HỌC CÁCH MỪNG VUI – Lm. Minh Anh, Tgp. Huế

Lm. Minh Anh, Tgp. Huế

“Còn thằng con của cha đó, sau khi đã nuốt hết tài sản của cha với bọn điếm, nay trở về, thì cha lại giết bê béo ăn mừng!”.

“Nó phải trở về nơi nó thuộc về!”. Đó là những gì tuyệt phẩm “Đứa Con Hoang Đàng” của Mitch Irion mô tả! Nó phải trở về dù nó ‘đen đủi hơn một thằng quỷ!’. Cha nó vui mừng vì nó đã tìm được nơi nó thuộc về; ở đó, nó mất hút! Vạt áo đỏ như máu, tượng trưng tình yêu của cha, đã lấp kín nó! Spurgeon nhận định, “Thật lạ khi một số người nói quá nhiều về những gì Chúa làm cho họ, nhưng lại quá tằn tiện nói về những gì người khác nhận được. Hãy ‘học cách mừng vui’ như Thiên Chúa vui mừng!”.

Kính thưa Anh Chị em,

‘Học cách mừng vui’ như Thiên Chúa vui mừng! Đó là những gì dụ ngôn hôm nay nói đến. Người anh tỏ ra bất bình trước bữa tiệc cha mình dành cho đứa em hư đốn trở về. Có công bằng không? Câu trả lời đúng sẽ là: đây là một câu hỏi sai! Vì lẽ, anh phải ‘học cách mừng vui’ như cha anh vui mừng!

Bạn và tôi dễ sống theo cách ‘mọi thứ phải công bằng’; và khi người khác nhận nhiều hơn, chúng ta có thể tức giận và cay đắng. Hành động xót thương của cha dành cho đứa con ‘tàn đời’ chính là điều người anh cần học. Anh cần biết, bất kể cậu em đã làm gì, dẫu nó đòi chia gia tài – khác nào mong cha chết – hoặc coi bản thân là trung tâm dẫn đến việc cố tìm hạnh phúc ở bất cứ đâu, ngoại trừ một nơi mà nó thực sự tìm thấy: Cha! Dẫu thế, người cha vẫn yêu nó và hân hoan khi nó trở về. Như vậy, đứa em cần lòng thương xót không chỉ của cha, nhưng của cả anh nó, để nó có thể tin rằng, nó đã lựa chọn đúng khi trở về.

Người anh đã chung thuỷ với cha suốt bao năm cũng không bị đối xử bất công chút nào! Sự bất bình của anh đến từ việc bản thân anh thiếu lòng thương xót như cha anh. Anh không thể thương đứa em ở mức độ tương tự cha anh thương; và do đó, không thấy được sự cần thiết cần có một lời an ủi như một cách giúp nó hiểu rằng, nó được tha và được chào đón trở lại. Lòng thương xót vượt xa những gì thoạt đầu được coi là công bằng. Muốn được thương xót, bạn và tôi cần sẵn lòng trao tặng nó cho ai cần đến nó nhất.

Thánh Vịnh đáp ca khẳng định, “Chúa là Đấng từ bi nhân hậu!”, cũng là Đấng mà ngôn sứ Mikha xác tín, “Đấng chịu đựng lỗi lầm”; “Sẽ lại thương xót chúng ta. Tội lỗi chúng ta, Người chà đạp dưới chân; mọi lỗi lầm chúng ta, Người ném xuống đáy biển” – bài đọc một.

Anh Chị em,

“Chúa là Đấng từ bi nhân hậu!”. Hôm nay, hãy suy gẫm về việc bạn sẵn sàng trở nên nhân hậu và rộng lượng đến mức nào, đặc biệt là đối với những ai xem ra không xứng đáng với điều đó. Hãy nhắc nhở bản thân rằng, ân sủng thường không tính đến công bằng; ân sủng hào phóng đến mức gây sốc! Hãy dấn thân vào lòng quảng đại sâu xa này đối với bất cứ ai, nhất là những ai đang tổn thương; đồng thời, tìm mọi cách mà bạn có thể ủi an người khác bằng lòng thương xót của Chúa. Nếu bạn làm thế, và biết ‘học cách mừng vui’ như Thiên Chúa, tình yêu quảng đại đó cũng sẽ ban phước dư dật cho lòng bạn.

Chúng ta có thể cầu nguyện,

“Lạy Chúa, đừng để con xụ mặt xuống khi thấy ơn lành Chúa đổ xuống trên người khác. Cho con đủ cao thượng để mừng vui khi thấy anh chị em con may mắn hơn mình!”, Amen.

Lm. Minh Anh, Tgp. Huế

From: KimBang Nguyen


 

CẦU NGUYỆN CHIÊM NIỆM – Rev. Ron Rolheiser, OMI

Rev. Ron Rolheiser, OMI

Cầu nguyện chiêm niệm, đã có từ lâu và được thực hành phổ biến, ngày nay lại là chủ đề khá bị hoài nghi với nhiều nhóm người.  Ví dụ như, phương pháp cầu nguyện thường được gọi là Quy thần niệm, được nhiều người như Thomas Keating, Basil Bennington, John Main, và Laurence Freeman phổ biến, giờ lại bị nhiều người hoài nghi xem như một thứ gì đó gắn với phong trào “New Age,” Phật giáo, phong trào “Tìm Bản ngã” hay thậm chí là vô thần.

Phải thừa nhận, không phải tất cả người tán thành và thực hành kiểu cầu nguyện này đều tránh được những xung lực đó, nhưng chắc chắn, những người cầu nguyện đích thực sẽ không vướng phải.  Hiểu và thực hành đúng đắn phương pháp cầu nguyện với nhiều biến thể này, chính là điều mà các Đan phụ Sa mạc, Gioan Thánh Giá, và tác giả quyển Đám mây Vô thức [Cloud of Unknowing] gọi là Chiêm niệm.

Theo truyền thống Kitô giáo kinh điển, Chiêm niệm là gì?  Với những biện giải theo truyền thống của thánh Inhaxiô thành Loyola, chiêm niệm là cầu nguyện mà không có hình ảnh hay tưởng tượng, nghĩa là cầu nguyện mà không cố tập trung suy nghĩ và cảm giác vào Thiên Chúa hay những sự thánh thiện.  Chiêm niệm là cầu nguyện một mình với ý hướng hiện diện với Thiên Chúa mà thôi, và bỏ qua mọi thứ khác, kể cả những suy tư sốt sắng hay những cảm giác thánh thiện, để rồi đơn giản ngồi trong bóng tối, trong một sự vô thức có chủ ý sao cho không thúc đẩy hay tận hưởng mọi suy nghĩ, tưởng tượng và cảm giác về Thiên Chúa, và mọi suy nghĩ cảm giác khác nữa.  Trong quyển Đám mây Vô thức, chiêm niệm là sự đơn thuần vươn thẳng tới Chúa.

 

Trong cầu nguyện chiêm niệm, sau một hồi tĩnh tại, một hành động nội tâm để tập trung bản thân vào trong cầu nguyện, người ta cứ thế ngồi yên, với ý định vươn thẳng đến Thiên Chúa trong một không gian vượt ngoài cảm giác và tưởng tượng, chờ đợi hiện thực không thể tưởng tượng nổi của Thiên Chúa đến với mình theo một cách mà những cảm giác, suy nghĩ và tưởng tượng chủ quan không tài nào đem lại được.

Và đây chính là điểm mà người ta thường hiểu lầm và chỉ trích cầu nguyện chiêm niệm.  Họ đặt vấn đề rằng: Tại sao ta không cố thúc đẩy và chìu theo những suy nghĩ thánh thiện và cảm giác sốt sắng.  Đấy không phải là điều ta cố làm khi cầu nguyện hay sao?  Làm sao ta có thể cầu nguyện khi cứ ngồi yên đó, chẳng làm gì?  Đây có phải là một dạng của thuyết bất khả tri không?  Làm sao ta gặp được một Thiên Chúa thực thể yêu thương khi cầu nguyện như thế?  Chẳng phải đây đơn thuần là một dạng suy niệm biến thể kiểu như yoga tinh thần hay tìm kiếm bản ngã?  Trong việc cầu nguyện như thế, Chúa Giêsu ở đâu?

