Kẻ đi tìm – chuyên mục: Có thực như thế không khi Tổng Trọng tuyên bố chưa bao giờ Đất Nước được như hôm nay? – Phần 2

Đất trong tay Đảng bị ăn chặn, ăn hôi ăn bẩn tơi bời. Nước trong tay Đảng bị ô nhiễm tàn tệ nhất thế giới.

Lời của TBT Trọng, “Với tất cả sự khiêm tốn, chúng ta vẫn có thể nói rằng: Đất nước ta chưa bao giờ có được cơ đồ, tiềm lực, vị thế và uy tín quốc tế như ngày nay.”

Đối chiếu với thực tế thì Cơ nghiệp của Việt Nam dưới sự cai trị của Đảng Cộng Sản ra như thế nào, sau đây là các sự kiện mà  “Chưa bao giờ xảy ra như thế này”:

  • Đảng sáng suốt tới mức những kẻ ăn tham ít, tài sản không đáng kể như Võ văn Thưởng, Phạm Bình Minh, Vũ Đức Đam đều bị mất chức. Đây là thành phần hạt giống đỏ, tương lai của Đảng.
  • VN xử vụ án “vô tiền khoáng hậu”, Trương Mỹ Lan lừa đảo ngân hàng $12 tỷ lớn chưa từng thấy. 
Bà Trương Mỹ Lan, chủ tịch công ty Vạn Thịnh Phát, và chồng cùng các thuộc cấp bị đưa ra tòa vào sáng 5 Tháng Ba, 2024 tại Sài Gòn.
  • Lần đầu tiên trong lịch sử tư pháp, các bị can trong một vụ án thừa nhận hành vi hối lộ với số tiền lên tới hàng (mấy) triệu USD.
  • Tồi bại nhất là vụ Đông Á, 3 cán bộ trung ương Đảng và 35 cán bộ cao cấp bộ Y Tế, bộ Ngoại Giao, … ăn tiền từ kit xét nghiệm của bệnh nhân COVID.
  • Táo bạo và dơ dáy nhất là vụ chuyến bay giải cứu COVID, 26 cán bộ Công An, Ngoại Giao vòi tiền ăn của ngư dân đánh cá bị bắt ở Mã Lai và ăn của người lao động làm việc ở các nước bị mắc kẹt cô lập vì COVID.

Xem lại phần 1 của bài ở đây

Tương lai không trong tay ta

Tương lai không trong tay ta

Ba’o Dan Chim Viet

Tác Giả: Tăng Quốc Kiệt

Dựa theo quyển Homo Deus, tác giả Yuval Noah Harari.

Viết cho hai cháu với tình thương sâu đậm của ông bà nội.

Thời tôi còn trẻ, được người lớn dạy tương lai trong tay ta, có nghĩa là: nếu ta gắng sức học hành, phấn đấu vươn lên, thì tương lai cầm chắc trong tay. Điều đó, không còn là sự thật trong tương lai rất gần cho con cháu chúng ta; tôi nói rất gần, có nghĩa là ít hơn 20 năm. Xin bạn đọc theo dõi để biết điều gì chờ đón thế hệ tương lai.

Học ngành gì cho tương lai?

Các bậc phụ huynh, thường khuyên con cháu theo học các ngành nghề như  bác sĩ, dược sĩ, nha sĩ, kỹ sư, vì dễ kiếm việc và bảo đảm lợi tức.

Nhưng ngay ngành y, bác sĩ trong tương lai, sẽ bị kĩ thuật toán AI  làm cho thất nghiệp.

Với siêu máy tính WATSON của IBM (hệ thống trí tuệ nhân tạo Artificial Intelligence AI) từng thắng trò chơi Jeopardy 2011, hiểm họa thất nghiệp của bác sĩ với sự lấn đất dành dân của thông minh nhân tạo không xa.

Trí tuệ của Watson có vô số lợi thế so với con người.

Thứ nhất: có thể lưu giữ trong ngân hàng dữ liệu thông tin về tất cả các loại bệnh, các loại thuốc đã có trong lịch sử. Sau đó nó cập nhật hằng ngày các dữ liệu trên, trên toàn thế giới.

Thứ hai: Watson biết  hết toàn diện gen của bệnh nhân kể cả lịch sử bệnh tật, các bộ gen của cha mẹ, anh chị em ruột, anh chị em họ, của bệnh nhân, Watson biết ngay là bệnh nhân có đi du lịch ở xứ nhiệt đới gần đây không để có thể loại trừ bệnh nhiệt đới, trong gia đình có ai bị ung thư không v.v…

Thứ ba: Watson là bác sĩ không bao giờ biết mệt, biết đói, không bao giờ bệnh, là những thứ có thể ảnh hưởng đến sự sáng suốt khi định và chữa bệnh.

Watson sẽ đặt cho bệnh nhân hàng trăm câu hỏi để trả lời.

Nếu ngày hôm nay, bạn vui mừng khi được nhận vào y khoa với hy vọng là sẽ làm bác sĩ gia đình; trong 20 năm nữa, bạn nên suy nghĩ lại! Với một Watson như vậy, người ta không cần tới bạn nữa đâu! Một máy tính chẩn đoán chính xác 90 % ca ung thư phổi, trong khi bác sĩ chỉ chẩn đoán đúng 50 % ca mà thôi.

Một số vấn đề kĩ thuật khó khăn còn ngăn cản Watson và đồng loại thay thế bác sĩ ngày mai. Nhưng dù khó khăn tới đâu, chỉ cần giải quyết xong, thì nó sẽ thay thế bác sĩ, vì sự đào tạo bác sĩ kéo dài nhiều năm, và hết sức phức tạp.

Muốn có một bác sĩ, cần mười năm đào tạo, muốn có thêm một bác sĩ thứ hai cần 10 năm nữa. Còn Watson thì người ta chế ra hàng ngàn, trực 24/7. Ở mọi nơi trên thế giới, và bác sĩ thật sẽ làm gì sau đó?

Dĩ nhiên, bác sĩ vẫn còn hiện diện, nhưng với số lượng rất ít so với ngày nay, và kết quả là gì? Bác sĩ hiện nay sẽ thất nghiệp trong vòng 20 năm tới.

Dược sĩ, cũng không hơn. Năm 2011, một nhà thuốc ở San Francisco, do một robot duy nhất vận hành. Trong vòng một năm hoạt động, trên 2.000.000 toa thuốc, không một lỗi nào. Trung bình dược sĩ thật, phạm sai lầm1.7% tổng số đơn thuốc. Riêng ở Mỹ, sai lầm là 50 triệu  đơn thuốc mỗi năm!

Máy AI không thể thay con người?

Có lý luận khác: máy tính chỉ tốt cho việc thay thế kỷ thuật nhưng làm sao có thể thay thế con người để giải thích và an ủi bệnh nhân? Cái máy là cái máy, vốn lạnh lùng, vô cảm.

Nhưng Watson, là thuật toán, nó nắm bắt trạng thái cảm xúc của người bệnh. Bằng cách đo huyết áp, giám sát hoạt động não. v.v.. Watson có thể biết chính xác bạn đang cảm thấy ra sao. Nó phân tích hàng triệu dữ kiện, do tiếp xúc của máy với người bệnh . Nó sẽ nói với người bệnh chính xác điều bạn muốn nghe và bằng một tông hợp lý, rất phù hợp với cảm xúc của người bệnh, máy không gắt gõng, không rầy la bệnh nhân.

Không việc làm, loài người sẽ làm gì?

Vấn đề đặt ra trong kinh tế học thế kỷ 21, là chúng ta phải làm gì khi hệ thống AI thế cho con người, một cách tốt hơn trên mọi lĩnh vực và tất cả những người thừa thải sẽ làm gì?

Đó là câu hỏi lớn đáng sợ chưa có lời giải đáp.

Việc làm của con người nằm trong ba lĩnh vực chính: nông nghiệp, công nghiệp và dịch vụ.

Cho tới năm 1800, đa số làm nông nghiệp, thiểu số là công nghiệp và dịch vụ.

Trong cuộc cách mạng công nghiệp, nông dân rời bỏ ruộng đồng để đi vô các nhà máy, ngành dịch vụ cũng bắt đầu gia tăng.

Đến năm 2010, 2 % dân Mỹ làm nông nghiệp. 20 % làm công nghiệp, 78% làm dịch vụ, bác sĩ, giáo sư, thiết kế trang web v.v… Khi AI có thể dạy học, chẩn đoán và thiết kế Web tốt hơn. Con người sẽ làm gì để sống?

Khi cuộc cách mạng công nghiệp xảy ra, người ta sợ loài người sẽ bị thất nghiệp, nhưng điều đó không xảy ra, vì có nhiều ngành nghề mới thay thế cho các ngành nghề đã lỗi thời. Nhưng đây không phải là quy luật tất nhiên cho những gì sắp xảy ra.

AI không thể thay thế năng lực nhận thức?

Con người có hai kiểu năng lực cơ bản, năng lực thể chất và năng lực nhận thức.

Phải chăng máy móc có thể cạnh tranh với chúng ta ở mặt năng lực thể chất nhưng không thể cạnh tranh với chúng ta năng lực nhận thức. Sai lầm!

