CHƯA KỊP VĂN MINH ĐÃ VỘI CẦM QUYỀN

From facebook: Thuong Phan and Tran Dat shared Nguyen Anh Tuan‘s post.
Image may contain: 11 people
Nguyen Anh TuanFollow

CHƯA KỊP VĂN MINH ĐÃ VỘI CẦM QUYỀN

Những người đang nắm quyền ở đất nước này thật lạ. Dường như lo ngại rằng vẫn còn ai đó nghi ngờ về khả năng khủng bố xã hội một cách có tổ chức của mình nên họ phải liên tục sắp đặt những hoạt cảnh như bên dưới, trong đó phong cách cầm quyền cường bạo hoang dã của họ luôn tự phơi bày một cách rõ nét mà chẳng cần thêm lời bình nào.

Ứng xử trước khen chê của họ cũng thật buồn cười. Một mặt họ chỉ đạo nơi nơi phải trưng khẩu hiệu khen ngợi họ hết lời, chẳng hạn ‘Đảng Cộng sản Việt Nam quang vinh muôn năm’; mặt khác, họ thẳng tay sách nhiễu, đánh đập và bỏ tù những ai dám lên tiếng chê họ, như chị Nga dưới đây. Kiêu ngạo và nhỏ nhen nếu họ là số hai thì không ai dám nhận là số một.

Đã thế họ còn quen thói đạo đức nước đôi. Liên tục dẫn lời tiền bối cách mạng của chính họ: ‘Dân chủ là để cho dân được mở miệng ra’, song họ lại thường xuyên xuyên tạc ý nghĩa câu nói này bằng cách thêm thắt, phân loại lời nói của dân lúc thì ‘mang tính xây dựng’, khi thì ‘có ý phá hoại’, tùy vào ý thích chủ quan của họ. Dán nhãn ‘phá hoại’ xong thì cứ theo đó mà trấn áp người dân, họ như đứa trẻ ngông cuồng hành xử theo cảm tính yêu ghét cá nhân nhưng lại được giao quá nhiều quyền lực nên bỗng dưng trở thành mối đe dọa đối với ổn định xã hội.

Những người này quả thật còn thiếu nền tảng ứng xử để sống trong một xã hội văn minh, chưa nói đến việc cầm quyền.

Thế công dân chúng ta phải làm sao trước những người này?

– Phải làm mọi cách có thể để những người này phải nhớ tới điều mà tiền bối của họ đã dạy cho họ, mà hiện họ đang cố tình quên:

“Nhân dân có quyền đôn đốc và phê bình Chính phủ. Nếu Chính phủ làm hại dân thì DÂN CÓ QUYỀN ĐUỔI CHÍNH PHỦ. Từ Chủ tịch nước đến giao thông viên cũng vậy, nếu không làm được việc cho dân, thì DÂN KHÔNG CẦN ĐẾN NỮA.”

NGƯỜI VIỆT NAM CHƯA TRƯỞNG THÀNH.

From facebook: Thuong Phan shared Thuy Trang Nguyen‘s post.
Image may contain: one or more people and people sitting

Thuy Trang NguyenFollow

NGƯỜI VIỆT NAM CHƯA TRƯỞNG THÀNH.

 

Một người Trưởng Thành là một người có trách nhiệm với bản thân, gia đình, xã hội và đất nước.

Thùy Trang đi từ Nam chí Bắc, từ nông thôn cho tới thành thị trong nhiều năm qua, nhờ vậy biết rõ hiện tình đất nước từ kinh tế, chính trị, cho tới tâm thức người dân VN.

Dám nói thẳng một lời là người dân VN chưa trưởng thành!

Từ sáng sớm vào những ngày thường thì những quán cafe’ đã đầy người. Nhiều thanh niên sáng cafe’, tối nhậu. Sản lượng bia ghi nhận trong năm qua, người Việt uống gần 3,8 tỷ lít bia, tăng gần 400.000 lít so với năm 2015. Mỗi năm trôi qua, người VN càng ngày càng say sỉn hơn!

Tuổi trẻ vị thành niên con trai thì mê game, con gái thì mê sex, chạy theo thần tượng nước ngoài khóc lóc thê thảm – chìm đắm trong cơn mê dài không lối thoát.

Đảng CS tung ra những viên thuốc độc bọc đường, xóa tan tâm thức, tri thức của người dân VN. Chỉ còn lại một số ít người đang cố thức tỉnh 90 triệu người dân khác đang ngủ say.

Thảm họa môi trường – từ thảm họa về chất độc từ thức ăn, nước uống cho tới định mệnh sống còn của một đất nước, không có ai còn đủ tri thức để biết tới.

Nếu nói như vậy thì không đúng lắm, có thể có một số đông biết về những thảm họa này nhưng họ vẫn thích ngủ say hơn là tỉnh thức để phải đối diện với sự thật đau lòng này.

Người VN đã thực sự phủi tay với vận mệnh đất nước – Họ chỉ biết sống hưởng thụ cá nhân theo từng ngày trôi qua – Có lẽ nào đây là “Chuyến Tàu Cuối Cùng” của cả một Dân Tộc có trên 4.000 năm Văn Hiến!

Buồn thay

Nguyễn Thùy Trang

Tặng các bạn một bản nhạc của nhạc sĩ Lê Hựu Hà

httpv://www.youtube.com/watch?v=zgOjVAEOThY&feature=youtu.be

Bài Ca Cho Thanh Niên. Nhạc và lời Lê Hựu Hà

Đỉnh cao trí tuệ của Quốc hội

From facebook:  Lê Công Định

Với tiền lệ đầy sáng tạo của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội trong việc xoá bỏ tư cách nguyên bộ trưởng của ông Vũ Huy Hoàng, nghe nói sắp tới đây Luật hôn nhân và gia đình Việt Nam sẽ sửa đổi theo hướng như sau:

Sau khi ly hôn, nếu có bằng chứng vợ hoặc chồng cũ có lỗi nghiêm trọng trong thời gian còn là vợ chồng hợp pháp, thì người có lỗi sẽ bị hội đồng nhân dân địa phương tuyên phạt xoá tư cách là chồng cũ hoặc vợ cũ của người khiếu nại.

Nói cách khác, hôn nhân hợp pháp trước đây, dù đã được toà án tuyên chấm dứt bằng bản án ly hôn, sẽ lại bị xem là vô hiệu tuyệt đối, tức chưa bao giờ tồn tại và có đời sống pháp lý cả trong quá khứ. Hậu quả là con chung của hai vợ chồng sinh ra trong thời kỳ hôn thú, trước ly hôn, sẽ mặc nhiên trở thành con ngoài giá thú, hay con hoang ngay lập tức.

Luật pháp Việt Nam sẽ phát triển thêm một bậc nếu ứng dụng được sáng tạo đỉnh cao trí tuệ nêu trên của Quốc hội trong trường hợp ông Vũ Huy Hoàng.

Còn tôi thì tự hỏi mình rằng, sao đầu đã bắt đầu hai thứ tóc rồi mà vẫn cứ cắn răng làm việc để đóng thuế nuôi một lũ khùng khùng điên điên như vậy, chẳng biết làm gì đá đít chúng đi cho khuất mắt và cho dân nhờ. Ngẫm thấy mình thật quá bất lực!

Cọp Giấy & Rồng Lộn – S.T.T.D Tưởng Năng Tiến

 Cọp Giấy & Rồng Lộn

S.T.T.D Tưởng Năng Tiến

RFA

Ảnh của tuongnangtien

Có bữa – bên bàn nhậu – tôi nghe một cha nói (y như thiệt) rằng hồi năm 1941 Nhà Nước Thuộc Địa trao tặng giải thưởng và cấp bằng tưởng lục cho một người dân Việt vì đã chế ra cái đèn dầu Hoa Kỳ rất tiện dụng, và hiện vẫn còn được lưu dụng ở nhiều nơi (*).

