Bí quyết Sống Vui & Hạnh Phúc

Bí quyết Sống Vui & Hạnh Phúc

Nhiều tiền ít tiền , không phung phí là được

Ai phải , ai sai , mình không sai là được

Biết ít biết nhiều , làm xong việc là được

Người già người trẻ , mạnh khỏe là được

Người giàu người nghèo , hoà thuận là được

Ông xã về sớm về trễ, miễn về là được ,

Bà xã cho ăn cơm , cơm nóng cơm nguội có ăn là được

Người xấu người đẹp , có duyên là được

Nhà lớn nhà nhỏ , ấm no là được

Sung túc hay nghèo nàn , bình an là được

Xe mới xe cũ , chạy được là được

Và……phải nhớ rằng …

Vui cười không mệt , buồn phiền mới mệt

Yêu thương không mệt , ghen ghét mới mệt

Chân thật không mệt , gian dối mới mệt

Tương ái không mệt , tương tàn mới mệt

Rộng rãi không mệt , ích kỷ mới mệt

Khoan dung không mệt , khó khăn mới mệt

Khiêm nhường không mệt, khoe khoang mới mệt

Mỉm cười không mệt, tức giận mới mệt,

Đơn thuần không mệt, phức tạp mới mệt

Tương tư không mệt, đơn phương mới mệt

Chung tình không mệt, Đa tình mới mệt

Tình bằng hữu không mệt, tư tình mới mệt

Chân thành không mệt,giả dối mới mệt

Được mất không mệt, tính toán mới mệt

Thể chất mệt không phải mệt,tâm can mệt mới mệt

 và…

Đọc những điều này không mệt, thực hành..mới mệt !

S.T

Những Ý Tưởng Về Đức Nhẫn Nại.

Những Ý Tưởng Về Đức Nhẫn Nại.

Những ai muốn được hạnh phúc, được yêu thương, được sống lâu, hãy nỗ lực hết sức để giữ điềm tĩnh, nhẫn nại và trong mọi giờ cầu ngyện, hãy tha thiết cầu xin Chúa ban cho ƠN BIẾT NHẪN NẠI.

Chúa Giêsu đã dạy chúng ta: “ Hãy học cùng ta vì ta hiền lành và khiêm nhường trong lòng, và các ngươi sẽ tìm được BÌNH AN cho tâm hồn.”

Linh mục Paul O’Sullivan viết có ba qui luật.

  • Đừng bao giờ mở miệng khi đang tức giận
  • Đừng bao giờ nói sẵng giọng.
  • Đừng bao giờ thốt ra những lời bất nhẫn.

Trong gia đình người bất nhẫn là một con quỉ.  Họ làm khổ bản thân mình, rồi làm cho người khác phải khổ lây, họ va vấp không biết bao nhiêu lầm lỗi.

Một người nhẫn nại là một thiên thần, được mọi người quí mến, họ hạnh phúc với bản thân và được Thiên Chúa yêu thương.

( trang 148)

Trích sách “ Con Đường Nên Thánh Dễ Dàng” của LM Paul O’ Sullivan, O.P

chuyển ngữ: Matthias M.Ngọc Đính , CMC xuất bản năm 2004

“Tấm vải che tử thi không có túi”

“Tấm vải che tử thi không có túi”

Chuck Feeney

Đây là một ông lão mới thoạt nhìn trông nghèo khó và keo kiệt. Nhưng việc ông làm lại khiến ông trở thành gương sáng cho các phú hào khác, như Bill Gates và Warren Buffett đều chịu ảnh hưởng rất lớn từ ông.

Ông đã 76 tuổi, ở cùng vợ trong một căn hộ cho thuê ở thành phố San Francisco nước Mỹ. Ông chưa từng mặc qua quần áo hàng hiệu, kính mắt rất cũ kỹ, đồng hồ đeo tay cũng không hợp thời. Ông không thích món ăn ngon, thích nhất là sữa hâm nóng và bánh sandwich cà chua giá rẻ. Ông cũng không có ô tô riêng, ra ngoài thường đều đi bằng xe buýt, túi xách mà ông từng dùng để đi làm là túi vải.

Mặc khác, nếu bạn cùng ông đến một quán rượu nhỏ uống bia, ông nhất định sẽ cẩn thận kiểm tra đối chiếu hóa đơn; nếu bạn ở lại nhà ông ấy, trước khi ngủ ông ấy nhất định sẽ nhắc bạn tắt đèn.

Một ông già “nghèo khó” như vậy, bạn có biết trước 76 tuổi ông đã làm những việc gì chăng?

Ông đã từng cống hiến cho đại học Cornell 588 triệu đô la Mỹ, cho đại học California 125 triệu đô la Mỹ, cho đại học Stanford 60 triệu đô la Mỹ. Ông từng bỏ vốn 1 tỷ đô la cải tạo và xây mới 7 trường đại học ở New Ireland và hai trường đại học ở Northern Ireland. Ông từng thành lập quỹ từ thiện để phẫu thuật sứt môi hở hàm ếch cho trẻ em ở các nước đang phát triển… Cho đến nay, ông đã quyên 4 tỷ đô la, còn 4 tỷ nữa đang chuẩn bị quyên góp.

Ông là người sáng lập tập đoàn được miễn thuế toàn cầu DFS. Keo kiệt với chính mình, hào phóng với mọi người, thích kiếm tiền lại không thích được tiền – ông là Chuck Feeney.

Trước mắt, Chuck Feeney còn ba nguyện vọng: Một là trước năm 2016 quyên hết 4 tỷ đô la còn lại. Hiện tại, từ số tiền kia mỗi năm đều có hơn 400 triệu đô la chảy về các nơi cần trên thế giới.

Ông đã dựng nên một tấm gương cho những người giàu có: Trong khi hưởng thụ cuộc sống đồng thời quyên góp cho mọi người”. Bill Gates và Warren Buffett đều chịu ảnh hưởng nhiều từ ông mà đã thay đổi hành động của mình.

