Anh Tuấn, tên anh đã có trong… “danh sách”?

Anh Tuấn, tên anh đã có trong… “danh sách”?

VOA


Bộ Thông tin và truyền thông Trương Minh Tuấn và bà Ann Lavin, Giám đốc Chính sách công và quan hệ chính phủ, Google khu vực Châu Á – Thái Bình Dương trong một cuộc gặp tại Hà Nội hôm 17/1/2018. (Ảnh: VietnamNet)
Bộ Thông tin và truyền thông Trương Minh Tuấn và bà Ann Lavin, Giám đốc Chính sách công và quan hệ chính phủ, Google khu vực Châu Á – Thái Bình Dương trong một cuộc gặp tại Hà Nội hôm 17/1/2018. (Ảnh: VietnamNet)

Giờ dường như tới lượt anh – Trương Minh Tuấn, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng CSVN (BCH TƯ Đảng CSVN), Phó Ban Tuyên giáo của BCH TƯ Đảng CSVN, Bộ trưởng Thông tin – Truyền thông của chính phủ Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam – được… tạo điều kiện để ngẫm nghĩ về thế thái, nhân tình.

***

Anh Tuấn,

Không phải tự nhiên mà công chúng bàn luận rôm rả về chuyện tên anh đã có trong… “danh sách” và anh sắp… lên đường.

Nhìn lại những diễn tiến mới nhất liên quan đến vụ Mobifone mua 95% cổ phần của AVG thì dường như Kết luận thanh tra mà Thanh tra chính phủ công bố tuần trước giống như một đợt bắn dọn đường cho cuộc tấn công vào cứ điểm do Bộ Thông tin – Truyền thông trấn giữ.

Về nguyên tắc, anh – người chỉ huy cứ điểm – có quyền ra lệnh phản kích (giải trình, khiếu nại, thậm chí tố cáo, đòi bồi thường nếu có đủ bằng chứng cho thấy Thanh tra thiếu khách quan, lạm quyền, vi phạm pháp luật, theo Điều 57 của Luật Thanh tra). Cũng về nguyên tắc, khi anh đã ra lệnh, các đơn vị phải xông lên…

Thế nhưng cuộc phản kích bằng Thông cáo báo chí dày 30 trang mà anh tổ chức chỉ có rất ít đơn vị hưởng ứng, đa số cơ quan truyền thông thuộc hệ thống truyền thông chính thức – vốn được đặt dưới quyền kiểm soát của anh vẫn ém kỹ. Tệ hơn nữa là những đơn vị đã xung phong theo lệnh của anh đột nhiên tháo lui, vừa nhanh, vừa sâu, bỏ anh và Bộ Chỉ huy bơ vơ giữa… trận tiền. Điều chẳng ai ngờ cũng đã xảy ra, những đơn vị thiện chiến nhất giờ công khai “nối giáo cho… giặc”, không chỉ quay súng bắn vào cứ điểm mà còn xác định anh chính là… bia.

Anh Tuấn,

Cổ nhân bảo “thời thế luận… anh hùng”. Xứ mình vốn thiếu anh hùng theo đúng nghĩa của hai từ này nên lâu nay, thiên hạ nhìn thời thế để luận về những kẻ… sắp hoặc sẽ khốn cùng. Thiên hạ tin anh đã thất thế và hết thời.

***

Ai thất thế và hết thời mà lại không buồn nhưng buồn nhiều và buồn lâu cũng chẳng đến đâu anh Tuấn ạ! Cứ ngẫm cho kỹ thì đời một người như anh cũng chẳng đến nỗi nào. Học lực không khá, không thể cùng bạn bè vào các đại học nên 18 tuổi đăng lính làm lính trơn mà chỉ hai năm sau đã tìm được một chỗ trong Trường Sĩ quan Chính trị, rõ ràng là anh hết sức tháo “vác”. Từ Trường Sĩ quan Chính trị giành được một chân Giảng viên Triết học Mác Lê nin trong Trường Sĩ quan Kỹ thuật Vũ khí – Đạn, rõ ràng là khả năng xoay sở của anh không tồi. Có mấy ai khéo dùng quân đội như anh – chỉ một năm sau khi giảng dạy Triết học Mác Lê nin cho các sĩ quan tương lai đã có thể rũ bỏ áo lính, chuyển ngành về Ban Tuyên huấn Tỉnh ủy Bình Trị Thiên làm chuyên viên, một năm sau bỏ Ban Tuyên huấn Tỉnh ủy Bình Trị Thiên về làm Trưởng phòng Tuyên truyền – Báo chí của Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Quảng Bình, năm sau nữa ra Hà Nội làm việc cho Ban Văn hóa – Tư tưởng của BCH TƯ Đảng CSVN…

Thiên hạ chăm chăm dè bỉu đám Nguyễn Xuân Anh, Nguyễn Hoài Bảo,… vươn lên nhờ cha mà quên anh – người đi theo hướng ngược lại. Sau vài thập niên “lao tâm, khổ tứ”, vừa bò, vừa đi trên quan trường, lúc đã ngất ngưởng trên đầu thiên hạ, dù anh chưa giải mật về việc đã làm thế nào mà khiến đủ mọi giới, từ nghiên cứu học thuật, văn nghệ sĩ tới truyền thông xúm vào ca ngợi thân phụ của anh, song chừng đó đủ thấy, rõ ràng anh có nhiều chỗ hơn người.

Không có anh, làm sao con dân xứ này có thể biết ông Trương Minh Phương – thân phụ anh là ai. Không có anh thì hồi cuối tháng 12 năm 2016, làm gì có sự kiện Hội Nhạc sĩ Việt Nam, Trung tâm Nghiên cứu – Bảo tồn – Phát huy văn hoá dân tộc, Hội Nghệ sĩ Sân khấu Việt Nam, Tạp chí Văn hiến Việt Nam và Nhà xuất bản Văn học cùng phối hợp để tổ chức… “hội thảo khoa học” về thân phụ của anh.

Không có anh, làm sao“Hội thảo khoa học” đó được tất cả các cơ quan truyền thông chính thức tại Việt Nam tường thuật một cách trang trọng với mục tiêu duy nhất: “Khai tâm” cho hàng trăm triệu người Việt ngưỡng mộ và tự hào vì có một Trương Minh Phương từng viết nhạc, viết văn, viết kịch, làm thơ, nghiên cứu văn nghệ dân gian,…

Không có anh, làm gì có những “Giáo sư”, “Phó Giáo sư”, “Tiến sĩ” như Hoàng Chương, Lê Ngọc Canh, Trần Trí Trắc, Đỗ Hoàng Quân,… xưng tụng ông Trương Minh Phương là “thiên tài”, người đã để lại “di sản nghệ thuật to lớn phong phú và đa dạng” với những “triết lý” được xem là “để đời” như: “Con voi xích được nhưng con người thì khó xích”! “Không sợ mất gỗ, chỉ sợ mất bản chất tốt đẹp mà mình đã vun đắp bao năm”!..

Không có anh, làm gì có chuyện một người “đa tài” như cha anh, lúc còn sinh tiền chẳng ma nào biết và ngưỡng mộ, giờ được đủ mọi giới ở xứ này vinh danh, truy tặng giải “Đào Tấn” vì “những đóng góp xuất sắc cho nền âm nhạc, nền kịch nghệ Việt Nam”, thậm chí còn đề nghị “Đảng và Nhà nước truy tặng Giải thưởng Quốc gia về Văn học Nghệ thuật”!

***

Anh Tuấn,

Đám đông nhiễu sự dự đoán số phận của anh rồi sẽ chẳng khác gì số phận của anh Đinh La Thăng nhưng dường như nhận định đó chưa chính xác.

Lúc còn ngất ngưởng trên lưng voi, anh Thăng xử sự với giới truyền thông rất khéo chứ không khắc nghiệt và trịch thượng như anh. Tất nhiên “giậu đổ thì bìm leo” nhưng trong trường hợp của anh, sự nhập cuộc của dư luận và truyền thông chắc chắc không đơn thuần chỉ là thói đời, đó còn là thanh toán ân oán.

Là người có cơ hội gần gũi bác Trọng, ắt anh hiểu bác Trọng mơ gì và soi vào đâu để tìm đường biến giấc mơ ấy thành hiện thực. Xét cả về bối cảnh, lẫn tính chất, “lò” bác Trọng “nhóm” năm ngoái có khác gì chiến dịch “đả hổ, diệt ruồi, săn sói, quét muỗi” mà đồng chí Tập Cận Bình, Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Trung Quốc phát động cách nay sáu năm?

Sau khi phát động chiến dịch “đả hổ, diệt ruồi, săn sói, quét muỗi”, đồng chí Tập Cận Bình đã từ vị trí Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Trung Quốc, tiến tới kiêm nhiệm vai trò Chủ tịch Nhà nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa. Ở xứ mình, “nhóm” xong “lò”, các đồng chí trong Đảng đang xúm vào xiển dương “nhất thể hóa”.

Từ 2012 tới giờ, Đảng Cộng sản Trung Quốc đã đốn – chặt hàng chục ngàn đồng chí ở đủ mọi cấp, thuộc đủ mọi ngành, kể cả quân đội lẫn công an, chẳng may bị xác định là “tham quan, ô lại” hơn những đồng chí khác. Giờ mới rõ, chuyện đốn – chặt ấy không chỉ nhằm an dân. Rõ ràng đốn – chặt đã gieo rắc kinh hoàng và đẩy các đồng chí còn lại tới chỗ quy phục, thành ra mới rồi, có tới 2.964 đại biểu của Quốc hội Trung Quốc nhất trí “hủy giới hạn nhiệm kỳ của Chủ tịch Nhà nước”, tạo điều kiện để đồng chí Tập Cận Bình – lẽ ra phải rời vị trí Chủ tịch Nhà nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa vào năm 2022 – có thể ở lại làm Chủ tịch Nhà nước cho tới hết đời.

Tuy bác Trọng đã thảy vào “lò” những thanh củi rõ to nhưng rõ ràng những “án tù có thời hạn” chưa làm dân chúng hả dạ, đồng chí, đồng đội chỉ mới hoảng, chứ chưa… “kinh”. Tham chiếu con đường đồng chí Tập Cận Bình đã đi, cách thức Đảng Cộng sản Trung Quốc đã thực hiện trong chiến dịch “đả hổ, diệt ruồi, săn sói, quét muỗi”, có lẽ người vận hành “lò” sẽ phải… “quyết liệt” hơn.

Anh Tuấn,

Thành kính phân ưu cùng anh!

LỢI ÍCH CỦA ĐA ĐẢNG

 

 
No automatic alt text available.
No automatic alt text available.
LỢI ÍCH CỦA ĐA ĐẢNG

Tại sao đa đảng có thể hạn chế đc tham nhũng và tiêu cực?
Bởi vì nó tạo ra các đối thủ để giám sát, tố cáo tiêu cực của nhau, và không hề khoan nhượng vì là đối thủ sống còn với nhau… nhưng phải cạnh tranh công bằng, thượng tôn pháp luật và tuân theo Hiến pháp quốc gia

Cần 1 minh họa thật là bình dân đẻ cho mọi người ai cũng có thể hiểu
Ví dụ như bạn thích ăn phở, mà ở khu vực bạn chỉ có 1 quán duy nhất bán phở, thì mỗi lần bạn thèm phở bạn chỉ biết đến mỗi quán này. Vì trong khu vực chỉ có duy nhất quán này bán phở nên nó muốn làm gì cũng đc trong phở của nó, bỏ phoocmon, dùng thịt trâu thay thịt bò, cho nhiều bột ngọt…v.v và vv… thậm chí nó có nâng giá gấp đôi bạn cũng cắn răng móc hầu bao để đc ăn phở của nó mỗi khi bạn thèm phở mặc dù phở của nó càng ngày càng dở.
Nhưng nếu như có 2 quán phở trở lên thì sao? bạn thèm phở có thể chọn lựa nhiều quán, quán này cảm thấy ko ngon, bạn đi ăn ở quán khác. Và cái bọn bán phở này, muốn giữ khách hàng lại cho quán của mình trong đó có bạn, nó phải làm thật tốt món phở của nó, những nguyên liệu tốt nhất, chất lượng phở ngon mà giá thành lại rẻ….có thế mới thu hút khách đc…anh nào làm tốt hơn dĩ nhiên quán anh đó sẽ nhiều khách hơn…
Vì có sự cạnh tranh nên các quán phở này sẵn sàng moi móc những chuyện xấu của nhau để hạ bệ uy tín đối phương, nhằm kéo khách hàng lại về phía mình, chẳng hạn như quán A bảo quán B rửa chén ko kĩ, quán C lại bảo quán A toàn dùng rau có thuố trừ sâu, quán B bảo quán C dùng loại tương ớt đã bị hỏng…đó là những thiệt hại cho các quán phở, nhưng có lợi cho khách hàng, ng bỏ tiền ra để đc phục vụ- trong đó có bạn, biết quán nào có những cái tốt nào, quán nào có những cái xấu nào……Và các quán phở cũng biết tự hoàn thiện mình hơn, giảm dần các thủ đoạn mánh mung với khách, tìm cách nâng cao chất lượng tô phở, mà phải bán với giá cả hợp lý, ko thì dẹp tiệm vì ế… từ đó mà bạn cũng chọn lựa đc tô phở chất lượng cho mình hơn

Thế nhé…..độc đảng và đa đảng nó cũng rứa, thằng đảng A thử tham nhũng xem, bọn đảng B và C ko moi móc cho thiên hạ xem mới lạ….
Cứ 4 năm 1 lần, các khách hàng ăn phở lại bình chọn ra danh hiệu “quán phở chất lượng nhất khu vực”

Bạn muốn có nhiều quán phở phục vụ bạn hay chỉ mỗi 1 quán phở duy nhất phục vụ bạn…đó là tùy ở bạn….

++++++++++++++++++++++++++++++
CHỈ LÀ TAM QUYỀN PHÂN LẬP DỎM NẾU KO CÓ “ĐA ĐẢNG”

Tại sao VN ko có “tam quyền phân lập”
– Chính phủ VN (hành pháp) khỏi phải nói, cán bộ toàn là đảng viên ĐCS
– Quốc hội VN (lập pháp) cũng toàn là đảng viên ĐCS
– Toà án tối cao quốc gia (tư pháp) cũng do các đảng viên ĐCS nắm

Rõ ràng 1 mình ĐCS đã nắm hết 3 quyền, y như cách nói của Montesquieu là lập pháp, hành pháp đều nằm trong tay Viện Nguyên Lão…

Montesquieu viết: “Khi mà quyền lập pháp và hành pháp nhập lại trong tay một người hay một Viên Nguyên Lão, thì sẽ không có gì là tự do nữa, vì người ta sợ rằng chính ông ta hoặc viện ấy chỉ đặt ra những luật độc tài để thi hành một cách độc tài. Cũng không có gì là tự do nếu như quyền tư pháp không tách rời quyền lập pháp và hành pháp. Nếu quyền tư pháp được nhập với quyền lập pháp, thì người ta sẽ độc đoán với quyền sống, quyền tự do của công dân; quan toà sẽ là người đặt ra luật. Nếu quyền tư pháp nhập lại với quyền hành pháp thì quan toà sẽ có cả sức mạnh của kẻ đàn áp. Nếu một người hay một tổ chức của quan chức, hoặc của quý tộc, hoặc của dân chúng, nắm luôn cả ba thứ quyền lực nói trên thì tất cả sẽ mất hết.”

