ĐI VÀO SA MẠC CỦA NGHÈO KHÓ VÀ SIÊU THOÁT

ĐI VÀO SA MẠC CỦA NGHÈO KHÓ VÀ SIÊU THOÁT

Tin Mừng hôm nay giống như một bức tranh với hai cảnh trí đối nghịch nhau.  Trên một cái phông lờ mờ, chúng ta như thấy được cảnh đô thị giàu sang nơi ngự trị của hoàng đế Lamã, người đại diện của ông là tổng trấn Phongxiô Philatô, và các thứ vua bù nhìn là Hêrôđê và Philipphê.  Cũng trong cái phông lờ mờ ấy, người ta còn thấy được như hai cái bóng ẩn tàng là Anna và Caipha, hai vị thượng tế lãnh đạo tôn giáo thời bấy giờ, trên cái phông lờ mờ ấy, thánh Luca như muốn tô đậm một cảnh trí khác đó là cảnh sa mạc vắng vẻ, nơi cư ngụ của một kẻ nghèo nàn ấy là Gioan, con của Giacaria.  Thánh Luca có lẽ đã muốn làm nổi bật cái cảnh sa mạc nghèo nàn vắng vẻ ấy, để nói với chúng ta rằng chỉ có trong sa mạc vắng vẻ nghèo nàn, con người mới lắng nghe được tiếng nói của Thiên Chúa.

Sa mạc vốn là một phạm trù ưu việt của Kinh Thánh.  Những cuộc gặp gỡ giữa Thiên Chúa và con người thường diễn ra trong sa mạc.  Môisen đã phải lẩn trốn vào sa mạc để được nhận biết Chúa và nhận lãnh sứ mạng giải phóng dân tộc.  Bốn mươi năm lang thang trong sa mạc là thời kỳ thanh luyện cần thiết để dân riêng được vào đất Hứa.  Truyền thống đi vào sa mạc đã không ngừng được các tiên tri về sau sống lại như một kinh nghiệm cần thiết trước khi thi hành sứ vụ.  Nhưng điển hình và mang nhiều ý nghĩa hơn cả vẫn là 40 đêm ngày chay tịnh của Chúa Giêsu trong sa mạc và những đêm cầu nguyện lâu giờ của Ngài trong nơi vắng vẻ.

Sa mạc là đồng nghĩa với nắng cháy trơ trụi, nghèo nàn.  Phải chăng có trở nên trống rỗng và nghèo nàn, có trút bớt đi những cái không cần thiết thì con người mới lắng nghe được tiếng nói của Chúa và thanh luyện được niềm tin của mình.  Lịch sử Giáo Hội luôn chứng minh rằng những cuộc bách hại luôn là yếu tố thanh luyện và canh tân Giáo Hội.  Trong thử thách và khổ đau, trong nghèo nàn và trơ trụi Giáo Hội lại càng vững mạnh hơn.  Có trút bỏ được những cái không cần thiết và làm cho vướng mắc thì Giáo Hội mới trở nên sáng suốt và giàu có.  Giàu có không do những phương tiện vật chất và các thứ đặc quyền đặc lợi, mà giàu có bởi một niềm tin được tinh luyện và can trường hơn.

Tư trong sa mạc của thánh Gioan Tẩy Giả, chúng ta cũng có thể rút ra được một bài học khác cho niềm tin.  Không những từ trong sa mạc Gioan đã nắm được tiếng Chúa, mà còn can đảm để hô lớn tiếng Chúa cho mọi người được nghe thấy: “Hãy dọn đường cho Chúa, hãy sửa đường cho ngay thẳng, hãy lấp mọi hố sâu và hãy bạt mọi núi đồi.  Đường cong queo hãy làm cho ngay thẳng, đường gồ ghề hãy san cho bằng.”  Lời kêu gọi ấy, Gioan chẳng những đã ngỏ với đám dân nghèo hèn, thấp cổ bé miệng, mà còn nhắn gởi với cả giai cấp thống trị trong cả nước nữa.  Ngồi tù và cuối cùng bị chém đầu vì dám lên tiếng tố giác hành vi tội ác của một Hêrôđê, số phận của Gioan cho chúng ta thấy rằng ngài đã đi đến tận cùng sứ mạng tiên tri của ngài.  Thánh nhân đã dám nói thẳng và sống thực là bởi vì ngài không có gì để tiếc nuối, không có gì để bám víu, không có gì để giữ lấy ngoài chiếc áo da thú của ngài.

Chiếc áo vẫn là tượng trưng của sứ mạng tiên tri.  Đó là lý do tại sao trong dịp tấn phong Hồng Y cho một số chức sắc trong Giáo Hội, Đức cố Giáo Hoàng Gioan Phaolô II đã nói đến ý nghĩa của phẩm phục màu đỏ mà chúng ta quen gọi là Hồng Y.  “Màu đỏ là màu của hy sinh, là màu của máu, các Hồng Y phải là những người hy sinh đến độ có thể đổ máu đào.”  Lời nhắc nhở này chắc phải có một giá trị đặc biệt đối với các vị Hồng Y đến từ những nơi Giáo Hội đang bị bách hại và thử thách, những nơi mà các vị cần phải lên tiếng, cho dẫu phải hy sinh mạng sống của mình.  Gioan Tẩy Giả đã lên tiếng tố cáo và kêu gọi san bằng bất công.  Ngài đã can đảm lên tiếng là bởi vì ngài không có gì để mất.  Ngài không sợ phải mất một ít đặc quyền đặc lợi hay bất cứ một thứ ân huệ nào.

Nồi cơm manh áo hay một ít bả vinh hoa có thể là động lực thúc đẩy con người thỏa hiệp và sống dối trá.  Đó cũng có thể là cơn cám dỗ của các tín hữu chúng ta trong giai đoạn hiện nay.  Một ít đặc lợi vật chất, một vài ưu đãi, một số đặc quyền đặc lợi, một lời dễ dãi, đó là miếng mồi ngon khiến cho nhiều người nếu không bán đứng lương tâm của mình, nếu không uốn cong miệng lưỡi thì cũng chấp nhận thỏa hiệp im tiếng.  Mùa Vọng là mùa của sa mạc, có đi vào sa mạc của nghèo khó và siêu thoát chúng ta mới dễ dàng nhận ra được tiếng nói của Chúa.  Và có từ sa mạc của nghèo khó và siêu thoát, chúng ta mới có đủ can đảm để gióng lên tiếng của Chúa: “Hãy sửa đường Chúa cho ngay thẳng, hãy lấp mọi hố sâu, hãy bạt mọi núi đồi.  Đường cong queo hãy làm cho ngay thẳng, đường gồ ghề hãy san cho bằng.”

Khi cuộc sống của các tín hữu trở thành một lời mời gọi, khi miệng lưỡi của họ nói lên những lời can đảm chân thực, thì lúc đó như Tin Mừng nói với chúng ta, mọi người sẽ được thấy ơn cứu độ của Chúa.

Radio Veritas Asia

Trích trong “Suy Niệm Lời Chúa”

From Langthangchieutim

TẠI SAO ĐỨC MẸ VÔ NHIỄM NGUYÊN TỘI?

TẠI SAO ĐỨC MẸ VÔ NHIỄM NGUYÊN TỘI?

Vô Nhiễm Nguyên Tội là đặc ân Thiên Chúa dành cho Đức Mẹ.  Nhưng tại sao là Đức Maria mà không là người khác?  Tại sao chúng ta phải chịu hệ lụy của Tội Nguyên Tổ?  Tại sao Áp-ra-ham, Mô-sê hoặc Đa-vít được tuyển chọn mà không là người khác?

Theo Kinh Thánh, người được tuyển chọn luôn được chọn vì người không được chọn.  Như vậy, Áp-ra-ham được chọn để các quốc gia không được chọn trên trái đất sẽ được chúc lành qua ông.  Cũng vậy, Mô-sê và dân Ít-ra-en được chọn để họ có thể là dân tư tế vì các dân-tộc-không-được-chọn trên thế giới.  Đa-vít được chọn để con trai của ông có thể dẫn đưa các dân-tộc-không-được-chọn đến với Vương Quốc của Thiên Chúa.

Với Đức Maria cũng vậy.  Ơn Cứu Độ được Thiên Chúa hoàn tất qua Mẹ.  Ơn Cứu Độ hoàn toàn mang tính ngăn ngừa chứ không mang tính chữa trị, không là dấu chỉ loại trừ.  Đó là dấu chỉ về quyền năng cứu độ nơi Chúa Giêsu, dành cho chúng ta theo sự quan phòng mầu nhiệm của Thiên Chúa, để chúng ta chiến đấu với Tội Nguyên Tổ.  Vì Đức Mẹ là biểu tượng của Giáo hội và là thụ tạo đặc biệt trong các thụ tạo của Thiên Chúa, chính Đức Mẹ có thể đưa ra một ước lệ đối với sự kiêu ngạo và lời hứa giải thoát qua cuộc nổi loạn bằng cách cho chúng ta thấy rằng:

Con người là hình ảnh của Thiên Chúa.