Tôi sẽ để tác giả quyển Đám mây Vô thức trả lời điều này: “Khi thực hành trong bóng tối và đám mây vô thức này, khi chỉ có nơi mình một xung lực yêu mến dành cho Thiên Chúa, thật không thích hợp và đầy chướng ngại để người ta nhìn nhận bất kỳ suy nghĩ hay suy niệm nào về những ơn ban, sự nhân từ và công trình của Thiên Chúa, để nâng lòng lên nhằm ghép chặt bản thân với Chúa, dù cho đó là những suy nghĩ rất thánh thiện đem lại hạnh phúc và an ủi rất nhiều cho người đó.  Bao lâu linh hồn còn chìm trong thân xác sẽ chết này, thì sự rõ ràng trong nhận thức của ta khi chiêm niệm mọi sự thiêng liêng, nhất là chiêm niệm về Thiên Chúa, luôn luôn bị xáo trộn với một dạng tưởng tượng khác.”  Ta không thể tưởng tượng Thiên Chúa, ta chỉ có thể biết Thiên Chúa.

Về căn bản, ý niệm này nghĩa là đừng bao giờ nhầm lẫn hình tượng với thực tế.  Thiên Chúa là không thể dò thấu, và do đó mọi sự ta nghĩ hay tưởng tượng về Thiên Chúa đều là một hình tượng, mà ngay cả những lời trong kinh thánh cũng chỉ là những lời về Thiên Chúa chứ không phải là hiện thực của Thiên Chúa.  Phải thừa nhận, các hình tượng là tốt đẹp, miễn sao chúng ta hiểu cho đúng về chúng, miễn sao chúng hướng chúng ta về một hiện thực cao hơn chúng.  Nhưng nếu chúng ta xem chúng là hiện thực, một cám dỗ mà ta luôn vướng phải, thì hình tượng trở thành ngẫu tượng.

Sự khác biệt giữa suy niệm và chiêm niệm là thế này: Trong suy niệm, chúng ta tập trung vào hình tượng, vào Thiên Chúa, hay đúng ra là Thiên Chúa trong suy nghĩ, tưởng tượng, và cảm giác của ta.  Trong chiêm niệm, các hình tượng được xem là ngẫu tượng, và chúng ta ngồi đó trong bóng tối, bên dưới đám mây vô thức, cố gắng đối diện với một hiện thực quá lớn lao mà ta không thể nắm bắt cho dù có dùng đến tưởng tượng.  Suy niệm như một hình tượng, là điều gì đó hữu dụng trong một thời gian, nhưng đến cuối cùng, chúng ta đều được kêu gọi hướng đến chiêm niệm.  Như quyển Đám mây Vô thức đã nói: “Chắc chắn, ai tìm kiếm để có trọn Thiên Chúa sẽ không nghỉ lại nơi việc nhận thức về bất kỳ thiên thần hay các các thánh trên trời nào.”

Karl Rahner cũng đồng ý rằng: “Ta đã cố gắng để yêu mến Thiên Chúa trong những lúc không cuốn theo ngọn sóng xuất thần trào dâng, những lúc không thể nhầm lẫn bản thân mình với xung lực sự sống hướng đến Thiên Chúa, những lúc chấp nhận chết đi vì một tình yêu có vẻ như cái chết và hoàn toàn tiêu cực, khi chúng ta kêu lên từ sự trống rỗng và vô thức tột cùng?”

Nói tóm lại, đấy chính là cầu nguyện chiêm niệm, cầu nguyện thật sự hướng về Thiên Chúa.

Rev. Ron Rolheiser, OMI – J.B. Thái Hòa chuyển dịch

From: Langthangchieutim


 

Bô Chính Trị Đảng Cộng Sản ra chỉ thị mật tuyên chiến chống Nhân Quyền

Dự án 88:  “tuyên chiến với nhân quyền”

Dự án 88: Bộ Chính trị Đảng CSVN rò rỉ Chỉ thị mật "tuyên chiến chống nhân quyền"Trang bìa của báo cáo ngày 1/3/2024 của Dự án 88
  Chỉ hai tháng trước khi Tổng thống Mỹ Joe Biden đến Việt Nam nâng cấp quan hệ ngoại giao lên mức Đối tác chiến lược toàn diện, Bộ Chính trị Đảng Cộng sản ra văn bản đóng dấu “Mật” chính thức tuyên bố cuộc chiến chống lại dân chủ và nhân quyền, theo tổ chức Dự án 88 (Project 88). Tổ chức chuyên vận động nhân quyền cho Việt Nam ngày 01/3 công bố báo cáo với tựa đề Vietnam’s leaders declare war on human rights as a matter of official policy” (tạm dịch Lãnh đạo Việt Nam tuyên chiến với nhân quyền như chính sách chính thức), phân tích về Chỉ thị 24. Chỉ thị do Bộ Chính trị của Đảng Cộng sản Việt Nam ban hành ngày 13/7/2023 về “bảo đảm an ninh quốc gia trong bối cảnh hội nhập quốc tế toàn diện, sâu rộng” trong đó cơ quan quyền lực nhất của đảng cầm quyền nêu bật những thách thức trong việc bảo vệ chế độ khi mở rộng bang giao quốc tế và yêu cầu toàn thể bộ máy thực hiện nhiều nhiệm vụ nhằm giữ vững thể chế. Truyền thông Nhà nước có một số lần đề cập tới văn bản này như trong bài viết của trang web chính thức của Bộ Công an về hội nghị tổ chức ngày 21/12/2023 về quán triệt, triển khai Chỉ thị số 24-CT/TW, trong đó Ủy viên Bộ Chính trị Trương Thị Mai đề nghị quán triệt thực hiện nghiêm quan điểm “Bảo vệ an ninh kinh tế là bảo vệ an ninh quốc gia,” “Giữ vững độc lập, tự chủ, an ninh, lợi ích quốc gia, thế chủ động chiến lược; bảo vệ đất nước từ sớm, từ xa, không để bị động, bất ngờ”… Dự án 88 trong báo cáo của mình cho rằng: Chỉ thị coi tất cả các hình thức thương mại và hợp tác quốc tế là mối đe dọa đối với an ninh quốc gia và đưa ra một kế hoạch đáng lo ngại nhằm đối phó với những mối đe dọa này bằng cách vi phạm một cách có hệ thống nhân quyền của 100 triệu công dân của đất nước, những người, do tính chất tuyệt mật của chỉ thị, hoàn toàn không biết nội dung của nó.” Theo nội dung bản sao của Chỉ thị 24 mà phóng viên RFA tiếp cận được nhưng không thể kiểm chứng tính xác thực, Bộ Chính trị yêu cầu nâng cao cảnh giác, phòng ngừa các mối đe doạ nghiêm trọng đến an ninh quốc gia như “tự diễn biến” và “tự chuyển hóa” nhất là trong xây dựng chính sách, pháp luật. Chỉ thị cũng cảnh báo khả năng lợi dụng các định chế, cam kết quốc tế Việt Nam tham gia, ký kết để vận động, hình thành tổ chức chính trị đối lập, thúc đẩy “cách mạng màu” hoặc “cách mạng đường phố.” Dự án 88 cho rằng với văn bản này, các nhà lãnh đạo Việt Nam “có quan điểm trái chiều sâu sắc về quá trình hội nhập của đất nước với thế giới và đưa ra một cái nhìn hiếm hoi về tâm trí hoang tưởng của họ.” Trong email gửi cho Đài Á Châu Tự Do về Chỉ thị 24, giáo sư Carl Thayer, cho rằng đây là dấu hiệu cho thấy chính phủ tiếp tục đàn áp xã hội dân sự và giới hoạt động dân chủ trong quá trình hội nhập quốc tế. Chỉ thị được ban hành sau khi Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng nói chuyện qua điện thoại với Tổng thống Hoa Kỳ Joe Biden (29/3/2023) và thảo luận giữa Cố vấn an ninh Quốc gia Nhà Trắng Jake Sullivan với Trưởng ban Đối ngoại Trung ương Đảng Việt Nam Lê Hoài Trung (29/6/2023) về nâng cấp quan hệ Việt-Mỹ lên đối tác chiến lược toàn diện. Ông cho rằng bằng văn bản này, ban lãnh đạo cao nhất của Việt Nam muốn trấn an những cá nhân bảo thủ trong Đảng khi mở rộng hội nhập quốc tế: “Chỉ thị 24 là phản ứng của ĐCSVN đối với các quan chức đảng và chính phủ- những người phản đối hoặc dè dặt trong việc nâng cấp quan hệ của Việt Nam với Hoa Kỳ và các nền kinh tế lớn khác lên tầm quan hệ đối tác chiến lược toàn diện. Quyền lực của Tổng Bí thư được viện dẫn để đảm bảo rằng việc nâng cao quan hệ với Hoa Kỳ sẽ không làm suy yếu chế độ độc đảng và nền kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam.”