Vậy thì phải làm sao, 1 đảng thì ko có tam quyền phân lập, vậy thôi thì ko có đảng phái nào đi cho khoẻ… khi đó Quốc hội, chính phủ, toà án hoàn toàn là do dân cả

Nhưng “ko đảng phái” lại là 1 lý thuyết ko tưởng, vì loài người có xu thế hợp lại với nhau thành 1 hội nhóm để đạt 1 mục tiêu chung, nhưng mình đc lập hội nhóm, chả lẽ lại cấm ng ta lập hội nhóm, vì vậy mà ĐA ĐẢNG ra đời
+++++++++++++++++++++++++++++++

NHẦM LẪN TAI HẠI GIỮA “ĐẢNG PHÁI” VÀ “LỰC LƯỢNG VŨ TRANG”

Đang làm, con bé làm chung nó hỏi Syria sao bạo loạn vậy anh? mình trả lời vì nước nó nội chiến, dân nó muốn đứng lên để lật đổ độc tài

Nó hỏi tiếp… ah vậy là do Syria có nhiều đảng nên làm loạn, đánh nhau phải ko anh…

Câu hỏi ngây ngô nhưng đó cũng là sự nhầm lẫn của rất nhiều người VN, lợi dụng điểm này tuyên giáo cũng mụ mị rằng VN đa đảng sẽ loạn, ng chết rất nhiều

– Hệ thống đảng phái theo Hiến pháp là ko đc quyền có quân đội, như ở Mỹ 2 đảng lớn nhất là Dân chủ và Cộng hoà ko đảng nào có quân đội

– Hội nhóm nào sở hữu quân đội thì đã trở thành lực lượng vũ trang và ko còn tuân theo Hiến pháp quốc gia… có thể sẽ bị Liên hiệp quốc can thiệp vì lực lượng đó ko có tính chính danh

Ở VN các hoạt động đấu tranh cho dân chủ đang theo đường lối “đấu tranh bất bạo động”… chưa có hội nhóm nào có dấu hiệu sẽ thành lập quân đội hay dùng vũ lực tranh chấp… nhưng hệ thống tuyên truyền cứ hù doạ “đa đảng sẽ loạn” để làm ng dân sợ sệt mà ko còn dám đấu tranh

Fb Nam Nguyen Hoang Dao

LUẬN VỀ NGUYỄN VĂN THIỆU, (1)

 LUẬN VỀ NGUYỄN VĂN THIỆU, (1) 

LỜI MỞ ĐẦU

Henry Kissinger viết trong hồi ký của ông :

“Cho đến hôm nay tôi kính trọng ông Thiệu như là một gương hào hùng của một kẻ dám chiến đấu cho nền tự do dân tộc của ông, một kẻ sau này đã chiến bại bởi những hoàn cảnh ngoài tầm tay cá nhân ông, đất nước ông và ngay cả ngoài vòng quyết định của chúng ta…” ( Henry Kissinger, Years of Upheaval, 1981, Bản dịch của Xuân Khuê )

Người kiên tâm chiến đấu trong nỗi cô đơn ghê gớm

Kissinger là người mà Nguyễn Văn Thiệu ghét cay ghét đắng cho tới khi xuống mồ. Trong khi ngược lại, Kissinger cũng làm ra vẻ ghét cay ghét đắng Nguyễn Văn Thiệu, kẻ mà báo chí và nhân dân Mỹ luôn luôn nguyền rủa là cản trở và phá hoại hòa bình.

Tuy nhiên cuối cùng, khi mà hòa bình đã đạt được bằng cái giá phản bội dân tộc Việt Nam, Kissinger mới bình tâm thú thực cảm nghĩ của ông ta về người anh hùng lãnh đạo đất nước Việt Nam trong thời gian gay cấn nhất của lịch sử.  Kissinger nói :

 “… Sau khi ngưng bắn, quân đội chúng ta sẽ rút về bên kia bán cầu, còn dân tộc của ông vẫn còn cảnh một đội quân tiếp tục hi sinh cho những hy vọng mong manh của nền độc lập tại Đông Dương. Chúng ta đã chắc rằng biện pháp của chúng ta sẽ kềm hãm tham vọng của Hà Nội. Nhưng mắt của ông Thiệu chỉ quan ngại vào những điều mong manh về sau này…” ( Bản dịch của Xuân Khuê ).

Kissinger cũng thú thực là vì không còn cách lựa chọn nào khác cho nên Mỹ đành phải hy sinh Nam Việt Nam, và cũng vì vậy mà Kissinger đành phải đóng vai làm kẻ thù của Nguyễn Văn Thiệu nhưng tự sâu xa trong đáy lòng, Kissinger khâm phục Thiệu :

“…Như là một phép lạ phát xuất từ lòng dũng cảm, ông Thiệu đã cố gắng lèo lái quốc gia trong giai đoạn cam go này, chiến đấu chống lại quân thù cố tâm xâm lấn và làm an tâm đồng minh nào chưa thông hiểu ông …

… Về riêng tư tuy tôi dành ít cảm tình về ông Thiệu nhưng tôi rất kính nể ông vì ông là một người kiên tâm chiến đấu trong nỗi cô đơn ghê gớm ( nguyên văn: terrible loneliness ) sau cuộc rút quân của Hoa kỳ. Ông chấp nhận những cảm tình và thông hiểu ít ỏi dành cho ông. Chuyện đó không làm phẩm chất của ông hao mòn đi…” ( Bản dịch của Xuân Khuê ).

Cuộc sống không có tự do còn tệ hơn sự chết

Ngày 22-10-1972 Tộng thống Nguyễn Văn Thiệu đã nổi giận khi Kissinger ép buộc ông phải chấp nhận bản dự thảo Hiệp định đình chiến mà Kissinger đã cùng Lê Đức Thọ soạn thảo tại Paris.  Ông khuyến cáo Kissinger :

“Tôi không đồng ý về việc một số nhân viên của quý vị đi nói khắp Sài Gòn là tôi đã ký.  Tôi chưa ký kết gì cả.  Tôi không phản đối hòa bình nhưng tôi chưa nhận được một trả lời thỏa đáng nào của quý vị cho nên tôi sẽ không ký”.

Kissinger mất bình tỉnh với tuyên bố của Tổng thống Thiệu, ông nói ông đã thành công ở Bắc Kinh, Mạc Tư Khoa và Paris mà bây giờ ông phải thất bại tại Sài Gòn :  “Nếu ngài không ký, chúng tôi sẽ xúc tiến một mình”.

Tới phiên Thiệu nổi giận, ông buộc tội Kissinger là thông đồng với Bắc Kinh và Mạc Tư Khoa để bán đứng Miền Nam.  Hồi ký của Kissinger ghi lại lời lẽ của Thiệu:

“Là một quân nhân thì lúc nào cũng phải chiến đấu, nếu tôi không phải là một quân nhân thì tôi đã từ chức khi HK yêu cầu tôi từ chức và còn mặc cả với tôi về ngày giờ từ chức… … Tôi chưa hề nói với ai là người Mỹ đã đòi tôi từ chức, vì như vậy là nhục;  cho nên tôi đã làm như tự mình chọn lấy quyết định đó…” ( Kissinger, White House Years, trang 1385 )

Kissinger đáp lại : “Tôi cảm phục tính hy sinh và lòng can đảm của ngài qua lời phát biểu vừa rồi.  Tuy nhiên, là một người Hoa Kỳ, tôi không khỏi phiền lòng khi ngài cho rằng chúng tôi thông đồng với Liên Xô và Trung Quốc. 

Làm sao ngài có thể nghĩ như vậy được trong khi quyết định ngày 8-5 của Tổng thống Nixon ( Thả bom Hà Nội và phong tỏa các hải cảng Bắc Việt ) đã liều cả tương lai chính trị của mình để giúp quý ngài.  Chúng tôi điều đình với Liên Xô và Trung Quốc là để làm áp lực, buộc họ phải làm áp lực với Hà Nội…  Nếu như chúng tôi muốn bán đứng quý ngài thì đã có nhiều cách dễ dàng hơn để hoàn thành việc đó…”( Kissinger, White House Years, trang 1385, 1386 ).

Rồi tới phiên Đại sứ Bunker mất bình tỉnh : “Vậy thì thưa Tổng thống, lập trường chót của ngài là không ký, có phải không?”

Thiệu đáp : “Vâng, đó là lập trường cuối cùng của tôi.  Tôi sẽ không ký và tôi xin ngài thông báo cho Tổng thống Nixon biết như thế.  Xin quý vị trở lại Washington và nói với Tổng thống Nixon rằng tôi cần được trả lời”.

Tổng thống Thiệu chỉ tay vào bản đồ Việt Nam rồi nói : “Có gì quan trọng khi Hoa Kỳ để mất một quốc gia nhỏ bé như Nam Việt Nam?  Chúng tôi không hơn gì một chấm nhỏ trên bản đồ của thế giới đối với các ông… … Nhưng đối với chúng tôi, đó là một sự chọn lựa giữa sự sống và sự chết

Đối với chúng tôi, đặt bút ký vào một hiệp ước tương đương với sự đầu hàng là chấp nhận một bản án tử hình, vì cuộc sống không có tự do là sự chết.  Không, nó còn tệ hơn là sự chết” ( Larry Berman; No Peace, No Honor; trích từ Văn khố Bộ ngoại giao HK, bản dịch của Nguyễn Mạnh Hùng trang 230 ).

Trang sử đã qua đi nhưng sự thật chưa trở lại

Sau 1975 thì người Mỹ muốn lái sự oán hận mất nước của nhân dân Miền Nam vào ông Nguyễn Văn Thiệu và quân đội VNCH để quên đi hành động “bán đứng đồng minh” của Mỹ *( Lời của ông Nguyễn Văn Thiệu nói thẳng vào mặt Kissinger năm 1972 ).  Họ vận động các phương tiện truyền thông tiếng Việt tại hải ngoại kết án ông Thiệu làm cho mất nước.  Họ kết án quân đội VNCH hèn nhát, tham nhũng v.v,… Họ dập tắt tiếng nói thanh minh của ông Thiệu và của những quân nhân VNCH.  Họ thuê bọn vô lại biến phong trào chống Cọng sản tại hải ngoại thành những trò thối tha vô liêm sỉ….!

Hằng năm cứ vào mùa tháng Tư thì các phương tiện truyền thông tiếng Việt như RFA, BBC, …lại rộn lên những luận điệu kêu gọi hòa hợp hòa giải giữa chế độ CSVN và những người đã bị đuổi chạy ra nước ngoài.  Họ coi những người rượt đuổi và những người bị đuổi đều tội lỗi như nhau.

Trong khi đó cuộc chiến Nam Bắc Hàn cũng giống hệt như cuộc chiến Việt Nam.  Nhưng ngày nay RFA, BBC… nói cho con cháu Nam Hàn rằng năm 1950 quân Bắc Hàn tràn qua vĩ tuyến 38 đánh chiếm Nam Hàn..  Quân đội Mỹ đã giúp nhân dân Nam Hàn đẩy lui quân Bắc Hàn về Bắc.  Tội lỗi đều là phía Bắc Hàn chứ phía Nam Hàn không có lỗi.

Nhưng đối với cuộc chiến Việt Nam thì quân Bắc Việt cũng tràn qua vĩ tuyến 17 đánh chiếm Miền Nam nhưng Mỹ lại nói :  Phía CSVN và phía VNCH đều có lỗi cho nên Mỹ đứng giữa không biết giúp bên nào !!  Cho tới nay cũng chưa ngã ngũ bên nào phải bên nào trái.

Cũng vì chưa ngã ngũ bên nào phải bên nào trái cho nên cho tới nay danh dự của Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu vẫn chưa được phục hồi.  Người Mỹ vẫn muốn con cháu Việt Nam nhìn Nguyễn Văn Thiệu như là một kẻ luôn luôn cản trở và phá hoại hòa bình.

BÙI ANH TRINH

Nguyễn Tiến Hưng: Siêu mẫu hạm Mỹ vào Đà Nẵng: Bốn bước ngoặt của bang giao Việt – Mỹ

 

Nguyễn Tiến Hưng: Siêu mẫu hạm Mỹ vào Đà Nẵng: Bốn bước ngoặt của bang giao Việt – Mỹ

6-3-2018

Tác giả Nguyễn Tiến Hưng. Ảnh: DĐTK

Khi nghe tin hàng không mẫu hạm USS Carl Vinson vào Đà Nẵng tháng Ba, 2018, tôi tự hỏi: tại sao không phải Cam Ranh mà là Đà Nẵng, và tại sao lại tháng Ba?

Nhìn lại lịch sử thì ta thấy cái địa danh Đà Nẵng hay gắn liền với những bước ngoặt của chiến lược Mỹ tại Biển Đông.

Mà kể cũng lạ, những bước ngoặt ấy lại có một sự trùng hợp: đó là nó thường hay xảy ra vào tháng Ba:

  • Tháng Ba, 1965 sau bao nhiêu thẩm định, cân nhắc, Washington đi tới quyết định đưa quân tác chiến vào Việt Nam. Đà Nẵng được chọn làm nơi để bắt đầu. Quyết định này phản ảnh một bước ngoặt quan trọng nhất trong cuộc chiến: sự thay đổi chiến lược từ chiến tranh du kích, chống nổi dậy tới chiến tranh quy ước.
  • Tháng Ba, 1973: sau Hiệp định Paris, lễ chính thức hạ cờ Mỹ để kết thúc vai trò của quân đội tác chiến tại Việt Nam lại được tổ chức tại sân bay Đà Nẵng.
  • Tháng Ba, 1975: Tòa Lãnh Sự Mỹ – bộ phận dân sự còn lại của Mỹ – đóng cửa hoàn toàn và rút đi trên con tầu cuối cùng rời cảng Đà Nẵng. 

Bây giờ – tháng Ba, 2018 – siêu hàng không mẫu hạm cập cảng Đà Nẵng. Liệu nó có đánh dấu một bước ngoặt khác hay không?

Trước hết ta nhìn lại những mốc lịch sử của Đà Nẵng liên hệ tới chiến lược của Mỹ:

Tháng Ba, 1965: đổ bộ Đà Nẵng

Sau khi TT John F. Kennedy bị sát hại vào tháng 11, 1963, Phó TT Lyndon B. Johnson lên kế vị. Tuy có lập trường cứng rắn về Việt Nam, ông cố gắng kìm hãm, không leo thang cuộc chiến vì đã đặt ra mục tiêu ưu tiên cho chính quyền ông là War on Poverty– chiến đấu để khắc phục sự nghèo khó của lớp người thiểu số ở Mỹ.

Cuối năm 1964, dù sau khi đã đại thắng trong cuộc bầu cử tổng thống vào tháng 11, nhiều người khuyên ông nên có hành động mạnh ở Việt Nam nhưng ông vẫn tiếp tục tự chế.

Nhưng rồi biến cố Pleiku đã thay đổi hẳn lập trường của ông. Cuộc tấn công vào doanh trại cố vấn Mỹ tại Pleiku và căn cứ trực thăng Holloway (cách đó khoảng bốn dặm) vào lúc 2:00 giờ sáng ngày 7 tháng 2, 1965 đã gây nên thiệt hại lớn : trong số 137 quân nhân Mỹ ở căn cứ này thì 9 người bị tử thương và 76 người bị trọng thương. Những tổn thất về thiết bị cũng rất nặng nề: 16 trực thăng và 6 máy bay các loại khác bị hư hại. Đó là cuộc tấn công lớn nhất vào các cơ sở của Mỹ tại miền Nam Việt Nam cho tới thời gian đó.

Nó đã đưa tới một quyết định mau lẹ của Tổng thống Johnson để trả đũa. Ông nhóm họp Hội Đồng An Ninh Quốc Gia và nói:

“Tôi đã gác khẩu súng ở phía trên lò sưởi và cất đạn ở dưới hầm nhà từ lâu rồi, nhưng địch quân đang giết hại người của ta… Hèn nhát đã đưa chúng ta vào nhiều cuộc chiến hơn là trả đũa: nếu như Hoa kỳ đã mạnh dạn hơn ngay từ đầu thì đã tránh được Thế Chiến I và II.”

 Sau đó ông cho khởi động chiến dịch Rolling Thunder: từng lớp máy bay khu trục bay xuyên qua những đám mây dầy đặc tới oanh tạc các doanh trại Bắc Việt cách Vĩ tuyến 17 khoảng 40 dặm về phía bắc tại Đồng Hới. Việc trả đũa này đã bắt đầu một chiến dịch oanh tạc kéo dài với Linebacker I và Linebacker II.

Đưa nhiều máy bay oanh tạc vào tham gia cuộc chiến thì phải bảo vệ phi trường Đà Nẵng và khu vực chung quanh phi trường để tránh bị pháo kích như ở Pleiku. Vì vậy Washington tính đến việc mang quân vào để đáp ứng.

Nhưng nếu mang quân tác chiến vào thì vi phạm Hiệp định Geneve và có khả năng là chiến tranh sẽ leo thang.

Bàn đi bàn lại thật kỹ nhưng rồi Washington đi tới kết luận phải chấp nhận mọi rủi ro.

Ngày 23 tháng 2 năm 1965, tại Sài Gòn, Tướng Westmoreland đề nghị với Tư lệnh Thái Bình Dương và Bộ Tổng Tham Mưu:

“Đưa một Lữ đoàn Viễn chinh Thủy Quân Lục Chiến MEB (Marine Expeditianory Brigade) để giữ an ninh cho Đà Nẵng. Việc đưa quân vào tiếp theo sẽ được triển khai theo từng giai đoạn, tùy thuộc vào sự đồng ý của thượng cấp trên căn bản chính trị. Đại sứ Taylor cũng sẽ đề nghị đưa một đội Tiểu Đoàn Đổ Bộ BLT (Battalion Landing Team) vào Đà Nẵng ngay.”

Ngày 26 tháng 2 năm 1965, Bộ Ngoại giao Mỹ gửi Sứ quán tại Việt Nam:

“Thượng cấp đã có quyết định tiến hành đổ bộ cùng một lúc một đơn vị MEB, một đơn vị BLT, và một phi đội trực thăng… rồi sẽ thêm BLT thứ hai, tất cả đều trong Khu vực Đà Nẵng …”

Ngày 8 tháng Ba, bốn con tầu USS Henrico, Union, and Vancouver đưa một lữ đoàn 3,500 TQLC vào đổ bộ ở bãi biển “Red Beach.”

