KHI CHA GIÁM ĐỐC ƠN GỌI GIÁO PHẬN ĐI LÀM MỤC VỤ LÒNGTHƯƠNG XÓT CHÚA

CÁC NHÀ TRUYỀN GIÁO THỜI ĐẠI  (phần bốn).

KHI CHA GIÁM ĐỐC ƠN GỌI GIÁO PHẬN ĐI LÀM MỤC VỤ LÒNGTHƯƠNG XÓT CHÚA

Tác giả: Phan Sinh Trần

*****

Có những lúc cần thiết phải giáo dục đức tin cho con em mình, Bạn sẽ phân vân tự hỏi rằng, trong nước Mỹ này, nơi đâu có một Giáo xứ lý tưởng cho con em sinh hoạt, nơi tiêu biểu cho sự thờ phượng Chúa một cách sống động theo chân lý Tin Mừng?

Trong thời đại này, Chúa có còn ban ơn, để linh mục, tu sĩ và giáo dân tạo nên những Giáo xứ lý tưởng giống như cộng đoàn Arc của Cha Thánh Gioan Vianne ngày xưa không?

Có nơi nào trên nước Mỹ thường xuyên sùng kính Lòng Thương Xót Chúa và làm việc từ thiện Lòng Thương Xót gần giống như Giáo Điểm Tin Mừng cúa Cha Trần Đình Long ở Nhà Bè, Việt Nam?

Dịp Mùa Xuân Kỷ Hợi này, mời bạn ghé thăm một vùng đất đang trổ hoa trong Giáo Hội Hoa Kỳ.

Mời bạn đến thăm giáo xứ St. Faustina, ở một thành phố bé nhỏ có tên là FulShear, tiểu bang Texas để chứng kiến sự kỳ diệu của Lòng Thương Xót Chúa, nơi có sức mạnh của Tin Mừng thực hành, nơi mà con dân làm theo Lời Chúa khả dĩ đươm kết nên một thành quả lớn, vượt hơn mong ước. Trường hợp của Giáo Xứ Faustina, khởi đi từ con số không về nhân lực, tài lực, nơi mà Cha xứ đi lưu cư vì không có đến cả một nhỏm đất nhỏ để cắm dùi, không có một nơi cố định để sinh hoạt thờ phượng, đi từ những con số không đến sự hình thành nên một Giáo Xứ sầm uất nhất nhì nước Mỹ trong vòng 2 năm ngắn ngủi.

2014, sau 7 năm, hoàn tất nhiều nhiệm kỳ làm giám đốc văn phòng ơn gọi tại tổng giáo phận Galveston Houston, sau khi đã mang về cho Tổng Giáo Phận nhiều chủng sinh, Cha Hoàng văn Đạt nhận được bài sai của Đức Hông Y De Nidarno đi thành lập một Giáo Xứ mới, Đức Hông Y tin tưởng và biết là người con thân yêu, tốt lành của Ngài rất được ơn Chúa, giúp vượt qua những hoàn cảnh khó. Điều quan trọng nhất, đó là, Giáo phận nhận định rằng vùng đang phát triển Fulshear sẽ có rất đông di dân từ các nơi đổ dồn về, Fulshear từ một vùng quê nhỏ sẽ phát triển thành khu thị tứ sầm uất và trù phú, bao gồm chung quanh là các khu dân cư mới đẹp, tiện nghi. Giáo Phận cần có một Linh Mục tài giỏi để làm nên một Giáo Xứ mới từ con số không?

Tuy nhiên, sự thể là Cha Đạt, nay bổng nhiên, trở thành một người homeless vô gia cư, cha không có một giáo xứ để sinh hoạt, không có một ngôi nhà bé nhỏ để làm chốn dung thân, không có tài chánh dùng cho việc xây dựng giáo xứ mới, không tài sản riêng để sinh sống. Cha cảm thấy rất bối rối trong hoàn cảnh thử thách mới. Còn đâu những ngày tháng nhiệt thành nóng bỏng khi Cha làm mục vụ ơn gọi, khi mà ai nhìn thấy Cha cũng có cảm tình với ơn gọi như lời một bạn trẻ có tên là Gia cô bê Farfaglia, sau trỏ thành một linh mục chánh xứ hăng say, chính Ngài đã kể “Khi gặp Cha Đạt tôi liền bị niềm hạnh phúc (thánh thiện) và nhiệt tình của Cha thu phục… Các ngài thuộc thế hệ linh mục của đức Gioan Phaolo đệ nhị, có lòng nhiệt thành, có hạnh phúc và là những người khỏe mạnh trẻ trung với ước vọng ra đi phục vụ như những  linh mục công giáo”

Cha Đạt vốn có kinh nghiệm 4 năm làm phó xứ, phục vụ tại Giáo xứ Thánh Danh Chúa ở trung tâm thành phố Houston và ở họ đạo Maria Madalena, thuộc ngoại ô thành phố Humble. Nhưng việc lớn lao, khó khăn như là công trình thành lập một Giáo Xứ từ con số không thì Cha chưa từng làm bao giờ. Ngài lâm vào ngõ cụt không biết sẽ phải khởi đầu từ đâu, hoàn toàn bế tắc về nguồn nhân sự, tài chánh, trong giới hạn eo hẹp theo khả năng của con người. Cuối cùng, lực bất tòng tâm, Cha chỉ còn một cách duy nhất đó là hỏi Chúa và đặt hết tâm sự trước nhan thánh Chúa. Cha kể, “một đêm nọ, quá mêt mỏi, lòng đầy ưu tư, khắc khoải khi nhìn đến tương lai, tôi đến trước nhà tạm, tôi nằm phủ phục trước Mình Thánh Chúa và tôi hỏi Chúa rằng không lẽ nhiệt tình phục vụ và ước mong được làm việc cho Chúa tàn tạ, chấm hết ở đây, con phó thác mọi sự trong tay Chúa”.

Chúa có trả lời cho Ngài không? Thưa có! Điều đã xảy ra, là có một sự an ủi, có cảm giác bằng an, thanh bình tuyệt vời dâng lên trong lòng Cha Đạt, theo như lời kể lại của Ngài. Rồi Chúa làm cho Cha thức tỉnh, nhận ra rằng Ngài vẫn còn đồng hành và sẽ tiếp tục đồng hành với mình trong sứ vụ; Còn hơn thế nữa, Cha Đạt cảm nhận rằng Chúa sẽ dùng Cha làm sáng tỏ Lòng Thương Xót vô bờ bến của Chúa, Ngài sẽ đáp lại lòng ước ao của Cha, muốn được truyền bá việc tôn sùng Lòng Thương Xót Chúa ở Hoa Kỳ …

Ngay ngày hôm sau, Cha Đạt hăng hái bắt tay vào việc, Cha đi tìm, mượn chỗ dâng lễ trong một nhà kho, Cha đi mời từng bạn bè, người thân quen gần thị trấn nhỏ Rosenberg và FulShear đến dự lễ, nhóm nhỏ vỏn vẹn chưa được dăm ba chục người tham dự, Cha không nản lòng vì biết có Chúa đồng hành, rồi sẽ có một ngày đẹp tươi, Chúa sẽ làm cho mọi sự đâu vào đấy.

                                                                                     

Hàng tuần mỗi thứ bẩy cha đi khiêng từng chiếc ghế sắp xếp và chuẩn bị cho thánh lễ. Mệt mỏi, khó khăn không làm Ngài suy giảm niềm tin nơi Lòng Thương Xót Chúa, rồi sẽ đến thời kỳ hưng thịnh của cộng đoàn mới. Quả đúng như vậy, một thời gian sau, thánh lễ Nhóm đã biến thành thánh lễ của giáo điểm, con số tín hữu tham dự Thánh Lễ đông dần, từ năm mươi người tham dự, con số tăng lên bẩy chục, một trăm, môt trăm năm chục, rồi lên đến vài trăm người. Cha Đạt phải dời địa điểm dâng lễ đến trường Joe Hubenak, coi như điểm gặp gỡ ban đầu của một Giáo Xứ mới.

 Ngôi trường tiểu học, Joe A. Hubenak, nơi cử hành thánh lễ đầu tiên của Giáo Xứ Faustina vào ngày thứ bẩy 16  tháng 8, 2014

 Sau mươi tháng, nhu cầu tạo mãi trở nên cấp bách vì giáo dân mới đến dự lễ đông quá, tuy nhiên, đến thời điểm này thì việc xây dựng Giáo xứ đã khá dễ dàng, việc tạo mãi đất, xây dựng công trình, diễn ra êm ả giống như trong một giấc mơ vì cha có một tập đoàn giáo dân vừa nhiệt thành vừa hăng say dâng cúng, ngay trong năm đầu số tiền đóng góp lên đến một triệu năm trăm ngàn đô la. Cha để cho hội đồng mục vụ và tài chánh mới thành lập được có nhiều sáng kiến và toàn quyền tư vấn cho Cha trong việc mua đất, xây dựng, trang bị cho giáo xứ mới.

Một cộng đoàn Giáo Xứ mới được thành hình ngay trong năm 2015 với con số khởi đầu bao gồm trên 1300 nóc gia, con số thanh thiếu niên tham gia các lớp giáo lý bồi dưỡng đức tin trong năm đầu tiên là 715 em, số tham dự tiếp tục gia tăng trung bình mỗi năm 30%

https://www.youtube.com/watch?v=Z9rG95q-cQM

Ngày 8, tháng 11 năm 2015, khởi công xây dựng khu quần thể Hội Trường mới có  sức chứa  khoảng 1600 người, bao quanh là 27 phòng học giáo lý và phòng làm việc với ngân khoản chi phí trên tám triệu mỹ kim,  nơi sẽ được tạm sử dựng cho việc dâng Thánh lễ. Trước sự hiện diện của Đức Hồng Y Dinardo, Cha Đạt nói “Chúng con cảm thấy thật lý thú trên chặng hành trình và trông chờ đến ngày được chứng kiến sự kỳ diệu Chúa làm cho cộng đoàn”. Cha mời mọi người nhìn ra chung quanh vùng đất còn hoang sơ để ôm ấp kinh nghiệm về ơn phúc mà Chúa sẽ ban, “Con biết rằng sẽ đến ngày mà tại địa điểm này, ở ngay chính nơi đây sẽ có nhiều linh hồn tìm được chỗ trú ẩn trong đại dương của Lòng Thương Xót Chúa Ki tô, nơi đây, có nhiều trái tim tan vỡ sẽ được chữa lành. Nhiều người được ơn quay về bên Chúa. Cũng chính ở nơi đây, quy tụ nhiều lời cầu nguyện làm cho thành phố này được nâng lên, để khu vực này của thé giới được biến đổi. Vì Giáo xứ chúng con được mang tên thánh nữ Fostina, vị tông đồ của Lòng Thương Xót và nhiệm vụ của chúng con, làm ngọn hải đăng chiếu soi cho mọi người ở chung quanh chúng con tìm về Lòng Thương Xót”.

Chưng kiến sự lớn mạnh của giáo xứ Fostina đức Hồng Y Dinardo, bề trên Tổng Giáo Phận Houston-Galveston nhận xét, “Nếu con có Đức Tin Công Giáo, thì mọi sự khác rồi ra sẽ ăn nhập đâu vào đấy”.