Con người phát xuất từ Thiên Chúa và được tạo nên để kết hiệp với Ngài.

Quyền tha tội của Chúa Giêsu được biểu hiện trọn vẹn nơi Đức Mẹ, chúng ta có thể biết chắc rằng Ngài cũng có quyền tha tội của chúng ta, dù tội nặng tới mức nào.

Con người là sản phẩm tình yêu vô biên của Thiên Chúa.

Tội lỗi không là sự thật nền tảng, cũng không là nền tảng cuối cùng của con người.  Chính Chúa Giêsu mới là nền tảng.

Con người được xác định bởi tình yêu, chứ không bởi sự hận thù.

Con người được mời gọi yêu mến Thiên Chúa và tha nhân.

Con người phản ánh lý lẽ, trật tự và tình yêu của Thiên Chúa.

Con người tìm thấy sự sống khi mất sự sống và tiếp nhận tình yêu của Thiên Chúa.

Con người chỉ trở nên “người” hơn qua tình yêu, lòng khiêm nhường và lòng thương xót.

Con người lớn lên trong tình yêu bằng cách quan tâm “những người bé mọn” vì họ quý giá đối với Đức Kitô, Đấng đã tự hạ tới mức sinh nơi hang đá.

Con người nên tìm kiếm tình yêu tự dâng hiến ngay trên thế gian và phần thưởng trên trời, vì cuộc đời này không tồn tại mãi.

Chúng ta nên khiêm nhường vì chúng ta “được tạo nên giống hình ảnh Thiên Chúa”, và sự thật là thế. Khiêm nhường giúp chúng ta nhận biết mình cần có ơn Chúa.

Bản chất Thiên Chúa là tình yêu.  Chúng ta chỉ là thụ tạo, chúng ta không tìm thấy mình bằng cách tôn thờ bản chất đó mà bằng cách tôn thờ chính Thiên Chúa, Đấng tạo nên chúng ta và cứu độ chúng ta qua Đức Giêsu Kitô.

Tóm lại, khi nhân loại tạo nên văn hóa sự chết, Chúa Thánh Thần đã đưa Giáo hội đến với Đức Mẹ, Đấng trung gian cầu xin Thiên Chúa cứu độ chúng ta.  Đức Mẹ là Đấng đầy ơn phúc, nhân chứng duy nhất về ơn cứu độ của Đức Kitô.  Là người che chở nhân loại, Đức Mẹ như hàng rào bao quanh sự thật về Ơn Cứu Độ của Đức Kitô.  Là Tông Đồ mẫu mực, Đức Mẹ cho chúng ta biết Ơn Cứu Độ vô biên của Đức Kitô có thể tẩy sạch tội lỗi của chúng ta và cho chúng ta biết sự xứng đáng về nguồn gốc của chúng ta từ Thiên Chúa.  Đức Mẹ là “máng chuyển” ơn Chúa, như Thánh Irênê nói: “Vinh quang của Thiên Chúa là con người được sống viên mãn.”

Mark Shea

Trầm Thiên Thu, chuyển ngữ từ http://www.ncregister.com/

Khu lưu niệm Tố Hữu: Một tố cáo lóe sáng!

Vì dính đến Nhật. Nhật chẳng đã từng làm cả hệ thống chính trị, hệ thống công quyền và nhiều viên chức của “ta” vỡ mặt vì “cắn” lầm ODA đó sao? 

********

Khu lưu niệm Tố Hữu: Một tố cáo lóe sáng!

Trân Văn

Tin Việt Nam sẽ chi 28 tỉ, trong đó một phần là ngân sách trung ương, một phần là ngân sách địa phương và một phần là những nguồn huy động hợp pháp khác để xây dựng “Khu lưu niệm nhà thơ Tố Hữu” (1) chẳng khác gì một tố cáo!..

********

Việt Nam đang chìm trong biển nợ nần cả cũ lẫn mới. Trong một báo cáo về nợ nần quốc gia, Kiểm toán Nhà nước dự trù, năm nay, Việt Nam sẽ phải vay 195.000 tỉ đồng để hệ thống công quyền bù đắp bội chi, 146.770 tỉ đồng để trả nợ gốc và 40.000 tỉ đồng khác để cho vay lại. Kiểm toán Nhà nước ước đoán, đến cuối năm nay, nợ nần của Việt Nam sẽ xấp xỉ 63,9% GDP.

Tuy hệ thống công quyền khẳng định nợ nần chưa vượt ngưỡng an toàn theo tiêu chí của Việt Nam nhưng Ngân hàng Thế giới (WB) không lạc quan như vậy vì Việt Nam nằm trong nhóm quốc gia dẫn đầu về tỉ lệ tăng trưởng của nợ nần (2). Rủi ro đang gia tăng khi trong vòng ba năm tới, chính quyền Việt Nam phải trả 50% tổng số nợ đã vay từ các nguồn trong nước.

Chẳng phải chỉ có WB cảnh báo về tính bền vững của tài khóa. Năm ngoái, sau khi thu thập số liệu, ông Vũ Quang Việt, cựu chuyên gia thống kê của Liên Hiệp Quốc, công bố tính toán của ông, theo đó, tính đến hết 2016, nợ nần (bao gồm cả nợ của chính quyền lẫn nợ của khối doanh nghiệp nhà nước mà chính quyền phải trả thay nếu những doanh nghiệp này mất khả năng trả nợ) chung của Việt Nam xấp xỉ 431 tỉ Mỹ kim, tương đương 210% GDP. Kinh tế không những khó phát triển mà còn đối diện nguy cơ khủng hoảng (3).

Giảm chi thường xuyên (chi để duy trì hoạt động của hệ thống chính trị, hệ thống công quyền), kiểm soát chặt chẽ chuyện vay và sử dụng tiền vay, hạn chế tối đa những khoản đầu tư vô bổ, sớm kết thúc tình trạng tăng trưởng… nợ nần luôn luôn vượt xa tăng trưởng kinh tế, đã được các chuyên gia trong và ngoài Việt Nam, các tổ chức tài chính quốc tế xem là giải pháp duy nhất để tránh kinh tế – tài chính quốc gia sụp đổ.

Tuy nhiên trên thực tế, biên chế vẫn thế, thậm chí không những không giảm mà còn tăng. Đầu tư cho các công trình vô bổ như cổng chào, tượng đài, khu lưu niệm, quảng trường,… vẫn tiếp tục được phê duyệt. Chính quyền Việt Nam vẫn tiếp tục gia tăng nỗ lực hỏi vay cả ngoài lẫn trong nước. Nội lực của các nguồn thu, đặc biệt là nội lực của khối doanh nghiệp tư nhân suy giảm nhưng thuế, phí vẫn tăng. Chi thường xuyên nay đã xấp xỉ 70% tổng chi. Chi cho phát triển (đầu tư để gia tăng nguồn thu) vẫn giảm
*********

Tuần trước, nhiều người Việt than “nhục” khi Đại sứ quán Nhật tại Việt Nam gửi thư cho cả chính quyền TP.HCM lẫn chính phủ Việt Nam cảnh báo, sẽ dừng thi công tuyến metro Bến Thành – Suối Tiên vì phía Việt Nam “chậm thanh toán” khoản tiền chừng 100 triệu Mỹ kim cho các nhà thầu của Nhật.

Chi phí đầu tư tuyến metro Bến Thành – Suối Tiên đã tăng từ 17.000 tỉ lên 47.000 tỉ. Nhật từng phê duyệt cho Việt Nam vay 42.000 tỉ (88,4%), Việt Nam phải chi thêm 11,6% vốn đối ứng (khoảng 5.000 tỉ). Bởi chính quyền TP.HCM không thể tự cân đối được khoản vốn đối ứng nên cậy tới chính phủ. Chính phủ thì khẳng định là có tiền nhưng phải chờ Quốc hội biểu quyết.

Xét ở góc độ kinh tế, cảm giác “nhục” khi xảy ra chuyện nhà thầu Nhật ngưng thi công vì phía Việt Nam “chậm thanh toán” không quan trọng bằng thiệt hại do dự án metro Bến Thành – Suối Tiên “chậm tiến độ” (không hoàn thành đúng dự kiến). Thiệt hại cho công quỹ sẽ là những chục ngàn tỉ.

Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) từng công bố một nghiên cứu cảnh báo, mỗi dự án đầu tư “chậm tiến độ” sẽ làm chi phí đầu tư tăng thêm 17,6% trong năm đầu tiên (trong đó có 6,5% là do lạm phát và 11,1% là do dự án không tạo ra lợi ích). Nếu thời gian hoàn thành dự án chậm từ hai đến ba năm, chi phí sẽ tăng đến 50% do những tác động phát sinh từ thâm hụt tài chính (4). Nếu dựa vào tính toán của ADB để tính thì có thể ước đoán ngay thiệt hại từ “chậm thanh toán” cho các nhà thầu Nhật đang thi công tuyến metro Bến Thành – Suối Tiên là bao nhiêu.

