Cao Tuổi & Những Bệnh… Vô Duyên

Cao Tuổi & Những Bệnh… Vô Duyên

Tuy già không phải là một bệnh nhưng già thì thường có bệnh. Bệnh thì có bệnh nặng, bệnh nhẹ, bệnh có duyên và bệnh… vô duyên. Ai cũng biết thầy thuốc là người được học hành cẩn thận để giúp ta chữa trị bệnh tật, vậy mà thầy thuốc cũng có thể gây bệnh cho ta, dù là ngoài ý muốn, cái đó gọi là bệnh do thầy thuốc gây ra (iatrogenic) mà theo GS. Phạm Khuê, một chuyên gia về Lão khoa, Chủ tịch Hội người cao tuổi Việt Nam thì có đến hơn một phần tư các bệnh ở người già là do thầy thuốc gây ra! (Bệnh học tuổi già, Phạm Khuê, NXB Y Học, 1998, trang 364). Những bệnh… vô duyên còn có thể do chính bản thân mình, người thân trong gia đình, bạn bè, hàng xóm, hoặc các nhân viên tâm lý xã hội gây ra nữa! 

 

Bà cô của một bác sĩ bạn tôi trên 80 tuổi kêu lúc nào trong người cũng nóng bức, miệng khô nên đã mua rễ tranh, mía lau, mã đề ngoài chợ về nấu “nước mát” uống. Mát đâu không thấy, thấy đi tiểu liên tục gây thêm tình trạng mất nước trong cơ thể, lại thấy nóng bức, thấy khô miệng, lại uống thêm “nước mát”! Thì ra “rễ tranh, mía lau, mã đề” là những loại thuốc lợi tiểu (diuretics).


Một ông bác gầy còm nghe hàng xóm bày vẽ có loại tễ mập, bèn mua uống mấy cây. Mập thiệt! Nhưng người béo bệu, cơ thể bạc nhược! Thì ra, thuốc tễ đó chỉ là bột mì trộn với mật ong và Corticoil, một thứ thuốc uống vào lâu ngày gây hội chứng Cushing, ứ nước, làm mập bệu và gây ra vô số những tác dụng tai hại khác như giảm sức đề kháng, mọc lông, loãng xương, loét bao tử, cao huyết áp… Ta cũng biết thuốc chữa đau khớp có thể gây loét dạ dày; thuốc điều trị cao huyết áp có thể gây hạ huyết áp đột ngột; thuốc trị tiểu đường làm hạ đường huyết; thuốc uống cho đỡ bị đái són ở người già thì gây khô miệng, đỏ da, mờ mắt, chóng mặt…


Một đặc điểm sinh học của người cao tuổi là khả năng thích ứng dần kém đi. Hấp thu thuốc đã chậm mà đào thải cũng chậm. Tác dụng phụ của thuốc lại thiên hình vạn trạng, tùy từng người, từng lúc, có thuốc người này dùng thì tốt mà bày cho người khác không xong, uống vào bị phản ứng ngay. Cho nên dùng thuốc ở người già phải dò dẫm trên từng trường hợp, giảm liều, giảm lượng, đắn đo tính toán trước sau, nào bệnh trước mắt, nào bệnh tiềm tàng; thuốc chữa được bệnh này nhưng có gây ra bệnh khác không, có làm bộc phát một bệnh cũ nào đó không, người bệnh ăn uống ra sao, tiêu tiểu ra sao và trạng thái tâm thần ra sao? 
Người cao tuổi cũng thường hay tự ý gia giảm thuốc, tin lời bày vẽ, ai mách gì cũng nghe, gây tương tác thuốc lung tung rất dễ sinh ra nhiều bệnh… vô duyên đáng tiếc.

Ngày càng có nhiều máy móc xét nghiệm và một số người cao tuổi cũng thường muốn được xét nghiệm này nọ. Báo Paris match của Pháp có đăng trường hợp một bà già bị rối loạn tiêu hóa đến khám ở một bác sĩ. Bác sĩ thấy không có gì nặng nhưng cũng gởi cụ làm thêm vài xét nghiệm cho chắc. Sau đó, bà cụ được tiếp tục làm thêm hàng loạt các xét nghiệm khác ngày càng phức tạp hơn vì xét nghiệm đơn giản không tìm ra bệnh: Siêu âm, nội soi, sinh thiết, chụp cắt lớp, chụp cản quang mạc treo…

Sau hơn một tháng chuyển từ trung tâm này đến bệnh viện kia, nằm đợi trên những băng ca lạnh lẽo, đẩy từ hành lang này sang hành lang khác, tiếp xúc với những người mang khẩu trang chỉ chừa đôi mắt lạnh lùng, bà cụ rơi vào tình trạng khủng hoảng tâm lý trầm trọng và tiêu tốn mất 35 ngàn quan Pháp. Cuối cùng các bác sĩ hội chẩn kết luận không có bệnh gì cả! Tây gọi những người sính xét nghiệm là “examinite”. Tổ chức sức khỏe thế giới (WHO) cũng cảnh báo hiện tượng over – investigation, “thăm dò quá mức cần thiết” này (Health of the Elderly, WHO, 1989). Một số người cao tuổi được chăm sóc bảo bọc quá đáng, được làm xét nghiệm thăm dò, theo dõi liên tục làm cho người bệnh muốn… hết bệnh cũng không được; không kể trong quá trình thăm dò, chọc hút, bơm tiêm, thụt tháo… không phải là không có nguy cơ. Dĩ nhiên nếu có bệnh thì cần phải làm để có chẩn đoán chính xác và điều trị hiệu quả. Còn thăm dò chỉ để… thăm dò thì không nên. Các chuyên gia khuyên chỉ nên làm xét nghiệm cho người già khi nhằm để chẩn đoán một thứ bệnh có thể chữa được, có thể phục hồi được, có lợi cho người bệnh hoặc để chẩn đoán phân biệt tìm ra một bệnh có tiên lượng tốt hơn, điều trị có kết quả hơn, có lợi cho bệnh nhân và gia đình hơn mà thôi. Tóm lại, biết ơn mình thì cần thiết lắm mới phải làm xét nghiệm và phải có chỉ định của bác sĩ.

Thế nhưng có thứ không phải là thuốc, không phải là thủ thuật gì cả mà vẫn có thể gây ra những bệnh vô duyên: đó là lời nói! Có những lời nói gây hoang mang, lo lắng, làm mất ăn mất ngủ, gây kiêng cữ quá đáng làm cho tình trạng bệnh khó phục hồi hơn. Cái đó gọi là sự “dán nhãn” (labelling). Chẳng hạn như người không có chuyên môn, không đủ cơ sở khoa học chắc chắn mà “phán” cho một cái chẩn đoán kiểu như “nghi ung thư”, “hơi bị lớn tim”, hoặc một từ mơ hồ như “máu lộn mỡ, gan hơi nhiễm mỡ, viêm nhiễm phần phụ, rối loạn thần kinh thực vật”… hoặc “bị thư phù, bị người cõi trên nhập…” đều đem lại những kết quả tai hại không thể ngờ được! Ngay cả bị dán nhãn là già cả, già nua, già yếu, mất sức rồi bị ép phải nằm yên một chỗ, lúc nào cũng có người nâng đỡ chăm sóc thì sẽ ngày càng lệ thuộc, ngày càng suy nhược, mau loãng xương, bắp cơ thoái hóa, cứng khớp nhanh. Đáng sợ hơn cả là bị ép phải vào nằm viện, nằm nhà thương, nhà dưỡng lão, nhà nghỉ mất sức… khi vẫn còn có thể tự quản được. Thật ra đây chỉ là giải pháp cuối cùng vì một khi đã vào các cơ sở này rồi thì không hy vọng gì trở lại đời sống bình thường được nữa vì càng ngày càng thụ động, ỷ lại, lệ thuộc, suy sụp.

Các cơ sở chăm sóc cho người già thực ra rất cần thiết, miễn là phải giữ một số nguyên tắc như đảm bảo sự riêng tư, tôn trọng cá nhân, giúp tự chủ, tự quản, và tạo nhiều cơ hội cho họ tham gia sinh hoạt phù hợp với sở thích và sức khỏe. Tóm lại, không nên để người cao tuổi mắc thêm những bệnh… vô duyên!

BS. ĐỖ HỒNG NGỌC

Lúc về già

 Lúc về già

 1- Lúc về già mình sẽ tuyệt đối không được chủ quan nghĩ rằng còn khoẻ, còn sung sức để nghĩ và làm những việc như hồi thanh niên.
Lúc về già mình sẽ không tham gia hội đoàn hay bất cứ công việc gì liên quan đến chính quyền. Không phải mình thiếu trách nhiệm, chỉ đơn giản vì thời điểm đó sức khỏe, trí tuệ xuống dốc rồi, tụi trẻ nó làm giỏi hơn. Đầu hai thứ tóc đi tranh việc với một đứa nó làm tốt hơn mình là sao?

2- Lúc về già mình sẽ không bao giờ đến cơ quan cũ nếu như chưa nhận được một lời mời trân trọng, vào những dịp đặc biệt…
Nếu đến mình cũng chỉ cúi đầu lễ phép chào lớp trẻ rồi chuyện phiếm với đồng niên, đồng nghiệp. Mình phải tự dặn mình rằng có nói gì chúng cũng chẳng nghe, vì mọi điều mình nói đã lỗi thời, cho dù bên dưới chúng chăm chú nhìn, đầu gật gật, rồi vỗ tay rất dài. Và dĩ nhiên chúng nó có báo cáo báo cò mình cũng chẳng nên quan tâm, tò mò tìm hiểu, vì đã lâu mình không cập nhật hay update, đâu còn hiểu được thời thế.

3- Lúc về già mình sẽ không sống chung với bất cứ đứa nào, chỉ sống với…vợ. Nếu cứ thương con cái, sống với chúng nó thể nào cũng đến lúc mình ở trọ trong chính ngôi nhà của mình. Con không có tiền mua nhà thì thuê, không đủ tiền thuê mình hỗ trợ, quyết không ở chung, trai gái dâu rể gì cũng vậy hết, một tuần đến thăm nhau 1 lần vào ngày cuối tuần là đủ.

4- Lúc về già… rất già, mình sẽ phải đặt chỗ ở một trung tâm dưỡng lão nào đó. Tiền ít ở chỗ xoàng, tiền nhiều ở chỗ tươm. Chọn Trung tâm có chăm sóc y tế tốt để không bắt con cháu phục dịch lúc yếu đau. Chúng nó còn phải đi làm. Lúc đi về phía bên kia mặt trời cũng tại Trung Tâm luôn. Con cháu chỉ cần đến nhà tang lễ làm thủ tục theo nghi thức, không khóc cũng không sao, vui càng tốt. Chẳng có lý do gì để khóc. Đó là quy luật của tạo hoá. Bất cứ cái gì tồn tại nguyên vẹn lâu quá chỉ tổ làm cho xã hội trì trệ.

5- Lúc về già mình sẽ chỉ nói hai chữ “ngày xưa” (đúng hơn là những câu chuyện hoài niệm) với bạn đồng niên, tuyệt đối không nói với lũ trẻ, vì chúng sẽ cho mình bị dở hơi. Với tụi trẻ chỉ nói “ngày mai” và chỉ trả lời khi chúng hỏi. Kinh nghiệm và vốn sống (mà nhiều người cho là báu vật) đối với mình khi đó chỉ để chiêm nghiệm. Cùng lắm là biến nó thành những câu chuyện trào phúng để tự cười cợt mình, cũng chẳng làm ai bực mình.

6-Lúc về già, mình sẽ cố không nghĩ khác những điều mình đã nghĩ như ở trên. Chẳng biết có làm được không?

Càng lớn tuổi chúng ta càng nhận ra:

  *   Mang một chiếc đồng hồ $30 hay $300 cũng cùng chỉ một giờ
  *   Mang một chiếc túi/bóp $30 hay $300 cũng cùng đựng bấy nhiêu tiền
  *   Uống một chai rượu $15 hay $300 cũng say giống nhau
  *   Ở trong căn nhà 100 mét vuông hay 1000 mét vuông nỗi cô đơn cũng giống nhau
  *   Lái chiếc xe $8000 hay $80,000 cũng phục vụ ta cùng mục đích chuyên chở
  *   Hạnh phúc nội tâm không đến từ vật chất trong thế gian này
  *   Có những bạn bè, anh chị em, những người nói chuyện, cười đùa, hát xướng tán gẫu với ta đó mới là hạnh phúc …

6 vị Bác sĩ tốt nhất trong đời:

  *   Ánh nắng mặt trời
  *   Nghỉ ngơi
  *   Thể dục
  *   Ăn uống điều độ
  *   Tự tin
  *   Bạn bè

Hãy giữ 6 vị này cho mọi thời điểm trong đời để tận hưởng một cuộc sống khỏe mạnh

Càng có tuổi chúng ta càng thấy ít đi những điều đáng phải sắp hàng chờ đợi 

 From : KimBằngNguyễn

Sẽ trẻ rất lâu và vô cùng khỏe mạnh nếu bạn đi ngủ vào khung giờ vàng

Sẽ trẻ rất lâu và vô cùng khỏe mạnh nếu bạn đi ngủ vào khung giờ vàng
  

Bạn thường đi ngủ vào mấy giờ tối? Ngủ bao nhiêu giờ trong ngày không quan trọng bằng bạn đi ngủ từ mấy giờ. Bạn có biết đây là khung giờ vàng, nếu bạn đi ngủ thì sẽ trẻ rất lâu và vô cùng khỏe mạnh.

Nghe có vẻ bình thường nhưng một trong những bí kíp giúp phụ nữ trẻ lâu, giữ mãi tuổi thanh xuân vì họ biết ngủ nghỉ đúng giờ đúng giấc và đặc biệt là khung giờ vàng mà không mấy ai làm được.
Đa số nhiều người không biết cách ngủ như thế nào là tốt. Có khi họ vẫn bảo rằng mình đã ngủ đủ 7,8 tiếng rồi nhưng vẫn cảm thấy người uể oải. Bởi vì họ không biết cách ngủ. Với những người biết cách ngủ, thì chỉ cần ngủ 2 tiếng họ đã có thể lấy lại đủ năng lượng để sinh hoạt và làm việc hiệu quả nhất.

Nhiều người ngủ nhiều tiếng không bằng người ngủ ít tiếng mà ngủ đúng khung giờ.