Cùng thời điểm này, chính xác là vào ngày 7 tháng 12 năm 1941, xẩy ra vụ Trân  Châu Cảng:

“Cuộc tấn công bao gồm hai đợt không kích với tổng cộng 353 máy bay xuất phát từ 6 tàu sân bay Nhật Bản. Trận tấn công đã đánh chìm 4 thiết giáp hạm Hoa Kỳ (2 chiếc trong số đó sau này được vớt lên và đưa trở lại hoạt động), và gây hư hỏng cho 4 chiếc khác. Quân Nhật còn đánh chìm hoặc phá hoại 3 tàu tuần dương, 3 tàu khu trục và 1 tàu thả mìn, phá hủy 188 máy bay ….”

Những hàng không mẫu hạm xử dụng trong trận Pearl Habor đều được người Nhật làm vào hồi đầu thế kỷ XX:  Kaga: hạ thuỷ ngày 17 tháng 11 năm 1921. Akagi: hạ thuỷ vào ngày 22 tháng 4 năm 1925…

Kaga: Ảnh: wikipedia

Gần trăm năm sau, vào ngày 12 tháng 8 năm 2011, Tân Hoa Xã mới hớn hở loan tin chiếc tầu sân bay (Liêu Ninh) đầu tiên của nước Tầu đã được cho ra biển để chạy thử coi chơi: “China had sent its first aircraft carrier to sea for a trial.”

Món đồ chơi rất cũ, và cũng rất mắc tiền này – buồn thay – đã không mang lại cho người dân Trung Hoa chút vui thú hay vinh dự nào cả:

Sự thực (trần trụi) trong mắt ai thì cũng vậy thôi:

Nhìn tàu sân bay CV-16 Liêu Ninh của hải quân Trung Quốc hiện nay, không ai nghĩ rằng có một thời nó không khác gì một “con tàu đắm”, hay nói cách khác là như một “đống sắt vụn”rỉ sét, được nước này mua về từ Ukraine với mục đích bên ngoài là làm “sòng bạc nổi”.

Khi đó, trên mạng Trung Quốc đã đăng tải hình ảnh tàu sân bay Varyag của Liên Xô (tiền thân của tàu sân bay Liêu Ninh) trong quá trình được các tàu kéo về nước với lời bình luận là “tuy thân thể loang lổ vết tích rỉ sét, nhưng vẫn rất uy phong”.

Khi mới kéo về, tiền thân của Liêu Ninh là tàu khu trục chở máy bay Varyag trông như đống sắt vụn. Toàn bộ phần thân dưới ngập trong nước của con tàu bị đóng hà, rong rêu bao phủ, phần thân trên hoen rỉ trông như một con tàu đắm vừa được trục vớt.

Sau quá trình đánh hà, cạo rỉ, tẩy rửa và làm sạch, trông con tàu đã bớt tồi tệ hơn nhưng trên thân vẫn còn những vết rỉ sét, mặt dưới mũi tàu vẫn còn phù hiệu của hải quân Liên Xô.

Sau khi làm sạch thân tàu, người Trung Quốc đã lắp đặt giàn giáo, chia ô trên thân tàu để tu sửa, gia cố và cải tạo phần khung thân tàu. Sau đó, tiến hành sơn sửa để trông ra dáng một con tàu sân bay …

Liêu Ninh. Ảnh: worldwarships

Sao mà “thảm thiết” dữ vậy, Trời. Đọc mà muốn ứa nước mắt luôn!

Tuy thế, Hoàn Cầu Thời Báo vẫn không ngớt xưng tụng và biến khối “đồng nát” này thành “đội mẫu hạm” có thể đe dọa an ninh thế giới: “Chẳng sớm thì muộn, hạm đội Trung Quốc sẽ ra đến tận phía đông Thái Bình Dương. Khi đến ngày mà hạm đội mẫu hạm của Trung Quốc xuất hiện ở ngoài khơi nước Mỹ, ngày đó Mỹ sẽ phải suy nghĩ về vấn đề luật lệ hàng hải (theo cách Mỹ).”

Lời nói chẳng mất tiền mua. Giới truyền thông quốc doanh đã lựa lời mà nói như thế (cho người dân Trung Hoa đỡ sót tiền đóng thuế) là “phải” lắm, và nếu chỉ có thế thôi thì cũng chả sao nhưng nhà nước Trung Cộng đã đi xa hơn thế – theo VOA, nghe được vào hôm 4 tháng 1 năm 2017:

Hàng không mẫu hạm Liêu Ninh thử vũ khí ở Biển ĐôngHải quân Trung Quốc cho biết có nhiều chiến đấu cơ J-15 và trực thăng tham gia tập trận cùng cùng với hàng không mẫu hạm Liêu Ninh ở Biển Đông.

Đây là lần đầu tiên hàng không mẫu hạm Liêu Ninh cùng với đội tàu hộ tống đi qua eo biển Miyako của Nhật Bản và vòng sang vùng biển phía đông và nam Đài Loan trước khi hướng về tỉnh Hải Nam của Trung Quốc.

Bộ trưởng Quốc phòng Đài Loan sau đó cảnh báo rằng “mối đe dọa từ kẻ thù đang gia tăng từng ngày”.

Thoạt nghe cứ như là Biển Đông sắp dậy sóng đến nơi nhưng tôi lắng nghe thì chỉ cảm thấy hơi có chút “lăn tăn” ở trong lòng. Coi:

Ngày 12 tháng 7 năm 1941, gần bốn trăm chiến đấu cơ của Nhật Bản đã làm rung chuyển bầu trời Trân Châu Cảng. Cả trăm năm sau, hôm 2 tháng 1 năm 2017 – theo RFI – mới có vài cái J15 mới đang “tập” cất cánh và hạ cánh trên một cái tầu sân bay (cổ lỗ và duy nhất) thì chiến tranh xẩy ra sao nổi, ngoài cuộc chiến (bằng mồm) của Trung Cộng?

Vẫn theo RFI:

“Trong một tín hiệu rõ ràng là nhằm mục tiêu thị uy, bộ Ngoại Giao Trung Quốc vào hôm nay 04/01/2017 đã loan báo là tiểu hạm đội tàu sân bay duy nhất của họ đã tiến hành thứ nghiệm vũ khí và trang thiết bị nhân cuộc tập trận đang diễn ra tại Biển Đông.”

Ủa, chớ con rồng giấy Trung Hoa đang lồng lộn để “thị uy” với ai – vậy cà?

Theo Reuters, ngân sách quân sự của Trung Cộng năm 2016 không nhiều nhặn gì cho lắm (135.39 tỷ Mỹ Kim) chỉ bằng khoảng một phần tư của Hoa Kỳ vào cùng thời điểm. Đã ít rồi mà phần lớn lại chi cho việc trị an, nghĩa là để “đối phó” với … hơn một tỉ người Tầu, chứ không phải để lo chuyện quốc phòng.

Thảo nào mà Liêu Ninh chỉ dám xuất hiện khi các hàng không mẫu hạm của Hoa Kỳ vắng bóng ở Biển Đông. Riêng sự kiện này cũng đã đủ cho những quốc gia trong vùng “không đánh giá cao” sức mạnh của hải quân Trung Cộng. Riêng dân Nhật Bản, có lẽ, đều nhìn cái tầu sân bay (lạc hậu) của Tầu với ít nhiều ái ngại và … thương hại!

Ngư dân chuẩn bị ra khơi. Ảnh: André Menras

Rốt lại thì hàng không mẫu hạm Liêu Ninh – xem ra – đã chả hù doạ được ai, ngoài đám ngư phủ Việt Nam. Với những ngư dân không tất sắt cầm tay này thì trước khi ra khơi họ chỉ còn cách khấn vái đất trời thôi, chớ có mong gì vào cái lực lượng hải quân (chỉ dám bám bờ) ở đất nước mình.