Tuyến metro Bến Thành – Suối Tiên khởi công từ 2010 và lẽ ra phải hoàn thành hồi 2015 nhưng vì thiển hiểu biết khi soạn – lập dự án, quản trị – điều hành tồi khi thực hiện, năm 2018 sắp hết nhưng tuyến metro này vẫn còn dở dang và không viên chức hữu trách nào từ trân xuống dưới có thể trả lời câu hỏi, bao giờ dự án metro Bến Thành – Suối Tiên hoàn tất. 17.000 tỉ vốn đầu tư theo dự kiến ban đầu đã tăng lên gấp ba, chắc chắn sẽ còn tăng nữa vì cả hệ thống chính trị, hệ thống công quyền Việt Nam hết sức chậm chạp trong việc xem xét – phê duyệt quyết định điều chỉnh đầu tư.
**********

Bất kể công khố thiếu trước, hụt sau, nợ nần tăng phi mã, hệ thống chính trị, hệ thống công quyền Việt Nam vẫn soạn – lập, phê duyệt hết dự án đầu tư này đến dự án đầu tư khác kiểu Khu lưu niệm Tố Hữu. Tại sao lại xây Khu lưu niệm Tố Hữu – nhân vật mà học sinh cấp hai, cấp ba đã thôi không còn phải tụng niệm các tác phẩm của ông ta suốt bảy năm trung học như thế hệ cha anh, nhân vật mà Xuân Sách từng thay mặt văn giới Việt Nam khái quát cả về tính cách lẫn khả năng:

Ta đi tới đỉnh cao muôn trượng
Mắt trông về tám hướng phía trời xa
Chân dép lốp bay vào vũ trụ
Khi trở về ta lại là ta

Từ ấy tim tôi ngừng tiếng hát
Trông về Việt Bắc tít mù mây
Nhà càng lộng gió thơ càng nhạt
Máu ở chiến trường, hoa ở đây!

– vào lúc này?

Xét về bản chất, câu hỏi tại sao chính quyền tỉnh Thừa Thiên – Huế lại chọn xây dựng Khu lưu niệm Tố Hữu vào lúc này (?), cũng chẳng khác gì những câu hỏi mà công chúng các tỉnh Quảng Bình, Quảng Trị và nhiều triệu người Việt khác nêu ra cách đây chưa lâu: Tại sao lại xây Khu tưởng niệm Fidel Castro ở Quảng Bình, rồi Công viên Fidel Castro ở Quảng Trị?

Đặt những quyết định đầu tư Khu tưởng niệm Fidel Castro, Công viên Fidel Castro, Khu lưu niệm Tố Hữu,… bên cạnh dự án metro Bến Thành – Suối Tiên để cân phân lợi – hại cho tiến trình phát triển, sẽ có thêm một câu hỏi nữa: Tại sao hệ thống công quyền từ trung ương đến địa phương rất mau mắn, sáng tạo trong việc tìm cho ra tiền, kể cả bán công thổ nhằm bù vào khoản thiếu hụt do ngân sách không kham nổi để hoàn thành cho bằng được Khu tưởng niệm Fidel Castro, Công viên Fidel Castro, Khu lưu niệm Tố Hữu,… nhưng lại rất chậm chạp trong việc xem xét – phê duyệt những dự án như tuyến metro Bến Thành – Suối Tiên?

Chỉ có một câu trả lời: Soạn – lập, phê duyệt, thực hiện những Khu tưởng niệm Fidel Castro, Công viên Fidel Castro, Khu lưu niệm Tố Hữu,… an toàn hơn vì chỉ có “ta với ta”, còn những dự án như tuyến metro Bến Thành – Suối Tiên phiền toái hơn vì dính đến Nhật. Nhật chẳng đã từng làm cả hệ thống chính trị, hệ thống công quyền và nhiều viên chức của “ta” vỡ mặt vì “cắn” lầm ODA đó sao?

About this website

VOATIENGVIET.COM
Chỉ có một câu trả lời: Soạn – lập, phê duyệt, thực hiện những Khu tưởng niệm Fidel Castro, Công viên Fidel Castro, Khu lưu niệm Tố Hữu,… an toàn hơn vì chỉ có “ta với ta”, còn những dự án như tuyến metro Bến Thành – Suối Tiên phi…

Tại Sao Hầu Hết Các Bác Sĩ Ở Mỹ Lại Tin Vào Thế Giới Tâm Linh?

Tại Sao Hầu Hết Các Bác Sĩ Ở Mỹ Lại Tin Vào Thế Giới Tâm Linh?

Là cường quốc số một thế giới, Hoa Kỳ đi đầu trong rất nhiều lĩnh vực công nghệ trong đó có y học. Nhưng khác với các ngành khoa học khác, một cuộc khảo sát trên phạm vi toàn quốc về niềm tin tôn giáo của các bác sĩ tại Mỹ, kết quả thật bất ngờ: “Hầu hết các bác sĩ Mỹ đều tin vào sự tồn tại của Thần và thế giới bên kia.”

Khi công nghệ tân tiến cũng phải bó tay

Việc sở hữu thế mạnh về khoa học – công nghệ đã giúp Mỹ ứng dụng rất nhiều những phát minh vào nền Y học nói chung và các trang thiết bị y tế hiện đại tại các bệnh viện Mỹ nói riêng. Mỹ cũng được coi là đất nước có chất lượng dịch vụ y tế thuộc hàng tốt nhất thế giới.

Ngoài các trường đại học danh tiếng như Đại học Harvard, Đại học Johns Hopkins, Đại học Yale…nơi có các trung tâm nghiên cứu y học và đội ngũ giáo sư đầu ngành đã giành nhiều giải Nobel y học, các bác sĩ ở Mỹ cũng được trả mức lương cao ngất ngưởng. Do đó Mỹ được cho là mảnh đất mơ ước của tất cả các bác sĩ trên toàn thế giới.

Ngay cả khi sở hữu những công nghệ y học tân tiến và khám phá ra nhiều loại thuốc đặc trị hiệu quả thì vẫn có khá nhiều trường hợp khiến nền y học nước này phải bó tay ngay cả khi bệnh được phát hiện sớm.

Sự ra đi đột ngột của Steve Jobs, cha đẻ hãng công nghệ hàng đầu thế giới Apple đã khiến thế giới bàng hoàng và nuối tiếc. Nhiều người đặt câu hỏi rằng tại sao ở một đất nước có ngành y học tiên tiến nhất, với những bác sĩ có chuyên môn giỏi nhất, Steve Jobs vẫn phải đầu hàng số phận khi mới 56 tuổi và đang ở trên đỉnh cao sự nghiệp.

Steve Jobs tại buổi ra mắt iPhone mới. (Ảnh: MacMagazine )

Trước đó, Steve Jobs đã trải qua hai lần phẫu thuật. Năm 2004, ông trải qua ca phẫu thuật đầu tiên và các bác sĩ điều trị cho biết là khá thành công, bệnh đã được chữa trị khỏi. Nhưng sau đó không bao lâu, căn bệnh ung thư của ông lại tái phát, Steve Jobs buộc phải từ chức rồi cuối cùng ra đi trong tình trạng cơ thể suy kiệt.

Một trường hợp khác là tiến sĩ giải phẫu não Eben Alexander. Ông tốt nghiệp đại học danh tiếng Harvard, có kinh nghiệm trong ngành phẫu thuật thần kinh 25 năm, và là một trong những bác sĩ nổi tiếng nhất trong giới chuyên môn ở Mỹ.

Năm 2008, ông đột nhiên bị viêm màng não, và được đưa tới bệnh viện cấp cứu kịp thời… Dù được điều trị tích cực bởi ekip bác sĩ cũng là những đồng nghiệp giỏi nhất trong ngành thần kinh học của ông, Eben Alexander vẫn bị rơi vào hôn mê và tình trạng này kéo dài liên tục trong 7 ngày. Điện não đồ cho thấy não của tiến sĩ thần kinh học Eben Alexander không còn hoạt động, tỉ lệ sống sót chỉ còn là 2%.

Các bác sĩ điều trị đều bất lực và thông báo cho gia đình ông chuẩn bị hậu sự. Tuy nhiên, khi mọi nỗ lực của y học dường như đã bó tay thì Eben Alexander lại hồi sinh sau một trải nghiệm siêu thường.

Trải nghiệm siêu thường

Sau đúng 7 ngày hôn mê, khi các bác sĩ và người thân của ông đều đã chuẩn bị tinh thần cho trường hợp xấu nhất xảy ra thì Eben Alexander bắt đầu hồi phục trở lại. Sự hồi phục thần kỳ của ông khiến các bác sĩ điều trị và giới chuyên môn không thể nào lý giải nổi, cho đến khi Alexander kể về những trải nghiệm cận tử của mình và cho xuất bản cuốn sách “Proof of Heaven” (Chứng cứ về thiên đường).

