TRẬN LONG TÂN 50 NĂM SAU…

Image may contain: sky, grass, plant, outdoor and nature
Image may contain: plant and outdoor
Image may contain: table, plant and outdoor
Image may contain: mountain, sky, plant, grass, outdoor and nature
Image may contain: outdoor
+19
Bích Phượng Phước Tuy added 23 new photos to the album: BÀI 15: TRẬN LONG TÂN 50 NĂM SAU… 18/8/1966 – 18/8/2016. by Bích Phượng Phước Tuy — in Xã Long Tân, Vietnam.

TRẬN LONG TÂN 50 NĂM SAU….

Một ngày đầu mùa nắng 2016, khi ghé thăm Thánh Giá Long Tân trong gần 40 phút, bọn tôi gặp 2 tour du lịch, nhưng chỉ đưa có 3 du khách Úc, một là cặp vợ chồng trẻ và tour kia là một người già tóc bạc có vẻ là cựu binh. Đồn điền cao su mới trồng lại, cây cao su non chỉ ngang đầu người, không giống như quang cảnh rừng cao su rậm rạp ngày xảy ra trận đánh năm 1966. Thánh giá trắng chỉ là của làm lại, lại rất thấp hơn bản gốc, còn bản gốc đang giữ ở Bảo Tàng Tỉnh Đồng Nai. Lại không có Tấm bảng đồng nhỏ gắn vào thập tự, thành ra nơi đây với người lạ có vẻ như để tưởng niệm chiến sỹ vô danh. Mặc dù dòng chữ trên tấm bảng đồng chỉ như thế này: IN MEMORY OF THOSE MEMBERS OF D COY AND 3Tp 1APC Sqn WHO GIVES THEIR LIVES NEAR THIS SPOT DURING THE BATTLE OF LONG TAN 18 Th AUGUST 1966. ERECTED BY 6RAR/AZ (ANZAC) Bn 18 AUG 1969.

Tạm dịch : “ Để tưởng niệm các thành viên của Đại đội D và của Chi Đội 3 Thiết Đoàn 1 Thiết Vận Xa, những người đã hy sinh tại nơi gần địa điểm này, trong trận Long Tân ngày 18 tháng 8 1966. Thánh giá này được Tiểu Đoàn 6 Trung Đoàn Hoàng Gia Úc Đại Lợi dựng nên ngày 18 tháng 8 1969 “.

Chỉ ngay sau khi quân Úc đến Núi Đất chừng 2 tháng thôi, CS quyết đánh phủ đầu. 2 ngày trước, CS pháo kích vào Núi Đất, hy vọng quân Úc sẽ kéo lực lượng lớn cỡ tiểu đoàn ( lúc đó quân Úc chỉ có 2 tiểu đoàn bộ binh ) ra khỏi căn cứ để truy tìm càn quét, theo kế “ dụ cọp ra khỏi hang”. Trận phục kích chỉ cách Núi Đất 5km, do Trung đoàn 275, sư đoàn 5 chính qui CS, và một phần tiểu đoàn 445 của tỉnh Bà Rịa Long Khánh. Quân số khoảng 2.000 đến 2.500 quân. Nhưng quân Úc chỉ phái có 108 lính của đại đội D tiểu đoàn 6 , 6RAR, đi tuần tra truy tìm. Quân CS dự tính chỉ đánh nhanh trong 2 giờ rồi rút nhanh để tránh bị hỏa lực trả đũa. Nhưng họ đã lầm, pháo binh từ Núi Đất yểm trợ rất chính xác ngăn trở các đợt tấn công kiểu biển người. Máy bay trực thăng cũng rất gần để tiếp tế cho trung đội Úc đã hết đạn, xe M113 chỉ đi 5km để mang quân bạn đến cứu viện. Sau trận đánh 2 bên đều tuyên bố mình chiến thắng. Quân Úc nói họ có 18 lính bị tử trận, còn đếm xác CS tại trận là 245. Và họ xem trận Long Tân là chiến thắng lớn nhất của họ trong chiến tranh VN, ngang bằng nhiều chiến thắng lớn khác trong quân sử Úc. Quân CS tuyên bố 500 lính Úc bị tiêu diệt. 40 năm sau ( 2006) , trong cuộc tái ngộ giữa 2 cựu thù ở ngay Thánh Giá Long Tân, một Thiếu Tướng CS người cựu chỉ huy phó tiểu đoàn 445 ngày xưa nói rằng “ Tôi công nhận về quân sự, các anh đã thắng trận Long Tân, nhưng chung cuộc, chúng tôi đã thắng Chiến Tranh VN. “

