Học giả quốc tế lên án Trung Quốc về các trại cải tạo ở Tân Cương

Học giả quốc tế lên án Trung Quốc về các trại cải tạo ở Tân Cương

Mai Vân

27-11-2018

Trung Quốc tăng cường an ninh ngăn chận phóng viên quốc tế tại thủ phủ Tân Cương, Urumqi. Ảnh ngày 27/11/2018. Reuters

Các nước trên thế giới phải trừng phạt Trung Quốc về tội giam cầm cả triệu người Hồi Giáo Duy Ngô Nhĩ tại Tân Cương. Hàng trăm học giả trên thế giới ngày 26/11/2018, đã cảnh cáo rằng nếu không làm gì, cộng đồng quốc tế sẽ mặc nhiên cho thấy là họ chấp nhận hành vi « tra tấn tâm lý thường dân vô tội ».

Trong một cuộc họp báo tại Washington, đại diện của một nhóm gồm 278 học giả trong nhiều ngành khác nhau, đến từ hàng chục quốc gia trên thế giới, đã lên tiếng yêu cầu Trung Quốc bãi bỏ các chính sách cầm cố người Duy Ngô Nhĩ. Các học giả đồng thời kêu gọi quốc tế ban hành lệnh trừng phạt nhắm vào các lãnh đạo Trung Quốc và các công ty an ninh dính líu đến chính sách đàn áp này.

Trong những tháng gần đây, Bắc Kinh đã bị chỉ trích dữ dội về việc giam giữ hàng loạt và giám sát chặt chẽ người thiểu số Hồi Giáo Duy Ngô Nhĩ và các nhóm sắc tộc khác ở vùng Tân Cương, miền tây Trung Quốc.

Vào tháng 8, một tiểu ban nhân quyền của Liên Hiệp Quốc cho biết đã nhận được nhiều báo cáo đáng tin cậy theo đó một triệu (hoặc nhiều hơn nữa) người Duy Ngô Nhĩ và các dân tộc thiểu số khác đang bị giam giữ trong các trại giống như một « trại giam khổng lồ được bí mật che giấu » trong khu vực.

Trong bản thông cáo công bố hôm 26/11/2018, nhóm gần 300 học giả quốc tế nói trên cho rằng : « Tình trạng đó phải được xem xét giải quyết để khỏi tạo ra tiền lệ xấu về việc chấp nhận hành vi đàn áp của một nhà nước nhắm vào một bộ phận cư dân của mình, đặc biệt là trên cơ sở dân tộc hay tôn giáo ».

Thông cáo cũng yêu cầu các quốc gia đẩy nhanh tốc độ xét đơn xin tị nạn đến từ cộng đồng các sắc dân thiểu số Hồi Giáo của Tân Cương, cũng như « thúc đẩy một phong trào hành động của Liên Hiệp Quốc nhằm điều tra hệ thống giam giữ hàng loạt đó, tiến tới việc đóng cửa các trại » được Trung Quốc lập ra.

Bắc Kinh luôn bác bỏ những lời chỉ trích về hành động của họ ở Tân Cương, nói rằng Trung Quốc bảo vệ tôn giáo và văn hóa thiểu số, và các biện pháp an ninh được đề ra là điều cần thiết để chống lại ảnh hưởng của các nhóm « cực đoan » kích động bạo lực ở Tân Cương.

Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị đã cho rằng thế giới không nên tin vào những lời đồn nhảm về Tân Cương và phải tin vào chính quyền Bắc Kinh.

Tuy nhiên, theo hãng tin Anh Reuters, sau khi chối cãi lúc ban đầu là không hề có các trại giam, các quan chức Trung Quốc đã đổi giọng, thừa nhận rằng đã có một số người phạm vào những tội nhẹ được gửi đến các trung tâm « dạy nghề », nơi họ được dạy kỹ năng làm việc và kiến thức pháp lý nhằm hạn chế các tư tưởng cực đoan.

Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Cảnh Sảng vào ngày 27/11/2018 lại lên tiếng khẳng định rằng chính sách Tân Cương của Trung Quốc bắt nguồn hoàn toàn từ nhu cầu chống khủng bố, và Bắc Kinh phản đối « bất kỳ thế lực nước ngoài nào đang cố gắng can thiệp vào các vấn đề Tân Cương và chính trị nội bộ của Trung Quốc ».

Trả lời báo chí, Michael Clarke, một chuyên gia về Tân Cương tại Đại Học Quốc Gia Úc ANU, một người đã ký tên vào bản thông cáo vừa được công bố, đã cho rằng Bắc Kinh đang tìm kiếm một sự tôn trọng quốc tế tương xứng với trọng lượng của Trung Quốc trong các vấn đề toàn cầu, do đó : « Cộng đồng quốc tế cần chứng minh với Bắc Kinh rằng họ sẽ không thực sự có được điều đó khi vẫn đàn áp một bộ phận đáng kể công dân của mình».

VI.RFI.FR
Các nước trên thế giới phải trừng phạt Trung Quốc về tội giam cầm cả triệu người Hồi Giáo Duy Ngô Nhĩ tại Tân Cương. Hàng trăm học giả trên thế giới ngày 26/11/2018, đã cảnh cáo rằng…
Trung Quốc tăng cường an ninh ngă

Tập Cận Bình đang thất bại ở nước nào?

Tập Cận Bình đang thất bại ở nước nào?

Ngô Nhân Dụng

Nguoi-viet.com

Ông Baron Waqa, tổng thống nước Nauru, một quốc gia chỉ rộng 21 cây số vuông, có hơn 11,000 dân, chưa bằng một thôn ở Trung Quốc, nhưng ông biết bảo vệ thể diện quốc gia khi nói với dân: “Bọn chúng không phải là bạn của mình. Họ chỉ cần dùng mình cho mục đích của họ.” (Hình: Ness Kerton/AFP/Getty Images)

Tập Cận Bình đã tung tiền ra khắp thế giới xây dựng hạ tầng cơ sở trên 112 nước, với 203 dự án xây cầu, xa lộ và đường xe lửa; dùng làm một mạng lưới thương mại và đầu tư nối liền với Trung Quốc.

Tại quốc gia nhỏ ít người biết tên Papua New Guinea ở vùng Tây Nam Thái Bình Dương, năm 2016 Trung Cộng đã viện trợ $860 triệu, năm ngoái tăng lên tới $2.46 tỷ. Trong khi đó nước cấp viện lớn thứ nhì, Australia chỉ cung cấp 572 triệu đô la Úc, bằng 412 triệu Mỹ kim cho nước láng giềng này.

Tổng Thống Mỹ Donald Trump không đến dự hội nghị của khối kinh tế APEC năm nay. Cuộc họp gồm các nước ở Châu Á và Thái Bình Dương năm nay thất bại vì, lần đầu tiên trong lịch sử, không đưa ra được một bản thông cáo chung như thường lệ. Cả khối kinh tế 21 quốc gia này không còn quan trọng như xưa, khi hai nền kinh tế lớn nhất, Trung Quốc và Mỹ đang “lâm chiến.”

Ngày Thứ Bảy, mọi người chứng kiến Tập Cận Bình và Phó Tổng Thống Mỹ Mike Pence tấn công nhau về chiến tranh mậu dịch. Phái đoàn Mỹ không ai có mặt khi chủ tịch Trung Cộng đọc diễn văn, phái đoàn Trung Cộng đã bỏ ra về hoặc đứng ngoài hành lang ngay sau khi ông Tập Cận Bình nói xong. Không ai ở lại nghe ông Pence nói. Trong các cuộc họp giao hữu, tiệc tùng, hai ông Tập và Pence cũng tránh không đứng gần nhau, mặc dù ông Pence nói rằng đã trò chuyện thẳng thắn với ông Tập. Trong vài tuần nữa, Trump và Bình sẽ có dịp gặp nhau ở ‎Buenos Aires‎, Argentina, trong hội nghị G-20.