Sau khi việc thiện của Chuck Feeney bị tiết lộ ra, rất nhiều phóng viên muốn tiếp xúc với ông. Trong tâm ai cũng đều có một nghi vấn: Làm sao Chuck Feeney có thể dửng dưng trước gia tài hàng tỷ đô la kia chứ?

Đối với nghi vấn của mọi người, Chuck Feeney mỉm cười kể cho mọi người một câu chuyện:

Một con hồ ly thấy bồ đào trong vườn kết trái đầy, muốn vào trong ăn một chầu no bụng, nhưng giờ nó mập quá, không chui vào được. Thế là ba ngày ba đêm nó không ăn không uống để thân thể gầy xuống, cuối cùng cũng chui vào được! Ăn no nê, cảm thấy thỏa mãn, nhưng khi nó muốn rời đi, lại không chui ra được. Bất đắc dĩ đành phải giở trò cũ, lại ba ngày ba đêm không ăn uống. Kết quả, lúc nó đi ra, bụng vẫn giống như lúc đi vào.”

Kể xong câu chuyện, Chuck Feeney nói:

Mỗi người đều là trần trụi sinh ra, cuối cùng cũng đơn độc ra đi, không ai có thể mang theo tài phú và danh tiếng mà bản thân đã đau khổ tìm kiếm cả đời.”

Truyền thông hỏi Chuck Feeney, vì sao ông lại quyên góp hết gia tài của mình?

Câu trả lời của ông đơn giản và ngoài dự đoán của mọi người! Ông nói: “Bởi vì tấm vải che tử thi không có túi đựng.”

Chị Nguyễn Kim Bằng gởi

MƯỜI THỨ DÙ CÓ GIA TÀI BẠC TRIỆU CŨNG KHÔNG MUA ĐƯỢC

 MƯỜI THỨ DÙ CÓ GIA TÀI BẠC TRIỆU CŨNG KHÔNG MUA ĐƯỢC

Jordi Al Emany là người sáng lập một công ty tư nhân. Vừa qua, ông đã đăng một bài trên mạng xã hội, nói rằng tiền tài không phải vạn năng, có 10 thứ cho dù có gia tài bạc triệu cũng không mua được. Bài viết đã nhanh chóng nhận được sự hoan nghênh trên cộng đồng mạng, mọi người đều tán thành.

Chúng ta hãy cùng xem, rốt cuộc là những điều gì mà cho dù là tỉ phú thế giới cũng không thể mua được?

  1. Khỏe mạnh.

Đạt Lai Lạt ma:

Nhân loại, vì kiếm tiền mà hy sinh sức khỏe. Vì chữa bệnh mà hy sinh tiền tài. Sau đó, vì lo lắng tương lai nên không cách nào hưởng thụ hiện tại. Cứ như vậy mà không cách nào sống cho hiện tại. Khi còn sống, họ quên rằng cuộc đời là ngắn ngủi. Đến khi chết, mới phát hiện mình chưa từng một lần sống thật tốt.

  1. Tình thương

Tagore:

Lúc thoát khỏi cảnh nghèo khó, chúng ta sẽ có được tiền tài của mình nhưng để có được khoản tiền này, chúng ta đã mất đi bao nhiêu thiện tâm, bao nhiêu cái đẹp và bao nhiêu sức lực chứ!

  1. Niềm vui

Nhà chính trị, nhà khoa học về vật lý, điện từ, nhà phát minh Mỹ Franklin:

Tiền tài không thể khiến người ta vui vẻ, vĩnh viễn sẽ không vì trong bản chất của nó không hề tồn tại cái gọi là vui vẻ. Người có được càng nhiều, lại càng muốn nhiều hơn.

  1. Chính trực

Nhà tiểu thuyết người Anh – Douglas Adams:

Lúc thật sự phục vụ người khác, điều cần thiết mà tiền tài không thể nào mua sắm hay đong đếm, đó chính là sự chân thành và chính trực.

  1. Tôn trọng

Nhà triết học người Mỹ – Ayn Rand:

Tiền tài là công cụ để tồn tại, thái độ của bạn đối với công việc cũng chính là thái độ của bạn đối với cuộc đời của chính mình. Nếu công việc kiếm sống là sa đọa, bạn đã hủy diệt ý nghĩa tồn tại của chính mình. Bạn đã từng cầm qua đồng tiền bất nghĩa chưa? Đã từng vì giành thêm chút lợi nhuận mà giễu cợt người khác chưa? Hoặc là hạ thấp tiêu chuẩn đạo đức của mình? Vì để có thể sống qua ngày bạn đã làm những việc không nên làm? Nếu là như vậy, tiền tài cũng không mang đến dù chỉ một chút niềm vui. Đồ vật bạn mua sẽ trở thành một loại sỉ nhục mà không phải là kính trọng; là một loại căm hận mà không phải thành tựu. Như vậy, bạn sẽ cho rằng tiền tài là một loại tội ác bởi vì bạn không thể nào có được sự tự tôn từ nó.

  1. Nội tâm thanh tĩnh

Doanh nhân nổi tiếng tại Mỹ – Richard M. DeVos:

Tiền tài không thể nào mua được sự thanh bình trong nội tâm, nó không thể chữa trị mối quan hệ bị xé rách, hoặc làm cho cuộc sống không ý nghĩa trở nên ý nghĩa.

  1. Đạo đức .Ký giả kiêm tác giả người Mỹ – George Lorimer:

Thứ có thể mua được bằng tiền dĩ nhiên là tốt nhưng không nên quên rằng điều không thể mua được bằng tiền sẽ càng tốt hơn.

  1. Giáo dục

Phóng viên kiêm tác giả người Mỹ – Neil de Grasse Tyson:

Con người không dùng sự cảm thông và chia sẻ để cảm nhận tình cảm và ý nghĩ của người khác hay những sinh vật khác trên trái đất, có lẽ giáo dục chính quy của chúng ta nên thêm vào giáo dục sự cảm thông và chia sẻ. Thử tưởng tượng, nếu giáo dục gồm có đọc, viết, toán học, cảm thông và chia sẻ, thì thế giới này sẽ không còn như cũ nữa.