Nhà sử học Trần Đức Anh Sơn (Phó Viện Trưởng, Viện Nghiên Cứu Phát Triển Kinh Tế – Xã Hội Đà Nẵng) khẳng định: “ … Hà Nội vẫn còn duy trì quan hệ mạnh mẽ về ý thức hệ, và rất sợ phản ứng dữ dội của Bắc Kinh, sợ bị trả đũa về kinh tế. Việt Nam quá bị lệ thuộc vào Trung Quốc.”

Có bữa, cũng bên bàn nhậu, tôi nghe nhà văn Vũ Thư Hiên tâm sự: “Ngày trước, mỗi khi đài khí tượng Bắc Kinh báo mưa là ở Hà Nội – không ít kẻ – đã vội vã ô dù. Với truyền thống khiếp nhược này thì giới lãnh đạo ở Trung Nam Hải chỉ cần ho (mạnh) thôi cũng đủ khiến nhiều thằng són đái. Cần gì phải mang đến tầu sân bay ra “khoe” làm chi cho chúng nó khi.

Tưởng Năng Tiến

(*) Sự thực, cha đẻ cái đèn dầu Hoa Kỳ là một người Ba Lan – ông Ignacy Łukasiewicz. Cho đến nay – có lẽ – thành tích duy nhất của Việt Nam trong lãnh vực phát minh hay sáng chế  là … đôi dép lốp, dùng để vượt Trường Sơn hay đi vào vũ trụ.

Một đất nước bận rộn

Một đất nước bận rộn

Kính Hòa, phóng viên RFA
2017-01-23
Một nông dân chở hoa đào bán Tết ở Hà Nội hôm 23/1/2017.

Một nông dân chở hoa đào bán Tết ở Hà Nội hôm 23/1/2017.

AFP photo

Một tuần lễ bận rộn của các blogger Việt Nam. Họ vốn bận rộn với muôn vàn chủ đề của xã hội, của dân sinh, họ lại càng bận rộn hơn khi chính phủ dường như lại có sự bận rộn riêng của mình, mà lại là sự bận rộn không cần thiết.

Ông Kerry thăm Việt Nam

Chuyện là ông John Kerry, Bộ trưởng ngoại giao sắp mãn nhiệm của Hoa Kỳ sang thăm Việt Nam. Có thể ông Kerry thực sự bận rộn những điều cần phải nói với đất nước ông vốn nặng nợ, trong thời buổi chính trị quốc tế có nhiều diễn biến khó lường, nhưng chính phủ Việt Nam lại bận rộn việc ngăn cản một số công dân của mình gặp ông Kerry, người được xem như một người bạn của Việt Nam.

Mà chuyện ngăn cản như thế vẫn thường xuyên xảy ra. Người ta cho rằng những công dân Việt Nam đi gặp những người bạn nước ngoài có thể sẽ gây xáo trộn xã hội, sẽ lật đổ chính phủ, sẽ diễn tiến hòa bình, và nhiều nguyên do tương tự như vậy. Blogger Tuấn Khanh cho rằng nếu có những thay đổi cách mạng ở Việt Nam thì những thay đổi ấy không phải bắt đầu từ những người nước ngoài, mà từ chính khát vọng của dân chúng Việt Nam:

Chính nội lực của người Việt Nam sẽ quyết định tất cả chứ không thể là một âm mưu nào đó từ Hoa Thịnh Đốn hay Bắc Kinh.
– Blogger Tuấn Khanh

Chắc chắn những cuộc gặp của ông John Kerry hay của phái đoàn Liên Minh Châu Âu với dăm ba người cũng sẽ không thể lật đổ được chế độ Hà Nội, hay làm thay đổi được gì vĩ đại trên đất nước này. Một vài người Việt Nam được thăm hỏi hay tiếp cận không thể vụt lên trở thành lãnh tụ của một cuộc cách mạng bí mật. Ngay cả việc nhận định như vậy là một giả thuyết, thì đó cũng là một loại giả thuyết ngu ngốc nhằm dựng nên một khung cảnh quốc gia đầy bất an, nhằm âm mưu để tạo thêm quyền và lực cho cho riêng một bộ phận nào đó.

Nếu như có đổi thay, thì đó là khát vọng đổi thay của cả dân tộc Việt Nam để đi tới một ngày mai tốt đẹp hơn với một quốc gia vững vàng về công lý và pháp luật, để tìm kiếm những người lãnh đạo tương xứng với giá trị lịch sử và tương lai mà tổ tiên Lạc Hồng di huấn. Chính nội lực của người Việt Nam sẽ quyết định tất cả chứ không thể là một âm mưu nào đó từ Hoa Thịnh Đốn hay Bắc Kinh. Giống như Đức Tăng thống Thích Quảng Độ từng nói “đừng trông chờ vào ai, mà hãy là tự chính chúng ta”.

Bài hát “Ly rượu mừng”

Một diễn biến khác xảy ra trong những ngày đầu năm này có vẻ cũng là kết quả của một quá trình rất bận rộn của chính phủ Việt Nam, cụ thể là các cơ quan phụ trách tư tưởng và văn hóa. Bài hát Ly rượu mừng của cố nhạc sĩ Phạm Đình Chương được cho … “hát” tại Việt Nam. Bài hát này vốn có mói về những người lính, mà cơ quan tuyên giáo của đảng sợ rằng đấy không phải là những người lính của họ.

Chuyện cấm các bài hát được hát vốn không lạ ở Việt Nam, và hiện nay vẫn có sự cấm đoán như thế, mặc dù nói như blogger Xích Tử trên trang Dân Luận, là làm sao có thể cấm một người nào đó hát một bài hát nào đó. Tác giả viết tiếp về sự “cai trị nghệ thuật” của những người cầm quyền tại Việt Nam lâu nay, cũng như tâm lý vui mừng của những người xưa nay thầm nhẩm trên môi bài hát Ly rượu mừng mỗi độ xuân về:

Tin được lan truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng nhà nước hình như và hầu như phản ánh/ biểu hiện sự phấn khởi hồ hởi, hả lòng hả dạ của dòng xúc cảm nghệ thuật (vị nghệ thuật) trong giới hoạt động nghệ thuật về sự sáng suốt, khoan dung của nhà nước đối với một tác phẩm âm nhạc bị cầm tù 42 năm. Những người ưu tư chính trị, trăn trở với những biến động bể dâu của lịch sử đất nước từ 1945 đến nay (cũng tức là toàn bộ thời gian mà nhạc sĩ Phạm Đình Chương, cùng với những trí thức khác, rời bỏ mái trường, tham gia kháng chiến, rồi dinh tê, rồi vào Nam, rồi vượt biên, định cư lưu vong và mất ở xứ người, cho đến thời điểm một tác phẩm của mình được phục hồi), cũng nhân đó bày tỏ sự u uất, có khi là phê phán phẫn nộ về cái chuyện cai trị nghệ thuật lạ đời đó.

Dạy chính tả cho quan chức

032_18833998-400.jpg
Những tấm bảng tuyên truyền cho đảng, cho chủ nghĩa xã hội tại Tp Hồ Chí Minh. AFP photo

Chuyện bận rộn thứ ba là các quan chức nhà nước tuyên bố sẽ nhờ giáo viên rèn luyện về ngữ pháp và chính tả cho các viên chức ngành tư pháp. Đa số các blogger chế nhạo chuyện này, cho rằng thực là điều khôi hài vì lẽ ra đã học về luật pháp thì trước tiên phải biết đọc biết viết một cách thông thạo.

