Câu Chuyện Kỹ Thuật cuối tuần: Máy Bay Drone của Mỹ trong trận chiến ở Ukraine

Tổng hợp Báo Chí Kỹ Thuật Việt Mỹ Cuộc chiến ở Ukraine được đặc trưng bởi việc triển khai máy bay không người lái với quy mô chưa từng có, với hàng nghìn máy bay không người lái (UAV) được sử dụng để theo dõi lực lượng địch, dẫn đường cho các mục tiêu pháo binh và ném bom. Máy bay không người lái FPV (góc nhìn thứ nhất) nhỏ bé, rẻ tiền đã được chứng minh là một trong những vũ khí mạnh nhất trong cuộc chiến này, nơi mà các máy bay chiến đấu thông thường tương đối hiếm do có sự tập trung dày đặc của hệ thống phòng không gần tiền tuyến.
FVP
FPV - ban đầu được thiết kế cho các tay chơi dân sự. Nay nó được điều khiển bởi các chiến binh trên mặt đất và thường đâm vào các mục tiêu chứa đầy chất nổ.
$USD 500 Drone
Drone không cần bệ phóng
Previous slide
Next slide

Hầu hết các máy bay không người lái nhỏ của các công ty khởi nghiệp ở Mỹ đều không thể hoạt động trong chiến đấu

Trên thực địa của chiến trường, Drones của công ty nhỏ ở Mỹ làm tiêu tan hy vọng  rằng một khi thương hiệu được thử nghiệm trên chiến trường sẽ mang lại doanh thu và sự chú ý cho các công ty khởi nghiệp. Đây cũng là tin xấu đối với Lầu Năm Góc, nơi cần nguồn cung cấp đáng tin cậy hàng nghìn máy bay không người lái cỡ nhỏ.

Trong cuộc chiến đầu tiên sử dụng máy bay không người lái loại nhỏ, các công ty Mỹ vẫn chưa có sự hiện diện mang ý nghĩa quyết định. Những người Ukraine ở tuyến đầu, các quan chức chính phủ Ukraine và cựu quan chức quốc phòng Mỹ cho biết, máy bay không người lái sản xuất tại Mỹ thường đắt tiền, trục trặc và khó sửa chữa.

Thiếu giải pháp từ phương Tây, Ukraine đã chuyển sang sử dụng các sản phẩm rẻ hơn của Trung Quốc để bổ sung vào kho vũ khí máy bay không người lái của mình.

Giám đốc điều hành Skydio Adam Bry cho biết: “Danh tiếng chung của mọi loại máy bay không người lái của Mỹ ở Ukraine là chúng không hoạt động tốt như các hệ thống khác”.

Máy bay không người lái của Mỹ đã thất bại trong việc lật ngược tình thế ở Ukraine như thế nào. Hình© Được cung cấp bởi Tạp chí Phố Wall

Theo công ty dữ liệu PitchBook, gần 300 công ty công nghệ máy bay không người lái có trụ sở tại Hoa Kỳ đã huy động được tổng cộng khoảng 2,5 tỷ USD vốn đầu tư mạo hiểm trong hai năm qua.

Các quan chức Ukraine nhận thấy máy bay không người lái do Mỹ sản xuất rất mỏng manh và không thể vượt qua công nghệ gây nhiễu và làm tê liệt GPS của Nga. Đôi khi, chúng không thể cất cánh, hoàn thành nhiệm vụ hoặc bay trở về căn cứ. Máy bay không người lái của Mỹ thường không bay được ở khoảng cách như quảng cáo đã nêu ra hoặc mang theo trọng tải nhỏ không đáng kể.

Georgii Dubynskyi, Thứ trưởng Bộ chuyển đổi kỹ thuật số Ukraine, cơ quan giám sát chương trình máy bay không người lái của nước này, cho biết những hạn chế về kỹ thuật cần có giải pháp khắc chế một cách tức thời đã chứng tỏ là  vấn đề sống còn trong các cuộc chiến máy bay không người lái. Đôi khi yêu cầu cập nhật và nâng cấp được thực hiện ở mức độ liên tiếp mỗi ngày.

Ukraine đã phát triển ngành công nghiệp máy bay không người lái trong nước dựa vào linh kiện của Trung Quốc. Các nhà máy ở Ukraine đang sản xuất hàng trăm nghìn máy bay không người lái nhỏ, rẻ tiền có thể mang theo chất nổ. Nó cũng sản xuất máy bay không người lái lớn hơn có thể tấn công sâu vào lãnh thổ đối phương và tiếp cận các tàu Nga trên Biển Đen.

Lực lượng Ukraine đang đốt khoảng 10.000 máy bay không người lái mỗi tháng, số tiền mà họ không thể mua được nếu phải mua máy bay không người lái đắt tiền của Mỹ. Nhiều máy bay không người lái thương mại của Mỹ có giá cao hơn hàng chục nghìn USD so với mẫu của Trung Quốc.

Cách tấn công bằng Drone
Cần nhiều Drone phối hợp trong 1 lần tấn công
Drone tấn công từ xa
Ukrjet 22 và 26
Previous slide
Next slide

Chiến tranh điện tử chống lại máy bay không người lái

Các hệ thống tác chiến điện tử (EW) đã được chứng minh là cách hiệu quả nhất để ngăn chặn máy bay không người lái. Cả hai bên đều sử dụng hệ thống EW để gây nhiễu tần số vô tuyến ở một số khu vực nhất định. Khi tín hiệu của máy bay không người lái bị nhiễu, phi công sẽ mất khả năng điều khiển máy bay hoặc không thể nhìn thấy tín hiệu video nữa, tùy thuộc vào tần số bị gián đoạn.

 

Theo các phi công Ukraine, lực lượng tác chiến điện tử ngày càng dày đặc ở tiền tuyến. Hầu hết các hệ thống EW đều có dải tần số hạn chế, vì vậy các phi công lái máy bay không người lái đã phản ứng bằng cách chuyển sang các tần số ít được sử dụng hơn. Điều này dẫn đến một trò chơi công nghệ mèo vờn chuột ở tiền tuyến, khi các nhà khai thác EW tìm cách ngăn cản máy bay không người lái bay trên tần số thay đổi liên tục.

Cả hai bên cũng phải đối mặt với các hệ thống trinh sát điện tử, có mục đích theo dõi tín hiệu từ máy bay không người lái đang liên lạc với phi công ở sở chi huy mặt đất, rồi xác định vị trí của đối phương.

Các phi công đã ứng phó với điều này bằng cách tăng cường sử dụng các bộ lặp tín hiệu, hoạt động như một trạm trung gian để kết nối giữa tàu và phi công. Các bộ lặp có thể được triển khai trên mặt đất hoặc gắn vào một máy bay không người lái khác và bay trên không, tăng phạm vi tín hiệu và che khuất vị trí của phi công.