  1. Trí tuệ

Steve Jobs nhà sáng lập Apple:

Tôi không phải vì kiếm tiền mà quay về Apple. Thần may mắn vẫn luôn quan tâm đến tôi; năm 25 tuổi, tôi đã kiếm được tài sản 100 triệu đô-la. Lúc ấy rất rõ ràng rằng tôi sẽ không bị tiền tài nô dịch. Bởi vì tôi chắc chắn không có khả năng tiêu hết số tiền kia, hơn nữa, tôi cũng không dùng tiền tài để kiểm chứng trí tuệ của mình.

  1. Giác ngộ tâm linh

Người vô danh:

Tiền tài có thể mua phòng ốc để ở nhưng không thể mua được một mái nhà an hòa; nó có thể mua một chiếc giường nhưng không mua được một giấc ngủ thoải mái dễ chịu; nó có thể mua một chiếc đồng hồ nhưng không mua được thời gian; nó có thể mua được quyển sách nhưng không mua được tri thức; nó có thể mua máu huyết nhưng không mua được sức khỏe.
Vì vậy, tiền tài không phải là vạn năng.

Để Thấy Mình Hạnh Phúc

Để Thy Mình Hạnh Phúc

 Dưới đây nhắc bạn nhớ lại những viên ngọc quý mà bạn đã có, chỉ cần lấy ra dùng là sẽ có hạnh phúc.

 Sau đây là 7 điều quán chiếu hạnh phúc:

1/ Ta đang còn sống

2/ Ta có sức khỏe
3/ Ta có đủ sáu căn
4/ Ta có tự do
5/ Ta có tiện nghi vật chất
6/ Ta có tình thương
7/ Ta có sự hiểu biết

 1/ Ta đang còn sống
     

Trên đời này quý nhất là sự sống. 

 Tất cả sinh vật từ côn trùng, sâu bọ, thú vật cho đến con người, loài nào cũng tham sống sợ chết. 

 Giả sử bây giờ phải lựa chọn giữa trúng số độc đắc mà chết và sạt nghiệp mà sống thì bạn sẽ lựa cái nào ? 

 Ở đời ai cũng lo đi tìm tiền của, nhưng thật ra tiền của chỉ để bảo đảm sự sống an toàn, tiện nghi. 

 Có nhiều người giàu sang sẵn sàng chi hết tiền của để cứu lấy mạng sống.

 Như thế đủ thấy sự sống quý hơn tiền bạc, quý hơn gấp trăm ngàn, triệu ngàn lần. 

 Ngay cả một tỷ đô la cũng không mua nổi mạng sống khi bị bệnh ung thư hay sida (aids). Vậy mà sáng nay mở mắt thức dậy còn sống, bạn có thấy mình hạnh phúc không?

 Mỗi khi cảm thấy khổ đau, chán nản hay tuyệt vọng thì hãy nhớ lại ta đang còn sống đây. Còn sống thì còn tất cả.

 2/ Ta có sức khỏe

   Sự sống quý nhất trên đời, sức khỏe quý nhất trong sự sống. 

 Có sức khỏe không có nghĩa là phải khỏe như lực sĩ thế vận hội mà chỉ cần không đau nhức, bệnh hoạn, không có bệnh trầm kha, nan y, v.v…

 Ở đời mấy ai tránh khỏi bệnh tật, không bệnh này thì bệnh nọ. 

 Bệnh nặng như ung thư hay sida phải có thuốc giảm đau như morphine mới chịu nổi, nếu không thì đau đớn rên siết như bị hành hình ở địa ngục, bệnh nhẹ như cảm cúm, sổ mũi, nhức đầu cũng làm cho ta mệt mỏi, khó thở, đau nhức. 

 Mỗi khi khỏe mạnh, không bệnh hoạn thì ta hãy mừng rỡ ý thức đó là một hạnh phúc

 Có nhiều tiền mà bệnh hoạn liên miên, ăn không được, ngủ không yên, hết nằm nhà thương này đến nhà thương nọ, có tiền như vậy đâu có sướng !

 Mỗi khi cảm thấy khổ đau, chán nản hay tuyệt vọng thì hãy nhớ lại ta đang còn sức khỏe đây. 

 Còn sức khỏe thì còn làm được tất cả.

 3/ Ta có đủ sáu căn (mắt, tai, mũi, lưỡi, thân, ý)

 Có nguời đầy đủ sức khỏe nhưng lại bị mù, điếc, hoặc câm, què, tàn tật, v.v… 

 Những người này dù có tiền, có sức cũng đâu sung sướng gì ! 

 Bạn có thể tưởng tượng nếu bây giờ bị mù thì bạn sẽ ra sao ? 

 Chỉ cần nhắm mắt lại trong năm, mười phút đi tới đi lui trong nhà mình xem. 

 Bạn có hiểu được nỗi khổ của người mù không ? Vậy mà bạn đang còn đôi mắt sáng thấy được trời xanh, mây trắng, tai nghe được chim hót, nhạc hay, mũi ngửi được mùi cơm thơm, miệng nói năng được với người thương, thân không què quặt, tâm không điên loạn

 Như vậy còn đòi hỏi gì hơn? 

 Chỉ cần mất đi một căn thôi đời bạn sẽ mất đi rất nhiều ý nghĩa.

 Dù ở trong cảnh khổ nào đi nữa, nhớ lại mình còn nguyên vẹn sáu căn cũng đủ an ủi và xóa tan đi mọi niềm đau.

 4/ Ta có tự do

  Tự do ở đây là không bị tù đày chứ không có nghĩa chính trị hay tôn giáo. 

 Hiện tại bạn có đang ở tù không? 

 Có đang bị trói buộc, xiềng xích không ? 

 Có ai cấm bạn đi đứng nói năng, ăn uống không? 

 Có ai đánh đập theo dõi kiểm soát bạn không ? 

 Bạn có biết đời sống trong tù ra sao không? Dù đó là tù ở Pháp, ở Mỹ? 

 Có thể bạn nghĩ tù ở các xứ văn minh giàu có thì sướng hơn ở xứ nghèo chăng? 