Luật sư Lê Luân nhìn rộng hơn về bản chất của ngành tư pháp Việt Nam hiện nay:

Vấn đề của nền tư pháp chúng ta ngoài trình độ non yếu của thẩm phán, thì còn một vấn đề đặc biệt quan trọng nữa là sự phụ thuộc vào đảng, bởi các thẩm phán đều là đảng viên, mà đảng lại lãnh đạo toàn diện nhà nước và xã hội, nên mới có việc “không khởi tố được vì người phạm tội đang là đảng viên” là như vậy.

Chiếc áo chữ nghĩa của thẩm phán không làm nên sự lành lặn của luật pháp và lẽ phải.

Nên việc cần thiết của việc gìn giữ trật tự xã hội và làm cho đất nước văn minh chính là tạo ra một nền tư pháp độc lập, hoàn toàn độc lập với bất kỳ đảng phái chính trị hay tổ chức quyền lực nào khác trong cùng một bộ máy chính quyền. Lúc đó, luật pháp và mạng người mới được tôn trọng và đảm bảo trên thực tế.

Chuyện chính quyền

Liên quan đến câu chuyện tư pháp, Chủ tịch nước Trần Đại Quang xuất hiện bằng một bài viết dài về chế độ nhà nước pháp quyền trên báo chí của nhà nước. Tác giả Anh Văn bình luận trên trang Việt Nam Thời Báo của các nhà báo Việt Nam độc lập:

Chiếc áo chữ nghĩa của thẩm phán không làm nên sự lành lặn của luật pháp và lẽ phải.
Luật sư Lê Luân

Ngày 09/01/2017, ông Trần Đại Quang đăng đàn bài viết trên Vietnamnet với tít rất kêu: “Hoàn thiện Nhà nước pháp quyền Xã Hội Chủ Nghĩa của dân, do dân và vì dân”.

Đây là quan điểm bao năm nay mà người dân chờ, tất nhiên, họ cần hơn cả thế – đi ngay vào hành động, xác lập nhà nước pháp quyền. Bởi, khó ai có thể dám tự hào rằng “dân chủ xã hội chủ nghĩa” tiến bộ hay ưu việt hơn “dân chủ tư bản chủ nghĩa”, nếu như thứ dân chủ đó chỉ là một văn bản nói hoặc viết dài ngoằn, ghi lại các “thành tựu cách mạng”, sau đó chốt vào ngay “sự lãnh đạo của đảng đối với Nhà nước” để Nhà nước ta thật sự trong sạch, vững mạnh, quản lý, điều hành đất nước hiệu lực, hiệu quả.

Toàn văn bài viết của cựu Bộ trưởng Bộ Công an, nay là Chủ tịch nước Trần Đại Quang đã chẳng những không tổng kết được các thành tựu “pháp quyền Xã hội chủ nghĩa”, mà ngược lại chỉ cho thấy các yếu tố lạm dụng quyền lực Xã hội chủ nghĩa” với bình phong pháp quyền. Do đó, toàn bài đã không tìm thấy một cụm từ nào về “quyền tự do”, trong đó nêu bật quyền tự do báo chí, xuất bản, hay thậm chí hội họp; mà chỉ thấy quán triệt sâu sắc Đảng lãnh đạo cho đến kiên định con đường Xã hội chủ nghĩa và cuối cùng vẫn là kiểu cũ “làm thất bại mọi âm mưu, hoạt động của các thế lực thù địch, phản động lợi dụng ‘dân chủ’.

Một quan chức cao cấp khác là Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cũng góp phần vào sự bận rộn bằng lệnh cấm các quan chức đi lễ cấp trên trong những ngày Tết để đề phòng tham nhũng. Blogger Văn Công Hùng vui mừng với sắc lệnh của Thủ Tướng nhưng kèm theo sự nghi ngại:

Hôm qua thấy có bạn hỏi: Thủ tướng quyết thì quá tốt quá đẹp quá được lòng dân rồi, nhưng làm sao để việc quyết ấy nó thành hiện thực, nó không đánh trống bỏ dùi như đã từng, và bạn ấy đề xuất, giao cho các bác cựu chiến binh lập chốt ngay ở gần nhà sếp, nghe xong buồn cười nhưng lại xót. Bởi, té ra dân mình bây giờ luôn luôn cảnh giác cao độ, luôn luôn cho là nói phải đi đôi với làm. Họ tin thủ tướng nhưng cấp dưới nếu không có chế tài, liệu có nhất nhất tuân theo không?

Vậy nên, lệnh của thủ tướng sẽ làm nhiều người thanh thản. Và mong nó sẽ duy trì được mãi để sự thanh thản nó kéo dài nhiều năm…

Những người ra đi và những người ở lại

20314511-2919-4d13-89c5-a6fce8ddf944-400.jpg
Một buổi tưởng niệm đánh dấu 43 năm ngày mất Hoàng Sa và tưởng nhớ các tử sĩ trước tượng đài vua Lý Thái Tổ, Hà Nội hôm 19/1/2017.AFP photo

Nhìn lại năm 2016, có vẻ như các nổ lực chống tham nhũng của chính phủ rơi vào vô vọng, khi người ta chứng kiến hàng loạt quan chức bị cho là tham nhũng trốn ra nước ngoài, điều mà blogger Người Buôn Gió gọi là tầng tầng lớp lớp:

Những lớp doanh nhân này đi, sẽ có những lớp doanh nhân khác trỗi lên bằng những mối quan hệ với các quan chức lớp mới trong chế độ. Rồi đến hẹn lại lên, sau mỗi nhiệm kỳ 5 năm của quan chức cộng sản đỡ đầu. Lớp doanh nhân mới sau khi tích trữ được một số của cải, lại tìm đường đi để cho lớp mới lên. Cuộc sống ở Việt Nam cứ tuần hoàn như vậy, đất nước như một miếng da lừa, cứ năm sau nợ nần lớn hơn, tài nguyện cạn kiệt hơn, môi trường và đạo đức xã hội băng hoại hơn.

Và lớp người đi cũng nhiều hơn.

Một miếng da lừa rất cụ thể là sân bay Tân Sơn Nhất, đã teo lại nhường chổ cho nhà cửa, sân golf mấy chục năm nay, đến nỗi không còn chổ để xây dựng những cơ sở phụ trợ cho một sân bay nữa, điều mà nhà văn Nguyễn Đình Ấm gọi là Một đất nước vô chủ.

Nếu blogger Người Buôn Gió nói đến những người mong muốn rời bỏ Việt Nam vì nhiều lý do, thì trong những ngày đầu năm này có một người Việt phải ra đi dù không muốn, gây nên những buồn vui lẫn lộn trong giới blogger, đó là tù nhân chính trị Đặng Xuân Diệu bị chính quyền Việt Nam trục xuất sang Pháp, nối tiếp con đường của nhiều người tù chính trị trong mấy năm qua, từ khi dường như nhà cầm quyền tìm được một giải pháp tốt nhất để duy trì điều mà họ gọi là ổn định chính trị, là trục xuất những người bất đồng chính kiến ra khỏi đất nước.

Những lớp doanh nhân này đi, sẽ có những lớp doanh nhân khác trỗi lên bằng những mối quan hệ với các quan chức lớp mới trong chế độ.
– Blogger Người Buôn Gió

Blogger Nguyễn Tường Thụy viết rằng Với giới đấu tranh dân chủ, đây là một tin vui tuy rằng không trọn vẹn. Cuộc đấu tranh còn dài, còn nhiều gian nguy và còn nhiều người tiếp bước.

