4 lý do vì sao cần xét nghiệm càng nhiều càng tốt

4 lý do vì sao cần xét nghiệm càng nhiều càng tốt

 27/03/2020

By  Châu Tiểu Lan

 Một bác sĩ Mỹ đang tiến hành xét nghiệm COVID-19 với một người nghi nhiễm. Ảnh: Aaron Lavinsky/Star Tribune via Getty Images.

“Anh không thể bịt mắt mà dập lửa, cũng như không thể dập dịch mà không biết ai đang bị nhiễm.”

Đó là những gì ông Tedros Adhanom Ghebreyesus, Tổng Giám đốc của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) phát biểu hôm 16/03/2020 vừa qua. Thông điệp của ông rất rõ ràng: các quốc gia cần phải tiến hành xét nghiệm càng sớm càng tốt, càng nhiều càng tốt. 

Có bốn lý do giải thích vai trò này của việc xét nghiệm.

Một là, chúng ta cần xét nghiệm để biết liệu mình đã nhiễm virus hay chưa, từ đó biết chăm sóc bản thân đúng cách và chủ động hạn chế lây nhiễm cho người khác. Nếu không biết mình bị nhiễm, chúng ta sẽ vô tình gieo rắc mầm bệnh và gây nguy hiểm tính mạng cho các đối tượng có nguy cơ cao. 

Chính vì những ngộ nhận ban đầu rằng COVID-19 chỉ gây ảnh hưởng đến người cao niên và người có tiền sử bệnh lý, những người trẻ tuổi vẫn chủ quan không bảo vệ chính mình rồi vô tình trở thành người mang mầm bệnh, đẩy mạnh sự lây lan trong cộng đồng. Ngài Anthony Fauci, chuyên gia bệnh truyền nhiễm hàng đầu của Mỹ một lần nữa đã giải thích nguy cơ này rõ ràng trong một cuộc phỏng vấn với Mark Zuckerberg.

Hai là, xét nghiệm để ngăn chặn kịp thời các chùm ca bùng phát lây nhiễm. Không lâu sau khi dịch khởi phát, thông tin di truyền của virus Sars-CoV-2 đã được các nhà khoa học Trung Quốc giải mã và công bố. Điều này đã giúp các nhà khoa học các nước khác nhau xây dựng nhiều quy trình xét nghiệm phát hiện sự hiện diện virus dựa vào trình tự gen.

Tuy nhiên vì số lượng kit thử và nhân lực hạn chế, mỗi quốc gia tự đưa ra các tiêu chí cho các đối tượng ưu tiên được xét nghiệm. Điểm chung của các tiêu chí này là người có các triệu chứng lâm sàng và thỏa mãn yếu tố dịch tễ, tức có đi vào vùng dịch hoặc tiếp xúc với người đã bị nhiễm. (Ví dụ các tiêu chí của Mỹ và tiêu chí của Việt Nam). Hoặc ở Anh, đầu cơn dịch, xét nghiệm chỉ được chỉ định cho những người có triệu chứng rõ ràng và nhập viện còn các trường hợp chỉ có triệu chứng nhẹ và tự cách ly ở nhà thì không cần.

Việc đưa ra những tiêu chí quá lỏng lẻo hoặc quá gắt gao làm bỏ sót các trường hợp có khả năng đã bị nhiễm. Điều này làm cho tiến trình cách ly cũng không được triệt để. Một khi virus có thể lẫn lách vào cộng đồng thì sẽ gây nên tình trạng lây nhiễm cộng đồng, tức là có người bị nhiễm nhưng lại không thể xác định nguồn lây.

Nhiều quốc gia như Hàn Quốc, Singapore, Đài Loan, Hongkong đã hết sức linh hoạt, đẩy nhanh và mạnh để thực hiện các xét nghiệm càng nhiều các đối tượng nghi nhiễm.  Họ đã nới lỏng tiêu chí để nhiều người được xét nghiệm hơn: những người có triệu chứng ho sốt, không cần thỏa mãn yếu tố dịch tễ, miễn được chỉ định của bác sĩ thì đều sẽ được xét nghiệm miễn phí. Việc nhanh chóng tìm các ca nhiễm để cách ly kịp thời đã mang lại thành công đáng kể cho các nước này. Ban đầu số ca nhiễm ở Hàn Quốc không ngừng tăng cao, nhưng chỉ sau hơn một tuần thì số ca nhiễm bắt đầu giảm. 

Do đó trái ngược với sự lo lắng của mọi người khi chứng kiến số ca dương tính tăng đến chóng mặt, việc phát hiện càng nhiều ca nhiễm chứng tỏ chính phủ nước đó đã áp dụng các biện pháp xét nghiệm kịp thời nhằm ngăn chặn được nguồn lây. Tuy nhiên, cần phải nhấn mạnh một điều rằng chỉ xét nghiệm thôi thì không thể ngăn chặn dịch, chính phủ phải phối hợp chặt chẽ phát hiện người mang bệnh và những người tiếp xúc với họ, giám sát việc cách ly và điều trị. Để có kết quả, xã hội còn cần nhận thức đúng đắn thông qua tuyên truyền và giải thích cặn kẽ.