Đàn áp tự do ngôn luận và hội họp

Chỉ thị 24 đặc biệt yêu cầu lực lượng công an và quân đội “Nắm chắc tình hình, chủ động phòng ngừa, phát hiện kịp thời, đấu tranh có hiệu quả với mọi âm mưu, hoạt động của các thể lực thù địch, phản động, đối tượng chống đối chính trị, các loại tội phạm, nhất là hoạt động cài cắm nội gián, kích động biểu tình, bạo loạn, xâm phạm lợi ích hợp pháp của Nhà nước, tổ chức, cá nhân; chủ động xây dựng phương án phòng ngừa, kiểm soát các tình huống phức tạp về an ninh, trật tự khi Việt Nam ban hành các quy định cụ thể thực hiện các cam kết quốc tế; bảo đảm vững chắc an ninh quốc gia trong mọi tình huống.” Chỉ thị cũng yêu cầu xử lý nghiêm hành vi lợi dụng hạ tầng thông tin liên lạc và mạng xã hội để “tuyên truyền sai sự thật nhằm phá hoại Đảng, Nhà nước, Nhân dân và chế độ xã hội chủ nghĩa”  đồng thời nỗ lực “chống tin giả, đặc biệt trên không gian mạng” trong khi đẩy mạnh công tác tuyên truyền. Trong ngày 29/2, Công an thành phố Hà Nội bắt giữ nhà hoạt động Nguyễn Chí Tuyến với cáo buộc “tuyên truyền chống nhà nước” theo Điều 117 của Bộ luật Hình sự, và cựu tù chính trị, nhà báo Nguyễn Vũ Bình, blogger của RFA. Cả hai dường như đều bị bắt vì các bài bình luận thời sự Việt Nam trên kênh Youtube từ nhiều năm trước. Nhà hoạt động Nguyễn Chí Tuyến                           Nhà Báo, Blogger Nguyễn Vũ Bình Trước đó, từ giữa tháng 7/2023, an ninh Việt Nam cũng bắt giữ 15 nhà hoạt động và Facebooker, đa số bị bắt tạm giam để điều tra về cáo buộc “tuyên truyền chống nhà nước” hoặc “lợi dụng quyền tự do dân chủ” vì đăng tải hoặc phát tán bài viết cổ suý dân chủ và nhân quyền và chống tham nhũng trên mạng xã hội. Bình luận về đàn áp tự do ngôn luận trong bối cảnh hội nhập quốc tế của Việt Nam, luật sư nhân quyền Lê Quốc Quân nói trong ngày 01/3: Đảng Cộng sản VN luôn luôn cho rằng có một thế lực thù địch rất lớn đang tìm cách tấn công hoặc lật đổ chính quyền hoặc làm suy giảm sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản. Do vậy, một mặt người ta sẽ vẫn tăng cường hợp tác với phương Tây nhưng mặt khác họ sẽ tìm ra các đối sách để chống lại (ảnh hưởng của) phương Tây, từ chuyện nguồn tài trợ đến các việc như thành lập các công đoàn rồi các vấn đề về xã hội dân sự hay là trực tiếp các cá nhân ở Việt Nam mà có liên quan đến yếu tố nước ngoài hoặc là hợp tác cùng với phương Tây như thế thì họ luôn luôn đề phòng và tìm cách bắt giữ.” Chỉ thị 24 yêu cầu kiểm soát chặt chẽ việc đi lại nước ngoài của công dân Việt Nam và ngăn chặn xã hội dân sự trong việc định hình chính sách của nhà nước và thành lập các nhóm đối lập chính trị. Chỉ thị cũng xác định việc thành lập các công đoàn độc lập là một vấn đề an ninh quốc gia cần phải được giải quyết, quán triệt không để thành lập tổ chức của người lao động dưới hình thức dân tộc, tôn giáo. Đáng chú ý, chỉ thị yêu cầu “tăng cường quản lý việc tiếp nhận tài trợ từ nước ngoài, nhất là các dự án liên quan đến xây dựng chính sách, pháp luật; không tiếp nhận tài trợ nước ngoài đối với các dự án xây dựng pháp luật có nội dung phức tạp, nhạy cảm và hạn chế tối đa đối với các trường hợp khác.” Dự án 88 nói Chỉ thị 24 là một sự vi phạm nhân quyền trầm trọng và kêu gọi Hoa Kỳ cấm các uỷ viên Bộ Chính trị ĐCSVN nhập cảnh, không cung cấp viện trợ quân sự và không bán vũ khí cho Việt Nam. Tổ chức này cũng kêu gọi Liên minh Châu Âu (EU) không ưu đãi cho hàng hoá Việt Nam vì các vi phạm nhân quyền mang tính hệ thống của Hà Nội. Mặt nạ đã rớt. Các nhà lãnh đạo Việt Nam đang nói rằng họ có ý định vi phạm nhân quyền như một vấn đề chính sách chính thức. Họ hiện đang trực tiếp dính líu đến sự lạm dụng của nhà nước và cần được cộng đồng quốc tế cô lập chứ không được đón nhận,” ông Ben Swanton, Đồng giám đốc Dự án 88 cho biết trong báo cáo.
 

Tổ chức chính quyền đã tạo ra những Đỗ Hữu Ca

Báo Tiếng Dân

Phạm Đình Trọng

24-2-2024

  1. Đứng đầu lực lượng công an thành phố lớn, thành phố cảng Hải Phòng, đại tá Đỗ Hữu Ca đã mang sức mạnh bạo lực nhà nước, cảnh sát vũ trang với đầy đủ súng đạn hiện đại, dàn thế trận, rải quân trên bộ, rải quân đường biển, vây chặt bốn hướng ngôi nhà dưới cả cấp bốn, nhỏ bé, mong manh, lẻ loi, chơ vơ trên bãi biển của gia đình người nông dân quả cảm khai hoang mở đất ở Cống Rộc, Tiên Lãng, Hải Phòng.

Thế trận bao vây đã khép chặt, con gà trên mặt đất, con chim trên trời cũng không thể lọt qua vòng vây, Đỗ Hữu Ca liền thúc quân nã đạn xối xả vào cuộc sống bình yên, nã đạn vào ngôi nhà nhỏ bé như cái chòi chăn vịt của gia đình người dân lương thiện Đoàn Văn Vươn.

Đổ mồ hôi, đổ cả máu, mất cả mạng sống của đứa con trong gia đình trong công cuộc khai hoang lấn biển, gia đình Đoàn Văn Vươn bền chí nối tiếp sự nghiệp mở cõi ngàn đời của ông cha, lam lũ làm tiếp công việc đầy khốn khó, gian nan nhưng vô cùng cần thiết, cao cả và vẻ vang mà Nguyễn Công Trứ đã làm và được lịch sử ghi công.

Không phải chỉ có công khai hoang, lấn biển, mở cõi, gia đình Đoàn Văn Vươn còn cần cù lao động sáng tạo phát triển kinh tế, làm giầu cho gia đình, đóng góp cho đất nước ngoài tiền thuế còn tạo ra của cải vật chất cho xã hội và nêu tấm gương sáng về đạo đức và tư thế hiên ngang của người lao động quả cảm và sáng tạo.

Lao động sáng tạo, gia đình Đoàn Văn Vươn đã thực hiện đúng tiêu chí phấn đấu của đảng và nhà nước được ghi rành rành trong mọi nghị quyết, mọi chương trình, mục tiêu phát triển kinh tế, xây dựng chủ nghĩa xã hội là phấn đấu xây dựng xã hội “dân giầu, nước mạnh”

  1. Khai hoang lấn biển và sản xuất kinh doanh trên bãi biển khai hoang của gia đình nông dân Đoàn Văn Vươn đều trong khuôn khổ pháp luật nhà nước về đất đai, được thể hiện bằng các hợp đồng giao diện tích khai hoang, hợp đồng sử dụng mặt đất, mặt biển khai hoang giữa gia đình nông  dân Đoàn Văn Vươn với chính quyền nhà nước quản lý lãnh thổ. Đó là mối quan hệ dân sự hết sức thông thường đang diễn ra trên khắp mọi miền đất nước.