 Ở Mỹ nhân viên cai tù không hành hạ tù nhân nhưng chính những người tù đánh đập, áp bức, hiếp dâm lẫn nhau rất dã man.

 Ngay bây giờ nhìn lại, bạn có thấy mình được tự do đi đứng nói năng không ? 

 Nhớ ai thì lên xe rồ máy đi thăm, thèm ăn món gì thì ra chợ mua hoặc đi nhà hàng, v.v… 

 Có biết bao người đang bị tù đày khổ sở, trong đầu chỉ ao ước được tự do như bạn là họ sung sướng lắm. 

 Vậy mà đang sống tự do bạn có cảm thấy hạnh phúc không? 

 Nếu không thì bạn hãy ý thức và nhớ lại đi, đừng để khi mất tự do rồi mới mơ ước thì quá muộn.

 5/ Ta có tiện nghi vật chất.

 Tiện nghi vật chất không hẳn là nhà cao cửa rộng, xe hơi, ti vi, tủ lạnh, máy giặt, máy rửa chén, v.v… 

 Tiện nghi ở đây là những thứ căn bản mà phần đông chúng ta đều có, đó là cơm ăn, áo mặc, chỗ ở che mưa nắng, không phải đi ăn xin, ngủ đầu đường xó chợ. 

 Nhiều người ở Việt Nam vẫn tưởng rằng sống ở Pháp hay Mỹ chắc sướng lắm vì đầy đủ tiện nghi, họ đâu biết là ở đâu cũng có kẻ giàu người nghèo. 

 Ngay tại Paris, thủ đô ánh sáng, hàng ngày vẫn có nhiều người ăn xin vô gia cư, tiếng pháp gọi là SDF (sans domicile fixe), ngửa tay đi xin tiền trong xe điện ngầm (métro), tối đến họ chui vào những gầm cầu thang để ngủ.; như ở Mỹ cũng có Homeless vậy.

 Nhìn lên chẳng bằng ai, nhưng nhìn xuống thì ta vẫn còn may mắn hơn nhiều người

 Hãy nhìn lại hoàn cảnh của mình, bạn có đói đến nỗi thiếu ăn không ? 

 Có nghèo đến nỗi không còn mảnh vải che thân ? 

 Nếu chưa đến nỗi như vậy thì bạn hãy xem mình đầy đủ. 

 Khi tâm biết đủ (tri túc) thì bao nhiêu cũng đủ, khi tâm tham muốn đòi hỏi thì bao nhiêu cũng không đủ. 

 Người biết đủ là người giàu có hạnh phúc vì không thấy thiếu thốn, người tham lam keo kiệt dù có nhiều tiền vẫn là người nghèo vì không bao giờ thấy đủ.

 6/ Ta có tình thương

 Nhiều người khổ sở vì cảm thấy cô đơn, không có ai thương mình hết. 

 Không ai thương mình bởi vì mình đâu có thương ai. 

 Khi trong lòng ta tràn đầy tình thương thì tự nhiên nó tỏa ra và mọi người sẽ tìm đến. 

 Giống như mùa xuân hoa nở thơm ngát thì tự động ong bướm bay tới xung quanh

 Ai cũng có một trái tim, tiếng Hán là tâm, bản chất của tâm (tim) là thương yêu. 

 Ta có dư tình thương cho chính mình và cho kẻ khác. 

 Chỉ cần nhớ lại mình có trái tim thương yêu và đem ra xử dụng

 Hiện tại bạn có ai là người thân thương không? 

 Có cha mẹ, anh em, vợ con, bạn bè không? 

 Có ai đang thương và lo lắng cho bạn không? 

 Có tình thương, biết thương và được thương là một hạnh phúc lớn nhất trên cõi đời này.

 7/ Ta có sự hiểu biết

 Hiểu biết ở đây là hiểu biết đạo lý chứ không phải kiến thức bằng cấp. 

 3 điều Thương Ghét

 1) Ða số người thường suốt ngày sống trong sự thương ghét. Người nào vừa ý, hợp ý mình thì thương, kẻ nào trái ý mình thì ghét.

 2) Khi bắt đầu biết đạo thì tập tánh bình đẳng, không thương người này ghét người kia.

 3) Sau khi hiểu đạo thì chỉ còn tình thương. Thấy ai cũng là bà con thân thuộc của mình từ nhiều đời, và thấy ai cũng đáng thương hết. 

 Anh chị Thụ & Mai gởi

CHO VÀ NHẬN

CHO VÀ NHẬN

Một hôm, một sinh viên trẻ có dịp  dạo chơi cùng giáo sư của mình. Vị giáo sư này vẫn thường được các sinh viên gọi thân mật là “người bạn của sinh viên” vì sự thân thiện và tốt bụng của ông đối với họ.
Trên đường đi, hai người chợt thấy một đôi giày cũ nằm ở giữa đường. Họ cho rằng đó là đôi giày của một nông dân nghèo làm việc ở cánh đồng gần bên, và  người ấy đang chuẩn bị kết thúc ngày làm việc của mình.
Anh sinh viên quay sang nói với vị giáo sư: “Chúng ta hãy thử trêu chọc người nông dân xem sao. Em sẽ giấu đôi giày của ông ta rồi thầy và em cùng trốn vào sau những bụi cây kia để xem thái độ ông ta ra sao khi thấy bị mất giày.”
Vị giáo sư ngăn lại: “Này, anh bạn trẻ, chúng ta đừng bao giờ đem những người nghèo ra mà trêu chọc để mua vui cho bản thân. Nhưng em là một sinh viên khá giả, em có thể tìm cho mình một niềm vui lớn hơn nhiều nhờ vào người nông dân này đấy. Em hãv đặt một đồng tiền vào trong mỗi chiếc giày và chờ xem phản ứng ông ta ra sao.”
Người sinh viên làm như lời vị giáo sư chỉ dẫn, sau đó cả hai cùng trốn vào sau bụi cây gần đó.
Chẳng mấy chốc người nông dân đã xong việc và băng qua cánh đồng đến nơi đặt giày và áo khoác của mình. Vừa mặc áo khoác vừa xỏ chân vào một chiếc giày, bác nông dân bỗng thì cảm thấy có vật gì cứng cứng bên trong. Ông ta rút chân ra, cầm gìầy lên xem thì đó là một đồng tiền.