Riêng chuyện hội nghị APEC không đồng ý được với nhau về một bản thông cáo kết thúc cũng gây tai tiếng cho phái đoàn Trung Cộng.

Phái đoàn của Tập Cận Bình cương quyết không chấp nhận lời lên án “hành động thương mại không công bằng” được ghi trong thông cáo chung. Vì chính quyền Mỹ vẫn thường dùng những chữ này (unfair trade practices) khi tố cáo Trung Cộng, mỗi khi áp dụng các suất thuế quan mới trên hàng hóa Mỹ nhập từ Trung Quốc.

Nhưng điều mà người dân Papua New Guinea chú ý nhất là hành động “áp đảo” của người Trung Hoa khi họ muốn sửa đổi bản văn thông cáo chung theo ý họ.

Theo tin của Agence France-Presse hôm Chủ Nhật, một nhóm nhân viên phái đoàn Tàu đã tìm cách xô đẩy để xông vào trong văn phòng của ông Rimbink Pato, vị bộ trưởng ngoại giao lâu đời nhất của Papua New Guinea, nhậm chức từ năm 2012 ở thủ đô Port Moresby. Họ muốn làm áp lực chính phủ PNG, nước chủ nhà tổ chức hội nghị, phải viết một thông cáo chung theo ý ông Tập Cận Bình.

Trước đây, Trung Cộng đã thành công với ông Hun Sen, trong những lần họp ASEAN mà xứ Cambodia đứng cái. Nhưng ngoại trưởng xứ Papua New Guinea không chấp nhận. Ông còn kêu cảnh sát đến canh gác chung quanh tòa nhà. Một nhân viên Bộ Ngoại Giao nói rằng ông Pato không thể nào “hội nghị riêng” với phái đoàn Trung Cộng được. Họ phải biết trước như vậy chứ?

Ngoại Trưởng Trung Cộng Vương Nghị đã phải cải chính không có người Tàu nào tìm cách xô cửa đi vào Bộ Ngoại Giao Papua New Guinea để yêu cầu sửa bản nháp thông cáo chung theo ý mình!

Nhưng đây không phải là lần đầu tiên Bắc Kinh tỏ ra khinh thường các nước nhỏ. Năm 2010, trong cuộc họp ASEAN tại Hà Nội, sau khi nghe Ngoại Trưởng Mỹ Hillary Clinton tuyên bố bảo vệ quyền tự do hàng hải ở Biển Đông nước ta, Ngoại Trưởng Trung Cộng Dương Khiết Trì (Yang Jiechi, 杨洁篪) đã giận dữ phản đối, rồi lớn tiếng dạy ngoại trưởng Singapore rằng, “Trung Quốc là một nước lớn! Các nước khác là những nước nhỏ! Phải biết như thế!”

Tháng Chín vừa qua, Trung Cộng đến dự một cuộc họp với các nước “rất nhỏ” ở phía Nam Thái Bình Dương, họp tại hòn đảo Nauru. Tổng thống nước Nauru, ông Baron Waqa, đã yêu cầu Trung Cộng phải xin lỗi sau khi cả phái đoàn của họ giận dữ bỏ ra ngoài, chỉ vì một người bị từ chối không cho nói trong lúc các nhà lãnh đạo hòn đảo còn đang phát biểu.

Nauru, rộng 21 cây số vuông, chỉ có hơn 11,000 dân, quả là một nước nhỏ, chưa bằng một thôn ở Trung Quốc. Nhưng Tổng Thống Baron Waqa biết bảo vệ thể diện quốc gia. Ông nói với dân: “Bọn chúng không phải là bạn của mình. Họ chỉ cần dùng mình cho mục đích của họ.”

Papua New Guinea, hơn 8 triệu dân nói 852 thứ tiếng, cũng là một nước nhỏ trong khối APEC. Họ được độc lập từ năm 1975, nhưng vẫn đặt dưới sự bảo trợ của Australia, vẫn coi Nữ Hoàng Elizabeth II là quốc trưởng.