Vẫn còn nhiều người ở lại. Họ kỷ niệm ngày Hoàng Sa mất về tay Trung Quốc, một ngày kỷ niệm mà không báo chí chính thống nào của Việt Nam đưa tin. Một trong những người tham gia vào những buổi lễ diễn ra ngày 19 tháng Giêng là chị Nguyễn Thị Kim Tiến:

Lịch sử cần phải sòng phẳng với những đứa trẻ sinh ra dưới màu cờ đỏ như chúng tôi để chúng tôi có thể nhận thức một cách đúng đắn hơn về những gì đã xảy ra trong quá khứ. Và rồi tôi tin, thế hệ trẻ chúng tôi sẽ không còn có thể sống một cách vô ơn như đã từng hơn 40 năm qua.

Nhà cầm quyền dù cũng có tìm cách cản trở một số người đến tham gia lễ tưởng niệm, nhưng nói chung lễ kỷ niệm đã diễn ra. Điều đó cũng có nghĩa là niềm tin của chị Nguyễn Thị Kim Tiến rằng lịch sử sẽ được soi rọi vẫn còn đó.

CHO MỘT NGƯỜI PHỤ NỮ, THÁNG CHẠP

From facebook: Hằng Lê‘s post.
Image may contain: 4 people, closeup
Hằng Lê

CHO MỘT NGƯỜI PHỤ NỮ, THÁNG CHẠP

Thật nhanh chóng, cuộc vây bắt người phụ nữ có hai đứa con nhỏ tại tỉnh Hà Nam mới diễn ra vào buổi trưa ngày 21/1, thì đến tối, người ta đã nhìn thấy hình ảnh video do công an đưa ra. Cơ quan này vội vã cho biết đã thi hành lệnh bắt tạm giam và khám xét nơi ở đối với chị, Trần Thị Nga, về tội “Tuyên truyền chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam” theo quy định tại Điều 88, Bộ luật Hình sự nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam năm 1999.

Cuộc vây bắt được chuẩn bị thật tươm tất và chu đáo, đã nhắm vào một người không hề trốn chạy và luôn nhìn thẳng, đối diện với mọi hình thức tàn bạo nhất. Cuộc vây bắt rầm rập và quá chuyên nghiệp đến mức người ta nhớ đến các cuộc ra đi khỏi Việt Nam một cách thư thả, của các quan tham nhũng như Trịnh Xuân Thanh, mà tiếng hô vang truy tìm giống như một trò chơi trốn tìm của trẻ con.

Chị Nga bị bắt vào 24 Tết, tức chỉ còn vài ngày nữa là chị Nga và 2 đứa con nhỏ của chị là Phú và Tài sẽ cùng cùng nhau đón ông bà, cùng nhau đón một năm mới. Họ sẽ có cơ hội để ôn lại những ngày tháng cả gia đình nhỏ bé đó bị công an đập cửa sách nhiễu, an ninh mặt thường phục đeo khẩu trang hành hung, thậm chí bị 6 người vây đánh chị Nga bằng gậy sắt đến gãy chân vào năm 2014.

Phú và Tài, hai đứa bé đã cùng mẹ lớn lên, có đủ cơ hội để học biết về bạo lực của ngành công an Hà Nam, lẫn sự phi nhân của người cầm quyền đã không chỉ nhắm vào chị Nga, mẹ của chúng, mà còn cả với chúng – những đứa trẻ đến trường và bị buộc phải học và yêu thương những kẻ tàn độc với mẹ của chúng .

Chị Nga không phải là người phụ nữ duy nhất bị đối xử bất nhân và quy chụp theo điều 88. Nhà cầm quyền đã kéo lê điều 88, 258, 79… đi khắp nước như những cái máy chém vô hình để chụp xuống bất cứ ai mà họ cảm thấy là nhân vật gây khó trong công cuộc gieo rắc toàn trị. Từ sau 1975 đến nay, có rất nhiều người phụ nữ với tiếng nói và tinh thần tự do, ôn hòa của mình đã trở thành cái gai trong mắt kẻ có quyền. Từ Bùi Thị Minh Hằng, Đỗ Thị Minh Hạnh, Nguyễn Phương Uyên, Phạm Thanh Nghiên, Nguyễn Ngọc Như Quỳnh, Cấn Thị Thêu… và hôm nay là chị Thúy Nga, tức Trần Thị Nga. Đất nước có bao giờ như thế này đâu?

Trong video mà công an đưa ra vào ngày 21/1, gương mặt chị Nga như cố ghìm lại mọi cảm xúc để không ai lợi dụng được hình ảnh yếu lòng của chị. Lúc đó, nỗi đau lớn nhất của chị chắc chỉ là nghĩ đến 2 đứa nhỏ. Tết này chúng sẽ đón ông bà và năm mới mà không có mẹ. Thậm chí chúng sẽ phải tập sống với những ngày mà mẹ chúng bị giam cầm, chúng phải tự lớn lên và học biết chung quanh chỉ là dối trá.

Nhìn vào video, những ai không biết, có thể nghĩ rằng chị Nga là một người hết sức mạnh mẽ và lạnh lùng.

Năm trước, trong một dịp chị vào Sài Gòn, khi ghé thăm Phú và Tài, tôi hỏi là dạo này công an còn làm khó chị không. Trong tíc tắc, tôi thấy chị như rùng mình, trở lại yếu đuối như mọi người đàn bà trên thế gian này cần được sự chở che. Chị nói “chúng vẫn đánh Thầy à”.

Và khi hỏi về lúc chị bị những tên bịt mặt vây đánh đến gãy chân, mà chị đã nhận mặt rằng đó là những tên an ninh vẫn đuổi theo chị, chị nói mà ngấn nước mắt “lúc đó, em chỉ nghĩ đến làm sao che được cho 2 đứa con. Chúng có đánh chết em cũng được nhưng em phải che cho Phú và Tài”. Trên đường về, tôi tự hỏi mình rằng, nếu như tôi có mặt ở đó, chứng kiến tội ác, tôi sẽ làm gì?

Lịch sử chưa thể ghi hết và kể hết. Nếu Việt Nam có một Svetlana Alexievich để viết về thân phận của những người phụ nữ đầy sợ hãi nhưng quyết đứng lên để nói sự thật và tranh đấu cho những oan khiên kẻ khác, thì chắc chắn nhân loại sẽ phải rơi nước mắt với nhiều chương u uất của nước Nam, không thua vì những người phụ nữ Nga trong Đệ nhị Thế chiến hay từ sự cố Chernobyl.

Từ vị trí một người công nhân đi lao động hợp tác bị lừa đảo, và khi trở về, nhận ra những bất công xã hội chung quanh mình, chị Nga cũng như những người phụ nữ Việt Nam khác đã dấn thân, trở thành người xây dựng nền móng công lý và sự thật trong xã hội.

Thật dễ nhận ra, ở đâu cũng vậy, khi một nhà nước kinh sợ công lý và sự thật, tìm cách trấn áp, thì chắc chắn đó là một nhà nước tăm tối và vô luân.

Thế kỷ 21, có những người phụ nữ Việt Nam đã nguyện thắp lên những ngọn đuốc soi sáng trong xã hội, cho tôi và cho cả các bạn vậy. Ánh sáng đó, đôi khi họ phải trả giá bằng đời người, bằng tù đày và cô đơn. Hôm nay, nếu các bạn và tôi phản bội lại ánh sáng đó, chúng ta không xứng đáng làm người, cũng không xứng đáng để tồn tại trong giống nòi Việt Nam.

Nguyễn Tuấn Khanh
(21/01/2017)

Khắp nơi ở Việt Nam thắp nến cầu nguyện cho ba nhà hoạt động vừa bị bắt

Khắp nơi ở Việt Nam thắp nến cầu nguyện cho ba nhà hoạt động vừa bị bắt

Khắp nơi ở Việt Nam thắp nến cầu nguyện cho ba nhà hoạt động vừa bị bắt

Vào khoảng 20 giờ tối 22 tháng 01 năm 2017, đông đảo bà con giáo dân xứ Song Ngọc, giáo phận Vinh ở huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An đã hiệp dâng Thánh Lễ và thắp nến cầu nguyện cho ba nhà hoạt động nhân quyền: Trần Thị Nga, Nguyễn Văn Oai và Nguyễn Văn Hoá vừa bị nhà cầm quyền Việt Nam bắt trong tháng 01/2017.