Sự kinh ngạc bàng hoàng hiện rõ trên gương mặt ông. Ông ta chăm chú nhìn đồng tiền, lật hai mặt đồng tiền qua lại và ngắm nhìn thật kỹ. Rồi ông nhìn khắp xung quanh nhưng chẳng thấy ai. Lúc bấy giờ ông bỏ đồng tiền vào túi, và tiếp tục xỏ chân vào chiếc giày kia. Sự ngạc nhiên của ông dường như được nhân lên gấp bội, khi ông tìm thấy đồng tiền thứ hai bên trong chiếc giày. Với cảm xúc tràn ngập trong lòng, người nông dân quì xuống, ngước mặt lên trời và đọc to lời cảm tạ chân thành của mình. Ông bày tỏ sự cảm tạ đối với bàn tay vô hình nhưng hào phóng đã đem lại một món quà đúng lúc cứu giúp gia đình ông khỏi cảnh túng quẫn người vợ bệnh tật không ai chăm sóc và đàn con đang thiếu ăn.
Anh sinh viên lặng người đi vì xúc động, nước mắt giàn giụa. Vị giáo sư lên tiếng: “Bây giờ em có cảm thấy vui hơn lúc trước nếu như em đem ông ta ra làm trò đùa không?” Người thanh niên trả lời: “Giáo sư đã dạy cho em một bài học mà em sẽ không bao giờ quên. Đến bây giờ em mới hiểu được ý nghĩa thật sự của câu nói mà trước đây em không hiểu: “Cho đi là hạnh phúc hơn nhận về”.

CẢM ƠN CUỘC SỐNG

CHO VA NHAN*Nếu bạn thấy đêm nay khó ngủ – Cứ nghĩ đến những kẻ không nhà chẳng nệm ấm chăn êm.

*Nếu bạn gặp một ngày tồi tệ nơi làm việc – Hãy nghĩ đến những người đã mấy tháng nay không tìm được việc làm.

*Nếu bạn chán nản vì mối quan hệ xấu đi – Hãy nghĩ tới những kẻ không bao giờ biết hương vị của thương yêu và được người yêu thương lại.

*Nếu bạn buồn phiền vì thêm một cuối tuần vô vị trôi qua – Hãy nghĩ tới những người phụ nữ quẫn bách, quần quật cả ngày, suốt tuần không nghĩ, chỉ mong kiếm được chút tiền còm nuôi mấy miệng ăn.

*Nếu bạn hỏng xe dọc đường, phải cuốc bộ vài dặm vài mới tìm ra được người giúp đở – Hãy nghĩ tới những ai liệt cả đôi chân, luôn khao khát được bước đi như bạn.

CHO NHAN 1
*Nếu bạn cảm thây đời mình bị mất mát và băn khoăn về ý nghĩa kiếp người – Xin bạn hãy biết ơn cuộc sống vì có nhiều người đã không được sống hết tuổi trẻ của mình để có những trải nghiệm như bạn.
*Nếu bạn cảm thấy mình là nạn nhân của những ai hay cay nghiệt, dốt nát, nhỏ nhen, nghi kỵ – Hãy nhớ rằng việc đời có khi còn tệ hại hơn thế rất nhiều.

S.T.

Ba bí mật dẫn đến hạnh phúc

Ba bí mật dẫn đến hạnh phúc

NEW YORK CITY, New York – Đối với con người có lẽ hạnh phúc là điều quan trọng nhất trong cuộc sống. Nhưng như thế nào là hạnh phúc?

Cuộc nghiên cứu về sự phát triển của con người ở trường đại học Harvard là một trong những cuộc nghiên cứu được tiến hành trong thời gian lâu nhất trong lịch sử, để đi tìm câu trả lời cho câu hỏi “Làm sao để hạnh phúc?”. Bác sĩ tâm lý Robert Waldinger, giám đốc đứng đầu của cuộc nghiên cứu cho biết, kết quả đã chỉ ra ba bí quyết để đem đến hạnh phúc cho con người.

Cuộc nghiên cứu được tiến hành với sự tham gia của hai nhóm sinh viên nam trong suốt 75 năm, bắt đầu từ năm 1938.

– Nhóm thứ nhất bao gồm 268 sinh viên năm thứ hai của trường đại học Harvard, đứng đầu là giáo sư George Vaillant.

– Nhóm thứ hai bao gồm 456 thanh niên 12 đến 16 tuổi sinh sống ở thành phố Boston, đứng đầu là giáo sư Sheldon Glueck.

Cuộc nghiên cứu khảo sát về cuộc sống của nhóm người tham gia (trong đó bao gồm cuộc sống hôn nhân, sự hài lòng về công việc, và các hoạt động xã hội khác) mỗi hai năm và theo dõi sức khỏe, thể chất của họ (bao gồm chụp X-quang, xét nghiệm máu, nước tiểu và siêu âm tim) mỗi năm năm.

HANH PHUC

Và điều mà các nhà nghiên cứu nhận ra rằng chính mối quan hệ tốt đẹp giúp con người trở nên vui vẻ hơn và khỏe mạnh hơn. Điều này chính là chìa khóa của hạnh phúc. Vậy ba bí mật của hạnh phúc là gì?

  1. Mối quan hệ thân thiết và gần gũi

    Đàn ông trong cả hai nhóm nghiên cứu nếu gần gũi với gia đình, bạn bè và cộng đồng có xu hướng hạnh phúc và khỏe mạnh hơn so với những người ít hoặc không tương tác. Người ta nhận ra rằng cô đơn làm con người cảm thấy ít hạnh phúc hơn, có thể chất và tinh thần tồi tệ hơn.

Ngoài ra trong bảng đánh giá của tạp chí tâm lý xã hội Compass vào năm 2014, sự cô đơn có thể ảnh hưởng đến chức năng tâm thần giấc ngủ và làm tăng nguy cơ về bệnh tật.