Điều gì sẽ xảy ra nếu một ngày, AI vượt qua chúng ta trong việc ghi nhớ, phân tích và nhận dạng mẫu?

Là ảo tưởng nếu chúng ta nghĩ rằng mãi mãi năng lực nhận thức nằm ngoài AI . Mãi mãi đó chỉ kéo dài 20 năm nữa thôi các ngài à!

Thập niên 1980, để chứng minh loại người ưu việt, người ta dẫn chứng cờ vua chess, người ta tin rằng, máy tính không bao giờ thắng được con người; nhưng ngày 10-02-1996, deep blue của IBM  đã đánh bại vô địch thế giới người Nga Garry Kasparov.

AI lại chiến thắng cờ vây, do phần mềm Alpha Go của Google tự học đánh cờ vây phức tạp hơn cờ vua (gốc ở Trung Hoa  khác với cờ tướng).

Tháng 03-2016 trận đấu ở Seoul, giữa Alpha Go và vô địch cờ vây Hàn Quốc là Lee Sedol Alpha Go thắng 4-1.

Thời tiền sử, khi con người săn bắt hái lượm còn ngự trị, họ phải biết nhiều kỹ năng khác nhau, do đó, robot không thể thay thế họ được. Vì robot phải biết chế tạo dụng cụ bằng đá, tìm nấm để ăn, theo dấu con mồi v.v…

Ngày nay người ta bắt đầu chuyên  môn hóa, càng chuyên môn hóa robot càng dễ thay thế con người.

Chuyện gì xảy ra khi mà thuật toán thay thế hàng 1.000.000 tài xế, hằng triệu tài xế đâm thất nghiệp thì của cải sẽ tập trung vào sở hữu chủ của thuật toán và một nhóm tỷ phú họ sẽ nắm hết của cải của nhân loại. Khoảng cách giầu nghèo ngày càng cách xa vời vợi.

Ngày AI sẽ thay thế con người, nó có tư cách pháp nhân thành sở hữu chủ của các công ty.

Nghệ thuật độc tôn của loài người?

Thế thì con người sẽ làm gì? Câu hỏi được lập đi lập lại hằng 1.000.000 lần. Phải chăng chỉ còn lại một chỗ trú ẩn tối hậu: nghệ thuật. Sai luôn!

Thí dụ sáng tạo nhạc: David Cope  giáo sư âm nhạc của đại học California ở Santa Cruz.

Cope đã viết chương trình vi tính sáng tác concerto, thánh ca, giao hưởng và opera. Sáng tạo đầu tiên của ông tên là EMI (Experiments in Musical Intelligence)

Chuyên bắt chước phong cách Bach. Ông mất bẩy năm để lập chương trình, sau đó EMI sáng tác 5000 thánh ca theo phong cách J S Bach trong vòng một ngày!

Cope  tổ chức một buổi biểu diễn vài thánh ca chọn lọc tại lễ hội âm nhạc Santa Cruz, khán giả nhiệt liệt tán thưởng, họ không biết EMI sáng tác chứ không phải là Bach. Khi biết sự thật, một số người câm lặng, số khác phẫn nộ la hét.

EMI tiếp tục học phong cách Beethoven, Chopin, Rachmaninov, Stravinsky.

Cuốn album đầu tay của EMI máy tính soạn nhạc cổ điển bán rất chạy.

Bị các chuyên gia nhạc cổ điển phản đối cho là nhạc EMI  không có chiều sâu, không có linh hồn. Nhưng sau khi nghe mà không biết tác giả thì khán giả vẫn cho EMI có hồn và có cảm xúc.

Một cuộc tranh tài ở đại học Oregon, do giáo sư âm nhạc Steve Larson thách thức: các nghệ sĩ dương cầm sẽ chơi ba bản nhạc: một của Bach, một của EMI, một của Larson sau buổi trình diễn khán giả bỏ phiếu.

Kết quả: khán giả tưởng nhạc EMI là của Bach, Bach là của Larson, và nhạc Larson là do EMI làm.

Tháng 9/2013, hai nhà nghiên cứu của ĐH Oxford là CARL BENEDIKT FREY và MICHAEL A OSBORN đã xuất bản cuốn tương lai của người lao động cho biết ngành nghề nào sẽ bị AI loại bỏ.

47 % việc làm ở Mỹ sẽ có nguy cơ cao biến mất, từ nay đến 2033, 14 năm nữa thôi.

Dĩ nhiên, đến 2033 nhiều ngành nghề mới xuất hiện, như thiết kế thế giới ảo, nhưng nó đòi hỏi nhiều sáng tạo và linh hoạt. Liệu các người ở tuổi 40, bị mất các việc kể trên, có khả năng thiết kế thế giới ảo? Nếu được, 10 năm sau, họ lại phải tự tái tạo, một lần nữa mới theo kịp trào lưu.

Vấn đề là phải tạo ra các ngành nghề mà con người vượt qua thuật toán.

Chúng ta không biết vào năm 2030-2040 thị trường lao động sẽ ra sao? Thế thì phải dạy con cái chúng ta chọn nghề gì đây?

Người ta sẽ phải học tập suốt đời, phải làm mới bản thân suốt đời, nên sẽ rất mỏi mệt không như trước kia chỉ có giai đoạn học, rồi giai đoạn làm việc.

Phát triển công nghệ tương lai có thể giúp nuôi ăn hỗ trợ cho người không việc làm. Nhưng họ sẽ phải làm gì để không cảm thấy nhàn rỗi và vô dụng? Họ sẽ phát điên nếu sáng dậy không biết làm gì cả ngày.

Kết luận:

Đọc đến đây bạn nghĩ gì? Tác giả bi quan quá chăng? Xin lỗi đã làm độc giả băn khoăn. Nhưng sự thật thì hay mất lòng. Thôi thì mình cứ sống vui từng ngày, còn chuyện gì sẽ xảy ra thì sẽ tính sau. Con người vốn thông minh, chắc sẽ tìm ra giải pháp cho tương lai, nếu không, có lẽ là nhờ AI tìm giải pháp. Chớ quên cái nút bấm để tiêu hủy robot phòng khi nó phản lại ta. Nếu không loài người sẽ chỉ là đám nô lệ kiểu mới cho robot. Nhưng không dễ, vì AI sẽ tìm cách hóa giải nút đó !

Sẽ còn nữa chăng cái gọi là loài người, và tình người?

Mùa đông Canada tháng một 2019


 

Bắt nóng Ủy Viên Trung ương: Trần chậm hay Tô nhanh?

Ba’o Tieng Dan

Blog RFA

Gió Bấc

21-3-2024

Tính đến nay mới hơn nửa nhiệm kỳ, kể cả Võ Văn Thưởng thì đã có 18 ủy viên trung ương đảng trong đó có đến 4 ủy viên bộ chính trị khóa 13 bị ngã ngựa bằng nhiều hình thức: Cho thôi giữ chức, về hưu theo nguyện vọng; bị kỷ luật cách chức, khai trừ, bị đình chỉ…

Theo độ nóng sát phạt của lò ông Tổng, Ủy viên Trung ương bị bắt giam không còn là chuyện lạ. Thậm chí ở khóa 12, Đinh La Thăng là ủy viên Bộ Chính Trị cũng bị bắt giam, nhiều lần ra tòa lãnh án.

Cụ Tổng và các quan chức tuyên giáo từ trên xuống dưới luôn xoen xoét tự hào: Chống tiêu cực, tham nhũng không có vùng cấm, dù là thành phần tinh hoa được đảng sàng lọc, bồi dưỡng, học tập rèn luyện theo đạo đức Hồ Chí Minh, nhưng khi bị lộ dính vào tham nhũng thì đều xử lý nghiêm.

Tuy nhiên, trong thể chế chính trị mà cán bộ có ba mức: Tín nhiệm, tín nhiệm cao, tín nhiệm thấp, lại có luật ngầm bí mật nào đó, việc xử lý sai phạm đảng viên, nhất là đảng viên cao cấp, luôn phải tuân theo trật tự nghiêm nhặt là kỷ luật đảng trước, pháp luật sau. Cái luật ngầm ấy làm cho việc chống tham nhũng bị chậm chạp, kéo dài. Đa phần trường hợp sai phạm xảy ra lâu đời từ tám hoánh, cán bộ tham nhũng đã lên chức hoặc hoán chuyển đơn vị nhiều lần mới bị xử lý bắt giam.

Ông Trần Văn Minh, Bí thư Bình Dương sai phạm đất công, đất tư, xây nhà không phép lấn sông đã bị Trương Châu Hữu Danh phanh phui từ lúc còn làm chủ tịch UBND tỉnh ở khóa 12, ấy vậy mà vẫn vòng vèo lên chức Bí thư lọt vào trung ương đảng khóa 13 rồi mới bị kiểm tra, kỷ luật đảng, sau đó mới bị bắt giam (1).