Trong khi các hệ thống tác chiến điện tử cỡ lớn gắn trên xe tải được sử dụng để bảo vệ các thiết bị đắt tiền thì các đơn vị bộ binh đã bắt đầu sử dụng các hệ thống nhỏ hơn để bảo vệ chiến hào của họ – mặc dù hiệu quả của những hệ thống kém mạnh hơn có thể không đồng đều.

Ở cấp bộ binh, các thiết bị EW nhỏ hơn và “súng không người lái” được sử dụng để gây nhiễu các máy bay không người lái đang lao tới.

Serhiy, chỉ huy trung đội bộ binh Ukraine thuộc Lữ đoàn 59 chiến đấu ở phía đông quốc gia cho biết hệ thống EW tự chế của đơn vị ông, cũng như các thiết bị EW cầm tay hay “súng không người lái” của họ, đã trở nên kém hiệu quả hơn do các máy bay không người lái của Nga thay đổi tần số. Máy bay không người lái thế hệ tiếp theo có AI

Để đối phó với những thách thức ngày càng tăng do các hệ thống EW đặt ra, cả Ukraine và Nga đều đang chạy đua phát triển máy bay không người lái được điều khiển bằng trí tuệ nhân tạo. Những máy bay không người lái này xác định và khóa mục tiêu mà không cần liên lạc với phi công, khiến chúng không bị gây nhiễu tín hiệu.Máy bay không người lái có thể xác định và khóa mục tiêu bằng hệ thống AI trên máy bay, sau đó nó có thể tự hướng dẫn vào mục tiêu mà không cần sự can thiệp của phi công.

KIẾP NGƯỜI ! – Bác sĩ Hương Nguyễn

Kimtrong Lam

Bác sĩ Hương Nguyễn

(Trải qua một cuộc bể dâu .

Những điều trông thấy mà đau đớn lòng

Truyện Kiều-Nguyễn Du)

Chị 60 tuổi, suy tim nặng, bị ung thư, phẫu thuật, đang chạy thận định kỳ.

Quê tận Sóc Trăng, chồng mất sớm, chị và đứa con trai lưu lạc đến tận Bình Dương.

Con đi làm thuê, mẹ chạy thận.

Cuộc sống của chị mong manh, không biết chấm dứt khi nào.

Chị chạy thận suốt 2 năm, đi về một mình. Con trai phải lo bươn chải kiếm tiền lo cho mẹ.

Sáng nay, chị trở nặng, ra đi không có người thân trong giây phút lâm chung.

May mà điện thoại của chị không cài mật khẩu nên các cô y tá gọi được đứa con trai.

Thằng nhỏ khoảng hai mươi tuổi, gầy gò, lam lũ, ánh mắt đau khổ, run run hỏi tôi:

– Giờ con làm sao hả bác sĩ ?

– Con đưa mẹ con về nhà lo hậu sự đi. Để cô làm giấy tờ và lo xe bệnh viện cho con.

– Con không còn nhà để về, bác sĩ à.

– Vậy còn ai bà con không ?

Thằng bé gọi điện thoại cho bà dì ruột. Xong, nó lắp bắp nói với tôi:

– Bác sĩ nói chuyện với dì của con.

Sau khi nghe hết câu chuyện, cô em gái trả lời:

– Bác sĩ thông cảm, lâu nay chị tui không liên lạc.

Khốn khổ cho chị. Không nhà để về, đứa em gái duy nhất cũng từ chối chị trong giây phút lìa trần.

May sao, bác sĩ H, trưởng khoa cấp cứu liên lạc được tổ chức mai táng thiện nguyện 0 đồng, lo hỏa táng miễn phí cho chị. Khoa thận và bệnh nhân gom góp một ít tiền cho thằng bé.

Sáng, chị còn bước vô khoa thận nhân tạo. Chiều, chị hóa thành tro bụi.

Chị an nghỉ nhé. Hãy phù hộ cho thằng con côi cút của chị.


 

BÌNH AN CHO CÁC CON –  Lm. Tạ Duy Tuyền

 Lm. Tạ Duy Tuyền

Cuộc đời luôn bao trùm biết bao sự dữ.  Sự dữ nhiều đến độ làm cho con người luôn bất an lo sợ.  Người ta sợ thất bại.  Sợ rủi ro.  Sợ mất an ninh.  Sợ nghèo đói.  Sợ bị trả thù.  Sợ phải đối diện với sự thật.  Có cái sợ làm người ta “ăn không ngon, ngủ không yên.”  Có cái sợ làm người ta đánh mất niềm tin nơi bản thân và tha nhân.  Có cái sợ dẫn đến tuyệt vọng và buông xuôi.

Tâm trạng của các tông đồ sau biến cố tuần thương khó là tâm trạng buồn sầu và lo sợ.  Họ sợ liên luỵ vì từng là đồ đệ của tử tội Giê-su.  Họ sợ phải về quê làm lại cuộc đời từ đầu.  Họ sợ đường trở về còn nhiều bóng tối nghi nan.  Từ sợ hãi dẫn đến đánh mất niềm tin.  Dù đã được báo trước sau ba ngày Thầy sẽ sống lại.  Thế mà, vì quá sợ mà quên hết mọi sự.  Các ông không còn dám tin vào ai.  Dù rằng các người phụ nữ đã kể rõ ràng họ đã gặp Chúa.  Dù rằng hai môn đệ đi làng Emmau đã từng kể về cuộc hàn huyên với Chúa.  Dù rằng Gioan và Phê-rô cùng chạy ra mồ, nhưng chỉ có Gioan thấy và tin còn Phê-rô thì không.  Sợ hãi đã làm cho các ông hoa con mắt đến nỗi “nhìn cò ra quạ,” nhìn thấy Chúa lại tưởng là ma.

Chúa đã quở trách các ông “sao lại hoảng hốt thế!  Ma đâu có xương có thịt như vầy!”  Chúa chỉ cho các ông biết nguyên do của sợ hãi là thiếu lòng tin.  “Sao lòng anh em còn ngờ vực?”  Đã bao năm sống với Thầy.  Đã nhiều lần chứng kiến những phép lạ Thầy làm.  Đã từng được nghe lời Thầy tiên báo “Sau ba ngày Thầy sẽ sống lại.”  Thế mà các ông vẫn không tin.  Từ không tin dẫn đến sợ hãi.  Sợ bóng đêm của cuộc đời.  Sợ những điều mới lạ.  Sợ hãi dẫn đến chia đàn xẻ nghé.  Mỗi người một nơi.  Đường ai ai nấy đi.  Sợ hãi nên đâu dám nhìn đời, nhìn người.  Sợ hãi nên chỉ biết co ro nơi phòng tiệc ly.  Cửa đóng then cài trong tâm trạng nặng nề đầy u ám và sợ hãi.