Hành động này là bước ngoặt quan trọng nhất trong cuộc chiến: sự thay đổi chiến lược từ trợ giúp, cố vấn trong chiến tranh du kích, chống nổi dậy (counterinsurgency) tới chiến lược đem đại quân tác chiến (combat troops), tham gia trực tiếp vào cuộc chiến.

Lữ đoàn TQLC Viễn chinh Số 9 đã là đội tiền phong dẫn đường cho trên một nửa triệu quân nhân Mỹ vào Việt Nam.

Tháng Ba, 1973: rút khỏi Đà Nẵng

Theo Hiệp định Paris ký kết ngày 27 tháng 1, 1973 thì Mỹ phải đơn phương rút khỏi Miền Nam.

Điều 5 quy định: “Nội trong 60 ngày sau khi bản Hiệp Định được ký kết, tất cả quân đội, cố vấn quân sự, và nhân viên dân chính làm việc cho quân đội… phải được hoàn toàn triệt thoái khỏi miền Nam Việt Nam…” Vì Hiệp định được ký ngày 27 tháng 1 cho nên ngày 27 tháng Ba là hạn chót của việc rút quân. Vào thời điểm ấy thì một số quân đội Mỹ còn đóng ở Đà Nẵng.

Điều 6 của Hiệp định quy định thêm: “ Các căn cứ quân sự ở miền Nam Việt Nam của Hoa Kỳ và các quốc gia khác, đã dẫn ở Điều Một, phải được giải tỏa trong hạn 60 ngày, sau khi Hiệp định được ký kết.” Đà Nẵng là căn cứ không quân quan trọng nhất yểm trợ hai Quân Khu I và II. Nó đã được chọn để tổ chức một nghi lễ biểu tượng quan trọng: lễ hạ lá cờ Mỹ và mang đi, đánh dấu việc chấm dứt sự có mặt của quân đội tác chiếnMỹ tại Miền Nam.

Lễ nghi được diễn ra rất trang trọng với sự hiện diện của Trung Tướng Ngô Quang Trưởng. Việc “Cuốn Cờ” (Flag Folding) đã theo đúng thủ tục gồm năm bước, bắt đầu bằng việc trải lá cờ ra cho thật thẳng và gấp lại theo chiều dài lần thứ nhất (độc giả vào mạng xem để tìm hiểu thủ tục cầu kỳ và đầy ý nghĩa này).

Tháng Ba, 1975: Lãnh sự cuối cùng rời Đà Nẵng

Tuần lễ cuối tháng Ba, sau khi có tới gần một triệu người dân từ Huế, Quảng Trị và vùng lân cận di tản đổ dồn và tràn đầy Đà Nẵng, thành phố này bị tràn ngập và hỗn loạn trước sự tiến quân của quân đội Bắc Việt. Tình hình an ninh trở nên tuyệt vọng.

Mỹ điều động hai con tầu Pioneer Contender và Miller tới hải cảng Đà Nẵng để giúp di tản những nhân viên Mỹ làm ở Tòa Lãnh sự với hàng trăm ngàn người Việt. Ngoài số tầu biển còn có chiếc máy bay Boeing 727 của hãng hàng không Air America đã hạ rồi cất cánh trong cảnh hỗn loạn tại phi trường Đà Nẵng.

Sau cùng thì viên lãnh sự Mỹ, ông Al Francis đã ra đi bằng đường biển.

Sự tham gia của Mỹ vào cuộc chiến Việt Nam đến đây đã chấm dứt hoàn toàn.

Tháng Ba, 2018: hàng không mẫu hạm vào Đà Nẵng

Mỹ đi rồi Mỹ lại về… vào Đà Nẵng?

Lich sử sẽ ghi nhận sự kiện này thế nào?

Ta có thể tạm thời nhận xét như sau:

Thứ nhất, về chiến lược ở Biển Đông: Mỹ đang xúc tiến cho thật nhanh diễn tiến ‘Xoay Trục.’ Như chúng tôi đã đề cập trong cuốn ‘Khi Đồng Minh Nhảy Vào’: hoàn cảnh lịch sử hiện nay hết sức khó khăn. Nó khác hẳn với hoàn cảnh trong những thập niên 60 và 70. Trong hai thập niên ấy, chiến lược của Mỹ là “ngăn chận Trung Quốc,” còn bây giờ là phải “trực diện đối đầu với Trung Quốc.

Từ khi Mỹ rút khỏi Đài Loan, rồi mặc kệ, không giúp Miền Nam Việt Nam trong việc bảo vệ Hoàng Sa chống Trung Quốc, và sau đó là bỏ rơi Miền Nam, TQ hết bị ngăn chận nên đã thực sự tràn xuống Biển Đông và đang thâu tóm trọn vẹn khu vực này, tiến trình theo đúng như thuyết Đôminô.

Nhưng Xoay Trục khó có thể hoàn thành mau lẹ và thành công nếu không có sự cộng tác của Việt Nam, vì đây là địa điểm chiến lược quan trọng nhất như Bộ Quốc Phòng Mỹ đã xác định ngay từ đầu thập niên 50 (xem ‘Khi Đồng Minh Nhảy Vào,’ Chương 2).

Vì vậy Mỹ muốn thúc đẩy hợp tác quân sự chặt chẽ hơn đối với Việt Nam.

Thông cáo chung về chuyến viếng thăm Việt Nam của TT Trump tháng 11, 2017 xác định hai điểm:

  • Hai bên “khẳng định kế hoạch hợp tác quốc phòng Việt – Mỹ trong giai đoạn 2018-2020.” Ta thấy giai đoạn 2018-2020 là trùng hợp với khung thời gian Mỹ đặt ra cho mục tiêu hoàn thành bước đầu của chiến lược Xoay Trục khi 60% của hải lực Mỹ sẽ có mặt ở Thái Bình Dương.
  • Hai bên hoan nghênh hàng không mẫu hạm Mỹ lần đầu tiên tới thăm một hải cảng của Việt Nam trong năm 2018.”

Lưu ý độc giả một điểm có ý nghĩa: cho tới nay, chúng tôi thấy tất cả truyền thông quốc tế đều loan tin sai lầm rằng “đây là hàng không mẫu hạm đầu tiên cập bến Việt Nam kể từ năm 1975” hay “kể từ sau cuộc chiến,” hay “kể từ khi chiến tranh kết thúc cách đây hơn 40 năm.”

Không đúng, đây là lần đầu tiên kể từ trước tới nay. Trong Chiến tranh Việt Nam, nhiều hàng không mẫu hạm Mỹ như USS Constellation, Hancock, Ticonderoga có tham chiến, nhưng chỉ đậu ở Subic Bay (Phi Luật Tân), Yokosuka (Nhật Bản) hay thả neo ở ngoài khơi, chưa bao giờ vào Đà Nẵng (hay Cam Ranh). Năm 1964 chỉ có một hàng không mẫu hạm USS Card chở quân trang, quân cụ và thiết bị vào Sài Gòn (và bị đánh bom). Nhưng tầu này nhỏ, thuộc vào loại hộ tống Bogue, cũ kĩ vì sản xuất từ năm 1941.

Đưa nhiều hàng không mẫu hạm, chiến hạm vào Biển Đông thì cần phải có cơ sơ hỗ trợ từ đất liền – hải cảng, sân bay, bảo trì, tiếp vận xăng nhớt, thực phẩm, tiện nghi. Những cơ sở ấy thì thực tế nhất, tiện lợi nhất là vùng duyên hải của Việt Nam – đặc biệt là Cam Ranh và Đà Nẵng. Đây là hai nơi mà Mỹ đã xây cất, xử dụng trong nhiều năm nên đã quá quen thuộc.

Nhưng tại sao Mỹ không đưa hàng không mẫu hạm vào Cam Ranh có vịnh nước sâu mà lại đem vào Đà Nẵng? Về phương diện logistic, tầu Carl Vinson quá lớn, khó mà thả neo ở Hải cảng Quốc Tế Cam Ranh.

Lại nữa, có thể vì lý do Thành phố Đà Nẵng có giá trị tượng trưng cho vai trò của người Mỹ ở Việt Nam trước đây – qua các biến cố như đã đề cập. Ngoài ra, còn có khả năng là sẽ có đông dân chúng Việt Nam chào đón USS Carl Vinson, giống như thời xưa (1965) có các thiếu nữ ra bãi biển choàng hoa lên cổ các chiến sĩ thuỷ quân lục chiến Mỹ, hay gần đây nhiều người Việt leo lên chiến hạm Mỹ do hạm trưởng người Mỹ gốc Việt lái tới Đà Nẵng, hoan hỉ đón tiếp.

Và như vậy là để nêu cao sự ủng hộ của nhân dân Việt Nam đối với cuộc thăm viếng hữu nghị này?

Xác định xong về cuộc viếng thăm là có hành động cụ thể ngay: tại Hà Nội ngày 25 tháng 1, Bộ trưởng Quốc Phòng Jim Mattis đã chính thức tuyên bố là sự việc này sẽ diễn ra vào tháng Ba.

Trong mấy năm vừa qua, đã có tầu ngầm và chiến hạm Mỹ ra vào Cam Ranh, nhưng đây là lần đầu tiên một Hàng Không Mẫu Hạm tiến vào hải phận và cập cảng Đà Nẵng.

Thứ hai, phô trương lực lượng: hàng không mẫu hạm là tiêu biểu cho sức mạnh hải và không lực Mỹ. Nó được gọi là một “không quân nhỏ” (small air force) lưu động.

USS Carl Vinson thuộc loại “Nemitz,” một siêu mẫu hạm loại mới (2009), chạy bằng nguyên tử. Nó chính là tầu chỉ huy của Đội Mẫu Hạm Tấn Công Số I (Carrier Strike Group 1) mới thành lập, có trụ sở tại San Diego. Đây là một phần của Đệ Tam Hạm Đội, mạnh mẽ nhất thế giới, thường thả neo ở các đại dương khác chứ không phải ở Thái Bình Dương (trách nhiệm của Đệ Thất Hạm Đội). Tầu này thực sự chứa những khí giới gì ngoài những phi đội khu trục thì còn là một bí mật quân sự – nhưng có thể Trung Quốc cũng đã biết.

Hiện tại tất cả thế giới chỉ có 19 hàng không mẫu hạm đang hoạt động (và 6 cái đang được sản xuất). Trong số 19 tàu này thì Mỹ đã chiếm tới 10 cái, tức là hơn một nửa. Số còn lại thì hầu hết thuộc các nước đồng minh của Mỹ như Anh Quốc (4 cái), Pháp (2), Ý (1). Nước Nga chỉ có một cái còn đang hoạt động là Admiral Kuznetsov. Nga có 4 cái khác nữa nhưng thuộc vào loại Kiev (như Minks, Novorossiysk): tất cả đều đã “về hưu.”

Như vậy, nếu số mẫu hạm của Mỹ cộng với của các đồng minh thì hải lực tổng hợp này thực sự bá chủ cả bốn đại dương.


Thứ ba, gửi tín hiệu cho Trung Quốc. Mặc dù Trung Quốc đã lên hàng cường quốc, nhưng về mặt hải lực thì còn rất yếu kém. Đó là vì chỉ mới có được một con tầu cũ tên là Varyag mua lại của Ukraine năm 1998 rồi đưa về tân trang tại xưởng đóng tầu Đại Liên (Dalian) ở đông bắc TQ, đổi tên là Liêu Ninh. Tầu được đưa vào hoạt động năm 2012, mục đích là để tập luyện.

Hè 1974 chúng tôi có dịp thăm viếng Trung Tâm Hành Quân của Đệ Thất Hạm Đội ở Honolulu và được chỉ dẫn về các hoạt động chính yếu của một hàng không mẫu hạm. Các chuyên gia cho thấy: việc điều khiển một hàng không mẫu hạm trên đại dương, nhất là giữa một cuộc chiến là hết sức phức tạp, nó đòi hỏi nhiều kỹ năng và kinh nghiệm. Nguyên công tác “roping” (buộc giây, thả neo) đã rất phức tạp. Rồi đến việc điều khiển từng lớp khu trục cất cánh, hạ cánh, đến công tác phòng không, chống tầu ngầm, điều hợp với các tầu hộ tống, với trung tâm hành quân và các lực lượng hỗ trợ từ trên bờ.

Ngoài số lượng, TQ chưa bao giờ có kinh nghiệm về hải chiến lớn chứ chưa cần nói tới hàng không mẫu hạm. Trong Chiến tranh Triều Tiên (1950-1953), khi đoàn quân của Tướng Mỹ Douglas MacArthur từ ngoài khơi đổ bộ vào hải cảng chiến lược Inchon (phía tây của Nam Hàn, khoảng 100 dặm về phía nam vĩ tuyến 38 và 25 dặm từ Seoul) vào ngày 15/9/1950, quân đội TQ và Bắc Hàn phải vội vã cuốn gói rút về qua vĩ tuyến 38.

Tới Trận Hoàng Sa: tuy là nhỏ mà TQ cũng đã bị Hải Quân VNCH gây tổn thất nặng nề. Ngược lại, Mỹ thì đã có kinh nghiệm về đại hải chiến và xử dụng hàng không mẫu hạm từ cả một thế kỷ: trong Đệ Nhất, rồi Đệ Nhị Thế Chiến, tới chiến tranh Triều Tiên, chiến tranh Việt Nam, và ngày nay, chiến tranh vùng Trung Đông. TQ có nhiều tiền, có thể mua tất cả những khí giới tối tân trên thế giới này nhưng không thể nào mua được một thế kỷ kinh nghiệm về đại hải chiến.

Mở ra một chương lịch sử mới?

Như chúng tôi đã có dịp đề cập trước đây, trong chuyến công du tại Hà Nội năm 2016, TT Barrack Obama đã gợi ý về trang sử mới này khi ông trích Nguyễn Du trong truyện Kiều:

Rằng trăm năm cũng từ đây.

Của tin gọi một chút này làm ghi

Tiếp theo, TT Trump đã đi thẳng vào vấn đề và phát biểu “Chúng ta đã gắn kết dần với nhau để tìm được những mục tiêu chung, những lợi ích chung. Và đó là điều đang diễn ra. Chúng tôi tới đây hôm nay để tái khẳng định những gắn kết đó.”

Thông cáo chung cũng xác định việc“mở rộng quan hệ đối tác toàn diện giữa hai nước trên cơ sở … các lợi ích chung và mong muốn chung.”

Tại Hà Nội ngày 25 tháng 1 vừa qua, Bộ trưởng QP Jim Mattis đã cám ơn Việt Nam về sự phát triển của quan hệ đối tác ấy, qua việc hàng không mẫu hạm tới Đà Nẵng (nguyên văn: “Thank you for increasing partnership, with our aircraft carrier coming into Danang here in March” ).

Thứ tư, tác động vào đồng minh: qua hành động này, Mỹ cũng muốn gián tiếp trấn an các quốc gia đồng minh tại Á Châu . Họ đang lo ngại về quyết tâm của Mỹ. Lại nữa, cho tới nay chính sách ngoại giao của TT Trump chưa rõ ràng về Biển Đông. Bây giờ, với việc tầu USS Carl Vinson cập bến Đà Nẵng – lần đầu tiên trong lịch sử Việt Nam (nhắc lại, lần đầu tiên trong lịch sử Việt Nam chứ không phải từ khi cuộc chiến kết thúc năm 1975 như truyền thông thế giới đã loan tin) – bất chấp sự phản đối của TQ, đồng minh Á Châu sẽ thấy – từng bước một – chính quyền Trump có lập trường bảo vệ Biển Đông – bằng hành động – và cứng rắn hơn thời TT Obama nhiều.

Đã không phải là ngẫu nhiên mà TT Trump lại tăng thuế mạnh tới 25% vào nhập cảng thép (phần lớn là từ TQ) cùng một thời điểm với sự có mặt của siêu hàng không mẫu hạm ở Đà Nẵng – ngay sát Hoàng Sa và chỉ cách căn cứ hải quân lớn của TQ trên 400 km.

Thứ năm: lợi ích chiến thuật: đó là để chính thế hệ trẻ của hải quân Mỹ – những quân nhân mới vào cuộc sau chiến tranh Việt Nam, gồm cả trên hai lữ đoàn trên USS Carl Vinson có dịp làm quen với bãi biển, hải cảng và sân bay Đà Nẵng.

Cách đây 6 năm, khi thấy Mỹ trực tiếp giúp Việt Nam dọn dẹp, làm sạch chất độc da cam tại sân bay Đà Nẵng vào mùa hè 2012 (mà không phải trên dẫy Trường Sơn), chúng tôi cho rằng Mỹ khó mà quên được cái địa danh Đà Nẵng.