Mới đây thôi, trong vụ án xăng dầu Xuyên Việt Oil mở rộng, đảng đã kỷ luật cách chức, khai trừ ông Lê Đức Thọ, ủy viên trung ương, Bí thư Bến Tre vì “đã vi phạm nghiêm trọng quy định của Đảng, pháp luật của Nhà nước, quy định những điều đảng viên không được làm và trách nhiệm nêu gương trong việc kê khai, minh bạch tài sản, thu nhập; giải trình nguồn gốc và biến động tài sản không trung thực, không đúng quy định.

Vi phạm của ông Lê Đức Thọ mang tính hệ thống, kéo dài trong nhiều năm, đã gây hậu quả rất nghiêm trọng, dư luận xấu, bức xúc, ảnh hưởng đến uy tín của Đảng, mất uy tín cá nhân” (2).

Những vi phạm đó phát sinh từ thời ông làm ngân hàng, đâu liên quan tới tỉnh Bến Tre. Cũng phải chờ đảng khai trừ xong, đến tháng 12-2023, ông Thọ mới bị bắt giam.

Chính vì trật tự đảng trước, nhà nước sau nghiêm nhặt đó, nên khóa này Trung ương đảng và Quốc Hội phải họp bất thường, lu bù như đám cưới chạy tang để cách chức hoặc bắt giam các Ủy viên Trung ương. Phiên bất thường đầu tiên để cách chức khai trừ, bắt giam hai ông Bộ trưởng Nguyễn Thanh Long và Chủ tịch Hà Nội Chu Ngọc Anh… chỉ trong một ngày. Phiên bất thường thứ hai là cho hai ông Phạm Bình Minh và Vũ Đức Đam thôi giữ chức. Kế đến là ông Nguyễn Xuân Phúc.

Với ông Trần Đức Quận, Bí thư Lâm Đồng, tuy không phải họp Trung ương bất thường nhưng ngày 24-1-2024 khởi tố, bắt giam vẫn trùng khớp với ngày Ủy ban Kiểm tra họp xét đề nghị kỷ luật ông Quận. Quy tắc đảng trước, nhà nước sau vẫn được bảo đảm (3).

Điều oái oăm là ngay trong ngày tôn vinh phụ nữ 8-3, Tô Đại Tướng đã xé rào, khởi tố bắt giam người đẹp Hoàng Thị Thúy Lan, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch Hội đồng nhân dân tỉnh, Trưởng đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh, trong khi chưa hề bị đảng nhắc nhở tiếng nào. Sự kiện gây chấn động vì trước đây dư luận có quá nhiều tai tiếng về sự thăng tiến thần tốc cũng như năng lực và sinh hoạt, lối sống của Hoàng Thị Thúy Lan. Báo chí lề phải từng đăng thông tin một quan chức trẻ đã đột tử sau khi ngủ qua đêm ở biệt phủ của bà Bí thư.

Từ lâu, mạng xã hội đã châm chọc ví von cái tên Lan với nhân vật nữ trong tiểu thuyết Tắt Lửa Lòng của nhà văn Nguyễn Công Hoan được soạn giả Trần Hữu Trang chuyển thể thành vở cải lương Chuyện Tình Lan và Điệp rất nổi tiếng ở Việt Nam gần một thế kỷ qua. Ây vậy mà Lan vẫn vững như bàn thạch.

Sai phạm nhận hối lộ của Lan liên quan đến vụ án Nguyễn Văn Hậu (còn gọi Hậu “Pháo”, Chủ tịch HĐQT Công ty cổ phần Tập đoàn Phúc Sơn) vừa mới được khởi tố. Vụ án đã kéo theo nhiều quan chức hàng đầu hai tỉnh Vĩnh Phúc và Quảng Ngãi, đặc biệt là ông Võ Văn Thưởng, Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch nước, từng là Bí thư Quảng Ngãi tiền nhiệm. Việc bắt Lan như cú đấm knock-out hoàn toàn bất ngờ.

Mãi đến 10 ngày sau, kỳ họp thứ 38 của Ủy ban Kiểm tra Trung ương mới kết luận, người đẹp Thùy Lan có vi phạm và đề nghị cơ quan thẩm quyền xem xét kỷ luật. Phải mất hai ngày nữa, trong phiên họp Trung ương bất thường ngày 20-3, Lan mới bị đảng “cắt dây chuông” Ủy viên Trung ương, các chức danh khác kể cả đảng viên. Ông Thưởng được đảng “nhân văn”, chấp thuận cho thôi tất cả mọi chức vụ, nhưng không bị khai trừ đảng (4).

Vì sao có hiện tượng lạ lùng này? Tô Lâm quá nhanh tay hay Trần Cẩm Tú chậm chân? Bắt giam Ủy viên Trung ương trước khi bị đảng xử lý là chủ trương mới, luật mới của “chiến dịch đốt lò” của Tổng Trọng, hay là hành vị tự phát của Tô Lâm?

Vì sao phải bắt giam cấp bách người đẹp tên Lan và các đồng phạm mà không chờ đến cuộc họp bất thường như các Ủy viên Trung ương khác?

Với người dân thì đây chỉ là thắc mắc cho vui. Bắt trước, bắt sau, bắt nhiều, bắt ít, không liên can gì đến họ. Trong thể chế độc đoán này, mọi chức tước đều được bán, mua, đổi chác, thỏa hiệp giữa các cá nhân, phe nhóm trong giới lãnh đạo chóp bu.

Người ta dư hiểu rằng đã leo vào đến “nhà đỏ” thì không có bàn tay nào trong sạch. Ai cũng có thể là học trò xuất sắc của Hồ Chí Minh, đạo đức sáng ngời và khi bị lộ ai cũng đều là những con hạm khổng lồ, nuốt trọn hàng chục, hàng trăm dự án đất đai, tài sản hàng ngàn tỉ. Chỉ vài tháng trước đây, báo Nhân Dân của đảng đã long trọng đưa tin, kết quả lấy phiếu tín nhiệm đối với 28 chức danh tại Kỳ họp thứ 13, Hội đồng Nhân dân tỉnh Vĩnh Phúc, nhiệm kỳ 2021-2026, Bí thư Vĩnh Phúc Hoàng Thị Thúy Lan đạt gần 98% số phiếu tín nhiệm cao, chiếm tỉ lệ cao nhất (5).

Nhưng với các quan chức cao cấp trong “nhà đỏ”, sự phá vỡ nguyên tắc đảng trước, luật pháp sau, sẽ có tác động rất lớn. Quyền lực của phe nhóm công an sẽ tăng thêm một bước mới, có thể khuynh đảo chính trường.

Điều rõ ràng nhất là, ngay sau khi Hoàng Thị Thúy Lan bị bắt, Võ Văn Thưởng bị tước mọi quyền hành, không còn xuất hiện trên báo chí. Ngay công việc mang tính nghi lễ thuần túy là tiếp đại sứ Lào, được giao cho bà Trương Thị Mai, người không hề có danh vị gì về ngoại giao nhà nước, là thất thố ngoại giao khó giải thích. Chuyến thăm và làm việc của Quốc vương và Hoàng hậu Hà Lan bị hoãn đột ngột, như vết chém khó hàn gắn vào quan hệ ngoại giao hai nước.

Diễn biến này cho thấy, cuộc chiến cung đình trước thềm đại hội 14 sẽ rất căng thẳng, tàn khốc. Các phe nhóm sẽ tranh giành quyền lực các ghế tứ trụ một mất một còn. Những tiêu chuẩn về năng lực, phẩm chất cán bộ mà Tổng Trọng và Tiểu ban Nhân sự đã công bố chỉ là món đồ chơi. Chiến thắng thuộc về kẻ mạnh, nắm được yếu huyệt của đối phương.

Phạm Bình Minh, Trần Tuấn Anh và đến lượt Võ Văn Thưởng… bị cưa ghế hoàn toàn, không phải vì những vi phạm chung chung như đã được nêu. Thậm chí có thể phần nào đó họ còn sạch sẽ hơn những nhân vật đang quyền, đang chức. Họ bị loại chính là bởi có đủ các tiêu chuẩn hình thức lọt vào tứ trụ nhưng thuộc về phe yếu, phải chấp nhận rời sân, nhường cuộc chơi cho người khác.

Chú thích:

1- https://baochinhphu.vn/bat-tam-giam-nguyen-bi-thu-tinh-uy-binh-duong-tran-van-nam-102297111.htm

2- https://tuoitre.vn/cach-chuc-tat-ca-chuc-vu-trong-dang-cua-bi-thu-tinh-uy-ben-tre-le-duc-tho-20231002120150104.htm

3- https://xaydungchinhsach.chinhphu.vn/cho-thoi-chuc-2-can-bo-cap-cao-khai-tru-ra-khoi-dang-2-nguyen-bi-thu-tinh-uy-119240131151339799.htm

4- https://tuoitre.vn/khai-tru-dang-cuu-bi-thu-vinh-phuc-hoang-thi-thuy-lan-20240318170422968.htm

5- https://nhandan.vn/chu-tich-uy-ban-nhan-dan-tinh-vinh-phuc-co-qua-nua-tong-so-phieu-tin-nhiem-thap-post787729.html


 

 Nhân viên bán bảo hiểm gốc Việt khai gian khách hàng là sinh viên

March 22, 2024

Ba’o Nguoi-Viet

SANTA CLARA, California (NV) – Một nhân viên bán bảo hiểm xe hơi bị buộc tội gian lận sau khi bị cáo buộc làm giả hồ sơ từ chương trình hỗ trợ sinh viên để giảm giá cho khách hàng và kiếm được hàng ngàn Mỹ kim tiền hoa hồng. Thomas Trương, 61 tuổi, đến từ San Jose, nộp văn bằng tốt nghiệp đại học giả của đại học University of California, Berkeley, phiếu điểm giả và thư giả mà ông có được từ một trường đại học cộng đồng địa phương, theo Văn Phòng Biện Lý Quận Santa Clara, theo KRON 4 News.

