Ðường 2,300 tỷ đồng thành sân… phơi rơm

  •  Ðường 2,300 tỷ đồng thành sân… phơi rơm

Nguoi-viet.com

Sau hơn 2 tháng thông xe, cả hai điểm đầu và cuối của tuyến đường đều bị chắn không cho xe chạy với nhiều đống gạch, đất giữa đường. (Hình: VNExpress)

Sau hơn 2 tháng thông xe, cả hai điểm đầu và cuối của tuyến đường đều bị chắn không cho xe chạy với nhiều đống gạch, đất giữa đường. (Hình: VNExpress)

HÀ NỘI (NV) – Mới được thông xe hơn 2 tháng, nhưng tuyến đường nối khu đô thị Mê Linh với tỉnh Vĩnh Phúc dài gần 15 cây số, đầu tư 2,300 tỷ đồng, đã bị rào chắn hai đầu, trở thành sân phơi rơm.

Theo báo điện tử VNExpress, ngày 21 tháng 7, giữa tháng 5, dự án đường trục trung tâm khu đô thị mới Mê Linh, bắt đầu từ đường Bắc Thăng Long-Nội Bài, đến huyện Bình Xuyên, tỉnh Vĩnh Phúc, sau 4 năm thi công được đưa vào sử dụng.

Ðể phục vụ dự án, chính quyền đã tịch thu của dân gần 142 ha với phần lớn là đất nông nghiệp. Tuyến đường có thiết kế mặt cắt ngang rộng 100 mét, mỗi bên có hai làn xe cơ giới lưu thông.

Thế nhưng, sau hơn 2 tháng thông xe, cả hai điểm đầu và cuối của dự án đều được chắn bởi hàng rào tôn. Một số phương tiện từ trong các khu dân cư ven đường đi đến đây phải quay đầu tìm lối khác.

Một điểm khác tại đoạn qua huyện Ðông Anh, lòng đường thành điểm phơi rơm. (Hình: VNExpress)

Một điểm khác tại đoạn qua huyện Ðông Anh, lòng đường thành điểm phơi rơm. (Hình: VNExpress)

Do chưa có người đi lại nên nhiều đoạn cỏ mọc um tùm. Nhiều đoạn bị vật liệu xây dựng, cát, sỏi đỗ tràn ngập che kín lòng đường. Một số công nhân cho hay, do phải sửa một số hố ga nên phải đào lên để lắp đặt lại. Thậm chí, một số điểm tại đoạn qua huyện Ðông Anh, lòng đường trở thành sân phơi rơm của người dân sống xung quanh.

Nói với phóng viên báo VNExpress, ngày 21 tháng 7, ông Nguyễn Văn Trì, chủ tịch tỉnh Vĩnh Phúc, biện minh “việc làm lễ thông xe là để thông báo dự án đã cơ bản hoàn thành, còn thực tế dự án vướng mắc trong thủ tục nghiệm thu bàn giao nên không thể đưa vào hoạt động ngay được” (?!).

Trước đó, phát biểu tại buổi lễ khánh thành, ông Trì khẳng định, “Dự án sau khi đi vào hoạt động là động lực mạnh mẽ để phát triển kinh tế xã hội của 2 địa phương Vĩnh Phúc và Hà Nội, phục vụ cho mục tiêu cải thiện môi trường đầu tư, tạo thêm sự kết nối giữa thủ đô với các trung tâm kinh tế, khu công nghiệp.”(Tr.N)

Công an đánh đập, dùng băng keo dán miệng, trói tay công dân

Công an đánh đập, dùng băng keo dán miệng, trói tay công dân

Tinmungchonguoingheo.com

GNsP (20.07.2016) – Công an xã Phú Xuân, huyện Nhà Bè, Tp.HCM đã hành hung, dùng giẻ lau chân nhét vào miệng, dùng băng keo dán miệng và trói tay một thanh niên trẻ khi thanh niên này kêu cứu ngay tại đồn công an, vào đêm ngày 18.07.2016.

Nạn nhân của vụ việc này tên là Nguyễn Phương. Một bạn trẻ từng tham gia nhiều cuộc biểu tình yêu cầu nhà nước minh bạch trong vụ cá biển chết trắng tại các tỉnh Miền Trung – một thảm họa của dân tộc VN do “nhân tai” Formosa gây ra và được tiếp tay, đồng lõa, bao che bởi giới chức cầm quyền.

Sự việc xảy ra khi Phương hỗ trợ bạn của Phương lên công an xã Phú Xuân đòi lại những tài sản bị thu giữ một cách trái phép vào ngày 30.06.2016. Tuy nhiên, công an chỉ cho người bị thu giữ tài sản – là bạn của Phương – vào đồn công an làm việc. Sau đó, Phương yêu cầu được vào bên trong đồn ngồi đợi bạn, nhưng yêu cầu của Phương không được đáp ứng. Phương đã rút điện thoại ra quay lại cảnh xung quanh thì công an đã lôi Phương vào đồn làm việc. Tại đây, chính lực lực công an đã đánh đập, xúc phạm Phương.

Bạn trẻ 26 tuổi này kể lại: “Em yêu cầu họ cho vào bên trong để ngồi đợi, họ không cho, em lấy điện thoại ra quay thì họ trấn áp, lôi em vào đồn làm việc. Em bị giam từ 14 giờ.Họ không cho ăn, cho uống mặc dù em có yêu cầu. Khoảng 23 giờ, những người bạn của em chạy ra công an xã Phú Xuân đòi người. Em nghe thấy tiếng của mọi người nên em cố gắng la hét để cho mọi người nghe thấy. Khi em la lên gần 10 công an lao vào trấn áp, đánh đập. Họ leo lên bàn đá vào đầu của em, họ dùng chân đánh nhiều nơi trên cơ thể. Họ đánh rất đau nhưng khi chụp phim thì không có gì xảy ra. Lúc đầu em la, họ dùng giẻ lau chân nhét vào trong miệng của em, bịt cái mặt em lại để không cho em la. Lúc đó, đói quá em không còn sức la nên em không la nữa. Khoảng 5 phút sau, có một công an đi vào muốn làm việc với em nhưng em quyết tâm không làm việc với họ bởi vì em không làm gì sai cả. Em yêu cầu họ, nếu họ giam giữ em thì phải cho em một giấy tạm giam hay tạm giữ, nhưng họ không xuất trình được và họ đi ra ngoài.”

“Sau đó, em tiếp tục gào thét, lúc này họ dùng băng keo bịt quanh miệng của em, họ dán khoảng 3-4 vòng. Rồi họ đưa tay em ra đằng sau dùng băng keo dán lại thật chặt. Lúc này em đứng lên và ngồi trên một cái ghế, [nhưng] một Đại úy công an quát vào mặt em và nói: “Mày không đáng được ngồi trên ghế, mày là phải ngồi dưới đất”, một người lôi em ngồi xuống đất. Khoảng 20 phút sau, họ mở băng keo miệng em ra, còn băng keo ở tay thì em tự tháo ra. Họ thông báo rằng, em không vi phạm gì nên họ thả em về, họ nói em đừng quậy phá gì nữa.” Bạn Nguyễn Phương kể tiếp.

Nguyễn Phương uất ức nói: “Em không ngờ công an xã Phú Xuân lại hành xử cách đáng sợ như vậy, bởi vì việc em làm không ảnh hưởng đến ai hết. Công an xã Phú Xuân hành động rất đê hèn.”

Sau khi được trả tự do, trở về nhà, Nguyễn Phương cùng với bạn bè dựng lại hiện trường cảnh công an đã dùng băng keo bị miệng và trói tay bạn trẻ này để đưa lên facbook cá nhân. Những bức hình này đã lan truyền nhanh trên trang mạng facbook.

Bạn đọc Nhung Le thốt lên: “Người với người mà sao lại hành xử nhau như thế”. Tường Nguyễn phẫn nộ: “Hành động của côn đồ”. Lm Le Ngoc Thanh kêu lên: “Không thể chấp nhận tình trạng vô chính phủ và phi pháp của công an xem công dân như rác thế này được!”. KimAnh Tran buồn bã nói: “Cảnh này giống xã hội đen!”. Còn Alau Lau nhận xét: “Cái này chắc công an cộng sản gọi là biện pháp nghiệp vụ.”

CONG AN

Sau khi được trả tự do, trở về nhà, Nguyễn Phương cùng với bạn bè dựng lại hiện trường cảnh công an đã dùng băng keo bị miệng và trói tay bạn trẻ này để đưa lên facbook cá nhân. Những bức hình này đã lan truyền nhanh trên trang mạng facebook.

Trường hợp của bạn trẻ Nguyễn Phương làm liên tưởng đến bức hình đi vào lịch sử của viên an ninh mặc thường phục, khuôn mặt đằng đằng sát khí với đôi tay rắn chắc đã bịt miệng Linh mục Tađêô Nguyễn Văn Lý trước tòa án, khi Linh mục Lý lên tiếng phản đối phiên tòa bất công. Chính những ngược đãi bất công của giới chức đã không làm chùn bước người trẻ. Bạn Phương chia sẻ:

“Em không cảm thấy sợ hãi. Em đã từng sống ở một đất nước tự do, em cảm nhận được sự tự do của một đất nước quan trọng như thế nào, em luôn khao khát một đất nước được tự do và em muốn thực hiện những việc pháp luật cho phép mà không bị bất cứ một hù dọa nào từ phía công an.”

“Em đã từng sống ở Nhật bản được hơn 1 năm. Người Nhật Bản có thể làm những điều họ thích miễn sao không vi phạm pháp luật, không ảnh hưởng đến xã hội. Em từng chứng kiến cảnh người dân Nhật xuống đường biểu tình phản đối chính quyền để cho nhà máy điện hạt nhân tồn tại thì sẽ ảnh hưởng đến thế hệ sau của đất nước Nhật, công an đứng hai bên đường và tìm mọi cách để cho cuộc biểu tình được diễn ra một cách thuận lợi, không ảnh hưởng đến giao thông. Khi em về VN, lần đầu tiên tham gia cuộc biểu tình thì em nghĩ cuộc biểu tình sẽ diễn ra như ở Nhật Bản, em xuống đường nhưng cuối cùng em không ngờ mọi người bị cưỡng chế, đánh đập. Đó là lần xuống đường ấn tượng nhất của em vào ngày 08.05.2016, chính quyền đàn áp người xuống đường biểu tình một cách ôn hòa.” Bạn Nguyễn Phương nói.

Người dân Việt Nam vào đồn công an làm việc có nguy cơ bị người có quyền lạm quyền, hành hung, đánh đập ngay tại đồn công an, nhẹ thì bị chấn thương, nặng có thể dẫn đến tử vong là mối lo lắng của người dân Việt Nam trong bối cảnh xã hội nạn “kiêu binh”.

Điều đáng nói là nguời dân càng ngày càng nhận ra chân tướng của những người “ăn cơm dân, mặc áo của dân”, nhưng lại ác với dân thay vì bảo vệ dân. Và những côn an này được chính cấp trên,  lãnh đạo bao che, chối tội “ác”. Gần đây nhất là một video clipp được đưa lên mạng xã hội cho thấy rõ viên côn an chủ động xoay người lại, giơ chân đạp vào xe và người điều khiển khiến hai người trên xe té ngã. Nhưng viên côn an vẫn chối tội cho là chỉ giơ chân, nhẩy tránh người vi phạm đang lao xe vào mình. Với đề tài này, có rất nhiều ý kiến phản hồi ngay trên trang báo do nhà nước quản lý rằng: “Cái giơ chân có một không hai… chỉ có duy nhất trên thế giới”, ngay cả những người đồng tình với hành động ngăn chặn của côn an cũng phải lên tiếng “tuy vậy, hành vi rõ ràng đạp xe thì không nên chối như vậy”. Lâu nay, nhà cầm quyền hèn với giặc, nhưng bây giờ côn an còn hèn với dân!

Huyền Trang, GNsP

5 thẩm phán định đoạt vụ kiện Biển Đông- giữa Phi và Trung cộng

5 thẩm phán định đoạt vụ kiện Biển Đông- giữa Phi và Trung cộng

  Ban trọng tài xét xử vụ kiện Biển Đông gồm các thẩm phán, chuyên gia về luật biển và luật quốc tế, trong đó có 4 người Châu Âu và một người Ghana.

THAM PHAN BIEN DONG

Sau khi Philippines nộp đơn kiện lên Tòa Trọng tài Thường trực (PCA) vào tháng 1/2013, ban trọng tài gồm 5 người cho vụ kiện này được thành lập để xét xử. Philippines và Trung Quốc mỗi bên có quyền chọn một thẩm phán, còn chủ tịch Tòa Quốc tế về Luật biển (ITLOS) chọn ba người.

Philippines chọn ông Rudiger Wolfrum làm thành viên trong ban thẩm phán, còn Trung Quốc khăng khăng từ chối tham gia vào vụ kiện, tự chối bỏ quyền chọn thẩm phán, buộc chủ tịch ITLOS khi đó là ông Shunji Yanai, một công dân Nhật Bản, phải chọn thay cho Trung Quốc. Ảnh: PCA

Xem thêm: Chiêu bài quốc tịch hòng bác phán quyết Biển Đông của Trung Quốc

Dr-Thomas

 

 

 

 

 

 

 

 

Thẩm phán Thomas A. Mensah sinh năm 1932 tại Ghana, ông có bằng tiến sĩ tại trường luật của Đại học Yale, Mỹ. Ông từng giảng dạy ở nhiều trường như Đại học Ghana, Đại học Hàng hải Thế giới ở Thụy Điển, Đại học Leiden ở Hà Lan, và Đại học Hawaii ở Mỹ. Ông cũng từng là cố vấn đặc biệt về luật môi trường cho một chương trình của Liên Hợp Quốc (LHQ).

Ông Mensah từng giữ chức chủ tịch Tòa Quốc tế về Luật biển năm 1996-1999. Ông hiện là phó chủ tịch Tổ chức Luật biển Quốc tế. Ông là chủ tịch của ban trọng tài trong vụ kiện về vấn đề Biển Đông. Ảnh: worldmaritimenews

Pierre COT

 

 

 

 

 

 

 

Thẩm phán Jean-Pierre Cot, sinh năm 1937 ở Thụy Sĩ, là giáo sư luật quốc tế và thẩm phán tại Tòa Quốc tế về Luật Biển. Ông có bằng tiến sĩ luật tại Đại học Sorbonne ở Pháp và từng giảng dạy luật ở Đại học Amiens và Đại học Paris I. Ông là thành viên của Nghị viện châu Âu năm 1978-1979 và 1984-1999. Ông là thành viên Tòa Quốc tế về Luật biển từ năm 2002. Ảnh: MAE Romania

TP PAWLAK

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Thẩm phán Stanislaw Pawlak sinh năm 1933 tại Ba Lan. Ông có bằng tiến sĩ tại Đại học Warsaw và từng đảm nhận nhiều vị trí trong Bộ ngoại giao Ba Lan.