Những người dân tham dự Thánh Lễ do Linh mục Jb Nguyễn Đình Thục cử hành tại nhà thờ giáo xứ Song Ngọc đã cầm các banner có biểu ngữ: “Tự do cho chị Trần Thị Nga, Jb Nguyễn Văn Oai, anh Nguyễn Văn Hoá”, “phản đối các điều luật nhằm bỏ tù người yêu nước, đặc biệt là các nhà hoạt động dân chủ”, “phản đối công an nhà cầm quyền Việt Nam vi phạm nhân quyền và chà đạp lên pháp luật Việt Nam”, “chọn thời điểm bắt giam người yêu nước vào dịp Tết cổ truyền thể hiện bản chất vô nhân đạo của chính quyền cộng sản Việt Nam”,… để phản đối nhà cầm quyền CSVN bắt bớ, bỏ tù những người bất đồng chính kiến.

Cũng trong tối 22/01/2017, đông đảo bà con công giáo và lương dân  ở Hà Nội, Sài Gòn và Đài Loan đã cùng hiệp dâng Thánh lễ cầu nguyện cho Công lý – Hoà Bình được ngự trị trên đất nước Việt Nam, cầu nguyện cho các nhà hoạt động Trần Thị Nga, Nguyễn Văn Oai và Nguyễn Văn Hoá.

Chị Trần Thị Nga hay còn gọi Thúy Nga, là một nhà hoạt động, đấu tranh cho quyền con người. Từ 2003 – 2008, chị đi xuất khẩu lao động tại Đài Loan. Trong thời gian này chị bị tai nạn giao thông và được sự giúp đỡ của văn phòng Trợ Giúp Công Nhân Và Cô Dâu Việt tại Đài Loan của Linh mục Nguyễn Văn Hùng. Chị Nga trở thành người làm thiện nguyện giúp lao động Việt tại Đài Loan. Sau khi trở về nước, chị tiếp tục hỗ trợ cho những lao động Đài Loan gặp khó khăn và những vướng mắc pháp lý.

Những năm gần đây, chị Nga tham gia các hoạt động biểu tình chống Trung Cộng tại Hà Nội, Sài Gòn; thực hiện hàng trăm cuộc tiếp xúc với các cá nhân. Đặc biệt, chị quan tâm đến các đối tượng dân oan và những vấn đề về tôn giáo, án tử hình, án oan. Không ít lần, chị bị sách nhiễu, đe dọa và đánh đập tùy tiện!

Cựu TNLT Nguyễn Văn Oai (Sinh năm 1986) ở tại thị xã Hoàng Mai, Nghệ An đã bị công an Hoàng Mai bắt trên đường hôm 19/01/2017 với hai cáo buộc tội danh: chống người thi hành công vụ và không thi hành bản án quản chế. Oai là một trong 14 Thanh niên công giáo bị tù trong một vụ án chính trị hồi 2011, trong đó có Đặng Xuân Diệu vừa đi Paris hôm 12.1.

Vào ngày 11/01/2017, anh Nguyễn Văn Hóa, 22 tuổi, giáo dân giáo xứ Dụ Thành, Giáo phận Vinh ở huyện Kỳ Anh, Hà Tĩnh bị mất tích cho đến hôm nay vẫn không rõ tin tức.

Được biết, trong đơn kêu cứu gửi tới các cấp có thẩm quyền vào ngày 17/01/2017, bà Dương Thị Thanh, mẹ của anh Nguyễn Văn Hoá cho biết: “Vào trưa ngày 10.01.2017, con trai tôi từ nhà bạn ở Thị xã Cửa Lò, tỉnh Nghệ An trở về Hà Tĩnh đi bằng xe máy… Đến trưa ngày 11.01.2017, con trai tôi đến ăn cơm trưa tại giáo xứ Dũ Lộc, huyện Kỳ Anh, tỉnh Hà Tĩnh cùng với nhiều người dân và cha xứ giáo xứ Dũ Lộc. Đến nay đã hơn 8 ngày mất liên lạc, chúng tôi vẫn không nhận được tin tức gì…”. Theo một nguồn tin cho biết, Hóa đã đi tham dự phiên tòa xét xử người dân oan tại Tòa án Thị xã Kỳ Anh, và sau đó không ai nhìn thấy và liên lạc được.

IMG_1253

a

g

Nguyên Nguyễn/SBTN

Chọn Lá Phiếu!!!…

From facebook: Thảo Tâm shared Van Nguyen‘s post.
Image may contain: 1 person, suit and text
Image may contain: 12 people, people standing, suit and wedding
Image may contain: 2 people, people standing, shoes and outdoor
Image may contain: one or more people, people standing and suit
Van Nguyen added 4 new photos — with Trung Minh Le.

Chọn Lá Phiếu!!!…

Đất nước Mỹ đã bầu ra một tổng thống, là đưa nước Mỹ thêm hùng mạnh, nhằm phục vụ cho người dân, tốt hơn và lúc nào cũng lấy niềm tin tôn giáo làm căn bản, họ sống hoà hợp thành một hiệp chủng quốc Hoa Kỳ.
Tuy nước Mỹ có nhiều tôn giáo và đảng phái khác nhau, họ lúc nào cũng từng bước, cải thiện không ngừng, nếu không cải thiện hiệu quả tốt sẽ bị đào thải…
Hiện tại về tôn giáo có hai tôn giáo đông tín hữu nhất là Tin Lành và Thiên Chúa Giáo…
Còn về đảng phái chính trị có hai đảng Cộng Hoà và Dân Chủ, họ luôn đưa ra những thành phần ưu tú ra lãnh đạo và từng bước nâng cao đời sống của người dân, tốt đẹp hơn không ngừng…

Vì lá phiếu của người dân sẽ quyết định đảng nào mới là người vào toà Bạch Ốc.

Nhìn về đất nước của chúng ta, nhà nước csvn, họ đều làm ngược lại…
Họ triệt tiêu tôn giáo, tín ngưỡng, họ chỉ phục vụ cho đảng và quyền lợi của đảng là trên hết, lấy bạo lực để giữ chế độ, đưa ra những điều luật phi nhân bản, nhằm bỏ tù những người yêu nước, dám nói lên sự thật…
Từ ngày đảng csvn thành lập cho đến ngày hôm nay và họ đã giết biết bao triệu người chết, bởi cái chế độ phi nhân nầy…

Đã đến lúc người dân phải chọn cho mình một đảng, do dân bầu ra và vì dân mà phục vụ, chứ không phải cái đảng vô thần, độc tài lãnh đạo như đảng csvn…

TUYÊN BỐ KHẨN CẤP VỀ VIỆC BÀ TRẦN THỊ NGA BỊ BẮT GIAM

From facebook:  Lm. Lê Ngọc Thanh added 3 new photos.
 TUYÊN BỐ KHẨN CẤP

VỀ VIỆC BÀ TRẦN THỊ NGA BỊ BẮT GIAM
[Các tổ chức XHDS và các Công dân VN]

Chúng tôi, những người ký tên dưới đây:

Được biết, Công an Việt Nam vừa bắt giam, khởi tố hình sự bà Trần Thị Nga lúc 8 giờ sáng ngày 21/1/2017, theo điều 88, Bộ Luật Hình sự: “Tội tuyên truyền chống nhà nước”.