Rõ ràng là bang giao mang tính chiến lược và tiến tới toàn diện Việt – Mỹ đã đi được một bước đáng ghi nhận.

Tuy nhiên, bước ấy dài hay ngắn thì còn tùy thuộc vào việc có hay không những hành động có thực chất tiếp theo. Cụ thể, ta có để đặt câu hỏi liệu sẽ có những cuộc tập trận giả, thao diễn quân sự Việt – Mỹ có tầm cỡ lớn với sự tham gia của Hải Đội Tấn Công USS Carl Vinson trong năm 2018 hay không?

Thay lời cuối: hôm nay, ngày 6/3/1018 thấy trên mạng chiếu cảnh người dân Đà Nẵng bắt nhịp với ban nhạc Hạm Đội 7 hát bài “Nối VòngTay Lớn” tôi không thể không nghĩ tới khả năng rằng: biết đâu biết đâu đấy, một trang sử mới của bang giao Việt-Mỹ đã thực sự bắt đầu – như cựu TT Obama đã có dịp gợi ý: “Rằng trăm năm cũng từ đây?”

Muốn cho chương lịch sử này kéo dài và bền vững thì nó phải dựa trên căn bản dài lâu và vững chắc.

Căn bản ấy chính là quyền lợi hỗ tương của cả hai nước: chống lại tham vọng chiếm trọn Biển Đông của Trung Quốc và bảo vệ tuyến hàng hải vào hàng quan trọng nhất thế giới ($3,000 tỷ lưu thông mỗi ngày) (*) – hai mục tiêu hoàn toàn là tự vệ chứ không phải khiêu khích hay tấn công. Tuyến hàng hải này nằm chỉ cách vùng duyên hải của Việt Nam 12 hải lý.

Việt Nam, lại một lần nữa có cơ hội đóng vai trò địa chính trị chiến lược trên thế giới, nhờ vào vị trí nhìn ra Biển Đông của Đà Nẵng.

____

(*) Ghi chú của Tiếng Dân: Có lẽ tác giả Nguyễn Tiến Hưng nhầm, con số 3,000 hàng hóa lưu thông qua Biển Đông mỗi ngày là không chính xác. Theo số liệu của Trung tâm CSIS, hàng hóa lưu thông qua Biển Đông hàng năm trị giá 5.3 trillion dollars, tức 5,300 tỷ Mỹ kim. Lấy con số này chia cho 365 ngày trong năm, mỗi ngày chỉ có 14,5 tỷ hàng hóa lưu thông qua Biển Đông.

Cảm ơn một vị khách phát hiện sai sót này và bình luận bên dưới.

Tàu sân bay Mỹ vào Vịnh Đà Nẵng

Van Pham

Tàu sân bay Mỹ vào Vịnh Đà Nẵng

Đây là lần đầu tiên một tàu sân bay Mỹ đến VN kể từ khi kết thúc chiến tranh VN, đánh dấu mối quan hệ chiến lược giữa hai nước từng là kẻ thù, vào thời điểm ảnh hưởng khu vực của TQ đang gia tăng, theo Reuters.

Hàng không mẫu hạm USS Carl Vinson có thể được nhìn thấy vào sáng thứ Hai 5/3 tại vùng biển ngoài khơi Vịnh Đà Nẵng, nơi tàu sân bay có lượng giãn nước 103.000 tấn và hai tàu khác của Hoa Kỳ bắt đầu chuyến thăm năm ngày.

Sự xuất hiện của USS Carl Vinson đánh dấu sự hiện diện quân sự quy mô nhất của Hoa Kỳ ở Việt Nam từ năm 1975 – nhưng cũng minh hoạ cho mối quan hệ phức tạp và tiến triển của Hà Nội với Bắc Kinh đối với khu vực tranh chấp trên Biển Đông.

Việt Nam đã nỗ lực hàng tháng trời để làm dịu bớt mối lo ngại của người láng giềng Trung Quốc đối với chuyến thăm của tàu USS Carl Vinson và triển vọng hợp tác an ninh tăng cường giữa Hà Nội và Washington.

Các tàu sân bay Hoa Kỳ thường xuyên qua lại trên Biển Đông trong một đợt triển khai hải quân tăng cường, và hiện nằm trong sự theo dõi của các tàu hải quân Trung Quốc, giới chức hải quân khu vực cho hay.

Việc Trung Quốc nhanh chóng xây dựng trong quần đảo Trường Sa khiến Việt Nam và chính phủ các nước trong khu vực lo ngại khi nước này tìm cách thực thi tuyên bố chủ quyền đối với phần lớn các khu vực đường thủy đang tranh chấp, nơi hàng trăm nghìn tỷ đô la thương mại đi qua mỗi năm.

Mặc dù không có tàu sân bay Mỹ nào đến Việt Nam kể từ khi chiến tranh kết thúc nhưng các tàu chiến nhỏ khác của Hoa Kỳ đã tiến hành các chuyến thăm cấp cao khi mối quan hệ được cải thiện trong những năm gần đây.

Các chuyến thăm nói trên bao gồm chuyến thăm 2016 của tàu ngầm USS Frank Cable và tàu khu trục USS John S. McCain tới vịnh Cam Ranh, một khu hậu cần quan trọng trong chiến tranh Việt Nam.

Một ban nhạc hải quân Hoa Kỳ sẽ trình diễn hòa nhạc tại Đà Nẵng trong chuyến viếng thăm của tàu Vinson, và thuỷ thủ từ tàu sân bay dự kiến sẽ tới thăm một trung tâm điều trị cho những người bị phơi nhiễm chất độc da cam trong chiến tranh.

Tàu sân bay hạt nhân USS Carl Vinson sẽ neo đậu tại thành phố cảng Đà Nẵng, nơi quân đội Mỹ đổ bộ đầu tiên trong chiến tranh Việt Nam, khiến nơi đây trở thành một địa điểm mang tính biểu tượng cao.

Cuộc viếng thăm này nhằm minh chứng cho mối quan hệ quân sự ngày càng tăng của Việt Nam và Hoa Kỳ.

‘Thông điệp tới Trung Quốc’

Nhưng các nhà phân tích cho rằng việc này chắc chắn sẽ gửi một thông điệp tới Trung Quốc khi nước này tiếp tục bành trướng tại khu vực tranh chấp trên biển Đông.

Phóng viên BBC Jonathan Head hiện đang có mặt tại Đà Nẵng, cho biết mặc dù hợp tác quân sự giữa Hoa Kỳ và Việt Nam đã tiến triển nhưng vẫn còn hạn chế, và Việt Nam cần kiểm soát chặt chẽ thông điệp của chuyến thăm này.

Trung Quốc hiện là một siêu cường trong khu vực và là đối tác thương mại quan trọng nhất của Việt Nam.

Vì vậy, lãnh đạo cộng sản Việt Nam đang rất thận trọng để tránh bất kỳ động thái nào có thể gây bất lợi cho mối quan hệ với người láng giềng khổng lồ của mình, phóng viên Jonathan

Trung Quốc tuyên bố chủ quyền gần như toàn bộ Biển Đông, bao gồm các rạn san hô và hòn đảo mà một số quốc gia khác cũng tuyên bố chủ quyền. Việt Nam đã tuyên bố chủ quyền các đảo Hoàng Sa và Trường Sa.

Hoa Kỳ luôn tuyên bố không can thiệp vào các tranh chấp trên Biển Đông, nhưng Hải quân Hoa Kỳ đã liên tục có các hoạt động “tự do hàng hải” tại các vùng biển đang tranh chấp, một thách thức rõ ràng đối với các tham vọng bành trướng lãnh thổ của Trung Quốc.

Tàu USS Carl Vinson đã thực hiện nhiều chuyến đi đến khu vực rộng lớn hơn trong hàng thập niên qua.

Đà Nẵng là căn cứ quân sự chính của Mỹ trong chiến tranh Việt Nam. Việc hàng không mẫu hạm Mỹ, có thể mang tới 90 máy bay, cập cảng Đà Nẵng, sẽ đại diện cho sự hiện diện quân sự quy mô nhất của Mỹ tại Việt Nam kể từ khi kết thúc chiến tranh và sau khi Việt Nam thống nhất năm 1975.

Chiến tranh Việt Nam – cái mà Việt Nam gọi là cuộc chiến tranh chống Mỹ – kéo dài và đẫm máu. Chính phủ Việt Nam ước tính hàng triệu người, cả dân thường và lính Cộng sản, đều bị giết. Chỉ hơn 58.000 lính Mỹ chết hoặc mất tích trong cuộc chiến.

 
Hàng không mẫu hạm Hoa Kỳ Carl Vinson đang thực hiện chuyến thăm lịch sử tại VN kể từ khi kết thúc cuộc chiến tranh VN.
 
BBC.COM
 

‘Chính Trị Bình Dân’ và nhận thức chính trị của người trẻ Việt Nam

2018-03-02
 

Bìa sách 'Chính trị bình dân' của blogger Phạm Đoan Trang.

Bìa sách ‘Chính trị bình dân’ của blogger Phạm Đoan Trang.

 Courtesy of luatkhoa.org
 

Mạng xã hội Facebook những ngày qua lan truyền bản điện tử cuốn sách Chính Trị Bình Dân của blogger Phạm Đoan Trang viết và hoàn thành vào năm 2017.

Những người tìm đọc và chia sẻ cho nhau thuộc nhiều lứa tuổi, trong đó có nhiều bạn trẻ. Liệu điều đó có cho thấy nhận thức về tương quan chính trị với đời sống xã hội đã đi vào cuộc sống người trẻ ở Việt Nam?

Từ thực tiễn và trực diện

Hệ thống giáo dục Việt Nam đã dành hẳn một môn học được gọi là môn Chính trị và Lý luận chính trị ở chương trình đại học. Và chính tác giả Phạm Đoan Trang cũng dành hẳn một chương để mô tả về “Chính trị là gì?” Trong đó, có một đoạn tác giả định nghĩa: “Chính trị có mặt trong tất cả các hoạt động xã hội, tương tác xã hội. Chính trị hiện diện ngay trong gia đình, trong mọi nhóm người, mọi cộng đồng, mọi quốc gia.”

Những người quan tâm đến các diễn biến trong xã hội, sau khi chia sẻ thường hay có câu bình luận rằng “Cứ thờ ơ với chính trị đi, chính trị sẽ ‘quan tâm’ đến bạn rất chu đáo”.

Có một nhóm bạn trẻ ở Việt Nam hiện tại, họ tìm đến và hiểu về chính trị không phải bằng những bài giảng của môn Chính trị học, mà chính từ những trải nghiệm thực tiễn trong cuộc sống.”

Bạn trẻ Huy Jos, người có tiếng nói mạnh mẽ cùng với người dân miền Trung phản đối Formosa là một trong những bạn trẻ ấy. Anh cho biết với suy nghĩ của anh, chính trị là ‘bộ máy chính quyền’. Và người dân thì rất ít cơ hội để hiểu về nó. Chính bản thân anh cũng thế.

“Em chỉ trải qua cuộc sống thì mới biết về chính trị là nhiều, còn sách thì đọc qua ít. Mình thấy những bất công, mà trước tiên mình cũng không nhận thức được chính trị qua những bất công đó, nhưng dần dần tham gia vào những hoạt động, tìm hiểu thêm rồi mình mới biết nó như thế nào. Lúc nhỏ, đâu biết gì là chính trị đâu.”

Va chạm thực tiễn, rồi sau đó kết nối, truyền đạt cho nhau. Đó là cách mà người trẻ trong nước đang sử dụng để học và hiểu về chính trị.

Em chỉ trải qua cuộc sống thì mới biết về chính trị là nhiều, còn sách thì đọc qua ít. Mình thấy những bất công, mà trước tiên mình cũng không nhận thức được chính trị qua những bất công đó, nhưng dần dần tham gia vào những hoạt động, tìm hiểu thêm rồi mình mới biết nó như thế nào. Lúc nhỏ, đâu biết gì là chính trị đâu. – Huy Jos

Cô Nguyễn Xoan, con dâu của nhà hoạt động Lê Đình Lượng, tức facebooker Lỗ Ngọc, người hiện đang bị giam giữ với cáo buộc là có hành vi ‘hoạt động nhằm lật đổ chính quyền”, cho biết cô nhận thấy ngày càng có nhiều người trẻ dấn thân vào con đường đấu tranh dân chủ khi họ nhận ra những bất công trong xã hội.

“Họ nhận thức được, họ biết được và họ dám đứng lên đòi hỏi quyền lợi của mình và của mọi người. Nhìn 1 người nào đó, mình nói với họ. Ví dụ người chạy taxi chẳng hạn, mình có thể giải thích với họ là giá xăng tăng như thế, quyền lợi của họ sẽ bị thiệt thòi như thế nào. Ít nhiều họ cũng hiểu.”

Bên cạnh những người tìm đến chính trị vì chính những va chạm thực tiễn, hoặc những lần chứng kiến tận mắt sự bất công trong đời sống xã hội, hoặc chính quyền lợi cá nhân bị ảnh hưởng, thì có một nhóm người khác nhận thức chính trị thông qua tin tức trên mạng xã hội.

Đặc biệt là Facebook trở thành công cụ truyền tin có sức lan toả bật nhất, thì hầu như bất kỳ những sự việc xấu, tốt nào diễn ra trong đời sống hàng ngày đều được truyền đến người dân một cách chi tiết và thẳng thắn nhất. Từ giá xăng dầu, giá điện, giá vé qua trạm BOT, giá bán hoa trái dịp Tết… cho đến những tấm bằng giáo sư nặng ký, hay thảm hoạ ô nhiễm môi trường, tất cả đều được cập nhật nhanh chóng đến người dân trong nước.

Bạn trẻ Nguyễn Xung Lâm, một giáo dân ở Cồn Sẻ chia sẻ ý kiến rằng Facebook chính là một tác động vô cùng rộng lớn. Từ facebook của những nhà hoạt động, nhà đấu tranh, lần lượt có nhiều người tò mò tìm hiểu và biết được thế nào là ‘quyền lợi của người công dân’.

“Chứ thật sự ra để quan tâm chính trị trực diện, nghĩa là họ chủ động tìm đến chính trị khi họ biết vai trò của họ là có quyền quan tâm đến chính trị thì hầu như không có. Cái điều tác động đến các bạn trẻ trực diện nhất hiện tại chính là facebook, tiếng nói của các nhà hoạt động, những người đấu tranh.”

Chính trị bình dân – ngòi nổ ban đầu

Theo nhận xét của Nguyễn Xung Lâm, tuy mỗi ngày, số người bị bắt bớ, giam cầm chỉ vì cất lên tiếng nói ngày càng nhiều, nhưng trên thực tế, số người quan tâm đến chính trị, đặc biệt là những người trẻ, chưa phải là nhiều. Qua cái nhìn của anh, những người ấy vẫn còn bị đóng khung trong một đời sống cá nhân quá chặt. Họ chỉ tìm đến và chủ động tìm hiểu chính trị khi họ biết mình có quyền, có vai trò, có trách nhiệm với quốc gia.

‘Chính trị bình dân’ là 1 cơ sở. Không phải nói là ít, mà là cũng có nhiều cuốn về chính trị, những bài giảng về chính trị nhưng những tài liệu ấy họ ít tiếp cận. Chỉ có những bạn trẻ họ hoạt động trong xã hội công giáo thì không quan ngại. – Nguyễn Xung Lâm

Với Huy Jos, anh cũng nhận thấy vẫn còn rất nhiều người thờ ơ trong nhận thức về chính trị:

“Đa số những người công nhân, học sinh chỉ đi làm rồi đi học, đi chơi làm gì biết đến chính trị như thế nào. Nhắc đến còn sợ. Không khéo nghe mình nói người ta còn chạy.”

Do đó, để trả lời cho câu hỏi về vai trò của những cuốn sách như “Chính Trị Bình Dân” trong việc nâng cao nhận thức và tương quan chính trị của mỗi người dân là như thế nào? Huy Jos nói rằng:

“Nếu nói về chính trị, nếu người dân đọc được quyển sách này thì người dân sẽ nhận thức ra được.”

Nếu nói về chính trị, nếu người dân đọc được quyển sách này thì người dân sẽ nhận thức ra được. Huy Jos

Nguyễn Xung Lâm bày tỏ rằng tuy chưa nhiều, nhưng các bạn trẻ trong nước đã bước đầu hiểu về chính trị bằng sách vở, bài viết trên mạng xã hội.

Và trong những hiệu ứng ấy, ‘Chính trị bình dân’ của blogger Phạm Đoan Trang là một cơ sở, giữa nhiều những tài liệu về chính trị khác.