Thực tế cho thấy chỉ cần 3 phút ngủ thực sự chất lượng vào buổi trưa, bạn có thể tỉnh táo như vừa ngủ được 2 tiếng ở thời điểm khác. Theo các nhà khoa học, chất lượng giấc ngủ vào khung giờ Tý (23h đêm – 1h sáng) được đánh giá cao. Nếu bạn ngủ 5 phút trong khung giờ này là tương đương với 6 tiếng ngủ ở các giờ khác. Khung giờ từ 11h – 1h trưa cũng có hiệu quả tương tự. Vì vậy, bạn nhất định nên ngủ vào giờ Tý, dù có bận rộn công việc thế nào, hay bị chứng mất ngủ thì hãy cố gắng ru mình ngủ vào khung giờ này.

Nếu bạn không cố gắng ngủ vào khung giờ này thì vô cùng nguy hại cho sức khỏe . Càng nghiêm trọng hơn nếu bạn thức đến 4-5 giờ sáng. Từ khung giờ này trở đi đáng lý là thời điểm bạn phải kết thúc giấc ngủ nhưng nếu bạn cố ngủ trong khoảng thời gian này, bạn dễ bị choáng váng đầu cả ngày hôm đó. Đa số những người bị mất ngủ và có cảm giác chưa ngủ đủ là do họ thiếu hiểu biết về giấc ngủ.

Dưới đây là những quy tắc đặc biệt về giấc ngủ mà bạn cần phải biết:

Từ 23h đến 3h sáng (giờ Tý và giờ Sửu): Đây là lúc lá gan hoạt động mạnh nhất. Bạn nên bắt đầu đi nằm từ 22h, yên lặng không làm bất cứ điều gì, thậm chí không nói chuyện, giấc ngủ sẽ tự nhiên tìm đến vào khoảng 23h. Khi đó mật từ gan tiết vào máu, loại bỏ chất độc, làm cho huyết dịch tươi mới. Những ai thực hiện được thói quen ngủ như thế này thì có đến 100 tuổi cũng không hề mắc bệnh viêm gan hay sỏi mật.

Từ 21h đến 23h (giờ Hợi): Đây là khung giờ cực kì quý báu, cũng như được xem là khung giờ vàng cho sức khỏe. Khoảnh thời gian này, 3 kinh mạch chính của cơ thể hoạt động rất mạnh, làm thông hàng trăm kinh mạch khác. Trong Đông Y gọi 3 kinh mạch này là thượng tiêu gồm lưỡi, thực quãn, tim phổi; trung tiêu gồm dạ dày; hạ tiêu gồm ruột non, ruột già, thận và bàng quang. Nếu có thói quen ngủ vào giờ này, thì trăm mạch đều được nhu dưỡng. Những người khỏe mạnh sống đến trăm tuổi thường có thói quen ngủ vào giờ này. Đặc biệt, phụ nữ muốn kéo dài tuổi thanh xuân thì đây được xem là giờ ngủ nghỉ lý tưởng nhất.

Tùy người sẽ có những phương pháp ngủ và tư thế ngủ khác nhau. Tuy nhiên, làm sao để có giấc ngủ ngon thì nên làm theo 3 phương pháp sau:

1. Ngồi xếp bằng trước khi ngủ: Cũng một dạng giống như ngồi thiềng. Hai tay xếp chồng lên nhau để nhẹ trên đùi, hít thở tự nhiên. Khi đó bạn sẽ cảm nhận được các lỗ chân lông hô hấp theo từng nhịp, sau đó có cảm giác ngáp chảy nước mắt là đã đạt được hiệu quả tốt nhất. Chỉ cần ngã lưng đã có thể chợp mắt.

2. Thả lòng người, nằm ngửa, hít thở tự nhiên

3. Nằm nghiêng bên phải, tay phải nắm tai phải sẽ dễ chìm nhanh vào giấc ngủ

Mọi người nên nhớ rằng, giấc ngủ là yếu tố quyết định tuổi thọ của bản thân mỗi người. Bạn trân trọng giấc ngủ và trân trọng tính mạng của mình.

 

BS Nguyễn Ý-Đức – Bệnh thường thấy ở người cao tuổi

  BS Nguyễn Ý-Đức – Bệnh thường thấy ở người cao tuổi (VOA) 

Sinh – Lão – Bệnh – Tử là chu kỳ bình thường của cuộc sống.

Khi đến khâu Bệnh mà có sẵn một số kiến thức về những khó khăn có thể xảy ra cho mình, thì đôi khi bệnh cũng nhẹ nhàng hơn. Vì ta biết tại sao có chúng, biết cách phòng ngừa chúng và biết cách cùng thầy thuốc áp dụng các phương thức để điều trị chúng.

Với tuổi già, có một số bệnh thường xảy ra. Nhưng đây chỉ là một sự trùng hợp, chứ không phải cứ già là đương nhiên bị những bệnh này. Cũng như sự già của cơ thể không đưa tới những bệnh này. Có điều là ở lớp tuổi cao thì các bệnh đó thường thấy nhiều hơn. Cũng như một chiếc xe đã cũ, một cơ thể đã hao mòn, thì mọi khó khăn có thể có. Tuy nhiên, rất nhiều vị cao niên cả năm không hề bệnh hoạn, ngoại trừ đau xương nhức cốt, cảm mạo vì trái gió trở giời.

Những bệnh thường thấy ở tuổi cao là:

1- Bệnh xương khớp.

Gồm mấy loại như viêm xương khớp, loãng xương.

a-Viêm Xương Khớp ảnh hưởng tới quá nửa số người cao tuổi. Lớp sụn lót đầu khớp xương bị hao mòn, xương mới có thể được tạo ra làm khớp đau nhất là khi cử động. Các khớp đầu gối, bàn tay, xương sống, hông là nơi hay bị đau.

Nguyên nhân bệnh chưa được xác định. Có thể là vì hư hao với thời gian sử dụng. Có thể là hậu quả những chấn thương nhỏ tiếp diễn ở khớp đó. Cũng có thể do cơ thể quá béo mập hoặc không vận động, vì giống như cơ thịt, xương khớp rắn chắc khi vận động và teo đi khi không được dùng tới.

Chữa viêm khớp đều tập trung vào việc làm giảm đau nhức và phục hồi hoặc duy trì chức năng của khớp. Hiện nay có nhiều loại thuốc có thể làm nhẹ triệu chứng đau nhức của viêm khớp, nhưng không có thuốc nào chữa dứt được bệnh. Aspirin, Acetaminophen (Tylenol), Ibuprofen là các thuốc thường dùng.

Thêm vào đó, sự vận động cơ thể là điều cần làm để phòng bệnh cũng như làm nhẹ bớt bệnh. Giống như các bộ phận khác của cơ thể, chức năng của xương trở nên hữu hiệu khi nó thường xuyên hoàn tất nhiệm vụ của nó, là chống đỡ cho cơ thể khỏi sức hút của trái đất. Có nghĩa là ta phải đi đứng ít nhất ba giờ đồng hồ mỗi ngày. Giải phẫu thay khớp đôi khi cũng có công hiệu.

b-Loãng xương là chuyện thường thấy ở phụ nữ khi vào tuổi mãn kinh và ở tuổi về chiều của cả nam lẫn nữ. Đây là hậu quả của sự tiêu hao Calcium trong xương.

Ở đàn bà, lý do chính là kích thích tố estrogen giảm khi hết kinh. Nhưng ở cả hai giới, loãng xương có thể do không dùng đủ calcium và sinh tố D, hút thuốc lá, uống quá nhiều rượu.

Phương thức đối phó với loãng xương hiệu nghiệm nhất là sự phòng ngừa bệnh. Ăn uống đầy đủ calcium và sinh trố D. Mỗi ngày nhu cầu calcium là 1500 mg, đến từ thực phẩm và dược phẩm. Quý bà cần tham khảo ý kiến bác sĩ về dùng estrogen thay thế. Vận động cơ thể đều đặn, như đi bộ, cũng có nhiều ích lợi.
2-Ung Thư.
a-Ung thư nhũ hoa rất thông thường ở phụ nữ trung niên và cao niên. Bệnh có thể phát hiện sớm nhờ ba phương pháp: tự khám nhũ hoa, khám nhũ hoa bởi bác sỹ, y tá và chụp X-Ray nhũ hoa. Phụ nữ trên 50 tuổi cần chụp quang tuyến X nhũ hoa mỗi năm một lần.

Khám phá sớm, bệnh có thể điều trị bằng giải phẫu, phóng xạ hoặc dược phẩm.

b-Ung thư phổi xẩy ra ở quá bán những người tuổi ngoài 65. Nguyên nhân đứng đầu vẫn là do hút thuốc lá lâu năm.

Bệnh hầu như bất khả trị. Khám phá sớm, khi chưa có di căn, bệnh có thể chữa với giải phẫu, hóa trị, nhưng thường thường vẫn mau mệnh một. Cho nên, ngừa bệnh vẫn là phương thức hữu hiệu nhất đối với nan bệnh này: không hút thuốc hoặc đang hút thì ngưng đi.

c-Ung thư tuyến nhiếp trở nên khá thông thường ở lão niên ngoài lục tuần. Tỷ lệ gia tăng với mỗi mười tuổi thọ.

Bệnh tiến triển âm thầm, chậm chạp. Nghi bệnh khi có rối loạn tiểu tiện (nghẹt tiểu tiện, đái ra máu) hoặc khi bác sĩ khám tuyến qua hậu môn, thấy tuyến sưng to. Xác định bệnh bằng thiết sinh tế bào tuyến và thử nghiệm Prostate-specific antigen (PSA).

Khi chưa lan ra ngoài, giải phẫu có thể lấy u bướu đi. Khi trầm kha, di căn, có thể dùng phóng xạ trị liệu phối hợp với giải phẫu và dùng thuốc để hạ testosterone trong cơ thể. Kích thích tố này đã được coi như là một trong nhiều nguy cơ đưa tới ung thư nhiếp tuyến.

3-Bệnh Tim Mạch.

Nói tới bệnh tim mạch là nói tới Nhồi Máu Cơ Tim, Vữa Xơ Động Mạch, Tai Biến Động Mạch Não… Thứ nào cũng đều hiểm nguy, đều đưa tới không tử vong thì tàn phế cơ thể.

a-Tai Biến Động Mạch Não (Strokes) là nguyên nhân tử vong thứ ba ở người cao tuổi và có thể gây ra một số tổn thất thần kinh như bán thân bại xụi, mất thị giác, ngôn từ, suy giảm chức năng nhận biết.

Có tới 30% nạn nhân thiệt mạng trong vòng vài tháng; người sống sót đều có thể bị tai biến trở lại hoặc bị quỵ tim (Heart attack) trong vòng 2 năm.

Bệnh là hậu quả của rối loạn trong mạch máu nuôi tế bào não bộ: Một cục máu có thể tạo ra hoặc đưa từ nơi khác tới mạch máu não; mạch máu não có thể bị đứt làm máu tran hòa ép lên não bộ.

Nguy cơ gây ra tai biến gồm có: tuổi trên 60; nam giới, gia đình có người đã bị tai biến, cao huyết áp, bệnh tiểu dường, loạn nhịp tim, hút thuốc lá, uống nhiều rượu…

Có một vài dấu hiệu báo trước bệnh sẽ xảy ra, như đột nhiên giọng nói ngọng nghịu, lơ lớ, mặt méo xệch.

Định bệnh, trị bệnh đều là việc làm khẩn cấp và bệnh nhân cần được nhập viện tức thì.

b- Cao huyết áp vẫn thường được coi như “Một tên sát nhân thầm lặng” (Silent Killer) vì nó xuất hiện kín đáo, từ từ rồi nếu không được điều trị đúng đắn, sẽ đưa người bệnh tới nơi an nghỉ cuối cùng.

Là cao khi huyết áp tâm thu (Systolic) => 140 mm Hg; HA tâm trương (Diastolic) => 90mm Hg. Theo tiêu chuẩn mới thì huyết áp trên 120/ 80 đã bị coi là tiền cao huyết áp và đã phải để ý đề phòng,

Cao huyết áp là nguy cơ hàng đầu của Tai Biến Động Mạch Não và là một trong nhiều nguy cơ của Quỵ Tim. Bệnh rất thông thường ở tuổi trung niên và thấy ở trên 40% người ngoài lục tuần. Ở các vị cao niên, hầu hết chỉ có huyết áp tâm thu là cao.

Có tới 90% cao huyết áp chưa xác định được nguyên nhân; một số nhỏ là do rối loạn về thận.

Bệnh cần được điều trị lâu đời bằng dược phẩm, bằng chế độ ăn uống thích hợp, giảm muối mặn; vận động cơ thể; giảm béo phì, bớt thuốc lá, tránh căng thẳng (stress).

Nên đo huyết áp đều đặn để sớm phát hiện bệnh. Cũng xin lưu ý là các máy đo ở siêu thị thường không được chính xác lắm.

4- Giảm khả năng Trí Tuệ.

Người cao tuổi thường lo ngại sự giảm khả năng trí tuệ nhiều hơn là giảm các chức năng khác. Vì nó gây ra nhiều khổ đau cho người bệnh và thân nhân.

Các cụ ưu tư vì đột nhiên quên tên một người bạn lâu đời, quên tên một tiệm ăn vừa tới tuần trước. Rồi phải nghĩ một lúc lâu mới chợt nhớ ra. Các cụ e ngại bị bệnh Alzheimer rồi.

Thực ra, sự chợt nhớ chợt quên chẳng phải là vấn đề riêng cho người già, vì sau tuổi tam thập, nhiều người đôi khi cũng có rắc rối với cái trí nhớ này rồi. Cho nên mới có lỡ hẹn với đào, với kép cũng như cặp kính gài trên mái tóc mà cứ đi kiếm khắp nhà… Sự chậm chạp trí nhớ này khác với Sa Sút Trí Tuệ: các chức năng khác của tâm thần không suy yếu, sự quên không ngày một trầm kha và sự sinh hoạt hàng ngày vẫn bình thường.

Còn bất hạnh Sa Sút Trí Tuệ thì tàn phế nhiều hơn. Không nhận ra cả thân nhân, quên cả cách ăn uống, tắm rửa, quên cả các động tác vệ sinh cơ thể, mất hết ngôn từ, không biết diễn tả các sự việc quá quen thuộc…Nghĩa là hoàn toàn lệ thuộc vào thân nhân, vào cộng đồng. May mắn là Sa Sút Trí Tuệ cũng không nhiều, chỉ dăm ba phần trăm người trên 65 tuổi bị mà thôi. Nhưng bất hạnh nữa là, cho tới nay Y Khoa học vẫn còn bó tay trước nan bệnh. Vì chưa biết rõ nguyên nhân. Vì không có phương thức trị liệu hữu hiệu.