Thomas Trương, Biện Lý Quận cho biết, đã nộp 10 mẫu đơn “Sinh Viên Giỏi” từ trường đại học Mission College ở Santa Clara tới chỗ làm việc của mình để lấy phiếu giảm giá cho khách hàng. Một cuộc điều tra cho thấy tám trong số 10 khách hàng được giảm giá chưa bao giờ theo học tại trường đại học và hai người từng là sinh viên Mission College thì lại không đi học trong những ngày được điểm danh trong biểu mẫu.

Thomas Trương bị công ty Farmers Insurance cho thôi việc sau khi cáo buộc phạm tội được đưa ra ánh sáng. Ông ra tòa vào Thứ Ba, 19 Tháng Ba  tại Tòa Án Công Lý ở San Jose. Nếu bị kết án, Thomas Trương có thể phải trả tiền bồi thường và có thể phải lãnh nhận án tù.

Một nhân viên bán bảo hiểm xe hơi ở San Jose, California bị buộc tội gian lận với cáo buộc làm giả hồ sơ từ chương trình hỗ trợ sinh viên để giảm giá cho khách hàng và kiếm được hàng ngàn Mỹ kim tiền hoa hồng hôm 19 Tháng Ba, 2024 (Hình: JeShoots.com/Pexels)

“Tình trạng gian lận bảo hiểm gây ra tổn thất lớn và nhỏ trên toàn tiểu bang,” Biện Lý Quận Jeff Rosen cho biết. “Chúng tôi quyết tâm thực thi công lý và giúp các doanh nghiệp và khách hàng có điều kiện mua bán lành mạnh.”

Các nhà điều tra từ Sở Bảo Hiểm California dò xét công việc của Thomas Trương và phát giác ra: 10 văn bằng đại học giả, 14 phiếu điểm giả từ các trường trung học trên khắp Vùng Vịnh, 10 tuyên bố giả từ giới chức trường học.

Khi công lực đưa ra các hồ sơ, khách hàng cũ của Thomas Trương cho biết họ không đưa cho ông các loại hồ sơ đó và chưa bao giờ nhìn thấy chúng trước đây. Nhiều khách hàng nói với các nhà điều tra rằng họ không biết mình đang nhận được những khoản tiền giảm giá do gian lận. (TTHN)


 

NỖI ĐAU THỨ 2: Trốn sang Ai Cập- Cha Vương

Tạ ơn Chúa đã ban cho bạn một ngày mới để sống khoan dung hơn. Đối với người Việt Nam hải ngoại, hành trình bỏ nước ra đi vẫn còn ẩn hiện trong ký ức. Có những người chạy trốn trong sợ hãi, có những vết thương của thuyền nhân Việt Nam tị nạn sẽ không bao giờ lành, có những người đã chết trên biển khơi hoặc chết trong trại tị nạn, rồi lại có những người ra đi trong vui mừng hớn hở,… dù bất cứ lý do hay hoàn cảnh nào, định cư trên đất nước xa lạ vẫn mang lại cho bạn những khoảnh khắc khó quên. Hôm nay mời bạn suy niệm về nỗi đau của Đức Mẹ cùng với Thánh Giuse bồng con mình trốn sang Ai Cập. Các ngài chạy trốn trong sợ hãi những với hết lòng tin tưởng vào thánh ý Thiên Chúa.

Cha Vương

Thứ 6: 22/3/2024

NỖI ĐAU THỨ 2: Trốn sang Ai Cập—Với trái tim của một người mẹ, Đức Maria những mong muốn cho con trẻ một cuộc sống bình yên hạnh phúc. Thế nhưng, nỗ lực tìm kiếm cho con trẻ nơi ở xứng đáng đã không được thực hiện khi cùng Thánh Giuse bồng con trốn sang Ai Cập trong đêm tối. Mẹ Maria mang theo trong trái tim mình nỗi đau của người mẹ thương con rất mực. Thế nhưng, Đức Maria không một lời than trách, nhưng đón nhận với lòng khiêm nhường tuân theo thánh ý Thiên Chúa.

❦  Trong giây phút thinh lặng, mời bạn đặt hết những đau khổ của đời mình dưới sự che trở của tà áo Mẹ hôm nay nhé.

CẦU NGUYỆN: Lạy Mẹ Maria, trinh nữ thương đau, trong cuộc sống những lúc chúng con phải đối diện với những éo le ngang trái của cuộc đời, xin Mẹ mặc cho chúng con đức khiêm nhường nhẫn nại của Mẹ, để chúng con bình tĩnh nhận ra thánh ý Chúa cho chúng con trong hoàn cảnh hiện tại.

❦  Kính mừng Maria…

❦  Chúng con cậy vì Danh Chúa Nhân Từ, xin cho… (các linh hồn đang đau khổ trong luyện ngục) được lên  chốn nghỉ ngơi…

❦  Lạy Mẹ Maria, Mẹ của lòng nhân từ và lòng thương xót, xin cầu bầu cho chúng con và toàn thế giới.

From: Do Dzung

Niềm Tin Và Phận Người – Nguyễn Hồng Ân 

 KIỆT TÁC CỦA SỰ THÁNH THIỆN – Lm. Mục Minh Anh, Tgp Huế

Lm. Mục Minh Anh, Tgp Huế

“Nếu tôi làm các việc đó, thì dù các ông không tin tôi, ít ra cũng hãy tin các việc đó!”.

Trong sách Xuất Hành, từ chương 25-30, Chúa chỉ thị cho Môsê cách thức thiết kế Nhà Tạm, Hòm Bia, bàn thờ và phẩm phục… Môsê phải tìm các nghệ nhân. Họ lấy vàng, bạc, vải và đá quý để thiết kế chúng lộng lẫy nhất có thể. Mục đích của Chúa gợi lên mục đích chung cho mọi công trình lớn nhỏ của Ngài: “Tôn vinh vẻ huy hoàng của Thiên Chúa và biểu lộ vinh quang Ngài”. Chúng phải là những ‘kiệt tác của sự thánh thiện!’.

Kính thưa Anh Chị em,

Lời Chúa hôm nay nói đến những ‘kiệt tác của sự thánh thiện’. Chúng không chỉ là những gì được đem vào cung thánh đền thờ, nhưng còn là những chứng từ không lời. Đó là những việc làm tốt lành của một chứng nhân đích thực!

Chúa Giêsu tiết lộ một điều hết sức quan yếu: đức tin không chỉ đặt nền tảng trên những gì Thiên Chúa hứa, nhưng còn trên những việc Ngài làm! Công việc vĩ đại nhất Chúa Cha đã làm là phục sinh Chúa Con mà Giáo Hội sắp tưởng niệm. Và Chúa Con vẫn tiếp tục thực hiện các công trình của Cha qua các chứng nhân của Ngài và qua các Bí tích; đặc biệt, Thánh Thể và Hoà Giải. Đó cũng là những ‘kiệt tác của sự thánh thiện!’.

Chúng ta không đánh giá thấp tầm quan trọng và sức mạnh của những lời chứng cá nhân trong một thế giới ngập tràn thông tin thuộc mọi kiểu. Tuy nhiên, trong bối cảnh hỗn tạp này, chỉ những ‘kiệt tác của sự thánh thiện’ mới có thể nói tiếng nói mạnh nhất, vang vọng nhất! Về điểm này, Phaolô VI có một câu bất hủ, “Người đương đại cần lời chứng hơn lý lẽ!”. Các việc chúng ta làm có phù hợp với những lời chúng ta nói không? Chúng có nói lên điều bạn và tôi tuyên xưng? Hay “Tất cả chỉ là từ ngữ?”.

Kết thúc Tin Mừng hôm nay, Gioan viết, “Ở đó, nhiều người đã tin vào Chúa Giêsu”. Dẫu bao chống đối, lời nói và việc làm của Chúa Giêsu vẫn có khả năng thâm nhập trái tim con người. Sự chống đối khủng khiếp; thậm chí, thâm độc, không thể cản trở người khác tin vào Ngài. ‘Mầu nhiệm’ này lặp đi lặp lại trong đời sống Hội Thánh! Ở đâu có sự chống đối lớn nhất đối với Tin Mừng, ở đó luôn có những ‘kiệt tác hoán cải’ lớn nhất!

Từ thời Cựu Ước, Giêrêmia đã trải nghiệm một niềm vui tương tự. Dẫu bao bạo hành, bách hại của dân mình, Giêrêmia vẫn chứng tỏ là một người được Chúa sai đến để hoán cải họ; lời nói và việc làm của ông đầy thuyết phục, “Hãy ca tụng Chúa, vì Người đã giải thoát kẻ cơ bần khỏi tay phường hung bạo!” – bài đọc một. Thánh Vịnh đáp ca có chung một tâm tình, “Lúc ngặt nghèo, tôi kêu cầu Chúa; Người đã nghe tiếng tôi!”.