“Giới trẻ Việt Nam, cái tương quan của họ với chính trị không được thoải mái và nhạy bén. ‘Chính trị bình dân’ là 1 cơ sở. Không phải nói là ít, mà là cũng có nhiều cuốn về chính trị, những bài giảng về chính trị nhưng những tài liệu ấy họ ít tiếp cận. Chỉ có những bạn trẻ họ hoạt động trong xã hội công giáo thì không quan ngại.”

Anh gọi cuốn sách “Chính Trị Bình Dân” như một “ngòi nổ ban đầu” để châm lên ngọn lửa soi đường dẫn các bạn trẻ tìm đến những định nghĩa về quyền công dân, quyền con người, quyền sống…Tất cả đều được gom góp trong hai từ “chính trị”.

Rất nhiều những hình thức có vai trò dẫn nhập nhận thức và tương quan chính trị đến với người dân, như mạng xã hội, thực tiễn, sách vở, môi trường sống…

Nhưng qua những người bạn trẻ chúng tôi tiếp xúc, họ đều có chung một nhận định, đó là cho dù mạng xã hội là công cụ mạnh nhất, nhưng chính thực tiễn va chạm mới chính là động lực bộc phát mạnh nhất và rõ ràng nhất về tương quan chính trị trong nhận thức của người trẻ hiện nay.

“Chính trị Bình dân” cẩm nang xóa mù chính trị: Bước đi đúng hướng

“Chính trị Bình dân” cẩm nang xóa mù chính trị: Bước đi đúng hướng

 

  Nước mà có chính trị hay, dù hèn yếu nhưng sau sẽ hùng cường. Nước mà chính trị dở  thì nước có lớn nhưng có ngày suy nhược. – (Tả Truyện)

Không chỉ về văn hóa, xã hội mà kể cả về ý thức chính trị của dân chúng trong các nước thuộc khu vực Đông Nam Á (Asian) có nhiều nét tương đồng. Song ý thức chính trị hay ý thức đối với cộng đồng của người Việt đứng ở mức thấp trong bảng xếp hạng là điều không thể chối bỏ. Rõ ràng là thấp hơn rất nhiều so với Myanmar hay Campuchia. Đó cũng chính là nguyên nhân vì sao Myanmar hay Campuchia đã thành công trọng việc thay đổi thể chế chính trị, từ độc tài quân phiệt sang một nhà nước pháp quyền. Dẫu rằng gần đây nền dân chủ ở các quốc gia đó có những dấu hiệu thụt lùi đáng kể.

Trong cuốn “Tả truyện” tên đầy đủ là “Xuân Thu Tả Thị truyện”, một trong những văn bản kinh điển Trung Quốc tác giả Tử Hạ có kết luận rằng, “Nước mà có chính trị hay, dù hèn yếu nhưng sau sẽ hùng cường. Nước mà chính trị dở thì nước có lớn nhưng có ngày suy nhược.”. Thì sẽ thấy được lý do vì sao trong lịch sử của nước Việt từ xưa đến nay, hiếm có các triều đại hùng cường mà đa phần là suy nhược. Mà triều đại cộng sản hiện nay là một ví dụ.

Điều này càng thấy rõ trong những ngày này, khi sự ra mắt của của cuốn sách “Chính trị Bình dân” của tác giả Phạm Đoan Trang được giới quan tâm đến vấn đề chính trị đón nhận một cách nồng nhiệt trên mức bình thường. Trong đó có nhiều người thừa nhận rằng, lần đầu tiên họ được tiếp cận với các kiến thức chính trị đồ sộ, nghiêm túc và được diễn giải một cách bình dân, dễ hiểu cho mọi giới về kiến thức chính trị phổ thông.

Cần phải thừa nhận rằng, sự ra đời của cuốn sách “Chính trị Bình dân” của tác giả Phạm Đoan Trang là hết sức cần thiết và cấp bách, cuốn sách này sẽ góp phần xóa mù về chính trị cho một số đông những người quan tâm đến chính trị. Có thể khẳng định chắc chắn rằng, trên 90% trong số những người quan tâm đến vấn đề chính trị ở Việt Nam không hiểu hoặc trả lời đúng về các khái niệm cơ bản về chính trị như: Chính trị là gì?; Dân chủ là gì? Quyền lực Nhà nước là gì?… Điều đáng báo động là hầu hết các thành viên các tổ chức chính trị của người Việt ở hải ngoại cũng không khá hơn mấy. Trong một số cuộc trắc nghiệm bằng cách tạo ra sự tranh cãi của tôi, thì đa phần họ trả lời và hiểu không đúng về các khái niệm đó.

Nếu bạn hiểu rằng, chính trị là những vấn đề xoay quanh việc giành và giữ quyền lực nhà nước. Thì một khi bạn tham gia hoạt động chính trị, với mục tiêu giành quyền lực nhà nước ngoài quy định của Hiến Pháp thì bạn phải xác định trước rằng, bạn sẽ bị chính quyền bắt bỏ tù và sẽ chịu các hình phạt cực kỳ nặng. Có như thế mới không có hiện tượng “thành khẩn khai báo và nhận tội” của những tù nhân chính trị và cũng không có việc phản đối bỏ tù những người yêu nước về tội danh lật đổ chính quyền.

Tương tự, nếu hiểu định nghĩa chính trị như vừa nói, thì sẽ không có các cuộc tranh luận vô bổ về việc CSVN cướp chính quyền của chính phủ Trần Trọng Kim năm 1945. Vì bất kể hành động hay tên gọi nào như: cướp, cách mạng, đảo chính… đều có một mục đích chung là, lật đổ chế độ cũ để giành quyền lực nhà nước để sau đó xây dựng một chế độ mới với các thể chế chính trị khác.

V.v… và v.v…

Trở lại với cuốn sách “Chính trị Bình dân” của tác giả Phạm Đoan Trang được giới quan tâm đến vấn đề chính trị đón nhận một cách nồng nhiệt trên mức bình thường, thì các bạn nên hiểu rằng trong phần mở đầu, tác giả Phạm Đoa Trang đã trân trọng giới thiệu là, “Có thể xem đây là một cuốn sách nhập môn về chính trị học. Tác giả đã sử dụng tài liệu tham khảo là những cuốn sách giáo khoa về chính trị của các nước Mỹ, Anh, Ấn Độ, Philippines, đồng thời cố gắng diễn đạt bằng ngôn ngữ đơn giản, dễ hiểu nhất.”. Có nghĩa là trên nền tảng của kiến thức khoa học chính trị, tác giả Phạm Đoan Trang đã biên tập, sắp xếp và giải thích một cách có hệ thống các kiến thức chính trị phổ thông giúp cho mọi giới, mọi tầng lớp quan tâm đến chính trị có thể hiểu và ghi nhớ. Nói đúng nghĩa là tác giả Phạm Đoan Trang đã giúp cho mỗi người những viên gạch đầu tiên về kiến thức chính trị.

Việc một số người đón nhận cuốn Chính trị Bình dân ồn ào  trên mức bình thường, cũng có lẽ họ là những người rất ít đọc và chịu khó tìm hiều kiến thức về chính trị.  Điều mà lẽ ra họ phải bỏ công sức để tìm hiểu một cách nghiêm túc và có hệ thống từ trước đây.

Trong cuốn sách “Chính trị Bình dân” của tác giả Phạm Đoan Trang có nhiều luận đề được diễn giải chưa được chính xác cho lắm, song để trang bị kiến thức chính trị đối với giới bình dân thì cũng tạm chấp nhận bước đầu. Cụ thể về khái niệm chính trị là gì đã được mở tác giả mở rộng có nhiều điểm chưa đúng. Và cuốn sách đó nên có tựa đề là “Kiến thức Chính trị Bình dân”, chứ không phải là “Chính trị Bình dân”. Vì để đề phòng nếu như có ai đó hiểu (sai) rằng có thứ chính trị bình dân giúp cho một người bán cá nhảy ra lãnh đạo quốc gia như chúng ta đã thấy trong chế độ cộng sản.

Nước Việt đến hôm nay tan hoang bởi suy nghĩ sai lầm như thế, khi người ta đưa những kẻ tu hành, chị nông dân, anh công nhân… vào ngồi trong nghị trường cho đủ thành phần cơ cấu. Đồng thời đây cũng chính là nỗi ám ảnh và là niềm khát khao cho những người ngây thơ và thiếu hiểu biết về chính trị, khi họ luôn nghĩ rằng làm chính trị để một khi có sự thay đổi về thể chế chính trị thì họ cũng sẽ được ngồi trong chính trường như thế. Xin nhớ đó là việc không bao giờ có, kể cả trong thể chế chính trị tự do dân chủ cũng rất khó có chuyện người bình dân (không có tiền) trở thành chính trị gia.

Mà tất cả mọi cuộc cách mạng làm thay đổi thể chế chính trị đều có xuất phát điểm là tầng lớp tinh hoa. Chỉ có tầng lớp tinh hoa mới đủ năng lực để dẫn dắt và điều hành số đông dân chúng để thực hiện một cuộc cách mạng thần thánh để thay đổi thể chế chính trị. Nếu nói không ngoa, lãnh đạo cách mạng phải độc quyền của giới tinh hoa, nếu không chúng ta sẽ đi vào vết xe đổ của việc thay đổi chế độ độc tài này bằng một nhà nước độc tài khác như Myanmar và Campuchia đang diễn ra.

Còn vai trò của đám đông dân chúng ủng hộ là yếu tố quyết định sự thành công của hầu hết các cuộc cách mạng, song số đông giới bình dân chỉ là những vệ tinh xoay quanh tầng lớp trung lưu đóng vai trò là hành tinh, những hành tinh đó sẽ xoay quanh tầng lớp tinh hoa vốn là định tinh, mà hạt nhân của định tinh đó là lãnh tụ cách mạng. Nếu những người tham gia hoạt động chính trị hay ủng hộ tiến trình dân chủ hóa ở Việt Nam không nhận thức được điều này, thì chăc chắn Việt Nam sẽ mãi mãi không có sự thay đổi.

Người ta cho rằng, những điều vừa kể trên phù hợp với lý thuyết vũ trụ, ở đó tuyệt đối không có bất kỳ một hệ sao nào mà các định tinh cùng hành tinh lại xoay quanh một vệ tinh mà có thể tồn tại. Đó là quy luật chung của tự nhiên. Chính trị đối kháng (chứ không phải đối lập) ở Việt Nam hiện nay đang ở trong tình trạng như vậy. Vì có quá nhiều hạt nhân nên luôn luôn tan vỡ. Trong khi, mọi cuộc cách mạng luôn luôn phải có người nắm vai trò lãnh tụ để xây dựng, tổ chức và điều hành một cuộc cách mạng.

Với hiện trạng hiện nay, lực lượng chính trị đối kháng ở trong nước và hải ngoại chưa xuất hiện những nhân tố tinh hoa nổi trội, có hiểu biết đầy đủ về kinh tế, chính trị xã hội… để có thể lèo lái một cuộc cách mạng và lãnh đạo đất nước trong tương lai. Mà chủ yếu là chém gió và làm phách lấy tiếng. Đáng tiếc rằng có những người lãnh đạo tổ chức chính trị có tên tuổi ở hải ngoại còn không hiểu rằng, mục tiêu cuối cùng và là cao nhất của chính trị là Quyền Lực Nhà Nước.

Dù rằng, lực lượng lãnh đạo nhà nước và xã hội hiện nay ở Việt nam là một thế lực chính trị tồi và dở, cần phải được thay thế để thúc đây đất nước phát triển và có vị thế trên thế giới. Song các tổ chức chính trị và cá nhân đối kháng còn dở hơn họ nhiều lần, mà bằng chứng là họ không giành được sự ủng hộ của người Việt trong và ngoài nước. Chính vì thế đến thời điểm này, nếu ai đó hy vọng rằng sắp tới đây sẽ có một cuộc cách mạng để thay đổi thể chế chính trị ở Việt Nam, thì xin thưa đó là một điều hoang tưởng.

Ngày 28 tháng 02 năm 2018

© Kami

* Đây là trang Blog cá nhân của Kami. Bài viết không thể hiện quan điểm của Đài Á châu Tự do RFA

TÍNH CHÍNH DANH (Chính trị bình dân-Tác giả Phạm Đoan Trang )

 
 
Trần Bang

Chính trị bình dân ( Tác giả Pham Doan Trang )

Chương I 
ĐỊNH NGHĨA CHÍNH QUYỀN 

Chương II 
TÍNH CHÍNH DANH

Tính chính danh là niềm tin phổ biến của các thành viên trong một xã hội rằng quyền lực của chính quyền hay đảng cầm quyền là đúng, chính đáng, hợp lý, hợp pháp, và vì thế dân chúng phải phục tùng.

Tóm lại, chính quyền có chính danh tức là việc cầm quyền của họ là phù hợp, thích đáng trong suy nghĩ của người dân, và vì thế người dân chấp nhận phục tùng chính quyền ấy.

Do đó, có trường hợp chính quyền được thành lập hợp pháp, nhưng không được người dân cho là hợp lý, nên vẫn thiếu tính chính danh và cuối cùng sụp đổ. Nhiều chính quyền ở khối cộng sản Đông Âu cũ, như Đông Đức, Ba Lan, Hungary, mặc dù trên danh nghĩa được thành lập hợp pháp thông qua các cuộc bầu cử, song một khi đã hết tính chính danh – tức là không còn được số đông dân chúng ủng hộ, đã lần lượt sụp đổ vào cuối thập niên 80 của thế kỷ trước.

Làm thế nào để một tổ chức có được tính chính danh để trở thành chính quyền? Theo nhà xã hội học người Đức Max Weber (1864-1920), có ba cách:
“Die drei reinen Typen der legitimen Herrschaft” (Ba kiểu chính quyền có tính chính danh, tiếng Anh: The Three Types of Legitimate Rule”), một tiểu luận của Max Weber viết bằng tiếng Đức, xuất bản năm 1922.

1.Nhờ truyền thống (cha truyền con nối);
2.Nhờ có sức hấp dẫn của lãnh tụ, lãnh đạo;
3.Nhờ được thành lập hợp pháp và hợp lý.

1. CHÍNH DANH NHỜ TRUYỀN THỐNG
Đây là trường hợp các chính thể, các vương triều cha truyền con nối. (Anh, Bỉ, Hà Lan, Tây Ban Nha, Morocco [Ma-rốc], Saudi Arabia [Ả-rập Xê-út], Kuwait [Cô-oét], Thái Lan…). Những chính quyền này được coi là có tính chính danh bởi vì chúng được công nhận từ lâu trong lịch sử, hay nói cách khác, tính chính danh của chúng được truyền lại từ các triều đại trước. Người dân ở những xã hội này chấp nhận chính thể đương thời bởi vì chính thể ấy đã cầm quyền từ lâu, thành truyền thống, và không ai còn đặt vấn đề phải xem xét lại hay phá bỏ truyền thống ấy.

2. CHÍNH DANH NHỜ CÓ LÃNH TỤ KIỆT XUẤT
Đó là những chính thể được công nhận là chính danh nhờ sự hấp dẫn của một cá nhân nào đó được công chúng sùng bái, và cá nhân đó đóng vai trò lãnh tụ, lãnh đạo. Ví dụ như các chính quyền Napoleon (Pháp), Mussolini (phát xít Ý), Hitler (Đức quốc xã), Fidel Castro (Cuba cộng sản), Khomeini (Hồi giáo Iran), Lenin, Stalin (Liên Xô), Mao Trạch Đông (Trung Quốc cộng sản), dòng họ Kim Nhật Thành (Bắc Triều Tiên), và Hồ Chí Minh (Việt Nam cộng sản), v.v.
Nói cách khác, những chính quyền đó có được tính chính danh nhờ việc họ có một gương mặt cá nhân nào đó có sức hấp dẫn to lớn đối với dân chúng, được ngợi ca bởi công đức trời biển, được tôn vinh như “tiên đế”, “cha già dân tộc”, “khai quốc công thần”. Chừng nào nhân vật ấy còn được sùng bái, chừng đó chính thể còn có tính chính danh, và ngược lại, khi sự sùng bái của người dân đối với lãnh tụ kiệt xuất bị suy giảm thì khi ấy, tính chính danh của chính thể bắt đầu lung lay. Đến khi lòng kính trọng, tin yêu của dân chúng đối với lãnh tụ hoàn toàn chấm hết, thì chế độ không còn lý do để tồn tại.