Bé nhưng bé hạt tiêu. Sau vụ lộn xộn của nhân viên phái đoàn Trung Cộng, ông Gary Juffa, lãnh tụ đảng đối lập là Phong Trào Nhân Dân Cải Tổ đã kêu gọi chính phủ Papua phải theo gương ông Mahathir Mohamad ở Malaysia.

Tháng Tám vừa qua, sau khi đắc cử ngồi lại vào ghế thủ tướng, ông Mahathir đã xóa bỏ ngay một dự án trị giá xây dựng $22 tỷ trong chương trình Nhất Đới Nhất Lộ (Một Vòng Đai, Một Con Đường) của Trung Cộng mà người tiền nhiệm đã chấp thuận. Trung Cộng dự trù ngân sách $900 tỷ cho dự án Đới Lộ. Họ xây dựng đường, cầu, bến cảng, nối các thành phố từ Trung Quốc xuống các nước ở phía Nam, vòng Ấn Độ Dương qua đến Trung Đông, rồi Châu Âu.

Họ đem công nhân Trung Hoa đến các nước đó làm việc. Họ không tôn trọng các luật lệ quốc tế về an toàn lao động và bảo vệ môi trường. Các công ty Trung Cộng đã lập 63 nhà máy phát điện chạy bằng than, với số khói phun lên lớn bằng khói độc trong cả nước Tây Ban Nha! Nguy hiểm nhất, họ cho các nước vay tiền làm những dự án không ích lợi, đến khi không có tiền trả nợ thì họ xiết của.

Sri Lanka đã bị mắc mưu này, khi thiếu tiền trả nợ phải gán một bến cảng mới do Trung Cộng xây, cho Bắc Kinh tự do sử dụng trong 99 năm, làm “đặc khu kinh tế.” Trung Cộng đã xây cho xứ Zambia một vận động trường 50,000 chỗ ngồi, tốn $94 triệu. Không biết bao giờ nước Phi Châu này vỡ nợ?

Tháng Sáu vừa qua, thủ tướng Papua, ông Peter O’Neill, đi Bắc Kinh ký một hiệp ước tham gia  chương trình Nhất Đới Nhất Lộ.

Lãnh tụ đối lập Gary Juffa cảnh cáo ông thủ tướng về vụ hợp tác này. Những công trình xây dựng đường xá và hải cảng mà Trung Cộng đang thực hiện ở Papua New Guinea phẩm chất rất kém so với những công trình do người Australia thực hiện.

Ông Juffa nhấn mạnh: “Tôi muốn dân Papua New Guinea phải làm chủ nền kinh tế của mình. Hiện nay chúng ta không còn làm chủ nữa… Chúng ta có thể chấp nhận ảnh hưởng của Trung Quốc nhưng phải đặt trên những điều kiện nước mình định ra. Chúng ta cần bảo cho họ biết luật lệ của mình thế nào, rằng chúng ta cũng là một quốc gia độc lập, và khi đến đây họ phải tỏ ra biết kính trọng. Chúng ta phải bảo vệ chủ quyền, nếu không muốn trở thành thuộc địa của Trung Quốc.”

Nếu ông Nguyễn Phú Trọng cũng dám nói như vậy thì may quá! 

(Ngô Nhân Dụng)

  Hỏa hoạn California : Thủ phạm là một Công ty cung cấp năng lượng ?

  Hỏa hoạn California : Thủ phạm là một Công ty cung cấp năng lượng ? 

Đội ngũ cứu cấp lục soát tìm nạn nhân tại một căn nhà bị hỏa hoạn ở California.REUTERS/Terray Sylvester.

Danh sách nạn nhân trong vụ hỏa hoạn ở phía Bắc California tiếp tục kéo dài. Tính đến tối 16/11/2018, đã có 71 người chết, và theo chính quyền địa phương có hơn 1.000 người mất tích. Một Công ty điện bị nghi ngờ là « thủ phạm » gây ra vụ hỏa hoạn thảm khốc này.