Trên đây là một số bệnh thường thấy, xin tường trình cùng quý cụ. Cầu mong là chúng chẳng bao giờ bén mảng tới tuổi già, để mọi người được nhẹ nhàng xuôi buồm thuận gió tới khi về miền vĩnh cửu.

10/05/2017

Nguyễn Ý-Đức

 

Lúc về già mình sẽ… không làm những điều này …

From facebook:   Kimtrong Lam‘s post. 

Lúc về già mình sẽ… không làm những điều này  …

1- Lúc về già mình sẽ tuyệt đối không được chủ quan nghĩ rằng còn khoẻ, còn sung sức để nghĩ và làm những việc như hồi thanh niên.
Lúc về già mình sẽ không tham gia hội đoàn hay bất cứ công việc gì liên quan đến chính quyền. Không phải mình thiếu trách nhiệm, chỉ đơn giản vì thời điểm đó sức khỏe, trí tuệ xuống dốc rồi, tụi trẻ nó làm giỏi hơn. Đầu hai thứ tóc đi tranh việc với một đứa nó làm tốt hơn mình là sao?

2- Lúc về già mình sẽ không bao giờ đến cơ quan cũ nếu như chưa nhận được một lời mời trân trọng, vào những dịp đặc biệt…
Nếu đến mình cũng chỉ cúi đầu lễ phép chào lớp trẻ rồi chuyện phiếm với đồng niên, đồng nghiệp. Mình phải tự dặn mình rằng có nói gì chúng cũng chẳng nghe, vì mọi điều mình nói đã lỗi thời, cho dù bên dưới chúng chăm chú nhìn, đầu gật gật, rồi vỗ tay rất dài. Và dĩ nhiên chúng nó có báo cáo báo cò mình cũng chẳng nên quan tâm, tò mò tìm hiểu, vì đã lâu mình không cập nhật hay update, đâu còn hiểu được thời thế.

3- Lúc về già mình sẽ không sống chung với bất cứ đứa nào, chỉ sống với…vợ. Nếu cứ thương con cái, sống với chúng nó thể nào cũng đến lúc mình ở trọ trong chính ngôi nhà của mình. Con không có tiền mua nhà thì thuê, không đủ tiền thuê mình hỗ trợ, quyết không ở chung, trai gái dâu rể gì cũng vậy hết, một tuần đến thăm nhau 1 lần vào ngày cuối tuần là đủ.

4- Lúc về già… rất già, mình sẽ phải đặt chỗ ở một trung tâm dưỡng lão nào đó. Tiền ít ở chỗ xoàng, tiền nhiều ở chỗ tươm. Chọn Trung tâm có chăm sóc y tế tốt để không bắt con cháu phục dịch lúc yếu đau. Chúng nó còn phải đi làm. Lúc đi về phía bên kia mặt trời cũng tại Trung Tâm luôn. Con cháu chỉ cần đến nhà tang lễ làm thủ tục theo nghi thức, không khóc cũng không sao, vui càng tốt. Chẳng có lý do gì để khóc. Đó là quy luật của tạo hoá. Bất cứ cái gì tồn tại nguyên vẹn lâu quá chỉ tổ làm cho xã hội trì trệ.

5- Lúc về già mình sẽ chỉ nói hai chữ “ngày xưa” (đúng hơn là những câu chuyện hoài niệm) với bạn đồng niên, tuyệt đối không nói với lũ trẻ, vì chúng sẽ cho mình bị dở hơi. Với tụi trẻ chỉ nói “ngày mai” và chỉ trả lời khi chúng hỏi. Kinh nghiệm và vốn sống (mà nhiều người cho là báu vật) đối với mình khi đó chỉ để chiêm nghiệm. Cùng lắm là biến nó thành những câu chuyện trào phúng để tự cười cợt mình, cũng chẳng làm ai bực mình.

6-Lúc về già, mình sẽ cố không nghĩ khác những điều mình đã nghĩ như ở trên. Chẳng biết có làm được không?

Càng lớn tuổi chúng ta càng nhận ra:
Mang một chiếc đồng hồ $30 hay $300 cũng cùng chỉ một giờ
Mang một chiếc túi/bóp $30 hay $300 cũng cùng đựng bấy nhiêu tiền
Uống một chai rượu $15 hay $300 cũng say giống nhau
Ở trong căn nhà 100 mét vuông hay 1000 mét vuông nỗi cô đơn cũng giống nhau
Lái chiếc xe $8000 hay $80,000 cũng phục vụ ta cùng mục đích chuyên chở
Hạnh phúc nội tâm không đến từ vật chất trong thế gian này
Có những bạn bè, anh chị em, những người nói chuyện, cười đùa, hát xướng tán gẫu với ta đó mới là hạnh phúc …

6 vị Bác sĩ tốt nhất trong đời:
Ánh nắng mặt trời
Nghỉ ngơi
Thể dục / Tennis !!!
Ăn uống điều độ
Tự tin
Bạn bè
Hãy giữ 6 vị này cho mọi thời điểm trong đời để tận hưởng một cuộc sống khỏe mạnh

Càng có tuổi chúng ta càng thấy ít đi những điều đáng phải sắp hàng chờ đợi …

Vì sao rất hiếm khi tim bị ung thư? Lại có thể chữa được bệnh cho thân thể?

Vì sao rất hiếm khi tim bị ung thư? Lại có thể chữa được bệnh cho thân thể?

Trái tim là bộ phận duy nhất trong cơ thể người không bị ung thư, hơn nữa lại là liều thuốc hữu hiệu nhất. Cùng xem các chuyên gia phân tích về vấn đề này.

Tâm chủ thần minh, ý nghĩa rất sâu xa.

Tim là liều thuốc hữu hiệu nhất

Năm 2008, Tiến sĩ David Vesely thuộc Đại học Nam Florida, nước Mỹ trong một nghiên cứu về tim đã phát hiện: Trái tim có thể tiết ra một loại hormone để cứu sống con người, nó không những trong vòng 24 giờ có thể giết chết hơn 95% tế bào ung thư, mà đối mặt với các bệnh nan y khác thì cũng có tác dụng trị liệu vô cùng hiệu quả.

Câu chuyện bắt đầu từ hai người bạn của TS. Vesely: Một cặp vợ chồng người Anh quốc, vào năm 2003 bị ung thư, được cho rằng chỉ sống được khoảng ba tháng nữa. Hai người họ sau khi ngừng trị liệu, lựa chọn dùng 2 tháng còn lại để hoàn thành 50 việc trong cuộc đời. Sau đó họ cùng ký một hợp đồng du lịch, dốc hết gia sản 4 vạn bảng Anh, thực hiện một cuộc hành trình vòng quanh thế giới, với điều kiện là chỉ cần một người trong 2 vợ chồng qua đời, thì hợp đồng sẽ chấm dứt.

Công ty du lịch đến bệnh viện khảo sát, cho rằng họ chỉ sống được khoảng 1 tháng nữa, ký kết hợp đồng này là rất có lợi, bèn lập tức ký kết. Nhưng vượt ngoài dự định ban đầu, chuyến hành trình kéo dài đến một năm rưỡi, hai vợ chồng họ cảm thông cho công ty du lịch, đã tự động hủy hợp đồng và trở về nhà. Sau đó họ đến bệnh viện kiểm tra, phát hiện toàn bộ tế bào ung thư đều đã biến mất. Vốn là căn bệnh hiểm nghèo tưởng chừng không thể trị khỏi thì lại không thuốc mà hết.

Sự việc này khiến cho TS. Vesely cảm thấy rất hứng thú. Ông sau đó tiến hành nghiên cứu đã phát hiện, trái tim lúc bình tĩnh vui vẻ hạnh phúc, sẽ tiết ra một loại hormone, có tác dụng trị liệu các chứng bệnh nan y. Nghiên cứu của ông làm chấn động thế giới, được vinh dự là nhà khoa học “Tiết lộ mấu chốt cuối cùng của Thượng Đế”.

 Trái tim lúc bình tĩnh vui vẻ hạnh phúc, sẽ tiết ra một loại hormone, có tác dụng trị liệu các chứng bệnh nan y.

Câu chuyện về cặp vợ chồng ung thư tự khỏi bệnh này, đến từ một bài viết trong cuốn sách của vị Trung y Đài Loan Ôn Tần Dung (Wen Pinrong). Bà Ôn nói về ví dụ này:

 “Nói đến những ví dụ như thế này, sẽ nói đến tâm linh con người. Bởi vì tất cả cơ quan nội tạng, gan, tỳ, phổi, thận, dạ dày, ruột… đều có (mắc bệnh ung thư), chỉ có tim không có. Vì sao tim không có? Bởi vì Trung y nói: ‘Tâm giả, quân chủ chi quan dã, thần minh xuất yên’ (tâm giữ chức quân chủ, nơi thần minh xuất ra). 

“Cái này chính là như trong “Hoàng đế nội kinh” giảng ‘Chủ minh tắc hạ an, dĩ thử dưỡng sinh tắc thọ’ (chủ minh mà an thì nhờ đó dưỡng sinh sẽ thọ), chỉnh thể sẽ vững vàng khỏe mạnh”.

Ôn Tần Dung giải thích, tâm (tim) chính là chân mệnh thiên tử, “đại thiên hành mệnh”. Tâm chủ thần minh, thần minh là chỉ tinh thần ý thức, hoạt động tư duy, là chúa tể của thân thể và linh hồn. Cho nên tất cả các cơ quan nội tạng đều bị ung thư, nhưng riêng tim là không bị ung thư, chỉ ngừng đập khi chính thức tử vong. Một người có thể xác và tinh thần bình ổn, tâm tình ổn định, thân thể liền sẽ nhanh chóng phục hồi khỏe mạnh.

Vậy nên:

“Bác sĩ tốt nhất chính là bạn, tim là loại thuốc mạnh nhất, tự nhiên nhất cho sức khỏe, đều có thể trị liệu mọi chứng bệnh của cơ thể”.

Đổng Thảo Nguyên (Dong Caoyuan), một vị Trung y dân gian ở Quảng Đông cũng suy nghĩ về “vì sao tim không bị ung thư?”. Bà cũng thăm dò và nghiên cứu vấn đề này, và phát hiện bí mật giống như Ôn Tần Dung.

Tại sao lại có “Trí mưu chi sĩ sở kiến lược đồng”, những kẻ sĩ trí mưu thì ý kiến của họ đều gần gần giống nhau? Mặc dù mọi sự vạn vật biến hóa vô cùng, nhưng “Thiên Đạo” chỉ có một đầu, đó là giống như định luật vĩnh hằng, chỉ có một Mặt trời mỗi ngày mọc lên ở đằng Đông vậy. Cả Ôn Tần Dung và Đổng Thảo Nguyên cũng thế, dù là Đài Loan hay Quảng Đông, quay lại truyền thống Trung y “Thiên Đạo quan”, liền có được một chiếc chìa khóa giống nhau mở ra vũ trụ.

 

 

 

 

 

 

 

 

Bác sĩ Trung y Đài Loan, Ôn Tần Dung.

 Trung y đứng tại quan điểm vũ trụ để nhìn nhận nhân thể

Tâm tình ổn định, cần phải có rất nhiều điều kiện. Ôn Tần Dung cho rằng nhiều bác sĩ ngày nay thường dọa dẫm bệnh nhân rằng bệnh của họ vô cùng nghiêm trọng. Ví như một người thường mắc chứng huyết áp cao, đã bị bác sĩ nói gọn rằng “uống thuốc cả đời”, từ đó về sau lo sợ sống qua ngày, kỳ thực mỗi ngày đều sống trong sợ hãi.

Sau khi khám lâm sàng, Ôn Tần Dung phát hiện một người trước khi ăn cơm đường máu cao tới 300, cô kiên quyết nói cho bệnh nhân biết, không phải đường trong máu có vấn đề, mà là tâm tình có vấn đề. Cô dặn bệnh nhân cần thoải mái tinh thần, quả nhiên đường máu đã giảm. Còn có người bị phán cao huyết áp sau đó đã trở lại bình thường, cuối cùng dừng uống thuốc.

Như vậy, một người phải thu xếp ổn tinh thần, thoát khỏi sự sợ hãi?

Ôn Tần Dung nói:

“Muốn khống chế một người thì biện pháp tốt nhất là khiến họ sợ hãi, cho nên thông thường, nhiều bác sĩ đều đe dọa người bệnh, tinh thần của chúng ta đều bị khơi mào, đều bị nô lệ hóa rồi”.

… Tôi đều hỏi người bệnh: ‘Đây quả thật là những điều bạn muốn sao? Muốn có thật nhiều tiền, thi đậu trường học tốt, đạt được công thành danh toại… Đây là điều bạn thật sự muốn sao?’.

 Kỳ thực không phải là điều chúng ta thực sự muốn, mà là bị xã hội tẩy não kích thích, bị phụ huynh kỳ vọng, nên muốn liều mạng, kết quả tranh đấu cuối cùng thân thể đều vỡ ra rồi, lại cũng không cảm giác được hạnh phúc. Rất nhiều người sau khi sinh bệnh mới có thể thật sự tỉnh ngộ: Rốt cuộc sống là vì gì đây? Nhiều tiền như vậy để làm gì? Đây là những điều tôi muốn nhấn mạnh trong sách của mình, hy vọng mọi người tìm lại được hạnh phúc thực sự”.

 Như vậy, con người như thế nào mới hạnh phúc?

Từ khi có nhân loại đến nay, bản năng của con người luôn đặt ra một câu hỏi sắc bén: “Con người là gì? Ta là ai?”. Từ cổ chí kim, tất cả các nhà thần học, triết học, khoa học gia… đều đi tìm câu trả lời. Ôn Tần Dung trong sách kể về một cậu bé 12 tuổi uống trộm thuốc ngủ, khi bà đi vào phòng khám bệnh, cậu bé liền bắt đầu hỏi bà:

 “Tôi là ai? Vì sao phải sống? Về sau tôi cũng giống như cha mẹ mình, học ở trường, kết hôn, sinh con, sau rồi chờ chết sao? Vì sao cứ bắt tôi phải đạt thành tích tốt? Vì sao?…”.

Thước đo thành công của đời người là gì?

Bà thở dài nói, nếu một người mù mờ về giá trị tích cực, họ sẽ không cách nào nhận thức tinh tường về vấn đề này, chẳng những cuộc sống sẽ mê mang, mà nội tiết cũng sẽ mất cân đối, cuối cùng khiến thân thể khó tránh khỏi bệnh tật.

 Tâm linh ảnh hưởng đến thân thể, ngũ tạng phản ánh tâm hồn

Ôn Tần Dung nói:

“Tàng giống như hệ thống “hồn, thần, ý, phách, chí” đối ứng với ngũ tạng; như gan tàng hồn, tim tàng thần, tỳ tàng ý, phổi tàng phách, thận tàng chí.