Eben Alexander và cuốn sách Chứng cứ về thiên đường. (Ảnh: Gloomy Grim)

Khi ở trong trạng thái cận kề cái chết, tiến sĩ Alexander thấy mình bay tới một nơi giống như “thiên đường”, ở đó bầu trời tuyệt đẹp, có những đám mây trắng, có những sinh vật màu trắng phát sáng, có âm nhạc du dương, thanh thoát. Eben Alexander còn gặp một thiên thần với đôi mắt màu xanh dương.

Ông nói: “Cảm giác rõ ràng, chân thực và sâu sắc ấy mang đến cho tôi một lý do khoa học để tin vào sự tồn tại của ý thức của con người sau khi chết”. Trước đó ông luôn hoài nghi về sự tồn tại của thế giới linh hồn, ngay cả khi các bệnh nhân của ông kể về trạng thái cận tử, bác sĩ Eben Alexander đều cho rằng đó chỉ là ảo giác.

Cho tới khi chính bản thân mình được trải nghiệm, thì bác sĩ Eben Alexander mới thực sự tin rằng những gì bệnh nhân của mình kể là chân thực, và những quan niệm của ông cũng thay đổi. Ông nói: “Mọi người đều nói sự tồn tại của ý thức sau khi chết là điều hoang đường, khó tin. Nhưng trạng thái mà tôi trải qua không phải là ảo giác. Tôi cảm nhận nó rõ ràng như những sự kiện chân thực đã từng xảy ra trong đời tôi.

Trong nhiều thập niên qua, tôi hành nghề bác sĩ phẫu thuật não tại một trong những cơ sở y khoa danh tiếng nhất tại Mỹ. Giống như mọi đồng nghiệp, tôi hiểu rõ những lý thuyết về não bộ nhưng niềm tin cũ đã sụp đổ bởi những trải nghiệm mà tôi vừa có được”.

Một trải nghiêm tương tự khác của bác sĩ Rajiv Parti, là Trưởng khoa của một bệnh viện Tim danh tiếng tại Mỹ. Ông có một sự nghiệp rất thành công và cuộc sống vật chất sung túc nhưng cũng không tránh được quy luật Sinh – Lão – Bệnh – Tử. Ông được chuẩn đoán là mắc ung thư tiền liệt tuyến và đã phải qua nhiều đợt phẫu thuật.

Tiến sĩ – bác sĩ Rajiv Parti kể về trải nghiệm cận tử. (Ảnh: Black versions)

Vào năm 2010, do biến chứng sau ca phẫu thuật, ông được đưa vào cấp cứu tại bệnh viện Đại học California trong tình trạng nguy kịch, toàn bộ các cơ quan nội tạng của ông hầu suy kiệt khiến các bác sĩ phải đưa ống thông vào trong cơ thể để hỗ trợ. Tuy nhiên, chỉ sau vài giờ, bác sĩ Rajiv Parti bị nhiễm trùng nặng kèm với sốt cao khoảng 40,5 độ.

Sau khi tiêm mooc-phin giảm đau, ông lại được đưa vào phòng phẫu thuật. Chính ở thời điểm này, bác sĩ Rajiv Parti khẳng định đã nhìn thấy thiên đường. Sự việc này về sau đã được ông viết lại trong cuốn sách “Dying to wake up” (Chết để thức tỉnh).

Ông kể rằng, cơ thể mình cảm giác như đang bay lơ lửng trong không khí và nhìn thấy bản thân mình đang nằm trên bàn mổ và nghe các bác sĩ khác đang nói chuyện, thậm chí còn ngửi thấy mùi thuốc sát trùng. Cùng lúc đó, ông thấy gương mặt của mẹ và em gái. Bà mặc bộ đồ truyền thống của Ấn Độ, em gái thì mặc quần bò, áo lửng màu xanh đang ngồi ở nhà. Họ đang cùng chuẩn bị bữa tối có rau, sữa chua và cơm.

Rajiv Parti đã viết:

“Tôi có thể hồi tưởng lại toàn bộ quá trình trải nghiệm khi cận kề cái chết: Tôi đã gặp được tổ tiên của mình ở ranh giới của địa ngục, một vài tiền kiếp mà tôi đã trải qua – đủ để giải thích những khổ nạn xảy ra trong đời mình và tại sao lại luôn phải ỷ lại vào những đơn thuốc như thế? Và tôi còn có vinh hạnh được gặp hai vị thiên sứ hộ mệnh tỏa ra thứ hào quang rực rỡ là Raphael và Michael. Họ bước ra từ một biển hoa, trên thân còn tỏa ra sức mạnh từ bi thuần chính tới mức khó có thể dùng ngôn ngữ để diễn tả”.

Cũng như Eben Alexander, các bệnh nhân của Rajiv Parti cũng kể cho ông về trải nghiệm khi linh hồn rời khỏi thể xác của họ, nhưng ông chưa bao giờ thực sự quan tâm. Khi chính bản thân mình được trải nghiệm thì ông thực sự tin tưởng và quyết định chia sẻ những trải nghiệm đó trong cuốn sách của mình.

Cảm nhận sức mạnh của Từ bi

Theo thống kê thì mỗi năm, tại Mỹ có khoảng 200.000 người đã có những trải nghiệm cận tử giống như trường hợp của hai tiến sĩ – bác sĩ Eben Alexander và Rajiv Parti. Đây là một trong những lý do chính khiến hầu hết các bác sĩ tại Mỹ, tuy là những người làm trong lĩnh vực khoa học nhưng lại tin vào sự tồn tại của Thần và có tồn tại một thế giới tâm linh sau khi con người chết.

Farr Curlin, một nhà nghiên cứu thuộc trường Đại học Chicago cho biết:

“Những nghiên cứu trước đây cho thấy, có chưa tới một nửa số nhà khoa học tin vào Thần vì họ có suy nghĩ cố hữu rằng khoa học và tôn giáo là mâu thuẫn với nhau. Y học cũng là một ngành khoa học nhưng khác với các nhà khoa học, các bác sĩ thường phải tiếp xúc trực tiếp với bệnh nhân, và chứng kiến họ trải qua những giờ phút cận tử khi ở trên ranh giới mong manh giữa sự sống và cái chết nên đa số các bác sĩ rất tín vào sự tồn tại của Thần.”

Trong một cuộc khảo sát được thực hiện với 1044 bác sĩ trên toàn nước Mỹ về niềm tin tôn giáo trong y học, có tới 76% các bác sĩ nói rằng họ tin vào Đấng Sáng Thế, 59% tin có thế giới tâm linh và 55% bác sĩ nói rằng niềm tin tôn giáo có ảnh hưởng lớn tới công việc của họ.
Edward Hill, Chủ tịch Hiệp hội Y học Mỹ cho biết:

“Y học và tôn giáo là hoàn toàn tương thích với nhau. Có niềm tin vào Đấng Tối cao là một điều vô cùng quan trọng đối với cả bệnh nhân và bác sĩ, đặc biệt đã có khá nhiều những chuyện thần kỳ đã xảy ra sau trải nghiệm cận tử mà chúng tôi đã được chứng kiến thường xuyên”.

Có một trường hợp khá nổi tiếng là giáo sư – bác sĩ Uông Chí Viễn. Ông mắc chứng xơ cứng teo cơ ALS – căn bệnh đã khiến nhà Vật lý học nổi tiếng Stephen Hawking phải sống lệ thuộc vào chiếc xe lăn trong phần lớn cuộc đời. Tuy nhiên, may mắn hơn Stephen Hawking, nhờ có niềm tin vào Thần Phật và tuân theo những giá trị sống tốt đẹp, bác sĩ Uông đã thoát khỏi căn bệnh hiểm ác này.

Trong lúc đang tuyệt vọng vì căn bệnh “vô phương cứu chữa” vẫn không thuyên giảm dù đã nhận được những liệu pháp điều trị tích cực ở Mỹ, bác sĩ Uông đã nhận được một lá thư từ một người bạn ở Trung Quốc giới thiệu về một môn khí công Phật gia đang thịnh hành – Pháp Luân Công. Sau khi đọc xong thư, bác sĩ Uông ngay lập tức tìm kiếm thông tin về môn tu tập này. Cuối cùng, ông đã tìm được một lớp học qua băng video kéo dài 9 ngày tại Viện Công nghệ Massachusetts.

Giáo sư vật lý Stephen Hawking (trái) và giáo sư Uông Chí Viễn (phải).
(Ảnh: Đại Kỷ Nguyên)

Chỉ trong vòng ba tháng tập luyện các bài công pháp và thực hành Chân – Thiện – Nhẫn theo những lời dạy trong cuốn sách Chuyển Pháp Luân, mọi triệu chứng bệnh tật của ông đã biến mất. Bác sĩ Uông đã tăng cân trở lại, mạnh khỏe và tràn đầy năng lượng.