 

  

                                                                                         
                                                                                      
 
 Từ bãi đất trống thành khu Hội Trường, Khu học Giáo Lý trong vòng chưa đầy hai năm  

Khi bạn vừa bước chân vào giáo xứ, ở tiền sảnh,  mắt bạn sẽ diện kiến ngay khẩu hiệu dùng làm kim chỉ nam cho mọi hoạt động của Giáo Xứ, “ Hội thánh Công Giáo Fostina là một cộng đoàn nơi mà Lòng Thương Xót sâu thẳm của Chúa được sống động, trải nghiệm và chia sẻ.”

Thực vậy, Cha chánh xứ Fostina và Cộng Đoàn không chỉ nói về Lòng Thương Xót Chúa, nhưng họ đã suy tôn Lòng Thương Xót, làm cho lời hứa của Chúa với thánh nữ Fostina “Ta đổ tràn trên họ những dòng thác ân sủng.”  thành hiện thực. Suy tôn Lòng Thương Xót Chúa không chỉ bằng kinh nguyện nhưng quan trọng hơn, đẹp lòng Chúa hơn đó là suy tôn Lòng Thương Xót bằng việc bác ái và sống theo Tin Mừng. Ngoài việc lần chuỗi Lòng Thương Xót trước giờ thánh lễ Chúa Nhật, chầu Mình Thánh Chúa mỗi thứ năm trong tuần, thánh lễ xức dầu cho bệnh nhân mỗi thư Sáu đầu tháng, Cộng Đoàn Fostina còn suy tôn bằng cách sống Lòng Thương Xót Chúa, họ có chương trình hằng ngày hay hằng tuần đi thăm viếng người bệnh, người nghèo, ở nhà riêng, ở bệnh viện, họ đi thăm tặng chăn đã được làm phép cho bệnh nhân, tặng áo đức bà cho người đang hoạn nạn đau khổ, chương trình thực phẩm cho người nghèo, chương trình sửa chữa nhà ở cho các cụ cao niên, góa phụ, mẹ con đơn côi…

Vào dịp hè năm 2017,2018 ngoài việc cho các em thanh thiếu niên học hỏi trong các lớp Kinh Thánh hè, cắm trại, tĩnh tâm, Cha xứ còn tổ chưc cho nhóm 100 em thanh niên đi các nơi xa xôi, xây nhà cho người nghèo trong thời gian hai tuần lễ theo chuong trình Habitat.

            

                     Các Em Thanh Niên cùng Phụ Huynh họp chuẩn bị lên đương xây nhà cho người không nhà theo chương trình Habitat

Mỗi năm vào tháng giêng, có nhóm các em Thanh nữ bước lên chuyến xe buýt do Giáo Xứ thuê bao để đến tận thủ phủ Texas ở thành phố Austin tham gia phong trào tuần hành phò sự sống, chống phá thai. Họ muốn bênh vực cho trên sáu mươi triệu thai nhi đã bị giết hại oan uổng một cách công khai qua các vụ phá thai hợp pháp ở Hoa Kỳ.

    
   
  

   Về phần người lớn, Giáo xứ có chương trình huấn luyện hàng tuần nhằm giúp người đang thất nghiệp tìm hướng chuyển đổi nghề nghiệp, giúp kỹ năng kiếm việc mới, giúp liên lạc vói người đang tuyển dụng…

Sau cơn bão Harvey ở Houston, cả nhà thờ chia làm nhiều toán đến các gia đình lương giáo có nhu cầu cần dọn dẹp, họ tháo gỡ tường giấy bị thấm nước, ẩm mốc, người thì hì hục gỡ nền gạch bông bị dộp, kẻ lo xịt nước tẩy rửa, khiêng vác đồ hư vất ra bãi rác.  Cha con, mỗi người mang một thùng với các dụng cụ chùi rửa, hơn một tháng trời cần mẫn làm việc để lại trong lòng nạn nhân bão Harvey một hình ảnh đẹp, về tình yêu của con Chúa.

     

  
    

Tinh thần đi trước vật chất tính sau, Cộng Đoàn lo phục vụ dấn thân trước rồi xây nhà thờ sau.

Ưu tiên số một của Giáo Xứ là hình thành và bồi dưỡng đức tin cho mọi người nhất là các em thanh thiếu niên. Đền thờ tâm hồn quan trong hơn hẳn đền thờ bằng gach đá bên ngoài, nên phần lớn nhất của ngân quỹ được dành cho mục vụ bồi dưỡng đưc tin ngay cả vào thời điểm Giáo Xứ chưa có Thánh đường, chưa có nhà xứ.

Giáo xứ tặng hoặc bán giá tượng trưng các quyển sách hay, thuộc loại sách đức tin Công Giáo, sống đạo thực hành, nhất là các tựa sách có doanh số bán chạy nhất trên danh mục của NewYork Time, USA Today, giới thiệu cho mọi người nhất là thanh niên tìm hiểu, tiêu biểu là cuốn “Tái khám phá Chúa Gie Su”, “Tái khám phá đạo Công Giáo”, “Lời lừa dối lớn nhất trong đời tín hữu”, ngoài ra còn có sách tu đức của nhà xuất bản Ignatio, thuộc Dòng Tên.

Đến hôm nay, tháng một năm 2019, con số  giáo dân ghi danh gia nhập tăng lên trên 11.000 người, bao  gồm trên ba ngàn gia đình, Chúa cho giáo xứ phát triển 250% trong giai đoạn những năm 2015-2018.

Tôi thích ngắm nhìn sự sốt sắng, cung kính của các bạn Thanh niên, Thanh nữ giáo xứ Fostina lên rước Chúa Thánh Thể mỗi sáng Chúa Nhật, lòng yêu mến Chúa Thánh Thể là bằng chưng cụ thể về ơn lành từ Lòng Thương Xót Chúa, vì thời buổi này, làm sao tìm được nhiều bạn trẻ da trắng đến vói Chúa Thánh Thể cách sốt sắng, thân mật và cung kính như vậy. Tôi cũng cảm thấy sự thánh thiện thực sư có tính hay lây, khi mục kích sự đơn sơ và nhiệt thành của giáo dân Fostina. Chỉ tính riêng một đợt tĩnh tâm ba ngày đi xa nhà dành cho gia trưởng, có đến gần một trăm người trẻ, trung niên tham gia, chưa kể đến các đợt tĩnh tâm nhiều ngày cho Các Bà Mẹ, tĩnh tâm thăng tiến gia đình, tĩnh tâm Coursilo, tĩnh tâm cho giới trẻ, … được tổ chức thường xuyên mỗi năm.

Tôi có những lúc sốt mến, khi được tham dự thánh lễ Chúa Nhật và nghe ca đoàn hát các bài nhac trẻ rất trữ tình, quá yêu kính Chúa của Hill Song, hồn tôi ngây ngất, có niềm vui nhẹ nhàng ở trong tâm, tôi cảm biết như đang có sự hiện diện của Chúa trong lời ca ngợi. Chính Cha Xứ có lần thốt lên: “Vinh quang của Chúa đang tỏ lộ mạnh mẽ trong từng nơi chốn của ngôi đền thờ này”.

Thu hút các gia đình trẻ, các em thanh niên, thanh nữ là các bài giảng bằng tiếng Anh và Tây Ban Nha lưu loát như giọng chuẩn Mỹ, Mễ chính gốc của Cha Đạt, thí dụ như bài cha chia xẻ về hoàn cảnh chật vật của một cậu bé thuyền nhân tên Đạt bị hải tặc cướp hết lương thực, trôi giạt vào đảo nhỏ ở Thái Lan, đói khủng khiếp, cậu bé đi xin ăn về nuôi gia đình, cậu lấm lét ăn cơm thí dưới nền đất, từ nhà của một bà già có lòng từ tâm đổ xuống gáo dừa hay chậu nhựa để ở sân dành cho em. (Chính Quyền địa phương ngăn cấm tiếp tế cho thuyền nhân vì sợ làn sóng tị nạn) bị con chó của chủ nhà giành giật phần ăn, rồi đến những ngày tháng ở Hoa Kỳ, năm 1990, em bé chật vật học tiếng Anh cách khổ sở từng chữ một, cho đến khi nói lưu loát và thông thạo Anh Ngữ giống như người bản xứ, sau đó là những ngày tháng thanh bần , nghèo nhưng đầy ắp lý tưởng của đời tu, đến tình yêu nổng nàn theo ơn gọi và cảm thấy không có chọn lựa nào tốt hơn dành riêng cho trường hợp của mình. Cha làm cho cử tọa tự nhận thấy rằng “Ai bảo đi tu là khổ, đi tu sướng lắm chứ!!!” Các bài giảng hùng hồn, da diết của Cha đều bắt đầu bằng các câu chuyện minh họa có thực, các truyện danh ngôn rồi dẫn đến thực hành Lời Chúa trong hiện thực của đời sống.

Nghèo khó trong vòng người giàu có, Chân thành đơn sơ trong đám đông giáo dân trẻ trung, hiểu biết và năng động như thế, nhưng Cha Xứ không bị công đoàn bao gồm người Mỹ trắng, Mỹ đen, người Mễ, người Phi và dân Á Đông coi thường, trái lại họ càng yêu mến Cha như một người thân yêu trong đại gia đình Faustina. Giống như Cha Thánh Gioan Viany, tình yêu Chúa của Cha Đạt cũng lây truyền sang cho Giáo Dân, nhất là các bạn trẻ.

Đặc điểm nổi bật của “Cha Xứ Arc” trong thời đại mới là chăm sóc mục vụ cho giáo dân, mục tiêu này  được ưu tiên nhất, cao hơn  hết mọi ưu tiên khác, Cha làm phiếu thăm dò các nhu cầu, ước vọng của từng giáo dân trong vòng ba tháng trường, rồi cùng với các ban nghành lên kế hoạch mục vụ cho nhiều năm liên tiếp… Cha cũng để cho hội đồng mục vụ, tài chánh được rộng rãi quyền hạn để hoạt động theo kiến thức chuyên môn của họ. Chúa gia ân cho các hoạt động của Giáo Xứ nảy sinh hoa trái đạo đức tốt lành, xum xuê.

                                     Chén thánh trên đây,  được mỗi gia đình thay nhau rước về nhà hàng tuần để cầu nguyện cho ơn gọi và nhắc nhở các bạn trẻ về giá trị của ơn gọi

Chúa ban thêm ơn về vật chất cho cộng đoàn Fostina, sau hơn hai năm hoàn thành hội trường, Cộng Đoàn đã trả được phần lớn nợ nần và đang sẵn sàng cho giai đoạn hai, xây dựng Thánh Đường và nhà xứ. Hàng tuần tiền dâng cúng được khoảng trên dưới năm mươi ngàn mỹ kim (tương đương khoảng 1,2 tỷ đồng VN), đó là chưa tính đến các ngày lễ trọng, của lễ dâng hiến gia tăng nhiều hơn.

Xin Chúa ban cho chúng con nhiều linh mục Gioan Vianey mới, nhiều họ đạo Arc mới để khuôn mặt Giáo Hội hoàn toàn đổi mới, đẹp như hoa xuân trong mùa xuân phục hưng của Giáo Hội.