 Làm thầy thuốc càng lâu càng có cảm giác này, tựa như hồn, thần, ý, phách, chí không ở tại không gian này, nhưng đều làm chủ điều khiển thân thể chúng ta. Nếu như hồn, thần, ý, phách, chí không tồn tại trong không gian chúng ta, mà đến từ vũ trụ, như vậy có lẽ chúng ta đều có một tinh thể đối ứng, là có liên kết với nó, mỗi người chúng ta đều có lai lịch, chỉ là chúng ta không biết mà thôi. Vậy tại sao lại tới địa cầu này? Phải chăng là mang theo nguyện vọng và nhiệm vụ nào đó mà đến?”.

Ôn Tần Dung tiến thêm một bước giải thích: “Giống như não chúng ta, các nhà khoa học phát hiện chúng ta chỉ sử dụng 2% dung lượng của não, chiếm khoảng 3% khối lượng của cơ thể, nhưng lại cần tới ¼ tổng khí oxy; lưu lượng máu chảy lên não chiếm 15% khối lượng máu từ tim đẩy ra… Nếu như con người chỉ dùng 2% não bộ, vì sao cần nhiều lượng dưỡng khí và máu như vậy? 98% não còn lại thì đang làm gì? Có lẽ chúng chính là trạm trung chuyển, có chức năng giống như nhà ga”.

Bởi vậy, bà suy luận thần, hồn, ý, phách, chí tại nhân thể, tựa như linh hồn mặc một bộ y phục. Ôn Tần Dung nói:

 “Cho nên vấn đề linh hồn là vấn đề y học, vũ trụ xảy ra vấn đề thì con người cũng có vấn đề… Tôi phát hiện có một số người bị bệnh nguyên do là vì: Họ giống như không tìm thấy chính mình, có lẽ đây là gốc rễ của vấn đề”.

Trung y xem thân thể người như một vũ trụ.

 Quan điểm của Trung y về nhân thể và vũ trụ

Ôn Tần Dung thể ngộ rằng châm cứu giống như là thuận theo khí tượng của vũ trụ vậy, điều chỉnh nhân thể có thể hài hòa cộng hưởng với vũ trụ, có thể khiến con người nhanh chóng hồi phục khỏe mạnh, bình an, không cửa ải khó khăn nào không vượt qua. Bà nói:

“Mỗi lần châm cứu khởi huyệt, tôi đều có thể cảm thấy khí di chuyển, lúc khí cơ điều động kinh mạch huyệt vị, thật sự nhận thấy người bệnh sắc mặt liên tục biến đổi.

 Ví như bệnh tim sắc mặt vốn là xanh xao, bờ môi biến thành màu thâm đen, sau khi châm cứu thì môi trở nên hồng hào; ý thức vốn vô hồn, sau khi châm cứu thì đôi mắt sáng lên hoàn hồn, sắc mặt trắng bệch chuyển sang hồng hào, nếp nhăn cũng tiêu bớt…

 Đây là chúng ta chứng kiến sự biến hóa của con người giữa trời đất, khiến cho người ta vô cùng kinh ngạc. Cho nên tôi mỗi ngày trong cuộc sống đều thưởng thức sự ảo diệu của vũ trụ”.

Trung y xem thân thể người như một vũ trụ

 “Tây y phát triển về giải phẫu thân thể người, chỉ là đứng trên địa cầu để nhìn nhận nhân thể; Trung y coi nhân thể ngoài hệ thống giải phẫu ra còn có hệ thống tàng đối ứng với ngũ tạng, đó là ‘hồn, thần, ý, phách, chí’, là đứng tại vũ trụ để xem nhân thể, chính là xem con người như một vũ trụ”.

Bà đưa ra ví dụ lúc thủy triều, trăng tròn, rất nhiều người sẽ sinh bệnh thậm chí là bệnh nặng; cảm xúc dễ dàng lên xuống, án hung sát cũng nhiều hơn, đều là có quan hệ với vũ trụ. Như những lần thiên tai biến dị, trục địa cầu bị lệch, hiện tượng nhiều tinh cầu nổ tung… những hoàn cảnh biến hóa bên ngoài này đều sẽ ảnh hưởng đến nhân thể.

Tuy nhiên, với những điều như vậy Trung y lại thường bị người hiện đại công kích là phản khoa học.

Ôn Tần Dung khá bức xúc nói: “Lão tổ tông của chúng ta là Viêm Hoàng tử tôn 5.000 năm, vì cớ gì Tây y mới phát triển 200 – 300 năm lại có thể đánh bại? Vì sao lại chối bỏ tất cả? Khoa học thực nghiệm có phải là khoa học thực sự không? Vật lý giới, lượng tử cơ học, còn có “nguyên lý bất định” của Heisenberg! Cả con người, toàn bộ vũ trụ đều từng giây từng phút thay đổi, cho dù bạn có đầy đủ trí tuệ cũng không đủ năng lực để chứng minh hết thảy tự nhiên. Ai có tư cách phê phán trí tuệ của lão tổ tông? Tôi cho rằng có thể chữa khỏi bệnh mới là khoa học cao nhất, miễn là có hiệu lực thì mới là khoa học cao nhất”.

Con người hiện đại không lý giải được nhiều sự việc chân thực và lý luận của Trung y

 “Khoa học chẳng phải là lý luận phong phú hoặc dụng cụ tinh vi, vậy thì vì sao chúng ta luôn phát sinh bệnh? Tự nhiên mới là khoa học cao nhất, bởi tự nhiên là Thần kỹ, dụng cụ là người kỹ, nhân lực không cách nào thắng thiên. Nếu khoa học phát triển như vậy, vì sao Tổ chức y tế thế giới công bố nhân loại còn có 8 nghìn chủng bệnh không thể trị liệu, còn có rất nhiều siêu vi trùng xâm nhập vào con người, trước mắt không có cách nào trị liệu? Hơn nữa tổ chức đó còn cho biết: Người bệnh toàn cầu, có 1/3 đã chết vì sự cố chữa bệnh, 1/3 chết vì thuốc… Họ cũng không phải vì bệnh tật mà chết. Cho nên chúng ta thực sự phải trở về với tự nhiên.

 Chúng ta thường nói ‘Chúc bạn may mắn’, vì sao lại nói đến vận mệnh như vậy, thực tế chính là, thuận theo nhịp dưỡng sinh của thiên địa thì sẽ gặp may mắn; rời xa đạo mà đi thì sẽ gặp vận xui, vận xấu. Cho nên nói chúc bạn gặp vận may”.

 “Trung y” – Y học “Trung hoà”, “Cân đối”

Trong mắt của Ôn Tần Dung, bà coi “Trung y” định nghĩa là “y học Trung Hoa”, hàm ý rằng làm người chữa bệnh cần đạt tới y học “trung hòa”, “cân đối”; là mối liên kết giữa linh hồn vũ trụ và vật chất nhân thể, nó trở thành y học “trung gian”.

Chính như “Trung dung” nói: “Trung dã giả, thiên hạ chi đại bản dã; hòa dã giả, thiên hạ chi đạt đạo dã. Trí trung hòa, thiên địa vị yên, vạn vật dục yên”. (Tạm dịch: Trung là cái gốc lớn của mọi nhà; hòa là đường lối thành tựu của con người. Làm hết mức đạo trung hòa, trời đất được đúng ngôi, vạn vật được nuôi nấng).

Như thế xem ra, Trung y chẳng những là tư tưởng văn hóa truyền thống tinh túy của Trung Hoa, cũng là đạo lý thiên địa dưỡng dục của vũ trụ, càng là báu vật của nhân loại.

Lucie 1937 gởi

TÌNH TRẠNG SA SÚT TRÍ NHỚ

 TÌNH TRẠNG SA SÚT TRÍ NHỚ            

        Bs. Lương Lễ Hoàng
                                                                                                                 

                          Mời đọc để hiểu tại sao mình hay quên.

                                     Đừng tưởng ngưởi già mới lẫn. Tình trạng sa sút trí nhớ đến độ“vừa nghe đã quên” của người trẻ từ lâu đã vượt xa mức báo động. Ai chưa tin xin thử xem có bao nhiêu người nhớ nổi số… driver license !

Nhiều người quên tuốt luốt, quên giờ vào sở, quên luôn công việc, quên cả vợ con, đến độ sau giờ làm việc phải ngồi hàng giờ ở bàn nhậu để cố nhớ nẻo về nhà, thậm chí quên hết đến độchỉ còn nhớ có mỗi ngày… lãnh lương!

Chuyện gì cũng có lý do.

Bộ nhớ mau hư thường vì nạn nhân chính là thủ phạm, do thiếu nhiều thứ cùng lúc lại thừa vài món trong cuộc sống thường ngày. Đó là :

 * Thiếu ngủ

Không kể người lỡ chọn nghề trực đêm, thiếu ngủ vì thức quá khuya, dường như là “mốt” của nhiều cư dân trong các thành phố.

Kẹt một điểm là chất lượng của trí nhớ gắn liền với độ sâu của giấc ngủ, theo kết quả nghiên cứu ở Đại học Schleiweg-Holstein.

Nhưng nếu tưởng như thế chỉ cần dùng thuốc ngủ để ngủ chođược nhằm tăng cường trí nhớ thì lầm.

Thuốc an thần tuy tạo được giấc ngủ, nhưng não bộ đồng thời cũng mê một lèo, khiến bộ nhớ quên luôn công việc.

* Thiếu nước:

Não lúc nào cũng tiêu thụ không dưới 20% năng lượng của cơthể riêng cho chức năng tư duy.

Não vì thế rất cần nước và chất đường sinh năng.

Theo chuyên gia ở Đại học Erlangen, uống không đủ nước trong ngày lại thêm bữa ăn chiều thiếu chất ngọt là một trong các lý do khiến tín hiệu thần kinh vừa nhập vào lại ra ngay, cứ như nướcđổ đầu vịt.

 * Thiếu dầu mỡ

Chất béo loại cần thiết cho cấu trúc của tế bào thần kinh như 3-Omega, Acid Linoleic… là món ăn chính của não bộ.

Đừng tưởng kiêng cử là béo tốt cho não.   Trái lại là khác.

Tất nhiên đừng để tăng chất mỡ máu vì đó là yếu tố bất lợi cho hoạt động của bộ não.

Nhưng thiếu mỡ cũng tai hại tương tự.

 * Thiếu dưỡng khí

Thêm vào đó, não không thể dán tín hiệu thần kinh, dù là hìnhảnh hay âm thanh vào bộ nhớ nếu tế bào thiếu dưỡng khí vìthiếu máu.

Chính vì thế mà nhiều thầy thuốc khuyên dùng cây thuốc có công năng cải thiện hàm lượng dưỡng khí trong não bộ ngay cảcho người chưa phát hiện triệu chứng “đụng đâu quên đó”.
 

Thiếu vận động

Nhiều công trình nghiên cứu cho thấy người cao  tuổi nếu vận động thể dục thể thao trong ngày thì ít quên hơn người không vận động.

Theo các nhà nghiên cứu về lão khoa ở Hoa Kỳ, vận động trong ngày là điều kiện để bộ não không thiếu dưỡng khí trong đêm.

Cũng không cần hình thức thái quá, nhẹ nhàng thôi, như đi bộ, bơi, chạy xe, khí công…, miễn là ngày nào cũng có.
 

Thiếu tập luyện

Muốn não “bén nhọn” như xưa mà không tập luyện chẳng khác nào chưa học bài.

Chơi ô chữ, sudoku, học ngoại ngữ, vẽ  tranh…, kiểu nào cũng tốt, càng nhiều cách giải trí càng hay, miễn là đừng ngồi yên mỗi ngày nhiều giờ trước máy truyền hình vì đó là hình thức tai hại cho bộ não.

 * Thừa Stress

Bôi sạch bộ nhớ là một trong các phản ứng phụ của  nội tiết tốnẩy sinh trong tình huống Stress.

Biết vậy nên tìm cách pha loãng Stress bằng thể dục thể thao, thiền định, kiểu nào cũng được, miễn vui là chính.

Thêm vào đó, đừng tự đầu độc cơ thể và bộ não bằng thuốc lá, rượu bia, thịt mỡ…

Với bộ não “ngập rác” thì quên là cái chắc, vì đâu còn chỗ nào để nhớ 

* Thừa chất oxy-hóa

Hàm lượng chất gây rỉ sét tế bào,  sản sinh từ rối loạn biến dưỡng, độc chất trong môi trường ô nhiễm, khói thuốc lá, độcồn, phụ gia trong thực phẩm công nghệ, hóa chất trong dược phẩm… càng cao, tế bào não càng mau già trước tuổi.

Cầm chân chất oxy-hóa bằng hoạt chất kháng oxy-hóa , vì do’ là biện pháp chinh’ để bộ nhớ đừng mau “hết đát”.

 Hãy đừng “đem não bỏ chợ” qua lối sống chẳng khác nào có thù sâu với  não bộ.

Nếu đối xử với não bạc bẻo thì đừng trách có lúc “có vay có trả”!

 Bs. LƯƠNG LỄ HOÀNG

 

“HẠNH PHÚC ĐẾN TỪ… RUỘT GIÀ !?”

“HẠNH PHÚC ĐẾN TỪ… RUỘT GIÀ !?”

Bs Đỗ Hồng Ngọc

Có một câu nói lý thú của Lâm Ngữ Đường đại khái hạnh phúc đến từ ruột già, ruột già mà sinh hoạt điều hòa, tốt đẹp thì ta hạnh phúc, còn trục trặc thì ta mất hạnh phúc, sự đời chỉ có vậy! Thật vậy, điều này chỉ những ai có kinh nghiệm về trục trặc của ruột già mới biết được hạnh phúc nằm ở đâu. Bởi vì ruột già là nơi cất chứa những chất xả trong cơ thể cần phải được thải bỏ, nếu nó cứ bị kẹt lại đó hoài thì mệt lắm. Ta sẽ thấy bức bối, khó chịu, căng thẳng lắm. Cho nên khi ruột già thông suốt thì mới sảng khoái, khỏe mạnh, minh mẫn… nói chung là hạnh phúc. Có một cái ruột già hoạt động tốt nhiều khi ta không mấy biết ơn.