Quá trình thực hiện hợp đồng giao đất và sử dụng đất không tránh khỏi nảy sinh khác biệt, mâu thuẫn giữa hai bên kí hợp đồng cũng là điểu bình thường, luôn luôn xảy ra như là điều tất yếu của cuộc sống và sự khác biệt, mâu thuẫn trong đời sống biến động đó chỉ là tranh chấp dân sự thường tình. Tranh chấp dân sự phải giải quyết bằng toà án dân sự và chỉ có toà án phân xử mới giải quyết được thoả đáng mọi tranh chấp dân sự. Toà án cấp nào cũng có lực lượng thi hành án dân sự bảo đảm thực thi phán quyết của toà án.

Nhà nước Việt Nam luôn tự hào khẳng định là nhà nước pháp quyền. Suốt mấy chục năm nay trên khắp đất nước, ở đâu người dân cũng thấy slogan ngạo nghễ như lời nhắc nhở người dân và lời cam kết của chính quyền nhà nước với người dân “Sống và làm việc theo hiến pháp và pháp luật”. Một xã hội có luật pháp, một nhà nước pháp quyền không cho phép sử dụng công cụ bạo lực nhà nước, sử dụng quân đội và công an, sử dụng súng đạn trong tranh chấp dân sự.

Người dân đổ mồ sôi sôi nước mắt làm ra của cải vật chất cho xã hội và đóng thuế nuôi nhà nước, nuôi quân đội, nuôi công an. Nhân dân trang bị súng đạn cho quân đội để quân đội đánh giặc ngoại xâm, bảo vệ đất nước. Nhân dân trang bị công cụ bạo lực hiện đại cho công an để công an trấn áp tội phạm, bảo vệ cuộc sống bình yên của người dân.

Dù phải chấp nhận cuộc sống đầy kham khổ, trăm bề thiếu thốn, người dân vẫn dành cho công an rất nhiều đãi ngộ, bảo đảm cho công an có đời sống vật chất và tinh thần cao hơn mặt bằng xã hội. Đó là ơn nghĩa lớn lao, cao cả người dân dành cho công an.

Dù chỉ là công cụ bạo lực nhà nước nhưng là con người, những người được người dân trao cho khẩu súng phải nhận thức được nghĩa vụ bảo vệ dân và càng phải khắc cốt ghi tâm một nguyên tắc, một chân lý và một đạo lý là nhân dân ở phía sau khẩu súng. Bất kì tình thế nào cũng không được chĩa nòng súng vào nhân dân. Không có luật pháp nhà nước, không có lương tâm con người và không có đạo lý xã hội nào đẩy người dân lương thiện ra trước nòng súng của công an nhân dân. Dù chỉ là công cụ bạo lực nhà nước nhưng là con người, những người cầm súng được người dân chăm bẵm nuôi dưỡng và ưu ái đãi ngộ phải đinh ninh trong dạ ơn nghĩa nhân dân.

Chỉ những kẻ mất trí, mất tính người mới nhận thức rằng “Công an nhân dân còn đảng còn mình”, mới coi công an chỉ là công cụ của đảng, chỉ biết có đảng, không biết đến nhân dân. Đó là nhận thức của kẻ lú lẫn, mê muội, cuồng tín, coi đảng, một tổ chức chính trị nhất thời như một tôn giáo của muôn đời, như một đức tin duy nhất và tuyệt đối. Sự thật trong thực tế và trong lịch sử, đảng chỉ là tổ chức chính trị của một số người trong một giai đoạn lịch sử nhất thời. Chỉ nhân dân mới vĩnh hằng.

Đảng chính trị có lúc đúng, lúc sai và đảng đương quyền đã để lại cho nhân dân, cho lịch sử đầy rẫy sai lầm, đầy rẫy tội ác đẫm máu. Chỉ có nhân dân muôn đời là chân lí, là lẽ phải. Đảng chính trị dù có tới vài triệu đảng viên, so với nhân dân cũng chỉ là một dúm người theo đuổi một lý tưởng chính trị nhất thời. Khi không còn phù hợp với thực tế, lý tưởng chính trị chỉ còn là mớ xác chữ chết khô, giáo điều. Chỉ có nhân dân là hiện thực, là cuộc sống xanh tươi, vô cùng, vô tận, Chỉ có nhân dân đồng nghĩa với dân tộc, với tổ quốc mới là mãi mãi.

Cựu Giám đốc Công an Hải Phòng - Thiếu tướng Đỗ Hữu Ca và hai vụ án đình đám!Tử tù Nguyễn Văn Chưởng, thiếu tướng Đỗ Hữu Ca và ông Đoàn Văn Vươn (từ trái qua).

  1. Khi giám đốc công an Hải Phòng, đại tá Đỗ Hữu Ca chỉ huy lực lượng cảnh sát trang bị vũ khí hiện đại xả đạn vào gia đình người nông dân Đoàn Văn Vươn là khi gia đình nông dân Đoàn Văn Vươn còn đang khiếu kiện, nhờ luật pháp bảo vệ quyền lợi chính đáng. Toà án chưa xét xử. Gia đình Đoàn Văn Vươn vẫn là những nông dân lương thiện, những người lao động chân chính có công mở cõi với đất nước và có công bằng lao động chính đáng làm ra của cải vật chất cho xã hội.

Chỉ huy công an xả đạn bắn vào người dân lương thiện, bắn vào cuộc sống bình yên, đại tá Đỗ Hữu Ca, giám đốc công an Hải Phòng cũng xả đạn bắn vào luật pháp, xả đạn bắn vào nhà nước pháp quyễn xã hội chủ nghĩa.

Xả đạn bắn người dân lương thiện mà Ca huênh hoang: Phải nói rằng trận đánh đẹp, hiệp đồng tác chiến cực kỳ hay. Tôi bảo, không có cuộc diễn tập nào thành công bằng trận đánh này. Một là, anh em cơ động dùng thuyền để tiếp cận là chưa có bao giờ trong giáo án, đã phải dùng thuyền nan để chèo vào, bí mật áp sát mục tiêu đấy. Đánh mũi trực diện nghi binh ra làm sao. Rồi là tác chiến vòng ngoài, vòng trong thế nào. Tôi nghĩ là rất hay, có thể viết thành sách. Có sự kết hợp giữa địa phương, giữa công an, quân đội, biên phòng, rất là đẹp.

  1. Từ việc làm đến lời nói của Ca đã bộc lộ đầy đủ, rõ ràng một nhận thức rất thấp kém, sai trái tệ hại, bộc lộ một nhân cách xấu xa, một con người bất nhân, thất đức, một công chức u mê, ngu xuẩn và ngông cuồng đến mức lùa quân xả súng bắn người dân lương thiện, bắn vào cuộc sống lao động bình yên, bắn vào luật pháp.

Tổ chức chính quyền quản lý Ca nhận thức được đầy đủ con người thấp hèn của Ca, nhận thức được tội trạng ghê tởm của Ca, phải loại Ca ra khỏi bộ máy quyền lực nhà nước, loại Ca ra khỏi đảng cầm quyền thì Ca không còn cơ hội phơi bày cái thấp hèn, cái khốn nạn ghê tởm của Ca. Nhưng tổ chức chính quyền quản lý Ca đã bao che, dung dưỡng cái thấp hèn của Ca bằng cách chạy cho Ca có được hàm tướng công an để với hàm tướng công an Ca lại làm điều thấp hèn lớn hơn, tệ hại hơn. Không có hàm tướng, Ca không thể nhận được 35 tỉ tiền chạy tội cho một tội phạm đang đục phá nền kinh tế đất nước.

Cạp cục tiền lớn hối lộ bị bại lộ, Ca bị khởi tố. Nhưng dung dưỡng con người thấp hèn, phong tướng công an cho con người thấp hèn để tướng công an thấp hèn Đỗ Hữu Ca có cơ hội tiếp tục bộc lộ cái thấp hèn, tồ chức chính quyền phong tướng cho cái thấp hèn thì vô can, sẽ còn nảy nòi thêm nhiều Đỗ Hữu Ca.


 

Nhà báo Hàn Ni và luật sư Trần Văn Sỹ bị án tù trong vụ bà Nguyễn Phương Hằng

 RFA

2024.03.01

Bà Hàn Ni và ông Trần Văn Sỹ tại toà ở TPHCM hôm 1/3/2024

 PLO

Nhà báo Đặng Thị Hàn Ni bị án 18 tháng tù và luật sư Trần Văn Sỹ (Đoàn Luật sư Vĩnh Long) hai năm tù cùng về tội “Lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền/lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân” theo khoản 2 Điều  331 Bộ Luật Hình sự Việt Nam.

