và đừng ghim tất cả nỗi đau do đại dịch lên Trump. Đó là lời cầu xin của Dân biểu Susan Brooks, một đảng viên Đảng Cộng hòa ở Indiana, người sẽ nghỉ hưu sau bốn nhiệm kỳ tại Hạ viện. Bà ấy nói với tôi: “Đây không phải là lỗi của một người, một chính quyền, một bên, nhưng tôi đã có thể thấy sự khởi đầu đó: đặt tất cả cái chết và sự hủy diệt này dưới chân Tổng thống Trump. Và điều đó không công bằng.”

Nói thêm về vấn đề, đó không phải là một phương thuốc, nó không hướng tới tương lai và nó tác động vào niềm tin nhiệt thành và khó chịu của đảng Cộng hòa rằng ngay từ đầu đảng Dân chủ và giới truyền thông chưa bao giờ cho Trump một chút tin tưởng.

Bạn biết ai nhận được điều đó? Biden.

Ngay cả khi những người ủng hộ tức giận phi lý của Trump đe dọa các quan chức bầu cử, ngay cả khi họ mang bạo lực xuống đường, ngay cả khi Trump và nhiều nhà lập pháp Đảng Cộng hòa khuyến khích họ bằng những tuyên bố không có cơ sở về các phiếu bầu gian lận và thậm chí Biden đã gọi điều này một cách chính xác là “vô lương tâm” trong bài phát biểu vào hôm 14 tháng 12, ông nhấn mạnh lòng tốt của người Mỹ và sự vĩ đại của nước Mỹ. Nó không chỉ là một kỳ công về đối thoại. Nó còn là kỳ công về tinh thần và cảm xúc.

Ông nói, “Chúng ta cần làm việc cùng nhau để cho nhau cơ hội hạ nhiệt độ. Chúng ta có thể đến từ những nơi khác nhau, giữ những niềm tin khác nhau, nhưng chúng ta có chung một tình yêu đối với đất nước này.”

Đó là một nhận thức khác mà tôi cũng phải tự đấu tranh. Nhưng điều thiết yếu – và là tất cả – là Joe Biden chấp nhận nó./.

Biden’s Withering Olive Branch

https://www.thenewsnow.live/opinion-bidens-withering…/

– Năm mới sẽ chứng minh liệu có còn lại chút đứng đắn nào trong chúng ta hay không.

Image may contain: sky

Người Mỹ gốc Á châu có thể đã giúp ông Biden thắng ở Georgia

Người Mỹ gốc Á châu có thể đã giúp ông Biden thắng ở Georgia

Politico

Tác giả: Jeff Le

Bang Georgia là bang chiến trường đã góp phần làm nên chiến thắng của ông Biden trước đương kim tổng thống Donald Trump. Trong chiến thắng của ông Biden ở Georgia, lá phiếu của người gốc Á đã góp phần quyết định. Liệu những người Mỹ gốc Á có thể giúp đảng Dân chủ thắng tiếp hai chiếc ghế trong cuộc đua Thượng viện liên bang từ Georgia, trong cuộc đua ngày 5/1/2020 sắp tới?

Xin giới thiệu bài phân tích của ông Jeff Le, một người Mỹ gốc Việt trên báo Politico. Ông Jeff Le là đối tác chính trị của Dự án An ninh Quốc gia Truman. Ông Le từng là trợ lý Chánh Văn phòng của thống đốc Jerry Brown, bang California.

*******

Hồi học lớp năm, tôi hỏi cha mẹ tôi vài chuyện về chính trị, ông bà trả lời tôi rằng: Mình là thuyền nhân, tốt nhất mình nên tránh chính trị con ạ.

Cũng như nhiều người tị nạn Việt Nam, ông bà định cư ở miền Nam Georgia, chỉ chuyên tâm vào việc làm ăn, chăm sóc một trại gà thả vườn, vun quén cho giấc mơ Mỹ của gia đình: Làm ăn phát đạt, tìm kiếm cơ hội cho con cái.

Nhưng năm 2020 là một năm mở mắt cho ông bà, cũng như nhiều người khác của cộng đồng người Mỹ gốc Á và dân đảo Thái Bình Dương (Asian American and Pacific Islander, viết tắt là AAPI). Kinh tế suy sụp, cộng với việc trở thành nạn nhân bị kỳ thị chủng tộc, hậu quả của dịch Covid-19, họ bắt đầu quan tâm tới chính trị.

Tại Georgia, cộng đồng AAPI chiếm từ 3 đến 4,5% dân số, một trong những cộng đồng phát triển nhanh nhất trong tiểu bang, và là cộng đồng phát triển nhanh nhất ở liên bang. Cử tri người Mỹ gốc Á là nhóm cử tri tăng nhanh nhất Georgia. Theo số liệu của Đảng Dân chủ, so với năm 2016 thì số người Mỹ gốc Á đi bầu trong năm 2020 tăng tới 90%. Đây là một con số vô cùng quan trọng cho ông Biden.