Được trải nghiệm hoặc chứng kiến những điều siêu thường như thế, khiến đạo đức nghề nghiệp của các bác sĩ tại Mỹ được duy trì ở mức cao. Giống như tiến sĩ Rajiv Parti đã chia sẻ:
“Mặc dù là một bác sĩ có kỹ thuật giỏi, nhưng trước kia bản thân tôi rất vị tư, chưa thực sự đồng cảm và quan tâm hết lòng với bệnh nhân.”

Nhưng khi có được trải nghiệm cận tử ở bên kia thế giới và nghe được những lời mà thiên sứ đã nói với ông: “Hãy thay đổi cách hành xử với mọi người, với bệnh nhân”, tiến sĩ Rajiv Parti đã không màng đến lợi ích vật chất, mở phòng khám thiện nguyện giúp người nghèo chữa bệnh không mất tiền và với ông, đây mới là mục đích sống.

From: Vienthekhanh & NguyenNThu

Cung A Phòng và… tượng đài tên tội đồ Tố Hữu?!!!

“Nếu không xây dựng hết khu tượng đài này đến khu lưu niệm kia… thì khác nào chứng tỏ cái chế độ này là một kẻ tội đồ?

********

Cung A Phòng và… tượng đài tên tội đồ Tố Hữu?!!!

Tần Thủy hoàng đế chết trong lúc đang xây dựng cung A Phòng. Tần Nhị thế lên ngôi, vẫn tiếp tục cho xây dựng cung A Phòng, mặc dù việc đó góp phần làm nản lòng dân và kiệt quệ nước Tần…

Lý luận của Tần Nhị thế hết sức đơn giản và… khốn nạn như sau: “Nếu bãi bỏ việc đó (xây dựng cung A Phòng), thì khác nào chứng tỏ cái sai của tiên đế (trỏ Tần Thủy hoàng)…”

Ông Tố Hữu sau khi làm một kẻ đao phủ về văn hóa, hoàn thành việc bức hại hàng loạt nhân tài của đất nước, bóng đen lù lù khủng khiếp một thời của ông, khiến nhiều đời sau còn phải rùng mình, và lịch sử chắc chắn sẽ nguyền rủa, thì ông lại chuyển sang làm một khủng đại gian thần, tiêu diệt những quy luật phát triển của nền kinh tế, khiến cho đất nước lao đao, đẩy bao nhiêu số phận vào kiếp sống khốn cùng…

Ông chết, gia đình ông buộc phải trả lại nhà công vụ ở Phan Đình Phùng (nơi có “cây táo ông Lành”). Nhà nước hóa giá rẻ như cho không gia đình ông một tòa biệt thự khác ở phố Hồ Xuân Hương. Gia đình ông cho hãng dầu Mobi thuê với giá 8.000 USD/tháng. Bà vợ ông chuyển về ở với con ở Thành Công.

Và từ chỗ ở này, bà già tham lam vô sỉ ấy cố đòi cho được một cái nhà khác, theo tiêu chuẩn tương đương thứ trưởng của bà (phó ban tuyên ráo TW), mà gào lên rằng ông không có chỗ để lập một cái bàn thờ cho tử tế…

Căn biệt thự ở HXH, cái gia đình đáng khinh bỉ ấy đã bán cho Phạm Nhật Vũ, em trai Vượng Vin, đút túi hàng ngàn cây vàng.

Và bây giờ người ta lại xây tượng đài, “khu lưu niệm”… về Tố Hữu. Bản chất của “lý sự” thì cũng tương tự như Tần Nhị thế ngày trước mà thôi. “Nếu không làm việc đó (xây dựng khu lưu niệm…), thì khác nào chứng tỏ Tố Hữu… là một kẻ tội đồ?

Trên đây chỉ là một trong vô vàn… ví dụ mà thôi.

Image may contain: 1 person, smiling, text

BBC: VIỆT NAM ‘ĐI NGƯỚC ĐỔI MỚI’ VÀO LÚC NÀO?

BBC: VIỆT NAM ‘ĐI NGƯỚC ĐỔI MỚI’ VÀO LÚC NÀO?
2 tháng 12 2018
_________

Tiến sỹ Phạm Đỗ Chí nhấn mạnh nhu cầu cải cách thể chế để Việt Nam vượt lên các vấn đề hiện nay
Một chuyên gia kinh tế Việt kiều sống ở Mỹ chỉ trích con đường kinh tế Việt Nam giai đoạn Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nắm quyền.

Trong cuộc phỏng vấn với BBC News tiếng Việt tại London, Tiến sỹ Phạm Đỗ Chí, cựu quan chức cao cấp của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), cũng nói về con đường “Đổi Mới 2”.

Đầu tiên, ông kể lại giai đoạn làm việc tại Việt Nam từ 2006 đến 2014, và đã chứng kiến các thay đổi ở Việt Nam khi đó.

Tiến sỹ Phạm Đỗ Chí: Khi về Việt Nam, ngoài vai trò chuyên gia kinh tế trưởng cho quỹ đầu tư VinaCapital trong một vài năm, và sau đó tôi cũng làm việc cho chương trình USAID với vai trò cố vấn kinh tế cho chương trình này. Và có thời gian tôi đã được mời làm vào ban tham vấn riêng về kinh tế cho Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng.

Đây là khoảng thời gian lâu dài và hào hứng nhất trong giai đoạn tôi về làm việc ở Viêt Nam. Mình có thể hăng say, muốn đóng góp và mình có cả khả năng để đóng góp. Thế nhưng những điều mình đề nghị đóng góp có được nghe hay không thì lại là chuyện khác. Đây cũng chính là thời gian tôi cảm nhận được sự chua chát bởi những đóng góp cải cách của mình đã bị bỏ ngoài tai.

BBC: Nhưng giai đoạn ông về làm việc tại Việt Nam là giai đoạn hậu thời kỳ Đổi Mới?

Tiến sỹ Phạm Đỗ Chí: Những thay đổi thời kỳ ông Dũng, do ảnh hưởng mạnh của các nhóm lợi ích, lại là các chính sách đi ngược thời Đổi Mới trước đó. Thời kỳ có chính sách Đổi Mới thực sự là dưới thời Thủ tướng Võ Văn Kiệt và tiếp theo bởi Thủ tướng Phan Văn Khải. Phải nói rằng trong 10 năm trước khi ông Dũng lên làm thủ tướng thì chương trình Đổi Mới đã đạt được nhiều kết quả tốt đẹp.

Từ năm 2001 đến 2007 là chính sách kinh tế của Việt Nam là hoàn toàn thất bại và gây ra một loạt các vấn đề lớn cho cả nền kinh tế lẫn tài chính.

Tôi phải thành thật mà nói là nếu người ta có nghe là kinh tế và tài chính Việt Nam bây giờ sắp sụp đổ thì cũng không ngoa vì đó là kết quả của 7 năm thời ông Nguyễn Tấn Dũng làm thủ tướng.

Tôi phải thành thật nói vậy. Trong những năm gần đây thì họ cố gắng gỡ rối những vấn đề của thời ông Dũng như nợ xấu ngân hàng, nợ công quốc gia và đồng thời tiếp tục đẩy mạnh tăng trưởng. Nhưng có chuyện mà không ai có thể phủ nhận khiến kinh tế Việt Nam không thể có bước nhảy vọt là vấn đề tham nhũng.

BBC: Ông có thể nói cụ thể hơn về cái gọi là tham nhũng?

Tiến sỹ Phạm Đỗ Chí: Chuyện này tôi nghĩ là đã được báo chí giai đoạn đó hay mới đây trình bày rất đầy đủ nhưng nói một cách tóm tắt với những ví dụ cụ thể nhất mà không ai có thể phủ nhận là những vấn đề như Vinashin, Vinalines gây ra nhưng thâm thủng lớn. Mới đây với những vụ án liên quan tới các ông Đinh La Thăng, Trịnh Xuân Thanh ….

Theo tôi thì có lẽ cái vụ lớn nhất chưa được khui ra đủ chính là vấn đề tài nguyên dầu hỏa của Việt Nam đi về đâu. Những vấn đề như Thủ Thiêm thì mình chưa được nghe đầy đủ để biết được cái tầm quan trọng về tài chính nhưng mà có cả các vụ như Mobifone mua AVG chưa kể các vụ án liên quan tới các ngân hàng khác nữa.

BBC: Theo ông nói thì những nhà lãnh đạo hiện nay đang khắc phục những gì được để lại từ giai đoạn đó? Vậy đà cải cách nếu có là gì?

Tiến sỹ Phạm Đỗ Chí: Với bao nhiêu vụ được khui ra mới đây thì đó là vấn đề lớn nhất của phát triển của Việt Nam. Theo tôi nếu không có những cải cách thể chế, hay nói theo kiểu bây giờ là lò đốt tham nhũng, một cách có thật và cụ thể thì khó mà có thể tiếp tục được việc cải cách kinh tế.