Nỗi sợ hãi của kẻ thiếu lòng tin vẫn còn đó nơi con người hôm nay.  Có người sợ cho tương lại ngày mai, vì ngày mai đâu biết sẽ ra sao?  Có người sợ những nguy nan, khốn khó của giòng đời sẽ xảy đến với mình.  Có người sợ thế giới đời sau, biết có hay không nên buông mình theo đam mê xác thịt!  Có người vẫn còn mang nặng mặc cảm lo âu sợ hãi về một lầm lỗi của quá khứ.  Vì sợ hãi nên đánh mất niềm tin nơi Thiên Chúa.  Họ tìm kiếm thế lực trần gian.  Họ bám vào quyền thế vua quan để sống.  Họ cố vun quén tiền tài để hưởng lộc.  Họ quên rằng điều quan yếu của cuộc đời là chính sự bình an tâm hồn.  Không có bình an thì cho dù có tiền, có quyền vẫn là đánh mất cuộc đời.  Cuộc đời cần bình an như cá cần nước để sống.  Cuộc đời không có bình an là sự bất hạnh, là cuộc đời đáng thương hơn cả người nghèo khó mà có bình an tâm hồn.

Thế nhưng, sự bình an chỉ ngự trị nơi tâm hồn có Thiên Chúa.  Có Thiên Chúa thì chẳng sợ gian nguy, vì hết lòng tin tưởng cậy trông Thiên Chúa.  Có Thiên Chúa thì không toa rập với sự dữ để làm hại đồng loại, để bán rẻ lương tri để rồi luôn lo sợ bị trả thù, trả đũa.  Có Thiên Chúa sẽ mang lại hoa trái là niềm hoan lạc, tươi vui, bình an và hy vọng.  Đánh mất Thiên Chúa mới là điều đáng sợ.  Thế giới không có Thiên Chúa sẽ khiến con người hành xử theo ý mình, theo bản năng, theo tự do cá nhân.  Đó là thế giới loạn lạc, đầy bất an và lo sợ.  Con người sống với nhau nhưng luôn phải cảnh giác, phải đối phó, phải e dè, sợ thanh toán lẫn nhau.  Đánh mất Thiên Chúa con người sẽ chẳng biết bám víu vào đâu khi giòng đời xô đẩy biết bao sóng gió tư bề, biết bao gian nan thử thách.

Người ta kể rằng: có một cậu bé 5 tuổi vừa thức giấc trong một đêm giông tố bão bùng.  Cậu mở mắt, thấy cảnh vật tối tăm.  Ngoài trời giông tố, sấm chớp rợn rùng.  Từng đợt gió rít lên tạo thành những âm thanh gầm thét như đang giận dữ đạp đổ nhà cửa và cây cối.  Bốn bề xao động.  Cậu sợ hãi, hốt hoảng và cầu cứu cha:

– Cha ơi, cha ơi!  Con sợ quá!

– Cha đây, cha đây!  Cậu nghe tiếng cha vọng lại.

– Cha đâu sao con không thấy?  Con sợ quá!  Cậu giơ tay ra phía trước quờ quạng.

– Cha đây, Cha đây! Người cha bước lại ngồi xuống bên cậu.  Cậu ôm lấy cha, áp đầu vào ngực cha.

Người cha đỡ cậu nằm xuống và vỗ về cậu.  Cậu bé yên lặng nắm lấy bàn tay Cha dìu dịu đi vào giấc ngủ an lành.  Bên ngoài mưa bão vẫn còn, nhưng sự sợ hại nơi cậu bé đã tan biến trong lòng của Cha.

Vâng, Chúa Phục sinh vẫn tiếp tục đến bên cuộc đời chúng ta như xưa Ngài đã từng đến với các tông đồ.  Ngài vẫn đến với chúng ta qua những biến cố vui buồn, qua những thăng trầm của giòng đời.  Ngài vẫn đang mời gọi chúng ta đặt cuộc đời trong bàn tay quan phòng của Chúa.  Cho dù cuộc đời có nghiều nghi nan.  Cho dù giòng đời có nhiều bất trắc và giông tố.  Hãy lấy đức tin mà nắm vào Chúa.  Hãy lấy lòng cậy trông mà phó thác vào Chúa.  Hãy lấy lòng mển để vâng theo thánh ý Chúa.

Xin Chúa Giê-su phục sinh luôn ở lại với chúng ta theo như lời Người đã nói: “Thầy sẽ ở cùng các con mọi ngày cho đến tận thế.”  Xin Chúa luôn là khiên che, thuẫn đỡ cho cuộc đời chúng ta.  Amen!

Lm. Tạ Duy Tuyền

From: Langthangchieutim


 

Bác sĩ gốc Việt ở Arizona nhận tội lừa đảo $3.7 triệu bảo hiểm y tế

Ba’o Nguoi-Viet

April 8, 2024

PEORIA, Arizona (NV) – Một bác sĩ Arizona bị buộc tội gian lận sổ sách trong một vụ gian lận bảo hiểm y tế trị giá hàng triệu Mỹ kim. Linh Cao Nguyễn, hành nghề y tại Peoria, nhận tội vào ngày 19 Tháng Ba vì lừa bịp các chương trình an sinh sức khỏe với số tiền khổng lồ lên tới $3.7 triệu, theo Văn Phòng Biện Lý Quận Hoa Kỳ tại Arizona.

Trong âm mưu lừa đảo, Linh Cao Nguyễn gửi hàng ngàn đơn khiếu nại giả mạo; đồng thời cưỡng đoạt ngân sách của Medicare, TRICARE, AHCCCS, Blue Cross Blue Shield và UnitedHealthcare, theo tường trình chi tiết do Văn Phòng Biện Lý Quận Hoa Kỳ tại Arizona công bố hôm 4 Tháng Tư.

Bác sĩ này kê khống hóa đơn cho các dịch vụ khám sức khỏe như thể ông ta đích thân điều trị cho bệnh nhân, trong khi thực ra đó chỉ là y tá hoặc những nhân viên y tế được trả lương thấp để làm công việc chân tay, bằng cách này, Linh Cao Nguyễn thổi phồng số tiền mà ông đút túi, ông lộ diện là phù thủy đằng sau lớp vỏ bọc đạo đức, làm điều xằng bậy trên hồ sơ bệnh nhân để che đậy âm mưu trục lợi.