Ba là, cần có nhiều kết quả xét nghiệm là vì số lượng người nhiễm sẽ giúp đánh giá mức độ lan nhiễm của dịch bệnh, làm cơ sở cho những chính sách xã hội được đưa ra kịp thời và hợp lý nhằm chặn đứng sự phát tán virus.

Hiện nay trên toàn cầu, nhiều nước đã ra lệnh hạn chế giao tiếp xã hội (social distancing) ngày một gắt gao hơn. Bắt đầu từ hạn chế các buổi họp mặt có đông thành viên, dần dần đến đóng cửa các công ty, các trung tâm thể thao, tiệm ăn uống, và nay đến cả cấm các cuộc họp mặt trên hai người như ở Đức. Hoạt động xã hội ngưng trệ không chỉ tác động mạnh mẽ lên nền kinh tế mà hẳn còn gây ảnh hưởng đến sức khỏe tinh thần của người dân. Thế nhưng, không ai rõ các biện pháp này sẽ kéo dài bao lâu. Như chuyên gia WHO đã nói: phong tỏa thành phố không đủ để kiềm chế cơn dịch. Trong trường hợp này, chỉ có kết quả xét nghiệm rộng rãi mới có thể cung cấp thông tin bao giờ thì nhịp sống có thể trở về bình thường, cho phép những người có triệu chứng giống COVID-19 được đi làm trở lại vì thật ra họ chỉ bị nhiễm cúm mùa. 

Bốn là, việc xét nghiệm đang cấp bách hơn bao giờ hết chính vì tình trạng lây nhiễm không triệu chứng đang dần được khẳng định bằng vài nguồn dữ liệu. 

Các nhà khoa học đã theo đuổi câu hỏi: liệu có phải các ca nhiễm thầm lặng đã góp phần làm tăng mức độ lây nhiễm của bệnh COVID-19 hay không. Với cúm influenza tuýp A, lây nhiễm đã có thể diễn ra trước triệu chứng 1-2 ngày, còn với SARS thì sự lây nhiễm chỉ bắt đầu sau khi phát bệnh. 

COVID-19 có thời gian ủ bệnh khá dài và lượng virus đạt đỉnh vào cuối giai đoạn đó nên rất có thể khả năng lây nhiễm diễn ra trước khi có triệu chứng cụ thể. Tình trạng lây lan cộng đồng ngày càng tăng, không thể truy xuất nguồn lây nhiễm nữa. 

Tại Vũ Hán, theo bài báo trên tờ SCMP, hồi cuối tháng 2/2020 có 43.000 người bị cách ly trong tình trạng dương tính với virus nhưng hoàn toàn không có triệu chứng. So với tổng số 80.000 ca nhiễm được báo cáo, số ca không triệu chứng chiếm khoảng 30%. Ở Hàn Quốc, số lượng nhiễm virus không triệu chứng là 20%. Và cuối cùng ở Nhật, trên chuyến du thuyền Diamond Princess, trong 746 người nhiễm, 334 người tức hơn 40% không có triệu chứng nào. 

Đã có vài bằng chứng khoa học cho thấy những người không triệu chứng có lượng virus rất cao tương đương với những người có triệu chứng. Do đó, cho dù họ không ho, nhưng giọt bắn từ nước bọt trong quá trình trao đổi cũng có thể đủ là nguồn lây nhiễm.

CẬP NHẬT diễn biến dịch viêm phổi Vũ Hán (sáng 29/3)

CẬP NHẬT diễn biến dịch viêm phổi Vũ Hán (sáng 29/3)

Bảo Minh

Chủ Nhật, 29/03/2020 

Tổng số quốc gia và vùng lãnh thổ có ca nhiễm Viêm phổi Vũ Hán hiện là 203 + 2 du thuyền (Diamond Princess và Zaandam).

Thế giới 24h qua có thêm hơn 66.000 ca nhiễm mới và ít nhất 3.500 ca tử vong mới. Đây tiếp tục là số tăng theo ngày nhiều nhất kể từ đầu dịch.

Toàn thế giới đã có hơn 663.000 ca nhiễm và hơn 30.800 ca tử vong do dịch viêm phổi Vũ Hán. Tỷ lệ tử vong trung bình tăng lên 4.65%.

5 nước đã có trên 50.000 ca nhiễm, gồm Mỹ, Ý, Trung Quốc, Tây Ban Nha và Đức. Trong đó, riêng Mỹ đã vượt quá 123.000 ca nhiễm.

CẬP NHẬT diễn biến dịch viêm phổi Vũ Hán (sáng 28/3)

 

M.TRITHUCVN.NET

CẬP NHẬT diễn biến dịch viêm phổi Vũ Hán (sáng 28/3) – Trí Thức VN

Những tin tức cập nhật mới nhất về diễn biến dịch viêm phổi Vũ Hán trên thế giới trong 24h qua.

Tổng số quốc gia và vùng lãnh thổ có ca nhiễm Viêm phổi Vũ Hán hiện là 203 + 2 du thuyền (Diamond Princess và Zaandam).

Thế giới 24h qua cũng có thêm hơn 64.000 ca nhiễm mới và ít nhất 3.268 ca tử vong mới. Đây tiếp tục là số tăng theo ngày nhiều nhất kể từ đầu dịch.