Anh Chị em,

“Nếu tôi làm các việc đó!”. Hãy chiêm ngắm một Giêsu từ máng cỏ Bêlem cho đến một Giêsu giãy giụa trên đồi Canvê để thấy “việc” Thiên Chúa làm! Hãy trầm mình sâu lắng bên Thánh Thể để hiểu Thiên Chúa là ai, Giêsu là ai, may ra con tim của bạn và tôi có thể dịch chuyển. Nếu các việc làm của Chúa Con tiết lộ danh tính Ngài, thì “thập giá” là kiệt tác biểu lộ danh tính Ngài trọn vẹn nhất, Ngài là Con Thiên Chúa! Nhờ ‘kiệt tác tử nạn và phục sinh’ của Ngài, bạn và tôi được tái sinh, không chỉ để trở nên một tạo vật mới, nhưng còn là những kiệt tác cho vinh quang Thiên Chúa!

Chúng ta có thể cầu nguyện,

“Lạy Chúa, dạy con không bắt đầu từ đâu khác, cho bằng khởi đi từ việc hoán cải chính mình và con cũng trở nên một ‘kiệt tác’ của Chúa. Tại sao không?”, Amen.

Lm. Mục Minh Anh, Tgp Huế

From: KimBang Nguyen


 

XỨ SỞ CỦA NHỮNG NGƯỜI KHỔ HẠNH

Kim Dao Lam

Fb Luân Lê

Chúng ta đi đến đâu cũng thấy có nhiều kẻ trộm cắp, mọi tầng giới đều xuất hiện những kẻ ăn cắp của người khác: từ đồ ăn tới các món đồ cỏn con trong siêu thị, nhà xưởng, ở khắp các quốc gia khác đều có những tấm biển cảnh báo bằng tiếng Việt về việc cấm trộm cắp hoặc lấy đồ ăn thừa hay xả rác bừa bãi.

Giới quan chức ăn cắp mọi thứ có thể nhờ vào chức vụ chúng có. Giới trí thức ăn cắp phát minh hay sáng chế, dữ liệu hoặc công sức của người khác nhưng chỉ lấy những thứ ít có giá trị để cống hiến mà chủ yếu để thủ đắc tư lợi. Giáo dục đánh cắp sự thật và tương lai của người học. Giáo đạo lấy cắp lòng từ bi tín nghĩa. Luật pháp đánh cắp tiếng nói và lòng quả cảm của con người chân chính. Mọi tầng lớp người đều trộm cắp bằng cách này hay cách khác.

Nhưng có một điều nổi bật lên trong các hành vi ăn cắp của con người nơi vùng đất này là họ thường chỉ trộm cắp vặt liên quan tới vật chất hữu hình, đến cả đôi dép, chậu hoa hay món đồ ăn họ cũng tìm cách lấy từ người khác. Mọi thứ diễn ra chỉ cho chúng ta một cảm tưởng rằng ta như một xứ sở của những kẻ chết đói và hầu hết là vì miếng ăn vậy. Học lắm bằng cấp xong cuối cùng cũng chỉ đi ăn cắp bằng mọi cách.


 

Đức Chúa Giêsu chịu chết trên cây Thánh Giá

Mến chào bình an trong Chúa và Mẹ nhé! Thánh Alfonso de Liguori nói rằng: “Nếu chúng ta muốn giúp đỡ các linh hồn trong Luyện Ngục, thì hãy lần hạt Mân Côi cầu nguyện cho họ, vì Kinh Mân Côi đem lại cho họ sự vơi nhẹ rất lớn”. Hôm nay mời Bạn hãy đọc và suy niệm chặng cuối cùng của Mùa Thương cầu nguyện cho các linh hồn trong Luyện Ngục, những người đang hấp hối, và xin Mẹ hãy cứu con người khỏi phạm tội—đang đi theo con đường lầm lạc để họ khỏi bị hình phạt đời đời. Nhớ cầu nguyện cho nhau nhé.

Cha Vương

Thứ 4: 20/03/2024

NĂM SỰ THƯƠNG: Thứ năm thì ngắm—Đức Chúa Giêsu chịu chết trên cây Thánh Giá. Chúa chết để cho Bạn được sống! Vì một người duy nhất [Adam], mà tội lỗi đã xâm nhập trần gian, và tội lỗi gây nên sự chết; như thế, sự chết đã lan tràn tới mọi người, bởi vì mọi người đã phạm tội. (Rôma 5:12) Nhưng ở đâu tội lỗi đã lan tràn, ở đó ân sủng càng chứa chan gấp bội. Như vậy, nếu tội lỗi đã thống trị bằng cách làm cho người ta phải chết, thì ân sủng cũng thống trị bằng cách làm cho người ta nên công chính để được sống đời đời, nhờ Đức Giê-su Ki-tô, Chúa chúng ta. (Rôma 5:20b-21) Hôm nay qua 10 Kinh Kính Mừng này, Bạn hãy xin đóng đanh tính xác thịt vào Thánh Giá Chúa. (Nêu ra ý chỉ cầu xin…)

+ Kinh Lạy Cha: Lạy Cha chúng con ở trên trời…

  1. Khi đến nơi gọi là “Đồi Sọ”, họ đóng đinh Người vào thập giá… (Luca 23:33) Kính mừng Maria đầy ơn phúc…
  2. Bấy giờ Đức Giê-su cầu nguyện rằng: “Lạy Cha, xin tha cho họ, vì họ không biết việc họ làm.” (Luca 23:34) Kính mừng Maria đầy ơn phúc…
  3. [Một trong hai tên gian phi] thưa với Đức Giê-su: “Ông Giê-su ơi, khi ông vào Nước của ông, xin nhớ đến tôi! ” (Luca 23:42) Kính mừng Maria đầy ơn phúc…
  4. Và Người nói với anh ta: “Tôi bảo thật anh, hôm nay, anh sẽ được ở với tôi trên Thiên Đàng.” (Luca 23:43) Kính mừng Maria đầy ơn phúc…
  5. Đứng gần thập giá Đức Giê-su, có thân mẫu Người [là Maria]… (Gioan 19:25a) Kính mừng Maria đầy ơn phúc…
  6. Đức Giê-su nói với thân mẫu rằng: “Thưa Bà, đây là con của Bà.” Rồi Người nói với môn đệ: “Đây là mẹ của anh.” (Gioan 19:26b-27a) Kính mừng Maria đầy ơn phúc…
  7. Kể từ giờ đó, người môn đệ rước bà về nhà mình. (Gioan 19:27b) Kính mừng Maria đầy ơn phúc…
  8.  …Bóng tối bao phủ khắp mặt đất… Mặt trời ngưng chiếu sáng. Bức màn trướng trong Đền Thờ bị xé ngay chính giữa. (Luca 23:44-45) Kính mừng Maria đầy ơn phúc…
  9. Đức Giê-su kêu lớn tiếng: Lạy Cha, con xin phó thác hồn con trong tay Cha. (Luca 23:46a) Kính mừng Maria đầy ơn phúc…
  10. Nói xong, Người tắt thở. (Luca 23:46b) Kính mừng Maria đầy ơn phúc…

+ Kinh Sáng Danh: Sáng danh Đức Chúa Cha…

+ Câu Than Fatima: Lạy Chúa Giêsu, xin tha tội cho chúng con…

+ Kinh Lạy Nữ Vương: Lạy Nữ Vương, Mẹ nhân lành…

+Kinh Hãy Nhớ: Lạy Thánh Nữ Đồng Trinh Maria, là Mẹ rất nhân từ, xin hãy nhớ xưa nay…

From: Do Dzung

Còn Tình Yêu Nào Như Tình Chúa Giêsu

 VÀI NGHỊCH LÝ TRONG CUỘC ĐỜI ĐỨC GIÊSU THEO THÁNH MARCÔ – Lm. Giuse Nguyễn Văn Hữu

 Lm. Giuse Nguyễn Văn Hữu

Đọc và suy niệm Tin Mừng thánh Marcô, đặc biệt là bài Thương Khó, ta thấy cuộc đời Đức Giêsu có vài nghịch lý sau:

1.Có ngày có lúc, có thời có buổi người ta tôn vinh Đức Giêsu là vua, là Đấng Mêsia…, nhưng cũng có ngày có lúc, có thời có buổi người ta đả đảo, kết án, đóng đinh Đức Giêsu vào thập giá. Đó là đám đông dân chúng.

2.Có người suốt đời được Đức Giêsu tín nhiệm yêu thương, thế mà có ngày phản bội, cả gan bán nộp Thày mình lấy 30 đồng bạc.  Đó là Giuđa Iscariô.

3.Có người khi ở miền Césaré Philiphê thì tuyên xưng Đức Giêsu là Con Thiên Chúa…, nhưng khi Đức Giêsu bị bắt thì ông lại chối bỏ không biết Ngài là ai trước mặt người đầy tớ gái.  Đó là tông đồ Simon- Phêrô.