Đó là lý do vì sao các chính quyền cộng sản như Liên Xô, Bắc Triều Tiên, Cuba, Trung Quốc, Việt Nam… phải sống chết bảo vệ hình ảnh vị “cha già dân tộc” của mình, kể cả hàng chục năm sau khi ông ta mất. Ở những xã hội này, sự kính trọng, tin yêu đối với lãnh tụ được xem như đạo đức, như một phẩm chất tốt đẹp. Nói xấu, phỉ báng lãnh tụ bị coi là trọng tội và bị pháp luật trừng phạt.
….
3. CHÍNH DANH NHỜ HỢP PHÁP VÀ HỢP LÝ
Đó là những chính quyền có được tính chính danh nhờ:
-Được thành lập một cách hợp pháp, hợp lý;
-Có hiến pháp, luật pháp giới hạn quyền lực của nhà nước để không xâm phạm vào tự do của người dân;

-Có nhà nước pháp trị, tam quyền phân lập, các chức vụ nhà nước đều có nhiệm kỳ và được bầu cử công bằng, tự do.
Tất nhiên là, như các bạn có thể thấy, các chính thể đều sẽ tự nhận mình là “chính danh nhờ hợp pháp và hợp lý”. Chẳng một chính thể nào lại nhận mình “cướp chính quyền” và không có tính chính danh.

Tương tự, tất cả các chính quyền trên thế giới này đều đã, đang và sẽ nhận họ là chính thể dân chủ. Không một chính thể nào lại tự nhận mình là độc tài, phi dân chủ. Có nghĩa là, dù có thể còn gây tranh cãi, nhưng dân chủ vẫn được toàn thế giới xem là một giá trị đáng có. Nửa cuối của Phần II sẽ bàn về giá trị này.
* * *
Max Weber đưa ra lý thuyết của ông về ba kiểu chính quyền có tính chính danh trong một tiểu luận xuất bản vào năm 1922. Tiểu luận rất nổi tiếng và lý thuyết của ông có ảnh hưởng từ đó đến nay. Về sau này, các học giả mới bổ sung thêm một kiểu chính danh nữa, đó là chính danh có được nhờ đạt thành tựu về kinh tế và/hoặc đạo đức cũng như năng lực bảo vệ chủ quyền quốc gia.
Bạn có thấy “nghe quen quen” không? Rất quen là đằng khác, bởi vì một nhà nước điển hình cho sự xây dựng tính chính danh kiểu này là láng giềng của Việt Nam, chung ý thức hệ cộng sản với Việt Nam: Trung Quốc.

Khi nhà nước cộng sản ở Bắc Kinh mới thiết lập được chính quyền (năm 1949), tính chính danh của nó có được nhờ những hứa hẹn với người dân về một đất nước hùng mạnh, xã hội cộng sản bình đẳng, quan chức trong sạch không tham nhũng, dân chúng ai nấy đều có việc làm ổn định và được bảo đảm về lương thực thực phẩm, y tế, giáo dục… Dần dần về sau, những thành tựu kinh tế nổi bật, một nền quốc phòng mạnh đủ làm khu vực và thế giới khiếp sợ, trở thành cơ sở chủ yếu để nhà cầm quyền Bắc Kinh tạo và giữ được tính chính danh với nhân dân. Người dân Trung Quốc cần những cái cớ để tự hào về đất nước, để lòng tự hào dân tộc của họ được ve vuốt, và có vẻ như đảng Cộng sản Trung Quốc cầm quyền đã giúp họ có được và duy trì những cớ đó. Đổi lại, dân chúng sẽ trung thành với chế độ và chấp nhận hy sinh một số quyền dân sự và chính trị.

Tuy thế, thành tựu kinh tế và sức mạnh quốc phòng có thể làm nên tính chính danh của một nhà nước thì cũng có thể làm cho tính chính danh ấy bị bào mòn, thậm chí bị xóa sạch, đến mức nhà nước phải sụp đổ. Khi nào kinh tế Trung Quốc sa sút, bất bình đẳng xã hội gia tăng, quân đội Trung Quốc thất bại trước một đối thủ nào đó… thì Bắc Kinh mất chính danh. Cần nhớ rằng, kinh tế suy thoái, phúc lợi xã hội không đảm bảo, chất lượng sống thấp kém, cũng là những yếu tố dẫn đến sự mất tính chính danh của các đảng cộng sản cầm quyền ở Đông Âu ngày trước. (Trong khi đó, họ lại không có vị lãnh tụ kiệt xuất nào như Lenin hay Stalin của Liên Xô).

(Trích trang 69, 70, một phần trang 71, 72, 73,74 Chính trị bình dân)

90 triệu người Việt phải “sáng tròn mắt” khi người Nhật tiết lộ về mối quan hệ Việt – Trung

90 triệu người Việt phải “sáng tròn mắt” khi người Nhật tiết lộ về mối quan hệ Việt – Trung

Bài viết dưới đây mượn lời của một người Nhật vốn sinh sống và làm việc tại Việt Nam khá lâu.

Anh bạn này có góc nhìn rất khác đối với quan hệ Việt Nam của Trung Quốc, đồng thời châm biếm, đả kích sự thờ ơ của một số người trước mối đe dọa đặt ra cho đất nước.

Tâm sự của anh nhận được hàng ngàn bình luận và chia sẻ trên mạng xã hội những ngày qua, nội dung như sau:

Tôi đã sinh sống và làm việc khá lâu tại đất nước các bạn, dĩ nhiên trước khi sang đây, chúng tôi đã nghiên cứu rất nhiều về văn hóa và lịch sử Việt Nam để có thể hòa nhập tốt.

Cũng như các bạn, nước Nhật chúng tôi đang trải qua thời kỳ vô cùng khó khăn khi liên tục phải cảnh giác và đối phó với những âm mưu thôn tính Quần đảo Senkaku trên biển Hoa Đông của Trung Quốc. Đối với tình hình đất nước bạn hiện nay, tôi có một số đánh giá như sau:

Quần đảo senkaku

Thói quen bành trướng của người Trung Quốc đã có từ xa xưa, quốc gia này luôn lăm le xâm chiếm nước Việt, điển hình là sự kiện An Dương Vương mất nước đã bắt đầu thời kỳ Bắc thuộc kéo dài 1000 năm trong lịch sử Việt Nam, đến khi Ngô Quyền đánh thắng giặc trên sông Bạch Đằng. Rồi thì hàng loạt cuộc chiến tranh biên giới khác kéo dài từ xưa cho đến nay, tham vọng bành trướng của người Trung Quốc vẫn cháy rực không ngừng. Quốc gia phía Nam luôn là mục tiêu mà người Trung Quốc nhắm đến, tuy nhiên các bạn không dễ dàng bị ức hiếp và xâm lược.

Ngô Quyền đánh thắng giặc trên sông Bạch Đằng

Từ thời xưa, người Trung Quốc đã không ngừng nỗ lực xâm phạm bờ cõi Việt Nam, điều này vẫn kéo dài cho đến ngày nay và họ sẽ tiếp bước thế hệ cha ông tiếp tục sự nghiệp bành trướng. Âm mưu của người Trung Quốc được gọi là chiến thuật “cắt lát salami”. Nghĩa là họ sẽ không cùng lúc chiếm toàn bộ lãnh thổ của Việt Nam mà là “ăn mòn” từng bộ phận, sau đó độc chiếm trọn vẹn, toàn bộ. Chiến thuật này không chỉ áp dụng tại Biển Đông – từng bước độc chiếm các bãi cạn và đảo nhỏ, củng cố yêu sách chủ quyền Trung Quốc trên Biển Đông, mà còn được áp dụng trong âm mưu xâm lược trên đất liền Việt Nam.

Kế hoạch “tích tiểu thành đại” của Trung Quốc gồm nhiều hành động nhỏ: từ việc thâu tóm và biến các công ty Việt Nam thành công ty Trung Quốc, tăng cường sự hiện diện của người Trung Quốc tại Việt Nam; cho tới việc đẩy mạnh đầu tư lớn trên khắp đất nước, đặc biệt là khu vực Quảng Trị đến Thừa Thiên Huế – nơi hẹp nhất theo chiều Đông-Tây của dải đất hình chữ S (bề rộng chỉ khoảng 40km).

Con đường bê tông dẫn vào khu dự án nghỉ dưỡng 5 sao trên đèo Hải Vân – nơi có vị trí chiến lược quan trọng về quân sự của Việt Nam

Việc di dân âm thầm xâm nhập vào lãnh thổ Việt Nam là bước nhỏ tạo bàn đạp để người Trung Quốc đồng hóa cũng như gây nhiễu trật tự xã hội tại đất nước các bạn.

Trên dải đất hẹp nhất của Việt Nam, họ muốn dần thay thế người Việt bằng người Trung Quốc nhằm phục vụ cho âm mưu chia cắt Việt Nam và mưu chiếm Biển Đông. Bởi vì từ căn cứ quân sự Du Lâm của Trung Quốc trên đảo Hải Nam đến Cửa Việt (Gio Linh, Quảng Trị) của đất nước các bạn chỉ khoảng 320 – 350km theo đường chim bay. Do đó, họ dễ dàng thực hiện âm mưu chia cắt hai miền Nam Bắc trên cả về đường bộ lẫn đường biển.

“Mất đất là mất nước”, người Trung Quốc đã lợi dụng điểm này để thực hiện âm mưu xâm lược của họ. Cách đây không lâu, họ không tiếc tay chi mạnh tiền thuê đất đầu nguồn trồng rừng của Việt Nam nằm ở cả ba miền Bắc – Trung – Nam với thời gian thuê dài hạn là 50 năm.

Những vùng đất đầu nguồn đều có ý nghĩa chiến lược rất quan trọng đối với Việt Nam, việc dễ dàng cho Trung Quốc thuê đất sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho họ thực hiện mưu đồ “xâm chiếm”.

Tập đoàn Innov Green (Hồng Kông, Trung Quốc) được cấp phép thuê đất 50 năm trồng rừng nguyên liệu tại Quảng Ninh, Nghệ An, Quảng Nam, Lạng Sơn, Kon Tum

Mới đây nhất là việc lên kế hoạch xây dựng khu du lịch nghỉ dưỡng quốc tế World Shine (Huế) nằm ở khu vực đèo Hải Vân – nơi có vị trí chiến lược quan trọng về quân sự của Việt Nam. Năm 2013, tỉnh Thừa Thiên – Huế đồng ý cấp phép gần 200 ha đất ở khu vực đèo Hải Vân cho một công ty Trung Quốc để thực hiện Dự án xây dựng Khu du lịch nghỉ dưỡng quốc tế World Shine với tổng mức đầu tư lên đến 250 triệu USD.

Theo thông tin mà tôi biết, nơi này có liên quan đến quân khu V và quân khu IV của Việt Nam, nếu chiếm được đèo Hải Vân tức là chiếm được Đà Nẵng.

Từ Đèo Hải Vân nếu “lấn chiếm” sang Đèo Ngang thì Vịnh Bắc Bộ chắc chắn sẽ bị chia cắt, Trung Quốc khi đó hoàn toàn đủ sức đe dọa an ninh quốc gia của Vịệt Nam. Đây là binh pháp có từ tời xa xưa, từ lợi dụng kinh tế nhắm đến mục tiêu quốc phòng, tung hỏa mù khiến cho địch mất phương hướng, đây là điều người Trung Quốc đang hướng tới.

Nhưng lạ thay, các vị chủ tịch huyện tỉnh của Việt Nam có lẽ chưa được học binh pháp này. Trung Quốc chỉ cần vung tiền mua đất để đầu tư thì các bạn đã nhanh chóng cắt đất cho thuê mà không mảy may nghi ngờ. Dĩ nhiên mưu đồ này không thể qua mắt được các vị tướng lĩnh quân đội. Âm mưu bị vạch trần và kế hoạch của người Trung Quốc thất bại ngoài ý muốn.

Việt Nam không đồng ý với đề xuất đưa 1000 xe cùng 1500 người Trung Quốc vào Việt Nam “nhân dịp hội chợ thương mại Việt Nam – Trung Quốc” trong tháng 12/2014. Có lẽ, các bạn đã bắt đầu đề cao cảnh giác hơn trước âm mưu của Trung Quốc.

Nhưng các bạn nên nhớ, Trung Quốc sẽ không từ bỏ kế hoạch thâm độc của mình và tôi lo ngại rằng vẫn còn nhiều vị Chủ tịch tỉnh sẵn sàng cấp phép cho các dự án nhanh chóng để đạt được cái mà họ gọi là “lợi ích chung của cộng đồng, cũng như vì sự phát triển kinh tế xã hội của tỉnh và quốc gia” (nhưng thực ra là lợi ích của riêng họ). Không mấy khó khăn khi thuyết phục những vị lãnh đạo này, họ có vẻ khá dễ dãi và nhìn nhận sự việc quá đơn giản, trong khi người Trung Quốc thì quá thâm độc!

Mới đây, chính quyền thành phố Bằng Tường (Trung Quốc) đã đề nghị phía Việt Nam cấp phép cho 1.000 xe với khoảng 1.500 người Trung Quốc du lịch tại Việt Nam và quá cảnh sang các nước ASEAN, viện cớ là “nhân dịp hội chợ thương mại Việt Nam – Trung Quốc” trong tháng 12/2014.

Yêu cầu của Trung Quốc đã vấp phải sự phản đối của Bộ Giao thông Vận tải và Bộ Quốc phòng Việt Nam. Có lẽ, các bạn đã bắt đầu đề cao cảnh giác hơn trước âm mưu của Trung Quốc khi cố tình đề nghị được phép đi lại tự do từ 5 cửa ngõ của Việt Nam.

Thông qua việc đưa một số lượng lớn người Trung Quốc đi khắp đất nước này, họ dễ dàng do thám tình hình, cài người Trung Quốc vào người Việt Nam, gây nguy hiểm cho chính người Trung Quốc để có cớ bắt bớ Việt Nam… Những điều như vậy chẳng phải rất dễ dàng xảy ra nếu đề nghị trên được chấp thuận hay sao?

Một điểm khiến tôi cảm thấy lạ nhất đó là khi âm mưu của Trung Quốc bị vạch trần, một số người lại dễ dàng phủi bỏ trách nhiệm quanh co biện minh cho quyết định sai lầm. Dường như các vị ấy chưa từng được học về “nhận sai và sửa sai”, nếu như ở đất nước chúng tôi, thì ngay lập tức các lãnh đạo của chúng tôi sẽ tạ lỗi trước người dân và xin từ chức.

Thiết nghĩ nếu Việt Nam vẫn còn nhiều vị quan chức dùng lý do “lo lắng cho lợi ích chung của cộng đồng” (thực chất là của riêng họ) và cố tình lờ đi “sự an nguy của đất nước” thì âm mưu xâm lược Việt Nam của người Trung Quốc chỉ là vấn đề thời gian mà thôi.

Nguồn : http://asianbeutylives.com/tin-tuc/hang-trieu-nguoi-viet-sang-mat-khi-mot-nguoi-nhat-tiet-lo-ve-moi-quan-he-viet-trung/

Tử huyệt của nhà lãnh đạo chuyên quyền

 

Tử huyệt của nhà lãnh đạo chuyên quyền

Nguồn: Alina Polyakova & Torrey Taussig, “The Autocrat’s Achilles’ Heel“, Foreign Affairs, 2 Febrary 2018.

Biên dịch: Huỳnh Hoa

Cuộc cạnh tranh giữa các cường quốc đã trở lại. Nga và Trung Quốc – hai cường quốc được lèo lái bởi các nhà lãnh đạo chuyên quyền – đang tích cực thử thách độ bền của trật tự quốc tế khi phương Tây dường như đang thoái trào. Tổng thống Nga Vladimir Putin, không hề bối rối vì những cuộc cấm vận của phương Tây, không chỉ dẫn dắt một chiến dịch tung tin giả mạo ở các nước dân chủ phương Tây để lũng đoạn các cuộc bầu cử quan trọng mà còn tiếp tục duy trì sự chiếm đóng của Nga ở bán đảo Crimea và vùng Donbas ở miền đông Ukraine. Trong khi đó, chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đang khai triển sức mạnh quân sự của Trung Quốc ra Biển Đông và sức mạnh kinh tế trên khắp châu Mỹ Latin, châu Phi và châu Á.

Cả hai quốc gia này đều tìm cách tác động tới các nhà nước dân chủ thông qua việc sử dụng “sức mạnh bén” (sharp power). Nhận biết tầm với của Nga và Trung Quốc đang mở rộng, chính phủ của ông Trump đã có quyết định đúng đắn khi nhìn nhận hai quốc gia này là những đối thủ cạnh tranh của Mỹ trong bản Chiến lược An ninh quốc gia và Chiến lược Quốc phòng quốc gia mới công bố gần đây. Lần đầu tiên kể từ ngày 11/9/2001, cuộc cạnh tranh giữa các cường quốc chứ không phải là chủ nghĩa khủng bố toàn cầu được coi là ưu tiên số một của an ninh quốc gia Hoa Kỳ.