Toàn thế giới đã có gần 600.000 ca nhiễm và hơn 27.300 ca tử vong do dịch viêm phổi Vũ Hán. Tỷ lệ tử vong trung bình tăng lên 4.58%.

Thời điểm hiện tại, dịch viêm phổi Vũ Hán đã hạn chế việc đi lại của hơn 3 tỷ người trên thế giới, tức gần một nửa dân số thế giới.

5 nước đã có trên 50.000 ca nhiễm, gồm Mỹ, Ý, Trung Quốc, Tây Ban Nha và Đức. Trong đó, riêng Mỹ đã vượt quá 100.000 ca nhiễm.

TIN MỪNG

TIN MỪNG

Theo tin vừa nhận được: ”Hôm nay Phó Tổng thống Mỹ Mike Pence đã thông báo rằng: Có khoảng 350-500 người bệnh từ khu vực bệnh nặng nhất của bang New York đã hết bệnh và về nhà an toàn, không có ca tử vong nào.

Các bác sĩ New York đã cho liều thuốc Chloroquine (200 mg) + Myosin (500 mg) và 3 loại thuốc khác trong đó có Zync Sunlfate (220 mg)… Bệnh nhân uống liều thuốc này 2 lần trong ngày, đúng liều lượng và từ ngày thứ 5 tuần trước đến hôm nay, họ đã khỏe hẳn và không thấy bất kỳ triệu chứng nào nữa.

Isreal đã gửi viện trợ 6 triệu liều thuốc Chloroquin cho Mỹ. Người Do thái thông minh và giỏi trong lĩnh vực Khoa học và Đời sống”. (hết trích)

Như vậy mọi tranh cãi gì về loại thuốc này đã sáng tỏ. Đây là tin mừng cho mọi công dân trên toàn cầu!

**********

“Hôm nay, CDC của Mỹ đã đồng ý cho thử 2 loại thuốc Hydroxychloroquine & Chloroquine chống Chinese virus. Và New York là tiểu bang đầu tiên.

 From: Do Tan Hung & Kim Bang Nguyen

Nữ bác sĩ gốc Anh 60 tuổi mô tả cảm giác thực sự khi bị nhiễm Virus Vũ Hán.

Nữ bác sĩ gốc Anh 60 tuổi mô tả cảm giác thực sự khi bị nhiễm Virus Vũ Hán.

Cổ họng như dao cứa, ho, sốt hoành hành… là những gì mà nữ bác sĩ 60 tuổi này đã chịu đựng trong 1 tuần đối phó với virus corona.

Các trường hợp nhiễm Covid-19 ở Anh đang tăng lên rất nhanh, thúc đẩy chính phủ nước này thực hiện bước đi quyết liệt trong việc chống lại sự lây lan của virus corona chủng mới.

Tiến sĩ Clare Gerada, 60 tuổi, là bác sĩ gia đình ở Lambeth, Nam Luân Đôn và cựu chủ tịch của Đại học GP Hoàng Gia đã xét nghiệm dương tính với virus corona vào tuần trước. Gần đây, bà đã mô tả chi tiết những gì đã trải qua khi nhiễm Covid-19, và cảm giác khi virus phát triển trong cơ thể.

Tiến sĩ Clare Gerada chia sẻ: “Ban đầu, tôi nghĩ đây chỉ là cảm lạnh do đi lại quá nhiều. 3 ngày trước tôi đã bay từ New York trở về, nơi tôi đang tham dự một hội nghị về bệnh tâm thần bên đó”.

Khi bà Clare Gerada vừa rời khỏi, New York đã tuyên bố tình trạng khẩn cấp đối với dịch Covid-19. 2 ngày sau, nữ bác sĩ bắt đầu có triệu chứng mệt mỏi, ho khan. Ban đầu những triệu chứng ho còn ít nên bà Clare Gerada chủ quan, không nghĩ mình đã bị nhiễm bệnh.

Nhưng ngay ngày hôm sau, họng của bà bắt đầu đau đớn khủng khiếp, cơn đau được nữ bác sĩ mô tả là như bị “dao cứa”

“Tôi đã nghĩ đến việc mình bị nhiễm virus corona, họng tôi đau như bị dao cứa vào và thân nhiệt nhanh chóng tăng lên. Tôi biết đó là coronavirus, vì tôi thường không bao giờ bị bệnh và mùa cúm đã kết thúc”, bà Clare cho biết.

Tiến sĩ Clare Gerada, 60 tuổi, chia sẻ những gì mình đã trải qua khi xét nghiệm dương tính với virus corona

Các triệu chứng này rõ ràng và tiến triển nhanh hơn bệnh cảm cúm thông thường. Trong vài giờ sau khi có các triệu chứng đầu tiên, bà Clare Gerada mất cảm giác thèm ăn, trong miệng đắng ngắt khiến việc ăn uống trở nên khó chịu.

“Tôi ngã xuống giường và ngủ rất ngon vì bị sốt cao, nhưng tôi buộc mình phải uống nhiều nước và nước chanh. Tôi không thể uống trà vì miệng và cổ họng rất đau”.