Theo phát biểu của Cảnh sát Trưởng quận Butte, ông Korea Honea, số nạn nhân mất tích đã tăng từ 631 lên 1.011 người trong vòng 24 giờ. Ông lưu ý con số này không mấy gì chắc chắn do được thu thập từ các « dữ liệu thô » như: từ các cú điện thoại, một số tên đánh sai lỗi chính tả được tính nhiều lần, hay một số người sống sót không báo cho địa phương hay gia đình biết.

Song song với việc tìm kiếm các nạn nhân, một cuộc điều tra cũng đã được tiến hành để tìm hiểu nguyên nhân. Các nhà Điều tra nghi ngờ Pacific Gas and Electric Company – PG&E, Công ty lớn nhất cung cấp điện và khí đốt cho Tiểu  bang là nguồn gốc của thảm họa.

AFP cho biết: Trong một biên bản công việc được chuyển giao cho Tư pháp, các nhà Điều tra phát hiện có sự trùng hợp việc phá hủy một cột điện trong khu vực ngay trong ngày 08/11/2018, trước khi xảy ra vụ hỏa hoạn không bao lâu.

Tổng cộng trong mùa thu này, có khoảng từ 17-21 vụ cháy xảy ra tại phía Bắc Tiểu bang California, do các đường dây điện rơi xuống đất. Số thiết bị vật tư đó đều thuộc Công ty PG&E. Viện công tố quyết định mở định mở một cuộc điều tra liên quan đến 8 vụ cháy.

Trong trường hợp này, PG&E đang gặp rủi ro lớn. Số tiền mà Công ty này sẽ phải đóng phạt chịu trách nhiệm cho vụ cháy, cũng như là tiền bồi thường thiệt hại có thể lên đến 30 tỉ đô la. Với mức tiền phạt này, Doanh nghiệp có nguy cơ phá sản. Chỉ riêng với tiết lộ này, giá cổ phiếu của PG&E đã bị mất đến 25%.

Reuters nhắc lại vụ hỏa hoạn có tên « Camp Fire » xảy ra từ một tuần nay đã biến cả thành phố Paradise, có 27.000 dân, nằm cách San Francisco 280 km về phía Bắc thành một đống tro tàn khổng lồ.

Ngay ngày phát hỏa, 08/11/2018, chỉ trong vòng có vài giờ, lửa đã thiêu rụi 12.000 cơ sở, trong đó có 9.100 nhà ở.  Cal Fire, Cơ quan Dự báo Hỏa hoạn và Bảo vệ rừng cho biết: Đã kiểm soát được 45% vụ cháy, dù có các cơn gió lớn.

 From: Do Tan Hung & KimBang Nguyen

Mỹ hàm ý muốn ‘trục xuất’ TQ khỏi WTO

Mỹ hàm ý muốn ‘trục xuất’ Trung Quốc khỏi WTO

Một trong những cố vấn kinh tế hàng đầu của Tổng thống Trump vừa đưa ra đề nghị có thể “trục xuất Trung Quốc” ra khỏi Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO).Trong một cuộc phỏng vấn của BBC, ông Kevin Hassett, Chủ tịch Hội đồng Cố vấn Kinh tế của Tổng thống Mỹ, nói Trung Quốc “đã thiếu cư xử” với tư cách của một thành viên của WTO.

Ông cũng tuyên bố rằng tổ chức này là đã Hoa Kỳ thất vọng.

Ông Hassett cũng cho rằng chiến lược cứng rắn của ông Donald Trump về thương mại quốc tế đang đạt hiệu quả.

Còn đối với WTO thì cách tiếp cận của chính quyền của Tổng thống Trump bị nhiều thành viên khác cho là gây rối.

Nó gây ra một thách thức lớn đối với WTO trong việc giải quyết các tranh chấp giữa các nước thành viên về cáo buộc vi phạm các quy tắc của WTO.