Truyền thông Nhà nước ngày 1/3 dẫn các bản án mà Tòa thành phố Hồ Chí Minh (TPHCM) tuyên đối với hai người như vừa nêu do liên quan đến vụ bà Nguyễn Phương Hằng, Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Đại Nam.

Hội đồng Xét xử tại phiên sơ thẩm ngày 1/3 cho rằng bà Đặng Thị Hàn Ni và luật sư Trần Văn Sỹ đã lợi dụng quyền tự do dân chủ thực hiện nhiều buổi live stream trực tuyến trên không gian mạng với phát ngôn có nội dung bịa đặt dù biết thông tin không đúng hoặc chưa kiểm chứng; xúc phạm nghiêm trọng uy tín, danh dự cá nhân; công khai trên mạng những thông tin thuộc bí mật cá nhân, đời sống riêng tư của bà Nguyễn Phương Hằng và chồng Huỳnh Uy Dũng, trái quy định của pháp luật.

Cáo trạng cho biết bà Đặng Thị Hàn Ni khai bản thân có những phát ngôn như thế là do bà Nguyễn Phương Hằng ghi hình phát trực tiếp trên mạng xã hội có những lời lẽ xúc phạm mình nên phải phản biện lại.

Ông Trần Văn Sỹ khai do bà Nguyễn Phương Hằng nhục mạ nghệ sỹ, báo chí, đòi “phong sát” giới nghệ sỹ, có những lời lẽ trái với “thuần phong mỹ tục”, yêu cầu các nghệ sỹ sao kê tài khoản liên quan đến hoạt động từ thiện… nên ông góp tiếng nói làm hạn chế ảnh hưởng của bà Nguyễn Phương Hằng mà theo ông Trần Văn Sỹ là “tiêu cực”.

Bà Đặng Thị Hàn Ni bị bắt vào ngày 24/2/2023. Bà Hàn Ni sinh năm 1977 và được truyền thông TP HCM mệnh danh bà là “Bông Hồng Thép” sau khi có loạt bài phóng sự điều tra về quán cà phê Xin Chào hồi năm 2016. Nhờ loạt bài phóng sự điều tra đó mà chủ quán thoát án tù và tác giả được Giải Nhất Báo chí TP HCM lần thứ 34.

Ông Trần Văn Sỹ (sinh năm 1957) có một kênh YouTube riêng với 124 ngàn người đăng ký theo dõi trong đó có những video đưa tin về vụ án của bà Hằng cùng những bình luận về vụ án này. Cũng trong kênh này, ông Sỹ có đưa một số video ngắn từ TikTok trích lời bà Hằng nói về đời tư của bà này.


 

 Công an Hà Nội bắt tạm giam nhà báo Nguyễn Vũ Bình

 RFA

2024.03.01

Nhà báo Nguyễn Vũ Bình

 Facebook/Nguyễn Vũ Bình

Nhà báo Nguyễn Vũ Bình, một blogger của Đài Á Châu Tự Do, vừa bị công an Hà Nội bắt tạm giam hôm 29/2 chưa rõ cáo buộc, đây là vụ bắt giữ nhà hoạt động nổi tiếng Việt Nam thứ hai chỉ trong một ngày.

Ông Bình, sinh năm 1968, từng có 10 năm làm việc tại tạp chí Cộng sản dưới thời ông Nguyễn Phú Trọng làm Tổng biên tập và tham gia nổi bật trong các phong trào dân chủ, nhân quyền ở Hà Nội.

Trong hai bài viết cuối cùng trên trang blog của RFA vào ngày 20 và 22/2 vừa qua, ông Bình phân tích về phong trào dân chủ trong những năm vừa qua, cho rằng “quy luật của tất cả các chế độ toàn trị cộng sản là nó sẽ tự sụp đổ trước sức nặng của chính nó,” đồng thời nhận định “nó sẽ xảy ra trong tương lai rất gần.”

Một người trong gia đình ông Nguyễn Vũ Bình muốn giấu danh tính với lý do an ninh nói với phóng viên hôm 1/3/2024:

“Công an đưa Nguyễn Vũ Bình về nhà đọc lệnh khám xét, đọc danh sách những đồ vật, giấy tờ bị thu giữ… rồi đưa đi, nhưng không có còng tay.”

Người này cho biết thêm, ông Bình khi đi có gói theo quần áo và công an không giao bất kỳ giấy tờ nào cho gia đình.

Luật sư Nguyễn Văn Đài trong cùng ngày cho hay, vào ngày 28/2 ông Bình nhận được giấy triệu  tập của cơ quan An ninh điều tra Hà Nội đi làm việc vào ngày hôm sau “liên quan đến việc tham gia phát trực tiếp video clip trên kênh YouTube TNT Media Live“. Ông nói với RFA qua điện thoại:

“Chương trình này là ông Nguyễn Vũ Bình làm chung với tôi từ năm 2021 và kéo dài đến tháng 6 năm 2022 thì dừng lại, lý do lúc đó là cơ quan an ninh điều tra công an thành phố Hà Nội đã mời ông Nguyễn Vũ Bình lên làm việc kéo dài khoảng một tuần.

Cuối cùng thì họ đặt điều kiện là ông phải dừng ngay chương trình TNT Media.”

Cũng theo luật sư Đài, ông Bình đồng ý dừng xuất hiện trên chương trình chuyên điểm tin, phân tích thời sự, chính trị của Việt Nam trên kênh YouTube thuộc sở hữu của Radio Tiếng Nước Tôi có trụ sở tại San Jose, California.

Ông Bình cũng đồng ý không phát biểu về vấn đề chính trị trong nước khi trả lời báo đài quốc tế, nhưng không thỏa hiệp việc công an cấm ông giao du với những người chính quyền cho là “thành phần chống đối.”

Luật sư Nguyễn Văn Đài, người từng bị bỏ tù ở Việt Nam trước khi được tạm hoãn thi hành án và đi tị nạn tại Đức nhận định:

“Tôi cho rằng đây là chiến dịch khủng bố trắng đối với những người bất đồng chính kiến, bởi vì trong những năm qua họ hầu như đã bắt hết những người bất đồng chính kiến rồi và ông Nguyễn Vũ Bình cũng như ông Nguyễn Chí Tuyến đã im lặng một thời gian rất lâu theo yêu cầu của phía nhà chức trách Việt Nam.

Nhưng cuối cùng họ cũng không buông tha, họ cũng lôi lại chuyện cũ mà hai bên thống nhất đã bỏ qua đối với nhau.”

Ông Phil Robertson, Phó Giám đốc Phân ban Châu Á của tổ chức Theo Dõi Nhân Quyền (Human Rights Watch) trong email gửi RFA khẳng định:

“Việt Nam đang cố gắng ngăn chặn mọi tường thuật chỉ trích về những gì đang xảy ra trong nước, vì vậy không có gì đáng ngạc nhiên khi họ đang theo phía sau Nguyễn Vũ Bình, người đã can đảm tiếp tục nói lên sự thật trước quyền lực trong suốt những năm qua.

Chính quyền nên công nhận rằng ông ta có quyền lên tiếng và không đưa ra bất kỳ cáo buộc hình sự nào đối với ông ta. Tương tự như vậy, Nguyễn Chí Tuyến không làm gì sai trái đến mức phải bị bắt, và chính quyền phải thả anh ta ngay lập tức và vô điều kiện.”

Đại diện của tổ chức chuyên theo dõi tình hình nhân quyền của các nước trên thế giới cho rằng, “Chính phủ dường như quyết tâm tiêu diệt mọi phe đối lập còn sót lại” và “đã đến lúc các nhà ngoại giao cùng với quan chức Liên hợp quốc phải công khai đứng lên bảo vệ nhân quyền ở Việt Nam.”

Ông đề nghị cộng đồng quốc tế cần chỉ ra cho Chính phủ do Đảng Cộng sản lãnh đạo thấy rằng, việc tiếp tục đàn áp nhân quyền “sẽ đe dọa quan hệ thương mại, quan hệ ngoại giao và làm suy yếu mục tiêu của Bộ trưởng Ngoại giao là Việt Nam được tái đắc cử vào Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc.”