Việt Nam đã có những thành công sơ khởi cho giai đoạn khoảng 20 năm cải cách kinh tế nhưng nếu không có cải cách chính trị thì không thể tiếp tục cải cách kinh tế được. Do đó nan đề là sự lựa chọn của các nhà lãnh đạo.

Phải cải cách được thể chế một cách dân chủ thì mới cải cách được kinh tế cho giai đoạn tới. Tức là Đổi Mới lần hai.

Bây giờ để giải quyết tất cả những chuyện này thì cũng không thể dùng một vài biện pháp mà phải là cuộc cải cách thể chế toàn diện và đó là một quyết định chính trị mà đó liệu các nhà lãnh đạo của Việt Nam có dám can đảm lĩnh hội và thực hiện hay không.

Nếu chúng ta không tỉnh ngủ thì không thể giải quyết được những chuyện hiện giờ từ thể chế chính trị lẫn cải cách kinh tế.

About this website

BBC.COM
Một chuyên gia kinh tế Việt kiều sống ở Mỹ chỉ trích con đường kinh tế Việt Nam giai đoạn Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nắm quyền.

NGỘ NHẬN VỀ MỘT XÃ HỘI BÌNH YÊN

Mạc HiếuFollow

NGỘ NHẬN VỀ MỘT XÃ HỘI BÌNH YÊN 

‘Đỗ Ngà’

Thái bình thì đi đôi với thịnh trị. Đó là thời kì thịnh vượng của một đất nước. Xã hội bình yên, của rơi ngoài đường không đánh động được lòng tham, tối ngủ có thể không cài cổng không khoá cửa mà lòng vẫn vô tư không chút lo sợ. Xe để ngoài sân trống và để quên chìa trên ổ khoá nhưng cũng chẳng ai lấy vv.. Người dân có tiếng nói, và tiếng nói của họ luôn luôn được chính quyền lắng nghe.

Như Thụy Sỹ, giàu có đến nỗi nhà nước dư thừa tiền của và muốn phát lương cố định cho công dân. Dân chân thực đến mức từ chối lời đề nghị ấy của chính quyền. Họ chỉ biết rằng, nhu cầu họ không cần đến là họ từ chối. Dân không tham và chính quyền cũng không tham. Rõ ràng quan hệ giữa nhân dân với nhà nước là mối quan hệ phục vụ và đóng góp. Cả nhà nước và nhân dân đều vì quyền lợi chung – quyền lợi đất nước. Ở Đông Nam Á, Singapore cũng đã đạt đến thời cực thịnh như thế. Xung quanh ta như Thái Lan hay Mã Lai, họ không cực thịnh như Singapore nhưng họ cũng có một xã hội thái bình hơn, con người xứ họ hiền hòa không trộm cắp không tham lam như Việt Nam.

Thậm chí, Campuchia và Lào cũng có một xã hội thái bình hơn Việt Nam.

Riêng Việt Nam, cuộc sống người dân chưa bao giờ an bình, trộm cướp khắp nơi, con người tham lam và hay đố kị. Đi vắng cứ sợ nhà bị trộm cướp đột nhập, đi chơi thì phải chi trả tiền cho người giữ xe, tài sản cầm trên tay còn không yên thì nói gì đến những thứ đánh rơi?! Ăn cũng gặp nguy hiểm, uống cũng gặp nguy hiểm vì nạn thực phẩm bẩn tràn lan và ô nhiễm môi trường khắp nơi. Riêng bệnh ung thư, mỗi ngày giết chết 315 người, bằng với chiến tranh mỗi ngày nướng 1 tiểu đoàn. Đi ngoài đường thì luôn đối mặt với tai nạn vv.. Đấy là hình ảnh nhân hoạ thường trực, cuộc sống người dân luôn bất an nên luôn phải đề phòng mọi thứ.

Thiên tai thì nước nào cũng có, nhưng thiên tai ở Việt Nam luôn có bóng dáng của nhân hoạ. Năm nào cũng thế, cứ mùa mưa thì nạn lũ lụt cướp đi sinh mạng của nhiều người dân vô tội. Nếu chính quyền có trách nhiệm, họ đã không để rừng phòng hộ bị phá sạch như hôm nay thì thiệt hại không phải liên tục năm nào cũng xảy ra như thế. Mỗi năm nhân dân phải cúng cho liên minh thiên tai – nhân họa này từ hàng chục đến hàng trăm mạng người, chưa kể vật chất.

Không chỉ cái vô trách nhiệm của chính quyền gây ra hoạ, mà ở Việt Nam, bản thân chính quyền cũng là một thứ họa. Nhân quyền là thứ vốn có của mọi con người từ khi được sinh ra trên đời này, thế nhưng ai lên tiếng đòi hỏi, thì họ sẽ gặp hoạ bởi đòn thù của chính quyền. Nếu bị công an bắt tạm giam thì người dân có thể gặp nguy hiểm đến tính mạng vì sự lộng hành và bản chất dã thú của của lực lựợng này. Nếu bạn đang sống trên mảnh đất đẹp, rất có thể một ngày nào đó bạn sẽ đối mặt với nạn cướp đất và bị tống ra đường làm dân oan.

Đấy! Họa bủa vây khắp nơi, thế nhưng rất nhiều người lại cho rằng: “Việt Nam đang rất bình yên”. Họ đã ngộ nhận! Cái bình yên của họ chính là không chiến tranh, còn những thứ đe doạ khác thiên tai, các loại nhân hoạ thì với họ đấy cũng là bình yên. Cừu là con vật bị thuần hoá, nó hài trong chuồng trại của nó, nó vẫn thấy bình yên khi bị vặt lông. Và cứ nghĩ cuộc sống của nó luôn bình yên mãi cho đến ngày bị mang ra thịt. Đất nước sẽ không phát triển, sẽ không bao giờ đổi thay nếu người dân cứ mãi giam hãm suy nghĩ của mình trong sự ấu trĩ. Cứ tự huyễn hoặc kiểu anh chàng AQ để tự hài lòng với những gì được ban phát thì không thể phá vỡ gông cùm, mãi vẫn cứ “bình yên” trong kiếp nô lệ.

Luật Nào khiến cô Lê Thu Hà hai lần bị đuổi khỏi Việt Nam?

 

Luật Nào khiến cô Lê Thu Hà hai lần bị đuổi khỏi Việt Nam?

Nguyễn Quang Duy

1-12-2018

Thứ năm 22/11/2018 nhật báo TAZ của Đức bình luận về việc Hà Nội trục xuất cô Lê Thu Hà như sau: “Lê Thu Hà là công dân của nước Việt Nam, cô không có quốc tịch nào khác. Một quốc gia khước từ, không cho công dân của mình nhập cảnh là một hành vi vi phạm Công pháp quốc tế“.

Cô Hà sinh ra và lớn lên tại Việt Nam, vì bất đồng chính kiến đã bị Hà Nội bắt bỏ tù và sau đó trục xuất sang Đức. Cô mong trở về Việt Nam sống với mẹ già nhưng một lần nữa lại bị Hà Nội trục xuất phải quay lại Đức.

Luật sư Nguyễn Văn Đài cho biết, “cô Hà được Đức cấp giấy tờ có hiệu lực 3 năm ở Đức bắt đầu từ ngày 1/11/2018 bao gồm sổ thông hành, giấy phép định cư, giấy phép lao động nhưng cô ấy đã không nhận…”.

Như thế là Chính phủ Đức thực hiện Công Ước 1954 về Quy chế “người không quốc tịch” trợ giúp cô Lê Thu Hà.

Giúp người không quốc tịch là…

Công ước 1954 về Quy chế người không quốc tịch yêu cầu chính phủ các nước bảo vệ người không quốc tịch tối đa, hỗ trợ họ có giấy tờ đi lại, trợ giúp hành chính, công ăn việc làm, giáo dục…

Thuật ngữ “người không quốc tịch” là người không được coi là công dân của bất kỳ quốc gia nào theo pháp luật hiện hành của quốc gia người đó đang sống.

Công ước 1961 về Giảm bớt người không quốc tịch đề cập đến việc phải làm để giảm bớt số người không quốc tịch, bao gồm quyền rời khỏi nơi bị truy bức cũng như quyền trở về quê hương xứ sở.

Cả hai Công ước 1954 và 1961 đều chưa được Hà Nội ký kết.

Một số người dịch thuật ngữ “stateless person” thành “người vô tổ quốc” là không chính xác.

Người Việt có thể bị tước quyền công dân nước CHXHCN Việt Nam vì bất đồng chính kiến hay vì các lý do khác thì vẫn là người Việt và tổ quốc Việt Nam vẫn là tổ quốc của người Việt Nam.

Quyền công dân nước CHXHCN Việt Nam rất khác nếu không nói là hoàn toàn khác với quyền công dân tại miền Nam Việt Nam trước 30/4/1975 và tại các nơi khác trên thế giới.