4.Có những người được Đức Giêsu tuyển chọn, để cùng ăn cùng ở và cùng chia vui sẻ buồn với Ngài trong sứ vụ rao giảng Tin mừng, nhưng khi Đức Giêsu bị bắt, bị đánh đòn và phải vác thánh giá đến nơi hành hình, thì họ bỏ trốn chẳng còn một ai, chỉ có một người ngoại giáo, không quen biết, tên là Simêôn sẵn sàng ghé vai vác thâp giá đỡ Đức Giêsu và một vài người phụ nữ đạo đức theo Ngài lên đồi Sọ mà thôi.  Đó là các Tông đồ và môn đệ.

  1. Lúc còn rao giảng Tin Mừng, thì Đức Giêsu ngăn cấm, không muốn cho một người nào tiết lộ Ngài là Con Thiên Chúa, nhưng khi ra trước tòa án Philatô, Đức Giêsu lại xác nhận mình là Con Thiên Chúa.
  1. Đức Giêsu, Đấng vô tội, cả đời làm việc lành cứu người, thế mà lại bị người đồng hương của mình coi không bằng đứa trộm cướp giết người tên là Baraba.
  1. Người DoThái vốn ghét cay ghét đắng đế quốc Rôma ngoại giáo, thế mà chỉ vì không đồng quan điểm về giáo lý, về Lề Luật, về Đền Thờ, về Thiên Chúa, mà người DoThái lại xuất hiện như những kẻ đứng lên bảo vệ đế quốc Rôma, sẵn sàng trao nộp Đức Giêsu cho quan tổng trấn Philatô.
  1. Tổng trấn Philatô người đại diện cho công lý, trả lại công bằng cho người vô tội, mặc dù biết Đức Giêsu vô tội, nhưng vì sợ những kẻ gian tham độc ác và sợ mất chức quyền, nên đã cho đánh đòn và đóng đinh Đức Giêsu vào thập giá như những tên tử tội.
  1. Lúc còn tại thế, không một phàm nhân nào nhận biết và tuyên xưng Đức Giêsu là Con Thiên Chúa, ngoại trừ Phêrô, thế mà khi Ngài tắt thở trên thập giá, có người ngoại giáo lại nhìn nhận và tuyên xưng Đức Giêsu quả thật là Con Thiên Chúa.  Đó là viên sĩ quan quân đội Rô-ma.

Những nghịch lý xưa kia trong cuộc đời Đức Giêsu, ngày nay vẫn còn tái diễn trong đời sống cá nhân, gia đình, xã hội và Giáo Hội.  Chỉ xin gợi lên vài điều minh họa:

Nhiều cha mẹ ngày hôm nay khó nhọc cả đời nuôi con…, nhưng khi con cái lớn khôn thì lại đánh đập chửi bới cha mẹ.

Nhiều người ngày hôm nay không muốn ai chất thánh giá trên vai mình, nhưng lại thích chất thánh giá trên vai người khác là những yếu đuối bất toàn và tội lỗi của mình.

Nhiều người ngày hôm nay “khi vui thì vỗ tay vào, khi gặp hoạn nạn thì nào thấy ai,” lúc dễ dàng thuận lợi thì đi Đạo, có thời gian rảnh rỗi thì đi lễ, đọc kinh cầu nguyện, nhưng khi gặp khó khăn, bận bịu thì bỏ Đạo, chẳng lễ lạy kinh hạt gì hết.

Nhiều người trong gia đình và xã hội ngay nay, vì tiền bạc, đất cát, chức quyền, danh vọng mà kiện cáo, bỏ tù và giết hại lẫn nhau.

Nhiều người ngày hôm nay, vì những bất đồng chính kiến, bất đồng tư tưởng mà sẵn sàng khạc nhổ vào mặt, đóng đinh vào thân thể anh chị em mình bằng lời nói và việc làm.

Nhiều người ngày hôm nay, vì ghen tương, đố kỵ trong cuộc sống mà ném đá giấu tay, mượn tay người ngoài để giết anh em đồng loại, mượn tay kẻ ngoại đạo để làm hại người đồng đạo.

Nhiều người ngày hôm nay không muốn ai phản bội mình, nhưng vì những quyền lợi vật chất và lý tưởng trần thế lại bán rẻ lương tâm, chối Chúa, bỏ Đạo, sẵn sàng đứng ra làm chứng gian, vu khống người khác.

Nhiều người ngày hôm nay là những người công chính lương thiện, nhưng phải tan cửa nát nhà, chết oan uổng, vì gặp phải những Philatô mới của thời đại, không bảo vệ người dân vô tội mà lại tiếp tay cho những kẻ gian ác.

Lạy Chúa Giêsu, xưa Chúa đã vui lòng chấp nhận những nghịch lý trong cuộc đời cho đến chết trên cậy thập giá, để trở nên bài học và gương mẫu cho nhân loại.  Xin cho mỗi người chúng con biết hạn chế tạo nên những nghịch cảnh trong đời và nếu có gặp phải những nghịch cảnh, thì xin cho chúng con biết vui lòng chấp nhận.  Amen!

Lm. Giuse Nguyễn Văn Hữu

From: Langthangchieutim


 

LƯƠNG Ở VIỆT NAM, BẠN CHỈ TỒN TẠI CHỨ KHÔNG THỂ SỐNG…!

Tôi đang tìm việc cho nên coi mức lương cùng vị trí hiện tại. Thật sốc khi biết rằng mức lương ở Việt Nam quá thấp. Bạn chỉ có thể tồn tại qua ngày thôi chứ khó mà có cuộc sống đầy đủ được.

Sau đây là vài điều bạn cần biết.

  1. Một người lao động phổ thông chỉ kiếm được trung bình 5 triệu VND mỗi tháng.
  2. Lương nhân viên văn phòng bình quân chỉ 7 đến 10 triệu.
  3. Chỉ những vị trí cao cấp, chuyên viên, quản lý hay giám đốc trở lên mới có mức 30 triệu/tháng.
  4. Ngoài những công việc bình thường thì chỉ người nổi tiếng, ca sĩ, diễn viên hay các KOL mới có thu nhập cao.

Khi coi những còn số này thì khó mà hiểu được vì sao các quán trà sữa hay cà phê lúc nào cũng đông hay vì sao iPhone luôn bán chạy. Tôi không hiểu được sự thịnh vượng hiện tại đến từ đâu.

Đi đâu cũng thấy ai dùng điện thoại đời mới, xe mới, quần áo mới, tháng kia du lịch và bây giờ sắp đi chơi. Nhưng hỏi ra thì lương chỉ tầm 5-10 triệu. Vậy mà lối sống nhìn bề ngoài cao hơn ở những nước khác. Đây có lẽ là một trong những điều bí ẩn khó giải thích nhất ở Việt Nam.

Người nước ngoài khi đến đây và thấy sự tiêu xài và nghĩ rằng đất nước đang phát triển. Nhưng nếu bạn sống ở đây đủ lâu thì cũng sẽ hiểu tâm lý và tư duy của người dân nơi này. Họ dùng đa phần thu nhập của mình để lo cho vẻ bề ngoài. Họ có thể ăn mì gói hay sống trong căn phòng trọ chật chội nhưng phải đi trà sữa và dùng iPhone. Đối với họ, đó là cuộc sống.

Chỉ là sự so sánh nhẹ thôi. Sẽ có nhiều bạn có thu nhập cao hơn, nhưng ở đây đang nói về mức bình quân. Thì rõ ràng với thu nhập hiện tại thì có làm đến chết cũng không đủ tiền mua nhà.

Có bao giờ bạn từ hỏi vì sao mọi thứ lại như vậy. Một nhân viên văn phong với mức lương ngàn đô mỗi tháng cũng khó mua được nhà. Trong khi ở nước khác, một người lao động bình thường cũng có thể một căn trả góp và tích lũy lượng tài sản không nhỏ.

Lỗi không phải ở bạn, mà đây là vấn đề chung của cả nước. Vậy người Việt Nam có thu nhập thấp vì họ kém cỏi hay vì cơ chế này đang kìm nén sự phát triển của họ. Cho nên dễ hiểu vì sao các người trẻ lại ra đi. Vì cũng công việc đó nhưng họ có thể kiếm gấp 10-20 số tiền ở xứ khác. Còn nếu ở lại thì chẳng khác gì làm không dư suốt đời.

Người Việt có thể làm giàu và thành công ở bất cứ nơi đâu, trừ trên chính quê hương của họ. Hỏi tại sao…?

Ku Búa @ Cafe Ku Búa

From: Tu-Phung


 

S.T.T.D Tưởng Năng Tiến – Đêm Havana & Ngày Hà Nội

Ba’o Dan Chim Viet

Tác Giả: Tưởng Năng Tiến

21/03/2024

Tôi chưa bao giờ đến Hà Nội, và cũng chưa bao giờ cảm thấy có chút xíu nào hào hứng khi nghĩ đến chuyện phiêu lưu tới một nơi xa xôi, lôi thôi và tai tiếng (tùm lum) như thế. Đã thế, đường thì xa, vé tầu thì mắc, thủ tục thì lôi thôi rườm rà, và lỡ mà kẹt luôn thì… chết mẹ!