  1. Hạnh phúc là dựa vào chất lượng của mối quan hệ chứ không phải là nhiều mối quan hệ xung quanh

    Các cặp vợ chồng kết hôn cho biết, nếu như họ liên tục tranh luận với nhau và ít gần gũi nhau thì họ cảm thấy ít hạnh phúc hơn. Tuy nhiên, chất lượng của mối quan hệ phụ thuộc phần nào vào tuổi tác. Cuộc nghiên cứu công bố trên tạp chí Psychology and Aging cho biết chất lượng của một mối quan hệ thật sự quan trọng hơn nhiều so với những người có quá nhiều mối quan hệ nhưng không thật sự gắn bó.

  2. Hôn nhân bền vững

    Gần gũi với những người thân không chỉ tốt cho sức khỏe mà còn giúp cho tinh thần thêm thoải mái. Cuộc nghiên cứu cho thấy, so với những người từng ly hôn, thì những người vẫn giữ được hôn nhân bền vững có khả năng trí nhớ tốt hơn khi về già.

Với ba yếu tố trên, chúng ta có thể thấy rằng, một mối quan hệ đúng nghĩa và hỗ trợ lẫn nhau giúp cho sức khỏe luôn khỏe mạnh. Và điều này dẫn đến hạnh phúc của mỗi con người.

Xã hội chúng ta thường nhấn mạnh vào sự giàu có và sự nghiệp để đánh giá sự hạnh phúc. Nhưng theo giáo sư Waldinger, sau 75 năm, cuộc nghiên cứu đã chỉ ra rằng những người hạnh phúc chính là những người có mối quan hệ tốt đẹp và gần gũi với gia đình, bạn bè, và cộng đồng. (N.A)

S.T.

Yêu thương và nhường nhịn.

Yêu thương và nhường nhịn.

Có hai ông bà cụ nọ đã sống với nhau hơn 60 năm. Họ chia xẻ ngọt bùi, đủ mọi thứ. Duy chỉ có cái hôp đựng giầy  mà bà cụ để ở  dưới gầm tủ là ông cụ không hề biết trong đó đựng cái gì. Và cũng tôn trọng riêng tư của bà, ông chẳng bao giờ hỏi tới  cái hôp đó.

Năm  này qua năm nọ, một ngày kia cụ bà bỗng bệnh nặng. Biết vợ mình không qua khỏi ,cụ ông chợt nhớ tới  cái hộp giầy bí mật.Bèn lấy đem đến bên giường cụ bà, cụ bà cũng đồng ý  cho ông mở cái hộp ra.

Khi chiếc hộp được mở ra,bên trong chỉ vỏn vẹn  có hai con búp bê bằng len nhỏ va một số tiền là 95.500 đô. Ông cụ ngạc nhiên hỏi vợ” Thế này là sao? “.

 “Khi chúng ta mới lấy nhau”, cụ bà nói” Bà nội của em có dặn em rằng: Bí quyết để giữ hạnh phúc gia đình là đừng bao giờ cãi nhau. Nếu lỡ chồng con có làm  điều gì  khiến con bực mình, tức giận. Con nên im lặng và bình tỉnh,đi ra chỗ khác  lấy len đan một con búp bê nha con”. Và anh thấy đó…

Nghe thế, Cụ ông  không cầm được nước mắt. Cả suốt cuộc đời, sống chung với nhau  người vợ thân yêu của mình chỉ giận mình chỉ có hai lần thôi ư ? Ông cảm thấy  hạnh phúc vô cùng.

 “Và còn món tiền lớn nay thì sao?” Ông cụ hỏi.
  Cụ bà mắt đỏ hoe trả lời:” . Và đó là.. số tiền  em đã bán những con búp bê mà em đã đan..”

Câu chuyện có một kết thúc bất ngờ đầy thú vị. Nó khiến người đọc mỉm cười nhưng dư âm của nụ cười là một sự cảm động sâu sắc. Số tiền khá lớn thu được từ việc bán những con búp bê cũng chính là số lần những nhịn nhục âm thầm mà người vợ phải chịu trong suốt thời gian chung sống với chồng mình. Người vợ đã cho chúng ta một gương sống yêu thương và nhẫn nhịn chịu đựng những lầm lỗi của người chồng. Bà ta tìm một lối thoát rất tích cực mỗi khi người chồng làm mình bực mình, tức giận, tránh những cãi vã tranh chấp có thể gây mất hạnh phúc cho gia đình đó là lấy len ra ngồi đan búp bê. Một việc làm xem ra rất bình thường, rất đơn giản nhưng với một tình yêu sâu sắc, sự cảm thông, chấp nhận những bất toàn của người chồng trong yêu thương, hành động đó đã trở nên một phương cách hữu hiệu trong việc gìn giữ hòa khí trong gia đình. Sự nhẫn nhịn đó thực sự là kết quả của một tình yêu rất mạnh mẽ và khả năng chiến thắng cảm xúc nóng giận của bản thân rất tuyệt vời.

Tuy nhiên, đa số mỗi người trong chúng ta lại là hình ảnh của người chồng, tức là chúng ta cứ vô tình gây khổ, làm đau lòng người thân của mình mà không hề hay biết. 

S.T.

Ghi Chép “Đêm Trực” Của Một Bác Sĩ

Ghi Chép “Đêm Trực” Của Một Bác Sĩ

0 giờ

Một người đàn ông đến cấp cứu vì đau quặn bụng. Khi mình đến khám, ông ta cứ luôn miệng nói : Tôi quen anh giám đốc A. Tôi có làm ăn với chị trưởng phòng B. Có lẽ do ông ta nghĩ rằng, khi nói ra những mối quan hệ ấy, mình sẽ làm việc chu đáo hơn. Mình đã đáp lời rằng :

– Anh có thể thôi nói tên và chức vụ của người khác. Anh hãy nói về chính anh đi, tên, chức vụ và bệnh của anh.

Ông ta trố mắt ra nhìn mình, phải mất vài phút sau ông ta mới có thể bắt đầu khai bệnh.