Trong năm 2020, có đến 30 ngàn người Mỹ gốc Á đi bầu lần đầu tiên, và theo thăm dò thì cứ một người bầu cho ông Trump thì có 2 người bầu cho ông Biden. Điều đó có nghĩa là, có 20 ngàn người Mỹ gốc Á lần đầu tiên đi bầu và bầu cho Biden. Biden thắng Georgia chưa tới 13 ngàn phiếu. Nếu trừ đi 20 ngàn người này thì ông ấy không thắng được Georgia.

Nhưng chiến thắng của Biden không có nghĩa là khối cử tri Á châu ở Georgia là một khối cử tri Dân chủ chắc chắn. Cộng đồng này rất đa dạng về văn hóa, tuổi tác, giàu nghèo. Họ có đến 50 sắc tộc khác nhau và nói khoảng 100 ngôn ngữ. Cả hai đảng chính trị Dân chủ và Cộng hòa đều chưa tiếp xúc với họ bao nhiêu.

Theo con số của một tổ chức phi lợi nhuận của cộng đồng AAPI, một khảo sát hồi tháng 9/2020 cho thấy, chỉ có 30% người gốc Á được đảng Dân chủ tiếp xúc, 24% được đảng Cộng hòa tiếp xúc.

Và điều quan trọng nhất là, một số đông không hiểu các thông điệp chính trị nói gì vì được viết bằng tiếng Anh.

Sở dĩ vừa qua có đông đảo người Á châu đi bầu như vậy là do các nhóm vận động dân sự, chứ không phải các ban tranh cử của hai đảng.

Các cộng đồng Á châu này theo dõi thời sự qua các kênh tin tức bằng tiếng của họ, chẳng hạn như người Việt theo dõi kênh truyền hình SBTN. Ngoài ra họ còn tìm kiếm thông tin qua các mạng xã hội như KakaoTalk (người Hàn quốc), TikTok, WhatsApp, WeChat và Facebook. Đây là những nơi mà các đảng chính trị cần nhắm vào để lôi kéo cử tri châu Á.

Nhưng các mạng xã hội này cũng là nơi phát tán tin vịt rất kinh khủng, chẳng hạn như việc dán nhãn hai ứng cử viên đảng Dân chủ, Jon Ossoff và mục sư Rafael Warnock là “xã hội chủ nghĩa cực đoan”, hay “cộng sản”. Cha mẹ tôi cùng một số người bạn, sau khi tuyên bố là sẽ bầu cho đảng Dân chủ, bèn bị một số người Việt bảo thủ gọi là “đồ cộng sản”, một điều khó có thể tưởng tượng được. Thế là ông bà phải unfriend một số người trên Facebook, rồi đôi khi lại bị đe dọa nữa.

Để chống lại tin vịt như vậy, phải có người tình nguyện theo dõi để kiểm tra tin nào đúng, tin nào sai, như trang VietFact Check chẳng hạn, và các ban vận động tranh cử Thượng viện vào ngày 5/1 phải đẩy mạnh việc này.

Để giành phiếu của cử tri gốc Á, không chỉ nhắm vào vùng xung quanh Atlanta không thôi, mà còn cả vùng nông thôn nữa, vì có đến 50 ngàn người Georgia gốc Á sống ở nông thôn. Ngoài ra, cũng phải biết đặc điểm tôn giáo của các cộng đồng, chẳng hạn như người Filipino gắn chặt với các nhà thờ Công giáo.

Có hai vấn đề mà cử tri gốc châu Á muốn nghe các ứng cử viên nói, đó là việc phục hồi các doanh nghiệp nhỏ đang bị sa sút vì Covid-19. Tuy chiếm 6% dân số toàn quốc, nhưng người Á châu chiếm tới 26% dịch vụ bán thức ăn, và 17% dịch vụ bán lẻ. Thứ hai là sự bất bình đẳng lộ rõ trong đại dịch. Một phần ba y tá chết vì Covid-19 ở Mỹ là người Philippines, trong khi họ chỉ chiếm 4% y tá toàn quốc.

Một vấn đề rất quan trọng là nạn kỳ thị chống người châu Á vì đại dịch Covid-19, nhất là sau khi Donald Trump gọi bệnh này là kung flu. Có khoảng 2500 vụ người châu Á bị tấn công, quấy rối vì lý do sắc tộc, được báo cáo từ tháng 2/2020 đến tháng 8/2020. Cử tri châu Á sẽ ủng hộ ứng cử viên nào lên án các vụ kỳ thị này.

Image may contain: one or more people, people standing and outdoor

 CHUYỆN BẦU CỬ ĐÔNG – TÂY

 CHUYỆN BẦU CỬ ĐÔNG – TÂY

Đỗ Ngà

Để cho người ta bầu cho mình thì ứng viên hoặc lấy lòng cử tri, hoặc mua chuộc cử tri, hoặc ép buộc cử tri. Đối với cử tri toàn dân thì ứng viên chỉ có thể dùng cách lấy lòng họ chứ không thể mua chuộc hay ép buộc được. Ví dụ, kì bầu cử Mỹ vừa rồi cho thấy Joe Biden không thể mua chuộc hay ép buộc 80 triệu cử tri được mà ông ta chỉ có thể lấy lòng họ bằng những hứa hẹn về chính sách trong các chiến dịch vận động. Tương tự vậy, tổng thống Donald Trump dù đang là tỷ phú và trong tay có quyền lực mạnh nhất thế giới thì ông cũng chỉ có thể kiếm phiếu bằng cách lấy lòng 73 triệu cử tri chứ không thể mua chuộc hay ép buộc ngần ấy người được.