Dường như không có biện pháp hiệu quả nào để kiểm soát những tham vọng ngày càng lớn của Putin và Tập. Tuy nhiên, cả hai nhà lãnh đạo này có thể đang thực hiện một lỗi lầm chiến lược. Họ đang đặt cược tương lai và triển vọng quốc tế của đất nước họ vào một chỗ: chính bản thân họ. Trong suốt sự thống trị của mình, Putin và Tập đã có những bước đi nhằm củng cố quyền kiểm soát cá nhân của họ đối với quyền lực. Trong ngắn hạn, đây có thể là một cơ chế tạo sự ổn định nhưng về lâu dài, nó có thể làm trầm trọng thêm những mối căng thẳng nội bộ cố hữu đến mức cuối cùng có thể xói mòn sự cai trị của họ.

Là nhà lãnh đạo chuyên quyền lâu năm của hai quốc gia lớn, Putin và Tập cùng đối mặt với hai tình trạng khó xử tương tự nhau: đó là quản lý cuộc cạnh tranh khốc liệt trong giới tinh hoa để thể hiện lòng trung thành và giành quyền kế vị, và cân bằng các tham vọng quốc tế với tình trạng căng thẳng sâu sắc giữa chính phủ trung ương và các khu vực bất ổn trong nước. Khi cả hai nhà lãnh đạo này tìm cách giành thêm nhiều “thắng lợi” để biện minh cho quyền kiểm soát cá nhân của họ ở trong nước, có khả năng họ sẽ theo đuổi mạnh mẽ những chính sách đối ngoại rủi ro hơn, liều lĩnh hơn.

Trong khi Hoa Kỳ cân nhắc cách tiếp cận của mình cho thời kỳ mới của chính trị siêu cường, các nhà hoạch định chính sách của Mỹ sẽ cần phải tính tới chuyện tình trạng căng thẳng nội bộ trong nước cố hữu của các hệ thống cá nhân sẽ tác động tới nghị trình và chính sách ngoại giao của Putin và Tập như thế nào.

DAO KIẾM ĐÃ CHÌA RA

Các nhà lãnh đạo chuyên quyền phải là những người quản lý tốt. Vị trí của một nhà độc tài chỉ được bảo đảm bởi mạng lưới các thành viên trung thành trong giới tinh hoa của ông ta. Nhưng lòng trung thành chính trị, ngay cả dưới các chế độ chuyên chế, cũng thường xuyên thay đổi. Hoàn toàn có thể chắc chắn rằng Putin sẽ chiến thắng trong cuộc tái tranh cử chức tổng thống vào tháng Ba tới. Như vậy, cuộc cạnh tranh thực thụ nằm ở cuộc đấu đá nội bộ trong giới tinh hoa ở Kremlin – có thời những cuộc chiến tranh nội bộ này được giấu kín nhưng nay chúng ngày càng được phơi bày ra trước mắt công chúng. Ngay cả các đồng minh của Putin, chẳng hạn như Igor Sechin – người đứng đầu tập đoàn Rosneft, cũng đang chấp nhận các rủi ro chính trị để loại bỏ các đối thủ cạnh tranh tiềm tàng. Hồi tháng 11 năm 2016 Sechin đã thực hiện một chiến dịch đột ngột để hạ bệ bộ trưởng bộ kinh tế Nga Aleksei Ulyukayev qua việc tiết lộ sự tham gia của ông này trong một âm mưu hối lộ. Đã có những dấu hiệu cho thấy vòng kiềm tỏa của ông Putin với giới tinh hoa, và với Sechin nói riêng, đã bị nới lỏng. Được biết ông Putin đã yêu cầu ông Sechin ra điều trần về vụ Ulyukayev nhưng Sechin từ chối, giáng một cái tát công khai vào nhà lãnh đạo Nga.

Trong lúc trò chơi cung đình ở Moscow gia tăng cường độ trong thời gian trước cuộc bầu cử tháng Ba, ông Putin sẽ cần chứng tỏ cho giới tinh hoa đang lo âu và dao động rằng ông ta vẫn là nhà lãnh đạo được nhân dân chọn lựa. Để tái khẳng định sứ mệnh được người dân giao cho, ông Putin được biết đang tìm cách đạt được mục tiêu 70/70: thắng một cuộc bầu cử có 70% số cử tri đi bỏ phiếu và giành được 70% số phiếu bầu. Ít ra ông ta cũng cần phải vượt qua kết quả bầu cử năm 2012 (65% số cử tri đi bầu và giành được 64% số phiếu). Về khía cạnh này, hầu như không phải là trùng hợp ngẫu nhiên khi cuộc bầu cử tổng thống được tổ chức đúng vào dịp kỷ niệm [4 năm] ngày nước Nga sáp nhập bán đảo Crimea, một canh bạc ngoại giao đã giúp cho tỷ lệ ủng hộ ông Putin tăng thêm 21 điểm phần trăm, mức tăng cao nhất từ trước tới nay. Trái lại, việc nước Nga can thiệp vào Syria chỉ mang về cho ông Putin thêm 5 điểm phần trăm, từ 83% lên 88%. Ngoài những cuộc bầu cử, ông Putin còn phải nạp lại năng lượng cho đám đông cử tri ủng hộ ông bằng cách thúc đẩy những cảm xúc dân tộc-dân túy chủ nghĩa – cho đến nay, xâm lấn nước ngoài đã là công thức duy nhất để đạt được mục đích ấy.

Không giống như nước Nga của ông Putin, cuộc cạnh tranh trong giới tinh hoa Trung Quốc bị thu gọn trong hệ thống độc đảng đã được thiết chế hóa. Nhưng công cuộc củng cố quyền lực nhanh chóng của ông Tập đang thử thách những giới hạn của mô hình lãnh đạo tập thể của Trung Quốc. Tập được coi là nhà cai trị quyền lực nhất của Trung Quốc từ sau Mao Trạch Đông. Cuộc thâu tóm các chức vụ chính thức của Tập (hiện thời ông ta nắm 13 chức vụ khác nhau) đã lên đến cực điểm khi đại hội 19 của đảng Cộng sản Trung Quốc quyết định thánh hóa “Tư tưởng Tập Cận Bình” trong hiến pháp của quốc gia [chi tiết này có thể tác giả nhầm, đại hội đảng chỉ có thể đưa Tư tưởng Tập Cận Bình vào cương lĩnh của đảng chứ không đưa vào hiến pháp của quốc gia – ND]. Hơn thế nữa, chiến dịch chống tham nhũng khắc nghiệt của Tập, gọi là “đả hổ diệt ruồi” đang thử thách lòng trung thành của giới tinh hoa Trung Quốc. Cho dù Tập lên cầm quyền với sứ mệnh làm trong sạch hàng ngũ của đảng, việc Tập nhổ tận gốc các cán bộ cấp cao và cấp trung đã làm cho nhiều người trong đảng cảm thấy phân vân, không biết sự ưu ái của ông này sẽ đặt ở đâu – và không muốn thử nghiệm chuyện này. Những trường hợp nổi tiếng liên quan tới các “con hổ” bao gồm cả các tướng lãnh như Từ Tài Hậu (Xu Caihou) và Quách Bá Hùng (Guo Boxing) – cả hai đều là phó chủ tịch quân ủy trung ương và đều bị buộc tội tham nhũng nghiêm trọng. Việc các ông tướng này bị thất sủng là lời nhắc nhở rằng trong đảng không có vị trí cao cấp nào là an toàn – một cảm xúc sẽ mang lại cho ông Tập nhiều kẻ thù hơn là tay chân thân tín.

Hiện thực mới của Trung Quốc cho thấy nếu ông Tập thể hiện sự ủng hộ cho một cuộc thay đổi chính sách – cho dù quyết đoán hơn hay thận trọng hơn – quyết định của ông ta sẽ không gặp phải sự phản kháng đáng kể nào từ hàng ngũ chóp bu của giới lãnh đạo Trung Quốc. Điều này có thể mang lại cho các nhà lãnh đạo Trung Quốc một ý thức sai lầm về niềm tin vào những khả năng của đất nước họ và dẫn tới kết quả là sự đồng tâm nhất trí trong các cố vấn của Tập. Tuy nhiên, lịch sử đã chứng tỏ, các chiến lược ngoại giao được nghĩ ra dưới hai tiêu chuẩn này thường kết thúc bằng các thảm họa.

CĂNG THẲNG TRUNG TÂM-NGOẠI VI

Các nước lớn cai trị bởi các nhà lãnh đạo chuyên quyền – những người tập trung quyền kiểm soát – tất yếu sẽ đương đầu với những căng thẳng nội bộ giữa trung tâm và ngoại vi. Theo cơ cấu chính trị, sự quản lý tài chính của nước Nga có tính tập trung cao: các nguồn tài chính như doanh thu sản xuất dầu khí và thuế chảy về Moscow từ các khu vực giàu tài nguyên để phân bổ về những tỉnh nghèo tài nguyên. Trong khi nền kinh tế bùng nổ đầu thập niên 2000 nhờ giá dầu cao thì điện Kremlin có thể duy trì vũ điệu cân bằng, giữ hòa bình giữa 85 tỉnh thành của nước Nga. Nhưng khi giá dầu lao dốc năm 2015 và tiếp tục giữ mức thấp một cách ngoan cố thì ngân sách nhà nước dựa vào dầu khí bị tổn hại rất trầm trọng. Những cuộc cấm vận của phương Tây cũng bắt đầu có tác dụng, góp 1,5% vào sự sút giảm tổng sản lượng quốc gia (GDP) của Nga năm 2015.

Khi ngân khố nhà nước co lại cùng với nền kinh tế nói chung, Moscow đã gia tăng rất nhiều phần ngân sách mà các tỉnh phải nộp về trung ương, và các tỉnh này đã bắt đầu phản kháng công khai. Nỗi oán giận đang tăng lên ở vùng Sakhalin giàu tài nguyên dầu mỏ, nơi mà Moscow đòi chia phần lớn hơn từ doanh thu dầu khí. Mùa thu năm ngoái, Moscow thông qua một đạo luật liên bang mới, tìm cách thâu tóm khoảng 75% tiền thuế và tiền chia phần từ dự án Sakhalin-2 đang có nhiều lợi nhuận. Theo luật hiện hành, Moscow chỉ được chia 25%. Các thống đốc và dân chúng địa phương, hiện sống nhờ thu nhập khiêm tốn, đã công khai bày tỏ nỗi phẫn uất của họ thông qua các cuộc biểu tình phản kháng. Cũng trong thời gian này, các vùng miền đối mặt với sự cắt giảm ngân sách cũng than phiền rằng họ không nhận được đủ tiền từ Moscow để duy trì các dịch vụ căn bản và bảo dưỡng cơ sở hạ tầng. Trên khắp nước Nga, các chính quyền vùng miền đang đòi hỏi nhiều quyền tự chủ hơn, nhiều quyền kiểm soát ngân sách của họ hơn. Khả năng của điện Kremlin nhằm xoa dịu tình hình hoặc đàn áp đối lập đã bị hạn chế bởi nhu cầu liên tục có thêm nhiều tiền và tầm kiểm soát giới hạn ở bên ngoài thủ đô Moscow và thành phố St. Petersburg. Không có sự tăng trưởng kinh tế trong tầm nhìn, Putin sẽ phải đối mặt với tình trạng Catch-22 (bế tắc không lối thoát): nỗi oán hận gia tăng ở các tỉnh đi kèm với nhu cầu thường xuyên phải thúc đẩy sự ủng hộ của dân chúng thông qua các chiến dịch tốn kém ở nước ngoài.

Tập Cận Bình cũng phải xử lý vấn đề mối căng thẳng giữa trung ương và ngoại vi, trong lúc ngự trị trên sự trỗi dậy của chủ nghĩa dân tộc và chủ nghĩa ái quốc sôi nổi trên khắp Trung Quốc. Bài diễn văn ba tiếng rưỡi đồng hồ mà Tập đọc trước đại hội 19 [của đảng Cộng sản] hồi tháng 10 đầy những xúc cảm dân tộc chủ nghĩa. Ông ta tái khẳng định lời hứa sẽ thúc đẩy một “cuộc trẻ hóa vĩ đại của đất nước Trung Hoa” và thề sẽ khôi phục vị trí xứng đáng của nước này trên thế giới. Bằng một giọng điệu huênh hoang, Tập khoe khoang dự án Trung Quốc bồi đắp các đảo nhân tạo ở Biển Đông như là một trong những thành quả vĩ đại nhất của ông ta. Nhưng những kế hoạch đầy tham vọng của Tập đối với Trung Quốc, cả với trong nước lẫn quốc tế, đều có giá của chúng. Tập đã phải tiêu tốn rất nhiều nguồn lực để trấn áp những cộng đồng dân chúng bất mãn của Trung Quốc, như ở Hong Kong và Tân Cương. Những nỗ lực này có nghĩa là phải bảo đảm sự ổn định quốc nội, sự an toàn của chế độ và cảnh cáo tất cả các công dân Trung Quốc phải hậu thuẫn cho “giấc mộng Trung Hoa” của Tập.

Vào tháng 11-2017, đại hội nhân dân toàn quốc [tức quốc hội] Trung Quốc yêu cầu vùng lãnh thổ bán tự trị Hong Kong phải tuân thủ “Luật quốc ca” của Trung Quốc, theo đó mọi hành vi sỉ nhục hoặc không tôn trọng bài quốc ca Trung Quốc đều là phi pháp và bị phạt tù giam. Hành động này có lẽ là một phản ứng chống lại những người biểu tình không phục tùng ở Hong Kong, những người đã từng la ó khi bài quốc ca Trung Quốc được cất lên trong các trận đấu bóng đá gần đây. Có thời là hình mẫu cho một nước Trung Quốc cởi mở và phồn vinh, khả năng của Hong Kong trong việc chống chọi với hệ thống chuyên chế ngày càng lấn tới của Trung Quốc đang phai mờ dần. Ở tỉnh Tân Cương phía tây bắc, Tập đã thực thi sự giám sát hà khắc và áp bức của cảnh sát đối với toàn bộ khối dân Uighur thiểu số. Trong khi Bắc Kinh tuyên bố rằng những biện pháp này là nhằm xử lý mối đe dọa khủng bố, những quan hệ căng thẳng cũng nhắm tới nỗi oán hận đang gia tăng trong cộng đồng dân chúng địa phương đối với chính quyền trung ương.

Sự bất đồng nội bộ đặt đảng Cộng sản Trung Quốc vào vị trí khó khăn. Một mặt, ông Tập nhắm tăng cường tính chính danh nội bộ của ông ta thông qua những lời kêu gọi dân tộc chủ nghĩa, trong khi mặt khác, ông tìm cách tái bảo đảm cho các lân bang đang lo ngại rằng đất nước ông mong muốn hòa bình và hợp tác. Nhìn về phía trước, nếu Tập nhận thấy rằng, dập tắt sự bất ổn nội bộ bằng tuyên truyền dân tộc chủ nghĩa và thể hiện sức mạnh về những lợi ích cốt lõi như Biển Đông quan trọng hơn là trấn an các quốc gia láng giềng thì sự ổn định có thể sẽ bị tổn hại.

ỔN ĐỊNH ĐẾN KHI KHÔNG CÒN NỮA

Khi Putin và Tập xử lý những mối căng thẳng nội bộ trong giới tinh hoa và dân chúng, [thế giới] sẽ trở nên ngày càng khó đấu tranh với chiến lược đối ngoại của họ. Trong lúc theo đuổi những lợi ích an ninh quốc gia của mình, Hoa Kỳ sẽ cần phải cân nhắc chống lại một Trung Quốc hung hăng hơn và một nước Nga hay thay đổi. Mặc dù những thách thức mà Putin và Tập đặt ra sẽ xâm chiếm suy nghĩ của Hoa Kỳ trong nhiều năm tháng sắp tới, nhưng trong ngắn hạn, chính phủ Trump cần phải có những bước đi cụ thể để ứng phó với hai nhà nước cạnh tranh này.

Cuộc can thiệp của Putin vào Ukraine và Syria dường như bất ngờ với chính quyền Obama, và hậu quả là phản ứng của Hoa Kỳ diễn ra chậm chạp và thận trọng. Cần phải phản ứng nhanh và quyết liệt hơn đối với những cuộc can thiệp của Nga trong tương lai. Trong khi không thể nào biết chính xác ông Putin có thể nắm bắt cơ hội sắp xảy ra để phát động một cuộc tấn công quy ước hoặc phi quy ước vào đất nước nào, lãnh thổ nào, chính phủ Trump vẫn cần phải chuẩn bị cho hàng loạt hành vi xâm lấn có thể xảy ra, cho dù đó là một cuộc chiến tranh nửa bí mật nửa công khai chống lại các quốc gia chung biên giới với Nga hoặc tiếp tục các chiến dịch tung tin giả ở phương Tây.