Trong cuộc sống hàng ngày, chúng ta cũng hay như vậy, bạn nhỉ? Cứ vỗ ngực tự hào chứng tỏ với nhau rằng : tôi là con ông D, cháu bà C, tôi quen biết ông E và có mối quan hệ thân thiết với bà F, thay vì chúng ta nói về chính mình.

Nhưng một người trưởng thành thật sự lại là người luôn tự đứng vững trên đôi chân mình, can đảm chịu trách nhiệm về cuộc sống của mình, không dựa vào ai cả, không đổ thừa ai cả.


0 giờ 30 phút

Một người phụ nữ 70 tuổi, được đưa đến phòng cấp cứu trong tình trạng suy kiệt nặng, da xanh niêm nhạt, thở ngáp cá, toàn thân khai mùi phân dãi. Khi mình xử trí cấp cứu xong, mình hỏi hai người con gái ăn bận rất bảnh bao và thơm tho : Bệnh nhân bị bệnh gì trước đây, điều trị ở đâu, và diễn tiến nặng bao lâu rồi?

Mình đã ngỡ ngàng khi nhận được một câu trả lời : Bệnh tim mạch và u hạch gì đó không rõ, mẹ tôi đã khó thở cả tháng nay rồi, nhưng tôi nghĩ không sao nên không đưa đi khám bệnh.

– Hai chị là con ruột?

– Ừ con ruột.

Mình im lặng thở dài khi kết quả xét nghiệm và MSCT trả về là bệnh Lymphoma ác tính di căn não, di căn phổi, đái tháo đường, suy thận… Làm sao mà cứu chữa? Mẹ thì chỉ có một trên đời.

Tuần trước mình có đi dự đám tang của một bệnh nhân rất thân. Và đã chứng kiến những giọt nước mắt ăn năn của người con út.

– Bác sĩ biết sao không, cả bốn tháng nay tôi chưa gặp mẹ, dù nhà tôi và nhà mẹ cách có vài bước chân. Ai ngờ trưa hôm thứ 7, nhận điện thoại báo mẹ đã mất rồi… Giá như tôi …

Thật, càng lớn tuổi, mình càng sợ trực cấp cứu. Không phải vì sức khoẻ vì chuyên môn hay vì áp lực phải tiếp xúc phơi nhiễm với những bệnh lây nhiễm hay vì có thể bị hành hung bất cứ lúc nào. Mà vì cứ phải chạm vào thật sâu bên sau mỗi con người dù mình không muốn…

1 giờ sáng

Bệnh nhân nam 23 tuổi, cơ thể gầy teo, nấm trắng đầy miệng đến cấp cứu vì tiêu chảy. Khi mình giải thích tình hình bệnh và đề nghị nhập viện thì bệnh nhân không chịu vì không có tiền.

– Em điện thoại kêu ba mẹ vào viện đi.

– Ba mẹ em li dị hồi em còn nhỏ xíu. Em sống với bà, mà bà ở tuốt dưới Vĩnh Long, em nói thiệt, em bị nghiện ma tuý  và bị nhiễm HIV.

– Nhưng nếu em không nằm viện thì phải làm sao?

– Em cũng không biết nữa.

Nhìn cơ thể bệnh nhân chi chít những hình xăm, mái tóc nhuộm vàng khè … sao mà khác quá với cách bệnh nhân trả lời.

– Em chỉ nghĩ mình đau đến đây để bác sĩ cấp cứu…

Mình lại thở dài, dù tiếng thở dài chẳng làm đêm ngắn lại. Phần lớn những người sa ngã và lầm lạc thường được lớn lên trong gia đình không có hạnh phúc, cha mẹ ly dị, hay nghiện rượu, cờ bạc và thuốc lá. Có bao giờ mỗi bước chân đi, mỗi quyết định trong cuộc đời, chúng ta đều cẩn trọng?

Sinh con rất dễ, nhưng nuôi dưỡng con lại rất khó! Khó vô cùng.

2 giờ sáng

Một thanh niên sỉn rượu đến để may những vết thương vùng mặt và lưng do bị chém. Khi điều dưỡng hỏi phần hành chính, thì anh ta nạt nộ đập bàn : Sao không khâu liền đi, cứ hỏi mấy cái vớ vẩn làm gì?

– Muốn khâu thì phải làm hồ sơ khai tên tuổi bị đánh ở đâu chứ, rồi còn phải kí tên yêu cầu khâu chứ.

– Tao đ* khai. Bây giờ tao hỏi tụi mày có khâu không thì bảo? Tụi mày có tin tao chém tụi mày bây giờ không?

Mấy anh bảo vệ nghe ồn ào, báo ngay cho công an. Và thanh niên sỉn rượu vừa thấy bóng công an lập tức bỏ chạy. Mới đó còn hùng hổ đòi đâm đòi chém …

Thật, những người có xu hướng hung bạo và dễ kích động thường là những người sống trong sự sợ hãi và yếu đuối.

Vì sao khi đi trên phố mấy thanh niên trẻ hay nẹt bô rồ ga? Vì sao giữa đám đông mấy người trung niên kia ăn bận diêm dúa trang điểm cầu kì?

Bởi vì trong sâu thẳm họ khát khao được chú ý, khát khao được công nhận… nhưng họ chẳng có gì đặc biệt, buộc họ phải hành động như thế. Họ lạc loài!

3 giờ sáng

Một người đàn ông, 50 tuổi được đưa vào cấp cứu vì đau đớn vùng hạ sườn phải. Ông ta la hét inh ỏi :

– Bác sĩ đâu rồi? Tụi bây chết hết rồi hả? Tao vào bệnh viện cả tiếng rồi mà chẳng thấy tụi bây đâu…

– Bác sĩ đây, anh mới vào mà, y tá còn chưa kịp lấy dấu hiệu sinh tồn…

Người nhà vội nói bệnh nhân và quay qua nói với mình : Bác sĩ thông cảm, tại ảnh bệnh ung thư đường mật di căn gan, di căn hạch giai đoạn cuối rồi nên đau đớn và hay la hết. Bệnh Viện C đã cho về, khuyên gia đình, bệnh nhân muốn ăn gì thì cứ cho…

Đêm dường như sâu hơn với tiếng thở dài.