     … Quả thật, Ta bảo các ngươi: nếu các ngươi có lòng tin bằng hạt cải, thì các ngươi có bảo núi này: Hãy bỏ đây qua đó! Nó cũng sẽ chuyển qua, và các ngươi sẽ không bất lực trước một điều gì. (Mattheu 17:20)

Phan Sinh Trần

Cầu nguyện:

Cầu nguyện:
Lạy Chúa Giêsu,
ai trong chúng con cũng thích tự do,
nhưng mặt khác chúng con thấy mình dễ bị nô lệ.Có nhiều xiềng xích do chính chúng con tạo ra.
Xin giúp chúng con được tự do thực sự :
tự do trước những đòi hỏi của thân xác,
tự do trước đam mê của trái tim, tự do trước những thành kiến của trí tuệ.Xin giải phóng chúng con khỏi cái tôi ích kỷ, để dễ nhận ra những đòi hỏi tế nhị của Chúa, để nhạy cảm trước nhu cầu bé nhỏ của anh em.Lạy Chúa Giêsu,
xin cho chúng con được tự do như Chúa.
Chúa tự do trước những ràng buộc hẹp hòi,khi Chúa đồng bàn với người tội lỗi và chữa bệnh ngày Sabát.
Chúa tự do trước những thế lực đang ngăm đe,khi Chúa không ngần ngại nói sự thật.Chúa tự do trước khổ đau, nhục nhã và cái chết,
vì Chúa yêu mến Cha và nhân loại đến cùng.
Xin cho chúng con đôi cánh của tình yêu hiến dâng, để chúng con được tự do bay cao.
Lm. Antôn Nguyễn Cao Siêu, S.J

“Người gieo hạt đi gieo hạt giống”.

“Người gieo hạt đi gieo hạt giống”.

Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô theo Thánh Marcô.

 PHÚC ÂM: Mc 4, 1-20

Khi ấy, Chúa Giêsu bắt đầu giảng dạy ở bờ biển và có đám đông dân chúng tụ lại gần Người, nên Người xuống ngồi trong một chiếc thuyền trên mặt biển, tất cả đám đông thì ở trên đất theo dọc bờ biển. Người dùng dụ ngôn mà dạy họ nhiều điều, và khi giảng, Người nói với họ rằng: “Các ngươi hãy nghe! Này người gieo hạt đi gieo hạt giống. Khi gieo, một phần hạt rơi xuống vệ đường và chim trời đến ăn hết. Phần khác rơi trên đất sỏi, nơi không có nhiều đất. Hạt giống đã mọc lên ngay, vì lớp đất không sâu. Nhưng khi mặt trời mọc lên, hạt giống bị nắng đốt và vì không rễ, nên bị chết khô. Một phần khác rơi vào bụi gai, và gai mọc lên làm hạt giống chết và không sinh hoa trái được. Phần hạt khác rơi vào đất tốt, mọc lên, nẩy nở và sinh quả, hạt thì sinh được ba mươi, hạt được sáu mươi, hạt được một trăm”. Và Người phán rằng: “Ai có tai để nghe thì hãy nghe”.

Khi Người còn lại một mình, thì mười hai ông là những kẻ luôn ở với Người, hỏi Người về ý nghĩa dụ ngôn, Người liền bảo các ông: “Các con được ơn biết mầu nhiệm về nước Thiên Chúa, còn những kẻ khác ở ngoài thì mọi sự được giảng dạy bằng dụ ngôn, vì chúng nhìn mà không thấy, nghe mà không hiểu, kẻo chúng trở lại mà được tha tội”.

Người nói với các ông: “Các con không hiểu dụ ngôn đó sao? Vậy thì hiểu sao được tất cả những dụ ngôn khác? Người gieo hạt là gieo lời Chúa. Vệ đường mà lời Chúa được gieo vào, là những kẻ vừa nghe xong, thì Satan đến và cất lấy lời Chúa gieo trong tâm hồn họ. Và cũng thế, những hạt giống rơi trên đất sỏi là những kẻ khi nghe lời Chúa thì đón nhận vui vẻ, nhưng chúng không đâm rễ bên trong và là những người hay thay đổi: sau đó gặp phải cơ cực hay bắt bớ vì lời Chúa, thì họ sa ngã liền. Lại có những hạt giống rơi trong bụi gai. Đây là những kẻ nghe lời Chúa, nhưng những lo lắng trần tục, sự quyến rũ của giàu sang và những đam mê khác xâm chiếm họ, bóp nghẹt lời Chúa, khiến không thể sinh hoa trái được. Còn những hạt giống gieo trong đất tốt: đó là những người nghe lời Chúa, biết giữ lấy và làm sinh lợi, hạt ba mươi, hạt sáu mươi, và hạt một trăm”.

SỰ GIÀU CÓ CỦA THIÊN CHÚA LÀ LỜI MỜI GỌI CHO LÒNG QUẢNG ĐẠI 

SỰ GIÀU CÓ CỦA THIÊN CHÚA LÀ LỜI MỜI GỌI CHO LÒNG QUẢNG ĐẠI 

Rev. Ron Rolheiser, OMI

Mặt trời hào phóng một cách lạ thường, không giây phút nào là nó không chiếu sáng nhất.

Các nhà khoa học cho biết, bên trong mặt trời, cứ mỗi giây có một tỉ lệ tương đương với bốn triệu con voi được chuyển hóa thành ánh sáng, một thứ quà tặng chỉ biết cho đi, không bao giờ biết nhận lại.  Mặt trời vẫn tiếp tục đốt cháy nó.  Nếu sự hào phóng này ngừng lại, đương nhiên tất cả năng lượng sẽ mất nguồn cung cấp, mọi sự sẽ chết và bất động.  Chúng ta, và mọi vật trên hành tinh này, sống được là nhờ sự hào phóng của mặt trời.

Trong sự hào phóng này, mặt trời phản ánh sự giàu có của Thiên Chúa, một sự hào phóng mời gọi chúng ta cũng trở nên hào phóng theo, mở rộng quả tim, dấn thân nhiều hơn để tận hiến bản thân mình trong công việc hy sinh, để làm chứng nhân cho sự giàu có của Thiên Chúa.

Nhưng điều này không dễ.  Một cách bản năng, chúng ta có khuynh hướng tự nhiên là tích trữ và để dành để cho cuộc sống được an toàn.  Bản chất chúng ta là sợ và sống chùm với nhau.  Vì vậy, dù nghèo hay không, chúng ta đều có cảm nhận thiếu thốn, luôn luôn sợ mình không có đủ, và vì không có đủ, chúng ta phải cẩn thận khi cho, chúng ta không thể quá hào phóng được.

Nhưng Thiên Chúa làm ngược lại với điều tự nhiên trên.  Thiên Chúa rộng rãi, giàu có, quảng đại, và hào phóng vượt ra ngoài những lo sợ và tưởng tượng nhỏ nhoi của chúng ta.  Vũ trụ của Thiên Chúa quá phong phú và phi thường.  Kích thước của vũ trụ, chỉ tính riêng về những gì con người đã khám phá, cũng đã là không tưởng tượng nổi.  Quá dồi dào và hào phóng là đặc nét của Thiên Chúa.

Chúng ta thấy điều này qua dụ ngôn Người gieo giống trong Kinh Thánh: Người gieo giống, đại diện cho Thiên Chúa, người mà Đức Giê-su mô tả, không phải là người  tính toán, gieo cẩn thận và chỉ gieo ở những mảnh đất màu mỡ.  Người gieo giống này gieo không phân biệt nơi gieo: bên vệ đường, trong bụi gai, trên đá, nơi mảnh đất cằn cỗi, cũng như nơi tốt tươi.  Hình như ông quá dư hạt giống nên có thể nói cách gieo giống của ông xuất phát từ tính hào phóng của sự dồi dào hơn là tính thận trọng của sự thiếu thốn.  Chúng ta cũng thấy sự giàu có này trong dụ ngôn người làm công vườn nho, gia chủ, đại diện cho Thiên Chúa, trả công đồng đều cho tất cả người làm công, không phân biệt ai trước ai sau.  Thiên Chúa, như chúng ta biết, giàu có vô hạn và không bao giờ tính toán chi ly trong việc ban phát.

Thiên Chúa cũng rộng rãi và quảng đại khi tha thứ, như chúng ta thấy trong các phúc âm.  Trong dụ ngôn Người Cha Nhân Hậu, người cha tha cho người con hoang đàng, ông cho vượt lên sự giàu có của ông, nhiều khi sự giàu có này làm cho nhân phẩm bị mất vì quá tính toán cho mình.  Chúng ta cũng thấy sự rộng rãi này nơi Đức Giê-su khi Người tha thứ cho kẻ hành hình cũng như tất cả những ai bỏ Người trong cuộc thương khó.  Qua những gì chúng ta thấy, Thiên Chúa quá giàu tình yêu, quá giàu lòng thương xót nên Ngài mới phung phí, quá quảng đại, không tính toán, không kỳ thị, dám nhận bất trắc, và có quả tim rộng lượng vượt quá trí tưởng tượng chúng ta.

Và đó là lời mời gọi: Để có được một khái niệm về sự giàu có của Thiên Chúa, một giàu có dám nhận bất trắc, chúng ta cần có một quả tim luôn rộng mở và một lòng quảng đại vượt lên trên bản năng sợ hãi, bản năng làm chúng ta nghĩ rằng, chỉ vì chúng ta không có đủ nên cần tính toán chi ly nhiều hơn. 

Trong tất cả các phúc âm, phúc âm thánh Lu-ca chứa đựng một trong những sứ điệp mạnh mẽ nhất về đức công bình (cứ sáu hàng là có một thách thức trực tiếp với đức công bình đối với người nghèo) nhưng tuy thế, trong phúc âm thánh Lu-ca, Đức Giê-su vẫn nhắc nhở về mối hiểm nguy của giàu có, Ngài không bao giờ lên án sự giàu có hay người giàu có.  Hơn thế Người phân biệt sự giàu có quảng đại và giàu có bủn xỉn.  Người giàu có quảng đại tốt lành vì họ tỏa ra và hiện thân cho sự giàu có và lòng quảng đại của Thiên Chúa trong khi người giàu có bủn xỉn không tốt bởi vì họ đưa ra một hình ảnh sai lầm về sự giàu có, quảng đại, và quả tim rộng lớn của Thiên Chúa.

Đức Giêsu bảo đảm với chúng ta rằng chúng ta đong đấu nào sẽ nhận lại đấu đó.  Điểm chính là nói lên rằng không khí chúng ta thở ra là không khí chúng ta hít vào.  Điều đó không chỉ đúng về mặt sinh thái học mà nó còn đúng cho mọi khía cạnh chung của cuộc sống.  Nếu chúng ta thở ra sự bủn xỉn, chúng ta sẽ hít vào sự bủn xỉn; nếu chúng ta thở ra tính nhỏ nhen, chúng ta sẽ hít vào tính nhỏ nhen; nếu chúng ta thở ra sự gắt gỏng cay chua, chúng ta cũng sẽ hít vào sự gắt gỏng cay chua đó; và nếu chúng ta thở ra sự thiếu thốn khiến chúng ta tính toán và dè dặt, thì sự toán tính và dè dặt đó sẽ là không khí chúng ta hít vào.  Nhưng, nếu nhận thức được sự giàu có của Thiên Chúa, chúng ta sẽ thở ra lòng quảng đại và bao dung, và khi đó chúng ta sẽ hít không khí quảng đại và bao dung vào.  Chúng ta hít vào những gì chúng ta thở ra.