Tòa án và công lý (Hình minh họa: Sora Shimazaki/Pexels)

Linh Cao Nguyễn bị bắt quả tang và hiện đang phải đối diện với hậu quả từ các âm mưu gian lận trong hệ thống chăm sóc sức khỏe. Là một bác sĩ bịp bợm, ông có thể phải lãnh nhận án tù lên tới 10 năm cùng khoản tiền phạt một phần tư triệu Mỹ kim. Ngoài ra, Linh Cao Nguyễn còn đồng ý bồi thường hơn một triệu Mỹ kim cho các nạn nhân.

Các cơ quan gồm có Sở Y Tế và Dịch Vụ An Sinh, FBI và Bộ Quốc Phòng hợp tác để bắt giữ Linh Cao Nguyễn. Kế hoạch điều tra thành công của giới chức đóng vai trò như một lời cảnh tỉnh cho những người ai còn đang toan tính âm mưu phạm tội tương tự. Linh Cao Nguyễn sẽ phải đối diện với bản tuyên án vào ngày 28 Tháng Năm trước Thẩm Phán Tòa Sơ Thẩm John C. Hinderaker, nơi sẽ định đoạt tương lai của ông. Điều này giúp Linh Cao Nguyễn có thêm chút thời giờ để ngẫm nghĩ về những hành động khiến ông phải trả giá đắt. (TTHN)


 

Luật pháp nhẫn nại-Nhã Duy

Luật pháp nhẫn nại

Ba’o Tieng Dan

Nhã Duy

11-4-2024

Thẩm phán liên bang Mỹ Tanya Chutkan. Ảnh: law.com

Hôm nay, tại tòa liên bang khu vực DC, thẩm phán Tanya S. Chutkan đã tuyên án Antony Võ 9 tháng tù giam, 12 tháng quản thúc sau hạn tù và 1.000 đô la tiền phạt.

Antony Võ là một thanh niên gốc Việt 31 tuổi, tham gia cuộc bạo loạn ngày 6 tháng Một (J6) tại tòa Quốc Hội Hoa Kỳ. Khác với nhiều bị can khác đã nhận tội hay bày tỏ sự hối hận khi bị bắt, bị truy tố hay khi bị tuyên án, Antony là một bản nhái của Donald Trump thu nhỏ khi đối mặt và thách thức hệ thống pháp luật Hoa Kỳ.

Ngay cả sau khi bị bắt và bị truy tố, Antony Võ vẫn xin tòa du lịch ra nước ngoài và được chấp thuận. Sau khi bị bồi thẩm đoàn kết tội cả bốn tội danh, Antony vẫn tiếp tục xin đi du thuyền ra nước ngoài, xem như không hề bị các rắc rối luật pháp và án tù sẽ bị.

Antony sử dụng mạng xã hội để tiếp tục rêu rao về bầu cử gian lận, sự vô tội của những kẻ bạo loạn, xem mình như nạn nhân của pháp luật Hoa Kỳ, gọi tòa án là “tòa kangaroo” sau khi bị bồi thẩm đoàn kết tội… Antony vi phạm lệnh quản thúc, vẫn tiếp tục đến những nơi, gặp những người cùng chính kiến với mình.

Sử dụng các luật sư công của chính phủ, Antony liên tục nộp các khiếu nại, yêu cầu thay đổi, trì hoãn các ngày hầu tòa, yêu cầu hủy truy tố, hủy các tội danh, ngay trước vài ngày sẽ bị thẩm phán tuyên án cũng nộp bản đề nghị chỉ bị tù treo và dời ngày tuyên án. Antony cũng từng yêu cầu thay đổi cả luật sư bào chữa cho mình.

Theo thủ tục pháp lý, mỗi khi bị cáo nộp các yêu cầu hay khiếu nại thì công tố viên phải có văn bản phúc đáp hay bác bỏ, tốn rất nhiều thời gian qua lại. Vụ án nhỏ của Antony kéo dài trong cả năm qua có lẽ gây tốn kém rất nhiều thời gian, công sức và tiền thuế của người dân khi trả tiền cho các luật sư công, văn phòng công tố, tòa án…, huống hồ các vụ truy tố một cựu tổng thống nhiều hậu thuẫn về chính trị và tài chánh như Donald Trump hiện nay.

Là một công dân thông thường, một tội phạm như Antony vẫn được hệ thống pháp luật đối xử bình đẳng, công bằng, được tận dụng mọi quyền hạn của một bị cáo cho đến ngày bị tuyên án hôm nay. May mắn cho Antony Võ là với bốn tội danh, tổng cộng đến 18 tháng tù giam (9 tháng cho tội 1 và 2; 6 tháng cho tội danh 3 và 3 tháng cho tội thứ 4) quan tòa đã cho thụ án tù song song giữa tội danh 1, 2 và 3, 4 nên chỉ còn 9 tháng tù, so với mức 11 tháng tù do phía công tố đề nghị.

Chín tháng tù là dài hay ngắn chỉ có Antony Võ trả lời chính xác sau hạn tù. So với mức án 10 ngày tù cho cùng các tội danh bị truy tố của một người gốc Việt tham gia bạo loạn vụ J6 khác là cô Lê Ngọc Mai Nhi, người nhận tội và tỏ ra ăn năn hối hận, ít nhất là trước tòa, bản án cho Antony Võ xem ra là một chọn lựa của chính Antony Võ.

Có thể xem pháp luật Hoa Kỳ đã quá công bằng, thậm chí nhẫn nại với những tội phạm.

Nếu vụ án Antony Võ ở những thể chế độc tài thì anh ta sẽ hiểu chính xác hơn thế nào là “tòa kangaroo”.


 

Những ngôi sao bay đi-Võ Xuân Sơn

Ba’o Tieng Dan

Võ Xuân Sơn

10-4-2024

Một bác sĩ, thuộc hàng đầu ngành về chẩn đoán hình ảnh, nhắn cho tôi: “Em đã nghỉ ở bệnh viện… và về bệnh viện… rồi anh nhé“. Bệnh viện mà bác sĩ ấy nghỉ là một bệnh viện thuộc hàng top đầu của cả nước.

Tôi thoáng buồn cho cái bệnh viện, nơi chúng tôi đã từng cùng nhau trưởng thành, cùng nhau phát triển chuyên môn. Những “ngôi sao” cứ “rơi rụng” dần. Tất nhiên, tre già thì măng mọc, “ngôi sao” này bay đi, sẽ có “ngôi sao” khác thế vô. Cái bệnh viện, nơi chúng tôi đã từng cùng nhau trưởng thành, cùng nhau phát triển chuyên môn, đã trở thành cái lò đào tạo, và là nơi phát tán những “ngôi sao”.