Nhìn lại kỹ cơ thể mình mà coi, từ cái miệng đưa thức ăn vào rồi dần dần thức ăn đi qua thực quản, xuống dạ dày, ruột non, ruột già để được hấp thu các chất dinh dưỡng rồi cuối cùng còn lại chất bả phải nhào nặn, vo tròn rồi thải ra ngoài từ ngõ hậu môn. Nhìn kỹ thì thấy đó là một con đường thẳng mà người ta gọi là ‘’ống tiêu hóa’’. Các cơ quan khác trong cơ thể người ta gọi một cách trang trọng là “bộ máy” như bộ máy tuần hoàn, bộ máy hô hấp… nhưng tiêu hóa lại thường được gọi là “ống”: ống tiêu hóa, như có phần coi nhẹ! Thực ra cái ống đó rất quan trọng, nó quyết định ‘’To be or not to be’’.

Toàn bộ hoạt động trong cơ thể mình đều cần năng lương: tim đập, phổi hít thở, các cơ bắp cử động… đều cần năng lượng và năng lượng đó do phản ứng oxyt hóa từ oxygen trong không khí và từ các thức ăn. Một người mà không thở thì 5 phút là chết rồi. Nhưng có thể nhịn đói được nửa tháng mà vẫn chưa chết nếu vẫn uống nước đầy đủ.

Nhắc lại, có hai thứ quan trọng cho sự sống của mình: một là oxygen trong không khí và hai là thức ăn, thức uống. Do đó trước hết, mình phải biết cách thở và sau đó là biết cách ăn!
Tại sao lại gọi là ống tiêu hóa mà không gọi là bộ tiêu hóa, hệ tiêu hóa? Vì thực chất nó là một cái ống tròn, dài, chạy từ miệng đến hậu môn, thắt lại chỗ này, phình ra chỗ kia, ngoằn ngoèo chỗ nọ để giúp tiêu hóa thức ăn. Nó trơn tru thì tốt quá. Nó mà trục trặc thì mệt. Thức ăn không đảm bảo vệ sinh an toàn thì sanh đủ thứ bệnh! Vậy thì mình nên ăn cái gì, ăn làm sao cho tốt, cho hiệu quả để giúp cho mình khỏe khoắn.

Hãy nhìn lại một chút để xem ống tiêu hóa của mình ra sao và cái ruột già ảnh hưởng tới hạnh phúc của mình như thế nào. Ống tiêu hóa của mình đi từ miệng xuống thực quản, tới dạ dày (bao tử) chứa thức ăn, nhồi bóp thức ăn… Dạ dày tiết ra một thứ  axit rất mạnh và nếu mình ăn uống không khéo thì mình sẽ bị đau bao tử, vì chính cái axit đó phá dạ dày của mình. Nhờ axit đó mà tiêu hóa được thức ăn các thứ, nhưng đến một lúc nào đó, nếu dạ dày bị yếu đi thì chính cái axit đó nó “tiêu” luôn dạ dày của mình, sinh ra bệnh đau dạ dày, loét dạ dày (lở bao tử!).

Ruột non có độ dài chừng 3 mét và có nhiệm vụ tiêu hóa thức ăn và hấp thu dưỡng chất. Trên bề mặt ruột non có những tế bào mà nếu mình mở rộng những tế bào đó thì nó rộng khoảng 250 mét vuông. Và có một điều mà chúng ta không để ý là cứ mỗi khoảng 5 ngày thì toàn bộ mạng tế bào ở trong ruột non thay đổi, tạo ra một mạng tế bào mới. Cho nên nếu mình đang ăn mặn mà chuyển qua ăn chay thì mấy ngày đầu mình khó chịu nhưng khi ruột non thay đổi tế bào mới thì nó hấp thu và quen với thức ăn đó. Từ đó mình hiểu ra được sự vô thường, sự thay đổi liên tục ngay trong cơ thể mình.

Những thức ăn bổ dưỡng sau khi được hấp thu ở ruột non thì còn những chất bã đổ vào trong ruột già. Ruột già có nhiều phần: ruột già lên, ruột già ngang, ruột già xuống; trực tràng và cuối cùng là hậu môn. Phần ruột già dài chừng 1 mét. Ở ruột già một số chất vẫn còn được hấp thu.

Chúng ta không thể ngờ rằng trong ruột già mình có vô số vi khuẩn, và những vi khuẩn này rất có ích cho cơ thể. Không phải cứ nghe ‘vi khuẩn’ thì nghĩ toàn là thứ nguy hiểm, độc hại đâu. Có nhiều thứ vi khuẩn rất có ích cho cơ thể, đặc biệt nằm ở ruột già. Chúng sống từng vùng phân chia ranh giới rõ rệt, không xâm phạm lẫn nhau. Chúng ở đó rất yên lành. Thế nhưng khi mình uống thuốc kháng sinh để chữa bệnh theo toa bác sĩ (có khi tự ý uống!) để tiêu diệt vi khuẩn bệnh thì vi khuẩn lành cũng bị diệt luôn. Lúc đó bắt đầu gây rối loạn, xáo trộn hệ thống đường ruột của mình. Hệ thống vi khuẩn nằm rải rác trong ruột tạo ra các vitamin, đặc biệt là vitamin K giúp cho sự đông  máu. Do vậy, khi mình dùng kháng sinh bừa bãi thì mình đã tự hại mình.

Như đã nói, ống tiêu hóa là một ống dài từ miệng đến hậu môn, nếu chúng ta kéo thẳng ra, kéo dài ra thì rõ ràng là một cái ống: chỗ này phình ra làm dạ dày, chỗ này thắt lại ngoằn ngoèo thành ruột non, chỗ này phình từng múi thành ruột già… Ở những chỗ phình ra, thắt lại trên ống tiêu hóa đó có những cơ quan như tuyến tụy tiết Insulin và gan tiết mật, rót vào để giúp tiêu hóa thức ăn.

Trên suốt hành trình đi qua cái ống đó, nếu có chỗ nào bị nghẹt, bị bít, cũng sẽ sinh bệnh. Đặc biệt ở ruột già, hậu môn, nếu bị nghẹt vì một lý do nào đó thì người ta sống trong tình trạng giống như “cầu tiêu nghẹt, cống nghẹt” vậy đó. Tình trạng nghẹt “cống”, nghẹt “cầu” sẽ gây ra nhiều chuyện phiền phức lắm. Nó làm cho mình bị hôi miệng, rồi bón, trĩ…  Tóm lại, ruột già mà hoạt động trơn tru thì ta có hạnh phúc, trục trặc thì không thể nào có hạnh phúc được, đúng như Lâm Ngữ Đường nói. Câu hỏi đặt ra là: Tại sao nó nghẹt, do đâu mà nó nghẹt và làm cách nào cho nó hết nghẹt? Nôm na như vậy. Bữa nay mình không nói những chuyện khoa học cao xa, những danh từ chuyên môn gì đâu, mình nói chuyện bình thường đi cho nó dễ nhớ, dễ hiểu và thiết thực. Trên cái ống đó, nếu nghẹt ở thực quản, nghẹt ở cuống bao tử, nghẹt ruột, lồng ruột, tắt ruột, ung thư, co thắt… đều nguy, phải đi bác sĩ chuyên khoa ngay.

Nói thêm, cái hệ thống tiêu hóa này có một phản xạ rất lý thú. Ta có thể hình dung một người chúc đầu xuống đất, chổng chân lên trời, gọi là trồng chuối đó, mà vẫn nuốt được, vẫn có thể ăn uống được, đó là một phản xạ rất đặc biệt. Thế nhưng khi ta đau khổ, buồn giận, tức bực trong người thì ‘nuốt không trôi’ dâu!

Khi mình hiểu được những trở ngại của đường tiêu hóa thì mình phải tôn trọng, chọn những loại thức ăn như thế nào cho nó khỏi bị rối loạn, bị nghẹt. Nguyên nhân bị nghẹt này có thể do cơ học; như có cục u bướu hoặc do co thắt vì nguyên nhân gì đó cũng sinh ra kẹt, mà có nhiều cái làm cho co thắt lắm…

Chúng ta không thể ngờ được chính bộ não của chúng ta nó quyết định cái vụ trơn tru hay co thắt (nghẹt) của ống tiêu hóa này. Khi nào được ăn một bữa ngon, tức là bữa ăn có bạn bè, gia đình êm ấm, hạnh phúc thì mình thấy dễ tiêu lắm; còn nếu mình ăn trong cảnh bực bội, giận hờn như hai vợ chồng gây gổ, con cái không nghe lời… thì nuốt không trôi. Tản Đà có nói đại ý: Đồ ăn ngon mà người ngồi ăn không ngon thì không ngon. Đồ ăn ngon, người ăn ngon mà chỗ ngồi ăn không ngon thì cũng không ngon. Nói khác đi, đồ ăn ngon cần phải có người cùng ăn ngon và một chỗ ngồi ăn cũng phải ngon, nghĩa là sạch sẽ, mát mẻ nữa thì mới hạnh phúc được.

Tôi thấy ngoài ba điều trên phải thêm điều thứ tư là cách ăn ngon. Đồ ăn ngon, người ăn ngon, chỗ ngồi ăn ngon mà cách ăn không ngon cũng không ngon. Cách ăn ngon là sao? Là ăn chậm rãi, ăn nhai kỹ, ăn có ý niệm về ăn − tức là, có ý thức hay là trách nhiệm về sự ăn.

Khi ăn nhâm nhi, nhai kỹ, ý thức từng miếng ăn một thì dù ăn một chén cơm với muối mè cũng thấy ngon, rau luộc kho quẹt cũng ngon. Trái lại, tình trạng căng thẳng ở tâm trong lúc ăn dẫn đến những sự co thắt của ống tiêu hóa, đặc biệt thường gặp là bệnh ruột già co thắt. Co thắt thì làm sao trơn tru được, mà sẽ gây ra những chứng như đau bụng, khó chịu… Khi đó, mình mất hạnh phúc rồi.

Không hiểu sao bây giờ bệnh ruột già co thắt nhiều lắm, ở Mỹ cũng khoảng 20%, còn ở ta chưa có thống kê, nhưng mà chắc còn cao hơn nữa. Tại sao vậy? Tại vì căng thẳng, lo phiền, bực bội, sợ hãi, ăn cái gì mình cũng sợ, rất là ngại, ăn không thấy ngon nữa… Những trạng thái tâm thần không ổn như vậy gây ra sự co thắt ở đường ruột. Trong trường hợp này, nguyên nhân bệnh đâu phải ở ruột già, mà ở trong tâm mình cho nên đi bác sĩ thì bác sĩ đâu có chữa được. Bác sĩ học để chữa bệnh, đau đâu chữa đó, đâu có quan tâm đến nỗi buồn khổ âu lo của mình. Vậy thì giải quyết làm sao?

Phải giải quyết vấn đề tận gốc. Có nhiều nguyên nhân nhưng mình thấy sự co thắt là do tâm lý, do căng thằng, lo âu, trầm cảm. Đây là 3 thứ bệnh thời đại, trên toàn thế giới, viết tắt là SAD: Stress, Anxiety, Depression. Cách chữa theo các nhà trị liệu tâm lý nhiều khi phải dựa vào thiền: MBSR (Meditation-based Stress Reduction). MBCT (Meditation-based Cognitive Therapy).

Có những doanh nhân trẻ, tuổi chưa tới bốn mươi mà đã bị cái bệnh đường ruột co thắt này. Họ căng thẳng lắm, không có được bữa ăn yên ổn như mình đâu. Trong bữa ăn, họ cũng bàn tính kế hoạch, bàn tính hợp đồng để ký kết, tính toán làm sao để cho có lợi nhất cho mình.

Gần đây bên Mỹ các thầy thuốc phát hiện một cách chữa bệnh viêm đại tràng mạn tính rất hay: dùng… phân người để chữa! Trong ruột già của mình có một loại vi trùng tên Clostridium difficilé, loại vi trùng này khi phát bệnh thì rất khó chữa, dùng kháng sinh cũng không khỏi hẳn, dễ tái phát. Dùng phân của một người khỏe mạnh hoàn toàn, không bị bệnh viêm gan siêu vi, không nhiễm HIV…, khoảng nửa kí lô, lọc bỏ phần xác dơ bẩn, lấy phần nước trong (vẫn có chứa vi trùng lành mạnh) rồi truyền cho bệnh nhân qua đường hậu môn hoặc qua đường miệng. Tác dụng chủ yếu là để phục hồi đường ruột  đã bị hư hỏng lâu ngày, do hệ thống vi khuẩn có ích trong ruột bị xáo trộn, mất quân bình, khiến vi trùng Clostridium difficile phát tác gây bệnh. Trong phân của người khỏe mạnh chứa nhiều vi trùng có ích, bơm vào cơ thể người bệnh là để nuôi cấy lại, nhằm quân bình lại hệ thống vi khuẩn đường ruột. Kết quả thật tuyệt vời!

Thật ra phương pháp này đã có trong y học Đông phương từ ngàn xưa. Từ xưa, con người đã biết dùng phân người để chữa bệnh, thậm chí dùng phân người đốt thành than uống, chữa ngộ độc (ngộ độc nấm chẳng hạn)… Ta mới thấy nền y học từ xưa đến đời nay vẫn tích lũy nhiều kinh nghiệm lạ lùng, như ngày xưa ông bà ta có tập quán để dành một phần cuống rốn, treo lên nóc nhà bếp, khi trẻ bệnh thì lấy xuống mài ra cho trẻ uống. Không ngờ sau này các nhà khoa học cũng dùng cuống rốn để nuôi cấy tế bào gốc.

Trong phân có ba phần tư là nước, còn lại khoảng 100g là chất bã, chất xơ, tế bào, vi trùng… Nếu phân nằm trong ruột già quá lâu thì nước sẽ bị hấp thu lại hết và phân sẽ bị cứng (bón). Đó là do ta ăn không đủ chất, thiếu xơ, thiếu rau, thiếu trái cây… và nhất là uống không đủ nước (mỗi ngày cần 2 lít nước) nên đã gây táo bón. Chúng ta ăn những gì là do mình tự quyết định, vì vậy nên chọn ăn những loại rau, những loại thức ăn chứa nhiều nước, trái cây để làm “mát” đường ruột.

Học sinh trong trường học ngày nay bị bón rất nhiều, có khi gây loét hậu môn, gây ra bệnh trĩ. Nhiều học sinh bị bón, cảm thấy đau khi phải đi vệ sinh nên lo sơ không muốn đi, mà càng né tránh thì càng bị bón nặng hơn. Có lần nói chuyện với các thầy cô giáo ở một trường học, tôi có nói đến chuyện để các học sinh có khả năng sáng tạo, biết sống hạnh phúc, học  hành tốt thì nhà trường phải quan tâm đến hệ thống toilet. Thử tới các nhà hàng, khách sạn lớn, chúng ta sẽ thấy hệ thống nhà vệ sinh đạt chuẩn, đặt ngay ở chỗ tiếp tân, sạch sẽ, thơm tho, có khi còn có tiếng nhạc dìu dặt. Người ta còn không gọi là toilet hay WC như xưa mà gọi là Rest Room.