Ông xuất bản nhiều cuốn sách và viết nhiều bài báo trên các tạp chí khoa học về luật quốc tế, luật biển, và mối quan hệ quốc tế khi xét đến các hoạt động của Liên Hợp Quốc. Ông cũng nghiên cứu cả chính sách đối ngoại của Nhật, Mỹ và Trung Quốc. Ông là thành viên của Tòa Quốc tế về Luật biển từ năm 2005. Ảnh: ITLOS

GS SOONS

 

Giáo sư Alred H.A. Soons sinh năm 1948, có bằng tiến sĩ từ Đại học Utrecht, Hà Lan. Ông từng đảm đương nhiều vị trí trong chính phủ Hà Lan và giảng dạy luật quốc tế tại Đại học Utrecht. Ông hiện là thành viên của Cơ quan tư vấn Các chuyên gia về Luật Biển thuộc Ủy ban Hải dương học Liên chính phủ (IOC/ABE-LOS), và đồng giám đốc của Viện Luật và Chính sách Đại dương Rhodes. Ảnh: UW Law

WOLFRUM

Thẩm phán Rudiger Wolfrum, sinh năm 1941 tại Đức, là tiến sĩ về luật quốc tế và từng giảng dạy tại Đại học Heidelberg. Ông là thẩm phán tại Tòa Quốc tế về Luật Biển kể từ năm 1996, và từng là chủ tịch tòa năm 2005-2008.

Ảnh: Europa

Câu Chuyện Gia Đình Với Bức Tâm Thư Gửi Các Chiến Sỹ Quân Đội Và Công An Nhân Dân Việt Nam

Câu Chuyện Gia Đình Với Bức Tâm Thư Gửi Các Chiến Sỹ Quân Đội Và Công An Nhân Dân Việt Nam

 Phạm Hồng Thúy

Vietbao.com

18 tháng 7 năm 2016

Hồng Thúy sinh ra trong một gia đình có truyền thống yêu nước. Ông bà nội ngoại của HT đều tham gia các hoạt động chống Pháp từ trước năm 1945. Bố HT là trung tướng Quân đội nhân dân Việt Nam. Mẹ HT là chủ nhiệm Đoàn Văn công Tổng cục Chính trị, đã cùng đồng đội vượt qua bom đạn, đưa lời ca tiếng hát tới các trận địa, góp phần vào nhiều thắng lợi trong sự nghiệp độc lập dân tộc.

Hồng Thúy giới thiệu như vậy chỉ để các anh chị biết rằng những dòng này không phải do một “phần tử phản động” viết ra. Bản thân HT và anh chị HT đều từng là cán bộ nhà nước. Anh Q. và chị K. làm việc trong ngành quốc phòng. Trước kia HT đã lập gia đình với anh H, một thượng úy công an đẹp trai, chính trực, liêm khiết và có với anh một con gái. Năm lên 7 tuổi cháu bị sốt xuất huyết và đã mất. Bẩy tháng sau anh H. hy sinh trong khi điều tra một vụ án hình sự. Từ đó HT về ở với bố mẹ và không có ý định lập gia đình nữa.

Tháng 8 năm 2011 nhân dân cả nước sôi sục biểu tình chống Trung Quốc xâm phạm vùng biển, cắt cáp tầu thăm dò dầu trên biển VN, HT tham gia biểu tình và bị bắt giam. Chờ tới chiều không thấy con về, bố HT gọi điện cho chú N, thượng tướng công an, trước kia làm việc dưới quyền bố. Ngay sau đó HT được tự do và được một thiếu tá công an chở về nhà. Anh thiếu tá nói với bố HT: “Chú nói chị Thúy đừng tham gia biểu tình nữa, không được phép đâu. Chính bọn cháu đã đưa lên mạng kêu gọi biểu tình để bọn đầu sỏ kích động lộ mặt và xử lý đấy chú ạ”. Chủ nhật tuần ấy, chú thượng tướng N đến thăm và ngồi nói chuyện rất lâu với bố mẹ. Sau khi chú về, bố mẹ HT đều rất buồn, suốt ngày bố ngồi trước máy vi tính, thỉnh thoảng lắc đầu và thở dài, mẹ HT vẫn lúi húi với những việc hàng ngày, không nói gì. Đôi khi HT thấy có ngấn nước trên khóe mắt mẹ.

Chủ nhật tuần sau đó, bố mẹ gọi cả gia đình anh Q và chị K đến ăn cơm. Sau bữa cơm, bố bảo các cháu ra ngoài sân chơi, trong phòng khách còn lại bố mẹ và các con trai, gái, dâu, rể. Bố nói giọng nghẹn ngào: “Nước mình sắp thành một khu tự trị của Trung Quốc rồi các con ạ”. Bố nói như khóc, mắt ướt đẫm. Anh Q kêu lên: “Kìa bố ! làm gì có chuyện ấy. Bố đừng tin, bọn phản động tuyên truyền bậy đấy bố ạ”. Bố chậm rãi nói: “Chú N nói với bố đấy con ạ. Chú đang giữ trọng trách trong Đảng và Nhà nước, sao có thể tung tin đồn bậy được”. Rồi bố kể lại cho mấy anh chị em những điều chú N đã nói, và sau đó bố đã lên mạng kiểm tra lại: “Trước đây thế giới có 13 nước XHCN, Việt Nam là một. Cuối năm 1989 các nước Đông Âu đồng loạt bỏ CNXH, Liên xô đang gặp khó khăn nên không can thiệp được. Nước mình lúc ấy đang có chiến tranh biên giới với TQ và chiến tranh Campuchia, lại bị Mỹ cấm vận nên tình hình hết sức khó khăn. Bộ Chính trị quyết định đề nghị bình thường hóa quan hệ với TQ. Nhân dịp ấy, TQ ép mình sát nhập vào TQ sau 30 năm. Trước đây bố đã nghe nói đến Hội nghị Thành Đô năm 1990 nhưng bố không tin. Sau khi chú N nói, bố đã lên mạng đọc hồi ký của cựu thủ tướng Trung Quốc Lý Bằng, cũng nói đến Hội nghị này, có cả ảnh các ông Nguyễn Văn Linh, Đỗ Mười chụp với Giang Trạch Dân, Lý Bằng tại Hội nghị nữa”.

Anh Q nói: “Sát nhập vào thì mình cũng thành công dân TQ như hàng tỷ người TQ thôi, có sao đâu bố?”. Bố trả lời, mặt rất buồn…“Không đâu con ạ! Các con có biết ý nghĩa năm ngôi sao trên cờ TQ là gì không? Ngôi lớn nhất để chỉ người Hán, 4 ngôi sao nhỏ dành cho các dân tộc Mãn, Hồi, Mông, Tạng, là 4 sắc tộc đông nhất trong số hơn 100 dân tộc thiểu số ở TQ. Trước đây Mãn, Hồi, Mông, Tạng đều là những nước lớn và rất hùng mạnh. Người Mông Cổ đã thôn tính các nước từ Á sang Âu, cai trị cả TQ qua hàng thế kỷ. Người Mãn Thanh cũng cai trị TQ suốt 3 thế kỷ, trong khi họ chỉ coi nước mình là Man Nam xứ hay An Nam nhược tiểu quốc thôi. Bây giờ riêng VN mình đã 86 triệu dân, trong khi cả 4 dân tộc Mãn-Hồi-Mông-Tạng cộng lại chưa tới 20 triệu người. Các con có biết vì sao không?. Họ bị diệt chủng! TQ đã làm cho các dân tộc khác suy kiệt đi, để không bao giờ có thể giành lại độc lập được nữa. Riêng với Tây Tạng thì từ sau khi bị TQ chiếm năm 1959, hầu hết đàn ông và con trai Tạng bị đưa đi khai phá các vùng đất ở Tân Cương và Nội Mông, không trở về nữa. Sau này VN mình cũng sẽ như Tây Tạng thôi các con ạ !”. Các anh chị đều ngồi yên lặng, HT hỏi: “Không thể khác được hay sao bố? Con đi biểu tình, thấy nhân dân mình vẫn hừng hực khí thế, thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cũng tuyên bố cương quyết bảo vệ chủ quyền đất nước mà”. Bố lắc đầu, mắt lại ướt đẫm và nói: “Bố cũng hy vọng như thế đấy. Bố già rồi, không còn được bao lâu nữa. Các con nhớ mình là người VN, phải có trách nhiệm trước sự tồn vong của đất nước và dân tộc”. Nhìn sang bên, HT thấy hai dòng nước mắt chảy dài trên gò má mẹ.

Từ hôm ấy, bố ngồi suốt ngày bên máy vi tính, đọc và viết rất nhiều. Bốn tháng sau bố qua đời. Năm 2014 TQ đưa dàn khoan 981 vào hải phận VN, thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng phản đối kịch liệt, HT lại thấy tin yêu Đảng và không nghĩ đến chuyện bố nói nữa.

HT là kỹ sư làm việc trong ngành điện lực, nhận thấy hầu hết các nhà máy điện và công trình điện quan trọng đều do các công ty TQ thắng thầu. Các anh chị kỹ sư lâu năm trong ngành thường nói: dòng điện là dòng máu của đất nước, khi có xung đột quân sự, TQ chỉ cần làm cho các nhà máy và trạm điện ngừng hoạt động thi toàn bộ hoạt động quân sự, kinh tế, xã hội của VN sẽ tê liệt. Những người nói như vậy đều lần lượt phải ra khỏi ngành điên lực.

Đầu năm 2015 có một việc lớn làm cho HT thức tỉnh: Tỉnh Nình Thuận và Tập đoàn điện lực EVN đưa ra đấu thầu dự án Nhà máy điện gió Phú Lạc ở Tuy Phong – Nình thuận. Hồng Thúy chịu trách nhiệm kiểm tra về kỹ thuật các hồ sơ đấu thầu. Nhiều nhà thầu bị loại từ các vòng ngoài, đến vòng cuối còn lại một tập đoàn Đức và hai công ty TQ. Nếu TQ thắng thầu sẽ rất nguy hiểm cho nền quốc phòng VN, vì trong mỗi máy phát điện gió trên cao hàng trăm mét, TQ đều có thể đặt thêm các thiết bị khác và trở thành một trạm quan sát, trạm thông tin, trạm rada và gây nhiễu các rada khác…(Chính phủ Mỹ đã quyết định cấm sử dụng các máy phát điện gió TQ trên toàn bộ lãnh thổ Mỹ, Xem http://www.reuters.com/…/us-usa-china-turbines-idUSBRE88R19…). Nhà máy điện gió Phú Lạc nằm gần các hệ thống phòng thủ bờ biển nam Trung bộ. Với hàng chục máy phát điện gió, TQ có thể quan sát và tiếp nhận thông tin đồng thời từ mọi hướng, theo dõi mọi hoạt động quân sự của Việt Nam trên biển và trên đất liền. Nếu xẩy ra đụng độ quân sự, quân đội TQ hoàn toàn khống chế mọi hoạt động của VN từ đất liền tới quần đảo Trường Sa. Hồng Thúy đã đề nghị loại bỏ các nhà thầu TQ, nhưng sau cùng công ty Hydrochina vẫn trúng thầu. Nghĩ rằng UBND tỉnh Ninh Thuận và tập đoàn EVN ăn cánh với nhà thầu TQ nên HT đã gửi thư trình bày sự việc lên thủ tướng, chủ tịch nước, tổng bí thư ĐCSVN và các Bộ, Ngành có liên quan. Những bức thư đó đều không được trả lời mà Hồng Thúy còn bị đuổi ra khỏi biên chế nhà nước. Đã có một sự thống nhất từ trên xuống dưới về việc giao cho TQ những công trình tuyệt mật này sao?

HT càng bức xúc hơn khi cá ở biển miền Trung chết hàng loạt, ai cũng biết do Formosa thải ra chất độc, giám đốc Chu Xuân Phàm cũng đã tự nhận lỗi khi nói: “chọn nhà máy thép hay chọn tôm cá”, hôm sau cả ban giám đốc Formosa còn cúi đầu xin lỗi…“tại hạ đáng chết”… Nhưng rồi Nhà nước lại công bố với báo chí: “cá chết vì thủy triều đỏ” và cương quyết không cho phép điều tra nguyên nhân. Những cuộc biểu tình nổ ra khắp nơi, tố cáo Formosa phá hoại môi trường, đều bị đàn áp thô bạo. Ngày 30 tháng 6 Formosa tự nhận là thủ phạm và bồi thường 500 triệu USD. Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc chấp nhận ngay và kêu gọi “đánh kẻ chạy đi, không đánh kẻ chạy lại”, khác hẳn với các trường hợp vi phạm trước đây, thủ phạm đều bị đưa ra xét xữ và chịu án rất nặng, bị tịch thu tài sản và lãnh cả án tử hình… Ngay trong việc Formosa nhận lỗi cũng còn nhiều điều vô lý: Formosa nói vì mất điện 4 ngày nên hệ thống lọc ngừng hoạt động, vậy máy bơm hoạt động bằng điện nào để đẩy hàng chục ngàn m³ nước thải độc hại ra biển?. Tháng sáu Formosa mới hoạt động, nhưng việc thải độc đã xẩy ra từ tháng tư, và lượng chất độc rất lớn, đủ hủy diêt một vùng biển rất rộng, vậy chất độc từ đâu ra mà nhiều thế?. Chất thải Formosa còn độc hại gấp ngàn lần chất độc da cam trước đây. Nạn nhân không chỉ là thế hệ hôm nay ăn phải cá và muối biển nhiễm độc mà còn di truyền cả cho con cháu sau này. Formosa là khối ung thư khổng lồ, toàn dân Việt Nam đòi cắt bỏ nhưng lãnh đạo nhà nước tìm mọi cách giữ lại. Rõ ràng đàng sau sự kiện là một ý đồ hủy diệt tàn bạo, và đàng sau Formosa là một thế lực rất mạnh, Đảng và Nhà nước VN đang bị thế lực đó điều khiển.

Tháng 6.2016, hai máy bay quân sự VN bay ra biển liên tiếp bị rớt. Nhiều câu hỏi được đặt ra: Ai đã điều máy bay quân sự ra biển trong lúc TQ đang tập trận trên biển Đông? Máy bay chiến đấu luôn xuất phát từng phi đội từ hai chiếc để bảo vệ lẫn nhau, tại sao SU30 phải bay một mình ra biển? Tại sao anh phi công Cường lại thấy hai tầu chiến Trung Quốc trong hải phận VN khi nhảy dù khỏi máy bay? Tại sao sau khi nói ra điều này, anh Cường đang khỏe mạnh phải vào bệnh viện và không được đi dự đám tang anh Khải? Cái gì gây ra vết thương lớn ở đốt sống cổ anh Khải trước khi anh rơi xuống biển? Máy bay SU30 phát tín hiệu gặp nạn ở bờ biển Nghệ An, ai đã phát lệnh cho máy bay CASA C-212 ra Hạ Long để tìm và rơi ở đấy? Cả hai máy bay rơi xuống nước đều bị xé tan từng mảnh nhưng chỉ đưa tin máy bay gặp tai nạn, sao không nghĩ rằng máy bay bị bắn hạ? Tại sao chỉ nói đến việc tìm kiếm và đưa tang, không hề nói đến việc điều tra nguyên nhân máy bay rơi?. Rõ ràng sự kiện này cũng bị một thế lực rất mạnh dàn dựng. Hai chiếc máy bay quân sự hiện đại của VN được điều ra biển để làm mục tiêu bay cho hải quân TQ tập trận mà thôi!