Đó là khi tự an ủi mình, thì chúng tôi nói thế. Chứ thực ra, khi bước chân ra đi theo kiểu như chúng tôi, người ta không còn muốn coi chúng tôi là những người có mối liên hệ gì với họ. Cứ mỗi lần xem thấy mấy anh chị em bác sĩ, điều dưỡng hay hộ lý làm việc tại đó cho đến khi nghỉ hưu, được mời đến mỗi dịp Tết, lại cảm thấy có gì đó rất bất nhẫn.

Danh tiếng mà bệnh viện có được hôm nay, đều nhờ sự đóng góp của nhiều người, nhiều thế hệ bác sĩ, điều dưỡng và những nhân viên khác. Trong đó, phần đóng góp của các “ngôi sao” là không hề nhỏ. Thế nhưng, khi ai đó ra đi mà không phải là do thăng chức hay nghỉ hưu, đều bị coi như kẻ phản bội.

Tôi gọi điện hỏi thăm, tại sao bạn ấy nghỉ. Bạn ấy hỏi lại tôi: “Vậy anh muốn em làm ở đó hoài sao?”. Tất nhiên là ai thì trước sau gì cũng phải nghỉ. Bệnh viện công mà. Nhưng nói chuyện một hồi, thì mới biết, bệnh viện chẳng tôn trọng gì bạn ấy. Trong khi đó thì bao nhiêu nơi mời chào, lôi kéo, với những hứa hẹn, cả về đãi ngộ, và mua sắm trang thiết bị, phát triển chuyên môn…

Khi tôi nghỉ bệnh viện công, cảm nhận không được tôn trọng của tôi không rõ ràng lắm. Sau khi nghỉ một thời gian, ra làm tư nhân, tôi dần nhận thấy, suốt thời gian 20 năm làm việc trong bệnh viện công, mặc dù tôi coi đó là ngôi nhà thân yêu, là sự nghiệp, là danh dự, thì họ, tức là nhà nước, Bộ Y tế, là các cơ quan quản lý… rất coi thường mình.

Lý do thôi thúc tôi nghỉ khỏi bệnh viện công khi đó, là tôi không thể phát triển chuyên môn được. Hơn 7 năm trời loay hoay tìm đủ mọi cách để áp dụng kỹ thuật này, kỹ thuật khác, trong một cái bệnh viện có thể nói là to nhất nước, chuyên môn hàng đầu cả nước, nhưng tôi đã không thể làm gì được. Vậy mà, chỉ với 2 năm ra ngoài, trong một bệnh viện tư nhỏ, và số vốn đầu tư ít ỏi của bản thân mình, tất nhiên là cộng với một chút may mắn, tôi đã làm được tất cả những gì ấp ủ trong 7 năm, và còn làm thêm được một số việc khác nữa.

Cái được lớn nhất của tôi là tầm nhìn được mở mang. Ngay cả trong hành nghề, mọi thứ được nhìn với con mắt chuyên nghiệp hơn, từ tạo dựng hệ thống, quy trình chuyên môn, tổ chức chăm sóc, giao tiếp… Tôi ngộ ra được nhiều điều. Và chính vì những điều tôi ngộ ra đó, tôi mới nhận ra, mình đã từng bị coi thường như thế nào.

Họ trả cho tôi đồng lương chết đói, và đòi hỏi thì vô biên. Toàn bộ nguồn sống của tôi là từ làm việc ngoài giờ. Tôi lấy tiền mình làm ra trong cái thời gian ngoài giờ đó, để mua sắm trang thiết bị phục vụ cho công việc của bệnh viện. Nhưng họ không quan tâm đến chuyện ấy. Lúc nào họ cũng sợ tôi lôi kéo bệnh nhân từ bệnh viện về phòng mạch của mình.

Khi gặp ông chủ tịch Rotary Club khu vực Kansai, Nhật Bản, tôi cho ông ấy biết khó khăn của mình khi muốn phát triển chuyên môn. Ông đã gợi ý sẽ tặng cho bệnh viện nơi tôi làm việc một kính hiển vi phẫu thuật loại có thể mổ thần kinh (loại hàng đầu) để tôi có thể mổ những ca phức tạp.

Đoàn của ông qua thăm bệnh viện, với ý định hỗ trợ nhiều hơn so với tặng một cái kính hiển vi phẫu thuật. Nhưng gặp sự căng thẳng, nạt nộ của anh công an phụ trách an ninh của bệnh viện (vì tôi chỉ xin phép Ban Giám đốc mà không xin phép anh ấy), từ đó dẫn đến sự thờ ơ, né tránh của lãnh đạo, cái kính hiển vi phẫu thuật loại xịn đã trở thành 2 cái kính loại chỉ dùng được cho phẫu thuật nhỏ. Thực ra thì trước đó, tôi đã nói với họ rằng họ không cần phải tặng gì nữa cả.

Không chỉ cá nhân tôi không được tôn trọng, không chỉ Rotary Club Kansai không được tôn trọng, mà chất lượng chuyên môn cũng không được tôn trọng, người bệnh lại càng không được tôn trọng.

Nghề y thì ở đâu cũng là chữa bệnh cứu người, ở đâu cũng là cống hiến. Ở đâu có điều kiện phát triển, thì trụ lại. Ở đâu tôn trọng đúng mức, thì gắn bó. Không có thứ văn hóa nào, không có quy ước đạo đức nào bắt chúng ta phải trung thành với những kẻ không tôn trọng mình.


 

SỐNG Ở ĐỜI…!!!


Tâm An Nhiên

Ánh mắt giống nhưng góc nhìn khác biệt

Đầu như nhau, nhận biết lại tùy người

Miệng tương đồng, vẫn nói ngược nói xuôi

Nghe cũng thế, hiểu mỗi người một cách.

 

Sống ở đời, ráng giữ mình trong sạch

Nhưng đừng mong tất cả mến yêu mình

Tốt thế nào cũng kẻ trọng người khinh

Bởi cuộc sống vốn thường tình như thế.

 

Mong hết thảy hài lòng là không thể

Chớ vì ai mà tự rẻ rúng mình

Hãy cứ là con của mẹ cha sinh

Có nguyên tắc và tự tôn riêng biệt.

 

Tốt hay xấu chỉ cần mình ta biết

Miễn sao không trái đạo lý ở đời

Khi bản thân đã làm hết sức rồi

Không hối hận, không cầu người hiểu thấu.

 

Như hoa dại vẫn tỏa hương bên suối

Mà không cần chờ đợi những lời khen

Đám cỏ kia biết cách tự vươn lên

Dù chẳng được bàn tay người chăm sóc.