Đối với trẻ em thì vậy, còn đối với người lớn còn khó chịu hơn, táo bón ảnh hưởng rất nhiều đến cuộc sống, công việc… gây ra những căng thẳng, bức bối. Người già lại còn bị nặng nề hơn nữa vì ăn không đủ chất xơ, chất nhờn. Khi mắc vệ sinh thì phải nên đi ngay, nhưng ngày nay nhiều người vì công việc bận rộn mà hay nín nhịn, vì vậy tạo thành thói quen và dễ mắc bệnh táo bón, thậm chí dẫn  đến… trĩ, một thứ bệnh đau khổ!

Tóm lại, chuyện ăn uống của mình sẽ quyết định chuyện vệ sinh. Nếu chúng ta dùng thuốc xổ để “giải quyết” thì cũng được nhưng nên cẩn thận vì cơ thể sẽ quen. Cách tốt nhất là nên ăn uống đủ chất, ăn nhiều chất xơ (rau lang, rau muống, rau cải các thứ), chất dầu (dầu cá, dầu cải), chất nhờn (nha đam, mồng tơi…) để tiêu hóa tốt hơn. Vậy có thể nói, nếu chúng ta quan tâm đến ruột già thì cũng có nghĩa chúng ta quan tâm đến toàn bộ hệ thống tiêu hóa, cái ống tiêu hóa của mình. Chúng ta phải quan tâm chăm sóc nó nhiều hơn, phải biết ơn nó nhiều hơn.

Osho trong cuốn Hành trình nội tại từng nói: Con người khổ là do sử dụng cái đầu nhiều quá, suy nghĩ nhiều quá, nên chuyển hướng xuống sống bằng trái tim, sống bằng tình cảm, nhưng như vậy cũng vẫn còn khổ, cần chuyển xuống sống bằng cái… rốn thì sẽ hạnh phúc hơn! Ý ông muốn nói sống bằng rốn nghĩa là sống bằng hơi thở (thở bụng, đưa hơi xuống huyệt đan điền…) thì ta sẽ giải quyết được nhiều vấn đề căng thẳng trong đời sống.

Nhưng theo tôi, chúng ta không chỉ dừng lại ở rốn mà nên xuống thấp hơn chút nữa, đến tận  ruột già, vì nói cho cùng… hạnh phúc đến từ ruột già đó vậy!

Đỗ H Ngọc

From:VTKhanh & anh chi Thụ & Mai gởi

Bí quyết trường thọ.

Bí  quyết trường thọ.

Không phải chỉ ăn uống và vận động… .. mà đây mới là bí quyết của trường thọ

Bí quyết trường thọ vốn không phải nằm ở bên ngoài, mà ẩn giấu ở bên trong nội tâm của mỗi người. Bình thản, tích cực, hài hòa… Năng lượng đến từ những tâm thái này, mới thực sự là bí quyết giúp một người sống trường thọ.

BqPb7O-20170301-khong-phai-an-uong-va-van-dong-day-moi-la-bi-quyet-cua-truong-tho
 

 

 

 

Người trường thọ đều lạc quan vui vẻ, tâm địa thiện lương, 

là người sống chan hòa với mọi người xung quanh. 

(Ảnh minh họa từ Internet)

Bí quyết trường thọ rốt cuộc là gì? Những cụ già trường thọ ăn loại “thuốc tiên” gì mà qua bao năm tháng tay chân vẫn nhanh nhẹn, tai mắt vẫn minh mẫn tinh anh? Người đoạt giải Nobel sinh lý học đã tiết lộ bí mật này, vốn dĩ chúng ta đã hiểu lầm về bí quyết trường thọ như thế lâu nay.

Những người trường thọ ở các quốc gia khác nhau, khí hậu, thực vật, tập tục đều không giống nhau, thậm chí lối sống cũng tương phản nhau. Ví như có cụ già thì vẫn thường uống rượu, có cụ lại thích đồ béo…, nhưng có một điểm giống nhau, đó là người trường thọ đều lạc quan vui vẻ, tâm địa thiện lương, là người sống chan hòa với mọi người xung quanh.

Elizabeth Helen Blackburn, người đoạt giải Nobel sinh lý học năm 2009 đã tổng kết rằng: Người muốn sống trăm tuổi, ăn uống phù hợp chiếm 25%, các thứ khác chiếm 25%, nhưng tác dụng của tâm lý cân bằng chiếm tới 50%.

“Hoóc-môn stress” sẽ gây tổn thương cho thân thể

“Hoàng Đế Nội Kinh” có ghi: “Bách bệnh sinh vu khí dã. Nộ tắc khí thượng, hỉ tắc khí hoãn, bi tắc khí kết, kinh tắc khí loạn, lao tắc khí háo…”. Ý là: Trăm bệnh sinh tại khí. Giận thì khí tăng, vui thì khí trở lại bình thường, buồn thì tạo khí, kinh sợ thì khí loạn, lo lắng thì khí bị hao tổn.

Y học hiện nay phát hiện: Ung thư, xơ cứng động mạch, cao huyết áp, loét dạ dày, kinh nguyệt không đều… 65-90% bệnh tật là có quan hệ với áp lực tâm lý, vì vậy, những bệnh này, được xem là bệnh do tâm và thân.

Như vậy, trong cuộc sống sinh hoạt, chúng nên nên làm gì để có thể giảm bớt áp lực đây? Có 4 điều cần nhớ sau đây:

1. “Mục tiêu” có thể kích thích sức sống của sinh mệnh.

Một nghiên cứu mới đây cho thấy, “mục tiêu tạo ra cảm xúc mạnh mẽ”, rất hữu ích với sức khỏe. Bởi vì có mục tiêu theo đuổi trong cuộc sống hay không, nó quyết định tâm tính của một người, theo đó quyết định tâm sinh lý của người đó.

Một nhà khoa học người Anh đã khảo sát những người trong độ tuổi 40-90 trong 7 năm. Kết quả phát hiện, sống không có mục tiêu rõ ràng thì số người tử vong do bệnh tật hoặc tự sát cao hơn gấp đôi so với nhóm người sống có mục tiêu rõ ràng.

Mặt khác, y học sớm đã phát hiện, sau khi về hưu, bởi vì mục tiêu sống bỗng nhiên biến mất, khiến tinh thần và sức khỏe đồng thời suy giảm mạnh.

Tại sao lại như vậy? Nguyên nhân là, nếu một người sống không có mục tiêu, “chết” sẽ là mục tiêu duy nhất. Như vậy, cơ chế tự hủy trong tiềm thức sẽ lặng lẽ khởi động, khiến thân thể bạn ngày càng sa sút. Học ca hát, nhảy múa, đánh cờ… đều có thể trở thành mục tiêu, hơn nữa đều rất có khả năng thực hiện.

2. “Lấy việc giúp người làm niềm vui” có tác dụng trị liệu

Vua dầu mỏ Rockefeller sau khoảng thời gian ngắn ngủi hưởng thụ niềm vui do tiền tài mang đến, thân thể ngày càng sa sút. Sau khi nhận ra vấn đề, ông quyết định đem tiền tài và tinh lực tập trung vào việc từ thiện, cũng tìm cách giúp đỡ những người có hoàn cảnh sống khó khăn. Điều này khiến tâm tình của ông vô cùng thanh thản, đồng thời, tình hình sức khỏe của ông đã dần dần chuyển biến tốt đẹp.

Một ví dụ khác, doanh nhân Thiệu Dật Phu qua đời ở tuổi 107; vui vẻ giúp đỡ người khác là một nguyên nhân giúp ông thọ lâu. Ông là người sáng lập “Giải thưởng Thiệu Dật Phu”, quỹ ngân sách lên đến 5 tỷ đô la Hồng Kông.

Các nhà nghiên cứu phát hiện, trợ giúp vật chất cho người khác, có thể làm giảm tỷ lệ tử vong xuống 42%; ủng hộ tinh thần có thể giúp giảm tỷ lệ tử vong xuống còn 30%.

Tại sao lại như vậy?

Một nhà nghiên cứu y học người Mỹ muốn hiểu rõ vấn đề này, ông đã làm một nghiên cứu: Lấy 106 học sinh khoảng 20 tuổi chia làm 2 nhóm; một nhóm tình nguyện làm việc thiện, một nhóm dự bị.

Sau 10 tuần, nhóm tình nguyện so với nhóm dự bị, thì các chứng viêm, tỷ lệ cholesterol và cân nặng đều thấp hơn.

Giúp người, vì sao có tác dụng chữa bệnh? Bởi vì, làm điều tốt giúp người, thường làm chuyện tốt, trong nội tâm thường sinh ra một cảm giác tự hào và vui vẻ khó diễn đạt thành lời, theo đó làm giảm hoóc-môn stress, kích thích “hoóc-môn có lợi” sinh ra.

Một chuyên gia bệnh tâm thần và truyền nhiễm còn nói: Dưỡng thành thói quen vui vẻ giúp người, là cách tốt nhất để dự phòng chứng u buồn.

3. Sự hòa thuận trong gia đình là bí quyết hàng đầu của trường thọ 

Tiểu bang Georgia nước Mỹ có một cụ bà làm nông sống 132 tuổi 91 ngày. Lúc cụ được 130 tuổi, có phóng viên hỏi bí quyết trường thọ của cụ là gì, cụ trả lời: Trước hết là sự hòa thuận trong gia đình.

Đại học Harvard có một khảo sát trên 268 người nam cũng phát hiện: Điều thật sự quan trọng trong cuộc sống một người chính là mối quan hệ với người khác, khuyết thiếu sự ủng hộ của xã hội, thì ảnh hưởng đến sức khỏe cũng tương đồng với hút thuốc và không vận động.

Một chuyên gia tâm lý học người Mỹ có một nghiên cứu “Quan hệ giữa tính cách và trái tim” trong 25 năm đã phát hiện: Người có lòng dạ hẹp hòi, nặng danh lợi, nặng thù hằn thì tỷ lệ tử vong lên đến 14%; còn người có lòng dạ rộng rãi, vui vẻ giúp người, tính cách hiền hòa thì tỷ lệ tử vong chỉ có 2.5%. Tỷ lệ bệnh tim thì người trước cao hơn người sau gấp 5 lần.

Khi phân tích nguyên nhân, ông nói: Quan hệ xã giao và thân thuộc không tốt, làm cho nội tâm một người đầy phẫn nộ, oán hận, bất mãn… sẽ khiến thần kinh giao cảm thường xuyên trong trạng thái kích thích, adrenalin và hoóc-môn stress sẽ bài tiết ra rất nhiều.

Nhà tâm lý học Maslow đã tổng kết nhu cầu của một người như sau, từ thấp đến cao, theo thứ tự: “nhu cầu sinh lý, nhu cầu an toàn, nhu cầu xã giao, nhu cầu được tôn trọng và nhu cầu được thể hiện”.

Ngoại trừ nhu cầu sinh lý, còn lại đều liên quan đến quan hệ xã giao và thân thuộc. “Nhu cầu” khi được thỏa mãn sẽ mang đến cảm giác vui vẻ thoải mái.

SU HOA THUAN

Sự hòa thuận trong gia đình là bí quyết hàng đầu của trường thọ. 

(Ảnh minh họa từ Internet)

  1. “Ban cho sự thân mật” sẽ “nhận lại sự thân mật”

    Một nhà tâm lý học người Mỹ có kể câu chuyện của một bệnh nhân nữ như sau: Vài năm trước, Alice vì thất tình nên bị chứng uất hận, sau khi rời quê hương, di cư đến nơi khác sinh sống. Cuộc sống ở đây chậm rãi, người với người quan hệ rất ôn hòa.                                                               
    Nhiều lần, cho dù làn xe phải xếp hàng rất đông, nhưng vẫn luôn có người nhường đường cho cô. Sự nho nhã tự nguyện, người trước mình sau này khiến Alice rất cảm động.
    Dần dần, Alice cũng được dưỡng thành thói quen nhường đường ở bãi đỗ xe, cô thích làm điều này, mỗi một lần nho nhỏ “ban cho”, đều mang đến cho cô niềm vui và cảm xúc không thể nói thành lời. Một năm sau, chứng uất hận của Alice không trị mà hết.
    Vậy làm sao để tạo dựng mối quan hệ hài hòa?Chính trị gia Quản Trọng thời Xuân Thu Chiến Quốc nói: “Thiện khí nghênh nhân, thân như huynh đệ; ác khí nghênh nhân, hại vu qua binh”. Ý rằng: Dùng thiện ý đối với người, sẽ thân như anh em; ác ý đối với người, hại như việc binh đao.
    Mối quan hệ và phản ứng giữa người với người, như tiếng vang khi bạn la lớn trong núi. “Bạn là thiện”, tiếng vang sẽ là “Thiện”, “Bạn là ác”, tiếng vang sẽ là “Ác”. Có những mối quan hệ của một số người khá lao đao, dĩ nhiên là kết quả khi họ khắp nơi tranh đấu với người khác.
    “Ban cho sự thân mật”, dẫu chỉ là một nụ người hay là một biểu lộ hài hước, thì nồng độ protein miễn dịch trong nước bọt sẽ gia tăng, loại kháng thể này có thể tăng cường hệ thống miễn dịch.Một vị giáo sư luân lý học về sinh mệnh đã phát hiện bản chất của “tiếng vang”:
    “Ban cho và hồi báo có tồn tại quá trình chuyển đổi năng lượng bí mật thần kỳ. Tức là khi một người ban cho, năng lượng hồi báo sẽ thông qua đủ loại hình thức hướng người này trả lại. Chỉ có điều đa số tình huống là chúng ta hồn nhiên không hay biết…”.

Những hành động có lợi cho sự hài hòa giữa các mối quan hệ bao gồm: 

Ca ngợi, hài hước, mỉm cười, tôn trọng, nhường nhịn, hiền hòa, bao dung, tha thứ, thông cảm, đồng cảm, trung thành, lắng nghe…

Kỳ thực, quyết định một người sống lâu dài ngắn ra sao,

không chỉ là do ăn uống vận động, mà tâm tình vui vẻ 

và tích cực cũng vô cùng trọng yếu!

Chị Nguyễn Kim Bằng và Lucie gởi

Giấc Ngủ Là Vàng

Giấc Ngủ Là Vàng

  

  1. Hồ Ngọc Minh & BS. Hồ Vũ Mỹ Liên

Khi tôi còn là sinh viên đại học, dường như tôi không cần ngủ, và không muốn ngủ vì có nhiều việc phải làm, phải học, phải chơi và phải… tương tư. Có lần phát biểu ý kiến với một người bạn Mỹ cùng lớp ở trường Y, tôi cho rằng ngủ là một điều phí phạm thời gian quý báu hiện hữu trên cõi đời này.