Trả quyền công dân…

Tổng Thống Trần Văn Hương đã chính thức từ chối nhận quyền công dân do nhà nước cộng sản trả lại.

Câu chuyện được chính ông Hương kể là vào đầu năm 1976 nhà nước cộng sản đã quyết định trả quyền công dân cho ông.

Để tuyên truyền họ cho tổ chức một buổi lễ “trả quyền công dân” ngay tại nhà ông, với sự hiện diện của báo chí và các đài truyền thanh, truyền hình tại Sài Gòn.

Ngay giữa buổi lễ, ông tuyên bố từ chối không nhận với lý do là còn hàng trăm ngàn công chức quân nhân của Việt Nam Cộng Hòa, mà ông là cấp chỉ huy tối cao của họ, vẫn còn đang học tập cải tạo và chưa được trả quyền công dân. Ông nói rõ là:

“Chừng nào những người tập trung cải tạo được về hết, chừng nào họ nhận được đầy đủ quyền công dân, chừng đó tôi sẽ là người cuối cùng, sau họ, nhận quyền công dân cho cá nhân tôi!”

Đầu năm 1976 nhà cầm quyền cộng sản cho tổ chức tổng kiểm kê dân số ở các tỉnh miền Nam chuẩn bị cho cuộc bầu cử Quốc Hội chung cả nước ngày 25/4/1976.

Người miền Nam phải điền một tờ đơn xin trả quyền công dân và một tờ khai sơ yếu lý lịch. Khi nhận lá đơn nhiều người miền Nam mới hiểu ra rằng sau 30/4/1975 tất cả người miền Nam đã thành “người không quốc tịch” ngay chính trên quê hương đất nước mình.

Mấy trăm ngàn tù đi cải tạo khi ấy không được phát đơn, họ chỉ được làm đơn xin trả quyền công dân khi đã được thả về một thời gian.

Nhiều người miền Nam nhất là những người Việt gốc Hoa mặc dù đã nạp đơn nhưng không được trao trả quyền công dân.

Cả trăm ngàn người Việt gốc Hoa đã bị tống lên các con tàu ra đi “bán chính thức” để nhà cầm quyền thu vàng và tài sản của họ. Nhiều người đã chết trên biển.

Hằng triệu người Việt đã băng rừng vượt biển tìm tự do và đã được quốc tế đón nhận như những người tỵ nạn cộng sản.

Trang sử về người Việt “không quốc tịch” ngay chính trên đất nước Việt Nam khó mà quên được.

Thanh lọc công dân…

Công ước 1954 ra đời để giúp đỡ các nạn nhân bị nhà cầm quyền trục xuất như trường hợp Hitler tước quốc tịch Đức, trục xuất và diệt chủng người Do Thái.

Trong thời Chiến tranh Lạnh, Liên Xô và một số nước Đông Âu cũng tước quốc tịch và trục xuất các nhà bất đồng chính kiến, các văn nghệ sỹ và người Do Thái ra khỏi xứ.

Hằng triệu công dân Liên Xô gốc Tatar bị cưỡng bách di dân và không được phép quay trở lại quê hương của họ.

Tại Kampuchia, khi cộng sản chiến thắng trục xuất và thảm sát hằng trăm ngàn người Việt và người Chàm sống ở đó. Đồng thời thực hiện thanh lọc và diệt chủng công dân Kampuchia.

Tại Nam Tư sau khi cộng sản tan rã cũng xảy ra tình trạng thanh lọc chủng tộc.

Tại Cuba ngày 6/4/1980, 7.000 người Cuba lao vào đại sứ quán Peru tại La Habana xin tị nạn chính trị. Fidel Castro ra lệnh mở cảng Mariel và mở cửa trại tù cho bất kỳ ai muốn rời Cuba được ra đi. Kết quả chỉ hơn 2 tháng có trên 125.000 người Cuba đã di cư sang Mỹ.

Năm 1998 xung đột biên giới giữa hai nước Eritrea và Ethiopia, chính quyền Ethiopia đã vây bắt hàng nghìn công dân và tống họ sang Eritrea với lý do họ thuộc nhóm sắc tộc Eritrea.

Nhà cầm quyền Miến Điện mở chiến dịch thanh lọc sắc tộc, khiến hơn 300.000 người Hồi giáo Rohingya phải bỏ chạy sang Bangladesh hồi cuối tháng 8/2017.

Sau vụ đàn áp đẫm máu ở Thiên An Môn tháng 6/1989, Trung Quốc cũng đã thanh lọc nhiều công dân bất đồng chính kiến.

Gần đây hằng triệu người Hồi giáo ở Tân Cương đã bị nhà cầm quyền Bắc Kinh tước quyền công dân và đẩy vào những khu tập trung như đã từng xảy ra tại Việt Nam sau 30/4/1975.

Trên là một số các trường hợp tạo ra tình trạng “người không quốc tịch” và người tỵ nạn, hầu như đều xảy ra ở các nước độc tài hay cộng sản.

Quyền công dân nước CHXHCN Việt Nam

Hà Nội chính thức trục xuất nhiều công dân bất đồng chính kiến và không cho trở về Việt Nam như trường hợp cô Lê Thu Hà.

Nhưng chiếu theo Khoản 2 Điều 17 của Hiến Pháp 2013 thì “Công dân Việt Nam không thể bị trục xuất, giao nộp cho nhà nước khác.”

Khoản 4, Điều 88 của Hiến pháp 2013 lại cho phép Chủ tịch nước quyền “tước quốc tịch Việt Nam”.

Khoản 1 điều 31 Luật Quốc Tịch 2008 quy định về việc công dân CHXHCN Việt Nam bị tước quốc tịch.

Ngày 24/4/2013, ông Phạm Văn Điệp một công dân Việt Nam sống ở Nga từ năm 1992, nhưng không xin nhập quốc tịch Nga, khi về nước đã bị chận lại và trục xuất vì “vi phạm pháp luật Việt Nam”.

Ông Điệp cho rằng chỉ có Chủ tịch nước mới có quyền tước quốc tịch của ông, nhưng ông vẫn bị cảnh sát cơ động áp tải ra máy bay tống khỏi Việt Nam.

Ông Điệp từng tham gia đảng Dân chủ Việt Nam và có viết bài đăng trên Đàn Chim Việt và Dân Luận.

Ông Điệp là trường hợp thứ nhất được biết tương tự với trường hợp cô Lê Thu Hà.

Nhiều trường hợp công dân nước CHXHCN Việt Nam khi đến tòa Đại Sứ xin gia hạn thẻ thông hành (hộ chiếu) mới biết họ mất quyền gia hạn.

Một số công dân Việt Nam khi về lại Việt Nam bị tịch thu giấy thông hành một hình thức cấm xuất ngoại.

Một số công dân Việt Nam khác mặc dù có thẻ thông hành nhưng bị cấm xuất ngoại.

Luật pháp Việt Nam khá tùy tiện và như cố luật sư Ngô Bá Thành từng diễn tả “Việt Nam có cả rừng luật, nhưng khi xét xử lại dùng luật rừng!” Và giờ đây Hà Nội lại sử dụng luật rừng với quốc tế.

Bởi thế ngày 24/6/2014, Quốc hội thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật quốc tịch Việt Nam năm 2008.

Khoản 2, Ðiều 13 kêu gọi người Việt sống ở nước ngoài làm đơn xin giữ quốc tịch Việt Nam. Trên 4 triệu người Việt sống ở nước ngoài chỉ có 6,000 người xin giữ quốc tịch.

Chắc chắn có nhiều người Việt chọn làm “người không quốc tịch” thay vì phải làm người mang quốc tịch nước CHXHCN Việt Nam.

Các nước đảm bảo quyền công dân

Xin kể về các quyền gắn liền với quốc tịch Úc, nơi tôi đang sinh sống, và ở Mỹ, ở Đức để có sự so sánh:

Úc có truyền thống đơn tịch bắt đầu với Đạo luật Quốc tịch năm 1903 (Naturalization Act 1903). Khi xin gia nhập Quốc tịch Úc, người đứng đơn không bị đòi hỏi bỏ quốc tịch gốc.

Năm 2002, Đạo luật Tu chính Quốc tịch Úc bỏ quy định công dân Úc đương nhiên mất quốc tịch Úc khi nhận quốc tịch của quốc gia khác. Nghĩa là Úc công nhận tình trạng song tịch hoặc đa tịch.

Cuối năm 2015, chính quyền Liên Bang có tu chính Luật Quốc Tịch cho phép tước quốc tịch Úc những người đã xin vào quốc tịch, còn giữ song tịch, mà phạm tội hoặc có liên can tới khủng bố.

Còn ở Đức trong thời chiến tranh lạnh, phía Đông Đức năm 1967 đã ban hành Luật mới về quốc tịch, nhưng phía Tây Đức vẫn áp dụng Luật quốc tịch theo luật huyết thống ban hành từ năm 1913 “Người Đức là công dân Đức”.