Thiếu tướng anh hùng quân đội Lê Mã Lương nói: “chúng ta đã mất quyền bay trên Biển Đông…”; Thiếu tướng nguyên phó tư lệnh Quân khu 5 Trần Minh Hùng nói: “Toàn bộ tuyến đường Trường Sa, Hoàng Sa và Võ Nguyên Giáp (từ chân núi Sơn Trà đến phường Điện Nam, xã Điện Ngọc, thị xã Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam) là tuyệt mật, bất khả xâm phạm, nhưng đã nằm trong tay người Trung Quốc…”. Hai vị trung tướng Đồng Sỹ Nguyên và Nguyễn Trọng Vĩnh tố giác 10 tỉnh phía Bắc cho TQ thuê 305.535 ha rừng đầu nguồn là: “hiểm họa cực lớn đối với an ninh nhiều mặt của quốc gia…”. Đại tướng Võ Nguyên Giáp cùng 165 nhà khoa học hàng đầu của Việt Nam đã ký giấy phản đối việc cho Trung Quốc khai thác bauxite Tây nguyên là một “nguy cơ cực kỳ lớn đối với an ninh quốc phòng”. Tất cả đều chỉ là những tiếng kêu vô vọng, không ai có đủ quyền hạn để ngăn chặn những hiểm họa đe dọa sự sống còn của đất nước !

Cũng trong thời gian này, hàng trăm ngàn “khách du lich” từ TQ tràn vào các thành phố Đà Nẵng, Hội An, Cam Ranh, Nha Trang… quậy phá. Hàng ngàn hướng dẫn viên du lich TQ công khai giới thiệu với du khách TQ rằng đây là vùng biển của TQ, lãnh thổ của TQ đã bị đánh cắp, đang trở lại với TQ, và chúng đe dọa tấn công các hướng dẫn viên du lịch người Việt. Các hàng quán TQ mở ra khăp nơi, cấm người Việt không được bước vào. Trước tất cả các hiện tượng đó, không hề thấy công an hay thanh niên xung phong được điều đến để giải quyết, và chính quyền các cấp hoàn toàn làm ngơ! Rõ ràng sự việc này cũng bị một thế lực rất mạnh dàn dựng, không phải từ Đà Nẵng, Nha Trang, Hà nội, mà từ Bắc Kinh.

Ngày 12.07.2016 Tòa Trọng tài Thường trực Quốc tế tuyên bố Trung Quốc không có cơ sở pháp lý để đòi quyền lịch sử với các nguồn tài nguyên bên trong “đường lưỡi bò”. Philippine chỉ là nước nhỏ, bị thiệt hại một phần nhưng đã đứng ra kiện TQ và đã thắng lợi. Việt Nam với 93 triệu dân, lại là nước bị thiệt hại nặng nề nhất, sẽ mất toàn bộ biển vì “đường lưỡi bò” nhưng không dám làm việc này. Lãnh đạo Nhà nước Việt Nam chỉ còn là những tên tay sai đắc lực của TQ, đâu nghĩ đến đòi quyền lợi cho đất nước.

Những điều bố HT nói sau khi gặp cố thượng tướng N. trước đây 5 năm, giờ đây rõ ràng là sự thật. Nếu toàn dân VN không đứng lên đẩy lùi thế lực đen tối đang điều khiển Đảng và Nhà nước thì VN sẽ bị sát nhập vào TQ và dân tộc VN sẽ bị diệt vong. Thời gian 30 năm kể từ Hội nghị Thành Đô đã gần hết, chỉ còn lại 4 năm nữa thôi. Con tàu Đất Nước đang bị những kẻ phản bội bán rẻ cho một đảng cướp tàn ác và hiểm độc, nhưng hầu hết người trên tầu chưa biết mình đang bị lừa vào chỗ chết !

KÍNH GỬI CÁC CHIẾN SỸ CÔNG AN VÀ QUÂN ĐỘI NDVN!

Những sự việc trên đây đã thể hiện rất rõ: Tổ quốc Việt Nam thân yêu của chúng ta đang bị Trung quốc thôn tính. Đội tiền trạm của quân xâm lược TQ đang nấp dưới danh nghĩa những công nhân nhà máy thép, nhà máy điện, công nhân xây dựng, khai thác bauxite, những đội trồng rừng, những thương lái và khách du lịch …đang lộng hành trên khắp dải đất Việt Nam, làm nội ứng cho những binh đoàn TQ sẽ tràn vào cướp nước ta một ngày gần đây.

Lãnh đạo Đảng và Nhà nước CHXHCN là những kẻ nội ứng nguy hiểm nhất cho giặc. Chính họ đã cấp giấy phép cho Formosa để chúng vào và đầu độc biển VN. Chính họ đã điều công an, quân đội cải trang thành thanh niên xung phong đàn áp các cuộc biểu tình ôn hòa, để bao che cho Formosa hủy diệt môi trường VN; Chính họ đã điều hai máy bay quân sự VN ra biển Đông làm mục tiêu bay cho hải quân TQ tập trận, để uy hiếp tinh thần các tướng lĩnh và sĩ quan Quân đội NDVN. Vô hình chung chúng ta đang phục vụ cho mưu đồ xâm lược của Trung Quốc. Công an và thanh niên xung phong đàn áp các cuộc biểu tình để bảo vệ cho Formosa, đâu phải để giữ trật tự đường phố?. Không quân bay ra biển để làm mục tiêu cho hải quân TQ tập trận, đâu phải để bảo vệ biển trời tổ quốc. Giờ đây những nơi đang bị người TQ quậy phá, cần được phục hồi trật tự là Cam Ranh, Đà Nẵng, Nha Trang …chứ đâu phải những cuôc biểu tình ôn hòa bảo vệ môi trường.

ó người nghĩ: chống lại TQ có thể dẫn đến xung đột đổ máu, nhiều người sẽ phải hy sinh?. Hãy nghĩ lại: nếu không chống lại TQ, đất nước Việt Nam sẽ bị TQ thôn tính, cả dân tộc VN sẽ bị diệt vong. Chúng ta chỉ còn một con đường duy nhất: đứng lên giữ lấy đất nước để cho cả dân tộc cùng tồn tại.

Cũng có người nghĩ: bây giờ mình tận tụy phục vụ, sau này có thể mình cũng được chính quyền TQ trọng dụng. Những gì đã xẩy ra ở Tây Tạng thì hoàn toàn ngược lại: cảnh sát và binh lính bản địa là những người đầu tiên bị điều tới những nơi xa xôi để không thể quay về với người Tạng được nữa. Công an và bộ đội người Việt sau này cũng sẽ như vậy, các bạn sẽ bị điều đi rất xa, sau khi VN bị sát nhập vào TQ. Cảnh sát và quân đội người Hán sẽ đến thay thế các bạn để trấn áp mọi phản kháng của người Việt. Những binh đoàn xe tăng TQ sẽ nghiền nát những đoàn biểu tình của người Việt, như họ đã từng nghiền nát hàng chục ngàn sinh viên TQ ở quảng trường Thiên An Môn năm 1989. Trong số những người bị giết hại sau này sẽ có cả người thân của các bạn đấy! Cảnh sát và binh lính TQ sẽ thay các bạn đi cưỡng chế người Việt, cướp nhà cướp đất của cha mẹ các bạn để binh lính và dân Hán đến sinh sống. Chính sách diệt chủng với người Việt sau này chắc chắn còn tàn bạo hơn với người Tạng rất nhiều, vì VN chúng ta đã từng bị TQ thôn tính nhưng đã giành lại độc lập năm 905, trước đây 1111 năm. Bốn con số 1 liên tiếp như đang nhắc nhở chúng ta: quá khứ đau thương một ngàn năm Bắc thuộc chỉ được phép xẩy ra một lần thôi ! Nều lại chiếm được VN, TQ sẽ không để nền độc lập của VN tái diễn một lần nữa, bằng cách tận diệt người Việt, xóa sạch mọi dấu vết của dân tộc Việt trên mảnh đất này !

Từ nhiều năm nay, chính sách của TQ “mỗi gia đình chỉ có một con” cộng với thói quen “trọng nam khinh nữ” của người Hán đã làm cho số nam ở TQ nhiều hơn số nữ tới trên 200 triệu người. Sau khi đàn ông VN bị lùa tới các vùng xa xôi phía bắc TQ, hàng chục triệu đàn ông Hán sẽ lao vào VN như lũ quỷ thèm khát tình dục, bắt vợ và con gái, chị và em gái của bạn làm vợ và làm nô lệ tình dục cho chúng như đa số phụ nữ Tạng ngày nay, không ai ngăn cản được nữa.

Giữa lúc tổ quốc đang lâm nguy, các chiến sỹ quân đội và công an NDVN là những người mà cả dân tộc đang trông đợi. Sức mạnh của đất nước, sự tồn vong của dân tộc đều đang nằm trong tay các bạn và các anh chị. Hồng Thúy tin rằng các bạn, các anh chị sẽ là những người đẩy lùi ý đồ xâm lược của TQ, phá tan âm mưu của những kẻ đang tâm bán rẻ đất nước cho giặc, giữ cho tổ quốc và dân tộc Việt Nam mãi mãi trường tồn. Nhiều người nghĩ rằng Trung Quốc là siêu cường, Mỹ còn nể sợ, VN chống lại TQ như trứng chọi đá, chống sao nổi?. Xin đừng quên thế kỷ 13, quân Mông Cổ thôn tính hầu hết các quốc gia trên khắp lục địa Á – Âu, chiếm cả TQ, nhưng cả ba lần đều bị quân dân nhà Trần đánh cho tơi tả phải bỏ chạy. Cũng đừng quên quân Mãn Thanh đã chiếm trọn nước Trung Hoa khổng lồ và nhiều nước lân cận, nhưng đã tan nát trước đoàn quân thần tốc của vua Quang Trung. Dân tộc Viêt Nam với 93 triệu người là sức mạnh vô địch sẽ cùng với các bạn và các anh chị đẩy lùi quân xâm lược TQ một lần nữa. Trước đây tổ tiên ta luôn phải một mình chống trả lũ ác quỷ khổng lồ phương bắc và đã nhiều lần chiến thắng, ngày nay cả thế giới tiến bộ đứng hẳn về phía chúng ta trong cuộc đấu tranh này. Thắng lợi của Philippine tại Tòa Trọng tài Quốc tế ngày 12 tháng 7 vừa qua lại một lần nữa khẳng định điều đó.

Sau khi gửi bức thư này tới các bạn và các anh chị, Hồng Thúy sẽ bị bắt và bị sát hại. Cái chết ấy sẽ góp phần cùng với các bạn và các anh chị giữ mảnh đất này cho con cháu chúng ta mãi mãi về sau, nên HT đã sẵn sàng đón nhận. Mong rằng những lời tâm huyết này sẽ là khúc quân hành nâng bước chân các bạn và các anh chị trong cuộc hành quân vĩ đại vì sự nghiệp thiêng liêng bảo vệ tổ quốc.

Hồng Thúy xin gửi tới các bạn và các anh chị những tình cảm yêu quý và kính trọng, như với các anh chị, cha mẹ, ông bà ruột của Hồng Thúy, cũng từng là những quân nhân Việt Nam đã cống hiến hết mình cho đất nước.

Phạm Hồng Thúy – Văn Giang – Hưng Yên

Phỏng vấn Tiến sĩ Nguyễn Xuân Diện: Sốc lại Tinh thần Dân tộc để cứu Dân tộc

Phỏng vấn Tiến sĩ Nguyễn Xuân Diện: Sốc lại Tinh thần Dân tộc để cứu Dân tộc

“Mệnh lệnh của tổ tiên chúng ta là hãy giữ cho bằng được di sản của tổ tiên. Không có một món tiền nào có thể mua được sinh mệnh của mấy chục triệu người con đất Việt dải đất miền Trung. Không có một nhà máy thép nào có thể cho hàng triệu ngư dân cuộc sống như là biển cả.  Vì vậy, chắc chắn người dân Miền Trung sẽ khước từ mấy triệu đồng gọi là bồi thường của Formosa vì cái họ cần là biển sạch, là tôm cá đầy khoang mỗi khi thuyền về bến. Và như vậy chỉ có cách là phải yêu cầu chính phủ Việt Nam đóng cửa và chấm dứt hoạt động của Formosa, yêu cầu Formosa phục hồi các miền biển chết cho đến khi trở lại bình thường”.

_____

Phạm Thanh Nghiên

21-7-2016

Nguyễn Xuân Diện. Ảnh:

Tiến sĩ Nguyễn Xuân Diện sinh năm 1970 tại Làng cổ Đường Lâm, xứ Đoài, một ấp sinh hai vua là những vị anh hùng dân tộc đó là Ngô Quyền và Phùng Hưng.

Nguyễn Xuân Diện tốt nghiệp ngành Hán Nôm, ĐH Tổng hợp HN năm 1992; bảo vệ luận án Tiến sĩ năm 2007 về đề tài Ca trù. Đây cũng là luận án Tiến sĩ đầu tiên về Ca trù tại Việt Nam.

Từ sở học và hiểu biết của mình, TS Nguyễn Xuân Diện đã cất lên tiếng nói phản biện về nhiều mặt trong đời sống văn hóa nước nhà. Ông tham gia phản biện với tinh thần “tự nhiệm” và đầy kiêu hãnh của kẻ sĩ. Ông hầu như không vắng mặt trong các cuộc tưởng niệm, biểu tình ôn hòa tại Hà Nội từ năm 2011 đến nay để bày tỏ lòng yêu nước, phản đối nhà cầm quyền Bắc Kinh gây hấn trên Biển Đông, tranh đấu cho sự vẹn toàn lãnh thổ; hoặc các cuộc biểu tình bảo vệ cây xanh Hà Nội, bảo vệ biển Miền Trung mới đây.

Nguyễn Xuân Diện là chủ trang Blog với hàng chục ngàn lượt truy cập mỗi ngày với tin bài phong phú, cập nhật, trung thực và khách quan, là nơi bạn đọc khắp trong và ngoài nước gửi gắm niềm tin tưởng và quý mến.

Mới đây, ông đã tự ra ứng cử đại biểu Quốc hội với mong muốn đem trí tuệ và tâm huyết để thực thi “quyền lực” của một đại biểu Quốc hội trước các vấn đề lớn của đất nước hôm nay. Rất tiếc là đảng Cộng sản Việt Nam, thông qua Mặt trận – một tổ chức ngoại vi của đảng đã loại ông ngay sau vòng hiệp thương thứ hai.

Phạm Thanh Nghiên có dịp trò chuyện cùng tiến sĩ Nguyễn Xuân Diện để thảo luận về một đề tài – rất tiếc, không nhiều người quan tâm, nhưng lại là vấn đề sống còn của mỗi quốc gia: Văn hóa và tinh thần dân tộc.

Phạm Thanh Nghiên: Thưa tiến sĩ Nguyễn Xuân Diện, xin cảm ơn ông đã vui lòng dành cho tôi cuộc trò chuyện hôm nay. Thưa ông, là một nhà nghiên cứu về Hán Nôm, về văn hóa và lịch sử, xin ông cho biết một cách khái quát về sự ảnh hưởng của văn hóa phương Bắc đối với nước ta như thế nào trong suốt chiều dài lịch sử ?

Nguyễn Xuân Diện: Trước hết xin cám ơn cô Thanh Nghiên đã hỏi đến tôi, và lại hỏi về một vấn đề mà tôi có chút hiểu biết, có quan tâm.