Thập Tự Giá Long Tân đã trải qua nhiều truân chuyên. Sau 1975, nó từng bị một giáo dân Thiên Chúa trong vùng đánh cắp, họ đem về nhà đặt trước mộ người thân. Sau khi được thu hồi năm 1984, các nhà bảo tàng đem nó về Bảo tàng Đồng Nai đến nay. Bản sao được dựng lên tại ngay chỗ cũ, nhưng hiện nay tấm bảng đồng cũng chỉ được lấy ra “ quàng vào “ cổ cây Thập Tự khi có phép của chính quyền, sau đó phải tháo xuống đem cất giữ. Thành ra không lạ gì khi bọn mình gặp một người dân trong vùng, họ bảo: Thập Tự Giá này là “ để kỹ niệm các giáo dân Thiên Chúa đã bị các vua Nguyễn giết hại ”. Cũng như hơn 10 năm trước, một người dân gần đó lại nói rằng , nơi này do “ gia đình một đại tá Úc lập ra để tưởng niệm nơi ông ta chết vì rớt máy bay trực thăng “. Để được tu bổ cho khang trang và được lui tới thăm viếng, các tổ chức không phải chính phủ (NGO) của Úc đã tình nguyện xây trại mồ côi và sửa chữa một trường học cho Long Tân. Còn bây giờ Thánh Giá không Tấm bảng đồng như bia mộ không có dòng chữ nào, giống như tình trạng nửa bạn nửa thù. Có lẽ khi nào khách du lịch Úc Đại Lợi đến thăm viếng chừng 10.000 người mỗi năm, có lẽ khi đó Tấm bảng đồng có dòng chữ đó mới được gắn lại vĩnh viễn vào nơi đáng lẽ phải nằm. 

Tình cờ gặp một anh hướng dẫn viên du lịch trẻ dẫn khách Úc đến đây, anh ấy đoan chắc với bọn tôi, ngọn đồi nằm xa xa sau Thập Tự là Đồi Móng Ngựa, nhưng bọn tôi thừa biết sai bét. Đó là Núi Thơm bây giờ, còn ngày xưa quân Úc Đại Lợi gọi tên Núi Đất 2, hoặc Little Núi đất. Ngược lại, rất nhiều người vẫn lầm Đồi Móng Ngựa ở gần Đất Đỏ là Núi Đất. 

Rất gần Long Tân Cross là hồ nhân tạo Đá Bàng, hồ lớn thứ ba hay thứ tư trong tỉnh, mới được làm khoảng 35 năm nay thôi. Năm 1966 chưa có hồ này, nếu đã có chắc là nó sẽ cản trở quân Úc tiếp viện rồi. Vài chục năm nay ở đây có dinh thự bờ hồ tuyệt đẹp của anh em một VIP đỏ , từng là người quyền thế nhất xứ này một thời.

Bàng bạc trong trời đất một nổi buồn không dấu nổi. Cây cao su, loại cây làm giàu của dân miền Đông Nam bộ suốt 15 năm qua giờ rớt giá thảm hại từ 2 năm nay. Một đồn điền rộng lớn nằm cạnh Long Tân Cross và Hồ Đá Bàng, sau khi đốn sạch cây cao su, để trơ đất đỏ như hoang mạc, nằm chờ đợi khá lâu rồi, ngẫm nghĩ không biết làm gì tới đây…

Nhìn từ trên rất cao, dãi đất chiến địa ngày nào vẫn đỏ như màu máu. Thi hài của quân nhân Úc tử trận đã được đem về nước ngay sau trận đánh 1966. Còn thi thể của vài trăm bộ đội, phần đông thịt xương nát tan do đạn pháo, thì được quân Úc chôn cất trong các hố tập thể tại chỗ. Nấm mồ đó là cấm địa mãi cho đến sau 1975 mới được di dời về nghĩa trang huyện.

Trong bóng tối mờ của rạng bình minh ngày April 25 2016 , âm thanh đồng ca bài hát tưởng niệm của những người Úc, dù không được phép kèm dàn nhạc, vẫn làm người ta cảm xúc đến nổi da gà.

50 năm sau, những linh hồn tử trận ngày đó đã về đâu ….

LEST WE FORGET.

BÍCH PHƯỢNG – T8/2016.

Được xem 1 lần, bởi 1 Bạn Đọc trong ngày hôm nay