Tôi chưa bao giờ gặp ai thật sự có lòng quảng đại mà họ lại không nói rằng, lúc nào họ cũng nhận được nhiều hơn cho.  Và tôi cũng chưa bao giờ gặp một ai thật sự có quả tim rộng rãi mà lại sống trong cảm nhận mình thiếu thốn.  Để có lòng quảng đại và quả tim rộng mở thì trước hết chúng ta phải tin vào sự giàu có và lòng quảng đại của Thiên Chúa.

Nhờ sự giàu có của Thiên Chúa mà chúng ta nhận được ánh sáng mặt trời, một vũ trụ lớn lao hào phóng vượt sức tưởng tượng của loài người.  Đó không phải chỉ là thử thách cho tinh thần và trí tưởng tượng, nhưng đặc biệt là thử thách cho quả tim, để nó trở nên giàu có và quảng đại hơn. 

Rev. Ron Rolheiser, OMI

NĂM CÁCH THỨC ĐƠN GIẢN ĐỂ ĐEM CẦU NGUYỆN VÀO TRONG NGÀY SỐNG

NĂM CÁCH THỨC ĐƠN GIẢN ĐỂ ĐEM CẦU NGUYỆN VÀO TRONG NGÀY SỐNG

Young boy’s bedtime prayer.

Bạn quá bận và không có giờ để cầu nguyện? Dưới đây là năm cách đơn giản giúp bạn có thể thực hiện giờ cầu nguyện ngắn trong ngày.

1/ Xét mình trước giờ ăn trưa, ăn tối hay trước khi đi ngủ. Bạn dừng lại đôi chút để tạ ơn Chúa vì những ơn lành Chúa đã ban trong buổi sáng, trong ngày hôm nay, và duyệt xét lại xem Thiên Chúa đã hiện diện với bạn ở đâu, vào thời khắc nào trong ngày. Thái độ biết ơn là thái độ cốt lõi của cầu nguyện.

2/ Thong dong. Bạn đang có một cuộc hẹn? Thay vì vội vã, bạn hãy thong thả hơn và chú ý vào những ơn thường hằng: cây cối, bầu trời, con người và tất cả những gì đang diễn ra xung quanh bạn. Đối với những nơi gần, bạn có thể đi bộ thay vì đi xe. Thiên Chúa đang gặp gỡ bạn ở đâu trên con đường ấy? Nơi công việc, nơi sự thay đổi của từng người mà bạn quan sát giống như bạn nhận ra sự thay đổi của các mùa và sự thay đổi của những tia sáng xuyên qua những cành lá.

3/ Thức dậy sớm hơn mười phút. Ngồi lại với Chúa trong thinh lặng trước khi ngày mới bắt đầu. Sự thinh lặng giúp chúng ta nghe tiếng Chúa rõ ràng hơn; đồng thời, sự thinh lặng tự nó cũng “nói” với cõi lòng chúng ta bằng sự giao tiếp vượt trên ngôn từ.

4/ Tập trung vào hơi thở. Mặc dù có những kỹ thuật tuyệt vời giúp tập trung cầu nguyện, nhưng bạn hãy thử áp dụng cách thức đơn giản này: khi hít vào, hãy tưởng tượng bạn đang hít tình yêu và sự săn sóc của Thiên Chúa; khi thở ra, bạn đang trao dâng tình yêu lại cho Ngài. Bạn hãy thử làm như vậy trong khoảng năm phút hoặc lâu hơn.

5/ Lắng nghe. Thiên Chúa hiện diện ở trong các mối tương quan của chúng ta với những người khác. Vì vậy, thông thường chúng ta cần phải chú ý những gì chúng ta muốn nói, nhưng một cách đơn giản hơn, việc chăm chú lắng nghe những gì người khác nói cũng có thể giúp chúng ta nhận biết sự hiện diện của Thiên Chúa. Thiên Chúa hiện diện ở đâu trong tư tưởng, hy vọng hay lòng khao khát của những người chúng ta đang trò chuyện?

Ta cần một khoảng thời gian dài thinh lặng cầu nguyện trước khi bắt đầu ngày mới. Không có khoảng thời gian như vậy, thật khó để ta là chính mình. Tuy vậy, điều này không phải lúc nào cũng khả thi, ví dụ khi bạn đang chăm con nhỏ. Nhưng ngay cả khi có nhiều thời gian hơn, những cách cầu nguyện nhỏ này sẽ giúp bạn đụng chạm đến một Thiên Chúa sống động như bạn đã gặp gỡ Ngài trong ngày sống. Dù chúng ta có ít hay nhiều thời gian, Thiên Chúa vẫn luôn mời gọi chúng ta đi vào trong tương quan thân tình với Ngài trong từng giây phút của ngày sống.

Chuyển ngữ: Pr. Nguyễn Văn Đương, (S.J dongten.net)

CUỘC SỐNG LUÔN CẦN SỰ QUAN TÂM

CUỘC SỐNG LUÔN CẦN SỰ QUAN TÂM

Sau khi chịu phép rửa của Thánh Gioan, Chúa Giêsu bắt đầu cuộc sống công khai.  Ngài rao giảng Tin mừng.  Đi liền với lời rao giảng là các phép lạ.  Bài Tin mừng hôm nay tường thuật phép lạ Ngài biến nước thành rượu ngon theo lời thỉnh cầu của Đức Mẹ.  Đây là phép lạ đầu tiên của Ngài.  Qua phép lạ này, chúng ta thấy được những bài học về sự quan tâm: Sự quan tâm của Đức Mẹ; sự quan tâm của Chúa Giêsu và sự quan tâm của các gia nhân.

  1. Sự quan tâm của Đức Mẹ

 Đi dự đám cưới để chúc mừng hạnh phúc của đôi tân hôn là chuyện bình thường trong cuộc sống.  Đặc biệt khi con người có những mối liên hệ: ruột thịt, họ hàng, bạn bè, làng xóm láng giềng với nhau.  Bài Tin Mừng hôm nay cho chúng ta biết Chúa Giêsu và Mẹ Maria đi dự tiệc cưới.  Chắc chắn gia đình chủ tiệc có liên hệ gì đó với Mẹ Maria và Chúa Giêsu.  Thông thường, những người được mời đến dự tiệc sẽ được sắp xếp ngồi vào chỗ đã chuẩn bị trước và được gia chủ tiếp đón một cách chu đáo.  Đức Mẹ và Chúa Giêsu là khách mời, và có lẽ là khách mời danh dự nên sẽ được sắp xếp vào chỗ ngồi đặc biệt.  Nhưng tại sao Đức Mẹ lại biết chủ tiệc hết rượu?  Vì Mẹ quan tâm đến gia chủ.  Mẹ quan sát và thấy gia chủ bối rối.  Mẹ tìm hiểu và thấy họ hết rượu.  Đúng như người ta nói: Bác ái là tìm tòi.  Tìm sự thiếu thốn của người khác để quan tâm, để giúp đỡ.  Giúp đỡ như thế nào đây?  Đức Mẹ đã nghĩ đến Chúa Giêsu.  Vì Mẹ tin tưởng chỉ có Con của Mẹ mới có thể giải quyết được chuyện này.  Thế là Mẹ đã mạnh dạn đặt vấn đề với Chúa Giêsu, Con của Mẹ: “Họ hết rượu rồi” (x. Ga 2,3).  Vai trò của Mẹ là như thế: Cầu bầu.  Việc còn lại là của Chúa Giêsu.  Mặc dầu, câu trả lời của Chúa Giêsu có vẻ lạnh nhạt: “Thưa bà, chuyện đó can gì đến bà và tôi?  Giờ của tôi chưa đến” (x. Ga 2,4).  Nhưng Mẹ vẫn tin tưởng Chúa Giêsu sẽ làm gì đó để giúp đỡ chủ tiệc.  Bằng chứng là Mẹ đã bảo những người giúp việc “Người bảo gì, các anh cứ việc làm theo” (x. Ga 2,5).

Mẹ Maria có mặt ở tiệc cưới Cana là do lời mời của gia chủ, và cũng là do sự quan phòng kỳ diệu của Thiên Chúa.  Ngày hôm nay, nhiều gia đình đang thiếu thốn cách này cách khác: Thiếu thốn sự quan tâm, thiếu thốn tình yêu, thiếu thốn miếng cơm manh áo, bị bệnh tật…  Hãy mời Mẹ về với gia đình, hãy dâng những nỗi khổ, những sự thiếu thốn của gia đình chúng ta cho Mẹ.  Mẹ sẽ sẵn sàng cầu bầu cùng Chúa giúp đỡ gia đình chúng ta như xưa Mẹ đã cầu bầu cùng Chúa giúp đỡ gia đình tiệc cưới tại Cana.

  1. Sự quan tâm của Đức Giêsu

 Trong suốt 3 năm rao giảng Tin mừng, Chúa Giêsu hằng luôn quan tâm đến mọi hạng người để giúp đỡ, để biến đổi, để chữa lành.  Riêng trong đoạn Tin mừng hôm nay, chúng ta thấy Ngài quan tâm đến lời yêu cầu của Đức Mẹ.  Khi Mẹ Maria đề nghị Ngài cứu giúp gia tiệc, Chúa Giêsu trả lời cho Mẹ biết “Giờ Ngài chưa đến” (x. Ga 2,4).  Mặc dầu giờ chưa đến nhưng do lời thỉnh cầu của Mẹ, Chúa Giêsu đã làm phép lạ hoá nước thành rượu ngon.  Điều đó chứng tỏ Ngài quan tâm đến Mẹ.  Sự quan tâm đó còn được thể hiện qua việc Ngài trối Đức Mẹ cho Thánh Gioan và trối Thánh Gioan cho Đức Mẹ.  Từ đó, Mẹ trở thành mẹ của mỗi người chúng ta.  Mẹ hằng yêu thương giúp đỡ chúng ta khi còn sống cũng như khi đã về trời.  Vì vậy, Giáo hội thường gán cho Mẹ các tước hiệu như: Đấng bênh vực, Mẹ Phù hộ, Mẹ cứu giúp, Đấng làm trung gian (x. LG 62).

Chúa Giêsu không những quan tâm đến Đức Mẹ mà Ngài còn quan tâm đến chủ tiệc và đôi tân hôn, tức là quan tâm đến đời sống gia đình.  Đám cưới là niềm vui lớn nhất trong đời của đôi tân hôn.  Chính vì vậy, cả đôi tân hôn và cả gia đình chủ tiệc đều mong muốn có một niềm vui trọn vẹn.  Thế mà, không hiểu sao giữa tiệc vui lại hết rượu.  Đây là sự cố xảy ra ngoài ý muốn của gia đình và cô dâu chú rể.  Vì không muốn họ mất đi niềm vui trọn vẹn, nên Chúa Giêsu đã làm phép lạ hoá nước thành rượu ngon để cứu giúp họ.  Việc Chúa Giêsu đi dự tiệc cưới và làm phép lạ hoá nước thành rượu ngon nói lên sự quan tâm của Ngài đối với gia đình.  Đó lá dấu chỉ Ngài sẽ lập Bí tích hôn phối sau này.  Bí tích hôn phối được Chúa thiết lập kết hợp người nam và người nữ thành vợ chồng.  Đặc tính của bí tích này là đơn hôn và vĩnh hôn.  Nghĩa là phải một vợ một chồng và phải sống với nhau cho đến chết.