Về ảnh hưởng của văn hóa Phương Bắc, mà ở đây là văn hóa Trung Hoa, thì đây là vấn đề thuộc về quy luật. Các nền văn hóa lớn, lâu đời luôn ảnh hưởng lớn mạnh và sâu rộng ra chung quanh nó. Văn hóa Trung Hoa do vậy, có sức ảnh hưởng ghê gớm tới chung quanh như Hàn Quốc, Nhật Bản, Việt Nam. Một trong những ảnh hưởng lớn nhất, mang tính quyết định là ảnh hưởng của chữ Hán đến các nước vừa kể, và từ đó người ta gọi chung các nước có sử dụng chữ Hán là các nước trong khối “chữ vuông” (tức mỗi chữ được trình bày trong một ô vuông).

Chữ Hán là một văn tự lâu đời. Từ chữ Hán đã làm xuất hiện những đỉnh cao của văn hóa Trung Hoa và thế giới như: Sở từ, Hán phú, Đường thi, từ Tống, tiểu thuyết Minh Thanh, nghệ thuật thư pháp…

Do điều kiện lịch sử, chữ Hán đã được truyền từ Trung Quốc sang Nhật Bản, Hàn Quốc và Việt Nam, rồi từ đó lại tiếp tục được sinh sôi tạo nên các chữ viết mới mà chữ Nôm của người Việt Nam là một ví dụ (chúng ta có chữ Nôm – Việt, chữ Nôm – Tày, chữ Nôm – Dao…). Ngôn ngữ Hán văn khi truyền sang Việt Nam, đến nay vẫn còn giữ được âm đọc từ thời Đường, giàu có về âm sắc và thâm trầm về ý nghĩa. Cách sử dụng và cách đọc chữ Hán của người Việt tạo nên từ Hán Việt rất riêng của Việt Nam và từ đó dòng văn học chữ Hán và dòng văn học chữ Nôm hình thành và phát triển, tạo nên các tác phẩm và tác gia văn học lớn.

Với hàng nghìn năm Bắc thuộc, dân tộc Việt Nam đã bị áp đặt hoặc tự áp đặt cho mình một mô hình nhà nước theo mẫu của Trung Hoa. Đó là điều khó tránh khỏi!

Phạm Thanh Nghiên: Có nghĩa là tuy chịu sự ảnh hưởng bởi văn hóa Trung Hoa, nhưng người phương Bắc đã không thể thống trị được người Việt. Vậy ông lý giải thế nào về sức đề kháng của văn hóa Việt trước sự xâm lăng của văn hóa Tàu? 

Tiến sĩ Nguyễn Xuân Diện: Đúng rồi, thưa cô! Trong lịch sử, cứ mỗi lần có một triều đình, một nhà nước chủ trương xa rời và “ly khai” với ảnh hưởng Trung Hoa thì khi ấy tinh thần phi Hoa, giải Hoa mạnh mẽ lan tỏa trong lòng xã hội, và khi ấy đất nước được độc lập thực sự, văn hóa và tư tưởng khai phóng và nhiều thành tựu.

Thời đại Lý – Trần (thế kỷ XI – XIII) nước Đại Việt học mô hình chính trị Trung Hoa, nhưng có nhiều sáng tạo, nhiều thành tựu, nhiều thành công là bởi vì Lý – Trần là thời đại của Đa nguyên và Khai phóng.

Đa nguyên về chính trị (các thủ lĩnh tôn giáo Nho – Phật – Lão được vua mời vào cung bàn chính sự và tham khảo kế sách). Đa nguyên về tôn giáo(Nho – Thích – Đạo tịnh hành, cùng phát triển); Đa nguyên về văn hóa (Văn hóa Lý – Trần tiếp thu từ Trung Hoa – Ấn Độ và Chàm).

Chính Đa nguyên và Khai phóng khiến cho thời đại Lý -Trần trở thành một thời đại hoàng kim trong lịch sử trung đại Việt Nam.

Tóm lại, ảnh hưởng về văn hóa của Trung Quốc đối với ta là tất yếu. Nhưng tự thân sự ảnh hưởng này đã bao gồm sự tương tác qua lại, và sự tiếp biến văn hóa (tức là làm mới, làm khác). Chữ Nôm, thơ Nôm song thất lục bát, ẩm thực, ăn vận, điêu khắc đình làng…là những sáng tạo đặc biệt, riêng khác và độc lập với văn hóa Trung Hoa. Chính nhờ đó mà văn hóa Việt Nam giữ được bản sắc riêng, và tạo nên sức đề kháng và sức mạnh nội sinh mà văn hóa dân tộc ta không bị đồng hóa, thôn tính. Tức là có lúc mất nước, nhưng không mất văn hóa.

Về thể chế, nếu triều đại nào có vua sáng, tôi hiền thì biết vực cả nước đứng lên độc lập, đối thoại với Trung Hoa không chỉ biên cương, bờ cõi mà còn cả về văn hóa, phong tục và ngôn ngữ. Thời đại Lý Trần thế kỷ XI – XIII và thời đại Lê – Trịnh thế kỷ XVII – XVIII là ví dụ. Thời Nguyễn thì ta rập khuôn theo Tàu, thậm chí còn “Tàu hơn cả Tàu” nữa, vì vua lú, tôi ngu nên cuối cùng đất nước mất vào tay thực dân Pháp.

Phạm Thanh Nghiên: Có nhiều ý kiến cho rằng, kể từ khi đảng CSVN lên cầm quyền thì người Việt chúng ta đã trở nên lạc hậu về văn hóa và sa sút về tinh thần- cái tinh thần dân tộc vốn là niềm kiêu hãnh của chúng ta suốt chiều dài lịch sử. Tiến sĩ nghĩ sao về ý kiến này?

TS Nguyễn Xuân Diện: Thưa cô, người cộng sản thì vô thần, và tinh thần dân tộc thì đặt dưới tinh thần quốc tế vô sản. Vô thần thì đền chùa, đình miếu, nhà thờ họ … phải đập bỏ vì tôn giáo và tín ngưỡng là “thuốc phiện” của nhân dân lao động. Tinh thần quốc tế vô sản học theo Trung Quốc và dưới sự bảo kê của Liên Xô nên mới có cuộc cải cách ruộng đất long trời lở đất.

Cuộc cải cách ruộng đất tại miền Bắc để lại hậu quả vô cùng lớn đối với văn hóa cố truyền khi chính quyền hô hào đạp đổ tầng lớp địa chủ và trí thức cũ, quét bỏ những “tàn dư phong kiến”. Về mặt văn hóa thì nhiều sách vở chữ Nho và chữ Nôm, hoành phi, câu đối của những gia tộc quyền thế bị đốt, đình, chùa, đền, miếu bị hủy hoại. Về giá trị truyền thống thì quan hệ trong nhiều gia đình, xóm giềng bị phá vỡ do những cảnh con cái tố khổ cha mẹ, láng giềng làm hại lẫn nhau khiến đạo lý cổ truyền suy sụp. Về nòi giống thì 220 ngàn người bị chết hoặc mất tích trong cải cách ruộng đất, sau các cuộc đấu tố tàn độc. Họ là những ai? Họ chính là những cá thể có trí tuệ và giàu kinh nghiệm trong việc làm giàu. Các cá thể ấy được như vậy là do họ được di truyền trong những dòng giống khoa bảng, những gia tộc nền nếp gia phong. Nghe theo Trung Quốc thực hiện cải cách ruộng đất là tiếp tục thực hiện chủ trương “trí phú địa hào đào tận gốc trốc tận rễ” do Tổng bí thư Trần Phú (lúc 26 tuổi) đề ra, tiêu diệt hết tầng lớp tinh hoa, ưu tú của dân tộc.

Cảnh đấu tố ấy, mấy năm gần đây cơ hồ quay lại, với việc đấu tố cô Nhã Thuyên, đấu tố các ứng viên đại biểu Quốc hội, và gần đây nhất là đấu tố MC Phan Anh…

Tiêu thổ kháng chiến chống Pháp 9 năm đã khiến người dân đốt cháy biết bao đình chùa đền miếu. Đó chính là những bảo tàng sống động về văn hóa. Chúng ta mất bao nhiêu di sản khi lệnh “tiêu thổ kháng chiến” được ban ra?

Và rồi ngay sau đó là hợp tác hóa nông nghiệp. Người ta hùng hổ phá bỏ đền chùa, đình miếu, lấy hoành phi, câu đối làm bàn ghế, lấy bia đá để đập lúa, bắc cầu, v.v… Bài học cay đắng đó, đến nay còn hằn in trong ký ức nhiều người!

Nhưng, đã có người thấy hân hoan khi chùa lớn, tượng to, nhà thờ khủng đang được xây dựng lại khắp nơi từ nam chí bắc. Xin thưa, những nơi to lớn ấy như Bái Đính, Đại Nam Lạc cảnh nơi thì như bản sao của Tàu, nơi thì quá phô trương, kệch cỡm, khác xa truyền thống Việt.

Cách đây 10-15 năm, một số người giàu có kết hợp với các quan chức coi việc trùng tu hoặc nâng cấp mở ra các chùa chiền đấy là cách làm ăn, kinh doanh của họ. Họ chỉ mượn các vấn đề tôn giáo, tín ngưỡng để kinh doanh, đây là mối lợi béo bở giữa các thế lực chức sắc tôn giáo, các doanh nghiệp giàu có và các quan chức từ trung ương đến địa phương. Ba thế lực chân vạc này nó tạo nên những cái khu du lịch Bái Đính ở Ninh Bình và Đại Nam Lạc Cảnh ở Bình Dương và sắp tới đây là khu tháp Phật ở Thái Nguyên…

Phạm Thanh Nghiên: Còn các di sản phi vật thể thì sao, thưa ông?

TS Nguyễn Xuân Diện: Xin đơn cử về lễ hội. Xuất hiện cả một phong trào sân khấu hóa lễ hội, đã làm biến dạng và tha hóa các giá trị của lễ hội. Nước ta đang dấy lên chuyện tâm linh, nhưng toàn cổ xúy cho những lệch lạc, mê lầm.

Đáng lẽ đền Trần là nơi giáo dục hào khí Đông A và tinh thần yêu nước thì thành ra nơi cổ xúy chuyện ấn triện, thăng tiến và lợi lộc, mua quan bán chức. Ấn đền Trần Nam Định, Thái Bình, rồi ấn Hoàng thành Thăng Long, và vừa rồi là ấn đền Lý Thường Kiệt ở Thanh Hóa nữa.

Đáng lẽ đền Trần Thương, đền Bà Chúa Kho là nơi giáo dục tinh thần tận tụy và liêm chính, trách nhiệm với kho dự trữ của nhà nước thì thành ra nơi mặc cả vay mượn, mua bán quàng xiên.

Đáng lẽ lễ Tịch điền, đàn Xã Tắc là nơi giáo dục lòng biết trọng nông thuần phác thì lại thành ra nơi lòe loẹt, cờ đèn kèn trống.

Lễ hội đang dẫn cả dân tộc này đi lạc đường! Dân ta đang được dẫn vào bến lú sông mê. Và nhà cầm quyền không giải được các bài toán hiện tại, bất lực, đành để cho dân xuống con thuyền lễ hội và tín ngưỡng đi vào bến lú sông mê, quên hết …quên hết…

Phạm Thanh Nghiên: Thưa Tiến sĩ, nếu cần lựa chọn một sự kiện thời sự cụ thể để “định hình” tinh thần Việt, tôi nghĩ đó là sự kiện Formosa. Liệu người dân VN có đủ sức để đẩy lùi thủ phạm gây ra nạn ô nhiễm môi trường mà hậu quả của nó ảnh hưởng lâu dài đến tương lai chúng ta và nòi giống Lạc Hồng?

TS Nguyễn Xuân Diện: Cô làm tôi giật mình trở về với thực tại rồi đấy! Vụ Formosa là một thảm họa môi trường lớn nhất trong lịch sử Việt Nam, về quy mô cũng như về mức độ và tầm vóc của vấn đề. Tôi chưa xét đến di họa Formosa dưới góc độ môi trường, kinh tế, mà chỉ nói về văn hóa thôi, cũng đã thấy nó khủng khiếp thế nào!

Nó ảnh hưởng đến văn hóa và công nghiệp du lịch của 4 tỉnh miền Trung, với hàng chục bãi biển đẹp và hàng triệu người dựa vào đó để sống. Giống nòi Việt Nam sẽ ra sao? Sẽ có bao nhiêu trẻ con đẻ ra sau những tháng năm này sẽ bị ảnh hưởng, còn hơn cả ảnh hưởng từ chất độc màu da cam. Người dân ngay bây giờ đã bị phù nề, lở loét mà mạng xã hội mấy hôm nay đã đưa hình ảnh.

Cá chết, biển chết. Ngư dân trở thành người đi xuất khẩu lao động. Biển chết và bị bỏ trống, biển vô chủ vì thiếu vắng những “cột mốc sống”.

500 triệu đô la Mỹ mà Chính phủ loan báo là Formosa bồi thường, đến nay ai đã trông thấy đồng nào? Có lẽ là Chính phủ và các bộ ngành cũng chưa dám thò tay nhận những đồng tiền này, vì mấy nhẽ: Thứ nhất: Dựa vào đâu, dựa vào đánh giá nào và căn cứ pháp lý nào để nhận số tiền đó. Nhận sẽ bị Formosa kiện thẳng thừng, và khi ấy chính phủ Việt Nam có đủ mo nang để che mặt không?; Thứ nhì: Cầm số tiền đó mà bán cả mấy trăm cây số biển Miền trung, là nồi cơm của hàng chục triệu con người, mà mạng sống của họ hiện nay còn chưa biết là sẽ ra sao, vì chất độc còn chưa phát tác ra thành ung thư, dịch bệnh, thương tật… thì có xứng và có dám cầm không?

Tóm lại, mệnh lệnh của tổ tiên chúng ta là hãy giữ cho bằng được di sản của tổ tiên. Không có một món tiền nào có thể mua được sinh mệnh của mấy chục triệu người con đất Việt dải đất miền Trung. Không có một nhà máy thép nào có thể cho hàng triệu ngư dân cuộc sống như là biển cả.

Vì vậy, chắc chắn người dân Miền Trung sẽ khước từ mấy triệu đồng gọi là bồi thường của Formosa vì cái họ cần là biển sạch, là tôm cá đầy khoang mỗi khi thuyền về bến. Và như vậy chỉ có cách là phải yêu cầu chính phủ Việt Nam đóng cửa và chấm dứt hoạt động của Formosa, yêu cầu Formosa phục hồi các miền biển chết cho đến khi trở lại bình thường.

Phạm Thanh Nghiên:  Thưa Tiến sĩ, xin cảm ơn ông về buổi trò chuyện hôm nay. Chúng tôi mong lại có dịp được gặp gỡ ông trong các chủ đề khác. Xin chúc ông dồi dào sức khỏe và bền chí trong công cuộc giữ gìn văn hóa dân tộc.

Doanh nghiệp nào ‘đạo diễn’ chính quyền TP HCM cưỡng chế chùa Liên Trì?

 Doanh nghiệp nào ‘đạo diễn’ chính quyền TP HCM cưỡng chế chùa Liên Trì

Chính quyền Việt Nam đập phá cơ sở Dòng Mến Thánh Giá ở Thủ Thiêm. (Nguồn: Tin Mừng Cho Người Nghèo).

Chính quyền Việt Nam đập phá cơ sở Dòng Mến Thánh Giá ở Thủ Thiêm. (Nguồn: Tin Mừng Cho Người Nghèo).