Hồi tháng 12/2003, Tòa án nhân dân Hà Nội tuyên phạt ông Nguyễn Vũ Bình bảy năm tù giam về tội danh “Gián điệp”, cáo buộc ông Bình liên hệ bằng thư điện tử và gửi các tài liệu do ông soạn thảo và tập hợp “có nội dung xuyên tạc về tình hình dân chủ, nhân quyền tại VN cho một số tổ chức phản động ở nước ngoài để những tổ chức này sử dụng vu cáo, chống lại Nhà nước ta.”

Ông được đặc xá tha tù trước thời hạn vào năm 2007 và tiếp tục tham gia các hoạt động ôn hòa cổ vũ nhân quyền.

Tổ chức Theo dõi Nhân quyền hai lần trao giải thưởng Hellman-Hammett vào năm 2002 và năm 2007 cho ông, ông cũng là Hội viên danh dự của tổ chức Văn bút Quốc tế.

Ông Bình là blogger thứ tư của Đài Á Châu Tự Do hiện đang bị cầm tù, ba người kia là các ông Trương Duy Nhất, Nguyễn Tường Thụy và Nguyễn Lân Thắng.


 

Tảng đá thợ xây nhà loại bỏ lại trở nên đá tảng góc tường. (Mt 21:42)-Cha Vuong

 Tháng 3 rồi bạn ơi! Chúc bạn và gia đình mùa Chay với một trái tim quảng đại. Hãy chết đi cho tội lỗi và sống lại với sự sống mới nhé.

Cha Vương

 Thứ 6: 01/3/2024

TIN MỪNG: Đức Giê-su bảo họ: “Các ông chưa bao giờ đọc câu này trong Kinh Thánh sao? Tảng đá thợ xây nhà loại bỏ lại trở nên đá tảng góc tường. Đó chính là công trình của Chúa, công trình kỳ diệu trước mắt chúng ta. (Mt 21:42)

 SUY NIỆM: Vào thời Chúa Giêsu, tảng đá góc tường có tầm quan trọng quyết định trong việc xây dựng: nền móng, kết cấu ngôi nhà tuỳ thuộc hoàn toàn vào nó. Đặt cố định viên đá góc rồi, phần còn lại của ngôi nhà phải dựa theo góc độ và kích cỡ của tảng đá góc này. Hơn nữa, nếu tảng đá góc này bị lấy đi cả ngôi nhà sẽ sụp đổ. Câu hỏi cần đặt ra hôm này rằng: Chúa Giê-su có phải là tảng đá góc tường của đời bạn không? Ngôi nhà của bạn được xây trên Chúa Giê-su, ngôi nhà sẽ tồn tại đời đời hay trên những mục tiêu trần thế như giàu sang hay kiêu ngạo? Đừng chờ đến lúc nhà sập rồi bạn mới khám phá ra tại sao nhé.

 LẮNG NGHE: Bởi thế, ĐỨC CHÚA là Thiên Chúa phán như sau: “Này đây Ta sẽ đặt ở Xi-on một phiến đá, phiến đá hoa cương, phiến đá góc vô giá làm nền móng vững bền, ai tin tưởng sẽ không hề nao núng” (Is 28:16).

CẦU NGUYỆN: Lạy Chúa, ai nghe lời Chúa nói mà đem ra thực hành thì được ví như người khôn xây nhà trên đá, vậy trong mùa Chay thánh này, xin Chúa giúp con biết lắng nghe và thực hành Lời Chúa qua việc cầu nguyện liên lỉ, giữ chay tịnh và thi hành bác ái.

THỰC HÀNH: Làm một việc bác ái.

From: Do Dzung

Album Thánh Ca Mùa Chay 2024 | Người Chết Vì Yêu 

ĐỦ ĐỂ ĐÁNH CƯỢC – Lm. Minh Anh, Tgp Huế

Lm. Minh Anh, Tgp Huế

“Ông cho tá điền canh tác, rồi trẩy đi xa!”.

Pliny the Elder – nhà văn Rôma thời Chúa Giêsu – viết về việc xây một tháp cao hơn 30m: “Hai vạn công nhân kéo dây và cần cẩu. Trách nhiệm và rủi ro thật lớn! Chỉ một sai sót, tháp sẽ đổ, huỷ hoại hàng năm làm việc. Vì thế, nhà vua ra lệnh trói con trai của kỹ sư trưởng vào đỉnh tháp; vua nghĩ, nó ‘đủ để đánh cược’ cho trách nhiệm của viên kỹ sư!”.

Kính thưa Anh Chị em,

‘Đủ để đánh cược’, một trong những chủ đề của hai bài đọc hôm nay! Bài đọc Sáng Thế cho thấy tình yêu quan phòng của Thiên Chúa thật lớn lao, ‘đủ để đánh cược’ cậu út Giuse; qua cậu, Ngài cứu cả một dân tộc. Với bài Tin Mừng, ông chủ tự xây một vườn nho trước khi giao nó cho tá điền, ông đánh giá nó ‘đủ để đánh cược’ mạng sống của các đầy tớ và cả mạng sống của con trai mình!

Do lòng dạ xấu xa của những người anh, Giuse bị bán sang Ai Cập như một nô lệ; nhưng, chính Giuse, người được Thiên Chúa sai đi để chuẩn bị cho việc cứu sống dòng tộc Israel – bài đọc một. Thánh Vịnh đáp ca nhắc lại hồng ân bí nhiệm này, “Hãy nhớ lại những kỳ công Chúa thực hiện!”. Giuse là hình ảnh báo trước Đức Giêsu Kitô, Đấng mà Thiên Chúa sẽ đem đánh cược để cứu sống đời đời cả một nhân loại.

Tin Mừng nói đến vườn nho – hình ảnh của Hội Thánh – mà Thiên Chúa đang đặt vào tay bạn và tôi. Ngài không chỉ trao cho chúng ta một công việc để làm, nhưng còn trao sự cứu rỗi đời đời linh hồn của những người khác một cách bí ẩn! Với tất cả tình yêu, ông chủ đã dành cho khu vườn nhà mình những gì tốt đẹp nhất; dựng rào dậu bên ngoài, xây bồn đạp bên trong, đặt tháp canh ở giữa. Ông không ở lại để giám sát chặt chẽ các tá điền; thậm chí, không đặt các quy tắc hay chỉ định các phương pháp; ông để tá điền tự làm tất cả khi họ thấy phù hợp. Cũng thế, Thiên Chúa trao Hội Thánh cho chúng ta; ban Thánh Thần để trợ giúp. Ngài biết, làm việc vườn nho của Ngài là một việc vô cùng khó khăn, và Ngài kiên nhẫn đồng hành với những thất bại của mỗi người.

Và còn hơn thế, mỗi ngày, qua các Bí tích; đặc biệt, Bí tích Thánh Thể và Hoà Giải, nhờ Chúa Kitô và trong Chúa Kitô, Ngài làm mọi thứ có thể để chống lại chủ nghĩa ích kỷ; đồng thời, truyền cảm hứng bằng sự hiểu biết và lòng thương xót. Tình yêu của Thiên Chúa thật vô bờ, nó vĩ đại vô cùng, ‘đủ để đánh cược’ với tội lỗi của con người!

Anh Chị em,

“Ông cho tá điền canh tác”. Thiên Chúa trao vườn nho Hội Thánh cho bạn và tôi để chúng ta canh tác; Ngài biết ân sủng và Thánh Thần của Ngài đủ sức làm những gì còn lại. Hội Thánh là của Chúa; các cộng đoàn lớn nhỏ là của Chúa, cũng như thân xác và linh hồn mỗi người là của Chúa! Dù đó là một Hội Thánh địa phương, một cộng đoàn hay một gia đình… thì Thiên Chúa vẫn là chủ; không phải chúng ta! Đúng thế, những gì Ngài trao thật lớn lao và đầy trách nhiệm. Và Ngài đang rất kỳ vọng nơi mỗi người! Vì thế, bạn và tôi đừng làm Ngài thất vọng; trái lại, hãy cộng tác với ân sủng mà trổ sinh hoa trái thiêng liêng trong chính mình và giúp người khác trổ sinh hoa trái trong chính họ!

Chúng ta có thể cầu nguyện,

“Lạy Chúa, trong mọi đấng bậc, đừng để con chểnh mảng với trách nhiệm và bổn phận. Cho con dám đánh cược ‘cả cuộc sống’ và ‘mọi ý riêng’ trước sứ mệnh Chúa uỷ thác!”, Amen.