“Trong vài giờ, mũi tôi đầy vết loét và tôi tưởng tượng phía sau miệng mình cũng vậy. Tất cả những gì tôi muốn làm là ngủ; tôi đã xem xét việc ghi nhật ký video, nhưng ngay cả ý nghĩ về việc cầm điện thoại dường như cũng vô cùng cực nhọc”.

Vào ngày 13/3, bệnh viện thông báo kết quả xét nghiệm của bà Clare Gerada bị dương tính với virus corona và cần phải tự cách ly tại nhà.

Trong quá trình tự cách ly, bà Clare Gerada đã uống paracetamol 8 giờ một lần. Chồng bà, ông Simon luôn chăm sóc vợ và cả 2 giữ khoảng cách an toàn với nhau. Trong nhiều ngày sau đó, tất cả những gì bà Clara có thể làm là ngủ.

“Anh ấy ngủ trong phòng dự phòng, tôi cho tất cả đồ sành sứ vào máy rửa chén và chúng tôi không dùng chung khăn tắm. Cho đến nay anh vẫn không bị ốm, mặc dù anh đã ở cùng tôi trong nhà. Một người hàng xóm đã giúp chăm sóc vật nuôi trong nhà”, Clara tiết lộ.

Bác sĩ Gerada nhanh chóng bị đau họng khủng khiếp, nhiệt độ cao, run rẩy khi nhiễm virus corona chủng loại mới

Khi biết mình nhiễm Covid-19, Clare Gerada không hề hoảng sợ, nhưng so sánh với triệu chứng cảm cúm thông thường, virus corona là điều tồi tệ nhất mà bà từng trải qua.

Sau vài ngày uống thuốc và nghỉ ngơi, sức khỏe bà Clare Gerada dần ổn định. Những cơn đau đầu qua đi, thân nhiệt giảm,… miệng bắt đầu có cảm giác và có thể ăn uống trở lại.

Bà bắt đầu từ các món ăn dễ tiêu như súp gà, món hầm,… để tăng cường sức đề kháng. Khi cơ thể có sức lực trở lại, bà ở nhà cách ly thêm và tiến hành xét nghiệm xác nhận bản thân hoàn toàn chiến thắng virus Covid-19.

“Cơ thể 60 tuổi của tôi đã chiến đấu bảo vệ chống lại một loại virus mới. Tôi hy vọng những kinh nghiệm mà mình chia sẻ sẽ khiến mọi người bớt sợ hãi trước dịch bệnh và có thể giúp các bệnh nhân nhanh chóng phát hiện bệnh và điều trị kịp thời”, bà Clara vui mừng nói.

Theo Dailymail

  •  From: Michelle Bui & Kim Bang Nguyen

CẬP NHẬT diễn biến dịch viêm phổi Vũ Hán (sáng 27/3)

CẬP NHẬT diễn biến dịch viêm phổi Vũ Hán (sáng 27/3)

  • Bảo Minh
  • Thứ Sáu, 27/03/2020 

Tổng số quốc gia và vùng lãnh thổ có ca nhiễm Viêm phổi Vũ Hán đã lên tới 203 + 1 du thuyền Diamond Princess. Như vậy đã có khoảng 98% số quốc gia trên thế giới có người nhiễm viêm phổi Vũ Hán.

Thế giới 24h qua cũng có thêm hơn 60.700 ca nhiễm mới và ít nhất 2.789 ca tử vong mới. Đây là số tăng theo ngày nhiều nhất kể từ đầu dịch.

Toàn thế giới đã có hơn 531.700 ca nhiễm và hơn 24.000 ca tử vong do dịch viêm phổi Vũ Hán. Tỷ lệ tử vong trung bình tăng lên 4.53%.

9 nước đã có trên 10.000 ca nhiễm, trong đó 3 nước có trên 80.000 ca nhiễm là Mỹ, Trung Quốc và Ý; 4 nước có trên 20.000 ca nhiễm là Tây Ban Nha, Pháp, Đức, Iran; 2 nước trên 11.000 ca nhiễm là Anh và Thuỵ Sĩ.

Nhóm các nước có trên 1.000 ca nhiễm (trừ nhóm trên): 25 nước đã có mặt trong danh sách này, trong đó 4 nước mới gia nhập là Rumani, Ả Rập Xê Út, Thái Lan và Pakistan.

Thời điểm hiện tại, dịch viêm phổi Vũ Hán đã hạn chế việc đi lại của hơn 3 tỷ người trên thế giới, tức gần một nửa dân số thế giới.

Mỹ: Trong 24h qua, Mỹ có thêm tới hơn 17.000 ca nhiễm mới – là số tăng trong ngày cao nhất kể từ đầu dịch của Mỹ và của thế giới (không tính Trung Quốc do không biết số liệu thực của nước này), nâng tổng số ca nhiễm lên 85.377, cao nhất thế giới. Tổng số ca tử vong hiện là 1.295, tăng 268 ca so với ngày trước đó. Tuy vậy, tỷ lệ tử vong chỉ ở mức 1,5%, thấp hơn nhiều so với các ổ dịch lớn khác. Bang New York là nơi bị ảnh hưởng nặng nhất ở Mỹ với gần 38.000 ca nhiễm, chiếm gần một nửa tổng số ca nhiễm trên cả nước. Với sự phê duyệt của FDA về thử nghiệm loại thuốc mới, tỷ lệ hồi phục được dự báo sẽ rất khả quan.