Tiến sĩ Hassett cho biết WTO đã đóng một vai trò lịch sử rất quan trọng trong việc giúp hiện đại hóa thế giới. Nhưng ông cũng nghĩ rằng nó đã khiến Mỹ thất vọng ở nhiều mặt.

Ông nói rằng Hoa Kỳ thường thắng các vụ việc mà Washington trình lên WTO nhưng “phải mất năm hoặc sáu năm sau mới được giải quyết và khi đó thì thiệt hại đã xảy ra”.

Ông nói rằng WTO cần phải cải thiện việc đối phó với các nước không tuân thủ các quy tắc và sẵn sàng nhận thua tại WTO vì hình phạt quá nhẹ.

“Chúng tôi chưa bao giờ hình dung được rằng có một quốc gia gia nhập WTO mà hành xử như cái cách mà Trung Quốc đang làm. Một thành viên WTO cư xử sai phạm quá nhiều như thế này khá là mới,” ông Kevin Hassett nói.

Ông Hassett đặt ra ba giải pháp để giải quyết tình trạng trên: thông qua đàm phán song phương, cải cách WTO hay thậm chí loại Trung Quốc ra khỏi WTO.

Lựa chọn cuối cùng được cho là lựa chọn ít được mong muốn nhất, bất đắc dĩ nhất của Tiến sĩ Hassett và ông nêu đề nghị này dưới dạng một câu hỏi: “Chúng ta có nên theo đuổi việc trục xuất Trung Quốc khỏi WTO?”

Điều này có thể sẽ không xảy ra, nhưng nó vẫn rất kinh ngạc khi nghe những lời này từ một nhân vật cao cấp trong chính quyền Hoa Kỳ.

Nhưng điều này cũng chứng tỏ nó hoàn toàn tuân theo chính sách cách tiếp cận kinh tế đối ngoại rất quyết đoán của chính quyền Trump – có phần đối đầu hơn những người tiền nhiệm của ông.

Tiến sĩ Hassett cũng nói thêm rằng mức thuế quan mới đánh lên Trung Quốc đã được thiết kế để gây ra thiệt hại tối thiểu Hoa Kỳ nhưng gây áp lực tối đa đối với Trung Quốc.

Ông cho rằng chính sách thuế quan này đang rất hiệu quả và buộc Trung Quốc phải đến bàn đàm phán.

Ông nói ông rất hy vọng rằng Tổng thống Trump và Chủ tịch Tập Cận Bình sẽ có các cuộc đàm phán hiệu quả khi gặp nhau tại hội nghị thượng đỉnh G20 sắp tới.

About this website

BBC.COM
Một trong những cố vấn hàng đầu của ông Trump nói rằng trong tư cách là một thành viên của WTO, Trung Quốc đã ‘thiếu cư xử’.

Biển Đông : Mỹ “kiên quyết không nhượng bộ Trung Quốc”

Hoa Kim Ngo and 3 others shared a link.
VI.RFI.FR
Phát biểu tại Hồng Kông ngày 19/11/2018, một quan chức ngoại giao Mỹ một lần nữa đã nhắc lại rằng Washington sẽ không nhượng bộ Bắc Kinh trong các vấn đề Biển Đông và Đài Loan, cho dù…

RFI: Đài Loan, Biển Đông : Mỹ tuyên bố không nhượng bộ TQ

Phát biểu tại Hồng Kông ngày 19/11/2018, một quan chức ngoại giao Mỹ một lần nữa đã nhắc lại rằng Washington sẽ không nhượng bộ Bắc Kinh trong các vấn đề Biển Đông và Đài Loan, cho dù Mỹ vẫn mong muốn duy trì hợp tác ngoại giao cấp cao với Trung Quốc thông qua các cuộc đối thoại song phương và đa phương.