Thẳng tay với tự do tôn giáo!

Chỉ hơn một tháng sau khi người đứng đầu nước Mỹ rời Hà Nội, chính quyền TP HCM đã thẳng tay với quyền tự do tôn giáo. “Đối tượng” vẫn là chùa Liên Trì và một vị hòa thượng trụ trì thuộc Tăng đoàn Phật giáo Việt Nam Thống nhất với lịch sử 3 lần tổng cộng hai chục năm lao tù dưới chế độ cộng sản.

Ngày 8/7/2016, một “phái đoàn” lên đến 30 người là cán bộ, công chức các ban ngành TP HCM và rất có thể cả công an ngụy trang dưới lớp thường phục đã kéo tới chùa Liên Trì đòi gặp Hòa thượng Thích Không Tánh và Thượng tọa Thích Đồng Minh. Những quan chức này dùng số đông gây áp lực buộc Hòa thượng Thích Không Tánh và các nhà sư nơi đây phải nghe họ đọc quyết định cưỡng chế, nhận quyết định cưỡng chế di dời chùa và giao đất cho nhà thầu để xây dựng Khu đô thị mới Thủ Thiêm. Lần này, quyết định không cần úp mở: thời gian thực hiện cưỡng chế thu hồi đất từ ngày 8/7/2016 đến ngày 20/7/2016.

Nhưng Hòa thượng Thích Không Tánh đã khẳng khái tuyên bố: “Chúng tôi là những người tu hành, tâm nguyện của chúng tôi là được phục vụ tâm linh cho cư dân ở nơi đây. Khu vực này được quy hoạch là khu dân cư, vì vậy nhu cầu phục vụ tâm linh cho cư dân nơi đây là cần thiết. Phật giáo đã gắn liền với quá trình phát triển của dân tộc Việt Nam từ hàng ngàn năm nay, ở đâu có cư dân thì ở đó có chùa chiền và các cơ sở tôn giáo. Chúng tôi nhận thức rằng chỉ có niềm tin tôn giáo mới giúp con người tránh xa điều ác và làm những điều thiện để xây dựng xã hội thật sự tốt đẹp. Đó là việc làm vô giá, vì vậy mà chục tỷ, kể cả hàng trăm tỷ chúng tôi cũng không nhận tiền để đánh đổi phải dời chùa đi nơi khác”.

Sau khi Hòa thượng Thích Không Tánh và Thượng tọa Thích Đồng Minh không nhận quyết định cưỡng chế, những quan chức địa phương đem quyết định này dán vào cửa sổ của chùa.

Dùng tôn giáo để trả nợ ngân hàng?

Từ nhiều năm qua, toàn bộ khu vực Thủ Thiêm đã được chính quyền TP HCM lên kế hoạch biến thành “khu đô thị đẹp nhất Đông Nam Á,” sau đó đã tiến hành giải tỏa trắng nhiều ngàn hộ dân sinh sống nơi đây. Nhưng cũng chính khu vực này đã trở thành một trong những điểm nóng khiếu kiện đông người nhất tại Việt Nam, do giá bồi thường rẻ mạt và thái độ chính quyền quá xem thường kiến thức về luật pháp của người dân. Không những thế, nhiều cuộc cưỡng chế thô bạo của chính quyền đã nhắm thẳng vào những người dân khiếu kiện không chịu nhận tiền di dời.

Theo nguồn tin không chính thức, đã có một số người dân khiếu kiện bị thiệt mạng. Tuy nhiên, báo chí nhà nước và chính quyền không bao giờ công bố những sự kiện đau thương này.

Khi còn là bí thư thành ủy TP HCM, ông Lê Thanh Hải là nhân vật bị đồn đoán có mối liên hệ cụ thể với dự án khu đô thị Thủ Thiêm. Theo kế hoạch, khu vực này sau khi giải tỏa và xây dựng sẽ được bán đất cho các nhà đầu tư trong nước và ngoài nước với giá cao hơn nhiều lần so với mức bồi thường cho người dân địa phương.

Vài năm qua, sau khi gần hết dân cư trong khu vực Thủ Thiêm bị cưỡng chế di dời, nơi đây chỉ còn hai cơ sở tôn giáo “ngang ngạnh” là chùa Liên Trì và Dòng Mến Thánh giá Thủ Thiêm.

Câu chuyện đe nẹt cũng đã diễn ra từ lâu. Tháng 6/2015, Hòa thượng Thích Không Tánh bức xúc thổ lộ: một số công an đã “khuyên” phật tử đến chùa Liên Trì lấy lại hết hình ảnh và tro cốt của người thân; những công an này còn đe nẹt “Để VN vào TPP tháng Tám này rồi sẽ xúc chùa Liên Trì“.

Chùa Liên Trì đã trở thành tiêu điểm bị mưu tính giải tỏa từ lâu không chỉ để “phục vụ thành phố Hồ Chí Minh xanh, sạch, đẹp,” mà còn có một lý do khác: chùa này là điểm tập trung sinh hoạt của các tổ chức xã hội dân sự độc lập, trong đó có Hội đồng liên tôn Việt Nam. Gần đây, chùa còn thường xuyên trao quà cho các thương phế binh Việt Nam Cộng Hòa – những người nằm trong hoàn cảnh “triệu người vui nhưng cũng triệu người buồn”. Đó chính là cái gai trong mắt chính quyền khiến chùa Liên Trì luôn phải chịu nguy cơ trấn áp trong thời gian qua.

Tháng 10/2015, chính quyền và công an thành phố TP HCM bất ngờ tổ chức đập phá cơ sở giáo dục của Dòng Mến Thánh giá Thủ Thiêm – một cơ sở mà nhà dòng đã chuyển cho nhà nước, nhưng không đòi lại được. Đáng lý ra, Dòng Mến Thánh giá Thủ Thiêm đã chỉ còn cái tên gọi, nếu không có sự can thiệp mạnh mẽ từ cộng đồng quốc tế và cộng đồng Công giáo thế giới.

Có thể “cảm thông” với một lý do để chính quyền TP HCM “ra tay” với các cơ sở tôn giáo. Hiện trạng, ngân sách TP HCM bị sụt giảm nặng nề cùng số nợ vay đầu tư hạ tầng cho Thủ Thiêm lên đến 29.000 tỷ đồng, số lãi vay đang phát sinh tới 2,9 tỷ đồng mỗi ngày nhưng chưa biết tìm đâu ra tiền để trả nợ cho giới ngân hàng – địa chỉ đã cho vay tiền để tiến hành dự án khu đô thị Thủ Thiêm – càng đủ tạo ra những lý cớ để chính quyền thành phố này luôn tìm cách “làm cỏ” hai cơ sở tôn giáo ương ngạnh còn lại để lấy được “đất sạch”.

Dùng tôn giáo để trả nợ ngân hàng chăng?

Những quan chức và doanh nghiệp nào ‘đạo diễn’?

Có những dấu hiệu rất tương đồng giữa vụ công an bắt nữ thủ lĩnh dân oan Cấn Thị Thêu ở Dương Nội, Hà Nội, với vụ chính quyền Quận 2 vừa ra quyết định cưỡng chế chùa Liên Trì ở Sài Gòn.

Vụ Dương Nội đã kéo dài nhiều năm với nhiều hộ dân không chịu di dời do giá bồi thường rẻ mạt. Nơi đây đã xảy ra một trận đàn áp của lực lượng cưỡng chế đối với nông dân mà kết quả là bà Cấn Thị Thêu và sau đó cả chồng của bà Thêu là ông Trịnh Bá Khiêm đã bị chính quyền và công an nhốt vào tù.

Sau khi hết hạn tù giam, vào tháng 6/2016, bà Cấn Thị Thêu lại một lần nữa bị 70 công an xông vào tận nhà riêng bắt vì tội “gây rối trật tự công cộng’’. Rất nhiều dư luận cho rằng việc bà Thêu bị bắt không ngoài mục đích của chính quyền muốn trấn áp thủ lĩnh dân oan đất đai và phục vụ cho một nhóm doanh nghiệp muốn chiếm đoạt đất Dương Nội.

Còn ở Sài Gòn, chùa Liên Trì nằm trong “Khu vực Khu đô thị mới Thủ Thiêm” với nhiều doanh nghiệp tham gia “thầu”. Một trong số doanh nghiệp đó và đang thi công sát chùa Liên Trì là Đại Quang Minh – được đồn đoán là “ruột rà” của một quan chức rất cao cấp.

Cũng giống như vụ Dương Nội ở Hà Nội, có khả năng một nhóm lợi ích đứng phía sau để “đạo diễn” cho chính quyền Quận 2 và chính quyền TP HCM tìm mọi cách lấy được đất của chùa. Rất có thể đây là trường hợp trục lợi chính sách và tham nhũng quyền lực mà đảng cầm quyền và Quốc hội Việt Nam luôn lên án nhưng đã chưa từng làm gì để ngăn chặn.

Vào tháng 7/2014, chùa Liên Trì đã nằm trong danh sách được Báo cáo viên đặc biệt về tôn giáo của Liên Hiệp Quốc nêu ra như một bằng chứng cho thấy Nhà nước Việt Nam xâm phạm trầm trọng quyền tự do tôn giáo.

Chỉ để phục vụ lợi ích doanh nghiệp giành “đất sạch” có giá thị trường chênh lệch đến hàng chục lần so với mức bồi thường, một chùa Liên Trì bị “xúc” hay những bằng chứng xâm hại tôn giáo khác sẽ là quá đủ để Hà Nội bị đặt trở lại vào Danh sách các quốc gia cần quan tâm đặc biệt về tự do tôn giáo (CPC).

Hiện thời, một dự luật về CPC đang được trình lên Quốc hội Mỹ. Nếu CPC được Quốc hội Mỹ thông qua, chắc chắn Việt Nam sẽ chỉ còn nhận ra Hiệp định TPP như một ảo ảnh ở cuối đường chân trời.

Việt Nam giữa Luật pháp và Trung Quốc

Việt Nam giữa Luật pháp và Trung Quốc

Kính Hòa, phóng viên RFA

000_DA1LX.jpg

Một công an ngăn cảnh người dân biểu tình chúc mừng chiến thắng của Philippines trước Trung Quốc về phán quyết biển Đông hôm 17/7/2016.

 AFP photo

10:09/10:13

Phần âm thanh Tải xuống âm thanh

Điều không làm mọi người ngạc nhiên là nhiều blogger, nhà báo quan tâm đến chính trị lên tiếng về phán quyết của tòa trọng tài Quốc tế trong vụ Philippines kiện Bắc Kinh. Tòa nói rằng cái gọi là chủ quyền lịch sử của Trung Quốc trên biển Đông không có giá trị. Ngoài ra Philippines hầu như toàn thắng trên tất cả các điểm mà họ kiện Trung Quốc.

Trung Quốc và luật pháp

Nhà báo Hữu Nguyên viết rằng Với tư cách là một nước lớn có trách nhiệm, Trung Quốc cần được nhìn nhận trong hình ảnh là một người tuân thủ pháp luật, chứ không phải kẻ phá luật, cũng như là người đem lại cơ hội giao thương chứ không phải những mối đe dọa về an ninh.

Nhà nghiên cứu biển Đông Trương Nhân Tuấn nhận định rằng thái độ của Trung Quốc sắp tới về phán quyết của toàn trọng tài sẽ cho cộng đồng Quốc tế thấy tư cách của Trung Quốc, có là một cường Quốc hay không? Có xứng đáng chia sẻ trách nhiệm với một cường Quốc khác là Hoa Kỳ hay không?

Những câu hỏi của ông Trương Nhân Tuấn dường như đã có sẳn câu trả lời, vì sau khi phán quyết của tòa được đưa ra, lời lẽ phát ngôn của tất cả các cấp lãnh đạo Trung Quốc đều nhất mực cho rằng biển Đông vốn dĩ thuộc về họ từ lâu đời, và họ sẽ không tuân thủ phán quyết, và rằng tòa án này chỉ là một trò đùa.

Người ta giải thích thái độ này của Trung Quốc không có gì khó khăn vì Trung Quốc được xem như bị mất mặt, và là Quốc gia bị thiệt nhiều nhất vì bản án, nhưng cũng vì đòi hỏi quá đáng của mình. Blogger Lang Anh nhận xét:

Trung Quốc là nước chịu nhiều bất lợi nhất sau phán quyết này. Điều đó khá dễ hiểu vì họ là nước đưa ra những đòi hỏi chủ quyền phi lý nhất, nó hầu như chỉ dựa trên sức mạnh và sự ngang ngược chứ không dựa trên bất cứ một căn cứ phù hợp đạo lý nào. Phán quyết của Tòa trọng tài có lẽ sẽ không làm giảm sự hung hăng của Trung Quốc trong ngắn hạn, thậm chí trung hạn, nhưng nó đánh dấu sự thất bại chiến lược của Trung Quốc và nước này sớm muộn sẽ phải tái định hình lại chính sách của mình.

Phán quyết của Tòa trọng tài có lẽ sẽ không làm giảm sự hung hăng của Trung Quốc…nhưng nó đánh dấu sự thất bại chiến lược của Trung Quốc và nước này sớm muộn sẽ phải tái định hình lại chính sách của mình.
– Blogger Lang Anh 

Mỹ và phương tây sẽ có những bước tiến dài trên biển đông vì hành lang pháp lý giờ đây đã rõ ràng hơn cho các hoạt động của họ. Và bài học nước Nga tại Crimea cho thấy phát động một cuộc chiến xâm lăng thì dễ, thậm chí là đạt được quyền chiếm hữu cũng không phải quá khó khăn với các cường quốc, nhưng rút chân ra khỏi nó và khắc phục các hậu quả lâu dài là điều không hề dễ dàng. Nhất là trên biển Đông, có nhiều nước tham gia và không thiếu gì quốc gia cứng cổ.

Một nguyên nhân khác cũng có thể được dùng để giải thích hành động bất tuân luật pháp quốc tế của Trung Quốc, là tòa trọng tài, cũng giống như nhiều định chế quốc tế khác không có phương tiện để bắt buộc một Quốc gia nào đó tuân thủ quyết định của mình.

Nhà báo Huỳnh Văn Hoa bình luận:

Nhiều người cho rằng, tòa không có cơ chế thi hành án, không thể buộc Trung Quốc phải tuân thủ các quyết định trong bản phán quyết dài 497 trang mà tòa vừa công bố. Nói vậy không sai, nhưng rõ ràng nếu Trung Quốc vẫn khăng khăng bác bỏ phán quyết, vẫn hung hăng hành động theo ý riêng thì Trung Quốc sẽ hiện nguyên hình là kẻ vô trách nhiệm, bất tuân pháp luật và không thể tin cậy được. Quốc tế có luật quốc tế và thế giới càng hỗn mang thì càng cần phải hành xử theo luật để tạo lập và duy trì hòa bình, ổn định, bình đẳng giữa các quốc gia, ngăn chặn tình trạng “cá lớn nuốt cá bé” trong một đại dương đầy máu và nước mắt.

Việt Nam Trung Hoa, chủ nghĩa dân tộc và lý trí

Chỉ một ngày sau khi tòa ra phán quyết, người ta chứng kiến các trang mạng xã hội Trung Quốc bùng lên một tình cảm ái quốc chống lại điều mà họ cho là các thế lực phương Tây đang tìm cách bao vây đất nước họ. Trong phong trào ái quốc đó người ta thấy hàng loạt các ngôi sao điện ảnh Trung Quốc, đã và đang làm sai mê khán giả Việt Nam.