Mỹ: COVID-19 bay trong không khí 3 giờ, bám bề mặt 3 ngày

Mỹ: COVID-19 bay trong không khí 3 giờ, bám bề mặt 3 ngày

Phát hiện mới chứng minh tầm quan trọng của việc giữ gìn vệ sinh sạch sẽ, đồng thời khuyến nghị người dân rửa tay thường xuyên hơn.

Tạp chí Time dẫn nguồn hãng tin AP cho biết một nghiên cứu công bố ngày 11-3 của Mỹ khẳng định virus gây dịch COVID-19 có khả năng tồn tại trong không khí đến 3 giờ và bám trên một số bề mặt đến ba ngày.

Được biết nhóm nghiên cứu tập hợp hàng loạt các chuyên gia đầu ngành từ Viện Y tế Quốc gia Mỹ, ĐH Princeton, ĐH California, ĐH Los Angeles với nguồn quỹ từ chính phủ Mỹ và Quỹ Khoa học Quốc gia.

Một bệnh nhân nhiễm COVID-19 tại Viện dưỡng lão Life Care ở Kirkland, bang Washington được đưa đi nhập viện hôm 7-3. Ảnh: AFP

Các nhà khoa học đã sử dụng thiết bị khí dung để thử nghiệm việc đưa mẫu virus mới vào không khí, nhằm mô phỏng tình huống tương tự khi một người bị nhiễm virus ho hoặc phát tán virus ra không khí.

Họ phát hiện ra rằng virus vẫn có thể tồn tại sau ba giờ trong không khí, bốn giờ trên bề mặt đồng, 24 giờ trên bìa cứng và tới ba ngày trên bề mặt nhựa và thép không gỉ. Kết quả này khớp với kết quả thu được từ cuộc thử nghiệm tương tự với virus gây ra dịch SARS (Hội chứng hô hấp cấp tính nặng) năm 2003.

GS Julie Fischer thuộc ĐH Georgetown khẳng định phát hiện trên đã chứng minh tầm quan trọng của việc giữ gìn vệ sinh sạch sẽ đồng thời khuyến nghị người dân nên rửa tay thường xuyên hơn.

Trước đó, tờ South China Morning Post dẫn một nghiên cứu khác của Trung Quốc công bố hôm 6-3 trên chuyên san Practical Preventive Medicine chỉ ra virus Corona chủng mới có thể lơ lửng trong không khí ít nhất 30 phút và bay xa đến 4,5 m.

Cụ thể, nghiên cứu trên được thực hiện dựa trên cụm lây nhiễm trên một xe buýt ngày 22-1 ở tỉnh Hồ Nam nhằm chứng minh virus vẫn lơ lửng trên xe sau khi người nhiễm ban đầu đã rời khỏi xe.

Sơ đồ lây nhiễm của xe buýt trong nghiên cứu nói trên. Màu đỏ là bệnh nhân nhiễm COVID-19 ban đầu, màu cam là người bị lây trên xe buýt, màu xanh là người bị lây nhưng không biểu hiện triệu chứng, màu hồng là người bị lây sau khi người nhiễm ban đầu đã xuống xe được 30 phút. Ảnh: SCMP

Theo đó, bệnh nhân nhiễm bệnh ban đầu (gọi là A), không đeo khẩu trang và đi lên một chuyến xe đường dài 48 chỗ ngồi. Người này ngồi hàng ghế thứ hai (tính từ đuôi xe). Thời điểm này, chính quyền chưa công bố dịch nên nhiều hành khách trên xe cũng không đeo khẩu trang.

Nhóm nghiên cứu quan sát video trích xuất từ các camera an ninh trên xe buýt xác nhận bệnh nhân A không tiếp xúc với ai trong suốt chuyến đi kéo dài bốn giờ.

Tuy nhiên, khi xe buýt dừng ở thành phố kế tiếp, virus đã lây từ A sang bảy người khác (bao gồm sáu người ngồi tương đối gần A và người ngồi cách A sáu hàng ghế, tức là khoảng cách 4,5 m). Tất cả người này đều dương tính với COVID-19, trong đó có một người không có biểu hiện bệnh.

Sau khi nhóm hành khách này xuống xe, một nhóm khác lên xe khoảng 30 phút sau đó. Một người ngồi gần hàng ghế đầu phía dãy bên kia cũng bị nhiễm virus. Nhiều khả năng, bệnh nhân này đã hít phải dịch chứa virus từ nhóm trước đó.

Vì thế, các chuyên gia đưa ra khả năng virus có thể tồn tại trong không khí ít nhất 30 phút.

Sau khi xuống xe, bệnh nhân A tiếp tục lên một xe buýt nhỏ hơn và ngồi khoảng một giờ. Hai hành khách khác trên chuyến xe này ngồi cách xa A 4,5 m tiếp tục bị nhiễm bệnh.

Khi hoàn tất nghiên cứu vào giữa tháng 2, bệnh nhân A đã lây bệnh cho 13 người khác nhau.