Nỗi đau niềm thống khổ là có thật, luôn hiện diện bên trong mỗi con người. Ai cũng đau cũng khổ, có người nhờ nỗi đau mà vượt lên được chính mình, tìm ra được con đường giải thoát và an lạc, nhưng cũng có người bị chết chìm trong đó.

Lẽ thường, khi người ta gần đến bên kia con dốc cuộc đời, cận kề cái chết, người ta sẽ buông bỏ hết những sân si, người ta sẽ chấp nhận và mỉm cười… Đằng này …

4 giờ sáng

Một người phụ nữ đến cấp cứu vì đau đầu ngủ không được. Trong khi mình đang viết bệnh án thì nghe bà ta kêu lên : Chú bác sĩ và cô y tá kia, mau trả điện thoại lại cho tôi.

– Bà coi lại cẩn thận đi, tụi con đâu có lấy điện thoại của bà.

– Cô nói gì? Chỉ có cô và chú bác sĩ kia lại gần tôi… Không cô thì chú kia lấy. Báo bảo vệ hay công an ngay đi.

Bệnh nhân ngồi bật dậy, khác với lúc mới vào nhăn nhó khó chịu mệt mỏi.

– Ôi mẹ ơi, mẹ nói cái gì kì lạ vậy? Con giữ điện thoại của mẹ đây. Tại con đi đóng tiền tạm ứng nhập viện nên mẹ không biết.

– Vậy hả? Tao tưởng hai đứa này nó ăn cắp.

Bé Khánh vừa định lên tiếng, mình vội ngăn lại và thì thầm : Thôi bỏ đi em.

Mình nhớ một câu chuyện trong Phúc Âm, có người đến hỏi : Nếu ai đó tát vào má con thì sao? Chúa Giêsu đã trả lời : Con hãy đưa luôn má còn lại cho người ta tát. Và nếu có ai xin con cái áo khoác bên ngoài, con cũng hãy cởi luôn cái áo khoác bên trong mà cho.

Thường chúng ta chỉ đến với Thượng Đế khi bị đau khổ, mất mát, muốn mà chưa được…

Và khi chúng ta bị ức hiếp bị bắt nạt, chúng ta mong là luật công bằng, luật nhân quả được thực thi.

Nhưng Thượng Đế luôn im lặng. Ngài dạy : Hãy tha thứ, hãy cho đi nhiều hơn.

Bởi chỉ những người yếu đuối, thiếu thốn, bị bỏ rơi … mới dùng đến bạo lực và đi xin.

Ngài Đạt Lai Lạt Ma từng nói : Cây lúa nào hạt non hạt lép thì nó đứng thẳng vươn cao. Còn những cây lúa nặng trĩu hạt luôn oằn mình xuống dưới thấp.

Cái Tôi của ai nhỏ bé thì tâm lượng người đó mênh mông!

– Vô Thường –

BẠN ĐỂ LẠI GÌ CHO CUỘC SỐNG?

BẠN ĐỂ LẠI GÌ CHO CUỘC SỐNG?
Giáo sư dạy môn Triết của tôi rất lập dị. Chiếc áo khoác len dày đã sờn cùng cặp kính dầy cộm xệ xuống tận chóp mũi, che gần hết khuôn mặt, càng làm nổi bật vẻ bề ngoài bê bối của thầy.

Thỉnh thoảng thầy hay mở đầu cuộc thảo luận về các đề tài chẳng mấy ai quan tâm, đại khái như “Ý nghĩa cuộc sống là gì?”. Phần lớn những cuộc thảo luận đó không đi đến kết luận rõ ràng, nhưng cũng có khi chúng gây tác động mạnh. Chẳng hạn như câu chuyện tôi sắp kể ra đây.

– Em nào trả lời câu hỏi của thầy thì giơ tay lên – thầy nói với cả lớp – Ai có thể kể về cha mẹ mình?

Mọi người đều giơ tay.

Ai có thể kể về ông bà mình? – Khoảng ba phần tư lớp giơ tay.

Vậy em nào có thể kể về ông bà cố của mình? – Chỉ hai trong số 60 sinh viên giơ tay.

– Giờ thì các em hãy suy nghĩ kỹ đi nào – thầy bảo – Chỉ mới cách có hai thế hệ mà rất ít người biết cụ cố của mình là ai. Có thể các em từng thấy một bức ảnh cũ kỹ phai màu được cất kỹ trong hộp thuốc lá mốc meo, hay đã nghe kể một câu chuyện tiêu biểu về gia tộc mình, và biết có người trong tổ tiên mình đã lội bộ năm dặm đường để đến trường. Nhưng mấy người trong các em thật sự biết tổ tiên mình là ai, các cụ nghĩ gì, hãnh diện, lo sợ hay mơ ước điều gì. Các em thử nghĩ xem. Chỉ trong vòng ba thế hệ thôi mà các bậc tiền nhân đều đã bị lãng quên.

Vậy, liệu điều đó có xảy đến với các em sau này không?

Để thầy nêu câu hỏi cụ thể hơn cho các em. Các em thử tưởng tượng ra ba thế hệ sau mình. Lúc ấy các em đã ra người thiên cổ lâu rồi.

Chỗ các em ngồi bây giờ sẽ là chỗ của các chít chắt. Liệu chúng có biết gì về các em không? Hay là các em cũng sẽ chìm sâu trong dĩ vãng?

Các em muốn cuộc sống của mình hiện thời sẽ là dấu hiệu báo điềm xấu hay là tấm gương soi sáng cho các thế hệ sau? Các em sẽ để lại di sản nào? Sự lựa chọn hoàn toàn tùy thuộc vào quyết định của các em. Thôi bây giờ lớp chúng ta nghỉ.

Nhưng không ai trong lớp chúng tôi đứng ngay dậy và ùa về như mọi khi. Mọi người đều ngồi lại và suy nghĩ về lời thầy nói.

S.T.