Lm. Minh Anh, Tgp Huế

From: KimBang Nguyen


 

Chuẩn Bị Đi Thôi-Lại thị Mơ

Lại thị Mơ

Khi đưa bố mẹ già đi bác sĩ, tôi thấy tờ giấy để ở kệ sách, ghi tiêu đề hay quá:

How to be a parent to your parents.*

Tôi cầm tờ giấy đó, và cất ngay vào hồ sơ giấy tờ. Coi như của “gia bảo“.

Chúng ta khi phàn nàn, than phiền, quở trách, bắt lỗi, mắng chửi…tóm lại khi chúng ta ở vị trí người buộc tội, phê phán, quy trách… chúng ta luôn luôn chủ quan, nghĩ rằng những gì mình than phiền là đúng, gây “trở ngại cho mình”.

Có bao giờ bạn tự đặt mình vào vị trí của người khác. Chắc chẳng ai nghĩ đến điều đó. Chuẩn bị là vừaĐó là sự thật không ai nghĩ đến, khi trí nhớ bắt đầu có chuyện: nhớ nhớ quên quên.

Sinh trụ hoại diệt.  Phật đã nói: Tất cả muôn loài sinh vật đều phải trải qua 4 giai đoạn:

Sinh ra, lớn lên, bệnh tật, rồi chết.  Đó là lẽ tự nhiên. Ngay cả đồ vật dùng cũng phải mòn, hư, rồi bỏ.

Vậy thì, hãy chuẩn bị mọi thứ cũng sẽ đến với mình, chẳng chừa ai.

Khi nuôi con nít và chăm sóc cha mẹ già. Chúng ta dùng một “ cái cân “. Con nít hôm nay “không biết”  (chuyện gì đó), hôm sau sẽ “biết”. Người già hôm nay “biết “, ngày mai “quên“ luôn.

Nuôi trẻ con, càng ngày càng thấy nhẹ.
Nuôi cha mẹ già càng ngày càng nặng trĩu.

Người Mỹ rất khách quan, họ chuẩn bị điều đó rất bình thường. Chuẩn bị di chúc, lo cho hậu sự trong khả năng. Không muốn gánh nặng để con cái phải chịu.

Người Việt có câu “anh em kiến giả nhất phận“. Cha mẹ chung, nhưng anh em, người nào phận nấy. Chuyện giúp đỡ lẫn nhau, ít khi có.

Cha mẹ là người có kinh nghiệm, vì đã quan sát bao nhiêu chuyện chung quanh trong suốt cuộc đời.Cha mẹ lo cho con, người ta so sánh như chiều “tự nhiên”: nước mắt chảy xuôi. Một cha mẹ nuôi được mười con. Mười con không nuôi được một cha mẹ.

Khi cha mẹ già yếu, người nọ đổ cho người kia trách nhiệm chăm sóc nuôi dưỡng. Không ai nghĩ tới phiên mình, thì sao? Biết bao câu chuyện ngụ ngôn, từ chuyện cha bỏ ông nội vô cái xe gỗ, đẩy vô rừng, bỏ ông nội. Hay cha cho ông nội ăn cơm bằng cái chén gỗ, vì ông nội hay làm bể chén sành.

Đứa con chứng kiến, muốn giữ cái xe, cái chén. Để mai kia sẽ dùng cho cha khi tới lượt.

Chuyện ngụ ngôn là thế. Người Mỹ chỉ nói đơn giản:  Parenting your parents.

Còn tôi, bản thân tôi biết, khi nuôi cha mẹ già, nhiều lúc bực bội tôi đã có những lời nói, thái độ không đúng. Mặc dù sau đó tôi nhận ra ngay, hối hận cũng xảy ra rồi.

Thật tình, sau đó tôi rất dằn vặt. Có câu ngạn ngữ: Ai chế ngự được cơn nóng giận, người đó coi như bồ tát.

Tôi phạm lỗi chỉ một lần, nhưng chẳng bao giờ quên. Cho đến khi bố mất, cầm tay bố trong áo quan, tôi nghẹn ngào: Xin bố tha lỗi cho con, những lỗi lầm con đã xử sự không phải. Dù vậy, tôi vẫn không hề tha lỗi cho tôi.

Bố tôi là người rất hài hước, mỗi sáng mang điểm tâm vào phòng. Bố ngồi dậy, nghiêng đầu hỏi:

– Tao vẫn còn sống à?

Khi nhắc: Hôm nay bố có hẹn bác sĩ.

Bố tôi nhất định không đi. Bảo rằng hễ gặp BS, không bệnh này cũng tật kia. Thế nào BS cũng có cái moi ra. Tốt nhất không đi. Con nít “cứng đầu” còn dễ “dụ“. Người già mà cứng đầu là “bó tay”.

Chờ cho bố quên, tôi đánh lừa, dụ chở bố đi mua những thứ bố thích như báo Việt (hay vé số).

Dĩ nhiên bố chịu thay quần áo đi theo. Cho đến khi tới parking lot nơi văn phòng BS. Bãi đậu xe không còn chỗ trước cửa văn phòng. Tôi dỗ dành:

– Bố đứng đây chờ con.

Âm mưu bại lộ, bố tôi đã nhận ra nơi quen thuộc. Từ cuối chỗ đậu xe, tôi thấy mọi người chạy ào về phía bố. Tôi cũng hoảng hốt nhào tới, mọi người đòi gọi Ambulance cấp cứu.

Tôi ngăn lại: không, tôi biết cha tôi. Bố đã “ăn vạ“ bằng cách lăn quay nằm dài dưới đất. Đành phải đưa cụ về thôi. “Trứng không khôn hơn vịt “ đâu.

Chưa hết, bố không chịu ăn đồ Mỹ. Sau khi mổ tim, bố phải ở trong rehab một tháng. Chúng tôi chọn chỗ gần nhà, cổ tay bố có đeo tag ghi tel của tôi.

Buổi trưa tôi nghe điện thoại reng, bố kêu đói quá. Tôi vâng vâng dạ dạ, để con hâm cháo, mang vào ngay (15’).

Chưa được 5’, điện thoại lại reng. Bố nhắc nữa. Lần này có anh y tá (giọng đàn ông) tò mò hỏi ông cụ nói gì? Tôi nói lý do. Anh y tá nói nhỏ: ông đang ngồi, trước mặt là khay thức ăn lunch.

Người già “thông minh“ không như bạn tưởng. Bố tôi đã nhờ cô y tá gọi trước, sau đó đổi qua anh y tá.

Không chịu đeo răng giả, không chịu đeo hearing aids là chuyện bình thường trong mọi chuyện khó thuyết phục người già. Răng rụng chỉ còn vài cái, đòi nhổ hết. Nhưng khi có răng giả không chịu mang.

Bị tiểu đường, nhưng cứ đòi ăn cơm.

Huyết áp cao nhưng nhất định ăn cơm với mắm chưng, cá kho tộ.

Những thói quen, tập quán, khẩu vị đã ăn vào xương, vào máu, vào đầu không thể nào thay đổi.

Con cái biết nguy cơ của mọi rủi ro, thương cha thương mẹ chỉ biết khóc thầm.

Cho đến một ngày, bà cụ hàng xóm bị đột quỵ, mặc dù con là bác sĩ, cũng không thoát khỏi số phận.

Đành đổ thừa “nghiệp nặng”.

Bài đầu tiên khai giảng khóa học dưỡng sinh cho người cao tuổi.

Bác sĩ giám đốc 90 tuổi đã phân chia học viên thành 3 nhóm A, B, C.

–        Nhóm A, gồm những người có những bệnh nhiều rủi ro: huyết áp cao, tiểu đường, tim mạch.

–        Nhóm B, những bệnh thông thường: thấp khớp, bướu cổ…

–        Nhóm C, những bệnh phải mang theo suốt đời, nhưng vẫn có cách chữa trị.

Sau đó BS cho một ông vô cùng đẹp người, mặt đẹp, dáng đẹp, nhìn vào ai cũng trầm trồ. Ông đẹp người đó, được BS chỉ định lên phát biểu:

–  Tôi là một người có tài sản, có địa vị trong xã hội. Tôi có tất cả những gì thông thường mà người đời mong muốn. Mọi người nghĩ rằng tôi là người sung sướng.

Không, tôi không phải là người sung sướng, vì tôi mang trong người căn bệnh có nguy cơ cao. Tôi không được quá vui, hay quá buồn. Tôi không được ăn món mình ưa thích… Tôi phải nghe theo lời khuyên của BS. Vì.