Bây giờ, lớn tuổi hơn, tôi nghiệm ra rằng, 8 tiếng đồng hồ “được ngủ” yên giấc mỗi đêm là một diễm phúc sung sướng nhất trên đời nầy.

Giấc ngủ rất quan trọng cho sức khỏe con người.
Trong giấc ngủ, những tế bào trong cơ thể sẽ có cơ hội tái tạo, bồi dưỡng, và não bộ có dịp gạn lọc và tích lũy những dữ kiện, kiến thức thu thập được trong ngày.

Trung bình chúng ta cần từ 7 đến 8 tiếng ngủ mỗi ngày.
Nếu chỉ ngủ được dưới 6 tiếng, nguy cơ bị bệnh tim mạch có thể tăng cao, dễ bị tăng cân, dễ bị phiền muộn, và tuổi thọ giảm đi.

Ngược lại, ngủ trên 9 tiếng mỗi ngày cũng không tốt cho sức khoẻ. Một vài trường hợp đặc biệt, có những người không cần ngủ nhiều, thí dụ như ông tổng thống tân cử nhà ta, Donald Trump chỉ ngủ 3-4 tiếng mỗi đêm, nhưng vẫn sinh hoạt bình thường trong ngày.
Lý thuyết cho rằng chất lượng quan trọng hơn thời lượng ngủ.
Dường như một số đông thường có vấn đề với giấc ngủ, hoặc khó ngủ, ngủ ít, ngủ không ngon giấc. Theo ước tính, có khoảng 25 đến 30% người Mỹ thật ra không hề ngủ ngon giấc.

Người ta tưởng lầm rằng lớn tuổi không cần ngủ là chuyện bình thường, tuy nhiên điều nầy không đúng. Đàn ông trên 65 và đàn bà trên 50 thường có vấn đề với giấc ngủ, chung quy vì lượng hormone sinh lý bị giảm.

Một số phụ nữ mãn kinh, hormone tuột giảm cũng làm cho khó ngủ. Ngay cả đàn ông lớn tuổi, thiếu hormone testosterone cũng làm cho ngủ không ngon giấc.

Dù gì đi nữa, ít hay nhiều, chất lượng ngủ mỗi đêm đóng vai trò rất quan trọng cho sức khoẻ.
Để ngủ ngon giấc, ta cần làm những gì?

  1. Trước hết, cần để ý thói quen về giờ đi ngủ mỗi đêm, và cứ theo giờ đó mà đi ngủ. Nếu bạn cố gượng ép đi ngủ khi cơ thể còn tỉnh, và chỉ nằm trăn trở thì cũng chẳng có ích lợi gì. Giờ thức cũng rất quan trọng. Nếu thức dậy khác giờ mỗi ngày trong tuần cũng làm cho giấc ngủ bị xáo trộn.
  2. Tập thể dục đều đặn. Thường thường tập thể dục buổi sáng hay buổi trưa sẽ giúp cho ta dễ ngủ buổi tối. Tránh tập thể dục buổi tối, 4 giờ trước giờ ngủ, vì như thể sẽ làm cho bạn rất tỉnh táo sau khi tập.
  3. Cử rượu, cà phê và thuốc lá. Tuy rượu có thể làm cho bạn dễ ngủ lúc đầu, nhưng về lâu, “giấc ngủ rượu” thường bị rối loạn, ngủ không ngon và hay bị thức tỉnh nhiều lần trong đêm. Cà phê cũng làm cho giấc ngủ bị rối loạn.
    Nếu uống cà phê, nên cách tối thiểu 8 tiếng trước giờ ngủ. Cá nhân tôi, không uống cà phê sau 12 giờ trưa.Thuốc lá lúc ban đầu có thể làm cho tâm hồn của bạn lắng dịu, nhưng chất Nicotine sẽ làm cho giấc ngủ bị xào xáo. Ngoài ra, một số thuốc an thần, như Prozac, Zoloft thật ra khi dùng nhiều lại làm cho khó ngủ. Một số thuốc trị cao huyết áp như beta-blockers cũng làm cho khó ngủ.
    Bạn nên tham khảo với bác sĩ và tránh uống thuốc vào buổi tối.
  4. Không dùng dụng cụ điện tử, màn hình như computer, phone, iPad, TV trong vòng 1- đến 2 tiếng trước giờ đi ngủ. Ánh sáng màn hình có thể làm cho não bộ không phân biệt được là giấc trưa hay tối, thí dụ, não bộ nghĩ lộn điểm thời gian là 2 giờ chiều thay vì 2 giờ sáng. Ngoài ra, phòng ngủ không nên có ánh sáng, càng tối càng tốt.
  5. Dành thì giờ thiền trước khi đi ngủ. Chỉ chú trọng vào nhịp thở và không nghĩ gì khác.
  6. Ghi xuống tất cả những gì cần làm, những gì phải lo lắng, cho ngày mai, và… bỏ qua một bên, không cần nghĩ ngợi đến chúng trước giờ ngủ. Stress trong công việc sẽ làm cho khó ngủ.
  7. Tập những thói quen trước khi đi ngủ thí dụ như đánh răng, uống chút sữa ấm, hay đi tiểu… Làm như thế có thể sẽ quen và định hướng theo nhịp điệu của cơ thể để chuẩn bị cho giấc ngủ.
  8. Sắm cho bạn một giường ngủ thích hợp. Nói ra thì sẽ động chạm một số người, nhưng sự thật dễ mất lòng, cái giường ngủ thượng hạng vẫn ít tốn kém hơn là một cỗ quan tài!
    Không nên tiếc tiền đầu tư cho một chiếc giường tốt trong khi đó để dành tiền sắm quan tài cho đẹp cho sang.
  9. Giảm nhiệt độ trong phòng xuống bằng cách mở cửa sổ, dùng quạt máy, và tìm cách giảm nhiệt độ cơ thể xuống bằng cách mặc đồ mỏng hay có khi… không mặc gì cả, tùy theo ý thích. Nghiên cứu cho thấy khi nhiệt độ cơ thể giảm, giấc ngủ sẽ ngon hơn.
  10. Khi bắt đầu ngủ, nên tập trung tư tưởng vào nhịp thở và không nghĩ ngợi gì khác. Trong trường hợp bị thức giấc nửa đêm, bạn cũng trở lại để ý vào nhịp thở, vào, và ra, thật đều, thật chậm và… thật buồn ngủ và ngủ ngon.

Lâu lâu có một lần khó ngủ thì cũng không sao, nhưng nếu việc khó ngủ kéo dài, vấn đề cần phải được giải quyết. Thật ra, cá nhân tôi, làm bác sĩ, vì stress trong công việc cũng làm cho nhiều lần mất ngủ trong đêm.
Những nguyên tắc trình bày trên đây được rút tỉa từ kinh nghiệm bản thân, hy vọng sẽ giúp đỡ bạn đọc.

Hồ Ngọc Minh & BS. Hồ Vũ Mỹ Liên

Chế độ ăn giúp hạn chế nguy cơ bị bệnh thận

Chế độ ăn giúp hạn chế nguy cơ bị bệnh thận

Việt Hà, phóng viên RFA
2017-03-20
Quầy thức ăn tự chọn trong một bệnh viện ở Pháp.

Quầy thức ăn tự chọn trong một bệnh viện ở Pháp.

AFP photo
Những người có nguy cơ bị bệnh thận hoặc đã bị bệnh thận thường được các bác sĩ khuyên nên tránh ăn một số loại thực phẩm nhất định để kéo dài tuổi thọ của quả thận.

Với những người đã bị bệnh thận hoặc có nguy cơ bị bệnh thận cao như người bị tiểu đường chẳng hạn, thường được các bác sĩ khuyên nên hạn chế ăn muối, kali, phốt pho, đạm và tinh bột. Đây là những chất về lâu dài có thể khiến bệnh thận trở nặng. Nhưng mặt khác đây cũng là những chất rất cần thiết cho cơ thể và có mặt trong rất nhiều loại thực phẩm mà mọi người ăn hàng ngày.

Kiêng ăn những gì?

Một trong những thành phần đầu tiên ở thực phẩm mà các bác sĩ thường khuyên mọi người, nhất là những người có nguy cơ bị bệnh thận nên hạn chế chính là muối. Bác sĩ Rainer Oberbauer, người đã tham gia một nghiên cứu gần đây về chế độ ăn cho những người có nguy cơ bị bệnh thận do tiểu đường thuộc trường đại học Y Vienna, Áo, cho biết:

Một chế độ ăn khỏe mạnh không chỉ làm giảm tỷ lệ tử vong ở người bệnh mà còn giảm nguy cơ của bệnh thận. Lượng muối ăn khoảng từ 4 đến 10 gram một ngày thì nguy cơ bệnh thận cũng tương đương khi lượng muối ăn vào trong ngày ở mức tối đa đến 12 gram.

Theo Tổ chức Y tế Thế giới, một người khỏe mạnh không nên ăn quá 5 gram muối một ngày để tránh cao huyết áp. Đối với những người bị bệnh thận và tiểu đường, quy định về muối trong khẩu phần ăn hàng ngày còn chặt chẽ hơn. Muối là thành phần quan trọng cho cơ thể, giúp điều hòa huyết áp, lượng máu.

Một chế độ ăn khỏe mạnh không chỉ làm giảm tỷ lệ tử vong ở người bệnh mà còn giảm nguy cơ của bệnh thận.
– Bác sĩ Rainer Oberbauer

Tuy nhiên ở những người bị bệnh thận hoặc có nguy cơ bị bệnh thận, việc ăn muối nhiều có thể làm hại thận vì thận không thể loại bỏ được lượng muối thừa trong cơ thể. Muối và chất lỏng tích lũy trong các tế bào và mạch máu sẽ làm cho huyết áp tăng và dẫn đến hại thận, làm hỏng chức năng thận.

Vì vậy những người bị bệnh thận hay tiểu đường thường được khuyên phải theo dõi huyết áp thường xuyên và nói chuyện với bác sĩ, chuyên gia về dinh dưỡng để điều chỉnh chế độ ăn của mình thường xuyên và do đó phần nhiều những bệnh nhân này được khuyên theo một chế độ ăn có thành phần muối thậm chí còn thấp hơn mức của những người khỏe mạnh bình thường.

Người bị bệnh thận kinh niên còn phải chú ý đến chất kali trong thực phẩm. Đây là một chất cũng rất cần thiết cho cơ thể con người. Ở những người khỏe mạnh bình thường, việc ăn đủ kali và giảm muối giúp kiểm soát tốt nguy cơ bệnh tim mạch. Kali có tác dụng bảo vệ mạch máu, giúp thành mạch máu không bị dày lên. Một người lớn khỏe mạnh bình thường nên hấp thụ khoảng 4,700 mg kali một ngày. Những thực phẩm có nhiều kali bao gồm chuối, khoai lang, các loại đậu, nước ép cà rốt, những thực phẩm khô. Ở những người bị bệnh thận, việc ăn thực phẩm có nhiều kali lại gây phiền toái. Bác sĩ Phạm Vĩ Liệt, người có phòng mạch tư tại Vancouver, Canada cho biết:

Những đồ khô làm gia tăng chất kali. Những bệnh nhân bị suy thận mãn tôi thường cấm họ ăn đồ khô vì nó làm tăng kali là phiền lắm. Măng khô, cá khô hay mực khô thì nó có nhiều chất kali mà thường mấy bác sĩ chuyên khoa về thận họ không cho bệnh nhân ăn đồ khô.

Thận có tác dụng lọc kali thừa trong máu nhưng khi thận yếu, tác dụng này của thận sẽ hạn chế và do đó cơ thể sẽ bị tích lũy kali. Người bị Kali trong máu quá cao sẽ có những dấu hiệu như buồn nôn, yếu mệt, tê, mạch chậm. Những người bị bệnh thận vì vậy cũng được khuyên nên thường xuyên nói chuyện với bác sĩ và chuyên gia dinh dưỡng để kiểm tra mức độ kali trong máu và điều chỉnh lượng kali ăn vào hàng ngày.

Một chất khác cũng rất quan trọng cho cơ thể người là phốt pho. Đây là chất hỗ trợ cho sự co cơ, điều hòa nhịp tim và giúp các tế bào thần kinh liên lạc với nhau. Phốt pho cũng giúp kiểm soát hàm lượng axit và kiềm trong máu để đảm bảo cho sự hoạt động của các chức năng trong cơ thể. Chất này có nhiều trong các thực phẩm như đậu, trứng, sữa, cá và thịt. Thế nhưng những người bị bệnh thận cũng được khuyên là nên hạn chế ăn chất này.

Khi thận có vấn đề, chất phốt pho thừa trong máu sẽ không được thận thải ra ngoài. Điều này cũng dẫn đến tích lũy phốt pho trong máu đến mức nguy hiểm cho cơ thể, làm mất canxi trong xương và tích lũy canxi quá cao trong mạch máu, phổi, mắt và tim gây hại cho các bộ phận này. Vì vậy người bị bệnh thận cũng được khuyên phải kiểm soát thành phần này rất chặt trong chế độ ăn hàng ngày.

Chế độ ăn tổng thể quan trọng hơn đối với thận

000_Del6191897-400.jpg
Bác sĩ phẫu thuật người Ấn Độ, Manish Raval (trái) truyền tế bào gốc cho bệnh nhân Sampath Kumar, người bị chứng suy thận mạn tính tại Bệnh viện thận ở Ahmedabad vào ngày 6 tháng 2 năm 2013. AFP photo

Việc phải kiêng ăn quá nhiều thực phẩm đối với người bị bệnh thận thực sự gây khó khăn cho người bệnh trong cuộc sống hàng ngày. Một nghiên cứu mới đây của các nhà khoa học quốc tế cho thấy việc theo đuổi một chế độ ăn tốt tổng thể về lâu dài có lợi cho người bị bệnh thận hơn là chế độ ăn loại bỏ hầu hết những chất vốn cần thiết cho cơ thể. Bác sĩ Suetonia Palmer thuộc trường đại học Otago Christchurch, New Zealand, người tham gia nghiên cứu cho biết:

Chúng tôi tổng hợp một số những nghiên cứu liên quan đến các chế độ ăn được cho là tốt tức là có thành phần rau quả cao và có ít hơn các thành phần thịt đỏ và đường tinh chế hay muối. Thường thì kkhi tổng hợp các nghiên cứu như thế này chúng tôi thường có các kết quả khác nhau từ các nghiên cứu khác nhau. Nhưng điều đáng chú ý từ các nghiên cứu này là chúng đều có chung một kết quả là người bệnh theo đuổi một chế độ ăn tốt thường sống lâu hơn. Cho nên chúng tôi tin là những bệnh nhân bị bệnh thận có thể sống lâu hơn nếu theo đuổi các chế độ ăn tốt nói chung.