  1. Sự quan tâm của các gia nhân

 Thông thường trong các đám cưới, ngoài cha mẹ anh em họ hàng ra còn có những người làng xóm, bạn bè…  Họ không phải là khách mời, nhưng là những người đến để giúp đỡ.  Họ giúp gia chủ những công việc như: Dựng rạp, sắp đặt bàn ghế, trang trí, nấu nướng, bưng bê mâm cỗ…  Tại đám cưới ở Cana, vai trò của những người này hết sức quan trọng.  Không những họ làm những công việc trên, mà họ còn đóng góp phần mình trong phép lạ hoá nước thành rượu ngon.  Sau khi đề nghị với Chúa Giêsu, Mẹ Maria bảo họ: “Người bảo gì, các anh cứ việc làm theo” (x. Ga 2,5).  Và khi nghe Chúa Giêsu bảo đổ đầy nước vào các chum.  Họ liền làm đúng như vậy.  Sau đó, Chúa Giêsu bảo họ: “Bây giờ các anh múc và đem cho ông quản tiệc” (x. Ga 2,8).  Họ cũng làm theo như vậy, và phép lạ đã được thực hiện.

Như vậy, phép lạ hoá nước thành rượu ngon do Chúa Giêsu làm nhưng nhờ lời thỉnh cầu của Mẹ Maria và sự cộng tác tích cực của các gia nhân.

Trong mọi biến cố vui buồn của cuộc sống gia đình, cần có sự quan tâm, giúp đỡ, cộng tác của những người xung quanh.  Đó là sự cộng tác: giữa vợ chồng với nhau; giữa cha mẹ và con cái; giữa anh em ruột thịt; giữa bạn bè; giữa làng xóm láng giềng.  Mỗi người Chúa ban cho mỗi khả năng, nếu biết quan tâm, giúp đỡ, cộng tác với nhau chắc chắn sẽ đem lại lợi ích to lớn.  Thánh Phaolô trong bài đọc II đã nói: “Kẻ thì được Thần Khí ban cho lòng tin; kẻ thì cũng được chính Thần Khí duy nhất ấy ban cho những đặc sủng để chữa bệnh.  Người thì được ơn làm phép lạ, người thì được ơn nói tiên tri; kẻ thì được ơn phân định thần khí; kẻ khác thì được ơn nói các thứ tiếng lạ; kẻ khác nữa lại được ơn giải thích các tiếng lạ.  Nhưng chính Thần Khí duy nhất ấy làm ra tất cả những điều đó và phân chia cho mỗi người mỗi cách, tuỳ theo ý của Người”(1 Cr 12, 9-11).

Cuộc sống cần sự quan tâm.  Noi gương Chúa Giêsu, Đức Mẹ và các gia nhân trong bài Tin Mừng, mỗi chúng ta hãy thể hiện sự quan tâm của chúng ta đối với những người xung quanh.  Mình giúp người, người giúp mình đó là quy luật của cuộc sống.  Để thấy rõ hơn điều đó, chúng ta hãy nghe câu chuyện cảm động sau đây: Một nữ công nhân làm việc tại nhà máy chế biến thịt đông lạnh.  Ngày hôm ấy, sau khi hoàn thành công việc, như thường lệ cô đi vào kho đông lạnh để kiểm tra một chút.  Đột nhiên, cửa phòng bị đóng và khóa lại, cô bị nhốt ở bên trong mà không một ai biết.

Cô vừa hét khản cổ họng vừa đập cửa với hy vọng có người nghe được tiếng mình mà đến cứu, nhưng vẫn không có ai nghe thấy.  Lúc này tất cả công nhân đã tan ca, toàn bộ nhà máy đều yên tĩnh.

Sau 6 giờ chiều hôm ấy, nữ công nhân lạnh cóng người, tuyệt vọng và đau khổ…  Đang lúc cô tưởng như không chịu đựng được nữa thì bất ngờ được người bảo vệ đến mở cửa cứu ra ngoài.

Hôm sau, cô gái hỏi người bảo vệ tại sao lại biết mình ở trong đó để đến mở cửa, mặc dù đây không phải khu vực mà ông ấy quản lý.

Người bảo vệ trả lời: “Tôi làm việc ở nhà máy này đã 35 năm rồi.  Mỗi ngày đều có mấy trăm công nhân ra ra vào vào.  Nhưng cô là người duy nhất mà ngày nào sáng sớm đi làm cũng chào hỏi tôi và buổi tối tan làm lại chào tạm biệt tôi trong khi có rất nhiều người xem như không nhìn thấy tôi vậy!   Hôm nay, tôi biết rõ ràng buổi sáng cô có đi làm bởi vì sáng sớm cô còn nói “cháu chào bác!”  Nhưng sau khi tan làm buổi chiều, tôi lại không nghe thấy tiếng cô chào: “Tạm biệt bác, hẹn ngày mai gặp lại!”   Thế là tôi quyết định đi vào trong nhà xưởng tìm xem thế nào.  Tôi đi đến những chỗ góc hẻo lánh tìm cô và cuối cùng lại nghe thấy tiếng khóc và tìm thấy cô ở trong kho đông lạnh…”

Hãy luôn khiêm tốn nhã nhặn, yêu thương và tôn trọng những người xung quanh mình bởi vì bạn không thể biết được sự tình gì sẽ xuất hiện vào ngày mai!

(Theo NTDTV, Mai Trà biên dịch)

Lạy Chúa Giêsu, xưa Chúa đến tham dự tiệc cưới ở Cana và Chúa đã cứu gia đình chủ tiệc một bàn thua trông thấy khi làm phép lạ hoá nước thành rượu ngon.  Ngày hôm nay, nhiều gia đình đang tan nát vì họ thiếu thố đủ thứ: Thiếu tình thương, thiếu sự kính trọng, thiếu sự quan tâm, thiếu niềm tin, thiếu lòng chung thuỷ…  Xin Chúa hãy đến với họ để giúp họ như xưa Chúa đã giúp gia chủ và đôi tân hôn tại tiệc cưới Cana. Amen.

Lm. Anthony Trung Thành

Giáo hội sẽ có thêm 1 vị thánh, 14 chân phước và 2 đấng đáng kính

Chân phước Margarita BaysChân phước Margarita Bays 

Giáo hội sẽ có thêm 1 vị thánh, 14 chân phước và 2 đấng đáng kính

Sáng 15.01 vừa qua, trong buổi tiếp kiến ĐHY Angelo Becciu, Tổng trưởng Bộ Tuyên Thánh, ĐTC Phanxicô đã cho phép Bộ Tuyên Thánh công bố các sắc lệnh nhìn nhận phép lạ, sự tử đạo và các nhân đức anh hùng của các tân á thánh, tân chân phước và đấng đáng kính.

Hồng Thủy – Vatican

Sáng 15.01 vừa qua, trong buổi tiếp kiến ĐHY Angelo Becciu, Tổng trưởng Bộ Tuyên Thánh, ĐTC Phanxicô đã cho phép Bộ Tuyên Thánh công bố các sắc lệnh nhìn nhận phép lạ liên quan đến chân phước Margarita Bays, nhìn nhận các cuộc tử đạo của nữ tu Maria del Carmen và 13 nữ tu cùng dòng; và nhìn nhận các nhân đức anh hùng của hai tôi tớ Chúa là nữ tu Anna Kaworek và nữ tu Maria Soledad Sanjurjo Santos.

1 tân hiển thánh

Trước hết, ĐTC chính thức nhìn nhận một phép lạ xảy ra nhờ lời chuyển cầu của chân phước trinh nữ Margarita Bays, dòng Ba Phanxicô. Đây là phép lạ cần thiết để chân phước được tuyên phong hiển thánh. Chân phước Margarita Bays sinh năm 1815 tại La Pierraz, Thụy sĩ, trong một gia đình nông dân. Chị làm thợ may tại nhà, và tuy chăm chỉ làm hết sức mình để đáp ứng nhiều nhu cầu của những người hàng xóm, chị không bao giờ lơ là việc cầu nguyện. Trong cuộc chiến văn hóa, chị đã ủng hộ báo chí Công giáo. Nhưng biến cố thay đổi chị triệt để chính là ơn được mang các dấu thánh. Sau đó, chị lại được lành bệnh ung thư ruột một cách lạ kỳ vào tháng 08.1854, trong khi ĐGH Pio IX tuyên bố tín điều Đức Mẹ Vô nhiễm nguyên tội. Chị Margarita Bays qua đời ngày năm 1879 và được tuyên phong chân phước vào năm 1995.

14 tân chân phước

Trong sắc lệnh thứ hai, ĐTC nhìn nhận cuộc tử đạo của nữ tu Maria del Carmen, bề trên tổng quyền, và 13 nữ tu cùng dòng Phanxicô Đức Mẹ thu thai. Các chị đã bị giết tại Tây ban nha vào năm 1936 vì sự thù oán đức tin. Với sắc lệnh này, các chị sẽ được tuyên phong chân phước.

2 Đấng đáng kính

Trong 2 sắc lệnh tiếp theo, ĐTC nhìn nhận các nhân đức anh hùng của 2 vị Tôi tớ Chúa. Thứ nhất là nữ tu Anna Kaworek, đồng sáng lập dòng các nữ tu tổng lãnh thiên thần Micae, sinh tại Biedrzychowice, Balan, năm 1872 và qua đời năm 1936; thứ hai là nữ tu Maria Soledad Sanjurjo Santos, dòng Các Nữ tỳ Đức Maria phục vụ bệnh nhân, sinh tại Puerto Rico năm 1892 và qua đời năm 1973. (REI 15.01.2019)

 

BAO LẦN TRONG ĐỜI CHÚNG TA NHẬN PHÉP LẠ TỪ THIÊN CHÚA?

BAO LẦN TRONG ĐỜI CHÚNG TA NHẬN PHÉP LẠ TỪ THIÊN CHÚA?

(CN II TN, Năm C)

 Tuyết Mai

Trong Phúc Âm tuần này Chúa Giêsu lần đầu tiên làm phép lạ cho một đám cưới nghèo đã thiếu rượu mời khách. Có nghĩa phép lạ của Chúa làm trên chúng ta có thể chỉ cần duy nhất một lần trong đời đã đủ hay nhiều lần khác nhau, thưa có phải?. Có nhiều phép lạ Chúa cho xảy ra ngay trước mắt nhờ Mẹ Thiên Chúa yêu cầu. Như Mẹ đã nhờ Chúa Giêsu mà Ngài đã biến 6 chum nước lã thành rượu ngon quý trong giờ cuối của buổi tiệc đám cưới ở Cana.

Có nhiều phép lạ Chúa ban cho mà chúng ta cảm nhận được; có nhiều phép lạ mà Chúa ban cho qua miệng của người anh em, qua những bài viết như có lời nhắn nhủ riêng với mình hay thấy những tấm gương tốt lành của nhiều người để chúng ta nhận biết đó là dấu chỉ từ Thiên Chúa. Có nhiều phép lạ vì linh hồn sống đời rất quý giá của chúng ta mà Thiên Chúa muốn biến đổi chúng ta thành con người mới; tốt lành hơn, hữu ích hơn, giúp Chúa hơn với đôi bàn tay đóng góp cho chương trình của Thiên Chúa trên thế gian này được thánh thiện hơn, hoàn hảo hơn theo thánh ý Chúa.