Tuy vậy, những tham vọng toàn cầu của Tập mới đặt ra thách thức lớn nhất trong dài hạn cho nước Mỹ. Trung Quốc có được lợi thế thời gian; năng lực quân sự và kinh tế của Trung Quốc đang gia tăng tương đối so với Hoa Kỳ. Vì vậy, chính phủ Trump ngay bây giờ nên tận dụng lợi thế hiện có. Điều đó có nghĩa là Hoa Kỳ nên đầu tư vào các mối quan hệ đối tác đã thiết lập từ lâu, xây dựng quan hệ với các quốc gia khu vực Ấn Độ-Thái Bình Dương để làm giảm những khích lệ cho hành vi xâm lược từ phía Trung Quốc.

Cuối cùng, sự củng cố quyền kiểm soát của Putin và Tập sẽ buộc họ phải chịu trách nhiệm cá nhân về những thành công và sai lầm của chính phủ của họ. Họ không thể đổ trách nhiệm cho ai được. Đổi lại, Putin và Tập sẽ có thể ứng phó với áp lực tăng trưởng kinh tế và chính trị bằng cách tìm thêm nhiều quyền kiểm soát ở trong nước trong khi chấp nhận rủi ro lớn hơn ở nước ngoài. Đối nội, điều đó có nghĩa là những biện pháp hà khắc hơn để bịt miệng phe đối lập, trung hòa cuộc cạnh tranh chính trị và hạn chế quyền tiếp cận thông tin. Nhưng đàn áp là phương cách tốn kém để bảo đảm sự tuân phục lâu dài của công dân. Có thể Putin và Tập sẽ thấy cách thức dễ dàng hơn để nâng cao tính chính danh là mô tả chế độ của họ như là “người bảo vệ của nhân dân”, chống lại những thế lực thù địch bên ngoài và như vậy họ có thể cảm thấy nhu cầu theo đuổi những chiến thuật hung hăng ở nước ngoài cho dù những động lực này cuối cùng sẽ chỉ làm sâu thêm sự rạn nứt trong mỗi chế độ. Putin và Tập trông giống như những nhà lãnh đạo độc tài quyền lực nhất thế giới, nhưng câu châm ngôn xưa cũ vẫn còn áp dụng được: các chế độ chuyên chế ổn định cho đến khi chúng không còn nữa.

Alina Polyakova là nhà nghiên cứu thuộc chương trình Chính sách đối ngoại, Viện Brookings, Mỹ; còn Torrey Taussig là nghiên cứu sinh sau tiến sĩ chương trình Chính sách đối ngoại của Viện Brookings và tại Trung tâm Belfer về khoa học và những vấn đề quốc tế thuộc trường Kennedy của Đại học Harvard.

Nguồn: Viet-studies

Sách hay nên đọc “Phản kháng phi bạo lực” của tác giả Pham Doan Trang

Sách hay nên đọc “Phản kháng phi bạo lực” của tác giả Pham Doan Trang

CHƯƠNG VIII: 

PHI BẠO LỰC, PHI BẠO LỰC, PHI BẠO LỰC…

Hãy cố chống lại cám dỗ bạo lực. Bởi vì phi bạo lực dễ thu hút người hơn và có hiệu quả hơn.

Tất cả các chuyên gia về đấu tranh phi bạo lực, như Gene Sharp, Bob Helvey, Srdja Popovic, đều khẳng định rằng phải kiên trì, nhất quán sử dụng đường lối ôn hòa, tuyệt đối phi bạo lực. 

Vì sao nên kiên trì phi bạo lực?
Biết trước là sẽ có những độc giả lý luận kiểu “ôn hòa với lũ sói thì chỉ có chết”, nên Popovic chỉ đưa ra vài lý do rất căn bản và thực dụng để giải thích vì sao nên chọn cách đấu tranh phi bạo lực. 

1. Khả năng thành công cao hơn
Lý do thứ nhất, đơn giản là vì theo thống kê, trong tất cả 323 chính biến từ năm 1900 đến năm 2006 trên toàn thế giới, các phong trào phản kháng phi bạo lực có tỷ lệ thắng lợi (hoàn toàn hoặc một phần) cao gần gấp đôi những trận chiến bạo lực: 53% so với 26%. 
Ở đây, Popovic trích dẫn thống kê của hai học giả Mỹ, Erica Chenoweth và Maria J. Stephan, và thống kê chỉ tính đến năm 2006. Nếu muộn hơn thì không thể không kể đến những trường hợp bi thảm: Ai Cập, Lybia, Syria. Chế độ độc tài cũ đã bị lật đổ, máu đã chảy, người đã chết, nhưng dân chủ, tự do vẫn không đến với những xứ sở này và không biết bao giờ mới đến.

2. Thu hút được nhiều người hơn

Số người tham gia phản kháng phi bạo lực luôn luôn đông hơn hẳn số tham gia vào xung đột vũ trang, kể cả khi đó là những cuộc khởi nghĩa hoàn toàn chính đáng và anh hùng. Đó là bởi vì những người sẵn sàng lên núi hay vào rừng lập chiến khu, chịu đựng đủ mọi gian khổ, tích cóp vũ khí để chiến đấu không thể nào nhiều bằng những người hào hứng góp mặt trong các phong trào hay chiến dịch phản kháng đầy tính sáng tạo, thậm chí hài hước, vui nhộn. Tổn thất tất nhiên là phải có, song ít khi đến mức mất mạng.
Vì vậy, thay vì chỉ có một nhóm nhỏ dùng biện pháp đương đầu trực tiếp, sinh tử, một mất một còn với chế độ độc tài, những người đấu tranh hãy nên tìm cách kéo những người dân bình thường về phía mình, tách khỏi phía kẻ độc tài. Hãy cố gắng để có họ, mà cách đầu tiên là đừng làm họ sợ hãi. Song song với đó, có các hoạt động bào mòn tính chính danh của nhà cầm quyền độc tài, gây hao tổn nguồn lực của chúng, thay vì gài mìn, ném bom xăng, v.v.

3. Tạo điều kiện cho dân chủ 

Đây sẽ là một lý do cực kỳ thuyết phục: Tại các nước thay đổi nhờ phản kháng ôn hòa, phi bạo lực, có tới 40% xác suất họ xây dựng hoặc duy trì được một nền dân chủ sau 5 năm. Với các nước thay đổi nhờ đấu tranh vũ trang, xác suất xác lập được dân chủ sau 5 năm chỉ là 5%.
Các nước chuyển đổi ôn hòa thì có 28% khả năng rơi vào nội chiến sau một thập kỷ. Với những nước lỡ chọn hoặc chẳng may phải chọn con đường đấu tranh vũ trang, sử dụng bạo lực để lật đổ độc tài, thì khả năng đó lên tới 43%. 
Có nghĩa là, nếu chúng ta muốn xây dựng một nền dân chủ ổn vững sau khi lật đổ ách độc tài, thì rất, rất nên kiên trì với đường lối đấu tranh phi bạo lực, thu hút đông đảo quần chúng tham gia, sao cho ai cũng cảm thấy họ là một phần của sự thay đổi, họ tạo nên sự thay đổi. Thay đổi xã hội không thể là cuộc chơi chỉ của một nhóm nhỏ, càng không thể là trò đảo chính cung đình của một phe phái nào đó trong chế độ nhằm cướp quyền lực về tay mình và mặc xác dân chúng. 

Nói theo ngôn ngữ thời thượng là, chúng ta cần những cuộc cách mạng nhân dân, cách mạng quần chúng, chứ không cần những đảo chính cung đình trong đó người dân bị gạt ra rìa cuộc chơi quyền lực.

4. “Oan oan tương báo, bao giờ mới dứt”

Một lý do nữa để không nên theo đuổi đường lối bạo lực, là việc bạo lực chắc chắn sẽ kéo theo bạo lực, tạo thành một cái vòng luẩn quẩn và tới lúc đó thì rất khó phân biệt đâu là tấn công, đâu là tự vệ chính đáng, cũng như rất khó xác định được bên nào là bên chính nghĩa.

Thế giới văn minh – lực lượng lớn nhất ủng hộ cho dân chủ và nhân quyền – cũng không ủng hộ bạo lực.

Nói chung, đã qua rồi cái thời một nhóm người lên núi lập chiến khu, dùng súng đạn tiêu diệt quân thù trên chiến trường hay gài mìn đánh bom giết chúng ở “vùng tạm chiếm”. Cứ cho là mục đích chính đáng, hành động ấy vẫn có thể bị coi là khủng bố, nhất là nếu thiệt hại mà nó gây ra lan cả đến những dân thường vô tội. 

Trong nhiều trường hợp, bạo lực đẻ ra bạo lực, khiến cuối cùng chẳng còn biết chính nghĩa thuộc về ai. Syria là một ví dụ: Đến giờ thì cộng đồng quốc tế, trong đó có cả chúng ta ở Việt Nam, chẳng hiểu vấn đề nằm ở đâu và nên ủng hộ ai nữa.

Vì thế, khi đi vận động quốc tế, nhất thiết bạn phải thể hiện rõ chủ trương thay đổi ôn hòa, phi bạo lực, nếu không sẽ chỉ phản tác dụng. 
* * *
Nhưng tôn trọng những người chủ trương “nợ máu trả bằng máu”
Như trên đã nói, thế giới văn minh không ủng hộ bạo lực; cái thời làm cách mạng bằng vũ khí đã qua. Như vậy có nghĩa là cũng đã có những thời kỳ mà bạo lực, sức mạnh, đấu tranh vũ trang là một con đường đúng đắn. 

Và vì thế, chúng ta có thể hiểu được thế hệ những con người đã ở lại Việt Nam sau năm 1975 để chiến đấu tới cùng chống cộng sản, chứ không tìm đường đào thoát ra nước ngoài. Những người đã vượt biên trở về nước cho những trận chiến mà họ biết là gần như vô vọng, chiến thắng là không thể, chỉ mong gây một tiếng vang nhằm thức tỉnh đồng bào. Những người đã chấp nhận hy sinh tuổi xuân, tự do và cả sinh mạng của họ để chiến đấu trực tiếp với độc tài. 

Họ có thể thất bại, đường lối đấu tranh của họ có thể không còn hợp thời. Nhưng họ xứng đáng được tôn trọng, lòng can đảm của họ xứng đáng được tôn vinh, bởi họ dám sống và dám chết cho lý tưởng dân chủ tự do của mình.

Ý thức được rằng thời nay là thời của đấu tranh ôn hòa, phi bạo lực, chúng ta cũng không nên quên rằng có những lúc, bạo lực là không thể tránh khỏi. Lại có nhiều khi, đó chính là ý đồ của kẻ cầm quyền. Thường xuyên, chính lực lượng an ninh mới là bên khiêu khích và châm ngòi cho bạo lực, để làm mất tính chính danh, chính nghĩa của những người đấu tranh. 

Thật khó có cách đối phó thống nhất trong những trường hợp đó; tuy vậy, bạn có thể nhớ lại các khái niệm “chiến lược” và “chiến thuật” mà chúng ta đã bàn ở Chương VII. Có thể coi việc sử dụng bạo lực như một chiến thuật, nghĩa là chỉ sử dụng ngắn hạn, tức thời, tùy hoàn cảnh cụ thể. 

Trong việc đấu tranh chống độc tài, khi lên án bạo lực, chúng ta cũng chớ nên quên rằng ngay cả Nelson Mandela – người anh hùng đấu tranh cho nhân quyền và bình đẳng – cũng từng có lúc phải theo đuổi con đường bạo lực. ” …

Bất đồng chính kiến, sự thật, và sự tan rã của Liên Xô

Trần Bang added 2 new photos.

Chống lại dối trá, trở về với Sự thật là cách đã giúp Đông Âu, LX thoát khỏi chế độ cộng sản toàn trị dựa vào bạo lực và tuyên truyền dối trá?

“…Nếu Liên Xô là ví dụ lớn nhất của thế kỷ 20 về một chế độ sử dụng tuyên truyền và thông tin để kiểm soát các công dân của mình – hay 70 năm thao túng tin giả – thì dịp kỷ niệm một trăm năm Cách mạng Bolshevik là một thời điểm quan trọng để đánh giá lại cách mà nó tạo ra một làn sóng phản kháng mạnh mẽ trong xã hội dân sự “ngầm” tại Moskva và Leningrad.

Phản kháng nội bộ thực sự chống lại chế độ Liên Xô bắt đầu nổi lên trong những năm 1960, vào thời điểm nhiệt độ chính trị trong nước đang chuyển từ thời kỳ hậu Stalin hừng hực sang lạnh lẽo trở lại. Đàn áp bắt đầu với phiên tòa xét xử các nhà văn trào phúng Yuli Daniel và Andrei Sinyavsky vào đầu năm 1966. Khi các đợt phản kháng và các phiên tòa tiếp diễn sau đó, phe bất đồng chính kiến đã phải đối mặt với một tình trạng lưỡng nan thú vị: làm thế nào để chống đối hiệu quả nhất trong bối cảnh thông tin họ có đang ngày càng nhiều. Gần như hàng ngày, họ đều được nghe chi tiết về những cuộc thẩm vấn, những câu chuyện được truyền lại về cuộc sống trong các trại lao động, cũng như những cuộc lùng sục và bắt bớ.

Nhóm bất đồng chính kiến có thể lựa chọn hình thức tuyên truyền riêng của mình, nhấn mạnh cuộc bức hại và biến vốn từ ngữ phong phú của Liên Xô về những kẻ “côn đồ” và “phần tử phản xã hội” thành những áng văn dài cay đắng chống lại nhà nước. Nhưng họ đã không làm vậy. Thay vào đó, họ đã chọn cách truyền đạt một cách phi cảm xúc và trong trẻo nhất có thể. Họ đã đạt được những gì chúng ta có thể gọi là sự khách quan.

Nhiều thế hệ công dân Liên Xô đã tự đào tạo mình để nghĩ về sự thực như một khái niệm mang tính tương đối. Các bài báo đã được đọc như những câu chuyện nhằm tôn vinh nhà nước chứ không phải phản ánh thực tế. Và người ta cũng bị tách biệt thành những con người riêng tư, thường khác biệt với khuôn mặt và lời nói chốn công cộng của họ.

Do xã hội Liên Xô được xây dựng dựa trên sự lừa dối kéo dài hàng thập niên này, điều đáng chú ý và khiến ta yên tâm là việc nói thật và nói rõ ràng vẫn có quyền lực lớn lao trong số cho các nhà bất đồng chính kiến vào những năm 1960. Và thực sự là vậy. Hãy nghe Lyudmila Alexeyeva, một trong những nhà sáng lập của một tạp chí ngầm quan trọng nhằm tôn vinh sự thật, tờ A Chronicle of Current Events, mô tả về sự cuốn hút gần giống với tôn giáo:

“Đối với từng người trong chúng tôi, làm việc cho tờ Chronicle có nghĩa là cam kết trung thành với sự thật, nó có nghĩa phải gội sạch bản thân khỏi mọi dơ bẩn của việc ‘suy nghĩ nước đôi’ vốn đã tràn ngập mọi giai đoạn trong đời sống Liên Xô,” bà viết. “Tác động của Chronicle là không thể đảo ngược. Mỗi người trong chúng tôi đã trải qua điều này một mình, nhưng ai cũng biết những người khác cũng đã trải qua cuộc tái sinh đạo đức này.”

Liệu hành trình “ngầm” nhằm tìm kiếm sự thật dựa trên các báo cáo khách quan, thận trọng này có góp phần thúc đẩy sự tan rã của Liên Xô?

Thật khó để xác định, vì còn có rất nhiều yếu tố khác, đặc biệt về kinh tế, cũng góp phần vào sự sụp đổ của chủ nghĩa cộng sản Liên Xô vào cuối những năm 1980. Nhưng nó đã ảnh hưởng đến cách Liên Xô tan rã. Không giống như Trung Quốc, vốn cũng phải đối mặt với một thách thức lớn đối với quyền lực của đảng cộng sản vào năm 1989, Liên Xô không thể hy vọng tự cải cách chỉ bằng perestroika (về kinh tế). Việc Gorbachev thông qua khái niệm glasnost đã thừa nhận rằng cũng cần phải thay đổi xã hội dân sự nữa.

Các nhà bất đồng chính kiến đã tạo ra kỳ vọng rằng có thể sẽ có một loại ngôn ngữ khác, một ngôn ngữ thể hiện được thực tế mà không bị sàng lọc qua các mệnh lệnh của Liên Xô. Họ khao khát sự trung thực và minh bạch ở một quốc gia mà ngay cả tỷ lệ tự tử cũng được coi là bí mật nhà nước. Samizdat cung cấp một phương tiện để họ đạt được mục đích này.

Và những sự thật, không ngừng xếp chồng lên nhau, đã trở thành cách mà các nhà bất đồng chính kiến xây dựng một nước Nga khác, nơi mà họ hy vọng một ngày nào đó có thể đứng lên và vượt qua tất cả những điều dối trá.”

Trích từ http://nghiencuuquocte.org/…/bat-dong-chinh-kien-su-va-su-…/

Image may contain: one or more people, people standing and outdoor
Image may contain: night and outdoor