 

Như đại bàng chốn thâm sơn cùng cốc

Vẫn tự tin sải cánh giữa trời xanh

Dẫu chẳng ai cổ vũ ở xung quanh

Bởi vì chúng tin bản thân là chính.

 

Lúa cúi đầu là những bông lúa chín

Mặt hồ yên là bởi nước hồ sâu

Tin chính mình mới thực sự bền lâu

Đã đến lúc thấm nhuần sâu điều đó…!!!

#NMN


 

NHỜ ĐÂU BIẾT ĐƯỢC CHÚA GIÊ SU THẬT SỰ SỐNG LẠI-Linh mục Inhaxiô Trần Ngà

Linh mục Inhaxiô Trần Ngà

(Suy niệm Tin mừng Luca (24, 35-48) Chúa nhật III phục sinh)

Hôm ấy, đang khi các môn đệ họp nhau trong phòng, Chúa phục sinh bất thần hiện ra giữa các ông. Mọi người kinh hồn bạt vía, vì tưởng là ma!

Chúa Giê-su phải dùng đủ cách để tỏ cho họ biết Ngài đã thật sự sống lại, chứ không phải là ma.

Trước hết, Ngài cho họ xem thương tích nơi tay chân, để chứng tỏ Ngài đã thực sự bị đóng đinh vào thập giá, nay sống lại.

Vì họ vẫn còn nghi ngờ không tin nên Ngài đề nghị họ sờ tay chân Ngài để biết chắc Ngài có xương có thịt chứ chẳng phải là ma.

Thế nhưng họ vẫn còn hoài nghi, nên Ngài lại ăn miếng cá nướng và mật ong trước mặt họ để tỏ cho mọi người thấy ma đâu có nhai có nuốt như vầy.

Ngoài ra, Chúa Giê-su còn vận dụng Kinh thánh để tỏ cho các môn đệ biết Ngài là Đấng Kitô đã phải trải qua đau khổ rồi mới phục sinh.

Nhờ đó, các môn đệ mới tin là Chúa Giê-su đã sống lại thật.

Hôm nay, ngoài những sự việc kể trên, chúng ta còn có một bằng chứng khác rất thuyết phục, khó chối cãi về việc Chúa sống lại, đó là các tông đồ sẵn sàng chết để làm chứng Chúa phục sinh.

Bằng chứng của các Tông đồ

Nếu Chúa Giêsu chết mà không sống lại như lời Ngài báo trước, thì các Tông đồ sẽ xử trí ra sao?

Thứ nhất: Các ông sẽ ngộ ra rằng Thầy Giêsu mà họ đem lòng tin tưởng, yêu mến và ngưỡng mộ bấy lâu không phải là Con Thiên Chúa vì Ngài cũng chết như bao người khác, có gì hơn đâu? Như thế, các ông rất thất vọng về Ngài, sẽ oán hận Ngài vì Ngài đã lừa dối các ông, đã dẫn đưa các ông vào ngõ cụt, làm cho cuộc đời các ông dang dở: bỏ công theo Ngài ba năm trời, giờ chẳng được tích sự gì!

Thứ hai: Các ông sẽ không bịa đặt chuyện Chúa Giêsu sống lại rồi đi rao truyền khắp nơi lừa bịp người khác; vì khi làm như thế, các ông chẳng những không được lợi lộc gì mà còn mất tất cả, kể cả mạng sống mình.

Thứ ba: Các ông sẽ không điên rồ đến nỗi tiếp tục từ bỏ gia đình, cha mẹ, vợ con, lại phải chịu đòn vọt, xiềng xích, tù đày và chịu chết để đi loan truyền một điều dối trá trắng trợn là Chúa Giêsu sống lại.

Trong thực tế, các Tông đồ đã không hành động như thế, bởi vì các ngài đã tận mắt chứng kiến Chúa phục sinh, được tiếp xúc, đàm đạo, ăn uống với Ngài sau khi sống lại, biết chắc Ngài là Con Thiên Chúa, rồi lại được Chúa Giê-su truyền đi khắp nơi rao giảng Tin mừng… nên mới sẵn sàng dâng đời mình cho Chúa, tiếp tục hy sinh tất cả, từ bỏ gia đình, cha mẹ, vợ con, chấp nhận đòn vọt, tù đày và chấp nhận chết đau thương để làm chứng cho mọi người biết Chúa Giêsu đã thực sự sống lại để cứu độ muôn người.

Có ai trên đời điên rồ đến nỗi chịu đánh mất tất cả những gì trân quý nhất trong cuộc sống … để lừa dối người khác tin vào điều bịa đặt không? Tuyệt đối không!

Trong khi đó, tất cả các Tông đồ, ngoại trừ Gioan bị lưu đày ra đảo Patmos, đã từ bỏ tất cả mọi thứ trân quý trên đời và vui lòng lãnh lấy án chết… để minh chứng rằng Chúa Giêsu thực sự sống lại.

Khi người làm chứng sẵn sàng chịu mất tất cả và chịu chết để minh chứng mình nói thật, thì lời chứng của người đó là chân thật. Như vậy, sự kiện Đức Giêsu sống lại là hoàn toàn chắc chắn!

Lạy Chúa Giê-su,

Các tông đồ đã hy sinh cuộc đời và hiến mạng sống mình để minh chứng cho mọi người biết Chúa đã sống lại. Xin cho chúng con cũng biết hy sinh công sức và thời gian để giới thiệu cho người khác nhận biết Chúa đã phục sinh.

Linh mục Inhaxiô Trần Ngà

TIN MỪNG LUCA 24, 35-48

“Khi ấy, hai môn đệ thuật lại các việc đã xảy ra dọc đường và hai ông đã nhận ra Người lúc bẻ bánh như thế nào.

Mọi người còn đang bàn chuyện thì Chúa Giêsu hiện ra đứng giữa họ và phán: “Bình an cho các con! Thầy đây, đừng sợ”. Nhưng mọi người bối rối tưởng mình thấy ma. Chúa lại phán: “Sao các con bối rối và lòng các con lo nghĩ như vậy? Hãy xem tay chân Thầy: chính Thầy đây! Hãy sờ mà xem: ma đâu có xương thịt như các con thấy Thầy có đây”. Nói xong, Người đưa tay chân cho họ xem. Thấy họ còn chưa tin, và vì vui mừng mà bỡ ngỡ, Chúa hỏi: “Ở đây các con có gì ăn không?” Họ dâng cho Người một mẩu cá nướng và một tảng mật ong. Người ăn trước mặt các ông và đưa phần còn lại cho họ. Ðoạn Người phán: “Ðúng như lời Thầy đã nói với các con, khi Thầy còn ở với các con, là cần phải ứng nghiệm hết mọi lời đã ghi chép về Thầy trong luật Môsê, trong sách tiên tri và thánh vịnh”. Rồi Người mở trí cho các ông am hiểu Kinh Thánh.