Cùng hiểu rằng Thiên Chúa Người biết khả năng riêng biệt của từng người chúng ta; cần thiết là chúng ta cố gắng dành nhiều thời giờ cho Chúa để lắng nghe tiếng của Người muốn chúng ta làm gì?. Vì Thiên Chúa luôn ẩn mình ở nơi thanh vắng và khi tâm hồn của chúng ta lắng đọng thì mới có thể nghe tiếng Chúa cách rõ ràng, mạch lạc hơn là nơi có cuộc sống quá ồn ào, náo nhiệt, tiếng còi xe inh ỏi suốt cả ngày lẫn đêm. Còn tệ hơn nữa là chúng ta lại luôn tụm năm, tụm bảy để nói hành nói xấu nhau. Luôn thích coi những phim ảnh tục tĩu, đọc truyện dâm ô và rồi phải đi tìm nơi kín ấy để phạm tội.

Thiên Chúa Người là sự sáng, là ánh sáng cho muôn dân mà ánh sáng và bóng tối là hai thế cực âm, dương không bên nào có thể vượt qua bên nào hay hòa tan vào nhau cho được. Như ánh bình minh và bóng đêm vậy. Cho nên chúng ta là con cái Thiên Chúa đã được nhận bí tích Rửa Tội để trở nên con cái ngoan hiền, dễ dạy bảo và vâng lời như một con trẻ THÌ con đường dẫn đến Thiên Đàng sẽ luôn có Chúa cùng đồng hành với chúng ta trong bình an và hạnh phúc.

Như Người là Thiên Chúa đã ban cho chúng ta mỗi người đều có một Thiên Thần bản mệnh hay gọi là thiên thần hộ thủ. Cố gắng đừng để cho thiên thần hộ thủ ấy bị chúng ta chích choác cho ngủ, để chúng ta trói cột ngài và thay thế ngài bằng quỷ dữ để chúng luôn xúi giục chúng ta phạm tội; làm mất lòng Chúa, mất linh hồn và mất cả Thiên Đàng hạnh phúc mà đáng lý ra chúng ta phải được đến … thì có đáng không người ơi?. Amen.

Y Tá của Chúa,

Tuyết Mai

20 tháng 1, 2019

CẢM THƯƠNG LÀ CON ĐƯỜNG CỨU ĐỘ

CẢM THƯƠNG LÀ CON ĐƯỜNG CỨU ĐỘ

  1. Tôi rất đau khổ, cả phần xác lẫn phần hồn. Đau khổ nào cũng khủng khiếp, gây nên cô đơn sâu thẳm.
  2. Trong mọi đau khổ, tôi không ngừng cầu xin Chúa thương đỡ nâng tôi. “Xin thương đỡ nâng con suốt cuộc đời”. Bài hát đó của Dao Kim thường âm ỷ trong tôi.
  3. Rất thực là Chúa đã nâng đỡ tôi suốt cuộc đời dài. Tôi cảm được rất rõ Chúa xót thương tôi. Tôi gọi sự Chúa nâng đỡ tôi suốt cuộc đời là dòng chảy ơn cảm thương Chúa dành cho tôi, để cứu độ tôi.
  4. Cảm thương và thương cảm, đó là những đợt sóng, lúc lớn lúc nhỏ, lúc nổi lúc chìm, luôn hoạt động trong tôi.
  5. Tôi nhận được sự cảm thương nơi nhiều người Chúa dùng để cứu tôi. Cảm thương của họ rất là trong sáng. Tôi cảm được tình thương của họ một cách dễ dàng, tư riêng và cao quí.  6.Tôi nhận được sự cảm thương từ nhiều giống vật. Như mấy con chó của tôi luôn gắn bó, trung thành. Như đàn chim sẻ hằng ngày bay đến gần tôi, để xin ăn nuôi mình và nuôi nhau. Cảnh con mẹ mớm mồi cho con nhỏ rất nhiều lần đã mở lòng tôi ra, để đón nhận ơn thương cảm của Chúa.
  1. Tôi cũng nhận được sự cảm thương từ nhiều cây cốitrước mặt tôi. Có những cành những lá những hoa tự rụng xuống, như để nhường sức sống cho những cành, những lá, những hoa mới mọc, còn non. Chúng như cảm thương nhau, một cách tự nhiên, lặng lẽ.
  1. Một cách đặc biệt, tôi nhận được sự cảm thương nơi vô số người gần xa. Họ đối xử với nhau bằng cảm thương sâu sắc chân thành.

Biết bao người đã dám chết đi cho người khác, coi đó là hạnh phúc đời mình.

Biết bao người đã coi sự mình biết cảm thương những người đau khổ chính là ơn gọi cao quí Chúa dành cho mình. Nếu được tự hào, thì họ tự hào về ơn đó.

  1. Riêng tôi, càng về già, thì càng nghĩ tới sự chết. Mà nghĩ tới sự chết thì tự nhiên nghĩ tới sự Chúa phán xét, để được thưởng hay bị phạt.

Phán xét của Chúa sẽ theo tiêu chuẩn nào? Thưa: Theo sự người ta có cảm thương người đau khổ hay không. Chúa Giêsu đã nói rõ ràng và chắc chắn về tiêu chuẩn cảm thương người đau khổ trong Phúc âm thánh Mátthêu:

“Khi Con Người đến trong vinh quang của Người, có tất cả các thiên sứ theo hầu, bấy giờ Người sẽ ngự trên ngai vinh hiển của Người. Các dân thiên hạ sẽ được tập họp trước mặt Người. Người sẽ tách biệt họ với nhau, như mục tử tách biệt chiên với dê. Người sẽ cho chiên đứng bên phải Người, còn dê thì bên trái.

       Bấy giờ Đức vua sẽ phán cùng những kẻ ở bên phải rằng: “Nào những kẻ Cha Ta chúc phúc, hãy đến thừa hưởng Vương Quốc dọn sẵn cho các ngươi ngay từ thuở tạo thiên lập địa. Vì xưa Ta đói, các ngươi đã cho ăn; Ta khát, các ngươi đã cho uống; Ta là khách lạ, các ngươi đã tiếp đón; Ta trần truồng các ngươi đã cho mặc; Ta đau yếu, các ngươi đã thăm nom; Ta ngồi tù, các ngươi đã đến thăm”.

       Bấy giờ những người công chính sẽ thưa rằng: Lạy Chúa, có bao giờ chúng con thấy Chúa đói mà cho ăn, khát mà cho uống. Có bao giờ Chúa là khách lạ mà tiếp rước, hoặc trần truồng mà cho mặc. Có bao giờ chúng con đã thấy Chúa đau yếu hoặc ngồi tù, mà đến thăm đâu.

       Để đáp lại, Đức vua sẽ bảo họ rằng Ta bảo thật các ngươi, mỗi lần các ngươi làm như thế cho một trong những anh em nhỏ nhất của Ta đây, là các con đã làm cho chính Ta vậy” (Mt 25, 31-40).

  1. Với những lời Chúa phán trên đây, Chúa dạy chúng ta điều quan trọng này: Ai cảm thương những người đau khổ, thì được Chúa kể như là cảm thương chính Chúa. Chúa ở trong những người đau khổ. Do đó, mà kẻ cảm thương sẽ được Chúa thưởng phúc thiên đàng.
  2. Rồi, Chúa phán tiếp: “Ai không cảm thương những kẻ khổ đau, thì bị Chúa kể như không cảm thương chính Chúa. Do đó, họ sẽ bị Chúa phạt phải xuống hỏa ngục”(Mt 25, 41-46).
  3. Chúng ta có quan tâm đủ đến luật cảm thương, mà Chúa đã dạy không? Chúng ta sẽ thi hành luật đó tại Việt Nam hôm nay thế nào? Thiết tưởng chúng ta cần cầu nguyện và tỉnh thức.
  4. Nếu chúng ta thực sự cầu nguyện và tỉnh thức, chúng ta sẽ được Chúa cho thấy: Cảm thương là con đường cứu đạo, cứu đời, cứu chính bản thân mỗi người.
  5. Đơn sơ thế thôi, nhưng cảm thương như Chúa dạy đâu là chuyện dễ. Chính vì vậy, mà rất cần tìm đỡ nâng ở Chúa. “Xin thương đỡ nâng con suốt cuộc đời”. Và thực sự Chúa đã đỡ nâng tôi từng giờ, từng phút, từng giây.
  6. Chúa nâng đỡ tôi một cách đặc biệt, đôi khi chỉ bằng một lời Chúa hứa:

“Phúc thay ai xót thương người,

       Vì họ sẽ được Thiên Chúa xót thương” (Mt 5, 7).

Xót thương, cảm thương, đó là tiếng Chúa gọi chúng ta. Chúa đợi chúng ta trên con đường đó.

Long Xuyên, ngày 14.1.2019

+ Gm. Gioan B BÙI TUẦN

From: vongtaysongnguyen & NguyenNThu

BIẾT NÓI GÌ ĐÂY KHI MÀ …

BIẾT NÓI GÌ ĐÂY KHI MÀ …

Tuyết Mai

Chung quanh và ở khắp cùng thế giới đã liên tiếp có rất nhiều chuyện xảy ra từ con người ác độc gây cho nhau cho đến thiên tai làm cho chúng tôi cảm thấy rằng những dấu chỉ này có thể rằng Tận Thế đã sắp sửa đến rất gần rồi. Vì xưa Thiên Chúa cũng đã nói qua miệng các Tiên Tri mà rằng tất cả chiến tranh trên thế giới và thiên tai cũng sẽ phải lần lượt xảy ra và rồi thì Tận Thế sẽ đến.

Nếu chúng ta hằng ngày theo dõi tin tức trong nước và ngoài nước thì thấy rằng chẳng có một nơi nào thật sự là được yên ổn cả; nhất là ở những nước Cộng Sản. Nhìn lại thì thấy rằng nội trong nước Mỹ trong năm vừa qua đã có biết bao nhiêu thiên tai xảy đến làm cho rất rất nhiều người mất nhà cửa, mất của cải và mất cả mạng sống qua chuyện cháy rừng, ngập lụt, đất chuồi khi có mưa to gió lớn và bão tố; đường xá cũng theo đó mà bị hư hại biết là bao nhiêu. Và hiện giờ thì nước Mỹ cũng đang trong tình trạng kinh tế không được ổn định vì Mỹ, Trung đang có chiến tranh mậu dịch làm ảnh hưởng trên khắp cùng thế giới.

Có những nơi thì bị Tsunami do động đất làm nước biển tràn vào thành phố giết chết nhiều mạng người. Có những nơi bị núi lửa phun làm cho nhiều người chết vì chạy không kịp. Chưa kể những cái chết đến bất đắc kỳ tử như tai nạn xe cộ, bệnh ung thư khi phát giác ở giai đoạn cuối; bị điện giựt trong khi làm việc, té ngã từ trên cao xuống đất vì bất cẩn; bị nhồi máu cơ tim, đứt mạch máu não, v.v… Còn người đâm nhau, bắn nhau mà chết thì cũng đông nhưng số này ít được đưa lên mặt báo hay trên TV.