Một nghệ sĩ Việt Nam là Thành Lộc lên tiếng:

Một danh sách dài ngoằng các tài tử minh tinh điện ảnh và nghệ sĩ của Trung Hoa lục địa mà “thần dân” xứ Việt chết mê chết mệt đã lên tiếng ủng hộ cái gọi là đường lưỡi bò láo xược trên Biển Đông của nhà cầm quyền Trung Quốc, họ phản đối phán quyết của toà án quốc tế, bất chấp luật pháp và đi ngược lại với lương tri thế giới. Những Phạm Băng Băng, Triệu Vy, Huỳnh Hiểu Minh, Lục Tiểu Linh Đồng, v.v. vốn đã xem chúng ta là thần dân của họ, tài nguyên nước ta là tài sản của Quốc gia họ từ bao đời nay rồi! Vậy có đúng là nghệ thuật kinh tế đi trước để lót đường cho chính trị và xâm lược đi sau không?

Các văn nghệ sĩ, các fans hâm mộ những soái ca, tỉ tỉ, những thứ ngôn tình hay nam thần ngọc nữ gì đó… hãy tỉnh táo và sáng suốt mà lo bảo vệ những giá trị văn hoá Việt còn sót lại trong mong manh và chỉ có chúng ta mới là những người phải thể hiện lòng tự tôn dân tộc mình. Dĩ nhiên dân tộc Hoa cũng là một trong 50 dân tộc hình thành bản sắc văn hoá Việt, tôi không kêu gọi kỳ thị mà tôi kêu gọi sự thức tỉnh!

1468399569thanh-loc1.jpg-400.jpg

Nghệ sĩ Thành Lộc

Câu chuyện lãnh thổ, chính trị bây giờ đặt giới nghệ sĩ ở hai bên đường ranh phân cách. Nhà báo Đoan Trang cho rằng tất cả những nghệ sĩ ấy đều không có lỗi, vì họ đều yêu tổ quốc mình nhưng kẻ có tội là những kẻ lợi dụng tinh thần dân tộc ấy. Còn nhà báo Huy Đức thì phê phán rằng nếu vì chủ nghĩa dân tộc, thiếu kiến thức và lý trí mà nói a  dua theo kẻ cầm quyền thì rất là đáng khinh.

Cũng theo Huy Đức, ý kiến của người Việt cũng khác nhau về phán quyết của tòa trọng tài.

Bên cạnh đa số ủng hộ vì lý do phán quyết này phủ nhận đòi hỏi quá đáng của Trung Quốc, cũng có những ý kiến lo ngại vì phán quyết phủ nhận luôn cả một số đòi hỏi của Việt Nam trên hai quần đảo đang tranh chấp và Hoàng Sa và Trường Sa, vì những hòn đảo nhỏ ở đó không đủ điều kiện tạo nên một vùng biển rộng thuộc quyền kiểm soát của mình.

Nhưng blogger Lang Anh lại nói một cách lý trí rằng điều đó lại tạo nên lối thoát trong hòa bình của tất cả các bên tranh chấp.

Việt Nam đang ở đâu?

Trong thời gian ba năm qua, trong lúc tòa trọng tài đang giải quyết vụ án, có rất nhiều người Việt Nam, thậm chí cả giới quan chức từng phát biểu trên báo chí chính thống rằng Việt Nam cũng sẽ theo gót nước láng giềng mà kiện Trung Quốc.

Chuyện đó vẫn chưa xảy ra.

Nhiều blogger, trong đó có Mạnh Kim ca ngợi lòng can đảm của Philippines và nhà lãnh đạo Aquino, nói rằng họ không mạnh về quân sự nhưng họ không phải là nhược tiểu vì họ có sức mạnh dân tộc và tin thần pháp lý. Và những nhà lãnh đạo của họ không hỗ thẹn với người dân.

Nói về các nhà lãnh đạo Việt Nam trong cuộc khủng hoảng biển Đông, blogger Trần Minh Khôi đăng lại một suy nghĩ của mình cách đây hai năm về khả năng Việt Nam kiện Bắc Kinh về biển Đông:

Những người lãnh đạo nhà nước Việt Nam không nói rõ cái lý do thật sự cho sự chậm trễ của họ trong việc đưa Trung Quốc ra toà án quốc tế: họ không biết phải đối diện với hậu quả chính trị của nó như thế nào. Dù chọn phương án nào đi nữa thì để có thể đưa Trung Quốc ra toà, những người lãnh đạo Việt Nam hiện nay phải thay đổi toàn bộ quan điểm của họ về nhà nước Việt Nam Cộng Hoà và về cuộc chiến tranh bắc nam vừa qua. Những luận điểm làm nền tảng cho sự chính đáng cai trị của họ – như chống xâm lược và tay sai Mỹ Nguỵ, giải phóng miền nam – sẽ sụp đổ. Đảng Cộng sản Việt Nam lúc này không đủ mạnh, không đủ đoàn kết, và không có lãnh đạo đủ quyết đoán để thực hiện điều đó.

Nếu Trần Minh Khôi nói đến quan điểm của các nhà lãnh đạo Việt Nam, thì blogger Người Buôn Gió nhận thấy họ và các đồng nghiệp ở Bắc Kinh thường hay nói tới điều mà họ gọi là nhận thức chúng về biển Đông, và theo ông điều đó rất bí ẩn:

Suốt cả mười năm liên tục, từ khi có cuộc biểu tình ở hai thành phố Hà Nội, Sài Gòn phản đối Trung Quốc thành lập Tam Sa đến nay, đảng Cộng Sản Việt Nam nói ra rả về cụm từ ” nhận thức chung của hai cấp lãnh đạo cao cấp ”.

Cụm từ này lặp đi lặp lại nhiều lần mỗi khi Trung Quốc gây hấn, bắn giết, đâm chìm tàu cá, bắt tàu cá Việt Nam hoặc gia tăng hành động xây dựng căn cứ quân sự trên các quần đảo chiếm đóng của Việt Nam.

Lập luận đó khiến người dân mơ hồ tin rằng đảng Cộng Sản Việt Nam và Đảng Cộng Sản Trung Quốc đã có thoả thuận gì đó cao cấp nhất ở Bộ chính trị hai bên. Mọi việc bất đồng ở biển Đông chẳng qua chỉ do cấp địa phương thực hiện.

Trong lúc đó ông Hồ Cương Quyết, một người Việt gốc Pháp, nhận định rằng phán quyết của tòa lại có thể có những ảnh hưởng tới bên trong nội bộ chính trị Việt Nam giữa những phe nhóm khác nhau trong đảng cầm quyền, những người có khuynh hướng thân phương Tây, và những đối thủ thân Trung Quốc. Ông Khuyến khích những bước tiến của Việt Nam để thắt chặt quan hệ giữa Việt Nam và phương Tây, và cho đó là điều có lợi cho Việt Nam.

Dĩ nhiên dân tộc Hoa cũng là một trong 50 dân tộc hình thành bản sắc văn hoá Việt, tôi không kêu gọi kỳ thị mà tôi kêu gọi sự thức tỉnh!
– Nghệ sĩ Thành Lộc 

Ông Hồ Cương Quyết vốn là người đấu tranh chống lại sự có mặt của người Mỹ ở miền Nam Việt Nam trước năm 1975, và trong những năm gần đây ông bỏ ra rất nhiều thời giờ giúp đỡ ngư dân Việt Nam bị tàu Trung Quốc tấn công ngoài biển Đông.

Lo ngại về những phản ứng giận dữ của Trung Quốc trước phán quyết bất lợi cho họ, nhà báo Vũ Kim Hạnh viết rằng lúc này nhà nước Việt nam nên tập trung sức lực lo lắng cho sự an nguy của ngư dân thay vì tốn thời giờ cho những phiên họp bàn về nhân sự bên trong hội trường quốc hội.

Blogger Cánh Cò lại cho rằng phán quyết của tòa trọng tài quốc tế là một cơ hội để Việt Nam thoát ra khỏi quĩ đạo của Trung Quốc. Và blogger này kêu gọi đảng cộng sản Việt Nam:

Hãy thôi đóng kịch, hãy tự lột xác chứng tỏ bản lãnh của mình, hãy đồng hành cùng với dân tộc giương cao lá cờ thoát Trung qua phán quyết của Tòa. Hãy quên ghế, quên Đảng vốn chỉ là một nhúm lý thuyết phù du và cùng nhân dân tiến về phía trước, phía của tương lai Việt Nam thay vì tương lai Trung Quốc.

Hoan nghênh phán quyết của Tòa chưa đủ. Phán quyết đó không phải là thần dược nhưng nó có khả năng trợ giúp nếu Đảng thật sự muốn về nguồn. Hãy lấy phán quyết đó làm chiếc thuyền nan quay đầu vào bờ trước khi quá muộn.

Nhiều nước bác tuyên bố sai lệch của Bắc Kinh về phán quyết PCA

Nhiều nước bác tuyên bố sai lệch của Bắc Kinh về phán quyết PCA

Nguoi-viet.com  

Hai giới chức Philippines cầm phát quyết dày gần 500 trang của PCA liên quan đến chủ quyền ở Biển Ðông. (Hình: AP Photo/Bullit Marquez)

Hai giới chức Philippines cầm phán quyết dày gần 500 trang của PCA liên quan đến chủ quyền ở Biển Ðông. (Hình: AP Photo/Bullit Marquez)

HÀ NỘI, Việt Nam (NV) – Việt Nam hôm Thứ Hai bác bỏ thông tin nói thủ tướng nước này “tuyên bố ủng hộ lập trường của Trung Quốc về Biển Ðông,” theo thông tấn xã Việt Nam.

Ngoài ra, theo BBC, một số quốc gia khác cũng bác bỏ tuyên bố của truyền thông Trung Quốc nói các nước này ủng hộ lập trường của Bắc Kinh trong tranh chấp lãnh hải.

“Thông tấn xã Việt Nam được quyền tuyên bố bác bỏ nội dung sai sự thật của báo chí Trung Quốc liên quan tới vấn đề Biển Ðông trong cuộc gặp giữa Thủ Tướng Việt Nam Nguyễn Xuân Phúc và Thủ Tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường ngày 14 Tháng Bảy vừa qua bên lề Hội Nghị Thượng Ðỉnh Á – Âu (ASEM) tại thủ đô Ulan Bator của Mông Cổ,” bản tin thông tấn xã Việt Nam viết.

Theo bản tin, “Sau cuộc gặp trên, nhiều cơ quan báo chí chính thức của Trung Quốc, trong đó có hãng thông tấn Tân Hoa Xã, trang mạng chinadaily.com.cn (phiên bản đối ngoại tiếng Anh của tờ Trung Quốc Nhật Báo) và tờ Nhân Dân Nhật Báo tiếng Hoa, đã dẫn lời Thủ Tướng Nguyễn Xuân Phúc tại cuộc gặp nói rằng: ‘Việt Nam tôn trọng lập trường của Trung Quốc về vụ kiện trọng tài Biển Ðông,’ đồng thời cho biết: ‘Việt Nam sẵn sàng thúc đẩy đàm phán song phương về vấn đề biển và quản lý đúng đắn những khác biệt với Trung Quốc nhằm đóng góp cho hòa bình và ổn định khu vực,’ nhưng “Trên thực tế, trong cuộc gặp thủ tướng Trung Quốc, khi đề cập vấn đề Biển Ðông, Thủ Tướng Nguyễn Xuân Phúc đã đề nghị hai bên cùng thực hiện nghiêm túc các thỏa thuận và nhận thức chung của lãnh đạo cấp cao, trong đó có ‘Thỏa thuận về những nguyên tắc cơ bản chỉ đạo giải quyết vấn đề trên biển Việt Nam-Trung Quốc.’”

“Thủ Tướng Nguyễn Xuân Phúc cũng khẳng định lại lập trường của Việt Nam đối với phán quyết ngày 12 Tháng Bảy của Tòa Trọng Tài Thường Trực (PCA) ở The Hague (Hòa Lan) trong vụ Philippines kiện Trung Quốc về vấn đề Biển Ðông. Trước đó, ngày 12 Tháng Bảy, người phát ngôn Bộ Ngoại Giao Việt Nam Lê Hải Bình đã nêu rõ: ‘Việt Nam hoan nghênh việc tòa trọng tài đã đưa ra phán quyết cuối cùng ngày 12 Tháng Bảy,’” vẫn theo thông tấn xã Việt Nam.

Hôm 12 Tháng Bảy, PCA ra phán quyết bác bỏ “đường lưỡi bò chín đoạn” của Trung Quốc, tuyên bố chủ quyền hơn 80% Biển Ðông.

Trong khi đó, theo Bloomberg News, Bộ Ngoại Giao Trung Quốc từng tuyên bố Sri Lanka “hiểu và hoan nghênh” lập trường của Trung Quốc trên biển. Tuy nhiên phía Sri Lanka khẳng định điều này là không đúng.

“Thủ tướng của Sri Lanka, ông Ranil Wickremesinghe, nói trong một cuộc phỏng vấn ở Singapore hôm Chủ Nhật rằng cách dùng từ ‘hoan nghênh’ là không đúng. ‘Chúng tôi hiểu,’ tôi nghĩ họ cần sửa lại là ‘hiểu,’” theo Bloomberg News hôm 19 Tháng Bảy.

Bloomberg News cũng nêu tên các nước Ba Lan, Cambodia, và Slovenia cũng bác bỏ tuyên bố của Trung Quốc cho rằng các nước này ủng hộ Bắc Kinh trong vấn đề này, theo Asia Maritime Transparency Initiative, một chi nhánh của trung tâm CSIS.

Theo BBC, Trung Quốc từng nói có được sự ủng hộ của Ấn Ðộ, nhưng vào ngày có phán quyết của PCA, New Delhi đưa ra thông cáo “khẩn thiết kêu gọi mọi bên tôn trọng tối đa Công Ước Luật Biển Liên Hiệp Quốc (UNCLOS).”

Chiếu theo UNCLOS, “đường lưỡi bò” của Trung Quốc hoàn toàn không có giá trị.

Ba Lan cũng nói “ủng hộ tuyên bố của Liên Hiệp Châu Âu (EU) trong vụ kiện giữa Philippines và Trung Quốc trước Tòa Trọng Tài Thường Trực,” theo BBC.

Hôm 15 Tháng Bảy, bà Federica Mogherini, ngoại trưởng Liên Âu, tuyên bố đại diện cho toàn khối, xác nhận EU ủng hộ phán quyết của PCA, theo BBC.

Tuy nhiên, về nguyên tắc, EU không nêu ra quan điểm liên quan tới các tuyên bố chủ quyền giữa các quốc gia.

Vẫn theo BBC, nhiều quốc gia khác mới đây cũng tuyên bố bác bỏ thông tin của Trung Quốc nói rằng họ ủng hộ Bắc Kinh trong vấn đề tranh chấp Biển Ðông, nhưng thực ra họ ủng hộ quyết định của PCA.

Các quốc gia này là Ấn Ðộ, Fiji, Croatia, Hy Lạp và Slovenia. (Ð.D.)