Theo nhật báo Hồng Kông South China Morning Post, ông Patrick Murphy, phó trợ lý ngoại trưởng Mỹ đặc trách khu vực Đông Á – Thái Bình Dương của bộ Ngoại Giao Mỹ, từng tháp tùng phó tổng thống Mỹ Mike Pence công du châu Á vào tuần trước, đã quy trách nhiệm cho Trung Quốc là bên đã phức tạp hóa và làm gia tăng mức độ nghiêm trọng của hai vấn đề Biển Đông và Đài Loan đang khuấy động quan hệ Mỹ – Trung hiện nay.

Đối với quan chức Mỹ này, trên cả hai vấn đề Biển Đông và Đài Loan, Hoa Kỳ đã duy trì được nguyên trạng từ nhiều thập niên qua, nhưng hiện nay, « Trung Quốc đang thay đổi hiện trạng ở cả Biển Đông lẫn Đài Loan, và điều đó dẫn tới căng thẳng và hỗn loạn, làm cho tình hình ngày càng rắc rối thêm ».

Về Biển Đông, ông Murphy cho rằng: « Làm sao đối thoại được khi vào cùng một lúc, một quốc gia tiếp tục xây dựng, cải tạo và quân sự hóa… phá vỡ lòng tin ».

Theo South China Morning Post, tuyên bố trên đây nhắc đến việc Trung Quốc bồi đắp 7 đảo nhân tạo trên Biển Đông, và quyết định triển khai quân lính và vũ khí lên các thực thể này.

Các vụ trực diện giữa chiến hạm Trung Quốc và Hoa Kỳ đã tăng lên trong thời gian qua ở Biển Đông, nơi Đài Bắc và Bắc Kinh có tranh chấp với 4 nước Đông Nam Á là Việt Nam, Philippines, Malaysia và Brunei. Mỹ đã nhấn mạnh quyền tự do lưu thông của mình trong vùng biển này, trong khi Trung Quốc cho rằng họ có chủ quyền trong khu vực.

DONALD TRUMP – CƠN ÁC MỘNG CỦA TẬP CẬN BÌNH

No automatic alt text available.
Nguyễn Đức Hùng

DONALD TRUMP – CƠN ÁC MỘNG CỦA TẬP CẬN BÌNH

Tại sao Donald Trump đòi xoá bỏ Chủ Nghĩa Cộng Sản & Chủ Nghĩa Xã Hội tại kỳ họp thứ 73 ở Đại Hội Đồng Bảo An Liên Hiệp Quốc? Đơn giản, bởi Trung Cộng chẳng có gì để đàm phán, vì họ có quá nhiều vấn đề tới mức là họ phải tự tan rã. Do đó, việc Mỹ liên tục đẩy mạnh các hoạt động chống Trung Cộng là điều hiển nhiên.

Trung Cộng không chỉ phải đối mặt với khối ung nhọt Tân Cương mà còn Tây Tạng, Mãn Châu, Nội Mông, Hồng Kông, Macao và dĩ nhiên là Đài Loan nữa.

Riêng Tân Cương là khối ung nhọt khổng lồ ở Trung Cộng đang chực vỡ ra. Báo cáo của Ủy ban Chống phân biệt chủng tộc Liên Hiệp Quốc nêu con số Trung Cộng đang giam giữ khoảng một triệu người Duy Ngô Nhĩ và những cộng đồng Hồi giáo tại đây. Một con số lớn kinh hoàng khiến cho chính quyền Trung Cộng trở thành một chính quyền tàn ác hơn bất cứ chính quyền độc tài nào trên thế giới từ trước đến nay.

Hiện tại, Tập rất khiếp hãi khi nghĩ đến viễn cảnh kinh tế sụp đổ; Đài Loan tuyên bố độc lập; khối ung nhọt các vùng: Tân Cương, Tây Tạng, Mãn Châu, Nội Mông… bị Trump bóc tách; đối đầu quân sự với Mỹ & đồng minh ở Biển Đông, eo biển Đài Loan & Hoa Đông.

Xem ra, tư tưởng đại Hán của Tập kỳ này không còn đất để dung thân rồi./.