Thật phải là ai cũng phải rùng mình sợ hãi khi nghĩ đến cái thân phận bọt bèo của mình nhưng lại ít có ai biết sống chuẩn bị cho chính mình và cho cả gia đình, chỉ khi mọi người đang ở cái tuổi gần đất xa trời thì mới biết mà chuẩn bị cho hậu sự nhất là người già sống ở nước Mỹ đều có khả năng để lo trước. Ngoài người già ra thì thật sự chả ai muốn mình CHẾT cả mà nhất là chết cách bất đắc kỳ tử nữa?. Nói chung thì những người nghèo làm gì mà có tiền để lo trước hậu sự?. Miếng ăn hằng ngày mà người ta còn không đủ ngày ba bữa no thì chết rồi ai cuốn chiếu, ai đào lỗ chôn cho?.

Nhưng người Công Giáo chúng ta thì phải khác hơn những người ngoại đạo vì lẽ linh hồn sống đời của chúng ta mới thật quan trọng làm sao. Chúng ta phải cần sống trong sự có chuẩn bị cách trọn vẹn khi Thiên Chúa còn cho chúng ta sống từng ngày đây. Có nghĩa chúng ta cần sống sao để đẹp lòng Chúa và đẹp lòng người; sống xứng đáng trong mắt Chúa trong sự YÊU THƯƠNG, luôn quan tâm lo lắng cho nhau và luôn tha thứ cho người. Vì Thiên Chúa Người là tình yêu luôn trao ban cho hết thảy chúng ta rất nhưng không và Người muốn chúng ta nên được giống Người.

Vả tất cả người Công Giáo chúng ta ai ai cũng được học biết là cuộc đời trần thế đây chỉ là cõi tạm mà thôi. Sống sao ở cuối đời được Thiên Chúa thưởng ban cho Nước Trời là cùng đích cho hết thảy chúng ta hướng đến và cần được đến vì nơi ấy sẽ cho chúng ta hạnh phúc muôn muôn đời. Nơi ấy sẽ cho chúng ngút ngàn tình yêu Thiên Chúa mà linh hồn ta luôn rất khao khát và trông đợi. Amen.

Y Tá của Chúa,

Tuyết Mai

12 tháng 1, 2019

——————————————-

https://www.youtube.com/watch?v=AkYHN6mQoTs

Chúa Gọi Con Về

Tuyết Mai (44) 02 – 10 – 2004

*** Để cảm tạ, ngợi khen, và tôn vinh Thiên Chúa là Cha chung của tất cả chúng ta, tôi chân thành mời anh chị em hãy dùng những bài hát của tôi để hát, đem đến tận phương trời xa, để làm Sáng Danh Thiên Chúa.

CHỨNG TỪ ĐỨC TIN THỜI INTERNET

CHỨNG TỪ ĐỨC TIN THỜI INTERNET

 Trước lễ Hiển Linh vừa qua, tôi đã trải qua một ngày Thứ Bảy rất cảm kích.

Mười giờ sáng, có tiếng gọi cửa dồn dập. Nhìn ra, vườn nhà hưu dưỡng Tòa giám mục Qui Nhơn nắng đẹp như đón chờ lễ Hiển Linh, lễ của ánh sang, đang đến vào hôm sau. Tôi mở cửa. Không phải ba đạo sĩ nhưng là ba phụ nữ, so với khung cảnh nhà chung này, cũng cổ quái không thua gì các đạo sĩ từ phương Đông. Hai người đã trên sáu mươi, y phục cư sĩ Phật giáo, màu lam, vai mang tay nải. Người thứ ba là một nữ tu trẻ dòng Mến Thánh Giá, nhân viên của quầy sách… Chị đẩy hai vị khách vào. Có việc gì đây? Hai vị khách khệ nệ đặt xuống mười chai nước lớn và sáu cây nến màu vàng có dán hình thập giá màu đỏ.

– Xin cha làm phép giúp chúng con.

– Nhưng đầu đuôi câu chuyện thế nào ạ?

– Thưa cha, hai bà này người lương. Họ sẽ tự kể chuyện cho cha nghe.

Chị nữ tu trả lời và rút lui. Hai người tự giới thiệu:

– Chúng con đã tìm hiểu Kinh thánh và càng lúc càng thấy Chúa thương chúng ta quá. Chúng con rất thương Chúa. Mấy năm qua chúng con tu theo Phật. Nay nhờ Kinh thánh chúng con biết chỉ có Chúa là Đấng Tối cao Duy nhất. Chúng con tin Chúa. Xin cha cho chúng con được rửa tội.

Họ ở cách Tòa giám mục 90 km, tại một nơi mà 180 năm trước Thầy Sáu Do đã đi qua và về sau đã rải rác có vài nếp nhà thờ nhưng nửa thế kỷ nay không còn dấu vết. Nghe đâu còn ẩn khuất đâu đó dăm bảy gia đình Công giáo nhưng mấy lần về ăn giỗ đồng tộc tôi vẫn dò la mà chưa gặp được ai. Tôi còn quá nhát đảm ! Chỉ tìm gặp những người đồng đạo mà còn dè dặt đến thế, làm sao mà rao giảng Tin mừng ? Thế mà hôm nay từ chính địa phương ấy lại có những người được ơn tin Chúa thật mãnh liệt, đang tìm đến tận nơi ở của tôi !

– Các chị đã đọc những kinh sách nào rồi?

– Bản chỉ dẫn về chuỗi Mân Côi, mấy quyển này… Chúng con mới thỉnh, nhưng chúng con đã nghiên cứu Kinh thánh.

– Kinh thánh? Ai đã cho các chị?

– Con có cái Ipad này. Ở nhà con không dám mở nhưng chị Bốn đây sống một mình. Con gửi ở nhà chị, con sang đó cùng nhau đọc bài trên mạng rồi nghe các bài giảng của cha Long về Lòng Chúa Thương Xót, nghe mãi không chán. Ôi Chúa thương chúng ta biết chừng nào !

Tôi rất ngạc nhiên khi thăm dò về việc cầu nguyện hằng ngày, được nghe hai vị nói đến cả ba kinh Lạy Cha, Kính mừng và Sáng danh một cách hồn nhiên.

Hai vị quen biết một thiếu phụ Công giáo và đã nhờ chị đưa tới nhà thờ giáo xứ cách đó gần 50 km, vào một ngày Chúa nhật, có « ông cha đội mũ tím » về làm lễ. Họ đã được giới thiệu với cả cha sở và Đức Cha Matthêô, giám mục Giáo phận Qui Nhơn. Tôi bấm máy cho Đức Cha. Đức Cha hỏi thăm, khích lệ và xin Chúa ban phúc lành cho họ. Họ hết sức mừng rỡ.

Tôi cũng gọi đến cha sở. Đường tới nhà thờ khá trắc trở, họ lại không có xe máy. Nếu đi Qui Nhơn, họ có thể đón xe buýt trước cửa nhà và đi thẳng. Do đó, cha sở đề nghị tôi chăm sóc giáo lý cho họ rồi cử hành bí tích luôn.

– Các chị có tâm nguyện muốn được rửa tôi nhưng cần có một thời gian chuẩn bị nhé!

Tôi xin số điện thoại và đang tính hẹn ngày, thì chị lớn tuổi hơn nhanh nhẩu:

– Nếu được thì cho chúng con học chiều nay luôn, bốn giờ chúng con mới lên xe về.

– Vâng, để tôi nói các sơ dọn phòng cho các chị nghỉ trưa và mời các chị dùng bữa.

– Ồ, chúng con ăn chay trường, để chúng con ra ngoài ăn.

– Không sao, các sơ có đủ cơm trắng, rau luộc, xì dầu, dưa leo và muối đậu phụng.

– Vậy thì tốt quá!

Tới một giờ rưỡi, nghỉ trưa dậy, tôi đưa hai vị vào nhà nguyện, đến trước hang đá Bê lem, kể chuyện Chúa giáng sinh, chuyện các đạo sĩ, những ngày tháng bên Ai Cập rồi Gia đình thánh về Nazarét, tiếp đến là những năm rao giảng, cái chết thập giá và sự Phục sinh của Chúa.

Sau đó, tôi đưa hai vị trở lại phòng, tiếp tục câu chuyện ban sáng:

– Các chị muốn xin làm phép nước để dùng hằng ngày cho “đạo mỗi ngày một thấm thêm vào lòng”. Trong ước nguyện ấy có hai điểm: Trước hết là việc cầu nguyện xin Chúa ban phúc lành cho nước uống hằng ngày. Việc này chính các chị có thể tự làm lấy với lời nguyện trước bữa ăn ở trang 23 quyển Kinh Nguyện Gia Đình này.

Còn ý thứ hai là để cho “đạo mỗi ngày một thấm thêm vào lòng” là các chị đang linh cảm thấy nước hằng sống mà Chúa Cứu Thế đem đến. Xin mời các chị cùng đọc với tôi câu chuyện Chúa Giêsu trao đổi với người phụ nữ đến múc nước ở giếng Giacóp (Ga chương 4).

Hai vị tỏ ra kinh ngạc, không ngờ câu chuyện Kinh thánh rất giống với chuyện những chai nước họ khệ nệ đem tới đây.

– Các chị cũng hiểu là, bình thường Chúa Giêsu rất dè dặt, không nói rõ về bản thân Ngài cho đám đông, nhưng ở đây vì người phụ nữ đã lắng nghe và  sẵn lòng đổi mới đời sống, nên khi chị ấy nhắc đến Đấng Cứu Thế, Chúa không ngần ngại tiết lộ rằng Ngài chính là Đấng ấy. Ngài là Nước hằng sống.

Đây chính là điểm khác biệt then chốt giữa Kitô giáo và mọi tôn giáo khác. Nơi các tôn giáo khác, vị giáo chủ nào cũng khẳng định con đường họ giới thiệu là chân lý: “Thưa quý vị, đây là con đường, đây là sự thật tuyệt đối”. Tuy nhiên không một vị nào dám nói và có thể nói như Chúa Giêsu: “Chính tôi là con đường, là sự thật và là sự sống” (Ga 14,6). Mọi giáo chủ đều chỉ vẽ cho môn sinh thấy một con đường đến với Chân lý Tuyệt đối ở bên ngoài bản thân các vị, duy chỉ một mình Chúa Giêsu mới thẳng thắn quả quyết: “Tôi là Chân lý, là Sự thật tuyệt đối” (Ga 14,6). Điểm trung tâm của giáo lý Chúa Giêsu là chính bản thân Ngài. Cho nên điều quan trọng là phải xây dựng tình thân giữa mình với Ngài. Các chị có thể là chẳng bao giờ thầm nói với Đức Phật một lời mà vẫn là một cư sĩ Phật giáo tốt. Thế nhưng, khi các chị đã là môn đệ Chúa Giêsu thì Chúa muốn các chị phải trò chuyện với Ngài mỗi ngày nhiều lần, thân mật hơn là tình bạn giữa hai chị dành cho nhau. Mối quan hệ giữa Chúa Giêsu và mỗi chúng ta tựa như giữa cây và cành, cành lìa khỏi cây sẽ chết.