Nhóm nghiên cứu kết luận phát hiện trên cho thấy nhà chức trách phải thay đổi và cập nhật về khoảng cách an toàn để tránh lây nhiễm virus giữa người với người. Hiện chính quyền Bắc Kinh đang khuyến nghị người dân nên giữ khoảng cách 1-2 m với người đối diện.

Dù vậy, Practical Preventive Medicine bất ngờ rút công bố nghiên cứu này vào ngày 10-3 nhưng không đưa ra lý do cụ thể. Chuyên san này cũng chưa phản hồi yêu cầu phỏng vấn của South China Morning Post.

VĨ CƯỜNG

CẬP NHẬT diễn biến dịch viêm phổi Vũ Hán (sáng 26/3)

  • Thế giới 24h qua có thêm 4 quốc gia và vùng lãnh thổ lần đầu tiên công bố có ca nhiễm viêm phổi Vũ Hán (COVID-19), nâng tổng số quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới có dịch lên 202+ 1 du thuyền Diamond Princess. Như vậy đã có khoảng 99% số quốc gia trên thế giới có người nhiễm viêm phổi Vũ Hán.
  • Thế giới 24h qua cũng có thêm hơn 46.000 ca nhiễm mới và ít nhất 2.291 ca tử vong mới.
  • Toàn thế giới đã có hơn 469.000 ca nhiễm và hơn 21.100 ca tử vong do dịch viêm phổi Vũ Hán. Tỷ lệ tử vong trung bình tăng lên 4.52%. Với đà tăng hiện tại, dự kiến trong vòng 24h tới tổng số ca nhiễm trên thế giới sẽ vượt quá 500.000 ca.
  • Nhóm các nước có trên 10.000 ca nhiễm8 nước gồm Trung Quốc, Ý, Iran, Tây Ban Nha, Đức, Mỹ, Pháp và thêm Thuỵ Sĩ là nước vừa có thêm hơn 1.000 ca nhiễm, nâng tổng số ca nhiễm vượt quá 10.000. Trừ Thuỵ Sĩ, nhóm 7 nước trước đó đều đã có số ca nhiễm vượt quá 20.000. Với tốc độ tăng như hiện tại, dự đoán trong vòng 24h tới, Ý sẽ có số ca nhiễm tương đương Trung Quốc Đại lục báo cáo; Mỹ cũng chỉ trong 2 ngày nữa sẽ chạm mức này.

    Những tin tức cập nhật mới nhất về diễn biến dịch viêm phổi Vũ Hán tại Trung Quốc, Việt Nam và thế giới.

CẬP NHẬT diễn biến dịch viêm phổi Vũ Hán (sáng 25/3)

  • Thế giới 24h qua có thêm 2 quốc gia lần đầu tiên công bố có ca nhiễm viêm phổi Vũ Hán (COVID-19) là Lào và Libya, nâng tổng số quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới có dịch lên 198+ 1 du thuyền Diamond Princess.
  • Thế giới 24h qua cũng có thêm hơn 43.700 ca nhiễm mới và ít nhất 2.373 ca tử vong mới, là con số cao kỷ lục từ đầu dịch. Trong đó, châu Âu chiếm phân nửa số ca nhiễm mới.
  • Toàn thế giới đã có hơn 422.500 ca nhiễm và hơn 18.800 ca tử vong do dịch viêm phổi Vũ Hán. Tỷ lệ tử vong trung bình tăng lên 4.44%.
  • Nhóm các nước có trên 10.000 ca nhiễm7 nước gồm Trung Quốc, Ý, Iran, Tây Ban Nha, Đức, Mỹ và Pháp hiện đã vượt quá 20.000 ca nhiễm.  
  • Những tin tức cập nhật mới nhất về diễn biến dịch viêm phổi Vũ Hán tại Trung Quốc, Việt Nam và thế giới.

CẬP NHẬT diễn biến dịch viêm phổi Vũ Hán (sáng 24/3)

  • Thế giới 24h qua có thêm 3 quốc gia lần đầu tiên công bố có ca nhiễm viêm phổi Vũ Hán (COVID-19), nâng tổng số quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới có dịch lên 196+ 1 du thuyền Diamond Princess
  • Thế giới 24h qua cũng có thêm hơn 41.200 ca nhiễm mới và ít nhất 1.860 ca tử vong mới, là con số cao kỷ lục từ đầu dịch.
  • Toàn thế giới đã có hơn 378.700 ca nhiễm và hơn 16.500 ca tử vong do dịch viêm phổi Vũ Hán. Tỷ lệ tử vong trung bình tăng lên 4.36%.
  • Nhóm các nước có trên 10.000 ca nhiễm: hiện vẫn có 7 nước gồm Trung Quốc, Ý, Iran, Tây Ban Nha, Đức, Mỹ và Pháp.
  • Những tin tức cập nhật mới nhất về diễn biến dịch viêm phổi Vũ Hán tại Trung Quốc, Việt Nam và thế giới.

CẨM NANG CHỮA VIRUS CORONA VÀ CHỦNG MỚI NẾU BẠN LỠ BỊ NHIỄM

CẨM NANG CHỮA VIRUS CORONA VÀ CHỦNG MỚI NẾU BẠN LỠ BỊ NHIỄM

Trước hết cần biết bây giờ bên Âu Châu dịch đang lây lan mạnh và ở Nam Hàn gần như vỡ trận… Chủng mới hiện nay đang xuất hiện ở nhiều nơi, không phải chủng cũ như ở Vũ Hán nữa.