Nguồn: Fb Hoàng Đại Phú

Trung Quốc trình danh sách nhượng bộ Mỹ, truyền thông nhà nước im lặng

Nhật báo Apple Hồng Kông có nhận định, ĐCSTQ chịu cúi đầu trước Mỹ để đệ trình danh sách nhượng bộ và phương án cải cách thương mại nhằm tìm kiếm sự đồng ý đối thủ, đây là vấn đề cực kỳ hiếm hoi trong lịch sử của ĐCSTQ nói riêng cũng như lịch sử ngoại giao quốc tế nói chung, là điều vô cùng khôi hài; không biết ĐCSTQ phải giải thích với dân chúng thế nào. Truyền thông nhà nước Trung Quốc hoàn toàn không đưa tin này, cho thấy bản chất cố hữu của kiểu tư duy làm việc không minh bạch.

Ai từng trợ giúp Pol Pot và đồng minh?

Nhà lãnh đạo Trung Quốc Đặng Tiểu Bình từng nói năm 1984: “Tôi không hiểu vì sao có người muốn loại bỏ Pol Pot? Đúng là ông ta có phạm một số sai lầm trong quá khứ nhưng nay ông ta đang lãnh đạo cuộc chiến chống bọn xâm lược Việt Nam cơ mà.”

Ngoài Bắc Kinh, còn những ai nữa giúp Khmer Đỏ? Các bạn xem bài trên BBC Tiếng Việt: https://bbc.in/2DJs2Mv

Tòa tuyên các cựu lãnh đạo Khmer Đỏ phạm tội diệt chủng

VOA: Một tòa án quốc tế xác định rằng hai trong số những nhà lãnh đạo Khmer Đỏ khét tiếng hiện còn sống ở Campuchia đã phạm tội diệt chủng trong thời kỳ phe này cai trị Campuchia một cách tàn bạo vào cuối những năm 1970 và tòa đã kết án tù đối với chúng.

Nuon Chea, 92 tuổi, và cựu chủ tịch Khieu Samphan, 87 tuổi, đã bị kết tội hôm 16/11 về các tội danh phạm tội ác chống nhân loại tại phiên tòa do Liên Hiệp Quốc hậu thuẫn, có tên chính thức Tòa Đặc biệt Xét xử Tội ác của Khmer Đỏ ở Campuchia.

Các tội danh bao gồm giết người, diệt chủng, bóc lột nô lệ, tra tấn và khủng bố dựa vào các lý do về chính trị, chủng tộc và tôn giáo.

Hai nhân vật nêu trên bị buộc tội diệt chủng, vì những vụ giết hại người Việt Nam và Chăm, và nhiều vi phạm Công ước Geneva, bao gồm cả giết người, tra tấn hoặc đối xử vô nhân đạo.

Chúng là hai thành viên cao cấp nhất trong nhóm cộng sản Khmer Đỏ hiện còn sống.

Cả hai bị cho là chịu trách nhiệm về việc giết chết gần hai triệu người bằng nhiều biện pháp, trong đó có bỏ đói, tra tấn, hay đơn thuần là vắt kiệt sức trong các trại lao động. Những người khác đã bị giết trong các vụ hành quyết hàng loạt ở những nơi về sau được gọi là “cánh đồng chết”.

Hai người đàn ông nêu trên hiện đang thụ án chung thân. Chúng đã bị kết án tại một phiên tòa trước đó về tội ác chống lại nhân loại gắn với việc cưỡng bức di cư và làm nhiều người mất tích.

(Nếu không vào được VOA, xin hãy dùng đường link vn510.com hoặc vn73.com để vượt tường lửa)

About this website

 

VOATIENGVIET.COM
Nuon Chea, 92 tuổi, và cựu chủ tịch Khieu Samphan, 87 tuổi, đã bị kết tội hôm 16/11 về các tội danh phạm tội ác chống nhân loại tại phiên tòa do Liên Hiệp Quốc hậu thuẫn