Tôi sinh trưởng ở miền Nam, nghĩ sao thì nói vậy. Và cứ như vậy mà nói, chắc chắn, sẽ làm mích lòng cả đống người. Tôi biết vậy nhưng không thể nào nói khác vì những điều mà tôi được nghe kể về Hà Nội (thường) không có gì là đàng hoàng hay tử tế – đại loại như :

“Lời ăn tiếng nói lễ độ cũng khó gặp, chứ đừng nói gì đến văn vẻ… Một cô gái có thể nói oang oang giữa chợ:

– Nó rủ tao đi nhưng tao đ… đi.

– Sáng nay mẹ mày qua xin lửa bố tao, bố tao đ… cho…”

“Một cái gì đó đã phá vỡ lòng tin của con người rằng xã hội luôn luôn cố gắng đem lại sự tốt đẹp cho mình, và chính mình phải có bổn phận phải gìn giữ các công trình xã hội để mình và mọi người cùng hưởng. Người ta thẳng tay cắt dây điện để bán lấy chút tiền, có thể đốt hết một kho hàng hoá để phi tang cho một vật ăn cắp không đáng là bao… con người đối xử với xã hội thô bạo như vậy chỉ vì xã hội đã đối xử với họ tệ quá”. (Phạm Xuân Đài. Hà Nội Trong Mắt Tôi. Thế Kỷ: Hoa Kỳ 1994, 32-33).

Trời đất, đó là chuyện nhỏ và chuyện cũ (rích) rồi – từ hồi thế kỷ trước lận – bới móc ra làm chi nữa, cha nội ?

Thì rành rành là chuyện bây giờ, thế kỷ XXI đây nè, Hà Nội vẫn cứ y chang như hồi đó – chớ có khác (mẹ) gì đâu :

“Những đứa bé trai và gái bưng thức ăn cho khách vẫn là những đứa bé đã được mô tả trong tiểu thuyết Nam Cao hay Trương Tửu cách đây năm sáu thập niên, còm cõi, nhọc nhằn, cơ cực, chỉ biết cúi đầu vâng dạ và sống quen với lo âu, sợ hãi….”

“Những anh chị phu hồ vẫn làm việc bằng những cung cách từ nửa thế kỷ trước. Họ chuyền tay nhau mọi thứ vật liệu. Cát, đá và sạn đựng trong những cái rổ, đà gỗ vác trên vai. Một ngày dầm mưa hay đổ mồ hôi như thế của một người phu hồ trị giá một đô la và một bữa ăn trưa thanh đạm. Hơn một phần tư thế kỷ thực hiện ‘chủ nghĩa xã hội ưu việt’ trong nước, hơn một phần tư thế kỷ kêu gào tự do và nhân quyền của khối người việt lưu vong hải ngoại, chẳng có chút ánh sáng nào rọi vào những góc đời phiền muộn tối tăm này” (Bùi Bích Hà, “Nhìn Lại Quê Hương,” Thế Kỷ 21, Sep. 2003:63-65).

Phạm Xuân Đài và Bùi Bích Hà, nói nào ngay, không phải là người Hà Nội. Họ là dân bá vơ, tha phương cầu thực, cù bơ cù bất, ở tận California hay đâu đâu đó. Cả hai chỉ tạt ngang, ghé chơi Hà Nội năm ba ngày hay vài ba tuần lễ gì thôi. Biết (khỉ mốc) gì đâu mà nói hành nói tỏi (nghe thấy ghét) dữ vậy chớ?

Nguyễn Huy Thiệp thì khác à nha. Thuở sinh tiền, ông ta là niềm hãnh diện của Hà Nội (nói riêng) và của cả nước Việt (nói chung). Ổng có dư thẩm quyền và thừa tư cách để nói về thủ đô “mến yêu của ta”. Trong tác phẩm Tuổi Hai Mươi Yêu Dấu, nhà văn đã mượn lời một nhân vật để tuyên bố như sau : “Thời của tôi đang sống là thời chó má. Tin tôi đi, một trăm phần trăm là như thế đấy.”

Úy, trời đất, quỉ thần, thiên địa ơi! Giữa Thời đại Hồ Chí Minh (quang vinh), và trong lòng thủ đô Hà Nội – nơi mà cách đây chưa lâu người ta vẫn còn phải nhai rón rén khi ăn – mà thằng chả nói năng ồn ào, lạng quạng và bạt mạng (quá cỡ) như vậy thì kể như là… hết thuốc!

Và Hà Nội không phải là nơi duy nhất hết thuốc (chữa) như thế trên thế giới này. Tôi nghe kể là ở thủ đô của Cuba – một nước anh em xã hội chủ nghĩa – tình trạng cũng bết bát, và bệ rạc không kém :

“Ở La Havanne vài ngày dần dần bạn hiểu cái khang trang, sầm uất ở những nơi có du khách chỉ là bộ mặt bên ngoài che không nổi một xã hội lở lói, mệt mỏi… Cuba có hai thế giới, thế giới tưng bừng náo nhiệt của du khách, của những người có tiền xanh, bên cạnh thế giới mệt nhoài của dân địa phương. Sau 50 năm cách mạng, cái mơ của đa số dân Cuba là vượt biển qua Miami hay có bà con thỉnh thoảng gởi về một cái ngân phiếu” (Trần Công Sung, “Cuba Sí, Cuba No,” Thế Kỷ 21, Dec. 2003).

Đó cũng là cái ước mơ thê thảm, vượt quá tầm tay, của rất nhiều người dân Việt –bây giờ! Trong quá khứ, Cuba và Việt Nam cũng có rất nhiều điểm (bất hạnh) tương tự như nhau. Hai quốc gia này đều có thời gian dài là thuộc địa, và cả hai đều đã tin tưởng rằng sẽ giành lại được độc lập và tự do bằng con đường… cách mạng! Chung cuộc, cả hai đều sống dở (và chết dở) trong lòng cách mạng!

Ví von mà nói thì Havana và Hà Nội như hai cô bé lọ lem, song sinh, trong một gia đình khánh tận. Cả hai cùng có chung ước mơ là lấy được một tấm chồng đàng hoàng, lương thiện nhưng (chả may) đều phải lòng đúng đồ phải gió, và đã trao duyên lầm… tướng cướp! Và quí vị tướng cướp này đang làm cái công việc mà họ mệnh danh giữ hoà bình cho thế giới – nếu trích theo nguyên văn lời của ông Nguyễn Minh Triết, cựu chủ tịch nước Việt Nam :

“Có người ví von, Việt Nam – Cuba như là trời đất sinh ra. Một anh ở phía Đông, một anh ở phía Tây. Chúng ta thay nhau canh giữ hòa bình cho thế giới! Cuba thức thì Việt Nam ngủ, Việt Nam gác thì Cuba nghỉ…”

Havana, tuy thế, vẫn còn “có phước” hơn Hà Nội. Bi kịch của nó chỉ xẩy ra vào lúc có mặt trời – theo lời của Trần Công Sung :

“Đêm xuống, dân Cuba quên cái cực nhọc ban ngày, đổ ra đường nhộn nhịp… Quên dollars, quên cách mạng, quên những bài diễn văn dài tám giờ, quên embargo, người ta đàn hát nhẩy múa náo nhiệt. Không phải chỉ ở những khu du khách, ngay cả ở những khu bình dân, đen tối, trong những tiệm cà phê rẻ tiền…, đâu đâu cũng có tiếng nhạc, giọng hát…”

Nói cách khác là ban đêm thì dù Việt Nam có gác hay không, Cuba vẫn nghỉ.

Cho nó khoẻ!

Vẫn theo như nhận xét của Trần Công Sung thì ở Havana “có một cái gọi là cái hồn (“âme”)”. Cái hồn này đang nâng đỡ cho mọi người sống qua những ngày tháng cơ cực, đắng cay của thời mạt kiếp. Tôi còn tin rằng nó cũng sẽ giúp cho dân tộc Cuba hồi sinh chóng vánh, sau khi họ chôn xong cái Chủ nghĩa Xã hội (đang muốn “chuyển qua từ trần”) ở đất nước này.

Hà Nội (dường như) không có một cái hồn như thế để chuẩn bị hồi sinh, dù CNXH cũng chỉ còn sống thoi thóp ở nơi này. Tôi chưa bao giờ nghe ai nói đến có một đêm nào đó (dù chỉ một đêm thôi) người dân Hà Nội đã đổ ra đường, đàn hát, nhẩy múa nhộn nhịp, một cách hồn nhiên và vô tư như vậy cả.

Tình trạng của Hà Nội có vẻ tuyệt vọng hơn, theo như nhận xét của nhà văn Bùi Bích Hà – qua bài báo thượng dẫn: “Người ta chỉ cần một hai thập niên để vực dậy một nền kinh tế sa sút nhưng để xây dựng lại niềm tin cho cả dân tộc, cụ thể như dân tộc tôi, nay chỉ còn cầu phép lạ gieo xuống thửa đất hoang hoá này những hạt giống mới để bắt đầu lại.”