Ông diễn giả ngừng lời, nhường cho BS.

Khi về già, chúng ta luôn luôn tâm niệm phải làm gì để ích lợi cho bản thân.

Ích lợi cho bản thân là: Tự đi tiêu đi tiểu tắm gội cho mình.

Tự mình ăn cơm, uống nước.
Đó là điều cơ bản giúp cho bản thân, tức là giúp cho người thân, con cái bớt gánh nặng.

Cá không ăn muối cá ươn.

Già cãi bác sĩ, là đành bó tay.

Khi thằng con học lái xe, tôi đã chỉ một cậu vô cùng đẹp trai (con của bà manager phòng gym), ngồi trong xe lăn. Khi có permit lái xe đã hào hứng rủ thêm 4 cậu nữa. Chất đầy xe rồi phóng điên cuồng, tai nạn xảy ra 4 cậu thiệt mạng, cậu còn lại bị paralyzed từ cổ trở xuống. Khốn nỗi chỉ có bộ não vẫn còn hoạt động. Bây giờ suốt đời phải ngồi xe lăn, vừa khổ bản thân, vừa khổ cho người thân.

Hãy nhớ, bất cứ cái gì xảy ra thì con là người phải gánh chịu mọi đau đớn. Mẹ không thể chia xẻ cơn đau, chỉ có thể nấu cháo giúp con thôi.

Trẻ con tuy vậy vẫn dễ thuyết phục hơn người già.

Nếu không thể kiếm người chăm sóc các cụ đến nhà, vì tài chính. Phải đưa vào Nursing home, cũng nên lui tới thăm viếng, đó là niềm an ủi cho ông bà cha mẹ.

Lại thị Mơ


 

Cựu Giám đốc Công an Hải Phòng – Thiếu tướng Đỗ Hữu Ca và hai vụ án đình đám!

RFA

2024.02.27

Tử tù Nguyễn Văn Chưởng, thiếu tướng Đỗ Hữu Ca và ông Đoàn Văn Vươn (từ trái qua).

Cựu giám đốc công an Hải Phòng – Đỗ Hữu Ca không chỉ là tác giả của “trận đánh đẹp” tấn công cưỡng chế đất của nông dân Đoàn Văn Vươn, mà ông còn là người trực tiếp chỉ đạo điều tra vụ Nguyễn Văn Chưởng với quá nhiều dấu hiệu oan sai.

Đỗ Hữu Ca chỉ đạo vụ Nguyễn Văn Chưởng

Ông Đỗ Hữu Ca – thiếu tướng vừa bị truy tố về tội “lừa đảo chiếm đoạt tài sản”, phát biểu trong một bài viết năm 2019 rằng sau ngày xảy ra vụ án, ông đã mất ăn mất ngủ, có ngày chỉ ăn một gói mì tôm, quyết tìm ra thủ phạm là Nguyễn Văn Chưởng chỉ trong 45 ngày.

Luật sư Lê Văn Hoà là tổ trưởng tổ điều tra án oan của Ban Nội chính Trung Ương và từ năm 2013-2014, cho biết vụ án Nguyễn Văn Chưởng do ông Đỗ Hữu Ca và Dương Tự Trọng trực tiếp chỉ đạo “phá án” từ năm 2007. Trong thời điểm đó, ông Ca đã trốn tránh làm việc với tổ điều tra án oan:

“Chúng tôi đã có kế hoạch để làm việc với nhiều cơ quan chức năng, từ Tòa án Nhân dân Tối cao tới Viện Kiểm sát Nhân dân thành phố Hải Phòng và ông Đỗ Hữu Ca là giám đốc Công an Thành phố Hải Phòng. 

Ông này cũng đã hứa tiếp tổ công tác của chúng tôi, thế nhưng mà khi chúng tôi xuống Hải Phòng thì ông ta lại tìm cách lẩn tránh, không gặđược ông ấy, ngay từ lúc đó là thái độ đã bất hợp tác rồi.”

Hiện nay, ông Dương Tự Trọng đang thi hành bản án 18 năm tù, còn ông Đỗ Hữu Ca sắp hầu toà. Ông Nguyễn Trường Chinh, bố của tử tù Nguyễn Văn Chưởng, nói với RFA khi hay tin ông Ca bị bắt và khởi tố:

“Tôi cảm thấy phấn khởi, bởi vì vào thời điểm đó là năm 2007, tôi đã nói ở dưới phòng Cơ quan Cảnh sát điều tra của Hải Phòng là “ác giả, ác báo”, nếu các anh làm điều ác thì các anh phải gánh chịu và bây giờ thì đúng là chúng nó phải gánh chịu.”

Ông Chinh cho biết, ông đã gởi đơn tố cáo ông Dương Tự Trọng và Đỗ Hữu Ca – hai người trực tiếp lãnh đạo điều tra vụ án của con trai ông từ năm 2011. Tuy nhiên, sau khi ông Dương Tự Trọng bị bắt vào năm 2013 thì ông Chinh mới nhận được thông báo rằng đơn tố cáo ông Trọng đã được chuyển đến VKSND tối cao; còn đơn tố cáo ông Đỗ Hữu Ca cho tới nay vẫn chưa nhận được phản hồi từ cơ quan chức năng.

Đỗ Hữu Ca “coi trời bằng vung”

Sau khi chỉ đạo đàn áp thu hồi đất của gia đình ông Đoàn Văn Vươn vào năm 2012, ông Đỗ Hữu Ca được phong hàm thiếu tướng công an vào năm 2013.

Theo luật sư Lê Văn Hoà, khi ngành Công an gởi đề nghị tới các cơ quan Đảng và Chính phủ đề nghị phong tướng cho ông Ca vào năm 2012, khi ấy luật sư Hoà đang làm chuyên viên ở Ban Nội Chính nên được giao nhiệm vụ thẩm định hồ sơ:

“Chính tôi được Ban Nội chính Trung ương giao để thẩm định hồ sơ của ông này và chính cá nhân tôi đề nghị là không thăng cấp tướng cho ông ta vì khi đó xảy ra vụ Đoàn Văn Vươn năm 2012; Nhưng mà tôi cũng chả hiểu vì sao ông Đỗ Hữu Ca vẫn được đề nghị tăng lên Thiếu tướng. Cá nhân tôi trong hai năm đã không đồng ý rồi.”

Luật sư Hoà, với kinh nghiệm của người đã từng là việc lâu năm trong bộ máy chính trị cho biết ông đã dự tính được rằng sớm muộn gì ông Đỗ Hữu Ca cũng bị bắt:

“Các cán bộ kiểu như ông Ca, tuy không nhiều lắm nhưng gây bức xúc cho xã hội. Ông Ca bộc lộ là quá tự cao tự đại, coi trời bằng vung, lúc mà ông ta còn công tác vì lúc đó thế của ông ấy rất mạnh.

Đặc biệt là vụ án của ông Đoàn Văn Vươn, tổ chức hàng trăm cảnh sát bao vây và ông ấy cũng tham gia chỉ đạo để tấn công vào nhà anh Đoàn Văn Vươn và tuyên bố rằng đây là “một trận đánh đẹp” và có thể viết thành sách để đưa vào các trường Công an để giảng dạy.

Ngay khi mà tôi đọc được những thông tin như thế thì tôi cho rằng ông này là một người rất tự cao tự đại cho nên sớm muộn gì cũng sẽ bộc lộ rõ bản chất của mình thôi. Ngay lúc đó tôi đã có những dự đoán như thế rồi.” 

Nguyên Giám đốc Công an Hải Phòng, Thiếu tướng Đỗ Hữu Ca, bị bắt vào ngày 18/2/2023. Đến ngày 20/2/2024, Viện Kiểm sát Nhân dân tỉnh Quảng Ninh truy tố ông theo tội “lừa đảo chiếm đoạt tài sản”, trong một vụ án trốn thuế, mua bán hóa đơn chứng từ nộp ngân sách Nhà nước phi pháp.

Ông Đỗ Hữu Ca, sinh năm 1958, đã từng nắm giữ chức Giám đốc Công an TP Hải Phòng từ tháng 7/2010 đến tháng 6/2013. Ông nghỉ hưu vào tháng 7/2013 khi giữ các chức vụ bao gồm Ủy viên Ban Thường vụ Thành ủy, Ủy viên UBND TP Hải Phòng, Bí thư Đảng ủy, GĐ Công an thành phố; đại biểu HĐND TP Hải Phòng khóa XIV.