 Thời gian ủ bện.h của Covid-19 (chủng mới) là 12 ngày tối đa. Thời gian chữa là 24 ngày. Đối với loại chủ.ng này, kh.áng thể trẻ em từ 0-10 tuổi sẽ phát hiện rất nhanh và loại nó ra từ lúc còn ủ bệnh. Phụ nữ tuổi dưới 25 tuổi, kháng thể T-Cell chống lại loại virus này rất cao với số lượng kháng thể cao sẽ á.p đả.o virus nên rất khó bệnh. Phụ nữ từ 25-30 chỉ có 8% là lây nhiễm vì kháng thể ở tuổi này còn rất mạnh – Nếu quý chị tuổi này uống vitamin tăng kháng thể như Zinc (kẽm) và C thì cơ hội virus Covid-19 xâ.m nh.ập vào người gần như Zero.

Kháng thể đàn ông yếu hơn đàn bà rất nhiều – người càng lớn tuổi kháng thể sẽ bị suy hơn người trẻ, do đó cần tăng cường vitamin – tập thể dục, trá.nh hút thuốc và bi.a rượ.u. Trước hết mình nói rõ đặc tính của Covid-19 (chủng mới) là làm cho bạn sốt, mệt mỏi, ho khan, ho khô, và khó thở. Người lớn tuổi sẽ bị viêm họng, ho đờm và có thể ho ra m.á.u. QUAN TRỌNG của bệnh này là gì?

CẦN CHÚ Ý!

(1) Bạn đừng lo lắng chỉ cần làm theo hướng dẫn này bạn sẽ khỏi tới 99% – Những người тử voԍ là vì không biết cách chứ không phải virus quá lợi hại như mọi người nghĩ.

(2) Bệnh này làm cho người nhiễm bị sốt cao liên tục trong 3 ngày, do đó đây là thời gian cần chăm sóc rất kỹ – NẾU bạn chọn vào Bệnh Viện chữa thì đều đầu tiên trước hết là bạn xem bệnh viện có truyền nước biển (IV fluids) cho bạn không! Nếu họ để cho bạn nằm không, không truyền nước biển (IV fluids) thì bạn không còn cơ hội nữa vì nguy cơ тử voԍ rất cao. Vì sao bạn cần IV fluids là vì loại bệnh này làm cho bạn sốt cao, mệt mỏi và mất nước rất nhiều – c.h.ế.t là do mất nước và sốt, không phải vì virus dữ dằn.

(3) Nếu bạn có điề.u ki.ện chữa ở nhà – bạn có y tá vào IV fluids (0.9% Normal Saline (NS, 0.9NaCl, hoặc NSS)) cho bạn lúc lên cơn sốt thì bạn nên chọn chữa ở nhà thay vì vào bệnh viện – Vào viện mà họ không truyền IV fluids cho bạn lúc nóng sốt thì bạn c.h.ế.t – hơn nữa vào lúc đó bạn bị cư.ỡn.g chế cách ly – có đổi ý vào lúc đó thì cũng đã muộn. Người nhà của bạn sẽ không được vào khu cách ly để đắ.p kh.ăn lạnh hay cho bạn uống thuốc, nước lúc cần thiết. CÁCH CHỮA Ở NHÀ NẾU KHÔNG CÓ ĐIỀU KIỆN TRUYỀN NƯỚC BIỂN. Người chăm sóc bệnh nhân cần mặc áo mưa và đeo khẩu trang, mắt kính và tr.ù.m tóc. – Các thứ cần là nước uống, khăn lau, thau nước, chanh, tylenol (hoặc thuốc giảm sốt khác), thuốc ho loại suppression. – Các thứ phụ cho bệnh nhân là trà, mật ong, đường, gừng dành để cho bệnh nhân uống 1 ngày 3 ly trà gừng pha đường hay mật ong – sáng, trưa và chiều. Thức uống như nước trái cây sinh tố, nước bí đao, rau má nếu có được càng tốt cho bệnh nhân uống. – Thức ăn cần thiết là cháo dinh dưỡng, cơm nấu nhão, mềm và thịt gà, thịt heo bằm nhỏ kho với gừng và tỏi, rau nấu mềm để ăn chung với thịt gà, heo …

Tránh ăn thịt bò, đồ biển lúc này. Sau khi có các thứ cần thiết nêu trên thì bạn cần lưu ý phần cơ thể quan trọng nhất là NÃO – khi lên cơn sốt thì đắp khăn theo thứ tự như sau:

(a) Ấm trong 5 phút,

(b) khăn nước lã 5 phút,

 (c) khăn lạnh 20 phút. Trong thời gian đắp khăn trên đầu thì lấy chanh tươi c.ắt đôi, xoa vào ngực trước và sau lưng (khu vực PHỔI) và hai bên hông (khu vực GAN, THẬN) giúp cho mát. Luôn cho b.ệ.nh nhân uống nước từng cụm khi ho – uống bất cứ thứ gì như nước lọc, nước trái cây v.v với mục đíc.h chính yếu là đừng để thiếu nước trong cơ thể lúc s.ố.t. Từ ngày 1 tới ngày thứ 4 luôn cho bệnh nhân uống 1 ngày 3 bữa trà gừng. Ăn uống đầu đủ, đừng nhịn bữa – uống thuốc giảm s.ốt như Tylenol chung với bữa ăn, đừng uống lúc đang đói – lúc uống thuốc nhớ kèm theo ly nước đầy.