Như vậy qua bức tranh bầu cử tự do của nước Mỹ, nó cho thấy sức mạnh lá phiếu người dân. Dù anh có núi tiền và trong tay có quyền lực vô song thì anh vẫn thất cử như thường. Đối với người yêu dân chủ, yêu tự do thì nó là ưu điểm. Tuy nhiên, với những nhà độc tài thì họ không bao giờ thích cái “ưu điểm đó” cả, vì sao? Bởi đơn giản, đó là cái ưu điểm có lợi cho dân cho nước chứ chẳng có ích gì cho tham vọng quyền lực của họ, chính vì vậy mà tổng thống nào có máu độc tài dù là họ đang được hưởng quyền lực từ nền dân chủ mang lại thì họ vẫn luôn tìm mọi cách phá vỡ giá trị dân chủ lâu đời ấy để thỏa mãn cơn say quyền lực. Tuy nhiên, với nền dân chủ càng lâu đời thì càng vững nên dù cho có quyền lớn bao nhiêu và tiền nhiều cỡ nào đi nữa thì cũng chịu thua mà thôi. Khi đó tổng thống đó dù có cố phá nền dân chủ thì cũng vô ích, chẳng khác nào húc đầu vào đá.

Như đã nói, nếu để dân chủ bám rễ càng lâu thì càng khó lật. Vậy nên cách đây hơn một thế kỷ Lenin đã nhìn ra điều đó và loại bỏ ngay mô hình dân chủ toàn dân như Mỹ và Phương Tây theo đuổi. Ông ta cho lập một thứ “dân chủ” khác được gọi với cái tên là “nguyên tắc tập trung dân chủ”. Nguyên tắc này là, không để toàn dân bầu người đứng đầu nhà nước mà thay vào quyền bầu bán chỉ tập trung vào cho những ủy viên trung ương đảng thôi. Quyền bầu bán tập trung vào một nhóm người thuộc trung tâm quyền lực thì đó gọi là “tập trung dân chủ”. Tuy nhiên, “tập trung dân chủ” nó không giới hạn ở việc bầu bán mà nó còn là đặc quyền đặc lợi khác được khoanh vùng trong một nhóm người ít ỏi có quyền lực trên tay.

Vì sao Lenin sáng tạo ra hình thức bầu cử giành cho một nhóm nhỏ như vậy? Có lợi gì? Có lợi cho đất nước thì không, có lợi cho nhân dân cũng không, nhưng nó rất có lợi cho nhà độc tài. Vì sao? Vì đơn giản, khi gom việc bầu bán lại thành một nhóm nhỏ thì ứng viên rất dễ kiếm phiếu bằng cách mua chuộc và cũng rất dễ đe dọa để buộc họ phải bầu cho mình. Người nào càng độc tài, càng gian ác, càng thủ đoạn thì càng làm cho các cử tri đó sợ và nhờ đó khi tổ chức bầu cử, kẻ độc tài sẽ chiếm được tỷ lệ phiếu bầu cao. Ở Việt Nam, chuyện bầu bán đạt tỷ lệ 100% là chuyện bình thường. Và kết quả là, Lenin, Stalin, Mao, Cha – con – cháu nhà họ Kim ở Bắc Hàn đều cầm quyền suốt đời.

Có thể nói “nguyên tắc tập trung dân chủ” nó phản ánh rất đúng bản chất Trại Súc Vật của George Orwell. Ở Trại Súc Vật có quy tắc “Tất cả các loài vật điều bình đẳng, nhưng có một loài bình đẳng hơn”. Tương tự như vậy tại Việt Nam hiện nay “nguyên tắc tập trung dân chủ” của CS được diễn giải cụ thể phải là: “Tất cả mọi người trong đất nước này đều có dân chủ, nhưng có một loài được dân chủ hơn”. Cái “dân chủ hơn” ấy chính là quyền bầu bán người đứng đầu bộ máy chính quyền, hiện nay nó được trao trong tay một “loài” với 200 con mà thôi. Đấy chính là sự xấc láo, xem dân là thứ ngoài lề của trò chơi có liên quan đến số phận của mình. “Mâm quyền lực, chỉ có bọn tao tự bày tiệc và đánh chén, không có phần cho bọn dân đen chúng mầy”, đó chính là thông điệp của ĐCS gởi tới người dân Việt Nam.

-Đỗ Ngà-

Image may contain: 1 person, text that says 'I WON! ECI CHINA Choose New Leader BALLOT Xi Xi Xi Jinping Jinping Jinping Jinping Xi Xi Jinping DAVE GRANLUND � www.davegranlund.com'