– Thưa cha, Đức Bổn sư cũng có nói điều cha nói đó. Ngài nói ngài là ngón tay chỉ mặt trăng, và các bạn phải tự thắp đuốc mà đi tìm chân lý.

Tôi vói tay rút quyển Các Giờ Kinh Phụng Vụ, lấy cho hai vị xem một tấm ảnh ngăn trong đó. Một vị ngạc nhiên:

– Ô! Cha cũng giữ hình Đức Bổn sư!

– Vâng, tôi giữ tấm hình này để nhắc mình những lời hay ý đẹp của ngài và nhất là để cầu nguyện cho những người từng say mê giáo lý ngài như các chị.

Như các đạo sĩ xưa, các chị đã gặp được Đức Bổn sư như một ngôi sao dẫn đường đến với Chúa Cứu Thế.

Ba đạo sĩ đã để lại vàng, hương và một dược, còn hai vị cư sĩ? Một vị rút ra 200.000 đồng “cúng dường” để góp phần “ấn tống” kinh sách. Còn vị kia rút ra một gói gạo lứt sấy:

– Đây là đồ chay chúng con đem theo dự tính ăn trưa nay, nhưng đã được các sơ mời cơm rồi, xin gửi lại cha dùng cho vui.

Tôi đã không thể tìm được một con chiên lạc nào ở vùng ấy, rồi giờ đây Internet tìm giúp tôi những người ăn chay trường, giúp họ biết giáo lý Chúa và đưa họ về với Chúa. Nếu tôi bàn ra việc ăn chay tốt lành của họ, e rằng tôi tự chuốc lấy lời Chúa đã khiển trách người Pharisêu (x. Mt 23,15).

– Vâng, tôi cũng muốn nói với các chị điều ấy: Các chị đã được ơn ăn chay trường, hãy cứ tiếp tục. Trước hết, ăn chay trường có lợi cho sức khỏe. Tiếp đến, nó nhắc mình rèn luyện đức từ bi nhân ái. Tôi không ăn chay trường nhưng cũng có những thời gian ăn chay.

– Vậy thì con mừng quá. Theo Chúa, con được thêm nhiều điều hay mà không bỏ mất điều hay đã có được!

Mấy chục năm trước, đã có những đoàn dài những người H’Mông vượt núi rừng đi tìm nơi thờ phượng Chúa tại Giáo phận Hưng Hóa và Tổng giáo phận Hà Nội. Cũng đã có những đoàn người Êđê, Jarai, Bahnar tại Gia Lai và Kon Tum chia nhau đi lung tìm linh mục của Chúa. Họ đã nghe Lời Chúa qua các chương trình phát thanh Tin lành và Công giáo. Giờ đây anh chị em người Kinh, từ những vùng sâu, vùng xa lại kiếm tìm trên Internet rồi kéo nhau về tận Tòa giám mục.

Chiều đến, ngồi dùng bữa, tôi nhắc lại  với các cha lời một anh em linh mục đã nói ngay tại bàn ăn này: “Rồi người ta sẽ ùn ùn trở lại nhưng mình sẽ tìm đâu ra người dạy giáo lý?” Người anh em ấy là linh mục Gioakim Nguyễn Hoàng Trí, đã về với Chúa năm 2014, thọ 70 tuổi. Quả tình những năm qua, câu nói của Cha Trí vẫn là một băn khoăn lớn cho tôi. Thế nhưng giờ đây, trong ngày vọng lễ Hiển Linh, tôi được tận mắt chứng kiến Thiên Chúa đang cho đáp số đến từ một phía không ngờ: Lời Chúa đang được rao báo trên mái nhà của truyền thông.

Trước công việc Thiên Chúa làm, tôi nhớ đến những lời hứa đầy lạc quan trong Gr 31,31-34; Is 62,1; đặc biệt là:

11Quả thật, Đức Chúa là Chúa Thượng phán thế này: Đây, chính Ta sẽ chăm sóc chiên của Ta và thân hành kiểm điểm.

12Như mục tử kiểm điểm đàn vật của mình vào ngày nó ở giữa đàn chiên bị tản mác thế nào, thì Ta cũng sẽ kiểm điểm chiên của Ta như vậy. Ta sẽ kéo chúng ra khỏi mọi nơi chúng đã bị tản mác, vào ngày mây đen mù mịt.

13Ta sẽ đem chúng ra khỏi các dân, tập hợp chúng lại từ các nước và đưa chúng vào đất của chúng. Ta sẽ chăn dắt chúng trên các núi Israel, trong các thung lũng và tại mọi nơi trong xứ có thể ở được.

14Ta sẽ chăn dắt chúng trong đồng cỏ tốt tươi và chuồng của chúng sẽ ở trên các núi cao Israel. Tại đó chúng sẽ nằm nghỉ trong chuồng êm ái, sẽ đi ăn trong đồng cỏ mầu mỡ trên núi non Israel.

15Chính Ta sẽ chăn dắt chiên của Ta, chính Ta sẽ cho chúng nằm nghỉ – sấm ngôn của Đức Chúa là Chúa Thượng.

16Con nào bị mất, Ta sẽ đi tìm; con nào đi lạc, Ta sẽ đưa về;

con nào bị thương, Ta sẽ băng bó;

con nào bệnh tật, Ta sẽ làm cho mạnh;

con nào béo mập, con nào khoẻ mạnh, Ta sẽ canh chừng.

Ta sẽ theo lẽ chính trực mà chăn dắt chúng” (Ed 34,11-16).

Thật đầy an ủi, khi ta đã cố gắng hết sức mà không làm được, Thiên Chúa sẽ can thiệp. Tuy nhiên, liệu chừng ta đã cố gắng hết sức chưa? Ta làm sao có thể phớt lờ những câu thật đáng sợ đi liền trước đoạn vừa trích?

5Chiên của Ta tán loạn vì thiếu mục tử và biến thành mồi cho mọi dã thú, chúng tán loạn. 6Chiên của Ta tản mác trên các ngọn núi, trên mọi đỉnh đồi. Chiên của Ta tản mác trên khắp mặt đất, thế mà chẳng ai chăm sóc, chẳng ai kiếm tìm.

 7Vì thế, hỡi các mục tử, hãy nghe lời Đức Chúa. 8Ta lấy mạng sống Ta mà thề – sấm ngôn của Đức Chúa là Chúa Thượng -, bởi chiên của Ta bị cướp phá và biến thành mồi cho mọi dã thú vì thiếu mục tử, bởi các mục tử chỉ biết lo cho mình mà không chăn dắt đàn chiên của Ta,9nên hỡi các mục tử, hãy nghe lời Đức Chúa:

10Đức Chúa là Chúa Thượng phán thế này: Đây Ta chống lại các mục tử. Ta sẽ đòi lại chiên của Ta;

Ta sẽ không để chúng chăn dắt chiên, và các mục tử sẽ không còn lo cho mình.

 Ta sẽ giải thoát các chiên của Ta khỏi miệng chúng, để chiên của Ta không còn làm mồi cho chúng nữa” (Ed 34,7-10).

Thiên Chúa không những ngỏ lời với các mục tử mà còn nói thẳng với đàn chiên:

17Phần các ngươi, hỡi chiên của Ta, Đức Chúa là Chúa Thượng phán. Này Ta sẽ xét xử giữa chiên với chiên, giữa cừu với dê.18Được chăn trong đồng cỏ tốt tươi đối với các ngươi phải chăng còn quá ít, mà các ngươi lại lấy chân giày đạp phần đồng cỏ còn lại của các ngươi, được uống nước trong mà các ngươi lại lấy chân quậy đục phần còn lại ?

19Vì thế, đàn chiên của Ta phải gặm phần cỏ chân các ngươi đã giày đạp, phải uống phần nước chân các ngươi đã quậy đục.

 20Bởi vậy, Đức Chúa là Chúa Thượng phán với chúng như sau: Này Ta sẽ xét xử giữa chiên béo với chiên gầy.

21Vì các ngươi thúc vào sườn, vào vai và lấy sừng mà húc vào mọi con chiên đau yếu đến độ các ngươi làm cho chúng phải tản mác ra ngoài,

22nên Ta sẽ cứu thoát chiên của Ta để chúng không còn bị cướp phá, Ta sẽ xét xử giữa chiên với chiên” (Ed 34,17-21; xt Gr 23,1-4).

Ta cũng không thể quên một lời khác, lời ông Marđôkê nhắn gửi con đỡ đầu của ông là hoàng hậu Esther, tiêu biểu cho những người ưu tú trong Dân Chúa:

Vì đến lúc này mà con vẫn cứ ngậm miệng làm thinh, thì người Do Thái sẽ nhận được sự trợ giúp và giải cứu từ một nơi khác; còn chính con và nhà cha con lại bị tru diệt” (Et 4,14).

Thiên Chúa từng ưu ái tỏ ra rằng Ngài cần đến chúng ta, tuy nhiên nếu chúng ta không quảng đại hưởng ứng lời Ngài mời gọi, Ngài cũng thẳng thắn cho thấy thật ra Ngài chẳng cần gì đến chúng ta.

Nếu chúng ta không chịu lên đường rao giảng, thì chúng ta sẽ phải tự chịu trách nhiệm trước mặt Ngài, còn Lời hằng sống sẽ vẫn cứ vang vang từ chân trời này tới chân trời khác, bằng nhiều cách, cụ thể ngày nay sẽ bằng cả Internet.

Điều đáng mừng là cuối cùng nữ hoàng Esther đã chỗi dậy vì đồng bào, chính Chúa lại an ủi:

“Ta sẽ cho các ngươi những mục tử đẹp lòng Ta; chúng sẽ khôn ngoan sáng suốt chăn dắt các ngươi”  (Gr 3,15).

31Này sẽ đến những ngày Ta sẽ lập với nhà Ít-ra-en và nhà Giu-đa một giao ước mới,…

33Ta sẽ ghi vào lòng dạ chúng, sẽ khắc vào tâm khảm chúng Lề Luật của Ta. Ta sẽ là Thiên Chúa của chúng, còn chúng sẽ là dân của Ta.

 34Chúng sẽ không còn phải dạy bảo nhau, kẻ này nói với người kia: “Hãy học cho biết Đức Chúa”, vì hết thảy chúng, từ người nhỏ đến người lớn, sẽ biết Ta. Ta sẽ tha thứ tội ác cho chúng và không còn nhớ đến lỗi lầm của chúng nữa (Gr 31,31.33-34).

 Và rồi hôm nay, vẫn còn đó những anh chị em miệt mài lặng lẽ tải Lời của Chúa lên Internet mỗi ngày bằng nhiều cách thế. Xin cám ơn và chúc mừng những anh chị em đang dấn thân loan báo Tin mừng và đang gìn giữ để ánh sao Hiển linh không tắt mất.

“2Trời xanh tường thuật vinh quang Thiên Chúa,

không trung loan báo việc tay Người làm.

3Ngày qua mách bảo cho ngày tới,

đêm này kể lại với đêm kia.

4Chẳng một lời một lẽ, chẳng nghe thấy âm thanh,

5mà tiếng vang đã dội khắp hoàn cầu

và thông điệp loan đi tới chân trời góc biển” (Tv 18/19,2-5).

 

Qui Nhơn, lễ Hiển Linh 06-01-2019

Lm. Trăng Thập Tự Võ Tá Khánh