BẠN CHỈ CẦN LÀM ĐÚNG NHƯ TRÊN – ĐA SỐ BẠN SẼ KHỎI TRONG 5 NGÀY LÀ 99%. Những người có tiền bệnh, lớn tuổi trên 80+ thì cơ hội là 85% sống còn nếu làm theo hướng dẫn. Xin hãy chia sẻ bài viết, chúng ta cần chung tay để chiến đấu lại dịch và cứu lấy cộng đồng, chứ không phải sống trong lo sợ!

Sưu Tầm

From: Xuan Nguyen

Mỹ bắt đầu thử nghiệm vắc-xin virus corona trên người

Hãng tin AP dẫn thông tin từ một quan chức chính phủ Mỹ giấu tên cho biết hôm nay thứ Hai (16/3), giới chức y tế Mỹ sẽ bắt đầu thử nghiệm vắc-xin virus corona trên người. Lần thử nghiệm lâm sàng đầu tiên này diễn ra tại thành phố Seattle, bang Washington.

Một quan chức chính phủ Mỹ giấu tên nói với AP rằng đợt thử nghiệm lâm sàng này do Viện Sức khỏe Quốc gia Hoa Kỳ (NIH) và Công ty dược phẩm Moderna hợp tác thực hiện tại Viện nghiên cứu sức khỏe Kaiser Permanente Washington, ở Seattle – thành phố hiện đang là một trong những ổ dịch virus corona lớn tại Mỹ.

Những người tham gia thử nghiệm được cho là sẽ không có rủi ro nhiễm virus vì trong vắc-xin này không chứa virus. Thử nghiệm lâm sàng lần này được kỳ vọng sẽ giúp các nhà khoa học phát hiện bất kỳ phản ứng phụ tiềm năng nào và mở đường cho các đợt thử nghiệm tiếp theo với quy mô lớn hơn.

Mặc dù việc thử nghiệm lâm sàng trên người đánh dấu bước tiến quan trọng trong việc hướng tới bào chế được vắc-xin virus corona, nhưng các quan chức y tế cộng đồng Mỹ dự đoán rằng cũng phải mất khoảng 12 tháng đến 18 tháng mới có thể hoàn thiện được vắc-xin để đưa vào hoạt động tiêm phòng.

Tiến sẽ Anthony Fauci, Giám đốc Viện Dị ứng và Bệnh truyền nhiễm đã từng nói: “Đáp án cho việc kiềm chế [virus corona] là các biện pháp y tế cộng đồng. Chúng ta không thể phụ thuộc vào vắc-xin sẽ phải mất vài tháng tới một năm nữa mới hoàn thành”.

Tuy nhiên, Tổng thống Donald Trump đang cố gắng thúc đẩy các công ty dược phẩm nhanh chóng sản xuất vắc-xin.

Chúng tôi đã yêu cầu họ tăng tốc bất cứ điều gì họ đang làm về vắc-xin”, ông Trump nói với báo giới đầu tháng này.

Tổng thống Trump cũng đã ký thông qua luật cho phép chính phủ Mỹ chi 8,3 tỷ USD để ứng phó với dịch virus corona, trong đó có hơn 3 tỷ USD được sử dụng vào việc nghiên cứu vắc-xin.

Hạ viện Mỹ mới đây đã thông qua dự luật ứng phó với virus corona, trong đó có hàng loạt các biện pháp hỗ trợ người dân bị ảnh hưởng bởi virus corona, qua đó góp phần giảm tác động của đại dịch này đối với nền kinh tế.

Ngoài Moderna, hàng chục nhóm nghiên cứu khác tại Mỹ và trên toàn thế giới cũng đang chạy đua để bào chế vắc-xin khi đại dịch virus corona tiếp tục leo thang từng ngày.

Theo The DailyStar, Inovio Pharmaceuticals đã lên kế hoạch vào tháng tới sẽ bắt đầu thử nghiệm an toàn vắc-xin virus corona do hãng tự sản xuất. Cuộc thử nghiệm này sẽ được thực hiện trên hàng chục tình nguyện viên tại Đại học Pennsylvania và trung tâm thử nghiệm tại Thành phố Kansas, bang Missouri. Canada, Anh Quốc, Israel, Hàn Quốc và Trung Quốc cũng thông báo sẽ sớm thử nghiệm vắc-xin virus corona trên người.

Tính đến sáng 16/3 (giờ GMT), theo số liệu của Đại học Johns Hopkins, toàn nước Mỹ đã có 3.774 ca nhiễm virus corona, và 69 trường hợp tử vong. Trên toàn cầu, số ca nhiễm đã lên gần 170.000 và hơn 6.500 ca tử vong.

Xuân Thành