Chủ Trương 4 Không của đảng Cộng Sản Việt Nam

Chủ Trương 4 Không của đảng Cộng Sản Việt Nam

Thạch Đạt Lang

20-7-2016

H1Khi hệ thống XHCN trên toàn thế giới bị sụp đổ, Liên Xô và các nước Đông Âu như Đông Đức, Ba Lan, Tiệp Khắc, Rumania… phải từ bỏ chế độ CS. Chế độ Hà Nội mất chỗ dựa trước đây là Liên Xô.

Hoang mang, lo sợ người dân nổi lên lật đổ chế độ, CS Hà Nội không còn con đường nào khác để cứu đảng, đành phải quay qua qụy lụy cầu cạnh, liên minh với kẻ thù trước đây là đảng cộng sản Trung Quốc, kẻ thù một thời Hà Nội chửi bới, rêu rao với quốc tế là lũ bá quyền, nước lớn.

Nắm được tẩy của chế độ CSVN, Trung Quốc càng ra sức chèn ép đảng cộng sản VN, lèo lái đi theo ước muốn của họ. Để tồn tại và độc quyền lãnh đạo đất nước, cộng sản VN không còn con đường nào khác là áp dụng chính sách 4 KHÔNG: Không thấy, Không nghe, Không biết, Không nói.

Không thấy: Đã gần chục năm nay, hàng trăm tàu đánh cá Việt Nam đã bị tàu Trung Cộng đâm chìm, hàng ngàn ngư dân đã bị thiệt mạng trên biển Đông hay mất trắng tài sản, Chính quyền CSVN vì chủ trương 4 Tốt, Mười Sáu Chữ Vàng, nên đã coi nhẹ vấn đề, không có phản ứng cụ thể trên bình diện ngoại giao với Trung Quốc hoặc nếu có chỉ là những lời lên án yếu ớt, nói cho có chuyện, xoa dịu căm phẫn của người dân.

Không nghe: Dù tiếng khóc than ai oán lẫn tiếng kêu uất ức của hàng ngàn gia đình ngư dân gặp nạn đã vang động cả nước, gây căm phẫn nơi người dân, nhưng đảng CSVN vẫn bình chân như vại, không một lãnh đạo cao cấp nào có bất cứ hành động gì để chứng tỏ đã nghe đến sự việc.

Không biết: Từ đầu tháng 4.2016, khi tin tức cá chết hàng loạt trải dài trên 240 km bờ biển VN từ thị xã Kỳ Anh, Hà Tĩnh qua Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên – Huế, đã lan truyền khắp nơi trên hệ thống báo chí lề đảng cũng như lề dân, tổng bí thư đảng CSVN vẫn thản nhiên dẫn bộ sậu đi thăm nhà máy thép Formosa, thủ phạm gây ra thảm họa, thay vì đi ra bờ biển, đến hiện trường tìm hiểu nguyên nhân của thảm họa, ảnh hưởng đến hàng triệu  người dân lẫn nền kinh tế của đất nước.

Không nói: Tất cả những tin tức nào không có lợi cho đảng, cho chế độ đều bị chặn đứng, phi tang, không được công khai đề cập tới. Từ lúc có thảm họa cá chết hàng loạt đến khi chính phủ Đài Loan chính thức công bố kết quả điều tra, kết án Formosa là thủ phạm, đồng thời Formosa chấp thuận đền bù 500 triệu Mỹ kim, ba người trong tứ đầu chế Trọng, Quang, Ngân vẫn hoàn toàn im lặng, chỉ có Phúc thỉnh thoảng lên tiếng, phát biểu vài câu vô thưởng, vô phạt, không làm rụng cọng lông ai.

Khi Tòa án Trọng tài thường trực PCA (Permanent Court of Arbitration) tuyên bố Philippines thắng trong vụ kiện xóa “đường lưỡi bò” ở biển Đông, cả thế giới hoan nghênh phán quyết, thì lãnh đạo chế độ CSVN chỉ ra lệnh cho báo chí, truyền thông trong nước hụ hợ, ca ngợi một cách yếu ớt, miễn cưỡng. Ngoài viêc cho Lê Hải Bình, phát ngôn viên bộ ngoại giao lên tiếng ủng hộ phán quyết thắng lợi về phía Philippines của tòa PCA, hoàn toàn không có những hành động thiết thực như thiết lập hồ sơ, theo gương Philippines kiện Trung Quốc ra tòa, đòi chủ quyền của mình ở Hoàng – Trường Sa, cũng như phủ nhận đường lưỡi bò chín đoạn mà Trung quốc tự vẽ và ấn định ở biển Đông.

Rồi đến lúc người dân thị xã Kỳ Anh khám phá ra hàng trăm tấn chất thải độc hại chứa trong các thùng phuy, được chôn giấu trong trang trại của các quan chức ủy ban nhân dân Hà Tĩnh, vẫn không thấy lãnh đạo chế độ CSVN lên tiếng hay tuyên bố hoặc có hành động gì.

Báo chí “lề phải” loan tin, các thùng phuy chứa chất thải độc hại đã được chuyên chở về Phú Thọ để xử lý nhưng theo nguồn tin “lề trái” thì chất thải vẫn nằm yên ở trang trại, chỉ có thùng phuy rỗng được đem đi.

Đi xa hơn nữa, chính quyền CSVN còn ra lệnh cho công an, côn đồ… thẳng tay đàn áp, đánh đập dã man, bắt giữ người dân biểu tình ủng hộ phán quyết của tòa trọng tài, vì sợ hãi những cuộc biểu tình của người dân làm mất lòng lãnh đạo láng giềng khổng lồ hung bạo, gian manh.

Do đó, kêu gọi hay chờ đợi chế độ CSVN thay đổi, nới rộng dân chủ, tự do hơn, hoặc đảng CS sẽ từ bỏ quyền lãnh đạo duy nhất là chuyện hoang đường. Cũng đừng kêu gọi đảng CSVN từ chức, họ có nắm giữ chức vụ nào đâu mà từ?

Hi vọng chế độ CSVN kiện Trung Cộng ra tòa án PCA về chủ quyền ở Hoàng – Trường Sa lại càng mờ mịt, vô vọng hơn. Đó là chưa kể về mặt pháp lý, công hàm của Phạm Văn Đồng ký năm 1958 là bằng chứng rõ ràng nhất CSVN thừa nhận chủ quyền Hoàng – Trường Sa thuộc về Trung Cộng, vì thế, Hà Nội không dám hé miệng hay có một hành động nào trên chính trường quốc tế về chuyện này.

Đừng nghĩ rằng chế độ CSVN không biết thực thi quyền hạn của mình trên công pháp quốc tế về vấn đề biển Đông với thềm lục địa 200 km tính từ bờ biển. Họ không thể làm vì há miệng mắc quai, vì đã lỡ ký những hiệp ước bí mật mà người dân không thể biết.

Kiện tụng, phản đối những hành động hung hãn, xâm lăng của Trung Cộng ở biển Đông, đưa nhau ra PCA chỉ làm lộ liễu hơn khuôn mặt bán nước của chế độ CSVN. Đó chính là lý do mà Dương Khiết Trì đã dám mắng thẳng vào mặt lãnh đạo CSVN từ Nguyễn Phú Trọng, Nguyễn Tấn Dũng đến Nguyễn Sinh Hùng, Trương Tấn Sang là lũ con hoang.

Từ sau hiệp ước Thành đô 1990, đảng CSVN đã (gần như) trở thành tay sai của đảng cộng sản Tàu. Một tiếng ho, một cái hắt hơi của Tập Cận Bình cũng khiến cho bộ sậu Tứ đầu chế Trọng, Phúc, Quang, Ngân giật mình, run rẩy, tái mặt.

Lời tuyên bố mới nhất của Nguyễn Phú Trọng, tổng bí thư đảng CSVN sau cuộc bầu cử quốc hội bù nhìn của chế độ CSVN cho thấy đảng CSVN coi thảm họa Formosa là nguyên nhân gây ra thất bại của cuộc bầu cử. Điều đó chứng tỏ chưa bao giờ đảng CSVN đặt quyền lợi dân tộc, đất nước trên quyền lợi đảng.

Nói tóm lại, một đất nước bị lãnh đạo, cai trị bởi một đảng phái độc tài, duy nhất, không có đối lập, với những con người không còn lương tri, đạo đức, liêm sỉ, lòng tự trọng, không có tinh thần dân tộc, thiếu học vấn lẫn hiểu biết, kiến thức, lại lệ thuộc ngoại bang nặng nề từ kinh tế đến văn hóa. Chỉ giỏi to họng mị dân, giáo điều, gian dối không ngượng miệng, thì đất nước đó sớm muộn cũng sẽ bị xóa tên trên bản đồ thế giới nếu người dân không vùng lên xóa bỏ chế độ đó đi.

Tuy nhiên, điều này bất khả thi khi dân trí người Việt Nam còn quá thấp sau hơn 70 năm bị cai trị bởi chế độ CS. Mấy trăm ngàn người dân ở bờ biển 4 tỉnh miền trung đang đối diện với cái đói, nghèo ập đến nay mai khi không còn ngư trường hành nghề, không biết phải làm gì để sinh sống, không biết đi đâu để tìm việc, chỉ biết ngồi chờ sự cứu giúp, bố thí nhỏ giọt từ chế độ.

Đất đai, làng mạc dọc theo bờ biển ở Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên-Huế hiện đã trở nên hoang tàn, vắng lặng. Tầu thuyền đánh cá, ngư cụ, lưới đã bị phơi, treo cùng với gió sương vì ngư dân không còn dám đi biển nữa. Không một sinh vật nào có thể tồn tại trong một môi trường bị nhiễm độc quá nặng nhưng cũng không có một lực nào đủ mạnh để ngăn cản sự hoạt động của Formosa nếu không có sự can thiệp của quốc tế như từ chính phủ Đài Loan hoặc sự nổi dậy của ngư dân 4 tỉnh miền Trung, nơi trực tiếp lãnh hậu quả của Formosa. Các cuộc biểu tình lẻ tẻ cho dù có lên đến hàng ngàn người cũng sẽ bị đàn áp, dập tắt nếu không huy động được sự tham gia của ngư dân bị ảnh hưởng từ thảm họa.

Số tiền bồi thường 500 triệu đô la Mỹ sẽ đến tay người dân được bao nhiêu và bao giờ đến vẫn là một câu hỏi lớn. Đến bao giờ biển ở 4 tỉnh miền trung Việt Nam sẽ hồi sinh cũng là một câu hỏi không có câu trả lời khi chế độ CSVN còn tồn tại, bởi chế độ này không muốn và cũng không đủ khả năng giải quyết tận gốc thảm họa do chính họ gây ra.

Sau khi hiệp định Paris được ký kết ngày 27.01.1973, tổng thống Nguyễn Văn Thiệu của VNCH có chủ trương 4 KHÔNG để đối phó với người cộng sản : Không liên hiệp thành lập chính quyền với Cộng Sản, Không đầu hàng, Không nhượng bộ đất đai, Không đàm phán, thương lượng.

Ông Nguyễn Văn Thiệu có thể không phải là một tổng thống tài giỏi nhưng xem ra chủ trương của ông rất chính xác và thích hợp để đối phó với người cộng sản trong mọi tình huống, mọi hoàn cảnh, thời gian.

Bạo lực và pháp luật

 Bạo lực và pháp luật

Kính Hòa, phóng viên RFA
2016-07-18

000_Hkg8090526.jpg

Cảnh sát giải tán người biểu tình trong một cuộc biểu tình chống Trung Quốc ở Hà Nội vào ngày 9 tháng 12 năm 2012.

 AFP photo

Phần âm thanh Tải xuống âm thanh

Trong hai ngày 24 và 25 tháng Năm năm 2016, ông Nguyễn Hồng Điệp, trưởng Ban tiếp dân trung ương bị một nhóm dân chúng bao vây tấn công gây thương tích ngay tại trụ sở của Ban tiếp dân trung ương ở Hà nội.

Một số nhà quan sát trong và ngoài nước có ý kiến về việc sử dụng bạo lực của dân chúng cũng nhưng tình trạng pháp luật tại Việt Nam.

Chuyện dân chúng dùng bạo lực chống lại cơ quan công quyền tại Việt Nam là không mới. Vào năm 2013, dân tại xã Kim Bôi của tỉnh Hòa Bình bắt trói năm nhân viên công an để làm áp lực  lên chính quyền giải quyết chuyện đãi vàng trái phép gây ô nhiễm trong địa phương. Điều trớ trêu là năm nhân viên công an này được điều đến để giải quyết chuyện đãi vàng.

Đầu tháng bảy năm 2016, dân chúng khu vực Cồn Sẻ tỉnh Quảng Bình biểu tình chống ô nhiễm môi trường, đã tấn công lực lượng công an. Và nổi tiếng nhất có lẽ là câu chuyện ông Đoàn Văn Vươn dùng súng tự chế tạo bắn vào lực lượng cưỡng chế đất đai.

Một xã hội bạo lực đang thắng thế và cái sự thắng thế này nó bắt đầu từ chính quyền. Chính quyền sử dụng bạo lực với dân, chính quyền đạp lên pháp luật.
– Nhà văn Phạm Đình Trọng 

Bên cạnh việc dùng vũ lực chống chính quyền, dân chúng cũng có khuynh hướng dùng vũ lực với nhau, hoặc là dùng vũ lực để giải quyết những chuyện mà đáng ra pháp luật phải làm. Chẳng hạn như đánh và giết những người trộm vặt, hay chủ nhà trọ ngăn chận không cho công nhân đi làm tại vì công nhân không ở nhà trọ của họ. Nếu căn cứ theo pháp luật của Việt Nam thì những hành động này đều phạm pháp.

Nhà văn Phạm Đình Trọng đưa ra lý do của việc dân chúng sử dụng bạo lực:

“Cái này nó báo động một sự việc nghiêm trọng, đó là một xã hội bạo lực. Một xã hội bạo lực đang thắng thế và cái sự thắng thế này nó bắt đầu từ chính quyền. Chính quyền sử dụng bạo lực với dân, chính quyền đạp lên pháp luật. Pháp luật đó không có tác dụng, bây giờ người ta noi gương chính quyền mà sử dụng bạo lực. Chính quyền dùng bạo lực với dân quá phổ biến và trở thành bình thường. Việc đó trở thành một khuôn mẫu ứng xử của xã hội thì bây giờ người dân người ta cũng ứng xử như thế thôi.”

Quan niệm về pháp luật và sử dụng bạo lực

Lực lượng công an và an ninh vốn rất được coi trọng trong thể chế chính trị cộng sản, và người đặt nền móng cho thể chế này là Lenin có nói rằng phải thực hiện một nhà nước dùi cui để trấn áp các kẻ thù giai cấp của đảng cộng sản.

Theo một thống kê chưa chính thức thì ngân sách của lực lượng an ninh bên Trung Quốc dùng để trấn áp các phản kháng trong nội địa lớn hơn ngân sách của quân đội, lực lượng dùng để bảo vệ đất nước.

Theo các nghiên cứu được thực hiện tại phần Đông Đức sau khi chế độ cộng sản sụp đổ thì có đến 1 trên tám người dân Đông Đức có làm việc dù ít hay nhiều với lực lượng an ninh nước này.