Cách đây không lâu – trên diễn đàn talawas – khi được hỏi “phải hình dung thế nào về văn hiến Thăng Long,” giáo sư Nguyễn Huệ Chi đã (rơm rớm nước mắt, tôi đoán thế) kể lại rằng: “Gần đây có một vị viện sĩ định nghĩa văn hiến là văn học để hiến dâng cho Đảng.”

Thiệt, nghe mà… hết hồn luôn! Havana là một thành phố non trẻ, mới có mặt từ đầu thế kỷ thứ XVI mà khí phách và hồn phách vẫn còn lai láng qua từng bước chân nhún nhẩy của người dân – dù nơi đây công an (chắc) không ít hơn Hà Nội. Không lẽ mảnh đất ngàn năm văn vật, lừng lẫy cỡ như Thăng Long, mới đụng chuyện với cường quyền và bạo lực (có vài chục năm) mà đã “mất hồn mất vía” và “chết tiệt” hết thế sao?

Tôi không tin như vậy đâu. Và tôi cũng không chịu như vậy nữa. Đảng CSVN quả thực đã hớp được hồn của một mớ “viện sĩ” ở Bắc Hà nhưng những chú lính gác cửa của Bắc Kinh (hay còn có tên gọi mới, dễ thương hơn, là “những kẻ canh giữ cho hoà bình thế giới”) chưa bao giờ thực sự nhìn ra được cái hồn của đất Thăng Long, chớ đừng nói chi đến chuyện họ “đụng” được tới nó.

Do tình cờ, tôi có lần (may mắn) cảm thấy được cái hồn của Hà Nội trong một căn hộ nhỏ – ở ngõ Ánh Hồng, cạnh một nhà xí công cộng, luôn luôn ngập ngụa cứt đái – của một người đàn bà tên Sợi.

Chị Sợi có một mẹt hàng ở đầu ngõ, bầy bán các thứ linh tinh: ấm nước chè, gói thuốc lào, bao thuốc lá, lọ ô mai, gói bánh bích qui. Chị không có vốn nên hàng hoá lèo tèo, thảm hại.

Chị Sợi bán hàng không đủ thu nhập để nuôi mình, và nuôi người mẹ bệnh đang nằm chờ chết nên – đôi lúc – buộc phải bán cả thân. Mẹt hàng, cũng như thân xác “xuống cấp” của người đàn bà đã quá thời xuân sắc này, chỉ hấp dẫn được một loại khách hàng duy nhất: đám ăn mày.

Trong số những người chồng hờ ấy, chị đặc biệt yêu quý một anh ăn mày trẻ, còn ít tuổi hơn chị. Anh ta đến với chị không như người đến với gái làng chơi.

Anh đã kể cho chị nghe chuyện chân anh. Còn chị kể cho anh chuyện mẹ chị. Khi bị ngã gẫy xương hông, nằm liệt, ba năm đầu cụ hát. Ba năm sau cụ chửi. Và một năm nay cụ yên lặng. Mỗi khi có khách lên gác lửng cùng chị, cụ nhắm mắt giả cách ngủ.

Anh thương chị. Chị thương anh. Chính anh đã mượn cưa, bào ở đâu về cưa, bào, đo, cắt mộng mấy tấm gỗ cốp pha, ráp thành cái áo quan cho cụ. Và cũng chính anh, dù què một chân cũng đã bắc ghế trèo lên, xây thêm hai hàng gạch quanh tường bao cho nó cao thêm, chắn bớt cái hơi nhà xí tạt vào.

Người thứ hai chị Sợi yêu quý là một phụ nữ. Một bà già. Bà cụ Mít. Đó là một bà già thấp bé, lại còng, mặt chằng chịt vết nhăn, chẳng biết bao nhiêu tuổi nữa. Chính bà Mít cũng không biết mình bao nhiêu tuổi…

Bà ở vùng Hà Nam, Phong Cốc. Anh con trai duy nhất của bà a dua với bọn xấu trong làng đi ăn trộm lợn. Án xử hai năm. Trong tù bị bọn đầu gấu đánh chết. Người con dâu bỏ đi lấy chồng, để lại cho bà hai đứa cháu gái, đứa chín tuổi, đứa bảy tuổi.

– Bây giờ một đứa lên tám, một đứa lên mười rồi cô ạ. Vài năm nữa, chúng nó lớn khôn là tôi không lo gì nữa. Tôi có chết cũng không ân hận.

Một lần bà Mít đến, nắm lấy bàn tay chị:

– Em ơi. Chị nhờ em một cái này được không.

Bà ngập ngừng. Chị Sợi không hiểu chuyện gì. Nhưng rõ ràng là một việc hệ trọng, rất hệ trọng đối với bà.

– Giúp chị với em nhé. Chị tin ở em.

Thì ra bà muốn gửi chị tiền. Tiền là vàng, là cuộc sống của hai đứa cháu côi cút của bà ở quê. Chúng còn bé lắm. Chúng mồ côi, chúng mong bà. Chúng cần tiền của bà. Bà phải nuôi chúng. Chúng chưa thể tự kiếm sống được, chưa thể tự lo liệu được. Để nhiều tiền trong người, bà sợ. Suốt ngày đi bộ rạc cẳng mà đêm cứ ngủ chập chờn. Nên nghe chừng thấy nằng nặng hầu bao, bà phải mang tiền về quê.

……

Mùa rét bao giờ cũng là thời gian gay go của chị. Hàng họ ế ẩm. Khách đến nhà cũng ít. Bù lại với đám ăn mày, mùa rét là mùa cưới xin, mùa bốc mả. Trong khi hiếu, hỷ, người ta rộng rãi với ăn mày. Bà cụ Mít vẫn thỉnh thoảng tới chỗ chị để cho chị hòn xôi, miếng thịt. Bà kêu rét và gửi chị thêm một ít tiền. Chị bảo bà đã gửi bốn lần tiền rồi sao không mang về cho các cháu kẻo chúng nó mong, đã lâu rồi bà chưa về nhưng bà Mít nói:

– Tôi cố thêm ít ngày nữa. Rồi về ở với chúng nó một thời gian. Ngoài giêng tôi mới ra. Bà cháu xa nhau lâu quá rồi. Lại còn phải cố mua cho mỗi đứa một bộ quần áo mới mặc Tết.

Nhưng cả tháng sau bà Mít vẫn không quay lại. Chị Sợi biết rằng có chuyện chẳng lành nhưng vẫn hy vọng được thấy dáng người nhỏ còng còng của bà trong tấm ni-lông vá víu chống gậy, khoác bị bước tới. Chị chưa chờ ai đến như vậy. Lo lắng. Hy vọng. Tuyệt vọng. Chắc chắn bà Mít đã chết ở đâu rồi!

Chị Sợi kiểm lại số tiền bà Mít gửi một lần nữa. Rồi gấp những tờ giấy xi-măng, những túi ni-lông. Cho tất cả vào một cái túi xách. Bây giờ chị không chờ bà Mít nữa. Chị chờ anh què đến. Chị bảo anh:

– Bà Mít chết thật rồi. Anh phải giúp em. Ở đây trông nom, cơm nước, rửa ráy cho mẹ em vài ngày. Em phải đi đây.

– Em biết quê bà ở đâu mà tìm?

– Cứ về Hà Nam, Phong Cốc hỏi. Thế nào cũng ra. Hỏi dân. Hỏi tòa án.

Phải đem chỗ tiền này về cho hai đứa trẻ mồ côi. Phải thực hiện nguyện ước của bà cụ, kể cả việc mua hai bộ quần áo mới cho chúng nó… (Bùi Ngọc Tấn. “Truyện Không Tên”. May 17, 2009)

Chị Sợi, anh què – cũng như bà Mít – cho đến lúc chết vẫn chưa có đêm nào ôm đàn ngồi hát, hay đổ ra đường nhẩy nhót nhộn nhịp, như những người dân ở Havana. Ngày cũng như đêm họ sống ẩn nhẫn, thầm lặng trong những con hẻm hôi thối luôn ngập ngụa phân người giữa lòng Hà Nội.

Chính ở những nơi tăm tối này, họ đã giấu kín được nguyên vẹn cái hồn của cả một dân tộc qua từng nhịp thở và nhịp đập của tim. Và tôi cũng cảm được cái hồn lai láng (như thế) khi viết những dòng chữ này, dù nơi tôi đang sống cách xa Việt Nam hơn nửa vòng quả đất.

Sau khi đọc xong “Truyện Không Tên,” tôi đã viết thư cảm ơn tác giả vì đã mở cho tôi thấy cái hồn của dân tộc Việt. Nhà văn Bùi Ngọc Tấn nói rằng ông không viết truyện mà chỉ kể lại chuyện đời của chị Sợi, theo như lời chính chị tâm sự.

Bùi Ngọc Tấn đã ra người thiên cổ nhưng chị Sợi, anh Què vẫn còn đang sống tại Hà Nội. Nơi đây, không phải lúc nào ra ngõ cũng gặp anh hùng hay gặp một ông (hoặc một bà) tiến sĩ. Đôi khi, chúng ta vẫn gặp được những mảnh hồn của mảnh đất này nhưng không có cơ duyên để nhận biết thôi.