Chúng tôi nhận thức và nhận định rằng:
a) Trong nhiều năm qua, Bà Trần Thị Nga liên tục bị khủng bố dưới các hình thức canh giữ, đeo bám, ngăn cản quyền tự do đi lại, cướp tài sản… Bà từng nhiều lần bị xúc phạm nhân phẩm, bị đánh đập đến tàn phế.

Là một phụ nữ can đảm, nhận thức việc làm của mình là đúng đắn nên bà Nga không hề nao núng, vẫn kiên định tranh đấu cho các quyền cơ bản của con người, vì một Việt Nam tự do, dân chủ, tiến bộ xã hội, văn minh, cường thịnh.

b) Qua tìm hiểu chúng tôi thấy những việc Bà Nga làm gồm:

– Tư vấn pháp luật cho những người lao động ở Đài Loan biết để đòi quyền lợi chính đáng của mình;

– Tuyên truyền cho người dân về dân chủ, về quyền con người, các quyền của người dân được quy định tại Hiến pháp Việt Nam và Công ước của Liên Hiệp Quốc về các quyền dân sự, chính trị mà Việt Nam là thành viên; bày tỏ cảm thông, đoàn kết, giúp đỡ người dân cùng khổ bị áp bức;

– Bày tỏ sự phẫn nộ, lên án hành động xâm lược, gây hấn của Trung Quốc đối với chủ quyền của Việt Nam;

– Bày tỏ sự phẫn nộ, lên án những hành vi chà đạp lên pháp luật, áp bức dân lành;

– Bà Nga chưa đưa ra một thông tin nào bịa đặt, xuyên tạc.

Những hoạt động này của Bà Trần Thị Nga hoàn toàn phù hợp với pháp luật Việt Nam, thể hiện trách nhiệm của một công dân đối với đất nước, với xã hội, đúng đạo lý, không phải là tội. Tuy nhiên, việc làm của Bà Nga đã làm khó chịu cho những cá nhân và nhóm lợi ích vì quyền lợi ích kỷ của họ.

c) Việc bắt Bà Trần Thị Nga vào những ngày giáp Tết cổ truyền trong khi hoàn cảnh của bà một mình đang phải nuôi 2 con nhỏ là một việc làm phi đạo lý, trái pháp luật.

2. Chúng tôi cảnh báo:

– Việc bắt Bà Trần Thị Nga sẽ gây nên làn sóng phản đối trong nước và quốc tế, làm tồi tệ thêm tình trạng nhân quyền ở Việt Nam.

– Việc bắt giam Bà Nga không thể làm nhụt chí những người có lương tri, tâm huyết và can đảm. Ngược lại, phong trào đòi tự do, dân chủ, nhân quyền, phản đối mọi sự khủng bố bạo ngược càng thêm mạnh mẽ.

3. Chúng tôi yêu cầu:

– Trả tự do cho Bà Trần Thị Nga lập tức và vô điều kiện.

– Chấm dứt mọi hành vi đánh đập, xúc phạm nhân phẩm Bà Trần Thị Nga trong thời gian bà bị giam giữ, cũng như sau khi trả tự do cho Bà.

Hà Nội, Việt Nam ngày 21/1/2017

Cá nhân và các tổ chức XHDS ký tên:

(Ký từ 23h15′ ngày 21/1/2017 đến 24h00 ngày 22/1/2017)
NHÓM FACEBOOK:
1 Facebooker Vũ Quốc Ngữ
2 Facebooker Ngoc Bui v.v……

280 Facebooker Lm. Lê Ngọc Thanh, DCCT Sài Gòn

(nguồn ảnh: Từ các trang Fb)

Image may contain: 1 person, standing and outdoor
Image may contain: 9 people, people standing and indoor
Image may contain: 5 people

Mỹ rút khỏi TPP và nhân quyền ở VN

Mỹ rút khỏi TPP và nhân quyền ở VN

Chính trị MỹBản quyền hình ảnhJOE RAEDLE/GETTY
Tân tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump đã tỏ ra có những chính sách trái ngược với người tiền nhiệm, ông Barack Obama, đặc biệt trong Hiệp định TPP.

Việc Hoa Kỳ rút ra khỏi Hiệp định Đối tác Xuyên Thái Bình Dương (TPP) có những hệ quả trực tiếp tới tình hình dân chủ, nhân quyền và cải cách thể chế hiện nay và trong tương lai của Việt Nam, các ý kiến quan sát, bình luận từ Việt Nam và Bắc Mỹ nói với BBC hôm 22/01.

Trao đổi với BBC Việt ngữ từ Sài Gòn hôm Chủ nhật, chỉ hai ngày sau khi chính quyền của tân Tổng thống Donald Trump tuyên bố rút Mỹ ra khỏi Hiệp định, Tiến sỹ Phạm Chí Dũng, Chủ tịch Hội nhà báo Độc lập Việt Nam nói:

“Không có TPP, thứ nhất là công đoàn độc lập sẽ không được thành lập, không được thí điểm thành lập, thứ hai không chấp nhận, không thừa nhận xã hội dân sự, thứ ba là sẽ không có thả tù nhân lương tâm, nếu không vì một yêu cầu đặc biệt, chẳng hạn như yêu cầu can thiệp của Tổng thống Francois Hollande của Pháp trong chuyến đi (Việt Nam) năm 2016.

“Và thứ tư là sẽ ‘đàn áp’ nhiều hơn. Chúng ta biết là mới chỉ có ngày hôm qua, (công an) bắt chị Trần Thị Nga, là một dân oan, một người đấu tranh nổi tiếng cho dân oan Hà Nam, rồi bắt một người thuộc nhóm thanh niên Công giáo là Nguyễn Văn Oai và… nói chung là trong vài ngày qua công an bắt tới 4 người và đó đều là những người đấu tranh cho dân chủ, nhân quyền.

“Thế thì sắp tới, cái gì còn lại để đỡ cho, hỗ trợ cho dân chủ nhân quyền?”, Tiến sỹ Phạm Chí Dũng nói với chuyên mục tọa đàm thời sự cuối tuần của BBC Tiếng Việt.

Từ Ottawa, Luật sư Vũ Đức Khanh, Phó Tổng thư ký Đảng dân chủ Việt Nam tại Canada, đưa ra quan sát:

“Việt Nam luôn luôn nằm trong bàn cờ chính trị của thế giới và đặc biệt đối với Hoa Kỳ, người Mỹ có mặt ở khu vực châu Á, Thái Bình Dương trên 150 năm qua, không có lý do gì mà ông Donald Trump sẽ phải rút vai trò của Hoa Kỳ ra khỏi khu vực. Cho nên Việt Nam vẫn nằm trên bàn cờ đó.

“Tôi nghĩ rằng đi theo TPP, thì sẽ đi theo một lịch trình khác, không có TPP, thì… ông Donald Trump dùng các Hiệp định thương mại tự do Việt Nam – Hoa Kỳ và vấn đề đó ảnh hưởng trực tiếp đến vận mạng chính trị của Việt Nam.”

Nếu Hoa Kỳ bận?

Nhà hoạt động Trần Thị Nga, người mẹ có hai con nhỏ, vừa bị bắt ở Hà Nam.
Bản quyền hình ảnhFB NGUYEN LAN THANG
Việc ‘đàn áp’ hay ‘nặng tay’ với giới hoạt động dân chủ, nhân quyền, như trường hợp với bà Trần Thị Nga ở Hà Nam mới đây, có thể gia tăng ở VN, sau khi Mỹ rút khỏi TPP, theo ý kiến nhà quan sát.

Và Luật sư Vũ Đức Khanh phân tích tiếp:

“Vì vấn đề đó, mà chính phủ Việt Nam có những hành động mà chúng ta thấy là đã ‘đàn áp’ trong những ngày qua, tức là phía Việt Nam đang làm để ‘có những lá bài’ mà chuẩn bị đàm phán với Hoa Kỳ trong tương lai và vấn đề nhân quyền và tự do, dân chủ hóa Việt Nam vẫn là những vấn đề nằm trong nghị trình của bất cứ chính phủ nào và đặc biệt đối với chính phủ của Donald Trump.