Tây Đức vì vậy chấp nhận quyền công dân cho tất cả “công dân Đông Đức“. Luật quốc tịch 1913 được tiếp tục sử dụng khi nước Đức thống nhất.

Luật Đức đòi hỏi khi nộp đơn xin quốc tịch Đức phải chính thức từ bỏ quốc tịch gốc. Công dân Đức bị mất quốc tịch khi trở thành công dân nước khác.

Nhiều nhân viên ngoại giao và sinh viên du học từ Việt Nam Cộng Hòa gặp khó khăn trong thủ tục xin gia nhập quốc tịch nên nhiều người đã rời nước Đức hay không trở thành công dân Đức.

Công dân Đức không bị tước quốc tịch hay bị trục xuất vì bất cứ lý do gì.

Còn tại Mỹ Hiến Pháp và Luật Pháp định nghĩa công dân theo nguyên tắc huyết thống. Nghĩa là con cái của công dân Mỹ sinh ra bất cứ nơi nào trên thế giới đều được mang quốc tịch Mỹ.

Để tránh trường hợp bị kỳ thị da màu, Tu chính án 14 công nhận quyền công dân cho mọi người sinh ra ở Mỹ.

Lợi dụng Tu chính án 14 nhiều người ngoại quốc sang Mỹ sinh đẻ để đứa trẻ được cấp quyền công dân và sau này có thể di dân đến Mỹ. Tổng Thống Trump tuyên bố sẽ ra một sắc lệnh ngăn cấm việc lạm dụng này.

Hiến Pháp và luật pháp Mỹ không công nhận song tịch mà cũng không cấm song tịch.

Theo Ðiều khoản 349 INA của luật Quốc Tịch Mỹ “Công dân Hoa Kỳ có thể mất quốc tịch Mỹ nếu nhập quốc tịch khác hoặc tuyên thệ trung thành với nước khác.”

Nhưng thông thường chỉ khi công dân Mỹ làm đơn và tuyên thệ xin từ bỏ quốc tịch Hoa Kỳ thì mới được xem là mất quốc tịch.

Luật pháp Mỹ không cho phép bất cứ ai tước đoạt quyền công dân của người khác, nhưng trong một số trường hợp công dân Mỹ không được phép hay bị cấm tới một số khu vực vì lý do an ninh hay chính trị.

Quyền Công Dân thời Việt Nam Cộng Hòa

Việt Nam Cộng Hòa sử dụng luật huyết thống. Người Việt và con cái người Việt đều mang quốc tịch Việt Nam.

Ngày 7/12/1955, Tổng thống Ngô Đình Diệm còn ban hành Dụ số 10 qui định tất cả những ai sinh ra trên lãnh thổ Việt Nam đều là người Việt Nam.

Lãnh thổ Việt Nam được nói rõ trong Hiến Pháp 1956 và Hiến Pháp 1967 là từ Ải Nam Quan đến Mũi Cà Mau, nghĩa là người miền Bắc hay người miền Nam đều là công dân Việt.

Người có quốc tịch Việt Nam sống ở bất cứ nơi vẫn là người Việt Nam và không ai có quyền tước quốc tịch của người Việt Nam. Người Bắc di cư hay vượt tuyến đương nhiên được hưởng mọi quyền lợi và nghĩa vụ công dân.

Người theo cộng sản vẫn được xem là công dân Việt chỉ khác là họ lầm đường lạc lối.

Chính sách chiêu hồi tạo cơ hội trên 230 ngàn cán binh cộng sản trong đó rất nhiều cán binh từ miền Bắc về hồi chánh. Họ đã được tự động nhận mọi quyền lợi và nghĩa vụ công dân.

Theo Hiến Pháp 1967 Việt Nam Cộng Hòa đa số người Việt hải ngoại có đầy đủ quyền bầu cử và ứng cử kể cả các chức vụ cao nhất là Tổng thống.

Điều 13.2 quy định “Mọi công dân đều có quyền bầu cử, ứng cử và tham gia công vụ trên căn bản bình đẳng theo điều kiện và thể thức luật định.”

Điều 53.1 quy định quyền ứng cử Tổng Thống hoặc Phó Tổng Thống những công dân hội đủ các điều kiện sau đây : “Có Việt tịch từ khi mới sanh ra và liên tục cư ngụ trên lãnh thổ Việt Nam ít nhất mười (10) năm tính đến ngày bầu cử. Thời gian công cán và lưu vong chánh trị tại ngoại quốc được kể như thời gian cư ngụ tại nước nhà.

Vấn đề quốc tịch và tổ quốc ngày nay

Người Việt hải ngoại dù là thuyền nhân, vượt biên đường bộ, đi theo diện HO, ở lại các quốc gia thuộc Liên Xô và Đông Âu hay nay bị trục xuất như cô Lê Thu Hà đều có chung một đặc thù là tị nạn chính trị.

Những người ra đi chính thức nhưng có những việc làm về thông tin, văn hóa, chính trị trái ý với nhà cầm quyền cộng sản bị cấm không thể trở về Việt Nam đều có thể được xem là “lưu vong chánh trị”.

Những người được gia đình bảo lãnh hay sinh ra ở hải ngoại vẫn được xem là những người tị nạn chính trị.

Khi thể chế tại Việt Nam thay đổi sẽ có những bước chuyển tiếp, trong đó có việc bầu ra Quốc Hội Lập Hiến soạn thảo một Hiến Pháp mới cho Việt Nam.

Hiến pháp mới và Luật pháp tương lai nên dựa trên tinh thần nhân bản, tinh thần hòa đồng dân tộc, Hiến Chương Liên Hiệp Quốc, và các Công ước quốc tế về quyền không bị tước quốc tịch với những điểm tương tự như Hiến Pháp 1967.

MUỐN SỐNG HẠNH PHÚC, GHI NHỚ 5 CHỮ ĐỪNG…

 MUỐN SỐNG HẠNH PHÚC,  GHI NHỚ 5 CHỮ ĐỪNG


Con người muốn được sống hạnh phúc, thanh thản mà trong tâm lại vẫn cứ ôm giữ các loại tâm tranh đấu, oán hận thì vĩnh viễn không thể nào đạt được. Hãy ghi nhớ 5 thứ “đừng” sau đây:

Cái đừng thứ nhất: Có tiền đừng keo kiệt:  

Tiền khi sinh chẳng mang theo đến, khi tử chẳng mang theo đi. Sức khỏe mới là thứ quan trọng hơn nhiều, có sức khỏe thì mới có tất cả.

  •       Trong dân gian có câu nói:“Không sợ kiếm ít tiền, chỉ s chết sớm”. Có sức khỏe thì ngại gì không kiếm được tiền. Vì sức khỏe, khi nào cần chi tiêu thì hãy chi tiêu, có tiền đừng keo kiệt. 

Cái đừng thứ hai: Có phúc đừng chờ 

  •       Con cháu đều có phúc của con cháu, đừng quá vì con cháu mà biến mình thành thân trâu ngựa. Nên tranh thủ thời gian hưởng thụ cuộc sống, đừng vì con cháu mà làm việc quá sức, làm cố quá là sát thủ nguy hiểm nhất của sức khỏe.

Cái đừng thứ ba: Có tình yêu đừng buông bỏ 

  •       Cuộc đời thật ngắn ngủi, tình yêu lại không dễ tìm kiếm, cho dù yêu hay được yêu đều là duyên phận, đều nên đón nhận, ngày hôm nay bạn buông bỏ, thì kiếp này nó sẽ không bao giờ đến với bạn nữa. 

Cái đừng thứ tư: Tức giận đừng để trong lòng  

  •       Trong cuộc đời, ai cũng có thể phải gặp những chuyện khó khăn hay không vừa ý, đừng nên vì thế mà “nộ khí xung thiên”. Tức giận là tồn tại khách quan, không nên giữ ở trong lòng, nín thở thì khí sẽ ứ tắc, khí ứ tắc thì sẽ sinh bệnh.
  •       Gặp phải những sự việc khiến ta tức giận, hãy tìm người để khai thông nó, thổ lộ ra hết, như vậy sẽ gỡ bỏ nó nhanh hơn, nội tâm sẽ yên bình trở lại.
  •       Bạn bè chính là công cụ “tốt nhất, cũng là nguồn động lực, khích lệ tinh thần, tiếp thêm sức mạnh tốt nhất cho bạn. 

Cái đừng thứ năm: Có thù hận đừng ghi nhớ  

  •       Lòng dạ khoáng đạt, dùng thiện lương nhân ái để đối đãi, không để ý những chuyện nhỏ, gạt bỏ ân oán, cũng không để thù hận trong lòng. Hãy làm cho mỗi ngày trong cuộc đời của bạn là một ngày vui sống.
  •       Người xưa sống được trường thọ vì họ có “tam bất thức”, chính là không cần biết 3 điều, không quan tâm ân oán, không quan tâm tuổi tác, không quan tâm bệnh. 

NAM GIANG 

 From: KittyThiênKim & KimBằng Nguyen