Các chế độ ăn được xem xét cụ thể trong nghiên cứu bao gồm các chế độ ăn có nhiều rau quả, cá, các loại ngũ cốc không tinh chế và có nhiều chất xơ, ít thịt đỏ, ít muối và ít đường tinh chế. Nghiên cứu cho thấy những người theo đuổi chế độ ăn như vậy có tỷ lệ tử vong thấp hơn từ 20 đến 30% so với những người không theo đuổi cách ăn này. Nghiên cứu cũng không tìm thấy có sự liên quan lớn nào giữa chế độ ăn tốt nói chung với khả năng suy thận ở người bị bệnh thận kinh niên.

Một nghiên cứu khác của các nhà khoa học thuộc trường đại học Y Vienna, Áo hồi năm 2013 cho thấy việc ăn tinh bột và đường làm tăng nguy cơ bị bệnh thận ở người tiểu đường lên 3 lần. Bác sĩ Oberbauer cho biết:

Chúng tôi tin là những bệnh nhân bị bệnh thận có thể sống lâu hơn nếu theo đuổi các chế độ ăn tốt nói chung.
– Bác sĩ Suetonia Palmer

Bạn ăn càng nhiều các loại quả chứa nhiều tinh bột và đường thì nguy cơ bị bệnh thận cũng tăng gấp 3 lần. Số liệu thống kê không cho thấy việc ăn nhiều loại quả có hàm lượng đường và tinh bột cao tốt cho người bị tiểu đường.

Theo bác sĩ Oberbauer, những người bị tiểu đường muốn tránh bị bệnh thận, ngoài hạn chế tinh bột và đường, cần hạn chế ăn các loại thịt đỏ.

Mặc dù những nghiên cứu gần đây về chế độ ăn tốt nói chung và bệnh thận chưa chỉ ra được mối liên quan trực tiếp giữa chế độ ăn này và  nguy cơ làm bệnh thêm nặng nhưng theo bác sĩ Palmer, dường như nguy cơ tử vong ở những người bị bệnh thận lại không nằm ở thận mà chủ yếu là ở bệnh tim mạch.

Điều đáng chú ý là chế độ ăn tốt không có liên quan rõ ràng đến việc thận của họ được bảo vệ. Nhưng người bị bệnh thận thường hay bị bệnh về tim hơn là bị suy thận. Cho nên đối với họ, được kéo dài tuổi thọ còn quan trọng hơn là việc bệnh chuyển thành chạy thận nhân tạo. Mối nguy bị bệnh tim ở họ cao hơn so với những người không có bệnh thận hay suy thận.

Bác sĩ Palmer đưa ra giả thuyết rằng có thể chế độ ăn tổng thể tốt đã giúp bảo vệ tim của người bị bệnh thận tốt hơn và do đó kéo dài tuổi thọ của họ cũng như cải thiện chất lượng cuộc sống cho họ.

Bí quyết của trường thọ

 Bí quyết của trường thọ

                Không phải chỉ ăn uống và vận động… 

                  .. mà đây mới là bí quyết của trường thọ

Bí quyết trường thọ vốn không phải nằm ở bên ngoài, mà ẩn giấu ở bên trong nội tâm của mỗi người. Bình thản, tích cực, hài hòa… Năng lượng đến từ những tâm thái này, mới thực sự là bí quyết giúp một người sống trường thọ.

TRUONG THO 1

Người trường thọ đều lạc quan vui vẻ, tâm địa thiện lương, 

là người sống chan hòa với mọi người xung quanh. 

(Ảnh minh họa từ Internet)

Bí quyết trường thọ rốt cuộc là gì? Những cụ già trường thọ ăn loại “thuốc tiên” gì mà qua bao năm tháng tay chân vẫn nhanh nhẹn, tai mắt vẫn minh mẫn tinh anh? Người đoạt giải Nobel sinh lý học đã tiết lộ bí mật này, vốn dĩ chúng ta đã hiểu lầm về bí quyết trường thọ như thế lâu nay.

Những người trường thọ ở các quốc gia khác nhau, khí hậu, thực vật, tập tục đều không giống nhau, thậm chí lối sống cũng tương phản nhau. Ví như có cụ già thì vẫn thường uống rượu, có cụ lại thích đồ béo…, nhưng có một điểm giống nhau, đó là người trường thọ đều lạc quan vui vẻ, tâm địa thiện lương, là người sống chan hòa với mọi người xung quanh.

Elizabeth Helen Blackburn, người đoạt giải Nobel sinh lý học năm 2009 đã tổng kết rằng: Người muốn sống trăm tuổi, ăn uống phù hợp chiếm 25%, các thứ khác chiếm 25%, nhưng tác dụng của tâm lý cân bằng chiếm tới 50%.

“Hoóc-môn stress” sẽ gây tổn thương cho thân thể

“Hoàng Đế Nội Kinh” có ghi: “Bách bệnh sinh vu khí dã. Nộ tắc khí thượng, hỉ tắc khí hoãn, bi tắc khí kết, kinh tắc khí loạn, lao tắc khí háo…”. Ý là: Trăm bệnh sinh tại khí. Giận thì khí tăng, vui thì khí trở lại bình thường, buồn thì tạo khí, kinh sợ thì khí loạn, lo lắng thì khí bị hao tổn.

Y học hiện nay phát hiện: Ung thư, xơ cứng động mạch, cao huyết áp, loét dạ dày, kinh nguyệt không đều… 65-90% bệnh tật là có quan hệ với áp lực tâm lý, vì vậy, những bệnh này, được xem là bệnh do tâm và thân.

Như vậy, trong cuộc sống sinh hoạt, chúng nên nên làm gì để có thể giảm bớt áp lực đây? Có 4 điều cần nhớ sau đây:

1. “Mục tiêu” có thể kích thích sức sống của sinh mệnh.

Một nghiên cứu mới đây cho thấy, “mục tiêu tạo ra cảm xúc mạnh mẽ”, rất hữu ích với sức khỏe. Bởi vì có mục tiêu theo đuổi trong cuộc sống hay không, nó quyết định tâm tính của một người, theo đó quyết định tâm sinh lý của người đó.

Một nhà khoa học người Anh đã khảo sát những người trong độ tuổi 40-90 trong 7 năm. Kết quả phát hiện, sống không có mục tiêu rõ ràng thì số người tử vong do bệnh tật hoặc tự sát cao hơn gấp đôi so với nhóm người sống có mục tiêu rõ ràng.

Mặt khác, y học sớm đã phát hiện, sau khi về hưu, bởi vì mục tiêu sống bỗng nhiên biến mất, khiến tinh thần và sức khỏe đồng thời suy giảm mạnh.

Tại sao lại như vậy? Nguyên nhân là, nếu một người sống không có mục tiêu, “chết” sẽ là mục tiêu duy nhất. Như vậy, cơ chế tự hủy trong tiềm thức sẽ lặng lẽ khởi động, khiến thân thể bạn ngày càng sa sút. Học ca hát, nhảy múa, đánh cờ… đều có thể trở thành mục tiêu, hơn nữa đều rất có khả năng thực hiện

2. “Lấy việc giúp người làm niềm vui” có tác dụng trị liệu

Vua dầu mỏ Rockefeller sau khoảng thời gian ngắn ngủi hưởng thụ niềm vui do tiền tài mang đến, thân thể ngày càng sa sút. Sau khi nhận ra vấn đề, ông quyết định đem tiền tài và tinh lực tập trung vào việc từ thiện, cũng tìm cách giúp đỡ những người có hoàn cảnh sống khó khăn. Điều này khiến tâm tình của ông vô cùng thanh thản, đồng thời, tình hình sức khỏe của ông đã dần dần chuyển biến tốt đẹp.

Một ví dụ khác, doanh nhân Thiệu Dật Phu qua đời ở tuổi 107; vui vẻ giúp đỡ người khác là một nguyên nhân giúp ông thọ lâu. Ông là người sáng lập “Giải thưởng Thiệu Dật Phu”, quỹ ngân sách lên đến 5 tỷ đô la Hồng Kông.

TRUONG THO 2

Ông Thiệu Dật Phu khi còn sống. (Ảnh: Gettyimages)

Các nhà nghiên cứu phát hiện, trợ giúp vật chất cho người khác, có thể làm giảm tỷ lệ tử vong xuống 42%; ủng hộ tinh thần có thể giúp giảm tỷ lệ tử vong xuống còn 30%.

Tại sao lại như vậy?

Một nhà nghiên cứu y học người Mỹ muốn hiểu rõ vấn đề này, ông đã làm một nghiên cứu: Lấy 106 học sinh khoảng 20 tuổi chia làm 2 nhóm; một nhóm tình nguyện làm việc thiện, một nhóm dự bị.

Sau 10 tuần, nhóm tình nguyện so với nhóm dự bị, thì các chứng viêm, tỷ lệ cholesterol và cân nặng đều thấp hơn.

Giúp người, vì sao có tác dụng chữa bệnh? Bởi vì, làm điều tốt giúp người, thường làm chuyện tốt, trong nội tâm thường sinh ra một cảm giác tự hào và vui vẻ khó diễn đạt thành lời, theo đó làm giảm hoóc-môn stress, kích thích “hoóc-môn có lợi” sinh ra.

Một chuyên gia bệnh tâm thần và truyền nhiễm còn nói: Dưỡng thành thói quen vui vẻ giúp người, là cách tốt nhất để dự phòng chứng u buồn.

3. Sự hòa thuận trong gia đình là bí quyết hàng đầu của trường thọ 

Tiểu bang Georgia nước Mỹ có một cụ bà làm nông sống 132 tuổi 91 ngày. Lúc cụ được 130 tuổi, có phóng viên hỏi bí quyết trường thọ của cụ là gì, cụ trả lời: Trước hết là sự hòa thuận trong gia đình.

Đại học Harvard có một khảo sát trên 268 người nam cũng phát hiện: Điều thật sự quan trọng trong cuộc sống một người chính là mối quan hệ với người khác, khuyết thiếu sự ủng hộ của xã hội, thì ảnh hưởng đến sức khỏe cũng tương đồng với hút thuốc và không vận động.

Một chuyên gia tâm lý học người Mỹ có một nghiên cứu “Quan hệ giữa tính cách và trái tim” trong 25 năm đã phát hiện: Người có lòng dạ hẹp hòi, nặng danh lợi, nặng thù hằn thì tỷ lệ tử vong lên đến 14%; còn người có lòng dạ rộng rãi, vui vẻ giúp người, tính cách hiền hòa thì tỷ lệ tử vong chỉ có 2.5%. Tỷ lệ bệnh tim thì người trước cao hơn người sau gấp 5 lần.

Khi phân tích nguyên nhân, ông nói: Quan hệ xã giao và thân thuộc không tốt, làm cho nội tâm một người đầy phẫn nộ, oán hận, bất mãn… sẽ khiến thần kinh giao cảm thường xuyên trong trạng thái kích thích, adrenalin và hoóc-môn stress sẽ bài tiết ra rất nhiều.

Nhà tâm lý học Maslow đã tổng kết nhu cầu của một người như sau, từ thấp đến cao, theo thứ tự: “nhu cầu sinh lý, nhu cầu an toàn, nhu cầu xã giao, nhu cầu được tôn trọng và nhu cầu được thể hiện”.

Ngoại trừ nhu cầu sinh lý, còn lại đều liên quan đến quan hệ xã giao và thân thuộc. “Nhu cầu” khi được thỏa mãn sẽ mang đến cảm giác vui vẻ thoải mái.

 

  1. “Ban cho sự thân mật” sẽ “nhận lại sự thân mật”

    Một nhà tâm lý học người Mỹ có kể câu chuyện của một bệnh nhân nữ như sau: Vài năm trước, Alice vì thất tình nên bị chứng uất hận, sau khi rời quê hương, di cư đến nơi khác sinh sống. Cuộc sống ở đây chậm rãi, người với người quan hệ rất ôn hòa.
    Nhiều lần, cho dù làn xe phải xếp hàng rất đông, nhưng vẫn luôn có người nhường đường cho cô. Sự nho nhã tự nguyện, người trước mình sau này khiến Alice rất cảm động
    Dần dần, Alice cũng được dưỡng thành thói quen nhường đường ở bãi đỗ xe, cô thích làm điều này, mỗi một lần nho nhỏ “ban cho”, đều mang đến cho cô niềm vui và cảm xúc không thể nói thành lời. Một năm sau, chứng uất hận của Alice không trị mà hết.

    Vậy làm sao để tạo dựng mối quan hệ hài hòa?

    Chính trị gia Quản Trọng thời Xuân Thu Chiến Quốc nói: “Thiện khí nghênh nhân, thân như huynh đệ; ác khí nghênh nhân, hại vu qua binh”. Ý rằng: Dùng thiện ý đối với người, sẽ thân như anh em; ác ý đối với người, hại như việc binh đao.
    Mối quan hệ và phản ứng giữa người với người, như tiếng vang khi bạn la lớn trong núi. “Bạn là thiện”, tiếng vang sẽ là “Thiện”, “Bạn là ác”, tiếng vang sẽ là “Ác”. Có những mối quan hệ của một số người khá lao đao, dĩ nhiên là kết quả khi họ khắp nơi tranh đấu với người khác.
    “Ban cho sự thân mật”, dẫu chỉ là một nụ người hay là một biểu lộ hài hước, thì nồng độ protein miễn dịch trong nước bọt sẽ gia tăng, loại kháng thể này có thể tăng cường hệ thống miễn dịch.

    Một vị giáo sư luân lý học về sinh mệnh đã phát hiện bản chất của “tiếng vang”:

    “Ban cho và hồi báo có tồn tại quá trình chuyển đổi năng lượng bí mật thần kỳ. Tức là khi một người ban cho, năng lượng hồi báo sẽ thông qua đủ loại hình thức hướng người này trả lại. Chỉ có điều đa số tình huống là chúng ta hồn nhiên không hay biết…”.

Những hành động có lợi cho sự hài hòa giữa các mối quan hệ bao gồm: 

 Ca ngợi, hài hước, mỉm cười, tôn trọng, nhường nhịn, hiền hòa, bao dung, tha thứ, thông cảm, đồng cảm, trung thành, lắng nghe…

Kỳ thực, quyết định một người sống lâu dài ngắn ra sao, không chỉ là do ăn uống vận động, mà tâm tình vui vẻ  và tích cực cũng vô cùng trọng yếu!