“Tôi nghĩ rằng những người trong đảng Cộng hòa, họ muốn có một sự thay đổi trong chính sách đối với Việt Nam, họ muốn rằng Việt Nam phải tỏ rõ thái độ nhiều hơn nữa và nếu Việt Nam chấp nhận một lộ trình nào đó, thì Việt Nam sẽ hưởng không những một số ưu đãi trong quan hệ kinh tế song phương, mà còn có những vấn đề quan hệ về chính trị, ngoại giao, cũng như chủ yếu về vấn đề quân sự.

“Việt Nam đang chờ có một số thay đổi rất lớn về quan hệ quân sự giữa Washington và Hà Nội,” Luật sư nói với BBC từ Canada.

Trước câu hỏi của BBC rằng trong trường hợp nước Mỹ, được coi là ‘ngọn cờ đầu’ cổ vũ dân chủ, tự do và nhân quyền trên Thế giới, nay có thể đang thay đổi chính sách, hoặc ‘bận rộn’ với quá trình chuyển giao, đặc biệt là với ưu tiên ‘nước Mỹ ‘là trước hết’, giới vận động, cổ súy cho dân chủ và nhân quyền Việt Nam có thể có những động thái, phản ứng như thế nào, Tiến sỹ Phạm Chí Dũng đáp:

“Cho dù Hoa Kỳ bận rồi, thì người Việt Nam vẫn xác định trách nhiệm chính trong công cuộc đấu tranh dân chủ, nhân quyền – đó là do người Việt Nam. Thành thử là vẫn tiếp tục và nếu Hoa Kỳ bận, thì vẫn còn có Liên minh châu Âu.

“Có lẽ theo tôi, từ giữa năm 2016, là đã bắt đầu diễn ra một cuộc chuyển giao tế nhị giữa Hoa Kỳ và Liên minh châu Âu, người Mỹ sẽ không còn quá hỗ trợ vấn đề dân chủ nhân quyền của Việt Nam như trước đây, và thay vào đó có lẽ sẽ là Liên minh châu Âu. Và dường như là phía Việt Nam, tâm lý muốn ‘chơi’ với châu Âu dễ dàng hơn là với Mỹ.

“Do đó, tôi nghĩ là năm 2017 sẽ có một số động thái của người Tây Âu đối với Hà Nội về vấn đề dân chủ, nhân quyền và mở đầu năm cũng đã thấy có vụ thả ông Đặng Xuân Diệu rồi, tôi cho đó cũng là le lói một chút nào đó hy vọng cho việc thả (tù nhân), (xét) riêng khía cạnh thả tù nhân chính trị của Việt Nam trong năm 2017.

“Nhưng chỉ có điều… là thả nhiều hơn, hay là bắt nhiều hơn, thì cái đó tôi không biết, cho nên là luôn luôn vẫn phải xác định là vẫn có thể ‘đàn áp’, thậm chí đàn áp mạnh… Và ngay cả tôi, cũng có thể một lúc nào đó mọi người sẽ không còn gặp nữa, mà có thể tôi sẽ nằm ở trong xà-lim, ví dụ như vậy.

“Chúng tôi luôn luôn phải xác định chuyện đó, nhưng mà phản biện vẫn phải phản biệt, đấu tranh vẫn phải đấu tranh, nhân quyền thì vẫn phải là nhân quyền,” Tiến sỹ Phạm Chí Dũng nói với chuyên mục tọa đàm thời sự cuối tuần này của BBC Việt ngữ.

buổi làm việc với ĐSQ Australia.

From facebook:  Thuong Phan and Tai Nguyen shared Trịnh Bá Phương‘s post.
Image may contain: 4 people, people standing

Trịnh Bá Phương with Sự Đào Công and Trịnh Bá Tư.

Hôm nay ngày 23.1.17 tôi có buổi làm việc với ĐSQ Australia.
Buổi làm việc thông báo cho ĐSQ Úc một số nội dung sau:

– Về việc công an đe doạ giết tôi tại đồn công an phường Dương Nội.

– về việc tước đoạt đất đai ở Dương Nội, gây hậu quả người dân thất nghiệp và nghèo đói.

– về việc chị Thuy Nga, Nguyễn Văn Oai, Nguyễn Văn Hoá bị công an VN lạm dụng quyền lực và nhà tù để bắt giam tuỳ tiện.

– việc công an chuyển mẹ tôi đến trại giam Gia Trung đã gây khó khăn cho gđ trong việc thăm nuôi, tiếp tế.

– việc an ninh hack Fb của tôi và xoá hết các clip phiên toà, và các stt viết về khoản lợi nhuận kếch xù 2 tỷ USD sau thu hồi đất ở Dương Nội.

– giới thiệu tập phim Nỗi Đau Mất Đất.

kết thúc buổi làm việc bà Rose Maskiell tham tán chính trị ĐSQ Úc hỏi chúng tôi có đề nghị gì đến chính phủ VN không?, Úc sẽ gửi thông điệp của chúng tôi qua những buổi đối thoại nhân quyền giữa Úc và VN .

chúng tôi đề nghị :
1. sửa ngay luật đất đai, tư hữu hoá đất đai, người nông dân phải có tư liệu sản xuất.
2. chấm dứt sử dụng bạo lực và nhà tù để đàn áp, bịt miệng dân.

Những tấm gương phụ nữ đấu tranh ngày nay

From facebook:  Trần Bang added 6 new photos

Cách đây 1977 năm ( năm 40) nước Âu Lạc ( tên Việt Nam thời An Dương Vương) có Bà Trưng Trắc, Bà Trưng Nhị vùng lên chống áp bức, chống bất công, chống xâm lược phương Bắc.

Ngày nay đã có hàng chục, hàng trăm, hàng ngàn phụ nữ Việt Nam đứng lên chống bạo quyền, chống độc tài, áp bức, bất công, chống TQ xâm lược biển đảo VN, chống ô nhiễm môi trường sống.

Những tấm gương phụ nữ đấu tranh ngày nay như Cấn Thị Thêu, Trần Ngọc Anh, Nguyễn Ngọc Như Quỳnh, Nguyễn Đặng Minh Mẫn, Phạm Thanh Nghiên, Nguyễn Hoàng Vi, Đỗ Thị Minh Hạnh, Bùi Minh Hằng, Tạ Phong Tần, Trần Thị Nga, Nguyễn Phương Uyên, Hồ Thị Bích Khương, Lê Thị Công Nhân, Lê Thu Hà, Nguyễn Minh Thuý,…,

và rất nhiều người mẹ, người chị, người em ở trong và ngoài nước đang xuống đường hàng ngày, hay âm thầm làm chỗ dựa tinh thần và vật chất giúp cho những người con, người em, người chồng, người anh yên tâm chiến đấu chống TQ xâm lược biển đảo của VN, chống bất công, chống độc tài, bảo vệ môi trường, đòi nhân quyền dân chủ, hy vọng VN sẽ nhanh có tự do, nhân quyền, dân chủ trong một ngày không xa!

Phụ nữ là người mẹ của một dân tộc, dân tộc đó có văn mình tiến bộ, có bình đẳng, bác ái hay không phụ thuộc rất nhiều vào phúc đức, trí tuệ, tình yêu thương của người mẹ!

Rất tự hào và hy vọng ở Phụ Nữ Việt Nam!

Image may contain: 5 people, people smiling, text
Image may contain: 4 people
Image may contain: 3 people
Image may contain: 2 people, people standing
Image may contain: 3 people, people standing, crowd and outdoor