Lực lượng an ninh, công an tại Việt Nam, như mô hình các quốc gia cộng sản khác cũng rất hùng hậu. Sau đại hội toàn quốc vừa qua của đảng cộng cộng sản, rất nhiều vị tướng công an được nắm giữ nhiều quyền lực trong bộ máy chóp bu là Bộ chính trị. Ngoài ra cơ quan công an còn sử dụng một lực lượng có tổ chức rất đông đúc như dân phòng, trật tự, thanh niên xung phong,… thậm chí cả thành phần tội phạm vào công việc trấn áp các lực lượng đối lập. Các lực lượng này đôi khi được các cơ quan tuyên truyền của đảng cầm quyền gọi là lực lượng quần chúng.

Ông Bùi Thanh Hiếu, tức blogger Người Buôn Gió, cho biết là trong những vụ đàn áp, các cơ quan an ninh tỉnh sử dụng các lực lượng đoàn viên thanh niên, còn cấp thấp hơn thì sử dụng nhóm người côn đồ và tội phạm.

Nhiều nhà quan sát tin rằng việc sử dụng lực lượng tội phạm để đàn áp các phong trào đối kháng là có thật, nhưng cơ quan chức năng luôn phủ nhận điều này, và theo ông Phil Robertson, Giám đốc khu vực châu Á của Tổ chức theo dõi nhân quyền quốc tế nói với đài RFA rằng rất khó chứng minh cho điều này.

Viễn cảnh một quốc gia không có pháp luật

ad1aef47-a89d-4ef1-8823-2599ae51b4a3.jpg-400.jpg

Anh Lã Việt Dũng tại bệnh viện với vết thương băng trắng trên đầu do bị côn đồ tấn công hôm 10/7/2016. AFP photo

Trong một lần trao đổi với chúng tôi, nhà báo độc lập Phạm Chí Dũng tại Sài Gòn có nói rằng điều trớ trêu là với một lực lượng công an và an ninh hùng hậu, nhưng tình trạng tội phạm tại Thành phố Sài Gòn không giảm đi, mà đôi khi lại phải dựa vào các “Hiệp sĩ đường phố” tình nguyện truy quét tội phạm.

Ông Bùi Thanh Hiếu nói về cái cách mà cơ quan công an trả công những lực lượng mà cơ quan này dùng để trấn áp những hoạt động đối kháng ôn hòa, theo đó những hoạt động tội phạm sẽ được dung dưỡng.

“Các đoàn viên thanh niên hăng hái mà cấp công an thành phố dùng (nhờ) thì sẽ được ghi vào là có thành tích bảo vệ đảng, thành tích thế này, thành tích thế kia. Còn bọn ở cấp dưới, bọn lưu manh giang hồ mà công an phường nhờ vả, thì nếu có hoạt động gì trong địa bàn chẳng hạn như cờ bạc thì sẽ được làm ngơ.”

Nói về tình trạng bất chấp pháp luật đó, Giáo sư Nguyễn Huệ Chi đánh giá rằng nó nguy hiểm, báo hiệu rằng lòng tin trong dân chúng đã mất, tuy nhiên ông cho rằng tình trạng hiện tại vẫn chưa phải là một thay đổi gì lớn:

“Cái mà dân gian vẫn nói là quân hồi vô phèng, hiện nay đã lẻ tẻ nhìn thấy nhưng chưa phải là ở một tình trạng đêm trước của một đổi thay gì cả, tôi chưa thấy cái điều ấy. Nếu nhìn vào người dân thì đại đa số vẫn không phản ứng gì cả, vẫn lặng lẽ mà thôi. Còn khi đã có cái hiện tượng ấy, thì tình trạng nó còn tệ hơn, nhưng hiện nay chưa đến mức ấy. Nhưng cái niềm tin thì người dân coi như đã thiếu một cách trầm trọng rồi.”

Giáo sư Huệ Chi là một trong những người thành lập trang Bauxite Việt Nam nêu lên những tiếng nói phản biện của trí thức trong nước về những vấn đề kinh tế xã hội và chính trị.

Các đoàn viên thanh niên hăng hái mà cấp công an thành phố dùng (nhờ) thì sẽ được ghi vào là có thành tích bảo vệ đảng, thành tích thế này, thành tích thế kia.
– Ông Bùi Thanh Hiếu 

Trong sự kiện có đổ máu tại Cồn Sẻ, Linh Mục Hoàng Anh Ngợi, trong bài trả lời đài RFA cũng cho rằng nguyên nhân của việc đụng độ đầy bạo lực giữa dân chúng và công an cũng là do sự thiếu niềm tin.

“Chính quyền có yêu cầu về ủy ban xã để gặp, nhưng dân nói bây giờ không tin gì vào sự gặp gỡ nên họ không về. Chính quyền bảo nếu vậy thì về nhà thờ; dân cũng nói bây giờ không tin gì vào lời giải thích của chính quyền nữa.”

Trong một lần trao đổi với chúng tôi, nhà bất đồng chính kiến Hà Sĩ Phu có trích lời cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng nói về pháp luật trong những năm đầu tiên nắm chính quyền sau năm 1954 là không muốn để luật pháp trói tay hành động của đảng và chính phủ.

Bình luận về hiện trạng luật pháp Việt Nam giáo sư Nguyễn Huệ Chi nói:

Luật pháp thì chưa đứng ra ngoài sự chi phối của chính trị. Nếu như có một nền luật pháp như thế thì tiếng nói của mọi người nó vững vàng hơn vì mình có cái chỗ tựa. Mình có thể đứng khách quan, nhìn mọi vấn đề mà lên tiếng, vì có luật pháp làm chổ tựa cho mình. Nhưng bây giờ thì luật pháp chưa đạt được, vẫn bị chi phối bởi chính trị, cho nên là mọi tiếng nói đều không có chỗ tựa nào cả, nó mù mờ thành ra người dân muốn tìm ở đâu một niềm tin để mà lên tiếng, để mà có ý kiến cũng không có được.”

Trở lại với câu chuyện ông Nguyễn Hồng Điệp, Trưởng ban tiếp dân Trung ương bị dân chúng hành hung, trong bài trả lời phóng viên VTC news được báo Lao Động đăng lại thì ông lo ngại rằng với vị trí thủ trưởng như ông mà còn bị như vậy thì các cán bộ cấp dưới của ông còn bị nguy hiểm tới chừng nào.

Ông Phil Robertson, Giám đốc khu vực châu Á của Tổ chức theo dõi nhân quyền quốc tế, thì nói với đài RFA là nếu Việt Nam cứ để tình trạng này tiếp diễn thì có thể Việt Nam sẽ trở thành một đất nước vô luật pháp.

Sài Gòn: Vợ làm thư ký tòa án, chồng nhận tiền ‘chạy án’

Sài Gòn: Vợ làm thư ký tòa án, chồng nhận tiền ‘chạy án’

July 18, 2016

Nguoi-viet.com  

Tòa án Sài Gòn, nơi bà N. đang làm thư ký. (Hình: Người Lao Động)

Tòa án Sài Gòn, nơi bà N. đang làm thư ký. (Hình: Người Lao Động)

SÀI GÒN (NV) – Khi vừa nhận tiền “chạy án” từ bị cáo trong vụ án “cố ý gây thương tích,” chồng một bà thư ký tòa án hình sự Sài Gòn đã bị công an bắt quả tang.

Truyền thông Việt Nam loan tin, sáng 18 tháng 7, Cảnh Sát Điều Tra, Công An Sài Gòn cho biết, đã bắt quả tang ông Phan Văn Khang (36 tuổi), chồng bà N.T.N., thư ký tòa hình sự, tòa án Sài Gòn đã nhận tiền “chạy án” từ bị cáo Mai Thị Ngọc Vân, người thuộc diện “xóa đói giảm nghèo,” ở quận Tân Bình.

Theo cơ quan điều tra, việc nhận tiền “chạy án” xảy ra tại ngã ba Hoàng Văn Thụ và Lê Văn Sĩ, quận Tân Bình hồi 11 giờ 15, ngày 14 tháng 7. Tại thời điểm này, công an thu giữ trong người ông Khang một túi nylon bên trong có 85 triệu đồng.

Tin báo Tiền Phong cho biết, bà Vân là bị cáo trong một vụ án “cố ý gây thương tích” mà tòa án quận Tân Bình xử sơ thẩm hồi tháng 4 năm 2016, tuyên phạt bà Vân 9 tháng tù nhưng cho tại ngoại vì đang nuôi con nhỏ.

Sau phiên sơ thẩm, bà Vân làm đơn kháng cáo toàn bộ bản án của tòa án quận Tân Bình. Tháng 6 năm 2016, bà T.T.N, thư ký tòa hình sự, tòa án Sài Gòn, nhận làm thư ký cho vụ án hình sự “cố ý gây thương tích” này.

Suốt một tháng qua, kể từ ngày bà N nhận vụ án đã nhiều lần ép bà Vân, một người phụ nữ thuộc diện “xóa đói giảm nghèo” ở địa phương “lo lót” tiền để hưởng án treo.

Sau nhiều cuộc nói chuyện, từ giá “đề xuất” 120 triệu ban đầu, bà N. dứt giá tiền “chạy án” là 85 triệu đồng và thống nhất giao tiền vào ngày 14 tháng 7. Thỏa thuận xong, bà N. cho số điện thoại của chồng mình là ông Khang để bà Vân liên lạc.

Nhận thấy việc đưa tiền “chạy án” là vi phạm pháp luật, trên đường đến điểm hẹn, bà Vân đến cơ quan công an trình báo sự việc. Khi ông Khang vừa nhận gói tiền từ tay bà Vân thì bị bắt quả tang. Ông Khang khai nhận, do vợ nhờ đi và vừa nhận tiền thì bị bắt.

Phiên tòa phúc thẩm xét xử bà Mai Thị Ngọc Vân về tội “cố ý gây thương tích” theo dự kiến diễn ra chiều ngày 18 tháng 7. (Tr.N)

Đường Lưỡi Bò từ đâu mà ra?

Đường Lưỡi Bò từ đâu mà ra?

BBC

Một tác giả Trung Quốc, ông Tiết Lực giải thích về Đường Chín Đoạn hình thành ra sao từ thời Tưởng Giới Thạch và cho biết cả chính sách liên quan từng bị Tổng thống Trần Thủy Biển của Đài Loan xóa bỏ.Thế nhưng, trong bối cảnh tranh chấp tại Biển Đông lên cao, Đường Chín Đoạn mà người Việt Nam hay gọi là Đường Lưỡi Bò, lại được Trung Quốc ‘tiếp quản’, và đề cao.

Trả lời trang The Diplomat hôm 06/07/2016, trước ngày phán quyết của Toà Trọng tài Thường trực (PCA) tháng này, ông Tiết Lực (Xue Li) từ Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Trung Quốc giải thích ngọn nguồn vụ việc:

“Ý tưởng rằng Đường Chín Đoạn phân định ra vùng nước lịch sử là do Đài Loan đề ra, và sau được đưa vào trong ‘Nam Hải Chính sách Cương lĩnh – Nanhai Zhengce Gangling’ năm 1993.

“Vùng nước lịch sử giống vùng nội thủy nhưng có ý nghĩa pháp lý thấp hơn.”

“Tổng thống Trần Thủy Biển đã bác bỏ chính sách này vào năm 2003 khi ông lên cầm quyền, nhưng Đài Loan chưa bao giờ ra tuyên bố về vùng nước nằm trong Đường Chín Đoạn, nên các vùng nước này vẫn có thể bị cho như là vùng nước lịch sử.”

Image copyrightAFP
Image captionÔng Trần Thủy Biển từng bỏ Chính sách Nam Hải năm 2003

Mơ hồ vì vẽ bản đồ kém?

Ông Tiết Lực nêu quan điểm rằng Đường Chín Đoạn chỉ nên được coi là đường phân định chủ quyền của các hòn đảo vì cách hình thành với các lý do kỹ thuật khiến chúng thiếu chính xác:

“Khi đường này được chính quyền Trung Hoa Dân quốc của Quốc Dân Đảng vẽ ra năm 1947, Trung Quốc không có khả năng đo lường các hòn đảo để xác định mọi địa hình tạo đường phân định cho khu vực hành chính xung quanh.”

“Vì thế, họ vẽ ra đường chạy qua điểm giữa các hòn đảo và vùng đất lân bang để chỉ ra rằng các đảo nằm bên trong đường vẽ ra là lãnh thổ Trung Hoa.”

Image captionCó bản đồ in Đường 11 đoạn nhưng Chu Ân Lai ra lệnh xóa đi hai vạch, còn lại 9

“Đường này nói chung chạy qua điểm trung tuyến giữa các điểm nhô ra nhất của các hòn đảo và địa hình của đất liền xung quanh. Không hề có các vị trí địa lý cụ thể được nêu ra, và những bản đồ mỗi thời in một kiểu lại có chút ít khác biệt về điểm chính xác của đường chín đoạn này.”

Theo ông Tiết Lực, Trung Hoa lục địa sau này đưa Đường Chín Đoạn và Luật lãnh hải năm 1992 và ra công bố ngoại giao khẳng định “chủ quyền không tranh cãi” về các đảo ở biển Nam Trung Hoa và mọi vùng nước xung quanh.

Nhưng theo ông, “đường chín đoạn nên được coi như là ranh giới chủ quyền của các hòn đảo” mà thôi.

Ông cũng giải thích vì sao Trung Quốc cho xây cất trên các bãi đá ở Biển Đông.

“Trung Quốc chỉ làm những gì các nước khác đã làm. Ở quần đảo Nam Sa (Trường Sa), có 50 đảo hiện đang được chiếm giữ thì 29 do Việt Nam, 5 do Malaysia, 8 do Philippines, và 7 do Trung Quốc, và 1 do Đài Loan chiếm.”

Trung Quốc không muốn ở vào vị trí bất lợi nên bắt đầu xây đắp từ 2013, và điều khác biệt là chương trình bồi đắp của Trung Quốc lớn hơn [các nước kia] về tầm vóc, ông nói.

Bản tiếng Trung bài phỏng vấn với ông Tiết Lực được đăng trên trang 21ccom.net.

Ông Tiết Lực, hiện giữ chức chủ nhiệm Ban nghiên cứu chiến lược quốc tế, Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Trung Quốc, không phải là người đầu tiên và duy nhất trong giới chuyên gia tiếng Trung lên tiếng về tính thiếu chính xác của Đường Chín Đoạn.

Một học giả khác, giáo sư Uông Tranh từ Đại học Seton Hall, Hoa Kỳ, cũng có bài gần đây nói về tính mơ hồ của Đường Chín Đoạn.

Cũng viết trên trang The Diplomat, ông nói ông chưa tìm thấy bất cứ sách nào xuất bản ở Trung Quốc “phân tích cụ thể, đầy đủ và khách quan về cả sự kiện và lịch sử Biển Nam Trung Hoa cũng như quá trình hình thành bản đồ Đường Chín Đoạn và ý nghĩa của nó”.

Image copyrightGETTY
Image captionĐường Chín Đoạn nay chính thức được Trung Quốc tuyên truyền khắp nơi

Hôm 12/7, Tòa Trọng tài Thường trực tại Hague, Hà Lan đã ra phán quyết chung cuộc vụ Philippines kiện Trung Quốc về Đường Chín Đoạn.

Tòa nói không có bằng chứng lịch sử cho thấy Trung Quốc có thể kiểm soát đặc quyền các vùng biển và nguồn tài nguyên ở Biển Đông.

Trung Quốc nói sẽ không công nhận phán quyết của Tòa và tiếp tục bảo vệ quyền lợi của mình.