Người lại nói: “Có lời chép rằng: Ðấng Kitô sẽ phải chịu thương khó, và ngày thứ ba Người sẽ từ cõi chết sống lại. Rồi phải nhân danh Người rao giảng sự thống hối và sự ăn năn để lãnh ơn tha tội cho muôn dân, bắt đầu từ thành Giêrusalem. Còn các con, các con sẽ làm chứng nhân về những điều ấy”.

From: NguyenNThu


 

Cúi Xuống Để Tìm Cơ Hội Ngóc Đầu Lên

Có một vị tổng giám đốc của một công ty lớn nảy ra một ý nghĩ thú vị, anh ta muốn đi trải nghiệm cuộc sống của những người dân thường trên xe buýt, không ngờ lại bị một cô gái xấu xí làm cho mất mặt…

Vị giám đốc mỗi ngày đều chen lên xe buýt ngồi, mặc dù cũng có chút kham khổ nhưng trong lòng anh lại cảm thấy rất lạ lẫm và vui vẻ.
Thế rồi, có một chuyện không bình thường đã xảy ra…

Hôm ấy anh ta cũng lên xe buýt và ngồi xuống ghế. Trong lúc còn đang nhìn ngó quanh quẩn thì đột nhiên, một giọng nói như thét vào mặt anh:

“Anh không thể nhường ghế cho người khác à? Không đáng mặt đàn ông gì cả!”

Anh ngước lên thì thấy một người phụ nữ trạc ngoài hai mươi tuổi đang bế cậu con trai nhỏ. Còn người vừa lên tiếng mắng anh là một cô gái có phần “xấu xí”. Lúc anh còn đang sững sờ thì cô gái ban nãy lại to tiếng:

“Nhìn cái gì mà nhìn? Tôi nói anh đấy!”

Tất cả những người trên xe buýt đều hướng về phía anh với đôi mắt tò mò, thậm chí “lườm lườm”. Mặt anh bỗng đỏ bừng lên mà không nói được lời nào…

Không còn cách nào khác, anh từ từ đứng lên và nhường ghế ngồi cho hai mẹ con cô gái kia.

Đến trạm dừng xe tiếp theo, anh vừa chật vật vừa xấu hổ “trốn” khỏi chiếc xe buýt ấy. Anh không ngờ rằng mình lại gặp phải một việc như vậy. Trước khi xuống xe, anh cũng đã kịp nhìn qua mặt của cô gái “xấu xí” ấy một lần để ghi nhớ.

Không ngờ, một tuần sau đó cô gái “xấu xí” kia lại có mặt trong vòng phỏng vấn tuyển dụng nhân viên của công ty anh. Hơn nữa, anh lại là người trực tiếp phỏng vấn và quyết định tuyển.

Cô gái kia vừa nhìn thấy anh cũng phát hiện ra, nét mặt cô có phần lo lắng, dường như trên trán cô vã cả mồ hôi…

Vị tổng giám đốc nói:

“Cô lau qua một lượt giày của ban tuyển dụng, thì có thể được nhận vào làm”.

Cô gái đứng ở đó một lúc và do dự thật lâu. Cô nghĩ:

“Kinh tế trong nhà mình đã khó khăn lắm rồi, mình quá cần công việc này!”

Thực tế, cô ấy rất có năng lực và những thành tích mà cô đạt được cũng rất cao. Tuy nhiên, bởi vì cô có dung nhan hơi xấu nên dù đã đến dự tuyển ở một số công ty nhưng đều bị từ chối.

Cô lại phân vân:

“Bây giờ cơ hội bày ra trước mặt mình, chỉ cần mình buông tự tôn, lau giày cho họ thì sẽ có việc làm. Thế nhưng mà mình sao có thể đổi sự tôn nghiêm của mình đây?”

Vị tổng giám đốc cũng cho rằng: “Cô ta ngang ngược thế chắc sẽ không hạ mình đâu!” Thế là anh ta nhắc lại một lần nữa như để khiêu khích cô, thúc giục cô.

Cô gái lập tức ngồi xổm xuống, cầm giẻ lau và bắt đầu lau giày cho những vị giám khảo kia.

Vị tổng giám đốc thắc mắc: “Cô không phải là lợi hại lắm sao? Sao lại không có phản ứng gì thế?”

Khi cô gái bắt đầu lau đến giày của anh, anh ta còn cố ý ngồi bắt chéo và giơ chân lên. Tuy nhiên, bất giác anh ta lại cảm thấy mình có chút gì đó quá đáng. Anh thầm nghĩ: “Cô ta dù làm mất mặt mình trên xe buýt nhưng cũng là vì việc tốt, có chút nghĩa hiệp!”
Nghĩ vậy, anh ta liền xem hồ sơ của cô, không ngờ trước mắt anh là những thành tích tốt mà cô đạt được, vượt xa những người khác.
Từ mọi phương diện, dường như cô đều xuất sắc, hơn nữa không thể nuốt lời được. Thế là, sau khi cô gái đã lau hết giày cho mấy vị tuyển dụng, anh tuyên bố trước mặt mọi người:

“Cô đã trúng tuyển!”

Cô gái cũng không bộc lộ vẻ vui mừng mà chỉ hướng về phía giám khảo nói lời nhỏ nhẹ:

“Tôi xin cảm ơn!”

Sau đó, cô quay người sang phía vị tổng giám đốc và nói:

“Tính cả giày của ngài là 5 đôi, mỗi đôi tôi lấy 20.000, tổng cộng là 100.000. Sau khi ngài trả xong tiền, tôi mới bắt đầu đi làm.”

Vị tổng giám đốc không biết nói thế nào, mà cũng không thể rút lại quyết định của mình, nên đành phải trả cho cô gái 100.000.
Tuy nhiên, điều khiến anh ta kinh ngạc hơn là cô gái sau khi nhận 100.000 ra về.

Lúc cô vừa đi đến cổng công ty thì cô liền đưa hết số tiền đó cho một ông lão nhặt ve chai.

Vị tổng giám đốc từ sau hôm đó lại có phần nể phục cô gái.

Và cũng từ sau khi được tuyển vào công ty, cô gái làm việc rất xuất sắc, đã thay vị tổng giám đốc ký được nhiều hợp đồng lớn.

Có một hôm, vị tổng giám đốc nhịn không được liền hỏi cô:

“Hôm cô đến phỏng vấn, tôi làm khó cho cô như vậy, cô có oán trách tôi không?”

Cô gái trả lời ngay lập tức:

“Tôi cúi người xuống, chỉ vì muốn đổi một cơ hội để có thể ngóc đầu lên!”

*****     Nhất thời “cúi người” không có nghĩa là đánh mất tôn nghiêm, càng biết lúc cần “cúi người” thì tương lai càng ngẩng được cao đầu!

Theo Daikynguyenvn

Thân mến

From: TRUONG LE

Người Mỹ gốc Việt (Bài 5)-Lê Thanh Hoàng Dân

Lê Thanh Hoàng Dân

Di sản ngày 30 tháng Tư là hơn 4 triệu người Việt Nam đã bỏ nước ra đi, hiện đang sống khắp thế giới. Thử tìm hiểu một vài cộng đồng này.

“… Mặc dầu điểm khởi đầu thua, người gốc Việt đã chứng tỏ khả năng của mình, trở thành một trong những cộng đồng thiểu số “đi lên” mau nhất từ dưới đáy của xã hội.

Phân tách các dữ kiện thống kê dân số, chúng ta thấy gì?

Năm 1989 34% số dân gốc Việt sống dưới mức nghèo (Poverty line). Mười năm sau vào năm 1999, tỷ lệ này chỉ còn 16%, so với 12% cho người Mỹ nói chung.

Thống kê cho thấy những người từng bị Cộng Sản kỳ thi và phân biệt đối xử (kỳ thị 3 đời, 49 năm sau con cháu vẩn còn), không được học đại học, không có nghề nghiệp chuyên môn gì đáng kể khi tới Mỹ, người Việt đã cố gắng hơn, cần cù hơn, và đi lên mau hơn xã hội Mỹ nói chung.

Sự hội nhập của người Việt vào xã hội, lợi tức và hoạt động kinh tế của họ tùy thuộc vào tầng lớp của họ ở Việt Nam trước khi tới Mỹ.

Nhìn chung, họ thuộc hai tầng lớp, số người có học, và ít học.

Năm 1975 phần lớn số người Việt đến đây đều có khả năng chuyên môn. Họ bắt đầu cuộc đời bằng những việc làm chân tay, lao động với lương tối thiểu. Tuy nhiên sau khi họ học lại hoặc thi lại, bằng cấp được nhìn nhận (hoặc bằng cấp của Mỹ nếu họ học lại môn chuyên môn mới), họ có chứng chỉ hành nghề, họ đã làm giàu mau chóng.

Đây là giới thượng lưu của người Việt. Lợi tức của thế hệ nầy khoảng hơn $100,000 USD mỗi năm (thời giá 10 năm trước). Các bác sĩ và nha sĩ thu nhập từ vài trăm ngàn đến cả triệu đô la một năm.

Những đợt tỵ nạn thứ hai và ba, đến đây sau năm 1978, khó khăn hơn.

Sống càng lâu với chế độ Cộng Sản, họ càng gặp nhiều khó khăn hội nhập hơn. Họ đến Mỹ không có học vấn cao, không nghề nghiệp chuyên môn, không biết gì nhiều về xã hội Mỹ. Do đó họ chỉ tìm được việc làm chân tay, sống quay quần với người Việt tại các Phố Sài Gòn Nhỏ, khó hội nhập vô xã hội Mỹ rộng lớn…” (Còn tiếp)

(Trích sách “Tiểu Bang California” thuộc bộ sách 9 quyển “Nước Mỹ nơi tôi đang sống” của Lê Thanh Hoàng Dân, đã phát hành trên Amazon và BookBaby)

Sách bán trên Amazon rất mắc, các bạn đừng mua, tôi sẽ từ từ trích đăng các bạn đọc miển phí.

#Lethanhhoangdan #NhữngNgàyHưuTrí #30thángTư #myfamilygiađìnhtôi #ThànhPhốNewYork #NướcMỹnơitôiđangsống #42nămsốngởMỹ


 

Người Mỹ gốc Việt (Bài 4)-Lê Thanh Hoàng Dân

Lê Thanh Hoàng Dân

Bò đỏ thường vô FB của tôi nói chúng tôi khổ lắm, tộc Nails, homeless, về Việt Nam sống sướng hơn. Sự thật ra sao? Bài này nghiên cứu về lợi tức của người Mỹ gốc Việt.

“… Mặc dầu cần cù làm việc, nhưng lợi tức của người Việt tương đối thấp. Median Income (Lợi tức điểm giữa) của một gia đình Việt Nam ở Mỹ là $59,831 đô la một năm.

Median Income là lợi tức điểm giữa, có nghĩa là phân nửa số gia đình người Việt có lợi tức trên $59,831 USD và phân nửa có lợi tức thấp hơn số này. Số nầy tuong đối thấp hơn xã hội Mỹ nói chung, ở đó Median Income là $61,173 USD…”

Người gốc Việt tại Mỹ làm việc cần cù, nhưng lợi tức thấp hơn người Mỹ.

Theo một công trình nghiên cứu năm 2007, khoảng 64.9% người lớn hơn 16 tuổi tìm được việc làm. Tỷ lệ thất nghiệp của người Việt Nam khoảng 5.4% so với tỷ lệ của người Mỹ nói chung là 6.3%.

Đây là một điểm son của người Việt chúng ta, cần cù và cố gắng làm việc, không chấp nhận sống nhờ phúc lợi xã hội (Welfare). Thu Nhập bình quân (Average Income) của người Việt là $22,074 USD mỗi người một năm, tương đối thấp hơn của người Mỹ.

Theo một nghiên cứu năm 2012, Median Income (Lợi tức điểm giữa) của một gia đình Việt Nam được $55,736 USD. Nếu so sánh gia đình người Việt với gia đình những di dân khác nói chung, chúng ta tương đối khá hơn. Median Income của di dân khác ở Mỹ là $46,983 USD.

Hầu hết người Việt tại Mỹ đã đến đây sau cuộc chiến, với tánh cách tỵ nạn chánh trị.

Đa số họ đã sống dưới chế độ Cộng Sản từ 3 năm trở lên, nên sự ăn học và khả năng chuyên môn sau năm 1975 rất lôi thôi.

Do đó có thể nói họ thua di dân các nước khác rất xa trên phương diện học vấn, kiến thức, và tài chánh. Di dân nhiều nước khác tại Mỹ đến đây với nhiều khả năng chuyên môn (bác sĩ, Y tá, chuyên viên Kế toán v.v..), và một số đến đây với nhiều tiền theo dạng kinh doanh (di dân từ Hồng Kông và Đài Loan chẳng hạn). (Còn tiếp)

#Lethanhhoangdan #NhữngNgàyHưuTrí #30thángTư #myfamilygiađìnhtôi #ThànhPhốNewYork #NướcMỹnơitôiđangsống #42nămsốngởMỹ